1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Người cô đơn
    Đan Hà
    Người nghệ sĩ sống trong thời ly loạn là một bất hạnh, vì đường đời lắm chông chênh, mà lòng người thì hẹp hòi, chỉ vo tròn trong đáy giếng cố chấp, chưa biết mở rộng để đón nhận những bao dung, nên luôn vẫn chỉ thấy bằng cái nhìn phiến diện. Chân bước đi mà không biết hướng nào cho tròn thủy vẹn chung, những con đường thì bị đắp ụ, cài chông đặt mình để ngăn bước giặc, cho dù muốn đi thẳng cũng không tài nào vượt qua nổi. Giặc thì có giặc trong giặc ngoài, bốn bề tứ chiến nên biết đâu là bạn đâu là thù, đâu là chính nghĩa, đâu là gian tà... nên lòng ái quốc làm sao trải rộng mà không bị bước thù dẫm lên, đôi khi gặp được cơ may tìm ra chính nghĩa, thì lại bị gian tà tung hỏa mù để cướp lấy, đành làm kẻ thiệt thua mà biết ai nói điều tâm sự ? Cố tìm chút ánh sáng cuối con đường mơ ước, nhưng vẫn hoài công. Nên anh vẫn luôn thao thức và tự hỏi: Làm sao đi đến với trái tim mọi người... với bạn bè...có tấm lòng đẹp tựa đóa hoa? (*) đấy không phải là một tư tưởng của những người đang thao thức muốn cố gắng làm đẹp cho cuộc đời hay sao, kết hợp tất cả để trở thành anh em phải chăng là một điều hoang tưởng? một điều không thể làm đối với những người đầy tâm huyết ?
    Nỗi niềm ấy trong anh, trong tôi và trong lòng mọi người cùng một thế hệ thiếu may mắn, lòng bao dung độ lượng bị đẩy vào con đường phản trắc, để suốt một cuộc đời phải ngậm ngùi trước oan trái thị phi. Biết đến bao giờ mới thấy được mùa xuân vui, để không còn ngồi nhìn những mùa thu qua mà cứ nghe cuộc đời vẫn mãi phủ đầy màu xám tối.
    Khó lắm mà vẫn cứ đi, cứ mơ ước chốn đến là một thảm trạng không chỉ dành riêng cho anh, cho tôi mà chung cho mọi người, chấp nhận rủi may để tìm đường thoát hiểm là một can đảm hay liều lĩnh, thì cũng tùy ý niệm của mỗi người, nói lên điều chân để phá trừ tà ngụy cũng có kẻ dèm pha, thì sá gì đâu đối với người đang sống trong màn đêm lại không có một que diêm thắp sáng.
    Cái còn lại cho mai sau là sự ghi nhận những qua đi của từng ngày, chuỗi ngày ấy đã cho chúng ta những gì để nhận lấy làm yêu mến, mà anh đã từng ước mơ song dòng đời vẫn cuốn theo từng nỗi buồn thân phận, cứ tiếp diễn như không còn thấy hình bóng của tương lai.
    Tôi còn nhớ một buổi chiều anh đi lang thang trong tuyệt vọng, ngỡ tưởng không còn nỗi xót xa nào có thể cào xé tim gan hơn thế, không còn niềm đắng cay nào thấm sâu trong tâm thức đớn đau vô bờ ấy, kể từ khi anh mở mắt chào đời. Thảm trạng anh đã chứng kiến nó còn nằm rất xa ngoài tưởng tượng của một con người, nhưng anh phải nén lòng cảm xúc, để tạo nên cảm hứng cho một ghi nhận phũ phàng, một nhận diện cả cái trạng huống ngoải tầm tay với, một thực tế bị che phủ bởi ma quái, bởi bóng tối kinh hoàng, làm chứng tích cho một đoạn lịch sử đen. Cho nên thực ảo vẫn mãi là chốn nơi mập mờ để đánh lừa lý trí. Ðấy là lý do đưa đến sự phân hóa trùng trùng cho đến hôm nay.
    Màu chiều hôm ấy rất ảm đạm, không phải thời tiết xấu vì trời xuân của Huế, dầu có gió heo mây của ngày cuối đông, nhưng cũng có chút nắng vàng ươm màu bông cải, có chút se lạnh, nhưng cũng có chút ấm áp của ngàn hoa tỏa hương đơm sắc, còn có cơ hội cho mấy o nữ sinh khoe áo len đan, khoe nón bài thơ và màu guốc đẹp...
    Bãi Dâu là xứ bông Huệ, người ta còn có kỹ thuật hãm lại để cho Huệ nở đúng ngày, theo ý muốn có thể là ngày rằm hay mồng một... vì những ngày nầy, người Huế thường hay mua Huệ để đi Chùa cúng Phật đầu năm. Hoa mai hoa đào thì chỉ chưng trong nhà, cho nên cũng không cần phải chọn ngày. Thường thì cảnh sinh hoạt của Huế vào những ngày cận tết là chợ hoa, phía bên trên đầu cầu Tràng Tiền, nơi góc chợ Ðông Ba, là nơi em đi theo mẹ mua vài cành hoa...
    Buổi chiều mà anh đã thấy, có lẽ màu hư linh phủ trùm bầu trời cố đô, để chúng ta không còn nhìn cảnh nhộn nhịp của một ngày tết đến. Mà chỉ thấy người người nhốn nháo, lệ đẫm mi cay... để đến nỗi anh phải cưu mang một màu chiều ảm đạm, để chỉ thấy những tang tóc, mà anh đã ghi lại với tất cả chân thành, nhưng không tránh khỏi những mâu thuẩn để sau nầy phải chuốc họa vào thân. (nhưng vì như cổ nhân đã nói: Thấy việc trái không nói là bất nhân, thấy việc phải không làm là bất nghĩa).
    Vì Bãi Dâu chiều hôm ấy, không còn những người ươm Huệ, hãm hoa để chờ đến ngày đúng Tết, mà Bãi Dâu nhuốm màu tang thương phảng phất mùi tử khí... nên anh đã thấy: Chiều đi lên Bãi Dâu, hát trên những xác người, tôi đã thấy, tôi đã thấy những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em!(*).
    Khi người "anh em bên tê" vào đặt câu hỏi: Ai đã đào hố hầm để chôn vùi thân xác anh em? Thì anh lại không trả lời được, vì tất cả diễn ra trong bóng đêm, họ dùng bóng đêm để phủ lấp tất cả những tội ác, thì làm sao anh nhìn thấy, làm sao tôi nhìn thấy? Vì vậy mà anh em không nhận nhau, để rồi một lần nữa họ lại xô anh vào con đường cô đơn. Sau đó tôi có dịp gặp và hỏi anh việc trả lời những câu hỏi của họ, thì anh cho biết đã trả lời bằng một bài "tự bạch"! Nhưng "tiếng hát từ ánh sáng" cũng không cứu vãn được tình trạng, vì chưa đạt chỉ tiêu, nên anh vẫn tiếp tục sống trong cô đơn và sự ruồng rẫy.
    Anh em không nhận nhau là một điều bất hạnh (kể cả những người bạn của thuở học sinh, những người anh em từ bên tê trở về, họ cũng không còn nhận anh nữa, có lẽ hiện tại anh chỉ là người cù bất cù bơ, còn họ thì đã làm nên danh phận!).
    Nhưng mỉa mai ấy cũng là một cơ hội để chứng nhận rằng anh không phải là "người bên tê", thì con đường cô đơn âu cũng là một niềm an ủi. Tôi mừng cho niềm an ủi của anh! Tuy nhiên anh vẫn tỏ ra độ lượng với đời, nên anh vẫn luôn chọn sự hòa đồng, tìm đến bao dung: Mỗi ngày tôi chọn một đường đi, đường đến anh em, đường đến bạn bè...(*)
    Bây giờ thì anh đã trở về trong lòng dân tộc, quê hương đã ấp ủ anh nên sẽ không còn cô đơn như những ngày tao loạn !
    Ðan Hà
    (*) trích những bản nhạc của TCS.
    Nguồn: http://demthu.lonestar.org/TCS-Unicode/tcs.htm

    Được hothanhphuong sửa chữa / chuyển vào 22:02 ngày 10/07/2004
  2. ngha64

    ngha64 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Mình có e-book TCS Một người thơ ca-Một cõi đi về (390p) tặng đọc bằng Acrobat (.pdf) ai thích đọc thì e-mail cho mình, mình gửi tặng.
    ngha64@yahoo.com
  3. ngha64

    ngha64 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Mình có e-book TCS Một người thơ ca-Một cõi đi về (390p) tặng đọc bằng Acrobat (.pdf) ai thích đọc thì e-mail cho mình, mình gửi tặng.
    ngha64@yahoo.com
  4. _matnaden_

    _matnaden_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    0
    Người tình cuối cùng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn​
    Đó là Hoàng Anh, chuyên viên Ngân hàng thế giới, một doanh nhân thành đạt, khác xa với hình dung của mọi người về mối tình mơ mộng cuối cùng của nhạc sĩ họ Trịnh. Hoàng Anh có vẻ đẹp thánh thiện, đôi mắt sâu thông minh như ẩn chứa một nỗi đau.
    NS Trịnh Công Sơn và Hoàng Anh
    Nhạc sĩ họ Trịnh thường qua nhà cô chơi, giữa bao nhiêu người lớn tuổi nói toàn chuyện trên trời dưới biển thì chỉ có cô thiếu nữ này mới hiểu thấu tâm can ông.
    Sinh nhật mình, Hoàng Anh đến nhà nhạc sĩ nói rằng muốn ăn cơm cùng ông. Định mệnh và cá tính mạnh mẽ của cô đã làm nhạc sĩ hiểu rằng đó sẽ là người phụ nữ chứng kiến những niềm vui, nỗi đau và cả những uẩn khúc mơ hồ trong cuộc đời mình.
    Trước mặt mọi người, cô gọi ông bằng cậu, nhưng khi chỉ có hai người với nhau thì gọi tên, thậm chí vui vẻ còn gọi mày tao. Mọi người nhận xét ông ít nói, nhưng chỉ có cô hiểu rằng ông không thích nói với cánh mày râu mà chỉ có hứng khi nói với các cô gái xinh đẹp. Tuy vậy, không phải cô nào cũng hiểu được nhạc sĩ, riêng Hoàng Anh, khi Trịnh Công Sơn bàn về vấn đề gì đó mà cô không hiểu, lập tức cô sẽ tìm sách về vấn đề đó để lần sau có thể đồng cảm cùng ông. Cứ như vậy, họ trở thành tri kỷ.
    Trịnh Công Sơn uống rượu quá nhiều nên sức khỏe của ông hao tổn ghê gớm. Thông thường, 9 giờ sáng, ông dậy ra vườn ngồi chơi, lúc đó đã có người đến thăm và bắt đầu uống. Khách cứ đến, chủ cứ rót rượu để chờ đến buổi trưa có người đến ăn cơm cùng, những hôm cô không đến được, ông rất buồn.
    Biết ông sống một mình nên Hoàng Anh luôn gọi điện cho một người bạn của ông hay một ca sĩ nào đó nhắn họ đến ăn cơm cùng ông, bởi cô không thể suốt ngày bên nhạc sĩ. Nhiều khi gọi không được ai, cô điện thoại thăm. Ông thường nói: "Buồn là nghề của tôi rồi", vậy là Hoàng Anh bỏ hết chạy đến với nhạc sĩ.
    Sau bữa trưa, Trịnh Công Sơn ngủ một tiếng rồi lại ra ngồi ngoài vườn. Thời gian này, khách đến đông nhất và lại hát hò, uống rượu. Đến tối, ông đi ăn với vài người bạn, nếu không thì nhạc sĩ sẽ đến một trong ba quán ăn của các em là quán Trịnh, quán Típ, quán Ba Miền. Mỗi khi có mặt nhạc sĩ ở quán nào là ở đó đông vui
    10 giờ đêm, lại có người rủ đi nhậu, nếu đi thì 12 giờ ông mới về nhà rồi lại làm việc đến 4 giờ sáng. Hoàng Anh rất lo lắng, cô hay càu nhàu về chuyện này, thậm chí có hôm cô còn tới nơi ông uống rượu để đưa về nhà. Trịnh Công Sơn là người cả nể, chiều bạn nên ông không từ chối một cuộc họp mặt nào.
    Ngoài sáng tác nhạc, Trịnh Công Sơn vẽ rất nhiều tranh. Bức lớn nhất ông vẽ về Vân Anh cũng là một người bạn gái của mình, vẽ to bằng người thật. Với Hoàng Anh, nhạc sĩ chỉ vẽ chân dung vì ông mê khuôn mặt thánh thiện của cô. Sinh nhật nào của Hoàng Anh, ông cũng vẽ tặng một bức, tính ra đã hơn mười bức và cô được tặng hai trong số đó. Có một tác phẩm của ông vẽ chân dung cô rất lớn nhưng không hiểu ai đem bán ra bên ngoài, một người bạn của Trịnh Công Sơn đã mua rồi tặng lại cô khiến Hoàng Anh rất cảm động.
    Là người nổi tiếng, có nhiều bài hát được sử dụng trong các đêm nhạc nhưng Trịnh Công Sơn lại không dư dả về tiền bạc. Hoàng Anh cũng không biết gì nhiều về chuyện ông có được trả tiền tác quyền như thế nào. Chỉ duy nhất một lần cô đến chơi, ông rút trong ngăn kéo ra một phong bì có 400 USD mà Khánh Ly trả tiền bản quyền, hôm đó ông muốn cô mặc áo dài nên dẫn đi may.
    Dẫu không ôm mộng làm ca sĩ (Trịnh Công Sơn nói rằng trong đời ông sợ nhất là Hoàng Anh và cô cháu gái Típ hát) nhưng Hoàng Anh cũng cầm kỳ thi họa chẳng kém ai. Cô làm rất nhiều thơ, nhất là sau khi Trịnh Công Sơn mất. Cô quyết định không lấy chồng vì nghĩ rằng không còn hình ảnh nào xứng đáng hơn người nhạc sĩ của tình yêu trong lòng mình. Trước đây, mọi người nghĩ Trịnh Công Sơn là người không bình thường trong đời sống riêng tư. Hoàng Anh phủ nhận điều đó, cô cho rằng ông là người bình thường đến dung dị. Nhạc sĩ từng ao ước nếu sinh được một đứa con, ông sẽ đặt tên là Hoàng Hạc.
    Trịnh Công Sơn cũng làm nhiều thơ tặng Hoàng Anh. Bài thơ sau viết khi ông ốm dậy viết riêng cho cô giống như một lời thổn thức:
    Đường xa vạn dặm em ngồi
    Nỗi đời xa vắng, nỗi trời đắn đo
    Em là nhật nguyệt từ đây
    Tuổi mười chín ấy cũng phai phai người
    Em ơi hồng sẽ phai hồng
    Đóa hoa hàm tiếu phiêu bồng nỗi đau
    Hoa vàng một đóa lạ lùng
    Gió chiều tĩnh mịch sẽ trùng trùng xa
    Em ơi tịch mịch bây giờ
    Ấy là nhan sắc đâu ngờ mất nhau.
    Theo An Ninh Thế Giới
  5. _matnaden_

    _matnaden_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    0
    Người tình cuối cùng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn​
    Đó là Hoàng Anh, chuyên viên Ngân hàng thế giới, một doanh nhân thành đạt, khác xa với hình dung của mọi người về mối tình mơ mộng cuối cùng của nhạc sĩ họ Trịnh. Hoàng Anh có vẻ đẹp thánh thiện, đôi mắt sâu thông minh như ẩn chứa một nỗi đau.
    NS Trịnh Công Sơn và Hoàng Anh
    Nhạc sĩ họ Trịnh thường qua nhà cô chơi, giữa bao nhiêu người lớn tuổi nói toàn chuyện trên trời dưới biển thì chỉ có cô thiếu nữ này mới hiểu thấu tâm can ông.
    Sinh nhật mình, Hoàng Anh đến nhà nhạc sĩ nói rằng muốn ăn cơm cùng ông. Định mệnh và cá tính mạnh mẽ của cô đã làm nhạc sĩ hiểu rằng đó sẽ là người phụ nữ chứng kiến những niềm vui, nỗi đau và cả những uẩn khúc mơ hồ trong cuộc đời mình.
    Trước mặt mọi người, cô gọi ông bằng cậu, nhưng khi chỉ có hai người với nhau thì gọi tên, thậm chí vui vẻ còn gọi mày tao. Mọi người nhận xét ông ít nói, nhưng chỉ có cô hiểu rằng ông không thích nói với cánh mày râu mà chỉ có hứng khi nói với các cô gái xinh đẹp. Tuy vậy, không phải cô nào cũng hiểu được nhạc sĩ, riêng Hoàng Anh, khi Trịnh Công Sơn bàn về vấn đề gì đó mà cô không hiểu, lập tức cô sẽ tìm sách về vấn đề đó để lần sau có thể đồng cảm cùng ông. Cứ như vậy, họ trở thành tri kỷ.
    Trịnh Công Sơn uống rượu quá nhiều nên sức khỏe của ông hao tổn ghê gớm. Thông thường, 9 giờ sáng, ông dậy ra vườn ngồi chơi, lúc đó đã có người đến thăm và bắt đầu uống. Khách cứ đến, chủ cứ rót rượu để chờ đến buổi trưa có người đến ăn cơm cùng, những hôm cô không đến được, ông rất buồn.
    Biết ông sống một mình nên Hoàng Anh luôn gọi điện cho một người bạn của ông hay một ca sĩ nào đó nhắn họ đến ăn cơm cùng ông, bởi cô không thể suốt ngày bên nhạc sĩ. Nhiều khi gọi không được ai, cô điện thoại thăm. Ông thường nói: "Buồn là nghề của tôi rồi", vậy là Hoàng Anh bỏ hết chạy đến với nhạc sĩ.
    Sau bữa trưa, Trịnh Công Sơn ngủ một tiếng rồi lại ra ngồi ngoài vườn. Thời gian này, khách đến đông nhất và lại hát hò, uống rượu. Đến tối, ông đi ăn với vài người bạn, nếu không thì nhạc sĩ sẽ đến một trong ba quán ăn của các em là quán Trịnh, quán Típ, quán Ba Miền. Mỗi khi có mặt nhạc sĩ ở quán nào là ở đó đông vui
    10 giờ đêm, lại có người rủ đi nhậu, nếu đi thì 12 giờ ông mới về nhà rồi lại làm việc đến 4 giờ sáng. Hoàng Anh rất lo lắng, cô hay càu nhàu về chuyện này, thậm chí có hôm cô còn tới nơi ông uống rượu để đưa về nhà. Trịnh Công Sơn là người cả nể, chiều bạn nên ông không từ chối một cuộc họp mặt nào.
    Ngoài sáng tác nhạc, Trịnh Công Sơn vẽ rất nhiều tranh. Bức lớn nhất ông vẽ về Vân Anh cũng là một người bạn gái của mình, vẽ to bằng người thật. Với Hoàng Anh, nhạc sĩ chỉ vẽ chân dung vì ông mê khuôn mặt thánh thiện của cô. Sinh nhật nào của Hoàng Anh, ông cũng vẽ tặng một bức, tính ra đã hơn mười bức và cô được tặng hai trong số đó. Có một tác phẩm của ông vẽ chân dung cô rất lớn nhưng không hiểu ai đem bán ra bên ngoài, một người bạn của Trịnh Công Sơn đã mua rồi tặng lại cô khiến Hoàng Anh rất cảm động.
    Là người nổi tiếng, có nhiều bài hát được sử dụng trong các đêm nhạc nhưng Trịnh Công Sơn lại không dư dả về tiền bạc. Hoàng Anh cũng không biết gì nhiều về chuyện ông có được trả tiền tác quyền như thế nào. Chỉ duy nhất một lần cô đến chơi, ông rút trong ngăn kéo ra một phong bì có 400 USD mà Khánh Ly trả tiền bản quyền, hôm đó ông muốn cô mặc áo dài nên dẫn đi may.
    Dẫu không ôm mộng làm ca sĩ (Trịnh Công Sơn nói rằng trong đời ông sợ nhất là Hoàng Anh và cô cháu gái Típ hát) nhưng Hoàng Anh cũng cầm kỳ thi họa chẳng kém ai. Cô làm rất nhiều thơ, nhất là sau khi Trịnh Công Sơn mất. Cô quyết định không lấy chồng vì nghĩ rằng không còn hình ảnh nào xứng đáng hơn người nhạc sĩ của tình yêu trong lòng mình. Trước đây, mọi người nghĩ Trịnh Công Sơn là người không bình thường trong đời sống riêng tư. Hoàng Anh phủ nhận điều đó, cô cho rằng ông là người bình thường đến dung dị. Nhạc sĩ từng ao ước nếu sinh được một đứa con, ông sẽ đặt tên là Hoàng Hạc.
    Trịnh Công Sơn cũng làm nhiều thơ tặng Hoàng Anh. Bài thơ sau viết khi ông ốm dậy viết riêng cho cô giống như một lời thổn thức:
    Đường xa vạn dặm em ngồi
    Nỗi đời xa vắng, nỗi trời đắn đo
    Em là nhật nguyệt từ đây
    Tuổi mười chín ấy cũng phai phai người
    Em ơi hồng sẽ phai hồng
    Đóa hoa hàm tiếu phiêu bồng nỗi đau
    Hoa vàng một đóa lạ lùng
    Gió chiều tĩnh mịch sẽ trùng trùng xa
    Em ơi tịch mịch bây giờ
    Ấy là nhan sắc đâu ngờ mất nhau.
    Theo An Ninh Thế Giới
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Trịnh Công Sơn và những phố xa
    Ngự Thuyết
    Gác mái ngư ông về viễn phố
    Gõ sừng mục tử lại cô thôn
    Hai câu thơ trên của Bà Huyện Thanh Quan không dính dáng gì đến nhạc Trịnh Công Sơn (TCS) cả. Thế mà lạ, mỗi khi lẩm nhẩm những bài ca của anh nói đến phố phường, những bài ca loại này nhiều lắm, tôi liên tưởng ngay đến viễn phố của Thanh Quan. Mà viễn phố đâu có nghĩa là phố xa.
    Hay là vì thơ Thanh Quan thường buồn, hai chữ viễn phố càng gợi nên cảnh tượng hoang sơ, cô liêu? Và nhớ. Hai câu thơ trên nằm trong bài Chiều Hôm Nhớ Nhà. Nhà thơ nhớ, chứ không phải ngư ông nhớ. Ngư ông sau một ngày lênh đênh trên sông nước lại trở về bến xa (viễn phố), bến cũ, buông tay, gác mái. Trở về như chàng mục tử chiều hôm lùa đàn trâu, đàn bò về chuồng nghỉ ngơi, trở về như con chim buổi tối bay về tổ ấm, về nơi trú ẩn an toàn để ngủ qua đêm. Trở về như có một chốn nhất định để đi về.
    Chứ đâu phải như TCS trong Một Cõi Ði Về:
    Ði đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
    ...
    Chẳng biết nơi đâu là chốn quê nhà
    Chứ đâu phải như những phố xa, phố lạ, phố hoang tàn như trong nhiều bài nhạc của TCS vào những tháng năm về sau của cuộc đời.
    Thế mà ?ophố xa? của TCS vẫn khiến tôi liên tưởng đến ?oviễn phố?. Có lẽ ngôn ngữ trong ca từ của TCS thường sử dụng liên tuởng cho nên khi nghĩ đến nhạc của anh tôi không khỏi liên tưởng đến nhiều tình huống khác. Hay cũng có thể trong tư duy, liên tưởng nhiều khi có tính cách tình cờ, tùy tiện, thất thường - và TCS cũng thường có lối liên tưởng như thế.
    Lẽ dĩ nhiên liên tưởng chỉ là một trong những lối diễn ý của nhạc sĩ tài ba đó. Trong nhạc TCS còn có những nét tượng trưng, siêu thực, hiện thực v.v... hoặc một chút thiền vị vào lúc cuối đời. Và ngay cả kỹ thuật collage (tạo hình bằng cách kết hợp những yếu tố, những mảnh rời khác nhau và có vẻ không ăn nhập gì với nhau, như thực tế cuộc sống vốn là như vậy) cũng được sử dụng. Có lẽ cũng vì thế ngôn ngữ của anh có khi bị phê bình là phi lý, mơ hồ, tối tăm, chắp vá, bừa bãi, tản mạn, không theo một lô-gích nào cả. Tuy nhiên ta có nên đòi hỏi một bài ca phải chuyên chở một tư tưởng thâm trầm, một nội dung phong phú, một mẩu chuyện có đầu, có đuôi, có lý, có lẽ? Hay một bài ca thường chỉ cần nói lên một xúc động, hoặc chụp bắt một tia chớp, một âm ba, một tiếng vang, một bóng dáng của cuộc sống, hoặc chỉ cần gợi lên một cảm nghĩ, tạo nên một ấn tượng, là đủ.
    Thử nghe vài ca khúc phổ biến của Tây phương. Bài Yesterday chẳng hạn. Bài này rất nổi tiếng của nhóm The Beatles trong đó nhạc và lời quyện vào nhau làm một làm say mê nhiều thế hệ thanh niên trên khắp thế giới. Có gì trong bài ca đó? Chàng và nàng yêu nhau, rồi xa nhau. Tại sao? Có lẽ tại chàng đã nói điều gì lầm lỗi (Why she had to go I don?Tt know she wouldn?Tt say - I said something wrong now I long for yesterday). Thế thôi. Lời ca dễ dãi, bình dị. Một bài nổi tiếng khác của Neil Diamond, Alan Bergman, Marilyn Bergman, You Don?Tt Bring Me Flowers, do Neil Diamond cùng hát với danh ca hàng đầu của Mỹ là Barbra Streisand. Cũng bằng những lời lẽ rất đơn sơ:
    You don?Tt bring me flowers
    You don?Tt sing me love songs
    You hardly talk to me anymore
    When you come through the door
    At the end of the day ...
    (Anh không mang hoa cho em
    Anh không hát cho em nghe những bài ca yêu đương
    Anh dường như không nói với em nữa
    Cuối ngày khi anh về bước qua khỏi cửa...)
    Những lời hờn trách đại khái như thế lặp đi lặp lại cho đến cuối bài. Và thế là họ chia tay. Vâng, một ca khúc thường thường chỉ cần nói lên như thế là đủ.
    Mấy bản nhạc đầu tiên của TCS, khoảng 1957- 1959, cũng có lối phô diễn giản dị như hai thí dụ nói trên ?" Ướt Mi, Lời Buồn Thánh, Thương Một Người ... và một số ca khúc ?ophản chiến?. Về sau nhạc TCS, như ta đã nêu ở trên, được viết bằng ngôn ngữ phức tạp hơn nhiều.
    Nhạc Trịnh Công Sơn? Nhạc mà thôi hay ngụ ý nhạc và lời? Có thể tách lời ra khỏi nhạc, và ngược lại, hay không?
    Có người cho rằng lời của TCS hay quá, hàm súc quá, nhiều chất thơ quá, nên thường nhạc không bắt kịp lời. Có người còn nói rằng TCS là nhà thơ, một nhà thơ lớn. Có thể như thế không? Nhưng thử tách riêng lời ca ra khỏi điệu nhạc, điều không nên làm đối với bất cứ nhạc sĩ nào, ta không thể nào gặp đuợc những bài thơ hay, cho dù, công bình mà nói, rải rác trong nhiều ca khúc của TCS, ta gặp nhiều chất thơ. Thỉnh thoảng, điều này rất hiếm đối với bất cứ nhạc sĩ nào kể cả TCS, ca từ mang dáng dấp một bài thơ nho nhỏ, khá hoàn hoàn chỉnh, nằm gọn trong một ca khúc:
    Một hôm bước chân về giữa chợ
    chợt thấy vui như trẻ thơ
    Ðời ta có khi là đốm lửa
    một hôm nhóm trong vườn khuya
    Vườn khuya đóa hoa nào mới nở
    đời ta có ai vừa qua...
    (Ðêm Thấy Ta Là Thác Ðổ)
    hoặc:
    Ghế đá công viên dời ra đường phố
    Người già co ro chiều thiu thiu ngủ
    Người già co ro buồn nghe tếng nổ
    Em bé lõa lồ khóc tuổi thơ đi ...
    (Người Già Em Bé)
    hoặc:
    Trên đời người trổ nhánh hoang vu
    Trên ngày đi mọc cành lá mù
    Những tim đời đập lời hoang phế
    Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê
    Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ
    Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa
    (Cỏ Xót Xa Ðưa)
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Trịnh Công Sơn và những phố xa
    Ngự Thuyết
    Gác mái ngư ông về viễn phố
    Gõ sừng mục tử lại cô thôn
    Hai câu thơ trên của Bà Huyện Thanh Quan không dính dáng gì đến nhạc Trịnh Công Sơn (TCS) cả. Thế mà lạ, mỗi khi lẩm nhẩm những bài ca của anh nói đến phố phường, những bài ca loại này nhiều lắm, tôi liên tưởng ngay đến viễn phố của Thanh Quan. Mà viễn phố đâu có nghĩa là phố xa.
    Hay là vì thơ Thanh Quan thường buồn, hai chữ viễn phố càng gợi nên cảnh tượng hoang sơ, cô liêu? Và nhớ. Hai câu thơ trên nằm trong bài Chiều Hôm Nhớ Nhà. Nhà thơ nhớ, chứ không phải ngư ông nhớ. Ngư ông sau một ngày lênh đênh trên sông nước lại trở về bến xa (viễn phố), bến cũ, buông tay, gác mái. Trở về như chàng mục tử chiều hôm lùa đàn trâu, đàn bò về chuồng nghỉ ngơi, trở về như con chim buổi tối bay về tổ ấm, về nơi trú ẩn an toàn để ngủ qua đêm. Trở về như có một chốn nhất định để đi về.
    Chứ đâu phải như TCS trong Một Cõi Ði Về:
    Ði đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
    ...
    Chẳng biết nơi đâu là chốn quê nhà
    Chứ đâu phải như những phố xa, phố lạ, phố hoang tàn như trong nhiều bài nhạc của TCS vào những tháng năm về sau của cuộc đời.
    Thế mà ?ophố xa? của TCS vẫn khiến tôi liên tưởng đến ?oviễn phố?. Có lẽ ngôn ngữ trong ca từ của TCS thường sử dụng liên tuởng cho nên khi nghĩ đến nhạc của anh tôi không khỏi liên tưởng đến nhiều tình huống khác. Hay cũng có thể trong tư duy, liên tưởng nhiều khi có tính cách tình cờ, tùy tiện, thất thường - và TCS cũng thường có lối liên tưởng như thế.
    Lẽ dĩ nhiên liên tưởng chỉ là một trong những lối diễn ý của nhạc sĩ tài ba đó. Trong nhạc TCS còn có những nét tượng trưng, siêu thực, hiện thực v.v... hoặc một chút thiền vị vào lúc cuối đời. Và ngay cả kỹ thuật collage (tạo hình bằng cách kết hợp những yếu tố, những mảnh rời khác nhau và có vẻ không ăn nhập gì với nhau, như thực tế cuộc sống vốn là như vậy) cũng được sử dụng. Có lẽ cũng vì thế ngôn ngữ của anh có khi bị phê bình là phi lý, mơ hồ, tối tăm, chắp vá, bừa bãi, tản mạn, không theo một lô-gích nào cả. Tuy nhiên ta có nên đòi hỏi một bài ca phải chuyên chở một tư tưởng thâm trầm, một nội dung phong phú, một mẩu chuyện có đầu, có đuôi, có lý, có lẽ? Hay một bài ca thường chỉ cần nói lên một xúc động, hoặc chụp bắt một tia chớp, một âm ba, một tiếng vang, một bóng dáng của cuộc sống, hoặc chỉ cần gợi lên một cảm nghĩ, tạo nên một ấn tượng, là đủ.
    Thử nghe vài ca khúc phổ biến của Tây phương. Bài Yesterday chẳng hạn. Bài này rất nổi tiếng của nhóm The Beatles trong đó nhạc và lời quyện vào nhau làm một làm say mê nhiều thế hệ thanh niên trên khắp thế giới. Có gì trong bài ca đó? Chàng và nàng yêu nhau, rồi xa nhau. Tại sao? Có lẽ tại chàng đã nói điều gì lầm lỗi (Why she had to go I don?Tt know she wouldn?Tt say - I said something wrong now I long for yesterday). Thế thôi. Lời ca dễ dãi, bình dị. Một bài nổi tiếng khác của Neil Diamond, Alan Bergman, Marilyn Bergman, You Don?Tt Bring Me Flowers, do Neil Diamond cùng hát với danh ca hàng đầu của Mỹ là Barbra Streisand. Cũng bằng những lời lẽ rất đơn sơ:
    You don?Tt bring me flowers
    You don?Tt sing me love songs
    You hardly talk to me anymore
    When you come through the door
    At the end of the day ...
    (Anh không mang hoa cho em
    Anh không hát cho em nghe những bài ca yêu đương
    Anh dường như không nói với em nữa
    Cuối ngày khi anh về bước qua khỏi cửa...)
    Những lời hờn trách đại khái như thế lặp đi lặp lại cho đến cuối bài. Và thế là họ chia tay. Vâng, một ca khúc thường thường chỉ cần nói lên như thế là đủ.
    Mấy bản nhạc đầu tiên của TCS, khoảng 1957- 1959, cũng có lối phô diễn giản dị như hai thí dụ nói trên ?" Ướt Mi, Lời Buồn Thánh, Thương Một Người ... và một số ca khúc ?ophản chiến?. Về sau nhạc TCS, như ta đã nêu ở trên, được viết bằng ngôn ngữ phức tạp hơn nhiều.
    Nhạc Trịnh Công Sơn? Nhạc mà thôi hay ngụ ý nhạc và lời? Có thể tách lời ra khỏi nhạc, và ngược lại, hay không?
    Có người cho rằng lời của TCS hay quá, hàm súc quá, nhiều chất thơ quá, nên thường nhạc không bắt kịp lời. Có người còn nói rằng TCS là nhà thơ, một nhà thơ lớn. Có thể như thế không? Nhưng thử tách riêng lời ca ra khỏi điệu nhạc, điều không nên làm đối với bất cứ nhạc sĩ nào, ta không thể nào gặp đuợc những bài thơ hay, cho dù, công bình mà nói, rải rác trong nhiều ca khúc của TCS, ta gặp nhiều chất thơ. Thỉnh thoảng, điều này rất hiếm đối với bất cứ nhạc sĩ nào kể cả TCS, ca từ mang dáng dấp một bài thơ nho nhỏ, khá hoàn hoàn chỉnh, nằm gọn trong một ca khúc:
    Một hôm bước chân về giữa chợ
    chợt thấy vui như trẻ thơ
    Ðời ta có khi là đốm lửa
    một hôm nhóm trong vườn khuya
    Vườn khuya đóa hoa nào mới nở
    đời ta có ai vừa qua...
    (Ðêm Thấy Ta Là Thác Ðổ)
    hoặc:
    Ghế đá công viên dời ra đường phố
    Người già co ro chiều thiu thiu ngủ
    Người già co ro buồn nghe tếng nổ
    Em bé lõa lồ khóc tuổi thơ đi ...
    (Người Già Em Bé)
    hoặc:
    Trên đời người trổ nhánh hoang vu
    Trên ngày đi mọc cành lá mù
    Những tim đời đập lời hoang phế
    Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê
    Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ
    Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa
    (Cỏ Xót Xa Ðưa)
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Chép xong đoạn ngắn trên, tôi lại liên tưởng ngay đến bài thơ của Du Tử Lê mới đăng trên báo Văn số Xuân Giáp Thân:
    em thinh lặng, và hàng cây cũng thế
    chở thời gian đàm tiếu ở trên cành
    rụng xuống: Cho mầm non chuyển dạ
    tôi qua đời: Ðể có lại em, xanh!
    (nghiệp đôi ta: thinh-lặng-bướu-ân-tình)
    Hai đoạn thơ trên đều hay, đều có cành, có cây, có lá, có nói đến chết chóc, nhưng ý tưởng hoàn toàn khác nhau. Trong khi Du Tử Lê bình thản, đôn hậu thì ở TCS bi kịch đã xuất hiện và đang bao trùm lên trên thân phận con người.
    Hãy trở lại câu hỏi trên: Có thể tách lời ra khỏi nhạc, và ngược lại, hay không? Hãy chọn một bài ca thật hay làm thí dụ. Nhiều người đồng ý rằng Thiên Thai của Văn Cao là một trong những bài ca hay nhất trong tân nhạc Việt Nam. Nhưng thử hỏi lời ca của bài đó có thể đứng riêng rẽ mà vẫn mang một giá trị tự tại? Không, một khi tách ra khỏi nhạc, ca từ có chỗ hụt hẫng, lạc lõng, có chỗ cũn cỡn như con chim bị cắt đôi cánh. Nhiều bài ca của Phạm Duy hay của Trịnh Công Sơn cũng nằm trong trường hợp ấy. Nhưng khi nhạc và lời quyện vào nhau, nâng niu nhau, bài ca sẽờ có đời sống khác, rất phong phú, rất lôi cuốn. Con chim đã được trả đôi cánh để bay bổng lên trời cao.
    Ngoài ra, lời ca của một ca khúc không nhất thiết phải là ngôn ngữ đàm thoại hằng ngày, hoặc ngôn ngữ của văn xuôi, ngôn ngữ của thơ. Nó đã có lãnh thổ riêng của nó, ngôn ngữ riêng của nó, nó nằm trong một phạm trù khác, không nhất thiết phải lệ thuộc vào ngôn ngữ bình thường, vào văn phạm hay ngữ pháp thông dụng. Lời ca đôi khi nghe như tiếng nói của người cổ sơ, của trẻ thơ bập bẹ, của tiềm thức, của vô thức, của loài cầm thú, của Mẹ Thiên Nhiên. Lời ca còn có khi muốn vươn đến cõi vô ngôn. Và nó quyện vào nhạc làm thành một thể nhất quán. Vô ngôn trong ca khúc để vươn đến thế giới huyền nhiệm của âm điệu mà thôi, đó là giấc mơ của nhạc sĩ.
    Bài Gánh Lúa của Phạm Duy là một kiệt tác trong đó lời và nhạc bất khả phân. Tương tự như thế, bài Bống Bồng Ơi! của TCS.
    Ðó là vấn đề của ca từ. Còn phần nhạc của bài ca có thể đứng riêng ra được không? Lẽ dĩ nhiên ở đây ta đang nói đến nhạc trong ca khúc chứ không phải nhạc thuần túy, hay nhạc cổ điển. Những bản nhạc của Văn Cao như Thiên Thai, Suối Mơ, Trương Chi, của Phạm Duy như Con Ðường Cái Quan, Cỏ Hồng, Dạ Lai Hương, của Lê Thương như Hòn Vọng Phu I, II, III, của Ðỗ Nhuận như Tiếng Hát Sông Thao, của Nguyễn Mỹ Ca như Dạ Khúc, của Phạm Ðình Chương như Hội Trùng Duơng, của Hùng Lân như Hè Về, của Dương Thiệu Tước như Thuyền Mơ, của Nguyễn Văn Thương như Ðêm Ðông, của Cung Tiến như Nguyệt Cầm, của Ngô Thụy Miên như Dấu Tình Sầu v.v... khi được độc tấu hay hòa tấu (chứ không phải đơn ca hoặc hợp xướng) đều có thể tạo nên xúc động lớn trong lòng người yêu nhạc. Như thế có nghĩa là trong một ca khúc, phần âm điệu, thanh nhạc, trong nhiều trường hợp, có thể đứng riêng một mình. Nói một cách khác, phần nhạc đóng vai chủ chốt. Phần này nếu hỏng, bài ca sẽ không còn giá trị nữa. Ngay cả một bài thơ hay được một nhạc sĩ bất tài nào đó phổ nhạc, thì kết quả là ca khúc ấy sẽ rất gượng gạo, sống sượng. Người nghe chỉ muốn gạt bỏ cái cùm là phần nhạc đi để có thể được tự do đọc lên bài thơ theo cảm hứng, ngẫu hứng cuả mình, hoặc theo vần, điệu đã có sẵn trong thơ. Trong trường hợp này, rõ ràng là nhạc không chắp cánh cho thơ bay bổng, mà đã biến thành của nợ.
    Những nhận xét trên đưa đến kết luận rằng một nhạc sĩ thành công khi phần nhạc trong bài ca có giá trị. Một nhạc sĩ được yêu chuộng khi phần nhạc đóng vai cốt cán. Nếu lờợi ca cũng hay, tức là lời ca ăn khớp với ngôn ngữ riêng biệt của khúc nhạc, càng tốt.
    Nhiều người thích nhạc TCS, hay nói cho chính xác hơn, thích những ca khúc của anh. Tại sao? Là vì, trước hết, phần nhạc trong những ca khúc đó rất hay. Có thể nói rằng nhạc của anh khá đơn giản. Những bài nổi tiếng thường được viết bằng nhịp điệu nhẹ nhàng, êm ái, hoặc chầm chậm, trầm trầm, những blues, slow, boston, với một giọng buồn buồn như tiếng thở dài, kể lể, và thường sử dụng âm giai (gam) la thứ, la trưởng, mi thứ, mi trưởng. Rất ít bài nhanh nhẹn, giục giã như Biết Ðâu Nguồn Cội (nhịp 2/4, đô trưởng), Ở Trọ (nhịp 2/4, la trưởng), Con Mắt Còn Lại (nhịp 4/4 điệu swing, la trưởng) chẳng hạn. Trong Hồi Ký Phạm Duy, Phạm Duy nhận định ?oToàn thể ca khúc Trịnh Công Sơn không cầu kỳ, rắc rối, vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, rất phù hợp với tiếng thở dài của thời đại.? Ở một đoạn khác, Phạm Duy viết tiếp: ?oToàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác lẫn hồn thơ, nghe lãng đãng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa.? Ðó là những nhận xét xác đáng.
    Như trên đã nói, một ca khúc hay, trước hết phần nhạc phải hay. Nhạc TCS cũng không ra ngoài định lệ đó. Tôi còn nhớ một lần về thăm quê hương, một buổi tối ngồi một mình trong phòng lễ tân của một khách sạn chờ một người bạn, quanh đó có nhiều du khách Tây phương, Nhật, Ðài Loan v.v... đang ngồi uống rượu và chuyện trò rì rầm giữa những điệu nhạc huyên náo và những tiếng động tạp âm khác. Bỗng tiếng dương cầm, chứ không phải tiêng hát, trổi lên từ một đĩa CD. Tôi nhận ra ngay đó là bài Tuổi Ðá Buồn của TCS. Cả phòng bớt ồn ngay, người ta có vẻ chú ý dần. Tiếp theo, cũng tiếng dương cầm, là bài Ru Ta Ngậm Ngùi, cũng của TCS, khi thì trầm lắng, khi thì thánh thót, réo rắt, khi thì kéo dài như tiếng than. Căn phòng bỗng trở nên hoàn toàn im lặng, những cái ly được nhẹ nhàng đặt xuống mặt bàn, những ánh mắt trầm ngâm. Ðiệu nhạc dứt mà dư âm của nó trong lòng người nghe là tôi vẫn xôn xao. Một dịp khác, ở hải ngoại, trong một bữa tiệc tất niên đang ồn ào náo nhiệt, thì một một vị quan khách lên sân khấu xin góp vui bằng tiếng kèn. Vị đó dùng saxophone thổi bài Hạ Trắng. Tiếng kèn, điệu kèn ai buốt trong tôi, chữ của TCS trong Chiếc Lá Thu Phai, làm mọi người bàng hoàng. Tiếng kèn chấm dứt bằng những tràng pháo tay vang dội. Ðược yêu cầu biểu diễn thêm, vị khách tài hoa ấy thổi bài Chiều Một Mình Qua Phố. Không khí bữa tiệc hoàn toàn đổi khác, mọi người như được tiếng nhạc đưa vào một cõi khác, huyền ảo, say đắm, mơ màng, bâng khuâng. Âm thanh ấy, lại quyện với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ (nhận xét của Văn Cao về TCS: Nhạc TCS ... thấm vào lòng người như suối tươi. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt ...) đã khiến cho nhạc của anh không những có một sức thu hút lớn lao đối với chúng ta đã đành, mà còn chinh phục lòng ngưỡng mộ của người nước ngoài.
    Những người mê nhạc TCS bảo rằng nhạc của anh không có bài nào dở cả, hầu hết đều hay hoặc trên trung bình mà thôi. Người viết bài này chỉ mong trong 10 bài của anh có một bài hay là đủ, và nếu được thế, đóng góp của anh cho nền âm nhạc Việt Nam đã lớn lao lắm rồi. Với một công trình đồ sộ khoảng 600 ca khúc, TCS có thể có đến 60 bài hay chăng! Tôi có chủ quan và lạc quan lắm không? Có người suốt đời chỉ viết được mươi bài mà vị tất đã có được vài ba bài giá trị.
    Nguồn: www.dactrung.com
    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 20:19 ngày 01/09/2004
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Chép xong đoạn ngắn trên, tôi lại liên tưởng ngay đến bài thơ của Du Tử Lê mới đăng trên báo Văn số Xuân Giáp Thân:
    em thinh lặng, và hàng cây cũng thế
    chở thời gian đàm tiếu ở trên cành
    rụng xuống: Cho mầm non chuyển dạ
    tôi qua đời: Ðể có lại em, xanh!
    (nghiệp đôi ta: thinh-lặng-bướu-ân-tình)
    Hai đoạn thơ trên đều hay, đều có cành, có cây, có lá, có nói đến chết chóc, nhưng ý tưởng hoàn toàn khác nhau. Trong khi Du Tử Lê bình thản, đôn hậu thì ở TCS bi kịch đã xuất hiện và đang bao trùm lên trên thân phận con người.
    Hãy trở lại câu hỏi trên: Có thể tách lời ra khỏi nhạc, và ngược lại, hay không? Hãy chọn một bài ca thật hay làm thí dụ. Nhiều người đồng ý rằng Thiên Thai của Văn Cao là một trong những bài ca hay nhất trong tân nhạc Việt Nam. Nhưng thử hỏi lời ca của bài đó có thể đứng riêng rẽ mà vẫn mang một giá trị tự tại? Không, một khi tách ra khỏi nhạc, ca từ có chỗ hụt hẫng, lạc lõng, có chỗ cũn cỡn như con chim bị cắt đôi cánh. Nhiều bài ca của Phạm Duy hay của Trịnh Công Sơn cũng nằm trong trường hợp ấy. Nhưng khi nhạc và lời quyện vào nhau, nâng niu nhau, bài ca sẽờ có đời sống khác, rất phong phú, rất lôi cuốn. Con chim đã được trả đôi cánh để bay bổng lên trời cao.
    Ngoài ra, lời ca của một ca khúc không nhất thiết phải là ngôn ngữ đàm thoại hằng ngày, hoặc ngôn ngữ của văn xuôi, ngôn ngữ của thơ. Nó đã có lãnh thổ riêng của nó, ngôn ngữ riêng của nó, nó nằm trong một phạm trù khác, không nhất thiết phải lệ thuộc vào ngôn ngữ bình thường, vào văn phạm hay ngữ pháp thông dụng. Lời ca đôi khi nghe như tiếng nói của người cổ sơ, của trẻ thơ bập bẹ, của tiềm thức, của vô thức, của loài cầm thú, của Mẹ Thiên Nhiên. Lời ca còn có khi muốn vươn đến cõi vô ngôn. Và nó quyện vào nhạc làm thành một thể nhất quán. Vô ngôn trong ca khúc để vươn đến thế giới huyền nhiệm của âm điệu mà thôi, đó là giấc mơ của nhạc sĩ.
    Bài Gánh Lúa của Phạm Duy là một kiệt tác trong đó lời và nhạc bất khả phân. Tương tự như thế, bài Bống Bồng Ơi! của TCS.
    Ðó là vấn đề của ca từ. Còn phần nhạc của bài ca có thể đứng riêng ra được không? Lẽ dĩ nhiên ở đây ta đang nói đến nhạc trong ca khúc chứ không phải nhạc thuần túy, hay nhạc cổ điển. Những bản nhạc của Văn Cao như Thiên Thai, Suối Mơ, Trương Chi, của Phạm Duy như Con Ðường Cái Quan, Cỏ Hồng, Dạ Lai Hương, của Lê Thương như Hòn Vọng Phu I, II, III, của Ðỗ Nhuận như Tiếng Hát Sông Thao, của Nguyễn Mỹ Ca như Dạ Khúc, của Phạm Ðình Chương như Hội Trùng Duơng, của Hùng Lân như Hè Về, của Dương Thiệu Tước như Thuyền Mơ, của Nguyễn Văn Thương như Ðêm Ðông, của Cung Tiến như Nguyệt Cầm, của Ngô Thụy Miên như Dấu Tình Sầu v.v... khi được độc tấu hay hòa tấu (chứ không phải đơn ca hoặc hợp xướng) đều có thể tạo nên xúc động lớn trong lòng người yêu nhạc. Như thế có nghĩa là trong một ca khúc, phần âm điệu, thanh nhạc, trong nhiều trường hợp, có thể đứng riêng một mình. Nói một cách khác, phần nhạc đóng vai chủ chốt. Phần này nếu hỏng, bài ca sẽ không còn giá trị nữa. Ngay cả một bài thơ hay được một nhạc sĩ bất tài nào đó phổ nhạc, thì kết quả là ca khúc ấy sẽ rất gượng gạo, sống sượng. Người nghe chỉ muốn gạt bỏ cái cùm là phần nhạc đi để có thể được tự do đọc lên bài thơ theo cảm hứng, ngẫu hứng cuả mình, hoặc theo vần, điệu đã có sẵn trong thơ. Trong trường hợp này, rõ ràng là nhạc không chắp cánh cho thơ bay bổng, mà đã biến thành của nợ.
    Những nhận xét trên đưa đến kết luận rằng một nhạc sĩ thành công khi phần nhạc trong bài ca có giá trị. Một nhạc sĩ được yêu chuộng khi phần nhạc đóng vai cốt cán. Nếu lờợi ca cũng hay, tức là lời ca ăn khớp với ngôn ngữ riêng biệt của khúc nhạc, càng tốt.
    Nhiều người thích nhạc TCS, hay nói cho chính xác hơn, thích những ca khúc của anh. Tại sao? Là vì, trước hết, phần nhạc trong những ca khúc đó rất hay. Có thể nói rằng nhạc của anh khá đơn giản. Những bài nổi tiếng thường được viết bằng nhịp điệu nhẹ nhàng, êm ái, hoặc chầm chậm, trầm trầm, những blues, slow, boston, với một giọng buồn buồn như tiếng thở dài, kể lể, và thường sử dụng âm giai (gam) la thứ, la trưởng, mi thứ, mi trưởng. Rất ít bài nhanh nhẹn, giục giã như Biết Ðâu Nguồn Cội (nhịp 2/4, đô trưởng), Ở Trọ (nhịp 2/4, la trưởng), Con Mắt Còn Lại (nhịp 4/4 điệu swing, la trưởng) chẳng hạn. Trong Hồi Ký Phạm Duy, Phạm Duy nhận định ?oToàn thể ca khúc Trịnh Công Sơn không cầu kỳ, rắc rối, vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, rất phù hợp với tiếng thở dài của thời đại.? Ở một đoạn khác, Phạm Duy viết tiếp: ?oToàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác lẫn hồn thơ, nghe lãng đãng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa.? Ðó là những nhận xét xác đáng.
    Như trên đã nói, một ca khúc hay, trước hết phần nhạc phải hay. Nhạc TCS cũng không ra ngoài định lệ đó. Tôi còn nhớ một lần về thăm quê hương, một buổi tối ngồi một mình trong phòng lễ tân của một khách sạn chờ một người bạn, quanh đó có nhiều du khách Tây phương, Nhật, Ðài Loan v.v... đang ngồi uống rượu và chuyện trò rì rầm giữa những điệu nhạc huyên náo và những tiếng động tạp âm khác. Bỗng tiếng dương cầm, chứ không phải tiêng hát, trổi lên từ một đĩa CD. Tôi nhận ra ngay đó là bài Tuổi Ðá Buồn của TCS. Cả phòng bớt ồn ngay, người ta có vẻ chú ý dần. Tiếp theo, cũng tiếng dương cầm, là bài Ru Ta Ngậm Ngùi, cũng của TCS, khi thì trầm lắng, khi thì thánh thót, réo rắt, khi thì kéo dài như tiếng than. Căn phòng bỗng trở nên hoàn toàn im lặng, những cái ly được nhẹ nhàng đặt xuống mặt bàn, những ánh mắt trầm ngâm. Ðiệu nhạc dứt mà dư âm của nó trong lòng người nghe là tôi vẫn xôn xao. Một dịp khác, ở hải ngoại, trong một bữa tiệc tất niên đang ồn ào náo nhiệt, thì một một vị quan khách lên sân khấu xin góp vui bằng tiếng kèn. Vị đó dùng saxophone thổi bài Hạ Trắng. Tiếng kèn, điệu kèn ai buốt trong tôi, chữ của TCS trong Chiếc Lá Thu Phai, làm mọi người bàng hoàng. Tiếng kèn chấm dứt bằng những tràng pháo tay vang dội. Ðược yêu cầu biểu diễn thêm, vị khách tài hoa ấy thổi bài Chiều Một Mình Qua Phố. Không khí bữa tiệc hoàn toàn đổi khác, mọi người như được tiếng nhạc đưa vào một cõi khác, huyền ảo, say đắm, mơ màng, bâng khuâng. Âm thanh ấy, lại quyện với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ (nhận xét của Văn Cao về TCS: Nhạc TCS ... thấm vào lòng người như suối tươi. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt ...) đã khiến cho nhạc của anh không những có một sức thu hút lớn lao đối với chúng ta đã đành, mà còn chinh phục lòng ngưỡng mộ của người nước ngoài.
    Những người mê nhạc TCS bảo rằng nhạc của anh không có bài nào dở cả, hầu hết đều hay hoặc trên trung bình mà thôi. Người viết bài này chỉ mong trong 10 bài của anh có một bài hay là đủ, và nếu được thế, đóng góp của anh cho nền âm nhạc Việt Nam đã lớn lao lắm rồi. Với một công trình đồ sộ khoảng 600 ca khúc, TCS có thể có đến 60 bài hay chăng! Tôi có chủ quan và lạc quan lắm không? Có người suốt đời chỉ viết được mươi bài mà vị tất đã có được vài ba bài giá trị.
    Nguồn: www.dactrung.com
    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 20:19 ngày 01/09/2004
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Phần trình bày vừa rồi hơi dài dòng nhằm nêu lên sự kiện rằng khi nghe nhạc của TCS, hay bất cứ nhạc của ai, người thưởng ngoạn cần phải quan tâm tính cách nhất quán của nhạc và lời. Dùng con dao mổ xẻ để tìm cách cắt lời ra khỏi nhạc, rồi đem ngôn ngữ phê bình văn học để phân tích một cách chi ly, gò ép từng câu, từng chữ, trong ca từ thì chỉ có thể tạo nên những chướng ngại không vượt qua nổi khi muốn tiếp cận lãnh vực nghệ thuật vô cùng tinh vi, và kỳ diệu này.
    TCS đề cập đến rất nhiều vấn đề ?" chuyện tình, chuyện phản chiến, chuyện quê hương, chuyện đời, chuyện thân phận con người, chuyện siêu hình, vài nét hiện sinh trong giai đoạn đầu, một ít thiền vị v.v... trong giai đoạn cuối. Bài viết ngắn này không có tham vọng nhận định tổng quát những vấn đề vừa nêu. Người viết bài này chỉ thử ném một cái nhìn vào một góc nhỏ của bức họa toàn cảnh của TCS: Những phố phường, những phố xa.
    Văn Cao, nhạc rất hay, nhưng quá ít ỏi, và không hề đề cập đến phố xá, chỉ có lần mô tả ngôi làng cũ trong bài Làng Tôi (Làng tôi xanh bóng tre/Từng tiếng chuông ban chiều/Tiếng chuông nhà thờ ngân... ). Ngay cả Phạm Duy với cả ngàn bài ca đã có mấy bài nhắc nhở đến đô thị. Trái lại TCS là nhạc sĩ đầu tiên nói đến phố phường nhiều nhất. Nếu chuồn chuồn, châu chấu bay lượn, nhảy nhót nơi hoa đồng cỏ nội, nếu loài ếch nhái lặn lội thong dong trong các ao chuôm, đầm lầy, nếu cái cò, cái vạc, cái nông dang rộng đôi cánh trên các thửa ruộng, mảnh vườn nơi thôn dã, thì TCS là con sâu của thành phố, là loài sâu ngủ quên trong tóc chiều. Con sâu đánh kén, làm tổ, con sâu rạo rực muốn biến thành cánh ****, rồi con sâu cô đơn, con sâu bị hắt hủi, con sâu lạc lỏng, bơ vơ... để sẽ có ngày nó đục khoét cả trái tim của chính mình. Thật khó nói cho hết tâm tư của TCS đối với phố phường.
    Xưa, người chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm nhớ chồng, không biết làm gì hơn là lên lầu cao nhìn ra xa tìm bóng dáng của chiếc chiến xa đưa chồng mình ra trận:
    Vui có một tấm lòng chẳng dứt
    Vốn theo chàng giờ khắc nào nguôi
    Lòng theo nhưng chửa thấy người
    Lên cao mấy lúc trông vời bánh xe...
    Nhìn quanh, trông bến nam, đường bắc, non đông, lũng tây nhưng nào thấy tăm hơi. Ðành phải tìm chàng ở những chốn cũ nơi đôi lứa từng đặt chân đến ?" tìm trong giấc mơ:
    Duy còn hồn mộng được gần
    Ðêm đêm thường đến giang tân tìm người
    Tìm chàng thuở dương đài lối cũ
    Gặp chàng nơi Tương Phố bến xưa...
    Trong Truyện Kiều, Kim Trọng, may mắn hơn, có thể trở lại nơi gặp Kiều lần đầu dù không còn tìm được dấu vết gì:
    Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người
    Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi
    Một vùng cỏ mọc xanh rì
    Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu!
    Gió chiều như giục cơn sầu
    Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu
    Người xưa tương tư như thế đó thì nay TCS cũng không khác mấy. Cũng bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người, cũng đi tìm những nơi kỳ ngộ. Có khác chăng, thay vì lẩn thẩn đi tìm trong mộng như người chinh phụ, hay đi tới những vùng mới hôm nào cỏ non xanh tận chân trời bây giờ đã ngả qua màu xanh rì, lác đác đám vi lô hiu hắt như chàng Kim, TCS lại một mình qua phố. Ta thử hát lên trong lòng những lời ca của anh thời còn trẻ ?" phải hát lên, chứ không chỉ đọc ca từ, nhạc và lời quấn quýt nhau. Nếu được, cầm cây saxo lên mà thổi thì khỏi phải hát. Nếu không, hát nhè nhẹ trong cổ họng cho ngực cồn cào lên một chút, cho tim nhói lên từng hồi. Và phải hát một mình trong buổi chiều có một ít nắng và gió. Trước khi hát, một ngụm rượu mạnh nhé:
    Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
    Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím
    ...
    Chiều qua bao nhiêu lần môi cười cho mình còn nhớ nhau
    Chiều qua bao nhiêu lần tay rời nghe buồn ghé môi sầu
    (Chiều Một Mình Qua Phố)
    Nhớ tên em quay quắt, nhớ khiến hai dòng nước mắt của anh muốn trào ra, nhưng cố nén lại, chỉ muốn nhớ âm thầm, chỉ muốn có một cơn gió tình cờ nào nổi lên . Ðể làm gì? Ðể gió tung bụi vào làm cay mắt, để chàng tự đánh lừa mình không quá mềm yếu khóc sướt mướt vì nhớ. Mà nhớ tên em chứ không phải nhớ em! Chàng cả thẹn hay còn có tâm sự u uẩn nào khác:
    Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
    Gió ơi gió ơi bay lên - Ðể bụi đường cay lòng mắt
    (Chiều Một Mình Qua Phố)
    Trong nhạc TCS nếp sống nông nghiệp đã phai mờ lắm rồi. Dường như không còn dấu vết. Sinh hoạt của thị dân, nhịp đập của phố phường, trái tim của Sài Gòn, hiện lên rõ rệt:
    Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng
    Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
    Nhớ đèn đường từng đêm thao thức
    ...
    Nhớ đường dài qua cầu lại nối
    Nhớ những con sông nối bao dòng kinh
    Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng
    Nối xôn xao hàng quán đêm đêm
    ...
    Nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng
    Phố em qua gạch ngói quen tên
    ...
    Có bóng dừa, có câu hò, có con đò chở mưa nắng đi.
    (Em Còn Nhớ Hay Em Ðã Quên

Chia sẻ trang này