1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trinh Cong Son and his timeless songs

    I had known and loved Trinh Cong Son?Ts songs long before I met him and went with him on a long business trip abroad. He is a simple, modest, taciturn man who seems to live with his own world. Although he lives happily with friends and colleagues, he sometimes lives quite a distant life. His moods seem to go with certain image which then will appear in his songs.
    Born in a scholar?Ts family, Trinh Cong Son used to be a teacher for some time in B?Tlao, Lam Dong mountain province in southern central Vietnam. Then he dropped the job and started writing songs in the former Saigon city. Through song writing, he found, he reveals his own thoughts about man and about life with musical sounds and lyrics. Before 1975 (when the south of Vietnam was not yet liberated), he wrote hundreds of songs, many of them becoming famous and were loved by the Vietnamese community at home and abroad. These included: The Sea To Remember, White Summer, Foregone Beauty, Autumn Days Beheld Gone By, Crystal Sun Light, Alone in Street One Afternoon, Fading Beauty, To Lull The Fallen Combatant and others.
    His music at that time was usually permeated with sadness, sadness about human life. He lived and looked at life, finding so many different kinds of karma in the lives of ordinary people that he felt so sorry for humans and for himself. Trinh Cong Son?Ts melodies are extremely beautiful, once heard they are like drops of water being absorbed gradually in the human heart, with no yelling on the top of onê?Ts voice, no sobbing. It seems that the writer of these songs is completely objective when he retells the stories, but in the end these songs can penetrate deep into the hearts of human beings. It appears that Trinh Cong Son has never set other peoplê?Ts poems to his songs. He has written words, polished, poetic and philosophical words, for his songs. It could be said that Trinh Cong Son?Ts love songs have become a thing of his own, continuing from previous generations, but unlike any other.
    Besides his love songs, at that time Trinh Cong Son also wrote many anti-war songs which were sung among the anti-war movement called I Sing for My Compatriots such as Artillery Lulls the Night, Fable in Winter and Big Arms Links.
    Since the reunification of the country, Trinh Cong Son has gone on with his writing of songs: Each Day I Choose One Joy, Legend of Mother, Afternoon in My Homeland, Life Has Called on You Many Times, Do You Still Remember or Do You Forget and others. The song Remember Hanoi''s Autumn has been loved by many people, evoking so many memories about the autumn of Hanoi. This song is quite different from other songs about Hanoi, with a personal, "ordinary life" emotion.
    Until today, it is possible that Trinh Cong Son is one of the song writers who has the most printed, video and audio products best loved by people: the song book named The Sad Age of Stone, Immense Sky Smoke, Golden Songs, The Land To Visit, Legend of Mother and Do You still Remember or Do You Forget and a book of 122 collected songs. The singer is the second creator in the life of a song. Many songs have been improved through the singer (or vice versa). But Trinh Cong Son?Ts songs, from their true value, have also met with their true singers. And probably he is also one of the song writers who, with their works, have brought many singers to new successes, including singer Hong Nhung.
    There are many songs Trinh Cong Son has still retained until his sister Vinh Trinh, with his permission, has finally made public so that they have reached many people. So doing, Trinh Cong Son?Ts songs are able to live long in man?Ts heart, they are truly timeless songs.
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Lời bạt tập nhạc "Em còn nhớ hay em đã quên"
    Sơn Nam




    Nhuần nhuyễn, ý tứ gắn bó hữu cơ, không cường điệu, tính thuyết phục, tính khái quát, nhân bản...bao nhiêu đòi hỏi về lý thuyết văn nghệ quả là thể hiện trong nhạc Trịnh Công Sơn. Người thuộc thế hệ khác,- tuy không hơn Trịnh Công Sơn bao nhiêu tuổi - nhưng may mắn ở vào lứa khỏi bị bắt quân dịch, thời chiến, cuộc chiến chấm dứt trước 1975, cũng vẫn là thấy xót xa cho vận mệnh dân tộc. Những người buổi ấy dầu đi xe Huê Kỳ, xe Ðức, xe Nhật hoặc đi bộ, đạp xích lô, sống kiếp ăn mày, đã nhìn nhau, với niềm đau ruột thịt. Những con thú bị thương. Vẫn là bị thương khi cắp sách tới trường vào lứa tuổi biết yêu, khi bị đẩy đến chốn heo hút rừng rậm Cao Nguyên hoặc ngồi trên ghế mây, hút thuốc đen, bên tách cà phê đắng. Cơn mưa dai dẳng trên tầng Tháp cổ. Những bài nhạc ngắn, trữ tình, không lê thê. Ðiệu hát Nam Ai hiện đại của người ven biển Ðông.

  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Lời bạt tập nhạc "Em còn nhớ hay em đã quên"
    Sơn Nam




    Nhuần nhuyễn, ý tứ gắn bó hữu cơ, không cường điệu, tính thuyết phục, tính khái quát, nhân bản...bao nhiêu đòi hỏi về lý thuyết văn nghệ quả là thể hiện trong nhạc Trịnh Công Sơn. Người thuộc thế hệ khác,- tuy không hơn Trịnh Công Sơn bao nhiêu tuổi - nhưng may mắn ở vào lứa khỏi bị bắt quân dịch, thời chiến, cuộc chiến chấm dứt trước 1975, cũng vẫn là thấy xót xa cho vận mệnh dân tộc. Những người buổi ấy dầu đi xe Huê Kỳ, xe Ðức, xe Nhật hoặc đi bộ, đạp xích lô, sống kiếp ăn mày, đã nhìn nhau, với niềm đau ruột thịt. Những con thú bị thương. Vẫn là bị thương khi cắp sách tới trường vào lứa tuổi biết yêu, khi bị đẩy đến chốn heo hút rừng rậm Cao Nguyên hoặc ngồi trên ghế mây, hút thuốc đen, bên tách cà phê đắng. Cơn mưa dai dẳng trên tầng Tháp cổ. Những bài nhạc ngắn, trữ tình, không lê thê. Ðiệu hát Nam Ai hiện đại của người ven biển Ðông.

  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Gia đình kể về TCS


    Sinh thời, người nhạc sĩ tài hoa này không mấy quan tâm đến việc làm ăn, kinh doanh, lại là người độc thân không có vợ con, khi ông qua đời, việc quản lý tài sản nhất là các tác phẩm của ông đang là vấn đề được người hâm mộ quan tâm.

    - Chúng tôi nghe nói ông Phạm Phú Ngọc Trai, Tổng Giám đốc Pepsi Việt Nam có xin ý kiến gia đình để làm một điều gì đó bày tỏ tấm lòng yêu mến Trịnh Công Sơn, có thể sẽ xây dựng một nhà lưu niệm về ông. Điều đó có đúng không?
    - Trịnh Quang Hà: Anh Trai có đề nghị việc đó, nhưng chúng tôi chưa có quyết định dứt khoát về việc này.
    - Trịnh Xuân Tịnh: Gia đình và bạn bè đều muốn làm điều gì đó cho anh Sơn nhưng chúng tôi chỉ tập trung lo cho vòng 49 ngày của anh thôi.
    - Một trong những kỷ vật được được đánh giá đặc biệt là bức tranh họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ Trịnh Công Sơn. Hiện nay gia đình có mấy bức vẽ?
    - Trịnh Xuân Tịnh: Hiện nay chỉ còn lại ba bức. Bùi Xuân Phái vẽ anh Sơn rất nhiều. Lúc ra Hà Nội, khi đang ngồi đàn hát với một cô gái, Bùi Xuân Phái đã vẽ cả một xấp tranh về anh Sơn, nhưng anh không để ý. Khi về Sài Gòn anh Sơn có điện thoại ra thì cô gái đó nói đã đưa cho Dương Tường (một người sưu tập tranh). Dương Tường có hứa "lúc nào toa cho moa vài cái" nhưng không thấy đâu.
    - Còn tranh của Trịnh Công Sơn vẽ?
    - Trịnh Xuân Tịnh: Tranh của anh đã một lần được triển lãm ở nước ngoài rồi cho em gái ở Montreal cất giữ.
    - Trịnh Vĩnh Thúy: Anh em tôi giữ một số bức, có những bức đã bán. Anh Sơn vẽ tặng bạn bè cũng nhiều, có lúc vẽ xong thấy bạn thích là tặng.
    - Nghe nói đã có người bạn nào đó tặng lại những kỷ vật của anh Sơn cho nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn?
    - Trịnh Xuân Tịnh: Có một số thứ vừa rồi anh Dương Minh Long công bố trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, nhưng đó là ảnh của gia đình.
    - Trịnh Vĩnh Thúy: Khi đọc tờ báo đó, gia đình tôi rất ngạc nhiên không hiểu vì sao anh Long lại có những hình ảnh đó.
    - Có lẽ vì Trịnh Công Sơn là một người dễ tính và anh đã đem cho bạn bè?
    - Trịnh Xuân Tịnh: Không! Không. Anh Sơn tôi chưa bao giờ ai xin mà cho cả. Tôi theo anh từ nhỏ, tôi biết. Anh ấy có thể cho người khác cái mới còn cái gì đã dùng thì không.
    - Trịnh Vĩnh Thúy: Tranh ảnh anh Sơn cứ để đấy, bạn bè tới chơi ai muốn cầm là có thể cầm.
    - Trịnh Xuân Tịnh: Dương Minh Long có thời gian ở lại đây, rất thân thiết. Gia đình coi như em út trong nhà. Có thể đó là những hình ảnh anh Sơn tôi đưa để nhờ làm một việc gì đó. Nếu giờ anh Long không dùng nữa thì nên trao lại cho gia đình tôi.
    - Nghe nói có rất nhiều bài viết của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có liên quan đến nhiều kỷ niệm với nhiều người?
    - Trịnh Xuân Tịnh: Anh Sơn tôi có cách làm việc lộn xộn, nhưng đó cũng chính là trật tự của anh. Hồi mẹ chúng tôi chưa mất, bà cụ không cho ai đụng vào cái trật tự ấy. Có những tác phẩm anh viết dở, đến 5, 7 năm sau ngồi nhớ lại mới viết xong. Anh nói, nhiều khi ngồi nhìn những kỷ vật mà nhớ lại những kỷ niệm của 15, 20 năm.
    - Trịnh Công Sơn có để lại điều gì như là một di chúc cho gia đình không?
    Trịnh Xuân Tịnh: Không, nhưng trong cách sống có thể hiện một ý nguyện mà cả gia đình đều biết. Gia đình tôi có 8 anh em, 7 người ở nước ngoài, nhiều năm nay tôi và Trịnh Vĩnh Tâm, Trịnh Hồng Diệu thường xuyên ở đây, còn Ngân và Thuý thì năm nào cũng về.

  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Gia đình kể về TCS


    Sinh thời, người nhạc sĩ tài hoa này không mấy quan tâm đến việc làm ăn, kinh doanh, lại là người độc thân không có vợ con, khi ông qua đời, việc quản lý tài sản nhất là các tác phẩm của ông đang là vấn đề được người hâm mộ quan tâm.

    - Chúng tôi nghe nói ông Phạm Phú Ngọc Trai, Tổng Giám đốc Pepsi Việt Nam có xin ý kiến gia đình để làm một điều gì đó bày tỏ tấm lòng yêu mến Trịnh Công Sơn, có thể sẽ xây dựng một nhà lưu niệm về ông. Điều đó có đúng không?
    - Trịnh Quang Hà: Anh Trai có đề nghị việc đó, nhưng chúng tôi chưa có quyết định dứt khoát về việc này.
    - Trịnh Xuân Tịnh: Gia đình và bạn bè đều muốn làm điều gì đó cho anh Sơn nhưng chúng tôi chỉ tập trung lo cho vòng 49 ngày của anh thôi.
    - Một trong những kỷ vật được được đánh giá đặc biệt là bức tranh họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ Trịnh Công Sơn. Hiện nay gia đình có mấy bức vẽ?
    - Trịnh Xuân Tịnh: Hiện nay chỉ còn lại ba bức. Bùi Xuân Phái vẽ anh Sơn rất nhiều. Lúc ra Hà Nội, khi đang ngồi đàn hát với một cô gái, Bùi Xuân Phái đã vẽ cả một xấp tranh về anh Sơn, nhưng anh không để ý. Khi về Sài Gòn anh Sơn có điện thoại ra thì cô gái đó nói đã đưa cho Dương Tường (một người sưu tập tranh). Dương Tường có hứa "lúc nào toa cho moa vài cái" nhưng không thấy đâu.
    - Còn tranh của Trịnh Công Sơn vẽ?
    - Trịnh Xuân Tịnh: Tranh của anh đã một lần được triển lãm ở nước ngoài rồi cho em gái ở Montreal cất giữ.
    - Trịnh Vĩnh Thúy: Anh em tôi giữ một số bức, có những bức đã bán. Anh Sơn vẽ tặng bạn bè cũng nhiều, có lúc vẽ xong thấy bạn thích là tặng.
    - Nghe nói đã có người bạn nào đó tặng lại những kỷ vật của anh Sơn cho nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn?
    - Trịnh Xuân Tịnh: Có một số thứ vừa rồi anh Dương Minh Long công bố trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, nhưng đó là ảnh của gia đình.
    - Trịnh Vĩnh Thúy: Khi đọc tờ báo đó, gia đình tôi rất ngạc nhiên không hiểu vì sao anh Long lại có những hình ảnh đó.
    - Có lẽ vì Trịnh Công Sơn là một người dễ tính và anh đã đem cho bạn bè?
    - Trịnh Xuân Tịnh: Không! Không. Anh Sơn tôi chưa bao giờ ai xin mà cho cả. Tôi theo anh từ nhỏ, tôi biết. Anh ấy có thể cho người khác cái mới còn cái gì đã dùng thì không.
    - Trịnh Vĩnh Thúy: Tranh ảnh anh Sơn cứ để đấy, bạn bè tới chơi ai muốn cầm là có thể cầm.
    - Trịnh Xuân Tịnh: Dương Minh Long có thời gian ở lại đây, rất thân thiết. Gia đình coi như em út trong nhà. Có thể đó là những hình ảnh anh Sơn tôi đưa để nhờ làm một việc gì đó. Nếu giờ anh Long không dùng nữa thì nên trao lại cho gia đình tôi.
    - Nghe nói có rất nhiều bài viết của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có liên quan đến nhiều kỷ niệm với nhiều người?
    - Trịnh Xuân Tịnh: Anh Sơn tôi có cách làm việc lộn xộn, nhưng đó cũng chính là trật tự của anh. Hồi mẹ chúng tôi chưa mất, bà cụ không cho ai đụng vào cái trật tự ấy. Có những tác phẩm anh viết dở, đến 5, 7 năm sau ngồi nhớ lại mới viết xong. Anh nói, nhiều khi ngồi nhìn những kỷ vật mà nhớ lại những kỷ niệm của 15, 20 năm.
    - Trịnh Công Sơn có để lại điều gì như là một di chúc cho gia đình không?
    Trịnh Xuân Tịnh: Không, nhưng trong cách sống có thể hiện một ý nguyện mà cả gia đình đều biết. Gia đình tôi có 8 anh em, 7 người ở nước ngoài, nhiều năm nay tôi và Trịnh Vĩnh Tâm, Trịnh Hồng Diệu thường xuyên ở đây, còn Ngân và Thuý thì năm nào cũng về.

  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    - Còn ngôi nhà ở phố Phạm Ngọc Thạch, ý nguyện của anh Sơn thế nào?
    Trịnh Xuân Tịnh: Anh tôi đã biết đó là nhà thờ họ Trịnh nên không bao giờ có ý định bán.
    - Trịnh Vĩnh Ngân: Anh ấy muốn sau khi mất, mọi sự vẫn như cũ, anh em, bạn bè vẫn tụ họp về đây.
    - Có người đồn rằng căn nhà này anh Sơn đã từng di chúc cho cô cháu gái tên là Tib, sau đó lại chuyển sang cho người khác?
    - Trịnh Vĩnh Thúy: Tôi nghĩ là người ta thêu dệt ra. Với Tib đôi khi anh Sơn có nói vui như vậy, còn thực tình thì không.
    - Trước đây anh Sơn đã nhờ một công ty luật ở Mỹ xử lý vấn đề tác quyền? Điều đó có đúng không?
    - Trịnh Xuân Tịnh: Có, lúc đầu là công ty ở Canada, sau đó anh có quen một luật sư ở Cali, anh Trương Hữu Hòa. Chính anh Hòa đã đề nghị anh Sơn vì thấy nhiều người dùng nhạc của anh tôi được rất nhiều tiền mà người sáng tác ra nó thì không được gì cả. Họ nói họ sẽ đòi tác quyền mà không lấy tiền phí tổn cho anh Sơn. Anh tôi có viết giấy "tác quyền trả cho tôi thông qua luật sư Trương Hữu Hòa". Họ có làm, có đặt vấn đề cả với Khánh Ly. Họ nói Khánh Ly là một người yêu mến Trịnh Công Sơn nên hãy để cô ấy thực hiện trước. Nhưng theo tôi biết thì đến nay vẫn chưa thu được kết quả gì.
    - Tình yêu của Trịnh Công Sơn cũng được người hâm mộ rất quan tâm. Theo các anh, chị có thể có một người phụ nữ đặc biệt nào đó trong đời anh sẽ xuất hiện không?
    - Trịnh Xuân Tịnh: Cái đó thì gia đình chưa biết chắc chắn. Người nào anh Sơn quen biết, gia đình cũng biết, bạn bè cũng biết. Anh tôi không sống khăng khít với một phụ nữ nào cả.
    - Trong đám tang nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có một cô gái xinh đẹp, không phải là người trong gia đình để tang?
    - Trịnh Xuân Tịnh: Đó là cô Hoàng Anh. Lúc đầu, cô ấy xin để tang, tôi nói với bà xã là không được, nhưng em tôi, cô Ngân nói đó là một người yêu mến anh Sơn thì cứ cho họ để tang, anh làm gì mà khó vậy. Tôi không phải khó, chỉ sợ người ta hiểu lầm. Các em tôi lại nói có gì mà sợ hiểu lầm.
    - Quan hệ giữa Hoàng Anh và Trịnh Công Sơn có phải là một quan hệ đặc biệt?
    - Trịnh Xuân Tịnh: Tôi nghĩ đó cũng là mối quan hệ tình cảm của anh Sơn giống như đối với Hồng Nhung thôi, một thứ tình cảm nhẹ nhàng.
    - Trịnh Vĩnh Ngân: Hoàng Anh là một người yêu mến anh Sơn, yêu lắm. Anh Sơn cũng rất quý cô ấy, bởi vì Hoàng Anh khác với những cô gái trẻ khác, có tâm hồn và biết tâm sự, hiểu ý người khác.
    - Trong thâm tâm, các anh chị có muốn anh Sơn có một người phụ nữ nào đó thực sự là của riêng anh không?
    - Trịnh Vĩnh Ngân: Anh Sơn đôi khi nói vui với tôi, anh muốn lấy vợ, nhưng anh sống một mình quen rồi, giờ lấy lại có một người phụ nữ luôn ở bên thì ngại. Ở nhà mẹ, nhà các em khi đi uống rượu còn ngại nữa là ở với vợ. Rồi lại bị cằn nhằn như vợ của bạn bè thôi.
    - Trịnh Xuân Tịnh: Anh Sơn có nói một người con trai mà không lấy vợ là bất hiếu. Khi mẹ tôi còn sống, anh đã có ý định đó, nhưng từ khi bà cụ mất thì những ý nghĩ đó không còn.
    - Có mấy lần anh ấy định lấy vợ?
    - Trịnh Vĩnh Ngân: Anh Sơn tôi là một người rất đặc biệt. Có mấy lần đã làm đám hỏi, may áo, mua nhẫn, chỉ còn mấy ngày nữa thì cưới, đột nhiên anh nói với người bạn gái: "Bao nhiêu lỗi, anh xin nhận hết, nhưng anh thấy chỉ có tình bạn là đẹp nhất. Tình bạn không tan còn tình yêu dễ tan. Vậy anh muốn giữ tình bạn cho lâu bền".
    - Liệu có phải còn một lý do nữa là vì bạn bè và những người thân không muốn ai đó chiếm giữ anh?
    - Trịnh Vĩnh Ngân: Tôi kể cho anh nghe chuyện này nhé: Trong nhà, má và các em thấy anh định lấy vợ thì mừng lắm. Nhưng sau lần lấy vợ hụt lại thấy anh nhận được thư của một vài người bạn gái ở nước ngoài gửi về nói là họ rất mừng vì anh đã nghĩ lại, họ không muốn anh là của riêng ai hết. Đọc thư đó, anh Sơn và cả nhà đều cười.
    - Xin cảm ơn các anh chị!
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    - Còn ngôi nhà ở phố Phạm Ngọc Thạch, ý nguyện của anh Sơn thế nào?
    Trịnh Xuân Tịnh: Anh tôi đã biết đó là nhà thờ họ Trịnh nên không bao giờ có ý định bán.
    - Trịnh Vĩnh Ngân: Anh ấy muốn sau khi mất, mọi sự vẫn như cũ, anh em, bạn bè vẫn tụ họp về đây.
    - Có người đồn rằng căn nhà này anh Sơn đã từng di chúc cho cô cháu gái tên là Tib, sau đó lại chuyển sang cho người khác?
    - Trịnh Vĩnh Thúy: Tôi nghĩ là người ta thêu dệt ra. Với Tib đôi khi anh Sơn có nói vui như vậy, còn thực tình thì không.
    - Trước đây anh Sơn đã nhờ một công ty luật ở Mỹ xử lý vấn đề tác quyền? Điều đó có đúng không?
    - Trịnh Xuân Tịnh: Có, lúc đầu là công ty ở Canada, sau đó anh có quen một luật sư ở Cali, anh Trương Hữu Hòa. Chính anh Hòa đã đề nghị anh Sơn vì thấy nhiều người dùng nhạc của anh tôi được rất nhiều tiền mà người sáng tác ra nó thì không được gì cả. Họ nói họ sẽ đòi tác quyền mà không lấy tiền phí tổn cho anh Sơn. Anh tôi có viết giấy "tác quyền trả cho tôi thông qua luật sư Trương Hữu Hòa". Họ có làm, có đặt vấn đề cả với Khánh Ly. Họ nói Khánh Ly là một người yêu mến Trịnh Công Sơn nên hãy để cô ấy thực hiện trước. Nhưng theo tôi biết thì đến nay vẫn chưa thu được kết quả gì.
    - Tình yêu của Trịnh Công Sơn cũng được người hâm mộ rất quan tâm. Theo các anh, chị có thể có một người phụ nữ đặc biệt nào đó trong đời anh sẽ xuất hiện không?
    - Trịnh Xuân Tịnh: Cái đó thì gia đình chưa biết chắc chắn. Người nào anh Sơn quen biết, gia đình cũng biết, bạn bè cũng biết. Anh tôi không sống khăng khít với một phụ nữ nào cả.
    - Trong đám tang nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có một cô gái xinh đẹp, không phải là người trong gia đình để tang?
    - Trịnh Xuân Tịnh: Đó là cô Hoàng Anh. Lúc đầu, cô ấy xin để tang, tôi nói với bà xã là không được, nhưng em tôi, cô Ngân nói đó là một người yêu mến anh Sơn thì cứ cho họ để tang, anh làm gì mà khó vậy. Tôi không phải khó, chỉ sợ người ta hiểu lầm. Các em tôi lại nói có gì mà sợ hiểu lầm.
    - Quan hệ giữa Hoàng Anh và Trịnh Công Sơn có phải là một quan hệ đặc biệt?
    - Trịnh Xuân Tịnh: Tôi nghĩ đó cũng là mối quan hệ tình cảm của anh Sơn giống như đối với Hồng Nhung thôi, một thứ tình cảm nhẹ nhàng.
    - Trịnh Vĩnh Ngân: Hoàng Anh là một người yêu mến anh Sơn, yêu lắm. Anh Sơn cũng rất quý cô ấy, bởi vì Hoàng Anh khác với những cô gái trẻ khác, có tâm hồn và biết tâm sự, hiểu ý người khác.
    - Trong thâm tâm, các anh chị có muốn anh Sơn có một người phụ nữ nào đó thực sự là của riêng anh không?
    - Trịnh Vĩnh Ngân: Anh Sơn đôi khi nói vui với tôi, anh muốn lấy vợ, nhưng anh sống một mình quen rồi, giờ lấy lại có một người phụ nữ luôn ở bên thì ngại. Ở nhà mẹ, nhà các em khi đi uống rượu còn ngại nữa là ở với vợ. Rồi lại bị cằn nhằn như vợ của bạn bè thôi.
    - Trịnh Xuân Tịnh: Anh Sơn có nói một người con trai mà không lấy vợ là bất hiếu. Khi mẹ tôi còn sống, anh đã có ý định đó, nhưng từ khi bà cụ mất thì những ý nghĩ đó không còn.
    - Có mấy lần anh ấy định lấy vợ?
    - Trịnh Vĩnh Ngân: Anh Sơn tôi là một người rất đặc biệt. Có mấy lần đã làm đám hỏi, may áo, mua nhẫn, chỉ còn mấy ngày nữa thì cưới, đột nhiên anh nói với người bạn gái: "Bao nhiêu lỗi, anh xin nhận hết, nhưng anh thấy chỉ có tình bạn là đẹp nhất. Tình bạn không tan còn tình yêu dễ tan. Vậy anh muốn giữ tình bạn cho lâu bền".
    - Liệu có phải còn một lý do nữa là vì bạn bè và những người thân không muốn ai đó chiếm giữ anh?
    - Trịnh Vĩnh Ngân: Tôi kể cho anh nghe chuyện này nhé: Trong nhà, má và các em thấy anh định lấy vợ thì mừng lắm. Nhưng sau lần lấy vợ hụt lại thấy anh nhận được thư của một vài người bạn gái ở nước ngoài gửi về nói là họ rất mừng vì anh đã nghĩ lại, họ không muốn anh là của riêng ai hết. Đọc thư đó, anh Sơn và cả nhà đều cười.
    - Xin cảm ơn các anh chị!
  8. thulevo

    thulevo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
  9. thulevo

    thulevo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
  10. khucmuathu

    khucmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    TRỊNH CÔNG SƠN
    - Tạ Tỵ-
    "Tôi là một nghệ sĩ thuần tuý. Tôi chỉ diễn tả những điều gì tôi mơ ước, nhưng tôi không biết làm cách nào để hoàn thành những mơ ước của tôi"
    Trịnh Công Sơn
    Trích The New York Times - 1970
    Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, không nhạc sĩ nào có thể tạo cho mình, cho thế hệ mình, những cơn lốc nghệ thuật làm lay động đến chiều sâu tâm thức con người ở trong và ngoài kích thước quốc gia như Trịnh Công Sơn. Trong vòng 4-5 năm trở lại đây, tiếng nhạc Trịnh Công Sơn qua giọng hát Khánh Ly đã đi hẳn vào đời sống tâm linh của những người trẻ tuổi bằng niềm đau xót và phẫn nộ xen kẽ trong một hoàn cảnh không mấy thuận lợi vì tình hình quân sự và chính trị.
    Tiếng nhạc Trịnh Công Sơn đã gieo rắc nỗi ai oán, giận hờn bàng bạc trong vòm cong âm thanh để trở thành niềm ám ảnh khôn nguôi ở mỗi lương tri hiện hữu. Cái vòm cong đó như một khung trời trong suốt, ở đấy, mọi cảm xúc được thể hiện rõ ràng qua từng nét nhạc chập chờn, khắc khoải với vóc dáng xanh xao, với đêm dài không ngủ, với nguồn vui chợt tắt trên môi, với dòng lệ hoà theo tiếng gào thét âm vọng tự cuối trời máu lửa. Trịnh Công Sơn đã rót vào cuộc sống những giọt cường toan hay mật ngọt? Thân phận con người Việt Nam với 25 năm chinh chiến đè nặng lên quê hương này có phải chăng để chứng minh cho một dân tộc đã trải qua nhiều cay đắng và tủi nhục?.............Dưới bóng mặt trời hàng ngày soi tỏ từng khuôn mặt anh em bạn bè đang bị cuốn vào guồng máy nhập cuộc, Trịnh Công Sơn thoát ra, không phải để yên thân, hay đóng vai nhân chứng cho lịch sử mà đích thực, Sơn tìm riêng cho mình lối sống cá biệt với những gì mà xã hội đã quen thuộc. Do đó chiều hướng sáng tạo âm thanh của Trịnh Công Sơn trong hơn 100 ca khúc tuy không cùng chảy chung nguồn cảm hứng, nhưng tất cả đã khởi hành từ một ý thức, ý thức thê thảm của thân phận làm người trong một môi trường khốn khó: Chiến tranh. .........
    Trịnh Công Sơn vào đời với vóc dáng độc đáo, với những đắm đuối đến tận cùng của đam mê, hoà trộn cùng niềm đau thương rã cánh của một tâm hồn ngu ngơ, nhìn cuộc đời với lo sợ và chán chường. Chính vì những mâu thuẫn nội tâm phát triển quá mạnh mẽ trong mỗi suy nghĩ, nên tiếng nhạc của Sơn lúc nào cũng choáng váng, ngây ngất trong từng vũng âm thanh run rẩy, nghen ngào để chạy trốn vào tiềm thức của người thưởng ngoạn. Rồi nó nằm chết trong đó với buồn thương lãng đãng. Nó đưa con người dần đi vào cơn mê hoặc. Nó làm cho tâm tư bị vò xé bởi niềm đau không thành tiếng. Nó ray rứt, đứt nối trong mỗi ưu tư về thân phận vật vã trước định mệnh. Nó kéo dài từng cơn mê loạn làm ngất ngư thân xác.
    Ca khúc Trịnh Công Sơn, dù ở bản nào cũng vậy, không mang một ý tình cứu rỗi, một ân huệ thiêng liêng, nó có đấy như biểu tượng của oán hờn! Dòng nhạc Trịnh Công Sơn chi làm 3 loại: Ca khúc viết về Chiến tranh, ca khúc viết cho Tình Yêu và ca khúc viết về Thân phận.
    .........................
    Đây là một bài viết dài của Tạ Tỵ in trong cuốn "Mười gương mặt văn nghệ" mà KMT cũng không còn nhớ rõ là vào năm bao nhiêu (hình như là vào những năm 1972-1974, trước ngày GP). Post lại từ một bản chép tay đã lâu nhìn từ một cuốn sách phô tô không rõ chữ và có một số chỗ thấy không cần thiết nên có nhiều chữ, đoạn KMT không đưa lên được (chỗ nào không rõ thì để dấu lửng).

Chia sẻ trang này