1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khucmuathu

    khucmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    TRỊNH CÔNG SƠN
    - Tạ Tỵ-
    "Tôi là một nghệ sĩ thuần tuý. Tôi chỉ diễn tả những điều gì tôi mơ ước, nhưng tôi không biết làm cách nào để hoàn thành những mơ ước của tôi"
    Trịnh Công Sơn
    Trích The New York Times - 1970
    Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, không nhạc sĩ nào có thể tạo cho mình, cho thế hệ mình, những cơn lốc nghệ thuật làm lay động đến chiều sâu tâm thức con người ở trong và ngoài kích thước quốc gia như Trịnh Công Sơn. Trong vòng 4-5 năm trở lại đây, tiếng nhạc Trịnh Công Sơn qua giọng hát Khánh Ly đã đi hẳn vào đời sống tâm linh của những người trẻ tuổi bằng niềm đau xót và phẫn nộ xen kẽ trong một hoàn cảnh không mấy thuận lợi vì tình hình quân sự và chính trị.
    Tiếng nhạc Trịnh Công Sơn đã gieo rắc nỗi ai oán, giận hờn bàng bạc trong vòm cong âm thanh để trở thành niềm ám ảnh khôn nguôi ở mỗi lương tri hiện hữu. Cái vòm cong đó như một khung trời trong suốt, ở đấy, mọi cảm xúc được thể hiện rõ ràng qua từng nét nhạc chập chờn, khắc khoải với vóc dáng xanh xao, với đêm dài không ngủ, với nguồn vui chợt tắt trên môi, với dòng lệ hoà theo tiếng gào thét âm vọng tự cuối trời máu lửa. Trịnh Công Sơn đã rót vào cuộc sống những giọt cường toan hay mật ngọt? Thân phận con người Việt Nam với 25 năm chinh chiến đè nặng lên quê hương này có phải chăng để chứng minh cho một dân tộc đã trải qua nhiều cay đắng và tủi nhục?.............Dưới bóng mặt trời hàng ngày soi tỏ từng khuôn mặt anh em bạn bè đang bị cuốn vào guồng máy nhập cuộc, Trịnh Công Sơn thoát ra, không phải để yên thân, hay đóng vai nhân chứng cho lịch sử mà đích thực, Sơn tìm riêng cho mình lối sống cá biệt với những gì mà xã hội đã quen thuộc. Do đó chiều hướng sáng tạo âm thanh của Trịnh Công Sơn trong hơn 100 ca khúc tuy không cùng chảy chung nguồn cảm hứng, nhưng tất cả đã khởi hành từ một ý thức, ý thức thê thảm của thân phận làm người trong một môi trường khốn khó: Chiến tranh. .........
    Trịnh Công Sơn vào đời với vóc dáng độc đáo, với những đắm đuối đến tận cùng của đam mê, hoà trộn cùng niềm đau thương rã cánh của một tâm hồn ngu ngơ, nhìn cuộc đời với lo sợ và chán chường. Chính vì những mâu thuẫn nội tâm phát triển quá mạnh mẽ trong mỗi suy nghĩ, nên tiếng nhạc của Sơn lúc nào cũng choáng váng, ngây ngất trong từng vũng âm thanh run rẩy, nghen ngào để chạy trốn vào tiềm thức của người thưởng ngoạn. Rồi nó nằm chết trong đó với buồn thương lãng đãng. Nó đưa con người dần đi vào cơn mê hoặc. Nó làm cho tâm tư bị vò xé bởi niềm đau không thành tiếng. Nó ray rứt, đứt nối trong mỗi ưu tư về thân phận vật vã trước định mệnh. Nó kéo dài từng cơn mê loạn làm ngất ngư thân xác.
    Ca khúc Trịnh Công Sơn, dù ở bản nào cũng vậy, không mang một ý tình cứu rỗi, một ân huệ thiêng liêng, nó có đấy như biểu tượng của oán hờn! Dòng nhạc Trịnh Công Sơn chi làm 3 loại: Ca khúc viết về Chiến tranh, ca khúc viết cho Tình Yêu và ca khúc viết về Thân phận.
    .........................
    Đây là một bài viết dài của Tạ Tỵ in trong cuốn "Mười gương mặt văn nghệ" mà KMT cũng không còn nhớ rõ là vào năm bao nhiêu (hình như là vào những năm 1972-1974, trước ngày GP). Post lại từ một bản chép tay đã lâu nhìn từ một cuốn sách phô tô không rõ chữ và có một số chỗ thấy không cần thiết nên có nhiều chữ, đoạn KMT không đưa lên được (chỗ nào không rõ thì để dấu lửng).
  2. khucmuathu

    khucmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Trong loại thứ nhất, Trịnh Công Sơn bị ám ảnh bởi chiến tranh, ở đấy, tuổi trẻ không còn là dự tính nữa. Nó hiện diện như loài rong biển, phó mặc cho chiều nước đẩy đưa đến bến bờ nào đó, bay ngàn đời phải chìm đắm giữa lòng đại dương mù mịt. Sơn nghĩ đến sự chết chóc và những cảnh tượng thê thảm đang vì chiến tranh, tiếp diễn mỗi giờ phút trên mảnh đất nghèo này nên Sơn chẳng ngần ngại gì mà tuyên bố với Jean Claude Pomonti: Je ne veux pas faire de différence entre les guerres justes et les autrés (Câu này trích trong bài Trịnh Công Sơn, ca nhân phản chiến tại miền Nam Việt Nam - TCS, chantre de l''antiguerre au VN du Sud). Cũng trong bài Pomonti cho biết Trịnh Công Sơn đã làm nhạc vì một rủi ro trong lúc tập Nhu đạo (1959) phải nằm bệnh trong bốn năm liền. Trịnh Công Sơn sống ẩn dật ở Huế, và cũng từ đó tiếng dân ca lần đầu xâm nhập vào hồn. Sơn cũng chẳng cần giấu diếm rằng mình chịu ảnh hưởng của dân ca cỉa cách ngoại quốc qua các ca khúc của Bob Dylan và Joan Baez. Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác ru khúc và ca khúc tỉnh cảm với biểu thức mới, rồi lần lần tìm kiếm....
    Sự tìm kiếm đưa Trịnh Công Sơn đi dần vào nỗi đau của con người trong cuộc chiến hiện hữu, mà vì lý do thầm kín nào đó, Trịnh Công Sơn đã chôi bỏ không gian mình góp mặt, để thay vì làm cho nó, tại nó, lại đứng riêng biệt mà khóc than, oán hờn gây nên ngộ nhận. Chiến tranh không do sự phản đối của một người, một số người hay nghệ thuật mà có thể chấm dứt một cách ổn thoả bình thường. Nhưng mọi người phải thẳng thắn nhìn vào nó như nhìn vào một sự thực hiển nhiên rõ ràng như đời sống có đấy, còn đấy, nghĩa là phải chấp nhận dù cho sự chấp nhận đi qua một hình thức nào đó, thuận tiện hay bất lợi với mỗi cá nhân đi nữa.
    Trịnh Công Sơn đã chấp nhận cuộc chiến này có thật nhưng chấp nhận bằng những âm thanh run rẩy, bằng môi cười gượng gạo, bằng mắt nhìn e ngại, bằng tiếng khóc nghẹn ngào vương vất vây quanh.
    Một ngày, một ngày đã qua, ôi một ngày chóng qua. Một chiều, một ngày âm thầm đã ...đã trôi đi không còn gì. Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè, ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương, còn có ai không, còn người ôi nhân loại, mặt trời và em thôi! (Xin mặt trời ngủ yên)
    Mỗi ngày qua đi là mất, dù nó qua trong sôi nổi hay âm thầm ở tâm sự mỗi người. Cái tuổi trẻ, chúng ta ôm trong vòng tay quấn quít, đang nhìn đời bằng đôi mắt hồn nhiên, đang phác hoạ trong tâm trí muôn vàn mơ ước và những cánh **** vàng đang đuổi nhau bay lượn giữa vườn đời mới lớn. Nhưng một ngày đã trôi đi, chinh chiến đã lấy mất của mình bao nhiêu bạn bè? Có buồn không? Có tiếc nhớ không? Một tương lai mịt mờ với khuôn mặt chiến tranh làm tan úa mộng mơ, làm con -ngựa-hồng-biểu -tượng-của-tuổi-trẻ đã mỏi vó chết trên đồi quê hương, hay chết giữa hồn mình. Mặt trời, xin mặt trời hãy ngủ yên, ngủ vĩnh viễn trong không gian này để đừng bao giờ tôi phải nhìn thấy nỗi đớn đau đang trải rộng trên quê hương. Và nhân loại, và em, có còn gì nữa không? Có còn gì không? Trong nỗi xót xa sau mùa chinh chiến, có chăng mảnh đất mến yêu này trở lại thưở hồng hoang với hình ảnh Liêu Trai chập chùng hằng đêm mở hội.
    Niềm than vãn của ca khúc như lời tuyệt vọng và tiếng hát, ôi, tiếng hát đã dìu người nghe vào đến tận cùng ngây ngất. Trong đó, thực và giả như xáo trộn rồi để lại những dư âm nghẹn ngào, lãng đãng. Những ngày qua đi, những ngày còn lại với vết thương in đậm trong hồn người. Hằng ngày, hằng đêm từng cảnh tượng đi qua, đi qua trên khuôn mặt người già, trong tâm trí rối loạn người điên, trong xác chết, trong tiếng bom, tiếng súng vây quanh, với 25 hoả châu thay mặt trời thắp sáng nhân gian. Mẹ Việt Nam đó, quê hương ruộng vườn ta đó, nay còn gì? Chỉ còn màu đất loang đỏ; chỉ còn đàn bò không luống cỏ và ngày dài của quê hương chỉ còn lại đau buồn trong màu da vàng bệnh hoạn. Ca khúc "Ngày dài trên quê hương", nếu xét trên phương diện đấu tranh đúng là ca khúc phản chiến. Nó đã thê thảm hoá cuộc chiến. Nhưng đứng trên bình diện nghệ thuật để phê phán và xác định, thì ca khúc NDTQH chỉ là sự tỏ bày nỗi ai oán của cá nhân trước súng đạn với lo âu, căm thù và đau đớn thay, cuối cùng lại nhận thức ra mình xa lạ ngay cả với quê hương đồng bào ruột thịt.
  3. khucmuathu

    khucmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Trong loại thứ nhất, Trịnh Công Sơn bị ám ảnh bởi chiến tranh, ở đấy, tuổi trẻ không còn là dự tính nữa. Nó hiện diện như loài rong biển, phó mặc cho chiều nước đẩy đưa đến bến bờ nào đó, bay ngàn đời phải chìm đắm giữa lòng đại dương mù mịt. Sơn nghĩ đến sự chết chóc và những cảnh tượng thê thảm đang vì chiến tranh, tiếp diễn mỗi giờ phút trên mảnh đất nghèo này nên Sơn chẳng ngần ngại gì mà tuyên bố với Jean Claude Pomonti: Je ne veux pas faire de différence entre les guerres justes et les autrés (Câu này trích trong bài Trịnh Công Sơn, ca nhân phản chiến tại miền Nam Việt Nam - TCS, chantre de l''antiguerre au VN du Sud). Cũng trong bài Pomonti cho biết Trịnh Công Sơn đã làm nhạc vì một rủi ro trong lúc tập Nhu đạo (1959) phải nằm bệnh trong bốn năm liền. Trịnh Công Sơn sống ẩn dật ở Huế, và cũng từ đó tiếng dân ca lần đầu xâm nhập vào hồn. Sơn cũng chẳng cần giấu diếm rằng mình chịu ảnh hưởng của dân ca cỉa cách ngoại quốc qua các ca khúc của Bob Dylan và Joan Baez. Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác ru khúc và ca khúc tỉnh cảm với biểu thức mới, rồi lần lần tìm kiếm....
    Sự tìm kiếm đưa Trịnh Công Sơn đi dần vào nỗi đau của con người trong cuộc chiến hiện hữu, mà vì lý do thầm kín nào đó, Trịnh Công Sơn đã chôi bỏ không gian mình góp mặt, để thay vì làm cho nó, tại nó, lại đứng riêng biệt mà khóc than, oán hờn gây nên ngộ nhận. Chiến tranh không do sự phản đối của một người, một số người hay nghệ thuật mà có thể chấm dứt một cách ổn thoả bình thường. Nhưng mọi người phải thẳng thắn nhìn vào nó như nhìn vào một sự thực hiển nhiên rõ ràng như đời sống có đấy, còn đấy, nghĩa là phải chấp nhận dù cho sự chấp nhận đi qua một hình thức nào đó, thuận tiện hay bất lợi với mỗi cá nhân đi nữa.
    Trịnh Công Sơn đã chấp nhận cuộc chiến này có thật nhưng chấp nhận bằng những âm thanh run rẩy, bằng môi cười gượng gạo, bằng mắt nhìn e ngại, bằng tiếng khóc nghẹn ngào vương vất vây quanh.
    Một ngày, một ngày đã qua, ôi một ngày chóng qua. Một chiều, một ngày âm thầm đã ...đã trôi đi không còn gì. Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè, ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương, còn có ai không, còn người ôi nhân loại, mặt trời và em thôi! (Xin mặt trời ngủ yên)
    Mỗi ngày qua đi là mất, dù nó qua trong sôi nổi hay âm thầm ở tâm sự mỗi người. Cái tuổi trẻ, chúng ta ôm trong vòng tay quấn quít, đang nhìn đời bằng đôi mắt hồn nhiên, đang phác hoạ trong tâm trí muôn vàn mơ ước và những cánh **** vàng đang đuổi nhau bay lượn giữa vườn đời mới lớn. Nhưng một ngày đã trôi đi, chinh chiến đã lấy mất của mình bao nhiêu bạn bè? Có buồn không? Có tiếc nhớ không? Một tương lai mịt mờ với khuôn mặt chiến tranh làm tan úa mộng mơ, làm con -ngựa-hồng-biểu -tượng-của-tuổi-trẻ đã mỏi vó chết trên đồi quê hương, hay chết giữa hồn mình. Mặt trời, xin mặt trời hãy ngủ yên, ngủ vĩnh viễn trong không gian này để đừng bao giờ tôi phải nhìn thấy nỗi đớn đau đang trải rộng trên quê hương. Và nhân loại, và em, có còn gì nữa không? Có còn gì không? Trong nỗi xót xa sau mùa chinh chiến, có chăng mảnh đất mến yêu này trở lại thưở hồng hoang với hình ảnh Liêu Trai chập chùng hằng đêm mở hội.
    Niềm than vãn của ca khúc như lời tuyệt vọng và tiếng hát, ôi, tiếng hát đã dìu người nghe vào đến tận cùng ngây ngất. Trong đó, thực và giả như xáo trộn rồi để lại những dư âm nghẹn ngào, lãng đãng. Những ngày qua đi, những ngày còn lại với vết thương in đậm trong hồn người. Hằng ngày, hằng đêm từng cảnh tượng đi qua, đi qua trên khuôn mặt người già, trong tâm trí rối loạn người điên, trong xác chết, trong tiếng bom, tiếng súng vây quanh, với 25 hoả châu thay mặt trời thắp sáng nhân gian. Mẹ Việt Nam đó, quê hương ruộng vườn ta đó, nay còn gì? Chỉ còn màu đất loang đỏ; chỉ còn đàn bò không luống cỏ và ngày dài của quê hương chỉ còn lại đau buồn trong màu da vàng bệnh hoạn. Ca khúc "Ngày dài trên quê hương", nếu xét trên phương diện đấu tranh đúng là ca khúc phản chiến. Nó đã thê thảm hoá cuộc chiến. Nhưng đứng trên bình diện nghệ thuật để phê phán và xác định, thì ca khúc NDTQH chỉ là sự tỏ bày nỗi ai oán của cá nhân trước súng đạn với lo âu, căm thù và đau đớn thay, cuối cùng lại nhận thức ra mình xa lạ ngay cả với quê hương đồng bào ruột thịt.
  4. khucmuathu

    khucmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Nhưng dù ở trạng thái nào, Trịnh Công Sơn vẫn vì hai chữ Việt nam để phải nói lên những điều cay đắng. Tiếng ru của người mẹ đã tự đáy linh hồn dân tộc cất lên như tiếng khóc rã rời, mệt mỏi vì cảm thấy sự không thuộc về mình, những gì mình muốn, mình nghĩ.
    Con ngủ đi, đứa con của mẹ da vàng. Ru con ru đạn nhuộm hồng vết thương. (Ngủ đi con)
    Tiếc thay tiếng ru chỉ là tiếng than thở...
    Hoàn cảnh Việt Nam trong quá khứ và hiện tại, vẫn là sự tiếp nối không ngừng của lịch sử, cũng vì lịch sử mà mẹ Việt Nam, hay một biểu tượng nào đó, được nhạc sĩ dùng để nói về đất nước này cũng chỉ là ý niệm, ý niệm một cách thê thảm rằng, cái Chết hay cái Sống của mỗi số phận, nó ở ngoài quyết định của mỗi người. Đứa con gái da vàng yêu quê hương như yêu thân mình chơt ôm tim, chợt lìa cuộc sống...
    Những ca khúc viết về cuộc chiến của Trịnh Công Sơn, đều mang bên trong nó, đời sống riêng. Cái đời sống thứ hai đó, không phải ai cũng thấy, ai cũng biết, khi nghe nhạc Trịnh Công Sơn, nó chính là cái lương tri trước cuộc chiến, ẩn nấp sau ngôn ngữ, qua giọng buồn đứt nối của âm thanh. Cái lương tri đó không được nói thẳng với mọi người, nó chỉ như chiếc bóng chập chờn thoáng hiện, thoáng mất, mà mỗi người sẽ tìm thấy ở lòng mình khi chợt bàng hoàng, thảng thốt, vì có anh em chồng con vừa gục ngã đó đây...
    ..........
    Đi từ phẫn nộ, tiếng nhạc Trịnh Công Sơn lả vào cầu khẩn với ước mong lời nói của mình được chấp nhận. Hoà bình, ai mà chẳng muốn. Hai tiếng đó như lời kêu gọi thầm kín trong tâm tư mỗi con người thương nước.
    Kinh Việt Nam là những tiếng kêu thương thống thiết khỏi từ môt thực trạng máu xương. Kinh Việt Nam cũng là lòng mơ ước về một rạng đông cho đêm tối dài lâu này. Những bài ca được viết từ những hân hoan lắng nghe được trong lòng người. Đó là nỗi han hoan của đám đông chờ mong hồi sinh. (Kinh Việt Nam)
    Nội dung các ca khúc trong 2 tập nhạc: Kinh Việt Nam và Ta Phải Thấy Mặt Trời đều tỏ bày sự mong mỏi thanh bình qua những nét nhạc trầm hùng, nhưng vẫn không xoá hết được ray rứt, đắng cay...
    (Còn nữa)
  5. khucmuathu

    khucmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Nhưng dù ở trạng thái nào, Trịnh Công Sơn vẫn vì hai chữ Việt nam để phải nói lên những điều cay đắng. Tiếng ru của người mẹ đã tự đáy linh hồn dân tộc cất lên như tiếng khóc rã rời, mệt mỏi vì cảm thấy sự không thuộc về mình, những gì mình muốn, mình nghĩ.
    Con ngủ đi, đứa con của mẹ da vàng. Ru con ru đạn nhuộm hồng vết thương. (Ngủ đi con)
    Tiếc thay tiếng ru chỉ là tiếng than thở...
    Hoàn cảnh Việt Nam trong quá khứ và hiện tại, vẫn là sự tiếp nối không ngừng của lịch sử, cũng vì lịch sử mà mẹ Việt Nam, hay một biểu tượng nào đó, được nhạc sĩ dùng để nói về đất nước này cũng chỉ là ý niệm, ý niệm một cách thê thảm rằng, cái Chết hay cái Sống của mỗi số phận, nó ở ngoài quyết định của mỗi người. Đứa con gái da vàng yêu quê hương như yêu thân mình chơt ôm tim, chợt lìa cuộc sống...
    Những ca khúc viết về cuộc chiến của Trịnh Công Sơn, đều mang bên trong nó, đời sống riêng. Cái đời sống thứ hai đó, không phải ai cũng thấy, ai cũng biết, khi nghe nhạc Trịnh Công Sơn, nó chính là cái lương tri trước cuộc chiến, ẩn nấp sau ngôn ngữ, qua giọng buồn đứt nối của âm thanh. Cái lương tri đó không được nói thẳng với mọi người, nó chỉ như chiếc bóng chập chờn thoáng hiện, thoáng mất, mà mỗi người sẽ tìm thấy ở lòng mình khi chợt bàng hoàng, thảng thốt, vì có anh em chồng con vừa gục ngã đó đây...
    ..........
    Đi từ phẫn nộ, tiếng nhạc Trịnh Công Sơn lả vào cầu khẩn với ước mong lời nói của mình được chấp nhận. Hoà bình, ai mà chẳng muốn. Hai tiếng đó như lời kêu gọi thầm kín trong tâm tư mỗi con người thương nước.
    Kinh Việt Nam là những tiếng kêu thương thống thiết khỏi từ môt thực trạng máu xương. Kinh Việt Nam cũng là lòng mơ ước về một rạng đông cho đêm tối dài lâu này. Những bài ca được viết từ những hân hoan lắng nghe được trong lòng người. Đó là nỗi han hoan của đám đông chờ mong hồi sinh. (Kinh Việt Nam)
    Nội dung các ca khúc trong 2 tập nhạc: Kinh Việt Nam và Ta Phải Thấy Mặt Trời đều tỏ bày sự mong mỏi thanh bình qua những nét nhạc trầm hùng, nhưng vẫn không xoá hết được ray rứt, đắng cay...
    (Còn nữa)
  6. DaiDuong2004

    DaiDuong2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Gia Tài Của Mẹ
    Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu Một trăm năm đô hộ giặc Tây Hai mươi năm nội chiến từng ngày Gia tài của mẹ một bọn lai căng Gia tài của mẹ một lũ bội tình
    Huế - Sài Gòn - Hà Nội (1969)
    Hỡi ba miền vùng lên cách mạng Đã đến lúc nối tấm lòng chung, Tuổi thanh niên Hãy đi bằng những bước tiền phong, Từ Trung Nam Bắc Chờ mong nung đốt, Những bó đuốc réo vui tự do................................................
    Nhạc TCS được thế giới tôn vinh đa phần nhửng ca khúc nhạc Chống chiến tranh
    tôi chỉ trích 2 đoạn ngắn trong các tác phẩm Chống chiến tranh của TCS
    TCS đã cô đọng tất cả thảm cảnh cuộc nội chiến vào trong các tác phẩm CCT, nhờ vậy mà hậu thế mới hiểu được toàn cảnh ghi trong các nhạc phẩm này .
    Tôi đả xem qua rất nhiều tư liệu viết về TCS nhưng cái nhìn mổi người một vẻ về Trịnh và nhạc Trịnh, nhưng tất cả cũng hướng về TCS mà phân tích .
    Tôi khg dựa theo bất cứ một tư liệu nào của ai và tôi củng khg hề quen biết với ông Trịnh , nhờ xem qua tài liệu viết về ông và tôi hay nghe nhạc Trịnh nên TCS đã ăn sâu trong tiềm thức tôi tự lúc nào , tôi nghỉ nhạc Trịnh thì khg thể nào thêm hoặc xoá được, mà lại cả một kho tàng thì tại sao tôi khg tìm đến nhạc để biết về TCS
    Nhửng ca khúc da vàng cùng với giọng hát Khánh Ly .. tại sao thời ấy được lan rộng khắp nơi, đó là điều tôi thắc mắc ? phải chăng nhạc CCT của Trịnh hạp với lòng dân nên vẩn phát triển rộng rải, khg một quyền lực nào có thể dập tắt được tiếng nói của người dân thông qua nhạc Trịnh,
    Và giọng khoẻ mạnh, vang như khánh Ly hoà với dòng nhạc Chống chiến tranh đả làm sôi xục ý chí quật cường trong giới trẻ .. nhửng tác phẩm CCT ra đời vào thời ấy, thì đã khẳng định TCS là con người yêu nước có cái nhìn về chính nghĩa thật chính xác thoát ra từ cỏi nhạc
    Ngoài nhửng nhạc phẩm CCT, đi theo còn nhửng bản tình ca với nhửng ca từ phong phú , văn học thời ấy so với nhửng ca từ thì quả là TCS là một cây viết giàu sáng tạo trong văn chương Việt Nam .
    ........ Đại Dương .............

  7. DaiDuong2004

    DaiDuong2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Gia Tài Của Mẹ
    Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu Một trăm năm đô hộ giặc Tây Hai mươi năm nội chiến từng ngày Gia tài của mẹ một bọn lai căng Gia tài của mẹ một lũ bội tình
    Huế - Sài Gòn - Hà Nội (1969)
    Hỡi ba miền vùng lên cách mạng Đã đến lúc nối tấm lòng chung, Tuổi thanh niên Hãy đi bằng những bước tiền phong, Từ Trung Nam Bắc Chờ mong nung đốt, Những bó đuốc réo vui tự do................................................
    Nhạc TCS được thế giới tôn vinh đa phần nhửng ca khúc nhạc Chống chiến tranh
    tôi chỉ trích 2 đoạn ngắn trong các tác phẩm Chống chiến tranh của TCS
    TCS đã cô đọng tất cả thảm cảnh cuộc nội chiến vào trong các tác phẩm CCT, nhờ vậy mà hậu thế mới hiểu được toàn cảnh ghi trong các nhạc phẩm này .
    Tôi đả xem qua rất nhiều tư liệu viết về TCS nhưng cái nhìn mổi người một vẻ về Trịnh và nhạc Trịnh, nhưng tất cả cũng hướng về TCS mà phân tích .
    Tôi khg dựa theo bất cứ một tư liệu nào của ai và tôi củng khg hề quen biết với ông Trịnh , nhờ xem qua tài liệu viết về ông và tôi hay nghe nhạc Trịnh nên TCS đã ăn sâu trong tiềm thức tôi tự lúc nào , tôi nghỉ nhạc Trịnh thì khg thể nào thêm hoặc xoá được, mà lại cả một kho tàng thì tại sao tôi khg tìm đến nhạc để biết về TCS
    Nhửng ca khúc da vàng cùng với giọng hát Khánh Ly .. tại sao thời ấy được lan rộng khắp nơi, đó là điều tôi thắc mắc ? phải chăng nhạc CCT của Trịnh hạp với lòng dân nên vẩn phát triển rộng rải, khg một quyền lực nào có thể dập tắt được tiếng nói của người dân thông qua nhạc Trịnh,
    Và giọng khoẻ mạnh, vang như khánh Ly hoà với dòng nhạc Chống chiến tranh đả làm sôi xục ý chí quật cường trong giới trẻ .. nhửng tác phẩm CCT ra đời vào thời ấy, thì đã khẳng định TCS là con người yêu nước có cái nhìn về chính nghĩa thật chính xác thoát ra từ cỏi nhạc
    Ngoài nhửng nhạc phẩm CCT, đi theo còn nhửng bản tình ca với nhửng ca từ phong phú , văn học thời ấy so với nhửng ca từ thì quả là TCS là một cây viết giàu sáng tạo trong văn chương Việt Nam .
    ........ Đại Dương .............

  8. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    ?oNghê? nhạc Tr ​

    Xem tranh của Phạm Mùi, ngỈời xem cảm nhận 'Ỉợc thế gi>i ngập tràn hình ảnh trong nhạc Tr<nh. Đf có 'Ỉợc mTt sự '"ng 'i?u tuy?t vời ấy, Phạm Mùi 'ã ngụp lặn rất sâu trong tỈ tỈYng của âm nhạc Tr<nh Công SỈn.

    MTt bức tranh của Phạm Mùi vẽ Nhạc sĩ Tr<nh Công SỈn và nhạc sĩ Vfn Cao. ​
    Cho 'ến bây giờ, Phạm Mùi không bao giờ quên kỷ ni?m về lần 'ầu tiên nghe nhạc phẩm của Tr<nh Công SỈn. Đó là vào nfm 1972, trong mTt lần 'i làm nhi?m vụ, anh b< lạc vào . phục kích của '<ch. Do không thuTc '<a hình, Phạm Mùi ng"i ngh? và bất ngờ 'Ỉợc nghe âm thanh yêu mến của cuTc 'ời.
    MTt tiếng trẻ con khóc. R"i mTt giọng hát trầm ấm của mTt phụ nữ khe khẽ vang lên: Trên nhân gian chia lìa/ Lòng 'ầy những oán thù/ Tôi nhỈ chim xa lạ/ Đứng nhìn những ngày qua/ Trong tim tôi bất ngờ/ MTt lời than rất nhỏ... MTt bài hát 'ẹp mà bu"n 'ã 'ánh thức sự m?t mỏi dỈờng nhỈ bắt 'ầu tuy?t vọng trong lòng ngỈời lính bi biết rằng, ngày hôm ấy anh 'ã 'Ỉợc nghe bài hát NhỈ cánh chim Ỉu phiền của nhạc sĩ Trn v>i ngỈời phụ nữ chỈa từng biết mặt, ấy là niềm khát khao hòa bình qua từng lời hát.
    Kf từ 'ó, Phạm Mùi say mê âm nhạc Trâm nhạc của Tr V>i Phạm Mùi, trong những lúc lòng anh sụp '., vì chính những mỏi m?t, 'ày ải của cuTc s'ng, thì âm nhạc của Trp của cuTc 'ời. Nhờ tấm lòng yêu thỈỈng của ngỈời cha, sự giúp 'ỡ của xã hTi, cô gái 'ã trY thành ngỈời lỈỈng thi?n. Tri ngỈời nhạc sĩ mình yêu mến.
    MTt ý nghĩ ráo riết 'ã 'ến v>i Phạm Mùi, từ khi anh bắt gặp âm nhạc Tri bắt 'ầu ?ovẽ những ca khúc? của Tri v>i âm nhạc của ngỈời nhạc sĩ.
    Khi trái tim ngỈời nhạc sĩ yêu mến vĩnh vi.n ngừng 'ập Y con s' 63, Phạm Mùi nung nấu ý nghĩ mY mTt trifn lãm trỈng bày những tác phẩm của anh về Tri 63 bức tranh 'Ỉợc chuyfn từ xỈYng vẽ của mình Y Đà Lạt ra Hà NTi bằng 'Ỉờng bT 'f phục vụ công chúng. Không 'ủ tiền 'f thuê nhà trifn lãm, Phạm Mùi quyết 'i những cái tên không còn xa lạ v>i mọi ngỈời: NhỈ cánh chim Ỉu phiền, Nhìn những mùa thu 'i, Trong vỈờn trfng vừa khép những 'oá mong manh, Bên 'ời hiu quạnh, Hà NTi mùa thu, Ru em từng ngón xuân n"ng, Hát cho dân tôi nghe, Hoa vàng mấy 'T...
    Nhờ những lần gặp gỡ nhạc sĩ, Phạm Mùi 'ã có 'Ỉợc những chia sẻ sâu sắc về m-i ca khúc mà Tri bức NhỈ cánh chim Ỉu phiền. Có lẽ nó gợi lại cho anh kỷ ni?m về lần 'ầu tiên bắt gặp âm nhạc Tr 'ến lời của nhà vfn Hoàng Phủ Ngọc TỈờng, khi viết về Tri, nhỈ 'ạt t>i chân thân của mình, 'f từ 'ây biết khỈ>c từ mọi ảo tỈYng của cuTc 'ời...?[/I]
    Phạm Mùi có mTt ý nghĩ mu'n 'Ỉợc chia sẻ, rằng hàng nfm sẽ tặng mTt s' bức tranh cho các Trung tâm nuôi dạy trẻ m" côi. HTi bảo trợ trẻ em m" côi sẽ nghiên cứu, t. chức bán 'ấu giá các bức tranh 'f lấy tiền nuôi trẻ em nghèo. Chiến tranh cũng chính là mTt cfn nguyên khiến trẻ em phải s'ng trong nghèo khó. Giúp 'ỡ trẻ em nghèo chính là sự n'i dài và phát trifn tỈ tỈYng yêu chuTng Hòa bình, phản ''i chiến tranh của âm nhạc Tr<nh Công SỈn.
    Vũ Quỳnh Trang (NLĐ)

  9. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    ?oNghê? nhạc Tr ​

    Xem tranh của Phạm Mùi, ngỈời xem cảm nhận 'Ỉợc thế gi>i ngập tràn hình ảnh trong nhạc Tr<nh. Đf có 'Ỉợc mTt sự '"ng 'i?u tuy?t vời ấy, Phạm Mùi 'ã ngụp lặn rất sâu trong tỈ tỈYng của âm nhạc Tr<nh Công SỈn.

    MTt bức tranh của Phạm Mùi vẽ Nhạc sĩ Tr<nh Công SỈn và nhạc sĩ Vfn Cao. ​
    Cho 'ến bây giờ, Phạm Mùi không bao giờ quên kỷ ni?m về lần 'ầu tiên nghe nhạc phẩm của Tr<nh Công SỈn. Đó là vào nfm 1972, trong mTt lần 'i làm nhi?m vụ, anh b< lạc vào . phục kích của '<ch. Do không thuTc '<a hình, Phạm Mùi ng"i ngh? và bất ngờ 'Ỉợc nghe âm thanh yêu mến của cuTc 'ời.
    MTt tiếng trẻ con khóc. R"i mTt giọng hát trầm ấm của mTt phụ nữ khe khẽ vang lên: Trên nhân gian chia lìa/ Lòng 'ầy những oán thù/ Tôi nhỈ chim xa lạ/ Đứng nhìn những ngày qua/ Trong tim tôi bất ngờ/ MTt lời than rất nhỏ... MTt bài hát 'ẹp mà bu"n 'ã 'ánh thức sự m?t mỏi dỈờng nhỈ bắt 'ầu tuy?t vọng trong lòng ngỈời lính bi biết rằng, ngày hôm ấy anh 'ã 'Ỉợc nghe bài hát NhỈ cánh chim Ỉu phiền của nhạc sĩ Trn v>i ngỈời phụ nữ chỈa từng biết mặt, ấy là niềm khát khao hòa bình qua từng lời hát.
    Kf từ 'ó, Phạm Mùi say mê âm nhạc Trâm nhạc của Tr V>i Phạm Mùi, trong những lúc lòng anh sụp '., vì chính những mỏi m?t, 'ày ải của cuTc s'ng, thì âm nhạc của Trp của cuTc 'ời. Nhờ tấm lòng yêu thỈỈng của ngỈời cha, sự giúp 'ỡ của xã hTi, cô gái 'ã trY thành ngỈời lỈỈng thi?n. Tri ngỈời nhạc sĩ mình yêu mến.
    MTt ý nghĩ ráo riết 'ã 'ến v>i Phạm Mùi, từ khi anh bắt gặp âm nhạc Tri bắt 'ầu ?ovẽ những ca khúc? của Tri v>i âm nhạc của ngỈời nhạc sĩ.
    Khi trái tim ngỈời nhạc sĩ yêu mến vĩnh vi.n ngừng 'ập Y con s' 63, Phạm Mùi nung nấu ý nghĩ mY mTt trifn lãm trỈng bày những tác phẩm của anh về Tri 63 bức tranh 'Ỉợc chuyfn từ xỈYng vẽ của mình Y Đà Lạt ra Hà NTi bằng 'Ỉờng bT 'f phục vụ công chúng. Không 'ủ tiền 'f thuê nhà trifn lãm, Phạm Mùi quyết 'i những cái tên không còn xa lạ v>i mọi ngỈời: NhỈ cánh chim Ỉu phiền, Nhìn những mùa thu 'i, Trong vỈờn trfng vừa khép những 'oá mong manh, Bên 'ời hiu quạnh, Hà NTi mùa thu, Ru em từng ngón xuân n"ng, Hát cho dân tôi nghe, Hoa vàng mấy 'T...
    Nhờ những lần gặp gỡ nhạc sĩ, Phạm Mùi 'ã có 'Ỉợc những chia sẻ sâu sắc về m-i ca khúc mà Tri bức NhỈ cánh chim Ỉu phiền. Có lẽ nó gợi lại cho anh kỷ ni?m về lần 'ầu tiên bắt gặp âm nhạc Tr 'ến lời của nhà vfn Hoàng Phủ Ngọc TỈờng, khi viết về Tri, nhỈ 'ạt t>i chân thân của mình, 'f từ 'ây biết khỈ>c từ mọi ảo tỈYng của cuTc 'ời...?[/I]
    Phạm Mùi có mTt ý nghĩ mu'n 'Ỉợc chia sẻ, rằng hàng nfm sẽ tặng mTt s' bức tranh cho các Trung tâm nuôi dạy trẻ m" côi. HTi bảo trợ trẻ em m" côi sẽ nghiên cứu, t. chức bán 'ấu giá các bức tranh 'f lấy tiền nuôi trẻ em nghèo. Chiến tranh cũng chính là mTt cfn nguyên khiến trẻ em phải s'ng trong nghèo khó. Giúp 'ỡ trẻ em nghèo chính là sự n'i dài và phát trifn tỈ tỈYng yêu chuTng Hòa bình, phản ''i chiến tranh của âm nhạc Tr<nh Công SỈn.
    Vũ Quỳnh Trang (NLĐ)

  10. khucmuathu

    khucmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn
    Tạ Tỵ
    (tiếp theo)
    Chẳng cứ gì ở những ca khúc viết về chiến tranh và quê hương Trịnh Công Sơn mới có những dằn vặt, xót xa. Nhạc tình của Sơn là sư giao thoa của âm thanh và ngôn ngữ thi ca, cùng nói lên đầy đủ ý nghĩa trên. Tiếng nói của Tình Yêu và tuổi trẻ đối với Trịnh Công Sơn hình như muôn thưở vẫn chỉ là lời dặn dò của ly cách. Những câu ân tình biến thành giọng than vãn thê thiết, với từng âm giai la lả trôi về nẻo trời quạnh hiu nào đó. Sự cuồng nhiệt đam mê cháy bỏng ở đầu môi không thuộc về nét nhạc Trịnh Công Sơn.
    Có lẽ định mệnh đã đưa đường tài năng, nên dù ở chiều suy tư nào, Sơn cũng cố tìm về cho mình những góc cạnh đau thương với những hoài nghi chán chường. Ngôn ngữ đi qua nhạc như nhức mỏi buốt giá, làm tê cóng tâm hồn.
    ....Trời còn làm mưa, mưa rơi, mưa rơi!...Từng phiến băng dài trên tay em xuôi, tuổi buồn em mang đi trong hư vô ngày qua hững hờ!
    Trời còn làm mưa, mưa rơi, mưa rơi. Từng phiến mây hồng em mang trên vai, tuổi buồn như lá, gió mãi cuốn đi quay tận cuối trời!...(Tuổi Đá Buồn)
    Âm thanh lướt đi nghe tha thiết, nghẹn ngào rồi kéo dài trong không gian như con gió đêm thu thổi lùa giữa rừng sâu. Nhạc tình của Trịnh Công Sơn, hay, hay lắm. nó đắm đuối trong khung cảnh hoang sơ mà con người có mặt như những chứng tích lạc loài. Từng chùm hoa dã thảo thả xuống tự trời cao bay bạt ngàn trong không gian bát ngát. Tiếng hát, ôi tiếng hát đã cất lên thăm thẳm mịt mùng như bủa vây nỗi buồn không vượt thoát. Tiếng hát dìu âm thanh đi đến cuối trời tiếc nuối, ở đó, đã chờ sẵn biệt ly. Thời gian mong manh, tuổi đời mong manh, hy vọng mong manh, tất cả những mong manh đó dường như muốn tan ra, muốn xoá nhoà vào hư vô, để cát bụi lại trở về cát bụi. Tâm hồn Trịnh Công Sơn hình như bị quản chặt bởi lớp lớp bi thương, nên dù cho Tình Yêu có đến, hoa đời có ngát hương, chăn chiếu đời có nồng men ân ái thì với Sơn, nó vẫn là ảo tưởng, là đau buồn hơn nguồn vui vì nguồn vui không nằm trong khuôn khổ cuộc sống hôm nay.
    Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
    Dài tay em mấy thuở tóc xanh xao
    Nghe lá thu rơi reo mòn gót nhỏ
    Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu
    Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
    Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
    Trên bước chân em âm thầm lá đổ
    Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa
    (Diễm xưa)
    Ca khúc Diễm Xưa, một ca khúc nổi tiếng chẳng những trong nước mà còn ở quốc tế. Đại hội Dân ca Quốc tế lần đầu tại Nhật Bản vào tháng 11/1970, tiếng hát Khánh Ly đã làm cho hàng vạn con người say mê âm nhạc lắng nghe ngưỡng mộ. Khánh Ly cũng đã trình bày ca khúc này bằng tiếng Nhật tại Expo 70-Osaka, được hoan nghênh nhiệt liệt. Có lẽ, trời bắt giọng ca Thái Thanh thuộc về Phạm Duy, thì tiếng hát Khánh Ly phải dành cho Trịnh Công Sơn. Sự thành công của Trịnh Công Sơn hôm nay, một phần nhờ vào tài trình diễn của Khánh Ly vậy.
    Tiếng hát Khánh Ly có âm hưởng đặc biệt. Nó không cao vút hoặc thanh thoát ở giọng hát bình thường. Nó ẩm đục, vướng nghẹn như niềm vui chợt mất. Nó bâng khuâng như cơn mưa vội đến. Nó tuyệt vọng như cánh chim non bay lạc trong cơn giông tố mịt mù. Nó đam mê giữa hơi thở chán chường. Nó khóc ngất rồi lịm chết trong nguồn đau vô hạn! Tiếng hát hình như có pha rượu và khói thuốc của từng khuya quên ngủ. Nó rót vào hồn người những âm thanh não nùng ngất ngất.
    Tình yêu, tình yêu nào đó, phải chăng để đánh lừa mỗi số phận để ghi dấu trong hồn từng hình ảnh qua đi với nỗi ưu phiền giữa vùng u tối!
    Tình yêu xứ này
    một lần yêu thương một lần bão nổi
    giã từ giã từ
    chiều mưa giông tố
    em ơi em ơi
    sầu thôi xuống đầy
    làm sao em nhớ
    mưa ngoài sông bay
    lời ca anh nhỏ
    nỗi lòng anh đây
    sầu thôi xuống đầy
    (Cuối cùng cho một Tình yêu- thơ Trịnh Cung)

    Đối với Trịnh Công Sơn, chẳng những cuộc đời là không trọn vẹn ngay cả Tình Yêu cũng chỉ là sầu nhớ, mộng mơ! Vì thế, nét nhạc tình của Sơn luôn luôn bải hoải cung bậc, nhung cái bải hoải ở đây không chứa đựng thất bại mà nó chứng minh cái nhìn của Sơn về Tình Yêu không nằm trong uớc lệ bình thường. Nó nằm trong tuyệt đối của cái Đẹp xuyên qua ý nghĩ. Nó là tuổi trẻ tìm bóng mình qua kẻ khác. Từng dòng lệ trôi đi, tung cánh trôi đi, từng ngày tháng trôi đi và tuổi trẻ với cơn đau ấy cũng trôi đi, trôi đi mãi mãi.
    Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay
    Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời
    Tay măng trôi trên vùng tóc dài
    Bao nhiêu cơn mưa vừa tuổi này
    Tuổi nào ngơ ngác tìm tiếng gió heo may
    Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai
    Tuổi nào ghi dấu chân chim qua trời
    Xin cho em tay còn muốt dài
    Xin cho cô đơn vào tuổi này
    Tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài
    (Còn Tuổi Nào Cho Em)

    Nhưng cái tuổi thơ ngây đó đã hết rồi. Mây đã vây quanh giọt sầu và bàn tay che giấu lệ nhoà vì khóc ngàn thu, tháng năm van nài cho nguôi mong chờ cũng không một lần trả lại. Nhạc tình Trịnh Công Sơn đều đi chung khuôn thức. Ở đấy buồn thương pha trộn, cuối cùng là bâng khuâng, tưởng tiếc trong âm thanh ngất ngây. Tiếng ru của người mẹ, hay tiếng ru dành cho cuộc tình với ngôn ngữ mặn nồng qua dòn tóc, qua phiến môi mềm, trên bàn tay gầy, trên mùa lá xanh, rồi tiếng mưa sẽ ru em ngủ với mộng mị còn đó, nhưng dáng em vẫn trôi dài và tiến ru này ngàn năm vẫn không phai giận hờn định mệnh.
    Có lẽ Trịnh Công Sơn bị ám ảnh quá nhiều về cuộc chiến, nên ngay trong Tình Yêu vẫn thấy thấp thoáng nỗi lo sợ nào ẩn nấp giữa chiều sâu tiềm thức, và Tình yêu chẳng phải những lời hò hẹn ngay tình, nó được hình dung qua nỗi buồn và nước mắt.
    Trịnh Công Sơn không tin vào cuộc đời có mặt và sự đoán biết nào đó, chỉ là những bóng mây bay lang thang trên trời cao chờ điều kiện vật lý vừa đủ, biến chất thành mưa....
    Tôi ru em ngủ một sớm mùa xuân
    em hôn một nụ hồng
    hỏi thăm về giọt nắng
    Tôi ru em ngủ hạ cũng vừa sang
    em hôn lên tay mình
    Để chua xót tình trần
    (Tôi Ru Em Ngủ)

    Mình hôn lên tay mình, một hình ảnh vừa đẹp vừa mỉa mai, có nghĩa là cô đơn vẫn còn đó, tình yêu chỉ là đắng cay. Bởi vậy, dù cuộc tình có lên cao vút cũng mỏi cánh xa lìa bầy, rời bỏ đường bay. Cơn buồn phiền của Tình yêu trong nhạc Trịnh Công Sơn nó kéo dài theo năm tháng. Nó là trái chín trên cây rụng rời, nó như dòng nước cuốn, nó như chiếc lá lìa cành và mong manh như nắng, như hồn mình vá khâu...
    Tình yêu như vết cháy trên day thịt người
    Tình xa như trời, tình gần như khói mây
    tình trầm như bóng cây, tình reo vui như nắng
    Tình buồn làm cơn say
    ...
    Tình yêu như cơn bão, đi qua địa cầu
    Tình thắp cơn sầu, tình dìu qua hố sâu
    Tình vời lên núi cao, rồi trong cơn yếu dấu
    Tình đẩy tình xa nhau...
    (Tình Sầu)

    .....
    (còn nữa)
    Tháng giêng mây trắng lắm
    Mùa xuân hay mùa xưa...

Chia sẻ trang này