1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khucmuathu

    khucmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn
    Tạ Tỵ
    (tiếp theo)
    Chẳng cứ gì ở những ca khúc viết về chiến tranh và quê hương Trịnh Công Sơn mới có những dằn vặt, xót xa. Nhạc tình của Sơn là sư giao thoa của âm thanh và ngôn ngữ thi ca, cùng nói lên đầy đủ ý nghĩa trên. Tiếng nói của Tình Yêu và tuổi trẻ đối với Trịnh Công Sơn hình như muôn thưở vẫn chỉ là lời dặn dò của ly cách. Những câu ân tình biến thành giọng than vãn thê thiết, với từng âm giai la lả trôi về nẻo trời quạnh hiu nào đó. Sự cuồng nhiệt đam mê cháy bỏng ở đầu môi không thuộc về nét nhạc Trịnh Công Sơn.
    Có lẽ định mệnh đã đưa đường tài năng, nên dù ở chiều suy tư nào, Sơn cũng cố tìm về cho mình những góc cạnh đau thương với những hoài nghi chán chường. Ngôn ngữ đi qua nhạc như nhức mỏi buốt giá, làm tê cóng tâm hồn.
    ....Trời còn làm mưa, mưa rơi, mưa rơi!...Từng phiến băng dài trên tay em xuôi, tuổi buồn em mang đi trong hư vô ngày qua hững hờ!
    Trời còn làm mưa, mưa rơi, mưa rơi. Từng phiến mây hồng em mang trên vai, tuổi buồn như lá, gió mãi cuốn đi quay tận cuối trời!...(Tuổi Đá Buồn)
    Âm thanh lướt đi nghe tha thiết, nghẹn ngào rồi kéo dài trong không gian như con gió đêm thu thổi lùa giữa rừng sâu. Nhạc tình của Trịnh Công Sơn, hay, hay lắm. nó đắm đuối trong khung cảnh hoang sơ mà con người có mặt như những chứng tích lạc loài. Từng chùm hoa dã thảo thả xuống tự trời cao bay bạt ngàn trong không gian bát ngát. Tiếng hát, ôi tiếng hát đã cất lên thăm thẳm mịt mùng như bủa vây nỗi buồn không vượt thoát. Tiếng hát dìu âm thanh đi đến cuối trời tiếc nuối, ở đó, đã chờ sẵn biệt ly. Thời gian mong manh, tuổi đời mong manh, hy vọng mong manh, tất cả những mong manh đó dường như muốn tan ra, muốn xoá nhoà vào hư vô, để cát bụi lại trở về cát bụi. Tâm hồn Trịnh Công Sơn hình như bị quản chặt bởi lớp lớp bi thương, nên dù cho Tình Yêu có đến, hoa đời có ngát hương, chăn chiếu đời có nồng men ân ái thì với Sơn, nó vẫn là ảo tưởng, là đau buồn hơn nguồn vui vì nguồn vui không nằm trong khuôn khổ cuộc sống hôm nay.
    Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
    Dài tay em mấy thuở tóc xanh xao
    Nghe lá thu rơi reo mòn gót nhỏ
    Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu
    Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
    Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
    Trên bước chân em âm thầm lá đổ
    Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa
    (Diễm xưa)
    Ca khúc Diễm Xưa, một ca khúc nổi tiếng chẳng những trong nước mà còn ở quốc tế. Đại hội Dân ca Quốc tế lần đầu tại Nhật Bản vào tháng 11/1970, tiếng hát Khánh Ly đã làm cho hàng vạn con người say mê âm nhạc lắng nghe ngưỡng mộ. Khánh Ly cũng đã trình bày ca khúc này bằng tiếng Nhật tại Expo 70-Osaka, được hoan nghênh nhiệt liệt. Có lẽ, trời bắt giọng ca Thái Thanh thuộc về Phạm Duy, thì tiếng hát Khánh Ly phải dành cho Trịnh Công Sơn. Sự thành công của Trịnh Công Sơn hôm nay, một phần nhờ vào tài trình diễn của Khánh Ly vậy.
    Tiếng hát Khánh Ly có âm hưởng đặc biệt. Nó không cao vút hoặc thanh thoát ở giọng hát bình thường. Nó ẩm đục, vướng nghẹn như niềm vui chợt mất. Nó bâng khuâng như cơn mưa vội đến. Nó tuyệt vọng như cánh chim non bay lạc trong cơn giông tố mịt mù. Nó đam mê giữa hơi thở chán chường. Nó khóc ngất rồi lịm chết trong nguồn đau vô hạn! Tiếng hát hình như có pha rượu và khói thuốc của từng khuya quên ngủ. Nó rót vào hồn người những âm thanh não nùng ngất ngất.
    Tình yêu, tình yêu nào đó, phải chăng để đánh lừa mỗi số phận để ghi dấu trong hồn từng hình ảnh qua đi với nỗi ưu phiền giữa vùng u tối!
    Tình yêu xứ này
    một lần yêu thương một lần bão nổi
    giã từ giã từ
    chiều mưa giông tố
    em ơi em ơi
    sầu thôi xuống đầy
    làm sao em nhớ
    mưa ngoài sông bay
    lời ca anh nhỏ
    nỗi lòng anh đây
    sầu thôi xuống đầy
    (Cuối cùng cho một Tình yêu- thơ Trịnh Cung)

    Đối với Trịnh Công Sơn, chẳng những cuộc đời là không trọn vẹn ngay cả Tình Yêu cũng chỉ là sầu nhớ, mộng mơ! Vì thế, nét nhạc tình của Sơn luôn luôn bải hoải cung bậc, nhung cái bải hoải ở đây không chứa đựng thất bại mà nó chứng minh cái nhìn của Sơn về Tình Yêu không nằm trong uớc lệ bình thường. Nó nằm trong tuyệt đối của cái Đẹp xuyên qua ý nghĩ. Nó là tuổi trẻ tìm bóng mình qua kẻ khác. Từng dòng lệ trôi đi, tung cánh trôi đi, từng ngày tháng trôi đi và tuổi trẻ với cơn đau ấy cũng trôi đi, trôi đi mãi mãi.
    Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay
    Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời
    Tay măng trôi trên vùng tóc dài
    Bao nhiêu cơn mưa vừa tuổi này
    Tuổi nào ngơ ngác tìm tiếng gió heo may
    Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai
    Tuổi nào ghi dấu chân chim qua trời
    Xin cho em tay còn muốt dài
    Xin cho cô đơn vào tuổi này
    Tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài
    (Còn Tuổi Nào Cho Em)

    Nhưng cái tuổi thơ ngây đó đã hết rồi. Mây đã vây quanh giọt sầu và bàn tay che giấu lệ nhoà vì khóc ngàn thu, tháng năm van nài cho nguôi mong chờ cũng không một lần trả lại. Nhạc tình Trịnh Công Sơn đều đi chung khuôn thức. Ở đấy buồn thương pha trộn, cuối cùng là bâng khuâng, tưởng tiếc trong âm thanh ngất ngây. Tiếng ru của người mẹ, hay tiếng ru dành cho cuộc tình với ngôn ngữ mặn nồng qua dòn tóc, qua phiến môi mềm, trên bàn tay gầy, trên mùa lá xanh, rồi tiếng mưa sẽ ru em ngủ với mộng mị còn đó, nhưng dáng em vẫn trôi dài và tiến ru này ngàn năm vẫn không phai giận hờn định mệnh.
    Có lẽ Trịnh Công Sơn bị ám ảnh quá nhiều về cuộc chiến, nên ngay trong Tình Yêu vẫn thấy thấp thoáng nỗi lo sợ nào ẩn nấp giữa chiều sâu tiềm thức, và Tình yêu chẳng phải những lời hò hẹn ngay tình, nó được hình dung qua nỗi buồn và nước mắt.
    Trịnh Công Sơn không tin vào cuộc đời có mặt và sự đoán biết nào đó, chỉ là những bóng mây bay lang thang trên trời cao chờ điều kiện vật lý vừa đủ, biến chất thành mưa....
    Tôi ru em ngủ một sớm mùa xuân
    em hôn một nụ hồng
    hỏi thăm về giọt nắng
    Tôi ru em ngủ hạ cũng vừa sang
    em hôn lên tay mình
    Để chua xót tình trần
    (Tôi Ru Em Ngủ)

    Mình hôn lên tay mình, một hình ảnh vừa đẹp vừa mỉa mai, có nghĩa là cô đơn vẫn còn đó, tình yêu chỉ là đắng cay. Bởi vậy, dù cuộc tình có lên cao vút cũng mỏi cánh xa lìa bầy, rời bỏ đường bay. Cơn buồn phiền của Tình yêu trong nhạc Trịnh Công Sơn nó kéo dài theo năm tháng. Nó là trái chín trên cây rụng rời, nó như dòng nước cuốn, nó như chiếc lá lìa cành và mong manh như nắng, như hồn mình vá khâu...
    Tình yêu như vết cháy trên day thịt người
    Tình xa như trời, tình gần như khói mây
    tình trầm như bóng cây, tình reo vui như nắng
    Tình buồn làm cơn say
    ...
    Tình yêu như cơn bão, đi qua địa cầu
    Tình thắp cơn sầu, tình dìu qua hố sâu
    Tình vời lên núi cao, rồi trong cơn yếu dấu
    Tình đẩy tình xa nhau...
    (Tình Sầu)

    .....
    (còn nữa)
    Tháng giêng mây trắng lắm
    Mùa xuân hay mùa xưa...

  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    PHONG TRÀO DA VÀNG CA
    Lê Trương
    Vào năm 1966, cuộc chiến Việt Nam trở nên dữ dội hơn. Bom đạn trút xuống quê hương càng ngày càng nhiều, lính ngoại quốc đổ bộ lên đất nước càng ngày càng đông. Những phong trào tranh đấu ở các đô thị bị đàn áp tơi bời. Biến cố miền Trung được mang tên là ?omột cuộc nội chiến trong một cuộc nội chiến?: Máy bay, xe thiết giáp, lính thiện chiến của chính quyền trung ương Sài gòn tấn công các thành phố Huế, Đà nẵng.
    Giữa lúc đó, cũng chính từ miền Trung, có một chàng lãng tử gầy ốm với vầng trán rộng và nụ cười héo hắt đã mang vào Nam hai bài ca nghe rất buồn thảm: bài Người già em bé và bài Ca dao mẹ. Một đám người tới với chàng, họ ngồi dưới đất, trong bóng tối và hát tuyệt vọng như những người nô lệ da đen đêm đêm ngồi than khóc phận mình. Từ đó, tiếng hát lan ra khắp các đô thị, tới đâu nó cũng đi sâu vào lòng người, làm rung lên như một dây đàn từ lâu chờ người gãy. Phong trào càng ngày càng dâng lên cao, nhất là sau biến cố Mậu Thân để rồi không có một sức mạnh nào ngăn cản nổi nữa. Chúng tôi gọi đó là phong trào DA VÀNG CA.
    Năm 1966, cuộc chiến Việt Nam lại được mang thêm một tên mới: Chiến tranh diệt chủng. Tất cả khả năng cơ khí của nền văn minh Tây phương đều được tận dụng vào cuộc giết người rất khủng khiếp này. Nông dân Việt Nam đã chịu đựng cảnh bom đạn trong nhiều năm nay, càng ngày sức tàn phá của chiến tranh lại càng gia tăng.
    TCS đã mô tả sự bi đát hãi hùng của thân phận da vàng Việt Nam trong những lời ca sau:

    Từng chuyến bay đêm, con thơ giật mình,Hầm trú tan hoang, ôi da thịt vàng ?Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng,Cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn.          (Đại bác ru đêm)
    Đó là thân phận của nông dân Việt Nam. Nay các đô thị cũng nhiều phen chìm trong khói lửa. Người dân thành phố không những đêm đêm nghe tiếng bom dội về làm rung chuyển cả thành phố mà còn sống trong cảnh tàn phá hủy hoại của bom đạn. Chết chóc đã xuất hiện đầy rẫy trong những đường phố:

    Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng,Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co.Xác người nằm bên nhau, treo trên gầm cầu,Trong góc nhà đổ nát, dưới những hàng thông sâu.Xác người còn xương khô, trong khắp bụi mờ,Sau những đường phố vắng, trên góc đường mấp mô.          (Bài ca dành cho những xác người)
    Trước những biến cố mới đó, quần chúng đô thị bắt đầu hiểu một cách thấm thía cuộc chiến tranh đã kéo dài từ bao lâu nay. Nông thôn cũng như thành thị giờ đây không có một tất đất nào trên quê hương thân yêu này được coi là an toàn. Chiến tranh toàn diện, chiến tranh giành thắng lợi, cho dù thắng lợi là làng mạc hay thành phố biến thành đống tro tàn gạch vụn, trên đó những người được nhân danh cho cuộc chiến này nằm chết ngổn ngang. Cái hình ảnh:

    Người già co ro, em bé lõa lồ,Từng hạt cơm khô, trong miếng hững hờ,Từng bàn tay khô lấp kín môi cười,Từng cuộn dây gai xé nát da người,Cửa nhà Việt Nam, cháy đỏ cuối thôn ?          (Người già, em bé http://dactrung.net/nhac/noidung.aspx?BaiID=bu1OYMF7hkQxsP7rf97pyQ%3d%3d)
    giờ đây cũng chính là hình ảnh của quần chúng đô thị. Nó không còn là một câu chuyện của một chàng lãng tử ngang qua thành phố kể cho họ nghe trong những cảm giác đau nhức, thú vị. Đó là sự thật. Giờ đây họ thật sự sống trong chiến tranh, cho nên những lời ca đó chính là những lời ca nói về họ. Họ bắt đầu tham dự cuộc chiến tranh. Do đó, sinh hoạt văn nghệ cũng thể hiện rõ ràng cái tâm trạng của họ.
    Quần chúng trí thức đô thị càng ngày càng thích nghe Ca khúc da vàng, Tình ca Trịnh Công Sơn. Và chỉ trong một thời gian ngắn, loại nhạc này đã trở thành những rung cảm chung của quần chúng đô thị, tạo nên một phong trào văn nghệ rất đặc biệt :
    1. Đặc tính thứ nhất của phong trào này là phủ nhận cảnh nồi da xáo thịt.
    Giữa lúc những người Việt đang tham dự một cuộc chém giết nhau, gán cho nhau là tay sai của đế quốc này hay đế quốc nọ, thì chính trong thâm tâm họ, họ luôn luôn muốn phủ nhận cái cảnh nồi da xáo thịt đó. Họ đã từ bỏ con người của họ để mang những nhản hiệu cho mình, cho người anh em của mình để đánh nhau trên khắp các chiến trường. Thế nhưng, khi họ quên hết những nhản hiệu đó, khi họ xóa bỏ những chiếc mặt nạ mang cho nhau thì họ lại thấy gần gũi nhau, yêu thương nhau :

    Tôi có người yêu chết trận Plei-me,Tôi có người yêu ở chiến khu D,Chết trận Đồng Xoài, chết ngoài Hà nội,Chết vội vàng dọc theo biên giới ?          (Tình ca người mất trí)
    Họ thấy những người chết trong cuộc chiến tranh khủng khiếp này là những người yêu, những người anh em của họ, cho dù những người này ở Plei-me, ở chiến khu D, ở ngoài Hà nội, ở Chu Prong, A Shau, hay bất cứ nơi nào trên giải đất Việt Nam thân yêu này. Tất cả là anh em cùng một màu da, đã cùng nhau trong hành trình vĩ đại của giống nòi từ miền Triết Giang đổ về để hình thành dân tộc Việt Nam. Tất cả là người yêu của họ. Yêu nhau là chấp nhận những đắng cay, ngọt bùi của nhau như câu ca dao : ?~?~Gừng cay muối mặn, xin đừng bỏ nhau?T?T. Không những tôi nhìn nhận anh là người anh em, mà tôi còn coi anh là người yêu, là gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau, là ?~?~gần nhau trong tiếng nói da vàng?T?T.
    Vậy thì tại sao lại có cảnh nội chiến ? Đây là lời tố cáo :

    Hai mươi năm nội chiến từng giờ,Gia tài của mẹ, một bọn lai căng,Gia tài của mẹ, một lũ bội tình ?          (Gia tài của mẹ http://dactrung.net/nhac/noidung.aspx?BaiID=bhtqotBhOZlbeRshiMsS5Q%3d%3d)
    Sự xuất hiện của hai chữ lai căng trong văn nghệ mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Lai căng tức là từ bỏ con ngườI văn hóa dân tộc của mình để biến thành một người khác. Đó là trường hợp của những người nô lệ muốn thoát khỏi cảnh tình nô lệ của mình bằng cách chối bỏ khinh rẻ con người của chính mình và muốn trở thành như chủ nhân ông ngoại bang, cùng với nó cai trị những người nô lệ khác. Bọn lai căng đó trở thành một lũ bội tình dân tộc, vì luôn luôn đứng sát với ngoại bang để bóc lột, giết hại đồng bào của họ. Dĩ nhiên, bọn người này không còn là người Việt nữa, nhưng họ vẫn còn da vàng, mũi tẹt. Do đó ngoại bang mới tạo được cái ảo tưởng nội chiến, một ảo tưởng nằm trong chiêu bài của họ để che mất chế độ thực dân, nô lệ. Người Việt đã cảm thấy điều đó, cho nên dù đang ở trong cái thế chống đối nhau, tự trong thâm tâm của họ, họ vẫn thấy yêu nhau, gần nhau:

    Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam,Ngày gió lớn, tôi đi môi gọi thầm,Gọi tên anh, tên Việt Nam,Gần nhau trong tiếng nói da vàng.          (Tình ca người mất trí)
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    PHONG TRÀO DA VÀNG CA
    Lê Trương
    Vào năm 1966, cuộc chiến Việt Nam trở nên dữ dội hơn. Bom đạn trút xuống quê hương càng ngày càng nhiều, lính ngoại quốc đổ bộ lên đất nước càng ngày càng đông. Những phong trào tranh đấu ở các đô thị bị đàn áp tơi bời. Biến cố miền Trung được mang tên là ?omột cuộc nội chiến trong một cuộc nội chiến?: Máy bay, xe thiết giáp, lính thiện chiến của chính quyền trung ương Sài gòn tấn công các thành phố Huế, Đà nẵng.
    Giữa lúc đó, cũng chính từ miền Trung, có một chàng lãng tử gầy ốm với vầng trán rộng và nụ cười héo hắt đã mang vào Nam hai bài ca nghe rất buồn thảm: bài Người già em bé và bài Ca dao mẹ. Một đám người tới với chàng, họ ngồi dưới đất, trong bóng tối và hát tuyệt vọng như những người nô lệ da đen đêm đêm ngồi than khóc phận mình. Từ đó, tiếng hát lan ra khắp các đô thị, tới đâu nó cũng đi sâu vào lòng người, làm rung lên như một dây đàn từ lâu chờ người gãy. Phong trào càng ngày càng dâng lên cao, nhất là sau biến cố Mậu Thân để rồi không có một sức mạnh nào ngăn cản nổi nữa. Chúng tôi gọi đó là phong trào DA VÀNG CA.
    Năm 1966, cuộc chiến Việt Nam lại được mang thêm một tên mới: Chiến tranh diệt chủng. Tất cả khả năng cơ khí của nền văn minh Tây phương đều được tận dụng vào cuộc giết người rất khủng khiếp này. Nông dân Việt Nam đã chịu đựng cảnh bom đạn trong nhiều năm nay, càng ngày sức tàn phá của chiến tranh lại càng gia tăng.
    TCS đã mô tả sự bi đát hãi hùng của thân phận da vàng Việt Nam trong những lời ca sau:

    Từng chuyến bay đêm, con thơ giật mình,Hầm trú tan hoang, ôi da thịt vàng ?Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng,Cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn.          (Đại bác ru đêm)
    Đó là thân phận của nông dân Việt Nam. Nay các đô thị cũng nhiều phen chìm trong khói lửa. Người dân thành phố không những đêm đêm nghe tiếng bom dội về làm rung chuyển cả thành phố mà còn sống trong cảnh tàn phá hủy hoại của bom đạn. Chết chóc đã xuất hiện đầy rẫy trong những đường phố:

    Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng,Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co.Xác người nằm bên nhau, treo trên gầm cầu,Trong góc nhà đổ nát, dưới những hàng thông sâu.Xác người còn xương khô, trong khắp bụi mờ,Sau những đường phố vắng, trên góc đường mấp mô.          (Bài ca dành cho những xác người)
    Trước những biến cố mới đó, quần chúng đô thị bắt đầu hiểu một cách thấm thía cuộc chiến tranh đã kéo dài từ bao lâu nay. Nông thôn cũng như thành thị giờ đây không có một tất đất nào trên quê hương thân yêu này được coi là an toàn. Chiến tranh toàn diện, chiến tranh giành thắng lợi, cho dù thắng lợi là làng mạc hay thành phố biến thành đống tro tàn gạch vụn, trên đó những người được nhân danh cho cuộc chiến này nằm chết ngổn ngang. Cái hình ảnh:

    Người già co ro, em bé lõa lồ,Từng hạt cơm khô, trong miếng hững hờ,Từng bàn tay khô lấp kín môi cười,Từng cuộn dây gai xé nát da người,Cửa nhà Việt Nam, cháy đỏ cuối thôn ?          (Người già, em bé http://dactrung.net/nhac/noidung.aspx?BaiID=bu1OYMF7hkQxsP7rf97pyQ%3d%3d)
    giờ đây cũng chính là hình ảnh của quần chúng đô thị. Nó không còn là một câu chuyện của một chàng lãng tử ngang qua thành phố kể cho họ nghe trong những cảm giác đau nhức, thú vị. Đó là sự thật. Giờ đây họ thật sự sống trong chiến tranh, cho nên những lời ca đó chính là những lời ca nói về họ. Họ bắt đầu tham dự cuộc chiến tranh. Do đó, sinh hoạt văn nghệ cũng thể hiện rõ ràng cái tâm trạng của họ.
    Quần chúng trí thức đô thị càng ngày càng thích nghe Ca khúc da vàng, Tình ca Trịnh Công Sơn. Và chỉ trong một thời gian ngắn, loại nhạc này đã trở thành những rung cảm chung của quần chúng đô thị, tạo nên một phong trào văn nghệ rất đặc biệt :
    1. Đặc tính thứ nhất của phong trào này là phủ nhận cảnh nồi da xáo thịt.
    Giữa lúc những người Việt đang tham dự một cuộc chém giết nhau, gán cho nhau là tay sai của đế quốc này hay đế quốc nọ, thì chính trong thâm tâm họ, họ luôn luôn muốn phủ nhận cái cảnh nồi da xáo thịt đó. Họ đã từ bỏ con người của họ để mang những nhản hiệu cho mình, cho người anh em của mình để đánh nhau trên khắp các chiến trường. Thế nhưng, khi họ quên hết những nhản hiệu đó, khi họ xóa bỏ những chiếc mặt nạ mang cho nhau thì họ lại thấy gần gũi nhau, yêu thương nhau :

    Tôi có người yêu chết trận Plei-me,Tôi có người yêu ở chiến khu D,Chết trận Đồng Xoài, chết ngoài Hà nội,Chết vội vàng dọc theo biên giới ?          (Tình ca người mất trí)
    Họ thấy những người chết trong cuộc chiến tranh khủng khiếp này là những người yêu, những người anh em của họ, cho dù những người này ở Plei-me, ở chiến khu D, ở ngoài Hà nội, ở Chu Prong, A Shau, hay bất cứ nơi nào trên giải đất Việt Nam thân yêu này. Tất cả là anh em cùng một màu da, đã cùng nhau trong hành trình vĩ đại của giống nòi từ miền Triết Giang đổ về để hình thành dân tộc Việt Nam. Tất cả là người yêu của họ. Yêu nhau là chấp nhận những đắng cay, ngọt bùi của nhau như câu ca dao : ?~?~Gừng cay muối mặn, xin đừng bỏ nhau?T?T. Không những tôi nhìn nhận anh là người anh em, mà tôi còn coi anh là người yêu, là gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau, là ?~?~gần nhau trong tiếng nói da vàng?T?T.
    Vậy thì tại sao lại có cảnh nội chiến ? Đây là lời tố cáo :

    Hai mươi năm nội chiến từng giờ,Gia tài của mẹ, một bọn lai căng,Gia tài của mẹ, một lũ bội tình ?          (Gia tài của mẹ http://dactrung.net/nhac/noidung.aspx?BaiID=bhtqotBhOZlbeRshiMsS5Q%3d%3d)
    Sự xuất hiện của hai chữ lai căng trong văn nghệ mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Lai căng tức là từ bỏ con ngườI văn hóa dân tộc của mình để biến thành một người khác. Đó là trường hợp của những người nô lệ muốn thoát khỏi cảnh tình nô lệ của mình bằng cách chối bỏ khinh rẻ con người của chính mình và muốn trở thành như chủ nhân ông ngoại bang, cùng với nó cai trị những người nô lệ khác. Bọn lai căng đó trở thành một lũ bội tình dân tộc, vì luôn luôn đứng sát với ngoại bang để bóc lột, giết hại đồng bào của họ. Dĩ nhiên, bọn người này không còn là người Việt nữa, nhưng họ vẫn còn da vàng, mũi tẹt. Do đó ngoại bang mới tạo được cái ảo tưởng nội chiến, một ảo tưởng nằm trong chiêu bài của họ để che mất chế độ thực dân, nô lệ. Người Việt đã cảm thấy điều đó, cho nên dù đang ở trong cái thế chống đối nhau, tự trong thâm tâm của họ, họ vẫn thấy yêu nhau, gần nhau:

    Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam,Ngày gió lớn, tôi đi môi gọi thầm,Gọi tên anh, tên Việt Nam,Gần nhau trong tiếng nói da vàng.          (Tình ca người mất trí)
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    2. Đặc tính thứ hai của phong trào là nói lên tâm trạng nạn nhân của một cuộc chiến.
    Cái bi thảm nhất là ở chỗ : tay của người Việt ít nhiều đều vấy máu anh em mình, người yêu của mình. Tự trong thâm tâm họ là anh em, là người yêu của nhau, nhưng trên thực tế họ chém giết nhau, nhìn nhau xa lạ. Rồi khi kẻ xa lạ đó nằm xuống, bổng nhiên nó không còn xa lạ nữa, mà chính là những người yêu. Những người yêu đó đã:

    Bỏ xác trôi sông,Chết ngoài ruộng đồng,Chết rừng mịt mùng,Chết lạnh lùng,Mình cháy như than.Chết cong keo,Chết vào lòng đèo,Chết cạnh gầm cầu,Chết nghẹn ngào,Mình không manh áo.          (Tình ca người mất trí)
    Trong cuộc chiến tranh này, không ai ca khúc khải hoàn, không ai nằm chết trong vinh quang. Những người yêu đó đã:

    Chết thật tình cờ,Chết chẳng hẹn hò,Chết không hận thù,Nằm chết như mơ.
    Vậy thì đây là cái chết do một trận địa chấn, một cơn hồng thủy. Một cái chết không nằm trong dự tính của họ. Họ bị một thứ gông cùm xiềng xích vô hình xô đẩy họ vào mâu thuẫn, hận thù, nhưng tận trong thâm sâu của tâm hồn họ, họ không thấy sự mâu thuẫn, hận thù mà chỉ thấy một màu da thơm mùa lúa chín, thấy yêu nhau, thấy gần nhau trong tiếng nói Việt Nam. Như vậy thì quả dân tộc ta đang gặp một cơn đại nạn. Và triệu người đã chết bất đắt kỳ tử, chỉ là nạn nhân của một cuộc chiến tranh phát xuất từ đâu tới, chớ không phải từ trong lòng anh em Việt Nam.
    3. Đặc tính thứ ba của phong trào là nói lên tâm trạng nô lệ da vàng.
    Quê hương bây giờ không còn là quê hương thần thoại nữa mà chỉ là một ngục tù trong đó người Việt da vàng sống như những kẻ bị lưu đày. Họ không còn chủ quyền trong tay, sinh mạng hoàn toàn không được bảo đảm, giá trị làm người bị phủ nhận. Thân phận của họ không khác gì thân phận của những người nô lệ, sống không ra người, mà chết cũng không ra cái chết của một con người. Từ hoàn cảnh bi đát này xuất hiện những tiếng hát mang âm điệu nô lệ da đen, khóc than, kể lể niềm thống khổ, tủi nhục của những người da vàng trong cuộc chiến tranh tàn bạo này.
    Những bài ca nổi tiếng như Tình ca người mất trí, Ca dao mẹ, Đi tìm quê hương là những bài ca rất buồn thảm, âm hưởng nhạc da đen. Bài ca bắt đầu bằng điệu Blues dìu dặt, rỉ rít, thở than, kể lể như tiếng khóc của một người đàn bà trong góc phòng tối, rồi bỗng dưng nhạc vút lên cao, nức nở, gào thét thảm thiết. Những gì trong tâm hồn họ bị nổ ra vì quá đau khổ, u uất, vì không thể đè nén lại được nữa. Những ước mơ từ lâu họ không được quyền nói tới, phải được chôn sâu vào trong lòng, nay bỗng nổ tung trong tiếng hát của người mất trí.
    Tất cả những Ca khúc Da Vàng được người ta nghe trong bóng tối, như những lời kinh, những lời vô cùng thảm thiết của những linh hồn bị đày đọa không nơi yên nghỉ, bị một thứ gôm cùm xiềng xích vô hình không cho phép họ sống như những con người. Bây giờ quê hương không còn là quê hương thần thoại nữa mà chỉ là một chốn lưu đày, một ngục tù trong đó người Việt chỉ là loài ma phải chịu cảnh lang thang, đói rét và sự hủy hoại của chiến tranh:

    Người già co ro, em bé lõa lồ,Từng hạt cơm khô trong miếng hững hờ,Ruộng đồng quê hương dấu vết bom qua.Từng bàn tay khô lấp kín môi cười,Từng cuộn dây gai xé nát da người,Đạn về đêm đêm đốt cháy tương lai ?          (Người già, em bé)
    Họ sống trong quê hương nhưng luôn mang tâm trạng của kẻ bị lưu đày, ray rức nhớ quê hương:

    Một ngục tù nuôi da vàngNgười Việt nằm nhớ nước non.
    Người nô lệ da vàng cũng khổ hơn người nô lệ da đen ở chỗ họ mất quê hương chứ không xa quê hương. Người nô lệ da đen nhớ quê hương vì xa quê hương, một quê hương còn nguyên vẹn trong tâm tư với những cánh rừng thiêng liêng huyền diệu. Trong khi đó, người nô lệ da vàng không những nhớ quê hương mà còn thấy quê hương mình trong hình ảnh: Ruộng đồng trơ đất đỏ, Đàn bò không luống cỏ.
    Người Việt thấy mình không phải là nô lệ nhưng lại phải sống như những cuộc sống của người nô lệ, bị đánh giá như một người nô lệ. Họ có cả ruộng vườn để tự nuôi sống, nhưng bom đạn, chất độc hóa học làm cho: ruộng đồng trơ đất đỏ. Họ có một mái nhà, cho dù là một mái nhà tranh, nhưng: hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng, cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn. Họ có bàn tay khối óc để dệt nên tấm vải nâu đen, trồng nên cây lúa cho dù phải thêm sắn thêm khoai, nhưng nay đành bó tay : ngồi xin áo xin cơm. Họ có bốn nghìn năm lập quốc, hình thành dân tộc bất khả phân ly, nhưng nay tưởng chừng như là: ôi đất nước u mê ngàn năm. Anh em lại rơi vào cảnh nồi da xáo thịt. Một thứ gông cùm xiềng xích nào đây đã trói buộc đôi chân họ lại. Họ không còn tự do, không còn độc lập, bắt họ thành nô lệ da vàng.
    Tới đây một câu hỏi được đặt ra, là tại sao họ dùng những tiếng nô lệ da vàng và tại sao họ lại hát bằng âm thanh nô lệ da đen ? Phải chăng họ cảm thấy thân phận của họ giống như thân phận người da đen trong thế kỷ này ? Người da đen bị đày xa quê hương, bị mua bán như những đồ vật, bị bắt làm nô lệ, bị bóc lột tận xương tủy, bị coi như không phải là người nữa, bị tất cả mọi tai họa do ngườI da trắng gây nên kể từ khi có những chiếc thuyền vượt biển. Sản phẩm của nền văn minh da trắng là chế độ nô lệ, chế độ thực dân, chế độ thực dân mớI, chế độ đế quốc, là ba mươi triệu người da đen hiện diện trên nước Mỹ, là máu, nước mắt trong rừng núi Phi châu, là chiến tranh Việt Nam trong suốt trăm năm nay. Chữ nô lệ da vàng khiến ta liên tưởng đến chữ nô lệ da đen, rồi chữ nô lệ da đen lại đeo đẳng vào chữ da trắng và sự tàn bạo, vô nhân đạo của nền văn minh vật chất Tây phương. Phải chăng hoàn cảnh da vàng Việt Nam hôm nay cũng là hoàn cảnh da đen Mỹ-Phi ? Cho nên đã có nhiều người quá buồn cho phận nước và bật khóc bằng điệu Blues đen vô cùng ảo não qua những ?oCa khúc Da Vàng?.
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    2. Đặc tính thứ hai của phong trào là nói lên tâm trạng nạn nhân của một cuộc chiến.
    Cái bi thảm nhất là ở chỗ : tay của người Việt ít nhiều đều vấy máu anh em mình, người yêu của mình. Tự trong thâm tâm họ là anh em, là người yêu của nhau, nhưng trên thực tế họ chém giết nhau, nhìn nhau xa lạ. Rồi khi kẻ xa lạ đó nằm xuống, bổng nhiên nó không còn xa lạ nữa, mà chính là những người yêu. Những người yêu đó đã:

    Bỏ xác trôi sông,Chết ngoài ruộng đồng,Chết rừng mịt mùng,Chết lạnh lùng,Mình cháy như than.Chết cong keo,Chết vào lòng đèo,Chết cạnh gầm cầu,Chết nghẹn ngào,Mình không manh áo.          (Tình ca người mất trí)
    Trong cuộc chiến tranh này, không ai ca khúc khải hoàn, không ai nằm chết trong vinh quang. Những người yêu đó đã:

    Chết thật tình cờ,Chết chẳng hẹn hò,Chết không hận thù,Nằm chết như mơ.
    Vậy thì đây là cái chết do một trận địa chấn, một cơn hồng thủy. Một cái chết không nằm trong dự tính của họ. Họ bị một thứ gông cùm xiềng xích vô hình xô đẩy họ vào mâu thuẫn, hận thù, nhưng tận trong thâm sâu của tâm hồn họ, họ không thấy sự mâu thuẫn, hận thù mà chỉ thấy một màu da thơm mùa lúa chín, thấy yêu nhau, thấy gần nhau trong tiếng nói Việt Nam. Như vậy thì quả dân tộc ta đang gặp một cơn đại nạn. Và triệu người đã chết bất đắt kỳ tử, chỉ là nạn nhân của một cuộc chiến tranh phát xuất từ đâu tới, chớ không phải từ trong lòng anh em Việt Nam.
    3. Đặc tính thứ ba của phong trào là nói lên tâm trạng nô lệ da vàng.
    Quê hương bây giờ không còn là quê hương thần thoại nữa mà chỉ là một ngục tù trong đó người Việt da vàng sống như những kẻ bị lưu đày. Họ không còn chủ quyền trong tay, sinh mạng hoàn toàn không được bảo đảm, giá trị làm người bị phủ nhận. Thân phận của họ không khác gì thân phận của những người nô lệ, sống không ra người, mà chết cũng không ra cái chết của một con người. Từ hoàn cảnh bi đát này xuất hiện những tiếng hát mang âm điệu nô lệ da đen, khóc than, kể lể niềm thống khổ, tủi nhục của những người da vàng trong cuộc chiến tranh tàn bạo này.
    Những bài ca nổi tiếng như Tình ca người mất trí, Ca dao mẹ, Đi tìm quê hương là những bài ca rất buồn thảm, âm hưởng nhạc da đen. Bài ca bắt đầu bằng điệu Blues dìu dặt, rỉ rít, thở than, kể lể như tiếng khóc của một người đàn bà trong góc phòng tối, rồi bỗng dưng nhạc vút lên cao, nức nở, gào thét thảm thiết. Những gì trong tâm hồn họ bị nổ ra vì quá đau khổ, u uất, vì không thể đè nén lại được nữa. Những ước mơ từ lâu họ không được quyền nói tới, phải được chôn sâu vào trong lòng, nay bỗng nổ tung trong tiếng hát của người mất trí.
    Tất cả những Ca khúc Da Vàng được người ta nghe trong bóng tối, như những lời kinh, những lời vô cùng thảm thiết của những linh hồn bị đày đọa không nơi yên nghỉ, bị một thứ gôm cùm xiềng xích vô hình không cho phép họ sống như những con người. Bây giờ quê hương không còn là quê hương thần thoại nữa mà chỉ là một chốn lưu đày, một ngục tù trong đó người Việt chỉ là loài ma phải chịu cảnh lang thang, đói rét và sự hủy hoại của chiến tranh:

    Người già co ro, em bé lõa lồ,Từng hạt cơm khô trong miếng hững hờ,Ruộng đồng quê hương dấu vết bom qua.Từng bàn tay khô lấp kín môi cười,Từng cuộn dây gai xé nát da người,Đạn về đêm đêm đốt cháy tương lai ?          (Người già, em bé)
    Họ sống trong quê hương nhưng luôn mang tâm trạng của kẻ bị lưu đày, ray rức nhớ quê hương:

    Một ngục tù nuôi da vàngNgười Việt nằm nhớ nước non.
    Người nô lệ da vàng cũng khổ hơn người nô lệ da đen ở chỗ họ mất quê hương chứ không xa quê hương. Người nô lệ da đen nhớ quê hương vì xa quê hương, một quê hương còn nguyên vẹn trong tâm tư với những cánh rừng thiêng liêng huyền diệu. Trong khi đó, người nô lệ da vàng không những nhớ quê hương mà còn thấy quê hương mình trong hình ảnh: Ruộng đồng trơ đất đỏ, Đàn bò không luống cỏ.
    Người Việt thấy mình không phải là nô lệ nhưng lại phải sống như những cuộc sống của người nô lệ, bị đánh giá như một người nô lệ. Họ có cả ruộng vườn để tự nuôi sống, nhưng bom đạn, chất độc hóa học làm cho: ruộng đồng trơ đất đỏ. Họ có một mái nhà, cho dù là một mái nhà tranh, nhưng: hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng, cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn. Họ có bàn tay khối óc để dệt nên tấm vải nâu đen, trồng nên cây lúa cho dù phải thêm sắn thêm khoai, nhưng nay đành bó tay : ngồi xin áo xin cơm. Họ có bốn nghìn năm lập quốc, hình thành dân tộc bất khả phân ly, nhưng nay tưởng chừng như là: ôi đất nước u mê ngàn năm. Anh em lại rơi vào cảnh nồi da xáo thịt. Một thứ gông cùm xiềng xích nào đây đã trói buộc đôi chân họ lại. Họ không còn tự do, không còn độc lập, bắt họ thành nô lệ da vàng.
    Tới đây một câu hỏi được đặt ra, là tại sao họ dùng những tiếng nô lệ da vàng và tại sao họ lại hát bằng âm thanh nô lệ da đen ? Phải chăng họ cảm thấy thân phận của họ giống như thân phận người da đen trong thế kỷ này ? Người da đen bị đày xa quê hương, bị mua bán như những đồ vật, bị bắt làm nô lệ, bị bóc lột tận xương tủy, bị coi như không phải là người nữa, bị tất cả mọi tai họa do ngườI da trắng gây nên kể từ khi có những chiếc thuyền vượt biển. Sản phẩm của nền văn minh da trắng là chế độ nô lệ, chế độ thực dân, chế độ thực dân mớI, chế độ đế quốc, là ba mươi triệu người da đen hiện diện trên nước Mỹ, là máu, nước mắt trong rừng núi Phi châu, là chiến tranh Việt Nam trong suốt trăm năm nay. Chữ nô lệ da vàng khiến ta liên tưởng đến chữ nô lệ da đen, rồi chữ nô lệ da đen lại đeo đẳng vào chữ da trắng và sự tàn bạo, vô nhân đạo của nền văn minh vật chất Tây phương. Phải chăng hoàn cảnh da vàng Việt Nam hôm nay cũng là hoàn cảnh da đen Mỹ-Phi ? Cho nên đã có nhiều người quá buồn cho phận nước và bật khóc bằng điệu Blues đen vô cùng ảo não qua những ?oCa khúc Da Vàng?.
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Một chút Trịnh Công Sơn và tôi

    [​IMG]

    Trịnh Công Sơn cùng các họa sĩ Đinh Cường, Trịnh Cung và nhạc sĩ Văn Cao (năm 1987)
    Tâm sự của họa sĩ Trịnh Cung - người bạn tri giao của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - viết nhân ngày 28-2, kỷ niệm ngày sinh của người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh.
    Điều đầu tiên tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tôi không phải là bạn thân nhất của Trịnh Công Sơn như nhiều người đã nghĩ hoặc cho là tôi đã tự nhận như thế sau khi Sơn không còn trên cõi đời này. Nhưng chắc chắn một điều: Tôi đã coi anh ấy là bạn thân nhất của tôi so về thời gian cũng như những chia sẻ trong đời sống tinh thần và trong đời thường. Sơn có rất nhiều bạn thân và chỉ có Sơn mới biết ai là bạn thân nhất của mình.
    Cho đến ngày Trịnh Công Sơn không còn phải "tôi nằm mơ thấy tôi qua đời" mà đã qua đời thật sự (2001), tôi đã có hơn 40 năm làm bạn với Sơn kể từ chuyến đi định mệnh đến Huế năm 1957. Tôi đã bị một trận đòn dữ dội từ ba tôi vài giờ trước khi tôi được ông dẫn tôi lên tàu hỏa, tiễn tôi đi từ ga Nha Trang. Trận đòn ấy thật đúng và tôi rất yêu ba tôi vì tôi hiểu niềm mơ ước là tôi phải có một cuộc đời nghèo khó như người, chỉ có con đường học hành (khoa bảng) mới đổi đời. "Những chồng sách nặng khô như đá, Ruộng gió đồng trăng anh ấy đi" - hai câu thơ của Xuân Diệu đúng với tâm trạng tôi và tôi đã lên đường. Với Huế, tôi đã trở thành họa sĩ và kết bạn với một thiên tài âm nhạc. Cả hai điều này không có trong suy nghĩ của tôi trước ngày bỏ trường trung học Võ Tánh (Nha Trang).
    Huế là thánh địa của thi ca Việt Nam, tôi đi Huế chỉ vì thế. "Sao anh không về chơi thôn Vỹ/ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền" (Hàn Mặc Tử) hoặc "Em lùa gió biếc vào trong tóc/ Thổi đến phòng anh cả núi non" (Huy Cận) và "Đàn buồn đàn chậm ôi đàn chậm/ Mỗi giọt rơi là một giọt ngâu" (Xuân Diệu). Tôi bị thi ca của họ mê hoặc, không có gì ngăn cản một gã học trò lãng mạn như tôi xách túi giang hồ. May thay tôi đã thành đạt và có một người bạn tri âm: Trịnh Công Sơn, một hiện tượng huyền ảo nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam hiện nay và không dưới vai thập niên nữa.
    Đánh dấu lớn nhất và dài lâu nhất cho tình bạn giữa tôi và Sơn chính là bài thơ Cuối cùng cho một tình yêu tôi viết vào năm 1958 ở Huế và Sơn đã phổ nhạc vào khoảng giữa năm 1959, trước ca khúc Diễm xưa và chỉ sau các ca khúc Ướt mi, Thương một người và Nhìn những mùa thu đi. Nhiều người đã hỏi tôi viết ca khúc này cho ai? Anh bạn, nhà nghiên cứu Huế học Nguyễn Đắc Xuân đã xác định bài thơ ấy viết cho Nh. Hg, một nữ sinh trường Đồng Khánh (Huế) nhưng thật ra không phải như vậy.
    Tôi có nhắc đến cô ấy vì vẻ đẹp rất Huế của Nh. Hg. Nhưng bài thơ ấy là một hư cấu để nói về những năm tháng đầu tiên của một sinh viên tỉnh lẻ từ say đắm đến thất vọng trên con đường tình của Huế. Ca khúc này, Sơn đã làm cho bài thơ tầm thường ấy trở nên bất tử trong nhiều thế hệ người Việt. Điều này tôi không chờ đợi khi chơi với Sơn. Có nhiều năm, gia đình Trịnh Công Sơn in sách nhạc và các nhà xuất bản băng đĩa đã không in tên tôi là tác giả của lời nhạc, vì thế có rất nhiều giới trẻ ngày nay và có lẽ cả mai sau không biết điều này. "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi" (Trịnh Công Sơn). Tôi đang sống với khái niệm: Để Gió Cuốn Đi.
    Trong đời thường, Sơn là một người lớn lên từ chiếc nôi ấm cúng của gia đình và chiếc nôi văn hóa và thiên nhiên kỳ ảo của Huế nên Sơn sớm có một phong cách thanh lịch. Sơn rất thích ăn mặc đẹp và rất "bon gout". Tôi học được ở Sơn rất nhiều về điều này. Sơn mang kính, tôi cũng mua kính mang mặc dù cả hai chúng tôi lúc 18 - 20 chưa ai bị cận thị hoặc viễn thị. Chỉ vì đẹp mà thôi. Sơn đã để lại một ấn tượng đặc thù Trịnh Công Sơn là chiếc kính trắng lớn gọng đồi mồi. Đã thay đổi nhiều lần và nhiều danh hiệu lớn nhưng vẫn cùng một phong cách. Chúng tôi thật sự có vấn đề ở mắt khi bước vào tuổi 40, chiếc kính đã là người mang lại cho chúng tôi đời sống nhìn, ngắm.
    Theo tôi, Sơn là người đàn ông ở Việt Nam trong ba thập niên qua có nhiều bộ sưu tập về giày, áo quần, đồng hồ, mắt kính, bút viết, tranh và rượu thuộc loại sang trọng nhất. Có một lần vào giữa năm 90, tôi đến chơi với Sơn vào buổi chiều. Tôi ngồi đợi ở phòng uống rượu, Sơn và V.A từ trên phòng ngủ bước xuống. Tôi chợt thấy V.A đẹp quá trong màu chiều tà của ánh trời rơi trên màu tóc đen huyền của một nhan sắc từng được phong là á hậu VN, tôi buột miệng nói với Sơn: Giá mà có một chiếc khăn lụa của Nina de Ricci quàng lên tóc và cổ của V.A thì tuyệt quá. Sơn mỉm cười và đi trở lại căn phòng riêng mang xuống một chiếc khăn màu hổ phách có sọc đen choàng lên tóc và cổ của nàng. Đó không ngờ là hình ảnh cuối cùng của một cuộc tình mà Sơn thật sự muốn cưới V.A làm vợ. Chiếc khăn quàng ấy là một tấm lòng và đã để gió cuốn đi.
    TRỊNH CUNG (Báo VietNamNet)
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Một chút Trịnh Công Sơn và tôi

    [​IMG]

    Trịnh Công Sơn cùng các họa sĩ Đinh Cường, Trịnh Cung và nhạc sĩ Văn Cao (năm 1987)
    Tâm sự của họa sĩ Trịnh Cung - người bạn tri giao của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - viết nhân ngày 28-2, kỷ niệm ngày sinh của người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh.
    Điều đầu tiên tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tôi không phải là bạn thân nhất của Trịnh Công Sơn như nhiều người đã nghĩ hoặc cho là tôi đã tự nhận như thế sau khi Sơn không còn trên cõi đời này. Nhưng chắc chắn một điều: Tôi đã coi anh ấy là bạn thân nhất của tôi so về thời gian cũng như những chia sẻ trong đời sống tinh thần và trong đời thường. Sơn có rất nhiều bạn thân và chỉ có Sơn mới biết ai là bạn thân nhất của mình.
    Cho đến ngày Trịnh Công Sơn không còn phải "tôi nằm mơ thấy tôi qua đời" mà đã qua đời thật sự (2001), tôi đã có hơn 40 năm làm bạn với Sơn kể từ chuyến đi định mệnh đến Huế năm 1957. Tôi đã bị một trận đòn dữ dội từ ba tôi vài giờ trước khi tôi được ông dẫn tôi lên tàu hỏa, tiễn tôi đi từ ga Nha Trang. Trận đòn ấy thật đúng và tôi rất yêu ba tôi vì tôi hiểu niềm mơ ước là tôi phải có một cuộc đời nghèo khó như người, chỉ có con đường học hành (khoa bảng) mới đổi đời. "Những chồng sách nặng khô như đá, Ruộng gió đồng trăng anh ấy đi" - hai câu thơ của Xuân Diệu đúng với tâm trạng tôi và tôi đã lên đường. Với Huế, tôi đã trở thành họa sĩ và kết bạn với một thiên tài âm nhạc. Cả hai điều này không có trong suy nghĩ của tôi trước ngày bỏ trường trung học Võ Tánh (Nha Trang).
    Huế là thánh địa của thi ca Việt Nam, tôi đi Huế chỉ vì thế. "Sao anh không về chơi thôn Vỹ/ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền" (Hàn Mặc Tử) hoặc "Em lùa gió biếc vào trong tóc/ Thổi đến phòng anh cả núi non" (Huy Cận) và "Đàn buồn đàn chậm ôi đàn chậm/ Mỗi giọt rơi là một giọt ngâu" (Xuân Diệu). Tôi bị thi ca của họ mê hoặc, không có gì ngăn cản một gã học trò lãng mạn như tôi xách túi giang hồ. May thay tôi đã thành đạt và có một người bạn tri âm: Trịnh Công Sơn, một hiện tượng huyền ảo nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam hiện nay và không dưới vai thập niên nữa.
    Đánh dấu lớn nhất và dài lâu nhất cho tình bạn giữa tôi và Sơn chính là bài thơ Cuối cùng cho một tình yêu tôi viết vào năm 1958 ở Huế và Sơn đã phổ nhạc vào khoảng giữa năm 1959, trước ca khúc Diễm xưa và chỉ sau các ca khúc Ướt mi, Thương một người và Nhìn những mùa thu đi. Nhiều người đã hỏi tôi viết ca khúc này cho ai? Anh bạn, nhà nghiên cứu Huế học Nguyễn Đắc Xuân đã xác định bài thơ ấy viết cho Nh. Hg, một nữ sinh trường Đồng Khánh (Huế) nhưng thật ra không phải như vậy.
    Tôi có nhắc đến cô ấy vì vẻ đẹp rất Huế của Nh. Hg. Nhưng bài thơ ấy là một hư cấu để nói về những năm tháng đầu tiên của một sinh viên tỉnh lẻ từ say đắm đến thất vọng trên con đường tình của Huế. Ca khúc này, Sơn đã làm cho bài thơ tầm thường ấy trở nên bất tử trong nhiều thế hệ người Việt. Điều này tôi không chờ đợi khi chơi với Sơn. Có nhiều năm, gia đình Trịnh Công Sơn in sách nhạc và các nhà xuất bản băng đĩa đã không in tên tôi là tác giả của lời nhạc, vì thế có rất nhiều giới trẻ ngày nay và có lẽ cả mai sau không biết điều này. "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi" (Trịnh Công Sơn). Tôi đang sống với khái niệm: Để Gió Cuốn Đi.
    Trong đời thường, Sơn là một người lớn lên từ chiếc nôi ấm cúng của gia đình và chiếc nôi văn hóa và thiên nhiên kỳ ảo của Huế nên Sơn sớm có một phong cách thanh lịch. Sơn rất thích ăn mặc đẹp và rất "bon gout". Tôi học được ở Sơn rất nhiều về điều này. Sơn mang kính, tôi cũng mua kính mang mặc dù cả hai chúng tôi lúc 18 - 20 chưa ai bị cận thị hoặc viễn thị. Chỉ vì đẹp mà thôi. Sơn đã để lại một ấn tượng đặc thù Trịnh Công Sơn là chiếc kính trắng lớn gọng đồi mồi. Đã thay đổi nhiều lần và nhiều danh hiệu lớn nhưng vẫn cùng một phong cách. Chúng tôi thật sự có vấn đề ở mắt khi bước vào tuổi 40, chiếc kính đã là người mang lại cho chúng tôi đời sống nhìn, ngắm.
    Theo tôi, Sơn là người đàn ông ở Việt Nam trong ba thập niên qua có nhiều bộ sưu tập về giày, áo quần, đồng hồ, mắt kính, bút viết, tranh và rượu thuộc loại sang trọng nhất. Có một lần vào giữa năm 90, tôi đến chơi với Sơn vào buổi chiều. Tôi ngồi đợi ở phòng uống rượu, Sơn và V.A từ trên phòng ngủ bước xuống. Tôi chợt thấy V.A đẹp quá trong màu chiều tà của ánh trời rơi trên màu tóc đen huyền của một nhan sắc từng được phong là á hậu VN, tôi buột miệng nói với Sơn: Giá mà có một chiếc khăn lụa của Nina de Ricci quàng lên tóc và cổ của V.A thì tuyệt quá. Sơn mỉm cười và đi trở lại căn phòng riêng mang xuống một chiếc khăn màu hổ phách có sọc đen choàng lên tóc và cổ của nàng. Đó không ngờ là hình ảnh cuối cùng của một cuộc tình mà Sơn thật sự muốn cưới V.A làm vợ. Chiếc khăn quàng ấy là một tấm lòng và đã để gió cuốn đi.
    TRỊNH CUNG (Báo VietNamNet)
  8. khucmuathu

    khucmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn
    - Tạ Tỵ -
    (tiếp theo và hết)
    Như đã nói, nguồn cảm hứng của Trịnh Công Sơn không chỉ ở trong môi trường phẫn nộ hoặc bàng bạc trong tình yêu với tuổi trẻ hư không, nó còn quay nhìn thân phận. Những ca khúc viết về thân phận cũng chỉ là đi tìm cái hữu hạn của kiếp sống. Sự hiện diện của mỗi số phận bắt buộc phải đi qua một khoảng thời gian nào đó, do định mệnh an bài và cái không gian vô định phải nhận diện. Theo Phật lý đó là nhân quả, là luân hồi, là sự sinh trưởng không ngơi nghỉ và biến hoá vô cùng để phát triển, tạo nên cái "nghiệp" cho số phận. Con người đã ai thoát khỏi vòng: sinh, bệnh, lão, tử và ba chữ tham, sân, si dễ gì tránh được? Nên cái thân phận khốn khó mà mỗi kiếp người phải mang nặng, không nằm trong phạm trù riêng, nó trải rộng ra cả thế gian này với những sai biệt xuyên qua cung số.
    Cát bụi lại trở về cát bụi, câu nói nhuốm đầy bi quan nhưng rất thực tế. Vì:
    ...Ta ở, ta đi đời vẫn vô tình
    Như ta chửa bao giờ có mặt! (Hoàng Trinh)
    Chính vì sự vô tình của cuộc sống cũng như thiên nhiên, đối với mỗi cá nhân nên mới có người chán đời quyết giã từ cõi sống. Trịnh Công Sơn chưa đi vào con đường tuyệt vọng đó, nhưng những ca khúc viết về thân phận ít nhiều gì cũng mang nặng trong nó, nỗi thống khổ của riêng mình trước bao cảnh trần gian
    Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi
    để một mai vươn hình hài lớn dậy
    Ôi cát bụi tuyệt vời
    Mặt trời soi một kiếp rong chơi
    Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi
    Để một mai tôi về làm cát bụi
    ôi cát bụi mệt nhoài
    Tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi
    Rồi những năm, những tháng, những kiếp người phải kéo lê trong vòng cương toả của xã hội với bao cố gắng, bao đam mêm, bao thất vọng. Nhìn cuộc đời có đấy với lá úa, với mái tóc như vôi, với mặt trời soi bóng con tim, hun nóng từ ngày này qua ngày khác để biến tình yêu thành đá cuội, và cái vũng hư không lúc nào cũng mở ra đón con người trở về Cát bụi. Nhưng con người, sự thực, vẫn không chấp nhận dễ dàng quan điểm đó. Nó vượt lên bằng ánh sáng tâm linh, nó phản đối cái hữu hạn bằng cách tìm miên viễn qua ý thức, nó trộn lẫn hai miền sống chết để thấy rõ ý thức Vô Thường.
    Do đó, nó tồn tại trong dòng sống như một vòng quay không đứt đoạn, nối tiếp và nối tiếp...
    Tiếng khóc than vây quanh đây đó. Từng ngày rồi từng ngày trôi đi. Quạnh hiu quá chăn chiếu trần gian, dù trần gian, có mắt ai đẹp, có môi ai xinh, cũng chỉ là quạnh hiu! Đang ở giữa tuổi thanh xuân, Trịnh Công Sơn đã nhìn thấy trăm năm với vóc dáng nghĩa trang trước mặt, mỗi khi nghĩ về kiếp sống. Lời trăn trối nào đó gửi đi từ đáy thẳm tâm linh cũng chỉ là tiếc thương im vắng!
    Con người ở đâu, từ đâu tới và trở về đâu, câu hỏi đó hình như chưa ai trả lời minh triết được, nên băn khoăn vẫn còn nguyên vẹn. Cuộc hành trình đi tìm Vô Cùng vẫn giữ kín trong vóc dáng hai chàng Lưu Nguyễn thuở nào từ hoang xưa tới hiện tại, vẫn nhịp đời đó thôi, và con người được Sơn hình dung như một vật vô tri lăn mình giữa cuộc thế với phiến đã ưu phiền có in dấu chân muông thú.
    ...Người đi phiêu du từ đó chưa thấy về quê nhà
    rộng đôi cánh tay chờ mong
    người đi chợt nhớ mình như đá
    đá lăn, vết lăn buồn
    ...Từ cơn đau ấy lưu thân mỏi mòn
    ôi mắt than vẫn xin lời thánh đêm...
    Nghĩ về thân phận tức là truy nguyên nguồn gốc sự sống, muốn thu về an ủi trong nỗi bơ vơ, sợ hãi. Người đi lên đồi cao, bước xuống lũng thấp, đi hỏi mưa, hỏi gió, hỏi rừng, hỏi mây, hỏi suối, hỏi sông, hỏi thăm về đời mình hoang vu, hỏi dòng nước lũ rời nguồn gặp đại dương, đại dương nói thầm về kiếp người với ăn năn và rêu phong, nên người thắp nến trong đêm thay mặt trời để soi tỏ Hư Vô. Người đi trong cay đắng, người cúi xuống cho máu ngược dòng để làm nước tưới cho cây khô cành lá, cho bóng mình làm xót xa mặt trời, nghe tim tan vỡ, nghe lòng bâng khuâng
    ...Cúi xuống thật buồn cho nước sông cuồn cuộn
    Hai mươi năm no tròn tuổi biết đau thương
    Cúi xuống cho tắt nụ cười cho chút da thịt người
    Trong hoang tàn vẫn còn bóng mát che ngang
    Có buổi nào đó, khi thức giấc chẳng nhìn thấy mặt trời, những hình bóng người vây quanh hôm trước hôm nay bỗng nhiên vắng mặt. Ngay cả cuộc tình cũng mất tiếng cười. Con người cảm thấy mình lạc loài, bơ vơ. Bàn tay mẹ hiền cũng không còn nữa và chiếc nôi trống rỗng không ấm lời ru.
    ...Hôm nay thức dậy ôi ngẩn ngơ tôi
    Hôm nay thức dậy mê mỏi thân tôi
    Trịnh Công Sơn đang sống, đang đuổi bắt mộng đời qua những vòng hoa ân thưởng. Cuộc sống ồn ào quấn chặt mỗi con mồi vào đấu trường rực lửa. Từng con mắt đỏ hoe, từng cặp môi mím lại, từng hàm răng nghiến chặt, từng thân người như những thân cây dựng lên thành luỹ. Và những tiếng kêu, những cơn gào thét, những lời nguyền rủa, những câu khóc than, những chuỗi cười ô nhục, tất cả nhưng mê mải, như hối thúc đi vào những ô không gian dành riêng cho chúng. Nhưng ngoài chúng đích thực còn có những phút im lặng, những ngượng ngùng e thẹn, những tủi nhục không nói nên lời, những khắc khoải buông trôi qua tiếng thở dài não ruột của nhiều khuôn mặt đang cúi xuống!...Vì,
    Chúa đã bỏ loài người
    Phật đã bỏ loài người
    Này em, em cứ phụ người
    Này em, xin cứ phụ tôi
    ...Này em có nhớ cuộc đời
    Này em có biết loài người
    Này em có nhớ gì tôi...
    Niềm tin cuối cùng đã mất, từ đây TCS có thể làm một kẻ lãng du vô trách nhiệm đi rong chơi giữa cuộc sống. Cái vòng luẩn quẩn sáng, trưa, chiều, tối khia nó bắt buộc con ngươi phải tuân hành qui luật của thời giời. Biết rằng phi lý, vẫn cứ phải gõ lên nền sỏi đá hôm nay là in dấu chân mình hôm trước để ngày mai đây, bước lại nhịp đầu. Con người muốn tung lên, muốn vứt mình ra khỏi sự nhàm chán đó, nhưng cơm áo ngày càng bắt mình cúi đầu chấp nhận.
    Một ngày như mọi ngày, em trả lại đời tôi
    Một ngày như mọi ngày, ta nhận lời tình cuối
    Một ngày như mọi ngày, đời nhẹ như mây khói
    Một ngày như mọi ngày, mang nặng hồn tả tơi
    Một ngày như mọi ngày, từng mạch đời trăn trối
    Một ngày như mọi ngày, đi về một mình tôi
    ...
    Một ngày như mọi ngày, từng chiều lên hấp hối
    Một ngày như mọi ngày, bóng đổ một mình tôi
    (Một ngày như mọi ngày)
    Tiếng nhạc TCS hôm trước, như lả vào khung trời bi thảm của cô đơn. Những ca khúc với cung bậc chan hoà máu lệ, với cơn giận dữ khôn nguôi, với muôn vàn hệ luỵ, rốt cuộc, vẫn chỉ tiếng than vãn của một tấm lòng tích luỹ quá nhiều đau đớn, quá nhiều cay đắng. Từng âm thanh nấc nghẹn như tiếng khóc thầm với lời ca nấn nuối của kẻ đi vào thất vọng! Nhưng TCS hôm nay, qua những ca khúc mới nhất trong tập nhạc: Như cánh vạc bay và Cỏ xót xa đưa đã dấn thân vào một tìm kiếm. TCS muốn kinh qua sự nhàm chán của hoàn cảnh cũng như nghệ thuật. Vì nghệ thuật là tiến hoá, là sự vươn tới không ngừng của ý thức. Những ca khúc gần đây nhất đã cho người thưởng âm thấy cần phải có sự "chuyển mình" trong nét nhạc cũng như ngôn ngữ. Đúng, TCS đang cố gắng viết đơn giản từ lời ca đến câu nhạc. Các giai diệu (mélodie) đã bớt dần tính cách mô tả để nghiêng dần về nhạc kể (récitatif) hơn. Sự kiện này rất quan trọng, vì ở thể ma tả nét nhạc được tỏ bày bằng những âm giai lê thê để nói hết những gì, nội dụng muốn đạt tới hay cần phải chuyển tới người nghe. Ở thể nhạc kể, nét nhạc cô đọng, bao chứa trong nó hiệu năng truyền cảm không bị gò bó, do đó ý thức nghệ thuật coa và giản gị hơn. Trong nhạc TCS hôm nay ở một vài ca khú có đoạn ngắn, một, hai phách (mesure) và âm tiết (accent) nghiêng về biểu hiện, để diễn đạt một vài nội dung của lời ca. TCS muốn tránh bớt cái tính chất gọi là "hát hò" quanh một nội dung buồn bã.
    Đối với TCS, hơn 10 năm làm nhạc, với những ca khúc đã nổi tiếng trong và ngoài nước, Sơn chỉ coi như giai đoạn tập dượt, học hỏi và thwủ thách. Sơn đang suy nghĩ và tìm kiếm chiều hướng mới cho nét nhạc của mình. Sự tìm kiếm đòi hỏi nhiều điều kiện trong đó có phần tự vượt. TCS hiểu rõ điều ấy nên rất thận trọng và âm thầm nghiên cứu, tìm tòi để tiến bộ. Ý thức được tiến hoá, nên TCS không bao giờ chủ quan trong vấn đề sáng tác. Vì cuộc sống không làm gì có chân lý tuyệt đối, ngay cả nghệ thuật. Montaigue, nhà đạo đức học của Pháp ở thế kỷ 16 đã khám phá ra sự bất lực của con người trong vấn đề đi tìm chân lý và công bằng rồi đó! Tìm chân lý không thấy, con người đi tìm tiến hoá. Điều kiện tiến hoá làm cho cuộc sống đổi thay, suy nghĩ đổi thay, nghệ thuật đổi thay...Âm nhạc cũng đổi thay không ngừng từ thể nhạc, cách cấu tạo, hình thức phô diễn tư tưởng cũng như nhạc ngữ. Cái bí ẩn của đời sống vốn là một bất toàn (imparfait) và ngược lại, vì thế, người nghệ sĩ phải tìm Tuyệt Đối trong Tương Đối, tìm Vô Hạn trong Hữu Hạn, tìm Vô Thể trong Hữu Thể. Vấn đề này được biểu hiện rõ trong địa hạt nghệt thuật mới hôm nay nói chung.
    TCS ý thức đuwọc tiến hoá, tức là đã đi vào chiều hướng mới. Người yêu nhạc TCS, có thể đoán biết qua ngôn ngữ bình dị, thứ ngôn ngữ bắt nguồn từ đời sống, vì ngôn ngữ không có đời sống không làm ai rung động. Đúng như vậy, các ca khúc của Sơn hôm nay nó thanh thoát, giản dị hơn nhiều, dù rằng những âm tiết vẫn uất nghẹn thê thiết vì thế cuộc, nhưng nó chỉ là một khởi đầu, một thành hình chưa toại.
    Trịnh Công Sơn còn trẻ lắm. Tương lai còn đầy ắp phía trước nên những giấc mơ, cực tính đều được thời gian ủng hộ. Những bất ngờ đang chờ đón trong ca khúc TCS, ngày mai, với ân tình thắm thiết trong lòng những người yêu nhạc như yêu đời sống của mình.
    Tất cả mọi người đều biết, các ca khúc viết về chiến tranh của TCS bị Chính Phủ cấm hát ở Đài Phát thanh và VTTH vì nó phản chiến, làm phương hại đến tinh thần đấu tranh. Sự cấm đoán đã gây xúc động mạnh mẽ trong dư luận. Được ký giả Pomonti hỏi về vấn đề này, TCS đã thẳng thắn trả lời: Trong chế độ dân chủ, tôi có quyền viết và cấm là quyền của Chính Phủ. (En démocratie J'' ai le droit d''écrire et le gouvernement celui d''interdire. Le Monde Numero 75 70.17/5/1969)
    ...
    Trong các thông tin viên quốc tế có mặt tại miền Nam ở thời gian nhạc Trịnh Công Sơn bị cấm, có lẽ chỉ Crystal Erhart là có cái nhìn khách quan khi nói về đời sống nhạc Trịnh Công Sơn......
    "Tôi được sinh ra ở Cao nguêyn miền Trung bộ Nam. Trịnh Công Sơn nhấn mạnh: Tôi chưa bao giờ học nhạc ở một lớp nhạc nào. Tôi đã tự học ở Huế, Sài Gòn, Đà Lạt. Tôi sống để sáng tác.
    Sơn đã đậu tú tài ban Triết...Cha Sơn đã chết và gia đình Sơn một mẹ già, 2 anh trai, 5 em gái hiện đang ngụ tại Huế.
    Sơn đã trở lại Huế sáng tác tập nhạc: Những ca khúc mới - Tôi thích sáng tác ở Huế. Sơn cười buồn, bởi vì dù thành phố này bị tàn phá nhưng nó rất yên lặng, không ồn ào bụi bặm như Sài Gòn.
    Bây giờ, tất cả cảm hứng của tôi đều từ khuôn mặt thật của chiến tranh, những lời ca và ý nhạc đều được hình thành từ nỗi buồn mà tôi được chứng kiến. Sơn đã viết về nỗi buồn này trong bài hát Ngủ đi con, bài này làm cho một bà mẹ hát ru đứa con đã chết.
    Con ngủ, ngủ đi con
    đứa con của mẹ da vàng
    ru con ru đạn nhuộm hồng vết thương
    ....
    Khi Sơn hát và chơi đàn, căn phòng trở nên u tối, cơn mưa sớm buổi chiều bắt đầu. Một vài người bạn đã đến, nghe Sơn hát.
    ....
  9. khucmuathu

    khucmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn
    - Tạ Tỵ -
    (tiếp theo và hết)
    Như đã nói, nguồn cảm hứng của Trịnh Công Sơn không chỉ ở trong môi trường phẫn nộ hoặc bàng bạc trong tình yêu với tuổi trẻ hư không, nó còn quay nhìn thân phận. Những ca khúc viết về thân phận cũng chỉ là đi tìm cái hữu hạn của kiếp sống. Sự hiện diện của mỗi số phận bắt buộc phải đi qua một khoảng thời gian nào đó, do định mệnh an bài và cái không gian vô định phải nhận diện. Theo Phật lý đó là nhân quả, là luân hồi, là sự sinh trưởng không ngơi nghỉ và biến hoá vô cùng để phát triển, tạo nên cái "nghiệp" cho số phận. Con người đã ai thoát khỏi vòng: sinh, bệnh, lão, tử và ba chữ tham, sân, si dễ gì tránh được? Nên cái thân phận khốn khó mà mỗi kiếp người phải mang nặng, không nằm trong phạm trù riêng, nó trải rộng ra cả thế gian này với những sai biệt xuyên qua cung số.
    Cát bụi lại trở về cát bụi, câu nói nhuốm đầy bi quan nhưng rất thực tế. Vì:
    ...Ta ở, ta đi đời vẫn vô tình
    Như ta chửa bao giờ có mặt! (Hoàng Trinh)
    Chính vì sự vô tình của cuộc sống cũng như thiên nhiên, đối với mỗi cá nhân nên mới có người chán đời quyết giã từ cõi sống. Trịnh Công Sơn chưa đi vào con đường tuyệt vọng đó, nhưng những ca khúc viết về thân phận ít nhiều gì cũng mang nặng trong nó, nỗi thống khổ của riêng mình trước bao cảnh trần gian
    Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi
    để một mai vươn hình hài lớn dậy
    Ôi cát bụi tuyệt vời
    Mặt trời soi một kiếp rong chơi
    Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi
    Để một mai tôi về làm cát bụi
    ôi cát bụi mệt nhoài
    Tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi
    Rồi những năm, những tháng, những kiếp người phải kéo lê trong vòng cương toả của xã hội với bao cố gắng, bao đam mêm, bao thất vọng. Nhìn cuộc đời có đấy với lá úa, với mái tóc như vôi, với mặt trời soi bóng con tim, hun nóng từ ngày này qua ngày khác để biến tình yêu thành đá cuội, và cái vũng hư không lúc nào cũng mở ra đón con người trở về Cát bụi. Nhưng con người, sự thực, vẫn không chấp nhận dễ dàng quan điểm đó. Nó vượt lên bằng ánh sáng tâm linh, nó phản đối cái hữu hạn bằng cách tìm miên viễn qua ý thức, nó trộn lẫn hai miền sống chết để thấy rõ ý thức Vô Thường.
    Do đó, nó tồn tại trong dòng sống như một vòng quay không đứt đoạn, nối tiếp và nối tiếp...
    Tiếng khóc than vây quanh đây đó. Từng ngày rồi từng ngày trôi đi. Quạnh hiu quá chăn chiếu trần gian, dù trần gian, có mắt ai đẹp, có môi ai xinh, cũng chỉ là quạnh hiu! Đang ở giữa tuổi thanh xuân, Trịnh Công Sơn đã nhìn thấy trăm năm với vóc dáng nghĩa trang trước mặt, mỗi khi nghĩ về kiếp sống. Lời trăn trối nào đó gửi đi từ đáy thẳm tâm linh cũng chỉ là tiếc thương im vắng!
    Con người ở đâu, từ đâu tới và trở về đâu, câu hỏi đó hình như chưa ai trả lời minh triết được, nên băn khoăn vẫn còn nguyên vẹn. Cuộc hành trình đi tìm Vô Cùng vẫn giữ kín trong vóc dáng hai chàng Lưu Nguyễn thuở nào từ hoang xưa tới hiện tại, vẫn nhịp đời đó thôi, và con người được Sơn hình dung như một vật vô tri lăn mình giữa cuộc thế với phiến đã ưu phiền có in dấu chân muông thú.
    ...Người đi phiêu du từ đó chưa thấy về quê nhà
    rộng đôi cánh tay chờ mong
    người đi chợt nhớ mình như đá
    đá lăn, vết lăn buồn
    ...Từ cơn đau ấy lưu thân mỏi mòn
    ôi mắt than vẫn xin lời thánh đêm...
    Nghĩ về thân phận tức là truy nguyên nguồn gốc sự sống, muốn thu về an ủi trong nỗi bơ vơ, sợ hãi. Người đi lên đồi cao, bước xuống lũng thấp, đi hỏi mưa, hỏi gió, hỏi rừng, hỏi mây, hỏi suối, hỏi sông, hỏi thăm về đời mình hoang vu, hỏi dòng nước lũ rời nguồn gặp đại dương, đại dương nói thầm về kiếp người với ăn năn và rêu phong, nên người thắp nến trong đêm thay mặt trời để soi tỏ Hư Vô. Người đi trong cay đắng, người cúi xuống cho máu ngược dòng để làm nước tưới cho cây khô cành lá, cho bóng mình làm xót xa mặt trời, nghe tim tan vỡ, nghe lòng bâng khuâng
    ...Cúi xuống thật buồn cho nước sông cuồn cuộn
    Hai mươi năm no tròn tuổi biết đau thương
    Cúi xuống cho tắt nụ cười cho chút da thịt người
    Trong hoang tàn vẫn còn bóng mát che ngang
    Có buổi nào đó, khi thức giấc chẳng nhìn thấy mặt trời, những hình bóng người vây quanh hôm trước hôm nay bỗng nhiên vắng mặt. Ngay cả cuộc tình cũng mất tiếng cười. Con người cảm thấy mình lạc loài, bơ vơ. Bàn tay mẹ hiền cũng không còn nữa và chiếc nôi trống rỗng không ấm lời ru.
    ...Hôm nay thức dậy ôi ngẩn ngơ tôi
    Hôm nay thức dậy mê mỏi thân tôi
    Trịnh Công Sơn đang sống, đang đuổi bắt mộng đời qua những vòng hoa ân thưởng. Cuộc sống ồn ào quấn chặt mỗi con mồi vào đấu trường rực lửa. Từng con mắt đỏ hoe, từng cặp môi mím lại, từng hàm răng nghiến chặt, từng thân người như những thân cây dựng lên thành luỹ. Và những tiếng kêu, những cơn gào thét, những lời nguyền rủa, những câu khóc than, những chuỗi cười ô nhục, tất cả nhưng mê mải, như hối thúc đi vào những ô không gian dành riêng cho chúng. Nhưng ngoài chúng đích thực còn có những phút im lặng, những ngượng ngùng e thẹn, những tủi nhục không nói nên lời, những khắc khoải buông trôi qua tiếng thở dài não ruột của nhiều khuôn mặt đang cúi xuống!...Vì,
    Chúa đã bỏ loài người
    Phật đã bỏ loài người
    Này em, em cứ phụ người
    Này em, xin cứ phụ tôi
    ...Này em có nhớ cuộc đời
    Này em có biết loài người
    Này em có nhớ gì tôi...
    Niềm tin cuối cùng đã mất, từ đây TCS có thể làm một kẻ lãng du vô trách nhiệm đi rong chơi giữa cuộc sống. Cái vòng luẩn quẩn sáng, trưa, chiều, tối khia nó bắt buộc con ngươi phải tuân hành qui luật của thời giời. Biết rằng phi lý, vẫn cứ phải gõ lên nền sỏi đá hôm nay là in dấu chân mình hôm trước để ngày mai đây, bước lại nhịp đầu. Con người muốn tung lên, muốn vứt mình ra khỏi sự nhàm chán đó, nhưng cơm áo ngày càng bắt mình cúi đầu chấp nhận.
    Một ngày như mọi ngày, em trả lại đời tôi
    Một ngày như mọi ngày, ta nhận lời tình cuối
    Một ngày như mọi ngày, đời nhẹ như mây khói
    Một ngày như mọi ngày, mang nặng hồn tả tơi
    Một ngày như mọi ngày, từng mạch đời trăn trối
    Một ngày như mọi ngày, đi về một mình tôi
    ...
    Một ngày như mọi ngày, từng chiều lên hấp hối
    Một ngày như mọi ngày, bóng đổ một mình tôi
    (Một ngày như mọi ngày)
    Tiếng nhạc TCS hôm trước, như lả vào khung trời bi thảm của cô đơn. Những ca khúc với cung bậc chan hoà máu lệ, với cơn giận dữ khôn nguôi, với muôn vàn hệ luỵ, rốt cuộc, vẫn chỉ tiếng than vãn của một tấm lòng tích luỹ quá nhiều đau đớn, quá nhiều cay đắng. Từng âm thanh nấc nghẹn như tiếng khóc thầm với lời ca nấn nuối của kẻ đi vào thất vọng! Nhưng TCS hôm nay, qua những ca khúc mới nhất trong tập nhạc: Như cánh vạc bay và Cỏ xót xa đưa đã dấn thân vào một tìm kiếm. TCS muốn kinh qua sự nhàm chán của hoàn cảnh cũng như nghệ thuật. Vì nghệ thuật là tiến hoá, là sự vươn tới không ngừng của ý thức. Những ca khúc gần đây nhất đã cho người thưởng âm thấy cần phải có sự "chuyển mình" trong nét nhạc cũng như ngôn ngữ. Đúng, TCS đang cố gắng viết đơn giản từ lời ca đến câu nhạc. Các giai diệu (mélodie) đã bớt dần tính cách mô tả để nghiêng dần về nhạc kể (récitatif) hơn. Sự kiện này rất quan trọng, vì ở thể ma tả nét nhạc được tỏ bày bằng những âm giai lê thê để nói hết những gì, nội dụng muốn đạt tới hay cần phải chuyển tới người nghe. Ở thể nhạc kể, nét nhạc cô đọng, bao chứa trong nó hiệu năng truyền cảm không bị gò bó, do đó ý thức nghệ thuật coa và giản gị hơn. Trong nhạc TCS hôm nay ở một vài ca khú có đoạn ngắn, một, hai phách (mesure) và âm tiết (accent) nghiêng về biểu hiện, để diễn đạt một vài nội dung của lời ca. TCS muốn tránh bớt cái tính chất gọi là "hát hò" quanh một nội dung buồn bã.
    Đối với TCS, hơn 10 năm làm nhạc, với những ca khúc đã nổi tiếng trong và ngoài nước, Sơn chỉ coi như giai đoạn tập dượt, học hỏi và thwủ thách. Sơn đang suy nghĩ và tìm kiếm chiều hướng mới cho nét nhạc của mình. Sự tìm kiếm đòi hỏi nhiều điều kiện trong đó có phần tự vượt. TCS hiểu rõ điều ấy nên rất thận trọng và âm thầm nghiên cứu, tìm tòi để tiến bộ. Ý thức được tiến hoá, nên TCS không bao giờ chủ quan trong vấn đề sáng tác. Vì cuộc sống không làm gì có chân lý tuyệt đối, ngay cả nghệ thuật. Montaigue, nhà đạo đức học của Pháp ở thế kỷ 16 đã khám phá ra sự bất lực của con người trong vấn đề đi tìm chân lý và công bằng rồi đó! Tìm chân lý không thấy, con người đi tìm tiến hoá. Điều kiện tiến hoá làm cho cuộc sống đổi thay, suy nghĩ đổi thay, nghệ thuật đổi thay...Âm nhạc cũng đổi thay không ngừng từ thể nhạc, cách cấu tạo, hình thức phô diễn tư tưởng cũng như nhạc ngữ. Cái bí ẩn của đời sống vốn là một bất toàn (imparfait) và ngược lại, vì thế, người nghệ sĩ phải tìm Tuyệt Đối trong Tương Đối, tìm Vô Hạn trong Hữu Hạn, tìm Vô Thể trong Hữu Thể. Vấn đề này được biểu hiện rõ trong địa hạt nghệt thuật mới hôm nay nói chung.
    TCS ý thức đuwọc tiến hoá, tức là đã đi vào chiều hướng mới. Người yêu nhạc TCS, có thể đoán biết qua ngôn ngữ bình dị, thứ ngôn ngữ bắt nguồn từ đời sống, vì ngôn ngữ không có đời sống không làm ai rung động. Đúng như vậy, các ca khúc của Sơn hôm nay nó thanh thoát, giản dị hơn nhiều, dù rằng những âm tiết vẫn uất nghẹn thê thiết vì thế cuộc, nhưng nó chỉ là một khởi đầu, một thành hình chưa toại.
    Trịnh Công Sơn còn trẻ lắm. Tương lai còn đầy ắp phía trước nên những giấc mơ, cực tính đều được thời gian ủng hộ. Những bất ngờ đang chờ đón trong ca khúc TCS, ngày mai, với ân tình thắm thiết trong lòng những người yêu nhạc như yêu đời sống của mình.
    Tất cả mọi người đều biết, các ca khúc viết về chiến tranh của TCS bị Chính Phủ cấm hát ở Đài Phát thanh và VTTH vì nó phản chiến, làm phương hại đến tinh thần đấu tranh. Sự cấm đoán đã gây xúc động mạnh mẽ trong dư luận. Được ký giả Pomonti hỏi về vấn đề này, TCS đã thẳng thắn trả lời: Trong chế độ dân chủ, tôi có quyền viết và cấm là quyền của Chính Phủ. (En démocratie J'' ai le droit d''écrire et le gouvernement celui d''interdire. Le Monde Numero 75 70.17/5/1969)
    ...
    Trong các thông tin viên quốc tế có mặt tại miền Nam ở thời gian nhạc Trịnh Công Sơn bị cấm, có lẽ chỉ Crystal Erhart là có cái nhìn khách quan khi nói về đời sống nhạc Trịnh Công Sơn......
    "Tôi được sinh ra ở Cao nguêyn miền Trung bộ Nam. Trịnh Công Sơn nhấn mạnh: Tôi chưa bao giờ học nhạc ở một lớp nhạc nào. Tôi đã tự học ở Huế, Sài Gòn, Đà Lạt. Tôi sống để sáng tác.
    Sơn đã đậu tú tài ban Triết...Cha Sơn đã chết và gia đình Sơn một mẹ già, 2 anh trai, 5 em gái hiện đang ngụ tại Huế.
    Sơn đã trở lại Huế sáng tác tập nhạc: Những ca khúc mới - Tôi thích sáng tác ở Huế. Sơn cười buồn, bởi vì dù thành phố này bị tàn phá nhưng nó rất yên lặng, không ồn ào bụi bặm như Sài Gòn.
    Bây giờ, tất cả cảm hứng của tôi đều từ khuôn mặt thật của chiến tranh, những lời ca và ý nhạc đều được hình thành từ nỗi buồn mà tôi được chứng kiến. Sơn đã viết về nỗi buồn này trong bài hát Ngủ đi con, bài này làm cho một bà mẹ hát ru đứa con đã chết.
    Con ngủ, ngủ đi con
    đứa con của mẹ da vàng
    ru con ru đạn nhuộm hồng vết thương
    ....
    Khi Sơn hát và chơi đàn, căn phòng trở nên u tối, cơn mưa sớm buổi chiều bắt đầu. Một vài người bạn đã đến, nghe Sơn hát.
    ....
  10. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn - dù chỉ là một thoáng, với tôi...​
    Nguyễn Đăng Hưng
    Gần một năm sau ngày nhạc sỹ Trịnh Công Sơn (TCS) mất, tôi lục trong chồng sách nhạc của gia đình để tìm lại một bài hát về xuân của nhạc sỹ Văn Cao, bài ?oMùa Xuân đầu tiên?. Tôi chuẩn bị tổ chức tốp ca cho ngày tết Việt kiều tại Bruxelles. Và tôi bất chợt đọc lại bút tích của người nhạc sỹ tài danh, ngay trang thứ hai của Tuyển tập nhạc Văn Cao ?oThiên Thai? do nhà xuất bản tph HCM xuất bản năm 1988.
    Vâng, tôi cũng quen biết Trịnh Công Sơn, dù chỉ một thoáng?
    Chúng tôi về Việt Nam ăn Tết năm 1989 sau một thời gian khá dài không lui tới. Chuyến đi cuối trước đó đã xa cách đến gần một thập niên: từ mùa hè năm 1979.
    Ảnh trên: Trịnh Công Sơn đang ngồi đệm ghi ta cho Michiko hát. Bên trái là nhà văn Nguyễn Quang Sáng, phía sau là Huỳnh Mai - vợ tác giả bài viết.
    Ảnh dưới: Từ trái sang: tác giả bài viết, nhà văn Nguyễn Quang Sáng, người lái xe, nhạc sỹ Trần Long Ẩn, hoạ sỹ Tôn Thất Văn - Trịnh Công Sơn đang hát bên cạnh là Michiko (quay lưng)

    Hồi ấy, việc đầu tiên chúng tôi làm tại Việt Nam là đi mua tranh về trang trí cho ngôi nhà mới tại Bỉ. Tôi không nhớ vì sao lại run rủi lần mò đến xem phòng triển lãm tranh tại gia của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn với sự tham gia của các họa sỹ Đinh Cường và Tôn Thất Văn. Và chúng tôi suýt mua được một bức của Tôn Thất Văn, suýt thôi vì chưa ngã giá nên cuối cùng không mua được? Biết tôi là Việt kiều tại Bỉ có hoạt động phản chiến tại Bỉ trong thập kỷ 65 - 75, có chút ?omáu văn nghệ?, Trịnh Công Sơn cho hay là đang chuẩn bị đi Pháp và nếu tôi còn ở lại Việt Nam thì ra Tết sẽ đến nhà thăm tôi?
    Mồng 6 Tết năm ấy, tại nhà người anh vợ tôi (cư xá Lữ Gia, quận 11, TP.HCM) chúng tôi tiếp cả một đoàn văn nghệ sỹ nổi tiếng: nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhạc sỹ Trần Long Ần, họa sỹ Tôn Thất Văn, Michiko và Trịnh Công Sơn!
    Sau một hồi chén tạc chén thù, hàn huyên sôi nổi, tôi rất đỗi vui là chính Trịnh Công Sơn, một cách đôn hậu hồn nhiên đề nghị đem guitar ra hát. Ở nhà không có guitar, TCS cho gọi người nhà mình đem đến? Và chúng tôi có được cái diễm phúc bất ngờ là ngày Tết được nghe tại chính nguời nhạc sỹ mình hằng ngưỡng mộ hát một loạt những bài anh mới sáng tác. Rồi Michiko cũng hát, Trần Long Ẩn cũng hát...
    Thật là một niềm hạnh phúc hiếm có cho chúng tôi, một nhạc sỹ tiếng tăm lẫy lừng tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, một danh tài đã có một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ, đã thật giản dị và hồn nhiên, cùng bạn bè ngồi hát cả buổi chỉ cho vợ chồng chúng tôi, nhà văn Nguyễn Quang Sáng và một người lái xe nghe!
    Vâng, chúng tôi may mắn có được một thoáng Trịnh Công Sơn, gần như chỉ dành cho chúng tôi.
    ***
    Đó không phải là lần đầu tiên tôi gặp Trịnh Công Sơn mà trước đó, tôi đã có lần gặp. Trong một lần Ban Việt kiều thành phố tổ chức một buổi họp mặt, tại Hội Trí thức yêu nước - 43 Nguyễn Thông TP.HCM, sau tham luận của các lãnh đạo trung ương và thành phố, sau khoảnh khắc ngắn ngủi đối thoại trao đổi qua lại, cái đinh buổi họp mặt là phần văn nghệ. Nhạc sỹ Phạm Trọng Cầu vừa là nhạc trưởng vừa là MC? Hôm ấy nhạc sỹ Trịnh Công Sơn tự đệm guitar và hát bài ?oEm còn nhớ hay em đã quên? và ?oChiều trên quê hương tôi?.
    Hai bài hát trên của Trịnh Công Sơn vào thời điểm ấy đã gây cho tôi một xúc động mạnh. Trịnh Công Sơn đúng là một nghệ sỹ lớn? Sáng tác của ông một lần nữa đã gắn liền với những thăng trầm của dân tộc, trái tim nhạy cảm tuyệt vời của ông đã diễn tả một cách vô cùng tinh tế nỗi đau của mình mà cũng là của thế nhân, của đồng loại trên một tinh thần nhân bản trong sáng, hướng thiện nếu không nói là tích cực? Thật tài tình và sâu sắc khi ông chỉ nói giản dị: ?oEm ra đi nơi này vẫn thế...? mà tôi đã hiểu ngay đây là thông điệp về sự vĩnh cửu của quốc gia, dân tộc? Mọi việc sẽ đi qua, nhưng chỉ đất nước Việt Nam sẽ mãi mãi trường tồn?
    ***
    Năm 1960 ngày tôi xuất dương du học, Trịnh Công Sơn chưa nổi tiếng. Các bài hát ?oƯớt mi? hay ?oDiễm xưa? chưa được phổ biến rộng rãi. Tại Sài Gòn thời ấy nhạc Phạm Duy, Lam Phương, Dương Thiệu Tước, Phạm Đình Chương, Văn Phụng? đang thịnh hành trên các phương tiện truyền thông đại chúng?
    Sau Tết Mậu thân (1968), không khí Việt kiều tại Bỉ, đặc biệt thành phố Liège thay đổi hẳn. Trước đó, số sinh viên du học như chúng tôi chỉ đếm trên đầu ngón tay, nay tăng vọt đến gần năm trăm người! Phần lớn sinh viên Việt Nam là con nhà khá giả tại Sài gòn đi du học tự túc? Các sinh viên đến từ Việt Nam không ai không mang theo những băng cassettes - với kỹ thuật ghi âm đang được thịnh hành trong những năm 70? Và chính qua những băng ghi âm này, qua các bạn sinh viên trẻ, mà tôi khám phá ra hiện tượng Trịnh Công Sơn - Khánh Ly.
    ?oCa khúc da vàng? đã đến với tôi như một tiếng thét của lương tâm con người trước cuộc chiến xâm lược phi nhân, trước chết chóc, trước đau thương khôn cùng của dân Việt, trước sức tàn phá dữ dội khủng khiếp của tàu bè bom đạn của một siêu cường.
    Qua những âm điệu nhẹ nhàng và sâu lắng, tác giả đã gởi đến cho người nghe một thông điệp kinh hoàng của thời sự:
    "Xác người nằm trôi sông,
    phơi trên ruộng đồng
    trên nóc nhà thành phố
    trên những đường quanh co
    Xác người nằm bơ vơ
    dưới mái hiên chùa
    trong giáo đường thành phố
    trên thềm nhà hoang vu?
    Xác nào là em tôi
    Dưới hố hầm này
    Trên những vùng lúa cháy
    Bên những vồng ngô khoai?"
    (Hát trên những xác người)
    "Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng
    Hành vạn tiếng bom trút xuống ruộng đồng
    Cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn
    Hàng vạn chuyến xe, claymore lựu đạn
    Hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành
    Từng vùng thịt xương có mẹ có em?"

    (Đại bác ru đêm)
    ?oKinh Việt Nam? đã đến với tôi như những lời kêu gọi hồn thiêng sông núi dân tộc Việt, như những ước vọng khẩn thiết về một ngày thanh bình thống nhất, về một nước Việt Nam bình thường như những nước khác, chan hòa tình tự dân tộc giống nòi...
    Tôi ý thức được ngay là một cái gì mới đã xảy ra tại Việt Nam.
    ....................
    Nhìn lại cục diện sau gần 40 năm, tôi vẫn nghĩ nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn là một trong những nhân tố văn hóa rất tích cực cho công cuộc vãn hồi hòa bình và thống nhất đất nước. Và tôi rất tâm đắc với ý kiến cho rằng chính những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn mới là cơ sở nói lên tầm vóc của tài danh Trịnh Công Sơn? Và cũng chính qua những ca khúc này Trịnh Công Sơn mới được những nhà báo quốc tế biết đến và gọi anh là "một Dylan của Việt Nam".
    Âm nhạc Việt Nam qua Trịnh Công Sơn, một thời đã ngang tầm thế giới!
    Và tôi tự hỏi tại sao trong thời mở cửa giao lưu hội nhập hôm nay những bài hát đậm đà tinh thân dân tộc như thế, lại vẫn "chưa được phép" hát lại?
    Ở Việt Nam tôi vẫn thường nghe câu hỏi là tại sao ta chưa có những tác phẩm văn học nghệ thuật ngang tầm thế giới, xứng đáng với các cuộc kháng chiến đấu tranh giành độc lập, tự chủ thoát khỏi ách nô lệ của ngoại bang, những chiến công hiển hách đã được biết bao dân tộc yêu chuộng hòa bình và công lý kính phục và ngưỡng mộ. Nhưng có chắc gì, ta tỉnh táo đế chấp nhận và nhất là tôn vinh đúng mức những tác phẩm văn học nghệ thuật chất chứa những giá trị nhân bản cao đẹp và phổ quát của con người, những tác phẩm độc lập không bị chi phối bởi tình thế chính trị nhất thời?
    Sinh thời Trịnh Công Sơn ý thức rất rõ về tính phổ quát của nhạc mình:
    ?oTôi ước mơ một ngày nào đó trên hành tinh này tiếng hát sẽ được trả về với vẻ đẹp thuần khiết của nó. Đó là tiếng hát bay qua các lục địa, các đại dương, mang trong lòng nó tình yêu và tình nhân ái?? (Phác thảo chân dung tôi, tháng 04.1987).
    Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn là hiện thực của ước mơ này vậy.
    Dĩ nhiên nhạc phản chiến chỉ là một trong ba chiều không gian âm nhạc đồ sộ của thiên tài Trịnh Công Sơn: tình yêu, thân phận và chiến tranh? và đã có nhiều bài viết về hai không gian còn lại: tình yêu và thân phận?
    "Bởi vì ở ông Trịnh Công Sơn, điều vĩ đại nhất, vĩ đại hơn cả những tác phẩm của ông là nhân cách, nhân phẩm của ông..."
    Tôi chỉ thêm một chút ý kiến riêng thôi? Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ viết nhạc tình hay nhất thế kỷ, tôi xin nhấn mạnh "một trong những"? Bởi đối với tình yêu, cái nhất là tùy ở mỗi cá nhân, ở mỗi hoàn cảnh? Nhạc tình Trịnh Công Sơn có cái gì nhẹ nhàng siêu thoát. Những cuộc tình của Trịnh Công Sơn là những day dứt, những tiếc nuối, những cuộc tình ngoài tầm tay với, không bao giờ được tận hưởng và hạnh phúc là một cái gì mong manh bàng bạc, xa vời. Những người đẹp qua âm nhạc Trịnh diễm lệ trang trọng đến độ trừu tượng, siêu thực?Nhạc tình của các tác giả nổi tiếng khác như Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, Vũ thành An, Ngô Thụy Miên, Đức Huy? theo tôi đời thường, lãng mạn hơn?
    Ai cũng đồng ý chất Huế là thường trực trong nhạc Trịnh Công Sơn? Nhưng tôi lại thấy chất ?oblues? cũng tìm tàng trong một số bài: Hạ trắng, Tình nhớ, Biển nhớ? Phải chăng Trịnh Công Sơn có phần nào bị ảnh hưỏng nhạc Mỹ da đen?
    Ngày Trịnh Công Sơn mất tôi đang ở TP.HCM? Và có lẽ cũng như rất nhiều người Việt Nam ở mọi ngả đường đất nước hay ở chân trời góc biển trên thế giới, tôi có cảm giác là một người thân của mình vừa từ giã cõi đời... Tôi định đến nhà ông để thắp một nén hương tiễn đưa vì lòng ngưỡng mộ. Nhưng hôm ấy từ đường Điện Biên Phủ, đi xe gắn máy, không có cách chi đến được ngã tư Phạm Ngọc Thạch? Một rừng người mênh mông như đại ngàn vô tận đã cùng chia sẻ ý này và cuồn cuộn chảy về con đường ấy? Tôi bỏ xe bên vệ đường mon men tìm đến số 47C thì đã quá muộn. Chiếc xe chở quan tài đã chuyển bánh, tiếng kèn saxophone tiễn đưa của Trần Mạnh Tuấn đã vang lên và tôi đành hòa mình vào đoàn người chảy xiết theo hướng Gò Dưa?
    ***
    Sinh thời tôi chưa bao giờ nghe nói Trịnh Công Sơn là nghệ sĩ nhân dân. Nhưng chính quần chúng nhân dân không phân biệt thành phần, lớp người, lứa tuổi, không phân biệt Bắc-Trung-Nam, không phân biệt trong nước hay hải ngoại, đã chọn thiên tài Trịnh Công Sơn là nghệ sĩ số một của mình?
    Và theo tôi lời khen tặng ưu ái nhất mà tôi được đọc về Trịnh Công Sơn chính là của Khánh Ly:
    ?oBởi vì ở ông Trịnh Công Sơn, điều vĩ đại nhất, vĩ đại hơn cả những tác phẩm của ông là nhân cách, nhân phẩm của ông. Ông là người duy nhất đã sống trong đời này có một tấm lòng không có thù hận?. (Khánh Ly, ?oNhững lời tử tế ông Sơn dạy tôi?, Trường Kỳ phỏng vấn, Hoàng Trúc Ly sưu tầm.)
    Vâng, tôi cũng biết Trịnh Công Sơn, dù chỉ một thoáng và hôm nay qua tôi xin ghi lại đây, lòng ngưỡng mộ khôn cùng của tôi?
    nguồn: nguoivienxu

Chia sẻ trang này