1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn - dù chỉ là một thoáng, với tôi...​
    Nguyễn Đăng Hưng
    Gần một năm sau ngày nhạc sỹ Trịnh Công Sơn (TCS) mất, tôi lục trong chồng sách nhạc của gia đình để tìm lại một bài hát về xuân của nhạc sỹ Văn Cao, bài ?oMùa Xuân đầu tiên?. Tôi chuẩn bị tổ chức tốp ca cho ngày tết Việt kiều tại Bruxelles. Và tôi bất chợt đọc lại bút tích của người nhạc sỹ tài danh, ngay trang thứ hai của Tuyển tập nhạc Văn Cao ?oThiên Thai? do nhà xuất bản tph HCM xuất bản năm 1988.
    Vâng, tôi cũng quen biết Trịnh Công Sơn, dù chỉ một thoáng?
    Chúng tôi về Việt Nam ăn Tết năm 1989 sau một thời gian khá dài không lui tới. Chuyến đi cuối trước đó đã xa cách đến gần một thập niên: từ mùa hè năm 1979.
    Ảnh trên: Trịnh Công Sơn đang ngồi đệm ghi ta cho Michiko hát. Bên trái là nhà văn Nguyễn Quang Sáng, phía sau là Huỳnh Mai - vợ tác giả bài viết.
    Ảnh dưới: Từ trái sang: tác giả bài viết, nhà văn Nguyễn Quang Sáng, người lái xe, nhạc sỹ Trần Long Ẩn, hoạ sỹ Tôn Thất Văn - Trịnh Công Sơn đang hát bên cạnh là Michiko (quay lưng)

    Hồi ấy, việc đầu tiên chúng tôi làm tại Việt Nam là đi mua tranh về trang trí cho ngôi nhà mới tại Bỉ. Tôi không nhớ vì sao lại run rủi lần mò đến xem phòng triển lãm tranh tại gia của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn với sự tham gia của các họa sỹ Đinh Cường và Tôn Thất Văn. Và chúng tôi suýt mua được một bức của Tôn Thất Văn, suýt thôi vì chưa ngã giá nên cuối cùng không mua được? Biết tôi là Việt kiều tại Bỉ có hoạt động phản chiến tại Bỉ trong thập kỷ 65 - 75, có chút ?omáu văn nghệ?, Trịnh Công Sơn cho hay là đang chuẩn bị đi Pháp và nếu tôi còn ở lại Việt Nam thì ra Tết sẽ đến nhà thăm tôi?
    Mồng 6 Tết năm ấy, tại nhà người anh vợ tôi (cư xá Lữ Gia, quận 11, TP.HCM) chúng tôi tiếp cả một đoàn văn nghệ sỹ nổi tiếng: nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhạc sỹ Trần Long Ần, họa sỹ Tôn Thất Văn, Michiko và Trịnh Công Sơn!
    Sau một hồi chén tạc chén thù, hàn huyên sôi nổi, tôi rất đỗi vui là chính Trịnh Công Sơn, một cách đôn hậu hồn nhiên đề nghị đem guitar ra hát. Ở nhà không có guitar, TCS cho gọi người nhà mình đem đến? Và chúng tôi có được cái diễm phúc bất ngờ là ngày Tết được nghe tại chính nguời nhạc sỹ mình hằng ngưỡng mộ hát một loạt những bài anh mới sáng tác. Rồi Michiko cũng hát, Trần Long Ẩn cũng hát...
    Thật là một niềm hạnh phúc hiếm có cho chúng tôi, một nhạc sỹ tiếng tăm lẫy lừng tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, một danh tài đã có một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ, đã thật giản dị và hồn nhiên, cùng bạn bè ngồi hát cả buổi chỉ cho vợ chồng chúng tôi, nhà văn Nguyễn Quang Sáng và một người lái xe nghe!
    Vâng, chúng tôi may mắn có được một thoáng Trịnh Công Sơn, gần như chỉ dành cho chúng tôi.
    ***
    Đó không phải là lần đầu tiên tôi gặp Trịnh Công Sơn mà trước đó, tôi đã có lần gặp. Trong một lần Ban Việt kiều thành phố tổ chức một buổi họp mặt, tại Hội Trí thức yêu nước - 43 Nguyễn Thông TP.HCM, sau tham luận của các lãnh đạo trung ương và thành phố, sau khoảnh khắc ngắn ngủi đối thoại trao đổi qua lại, cái đinh buổi họp mặt là phần văn nghệ. Nhạc sỹ Phạm Trọng Cầu vừa là nhạc trưởng vừa là MC? Hôm ấy nhạc sỹ Trịnh Công Sơn tự đệm guitar và hát bài ?oEm còn nhớ hay em đã quên? và ?oChiều trên quê hương tôi?.
    Hai bài hát trên của Trịnh Công Sơn vào thời điểm ấy đã gây cho tôi một xúc động mạnh. Trịnh Công Sơn đúng là một nghệ sỹ lớn? Sáng tác của ông một lần nữa đã gắn liền với những thăng trầm của dân tộc, trái tim nhạy cảm tuyệt vời của ông đã diễn tả một cách vô cùng tinh tế nỗi đau của mình mà cũng là của thế nhân, của đồng loại trên một tinh thần nhân bản trong sáng, hướng thiện nếu không nói là tích cực? Thật tài tình và sâu sắc khi ông chỉ nói giản dị: ?oEm ra đi nơi này vẫn thế...? mà tôi đã hiểu ngay đây là thông điệp về sự vĩnh cửu của quốc gia, dân tộc? Mọi việc sẽ đi qua, nhưng chỉ đất nước Việt Nam sẽ mãi mãi trường tồn?
    ***
    Năm 1960 ngày tôi xuất dương du học, Trịnh Công Sơn chưa nổi tiếng. Các bài hát ?oƯớt mi? hay ?oDiễm xưa? chưa được phổ biến rộng rãi. Tại Sài Gòn thời ấy nhạc Phạm Duy, Lam Phương, Dương Thiệu Tước, Phạm Đình Chương, Văn Phụng? đang thịnh hành trên các phương tiện truyền thông đại chúng?
    Sau Tết Mậu thân (1968), không khí Việt kiều tại Bỉ, đặc biệt thành phố Liège thay đổi hẳn. Trước đó, số sinh viên du học như chúng tôi chỉ đếm trên đầu ngón tay, nay tăng vọt đến gần năm trăm người! Phần lớn sinh viên Việt Nam là con nhà khá giả tại Sài gòn đi du học tự túc? Các sinh viên đến từ Việt Nam không ai không mang theo những băng cassettes - với kỹ thuật ghi âm đang được thịnh hành trong những năm 70? Và chính qua những băng ghi âm này, qua các bạn sinh viên trẻ, mà tôi khám phá ra hiện tượng Trịnh Công Sơn - Khánh Ly.
    ?oCa khúc da vàng? đã đến với tôi như một tiếng thét của lương tâm con người trước cuộc chiến xâm lược phi nhân, trước chết chóc, trước đau thương khôn cùng của dân Việt, trước sức tàn phá dữ dội khủng khiếp của tàu bè bom đạn của một siêu cường.
    Qua những âm điệu nhẹ nhàng và sâu lắng, tác giả đã gởi đến cho người nghe một thông điệp kinh hoàng của thời sự:
    "Xác người nằm trôi sông,
    phơi trên ruộng đồng
    trên nóc nhà thành phố
    trên những đường quanh co
    Xác người nằm bơ vơ
    dưới mái hiên chùa
    trong giáo đường thành phố
    trên thềm nhà hoang vu?
    Xác nào là em tôi
    Dưới hố hầm này
    Trên những vùng lúa cháy
    Bên những vồng ngô khoai?"
    (Hát trên những xác người)
    "Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng
    Hành vạn tiếng bom trút xuống ruộng đồng
    Cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn
    Hàng vạn chuyến xe, claymore lựu đạn
    Hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành
    Từng vùng thịt xương có mẹ có em?"

    (Đại bác ru đêm)
    ?oKinh Việt Nam? đã đến với tôi như những lời kêu gọi hồn thiêng sông núi dân tộc Việt, như những ước vọng khẩn thiết về một ngày thanh bình thống nhất, về một nước Việt Nam bình thường như những nước khác, chan hòa tình tự dân tộc giống nòi...
    Tôi ý thức được ngay là một cái gì mới đã xảy ra tại Việt Nam.
    ....................
    Nhìn lại cục diện sau gần 40 năm, tôi vẫn nghĩ nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn là một trong những nhân tố văn hóa rất tích cực cho công cuộc vãn hồi hòa bình và thống nhất đất nước. Và tôi rất tâm đắc với ý kiến cho rằng chính những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn mới là cơ sở nói lên tầm vóc của tài danh Trịnh Công Sơn? Và cũng chính qua những ca khúc này Trịnh Công Sơn mới được những nhà báo quốc tế biết đến và gọi anh là "một Dylan của Việt Nam".
    Âm nhạc Việt Nam qua Trịnh Công Sơn, một thời đã ngang tầm thế giới!
    Và tôi tự hỏi tại sao trong thời mở cửa giao lưu hội nhập hôm nay những bài hát đậm đà tinh thân dân tộc như thế, lại vẫn "chưa được phép" hát lại?
    Ở Việt Nam tôi vẫn thường nghe câu hỏi là tại sao ta chưa có những tác phẩm văn học nghệ thuật ngang tầm thế giới, xứng đáng với các cuộc kháng chiến đấu tranh giành độc lập, tự chủ thoát khỏi ách nô lệ của ngoại bang, những chiến công hiển hách đã được biết bao dân tộc yêu chuộng hòa bình và công lý kính phục và ngưỡng mộ. Nhưng có chắc gì, ta tỉnh táo đế chấp nhận và nhất là tôn vinh đúng mức những tác phẩm văn học nghệ thuật chất chứa những giá trị nhân bản cao đẹp và phổ quát của con người, những tác phẩm độc lập không bị chi phối bởi tình thế chính trị nhất thời?
    Sinh thời Trịnh Công Sơn ý thức rất rõ về tính phổ quát của nhạc mình:
    ?oTôi ước mơ một ngày nào đó trên hành tinh này tiếng hát sẽ được trả về với vẻ đẹp thuần khiết của nó. Đó là tiếng hát bay qua các lục địa, các đại dương, mang trong lòng nó tình yêu và tình nhân ái?? (Phác thảo chân dung tôi, tháng 04.1987).
    Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn là hiện thực của ước mơ này vậy.
    Dĩ nhiên nhạc phản chiến chỉ là một trong ba chiều không gian âm nhạc đồ sộ của thiên tài Trịnh Công Sơn: tình yêu, thân phận và chiến tranh? và đã có nhiều bài viết về hai không gian còn lại: tình yêu và thân phận?
    "Bởi vì ở ông Trịnh Công Sơn, điều vĩ đại nhất, vĩ đại hơn cả những tác phẩm của ông là nhân cách, nhân phẩm của ông..."
    Tôi chỉ thêm một chút ý kiến riêng thôi? Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ viết nhạc tình hay nhất thế kỷ, tôi xin nhấn mạnh "một trong những"? Bởi đối với tình yêu, cái nhất là tùy ở mỗi cá nhân, ở mỗi hoàn cảnh? Nhạc tình Trịnh Công Sơn có cái gì nhẹ nhàng siêu thoát. Những cuộc tình của Trịnh Công Sơn là những day dứt, những tiếc nuối, những cuộc tình ngoài tầm tay với, không bao giờ được tận hưởng và hạnh phúc là một cái gì mong manh bàng bạc, xa vời. Những người đẹp qua âm nhạc Trịnh diễm lệ trang trọng đến độ trừu tượng, siêu thực?Nhạc tình của các tác giả nổi tiếng khác như Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, Vũ thành An, Ngô Thụy Miên, Đức Huy? theo tôi đời thường, lãng mạn hơn?
    Ai cũng đồng ý chất Huế là thường trực trong nhạc Trịnh Công Sơn? Nhưng tôi lại thấy chất ?oblues? cũng tìm tàng trong một số bài: Hạ trắng, Tình nhớ, Biển nhớ? Phải chăng Trịnh Công Sơn có phần nào bị ảnh hưỏng nhạc Mỹ da đen?
    Ngày Trịnh Công Sơn mất tôi đang ở TP.HCM? Và có lẽ cũng như rất nhiều người Việt Nam ở mọi ngả đường đất nước hay ở chân trời góc biển trên thế giới, tôi có cảm giác là một người thân của mình vừa từ giã cõi đời... Tôi định đến nhà ông để thắp một nén hương tiễn đưa vì lòng ngưỡng mộ. Nhưng hôm ấy từ đường Điện Biên Phủ, đi xe gắn máy, không có cách chi đến được ngã tư Phạm Ngọc Thạch? Một rừng người mênh mông như đại ngàn vô tận đã cùng chia sẻ ý này và cuồn cuộn chảy về con đường ấy? Tôi bỏ xe bên vệ đường mon men tìm đến số 47C thì đã quá muộn. Chiếc xe chở quan tài đã chuyển bánh, tiếng kèn saxophone tiễn đưa của Trần Mạnh Tuấn đã vang lên và tôi đành hòa mình vào đoàn người chảy xiết theo hướng Gò Dưa?
    ***
    Sinh thời tôi chưa bao giờ nghe nói Trịnh Công Sơn là nghệ sĩ nhân dân. Nhưng chính quần chúng nhân dân không phân biệt thành phần, lớp người, lứa tuổi, không phân biệt Bắc-Trung-Nam, không phân biệt trong nước hay hải ngoại, đã chọn thiên tài Trịnh Công Sơn là nghệ sĩ số một của mình?
    Và theo tôi lời khen tặng ưu ái nhất mà tôi được đọc về Trịnh Công Sơn chính là của Khánh Ly:
    ?oBởi vì ở ông Trịnh Công Sơn, điều vĩ đại nhất, vĩ đại hơn cả những tác phẩm của ông là nhân cách, nhân phẩm của ông. Ông là người duy nhất đã sống trong đời này có một tấm lòng không có thù hận?. (Khánh Ly, ?oNhững lời tử tế ông Sơn dạy tôi?, Trường Kỳ phỏng vấn, Hoàng Trúc Ly sưu tầm.)
    Vâng, tôi cũng biết Trịnh Công Sơn, dù chỉ một thoáng và hôm nay qua tôi xin ghi lại đây, lòng ngưỡng mộ khôn cùng của tôi?
    nguồn: nguoivienxu
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Để gió cuốn đi​
    Hoàng Phủ Ngọc Tường
    TT - André Malraux đã định nghĩa: ?oNghệ thuật là cái chống lại định mệnh?. Ngày xưa, có một người Hi Lạp cổ đã thử cố gắng triển khai đời mình trong một nỗ lực chống định mệnh như thế, đấy là Empédocle.
    Bình sinh, Empédocle là một nhà bác học lỗi lạc, đã xây dựng nhiều công trình có ích lợi cho nhân dân Hi Lạp, thí dụ như xẻ một trái núi, đào một dòng sông...Lúc về già, Empédocle đi khắp nơi để truyền bá học thuyết triết học của ông, với một tấm áo choàng đỏ, mà ông cho rằng ấy là biểu hiện của lửa. Ông trèo lên bên miệng núi lửa Etna đang hoạt động và nhảy vào lòng núi lửa, để lại trên miệng núi một đôi dép. Người phương Tây dùng hình tượng ?ođôi dép Empédocle? (les sandales d?TEmpédocle) để chỉ ?odanh tiếng?.
    Huyền thoại trên đây mang ý nghĩa thâm thúy rằng đối với con người, trước khi trở về với hư vô, vẫn cần phải để lại dấu vết của mình trên mặt đất, chính là tên tuổi của mình.
    Người Trung Hoa thì gọi sự nghiệp của con người để lại sau cái chết là ?ohồng tuyết trảo? (dấu chân chim hồng đi trên tuyết). Cũng giống như ?ođôi dép Empédocle? của người Hi Lạp cổ đó thôi, vết chân thì mỏng manh có ra gì, nhưng hợp với lẽ tự nhiên, đã đi qua thì để lại dấu chân, học theo con chim hồng đi trên tuyết.
    Trịnh Công Sơn đã cho rằng mọi cái ở đời đều là phù phiếm, như ta đã thấy. Anh không tích lũy một chút của cải vật chất nào cho riêng mình cả. Rốt cuộc, như một vật thể không bị hòa tan trong lịch sử, chính là tên tuổi của anh. Khi tôi mới rời Huế ra đi vào năm 1966, tên tuổi của Trịnh Công Sơn mới bắt đầu bằng những nét chữ mờ nhạt. Nhưng khi tôi trở lại Huế, vừa đúng với sự kiện năm 1975, tên tuổi của Trịnh Công Sơn đã vang dậy hết thành phố này đến thành phố khác. Trịnh Công Sơn đã thành công rất nhanh kể từ mấy bài ở phố biển, nhanh đến độ lúc này tên tuổi Trịnh Công Sơn đã sáng chói khắp cả bầu trời âm nhạc miền Nam.
    Nhạc của Trịnh Công Sơn tồn tại rất bền lâu, nhiều bài của thời kỳ đầu đến nay vẫn còn nổi tiếng. Qua một thời gian dài bị chính quyền Sài Gòn cấm đoán, nhạc của Trịnh Công Sơn vẫn đến được tay công chúng, bằng cách mỗi người tự chép riêng những bài hát yêu thích và lưu chuyển đến người khác. Như thể có một dòng sông ngầm vẫn trôi đi trong khi những dòng sông trên mặt đất đã bị tắc nghẽn. Điều đó chứng tỏ nội lực âm nhạc của Sơn, từ đó phát ra sức mạnh thúc đẩy sự luân lưu giữa cuộc đời. Theo công bố của Đài phát thanh Sài Gòn nghe được ở chiến khu, thì năm 1966 Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ được quần chúng hâm mộ nhiều nhất.
    Ở Sài Gòn trước 1975, người ta vẫn thấy nhiều quán rượu hoặc cà phê bên đường có tên là Biển nhớ, Diễm xưa, Hạ trắng, Mưa hồng... Ở Đà Lạt, ở Huế hoặc những thành phố khác cũng đều như vậy. Ở miền Bắc dù ít hơn song không phải là không có những cô gái đã đi qua tuổi học trò với những bản nhạc của Trịnh Công Sơn chép tay luôn luôn được mang theo trong cặp sách.
    Có lần tôi lang thang ngoài một hòn đảo vùng biển Qui Nhơn, gặp một quán rượu nhìn ra biển, dựng trên một mảnh đất của dân mới đến khai phá. Gặp tôi, cô chủ quán hỏi câu đầu tiên là: ?oAnh có thuộc bài Biển nhớ của Trịnh Công Sơn không??. Thậm chí, tôi muốn nói rằng có một văn hóa Trịnh Công Sơn trong đời sống tinh thần của các đô thị miền Nam; và Trịnh Công Sơn nghiễm nhiên trở thành một nhà văn hóa đồng thời với một nhạc sĩ.
    Sự nổi tiếng của Trịnh Công Sơn cho ta thấy một hiện tượng xã hội thật hiếm có trong chiến tranh. Chẳng những những người hâm mộ Sơn thích nhạc Trịnh Công Sơn, mà cả những người chống Trịnh Công Sơn (về chính trị) cũng thích nghe nhạc Sơn. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sau chuyến đi du hành ở Pháp cùng với Trịnh Công Sơn luôn luôn khẳng định như vậy.
    Ở miền Nam, từng có một viên tư lệnh thiết giáp ngụy đã từ chối lệnh hành quân trong chiến dịch Nam Lào vì chịu ảnh hưởng tư tưởng phản chiến của Trịnh Công Sơn. Tôi tự hỏi những người thường lên án nhạc Sơn năm xưa có biết được tính ?otích cực? của tư tưởng phản chiến của Sơn trong những trường hợp như vậy hay không.
    Tin Trịnh Công Sơn từ trần được các báo lớn trên thế giới thông báo cho bạn đọc, và từng nhóm Việt kiều đã tổ chức lễ tưởng niệm hoặc ?ođêm nhạc Trịnh Công Sơn?. Có lẽ chưa có sự ra đi của danh nhân văn hóa nào đã để lại nhiều cuốn sách tưởng niệm như vậy: TP.HCM ba cuốn, TP Hà Nội hai cuốn và Huế một cuốn cùng với ba cuốn sách của cá nhân nhà văn, mỗi cuốn sách tác phẩm của cộng đồng đều tập trung bài vở của hàng chục tác giả đủ mọi giới, nam và nữ, âm nhạc và các ngành khác. Tất cả những người viết đều đã trực tiếp gặp gỡ Trịnh Công Sơn, và thế mới biết bạn bè của Trịnh Công Sơn đông không thể hình dung được.
    Khát vọng ?olưu danh thiên cổ? tỏ ra bức xúc đến nỗi Érostrate, cũng là một người cổ Hi Lạp, đã thề rằng nếu không được lưu danh như một kẻ xây đền (đền thờ nữ thần Athena) ta sẽ lưu danh như một kẻ đốt đền.
    Vậy thì ?ocái tên? là một tòa nhà còn mãi, trong đó cư ngụ đời sống vĩnh hằng của con người sau khi chết. Cao Bá Quát đã từng nói: ?oĐời người há không viết gì lên đấy, như một tấm bia không chữ?. Người đời sẵn sàng phê phán thói hư danh, nhưng không nên nhầm lẫn với sự hiếu danh: khát vọng lưu danh là chính đáng và là đòi hỏi đáng giá để đặt ra trước cuộc sống trần thế.
    Chúng ta hài lòng khi thấy Trịnh Công Sơn đã giành được trong tay định mệnh, cái mà người nghệ sĩ nào cũng thèm muốn: sự bất tử. Trịnh Công Sơn không có nhà cửa nguy nga, của cải vật chất và không có vợ con riêng. Nhưng Trịnh Công Sơn có một cái tên để lưu truyền cho hậu thế. Và tất cả đó để làm gì? Cũng theo lời bài hát của Sơn, Để gió cuốn đi. ?oKhát vọng lưu danh? là một ý niệm rỗng không về vật chất, và Trịnh Công Sơn đã sống đúng với ý niệm ấy.
    Nguồn: Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé
  3. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Để gió cuốn đi​
    Hoàng Phủ Ngọc Tường
    TT - André Malraux đã định nghĩa: ?oNghệ thuật là cái chống lại định mệnh?. Ngày xưa, có một người Hi Lạp cổ đã thử cố gắng triển khai đời mình trong một nỗ lực chống định mệnh như thế, đấy là Empédocle.
    Bình sinh, Empédocle là một nhà bác học lỗi lạc, đã xây dựng nhiều công trình có ích lợi cho nhân dân Hi Lạp, thí dụ như xẻ một trái núi, đào một dòng sông...Lúc về già, Empédocle đi khắp nơi để truyền bá học thuyết triết học của ông, với một tấm áo choàng đỏ, mà ông cho rằng ấy là biểu hiện của lửa. Ông trèo lên bên miệng núi lửa Etna đang hoạt động và nhảy vào lòng núi lửa, để lại trên miệng núi một đôi dép. Người phương Tây dùng hình tượng ?ođôi dép Empédocle? (les sandales d?TEmpédocle) để chỉ ?odanh tiếng?.
    Huyền thoại trên đây mang ý nghĩa thâm thúy rằng đối với con người, trước khi trở về với hư vô, vẫn cần phải để lại dấu vết của mình trên mặt đất, chính là tên tuổi của mình.
    Người Trung Hoa thì gọi sự nghiệp của con người để lại sau cái chết là ?ohồng tuyết trảo? (dấu chân chim hồng đi trên tuyết). Cũng giống như ?ođôi dép Empédocle? của người Hi Lạp cổ đó thôi, vết chân thì mỏng manh có ra gì, nhưng hợp với lẽ tự nhiên, đã đi qua thì để lại dấu chân, học theo con chim hồng đi trên tuyết.
    Trịnh Công Sơn đã cho rằng mọi cái ở đời đều là phù phiếm, như ta đã thấy. Anh không tích lũy một chút của cải vật chất nào cho riêng mình cả. Rốt cuộc, như một vật thể không bị hòa tan trong lịch sử, chính là tên tuổi của anh. Khi tôi mới rời Huế ra đi vào năm 1966, tên tuổi của Trịnh Công Sơn mới bắt đầu bằng những nét chữ mờ nhạt. Nhưng khi tôi trở lại Huế, vừa đúng với sự kiện năm 1975, tên tuổi của Trịnh Công Sơn đã vang dậy hết thành phố này đến thành phố khác. Trịnh Công Sơn đã thành công rất nhanh kể từ mấy bài ở phố biển, nhanh đến độ lúc này tên tuổi Trịnh Công Sơn đã sáng chói khắp cả bầu trời âm nhạc miền Nam.
    Nhạc của Trịnh Công Sơn tồn tại rất bền lâu, nhiều bài của thời kỳ đầu đến nay vẫn còn nổi tiếng. Qua một thời gian dài bị chính quyền Sài Gòn cấm đoán, nhạc của Trịnh Công Sơn vẫn đến được tay công chúng, bằng cách mỗi người tự chép riêng những bài hát yêu thích và lưu chuyển đến người khác. Như thể có một dòng sông ngầm vẫn trôi đi trong khi những dòng sông trên mặt đất đã bị tắc nghẽn. Điều đó chứng tỏ nội lực âm nhạc của Sơn, từ đó phát ra sức mạnh thúc đẩy sự luân lưu giữa cuộc đời. Theo công bố của Đài phát thanh Sài Gòn nghe được ở chiến khu, thì năm 1966 Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ được quần chúng hâm mộ nhiều nhất.
    Ở Sài Gòn trước 1975, người ta vẫn thấy nhiều quán rượu hoặc cà phê bên đường có tên là Biển nhớ, Diễm xưa, Hạ trắng, Mưa hồng... Ở Đà Lạt, ở Huế hoặc những thành phố khác cũng đều như vậy. Ở miền Bắc dù ít hơn song không phải là không có những cô gái đã đi qua tuổi học trò với những bản nhạc của Trịnh Công Sơn chép tay luôn luôn được mang theo trong cặp sách.
    Có lần tôi lang thang ngoài một hòn đảo vùng biển Qui Nhơn, gặp một quán rượu nhìn ra biển, dựng trên một mảnh đất của dân mới đến khai phá. Gặp tôi, cô chủ quán hỏi câu đầu tiên là: ?oAnh có thuộc bài Biển nhớ của Trịnh Công Sơn không??. Thậm chí, tôi muốn nói rằng có một văn hóa Trịnh Công Sơn trong đời sống tinh thần của các đô thị miền Nam; và Trịnh Công Sơn nghiễm nhiên trở thành một nhà văn hóa đồng thời với một nhạc sĩ.
    Sự nổi tiếng của Trịnh Công Sơn cho ta thấy một hiện tượng xã hội thật hiếm có trong chiến tranh. Chẳng những những người hâm mộ Sơn thích nhạc Trịnh Công Sơn, mà cả những người chống Trịnh Công Sơn (về chính trị) cũng thích nghe nhạc Sơn. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sau chuyến đi du hành ở Pháp cùng với Trịnh Công Sơn luôn luôn khẳng định như vậy.
    Ở miền Nam, từng có một viên tư lệnh thiết giáp ngụy đã từ chối lệnh hành quân trong chiến dịch Nam Lào vì chịu ảnh hưởng tư tưởng phản chiến của Trịnh Công Sơn. Tôi tự hỏi những người thường lên án nhạc Sơn năm xưa có biết được tính ?otích cực? của tư tưởng phản chiến của Sơn trong những trường hợp như vậy hay không.
    Tin Trịnh Công Sơn từ trần được các báo lớn trên thế giới thông báo cho bạn đọc, và từng nhóm Việt kiều đã tổ chức lễ tưởng niệm hoặc ?ođêm nhạc Trịnh Công Sơn?. Có lẽ chưa có sự ra đi của danh nhân văn hóa nào đã để lại nhiều cuốn sách tưởng niệm như vậy: TP.HCM ba cuốn, TP Hà Nội hai cuốn và Huế một cuốn cùng với ba cuốn sách của cá nhân nhà văn, mỗi cuốn sách tác phẩm của cộng đồng đều tập trung bài vở của hàng chục tác giả đủ mọi giới, nam và nữ, âm nhạc và các ngành khác. Tất cả những người viết đều đã trực tiếp gặp gỡ Trịnh Công Sơn, và thế mới biết bạn bè của Trịnh Công Sơn đông không thể hình dung được.
    Khát vọng ?olưu danh thiên cổ? tỏ ra bức xúc đến nỗi Érostrate, cũng là một người cổ Hi Lạp, đã thề rằng nếu không được lưu danh như một kẻ xây đền (đền thờ nữ thần Athena) ta sẽ lưu danh như một kẻ đốt đền.
    Vậy thì ?ocái tên? là một tòa nhà còn mãi, trong đó cư ngụ đời sống vĩnh hằng của con người sau khi chết. Cao Bá Quát đã từng nói: ?oĐời người há không viết gì lên đấy, như một tấm bia không chữ?. Người đời sẵn sàng phê phán thói hư danh, nhưng không nên nhầm lẫn với sự hiếu danh: khát vọng lưu danh là chính đáng và là đòi hỏi đáng giá để đặt ra trước cuộc sống trần thế.
    Chúng ta hài lòng khi thấy Trịnh Công Sơn đã giành được trong tay định mệnh, cái mà người nghệ sĩ nào cũng thèm muốn: sự bất tử. Trịnh Công Sơn không có nhà cửa nguy nga, của cải vật chất và không có vợ con riêng. Nhưng Trịnh Công Sơn có một cái tên để lưu truyền cho hậu thế. Và tất cả đó để làm gì? Cũng theo lời bài hát của Sơn, Để gió cuốn đi. ?oKhát vọng lưu danh? là một ý niệm rỗng không về vật chất, và Trịnh Công Sơn đã sống đúng với ý niệm ấy.
    Nguồn: Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Chả biết cái topic: Thời sự trên mạng, báo chí về nhạc trịnh
    của bà Lys biến đâu mất, tìm mãi chả thấy. Đành post vào đây vậy.

    Nhạc sĩ-hoạ sĩ và bài thơ ?oCuối cùng cho một tình yêu?

    18:03'' 01/04/2005 (GMT+7)


    B.T
    Là một người bạn thân, cùng thời với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, hai bài thơ ?oCuối cùng cho một tình yêu? và "Thiên sứ bâng khuâng" của họa sĩ Trịnh Cung đã được nhạc sĩ họ Trịnh viết thành ca khúc, đặc biệt là bài ?oCuối cùng cho một tình yêu? rất nổi tiếng.

    [​IMG]


    HS Trịnh Cung tự hoạ
    Từ khi bài thơ "Cuối cùng cho một tình yêu" được phổ nhạc cho đến nay đã được 47 năm. HS Trịnh Cung viết bài thơ "Cuối cùng cho một tình yêu" vào năm 1958 Trịnh Công Sơn cũng phổ nhạc bài thơ này vào trong cùng năm đó. Sau gần nửa thế kỷ, không ít người vẫn muốn tìm hiểu nguồn gốc ra đời, câu chuyện tình trong bài thơ, bài hát đó nói về ai. Trong một đêm thức dậy, người hoạ sĩ đốt tập thơ và khóc. Lúc đó Trịnh Công Sơn thường từ B?Tlao về ở với người bạn hoạ sĩ trong một căn phòng rất nhỏ, chỉ vừa cho 3 người ngủ trên 1 chiếc chiếu. Trịnh Công Sơn nghe tiếng khóc mới bật dậy, thấy bạn đốt tập thơ ông chụp và giữ lại được 1 bài, đó là bài "Cuối cùng cho một tình yêu", Trịnh Công Sơn đã phổ nhạc bài thơ đó. Câu chuyện này đã được ca sĩ Khánh Ly kể lại, có lẽ theo lời kể của Trịnh Công Sơn.
    Sự việc Trịnh Cung đốt tập thơ là có thật bởi vì lúc đó ông muốn toàn tâm toàn ý tập trung cho hội họa, không muốn dịnh líu đến thơ ca nữa vì ông quan niệm là làm cái gì thì làm cho tới nơi. Khác với câu chuyện Khánh Ly đã kể, HS Trịnh Cung đốt tập thơ vào năm 1963, còn Trịnh Công Sơn đã phổ nhạc bài thơ này trước đó, năm 1958.
    Bài thơ "Cuối cùng cho một tình yêu" được Trịnh Cung sáng tác khi đến Huế. Hình ảnh những cô gái Huế thời đó thật thơ mộng, lãng mạn! Thời đó, khi nữ sinh Ðồng Khánh tan trường trông như những cánh **** trắng bay trong công viên cạnh sông Hương và chàng hoạ sĩ trẻ Trịnh Cung như thấy mình chợt lạc lõng giữa đàn **** xinh xắn ấy. "Đàn ****" ấy rất Huế, rất kín đáo và người hoạ sĩ chỉ còn biết lẽo đẽo đi theo làm "cái đuôi", nhìn ngắm rồi mơ mộng để rồi... viết ra bài thơ "Cuối cùng cho một tình yêu". Từ hình ảnh những cô gái Huế "chung chung" thôi và tác giả đã tài tình hư cấu thành một bài thơ tình. Chàng HS gốc Quảng muốn "vượt lên" cái tâm lý mình chỉ là ?ohọc trò trong Quảng ra thi?, muốn "lên gân": ta cũng là một cái gì đó, cũng có thể từ khước họ, cho nó... oai! Cho nên mới có cái lối hờn dỗi của một người không chạm được đến tình yêu, bèn? Ừ thôi em về? Ừ thôi em về...

    [​IMG]


    Từ trái qua: NS Trịnh Công Sơn, HS Đinh Cường, HS Trịnh Cung, NS Văn Cao
    HS Trịnh Cung giải bày: "Nhưng em về rồi, thì sao? Em về rồi thì? bàn tay đói? Em ra khỏi tay rồi, em đâu có trong vòng tay, mà em đâu có bao giờ trong vòng tay tôi đâu? thành ra hai vòng tay tôi, hai bàn tay tôi luôn luôn đói, đói khát vì một hình ảnh và tôi cứ mãi đi theo những cuộc tan trường vào những buổi chiều, buổi trưa như vậy, nên? chân phải mỏi thôi. (...) Thế thì câu chuyện của bài thơ đó là bài thơ hoàn toàn hư cấu nhưng dựa trên cung cách của những cô gái Huế thời đó. Lẽ dĩ nhiên nó thuộc về những cô gái đẹp của thời đó, cũng là chuyện bình thường thôi. Cái gì mà con người ta dâng hiến thì thường dâng hiến cho những gì tốt nhất, đẹp nhất. Lẽ dĩ nhiên là đẹp nhất đối với mình. Ở đây không có nghĩa là những cô gái xấu kia không đẹp, tại vì là chưa chắc tôi đã nhìn ra những cái đẹp của họ, họ có thể đẹp dưới cái nhìn của những người đàn ông khác. Thành ra, nếu có phạm vào điều gì cũng cho tôi xin lỗi. Dẫu sao những cô gái đó ngày nay đã thành bà, bà nội, bà ngoại rồi, phải không? Cho tôi gởi lời thăm hỏi những cô gái Huế, vẫn đẹp trong lòng tôi cho đến ngày hôm nay".
    Với bài thơ Thiên sứ bâng khuâng, HS Trịnh Cung viết khi sang Mỹ lần thứ 2. Ông gặp lại một người yêu cũ của Trịnh Công Sơn. Hôm đó, bà mời HS đi ăn ở South Coast Plaza, ở Macy nơi có một cửa hàng lộ thiên, dưới những cây dù. HS nhìn thấy những con chim sẻ đậu quanh người phụ nữ ấy, bà thả cho nó những ruột bánh mì và từng con một nhảy gắp những mẩu bánh mì? Trịnh Cung thấy thú vị quá! Thời đó ở Sài Gòn người ta bắn chim dữ quá nên không còn chim! Ở Mỹ chim ở khắp mọi nơi, con người ở đâu, chim ở đó... điều đó đã khiến HS xúc cảm và viết bài thơ "Thiên sứ bâng khuâng":

    CUỐI CÙNG CHO MỘT TÌNH YÊU


    ừ thôi em vềchiều mưa giông tớibây giờ anh vuihai bàn tay đóibây giờ anh vui hai bàn chân mỏithời gian nơi đâybây giờ anh vuimột linh hồn rỗitình yêu xứ nàymột lần yêu thươngmột đời bão nổigiã từ giã từchiều mưa giông tớiem ơi, em ơi !
    sầu thôi xuống đầylàm sao em nhớmưa ngoài song baylời ca anh nhỏnỗi lòng anh đây
    1958TRỊNH CUNG
    Con chim về đậu bên ngườiLà thiên sứ đó là tôi cũng chừng.Vô tình em thả bâng khuâng.Tôi làm chim nhặt để phần mai sau
    Năm sau HS lại có dịp sang Mỹ, ông có bạn thân là một nữ ca sĩ ở Orange County. Hai người cùng chia sẻ với nhau về chuyện văn nghệ và về đời sống bên ngoài. Với "tình bạn" ấy, trong thời gian ở Mỹ, HS Trịnh Cung lại viết thêm 2 câu thơ nữa để tặng "nàng". Như vậy bài thơ "Thiên sứ bâng khuâng" được sáng tác dành cho hai người phụ nữ: người yêu cũ của Trịnh Công Sơn, và một người bạn gái của HS. Hai câu viết sau là:
    Mai sau thiên sứ về trờiCòn tôi ở lại bên người tôi yêu.
    "Thiên sứ bâng khuâng" ban đầu chỉ có 4 câu, từ một cảm hứng vào năm 1998. Sau đó trở thành một bài lục bát 6 câu, như muốn nói về ước mơ của người HS, muốn phá bỏ "cái hạn" kéo dài đời ông là cuối cùng cho một tình yêu, là Ừ thôi em về! Dường như từ sự "dại dột" dám nói với người đẹp: Ừ thôi em về... nên từ đó ông thành một co người cô đơn! Nhưng cuối cùng thì người HS tài hoa không muốn cô đơn nữa, nên vào năm 1999 ông mới nói ra: Mai sau thiên sứ về trời, Còn tôi ở lại bên người tôi yêu... Ðoạn cuối của "Thiên sứ bâng khuâng" làm vào năm 2000. Nhưng cuối cùng của tình yêu thì "cái hạn" lại quay về với người HS già!
    "Thiên sứ bâng khuâng" là bài thơ mà Trịnh Công Sơn phổ trước khi ông qua đời vào năm 2000, như một kỷ niệm để chia tay với thế kỷ cũ, bước vào thế kỷ mới. Bài hát này chưa được phổ biến rộng rãi, chỉ có Trần Thu Hà hát ở Sài Gòn, Tuấn Ngọc hát ở Mỹ, chưa được thu băng đĩa.
     
    Theo: http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Chả biết cái topic: Thời sự trên mạng, báo chí về nhạc trịnh
    của bà Lys biến đâu mất, tìm mãi chả thấy. Đành post vào đây vậy.

    Nhạc sĩ-hoạ sĩ và bài thơ ?oCuối cùng cho một tình yêu?

    18:03'' 01/04/2005 (GMT+7)


    B.T
    Là một người bạn thân, cùng thời với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, hai bài thơ ?oCuối cùng cho một tình yêu? và "Thiên sứ bâng khuâng" của họa sĩ Trịnh Cung đã được nhạc sĩ họ Trịnh viết thành ca khúc, đặc biệt là bài ?oCuối cùng cho một tình yêu? rất nổi tiếng.

    [​IMG]


    HS Trịnh Cung tự hoạ
    Từ khi bài thơ "Cuối cùng cho một tình yêu" được phổ nhạc cho đến nay đã được 47 năm. HS Trịnh Cung viết bài thơ "Cuối cùng cho một tình yêu" vào năm 1958 Trịnh Công Sơn cũng phổ nhạc bài thơ này vào trong cùng năm đó. Sau gần nửa thế kỷ, không ít người vẫn muốn tìm hiểu nguồn gốc ra đời, câu chuyện tình trong bài thơ, bài hát đó nói về ai. Trong một đêm thức dậy, người hoạ sĩ đốt tập thơ và khóc. Lúc đó Trịnh Công Sơn thường từ B?Tlao về ở với người bạn hoạ sĩ trong một căn phòng rất nhỏ, chỉ vừa cho 3 người ngủ trên 1 chiếc chiếu. Trịnh Công Sơn nghe tiếng khóc mới bật dậy, thấy bạn đốt tập thơ ông chụp và giữ lại được 1 bài, đó là bài "Cuối cùng cho một tình yêu", Trịnh Công Sơn đã phổ nhạc bài thơ đó. Câu chuyện này đã được ca sĩ Khánh Ly kể lại, có lẽ theo lời kể của Trịnh Công Sơn.
    Sự việc Trịnh Cung đốt tập thơ là có thật bởi vì lúc đó ông muốn toàn tâm toàn ý tập trung cho hội họa, không muốn dịnh líu đến thơ ca nữa vì ông quan niệm là làm cái gì thì làm cho tới nơi. Khác với câu chuyện Khánh Ly đã kể, HS Trịnh Cung đốt tập thơ vào năm 1963, còn Trịnh Công Sơn đã phổ nhạc bài thơ này trước đó, năm 1958.
    Bài thơ "Cuối cùng cho một tình yêu" được Trịnh Cung sáng tác khi đến Huế. Hình ảnh những cô gái Huế thời đó thật thơ mộng, lãng mạn! Thời đó, khi nữ sinh Ðồng Khánh tan trường trông như những cánh **** trắng bay trong công viên cạnh sông Hương và chàng hoạ sĩ trẻ Trịnh Cung như thấy mình chợt lạc lõng giữa đàn **** xinh xắn ấy. "Đàn ****" ấy rất Huế, rất kín đáo và người hoạ sĩ chỉ còn biết lẽo đẽo đi theo làm "cái đuôi", nhìn ngắm rồi mơ mộng để rồi... viết ra bài thơ "Cuối cùng cho một tình yêu". Từ hình ảnh những cô gái Huế "chung chung" thôi và tác giả đã tài tình hư cấu thành một bài thơ tình. Chàng HS gốc Quảng muốn "vượt lên" cái tâm lý mình chỉ là ?ohọc trò trong Quảng ra thi?, muốn "lên gân": ta cũng là một cái gì đó, cũng có thể từ khước họ, cho nó... oai! Cho nên mới có cái lối hờn dỗi của một người không chạm được đến tình yêu, bèn? Ừ thôi em về? Ừ thôi em về...

    [​IMG]


    Từ trái qua: NS Trịnh Công Sơn, HS Đinh Cường, HS Trịnh Cung, NS Văn Cao
    HS Trịnh Cung giải bày: "Nhưng em về rồi, thì sao? Em về rồi thì? bàn tay đói? Em ra khỏi tay rồi, em đâu có trong vòng tay, mà em đâu có bao giờ trong vòng tay tôi đâu? thành ra hai vòng tay tôi, hai bàn tay tôi luôn luôn đói, đói khát vì một hình ảnh và tôi cứ mãi đi theo những cuộc tan trường vào những buổi chiều, buổi trưa như vậy, nên? chân phải mỏi thôi. (...) Thế thì câu chuyện của bài thơ đó là bài thơ hoàn toàn hư cấu nhưng dựa trên cung cách của những cô gái Huế thời đó. Lẽ dĩ nhiên nó thuộc về những cô gái đẹp của thời đó, cũng là chuyện bình thường thôi. Cái gì mà con người ta dâng hiến thì thường dâng hiến cho những gì tốt nhất, đẹp nhất. Lẽ dĩ nhiên là đẹp nhất đối với mình. Ở đây không có nghĩa là những cô gái xấu kia không đẹp, tại vì là chưa chắc tôi đã nhìn ra những cái đẹp của họ, họ có thể đẹp dưới cái nhìn của những người đàn ông khác. Thành ra, nếu có phạm vào điều gì cũng cho tôi xin lỗi. Dẫu sao những cô gái đó ngày nay đã thành bà, bà nội, bà ngoại rồi, phải không? Cho tôi gởi lời thăm hỏi những cô gái Huế, vẫn đẹp trong lòng tôi cho đến ngày hôm nay".
    Với bài thơ Thiên sứ bâng khuâng, HS Trịnh Cung viết khi sang Mỹ lần thứ 2. Ông gặp lại một người yêu cũ của Trịnh Công Sơn. Hôm đó, bà mời HS đi ăn ở South Coast Plaza, ở Macy nơi có một cửa hàng lộ thiên, dưới những cây dù. HS nhìn thấy những con chim sẻ đậu quanh người phụ nữ ấy, bà thả cho nó những ruột bánh mì và từng con một nhảy gắp những mẩu bánh mì? Trịnh Cung thấy thú vị quá! Thời đó ở Sài Gòn người ta bắn chim dữ quá nên không còn chim! Ở Mỹ chim ở khắp mọi nơi, con người ở đâu, chim ở đó... điều đó đã khiến HS xúc cảm và viết bài thơ "Thiên sứ bâng khuâng":

    CUỐI CÙNG CHO MỘT TÌNH YÊU


    ừ thôi em vềchiều mưa giông tớibây giờ anh vuihai bàn tay đóibây giờ anh vui hai bàn chân mỏithời gian nơi đâybây giờ anh vuimột linh hồn rỗitình yêu xứ nàymột lần yêu thươngmột đời bão nổigiã từ giã từchiều mưa giông tớiem ơi, em ơi !
    sầu thôi xuống đầylàm sao em nhớmưa ngoài song baylời ca anh nhỏnỗi lòng anh đây
    1958TRỊNH CUNG
    Con chim về đậu bên ngườiLà thiên sứ đó là tôi cũng chừng.Vô tình em thả bâng khuâng.Tôi làm chim nhặt để phần mai sau
    Năm sau HS lại có dịp sang Mỹ, ông có bạn thân là một nữ ca sĩ ở Orange County. Hai người cùng chia sẻ với nhau về chuyện văn nghệ và về đời sống bên ngoài. Với "tình bạn" ấy, trong thời gian ở Mỹ, HS Trịnh Cung lại viết thêm 2 câu thơ nữa để tặng "nàng". Như vậy bài thơ "Thiên sứ bâng khuâng" được sáng tác dành cho hai người phụ nữ: người yêu cũ của Trịnh Công Sơn, và một người bạn gái của HS. Hai câu viết sau là:
    Mai sau thiên sứ về trờiCòn tôi ở lại bên người tôi yêu.
    "Thiên sứ bâng khuâng" ban đầu chỉ có 4 câu, từ một cảm hứng vào năm 1998. Sau đó trở thành một bài lục bát 6 câu, như muốn nói về ước mơ của người HS, muốn phá bỏ "cái hạn" kéo dài đời ông là cuối cùng cho một tình yêu, là Ừ thôi em về! Dường như từ sự "dại dột" dám nói với người đẹp: Ừ thôi em về... nên từ đó ông thành một co người cô đơn! Nhưng cuối cùng thì người HS tài hoa không muốn cô đơn nữa, nên vào năm 1999 ông mới nói ra: Mai sau thiên sứ về trời, Còn tôi ở lại bên người tôi yêu... Ðoạn cuối của "Thiên sứ bâng khuâng" làm vào năm 2000. Nhưng cuối cùng của tình yêu thì "cái hạn" lại quay về với người HS già!
    "Thiên sứ bâng khuâng" là bài thơ mà Trịnh Công Sơn phổ trước khi ông qua đời vào năm 2000, như một kỷ niệm để chia tay với thế kỷ cũ, bước vào thế kỷ mới. Bài hát này chưa được phổ biến rộng rãi, chỉ có Trần Thu Hà hát ở Sài Gòn, Tuấn Ngọc hát ở Mỹ, chưa được thu băng đĩa.
     
    Theo: http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/
  6. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Ca sĩ Khánh Ly và chút hoài niệm về Trịnh Công Sơn
    khánh Linh
    Hôm nay, 1/4, những ai mê nhạc Trịnh Công Sơn lại có cơ hội gặp nhau qua những ca khúc của ông, để tưởng nhớ người nhạc sĩ bằng chính tài năng của mình đã ghi tên vào danh sách những nhạc sĩ có đóng góp to lớn vào sự nghiệp âm nhạc vì hoà bình của cõi nhân sinh...
    Đúng ngày này cách đây 4 năm, đang ở Sydney thì nghe được tin dữ Trịnh Công Sơn về cõi vĩnh hằng, tôi nhấc điện thoại gọi cho ca sĩ Khánh Ly (lúc đó đang ở Mỹ) mà thực ra không biết để làm gì và sẽ nói gì. Ca sĩ Khánh Ly thường nói Trịnh Công Sơn là hình còn bản thân cô là bóng. Một cách nói của người vừa yêu vừa mê cái tài của nhạc sĩ chứ không đơn giản chỉ là tình yêu nam nữ hay tình yêu theo kiểu nghệ sĩ mà ta thường gặp.
    Tôi nhớ, ca sĩ Khánh Ly không bao giờ nói chỉ có cô mới hát được nhạc Trịnh, mà cô nói thành thật rằng "có nhiều người mê anh ấy, hát nhạc của anh ấy bằng cảm xúc riêng của họ". Trong thư cô gửi cho tôi có đoạn viết: "Mỗi người có một cách cảm nhận riêng về nhạc Trịnh, với cô, cô hát bằng sự đồng cảm với anh ấy từ lần gặp đầu tiên cộng thêm với nỗi đau của riêng cô trong suốt cuộc đời...". Chưa bao giờ tôi thấy ca sĩ Khánh Ly nói một câu nào không trân trọng về Trịnh Công Sơn. Sống ở đời được người đời thân quý ngưỡng mộ đến thế thì nhân cách phải sáng lắm, tấm lòng phải bao dung độ lượng lắm lắm.
    Ngay sau khi dự lễ trao giải thưởng Âm nhạc vì hoà bình cho Trịnh Công Sơn năm 2004 ở San Fransisco, ca sĩ Khánh Ly đã bày tỏ cảm xúc của mình trong một bức thư cảm động: " CO DUOC MOI CA SI MEN MO, NGUOI NAO CUNG CHUP HINH CHUNG, DUA DIA CHI DE MUON CO LIEN LAC - KHONG BIET CO PHAI Y CHU SON KHONG, KHI BAN TO CHUC TIM CO TRINH (Trịnh Vĩnh Trinh) DE NHAN DUM GIAI THUONG CHO CHU SON THI KHONG TIM RA CO AY, NEN BAN TO CHUC DA DUA GIAI CUA CHU SON CHO CO NHAN VA HO QUAY PHIM VA BAO CHI CHUP HINH RAT NHIEU - PHAI CHANG DUNG LA DINH MENH NHU CHU SON NOI?!".
    Thực ra, ca sĩ Khánh Ly quý tôi vì tôi cũng mê nhạc Trịnh Công Sơn. Những lần Khánh Ly đến Sydney, Melbourne lưu diễn thế nào khán giả cũng yêu cầu cô hát nhạc Trịnh, và cô luôn hát đầy xúc cảm. Cái tâm, cái tài của Trịnh Công Sơn được thêm cái tình của Khánh Ly gửi vào trong đó, đặc biệt đối với người xa xứ, nên nó vang vọng, day dứt không cùng. Sau này về nước, tôi có nghe Trịnh Vĩnh Trinh, Hồng Nhung, Lô Thuỷ, Thanh Lam vv...hát nhạc Trịnh nhưng tôi vẫn cảm thấy ca sĩ Khánh Ly là người hát nhạc Trịnh hay nhất, chân thực nhất.
    nguồn: VietNamNet
  7. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Ca sĩ Khánh Ly và chút hoài niệm về Trịnh Công Sơn
    khánh Linh
    Hôm nay, 1/4, những ai mê nhạc Trịnh Công Sơn lại có cơ hội gặp nhau qua những ca khúc của ông, để tưởng nhớ người nhạc sĩ bằng chính tài năng của mình đã ghi tên vào danh sách những nhạc sĩ có đóng góp to lớn vào sự nghiệp âm nhạc vì hoà bình của cõi nhân sinh...
    Đúng ngày này cách đây 4 năm, đang ở Sydney thì nghe được tin dữ Trịnh Công Sơn về cõi vĩnh hằng, tôi nhấc điện thoại gọi cho ca sĩ Khánh Ly (lúc đó đang ở Mỹ) mà thực ra không biết để làm gì và sẽ nói gì. Ca sĩ Khánh Ly thường nói Trịnh Công Sơn là hình còn bản thân cô là bóng. Một cách nói của người vừa yêu vừa mê cái tài của nhạc sĩ chứ không đơn giản chỉ là tình yêu nam nữ hay tình yêu theo kiểu nghệ sĩ mà ta thường gặp.
    Tôi nhớ, ca sĩ Khánh Ly không bao giờ nói chỉ có cô mới hát được nhạc Trịnh, mà cô nói thành thật rằng "có nhiều người mê anh ấy, hát nhạc của anh ấy bằng cảm xúc riêng của họ". Trong thư cô gửi cho tôi có đoạn viết: "Mỗi người có một cách cảm nhận riêng về nhạc Trịnh, với cô, cô hát bằng sự đồng cảm với anh ấy từ lần gặp đầu tiên cộng thêm với nỗi đau của riêng cô trong suốt cuộc đời...". Chưa bao giờ tôi thấy ca sĩ Khánh Ly nói một câu nào không trân trọng về Trịnh Công Sơn. Sống ở đời được người đời thân quý ngưỡng mộ đến thế thì nhân cách phải sáng lắm, tấm lòng phải bao dung độ lượng lắm lắm.
    Ngay sau khi dự lễ trao giải thưởng Âm nhạc vì hoà bình cho Trịnh Công Sơn năm 2004 ở San Fransisco, ca sĩ Khánh Ly đã bày tỏ cảm xúc của mình trong một bức thư cảm động: " CO DUOC MOI CA SI MEN MO, NGUOI NAO CUNG CHUP HINH CHUNG, DUA DIA CHI DE MUON CO LIEN LAC - KHONG BIET CO PHAI Y CHU SON KHONG, KHI BAN TO CHUC TIM CO TRINH (Trịnh Vĩnh Trinh) DE NHAN DUM GIAI THUONG CHO CHU SON THI KHONG TIM RA CO AY, NEN BAN TO CHUC DA DUA GIAI CUA CHU SON CHO CO NHAN VA HO QUAY PHIM VA BAO CHI CHUP HINH RAT NHIEU - PHAI CHANG DUNG LA DINH MENH NHU CHU SON NOI?!".
    Thực ra, ca sĩ Khánh Ly quý tôi vì tôi cũng mê nhạc Trịnh Công Sơn. Những lần Khánh Ly đến Sydney, Melbourne lưu diễn thế nào khán giả cũng yêu cầu cô hát nhạc Trịnh, và cô luôn hát đầy xúc cảm. Cái tâm, cái tài của Trịnh Công Sơn được thêm cái tình của Khánh Ly gửi vào trong đó, đặc biệt đối với người xa xứ, nên nó vang vọng, day dứt không cùng. Sau này về nước, tôi có nghe Trịnh Vĩnh Trinh, Hồng Nhung, Lô Thuỷ, Thanh Lam vv...hát nhạc Trịnh nhưng tôi vẫn cảm thấy ca sĩ Khánh Ly là người hát nhạc Trịnh hay nhất, chân thực nhất.
    nguồn: VietNamNet
  8. nguyencongtu712

    nguyencongtu712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn bây giờ và bao giờ?
    Bốn năm sau khi mất (1.4.2001), Trịnh Công Sơn bỗng thêm vào cho tháng tư hàng năm một sự kiện thuộc về lĩnh vực văn hoá: Rất nhiều nơi trong và ngoài nước tổ chức những đêm âm nhạc của ông, hiện tượng đặc biệt và độc đáo xuất phát từ công chúng yêu mến âm nhạc của Trịnh Công Sơn - một người chọn sống, sáng tác và chết trên đất nước của mình, một người mà ảnh hưởng đến nhiều thế hệ qua hoạt động nghệ thuật phong phú, đa dạng. Trong chừng mực nào đó, ông mặc nhiên đã được xem như một nhà văn hoá và, lòng mến mộ đã tạo nên hiện tượng hiếm có kia là xứng đáng với Trịnh Công Sơn.
    Có người nhận định dù đã mất thì tài sản âm nhạc của ông vẫn tiếp tục tồn tại và không chỉ tồn tại, nó còn mang lại lợi nhuận cho lĩnh vực kinh doanh văn hoá, cho những người thừa kế di sản của ông. Kinh doanh đúng đắn không có gì đáng phải phàn nàn, còn vô vàn khán giả muốn được thưởng thức những vẻ đẹp trong ca khúc Trịnh Công Sơn cũng phải cần những nơi tổ chức. Miễn là đúng với tinh thần văn hoá của kinh doanh - Trịnh Công Sơn cũng như những tên tuổi quốc tế khác: John Lennon, Elvis Presley, v.v... dù đã mất nhưng ảnh hưởng văn hoá và kinh tế vẫn sống đối với người hâm mộ.
    Trở lại hiện tượng ngày 1 tháng 4, ngày đối với khán giả hay từ chính khán giả đã trở thành "ngày của Trịnh Công Sơn". Điều đó chứng tỏ tài năng của ông được thừa nhận một cách vững chắc trong lòng công chúng. Sự thừa nhận tài năng ấy, ảnh hưởng ấy dù đứng ở vị trí nào, góc nhìn nào, còn những vấn đề phải tranh luận hay thảo luận thì đấy cũng là điều khó thể phủ nhận hôm nay. Vậy - còn một vấn đề cần được đặt ra nghiêm túc và xứng đáng với di sản Trịnh Công Sơn: hơn 600 ca khúc của ông chỉ mới trên dưới 70 ca khúc được cho phép phổ biến. Thực tế là quá ít ỏi và chưa công bằng khi tài năng, sự cống hiến của một nhà văn hoá đã được thừa nhận từ chính lòng ngưỡng mộ như đã nói.
    Ai? Và bao giờ? Tác phẩm của một nhạc sĩ có khối lượng lớn vào bậc nhất Việt Nam mới thoát qua cánh cửa hẹp của sự ngộ nhận, lòng nghi kỵ bởi một điều đơn giản hầu hết, đúng hơn là tất cả đều được viết trên quê hương của chính mình, nó như một phần của dòng lịch sử máu lệ lẫn kiêu hãnh của dân tộc, nó thật sự đóng góp vào sự phát triển của một thế kỷ âm nhạc Việt Nam mà ở đó, thân phận, con người, hoà bình và tình yêu vẫn là chủ đề lớn lao của nhân loại.
    Câu hỏi, nỗi băn khoăn của công chúng với âm nhạc của Trịnh Công Sơn là nỗi niềm thật chính đáng. Và dường như họ không chờ đợi, trái tim yêu mến vẫn đang dẫn họ đến với "những đêm nhạc Trịnh".
    Nhưng đã là nỗi niềm, đã là câu hỏi người ta vẫn chờ câu trả lời: bây giờ hay bao giờ?
    Đỗ Trung Quân
  9. nguyencongtu712

    nguyencongtu712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn bây giờ và bao giờ?
    Bốn năm sau khi mất (1.4.2001), Trịnh Công Sơn bỗng thêm vào cho tháng tư hàng năm một sự kiện thuộc về lĩnh vực văn hoá: Rất nhiều nơi trong và ngoài nước tổ chức những đêm âm nhạc của ông, hiện tượng đặc biệt và độc đáo xuất phát từ công chúng yêu mến âm nhạc của Trịnh Công Sơn - một người chọn sống, sáng tác và chết trên đất nước của mình, một người mà ảnh hưởng đến nhiều thế hệ qua hoạt động nghệ thuật phong phú, đa dạng. Trong chừng mực nào đó, ông mặc nhiên đã được xem như một nhà văn hoá và, lòng mến mộ đã tạo nên hiện tượng hiếm có kia là xứng đáng với Trịnh Công Sơn.
    Có người nhận định dù đã mất thì tài sản âm nhạc của ông vẫn tiếp tục tồn tại và không chỉ tồn tại, nó còn mang lại lợi nhuận cho lĩnh vực kinh doanh văn hoá, cho những người thừa kế di sản của ông. Kinh doanh đúng đắn không có gì đáng phải phàn nàn, còn vô vàn khán giả muốn được thưởng thức những vẻ đẹp trong ca khúc Trịnh Công Sơn cũng phải cần những nơi tổ chức. Miễn là đúng với tinh thần văn hoá của kinh doanh - Trịnh Công Sơn cũng như những tên tuổi quốc tế khác: John Lennon, Elvis Presley, v.v... dù đã mất nhưng ảnh hưởng văn hoá và kinh tế vẫn sống đối với người hâm mộ.
    Trở lại hiện tượng ngày 1 tháng 4, ngày đối với khán giả hay từ chính khán giả đã trở thành "ngày của Trịnh Công Sơn". Điều đó chứng tỏ tài năng của ông được thừa nhận một cách vững chắc trong lòng công chúng. Sự thừa nhận tài năng ấy, ảnh hưởng ấy dù đứng ở vị trí nào, góc nhìn nào, còn những vấn đề phải tranh luận hay thảo luận thì đấy cũng là điều khó thể phủ nhận hôm nay. Vậy - còn một vấn đề cần được đặt ra nghiêm túc và xứng đáng với di sản Trịnh Công Sơn: hơn 600 ca khúc của ông chỉ mới trên dưới 70 ca khúc được cho phép phổ biến. Thực tế là quá ít ỏi và chưa công bằng khi tài năng, sự cống hiến của một nhà văn hoá đã được thừa nhận từ chính lòng ngưỡng mộ như đã nói.
    Ai? Và bao giờ? Tác phẩm của một nhạc sĩ có khối lượng lớn vào bậc nhất Việt Nam mới thoát qua cánh cửa hẹp của sự ngộ nhận, lòng nghi kỵ bởi một điều đơn giản hầu hết, đúng hơn là tất cả đều được viết trên quê hương của chính mình, nó như một phần của dòng lịch sử máu lệ lẫn kiêu hãnh của dân tộc, nó thật sự đóng góp vào sự phát triển của một thế kỷ âm nhạc Việt Nam mà ở đó, thân phận, con người, hoà bình và tình yêu vẫn là chủ đề lớn lao của nhân loại.
    Câu hỏi, nỗi băn khoăn của công chúng với âm nhạc của Trịnh Công Sơn là nỗi niềm thật chính đáng. Và dường như họ không chờ đợi, trái tim yêu mến vẫn đang dẫn họ đến với "những đêm nhạc Trịnh".
    Nhưng đã là nỗi niềm, đã là câu hỏi người ta vẫn chờ câu trả lời: bây giờ hay bao giờ?
    Đỗ Trung Quân
  10. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Gam màu Huế trong nhạc Trịnh Công Sơn​
    Anh Huy
    Không biết từ lúc nào? do đâu? và vì sao? mà người ta hay nói màu tím là màu đặc trưng của Huế! Có phải tím thành cổ? hay là tím chiều mơ?... bởi không ai có thể định nghĩa được, cũng như tính được chuẩn độ của màu ?otím Huế? trong phổ hệ màu là như thế nào!
    Cố họa sĩ Phạm Đăng Trí cho biết: ?oĐối với màu tím, phụ nữ Huế quan niệm đó là một sắc trang nhã. Trông không buồn mà chỉ như mỉm cười. Không quá nồng nàn như bông lài mà thoang thoảng như hương lan thanh đạm và tế nhị. Vì vậy, đàn bà con gái thường mặc màu tím... Và nữ sinh thường chọn màu này để làm đồng phục... Tím là sắc lạnh, là sắc thuộc âm, nằm dưới cùng trong quang phổ, phát ra bước sóng ngắn và sức sáng nhẹ nhàng... Điều vừa trình bày, chứng tỏ ý thức thẩm mỹ của chị em phụ nữ xứ này qua việc chọn màu tím để ví với đức tính của mình thì thật là tinh tế. Do đó, đã sinh ra từ ngữ ?omàu tím Huế?...?.
    Trong thế giới màu sắc, chỉ có ba màu cơ bản là: đỏ, vàng và xanh. Trắng và đen có thể xem không phải là màu, mà chỉ là nền, sắc độ giảm tối đa hoặc tăng tối đa của các màu. Phối hợp các màu cơ bản trên, tùy theo từng mức độ mà có muôn màu nghìn tía...
    Xanh là màu có tính lạnh và mạnh mẽ, đỏ là màu nóng cuốn hút. Hai màu xanh đỏ phối hợp tạo thành màu tím rất lôi cuốn mà người đời đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để nói về màu này...
    Tím là một màu chính trong ngũ sắc pháp lam Huế (đỏ, vàng, tím, lục, xanh) trang trí ở cung điện cũng như ở đình chùa miếu vũ..., nên sắc màu truyền cảm mạnh này đã quyện vào tâm tư người bản xứ. Cũng màu tím, song tuỳ theo sắc độ, cung bậc như tím hoa cà, tím than...; rồi đặc biệt là ?otím Huế?, là biểu hiện sự thuỷ chung nhưng lãng mạn, bâng quơ và nhớ nhung:
    ?oChiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em, có khi nắng khuya chưa lên, mà một loài hoa chợt tím...?
    Huế một thuở là kinh đô, vàng là màu áo của vua thiết triều, thuộc thổ (trung ương) trong ngũ sắc truyền thống phương Đông (đỏ, vàng, xanh, trắng, đen), và cũng là một màu chính trong pháp lam Huế, được vua chúa chọn làm màu của vương quyền, nên cũng biểu hiện về Huế và có tính tươi sáng, sắc vui:
    ?oChiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em, áo xưa chưa quen phong trần, đợi mùa thu vàng áo thêm...?
    Trịnh Công Sơn nói: ?o-Tôi không thấy có ranh giới nào giữa thế giới âm thanh và thế giới im lặng cả. Những gì không nói được bằng ngôn ngữ âm nhạc thì tôi nhờ đến ngôn ngữ màu sắc. Nếu cả hai phương tiện này cũng chưa chuyên chở hết những suy nghĩ của tôi về đời và con người thì tôi lại phải tìm đến với văn chương.?
    Trong cùng một ca khúc, mà nhạc sĩ thiên tài họ Trịnh cũng là một họa sĩ, đã phối màu vàng cổ điển của văn hóa cung đình với màu tím của văn hoá dân gian tạo nên cặp màu đặc sắc của Văn hoá Huế. Đây là một cặp màu bổ sung mà mỗi màu đều có nét đẹp riêng, nhưng khi phối hợp đã cộng hưởng mang nét đẹp vương giả; cùng tôn lẫn nhau, không phải màu nào chính, màu nào phụ, mà phụ thuộc vào hệ quy chiếu của từng người cảm nhận...
    Đặt cánh hoa vàng trên nền tím, màu vàng sẽ rực rỡ hơn, mà nền tím cũng không vì thế mà bị chìm. Nhưng nếu đặt màu vàng ấy vào nền trắng, xanh... thì cánh hoa không thể nổi bật được. Hiện tượng một cặp màu bổ sung thỉnh thoảng vẫn lặp lại trong những bài ca trữ tình mang không gian Huế: ?oNhìn những mùa thu đi... nghe tháng ngày chết trong thu vàng... Gió heo may đã về, chiều tím loang vỉa hè, và gió hôn tóc thề... Trong nắng vàng chiều nay...?. Cũng có thể ?ochiều tím? là do không gian Huế tím, nhưng cũng có thể ?otím loang vỉa hè? có nghĩa là nữ sinh tan trường buổi chiều được ?ogió hôn tóc thề? và gió cũng hôn luôn cả áo dài làm tà áo tím loang loáng trên vỉa hè! Song nhạc sĩ đã cho biết thêm ?otrong nắng vàng chiều nay?, như vậy tím đây không phải là tím chiều mơ, mà chắc chắn là màu của tà áo dài Huế đã nhuộm thắm được ?onắng vàng? làm tươi thêm...
    Sống trong thành phố vườn, hòa lẫn với cỏ cây, từ căn nhà nhỏ mà tiếp xúc với vũ trụ, người Huế cảm nhận sự vật và hiện tượng bằng trực giác hơn lý tính, từ đó sinh ra tâm hồn đồng nội. Vì thế mà nhạc sĩ đã tô điểm bức tranh bằng những màu sắc thiên nhiên, cũng như mượn ánh sáng làm phương tiện diễn đạt sự sinh động của hiện thực tự nhiên : ?ocỏ cây chợt lên màu nắng...?, rồi lãng mạn cực điểm là ?omàu nắng bây giờ trong mắt em...?. Cứ thử hỏi ?omàu nắng? là màu gì (?) thì tác giả cho biết ngay ?oem qua công viên mắt em ngây tròn, lung linh nắng thuỷ tinh vàng...?.
    Có lúc nhạc sĩ không tô bằng màu trực tiếp, mà tả màu sắc một cách tinh tế qua thủ pháp ẩn dụ trong một số quy luật phối màu nhất định, để vẽ nên một không gian Huế rất đặc sắc. Người nghe được ?ođưa em về, nắng vương nhè nhẹ?, ?ochiều cuối trời nhiều mây?; những đám mây được ?otrời ươm nắng, cho mây hồng? hoặc ngay cả khi ?otrời còn làm mưa, mưa rơi mưa rơi, từng phiến mây hồng, em mang trên vai...?. Chính những mây hồng này, long lanh với dòng Hương xanh ngát, tạo nên không gian rực tím làm họa sĩ vật vã cảm hoài vì sự trống vắng nửa hồn của gam màu ?ongày xưa sao lá thu không vàng?... để nắng đi vào trong mắt em?, bởi thu tím mà thiếu lá vàng cũng như hoa xuân thiếu **** lượn. Đây là bức tranh của một họa sĩ thuộc trường phái hội họa ấn tượng có màu sắc tả thực, ghi lại những cảm xúc đọng lại trong hồn người, thích không gian thiên nhiên, nhờ đó sử dụng ngôn ngữ hội họa nhạy cảm, giàu tính thẩm mỹ. Và những không gian rất ấn tượng này thoáng hiện thoáng mất, khi thì ?omột loài hoa chợt tím?, khi thì ?ocỏ cây chợt lên màu nắng?...
    Có lúc nhạc sĩ lại dùng màu như một họa sĩ của trường phái sắc điểm :?ođóa hoa hồng cài lên tóc mây...?. Nhưng tóc ở đây không phải màu đen mà là ?otóc nào hãy còn xanh...?, mặc dù xanh ở đây có nghĩa là thanh xuân, song về sắc màu thì vẫn là màu xanh, và trong nét phối trí kiểu điểm sắc hồng cạnh sắc xanh này vẫn tương ánh tạo nên sắc tím của Huế!
    Cho nên, Trịnh Công Sơn bảo :?oHội họa và âm nhạc là hai người bạn đồng hành trong nghệ thuật... Trong âm thanh có màu sắc và ngược lại, trong màu sắc có âm thanh... Khi bạn nghe một bản nhạc, bạn đắm chìm vào bản nhạc ấy và trong khối lượng âm thanh kia bỗng mở ra cho bạn một không gian đầy màu sắc, lung linh, óng ả mà có thể để bạn chưa bao giờ nhìn thấy...?. Và những ca từ hợp thành gam màu được chuyển tải qua âm thanh của họ Trịnh tài hoa, phần lớn là những màu trong ngũ sắc của pháp lam Huế, mà nổi bật và đặc trưng nhất là cặp màu bổ sung vàng ?" tím.
    nguồn: hue.vnn.vn
    Được TCSKL sửa chữa / chuyển vào 06:35 ngày 15/04/2005

Chia sẻ trang này