1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Gam màu Huế trong nhạc Trịnh Công Sơn​
    Anh Huy
    Không biết từ lúc nào? do đâu? và vì sao? mà người ta hay nói màu tím là màu đặc trưng của Huế! Có phải tím thành cổ? hay là tím chiều mơ?... bởi không ai có thể định nghĩa được, cũng như tính được chuẩn độ của màu ?otím Huế? trong phổ hệ màu là như thế nào!
    Cố họa sĩ Phạm Đăng Trí cho biết: ?oĐối với màu tím, phụ nữ Huế quan niệm đó là một sắc trang nhã. Trông không buồn mà chỉ như mỉm cười. Không quá nồng nàn như bông lài mà thoang thoảng như hương lan thanh đạm và tế nhị. Vì vậy, đàn bà con gái thường mặc màu tím... Và nữ sinh thường chọn màu này để làm đồng phục... Tím là sắc lạnh, là sắc thuộc âm, nằm dưới cùng trong quang phổ, phát ra bước sóng ngắn và sức sáng nhẹ nhàng... Điều vừa trình bày, chứng tỏ ý thức thẩm mỹ của chị em phụ nữ xứ này qua việc chọn màu tím để ví với đức tính của mình thì thật là tinh tế. Do đó, đã sinh ra từ ngữ ?omàu tím Huế?...?.
    Trong thế giới màu sắc, chỉ có ba màu cơ bản là: đỏ, vàng và xanh. Trắng và đen có thể xem không phải là màu, mà chỉ là nền, sắc độ giảm tối đa hoặc tăng tối đa của các màu. Phối hợp các màu cơ bản trên, tùy theo từng mức độ mà có muôn màu nghìn tía...
    Xanh là màu có tính lạnh và mạnh mẽ, đỏ là màu nóng cuốn hút. Hai màu xanh đỏ phối hợp tạo thành màu tím rất lôi cuốn mà người đời đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để nói về màu này...
    Tím là một màu chính trong ngũ sắc pháp lam Huế (đỏ, vàng, tím, lục, xanh) trang trí ở cung điện cũng như ở đình chùa miếu vũ..., nên sắc màu truyền cảm mạnh này đã quyện vào tâm tư người bản xứ. Cũng màu tím, song tuỳ theo sắc độ, cung bậc như tím hoa cà, tím than...; rồi đặc biệt là ?otím Huế?, là biểu hiện sự thuỷ chung nhưng lãng mạn, bâng quơ và nhớ nhung:
    ?oChiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em, có khi nắng khuya chưa lên, mà một loài hoa chợt tím...?
    Huế một thuở là kinh đô, vàng là màu áo của vua thiết triều, thuộc thổ (trung ương) trong ngũ sắc truyền thống phương Đông (đỏ, vàng, xanh, trắng, đen), và cũng là một màu chính trong pháp lam Huế, được vua chúa chọn làm màu của vương quyền, nên cũng biểu hiện về Huế và có tính tươi sáng, sắc vui:
    ?oChiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em, áo xưa chưa quen phong trần, đợi mùa thu vàng áo thêm...?
    Trịnh Công Sơn nói: ?o-Tôi không thấy có ranh giới nào giữa thế giới âm thanh và thế giới im lặng cả. Những gì không nói được bằng ngôn ngữ âm nhạc thì tôi nhờ đến ngôn ngữ màu sắc. Nếu cả hai phương tiện này cũng chưa chuyên chở hết những suy nghĩ của tôi về đời và con người thì tôi lại phải tìm đến với văn chương.?
    Trong cùng một ca khúc, mà nhạc sĩ thiên tài họ Trịnh cũng là một họa sĩ, đã phối màu vàng cổ điển của văn hóa cung đình với màu tím của văn hoá dân gian tạo nên cặp màu đặc sắc của Văn hoá Huế. Đây là một cặp màu bổ sung mà mỗi màu đều có nét đẹp riêng, nhưng khi phối hợp đã cộng hưởng mang nét đẹp vương giả; cùng tôn lẫn nhau, không phải màu nào chính, màu nào phụ, mà phụ thuộc vào hệ quy chiếu của từng người cảm nhận...
    Đặt cánh hoa vàng trên nền tím, màu vàng sẽ rực rỡ hơn, mà nền tím cũng không vì thế mà bị chìm. Nhưng nếu đặt màu vàng ấy vào nền trắng, xanh... thì cánh hoa không thể nổi bật được. Hiện tượng một cặp màu bổ sung thỉnh thoảng vẫn lặp lại trong những bài ca trữ tình mang không gian Huế: ?oNhìn những mùa thu đi... nghe tháng ngày chết trong thu vàng... Gió heo may đã về, chiều tím loang vỉa hè, và gió hôn tóc thề... Trong nắng vàng chiều nay...?. Cũng có thể ?ochiều tím? là do không gian Huế tím, nhưng cũng có thể ?otím loang vỉa hè? có nghĩa là nữ sinh tan trường buổi chiều được ?ogió hôn tóc thề? và gió cũng hôn luôn cả áo dài làm tà áo tím loang loáng trên vỉa hè! Song nhạc sĩ đã cho biết thêm ?otrong nắng vàng chiều nay?, như vậy tím đây không phải là tím chiều mơ, mà chắc chắn là màu của tà áo dài Huế đã nhuộm thắm được ?onắng vàng? làm tươi thêm...
    Sống trong thành phố vườn, hòa lẫn với cỏ cây, từ căn nhà nhỏ mà tiếp xúc với vũ trụ, người Huế cảm nhận sự vật và hiện tượng bằng trực giác hơn lý tính, từ đó sinh ra tâm hồn đồng nội. Vì thế mà nhạc sĩ đã tô điểm bức tranh bằng những màu sắc thiên nhiên, cũng như mượn ánh sáng làm phương tiện diễn đạt sự sinh động của hiện thực tự nhiên : ?ocỏ cây chợt lên màu nắng...?, rồi lãng mạn cực điểm là ?omàu nắng bây giờ trong mắt em...?. Cứ thử hỏi ?omàu nắng? là màu gì (?) thì tác giả cho biết ngay ?oem qua công viên mắt em ngây tròn, lung linh nắng thuỷ tinh vàng...?.
    Có lúc nhạc sĩ không tô bằng màu trực tiếp, mà tả màu sắc một cách tinh tế qua thủ pháp ẩn dụ trong một số quy luật phối màu nhất định, để vẽ nên một không gian Huế rất đặc sắc. Người nghe được ?ođưa em về, nắng vương nhè nhẹ?, ?ochiều cuối trời nhiều mây?; những đám mây được ?otrời ươm nắng, cho mây hồng? hoặc ngay cả khi ?otrời còn làm mưa, mưa rơi mưa rơi, từng phiến mây hồng, em mang trên vai...?. Chính những mây hồng này, long lanh với dòng Hương xanh ngát, tạo nên không gian rực tím làm họa sĩ vật vã cảm hoài vì sự trống vắng nửa hồn của gam màu ?ongày xưa sao lá thu không vàng?... để nắng đi vào trong mắt em?, bởi thu tím mà thiếu lá vàng cũng như hoa xuân thiếu **** lượn. Đây là bức tranh của một họa sĩ thuộc trường phái hội họa ấn tượng có màu sắc tả thực, ghi lại những cảm xúc đọng lại trong hồn người, thích không gian thiên nhiên, nhờ đó sử dụng ngôn ngữ hội họa nhạy cảm, giàu tính thẩm mỹ. Và những không gian rất ấn tượng này thoáng hiện thoáng mất, khi thì ?omột loài hoa chợt tím?, khi thì ?ocỏ cây chợt lên màu nắng?...
    Có lúc nhạc sĩ lại dùng màu như một họa sĩ của trường phái sắc điểm :?ođóa hoa hồng cài lên tóc mây...?. Nhưng tóc ở đây không phải màu đen mà là ?otóc nào hãy còn xanh...?, mặc dù xanh ở đây có nghĩa là thanh xuân, song về sắc màu thì vẫn là màu xanh, và trong nét phối trí kiểu điểm sắc hồng cạnh sắc xanh này vẫn tương ánh tạo nên sắc tím của Huế!
    Cho nên, Trịnh Công Sơn bảo :?oHội họa và âm nhạc là hai người bạn đồng hành trong nghệ thuật... Trong âm thanh có màu sắc và ngược lại, trong màu sắc có âm thanh... Khi bạn nghe một bản nhạc, bạn đắm chìm vào bản nhạc ấy và trong khối lượng âm thanh kia bỗng mở ra cho bạn một không gian đầy màu sắc, lung linh, óng ả mà có thể để bạn chưa bao giờ nhìn thấy...?. Và những ca từ hợp thành gam màu được chuyển tải qua âm thanh của họ Trịnh tài hoa, phần lớn là những màu trong ngũ sắc của pháp lam Huế, mà nổi bật và đặc trưng nhất là cặp màu bổ sung vàng ?" tím.
    nguồn: hue.vnn.vn
    Được TCSKL sửa chữa / chuyển vào 06:35 ngày 15/04/2005
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn- Hạt bụi ấy vẫn còn lộng lẫy
    --- Nguyễn Xuân Hoàng ---
    Có những ngày bỗng dưng thấy lòng thật quạnh hiu. Một nỗi cô độc nào đó khôn tả gặm nhấm lần hồi tâm hồn. Tôi đi hoài, lang thang vô định trên những con đường phố Huế xanh xao ánh đèn vàng, bất chợt lòng vang lên giai điệu quen thuộc một ca khúc của Trịnh Công Sơn. Tự hát cho riêng lòng mình và thấy nỗi buồn vơi đi, những ngậm ngùi úa tàn, lòng cơ hồ bằng an và niềm vui trở lại. Ðiều gì ở âm nhạc Trịnh Công Sơn khiến con người sau khi đi qua mong manh, tuyệt vọng, bỗng chọn được một niềm vui cho mỗi ngày đang sống ? Sau ba ngàn thế giới trong nước mắt, chợt tìm thấy trong bể khổ nụ cười của Huệ Năng ? Sau cánh cửa của nơi chết mở ra một sự tiếp nối của luân hồi ?
    Trịnh Công Sơn- Bậc thức giả thấu suốt cõi người sinh lão bệnh tử
    Xuyên suốt thế giới âm nhạc Trịnh Công Sơn là tình yêu lứa đôi và một nỗi buồn thê thiết phận người. Ðó là một thế giới quá ư vô thường, quá ư mỏng manh, đến bàng hoàng, cay đắng. Trịnh Công Sơn đã gầy dựng một thế giới tinh thần bất toàn trên cái nền tảng cũng bất toàn của Phật giáo đó là cõi người Sinh - Lão - Bệnh - Tử.
    Cái nhìn thông thường, có một đứa bé ra đời, đó là một niềm vui. Nhưng với Phật giáo sự lý giải giản đơn chỉ là một kiếp luân hồi. Con người sinh ra để phải chịu bao nhiêu khổ đau. Vì vậy mà với Trịnh Công Sơn đó là một tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người. Trong cái nhìn tương đồng, kinh Cựu ước cũng viết rằng: Hãy để ngày ấy lụi tàn, ngày mà tôi sinh ra đời và đêm mà người ta nói rằng đã có một con người được kết thành thai. Con người không thể tự quyết định sự ra đời của chính mình, vì nó là câu chuyện dài kỳ của nhân duyên. Với cái nhìn rất chi hồn nhiên vào cõi tồn sinh, Trịnh Công Sơn đã ngơ ngác tự hỏi mình, câu hỏi của nhân loài : Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi. Ðể một mai vươn hình hài lớn dậy. Một câu hỏi ném vào hư không như một viên đá cuội ném xuống và mất hút giữa mặt hồ cuộc đời rộng thênh thang, có chăng chỉ hồi vọng những vòng sóng nhỏ lăn tăn mỗi nỗi ngậm ngùi. Canh cánh với cái nhìn thấu suốt cõi người, Trịnh Công Sơn không hề né tránh bản chất của Sinh - Diệt, dù ngay khi ông giả định, thì giả định đó cũng là một sự thật tê tái cõi lòng Hôm nay thức dậy. Không nhìn thấy mặt trời. Như vừa mới vào đời. Tay mẹ đâu rồi. Nôi trống ru ai. Không có gì khác người khi đó là cái nhìn triết học về thân phận con người ngay từ lúc nó chào đời, nhìn thấy tia nắng đầu tiên và chào cuộc đời cũng bằng thân mệnh của tiếng khóc đầu tiên.
    Nhất quán với tư tưởng Phật giáo, Trịnh Công Sơn đã nhìn thấy ngay từ khi sinh ra, trong con người đã tiềm tàng mầm bệnh, hữu thân hữu bệnh. Bệnh ở đây là những cơn đau của thể xác và đặc biệt là nỗi đau tinh thần xuất phát từ nhận thức vì với ý thức, người là một con vật bị bệnh. Chu Sơn không cần nhiều hàm ý khi viết rằng chính Trịnh Công Sơn đã chiếm lấy nỗi đau làm báu vật, đồng thời làm vũ khí của riêng mình. Nỗi đau khổ vì tâm hồn ấy đã suốt đời như ngôi sao chiếu mệnh người nhạc sĩ tài hoa, khiến ông cất lên những lời ca quán tưởng nhất, giải thích một hợp đồng thân phận trọn vẹn nhất, có sức thuyết phục nhiều người nhất về sự có mặt của Nỗi - Ðau - Làm - Người. Sống với những giấc mơ, Trịnh Công Sơn thấy mình hóa thành chim, như nghìn năm trước Trang Tử thấy mình hóa ****, nhưng rồi ông như con chim bệnh, thiếu hạnh phúc trần gian. Bệnh ở đây là sự ngốc dại, ngậm ngùi tự làm khô héo tôi đây, là ngủ dài lâu mang theo vết thương sầu, bệnh đến mệt mõi, ơ thờ và nặng nề nhất, để lại nhiều di chứng nhất đó là bệnh yêu : thắc thỏm chờ đợi, như đứng đi trên lửa, nằm ngồi không yên, chút niềm hy vọng đôi môi em là đốm lửa hồng chợt lụi tàn tắt vùi nỗi thất vọng : Chiều nay còn mưa sao em không lại. Nhớ mãi trong cơn đau vùi. Ði tìm sự đồng nhất, đồng thuận giữa bệnh = nỗi đau thân xác = nỗi đau tinh thần = nỗi đau tình yêu, Trịnh Công Sơn đã đẩy phạm trù cái bệnh của Phật giáo vượt qua giới hạn của cách hiểu thông thường về phạm trù của Bệnh. Bệnh trở thành một thực thể tồn tại như một phần của bản chất Cái Ðẹp. Thông qua giai điệu nồng nàn của âm nhạc Trịnh Công Sơn, con người không còn sợ hãi Bệnh, xem Bệnh là một tất nhiên - cái giới hạn mà khi nhận thức được nó, con người sẽ tiến gần đến với sự tiệm ngộ. Ðó là một cuộc sống chung, hóa vàng nỗi sợ hãi, những cơn đau thành một cái đẹp vô lời. Bệnh trở thành một đóa hoa lạ trong nhận thức sâu thẳm về phận người. Cái vết thương thời đại ấy (chữ dùng của Bửu Ý) là một thú đau thương khá bất ngờ và đầy ma lực của âm nhạc Trịnh.
    "Bao nhiêu năm làm kiếp con người. Chợt một chiều tóc trắng như vôi" Sau phạm trù Sinh, cánh cửa già nua Lão đã kẽo kẹt mở toanh ra một màu tóc trắng. Ðã xa rồi khoảng cách bao nhiêu năm của Sinh để tiếp cận với Diệt. Phạm trù lão trong âm nhạc Trịnh Công Sơn là sự nối tiếp nỗi buồn của Sinh. Hình ảnh lau trắng = tóc bạc trở lại trong nhiều ca khúc của ông. Nó đến chậm chạp, từng ngày, như cười cợt, như đánh đố, như thách thức kiếp người ngắn ngủi. Và lúc này Trịnh Công Sơn như một đứa trẻ đi tìm trâu lạc ra đồng giữa ngọ tròn mắt ngạc nhiên rồi ồ lên khờ dại : Chiều hôm thức dậy. Ngồi ôm tóc dài. Chập chờn lau trắng trong tay. Giữa dòng phù sinh, kiếp người rồi chỉ là một con - phù - du - tóc - bạc. Không ngần ngại nhận thức sự thật trần trụi ấy, tựa vào vô thường, Trịnh Công Sơn ôm cầm thản nhiên ca lời ca yêu thương của một chú ve sầu : Ôi phù du. Từng tuổi xuân đã già. Một ngày kia đến bờ. Ðời người như gió qua. Dù thông thái, con người chưa bao giờ chịu chấp nhận ngày nọ mình sẽ là con phù du tóc bạc. Nỗi ham sống từ chối ánh sáng hoang mạc như con đà điểu rúc đầu vào cát bỏng từ chối những hiểm nguy đe dọa sự sinh tồn. Phạm trù cái Lão tồn tại tất yếu trong âm nhạc Trịnh, là màu cỏ lau hắt hiu buồn, là một tín hiệu như chiếc then mục cài cánh cửa kết thúc một đời người.
    Dù muốn hay không, thất vọng hay hy vọng, cười hay là khóc, thì cái chết, sự chết, nỗi chết vẫn lơ lững trên đầu con người. Kinh Thánh dạy con người hãy tập làm quen với cái chết chết đi trở về với chúa ấy là sống muôn đời. Phật giáo dạy chết là sự thay đổi một trạng thái, là Tán sau khi đã Tụ, một sự tiếp nối vô thường. Triết học hiện sinh xem cái chết là một điều phi lý nhất trên đời, dù là hiện sinh hành động hay hiện sinh Cơ đốc giáo, cũng đều thấy trong cái chết một sự băng hoại tầm thường. Với Trịnh Công Sơn, cái chết là một thường trực, nỗi ám ảnh ngay từ khi một hình hài mới ra đời. Có thể thiết lập một từ điển về cái chết trong âm nhạc Trịnh Công Sơn với hàng trăm kiểu chết khác nhau. Chết bất chợt Chợt như xác thân không còn. Và cạnh tôi là đồng vắng. Chết trong một lời khuyên nhủ Thôi về đi, đường trần đâu có gì. Chết như đất trời lịm tắt Một ngày như mọi ngày. Từng chiều lên hấp hối. Cái chết là một vô thủy vô chung Không có cái chết đầu tiên. Và có đâu bao giờ. Ðâu có cái chết sau cùng. Cái chết thanh thiên bạch nhật trong đời thực Chìm dưới cơn mưa. "Một người chết đêm qua. Chết trong cả giấc mơ Một lần nằm mơ, tôi thấy tôi qua đời."
    Có một điều bất ngờ, là ở mỗi kiểu chết, Trịnh Công Sơn đều nhìn thấy những tư thế chết bi tráng, hầu như không muốn làm hạt bụi của con người. Cái tư thế mà bậc đại trí Chế Lan Viên sinh thời đã viết Vê hạt cát thời gian chọi lại với vô cùng. Có tư thế chết thơ mộng và kêu dũng Người nằm co như loài thú trong rừng sương mù. Người nằm yên không kêu than chết trên căn phần. Có tư thế chết chỉ là một dấu bàn chân quên trở lại Chiều dưới cơn mưa. Bàn chân nhỏ bé. Năm nay năm nay đã quên đường về. Quả là khó có cái chết đau thương nào lại nhẹ nhàng như là quên như vậy, mà nỗi đau đã được nén chịu rồi lặp đi lặp lại qua trạng từ chỉ thời gian năm nay, năm nay,..... Chết chủ động tiếp nhận với tư thế của một lời chào không chút ngại ngần Ðường trần rồi khăn gói. Mai kia chào cuộc đời. Nghìn trùng cơn gió bay... Và không ở đâu cái chết vốn tràn ngập bi thương và phi lý lại xuất hiện đẹp như đoạn kết một cuộc hẹn hò Những hẹn hò từ nay khép lại. Thân nhẹ nhàng như mây. Vậy đó, sau khi đã mô tả hàng trăm kiểu chết tàn lạnh khói hương, tạc vào giai điệu buồn như phúc âm hàng trăm tư thế chết dịu dàng và lẫm liệt, Trịnh Công Sơn - nhạc sĩ, bỗng trở thành một Thiền Sư đốn ngộ với nụ cười nhẹ nhàng rằng cái chết không đe dọa được ai. Tạo hóa đã đùa cợt con người và đến lượt mình con người minh triết có thể nhân định thắng thiên bằng cái nhìn trực diện, không trốn tránh và sợ hãi trước cánh cửa vô thường Sinh - lão - bệnh - tử.
    Trịnh Công Sơn- Bậc hành giả sáng tạo và biểu hiện thông qua hoá thân
    Nhìn lại chặng đường sáng tạo nghệ thuật, phác thảo chân dung mình, có lần Trịnh Công Sơn nói Tôi vẫn là đứa trẻ thơ trong nghệ thuật, lòng còn tràn đầy cảm hứng. Tôi vẫn còn ham mê học hỏi quanh mình và còn đủ hào hứng mở ra những cuộc đối thoại, độc thoại với cây cỏ thiên nhiên, với con người qua ca khúc dưới sánh sáng hiền hòa nhân hậu của những ngày tôi đang sống (phác thảo chân dung tôi). Chọn sáng tạo âm nhạc làm hành trang (thực ra thì số phận đã đẩy Trịnh Công Sơn đến với âm nhạc) Trịnh Công Sơn đã đối thoại với cuộc đời và độc thoại với chính mình qua những hóa thân hệt như những giấc mơ đời hư ảo. Hóa thân cổ điển nhất mà người Việt còn thấy trong chuyện cổ tích đó là Tấm khi nàng hiện thân làm trái thị, làm con chim vàng anh hay làm cây xoan đào... Một sự hóa thân như là khát vọng chờ đợi một nhân duyên. Càng nhiều hóa thân thì sự gặp nhân duyên càng lớn. Hóa thân thực chất là những giấc mơ mà xác suất hạnh phúc tùy thuộc vào niềm hy vọng và thái độ trực diện với cuộc đời. Ðể mở con đường ngắn nhất đi từ trái tim của mình đến trái tim của người, Trịnh Công Sơn đã tự mình hóa thân làm muôn ngàn kiếp. Khi ông là ngọn gió (lòng tôi có khi mơ hồ. Tưởng mình đang là cơn gió), khi là con chim (tôi như con chim nhỏ. Bay về rất ngẩn ngơ), khi là lá cỏ (đời ta có khi tựa lá cỏ), khi là đốm lửa (đời ta có khi là đốm lửa). Có khi Trịnh Công Sơn thấy mình là một cơn mưa (tôi thu tôi bé lại làm mưa tan giữa trời) và có lúc mong làm một quán đợi, buồn chân em ghé chơi. Trong giấc mơ hóa thân bên cạnh những hóa thân làm thiên nhiên cây cỏ, sống đời sống thức vật bằng an, Trịnh Công Sơn rất hay mơ trở về với tuổi thơ, thành đứa bé hồn nhiên (hôm nay tôi nghe tôi cười như đứa bé). Một trong những hóa thân căn bản và cốt lõi nhất của Trịnh Công Sơn đó là Hạt bụi. Một hóa thân có tính chất luân hồi : hạt bụi = thân tôi và sau đó thân tôi = hạt bụi. Ðây là một hóa thân căn bản vì nó giải thích thấu đáo nhất câu hỏi ta là ai? ta từ đâu đến ? ta đi về đâu ? Chính cốt lõi này đã biến âm nhạc Trịnh Công Sơn thành lời kinh mê hoặc được thốt ra từ một hành giả sau khi đã nhìn thấu trọn ba ngàn thế giới.
    Tự mình hóa thân, Trịnh Công Sơn còn hóa thân cho cả tha nhân. Trước sự mất mát và cái chết như một nỗi ám ảnh, ông thấy rằng chỉ riêng mình tạo ra những hóa thân là vẫn còn chưa đủ. Từ cái tôi đáng ghét (le moi est haisable) đi qua và nghe những tàn phai Trịnh Công Sơn thành con người khác, sống với những chuyến xe, những đám đông, những quán không và cuối cùng là con nước trôi mặc khải như một vô định đời người. Ðặc biệt với tình yêu dành cho nhan sắc, Trịnh Công Sơn vẫn mơ hoài những hóa thân Em. Ðây cũng là một trong những hóa thân đẹp nhất trong những ca khúc tình yêu của Trịnh. Này là sợi tóc em bồng trôi nhanh trôi nhanh như dòng nước hiền, này là tấm lòng em như lá kia còn xanh, này là nắng có hồng bằng đôi môi em. Những hóa thân rất chi bộ phận ấy lạ thay lại nói rất đầy đủ về một toàn thể : nàng đã hiện ra đầy đủ và xinh đẹp đến tự làm khô héo tôi đây. Trong một so sánh gián tiếp, hóa thân của Trịnh Công Sơn đạt đến sự đắc thủ siêu hình học :
    - em đứng lên / gọi mưa vào hạ
    - em đứng lên / mùa xuân vừa nở
    - ôi tóc em / dài đêm thần thoại

    Nó mở ra một trường liên tưởng có tầm vóc của vũ trụ gợi nhớ một Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp của chàng thơ Huy Cận, một Lô Sơn yên tỏa triết giang triều của tài danh Tô Ðông Pha. Một trường khiếu nhất thanh của sự nhập cuộc đại thống nhất Con người - Vũ trụ trong khát vọng duy mỹ đến tận chân, tận thiện.
    Sau khi đã tự mình hóa thân, chuyển dịch thành tha nhân để hóa thân, Trịnh Công Sơn đã đi đến hóa thân cuối cùng như chính lời nguyền sinh mệnh của đời ông : hóa thân thành gương mặt của tình yêu - vì với ông con người không thể sống mà không yêu. Từ Cloning đời người, Trịnh Công Sơn đã Cloning tình yêu. Tâm hồn xiết bao yêu thương, xiết bao cô độc và nhân hậu ấy đã xác tín gương mặt tình yêu không phải bằng chiếc khuôn cũ mòn của những phạm trù, khái niệm hay định nghĩa mà là hiện hữu sống động tình yêu là : trái phá, con tim mù lòa, vết cháy trên da thịt người, cơn đau thật dài, trái chín trên cây, cơn bão đi qua địa cầu và cuối cùng giản dị đến cháy lòng như thương áo quen hơi ngọt ngào. Tất cả các cung bậc của tình yêu ấy là từ một hóa thành trăm, thành ngàn, thành vạn. Ðó là giấc mơ giữa đời thực, là giấc mơ sinh thành và nối tiếp giấc mơ.
    Mang vết thương cuộc đời ngã tự cư, Trịnh Công Sơn như con ve sầu khổng lồ không thôi lột xác để làm những hóa thân ca hát. Trên từng phím đàn, ông mở vết thương lòng mình để chia sẻ với tha nhân. Trong lời ca tuyệt vọng của ông, người ta thấy nhen bừng lên một niềm hy vọng, đó là nơi mà kiếp người phù sinh đã nhìn thấy sự hội ngộ của Thiền tông và lời kinh Phúc âm, nơi mà cánh cửa sinh lão bệnh tử đã được mở ra với niềm hoan lạc thành kính. Giờ đây tiếng con chim Di ấy vẫn còn hót mãi trong từng bụi mận gai, hạt bụi ấy vẫn ngày ngày rong chơi lộng lẫy dưới ánh mặt trời. Bậc thức giả ấy vẫn tiếp tục hành giả, giúp con người thấy rõ gương mặt tình yêu, những hóa thân như có phép lại chỉ xuất hiện khi ai đó chợt nhận ra những giấc mơ đời hư ảo và thấy rằng :"Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Ðể làm gì em biết không?Ðể gió cuốn đi..."
  3. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn- Hạt bụi ấy vẫn còn lộng lẫy
    --- Nguyễn Xuân Hoàng ---
    Có những ngày bỗng dưng thấy lòng thật quạnh hiu. Một nỗi cô độc nào đó khôn tả gặm nhấm lần hồi tâm hồn. Tôi đi hoài, lang thang vô định trên những con đường phố Huế xanh xao ánh đèn vàng, bất chợt lòng vang lên giai điệu quen thuộc một ca khúc của Trịnh Công Sơn. Tự hát cho riêng lòng mình và thấy nỗi buồn vơi đi, những ngậm ngùi úa tàn, lòng cơ hồ bằng an và niềm vui trở lại. Ðiều gì ở âm nhạc Trịnh Công Sơn khiến con người sau khi đi qua mong manh, tuyệt vọng, bỗng chọn được một niềm vui cho mỗi ngày đang sống ? Sau ba ngàn thế giới trong nước mắt, chợt tìm thấy trong bể khổ nụ cười của Huệ Năng ? Sau cánh cửa của nơi chết mở ra một sự tiếp nối của luân hồi ?
    Trịnh Công Sơn- Bậc thức giả thấu suốt cõi người sinh lão bệnh tử
    Xuyên suốt thế giới âm nhạc Trịnh Công Sơn là tình yêu lứa đôi và một nỗi buồn thê thiết phận người. Ðó là một thế giới quá ư vô thường, quá ư mỏng manh, đến bàng hoàng, cay đắng. Trịnh Công Sơn đã gầy dựng một thế giới tinh thần bất toàn trên cái nền tảng cũng bất toàn của Phật giáo đó là cõi người Sinh - Lão - Bệnh - Tử.
    Cái nhìn thông thường, có một đứa bé ra đời, đó là một niềm vui. Nhưng với Phật giáo sự lý giải giản đơn chỉ là một kiếp luân hồi. Con người sinh ra để phải chịu bao nhiêu khổ đau. Vì vậy mà với Trịnh Công Sơn đó là một tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người. Trong cái nhìn tương đồng, kinh Cựu ước cũng viết rằng: Hãy để ngày ấy lụi tàn, ngày mà tôi sinh ra đời và đêm mà người ta nói rằng đã có một con người được kết thành thai. Con người không thể tự quyết định sự ra đời của chính mình, vì nó là câu chuyện dài kỳ của nhân duyên. Với cái nhìn rất chi hồn nhiên vào cõi tồn sinh, Trịnh Công Sơn đã ngơ ngác tự hỏi mình, câu hỏi của nhân loài : Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi. Ðể một mai vươn hình hài lớn dậy. Một câu hỏi ném vào hư không như một viên đá cuội ném xuống và mất hút giữa mặt hồ cuộc đời rộng thênh thang, có chăng chỉ hồi vọng những vòng sóng nhỏ lăn tăn mỗi nỗi ngậm ngùi. Canh cánh với cái nhìn thấu suốt cõi người, Trịnh Công Sơn không hề né tránh bản chất của Sinh - Diệt, dù ngay khi ông giả định, thì giả định đó cũng là một sự thật tê tái cõi lòng Hôm nay thức dậy. Không nhìn thấy mặt trời. Như vừa mới vào đời. Tay mẹ đâu rồi. Nôi trống ru ai. Không có gì khác người khi đó là cái nhìn triết học về thân phận con người ngay từ lúc nó chào đời, nhìn thấy tia nắng đầu tiên và chào cuộc đời cũng bằng thân mệnh của tiếng khóc đầu tiên.
    Nhất quán với tư tưởng Phật giáo, Trịnh Công Sơn đã nhìn thấy ngay từ khi sinh ra, trong con người đã tiềm tàng mầm bệnh, hữu thân hữu bệnh. Bệnh ở đây là những cơn đau của thể xác và đặc biệt là nỗi đau tinh thần xuất phát từ nhận thức vì với ý thức, người là một con vật bị bệnh. Chu Sơn không cần nhiều hàm ý khi viết rằng chính Trịnh Công Sơn đã chiếm lấy nỗi đau làm báu vật, đồng thời làm vũ khí của riêng mình. Nỗi đau khổ vì tâm hồn ấy đã suốt đời như ngôi sao chiếu mệnh người nhạc sĩ tài hoa, khiến ông cất lên những lời ca quán tưởng nhất, giải thích một hợp đồng thân phận trọn vẹn nhất, có sức thuyết phục nhiều người nhất về sự có mặt của Nỗi - Ðau - Làm - Người. Sống với những giấc mơ, Trịnh Công Sơn thấy mình hóa thành chim, như nghìn năm trước Trang Tử thấy mình hóa ****, nhưng rồi ông như con chim bệnh, thiếu hạnh phúc trần gian. Bệnh ở đây là sự ngốc dại, ngậm ngùi tự làm khô héo tôi đây, là ngủ dài lâu mang theo vết thương sầu, bệnh đến mệt mõi, ơ thờ và nặng nề nhất, để lại nhiều di chứng nhất đó là bệnh yêu : thắc thỏm chờ đợi, như đứng đi trên lửa, nằm ngồi không yên, chút niềm hy vọng đôi môi em là đốm lửa hồng chợt lụi tàn tắt vùi nỗi thất vọng : Chiều nay còn mưa sao em không lại. Nhớ mãi trong cơn đau vùi. Ði tìm sự đồng nhất, đồng thuận giữa bệnh = nỗi đau thân xác = nỗi đau tinh thần = nỗi đau tình yêu, Trịnh Công Sơn đã đẩy phạm trù cái bệnh của Phật giáo vượt qua giới hạn của cách hiểu thông thường về phạm trù của Bệnh. Bệnh trở thành một thực thể tồn tại như một phần của bản chất Cái Ðẹp. Thông qua giai điệu nồng nàn của âm nhạc Trịnh Công Sơn, con người không còn sợ hãi Bệnh, xem Bệnh là một tất nhiên - cái giới hạn mà khi nhận thức được nó, con người sẽ tiến gần đến với sự tiệm ngộ. Ðó là một cuộc sống chung, hóa vàng nỗi sợ hãi, những cơn đau thành một cái đẹp vô lời. Bệnh trở thành một đóa hoa lạ trong nhận thức sâu thẳm về phận người. Cái vết thương thời đại ấy (chữ dùng của Bửu Ý) là một thú đau thương khá bất ngờ và đầy ma lực của âm nhạc Trịnh.
    "Bao nhiêu năm làm kiếp con người. Chợt một chiều tóc trắng như vôi" Sau phạm trù Sinh, cánh cửa già nua Lão đã kẽo kẹt mở toanh ra một màu tóc trắng. Ðã xa rồi khoảng cách bao nhiêu năm của Sinh để tiếp cận với Diệt. Phạm trù lão trong âm nhạc Trịnh Công Sơn là sự nối tiếp nỗi buồn của Sinh. Hình ảnh lau trắng = tóc bạc trở lại trong nhiều ca khúc của ông. Nó đến chậm chạp, từng ngày, như cười cợt, như đánh đố, như thách thức kiếp người ngắn ngủi. Và lúc này Trịnh Công Sơn như một đứa trẻ đi tìm trâu lạc ra đồng giữa ngọ tròn mắt ngạc nhiên rồi ồ lên khờ dại : Chiều hôm thức dậy. Ngồi ôm tóc dài. Chập chờn lau trắng trong tay. Giữa dòng phù sinh, kiếp người rồi chỉ là một con - phù - du - tóc - bạc. Không ngần ngại nhận thức sự thật trần trụi ấy, tựa vào vô thường, Trịnh Công Sơn ôm cầm thản nhiên ca lời ca yêu thương của một chú ve sầu : Ôi phù du. Từng tuổi xuân đã già. Một ngày kia đến bờ. Ðời người như gió qua. Dù thông thái, con người chưa bao giờ chịu chấp nhận ngày nọ mình sẽ là con phù du tóc bạc. Nỗi ham sống từ chối ánh sáng hoang mạc như con đà điểu rúc đầu vào cát bỏng từ chối những hiểm nguy đe dọa sự sinh tồn. Phạm trù cái Lão tồn tại tất yếu trong âm nhạc Trịnh, là màu cỏ lau hắt hiu buồn, là một tín hiệu như chiếc then mục cài cánh cửa kết thúc một đời người.
    Dù muốn hay không, thất vọng hay hy vọng, cười hay là khóc, thì cái chết, sự chết, nỗi chết vẫn lơ lững trên đầu con người. Kinh Thánh dạy con người hãy tập làm quen với cái chết chết đi trở về với chúa ấy là sống muôn đời. Phật giáo dạy chết là sự thay đổi một trạng thái, là Tán sau khi đã Tụ, một sự tiếp nối vô thường. Triết học hiện sinh xem cái chết là một điều phi lý nhất trên đời, dù là hiện sinh hành động hay hiện sinh Cơ đốc giáo, cũng đều thấy trong cái chết một sự băng hoại tầm thường. Với Trịnh Công Sơn, cái chết là một thường trực, nỗi ám ảnh ngay từ khi một hình hài mới ra đời. Có thể thiết lập một từ điển về cái chết trong âm nhạc Trịnh Công Sơn với hàng trăm kiểu chết khác nhau. Chết bất chợt Chợt như xác thân không còn. Và cạnh tôi là đồng vắng. Chết trong một lời khuyên nhủ Thôi về đi, đường trần đâu có gì. Chết như đất trời lịm tắt Một ngày như mọi ngày. Từng chiều lên hấp hối. Cái chết là một vô thủy vô chung Không có cái chết đầu tiên. Và có đâu bao giờ. Ðâu có cái chết sau cùng. Cái chết thanh thiên bạch nhật trong đời thực Chìm dưới cơn mưa. "Một người chết đêm qua. Chết trong cả giấc mơ Một lần nằm mơ, tôi thấy tôi qua đời."
    Có một điều bất ngờ, là ở mỗi kiểu chết, Trịnh Công Sơn đều nhìn thấy những tư thế chết bi tráng, hầu như không muốn làm hạt bụi của con người. Cái tư thế mà bậc đại trí Chế Lan Viên sinh thời đã viết Vê hạt cát thời gian chọi lại với vô cùng. Có tư thế chết thơ mộng và kêu dũng Người nằm co như loài thú trong rừng sương mù. Người nằm yên không kêu than chết trên căn phần. Có tư thế chết chỉ là một dấu bàn chân quên trở lại Chiều dưới cơn mưa. Bàn chân nhỏ bé. Năm nay năm nay đã quên đường về. Quả là khó có cái chết đau thương nào lại nhẹ nhàng như là quên như vậy, mà nỗi đau đã được nén chịu rồi lặp đi lặp lại qua trạng từ chỉ thời gian năm nay, năm nay,..... Chết chủ động tiếp nhận với tư thế của một lời chào không chút ngại ngần Ðường trần rồi khăn gói. Mai kia chào cuộc đời. Nghìn trùng cơn gió bay... Và không ở đâu cái chết vốn tràn ngập bi thương và phi lý lại xuất hiện đẹp như đoạn kết một cuộc hẹn hò Những hẹn hò từ nay khép lại. Thân nhẹ nhàng như mây. Vậy đó, sau khi đã mô tả hàng trăm kiểu chết tàn lạnh khói hương, tạc vào giai điệu buồn như phúc âm hàng trăm tư thế chết dịu dàng và lẫm liệt, Trịnh Công Sơn - nhạc sĩ, bỗng trở thành một Thiền Sư đốn ngộ với nụ cười nhẹ nhàng rằng cái chết không đe dọa được ai. Tạo hóa đã đùa cợt con người và đến lượt mình con người minh triết có thể nhân định thắng thiên bằng cái nhìn trực diện, không trốn tránh và sợ hãi trước cánh cửa vô thường Sinh - lão - bệnh - tử.
    Trịnh Công Sơn- Bậc hành giả sáng tạo và biểu hiện thông qua hoá thân
    Nhìn lại chặng đường sáng tạo nghệ thuật, phác thảo chân dung mình, có lần Trịnh Công Sơn nói Tôi vẫn là đứa trẻ thơ trong nghệ thuật, lòng còn tràn đầy cảm hứng. Tôi vẫn còn ham mê học hỏi quanh mình và còn đủ hào hứng mở ra những cuộc đối thoại, độc thoại với cây cỏ thiên nhiên, với con người qua ca khúc dưới sánh sáng hiền hòa nhân hậu của những ngày tôi đang sống (phác thảo chân dung tôi). Chọn sáng tạo âm nhạc làm hành trang (thực ra thì số phận đã đẩy Trịnh Công Sơn đến với âm nhạc) Trịnh Công Sơn đã đối thoại với cuộc đời và độc thoại với chính mình qua những hóa thân hệt như những giấc mơ đời hư ảo. Hóa thân cổ điển nhất mà người Việt còn thấy trong chuyện cổ tích đó là Tấm khi nàng hiện thân làm trái thị, làm con chim vàng anh hay làm cây xoan đào... Một sự hóa thân như là khát vọng chờ đợi một nhân duyên. Càng nhiều hóa thân thì sự gặp nhân duyên càng lớn. Hóa thân thực chất là những giấc mơ mà xác suất hạnh phúc tùy thuộc vào niềm hy vọng và thái độ trực diện với cuộc đời. Ðể mở con đường ngắn nhất đi từ trái tim của mình đến trái tim của người, Trịnh Công Sơn đã tự mình hóa thân làm muôn ngàn kiếp. Khi ông là ngọn gió (lòng tôi có khi mơ hồ. Tưởng mình đang là cơn gió), khi là con chim (tôi như con chim nhỏ. Bay về rất ngẩn ngơ), khi là lá cỏ (đời ta có khi tựa lá cỏ), khi là đốm lửa (đời ta có khi là đốm lửa). Có khi Trịnh Công Sơn thấy mình là một cơn mưa (tôi thu tôi bé lại làm mưa tan giữa trời) và có lúc mong làm một quán đợi, buồn chân em ghé chơi. Trong giấc mơ hóa thân bên cạnh những hóa thân làm thiên nhiên cây cỏ, sống đời sống thức vật bằng an, Trịnh Công Sơn rất hay mơ trở về với tuổi thơ, thành đứa bé hồn nhiên (hôm nay tôi nghe tôi cười như đứa bé). Một trong những hóa thân căn bản và cốt lõi nhất của Trịnh Công Sơn đó là Hạt bụi. Một hóa thân có tính chất luân hồi : hạt bụi = thân tôi và sau đó thân tôi = hạt bụi. Ðây là một hóa thân căn bản vì nó giải thích thấu đáo nhất câu hỏi ta là ai? ta từ đâu đến ? ta đi về đâu ? Chính cốt lõi này đã biến âm nhạc Trịnh Công Sơn thành lời kinh mê hoặc được thốt ra từ một hành giả sau khi đã nhìn thấu trọn ba ngàn thế giới.
    Tự mình hóa thân, Trịnh Công Sơn còn hóa thân cho cả tha nhân. Trước sự mất mát và cái chết như một nỗi ám ảnh, ông thấy rằng chỉ riêng mình tạo ra những hóa thân là vẫn còn chưa đủ. Từ cái tôi đáng ghét (le moi est haisable) đi qua và nghe những tàn phai Trịnh Công Sơn thành con người khác, sống với những chuyến xe, những đám đông, những quán không và cuối cùng là con nước trôi mặc khải như một vô định đời người. Ðặc biệt với tình yêu dành cho nhan sắc, Trịnh Công Sơn vẫn mơ hoài những hóa thân Em. Ðây cũng là một trong những hóa thân đẹp nhất trong những ca khúc tình yêu của Trịnh. Này là sợi tóc em bồng trôi nhanh trôi nhanh như dòng nước hiền, này là tấm lòng em như lá kia còn xanh, này là nắng có hồng bằng đôi môi em. Những hóa thân rất chi bộ phận ấy lạ thay lại nói rất đầy đủ về một toàn thể : nàng đã hiện ra đầy đủ và xinh đẹp đến tự làm khô héo tôi đây. Trong một so sánh gián tiếp, hóa thân của Trịnh Công Sơn đạt đến sự đắc thủ siêu hình học :
    - em đứng lên / gọi mưa vào hạ
    - em đứng lên / mùa xuân vừa nở
    - ôi tóc em / dài đêm thần thoại

    Nó mở ra một trường liên tưởng có tầm vóc của vũ trụ gợi nhớ một Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp của chàng thơ Huy Cận, một Lô Sơn yên tỏa triết giang triều của tài danh Tô Ðông Pha. Một trường khiếu nhất thanh của sự nhập cuộc đại thống nhất Con người - Vũ trụ trong khát vọng duy mỹ đến tận chân, tận thiện.
    Sau khi đã tự mình hóa thân, chuyển dịch thành tha nhân để hóa thân, Trịnh Công Sơn đã đi đến hóa thân cuối cùng như chính lời nguyền sinh mệnh của đời ông : hóa thân thành gương mặt của tình yêu - vì với ông con người không thể sống mà không yêu. Từ Cloning đời người, Trịnh Công Sơn đã Cloning tình yêu. Tâm hồn xiết bao yêu thương, xiết bao cô độc và nhân hậu ấy đã xác tín gương mặt tình yêu không phải bằng chiếc khuôn cũ mòn của những phạm trù, khái niệm hay định nghĩa mà là hiện hữu sống động tình yêu là : trái phá, con tim mù lòa, vết cháy trên da thịt người, cơn đau thật dài, trái chín trên cây, cơn bão đi qua địa cầu và cuối cùng giản dị đến cháy lòng như thương áo quen hơi ngọt ngào. Tất cả các cung bậc của tình yêu ấy là từ một hóa thành trăm, thành ngàn, thành vạn. Ðó là giấc mơ giữa đời thực, là giấc mơ sinh thành và nối tiếp giấc mơ.
    Mang vết thương cuộc đời ngã tự cư, Trịnh Công Sơn như con ve sầu khổng lồ không thôi lột xác để làm những hóa thân ca hát. Trên từng phím đàn, ông mở vết thương lòng mình để chia sẻ với tha nhân. Trong lời ca tuyệt vọng của ông, người ta thấy nhen bừng lên một niềm hy vọng, đó là nơi mà kiếp người phù sinh đã nhìn thấy sự hội ngộ của Thiền tông và lời kinh Phúc âm, nơi mà cánh cửa sinh lão bệnh tử đã được mở ra với niềm hoan lạc thành kính. Giờ đây tiếng con chim Di ấy vẫn còn hót mãi trong từng bụi mận gai, hạt bụi ấy vẫn ngày ngày rong chơi lộng lẫy dưới ánh mặt trời. Bậc thức giả ấy vẫn tiếp tục hành giả, giúp con người thấy rõ gương mặt tình yêu, những hóa thân như có phép lại chỉ xuất hiện khi ai đó chợt nhận ra những giấc mơ đời hư ảo và thấy rằng :"Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Ðể làm gì em biết không?Ðể gió cuốn đi..."
  4. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Thử phân tích nhạc phẩm "Phôi Pha" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn​
    Học Trò
    "Phôi pha" là tên một nhạc phẩm nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS). Nhạc phẩm tả lại tâm tình của một người nhớ man mác về quá khứ với một người tình đã mờ nhạt trong trí ức, cũng như những chiêm nghiệm về thân phận con người trước sự hữu hạn của một kiếp sống. Về phần lời nhạc, những ý tưởng ngổn ngang về kiếp người được TCS khéo léo đưa vào để làm tăng thêm sức quyến rũ của giai điệu, vì vậy mục đích của tiểu luận này là để phân tích cấu trúc của bản nhạc nhằm hiểu rõ hơn nghệ thuật sáng tác nhạc của TCS. Xin nói ngay, người viết không được học qua nhạc lý trong một hệ thống đào tạo chính thức nào, chỉ tự học qua một vài quyển sách dạy cách sáng tác một bản nhạc mà thôi. Lý do chính của người viết là muốn qua việc thử phân tích thấu đáo một bản nhạc của TCS sẽ làm tan đi phần nào một quan niệm của người thưởng ngoạn là TCS có một nhạc thuật hạn chế và dễ dãi.
    "Phôi Pha" được viết căn bản với cấu trúc AABA, nhưng các đoạn A cũng không giống nhau, và B thì không hẳn là một điệp khúc, mà có tác dụng như một đoạn chuyển tiếp để trở lại đoạn A trước khi kết thúc bài hát. Ta sẽ đặt tên cho cấu trúc này là A A'' B A''''. Sau đây là phân tích từng đoạn.
    Đoạn A:

    Đoạn A mở đầu ngay với giai điệu chính của bản nhạc: "Ôm lòng đêm (Am)/ nhìn vầng trăng mới về (F)/ nhớ chân giang hồ (Em)". Đây chính là ý nhạc chính của bản này, làm cho ta phải nhớ về bản nhạc đó với âm hưởng "ôm lòng đêm" (đoạn A,) "đâu còn ai" (A'') và sau cùng là "thôi về đi" (A''''). Đây là một đặc điểm cần phải có của một bản nhạc để bản nhạc ấy được nổi tiếng. Các thí dụ khác của các "catchy tunes" này là "Trả lại em yêu ..." (Trả lại em yêu-Phạm Duy), "Em đi" (Em đi - Đức Huy), hay "Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa .." (Giáng Ngọc - Ngô Thuỵ Miên). Cái ý nhạc chính này là "căn cước" (identity) của bản nhạc đó, làm cho nó không thể lẫn với bài nào khác được. Một nhận xét khác nữa là TCS có rất nhiều bài nhạc với các căn cước riêng biệt, mỗi căn cước lại có một nhịp điệu (rhythm) riêng, không bài nào giông giống bài nào. Các bài nhạc TCS khác như "Diễm Xưa", "Gọi Tên Bốn Mùa", "Chỉ Có Ta Trong Một Đời", "Nắng Thuỷ Tinh", "Như Cánh Vạc Bay", v.v. là các thí dụ tiêu biểu khác về identity của bản nhạc.
    Câu nhạc "Ôm lòng đêm, nhìn vầng trăng mới về, nhớ chân giang hồ", về mặt nhạc thuật là một khởi đầu bằng một câu đảo quãng năm rồi trở về chủ âm la đoản (ôm lòng đêm), theo sau là hai đoạn ngắn liền nhau đi lên và sau đó đi xuống. Giống như ta nói chuyện vậy, ta nói chủ đề, rồi kể lể lên xuống mà không đổi quãng nhiều giữa các nốt nhạc sát nhau. Bài nhạc được viết ở âm giai đoản hoà điệu (harmonic minor - la si do re mi fa sol# la) là một thang âm rất được sử dụng trong nhạc TCS cũng như của các nhạc sĩ Việt Nam khác. Trái lại, theo sách "Writing Music for Hit Songs" thì nhạc Tây phương đương đại ít sử dụng thang âm này hơn, mà họ dùng Aeolian minor scale (la si do re mi fa# sol la.) Có lẽ vì vậy mà nhạc ta nói chung nghe khác nhạc Tây phương chăng?

    Trong câu nhạc kế tiếp (vẫn trong đoạn A,) TCS chọn cách phát triển ý nhạc bằng cách lặp lại nhịp điệu như ở hai trường canh đầu ("ôi phù du, từng tuổi xuân đã già") nhưng dùng những nốt nhạc cao hơn, sau đó phát triển tiếp nhịp điệu của "từng tuổi xuân đã già" thành "một ngày kia đến bờ" và trở nhanh về chủ âm với "đời người như gió qua". Câu hát ngắn nhưng chắc nịch như một lời phán quyết là đời sống cũng nhanh và ngắn ngủi hệt như vậy. Chỉ như vậy thôi, với hai câu hát ngắn, ta đi xong một đoạn của bài hát. Về phần lời nhạc, với một ý nhạc cộng với một biến thể của 1 ý nhạc đó, TCS mô tả xong hình ảnh một người ngắm trăng cùng lúc suy tư về bước chân giang hồ, cộng với sự than vãn về một kiếp người chỉ phù du như một cơn gió qua.
    Đoạn A'':

    Đoạn này kết cấu cũng như sự phát triển ý nhạc tương tự như đoạn A, sự khác biệt ở chỗ thay vì đi về chủ âm qua hợp âm thất trình áp âm (E7), thì TCS quay về âm thức (Do)trưởng tương ứng của âm thức đoản (Am) trước khi trở về chủ âm. Tuy TCS không hề gán hợp âm cho bản nhạc, vì hai chữ "chờ đợi", ta có thể dùng hợp âm tứ trình (F hay F Maj7) để đặt cho hai trường canh này, tạo nền cho một chuyển động mạnh hơn ở điệp khúc.
    Điệp Khúc:

    Không như các điệp khúc khác có thể thấy rõ rệt sự khác biệt của hai ý nhạc ("Hoa Vàng Mấy Độ" là một ví dụ như vậy - từ âm giai Mi đoản chuyển sang Mi Trưởng), điệp khúc của bài nhạc này giống như một đoạn nhạc chuyển tiếp (bridge) hơn để chuyển về đoạn A''''. Đoạn nhạc bắt đầu ngay với hai trường canh ở hợp âm thất trình áp âm ("Về ngồi trong những ngày, nhìn từng hôm nắng ngời" - E7), xong chuyển qua âm thức trưởng tương ứng (C). TCS sử dụng lối dùng nốt rải (appergios) để nhấn mạnh ý nhạc này. Một chú ý khác là sau khi dùng liên tiếp 3 câu nhạc ngắn như vậy, TCS đã cân đối lại phần trước bằng cách dùng liên tiếp 6 nốt "eight note" và hai nốt "quarter note" ("có những ai xa đời quay về lại") để kéo dài, "gằn" câu nhạc xuống, hay trong bài này thì tỏ ý ước muốn người tình xưa trở về lại. Tiếp theo, TCS làm cho lời bài nhạc đã xa vắng càng thêm chất ngất với việc làm chậm lại và ý nhạc đi lên đến hợp âm thất trình áp âm lần nữa ("Về lại nơi cuối trời, làn mây ..... trôi ...")
    Đoạn A'''':

    TCS cho người thưởng ngoạn một ngạc nhiên nho nhỏ và lý thú là ở chỗ ý nhạc chính "Thôi về đi", ngoài việc ở đầu câu như hai đoạn trước (A và A''), còn là sự trở về âm chính La thứ sau cao trào của đoạn trên. Đặt lời với "thôi về đi" như vậy, đã là một sử dụng nhạc thuật rất tài tình để đoan chắc với thính giả là "thôi về đi" là một hệ quả tất yếu, không còn hoài nghi gì nữa. So sánh cái "về" này với cái về trong "Ừ thôi em về" ("Cuối cùng cho một tình yêu" TCS/Trịnh Cung) ta mới thấy chúng khác nhau làm sao! Một bên đoan quyết, còn một bên thì "dùng dằng nửa ở nửa về" do chỗ đặt của từng chỗ đứng của chữ "về" trong câu nhạc.
    Để kết thúc bản nhạc này, thay vì đi liền tới E7 như trong đoạn A, TCS đã khéo léo dắt ta qua F trước khi về E7 và sau cùng trở về cung chủ âm Am. Có thể nói TCS đã dùng một giai kết thật lơ lửng nhưng liền lạc và rất phù hợp với ca từ "bàn chân ai rất nhẹ, tựa hồn những năm xưa."
    Một chi tiết khác:
    Một chi tiết đáng lưu ý là sự xuất hiện nhiều lần chữ "về" (7 lần.) Sự lặp lại này có thể được gọi là một sự nghèo nàn trong vốn từ, hay là một chủ đích của tác giả về một mơ ước của một sự trở vầ nào đó, hay chỉ là một nỗi cô đơn vốn có của tác giả hiện lên không chủ đích (unconsiously)? Nếu người viết bài này không nói ra chi tiết này thì bạn có cảm thấy có sự trùng lặp trong ca từ không, hay TCS đã thật sự khéo léo trong việc "ngụy trang" các từ này?
    Sự khéo léo này, theo tôi nghĩ, có lẽ là ở chỗ khi nào muốn nhấn mạnh chữ "về", thì TCS hoặc dùng một quãng nhảy đảo xa (thôi "về" đi - quãng 5), hoặc là đặt nó vào nhịp mạnh (nhìn vầng trăng mới "về", vườn khuya bước "về" - nhịp 1), hoặc cho nó bắt đầu của một hợp âm rải (appergio) đi lên ("Về" ngồi trong những ngày, "Về" lại nơi cuối trời - hợp âm la thứ.). Các chữ "về" còn lại thì lẩn trong các nốt tạm (passing notes) của một cung nhạc đi lên (đường "về" ôi quá dài,) hay đi xuống (xa đời quay "về" lại.)
    Nhân tiện đây, ta hãy thử tìm hiểu tại sao nó trùng lặp rất nhiều, mà ta không thấy chán. Người viết nghĩ là vì tiếng Việt mình có đặc điểm gần giống như tiếng Anh là dùng chữ kép (Anh ngữ thì có động từ với prepositions như get on, get away, get in, get out, v.v. mà chỉ nguời bản địa mới hiểu nổi chúng có ý nghĩa thật sự ra sao.) Ta thấy "về" ở đây ngoài nghĩa chính, cũng còn được kết hợp để làm rõ thêm ý của các danh từ khác như "đường" về, "bước" về. Động từ "về" cũng được thêm vào để làm rõ nghĩa chẳng hạn như "mới" về. Lại còn truờng hợp "về" và "đi" nằm sát cạnh nhau như trong "Thôi về đi", thì truờng hợp này chữ "đi" được khéo léo dùng làm một chữ để nói lên sự thuyết phục, và cách bởi chữ đi một quãng năm, rất tự nhiên như mình nói chuyện hằng ngày vậy.
    Như vậy, khi đặt một bản nhạc, ta chỉ cần biết phải làm thế nào cho nó không trùng lặp ý nhạc, ý ca từ với các bài nhạc khác của ta mà thôi, còn các "linh tinh" khác như cách xử dụng lặp đi lặp lại chữ "về" đề đạt một mục đích nào đó cho bản nhạc, là một việc cần phải làm và không nên dè dặt trong việc sử dụng chúng.
    Kết luận
    Ta có thể nói là trong nhạc phẩm "Phôi Pha" này, TCS chứng tỏ ông có một nghệ thuật đặt câu rất vững, không thừa không thiếu. Nếu chỉ nhìn thoảng qua bài hát này cũng như một số ca khúc nổi tiếng khác cũng của TCS, ta có thể hời hợt đánh giá là nhạc của ông đơn giản, và nhạc thuật của ông không có gì cả. Nhưng thật ra, sự đơn giản ấy có được vì đã qua một sự sắp xếp chọn lựa cẩn trọng, với những quyết định phát triển ý nhạc phù hợp với ý nghĩa của lời nhạc. Để trở thành một nhạc sĩ tên tuổi, nhạc thuật phải vững vàng, và hy vọng qua bài này người đọc sẽ đồng ý với người viết là TCS rất giỏi về mặt này.
    California 5/2005
    Học Trò
    ---
    Tài liệu tham khảo:
    1. "Để sáng tác một bài nhạc phổ thông (Kỹ thuật hoà âm và luật sáng tác)" của Hoàng Thi Thơ / Nhà Sách Khai Trí.
    2. "Writing Music for Hit Songs" by Jai Josefs - 2nd E***ion / Schirmer Books.
    3. "The Songwriter''s Workshop Melody" by Jimmy Kachulis 1st E***ion / Berklee Press.
    4. "The Songs of John Lennon - The Beatles Years" by John Stevens / Berklee Press.
    http://dactrung.net/baiviet/noidung.aspx?BaiID=CSpT%2bXIMWBy9Mh%2fpBxICLA%3d%3d

    Nguồn: dactrung.net
  5. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Thử phân tích nhạc phẩm "Phôi Pha" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn​
    Học Trò
    "Phôi pha" là tên một nhạc phẩm nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS). Nhạc phẩm tả lại tâm tình của một người nhớ man mác về quá khứ với một người tình đã mờ nhạt trong trí ức, cũng như những chiêm nghiệm về thân phận con người trước sự hữu hạn của một kiếp sống. Về phần lời nhạc, những ý tưởng ngổn ngang về kiếp người được TCS khéo léo đưa vào để làm tăng thêm sức quyến rũ của giai điệu, vì vậy mục đích của tiểu luận này là để phân tích cấu trúc của bản nhạc nhằm hiểu rõ hơn nghệ thuật sáng tác nhạc của TCS. Xin nói ngay, người viết không được học qua nhạc lý trong một hệ thống đào tạo chính thức nào, chỉ tự học qua một vài quyển sách dạy cách sáng tác một bản nhạc mà thôi. Lý do chính của người viết là muốn qua việc thử phân tích thấu đáo một bản nhạc của TCS sẽ làm tan đi phần nào một quan niệm của người thưởng ngoạn là TCS có một nhạc thuật hạn chế và dễ dãi.
    "Phôi Pha" được viết căn bản với cấu trúc AABA, nhưng các đoạn A cũng không giống nhau, và B thì không hẳn là một điệp khúc, mà có tác dụng như một đoạn chuyển tiếp để trở lại đoạn A trước khi kết thúc bài hát. Ta sẽ đặt tên cho cấu trúc này là A A'' B A''''. Sau đây là phân tích từng đoạn.
    Đoạn A:

    Đoạn A mở đầu ngay với giai điệu chính của bản nhạc: "Ôm lòng đêm (Am)/ nhìn vầng trăng mới về (F)/ nhớ chân giang hồ (Em)". Đây chính là ý nhạc chính của bản này, làm cho ta phải nhớ về bản nhạc đó với âm hưởng "ôm lòng đêm" (đoạn A,) "đâu còn ai" (A'') và sau cùng là "thôi về đi" (A''''). Đây là một đặc điểm cần phải có của một bản nhạc để bản nhạc ấy được nổi tiếng. Các thí dụ khác của các "catchy tunes" này là "Trả lại em yêu ..." (Trả lại em yêu-Phạm Duy), "Em đi" (Em đi - Đức Huy), hay "Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa .." (Giáng Ngọc - Ngô Thuỵ Miên). Cái ý nhạc chính này là "căn cước" (identity) của bản nhạc đó, làm cho nó không thể lẫn với bài nào khác được. Một nhận xét khác nữa là TCS có rất nhiều bài nhạc với các căn cước riêng biệt, mỗi căn cước lại có một nhịp điệu (rhythm) riêng, không bài nào giông giống bài nào. Các bài nhạc TCS khác như "Diễm Xưa", "Gọi Tên Bốn Mùa", "Chỉ Có Ta Trong Một Đời", "Nắng Thuỷ Tinh", "Như Cánh Vạc Bay", v.v. là các thí dụ tiêu biểu khác về identity của bản nhạc.
    Câu nhạc "Ôm lòng đêm, nhìn vầng trăng mới về, nhớ chân giang hồ", về mặt nhạc thuật là một khởi đầu bằng một câu đảo quãng năm rồi trở về chủ âm la đoản (ôm lòng đêm), theo sau là hai đoạn ngắn liền nhau đi lên và sau đó đi xuống. Giống như ta nói chuyện vậy, ta nói chủ đề, rồi kể lể lên xuống mà không đổi quãng nhiều giữa các nốt nhạc sát nhau. Bài nhạc được viết ở âm giai đoản hoà điệu (harmonic minor - la si do re mi fa sol# la) là một thang âm rất được sử dụng trong nhạc TCS cũng như của các nhạc sĩ Việt Nam khác. Trái lại, theo sách "Writing Music for Hit Songs" thì nhạc Tây phương đương đại ít sử dụng thang âm này hơn, mà họ dùng Aeolian minor scale (la si do re mi fa# sol la.) Có lẽ vì vậy mà nhạc ta nói chung nghe khác nhạc Tây phương chăng?

    Trong câu nhạc kế tiếp (vẫn trong đoạn A,) TCS chọn cách phát triển ý nhạc bằng cách lặp lại nhịp điệu như ở hai trường canh đầu ("ôi phù du, từng tuổi xuân đã già") nhưng dùng những nốt nhạc cao hơn, sau đó phát triển tiếp nhịp điệu của "từng tuổi xuân đã già" thành "một ngày kia đến bờ" và trở nhanh về chủ âm với "đời người như gió qua". Câu hát ngắn nhưng chắc nịch như một lời phán quyết là đời sống cũng nhanh và ngắn ngủi hệt như vậy. Chỉ như vậy thôi, với hai câu hát ngắn, ta đi xong một đoạn của bài hát. Về phần lời nhạc, với một ý nhạc cộng với một biến thể của 1 ý nhạc đó, TCS mô tả xong hình ảnh một người ngắm trăng cùng lúc suy tư về bước chân giang hồ, cộng với sự than vãn về một kiếp người chỉ phù du như một cơn gió qua.
    Đoạn A'':

    Đoạn này kết cấu cũng như sự phát triển ý nhạc tương tự như đoạn A, sự khác biệt ở chỗ thay vì đi về chủ âm qua hợp âm thất trình áp âm (E7), thì TCS quay về âm thức (Do)trưởng tương ứng của âm thức đoản (Am) trước khi trở về chủ âm. Tuy TCS không hề gán hợp âm cho bản nhạc, vì hai chữ "chờ đợi", ta có thể dùng hợp âm tứ trình (F hay F Maj7) để đặt cho hai trường canh này, tạo nền cho một chuyển động mạnh hơn ở điệp khúc.
    Điệp Khúc:

    Không như các điệp khúc khác có thể thấy rõ rệt sự khác biệt của hai ý nhạc ("Hoa Vàng Mấy Độ" là một ví dụ như vậy - từ âm giai Mi đoản chuyển sang Mi Trưởng), điệp khúc của bài nhạc này giống như một đoạn nhạc chuyển tiếp (bridge) hơn để chuyển về đoạn A''''. Đoạn nhạc bắt đầu ngay với hai trường canh ở hợp âm thất trình áp âm ("Về ngồi trong những ngày, nhìn từng hôm nắng ngời" - E7), xong chuyển qua âm thức trưởng tương ứng (C). TCS sử dụng lối dùng nốt rải (appergios) để nhấn mạnh ý nhạc này. Một chú ý khác là sau khi dùng liên tiếp 3 câu nhạc ngắn như vậy, TCS đã cân đối lại phần trước bằng cách dùng liên tiếp 6 nốt "eight note" và hai nốt "quarter note" ("có những ai xa đời quay về lại") để kéo dài, "gằn" câu nhạc xuống, hay trong bài này thì tỏ ý ước muốn người tình xưa trở về lại. Tiếp theo, TCS làm cho lời bài nhạc đã xa vắng càng thêm chất ngất với việc làm chậm lại và ý nhạc đi lên đến hợp âm thất trình áp âm lần nữa ("Về lại nơi cuối trời, làn mây ..... trôi ...")
    Đoạn A'''':

    TCS cho người thưởng ngoạn một ngạc nhiên nho nhỏ và lý thú là ở chỗ ý nhạc chính "Thôi về đi", ngoài việc ở đầu câu như hai đoạn trước (A và A''), còn là sự trở về âm chính La thứ sau cao trào của đoạn trên. Đặt lời với "thôi về đi" như vậy, đã là một sử dụng nhạc thuật rất tài tình để đoan chắc với thính giả là "thôi về đi" là một hệ quả tất yếu, không còn hoài nghi gì nữa. So sánh cái "về" này với cái về trong "Ừ thôi em về" ("Cuối cùng cho một tình yêu" TCS/Trịnh Cung) ta mới thấy chúng khác nhau làm sao! Một bên đoan quyết, còn một bên thì "dùng dằng nửa ở nửa về" do chỗ đặt của từng chỗ đứng của chữ "về" trong câu nhạc.
    Để kết thúc bản nhạc này, thay vì đi liền tới E7 như trong đoạn A, TCS đã khéo léo dắt ta qua F trước khi về E7 và sau cùng trở về cung chủ âm Am. Có thể nói TCS đã dùng một giai kết thật lơ lửng nhưng liền lạc và rất phù hợp với ca từ "bàn chân ai rất nhẹ, tựa hồn những năm xưa."
    Một chi tiết khác:
    Một chi tiết đáng lưu ý là sự xuất hiện nhiều lần chữ "về" (7 lần.) Sự lặp lại này có thể được gọi là một sự nghèo nàn trong vốn từ, hay là một chủ đích của tác giả về một mơ ước của một sự trở vầ nào đó, hay chỉ là một nỗi cô đơn vốn có của tác giả hiện lên không chủ đích (unconsiously)? Nếu người viết bài này không nói ra chi tiết này thì bạn có cảm thấy có sự trùng lặp trong ca từ không, hay TCS đã thật sự khéo léo trong việc "ngụy trang" các từ này?
    Sự khéo léo này, theo tôi nghĩ, có lẽ là ở chỗ khi nào muốn nhấn mạnh chữ "về", thì TCS hoặc dùng một quãng nhảy đảo xa (thôi "về" đi - quãng 5), hoặc là đặt nó vào nhịp mạnh (nhìn vầng trăng mới "về", vườn khuya bước "về" - nhịp 1), hoặc cho nó bắt đầu của một hợp âm rải (appergio) đi lên ("Về" ngồi trong những ngày, "Về" lại nơi cuối trời - hợp âm la thứ.). Các chữ "về" còn lại thì lẩn trong các nốt tạm (passing notes) của một cung nhạc đi lên (đường "về" ôi quá dài,) hay đi xuống (xa đời quay "về" lại.)
    Nhân tiện đây, ta hãy thử tìm hiểu tại sao nó trùng lặp rất nhiều, mà ta không thấy chán. Người viết nghĩ là vì tiếng Việt mình có đặc điểm gần giống như tiếng Anh là dùng chữ kép (Anh ngữ thì có động từ với prepositions như get on, get away, get in, get out, v.v. mà chỉ nguời bản địa mới hiểu nổi chúng có ý nghĩa thật sự ra sao.) Ta thấy "về" ở đây ngoài nghĩa chính, cũng còn được kết hợp để làm rõ thêm ý của các danh từ khác như "đường" về, "bước" về. Động từ "về" cũng được thêm vào để làm rõ nghĩa chẳng hạn như "mới" về. Lại còn truờng hợp "về" và "đi" nằm sát cạnh nhau như trong "Thôi về đi", thì truờng hợp này chữ "đi" được khéo léo dùng làm một chữ để nói lên sự thuyết phục, và cách bởi chữ đi một quãng năm, rất tự nhiên như mình nói chuyện hằng ngày vậy.
    Như vậy, khi đặt một bản nhạc, ta chỉ cần biết phải làm thế nào cho nó không trùng lặp ý nhạc, ý ca từ với các bài nhạc khác của ta mà thôi, còn các "linh tinh" khác như cách xử dụng lặp đi lặp lại chữ "về" đề đạt một mục đích nào đó cho bản nhạc, là một việc cần phải làm và không nên dè dặt trong việc sử dụng chúng.
    Kết luận
    Ta có thể nói là trong nhạc phẩm "Phôi Pha" này, TCS chứng tỏ ông có một nghệ thuật đặt câu rất vững, không thừa không thiếu. Nếu chỉ nhìn thoảng qua bài hát này cũng như một số ca khúc nổi tiếng khác cũng của TCS, ta có thể hời hợt đánh giá là nhạc của ông đơn giản, và nhạc thuật của ông không có gì cả. Nhưng thật ra, sự đơn giản ấy có được vì đã qua một sự sắp xếp chọn lựa cẩn trọng, với những quyết định phát triển ý nhạc phù hợp với ý nghĩa của lời nhạc. Để trở thành một nhạc sĩ tên tuổi, nhạc thuật phải vững vàng, và hy vọng qua bài này người đọc sẽ đồng ý với người viết là TCS rất giỏi về mặt này.
    California 5/2005
    Học Trò
    ---
    Tài liệu tham khảo:
    1. "Để sáng tác một bài nhạc phổ thông (Kỹ thuật hoà âm và luật sáng tác)" của Hoàng Thi Thơ / Nhà Sách Khai Trí.
    2. "Writing Music for Hit Songs" by Jai Josefs - 2nd E***ion / Schirmer Books.
    3. "The Songwriter''s Workshop Melody" by Jimmy Kachulis 1st E***ion / Berklee Press.
    4. "The Songs of John Lennon - The Beatles Years" by John Stevens / Berklee Press.
    http://dactrung.net/baiviet/noidung.aspx?BaiID=CSpT%2bXIMWBy9Mh%2fpBxICLA%3d%3d

    Nguồn: dactrung.net
  6. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    ?oLặng Lẽ Nơi Này? ?" Viên ngọc quý nằm lặng lẽ trong kho tàng thơ nhạc Trịnh Công Sơn​
    Học Trò
    Một.
    Tình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môi
    Tình yêu mật đắng, mật đắng trong đời
    Tình yêu như biển, biển rộng hai vai, biển rộng hai vai ?
    Tình yêu như biển, biển hẹp tay người, biển hẹp tay người lạc lối
    Em đi về nơi ấy, nơi đâu nơi đâu, sông cạn đá mòn
    Trăng treo đầu con sóng, tan theo tan theo, chút tình xa vắng
    Làm sao ru được tình vơi?
    À ơi, nỗi đau này người
    Tình yêu vô tội, để lại cho ai
    Buồn như giọt máu, lặng lẽ nơi này
    Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi
    Đời như vô tận, một mình tôi về, một mình tôi về ?
    với tôi.
    (Trịnh Công Sơn ?" Lặng Lẽ Nơi Này)
    Hai.
    Thưởng thức một bức hoạ và thưởng thức một bài nhạc có nhiều điểm tương đồng, và cũng có nhiều điểm dị biệt. Đứng trước một bức hoạ tuyệt đẹp, bạn cảm thấy choáng ngập vì mọi cá tính của bức hoạ hiện ra ngay trước mắt bạn, mọi cảm xúc về bức hoạ ấy trong một khoảnh khắc gây ngay một dấu ấn trong trí óc của bạn. Thưởng thức nhạc thì khác hẳn, người nhạc sĩ không thể nào gây một ấn tượng ở bạn chỉ trong một vài giây, mà bạn phải nghe hết bài mới có thể ít ra cảm nhận được cái hay của nó. Do vậy, nhạc sĩ phải dùng hết mọi vật liệu trong tay: lời ca, ý nhạc, tiết tấu, tưong phản, bố cục, v.v. để tạo dựng bài nhạc nhằm chuyển đạt tâm tình của họ đến bạn. Trong tiểu luận ngắn này, và trong sự giới hạn về ngôn ngữ và hiểu biết của mình, người viết cũng hy vọng sẽ phác hoạ cho bạn đọc một cảm nhận riêng về nhạc phẩm ?oLặng Lẽ Nơi Này? của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS).
    Ba.
    Như đã dẫn nhập ở phần trên, thưởng thức nhạc có cái hay riêng của nó. Nghe nhạc, bạn được chính nhạc sĩ dìu dắt bạn theo dòng nhạc, ông bắt ta dừng, ta phải dừng, ông bắt ta đi nhanh, ta phải đi nhanh. Ta không được quyền chọn lựa cách ngắt câu hay đổi chữ. Nghe nhạc với tờ giấy in bài nhạc trước mặt, bạn thấy hiển hiện tất cả những yếu tố đã làm nên thành công hay thất bại của bản nhạc đó. Nghe nhạc, bạn bước đi lại từ đầu với nhạc sĩ, cùng sống lại tâm tưởng hào hùng hay bi thương của nhạc sĩ ngay khi nhạc phẩm chào đời. Phân tích một bài nhạc, do đó, phần nào cũng là đi tìm chủ đề của bài hát, cùng nơi chốn nào đã tạo nguồn hứng khởi cho tác giả, làm cho người ấy không còn cách nào khác hơn là ngồi xuống và ghi chép lại âm hưởng đó, khung cảnh đó, nỗi niềm nhung nhớ khôn nguôi đó.
    Bốn.
    Bạn hãy cùng tôi tưởng tượng ra một bãi biển nào đó, khi trời đã về khuya và không một bóng người, ngoài nhân vật chính là ?ota? trong bài hát. Nhân vật chính của chúng ta hoặc ngồi, hoặc đi dạo lang thang một mình, chỉ có tiếng sóng biển từng cơn, từng cơn đập vào bờ, rồi lại rút về biển cả. Biển mênh mông không cùng, chẳng thấy đâu là bờ. Trời về khuya tối đen, chỉ có ánh trăng ở xa treo trên đầu con sóng, xa đến nỗi tưởng như một ngọn sóng thôi cũng đủ làm nó tan theo với dòng nước, cùng với mối tình đã chết của ?ota?. Tôi không có khiếu làm văn sĩ, nhưng tôi hy vọng đã dựng được sơ khởi cái khung cảnh (setting) của bài nhạc này.
    Năm.
    Như đã tường trình trong tiểu luận ?oThử phân tích nhạc phẩm Phôi Pha của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?, bài hát nào cũng phải có một ý nhạc hay thì mới đủ để người nghe nhớ về nó như một căn cước riêng biệt, không giống các bài khác. Trong bài này, căn cước đó là dòng nhạc có hình dạng răng cưa (zíc zắc), thể hiện qua câu nhạc đầu tiên ?oTình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môi?, và các phát triển tiếp theo của ý nhạc trên. Cũng như phần lớn các bài nhạc khác, TCS sử dụng âm giai thứ hoà điệu (harmonic minor) ở cung La thứ. Cũng giống như bài trước, nhạc phẩm được viết theo nhịp ¾, và cũng giống như nhiều bài khác, nhạc phẩm này lặp đi lặp lại nhiều từ (Ouch!). Vậy nhạc phẩm này hay ở chỗ nào???
    ?oLặng lẽ nơi này? được viết theo thể loại ABA, phân đoạn A (verse A) từ đầu đến ?otay người lạc lối?, phần chuyển tiếp B (bridge B) từ ?oEm? đến ?onỗi đau này người?, và phân đoạn A?T (verse A?T) là dòng nhạc nhắc lại, nhưng với phần lời khác hẳn so với đoạn A.
    Sự lặp đi lặp lại của ca từ có một chủ đích hẳn hoi mà người viết sẽ ?obật mí? sau với bạn, còn bây giờ thì ta hãy thử phân tích xem nó lặp đi lặp lại ra sao. Trước tiên là lặp nhau về chữ kép: ?omật ngọt? -> ?omật ngọt?, ?omật đắng? -> ?omật đắng?; rồi thì lặp lại về hai câu nhưng với giai điệu câu sau là biến thể câu trước ?o Tình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môi? -> ?otình yêu mật đắng, mật đắng trong đời?; và sau cùng là một sự lặp lại (có tính toán, tất nhiên :) của hai cặp bốn chữ ?obiển rộng hai vai? -> ?obiển rộng hai vai?.
    Khác với bài viết trước, trong bài này người viết sẽ đi sâu hơn về mặt ngôn ngữ để qua đó giải thích bố cục của bài nhạc cùng ngôn ngữ âm nhạc đã minh họa rõ nét ý thơ ra sao. Trước hết, TCS đưa ra hai so sánh?"định nghĩa về tình yêu: Tình yêu là mật ngọt, và tình yêu cũng đồng thời là mật đắng. Mật ngọt là những khi ?ouống môi em ngọt?, còn mật đắng thì ảnh hưởng dài hơn nhiều, là nỗi sầu muộn cả đời người! Tại sao vậy, là tại vì ?ota? đã định nghĩa ?oEm? là ?otình yêu?. Bạn hỏi tại sao ư? Thì rõ quá rồi còn gì nữa, tác giả nói về biển, mà biển chỉ rộng có hai vai thôi, nếu không phải là ?ovai em gầy guộc nhỏ? thì ?ocòn ai trồng khoai đất này????
    Vì ?oBiển? là ?oEm? nên biển mới có tay, biển chỉ hẹp bằng hai tay thôi, và một khi biển đã buông tay ?ota? ra rồi thì ?ota? chơi vơi và ta lạc lối, chẳng trách tại sao TCS phải cảm khái những câu khác như ?oKhông còn ai, dường về ôi quá dài, những đêm xa người? ?
    Sáu.
    Về phần nhạc thuật của Đoạn A, ngoài việc sử dụng các từ lặp nhuần nhuyễn như trên, và phần nào dùng cung nhạc lên xuống để mô tả tiếng sóng đập vào bờ rồi lại rút về, điều là mtôi thích thú nhất là cách bố cục câu của ông. Ta thấy từ ?oTình yêu mật ngọt? đến ?obiển rộng hai vai?, cả đoạn nhạc đó có thể coi là hoàn chỉnh, và ta có thể yên chí tạo ra một verse khác cũng dựa trên nền nhạc đó. Nhưng đây là dấu vết (clue) mà tôi đoán rằng TCS đã đặt lời đi trước bản nhạc, do đó ông đã đi thẳng ngay vào ?oTình yêu như biển, biển hẹp tay người, lạc lối? So sánh về bố cục đoạn nhạc như vậy để thấy nó toàn hảo trong sự không cân bằng, và sự trở về hợp âm La thứ đã làm cân bằng đoạn đó lại.
    Trong hội hoạ, sự mất cân đối này có thể được minh hoạ bằng tác phẩm sau của Gustav Klimt ?oCái chết và Sự sống?. Nhìn thoáng qua với sự sống chiếm chỗ nhiều và làm ta tưởng như bức tranh mất cân đối, nhưng thần chết với màu tối hơn nhiều đã làm bức tranh này cân bằng trong sự bất đối xứng (asymmetrical balance.) Cái nhìn soi mói của thần chết đối lại với sự e dè của cô gái như hỏi thầm ?oÔng gọi tôi ?? đã nối kết hai phần của bức tranh với nhau, còn trong bài nhạc thì TCS đã làm được việc liên kết này bằng cách lặp lại ?otình yêu như biển? cũng như phát triển ý nhạc dựa theo ý nhạc chính ở đầu đoạn.
    Bảy.
    Bây giờ ta hãy bước sang phân tích đoạn B (bridge). Trước hết, nếu để ý kỹ, ta thấy đoạn đầu TCS có chủ đích là không hề nhắc đến chữ ?ota? và ?oem?. Đây là một sáng tạo nghệ thuật đặc trưng thông qua cách hành văn ẩn dụ, và là ?otrade mark? (nhãn hiệu) của TCS. Liền lạc trong đoạn đầu này là ý tưởng Ta <-> Em <-> Tình Yêu, đan kết với nhau vô hình bằng những so sánh, do vậy nhân vật ?oem? ở đây đã bàng bạc xuất hiện rồi. Thành thử ra, nếu ai chưa quen với lối viết ẩn dụ này của TCS sẽ cảm thấy ngôn từ của ông có vẻ gì bí hiểm. Nhân tiện đây, người viết cũng xin thú thật là, có lẽ cũng như nhiều người khác, khi ở độ tuổi mới vào đời đã bị lôi cuốn bởi giai điệu của nhạc TCS nhiều hơn là ca từ. Nhưng có lẽ chính phần ca từ mới làm người nghe nghe hoài không chán, với lối nói chung chung (không cụ thể) và đầy tính ẩn dụ, do vậy rất phù hợp với tâm trạng của nhiều người. Ngôn ngữ TCS thật ra vẫn còn rất bí hiểm với người viết, nhưng có lẽ vì vậy mới là cái thú để tạo động lực tìm hiểu thêm.
    Trờ lại với chữ ?oEm?, tác giả đã khéo léo cho chữ em đứng lại một chút (một nhịp rưỡi) để nhấn mạnh chủ thể của câu nhạc, và cũng để làm rõ hơn câu hỏi chất chứa ?onơi đâu nơi đâu?. Sở dĩ tôi nói vậy là vì câu ?oem/đi/về/nơi/ấy? bạn có thể lấy bất kỳ 3 chữ đầu mà phổ nhạc: chẳng hạn ?oem đi ? về nơi ấy?, hay ?oem đi về ? nơi ấy?, nhưng chữ ?oem? đứng một mình đắt giá hơn. Chữ ?oem? này cũng khéo léo ***g vào để làm điệp khúc không bị trùng lắp như đoạn 1. Cặp chữ ?onơi đâu nơi đâu? được ***g vào rất thích hợp vì nó nhấn mạnh câu hỏi quắt quay của ?otôi? về hình bóng em. Vả lại, khi ta nhớ nhung về một người nào đó, ta đâu có nhớ em ở ?onơi đâu? một lần thôi, rồi quay sang suy nghĩ chuyện khác? Ta nhớ đi, nhớ lại, nhớ tới, nhớ lui, lăng xăng trong tâm tưởng.
    Trong điệp khúc này, ?oem? đã được ẩn dụ bằng ?otrăng?, vì nếu so sánh hai câu đầu thì ta thấy rõ ngay là Em = Trăng. (Chẳng phải trong một bài khác, TCS đã bật mí ?otừ khi em là Nguyệt? rồi sao?) Một lần nữa, với lối hành văn ẩn dụ, người nghe nhạc tha hồ phiêu lãng theo nỗi nhớ riêng của họ về một người tình cũ đã trở thành một phần ký ức của cuộc đời.

    Tám.

    ?oLàm sao ru được tình vơi?
    À ơi, nỗi đau này người?
    Một lần nữa, TCS sử dụng cách đặt câu rất nghệ thuật để kết thúc đoạn B. Trước tiên ông chuyển hoà điệu từ các hợp âm đầy tính cao trào (dominant) như Dm và E7, và chuyển sang các hợp âm bình thản hơn (tonic) là Am và G, rất phù hợp với lời nhạc. Ta tưởng chừng như sẽ đi cho trọn vòng quãng 5 (như trong bài Hello của Lionel Richie), và lời ru ?oà ơi? cũng đã bắt đầu gióng lên, chuẩn bị tư tưởng cho việc nghe thêm các phát triển khác về ý nhạc, thì TCS ?ocắt cái rụp? và chuyển nhanh về lại chủ âm la thứ. Chính ở điểm này đã làm cho đoạn Bridge bị mất cân đối, nhưng đã tạo nên được một cảm giác hụt hẫng ở người nghe, minh hoạ cho nỗi đau trống vắng của nhân vật ?otôi?.
    Chín.
    Đoạn 2 của bài hát tiếp tục cho chúng ta thấy những hình ảnh và sự tương phản mà nhân vật ?otôi? cảm nhận, như so sánh mình với một giọt máu đã lìa khỏi xác người, hoàn toàn vô dụng. Tiếp theo, TCS đã mô tả những không gian thật rộng lớn, vô tận và tương phản với nó bằng hình ảnh lặp lại của ?otôi? bé nhỏ, với những bước chân đơn điệu và cô độc. Cuối cùng, tác giả đưa ra một kết luận tuy bất ngờ những cũng đã có thể thấy trước, đó là ?otôi về ? với tôi?. Một kết luận đơn giản, cam chịu, và rất hiển nhiên. Sau những sự lặp đi lặp lại của những chữ đôi, cặp đôi, câu nhăc đôi, cái gì cũng có đôi hết, ta thấy cái ?otôi?cũng có đôi vậy, là ?otôi với tôi?. Bạn tưởng tượng đem hết các từ câu lặp trong bài này về môt phía của bàn cân, rồi bỏ câu ?otôi về với tôi? này qua phía kia bàn cân, mới cảm nhận được cái cô độc của nhân vật ?otôi?.
    Kết.
    Người viết cảm ơn đọc giả đã bỏ thì giờ cùng tôi tìm hiểu bài nhạc ?oLặng Lẽ Nơi Này?. Tôi cảm thấy trên mạng lưới toàn cầu cũng như trong sách báo, người ta viết về TCS quá nhiều về nghệ thuật ca từ của ông, về nhân sinh quan của ông, thậm chí còn tôn sùng ông là một nhà tư tưởng lớn hay là một thiên tài. Tôi không có định nghĩa riêng về thiên tài, ngoài việc xác nhận Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ có tên tuổi trong làng âm nhạc Việt Nam hậu thế kỷ 20, đã tạo được một ?ođột phá? (breakthrough) trong cách đặt lời ca, có một số lượng nhạc phẩm được yêu thích rất đáng kể; và chắc chắn nhạc của ông đã có ảnh hưởng rất nhiều đến các nhạc sĩ khác cùng thời cũng như các thế hệ nhạc sĩ sau này. Tôi cũng cảm thấy bàn chung về ca từ và nhân sinh quan của ông, dầu rất bổ ích, nếu có quá nhiều bài vở tương tự như vậy sẽ dễ trở thành nhàm chán ?" biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Trịnh Công Sơn trước tiên và trên hết là một nhạc sĩ, và không có gì thiết thực hơn là đánh giá từng nhạc phẩm của ông, từng bài, từng bài, một cách cặn kẽ để có thể cùng người đọc nhận ra công phu căn bản cùng tài năng sáng tạo trong nhạc thuật của ông. Một nhạc phẩm hay không nhất thiết phải có những biến đổi âm giai hay những hành âm phức tạp cầu kỳ. Nều viết nhạc với lời ca phụ họa, thì bản nhạc phải nâng ca từ lên, và ca từ cũng phải làm cho hành âm hoặc trơn tru, hoặc gãy cạnh tương xứng. Tôi tin TCS đã làm được việc này. Tôi xin phép lập lại ý trong bài viết trước là để đạt được sự đơn giản như trong ?oLặng Lẽ Nơi Này?, TCS cũng phải mang nặng đẻ đau chứ cũng chẳng phải ?olấy nó dễ như từ trong túi? như nhiều người đã lầm tưởng.
    Sau cùng, người viết hy vọng sẽ có nhiều người khác cũng viết lên những cảm nhận riêng về từng bài ca của TCS, để chúng ta cùng nhau chia xẻ những thành công về nhạc thuật của ông.
    California 5/2005
    Học Trò

    ***
    Phụ lục: Nhạc bản "Lặng Lẽ Nơi Này"
    Nguồn: dactrung.net
  7. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    ?oLặng Lẽ Nơi Này? ?" Viên ngọc quý nằm lặng lẽ trong kho tàng thơ nhạc Trịnh Công Sơn​
    Học Trò
    Một.
    Tình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môi
    Tình yêu mật đắng, mật đắng trong đời
    Tình yêu như biển, biển rộng hai vai, biển rộng hai vai ?
    Tình yêu như biển, biển hẹp tay người, biển hẹp tay người lạc lối
    Em đi về nơi ấy, nơi đâu nơi đâu, sông cạn đá mòn
    Trăng treo đầu con sóng, tan theo tan theo, chút tình xa vắng
    Làm sao ru được tình vơi?
    À ơi, nỗi đau này người
    Tình yêu vô tội, để lại cho ai
    Buồn như giọt máu, lặng lẽ nơi này
    Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi
    Đời như vô tận, một mình tôi về, một mình tôi về ?
    với tôi.
    (Trịnh Công Sơn ?" Lặng Lẽ Nơi Này)
    Hai.
    Thưởng thức một bức hoạ và thưởng thức một bài nhạc có nhiều điểm tương đồng, và cũng có nhiều điểm dị biệt. Đứng trước một bức hoạ tuyệt đẹp, bạn cảm thấy choáng ngập vì mọi cá tính của bức hoạ hiện ra ngay trước mắt bạn, mọi cảm xúc về bức hoạ ấy trong một khoảnh khắc gây ngay một dấu ấn trong trí óc của bạn. Thưởng thức nhạc thì khác hẳn, người nhạc sĩ không thể nào gây một ấn tượng ở bạn chỉ trong một vài giây, mà bạn phải nghe hết bài mới có thể ít ra cảm nhận được cái hay của nó. Do vậy, nhạc sĩ phải dùng hết mọi vật liệu trong tay: lời ca, ý nhạc, tiết tấu, tưong phản, bố cục, v.v. để tạo dựng bài nhạc nhằm chuyển đạt tâm tình của họ đến bạn. Trong tiểu luận ngắn này, và trong sự giới hạn về ngôn ngữ và hiểu biết của mình, người viết cũng hy vọng sẽ phác hoạ cho bạn đọc một cảm nhận riêng về nhạc phẩm ?oLặng Lẽ Nơi Này? của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS).
    Ba.
    Như đã dẫn nhập ở phần trên, thưởng thức nhạc có cái hay riêng của nó. Nghe nhạc, bạn được chính nhạc sĩ dìu dắt bạn theo dòng nhạc, ông bắt ta dừng, ta phải dừng, ông bắt ta đi nhanh, ta phải đi nhanh. Ta không được quyền chọn lựa cách ngắt câu hay đổi chữ. Nghe nhạc với tờ giấy in bài nhạc trước mặt, bạn thấy hiển hiện tất cả những yếu tố đã làm nên thành công hay thất bại của bản nhạc đó. Nghe nhạc, bạn bước đi lại từ đầu với nhạc sĩ, cùng sống lại tâm tưởng hào hùng hay bi thương của nhạc sĩ ngay khi nhạc phẩm chào đời. Phân tích một bài nhạc, do đó, phần nào cũng là đi tìm chủ đề của bài hát, cùng nơi chốn nào đã tạo nguồn hứng khởi cho tác giả, làm cho người ấy không còn cách nào khác hơn là ngồi xuống và ghi chép lại âm hưởng đó, khung cảnh đó, nỗi niềm nhung nhớ khôn nguôi đó.
    Bốn.
    Bạn hãy cùng tôi tưởng tượng ra một bãi biển nào đó, khi trời đã về khuya và không một bóng người, ngoài nhân vật chính là ?ota? trong bài hát. Nhân vật chính của chúng ta hoặc ngồi, hoặc đi dạo lang thang một mình, chỉ có tiếng sóng biển từng cơn, từng cơn đập vào bờ, rồi lại rút về biển cả. Biển mênh mông không cùng, chẳng thấy đâu là bờ. Trời về khuya tối đen, chỉ có ánh trăng ở xa treo trên đầu con sóng, xa đến nỗi tưởng như một ngọn sóng thôi cũng đủ làm nó tan theo với dòng nước, cùng với mối tình đã chết của ?ota?. Tôi không có khiếu làm văn sĩ, nhưng tôi hy vọng đã dựng được sơ khởi cái khung cảnh (setting) của bài nhạc này.
    Năm.
    Như đã tường trình trong tiểu luận ?oThử phân tích nhạc phẩm Phôi Pha của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?, bài hát nào cũng phải có một ý nhạc hay thì mới đủ để người nghe nhớ về nó như một căn cước riêng biệt, không giống các bài khác. Trong bài này, căn cước đó là dòng nhạc có hình dạng răng cưa (zíc zắc), thể hiện qua câu nhạc đầu tiên ?oTình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môi?, và các phát triển tiếp theo của ý nhạc trên. Cũng như phần lớn các bài nhạc khác, TCS sử dụng âm giai thứ hoà điệu (harmonic minor) ở cung La thứ. Cũng giống như bài trước, nhạc phẩm được viết theo nhịp ¾, và cũng giống như nhiều bài khác, nhạc phẩm này lặp đi lặp lại nhiều từ (Ouch!). Vậy nhạc phẩm này hay ở chỗ nào???
    ?oLặng lẽ nơi này? được viết theo thể loại ABA, phân đoạn A (verse A) từ đầu đến ?otay người lạc lối?, phần chuyển tiếp B (bridge B) từ ?oEm? đến ?onỗi đau này người?, và phân đoạn A?T (verse A?T) là dòng nhạc nhắc lại, nhưng với phần lời khác hẳn so với đoạn A.
    Sự lặp đi lặp lại của ca từ có một chủ đích hẳn hoi mà người viết sẽ ?obật mí? sau với bạn, còn bây giờ thì ta hãy thử phân tích xem nó lặp đi lặp lại ra sao. Trước tiên là lặp nhau về chữ kép: ?omật ngọt? -> ?omật ngọt?, ?omật đắng? -> ?omật đắng?; rồi thì lặp lại về hai câu nhưng với giai điệu câu sau là biến thể câu trước ?o Tình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môi? -> ?otình yêu mật đắng, mật đắng trong đời?; và sau cùng là một sự lặp lại (có tính toán, tất nhiên :) của hai cặp bốn chữ ?obiển rộng hai vai? -> ?obiển rộng hai vai?.
    Khác với bài viết trước, trong bài này người viết sẽ đi sâu hơn về mặt ngôn ngữ để qua đó giải thích bố cục của bài nhạc cùng ngôn ngữ âm nhạc đã minh họa rõ nét ý thơ ra sao. Trước hết, TCS đưa ra hai so sánh?"định nghĩa về tình yêu: Tình yêu là mật ngọt, và tình yêu cũng đồng thời là mật đắng. Mật ngọt là những khi ?ouống môi em ngọt?, còn mật đắng thì ảnh hưởng dài hơn nhiều, là nỗi sầu muộn cả đời người! Tại sao vậy, là tại vì ?ota? đã định nghĩa ?oEm? là ?otình yêu?. Bạn hỏi tại sao ư? Thì rõ quá rồi còn gì nữa, tác giả nói về biển, mà biển chỉ rộng có hai vai thôi, nếu không phải là ?ovai em gầy guộc nhỏ? thì ?ocòn ai trồng khoai đất này????
    Vì ?oBiển? là ?oEm? nên biển mới có tay, biển chỉ hẹp bằng hai tay thôi, và một khi biển đã buông tay ?ota? ra rồi thì ?ota? chơi vơi và ta lạc lối, chẳng trách tại sao TCS phải cảm khái những câu khác như ?oKhông còn ai, dường về ôi quá dài, những đêm xa người? ?
    Sáu.
    Về phần nhạc thuật của Đoạn A, ngoài việc sử dụng các từ lặp nhuần nhuyễn như trên, và phần nào dùng cung nhạc lên xuống để mô tả tiếng sóng đập vào bờ rồi lại rút về, điều là mtôi thích thú nhất là cách bố cục câu của ông. Ta thấy từ ?oTình yêu mật ngọt? đến ?obiển rộng hai vai?, cả đoạn nhạc đó có thể coi là hoàn chỉnh, và ta có thể yên chí tạo ra một verse khác cũng dựa trên nền nhạc đó. Nhưng đây là dấu vết (clue) mà tôi đoán rằng TCS đã đặt lời đi trước bản nhạc, do đó ông đã đi thẳng ngay vào ?oTình yêu như biển, biển hẹp tay người, lạc lối? So sánh về bố cục đoạn nhạc như vậy để thấy nó toàn hảo trong sự không cân bằng, và sự trở về hợp âm La thứ đã làm cân bằng đoạn đó lại.
    Trong hội hoạ, sự mất cân đối này có thể được minh hoạ bằng tác phẩm sau của Gustav Klimt ?oCái chết và Sự sống?. Nhìn thoáng qua với sự sống chiếm chỗ nhiều và làm ta tưởng như bức tranh mất cân đối, nhưng thần chết với màu tối hơn nhiều đã làm bức tranh này cân bằng trong sự bất đối xứng (asymmetrical balance.) Cái nhìn soi mói của thần chết đối lại với sự e dè của cô gái như hỏi thầm ?oÔng gọi tôi ?? đã nối kết hai phần của bức tranh với nhau, còn trong bài nhạc thì TCS đã làm được việc liên kết này bằng cách lặp lại ?otình yêu như biển? cũng như phát triển ý nhạc dựa theo ý nhạc chính ở đầu đoạn.
    Bảy.
    Bây giờ ta hãy bước sang phân tích đoạn B (bridge). Trước hết, nếu để ý kỹ, ta thấy đoạn đầu TCS có chủ đích là không hề nhắc đến chữ ?ota? và ?oem?. Đây là một sáng tạo nghệ thuật đặc trưng thông qua cách hành văn ẩn dụ, và là ?otrade mark? (nhãn hiệu) của TCS. Liền lạc trong đoạn đầu này là ý tưởng Ta <-> Em <-> Tình Yêu, đan kết với nhau vô hình bằng những so sánh, do vậy nhân vật ?oem? ở đây đã bàng bạc xuất hiện rồi. Thành thử ra, nếu ai chưa quen với lối viết ẩn dụ này của TCS sẽ cảm thấy ngôn từ của ông có vẻ gì bí hiểm. Nhân tiện đây, người viết cũng xin thú thật là, có lẽ cũng như nhiều người khác, khi ở độ tuổi mới vào đời đã bị lôi cuốn bởi giai điệu của nhạc TCS nhiều hơn là ca từ. Nhưng có lẽ chính phần ca từ mới làm người nghe nghe hoài không chán, với lối nói chung chung (không cụ thể) và đầy tính ẩn dụ, do vậy rất phù hợp với tâm trạng của nhiều người. Ngôn ngữ TCS thật ra vẫn còn rất bí hiểm với người viết, nhưng có lẽ vì vậy mới là cái thú để tạo động lực tìm hiểu thêm.
    Trờ lại với chữ ?oEm?, tác giả đã khéo léo cho chữ em đứng lại một chút (một nhịp rưỡi) để nhấn mạnh chủ thể của câu nhạc, và cũng để làm rõ hơn câu hỏi chất chứa ?onơi đâu nơi đâu?. Sở dĩ tôi nói vậy là vì câu ?oem/đi/về/nơi/ấy? bạn có thể lấy bất kỳ 3 chữ đầu mà phổ nhạc: chẳng hạn ?oem đi ? về nơi ấy?, hay ?oem đi về ? nơi ấy?, nhưng chữ ?oem? đứng một mình đắt giá hơn. Chữ ?oem? này cũng khéo léo ***g vào để làm điệp khúc không bị trùng lắp như đoạn 1. Cặp chữ ?onơi đâu nơi đâu? được ***g vào rất thích hợp vì nó nhấn mạnh câu hỏi quắt quay của ?otôi? về hình bóng em. Vả lại, khi ta nhớ nhung về một người nào đó, ta đâu có nhớ em ở ?onơi đâu? một lần thôi, rồi quay sang suy nghĩ chuyện khác? Ta nhớ đi, nhớ lại, nhớ tới, nhớ lui, lăng xăng trong tâm tưởng.
    Trong điệp khúc này, ?oem? đã được ẩn dụ bằng ?otrăng?, vì nếu so sánh hai câu đầu thì ta thấy rõ ngay là Em = Trăng. (Chẳng phải trong một bài khác, TCS đã bật mí ?otừ khi em là Nguyệt? rồi sao?) Một lần nữa, với lối hành văn ẩn dụ, người nghe nhạc tha hồ phiêu lãng theo nỗi nhớ riêng của họ về một người tình cũ đã trở thành một phần ký ức của cuộc đời.

    Tám.

    ?oLàm sao ru được tình vơi?
    À ơi, nỗi đau này người?
    Một lần nữa, TCS sử dụng cách đặt câu rất nghệ thuật để kết thúc đoạn B. Trước tiên ông chuyển hoà điệu từ các hợp âm đầy tính cao trào (dominant) như Dm và E7, và chuyển sang các hợp âm bình thản hơn (tonic) là Am và G, rất phù hợp với lời nhạc. Ta tưởng chừng như sẽ đi cho trọn vòng quãng 5 (như trong bài Hello của Lionel Richie), và lời ru ?oà ơi? cũng đã bắt đầu gióng lên, chuẩn bị tư tưởng cho việc nghe thêm các phát triển khác về ý nhạc, thì TCS ?ocắt cái rụp? và chuyển nhanh về lại chủ âm la thứ. Chính ở điểm này đã làm cho đoạn Bridge bị mất cân đối, nhưng đã tạo nên được một cảm giác hụt hẫng ở người nghe, minh hoạ cho nỗi đau trống vắng của nhân vật ?otôi?.
    Chín.
    Đoạn 2 của bài hát tiếp tục cho chúng ta thấy những hình ảnh và sự tương phản mà nhân vật ?otôi? cảm nhận, như so sánh mình với một giọt máu đã lìa khỏi xác người, hoàn toàn vô dụng. Tiếp theo, TCS đã mô tả những không gian thật rộng lớn, vô tận và tương phản với nó bằng hình ảnh lặp lại của ?otôi? bé nhỏ, với những bước chân đơn điệu và cô độc. Cuối cùng, tác giả đưa ra một kết luận tuy bất ngờ những cũng đã có thể thấy trước, đó là ?otôi về ? với tôi?. Một kết luận đơn giản, cam chịu, và rất hiển nhiên. Sau những sự lặp đi lặp lại của những chữ đôi, cặp đôi, câu nhăc đôi, cái gì cũng có đôi hết, ta thấy cái ?otôi?cũng có đôi vậy, là ?otôi với tôi?. Bạn tưởng tượng đem hết các từ câu lặp trong bài này về môt phía của bàn cân, rồi bỏ câu ?otôi về với tôi? này qua phía kia bàn cân, mới cảm nhận được cái cô độc của nhân vật ?otôi?.
    Kết.
    Người viết cảm ơn đọc giả đã bỏ thì giờ cùng tôi tìm hiểu bài nhạc ?oLặng Lẽ Nơi Này?. Tôi cảm thấy trên mạng lưới toàn cầu cũng như trong sách báo, người ta viết về TCS quá nhiều về nghệ thuật ca từ của ông, về nhân sinh quan của ông, thậm chí còn tôn sùng ông là một nhà tư tưởng lớn hay là một thiên tài. Tôi không có định nghĩa riêng về thiên tài, ngoài việc xác nhận Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ có tên tuổi trong làng âm nhạc Việt Nam hậu thế kỷ 20, đã tạo được một ?ođột phá? (breakthrough) trong cách đặt lời ca, có một số lượng nhạc phẩm được yêu thích rất đáng kể; và chắc chắn nhạc của ông đã có ảnh hưởng rất nhiều đến các nhạc sĩ khác cùng thời cũng như các thế hệ nhạc sĩ sau này. Tôi cũng cảm thấy bàn chung về ca từ và nhân sinh quan của ông, dầu rất bổ ích, nếu có quá nhiều bài vở tương tự như vậy sẽ dễ trở thành nhàm chán ?" biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Trịnh Công Sơn trước tiên và trên hết là một nhạc sĩ, và không có gì thiết thực hơn là đánh giá từng nhạc phẩm của ông, từng bài, từng bài, một cách cặn kẽ để có thể cùng người đọc nhận ra công phu căn bản cùng tài năng sáng tạo trong nhạc thuật của ông. Một nhạc phẩm hay không nhất thiết phải có những biến đổi âm giai hay những hành âm phức tạp cầu kỳ. Nều viết nhạc với lời ca phụ họa, thì bản nhạc phải nâng ca từ lên, và ca từ cũng phải làm cho hành âm hoặc trơn tru, hoặc gãy cạnh tương xứng. Tôi tin TCS đã làm được việc này. Tôi xin phép lập lại ý trong bài viết trước là để đạt được sự đơn giản như trong ?oLặng Lẽ Nơi Này?, TCS cũng phải mang nặng đẻ đau chứ cũng chẳng phải ?olấy nó dễ như từ trong túi? như nhiều người đã lầm tưởng.
    Sau cùng, người viết hy vọng sẽ có nhiều người khác cũng viết lên những cảm nhận riêng về từng bài ca của TCS, để chúng ta cùng nhau chia xẻ những thành công về nhạc thuật của ông.
    California 5/2005
    Học Trò

    ***
    Phụ lục: Nhạc bản "Lặng Lẽ Nơi Này"
    Nguồn: dactrung.net
  8. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Thơ trong nhạc Trịnh Công Sơn​
    Bùi Bảo Trúc viết: "Có những bản nhạc của ông, phần lời ca đúng là những bài thơ. Ông dùng nhạc để nâng đỡ những đoạn thơ đó. Và ông cũng dùng thơ để dẫn những đoạn nhạc đi. Nhạc của ông không khúc mắc là vì thế."
    Văn Cao viết "Trịnh Công Sơn là người thơ ca (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ."
    Dưới đây là những lời nhạc từ nhiều ca khúc của Trịnh Công Sơn mà chính nó đã là những bài thơ với những vần điệu rất đúng quy tắc, không cần sự nâng đỡ thêm vào của nhạc . Như thể Trịnh Công Sơn đã làm ra những bài thơ này trước rồi từ đó phổ nhạc .
    Thơ 4 chữ
    Thôi xin ơn đời
    Trong cơn mê này
    Gọi mùa thu tới
    Tôi đưa em về
    Chân em bước nhẹ
    Trời buồn gió cao
    Đời xin có nhau
    Dài cho mãi sau
    Nắng không gọi sầu
    Áo xưa dù nhàu
    Cũng xin bạc đầu
    Gọi mãi tên nhau
    (Hạ Trắng)
    Ghế đá công viên,
    dời ra đường phố
    Từng hàng cây nghiêng,
    chìm trong tiếng nổ
    Từng bàn chân quen,
    chạy ra phố chợ
    Em bé loã lồ,
    giấc ngủ không yên
    Ghế đá công viên,
    dời ra đường phố
    Người già ho hen,
    ngồi im tiếng thở
    Từng vùng đêm đen,
    hoả châu thắp đỏ
    Em bé loã lồ,
    suốt đời lang thang
    (Người Già Em Bé)
    Thơ 5 chữ
    Một ngày như mọi ngày,
    em trả lại đời tôi
    Một ngày như mọi ngày,
    ta nhận lời tình cuối
    Một ngày như mọi ngày,
    đời nhẹ như mây khói
    Một ngày như mọi ngày,
    mang nặng hồn tả tơi
    Một ngày như mọi ngày,
    nhớ mặt trời đầu môi
    Một ngày như mọi ngày,
    đau nặng từng lời nói
    Một ngày như mọi ngày,
    từng mạch đời trăn trối
    Một ngày như mọi ngày,
    đi về một mình tôi
    Một ngày như mọi ngày,
    đi về một mình tôi
    Một ngày như mọi ngày,
    quanh đời mình chợt tối
    Một ngày như mọi ngày,
    giọng buồn lên tiếp nối
    Một ngày như mọi ngày,
    xe ngựa về ngủ say
    Một ngày như mọi ngày,
    em trả lại đời tôi
    Một ngày như mọi ngày,
    xếp vòng tay oan trái
    Một ngày như mọi ngày,
    từng chiều lên hấp hối
    Một ngày như mọi ngày,
    bóng đổ một mình tôi...
    (Một ngày như mọi ngày)
    Tình ngỡ đã phôi pha
    nhưng tình vẫn còn đầy
    Người ngỡ đã đi xa
    nhưng người vẫn quanh đây
    Những bước chân mềm mại
    đã đi vào đời người
    Như từng viên đá cuôị
    rớt vào lòng biển khơi
    (Tình Nhớ)
    Thương ai về ngõ tối
    Sương rơi ướt đôi môi
    Thương ai buồn kiếp đời
    Lạnh lùng ánh sao rơi
    Thương ai về xóm vắng
    Đêm nay thiếu ánh trăng
    Đôi vai gầy ướt mềm
    Người lạnh lắm hay không
    Thương ai mầu áo trắng
    Trông như ánh sao băng
    Thương ai cười trong nắng
    Ngại ngùng áng mây bay
    (Thương Một Người)
    Thơ 7 chữ
    Trên đời người trổ nhánh hoang vu
    Trên ngày đi mọc cành lá mù
    Những tim đời đập lời hoang phế.
    Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê
    (Cỏ Xót Xa Đưa)
    Em hai mươi tuổi em bây giờ
    Chân qua phố phường phố ngẩn ngơ
    Sài Gòn hai mươi mùa nắng lạ
    Em mây hoang đường sớm chiều qua
    (Hai Mươi Mùa Nắng Lạ)
    Màu nắng hay là màu mắt em
    Mùa thu mưa bay cho tay mềm
    Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm
    Rồi có hôm nào mây bay lên.
    Lùa nắng cho buồn vào tóc em
    Bàn tay xanh xao đón ưu phiền
    Ngày xưa sao lá thu không vàng
    Và nắng chưa vào trong mắt em
    (Nắng Thủy Tinh)
    Biển sóng biển sóng đừng xô nhau
    Ta xô biển lại sóng nằm đau
    Biển sóng biển sóng đừng xô tôi
    Đừng xô tôi ngã giữa tim người
    Biển sóng biển sóng đừng trôi xa
    Bao năm chờ đợi sóng gần ta
    Biển sóng biển sóng đừng âm u
    Đừng nuôi trong ấy trái tim thù
    (Sóng Về Đâu)
    Xin cho mây che đủ phận người
    Xin cho tôi một sáng trời vui
    Xin cho tôi đến tận nụ cười
    Cho tôi quên một nấm mộ tươi
    Xin cho tôi xin vạn lần rồi
    Một góc này chỉ biết rong chơi
    Xin cho tôi yên phận này thôi
    Xin cho tôi nguyên vẹn hình hài
    Cho tôi nghe lời hát cỏ cây
    Xin cho tôi quên phận tù đày
    Xin cho tôi là thoáng rượu cay
    Xin cho tôi xin cả cuộc đời
    Một hôm nào trẻ hát trong nôi
    Xin cho tôi xin chỉ một ngày
    (Xin Cho Tôi)
    Hai mươi năm em trả lại rồi
    Trả nợ một đời xa vắng vòng tay
    Hai mươi năm vơi cạn lại đầy
    Trả nợ một thời môi vắng vòng môi
    Bao nhiêu năm em nợ ngọt ngào
    Trả nợ một đời chưa hết tình sâu
    Bao nhiêu năm em nợ bạc đầu
    Trả nợ một đời không hết tình đâu
    Bao nhiêu năm bỗng lại nhiệm mầu
    Trả nợ một lần quên hết tình đau
    Hai mươi năm vẫn là thuở nào
    Nợ lại lần này trong cõi đời nhau
    (Xin Trả Nợ Người)
    Thơ 8 chữ
    Đường nào quạnh hiu tôi đã đi qua
    Đường về tình tôi có nắng rất la đà
    Đường thật lặng yên lòng không gì nhớ
    Giật mình nhìn quanh ồ phố xa lạ
    (Bên Đời Hiu Quạnh)
    Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
    Làm sao em biết bia đá không đau
    Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
    Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau
    (Diễm Xưa)
    Hãy yêu nhau đi quên ngày u tối
    Dù vẫn biết mai đây xa lìa thế giới
    Mặt đất đã cho ta những ngày vui với
    Hãy nhìn vào mặt người lần cuối trong đời
    Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu
    Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
    Trái tim cho ta nơi về nương náu
    Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều.
    (Hãy Yêu Nhau Đi)
    Ta về nơi đây thoáng nghe gió lạnh
    Hết mùa thu sang đã đến ngày đông
    Những hàng cây xanh đón em áo lộng
    Bây giờ ta nhìn khói trời mênh mông
    Ta về nơi đây bỗng im tiếng động
    Đã về trên sông những cánh bèo xanh
    Có còn trong em những đêm gió lộng
    Ngồi bên hiên nhìn bến nước đầy dâng
    Có còn trong em những cây nến hồng
    Những cầu qua sông những phút tình duyên
    Gió trời lênh đênh nhớ con phố hẹn
    Ta nhìn ta về giữa trời hư không
    (Khói trời mênh mông)
    Thơ Lục Bát
    Con chim ở đậu cành tre
    Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
    Tôi nay ở trọ trần gian
    Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời
    Xưa kia ở đậu miền xa
    Cơn gió ở trọ bao la đất trời
    Nhân gian về trọ nhiều nơi
    Bâng khuâng vì những đôi môi rất hồng
    Mây kia ở đậu từng không
    Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người
    Tim em người trọ là tôi
    Mai kia về chốn xa xôi cũng gần
    Môi xinh ở đậu người xinh
    Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều
    Xin cho về trọ gần nhau
    Mai kia dù có ra sao cũng đành
    Trăm năm ở đậu ngàn năm
    Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn
    Ơ hay là một vòng xinh
    Tôi như người bỗng lênh đênh giữa đời
    (Ở Trọ)
    Từ nay anh đã có nàng
    Biết ơn sông núi đáp đền tiếng ca
    Mùa xuân trên những mái nhà
    Có con chim hót tên là ái ân
    (Đóa Hoa Vô Thường)
    Hôm nay ra phố với người
    Chật trong phố xá những lời phân ưu
    Vây quanh bốn phía kinh cầu
    Lòng ta như đã nát nhàu đam mê
    Bụi hồng theo lấm chân về
    Nhịp nhàng gót nhỏ nặng nề riêng ta
    Quanh đây những bóng căm thù
    Cầm tay nhau thấy não nề trong da
    Bên kia sông nước vỗ bờ
    Hồng nhan em có bao giờ bâng khuâng?
    Nụ cười trong gió mong manh
    Một trời riêng đó bước chân ta về.
    (Lời Ở Phố Về)
    Mưa như từng giọt rượu hờ
    Đêm trong thành phố ai chờ chờ ai
    Mưa thưa tựa áo lụa trời
    Ôm quanh da thịt chân người người qua
    (Mưa Mùa Hạ)
    [Người lượm lặt - Nguyễn Phú Lương - Tháng 4 2005]
    Nguồn: http://www.trinh-cong-son.com/thonhac_tcs.html

  9. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Thơ trong nhạc Trịnh Công Sơn​
    Bùi Bảo Trúc viết: "Có những bản nhạc của ông, phần lời ca đúng là những bài thơ. Ông dùng nhạc để nâng đỡ những đoạn thơ đó. Và ông cũng dùng thơ để dẫn những đoạn nhạc đi. Nhạc của ông không khúc mắc là vì thế."
    Văn Cao viết "Trịnh Công Sơn là người thơ ca (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ."
    Dưới đây là những lời nhạc từ nhiều ca khúc của Trịnh Công Sơn mà chính nó đã là những bài thơ với những vần điệu rất đúng quy tắc, không cần sự nâng đỡ thêm vào của nhạc . Như thể Trịnh Công Sơn đã làm ra những bài thơ này trước rồi từ đó phổ nhạc .
    Thơ 4 chữ
    Thôi xin ơn đời
    Trong cơn mê này
    Gọi mùa thu tới
    Tôi đưa em về
    Chân em bước nhẹ
    Trời buồn gió cao
    Đời xin có nhau
    Dài cho mãi sau
    Nắng không gọi sầu
    Áo xưa dù nhàu
    Cũng xin bạc đầu
    Gọi mãi tên nhau
    (Hạ Trắng)
    Ghế đá công viên,
    dời ra đường phố
    Từng hàng cây nghiêng,
    chìm trong tiếng nổ
    Từng bàn chân quen,
    chạy ra phố chợ
    Em bé loã lồ,
    giấc ngủ không yên
    Ghế đá công viên,
    dời ra đường phố
    Người già ho hen,
    ngồi im tiếng thở
    Từng vùng đêm đen,
    hoả châu thắp đỏ
    Em bé loã lồ,
    suốt đời lang thang
    (Người Già Em Bé)
    Thơ 5 chữ
    Một ngày như mọi ngày,
    em trả lại đời tôi
    Một ngày như mọi ngày,
    ta nhận lời tình cuối
    Một ngày như mọi ngày,
    đời nhẹ như mây khói
    Một ngày như mọi ngày,
    mang nặng hồn tả tơi
    Một ngày như mọi ngày,
    nhớ mặt trời đầu môi
    Một ngày như mọi ngày,
    đau nặng từng lời nói
    Một ngày như mọi ngày,
    từng mạch đời trăn trối
    Một ngày như mọi ngày,
    đi về một mình tôi
    Một ngày như mọi ngày,
    đi về một mình tôi
    Một ngày như mọi ngày,
    quanh đời mình chợt tối
    Một ngày như mọi ngày,
    giọng buồn lên tiếp nối
    Một ngày như mọi ngày,
    xe ngựa về ngủ say
    Một ngày như mọi ngày,
    em trả lại đời tôi
    Một ngày như mọi ngày,
    xếp vòng tay oan trái
    Một ngày như mọi ngày,
    từng chiều lên hấp hối
    Một ngày như mọi ngày,
    bóng đổ một mình tôi...
    (Một ngày như mọi ngày)
    Tình ngỡ đã phôi pha
    nhưng tình vẫn còn đầy
    Người ngỡ đã đi xa
    nhưng người vẫn quanh đây
    Những bước chân mềm mại
    đã đi vào đời người
    Như từng viên đá cuôị
    rớt vào lòng biển khơi
    (Tình Nhớ)
    Thương ai về ngõ tối
    Sương rơi ướt đôi môi
    Thương ai buồn kiếp đời
    Lạnh lùng ánh sao rơi
    Thương ai về xóm vắng
    Đêm nay thiếu ánh trăng
    Đôi vai gầy ướt mềm
    Người lạnh lắm hay không
    Thương ai mầu áo trắng
    Trông như ánh sao băng
    Thương ai cười trong nắng
    Ngại ngùng áng mây bay
    (Thương Một Người)
    Thơ 7 chữ
    Trên đời người trổ nhánh hoang vu
    Trên ngày đi mọc cành lá mù
    Những tim đời đập lời hoang phế.
    Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê
    (Cỏ Xót Xa Đưa)
    Em hai mươi tuổi em bây giờ
    Chân qua phố phường phố ngẩn ngơ
    Sài Gòn hai mươi mùa nắng lạ
    Em mây hoang đường sớm chiều qua
    (Hai Mươi Mùa Nắng Lạ)
    Màu nắng hay là màu mắt em
    Mùa thu mưa bay cho tay mềm
    Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm
    Rồi có hôm nào mây bay lên.
    Lùa nắng cho buồn vào tóc em
    Bàn tay xanh xao đón ưu phiền
    Ngày xưa sao lá thu không vàng
    Và nắng chưa vào trong mắt em
    (Nắng Thủy Tinh)
    Biển sóng biển sóng đừng xô nhau
    Ta xô biển lại sóng nằm đau
    Biển sóng biển sóng đừng xô tôi
    Đừng xô tôi ngã giữa tim người
    Biển sóng biển sóng đừng trôi xa
    Bao năm chờ đợi sóng gần ta
    Biển sóng biển sóng đừng âm u
    Đừng nuôi trong ấy trái tim thù
    (Sóng Về Đâu)
    Xin cho mây che đủ phận người
    Xin cho tôi một sáng trời vui
    Xin cho tôi đến tận nụ cười
    Cho tôi quên một nấm mộ tươi
    Xin cho tôi xin vạn lần rồi
    Một góc này chỉ biết rong chơi
    Xin cho tôi yên phận này thôi
    Xin cho tôi nguyên vẹn hình hài
    Cho tôi nghe lời hát cỏ cây
    Xin cho tôi quên phận tù đày
    Xin cho tôi là thoáng rượu cay
    Xin cho tôi xin cả cuộc đời
    Một hôm nào trẻ hát trong nôi
    Xin cho tôi xin chỉ một ngày
    (Xin Cho Tôi)
    Hai mươi năm em trả lại rồi
    Trả nợ một đời xa vắng vòng tay
    Hai mươi năm vơi cạn lại đầy
    Trả nợ một thời môi vắng vòng môi
    Bao nhiêu năm em nợ ngọt ngào
    Trả nợ một đời chưa hết tình sâu
    Bao nhiêu năm em nợ bạc đầu
    Trả nợ một đời không hết tình đâu
    Bao nhiêu năm bỗng lại nhiệm mầu
    Trả nợ một lần quên hết tình đau
    Hai mươi năm vẫn là thuở nào
    Nợ lại lần này trong cõi đời nhau
    (Xin Trả Nợ Người)
    Thơ 8 chữ
    Đường nào quạnh hiu tôi đã đi qua
    Đường về tình tôi có nắng rất la đà
    Đường thật lặng yên lòng không gì nhớ
    Giật mình nhìn quanh ồ phố xa lạ
    (Bên Đời Hiu Quạnh)
    Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
    Làm sao em biết bia đá không đau
    Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
    Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau
    (Diễm Xưa)
    Hãy yêu nhau đi quên ngày u tối
    Dù vẫn biết mai đây xa lìa thế giới
    Mặt đất đã cho ta những ngày vui với
    Hãy nhìn vào mặt người lần cuối trong đời
    Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu
    Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
    Trái tim cho ta nơi về nương náu
    Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều.
    (Hãy Yêu Nhau Đi)
    Ta về nơi đây thoáng nghe gió lạnh
    Hết mùa thu sang đã đến ngày đông
    Những hàng cây xanh đón em áo lộng
    Bây giờ ta nhìn khói trời mênh mông
    Ta về nơi đây bỗng im tiếng động
    Đã về trên sông những cánh bèo xanh
    Có còn trong em những đêm gió lộng
    Ngồi bên hiên nhìn bến nước đầy dâng
    Có còn trong em những cây nến hồng
    Những cầu qua sông những phút tình duyên
    Gió trời lênh đênh nhớ con phố hẹn
    Ta nhìn ta về giữa trời hư không
    (Khói trời mênh mông)
    Thơ Lục Bát
    Con chim ở đậu cành tre
    Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
    Tôi nay ở trọ trần gian
    Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời
    Xưa kia ở đậu miền xa
    Cơn gió ở trọ bao la đất trời
    Nhân gian về trọ nhiều nơi
    Bâng khuâng vì những đôi môi rất hồng
    Mây kia ở đậu từng không
    Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người
    Tim em người trọ là tôi
    Mai kia về chốn xa xôi cũng gần
    Môi xinh ở đậu người xinh
    Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều
    Xin cho về trọ gần nhau
    Mai kia dù có ra sao cũng đành
    Trăm năm ở đậu ngàn năm
    Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn
    Ơ hay là một vòng xinh
    Tôi như người bỗng lênh đênh giữa đời
    (Ở Trọ)
    Từ nay anh đã có nàng
    Biết ơn sông núi đáp đền tiếng ca
    Mùa xuân trên những mái nhà
    Có con chim hót tên là ái ân
    (Đóa Hoa Vô Thường)
    Hôm nay ra phố với người
    Chật trong phố xá những lời phân ưu
    Vây quanh bốn phía kinh cầu
    Lòng ta như đã nát nhàu đam mê
    Bụi hồng theo lấm chân về
    Nhịp nhàng gót nhỏ nặng nề riêng ta
    Quanh đây những bóng căm thù
    Cầm tay nhau thấy não nề trong da
    Bên kia sông nước vỗ bờ
    Hồng nhan em có bao giờ bâng khuâng?
    Nụ cười trong gió mong manh
    Một trời riêng đó bước chân ta về.
    (Lời Ở Phố Về)
    Mưa như từng giọt rượu hờ
    Đêm trong thành phố ai chờ chờ ai
    Mưa thưa tựa áo lụa trời
    Ôm quanh da thịt chân người người qua
    (Mưa Mùa Hạ)
    [Người lượm lặt - Nguyễn Phú Lương - Tháng 4 2005]
    Nguồn: http://www.trinh-cong-son.com/thonhac_tcs.html

  10. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Hội Luận Về Trịnh Công Sơn: Nhìn Lại Con Người Thiên Tài Của Việt Nam Sau 30 Năm
    Ô Quan Hạ

    Lê Từ Phong và Thu Phương
    trong "Tiến Thoái Lưỡng Nan"


    ?oHạnh phúc là khi có cà phê và nhạc Trịnh Công Sơn, và hôm nay tôi có được hạnh phúc đó? ca sĩ Đại Dương đã nói như thế trước khi hát mở màn cho buổi hội luận về Trịnh Công Sơn vào tối Chủ Nhật, ngày 6 tháng 3 năm 2005, tại quán French Deli, thành phố Garden Grove do Việt Weekly tổ chức. Hai diễn giả chính của buổi hội luận là nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc. Đây là một sinh hoạt với hình thức miễn phí, thân hữu, gọn nhẹ, thân mật, thoải mái. Mục đích chính nhắm tới một sự trao đổi thẳng thắn, có chất lượng nội dung về đề tài được đưa ra. Sau đó, qua phương tiện truyền thông, như báo chí và TV, những nội dung này sẽ được đúc kết và phát tán tới công chúng. Mặc dầu không được thông báo rộng rãi, nhưng số người biết được, tìm tới tham dự lên đến khoản 45 người, đa phần là giới làm nghệ thuật, như họa sĩ Cao Bá Minh, các nhiếp ảnh gia Nguyễn Hoàng Nam, Phạm Đính, Brian Đoàn, nhà báo Vũ Công Lý, các ca sĩ Lê Uyên, Thu Phương, Đại Dương, Tường Vân, Trần Thái Hoà, nhạc sĩ Lê Từ Phong, Nguỵ Vũ, và nhà truyền thông Đinh Xuân Thái. Cà phê, bánh ngọt, trái cây, đèn cầy, bạn hữu, tiếng hát và trong một không khí ấm cúng, những suy nghĩ về Trịnh Công Sơn?"âm nhạc, triết lý, con người?"đã được đưa ra và được nhận xét, bình phẩm một cách rất thật tình.
    Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 tại Đắc Lắc. Lớn lên ở Huế, học trường Pháp. Bố mất năm 15 tuổi. Con trưởng của một gia đình 8 anh em. Mẹ vất vả nuôi con. Mẹ là hình ảnh thân thương được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần nhất trong nhạc của ông. Học cao đẳng sư phạm tại Quy Nhơn, sáng tác những tác phẩm đầu tay tại đây như Ướt Mi, Biển Nhớ. Dạy học tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, sau đó về Saì gòn, sống hoàn toàn bằng sáng tác âm nhạc. Năm 1975, họa sĩ Trịnh Cung kể Trịnh Công Sơn được nhà báo Đỗ Ngọc Yến đề nghị đưa đi Mỹ, nhưng ông đã chọn ở lại. Ở lại Việt Nam, ông bị đi lao động tại Thừa thiên 2 năm, sau nhờ nhạc sĩ Văn Cao gởi gấm, được về Sài gòn, sống và sáng tác cho đến khi qua đời ngày 1 tháng 4 năm 2001. Vào quãng giữa và cuối thập niên 90, ông có viếng thăm Pháp và Canada. Đám tang của Trịnh Công Sơn là một trong những đám tang lớn nhất Việt Nam.
    Theo lời kể của nhà báo Vũ Công Lý, thì nhạc sĩ Phạm Duy có lần nói về Trịnh Công Sơn, cũng phải nghiêng mình thán phục, ông nói rằng ?oTrịnh Công Sơn tài quá. Tôi không thể viết những câu tuyệt vời như ?~tình yêu như trái phá, con tim mù loà?T được.? Trịnh Công Sơn là một tên tuổi mà ai cũng biết. Âm nhạc Trịnh Công Sơn quá gần guĩ với quãng đời mà mọi người đã từng trải qua. Nhiều điều đã viết, đã nói về Trịnh Công Sơn, từ nhiều phía khác nhau, nhất là từ bên trong Việt Nam. Tuy nhiên, dường như từ phía ở hải ngoại, những người từng đã sống với Trịnh Công Sơn ở miền Nam, và hiện nay đang lưu vong, vẫn chưa thực sự ngồi xuống, định hình, nhận chân những giá trị, ảnh hưởng của Trịnh Công Sơn, cho một cái nhìn về Trịnh Công Sơn.
    Chữ ?ophía hải ngoại? không đơn thuần trong ý nghĩa chính trị. Bởi vì chúng ta đang sống trong một môi trường rất khác trong nước, với những quan niệm sống có thể rất khác, tất nhiên cái nhìn của chúng ta sẽ phải có điều gì mới mẻ và khác lạ. Hơn nữa, chúng ta là những người đã từng sống và chia xẻ với Trịnh Công Sơn, trong thời chiến tranh ở miền Nam. Được nghe nhạc tình và nhạc chiến tranh của Trịnh Công Sơn trong cái không khí đó, một điều mà những người miền Bắc, và thế hệ sau năm 75 có lẽ không cảm nhận sâu sắc bằng. Chúng ta hiểu Trịnh Công Sơn hơn chăng? Ơû một khía cạnh nào đó chăng?
    Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang kể chuyện tết Mậu Thân, Trịnh Công Sơn kẹt lại ở Huế, chứng kiến cảnh chôn người tập thể, về đến Sài gòn, ông viết những câu nhức nhối như ?oChiều đi lên bãi dâu, hát trên đỉnh xác người ? tôi đã thấy, những mẹ già ? mẹ vỗ tay reo mừng xác con, chị vỗ tay hoan hô hoà bình, người vỗ tay cho thêm nhọc nhằn, người vỗ tay cho đều gian nan.? Hoặc những câu nói lên thân phận con người trong chiến tranh như ?ođại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe? hay ?ongười già co ro, ngồi nghe tiếng nổ, em bé lõa lồ, khóc tuổi thơ đi? hay ?omột chiếc xe tang, trái mìn nổ chậm, người chết hai lần, thịt da nát tan?? Những bài hát mà theo nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc, chính quyền cả hai phía quốc gia và cộng sản đều không muốn thấy được phổ biến.
    Chỉ còn một tháng nữa là ngày giỗ 4 năm của Trịnh Công Sơn, một thiên tài âm nhạc, mà ngay cả những người bất đồng chính kiến với ông cũng công nhận. Hy vọng rằng thời gian đã đủ để chúng ta có một sự bình tâm mà bàn về Trịnh Công Sơn trong một tinh thần khách quan. Dù gì đi nữa, âm nhạc của Trịnh Công Sơn cũng là một tài sản chung của dân tộc Việt Nam. Những sáng tạo hình ảnh, ý tưởng, âm nhạc, ngôn từ và ảnh hưởng của Trịnh Công Sơn đáng để chúng ta tìm hiểu và suy gẫm. Trịnh Công Sơn đã từng làm cho cả nước Nhật đã từng xao xuyến qua tiếng hát của Khánh Ly với những nhạc phẩm như Ngủ Đi Con, Diễm Xưa. Nhạc của ông đã từng bán chạy nhất ở Nhật. Những hình ảnh siêu thực như ?omưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, dài tay em mấy, thủa mắt xanh xao? mưa vẫn hay mưa cho đời biển động, làm sao em biết bia đá không đau, xin hãy cho mưa qua miền đất rộng, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau? với những đột biến đưa người nghe vào cõi vô thức, là những sáng tạo rất độc đáo mà nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang nói rằng, 100 năm nữa, không biết mới có được một người như Trịnh Công Sơn hay không.
    Nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc phát hiện ra một nỗi khắc khoải về một cuộc chia tay lớn trong nhạc Trịnh Công Sơn, và những ca từ, tiết điệu, lời lẽ lạ lùng, hình ảnh siêu thực về chiến tranh, tình yêu, khát vọng, nỗi cô đơn, lẽ vô thường, những tiếng chuông gọi hồn, đã thực sự làm ông xúc động. Trong những số báo tới, Việt Weekly sẽ ghi lại những phát biểu của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc, và đồng thời của những người khác, cũng am tường về Trịnh Công Sơn. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang nói ?onhững ai yêu thích nghệ thuật, yêu thích âm nhạc, yêu thích con người thì không thể chối từ một Trịnh Công Sơn.?
    Nguồn: Việt Weekly

Chia sẻ trang này