1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Trịnh - sự huy hoàng của cái Thật !​
    Bút ký Nguyễn Hữu Thái Hòa ?" phần 2
    Nghệ thuật sẽ đẹp hơn nhờ cái Thật trong nhạc Trịnh
    Có lần tôi gặp Nghệ sĩ Q.L. trong phòng thu âm, anh tâm sự cùng chúng tôi về những băn khoăn trước tình hình văn hóa văn nghệ hôm nay. Theo anh, đáng buồn nhất là thẩm mỹ âm nhạc của chúng ta ngày nay đã bị hỏng nặng. Hỏng từ thẩm mỹ của những giọng ca được đào tạo bài bản chính quy, đến những ca sĩ thị trường và cả thị hiếu nghe, nhìn của công chúng. Các giá trị thật, giả, hay, dở, trong nghệ thuật ca hát, biểu diển chưa bao giờ mờ nhạt và lẫn lộn đến thế.
    Quả thật, phần lớn khán giả trẻ ngày nay có lẽ đã quay lưng với kiểu hát cứng nhắc mở tròn khẩu hình theo các nguyên âm: o,e,a, thiếu mất sự ngân nga tình cảm của những âm ngậm thiết tha trong tiếng Việt. Khoa Thanh Nhạc chính quy ở Trường Nhạc vẫn giảng dạy theo học thuật opera của phương Tây vốn chỉ phù hợp cho kỹ thuật thanh nhạc trong các vở opera của âm nhạc bác học phương Tây. Hay chỉ có thể dùng thể hiện các bài hành khúc, động viên trong thời chiến qua những lời ca ?ohô khẩu hiệu?. Sự phản ứng của công chúng xem trực tiếp với kết quả trao giải thưởng Sao Mai Điểm Hẹn - 2003 ở Tuần Châu, Hạ Long là một minh chứng. Chính tôi hôm đó xem truyền hình trực tiếp từ Cộng hòa Pháp trên đài VTV4 cũng đã thức trắng đêm vì trăn trở với Giải nhất, khi thí sinh đoạt giải hát giọng ồm ồm ?o?chúng ta là người thợ lò.ò.ò.. tiến quân vào lò.ò.ò..?, phải chăng bản hùng ca một thời vang bóng của Hoàng Vân đã bị đặt sai thời đại bởi thứ thẩm mỹ nghệ thuật mang tính áp đặt của một số người mà sau đó chính ban tổ chức cuộc thi cũng cảm thấy bất an, khó xử trước công luận nên phải tuyên bố thay đổi thể thức thi trong các năm sau.
    Ở một thái cực khác, các ca sĩ thị trường và bầu sô ngày nay đua nhau gây sốc, càng nhiều scandal càng đắt sô. Hát càng ?oquái? và càng nhiều tuyên bố phản cảm thì lại càng dể gây chú ý để nỗi tiếng và để tăng giá các Album. Tất cả thi nhau làm mới nhưng thật ra là làm khác các giá trị âm nhạc mà đôi khi chính ca sĩ cũng không hề có ý định rõ ràng, cảm thấy bế tắc và lạc lối. Tất cả chỉ mong sao được tồn tại trong lòng khán thính giả. Nhưng tất cả rồi cũng vỡ tan như bong bóng dưới cơn mưa. Có những nhạc phẩm thời thượng từng đoạt nhiều giải thưởng trên các sóng đài, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn nghe lại đã thấy nhạt nhẽo vô cùng, thậm chí có bài còn bị phát hiện là sao chép của kẻ khác. Người nghe lúc đó mới ngơ ngẩn tự hỏi rằng : ?othế mà sao cũng có thời đã làm mưa làm gió được nhỉ ??
    Viết ra những dòng này, tôi cũng đã trăn trở rất nhiều vì ngại sẽ bị cho là phiến diện, chỉ trích một chiều. Xưa nay, việc phê bình, chê trách hay thậm chí ?ođập phá? thì rất dễ, nhưng làm sao đưa ra được những giải pháp mang tính xây dựng và có thành ý hỗ trợ lẫn nhau là điều mà ít ai làm được. Ở bài viết này tôi chỉ muốn những bạn ca sĩ trẻ nên suy nghĩ thật chín chắn trước khi quyết định đầu tư vào những dự án của riêng mình. Vì cái đẹp của nghệ thuật vẫn còn hiện hữu và cái thật của sự rung động sẽ luôn là thước đo cho mọi thành công trong nghệ thuật. Thực tế tồn tại nhiều năm trong lòng công chúng của nhạc Trịnh là một minh chứng. Ngày ông ra đi, nhiều quan chức đã tự hỏi vì sao một người nhạc sĩ không có quyền lực và danh phận phù phiếm trong xã hội lại được công chúng tôn vinh đến như thế ?
    Một thực tế khác là những ca sĩ hàng ?osao? của thời nay dù đã cố gắng thật nhiều để tạo dựng phong cách và có được những chỗ đứng riêng trong lòng công chúng. Nhưng kể cả những người thành công nhất ?" khi chạm vào nhạc Trịnh đều đã gặp không ít khó khăn. Có lẽ vì dấu ấn trong âm nhạc Trịnh Công Sơn và hệ tư tưởng xuyên suốt của chữ Tình quá lớn trong ca khúc của Ông đã lấn át hoàn toàn toan tính của những cái Tôi đặt sai chỗ, những cường điệu, diễn xuất không đúng nơi. Tháng Ba năm nay khi được hát cùng với nữ ca sĩ Khánh Ly ở Thụy Sĩ trong một chương trình từ thiện quyên góp cho trẻ mồ côi tại Việt Nam, tôi thật ngỡ ngàng về cái đẹp đơn giản và chân thật của một giọng ca huyền thoại đã qua tuổi 60. Khi bị gò ép vào những bài tình ca của ban tổ chức, Cô đã hát không thoải mái lắm. Chỉ đến khi Cô tâm sự cùng khán giả về Ca Khúc Da Vàng và được hát thật tự do theo những yêu cầu đầy ngẫu hứng, hết bài này sang bài khác, Khánh Ly vẫn ?obay? cùng nhạc Trịnh và thật sự không có đối thủ. Cái vô chiêu của một giọng ca không học thuật đã đứng trên cái hữu chiêu của mọi toan tính, huyễn hoặc đời thường.
    Đêm đó tôi đã được chứng kiến Khánh Ly giao thoa cùng Nhạc Trịnh. Cái Tình trong âm nhạc Trịnh Công Sơn đã thăng hoa thành cái Đạo qua sự chinh phục của một chữ Tâm từ một tri âm. Tôi ngồi hát bè và đệm đàn cho Cô Mai mà như nghe văng vẳng đâu đây lời nhắn nhủ hôm nào : ?o..Cái đẹp của nghệ thuật dường như chỉ là sự huy hoàng của cái Thật ..?
    Ca sĩ ngày nay hát nhạc Trịnh ?" cuộc đua không cân sức !
    ?oKhông cân sức? trước hết từ giá trị quá lớn của nhạc Trịnh, của lòng nhân bản ở một con người từng trải qua bao thương đau mất mát suốt cả chiều dài cuộc chiến khốc liệt; Từ đời sống riêng tư nhiều trắc trở cùng những vết hằn trong tâm khảm của một tâm hồn quá tinh tế trước những biến cố gia đình, bạn bè và xã hội; Từ cảm thụ âm nhạc và thẩm mỹ nghệ thuật của một thiên tài qua nhiều trải nghiệm trong đời sống ?" đối với sự ?ovô tư? đến mức vô tình của những thế hệ ca sĩ, nhạc sĩ lớp hậu sinh vốn trưởng thành trong một thời kỳ quá độ, hỗn loạn của văn hóa, văn nghệ, của nguy cơ đánh mất bản sắc. Ngày nay người ta làm nghệ thuật theo phong trào, vì mưu sinh mà chạy theo thời thế, thiếu định hướng dài hơi và ít những hoài bão lớn. Trong rất nhiều đêm đại nhạc hội chủ đề Trịnh Công Sơn được tổ chức rất quy mô vào cuối những năm 90, người nghe vẫn ngạc nhiên nhận ra rằng giọng hát nhạc Trịnh thấm thía nhất của thời nay sao vẫn chính là người tác giả hom hem, mỏng manh ấy.
    Tôi rất thông cảm và chia sẻ cho những khó khăn của các nghệ sĩ thời nay. Đời sống văn hóa và âm nhạc phát triển rối loạn như hiện nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động nghệ thuật của họ. Chỉ có ca sĩ ở Việt Nam mới phải chạy 5,7 sô mỗi đêm, hát mà như phải mài mòn cảm xúc đến độ bị khán giả nghi ngờ ?ongười hát hay máy hát??. Không có thẩm mỹ nghệ thuật trong xã hội nào lại chấp nhận những ca sĩ thị trường đi lên chỉ nhờ công nghệ lăng xê và các chiêu gây sốc. Và cũng thật ngạc nhiên khi biết rằng trong dàn ca sĩ hàng ?osao? có rất nhiều người mù nhạc lý và cả những nhạc sĩ tên tuổi đôi khi lại vô cùng thành thạo về công nghệ làm nhạc ?onhái? ?
    Mâu thuẫn đến đỉnh điểm là tuyên bố của một nghệ sĩ có thâm niên ở Nhạc Viện TP khi trả lời cùng báo chí: ?oXin hãy đừng gọi tôi là ca sĩ, ngày nay tôi thật sự quá xấu hổ vì bị gọi là ca sĩ !? Rồi dạo sau này, người ta thấy anh xuất hiện trong vai MC của đài Truyền hình nhiều hơn là ca hát.
    Trong tình hình làm nghệ thuật như hiện tại, tôi đã chọn cách ẩn mình làm ?okẻ ngoại đạo? trong nhạc Trịnh. Để xin giữ không làm chai mòn những rung động riêng tư của lòng mình đối với người Nhạc sĩ thần tượng mà tôi yêu quý. Mong giữ cho âm nhạc của Trịnh Công Sơn còn có một góc nhỏ ngây ngô, chân thật, để hát như ?oáo vải chân trần? trong lòng những người nghe đồng điệu.
    Liệu có tồn tại cái ?oTôi? trong việc ?obiểu diển? nhạc Trịnh ?
    Đây là một câu hỏi thú vị và cũng là điều tôi muốn chia sẻ vì đã có rất nhiều người hỏi tôi tương tự như vậy. Trước hết tôi không hề có quan niệm ?obiểu diễn? nhạc Trịnh mà khi hát, tôi luôn hát với một tấm lòng hết sức thanh thản, hạnh phúc được ru dỗ chính mình trong giai điệu và ca từ của Trịnh Công Sơn. Đối với những người thường phải sống xa xứ sở - nhạc Trịnh luôn là một chỗ dựa tinh thần vô cùng quý báu, với riêng tôi còn là chọn lựa cho lòng yêu nước và tâm huyết về nguồn. Do vậy, khi ta thể hiện nhạc Trịnh bằng cái tình và cái tâm ngay thật thì chắc hẳn sẽ dễ đi vào lòng người như cái cách mà Cố Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn đã sống và đối đãi với đời.
    Khi hát nhạc Trịnh, tôi cho rằng không cần phải vay mượn hay lạm dụng đến kỹ thuật thanh nhạc. Cũng không nên cố gắng diễn đạt thêm cái ?oTôi? và dấu ấn riêng nào nữa, vì tự thân ca từ và sự tinh tế trong giai điệu của Trịnh Công Sơn đã đến với người nghe thật quá dể dàng. Những cường điệu nếu có sẽ bị phản tác dụng và có khi sẽ làm "cơ bắp hóa" cái tinh hoa vốn rất mảnh mai và tế nhị của Trịnh Công Sơn. Có thể vì vậy mà đối với một số người nghe, cách chơi nhạc Trịnh kiểu tài tử của chúng tôi rất khác với Album của các ca sĩ chuyên nghiệp, đúng như cái tên ngộ nghĩnh mà chính Cố Nghệ Sĩ Trịnh Công Sơn đã đặt cho chúng tôi: ?oNhóm Amateur?. Dĩ nhiên thị hiếu và cảm thụ âm nhạc chuyên nghiệp cũng là những vấn đề khác phải bàn thêm, nhưng quan trọng hơn cả là chúng tôi không hề bị ảnh hưởng của thị trường và rất tin vào sự thành công của những rung động chân thật. Vì sẽ không một sự huyền hoặc và toan tính nào có thể thay thế được cảm xúc thật của trái tim, của chính lòng mình, khi đêm về, nằm xuống, chỉ còn có ta đối diện với chính ta?
    Ngoài ra, nếu xét về sự đầu tư , thì giờ luyện tập, chuẩn bị và cả những trăn trở, chiêm nghiệm cùng với âm nhạc Trịnh Công Sơn của một ?okẻ ngoại đạo? như Thái Hòa với các ca sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp ?" những người luôn chú trọng vào việc biểu diễn vì nhu cầu tồn tại trong thị trường âm nhạc hiện hành, nơi mà họ phải chịu rất nhiều áp lực nghề nghiệp trong luồng ?" thì dù ở khía cạnh nào, sự so sánh cũng sẽ rất khập khiễng, có vẻ không công bằng cho tôi và ?okhông cân sức? cả cho chính họ.
    Thái Hòa
    Tháng 9, năm 2005.

  2. NhatViet

    NhatViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    TCSKL from NhatViet
    Bài viết ?oNgười phu quét đường? do Lê Trọng Nhi (US.) đăng trên Báo Thanh Niên vừa tròn một năm ; nay xin được phép tác giả cho post lên diễn đàn TTVN.
    Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và Mục sư Martin Luther King đã ra đi , những người phu quét đường vẫn còn ở lại lặng lẽ? và lặng lẽ ?
    nguồn: Báo Thanh Niên , trang Văn Hoá-Nghệ Thuật , số ra ngày 05.12.04
    - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
    Người phu quét đường của mục sư Martin Luther King và của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    Lê Trọng Nhi
    [​IMG]
    Martin Luther King(1929 ?" 1968)
    Tháng 1/2004 có một sự việc trùng hợp ngẫu nhiên và khá lý thú về hai nhân vật. Một người Mỹ da đen và một người Việt da vàng. Người Mỹ là cố mục sư Martin Luther King. Người Việt là cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Hai ông, người trước đây 40 năm - 1964, người mới đầu năm nay - 2004, là những người được vinh danh đã có những cống hiến vào hòa bình nhân loại. Không hẹn, nhưng hai ông đều đề cập về một nhân vật rất đời thường: Người phu quét đường.
    Ngày thứ hai của tuần thứ ba của tháng 1 hằng năm là Ngày Quốc lễ Martin Luther King tại Mỹ. Mục sư Martin Luther King, Jr, là một trong những người khởi xướng và lãnh đạo phong trào tranh đấu Quyền công dân từ cuối thập niên 50 và kêu gọi hòa bình thế giới trong những năm giữa thập niên 60 - thời kỳ chiến tranh bắt đầu có những quy mô lớn và khốc liệt trên đất nước chúng ta. Năm 1964, mục sư Martin Luther King được trao giải Nobel Hòa bình. Năm 1967, trong một bài giảng cho học sinh tại một trường trung học, ông đã nói:
    "Nếu một người đã được gọi để làm một người phu quét đường, hãy quét những con đường như đại danh họa Michelangelo đã họa tranh, hãy quét những con đường như đại nhạc sư Beethoven đã soạn nhạc, hãy quét những con đường như đại văn hào Shakespeare đã làm thơ. Người phu quét đường phải quét những con đường một cách tốt đẹp nhất để tất cả khán thính giả trên thiên đàng và nơi trần gian sẽ ngẫm nghĩ và nói: Đây là đời sống của một người phu quét đường vĩ đại - ông ta đã làm công việc của mình thật tốt đẹp".
    Người phu quét đường da đen của Martin Luther King với tinh thần tương tức và lương tâm khai sáng làm sạch những con đường kỳ thị và áp bức để kêu gọi mọi người cùng đưa đẩy nhau đi đến những cái mỹ học của cuộc đời - nơi đó có hòa bình và có nhân bản. Người phu quét đường trong phong trào tranh đấu quyền công dân và kêu gọi hòa bình của mục sư Martin Luther King là thế.
    1/2
    Được NhatViet sửa chữa / chuyển vào 15:47 ngày 05/12/2005
  3. NhatViet

    NhatViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    40 năm sau khi mục sư Martin Luther King được trao giải thưởng Nobel Hòa bình, đầu tháng 1.2004, giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới (mới và không mang tính hàn lâm) vinh danh cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một trong 6 nhạc sĩ khác được công nhận vì "Sự nghiệp hòa bình". Một điệp khúc của bài hát Đại bác ru đêm trong tập nhạc Ca khúc da vàng phát hành năm 1967 - 1968, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết:
    "Đại bác đêm đêm dội về thành phố. Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe. Đại bác qua đây đánh thức mẹ dậy. Đại bác qua đây con thơ buồn tủi. Nửa đêm sáng chói hỏa châu trên núi... Đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe. Đại bác đêm đêm tương lai rụng vàng. Đại bác như kinh không mang lời nguyền. Trẻ thơ quên sống từng đêm nghe ngóng...?.
    Người phu quét đường da vàng của Trịnh Công Sơn với tinh thần tương tức và lương tâm khai sáng lắng nghe những nỗi đau cùng cực để kêu gọi mọi người hướng về miền phước hạnh - nơi đó có hòa bình và có nhân bản. Người phu quét đường trong phong trào chống chiến tranh và đòi hỏi hòa bình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là thế.
    Một người phu quét đường của những đỉnh cao văn học nghệ thuật. Một người phu quét đường của những vực sâu cùng cực chiến tranh. Hai người phu quét đường của hai con người được vinh danh vì hòa bình này, nếu nói theo ý niệm về thời gian và tính chất "đi đâu loanh quanh..." của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì họ chẳng có gì khác nhau cả. Ở nơi đỉnh cao hoặc chốn vực sâu thì họ cũng vẫn là những người phu quét đường. Vâng, họ là những người phu quét đường rất bình thường. Hai người phu quét đường này đã gặp nhau trong tâm tưởng của một quá khứ và thân phận làm người nô lệ.
    Người phu quét đường, trách nhiệm và nhiệm vụ lớn nhất, quan trọng nhất của nghề nghiệp và công việc của họ là rác - rác theo nghĩa rộng nhất. Quét rác. Gom rác. Dời rác. Đổ rác. Đốt rác. Chôn rác. Người và đời quấn quyện làm ra rác, nhiều thứ rác. Rác bẩn thỉu, rác hôi thối, rác ô nhiễm, rác bệnh hoạn. Rác tạo ra khoảng cách và xa cách. Người phu quét đường của ông Martin Luther King cũng như người phu quét đường của ông Trịnh Công Sơn, họ làm và sống với rác. Những người phu quét đường này không lười biếng và rất tự tin làm công việc quét rác, gom rác, dời rác, đổ rác, đốt rác và chôn rác để người và đời mỗi ngày còn được gần nhau hơn, được thấy những con đường sạch của khai sáng và hưởng hương thơm của sự khai sáng. Với tôi, bây giờ cảm nhận lại những nghề nghiệp và công việc lương thiện bình thường trong cuộc đời thì người phu quét đường thể hiện được cái rất bình thường nhưng chẳng tầm thường. Cũng có thể vì thế mà cả hai ông Martin Luther King và Trịnh Công Sơn từ hai phương trời không hò hẹn, chưa một lần gặp gỡ nhưng cùng một thời điểm gần nhau đã cùng thoát ly để cùng chọn và ôm ấp hình ảnh của người phu quét đường bình thường để làm nên, tạo ra và để lại cho chúng ta những tinh tế nhân bản vô cùng. Phải chăng chính nơi chốn và thân phận rất bình thường của những người phu quét đường này mà hai ông đã nhận thức rõ hơn con đường hòa bình cho xã hội riêng của mỗi ông vào thời bấy giờ và chung cho nhân loại hôm nay?
    Tết năm nay không như mọi năm, tôi chọn vài chuyến đi lang thang ngắn ngày và cố ý tìm, ngắm, nhìn, hàn huyên với những người phu quét đường của ông Trịnh Công Sơn vài nơi trên ba miền đất nước. Vẫn thế, những người phu quét đường tiếp tục quét rác, gom rác, dời rác, đổ rác và chôn rác. Vẫn thế, những người phu quét đường tiếp tục và thỉnh thoảng dừng chổi lắng nghe. Nhưng họ không còn nghe đại bác, tiếng bom nổ tàn phá đất nước và dường như họ không chỉ đang lắng nghe những âm thanh khác lạ mà họ còn đang ngóng chờ để nhìn thấy cái gì đó. Đêm khuya, bên lề đường của thành phố năm xưa, tôi yên lặng và lắng nghe. Tôi chợt nhận ra tôi và một phần nào đó của tôi ở đâu đó trong những người phu quét đường mà tôi đã gặp và hàn huyên trong mùa tết năm nay. Đâu đó tôi lại vừa chợt thấy thêm một ít hạnh phúc làm người trong thân phận những người phu quét đường của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...!
    Cách đây một năm, con trai 9 tuổi của tôi hỏi vài điều về mục sư Martin Luther King cho bài học của nó. Bài học của con giúp tôi thấy lại tôi và người phu quét đường của năm 1967 và 1968 mà tôi chưa một lần hiểu tới. Giúp con học bài học của con, tôi được học lại một chặng đường trên con đường khai sáng một thời của đất nước. Bây giờ và một tương lai gần, con tôi chắc chưa đủ từ ngữ tiếng Việt và có đủ mớ tri thức về Việt Nam để hỏi và nói về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nhưng hy vọng rằng, một mai này khi con tôi lớn lên nó sẽ tự tìm, hỏi và học về người phu quét đường của ông Trịnh Công Sơn, của đất nước một thời nhọc nhằn - nơi cha nó được sinh ra.
    Hai đứa con trẻ thơ của tôi và của triệu triệu người Việt Nam khác bây giờ không còn quên sống và cũng không còn từng đêm nghe ngóng. Cám ơn, cám ơn rất nhiều những người phu quét đường của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xưa, nay và trong tương lai. Xin cám ơn.
    Lê Trọng Nhi (United States)
    - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
    Xin cám ơn tác giả Lê Trọng Nhi
    2/2
  4. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn, ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật
    Phạm Văn Kỳ Thanh
    Tôi đến thăm nhà lý luận phê bình Bùi Vĩnh Phúc tại nhà riêng của anh ở Tustin Ranch, California, vào một buổi chiều thu. Tôi tìm được nhà anh không khó lắm vì trước nhà có hai chậu cây chuối khá lớn cùng với một bụi cây những cánh ?ochim địa đàng? (birds of paradise) miền nhiệt đới mầu vàng cam đậm đang nở rộ. Những cánh chim đang như muốn bay vút vào bầu trời với ánh nắng mầu chì pha bạc. Ðường vào nhà cũng có một bụi cây chuối đang ngả nghiêng những chiếc lá tươi non mạnh mẽ. Những dãy núi ở phía xa vương một mầu đen pha tím sẫm. Bầu trời Nam California hôm ấy như đang ôm ấp trong mình một vài cơn mưa nhỏ. Trong không gian thoảng mùi lá cây và hơi nước. Anh Bùi Vĩnh Phúc đón tôi vào nhà. Trên hai bức tường của hành lang vào phòng khách, tôi thấy có một bức vẽ mực xạ pha màu nước của Võ Ðình, một bức ảnh chụp lớn tên Moonrise, Hernandez, New Mexico của Ansel Adams, và một bức ảnh chụp cầu Thê Húc với một góc độ và mầu sắc rất đẹp. Phòng tiếp khách của anh có những tủ sách; một chiếc bàn gỗ lót kính dày phớt mầu xanh lá, ở giữa, với vài cuốn sách và tạp chí Mỹ, Pháp để trên bàn; một tủ kính đựng một số những tượng và vật trang trí mà anh cho biết đã thu lượm được từ những chuyến đi nghỉ hè ở một số nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một chiếc piano Yamaha mầu nâu đỏ đặt sát tường, trên tường là một bức tranh với những đường nét kỷ hà học. Bức tường phía trên lò sưởi có một bức tranh theo dạng của Mark Rothko, một bức tranh rất ?othiền? với những màu đen, cam và đỏ đậm, pha với một vài nét kim nhũ. Căn phòng có trần rất cao, tạo không khí thoải mái cho cuộc trò chuyện.
    Nhà phê bình cho tôi biết là anh đã không cho ra mắt Chuyên luận Trịnh Công Sơn, ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật của mình vì, như anh cho biết, sau khi quyển sách ra được hai, ba hôm, anh đã lên đường đi Việt Nam và Trung Quốc trong vòng hơn một tháng. Khi về, sách đã được phổ biến khá rộng rãi rồi, và anh cũng không còn thì giờ để cho ra mắt quyển sách. Là người làm phê bình và nghiên cứu âm nhạc Việt, tôi đang cố gắng hoàn tất cuốn sách Những nẻo đường âm nhạc Việt Nam (dự định sẽ cho ra mắt bằng tiếng Anh trước, sau đó sẽ cho xuất bản bằng tiếng Việt), tôi cũng có những quan tâm nhất định đến đóng góp của Trịnh Công Sơn trong gia tài âm nhạc Việt Nam. Tôi đã tìm đến Bùi Vĩnh Phúc. Bài phỏng vấn mà nhà phê bình dành cho tôi ở đây chắc chắn cũng sẽ giúp tôi đào sâu vào việc tìm hiểu về người nhạc sĩ này. Ngoài ra, nó còn cho tôi, và hy vọng cả các độc giả nữa, biết được một số khía cạnh trong mắt nhìn lý thuyết cũng như trong phong cách và quan điểm phê bình, nói chung, và đặc biệt trong quan niệm về hành vi viết và đọc, của nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc.
    Bài viết này được thực hiện từ cuộc nói chuyện kéo dài khoảng ba tiếng đồng hồ hôm ấy. Sau đó, bài viết đã được nhà phê bình xem và điều chỉnh lại ở một số điểm, một số từ ngữ trong một buổi gặp mặt khác giữa chúng tôi. Ông cũng thêm vào một vài ý tưởng để giúp cho phần thảo luận được rõ ràng hơn.
    Phạm Văn Kỳ Thanh: Nhiều người đã viết về Trịnh Công Sơn với những bài viết ngắn gọn, từ 2 cho đến khoảng 15, 30 trang, trên các sách báo văn nghệ trong và ngoài nước. Ngoài ra, cũng có một vài tuyển tập những bài viết về Trịnh Công Sơn, chưa kể một cuốn sách trên dưới 150 trang mới ra của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng viết về người nhạc sĩ này. Tại sao bây giờ lại có một thêm một cuốn sách mới nữa về Trịnh Công Sơn của anh? Anh định làm điều gì với cuốn sách này?

    Bùi Vĩnh Phúc: Vâng, đúng như anh nhận xét. ?oTrịnh Công Sơn? là một đề tài đã khá cũ, tuy những nhận xét, phân tích về con người cũng như tác phẩm của anh gần như mới chỉ nở rộ sau khi anh nằm xuống. Nghĩa là mới chỉ cách đây chừng bốn năm rưỡi. Ðã có nhiều bài viết về anh trên báo chí và các tập san văn nghệ, cả ở trong lẫn ngoài nước. Ðã có một vài tuyển tập và một, hai cuốn sách được xuất bản để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con người cũng như về các tác phẩm của người nhạc sĩ. Tôi không nghĩ là những sự tìm hiểu, nghiên cứu ấy đã chấm dứt. Chắc chắn rồi sẽ còn những người khác tiếp tục suy nghĩ và viết về Trịnh Công Sơn. Ngoài ra, ca từ của anh mang chứa nhiều lời mời gọi, chia sẻ. Và sẽ còn những người đáp ứng lời mời gọi ấy để cất tiếng.
    Trong trường hợp tôi, nhìn Trịnh Công Sơn như một hiện tượng xã hội, đã đành, nhưng chủ yếu là muốn nhìn anh như một hiện tượng văn học (chứ không phải chỉ là một ?ohiện tượng văn nghệ? theo cái nghĩa rất ?ocliché? và chung chung của nó), tôi muốn làm một cái gì mới. Nói nhìn Trịnh Công Sơn như một hiện tượng văn học có lẽ vẫn chưa thật đúng với điểm nhắm của tôi. Thật sự, tôi muốn nhìn các tác phẩm của anh, đặc biệt hơn nữa, ca từ trong các tác phẩm anh (từ đó, tạo nên một thế giới rất đặc thù ở nơi anh) như một hiện tượng văn học. Qua ngôn ngữ, Trịnh Công Sơn đã xây dựng được ?ocăn nhà của hiện hữu?, xây dựng được những giấc mơ giữa đời của anh. Những giấc mơ ấy được đan kết nên bởi những hình ảnh mà, qua sự phân tích và hệ thống hoá, tôi gọi là ?onhững ám ảnh nghệ thuật? của Trịnh Công Sơn. Những ?oám ảnh? này cho phép chúng ta nhìn kỹ hơn nữa vào cái thế giới mà anh đã tạo ra. Một cách ý thức hay vô thức.
    Qua cuốn sách, tôi muốn giới thiệu một cái nhìn có tính hệ thống và khoa học, ở một vài mức độ và góc cạnh nhất định, qua đó, đi sâu vào con người vô thức của Trịnh Công Sơn. Một con người, tôi nghĩ, rất hiếm khi để lộ rõ mặt mày trước chúng ta, những người quý mến và nhìn ngắm anh từ bên ngoài, và một con người, có lẽ, cũng hiếm khi để lộ rõ mặt mày với chính mình.

    PVKT: Tôi nhận thấy là chuyên luận của anh áp dụng một phương pháp luận khá rõ nét để đi vào thế giới Trịnh Công Sơn. Anh có thể nói thêm chút gì về phương pháp luận và những thao tác nghệ thuật mà anh đã sử dụng để viết cuốn sách?
    BVP: Chủ yếu, tôi dùng thi pháp học để nhìn vào thời gian và không gian nghệ thuật trong thế giới của Trịnh Công Sơn, cái thế giới mà anh đã dùng ngôn ngữ qua ca từ hết sức đặc thù của mình để tạo nên. Cấu trúc không gian và tổ chức thời gian của một nghệ sĩ, một nhà văn, một nhà thơ, cho ta nhìn thấy rõ thế giới của anh. Cái thế giới ấy được xây dựng nên từ những ám ảnh, những ám ảnh nghệ thuật.
    Tôi nhìn Trịnh Công Sơn như một nhà thơ qua ca từ của anh, bởi chính với con người nhà thơ ấy, Trịnh Công Sơn mới hiển hiện giữa chúng ta vừa như một dấu ấn lửa, ghi khắc một giai đoạn đầy tính tàn khốc và bi kịch của lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20, vừa như một dấu ấn tình yêu ngọt ngào và đau xót qua biết bao bài hát đẹp tươi và bất hạnh của anh. Con người ấy trong khi xây dựng nên thế giới của mình thì, đồng thời, cũng tự buộc mình vào chính cái thế giới ấy. Anh bị những hình ảnh, những biểu tượng của chính những giấc mơ mình, như những sợi dây, giằng cuốn và ghì xiết. Anh là người đan dệt nên tấm lưới nhiều chiều kia, và anh cũng là ?ocon mồi? của tấm lưới ấy. Anh bị nó đánh bẫy. Anh mang một hình ảnh song trùng, vừa là kẻ sáng tạo, vừa là nạn nhân của chính sáng tạo mình. Ngôn ngữ, ở đây, chính là vật liệu để xây dựng cái thế giới kia. Nói như Heidegger, ?ongôn ngữ là căn nhà của hiện hữu?, là ?ongôi nhà An cư của Tính thể?. Bởi thế, tôi cũng khảo sát nhiều chiều ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn. Bởi lẽ, nếu nhìn Trịnh Công Sơn như một nhà thơ, thì chỉ qua ngôn ngữ của anh, ta mới có thể thâm nhập được vào cái thế giới bên trong của con người nhà thơ ấy.
    Ngoài ra, tôi cũng dùng phương pháp xếp chồng văn bản của Charles Mauron để đi sâu vào con người vô thức của Trịnh Công Sơn...
    PVKT: Tôi có được nghe nói về phương pháp này, nhưng chưa có dịp tìm hiểu kỹ. Anh có thể cho tôi và các độc giả biết chút ít về phương pháp vừa nói?
    BVP: Như tôi đã có dịp trình bày phần nào trong cuốn sách, phương pháp xếp chồng văn bản (superposition) của Charles Mauron có gắn bó với phân tâm học. Trong cái nhìn của tôi, nó cũng là một dạng đặc biệt của phê bình văn học dựa trên nghiên cứu liên văn bản (inter-textual).
    Liên văn bản nối kết nhiều loại văn bản khác nhau, từ nhiều nguồn, nhiều trung tâm văn hóa khác nhau, để làm thành một ?otấm vải? đan kết chằng chịt bởi những trích dẫn khác biệt. Những ?otấm vải? này sẽ có hình dáng khác nhau trong sự nhìn ngắm cụ thể của mỗi một người đọc. Với kinh nghiệm, cá tính, cùng tất cả những yếu tố khác tạo nên con người đặc thù của mình, người đọc sẽ nhìn ra trong tác phẩm mình đang đọc dần dần hiện lên hình dáng ?otấm vải văn bản? của tác phẩm mà người ấy đang tiếp cận. Từ đó, dẫn đến ý nghĩa của tác phẩm đối với riêng người ấy. Khái niệm ?oliên văn bản?, như thế, gắn bó chặt chẽ với vai trò và cá tính của người đọc. Từ đó, nó lại liên hệ đến phương pháp phê bình dựa trên sự hồi ứng của người đọc (reader-response criticism). Và, nói rộng hơn, nó liên hệ đến mỹ học tiếp nhận (reception theory) phát xuất từ trường phái Konstanz của Ðức.
    Phương pháp liên văn bản thường sử dụng không những các văn bản có tính văn học khác để soi chiếu một tác phẩm, mà nó còn sử dụng các huyền thoại, truyền thuyết như là những nguồn, cung cấp những dữ kiện, những hình ảnh, những yếu tố để, qua đó, mỗi người đọc đặc thù tự ?odệt? nên ?otấm thảm văn bản? cho chính mình. Trong khi đó, phương pháp xếp chồng văn bản thường chỉ sử dụng những tác phẩm khác nhau của một tác giả, hoặc ?ochồng? các văn bản cùng thể loại của một số tác giả khác nhau được nghiên cứu để tìm những đường nét của huyền thoại tập thể; từ đó, cũng làm phát hiện huyền thoại cá nhân của mỗi tác giả. Mauron đã xếp chồng một số tác phẩm của Baudelaire để tìm hiểu những ẩn dụ ám ảnh của nhà thơ này. Ông cũng đã làm thế với Mallarmé để tìm hiểu hệ thống từ vựng, từ đó, đi đến hệ thống ẩn dụ của nhà thơ.
    PVKT: Áp dụng phương pháp này vào việc nghiên cứu các tác phẩm của Trịnh Công Sơn, anh có thể phát hiện được điều gì?
    BVP: Như tôi đã trình bày, phương pháp xếp chồng văn bản, với nỗ lực gắn phân tâm học vào phê bình văn học, sẽ cho ta những cơ hội để nghiên cứu những mạng lưới liên tưởng trong ngôn ngữ và hình ảnh được thể hiện trong thế giới nhạc ngữ của Trịnh Công Sơn. Nó sẽ giúp ta khám phá ra những ám ảnh mà anh luôn ôm ấp trong đời sống cũng như trong những giấc mơ giữa đời của mình. Từ sự liên kết các mối ám ảnh này qua những văn bản là hàng trăm bài hát của Trịnh Công Sơn, ta có thể nghe ra các tiếng vọng dội âm nhau cũng như các hình ảnh phóng chiếu, khúc xạ lẫn nhau trong những giấc mơ về đời sống cũng như qua những giấc mơ về một cõi thiên thu giữa cuộc đời của anh.
    Tất cả những ám ảnh này làm nên con người vô thức của tác giả. Nó có thể phác họa nên một cấu trúc tinh thần, dẫn đến một thứ mà Mauron gọi là ?ohuyền thoại cá nhân? của một nhà văn, một nghệ sĩ. Tất cả những ám ảnh đó kết thành một mạng lưới cho chúng ta thấy rõ ràng những suy tư về cuộc đời, thân phận, con người, tình yêu của Trịnh Công Sơn. Nỗ lực của tôi, như thế, là muốn kết hợp phân tâm học và thi pháp học với những phân tích hiện tượng luận để đưa ra một cái nhìn về ngôn ngữ và thế giới nghệ thuật cũng như những ám ảnh nghệ thuật của người nhạc sĩ.
    PVKT: Ðiều anh vừa cho biết rất lý thú. Tôi có được đọc một bài viết trên Net, phê bình rằng ngôn ngữ và hình ảnh của Trịnh Công Sơn rất đơn điệu. Người viết dùng phương pháp thống kê để chỉ ra là Trịnh Công Sơn đã lặp đi lặp lại nhiều lần một số hình ảnh và từ ngữ. Nhìn theo cách ấy, sáng tác của Trịnh Công Sơn có những nét tiêu cực trong cách thức thể hiện, vì nó biểu hiện một cái gì giống như sự nghèo nàn. Nhưng nếu nhìn những sự lặp đi lặp lại trong một số hình ảnh và từ ngữ ấy không theo cái nhìn ?ocân đo đong đếm? của phương pháp thống kê một cách máy móc, mà nhìn ra được cái lý nằm đằng sau những sự lặp đi lặp lại ấy, như bằng phương pháp ?oxếp chồng văn bản? mà anh vừa chỉ ra, thì mọi thứ lại như được soi chiếu dưới một ánh sáng khác hẳn. Có vẻ như sự lặp đi lặp lại ở đây lại là một sự cố ý, một thứ ?othao tác nghệ thuật? của Trịnh Công Sơn...
    BVP: Vâng, có thể là một sự cố ý, mà cũng có thể là do vô thức. Trịnh Công Sơn có thể ý thức hay không ý thức về vấn đề này. Ðiều đó, thật sự cũng không ảnh hưởng gì đến giá trị nghệ thuật trong sáng tạo của anh. Có thể tôi sẽ trở lại vấn đề này sau. Vấn đề còn lại là cái cách ngắm nhìn và vị trí nhìn ngắm của người làm công việc phân tích, phê bình. Và đây cũng còn dính líu đến vấn đề phương pháp luận nữa. Những phát hiện gần đây của cơ học lượng tử cũng đã cho thấy là ?ohiện thực?, khảo sát được qua các thí nghiệm chẳng hạn, không thể nào mang tính ?okhách quan? hoàn toàn. Kết quả của tất cả mọi cuộc thí nghiệm đều phụ thuộc vào người làm thí nghiệm, người quan sát, cũng như tuỳ thuộc vào các thiết bị đo để thực hiện cuộc thí nghiệm của ông ta. Như thế, người làm thí nghiệm cũng trở nên một thành phần không thể chối bỏ dính líu tới kết quả của thí nghiệm ấy. Trong cuốn L?TInfini dans La Paume de la Main, ghi lại cuộc nói chuyện về khoa học và tôn giáo giữa Trịnh Xuân Thuận và Matthieu Ricard (bản dịch tiếng Mỹ là The Quantum and The Lotus, bản Việt dịch là Cái vô hạn trong lòng bàn tay của Phạm Văn Thiều vả Ngô Vũ), hai tác giả này, trong những lĩnh vực chuyên môn của mình, cũng đã bàn rất kỹ về điều đó. Nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận kết luận về vấn đề này: ?oChúng ta bây giờ không còn là khán giả thụ động trước sân khấu náo động của thế giới các nguyên tử, mà là các diễn viên thực thụ trên sân khấu đó.?
    Xin trở lại với câu chuyện văn học của chúng ta. Thật sự, cho dù là một nhà văn nào đó có viết được hai, ba chục tác phẩm thì, tất cả, nhìn chung, người ta cũng có thể nói rằng ông ta đã chỉ viết có một tác phẩm duy nhất mà thôi. Có một số chủ đề, một số yếu tố nào đó sẽ cứ được lặp đi lặp lại, bằng cách này hay cách khác, trên mặt này hay mặt khác, mà một người đọc thấu đáo và kỹ lưỡng tác phẩm của nhà văn ấy có thể nhìn ra trong tất cả các tác phẩm của ông ta.
    (còn tiếp)
    Nguồn: www.talawas.org

  5. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp theo)
    PVKT: Tôi nghĩ, nếu sự lặp đi lặp lại này chỉ là sự kém cỏi, đơn điệu, thì người ta, cùng lắm, chỉ có thể nghe được vài ba bài hát của Trịnh Công Sơn thôi. Những bài sau sẽ không còn độ cuốn hút nữa. Nhưng thực tế lại chứng tỏ ngược lại. Người Việt Nam, đặc biệt là người dân miền Nam, đã biết đến Trịnh Công Sơn từ những năm 60 của thế kỷ trước. Từ đó, họ không ngừng nghe anh, hát những bài hát của anh, và nói về nhạc ngữ cũng như ca từ của anh. Trong vai trò một nhà phê bình văn học, anh có thể cho biết, theo anh, cái đặc sắc, cái khác người của thế giới Trịnh Công Sơn là gì? Tại sao nó lại thu hút chúng ta đến như thế?

    BVP: Thế giới của Trịnh Công Sơn là một thế giới được xây dựng bằng ngôn ngữ. Và hình ảnh. Cả hai chất liệu này lại được âm nhạc của anh tháp cho đôi cánh để bay lên. Thế giới của anh là một thế giới ?olai?: nó lai giữa hiện thực và mộng ảo, giữa xám và hồng, giữa những điều xảy ra trong đời thường, những điều mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày, và những điều mà chúng ta hằng mơ mộng thiết tha. Chính cái tính chất ?olai tạp? kỳ lạ này làm cho chúng ta, những người nghe anh, cũng cảm thấy, một cách nào đó, nửa ý thức nửa vô thức, như mình được sống trong cái thế giới bắc cầu ấy: cùng một lúc ở ?ohai bên bờ?, vừa bên này vừa bên kia. Sự pha trộn, lai tạp luôn có cái ma lực cuốn hút của nó. Ðó là chưa nói đến chuyện những bài hát của anh cũng là một sự pha trộn giữa nhạc và thơ. Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ, đã hẳn, nhưng điều làm cho Trịnh Công Sơn nổi bật lên so với rất nhiều nhạc sĩ khác chính là ở nơi những ca từ của anh. Bài hát của Trịnh Công Sơn có thể đứng một mình như là một bài thơ, với rất nhiều hình ảnh thơ. Ðó là một hiện tượng rất đặc thù trong nghệ thuật.
    Ca từ của Trịnh Công Sơn đã làm mới ngôn ngữ Việt Nam và đưa ra những hình ảnh đẹp một cách rất bi thiết pha trộn với nét kỳ ảo. Tất cả những điều đó tạo nên một thế giới riêng biệt, một thế giới chưa bị làm mòn đi bởi sự nhàm chán, sự lặp lại. Và điều ấy tạo nên sự thu hút.
    PVKT: Khảo sát về thời gian và không gian trong thế giới Trịnh Công Sơn của anh rất đặc biệt. Ðó là những khoảng không gian và thời gian rất đẹp và lạ, đã được hệ thống hoá và như là được rọi vào một ánh sáng rất mới. Tôi nghĩ ai nghe Trịnh Công Sơn cũng có thể mường tượng ra những không gian và thời gian như thế, nhưng một cách rất mơ hồ và đầy cảm tính cũng như đầy tính mảnh vụn. Những phân tích và soi chiếu của anh không chỉ có tác dụng soi sáng và làm rõ nét, mà nó còn đưa ra được một cái nhìn mặc dù đầy nét thơ mộng nhưng rất lý tính. Một cái nhìn rất hệ thống và mạch lạc. Ngoài ra, hình như nó còn có tác dụng khải thị.
    Ðọc chuyên luận của anh, người ta có thể nhìn ra một cách thú vị là anh đã dùng nhiều hình ảnh và các mối liên kết cùng những dẫn chứng từ nhiều nguồn khác nhau trong nhiều ngành khoa học xã hội và văn chương để soi chiếu các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Và anh đã gắn kết những giải thích ấy với sự rung cảm cũng như với những kinh nghiệm mỹ học của mình để nói một cách hết sức thơ mộng và sâu sắc về thế giới nghệ thuật của người nhạc sĩ. Có thật là Trịnh Công Sơn đã cấu trúc không gian và tổ chức thời gian của anh ấy như thế? Hay đó là những không gian và thời gian được phóng chiếu qua cảm nhận và rung động riêng của nhà phê bình?

    BVP: Mỗi người chúng ta đều có cho mình những không gian và thời gian đặc thù và rất riêng. Có điều, cái riêng tư ấy chưa được nhìn ngắm và phân tích một cách thấu đáo đấy thôi. Hiện thực của mỗi người được làm bằng không gian và thời gian của họ. Ðúng hơn, thực tại của chúng ta hiển hiện ra trước mắt mỗi người ngay trong chính sự gặp gỡ của chúng ta với những thời gian và không gian của mình, những thời gian và không gian mà chúng ta cảm nhận riêng trong mắt nhìn, trong tâm hồn mình. Thật ra, đây là một vấn đề của triết học, nhưng, gần đây, các nhà khoa học cũng đã bắt đầu nghiên cứu điều này.
    Thời gian và không gian của Trịnh Công Sơn là những mảnh vụn trong chiếc kính vạn hoa của riêng anh, qua đó, anh tạo nên thế giới của mình. Dùng thi pháp học pha với thủ pháp ?oxếp chồng văn bản?, và áp dụng những thao tác phân tích của tâm lý học miền sâu để thử đi vào cõi vô thức của Trịnh Công Sơn, tôi thử dò tìm xem anh đã cảm nhận những gì trong cuộc sống mình. Ðó cũng chỉ là một sự giải thích thôi. Tuy nhiên, muốn giải thích thì cũng cần phải có một phương pháp. Cũng phải có một số ngôn ngữ và hình ảnh của riêng mình. Chúng ta thấy được điều đó nơi các nhà phân tâm. Thật sự thì ai trong chúng ta cũng đều có thể giải thích bất cứ một điều gì trong đời. Những điều liên hệ đến mình và cả những điều liên hệ đến người. Vấn đề là tại sao lại còn có những nhà phân tâm. Tại sao lại có những nhà phê bình văn học. Tại sao lại có những lý thuyết. Tại sao lại có những nhà lập thuyết. Tất cả những sự hiện hữu ấy đều có cái lý của chúng. Những sự có mặt ấy làm cho cuộc sống con người phong phú hơn. Chúng làm cho con người sống một cách có ý thức hơn và, theo tôi, sống ?ongười? hơn, đáng yêu hơn. Chúng cho thấy là con người là một sinh vật luôn muốn tìm tòi để hiểu biết về tất cả mọi thứ bao quanh mình hoặc liên hệ đến mình. Suy nghĩ, đặt câu hỏi, và tìm cách trả lời những câu hỏi ấy. Những điều đó không phải chỉ dính líu đến triết học, nhưng, thật sự, nó dính líu đến con người một cách rất thiết thân. ?oCon người?, theo nghĩa xứng đáng nhất...
    PVKT: Tôi hiểu rồi. Như vậy có nghĩa là những không gian và thời gian trong thế giới của Trịnh Công Sơn đã làm nên cái đặc thù của thế giới ấy. Và anh đã chỉ ra cho người đọc thấy được những nét đặc thù của nó. Hoặc cũng có thể đó chính là cái nhìn rất đặc biệt của nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc, về thế giới của Trịnh Công Sơn. Thế giới ấy có thể chính Trịnh Công Sơn cũng không hẳn đã biết đến hay nhìn được mặt mũi của nó một cách tường tận. Chỗ ẩn trú của nó là ở cõi vô thức. Văn chương thế giới cho thấy là các nhà phê bình đã làm giàu có cho văn học từ những sự ?onhìn ra?, những phát hiện lý thú như thế.
    BVP: Tôi nghĩ bất cứ thực tại nào cũng là thực tại trong mắt nhìn riêng của một người nào đó. Thế giới của Trịnh Công Sơn, chủ yếu làm nên bởi không gian và thời gian trong anh, cũng là một thứ ?othực tại?. Cho dù nó có là một thứ ?othực tại văn học? hay một thứ ?othực tại ảo? đi chăng nữa. Vậy thì cái ?othực tại? ấy là một thực tại trong mắt nhìn riêng của tôi. Dĩ nhiên, bất cứ một thực tại nào được nhìn ngắm từ một mắt nhìn cũng là một thực tại đã được khúc xạ từ góc độ nhìn ngắm của người ngắm nhìn. Tất cả mọi ?othực tại?, như thế, đều khác nhau. Giá trị của từng sự ngắm nhìn được tạo nên bởi chính sự khác biệt ấy. Quan trọng là ta đã nhìn ngắm như thế nào, và ta đã đứng từ góc độ nào để nhìn ngắm. Cũng như phương pháp tiếp cận của ta ra sao.
    Phương pháp tiếp cận của nhà phê bình, ở đây, cũng giống như các thứ thiết bị đo của nhà khoa học trong việc thực hiện các thí nghiệm mà tôi đã có dịp đề cập lúc nãy. Cũng thế, tất cả mọi nhà văn, khi tiếp cận thực tại, cũng đứng từ những góc độ khác nhau và có ?onhững thiết bị đo? khác nhau. ?oNhững thiết bị đo? này nằm trong cá tính, trong sự học hỏi, trong những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm đọc, những kinh nghiệm mỹ học, và sự nhậy cảm trước những thực tại cuộc đời của họ. Chính những thứ ấy làm cho các nhà văn khác nhau, các nhà phê bình khác nhau. Và cuộc đời, từ đó, cũng trở nên khác. Lấp lánh, biến hoá và phong phú hơn lên. Người ta yêu văn chương cũng chính vì những điều này. Văn chương không phải là đời thực, nhưng nó cũng chính là cuộc đời này. Chính là sự nhập nhằng, hai mặt đó đã làm nên giá trị của văn chương. Thì văn chương đã không phải là những sự nhìn ngắm, phân tích và giải thích về cuộc đời đó sao?
    PVKT: Anh có nghĩ rằng con người nhà văn, nhà thơ, con người nghệ sĩ, với (những) nhân vật mà anh ta xây dựng nên là một, có thể trùng khít và soi chiếu vào nhau? Nhân vật văn học có phải là một phản chiếu của hình ảnh nhà văn? Chúng ta có thể nói như thế nào về thế giới mà một người nghệ sĩ sáng tạo ra và thế giới mà anh ta thật sự sống với trong cuộc sống đời thường? Xin đưa thêm cái nhìn đặc thù của anh về trường hợp đặc biệt của Trịnh Công Sơn.
    BVP: Trong cái nhìn của tôi, luôn luôn có một sợi dây nối giữa con người và tác phẩm của bất cứ một nghệ sĩ nào. Có một sự xâm thực, ở một mức độ nào đó, của thế giới đời thường của cá nhân người nghệ sĩ vào thế giới nghệ thuật của anh ta. Và ngược lại. Con người nhà văn, nhà thơ, con người nghệ sĩ, với (những) nhân vật mà anh ta xây dựng nên có thể là một, trùng khít và soi chiếu vào nhau hay không? Vấn đề này, xét một cách sâu xa, trên bình diện lớn là cả nền văn chương thế giới, Tây cũng như Ðông, và tính theo chiều dài thời gian suốt từ xa xưa cho đến bây giờ, là một vấn đề rất phức tạp và tế nhị.
    Tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm văn học, thể hiện thế giới nghệ thuật của người nghệ sĩ. Và, chắc chắn, nhìn dưới một góc cạnh nào đó, nó không thể tách lìa hẳn với thế giới hiện thực trong cuộc sống hàng ngày của con người ấy. Hai thế giới đó được nối kết bằng một sợi dây, tạm nói như thế. Nhưng tác phẩm nghệ thuật và cuộc sống trong đời thường của người nghệ sĩ không thể nào trùng khít lên nhau được. Phải có một khoảng cách để giúp cho nghệ thuật bay lên. Khi tôi phân tích một tác phẩm văn học, tôi dựa vào những kinh nghiệm đọc, những kinh nghiệm mỹ học của mình. Nhưng tôi cũng phải dựa vào văn bản. Chính nó cho ta thấy thế giới nghệ thuật của người sáng tạo. Trong một khía cạnh nào đó, cái thế giới này được nở bừng ra từ chính những ước mơ và khát vọng trong cuộc sống đời thường của người nghệ sĩ. Nhìn một cách nào đó, nó có thể trông như là một thế giới hoàn toàn khác lạ. Dù sao, tôi không nghĩ là có sự đứt đoạn giữa hai thế giới này. Giữa bờ thực và bờ ảo. Giữa ước mơ và hiện thực. Chúng bồng bế xoắn xít lấy nhau. Nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy được điều ấy. Nói một cách nào đó, tôi không quan tâm lắm về con người cũng như thế giới đời thường của Trịnh Công Sơn. Tôi chỉ quan tâm đặc biệt đến thế giới nghệ thuật của anh. Nhưng những điều tôi vừa thử trình bày ở trên cũng có thể áp dụng cho Trịnh Công Sơn, hay cho bất kỳ một nhà văn, nhà thơ, hay một nghệ sĩ nào khác.
    PVKT: Ca từ của Trịnh Công Sơn là cái làm cho người nhạc sĩ này nổi bật lên so với các nhạc sĩ khác. Trong vai trò của một nhà phê bình văn học, và đặc biệt trong cái nhìn của một nhà ngôn ngữ, anh có thể cho người đọc nghe một vài nhận định của anh về chữ nghĩa, về ca từ của Trịnh Công Sơn?
    BVP: Tôi xin phép được dùng trở lại ở đây một số điều tôi đã viết về chữ nghĩa, về ca từ của Trịnh Công Sơn. (Mở sách Trịnh Công Sơn, ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật). ?oKhông ai nghe nhạc Trịnh Công Sơn mà lại không thấy những nét kỳ ảo trong ngôn ngữ của người nhạc sĩ. Những nét kỳ ảo trong thế giới của anh đã khiến cho cái thế giới ấy trở nên, có khi, đẹp đẽ, lung linh nhiều mầu sắc, có khi, nhòe nhạt thấp thoáng những nét nghệ thuật hơn. Nó là một thế giới tuy không xa nhưng cũng không thật gần với cuộc đời này (...) Trong thế giới của anh, ngôn ngữ làm ra tất cả. Chính ngôn ngữ đã tạo ra một thế giới mới, trong đó, anh và bạn bè bằng hữu cũng như những người con gái đáng yêu trong cuộc sống anh hay trong cuộc đời này đã đi lại, nói cười và tan đi như bóng nắng chết trên sông dài, hay như khói trời tan loãng trong mênh mông phù du hư ảnh.
    Ðó là một thế giới có thật hay là một thế giới chỉ có trong tưởng tượng? Có lẽ là cả hai. Có lẽ thế giới này đã xâm thực, chiếm lĩnh và hòa tan làm một cùng thế giới kia. Chính vì thế mà thế giới của Trịnh Công Sơn trở nên nhoà nhạt, lung linh hư ảo. Và để lặp lại: Nó là một thế giới ?olai?: lai giữa hiện thực và mộng tưởng, lai giữa hiện tại chớp mắt và thiên thu mịt mù, lai giữa hồng và xám, giữa xanh và đỏ, giữa trắng và đen, giữa vàng và tím, lai giữa ?omột phố hồng một phố hư không? và bức ?otường trắng lặng câm u tối.?
    Ngôn ngữ sinh ra thế giới. ?oNgôn ngữ là căn nhà của hiện hữu?, là ?ochỗ An cư của Tính thể?, để lặp lại tư tưởng của Heidegger. Câu nói này càng đúng hơn nữa với Trịnh Công Sơn, một con người thơ. Người ta thường cho rằng những lời ca của anh là thơ. Thì đúng là như vậy. Chúng là những lời thơ thả bay cho gió cuốn. Chúng là những hình ảnh, những biểu tượng bất chợt. Như những hình ảnh bất chợt hiện ra lạ lùng, kỳ bí và đầy hư ảo trong những giấc mơ của ta. Chúng bay rải rác và rồi đột nhiên xếp lại thành những bức tranh lạ lùng mang đầy tính huyền ảo. Ðó là những lời thơ của một người thường thấy mình mộng du ngay trong đời sống, và thấy đời sống trở về trong những giấc mộng của mình. Ðó là những câu thơ nhặt được trong đời. Hay trong mơ. Có khi Trịnh Công Sơn xếp đặt nó theo một thứ vần điệu nào đó dễ nhận ra, qua những hình thức của thi ca mà chúng ta đã quen biết; có những khi, chúng giống như những câu thơ tự do, những câu thơ dài ngắn không đều, như những mảnh giấy mà trẻ con xé nghịch thả bay cùng trời đất. Có lẽ đa số những câu hát của anh nằm trong dạng thức đó. Những câu thơ tự do, như những mảnh giấy nhỏ nhiều màu sắc thả bay trong trời.
    Thật ra, Trịnh Công Sơn đã làm mới ngôn ngữ bằng một cách rất bình thường: anh dùng những chữ bình dị, thậm chí tầm thường, trong ngôn ngữ của người đời, rồi xếp chúng lại một cách hết sức bất ngờ khiến, qua sự sắp xếp đầy tính bất ngờ ấy, những hình ảnh lạ lùng, thiết tha và thơ mộng hiện ra trước mắt chúng ta. Làm ta sững sờ. Và hạnh phúc. Ðôi khi sững sờ, hạnh phúc trong xót xa, cay đắng. Bởi lẽ, có thể chúng là những gì không thật, nhưng chúng lại phản ánh đúng sự thật ở bên dưới cái mặt nạ, cái vỏ của những hiện thực vật lý. Làm được như thế là người có tài.
    (còn tiếp)
    Nguồn: talawas.org
  6. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0

    PVKT: Tôi đồng ý Trịnh Công Sơn là một nhà thơ, đúng như cách nhìn của anh. Nói một cách nào đó, Trịnh Công Sơn đã xây dựng thế giới của mình, qua ngôn ngữ, một cách rất ?ohiện thực huyền ảo?. Rất lạ mà cũng rất thực. Nhưng, theo anh nghĩ, ca từ của Trịnh Công Sơn có đi sát với âm nhạc của anh không?
    BVP: Anh hỏi, ?oca từ của Trịnh Công Sơn có đi sát với âm nhạc của anh không?? Tôi không hiểu rõ câu hỏi này. Hoặc, đúng hơn, nó có hai cách hiểu. Hoặc là, với dòng nhạc như thế, hành âm như thế, ca từ của anh có bắt được vào cái thần thái, cái phong khí của dòng nhạc hay không. Hoặc là, một cách giản dị hơn, những lời ca của anh có hoà hợp thật sát với các nốt nhạc trong bài hát để khi phát âm, nó bắt được vào nốt nhạc. Có nghĩa là lời ca không bị bẻ, bị uốn, để khi bắt vào nốt nhạc nào, nó được phát âm đúng như thế, với những dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, và không dấu. Nếu hiểu theo nghĩa một, tôi thấy Trịnh Công Sơn đã tìm được những dòng nhạc hoặc lối hành âm thích hợp với ca từ của anh, thường là lối kể chuyện, những điệu ballad. Còn nếu hiểu theo cách kia, Trịnh Công Sơn, như bất kỳ một nhạc sĩ Việt Nam nào, cũng không hoàn toàn thoát nổi đâu. Tiếng Việt là một thứ ?otonal language?. Nó có dấu thanh. Tài thánh thì anh cũng không thể chạy thoát được chuyện có những lúc lời ca bị uốn đi theo nốt nhạc. Nhưng, cũng như chuyện làm thơ lục bát vậy. Theo kinh nghiệm đọc thơ của tôi, nhiều khi những bài thơ hay lại là những bài mà vần điệu không bám chặt vào nhau quá. Không cần lúc nào cũng phải dùng ?ochính vận?. Dùng ?othông vận? mà có được những hình ảnh mới và lạ vẫn hơn là dùng ?ochính vận? mà hình ảnh cứ phải bắt vít vào những góc cạnh cũ kỹ.
    Phạm Văn Kỳ Thanh, ngoài vai trò là một luật sư, anh còn là một nhà nghiên cứu và phê bình âm nhạc. Tôi rất thích những bài phê bình pha lẫn nghiên cứu của anh về các nhạc sĩ như Phạm Duy, Cung Tiến, Phạm Ðình Chương, Văn Cao, v.v., mà anh đã viết nhiều năm trước đây. Anh đã khám phá ra được những ảnh hưởng nào mà các nhạc sĩ này đã thu nhận từ nguồn nhạc dân tộc cũng như từ nguồn nhạc thế giới, và anh cũng đã trình bày được sâu sắc những đóng góp tốt đẹp của họ vào âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Trần Văn Khê, trong bộ Hồi ký năm tập của mình, cũng có nhắc đến anh. Ông cho rằng anh là một ?omusicologist?, một nhà nhạc học trẻ đặc biệt ở ngoài nước, một trong ít người ở hải ngoại này có nguồn tài liệu về âm nhạc, tân cũng như cổ, phong phú nhất. Và anh cũng đã rộng lòng chia sẻ nó với nhiều người, trong đó có ông. Nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã từng chia sẻ với tôi những điều tương tự. Mặc dù biết rằng anh đang bận bịu trên đường hoàn tất tác phẩm viết bằng Anh ngữ Những nẻo đường âm nhạc Việt Nam, tôi cũng biết được rằng anh cũng đã suy nghĩ và tìm hiểu, cũng như có nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến các sáng tác của Trịnh Công Sơn. Tôi mong có dịp nào đó anh sẽ viết một bài phê bình và phân tích về những tác phẩm của người nhạc sĩ này, từ góc độ phê bình và nghiên cứu của anh.
    PVKT: Xin cám ơn anh đã có những nhận xét tốt đẹp về một vài cố gắng của tôi. Cũng xin phép để được cám ơn hai nhạc sĩ Trần Văn Khê và Phạm Duy ở đây. Tôi cũng hy vọng là sẽ có dịp viết về Trịnh Công Sơn qua sự nhắc nhở của anh. Chắc chắn, những vấn đề mà chúng ta có dịp thảo luận hôm nay sẽ giúp nhiều cho tôi trong việc nhìn ngắm chân dung tinh thần cũng như trong việc đánh giá Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ mà tôi cũng rất yêu mến. Ở đây, tôi chỉ muốn đưa một ý nhỏ về câu hỏi lúc nãy của mình. Trong các bài hát tiếng Việt, ?olyrics?cũng là phần quan trọng. Nó phải đi theo nốt nhạc để diễn tả cái ý của bài hát, của tư tưởng. Nếu lời hát không ?oăn? với nốt nhạc, điều đó có thể đưa đến một phản tác dụng về mặt mỹ học. Trịnh Công Sơn ít khi bị lâm vào cảnh ngộ này. Nhưng thỉnh thoảng ta cũng bắt gặp điều ấy. Chẳng hạn, trong bài ?oCuối cùng cho một tình yêu?, phổ thơ Trịnh Cung, câu hát cuối, ?oSầu thôi xuống đầy?, khi được lập lại lần thứ hai, ai cũng nhận thấy là từ ?othôi? đã bị uốn để đưa lên theo nốt nhạc. Kết quả là nó không còn được phát âm đúng như là nó nữa. Dù sao, ngay sau nó là từ ?oxuống? được ngân nga qua nhiều cung bậc một cách rất điệu nghệ, khiến cho từ ?othôi?, mặc dù có thể nhìn là một nét hỏng, cuối cùng, lại trở nên nhoà vào một kết hợp luyến láy của từ ?oxuống?, khiến cho tất cả mềm đi. Và từ ?othôi?, ?onét hỏng?, ở đây đã được cứu vãn. Một phần lớn nhờ vào sự giáp cận của nó với sự ?olả ngọn?đẹp đẽ của từ ?oxuống? ngay sau đó.
    Dù sao, xin anh đừng khôn khéo ?oxoay cuộc cờ? về phía người phỏng vấn và ?ođánh ngược? lại như thế. Xin được hỏi anh câu hỏi kế tiếp: Anh có nhận xét gì về phong cách của Trịnh Công Sơn? Phong cách nói chung và phong cách ngôn ngữ nói riêng. Và anh đánh giá thế nào về con người nghệ sĩ này?

    BVP: Chúng ta đã có cơ hội nói nhiều về điều này từ nãy đến giờ. Tôi chỉ muốn nói thêm là phong cách ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn là phong cách của một nhà thơ. Hay đúng hơn, ngôn ngữ của anh được tạo dựng, chủ yếu từ cái nhìn mới mẻ, tinh khôi vào đời sống. Cái nhìn của những em bé, mở tròn mắt nhìn vào cuộc đời này và thấy ra ở đó biết bao điều lạ lẫm. Tôi nghĩ là chính cái nhìn con trẻ cộng với sự nhậy cảm và tha thiết sống của một người hết sức yêu thương cuộc đời này đã dẫn đến phong cách ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn. Còn trong vai trò là một nghệ sĩ, Trịnh Công Sơn có một phong cách rất đặc biệt, thể hiện được những nét đặc thù Việt Nam, cũng như thể hiện được tâm trạng của thời đại mà anh sống. Qua âm nhạc và ca từ của mình, Trịnh Công Sơn cũng nói lên được cái hơi thở của thời đại cũng như ước mơ của con người. Ngoài ra anh còn thể hiện được những khuôn mặt của tình yêu, của cô đơn và của những ám ảnh thường trực của con người, nhất là người trẻ, sống trong một thế giới rạn nứt vì đạn bom và lửa cháy, một thế giới rạn nứt vì những giằng xé trong tâm thức của con người trong một cuộc chiến tàn khốc.
    Trong vai trò ấy, Trịnh Công Sơn đã được đánh giá là người nghệ sĩ có một phong cách rất đặc biệt. Nhưng đời sống, với quá nhiều tạp âm và biến chuyển của thời cuộc, đã làm cho cái nhìn về Trịnh Công Sơn của chúng ta có nhiều góc độ khác nhau. Tất cả những xáo trộn và biến chuyển của đời sống với nhiều phiền tạp của xã hội, thời cuộc, chính trị đã giằng kéo con người Trịnh Công Sơn. Khó mà định vị một chỗ đứng rõ ràng cho Trịnh Công Sơn để có thể đưa ra một đánh giá về người nhạc sĩ này với sự đồng thuận của tất cả mọi người. Ngay cả trên mặt thẩm mỹ, có những người cũng có thể nhìn thấy ở anh những nét quá nữ tính, quá ?oeffeminate?. Như có người đã thấy như thế ở triết học của Derrida, ở trong giọng ca của Julio Iglesias, v.v... Những người ấy vẫn có thể có cái lý của họ. Chúng ta cũng nên tôn trọng những ý kiến khác biệt nhau nếu, trong chúng, ta tìm thấy những hạt nhân hợp lý. Trong một cái nhìn và ở một mức độ nào đó, tôi nghĩ, Trịnh Công Sơn thể hiện bi kịch Việt Nam. Khi Trịnh Công Sơn nằm xuống, người ta có thể thấy rằng, cả trong và ngoài nước, những người có quan tâm đến âm nhạc Việt nói riêng, và mọi người yêu nhạc nói chung, đã có cơ hội lắng lại để nhìn kỹ hơn cả một khoảng thời gian trên dưới 40 năm là quá trình sáng tác của Trịnh Công Sơn để tìm hiểu về đóng góp của anh. Nếu đặt tác phẩm của Trịnh Công Sơn trong một bối cảnh rộng lớn hơn, không phải chỉ hạn hẹp qua một giai đoạn của lịch sử, của xã hội Việt Nam, nhưng trong bối cảnh của nghệ thuật thế giới, và nhìn tác phẩm của Trịnh Công Sơn nhẩy đập hân hoan và bi thiết trong trái tim của nhân loại nói chung, tôi nghĩ ta có thể nói Trịnh Công Sơn là một nghệ sĩ lớn của thế giới.
    PVKT: Anh nghĩ thế nào về vai trò của lịch sử, của cơ duyên trong sự hình thành con người Trịnh Công Sơn và trong sự đóng góp của Trịnh Công Sơn vào gia tài văn học Việt Nam?
    BVP: Ðể tạo nên một người nghệ sĩ như Trịnh Công Sơn, phải có một đất nước lớn. Tôi nói lớn đây là lớn về giá trị con người, giá trị nhân văn. Ngoài ra, còn phải có đủ cả cơ và duyên. Nói đến cơ và duyên ở đây tức là nói đến những nét đặc thù của lịch sử, đúng như trong tinh thần câu hỏi của anh.
    Lịch sử như một cỗ máy quay vòng, con người ta sống trong những thời đại khác nhau và chịu những sức tác động khác nhau của những biến cố khác nhau mà lịch sử mang đến. Chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn đó là một khía cạnh của lịch sử. Hơi thở thời đại với những nét văn hoá phản ánh tâm tình của thời đại đó lại là những yếu tố khác. Trong bối cảnh văn hoá và thời đại ấy, Trịnh Công Sơn trở nên một khuôn mặt nổi bật vì đã chịu những tác động của cơ và duyên như thế. Dĩ nhiên, cũng phải có tài năng của người nghệ sĩ nữa. Không phải chỉ trong khía cạnh phản ánh cuộc chiến Việt Nam, mà trong khía cạnh phản ánh đời sống của con người Việt Nam, đặc biệt là trên mặt tình cảm như tình yêu và sự cô đơn, Trịnh Công Sơn đã phản ánh tất cả những điều đó một cách hết sức đặc thù, độc đáo và kỳ diệu. Ðặc biệt là ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn. Ca từ của anh là một chất men gây ám ảnh. Nó làm chúng ta thấy ngôn ngữ Việt Nam thật đẹp, thật tuyệt diệu. Nó làm cho chúng ta yêu tiếng Việt và yêu quê hương hơn.
    PVKT: Anh có suy nghĩ gì không về những người sẽ đọc anh khi anh thai nghén và cấu trúc tác phẩm viết về Trịnh Công Sơn này của mình? Anh có muốn nói lên một điều gì đặc biệt, qua cuốn sách, ngoài những điều anh nói về con người nghệ sĩ Trịnh Công Sơn?
    BVP: Như trong phần ?oLời nói đầu? của cuốn sách, tôi nghĩ rằng ?othực tại của cuộc đời, một cách nào đó, hiện ra trước mắt mỗi một chúng ta do chính nơi cái nhìn của ta về nó. Mà tâm hồn ta rung động như thế nào thì cái nhìn, từ đó, sẽ ?okhúc xạ? thực tại theo sự rung động ấy. Cái nhìn của tôi về ?othực tại? Trịnh Công Sơn cũng là một cách nhìn của tôi về cuộc đời. Ðúng hơn, đó là một cách biểu lộ mình. Một sự thể hiện cách nhìn và cách sống đời của mình. Khi ta cầm bút viết về bất cứ điều gì trong đời, cũng có nghĩa là ta cầm bút và viết về chính ta. Ta chấm ngòi bút vào bình mực của tâm hồn mình để viết về chính mình. Cái viết nào cũng mang chứa trong nó sự thực đó. Nhưng những ?othực tại? được nhìn nhận theo cung cách này, nếu chúng được yêu mến vì đã biểu lộ được một điều gì đó, hoặc vì chúng đã làm cho người đọc nhìn ra được, hoặc liên hệ được, với chính thực tại mà họ đã cảm nhận hay nhìn thấy, thì chúng cũng có một giá trị riêng của mình. Ít nhất là một giá trị trong khía cạnh chia sẻ.?
    Tôi hy vọng cuốn sách của mình đóng góp được một cái nhìn tương đối có chiều sâu về tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Từ đó chúng ta có thể hiểu và yêu mến người nghệ sĩ này hơn. Ðặc biệt, tôi mong là qua cuốn sách này, ta nhìn thấy rõ hơn nữa cái tài sai sử ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn. Ðiều đó, như tôi đã có dịp nói, cũng làm cho ta yêu tiếng Việt hơn, và, từ đó, nó làm cho ta yêu quê hương hơn.
    (còn tiếp)
    Nguồn: www.talawas.org

  7. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    PVKT: Có nhiều người đọc xong chuyên luận của anh cho tôi biết là họ nghĩ anh là một người bạn rất thân của Trịnh Công Sơn. Họ lý luận: không thân thiết với Trịnh Công Sơn thì không thể nào biết rõ về những suy nghĩ, những mơ mộng và rung cảm của người nhạc sĩ đến như thế. Anh có thân quen gì với Trịnh Công Sơn không? Riêng tôi, tôi nghĩ nếu giả dụ Trịnh Công Sơn được đọc cuốn sách của anh, không biết anh ấy sẽ có phản ứng như thế nào? Có thể sẽ là rất hạnh phúc vì có được một người nghe rõ tiếng đàn của mình. Có thể là rất ngỡ ngàng và lạ lùng vì đã có một người đi thẳng được vào trái tim của anh ấy và nói với anh ấy về những điều mà anh ấy đã mơ về nhưng không bao giờ nhìn rõ những nét mặt của những giấc mơ mình đến thế. Và cũng có thể là thảng thốt, thậm chí bất bình, vì anh đã vẽ ra những giấc mơ mà anh ấy không từng mơ, hoặc không từng ý thức là mình đã mơ như thế. Anh Bùi Vĩnh Phúc, anh nghĩ gì về vai trò của anh, vai trò của một nhà phê bình văn học?

    BVP: Trong một cuốn sách viết về các vấn đề phê bình, tôi có được đọc là chính những nhà phê bình, qua nhiều thời đại, đã làm cho Shakespeare trở nên vĩ đại trong mắt nhìn và trong tâm hồn của người đọc cũng như người thưởng ngoạn kịch ông ở khắp nơi trên thế giới. Không phải là Shakespeare đã không có cơ hội để nói về những tác phẩm của mình. Dù sao, người ta đã xem những lời nhận định ấy của chính tác giả chỉ như là một trong những lời nhận định của một người bình thường đã đọc và đã nghe Shakespeare. Thậm chí, nhiều người trong giới văn học lại đánh giá rằng những lời nhận định ấy là những lời lẽ thô thiển, thiếu chiều sâu về tác phẩm của Shakespeare. Shakespeare đã không hiểu được chính ông hoặc tác phẩm ông một cách trọn vẹn và sâu sắc. Và Shakespeare đã chỉ trở nên vĩ đại thật sự khi có những nhà biên khảo, lý luận và phê bình phân tích rõ cái gì đã làm nên tài năng vĩ đại của Shakespeare, cái gì làm nên chiều sâu uyên áo trong suy tưởng của ông. Nhà lý thuyết Wilhelm Dilthey cũng nói, ?oMục tiêu tối hậu của quá trình giải minh văn bản là để hiểu một tác giả sâu sắc hơn là chính họ tự hiểu biết về mình.? (?oThe ultimate goal of the hermeneutic process is to understand an author better than he understood himself?).
    Tôi không hề quen biết gì với Trịnh Công Sơn cả, cho dù là trong những bạn bè của tôi có những người rất thân với anh ấy. Nhưng tôi có gần như đầy đủ các nhạc tập của anh; và tôi có khoảng trên một ngàn các bài hát của Trịnh Công Sơn được hát lên do đủ các ca sĩ, nam cũng như nữ, trước và sau 1975, trong các băng cassettes và CDs. Có nhiều bài được khoảng từ 10 đến 15 ca sĩ hát trong những đĩa khác nhau, với những phong thái và lối hoà âm khác nhau. Nếu có dịp nói chuyện với Trịnh Công Sơn, đặc biệt là nói chuyện về các sáng tác của anh ấy, tôi nghĩ cũng là một điều hết sức thú vị. Dù sao, ngay cả nếu có một chuyện như thế, tôi vẫn tin vào cái nhìn của chính mình hơn về cái ?othực tại? được gọi tên là Trịnh Công Sơn. Không phải là có những lúc anh em, bạn bè ta nhìn rõ ta hơn cả chính ta nhìn ngắm mình đó sao? Và các nhà phân tâm học, cho dù có lắng tai nghe các ?othân chủ? của mình nói chuyện, vẫn tin vào nhiệm vụ của mình hơn. Họ nghe những người ?othân chủ? ấy nói để, sau đó, tiết lộ cho những ?othân chủ? của mình biết về chính họ (những ?othân chủ? ấy), biết về cái thế giới bí ẩn mà chính họ, dù là người sống trong thế giới ấy, thậm chí ?osở hữu? cái thế giới ấy, nhưng lại không hề nhận rõ mặt mày của cái thế giới ấy ra sao.
    Thật ra, tất cả chúng ta đều chỉ sống có một nửa. ?oMột nửa?, đó là nói quá đi đó thôi. Chúng ta chỉ sống có một phần mười hay một phần trăm cái thế giới, cái đời sống của mình mà thôi. Ý thức của chúng ta chỉ là phần nổi lên của tảng băng sơn. Một hình ảnh so sánh quá cũ, nhưng nó lại rất chính xác. Nhà phê bình văn học nhiều lúc giống như là một nhà phân tâm. Vấn đề của mỗi nhà phê bình là họ đã nghe, đã nhìn ngắm, đã giải mã con người của ?othân chủ? mình như thế nào, với những ?othiết bị đo? nào. Với tôi, ?othân chủ? ở đây không hẳn là con người nghệ sĩ, con người sáng tạo. Mà là tác phẩm của họ. Nó là văn bản. Anh giải mã văn bản như thế nào, người đọc sẽ nhìn ?ocái đọc? của anh để, ngược lại, ?ogiải mã? anh, giải mã tác phẩm phê bình của anh. Ðiều đó là sự công bằng. Với sự công bằng ấy, tôi cảm thấy mình vừa khiêm tốn và vừa tự tin để đi vào tác phẩm.
    PVKT: Anh có cho rằng đánh giá của một người đọc bình thường, về một tác phẩm văn học nào đó, cũng có thể có giá trị như đánh giá của một nhà phê bình?
    BVP: Một nhà phê bình, trên mặt bằng của sự đọc, đứng ngang với mọi người để hạnh phúc bước vào thám hiểm một văn bản. Nếu qua sự đọc của mình, anh ta biến được cái văn bản ấy ra thành một tác phẩm văn học (với cách đặt vấn đề và những thao tác nghệ thuật của anh, với cách giải minh văn bản của anh), một cách độc đáo, tức là anh ta đóng góp được một điều tốt vào cái đọc chung và vào sự hạnh phúc của con người khi đến với văn chương, nghệ thuật. Trên mặt lý thuyết, bất cứ người đọc nào cũng có tiềm năng để trở thành một nhà phê bình. Nhà phê bình chỉ là người đã đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc đọc, đã học hỏi về sự đọc nhiều hơn, có thể có nhiều kinh nghiệm mỹ học trong việc đọc hơn những độc giả bình thường, nhờ ở chỗ ông ta đã có dịp tiếp cận với nhiều lý thuyết văn học hơn, và có thể ông ta, qua sự rèn luyện của mình, có một sự nhậy cảm hơn người thường với những văn bản văn học. Trong khía cạnh thẩm thức văn chương, giá trị của một nhà phê bình có lẽ chủ yếu là ở những chỗ ấy. Cho dù vai trò và đóng góp của phê bình còn có thể được nhìn nhận từ những góc cạnh, những phương diện khác nữa. Hạnh phúc của một nhà phê bình, theo tôi, nhiều khi cũng phát xuất từ chỗ đứng bình thường ấy, để, như tôi đã nói, đóng góp được một điều tốt vào cái đọc chung và vào sự hạnh phúc của con người khi đến với văn chương, nghệ thuật...
    PVKT: Vai trò của phê bình, của nhà phê bình, còn có điều gì khác hơn thế không?
    BVP: Dĩ nhiên, từ góc cạnh phê bình, tôi cũng không phủ nhận những đóng góp cần thiết của nhà phê bình trong việc suy nghĩ về vai trò của văn học. Những suy nghĩ ấy làm nên sự vận động của văn học một cách tích cực. Nó tạo nên sự tự vấn của văn học về vai trò của chính nó. Nhà phê bình, trong tiến trình tự tra xét, tự truy vấn như thế, lúc ấy, có thể sẽ đặt vấn đề với những cái nhìn, những thái độ được coi là quyền lực hay chính thống trong văn học. Ðặt vấn đề với những điển phạm. Anh ta cũng có thể đóng góp trong việc nhìn ra được những biến động trong dòng suy tư hay trong hướng đi của nền văn học trong đó mình đang sống cùng và sống với. Phê bình cũng cần những lý thuyết nữa. Ðó là những cách nhìn, những bước vận động mới, những bước nhảy khác nhau để tiếp cận văn bản. Ðó là những ?othiết bị đo? của phê bình văn học.
    Tất cả những điều vừa nói là cần thiết. Chúng tạo sức sống cho phê bình. Chúng tạo ra những bức ?okhông ảnh? giúp ta nhìn được toàn bộ một khung cảnh văn học. Sinh hoạt phê bình cần có được những bức ?okhông ảnh? như vậy. Nhưng chỉ ?okhông ảnh? thôi, chưa đủ. Phê bình cũng cần phải đi xuống ?omặt bằng văn bản? và đi vào ?othực địa?. Cái đọc cụ thể một số tác phẩm văn học cũng giúp cho phê bình ?ohiện thực hoá? và sinh động hoá những bức ?okhông ảnh? của mình. Tôi nghĩ phê bình phải đi bằng hai chân: vừa lý thuyết, vừa thực hành. Ðiều đó giúp tạo cho nó sự quân bình, như Jonathan Culler và Robert Scholes (mặc dù, trên căn bản, họ là những nhà lý thuyết) và nhiều nhà phê bình khác đã chỉ ra. Hãy sử dụng những ?othiết bị đo? của anh, những bước nhảy mới của anh, để tìm ra những khuôn mặt mới lạ của văn chương trong việc đi vào ?othực địa? của mình.
    PVKT: Xin trân trọng cám ơn nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc vì buổi nói chuyện rất lý thú này.
    BVP: Tôi cũng xin cám ơn anh và tất cả các độc giả đã chịu khó theo dõi cuộc nói chuyện của chúng ta.
    Nguồn: www.talawas.org
  8. hnhan30

    hnhan30 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Một bài viết của nữ ca sĩ Quỳnh Giao đã lâu, nhưng rất hay và giá trị ~ em post lại tặng chị Ti gờ lờ i và các anh chị yêu nhạc Trịnh Công Sơn
    Trịnh Công Sơn, Như Cánh Vạc Bay
    Trịnh Công Sơn viết nhạc từ tuổi đôi mươi cho tới những năm gần đây, cho nên đã cho chúng ta một số lượng tác phẩm rất lớn. Như ở một triết gia đích thực, ở nơi ông nỗi ám ảnh lớn về đời người đã đưa đến ba loại đề tài lớn, là tình yêu, quê hương và thân phận con người, trong đó chiến tranh và đói khổ là sự ngột ngạt bao trùm lên tất cả. Khi chiến tranh đã chấm dứt, và vận nước đã đổi thay, ông thiên về các đề tài mang nhiều triết tính về cuộc đời, nhưng thủy chung vẫn là người viết nhạc tình độc đáo nhất. Nhạc sĩ Văn Cao gọi Trịnh Công Sơn là ca nhân về tình yêu có lẽ là trong ý đó... Từ góc độ của người hát và yêu nhạc, khi nhìn lại Trịnh Công Sơn viết cho tình yêu, Quỳnh Giao muốn được nói lên một sự kiện, đó là từ Trịnh Công Sơn trở đi, các tình khúc đã đổi khác rất nhiều, và nền tân nhạc phải cảm tạ ông về sự khai phá đó...
    Nói về tình khúc Trịnh Công Sơn, ta hãy thử nhắm mắt lại để nhìn quanh mà xem... Gió mưa, nắng cát; sông biển, núi non; sa mạc, công viên; lá vàng, sỏi đá; rong rêu, lộc nõn; phố vắng, tháp cổ; mây bay, tóc rối; thân xác, cây già, v.v... ngần ấy hình tượng tản mát đều lấp lánh siêu thực trong các tình khúc của ông. Trịnh Công Sơn là một phù thủy về ngôn ngữ, và căn bản văn hóa Pháp mà ông hấp thụ từ khi còn trẻ có thể phần nào, dù chỉ phần nào thôi, giải thích khả năng dùng chữ đầy ấn tượng lạ kỳ của ông. Phần nào thôi, vì khả năng rất tự nhiên đó, có lẽ ông phải có từ tiền kiếp, nhất là trong lối sử dụng hình dung từ bóng bảy và hình ảnh bất ngờ mà có sức biểu cảm lớn, như trong hội họa. Ông là một nhà thơ, trước khi là một nhạc sĩ. Ta hãy nghe Ru ta ngậm ngùi chẳng hạn, để bàng hoàng nhớ lại là 30 năm trước ông dùng chữ như thế nào...
    Khi tình đã vội bay,tim lăn trên đường mòn
    Trên giọt máu cuồng điên,con chim đứng lặng yên
    Khi về trong mùa Đông,tay rong rêu muộn màng
    Thôi chờ những rạng đông...

    Ngoài giá trị của lời ca, điều giải thích vì sao nhạc Trịnh Công Sơn chinh phục người nghe có lẽ là nét nhạc đơn giản, có giá trị ở giai điệu hơn hoà thanh. Nhạc ông dễ nghe dễ cảm lại không đòi hỏi hoà âm cầu kỳ, nên chỉ với một cây đàn, người ta cũng đã diễn tả được cái hồn của nhạc, cái tứ của thơ, chứ không cần tới dàn nhạc lớn được phối khí công phu. Trong ý nghĩa đó, nhạc Trịnh Công Sơn là những khúc rong ca nằm ở một cực đối nghịch với nhạc Dương Thiệu Tước bác học. Nhưng hai người lại giống nhau, và có lẽ hợp nhau, ở trình độ văn hoá rất sâu và khả năng dùng chữ rất tài.
    Trước khi phân tích về lời ca của Trịnh Công Sơn, tôi làm ngược những người viết về ông: tôi phân tích phần nhạc rất độc đáo của Trịnh Công Sơn.
    Những tình khúc thuở ban đầu như Ướt Mi, Biển Nhớ, và ngay cả Diễm Xưa, Trịnh Công Sơn đã có nhạc thuật rất chỉnh. Giống như Văn Cao hay Phạm Duy trong những ca khúc đầu đời, Trịnh Công Sơn cũng dùng từng câu nhạc rất ?obalance? như cấu trúc của một câu thơ, mà không bị ?omonotone?. Tôi xin thí dụ:
    Hồn cầm phong hương hình dáng xuân tàn
    Ngày dần buông trôi sầu vắng cung đàn
    Từ ngày ra đi chờ vắng tin người
    Từ người ra đi là hết mơ rồi
    Cung Thương là tiếng đàn
    Cung Nam là tiếng người...

    ( Cung Đàn Xưa của Văn Cao)
    Bốn câu đầu như một bài thơ tứ tuyệt, mỗi chuỗi nhạc có tám chữ. Đến câu thứ tư nhạc chuyển sang năm chữ, êm đềm, bay bổng...
    Đêm năm xưa khi cung đàn lên tơ
    Hoa lá quên giờ tàn, mây trắng bay tìm đàn
    Hồn người thổn thức trong phòng loan..
    Đêm năm xưa khi cung đàn gây mơ
    Âu yếm nâng tà quạt hôn gió đưa về thuyền
    Tưởng người trên sóng ru thần tiên...

    (Khối Tình Trương Chi của Phạm Duy)
    Đoản khúc trên được chia ra làm hai câu. Câu thứ nhất là một chuỗi tám chữ, câu thứ hai có mười chữ và câu thứ ba bẩy chữ. Rồi cứ như thế Phạm Duy kể cho chúng ta n ghe chuyện thần tiên bằng những câu nhạc cân đối, đều đặn như một chuỗi ngọc trai...
    Ngoài hiên mưa rơi rơi
    Lòng ai như chơi vơi
    Người ơi nướt mắt hoen mi rồi
    Đừng khóc trong đêm mưa
    Đừng than trong câu ca
    Buồn ơi trong đêm thâu...

    (Ướt Mi của Trịnh Công Sơn)
    Những câu nhạc như bài thơ năm chữ và thỉnh thoảng chêm câu bẩy chữ khi kết thúc đoạn nhạc, nghe như tiếng mưa rơi rỉ rả đêm khuya...
    Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
    Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
    Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
    Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu...

    (Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn)
    Cả đoạn nhạc đầu là chuỗi thơ tám chữ, nhịp nhàng, cân đối. Đếm ra thì thấy đến câu chuyển nhạc (modulation) Trịnh Công Sơn mới đổi cấu trúc của nhạc. Nghĩa là anh đã dùng tám câu nhạc đầu hoàn toàn tám nốt, không chuyển đổi. Vậy mà ta không thấy bị nhàm, ngấy khi hát tám câu đầu của bài Diễm Xưa...
    Những ca khúc rộn ràng của anh, dù không có nghĩa rộn ràng về phần lời, mà vì tiết điệu của bài hát như những bài ở Trọ, Hoa Xuân Ca, và những ca khúc da vàng của anh, lại có nét nhạc cung đình ở Huế, vì anh dùng nhiều ngũ cung và những phách ?olỗi? nhịp đặc biệt của điệu ?otứ đại cảnhõ và ?o bình bán? này.
    Những ca khúc mang âm hưởng ?onegro spirituel?, dân ca của ngườida đen của anh mới là tuyệt. Hãy nghe lại Xin Mặt Trời Ngủ Yên, Hãy Khóc Đi Em, Hạ Trắng...để thấy Trịnh Công Sơn như một Duke Ellington của xóm da đen, với tiếng Saxo thật nức nở, và giọng ca loại khàn đục của Carol Kim một thời mới nghe hết lại cái rã rượi một cách ?olười biếng của loại nhạc da đen này...
    Riêng bài hát của Trịnh Công Sơn mà tôi yêu thích nhất chính là bài Lời Mẹ Ru, tôi nghe từ thuở mới đến tuổi dậy thì, chưa có con để biết ru con. Nét n hạc như tiếng ki nh cầu, và lời ca tôi coi n hư trác tuyệt nhất của Trịnh công Sơn đưa tôi vào thế giới ảo huyền, tôn kính. Những giọng ca trong vắt như của Kim Tước Hà Thanh thật là thích hợp. Ngày ấy, tuy đã bắt đầu hát ban ?ongười lớn? rồi, nhưng các trưởng ban liệt tôi vào loại ?onhi đồng?, chỉ hát tango, và valse chứ chưa hát những bài tình cảm như Lời Mẹ Ru...làm tôi uất ức lắm!
    Đôi khi tôi nghĩ là Trịnh Công Sơn phần nào bị ?ooan?. Bị ?ooan? bởi vì lời ca quá đặc biệt của anh khiến người thưởng ngoạn ?oquên? đi phần nhạc cũng rất là độc đáo của anh. Nếu ta cứ ngẫm nghĩ lại mà xem: Một người tự học nhạc lấy, không qua một trường đào tạo nào cả. Trong gia đình cũng không hề có người đi trước để có sự di truyền, hay học hỏi. Trịnh Công Sơn đã đơn thương độc mã đi vào lĩnh vực âm nhạc, như một người ?ohọc nhạc từ kiếp trrước? , với những tác phẩm phải nói là có giá trị, và có chỗ đứng ngang hàng với những người viết nhạc được học hành hẳn hoi, không kể là còn xuất thân từ những gia đình dòng dõi, khuê các, được học cả cổ nhạc lẫn nhạc Tây phương.
    Nhà văn Nguyễn Mộng Giác có lần thắc mắc hỏi tôi nghĩ gì về nhạc của Trịnh Công Sơn. Theo anh, thì nhạc của ho Trịnh dù đơn giản , nhưng nghe vẫn có chất ?otrí thức? trong đó, không giống như những ca khúc phổ thông, dễ nghe dễ hát phần nhiều nghe ngây ngô và? bình dânõ lắm. Tôi đồng ý với anh Giác, nhưng cũng không giải thích nổi điều này. Đương nhiên là lời ca của anh là của người có học, có chiều sâu của sự suy nghĩ. Nhưng giải thích sao đây phần nhạc cũng rất ?omélodieuse?, phong phú và uyển chuyển của anh, tuy anh không giỏi gì về nhạc thuật cả!. Tôi chỉ dám kết luận anh là một người có ?ogout?, có khiếu thẩm âm, thẩm mỹ mà thôi...
    Đến đây tôi xin chuyển đoạn, để nói tới phần chính yếu mang lại sự thành công của Trịnh Công Sơn.
    Nói về sự nghiệp âm nhạc, khi nói về nhạc tình, người ta có thể lý luận dài dòng về tình yêu của Trịnh Công Sơn. Ông viết tình ca cho người, có thể là cho người yêu, nhưng ông không ngưng ở điểm tới của tình yêu, mà đi tới, đi tiếp. Và bay mãi, một mình, như cánh vạc trong đêm. Thực ra, ông có trái tim quá lớn để có hạnh phúc. Trái tim đó đã nở thành cả trăm tình khúc cho đời, mà trong một bài viết, chúng ta chỉ có thể giới thiệu được một phần nhỏ, rất nhỏ, qua một số trích đoạn...
    Vào cuối thập niên 50, đầu thập niêạn 60, khi chúng ta còn sướt mướt với dòng nhạc lãng mạn gọi là tiền chiến, thì Trịnh Công Sơn đã gây kinh ngạc cho mọi người, với một số ca khúc thật lạ. Lạ từ nhan đề tới hình ảnh tân kỳ mang nét siêu thực trong lời ca. Ướt mi, Diễm xưa, Tuổi đá buồn, Lời buồn thánh, Ru ta ngậm ngùi... quả là mới lạ, khi ta đã quen nghe Kiếp hoa, Nỗi lòng, Khúc nhạc tương tư, hay Lá thư, Tan tác, Tạ từ... Rồi mưa bay trên tầng tháp cổ, mắt xanh xao, hồn xanh buốt... là hình tượng mới và màu sắc lạ, đã gây sự chú ý cho người nghe. Và nét nhạc chậm buồn như lời kinh thảm sầu khiến các tình khúc của ông liền chinh phục người nghe...
    Sang thập niên sau, Như cánh vạc bay và một loạt các tình khúc khác tiếp tục làm chúng ta say mê, với hình ảnh diễm ảo của tóc em từng sợi nhỏ, rớt xuống đời làm sóng lênh đênh... ta nghe từng giọt lệ, rớt xuống thành hồ nước long lanh... Trịnh Công Sơn viết nhạc tình với nét bút họa sĩ trong một bức tranh cổ, và ông khéo dùng kỹ thuật cổ họa, ông đảo ngược ngôi vị chủ khách để vẽ ra những thăng hoa hay tàn phá của tình yêu, khi chủ đích là hát cho người tình.
    Cũng trong lối viết tình ca, Trịnh Công Sơn có thể là đứa bé thơ âu nói về mối tình trăm tuổi, hoặc cụ già thực hư về hoan lạc cuộc đời trẻ dại. Bài Nguyệt ca đã diễn tả được nét vui tươi mơn mởn của tình yêu, đưa ta về quê hương thanh xuân, và toàn bài duy nhất có một chữ tình thì lại là... tình cờ.
    Nghệ thuật dùng chữ bóng bẩy, với những tĩnh từ nay mang nghĩa mới sắc mới đã tạo ra phong cách Trịnh Công Sơn. Người nghe cứ tưởng rằng mình được mời vào ngôi vườn cũ, thế rồi cảnh trí đổi thay, bao nhiêu hình tượng hay ý niệm của ước lệ cổ điển bỗng đảo tung và ngôi vườn xưa chợt mở ra khung trời lạ. Sự biến gây choáng váng đó là gì, nếu không do tình yêu? Đóa hoa vô thường, ca khúc công phu nhất và dài hơn 11 phút của ông với sáu chuyển đoạn thần diệu, có thể là điển hình cho nghệ thuật Trịnh Công Sơn khi ông viết về tình yêu như nỗi chết bất tận giữa cõi vĩnh hằng của kiếp sống.
    Lâu lắm sau 1975, Trịnh Công Sơn đã viết trở lại về những thể tài đích thực của riêng ông, như lời thiên thu gọi, như cánh diều bay mà hồn lạnh lẽo... Bản thân ông rong chơi trên mé bờ tuyệt vọng mà tình ca của ông vẫn nuột nà đằm thắm, và Trịnh Công Sơn vẫn có thính giả của ông, ở mọi lứa tuổi. Như Môi Hồng Đào 16 tuổi và Hoa vàng mấy độ đã nối lại dòng tình đứt đoạn của một đời quá thăng trầm, như Quỳnh hương nhí nhảnh đùa vui với nhân thế, và ở trọ đã làm tuổi thơ đời nay đi từ dân ca vào âu ca, an nhiên tựa hơi thở.
    Lời cuối ở đây, chúng ta phải dành cho chính tác giả. Năm năm trước, Trịnh Công Sơn đã viết: Tôi đã mỏi dần với lòng tin. Chỉ còn niềm tin sau cùng. Tin vào niềm tuyệt vọng. Có nghĩa tin vào chính mình. Tin vào cuộc đời vốn không thể khác. Người yêu nhạc ông cũng biết là cuộc đời vốn không thể khác, nên dù cho bão nổi sóng chìm, loài chim nhỏ hót chơi trên đầu ngọn lau vẫn để lại cho đời những tình khúc tuyệt vời. Điều đáng yêu nhất ở con người Trịnh Công Sơn chính là tình yêu người bao la bát ngát. Vì bát ngát như vậy, mà Trịnh Công Sơn không chối bỏ một tình cảm nào đưa đến cho mình, và ngược lại, không ràng buộc với một thứ tình nào hết, ngoài tình gia đình, và tình bạn, bởi lẽ đó là những thứ tình bền bỉ nhất.
    Khi tôi viết bài này cho chương trình ỏSuối Nguồn Tân Nhạc Việt Nam? của BBC, vào thời điểm tháng Tư năm 1997, Trịnh Công Sơn vẫn còn sống và khỏe mạnh bình thường. Ngày tôi đến ngôi nhà ở đường Duy Tân cây dài bóng mát, tôi cười cười nói đùa:? Quỳnh Giao nghe ở bên kia đồn là anh đã chết rồi, thế có bậy không??. Anh cười thú vị:?A, hôm nay là ngày mùng một tháng Tư tây đấy. Cá tháng Tư mà, Quỳnh Giao nhớ không??. Nói rồi, đem ngay tập sách nhạc ?oTrịnh Công Sơn, tuyển tập những bài ca không năm tháng? viết đề tặng tôi như sau: Bản dành tặng Quỳnh Giao, Sàigon tháng Tư, poisson d''Avril!
    Bốn năm sau, cũng đúng vào ngày poisson d''Avril, tôi lạnh người khi nghe tin anh đã ra đi vĩnh viễn.
    Khi máy bay của mẹ tôi và tôi đáp đến phi trường Tân Sơn Nhất lúc ba giờ sáng ngày mùng Ba tháng Tư, năm 2001, thì sau đó đúng ba tiếng đồng hồ, anh cũng được hơn sáu ngàn người đưa tiễn đến nơi an nghỉ cuối cùng tại Gò Dưa, Thủ Đức, chôn cạnh người anh yêu quý nhất đời, đó là mẹ của anh.
    Tôi trở về Huế để dời mộ phần của thân phụ tôi lên núi. Năm mươi năm qua, người nằm trong phần đất bên cạnh phủ Tuy Lý, nay đã là nhà riêng của tư nhân, thuộc vào sân vườn của họ. Đem người lên núi cùng với mộ của cô tôi (người không chồng không con, suốt đời sống cạnh cha tôi để săn sóc cho cha tôi và anh em chúng tôi), được gần mộ của ông bà nội, mẹ tôi và tôi thật là mát ruột.
    Tôi cứ tiếc mãi là về quá cận giờ, không thể tiễn Sơn lần cuối, dù mình đã có mặt một cách tình cờ vào thời điểm đó. Sau khi lo xong công việc dời mộ của cha về, tôi có đến nhà anh cùng với thi sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương, chị họ của tôi, để thắp nén hương tưởng niệm lên bàn thờ nghi ngút khói của anh. Khi ấy có một phái đoàn đang quay phim và phỏng vấn gia đình anh. Tôi được biết có cả nhạc sĩ Trần Văn khê đang ở lầu trên, nhưng chúng tôi không lên trên đó. Nhìn hình ảnh của anh, chữ viết của anh, nét vẽ của anh ngay nơi anh ở, tôi không muốn gặp ai khác ngoài sự tưởng nhớ và tiếc thương nặng trĩu của riêng mình
    Anh cho rất nhiều, và nhận cũng rất nhiều. Có lẽ từ trên cao nhìn xuống một cõi đi về của mình, hẳn anh đã ngạc nhiên thấy có quá nhiều người thương khóc anh. Họ yêu anh thật tình anh ạ. Họ là một đám đông già trẻ, lớn bé, gái trai đủ mọi thành phần. Anh là người có được một hạnh phúc đích thực: Hạnh phúc của một người gieo hạnh phúc...
    Quỳnh Giao
    Viết lại tháng Chín, 2001
  9. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn và Những con mắt trần gian ​
    Đông Dương

    Sau khi mục Shop văn nghệ Báo Thanh Niên số ngày 28.2 đăng tin Ai vẽ Bùi Giáng đẹp nhất? nói về ký họa chân dung cố thi sĩ họ Bùi của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhiều bạn đọc muốn biết thêm thông tin này. Thật thú vị khi biết thực ra Trịnh Công Sơn không chỉ vẽ Bùi Giáng mà còn rất nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng khác được khắc họa "điểm nhãn" qua mắt ông.
    Điều này nói lên tài năng hội họa có thực của Trịnh Công Sơn chứ không thể kết luận như từ trước đến nay rằng ông "viết nhạc bằng tay phải, vẽ bằng tay trái". Nếu "vẽ bằng tay trái" thì không thể vẽ nhiều và vẽ giống như thế về các gương mặt văn nghệ được. Vậy có bao nhiêu chân dung văn nghệ sĩ mà nhạc sĩ tài hoa này ký họa ?
    [​IMG][
    Nhà thơ Bùi Giáng
    "Chưa có con số chính thức!" - anh Hoành, một người thân của gia đình nhạc sĩ hiện đang bán cà phê tại hẻm 47 Phạm Ngọc Thạch, con đường đi vào ngôi nhà thân quen của người nhạc sĩ danh tiếng sinh thời vẫn ở, thổ lộ. Nhưng có thể tin rằng đã có rất nhiều chân dung, bè bạn văn nghệ sĩ đã được Trịnh Công Sơn vẽ tại ngôi nhà này. "Theo chỗ tôi biết, anh Sơn chỉ vẽ ký họa cho bạn bè thật thân quen. Những người đó đối với chúng tôi cũng như người trong gia đình".
    Anh Hoành cho biết thêm, rất nhiều chân dung thiếu nữ xinh đẹp được Trịnh ký họa như vợ của nhà văn, bác sĩ Dương Đình Hùng, hay Lệ Ánh, phải chăng đây là người con gái đã đi vào bài hát Diễm xưa? Ở bức ký họa này còn có thủ bút bài thơ khá dễ thương: "Tôi viết chữ A, Tôi vẽ chữ N, Tôi kẻ chữ H, Và đánh dấu sắc, Cho thành tên Ánh. Tôi mong mặt trời. Cho ngày có nắng. Tôi nhìn hàng cây. Tôi tô màu xanh. Cho nắng thật đẹp. Rồi tôi yêu nụ cười. Tiếng gọi thanh thanh. Và tôi nhớ đôi mắt xinh xinh. Tên là Lệ Ánh".
    [​IMG]
    Hoàng Phù Ngọc Tường
    [​IMG][
    Lệ Ánh
    Những dòng viết nhẹ nhàng, thi vị ấy cho thấy tâm thế khi vẽ ký họa của nhạc sĩ khá là thăng hoa, nhẹ nhõm, chỉ là những chấm phá "dấu chân địa đàng" khi hội ngộ "bạn bè ngồi quanh" hay "mỗi ngày tôi chọn một niềm vui"...
    Một trong những người sưu tầm được khá nhiều tranh sơn dầu, ký họa của Trịnh Công Sơn là nhà thơ Ngô Văn Tao. Ông cũng là người cung cấp cho chúng tôi bức ký họa của Trịnh vẽ Bùi Giáng trong số báo nhắc ở trên. Do một cơ duyên đặc biệt, ông Tao là người bạn tâm giao, chơi rất thân với nhạc sĩ và qua đó còn gần gũi với cả thi sĩ Bùi Giáng mặc dù ông Tao vốn là một giáo sư Toán học danh tiếng từng được mời giảng dạy ở các trường đại học ở Pháp, Mỹ... Hiện ông đang sống ở Canada. Cả ba ông từng viết, vẽ, xướng họa về nhau, cùng in chung thơ, thư họa, ký họa trong ba tập Vọng mỹ nhân (1999) Hán tự Hài cú (2001), Vào chung cục thơ (La commune poétique aventure 2004).

    "Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vốn có rất nhiều bạn bè thân tình và tôi chỉ là một trong số những người may mắn đó" - ông Tao rất khiêm tốn bộc bạch với chúng tôi như vậy. Tuy nhiên, những bức tranh sơn dầu và đặc biệt là ký họa của Trịnh Công Sơn do ông sưu tầm được bây giờ hẳn là vô giá. Không dám so sánh ông Tao với ông Lâm Toét (cà phê Lâm), một quái kiệt của Hà Nội từng bán cà phê đổi tranh để có trong tay một bộ sưu tập lớn gồm những kiệt tác của Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm... nhưng những ký họa của nhạc sĩ họ Trịnh mà ông Tao đang giữ hẳn là không ai có.
    [​IMG]
    Ngô Văn Tao
    [​IMG]
    Phạm Thiên Thư
    Xin giới thiệu với bạn đọc một số bức tiêu biểu rút từ bộ sưu tập ký họa này. Đó là góc nhìn chân dung Nguyễn Tuân rất Trịnh với chú thích cặn kẽ như một kỷ niệm khó quên "Anh Nguyễn Tuân nhức xương ở Bến Nghé tháng 4.1983)", một thoáng riêng thần thái với nhà thơ Phạm Thiên Thư mà Trịnh tinh tế bắt gặp. Hay chân dung râu tóc "quái sĩ" Bùi Giáng, hoặc thoáng trầm ngâm hiền triết của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Những ký họa mà lướt qua người xem có thể thấy không chỉ siêu đẳng về ngôn ngữ mà Trịnh còn rất tài năng về nghệ thuật tạo hình. Trong tương lai, chúng tôi tin rằng những người yêu nhạc Trịnh sẽ cùng nhau sưu tầm, tập hợp lại những ký họa "có một không hai" này của ông để xuất bản. Có thêm một bộ ký họa độc đáo về những chân dung như thế là hiểu thêm "con mắt trần gian" của Trịnh Công Sơn.
    Nguồn: www.suutap.com/trinhcongson
  10. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Một bài hát ít người biết tới của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn​
    Cho đến bây giờ có lẽ chưa mấy ai biết đến một bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như một nàng thơ còn ngủ yên bên ?obờ biển bao la? của quê hương. Đó là bài hát "Quê hương"* ông viết cho bộ phim "Bãi biển đời người" cách đây hơn 30 năm.
    Người yêu nhạc Trịnh ai cũng biết anh là tác giả của những tình khúc, khắc khoải, thầm lặng với những thân phận tình yêu ?ođể lại trong cõi thiên thai hình dáng nụ cười?. Nhưng tôi lại đến với anh trong nỗi băn khoăn của con người về cội nguồn của mình với những ước vọng luôn gắn bó máu thịt với cội rễ dân tộc mình trong bộ phim nghệ thuật. Khi đi tìm bản nhạc cho phim: ?oBãi biển đời người?, tôi đã tìm đến anh. Trong phim cũng có một ?ođời người?, một thân phận tình yêu trên một bãi biển, như là một không gian ước lệ về quê hương của Kiều Trinh - nhân vật nữ chính của tác phẩm.
    Chúng tôi hẹn gặp nhau ở một quán cà phê bên hồ Con Rùa ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Chiều hôm ấy trời mưa lâm râm, tôi và họa sĩ Đào Đức đang đứng lóng ngóng nhìn về các ngả đường để tìm hình dáng người nhạc sĩ ?obé nhỏ? nhưng lại mang một tâm hồn lớn trong những bài ca đầy tính nhân bản. Tôi tìm đến anh, còn vì lẽ âm nhạc của anh có sự đồng cảm bạn bè, anh thèm tình người hơn cõi vắng lặng, dám đi sâu vào nỗi đau nhân thế để làm vợi đi những nỗi đau. Những nỗi đau trong âm nhạc của anh đầy ắp tình yêu thương, mà sức nặng của nó là tính nhân văn cao cả.
    Đang tản mạn với những ý nghĩ mông lung tìm hiểu người bạn đường mà mình đang cần đến, cũng có chút bâng khuâng như ?omối tình đầu? của một tình yêu nghệ thuật của hai người nghệ sĩ còn xa lạ ở hai đầu đất nước thì tôi có linh cảm như có một ai đó đang nhìn mình ngay sát cạnh. ?oÔi! Anh Sơn!? - Thay cho lời chào trang nhã thì tôi bật lên hồn nhiên như người thân lâu ngày gặp lại.
    Trong quán cà phê nhỏ lúc này vắng hẳn, chỉ còn ba chúng tôi, và một cặp tình nhân ngồi nép nhau ở góc xa. Ngoài trời vẫn mưa rả rích. Buổi chiều buồn trên đường phố vắng như làm nền cho tiếng của tôi kể về một câu chuyện tình, trong đó có thân phận một tình yêu của Kiều Trinh, và số phận một đất nước sau chiến tranh có những người bỏ quê hương ra đi. Qua câu chuyện, một vấn đề được đặt ra cho cả anh và tôi là đi tìm những bí ẩn trong tâm hồn con người Việt Nam, điều gì đó có thể gây xúc động sâu sắc đối với con người để níu giữ họ không rời bỏ Tổ quốc mình.
    Tôi biết trong âm nhạc của anh bên những bản tình khúc còn mang một nỗi buồn ?okhông quê hương?, từng ?ophiêu lãng quên mình lãng du? bên chính đôi bờ sông Hương quê anh, đơn côi trên chiếc ghế bố, nằm co trên sàn ximăng giá lạnh trong căn nhà hoang sau Đại học Văn khoa Huế trong những ngày trốn lính; phiêu bạt trên những con đường đất đỏ cao nguyên? rồi trôi dạt về thành phố. Những ngày lưu lạc lang thang trên các nẻo đường đời ấy có lúc người nhạc sĩ tha phương phải dựa vào ?otrái tim cho ta nơi về nương náu?. Tôi muốn tìm nỗi đau nhân vật của tôi trong sự đồng cảm, cho đến lúc anh Sơn bật đèn lên những cảm nghĩ của mình bằng lời: ?oChỉ có quê hương mới có thể níu giữ con người Việt Nam không ra đi mà thôi??.
    Hơn một tháng sau tôi được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho nghe môtíp nhạc của bộ phim, và bài hát ?oQuê hương? là một phần của hồn nhạc:
    Quê hương trẻ mãi những tâm hồn thiêng liêng
    Em đi qua đó không bao giờ buồn phiền
    Xanh xanh cây lá biển hát chiều mưa.
    Quê hương nằm thức bên bờ biển bao la
    Sau cơn chinh chiến núi non vẫn mượt mà
    Bay đi trong mưa nắng những câu chuyện thần tiên.

    Lời ca như một bài thơ. Phần đầu của bài hát nhạc sĩ đã khái quát được toàn cảnh đất nước sau chiến tranh, và tình yêu quê hương dạt dào như ?obiển hát chiều mưa?. Sự thay đổi của đất nước, con người đã trở thành tiếng thơ trong anh, và cô đúc lại thành tiếng nói tâm hồn của người nhạc sĩ. Anh đã đi từ thơ đến nhạc:
    Từ ngàn xưa lúa reo trên đồng,
    Người ta sống hát trong nhân gian,
    Tình nhẹ như cánh chim cò trắng,
    Chờ chiều vang đi những bao ngàn năm,

    Tìm về trăng cuối nguồn, trái tim bốn mùa vẫn dịu dàng ngân.
    Khi bài hát vang lên trong gian phòng nhỏ ấm cúng cả anh thì tâm hồn người nghe không còn bị giam hãm trong bốn bức tường, mà không gian như được mở rộng, thời gian như được kéo dài đến vô tận ?otừ ngàn xưa?.
    Điều đáng nói ở đây, từ một nhạc sĩ với những bản tình khúc buồn, những hình ảnh cô gái đi qua đời, và cuộc đời như một đóa hoa vô thường, thì trong bài ca ?oQuê hương? ta như phát hiện ra một Trịnh Công Sơn vẫn còn ẩn giấu một niềm lạc quan rộng lớn đối với cuộc sống và con người, vẫn thấy cuộc đời thay lá, thay hoa và có một cái nhìn vượt thời gian với những ước mơ của người nghệ sĩ. Vì hình tượng của thi ca bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc sống, từ tình yêu và hy vọng, và muốn truyền đạt một ý tưởng nhân văn nào đó của tác giả đến với người cảm thụ. Đấy là sức mạnh của âm nhạc trong bộ phim để níu giữ những người con không xa rời Tổ quốc của mình. Đây cũng là chủ đề của tác phẩm ?oBãi biển đời người?.
    Khi dàn dựng và tạo hình, để cho hình ảnh và âm nhạc thống nhất thành một hình tượng nghệ thuật, đoàn làm phim gồm cả trăm người cùng với máy móc, xe cộ, phương tiện, lều bạt cồng kềnh ?ohành quân? đến Đại Lãnh - bãi biển đẹp nhất của Khánh Hòa từ hôm trước, dựng lều trại dưới những hàng dương thơ mộng như tranh đồng quê của danh họa Nga Lêvitan. Đêm ấy cả đoàn phim không mấy người ngủ yên vì ba giờ sáng đã phải dậy chuẩn bị hiện trường để sớm tinh mơ đón cảnh mặt trời mọc trong buổi rạng đông của một đất nước bao năm chìm trong khói lửa chiến tranh, giờ đây đang mở ra một ngày mới. Và con người Việt Nam lại được tự do cất tiếng hát đã ?ovang đi bao ngàn năm? của dân tộc mình.
    Bao nhiêu mưa gió bay trong lòng quê hương,
    Mang qua thôn xóm những câu chuyện bình thường,
    Cho em yêu mãi nhé tâm hồn cỏ non?

    Thời gian đã trôi qua hơn ba mươi năm như một khoảng trống đối với một tác phẩm còn ?ongủ yên trong rừng?. Làm thế nào để đưa nó đến với cộng đồng? Đấy là nỗi bức xúc của người đã từng hợp tác với anh.
    Đối với tài năng lớn như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì một nốt nhạc của anh cũng trở thành tài sản, huống chi đây là một tác phẩm có giá trị. Tôi xin trả lại vị trí xứng đáng của nó cho đời sống âm nhạc. Và để tác phẩm trở về với mái nhà ấm cúng của gia đình họ Trịnh, tôi có vài mong muốn - nếu được một nhà hảo tâm, một người hay một tổ chức nào yêu mến âm nhạc Trịnh Công Sơn - hãy tài trợ một đêm diễn giới thiệu một cách trân trọng bài hát ?oQuê hương? của anh. Điều may mắn là người đồng tác giả với anh Sơn là nhạc sĩ Thanh Tùng. Tôi rất vui sướng khi thấy nhạc sĩ Thanh Tùng là người đứng ra tổ chức và chỉ huy đêm diễn.
    Hải Ninh
    Nguồn: www.cand.com
    * tác giả Hải Ninh đã tự ý sửa tựa đề bài hát và cả lời của bài hát Về Trong Suối Nguồn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thành bài Quê hương.
    Dưới đây là lời đúng của bài hát:
    Về Trong Suối Nguồn
    Quê hương trẻ mãi như tâm hồn thiên nhiên,
    Em đi qua đó không bao giờ muộn phiền.
    Xanh xanh cây lá biển hát chiều mưa.
    Quê hương nằm thức bên bờ biển bao la,
    Sau cơn chinh chiến núi non vẫn mượt mà,
    Bay đi trong mưa nắng những câu chuyện thần tiên.
    ĐK: Từ nghìn xưa lúa reo trên đồng,
    Lời ca dao hát trong nhân gian,
    Tình nhẹ như cánh chim cò trắng,
    Chở chiều vàng đi đã bao nghìn năm.
    Tìm về trong suối nguồn,
    Trái tim bốn mùa vẫn dịu dàng ngân.
    Bao nhiêu mùa gió bay trong lòng quê hương,
    Mang qua thôn xóm những câu chuyện ngày thường,
    Cho em yêu mãi nhé... những tâm hồn cỏ non.
    nguồn: CD Vì Tôi Cần Thấy Em Yêu Đời do ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh trình bày

Chia sẻ trang này