1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khucmuathu

    khucmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Khánh Ly nhớ Trịnh Công Sơn: Dường như vắng ai...
    09:50'' 31/03/2006 (GMT+7) (VietNamNet)
    Chắc chắn ngoài trời phải lạnh lắm bởi nhìn qua cửa sổ, tôi chỉ thấy một màu tuyết trắng xóa che phủ kín những mái nhà. Long lanh. Long lanh dưới ánh đèn đường vàng vọt. Chưa khuya lắm đâu. Chiều vừa tắt nắng không lâu nhưng ngay cả tiếng xe cũng thỉnh thoảng mới nghe. Tiếng chân bước đều trên hè phố dường như không có. Tuyết trắng từng sợi như tơ đổ xuống muôn loài từ trời cao ngay giữa tháng Ba.
    Trong căn lầu hai của anh chị Thích Tâm, tôi không thể đếm được là bao nhiêu người thậm chí lại chẳng biết ai là ai. Anh đi quanh từng người cười nói dịu dàng nhỏ nhẹ, thăm hỏi đôi câu, tay vẫn không rời ly rượu. Hạnh phúc ngời trên khuôn mặt hơi gầy. Anh luôn luôn tỏ lộ niềm vui sướng hân hoan với những người bạn Anh thương và thương Anh. Một nỗi mừng vui thật thà rất trẻ con. Nhìn Anh đi quanh phòng nói chuyện với từng người, tôi chợt nhớ đến câu thơ - sorry không nhớ tên tác giả nhất là lại là một câu thơ làm cho người đẹp - Em đi như vẽ trên đường nắng / Em nói như như đàn trong miệng ai.
    Anh bao giờ cũng nhỏ nhẹ dịu dàng, chậm rãi từ tốn - từ những ngày quen biết đầu tiên, tôi đã thấy như thế - đó là bản chất của Anh - cái này không thể học được mà cũng không ai dạy ai được. Ông Giời cho thì được. Anh nói nhỏ, không nhỏ lắm nhưng đủ để người cần nghe, nghe rõ. Anh đi không bao giờ đi nhanh nhưng cũng chưa làm ai phải chờ. Anh ăn chậm rãi, nhai nhỏ nhẹ, không ai nghe tiếng. Anh nhai, không nghe tiếng đũa chấm bát, kể cả khi ăn xong cũng không ai nghe tiếng bát ăn để xuống đĩa. Mỗi ngày Anh chỉ ăn chừng nửa chén cơm nhỏ cho cả hai bữa. Mọi người tiếp tục ăn, anh nhấc ly rượu uống một ngụm nhỏ, tay phải đặt xuống, tay trái cầm miếng napkin đưa lên chậm nhẹ lên miệng. Bát đũa của Anh khác mọi người, loại gốm Bát Tràng màu xanh trứng sáo trên lạt dưới đậm màu hơn.
    Căn lầu rất dài và rộng, chỉ có một cây dương cầm và hai cái sopha nhỏ. Bàn ăn được nối dài thêm, dài nữa mà vẫn không đủ chỗ cho mọi người. Chị Tâm luôn tươi cười quay trái, quay phải giữa đám nồi cháo bốc khói. Anh Thích luôn ngó chừng bàn ăn xem có thiếu gì. Chị Thúy, Ngân, Diệu, Trinh và tôi thuộc loại thợ vịn sẵng sàng chờ sai bảo bưng đồ ăn hoặc lấy thêm cái này, cái khác. Xong xuôi tất cả, chị Tâm hoặc chị Thúy lên tiếng...Mời Anh Sơn thời cơm...Anh Thích tiếp theo.
    Thôi mời cả nhà ăn kẻo đói. Anh đến ngồi vào ghế đầu bàn và chỉ chiếc bên trái cạnh Anh...Mai ngồi đây. Mọi người cùng ngồi. Anh ăn miếng đầu tiên vài hột cơm hoặc một cọng rau rồi để chén cơm xuống, lấy khăn giấy chậm miệng, nhấc ly lên...một tẹo. Anh không ăn liền sau đó, có khi anh nhắc tới một người bạn vừa gọi điện thăm Anh, có khi Anh nhắc người này, người kia ăn...rồi sau đó Anh mới lại cầm bát cơm, cũng chỉ dùng đũa để đưa mấy hạt cơm vào miệng, thêm một miếng cá kho đặc biệt kiểu Huế. Miếng cá cũng chỉ bằng cái đầu đũa. Cơm vài hột, thức ăn như làm cảnh trước mặt anh, do đó, rất ít ai thấy anh nhai. Sau miếng thứ hai anh lại đặt bát xuống, lặp lại từng ấy cử động của lần thứ nhất. Cái chén vốn nhỏ, cơm chừng một muỗng canh. Anh ăn xong chén cơm của Anh bằng người khác an 4 chén.
    Có khi đang ăn, nghe ai đó nói một điều gì vui, Anh đưa khăn lên che miệng cười sảng khoái. Ăn ít, nói ít nhưng anh nghe nhiều. Ngồi ăn cạnh Anh, tôi cứng người như ông phỗng đá, nhưng không bỏ qua một cử chỉ nào của Anh. Thấy ly rượu Anh hơi đậm, tôi rất tự nhiên sớt bớt qua ly của tôi. Anh biết hết đó nhưng lâu lâu lại làm bộ...răng mà rượu của Moi lạt rứa...ấy là tại tôi thêm soda cho lạt bớt thôi. Anh lại rót thêm rượu tôi lại rình Anh để sớt bớt rượu, thêm soda, và như vậy Anh uống bao nhiêu tôi uống bấy nhiêu. Thường thì khi Anh ăn xong, mọi người cũng xong, nhưng Anh ăn quá ít mà chúng tôi anh nào cũng mạnh nói mạnh ăn. Có một hôm tôi nghe Anh nói với một người nào đó, tôi đã quên tên...Răng mà ăn nhiều rứa...tội nghiệp người đó, thật ra mới có chén thứ 2. Thành ra cứ khuya, chờ lúc không có Anh tôi mò xuống bếp kiếm đồ ăn, có hôm gặp anh Thích, chị Tâm, hai ông bà cười nhưng tôi không xấu hổ, vì tôi biết, nói gì thì nói nhà Anh rất thương tôi.
    Được Anh tập hát cho ngay từ lúc bắt đầu, nhưng lúc nào tôi cũng sợ. Tôi sợ vì tôi dốt, tôi sợ bị Anh biết mình dốt. Được cái, Chúa Mẹ thương bài nào của Anh dù khó mấy, dù bao nhêu thăng, bao nhiêu giảm, tôi cũng không ngán - bởi dốt nhìn bài hát cũng như xẩm sờ voi - chỉ 5-10 phút coi như học trò đã làm bài xong. Có nhiều nốt, tôi hát sai nhưng Anh không sửa, không nói gì, nên tôi cứ cho là mình đúng. Tới chừng nhạc in ra thì có người bảo tôi hát sai nhạc của Anh. Thì đúng là tôi hát sai, nhưng có thể lúc đó, dẫu biết tôi sai, nhưng Anh vẫn cảm thấy lọt tai, cũng được, hoặc Anh thấy tôi say mê với cái sai của mình, Anh không nỡ nói. Với tôi, tác giả không la rầy thì tôi cứ hát dù sau này học nhạc, biết là mình sai nhưng nhạc của Anh đã trở thành máu thịt của tôi rồi. Anh đã chấp nhận. Khán thính giả đã chấp nhận. Một cái dốt có thể tha thứ được.
    Nhớ năm 1972, 1973 Anh dạy tôi 2 bài "Chưa mất niềm tin" và "Một cõi đi về". Tôi vừa thâu thanh bài "Chưa mất niềm tin" thì anh lại tìm ra bài "Phôi Pha". Tình khúc này phê quá mà anh nỡ bỏ quên nó trong đống bản thảo 20 năm. Đang phôi pha thì bỗng một hôm lạc ra biển và chỉ đi lố có một tẹo mà thành thiên thu. Năm 1976 tôi làm cuốn cassesset thứ 3 có bài "Một cõi đi về" nhưng do chưa tập kỹ, không có bài, chỉ hát theo trí nhớ nên sai nhiều lắm. Anh có nghe nhưng không la rầy, chỉ nói tôi hát lại và trước khi thâu, tôi còn gọi điện thoại về cho Anh để được Anh cắt nghĩa rõ hơn về bài hát.
    Khi tôi về Anh đứng lại ở lề đường trông theo...Anh không ưa cảnh tiễn đưa...Tôi hiểu như khi anh nói với Đoan... lúc trước Moi không biết gì về Đoan chỉ nghe người ta nói, Moi rất thương Mai, Mai khổ nhiều rồi Moi không muốn Mai phải khổ thêm. Bây giờ thì Moi yên tâm vì biết chắc chỉ có Đoan mới làm được nhiều việc tốt cho Mai.
    Ai đó đã nói rằng hận thù là món ăn nguội, càng để lâu càng ngon, cho phép tôi được đổi lại....sự yêu thương lòng trân trọng thương tiếc là món ăn càng để nguội càng quý...Có đêm trời mưa, tôi nói với Ti...Tối nay cho Măng ngủ một mình và tôi khóc trong tiếng mưa rơi giữa đêm khuya lạnh lẽo. Anh à, bây giờ cũng là ngày cuối tháng Ba, Em nhớ tiếc những ngày có Anh nhưng....lòng tôi có khi chợt như vắng ai. Nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà...Anh có chờ đợi ai không hay mọi người chỉ nghĩ rằng Anh đang chờ đợi mà thật ra Anh đang ngồi thảnh thơi, dõi mắt trông theo những hạt bụi nhỏ bé đang bay theo cơn gió cuốn với ước mơ hạt bụi nhỏ bé kia không vương vào mắt ai ....
    Khánh Ly - 2006

    http://vietnamnet.vn/vanhoa/tintuc/2006/03/555556/
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    ?oBiết bao điều vẫn trôi qua...?​
    Bùi Văn Phú
    (Tháng Tư nhớ Trịnh Công Sơn)


    Khi Sài Gòn thay tên đổi chủ, tôi đang ở trên một con tàu không máy, lênh đênh giữa biển Đông vô định. Từ một chiếc ra-đi-ô nhỏ phát đi lệnh đầu hàng, cùng giọng hát và những lời ca quen thuộc:
    Rừng núi giang tay nối lại biển xa
    Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
    Mặt đất bao la anh em ta về
    Gặp nhau mừng như bão cát
    Quay cuồng Trời rộng bàn tay ta nắm
    Nối tròn một vòng tử sinh

    Tôi đã khóc vì xa lìa gia đình, khóc vì đất nước hòa bình mà sao mình lại ra đi, khóc vì nhớ bạn bè một thời cùng chung chí hướng mà không biết bây giờ mỗi đứa ở đâu, ra sao.
    *
    Nhạc Trịnh Công Sơn đã đến với tôi qua thầy Thuận, dạy môn Văn ở cấp 2. Thày Thuận rất trẻ, một bên má bị cháy do bởi bom đạn chiến tranh khiến làn da nhăn lại và tím. Thầy rất văn nghệ, là ông thầy duy nhất đã đem đàn ghi-ta vào lớp hát cho học trò nghe:
    Ghế đá công viên, dời ra đường phố
    Người già co ro, chiều thiu thiu ngủ
    Từng cuộn dây gai che kín môi cười
    Đạn về đêm đêm đốt cháy tương lai

    Lần đầu tiên tôi nghe ca từ của nhạc Trịnh không với giọng hát Khánh Ly, mà của thầy Thuận. Trong lớp có giờ sinh hoạt hiệu đoàn mỗi tuần và nhờ máu văn nghệ của thầy nên trong đám học trò chúng tôi có nhiều giọng ca học sinh. Trần Bá Nam hay hát ?oCánh hoa thời loạn? và ?oNhững đóm mắt hỏa châu?, Nguyễn Đức Tuyển với ?oLòng mẹ?. Nguyễn Đức Bảo thích ôm đàn ghi-ta và ngân nga ?oDiễm xưa?:
    Chiều nay còn mưa sao em không lại
    Nhỡ mai trong cơn đau vùi
    Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau
    Bước chân em xin về mau

    Chúng tôi còn được thầy Thuận kể cho nghe về vụ nổ súng trong một buổi diễn văn nghệ tại Đại học Văn khoa. Đêm đó có một sinh viên đăng đàn chống chính phủ, chống Mĩ, bị một sinh viên khác nhảy ra giựt lại mi-crô. Liền có tiếng súng nổ. Nam sinh viên vừa giành lại mi-crô đã bị bắn gục. Cô gái vừa tuyên truyền trên sân khấu bước ra khỏi hội trường, có mấy người rượt theo nhưng đều bị quật té. Trịnh Công Sơn và Khánh Ly ngồi ở hàng ghế đầu nhưng may mắn không bị trúng đạn.
    Tôi thích học giờ Văn của thày Thuận, thích giọng đọc thơ trầm bổng của thầy, thích được nghe thầy hát nhạc Trịnh.
    *
    Khi chiến tranh ùa vào thành phố, tôi mới ở tuổi hơn mười. Sáng sớm mồng Hai Tết, ngoài đường nhiều người tụ họp bên những bàn bầu cua tôm cá để vui xuân lấy hên đầu năm. Khoảng 8 giờ, một người lính hải quân tay bị thương dính đầy máu từ trung tâm thành phố chạy về báo động thủ đô đang bị tấn công. Khi đó mọi người mới nhận ra trong tiếng pháo nổ là những tràng đạn AK-47, nghe giòn và thanh hơn. Thế là sinh hoạt và không khí Tết tan biến. Tết Mậu Thân là cái Tết ngắn ngủi nhất trong đời tôi.
    Tháng 5 năm đó chiến tranh đến gần hơn. Một buổi chiều, tôi thấy phóng pháo cơ sà xuống, nhả bom từ hai bên cánh. Rồi những tiếng nổ ầm vang, rung nhà và mảnh bom rớt ngay trước ngõ. Tôi nghịch ngợm vồ lấy nó. Mảnh bom còn chứa sức nóng khủng khiếp khiến tôi phải vất xuống ngay.
    Trận chiến ở Nghĩa địa Tây, Ngã tư Bẩy Hiền làm đại tá không quân Lưu Kim Cương tử trận. Tôi nghe người lớn kể rằng khi ông đem quân ra giải vây vòng đai phi trường, xe jeep của ông trúng đạn B-40. Sau có lời nhạc bất tử:
    Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng du
    Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
    Đất ôm anh đưa về cội nguồn
    Rồi từ đó trong trời rộng đã vắng anh
    Như cánh chim bỏ rừng, như trái tim bỏ tình
    Bạn bè còn đó anh biết không anh
    Người tình còn đây anh nhớ không anh

    đã trở thành bài ai điếu mà tôi và nhiều người Việt thường ngân nga khi có thân nhân, bạn bè, láng giềng chết trong cuộc chiến.
    Đầu thập niên 1970, những băng nhựa ?oHát cho quê hương Việt Nam? ra đời. Khắp xóm ngõ quê hương miền Nam, từ thành thị đến thôn quê, từ quán cà phê đến những cánh đồng vang lên nhạc Trịnh với giọng hát Khánh Ly:
    Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu
    Một trăm năm đô hộ giặc Tây
    Hai mươi năm nội chiến từng ngày
    Gia tài của mẹ để lại cho con
    (một bọn lai căng, một lũ bội tình)
    Gia tài của mẹ một nước Việt buồn

    Dòng lịch sử dân tộc. Một lời tiên tri.
    *
    Biến cố tháng Tư năm 1975 đưa nhạc Trịnh ra khỏi không gian Việt Nam, theo đoàn người Việt bỏ quê đi khắp bốn phương trời. Nhạc Trịnh đã vang lên ở những con phố Paris thơ mộng, ở Little Saigon miền California nắng ấm.
    Tôi gặp lại nhạc Trịnh qua ?oBiết đâu nguồn cội? với tiếng hát Khánh Ly trong đêm văn nghệ sinh viên Bắc California.
    Tôi ru tôi giữa đời ơi a biết đâu nguồn cội
    Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài

    Lòng tôi xôn xao khi được nghe ?oEm còn nhớ hay em đã quên? gửi ra từ trong nước qua bút danh mới Hồng Ngọc:
    Em còn nhớ hay em đã quên
    Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng
    Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
    Nhớ đèn đường từng đêm thao thức
    Sáng cho em vòm lá me xanh

    Tôi mơ màng nghe ?oBiển nhớ? vang vang giữa đảo tị nạn vào những sáng có tàu đến đưa người đi định cư. Ở đó có những giọt nước mắt ngắn dài của thuyền nhân đã từng đi chung một chuyến tàu, của những cặp tình nhân cùng nhau sinh tử mà giờ lại phải chia tay buông theo dòng đời.
    Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về
    Gọi hồn liễu rũ lê thê, gọi bờ cát trắng đê mê

    Sầu dâng. Xa cách.
    Ở Hồng Kông tôi gặp lại nhạc Trịnh qua một băng cát-sét với một giọng ca mới: Thanh Hải.
    Chiều trên quê hương tôi
    Có biết bao điều vẫn trôi qua
    Nét quê hương nghìn năm vẫn là

    Khi xem phim Karma của đạo diễn Nguyễn Quang Minh chiếu trong Đại hội điện ảnh Á châu lần thứ 11, lần đầu tiên tôi nghe ?oĐời gọi em đã bao lần.?
    *
    Sau hai mươi năm xa quê, tôi trở về nơi mình đã sống tuổi niên thiếu với một ký ức còn đầy ắp những kỉ niệm. Gặp bạn bè cũ gợi lại những ngày miệt mài đèn sách cùng rong chơi hàng quán, hoạt động sinh viên. Nhưng khi nhắc lại nhạc xưa chẳng còn mấy ai thuộc. Cuộc đời đã quá khắt khe trong những năm tháng sau ngày quê hương thống nhất. Những cấm đoán, càn quét văn hoá miền Nam và cuộc sống với nhiều khó khăn, bất trắc đã làm các bạn quên đi những bài hát nhiều kỉ niệm mà đã một thời ôm đàn hát ca với nhau nơi khuôn viên đại học hay ở những quán cà phê.
    Trong một chuyến đi phố Sài Gòn, hỏi người tài xế tắc-xi thì được biết Trịnh Công Sơn nay đã sinh hoạt trở lại. Vào một quán kem trên phố Lê Lợi, mua vài tờ báo đọc thấy có bài viết về Trịnh Công Sơn và về Huế:
    ?oSau bao nhiêu năm lận đận, Sơn muốn có cái chòi ở Huế để về sống với quê hương, với bạn bè và sáng tác. Ngoài đợt công diễn hai đêm khá đồ sộ vào cuối tháng bảy vừa qua, anh mong sẽ có một ngày cùng với Khánh Ly trở về thánh địa của mình, nơi có ?oNắng thủy tinh?, có ?oDiễm xưa?, có ?oHạ trắng? và ?oBiển nhớ?? để hát? (?oHuế và Sơn?, Tuổi Trẻ ngày 13.8.1995).
    Ở quê nhà năm đó tôi mua băng hình ca nhạc ?oRu tình? do Hãng phim Trẻ sản xuất. Nếu nghe nhạc Trịnh cho tôi nhiều ấn tượng về quê hương, thì ?oRu tình? với cách diễn xuất của Trịnh Vĩnh Trinh đã chuyên chở nhiều hình ảnh đẹp của quê hương mà tôi hằng ấp ủ. Đây là một tuyệt phẩm văn nghệ về khía cạnh ngoại cảnh và diễn xuất. Những khu phố cổ Hà Nội, những vòng xe đạp, những bãi biển, cồn cát, núi đá vôi, những dòng sông, những bộ áo dài, áo tứ thân, áo miền sơn cước và âm điệu dân tộc đã được Trịnh Vĩnh Trinh thể hiện tuyệt vời. Nhưng không hiểu vì sao trong đó thiếu nét đẹp của Cố đô, dù trong băng Trịnh Công Sơn nhắc rất nhiều đến Huế.
    *
    Sau gần một tháng sống với quê hương, thỏa giấc mộng thời thanh niên là được đi thăm ba miền, tôi rời quê hương qua ngả Nội Bài. Khi phi cơ cất cánh, tôi khe khẽ cất giọng ca từ mới thuộc trong thời gian ở quê nhà:
    Hai mươi năm em trở lại rồi
    Trả lại một đời xa vắng vòng tay
    Hai mươi năm vơi cạn lại đầy
    Trả nợ một thời môi vắng vòng môi

    Bà xã bồng con nghe tôi hát lại nói một câu, cái câu mà nàng vẫn thường hỏi khi thấy tôi ôm đàn ghi-ta và ngân nga nhạc Trịnh: ?oLại nhớ bồ cũ chứ gì.? Và lời đáp của tôi thì rất bình thường như đã bao nhiêu lần tôi trả lời nàng: ?oBồ thì không nhớ mà nhớ quê hương.?
    Qua cửa sổ phi cơ, quê hương xa dần phía dưới. Dòng sông Hồng nước lờ đờ uốn quanh những cánh đồng lúa xanh rì. Kỉ niệm với quê hương còn thơm như những trang giấy mới hiện về. Thủ đô Sài Gòn cũ giờ tấp nập người, xe. Sông Bé có bưởi ngọt lịm. Phan Thiết có trái thanh long, có mùi nước mắm, có những bãi tàu một thời đưa người vượt biển. Đến Nha Trang tắm biển, ghé Ninh Hòa ăn nem rán. Thủ đô Hà Nội với những di tích cổ xưa: Văn Miếu, Hồ Gươm, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Quảng trường Ba Đình ***g lộng gió. Kỉ niệm quê hương giờ là con đường đổ đá gập ghềnh dẫn vào thôn Chiền, Nam Định, nơi có mồ mả tổ tiên, nơi cha ông vẫn sống trong những căn nhà nền đất đã phủ rong rêu từ cả thế kỉ qua.
    Quê hương đó. Vừa xa mà đã lại nhớ rồi.
    Em ra đi nơi này vẫn thế
    Vẫn có em trong tim của mẹ

    Có phải Trịnh Công Sơn vẫn là người chuyên chở giùm tôi tình yêu quê hương rộn ràng.
    *
    Tin Trịnh Công Sơn mất tôi nhận qua email từ một người bạn gốc Hà Nội cũng rất mê nhạc Trịnh: ?oMột tin buồn cho những ai yêu nhạc. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã về với cát bụi. Chúng ta hãy dành một phút để cám ơn người nhạc sĩ tài danh đã đem đến cho đời những dòng nhạc để con người thương yêu nhau hơn?.
    Giấc mơ đi thăm Huế, Sài Gòn, Hà Nội của tôi đã thành hiện thực. Nhưng Trịnh Công Sơn, một đời cống hiến cho quê hương lại có những giấc mơ chưa tròn, đó là cùng hát bên cạnh Khánh Ly ở Huế.
    Nguồn: talawas.org
  3. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn - Tiếng hát con dã tràng - Phần 1​
    Ban Mai
    Những hẹn hò từ nay khép lại
    Thân nhẹ nhàng như mây?
    Đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời
    Như một lời chia tay

    (?oNhư một lời chia tay? ?" Trịnh Công Sơn)
    1. Dã tràng xe cát
    Trịnh Công Sơn sinh ngày 28-2-1939 tại Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong một gia đình gốc Huế. Hai năm trước đó, bố mẹ ông lên đây lập nghiệp. Năm sau, sinh con trai đầu lòng, không nuôi được. Năm tiếp theo, Trịnh Công Sơn chào đời, xem như con trưởng. Ông là anh cả của 8 người em trai và gái, người thừa kế quan trọng trong một gia đình trung lưu. Cha ông là một doanh nhân yêu nước và tham gia chống Pháp. Mẹ ông là một người đàn bà nhân hậu, đảm đang và có cảm nhận nghệ thuật rất tinh tế.
    Năm 1943, khi ông lên bốn, gia đình về lại Huế, ở tại vùng Bến Ngự, một vùng đất xanh tươi, bên dòng sông An Cựu, nơi có nhiều chùa chiền, lăng tẩm. Tiếng chuông chùa và lời cầu kinh thấm vào hồn ông từ tuổi thơ. Điều đó giúp chúng ta hiểu vì sao những ca từ của ông về sau mang đậm dấu ấn Thiền, Phật và giàu chất Huế.
    Khi ông được 8 tuổi, gia đình ông có cửa hàng buôn bán xe đạp và xe máy tại Sài Gòn. Ông thường xuyên vào ra Sài Gòn ?" Huế. Lên trung học, Trịnh Công Sơn học ở Huế là trường Lycée Français, rồi đổi sang trường Providence, và tốt nghiệp tú tài ban Triết tại trường Chasseloup-Laubat, Sài Gòn. Điều đó chứng tỏ ông là một trong những trí thức thấm nhuần nền văn minh Pháp ngay từ khi còn rất trẻ, phần nào lý giải ảnh hưởng nền triết học phương Tây hiện đại, như Albert Camus, J. P. Sartre?, lên cuộc sống tâm thức ông. Người có công rất lớn trong việc đem triết học phương Tây hiện đại vào Việt Nam, gây nhiều ấn tượng và ảnh hưởng đối với thanh niên miền Nam Việt Nam những năm 50 là Gs. Nguyễn Văn Trung du học từ Bỉ về [1; 16-19].
    Năm 1955, khi ông 15 tuổi, cha ông bị tai nạn giao thông qua đời. Cái chết đột ngột thảm khốc của người cha là cú sốc đầu đời, ám ảnh ông thường trực. Từ đấy, ông luôn suy nghĩ về sự sống và cái chết.
    Hẳn người ta rất ngạc nhiên khi xem ảnh thời thơ ấu của ông. Chàng trai vui vẻ và khỏe mạnh giành nhiều giải thưởng khi thi đấu thể thao (chạy, cử tạ, judo) này là ai vậy? Điều gì sau đó đã đưa ông trở thành một nhà thơ ?" nhạc sĩ buồn bã và ốm yếu?
    Năm 1957, Trịnh Công Sơn 18 tuổi. Một tai nạn bất ngờ đã thay đổi tất cả cuộc đời ông. Lúc ấy ông đang học trung học, vào một ngày khi đang tập judo với người em trai, ông bị thương nặng ở ngực, suýt chết và phải nằm liệt giường gần hai năm tại Huế. Không ngờ thời gian nằm dưỡng bệnh này ông có nhiều thì giờ rảnh rỗi, suy nghĩ về kiếp người, cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên. Để khuây khỏa nỗi buồn ông đọc ngấu nghiến Apollinaire, Marcel Pagnol, Jacques Prévert, Rabindranath Tagore, Marcel Proust, Nietzsche, Nikos Kazantzakis, Albert Camus, Jean Paul Satre? ông đặc biệt yêu thích những tác phẩm của Albert Camus, Truyện Kiều của Nguyễn Du và triết lý Phật giáo. Ông không chỉ tiếp cận với văn học, thi ca mà còn mày mò, tìm hiểu dân ca Việt Nam, âm nhạc của người da đen: blues, gospel v.v. [2]. Trịnh Công Sơn quyết định chơi đàn guitare và bắt đầu sáng tác. Những ca khúc đầu tiên mang tên ?oSương đêm? và ?oChơi vơi? đều chưa ấn hành [1; 18].
    Ông từng thổ lộ: ?oKhi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác ?" âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy?[2].
    Tai nạn trên là một cái rủi cho ông về thể xác nhưng là một cái may cho nền âm nhạc Việt Nam. Nếu như không có khúc quanh bất ngờ này, có lẽ ông đã tiếp tục chơi thể thao, đi học tiếp và không chừng đã trở thành một ông bác sĩ, hay kỹ sư nào đó? và chúng ta sẽ không bao giờ có được một nhạc sĩ tài hoa như ngày nay.
    Ca khúc được ấn bản đầu tiên của Trịnh Công Sơn là bài ?oƯớt mi?, sáng tác vào năm 1958 và công bố năm 1959, nói về giọt nước mắt thuần khiết của một người con gái. Đó là một cô ca sĩ mới 16 tuổi, xuất hiện về đêm ở phòng trà Văn Cảnh ?" Sài Gòn, đi hát để nuôi mẹ. Mẹ cô bị bệnh lao nặng nên đêm nào khi hát bài ?oGiọt mưa thu? của Đặng Thế Phong cô cũng khóc. Điều ấy đã gợi nguồn cảm hứng cho ông sáng tác ?oƯớt mi?. Tác phẩm này cho thấy sự thành công qua số lượng đĩa nhạc bán được. Người hát bài này đầu tiên cũng chính là cô ca sĩ ấy - ca sĩ Thanh Thúy ?" người mà sau này cũng rất nổi tiếng trong sự nghiệp ca hát trước năm 1975. Gs. Nguyễn Văn Trung đã từng viết bài ?oẢo ảnh Thanh Thúy? để ca ngợi giọng ca đầy chất liêu trai của cô [3; 469].
    Sau đó, đầu thập niên 60 là thời kỳ Trịnh Công Sơn sáng tác rất nhiều bản nhạc tình và đã trở thành những kiệt tác của ông. Ở Huế, thời gian này Trịnh Công Sơn lại rung động theo hình ảnh một thiếu nữ mảnh mai, con của một vị giáo sư dạy Pháp văn: Ngô Vũ Bích Diễm. Hình ảnh này sẽ vương lại mãi trong trái tim ông như một vết thương không bao giờ lành hẳn. Ca khúc nổi tiếng ?oDiễm xưa? ra đời, một ca khúc đánh dấu đặc biệt trong đời ông và có hậu vận bền lâu.
    Những năm 62-64, chiến tranh Việt Nam ngày càng tàn khốc, thanh niên hầu hết đều bị bắt đi lính. Để hoãn quân dịch, Trịnh Công Sơn rời Huế thi vào trường Sư phạm Quy Nhơn, trường mới thành lập và đây là khóa đầu tiên đào tạo giáo sinh trong hai năm. Nơi thành phố biển hiền hòa, yên tĩnh này, Trịnh đã sáng tác những tình ca nổi tiếng như ?oBiển nhớ?, ?oNhìn những mùa thu đi?, ?oNắng thủy tinh?, ?oChiều một mình qua phố?, ?oVết lăn trầm?, ?oDã tràng ca?, ?oCát bụi" [4; 33]. Những tình ca của Trịnh Công Sơn đã gây kinh ngạc cho mọi người thời đó, khi mà cả miền Nam còn quen với dòng nhạc tiền chiến sướt mướt với ?oKiếp hoa?, ?oNỗi lòng?, ?oKhúc nhạc tương tư? hay ?oLá thư?, ?oTạ từ?? thì những hình ảnh mang đậm nét siêu thực, với những ca từ lạ hóa. Lạ từ nhan đề tới hình ảnh tân kỳ trong lời ca như: Diễm xưa, Tuổi đá buồn, Lời buồn thánh. Rồi những hình ảnh mắt xanh xao, hồn xanh buốt, hai bàn tay đói, bàn tay chăn gió mưa? quả là độc đáo, mang nhiều màu sắc mới lạ, đã gây sự chú ý và liền chinh phục người nghe.
    Năm 1964, sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm Quy Nhơn, ông được điều lên Bảo Lộc dạy học. Thời gian này, cuộc chiến ở Việt Nam đã trở nên ác liệt. Năm 1965 quân Mỹ đặt bước chân đầu tiên lên miền Nam Việt Nam. Phong trào đấu tranh của cả nước dâng cao. Giai đoạn 1965 ?" 1972, ?onhạc phản chiến? trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Trịnh Công Sơn. Ông bắt đầu sáng tác những bài hát về thân phận con người trong chiến tranh, miêu tả cuộc sống đau đớn, kinh hoàng đầy chết chóc hàng ngày của người dân, từ những người mẹ, người vợ cho đến cụ già, em bé. Những bài hát của ông là tiếng kêu than thống thiết của con người trong cuộc chiến. Tiêu biểu như ?oGia tài của mẹ?, ?oHát trên những xác người", ?oĐàn bò vào thành phố?, ?oNgười già em bé?, ?oNgười con gái Việt Nam?, ?oTình ca người mất trí?? Cuối cùng có lệnh tổng động viên toàn quốc, không thể trốn tránh chui rúc mãi, ông bắt buộc tìm cách làm cho mình không đủ sức khỏe để đi lính. Hàng ngày ông phải nhịn ăn, và uống thêm diamox, một thứ thuốc rút bớt nước trong cơ thể làm cho sút ký nhanh, và ông đã ?othành công? khi tự hủy hoại bản thân mình với trọng lượng cơ thể không đầy 30kg. Trốn lính gần như là một cái ?onghề? đầy tính chất phiêu lưu của hàng triệu thanh niên miền Nam lúc bấy giờ. Thái độ phản kháng ấy, chứng tỏ quyết tâm không tham chiến của ông, ông chống chiến tranh và phản đối nó [3; 180].
    Dường như không khí thời đại đã thôi thúc ông trong việc sáng tác, và một gặp gỡ định mệnh giữa ông với ca sĩ Khánh Ly, người thể hiện tuyệt vời những nhạc phẩm của ông, đã làm nên tên tuổi ông từ đó. Theo tài liệu của ông Bửu Ý, vào năm 1965 tại Đà Lạt tình cờ Trịnh Công Sơn nghe Khánh Ly hát trong hộp đêm Tulipe Rouge. Ông biết ngay giọng hát của cô ca sĩ này phù hợp với những bản nhạc của mình nên mời cô tham gia. Thời gian sau, Khánh Ly rời Đà Lạt và theo ông xuống Sài Gòn. Từ đó cô đã trở thành ?oCa sĩ chuyên hát nhạc Trịnh Công Sơn?. Hãy nghe ông nói về cuộc gặp gỡ này:
    ?oGặp gỡ ca sĩ Khánh Ly là một may mắn tình cờ, không phải riêng cho tôi mà còn cho cả Khánh Ly. Lúc gặp Khánh Ly đang hát ở Đà Lạt, lúc đó Khánh Ly chưa nổi tiếng nhưng tôi nghe qua giọng hát thấy phù hợp với những bài hát của mình đang viết và lúc đó tôi chưa tìm ra ca sĩ nào ngoài Khánh Ly. Tôi đã mời Khánh Ly hát và rõ ràng giọng hát của Khánh Ly rất hợp với những bài hát của mình. Từ lúc đó Khánh Ly chỉ hát nhạc của tôi mà không hát nhạc người khác nữa. Đó cũng là lý do cho phép mình tập trung viết cho giọng hát đó và từ đó Khánh Ly không thể tách rời những bài hát của tôi cũng như những bài hát của tôi không thể thiếu Khánh Ly? [5; 522].
    Vào cuối năm 1965, buổi ra mắt đầu tiên của ông trước công chúng Sài Sòn là khoảnh sân sau Trường Đại học Văn khoa, với hàng ngàn sinh viên và trí thức. Bằng chiếc đàn thùng đơn giản và giọng ca huyền thoại Khánh Ly, những bài tình tự quê hương và thân phận con người được hát vang lên và làm thức tỉnh, say đắm hàng ngàn khán giả cuồng nhiệt đêm đó.
    Tác phẩm đã hòa nhập vào quần chúng, là tiếng lòng của quần chúng.
    Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trở thành một hiện tượng và rồi trở thành thần tượng của lớp trẻ lúc bấy giờ.
    Trịnh Công Sơn, với dáng người mảnh khảnh, cặp kính trắng trí thức, giọng Huế nhỏ nhẹ, với cuộc sống bất định. Đêm đi hát, khuya về kê ghế bố ngủ với bạn bè ở Quán Văn hay Hội Họa sĩ Trẻ. Bên cạnh đó hình ảnh Khánh Ly, khi hát đi chân đất ?" nữ hoàng chân đất của một thời ?" giọng hát da diết diễn tả nỗi trầm thống vô vọng: ?otin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người?. Hai người đi với nhau tạo nên hình ảnh ?ođôi lứa?, một đôi trai-gái trong tình bạn hồn nhiên, trong sáng. Tạo thành một đôi bạn trẻ, một couple ở đây rất mới, đáp lại ước mơ hiện đại của một thế hệ thanh niên muốn phá vỡ quan niệm nam nữ thụ thụ bất thân còn đè nặng lên xã hội Việt Nam. Trong dư luận, họ cũng không bị nghi ngờ hay tai tiếng, dù người đời có kẻ thắc mắc, tò mò... Những tâm hồn phóng khoáng và ?ohiện đại? thì gạt phăng đi loại ?otò mò bệnh hoạn ấy? [12]. Và đặc biệt, Trịnh Công Sơn là người tăm tiếng mà không tai tiếng. Sơn nói: ?oTôi và Khánh Ly chỉ là hai người bạn. Thương nhau vô cùng, trên tình bạn? [5; 529]. Khánh Ly viết: ?oMột mối liên hệ cao hơn, đẹp đẽ hơn, thánh thiện hơn là những tình cảm đời thường? [5; 112].
    Nhưng trên hết, chính hình ảnh Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thường đi hát cộng đồng, nghĩa là hát không công, không lấy thù lao, chủ yếu là cho thính giả trẻ, tại các giảng đường, trường học, đã tạo ra một hình ảnh lý tưởng cho nghệ thuật, nhất là nghệ thuật ca hát ?" mang theo lý tưởng nhân đạo và tình yêu thể hiện sự dấn thân của người nghệ sĩ. Trong khi đó, đa số các ca sĩ, nhạc sĩ khác hát để lấy tiền. Trong một lần trả lời phỏng vấn nhà báo Bùi Văn Phú, Khánh Ly kể lại giai đoạn cơ cực đói khổ nhưng đầy hạnh phúc những năm 60 ấy: ?oThực sự tôi rất mê hát. Không mê hát thì tôi không có đủ can đảm để đi hát với anh Sơn mười năm mà không có đồng xu, cắc bạc nào, phải chịu đói, chịu khổ, chịu nghèo, không cần biết đến ngày mai, không cần biết tới ai cả, mà chỉ cảm thấy mình thực là hạnh phúc, cảm thấy mình sống khi mình được hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn? [16].
    Năm 1969 nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn nổi tiếng khắp thế giới, ông được xem là một Bob Dylan của Việt Nam. Năm 1970 Bài ?oDiễm xưa? được vào chung kết cuộc thi các bài hát nước ngoài ở Nhật, bài ?oNgủ đi con? chiếm ?ođĩa vàng? và đã phát hành trên hai triệu đĩa [1; 27].
  4. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn từ đó trở thành thần tượng - kẻ du ca bất khuất - trên đất nước đầy bom đạn. Những sáng tác tiếp theo của ông với những ca từ mạnh mẽ, trong tập Kinh Việt Nam hay Ta phải thấy mặt trời, Nhân danh Việt Nam là tiếng kêu gọi hòa bình và thống nhất đất nước. Những tác phẩm của ông bị chính quyền Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cấm phát hành. Bản thân ông bị truy lùng, bắt bớ. Nhưng ông được nhiều trí thức và quần chúng cưu mang. Trong đó có đại tá Lưu Kim Cương một sĩ quan cao cấp trong không quân miền Nam Việt Nam đã che chở và giúp đỡ ông rất nhiều trong thời gian khốn khó ấy. Sau khi đại tá Lưu Kim Cương mất, ông viết bài ?oCho một người nằm xuống? để tri ân một người bạn đã từng cưu mang mình và chính bài hát này về sau là nỗi khổ của ông.
    Tháng 4/1975, chiến tranh chấm dứt, ông là người đầu tiên lên Đài Phát thanh Sài Gòn hát vang bài ?oNối vòng tay lớn?, một bài hát nói lên niềm khao khát hòa bình, thống nhất. Ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam-Bắc, được ông viết từ năm 1968.
    Ngày 30/4 người thân ông ra đi, bạn bè ông ra đi, Khánh Ly rời đất nước trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Ông ở lại, bởi vì đó là logic của một con người ước mơ được nhìn thấy: ngày hòa bình thống nhất trên quê hương.
    Bàn tay thân ái
    Lòng không biên giới
    Anh em ơi lắng nghe tình nhau
    Ngày vui lớn sẽ qua trăm cầu
    Mẹ dâng miếng cau rồi dâng ngọn trầu
    Cho hai miền trùng phùng lòng thấy nao nao
    Ngày Nam đêm Bắc
    Tình chan trong mắt
    Sẽ thấy trăm bình minh ngọt ngào

    (?oHuế-Sài Gòn-Hà Nội")
    Tại sao ông ở lại Việt Nam?
    Trước ngày 30/4/1975 có nhiều lời mời đưa ông ra nước ngoài của các hãng Thông tấn quốc tế. Ông nói: ?oViệt Nam là nơi duy nhất tôi có thể sống và sáng tác. Ở nước ngoài, tôi không nghe ra tiếng nhạc trong đầu mình, tôi không nghe được câu thơ tôi viết ra. Tôi thích đi nước ngoài, nhưng nếu ở lâu, tôi sẽ khô cạn và chết mất. Hơi ấm của dân tộc Việt Nam giống như nước cần thiết cho hoa vậy? [1; 140].
    Thế nhưng, tình hình của Trịnh Công Sơn thật khá tế nhị trong thời kỳ sau 1975. Những ngày đầu sau cuộc chiến, không khí chính trị còn ấu trĩ, tả khuynh quá đà của một số người trong chính quyền Cách mạng. Ông bị coi là một nghệ sĩ của chế độ ?omục nát? của miền Nam.
    Theo nhà nghiên cứu xứ Huế Nguyễn Đắc Xuân, giai đoạn sau tháng 4/1975 ?oĐối với lãnh đạo thì không có vấn đề gì, nhưng có nhiều ?~anh em phong trào?T ở Sài Gòn không thích quan điểm lập trường chung chung của Trịnh Công Sơn trước đây? [4; 97]. Vì vậy, để thoát khỏi ?okhông khí nghi kỵ? ở Sài Gòn lúc ấy, Trịnh Công Sơn về Huế. Thế nhưng, thời gian đó một số phần tử quá khích theo phong trào ?oVệ binh đỏ? của Trung Quốc đã kích động sinh viên treo một tấm banderole to tướng mang dòng chữ xanh rờn: ?oHạ bệ Phạm Duy ?" Hoàng Thi Thơ và Trịnh Công Sơn? trước trường Đại học Sư phạm Huế. Ông sững sờ và câm lặng. Không ngờ về quê hương ông lại bị giội một gáo nước lạnh như thế. Và tiếp theo là cuộc tọa đàm luận tội ?oTrịnh Công Sơn có công hay có tội? tại Hội Văn nghệ Thừa Thiên ?" Huế. Hôm ấy có cả Trần Hoàn, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc và vài người nữa? Có người lên án, nhưng cũng có người bảo vệ. ?oTội? của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ông đã làm nhạc phản chiến một cách chung chung, không phân biệt được chiến tranh xâm lược và chiến tranh giải phóng dân tộc trong bài ?oGia tài của mẹ? với câu Hai mươi năm nội chiến từng ngày. Thậm chí ông còn làm nhạc ca ngợi địch trong bài ?oCho một người nằm? xuống thương tiếc đại tá không quân Sài Gòn Lưu Kim Cương tử trận ?" người đã từng cưu mang ông. Nhiều người phát biểu biện hộ cho Trịnh Công Sơn: ?oĐúng là Trịnh Công Sơn đã làm nhiều bản nhạc phản chiến, anh được mệnh danh là người làm nhạc phản chiến số 1 thời ấy giống như Bob Dylan, Joan Baez ở bên Mỹ. Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tự do, anh theo đuổi chủ nghĩa nhân bản chung chung khác chúng ta. Nhưng anh làm nhạc trong vùng tạm chiếm, người nghe nhạc phản chiến của anh là lính Cộng hòa. Rất nhiều lính của Thiệu đã bỏ ngũ vì nghe bản nhạc Người con gái da vàng của anh. Chẳng có người lính cách mạng nào bỏ ngũ vì nghe nhạc của Trịnh Công Sơn cả. Cũng như ngày xưa bên Trung Quốc, Trương Lương thổi sáo đâu phải để cho quân mình buông kiếm! Đâu phải tự dưng chính quyền Thiệu ra lệnh tịch thu những bài hát của Sơn? [4; 98-101]. Và chính xấp tài liệu đăng lệnh của cựu Tổng thống Thiệu cấm phổ biến nhạc Trịnh Công Sơn, lệnh cấm mang số 33 ngày 8.2.1969, đã có sức thuyết phục lớn đối với những người tham dự tọa đàm. Sau cuộc tọa đàm, Trịnh Công Sơn phải viết kiểm điểm. Hồi ấy, những bản kiểm điểm nói không đúng vấn đề thường bị viết lại. Trịnh Công Sơn chưa quen lối sinh hoạt này nên rất đau khổ và tuyệt vọng, chán chường.
    Trong thời hậu chiến này, cả nước rất khó khăn và như bao người Việt khác, Trịnh Công Sơn cũng được điều đi lao động sản xuất, khi thì trồng khoai lang, lúc cấy lúa trên những cánh đồng đầy bom đạn chưa tháo gỡ. Thời gian này, ông không thể sáng tác được, làm sao một người ******** ca mang tính triết lý trừu tượng nổi tiếng lại một sớm một chiều có thể chuyển mạch bắt sáng tác theo ?ohiện thực xã hội chủ nghĩa được? [4; 103].
    Bên cạnh thực tế ấy, Trịnh Công Sơn lại không đủ sức chống đỡ với những thế lực khác kèn cựa tài năng mình. Có người còn tuyên bố xanh rờn: ?oCa khúc mà như của Trịnh Công Sơn thì một ngày mình có thể làm đến mười bài!? [4; 115].
    Hiểu được bi kịch của ông, và biết rõ tài năng, nhân cách của người nhạc sĩ tài hoa này, một nhà lãnh đạo nổi tiếng ở phía Nam đã đánh tiếng gọi ông về lại Sài Gòn. Năm 1979, Trịnh Công Sơn từ giã Huế vào Sài Gòn [4;113].
    Từ những năm 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại. Tác phẩm của ông sau chiến tranh có những bài nổi tiếng như: ?oChiều trên quê hương tôi?, ?oEm còn nhớ hay em đã quên?, ?oHuyền thoại mẹ?, ?oHà Nội mùa thu?, ?oTiến thoái lưỡng nan?, ?oTôi ơi đừng tuyệt vọng?, ?oLặng lẽ nơi này?, ?oXin trả nợ người", ?oLời thiên thu gọi"? Những sáng tác này thường là tình ca, không có bài hát nào liên quan đến chiến tranh, chủ yếu là những tác phẩm viết cho các phim. Những tác phẩm sau này thường nói lên thân phận con người, kiếp người trong cõi tạm, mang đậm chất Thiền.
    Năm 1983, Trịnh Công Sơn chuẩn bị cưới vợ lần thứ nhất, người phụ nữ ấy có tên là C.N.N sống ở Paris, Pháp. Thư từ Sài Gòn gửi cho Bửu Ý ngày 30.7.1983 Trịnh viết: ?oMoi sẽ làm đám cưới trong tháng tới. Cố gắng vào thì vui hơn? nhưng dự định cưới vợ không thành [1; 33].
    Tháng 5.1985 Trịnh Công Sơn sang thăm Moskva.
    Năm 1989, ông sang Pháp theo lời mời của Nhà Việt Nam tại Paris. Tại đây, ông tham dự các chương trình giới thiệu tác phẩm của mình, ông bình luận và hát một vài đoạn nhạc. Ông đã gặp Khánh Ly tại Paris sau 14 năm xa cách, tuy nhiên không thể tổ chức được gì dù có sự hiện diện của hai nhân vật nổi tiếng một thời này, vì ở hải ngoại một số người cực đoan cũng bài xích ông là ?okẻ hèn nhát, kẻ phản bội quốc gia? [6; 270-283].
    Năm 1990, Trịnh Công Sơn chuẩn bị cưới vợ lần thứ hai, người phụ nữ này là V.A, lễ cưới đã chuẩn bị xong, cô dâu đã may áo cưới, nhưng đến phút cuối ông lại khước từ hạnh phúc. Trong tình yêu ông vẫn là chàng lãng tử cô độc ?oTừng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ?? cho đến cuối đời.
    Năm 1992, sau khi mẹ mất, ông suy sụp hoàn toàn, ông sang Canada thăm những người em, để mong tìm chút hơi ấm tình thân. Trịnh Công Sơn viết: ?oKhi một người mất mẹ ở tuổi 50 điều ấy có nghĩa là không còn gì có thể dàn xếp được. Cái sa mạc để lại trong lòng bạn cứ thế mỗi ngày lan rộng ra và cõi lòng bạn thì tan nát như một cánh đồng xanh tươi vừa trải qua một cơn bão lớn? [14; 9].
    Những năm 90 sau thời kỳ đổi mới của đất nước, nhạc của ông lại được hát rất nhiều trong các chương trình ca nhạc, chủ yếu là những bản tình ca. Những bài hát phản chiến rất hay của ông vẫn là điều tế nhị cấm lưu hành. Năm 1995, ông sáng tác bài ?oSóng về đâu? một bài hát nói về tình yêu lấy cảm hứng từ câu kinh đạo Phật mà ông rất thích. ?oGate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha? (Yết đế, Yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha). Trịnh Công Sơn dịch ra chữ quốc ngữ đại để là: ?oVượt qua, vượt qua, tất cả chúng ta đều vượt qua, và đến bờ giác ngộ? [7].
    Cuối năm 1999, sau 36 năm ra trường, lần đầu tiên ông trở lại Trường Sư phạm Quy Nhơn cùng nhóm ?oNhững người bạn? dịp Quy Nhơn tổ chức kỷ niệm Thành phố 400 năm tuổi. Cùng đi với ông lúc ấy có các nhạc sĩ tên tuổi khác như Trần Long Ẩn, Tôn Thất Lập, Thanh Tùng, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Hiên? Đó là một đêm đầy cảm động. Cả hội trường Đại học Quy Nhơn nghẹt kín sinh viên. Có những bài ông vừa hát, khán giả phụ họa hát theo như một dàn đồng ca đã được tập dượt trước. 12 giờ đêm chương trình chấm dứt nhưng các sinh viên vẫn quây lấy ông chụp hình kỷ niệm. Ông xúc động kể lại những năm tháng ông học tại Sư phạm Quy Nhơn thời 62-64, và hát say sưa không biết mệt.
    ?oFestival Huế 2000? là một sự kiện văn hóa của cả nước, Trịnh Công Sơn về Huế tham dự. Trở lại Sài Gòn, ông ngã bệnh phải đưa vào bệnh viện. Những năm sau này ông thường xuyên bị bệnh. Sức khỏe giảm sút rõ rệt.
    Ca khúc cuối cùng ông sáng tác trên giường bệnh là bài ?oBiển nghìn thu ở lại". Và ngày 01/4/2001 Trịnh Công Sơn qua đời, ?ocon chim nhỏ hát chơi trên đầu ngọn lau? không còn nữa, vết chim hạc để lại trên cõi trần đúng 62 năm.
    Cái chết của Trịnh Công Sơn làm chấn động những người dân Việt cả trong nước và ngoài nước. Hàng triệu trái tim lặng lẽ khóc thương, hàng ngàn người đi sau linh cữu ông, chưa có một đám tang nào mà mọi người lại yêu thương nhau đến vậy, tất cả cùng nắm tay và hát trong nước mắt bài ?oCát bụi" và ?oMột cõi đi về? theo tiếng kèn thống thiết của Trần Mạnh Tuấn.
    Người đời tinh lắm, Trịnh Công Sơn đã cho cuộc đời trái tim ông, ngày ông mất người đời đã cho lại ông tất cả.
    ?oTôi ước mơ một ngày nào đó trên hành tinh này tiếng hát sẽ được trả về với vẻ đẹp thuần khiết của nó. Đó là tiếng hát bay qua các lục địa, các đại dương, mang trong lòng nó tình yêu và tình nhân ái. Cái sứ mệnh huy hoàng nhất của nó là phải mang được cái thông điệp ấy đến với từng con tim. Không những chỉ với những tâm hồn vốn yêu chuộng hòa bình mà cả những con tim đang ngộ độc bởi những ngòi thuốc nổ? [4; 189-190]
  5. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn - Tiếng hát con dã tràng - Phần 2​
    Ban Mai
    2. Vết chân dã tràng ngàn năm in dấu
    Ngày tôi chào đời, nhạc của Trịnh Công Sơn đã nổi tiếng khắp miền Nam. Ngay từ thời thơ ấu, tôi đã thuộc lòng những bài hát của ông. Ngày ấy, dù không hiểu gì về ca từ bài hát nhưng qua tiếng hát của những người chị ngâm nga, hàng ngày, hàng ngày nó thấm vào tim tôi ?oMẹ ngồi ru con/Đong đưa võng buồn/Đong đưa võng buồn/ Mẹ ngồi ru con/ Mây qua đầu ghềnh/Lạy trời mưa tuôn?? ?oĐại bác ru đêm dội về thành phố / Người phu quét đường dừng chổi lắng nghe/?. Thời ấy, thế hệ chúng tôi ai lại không thuộc nhạc của ông, khi hàng đêm chúng tôi vẫn thường nghe tiếng súng nổ, tiếng hỏa châu rơi? giai điệu buồn bã, đều đều như tiếng cầu kinh ấy, đã quá quen thuộc. Đến khi lớn lên, khi bắt đầu hiểu biết và trải nghiệm cuộc đời, những ca từ thấm đẫm tình yêu thương và thân phận con người của Trịnh Công Sơn đã là người bạn đồng hành cùng tôi trong từng chặng đời. Nó như một thứ bùa mê mà mỗi con người đều mang theo để làm cứu cánh khi thấy lòng cô đơn, buồn khổ, hay trong những lúc hân hoan, say đắm.
    Không chỉ riêng tôi, trên đất nước Việt Nam này, ảnh hưởng của Trịnh Công Sơn rất to lớn, gần như người dân Việt nào cũng đều thấy mình trong từng bài hát của ông. Ông nói hộ cho con người những âu lo, những vò xé, những thao thức, những đớn đau, những tiếc nuối, những ngỡ ngàng và cả những hoài nghi, những mê đắm? về thân phận con người, về chiến tranh nhân loại, về tình yêu thương gắn bó, về sự tan nát chia xa? ông đi cùng với họ, an ủi, tâm tình bên họ. Có ông cuộc đời như vơi bớt niềm đau, cái chết cũng không còn ghê gớm nữa. Vì ông đã giúp họ hiểu ra sự thật của kiếp người. Vậy thì, tại sao không sống thanh thản cho đời nhẹ nhàng hơn.
    Trước năm 1975, mặc dù nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn bị chính quyền miền Nam cấm đoán, nhưng nhạc của ông vẫn được hát không chính thức trên các giảng đường, trường học, hộp đêm. Những bài tình ca, những bài tình tự quê hương dân tộc vẫn được thu băng và bày bán khắp các đường phố. Có không ít người miền Nam Việt Nam vào thời đó thuộc bài hát của ông, từ người già đến em bé, từ trí thức đến người bình dân.
    Để hiểu rõ điều đó, hãy nghe nhận định của Hoàng Nguyên Nhuận: ?o? nếu Huế là thánh địa của Phật giáo và nếu bản nhạc Phật giáo Việt Nam của Lê Cao Phan là nhịp đạo hành của thanh niên Phật tử, thì Trịnh Công Sơn chính là nhịp đập con tim của phong trào thanh niên trên đường vận động hòa bình, độc lập và an lạc cho đồng bào đồng loại tại các thành phố miền Nam ?? [8; 180].
    Trong luận văn viết về đề tài ?oNhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn?, cô Yoshii Michiko có đề cập đến một tư liệu của Kondo Koichi, đặc phái viên chiến tranh tờ SanKei của Nhật - có văn phòng tại Sài Gòn trước 1975 - đã từng nhắc đến hiện tượng này: ?oDiễm xưa?: thiên tài Trịnh Công Sơn đã soạn ra giai điệu của bài hát này, bài hát đã được cả miền Nam Việt Nam yêu thích. Người ta nói rằng nữ ca sĩ Khánh Ly, cũng là một trong những tài năng mà người ta chỉ gặp một lần trong suốt 100 năm. Bài hát này bị cấm dưới chế độ ông Thiệu sau khi phát hành không lâu. Lối ẩn dụ chống chiến tranh ở đây quá đặc biệt. Và trong số họ có một người cấp bậc đại úy dường như anh đã có lý khi chứng tỏ sự hiểu biết của mình về điều đó. Thực tế, một vị đại tá của một trung đoàn có nhiệm vụ bảo vệ Đà Lạt đã nói: ?oNghệ thuật là nghệ thuật. Phản chiến hay không, người ta không cần biết?. Và đã không nghe theo lệnh của tổng hành dinh. Ngược lại, ông đã khích lệ cả những binh lính của ông, hát những kiệt tác của ?othiên tài duy nhất mà miền Nam Việt Nam có thể ca ngợi với thế giới.?
    Một nhà báo Nhật khác thường lui tới hộp đêm của Khánh Ly trên đường Tự Do kể: ?oHàng đêm vào đầu giờ, người ta chỉ nghe những bài hát cho phép, nhưng đêm gần tàn, Khánh Ly bắt đầu hát những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn, và trên thực tế, công chúng chỉ đến để nghe những bài hát này? [9].
    Điều đó chứng tỏ, những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn dù đã bị cấm đoán trong thời chiến tranh nhưng người dân vẫn hát vang trên khắp phố phường, làng mạc. Vẫn được đánh máy, in ronéo chuyền tay nhau trong các phong trào thanh niên và ngay cả trong những sĩ quan cao cấp của chính quyền miền Nam.
    Nhạc Trịnh Công Sơn ảnh hưởng rộng rãi ở miền Nam trước 1975 chúng ta đã biết, thế còn ở miền Bắc thì sao? Những nhân chứng dưới đây giúp chúng ta sáng tỏ:
    Văn Cao viết: ?o?tôi đã gặp Sơn từ những ngày đất nước còn chia hai miền và còn chìm trong khói lửa. Tôi muốn nhắc đến ở đây một kỷ niệm không thể quên ở nhà một người bạn trẻ. Đêm ấy lần đầu tiên tôi nghe (cũng có nghĩa là gặp) Trịnh Công Sơn? Những bạn trẻ hát cho tôi nghe gần suốt đêm hàng loạt ca khúc Trịnh Công Sơn (không biết họ học ở đâu?) hát say sưa đến nỗi đứt cả dây của cây đàn ghi?"ta duy nhất có trong nhà? [10; 17].
    Nhà thơ Nguyễn Duy kể rằng, ở dọc Trường Sơn, bộ đội Miền Bắc cũng đã từng nghe tình ca của Trịnh: ?oMặt trận Đường Chín?"Nam Lào (1971)? trong căn hầm kèo bên dòng sông Sêbănghiêng? Nghe, nghe trộm ?" vâng, lúc đó gọi là nghe trộm đài Sài Gòn, tình cờ ?ogặp? Trịnh Công Sơn qua giọng hát Khánh Ly? Diễm xưa? Mưa vẫn mưa rơi? làm sao em biết bia đá không đau? Quỷ thật! Giai điệu ấy và lời ca ấy tự nhiên ?oghim? lại trong tâm tưởng tôi ngay từ phút bất chợt ấy. Rồi Như cánh vạc bay? Quái thật!? Cảm nhận bất chợt, những bài hát rất mượt mà, đắm đuối ấy? ừ thì có buồn đấy, đau đấy, quặn thắt nữa đấy? nhưng còn là cái gì lành mạnh nảy nở trong đó. Hình như là cái đẹp. Cái đẹp trong câu nhạc. Cái đẹp trong ca từ, cả xác chữ lẫn hồn thơ. Bảng lảng, lờ mờ, khó phân định cho đúng nghĩa, nhưng rõ ràng là đẹp, đẹp làm sao? và để lại cái ám ảnh thẩm mỹ? [11; 44].
    Nhà văn Nguyễn Văn Thọ, trước đây là bộ đội miền Bắc, hiện ở Berlin viết: ?oNăm 1972, khi ấy tôi là bộ đội trong rừng Trường Sơn. Thằng bạn tôi, sau chiến dịch Lam Sơn 719 vớ được cái đài Sony rất tốt. Đêm Trường Sơn, chờ cho mọi người đi ngủ hết, chúng tôi lén mở đài BBC và cả đài Sài Gòn. Đấy là lần đầu tiên tôi được nghe tiếng hát Khánh Ly với nhạc Trịnh Công Sơn. Chúng tôi là lớp người lớn lên từ Miền Bắc, thường quen với những khúc thức hùng tráng. Trong tiếng chộn rộn rú rít của sóng vô tuyến, tôi vẫn thấy một giọng lạ của một thứ âm nhạc mới. Một thứ nhạc da diết, đầy lãng đãng từ ca từ, tới khúc thức. Một thứ nhạc xanh không giống bất cứ nhạc xanh nào mà tôi từng nghe, kể cả trong những đĩa hát quay tay cổ mở suốt ngày rên rỉ ở đầu chợ trời những ngày sau hòa bình. Rất lạ, với tôi khi đó nhạc Trịnh Công Sơn như làn gió khởi từ xa xăm đâu đó, tách khỏi hận thù trận mạc, tha thiết một tình yêu đồng loại, giống nòi, yêu bè bạn, hòa bình, đạo lý. Nó lạ, vì lối ca từ phi tuyến tính, không giống cách viết truyền thống trên những ca khúc của Hà Nội khi đó.?
    Và đáng quý hơn nữa, nhà văn này đã ghi lại cảm giác khi tiến quân vào Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975, ông nghe Trịnh Công Sơn đang hát bài ?oNối vòng tay lớn? trên đài phát thanh Sài Gòn: ?oMặt đất bao la? anh em ta về? gặp nhau trong bão lớn quay cuồng trời rộng? Lời ca không phải là tiếng thách thức tử thủ. Lời ca không phải là tiếng bể máu như kết cục thường thấy của chiến cuộc, lời ca khi ấy làm chùng xuống không khí thù hận và hằn học. Chúng tôi tiến vào Sài Gòn? Nối vòng tay lớn. Chiến tranh nào bao giờ chẳng có mặt trái, nhưng tiếng hát kia, bản nhạc ấy, mở ra cho cả hai bên nghe như một liều thuốc vô hình đã làm chùng xuống một thời khắc dễ nổi cáu và nổi đóa. Đấy là kỷ niệm thứ hai của tôi về anh? [12].
    Tiếng hát làm chùng tay súng. Một ngày, một giờ mà sinh mệnh của hằng triệu con người nằm trên đường tơ kẽ tóc, một sự kiện như thế không trọng đại hay sao? Văn học nghệ thuật Việt Nam đã bao nhiêu lần đóng vai trò đó? [12]
    Sau năm 1975, một thời gian dài nhạc Trịnh bị cấm biểu diễn kể cả những bài tình ca và những bài tình tự quê hương, dân tộc. Cho đến cuối những năm 80 đầu những năm 90 - thời mở cửa, nhạc Trịnh Công Sơn mới được chính thức phổ biến. Tuy nhiên, trong những năm chính quyền không cho phép, mặc nhiên người dân ở cả hai miền Nam ?" Bắc vẫn nghe nhạc của ông trên khắp nẻo đường đất nước, từ những nơi núi rừng heo hút cho đến chốn thị thành.
    Nhạc của ông cũng truân chuyên như cuộc đời ông vậy.
    Nguyễn Đắc Xuân kể lại rằng: ?oSau ngày thống nhất đất nước, cùng với hàng hóa tiêu dùng của miền Nam, các băng nhạc của Trịnh Công Sơn bắt đầu xâm nhập giới trí thức miền Bắc. Đứng trên lầu 51 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) ?" Cơ quan Văn nghệ miền Bắc, tôi nghe vang vọng từ phía Nhà xuất bản Văn học một gia đình nào đó mở ?oGia tài của mẹ?, ?oNối vòng tay lớn?? của Trịnh Công Sơn? [4; 123].
    Đi từ Nam ra Bắc, chúng ta dễ dàng bắt gặp những quán cà phê mang tên ?oNhạc Trịnh? hay mang tên tựa đề bài hát của ông: ?oHạ trắng?, ?oDiễm xưa?, ?oBiển nhớ?? Dấu ấn ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn còn bàng bạc trên văn chương của người đương thời.
    Ngày nay, đi đến bất cứ nơi đâu trên trái đất này, nếu có cộng đồng người Việt sinh sống, thì nơi đó có nhạc Trịnh Công Sơn. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết: ?oHơn mười năm qua, đi đâu, bất cứ nơi nào, trong nước hay ngoài nước, nơi nào có người Việt Nam, là nơi đó tôi được nghe nhạc Sơn. Nhớ năm 1987, trong dịp sang Đông Berlin, khi tôi vừa ngồi yên trong xe, thì anh bạn lái cho tôi bảo: ?oNghe Trịnh Công Sơn nhé??. ?oCó à??. Tôi ngạc nhiên. ?oSao lại không!? và giọng của Khánh Ly ?oMưa vẫn mưa bay trên từng tháp cổ?? lại cùng tôi vang trên các nẻo đường Đông Berlin trong đêm thu.?
    Tại Paris, quận 13? Một hôm tôi đến, vào một quán phở, một cái quán có nhiều khách chống Sơn: lạ, tôi lại nghe họ mở nhạc của Sơn. Rồi đầu tháng 7.1989 ngồi trong một quán ăn Việt Nam ở New York, trong ánh đèn mờ, tôi cũng lại nghe nhạc của Sơn? Hóa ra người ghét Sơn, chống Sơn vẫn không thể không nghe nhạc Sơn. Từ đó, có thể nói, nghệ thuật của Trịnh Công Sơn đã vượt qua khỏi sự hằn thù?? [6; 273-274].
    Hãy nghe những lời phát biểu về tầm ảnh hưởng của Trịnh Công Sơn.
    Nhà thơ Phạm Tiến Duật: Gần nửa thế kỷ sáng tác ca khúc, hành trình của Trịnh Công Sơn là hành trình của một trái tim yêu người, yêu giống nòi, luôn luôn tìm cách trả lời những câu hỏi không phải của khối óc mà là câu hỏi của chính trái tim anh đặt ra, trong đó, sự trăn trở giữa cái bản ngã và phi bản ngã là sự trăn trở thường trực? các nhà thơ từ Nam đến Bắc đều coi anh là thi sĩ [13; 455].
  6. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Phạm Thị Hoài: Thế kỷ vừa rồi hiếm khi cho chúng ta một nghệ sĩ đặc biệt như thế. Ông không phải là một trong những nhạc sĩ lỗi lạc nhất, song hầu như không ai khác từ lúc sinh thời đã để lại một ảnh hưởng rộng rãi như vậy với người làm nhạc và người nghe nhạc Việt Nam. Ông không phải là một ca sĩ trứ danh, song ông đã được so với Bob Dylan, và đem lại cho danh hiệu kẻ du ca một ý nghĩa hiện đại. Ông không phải là một trong những nhà thơ sáng giá nhất, song cách ông đặt lời bài hát đã thành một trường phái và dựng nên một phong cách ngôn ngữ xứng đáng được ghi nhận trong lịch sử văn học Việt Nam. Ông không phải là một trong những chiến sĩ của hòa bình, tự do và nhân phẩm kiên cường nhất, song với đông đảo bạn hữu và quần chúng, ông đã tượng trưng cho những giá trị ấy? [13; 457].
    Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trong bài ?oNhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người tình lãng du của nhiều thế hệ?, đã tự hỏi: ?o? vì sao mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được công chúng hâm mộ đến thế? Có lẽ chính anh là một nhà thơ được hát lên. Ca từ của anh không chỉ là giàu chất thơ người ta thường nói, mà đấy là những bài thơ thực sự, những bài thơ thấm đẫm triết lý về cuộc sống, về tình yêu, về sự sinh ra và trở về cát bụi của phận người ngắn ngủi? Khi được nhờ chọn một số bài thơ tình hay nhất thế kỷ, nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc Hiến đã tâm đắc tiến cử lời bài ca ?oĐêm thấy ta là thác đổ? của Trịnh Công Sơn. Nhưng những lời thơ ấy được hát lên bằng nhạc của chính tác giả, thì nó bỗng trở thành những câu kinh bất hủ. Và người ta nói rằng, âm nhạc của anh là những bài kinh cầu bên vực thẳm về thân phận và tình yêu? [19; 171].
    Đó là nhận định của các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Và chúng ta hãy nghe tình cảm chân thành của những con người bình thường khác, đó là những người mẹ nhọc nhằn, những cô gái ăn sương, những em bé không hề biết ông là ai, nhạc Trịnh Công Sơn đã ảnh hưởng họ như thế nào:
    ?oBà mẹ vợ của tôi, chồng bị bệnh nằm một chỗ đã nhiều năm, một tay nuôi 8 đứa con dại. Mùa hè năm 1975, cậu con trai thứ hai lại bị mất tích trên đường theo bộ đội vào giải phóng Sài Gòn. Bà hết sức đau khổ. Hằng ngày đứng nấu cơm rửa chén phục vụ gia đình bà tự an ủi mình với ?oCỏ xót xa đưa?. Bà mẹ đẻ của tôi ở Đà Lạt, hơn nửa đời người vất vả nuôi con, cuối đời rất sùng đạo Phật. Bà thích nghe nhạc Trịnh Công Sơn vì bà cho rằng nhạc Trịnh Công Sơn có hơi hám ?ocát bụi giải thoát?. Người ta nói âm nhạc Trịnh Công Sơn chỉ thích hợp với tuổi trẻ. Các bà mẹ tôi không còn trẻ nữa mà cũng thích nhạc Trịnh Công Sơn. Các bà thích không vì tuổi còn yêu mà chính là nhạc Sơn đã nói hộ các bà về thân phận của kiếp người sống trong cõi tạm. Các bà mẹ tôi thích nhạc Trịnh Công Sơn khi chưa biết Trịnh Công Sơn là ai. Cũng giống như các em bé trên miền núi huyện Hướng Hóa (Quảng Bình) vào những đêm trăng quây quần giữa sân hát vang ?oEm sẽ là mùa xuân của mẹ, em sẽ là màu nắng của cha??, các em không biết tác giả bài ca ấy là ai. Các em cũng không cần biết tác giả làm gì. Các em chỉ cần biết lời của bài ca đó chính là ước mơ của các em? [4; 123-124]. Ngoài ra, còn có một chứng từ khác của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường về các cô gái ăn sương: ?oCách đây mấy năm, một đêm khuya tôi vừa uống rượu về, ngang qua công viên nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn; từ sau một gốc cây, một cô gái mặc áo hồng bước ra, kéo tay tôi. Tôi ôn tồn từ chối. Liền sau đó, một cô áo đỏ, rồi áo lục? toàn là nhan sắc hương phấn, giống như trong Hồng lâu mộng. Tôi liền khoát tay ra hiệu mình bị nhiễm HIV nặng, các em lập tức dãn ra? Lúc này tôi mới để ý tới giọng hát khe khẽ từ bóng tối bên vệ đường? một cô gái áo đen? vẫn ngồi đấy từ đầu. Không thèm bận tâm gì tới cuộc ríu rít của những ?ođồng nghiệp? của cô vây quanh tôi, chỉ mải chìm đắm trong giai điệu của bài hát mà cô yêu thích, và tôi nghe rõ: ?oĐi về đâu hỡi em. Hãy lau khô dòng nước mắt. Đời gọi em biết bao lần?. Tôi thầm hiểu rằng đến với cô gái bất hạnh trong phận người lúc này, quả không thể là Phạm Duy hoặc bất cứ nhạc sĩ nào khác, mà chính là Trịnh Công Sơn? [14; 93-94].
    Những bài hát của Trịnh Công Sơn đã phổ biến và ảnh hưởng sâu rộng không chỉ trong lòng người dân Việt Nam, mà còn lan xa trên thế giới.
    Ở Mỹ, người ta coi ông như là một Bob Dylan của người Việt và ông được mời sang sống ở đó như là một người dân di tản với mức thu nhập bảo đảm cuộc sống an nhàn.
    Ở Pháp, Mỹ, Nga, Đức, Nhật có nhiều bài báo viết về Trịnh Công Sơn như nhà báo Jean- Claude Pomonti, Jacques Boyer (Pháp), Murray Hiebert, Jon Liden, John Schafer (Mỹ), Frank Gerke (Đức), Irina Zisman (Nga)? và nhiều bài hát được dịch sang tiếng Pháp, Nhật [1; 123 -146].
    Năm 1970 ở Nhật Bản, bài ?oDiễm xưa? được tuyển vào vòng chung kết những bài hát hay của nước ngoài và bài ?oCa dao Mẹ? được giải ?ođĩa vàng? và bán được hai triệu bản. Tiếp theo thành công này, vào năm 1972, Mainichi Broadcasting đã đề nghị Trịnh Công Sơn sáng tác một bài hát đặc biệt dành tặng cho Hiroshima và Nagasaki. Và Trịnh đã sáng tác ca khúc ?oNhư tiếng thở dài? [9]. Nhạc Trịnh đặc biệt được người Nhật yêu thích, vì những giai điệu bài hát của ông như những lời ru rất gần gũi, quen thuộc với người Nhật.
    Năm 1980 ca khúc ?oDiễm xưa? và bản dịch Utsukushii Mukashi được đài truyền hình lớn nhất ở Nhật NHK chọn làm nhạc phẩm chính cho một bộ phim nội dung trình bày những khác biệt văn hóa giữa một người Nhật có vợ Việt Nam. Tháng 7/2004 ?oDiễm xưa? trở thành nhạc phẩm châu Á đầu tiên được Viện đại học Kansai Gakuin đưa vào chương trình giáo dục của Viện đại học trong bộ môn Văn hóa và Âm nhạc [18].
    Năm 2004, ?oGiải thưởng âm nhạc hòa bình thế giới? (WPMA) được trao cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vì lý tưởng hòa bình mà ông đã đấu tranh không mệt mỏi cho hạnh phúc của nhân loại.
    Tên ông được ghi trong bộ bách khoa Le Million của Pháp (tập 8 trang 122, Genève 1973).
    Tại sao âm nhạc của Trịnh Công Sơn lại có sức sống, sức lan tỏa vượt thời gian và không gian như vậy?
    Viết về nhạc Trịnh Công Sơn, Văn Cao nhận xét: ?oTrong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra?. Nhạc sĩ Phạm Duy: ?o? toàn thể ca khúc Trịnh Công Sơn không cầu kỳ, rắc rối vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, rất phù hợp với tiếng thở dài của thời đại?. Các nhạc sĩ phần đông cùng nhận xét, nhạc của Trịnh Công Sơn rất đơn giản, không có gì chuyên môn, chủ yếu là hai gam La và Mi. Vậy thì, chỉ với nhạc không, ta sẽ chỉ có một Trịnh Công Sơn nhạc sĩ bình thường, không trở thành một hiện tượng độc đáo nhất trong lịch sử ca nhạc và cả trong lãnh vực văn học như hiện nay.
    Vậy thì tại sao là nhạc Trịnh Công Sơn?
    Một nghịch lý là ở đây: ?oNhạc của Trịnh Công Sơn hay là nhờ ở ngôn ngữ Trịnh Công Sơn. Nếu không thích hát, ta có thể dở bất cứ một bài hát nào của Trịnh Công Sơn và đọc, y như đọc thơ. Ta sẽ thưởng thức các ca từ đó như bài thơ. Và thế cũng đủ.? [15; 55]. Trịnh Công Sơn được xem là phù thủy ngôn ngữ, tiếng Việt qua thơ ông trở nên mới lạ và độc đáo.
    Ở đây, chúng ta lại có một câu hỏi, thơ hay thì không chỉ có Trịnh Công Sơn, trước năm 1975 và hiện nay chẳng hạn, tại sao chúng không nổi tiếng bằng Trịnh Công Sơn?
    Điều đó dẫn đến một nghịch lý thứ hai: thơ Trịnh Công Sơn hay là vì chúng biến thành âm nhạc, thành nhạc và phổ biến rộng khắp [15; 55]. Chúng ta biết, nhiều bài thơ hay, trở thành phổ biến và được công chúng đón nhận là nhờ được phổ nhạc, nghĩa là biến thành âm thanh. Chẳng hạn bài thơ ?oĐưa em tìm động hoa vàng? của Phạm Thiên Thư. Bài thơ ?oNgậm ngùi? của Huy Cận, mấy ai biết. Vậy mà đến khi Phạm Duy phổ nhạc hai bài thơ trên trở thành những bài hát nổi tiếng một thời trước 1975. Hay bài thơ ?oCuối cùng cho một Tình yêu? của Trịnh Cung ít ai biết, thế nhưng khi Trịnh Công Sơn phổ nhạc thì được phổ biến rộng rãi.
    Ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn là những bài thơ. Y như bất cứ một bài thơ nào khác. Có điều chúng tự biến thành âm thanh cùng lúc sáng tác. Đó là những ?obài thơ âm? (Văn Cao gọi Trịnh Công Sơn là người ca thơ vì vậy). Chúng có cùng với nhạc. Có thể nói chúng là nhạc. Chúng được sáng tác cho nhạc, nhưng không phải là những bài thơ phổ nhạc.
    Trịnh Công Sơn tự nhận xét: ?oCa khúc đối với tôi là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nó là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc?. Đúng, một cuộc hôn phối giữa thi ca và âm nhạc thật nhuần nhuyễn, diệu kỳ.
    Theo ông Trần Hữu Thục, nó còn là một cuộc hôn phối khác, hôn phối giữa Trịnh Công Sơn và thời đại của ông. Đó là một giai đoạn bùng vỡ mọi mặt. miền Nam Việt Nam từ cuối 1963 đến tháng 4/1975 không khi nào yên tĩnh. Bom đạn, biểu tình, đảo chánh, pháo kích, giới nghiêm, bãi khóa, hội thảo. Các phong trào, đảng phái mọc lên như nấm. Các xu hướng chính trị, tôn giáo, triết học phát triển rầm rầm rộ rộ: hiện sinh, cộng sản, Phật giáo, Thiên chúa giáo, tả khuynh, hữu khuynh, phân tâm, thiền, cách mạng tính dục. Cả một xã hội trần truồng phô bày toang hoác. Các tệ nạn xã hội được dịp phát triển kinh khiếp: tham nhũng, đĩ điếm, ăn cắp, giết người? Thời đại tướng lĩnh sợ sinh viên, bộ trưởng sợ thầy chùa. Một giai đoạn lịch sử tự do bung phá. Mọi tháp ngà bị đạp vỡ, mọi đường ranh bị băng qua. Tất cả các tiêu chuẩn chân lý bị xét lại. Tuổi trẻ đứng cheo leo trên đường biên. Đó là thời kỳ của khai mở và bi kịch. Trịnh Công Sơn đớn đau nhận lãnh và thừa hưởng để biến tất cả thành nghệ thuật [15].
    Trịnh Công Sơn là một hiện tượng đặc biệt trong nền văn hóa Việt Nam thế kỷ XX. Có thể nói: ca từ của Trịnh Công Sơn là một hôn phối giữa nhiều ?onỗi? ?oniềm? khác nhau: hôn phối giữa thi ca và âm nhạc, hôn phối giữa tác giả và thời đại của mình. Ông đã nói hộ cho nhân loại nỗi tuyệt vọng nhân sinh, nỗi phẫn nộ về chiến tranh, niềm ước mơ về hòa bình, nỗi băn khoăn siêu hình, niềm vui về tình yêu, đoàn tụ và nỗi buồn của thân phận con người.
    Suốt đời ông mãi là con dã tràng xe cát biển Đông.
    Sinh thời, Trịnh Công Sơn từng hỏi:
    Ngày sau còn ai nhắc tên mình không?
    (?oDã tràng ca?)
    Câu hỏi đầy chất tâm linh của Trịnh Công Sơn mãi mãi là nỗi băn khoăn của nhân loại. Và có lẽ Trịnh Công Sơn cũng không ngờ, ngày ông mất người đời đã trao cho ông định mệnh ấy: Sự bất tử.
    Tài liệu tham khảo
    [1] Bửu Ý, Một nhạc sĩ thiên tài, NXB Trẻ 2003.
    [2] Sâm Thương, ?oThời thanh xuân Trịnh Công Sơn?, http://www.tcs-forum.org
    [3] Văn xuôi Trịnh Công Sơn, ?oBài hát đầu tiên bài hát cuối cùng?, in trong Một cõi đi về, NXB Thuận Hóa, 2004, tr. 469.
    [4] Nguyễn Đắc Xuân, Có một thời như thế, NXB Văn học 2003.
    [5] Văn xuôi Trịnh Công Sơn, ?oKiếp sau tôi vẫn là người nghệ sĩ? (trả lời phỏng vấn VCH), in trong Một cõi đi về, NXB Thuận Hóa 2004, tr. 522.
    [6] Nguyễn Quang Sáng, ?oParis, tiếng hát Trịnh Công Sơn?, in trong Một cõi đi về, NXB Thuận Hóa, 2004, tr. 270 ?" 283]
    [7] Võ Xuân Hân, ?oĐóa hoa vô thường?, http://www.tcs-forum.org
    [8] Đặng Tiến, ?oTrịnh Công Sơn, tiếng hát hòa bình?, TC Văn Học số 10&11/2001 Cali, tr. 180.
    [9] Yoshii Michiko, Luận văn cao học về nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn.
    [10] Văn Cao, ?oTrịnh Công Sơn người thơ ca?, in trong Một cõi đi về, NXB Thuận Hóa, 2004, tr. 17.
    [11] Nguyễn Duy, ?oNgày sau sỏi đá?, in trong Một cõi đi về, NXB Thuận Hóa, 2004, tr. 44.
    [12] Đặng Tiến, ?oĐời và nhạc Trịnh Công Sơn?, http;;//www.tcs-forum.org
    [13] ?oNhớ người trong cõi? (Trích các bài viết về Trịnh Công Sơn) in trong Một cõi đi về, NXB Thuận Hóa, 2004, tr. 455.
    [14] Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé, NXB Trẻ 2004.
    [15] Trần Hữu Thục, ?oMột cái nhìn về ca từ Trịnh Công Sơn?, TC Văn Học tháng 10&11/2001 Cali.
    [16] TC Văn (Cali) số 92, tháng 8/2004.
    [17] Một tài liệu khác trong băng Thúy Nga, Khánh Ly nói rằng năm 1962 Trịnh Công Sơn gặp Khánh Ly ở Đà Lạt rủ về Sài Gòn đi hát nhưng Khánh Ly không về. Mãi đến 1965 Khánh Ly mới về Sài Gòn và cùng Trịnh Công Sơn đi hát.
    [18] Nguồn http://www.tcs-forum.org Nhạc Trịnh Công Sơn trên xứ Phù Tang.
    [19] Nhiều tác giả, Trịnh Công Sơn người hát rong qua nhiều thế hệ, NXB Trẻ 2003.
    nguồn: talawas.org

  7. polizia

    polizia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn và chiến tranh Việt Nam
    --- Ban Mai ---
    Mở đầu tập Ca khúc da vàng viết năm 1967, Trịnh Công Sơn bày tỏ nỗi đau thống thiết: ?oTất cả đã bể, đã vỡ toang. Tiếng thét đã chìm xuống biển thành tiếng nói trầm tư, thành lời kêu uất về thân thế Việt Nam. Tiếng nói vang lên từ những hố bom đào lên cùng khắp. Ơi những bạn bè thân yêu đã chết từ đỉnh cao hay vực thẳm. Con người đã hóa thân làm vết thương. Cái chết hóa thân làm biểu tượng vô nghĩa. Đã biến hình đổi dạng từ những cơn hiểm họa cay nghiệt nhất của nhân loại. Lìa cha mẹ, anh em, bằng hữu yêu dấu vô cùng. Hãy kết hỏa châu làm đèn đãi ngộ quỷ dữ. Đốt đuốc cho người điên ấm phố mùa đông. Cả một hành trình hùng vĩ của giống nòi từ miền Triết Giang đổ về bây giờ như thế đó. Hỡi người yêu da vàng của tôi hãy duỗi tay thật dài về phía hố thẳm vốc lấy những hạt đất mềm mỏng đó mà hôn. Tôi sẽ làm người tiều phu đi nhặt từng cánh tay, bàn chân, từng đốt xương, sọ người vung vãi khắp nơi về làm củi đốt sáng cho đêm tìm lại dấu vết của một hành tinh Việt Nam da vàng bặt tăm. Ám khí dày đặc, làm sao thấy rõ mặt nhau. Hãy thử bắt đầu bằng tiếng hát như ca dao của tổ tiên ta ngày xưa đó?. ("Da vàng ca khúc" Trịnh Công Sơn) [1]
    Trong ca khúc ?oGia tài của Mẹ?, Trịnh Công Sơn đã chỉ cho chúng ta thấy đây là một cuộc chiến tranh ?onội chiến?. Chính quan điểm này đã làm cho chính quyền cộng sản e ngại ông. Bởi vậy, trong giai đoạn đầu của thời hậu chiến, có người ở chiến khu đã tuyên bố khi về Sài Gòn sẽ ?oxử tử? Trịnh Công Sơn [2] . Cho đến ngày nay, quan điểm về tên gọi cuộc chiến vẫn là điều tranh cãi. Với tôi, tôi đồng cảm cùng suy nghĩ của Trịnh Công Sơn, bởi vì đứng trên góc nhìn dân tộc, cái chết nào cũng đau xót như nhau. Vì tất cả đều chung giòng máu Lạc Hồng. Đó chính là bi kịch của người dân Việt. Với trái tim nhạy cảm và nhân ái vô cùng, Trịnh Công Sơn đã nhận ra điều vô lý ấy. Trong bài nói chuyện ?oTrịnh Công Sơn vì hòa bình và tình yêu? do ?oHội Văn hóa Trịnh Công Sơn? tổ chức tại Paris đêm 3-5-2003, giáo sư Cao Huy Thuần đặt câu hỏi: ?oCó cái gì nổi bật trong nhạc chống chiến tranh của Trịnh Công Sơn?? và khẳng định: ?oChẳng có gì ngoài chữ tình? [3] . Đúng, nhạc chiến tranh của ông bắt nguồn từ tình yêu thương, nó là những bài tự tình dân tộc, ông nói hộ cho dân tộc thân phận khổ ải của kiếp người trong chiến tranh, là tiếng kêu thương tuyệt vọng của người dân trong cảnh thịt xương tan nát.
    Ôi da vàng Việt Nam vỡ nát
    Xương thịt đó thiêng liêng vô cùng
    Khắp đất nước tràn đầy xác người:
    Xác người nằm quanh đây, trong mưa lạnh này
    Bên xác người già yếu, có xác còn thơ ngây
    Xác nào là em tôi, dưới hố hầm này
    Trong những vùng lửa cháy, bên những vồng ngô khoai
    ("Hát trên những xác người" - 1968)
    Là một trí thức, ông ý thức được thân phận nhược tiểu của đất nước mình trong bối cảnh tranh giành ảnh hưởng của các thế lực quốc tế. Cảm nhận được nỗi đau mất mát ấy, cho nên dù đang ở trong cái thế chống đối nhau, tự trong thâm tâm của người dân Việt, họ vẫn thấy yêu nhau, gần nhau:
    Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam
    Ngày gió lớn, tôi đi môi gọi thầm,
    Gọi tên anh, tên Việt Nam,
    Gần nhau trong tiếng nói da vàng.
    ("Tình ca của người mất trí" - 1967)
    Có lúc ông nói thẳng ra:
    Hai mươi năm là xác người Việt nằm
    Làm sao ta giết hết những đứa con Việt Nam?
    Xưa ta không thù hận
    Vì đâu tay ta vấy máu?
    ("Tuổi trẻ Việt Nam" - 1969)
    Cái bi thảm nhất là ở chỗ: tay của người Việt ít nhiều đều vấy máu anh em mình, người yêu của mình. Tự trong thâm tâm, họ là anh em, cha con, là người yêu của nhau, nhưng trên thực tế, họ chém giết nhau, nhìn nhau xa lạ. Nhưng khi người yêu đó: Bỏ xác trôi sông, chết ngoài ruộng đồng / Chết rừng mịt mùng, chết lạnh lùng / Mình cháy như than, chết cong queo / Chết vào lòng đèo, chết cạnh gầm cầu / Chết nghẹn ngào, mình không manh áo (Tình ca của người mất trí - 1967) . Trong cuộc chiến tranh này, không ai ca khúc khải hoàn, không ai nằm chết trong vinh quang. Những người yêu đó đã:
    Chết thật tình cờ, chết chẳng hẹn hò
    Chết không hận thù, nằm chết như mơ
    Trịnh Công Sơn cho rằng, đây là cái chết do một trận địa chấn, một cơn hồng thủy. Một cái chết không nằm trong dự tính của họ. Họ bị một thứ gông cùm xiềng xích vô hình xô đẩy họ vào mâu thuẫn, hận thù. Nhưng tận trong sâu xa nơi tâm hồn họ, họ không thấy sự mâu thuẫn, hận thù mà chỉ thấy một màu da thơm mùa lúa chín, thấy yêu nhau, thấy gần nhau trong tiếng nói Việt Nam. Như vậy thì quả dân tộc ta đang gặp một cơn đại nạn. Và triệu người đã chết bất đắc kỳ tử, chỉ là nạn nhân của một cuộc chiến tranh phát xuất từ đâu tới, chớ không phải từ trong lòng anh em Việt Nam, mà ngày nay có những quan điểm cho rằng đó là cuộc chiến tranh ?ouỷ nhiệm? của các nước lớn. Nói như Bửu Ý ?o? chiến tranh diễn ra không phải ở chiến trường, không phải do người cầm súng, nó diễn ra ở bàn tròn, ở trong lòng người, ở trong đầu óc những con người mua bán chiến tranh? Giữa một nền trời như vậy, thân phận con người là một vấn nạn, ta nên nói ngay: đây là một chủ đề tư tưởng, nếu không muốn nói là triết lý?? [4] . Những bài ca nổi tiếng trong giai đoạn này như ?oTình ca của người mất trí?, ?oCa dao mẹ?, ?oGia tài của mẹ?, ?oĐi tìm quê hương? là những bài hát có ca từ rất buồn thảm, giai điệu blues dìu dặt, thở than, kể lể như tiếng khóc của một người đàn bà trong góc phòng tối, rồi bỗng nhiên nức nở, gào thét thảm thiết. Ông nói hộ những gì trong tâm hồn họ bị nổ ra vì quá đau khổ, u uất, vì không thể đè nén lại được nữa. Những ước mơ từ lâu họ không được quyền nói tới, phải được chôn sâu vào trong lòng, nay bỗng bùng lên trong tiếng hát của người mất trí [5] .
    Không chỉ riêng Trịnh Công Sơn, hầu như người dân miền Nam nào cũng sống trong bi kịch ấy. Để minh chứng cho một thời đại đầy biến động này, chúng ta hãy đọc bài thơ của Nguyễn Bắc Sơn khi viết về bộ đội miền Bắc với một giọng thơ ngất ngưởng:
    Kẻ thù ta ơi, những đứa xăm mình
    Ăn muối đá và điên say chiến đấu
    Ta vốn hiền khô, ta là lính cậu
    Đi hành quân, rượu đế vẫn mang theo
    Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo
    Xem chiến cuộc như tai trời ách nước
    Ta bắn trúng ngươi, vì ngươi bạc phước
    Chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi
    Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi
    Suy nghĩ làm gì lao tâm khổ trí
    Lũ chúng ta sống một đời vô vị
    Nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau?...
    (?oChiến tranh Việt Nam và tôi? - Nguyễn Bắc Sơn) [6]
    ?oNhững đứa xăm mình?, những con người ấy cũng một dòng máu như ta thôi. Trong lúc người lính Cộng hòa đã nhận ra cuộc chiến này ?ocũng chỉ một trò chơi? thì... phần đông ?oKẻ thù ta ơi? đều ?ođiên say chiến đấu?, đều tin chắc vào chính nghĩa của cuộc chém giết, đều hô hào cổ võ tàn sát một cách trịnh trọng. ?oKẻ thù ta ơi? là một thế hệ tươi sáng, họ là những học sinh, sinh viên đầy nhiệt huyết, được đào tạo từ nhỏ về lòng yêu nước, yêu nước ở đây đồng nghĩa với ý thức của chủ nghĩa cộng sản về nhiệm vụ và sứ mệnh. Yêu nước ở đây đã gắn liền với một thể chế. Đây lại là một bi kịch khác. ?oNhiệm vụ của ta là phải đấu tranh cho lẽ phải. Mà đã đấu tranh thì phải bỏ sức lực, phải suy nghĩ và phải hy sinh những quyền lợi cá nhân, có khi là cả cuộc đời mình, cho lẽ phải chiến thắng? (Nhật ký Đặng Thùy Trâm) [7] .
    Trong khi đó, ở chiến tuyến khác, trong bài ?oNghinh địch hành? Hà Thúc Sinh viết:
    Giao thừa đâu mà vội
    Hãy khoan đã chú mày
    Cứ đóng xa vài dặm
    mà ăn uống cho say
    Ta cũng người như chú
    cũng nhỏ bé trong đời
    có núi sông trong bụng
    mà bất lực hôm nay
    ...
    Vì nói thật cùng chú
    Trăm năm có là bao
    Binh đao sao biết được
    Sinh tử ở nơi nào.?
    (?oNghinh địch hành? - Hà Thúc Sinh)
    Một người lính Cộng hòa nói với một bộ đội miền Bắc, như nói với anh em và quả thật họ là anh em cùng giống ?oda vàng mũi tẹt? mà ra. Ta đối với chú mà nói được lời như thế vì lòng ta đã tới độ nguội lạnh, không còn gì khuấy động nổi một cơn điên say nữa. Đao to búa lớn: vô ích. Danh từ cao đẹp: vô ích. Lý tưởng thiêng liêng: vô ích [8] .
    Cũng như bao người trí thức miền Nam khác, Trịnh Công Sơn đau đớn nhận ra điều ấy, những thảm cảnh mất mát mà ông thấy trong trái tim của ông. Cũng như dân tộc, chiến tranh của ông mang tính trừu tượng, trừu tượng trong cái nghĩa nồi da xáo thịt, ông không cần phân tích cái nồi đó thế nào, ai mang đến, ai đốt củi lửa. ?oTắt một câu, trong dòng nhạc phản chiến của mình, Trịnh Công Sơn đã chẳng có một toan tính chính trị nào cả. Mà tất cả làm theo mệnh lệnh của con tim mình (?). Trái tim nhân ái, nhạy cảm, chỉ biết nói lên những cảm xúc nồng nhiệt của mình đối với quê hương, dân tộc, dù thiếu vắng một thái độ chính trị, nhưng trung thực. Nghĩa là tự đáy lòng mình thì mình nói? [9] .
    Nhận định của Bửu Chỉ thật sâu sắc, tuy nhiên theo tôi, Trịnh Công Sơn không phải không có thái độ chính trị. Thái độ chọn lựa của ông đã thật rõ ràng. Ông dứt khoát không tham gia bên nào, vì đứng bên nào, ông cũng thấy trái tim mình nhói đau. Như một trò chơi, bạn bè thân của ông chia đều ở hai phía:
    Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè
    Ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương
    ("Xin mặt trời ngủ yên" - 1964)
    Người miền Nam thấy mình trong ca khúc ?oCho một người nằm xuống?, Trịnh Công Sơn thương tiếc Lưu Kim Cương, một Đại tá Không quân Việt Nam Cộng Hòa tử nạn, là một người bạn hào hiệp của ông:
    Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên
    Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
    Đất ôm anh đưa về cội nguồn?
    Những xót xa đành nói cùng hư không.
    ("Cho một người nằm xuống" - 1968)
    Người miền Bắc lại bắt gặp mình khi ông chia sẻ nỗi đau:
    Tôi mất trong chiến tranh này
    Bao nhiêu bao nhiêu nụ cười
    Em từ Hà Nội có bao giờ được yên vui?
    (?oTôi đã mất? - 1970)
    Rồi trưa ngày 30 tháng tư năm 1975, chiến tranh chấm dứt, người ta nghe tiếng ông hát ?oNối vòng tay lớn? trên Đài phát thanh Sài Gòn. Người miền Nam sửng sốt và thấy bị tổn thương như bị phản bội khi mà trái tim họ vốn đã tan nát khi Sài Gòn thất thủ.
    Giải thích hành động này ra sao?
    Văn Cao mấy chục năm trời im hơi lặng tiếng, bỗng vỡ òa niềm vui với ca khúc ?oMùa xuân đầu tiên? ở cùng thời điểm này. Phải chăng những nghệ sĩ lớn đều như vậy, như đứa trẻ chỉ biết ca lên niềm hân hoan của dân tộc trong ngày vui chung của đất nước, sau bao năm ngăn cách. Vẫn là niềm vui vượt trên mọi quan điểm chính trị. Và tôi tin rằng, đối với Trịnh Công Sơn, ông cũng sẽ làm điều đó nếu chiến thắng trong cuộc chiến 1975 trước đây thuộc về những người lính Cộng hòa.
    Ở Việt Nam, cái logic tư duy của người Việt thường thấy là: không bên này là bên kia. Điều này cũng dễ hiểu vì thực tiễn lịch sử Việt Nam trong suốt nhiều thập kỷ đã đặt con người vào cách tư duy trên. Thái độ không thật sự bên nào của Trịnh Công Sơn, đã khiến ông rơi vào cái nhìn nghi ngờ từ cả hai phía.
    Bên Cộng hòa có người đã cho ông là ?ohèn nhát?: ?oTrịnh Công Sơn, ông chỉ là một cây sậy, hơn thế nữa, là một cây sậy yếu hèn (cho dù có là ?ocây sậy biết suy nghĩ? tới đâu). Trong lớp vỏ của một cây sậy, của một thể chất yếu đuối, là một bản chất yếu đuối? Là cây sậy, ông khó mà đứng thẳng trước những trận gió ào ạt, những trận cuồng phong. Ông phải cúi rạp xuống. Là cây sậy, ông cũng tham sống sợ chết, cũng thích ăn ngon mặc đẹp, cũng run sợ trước bạo lực, cũng lo âu trước những nỗi bất an, những mối đe dọa rình rập?? [10] .
    Người ta nói ?oông phải cúi rạp xuống? cũng run sợ trước bạo lực??. Thế nhưng, khi nghiên cứu cuộc đời và nội dung các sáng tác của ông (các bài viết và trên 300 ca khúc), tôi không hề bắt gặp điều đó. Thậm chí, Trịnh Công Sơn rất ý thức khi không sáng tác một ca khúc nào có ca từ ca ngợi lãnh đạo, lãnh tụ hay ca ngợi thể chế mình đang sống, dù trong thời chiến tranh hay sau thời hậu chiến. Đó là lòng tự trọng của người trí thức mà không phải ai ai cũng có được.
    Bên cộng sản thì ?ogạt ông qua bên lề? vì thiếu vắng lập trường chính trị. Trịnh Công Sơn chênh vênh giữa hai ?olằn đạn?? mặc kệ những phán xét, ông sống theo suy nghĩ của riêng mình. Tôi nghĩ rằng, thái độ kiên định lập trường sống và hoạt động nghệ thuật của riêng mình chính là bản lĩnh hiếm có của một nghệ sĩ lớn. Là một nghệ sĩ, ông dùng lời ca để hát lên thân phận con người trong chiến tranh, kêu gọi hòa bình và tình yêu thương. Hành động dấn thân với tư cách là người nghệ sĩ đấu tranh cho hòa bình, theo tôi là một chọn lựa dũng cảm, đầy tính nhân văn của một trí thức. Và hành động ở lại Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư, thở cùng nhịp thở với đất nước, đau cùng nỗi đau của dân tộc là logic của một nhân cách lớn. Chính điều ấy đã làm ông trở thành một công dân ?ongoại hạng?.
    Và một nghịch lý đã xảy ra: Người dân bên nào cũng đều thích hát nhạc của ông, nhưng trớ trêu thay, chính quyền bên nào cũng đều ra sức cấm đoán.
    Tại sao các chính quyền phải run sợ trước những lời ca phản chiến?
    Vì quả thật, những gì Trịnh Công Sơn nói lên qua ca khúc của ông đều là nỗi lòng và mơ ước chung của mọi người dân nước Việt. Đó chính là tiếng nói của lương tâm con người. Năm trăm năm trước, Nguyễn Trãi cũng đã từng nói lên nỗi phẫn nộ và đau xót trước cảnh tàn hại do giặc Minh xâm lược gây ra: ?o?Dân chúng lưu ly, những nỗi lìa tan không kể xiết, binh sĩ đánh chác, luôn năm chết chóc đáng thương thay!?. (?oBiểu Cầu Phong? - bài 21). Và trong ?oBình Ngô đại cáo?, ông cũng nói lên thân phận con người bị giày xéo trong chiến tranh:
    Nướng con đen trên ngọn lửa hung tàn
    Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ?
    Người bị ép xuống biển, dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng
    Kẻ bị đem vào núi, đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc?
    Nặng nề những nỗi phu phen,
    Tan tác cả nghề canh cửi.
  8. polizia

    polizia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn và chiến tranh Việt Nam (tiếp)
    Lịch sử Việt Nam như chúng ta biết, là một đất nước luôn luôn bị chiến tranh giày xéo, nội chiến phân ly. Vì vậy, những người dân trong đất nước này từ bao đời phải luôn sống trong cảnh lầm than. Hết giặc nọ đến giặc kia trùng trùng bủa vây. Nhà đại thi hào Nguyễn Du cuối thế kỷ thứ 18 đầu thế kỷ 19, cũng nói lên nỗi thống khổ của người dân trong cảnh loạn lạc: Lần phố xin miếng ăn / Cách ấy đâu được mãi / Chết lăn rãnh đến nơi / Thịt da béo cầy sói (?oSở kiến hành?).
    Trịnh Công Sơn, giữa thế kỷ 20 cũng nói lên bao cảnh thương tâm diễn ra hằng ngày trên một đất nước tang tóc chiến tranh.
    Từng chuyến bay đêm, con thơ giật mình,
    Hầm trú tan hoang, ôi da thịt vàng?
    Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng.
    Cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn
    ("Đại bác ru đêm" - 1967)
    Trong nỗi bi phẫn vì chiến tranh, Trịnh Công Sơn lên tiếng kêu gọi tranh đấu, đồng thời nói lên những khát khao hòa bình với những bài hát tiêu biểu như ?oHuế - Sài Gòn - Hà Nội?, ?oNối vòng tay lớ?n, ?oCánh đồng hòa bình?, ?oTa phải thấy mặt trời?. Ca từ hùng hồn, mang tính đấu tranh thúc giục và đầy niềm tin về tương lai: Việt nam ơi / Còn bao lâu những con người ngồi nhớ thương nhau / Triệu chân em / Triệu chân anh / Hỡi ba miền vùng lên cách mạng (?oHuế - Sài Gòn - Hà Nội? - 1969)
    Hầu hết những ca từ mạnh mẽ hô hào đó, không phải là những hô hào chém giết, mà là hô hào chiến đấu cho hòa bình. Trịnh Công Sơn vẽ ra hình ảnh một đất nước sau chiến tranh rất huy hoàng:
    Ta cùng lên đường
    Đi xây lại Việt Nam
    Bàn chân ta đi mau đi sâu vô tới rừng cao
    Vác những cây rừng to
    Về nơi đây ta xây dựng nhà
    Dựng làng mới cho dân ta về
    Dựng nhà mới cho miền quê
    (?oDựng lại người dựng lại nhà? - 1968)
    Ẩn đằng sau những ca từ cho một viễn cảnh thanh bình đó, vẫn là những dòng nước mắt, là nỗi ưu tư nhân thế, là tâm trạng đớn đau cùng cực của thân phận nhỏ bé của kiếp người. Vẫn là hạt bụi, vẫn là nỗi khắc khoải siêu hình trước cuộc nhân sinh. Chiến tranh, quê hương thân phận con người cuộn xoáy vào với nhau tạo thành một bi kịch. Rốt cuộc, thực chất cuộc đời ông là một kẻ suy ngẫm về kiếp người, một tên hát rong suốt đời lang thang, buồn bã. Chiến tranh cũng là bi kịch nhân sinh, như mọi bi kịch khác. Bởi vậy, có những lúc ông hô hào, reo ca đấu tranh cho hòa bình, thân phận ông cũng thế. Vẫn là một thân tượng buồn!
    Vẫn là:
    Trên đời người trổ nhánh hoang vu
    Trên ngày đi mọc cành lá mù
    Những tim đời đập lời hoang phế
    ? Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa.
    (?oCỏ xót xa đưa? - 1969)
    Có lẽ từ bài đầu tiên đặt bút viết, Trịnh Công Sơn đã nghiệm ra được chân lý riêng của mình: cái khả năng to lớn sau cùng của ca khúc là mang đến cảm thông giữa mọi người bằng tiếng hát. Đó là sứ mệnh truyền đạt những âu lo, chờ đợi của con người khi đối diện với chính mình trước cuộc sống, cũng như thông điệp tình yêu và nhân ái đến với những tâm hồn yêu chuộng hòa bình và những con tim đang bị ngộ độc bởi ngòi thuốc nổ. Cuối cùng gì, thân phận ông cũng như một ngọn cỏ bên đường. Và chính ngọn cỏ bé nhỏ đó đã tạo thành một Trịnh Công Sơn khác, mang ông đi vào vĩnh cửu.
    Khái quát tư tưởng của Trịnh Công Sơn, cụ Đào Duy Anh đã hạ một câu chí tình: ?oCái anh Trịnh Công Sơn này lạ thật, anh ta muốn ôm hết những mâu thuẫn và khát vọng của đất nước vào mình? [11] .
    Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, thân phận da vàng của một nước nhược tiểu được Trịnh Công Sơn đẩy đến tận cùng:
    Người nô lệ da vàng ngủ quên
    Ngủ quên trong căn nhà nhỏ
    Đèn thắp thì mờ?
    (?oĐi tìm quê hương? - 1967)
    Với cái nhìn tỉnh táo, Trịnh Công Sơn đã nhận ra thân phận nô lệ da vàng của người Việt trong chiến tranh. Ông luôn nhắc nhở chúng ta về một dòng giống Lạc Hồng trong bối cảnh tranh giành quyền lợi của các nước lớn. Bởi vì, người Việt sống nhưng không có chủ quyền trong tay, sinh mạng hoàn toàn phụ thuộc vào ngoại bang cả ở hai phía, giá trị làm người bị phủ nhận, thì khác gì một nô lệ. Trinh Công Sơn hỏi: Vậy thì tại sao lại có cảnh nội chiến? Đây là lời tố cáo:
    Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu
    Một trăm năm nô lệ giặc Tây
    Hai mươi năm nội chiến từng ngày
    Gia tài của mẹ, một bọn lai căng,
    Gia tài của mẹ, một lũ bội tình?
    (?oGia tài của mẹ? - 1965)
    Sự xuất hiện của hai chữ lai căng trong ca từ mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Lai căng tức là từ bỏ con người văn hóa dân tộc của mình để biến thành một người khác. Lai căng là phụ thuộc ngoại bang từ bên này hay bên kia, bằng cách này hay cách khác. Bọn lai căng đó trở thành một lũ bội tình dân tộc, vì luôn luôn đứng sát với ngoại bang để bóc lột, mưu cầu quyền lợi, hãm hại đồng bào mình. Lời mẹ dặn con chớ quên màu da vàng, dặn con giữ gìn màu da vàng chính là một cách phản kháng tâm thức nô lệ, một hình thức chống lại những khuynh hướng lai căng đang đe dọa:
    Dạy cho con tiếng nói thật thà
    Mẹ mong con chớ quên màu da
    Con chớ quên màu da nước Việt xưa
    Mẹ trông con mau bước về nhà
    Mẹ mong con lũ con đường xa
    Ôi lũ con cùng cha quên hận thù
    (?oGia tài của mẹ? - 1965)
    Dân tộc của ông là trăm trứng nở ra trăm con trong huyền thoại lịch sử, cùng giống Con Rồng Cháu Tiên. Dân tộc của ông là thế: là tất cả mọi người, không phân biệt Nam-Bắc, không phân biệt giai cấp. Vì sao? Vì có người mẹ nào phân biệt con? Dân tộc, bởi vậy, mang hình ảnh bà Mẹ. Bà Mẹ đó luôn ăn năn - ăn năn cả đến việc đã sinh ra con, bởi vì sinh ra con để làm gì khi chúng sống một kiếp người đọa đày, thù hận?
    Mẹ nhìn quê hương nghe con mình buồn giọt lệ ăn năn
    Giọt lệ ăn năn đưa con về trần tủi nhục chung thân
    Chiến tranh là tủi nhục của bà Mẹ, vì xương thịt nào cũng từ bà mà ra, xương thịt nào cũng là Việt Nam. Cùng là đứa con của Mẹ mà thôi.
    Tại sao từ một cuộc kháng chiến chống Pháp ban đầu, vì lý tưởng chung của dân tộc ?" đánh đuổi ngoại xâm - lại đưa đất nước vào con đường chia cắt, đẩy thành một cuộc chiến tranh ý thức hệ cốt nhục tương tàn. Liệu có thứ triết thuyết hay chủ nghĩa cao cả nào có thể biện minh cho những quyết định lịch sử - đẩy anh em cùng giống Lạc Hồng lao vào cơn binh đao điên loạn này chăng? Vì lý tưởng hay vì cuồng vọng lợi quyền? Lịch sử mai sau rồi sẽ phán xét.
    *
    Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn là thế? Có người tán thành, có người còn nghi ngại. Âu cũng là lẽ thường tình vì cách nghĩ của con người có bao giờ là như nhau. Nó luôn vận động và nhận chân lại những giá trị, lý giải lại những gì đã qua. Cuộc đời này mãi mãi là như vậy.
    Nhưng cho dù là gì đi nữa, theo tôi, chắc không ai không thừa nhận Ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn bắt nguồn từ lòng yêu thương con người. Mà cái gốc tình yêu thương của ông chịu ảnh hưởng sâu đậm triết lý ?oTứ hải giai huynh đệ?, là nhân loại một nhà, vượt qua những hệ tư tưởng nhỏ bé, những hệ lụy đời thường. Ông đã đứng lên trên tất cả mọi thiên kiến chính trị để nói lên nỗi đau của người dân da vàng, của người dân nước Việt.
    Và phải chăng, vì viết theo ?omệnh lệnh của con tim?, chứ không theo một thứ mệnh lệnh nào khác, mà người đời đã vinh danh ông là kẻ du ca bất khuất của Việt Nam.
    Ông ca tụng tình yêu thương, ông chống bạo lực và chống chiến tranh. Phải chăng đó là những chủ đề không chỉ có tính thời sự cấp thiết mà còn luôn luôn là vấn đề lớn của nhân loại của muôn đời.
    Cho đến ngày nay, sau 31 năm kết thúc chiến tranh, nhìn lại những chặng đường thăng trầm của đất nước, có lẽ đã đến lúc chúng ta dũng cảm nhìn nhận lại cuộc chiến đã qua và thân phận các ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn.
    Và chúng ta hãy tự hỏi: thân phận da vàng người Việt ngày nay đã thực sự thoát đời nô lệ ngoại bang chưa?
    Hay vẫn còn đó nỗi niềm:
    Ôi gian nan đời nước nhỏ
    Sao đau thương nhiều lắm thế
    (?oQuê hương đau nặng? - 1971)
    Chiến tranh hạt nhân, chiến tranh tôn giáo, chiến tranh giữa những hệ tư tưởng... nội chiến... ngay lúc này, chúng ta có thể nghe thấy tiếng bom nổ trong thành phố Baghdad, khủng bố ở Indonesia, India, ... cuộc chiến vẫn luôn chực chờ ở đâu đó và những ca từ kêu gọi hòa bình, yêu thương con người của Trịnh Công Sơn vẫn luôn mãi còn giá trị.
    Việt Nam, tháng 7/2006
    ________________________________________
    [1]Trịnh Công Sơn, "Da vàng ca khúc", nguồn http://www.suutap.com
    [2]Báo Người Việt - Hoa Kỳ, trong bài "Tiểu sử Trịnh Công Sơn", viết: "Trước đây tại Sài Gòn, Lê Hiếu Đằng, hiện nay là Tổng Thư ký Mặt trận Tổ quốc Sài Gòn, từng tuyên bố là khi nắm được chính quyền sẽ xử tử Trịnh Công Sơn về tội đã gọi chiến tranh Việt Nam là ?~nội chiến?T (trong câu hát ?~hai mươi năm nội chiến từng ngày?T), thay vì phải gọi là ?~Chiến tranh chống Mỹ cứu nước?T. Vì vậy, sau 30/4, Trịnh Công Sơn phải về Huế ngay khi Lê Hiếu Đằng vào Sài Gòn... Năm 1979 Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đứng ra che chở ông, đánh tiếng gọi ông về lại Sài Gòn."
    [3]Cao Huy Thuần, "Nhạc chống chiến tranh của Trịnh Công Sơn", http://www.tcs-home.org
    [4]Bửu Ý, "Kẻ du ca về tình yêu, quê hương và thân phận", in trong tập Trịnh Công Sơn, rơi lệ ru người, NXB Phụ Nữ, 2003.
    [5]Lê Trương, "Phong trào da vàng ca", http://www.suutap.com
    [6]Võ Phiến, Tổng quan Văn học Miền Nam, nguồn http://www.tienve.org
    [7]Đặng Thùy Trâm, Nhật ký, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005
    [8]Võ Phiến, Tổng quan Văn học Miền Nam, nguồn http://www.tienve.org
    [9]Bửu Chỉ, "Về những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn", báo Diễn Đàn Forum, tr. 29, tháng 9/2001, Paris.
    [10]Lê Hữu, "Ảo giác Trịnh Công Sơn", Báo Văn học số Tân Niên tháng 02-03/2004, Cali, Hoa Kỳ.
    [11]Nguyễn Đắc Xuân, Có một thời như thế, NXB Văn học, 2003
    (Nguồn: Talawas.org)
    Được polizia sửa chữa / chuyển vào 19:03 ngày 28/07/2006
  9. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn: giữa trùng vây... thập diện mai phục
    Khương Duy, Sài Gòn, 18/09/06.
    Tự muôn thuở, chiến tranh, hoà bình, tình yêu, thân phận con người... luôn là những chủ đề vô tận của người nghệ sĩ, nói hoài không hết, tát mãi không vơi... Trong số những chủ đề mênh mông ấy, tình yêu có lẽ là đề tài dễ nhất, còn chiến tranh, hòa bình và thân phận con người quả là những chủ đề khó nuốt, khô nóng và đôi khi khét lẹt như mùi thuốc súng. Nhạc về mảng đề tài khô nóng ấy, đã có không biết bao nhiêu người viết và cũng có không ít tác phẩm đã nằm lại trong ký ức của nhiều người... Trong số những tác phẩm ấy, ta phải nhắc đến những tác phẩm... nằm giữa hai làn đạn của Trịnh Công Sơn.
    Từ thế đứng giữa trùng vây thập diện mai phục... ..
    Trong sự nghiệp sáng tác của mình, TCS gần như chưa bao giờ đặt mình vào một tọa độ mà từ đó người ta có thể nhanh chóng định vị chỗ đứng hay góc nhìn của ông để rồi sau đó chụp lên đầu ông vô số mũ, đủ thứ màu, từ vàng đến đỏ... Ông luôn khéo léo nép mình trong một cõi riêng, rất riêng, rất Trịnh Công Sơn. Trong cái cõi đi về buồn hiu hắt đó, hình như chỉ tồn tại một mình ông...
    buồn như gịọt máu
    lặng lẽ nơi này
    trời cao đất rộng
    một mình tôi đi,
    một mình... tôi về với tôi!

    Ông như đứng ở đâu đó và luôn ẩn hiện trong cuộc chiến ba mươi năm của dân tộc, để chiêm nghiệm, để hoài niệm, để cho nguồn cảm xúc dâng tràn và trào lên khuôn nhạc một cách hết sức tự nhiên, tự nhiên như là những giọt mưa, rơi tí tách trên phím đàn. Ông đã đứng đâu để chứng kiến ?oxác người nằm trôi sông, trôi trên ruộng đồng?, ông đã đứng đâu để nhìn và ?ohát trên những xác người??; ông đã đứng đâu trong ?omột buổi sáng mùa xuân? để chứng kiến hình ảnh của ? Một đứa bé ra đồng. Đạp trái mìn nổ chậm? Ông đứng đâu để nghe tiếng ?ođại bác đêm đêm dội về thành phố??
    Không, hình như TCS không hẳn đứng đâu cả, vì ông đã hoá thân vào cái cõi đi về lặng lẽ và vô định đó để lặng ngắm mọi thứ bằng ?onhững con mắt trần gian?: Đó là vị trí nằm giữa thế trận... thập diện mai phục, giữa chốn tên bay đạn lạc vô chừng... Đó là nơi mà ... ?mai kia về chốn xa xôi, cũng gần!?
    Không xa đời, và cũng không xa mộ người
    Không xa tình, và cũng không xa thù hận
    Không xa trời, và cũng không xa phận người
    Không xa ngậm ngùi, và cũng không xa nụ cười
    Không xa cửa nhà, và cũng không xa ngục tù
    (Đời cho ta thế)
    Từ một vị trí ?otuy xa mà gần, tuy gần mà xa? ấy ,TCS đã viết về chiến tranh, viết về những mất mát, tan tác, đau thương, chia lìa, đổ vỡ... viết về những nỗi đau đời, nỗi đau của người mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha... bằng một bút pháp và ca từ không thể lẫn lộn với bất cứ ai khác, dù rằng đã có không ít tác phẩm khác thành danh về đề tài này.Trong ?o Đôi mắt người Sơn Tây? Quang Dũng ngậm ngùi khi viết:
    Mẹ tôi em có gặp đâu không
    Những xác già nua ngập cánh đồng
    Tôi cũng có thằng con bé dại
    Bao nhiêu rồi, xác trẻ trôi sông?

    Nhưng, cũng trong cùng hoàn cảnh ấy, TCS lại viết một cách dửng dưng
    Xác người nằm trôi sông
    Phơi trên ruộng đồng
    Trên nóc nhà thành phố
    Trên con đường quanh co

    Hay là
    Xác nào là em tôi dưới hố hầm này?
    Viết về những người ngã xuống trong chiến tranh, ông viết cứ dửng dưng như thể đó là ?ochuyện... thường ngày ở huyện,? vì trên thực tế, đó đúng là những hình ảnh đi đâu cũng gặp, nhìn đâu cũng thấy trên quê hương thời chiến! Không cần có sự phân biệt xác ta hay xác thù, ông xung phong trực diện vào vấn đề muốn nói và kể cho ta nghe một cách tự nhiên ...

    Xác ta xác thù hôm nay rất nhiều trên hàng kẽm gai
    Xác ta xác thù hôm nay rất nhiều hôm nay rất nhiều trên thành phố ấy

    (Xác ta xác thù)
    Với những người trong cuộc, ông dành cho họ một lời khuyên rướm máu để có thể tiếp tục sống mà chấp nhận số phận
    Đừng buồn chi em, ta như cỏ mọn bên đường
    Đừng buồn chi em, ta như giọt lệ vô tình
    Cười lên em nhé dẫu đau lòng.

    (Xác ta xác thù)
    Viết về người mẹ mất con hay người vợ mất chồng, ông không hề phân biệt chiến tuyến, cho dù là người ta luôn muốn xác định nó để phán xét ông, phán xét lập trường và quan điểm trong sáng tác của ông về mảng đề tài khó nuốt ấy, bởi khi dẹp bỏ mọi định kiến, nhìn đâu ông cũng thấy toàn là ?oxác người Việt nằm!?
    Tôi có người yêu, chết trận Pleime
    Tôi có người yêu ở chiến khu D
    Chết trận Đồng Xoài, chết ngoài Hà Nội
    Chết vội vàng dọc theo biên giới

    (Tình ca của người mất trí)
    Ông viết về chiến tranh bằng những góc nhìn xa lạ với mọi người, đôi khi là cái nhìn của một người điên:
    Tôi có người yêu chết trận Chu Prong
    Tôi có người yêu bỏ xác trôi sông
    Chết ngoài ruộng đồng chết rừng mịt mù
    Chết lạnh lùng mình cháy như than

    (Tình ca của người mất trí)
    Bấy nhiêu địa danh, bấy nhiêu địa điểm là bấy nhiêu phát đạn, ghim thẳng vào tâm trí người nghe bằng một sự cười cợt, hời hợt đến dửng dưng của một người mất trí...
    Tôi có người yêu, chết trận A Sao
    Tôi có người yêu nằm chết cong queo
    Chết vào lòng đèo, chết cạnh gầm cầu
    Chết nghẹn ngào mình không manh áo
    Tôi có người yêu, chết trận Ba Gia
    Tôi có người yêu vừa chết đêm qua
    Chết thật tình cờ chết chẳng hẹn hò
    Không hận thù nằm chết như mơ

    (Tình ca của người mất trí)
    Khi khác, ông lại khắc hoạ chiến tranh bằng một âm thanh quen thuộc khác, một âm thanh không hề thiếu vắng trong màn đêm trên quê hương thời chiến, thứ âm thanh đã dần trở thành quen thuộc như tiếng ru con của người mẹ trong đêm khuya thanh vắng
    Đại bác đêm đêm dội về thành phố
    Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe
    Đại bác đêm đêm đánh thức mẹ dậy
    Đại bác đêm đêm em thơ giật mình
    (Đại bác ru đêm)
    Thứ âm thanh tử thần ấy, dù là đêm đêm gây kinh hoàng cho giấc ngủ của từng người, nhưng không thấy người trong cuộc có chút thái độ hay phản ứng gay gắt nào, chỉ có duy nhất..?Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe!? Chỉ đứng nghe mà không hề có chút biểu hiện phê phán, thù hận... Và TCS đã kể lại cho chúng ta cũng bằng một thái độ chấp nhận và chịu đựng không than thở... Cho dù TCS có ý lên án cái âm thanh của tử thần ấy hay không thì người trong cuộc chiến, người ở bên này và bên kia chiến tuyến... cũng không ai kết tội được TCS với bài hát này vì ông đã rất khéo léo khi viết rằng nó ?oDỘI VỀ thành phố? : từ đó không thể xác định đó là tiếng đạn pháo của bên nào cả! Thật may mắn vì bên này thì đã hiểu là nó là của bên kia, bởi nếu chỉ cần thay chữ DỘI VỀ bằng chữ DỘI VÀO thì có thể mọi sự đã khác!
    Lại có khi ông làm một cú máy zoom cận cảnh cực kỳ sống động, sống động đến độ tàn khốc trong lời kể chuyện của mình
    Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé ra đồng
    Đạp trái mìn nổ chậm
    Xác không còn đôi chân

    Buổi sáng mùa xuân, mặt trời lên đỏ rực chân trời, trên đường ?otung tăng ra đồng giữa ngọ?, thằng bé dẫm phải mìn và ngực nó cũng đỏ rực... vì máu! Nếu tưởng tượng đấy là kịch bản phân cảnh cho từng cú máy thì còn gì gây sốc hơn khi ông mô tả cái chết của đứa trẻ với sự thương tiếc của hoa đồng cỏ nội: cây cỏ còn biết bày tỏ sự thương tiếc một cách trân trọng như vậy, còn kẻ gài mìn.. thì sao?
    Một buổi sáng mùa xuân
    Ngực đứa bé tan tành
    Ngàn hoa đồng cỏ nội
    Cúi xuống nhìn con tim.

    Sau tai nạn thê thảm ấy, liệu ngọn cỏ còn có thể nhìn gì ở trái tim của đứa bé? Không, ngọn cỏ chỉ đơn giản gục đầu bên xác nạn nhân. Nhưng hình như sự đời không chỉ đơn giản có vậy, vì TCS có lẽ còn muốn, khi nhìn thấy cảnh tượng ấy, chúng ta, ít nhất có một lần trong đời, phải ?ocúi xuống? để nhìn thấu vào những trái tim... không hề biết đau của ai đó vốn đang bị lên án và phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến đang diễn ra.
    Rồi TCS lại dẫn ta đi đến mâu thuẩn nội tại cùng cực với hình ảnh của sự níu kéo tuyệt vọng cái sống khi con người đang cận kề cái chết, một hy vọng cũng... mong manh không kém mấy cánh hoa vàng... Cứu cánh cho niềm hy vọng đó có lẽ cũng đã... bật gốc từ lâu rồi! Đó là tất cả những gì đã diễn ra trong... ?một buổi sáng mùa xuân? định mệnh...
    Một buổi sáng mùa xuân
    một đứa bé yên nằm
    bàn tay cầm cỏ dại
    có hoa vàng mong manh

    TCS không hề nói rằng quê hương ông trong thời chiến là địa ngục, nhưng cứ nghe lời ông kể, nếu như đứa bé đang nằm chết trên thiên đường của chính nó thì nó sẽ không tự hỏi thầm mình như vậy? Không! Đứa bé không thể hỏi, vì nó không hề ngờ rằng cái chết đã đến với nó một cách tức thời và tức tưởi đến thế. Nó chết trong tư thế miệng không kịp kêu la, bờ môi của nó mím chặt như một cử chỉ biểu hiện thái độ chịu đựng đến tận cùng... Chứng kiến cái hình ảnh tàn khốc ấy, chính TCS, và cả chúng ta, chỉ những người còn sống, mới có thể thầm hỏi lại mình : có thiên đường hay không?
    Một buổi sáng mùa xuân
    một đứa bé im lìm
    bờ môi dường thầm hỏi
    có thiên đường hay không?

    Thay cho câu trả lời trực tiếp, TCS chiếu cho ta thấy những hình ảnh còn lại bằng những băn khoăn ray rứt, bằng tình NGƯỜI của chính mình:
    Em thơ ơi chiều nay trường học lại
    trong sân chơi bạn và thầy im lời

    Trong lớp học, đứa bé ấy đã được dạy những bài học về tình yêu, tình người... và vào cái buổi sáng định mệnh ấy, trái mìn nổ chậm đã cho nó thêm bài học phụ đạo rằng thuộc được bài học ấy quả không dể dàng... và dù chưa có ai thuộc nhưng bài học ấy hình như đã sắp... phai rồi!
    bài học về yêu thương trên giấy mới
    sao hôm nay nét mực đã phai
    .
    Nếu như những lời kể trên không phải là ca từ, thì nó phải hẳn là những vần thơ máu, đau đáu một nỗi đau đời bất tận! Chính vì xuất phát từ vết thương đời đang mưng mủ trong tim, TCS cứ luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh thê thảm về số phận của những đứa trẻ trong làn tên mũi đạn :
    Từng vùng đêm đen hoả châu thắp đỏ
    Em bé loã lồ suốt đời lang thang...

    hay
    Đàn trẻ thơ vẫn đi trong đêm
    Đến trường cố chờ ngày bình yên

    (Dân ta vẫn sống)
    Trong khói lửa chiến tranh, niềm hy vọng về một ngày mai hòa bình cứ ngày càng mờ nhạt, làm cho TCS, từ thế đứng ấy, ngày càng cảm thấy bị chìm sâu trong tuyệt vọng... Không hẳn là hòa bình không đến, nhưng nếu như nó đến quá muộn màng thì liệu điều đó còn có ý nghĩa gì cho cuộc sống của những nạn nhân chiến tranh hiện tại?
    Dân ta đã bao nhiêu năm
    Lòng chìm sâu ước mơ hân hoan
    Nhìn rừng phơi xác thân anh em
    Nhìn trái tim rơi theo đại bác
    Thịt người cho thú nhai ngon
    Mẹ cha tóc khô như rơm
    Chờ đàn con đã đi bao năm không về
    Đứa về cụt bàn chân

    Cơn mơ nào vừa bừng lên trong giờ cuối
    Khi viên đạn vừa cắm vào người
    Trên chiếc nạng, một rạng đông chưa kịp lớn
    Trong hy vọng đã có nụ tàn

    Bằng thủ pháp tường thuật, TCS đã nêu hết những góc cạnh, mảng tối, bóng đen của chiến tranh mà không cần lên án chiến tranh, chỉ cần nêu cảm nhận về hậu quả cuộc chiến là đã quá đủ...
    Dân ta đã bao nhiêu năm
    Đầu đội bom bước đi mong manh
    Tầm đạn bay nhức đau trong xương
    Nhìn trái tim treo trên đầu súng
    Một đời nước mắt chan cơm
    Hờn căm cắt chia anh em

    (Dân ta vẫn sống)
    Phóng sự trường thiên về cuộc chiến của TCS không cần lời bình, mà chỉ có những cú zoom máy và bức ảnh tĩnh ( không động), nó không nhằm diển tả sự kiện đã xảy tuần tự như thế nào mà chỉ lột tả cái sự thật trần trụi và thê thảm của cuộc chiến, cái thê thảm tê tái đã từng làm cho Henry Dunant rụng rời khi chứng kiến, cái thê thảm đã khai sinh ra lá cờ Hồng Thập Tự...

    Xác ta xác thù hôm nay rất nhiều trên đồi núi xa
    Xác ta xác thù hôm nay rất nhiều hôm nay rất nhiều trên giòng sông đó
    ... ... ... ... .
    Xác ta xác thù hôm nay rất nhiều giữa đồng lúa thơm
    Xác ta xác thù hôm nay rất nhiều hôm nay rất nhiều trên đồi hoa thắm

    Xác người nằm trôi sông
    Phơi trên ruộng đồng
    Trên nóc nhà thành phố
    Trên con đường quanh co

    Từ những ?oGiọt nước mắt quê hương? ấy, ?otừ đêm bây giờ, mơ đến đêm mai?, TCS đã mơ, mơ mình sẽ sống mà đợi đến một ngày...
    Giọt lệ gian nan cho ta khóc với
    Đợi thấy anh em dưới ánh mặt trời

    (Đợi có một ngày)
    Chiến tranh cứ kéo dài lê thê và hướng về ngỏ cụt, viễn cảnh hòa bình có vẻ như từ hiện thực đi dần về hướng... siêu thực, và con người vẫn hăng say chém giết nhau... . Tất cả những yếu tố đó đã khiến cho TCS lo lắng, sự lo lắng của một người đang quan sát từ... ?cõi trên?: ông lo rằng, trong tâm thức của thế hệ, hình ảnh của hòa bình có nguy cơ sẽ bị lụi tàn trước khi nó kịp đến... Ông lo lắng cũng phải, vì sự hận thù vô hình của thế hệ này, sớm muộn gì cũng sẽ được truyền hết một cách vô thức cho thế hệ sau, và khi đó, sẽ không ai còn bận tâm đến hai tiếng hòa bình, mà chỉ lo tìm cách trả cho xong (một cách vô thức?) cái mối thù truyền kiếp và chồng chất do cha ông và cả lịch sử để lại...

    Tuổi trẻ Việt Nam còn vừng trán nhăn nheo
    Sáng bên kia rừng tối đã qua lưng đèo
    Trong tim người Phật Chúa chìm sâu
    Hai mươi năm tội ác còn nhiệm mầu

    Dù mùa Xuân đã đến đây
    Vẫn còn tiếng khóc thầm
    Triệu nụ hoa đang thoát thai
    Viên đạn vẫn trên nòng
    Hận thù trên cánh tay
    Bao mùa Xuân rồi
    Hận thù trong trái tim
    Hận thù trên cây lá

    Trong đêm hồng
    (Xanh lòng tàn phai)
    Con người cứ chém giết nhau vì chung quanh họ tràn đầy thù hận. Dù chưa hề quen biết hay xích mích nhau, nhưng người ta luôn vẫn nhắm mắt mà bóp cò súng, và nếu cứ kéo dài như vậy thì liệu mai này sẽ còn có đôi mắt nào còn mở ra để đón hòa bình?
    Đôi mắt nào mở ra hôm nay
    Để nhìn thấy nắng và loài người
    Đôi mắt nào mở ra cho nhau
    Nhìn đạn bom vũ khí im hơi

    Đôi mắt nào mở ra trong tôi
    Để nhìn theo nhịp mừng máu chảy
    Đôi mắt nào mở ra trên vai
    Nhìn bàn tay tìm hướng tương lai

    (Đôi mắt nào mở ra)
    Mở mắt ra để làm gì? Không phải để nhìn ngắm và phán xét ai sai ai đúng, cũng không phải để thấy chính nghĩa đang thuộc về ai, mà chỉ đơn giản là tìm lại mơ ước và hạnh phúc đơn sơ của cuộc đời...
    Tìm lại đôi tay cho mẹ về thăm lúa
    Họp chợ đêm nay cho chị gánh em gồng
    Tìm lại con đê cho một bầy em bé
    Tìm hàng tre xanh cho làng mạc miền quê
    Tìm lại thơ ngây cho một bầy em bé
    Tìm lại đôi chân cho người lính trở về

    (Đôi mắt nào mở ra)
    ... đến yếu tố chính trị phi chiến tuyến
    Ca từ của TCS trong những ?oca khúc Da Vàng? không hề ca ngợi chiến công của bên này hay lên án cuộc chiến đối với phía bên kia... Giữa muôn trùng xác người và biển máu, dường như ông chỉ muốn bày tỏ cái ý ?okhả liên vô định hà biên cốt!? và ?onhất tướng công thành vạn cốt khô!? mà thôi!
    Từng phe cho đấy là chiến công
    Xác ta xác thù hôm nay rất nhiều trong hầm hố sâu
    Xác ta xác thù hôm nay rất nhiều hôm nay rất nhiều trên từng lộ máu

  10. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Vậy mà ngưòi ta vẫn cứ đi tìm chứng cớ để lôi ông về phía bên này hoặc không chấp nhận cho ông sống ở phía bên kia: trong cuộc chiến tranh đẫm máu ấy, ai cũng cho rằng chính nghĩa thuộc về mình, và ai cũng muốn lôi kéo TCS ngã về phía mình... Làm như thế chỉ hoài công, vì, như trên đã nói, TCS không nghiêng về bên nào cả và ông đã khéo chọn cho mình một vị trí quan sát nằm ngoài tầm sát thương của súng đạn lẫn tòa án! Từ vị trí ấy, dù là ở giữa trùng vây thập diện diện mai phục, ông vẫn có thể thản nhiên di chuyển trên quỹ đạo của riêng mình để nói lên điều mình muốn, viết lên điều ông suy nghĩ...
    Hỡi ba miền vùng lên cách mạng!
    (Huế Sài Gòn Hà Nội)
    Gia tài của mẹ, một bọn lai căng
    Gia tài của mẹ, một lũ bội tình!

    (Gia tài của mẹ)
    Chính chúng ta phải nói hoà bình
    Đất nước này loài người đã dã man
    Đất nước này chỉ còn lại người điên
    Anh em quyết lòng
    Đứng lên !
    (Chính chúng ta phải nói)
    Mới nghe qua hai từ ?ocách mạng? và ?ođứng lên!?, nhiều người nóng vội bên này đã lên án và đẩy TCS về phía bên kia, nhưng, ta hãy nghe cho kỷ : rõ ràng khi nói ?ođất nuớc này loài người dã man?, là đã có ý bao hàm toàn bộ, vì vậy ông mới kêu gọi ba miền (chứ không phải hai miền!) vùng lên cách mạng! ?oBa miền? là ?oba miền dân tộc?, thể hiện nhiều cái ý thức cộng đồng dân tộc hơn là phân biệt chính kiến, là nói đến tổng thể mà không cụ thể ?" một cách dùng từ nửa hư nửa thực và hay đáo để! Còn nếu nói ?oHai miền? (hoặc ?omột miền rưởi? như Ông Đặng Tiến đã nói) thì rốt cục rồi cũng sẽ là ?ohai miền đất nước?, sẽ hướng đến những biện giải, xung khắc, lập trường, chính kiến... nghĩa là sẽ... vô cùng ?orách việc!? (Dĩ nhiên sẽ không thể có ?omột miền? ở đây vì TCS chưa hề xác định bên nào hoàn toàn đúng hoặc sai trong cuộc chiến tranh này).
    Còn với những ai cho rằng mình sở hữu độc quyền hai từ ?oCách Mạng? vốn thường được hiểu và sử dụng theo kiểu hiếp dâm từ ngữ, thì đây đúng là cú lừa ảo giác cực kỳ ngoạn mục: ông chỉ kêu gọi ?o vùng lên cách mạng? bằng cách dùng chữ thường, không viết hoa? để hiểu theo ý nghĩa quy ước vốn phải có của nó: một cuộc cải cách vận mạng.
    Còn riêng với hai chữ ?onội chiến? đầy hệ lụy: nếu TCS tự ý ... đục bỏ nó và thay vào bằng nhiều dấu chấm lững thì tình hình liệu sẽ có khá hơn không? Dĩ nhiên sẽ không thể khá hơn, mà có thể còn tệ hại hơn, vì trong cái giai điệu luyến láy như thể ?ođo ni đóng giày? cho riêng hai từ ấy, đố ai chêm được cái gì khác hay hơn, và nếu không thay được bằng từ nào khác thì người ta sẽ vẫn cứ... ung dung nhằm đúng hai chữ ?onội chiến? mà hát, và điều này sẽ được hiểu như một cách chơi chử trịch thượng và ngạo mạn, lúc đó ông sẽ mang thêm cái tội... giỡn mặt với nhà cầm quyền! Thật ra, đây chỉ là chuyện giọt nước làm tràn ly, vì nếu có bỏ lững hay ?otự ý đục bỏ? hai chữ ấy, TCS cũng không thể thoát được tội phạm úy, bởi cái ý ?onội chiến? đó đã được ông thể hiện một cách gián tiếp rất nhiều lần ...
    Dân ta đã bao nhiêu năm
    Lòng chìm sâu ước mơ hân hoan
    Nhìn rừng phơi xác thân anh em
    ... ... ... ... ... ... ... ... ..
    Một đời nước mắt chan cơm
    Hờn căm cắt chia anh em

    (Dân ta vẫn sống)
    Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
    Tôi đã thấy, tôi đã thấy
    Những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em

    (Hát trên những xác người)
    Hai mươi năm là xác người Việt nằm
    Làm sao ta giết hết những đứa con Việt Nam ?
    Xưa ta không thù hận, Vì đâu tay ta vấy máu ?

    (Tuổi Trẻ Việt Nam)
    Triệu người đã chết, hãy mở mắt ra
    Lật xác quân thù, mặt người Việt Nam trên đó
    Đi trên những xác người : bao năm thắng những ai ?

    (Những Ai còn là Việt Nam)
    Ôi bom đạn cày trên những xác
    Ôi da vàng Việt Nam vỡ nát
    Xương thịt đó thiêng liêng vô cùng

    (Đêm Bây Giờ, Đêm Mai)
    Trò đu dây với chữ nghĩa và những con số một hai ba của TCS quả là mạo hiểm: chỉ cần đổi ?oBa? thành ?oHai?, hoặc nếu chữ ?ocách? vô tình hay cố ý bị sửa thành ra ?oCách ? như lỗi biên tập, hoặc bỏ lững mấy dấu chấm... thì có thể ông đã nhận từ lâu cái..?quả báo nhãn tiền?. Cuối cùng, tuy đã trở thành bị cáo trong một ?obản án văn tự bất thành văn? từ sự lên án của cả hai miền, nhưng ông vẫn có thể đi tiếp con đường của mình!
    TCS hô hào ?ođứng lên ?" vùng lên cách mạng? không có nghĩa là kích động con người lao vào cuộc chém giết mà là để góp bàn tay chận đứng những mưu mô, toan tính... , để sớm chấm dứt cuộc chém giết cuồng nộ đang diễn ra. Hơn ai hết, vì hiểu rõ cội nguồn cùng nguy cơ của những hận thù đang tràn ngập và đầu độc trái tim của thế hệ, nên ông luôn tìm cơ hội nhắn với mọi người, và nói cả với bản thân để luôn chắc rằng mình vẫn ?ochưa mất niềm tin?...
    Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
    Dù hôm nay em chưa thấy Sài Gòn
    Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin
    Vì quê hương sẽ có ngày hòa bình
    Cố nuôi dưỡng bền những tình thương lớn
    Lòng ta ơi hãy biến tan thù hận
    Đón nghe tiếng cười trên đất nước nát tan

    (Chưa mất niềm tin)
    Chính vì muốn tỏ rõ thái độ và quan điểm của mình về cuộc chiến và về những người quen đang đứng trong và ngoài cuộc chiến, TCS đã nhiều phen chơi ván bài... ?bật ngữa? : việc ông lập lại rất nhiều lần như để bày tỏ sự hoang mang và kinh tởm: ?tôi đã thấy... , tôi đã thấy... ? trong Hát trên những xác người đã làm người ta liên tưởng đến những bàn tay đã từng nhúng máu người vô tội năm 1968 tại Huế.
    Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
    Tôi đã thấy, tôi đã thấy
    Trên con đường, người cha già ôm con lạnh giá
    Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
    Tôi đã thấy, tôi đã thấy
    Những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em

    Rõ ràng ông không hề muốn thấy bất kỳ ai, dù là bạn bè, hát mừng chiến thắng của riêng họ trên những xác người vô tội: ?oĐừng mơ mộng trên xương máu. Chưa bao giờ tôi nghe được một tiếng hát nói về sự sinh nở tốt đẹp của hận thù.? (TCS-Có nghe ra điều gì) Có lẽ vì ông đã nghe ra điều gì đó, và đã thấy, đã được ?oDạy từ mưu toan giết chết một người đến kế hoạch giết chết hàng vạn người. Chúng ta biết rõ từ một tên hề mặt phấn môi son đến một tên ngụy quân tử! (TCS-Có nghe ra điều gì)... nên ông đã nói hơi... nhiều về ?onhững thứ không nên thấy? ấy, nên sau này, ông phải đi lao động cải tạo, phải viết lại bản tự kiểm. Dù là việc ông đã ?othấy ai và thấy gì? thì chỉ có ông và người trong cuộc mới biết rõ, nhưng cũng nhờ đó, ông đã thấm thía đến tởm lợm đối những ?ongười không có tình người?:
    Đời đã cho tôi một ngày
    Nhìn thấy gian manh loài người!
    Biển sóng biển sóng đừng xô tôi
    Đừng cho tôi thấy hết tim người
    (Sóng về đâu)
    và đây nữa...
    Đừng xô tôi ngã giữa tim người!(Sóng về đâu)
    Dĩ nhiên trong hoàn cảnh ?otiến thoái lưỡng nan?, việc ông buộc phải viết ra những lời không thật sự xuất phát từ ý kiến và mong muốn chủ quan là việc có thể hiểu được, nhưng ông cũng đã công khai tự kiểm mình để nhắc nhớ trách nhiệm của bản thân về những cái thật và không thật trong từng câu chữ của mình...
    Ngày nay không còn bé
    Tôi quên sống thật thà

    (Ngày nay không còn bé)
    Và, cũng đã có đôi lần, TCS đã nhắc đến sự cay đắng về một cuộc sống được duy trì trong thế đứng luôn bị cô lập...
    Chén rượu cay, một đời tôi uống hoài
    Trả lại từng tin vui
    Cho nhân gian chờ đợi..

    (Phôi pha)
    Đời đã cho tôi ngậm ngùi
    Đời sẽ cho thêm ngọt bùi
    Đời sống chan hoà trong tôi

    (Chỉ có ta trong một đời)
    Mặc cho người chung quanh nhào nặn ông thành đủ thứ hình dạng, gán ghép cho ông hàng tá những tên gọi, TCS chỉ lặng lẽ tổng kết... xem người ta đã và đang hình dung về bản thân ông giữa cuộc đời thường, là một người như thế nào
    Đời vẽ tôi tên mục đồng
    Rồi vẽ thêm con ngựa hồng
    Từ đó lên đường phiêu linh
    Đời vẽ trong tôi một ngày
    Rồi vẽ thêm đêm thật dài
    Từ đó tôi thề sẽ rong chơi!
    Đời vẽ tôi tên tuyệt vọng
    Vì lỡ nơi đây nặng tình
    Từ đó tôi chìm dưới mênh mông

    (Chỉ có ta trong một đời)
    Đương nhiên không hẳn là đời vẽ ông thành cái gì thì ông tự hóa thân cái đó một cách đơn giản, mà ông đã tự biết, trong hình dạng đó, ông phải làm gì để mình vẫn mãi mãi là... chính mình! Vì vậy, thay vì ca ngợi chiến công của bên này, bên kia, TCS lại viết... Nối vòng tay lớn, chọc giận biết bao người, rồi sau đó lại nhảy phóc xuống từ vị trí trên cao kia để hát nó trong mùa hè 1975 giữa rừng người hoang mang... TCS hát không phải để mừng người thắng trận hay tống tiễn người thua trận, mà chỉ để mừng ngày hòa bình, cái ngày mà ca từ trong nhạc của ông đã không biết bao lần nhắc đến...
    Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
    Ta đi vòng tay lớn mãi, để nối sơn hà
    ...
    Thay vì tỏ rõ vị trí độc lập và khách quan của mình, TCS lại viết Cho một người nằm xuống
    Những sớm mai lửa đạn
    Những máu xương chập chùng
    Xin cho một người vừa nằm xuống
    Thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang
    .
    Ngọn gió thời đại và mặt trời chân lý đã di chuyển liên tục, làm cho cái bóng từ phía trên cao của ông cứ mãi lung linh, khi thì hắt bóng xuống phía bên này, khi thì bên kia... Và, như một thể nghiệm cảm xúc của chính mình qua thời gian, TCS đã viết, đôi khi đến hai lần, cho cùng một đề tài. Người ta trách rằng, sau này, TCS không còn là chính mình khi trước... Cũng phải thôi, vì ông không còn cần phải mang cái áo giáp chống đạn để đứng ở giữa hai lằn đạn, lời của ông không còn là ?otiếng chim hót trong bụi mận gai?, vì ông có thể đứng trong trùng vây thập diện mai phục ngay giữa cuộc đời này, để nói cái cảm xúc thật, cái cảm nhận mới của chính bản thân về những hình tượng cũ trong hoàn cảnh mới, chính nhờ vậy mà ta được nghe hai lần cho cùng một đề tài với biết bao điều mới lạ, bằng hai cảm xúc hoàn toàn khác nhau và cũng đều xuất sắc như nhau. Điều này không có gì mâu thuẩn, có chăng là do hoàn cảnh đã thay đổi, và vì TCS viết theo cảm nhận của chính ông, như là một chứng nhân của từng thời kỳ lịch sử, chứ không hề là của ai khác.
    Chứng kiến cái chết của đứa bé trong ?oMột buổi sáng mùa xuân?, ông mơ về sự an lành cho trẻ em, rồi ông đã gặp lại hình tượng ?oem bé lõa lồ suốt đời lang thang? của ngày xưa, giờ đang đến với cuộc sống mới cùng với mùa xuân, ông đã từng ?o đợi có một ngày em bước vui? mà không sợ... dẫm phải mìn, và ông đã thể hiện bằng ca khúc ?oEm đến cùng mùa xuân?.
    Trong chiến tranh, đã có không ít lần, người con gái Việt Nam ngã xuống. Có khi đó là những người dấn thân vào cuộc chiến như Vũ Cao đã hình dung và đã viết trong bài thơ Núi Đôi nổi tiếng..
    Mới đến đầu ao, tin sét đánh
    Giặc giết em rồi, dưới gốc thông
    ... ... ... ... ...
    Ở đâu cô gái làng Xuân Dục
    Em sống trung thành, chết thủy chun
    g
    Nhưng cũng có khi đó là những người bình thường và luôn mong muốn thoát ra ngoài cuộc chiến một cách vô vọng, và rồi họ đã ngã xuống theo motif ?ohoa trắng thôi cài trên áo tím?. Tưởng rằng những cái chết như vậy sẽ không còn nữa, nhưng sau đó, trong không khí còn tươi nguyên của ngày hòa bình, ông lại viết tiếp... ?Em ở nông trường, em ra biên giới?.. đó là sự thấm thía nỗi đau mới về cái chết ?onhẹ nhàng như những bước chân? của những cô gái TNXP còn rất trẻ, được lệnh lên đường làm dân công hỏa tuyến, làm nhiệm vụ cáng thương, tải đạn, phục vụ trên chiến trường, khi quân Pol Pot tràn qua biên giới Tây Nam. Tất cả họ, đã cùng ra trận bằng những ?ođôi chân đi không ngại ngần?.
    Rồi, trong khi cuộc chiến chưa tàn,?hai mươi cô gái tuổi hai mươi ấy? đã chết. Vào thời điểm đó, tin tức thật về chiến sự cũng như những tổn thất nhân mạng xảy ra trong cuộc chiến ấy, tuy đều thuộc vào loại ?o không nói ra thì...ai cũng biết? nhưng lại cũng là ?obí mật quốc gia?. Vì vậy, chi tiết về họ không được phổ biến, chỉ nghe thoang thoáng rằng lán trại của họ bị quân địch bất ngờ tập kích trong đêm, và tất cả đã bị bắt, bị hãm hiếp tập thể và bị hành hình tại chổ một cách hết sức dã man. Sau đó khá lâu, chỉ một phần nhỏ trong câu chuyện này được phục dựng trong phim ?oNgọc trong đá?.
    Cho dù không rõ họ đã lần lượt ngã xuống trên chiến trường hay bị thảm sát tập thể trong một đêm, nhưng có một sự thật phải tin là, cuối cùng tất cả họ đều đã hy sinh. Âm vang về số phận của họ đã làm TCS thật sự bàng hoàng. Ánh mắt hồn nhiên, trong sáng của họ đã ám ảnh và thôi thúc ông phải trả cho đời, và cho cả chính họ, món nợ văn chương ấy. Dù là trong thời kỳ chiến sự, viết về sự mất mát vốn là chuyện không hợp thời và không được khuyến khích, nhưng ông cũng sẽ không thể tự tha thứ cho chính mình nếu không viết về họ. ... vì theo ông, không viết là ?ođã phạm tội với đời? rồi vậy! Trong bối cảnh đó, giải pháp hay nhất là viết về số phận của họ một cách hết sức... nhẹ nhàng
    Xa nông trường, ra biên giới
    Có đôi khi đi không trở lại
    Nhưng trong lòng nghe tiếng nói
    Những gian nan sẽ đo lòng người!

    Lẽ ra, với một việc chính đáng như vậy, TCS không cần phải giải bày để mọi người thấu hiểu và đồng cảm về thái độ của ông, nhưng thực tế không rõ tại sao và vì áp lực nào mà ông đã phải biện giải như một bản tự kiểm và như thể việc viết bài hát ấy là một cái... tội đối với nhiều người :

Chia sẻ trang này