1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0

    ?o..... Nhưng ở Nhị Xuân, có hai mươi người con gái Thanh niên Xung phong đi về phía khác. Mấy tháng sau, tôi được tin tất cả hai mươi khuôn mặt tôi đã nhìn, đã gặp trong đêm hôm nào ở Nhị Xuân cùng nhau ca hát, đã hy sinh ở biên giới Tây-Nam. Những tiếng hát, giọng cười còn đó. Những cây mía, cây dứa của các bạn trồng vẫn còn đó, vẫn lớn lên. Tôi bồi hồi nhìn ra quãng trời rộng và thấy lại trong trí nhớ những con người trẻ trung ấy. Trong những trái tim ấy có cái gì khác chúng ta không. Trong giấc ngủ ban đêm, trên những vầng trán khoẻ mạnh ấy, đã có những cơn mơ nào. Chúng ta nói quá nhiều sự tròn đầy và chúng ta quên đi sự mất mát. Chúng ta vẽ ra lắm nụ cười mà quên đi những nỗi ngậm ngùi riêng tư (chúng tôi nhấn mạnh, KD). Những người bạn nhỏ ấy đã ra đi thật vĩnh viễn, nhưng nỗi nhớ về họ chưa được hát đủ. Như một nỗi đau. Còn thiếu sót biết bao nhiêu điều chưa nói hết lúc ở nông trường và còn chưa nói được một mảy may lúc ra biên giới. Làm một điều gì chưa đến nơi đến chốn với một người không còn nữa, có phải cũng đã phạm tội với cuộc đời rồi hay không. Nhưng hãy tha thứ cho những dòng chữ óng mượt, những sắp xếp tinh khôn, những cân nhắc đong đo xuôi chèo thuận lái.?(Trịnh Công Sơn)
    Và trước đó, năm 1973, trong bài ?oCó nghe ra điều gì?, TCS cũng đã từng viết
    ?oTôi đã đi qua nhiều thành phố của quê hương. Mỗi nơi đều có những đêm gặp gỡ cùng tuổi trẻ. Chúng tôi nuôi dưỡng hy vọng và gửi đến nhau sự phân ưu chung bằng tiếng hát. Chính trong lúc, khi tiếng vỗ tay đập vào nhau nhịp nhàng và đều đặn cùng tiếng hát, lòng tôi bỗng chùng lại trong một ái ngại vô bờ. Tôi bỗng muốn thu mình thành một bóng tối nhỏ trước những con mắt trong sáng vây quanh. Với những trái tim quí báu kia, có thật tôi đã mang đến một điều gì tốt đẹp? Chưa bao giờ tôi có ý nghĩ tự đề nghị với mình một trách nhiệm quá lớn. Nhưng khi đã lỡ nhận chịu những cảm tình nồng hậu từ đám đông, thì những tình cảm kia phải được đền bồi (Chúng tôi nhấn mạnh, KD).?
    Vậy là đã rỏ : ?ovì lỡ nhận chịu những cảm tình từ đám đông?, nên ông phải cố sức đền bồi, dù rằng ông biết rỏ hậu quả của việc ấy sẽ như thế nào.
    Vì lỡ nơi đây nặng tình
    Từ đó tôi chìm dưới mênh mông
    (Chỉ có ta trong một đời)
    Trong khói lửa chiến tranh, người ta đã ghi nhận hình ảnh của các bà mẹ ở cả hai chiến tuyến : cho dù có khác nhau về động cơ, về hoàn cảnh, về nhận thức... nhưng rốt lại, sự chịu đựng, sự hy sinh và cả sự mất mát của họ lại hoàn toàn giống nhau.Trong chiến tranh, không còn hình ảnh của những Bà mẹ quê của Phạm Duy trong thời bình, mà chỉ còn những bà mẹ và những cảnh đời thật và bi tráng như Hồ Dzếnh đã ghi nhận
    Quê mẹ Hương Khê đất sỏi cằn
    Gió Lào từng trận, bão từng năm
    Mẹ như cổ thụ cành khô quắt
    Đến mỗi mùa hoa lại nẩy mầm
    Còn nỗi đau nào trang trọng hơn
    Một đời mẹ tiễn... tám đời con!
    Tuy nhiên thuyền vẫn bền tay lái
    Cặp bến mùa xuân với nước non

    (Bà mẹ Hương Khê- Hồ Dzếnh)
    Ơi chị hai phen kỳ diệu
    Tiễn con liệt sỹ hai lần
    Góp với cuộc đời xương máu
    Góp phần nước mắt gian truân

    (Quả táo ?" Hồ Dzếnh)
    Thấm thía nỗi niềm của những người mẹ của cả hai bên, đang nhìn con mình lao vào một cuộc chiến mà không rõ sẽ có lợi cho ai, TCS đã viết ?oCa dao mẹ?:
    Mẹ ngồi ru con
    Đong đưa võng buồn
    Năm qua tuổi mòn
    Mẹ nhìn quê hương
    Nghe con mình buồn
    Giọt lệ ăn năn
    Giọt lệ ăn năn
    Đưa con về trần
    Tủi nhục chung thân
    Một giòng sông trôi
    Cuốn mãi về trời
    Bấp bênh phận người

    (Ca dao mẹ)
    Thời điểm cầm bút viết Ca Dao Mẹ, ông phải đứng quay lưng về phía bên này để nhìn thấy bên kia và ngược lại, cho nên cuối cùng những gì ông nhìn thấy cũng còn phiến diện, như thể chỉ giới hạn trong cái góc nhìn nhỏ hơn 180O. Rồi sau đó, khi đất nước đã thống nhất ?oba miền thành một mối?, cái vị trí của ông bỗng lọt thỏm giữa lòng thời đại mới, nhờ đó góc nhìn của ông trở thành toàn cảnh với đủ 360O. Trong niềm cảm xúc về hình ảnh những người mẹ trong Người mẹ của tôi (Xuân Hồng), Người mẹ (Nguyễn Ngọc Thiện ), ông lại có điều kiện để ghi nhận đến thấm thía sự hy sinh của những bà mẹ khác trong thời chiến và trên một chiến tuyến khác, ông tiếp tục viết ?oHuyền thoại mẹ?. Nếu không phân biệt chiến tuyến và quan điểm chính trị thì có gì khác nhau giữa sự hy sinh, mất mát và chịu đựng của hai bà mẹ Việt Nam này, và có gì khác nhau giữa sự cảm nhận về cuộc chiến của hai người trong cuộc ấy?
    Mẹ là nước chứa chan
    Trôi dùm con phiền muộn
    Cho đời mãi trong lành
    Mẹ chìm dưới gian nan
    .
    (Huyền thoại mẹ)
    Tại sao lại phải viết tiếp đề tài ấy trong những ngày hòa bình?
    Đơn giản lắm, bởi vì chỉ sau khi không còn nghe tiếng súng, người ta mới có dịp để biết thêm về những người đang phải bắt đầu gậm nhấm và thấm thía cả nỗi đau cũ và mới về sự mất mát của chính mình. Ngày xưa, nghe tin con mình bị ?omang ra giữa chợ cắt đầu?, Bà mẹ Gio Linh của Phạm Duy chỉ còn biết nén cơn đau xé lòng trong câm lặng.., một sự câm lặng vì uất nghẹn đến tê tái, rợn người:
    Mẹ già không nói một câu
    Mang khăn gói đi lấy đầu
    Đường về thôn xóm buồn teo
    Xa xa tiếng chuông chùa réo
    ...
    (Phạm Duy)
    Và Người mẹ của Xuân Hồng cũng vậy :
    Nước mắt mẹ không còn
    Vì khóc những đứa con
    Lần lượt ra đi..mãi mãi
    (Người mẹ của tôi-Xuân Hồng)
    Với một mất mát quá lớn, ngay lúc đó mấy ai còn có thể cảm nhận được cái đau? Nhưng sau đó, trong không khí hòa bình, người ta mới chợt nhận ra
    Thời gian trôi qua
    Vết thương trên thịt da
    Đã lành theo năm tháng
    Nhưng vết thương lòng
    Mẹ vẫn còn nặng mang!
    (Người mẹ của tôi-Xuân Hồng)
    Sau chiến tranh, số phận của những bà mẹ ấy ra sao? Chắc là sẽ được đền đáp xứng đáng? Đúng ra phải là như vậy, nhưng sự đời đã không đơn giản chút nào, vì ?oMọi sự hoàn tất đều có đôi chút bị hiểu lầm. Người trong cuộc mới thấu hiểu được cái tang thương của từng kết quả. Lịch sử có niềm đau riêng của nó. Cá nhân cũng có cái xót xa riêng. Bởi lẽ chưa có một tổng hợp đích xác nào về thân phận con người?(TCS-Có nghe ra điều gì - 1973).
    Khi phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhiều người bàng hoàng khi biết rằng họ đang sống tiếp chuổi ngày tàn trong nghèo túng, khổ sở và cô đơn cùng cực. Người được họ giúp đở cưu mang ngày xưa giờ đang yên vị trong vinh hoa phú quý, còn bản thân họ thì, như Xuân Hồng đã viết

    Mẹ Việt Nam ơi, mẹ Viẽt Nam ơi!
    Cho con xin chia sớt nỗi buồn
    Cho con xin xẻ đôi bát cơm
    ...
    (Người mẹ của tôi)
    Họ đang sống vất vưởng như một giọt sương trên cành, mà chỉ với một cơn gió nhẹ, sẽ rơi vào cỏi vô thường...

    Xin cho cơn mưa gió vô thường
    Không lung lay làm rớt hạt sương

    (Người mẹ của tôi)
    Với một người mà tầm mắt từng suốt đời dùng tay che mắt để dõi theo những bóng chim, vạt nắng, hàng cây, ngọn cỏ... như TCS, thì làm sao ông có thể lặng thinh hoặc cho phép mình lặng thinh trước một nỗi đau như thế, nỗi đau căm lặng triền miên, đau từ thời chiến kéo dài qua thời bình, đau từ quá khứ đến hiện tại, và, mặc cho tình đời cay đắng, người trong cuộc hay những nạn nhân còn sống sót thường chỉ biết nuốt nghẹn vào lòng, không lời một thổ lộ, thở than..
    Chiến tranh đã là quá khứ, nhưng những bà mẹ ấy vẫn còn tồn tại, và nỗi đau ấy vẫn là một thực tại đáng buồn. Một hiện thực rất gần, ở khắp nơi mà như thể chưa từng tồn tại, không phải ở bên kia vĩ tuyến mà ở ngay phía bên này... Nó ở ngay trong những góc khuất mà khi xưa ông chưa có dịp nhìn thấy. Vì vậy, một khi ông đã thấy, đã biết, đã nghe... thì ông buộc phải lên tiếng và không ai có thể buộc ông phải lặng thinh, nhất là khi sáng tác của ông về những đề tài ấy, cho dù là ông nói đến bản chất hay hiện tượng, cũng là những tác phẩm mang tính nhân bản (humanity) chứ không phải những là sản phẩm ?onhân bản? (cloning) từ cảm xúc của bất kỳ ai.
    Nếu phải đặt câu hỏi ?oVì sao sáng tác của TCS lại có vẻ ?ođa mang? đến vậy?? thì cũng phải nên lật lại vấn đề :? Nếu như đã công nhận rằng những chủ đề Mẹ - Quê hương - Chiến tranh ?" Thân phận con người... luôn xuất hiện bàng bạc trong sáng tác của TCS, thì tại sao ta xét nét xem nên hay không nên có thêm những tác phẩm ấy?
    Nếu vì yêu mến ông nên người ta luôn mong muốn ông toàn bích trong cả ánh mắt và quan điểm khác biệt của riêng từng người, thì về tổng thể, trong cái cảnh làm dâu trăm họ với chín người mười ý như vậy, ông sẽ xoay sở ra sao? Ông đã chọn cách tốt nhất: làm những gì mà bản thân ông cho là nên làm! Có lẽ vì thế mà ông luôn bị đặt trong tình huống cực kỳ khó xử, mà Hồ Xuân Hương đã từng thốt lên
    Thân này ví xẻ làm đôi được,
    Mãnh để trong nhà, mãnh đệ ra
    ...
    (Hồ Xuân Hương)
    Đã trót yêu thì phải yêu cho trót, nhưng yêu mến nhạc của ông, nếu phải kèm thêm những định kiến như là điều kiện bắt buộc, thì, yêu nhau kiểu ấy cũng là... phụ nhau!
    Trong những ngày gian nguy ấy
    Biết bao nhiêu những câu chuyện đời!

    (Em ở nông trường-Em ra biên giới)
    Ai đã từng sống trong cùng một hoàn cảnh và trong ?onhững ngày gian nguy ấy? mới hiểu thế nào là ?otiến thoái lưỡng nan ?" đi về lận đận?, mới biết tại sao ông đã từng phải nhủ với chính mình rằng ?oTôi ơi! Đừng tuyệt vọng!? và cũng đã từng thú nhận? Mỏi mệt vì tôi biết rõ mình chỉ cưu mang nổi một tiếng thở than quá ư phù du từ một con tim bén nhạy?( TCS-Có nghe ra điều gì)... Có như thế, mới có thể thấm thía nỗi lòng của TCS qua lời tâm sự bằng ?obiết bao nhiêu những câu chuyện đời? ấy của ông, những lời mà ông đã viết bằng một cảm xúc rất NGƯỜI và rất... Trịnh Công Sơn!
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Nhạc phản chiến trong dòng ca khúc Da vàng của TCS quả là một đề tài lớn và khó nuốt, động đến nó là một việc tế nhị và có khi mạo phạm, động đến nó là tự đặt mình vào thế đứng giữa... hai làn đạn, là tự đưa mình vào thế trận... thập diện mai phục, bởi có rất nhiều điều ai cũng biết, nhưng chẳng ai nói ra hoặc viết lại vì ngại đụng chạm, vì ngại rằng sẽ không tìm được sự đồng cảm, hay vì ngại lý do này, khác... Đã có không ít bài viết, và cả luận văn, về đề tài này, trong đó người ta phân tích TCS từ vô số góc cạnh và từ những góc nhìn khác nhau, nhưng cũng cùng nhau bỏ ngỏ hay né tránh nhiều vấn đề nhạy cảm. Khen chê là việc thường tình, nhưng xin hãy thử một lần tự đặt mình vào vị trí của TCS trong cùng một hoàn cảnh và thời điểm như vậy, để xét xem chúng ta sẽ làm gì. Nếu chúng ta có khả năng viết và cũng sẽ làm như TCS thì liệu có ai làm được như ông đã làm hay không? Ba mươi năm trước, từng có người vỗ ngực, đại ý bảo rằng: ?o Nếu viết nhạc như TCS thì một ngày họ có thể viết được ... đến mươi bài!? Vậy đấy, người ta nóng máu vì thấy nhạc TCS, dù là nội dung toàn là ?oxác người ?" biển máu ? nhưng lại có giai điệu du dương, nhẹ nhàng như một bài tình ca, cấu trúc khá đơn giản... ., đơn giản đến độ cứ như là... đang giỡn với các notes nhạc, hoặc đôi khi giống như đồng dao cho trẻ con... vậy mà bài nào của ông cũng đều..?nghe được? và TCS vẫn nổi lên thành một hiện tượng âm nhạc, chiếm được cảm tình của nhiều tầng lớp thính giả khác nhau, cả trong và ngoài nước, cả người Việt Nam lẫn ngoại quốc.
    Nhạc phản chiến của TCS đã sinh ra khá nhiều tranh cãi, và ngay cả sau khi ông đã ra đi, vẫn chưa được phép phổ biến tại chính nơi mà ông đã từng dùng nó làm công cụ để lên tiếng bảo vệ, nơi mà nó từng bị chụp mũ và kết án... Việc tranh cải chưa đi đến hồi kết thúc thì lại có thêm..Em ở nông trường-Em ra biên giới. Đây có thể xem là bản nhạc?phản chiến? cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của TCS, và phải chăng vì thế mà việc nó phải chịu chung số phận với các bậc tiền bối lão làng như Ca dao mẹ, Gia tài của mẹ, Đại bác ru đêm, Hát trên những xác người... là điều tất nhiên?
    Người ta đã nói, đã viết về những điều chưa viết ở mức độ nào, liều lượng bao nhiêu và đã đủ để tìm ra một sự đồng cảm hay chưa? Liệu còn phải làm gì thêm nữa để, vào một ngày đẹp trời nào đó, sẽ không còn những thị phi, ngộ nhận, khi đó công chúng yêu nhạc Trịnh sẽ cùng chia xẻ một quan điểm thông thoáng hơn trong cách nhìn về ông và về nhạc của ông. Người ta đã viết, đã làm nhiều, khá nhiều rồi, nhưng... hãy thử xem lại lời tự sự của ông, tuy đã rất lâu rồi, nhưng hình như, với nhiều người, vẫn còn nóng hổi tính thời sự...
    ?o... Làm một điều gì chưa đến nơi đến chốn với một người không còn nữa, có phải cũng đã phạm tội với cuộc đời rồi hay không. Nhưng hãy tha thứ cho những dòng chữ óng mượt, những sắp xếp tinh khôn, những cân nhắc đong đo xuôi chèo thuận lái.? (Trịnh Công Sơn)
    Giấy mực và công sức của chúng ta, sao không dành để phát hiện những cái thú vị như Ông Đặng Tiến đã từng làm? Công chúng yêu nhạc Trịnh cần và sẽ thích thú biết bao với những nhận xét về hình tượng người phụ nữ trong ca từ của TCS như thế này:
    ?o... Trịnh công Sơn đã gặp gỡ, trên dòng nhạc, dòng thơ, dòng tâm tư. Và dòng lịch sử, dân tộc và thế giới. Trong cao trào lớn của loài người, giữa lòng thế kỷ hai mươi : cao trào giải phóng dân tộc, chủng tộc và giai cấp. Đừng quên việc giải phóng phụ nữ : người phụ nữ Pháp đi phá ngục Bastille từ 1789, mãi đến 1944 mới có quyền đầu phiếu. Người phụ nữ Việt Nam cũng vậy thôi : sau khi chờ chồng hoá đá, họ bước chân vào thế kỷ XX, thì ngồi đan áo. Từ Buồn Tàn Thu của Văn Cao, qua Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền, thơ hiện đại của Ý Nhi, cho đến năm 2000, trong ca khúc Đêm Xanh của Bảo Chấn, cô ấy vẫn ngồi đan áo, trong khi dọc hè phố, áo pull bán rẻ mạt. Đan áo là hình ảnh ẩn nhẫn, thụ động mà người đàn ông đòi hỏi. Đan áo cho ai đó, hay để tưởng nhớ, chờ đợi ai đó. Ca khúc Trịnh Công Sơn, rất nhiều phụ nữ, nhưng không thấy họ đan áo. Mà chỉ ... ngồi chơi, khi nghiêng vai, khi nghiêng đầu, khi nghiêng sầu. Ngồi chơi chán rồi thì Đứng lên gọi mưa vào Hạ. Nếu khóc, cũng chỉ khóc cho những Chiều mưa đỉnh cao .... Mai kia, có ra đi, thì cũng là Như những dòng sông nhỏ.
    Người đàn bà trong Trịnh Công Sơn đẹp dung dị và tự do bình thường. Tự do với cuộc đời, với tình yêu, thậm chí với ********. Nhạc Trịnh Công Sơn không nói đến ********, vì nói đến ... làm gì?
    Người phụ nữ nghe và hát nhạc Trịnh Công Sơn thoải mái, vì chỉ hát, hay nghe, mà không phải làm gì cả, không phải Hái Mơ, Lái Đò, bán Hàng Cà Phê, Hàng Nước, không phải thay quần áo làm cô Sơn Nữ, cô Láng Giềng hay mua lấy số phận Người Yêu của Lính. Và nhất là không phải ... đi lấy chồng: hạnh phúc không thấy đâu mà chỉ nghe oán trách dài dài suốt nửa thế kỷ : Em đi trên xác pháo, anh đi trong nước mắt... Em ơi tình duyên lỡ làng rồi, còn chi nữa mà chờ!?
    (Trích Đời và nhạc TCS ?" Đặng Tiến)
    Có lẽ lúc này không ai muốn để TCS phải thốt lên lần nữa rằng: ?oĐôi tay nhân gian ... chưa từng độ lượng? với ông. Thật ra, cũng chẳng cần phải tỏ ra độ lượng với ông, vì ông có mắc tội với ai đâu và liệu trong trái tim của người hâm mộ, ai có thể có đủ tư cách ?"và cả sự can đảm- để có thể nói được với ông một lời tha thứ!
    Nếu như không thể nói lên được lời ấy, thì với một người đã từng ?ođi nửa đời người chưa thấy được một ngày vui?... như TCS, thôi thì nay, khi ông đã lìa nơi ở trọ, hãy để cho ông được thanh thản ?oquay về lại nơi cuối trời, làm mây trôi... .? bằng cách ban cho những ca khúc ấy một cái nhìn bao dung và thông thoáng hơn, vì xem ra, đối với chuyện của ông, đã ?ocái quan? từ lâu mà, ?ođịnh luận? mãi hoài vẫn chưa ngã ngũ!. Việc những ca khúc ?osinh nhằm cửa tử? ấy khi nào mới được chính thức phổ biến là chuyện nhỏ, nhưng việc giúp cho những ca khúc ấy được xem xét một cách công bằng hơn, được có một chỗ đứng chính thức để tồn tại trong trái tim của người yêu mến nhạc Trịnh, thì với ông, đó đã từng là nguyện vọng, còn với chúng ta, đó là chuyện không khó và cũng không nhỏ chút nào! Hát hay không hát là quyền của mỗi người, nhưng đừng nên tiếp tục xem nó là ?onhững đứa con ngoài giá thú? của TCS.
    Có phải duyên nhau thì thắm lại
    Đừng xanh như lá, bạc như vôi!
    (Hồ Xuân Hương)
    Về bản chất, TCS vốn không phải là một người ?onhị trùng bản ngã?, hay nói cách khác, một người hai mặt vốn chuyên nghĩ thế này mà nói thế khác, nên ta không nên bắt ông phải thành cái mà ông không muốn, cũng không nên khổ công nhào nặn để biến ông vừa vặn trở thành cái mà mỗi chúng ta muốn, vì ca từ của ông chỉ viết về mọi sự việc diễn ra chung quanh ông bằng thứ tình cảm thật, thứ tình cảm không hề cố ý chuyển tải quan điểm chính trị, một thứ tình cảm sâu nặng tình người, dành riêng cho người, tuy rằng có đôi khi vẫn còn gượng ép, nhưng vẫn xuất phát từ cái tâm và cái nhìn của một người trí thức nghệ sỹ trong mọi thời kỳ...
    Đừng cố tìm kiếm trong ca từ của ông những vết tích để chứng minh rằng ông là sản phẩm của chế độ này hay chế độ khác, mà nên hỏi ?ovì sao nhiều ca khúc của ông, khi thì bị bên này, khi thì bị bên kia hoặc cả hai bên cùng... khai tử?? Vì đó chính là sản phẩm tổng hợp của cả yếu tố thời đại, nhân văn và lịch sử, là tiếng nói chung của những người bị lôi vào vòng xoáy chiến tranh và mong muốn hòa bình, nên nó hoàn toàn không thể phù hợp với tiếng nói của những người đang lèo lái cuộc chiến ấy theo ý đồ của riêng mình. Đó là những yếu tố nội tại quan trọng mà, cả hai bên trong cuộc chiến, không bên nào đạt được trọn vẹn.
    Công chúng yêu nhạc của ông hiện đã vượt qua giới hạn người của cả ba miền, tên tuổi ông đã vượt ra ngoài biên cương tổ quốc để đến với tất cả người hâm mộ trên toàn thế giới. Nếu thử làm một cuộc điều tra nho nhỏ, ta sẽ thấy, trong cộng đồng người yêu nhạc Trịnh, với yêu cầu ?o kể theo thứ tự xếp hạng tên của vài chục bản nhạc Trịnh mà mình yêu thích nhất? thì sẽ khó mà có một kết quả hoàn toàn giống nhau, có khi cũng có cả những bản nhạc sinh nhằm cửa tử ấy lọt vào danh sách. Điều này chứng tỏ dù có chính kiến khác nhau nhưng người ta vẫn có thể yêu nhạc của ông, bởi sự cảm thụ trong âm nhạc thường không có biên giới, không trùng lắp và có thể nằm ngoài rào cản về ý thức hệ.
    Hãy giúp ông được ?olàm mây trôi? ở chính tại nơi ông đã từng cả đời uống chén đắng để được là... chính mình, nơi ông đã từng ?odành trong bao la con đường thật nhỏ?: con đường ấy chính là quỹ tích của những toạ độ quan sát từ giữa trùng vây thập diện mai phục, con đường len lỏi giữa hai chiến tuyến mà ông đã chọn cho cả cuộc đời mình, và cũng chính con đường định mệnh ấy, khởi đi từ cõi đời thường, đã và đang dẩn ông đi vào cõi vô thường!
    Khương Duy
    Sài Gòn, 18/09/06.

    Nguồn: tcs-home.org
  3. MeNho

    MeNho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
  4. MeNho

    MeNho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
  5. MeNho

    MeNho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
  6. MeNho

    MeNho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
  7. MeNho

    MeNho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
  8. MeNho

    MeNho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
  9. MeNho

    MeNho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
  10. Katty2805

    Katty2805 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Gam màu Huế trong nhạc Trịnh Công Sơn
    ---An Huy---
    Không biết từ lúc nào? do đâu? và vì sao? mà người ta hay nói màu tím là màu đặc trưng của Huế! Có phải tím thành cổ? hay là tím chiều mơ?... bởi không ai có thể định nghĩa được, cũng như tính được chuẩn độ của màu ?otím Huế? trong phổ hệ màu là như thế nào!
    Cố họa sĩ Phạm Đăng Trí cho biết: ?oĐối với màu tím, phụ nữ Huế quan niệm đó là một sắc trang nhã. Trông không buồn mà chỉ như mỉm cười. Không quá nồng nàn như bông lài mà thoang thoảng như hương lan thanh đạm và tế nhị. Vì vậy, đàn bà con gái thường mặc màu tím... Và nữ sinh thường chọn màu này để làm đồng phục... Tím là sắc lạnh, là sắc thuộc âm, nằm dưới cùng trong quang phổ, phát ra bước sóng ngắn và sức sáng nhẹ nhàng... Điều vừa trình bày, chứng tỏ ý thức thẩm mỹ của chị em phụ nữ xứ này qua việc chọn màu tím để ví với đức tính của mình thì thật là tinh tế. Do đó, đã sinh ra từ ngữ ?omàu tím Huế?...?.
    Trong thế giới màu sắc, chỉ có ba màu cơ bản là: đỏ, vàng và xanh. Trắng và đen có thể xem không phải là màu, mà chỉ là nền, sắc độ giảm tối đa hoặc tăng tối đa của các màu. Phối hợp các màu cơ bản trên, tùy theo từng mức độ mà có muôn màu nghìn tía...
    Xanh là màu có tính lạnh và mạnh mẽ, đỏ là màu nóng cuốn hút. Hai màu xanh đỏ phối hợp tạo thành màu tím rất lôi cuốn mà người đời đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để nói về màu này...
    Tím là một màu chính trong ngũ sắc pháp lam Huế (đỏ, vàng, tím, lục, xanh) trang trí ở cung điện cũng như ở đình chùa miếu vũ..., nên sắc màu truyền cảm mạnh này đã quyện vào tâm tư người bản xứ. Cũng màu tím, song tuỳ theo sắc độ, cung bậc như tím hoa cà, tím than...; rồi đặc biệt là ?otím Huế?, là biểu hiện sự thuỷ chung nhưng lãng mạn, bâng quơ và nhớ nhung:
    ?oChiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em, có khi nắng khuya chưa lên, mà một loài hoa chợt tím...?
    Huế một thuở là kinh đô, vàng là màu áo của vua thiết triều, thuộc thổ (trung ương) trong ngũ sắc truyền thống phương Đông (đỏ, vàng, xanh, trắng, đen), và cũng là một màu chính trong pháp lam Huế, được vua chúa chọn làm màu của vương quyền, nên cũng biểu hiện về Huế và có tính tươi sáng, sắc vui:
    ?oChiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em, áo xưa chưa quen phong trần, đợi mùa thu vàng áo thêm...?
    Trịnh Công Sơn nói: ?o-Tôi không thấy có ranh giới nào giữa thế giới âm thanh và thế giới im lặng cả. Những gì không nói được bằng ngôn ngữ âm nhạc thì tôi nhờ đến ngôn ngữ màu sắc. Nếu cả hai phương tiện này cũng chưa chuyên chở hết những suy nghĩ của tôi về đời và con người thì tôi lại phải tìm đến với văn chương.?
    Trong cùng một ca khúc, mà nhạc sĩ thiên tài họ Trịnh cũng là một họa sĩ, đã phối màu vàng cổ điển của văn hóa cung đình với màu tím của văn hoá dân gian tạo nên cặp màu đặc sắc của Văn hoá Huế. Đây là một cặp màu bổ sung mà mỗi màu đều có nét đẹp riêng, nhưng khi phối hợp đã cộng hưởng mang nét đẹp vương giả; cùng tôn lẫn nhau, không phải màu nào chính, màu nào phụ, mà phụ thuộc vào hệ quy chiếu của từng người cảm nhận...
    Đặt cánh hoa vàng trên nền tím, màu vàng sẽ rực rỡ hơn, mà nền tím cũng không vì thế mà bị chìm. Nhưng nếu đặt màu vàng ấy vào nền trắng, xanh... thì cánh hoa không thể nổi bật được. Hiện tượng một cặp màu bổ sung thỉnh thoảng vẫn lặp lại trong những bài ca trữ tình mang không gian Huế: ?oNhìn những mùa thu đi... nghe tháng ngày chết trong thu vàng... Gió heo may đã về, chiều tím loang vỉa hè, và gió hôn tóc thề...
    Trong nắng vàng chiều nay...?. Cũng có thể ?ochiều tím? là do không gian Huế tím, nhưng cũng có thể ?otím loang vỉa hè? có nghĩa là nữ sinh tan trường buổi chiều được ?ogió hôn tóc thề? và gió cũng hôn luôn cả áo dài làm tà áo tím loang loáng trên vỉa hè! Song nhạc sĩ đã cho biết thêm ?otrong nắng vàng chiều nay?, như vậy tím đây không phải là tím chiều mơ, mà chắc chắn là màu của tà áo dài Huế đã nhuộm thắm được ?onắng vàng? làm tươi thêm...
    Sống trong thành phố vườn, hòa lẫn với cỏ cây, từ căn nhà nhỏ mà tiếp xúc với vũ trụ, người Huế cảm nhận sự vật và hiện tượng bằng trực giác hơn lý tính, từ đó sinh ra tâm hồn đồng nội. Vì thế mà nhạc sĩ đã tô điểm bức tranh bằng những màu sắc thiên nhiên, cũng như mượn ánh sáng làm phương tiện diễn đạt sự sinh động của hiện thực tự nhiên : ?ocỏ cây chợt lên màu nắng...?, rồi lãng mạn cực điểm là ?omàu nắng bây giờ trong mắt em...?. Cứ thử hỏi ?omàu nắng? là màu gì (?) thì tác giả cho biết ngay ?oem qua công viên mắt em ngây tròn, lung linh nắng thuỷ tinh vàng...?.
    Có lúc nhạc sĩ không tô bằng màu trực tiếp, mà tả màu sắc một cách tinh tế qua thủ pháp ẩn dụ trong một số quy luật phối màu nhất định, để vẽ nên một không gian Huế rất đặc sắc. Người nghe được ?ođưa em về, nắng vương nhè nhẹ?, mà ?ochiều cuối trời nhiều mây?; những đám mây được ?otrời ươm nắng, cho mây hồng? hoặc ngay cả khi ?otrời còn làm mưa, mưa rơi mưa rơi, từng phiến mây hồng, em mang trên vai...?. Chính những mây hồng này, long lanh với dòng Hương xanh ngát, tạo nên không gian rực tím làm họa sĩ vật vã cảm hoài vì sự trống vắng nửa hồn của gam màu ?ongày xưa sao lá thu không vàng?... để nắng đi vào trong mắt em?, bởi thu tím mà thiếu lá vàng cũng như hoa xuân thiếu **** lượn. Đây là bức tranh của một họa sĩ thuộc trường phái hội họa ấn tượng có màu sắc tả thực, ghi lại những cảm xúc đọng lại trong hồn người, thích không gian thiên nhiên, nhờ đó sử dụng ngôn ngữ hội họa nhạy cảm, giàu tính thẩm mỹ. Và những không gian rất ấn tượng này thoáng hiện thoáng mất, khi thì ?omột loài hoa chợt tím?, khi thì ?ocỏ cây chợt lên màu nắng?...
    Có lúc nhạc sĩ lại dùng màu như một họa sĩ của trường phái sắc điểm :?ođóa hoa hồng cài lên tóc mây...?. Nhưng tóc ở đây không phải màu đen mà là ?otóc nào hãy còn xanh...?, mặc dù xanh ở đây có nghĩa là thanh xuân, song về sắc màu thì vẫn là màu xanh, và trong nét phối trí kiểu điểm sắc hồng cạnh sắc xanh này vẫn tương ánh tạo nên sắc tím của Huế!
    Cho nên, Trịnh Công Sơn bảo :?oHội họa và âm nhạc là hai người bạn đồng hành trong nghệ thuật... Trong âm thanh có màu sắc và ngược lại, trong màu sắc có âm thanh... Khi bạn nghe một bản nhạc, bạn đắm chìm vào bản nhạc ấy và trong khối lượng âm thanh kia bỗng mở ra cho bạn một không gian đầy màu sắc, lung linh, óng ả mà có thể để bạn chưa bao giờ nhìn thấy...?. Và những ca từ hợp thành gam màu được chuyển tải qua âm thanh của họ Trịnh tài hoa, phần lớn là những màu trong ngũ sắc của pháp lam Huế, mà nổi bật và đặc trưng nhất là cặp màu bổ sung vàng ?" tím.
    Được Katty2805 sửa chữa / chuyển vào 20:27 ngày 17/04/2007

Chia sẻ trang này