1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Katty2805

    Katty2805 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Kẻ Du Ca Bất Khuất Của Việt Nam​
    --- Patrik Sabatier ---
    ?oKhông khí đã dễ thở?, Trịnh Công Sơn nhận định như vậy. Tiệm ăn máy lạnh rền vang tiếng nói cười trên một nền nhạc rock Mỹ hoặc tình ca ẻo lả của Hồng Kông từ máy hát vang ra. Bên ngoài khách sạn Tự Do, con rồng chát chúa làm bằng bằng luồng xe gắn máy hòa lẫn vào bản hợp xướng tiếng còi xe trên đại lộ Trần Hưng Đạo. Các biểu ngữ Pepsi Cola có hàng chữ quảng cáo buổi trình diễn nhạc đêm nay tại cung Cung hữu nghị Việt Xô Hà Nội. Mặt tiền của cung, người ta bán lén lút mỗi vé hai mươi đô la - bằng một tháng lương bậc trung. Đây là lần thứ hai người nghệ sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam tổ chức chương trình ca nhạc tại thủ đô.
    Cứ hỏi bất cứ ai, mọi người đều biết ?oanh Sơn? và cũng biết hát một trong số 700 bài mà anh đã thu hàng triệu bản dưới hình thức băng ghi âm, ghi hình hoặc đĩa cứng, thường là ghi lậu, từ Los Angeles đến Melbourne, hay Paris, ở tất cả những nơi nào có người Việt sinh sống. 55 tuổi, áo sơ mi vải dày, quần jeans, Trịnh Công Sơn là một ngôi sao khó nhận ra, dáng dấp mảng dẻ quá mức trông như một anh chàng mới lớn, lỏng khỏng, lãng mạn.
    Anh là tác giả, soạn nhạc, hát, nhưng còn kiêm thi sĩ, nhà văn, họa sĩ và chủ nhân một tiệm ăn nhỏ mà ngon ở Sài Gòn; trước nay anh nói tiếng Pháp và có thiện cảm với Pháp, sinh trưởng trong một gia đình trung lưu ở Huế, cố đô vốn là trái tim tinh thần của Việt Nam, trước mắt người đồng hương, anh là hiện thân của một niềm vui sống bất khuất đầy hoài niệm qua đó mọi người tự nhận diện ra mình. Anh quả quyết: ?oVăn hóa Việt Nam tồn tại. Chiến tranh cùng những hậu quả làm đỗ vỡ vật chất. Nhưng linh hồn vẫn sống??. Chính anh cũng đã đứng vững. Nếu Trịnh Công Sơn phải chọn một hình tượng cây làm biểu tượng thì đó là cây tre, nó mạnh là nhờ uốn dẻo.
    Anh là thần tượng của lớp trẻ miền Nam Việt Nam trước 1975, anh đã quyết tâm đề cao khát vọng hòa bình của một dân tộc điêu đứng vì chiến tranh. Binh lính hai miền đều hát những ca khúc buồn bã và nồng nàn của anh. Bị chính quyền Sài Gòn cho là ?ochủ bại?, nhạc của anh bị cấm. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc chiến tranh, anh đang ở Sài Gòn. Người ta đề nghị anh ra đi. Trong mọi bài hát của tôi, tôi từng kêu gọi hòa bình thống nhất. Làm sao có thể nghĩ tới chuyện ra đi? Nhưng con người hiếu hòa ấy phải trở về Huế, sống đời sống "gần gũi" với nông dân. Mãi đến năm 1979 anh mới quay vào Sài Gòn.
    Anh vẫn một mực lạc quan. ?oNgười Việt Nam dễ tha thứ. Họ thừa khả năng quên đi những kỷ niệm không hay?. Huống chi hơn phân nữa những con người ấy chưa tới tuổi 20. Anh không sợ làn sóng xe Honda, loại hạng B của Hồng Kông ư, sự hấp dẫn của đô la và lối sống Mỹ? ?oTôi tin tưởng tâm hồn người Việt có thể tiết ra những kháng thể. Chỉ có một số thanh niên mở miệng ra là Michael Jackson hoặc Metallica hoặc đi karaoke? Rồi sẽ qua đi? Đó là một đợt sóng tự nhiên sau bao nhiêu năm không biết tới. Với lại truyền thống và mở cửa không đối chọi nhau??
    Chính anh nêu dẫn văn học Pháp như là một trong hai nguồn ảnh hưởng đến anh, kèm theo dân ca quê hương. Anh gợi dẫn Camus (Lưu đầy và quê nhà) để giải thích một trong những bài mới sáng tác (Một cõi đi về): ?o? bay từng hạt nhỏ / trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ / Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà??. Anh kẻ đến tên tuổi Văn Cao, người bạn vong niên và mẫu mực của mình, tác giả quốc ca Việt Nam. ?oGiá trị nền tảng của người Việt Nam chúng tôi là giá trị nhân bản?, anh nói như vậy.
    Anh vừa đi Pháp về, đây là chuyến xuất dương thứ hai của anh kể từ năm 1986. Mắt anh rực sáng: ?oBa hôm ở làng Cognac?. Trong ngôi nhà nhỏ ở quận 3 Sài Gòn của anh, một chiếc tủ đựng đầy rượu từ người hâm mộ toàn thế giới biếu tặng, họ vốn biết anh thích rượu, có khi thích hơi quá đà. ?oÔng Patrick Martell có cho tôi nếm một chai cô-nhắc ra lò năm 1845, một chai khác năm 1875. Tôi là một trong số 250 người được biệt nhãn cho vào hầm rượu thiên đàng của ông. Tôi có luôn một giấy chứng nhận, trong đó có ghi: cửa thiên đàng đã mở đón Trịnh Công Sơn??
    Libération, năm 1994.
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn: Đề tài cao học văn chương tại Đại học Paris VII​
    GSTS Trần Văn Khê
    TTO - Thứ ba ngày 2 tháng 7 năm 1991, chiều đầu Hè tại Paris, trời mưa lâm râm. Trường Đại học Paris VII, cũng thường được gọi là Đại học Jussieu, sinh viên bắt đầu ra vào.
    Nhưng hôm nay đối với tôi nó có một bộ mặt dễ thương hơn ngày thường. Và khi từ miệng hầm (****) Jussieu đi lên, tôi thấy lòng rộn vui, hơi hồi hộp như người sắp đi thi.
    Cảm giác lạ quá vì từ hơn ba mươi năm nay tôi hết làm thí sinh, đã sang bên kia lằn mức, làm giám khảo hạch hỏi thí sinh. Chưa bao giờ đến phòng thi mà tôi nôn nao thế này. Bạn có biết vì sao không? Chỉ vì đề tài của luận án được bảo vệ hôm nay là ?oNhạc phản chiến của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?, mà sinh viên bảo vệ luận án ấy lại là một thiếu nữ người Nhựt, cô Michiko Yoshii.
    Bạn có thích đi dự buổi bảo vệ luận án cao học này không? Nếu ưng thì xin theo tôi. Trường Đại học Jussieu tuy sinh sau đẻ muộn so với các đại học cổ kính ?" như Đại học Sorbonne chẳng hạn ?" nhưng trông cũng cũ kỹ vì màu xám, màu nâu sậm của nước sơn bên ngoài và cũng vì cố tật ?ophá hoại? của sinh viên Pháp, ít tôn trọng ?ocủa công?, khẩu hiệu đấu tranh đầy dẫy mặt tiền và trên các tường, dầu đã được bôi đi nhưng vẫn còn những vết thẹo lem luốc.
    Tuy vậy trường Đại học này cũng có những ưu điểm mà các trường khác không có. Nơi đây có một trung tâm nghiên cứu khoa học được trang bị máy móc tối tân, một phòng thí nghiệm về thanh học từ hơn ba mươi năm nay đã nghiên cứu rất nhiều nhạc khí trên thế giới, có cả đờn bầu, đờn tranh, đờn nguyệt, đờn nhị, ghi ta phím lõm, sinh tiền, song lang (chớ không phải ?osong loan? như chúng ta thường gọi vì ?osong loan? là kiệu hai người khiêng, còn ?olang? là miếng tre non, ?osong lang? là hai miếng tre non dùng làm nhịp phách). Nhà trường cũng có dạy về Văn hóa văn học Đông Nam Á, có khoa Ngôn ngữ và Văn học Đông Á chia ra bốn phân khoa: Trung Quốc, Nhựt Bổn, Triều Tiên và Việt Nam. Có nhiều thang máy, nếu bạn chọn sai thang máy thì sẽ bị lạc đường.
    Bạn theo tôi đến thang máy ?oTháp 34?, lên từng thứ nhứt, phòng số 101. Tôi đã có mấy lần đến đây nghe các giáo sư từ Việt Nam được mời sang diễn thuyết, giảng dạy văn hóa hay trình bày những vấn đề liên quan đến văn hóa Việt Nam. Ban Giám khảo hôm nay gồm có Giáo sư Trưởng khoa Philippe Langlais và Giáo sư Phạm Đăng Bình. (Giáo sư chỉ đạo luận án là Nguyễn Phú Phong đang đi điền dã tại Việt Nam nên đã đề nghị Giáo sư Phạm Đăng Bình thay thế). Ngoài Ban giám khảo và các giáo sư giảng viên của Phân khoa Việt Nam như Giáo sư Đặng Tiến, còn có Giáo sư Georges Boudarel, Giáo sư Võ Quang Yến cùng với bạn bè người Việt và Pháp của thí sinh Michiko đến dự.
    Xin giới thiệu vài nét về thí sinh Michiko Yoshii, mà theo truyền thống các nước Đông Á phải để họ trước tên là Yoshii Michiko, viết theo chữ Hán đọc âm Việt là ?oCát Tỉnh Mỹ Tri Tử?. Cát nghĩa là tốt, Tỉnh là giếng, Tử là chữ dành riêng cho phụ nữ Nhật (cũng tựa như chữ ?oThị? của phụ nữ Việt Nam), Mỹ là đẹp và Tri là biết. Michiko là một thiếu nữ mảnh mai duyên dáng, tóc dài vừa phủ ót, miệng lúc nào cũng mỉm cười. Michiko đã có bằng Văn chương Pháp trước khi sang Paris vừa làm thông dịch viên vừa soạn luận án Cao học tại khoa Ngôn ngữ và Văn học Đông Á. Trước khi soạn luận án về Trịnh Công Sơn thì cô đã có bằng Cao học (Maitrise) về Văn học Nhựt Bổn với chủ đề về một ca sĩ Nhựt nổi tiếng đương thời là Miyuki Nakajima. Cô có giọng hát rất hay, biết đờn piano và lục huyền cầm. Cách đây mươi hôm, tôi đã được Michiko đón đi dự tiệc tiễn các thực tập sinh trẻ tuổi dạy tiếng Pháp của Việt Nam sang tu nghiệp tại Pháp từ một năm nay.
    Bốn người này sanh trưởng ở đất Thần kinh nên họp mặt tại nhà Giáo sư Cao Huy Thuần ăn cơm Huế và vui chơi văn nghệ trước khi về nước. Hôm đó tôi đã được thưởng thức tài ca hát của Michiko. Giới thiệu với các bạn về Michiko như thế cũng chưa đủ nhưng buổi bảo vệ luận án sắp bắt đầu. Mời bạn vào chỗ ngồi. Giữa phòng có một bàn lớn dài và ghế sắp xếp chung quanh chớ không phải như một lớp học thường. Cô Michiko ngồi đầu bàn, cây lục huyền cầm và tập luận án đặt trước mặt. Giáo sư Bình mời tôi ngồi cạnh Ban giám khảo. Giáo sư Phạm Đăng Bình mở đầu buổi họp: - Hôm nay, cô Michiko bảo vệ luận án Cao học về ảnh hưởng nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn trong xã hội Việt Nam thời chiến tranh. Cô có viết phần đầu: ?oĐọc một trăm bài viết về một bài hát không bằng nghe biểu diễn một bài hát?. Vậy mời cô mở đầu buổi bảo vệ luận án hôm nay bằng một bài hát trước khi tóm tắt nội dung về công trình nghiên cứu của cô. Cô Michiko nâng đàn lục huyền cầm và cất tiếng hát hai bài Đại bác ru đêm và Ngủ đi con.
    Tiếng hát êm êm nhè nhẹ không kiểu cách, không sắc sảo mà rất thấm thía, đi vào lòng người. Phát âm rất chuẩn. Nếu nhắm mắt lại thì có lẽ bạn không thể nghĩ rằng người hát là một thiếu nữ Nhựt, chỉ học tiếng Việt trên đất Pháp mới bốn năm. Trong giây phút, tôi quên rằng đây là một buổi bảo vệ luận án Cao học ở một trường Đại học tại Pháp. Giám khảo và thính giả ngồi im thưởng thức hai bài hát như trong một buổi hòa nhạc. Dứt tiếng đờn, một tràng pháo tay nổi lên. Trong đời làm giáo sư đại học của tôi chưa bao giờ gặp cảnh thí sinh mới mở đầu, chưa đề cập nội dung của luận án mà đã được vỗ tay tán thưởng nồng hậu như thế này.
    Sau khi hát xong Michiko tóm tắt nội dung luận án. Một công trình nghiên cứu trong mấy năm trời, tìm hiểu lời và nhạc Trịnh Công Sơn qua tiếng Việt rồi dịch ra tiếng Pháp: cả hai ngôn ngữ đều là tiếng nước ngoài đối với Michiko, thật là một việc không dễ làm.
    Hôm nay cô trình bày tóm tắt trong nửa tiếng đồng hồ những điểm chính yếu: - Lý do khiến cô nghĩ đến việc nghiên cứu những bài ca phản chiến của Trịnh Công Sơn. - Xác định vị trí nhạc Trịnh Công Sơn trong âm nhạc Việt Nam. - Xem qua hơn một trăm sáu mươi bài hát của Trịnh Công Sơn để tìm ra bao nhiêu bài ca phản chiến, bao nhiêu bản tình ca, nhận xét bài nào hay, bài nào chưa đạt. - Đề cập đến thái độ của Trịnh Công Sơn đối với buổi đầu chiến tranh từ những năm 1966, 1967, 1968 khi nhạc sĩ còn đứng ở vị trí một chứng nhân quan sát, rồi qua thơ và nhạc mô tả cuộc sống và những nỗi đau của người dân Việt Nam trong chiến tranh mà chưa khẳng định rõ thái độ chống chiến tranh như thời kỳ sau năm 1968, khi Trịnh Công Sơn đòi ?ongưng tiếng súng chấm dứt chiến tranh?.
    Michiko cũng đề cập đến ảnh hưởng của những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn đối với trong và ngoài nước Việt Nam, ảnh hưởng của nhạc Trịnh Công Sơn qua không gian và thời gian. Trong nước cũng như ở hải ngoại, tại Mỹ, trong giới người Việt di tản nói riêng và trong giới Việt kiều ở khắp nơi nói chung, trong những Nhạc hội tổ chức đó đây, trong các băng cassette, nhạc Trịnh Công Sơn đều có mặt. Ở Nhựt, theo Michiko thì bài hát của Trịnh Công Sơn được phổ biến nhiều nhứt, được dịch ra tiếng Nhựt hay được đặt lời mới trên giai điệu của những bài hát quen thuộc.
    Có hai quyển sách viết bằng tiếng Nhật trong đó tác giả nhắc đến Trịnh Công Sơn. Và cô cũng tìm cách lý giải tại sao bên Nhật nhiều người thích nhạc Trịnh Công Sơn. Cô nhắc đến những buổi hòa nhạc trong đó Khánh Ly hát nhạc Trịnh và thái độ khác nhau của người Việt bên Mỹ đối với nhạc Trịnh và thừa nhận rằng nhạc Trịnh Công Sơn vẫn được phổ biến mạnh mẽ trong giới người Việt ở nhiều nơi.
    Nhiều bài hát của Trịnh Công Sơn sáng tác từ thời Việt Nam còn chìm trong khói lửa, đến nay tuy đã hòa bình mà những bài hát ấy vẫn còn trên môi của nhiều người. Nhạc Trịnh Công Sơn đã lan rộng trong không gian và dài theo thời gian. Cô kết luận về giá trị nghệ thuật của nhạc Trịnh và các đề tài rất phổ biến trong nhân loại. Michiko trình bày mọi vấn đề rất rõ ràng, mạch lạc, không hấp tấp, không ấp úng.
    Thư mục đầy đủ, trình bày rất đẹp, có cả chân dung của Trịnh Công Sơn tự họa bằng mấy nét đơn sơ. Các vị giáo sư trong Ban Giám khảo đều khen sự sưu tầm và khảo cứu vấn đề rất công phu. Michiko đã sang tận Việt Nam nhiều lần gặp Trịnh Công Sơn để được soi sáng về những điểm cô chưa rõ.
    Cô nhận xét rất tế nhị, tinh vi và kết luận rất dè dặt. Các vị giáo sư trong Ban giám khảo đều đánh giá cao luận án này. Giáo sư Đặng Tiến cho rằng đề tài Michiko lựa rất phức tạp do bối cảnh chánh trị. Lời ca nhiều bài hát của Trịnh Công Sơn rất khó hiểu và khó dịch ra tiếng Pháp, nhưng Michiko đã dày công phiên dịch và trình bày rất mạch lạc, nghiêm túc. Giáo sư Langlais đề nghị in trong luận án những bản nhạc Trịnh Công Sơn đã được phân tích với cả phần ký âm cho những độc giả muốn tìm hiểu về âm nhạc học. Giáo sư cũng đề nghị vượt ra ngoài khuôn khổ của âm nhạc mà đề cập về phương diện nghệ thuật hiện đại của xã hội Việt Nam trong phần kết luận.
    Giáo sư Bình có nhã ý mời tôi nói ít lời về hai điểm, tại sao nhiều người thích nhạc Trịnh Công Sơn và Trịnh Công Sơn có chịu ảnh hưởng của nhạc Văn Cao hay không? Bỗng nhiên từ địa vị thính giả, tôi trở thành ?odiễn giả?. Mặc dầu tôi không phải là chuyên gia nghiên cứu nhạc Trịnh Công Sơn, tôi cũng đưa ra vài nhận xét có tính đại cương về nhạc Trịnh, mối liên hệ giữa Trịnh Công Sơn với Văn Cao và vấn đề ảnh hưởng của một nhạc sĩ này đối với sáng tác của một nhạc sĩ khác.
    Giáo sư Bình đề nghị sửa vài chữ dịch chưa sát nghĩa, ông nói rằng đó chỉ là những sai lầm nhỏ không ảnh hưởng đến công trình chung mà giáo sư cho là rất đạt. Cuối cùng, Giáo sư tuyên bố Ban Giám khảo cho 17 điểm và hạng ?otối ưu? (Très bien). Từ khi Phân khoa tiếng Việt thành lập cho đến lúc đó, chưa hề có sinh viên nào được điểm và thứ hạng cao như thế.
    Ban giám khảo và những người dự thính đồng loạt vỗ tay hoan nghinh. Giáo sư Bình đề nghị Michiko kết thúc buổi bảo vệ luận án bằng ba bài hát: Ca dao Mẹ (dịch ra tiếng Nhựt), bài Tình ca người mất trí và Nối vòng tay lớn. Những người có mặt trong thính phòng thuộc những bản nhạc này đều cất tiếng hát cùng với Michiko. Trước đây tại trường Đại học Sorbonne từng có một thí sinh bảo vệ luận án Tấn sĩ quốc gia (Doctora d?T État) về nhạc sĩ Georges Brassens là người đã viết rất nhiều bài hát loại ca khúc chớ không phải nhạc sĩ cổ điển. Nay, tại Đại học Paris VII, lại có một sinh viên ngoại quốc làm luận án về Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ Việt Nam đang còn sống và cô đã chịu khó học tiếng Việt để dịch trọn sáu bài hát của nhạc sĩ.
    Tuy cô không phân tích về mặt nhạc học nhưng chú trọng đến ảnh hưởng của nhạc Trịnh Công Sơn đối với trong nước ngay lúc còn chiến tranh và hiện tại khi đã có hòa bình, nhận xét ảnh hưởng nhạc Trịnh Công Sơn qua thời gian, khi chiến tranh đã qua rất lâu mà những bài hát ấy vẫn còn trên môi của thanh niên Việt Nam. Cô lại chỉ rõ ảnh hưởng nhạc Trịnh Công Sơn đã vượt biên giới Việt Nam, nhiều bài hát hoặc được dịch ra tiếng Nhựt, hoặc được đặt lời mới bằng tiếng Nhựt, nay lại được chọn làm đề tài nghiên cứu để lấy bằng Cao học tại một đại học của Pháp.
    Chiều nay trong gian phòng này, tôi thấy lòng dạt dào sung sướng khi nghe Michiko, một thiếu nữ Nhựt chính cống, hát rất hay và rõ lời những bài hát của Trịnh Công Sơn cho những người Việt chúng tôi nghe, cho Ban Giám khảo cùng với thính giả gồm người Nhựt và Pháp nghe trong khung cảnh trang nghiêm của một trường Đại học Pháp chớ không phải tại một tụ điểm sinh hoạt phong trào hay trên sân khấu ca nhạc nào ở đất nước Việt Nam.
    Một tiệc rượu champagne chấm dứt buổi họp ngày hôm đó. Rời trường Đại học Jussieu, trên đường về tôi bâng khuâng tự hỏi: ?oTrong nước và ngoài nước Việt Nam, liệu đã có bao nhiêu công trình nghiên cứu về những nhạc sĩ sáng tác hay âm nhạc truyền thống của chúng ta??
    Nguồn: suutap.com
  3. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn​
    John C. Schafer
    Dưới đây là một bài viết về âm nhạc Trịnh Công Sơn qua cái nhìn tinh tế, thấu hiểu của John C. Schafer - một người Mỹ mà qua con đường nghiên cứu và tiếp xúc văn hóa đã trở về với văn hóa Việt.
    Đạo Phật với Trịnh Công Sơn là hơi thở là triết học làm cho con người yêu đời hơn chứ không phải là lãng quên sự sống.
    Đạo Phật đến với Ông qua nếp sống gia đình, và rồi đi vào âm nhạc của ông ngày càng sâu sắc hơn qua sự trải nghiệm thăng trầm giữa cuộc đời này.
    Trịnh Công Sơn có viết: "Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được". Bài này sẽ trình bày rằng thứ "triết học nhẹ nhàng" này chính là triết học Phật giáo.
    Trong Tứ Diệu Đế của đạo Phật, chân lý đầu tiên là khổ đế. Khổ đế là một đề tài rất phổ thông trong nhạc Trịnh Công Sơn: Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người, ông đã hát trong Gọi tên bốn mùa. Cuộc đời đầy khổ và buồn vì không có gì trường cửu cả. Theo Kinh Kim Cương, Tất cả các pháp hữu vi là ?onhư sương mai, như ánh chớp?. Đây là một ý niệm mà Trịnh Công Sơn đã nhắc đi, nhắc lại trong nhiều lời ca của mình. Giống như con chim ở đậu cành tre và một con cá . . . trong khe nước nguồn, không ai trong chúng ta là những người định cư vĩnh viễn, tất cả đều là những người ở trọ trần gian này. Trong khi tạm cư ở chốn trần gian này chúng ta tìm chỗ ẩn náu trong tình yêu, nhưng rồi tình yêu cũng mất đi.
    Tình yêu như tất cả mọi sự khác đều vô thường như Trịnh Công Sơn đã viết trong bài Đóa hoa vô thường và nhiều bài ca khác. Các bài tình khúc của Trịnh Công Sơn là những lời tuyên bố siêu hình rằng những đổ vỡ tình yêu không phải là những chông gai nho nhỏ trên con đường đời đẹp đẽ vô song. Các bài tình khúc của Trịnh Công Sơn, như Hoàng Phủ Ngọc Tường nói, là những ?obài kinh cầu bên vực thẳm?. Các bài ca này là những lời nhắc nhở cho chúng ta về lẽ vô thường.
    Một đề tài Phật giáo khác trong nhạc Trịnh Công Sơn là thuyết luân hồi. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi / Để một mai tôi về làm cát bụi, ông hát trong Cát bụi. Hay Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô, trong Rừng xưa đã khép. Trong các ca khúc của mình Trịnh Công Sơn có vẻ đồng ý với đạo Phật rằng ?oHiện tại là hình bóng của quá khứ và tương lai là hình bóng của hiện tại?.
    Trịnh Công Sơn cũng tỏ ra chấp nhận thuyết luân hồi của nhà Phật trong những câu mà Trịnh Công Sơn đã làm nhòa nhạt biên giới giữa đi và về, như trong bài Phôi pha: Có những ai xa đời quay về lại / Về lại nơi cuối trời. Nếu chết là để đi đến tái sinh thì khi ta ra đi nghĩa là ta trở lại. Nhìn sống và chết cũng như nhìn nước chảy trên sông và tự hỏi nước đang ra đi hay nước đang trở về. Đó là ý của Trịnh Công Sơn trong Gần như niềm tuyệt vọng: Những ngàn xưa trôi đến bây giờ / Sông ra đi hay mới bước về.
    Theo đạo Phật không có cái ta trường cửu nhưng mà có một chút gì trong cái ta đã mất được tiếp nối trong cái ta tái sinh. Quá trình này thường được so sánh như khi ta thắp một cây nến từ một cây nến khác, có cái ra đi và cũng có cái trở lại, một cõi đi về như Trịnh Công Sơn đã viết trong bài ca cùng nhan đề.
    Một ảnh hưởng khác của Phật giáo trong ca khúc của Trịnh Công Sơn là sự mập mờ và siêu lý luận của các câu văn. Nhạc, lẽ dĩ nhiên là tiếng nói của con tim không phải là của lý trí nhưng sự xác định này cũng chưa đủ dể giải thích tại sao Trịnh Công Sơn có vẻ như không muốn làm cho lời ca rõ ràng. Tôi nghĩ rằng đây là ảnh hưởng của Phật giáo, rằng người ta không thể chỉ ngồi mà lý luận để đi đến một sự bình an cho tâm hồn, rằng ý niệm giác ngộ vượt qua biên giới của ngôn ngữ và lý luận.
    Cái mập mờ danh tiếng của Trịnh Công Sơn là do sự phá bỏ biên giới giữa các điều mà chúng ta thường xem là khác biệt, một phương pháp mà Cao Huy Thuần gọi là ?ođối hợp?. Trịnh Công Sơn hay dùng lối văn đối nghịch, một nghệ thuật ngôn ngữ hay dùng để nhấn mạnh sự khác nhau của hai điều, nhưng ngược lại, Trịnh Công Sơn hay đem đối nghịch làm trùng hợp như trong các câu này: Tình không xa nhưng không thật gần; Không xa đời và cũng không xa một người; Một phố hồng một phố hư không.
    Trịnh Công Sơn giống như một nhà thiền sư phủ nhận rằng tuyết thì trắng, quạ thì đen, với mục đích nói lên rằng muốn giác ngộ thì phải tránh xa cái đối lập giữa ?ocó? và ?okhông? để thành một tổng thể hài hòa. Lời ca của Trịnh Công Sơn giống như các công án trong Phật giáo, chẳng hạn như công án nổi tiếng nói về lắng nghe tiếng vỗ của một bàn tay, và cũng giống như công án, bài hát của Trịnh Công Sơn không thể giải thích được bằng đầu óc.
    Khi nói về triết lý trong nhạc Trịnh Công Sơn chúng ta cũng cần nói tới ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh nữa. Các bạn thân của Trịnh Công Sơn xác nhận rằng, ông cũng như một số đông các nhà trí thức miền Nam vào cuối thập niên năm mươi và đầu thập niên sáu mươi, rất bị lôi cuốn bởi chủ nghĩa hiện sinh.
    Thái Kim Lan bảo rằng: ở Huế hồi đó nhiều người nói về lo âu (angst), hư vô (nothingness), nôn mửa (nausea) và nỗi hoài công phi lý của Sisyphus. Nguyễn Văn Trung hồi đó mới từ Bỉ về, theo Bửu Ý là ?onòng cốt? của các cuộc tranh luận về triết lý tại Huế. Nguyễn Văn Trung viết nhiều bài về hiện sinh và đăng trong tạp chí Đại Học, do ông làm chủ nhiệm.
    Các bạn của Trịnh Công Sơn bảo rằng ông rất ham đọc sách của Camus về huyền thoại Sisyphus. Các bạn này cũng bảo Trịnh Công Sơn rất thích các phim trong đó có tài tử James Dean đóng vai của một người lưu lạc cô đơn. Chúng ta thấy hình ảnh chàng cô đơn này trong nhiều bài của Trịnh Công Sơn trong đó có bài Dã tràng ca. Trong bài này Trịnh Công Sơn muốn so sánh mình với Sisyphus, qua một hình ảnh đã được Việt Nam hóa là con dã tràng suốt ngày ?oxe cát biển đông? trong Nghe thân lưu đày.
    Trong cuốn Huyền thoại Sisyphus, Camus nói: trong cái thế giới phi lý này, chúng ta thường hay bị quyến rũ bởi hai cách trốn thoát: một là tự vấn thân xác, hai là tự vẩn triết lý, tức là nuôi dưỡng niềm hy vọng rằng mình sau này khi chết đi sẽ được lên chốn thiên đàng vĩnh cửu. Theo Camus, chúng ta phải từ chối hai con đường giải thoát này và phải chọn một con đường khác: con đường chống đối thế giới phi lý này giống như nhân vật Sisyphus trong huyền thoại vậy.
    Ông Nguyễn Văn Trung đã giải thích thuyết của Camus theo một cách khác. Ông viết về tự vẫn triết học như thế này: ?oHy vọng một đời khác, hoài niệm một quê nhà sau tù đầy là một cách phủ nhận tình trạng phi lý khác, mà không chấm dứt được phi lý. Camus gọi những giải pháp thoát ly đó là một tự vẫn triết lý (Suicide philosophique)?. Nguyễn Văn Trung cho rằng, theo Camus, chúng ta phải chấp nhận rằng ?oTù đày chính là quê nhà?.
    Rất có thể Trịnh Công Sơn đã bị ảnh hưởng của Camus qua cách giải thích của Nguyễn Văn Trung. Giáo sư Trung đã Việt Nam hóa lý thuyết về lưu đày và thiên đàng vĩnh cửu của Camus. Lời giải thích của Nguyễn Văn Trung đã làm lẫn lộn hoài vọng về một cõi thiên đàng trong kiếp sau với hoài vọng về quê nhà.
    Trịnh Công Sơn quả thật đã bị lôi kéo từ hai dòng lực tù đày và quê nhà. Nhiều đêm muốn đi về con phố xa / Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà, ông đã hát trong Lời thiên thu gọi. Nhưng vì đã được uốn nắn trong một nền văn hóa mà trong đó tình yêu quê nhà đóng một vai trò rất mạnh, Trịnh Công Sơn đã không do dự chọn quê nhà. Ông đã hát Chân đi xa trái tim bên nhà, trong Có nghe đời nghiêng Tìm thấy nỗi nhớ từ mỗi chiếc lá / Góc phố nào cũng thấy quê nhà trong Tình yêu tìm thấy.
    Do đó ta thấy Trịnh Công Sơn không chấp nhận sự nổi loạn chống lại thế giới phi lý như Camus đã cổ võ. Trịnh Công Sơn không thể nào chọn lưu đày làm nơi quê nhà. Tù đày theo Trịnh Công Sơn không phải là sự nổi loạn hiện sinh mà là sự nhìn nhận của một người con Phật trước nỗi khổ và tính cách tạm bợ của cuộc đời: Còn bao lâu cho thân thôi lưu đày chốn đây Trịnh Công Sơn hỏi trong Phúc âm buồn. Còn bao lâu cho thiên thu xuống trên thân này.
    Hiện sinh khuyến khích cá nhân đứng lên một mình để chống lại xã hội và văn hóa. Phật giáo, ngược lại, dạy thuyết vô ngã, dạy rằng không có gì khác biệt giữa ta và tha nhân, rằng mọi sự mọi việc trên đời đều hỗ tương ảnh hưởng vào nhau. Tôi tin rằng Trịnh Công Sơn có ý nói đến thuyết vô ngã trong các bài ca của ông. Ông có nói đến ?ophụ người? như trong bài Ru em nhưng cái buồn của ông thật ra cũng là cái buồn của nhân thế. Yêu em yêu thêm tình phụ / Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ (Ru em). ?oTừ bi? có nghĩa là tâm từ (maitri) và tâm bi (karuna), hai đức hạnh mà theo Phật giáo mình nên tu dưỡng.
    Lúc mới bắt đầu sự nghiệp, Trịnh Công Sơn cũng như nhiều thanh niên trí thức khác tại miền Nam, thích bàn luận về thuyết hiện sinh. Triết lý nói chung và thuyết hiện sinh nói riêng hồi đó là một đề tài rất phổ thông trong giới trẻ. Các bài hát đầu của Trịnh Công Sơn đã đáp ứng được nguyên vọng này của giới trí thức miền Nam. Phật giáo và hiện sinh quả thật có gần nhau ở một vài điểm. Cả hai đều tin rằng con người phải đối diện với cái chết và với ý niệm hư vô trước khi có thể thực sự sống một đời sống đích thực.
    Trịnh Công Sơn lúc mới vào nghề nổi tiếng vì đã ?ochịu chơi? với thuyết hiện sinh nhưng theo tôi Trịnh Công Sơn đã sáng tác nhạc của mình dựa trên các đề tài của Phật giáo. Nếu hồi đó ít ai để ý tới cái tính cách Phật giáo trong các bài của ông, có thể là vì Phật giáo và hiện sinh gặp nhau ở một vài điểm và người ta chỉ để ý đến khía cạnh hiện sinh mà thôi. Tuy nhiên lý do chính vì sao Trịnh Công Sơn vẫn tiếp tục thành công trong một thời rất dài là vì những ưu tư có tính cách rất Phật Trịnh Công Sơn đã gởi gắm trong lời ca của mình.
    Nghe nhạc Trịnh Công Sơn đối với nhiều người Việt cũng gần giống như nghe một câu kinh. Nhạc Trịnh Công Sơn khó hiểu nhưng lời ca của ông có khả năng xoa dịu những tâm hồn bị dao động.

    nguồn: Tạp chí Văn hóa Phật giáo
  4. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn và quán Văn Sài gòn​
    Hoàng Xuân Sơn
    Quán Văn ra quân những sinh hoạt văn nghệ tiên khởi bằng lực lượng trừ bị : phe nhà tung quả bóng dò đường trước.
    Nguyễn Thạc bắn phát pháo đầu với đêm trình diễn độc tấu tây ban cầm. Thạc là một guitariste nhạc cổ điển có hạng. Khán thính giả chọn lọc, hạn chế. Đêm tĩnh lặng. Từng giọt đàn lóng lánh trong mắt người. Tí tách những giọt cà phê trầm tưởng. Và bóng đêm chan hòa trên sân cỏ ru người vào cơn mộng êm đềm. Dù ít khách nhưng đêm văn nghệ thành công mỹ mãn bởi tấm lòng của người trình tấu và kẻ thưởng thức.
    Tiếp nối không khí trầm lắng, Quán Văn sôi động hẳn lên với Đêm Trầm Ca Nguyễn Đức Quang/Hoàng Kim Châu/Trần Trọng Thảo. Ở đây không có tiếng hát nhà nghề . Ở đây chỉ có ca khúc bùng cháy ra trên đầu mỗi nhiệt huyết. Quang-Châu-Thảo hát say sưa những bài ca khai phá . Những thanh khúc hùng tráng khơi động lòng hăng say tuổi trẻ. Khí thế bừng bừng. Anh hát. Tôi hát. Mọi người cùng hát trong tiếng vỗ tay đều nhịp dậy trời.
    Anh em tôi ?" hơn trăm năm ?" nằm nếm gai uống chai mật đắng ?" chò(?) đến anh ?" nhưng trông đến em lòng đầy lo lắng
    Anh em tôi ?" hơn trăm năm ?" mang chiếc gông đi trong lao tù ?" cho đến nay cờ tự do cắm trên nấm mồ . . . (Anh Em Tôi ?" NĐQ )

    Người bạn láng giềng ?" Ca Đoàn Nguồn Sống ?" tham gia trình diễn tại Quán Văn với một chương trình đặc sắc phong phú gồm đủ thểû loại ca ?" vũ ?" nhạc ?" kịch ; dân ca, hát chèo, nhạc cổ truyền . . . làm sống lại truyền thống văn hóa dân tộc, rất đáng trân quý, gìn giữ.
    Và rồi Đêm Tâm Ca Phạm Duy/Steve Addist. Hai nhân dáng. Hai dòng máu. Khoác áo màu đen thôn dã. Song tấu tây ban cầm. Và cùng hòa chung tiếng hát, đổ xuống như những giọt mưa, chan hòa trong mắt , trên môi mẹ :
    Giọt mưa trên lá ?" nước mắt mẹ già lã chã đầm đìa trên xác con lạnh giá.
    Giọt mưa trên lá ?" nước mắt mặn mà ?" thiếu nữ mừng vì tan chiến tranh chồng về
    . . .
    Steve Addist (Mitch Miller ?) cũng có chuyển sang Anh ngữ ca khúc này của Phạm Duy: The Rain On The Leaves
    The rain on the leaves is the tears of joy ?" of the girl whose boy ?" return from the war . . .
    Đó là những hình ảnh khó phai mờ trong tâm trí. Như những bài tâm ca lắng đọng lâu dài trong hồn người .
    Sinh hoạt văn nghệ Quán Văn thay đổi không ngừng. Tiếp nối là những đêm: Từ Công Phụng hát tình ca Trên Vùng Tuổi Mây với Thanh Lan ( ca sĩ/diễn viên điện ảnh ) ?" Vũ Thành An/Hồng Vân/Thế Dung và Những Bài Không Tên ?" Miên Đức Thắng vạm vỡ, mạnh bạo với Hát Từ Đồng Hoang. Và rồi Phương Oanh với dân ca. Ban Tam Ca Đông Phương. Các nhạc sĩ Du Ca như Ngô Mạnh Thu/Diễm Chi, Giang Châu, Nguyễn Hữu Nghĩa cũng ra quân trình làng. Có những đêm thơ như đêm ra mắt thi phẩm Đêm Việt Nam của Đỗ Qúy Toàn. Lê Văn Ngăn từ ngoài Trung vào diễn ngâm thơ mình và bằng hữu qua chủ đề Ánh Sáng Đời Lao Động. Trịnh Công Sơn cũng đã thực hiện xuất hát một mình trước khi có Khánh Ly ?" Anh hát những ca khúc trong Thần Thoại, Quê Hương và Thân Phận. Như đã có lần nhắc đến, đây là những ca khúc mang tính triết lý sâu đậm về con người và cuộc sống. Có nhìn thấy cái nhân dáng gầy gò của TCS ôm đàn hát những ca khúc mình với giọng gào thống thiết mới thấm cảm qua từng câu từng chữ, cái thân phận nhỏ nhoi, mong manh của kiếp người.
    Như thế, Quán Văn lúc nào cũng đông vui . Nhưng phải đợi đến sự kết hợp diệu kỳ giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly, Quán Văn mới trở nên một hiện tượng và mang dấu ấn rõ rệt về các sinh hoạt văn nghệ thời thượng. Từ khởi điểm này, đã có sự cảm thông tuyệt vời giữa nghệ sĩ và quần chúng. Hát và Lắng Nghe đã trở thành một nhu cầu cần thiết cho tuổi trẻ hôm nay giữa vùng đạn bom tủi nhục. Hát và Lắng Nghe đã bước đi từ Quán Văn, lan dần vào các đại học; lớn dậy một phong trào.
    NỮ HOÀNG CHÂN ĐẤT
    Một buổi tối chống gậy lò dò từ hậu liêu CPS ra sân Quán Văn, tôi bất chợt nghe được một tiếng hát lạ kỳ: nửa như quyện từ lòng đất âm u, nửa như tự trời thanh cao rót xuống. Một tiếng hát có ma lực cuốn hút người nghe tự buổi đầu hội ngộ (Ngõ ban sơ hạnh ngân dài ?" Cổng xô còn vọng điệu tài tử qua ?" Bùi Giáng )
    Trời ươm nắng cho mây hồng
    Mây qua mau em nghiêng sầu
    Còn mưa xuống như hôm nào
    Em đến thăm, mây âm thầm mang gió lên
    Người ngồi đó trông mưa nguồn
    Ôi yêu thương nghe đã buồn
    Ngoài kia lá như vẫn xanh
    Ngoài sông vắng, nước dâng lên hồn muôn trùng
    Này em đã khóc chiều mưa đỉnh cao
    Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu
    ...
    Những chữ Khóc; Đỉnh Cao như hơi thở hắt. Như dòng sống chợt kích ngất. Rồi chợt bàng hoàng ngậm lắng lời ru êm vào hơi thở nhẹ. Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ. Chao ơi sao lại có giọng hát liêu trai đến giữa cuộc đời như tặng phẩm. Sao lại có đường thanh lột tả hết những lời ca nhiệm mầu Trịnh Công Sơn ? Nàng là ai . . . là ai ? Ngồi đó. Thu mình trong góc tối. Mà tiếng ca như dòng nhựa chảy trào cả đêm mênh mông? Và tôi, và em. mơ hồ giữa một vùng khói sương lãng đãng.
    Những chiếc ghế xích lại gần. Vòng tròn nhỏ vây quanh. Chuỗi vòng lớn lấp lánh sáng. Và nàng tiếp tục hát:
    Chiều nay còn mưa sao em không lại
    Nhỡ mai trong cơn đau vùi
    Làm sao có nhau ?" Hằn lên nỗi đau
    Bước chân em xin về mau
    Mưa vẫn mưa bay
    . . .
    Mưa bay về những hàng cây thủy tinh muộn thắp nắng chiều. Giọt nắng. Giọt nến. Ngàn cây thắp nến lên hai hàng ?" để nắng bây giờ trong mắt em.
    Rồi nàng đứng lên Gọi Tên Bốn Mùa . Gọi đêm liêu trai dài tóc thần thoại. Gọi cuộc tình dấu chim bay và kiếp người mang nặng từ trẻ thơ mới lọt lòng . . .
    Khánh Ly ! Một cái tên xa lạ chưa từng nghe đến. Có phải là tiếng phong linh mang về thành đô cơn gió cao Đà Lạt?
    TCS nồng nàn giới thiệu : "Đây là Mai, mới từ Đà Lạt xuống, sẽ sinh hoạt với anh em mình lâu dài !" . Vâng, Lệ Mai đã đến. Khánh Ly đã ở lại. Với chúng ta, thật lâu dài.
    Việc gì phải đến, đã đến: KhánhLy/Trịnh Công Sơn chính thức xuất hiện trước công chúng vào một tối thứ sáu mùa hè đẹp trời. Dù phương tiện thông tin phổ biến hạn chế, số lượng khán thính giả đêm KL/TCS đông đảo chưa từng thấy. Các bạn trẻ ngồi kín sân cỏ, tràn ra bên hông và ngay cả đàng sau Quán Văn . Tất cả nín lặng chờ nghe KL/TCS hát. Thức uống làm không kịp. Nhưng có hề gì. Tuổi trẻ đến đây là để chia sẻ những giá trị tinh thần. Chia sẻ nỗi khát khao và niềm mất mát. Trong từng lời ca tiếng hát. Trong từng hơi thở mớm ru nhau.
    TCS mở màn với Gia Tài Của Mẹ :
    Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
    Một trăm năm đô hộ giặc Tây
    Hai mươi năm nội chiến từng ngày
    Gia tài của mẹ để lại cho con
    Gia tài của mẹ: một nước Việt buồn

    Ở đoạn điệp khúc, anh hát lại nhiều lần và tất cả cùng hát theo nhịp vỗ tay vang dội :
    Dạy cho con tiếng nói thật thà
    Dạy cho con chớ quên mầu da
    Con chớ quên mầu da nước Việt xưa
    Mẹ mong con mau bước về nhà
    Mẹ mong con lũ con đường xa
    Oâi lũ con cùng cha ?" Quên hận thù
    !
    Đêm trường ***g lộng tiếng đồng ca. TCS tiếp tục kể lể nỗi khổ đau chiến tranh mà quê hương Việt Nam hằng cưu mang : Một ngày dài trên quê hương ?" Ngày Việt Nam hoang tàn quá ?" Một ruộng đồng trơ đất đỏ ?" Một đàn bò không luống cỏ . . .
    Và Khánh Ly bước lên bục gỗ theo tiếng vỗ tay sóng biển rạt rào. Giọng hát ma túy cất lên:
    Người con gái Việt Nam da vàng
    Yêu quê hương như yêu đồng lúa chín
    Người con gái Việt Nam da vàng
    Yêu quê hương như đã yêu mìn
    h . . .
    Người con gái VN da vàng ấy lớn lên giữa vùng chiến tranh khốc liệt. Chưa kịp nếm tình yêu đầu đời đã vội tắt nụ cười thanh xuân
    Em chưa biết quê hương thanh bình
    Em chưa thấy xưa kia Việt Nam . . .
    Người con gái một hôm qua làng ?" đi trong đêm đêm vang ầm tiếng súng
    Người con gái chợt ôm tim mình ?" trên da thơm vết máu loang dần
    . . .
    Rồi đến Tình Ca Của Người Mất Trí:
    Tôi có người yêu chết trận Pleime .
    Tôi có người yêu ở chiến khu D
    Chết trận Đồng Xoài
    Chết ngoài Hà Nội
    Chết vội vàng dọc theo biên giới
    . . .
    Những địa danh. Những cái chết trong trí nhớ cuồng điên. Và nàng cất cao giọng ở điệp khúc kêu gào thảm thiết :
    Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam
    Ngày mới lớn tôi đi môi gọi thầm
    Gọi tên anh ?" tên Việt Nam
    Gần nhau trong tiếng nói da vàng
    Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam
    Ngày mới lớn tai nghe quen đạn mìn
    Thừa đôi tay ?" dư làn môi
    Từ nay tôi quên hết tiếng người

    Khánh Ly bất thần tụt giày, đứng chân đất trên bục gỗ. Vịn vai Trịnh Công Sơn. Mắt nhắm nghiền. Mặt ngước cao như van xin, nguyện cầu ơn cứu rỗi. Cho người. Cho đời. Cái tĩnh mịch của đêm dài một lần nữa lại bị phá vỡ bởi sự cổ vũ nồng nhiệt, mê say của những người tuổi trẻ đồng điệu.
    Từ đó, nàng được mang tên Nữ Hoàng Chân Đất (hay Nữ Hoàng Sân Cỏ). Những bước chân trần tìm về dấu vết tình yêu nguyên thủy. Những bước chân đi khâu vá lại vết thương của một thời máu xương điên loạn. Cứ thế, TCS/KL say sưa hát ca khúc da vàng từ bài này sang bài khác. Có khi tràn sang những bài ca về thân phận, tình yêu . . . rơi rụng trong đời những trái non đắng chát hay trái chín ngậm ngùi. Những lời thơ tiếng hát quyện lấy nhau nồng nàn trong từng hơi thở. Lúc này đây bạn cảm thấy hạnh phúc được lắng nghe. Được chia sẻ . Ca Dao Mẹ ?" Nước Mắt Cho Quê Hương ?" Người Nô Lệ Da Vàng . . .
    Trước ngọn đèn lương tri mù mờ dông bão, Ca Khúc Da Vàng sẽ không được chấp nhận bởi một thế lực nào chủ tâm rẽ rúng con người, tôn vinh quyền lực. CKDV chỉ được ghi nhận bằng tiếng nói đích thực của con tim . Những lơiø khát khao hoài vọng một ngày quê hương thôi máu đổ xương rơi đã được đáp ứng nồng nhiệt bởi tấm chân tình của tuổi trẻ hôm nay.
    Khi đất nước tôi thanh bình ?" tôi sẽ đi thăm
    Tôi sẽ đi thăm ?" cầu gẫy vì mìn ?" đi thăm hầm chông và mã tấu
    Khi đất nước tôi không còn giết nhau ?" mọi người ra phố mời rao nụ cười
    Khi đất nước tôi thanh bình ?" tôi sẽ đi không ngừng
    Sàigòn ra Trung ?" Hà Nội vô Nam ?" Tôi đi chung cuộc mừng ?"
    Và mong sẽ quên chuyện non nước mình

    Hỡi ơi ! Cái chung cuộc ấy chưa hề là một chung cuộc mừng. Ôi đã là rách nát tang thương hơn!
    Trịnh Công Sơn/Khánh Ly như Gió dưới biển hắn dồn vô ?" Mây trên trời hắn cuốn lại (Dân ca Quảng Bình ). Chưa có buổi sinh hoạt nào có khí thế ***g lộng, "ấn tượng" đến vậy.
    Nữ Hoàng Chân Đất đã ở lại với anh em chúng tôi. Khánh Ly. Lệ Mai, Mai voi, Mai đen . . . đã ngồi lại giữa vòng tay bằng hữu chan chứa niềm thương.
    Những cái nicknames thân tình, dễ thương như Sơn Què, Giang Đô Lực Sĩ, Lai Cận, Tuấn Còm, Toại Hột Mít, Tấn Mốc , Mai đen (mặn mà duyên dáng) của Lệ Mai (của một thời chưa ăn nói văn vẻ ) v . v đã vầy đoàn, kết thân dễ dàng tự nhiên, không chờ đợi .
    ( còn tiếp )
    Hoàng Xuân Sơn
    gio-o: Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn nguyên chủ nhân quán Văn,
    nơi Trịnh Công Sơn mở đầu sự nghiệp âm nhạc ở Miền Nam thời 1955-1975
    nguồn: www.gio-o.com

    u?c tigerlily s?a vo 09:54 ngy 19/05/2007
  5. lonely_lily

    lonely_lily Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Nắng thuỷ tinh
    Nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn
    Ca sĩ: Khánh Ly
    Album: Như cánh vạc bay
    ?oỞ Huế mùa hạ thường có những cơn mưa bất chợt. Có khi vào buổi sáng, thường là vào buổi chiều. Một thứ chiều chưa chiều lắm, mưa chưa kịp tạnh hẳn, nắng đã đột ngột bừng lên, sáng bằng một thứ ánh sáng trong vắt như pha lê, như những mảng thủy tinh long lanh trong vườn qua những kẽ lá, qua những khoảng cách chật hẹp giữa những hàng cây. Không ai đã đặt tên cho cái màu nắng ấy. Cả tôi cũng vậy. Chính bản thân nắng ấy có tên là nắng thủy tinh. Cái tên cúng cơm của một thứ tinh thể vô nhiễm ở một phút giây màu nhiệm khi được lọt lòng từ thiên nhiên.?
    Lần đầu tiên khi nghe bài hát, tôi đã thắc mắc không hiểu màu ?onắng thuỷ tinh? được hình dung như thế nào? Nắng trong ca từ của Trịnh có nhiều loại. Có cái ?onắng mềm? hay ?onắng khuya? (Chiều một mình qua phố), có cái ?onắng như môi trên phố? (Chiều trên quê hương tôi), lại có cái ?onắng buồn? (Hạ trắng) và cũng có cả cái ?onắng thuỷ tinh vàng?. Huế hay mưa, và màu nắng thuỷ tinh của Trịnh cũng là một thứ ?onắng trong mưa? đầy ám ảnh.
    "Màu nắng hay là màu mắt em
    Mùa thu mưa bay cho tay mềm
    Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm
    Rồi có hôm nào mây bay lên.?
    Hình ảnh màu nắng hiện ra trước tiên trong sự đối sánh với màu mắt người thiếu nữ. Nắng xuyên qua làn mưa bay, len khẽ lên thềm, và theo bóng mây tan đi trong không gian? Có chút gì đó nhẹ nhàng đến lạ!
    Mùa thu là thời khắc đất trời giao hòa, gió cũng nhẹ, nắng cũng nhẹ, cả những cơn mưa cũng rất đỗi dịu dàng. Chỉ là ?omưa bay cho tay mềm?, cho xao xuyến lòng người và đủ để làm mát lành những tâm hồn đa cảm.
    ?oLùa nắng cho buồn vào tóc em
    Bàn tay xanh xao đón ưu phiền
    Ngày xưa sao lá thu không vàng
    Và nắng chưa vào trong mắt em
    Em qua công viên bước chân âm thầm
    Ngoài kia gió mây về ngàn
    Cỏ cây chợt lên màu nắng
    Em qua công viên mắt em ngây tròn
    Lung linh nắng thủy tinh vàng
    Chợt hồn buồn dâng mênh mang
    Chiều đã đi vào vườn mắt em
    Mùa thu qua tay đã bao lần
    Ngàn cây thắp nến lên hai hàng
    Để nắng đi vào trong mắt em
    (Màu nắng bây giờ trong mắt em).?
    Tôi thích sự chuyển đổi thời gian, không gian và hướng nhìn của bài hát. Nắng bắt đầu từ sự ngỡ ngàng khi tác giả bắt gặp trong tóc em, rồi dần dần len qua thềm, lùa vào làn tóc mềm mại. Em đi đến đâu cũng mang nắng theo mình. Mọi chuyển động đều hết sức nhẹ nhàng, tinh tế khiến ta có cảm giác đúng như câu thơ của thi sĩ Xuân Diệu:
    ?oKhông gian như có dây tơ
    Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu?
    (Mộ khúc)
    Bước chân em qua công viên âm thầm và lặng lẽ, để cho nắng ?ochợt? lan tỏa lên cỏ cây, lên cả đất trời và nhuốm màu cho đôi mắt ?ongây tròn?. Cái thứ ?onắng thủy tinh? ấy đẹp nhưng man mác buồn. Để rồi khi chiều tàn đêm xuống chỉ còn lại sự chống chếnh của ánh nến hư hao. Nắng đã đi vào và ở lại trong đôi mắt ấy.
    Bài hát vẫn theo quy luật của nhạc Trịnh, có một chút gì đó như chiêm nghiệm về cuộc đời, có bóng dáng của một nghệ sĩ già đang ngắm nhìn vạn vật giữa trời đất mênh mang. Bao mùa thu qua tay, bao mùa mưa và bao mùa nắng nối tiếp nhau dệt nên cái vòng tuần hoàn của sự sống. Vậy mà sao vẫn thấy có những điều thật lạ lùng? ?oNgày xưa sao lá thu không vàng?. Có lẽ không hẳn thế, cái tưởng tượng lá thu không vàng chỉ là trong con mắt của người nghệ sĩ đang say. Mùa thu nào lá cũng vẫn vàng, lá cũng vẫn rơi, nhưng màu nắng trong mắt em thì chỉ là khoảnh khắc chợt đến. Cái phút giây bừng ngộ ấy tác giả đã kịp nhận ra một điều giản dị nhưng sâu sắc từ chính bản thể của nó: ?oNắng thủy tinh- cái tên cúng cơm của một thứ tinh thể vô nhiễm ở một phút giây màu nhiệm khi được lọt lòng từ thiên nhiên?.
    Hãy một lần nhắm mắt lại, lắng nghe giai điệu của bài hát, hãy mở hết cõi lòng mình ra để cho nắng, cho gió, cho mưa ùa vào, để thấy mình đang tan chảy trong một màu ?onắng thủy tinh? huyền diệu?
    Hoàng Anh
  6. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Thông điệp về tình yêu trong ca khúc Trịnh Công Sơn​
    Phan Hoàng Sơn

    Đề tài tình yêu, nhạc sĩ nào cũng viết. Nhưng ở người nhạc sĩ đặc biệt này, ông đã viết một tôn giáo về tình yêu. Không lặp lại, không giống người nào, nhất là ở một linh cảm, xuyên suốt các du ca của ông.
    Cách ca ngợi, hay diễn tả tình yêu trong các bài ca của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, muốn hiểu thật sâu sắc, chúng ta làm thử bằng cách cách ?olột vỏ? khái niệm yêu.
    Chúng ta lột cái vỏ thứ nhất: đó là khi đang bị yêu, muốn yêu và được yêu. Cái vỏ thứ hai là đứng xa tình yêu, mất yêu, hết yêu, không còn được yêu, tình yêu mới đi xa.
    Dành cho cái vỏ thứ nhất là nồng nàn, ân ái, thề thốt, chỉ có ta trên đời,...
    Dành cho cái vỏ thứ hai là nhớ nhung, mê muội, ê chề, đau đớn, tiếc nuối, tuyệt vọng...
    Lột cái vỏ thứ ba: thì hoặc nhiều người nói đến mờ nhạt hoặc không để ý đến. Nhưng ở Trịnh Công Sơn, ông đã lột cái vỏ thứ ba của tình yêu một cách có ý thức, làm cho định nghĩa về tình yêu mới trở thành hoàn chỉnh. Cái vỏ thứ ba là cái vỏ rất xa, rất lớn, như thiên hà xa xăm. Để từ đó, con người nhìn về và chiêm nghiệm: tình yêu là gì? Ở đây, con người sẽ hiểu đầy đủ chữ tình.
    Phải hiểu triết lý cuộc đời một cách sâu sắc, và dùng kiến thức của nền văn hoá ?olà lối sống hưởng thụ cao nhất của đời người?, đó là Phật giáo, thì sẽ hiểu cách lột tả về tình yêu của Trịnh Công Sơn, mà những bài tình ca của ông vì thế, thấm sâu và đọng mãi lâu dài trong thế hệ này, và các thế hệ sau.
    Tình yêu, là một cảm giác. Cảm giác này rất phức tạp và có nhiều lớp, nhiều tầng, nhiều ngoại vi, nội hàm, không đơn thuần như một phản xạ đơn. Cảm giác này là một dòng sông, từ nguồn ở một nơi không định rõ. Có thể do tiền kiếp, có thể do linh cảm tồn tụ, cộng hưởng trong quá trình thăng hoa, có thể những điện tích tự nhiên trong thiên hà quanh ta, có thể do những hình bóng đã khắc hằn sâu trên cơ thể con người, có thể do những nợ đời trong những mối quan hệ với mọi người trong thiên hà chúng ta,... Rồi chúng được năm giác quan chế biến, từ hấp thụ, đến từ chối, từ rung cảm đến tuyệt vọng,... đều do năm giác quan, cùng tác động một lúc với các dòng sông đang chảy. Gần gũi nhất, thấy rõ nhất là ở đôi mắt, rồi đôi môi, rồi đôi má làn da, rồi đến năm ngón tay, hình ảnh lung linh của tình yêu qua mắt, mùi thơm của tình yêu qua mũi, vị ngọt của tình yêu qua lưỡi môi...
    Nhưng tình yêu cũng là một cái gì hoàn toàn không có gì, nếu giòng sông không còn chảy, và năm ngón tay thiên thần (tượng trưng cho năm giác quan) không còn tác động. Các hành động tự nhiên đó đều hoạt động cùng lúc với một con tim, một khối óc. Lúc nó hoạt động ta có thể biết và không biết; lúc nó không hoạt động, ta cũng có thể biết và không biết. Vậy, cái ý tưởng yêu đôi khi là ý tưởng bất chợt đến rồi bất chợt đi.
    Tình yêu mà dễ điều khiển, thì không còn tình yêu nữa. Vì cái tính không thể đoán trước được của nó mà nó còn đẹp như ngày nay, còn là giấc mộng đi tìm kiếm của tất cả con người.
    Trong lúc ta yêu, ta có tất cả, và chỉ có ta trên đời. Trong lúc không còn tình yêu, ta chỉ còn hố đen sâu thẳm của những điều hư vô bất tận.
    Đi trong tình yêu, là rong ruổi đi trong hai chiều của hy vọng và tuyệt vọng. Tuy không bao giờ đạt được ở đỉnh cao nhất và thấp nhất, nhưng đi tìm tình yêu chỉ là cuộc đi vòng loanh quanh cuộc đời. Hay đi trong hai thái cực: yêu và không yêu. Khi yêu, giữ mình để không phạm vào thái cực, nếu yêu điên cuồng quá sẽ rơi nhanh vào vực sâu. Nhưng như thế nào là điên cuồng? Hoàn toàn không thể xác định được. Chỉ khi nào có cảm giác mất, thì biết mất mà thôi, như thế nào là điên cuồng thì không xác định được. Khi tuyệt vọng, vì sợ nên gần tuyệt vọng thì con người lại ngoắc ngoải treo lên bờ hố định mệnh để van xin quỳ lạy. Hoặc do một sự huyền diệu, con người bỗng thanh thản nhẹ nhàng như được tái sinh. Đó là hiệu ứng của sự gần va chạm vào tuyệt vọng.
    Có thái cực này, để có thái cực kia. Có hai đầu giới hạn, để con người vật lộn trong đó để tìm chữ tình cho mình. Cho nên, điều thánh thiện tự nhiên là có một tình yêu trong một khoảng khắc cho ta và lấy mất của ta, trong khoảnh khắc có tình yêu và không có tình yêu, được yêu và phản bội, gần gũi và hư không,... Vì vậy, Trịnh Công Sơn mới viết: ?oNhìn em yêu thương, nhìn em thú dữ?.
    Lột tả hai chiều như vậy chỉ có ở trong Trịnh Công Sơn, mới là cách diễn tả đúng nhất tình yêu.
    Lột tình yêu ở cái vỏ thứ ba là đem tình yêu hoá thân vào tự nhiên, coi em là nguyệt (?oNguyệt ca?), coi em là tình yêu (em không còn da thịt nữa!), như vậy, em là không khí, em là đá sỏi, em là bia đá, em là hạt bụi. Như vậy, tình yêu càng ngày càng đi xa máu thịt, đi xa nhục dục.
    Làm cho con người không cần có em ở gần, mà con người vẫn yêu thương nồng nàn được.
    Như vậy, tình yêu, khi thăng hoa, nói ở khía cạnh nào đó là vô sinh. Nhưng xưa nay, tình yêu được định nghĩa là hữu sinh vì muôn thuở con người cho rằng, sinh lý là mũ miện của tình yêu.
    Đó là nghịch lý trong tư tưởng về tình yêu của Trịnh Công Sơn.
    Nhưng khi tình yêu được hiện thân và hoá thân vào thiên nhiên, thì con người yêu thiết tha hơn, nồng nàn hơn, vụ lợi bớt dần, hy sinh trở thành một đức tính đẹp nhất của tình yêu, làm con người thánh thiện hơn. Vậy nghịch lý này vẫn cần cho đời. Có nghĩa việc ?otình yêu hoá? sẽ dẫn con người tới bế tắc, (ở chỗ chẳng biết tình yêu cho ta được cái gì), nếu ta không lượng được rằng mình được bao nhiêu, nhưng ?ovừa đủ? như thế nào, nó sẽ làm con người sống an bình hơn.
    Một khi yêu em cũng như yêu một tia nắng, thì em cũng là mọi hư vô trong ta. Cho nên tình yêu ta cân bằng hơn, và em là điều cần thiết như mọi vật quanh ta, nhưng chẳng kiêu kỳ hơn bất cứ vật gì quanh ta. Vì nhìn thấy và không nhìn thấy, ta vẫn thấy tình yêu hiển hiện rõ trước mặt ta trong cuộc đời.
    Giải quyết nghịch lý này, ta phải dùng văn hoá của đạo Phật mới nhìn rõ được mọi việc. Tình yêu, vốn là không, dù cho rằng nó là cảm giác hay là một cái gì cầm nắm được. Nó chỉ thuộc về con người (coi như cây cỏ không có tình yêu), vậy nó cũng thuộc về ?okhổ?. Có nghĩa nó thuộc về một sự ?ocố hữu, cố bám? vào con người. Vì nó không tồn tại vĩnh viễn, mà chỉ ở các dạng thay đổi liên tục, và nó cũng không ở riêng trong một cái ta (có nghĩa là ta chẳng tự mình lấy được một tình yêu cho mình). Tình yêu là một cảm giác làm cho con người luôn đi tìm, luôn chiếm đoạt nó về mình. Lòng tham làm cho con người luôn có cảm giác không bao giờ đủ. Lòng tham nhỏ thì làm mất thời gian để vào những việc khác, lòng tham lớn sẽ đi đến chiến tranh, huỷ diệt. Chỉ có sự tôn vinh tình yêu, làm cho nó trở thành nhẹ nhàng, thì tình yêu sẽ đến, tình yêu sẽ ở mãi trong ta. Không có tình yêu ích kỷ (Trịnh Công Sơn nói khi ta yêu, biết đâu ở đâu đó có kẻ đang bất hạnh). Làm cho tình yêu vượt xa định nghĩa ?osở hữu?, như một ngôi nhà, như một của quý ngọc ngà châu báu. Tình yêu như vậy, sẽ làm cho mọi tình yêu đều có giá trị như nhau, các người yêu và được yêu, không được yêu, không kiêu kỳ, không tự lợi, không kiêu căng, mà vui vẻ sống cùng trần gian, cùng mọi người, sinh linh, cây cỏ, vì ai cũng chỉ là một trong những số đó mà thôi.
    Nói cho cùng, không thể nào bắt buộc mọi người, nhưng đạo lý sống đó không bắt người ta từ bỏ mọi thứ của ái tình, nhưng điều hoà, chỉnh lý cho con người sống và yêu tốt hơn, đúng hơn. Tình cảm này không khác xa gì với lòng từ bi. Có vậy, tình yêu sẽ còn được che chở trong muôn vàn thời khắc. Làm cho thế giới này sống vui trong hoà bình nhân ái, đó là cái nôi màu mỡ cho những mối tình cao thượng. Trong một xã hội không ích kỷ, con người nhường nhịn nhau, sống vì nhau, vì người khác,... thì chẳng còn mảnh đất nào dung dưỡng cho những sự giành giật, giết chóc nhau vì những cái lợi ích trước mắt, tầm thường. Vậy thì con người có vô vàn thời gian để sống mà yêu nhau, yêu hết cả mọi người, yêu hết cả mọi sinh linh.
    Đó chính là một sự cao thượng mà chỉ ở Trịnh Công Sơn, người đã có công lớn đưa tình yêu vào cõi vĩnh hằng của sự bao bọc trong mọi tình yêu cao thượng nhất của con người trong mọi cõi thiên thu. Người đã có công định nghĩa tình yêu là một tình cảm ngang hàng và đều quan trọng như nhau trong các tình yêu khác, cần thiết, và chế ngự được nó, làm cho con người tâm hồn bao la rộng lớn hơn, làm cho con người yêu cuộc sống hơn, làm cho tình yêu đôi lứa sẽ cao thượng và rất xa vời những điều tầm thường nhỏ nhen của cuộc đời như dối trá, đê tiện, đớn hèn, lọc lừa, đểu cáng...
    Cho nên, trong lời mở đầu giới thiệu những bài ca Trịnh Công Sơn - Khánh Ly [từ cuốn băng Ca khúc da vàng], có câu: ?oNhững bài ca của tôi là những bản tình ca không có hạnh phúc?. Nếu không có bài viết này, người ta khó có thể cho rằng: đã là tình yêu, tại sao lại không có hạnh phúc? Nghĩa đen, là cái ý nghĩa thứ nhất: tình ca của người nô lệ da vàng, ngồi trong căn nhà nhỏ, đèn thắp thì mờ. Nghĩa chung là: tình yêu, dù đẹp dù hay bao nhiêu cũng không đem lại hạnh phúc, vì đều là việc tìm kiếm một hưởng thụ nào đó, gắn liền với sự ích kỷ con người. Trịnh Công Sơn đang mô tả các tình yêu, như xưa nay, mọi người hiểu một cách thông thường. Thì các tình yêu ?othông thường? đó đều bất hạnh. Ông cũng chỉ ra cho chúng ta, tình yêu nào là tình yêu vĩnh hằng. Phải nhờ suy ngẫm, chiêm nghiệm của người nghe, (mà chỉ qua các ca từ, chúng ta chưa có thể cảm nhận được hết), chúng ta mới hiểu được cái thông điệp có một không hai này của ông.
    Đó là việc bóc được cái vỏ thứ ba của tình yêu. Cho chúng ta đuợc phép ghé mắt vào tâm hồn bao la của người nghệ sĩ, được nhìn rõ giọt lệ thiên thu. Giọt lệ đó, là sự đau đớn triền miên của nhiều kiếp người mất công đi tìm giá trị tuyệt đối của tình yêu cuộc sống.
    Nguồn: talawas
  7. lthanhson

    lthanhson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    nhac TRinh hay lam cam on nhieu
  8. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Cố nhạc sĩ hay không cố nhạc sĩ ?
    --- Phan Hoàng Sơn ---
    Một người đã mất thì gọi là cố nhân. Điều đó cũng dễ hiểu.
    Cố hay cổ hay cựu đều có những ý nghĩa gần tương tự nhau. Nhưng dùng không đúng lúc, đúng chỗ, trở nên kệch cỡm.
    Ví dụ như, một nhạc sỹ qua đời gọi là ?ocố nhạc sỹ?.Nhưng không phải gọi như vậy là ổn thỏa mọi việc, mà cách dùng từ thô thiển ở đây, không xứng đáng với con người của nhạc sỹ, không chỉ là việc dùng từ này cho nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, mà cho mọi nhạc sỹ khác cũng vậy.
    Từ ?ocố? có thể dùng đúng ở một vài trường hợp. nhưng dùng nó tràn lan, ở mọi lúc, sẽ phản tác dụng.
    Cách dùng từ cố này thử xem, đưa ra công chúng sẽ thấy phản ứng của họ ra sao?
    Từ cố là dành cho người đã chết. Ở các thứ tiếng nước ngoài, từ cố đôi khi dùng như từ cựu. Nhưng trường hợp bất di bất dịch dùng từ cố là để lên trước đối với phẩm tước của người đó do tổ chức hay nhà nước nào đó phong tặng. Ví dụ như ?onghệ sỹ nhân dân? là phẩm hàm của nhà nước VN hiện thời tấn phong khi còn sống hay đã chết cho một người. Đối với phẩm hàm, sau khi chết, mà không nêu ra thì là không tôn trọng người đó. Cho nên mọi lúc, mọi nơi phải dùng ?ocố nghệ sỹ nhân dân? mới ổn.
    Cũng như là ?ocố chủ tịch?, ?ocố đại tướng?, là việc trở thành luật không thành văn.
    Nhưng từ cố đứng trước một danh xưng thông thường như, thường dân, công an, lính thủy quân lục chiến, nông dân,... thì không ai dùng chữ cố đặt vào trước cả khi họ từ trần. Chẳng hạn: ?ocố nông dân?, ?ocố thường dân?. Chỉ có ?obần cố nông? thôi!
    Nhạc sỹ cũng thuộc vào dạng từ ngữ thường dân dùng trong lúc thông thường, nên dùng chữ cố vào đây sẽ thấy không ổn cũng như các trường hợp vừa nêu.
    Mặt khác, thật đáng tiếc, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn không mang một phẩm hàm nào cả, nên đặt chữ cố trước chữ nhạc sỹ là không hay.
    Thứ hai, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn vẫn sống cùng chúng ta, vì nhạc của ông có sức sống mãnh liệt, lại mang hàm ý sâu xa nụ cười muôn thủa của tiền nhân, lại mang đậm đà màu sắc triết lý Á đông, mang tính gần gũi không thể tách rời cuộc sống. Việc nhắc tên ông khi ông không còn, một cách trang trọng (không có chữ cố), là thể hiện tình yêu thương gần gũi như thể ông còn sống vậy.
    Khi cha mẹ chết, con cháu trong gia đình thường dùng là ?okhi ba còn sống...?, hay ?onếu ba còn thì...?. Trân trọng hơn thì nói ?o lúc người sinh thời..?. Cả đối với văn viết và văn nói, cách dùng từ như vậy thật ấm cúng và gần gũi biết bao ! Nếu viết thư mà lại viết ?ocố papa?, ?ocố mama? thì sẽ ra sao ?
    Khi sinh thời, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã được thường dân gọi là người hát rong. Bây giờ, Trịnh Công Sơn không còn nữa, cũng chẳng ai gọi là ?ocố hát rong?.
    Đó là trừ hao cho việc chính quyền lạm dụng từ ngữ, cũng như trước đây, khi in nhạc của ông đều đục bỏ, thêm bớt, mà không cần nói cho nhạc sỹ biết. Bởi vì trên truyền thông nhà nước Việt nam hiện thời là dùng ?ocố nhạc sỹ? nhiều nhất. Ý là thượng quan hạ dân đều phải theo đó mà làm. Dùng chữ cố chẳng lợi lộc hay ho gì, tại sao không dùng nhạc sỹ không thôi ? Còn ai biết đã chết hay còn sống, không quan trọng lắm, nhất lại là khi giới thiệu một bài hát của ông sắp được trình diễn.
    Tôi e rằng dùng chữ cố là cố tình muốn nhạc sỹ Trịnh Công Sơn chết hẳn?
    Những nhạc sỹ như Chopin, Mozart, Beetthoven..., khi nhắc đến cũng chẳng ai dùng chữ cố nhạc sỹ cả.
    Cho nên xin đề nghị, các cố xin đừng gọi ?ocố nhạc sĩ? Trịnh Công Sơn nữa!
    nguồn: www.tcs-home.org
  9. hoadien

    hoadien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Trịnh Công Sơn viết : ?o Khi bạn hát một bản tình ca là bạn muốn hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi đừng e ngại, dù hạnh phúc hay dở dang thì cuộc tình ấy cũng là một phần máu thịt của mình rồi?.
    Khi hát tình ca của Trịnh Công Sơn, ta thấy lòng mình như mở ra, tuôn chảy, dịu vơi đi những gì đã lâu rồi nằm trong hồn sâu ẩn ức. Ngôn ngữ, ca từ, tiết tấu, giai điệu của nhạc Trịnh Công Sơn mang trong nó quyền năng của một phép màu để giải phóng cõi vô ngôn. Chẳng có triết lí gì phức tạp trong nhạc Trịnh như nhiều người lầm tưởng.
    Nhạc Trịnh chỉ nói về cái mênh mang của tình yêu, cái mong manh của đời người, cái đắng cay của thân phận và quê hương. Điều này thể hiện rất nhiều qua ngôn ngữ độc đáo của Trịnh Công Sơn : Khói trời mênh mang, Đoá hoa vô thường, Yêu dấu tan theo, Lời thiên thu gọi, Chiếc lá thu phai, Thế kỉ tàn phai, Một cõi đi về, Tôi ơi đừng tuyệt vọng... Trịnh công Sơn chỉ là một nghệ sĩ , bởi vì ca từ và ý tưởng quá độc đáo nên nhiều người lầm tưởng ông là một triết gia.
    Tình ca của Trịnh Công Sơn thì khó có người không mê thích. Trong lịch sử văn học và thi ca Việt Nam sau Nguyễn Du, Trịnh công Sơn là người làm cho tiếng Việt thoát xác thăng hoa để mang lại những hương sắc dị kì, Trịnh Công Sơn là một trong những người biết dùng ngôn ngữ Việt để thâm nhập vô thức con người. Có những ngôn từ rất lạ lùng khó hiểu mà Trịnh Công Sơn sử dụng lúc xuất thần, ngày nay lại được cộng đồng chấp nhận và sử dụng một cách vô thức trong văn học.
    Rất ít người không thích Tình ca Trịnh Công Sơn. Nếu có thì, có lẽ đó là những người không biết gì về cái vô thường, những người chưa cảm nhận được cái phù du mong manh, hoặc những người sinh ra sau chiến tranh, lớn lên trong xã hội thực dụng hôm nay, không biết đến suối nguồn nơi xuất phát tình yêu, cho nên nhạc Trịnh Công Sơn không đủ sức mạnh làm mềm những trái tim đó.
    [​IMG]
    Trịnh Công Sơn dâng hiến cho đời một gia tài âm nhạc đồ sộ, mặc dù chưa mang tính chân lí, nhưng đó là một nổ lực vươn tay về chân lí. Khi nghe nhạc Trịnh Công Sơn, sẽ có một giây phút nào đó cảm nhận cái vô thường của không gian, cái vĩnh hằng của thời gian, cái mạnh mẽ của tình yêu, cái đẹp của lòng bao dung... Tôi nghĩ chỉ chừng đó thôi cũng đủ để cám ơn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rồi.
    [​IMG]
    Vài dòng để cám ơn những âm thanh, những giai điệu đẹp đẽ lạ kì mà ông đã cống hiến cho thế gian, và trong đó cho cả cuộc đời tôi nữa. Để xin lỗi cho chính tôi về những ngày tháng đã qua khi trong tôi còn có quá nhiều phẫn nộ tầm thường, như ông đã từng nói : ?o..tôi nhìn đất trời để học lòng bao dung, nhìn đường đi của kiến để viết về lòng nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống, hãy thả trôi đi những tị hiềm ... ?.
    Về nhạc của Trịnh Công Sơn, đã có nhiều bài viết, nếu chỉ nói một từ, bạn sẽ nói gì ?
    [​IMG]
    Bao trùm trong tất cả những sáng tác của Trịnh Công Sơn chỉ đơn giản là một chữ "YÊU". Đó là nỗi niềm yêu đời, yêu người, và yêu cả những thứ "mà không đáng được yêu". Phải chăng những lần ông viết là viết cho tất cả tình yêu của nhân gian ? Nghe nhạc của ông, đôi khi buồn vui theo từng câu hát bởi nhạc của ông là những câu hát ngân lên từ khúc tơ lòng.
    Nghe nhạc ông để thấy rằng khi biết yêu một ai đó, lòng ta sẽ trở nên thánh thiện hơn : "Yêu em yêu luôn tình phụ, yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ". Nghe, để tự dặn lòng mình, khi sống cần phải biết yêu thương tất cả những gì quanh ta bởi một lẽ rất đơn giản : "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ". Nghe, để hiểu rằng những thứ hoang sơ tầm thường như sỏi đá mà "cũng cần có nhau"...
    [​IMG]
    Để nói về Trịnh Công Sơn thì chẳng biết nói bao nhiêu từ cho đủ có lẽ tôi dùng từ "AN ỦI" sẽ là thích hơp nhất chăng ?. Cám ơn ông đã nói hộ mình những điều khó nói nhất, cám ơn ông đã vỗ về an ủi cuộc đời trong những lúc hân hoan hạnh phúc cũng như những lúc sầu thảm bất hạnh. Ông đã cho tôi biết được trời đất và biết tôi để giữ được lòng thanh thản trên chuyến hành hương trong cuộc đời này
    Hay đó là " VÔ THƯỜNG", nghe nhạc Trịnh, người ta có cảm giác không thể diễn đạt hết, không nắm bắt hết tình ý của lời ca tiếng nhạc. Nhạc Trịnh khơi gợi muôn ngàn xúc cảm khác nhau, mỗi lần nghe là một trải nghiệm mới mẻ.... Ông từng thấy "cõi vô thường", tìm kiếm "đóa hoa vô thường"... thì với nhạc của ông xin dùng từ "VÔ THƯỜNG" mà tưởng nhớ vậy !
    "THƠ", nhạc Trịnh rất thơ, lời nhạc tuôn ra như suối thơ, ngọt ngào và mượt mà, những câu thơ dịu dàng, thấm đẫm suy tư cho đời, cho người, có những lúc thơ hồn nhiên tinh nghịch như một đứa trẻ mới lớn, có lúc lại đằm thằm sâu sắc như một thiếu phụ, đủ mọi cung bậc của tình cảm, cảm xúc con người, đong đầy trong từng nốt nhạc, đọng lại trong từng lời ca!
    Một từ nữa cho nhạc Trịnh Công Sơn, có lẽ, là từ "NỢ". Cả đời ông đi "vay" và "trả" nợ: Nợ cuộc đời, nợ tình yêu ...Tôi nghe nhạc Trịnh thấy ông viết về cảm xúc này khá nhiều : "Xin trả nợ người", "Cho đời chút ơn", "Để gió cuốn đi"... Ông luôn "vay nợ" tình yêu từ mọi người, mọi thân phận, mọi sự vật, thậm chí đến cả cỏ cây. Rồi ngược lại đến phiên ông lại phung phí cảm xúc trải ra với đời, để cuối cùng "nợ lại lần này trong cõi đời nhau" ...
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    ?oBởi vì ở ông Trịnh Công Sơn, điều vĩ đại nhất, vĩ đại hơn cả những tác phẩm của ông là nhân cách, nhân phẩm của ông. Ông là người duy nhất đã sống trong cuộc đời này với một tấm lòng không thù hận? - (Khánh Ly).
    [​IMG]
    Ông nói : ?oCa khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành?. ?oTrên mảnh đất nhỏ nhắn này tôi tìm thấy tự do và tôi nghĩ rằng ở đây, tôi có thể bày tỏ được với người khác về những niềm vui, nỗi buồn của cuộc sống?. Để rồi từ đó ông luôn ước mơ và cật lực thực hiện cho cái ước mơ ?omột ngày nào đó trên hành tinh này tiếng hát sẽ được trả về với vẻ đẹp thuần khiết của nó. Đó là tiếng hát bay qua các lục địa, các đại dương, mang trong lòng nó tình yêu và tình nhân ái?.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    ?oMột ngày tiếng nói âu lo ra đời, nụ cười vội cất cánh bay. Một đời với những chen đua lâu dài, người người còn tiếp nối người.? - Trịnh Công Sơn
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nguyễn Ngọc Anh
    (sưu tầm & tổng hợp - 08/2007)
  10. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Hiện tượng Trịnh Công Sơn - Phần 1​
    --- John C. Schafer - Hoài Phi, Vy Huyền dịch ---
    ?oHoà bình là gốc của nhạc.? [1]
    (Nguyễn Trãi, thế kỷ 15)
    ?oNhững kẻ viết nên những bài ca
    còn quan trọng hơn cả
    những kẻ làm nên luật pháp.?

    (Theo Pascal và Napoléon.)
    Tôi đến Việt Nam lần đầu tiên vào mùa hè năm 1968 trong vai trò tình nguyện viên của Tổ chức Tình nguyện Quốc tế (International Voluntary Services). Được bổ nhiệm dạy Anh ngữ tại trường Trung học Phan Chu Trinh ở Đà Nẵng, tôi bắt đầu việc học hỏi về ngôn ngữ và văn hoá mới. Người Việt Nam, đặc biệt là học sinh, rất yêu thích những buổi trình diễn văn hoá, và tôi đã tham dự rất nhiều buổi như vậy. Tại những buổi trình diễn này, những nữ sinh, không còn vẻ e thẹn trong lớp khi tôi yêu cầu họ lặp lại một câu tiếng Anh đơn giản, trái lại họ ca hát mạnh dạn và thành thạo trước đám đông thính giả đang tán thưởng. Vào những năm cuối thập niên 1960 mọi người nghe nhạc không những ở trường học mà còn ở khắp cả Đà Nẵng và những đô thị khác ở miền Nam Việt Nam. Trong quán café và nhà hàng, các bài hát được phát ra từ những máy đĩa lớn, đua tranh cùng tiếng gầm của xe Honda và xe nhà binh đang chạy qua trên những con đường đầy bụi bên ngoài.
    Rất nhiều những bài hát này được sáng tác bởi một ca/nhạc sĩ mang tên Trịnh Công Sơn. Nếu buổi trình diễn do nhà trường tổ chức, các ca sĩ thường hát một số những bài tình ca không nói đến chiến tranh của ông; nhưng ở những buổi tụ họp không chính thức, họ thường hát một thể loại tình ca khác, dạng như bài ?oTình ca người mất trí?. Bài này được bắt đầu như sau:
    Tôi có người yêu chết trận Plei-me
    Tôi có người yêu ở chiến khu "Đ"
    Chết trận Đồng Xoài, chết ngoài Hà Nội
    Chết vội vàng dọc theo biên giới.

    Và tiếp tục:
    Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam
    Ngày gió lớn tôi đi môi gọi thầm
    Gọi tên anh tên Việt Nam
    Gần nhau trong tiếng nói da vàng

    Trong bài hát này chúng ta thấy một số chủ đề mà Trịnh Công Sơn trở lại nhiều lần: nỗi buồn về chiến tranh, sự quan trọng của tình yêu ?" tình yêu giữa con người và tình yêu cho Việt Nam, đất mẹ - và sự quan tâm đến thân phận của con người, những con người Việt Nam và xa hơn nữa là cho tất cả nhân loại.
    Trịnh Công Sơn qua đời sáu năm trước đây, ở tuổi 62 sau khi không chống chọi nổi căn bệnh tiểu đường và những bệnh khác rõ ràng bị trầm trọng thêm do việc ông uống rượu và hút thuốc lá quá nhiều. Khắp cả Việt Nam và những thành phố khác trên thế giới nơi có người Việt Nam định cư ?" từ Melbourne đến Toronto, từ Paris đến Los Angeles và San Jose ?" tất cả đều bày tỏ sự tiếc thương trước sự ra đi của ông và hàm ơn gần 600 ca khúc mà ông để lại cho đời. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hàng ngàn người dự tang lễ của ông và khắp nơi diễn ra những buổi trình diễn văn nghệ, một số chương trình được thu hình và trình chiếu lại trên TV, đặc biệt những ca sĩ trẻ hát những ca khúc của ông để nói lời chia tay với người đã làm rung động hàng triệu con tim. Sau khi dự buổi trình diễn, mà vé được bán sạch, ?oĐêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn?, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, vào ngày 29 tháng 4 năm 2001, tôi quyết định tìm kiếm những lý do của điều mà nhiều phê bình gia Việt Nam gọi là ?oHiện tượng Trịnh Công Sơn? ?" sự nổi tiếng lạ thường của Trịnh Công Sơn và nhạc của ông.
    Gọi những ảnh hưởng của người ca nhạc sĩ này là hiện tượng thật không ngoa chút nào. Nhật Tiến, một văn sĩ hiện đang sống tại California, gọi nhạc Trịnh Công Sơn là ?otác phẩm văn nghệ mà ảnh hưởng rõ nét nhất? bởi vì ?onó đi thẳng vào đời sống? (1989,55). Ông có ảnh hưởng lớn nhất trong giai đoạn những năm 1960 và 1970 và những người ngưỡng mộ ông tha thiết nhất là người Việt ở khu vực thuộc sự kiểm soát của Việt Nam Cộng hoà trước đây. Trong thời gian xảy ra cuộc chiến, người miền Bắc bị cấm không được nghe nhạc của miền Nam. [2] Nhưng sau khi đất nước hợp lại năm 1975, số người hâm mộ nhạc Trịnh Công Sơn lan tràn ra cả nước, không còn chỉ riêng ở miền Nam nữa; và lúc qua đời, Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Mặc dù ông sáng tác những nhạc phẩm mà trong Anh ngữ được gọi là nhạc phổ thông [3] - những ca khúc cho tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội, chứ không chỉ riêng cho giới trí thức ?" những văn sĩ nổi tiếng và những nhà phê bình gọi ông là một thi sĩ và đã viết những bài viết uyên thâm về ông. Nhà phê bình văn học nổi tiếng Hoàng Ngọc Hiến gọi ca khúc ?oĐêm thấy ta là thác đổ? của Trịnh Công Sơn là một trong những bài thơ tình hay nhất của thế kỷ hai mươi (xem Nguyễn Trọng Tạo 2002, 13).
    Vì tất cả những lý do này, hiện tượng Trịnh Công Sơn rất xứng đáng được nghiên cứu. Sau đây là bài giải thích của tôi về sự nổi tiếng của Trịnh Công Sơn, đa số dựa trên những gì tôi biết được từ những lần trò chuyện với những người bạn Việt Nam và những họ hàng qua nhiều năm và từ những tài liệu được xuất bản bởi những người Việt Nam xuất hiện từ sau khi ông qua đời. [4] Tôi kết luận rằng có ít nhất bảy lý do giải thích hiện tượng Trịnh Công Sơn: sự mới mẻ trong những bản tình ca ban đầu của ông, việc ông gợi lên những đề tài Phật giáo, hoàn cảnh trình diễn đặc biệt của miền Nam Việt Nam vào những năm chiến tranh, cá tính và con người đặc biệt của Trịnh Công Sơn, việc ông khám phá ra ca sĩ tài năng Khánh Ly, sự xuất hiện của máy cassette, và khả năng thích nghi của Trịnh Công Sơn với hoàn cảnh chính trị mới sau cuộc chiến. Tôi sẽ phát triển những điểm này đầy đủ hơn sau khi nói qua vài điều về tiểu sử của ông trong thời ông còn trẻ.
    Những năm tháng đầu đời [5]
    Nguyên quán của Trịnh Công Sơn [6] là làng Minh Hương nằm ở ngoại ô thành phố Huế, miền Trung Việt Nam. Minh Hương có nghĩa là ?olàng của người Minh? gợi cho chúng ta biết về tổ tiên xa xưa của ông: Cha ông thuộc dòng dõi của những người Trung Quốc liên hệ với triều nhà Minh, đến định cư tại Việt Nam vào thế kỷ 17 khi người Mãn Châu lật đổ triều Minh và lập nên nhà Thanh. Trịnh Công Sơn sinh năm 1939, không phải ở Minh Hương nhưng ở tỉnh Đắc Lắc thuộc vùng cao nguyên trung phần, nơi cha ông, một thương gia, đã đem gia đình vào nơi đây để khám phá những cơ hội kinh doanh. Gia đình trở về Huế vào năm 1943 khi những áp lực kinh tế bởi Thế Chiến thứ hai buộc cha ông phải rời vùng cao nguyên.
    Trịnh Công Sơn học tiểu học và sau đó theo học tại Lycée của Pháp ở Huế. Tai hoạ ập đến gia đình ông khi ông đang học tại Lycée. Cha của Trịnh Công Sơn, người mua bán phụ tùng xe đạp và đồng thời làm việc bí mật cho phong trào cách mạng, bị tử nạn khi ông bị tông xe Vespa trên đường trở về nhà từ Quảng Trị. Đây là năm 1955 và Trịnh Công Sơn, lúc đó 16 tuổi, là con trai cả trong 7 người con; mẹ ông đang có mang người con thứ tám. Mặc dù cái chết của người cha là một đòn giáng cả hai mặt tình cảm và kinh tế đối với ông và gia đình, ông vẫn có thể tiếp tục việc học của mình. Năm học 1956-1957, ông theo học tại trường Thiên Hựu, dưới sự quản lý của giáo phận Công giáo Huế. Sau khi thi đậu bằng tú tài một, ông vào Sài Gòn, nơi ông tiếp tục theo học triết tại Lycée Chasseloup-Laubat. Để tránh quân dịch, một số bạn giúp ông vào trường Sư phạm Qui Nhơn. Sau khi ra trường năm 1964, ông dạy ba năm ở một trường vùng hẻo lánh đa số dành cho những người thiểu số ở cao nguyên gần Đà Lạt, nơi ông đã sáng tác một trong số những ca khúc nổi tiếng nhất của ông.
    Trịnh Công Sơn yêu âm nhạc từ thuở nhỏ. Ông chơi đàn mandolin và sáo trúc trước khi có được cây đàn guitar đầu tiên lúc ông 12 tuổi. ?oTôi đến với âm nhạc có lẽ cũng vì tình yêu cuộc sống?, Trịnh Công Sơn đã viết như vậy, nhưng ?omột phần cũng do một khúc quanh co nào đó của số phận? (2001/1997a, 202). Trong thời gian theo học ở Sài gòn, Trịnh Công Sơn về Huế vào một dịp lễ và đánh võ judo với người em trai. Ông bị chấn thương ở ngực và phải mất 3 năm mới hồi phục. Tai nạn này làm ông không thể thi tiếp tú tài hai nhưng lại cho ông thời gian để ông tập sáng tác. Rõ ràng là lúc đó ông chưa có dự định chọn âm nhạc làm sự nghiệp của mình. Ông giải thích rằng thời gian sau khi cha ông qua đời, mặc dù lúc đó ông không biết điều này, ông thấy hình như mình đang đứng trước ngưỡng cửa của sự nổi tiếng:
    ?oTôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong... Đó là những năm 1956-1957, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại. Cái thời tuổi trẻ xanh mướt như trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên cái ham muốn trở thành nhạc sĩ.? [7]
    Nguồn: Talawas

Chia sẻ trang này