1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Một buổi chiều nắng nóng. Khi mà sự quan tâm đang đổ dồn về cuộc chiến tranh mới chỉ sắp xảy ra. Ngồi đọc lại một bài viết về tính phản chiến trong Nhạc Trịnh. Ngẫm cũng thật hay.
    Tìm lại cái chủ đề về TCS này. Nó đã bị bỏ xó trong TTVN từ tháng 5. Gửi thêm vào đấy một bài. Để những bạn còn thích biện hộ chiến tranh cùng đọc và suy nghẫm. Còn những bạn yêu âm nhạc, xin hãy hiểu thêm về Trịnh. Một nhạc sĩ thiên tài trong thế kỷ 20 của Việt nam.
    Có ai đó trên thế giới này, đang viết những tác phẩm để ngăn chặn các cuộc chiến tranh ?
  2. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Vừa nghe xong một CD của Trịnh.Đọc lại chủ đề này...
    Cuộc đời sao phù du đến thế.
    Cảm phục Ông..., bởi dòng máu Việt đã từng chảy trong huyết quản.
    Đến bao giờ mới lại có một Trịnh Công....
  3. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Vừa nghe xong một CD của Trịnh.Đọc lại chủ đề này...
    Cuộc đời sao phù du đến thế.
    Cảm phục Ông..., bởi dòng máu Việt đã từng chảy trong huyết quản.
    Đến bao giờ mới lại có một Trịnh Công....
  4. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn và những nốt lặng của tình yêu
    Báo Hà Nội Mới
    "Có một điều gần như không thay đổi là mùa xuân nào cũng từng ấy bạn bè vây quanh, chỉ có khuôn mặt tình yêu là không như cũ". Người nhạc sĩ tài hoa này đã để lại bút tích về cái sự "yêu nhiều mà không hề yêu riêng ai" như vậy.
    Ít nhất có 2 lần Trịnh Công Sơn định giã từ cuộc sống độc thân. Lần đầu vào năm 1983 với một thiếu phụ tên là C.N.N. sống tại Paris (Pháp). Bà đã bay về Việt Nam để chuẩn bị. Tuy nhiên, chẳng hiểu sao, hai người vẫn không thể gắn bó trọn đời bên nhau.
    Lần thứ hai, nhạc sĩ họ Trịnh định làm hôn lễ với Vân Anh, cô gái kém ông 30 tuổi, là Á hậu Tiền Phong 1990. Ngay cái nhìn đầu tiên trong đêm thi hoa hậu, Trịnh Công Sơn đã trầm trồ: "Đẹp quá". Lễ cưới đã chuẩn bị, đồ cưới đã may nhưng đến phút chót, ông lại khước từ hạnh phúc chỉ bằng một cái nhún vai. Là người con có hiếu, chuyện lập gia đình chỉ tồn tại khi mẹ ông còn sống, khi bà mất, ý định ấy không còn.
    Ngoài hai người phụ nữ mà ông định xây dựng tổ ấm, khi nhắc đến Trịnh Công Sơn, người ta nghĩ ngay đến Khánh Ly. Nhưng chuyện kỳ lạ giữa hai con người này là họ chỉ thuộc về nhau trong lĩnh vực âm nhạc. Có lần cô ca sĩ đã níu áo Trịnh Công Sơn và hỏi: "Anh bảo rằng yêu tất cả mọi người, tại sao anh không một lần nói yêu em?". Lúc đó, ông đã quay sang những người xung quanh cười và nói: "Đó, các ông các bà đã nghe cả, còn bảo tôi cặp với Khánh Ly nữa hay thôi?".
    Trịnh Công Sơn còn từng nặng lòng với một cô gái rất trẻ. Từ yêu nhạc đến yêu người, người con gái ấy đã nghĩ về ông với tất cả tình yêu và sự hy sinh từ năm 14 tuổi. Cô kể: "Lần đầu tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ còn Sơn run vì? quá già". Ngày nhạc sĩ mất, cô gái này đã đến chịu tang ông.
    Thập niên cuối cùng của cuộc đời, niềm say mê của Trịnh Công Sơn hầu hết dành cho Hồng Nhung. Cô đã khơi dậy trong tâm hồn người nghệ sĩ nguồn sống mới để từ đó, ra đời ca khúc trữ tình Bống Bồng ơi, Thuở bống là người, tặng riêng cô.
    (Theo Hà Nội Mới)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:59 ngày 26/07/2002
  5. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn và những nốt lặng của tình yêu
    Báo Hà Nội Mới
    "Có một điều gần như không thay đổi là mùa xuân nào cũng từng ấy bạn bè vây quanh, chỉ có khuôn mặt tình yêu là không như cũ". Người nhạc sĩ tài hoa này đã để lại bút tích về cái sự "yêu nhiều mà không hề yêu riêng ai" như vậy.
    Ít nhất có 2 lần Trịnh Công Sơn định giã từ cuộc sống độc thân. Lần đầu vào năm 1983 với một thiếu phụ tên là C.N.N. sống tại Paris (Pháp). Bà đã bay về Việt Nam để chuẩn bị. Tuy nhiên, chẳng hiểu sao, hai người vẫn không thể gắn bó trọn đời bên nhau.
    Lần thứ hai, nhạc sĩ họ Trịnh định làm hôn lễ với Vân Anh, cô gái kém ông 30 tuổi, là Á hậu Tiền Phong 1990. Ngay cái nhìn đầu tiên trong đêm thi hoa hậu, Trịnh Công Sơn đã trầm trồ: "Đẹp quá". Lễ cưới đã chuẩn bị, đồ cưới đã may nhưng đến phút chót, ông lại khước từ hạnh phúc chỉ bằng một cái nhún vai. Là người con có hiếu, chuyện lập gia đình chỉ tồn tại khi mẹ ông còn sống, khi bà mất, ý định ấy không còn.
    Ngoài hai người phụ nữ mà ông định xây dựng tổ ấm, khi nhắc đến Trịnh Công Sơn, người ta nghĩ ngay đến Khánh Ly. Nhưng chuyện kỳ lạ giữa hai con người này là họ chỉ thuộc về nhau trong lĩnh vực âm nhạc. Có lần cô ca sĩ đã níu áo Trịnh Công Sơn và hỏi: "Anh bảo rằng yêu tất cả mọi người, tại sao anh không một lần nói yêu em?". Lúc đó, ông đã quay sang những người xung quanh cười và nói: "Đó, các ông các bà đã nghe cả, còn bảo tôi cặp với Khánh Ly nữa hay thôi?".
    Trịnh Công Sơn còn từng nặng lòng với một cô gái rất trẻ. Từ yêu nhạc đến yêu người, người con gái ấy đã nghĩ về ông với tất cả tình yêu và sự hy sinh từ năm 14 tuổi. Cô kể: "Lần đầu tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ còn Sơn run vì??? quá già". Ngày nhạc sĩ mất, cô gái này đã đến chịu tang ông.
    Thập niên cuối cùng của cuộc đời, niềm say mê của Trịnh Công Sơn hầu hết dành cho Hồng Nhung. Cô đã khơi dậy trong tâm hồn người nghệ sĩ nguồn sống mới để từ đó, ra đời ca khúc trữ tình Bống Bồng ơi, Thuở bống là người, tặng riêng cô.
    (Theo Hà Nội Mới)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:59 ngày 26/07/2002
  6. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Bài viết về TCS của Đặng Tiến mà ATC post lại ở trên, có lẽ là bài viết về TC Sơn công phu nhất mà Temely được đọc. D Tiến nhìn TCS ở một góc cạnh khác nhiều người, hơi méo mó và nguyên tắc khi phân tích lời nhạc TCS. Vài điều nhỏ DTiến viết không đúng. Nhưng nói chung là bài viết này hay và công phu. Nhìn TCS dưới một góc cạnh khác, và gợi mở những hướng suy nghĩ mới, đ1ung sai chúng ta có thể bàn tiếp. Nhưng có lẽ đối với một số Fans của TCS, tìm hiểu và đánh giá về con người nhạc sĩ là một việc dư thừa, họ chỉ chú ý đến nhạc thôi.
    Giới thiệu với các bạn bài víêt dưới đây của Vũ Thư Hiên (là con ruột của ông Vũ Đình Huỳnh, từng là thư ký riêng của ông Hồ). Ngoài những điểm riêng về chính kiến, có lef VTHiên viết tuyệt ơ? chôf đaf soi rọi được một nhân cách lớn trong con ngươ?i TCS, ma? lại soi rọi bă?ng lăng kính lịch sư? hă?n hoi, chú ý nhiê?u đến một TCS- nhân sif va? một TCS- nha? thơ. VTH cufng đaf gọi được đúng tên sức a?nh hươ?ng chu? đạo cu?a nhạc TCS đối với ngươ?i nghe. Vâng, chính đây mới la? cái la?m nên sức mạnh trong nhạc TCS, tác dụng chưfa la?nh mọi vết thương trong tâm hô?n con ngươ?i, ma? sơ? dif có được điê?u ấy bơ?i vi? chúng la?
    "lời chân thành của con người nói với con người, những lời tâm tình, những lời an ủi, những lời chia sẻ... " Đaf mấy ai nói được như VTH, gọn ghef ma? lột ta? được tâm thế cu?a TCS trên ne?o đươ?ng trụ lại với quê nha?, ră?ng "Mặc dầu ở lại Sơn phải sống trong một thế giới xa lạ, ở đó không còn cách nào khác là hoặc tự nguyện nhập vào nó, hoặc tự tạo ra một thế giới tự do cho mình. Mà tạo ra cái thế giới đó, ai cũng biết, chẳng dễ gì. Cần phải có cái tâm của đạo sĩ mới có thể thiền giữa chợ. "
    Có hai trang web đặc biệt về Trịnh Công Sơn khá hay (Font VNI hoặc Unicode) :

    http://www.honque.com/HQ004/trinhcongson.html
    có nhiều bài viết, nhạc, video. Những bản nhạc do Khánh Ly hát ở đây, trich từ băng nhạc Hát Cho Quê Hương VN 5, xb trước 1975.

    http://www.saomai.org/TCS-pt/tcs.htm
    có tranh vẽ của Trinh Công Sơn

    Nếu trở về home thi đây la hai tờ báo multimedia về văn học, hay lắm, rất nên đọc thường xuyên


    >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

    8/4/2001
    Thương nhớ Trịnh Công Sơn


    Vũ Thư Hiên

    Thế là trên bầu trời nghệ thuật Việt Nam một vì sao sáng đã tắt. Khoảng trống này không có gì lấp được.
    Tôi ra tù năm 1976, nhưng còn bị quản thúc bằng lệnh miệng của nhà cầm quyền mãi cho tới mùa thu năm 1980 mới được phép vào Nam. Ở Sài Gòn người đầu tiên tôi tới thăm là Trịnh Công Sơn. Nhà thơ Dương Tường vào trước đã kể về tôi cho Sơn nghe, Sơn đã biết tôi là thế nào nên anh đón tôi không chút e dè. Chúng tôi nói chuyện với nhau cả một buổi sáng. Bên bàn trà, như một cuộc hàn huyên giữa hai người bạn sau thời gian dài xa cách, chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện, nhiều nhất là về sáng tác, về thiên chức của nghệ sĩ, chỗ đứng của anh ta trong lòng dân tộc... Giữa câu chuyện tôi hỏi Sơn tại sao anh không đi ra nước ngoài, mà ở lại để sống trong kìm kẹp? Sơn trầm ngâm:
    - Mình có nghĩ tới chuyện đó chứ. Nhưng mình không thể đi. Người nghệ sĩ không thể sống xa quê hương. Xa nó, anh ta sẽ cạn nguồn cảm hứng, mà cái đó thì chẳng khác gì cái chết.
    Sơn nghĩ đúng. Mặc dầu ở lại Sơn phải sống trong một thế giới xa lạ, ở đó không còn cách nào khác là hoặc tự nguyện nhập vào nó, hoặc tự tạo ra một thế giới tự do cho mình. Mà tạo ra cái thế giới đó, ai cũng biết, chẳng dễ gì. Cần phải có cái tâm của đạo sĩ mới có thể thiền giữa chợ.
    Cũng trong lần gặp ấy, Sơn đọc cho tôi nghe một số bài thơ anh mới viết, mở băng cho tôi nghe một số ca khúc mới làm xong. Nhiều bài tôi được nghe hôm ấy, có bài rất hay, có bài không đặc sắc cho lắm, về sau tôi không thấy Sơn cho chúng ra đờị Ở Văn Cao cũng vậỵ Số lượng những gì mà các nghệ sĩ mà chúng ta yêu mến đã sáng tác thường lớn hơn rất nhiều so với những gì mà chúng ta được biết. Có trời biết số phận chúng ra saỏ Rất có thể chúng đã làm mồi cho lửa trong một cơn buồn cô quạnh, khi nghệ sĩ lấy rượu để dập tắt nó, và chán chường tất cả, không trừ chính mình. Người ta dễ biết con số người bị giết hơn là số những sáng tác bị bách hại, bị bức tử. Ở đâu tội ác vẫn cứ là tội ác.
    Cũng hôm đó Sơn nói với tôi:
    - Mình nhiều lúc ngã lòng, nhất là khi mình thấy người ta chẳng hiểu gì về mình, chửi bới mình, hành hạ mình. Đến nỗi muốn thoả hiệp cho xong. Nhưng nghĩ lại thấy không được. Nghệ sĩ không thể thoả hiệp với cái Xấu, cái Ác. Có thể tạm lui bước, nhưng thoả hiệp thì không bao giờ.
    Và Sơn đã không thoả hiệp. Anh sáng tác ít hơn. Những ca khúc mất dần tính triết lý. Sơn sợ những hiểu lầm. Rồi anh quay sang vẽ tranh. Những bức tranh siêu thực, tặng nhiều hơn bán. Và vùi nỗi buồn trong rượu. Bè bạn khuyên can, Sơn bỏ rượu, nhưng không ngừng uống biạ Rồi quay lại rượu lúc nào không biết.
    Tôi yêu Trịnh Công Sơn - con người có dễ nhiều hơn Trịnh Công Sơn - nhạc sĩ. Nhưng là nói thế thôi, chứ ở anh ranh giới này gần như không có. Trường hợp tương tự không nhiều, khi con người nhân thế và con người nghệ sĩ nhập làm một.
    Cha tôi cũng rất yêu Sơn. Một lần ra Hà Nội, nghe tin cha tôi lâm bệnh, Sơn đã vác đàn đến bên giường hát cho ông nghẹ Cha tôi nói rằng ông cảm thấy hạnh phúc khi được nghe Sơn hát. Những ca khúc của Sơn hoá ra còn có tác dụng chữa bệnh. Bởi vì chúng là những lời chân thành của con người nói với con người, những lời tâm tình, những lời an ủi, những lời chia sẻ...
    Có một sự nhất trí hình như không được đúng lắm, rằng nhạc Trịnh Công Sơn chỉ là nhạc phản chiến. Tôi nghĩ nhạc của anh là một cái gì hơn thế. Nó là lời chia sẻ những suy ngẫm về ý nghĩa nhân sinh, về tình thương yêu giữa con người và con người. Anh nói với mọi người những lời này vào mọi lúc, mọi nơi, chứ không phải chỉ trong chiến tranh để trở thành phản chiến.
    Xét cho cùng, Trịnh Công Sơn là một nhà thơ. Một nhà thơ lớn. Nhạc là cái xe tải anh lắp lấy để chở thơ anh đến với chúng ta.
    Khi tôi viết những dòng này thì Sơn đã an nhiên trở về với cát bụi, như anh đã nói trước. Mộ anh phủ đầy hoa của những người hiểu anh và yêu mến anh. Khi anh qua đời, có những kẻ đã coi thường anh, đã hành hạ anh khi anh còn sống, đến nghiêng mình trước linh cữu anh, và có cả những kẻ vẫn hát lời anh viết, bây giờ nhai nhải chửi anh là nhạc tặc, là tên phản quốc trên những bài báo không ai muốn đọc. Nhưng nếu Sơn còn biết những chuyện đó, anh cũng sẽ an nhiên mỉm cười. Và không nói gì hết.
    Warszawa 4.2001
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 15:08 ngày 26/07/2002
  7. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Bài viết về TCS của Đặng Tiến mà ATC post lại ở trên, có lẽ là bài viết về TC Sơn công phu nhất mà Temely được đọc. D Tiến nhìn TCS ở một góc cạnh khác nhiều người, hơi méo mó và nguyên tắc khi phân tích lời nhạc TCS. Vài điều nhỏ DTiến viết không đúng. Nhưng nói chung là bài viết này hay và công phu. Nhìn TCS dưới một góc cạnh khác, và gợi mở những hướng suy nghĩ mới, đ1ung sai chúng ta có thể bàn tiếp. Nhưng có lẽ đối với một số Fans của TCS, tìm hiểu và đánh giá về con người nhạc sĩ là một việc dư thừa, họ chỉ chú ý đến nhạc thôi.
    Giới thiệu với các bạn bài víêt dưới đây của Vũ Thư Hiên (là con ruột của ông Vũ Đình Huỳnh, từng là thư ký riêng của ông Hồ). Ngoài những điểm riêng về chính kiến, có lef VTHiên viết tuyệt ơ? chôf đaf soi rọi được một nhân cách lớn trong con ngươ?i TCS, ma? lại soi rọi bă?ng lăng kính lịch sư? hă?n hoi, chú ý nhiê?u đến một TCS- nhân sif va? một TCS- nha? thơ. VTH cufng đaf gọi được đúng tên sức a?nh hươ?ng chu? đạo cu?a nhạc TCS đối với ngươ?i nghe. Vâng, chính đây mới la? cái la?m nên sức mạnh trong nhạc TCS, tác dụng chưfa la?nh mọi vết thương trong tâm hô?n con ngươ?i, ma? sơ? dif có được điê?u ấy bơ?i vi? chúng la?
    "lời chân thành của con người nói với con người, những lời tâm tình, những lời an ủi, những lời chia sẻ... " Đaf mấy ai nói được như VTH, gọn ghef ma? lột ta? được tâm thế cu?a TCS trên ne?o đươ?ng trụ lại với quê nha?, ră?ng "Mặc dầu ở lại Sơn phải sống trong một thế giới xa lạ, ở đó không còn cách nào khác là hoặc tự nguyện nhập vào nó, hoặc tự tạo ra một thế giới tự do cho mình. Mà tạo ra cái thế giới đó, ai cũng biết, chẳng dễ gì. Cần phải có cái tâm của đạo sĩ mới có thể thiền giữa chợ. "
    Có hai trang web đặc biệt về Trịnh Công Sơn khá hay (Font VNI hoặc Unicode) :

    http://www.honque.com/HQ004/trinhcongson.html
    có nhiều bài viết, nhạc, video. Những bản nhạc do Khánh Ly hát ở đây, trich từ băng nhạc Hát Cho Quê Hương VN 5, xb trước 1975.

    http://www.saomai.org/TCS-pt/tcs.htm
    có tranh vẽ của Trinh Công Sơn

    Nếu trở về home thi đây la hai tờ báo multimedia về văn học, hay lắm, rất nên đọc thường xuyên


    >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

    8/4/2001
    Thương nhớ Trịnh Công Sơn


    Vũ Thư Hiên

    Thế là trên bầu trời nghệ thuật Việt Nam một vì sao sáng đã tắt. Khoảng trống này không có gì lấp được.
    Tôi ra tù năm 1976, nhưng còn bị quản thúc bằng lệnh miệng của nhà cầm quyền mãi cho tới mùa thu năm 1980 mới được phép vào Nam. Ở Sài Gòn người đầu tiên tôi tới thăm là Trịnh Công Sơn. Nhà thơ Dương Tường vào trước đã kể về tôi cho Sơn nghe, Sơn đã biết tôi là thế nào nên anh đón tôi không chút e dè. Chúng tôi nói chuyện với nhau cả một buổi sáng. Bên bàn trà, như một cuộc hàn huyên giữa hai người bạn sau thời gian dài xa cách, chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện, nhiều nhất là về sáng tác, về thiên chức của nghệ sĩ, chỗ đứng của anh ta trong lòng dân tộc... Giữa câu chuyện tôi hỏi Sơn tại sao anh không đi ra nước ngoài, mà ở lại để sống trong kìm kẹp? Sơn trầm ngâm:
    - Mình có nghĩ tới chuyện đó chứ. Nhưng mình không thể đi. Người nghệ sĩ không thể sống xa quê hương. Xa nó, anh ta sẽ cạn nguồn cảm hứng, mà cái đó thì chẳng khác gì cái chết.
    Sơn nghĩ đúng. Mặc dầu ở lại Sơn phải sống trong một thế giới xa lạ, ở đó không còn cách nào khác là hoặc tự nguyện nhập vào nó, hoặc tự tạo ra một thế giới tự do cho mình. Mà tạo ra cái thế giới đó, ai cũng biết, chẳng dễ gì. Cần phải có cái tâm của đạo sĩ mới có thể thiền giữa chợ.
    Cũng trong lần gặp ấy, Sơn đọc cho tôi nghe một số bài thơ anh mới viết, mở băng cho tôi nghe một số ca khúc mới làm xong. Nhiều bài tôi được nghe hôm ấy, có bài rất hay, có bài không đặc sắc cho lắm, về sau tôi không thấy Sơn cho chúng ra đờị Ở Văn Cao cũng vậỵ Số lượng những gì mà các nghệ sĩ mà chúng ta yêu mến đã sáng tác thường lớn hơn rất nhiều so với những gì mà chúng ta được biết. Có trời biết số phận chúng ra saỏ Rất có thể chúng đã làm mồi cho lửa trong một cơn buồn cô quạnh, khi nghệ sĩ lấy rượu để dập tắt nó, và chán chường tất cả, không trừ chính mình. Người ta dễ biết con số người bị giết hơn là số những sáng tác bị bách hại, bị bức tử. Ở đâu tội ác vẫn cứ là tội ác.
    Cũng hôm đó Sơn nói với tôi:
    - Mình nhiều lúc ngã lòng, nhất là khi mình thấy người ta chẳng hiểu gì về mình, chửi bới mình, hành hạ mình. Đến nỗi muốn thoả hiệp cho xong. Nhưng nghĩ lại thấy không được. Nghệ sĩ không thể thoả hiệp với cái Xấu, cái Ác. Có thể tạm lui bước, nhưng thoả hiệp thì không bao giờ.
    Và Sơn đã không thoả hiệp. Anh sáng tác ít hơn. Những ca khúc mất dần tính triết lý. Sơn sợ những hiểu lầm. Rồi anh quay sang vẽ tranh. Những bức tranh siêu thực, tặng nhiều hơn bán. Và vùi nỗi buồn trong rượu. Bè bạn khuyên can, Sơn bỏ rượu, nhưng không ngừng uống biạ Rồi quay lại rượu lúc nào không biết.
    Tôi yêu Trịnh Công Sơn - con người có dễ nhiều hơn Trịnh Công Sơn - nhạc sĩ. Nhưng là nói thế thôi, chứ ở anh ranh giới này gần như không có. Trường hợp tương tự không nhiều, khi con người nhân thế và con người nghệ sĩ nhập làm một.
    Cha tôi cũng rất yêu Sơn. Một lần ra Hà Nội, nghe tin cha tôi lâm bệnh, Sơn đã vác đàn đến bên giường hát cho ông nghẹ Cha tôi nói rằng ông cảm thấy hạnh phúc khi được nghe Sơn hát. Những ca khúc của Sơn hoá ra còn có tác dụng chữa bệnh. Bởi vì chúng là những lời chân thành của con người nói với con người, những lời tâm tình, những lời an ủi, những lời chia sẻ...
    Có một sự nhất trí hình như không được đúng lắm, rằng nhạc Trịnh Công Sơn chỉ là nhạc phản chiến. Tôi nghĩ nhạc của anh là một cái gì hơn thế. Nó là lời chia sẻ những suy ngẫm về ý nghĩa nhân sinh, về tình thương yêu giữa con người và con người. Anh nói với mọi người những lời này vào mọi lúc, mọi nơi, chứ không phải chỉ trong chiến tranh để trở thành phản chiến.
    Xét cho cùng, Trịnh Công Sơn là một nhà thơ. Một nhà thơ lớn. Nhạc là cái xe tải anh lắp lấy để chở thơ anh đến với chúng ta.
    Khi tôi viết những dòng này thì Sơn đã an nhiên trở về với cát bụi, như anh đã nói trước. Mộ anh phủ đầy hoa của những người hiểu anh và yêu mến anh. Khi anh qua đời, có những kẻ đã coi thường anh, đã hành hạ anh khi anh còn sống, đến nghiêng mình trước linh cữu anh, và có cả những kẻ vẫn hát lời anh viết, bây giờ nhai nhải chửi anh là nhạc tặc, là tên phản quốc trên những bài báo không ai muốn đọc. Nhưng nếu Sơn còn biết những chuyện đó, anh cũng sẽ an nhiên mỉm cười. Và không nói gì hết.
    Warszawa 4.2001
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 15:08 ngày 26/07/2002
  8. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Xuân đầu tiên vắng Trịnh Công Sơn
    Dường như Trịnh Công Sơn vẫn văng vẳng quanh ta, vẫn nhập vào hơi thở ta ở mọi nơi, mọi chốn. Với những người gần anh hơn, có chút kỷ niệm cùng anh thì niềm thương tiếc chưa biết đến bao giờ mới chịu nguôi ngoai.
    Nguyễn Thụy Kha
    Khó có thể tả đúng được sự cần thiết của âm nhạc Trịnh Công Sơn ở mỗi chúng ta. Khó có thể giải thích vì sao một bé thơ thích nghêu ngao: "Em sẽ là mùa xuân của mẹ/Em sẽ là màu nắng của cha...", hay vì sao hoạ sĩ Bửu Chỉ tồn tại trong lao Thừa Phủ kỳ đấu tranh thắt ngổt khi trong anh luôn ngân lên: "Một buổi sáng mùa xuân/một chú bé ra đồng...", nhưng Trịnh Công Sơn thực sự là một cái gì gần gũi, cần thiết cho ta từ khi anh "Ướt mi" cho đến bây giờ. Và cả sau này nữa.
    Nếu như chẳng bao giờ tìm lại được sự thăng hoa giữa Văn Cao và Trịnh Công Sơn cùng bạn bè ở Hà Nội mùa thu 1983, thì cũng chẳng thể nào tìm lại được cảm giác như thế cuối mùa xuân 1985 ở Sài Gòn. Đấy là những khoảnh khắc nồng men và nồng điệu đến tận cùng mà tôi được tận hưởng. Hai tri kỷ Văn Cao và Trịnh Công Sơn cứ hồn nhiên "phóng điện". Còn đám trẻ chúng tôi thì sung sướng "tích điện". Mùa xuân 1988 cũng thật dễ thương. Ngày ấy, con hẻm Phạm Ngọc Thạch nhà Sơn và căn gác phố Trần Quốc Toản của Đinh Cường luôn là nơi đi về của những chia sẻ, những chất ngất. Và sau đấy, một cao trào đổi mới, mở cửa ập đến mang tới sự phục sinh cho biết bao thân phận văn nghệ sĩ. Xuân ấy, Trịnh Công Sơn còn khá phong độ, tuy đã phải giữ gìn trước rượu.
    Một điều gì đó ập đến với Sơn kiểu như "Tình yêu mật ngọt/mật ngọt trên môi/tình yêu mật đắng/mật đắng trong đời..." khiến anh trẻ ra lạ kỳ. Sơn viết nhiều và uống lại. Vẫn giai điệu của thuở nào, nhưng Sơn đã được làm mới nhờ sự xuất hiện của những ca sĩ trẻ tài năng như Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Thu Phương...
    Sự ra đi của Văn Cao hồi tháng 7.1995 khiến Sơn buồn nhiều. Có hẫng hụt gì đó không thể thốt nên lời. Và hai năm sau, năm 1997, cũng tháng 7, bước hẫng ấy đã đưa Trịnh Công Sơn hôn mê vào bệnh viện. Chính khi trên sân khấu chương trình "Một thập kỷ tình khúc" do báo Lao Động tổ chức, khi "Sóng về đâu" của Sơn vang lên thì trong bệnh viện, Sơn tỉnh lại.
    Mùa xuân 1998, Trịnh Công Sơn hồi phục dần trong "tiến thoái lưỡng nan". Bạn bè vẫn luôn bên anh vui vầy.
    Mùa xuân 1999, Trịnh Công Sơn tròn tuổi lục tuần. Khi thì ghé "quán Trịnh" của Trinh, khi thì dừng "Quê hương" của Tịnh, Sơn tưởng như mình đã bình phục sau chuyến ra kỷ niệm 100 năm TP. Quy Nhơn để dào dạt lại một thời "Biển nhớ". Nhưng ai dè, những thăm thú vô tình ấy lại dự báo một sự thật của "lá rụng về cội". Và năm 2000, khi mùa xuân vừa khép lại, khi giọng nói của anh qua điện thoại cùng tôi về "Đoá hoa vô thường" dường như còn ấm trong căn phòng, Sơn đã làm ra điều phải tin trong ngày "cá tháng tư" bằng chính sự ra đi của mình.
    Tự nhiên thấy trống vắng thế, mùa xuân "trống vắng, quá trống vắng từng giọt máu". Và trống vắng thủ thỉ: "Mùa xuân lại đến xin mãi ăn năn mà thôi"...
    [​IMG]
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 13:05 ngày 26/07/2002
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Xuân đầu tiên vắng Trịnh Công Sơn
    Dường như Trịnh Công Sơn vẫn văng vẳng quanh ta, vẫn nhập vào hơi thở ta ở mọi nơi, mọi chốn. Với những người gần anh hơn, có chút kỷ niệm cùng anh thì niềm thương tiếc chưa biết đến bao giờ mới chịu nguôi ngoai.
    Nguyễn Thụy Kha
    Khó có thể tả đúng được sự cần thiết của âm nhạc Trịnh Công Sơn ở mỗi chúng ta. Khó có thể giải thích vì sao một bé thơ thích nghêu ngao: "Em sẽ là mùa xuân của mẹ/Em sẽ là màu nắng của cha...", hay vì sao hoạ sĩ Bửu Chỉ tồn tại trong lao Thừa Phủ kỳ đấu tranh thắt ngổt khi trong anh luôn ngân lên: "Một buổi sáng mùa xuân/một chú bé ra đồng...", nhưng Trịnh Công Sơn thực sự là một cái gì gần gũi, cần thiết cho ta từ khi anh "Ướt mi" cho đến bây giờ. Và cả sau này nữa.
    Nếu như chẳng bao giờ tìm lại được sự thăng hoa giữa Văn Cao và Trịnh Công Sơn cùng bạn bè ở Hà Nội mùa thu 1983, thì cũng chẳng thể nào tìm lại được cảm giác như thế cuối mùa xuân 1985 ở Sài Gòn. Đấy là những khoảnh khắc nồng men và nồng điệu đến tận cùng mà tôi được tận hưởng. Hai tri kỷ Văn Cao và Trịnh Công Sơn cứ hồn nhiên "phóng điện". Còn đám trẻ chúng tôi thì sung sướng "tích điện". Mùa xuân 1988 cũng thật dễ thương. Ngày ấy, con hẻm Phạm Ngọc Thạch nhà Sơn và căn gác phố Trần Quốc Toản của Đinh Cường luôn là nơi đi về của những chia sẻ, những chất ngất. Và sau đấy, một cao trào đổi mới, mở cửa ập đến mang tới sự phục sinh cho biết bao thân phận văn nghệ sĩ. Xuân ấy, Trịnh Công Sơn còn khá phong độ, tuy đã phải giữ gìn trước rượu.
    Một điều gì đó ập đến với Sơn kiểu như "Tình yêu mật ngọt/mật ngọt trên môi/tình yêu mật đắng/mật đắng trong đời..." khiến anh trẻ ra lạ kỳ. Sơn viết nhiều và uống lại. Vẫn giai điệu của thuở nào, nhưng Sơn đã được làm mới nhờ sự xuất hiện của những ca sĩ trẻ tài năng như Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Thu Phương...
    Sự ra đi của Văn Cao hồi tháng 7.1995 khiến Sơn buồn nhiều. Có hẫng hụt gì đó không thể thốt nên lời. Và hai năm sau, năm 1997, cũng tháng 7, bước hẫng ấy đã đưa Trịnh Công Sơn hôn mê vào bệnh viện. Chính khi trên sân khấu chương trình "Một thập kỷ tình khúc" do báo Lao Động tổ chức, khi "Sóng về đâu" của Sơn vang lên thì trong bệnh viện, Sơn tỉnh lại.
    Mùa xuân 1998, Trịnh Công Sơn hồi phục dần trong "tiến thoái lưỡng nan". Bạn bè vẫn luôn bên anh vui vầy.
    Mùa xuân 1999, Trịnh Công Sơn tròn tuổi lục tuần. Khi thì ghé "quán Trịnh" của Trinh, khi thì dừng "Quê hương" của Tịnh, Sơn tưởng như mình đã bình phục sau chuyến ra kỷ niệm 100 năm TP. Quy Nhơn để dào dạt lại một thời "Biển nhớ". Nhưng ai dè, những thăm thú vô tình ấy lại dự báo một sự thật của "lá rụng về cội". Và năm 2000, khi mùa xuân vừa khép lại, khi giọng nói của anh qua điện thoại cùng tôi về "Đoá hoa vô thường" dường như còn ấm trong căn phòng, Sơn đã làm ra điều phải tin trong ngày "cá tháng tư" bằng chính sự ra đi của mình.
    Tự nhiên thấy trống vắng thế, mùa xuân "trống vắng, quá trống vắng từng giọt máu". Và trống vắng thủ thỉ: "Mùa xuân lại đến xin mãi ăn năn mà thôi"...
    [​IMG]
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 13:05 ngày 26/07/2002
  10. hnhan30

    hnhan30 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Xin mời đọc những bài viết về NS Trịnh Công Sơn của nữ ca sĩ Khánh Ly www.saomai.org/TCS_unicode/tb_khanhly.html
    Cao

Chia sẻ trang này