1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập Nguyễn Tuân

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi despi, 06/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bach

    bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Tôi sẽ đăng từng phần tác phẩm Chùa Đàn lên trên này. Nhưng ai muốn có bản file.pdf xin liên hệ với tôi: dangpm@yahoo.com, tôi xin gửi biếu các bạn
    Bibliophile tập sự
  2. bach

    bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    CHÙA ĐÀN
    ?o?Mày hãy diệt hết những con người cũ ở trong mày đi? Mày phải tự hoại nội tâm mày đi đã. Mày hãy lấy mày ra làm lửa mà đốt cháy hết những phong cảnh cũ của tâm tưởng mày.? (NGUYỄN)
    I_DỰNG
    Bị phát vãng lên đường ngược, ở một tỉnh phía tây Bắc bộ vào những năm khủng bố thời Pháp thuộc ấy, tôi đã chú ý đến một người tù.
    Anh Lịnh.
    Thật vậy, trong đời sống hằng ngày của trại an trí, người bị đi đầy kia là tượng trưng cho đời tù của bọn tri thức say đắm với công cuộc, vướng luỵ vì hoài bão, đưa Cách Mệnh lên thành một tôn giáo, và trong cảnh đày ải tù tội, tinh thần lúc nào cũng vững vàng như cái thái độ bất diệt của bậc chân tu chuyên nhất trong niềm đạo hạnh.
    2910 -phải, Lịnh đeo con số ấy khi đi tù -, đã là một đối tượng phức tạp để tôi gởi vào đấy một dấu ? và một dấu ! rất đậm.
    Trại an trí V.B. chỉ thuần có tù chính trị người Kinh lẫn người Thổ. Ở đấy, ngoài cái áo số vải nâu, chúng tôi có quyền dùng những đồ may mặc đem theo. Ngoài nắm cơm của căng, chúng tôi có quyền mua bán thực phẩm riêng bằng những số tiền do thân quyến hoặc cố hữu gởi lên. Và được viết và đọc ?"trong một cái chừng hạn tự do tương đối nào đó.
    Lịnh có rất nhiều áo len của người quen đan gởi lên cho. Không chuyến nào mà người phu trạm già ấy lại không có một gói bưu kiện áo quần giao cho Lịnh. Người ở ngoài, dưới vùng hạ bạn, đã nghĩ nhiều đến một kẻ ở trong và thiết tha đến cái khí núi giết được người nơi đường ngược đây.
    Lịnh có rất nhiều măng ?"đa. Ở cuốn sổ gởi tiền của tù ký trên buồng giấy trại, Lịnh có riêng một trang đặc.
    Còn thư tín ở bên ngoài đưa đến vào những hòm phát thư, người Tây quản trại kỳ nào cũng phải gọi đến 2910.
    Rất nhiều anh em cùng trại ít được chăm sóc bởi người của đời sống bên ngoài, ít nhận được măng-đa và thư, nhìn Lịnh 2910 bằng con mắt thèm tủi. Ai đời đã đi đày lên thượng du, mà ngày tết Nguyên Đán còn có người lặn ngòi ngoi nước đến trại xin phép Tây cho gặp Lịnh để giao cho Lịnh một của thuỷ tiên, một cân mứt sen trần kèm bình trà mạn!
    Tôi đã phải bận tâm đến Lịnh mà nhiều người lính đã liệt vào hạng tù cậu vì Lịnh có cái bề ngoài của một người tù phong lưu(!)
    Không, Lịnh không phải là một người tù cậu. Lịnh là một người tù thuộc, đời sống tinh thần đã được luyện qua gần khắp các nhà giam ở xứ ta, đã từng nhiều phen tuyệt thực, vượt ngục và sở dĩ chuyến này lại lên đây nữa là vì vẫn chưa chịu chán mỏi với hoài bão. Một hôm quét vôi trên đồn, muốn tò mò đến quá khứ của tù 2910, tôi đã lẻn vào buồng giấy quản trại và đọc tập lý lịch của Lịnh gởi kèm lên theo.
    Chao ôi, sao đời Lịnh nhiều án tích chính trị, nhiều hoạt động và không sờn gan mệt trí với đề lao đến như thế! Có thể nói rằng Lịnh có ở cuộc đời bất công này là để riêng đi ở tù vì lý tưởng, ở tù cho đến chết thì thôi chứ không thèm yên nghỉ với cái sống tự do giả vờ của bên ngoài. Đời hoạt động của Lịnh hình như đã nêu ra được vấn đề này: là định một cái nghiệp dĩ cho kẻ tri thức giác ngộ cả trong hoàn cảnh câu thúc và cả ở hoàn cảnh ngoài đề lao nó cũng đầy rẫy những tội ác và tù túng của đời sống mâu thuẫn.
    Tôi liền có cảm tình với Lịnh, tìm cách gần Lịnh. Ngày tháng trên rừng trôi qua trên sự cầu thân đó, cũng bớt được nặng nề. Ngoài những lúc phải theo lính canh vào rừng ngả cây cổ thụ phát quang rừng lau, phá đồi, đánh danh lợp nhà, cắt cỏ cho trâu dê bên đồn, lấy nước suối ngọt cho bên trại anh em, những lúc được về ăn nghỉ trong trại, tôi ngắm Lịnh. Những cử chỉ vụn vặt của Lịnh đã đi vào con người tôi không sót một nét. Tôi ngắm Lịnh, lặng lẽ và kính cẩn. Mệt lắm thì tôi chợp đi một lúc, chờ một hồi kèn chiều bên đồn dựng đứng mình dậy để vào rừng làm nốt công việc trong một ngày tù. Một buổi trưa, Linh vỗ vai lay nhẹ tôi: ?oAnh xuống nhà ăn, uống với tôi chén trà nóng. Tôi đã bắc ấm lên bếp, nước gần sủi rồi.? Buổi trưa rừng, ở trại giam, có người mời uống nước trà nóng là một điều thú vị nhất. Trà nóng vừa chuyên xong vào một đoạn vầu gọt làm chén, Lịnh nhìn thẳng vào mặt tôi: ?oTôi đoán không nhầm. Anh không chịu khó cưỡng lại giấc ngủ trưa ở thượng du thì chẳng mấy chốc mà sốt đến nơi đấy. Người lính 125 bên đồn cũng ngủ trưa như thế trong nửa tháng nay rồi đái ra máu rồi chết. Từ giờ, anh đừng ngủ trưa nữa. Mặt anh đã bắt đầu vàng rồi. Anh chiêu mấy viên thuốc này đi.? Lịnh đưa tôi chén nước nóng và mấy viên thuốc. Thì ra không phải là một buổi nhậm sà chơi vui mà là một buổi chữa bệnh và Lịnh đã để ý đến sức khoẻ của tôi từ hôm nào rồi. Tôi ngoan ngoãn nuốt mấy viên thuốc tròn dẹp và ngà ngà như màu ngô nếp. Lịnh nhìn qua tấm hàng rào nứa tép ken cánh sẻ dày đến sáu lượt nứa, gởi tầm mắt vào rừng xa đang nhấp nhánh khí núi hâm nóng, thủ thỉ nói tiếp: ?oCàng ở vào hoàn cảnh tù tội, chúng ta càng phải giữ mình làm trọng. Để lúc trở về trung châu, còn có mặt trong hàng ngũ của đoàn thể. Ta sẽ có lỗi nhiều với công cuộc, nếu phải để thân ở thượng du vì nỗi bất cẩn đối với cái thân mình lúc này. Mỗi người chúng ta phải gởi xương ở đây vì sốt rét rừng, hàng ngũ về sau sẽ hở kẽ. Thiếu đi ?"dù là một người-, công cuộc sẽ chậm ít ra là một bước trong thời gian.? Tôi yêu kính câu nói của Lịnh chứa đầy một niềm sốt sắng giống như lối nói của nhà lãnh đạo ký trú với những đồng chí chưa hoàn toàn nhập điệu.
    Bibliophile tập sự
  3. bach

    bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    CHÙA ĐÀN (phần 2)
    Và từ hôm ấy, để đánh lừa giấc ngủ trưa ở rừng tù, tôi đã học chữ Ăng ?"Lê và Lịnh, mỗi trưa, dành ra hai mươi phút để dạy tôi học ngoại ngữ. Trong việc này, ông thầy bao giờ cũng chuyên cần hơn người học trò, bởi vì có nhiều buổi hễ có người rủ chơi cờ tướng là tôi đã bỏ lớp học của Lịnh. Nhiều độ lượng, Lịnh chỉ điềm đạm: ?oCũng chẳng sao. Điều cần nhất, là đừng ngủ trưa. Đánh cờ trưa, cũng là một cách vui gọn để chống sốt rét rừng.?
    Không phải dạy tôi học thì Lịnh lại dùng thời giờ ấy đọc sách và biên chép luôn tay vào những cuốn sổ tay dành riêng mỗi cuốn cho một việc. Có người lính nào vào trại tìm đến Lịnh thì Lịnh lại bỏ việc riêng đấy mà giúp họ. Vẽ hộ một bức truyền thần. Viết hộ một bức thư, và nhiều bức thư của người lính thượng du nhớ nhà gởi về thăm vợ con hoặc vấn an thầy mẹ. Thư lại viết theo thể thơ lục bát. Chiều theo ý những người lính, Lịnh đã xoay cái thư ấy ra thành những câu vè mộc mạc và anh lại còn phải viết bằng chữ nôm. Ra Lịnh vẫn có cái đức dung người và Lịnh vẫn vui vẻ trong khi làm những việc tầm thường đó không ngày nào là không xảy tới. Ở một cái đồn thượng du, lúc nào mà chẳng có một người lính nhớ vợ thương cha. Lịnh được thiện cảm của cả đồn. Các ông quản đội trên đồn, có việc hiếu hỷ gì ở quê nhà, là đều có nhờ đến Lịnh cho chữ câu đối ?"lúc nôm, lúc chữ Hán, tuỳ theo trường hợp. Cả ngay đến lão quản trại an trí là người Pháp, cũng nhờ Lịnh dạy Việt Ngữ. Nhưng đến việc này thì Lịnh chối từ, mặc dầu quản trại hứa sẽ để cho Lịnh ở nhà không phải vào rừng mà sương nắng ngày hai buổi. Lịnh đã lẩm bẩm riêng với anh em: ?oDạy mày học tiếng ta để rồi mày dò la chuyện bên căng và kiểm duyệt thư của anh em cho kỹ phải không?? Vì có người tọc mạch mà tôi mới biết rằng Lịnh đang nghiền ngẫm bộ Kinh Dịch và đang xoay nó vào Biện Chứng Pháp Duy Vật. Một buổi nghỉ ngày chủ nhật, thấy tôi đến ghé nhòm vào trang vở chi chít những chữ Pháp và chữ Hán, Lịnh tươi tỉnh ?"bao giờ Lịnh cũng hoà nhã tươi tỉnh -hỏi tôi: ?oTôi đố anh biết Pearl Buck có giỏi chữ Hán không? Và André Malraux tập viết chữ Hán theo lối thiệp nào?? Câu đố ấy rồi cũng bỏ lửng. Nhưng tôi ngờ rằng Lịnh biết nhiều lắm. Cũng như tôi đã thấy rõ cái đức làm người của Lịnh mà cảnh tù chung mỗi ngày càng làm bật hẳn lên.
    Lịnh không trốn việc hoặc đùn nó cho những anh em khác. Kỷ luật của anh em trong trại đặt ra để giữ trật tự chung cho cả căng, anh tuân theo. Ra ngoài làm việc rừng, lúc nào túi dết Lịnh cũng có sách vở, nhưng chặt xong phần cây hoặc cuốc xong phần đất của mình rồi anh mới chui vào bụi khuất mà đọc mà viết. Cái điều lạ nhấat là anh ít viết thư, mặc dầu thư ở ngoài gởi lên rất nhiều. Tiền măng ?"đa của anh ký trên buồng giấy rất nhiều mà anh ít dùng tới. Thỉnh thoảng biết đến những anh em túng thiếu vì không có sự chu cấp của bà con vùng xuôi đoái tưởng đến thì anh lại rủ họ mua đồ ăn thức dùng vào số tiền gởi kho của anh. Mỗi kỳ có phiên ở bên kia sông quạnh họp chợ Mường, Tây cho anh em ở căng ai có tiền gởi thì kê những thứ định mua rồi uỷ cho người đi chợ. Người mua bánh ngọt thuốc lá trà tàu, xà ?"phòng, gà vịt, trứng, đỗ; người mua guốc nón, diêm đinh; có người mua cả rượu lậu và ba ba núi. Đến lúc anh giữ việc kinh tế ở căng hỏi Lịnh xem anh muốn mua những gì thì lần nào cũng vậy, anh chỉ cần có giấy mực và bút chì. Chỗ giấy mực đó anh dùng để biên chép -chứ không phải để viết thư hoặc trả lời thư như nhiều người ?"và để biếu các anh em người Thổ nghèo theo lớp học chữ quốc ngữ do anh trông nom. Mỗi kỳ được phép viết thư trong tuần lễ, anh toàn ngồi đề bì hộ anh em Thổ và cho tất cả anh em trong trại vay tem của mình. Anh nghĩ đến anh rất ít và rất hoà nhã khi được chia sẻ với anh em. Kỳ tắm giặt hằng tuần nào ở bên con sông quạnh là bánh xà ?"phòng nửa cân của anh cũng vẹt hẳn đi và nhiều khi tan hết ra bọt nổi ở mặt dòng nước rừng.
    Lịnh ít nói, nhưng không trở nên người khó chịu; ít cười, nhưng vẫn tươi sáng và cái sáng ấy làm lùi được bóng đen của nhà tù. Buổi sớm dậy, Lịnh luyện phép thở, ôn ít quyền thuật với anh em Thổ rồi cắp bị nón đứng vào hàng. Không bao giờ Lịnh khai ốm để đi nhà thương và nghỉ nhà. Ngày hai bữa cơm, có thức ăn hoặc không, anh cũng chỉ ăn đủ ba lưng bát. Ăn cơm chiều xong, anh đi bộ quanh rào trại. Rồi lúc mặt giời gần lặn để chiếu hết cho một ngày mất tự do, cái việc Lịnh lấy làm thú nhất là được anh em lại cử cho đọc nhật báo ?"báo ở tỉnh vừa về kỳ thư ?" và phê bình thời cục thế giới. Tình hình chính trị và ngoại giao các nước, Lịnh tinh và suốt và thuộc lầu lầu. Lúc cần phải ôn đến những biến cố xã hội trên khắp thế giới, Lịnh có cường ký của nhà viết sử. Ngồi chót vót trên thang đu tập thể thao, đọc xong một lượt tin tức trong và ngoài nước, Lịnh mới mổ sẻ đến cái chương trình Đại Đông Á của Đại Nhật Bản (!) Phải nghe những nhời Lịnh vang rền lúc ấy thì mới biết đến cái say sưa của môn thuyết khách và mới hiểu tại sao chúng ta không chịu ở yên với trật tự hiện đại của sự vật. Lúc Lịnh ở chỏm thang leo xuống, tôi yêu Lịnh quá, muốn nói đùa Lịnh rằng anh giỏi như thế, tin tưởng vào Cách Mệnh như thế thì làm gì mà Tây nó chẳng bắt, ví Tây nó có tha anh ra bây giờ thì cũng lại đến Nhật bỏ tù lại mất thôi, chứ ai cho anh yên ở ngoài đề lao để anh dựng trật tự mới và xây đắp cái Thị Trấn Ngày Mai trên phá hoại gây ra theo đúng ý nguyện của Cách Mệnh. Nhưng thấy Lịnh nghiêm chỉnh quá, tôi lại không dám đùa.
    Tôi kính yêu Lịnh 2910 như một người anh cả trong cõi học và trong cõi đức. Những lúc đi rừng hai buổi tôi thường cố điều đình với lính để cùng đứng vào một kíp với Linh mà ra ngoài làm việc. Những người lính đáng yêu ấy đã làm theo ý của tôi. Hễ thấy 2910 đứng vào kíp đẩy xe nước, thì họ lại tủm tỉm chỉ vào tôi: ?o790! Cho 790 đẩy xe nước với 2910. Tha hồ mà đưa sách lẫn cho nhau trong bụi sim nhé.? Hễ thấy Lịnh đứng vào kíp củi, mặc dầu là số người đi lấy củi đã quá đủ số rồi, họ lại kéo tôi vào hàng ngũ đi củi: ?oẤy, 790, trả cuốc lại cho kíp đất. Cho đi lấy củi. Vào mà thay dao năm đi.? Rồi họ lại hóm hỉnh mà cười sát vào tai tôi: ?oTha hồ khuất mặt Tây mà đánh chén trong rừng với 2910 nhé!? Những người lính khả ái ấy đã lầm. Chẳng bao giờ Lịnh uống rượu. Người đàn ông nào đã đi tù và đã từng lấy rượu ra để đánh lừa những ngày dài như nghìn năm của mình, ai ngạc nhiên thì cứ ngạc nhiên đi, nhưng suốt một thời ở căng với tôi, Lịnh 2910 không hề nhắp đến một chén rượu nào, mặc dầu rượu tù là rượu quý ?"quý ở chỗ khó khăn của hoàn cảnh -, mặc dầu nhiều lần các ông đội quản cai bên đồn đã giận Lịnh vì Lịnh từ chối những chén chân thành của họ. Về chuyện rượu, tôi chỉ nhớ Lịnh thốt ra môt câu này: ?oThử như ngày xưa thì tôi?thì?? Hôm ấy là tết Nguyên Đán, tôi nhớ cuộc đời tự do ở ngoài quá, lúc say ngày đầu năm, tôi phá cả kỷ luật của anh em, làm kinh động cả trại an trí, suýt nữa quản trại Tây phạt chung cả những bạn không uống. Lúc tôi tỉnh rượu, đang ngán ngẩm với một rừng chiều mịt mùng sương lam, trước giờ điểm, Linh đến gần tôi, cho tôi liều thuốc nhức đầu và nói với tôi một câu không hết ý như thế. Đánh bạn tù với Lịnh, tôi hay gợi đoán đến cuộc đời tình cảm bên trong của Lịnh và tôi ngờ Lịnh đã từng có một câu thề độc hoặc một nỗi oan khiên đối với rượu nên anh tránh rượu, dẫu rằng chỉ nhắp một tí để mọi người ở cảnh tù vừa lòng trong một cuộc họp mà chỉ có mượn đến rượu thì mới làm vui được thôi. Cơ thể người đàn ông nào ?"thứ nhất lại là đàn ông bị đi đày ?"mà lại không chịu được một chén hạt mít rượu trắng! Gia chi dĩ ở rừng tù, rượu, nếu uống theo một điều độ nào đó, lại còn có công dụng trị được sốt rừng và giá ngự sơn lam chướng khí nữa. Hẳn phải có một duyên cớ gì ghê gớm lắm thì cái người rất yêu cả trại đó mới không chiều anh em cùng hội và cơ hội bên đồn canh đến mực không chịu nhượng bộ như thế. Tôi cũng không gạn hỏi thêm Lịnh và không có mời Lịnh uống. Ăn chung mâm, bao giờ 2910 cũng chỉ ăn cơm và hễ cơm tù có rượu thì chỉ một mình 790 tôi uống thôi.
    Bibliophile tập sự
  4. bach

    bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    CHÙA ĐÀN (PHẦN 3)
    Lại một buổi chiều nữa, cuối xuân đất trích nhớ nhà, tôi say và 2910 ngồi cạnh lập ?"là tôi, xem tôi say. Thời tiết cuối xuân sang hè, rừng lim trổ hoa xám bỗng nổi cơn giông. Gió ngàn bị quấn trong kẹt thung lũng đâm ra cuồng và cứ vật mãi vào hàng rào nứa tép của đất tập trung. Gió xoay quanh căng chúng tôi đủ bốn hướng tám mặt. Mỗi lần gió đổi chiều, lướt qua những đầu nứa vát tréo nhọn, cái hàng rào lại rung lên như một cây phong cầm đồ sộ bị hiếp bởi một tay nhạc công cường bạo. Có những thanh âm gùn ghè gầm thét, có rất nhiều cung bực của than thở. Tôi không tách được tiếng rỉ rền nào là riêng của hàng rào nứa và tíeng oán tiếc thở dài nào là riêng của gió rừng biến động. Tôi chỉ biết tai tôi đang nghe một thứ nhạc đàn đầy thanh âm tấm tức. Gió giông không tìm được lối thoát lại càng nghẹn ngào và vật mình vật mẩy với mấy tường nứa rừng nhọn hoắt. Bỗng Lịnh để nhẹ tay vào vai tôi: ?oNày nghe nó như các khổ dựng của cây đàn dây ấy, 790 ạ?. Tôi vội đặt chén xuống.
    Tôi nhìn trừng trừng vào mắt Lịnh. Tôi trông thấy rõ cái ảnh đảo ngược của tôi trong tròng mắt Lịnh. Tôi muốn cả người tôi đi thẳng vào ngưòi Lịnh bằng cách lọt qua hai cái lỗ của con người mở kia, để lòng tôi hoà chung vào giữa cái lòng Lịnh, trên một nỗi niềm nhớ nhung gì. Chừng như Lịnh cũng đoán được cái ý quái gở đó ở tôi, bèn nheo mắt lại và làm lệch nhỡn tuyến ra phía khác.
    Thế rồi rừng rú tan trận gió cuồng. Và điệu đàn gió ngạt thở đang gục dưới hàng rào nứa tối dần với ngày tắt gió tắt nắng. Dư vị của bữa rượu tù nhớ trung châu để lại nơi đáy họng tôi một chất bồ kết. Lịnh bỏ tôi đấy, đi ra thang đu thể thao và bắt đầu đọc báo hằng ngày cho cả trại nghe.
    Tôi cứ ngồi bệt đấy với chén rượu tàn. Câu nói vừa rồi của Lịnh đã như một thứ nước cường toan làm bốc khói độc ở một thứ kim khí trong người cũ tôi giắt theo lên đây.
    Tôi vốn là một người hay la cà đắm đuối với tất cả những gì là đàn sáo ca hát. Hát bộ, hát chèo, hát gõ. Ca Huế, ca cải lương Nam Kỳ. Tôi đã đem một phần đời văn sĩ của tôi mà đặt vốn vào đàn hát. Lời lãi lấy về trong khoảng rung động, không phải là không có, nhưng hệ luỵ tự gây lấy, thực cũng không là ít vậy. Từ khi bị bắt, bị giam cầm ở ty Mật Thám rồi bị phát vãng lên chỗ rừng xanh, cái tâm sự ấy tôi đã hắt trả cho cuộc sống dưới đồng bằng. Ngày ngày ở căng làm việc tay chân ?"chém cây, ngả gỗ, đắo đường, lợp nhà, đẩy nước, vân vân -thể xác quần quật nhiều, cũng chẳng còn mấy tâm tư mà nghĩ đến chuyện tơ trúc của thời tự do trước nữa. Vả chăng, có rảnh tâm lúc nào, thì lòng lại chỉ tràn ngập những lo lắng về nỗi ốm đau và ý chết vì nước độc vì tai nạn lao động trong rừng thâm. Một buổi chiều tù rừng nổi gió giao mùa, nỗi u hoài mở toang lòng tôi và không bị ngăn ngừa mảy may, câu so sánh của Lịnh vừa rồi đã sộc thẳng vào người tôi, làm tôi hoang dại ra mất vài hôm.
    Rồi nó cũng qua đi. Cũng như bất cứ cái gì ở cuộc sống này. Có một chút gì còn lại, là tôi lại ngờ thêm được một điều nữa về thân thế Lịnh. Ngoài sự oan khiên về rượu, hẳn người bạn tù này còn đeo thêm một cái nghiệp trái về âm nhạc.
    *
    Cách đây ít hôm, một buổi lấy nước ở bờ sông, ông đội kéo riêng tôi ra một chỗ:
    -Này, 790 có muốn nghe hát cô đào không?
    -?
    -Chuyện thực đấy mà. Để rồi rủ luôn cả 2910 nữa. Hôm trước mình đi phép có việc ăn khao ở nhà quê. Đem cái bài hát nói của 2910 làm ra nhờ cô đầu hát ở bữa tiệc đông, ai cũng khen hay, 2910 làm có cả mưỡu đầu mưỡu cuối. Lão cứ củ mỉ cù mì thế mà tài hoa đáo để. Này, không cái gì là không biết. Chắc trống 2910 cũng sắc tay lắm. Để ít hôm nữa, hàng cơ góp tiền thết tiệc ông Quản được lên lương có mời ca công về hát, tôi dàn xếp đểmột số anh em sang sông lấy cỏ. Vừa cắt cỏ quanh nhà ông Quản khao, vừa nghe hát cho nó đỡ nhớ những chuyện dưới xuôi. Nhá!
    Thế rồi đúng vào hôm hàng cơ thết tiệc ông Quản khố xanh ở bên kia sông, chúng tôi sang sông cắt cỏ. Cắt cỏ là một việc nhàn nhã hơn là đi ngả gỗ. Cắt cỏ nghĩa là gần như đi du thuỷ du sơn và lại cắt ngay gần chỗ cái nhà có tiệc vui mà nghe vọng vào những tiếng đàn hát của mâm tiệc. Trong số mấy người cùng đi cắt cỏ, bấy giờ tôi mới nhớ ra là thiếu mất Lịnh 2910. Hôm qua như lời ông đội dặn khẽ, tôi đã bảo Lịnh là sáng nay thế nào cũng đứng vào kíp đi cỏ. Lịnh gật gật, tỏ ý hiểu rõ đến những chi tiết ngầm của việc sang sông này. Lịnh không có mặt ở đây lúc này, không thể là vì quên được. Chắc là vì một lẽ gì. Những chuyện bất trắc hằng ngày như thế trong cái đời tù, làm sao mà phòng ngừa tính trước cho hết được. Buổi chiều thuật lại cho Lịnh nghe về cái buổi ?onghe hát? bên sông, Lịnh chỉ điểm vào những nét cười giao thiệp, chứ không tỏ ý kiến gì. Biết đến những điều này ?"ông đội lại kéo tôi ra chỗ vắng mà phàn nàn riêng: ?oTôi chắc 2910 không muốn đi hôm đó. Ra điều rằng không được hoàn toàn là người chính hiệu của bữa tiệc ấy thì anh không dự. Những người có tài và có chí như các anh, có bao giờ có những cái thèm khát tầm thường. Tôi biết thế mà tôi cứ bảo các anh sang sông vì tôi tưởng rằng đấy cũng là một cách bất ngờ để giải trí cho các anh ở trên rừng này. Nhưng thôi, để hôm có cái bổng lớn, để hôm nào đủ tư cách, tôi sẽ tổ chức riêng một chầu hát, -cho nó xa đồn hơn nữa -rồi tôi sang trại máy riêng các anh đi. Mấy anh thôi. Tôi sẽ bịa với Tây rằng phải đi xa rừng, phải đem cơm đi, buổi trưa không về trại, cho nó nhiều thời giờ hơn. Hôm ấy, các anh sẽ đánh trống uống rượu, tự do như là lúc ở ngoài ở dưới xuôi ấy. Tôi cũng muốn có dịp nghe trống các anh lắm. Tôi đánh hẳn phải là quê hơn. Chắc rồi 2910 phải bằng lòng. Các anh không nên bận tâm về những chi phí. Cho một bọn thuốc phiện lậu đi lọt qua đồn này, thì là thừa tiền dùng chứ gì nữa. Đó là cái lộc của đồn rừng trấn thủ, chứ tôi cũng chả mang của nhà lên đây mà phá, các anh đừng ngại. Mấy khi lại gây được ra chuyện vui để giữ làm kỷ niệm chung, phải không anh! Mà tên lính nào ton hót với quản trại Tây, tôi đã có cách trị cho nó và có cách chống chế lại với Tây.?
    Tôi lại đem câu chuyện này nói cho Lịnh biết. Lịnh biến hẳn sắc mặt. Và kịch liệt tuyên bố không dự: ?oNhưng mà các anh không nên bận vì tôi. Và cũng đừng cho ông đội biết trước rằng tôi không đi hôm đó. Ngày mai tôi sẽ nói với anh trật tự cho tôi lên làm phụ bếp trên đồn, không đi rừng trong ít lâu vì người độ này cũng yếu lắm.?
    Bibliophile tập sự
  5. bach

    bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Một buổi sáng rừng còn đọng sương. Ông đội hí hửng vào trại, nháy mấy người chúng tôi và nói to lên là lấy bọn tôi đi rừng chặt tre đực và phải đem cơm đi mà ăn buổi trưa trong rừng, đến chiều mới về. Chúng tôi hiểu ý. Đến lúc ông đội và chúng tôi tìm đến Lịnh, thì Lịnh đã lọt lên đồn giữ việc phụ bếp mất rồi. Ông đội tỏ vẻ thất vọng. Vì bây giờ xục được lên đồn để vào bếp lấy lại 2910 mà cho vào kíp đi rừng thì Tây nó đâm nghi mất. Ông đội hay đi lại với chúng tôi, vốn đã bị Tây nghi ngờ và để ý lắm rồi.
    Chúng tôi đi sâu vào rừng, qua mấy làng Mường. Không có Lịnh, ông đội buồn ra mặt. Buổi trưa ấy, đốn tre xong, người lính riêng của ông đội có đem đến rượu và thức ăn thịnh soạn, nhưng không có cô đào hát. Ông đội cắt nghĩa: ?oThôi để hôm khác, ta nghe hát vậy. Hôm nay chỉ đánh chén thôi anh em ạ?. Hình như ông đội biệt đãi riêng Lịnh và thiếu Lịnh thì ông không muốn bày ra chuyện trống hát nữa. Nhiều người vừa ăn uống, vừa tỏ ý oán ghen với Lịnh. Trại an trí, sau cái buổi họp trưa giữa rừng ấy, Lịnh hụt đi một số cảm tình. Riêng tôi thì tôi chỉ thấy Lịnh có tính gàn. Và ích kỷ nữa. Ừ, mình không thích, nhưng một số anh em đã thích, thì sao lại nên có cái thái độ ấy!
    Chuyện trống hát ở giữa rừng cũng không bao giờ có nữa. Và cũng chẳng ai mong đợi hoặc nghĩ đến. Mùa nước độc đã đến ?"lá lim, quả ngái rụng xuống mặt suối kể đã nhiều -, ai cũng chỉ còn lo ốm thôi.
    Bỗng một buổi chiều nắng như quay chín được người, tự nhiên Lịnh đem chuyện hát ả đào ra thủ thỉ với tôi. Anh thông thạo lắm. Lịnh nói qua về cái thái độ anh đối với việc ông đội muốn bầy điều vui bữa nọ. Anh kết luận: ?oChắc anh cũng hiểu nhầm tôi?.
    Rồi tiếp, giọng xa vắng: ?oTôi có một cuốn vở viết. Không hiểu tại sao nó lại theo tôi lên đây. Trong túi -dết này. Anh cầm lấy mà đọc. Không có gì là dài cả?.
    Tôi chui vào một bụi lau cao.
    Vở mở bằng một trang đề: ?oTÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC?, dưới đề chua một dòng nhỏ: ?oAi hay hát mà ai hay nghe hát.? Vở nhầu bẩn. Chữ đúng là tự dạng Lịnh, sắc và gọn.
    Bibliophile tập sự
  6. bach

    bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    II_ ?oTÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC?
    ?oAi hay hát mà ai hay nghe hát...?Lãnh Út gọi Bá Nhỡ lên, bảo ban về việc ngày mai điều khiển dân ấp Mê Thảo đi đánh cây cổ thụ ở suối Vầu:
    -Em phải trông cẩn thận kẻo chúng nó làm gẫy mất ngọn. Bắt đầu vào giốc suối, đúng cái cây thứ ba về bên tay phải ấy.
    -Thưa Cậu, phải qua sông?
    -Không thể nào tránh sông được. Muốn đi lối nào thì đi, con sông Tấm vẫn nằm giữa suối Vầu và ấp ta. Cậu đã vạch rõ cho chúng nó cách thức đưa cây về ấp rồi. Nội trong ngày mai, phải đưa được cây về tới đây trước lúc mặt giời lặn. Quá nửa đêm sẽ hạ thổ cây gạo. Cho kịp ngày kia giỗ Mợ Lãnh. Em có mặt ở suối Vầu, chúng làm việc chu đáo hơn. Chậm trễ, hư hỏng, phần lỗi Em chịu lấy. Sáng mai phải đi vào suối từ lúc chưa tan sương, không phải lên trình Cậu nữa, để cho Cậu ngủ lâu hơn mọi ngày. Thôi cho Em xuống.
    Trời xẫm rồi đen. Gió ngàn hôm lùa mạnh vào nương dâu. Cậu Lãnh Út thắp cây sáp ong, ngồi bên án thư, lần giở lại tập thơ Mợ Lãnh gọt rũa lúc sinh thời. Người chủ ấp Mê Thảo, qua những lời thơ di cảo đang mường tượng đến dáng dấp ngôn ngữ người vợ chết sắp đến kỳ giỗ hết. Cậu Lãnh Út thở dài tiến lại phía vách đối diện lửng lơ một bức tranh trung đường phong kín chỉ hé ra có hai đầu trục. Cậu trang trọng gỡ múi dây, đỡ dần bức tranh thả vào lòng tay run run. Giấy tranh bồi cọ loạt soạt vào tường phòng vắng rộng. Cậu Lãnh thắp thêm một cây hoàng lạp nữa, đi lại trong phòng và lúc dừng bước ngắm vào tranh thì thần thái trông thiểu não quá chừng. Lòng tranh lụa hiện lên một tấm hoạ mỹ nhân. Ấy là một người đàn bà áo trắng đang ngồi chép sách trên một cái đôn màu cốm, bên một khung cửa sổ có mấy tầu lá chuối già lọt vào. Màu xanh tái của tranh gia thêm xa lạ vào khí buồng rộng quạnh và đổ thêm nuồn lên vẻ nhớ vợ của người ngắm tranh. Bức tranh trung đường ấy là bức truyền thần toàn thân Mợ Lãnh. Nguyên trước ở tường ấy chỉ treo vẻn vẹn có một tấm hình bán thân Mợ Lãnh do hiệu ảnh dưới tỉnh phóng đại theo hai chiều 24x32. Từ ngày Mợ Lãnh chết một cách bất đắc kỳ tử, Cậu Lãnh đâm ra thù oán và ghét máy móc, Cậu đã cậy một hoạ sĩ trứ danh phỏng hình người vợ vào tấm này và huỷ tấm ảnh của máy chụp kia đi. Mợ Lãnh bị vào cái tai nạn đoàn hoả xa lật úp xuống vực gần hầm Sen ga Liên Chiểu, là người quan phu Lãnh Út ấy đã trở nên một kẻ thù ghê gớm của thời đại cơ khí, tưởng Tagore Ấn Độ cũng đến thế thôi. Thời đại khoa học phát sinh ra được máy móc nào là Cậu ngoảnh mặt đi đến đấy. Thậm chí Cậu dằn giỗi với những vật dụng cần thiết hằng ngày do đời cơ khí chế tạo ra. Ô ?"tô xe đạp máy bơm nước sông tưới nương dâu, Cậu bán rẻ đi và cho không nữa. Cậu bán cả những ống chì dẫn hơi nước để sưởi buồng nuôi tằm vào cữ tháng giá. Đến như máy và đĩa kèn hát, máy đánh chữ, bút máy, lò cồn đun nước, đèn măng ?"xông, ống hàn thử biểu, lịch có ngày tháng in bằng máy, Cậu đều vứt hết. Khẩu súng một nòng bắn đạn chì hoa khế trừ mãnh thú và khẩu hai nòng bắn chim, Cậu gói làm một quẳng xuống khúc sông Tấm.
    Tang lễ Mợ Lãnh vừa xong được một tuần chay thì quanh chỗ giới hạn đất ấp Mê Thảo tự nhiên dựng lên mấy chòi canh. Ai ở các nơi vào đất ấp Tháo -tục danh của ấp Mê Thảo -đều bị dân hàng ấp giữ lại khám xét rất kỹ xem có giắt theo vật dụng gì có tính cách máy móc không. Có nhiều bạn của Lãnh Út bị lẫn lộn đồng hồ mỗi lúc lên chơi ấp và lộn về. Ô ?"tô xe cộ của quan khách thường bị gạt xuống dưới chân đồi xa.
    Từ khi Cậu Lãnh thành người goá bụa, trong sự đãi đằng khách khứa bà con lên chơi, Cậu Lãnh vẫn không giảm đi tí lễ nào và bớt đi khoản tiền tiếp tân nào. Người chủ ấp Tháo vẫn có danh là rộng rãi. Nhưng dù sao, cái thái độ phản khoa học và gàn ấy đã làm cho ấp vắng hẳn người các nơi lui tới thăm viếng. Cả người thăm viếng và người mua bán.
    Còn mồ ma Mợ Lãnh, ấp Mê Thảo phồn thịnh là thế mà giờ thì sự làm ăn ở đấy rời rạc thưa thớt và vẻ ấp gầy rạc hẳn đi. Cái vàng óng nuột của tằm ấp Tháo đã xuống hẳn màu tơ. Ở đấy sức hoạt động kinh tế chỉ còn gởi gấm vào những chuyến nước ống luồng tưới dâu lấy lên khỏi lòng sông Tấm cách xa nương hàng mấy mươi lượt đổi vai. Rồi để nối sự sản xuất và đổi chác của ấp với đô thị thương mại, mươi chiếc xe bò bánh gỗ đặc gập ghềnh trên đường đất đỏ khập khểnh đã đánh thụt lùi ấp vào đáy thời gian một đời sống trung cổ.
    Ở đấy, giờ người ta sưởi cho tằm bằng than gỗ và tiết nóng nực, có những đứa trẻ chuyên môn cầm quạt giấy phẩy phất cho tằm. Ông chủ ấy không mực đồ len vải có chỉ máy khâu nữa. Ông đã mặc thứ vải chàm của thổ dân gần vùng dệt tay, giặt giũ bằng nhựa trái bồ hòn, đêm đọc sách bằng sức sáng của dầu ép. Lúc giải trí, đi săn cầy bắn chim thì ông chủ ấp thù văn minh cơ khí đó đã có một đàn chó dầy lông, một cái nỏ và vài cái bẫy. Việc ấp giao dịch với bên ngoài xa có cần kíp đến mấy đi nữa thì cái ông chủ sự Dây Thép ở tận cuối châu Tràng Sa này cũng đừng hòng thu của Cậu Lãnh Út tiền một tấm điện tín nào. Và đám chủ báo chí và xuất bản cục, hãy để yên cho người độc giả kẻ thù của máy in này. Đã lâu, Cậu Lãnh không đi tỉnh nữa vì xuống đến đấy thì thế tất nhiên, tai mắt lại sẽ phải thừa nhận cuộc đời cơ khí. Có lần người ta đồn rằng người Pháp mở rộng chương trình đại công tác và vẩy thêm đường thiết lộ xuyên qua châu Tràng Sa, sẽ bắc cầu qua sông Tấm men theo chân ấp Tháo, Lãnh Út mất ngủ đến nửa tháng và định sẽ bán rẻ ấp đi nếu có bọn cán sự chuyên môn sở Hoả xa nhô máy vào ngắm sơn xuyên vùng ấy. Rồi Cậu Lãnh sẽ lùi vào rừng.
    *
    Mặt giời lệch bóng, ba chục dân ấp Tháo lực lưỡng bắt đầu thắt cổ cây gạo sừng sững trên dòng suối Vầu. Nhiều múi thòng lọng dây thừng thít mãi vào những cành to giang ra như cánh tay đầu hàng. Những cật người uốn cong gò bấy nhiêu đầu thừng về một phía. Cây gạo xiên dần xuống rồi vật mạnh xuống như một kẻ chiến tranh bị trúng độc kế ở mặt trận, làm tung bắn lên những thân hình người đang oằn oại trên những đoạn luồng già dùng làm bẫy cắm chèn vào kẽ gốc. Suối Vầu tung nước. Rừng Vầu vang bật lên một tiếng quật gốc già. Đầu rễ cái gốc gạo nhựa rỉ tuôn tợ máu phun. Bọn người đánh cổ thụ ấp Tháo dúi ngang vào dưới thân cây gạo rồi đẩy dần cây to xuống dốc. Đến những chỗ không thả đà được thì họ lại ***g đầu thừng vào cánh nách mà kéo, vừa kéo vừa hò dô ta. Thân họ vẹo về một chiều trước, như xống ngọn cỏ bị gió lùa mau.
    ?oMột ngày đã ngả bóng dâu
    ?oTrở về ấp Thảo tưới dâu (ta) chăn tằm? (dô ta)
    ?oRừng thiêng ta ngả cỗi sơn lâm (ta dô ta)
    ?oLần lừa ấp Thảo trông tằm (ta lại) thương dâu (dô ta)
    ?oCon người rút ruột con sâu
    ?oĐem tơ trả miếng lá dâu xót lòng
    ?oDô ta? ta ớ dô ta?.

    Bá Nhỡ lẩm bẩm theo: ?oẤp Tháo chứ lại ấp Thảo!?. Gỗ chạy ầm ầm, lăn thấm qua những giọt mồ hôi người ngả gỗ. Tiếng đồng vọng dô ta làm chấn động một cánh rừng bị thương và vang theo mãi xuống bến sông Tấm đã ken sẵn mấy bè nứa. Bè trôi ra giữa sông đưa cây cổ thụ về bờ bên kia. Bọn người ấp Tháo lau mồ hôi, dịt các vết thương, nói chuyện về ấp tàn, về chủ ấp cuồng và về cây gạo.
    -Chơi lạ. Chỉ có Chúa Trịnh ngày trước thì mới giồng giọt như thế. May chuyến này không ai bị cây đè chết.
    -Cái gì cũng phải theo lẽ tuần tự. Cây to này đưa về rồi cũng chết mà làm củi mục thôi. Sống thế nào được. Phải giồng nó từ lúc bé kia chứ!
    -Cây gạo thì quý gì. Gỗ nó chỉ dùng làm áo quan cho bọn nghèo. Hoa thì chỉ quyến dũ được sáo đá và quạ thôi.
    -Năm ngoái đã một cây. Lù lù đen sì giữa âp như cột đồng trụ. Mà chẳng một cành nào đâm chồi. Quý gì cái gối quạ lấy được trên cái tổ cây ấy. Đen và tanh ngòm. Khéo không lại chạm vía yêu tinh và bóng các Cô các Cậu trên rừng mà khốn thôi.
    -Mà làm sao cứ đến kỳ giỗ bà chủ thì ông chủ lại bắt đi đánh cây gạo về giồng ở ấp? Cúng à! Năm nay giỗ hết bà chủ đây. Sang năm có đánh cây cổ thụ nữa không?
    -Cơ mầu này rồi cũng đến bán ấp. Cứ uống những trận rượu như thế rồi phát điên phát cuồng lên thì còn lắm là dâu và tằm. Nếu ông chủ bán ấp, lại chỉ khổ cho bọn mình bị gán thân cho chủ khác. Công nợ như mình, vợ con ăn mặc đều tính vào dâu tằm người ta tự bao lâu nay, mỗi chốc vỗ được nợ mà đưa gia đình về dưới xuôi được sao.
    -Cây của người ta đang ra quả. Chỉ vì nó ở giáp hàng rào ấp mình, cành quả nó ngả sang đất mình, thế mà đòi bẻ và nhận lấy nhận để là của mình. Tai ngược hơn cả đàn bà một mắt.
    -Mà người sao gàn dở đến như thế. Ai có cái máy bật lửa cũng khám cũng phạt cũng cấm. Lắm khi định ăn điếu thuốc lào thì cứ như là thằng ăn cắp.
    -Say rồi đâm càn rỡ quá. Bò của người ta lạc vào ấp, ông ta bắt người nhà giữ chân bò căng ra rồi sẻo lấy miếng thịt mông, nướng ăn tái. Nhăn răng ra cười, kêu rằng chỗ mông cắt ấy sẽ thành sẹo cũng không hại gì ai. Nói thế mà nghe xuôi tai được đấy!
    -Thế đã khổ sở bêu diếu đâu bằng ông ấy hiếp cả người đi chợ qua vùng đấy. Ban ngày, giữa chỗ Ngã Sáu Quán Chuột ấy. Quây màn ra giữa giờ mà làm được việc ấy giữa ban ngày thì có khổ cho rượu với chè không chứ!
    Ba xe bò bánh gỗ đặc nối càng vào nhau đã chờ bên kia bờ. Cây gỗ tươi trệu trạo sau vòng bánh lăn dần về Mê Thảo. Họ cứ nói chuyện. Và chỉ riêng có Bá Nhỡ đi đốc thúc ở phía sau là hiểu riêng cái tâm sự của chủ ấp thôi.
    Bibliophile tập sự
  7. vokihut

    vokihut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Bạch đã tự treo vì cậu ta hay phát ngôn lung tung. Tôi thay mặt cậu ấy đăng tiếp chùa Đàn. Nhưng các bạn có thể tìm được bản chùa Đàn.pdf ở chỗ dangpm@yahoo.com
    CHÙA ĐÀN (TIẾP)
    Bá Nhỡ nguyên có dính vào một vụ giết người dưới trung châu. Tuy là tòng phạm mà cũng bị kêu án tử hình. Mợ Lãnh vì chút tình máu mủ xa, đã bảo chồng làm cho y một tập lý lịch giả và cho lên ẩn náu luôn trên ấp Tháo. Bá Nhỡ chịu cái ơn cứu sống ấy, ở với vợ chồng chủ ấp hết sức trung thành, việc tằm tang ở ấp, tịnh không tơ hào lấy một xu. Ở vào chân quản gia trông coi cả ấp rộng, Bá Nhỡ không một phút nào là lộng hành. Sổ sách hàng ấp, một tay y cả. Lắm việc hiểm hóc quanh vùng, có khi chủ ấp không biết gì và đều là ở Bá Nhỡ hết. Bấy nhiêu tuổi đầu rồi mà Bá Nhỡ vẫn xưng em với Cậu Lãnh. Mợ Lãnh chết vì nạn xe lửa, Bá Nhỡ buồn hơn cả người chủ ấp trẻ tuổi gãy gánh tình. Bá Nhỡ có tài đàn hát. Bất cứ nhạc khí nào, cái gì y chơi cũng thành ngón cả. Làn hát lắt léo nào, Bá Nhỡ cũng uốn giọng theo được miễn là cho y được nghe một vài lần. Đán hát ấy Nhỡ đem ra làm khuây cho chủ ấp. Lãnh Út chết vợ trẻ, đâm ra buồn phiền, sao nhãng việc sản xuất, bỏ mặc việc cai trị trong hàng ấp, chỉ ngày ngày uống rượu, lắm lúc say, phạm cả vào điều bạo nghịch làm cho dân ấp ta oán. Nếu không có Bá Nhỡ thì ấp Mê Thảo tan rồi. Cậu Lãnh uống nhiều quá, lắm kỳ hụt cả vào tiền thuế trạch. Một mình Bá Nhỡ lại vá víu bằng mọi cách. Mỗi lần Cậu Lãnh làm điều không phải với dân hàng ấp những lúc tửu hậu, Bá Nhỡ lại dàn xếp và đền bù. Ấp Tháo vì thế vẫn còn lay lứt nổi trong cảnh tằm tang và dân ấp cũng đều biết đến cái công ơn người quản gia chịu khó và công bằng.
    Cậu Lãnh Út buồn khổ đến đâu, cái buồn khổ ấy thấm sang tâm hồn người quản gia trung thành đến đấy. Ngoài nỗi lo tính cho sự trung hưng kinh tế của Mê Thảo, Bá Nhỡ săn sóc đến tinh thần Cậu Lãnh không một lúc nào rời.
    Bữa rượu tối nào của Cậu Lãnh là cũng có người quản gia ngồi bồi rượu. Giữa những chén rượu uống một hơi, Bá Nhỡ bình cổ văn, ngâm thơ Đường Luật và diễn lại cho Cậu Lãnh nghe ?"theo một lối riêng -nhiều đoạn Kim Cổ Kỳ Quan, Đông Hán Tây Hán Hậu Hán và Đông Chu. Lắm lúc mang đàn ra gẩy. Lại còn sắm lẻ từng vai tuồng một cho Cậu Lãnh xem. Chèo cũng thế. Có lần Bá Nhỡ một mình diễn vở Lưu Bình Dương Lễ, lần lượt hết sắm vai nam lại sắm qua vai nữ.
    Đôi khi chủ ấp có tang cũng nhoẻn cười. Nhưng cái vui đột ngột gây nên bởi trò lại héo úa ngay trên chén rượu nhờ người thiên cổ. Một mình không làm vui nổi cho Cậu Lãnh thì Bá Nhỡ lại cậy đến những đoàn thể chuyên nghiệp. Bá Nhỡ cho dựng nhà rạp lên rồi cho đi tìm phường ca công, gánh hát chèo hát tuồng ở các vùng lân cận về.
    Nhưng, được hoà hẳn lòng vào cái vui của đàn trống múa hát ầm ỹ ấy, vẫn không phải là Cậu Lãnh. Vẫn lại chỉ có đám dân bình dị cần lao trong ấp Tháo thôi. Họ coi đó là những ngày hội hiếm có và sau những kỳ chơi hội đó thì họ lại cần cù thêm với việc tằm tang. Bá Nhỡ cũng tự an ủi được ít chút về chỗ tổn phí. Rảnh việc điều động ấp, nhìn trộm Cậu Lãnh, người quản gia đáng quý ấy thường tự hỏi mình: ?oLàm thế nào cho sức của người trẻ tuổi này được hồi sinh với sự sống hiện tại? Lòng kẻ chung tình ấy cứ chuyên hướng mãi về một phía tuyền đài thì rồi ấp này đến tan mất và rồi người chủ ấp trẻ tuổi tội nghiệp ấy cũng đến kết quả cuộc đời ở một nhà thương điên nào. Sống, đâu có phải là ngồi ỳ ra đấy để chuyên tâm nhớ một người vợ chết. Nhớ thương một cách tiêu cực. Phải cho Cậu Lãnh tục huyền với đời sống mới được?.
    *
    Quá đêm, cây gạo đánh ở suối Vầu về đã chôn đứng trước nhà khách Mê Thảo. ?oPhải, vào giờ này, chuyến hoả xa ấy lật úp xuống vực gần hầm Sen đây.? Lãnh Út còn lẩm bẩm những câu gì nữa rồi mới chịu trở vào phòng thay quần áo thường ra thành đồ chế phục. Mọi khi dùng hoàng lạp, đêm tiên thường kỳ giỗ hết Mợ Lãnh, chủ ấp cho thắp toàn nến trắng. Cậu Lãnh lại mở và thả bức tranh trung đường xuống. Cậu quấn dối xong mấy vành khăn vải trắng, quỳ xuống và hướng vào lòng tranh lụa, dâng một tuần rượu.
    Ngoài hành lang, dân hàng ấp đem vàng nhang trầu rượu lên góp vào ngày kỵ bà chủ ấp. Bá Nhỡ thu nhận lễ vật và xua tay nhẹ nhàng bảo họ lui dần đi. Vì trong nhà đã bắt đầu có tiếng khóc.
    Cậu Lãnh khóc to dần mãi lên, gợi đến cái thống khổ của toàn thể một đám chuyển cữu. Nỗi lâm ly lọt xuống từng gia đình dân ấp rải rác quanh đấy. Họ lây nỗi buồn riêng, thương cho chủ ấp và nhớ đến người hoá ma. Khác hẳn mọi đêm thường, chim cú vùng Mê Thảo tắt tiếng cầm canh. Rồi tiếng khóc vụt rống lên in hệt cái tiếng người rừng ?"mình mẩy mọc lông mógn chân móng tay hoá ra vuốt -bỗng phẫn nhớ đến nhân loại bị xa cách lâu ngày. Cơn khóc rống đã đổi sang thành tiếng hú hồn. Gió hưu hưu trên nương dâu, kéo lê thê những tiếng thảm rợn ấy xuống những vùng phụ cận thấp xa.
    Cất cơn khóc, não cân bị kích động, Cậu Lãnh không tài nào ngủ được. Cậu Lãnh lại đem rượu ra uống. Khác với mọi đêm chỉ uống rượu xuông, bữa rượu này lại dùng đến đồ nhắm. Ấy là một mâm nhộng rang lối văn hoả, lòng mâm lót lá dâu da, ngọn mâm rắc lá chanh thái chỉ. Sinh thời, Mợ Lãnh bữa cơm nào cũng ăn nhộng, cho rằng nhộng là một giống sạch nhất và tin rằng ăn được nhiều nhộng thì tóc sẽ mượt óng. Kỳ giỗ này cũng như kỳ đầu trước, trong các món dâng cúng ở bàn thờ, Bá Nhỡ vẫn nhớ đến cái hèm này của người đã khuất và cho đặt lên một mâm đồng bạch nhộng rang rất to, đường kính mâm hai thước ta, phải để riêng một bàn.
    Dờ đến nai rượu uống dở đêm trước thì hũ không còn lấy một giọt, Cậu Lãnh tìm cái mõ cá lớn, cầm dùi đánh bảy tiếng. Đấy là một ám hiệu trong ấp dành riêng cho người chuyên giữ việc rượu cho chủ ấp. Đánh hết bảy tiếng ấy mà chưa lên thì lại đánh tiếp bảy tiếng khác.
    Người giữ việc rượu đã chạy lên, thở hồng hộc:
    -Dạ, bẩm Cậu, ở hũ lớn cũng chỉ còn độc một bình.
    -Vậy thì cho đào một hũ mới.
    -Dạ đào về phía nào?
    -Chỗ nào có chôn thì đào.
    -Dạ nguyên là từ năm ngoái, cụ Quản (tức là Bá Nhỡ) đặt tên cho nhiều thứ rượu tuỳ theo từng lứa cất. Mỗi lần hạ thổ cụ đều có ghi tên và ngày tháng bằng dấu vôi. Lại còn nhiều hũ cơm mới tra men cũng hạ thổ. Con không được tường lắm, sợ đào nhầm, sẽ bị cụ Quản quở.
    Cụ Quản ?"Bá Nhỡ -đã hiện vào. Vẫn hay rằng hiệu lệnh bảy tiếng mõ là để gọi riêng người dân ấp giữ việc lấy rượu, nhưng bao giờ đào đến rượu chôn là chẳng phải có Bá Nhỡ dòm nom đến. Cái người phụ việc kia thì có biết gì. Và đến Cậu Lãnh thì càng không biết đến gì nữa, ngoài cái việc cố hữ là say và thương và nhớ.
    Bá Nhỡ lên tiếng: ?oBác xuống kho lấy lên đây hai bó đuốc, lưỡi mai và cuốc bàn.?
    Cảnh ấp, những đêm đào rượu chôn, trở nên quái đản. Khách qua đường đêm vắng, tưởng đấy là một vụ chôn của hoặc là đào mả trộm.
    TYPN
  8. vokihut

    vokihut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Hướng vào nhà khách và cách nhà khách độ ba mươi bộ, có một cái gò con. Chỏm gò phất phơ toàn một giống thạch sương bồ. Sườn gò, đây đó ít gốc rền tía. Gò ấy, chính là huyệt rượu. Bá Nhỡ chôn cơm men và rượu cất ở mả rượu ấy. Ngoài Bá Nhỡ ra, cấm dân ấp không được ai lai vãng gần tửu phần. Tửu phần đã phân ra từng khu đông tây nam bắc và chia từng hàng luống như ở một nghĩa trang sơn thôn. Trên các khu và các luống tửu phần, có những thẻ tre sơn vôi trắng, viết chữ đen và sơn đỏ, có thể lẫn với bài bùa phù thuỷ. Ấy là Bá Nhỡ ghi ngày tháng từng lứa rượu và đặt tên cho từng mẻ rượu, lắm thứ tên những nghe không thôi mà đã muốn đem cái vui buồn trong lòng ra gởi ngay vào đấy. ?oVô Cố Nhân? ?"?oMê Thảo Hầu? ?"?oThuần Hoành Quận Chúa? ?"?oỨc Sấu Viên?. Đến cái tên sau cùng này trong cách tìm chữ đặt tên riêng cho rượu ấp thì Bá Nhỡ đã bày rõ cái thân mật tình cảm mình đối với tâm sự của chủ nhân Mê Thảo. Chữ Sấu Viên là tên hiệu riêng của Mợ Lãnh lúc làm thơ, Mợ Lãnh qua đời rồi, thấy Cậu Lãnh nhớ vợ quá, Bá Nhỡ bèn đặt việc ấy vào một cái tên rượu. Đêm đêm nhớ vợ chủ ấp lại uống hàng chục chén và có khi hàng vò ?oNhớ Con Vượn Gầy?! -người Mợ Lãnh vốn gầy và hai tay rất dài. Gợi cảm thay! Và cũng tốn nước mắt thay! Khi uống đến thứ nước say ấy, chính Cậu Lãnh đã ốm nhiều trận vì những đêm suông bên cạnh vò sành ?oỨc Sấu Viên?, tiếng khóc vượt qua mấy lần nương dâu trĩu sương cành.
    Cỏ gò chôn rượu bừng dậy chật xanh bóng thạch sương bồ, bên cái sáng bốc khói của đuốc lớn. Người phụ việc cầm cuốc, Bá Nhỡ cầm mai, hì hục đào. Những tiếng đục đục loài kim khảo ruột loài thổ. Lặng lẽ hơn hết là cái người chủ ấp ngồi trong phòng đợi rượu đào. Ánh sáng thản nhiên của bạch lạp toả quanh áo tang khăn trắng người tửu đồ tình chung đang vò võ đối mặt vào tranh lạnh.
    Một hũ ?oVô Cố Nhân? đã lấy lên khỏi sườn gò. Lau rửa sạch, Bá Nhỡ kính cẩn đưa nó lên bàn rượu và Cậu Lãnh kính cẩn cậy nắp gắn kín chám đường. Chén ?oVô Cố Nhân? trôi vào cuống họng thì gà trong thôn ấp gáy lần thứ ba. Bó đuốc của người phụ việc lấp lại huyệt rượu gò đang lụn tàn đóm, sèo sèo trên cỏ dầm. Vài con rắn cạp nong trườn từ hang ra, nuốt những tàn lửa đã nguội.
    Cú rừng giờ mới rủ nhau đổ một hồi tan canh. Sáng hẳn rồi, mà Cậu Lãnh chưa tàn bữa rượu giỗ, Cậu uống đến đâu, mồ hôi cứ theo chân tóc mà tuon chảy. Rồi cậu cầm một lưỡi kiếm cũ, chạy ra vườn chuối, gặp cây nào là chém ngang vào thân cây ấy. Tiếng thân chuối gãy gục và tàu lá toạc rách, làm chấn động cả cái ấp ngái ngủ.
    Sau trận rượu giỗ hết Mợ Lãnh, không lần nào người say rượu ấy khóc nữa. Chỉ có mồ hôi trào ra nơi các đầu sợi tóc thôi, hình như để thay cho nước mắt cạn. Bá Nhỡ càng lo, khi thấy chủ ấp không nói một tiếng nào, không khóc một lần nào. Có việc gì cần lắm, Cậu Lãnh chỉ cầm bút mà viết ra thôi. Bá Nhỡ ngờ rằng tâm con bệnh này đang nhảy sang một giai đoạn trầm trệ khác. Bá Nhỡ lại cầu đến bọn đàn hát nhà nghề để cứu vãn cái tâm hư ấy. Lại chèo, gõ, bộ, các phường hát có tiếng đều được quản gia vời vào đất ấp. Cậu Lãh dở chứng, xuống bút ra lệnh bãi hết những cuộc vui ấy. Một điều lạ nữa là Cậu Lãnh cũng không thèm uống rượu nữa. Rượu của mẻ cất nào Cậu cũng chê là có mùi nước lã. Để thay vào sự uống rượu, chủ ấp bắt mua pháo để đốt. Pháo bánh kêu không được to thì mua diêm sinh về chế hoá mà làm ống lệnh. Tằm, giật mình, chết cứ từng lứa. Lắm lứa đang chín, bụng đỏ ửng và trong suốt như là hổ phách, sắp kéo tơ mà chết cả vì tiếng pháo của người cuồng. Dân ấp, những người không có gia đình, đã có một số bỏ trốn đi. Bá Nhỡ ngỗi chờ cái ngày tận thế của Mê Thảo.
    Chủ ấp thôi không uống, không khóc, không nghe đàn hát nữa thì trông càng thê thảm vô cùng. Cả ngày cả đêm cứ ngồi sững mà nhìn tranh, dáng điệu như nhà sư nhập định, mắt không nhắm, miệng không mở lấy một tiếng.
    Cậu Lãnh ngồi im như thế được một năm, bóng in hẳn vào tường, đường viền quanh bóng in trông sắc gọn như nét cắt. Lấy nước cọ không đi và lấy vôi đặc quét lên mấy lần, cục bóng xám trên vách ấy vẫn cứ hiện bật lên. Thân hình Cậu Lãnh khô sắt chẳng khác gì thân hình kẻ vận hoả tâm ra để tự diệt mình. Những lúc Cậu bất đắc dĩ phải cử động thì tứ chi cậu cứ như là chân mượn tay mượn, bước đi không thật nữa và tay cầm đến vật gì thì đều sai lệch đổ vỡ hết cả. Còn cái khối óc thì hình như là đã chót cầm cho Rượu và cho Tương Tư, cầm lâu ngày quá đến không chuộc được về nữa rồi. Cậu Lãnh đã đến cái bực lỳ. Một hôm chợt thấy bóng mình trong gương đứng và từ đấy cũng không dám rửa mặt và thau nước nữa. Trông thấy bất cứ cái gì lấp loáng như mặt nước đọng là Cậu dúm người lại; nỗi hốt hoảng ghê rợn hơn cả người mang bệnh nọc chó dại.
    Bỗng một đêm mưa to gió lớn, chủ ấp choàng dậy, vớ lấy chiếc mõ cá mốc meo, đánh một hồi bảy tiếng. Đã lâu lắm những đêm Mê Thảo không bị khua động vì thứ hiệu lệnh gọi rượu này. Giữa hồi mõ thứ hai thì Bá Nhỡ đã lên, mình khoác chiếc áo tơi đêm mưa.
    -Em lấy rượu Cậu uống.
    -Ừ.
    -Một năm nay Cậu từ rượu. Tửu phần vẫn bỏ hoang và rượu chôn vẫn nguyên đấy. Gắn kỹ, chắc hương vị vẫn giữ được. Để cho đào ngay lên Cậu xem.
    Thấy chủ ấp đòi uống, Bá Nhỡ mừng rỡ cuống quýt. Hình như người quản gia được yên lòng hơn khi chủ ấp lại trở về với thói tật cũ. Ngắm chủ ấp cầm lại cái chén đã bỏ quên hằng năm, Bá Nhỡ lấy làm hân hoan lắm và tự nhủ thầm: ?oCậu cứ uống đi. Rượu đã có Em này cất cho Cậu không bao giờ thiếu lấy một giọt. Còn việc làm ăn trong ấp, cái kén tơ cái lá dâu, thuế má công xá người làm, Cậu cứ mặc Em tính liệu. Miễn là Cậu đừng buồn, may ra ông Giời mà thương lại, xui cho Cậu lại tục huyền với đời sống -đời sống nhiều khi cũng lạ chỉ tượng trưng bằng cái hình ảnh cụ thể người đàn bà muôn năm! -Cậu lại tục huyền mà hồi dần lại với cuộc đời cần lao như ngày cũ thì Em này vui sướng biết đến đâu! Cậu cứ uống đều đều đi. Uống cho triền miên ngày tháng đi?.
    Rượu vào, Cậu Lãnh lại nhớ đến đàn hát đã bẵng đi một năm tròn. ?oNày Em, cái Cô Tơ ấy độ này ở tỉnh hay nhà quê nhỉ? Hôm nào Em bảo Cô hát lại cho Cậu nghe. Một cây đàn đi theo với Cô ta thôi. Giờ Cậu sợ những cái gì là đông đúc ầm ỹ?. Câu nói của Cậu Lãnh thốt ra lúc ngà ngà, rồi tửu đồ cũng bỏ đấy và quên mất. Nhưng Bá Nhỡ thì quên thế nào được. Bá Nhỡ để tâm việc tìm Cô Tơ. Cho người đi tìm không ăn thua gì, Bá Nhỡ thân hành đi tìm lấy, lòng hửng lên như buổi mai ngày hè. ?oCậu Lãnh rồi có lẽ khỏi. Phải, Cậu mà không nghe đàn hát tức là hỏng rồi đó, tức là bệnh không thuốc nào chữa nổi nữa. Trừ phi không đủ điều kiện thì thôi, chứ con người ta sống ở đời, có ai mà lại không nghe đàn hát bao giờ. Đến người chết rồi cũng còn muốn nghe nhạc nữa là?.
    Nghe nói Cô Tơ dọn nhà hát ở bất cứ chỗ tỉnh thành nào là Bá Nhỡ lộng hiểm mà tìm đến, chấp cả cái việc người ta có thể dò biết cái án cũ tử hình còn treo trên đầu mình. Đi thông mấy tỉnh mà đều không được gặp, Bá Nhỡ bèn tìm hẳn về làng nguyên quán Cô Tơ. Quả như điều dự đoán, Bá Nhỡ đã gặp người danh ca, ở một nếp nhà gianh vùng quê Nhộn. Ông Chánh Thú ?"chồng Cô Tơ -mất đi rồi là Cô không dọn nhà hát ở tỉnh nữa, lùi về quê sống cái đời người thôn nữ làm việc với đồng áng sương nắng hai mùa. Lúc Bá Nhỡ lần về đến quê Nhộn thì Cô Tơ đang làm cỏ ở ruộng ngoài chân đê, phải cho người đi tìm về.
    TYPN
  9. vokihut

    vokihut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    -Cô đã về. Có lẽ Cô quên tôi rồi. Tôi ở trên ấp Mê Thảo mà Cô đã có lần lên hát, cách đây gần ba năm.
    -Ông tha lỗi cho. Chúng tôi quên mất thật. Đời chúng tôi đi hát nhiều nơi quá, thật không nhớ cho hết được. Dạ ông cho tìm về, hẳn có điều gì dạy bảo?
    -Chúng tôi đi mấy tỉnh tìm Cô. Nay được gặp, thật cũng bõ cái công lặn lội. Chũng tôi muốn tỉnh Cô về trên ấp chúng tôi hát một buổi.
    Cô Tơ không trả lời ra sao, đẩy chén nước mời về phía Bá Nhỡ, tay sửa lại vành khăn tang. Giời chiều đã nhuộm vàng cây cau ngoài sân, chủ nhà xin phép ông khách cho lùi sang buồng bên để thắp tuần hương chiều thường lệ ở một cái bàn thờ. Lúc trở ra, ngồi ăn giầu, Cô Tơ nói chuyện với khách: ?oChẳng nói giấu gì ông, từ khi ông Chánh nhà chúng tôi mất đi, chúng tôi không cầm đến lá phách nữa. Bất nhẫn lắm, ông ạ Bởi vì hát lên thì lại động đến vong hồn người đàn ngày xưa, ông ạ. Không biết ông có nghe qua đàn ông Chánh nhà chúng tôi lần nào không nhỉ! Tội lắm ông ạ. Bây giờ, chúng tôi giải nghệ rồi, sống cái đời goá ở chỗ thôn quê, được cái cũng nhàn và đủ ăn đủ mặc. Phần ngựa xe trên tỉnh, chúng tôi nhường lại cho các chị em đồng nghiệp còn trung thành với nghệ với tổ.?
    Bá Nhỡ tưởng đấy là một câu khách sáo, cười một cách giao thiệp. Sẵn cơm rượu bưng ra, Bá Nhỡ ăn uống tự nhiên như người nhà và nhân tiện ngày hết đã lâu, cũng nhận luôn lời chủ nhà giữ lại nghỉ đêm ở đấy. ?oỞ vùng chúng tôi, hàng quán xa quá và không được tươm tất. Chẳng mấy khi ông về đến đất cổ lậu này, mời ông nghỉ chơi lại, sớm mai hãy đi. Đêm hôm ông có cần dùng điếu đóm nước nôi gì, xin cứ gọi đứa bé nằm ở chõng tre kia.? Thế rồi chủ nhà kiếu lùi xuống nhà ngang và Bá Nhỡ cũng đi ngủ ngay, định ngày mai sẽ nói chuyện tiếp với Cô Tơ về nhật kỳ khởi hành lên ấp và định về chỗ tiền thù lao.
    Sớm ngày sau, sau tuần nước, lại có cơm rượu bưng ra nữa. Cô Tơ xin phép ăn riêng ở nhà ngang. Lúc Cô Tơ trở lên thì Bá Nhơ đang ăn tráng miệng, nhồm nhoàm nói: ?oVậy hôm nào Cô lên được ấp chúng tôi, xin Cô nhất định cho để chúng tôi cho người về đón.?
    Cô Tơ cười nhẹ vàkhoan thai nhắc đúng lại những câu hôm qua đã nói với ông khách. Cô thêm: ?oChẳng mấy khi ông lần về đây tìm chúng tôi, thực là quý hoá quá. Không nhận được nhời với ông lên hát trên ấp, thật là phụ cái bụng quý của người tri âm lắm. Nhưng không thể làm sao được. Ông miễn chấp cho.? Bá Nhỡ chào ra về, bụng nghĩ có lẽ Cô Tơ không nhận nhời ngay vì chưa có người kép nào xứng đáng để cùng lên ấp, đi với người đàn kém sợ phí tiếng đi. ?oThì ta sẽ làm người kép đó trong một buổi chứ sao. Ta không rõ ngón đàn ngày trước của ông Chánh Thú chông cô ta ra sao, nhưng Bá Nhỡ này có cầm đến cây đàn đáy thì cũng không đến nỗi là những tiếng bật bông. Rồi xem. Có lẽ ta đánh đàn đáy vào hôm đó. Đỡ được một tay kép ngoài. Cuộc vui sẽ thân mật hơn, Và ý Cậu nhà cũng chỉ muốn ít người thôi.? Trên con đường trở lại Mê Thảo, người quản ấp vui tươi như hôm vừa rồi thấy Cậu Lãnh đòi uống lại.
    Một tháng ròng, Bá Nhỡ cho đón một người kép nghiện về ấp để luyện lạ ngón đàn đáy, cung đốn thày đàn quá là phụng dưỡng cha già, chỉ đinh ninh hễ thành thuộc hết cái bí mật của nhà nghề khi đã ghim được rồi, là sẽ hạ sơn đón Cô Tơ mà xóng tơ mình với trúc người, -ít ra là một lần này -để Cậu Lãnh có dịp đầu thai lại vào đời sống.
    Mà tập đàn đáy đến như Bá Nhỡ thì tức là cướp cả nghề của kép nghiện đấy. Bá Nhỡ không thèm buông một tiếng tơ nào. Đã bấm đến tiếng đàn nào thì tiếng đàn ấy cứ chín nục đi. Không một chữ nào sượng. Tưởng có đi đàn thờ ở một cửa đình nào, thì ông thần làng lấy giải cũng không bắt được Bá Nhỡ đàn lỗi ở bất cứ khổ nào. Trông Bá Nhỡ thắt cổ chó mỗi lúc nối dây, xinh đáo để. Mà người tỉ mỉ đến thế là cùng. Không một bộ phận cỏn con nào của nhạc khí lôi thôi kềnh càng ấy mà Bá Nhỡ không thuộc. Không nói gì đến cái quá giang cái thú của đàn, đến như cái mõ phím đàn, cái vú đàn, Bá Nhỡ cũng tò mò đến. Thế rồi những ngón đàn như vê, lẩy, chụp, vuốt, nhấn, những tiếng thoảng, những chỗ xoè, Bá Nhỡ đều nhập tâm cả coi cũng như là công việc sổ sách hàng ngày trong ấp tằm.
    Bá Nhỡ đi nào lại một cây đàn đáy cũ, thành bằng gỗ trắc đã lên nước, tang bằng gỗ ngô đồng Chiêm Thành. Gỗ mặt đàn in sâu những thương tích của nghề do cái đầu gảy muôn thuở của cao bực tiền chủ đàn đã cẩn mãi vào tang. Bá Nhỡ lìa Mê Thảo, ôm cây đàn cũ ấy về quê Nhộn.
    Lần này, gặp Cô Tơ, Bá Nhỡ nói ngay: ?oCó lẽ Cô sợ không có người đàn nên lần trước, thỉnh Cô, Cô không chịu đi. Lần này tôi đem luôn cả đàn xuống, đàn thử Cô thẩm âm mấy khổ, hễ Cô thấy không đến nỗi sượng lắm, thì Cô nhận lời mời nhé!? Thế là ngồi vặn trục, thử lại dây, Bá Nhỡ đàn luôn.
    Tùng tung tếnh, dênh dênh a dênh
    Tùng tung tùng tung tùng tếnh tùng tung tụng, tung tùng tesnh tùng tênh tùng tung (xoè)
    Tùng tếnh tang tùng tang, tùng tang tếnh tang
    Tếnh tênh tang tùng tếnh tênh tang
    Tếnh tùng tếnh tênh tang
    Tùng tếnh tùng tênh tang (xoè)
    Đầu tiên, Cô Tơ còn bỡ ngỡ với những tiếng đàn mà đến mấy năm nay Cô coi như là vịêc cổ tích đã cất vào cái tủ mọt nào rồi. Ông Chánh Thú chết, Cô liền không cho tai mình nghe bất cứ tiếng đàn nào của người đàn ông nào. Cô chưa hết ngẩn ngơ thì Cô đã phải chú ý đén ngón đàn khuôn của ông khách. Những chỗ buông bắt, sao mà giống cái nghệ thuật ngày xưa của ông Chánh Thú đến thế. Miệng Cô mấp máy, cổ họng muốn dặng hắng, Cô muốn hít hơi cho đầy hai lá phổi. Cánh mũi cô phập phồng nhẹ, Cô muốn hát vo theo những khổ đàn của Bá Nhỡ cứ như thấm mãi vào người. Cô muốn quỳ xuống mà lạy tổ muôn lạy và hối vì đã có ý muốn giải nghệ. Bá Nhỡ để nằm cây đàn xuống giường, đầu dọc đàn đụng vào tà áo người chủ nhà goá. Cô Tơ nhích ra, thở dài.
    -Cô có thể cùng đi với tôi lên trên ấp ngay giờ chứ?
    -Biết nói thế nào cho phải với ông bây giờ. Chúng tôi cũng chẳng lấy làm cao quý gì cho lắm để ông phải vời đến mấy lần. Ngày trước thì lại chẳng được gặp những bực như ông cho. Tôi không thể nào đi hát được nữa ông ạ.
    -Đàn tôi còn non, Cô sợ tôi không ghim nổi chăng?
    -Không phải. Đàn ông chín lắm. Nghe đàn của ông, đến người đá cũng phải bật ra tiếng hát. Tôi nói thực đấy ông ạ.
    -Vậy sao Cô không chịu nhận nhời mời! Phách, tôi chắc Cô không quên được rồi, dẫu có bỏ lâu ngày đến đâu đi nữa. Hay là Cô chưa được khỏe?
    -Thưa ông, tôi không đau ốm gì cả. Thôi ông chịu phiền vậy. Để tôi cho tìm một người bạn tôi ở thôn dưới về ấp hát hầu các ông nghe vậy. Cũng gần đây.
    -Nếu Cô không nhận nhờ cho thì Cậu Lãnh chúng tôi cũng không dám phiền đến ai. Nếu Cô ngại điều gì, thì chỉ dám phiền Cô cất công đi cho một lần này thôi. May ra mà Cậu Lãnh tôi khỏi được, thì chúng tôi chịu ơn Cô nhiều lắm.
    -Nghe hát, khỏi được! Khỏi gì ạ? Ông nói thêm cho chúng tôi rõ.
    Bá Nhỡ liền đem tình cảnh ấp Tháo và bệnh tình chủ ấp kể tường tận cho người đào nương nghe. Cô Tơ lấy làm suy nghĩ quá.
    -Thế này ông nhá. Đáng nhẽ thì chúng tôi cũng không nói ra. Vì nó là một câu chuyện kín ở trong nhà, riêng đối với một người đã khuất. Nhưng ông đã đem việc trên ấp mà kể cho chúng tôi nghe, chúng tôi cũng không dám dấu ông về cái tâm sự của tôi nữa. Và khi tôi thuật xong ông nghe rồi, ông đừng nhắc lại chuyện lên hát trên ấp ông nữa nhá!
    -Xin Cô cứ kể cho nghe đã.
    TYPN
  10. vokihut

    vokihut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    -Đây là một câu chuyện nhà, tưởng không bao giờ có thể bận đến ta ông. Số là lúc ông Chánh nhà chúng tôi nằm xuống, vợ chồng thương yêu nhau quá mà không làm thế nào để cưỡng lại được mệnh giời, chúng tôi có thề độ với nhau một câu. Là vắng chồng rồi thì thề không uốn một tiếng hát nào cho thiên hạ nghe nữa, trừ phi? trừ phi lại có người nào dám cầm đến cây đàn đáy cũ của chồng tôi mà đàn lên lúc tôi gõ. Lắm lúc nhớ tiếng hát mình quá và lại thêm công việc nhà nhiều khi thiếu sự chi dùng, chúng tôi cũng có ý rời quê lên tỉnh để dọn nhà hát lại. Nhưng cứ nghĩ đến nhời thề đối với cây đàn của chồng mà lại không nỡ, mà lại không dám?
    -Tôi ngắt Cô một chút. Thưa Cô, tôi tuy không tài giỏi, bằng ai, nhưng tôi dám đàn vào cây đàn của Ông Chánh Thú. Ít ra là một lần trong đời tôi. Tiếng đàn hay hay không hay là ở ngón đàn của người đánh chứ có phải là của riêng nhạc khí đâu. Nếu có chiếc đàn của ông Chánh đấy, xin phép Cô cho tôi thử một vài khổ, xem nó khó khăn đến thế nào.
    -Ông để tôi nói tiếp. Nguyên cây đàn đó hình như có phù trú yểm bùa biếc gì ây. Tang đàn làm bằng nắp ván thôi cỗ quan tài một người con gái đồng trinh. Hồi còn mồ ma nhà tôi, cái đàn ấy cũng đã sinh ra nhiều chứng lắm rồi. Về sau này, cứ vào những đêm tối giời, thành đổ mồ hôi cứ vã ra như tắm và thùng đàn phát lên những tiếng thở dài và vật mình vật mẩy với bức vách, cứ lủng củng suốt đêm. Thấy thế mãi rồi nó cũng quen đi, chứ mấy lúc đầu, tôi sợ lắm. Vả chăng, vì có sự nhớ thương mà rồi cũng đỡ cái nỗi kinh hãi đi.
    -Cây đàn ông Chánh đổ mồ hôi và thở dài?
    -Vâng. Tôi không dám buộc ông tin những điều ấy. Nhưng việc đó ở nhà này, đàn bà chúng tôi thường vẫ thấy có sự linh ứng luôn luôn.
    -Cô có thể cho tôi nhìn qua cây đàn ấy không? Hiện có ở nhà này chứ?
    -Dạ vâng. Dựng ở cạnh bàn thờ. Nhưng tưởng nói qua ông nghe thế là đủ và chẳng cần ông phải xem đến.
    -Không, Cô cứ cho tôi đứng cạnh nhìn qua. Với lại, Cô cũng nên cho tôi thắp một tuần nhang trước bàn thờ ông Chánh nhà. Tuy không được biết nhau lúc sống, nhưng có hề gì điều ấy. Cũng là một nòi tài tử cả mà. Lễ nhau một lễ cũng là điều phải.
    Bá Nhỡ có một lối nói cứ soắn lấy việc, không thể nào từ chối được. Vả chăng, người cũng có cái cốt cách phong nhã. Cô Tơ đành phải đưa một ông khách nhất kiến vào xem bàn thờ chồng và nhất là cây đàn cũ dựng đấy. Bá Nhỡ đang ngắm nghía cây đàn bụi bám đầy, mạng nhện giăng cả lên mấy sợi tơ dây ?"khom mình cách xa đàn độ một với tay -bỗng đàn cũ nổ một tiếng tách gọn như cái tiếng nứt dọc bóng đèn a phiến. Bá Nhỡ giật mình ngấc lên, lùi ra một chút. Thì ra một sợi dây vừa đứt phựt, nó đang soắn quấn và rung rung gởi lại vào phòng vắng ít dư ba của thanh âm dùng dắng rỉ rền.
    Bá Nhỡ lặng lẽ thắp hương, khấu đầu làm lễ trước bàn thờ lạnh mộc. Bát hương nấu âm, tự nhiên các chân nhang đều cháy bùng lên và tàn lụn dần trên gio bát. Cô Tơ sợ quá và sắc mặt Bá Nhỡ cũng có tái nhợt đi. Trở ra ngoài phòng khách, Bá Nhỡ gật gù:
    -Hồn ông Chánh có điều thiêng lắm đấy, Cô ạ. Thế rồi cây đàn còn những làm sao nữa, hở Cô?
    -Năm ngoái, cũng có một người đến đây nằn nì tôi hát nói. Ông t acũng sành đàn lắm. Nể quá, tôi gõ mấy khổ, rồi phải bỏ dở. Và cho đến bây giờ vẫn còn hối hận.
    -Sao, sao, Cô?
    -Ông ta đàn được mấy khổ vào cây đàn của nhà tôi?
    -Cây đàn cũ của ông Chánh dựng trong buồng thờ vừa rồi?
    -Chứ ông bảo còn cây đàn đáy nào khác nữa. Nghĩa là tôi đã thề với ông Chánh tôi như thế. Tôi cũng tưởng cứ làm đúng với lời thề thì không việc gì. Nếu tôi biết trước được có sự xảy ra thế thì tôi đã ngăn được ông khách ấy. Không nghe hát thì có ai chết bao giờ. Chứ cứ nghĩ như cái lần ông khách ấy nghe hát mà tôi thấy tội cho tôi quá. Cái mạng con người, ông ạ.
    -Ông ta chết bên cây đàn?
    -Tôi không nói đùa. Và xin ông trang nghiêm lại lối nói cho. Ông khách ấy không chết. Nhưng thành ra bỏng mất hẳn nửa bên người. Ông có muốn gặp lại cái người bán thân bất toại vì ca nhạc ấy, tôi chỉ chỗ cho ông tìm đến mà hỏi chuyện. Ông ta người vùng Bắc.
    -Đầu đuôi câu chuyện thế nào, xin Cô cho được nghe rành rọt.
    -Ông ta ngồi đàn mà tôi thì gõ. Không có ai cầm trống. Mới xong được câu mưỡu. Tôi mới buông dở chữ quê sau ở câu ?oNhớ quê chàng lại tìm đường thăm quê? thì thấy ông ta rùng mình mạnh, tay đàn lìa hẳn đầy gảy, cả người rung lên mặt xám đi và mắt dại hẳn ra. Tôi vội bỏ cỗ phách đấy, chạy đến đỡ ông ta vì người ông ta cứ thế mà thỉu dần đi. Phải tìm ông thầy và đổ thuốc cho ông ta gần sáng mới tỉnh lại và nói được, miệng lệch hẳn về một bên. Nhớ lại câu ông ta nói mà nhiều lúc tôi muốn xoay nghề. ?oTôi đam mê đàn hát quá, không nghe lời Cô dặn qua về cây đàn thờ, để đến nỗi thành phế nhân, lỗi thật chỉ tại tôi. Giờ phiền Cô cho người đưa hộ tôi về nhà được thì tôi chịu ơn Cô thật là nhiều lắm.? Tôi có thuê cái võng và cậy hai người khoẻ mạnh võng ông ta về vùng Bắc. Võng ông ta vừa ra khỏi cổng nhà ngoài sân kia, thì bên buồng thờ bát nhang cũng hoá và cháy bùng lên như hôm nay ấy ông ạ.
    Bá Nhỡ ngồi một mình cạn hết chén này đến chén khác, không có hỏi thêm nói thêm một câu nào, khi cáo từ Cô Tơ, chỉ nài chủ nhà phải nhận chỗ tiền đưa về sự phí tổn lặt vặt.
    Về tới Mê Thảo, Bá Nhỡ vào thẳng buồng riêng mất một đêm một ngày, mắt không phút nào nhắm và cánh tay để trên trán đọng hẳn máu lại. Viêc tằm việc ấp, có điều cần kíp đến mấy, dân ấp cho người lên vấn kế, Bá Nhỡ cũng xua tay đuổi xuống. Thậm chí Cậu Lãnh cho đòi, Bá Nhỡ cũng không chịu lên, lấy cớ rằng khó ở lắm. Bá Nhỡ không ăn không uống, chỉ nằm dài thế mà nói chuyện riêng với riêng mình thôi.
    ?oNhư thế nghĩa là cầm đến cây đàn của Chánh Thú là phải chết. Nếu không chết thì cũng phải thương tổn đến thân thể như cái lão gì bên vùng Bắc. Ta có nên quyến luyến với cái thể xác ta nữa không? Ta thử nghĩ xem ta có còn để dành ta vào việc gì khác không? Hay những ngày mai ngày kia cũng chỉ là sự tái diễn của ngày này thôi! Đổi tên đổi tuổi lên cái ấp nuôi tằm để rồi mà hết hẳn ở đây hay là hết ở một chỗ nào khác trong không gian? Cậu Lãnh đãi mình rất hậu. Đấy là một cái ơn tri ngộ. Ta muốn trở nên một chút ánh sáng, ta muốn trở nên một cái đốm lửa để làm bừng dậy trong lòng con người tê dại này. Có thể đấy là một cuồng vọng. Có thể chỉ là một cuộc thí nghiệm xuông mà riêng mình chịu lấy phí tổn thôi. Nhưng cuộc thí nghiệm nào mà chẳng có trị giá. Hình như ta sắp đọc thấy cái ý nghĩa của thời giờ ta đang tiêu đây. Ta học nghề đàn, ta phải đánh lên thành tiếng, dẫu rằng đời chơi đàn của ta chỉ vẳng được lên có một lần, trong một trường hợp đặc biệt. Quái, sao cây đàn của Chánh Thú ám ảnh và thử thách ta đến thế! Cầm cái đàn ma quái ấy mà gảy để Cô Tơ hát, để Cậu Lãnh đánh trống! Ta muốn làm được việc ấy ngay bây giờ?. Bá Nhỡ nghĩ trước đến những nương dâu xanh lá um sau này mà mắt mình không ngó đến nữa. Bá Nhỡ nghĩ trước đến những lứa tằm chín -ruột đỏ trong suốt như hổ phách gọt mài ?"mà sau này tay mình không đụng đến nữa. Ý nghĩ trả nợ đời và đời y lúc này cũng chỉ là một sự rút ruột con tằm. Có còn vương được tơ nữa về sau hay không thì chưa biết, nhưng rồi đây cầm đến cây đàn Chánh Thú ấy mà đánh lên thì cái thác của đời tằm nào mà chẳng là say sưa. Nhả cái tơ lòng ấy ra, đánh lên cái tơ ấy cho dội vang lên một dây phút của thời gian rồi mà hết luôn với tất cả chung quanh! Bá Nhỡ muốn cười to một tiếng. Tiếng cười ấy không thành, nhưng Bá Nhỡ đã ngã vật được xuống. Và mắt người nằm đấy tuy không nhắm, nhưng lòng người ấy đang chiêm bao đến những giây khắc sắp tới của đời mình. Từng cái một, tóc người ấy trắng mãi ra như sợi cước.
    TYPN

Chia sẻ trang này