1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập Nguyễn Tuân

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi despi, 06/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vokihut

    vokihut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Vô tâm đối với xung quanh đến như Cậu Lãnh mà cũng phải giật mình khi trông thấy cái đầu trắng xốp như mây của Bá Nhỡ đang động đậy và đưa gần mãi về phía mình, bên lối cỏ của tửu phần.
    -Có hai hôm vắng mặt, mà sao đầu Em đã ngả bạc hết cả rồi?
    -Cậu tưởng đời Em còn xanh lắm sao?
    -Chết chửa, không còn gốc nào xanh. Em chịu khó xuống lại buồng riêng lấy gương soi mà xem. Tóc Em thật như là tơ trên đầu một vị tiên ông nào.
    Bá Nhỡ lại muốn cười to, tâm bận với một chữ tơ. ?oTơ tóc?. Tơ trên đầu. Tơ trong lòng. Tơ đàn. Sợi tơ cây đàn nay mai ở nhà Cô Tơ. Tiếng tơ tiếng trúc của một bữa tiệc lên đường nay mai bằng cái đi muôn thuở của âm nhạc.
    Chủ ấp và quản gia đối ẩm, thân mật hơn mọi ngày. Chén rượu chen tiếng đàn. Nhân tiện, Bá Nhỡ cũng muốn ôn lại những khổ đàn đáy, tưởng như mình sắp đi thi làm quản nhạc. Hơi rượu ủ lấy hơi tơ. Tiếng gảy kẹp lấy tiếng rót. Thời gian thản nhiên lướt trên hai cái tâm sự. Một người uống để kéo dài đời mình ra bằng sự nhớ thương một cái bóng trắng. Một người đánh đàn để càng cảm thấy rằng đời mình rồi sắp là cuộc đời của một sợi tơ do tay mình cấu đứt. Thế mà lòng người đánh đàn quyết liệt ấy cũng vẫn cứ se thắt được để rồi lại tự nhủ thêm mình rằng: ?oTa không vợ không con, đổi tuổi đổi tên họ, lẩn lút lần lữa nơi ấp người, trên đầu đội một bản án toà đại hình. Ta còn đợi gì nữa ở cuộc đời ta! Ta không chờ mong gì ai. Và tất cả cả các thứ tầu và chuyến tầu của cuộc đời này không chờ một kẻ hành khách cô độc đây. Có ai đưa ra được một lý lẽ chính đáng nào để ta không nhấn ngón tay vào phím đàn Chánh Thú! Đã nhìn thấy cây đàn cũ ấy thì phải đánh ?"đánh cái cuộc đời mình vào đấy -để rồi xem nó thành được ra tiếng gì?. Bá Nhỡ thấy cái cám dỗ của những phút muốn thử đến một cái gì, muốn thử mình với một cái gì.
    Gần tàn tiệc đêm, Cậu Lãnh vụt nhớ đến cái thèm ước cũ: ?oÀ, hôm nào Em cho tìm Cô Tơ về ấp hát một buổi. Đàn của Em nghe chín lắm. Sao mọi khi không thấy Em chơi đàn đáy! Ừ, chưa có lần nào Em đánh đàn đáy. Có Cô Tơ hát thêm vào nữa, thì cuộc đời cũng không đến nỗi toàn là những chén ?oVô Cố Nhân? đó Em ạ.?
    Chủ ấp lại đòi vợi thêm nửa bì ?oVô Cố Nhân? nữa để cho mặt giời rọi lêch ánh buổi mai rừng vào miệng những chén trào xóng còn sủi tăm. Đã trên dưới nghìn đêm rừng rồi, gà ở ấp Tháo chỉ có gáy chõ vào một chén rượu của một con người này.
    Bá Nhỡ lại xuống núi, tay không mà xuống núi chứ không có đem đàn theo như lần trước. Lần này là lần thứ ba mà một người đánh đàn tìm đến một nếp nhà gianh để cầu một tiếng hát.
    Trông thấy Bá Nhỡ bước vào nhà, Cô Tơ càng lo sợ nghĩ đến cái mộng hôm trước không khéo mà ứng vào ông khách trên ấp này đây. Đêm nọ gần về sáng, Cô Tơ nửa thức nửa ngủ chờn chợn nghe thấy tiếng người dón dén đi từ trong buồng thờ ra. Cô quay mặt lại phía cửa màn thì đã thấy ông Chánh Thú đứng sững đấy, áo xô gai rộng tay và hoen ố. Cô định vùng chạy đi thì hồn người chồng ra hiệu là không việc gì mà sợ. Ngồi men vào thành giường, cái hồn mặc đồ vải trắng bệch ấy phào phào với vợ: ?oMột ngày rất gần đây, sẽ có một người đến tìm đến để nghe mình hát. Cứ để cho người ấy đàn vào cái đàn dựng ở bàn thờ tôi. Mình đừng có ngăn giữ người ta. Mình phải hát cho người ấy đàn. Đàn xong thì người ấy lăn ra chết. Thế nghĩa là người ấy sẽ thế mạng cho tôi ở dưới cung Thuỷ Tinh này. Thì tôi mới được trở lên làm người dương gian. Đàn dưới này cho Diêm Vương trong mười vương phủ, tối tăm khổ sở lắm. Những thanh âm ngục tối, mình ôi! Mình nhớ kỹ lấy để tôi được đầu thai về cái thế giới tơ trúc trên dương gian. Lần trước đã hụt mất một dịp đầu thai ròi vì mạng cái người bên Kinh Bắc ấy còn vững lắm, tôi bắt chưa được. Thôi tôi về đây.?. Một luồng gió lạnh lay động lá màn. Cô Tơ ngồi hẳn dậy thì không thấy gì nữa. Và một điều lạ là trong buồng thờ lại có ánh đèn. Ai thắp? Bao giờ Cô cũng tắt đèn thờ trước khi đi nằm. Cô vào đến nơi thì có ba tiếng nứt tách rất dứt khoát. Ấy là ba sợi dây tiếu dây trung dây đại ở đàn đáy kế tiếp nhau mà cùng đứt. Một con đom đóm vờn bay trên cây đàn nhễ nhại mồ hôi. Trên nền tang đàn gỗ ngô đồng, có những đốm lân tinh lập loè. Cô Tơ lại gần nhìn mới biết đấy là máu của dây đàn đứt. Đầu các dây còn rung lên, ruột sợi tơ rỉ tuôn ra một thứ nước đặc sệt như máu con giời leo và xanh đục như ruột bọ nẹt. Chất ấy đọng thành giọt ở các đầu dây và lóe tia xanh lạnh lên dưới cái sáng chờn vờn của lửa con đóm. Cô Tơ thắp một tuần nhang bất thường và, đổ cỗ phách ra khỏi túi vóc, Cô gõ mấy câu hát thờ.
    Công việc đồng áng của Cô Tơ vào sau giấc chiêm bao ấy có điều trễ nải hơn mọi khi. Rồi là thấy Bá Nhỡ vào nhà cô.
    Sực nhớ lại mấy nhời trong mộng, Cô Tơ chỉ vội mời Bá Nhỡ uống nước, và bỏ mặc khách đấy, Cô lùi ngay vào buồng thờ châm đèn hương, thỉnh chuông và cầm hai đồng tiền gieo xuống đĩa xin âm dương, khấn: ?oNếu mộng triệu ứng vào người khách chơi đàn trên ấp Mê Thảo đang ngồi ngoài kia, thì tôi muốn xin mình tha cho người ấy. Mình chờ đến người sau rồi hãy đầu thai lên lại với cuộc đời bằng thịt bằng xương thật này. Cũng không lâu gì đâu, Mình muốn lúc nào thì cứ báo mộng cho tôi là tôi tìm ngay được một người cầm vào đàn của mình mà đánh để rồi chế. Thiên hạ nào phải thiếu gì người cầm đàn chạy theo vợ Mình. Có trôi sông cũng không hết. Nhưng đến cái người ngồi ngoài nhà kia thì tôi thấy không đang tâm. Tôi xin mình, mình chứng giám cho tấm lòng ngay thẳng và thương người của vợ Mình. Tôi gieo tiền, Mình bằng lòng thì một đồng xấp một đồng ngửa.?
    Tiền khất đài một mặt bôi vôi, ba lần gieo xuống đĩa thì ba lần chỉ quay tít mà cười rồi lăn ngửa cả ra đĩa, chứ không keo nào được cả. Cô Tơ hoa mắt, nghẹn nơi họng và trong người như có ai đặt hoả lò. Rồi cô lặng cúi trở ra phòng khách, không dám nhìn thẳng vào Bá Nhỡ.
    -Thưa Cô, tôi về ấp đã nghĩ kỹ rồi. Tôi sẽ đánh đúng vào cây đàn thờ dựng trong buồng. Sự gì sẽ phải xảy ra cho tôi, tôi vui lòng chịu lấy. Cô không nên lo sợ ái ngại gì cho tôi cả.
    -Thưa ông? Thưa ông?
    -Thưa Cô, tôi đã nhất định. Nếu tôi có tránh được cái việc đánh vào cây đàn ông Chánh, tôi thấy đời tôi nó cũng chẳng thêm hơn lên lấy được một điều gì. Có lẽ còn nhạt là khác nữa.
    -Thưa ông?
    -Thưa Cô? mà lần này chắc không còn có cách gì để Cô từ chối nữa. Vì Cô không phải lên hát tận trên ấp. Cô ngồi hát ngay ở bục kia. Tiện lắm.
    -Thưa, không có trống?
    -Điều đó, tôi đã tính rồi. Chừng vàng mặt giời thì võng Cậu Lãnh tôi sẽ có người cáng tới đây. Cậu Lãnh sẽ cầm chầu. Cô sẽ hát, tôi sẽ đàn ?"đàn ngay vào cái đàn ông Chánh. Thôi, Cô bảo dọn qua loa cho tôi cái gì để tôi uống mấy chén cho nó ấm bụng.
    Trông người quản gia ấy nâng chén độc ẩm, người ta phải liên tưởng tới cốc rượu mạnh của tội nhân sắp lên đoạn đầu đài. Bởi vì, chốc nữa -chỉ một chốc nữa thôi ?"khi mà Bá Nhỡ cầm đúng cây đàn thờ ấy lên, hễ bắt đầu sòng lên ba tiếng tức là ký vào một bản án tử hình đấy.
    Cả người Cô Tơ là một cõi bồn chồn không có biên giới. Cô ở nhà ngang chạy lên nhà trên, nhìn vào mâm rượu rồi lại nhìn trộm Bá Nhỡ và rồi lại chạy xuống. Cứ thế mãi. Cô muốn được trốn lánh đi đâu chứ không muốn là một niềm xúc cảm gì ở cái nhà này nữa. Cái sinh mệnh của người tự tống tửu cho mình kia chỉ đang treo vào một sợi? tơ! Và Cô sắp hát cho người ấy nghe để cho sợi tơ kia đứt phựt.
    TYPN
  2. vokihut

    vokihut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Chiếc cáng điều ấp Mê Thảo đã dựng giữa sân nhà Cô Tơ hai đầu gác lên hai cái trấu gỗ ổi già. Cậu Lãnh vẫn chưa tỉnh rượu. Hai lực điền dân ấp vực Cậu Lãnh vào, đặt Cậu ngả lưng bên gối xếp. Bá Nhỡ ra hiệu cho chủ nhân triệt soạn và mời Cô Tơ đổ phác ra mà gõ ngay đi thôi. Sau khi châm mấy nén hương vĩnh quyết vào bát hương thờ Chánh Thú, Bá Nhỡ đã khệ nệ ôm cây đàn thờ từ trong buồng ra. Cô Tơ cầm phách gõ.
    Bá Nhỡ thử dây, vặn trục đàn. Trục nghiến gắt và nấc dần mãi lên. Cần đàn ôm sát vào mặt, Bá Nhỡ ngửi thấy một mùi tanh tanh và gỗ đàn đã truyền sang lòng tay một chất nhờn sánh. Buông đầu gẩy xuống dây, đàn vẳng ngân một tiếng cuồng loạn. Và những đầu ngón tay phải ?"Bá Nhỡ đàn tay trái cũng như cầm đũa cầm bút -Nhấn xuống dây đã ran lên những cảm giác buốt nhức. Bá Nhỡ chững chạc buông ba tiếng sòng.
    Cậu Lãnh còn đang li bì vội choàng dậy, cầm roi chầu đánh luôn mấy tiếng. Người Cậu Lãnh chỉ còn ở hai cánh tay và hai cái tai, chứ cật và chân cứng đờ và mắt thì nhắm nghiền, cầm vểnh lên giời. Cô Tơ như mất hẳn hồn, cái tâm chỉ còn lên xuống theo với bực đàn. Gỗ bục dưới thân tan loãng đi đâu để cả người Cô Tơ phiêu phiêu lững lờ trôi mãi giữa không.
    Chưa bao giờ Cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kết cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết được ra. Nó là một nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống than thở của một cảnh ngộ vô tri âm. Nó là cái tấm tức sinh lý của một sự giao hoan lưng chừng. Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cữ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tuỷ. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành. Nó là cái lê thê của nấm vô danh hưu hưu ngọc vàng xo le, Nó là cái oan uổng nghìn đời của chỉ tơ con phím. Nó là một chuyện vướng vít nửa vời.
    Tiếng đôi lá con cỗ phách Cô Tơ dồn như tiếng chim kêu thương trên dậm cát nổi bão lốc. Nhiều tiếng tay ba ngừng gục xuống bàn phách, nghe tàn rợn như tiếng con cắt lao mạnh xuống thềm đá sau một phát tên. Tay phách không một tiếng nào là nhụt. Mỗi tiếng phách sắc như một nét dao thuận chiều. Và gõ đến như thế thì thật là đem cái vinh quang đến cho tre cho trúc và tạo cho thảo một một tấm linh hồn. Dưới mười ngón tay hoa múa dẻo quánh, tre trúc bật nẩy lên vì thoả thích. Đàn và hát dắt nhau mà lướt bổng. Cậu Lãnh Út mềm tay roi, càng mê tơi đi vì tơ trúc ríu ran. Chưa hồi tỉnh cuộc rượu của ấp, Cậu lại tự bồi thêm trận rượu của đêm nhạc. ?oĐàn ai đàn??
    Nắn những đương gân ngang nó gò cong mình xuống đàn nó day thịt da tê cóng trên dây sắc buốt như cật nứa, mấy đầu ngón tay Bá Nhỡ đang chịu một nhục hình bá đao tùng xẻo. Nghe phách Cô Tơ, ở những khổ rung thưa rồi mau, Bá Nhỡ say sưa trong cái nhận thức là mình đang chết dần giữa đàn hát và mỗi một tiếng trúc tiếng tơ đánh thêm lên là mình lại càng lả dần về cõi chết. Có người tự tử bằng mùi hoa ngát, có người tự tử bằng hơi nhạc. Người đang luyện phím khảo dây bỗng nở một nụ cười héo sững trên hai môi tái.
    Máu chảy ra nhiều quá. Toàn thân Bá Nhỡ đỏ ngòm. Áo quần màu trắng của Bá Nhỡ vụt trở nên vóc đại hồng, trông hệt một người phục sức để ăn thượng thọ. Người Bá Nhỡ đã là một cái vại đựng chất lỏng có nhiều chỗ rò rỉ. Máu trong cơ thể Bá Nhỡ cứ đều một dòng tuôn mà thấm lậu ra ngoài, Bá Nhỡ đã thấy khát nước. Và khắp mình mẩy, xớt nhức không biết đến đâu là chừng hạn nữa. Mỗi tiếng đàn là một miếng thịt lẩy ra. Tí một, tiếng đàn đưa nhau về nơi vĩnh quyết. Tùng. Tang. Tùng. Tùng! Tụng. Bá Nhỡ vấp một chỗ nhấn, đầu ngón chừng đỗi dây lát trên mõ phím cao quyện huyệt. ?oĐàn ai? đàn.. một tiếng??
    Vừa có một mũi kim nào châm vào cái đốt cuối xương sống Bá Nhỡ, làm cho cây đàn đột ngột bật hẳn cần dọc lên. Rồi không rõ từ đâu vào, vẫn ở đoạn xương sống, có rất nhiều hạt muối lạo xạo đánh loãng chất tuỷ người đang gò đàn. Ruột nhũn hẳn ra, óc se thắt lại, chỉ còn có cái tâm Bá Nhỡ là điều động với lớp tơ trúc dật dờ.
    Gân tay Cô Tơ xuống phách đã có chiều lảo đảo vì chuột rút. Hạt châu lẩy bẩy đọng trên môi người hát, sáng đục như mắt chuồn chuồn. Phải nuốt nước mắt mặn chát tuôn đều với máu người đàn đối diện, tiếng hát Cô Tơ có nhiều chữ buông bắt đã hết vuông hết tròn. Tiếng hát đã sưa làn rồi khê và mực hát đã có chỗ bửng. Cả hát cả đàn đang dắt tay nhau sa lầy trên cái mênh mông bùn sũng ngào vỏ ốc, mờ rộng xanh lơ ngút chân trời. Cô Tơ rùng mình. Hình như đây là pháp trường đang có những tiếng mớm chiêng đồng. Như ăn phải bát cháo lú bên sông Hắc Thuỷ, Cô mê thiếp đi. Tiếng hát méo dần.
    Thoáng một tiếng dây đàn đứt. Cô choàng tỉnh để nhận cái đầu tơ ấy bắn vào mặt. Thái dương Cô tê dại trong khoảnh khắc. Rồi vững lại tay phách, chỉnh lại hơi cổ hơi mũi, Cô Tơ hát bây giờ mới vượt qua những đỉnh nhọn của thế giới âm thanh. Tiếng hát mọc cánh, thăm thẳm trong trắng tinh khiết quá pha lê gọt. Cô đang gọi nước suối đá ngọt trào dâng lên. Tiếng phách trúc díu dan như cô đục lại được muôn điệu của muôn giống chim. Có những tiếng tre đanh thép, sắc bén đến cái mực cắt đứt được sợi tóc nào vô tình bay qua khoảng nơi phách đang bốc cao vươn mình dựng dậy như vách thành. Đôi tai Cậu Lãnh Út chỉ là cái phễu để Cô Tơ rót vào đấy cả một rừng chim và cả một suối thuỷ tinh.
    Cô Tơ giờ mới để ý đến những tiếng trống điểm. Trống người chủ ấp trẻ ấy sát phạt thật. Thật là một thứ trống lợi hại. Trong tiếng trống, có tiếng đổ nhào của ngói gạch vụn rời. Hình như tất cả những lâu đài cung điện của cuộc đời nhỡn tiền đều tan rã theo một cái roi quật xuống mặt da loài thú. Hình như phải có được vô vàn vàng lụa luỹ thế mà phí đi thì mới đổi được ra thành cái tiếng âm âm đục đục ấy. Chầu, điểm đến như thế thì khỏi nào mà tránh được chuyện oan trái với người gõ trúc.
    Lúc này, Cậu Lãnh chỉ biết có sự thẩm âm. Âm trúc, âm tơ. Còn ngoài ra Cậu không biết gì hết. Chén tống rượu cứ liên tiếp mà vơi mà đầy, gia nhân đi theo rót đưa đến đâu thì Cậu uống đến đấy. Tưởng lúc bấy giờ, cả quê Nhộn này có phát hoả, cả chung quanh Cậu đất có sụt nứt hết, Cậu cũng mặc. Cậu đang ngủ cái giấc ngủ thôi miên của âm nhạc. Không một tiếng nào lép, roi cứ như ôm lấy tang mít, rồi cứ như dán vào mặt da.
    ?o? nguyệt dãi tàn nhang? ư? Con sông hồ nước biếc?? Nhưng thật ra Cô Tơ chuyên hướng tiếng hát vào lòng người chơi đàn chứ không bận gì mấy đến người điểm chầu. Bá Nhỡ ngồi trước mặt kia, sinh mệnh chỉ còn dính vào cuộc đời bằng một vài khổ đàn nữa thôi. Tắt bản đàn, là cuộc đời người đang xuống cái đầu gẩy bằng sừng bò tót kia cũng hết luôn. Hơi tơ thiểu não như lời gởi gấm giối giăng. Nó buồn rộng xa nhoè quá một tiếng lên đường. Thôi thì đây cũng là những tiếng cuối cùng của đời, Cô Tơ cố bắt buông từng chữ cho thật chín nục để kẻ sắp hết làm người kia đem đi cho thật đầy đủ cái dư âm của cõi sống. Làn hát chênh đi như lời giã từ ngượng nghịu.
    Trong buồng thờ Chánh Thú, có tiếng cười sằng sặc ở sau cái bài vị. Bát hương bàn thờ sứ chẻ dọc làm hai mảnh, tiếng nẻ toác to gọn như mắt tre nổ trong lửa. Hai mảnh sứ nhào lăn xuống nền đất, kêu đánh xoảng. Riêng Cô Tơ nhận thấy tiếng đỗ vỡ này và hiểu nó là điềm báo hiệu của một điều linh thiêng gì. Qua cái màn mỏng nước mắt, người hát trừng trừng vào người đàn. Bá Nhỡ vốn đã còm, giờ lại càng khô sút hẳn đi. Máu tuôn ra nhiều quá, đánh đống quanh chỗ Bá Nhỡ như một khối hồng hoa. Bắt tay đàn để xuống mạnh một cái đầu gẫy thứ nhất ấy là máu trong người Bá Nhỡ vợi đi từ đấy. Và thân hình ngót dần đi và teo tóp mãi lại chẳng khác gì cái xác khô người tăng già khổ hạnh. Hình như tới một chừng mực siêu thanh nào đó, âm nhạc có cái vật tính là làm quắt lại da thịt và chuốt dài thân người ta.
    Bá Nhỡ chỉ còn là một cái bóng. Bóng loãng dần và không động. Bóng cứ nhạt mờ thêm mãi qua cái hôn mê của nỗi thảm tình thương và Co Tơ chỉ còn nhận thấy có mỗi một cái chấm sáng trên thân người ôm đàn là còn linh động. Ấy là cái mặt ngọc chiếc nhẫn ở ngón tay nắn dây. Tất cả sinh khí một kiếp người chỉ còn gời có vào một cái mặt nhẫn linh động thêo âm đàn. Nhưng mà ngón tay cầm đàn gẩy cũng đã uể oải rồi trên con phím. Rồi bẵng hẳn đi trong phòng không có một tiếng đàn nào nữa. Như một thứ keo, máu cũ khô quánh đã gắn chặt mười đầu ngón Bá Nhỡ vào mấy sợi tơ đỏ sẫm và mặt tang ngô đồng hoen ố. Mười ngón như một đã bị đóng đinh liền vào phím cây đàn.
    Máu tuôn đã hết chất nồng và chỉ còn toả ra một mùi tanh nhạt.
    Bá Nhỡ gục vào đàn, nách cắp lấy thành đàn mà nhoài ra giường. Gỗ bục đêm và thân người nhoài ra kia lạnh bằng nhau.
    Phía sau gáy Bá Nhỡ, vụt bay lên một con **** đen loang lổ những chấm tròn hồng hoàng.
    Tinh hồn Bá Nhỡ đã xuất thoát ra kia đang díu đôi cánh ốm rồi biến dần vào bóng khuya. Một con châu chấu ma nổ ruột trên tim nến lả lay.
    Thế là hết hẳn ngân rung của chỉ đàn.
    Điệu hát Hoà Mã, chưa quá một phần ba.
    Như một hành khách hoả xa tỉnh giấ lúc tầu đổ vào ga, Lãnh Út choàng dậy, hất hàm hỏi: ?oKìa, sao lại nghỉ lâu thế! Nối lại dây chóng vào?.
    Cô Tơ bỗng oà lên. Tiếng khóc nức nở thê thảm. Cô chạy lại đỡ xác Bá Nhỡ, đẩy chiếc gối may vào gáy một tấm thi hài co quắp. Cúi mình xuống cái xác dầm dề đỏ, Cô Tơ đang vuốt mắt cho Bá Nhỡ, bỗng lại giật bắn mình lên vì một tiếng tách nữa nổ ngay cạnh Cô. Cây đàn vừa bị tay người lạnh thả dần xuống mặt bục, đang tự tan vụn ra từng miếng con. Phím long rồi, cần, thành, tang đều tung bật hết mộng chốt, và cùng một lúc nhả hết những đường sơn gắn. Đàn chỉ còn là một đống vụn gỗ linh tinh những bừa bộn bên một cuộc đời đánh đàn đang khô dần lớp máu cuối cùng.
    Lãnh Út -nước mắt vận chuyển hết vào nội tâm thành một niềm tư lường im vắng ghê lạnh -chống tay vào cầm, ngây sững như đất tượng nung, ngủ ngồi ngay dưới chân xác chết mất một nửa phần đêm và lan sang nửa ngày sau, mắt mở to, mi không chớp lấy một lần.
    Tỉnh giấc ngủ ngồi, Lãnh Út nhẹ đặt thi thể Bá Nhỡ vào cáng đưa về Mê Thảo. Chiếc cáng đi theo cái đà của gió mưa thuận mùa. Lãnh Út bám vào đòn cáng mà lần về ấp. Lẽo đẽo chạy theo sau xa là Cô Tơ, mặt chùm kín vuông khăn lượt trắng mỏng.
    Bá Nhỡ được hạ thổ vào lúc xế chiều. Và ngay buổi tối ấy, tửu phần cũng bị khai quật luôn lên. Mặt đất gò rượu ngổn ngang đất đào và vô vàn là chum là hũ bị tháo nút ngả nghiêng ở miệng huyệt rượu. Nhiều vò rượu, nước sánh đặc chảy ra lênh láng. Nhiều hũ cơm ủ đang kết men, -lắm cái hình bó và sắc cốt hiện lên đẹp như phát khanh tướng đến nơi.
    Sẵn bó đuốc cháy, Lãnh Út vứt luôn vào tửu phần khai quật. Gò rượu phát hoả. Lửa men khê nồng bốc lên liên tiếp. Cho đến hết canh ba mà ngọn lửa men rượu xanh lè cũng chưa dịu ngọn. Đêm phóng hoả tửu phần, thảo mộc chim muông vùng Mê Thảo bị một trận say lây. Cây cành cỏ lá đều mên man rũ rượi rầu nhũn. Thú ngàn rống to lên như cảnh động rừng. Chim bị say, cánh cụp cứng lại mà lìa khỏi tổ, rụng xuống đất như quả chín rời cành mẹ.
    Lảo đảo, Lãnh Út lắp bắp ấm ớ nói mê giữa một giấc chiêm bao không ngày tháng: ?oSau một cái tử biệt, giờ ta phải tính đến một nỗi sinh ly khác. Đối với đàn, hát, từ bây giờ ta nguỵên làm một người điếc, một người cô đơn một người phản bội. Và trên vong linh Bá Nhỡ, ta thề độc là không bao giờ cầm đến một cái chén nào của cuộc đời này.?
    TÁI BÚT.- Một năm sau, ấp Mê Thảo mọc lên một ngọn chùa. Chùa Đàn. Chùa Đàn nhận tượng mới và chuông mới vào trước kỳ giỗ đầu Bá Nhỡ mười hôm.
    Cô Tơ đòi giữ việc kinh kệ cho Chùa Đàn và nhận trông giúp luôn hai mẫu dâu ruộng bầu hậu cho Bá Nhỡ. Dưới nhà thờ, có bia bầu hậu cho Bá Nhỡ, ghi ngày kỵ và lễ vật dâng vào định kỳ ấy. Ngày kỵ Bá Nhỡ, dân hàng ấp đều được nghỉ việc tằm tang bốn buổi liền.
    Bệ vôi nhà thờ tổ chưa có pho tượng Phật nào. Nhưng ở đấy, sau bát hương đặt một tảng gỗ đẽo có ngọn vút lên, trông xa như một gốc trầm. Lại gần nhận kỹ thì là cả một cây đàn đáy với những nét chính của nhạc khí tạc chìm vào gỗ mộc. Cứ vào hai buổi chuông chiêu mộ, tảng gỗ thờ đó lại đổ ít mồ hôi dầu và xê động khỏi chỗ. Ngày nào, Cô Tơ cũng phải kê đặt lại tượg đàn thờ.
    Được hai năm thì ấp Mê Thảo sang tay chủ khác, người ngoại quốc.
    Lúc bán ấp, Lãnh Út cố điều đình vẫn giữ lại hai mẫu tự điền vốn cất ra làm ruộng hậu.
    Chùa Đàn dựng trên khoảnh đó.

    TYPN
  3. vokihut

    vokihut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    III.-MƯỠU CUỐI
    Quê Tương, mùa xuân một năm tuổi
    Kính gởi sư thầy Tuệ Không
    Chùa Từ H?
    Kẻ không đi tu này, muốn bạch cùng sư thầy Tuệ Không một vài điều để cùng luận với Nhà Chùa một thái độ về đời sống. Trước khi hầu chuyện Nhà Chùa, sư thầy cho phép chúng tôi nói chuyện với những độc giả cũ thân mến và trung thành của chúng tôi về thiên truyện bỏ dở đã.
    Nhà Chùa cứ thỉnh xong hồi chuông chiều một trăm linh tám tiếng ấy đi thì chúng tôi sẽ trở lại với Nhà Chùa đấy.
    Vậy là tôi đã đọc xong ?oTÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC? trong một bụi lau cao, rừng tù kéo lê thê cái bóng chiều hôm thượng du. Tôi đọc chỉ có một hơi, say sưa đau khổ với người trong đoản thiên. Trong lúc đọc, có một người lính tập cầm súng bên, tầm mắt dán xuống một giải đường đỏ lượn dưới núi để xem hễ có Tây quản trại xộc lên khám công việc, thì ra hiệu cho tôi biết. Tôi đọc hết ?oTÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC? thì kèn đồng trên lô -cốt đồn cũng nổi một hồi rôm ?"bê. Tôi phủi đất ở quần áo, đứng lên, lần về trại giam. Tôi thất thểu trên dốc núi, khuôn cái lòng mình vào tâm người trong tập đoản thiên giắt trong túi -dết. Hình như chân tôi đang bước hộ ai đâu đây, theo một cái đà đi của người trong nhật ký. Phải, ?oTÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC? chỉ là một tập nhật ký mặc dầu người viết nó không dùng ngôi thứ nhất lúc tự thuật, không ghi niên hiệu của biến cố và đã đổi hết tên người tên đất. Dưới tập vở viết, chỉ chua: ?oGeorges Philippar, 1932?. Tức là? Lịnh viết trên một con tầu bể chạy đường Cực Đông, sau khi bỏ ấp, xuất dương, làm bồi tần sống cuộc đời công nhân và truy tuỳ Cách Mệnh ở ngoài xứ. Chính chiếc tầu to lớn này, kỳ hạ thuỷ chạy đường Viễn Đong Thượng Hải đã tải rất nhiều khí giới của đế quốc gởi sang Thượng Hải để đàn áp Cách Mệnh Trung Hoa và chuyến về đã bị đốt cháy ở giữa Hồng Hải. Tôi ngờ Lịnh có dính vào chuyện Georges Philippar phát hoả, làm chết một nhà báo tâm huyết Albert Londres và suýt chết luôn một ông quan xứ ta đi đón một ông vua Bảo Đại về nước nhận ngôi. Tôi nhớ rằng nhiều lần Lịnh đã giảng kỹ cho tôi về các công tác phá hoại.
    ?oTÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC? đích là một quãng thiếu thời của Lịnh lúc còn mê man o bế cái sống cá nhân của mình. Trái với lời rào đón khiêm tốn của tác giả nói về phép hành văn, tập nhật ký diễn theo một lối thuật hoài đặc biệt đã đem đến cho tôi nhiều rung động hiếm có. Ra khi người ta đã có một cái tâm sự và lại thiết tha và lại chân thành khi gởi nó vào giấy mực, thì người ta chấp được cả sự tưởng tượng của ngòi bút lành nghề. Và Lịnh, nếu chỉ cứ chuyên nhất vào cuộc đời chính trị, văn nghệ bị thiệt thòi hẳn đi về nhiều nỗi.
    Đi theo tốp lính áp giải về trại, đầu tôi còn ê ẩm vì không khí một cái ấp nuôi tằm trong nhật ký. Đấy là một cái ngục tối. Ấp Mê Thảo là một cảnh địa ngục mà lính canh là rượu, là hát, là kỷ niệm, là sự nhớ tiếc một người vợ chết. Ở tù, còn có thể vượt ngục được. Chứ đã ở đến cái ấp Mê Thảo ấy, có đủ tiền, có thừa rượu và sự chiều chuộng của đời sống dư nhàn thì chỉ còn có chết oan uổng ở đây thôi, chứ còn thoát ly thế nào được. Vậy mà Lịnh đã xổng ra được. Để mà đang là một con số 2910 đi bước một xuống dốc núi, trước mặt tôi.
    Tôi nhìn Lãnh Út -Lịnh ?"2910 mà rờn rợn cho một cuộc đời. Tôi nhìn Lịnh như một người đã bị thần trùng bắt đi, tra khảo mãi không xưng mà rồi lại còn được trả về đời sống. Ghê thật! Một người đã được cuộc sống phong lưu bỏ tù vào cái vỏ cá nhân tự cưng dưỡng mình, một người đã chìm nổi về rượu suýt chết vì rượu và đã làm chết lây người khác bằng đàn hát sở thích, một người đã trối ngấy lên vì rượu vì nhạc dầm dề cơ thể, một người đã ốm những trận thập tử nhất sinh vì những cảm giác ma tuý ấy, người ấy có quyền nói câu này mà tôi nhớ mãi: ?oNay tôi không sợ bắt bớ tù tội và tất cả sự đàn áp của kẻ thù mà tôi chỉ sợ người mời uống và rủ đi nghe hát.? Tôi tin được câu nói ấy của Lịnh.
    Lịnh đã đem những tuổi hoa niên cầm cố cho ma men, đã uống một bữa rượu dài ba bốn năm ròng, -mặt giời mặt giăng chỉ có kế tiếp triền miên mà rọi vào một cái cốc quen thuộc của con người ấy. Lịnh ngồi im sững trong không và thời gian đến nỗi bóng mình tụ thành vệt lên vách vôi, đã từng nghe người ta vừa hát vừa khóc và nghe người ta đàn đến cái mực hộc máu ra mà gục chết dưới gốc nhạc khí, đối với một người sa đoạ và sám hối như thế, cuộc đời còn nỡ đủ tàn ác và bất cố liêm sỉ để mời người ấy nghe lại một khổ đàn hoặc cầm một cái cốc nữa không? Nghe hát đến chết người, uống rượu đến suýt chết cả mình, đích là cái quá khứ Lịnh chứ còn là của ai vào đấy nữa!
    Không phải là Lịnh thù oán gì tửu và nhạc đâu. Lịnh chỉ đổi đi cái đối tượng của mê mải -người Lịnh lúc nào cũng chứa nỗi say đắm một cái gì ?"và hướng dục vọng mình vào một phía mới nào nó rộng rãi và đúng nghĩa hơn. Lịnh vẫn là một người say cái Đẹp, say cái Say. Nhưng sau cái thời kỳ hỗn loạn của ấp Mê Thảo, giờ Lịnh là người tình nhân của Cách Mệnh, Lịnh chỉ nhận có những chén mà công cuộc trao cho, thưởng cho mỗi lúc phá một cái gì để dựng lại một cái gì. Những chén ấy, thường Lịnh uống cả cấn. Lịnh vẫn say như ngày xưa, nhưng không cần mượn đến cái thứ rượu tầm thường ta vẫn nhắp vào lúc vui lúc buồn hằng ngày. Trận say thứ hai này trong đời Lịnh ?"2910, có lẽ đến lúc tắt nghỉ, Lịnh cũng không thèm tỉnh lại. Với cuộc Cách Mệnh Thường Trực của cuộc đời chênh vênh lạc nền tảng này, ai đã dám nói một câu chót?
    Đêm ấy ở trại an trí, tôi châm đèn thức khuya hơn để đọc lại tập nhật ký của Lịnh. Mãi đến hai ngày sau, tôi mới trả Lịnh với một câu: ?oDẫn rượu của đời sống vào cuộc đời bút mực đến một chốn hãi hùng như thế, chừng như cũng mới chỉ có anh. Bởi vì cái tâm sự của anh cũng dị thường lắm. Tôi muốn xin phép anh, mượn anh những tài liệu sống đó để sau này xây một chút không khí gì cho một thứ văn phẩm nào của đời tôi nghèo hẹp, anh có vui lòng không?? Không cần suy nghĩ, Lịnh dúi ngay tập bản thảo đó vào túi dết tôi: ?o2910 biếu luôn anh cả cái bản thảo rách bẩn này. Anh giữ lấy làm cái kỷ niệm của một lần gặp nhau. Anh muốn dùng nó làm gì thì làm??TÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC? sang tay anh cũng là phải. Vì xem chừng như anh cũng là nòi rượu, thích đàn hát và ưa bay nhảy lắm thì phải. Đời tôi đời anh, nếu tôi đoán không nhầm thì hình như cũng đã có nhiều đoạn đường song hành.?
    *
    Bạch sư thầy Tuệ Không,
    Bây giờ tôi mới được hầu chuyện sư thầy về cái nghĩa sự sống sự chết trong đời người. Và tôi muốn cho một nhân vật trong ?TÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC? được đối chất ngay với sư thầy.
    Ấy là Cô Tơ.
    Và Cô Tơ, chính là sư thầy lúc này đó.
    Cô Tơ, Tuệ Không, chỉ là một.
    Cũng như Lãnh Út -Lịnh ?"2910.
    Nhà chùa không được chối, bởi vì Phật của Nhà Chùa bảo thế. Sư thầy bỏ Chùa Đàn, sư thầy tìm ra quét lá ăn mày sư tổ ngoài tỉnh Đông. Rồi sư thầy gởi mình ở Quỳnh Lâm, Dật Yên, ở Chùa Keo, chùa Dận, Yên Tử, Chùa Cói. Sư thầy tu, kể cũng đã tốn nhiều chùa! Đi tù về, tôi bận lòng về một tập nhật ký đem theo xuống núi và tôi đã cố dò tìm hỏi han về hành tung của sư thầy. Bằng cách gì? Đó là cái công phu riêng của ngưòi nghệ sĩ muốn tìm lại một cái kiểu mẫu người sống để đối chiếu mẫu cũ với một sự sáng tạo hiện nhiên của nghệ thuật. Nhà Chùa không thể hiểu được! Sư thầy chỉ cần biết rằng tôi đã bắt mối được với cuộc đời tiêu cực của Nhà Chùa. Sư thầy hãy gấp cuốn Kinh Hoa Nghiêm lại. Và ăn bớt của Phật một vài tuần nhang thắp, để cái thời giờ đó mà luận định lại một thái độ tư tưởng, -cùng với kẻ vô đạo này.
    TYPN
  4. vokihut

    vokihut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Vậy là trước khi đi tu để chối đời sống, sư thầy đã là con hát của một cuộc đời sông hồ. Và ở cái lãnh thổ này đang cần đi gấp đến sự thực hiện hoàn toàn của lịch sử và chưa qua được giai đoạn quốc gia, sư thầy không thể đùn cho ai mà không nhận lấy cái dĩ vãng ngày nọ của sư thầy, nguyên chỉ là một thái độ người thương nữ của bến Tần Hoài. Và ra điều rằng mặc mãi gấm vóc tơ lụa rồi thì bây giờ mặc sang vải cứng nhuộm nâu chăng? Ra điều rằng chán nơi tử các phồn tạp thì lại đi tìm cái mộc mạc lặng lẽ ngày nay để làm đối lập cho cái sán lạn ồn ào ngày trước, mà sư thầy đã quên quê hương sinh trưởng, quên tên thật tuổi thật, sư thầy đã vỗ đời sống để đem đổi tất cả thành ra một cái đạo hiệu? hoặc đi hát hoặc đi tu, riêng trong hai việc mặc và ở dẫn ra đó, có lúc nào sư thầy nghĩ đến những người đã cung cấp cho sư thầy những điều cần dùng hằng ngày ấy cho thể xác không? Có lúc nào sư thầy nghĩ đến một người thợ dệt -dệt tơ cũng thế dệt vải cũng thế, -một người thợ mộc một người thợ nề? ?"xây nhà gác cũng thế mà làm đình làm chùa thì cũng thế. Để trả để đáp đền lại cái công phu của bấy nhiêu con người ấy, sư thầy trước kia đã gõ một cỗ phách và bây giờ đang gõ một cái mõ. Trước là một tiếng trúc của con người không chịu cảm thông với thời thế, giờ là một tiếng gõ của con người đi trốn sống. Tôi không dám bảo rằng thanh âm không có giá trị trong công việc đổi chấc của nhu cầu hằng ngày. Vì cho đến bây giờ, cái tiếng gõ của một đồng xu một đồng bạc, không những vẫn có chân giá trị của nó mà lại còn rất nhiều thế lực ở đời trao đổi nữa. Nhưng ở thị trường của đời sống, cái tiếng gõ mõ của Nhà Chùa quả đã vượt ra ngoài mọi ước lệ của giao dịch. Và cho rằng đã lập dị được trong sự ăn chay thì con người ta có quyền bắt đời sống tiêu cái thứ tiền giả đó sao? Thà sư thầy lại cứ là ?ocái Cô Tơ? ấy mà gõ cái tiếng tre đực như xưa, cuộc đời còn thấy thái độ ấy là có nghĩa hơn.
    Nhân nhắc lại tên Cô Tơ mà tôi lại ngẫm thêm về cuộc đời của nhân vật ấy trong ký sự. Tất cả giá trị cả Cô Tơ ấy trong ?oTÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC? là đã làm cho Lãnh ÚT tái sinh lại qua cái chết của Bá Nhỡ. Qua cái huỷ thể của một người đánh đàn, Cô Tơ đã là một cái cớ thiêng liêng để Lãnh Út thác sinh lần nữa vào cuộc sống. Cùng một lúc, làm chết một người đàn ông nhạc sĩ này để làm sống lại một người đàn ông nghệ sĩ khấc đang li bì dìm mình trong nước độc, rồi Cô ta lần đến một ngôi Chùa Đàn đeer mà tự tử dần ?"hay nói là đi tu thì cũng thế. Sao lại có thể vô lý như thế được? Vụ tự tử câu dầm lâu ngày ấy chưa đến đoạn chót hoàn toàn tắt thở. Vì cho đến lúc này, sư thầy vẫn còn ngồi ở dìa đời sống để nhai cái hạt lúa của cuộc đời tạo ra và để đánh dấu cho sự có mặt mập mờ của sư thầy ở cuộc đời, ngày nào sư thầy cũng nện mạnh một cục gỗ vào hai lúc lặn và mọc của mặt trời. Trước khi chết hẳn mà chữ Nhà Chùa gọi là tịch, về chỗ thanh toán một cái nợ áo và cơm ?"sư thầy tưởng ăn côm không có thịt và mặc áo vải là không chịu không nợ chung quanh hay sao? -của cuộc đời, đời sống muốn sư thầy trả cho bằng những tiếng gì không phải là thanh âm mõ.
    Bạch sư thầy Tuệ Không -nhất danh nữa là Cô Tơ.
    Đối với đời sống cần phải sòng phẳng, thái độ của sư thầy là một chuyện đánh bạc gian và cái thời khắc biểu của Nhà Chùa chỉ là những ngày tháng cảu một bệnh nhân trầm trệ. Sự hô hấp của tăng già chỉ toàn có thán khí thôi, lúc hít vào cũng như là lúc thở ra.
    Ông Phật bảo rằng muốn là khổ. Và muốn không khổ thì chúng ta nên giết chết những cái muốn đi bằng cái việc ta tự tử ta và cổ động điều đó thành một phong trào có hội sở hương khói ngày ngày, hồ bóp nén con người tình cảm chúng ta cho nó ngạt chết hẳn đi.
    Lý trí của những người lành mạnh, trong nhân loại lại dạy rằng chúng ta còn khổ mãi thế này là vì chúng ta chưa thành đạt trong cái ý nguyện làm người của người đời. Chữ muốn, ta phải viết hoa nó lên. Cái Muốn ấy tức là Khoa Học, là những khoa học và rồi nó sẽ là cái thành công của Cách Mệnh.
    Còn có dục vọng nào chính đáng sâu sắc rộng đẹp bằng ý thức của Cách Mệnh! Cái Muốn trong chủ định đi tới chỗ thành Con Người hoàn toàn ấy sẽ đặt ngay Nát Bàn ở giữa cuộc đời thật tại này để ta có thể dờ mó được. Vậy mà có những pho sách gỗ in đã bảo sư thầy nên diệt hết những dục vọng cao quý ấy đi để chạy theo một bóng hạnh phúc ở mãi chỗ huyền ảo nào. Ấy thế rồi sư thầy mặc áo thật của cuộc đời, ăn hạt gạo thật của cuộc đời để phản ngay đời sống bằng cái sống lộn sòng như thế đấy. Không thừa nhận đời sống để mà nắn chuốt lại đời sống theo những phép tắc xây dựng của thực tế, vỗ tuột công ơn của đời sống bằng một cái thái độ tiêu cực ấy, chừng như cũng chỉ có những người cungc một nhãn hiệu tư tưởng với sư thầy mới làm nổi được việc ngỗ ngược bất công đó thôi.
    Bạch sư thầy Tuệ Không.
    Đời sống là do chúng ta làm ra cả. Bây giờ nó còn hỗn độn, nó còn lệch vẹo. Nhưng một ngày tới, nó sẽ đẹp, nó phải đẹp, nó sẽ không là bể nước mắt như bây giờ mà nó sẽ là những công trường của vui cười. Để tới cái tương lai ấy, chúng ta có mặt ở cuộc đời để mà dính vào cái phần kiến trúc riêng của mình vào công việc xây dựng khổng lồ chung kia. Đằng này sư thầy trốn chạy cuộc sống bỏ đi ngồi riêng ra một chỗ để chuyên soi mói đến cái phần không hay của nhân loại và định tốt đẹp riêng lấy một mình. Đáng lẽ phải là một ngưòi thợ thì sư thầy lại đã đi tu. Đáng lẽ phải ngồi ở một cái nhà máy, thì sư thầy đã tìm một mái chùa. Niềm giác ngộ ấy, nếu có thành quả, thì lại càng đày sư thầy vào một tội vị kỷ. Nói theo giọng Nhà Chùa nữa, thì chúng sinh thế giới còn chìm đắm đông như cát sông Hồng Hà, sư thầy Tuệ Không định thành Phật với những ai? một mình chăng?
    Trong ?oTÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC?, đã có một Cậu Lãnh Út biến cải thành một con số 2910. Để đăng đối với Lãnh Út ?"2910, sao lại chỉ là Cô Tơ -Tuệ Không? Sư thầy có thấy thiếu hẳn sự cân đối giữa hai nhân vật chính ấy của CHÙA ĐÀN không? một đằng là sôi nổi sức sống, một đằng là dằng dặc những ám khí. Một bên là đường đưa vào dương gian, một bên là lối dẫn về cõi chết. Phải, sư thầy đang tự tử đó. Viết đến đây, bất giác tôi lại nhớ đến một cái tin vặt nhật báo nọ.
    Số là có một thiếu phụ đã gặp điều bất mãn giữa cuộc sống mâu thuẫn này. Thiếu phụ đó đã bỏ cái nhà mình đến ở một cái nhà của ông Phật để trở nên một ni cô, nghĩa là trở nên một người ăn cắp gạo và vải của cuộc đời. Đời sống chưa kịp đưa sổ đến hỏi nợ ni cô về chỗ ăn mặc trong suốt một thời kỳ lẩn lút đời sống đó thì đùng một cái, không rõ vì lý do tình cảm gì, ni cô đã chấm dấu chót cho cuộc tự tử dần bằng một nhát dao. Tờ báo đã nêu việc ấy lên dưới cái đề: ?oNi cô Mỗ đã quyên sinh!?.
    TYPN
  5. vokihut

    vokihut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    A Di Đà Phật, tôi đọc tờ báo mà muốn cười. Vì rằng chẳng cần đến cái mũi dao kia mà thiếu phụ ấy đã tự an táng mình khi đổi mình ra thành một ni cô rồi kia mà. Cái chết gây nên bởi mũi dao này, là một vụ tự tử lần thứ hai và nếu có đả động đến vụ quyên sinh ấy của người tu hành, có lẽ tờ báo kia nên thêm vào hai chữ lập phương nữa thì mới phải.
    Sư thầy,
    Tại sao tôi cứ đòi chen lấn vào những trang kinh nhật tụng của Nhà Chùa và giở lại những tờ dĩ vãng của Nhà Chùa? Đối với sư thầy thì Cô Tơ ấy đã được sư thầy mai táng và tụng kinh sám hối cho rồi kia mà!
    Không, Cô Tơ ấy phải sống ?"nghĩa là sư thầy cũng phải tái sinh ngay lại vào cuộc đời thực tại này. Không cần phải đợi cho tóc mọc lại ?"vì cần kíp lắm rồi ?"sư thầy Tuệ Không hãy trở ngay vào cuộc đời đi. Hãy trả lại cho mái chùa cũ những câu kệ ngâm đã bao lâu nay. Hãy vứt lại cái mõ, cầm ngay lấy đoạn trúc xưa mà hát lên một bài cho xứ sở rung thêm lên nữa với công cuộc đang sinh thành. Trước mắt, quanh ta, Cô há chẳng thấy công cuộc đang tưng bừng đi tới. Và trên xứ sở này đang ngổn ngang những công trình xây dựng mới, có rất nhiều người thợ vấp ngã vì run rẩy vì bồng bột vì mệt nhọc vì vội vàng. Hãy hát lên, Cô Tơ! Cầm ngay trúc ra mà nhịp đi. Bắt cao giọng nữa lên. Cái lâu đài của Thị Trấn Ngày Mai chót vót mấy mươi từng, đỉnh đụng mây cao thế kia mà!
    Cô hát lên những đau khổ những gian nan những lẩy bẩy những thí nghiệm những oan uổng bất đắc dĩ của Con Người và những cố gắng những hy vọng của cả hiệp thợ. Không vịêc gì mà dụt dè, Trước là một việc, giờ là một chuyện khác. Trước hát cho dăm bảy kẻ nghe trong một khung cảnh ích kỷ ốm yếu. Giờ hát cho cả một quê hương đang vi vu gió mới và ***g lộng một trời cao rộng chói loà.
    Lịch sử đang chép những thanh âm của Cô đấy và đánh giá tiếng hát Cô ngang hàng với những tiếng nhát búa, nhát bay tiếng gặt hái của tất cả một thời.
    Cô hát nhiều nữa lên. Lời đã có thời đại đặt hộ. Điệu cũng thế.
    Cho tới ngày nay, chưa có cuộc Cách Mệnh nào của Con Người mà bỏ được tiếng hát, Cô Tơ ạ.
    (Chùa Đàn của Nguyễn Tuân, do dangpm@yahoo.com chuyển tải)
    TYPN
  6. Cyclo

    Cyclo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    0
    TRÊN ĐỈNH NON TẢN

    "Núi cao sông hãy còn dài
    Năm năm báo oán đời đời đánh ghen"​

    Làng Chàng Thôn, tổng Kim Quan, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây là 1 làng trung du mà 2/3 số dân làm nghề thợ mộc. Cái chàng cái đục của dân Chàng Thôn k0 những được người trần biết đến mà thỉnh thoảng dăm bảy năm một, lại có người tiên trên núi hạ sơn cầu đến, sau những vụ lụt to tháng 8 đánh chìm hết những làng ở rải rác phía chân núi Tản Viên.
    Vài năm năm một, vua Thuỷ lại dâng nước 1 lần như thế lên chân núi Tản, lên lưng chừng núi Tản, lên đến đỉnh núi Tản. Nhà cửa, trâu dê bò lợn, hoa màu bị ngâm nước cứ hằng tuần trăng một, rồi chết, rồi nẫu, rồi rữa, rồi tan theo với ngọn nước lúc rút, tiếng nước xiết réo lên như thiên binh vạn mã. Mỗi 1 kỳ nước trắng cuộn dâng lên vùng non Tản cao ngất trời xanh, rồi lại cuồn cuộn rút về thuỷ quốc, dân gian khổ hại k0 biết thế nào mà lượng được. Có nhiều làng bị nạn nước, toàn thể sinh linh đều biệt tích. Nóc đình các làng bị nước phù sa chôn chặt, nhiều khi phải đào móc mãi mới dò được ra dấu vết cũ. Ở nhiều chỗ k0 ngờ tới, người ta thường còn đào thấy những hài cốt kỳ quái của loại động vật đời thạch khí. Trận hồng thuỷ đã đem từ những nguồn, những ngàn xa nào, biết bao con vật quái về chôn tại vùng xuôi này. Như là cái mai con dải to bằng cả 1 cái giếng làng đào thấy cạnh cái văn chỉ hàng huyện huyện Tùng Thiện chẳng hạn. Còn nhiều thứ xương cốt của nhiều giống thuỷ quái khác nữa bị giạt vào các chân đồi, vào giữa thung lũng các xóm núi, mà nước rút xuống mau đã ký táng vào khu vực tỉnh Đoài. Mỗi lần đào thấy dưới những lớp dày cát phù sa, dân sở tại nhìn nhau, hỏi nhau bằng cặp mắt sợ hãi. Ở khắp mấy vùng Vệ Đỗng, Nam Toàn, Thạch Bàn, Văn Mộng đều có đào thấy như thế cả. Lắm ông già tuổi thọ đã linh trăm tuổi mà cũng chịu, kêu rằng cha ông bình sinh cũng chưa từng có nói đến những việc đào được cốt như thế.
    Nhiều cái cốt khí lạ k0 biết thế nào mà nói. Có 1 lần, người Mường ở xóm Đá Chông, ngay chỗ sát dìa chân núi Tản, về vụ làm rẫy tháng xuân, đào được k0 biết bao nhiêu là đống xương 1 loài chim to lạ quá ; người ta ngờ rằng đấy là những chim rừng của rừng hoang núi Tản, những con chim ấy lúc sống có đủ thịt da lông, thì cũng phải to gấp 5 hay 6 lần thân những con hạc gỗ thờ bên hương án các đình cổ. Tục truyền những trận hồng thuỷ dữ dội tàn khốc như thế là gây nên bởi cuộc đánh ghen giữa vua Thuỷ và 1 vị thần trong 4 vị Tứ Bất tử nơi thế giới u linh : thánh Tản Viên, chúa Liễu Hạnh, Chử Đồng Tử, và Phù Đổng thiên vương. Trong 4 vị này, sau chúa Liễu Hạnh hay đùa ghẹo người trân nhỡ gặp phải, có người nào hay biến hoá nhiều nhất và tàng hình lẫn vào đám người trần mắt thịt, thì là thánh Tản Viên. Thánh Tản Viên đã gây thù kết oán với Tiểu Long hầu, con vua Thuỷ Tề. Thần Núi và vị hoàng tử Nước kia đã là 2 tình địch 1 thiên tình sử thoát phàm trong cái mơ hồ vô tận ở tít trên 1 chỏm non xanh, ở tít tận dưới đáy 1 thuỷ cung. Hai kẻ tình thù mỗi lúc đánh ghen nhau thì muôn ngàn sinh linh đồ thán. Mỗi 1 kỳ đánh ghen, nước các vùng lại đổ về như thác và dâng cao mãi lên ; đỉnh non Tản, muốn cho khỏi ngụp dưới làn nước ghen oán, lại có dịp để ngoi lên cao thêm nữa thêm mãi. Trời, bao giờ cho nàng công chúa đẹp kia mất tích hẳn đi để Nước ấy và Núi kia được trở lại với sự yên nghỉ muôn thuở. Chứ thỉnh thoảng mà 2 cái Thần ấy còn cướp phá nhau và cố chống giữ nhau thì nước còn dâng lên muôn trượng và nghìn nhà vùng xứ Đoài còn mãi mãi bị nạn lụt nước. Chính cái hạnh phúc trên non Tản và lòng ghen của 1 ông hoàng tử Nước kia đã thành câu hát của người xứ Đoài :
    "Núi cao sông hãy còn dài
    Năm năm báo oán đời đời đánh ghen"​
    Trẻ con tỉnh Đoài, đến bây giờ vẫn còn hay hát. Vừa hát vừa nghe hát vừa trông lên cái chỏm non Tản : trông xa như hình 1 cái tán đá, non kia vòi vọi đã là cả 1 thế giới bí mật, của huyền ảo.
    Mỗi lần đi chủ tế lễ quốc tế xuân thu 2 kỳ trong 1 năm ở đền thánh Tản Viên, k0 có quan địa phương nào là k0 tò mò hỏi thăm đến cái bí mật của rừng cao cả.
    .....
    Cyclo@
  7. Cyclo

    Cyclo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    0
    Người ta truyền lại rằng đền thờ thánh Tản có đủ ba ngôi. Đền Hạ và đền Trung thì nhiều người đã leo lên tới rồi. Nhưng vượt được cái vách đá trái núi thắt quả hồng để lên cho được đền Thượng, chưa từng thấy có ai thuật lại việc đó. Hình như có 1 lần, đâu có ông phủ Quốc Oai nói chuyện 1 cách sợ sệt về đền Thượng với quan Đốc học Sơn Tây. Ông phủ Quốc chỉ nói có mấy câu : "Đứng ở mái Nam đền Thượng mà nhìn xuống, trông được cả khói kinh thành Thăng Long. Thấy rõ cả cái Chợ Giời ở núi Sài. Có đứng ở đền Thượng nhòm thẳng xuống thì mới biết cái dải Đà giang là có thế hiểm. Tôi có mang trộm về được ít đá cuội và 1 mẩu gỗ chò. Đây quan lớn ngài xem", thế rồi là lăn đùng ra chết. Cái viên đá cuội mà ông phủ Quốc Oai còn nắm chắc trong bàn tay lạnh giá cứng đờ, khi đập ra có 1 mùi hương đượm của quả men rượu ủ trấu. Cái nhân đó vụt biến đi đâu mất. Vỏ cuội đá còn lại, đem thả vào bát nước mưa kinh niên, lấy thìa múc uống thấy say ngát vô cùng. Mảnh đá cuội vỡ, quan Đốc Sơn Tây giữ lấy, đi đâu cũng giắt trong mình. Thỉnh thoảng vắng người, quan Đốc lại thả nó vào bát nước mưa, uống có nhạt hơn trước, nhưng vẫn say và thơm. Đôi mảnh cuội về sau, vì quan Đốc phải đi theo gia quyến chạy loạn, thành ra thất lạc mất. Muốn cho được an ủi lòng mình, quan Đốc Sơn Tây tin rằng mảnh đá hẳn là đã trở về với chủ nhân trên non Tản. Ngài lại càng lấy làm sợ lắm và k0 dám kể lại với ai cái việc Thần núi Tản đòi lại hòn cuội cho mượn đó. Sợ lại có cái vạ miệng phải chết tươi như ông phủ Quốc Oai ngày nọ chăng.
    Chuyện kỳ dị hòn cuội có nhân k0 biết vì đâu mà đồn về đến tận dân làng Chàng Thôn chuyên làm nghề thợ mộc. Bên bếp lửa, giữa những mồi thuốc lào châm nùn rơm hút đến tụt nõ điếu cày, những bác phó mộc trẻ tráng luôn miệng nói đến hòn cuội trên non cao, hỏi nhau xem ở trên cái ngôi đền Thượng núi Tản Viên có những cái gì. Họ muốn được hiểu biết. Có 1 điều lạ là mỗi lúc câu chuyện có đả động đến ngôi đền Thượng huyền bí thì những ông phó mộc có tuổi đều đánh trống lảng ra chuyện khác, nếu họ k0 lảng xa ra chỗ khác. Bọn thợ trẻ để ý đến những cái nhìn ý tứ của đám phó mộc lớn tuổi đưa đẩy với nhau bằng mắt khi bọn đàn em nhao nhao bàn tán đoán già đoán non về những việc trên đền đức thánh Tản. Những bực đàn anh này có biết 1 cái gì trên ấy chăng ? Sao những người tuổi tác này có vẻ khiếp sợ kín kín hở hở giấu diếm như thế ?
    Thái độ của cụ phó Sần thì lại càng đáng nghi lắm. Ngày trước ông cụ phó Sần vui tính hay bép xép. Chỉ từ dạo cách đây đâu mươi năm, ông cụ phó Sần tự nhiên bỏ làng Chàng Thôn mất đến hơn 1 tháng, vợ con k0 rõ là đi đâu. Lúc ông cụ Sần đi có mang theo đủ bào, đục, tràng, cưa, dây mực, ống mực, dây quả dọi, và chỉ nói là đi nhận làm khoán ở nơi xa lắm. Khi về thấy có rất nhiều tiền và mỗi lúc tiêu đến thì lại mang tiền thả vào vại nước, có nhiều đồng nổi lềnh bềnh ; ông cụ nhặt những đồng chìm tiêu dần và cất những đồng nổi vào 1 chỗ rất kỹ rất kín. Từ ngày ấy vợ con và cả người mấy xóm ở làng thấy ông đổi tính đổi nết 1 cách mau chóng. Trước ông hay ngồi lê đôi mách, bép xép hết chuyện người rồi mang nốt cả chuyện nhà ra mà nói. Giờ thì ông dè dặt từng câu, lắm ngày vẩn vơ như bị ma ám và nhiều hôm k0 cậy mồm ra mà nói lấy nửa nhời. Và nhiễm thêm tật khạc nhổ, thăm khám nước bọt vừa nhổ và tay luôn luôn rờ lên cái cổ vốn lộ hầu. Ông phó Sần xưa điềm đạm thì giờ hốt hoảng. Người ấy có 1 điều gì ngập ngừng nửa muốn nói, nửa lại thôi dám. Bà cụ phó Sần buồn lắm. Những cháu rể hỏi trộm nhau rằng hay là lúc có tuổi, ông ngoại giở chứng lúc sắp nằm xuống ?
    Cụ phó Sần là người k0 bao giờ biết những mơ mộng ở đời là gì cả. Thế mà từ hồi đi làm ăn 1 chuyến xa ấy về, ông cụ có cái phong thái 1 kẻ lãng mạn vào lúc cuối đời. Ông cụ giờ chơi cây cảnh. Và bất cứ là nơi nào, hễ ai đánh tiếng cho ông biết 1 vườn quả nào đẹp và lạ, là ông lần mò tìm đến cho được. Có được bao nhiêu chất vui sướng còn lại trong lòng là ông cụ Sần cho nó hiện hết cả lên trên nét mặt, để rồi lúc ở vườn quả trở ra về, ông cụ lại cho mọi người được đọc vẻ thất vọng trên bộ mặt khô héo. K0, những thứ hoa và quả ở mấy thửa vườn quý báu ông vừa tới thăm k0 có chút gì là quý lạ cả. Cũng chỉ tầm thường như mọi thứ tầm thường ở cuộc đời này. Những thứ cỏ suối hoa ngàn và quả nơi rừng cấm, có lẽ ông chỉ thấy được 1 lần ấy thôi. Đã lâu lắm, từ cái ngày ông cụ Sần bị bắt đi mất hơn 1 tháng để trùng tu lại ngôi đền Thượng trên đỉnh núi Tản Viên.
    .....
    Cyclo@
  8. Cyclo

    Cyclo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    0
    Ở trên ấy đẹp lắm. Ngày tháng thì dài, mà k0 thấy sốt ruột. Hoa quả lành ngọt và thơm như hết thảy những cái gì k0 phải là trần hủ sống gửi ở mặt đất cõi trần. Những cái êm, dịu, trong, sáng, thơm, lành trên non tiên, nếu được đem thuật lại với người làng, ông cụ Sần tin rằng sẽ có khối người đoạn tuyệt với cố hương, tìm vào ngàn cao cho được thoả cái tai và cái mắt. Nhưng,ác cái những chuyện rừng lại k0 được thuật lại. Hôm hoàn thành công việc sửa đền, lúc sắp xuống núi, thần non Tản đã gọi cả 2 hiệp thợ mộc và thợ ngoã lại, đưa mỗi người nuốt 1 lá trúc xe điếu và dặn tất cả bấy nhiêu người : "Thôi nhá, chuyện chi để đó. Các ngươi về làm ăn dưới ấy cho yên ổn". Cái lá trúc xe điếu ấy là 1 con dao găm, 1 con trúc dao có phép thuật kết quả đời kẻ nào bép xép lỡ mồm tiết lộ đến thiên cơ thần cơ. Mỗi người thợ hạ sơn là đem theo trong mình 1 lời đe loi của Thần Non Cao và cả 1 cái bí mật của ngàn xanh.
    Hiệp thợ ngoã là người xa lạ các nơi tụ hợp lại, 1 lúc xuống núi là họ phân tán ngay. Còn hiệp thợ mộc 7 người toàn là người lang ChàngThôn. Ông cụ Sần cùng trở về làng với tất cả anh em đi chữa đền thánh Tản. Những lúc tắt lửa tối đèn hoặc họp chè họp rượu ở nơi chiếu hương ẩm, hoặc là làm mùa màng, 7 người thợ mộc đều gặp nhau luôn. Nhưng tịnh k0 ai hé răng cậy miệng ra nói lấy nửa lời về câu chuyện hơn 1 tháng trên non xanh. Họ nhìn nhau trừng trừng mà biết vậy, rồi lo sợ đều bằng con mắt cả. Họ đều đem nhỡn tuyến ra mà chung viết lại với nhau 1 tập ký ức câm về hơn 1 tháng trùng tu ngôi đền Thượng.
    Trong bọn, có Nhiêu Tàm, người xóm dưới, k0 biết dại mồm dại miệng thế nào hay là lúc say sưa, k0 rõ tửu nhập ngôn xuất ra làm sao mà lăn đùng ra chết. Cả làng thấy Nhiêu Tàm khoẻ mạnh như thế, đang vui cười mà lăn ra chết, k0 ai hiểu ra sao cả. Chỉ có ông cụ Sần và 5 người thợ mộc rõ thôi.
    Ông cụ Sần và 5 bác phó mộc đã tìm đến nhà đám đòi xem mặt cho được người bất hạnh. Nói là để xem cái cổ Nhiêu Tàm thì đúng hơn. Thì ra ở phía bên trái cổ, có 1 cái nhọt bọc mã đao đang nung. Nặn phọt ra, có 1 cái ngòi xanh lè, dài vừa đúng 1 cái lá trúc con. Ông cụ Sần và 5 bác phó mộc xanh mắt nhìn nhau im lặng. Con trúc đao ! Sự trừng phạt của thần non Tản !
    Ông cụ Sần bèn xin lấy cái ngòi mã đao ấy, nói dối là đem về khảo về 1 môn thuốc ung thư ngoại khoa. Cụ Sần đem cắm ngòi mã đao đó vào chiếc chậu sứ chỉ có 1 đêm thôi mà ngày hôm sau, chiếc chậu sứ đã có 1 cây trúc nhỏ bé khẳng khiu như trúc non bộ, cành và đốt rất nhiều, nhưng chỉ có mỗi 1 lá thôi. Một cái lá nhọn hoắt. Muốn giữ mồm giữ miệng cho quen đi, sau ngày đưa ma Nhiêu Tàm, cụ phó Sần thường họp mấy người bạn đàn em kia lại đánh chén ở nhà mình. Bữa chén k0 có đồ nhắm.
    Họ uống rượu rất nhiều, ngồi im lặng ngắm cái lá trúc cô độc trên khóm trúc tí hon bày trước thềm nhà. Trong những ngày nơm nớp của đám thợ mộc này vừa hụt đi mất 1 người, những bữa rượu này là những bữa k0 ngon lành nhất trong đời 1 đám người sống nơi thôn dã với cái vui thú được thỉnh thoảng nâng chén.
    Cái lá trúc non bộ ấy vẫn xanh ngát trên khóm trúc đã khô giòn như bó que đóm nỏ. Đấy là 1 lời cảnh cáo dai dẳng.
    Ngày tháng cứ thế mà vợi dần trên luỹ tre làng Chàng Thôn.
    .....
    Cyclo@
  9. Cyclo

    Cyclo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    0
    Bỗng 1 buổi chiều năm ấy - k0 nhớ rõ là năm nào, chỉ biết là cùng 1 năm có trận lụt rất lớn làm sạt cả kỳ đài thành Đoài và cuốn phăng mất đến gần 80 trượng đá tổ ong phía tường Tây thành tỉnh - buổi chiều năm ấy, vào lúc nhá nhem người ta đáng đánh trâu cày vào các ngõ đuối, 1 ông cụ già râu tóc lông mi trắng xốp như bông, chống 1 cây gậy trúc đùi gà vàng óng, khoan thai tiến vào cổng trước làng Chàng Thôn.
    Trông ông cụ đĩnh đạc, cổ kính, đội cái nón cỏ giống kiểu nón tu lờ người tu hành, dân làng k0 hỏi căn vặn và chỉ nhìn theo ông cụ đi khuất vào ngõ nhà ông cụ Sần, bước đi có đủ cái vững vàng của 1 người quắc thước thuộc lòng con đường đi của mình.
    Ông phó Sần đang ngồi quấy nồi kê. Thấy có người tiến vào đến giữa sân nhà mình và lạ quá, sao 3 con chó mực k0 sủa và lại còn quấn quýt lấy chân người lạ, ông phó Sần bỏ cả nồi kê chưa chín, vội chạy ra. Ông già đẹp quá. Ở làng, thực các cố lão thường ngự ở chiếu trên cạp điều ngoài đình, thật là chưa có cố lão nào đẹp lão đến như thế.
    - Dạ thưa trượng nhân, chúng tôi xin chờ những điều trượng nhân dạy bảo.
    Ông cụ già gỡ nón tu lờ, cốt để ông Sần nhận rõ mặt mình. Nhưng ánh sáng chiều tàn đã yếu quá rồi. Ông Sần càng thêm ngợ. Ông cụ già chợt nhìn thấy cái khóm trúc non bộ có 1 chiếc lá bày ở thềm kia, bèn tiến lại, cúi xuống, lấy tay đỡ lấy và mân mê cái lá nhọn hoắt. Ông cụ già ngẩng đầu lên, vừa gặp bộ mặt ông Sần đang chăm chú nhìn xuống. Ông già khẽ mỉm cười. Ông phó Sần tái hẳn mặt đi và sụp xuống đất sắp lạy. Thần Non Tản ! Thần Non Tản bèn đỡ ông Sần dậy :
    - Chỗ này k0 phải là nơi bày vẽ ra những nghi vệ nơi cung điện. Ngươi đứng thẳng mình lên, ta dặn điều này. Là họp ngay lại trong đêm nay mấy người thợ bạn ngày năm nọ. Ta có việc cần đến.
    - Dạ.
    - Cuối trống canh tư, các người đợi ở bến Gòn. Thấy chiếc thoi nào tới thì cứ xuống. Ngồi 1 k0 hết thì san ra làm 2 con lườn.
    - Dạ.
    - Đây ta để lại cho ít bạc cốm. Hễ thả vào nước, những hạt mẳn nào chìm thì quân phân ra cho khắp vợ con trong anh em các người. Những hạt mẳn nào nổi thì gói lại đem theo, hôm sau sẽ có người đổi lại cho. Tính theo ngày tháng của các người dưới này, thì cũng phải đi vắng mất chừng 1 tháng. Giữ sao cho k0 ai biết đi đâu, vợ con cũng vậy.
    Nói xong câu này, Thần Non Tản, chỉ vào cái lá trúc vẫn xanh tươi như bao giờ, 1 tay ngăn k0 cho ông cụ Sần sắp sụp lạy.
    Thế rồi ông cụ già đội nón tu lờ phát mạnh cửa tay áo rộng ra đi ; mấy con chó mực vẫn k0 sủa lấy 1 tiếng nào.
    Bến Gòn. Đầu trống canh tư. Sáu người thợ mộc ăn uống ở nhà no nê rồi như lũ thợ cày, đang ngồi bó gối chờ đợi trên những tảng đá sống trâu trơn lạnh. Bến đò bỏ hoang đã đến mấy năm. Mấy năm nay, người 2 làng bên bờ đều lấy bến trên hoặc bến dưới mỗi lúc sang ngang trẩy chợ huyện bên này và chợ phủ bên kia. Đã lâu lắm, k0 có 1 con đò nào ghé bến này. Đến cả 1 cái bè nứa chở muối rừng, đến cả 1 con đò độc mộc cũng k0 ngừng lại. Bến Gòn im vắng đến nỗi dòng nước chảy xuôi cũng k0 chịu lên tiếng. Lâu lâu mới có 1 tiếng tõm, dội cái tiếng vang ngược lên mãi khóm lau già mọc nơi chỗ khuỷu sông bị vặn quẹo. Tõm. Tõm. Những trái sung nẫu lìa ngành cổ thụ. Dưới cái lờ mờ của đêm thẳm, vài ba trái cây gợn vẽ lên mặt nước đặc sịt như dâu bông ít vòng tròn cùng chung 1 điểm trung tâm.
    Chim thủ thỉ thù thì đi gần mãi lại nhau. Chả còn mấy nỗi nữa, đêm sẽ tan canh. Bởi vì tiếng kêu con chim thủ thỉ đực đã gần mãi lại chỗ có tiếng trả lời của con chim thủ thỉ cái.
    Ông cụ Sần và 5 người phó mộc bạn, ngồi chờ đã oải cả xương sống, chốc lại trở vai. Những bào, cán chàng, cán đục va vào nhau, tiếng động rất khô rất gọn.
    Nước lừ dừ dịch vài bãi nước bọt mà đám phó mộc nhổ xuống dòng nước bệnh lúc muốn đánh lừa đợi chờ.
    Đêm tờ mờ đen rầm hẳn lại, rồi đen ngòm, rồi đen kịt. Ở 1 điếm huyện cũ, trống bắt đầu chuyển canh.
    Bỗng, ông cụ Sần cảm thấy 1 cái gì vừa loáng qua rồi vòng trở lại, rồi đứng sững hẳn lại trước mặt bấy nhiêu người. Nhìn gần lại, dí sát hẳn mắt vào, thì là chiếc thuyền thoi và 1 ... chiếc thuyền thoi nữa. Mũi 2 chiếc thuyền có cạp luồng 2 bên mạn ghé sát vào gờ đá. Bọn ông cụ Sần lẳng lặng bước chân xuống lườn. Lườn nhỏ quá, mỗi lườn chỉ chứa được đến 4 người là nhiều lắm. Những 2 lườn, mà chỉ có 1 người đẩy. Người chở lườn k0 nói chuyện, k0 nhìn bọn vừa xuống lườn, chỉ hướng thẳng vào cái thăm thẳm của đêm sông vắng đang thốc mạnh vào đầu mũi con sào. Lườn đi vút vút.
    Bọn ông cụ Sần nắm tay nhau. Lườn đi trên sông, song song 2 chiếc, gì mà lại như đi trong cái rỗng tuếch của k0 gian. Lườn đi êm như trườn xuống 1 cái dốc ngọn thác mà lòng thác đều lót 1 lớp đầy rêu tơ nõn. Ban nãy, lườn áp bến k0 có 1 tiếng động róc rách, như là khẽ lách mặt nước mà ngoi từ dưới lên. Bây giờ 2 con thuyền thoi đi trong 1 giấc mơ thần. Gió sớm nổi lên. Mùi nhạt nhạt của nước nguồn, mùi ngai ngái của cỏ bồng ải rũ, phả mạnh vào mũi thuyền thoi xuyên như cắm sâu mãi vào cái đông đặc của sương núi rạng mai.
    .....
    Cyclo@
  10. Cyclo

    Cyclo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    0
    Đến chân núi Tản Viên, thì rõ mặt người. Ô hay, người đẩy lườn lại là 1 cô gái. Một cô con gái mắt sắc như dao cau và lạnh như chất kim, lạnh hơn cái gây gấy của rừng buổi sớm mai đây đặc sương mù. Tiếng đồng vọng cú rúc hết canh văng vào vách đá, rồi vật lại 1 nơi thung lũng nào đang gửi trả về rất dài 1 tiếng vượn kêu rầu.
    Cô lái và hiệp thợ đã đổ bộ được 1 thôi đường. Con đường núi lót bằng đá tảng màu gan gà viền rêu xanh. Người ta đã phải lấy các đầu ngón chân bấm xuống mặt đá trên lối độc đạo cho vững bước đi.
    Đây đã khỏi xóm đá Chông.
    Rừng Tản thấm hút k0 hết làn sương núi. Sương cành trên đọng gieo xuống cành dưới. Chỉ có 1 điệu chìm chìm tẻ tẻ. Rừng vắng và ẩm mốc. Ngực đã bắt đầu tức tức. Càng lên cao, bọn người thấy mình càng rời lìa cái nguồn sống quen thuộc của mọi ngày. Ở đây bắt đầu 1 nguồn sống mới lạ. Nguồn sống của dây mơ rợ móc và cỏ và đá vào lúc mới có Cấu Tạo.
    Đền Hạ. Rồi Đền Trung. K0 có gì lạ cả. Ông cụ Sần cho nơi này là tầm thường. Người xứ Đoài, ai chả từng có dịp để dấu bàn chân lên đây 1 lần rồi. Nếu có những gì đáng mở mắt cho to mà xem kia, thì phải là lên nữa, lên trên nữa, trên đền Thượng. Thành đá đổ mồ hôi lạnh trước soai soải, giờ đã đứng thẳng mãi lên rồi dựng ngược. Vách đá đứng sững trước mặt bọn người đăng sơn. Thế này thì leo lên làm sao, hiệp thợ tự hỏi. Ông cụ Sần vốn có biết truyện Tam Quốc, thấy cái thế của núi đứng rất hiểm nghèo, bèn nghĩ đến cái nước non xứ Ba Thục mà có những lúc người làm tướng biết dùng binh thì lợi hại vô cùng. Ở cái yết hầu con đường đèo trên kia mà xếp sẵn gỗ cưa ngắn từng đoạn và đá tảng, mỗi lúc lăn xuống, gỗ đá lao xuống như thác nước, thì chỉ 1 người cũng đủ địch với cả 1 binh đoàn cảm tử.
    Cô lái đò hướng đạo quay lại. Cả hiệp thợ mộc lấy gân kìm bước lại, đứng thẳng lên, rồi ưỡn người hơi ngả về phía sau. Họ ngắm kỹ, k0 có 1 phút dám nghĩ đến lơi lả. Có ông cụ Sần là nhớ đến cái Bèo ở nhà : đứa con gái út cụ, cũng thon thon như cô lái. Cái vẻ ống dáng của cô lái bây giờ k0 còn nữa. Cái đoan trang ấy giờ là người đứng ra để truyền 1 cái lệnh.
    Cô cầm sẵn trong tay nắm lá trông sắc đỏ như là mãn đình hồng, phân phát cho mỗi người 1 lá, bảo ngậm lấy, lấy sức mà lên cao, mà chống lại khí núi. Đường đi từ đây lên đấy, tình thời gian theo cái phép đo lường của hạ giới thì cũng phải mất đến nửa ngày. Người con gái đưa đường lên tiên bảo thế. Cô dặn 6 người phó mộc nên buộc vào lưng cho thật kỹ và nhắm mắt lại. Thế rồi cả đoàn người cứ thấy bay lên cao lắm, hiệp thợ ấy chỉ là những hạt mẳn sắt bị 1 khối đá nam châm xa cao tít tắp hút ngược lên. Bên tai hiệp thợ phi hành, chỉ có gió vù vù. Cái lá thắm mãn đình hồng ngậm trong miệng làm nóng ấm cơ thể bọn thợ mộc đang băng mình qua cái miết lạnh của sơn cước mỗi lúc 1 cao, 1 dầy, 1 tức thở. Cả bọn thợ k0 ai lấy làm sợ hãi cả. Bởi vì, mấy năm trước, họ cũng đã phi hành như thế này rồi. Người cũ lại lên cảnh cũ non tiên, giá chuyến trước được mở mắt xem lược qua và chuyến này cũng được mở mắt mà xem kỹ lại cảnh xưa !
    Cả bọn bỗng rớt đánh bịch 1 cái trên một vật cứng và mát. Tiếng người con gái bảo họ mở mắt ra. Đây là 1 khu đá bằng mặt rộng độ 1 mẫu mà chung quanh là những vách đá cao, trên mỗi chỏm nhọn màu xanh cánh lại có mây trắng mây vàng đánh đai lấy. Ông cụ Sần sực nhớ lại những lúc ở quê dưới quê hương thấy núi và mấy như thế, người ta vẫn gọi là núi đội mũ. Cây và cỏ trên này vẫn nhiều cái lạ lắm. Chuyến trước, họ cũng đã thấy phong cảnh trên đầu non, nhưng từ khi hạ sơn, ăn phải lại cái cơm hạ giới, họ chỉ còn phảng phất mà thôi. Đã mươi năm rồi còn gì nữa. Thành thử ra lên tiên chuyến này nữa, tái kiến mà vẫn như là lần đầu. Người ta càng ngơ ngẩn với non xanh. Mà thêm tần ngần.
    Sau 1 lúc đi khuất vào nẻo đá, người con gái lại từ nẻo đá hiện ra, truyền ra cho hiệp thợ những lời của Chủ Non Xanh :
    - Sơn chủ hôm nay bận sang núi bên phó hội cờ thạch bàn. Các bác nghỉ ngơi nốt ngày nay. Ngày mai Sơn chủ về, sẽ có điều bảo ban sau về công việc. Theo lệnh Nữ sơn chủ, tôi đã xếp cho các bác 1 lều cỏ ở cạnh suối Tịch Mịch. Trong khu vực suối, các bác được phép bắn chim bắt cá và hái quả. Ngoài chỗ suối Tịch Mịch, các bác nhớ rằng k0 được đụng chạm đến từ 1 tấc cỏ, 1 cái lá. Thói phép trên sơn thượng này nghiêm lắm. Nhớ lấy kẻo lỡ ra mà khốn đó.
    Người nữ tỳ - đây là người nữ tỳ hậu cận Nữ sơn chủ - ngoắt ngón tay bảo hiệp thợ theo mình đi ra phía sau nẻo đá, rẽ ngoặt phía tay trái rồi đi xuống. Tiếng nước róc rách lưng đèo nghe gần mãi lại. Lúc đến bờ suối có lều cỏ bồng dựng sẵn thì dòng nước suối Tịch Mịch nín bặt. Nó lửng lơ trôi ốm yếu và lững lờ. Nó trong như pha lê gọt. Nó hiền lành. Cụ phó Sần vục 2 bàn tay xuống nước Tịch Mịch làm ngay mấy ngụm.
    Sáu người phó mộc cất đồ làm vào dưới lều.
    Tính cũng mất nhiều thời giờ lắm rồi, mà ngày vẫn chưa hết. Cả hiệp thợ đi dạo cảnh non cao. Cảnh non cao trong cái khu vực khe Tịch Mịch.
    .....
    Cyclo@

Chia sẻ trang này