1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập : Nhạc Đương Đại khai phá & Lý luận âm nhạc

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Temely, 21/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Âm nhạc chuỗi (musique sérielle)





    [​IMG]


    Arnold Schönberg
    Trong trào lưu ?otiên phong? của nhiều nhạc sĩ đầu thế kỷ 20, có một số tác giả đã đem hết tâm huyết nghiên cứu tìm tòi một sự đổi mới hoàn toàn ngôn ngữ âm nhạc. Đó là trường hợp của A.Schönberg và musique sérielle là một dòng nhạc trong trào lưu đó.
    Sériel - vùng đất vô biên của âm nhạc
    Musique dodécaphonique là âm nhạc dựa trên hệ thống 12 âm của gamme chromatique (bán cung), theo Arnold Schönberg, đó là hệ thống không có tính chất trưởng, thứ, không có quan hệ âm chủ, âm át... Các bậc trong hệ thống gamme này không có chức năng chính, phụ, mà tất cả đều ngang bằng nhau. Từ quan điểm về gamme kéo theo quan điểm về "hoà âm" cũng đổi khác, không có hợp âm chủ, hợp âm át... và cái gọi là "hợp âm", "hoà âm" cũng hoàn toàn mới, không theo những qui luật cấu tạo hợp âm như trước đây. Chính vì vậy musique dodécaphonique có những thủ pháp riêng của mình để tạo nên giai điệu và "hoà âm" cho một tác phẩm.
    Musique dodécaphonique dùng những thủ pháp như đảo ảnh, ngược chiều, đảo ảnh + ngược chiều, để tạo ra những chuỗi âm thanh khác nhau. Các chuỗi âm thanh này được sắp xếp theo chiều ngang để tạo thành giai điệu và những chuỗi nhỏ được sắp xếp theo chiều dọc để tạo thành những "hợp âm" - sérialisme (musique sérielle) ra đời từ sự xây dựng tác phẩm với những thủ pháp đó.
    Nếu bắt đầu bằng những âm khác nhau của 12 âm trong âm giai điều hòa và với những chuỗi 12 âm với sự đảo lộn vị trí các nốt của chuỗi âm đó, người ta đã tính là có thể tạo ra 479.001.600 chuỗi - vùng đất vô biên của âm nhạc. A.Schönberg là người khởi xướng âm nhạc dodécaphonique và sériel, và các nhạc sĩ tiêu biểu của sériel có thể kể Pierre Boulez và Luciano Berio.
    Những thủ pháp chính của sériel
    Từ chuỗi 12 âm của âm giai điều hòa 12 bán âm, Schönberg đã dùng 4 thủ pháp sau đây trong cấu trúc giai điệu:
    1. Nguyên gốc (origine): Đó là chuỗi 12 âm của hệ thống gamme 12 bán âm điều hoà nhưng các bậc được đảo lộn để có sự trầm bổng của giai điệu, đương nhiên đó là một giai điệu ?otrúc trắc?, chẳng êm ái chút nào và chúng được đánh số từ 1 đến 12 (từ trái qua phải).
    2. Ngược chiều (Retrograde): Từ chuỗi âm gốc, dùng thủ pháp ngược chiều, nghĩa là viết lại chuỗi âm gốc nhưng bắt đầu từ thứ tự 12 ngược đến 1 (từ phải qua trái).
    3. Đảo ảnh (Invertion): Còn gọi là "soi gương", chuỗi âm gốc được viết lại đối xứng qua một trục, nói cách khác nếu nốt kế tiếp theo sau có hướng đi lên (so với nốt kế cận trước nó) thì nốt đảo ảnh sẽ đi xuống và ngược lại (theo một cấu trúc quãng cố định), nốt đảo ảnh có thể viết với nốt đồng âm.
    4. Ngược chiều + đảo ảnh: Là sự kết hợp hai thủ pháp ngược chiều và đảo ảnh khi ghi lại từ chuỗi âm gốc.
    Chuỗi 12 âm từ 4 dạng trên được cắt nhỏ thành từng chuỗi ngắn hơn và gắn thêm tiết tấu cho nó để tạo thành một giai điệu.
    Về ?ohoà âm? (hòa âm ở đây là nói trên quan điểm của âm nhạc giọng điệu - đó là phương pháp cấu tạo các chồng âm thành hợp âm và qui luật nối kết các hợp âm đó lại với nhau): Với Schönberg, những chồng âm - tạm gọi là "hợp âm" - là sự qui kết, xếp tầng những âm của các chuỗi âm ngắn từ chiều ngang thành chiều dọc mà không theo một qui luật cấu tạo.

    [​IMG]


    Pierre Boulez
    Đã một thời nhạc sériel và dodécaphonique bị phê phán là đã tạo ra sự quá đà, thiên về tri thức, đưa âm nhạc đến ngõ cụt, cách biệt với công chúng. Cũng có những ý kiến đồng tình, ủng hộ nhạc sériel, cũng có những ý kiến cho rằng hãy ghi nhận nó như một dấu mốc lịch sử, bởi tốc độ phát triển đến chóng mặt trên qui mô toàn châu Âu khiến những người đương thời dè dặt vì không theo kịp sự phát triển của nó.
    Tuy nhiên, ngay cả các nhạc sĩ đi theo con đường dodécaphonique cũng không triệt để với bản thân mình, các nhạc sĩ tiên phong này vẫn luôn nhắc đến chữ "tránh" trong sáng tác, ví dụ như "tránh" những cảm xúc của âm nhạc giọng điệu len lỏi vào tác phẩm. Nhưng điều mà không một ai chối cãi đó là dodécaphonique đã lật đổ ngai vàng mà hệ thống giọng điệu ngự trị trong gần 3 thế kỷ để tạo ra một hệ thống với những nguyên tắc đối lập. Đó là một thẩm mỹ mới mà sự khẳng định bao giờ cũng bắt đầu bằng bằng sự phủ nhận, và đó cũng chính là những khó khăn mà A.Schönberg và những nhạc sĩ đồng môn với ông phải đối diện.



    Hữu TrịnhGiai Điệu Xanh 12-01-2004
  2. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Lần theo dấu vết một khúc nhạc sériel




    Sériel - một dòng nhạc đương đại do Arnold Schönberg khởi xướng từ những năm đầu thế kỷ 20 và gây "ồn ào" vào giữa thế kỷ. Có rất nhiều ý kiến phê phán, thậm chí phản bác, cho đó là loại âm nhạc "máy móc", theo những công thức, là sản phẩm của lý trí chứ không phải là những rung cảm từ tâm hồn.
    Musique dodécaphonique chối bỏ tính chất của nhạc giọng điệu, nó xóa nhòa ý niệm về trưởng - thứ, về tính chất và những quan hệ của giọng điệu. Trên cơ sở thẩm mỹ đó musique dodécaphonique dùng những chuỗi (serie) âm thanh với những thủ pháp đặc trưng của mình nên có tên gọi là musique sérielle (xem bài ở trên).
    Chúng ta hãy thử lần theo dấu vết một khúc nhạc sériel để hiểu thêm về một dòng nhạc đương đại của thế kỷ 20.
    Giai điệu của musique sérielle được "chế tác" như thế nào?
    Khi nghe nói đến những từ như: contemporary, dodécaphonist, sériel... chúng ta thấy rất "ghê gớm", nhưng thực ra không có gì phức tạp lắm nếu chúng ta nắm được những nguyên tắc của nó và những nguyên tắc này cũng không quá khó. Có thể đọc xong bài này, các bạn thử sáng tác một bản hòa tấu ngắn theo phong cách sériel xem sao?
    Hãy lấy một phần trong biến tấu số 1 của tác phẩm Các biến tấu cho dàn nhạc (op.31) của Arnold Shönberg - "*****" của nhạc sériel - để phân tích.
    Schönberg đã bắt đầu như thế nào?
    Đầu tiên từ gamme chromatique (có 12 âm), ông hoán đổi vị trí các bậc để tạo ra một chuỗi nốt nhạc trầm bổng (tất nhiên chúng thật khó du dương), sau đó ông đánh số từ 1 tới 12. Chúng ta tạm gọi câu này là câu Origine (O).

    [​IMG]


    Gamme 12 bán cung



    [​IMG]


    Từ câu Origine, ông dùng những thủ pháp sau đây để tạo thêm 3 câu nhạc khác:
    - Thủ pháp ngược chiều (Retrograde), nghĩa là viết lại câu nhạc đó từ số 12 lùi dần đến 1. Tạm gọi là câu Retrograde (R).

    [​IMG]


    - Thủ pháp đảo ảnh (Invertion), nghĩa là viết lại câu nhạc với qui luật: so với nốt đứng trước, nếu nốt kế tiếp theo sau đi xuống một quãng nào đó thì nốt đảo ảnh sẽ đi lên bằng một quãng tương ứng và ngược lại (chú ý có thể dùng nốt đồng âm khi viết lại câu đảo ảnh). Tạm gọi là câu Invertion (I). (Ở trường hợp này, sau khi dùng thủ pháp đảo ảnh, chúng được dịch lên 1 quãng 6 trưởng).

    [​IMG]


    - Thủ pháp ngược chiều + đảo ảnh (Retrograde + Invertion), hay nói cách khác là thủ pháp ngược chiều của câu Invertion. Tạm gọi là câu Retrograde + Invertion (R + I). (Chú ý ở trường hợp này, sau khi dùng thủ pháp ngược chiều + đảo ảnh, chúng được dịch xuống 1 quãng 10 thứ).

    [​IMG]


    Như vậy Schönberg đã có 4 câu nhạc (chưa có trường độ) là: Origine, Retrograde, InvertionRetrograde + Invertion.
    Bây giờ Schönberg sắp xếp các câu này lại và cắt ra từng chuỗi nhỏ, rồi thêm tiết tấu cho nó. Bây giờ, ông sắp xếp 4 câu nhạc trên theo thứ tự như sau: Origine, Retrograde + Invertion (lên 1 quảng 6 trưởng), Retrograde,  Invertion (xuống 1 quãng 10 thứ) như sau :

    [​IMG]


    Đó là phần đầu của biến tấu số 1.
    Còn "hoà âm" thì sao?
    Cũng không có gì phức tạp lắm, hãy xem cách làm của A.Shönberg.
    Từ một chuỗi âm nhỏ, xếp chúng lại thành cột dọc và đó là "hòa âm phần đệm" cho giai điệu. Tuy nhiên, có thể dẫn ra trường hợp sau đây để thấy rằng A.Schönberg đã lấy các chuỗi nhỏ của câu Invertion (xuống 1 quãng 10 thứ) để làm "hòa âm" cho giai điệu (câu Origine).

    [​IMG]


    Đến đây, các bạn đã đủ tự tin để sáng tác thử một bản hòa tấu theo phong cách sériel chưa?



    Hữu TrịnhGiai Điệu Xanh 18-01-2004
  3. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Như đã nói tại phần đầu của topic này :..... Mở rộng ra, topic này sẽ là nơi lưu trữ một số bài lý luận, phê bình âm nhạc và những suy tưởng mới trong địa hạt sáng tác, kể cả về nhạc Phổ Thông (không riêng gì về Nhạc Đương Đại).
    Và bài viết dưới đây là bài viết đầu tiên theo chiều hướng mở rộng ấy :

    Bàn về "Rock" và "Rock Việt"




    Giai Điệu Xanh đã khơi dậy một cuộc tranh luận lý thú xung quanh đề tài "Rock Việt". Có cái gọi là ?oRock Việt? không? Thứ nhạc rock Việt Nam ấy mặt mũi ra sao? Và vì sao phong trào nghe nhạc rock, chơi nhạc rock ở Việt Nam xẹp dần như một quả bóng xì hơi?
     
    Đầu tiên, chúng ta hãy chính danh cho ?oRock Việt?. ?oRock Việt? - nếu có - thứ nhất, nó phải là rock, thứ hai, nó phải Việt.
     
    Thế nào là rock?
     
    Có thể bắt đầu bằng cách tra từ điển. Việc truy tìm từ nguyên của một thuật ngữ thường dẫn chúng ta đi sai đường nhưng không hẳn là không thú vị. Rock không phảI là đá mà là lắc. Khởi đi từ rock ?on? roll, một điệu nhảy thịnh hành ở Mỹ vài thập niên trước đây với những động tác lắc lư và quay cuồng , rồi không còn roll nữa, chỉ còn rock. Đây là nguồn gốc của từ rock trong  rock music.

    [​IMG]


    Metallica
     
    Nếu thế thì bao nhiêu loại  dance music khiến thiên hạ  lắc như điên có phải là rock không? Trong tiếng Anh, rock còn là một ngoại động từ có nghĩa là làm rung chuyển, làm sửng sốt, làm choáng váng. Vậy căn cứ theo từ nguyên, rock music là thứ nhạc làm thiên hạ ù tai, choáng váng!
     
    Một ví dụ khác, nếu theo từ nguyên, symphonic music được dịch là nhạc giao hưởng, thứ nhạc sử dụng nhiều nhạc cụ giao hoàcộng hưởng với nhau. Thế thì các dàn nhạc estrade, dàn nhạc thính phòng, dàn nhạc dân tộc cũng là những dàn nhạc giao hưởng, vì làm gì có dàn nhạc nào mà các nhạc cụ lại không giao hoà và cộng hưởng?
     
    Thực sự, rock là gì? Các nhà nghiên cứu đưa ra vô số định nghĩa về rock music, từ những định nghĩa đơn giản, thuần kỹ thuật, đến những định nghĩa phức tạp về tâm lý học, xã hội học, văn hoá học?Phần đông các fan của rock chỉ biết rằng rock là một thể loại nhạc sử dụng biên chế dàn nhạc gồm vài cây guitar điện, bộ trống, cùng 1-2 giọng hát. Khi biểu diễn thì nhạc chơi thật ?omáu?, âm lượng xé màng nhĩ, tiết tấu mạnh và dồn dập, ca sĩ gầm gừ hay gào thét, tóc tai tung toé, quần áo te tua?Nếu rock chỉ là như vậy thì các ban nhạc rock Việt Nam cũng chả thua kém gì rock Âu - Mỹ, cũng đeo xích đeo khoen, cũng biểu tượng đầu lâu xương chéo, cũng te tua tung toé tả tơi và cũng biết làm ?hỏng tai thính giả!
     
    Nhưng nếu không phải như vậy thì rock là thế nào?
    Một số ý kiến tỏ ra sâu sắc bằng những trích dẫn từ báo chí nước ngoài, rằng rock là phản kháng - chống đối, rock là điên cuồng - bản năng, rock là trẻ trung ?" phá phách, rock là là công nghiệp - hiện đại ?gán cho rock đủ các thuộc tính, giống hệt mấy bác thầy bói mù sờ voi: voi là cái cột đình, voi là cái quạt nan, voi là con đỉa khổng lồ ?Thế voi là gì? Chả nhẽ voi là voi, vậy thôi? Để nói về voi, chúng ta cần một định nghĩa sinh vật học phức tạp, huống chi một định nghĩa về rock!
     
    Tóm lại, nhạc rock là một hiện tượng văn hoá, mà hiện tượng văn hoá nào cũng có xuất xứ, có cội rễ, có lịch sử phát triển, có khu vực ảnh hưởng, có kế thừa và cách tân ?Nhạc rock chỉ với lịch sử ngắn ngủi vài chục năm nhưng đã có một thời kỳ vàng son và tạo ra vô số biến thể. Chúng ta có rock nguyên thuỷ, sau đó chia dòng chia nhánh thành hard rock, soft rock, ballad rock, surf rock, alternative rock ?rồi kim loại nặng, kim loại nhẹ ?đủ thứ trường phái, phong cách. Vậy để chính danh ?oRock Việt?, chúng ta sẽ áp dụng định nghĩa nào, mô hình nào?
     
    Có ý kiến cho rằng, nhạc rock được phân biệt với các loại nhạc khác ở đề tài tác phẩm. Có ngườI thấy các rocker giống các nhà báo (!?) và nhạc rock phản ánh đời sống rất thời sự, như thể làm báo bằng âm nhạc vậy! Nếu như thế thì phải tôn các rapper lên hàng ?ođại ký giả? bởi nhạc rap mới đích thực là báo chí! Nhạc rap với lối ?ohát nói? kiểu Mỹ có thể đề cập đến trăm thứ bà rằn, từ tình yêu, ***, cống rãnh, đói khổ?đến chửi cha mắng mẹ, như anh chàng Eminem hồi nào bị lên án dữ dội rồi lại được giải Grammy tôn vinh hết cỡ!
     
    Rock không làm báo làm chí gì hết! Rock có khu vực đề tài riêng và khi hát về các đề tài của mình, các rocker cũng có cách đề cập riêng, có màu sắc riêng khác hẳn pop, country, rap, hip-hop ?Nhưng ở đây, chúng ta chỉ đi từ những định nghĩa khái quát nhất, thích hợp với thói quen và khả năng suy luận của các rockfan, từ đó dẫn tới những kết luận mà nhiều rockfan có thể ngỡ ngàng.
     
    Thính giả của rock sẽ nghe thứ âm nhạc đinh tai nhức óc ấy trong tâm trạng nào để cảm thấy thích thú và hưng phấn? Thính giả ấy thuộc lứa tuổi nào và họ nghe rock trong khung cảnh nào?
    Chắc chắn là không có chuyện cả gia đình ?otứ đại đồng đường? từ ông già bà cả  đến các bé nhi đồng cùng ngồi xa-lông phòng khách, vừa uống trà Tàu vừa nghe nhạc rock rồi! Cũng chẳng có chuyện nghe một buổi trình diễn nhạc rock xong, lại có cảnh từng đôi đi dưới sao trời, thủ thỉ những lời có cánh, mơ hồ và bóng bẩy ?
     
    Rock là loại nhạc kích động, làm máu người ta sôi lên, làm cả  đám đông như phát rồ vì tiết tấu và âm lượng dữ dội của rock kích hoạt những bản năng sinh vật sâu thẳm trong con người . Rock không soi sáng mà chỉ ám thị. Rock không xoa dịu tâm hồn mà chỉ giải toả ức chế. Bằng những kênh năng lượng được truyền dẫn xuyên qua các tâm thức cá nhân, rock gộp đám đông thành một khối đồng nhất. Rock loại trừ hoài niệm cũng như ước vọng, làm nhạt nhoà cả quá khứ lẫn tương lai để chỉ còn một điểm đông đặc: hiện tại. Đó là một thứ hiện tại cháy bỏng và mang ảo ảnh siêu thoát. Ở góc độ nào đó, rock giống như một loại ma tuý ?" ?onhững liều cocaine tiêm đằng tai...? như một nhà thơ đã viết.
     
    (còn tiếp)
     
     
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 04:11 ngày 22/03/2004
  4. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Bàn về "Rock" và "Rock Việt" (tiếp theo và hết)
     
    Trên đây là một phác thảo về rock nói chung mà không nhất thiết phải dẫn ra bất kỳ một ban nhạc rock lừng danh nào, bởi chúng ta xuất phát từ các thính giả của rock. Công chúng nào, âm nhạc nấy. Tất cả các hình thái nhạc rock - tất nhiên là rock thứ thiệt chứ không phải pseudo-rock, rock giả vờ hay ?otreo đầu rock, bán thịt pop? - đều có một mẫu số chung. Mẫu số chung ấy nằm ở công chúng, tức là ở nhu cầu xã hội.
     
    Khi công chúng có nhu cầu và  là một nhu cầu thực sự chứ không phải nhu cầu bắt chước, làm dáng thời trang, lúc ấy sẽ có đáp ứng từ nghệ thuật. Vậy công chúng nào và ở khung cảnh xã hội nào sẽ có nhu cầu về nhạc rock? Một xã hội tiểu nông, giản dị và thuần phác, với khung cảnh êm ả ?onhư đồng lúa gặt xong, như rừng núi bỏ hoang? và với tâm lý ?ovăn hoá làng? có làm sản sinh ra nhạc rock không?
     
    Từ câu hỏi này, chúng ta sẽ sang phần thứ hai không kém phần thú vị.
     
    Thế nào là Việt?
     
    Liệu câu kết của một bài báo trên Giai Điệu Xanh có thể là đáp án cho câu hỏi này hay không, chúng ta thử xem: ?o?sẽ chỉ là thứ rock nhợt nhạt và yểu tướng.?
    Về chuyện yểu tướng thì có lẽ rock Anh, rock Mỹ cũng chưa chắc đã gọi là ?othọ?, vì so với các loại hình âm nhạc khác có lịch sử hàng trăm năm thì mới chỉ mấy chục năm, nhạc rock đã có triệu chứng bệnh hoạn, bế tắc và bị phân hoá đến mức tiêu biến cả hình hài. Các nhà nghiên cứu sẽ cãi rằng, vì đặc trưng tâm lý của rock là bệnh hoạn, là bế tắc nên nó sẽ không thể bệnh hoạn và bế tắc hơn được nữa ?" và phân hoá cũng có nghĩa là phát triển, là sinh thành ?
     

    [​IMG]


    Rock Việt
    Cứ cho là vậy đi, còn ?onhợt nhạt? có phải là thuộc tính của rock không? Hay nó là một đặc trưng của rock Việt ? Nếu chỉ rock Việt mới nhợt nhạt thì có nghĩa là chúng ta có ?oRock Việt?, bởi có lẽ không có thứ rock nào khác trên thế giới này nhợt nhạt cả! Một thực thể chỉ thực sự tồn tại khi chúng ta có thể chỉ ra các thuộc tính của nó mà không một thực thể cùng loại nào khác có thuộc tính đó.
    Hoan hô ?oRock Việt? tức ?orock nhợt nhạt?!
     
    Bạn có thể đưa ra một loạt tính chất của các ban nhạc rock Việt Nam, các tác phẩm rock music Việt Nam mà không một ban nhạc rock nào trên thế giới có, không một tác phẩm rock music của bất kỳ quốc gia nào khác có, thế là chúng ta sẽ có chân dung ?oRock Việt?!
    Bây giờ, chúng ta sẽ thử tìm một định nghĩa đơn giản nhất về ?oRock Việt? sau khi đã khảo sát và thoả thuận thế nào là rock.
     
    Rock music khởi sự từ Anh-Mỹ và gắn liền với đời sống xã hội ở các quốc gia công nghiệp, với quá trình đô thị hoá mạnh mẽ. Bằng công nghệ điện tử, bằng tâm lý thị dân và bằng cả những cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội chu kỳ, nhạc rock đã tự tạc chân dung mình khá rõ nét.
    Mặt khác, thoát thai từ một nền văn hoá đặc thù và cả từ một khu vực địa lý nhất định, rock music cũng gắn liền với tiếng Anh, với cách phát âm của người dân những xứ sở nói thứ ngôn ngữ Anglo-Saxon, đến mức như một thuộc tính căn bản của rock.
     
    Có thể thấy các ban nhạc rock - thậm chí các ban nhạc không hẳn  là rock, mà là pop chẳng hạn - của các nước không nói tiếng Anh cũng trình diễn chủ yếu bằng tiếng Anh, hoặc hoàn toàn bằng tiếng Anh. Tất nhiên, không phải cứ hát bằng tiếng Anh là nhạc rock, bởi pop, country, R&B, rap, hip-hop, blues, jazz ? của Anh-Mỹ cũng hát tiếng Anh. Càng không thể giải thích rằng vì tiếng Anh quá thông dụng, đã trở thành một ngôn ngữ quốc tế mà các ban nhạc rock Pháp, Đức, Thuỵ Điển ?phải hát bằng tiếng Anh. Rock music ở Pháp - nơi mà ngôn ngữ dân tộc được bảo vệ hết mức để chống lại làn sóng ?oxâm lăng? của Anh ngữ - hát bằng tiếng Pháp, có diện mạo và ảnh hưởng ra sao?
     
    Nhiều người đã nhầm khi nghe ban nhạc khá được yêu thích là ?oScorpions? trình diễn bằng tiếng Anh, đinh ninh rằng đó là một ban nhạc rock Anh-Mỹ. Thật khó mà chỉ ra tính cách Đức của ?oScorpions? cũng như khó mà hình dung ?oScorpions? sẽ ra sao khi hát bằng tiếng mẹ đẻ!
    Như thế liệu chúng ta có đi đến một định nghĩa: ?oRock Việt? là thứ nhạc ?onhư rock? do người Việt sáng tác và trình diễn bằng tiếng Việt?
     
    Định nghĩa ấy tuy đơn giản ?" đơn giản cả về phần rock lẫn phần Việt ?" nhưng dường như dễ được chấp nhận hơn cả. Mỗi người một ý, biết làm sao?
    Trúc LyGiai Điệu Xanh 25-09-2003
  5. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Nghe Nhạc Và Chơi Nhạc
    Trần Dzũng Minh Dân
    (Phụ thêm : Click vào đây nghe midi bài Moon Light Sonata : Đoạn 1 - Đoạn 2 - Đoạn 3)
    Âm nhạc là gì? Theo định nghĩa: "Âm nhạc là sự xếp đặt của các âm thanh". Âm thanh thì gồm có bốn tính chất căn bản là: Cao Ðộ - trầm, trung, cao; Cường Ðộ - nhẹ, trung, mạnh; Trường Ðộ - dài, ngắn; và Âm Sắc - các thinh âm với đặc thù riêng biệt chẳng hạn như tiếng đàn nghe khác tiếng sáo. Sự xếp đặt nói lên sự tính toán, dự tính từ đầu; hay các âm thanh được cố tình sắp xếp để diễn tả cảm tưởng của người sắp xếp (sáng tác gia) và làm người nghe ưa thích.
    Ðể lưu giữ, truyền bá, và diễn tả âm nhạc; các Ký âm và âm luật được đặt ra ngõ hầu người khác có thể diễn tả được những gì người sáng tác muốn. Thật đơn giản, các âm thanh được ký âm bằng 7 note đi từ thấp tới cao là C, D, E, F, G, A, B (Ðô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si). Có bát âm (Octave) cao hơn và bát âm thấp hơn. bẩy note này có thể thăng (#) hay giảm (b): C#, D#, E#, F#, G#, A#, B#. Tuy nhiên E# chính là F và B# chính là C, vì từ E tới F và từ B tới C là nửa bậc (half step) không như từ C tới D, từ D tới E, từ F tới G, từ G tới A, và từ A tới B là nguyên bậc (whole step). Thăng note này lại chính là giảm note kia, thí dụ như C# là Db, D# là Eb, Fb là E, ... Tổng cộng có tất cả 12 note. Mười hai note này sẽ biến hóa thiên hình vạn trạng. Ta có thể ví 12 note này như những chữ, các chữ khi ghép lại thành câu, nhiều câu ghép lại thành đoạn, nhiều đoạn ghép lại thành bài văn. Cũng thế, nhiều note có thể ghép lại với nhau để thành câu (Phrase). cần ít nhất là hai trường canh (Measure) để tạo thành một câu. Nhiều câu ghép lại trở thành đoạn (Period), và nhiều đoạn ghép lại để trở thành bài nhạc. Trường độ của một note trong nhịp (Time Signature - 4/4, 4 nhịp trong một trường canh; 3/4, 3 nhịp trong một trường canh vân vân) của một trường canh được chia ra như sau: một note tròn (whole note) là bốn nhịp (Beat) và bằng hai note trắng (half note - tức một note trắng là hai nhịp). Một note trắng lại bằng hai note đen (Quarter note - một note đen là một nhịp). Một đen bằng hai móc đơn (Eighth note - nửa nhịp). Một móc đơn bằng hai móc đôi và cứ như thế. Thật ra chỉ chơi được tới móc năm (tức 64 note trong một trường canh) là hết cỡ và cũng còn tuỳ vào nhịp nhanh hay chậm (Maelzel''''s Metronome). Giả dụ có người là thiên tài của các thiên tài đánh được móc sáu (128 note trong một trường canh!) thì cũng chẳng có ai nghe kịp, tựa như một làn sét thoáng qua tai!
    Thay vì đánh từng note một, ta có thể đánh nhiều note một lúc. Ðây chính là hợp âm (chord). Thông thường một hợp âm gồm có ba note (Triad). Note chính (root) và hai note phụ âm. Hợp âm có rất nhiều loại nhưng chính thì vẫn là trưởng (major), thứ (minor), augmented, diminished, và dominant. Từ trưởng có thể sinh ra tất cả các hợp âm khác bằng cách biến đổi hoặc thêm một hay hai note. Một hợp âm trưởng được tạo thành bởi note chính (root), quãng (interval) 3 và 5. Thí dụ như Cmaj = 1, 3, 5 = C, E, G. Ðể đổi trưởng thành thứ, luôn luôn giảm quãng 3, Cmin = 1, b3, 5 = C, Eb, G. Hoặc Caug = 1, 3, #5 = C, E, G#. Hay Cdim = 1, b3, b5 = C, Eb, Gb. Cmaj7 = 1, 3, 5, 7 = C, E, G, B vân vân. Tần số (Frequency) của note A trung được quy định là 440 hertz. Cao độ của note A kếp tiếp hay bát âm là 880 hertz. Ðể tính tần số của note kế tiếp ta nhân cho 1.0595, vì như đã nói ở trên ta có tất cả là 12 note và lũy thừa 1/12 của 2 là 1.0595. Sự quy định này tránh được tình trạng hỗn độn lên giây đàn tùm lum, lúc cao quá, lúc thấp quá. Bản nhạc đã không chơi ở cao độ đã được chọn, mà ca sĩ ca cũng bị bể vì có thể bị ca quá thấp hoặc quá cao. Loại nhạc hiện hành thường chơi tiết điệu (rythm) rập theo một khuôn mẫu từ đầu đến cuối bản nhạc. Tuỳ theo cảm hứng của tác giả, một bản nhạc có thể được viết dựa theo hợp âm trưởng hay thứ. Quy tắc thì "Trưởng vui, thứ buồn". Loại nhạc Heavy Metal chơi hợp âm lạ nhất. Không ra hẳn trưởng hay thứ. Thay vì chơi hợp âm ba note, hợp âm hai note được dùng. Note dược dùng là 1 và 5. Theo luật thì quãng ba quyết định một hợp âm sẽ là trưởng hay thứ, nhưng quãng 3 lại không được chơi nên không thể quyết định được âm thanh là trưởng hay thứ.
    Khi đánh từng note ta gọi là âm đìệu (Melody). Ðây là phần chính của bản nhạc. Âm điệu tuỳ thuộc vào 4 scale: Melodic, Natural, Harmonic và Blue. Ngoài ra ta còn có 7 mode: Ionian, Dorian, Phrysian, Lydian, Mixolydian, Aeolian và Locrian. Tuỳ vào hợp âm trưởng hay thứ và cách đổi các hợp âm trong bài nhạc mà xài mode nào. Thí dụ những hợp âm trong một bài nhạc được xài như sau: Am - F - G - Am. Hợp âm chính là Am, thì Aeolian mode (1 2 b3 4 5 b6 b7) hay là Natural scale của hợp âm thứ được dùng. Các tay chơi nhạc Rock thường sử dụng Blue scale chung với một trong 7 mode này, chẳng hạn như Tony Iommi (Black Sabbath) và Ritchie Blackmore (Deep Purple) xài Blue và Dorian. Randy Rhoad (Ozzy Osbourne) xài Blue và Aeolian. Các sáng tác gia của loại nhạc Cổ Ðiển dùng tất cả scale, ngoại trừ Blue scale vì thời đó chưa có Blue scale. Với Heavy Metal vì hợp âm dùng để chơi tiết điệu không hẳn là trưởng hay thứ nên có thể xài scale trưởng hay thứ đều được. Nhưng thông thường scale của hợp âm thứ được dùng vì âm thanh buồn buồn hợp với cách diễn tả (dark mood) của loại nhạc này. Âm điệu có khi được chơi chậm, có khi được chơi nhanh tuỳ vào tâm tình của người chơi. Chẳng hạn âm điệu chậm của hợp âm thứ nghe buồn bã, than van; nhưng khi chơi với một tốc độ thật nhanh nghe như uất hận, đau thương thấu tận trời xanh.
    Căn bản tổng quát về nhạc lý cho người chơi nhạc là vậy. Còn người nghe? Người nghe có thể chia ra làm ba loại. Loại thứ nhất nghe nặng về phần âm điệu, hầu hết những người thích nhạc Cổ Ðiển, nhạc buồn hoặc êm dịu thuộc về loại này. Loại thứ hai nghe nặng về phần tiết điệu, đa số những người thích nghe loại nhạc có tính cách khích động như New Wave, Funk, Disco, Rap ... nói chung là loại nhạc hiện hành (Pop music), hay thích khiêu vũ, nghiêng nặng về loại này. Loại thứ ba đương nhiên là người thích nghe cả âm điệu và tiết điệu, loại này khi so sánh thì ít hơn hai loại kia và những người chơi nhạc đa số thuộc loại này. Tại sao lại có người thích nghe loại nhạc này, loại nhạc kia? Dĩ nhiên một phần do bẩm sinh, đã gọi là bẩm sinh thì không giải thích được. Trời sinh ra đã phú cho một sở thích như vậy rồi. Phần còn lại do môi trường sinh sống mà bị ảnh hưởng. Ảnh hưởng bởi gia đình, bạn bè, xã hội, cảnh vật nơi mình sinh sống.
    Khi nghe nhạc hoặc chơi nhạc tuỳ thuộc rất nhiều vào tâm tình người nghe lúc đó. "Người vui, nhạc buồn nghe cũng vui. Người buồn, nhạc vui nghe cũng buồn." Ðiều này rất quan trọng với những người chơi nhạc. Chẳng thế người xưa khi chơi nhạc phải tắm rửa, gội đầu, thắp hương trước khi chơi nhạc! Dễ hiểu thôi, tâm hồn lâng lâng sản khoái, tiếng đàn nghe lả lướt du dương. Một sáng tác dở, gặp người chơi hay nghe cũng còn đỡ. Một sáng tác hay mà người chơi dở, nghe đương nhiên là dở. Thử hỏi người dính nhơm nhớp mồ hôi, ngứa ngáy cùng mình khó chịu, đầu nhức như búa bổ, thì làm sao mà chơi được một bản nhạc du dương êm dịu hoặc vui tươi! Cái quan trọng của người chơi nhạc là phải làm sao hòa mình vào với bản nhạc mình đang chơi (get into the music!) Ta là nhạc, nhạc là ta! Ðiều này không phải dễ, chỉ có những người sau một thời gian dài tập luyện hay thật tự tin vào tài năng của mình mới có thể thực hiện được điều nằy. Cứ thử tưởng tượng hàng trăm cặp mắt đang dồn vào nhìn mình. Hàng trăm lỗ tai đang chờ đợi nghe mình chơi. Ai mà không khớp! Hễ đã khớp thì dễ bị trật. Ca sĩ ca câu trước quên câu sau. Hoặc quên phải đưa hơi khúc nào, ngân khúc nào cho hay. Ca xong được bản nhạc là mừng rồi. Nhạc sĩ thì lúng túng một hồi rồi đánh tùm lum. Ðây là lý do tại sao một số các nghệ sĩ xài ma tuý hoặc nghiện rượu. Cái cảm giác lâng lâng làm họ khoẻ lại. Tâm thần họ hoàn toàn tập trung vào bản nhạc, chẳng biết gì về không gian xung quanh, và họ chơi xuất thần! Nhưng đôi khi họ phải trả một giá quá mắc.
    Có những người khi đã thích loại nhạc nào rồi thì chỉ coi loại nhạc đó là nhất. Loại nhạc khác là dở. Ai không thích những gì mình thích tức là người đó không biết nghe hoặc chưa đủ trình độ để thưởng thức. Thí dụ một người thích nghe nhạc Cổ Ðiển cho là loại nhạc Heavy Metal chỉ dành cho những người mới lớn, không biết gì, thích náo loạn và bạo động. Nhạc gì mà chỉ thấy đánh ầm ầm, nghe dở ẹt, ai đánh cũng được. Sao kỳ vậy? Cũng cùng một bản nhạc mà lại hay với người này dở với người kia? Thật ra chẳng có loại nhạc nào dở cả. Loại nhạc nào cũng có giá trị riêng biệt của nó. Chỉ có người nghe thích hay không thích như đã nói ở trên là tuỳ thuộc vào tâm tính của người nghe. Ðiển hình là người nghe nhạc Cổ Ðiển chưa chắc đã thích nhạc Jazz nhưng cũng chẳng dè bỉu chê bai. Tại sao? Vì nhạc Jazz thường được gọi là loại nhạc dành cho nhạc sĩ nghe (music for musician). Nghe không thích đấy nhưng cũng không dám chê vì biết loại nhạc này cũng thuộc thứ thiệt. Thời nay có một số nhạc sĩ sáng tác nhạc Cổ Ðiển hay thường nghe nhạc Heavy Metal để hấp thụ cách diễn tả sự cuồng loạn của tâm hồn theo một lối mới. Và ngược lại dân Heavy Metal cũng say sưa nghe nhạc Cổ Ðiển để học cách diễn tả của người xưa. Loại nhạc nào cũng có thể diễn tả sự cuồng loạn, uẩn ức, hay đau đớn tới mức độ điên cuồng phải hét lên mới hả. Âm điệu được chơi rất nhanh để diễn tả cảm giác này. Hầu như người nào cũng có nghe qua Moon Light Sonata của Beethoven. Phần đầu nghe thật tình tứ du dương. Phần hai vui tươi nhí nhảnh. Phần thứ ba của Sonata này làm người nghe có cảm giác gì? Phong ba bão táp nổi lên? (nghe midi phía trên) . Ðã coi ai nghe nhạc Fussion của Jazz chưa? Nó cỡ như Heavy Metal. Không hơn thì thôi chứ không kém. Thời kỳ chưa có đàn điện, loại nhạc Flamenco cũng đâu có thua gì như Heavy Metal đâu! Âm sắc nghe thì khác nhưng cách diễn tả nghe cũng y chang. Thử tưởng tượng trong đêm khuya người vũ công mắt nhắm nghiền, tóc rối man dại, mồ hôi nhỏ thành vệt dài trên khuôn mặt, trên chiếc cổ thon dài, cặp chân nhẩy nhanh như gió tạo ra một nhịp điệu hòa lẫn với tiếng nhạc cuồng loạn. và người nghe nín thở nhìn! Thời nay có Paco De Lucia là tay đệ nhất danh cầm trên thế giới về loại nhạc Contemporary Flamenco, trái ngược với John Williams, Christopher Parkening hay Julian Bream (cả ba đều là học trò của Andrés Segovia) là những tay chuyên chơi loại nhạc Classic êm đềm.
    Ngay chính các loại nhạc cũng tự chia ra làm nhiều tiểu loại khác nhau. Cổ Ðiển thì có người thích Baroque, người thích Renaissance, người thích Cận Kim. Thời Baroque có thiên tài J. S. Bach, ***** về Harmonic scale và Diminished Run. Bài Toccata and Fuge mở đầu bằng Diminished Run nghe thật rùng rợn. Những phim kinh dị thường hay xài khúc nhạc này. Thật trái ngược với The Fifth Symphony của Beethoven cũng mở đầu bằng Diminished Run nhưng nghe kiêu hùng ngạo nghễ dến kinh người! Nói về nhạc Cổ Ðiển không thể không nhắc qua thiên tài Paganini của cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, khoảng giữa thời Romantic. Thiên tài Paganini trau giồi và tập luyện vĩ cầm (Violin) ở trong tù. Khi ra khỏi tù, đi tới đâu thì thiên hạ nhăn mặt, bịp tai chạy toán loạn chỗ đó. Người ta gọi âm nhạc của ông là âm nhạc của quỷ (devil music - y như nhạc Heavy Metal hiện nay vậy!) Ông là người sáng chế ra ngón khẩy tay trái (Pizzicato hay Pull-offs), chơi cả bài bằng một giây đàn! Tạo ra tiếng thú kêu (Ai tưởng Rock và Heavy Metal là những người đầu tiên tạo ra tiếng thú kêu?) Nhạc ông sáng tác là những giòng nhạc liên miên bất tận như điên khùng. Chơi được nhạc của ông được coi như thiên tài. Vivaldi với Four Seasons, bốn bản Xuân, Hạ, Thu, Ðông này luôn luôn được nhắc đến mỗi khi đề cập tới ông. Và các thiên tài khác không ai không biết tới như Brahms, Debussy, Handel, Hayden, Gershwin, Tchaikovsky, Schumann, Mozart, Chopin, Rossini, Schubert, Popper, Liszt ... Nhạc Jazz cũng chia ra làm nhiều tiểu loại. Consevative Jazz như Louis Armstrong, Eđie Lang, George Barnes, Charlie Christen, Django Rheinhardt (Loại nhạc Jazz sử dụng hợp âm rất thiện nghệ, Django bị hư mất hai ngón tay trái trong một cuộc hỏa hoạn tức chỉ còn ba ngón. Tuy nhiên ông chơi những hợp âm mà những nhạc sĩ còn năm ngón tay chơi còn lúng túng! Không ai biết ông chơi ra làm sao. Khiếp đảm! Ông được mệnh danh là Hoàng Tử của nhạc Jazz); loại nhạc Jazzêm dịu như Earl Klug, George Benson; loại contemporary Jazz với Al Di Meola; loại Progressive Jazz tức Fussion như Jean Luc Ponty. Loại nhạc Country cũng chia ra làm nhiều tiểu loại như Blue Grass, Country, Country Rock với Hank Williams, Willie Nelson, Humberdick, Chet Atkin, Albert Lee (tay này là danh thủ về Lead Guitar của Country Music cũng như Chet Atkin là danh thủ về loại Country êm địu), Garth Brooks, George Strait ... Rock cũng không ra ngoài thể lệ đó. Ta có Light Rock, Rock, Southern Rock, Hard Rock, Speed Metal, và Heavy Metal như Eagles, Lobo, Dire Strait, Lynerd Skynerd, Led Zepplin, Steppen Wolfs, Bread, Guess Who, Grand Garfunkel and Rail Road, Jimi Hendrix, Van Halen, Black Sabbath, Ozzy Orsbourne, Joe Santriani, Eric Johnson, Metallica, Motley Crue, Vinnie Moore, Megadeth ...
     (còn tiếp)
     
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 13:51 ngày 03/04/2004
  6. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Nghe Nhạc Và Chơi Nhạc (2)
    (TIẾP)
    Trần Dzũng Minh Dân
     
    Nhạc Rock được phát sinh ra từ Blue. Các nhạc sĩ nổi tiếng với loại nhạc Blue như T-Bone Walker, Guitar Slim, Clarence Gatemouth Brown, Jeff Beck, Eric Clapton ... Nhạc sĩ B. B. King, vua của loại nhạc Blue, phát biểu khi nghe nhạc sĩ quá cố Stevie Ray Vaughn chơi " Hắn chơi ngón (techniques) quá vững nhưng âm nhạc của hắn không có hồn!" Chỉ vài năm sau, khi nghe lại, ông thốt lên "Bây giờ hắn là nhạc!" Quả thật giới yêu nhạc sững sờ khi nghe đĩa "Couldn''t Stand The Weather" của Stevie và Double Trouble. Nhạc Rock có thể được coi như là một phương tiện của giới trẻ thời nay dùng để diễn tả sự bực tức, sự nổi loạn của tâm hồn qua âm thanh. Ða số ai cũng muốn người khác sống theo ý mình nhưng không bao giờ chịu sống theo ý của người khác. Mình thích cái gì thì cái đó là nhất. Ai cũng cho là mình đúng cả! Chẳng hạn như thời xưa tất cả mọi người để tóc dài, ai để tóc ngắn bị coi là dị hợm. Sau này ai cũng cắt tóc ngắn và lại không thích những người để tóc dài. Ðể phản kháng, các nhạc sĩ nhạc Rock để tóc dài như thầm bảo "Tôi có quyền sống theo sở thích của tôi nếu tôi không phương hại đến ai". Và từ đó nó trở thành một cái "mode" cho gìới trẻ bắt trước. Như bị thách đố, xã hội càng ngày càng chỉa mũi dùi công kích loại nhạc này. Càng nghiêm khắc, sự phản kháng lại càng mạnh và dần dà trở thành một vấn đề của xã hội. Lần đầu tiên nghe loại nhạc này ai cũng phải nhăn mặt. Nhạc gì mà nghe ầm ầm, eo éo như người đang tập đánh rồi đánh tầm bậy tầm bạ. Lầm to! Ðây là một loại nhạc rất khó chơi. Phải là những tay nhạc sĩ ngoại hạng mới có khả năng chơi loại nhạc này, không phải ai muốn chơi cũng được. Người có công nhất phải nói là Jimi Hendrix. Năm lên 12 được ông bố mua cho cây đàn khi thấy Jimi tối ngày cầm cái cán chổi đánh. Mười bẩy tuổi đi lính Nhẩy Dù bị ngã lọi chân được giải ngũ. Tiếp tục sự nghiệp chơi đàn nhưng không nổi tiếng. Sau được Brian Chandler (tay đàn Bass của The Animals nổi tiếng với bản The House of Rising Sun) bốc qua bên Anh và thành lập ban nhạc "The Jimi Hendrix Experience" nổi tiếng bên Âu Châu với hai bài nhạc tuyệt vời "Hey Joe" và "Purple Haze" lúc đó. Năm 1967 khi Paul McCartney của ban nhạc Beatles qua bên Mỹ trình diễn nói: "Ở bên Anh có một tay đàn tuyệt vời. Trời đất quỷ thần ơi, hắn đánh đàn bằng răng!" Jimi liền được bốc về Mỹ trình diễn nhưng giới trẻ Mỹ thời đó vẫn chưa chịu nổi những âm thanh nặng (distortion) do Jimi tạo ra. Nên nhớ thời đó chưa có những cục biến âm như ngày nay. Jimi phải tự chỉnh amplifier để tự tạo ra. Rồi màn đốt đàn, đập đàn. Hắn làm cái gì vậy! Không được giới trẻ Mỹ ưa thích, Jimi lại khăn gói quay về Anh. Nhưng không lâu, năm 1968 Jimi quay trở về lại Mỹ và trở thành thần tượng của giới trẻ và dân chơi đàn. Lối chơi đàn của Jimi Hendrix ảnh hưởng hầu như tất cả các tay nhạc Rock, trực tiếp hay gián tiếp, cho đến nay. Những cú Nhấn (Bending) nghe nhức nhối, cách chơi Tay Rung (Tremono Arm - Whammy Bar) tạo thành những tiếng gầm gừ, cho đến nay nhiều tay âm thanh nghe thật lạ tai do Jimi tạo ra vẫn chưa ai chơi lại được. Chữ tài đi liền chữ tai! Jimi chết năm 1970 vì xài thuốc quá độ. Từ đây nhạc Rock càng ngày càng trở nên nặng ký và sự ló dạng của loại nhạc Heavy Metal bắt đầu với ban nhạc Black Sabbath. Sở dĩ gọi là Heavy Metal là do sự biến âm tiếng đàn trở nên nặng nề (distortion - deep sound - heavy), và cú đánh có thể tạo ra âm thanh nghe như hai thanh sắt đập vào nhau (harmonic sound - metal) ở bất cứ nơi nào trên cây đàn. Loại nhạc này chơi âm điệu quá nhanh cộng thêm âm sắc nặng nề nên người nghe không quen chỉ nghe một cái "ầm". Nhưng với những người nghe quen thì họ nghe rõ từng note. Và khi đã nghe quen rồi thì chỉ có loại nhạc này nghe mới đã. Năm 1978, Eđie Van Halen với ngón láy tay phải (tapping) trong bài "Eruption" làm xôn xao dân chơi nhạc. Với ngón láy tay phải này, những giòng nhạc trước kia Guitar không thể chơi được vì sự giới hạn của tay trái, trở nên dễ dàng với một tốc độ kinh khủng. Stanley Jordan áp dụng kỹ thuật này cho cả hai tay và một người trở thành ba người chơi đàn. Tuy nhiên lối chơi hai tay này chỉ áp dụng cho loại nhạc nhẹ nhàng vì thiếu khả năng làm âm thanh trở nên mạnh bạo. Vào khoảng giữa thập niên 80, lại một quái kiệt khác ra đời. Yngwie Malsteen với cú Quét (Sweeping) có thể chơi 64 note trong một trường canh! Hơn thế nữa , Yngwie hoàn toàn áp dụng loại classical scale (harmonic và diminished run - Diminished run là loại scale khó tập nhất trong các loại scale) với ảnh hưởng của J. S. Bach và Paganini vào Heavy Metal thay vì chơi Blue scale. Tới lúc này Heavy Metal đòi hỏi người chơi phải "master" hết tất cả các techniques cùng với lối chạy giây thần sầu quỷ khóc mới có thể le lói với đời như Eric Johnson, Steve Vai, Vinnie Moore, Michael Angelo, Joey Tafolla, Blue Saraceno ... Hiện tại, thay vì chơi âm điệu thật nhanh, loại nhạc Speed Metal chơi tiết điệu rất nhanh làm người nghe choáng váng nếu nghe không quen. Heavy Metal không hẳn là chỉ chuyên chơi nhạc nhanh, có rất nhiều bản chơi chậm làm người nghe tơi tả như "So Tired", "Goodbye to Romance" của Ozzy Osbourne, "fade to Black" của Metallica, hay "November Rain" của Guns & Roses.
    Chơi nhanh đã khó nhưng chơi chậm cũng khó không kém. Âm nhạc có thể được ví như một giòng sông, nước luôn luôn liên tục không đứt đoạn. Lúc chẩy nhanh tạo tiếng reo vui; lúc chẩy cuồn cuộn như phong ba bão táp; từ trên cao đổ xuống như nổi cơn thinh nộ; nhưng cũng có lúc nước chẩy dịu dàng, tình tứ, khoan thai. Những vị nào chơi piano chắc hẳn đều cảm thấy điều này khi chơi phần đầu của bài Moon Light Sonata. Khi note này còn đang ngân nga, sắp sửa tan biến trong không trung liền được tiếp nối bằng note khác trong khi nhịp phải giữ cho đều. Ðây là một điều không dễ. Có người bỏ cả đời chỉ để tập đánh chậm! Có một vị nhạc sĩ Dương cầm (lâu quá rồi tôi không nhớ tên) mặc dù đã nổi tiếng trên thế giới, bỏ ngang không đi trình diễn nữa. Ðóng cửa luyện tập cả 5 năm trời. Khi ông tái xuất hiện thì không ai có thể chơi bài Moon Light Sonata chậm bằng ông. Tiếc thay chỉ khoảng một năm sau ông bị đau tim và liệt mất một cánh tay (ai bảo chỉ chơi nhạc nhanh và ồn mới bị đứng tim?) Nghe nhạc mà được nhìn người nhạc sĩ đang đánh nữa thì tăng thêm vạn phần thích thú. Ðã có ai coi Horowitz (King of the Piano) trình diễn chưa? Trời đất quỷ thần ơi, mười ngón tay của ông như mười người vũ công bay lượn nhẩy múa trên những phím ngà!
    Thời đại càng tân tiến, người nghe nhạc càng thích thú. Muốn tiếng Treble cao thì tiếng Treble cao. Muốn tiếng Bass nhỏ thì tiếng bass nhỏ. Chỉ một cái nhích của ngón tay. Ngày xưa làm gì được như vậy, muốn nghe nhạc cũng phải chờ đợi. Tiếng nhạc lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào người chơi và người nghe ngồi gần hay xa. bây giờ muốn ban nhạc nào chơi bài gì bất cứ lúc nào cũng được. Băng sẵn, điã sẵn hoàn toàn tuỳ thuộc vào người nghe. dân nghiền nghe nhạc luôn luôn nghe nhạc lớn. Không lớn tới mức độ có thể làm thủng màng nhĩ của người nghe như một thiểu số trẻ, nhưng lớn tới độ có thể nghe từng tiếng vuốt giây, từng tiếng thở lấy hơi của người ca sĩ. Nói chung, không một âm thanh nào bị bỏ sót. Càng nghe càng lên đô. Người không quen nghe lớn khi bước vào phòng cảm thấy như bị ngộp thở. Và khi nghe, dân nghiền nghe nhạc làm mỗi một điều là NGHE, ngoài ra không làm gì khác. Nghe để thưởng thức chứ không phải nghe để giết thì giờ (tức không chú tâm), hoặc vừa làm vừa nghe để công việc đang làm đỡ nhàm chán. Tâm thần của họ hoàn toàn tập trung vào âm nhạc. Tưởng tượng ra người nhạc sĩ nào đang chơi nhạc cụ gì, ra làm sao, tay đang ở khúc nào trên cây đàn, người đang ngã ra, rướm lên hay đang cúi gập xuống. Cả một giàn nhạc đang chơi sống động trước mặt họ. Thử hỏi với sự tập trung như vậy mà tiếng nhạc kêu nhi nhí như dế kêu thì nghe cái gì? Ðang nghe nhạc hay đang nghe tiếng động?
    Một giòng nhạc hay, được chơi hay hoặc không, dĩ nhiên là tuỳ thuộc vào người chơi và tuỳ thuộc vào nhạc cụ được đóng tốt hay xấu. Người chơi đàn hay nhưng cây đàn lại đóng quá dở, không có cách chi mà người chơi có thể tạo ra được âm thanh mà mình muốn thì giòng nhạc hay cũng trở thành dở. Vì vậy nhạc cụ được đóng cho từng loại nhạc. Chẳng hạn như đàn đóng cho dân chơi Classic phải dùng loại gỗ tương đối dầy và hơi mềm hoặc có khả năng hút âm thanh mạnh hầu tiếng đàn phát ra nghe nhẹ nhàng. Trái lại, đàn đóng cho loại nhạc Flamenco phải dùng loại gỗ mỏng và thật cứng để âm thanh phát ra nghe mạnh bạo và lớn, hợp với sự cuồng loạn. Cần đàn cho bất cứ loại nhạc nào cũng cần phải thật thẳng. Cần đàn tròn hoặc hơi dẹp tuỳ thuộc vào người chơi nếu thấy thoải mái khi tay di động lên xuống. Cần đàn to hoặc nhỏ tuỳ thuộc người chơi tiết điệu hay âm điệu. Loại nhạc Jazz êm dịu cũng thường hay dùng đàn thùng, nhưng nếu vui hơn một chút nhưng vẫn giữ âm sắc nhẹ nhàng và cần kêu lớn thì sử dụng loại đàn thùng điện. Nếu cần phát ra thật lớn và âm sắc mạnh bạo hơn thì cần tới đàn điện thân đặc, hầu độ rung của giây đàn khi chuyển xuống thân đàn được mạnh hơn khi chuyển tới Pickup. Dân chơi nhạc Rock nhà nghề không bao giờ chỉ có một cây đàn vì sự đòi hỏi của tuỳ bản nhạc mặc dù cùng loại nhạc. Có bản nhạc đòi hỏi giây đàn phải thật mỏng (light gauge), trung (medium gauge) hoặc dầy (heavy gauge). Hoặc loại pickup nào khi cần tiếng nặng hay thanh vân vân. Vì vậy ta thường thấy nhiều nhạc sĩ mỗi bản nhạc lại đổi đàn là vậy.
    Nói chung, chơi hoặc nghe loại nhạc nào tuỳ thuộc vào từng người. Chẳng có loại nhạc nào dở cả, chỉ người nghe thích hay không thích. Một sáng tác có thể dở nhưng loại nhạc thì không. Không thích mà cố ra vẻ thích, đó là một cái khổ khi phải nghe. Thích nhiều loại nhạc, đó là người được sung sướng vì hưởng thụ được nhiều cảm giác khác nhau. Chẳng nên vì sự phê bình của người này, chê bai của người kia mà ép mình nghe những loại nhạc mà mình không thích. Một câu nói từ ngàn xưa tới giờ thật đơn giản là "Thích thì nghe, không thích thì thôi." Chẳng ai có thể ép mình được cả.
    Trần Dzũng Minh Dân
  7. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    ''''Đường xa vạn dặm'''' - sự pha trộn giữa dân gian và hiện đại




    (VietNamNet) - Quốc Trung, người nhạc sĩ ''kiệm lời'''' nhưng lại có nhiều sáng tác hay, hai đêm qua đã sống trong sự căng thẳng, bồi hồi và sung sướng. Liveshow "Đường xa vạn dặm" của anh sau một năm chuẩn bị đã ra mắt công chúng Thủ đô và được đón nhận rất nồng nhiệt.

    [​IMG]

    Nhạc sĩ Quốc Trung (đứng) cùng các nhạc công biểu diễn liveshow.
    Đêm 13/3 là buổi đầu tiên ra mắt khán giả Hà Nội, trời mưa lất phất. Trước giờ diễn, nhiều người dự đoán chương trình riêng với mức giá "không bèo" hẳn là khách đến xem sẽ vắng teo. Nhưng thực tế không phải như vậy, hàng trăm người đã đội mưa đến Nhà hát Lớn Hà Nội để xem đêm nghệ thuật đích thực, trong số đó có cả ca sĩ Thanh Lam (vợ cũ của nhạc sĩ Quốc Trung), nhạc sĩ Đức Trí, vợ chồng diễn viên Quang Hải, Hải Yến....
    Câu chuyện Người thiếu phụ Nam Xương của Nguyễn Dữ (tác giả kịch bản Phan Huyền Thư) lần lượt được tái hiện lại qua 9 nhạc phẩm do nhạc sĩ Quốc Trung sáng tác theo thể loại worldmusic. Bắt đầu từ Hạc trong sương, Đào liễu, Vọng Nguyệt, Ngồi tựa song đào, cho đến Lưu lạc, Dòng sông một bờ, Chiếc bóng, Độc thoại và cuối cùng là Đường xa vặn dặm.
    Với "đội kể chuyện" hùng hậu bao gồm 5 nhạc công của ban nhạc Phương Đông, 4 nhạc công của Nhà hát Chèo Việt Nam, cùng 2 giọng ca chủ lực là NSƯT Thanh Hoài (chèo), NSƯT Thúy Hường (quan họ) tích chuyện Người thiếu phụ Nam Xương cho người xem hai hình dung gần với sân khấu âm nhạc. Đó là sự cách biệt hai thế giới âm - dương, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, niềm tin và đổ vỡ, đạo đức và khao khát..., một nét văn hóa tâm linh độc đáo của văn hóa Việt.
    Ở dòng nhạc worldmusic (một thể loại nhạc không biên giới), khán giả Việt Nam đã quen thuộc những tên tuổi như: Kytaro, Yani... nhưng đây là lần đầu tiên ở Việt Nam một liveshow được trình diễn bởi một ban nhạc điện tử và dàn nhạc dân tộc. Những âm thanh của các nhạc cụ dân tộc như: tiêu, sáo, đàn bầu, tam thập lục hòa quyện cùng với tiết tấu và âm thanh hiện đại tạo sức cuốn thần kỳ. Nhạc sĩ Quốc Trung và "Những người bạn" đã chơi thật ăn ý với nhau và hầu như không có sơ xuất nào xảy ra trong hai đêm diễn, dù là nhỏ nhất. Anh Hùng, khán giả có mặt trong đêm 13/3 bày tỏ: ''''Đường xa vặn dặm mang tới cho tôi một chuyến viễn du bằng âm nhạc vào thế giới tưởng tượng. Phong cách của Quốc Trung được thể hiện rõ trong liveshow này. Tuy nhiên, tôi tiếc rằng chương trình hơi ngắn nếu dài ra thêm một chút nữa thì sẽ ''đầy đặn'' hơn''''.
    Có thể xem Đường xa vặn dặm là sự pha trộn giữa âm nhạc dân gian Việt Nam với dòng nhạc khác nhau như: age, jazz, tạo nên phong cách âm nhạc gợi mở không phụ thuộc vào không gian, thời gian, ngôn ngữ... Người nghe cảm nhận được sự mới lạ và những hơi thở của thời đại qua những âm hưởng và những làn điệu dân ca quen thuộc như: chèo, quan họ, sẩm, ca Huế, ca trù...  Những giọt nước mắt vì sung sướng, vì xúc động của nhạc sĩ Quốc Trung trong hai đêm diễn đã chứng tỏ cách làm việc hết sức nghiêm túc của anh.
    Xin chúc cho dự định phát triển "Đường xa vặn dặm" lên thành một vở ca nhạc vũ kịch của nhạc sĩ Quốc Trung thành sự thật để khán giả lại có cơ hội được thưởng thức những đêm nghệ thuật đích thực.



    Hà Sơn15-03-2004
  8. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4

    Một cái nhìn về âm nhạc Việt Nam hải ngoại
    Nhà văn Đỗ Minh Tuấn (Việt Nam) phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Quang Tuấn (Úc) về tình hình âm nhạc hải ngoại. Cuộc phỏng vấn được thực hiện vào tháng 5, 2003. Dưới đây là một trích đoạn.

    **T: Là một nhà khoa học, một nhạc sĩ sáng tác, anh thấy nền âm nhạc Việt Nam hải ngoại so với âm nhạc trong nước có gì khác, có gì mới, có gì hơn và có gì còn chưa tới?
    PQT: Có khác nhiều vì hoàn cảnh ngoài nước và trong nước rất khác nhau. Ở ngoài nước, số thính giả khá ít và ít người trẻ. Vì đụng chạm với môi trường văn hóa xa lạ nên phần đông thính giả đi tìm về cái cũ làm chỗ nương tựa. Trong nước, số thính giả đông hơn và nhiều người trẻ, thích mới lạ. Ngược lại, nhạc sĩ hải ngoại có nhiều cơ hội tiếp cận với cái mới hơn nhạc sĩ trong nước.
    **T: Theo anh âm nhạc hải ngoại có mấy dòng? Đặc điểm và thành tựu của mỗi dòng là gì?
    PQT: Theo tôi, nhạc Việt Nam chưa đủ phong phú để chia thành nhiều dòng như jazz, blues, classical, avant-garde, country, rock, rap, v.v. của Tây phương. Thay vì vậy tôi xin tạm chia thành hai dòng: "nhạc phổ thông" và "nhạc khai phá". Hai dòng nhạc không hoàn toàn riêng rẽ, có những bản nhạc phổ thông như của Phạm Duy, Lê Thương, Trịnh Công Sơn có một giá trị "khai phá" nào đó (dù nhiều khi chỉ là khai phá đối với Việt Nam), và có những bản nhạc khai phá sau một thời gian dài được quần chúng chấp nhận và trở thành khá phổ thông như nhạc của Debussy, Satie hay Le Sacre Du Printemps của Stravinsky. Có người gọi nhạc khai phá là "nhạc nghệ thuật", tuy nhiên gọi như vậy cũng không chính xác lắm và có thể mích lòng những người viết nhạc phổ thông. Nhiều bản nhạc phổ thông xử dụng những kỹ thuật sẵn có một cách tài tình để gây "cộng hưởng" ở người nghe, đó cũng là một giá trị nghệ thuật.
    Nhạc phổ thông là nhạc - hầu hết là ca khúc ?" xử dụng những kỹ thuật đã quen thuộc và "bảo đảm hiệu quả", có thể tìm thấy trong sách dạy viết nhạc nhập môn. Nói chung, đó thường là những bài ca có hầu hết các đặc điểm như sau: thể điệu quen thuộc, dễ nghe, quyến rũ thính giả chỉ nhờ vào lời ca và giai điệu, dùng ngũ cung hay thất cung, với cấu trúc ABA, tiết tấu đều đặn theo một nhịp khiêu vũ quen thuộc, chủ âm rõ rệt và về chủ âm thường xuyên, có tiến trình hợp âm quen thuộc kiểu như I-II-V-I, với những đường giai điệu (melodic line) êm đềm và dễ đoán, lời lẽ tình cảm mùi mẫn.
    Nhạc phổ thông viết ra để phục vụ những nhu cầu của quần chúng, cơ bản là nhu cầu giải trí, khiêu vũ, nhưng cũng còn những nhu cầu tinh thần: tâm linh, tôn giáo, tình cảm (tình yêu, tình gia đình, tình quê hương, hoài cổ), hoặc giáo dục trẻ em v.v. Tuy nhạc phổ thông không chủ ý khai phá và do đó giá trị nghệ thuật có phần giới hạn, nhưng nó cần phải nói tới, vì đây là loại nhạc mà có lẽ 99% quần chúng nghĩ tới khi họ nói tới "nhạc". Vì mục đích chính là phục vụ những nhu cầu của quần chúng, nên sự tiến triển của nhạc phổ thông gần như hoàn toàn tùy thuộc vào thị hiếu của quần chúng, phản ảnh qua số băng bán được của vài trung tâm thương mại như Asia, Thúy Nga Paris. Cái "hay" của một bản nhạc phổ thông thường được đo lường bằng số người thích bản đó.
    Những người trẻ sinh ra ở hải ngoại thì đã có nhạc trẻ Tây phương để giải trí, họ ít nghe nhạc Việt Nam. Chỉ có những người sinh ra và lớn lên ở Việt Nam mới nghe nhạc phổ thông Việt Nam, mà tuổi trung bình của họ bây giờ có lẽ chừng 50. Ca nhạc đối với họ phần lớn là để giải trí và xoa bóp nỗi sầu hoài hương, hoài cổ. Do đó, họ không thích nhạc "mới mẻ" mà tìm nghe những tác phẩm tiền chiến (trước 54) hoặc của miền Nam trước 1975, hoặc những tác phẩm mới nhưng làm theo phong cách cũ. Các tác giả, hoặc những người viết từ trước khi di cư, hoặc bắt đầu viết sau này, nếu muốn được ưa thích thì vô tình hay cố ý phải hướng sự sáng tác của mình theo những đường hướng đó.
    Ngoài những trung tâm phát hành lớn, các nhạc sĩ ca sĩ trong dòng nhạc phổ thông (cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư) cũng có thể tự ra băng hay tổ chức văn nghệ, nhưng dù làm thương mại không phải là mục đích chính của họ, nhạc của họ cũng vẫn cùng những đặc tính như trên.
    Tuy không làm ra được gì mới mẻ, nhưng thành tựu lớn của dòng nhạc phổ thông hải ngoại là đã bảo tồn được hầu hết tác phẩm cũ của một số nhạc sĩ một thời bị cấm ở Việt Nam, nhất là Phạm Duy. Những tác phẩm này là một phần quan trọng trong gia tài âm nhạc Việt Nam và khi đất nước mở cửa thì những nhạc này lại được lưu hành trong nước.
    Dòng "nhạc khai phá", tức là nhạc có mục tiêu sáng tạo để mở rộng ranh giới của nghệ thuật (như nhạc avant garde, nhạc "jazz thử nghiệm") thay vì để phục vụ cho số đông, thì số người sáng tác hãy còn rất ít và ít được quần chúng Việt Nam biết tới. Tuy nhiên số lượng tác phẩm của họ khá lớn và có một số tác phẩm đồ sộ đáng chú ý, vì các tác giả này phần đông là những khúc tác gia (composers) chuyên nghiệp và thành danh trong giới nhạc quốc gia hay quốc tế. Trong những người có tên tuổi có thể kể Phan Quang Phục (Mỹ), Hoàng Ngọc-Tuấn, Lê Tuấn Hùng (Úc), Nguyễn Thiên Đạo, Tôn Thất Tiết, Trần Quang Hải, Nguyên Lê (Pháp), v.v. Những tác giả này nếu có dùng nhạc truyền thống thì cũng thường kết hợp với nhạc hiện đại.
    **T: Những cái mới trong âm nhạc Việt Nam hải ngoại là gì? Những cái mới đó đã phát huy cái gì, kế thừa cái gì và khước từ cái gì trong âm nhạc Việt Nam truyền thống?
    PQT: Về chủ đề, nhiều tác phẩm hải ngoại, trong cả hai dòng nhạc phổ thông và khai phá, đã dùng chủ đề "diaspora" và những trăn trở về sự đụng chạm văn hóa trong đời sống thường ngày, đây cũng là một đóng góp để mở rộng "kinh nghiệm sống của dân tộc " ra ngoài những chủ đề cũ như tình yêu, chiến tranh, làng mạc...
    Còn ngoài ra, âm nhạc phổ thông, như đã nói, không có cách tân mà chỉ bảo tồn. Có thể có một vài đổi mới trong kỹ thuật trình diễn (do cộng tác với các phòng thu và nhạc công Tây phương), trong cách hòa âm phối khí, nhưng những nét chủ yếu thì không có gì thay đổi.
    Về các dòng nhạc khai phá, đối với những người muốn cách tân, sống ở hải ngoại đem tới rất nhiều thuận lợi vì họ được tiếp cận nhiều với đủ các loại nhạc trên thế giới, qua phát thanh, thư viện, internet, CD, các buổi hòa nhạc, học hỏi và tiếp xúc trực tiếp với các đàn anh. Do đó họ dễ dàng học hỏi từ các luồng nhạc khác và đem những yếu tố mới vào nhạc của họ, hoặc phát minh ra những gì hoàn toàn mới. Kế thừa cái gì thì tùy trường hợp mỗi tác giả, tuy nhiên tôi nghĩ không hề có việc "khước từ" cái gì cả trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, trái lại là đằng khác, ai cũng khao khát biết nhiều hơn về nhạc truyền thống ViệtNam để xử dụng theo phong cách của mình. Tuy nhiên, vì sống trong một môi trường đa dạng, phong phú và nhiều cá nhân chủ nghĩa (individualism) hơn, nên họ sẽ xử dụng những yếu tố truyền thống theo phong cách riêng của họ, kiểu như kỹ thuật đồng song thanh trong nhạc đương đại không dùng theo cách cổ truyền của Mông Cổ hay Tuva. Họ không sợ bị phê bình rằng dùng thế này là "lai căng", thế kia là "không đúng truyền thống", v.v. (trừ phi họ cố ý muốn làm một khúc nhạc hoàn toàn truyền thống, dĩ nhiên). Họ không sợ mất truyền thống, vì họ nghĩ rằng giữ truyền thống là việc của các nhà nghiên cứu, các thư viện và các nhạc sĩ "truyền thống chính hiệu" chứ không phải việc của họ.
    Họ được tiếp cận với những dòng nhạc mới mẻ trên thế giới hoặc những dòng nhạc từ những đất nước xa xôi hẻo lánh mới được khám phá gần đây (do phong trào nghiên cứu nhạc dân tộc ?" ethnomusicology - nở rộ mấy chục năm nay) nên cảm quan mỹ thuật của họ không còn bị gò bó trong cái khung mỹ thuật truyền thống hay khung cổ điển - lãng mạn Tây phương thường được người thành thị Việt Nam coi là khuôn mẫu.
    Trí thức Tây phương tuy tôn trọng triệt để những gì đã có trước ?" khi nhắc lại một câu nói của tiền nhân họ không dám nhắc sai một chữ và luôn luôn viết rõ tên tuổi và tác phẩm của người được nhắc ?" nhưng luôn luôn tự tin là mình có thể làm khác, làm hay hơn những gì tiền nhân đã làm. Một số nhạc sĩ hải ngoại đã thấm nhuần tinh thần đó và họ có một cái nhìn rất khác về sáng tạo so với các nhạc sĩ Việt Nam.
    Nói tóm lại theo tôi thì cái mới của nhạc hải ngoại là ở cảm quan mở rộng và tinh thần bạo dạn khai phá của người làm nhạc. Chỉ riêng việc đánh đổ thành kiến "văn hóa Việt Nam thì phải cổ, phải truyền thống, cái gì mới tức là văn hoá Tây phương hay là lai căng" đã là một đóng góp đáng kể cho nghệ thuật Việt Nam. Một nền nghệ thuật lành mạnh thì không thể sợ cái mới. Tuy nhiên những cái thực sự mới đó thường khó cảm nhận hơn và dễ gây hiểu lầm là lập dị để được chú ý, bởi những người Việt Nam còn giữ mỹ quan truyền thống, tức là đại đa số.
    **T: Công chúng âm nhạc hải ngoại có đặc điểm gì? Có đủ trình độ thưởng thức những nhạc phẩm cách tân không? Phải chăng phần lớn công chúng hải ngoại mang mỹ cảm tiền chiến?
    PQT: Như đã nói, đặc điểm là: trung niên hoặc già (thường là chừng 35-40 trở lên, trung bình chừng 45-50), hoài hương và hoài cổ, nghe nhạc để tìm lại cái quen thuộc thời xa xưa (tiền chiến và miền Nam trước 75) chứ không phải để tìm cái mới mẻ. Gọi là mỹ cảm tiền chiến cũng được. Đối với họ nhạc tiền chiến là thời kỳ vàng son, là đỉnh cao của nghệ thuật nhạc Việt Nam, nhạc bây giờ không thể "hay hơn" được nhạc tiền chiến. Nhạc sĩ tiền chiến được coi như những siêu nhân, những Mozart và Beethoven của Việt Nam. Muốn khen một bản nhạc mới, họ có thể nói "nghe như nhạc tiền chiến". Nhiều nhóm nhạc được thành lập với những cái tên đại khái như "Một Thời Vang Bóng" (đây chỉ là 1 tên tưởng tượng, tôi xin miễn nói đến tên thật của nhóm nào để khỏi đụng chạm) để hát nhạc tiền chiến.
    Người "có trình độ" thì thường tìm vào nhạc cổ điển-lãng mạn Tây phương hay mới lắm là jazz, là những cái thường được người Việt Nam trước 75 (và người Việt Nam bây giờ) coi là "cao cấp". Giới trẻ mà có trình độ vì được huấn luyện ở trường thì có thể thích thám hiểm những cái mới lạ hơn, nhưng họ lại thường đi vào nhạc Tây phương chứ ít để ý đến nhạc Việt Nam.
    **T: Tương lai âm nhạc Việt Nam hải ngoại ra sao? Anh có ý định về Việt Nam xây dựng các chương trình âm nhạc?
    PQT: Nghề chính của tôi không cho phép tôi có những hoạt động như về Việt Nam xây dựng chương trình âm nhạc, tôi chỉ đóng góp bằng cách sáng tác và tìm cách quảng bá những gì tôi cho là mới lạ nhưng vẫn không quá xa khả năng cảm nhận của thính giả, kiểu như là một cái cầu nối đi vào nhạc khai phá (xin xem trang âm nhạc của Tiền Vệ hoặc tuanpham.org ).
    Tuy nhiên, gợi được sự tò mò của một thính giả Việt Nam với cái "hơi mới" cũng đã là cả một sự khó khăn, vì cái thành kiến rằng "nhạc hay thì phải dễ nghe" đã ăn sâu vào tâm thức của thính giả Việt Nam. Chữ " khó nghe" kể như là bản án tử hình của một bản nhạc. Chữ "lối mòn" dùng trong âm nhạc rất chính xác, vì khi đã nghe quen một điệu nhạc thì dường như trong tai óc ta đã có một cái rãnh bánh xe bò, điệu nhạc đi ra ngoài một chút là thấy "kênh xe", chói tai liền. Cảm quan của thính giả trung bình, nghe nhạc một cách thụ động, là tổng thể những cái rãnh như vậy, lâu ngày thành một cái vực sâu hoắm khó ra khỏi.
    Về tương lai âm nhạc Việt Nam hải ngoại thì tôi nghĩ rằng nhạc phổ thông sẽ dần dần bị thay thế bởi nhạc phổ thông từ trong nước. Điều này không thể tránh được vì thế hệ một sẽ biến mất và các thế hệ sau hòa nhập vào xã hội bản xứ. Nhạc khai phá hải ngoại thì sẽ tiếp tục phát triển và được nhiều người biết đến hơn (tuy vẫn chỉ là 1 thiểu số sành điệu), nhờ có internet, và chắc sẽ đóng góp một vai trò đáng kể trong việc phát triển nhạc hiện đại / khai phá ở trong nước. Số người sáng tác và nổi tiếng cũng sẽ tăng, và dù hoà nhập họ sẽ không quên nguồn gốc Việt Nam vì đó là một vốn liếng quí cho người sáng tác đương đại. Trong nước cần giúp họ trau dồi những vốn liếng đó bằng phương tiện internet, multimedia và bằng seminars, hợp tác nghệ thuật.
    Những phương tiện multimedia mới như MIDI, mp3, Real Audio, Flash v.v. rất thuận tiện cho việc truyền bá những tác phẩm phi thương mại. Mới đây, đã có một trang web đầu tiên chuyên về nhạc đương đại Việt Nam (và các bộ môn nghệ thuật khác) là trang Tiền Vệ do Hoàng Ngọc-Tuấn và Nguyễn Hưng Quốc chủ trương.
    Một điều đáng tiếc, theo tôi, là khoảng cách quá xa giữa hai dòng nhạc, phổ thông và khai phá. Một nền âm nhạc lành mạnh và phong phú như của các nuớc tiền tiến thì phải có sự tương tác (interaction) thường xuyên, như ta đã thấy nhạc jazz từ một thể loại phổ thông của người da đen thành một dòng nhạc đa dạng và có nhiều khai phá nhờ ảnh hưởng của nhạc hàn lâm, và ngược lại sự phóng khoáng của jazz đã ảnh hưởng nhạc hàn lâm rất nhiều. Một ví dụ khác là ban Beatles đã đem nhạc Ấn Độ vào dòng nhạc Pop. Những tương tác đó gần như không bao giờ có trong nhạc Việt Nam. Cần thêm nhiều tác phẩm "bắc cầu" giữa hai dòng nhạc, và những buổi trình tấu và phát thanh cho công chúng trong đó có những bản nhạc khai phá, được dẫn giải, song song với nhạc phổ thông (kiểu như các hoạt động "phổ biến khoa học" - science popularization - của Carl Sagan, Isaac Asimov, David Attenborough đã dẫn rất nhiều thanh thiếu niên vào con đường khoa học).
     
  9. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Chà topic anh Tem lập ra chứa nhiều thông tin quá, tiếc là em không có đủ thời gian để đọc hết, thôi thì để từ từ đã.
    Em có sưu tập một số chủ đề và bài viết về các nghệ sĩ của dòng nhạc New Age như sau, hè hè em post lên để mọi người tìm link đọc nhá!
    - YANNI - Người nghệ sĩ lãng tử <~~ Ở đây có tiểu sử, các album, những bài cảm nhận âm nhạc, link download MP3, link download tab chord dành cho những bạn muốn chơi nhạc của Yanni v.v...
    - Song From A Secret Garden - Bản nhạc buồn dành cho những tâm hồn cô quạnh <~~ Bài viết của tôi về một bản nhạc của nhóm Secret Garden
    - Có ai biết Secret Garden! <~~ Topic hay về ban nhạc Secret Garden
    - Moonlight Shadow - Ánh trăng đi theo cả cuộc đời... <~~ Một bài Cảm Nhận của bác @FloraAtDawn về bài hát Moonlight Shadow của Mike Oldfield[/nick]
    - Kitaro và bản hùng ca về Con Đường Tơ Lụa <~~ Những cảm nhận của tôi khi nghe bài Silk Road và những bản nhạc của Kitaro
    - Enya - Những ngày tươi đẹp - Only Time <~~ Topic hay về Enya của bác Kooz bên Box Pop
    - Enya <~~ Thân thế và sự nghiệp của Enya
    - Kitaro, Nhạc không lời .....Đeeeeeê!!!! <~~ KITARO!
    - Có ai biết Kitaro, Yanni, Kenny G... không? Cho mình hỏi? <~~ tự hiểu!
    - A Winter`s tale
    Tạm thời thế này đã nhá!

    Được northernstar_2308 sửa chữa / chuyển vào 16:00 ngày 03/04/2004
  10. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4

    Nhạc sĩ Đức Trí: Đi tìm ngôn ngữ nhạc Việt đương đại



    [​IMG]





        Vừa trở về nước sau gần bốn năm học nhạc tại ngôi trường danh tiếng của nước Mỹ - Berklee, nhạc sĩ Đức Trí đang có nhiều dự tính, ngay sau live show của ca sĩ Phương Thanh tối 29-2.
        Bên cạnh sự kiện bỏ Tổ quốc ra đi một cách lạnh lùng của các ca sĩ từng được công chúng trong nước yêu thích như Bằng Kiều, Thu Phương, Huy MC, việc nhạc sĩ Đức Trí, vừa tốt nghiệp Đại học Âm nhạc Berklee (Berklee College of Music), đã trở về nước, khước từ không ít lời mời ở lại Mỹ làm việc, cũng đang khiến dư luận chú ý. Điều gì đã thôi thúc anh trở về? Tuy chúng tôi đem câu hỏi này đến với Đức Trí vào một thời điểm không thích hợp lắm vì anh đang bận ?otối mặt? chuẩn bị cho live show của ca sĩ Phương Thanh vào đêm 29-2 tới đây tại Nhà Thi đấu Phan Đình Phùng (TPHCM), song anh vẫn vui vẻ dành cho một cuộc trò chuyện thẳng thắn, cởi mở.
        - Nhạc sĩ Đức Trí: Đối với tôi, điều này cũng đơn giản thôi. Kế hoạch tôi vạch ra cho mình ngay từ đầu là sang Mỹ đi học, học xong trở về gia đình. Tôi làm đúng như ?olập trình? và không hề nghĩ đến một phương án nào khác. Vả lại, với tôi, quê hương đất nước còn là một yếu tố quan trọng trong việc đem lại nguồn cảm hứng, động lực đồng thời cũng là môi trường cần thiết và thuận lợi để tôi thể hiện những gì đã được học. Chưa bao giờ tôi nghĩ nghề này sẽ đem lại cho mình sự giàu sang về vật chất. Sự giàu có kiến thức còn hạnh phúc hơn nhiều. Ở Mỹ, tôi đã được biết có nghệ sĩ rất giàu và cũng có nghệ sĩ rất nghèo, mà chưa chắc ai giỏi hơn ai. Có người rất giỏi nhưng thu nhập chỉ đủ tiền ăn... hamburger, song họ lại cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi cũng vậy, tôi hạnh phúc vì được sống với cái mình thích. Tôi chơi nhạc chứ không ?olàm? nhạc.
        Phóng viên:Anh đã từng tốt nghiệp đại học lý luận sáng tác tại Nhạc viện TPHCM và trước đây đã rất thành công khi trở thành một nhạc sĩ phối khí đắt show nhất nước. Vậy anh còn mong muốn điều gì khi bỏ tiền túi đi học âm nhạc tại Hoa Kỳ?
        - Nhạc sĩ Đức Trí:Tôi có năng khiếu âm nhạc từ nhỏ, nhưng ba tôi kiên quyết không cho theo nghề này vì nghĩ đây là một nghề dễ bị tai tiếng. Chỉ đến khi ba tôi qua đời, tôi mới thuyết phục được mẹ để thi vào Nhạc viện TPHCM. Vào đây, tôi biết thế nào là âm nhạc chuyên nghiệp. Và khi ra đời làm việc, tiếp xúc với các loại nhạc khác ngoài cổ điển, tôi thấy mình còn nhiều lỗ hổng, cho dù tôi đã phối khí cả ngàn bài. Tại VN, không ở đâu dạy nhạc pop nên tôi tự học qua sách vở. Rồi nghiệm ra một điều, sách vở cũng chỉ là sách vở, nếu ta không tiếp cận được với thực tiễn. Tôi tìm đến trường Berklee vì đó là cái tên được nhắc đến nhiều trong sách vở, nhiều tài danh thế giới đã được đào tạo tại đây. Tôi mơ có một ngày mình sẽ đến được đó và thế là tôi làm việc cật lực để kiếm tiền. Số tiền tôi dành dụm được trong bao nhiêu năm đó chỉ đủ cho một năm học, mặc kệ, chỉ cần được tiếp cận, được ở trong đó một năm thôi cũng đã là sung sướng rồi. May sao, nhờ sự hỗ trợ của gia đình, tôi đã đi hết chặng đường gần bốn năm học và tháng 5- 2004 này, tôi sẽ trở qua Berklee để nhận bằng tốt nghiệp. Tôi đã may mắn tìm ra đúng ngành học mình cần, được đào tạo, được sống trong thế giới âm nhạc chuyên nghiệp. Tôi tự hào vì mình đã làm được điều mình muốn.
        Có một thực tế mâu thuẫn trong đời sống âm nhạc hiện nay ở trong nước đang trở thành một bài toán khó là các nhạc viện chỉ đào tạo chuyên về nhạc cổ điển trong khi nhu cầu thưởng thức của đại chúng lại nghiêng về âm nhạc đương đại, loại nhạc đang phát triển một cách tự phát, không nơi đào tạo, không thể định hướng. Nhưng đâu phải ai cũng có khả năng đi ra nước ngoài học tự túc như anh?

    Vài dòng:
       - Tốt nghiệp đại học lý luận sáng tác âm nhạc Nhạc viện TPHCM 1996.   - Cựu thành viên ban nhạc Đen Trắng.   - Đã viết ca khúc: Ta chẳng còn ai, Có quên được đâu.   - Tốt nghiệp khoa nhạc đương đại Đại học Berklee, Boston (Hoa Kỳ) (Contemporary music writing and production).
        - Kỹ thuật cổ điển là nền tảng, rất cần thiết nhưng không phải là phương cách duy nhất để đạt tới sự thành công. Cái khó của âm nhạc cổ điển là không thể đại chúng hóa. Sinh viên nhạc viện muốn hòa nhập với loại nhạc của đại chúng phải tự mày mò. Những trường âm nhạc như Berklee đã mở ra cho sinh viên nhiều cánh cửa nghệ thuật, nhiều loại hình để sáng tạo. Tôi nghĩ, dẫu thế nào cũng không nên phá vỡ những ?otrật tự? của nhạc viện, vốn là nơi dành cho âm nhạc cổ điển. Các trường nhạc tư thục hiện nay có thể khai phá ?ovùng đất hoang? này bằng cách liên kết, tìm tài liệu, mở các lớp ngắn ngày, mời các thầy giỏi trên thế giới về dạy.
        Chịu trách nhiệm phối khí cho 15 ca khúc trong live show của Phương Thanh sắp tới. Có phải đây là dịp để Đức Trí tái ngộ khán giả? Có gì mới hơn trong những bài phối này?
        - Nói thật là không có gì mới hoàn toàn, tôi chỉ cố gắng chỉnh sửa đôi chút để phát triển một cách tối ưu với những gì Phương Thanh đã từng thành công. Cũng có thể xem đây là dịp để Đức Trí gặp lại khán giả sau gần bốn năm. Tôi sẽ chơi keyboard trong ban nhạc cùng với các bạn Huỳnh Nhiên, Hoài Sa, Tấn Phong, Xuân Hiếu, Minh Hiển, Phương Uyên.
        ?oMusic face? (gương mặt âm nhạc) - nên hiểu thế nào về tên gọi này của Đức Trí? Dự định của anh sau khi về nước là gì?
        - Tạm gọi Music face là một thương hiệu, là thành viên của một công ty giải trí gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau. Music face ban đầu sẽ gồm sáu thành viên: Anh Quân, Huy Tuấn, Hồng Kiên, Phương Uyên, Hoài Sa và tôi - Đức Trí, là tiếng nói âm nhạc của những người cùng thế hệ, giúp nhau làm ra những sản phẩm có chất lượng. Có thể đó sẽ là một CD, một đêm nhạc, phát hiện một tài năng âm nhạc mới... Một nhóm ắt sẽ nhiều ý hay hơn một người. Music face dự định sẽ ra mắt vào tháng 4-2004, bằng hình thức nào thì chưa cụ thể. Dự định thì nhiều nhưng để thực hiện được không dễ vì không chỉ là chuyện nghệ thuật mà còn tùy thuộc vào yếu tố kinh tế, xã hội. Trước mắt, sẽ chỉ làm những chuyện nho nhỏ với Music.
        Có lẽ anh là người hiếm hoi hiện nay ở VN được đào tạo chính quy về việc viết và dàn dựng thể loại nhạc đương đại. Vậy anh sẽ làm gì trong cuộc hành trình đi tìm ngôn ngữ nhạc Việt đương đại?
        - Lúc nhỏ, tôi đã được học sử dụng các nhạc cụ cổ truyền như đàn bầu, kìm, guitar phím lõm,... và sau đó, học âm nhạc cổ điển ở nhạc viện. Tôi may mắn được học với các thầy giỏi. Đến khi làm việc về nhạc pop, không có ai dạy mới tìm qua Mỹ để học. Ở lĩnh vực nhạc pop, VN so sánh với các nước trong khu vực còn kém xa cả về nghệ thuật lẫn kỹ thuật nên tôi luôn đau đáu hoài bão muốn góp phần để đưa chất lượng ngôn ngữ nhạc đương đại Việt ngang tầm với họ. Tôi được học cả ba dòng nhạc, muốn tìm cách để kết hợp cả ba dòng này với nhau mà không bị khập khiễng, tìm cách hòa hợp âm nhạc giữa Đông và Tây. Nhạc pop dành cho quảng đại quần chúng nên cần được dễ nghe, dễ nhớ và khó quên. Nếu tìm đúng ngôn ngữ của nó, tác phẩm sẽ hay, sẽ đi vào tâm hồn người nghe.
    Theo Người lao động (02-2004)

Chia sẻ trang này