1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập những bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn, bài viết của Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi blue293, 19/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dong533

    dong533 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    NỖI ÁM ẢNH THỜI THƠ ẤU
    Trịnh Công Sơn
    Có những điều vừa mới xảy ra đã vội quên. Có những điều từ những ngày xa xưa vẫn còn nhớ lại. Thời thơ ấu tôi luôn luôn bị ám ảnh về cái chết. Trong giấc ngủ hàng đêm tôi thường thấy cái chết của ba tôi.
    Nôi ám ảnh ấy chắc hẳn không bắt nguồn từ lớp dày tro bụi của vô thức làm nên từ những cái chết của tổ tiên mà có lẽ từ những năm tù tội tra tấn chết đi sống lại của ba tôi trong những năm kháng chiến chống Pháp. Những năm cuối thập niên 40, chỗ ở chính của ba tôi hầu như là nhà tù. Và cái trò chơi ??oĐo lường thể xác??? của những tên cai ngục thường buộc ba tôi phải nằm dài trên giường bệnh nhiều hơn là đi hai chân trên mặt đất. Thời gian này, tại Huế, mẹ tôi và tôi thay nhau đi thăm nuôi và năm 1949 tôi được vào nhà lao Thừa phủ ở cùng ba tôi một năm trước khi cả gia đình cùng kéo nhau vào Sài gòn.
    Rõ ràng là cái chết ấy được báo động qua một tâm hồn quá nhạy cảm của tuổi thơ. Ba tôi mất khi tôi vừa mười lăm tuổi.
    Rất nhiều bài hát đầu đời của tôi phảng phất cái không khí vắng lặng của sự mất mát. Càng về sau, lúc tiến dần đến tuổi trưởng thành, giữa bức xúc của cuộc sống, giữa những năm tháng buồn vui, nỗi ám ảnh ấy đã trở thành lúc nào không hay ngọn nguồn của một nỗi lo âu thường trực về sự vắng bóng con người.
    Tôi không phải là kẻ nuôi dưỡng một thứ đam mê buồn tẻ muốn khóc than cho số phận con người, nhưng qua ca khúc, tôi muốn đánh lên những tiếng chuông mai chuông chiều, mượn ánh nắng của trời đất để soi tỏ cái số phận đó cho mỗi người có thể nhìn mình và nhìn người rõ hơn, chăm chú hơn cho đến một lúc lúc nào đó thì mọi sự tốt lành, thì tình yêu sẽ khiến cho chúng ta thấy rằng con đường duy nhất đi đến với người khác trên mặt đất này không phải là sự độc ác mà chính là một lòng nhân ái vô biên.
    Tôi muốn hát lên lòng nhân ái đó mãi mãi, đã hát lên trong một thời niên thiếu và giờ đây đang nỗ lực tìm những mạch nguồn đi sâu vào cội rễ của nó để có thể hoàn thiện một tiếng hát mới mẻ, đầy nhân hậu cho những ca khúc ngày mai của riêng mình.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:53 ngày 12/07/2003
  2. dong533

    dong533 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    ĐÒ ĐƯA
    Trịnh Công Sơn
    Đò Đưa 0
    Tự nhiên những ngày cuối năm 1998 hàng đống thơ bỗng như những cánh én chao lượn trên bầu trời nơi tôi ở. Sắp là mùa xuân nhưng chưa phải là mùa xuân. Những lá thư xa lạ từ miền Bắc gửi vào. Không phải thư của bạn, cũng không phải thư người yêu. Người yêu thì dĩ nhiên không có rồi. Lá thư trẻ nhất : 12 tuổi. Lá thư lớn nhất là của một giáo viên đi dạy trên 10 năm. Số còn lại là lứa tuổi sinh viên học sinh trong độ 16 đến 19 tuổi.
    Xin cảm ơn tất cả các bạn. Vì một chút vô tình mà báo ?o Hoa học trò? đã mách bảo cho các bạn địa chỉ của tôi. Đã từ lâu rồi tôi muốn lánh mình trong một cuộc chơi khác. Cuộc chơi chỉ có mình với mình. Một mình với mình không có nghĩa là không có những người xung quanh. Nhưng tôi chỉ tham dự như một thành phần ở ngoại cuộc và không có đối thoại. Tôi muốn giữ một sự tịch lặng cho riêng mình và để cho những tiếng nói xung quanh trở thành một sự xao động bình thường của thiên nhiên.
    Đa số những lá thư đều tập trung vào một yêu cầu : xin ảnh và chữ ký. Điều này không lạ. Ngược lại điều này biểu lộ một tình cảm yêu thương vô hạn và đôi khi khiến tâm hồn mẫn cảm của người làm nghệ thuật muốn khóc.Vì sao vậy? Vì như thế cuộc đời vẫn còn đẹp quá. Tuy nhiên tôi đang tìm một biện pháp hay nhất để mọi người đều có ảnh và chữ ký của tôi mà khỏi vất vả gửi đến địa chỉ của từng người. Chỉ mong các bạn đừng có giận vì khi giận chúng ta sẽ đánh mất lòng thương yêu.
    Các bạn trẻ ơi! Mùa xuân đến các bạn thử để thì giờ xếp quanh co những con hạc như những lời chúc phúc. Đừng bao giờ xếp những lá thư theo kiểu khó gỡ như một sự thách thức sự kiên nhẫn của người nhận.Tôi rất mệt mỏi khi nhận những lá thư kiểu đó.
    Khi nói đến thư là nói đến một thông điệp được gửi đi. Thông điệp có thể dài, có thể ngắn. Có những thông điệp dài mà không chứa đựng một nội dung đáng kể. Lại có những thông điệp ngắn, rất gọn ghẽ, mà lượng thông tin có thể quật ngã một con người. Con đường thư tín vì vậy đôi khi rất hiền hoà, nhưng đôi khi cũng đầy hiểm họa. Nó mang đến niềm vui cho người nhận nhưng lắm lúc cũng mang đến nỗi buồn.
    Những lá thư từ miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, hình như nó mang một âm hưởng từa tựa nhau. Một thứ âm hưởng mang giọng nói và tình cảm của một miền đất nước. Rất thiết tha và để lại một điều gì đó trong lòng ngưòi nhận. Xin cám ơn tất cả vì qua những lá thư đã gửi cho tôi tôi tìm thấy được một tấm lòng yêu thương thắm thiết.
    Mùa xuân này, qua Đò đưa, xin gửi đến tất cả các bạn xa gần một mùa xuân lớn hơn kéo dài cho đến thế kỷ tới.
    31-12-1998
    Đò Đưa 1
    Thế mà đã gần 5 năm Đò đưa vắng mặt trên Sóng Nhạc. Cùng với thời gian này dòng thư tín cũng bị gián đoạn và Đò đưa cùng bạn đọc Sóng Nhạc đành phải thất lạc nhau. Một sự thất lạc hoàn toàn không cố tình cố ý mà chỉ vì một sự thất thoát hồn nhiên của một vài sự kiện trong đời sống rồi nó đẩy đưa lui tới làm rối tung một thứ trật tự không phải tự nhiên mà được hình thành.
    Hôm nay Đò đưa trở lại. Đứa con thất lạc đã về lại nhà. Đứa con đi hoang đã trở về cố quận. Lời nói đầu tiên là xin lỗi gửi đến bạn bè khắp khắp nơi nơi. Xin lỗi là vì không có đất để trả lời thư của các bạn gửi đến, còn trả lời thư riêng thì cho dù được sống cùng một lúc 3 cuộc đời cũng không thể nào trả lời hết được.
    Ai cũng muốn có một tâm tình dành riêng cho mình. Điều đó dễ hiểu. Một lá thư từ miền cực Bắc. Một lá thư từ vi vu gió thổi ở cuối trời đất nước cực Nam. Làm sao không cảm động, nhưng để thỏa mãn một nhu cầu về tình cảm đòi hỏi phải có thì giờ, phải có một khoảng trời riêng để nói, để viết, và để tâm sự. Nhưng tâm sự với một người chưa quen thì cũng không phải là điều dễ. Vì vậy, chúng ta nên có một giao ước chung là mọi lời thăm hỏi, thắc mắc, đòi hỏi một điều gì đó đều được điều trần trên trang Đò đưa của Sóng Nhạc bộ mới.
    Đò đưa trở lại có nghĩa là có một bến sông thức dậy. Thức dậy cũng có nghĩa là có một đời sống đã tỉnh thức bên bờ một dòng sông. ?oĐưa người ta không đưa sang sông ?" Mà nghe tiếng sóng ở trong lòng?. Không có liên hệ gì với Đò đưa ở đây. Tuy nhiên đò nào mà chẳng đưa. Dù chỉ một người. Phải đưa vì nếu không bờ này sẽ nhớ bến nọ và những bến bờ hoang vu của những năm xa cách sẽ nghĩ rằng người người đời đời đã phụ mình. Đò đưa đưa đò. Đò lại đưa, đưa lại về chốn cũ nào đây.
    Thong dong sẽ có nơi này.
    Bạn bè bốn phía có rày có mai.

    Đò Đưa 2 : Huyên Náo Và Tĩnh Lăng.

    Trong những ngày nằm bệnh không có gì thích thú bằng sự tĩnh lặng. Không có một ai quấy rầy đến sự nghỉ ngơi. Không có gì làm xao động cái không gian đã được đóng kín alị cho một cõi riêng tư.
    Nằm yên và nghe mình thở.Nằm yên và theo dõi những suy tưởng của mình trước cuộc đời. Nằm và cảm nhận cùng một lúc sự gần gũi và cả sự xa vắng đối với tất cả những gì đang cùng tồn tại hay đang vây quanh đời sống của ta.
    Đau ốm chỉ là sự tạm dừng chân trong cuộc hành trình về phía trước.
    Vắng bạn đương nhiên là buồn. Nhưng bạn nào và sự có mặt của bạn như thế nào đó mới thật là một niềm vui. Có những sự có mặt của bạn bè tương đương với một dấu lặng trong âm nhạc nên sự có mặt đó thường có khả năng mang đến cho ta một sự thoải mái thảnh thơi tựa hồ như niềm hoan lạc. Đó là những trường hợp ta không cần phải đối phó, không cần phải cố gắng lấp đầy khoảng trống bằng những câu chuyện gắng gượng, nhạt nhẽo.
    Nếu trong âm nhạc không có những dấu lặng, dấu nghỉ, thì đó là một tai hoạ. Đám đông và sự ồn ào không phải luôn luôn là đại diện của sự sống. Ta cần sự nghỉ ngơi và tĩnh lặng không phải chỉ trong lúc nằm bệnh mà ngay cả trong lúc đang sinh hoạt bình thường. Tiếng động ầm ĩ cũng giống như sự phát ngôn huyên thuyên không có cơ may chấm dứt trong những cuộc họp mặt hoặc trong những buổi trà dư tửu hậu. Đó chỉ là sự phá sản của những não trạng không bình thường. Nó làm mệt mọi người và cả cuộc sống.
    Có sự ồn ào của chợ và sự huyên náo của nghị trường. Nhưng giữa sự ồn ào của chợ và sự huyên náo dị thường của những cái loa vô tội phát thanh về bất cứ vấn đề gì bất chấp người nghe muốn hay không thì tôi chọn sự ồn ào của chợ. Bởi vì đằng sau sự ồn ào còn có thực phẩm trần gian. Nó hứa hẹn những bữa ăn ngon không khí một gia đình sum họp.
    Đi qua cuộc sống hàng ngày tôi biết có rất nhiều người không biết hoặc không hề quan tâm đến sự tĩnh lặng. Họ thích nói và hình như cần phải nói với bất kỳ giá nào. Họ nói về bất cứ vấn đề gì miễn là có một kẻ thứ hai để chịu đựng những điều họ muốn nói. Họ nói cười sảng khoái cho riêng họ bất chấp kẻ khác có đồng tình hay không.
    Huyên náo và tĩnh lặng là hai trạng thái tinh thần khác nhau. Người ta có thể phát bệnh vì tiếng la hét quá độ chứ không bao giờ mệt mỏi vì sự yên tĩnh.
    Đò đưa 3
    Tạp chí sóng nhạc số 4 ,tháng 01- 1999
    Thường người ta vẫn nghĩ rằng kẻ làm việc từ thiện phải là kẻ giàu có. Thật sự không phải là như vậy. Ai cũng có thể làm việc thiện. Người ca sĩ hát một xuất và hiến hết số tiền lãnh được.Người nhạc sĩ tổ chức một chương trình nhạc của mình và tặng hết số tiền thu được. Đó là cách dùng tài sản vừa trời ban cho vừa chính bản thân mình tạo dựng để chia sẻ cho đời.
    Không ai tự nhiên mà giàu có. Phải làm việc bằng cách này cách nọ. Nhưng giàu cũng có lắm cách. Không phải ai cũng giống ai. Có kẻ quá giàu mà không muốn cho, không muốn san sẻ của cải cho bất cứ một ai khác. Có kẻ không giàu nhưng tràn đầy hạnh bố thí. Hạnh bố thí thường dễ mà khó. Cho nhưng cách cho như thế nào để sự cho trở thành một đức hạnh, một sự mầu nhiệm của lòng nhân từ, một thứ hạnh chan chưa lòng yêu thương.
    Khi ta cho mà tâm ta vô cầu thì mầm từ bi đã đâm chồi và quả hân hoan đã kết trái. Lòng ta vui sướng tràn trề hạnh phúc mà không hiểu vì đâu. Không hiểu vì đâu vì cái ta cho đã được trả lại gấp nhiều lần hơn và làm ta mất phương hướng.
    Khi làm việc thiện người ta không chờ kẻ xin. Người làm việc thiện chân chính là kẻ phải tự mình mang đến một cách tình nguyện để dâng hiến những của cải dù khiêm tốn hay tráng lệ cho đời, cho người. Và ngược lại người chờ lòng từ thiện cũng không tự biến mình thành kẻ ăn xin.Từ đó cho và nhận đã trở thành vấn đề khiến ta cần suy nghĩ. Người nhạc sĩ khi viết được một bài hát hay, đó là làm được một việc thiện. Đó là một quà tặng mang đến cho đời. Người ca sĩ khi hát hay một bài hát cũng là một quà tặng mang đến cho người. Đã biết cho thì sẽ được nhận. Thường cái quà nhận được lớn hơn gấp vạn lần cái điều mình đã mang cho. Sống trong cuộc đời, vì vậy phải mang trái tim ra mà sống, để đừng bao giờ phải ân hận là mình chưa sống hết lòng.
    Làm việc thiện không phải là lưu giữ một thứ của cải riêng cho mình. Nếu cần tích luỹ thì hãy tàng trữ cái kho báu ngọt ngào mà dời đã ban tặng cho ta. Chính điều đó đã nuôi sống ta và làm cho trái tim ta trở thành bất hoại.
    ***
    Trong bài này TCS đã dùng đến cụm từ ?oHạnh bố thí? làm cụm từ có vai trò trung tâm tư tưởng của bài viết . Cụm từ này có thể sẽ làm e ngại một số bạn đọc bởi những gì thoại tiên nó mang lại... Nhưng trong Phật giáo nó lại là một trong 6 con đường chở con người qua khỏi sông mê, gỡ bỏ những cái ?o nhân ?o sinh ra nỗi khổ đau của đời sống. Chúng ta cũng biết rằng TCS chịu ảnh hưởng của Phật giáo rất nhiều.
    Có phải chăng qua bài viết này TCS đã nói với người đời rằng ở đâu là đức hạnh chân thực làm nên phẩm giá của cuộc sống và ở đâu là sự giả tạo loè loẹt phù du của loài người.
    ***

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:31 ngày 12/07/2003
  3. dong533

    dong533 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    ĐÒ ĐƯA
    Trịnh Công Sơn
    Đò Đưa 0
    Tự nhiên những ngày cuối năm 1998 hàng đống thơ bỗng như những cánh én chao lượn trên bầu trời nơi tôi ở. Sắp là mùa xuân nhưng chưa phải là mùa xuân. Những lá thư xa lạ từ miền Bắc gửi vào. Không phải thư của bạn, cũng không phải thư người yêu. Người yêu thì dĩ nhiên không có rồi. Lá thư trẻ nhất : 12 tuổi. Lá thư lớn nhất là của một giáo viên đi dạy trên 10 năm. Số còn lại là lứa tuổi sinh viên học sinh trong độ 16 đến 19 tuổi.
    Xin cảm ơn tất cả các bạn. Vì một chút vô tình mà báo ??o Hoa học trò??? đã mách bảo cho các bạn địa chỉ của tôi. Đã từ lâu rồi tôi muốn lánh mình trong một cuộc chơi khác. Cuộc chơi chỉ có mình với mình. Một mình với mình không có nghĩa là không có những người xung quanh. Nhưng tôi chỉ tham dự như một thành phần ở ngoại cuộc và không có đối thoại. Tôi muốn giữ một sự tịch lặng cho riêng mình và để cho những tiếng nói xung quanh trở thành một sự xao động bình thường của thiên nhiên.
    Đa số những lá thư đều tập trung vào một yêu cầu : xin ảnh và chữ ký. Điều này không lạ. Ngược lại điều này biểu lộ một tình cảm yêu thương vô hạn và đôi khi khiến tâm hồn mẫn cảm của người làm nghệ thuật muốn khóc.Vì sao vậy? Vì như thế cuộc đời vẫn còn đẹp quá. Tuy nhiên tôi đang tìm một biện pháp hay nhất để mọi người đều có ảnh và chữ ký của tôi mà khỏi vất vả gửi đến địa chỉ của từng người. Chỉ mong các bạn đừng có giận vì khi giận chúng ta sẽ đánh mất lòng thương yêu.
    Các bạn trẻ ơi! Mùa xuân đến các bạn thử để thì giờ xếp quanh co những con hạc như những lời chúc phúc. Đừng bao giờ xếp những lá thư theo kiểu khó gỡ như một sự thách thức sự kiên nhẫn của người nhận.Tôi rất mệt mỏi khi nhận những lá thư kiểu đó.
    Khi nói đến thư là nói đến một thông điệp được gửi đi. Thông điệp có thể dài, có thể ngắn. Có những thông điệp dài mà không chứa đựng một nội dung đáng kể. Lại có những thông điệp ngắn, rất gọn ghẽ, mà lượng thông tin có thể quật ngã một con người. Con đường thư tín vì vậy đôi khi rất hiền hoà, nhưng đôi khi cũng đầy hiểm họa. Nó mang đến niềm vui cho người nhận nhưng lắm lúc cũng mang đến nỗi buồn.
    Những lá thư từ miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, hình như nó mang một âm hưởng từa tựa nhau. Một thứ âm hưởng mang giọng nói và tình cảm của một miền đất nước. Rất thiết tha và để lại một điều gì đó trong lòng ngưòi nhận. Xin cám ơn tất cả vì qua những lá thư đã gửi cho tôi tôi tìm thấy được một tấm lòng yêu thương thắm thiết.
    Mùa xuân này, qua Đò đưa, xin gửi đến tất cả các bạn xa gần một mùa xuân lớn hơn kéo dài cho đến thế kỷ tới.
    31-12-1998
    Đò Đưa 1
    Thế mà đã gần 5 năm Đò đưa vắng mặt trên Sóng Nhạc. Cùng với thời gian này dòng thư tín cũng bị gián đoạn và Đò đưa cùng bạn đọc Sóng Nhạc đành phải thất lạc nhau. Một sự thất lạc hoàn toàn không cố tình cố ý mà chỉ vì một sự thất thoát hồn nhiên của một vài sự kiện trong đời sống rồi nó đẩy đưa lui tới làm rối tung một thứ trật tự không phải tự nhiên mà được hình thành.
    Hôm nay Đò đưa trở lại. Đứa con thất lạc đã về lại nhà. Đứa con đi hoang đã trở về cố quận. Lời nói đầu tiên là xin lỗi gửi đến bạn bè khắp khắp nơi nơi. Xin lỗi là vì không có đất để trả lời thư của các bạn gửi đến, còn trả lời thư riêng thì cho dù được sống cùng một lúc 3 cuộc đời cũng không thể nào trả lời hết được.
    Ai cũng muốn có một tâm tình dành riêng cho mình. Điều đó dễ hiểu. Một lá thư từ miền cực Bắc. Một lá thư từ vi vu gió thổi ở cuối trời đất nước cực Nam. Làm sao không cảm động, nhưng để thỏa mãn một nhu cầu về tình cảm đòi hỏi phải có thì giờ, phải có một khoảng trời riêng để nói, để viết, và để tâm sự. Nhưng tâm sự với một người chưa quen thì cũng không phải là điều dễ. Vì vậy, chúng ta nên có một giao ước chung là mọi lời thăm hỏi, thắc mắc, đòi hỏi một điều gì đó đều được điều trần trên trang Đò đưa của Sóng Nhạc bộ mới.
    Đò đưa trở lại có nghĩa là có một bến sông thức dậy. Thức dậy cũng có nghĩa là có một đời sống đã tỉnh thức bên bờ một dòng sông. ??oĐưa người ta không đưa sang sông ??" Mà nghe tiếng sóng ở trong lòng???. Không có liên hệ gì với Đò đưa ở đây. Tuy nhiên đò nào mà chẳng đưa. Dù chỉ một người. Phải đưa vì nếu không bờ này sẽ nhớ bến nọ và những bến bờ hoang vu của những năm xa cách sẽ nghĩ rằng người người đời đời đã phụ mình. Đò đưa đưa đò. Đò lại đưa, đưa lại về chốn cũ nào đây.
    Thong dong sẽ có nơi này.
    Bạn bè bốn phía có rày có mai.

    Đò Đưa 2 : Huyên Náo Và Tĩnh Lăng.

    Trong những ngày nằm bệnh không có gì thích thú bằng sự tĩnh lặng. Không có một ai quấy rầy đến sự nghỉ ngơi. Không có gì làm xao động cái không gian đã được đóng kín alị cho một cõi riêng tư.
    Nằm yên và nghe mình thở.Nằm yên và theo dõi những suy tưởng của mình trước cuộc đời. Nằm và cảm nhận cùng một lúc sự gần gũi và cả sự xa vắng đối với tất cả những gì đang cùng tồn tại hay đang vây quanh đời sống của ta.
    Đau ốm chỉ là sự tạm dừng chân trong cuộc hành trình về phía trước.
    Vắng bạn đương nhiên là buồn. Nhưng bạn nào và sự có mặt của bạn như thế nào đó mới thật là một niềm vui. Có những sự có mặt của bạn bè tương đương với một dấu lặng trong âm nhạc nên sự có mặt đó thường có khả năng mang đến cho ta một sự thoải mái thảnh thơi tựa hồ như niềm hoan lạc. Đó là những trường hợp ta không cần phải đối phó, không cần phải cố gắng lấp đầy khoảng trống bằng những câu chuyện gắng gượng, nhạt nhẽo.
    Nếu trong âm nhạc không có những dấu lặng, dấu nghỉ, thì đó là một tai hoạ. Đám đông và sự ồn ào không phải luôn luôn là đại diện của sự sống. Ta cần sự nghỉ ngơi và tĩnh lặng không phải chỉ trong lúc nằm bệnh mà ngay cả trong lúc đang sinh hoạt bình thường. Tiếng động ầm ĩ cũng giống như sự phát ngôn huyên thuyên không có cơ may chấm dứt trong những cuộc họp mặt hoặc trong những buổi trà dư tửu hậu. Đó chỉ là sự phá sản của những não trạng không bình thường. Nó làm mệt mọi người và cả cuộc sống.
    Có sự ồn ào của chợ và sự huyên náo của nghị trường. Nhưng giữa sự ồn ào của chợ và sự huyên náo dị thường của những cái loa vô tội phát thanh về bất cứ vấn đề gì bất chấp người nghe muốn hay không thì tôi chọn sự ồn ào của chợ. Bởi vì đằng sau sự ồn ào còn có thực phẩm trần gian. Nó hứa hẹn những bữa ăn ngon không khí một gia đình sum họp.
    Đi qua cuộc sống hàng ngày tôi biết có rất nhiều người không biết hoặc không hề quan tâm đến sự tĩnh lặng. Họ thích nói và hình như cần phải nói với bất kỳ giá nào. Họ nói về bất cứ vấn đề gì miễn là có một kẻ thứ hai để chịu đựng những điều họ muốn nói. Họ nói cười sảng khoái cho riêng họ bất chấp kẻ khác có đồng tình hay không.
    Huyên náo và tĩnh lặng là hai trạng thái tinh thần khác nhau. Người ta có thể phát bệnh vì tiếng la hét quá độ chứ không bao giờ mệt mỏi vì sự yên tĩnh.
    Đò đưa 3
    Tạp chí sóng nhạc số 4 ,tháng 01- 1999
    Thường người ta vẫn nghĩ rằng kẻ làm việc từ thiện phải là kẻ giàu có. Thật sự không phải là như vậy. Ai cũng có thể làm việc thiện. Người ca sĩ hát một xuất và hiến hết số tiền lãnh được.Người nhạc sĩ tổ chức một chương trình nhạc của mình và tặng hết số tiền thu được. Đó là cách dùng tài sản vừa trời ban cho vừa chính bản thân mình tạo dựng để chia sẻ cho đời.
    Không ai tự nhiên mà giàu có. Phải làm việc bằng cách này cách nọ. Nhưng giàu cũng có lắm cách. Không phải ai cũng giống ai. Có kẻ quá giàu mà không muốn cho, không muốn san sẻ của cải cho bất cứ một ai khác. Có kẻ không giàu nhưng tràn đầy hạnh bố thí. Hạnh bố thí thường dễ mà khó. Cho nhưng cách cho như thế nào để sự cho trở thành một đức hạnh, một sự mầu nhiệm của lòng nhân từ, một thứ hạnh chan chưa lòng yêu thương.
    Khi ta cho mà tâm ta vô cầu thì mầm từ bi đã đâm chồi và quả hân hoan đã kết trái. Lòng ta vui sướng tràn trề hạnh phúc mà không hiểu vì đâu. Không hiểu vì đâu vì cái ta cho đã được trả lại gấp nhiều lần hơn và làm ta mất phương hướng.
    Khi làm việc thiện người ta không chờ kẻ xin. Người làm việc thiện chân chính là kẻ phải tự mình mang đến một cách tình nguyện để dâng hiến những của cải dù khiêm tốn hay tráng lệ cho đời, cho người. Và ngược lại người chờ lòng từ thiện cũng không tự biến mình thành kẻ ăn xin.Từ đó cho và nhận đã trở thành vấn đề khiến ta cần suy nghĩ. Người nhạc sĩ khi viết được một bài hát hay, đó là làm được một việc thiện. Đó là một quà tặng mang đến cho đời. Người ca sĩ khi hát hay một bài hát cũng là một quà tặng mang đến cho người. Đã biết cho thì sẽ được nhận. Thường cái quà nhận được lớn hơn gấp vạn lần cái điều mình đã mang cho. Sống trong cuộc đời, vì vậy phải mang trái tim ra mà sống, để đừng bao giờ phải ân hận là mình chưa sống hết lòng.
    Làm việc thiện không phải là lưu giữ một thứ của cải riêng cho mình. Nếu cần tích luỹ thì hãy tàng trữ cái kho báu ngọt ngào mà dời đã ban tặng cho ta. Chính điều đó đã nuôi sống ta và làm cho trái tim ta trở thành bất hoại.
    ***
    Trong bài này TCS đã dùng đến cụm từ ??oHạnh bố thí??? làm cụm từ có vai trò trung tâm tư tưởng của bài viết . Cụm từ này có thể sẽ làm e ngại một số bạn đọc bởi những gì thoại tiên nó mang lại... Nhưng trong Phật giáo nó lại là một trong 6 con đường chở con người qua khỏi sông mê, gỡ bỏ những cái ??o nhân ??o sinh ra nỗi khổ đau của đời sống. Chúng ta cũng biết rằng TCS chịu ảnh hưởng của Phật giáo rất nhiều.
    Có phải chăng qua bài viết này TCS đã nói với người đời rằng ở đâu là đức hạnh chân thực làm nên phẩm giá của cuộc sống và ở đâu là sự giả tạo loè loẹt phù du của loài người.
    ***

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:31 ngày 12/07/2003
  4. dong533

    dong533 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    1991-1996
    NHỮNG ĐỨA TRẺ BỂ DÂU

    Trịnh Công Sơn
    Kể từ đó, ngày 8 tháng 3, có những đưa trẻ lạc loài gặp nhau và tụ lại, quây quần, thành một nhóm gọi là nhóm ?o Những người bạn?. Trần gian có những ngày hạnh phúc và cả những ngày bất hạnh. Những đứa trẻ này đã có một tuổi thơ thăng trầm cùng vốn biết rằng đời không có gì quí bằng khi gió mùa đông tới, một bếp lửa riêng tư để cùng ngồi lại bên nhau sưởi ấm những bàn tay và nhân tiện, cũng sưởi ấm tâm hồn mình.
    Cũng kể từ đó, bên bếp lửa nhen nhúm những trái tim chân thật, những đưa trẻ đã lớn lên cùng lòng tin yêu của quần chúng anh em bạn bè. Những người bạn chỉ là những đứa trẻ muốn kêu gọi lòng yêu thương vô bờ của những tâm - hồn - lục - địa ?" anh - em ?" trong cuộc đời này. Vì thế những người bạn đã cố gắng thu mình lại, mỗi người ở một góc đời riêng, để viết và vắt hết đời mình thổ lộ cùng cuộc đời những gì riêng chung nhất mà đời kia có thể trong phút chốc, hoặc trong dặm dài của đời riêng biết đâu sẽ chia sẻ được.
    Cũng kể từ đó nhóm ?o Những người bạn ?ođã là những người bạn thực sự với mọi người, đã là những kẻ hành giả lên đường và đi bằng những bước chân của mình, dù khổ ải hay không. Những bước chân đã và sẽ khắc ghi trên lối đi những nỗi niềm riêng với một ước mơ không bao giờ cạn là sẽ tìm được một thông điệp nhỏ nhoi để gửi đến cho bạn bè khắp nơi khắp chốn. Một hành giả và một thông điệp, đó là sứ mệnh khắc nghiệt mà kẻ không được cứu chuộc giữa đời này phải gánh chịu. Không một ai trong những người bạn than van về điều này vì sực nghĩ ra đó là một hàm ân, một quà tặng quí báu mà cuộc đời ban cho.
    Kể từ đó, năm năm rồi, nhóm ?o Những người bạn? không rời con đường được vẽ ra cho sứ mệnh hành giả và tiếng nói vui, buồn trong những ca khúc được viết ra đôi khi chỉ là một tiếng thở dài hoặc một lời tán tụng cuộc sống đáng yêu nhưng tựu chung nó vẫn là tấm lòng thuỷ chung của một nhóm những đứa trẻ có một tuổi đời ngang ngửa với dâu bể của đời.
    Kể từ đó bắt đầu những ngày tháng thương yêu nhau mà sống, mà viết, mà hát những khúc đồng dao với cuộc đời quá hiếm hoi chỉ có ai may mắn mới gặp gỡ được. Kể từ đó không thấy gì quí hơn con người giữa trần gian này. Kể từ đó thấy ai cũng là bạn, không ai là kẻ thù. Kể từ đó nhóm ?o Những người bạn? biết rằng sống là khó biết dường nào và cũng nhắc nhở nhau hằng phút hằng giây rằng cuộc sống ơi hãy để tất cả thời gian của cuộc đời này cho việc yêu nhau chứ đừng mơ màng một phút giận hờn nữa.
    Kể từ đó nhóm ?o Những người bạn? vẫn sống còn để trở thành mãi mãi nhóm Những người bạn của tất cả những người bạn có mặt ở trên đời này.
    * Nhóm ?oNhững Người Bạn? gồm 8 nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn, Trần Long Ẩn, Tôn Thất Lập, Từ Huy, Nguyễn Ngọc Thiện, Thanh Tùng, Nguyễn Văn Hiên và Vũ Hoàng được chào đời tại Sài Gòn vào ngày 8 tháng 3, 1992 sau khi Trịnh Công Sơn sang Pháp gặp nhóm nghệ sĩ phố (artists on the road/artistes de rue). Tên ?oNhững người bạn? do Trịnh Công Sơn đề nghị với mục đích là sáng tác và trình bày sáng tác mới cho bạn và công chúng nghe. Mỗi tháng, nhóm đều có họp và mỗi người phải giới thiệu ít nhất là một sáng tác mới của mình và nghe lời phê bình của anh em (theo Trần Quang Hải)
    Có thể xem thêm bài phỏng vấn NS Từ Huy : Trịnh Công Sơn ra đi, nhóm ''Những người bạn'' sẽ ra sao? http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Am-nhac/2001/07/3B9B2CA1/
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:11 ngày 12/07/2003
  5. dong533

    dong533 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    1991-1996
    NHỮNG ĐỨA TRẺ BỂ DÂU

    Trịnh Công Sơn
    Kể từ đó, ngày 8 tháng 3, có những đưa trẻ lạc loài gặp nhau và tụ lại, quây quần, thành một nhóm gọi là nhóm ??o Những người bạn???. Trần gian có những ngày hạnh phúc và cả những ngày bất hạnh. Những đứa trẻ này đã có một tuổi thơ thăng trầm cùng vốn biết rằng đời không có gì quí bằng khi gió mùa đông tới, một bếp lửa riêng tư để cùng ngồi lại bên nhau sưởi ấm những bàn tay và nhân tiện, cũng sưởi ấm tâm hồn mình.
    Cũng kể từ đó, bên bếp lửa nhen nhúm những trái tim chân thật, những đưa trẻ đã lớn lên cùng lòng tin yêu của quần chúng anh em bạn bè. Những người bạn chỉ là những đứa trẻ muốn kêu gọi lòng yêu thương vô bờ của những tâm - hồn - lục - địa ??" anh - em ??" trong cuộc đời này. Vì thế những người bạn đã cố gắng thu mình lại, mỗi người ở một góc đời riêng, để viết và vắt hết đời mình thổ lộ cùng cuộc đời những gì riêng chung nhất mà đời kia có thể trong phút chốc, hoặc trong dặm dài của đời riêng biết đâu sẽ chia sẻ được.
    Cũng kể từ đó nhóm ??o Những người bạn ??ođã là những người bạn thực sự với mọi người, đã là những kẻ hành giả lên đường và đi bằng những bước chân của mình, dù khổ ải hay không. Những bước chân đã và sẽ khắc ghi trên lối đi những nỗi niềm riêng với một ước mơ không bao giờ cạn là sẽ tìm được một thông điệp nhỏ nhoi để gửi đến cho bạn bè khắp nơi khắp chốn. Một hành giả và một thông điệp, đó là sứ mệnh khắc nghiệt mà kẻ không được cứu chuộc giữa đời này phải gánh chịu. Không một ai trong những người bạn than van về điều này vì sực nghĩ ra đó là một hàm ân, một quà tặng quí báu mà cuộc đời ban cho.
    Kể từ đó, năm năm rồi, nhóm ??o Những người bạn??? không rời con đường được vẽ ra cho sứ mệnh hành giả và tiếng nói vui, buồn trong những ca khúc được viết ra đôi khi chỉ là một tiếng thở dài hoặc một lời tán tụng cuộc sống đáng yêu nhưng tựu chung nó vẫn là tấm lòng thuỷ chung của một nhóm những đứa trẻ có một tuổi đời ngang ngửa với dâu bể của đời.
    Kể từ đó bắt đầu những ngày tháng thương yêu nhau mà sống, mà viết, mà hát những khúc đồng dao với cuộc đời quá hiếm hoi chỉ có ai may mắn mới gặp gỡ được. Kể từ đó không thấy gì quí hơn con người giữa trần gian này. Kể từ đó thấy ai cũng là bạn, không ai là kẻ thù. Kể từ đó nhóm ??o Những người bạn??? biết rằng sống là khó biết dường nào và cũng nhắc nhở nhau hằng phút hằng giây rằng cuộc sống ơi hãy để tất cả thời gian của cuộc đời này cho việc yêu nhau chứ đừng mơ màng một phút giận hờn nữa.
    Kể từ đó nhóm ??o Những người bạn??? vẫn sống còn để trở thành mãi mãi nhóm Những người bạn của tất cả những người bạn có mặt ở trên đời này.
    * Nhóm ??oNhững Người Bạn??? gồm 8 nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn, Trần Long Ẩn, Tôn Thất Lập, Từ Huy, Nguyễn Ngọc Thiện, Thanh Tùng, Nguyễn Văn Hiên và Vũ Hoàng được chào đời tại Sài Gòn vào ngày 8 tháng 3, 1992 sau khi Trịnh Công Sơn sang Pháp gặp nhóm nghệ sĩ phố (artists on the road/artistes de rue). Tên ??oNhững người bạn??? do Trịnh Công Sơn đề nghị với mục đích là sáng tác và trình bày sáng tác mới cho bạn và công chúng nghe. Mỗi tháng, nhóm đều có họp và mỗi người phải giới thiệu ít nhất là một sáng tác mới của mình và nghe lời phê bình của anh em (theo Trần Quang Hải)
    Có thể xem thêm bài phỏng vấn NS Từ Huy : Trịnh Công Sơn ra đi, nhóm ''Những người bạn'' sẽ ra sao? http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Am-nhac/2001/07/3B9B2CA1/
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:11 ngày 12/07/2003
  6. dong533

    dong533 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    CÁT BỤI
    Trịnh Công Sơn
    Tạp chí thế giới Âm nhạc , số 1- 1998
    Vào một buổi chiều ngày tháng không còn nhớ, tôi một mình đến rạp Casino xem phim.? Hiệp sĩ mù nghe gió kiếm? tập 6 . Đây là bộ phim nhiều tập, đã xem tập này thì không thể không chờ xem tập khác. Nói chung là tập nào cũng hấp dẫn. Trong 6 tập có đoạn hiệp sĩ mù xuất kiếm giải cứu cho một nàng Kiều xinh đẹp. Cứ mỗi tuyệt chiêu xuất ra là nghe có một tiếng nói bình giả ca ngợi. Đường kiếm như có thêm sức mạnh mỗi lúc một uyển chuyển huy hoàng hơn. Sau khi cứu được nàng Kiều, hiệp sĩ mù quay về phía tiếng nói vái tay chào hỏi., Hoá ra bên vệ đường dưới gốc cây to có một người mù khác đang ngồi xếp bàn, trên hai chân có cây đàn bọc trong bao vải gác ngang.Người nghệ sĩ mù có nhã ý chơi một bản đàn tặng hiệp sĩ mù. Hai người bèn kéo nhau vào một khu rừng gần đấy. Hình như rừng vào thu nên các cành đều trơ lá, chỉ thấy một đám lá vàng đỏ trải dài trên mặt đất. Hai người ngồi tựa vào hai gốc cây đối diện nhau. Tiếng đàn cất lên như một lời than thở ngậm ngùi về đất trời, về kiếp người. Tiếng đàn nửa chừng bỗng đứt giây. Người nghệ sĩ mù nói : có kẻ bất thiện dang nghe lén. Quả đúng như vậy, có một tên gian đang rình rập hiệp sĩ mù. Thế là hai người lặng lẽ chia tay.
    Hết phim, tôi tản bộ ngang trên đường phố. Không hiểu sao cái đoạn phim ngắn ngủi ấy khiến tôi buồn buồn. Chiều tôi về nhà, sau khi ăn, tôi ngồi đọc lại cuốn ?o Zorba le Grec?. Đến đoạn Zorba than thở : ?o Chim đa đa ơi thôi đừng hót nữa, tiếng hót mày làm tan nát tim ta?, tôi bỗng gập sách lại và không đọc nữa. Có một cái gì đó thật trùng hợp trong cùng một buổi chiều. Một nỗi buồn hay một điều gì đó gần với sự rời xa ly biệt đang cựa mình thức dậy trong tôi.Tôi lại ra đường tìm một góc quán quen thuộc ngồi. Trên đường trở về nhà, trong đầu bỗng vang lên một tiếng hát. Tôi lập đi lập lại nhiều lần trong đầu, hát thành tiếng khe khẽ. Đến khi về nhà ghi lại thì bài hát đã gần như hoàn chỉnh. Sáng hôm sau mang hát cho một số bạn bè nghe, hầu như ai cũng thích.
    Đó là câu chuyện sự ra đời của bài ?o Cát bụi?
    Mỗi bài hát đều bắt nguồn từ một duyên cớ nào đó. Có khi từ một câu chuyện không đâu.
    Bây giờ thì người hiệp sĩ mù kia đã chết rồi. Khoảng hai năm nay.
    Người viết Zorba đã qua đời dĩ nhiên con chim đa đa kia cũng đã chết. Và nếu Zorba là một con người có thật được Nikos Kazantzakits tỉểu thuyết hoá thì nay ông cũng mất rồi.
    ?o Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi??
    Thời gian đã nghiền nát tất cả thành cát bụi hết rồi.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:14 ngày 12/07/2003
  7. dong533

    dong533 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    CÁT BỤI
    Trịnh Công Sơn
    Tạp chí thế giới Âm nhạc , số 1- 1998
    Vào một buổi chiều ngày tháng không còn nhớ, tôi một mình đến rạp Casino xem phim.??? Hiệp sĩ mù nghe gió kiếm??? tập 6 . Đây là bộ phim nhiều tập, đã xem tập này thì không thể không chờ xem tập khác. Nói chung là tập nào cũng hấp dẫn. Trong 6 tập có đoạn hiệp sĩ mù xuất kiếm giải cứu cho một nàng Kiều xinh đẹp. Cứ mỗi tuyệt chiêu xuất ra là nghe có một tiếng nói bình giả ca ngợi. Đường kiếm như có thêm sức mạnh mỗi lúc một uyển chuyển huy hoàng hơn. Sau khi cứu được nàng Kiều, hiệp sĩ mù quay về phía tiếng nói vái tay chào hỏi., Hoá ra bên vệ đường dưới gốc cây to có một người mù khác đang ngồi xếp bàn, trên hai chân có cây đàn bọc trong bao vải gác ngang.Người nghệ sĩ mù có nhã ý chơi một bản đàn tặng hiệp sĩ mù. Hai người bèn kéo nhau vào một khu rừng gần đấy. Hình như rừng vào thu nên các cành đều trơ lá, chỉ thấy một đám lá vàng đỏ trải dài trên mặt đất. Hai người ngồi tựa vào hai gốc cây đối diện nhau. Tiếng đàn cất lên như một lời than thở ngậm ngùi về đất trời, về kiếp người. Tiếng đàn nửa chừng bỗng đứt giây. Người nghệ sĩ mù nói : có kẻ bất thiện dang nghe lén. Quả đúng như vậy, có một tên gian đang rình rập hiệp sĩ mù. Thế là hai người lặng lẽ chia tay.
    Hết phim, tôi tản bộ ngang trên đường phố. Không hiểu sao cái đoạn phim ngắn ngủi ấy khiến tôi buồn buồn. Chiều tôi về nhà, sau khi ăn, tôi ngồi đọc lại cuốn ??o Zorba le Grec???. Đến đoạn Zorba than thở : ??o Chim đa đa ơi thôi đừng hót nữa, tiếng hót mày làm tan nát tim ta???, tôi bỗng gập sách lại và không đọc nữa. Có một cái gì đó thật trùng hợp trong cùng một buổi chiều. Một nỗi buồn hay một điều gì đó gần với sự rời xa ly biệt đang cựa mình thức dậy trong tôi.Tôi lại ra đường tìm một góc quán quen thuộc ngồi. Trên đường trở về nhà, trong đầu bỗng vang lên một tiếng hát. Tôi lập đi lập lại nhiều lần trong đầu, hát thành tiếng khe khẽ. Đến khi về nhà ghi lại thì bài hát đã gần như hoàn chỉnh. Sáng hôm sau mang hát cho một số bạn bè nghe, hầu như ai cũng thích.
    Đó là câu chuyện sự ra đời của bài ??o Cát bụi???
    Mỗi bài hát đều bắt nguồn từ một duyên cớ nào đó. Có khi từ một câu chuyện không đâu.
    Bây giờ thì người hiệp sĩ mù kia đã chết rồi. Khoảng hai năm nay.
    Người viết Zorba đã qua đời dĩ nhiên con chim đa đa kia cũng đã chết. Và nếu Zorba là một con người có thật được Nikos Kazantzakits tỉểu thuyết hoá thì nay ông cũng mất rồi.
    ??o Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi??????
    Thời gian đã nghiền nát tất cả thành cát bụi hết rồi.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:14 ngày 12/07/2003
  8. dong533

    dong533 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    TỰ BẠCH
    Trịnh Công Sơn
    Tạp chí thế gới âm nhạc, số 02-11-1998

    Hội họa và âm nhạc là hai người bạn đồng hành trong nghệ thuật. Mỗi người tự là tiếng nói của mình đồng thời cũng là tiếng nói của người kia. Trong âm thanh có mầu sắc và ngược lại, trong màu sắc có âm thanh. Khi bạn đứng trước một bức tranh hoặc nhiều bức tranh, trong yên lặng, bạn sẽ nghe từ những khối màu, từ những đường nét vang lên một thứ âm thanh mơ hồ nào đó. Và nếu bạn là nhạc sĩ bạn có thể ghi chép lại và cùng hợp tấu với những âm thanh kia.
    Và cũng tương tự như thế, khi bạn nghe một bản nhạc, bạn đắm chìm vào bản nhạc ấy và trong khối lượng âm thanh kia bỗng nhiên mở ra cho bạn một không gian đầy màu sắc, lung linh, óng ả mà có thể bạn chưa bao giờ nhìn thấy
    Có nhiều điều tôi chỉ vẽ mà không diễn tả bằng âm nhạc được. Lúc ấy tôi phải sử dụng ngay cọ, màu và bố ( toile). Ngược lại có những chủ đề chỉ dùng âm nhạc mới nói được những điều mình muốn nói.
    Tôi đã làm công việc song hành này trong rất nhiều năm và cảm thấy không hề có sự va chạm hoặc đổ vỡ nào trong nguồn cảm hứng cả. Với tôi đấy chỉ là một cuộc vui chơi và đã xem là cuộc chơi thì tất cả chỉ nhẹ như tơ hồng.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:19 ngày 12/07/2003
  9. dong533

    dong533 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    TỰ BẠCH
    Trịnh Công Sơn
    Tạp chí thế gới âm nhạc, số 02-11-1998

    Hội họa và âm nhạc là hai người bạn đồng hành trong nghệ thuật. Mỗi người tự là tiếng nói của mình đồng thời cũng là tiếng nói của người kia. Trong âm thanh có mầu sắc và ngược lại, trong màu sắc có âm thanh. Khi bạn đứng trước một bức tranh hoặc nhiều bức tranh, trong yên lặng, bạn sẽ nghe từ những khối màu, từ những đường nét vang lên một thứ âm thanh mơ hồ nào đó. Và nếu bạn là nhạc sĩ bạn có thể ghi chép lại và cùng hợp tấu với những âm thanh kia.
    Và cũng tương tự như thế, khi bạn nghe một bản nhạc, bạn đắm chìm vào bản nhạc ấy và trong khối lượng âm thanh kia bỗng nhiên mở ra cho bạn một không gian đầy màu sắc, lung linh, óng ả mà có thể bạn chưa bao giờ nhìn thấy
    Có nhiều điều tôi chỉ vẽ mà không diễn tả bằng âm nhạc được. Lúc ấy tôi phải sử dụng ngay cọ, màu và bố ( toile). Ngược lại có những chủ đề chỉ dùng âm nhạc mới nói được những điều mình muốn nói.
    Tôi đã làm công việc song hành này trong rất nhiều năm và cảm thấy không hề có sự va chạm hoặc đổ vỡ nào trong nguồn cảm hứng cả. Với tôi đấy chỉ là một cuộc vui chơi và đã xem là cuộc chơi thì tất cả chỉ nhẹ như tơ hồng.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:19 ngày 12/07/2003
  10. dong533

    dong533 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    CHỢT TÔI THẤY THIÊN THU
    LÀ MỘT ĐƯỜNG KHÔNG BẾN BỜ

    Trịnh Công Sơn
    Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 6-2- 1994

    Những con đường trăng tròn là những con đường trăng khuyết. Vẫn là những con đường cũ en đi qua và tôi đi qua. Thế rồi, có những lúc tôi đi qua những con đường mù mịt không trăng. Những tro tàn quá khứ bỗng dậy lên một cơn lốc cuốn tôi về với những con đường ma quái ảo ảnh chập chờn.
    Cái chập chờn của một thân thể phiền não không biết mai nay mốt nọ ra sao, cứ thắc thỏm muốn gởi gắm vào cuộc đời một linh hồn phiêu lạc. Tôi phiêu lạc bao nhiêu năm rồi trên một dòng đời không bờ bến. Có khi tưởng bờ là bến. Có khi tưởng bến là bờ. Cái tạm và cái thường hằng lắm khi là một. Thế mà cứ lại là khác nhau. Cái bờ mỏng manh khoảnh khắc ra đi. Cái bến nhiều khi bền bền ở lại. Bờ mở ra những bến. Có dâu bể cho bờ. Nên định mệnh bờ thường trói buộc thân phận bến.
    Tôi là bờ em ra đi. Em là bến tôi ghé lại
    Con đò ghé qua bờ này bờ nọ, nhưng sẽ đậu lại ở một bến kia.

    Mùa xuân là bờ hay bến? than ôi, mùa xuân chỉ là bờ. Ai ai trong đời này cũng có lần ghé qua cái bến tạm mùa xuân. Cái bờ bến mùa xuân nhập nhằng những dặm trường lận đận. Thoắt nhiên bến xuân chỉ còn lại là bờ. Cái biến đi qua, rồi cái bờ ở lại. Cái bến hiu hắt của một thuở tưởng rằng thời hoàng kim bến sẽ mãi mãi không bao giờ là bờ. Thế rồi tuổi đời người người -đến đến ?" đi đi cứ mộng vờ, hoang tưởng hão huyền một thứ bờ bờ - bến bến, không biết nơi nào để neo lại một thân thể phiêu bồng.
    Có thể bến cho em và bờ cho tôi. Tôi cứ mãi đi và em ở lại. Cái thân phận thuyền quyên ấy đừng làm đau xót đời. Cuối cùng, trong cõi mông lung mờ mờ ảo ảo, em vẫn chính là cái bến hư ảo một cách vẹn toàn mà tôi có lúc mỏi mệt sẽ tìm về nương tựa.
    ?o Ru đời đi nhé cho ta nương nhờ lúc thở than??
    Cái bờ ru lời hiu quạnh lau lách. Cái bến ru chập chờn một đốm lửa chiều?
    Trong một giấc ngủ bồng bềnh không giờ giấc của mùa xuân, tôi thảng thối thấy bờ bến bỗng rã tan thành những cánh bèo mông lung vô định. Em tôi không bến và tôi không bờ. Em trôi đi và tôi cũng trôi đi. Em và tôi cũng là bến. Em và tôi cũng là bờ. Chúng ta tan biến vào nhau thành một khối bến bờ không còn chia lìa nữa. Trong em không còn trí nhớ về bến. Trong tôi cũng mất hết những ký ức về bờ. Bến ở đâu và bờ ở đâu?
    1-2-1994
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:51 ngày 12/07/2003

Chia sẻ trang này