1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập những bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn, bài viết của Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi blue293, 19/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    89.
    Túy miên tửu tẩm y
    Ngọa trường phủ điệp khai hoa mộng
    Thạch thượng không nhiên tiếu
    Dấn thân tinh thể chợt nghe
    Cuộc đời ở giữa đá khe lõa lồ
    tcs
    134.
    Lạc diệp hề lai thu
    Cố đô biên cách vân sơn ẩn
    Mỹ nhân tình viễn ngộ
    Tình em đánh thức ngày thơ
    Lá thư nhắc nhở cố đô muôn trùng
    tcs
    136.
    Chương Ðài Liễu thu ba
    Ðằng lâu vô kế lưu xuân trụ
    Liễu tỏa lộ Chương Ðài
    Làm sao giữ được mùa xuân
    Chương Ðài liễu rủ thuyền quyên đâu rồi
    tcs
    137.
    Ða tình ưng tiếu ngã
    Tảo sinh hoa phát vãng trần du
    Nhất tôn thù nhật nguyệt
    Lang thang tóc bạc chúng cười
    Chén mời nhật nguyệt chén mời hư không
    Mời nhau chén tạc chén thù
    Ða tình tóc trắng đền bù lang thang
    tcs
    138.
    Thiều quang lư ngã tại
    Anh Ðào thôi hiểm tây phong tạ
    Ly nhạn địa đàng không
    Ðào Xuân nhắc ngọn gió Ðông
    Nhạn đi trời đất rỗng không còn mình
    tcs
    139.
    Tạ hoa tiêu lạc hinh
    Nhất biệt tha hương vong quốc hận
    Thiên nhai hề ! phong tán
    Hoa tàn hương cũng bay đi
    Lòng đau cố quận biệt ly đất trời
    tcs
    140.
    Kim ba đạm ngọc di
    Dạ thâm suy khởi tây phong khí
    Lưu niên hề thôi hoán
    Trăng sao giữ lại giùm tôi
    Gió mùa Ðông tới trùng khơi ngậm ngùi
    tcs
    141.
    Tiêu, Tương song bỉ ngạn
    Ngư phù xích tố ký mai hoa
    Kỷ thời tư hận thế
    Cá về gửi gấm mùa xuân
    Lòng riêng hoạn nạn ngàn năm nỗi buồn
    tcs
    142.
    Sơ Kính Tân Trang lụy
    Tiêu sơn bội ước huyết tâm thư
    Vong cục miên trường túy
    Tiêu sơn say giấc mộng dài
    Quỳnh Như Phạm Thái phụ lời máu xương
    tcs
    143.
    Khứ tình, nhân ly biệt
    Nguyệt trung hàn quá hệ thu phong
    Hỏi cố mang mang lệ
    Trăng xanh lạnh buốt nơi này
    Tình tan giọt lệ bồi hồi chia tay
    144.
    Phong lạc Hương Giang tự
    Vi ba lô tước khiếu Xuân Thu
    Hưng vong sầu tế vũ
    Chim kêu lạnh bến sông dài
    Mưa thưa nhỏ lệ đền đài thịnh suy
    tcs. 99
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Viết Và Thở
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Có một thời tôi cần viết nhạc như cần thở vậy. Thời trẻ trung, vọng động, thở nhiều, viết khỏe. Càng lớn công việc hô hấp càng đề huề, bớt căng thẳng, nhịp viết lách có bề lả lơi lai rai hơn.
    Có một bầu không khí dành cho sự hít thở. Vì hô hấp quá cần cho sự sống nên không mấy ai chịu lười thở. Người ở đồng bằng thở theo kiểu sông rạch trôi đi miên man lở bồi phù sa, nước phèn, mặn, ngọt. Người thung lũng thở kiểu ẩm đục sương giăng. Người ở trên non thở hồn nhiên lãng đãng.
    Tôi đã đi qua những bề thế ấy, viết và thở. Có khi viết thở kiểu hào hoa phong nhã công tử Bạc Liêu. Có khi hồn xiêu phách lạc viết thở theo phong thái ngỡ ngàng rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. Lại có lúc thơ thới hồn nhiên viết thở tựa hồ như những bước chân hân hoan của "Hoàng tử bé" rong chơi qua mọi vùng sinh thái tinh cầu.
    Thời đại chúng ta đang sống, con người xô đẩy nhau la ó về chuyện cần làm sạch sẽ môi sinh. Càng văn minh càng ô nhiễm khó thở. Không khí vốn là một món ăn thiên nhiên tạo hoá đã dành sẵn cho lá phổi. Bỗng một hôm, hai bữa, ba bốn ngày nọ tiếp nối đổ xô về hàng loạt những thứ bụi bặm kệch cỡm múa may rối rắm trên trời dưới đất, trên nguồn dưới lũng, không dung tha, không khoan nhượng. Thứ bụi rác độc hại đã xé toang buồng phổi sự sống của chúng ta. Mọi thứ sinh linh khác cũng khó bề tồn tại.
    Không khí vốn vô tư. Ai muốn thở cũng được. Tôi vốn viết nhạc cũng như thở vậy. Có điều khi thở tôi chọn cái không khí trong lành để cho lá phổi không than phiền và cái sự hô hấp cũng bớt đi phần gian nan.
    Một bài hát cũng vậy. Hát để thăng hoa đồng thời cũng để an ủi. Sản phẩm văn nghệ chỉ đẹp khi có khả năng xoá đi những nỗi giận hờn. Nó có bao giờ, muốn đèo bòng một thứ khác để tự hủy diệt nó đâu.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:32 ngày 12/07/2003
  3. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Viết Và Thở
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Có một thời tôi cần viết nhạc như cần thở vậy. Thời trẻ trung, vọng động, thở nhiều, viết khỏe. Càng lớn công việc hô hấp càng đề huề, bớt căng thẳng, nhịp viết lách có bề lả lơi lai rai hơn.
    Có một bầu không khí dành cho sự hít thở. Vì hô hấp quá cần cho sự sống nên không mấy ai chịu lười thở. Người ở đồng bằng thở theo kiểu sông rạch trôi đi miên man lở bồi phù sa, nước phèn, mặn, ngọt. Người thung lũng thở kiểu ẩm đục sương giăng. Người ở trên non thở hồn nhiên lãng đãng.
    Tôi đã đi qua những bề thế ấy, viết và thở. Có khi viết thở kiểu hào hoa phong nhã công tử Bạc Liêu. Có khi hồn xiêu phách lạc viết thở theo phong thái ngỡ ngàng rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. Lại có lúc thơ thới hồn nhiên viết thở tựa hồ như những bước chân hân hoan của "Hoàng tử bé" rong chơi qua mọi vùng sinh thái tinh cầu.
    Thời đại chúng ta đang sống, con người xô đẩy nhau la ó về chuyện cần làm sạch sẽ môi sinh. Càng văn minh càng ô nhiễm khó thở. Không khí vốn là một món ăn thiên nhiên tạo hoá đã dành sẵn cho lá phổi. Bỗng một hôm, hai bữa, ba bốn ngày nọ tiếp nối đổ xô về hàng loạt những thứ bụi bặm kệch cỡm múa may rối rắm trên trời dưới đất, trên nguồn dưới lũng, không dung tha, không khoan nhượng. Thứ bụi rác độc hại đã xé toang buồng phổi sự sống của chúng ta. Mọi thứ sinh linh khác cũng khó bề tồn tại.
    Không khí vốn vô tư. Ai muốn thở cũng được. Tôi vốn viết nhạc cũng như thở vậy. Có điều khi thở tôi chọn cái không khí trong lành để cho lá phổi không than phiền và cái sự hô hấp cũng bớt đi phần gian nan.
    Một bài hát cũng vậy. Hát để thăng hoa đồng thời cũng để an ủi. Sản phẩm văn nghệ chỉ đẹp khi có khả năng xoá đi những nỗi giận hờn. Nó có bao giờ, muốn đèo bòng một thứ khác để tự hủy diệt nó đâu.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:32 ngày 12/07/2003
  4. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Văn Tự
    Trên mặt đất này, từ rừng núi, những làng quê đến các đô thị, ở đâu cũng có các con đường để đi. Con đường có thể rất thô sơ, có lúc rất ngoạn mục để từ đó con người đi tìm những con người hay tìm đến những chốn những nơi cần cho những công việc riêng tư.
    Có những con đường rừng núi do bàn chân người đi mãi thành một lối mòn.Có những con đường do sự sắp xếp của đầu óc theo một mô hình để con người thong dong đi đứng do bàn tay con người làm nên. Dù bằng cách nào thì những con đường ấy vẫn có bổn phận giúp cho con người tìm đến một nơi nào đó mà
    mình thích. Có những ngã ba, ngã tư, ngã năm, sáu, bảy và vào thời đại này những con đường lại chồng chéo lên nhau từ những tầng rất cao đến những tầng thấp sâu.
    Những con đường ấy làm nên một thứ văn tự hay nói nôm na hơn là một thứ chữ viết báo hiệu sự có mặt của đời sống con người.
    Con vật cũng có lối đi riêng. Mỗi loài chim đều có một thứ văn tự viết bằng đường bay của chúng trên bầu trời. Văn tự của con kiến được con người đặt tên là ?ofile indienne?. Và còn biết bao nhiêu loài vật khác, cả đến những loài côn trùng vô danh cũng đều có một loại văn tự riêng biệt mà chỉ có chúng mới tự nhận ra.
    Đó là một kiểu văn tự viết bằng sự sống riêng biệt của muôn loài. Bèo dạt hoa trôi có một kiểu văn tự trên nước. Ecriture sur l?Teau. Trên những sông ngòi quê ta có đời sống của lục bình, của bèo làm những cuộc phiêu du không ngừng nghỉ. Chúng như một bộ lạc du mục cứ mãi ra đi và đã vẽ lên một thứ văn tự trên dòng nước. Có người ngồi bên dòng sông ngắm nhìn đám lục bình trôi đi và phút chốc bỗng ngậm ngùi về một thứ văn tự hồn nhiên đã tan biến vào hư không.
    Đó là cuốn bạch thư hùng vĩ mà muôn loài đã để lại cho bầu trời, mặt đất và sông nước.
    Những văn tự hư ảo phiêu bồng đó dù không được lưu trữ nhưng trong trí nhớ của những người thích suy tưởng về cuộc sống chung, nghĩ lại đôi lúc cũng bồi hồi.
    Nguồn: Thế giới Âm Nhạc - Tháng 3/1997
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:36 ngày 12/07/2003
  5. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Văn Tự
    Trên mặt đất này, từ rừng núi, những làng quê đến các đô thị, ở đâu cũng có các con đường để đi. Con đường có thể rất thô sơ, có lúc rất ngoạn mục để từ đó con người đi tìm những con người hay tìm đến những chốn những nơi cần cho những công việc riêng tư.
    Có những con đường rừng núi do bàn chân người đi mãi thành một lối mòn.Có những con đường do sự sắp xếp của đầu óc theo một mô hình để con người thong dong đi đứng do bàn tay con người làm nên. Dù bằng cách nào thì những con đường ấy vẫn có bổn phận giúp cho con người tìm đến một nơi nào đó mà
    mình thích. Có những ngã ba, ngã tư, ngã năm, sáu, bảy và vào thời đại này những con đường lại chồng chéo lên nhau từ những tầng rất cao đến những tầng thấp sâu.
    Những con đường ấy làm nên một thứ văn tự hay nói nôm na hơn là một thứ chữ viết báo hiệu sự có mặt của đời sống con người.
    Con vật cũng có lối đi riêng. Mỗi loài chim đều có một thứ văn tự viết bằng đường bay của chúng trên bầu trời. Văn tự của con kiến được con người đặt tên là ?ofile indienne?. Và còn biết bao nhiêu loài vật khác, cả đến những loài côn trùng vô danh cũng đều có một loại văn tự riêng biệt mà chỉ có chúng mới tự nhận ra.
    Đó là một kiểu văn tự viết bằng sự sống riêng biệt của muôn loài. Bèo dạt hoa trôi có một kiểu văn tự trên nước. Ecriture sur l?Teau. Trên những sông ngòi quê ta có đời sống của lục bình, của bèo làm những cuộc phiêu du không ngừng nghỉ. Chúng như một bộ lạc du mục cứ mãi ra đi và đã vẽ lên một thứ văn tự trên dòng nước. Có người ngồi bên dòng sông ngắm nhìn đám lục bình trôi đi và phút chốc bỗng ngậm ngùi về một thứ văn tự hồn nhiên đã tan biến vào hư không.
    Đó là cuốn bạch thư hùng vĩ mà muôn loài đã để lại cho bầu trời, mặt đất và sông nước.
    Những văn tự hư ảo phiêu bồng đó dù không được lưu trữ nhưng trong trí nhớ của những người thích suy tưởng về cuộc sống chung, nghĩ lại đôi lúc cũng bồi hồi.
    Nguồn: Thế giới Âm Nhạc - Tháng 3/1997
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:36 ngày 12/07/2003
  6. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    phỏng vấn
    Kiếp Sau Tôi Vẫn Là Người Nghệ Sĩ...​
    "Về Huế tháng 3. Trời đẹp. Ở Morin, nơi này xưa Charlie đã từng ở. Thấy vui vì Huế như được phục sinh... sẽ nhận của Hải 1000 viên táplô dự định xây nhà mới ở Huế?. Đó là những dòng chữ cuối cùng anh Sơn viết vào cuốn sổ tay của tôi vào ngày 27/3/1998 trong lần cuối cùng anh trở lại Huế. Giờ đây, Charlie
    Chaplin đã đi xa 22 năm và anh Sơn cũng vừa bước qua bóng mình và giờ này có lẽ anh đang miên viễn hoà âm nơi nào đó trong xanh như dòng Hương trôi về biển lớn vi vô, như anh từng ước ao rong chơi! Bất giác nhớ lại một vài lời với nhiều dự cảm và ước mơ của anh Sơn về cái sống và cái chết trong cuộc phỏng vấn lịch sử- lịch sử bởi theo anh Sơn đây là lần phỏng vấn dài nhất trong đời mà anh đã dành và tôi đã có cách nay vừa tròn 3 năm về trước. Dưới đây chỉ là trích đoạn của cuộc
    phỏng vấn đó.

    VCH: Ca khúc nào của anh đã có những điểm nhìn mới mẻ về thân phận con người, tình yêu cuộc sống, cái chết và sự giải thoát nếu nhìn từ phương diện triết học?
    TCS: Một cõi đi về! Đây là một bài hát rất lạ, thực sự không dễ hiểu vì có những câu trong bài hát này bản thân tôi cũng thấy khó giải thích. Viết thì viết vậy nhưng để giải thích rõ ràng thì thật khó. Nhưng khi tôi gặp không ít người dù họ ít học, họ lại thích, hỏi họ có hiểu không thì họ trả lời không hiểu nhưng họ lại cảm nhận được có một cái gì đó ở bên trong nên khi nghe, khi hát lên thì có một điều gì đó chạm đến trái tim của mình. Tôi nghĩ trong nghệ thuật, điều quan trọng nhất là làm thế nào để mở ra một con đường ngắn nhất đi từ trái tim của mình đến trái tim của người mà không cần cắt nghĩa gì thêm.
    VCH: Mở ra một con đường ngắn nhất từ trái tim mình đến trái tim người, nơi đâu là cõi đi cõi về khởi sự cho đoạn đường ngắn nhất ấy
    TCS: Một cõi đi về là ý đồ chính của bài hát, ai cũng có một cõi đi về. Từ hư vô người ta đến với cuộc sống và từ cuộc đời rong chơi một thời gian người ta lại trở về với hư vô. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng có cảm nhận rất lạ là sau khi nghe bài hát này anh không cảm thấy sợ chết nữa. Còn nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thì
    bỗng dưng hát Một cõi đi về khi cùng tôi đi trong nghĩa trang Ngự Bình viếng mộ ba tôi. Tôi cho điều ấy là đúng vì ai cũng có cõi đi cõi về giống nhau cả nên việc đến và đi tới cuộc đời rồi trở lại hư vô nó không còn hăm doạ con người, không xa lạ với mọi người.
    VCH: Cuộc đời là một kiếp rong chơi như "hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi" giữa "ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì". Mai sau anh mất rồi, liệu anh còn đủ sức rong chơi bên kia thế giới nữa không?
    TCS: Ai cũng mơ ước có điều đó, tôi tin như vậy nếu mình biết được có một sự tiếp nối trong cuộc rong chơi đó. Có một sự tiếp nối ở một cõi, một thế giới khác thì chắc là vui! Và tôi nghĩ thật sự có một cõi nào đó khác với cõi đời này thì tất cả mọi người đều hy vọng được rong chơi mãi mãi.
    VCH: Âm nhạc của anh, nếu tách từng trường đoạn thì rất giản dị giống với những khúc dân ca nhưng nếu xâu chuỗi lại thì nó mang âm hưởng của những bản Thiền ca. Để có không khí thiền ca đó phải chăng là do Huế và Khánh Ly làm nên?
    TCS: Có thể là đúng ở chỗ địa lý theo tôi rất quan trọng. Tâm hồn của mình ít nhiều nhờ một vùng đất đặc biết nào đó nuôi dưỡng, nó phả vào tâm hồn một điều rất lạ và độc đáo. Âý nên có những giọng nói khác nhau ở mỗi vùng, thực sự trong âm nhạc và nghệ thuật cũng vậy. Có nhiều người than phiền và trách tôi là tại sao tôi ở Huế mà không viết gì về Huế cả. Tôi nói tất cả những bài hát của tôi đều viết về Huế. Thường như bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội, mình không phải là người Hà Nội nên phải dùng từ "Hà Nội" để người ta biết mình viết về vùng đất đó như những người không phải là đứa con của Huế thì hay dùng từ "Huế" rất nhiều trong ca khúc của họ. Tôi không nói " Huế" nhưng tất cả các bài hát của mình đều là "huế"cả. Ví như ở Huế có "đường Âm hồn" mà trên thế giới này không nơi nào có được chứ đừng nói ở Việt nam và mình đã viết ( Sơn dừng lại, vừa giải thích vừa hát bằng giọng hát của người bị ốm ): đêm nghe gió than hoài, đêm nghe đất trở mình vì mưa". Mưa Huế dễ sợ lắm, mưa có thể xáo trộn mọi trật tự đời thường. " đêm nghe gió thở dài. đêm nghe tiếng khóc của bào thai". Chỉ có
    đường Âm hồn mới có những hồn thai với những ngọn đèn leo lét trong am miếu như " nghe trong tiếng thở dài, nghe lăng miếu trùng vây, nghe xa cách cuộc đời, nghe lăng miếu cạnh đây". Chỉ có Huế mới có lăng miếu, chỉ có Huế mới có tiếng
    thở dài rất buông trùm xa xôi. Tất cả những điều đó đều là Huế vậy cần gì phải nhắc đến từ "Huế" nữa! Thậm chí Một cõi đi về cũng là Huế chứ không thể ở chỗ khác mà viết được.
    Còn ca sỹ Khánh Ly là một may mắn tình cờ, không phải riêng cho tôi mà còn cho cả Khánh Ly. Lúc gặp Khánh Ly đang hát ở Đà Lạt, lúc đó Khánh Ly chưa nổi tiếng nhưng tôi nghe qua giọng hát thấy phù hợp với những bài hài hát của mình đang viết và lúc đó tôi chưa tìm ra ca sỹ nào ngoài Khánh Ly. Tôi đã
    mời Khánh Ly hát và rõ ràng giọng hát của Khánh Ly rất hợp với những bài hát của mình. Từ lúc đó Khánh Ly chỉ hát nhạc của tôi mà không hát nhạc người khác nữa. Đó cũng là lý do cho phép mình tập trung viết cho giọng hát đó và từ đó Khánh Ly không thể tách rời những bài hát của tôi cũng như những bài hát của tôi không thể thiếu Khánh Ly.
    VCH: Tôi nghĩ, nghệ sỹ bao giờ cũng có một nỗi ám ảnh nào đó rất sâu sắc trong cuộc đời, nó xem như bệ phóng của sự sáng tạo...?
    TCS: Nỗi ám ảnh lớn nhất, đeo đẳng tôi từ thuở còn nhỏ cho đến sau này vẫn luôn luôn bị ám ảnh là cái chết. Sự sống và sự chết trở thành một vấn đề lớn trong đời sống tinh thần của tôi. Có lẽ suy cho cùng từ đâu mà ra cái suy nghĩ đó là do tôi quá yêu cuộc sống, sợ mất nó. Mất mát một cái gì đó mà mình từng có trong cuộc đời, đã từng đi qua và đã từng tìm thấy như tình yêu, như cái gì đẹp nhất của cuộc sống sợ ngày nào sẽ mất đi. Sự mất mát và cái chết là nỗi ám ảnh lớn nhất đời tôi.
    VCH: Anh Sơn, xem ra Huế là nơi gần gũi với cái chết nhưng anh lại trở về Huế và ước mong được nằm thanh thản với Huế. Có lẽ Huế vừa là nơi gần gũi cái chết và cũng là nơi gần gũi với sự giải thoát?
    TCS: Đúng rồi! Chỗ nào sinh ra cái chết thì nó cũng sinh ra cái sống. Mình nghĩ đây là thời kỳ phục sinh, Huế được "sống lại", sống bền bỉ thì tốt biết bao nhiêu! Bởi vì một thành phố "sống lại "tất cả những gì, ai ở trong thành phố đó hoặc những ngành nghề nghệ thuật có cơ hội sống lại.
    VCH: Anh cảm nhận cái chết ra sao sau lần bị bạo bệnh này?
    TCS: Nói về cái chết thì cũng hơi lạ. Mình vừa thoát khỏi nó. Hôn mê suốt một ngày, thở bằng oxy nhưng đến lúc tỉnh dậy mọi người bảo ghi chép lại cảm tưởng nhưng thật sự trước và tới lúc hôn mê, mình nhìn thấy bạn bè, mình nói rất nhiều về những chuyện cũ cho đến lúc quên hết. Khi bình phục người ta rất hân hoan còn mình thấy đó là một giấc ngủ an nhiên. Có thể sự thản nhiên này làm mọi người thất vọng. Mình không thấy xa lạ sau khi từ cõi chết trở về. Không hiểu đây là trường hợp cá biệt hay không. Đối với mình, biên giới giữa cái chết và cái sống hình như chỉ là một sợi tóc mong manh. Cái chết và cái sống chắc gần gũi lắm, giống như trong lúc sống mà ngủ quên một tý là trở thành cái chết đến khi thức dậy lại trở thành cái sống. Nó là hai mặt của đời sống, mình có thể chết lúc nào cũng được. Cái quan trọng nhất là không thấy buồn trong lúc sống nên khi từ cõi chết trở về mình thấy yêu đời sống hơn trước, dè dặt trong cách đối xử nên tốt với cuộc sống này hơn để khi chết được yên tâm, không thắc mắc gì cả. Một cái chết như vậy cũng giống như cái sống. Nó không khác gì hơn!
    VCH: Nghĩa là giữa chết và sống có một sự tiếp nối?
    TCS: Chắc là có một sự tiếp nối bằng cách này hay cách nọ. Hoặc là nó miên viễn trôi đi biền biệt giống như sông nước. Cái sống và cái chết hoà lẫn vào nhau và trở thành một thực tại khác. Sống chết đến mức độ nào đó trở thành một thực tại nằm ngoài sự kiểm soát của ý muốn con người.
    VCH: Anh có bao giờ hình dung ra thân xác và tâm hồn mình lúc ở bờ bên kia?
    TCS: Chưa. Tại do lười biếng mà ra. Mình không bao giờ chuẩn bị trước cho mình cái gì cả cho những ngày sắp tới như thể khi về Huế là cứ bỏ đồ đạc vào là đi thôi.
    VCH: Anh Sơn tại sao chúng ta cứ say sưa về cái chết thế nhỉ?
    TCS: Quan tâm đến cái chết là vì một trong những lý do là đời sống quá nhiều bất trắc hoặc rơi vào những cạm bẩy của sự thất vọng nên người ta nghĩ đến cái chết nhiều. Nhưng cuối cùng, nghĩ đến cái chết nhiều là vì quá yêu cuộc sống. Mình không có quyền cho phép ai chết cả. Mình chỉ yêu nghệ thuật, cái gì thuộc phạm trù cái đẹp cái thiện thì tồn tại. Nhưng đó là cái riêng của mình chứ xã hội thì có cái xấu cái tốt, cái thiện cái ác, ai gieo gì gặt nấy. Mình không bao giờ lầm lỡ khi quyết định số phận mình. Ngay cả giải quyết số phận một ngọn cỏ cũng phải suy nghĩ, ngắt đi một bông hoa bên vệ đường cũng phải suy tư huống chi số phận con người quá lớn và chúng ta không có quyền quyết định số phận con người.
    VCH: Nhưng cũng có người tự quyết định cái chết cho mình khi họ thấy chết là một sự thanh thản trong nhịp hò đưa linh thoát ra ngoài cõi ác thiện!
    TCS: Chết là một sự trở về thì quá tốt trong lễ đón đầy hoa đầy quả. Khi đứa con hoang đi lạc trở về, làng xóm người ta cũng vui mừng. Có lẽ cũng có cha mẹ, làng mạc ở quê hương xa xưa đón chào. Như trong Quê nhà và lưu đày của A.Camus, sống là một sự lưu đày và chết là trở về. Với mình thì có một quê nhà
    khác. Những lúc mình buồn không hiểu vì sao mình buồn, có lẽ là nhớ quê nhà và quê nhà gần gũi nhất của mình là bào thai mẹ. Nằm trong bào thai đến hơn 9 tháng mới ra đời thì đôi lúc buồn nhớ là nhớ đến chỗ nằm trong bào thai đấy!
    VCH: Thế nhưng A Camus lại có ý tưởng lạ lùng rằng ý nghĩ đầu tiên khi người ta sinh ra là tự tử!
    TCS: Đó là thời kỳ của những xung đột lớn nhất trong đời sống hàng ngày. Người ta nói về phản kháng, tự tử. Phản kháng trở thành một model, ai mà không phản kháng thì không phải con người của thế kỷ 20! Có một thứ ngôn ngữ biện bạch cho quan niệm sống của mấy ông triết gia hiện sinh như A.Camus, J.P
    Sattre.
    VCH: Trước ma lực ám ảnh của cái chết, anh có trở thành một người phản kháng theo điệu chơi của A.Camus trong đời sống hiện đại?
    TCS: Có lẽ trong sâu xa của tâm hồn thì có một sự phản kháng triền miên, phản kháng theo kiểu âm thầm chứ không phải phản kháng theo kiểu nổi loạn đập phá. Bởi vì không thể đập phá được vì rằng đập phá thì tất cả những gì mình sợ mất mát sẽ chóng mất mát hơn. Có thể ở đây có một sự phản kháng tiềm tàng trong suy nghĩ.
    VCH: Nghe nhạc anh, nhiều lúc thấy đó là một dòng hiện sinh âm ỉ, nồng nàn...
    TCS: Hiện sinh chân chính đâu phải xấu. Mình cho rằng bậc thượng thừa của hiện sinh chính là ông Phật. Tại vì Phật dạy ta phải thức tỉnh trong từng sát na của cuộc sống. Như khi anh và Hải uống ly bia này thì chúng ta hãy tận hưởng một cách trọn vẹn sự sung sướng của ly bia. Hoặc giả khi mình đói, mình ăn cơm mình phải tập trung và chén cơm vào miệng mới ngon. Thực tình, khi con người mà thức tỉnh trong từng sát na một thì chủ nghĩa hiện sinh không là gì cả. Người này sống sống bình tĩnh trong trong từng sátna chứ không phải sống theo đời
    thường theo kiểu hiện sinh sống vội sống vàng.
    VCH: Có ngày nào từ một cõi đi về , anh được phục sinh lúc ấy anh mơ ước anh là Sơn hay anh là ai, là ai...
    TCS: Định mệnh cho phép mình được làm một người liên hệ mật thiết với nghệ thuật. Nếu có kiếp sau kiếp nào đi nữa thì mình cũng là người nghệ sỹ.
    Nghệ sỹ sống khoẻ, thoải mái trong cuộc đời này. Muốn yêu cỏ thì yêu cỏ, muốn yêu hoa thì yêu hoa. Tự do tự tại là con người của mình!
    Văn Cầm Hải thực hiện
    Huế, 27/3/1998
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:37 ngày 12/07/2003
  7. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    phỏng vấn
    Kiếp Sau Tôi Vẫn Là Người Nghệ Sĩ...​
    "Về Huế tháng 3. Trời đẹp. Ở Morin, nơi này xưa Charlie đã từng ở. Thấy vui vì Huế như được phục sinh... sẽ nhận của Hải 1000 viên táplô dự định xây nhà mới ở Huế?. Đó là những dòng chữ cuối cùng anh Sơn viết vào cuốn sổ tay của tôi vào ngày 27/3/1998 trong lần cuối cùng anh trở lại Huế. Giờ đây, Charlie
    Chaplin đã đi xa 22 năm và anh Sơn cũng vừa bước qua bóng mình và giờ này có lẽ anh đang miên viễn hoà âm nơi nào đó trong xanh như dòng Hương trôi về biển lớn vi vô, như anh từng ước ao rong chơi! Bất giác nhớ lại một vài lời với nhiều dự cảm và ước mơ của anh Sơn về cái sống và cái chết trong cuộc phỏng vấn lịch sử- lịch sử bởi theo anh Sơn đây là lần phỏng vấn dài nhất trong đời mà anh đã dành và tôi đã có cách nay vừa tròn 3 năm về trước. Dưới đây chỉ là trích đoạn của cuộc
    phỏng vấn đó.

    VCH: Ca khúc nào của anh đã có những điểm nhìn mới mẻ về thân phận con người, tình yêu cuộc sống, cái chết và sự giải thoát nếu nhìn từ phương diện triết học?
    TCS: Một cõi đi về! Đây là một bài hát rất lạ, thực sự không dễ hiểu vì có những câu trong bài hát này bản thân tôi cũng thấy khó giải thích. Viết thì viết vậy nhưng để giải thích rõ ràng thì thật khó. Nhưng khi tôi gặp không ít người dù họ ít học, họ lại thích, hỏi họ có hiểu không thì họ trả lời không hiểu nhưng họ lại cảm nhận được có một cái gì đó ở bên trong nên khi nghe, khi hát lên thì có một điều gì đó chạm đến trái tim của mình. Tôi nghĩ trong nghệ thuật, điều quan trọng nhất là làm thế nào để mở ra một con đường ngắn nhất đi từ trái tim của mình đến trái tim của người mà không cần cắt nghĩa gì thêm.
    VCH: Mở ra một con đường ngắn nhất từ trái tim mình đến trái tim người, nơi đâu là cõi đi cõi về khởi sự cho đoạn đường ngắn nhất ấy
    TCS: Một cõi đi về là ý đồ chính của bài hát, ai cũng có một cõi đi về. Từ hư vô người ta đến với cuộc sống và từ cuộc đời rong chơi một thời gian người ta lại trở về với hư vô. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng có cảm nhận rất lạ là sau khi nghe bài hát này anh không cảm thấy sợ chết nữa. Còn nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thì
    bỗng dưng hát Một cõi đi về khi cùng tôi đi trong nghĩa trang Ngự Bình viếng mộ ba tôi. Tôi cho điều ấy là đúng vì ai cũng có cõi đi cõi về giống nhau cả nên việc đến và đi tới cuộc đời rồi trở lại hư vô nó không còn hăm doạ con người, không xa lạ với mọi người.
    VCH: Cuộc đời là một kiếp rong chơi như "hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi" giữa "ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì". Mai sau anh mất rồi, liệu anh còn đủ sức rong chơi bên kia thế giới nữa không?
    TCS: Ai cũng mơ ước có điều đó, tôi tin như vậy nếu mình biết được có một sự tiếp nối trong cuộc rong chơi đó. Có một sự tiếp nối ở một cõi, một thế giới khác thì chắc là vui! Và tôi nghĩ thật sự có một cõi nào đó khác với cõi đời này thì tất cả mọi người đều hy vọng được rong chơi mãi mãi.
    VCH: Âm nhạc của anh, nếu tách từng trường đoạn thì rất giản dị giống với những khúc dân ca nhưng nếu xâu chuỗi lại thì nó mang âm hưởng của những bản Thiền ca. Để có không khí thiền ca đó phải chăng là do Huế và Khánh Ly làm nên?
    TCS: Có thể là đúng ở chỗ địa lý theo tôi rất quan trọng. Tâm hồn của mình ít nhiều nhờ một vùng đất đặc biết nào đó nuôi dưỡng, nó phả vào tâm hồn một điều rất lạ và độc đáo. Âý nên có những giọng nói khác nhau ở mỗi vùng, thực sự trong âm nhạc và nghệ thuật cũng vậy. Có nhiều người than phiền và trách tôi là tại sao tôi ở Huế mà không viết gì về Huế cả. Tôi nói tất cả những bài hát của tôi đều viết về Huế. Thường như bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội, mình không phải là người Hà Nội nên phải dùng từ "Hà Nội" để người ta biết mình viết về vùng đất đó như những người không phải là đứa con của Huế thì hay dùng từ "Huế" rất nhiều trong ca khúc của họ. Tôi không nói " Huế" nhưng tất cả các bài hát của mình đều là "huế"cả. Ví như ở Huế có "đường Âm hồn" mà trên thế giới này không nơi nào có được chứ đừng nói ở Việt nam và mình đã viết ( Sơn dừng lại, vừa giải thích vừa hát bằng giọng hát của người bị ốm ): đêm nghe gió than hoài, đêm nghe đất trở mình vì mưa". Mưa Huế dễ sợ lắm, mưa có thể xáo trộn mọi trật tự đời thường. " đêm nghe gió thở dài. đêm nghe tiếng khóc của bào thai". Chỉ có
    đường Âm hồn mới có những hồn thai với những ngọn đèn leo lét trong am miếu như " nghe trong tiếng thở dài, nghe lăng miếu trùng vây, nghe xa cách cuộc đời, nghe lăng miếu cạnh đây". Chỉ có Huế mới có lăng miếu, chỉ có Huế mới có tiếng
    thở dài rất buông trùm xa xôi. Tất cả những điều đó đều là Huế vậy cần gì phải nhắc đến từ "Huế" nữa! Thậm chí Một cõi đi về cũng là Huế chứ không thể ở chỗ khác mà viết được.
    Còn ca sỹ Khánh Ly là một may mắn tình cờ, không phải riêng cho tôi mà còn cho cả Khánh Ly. Lúc gặp Khánh Ly đang hát ở Đà Lạt, lúc đó Khánh Ly chưa nổi tiếng nhưng tôi nghe qua giọng hát thấy phù hợp với những bài hài hát của mình đang viết và lúc đó tôi chưa tìm ra ca sỹ nào ngoài Khánh Ly. Tôi đã
    mời Khánh Ly hát và rõ ràng giọng hát của Khánh Ly rất hợp với những bài hát của mình. Từ lúc đó Khánh Ly chỉ hát nhạc của tôi mà không hát nhạc người khác nữa. Đó cũng là lý do cho phép mình tập trung viết cho giọng hát đó và từ đó Khánh Ly không thể tách rời những bài hát của tôi cũng như những bài hát của tôi không thể thiếu Khánh Ly.
    VCH: Tôi nghĩ, nghệ sỹ bao giờ cũng có một nỗi ám ảnh nào đó rất sâu sắc trong cuộc đời, nó xem như bệ phóng của sự sáng tạo...?
    TCS: Nỗi ám ảnh lớn nhất, đeo đẳng tôi từ thuở còn nhỏ cho đến sau này vẫn luôn luôn bị ám ảnh là cái chết. Sự sống và sự chết trở thành một vấn đề lớn trong đời sống tinh thần của tôi. Có lẽ suy cho cùng từ đâu mà ra cái suy nghĩ đó là do tôi quá yêu cuộc sống, sợ mất nó. Mất mát một cái gì đó mà mình từng có trong cuộc đời, đã từng đi qua và đã từng tìm thấy như tình yêu, như cái gì đẹp nhất của cuộc sống sợ ngày nào sẽ mất đi. Sự mất mát và cái chết là nỗi ám ảnh lớn nhất đời tôi.
    VCH: Anh Sơn, xem ra Huế là nơi gần gũi với cái chết nhưng anh lại trở về Huế và ước mong được nằm thanh thản với Huế. Có lẽ Huế vừa là nơi gần gũi cái chết và cũng là nơi gần gũi với sự giải thoát?
    TCS: Đúng rồi! Chỗ nào sinh ra cái chết thì nó cũng sinh ra cái sống. Mình nghĩ đây là thời kỳ phục sinh, Huế được "sống lại", sống bền bỉ thì tốt biết bao nhiêu! Bởi vì một thành phố "sống lại "tất cả những gì, ai ở trong thành phố đó hoặc những ngành nghề nghệ thuật có cơ hội sống lại.
    VCH: Anh cảm nhận cái chết ra sao sau lần bị bạo bệnh này?
    TCS: Nói về cái chết thì cũng hơi lạ. Mình vừa thoát khỏi nó. Hôn mê suốt một ngày, thở bằng oxy nhưng đến lúc tỉnh dậy mọi người bảo ghi chép lại cảm tưởng nhưng thật sự trước và tới lúc hôn mê, mình nhìn thấy bạn bè, mình nói rất nhiều về những chuyện cũ cho đến lúc quên hết. Khi bình phục người ta rất hân hoan còn mình thấy đó là một giấc ngủ an nhiên. Có thể sự thản nhiên này làm mọi người thất vọng. Mình không thấy xa lạ sau khi từ cõi chết trở về. Không hiểu đây là trường hợp cá biệt hay không. Đối với mình, biên giới giữa cái chết và cái sống hình như chỉ là một sợi tóc mong manh. Cái chết và cái sống chắc gần gũi lắm, giống như trong lúc sống mà ngủ quên một tý là trở thành cái chết đến khi thức dậy lại trở thành cái sống. Nó là hai mặt của đời sống, mình có thể chết lúc nào cũng được. Cái quan trọng nhất là không thấy buồn trong lúc sống nên khi từ cõi chết trở về mình thấy yêu đời sống hơn trước, dè dặt trong cách đối xử nên tốt với cuộc sống này hơn để khi chết được yên tâm, không thắc mắc gì cả. Một cái chết như vậy cũng giống như cái sống. Nó không khác gì hơn!
    VCH: Nghĩa là giữa chết và sống có một sự tiếp nối?
    TCS: Chắc là có một sự tiếp nối bằng cách này hay cách nọ. Hoặc là nó miên viễn trôi đi biền biệt giống như sông nước. Cái sống và cái chết hoà lẫn vào nhau và trở thành một thực tại khác. Sống chết đến mức độ nào đó trở thành một thực tại nằm ngoài sự kiểm soát của ý muốn con người.
    VCH: Anh có bao giờ hình dung ra thân xác và tâm hồn mình lúc ở bờ bên kia?
    TCS: Chưa. Tại do lười biếng mà ra. Mình không bao giờ chuẩn bị trước cho mình cái gì cả cho những ngày sắp tới như thể khi về Huế là cứ bỏ đồ đạc vào là đi thôi.
    VCH: Anh Sơn tại sao chúng ta cứ say sưa về cái chết thế nhỉ?
    TCS: Quan tâm đến cái chết là vì một trong những lý do là đời sống quá nhiều bất trắc hoặc rơi vào những cạm bẩy của sự thất vọng nên người ta nghĩ đến cái chết nhiều. Nhưng cuối cùng, nghĩ đến cái chết nhiều là vì quá yêu cuộc sống. Mình không có quyền cho phép ai chết cả. Mình chỉ yêu nghệ thuật, cái gì thuộc phạm trù cái đẹp cái thiện thì tồn tại. Nhưng đó là cái riêng của mình chứ xã hội thì có cái xấu cái tốt, cái thiện cái ác, ai gieo gì gặt nấy. Mình không bao giờ lầm lỡ khi quyết định số phận mình. Ngay cả giải quyết số phận một ngọn cỏ cũng phải suy nghĩ, ngắt đi một bông hoa bên vệ đường cũng phải suy tư huống chi số phận con người quá lớn và chúng ta không có quyền quyết định số phận con người.
    VCH: Nhưng cũng có người tự quyết định cái chết cho mình khi họ thấy chết là một sự thanh thản trong nhịp hò đưa linh thoát ra ngoài cõi ác thiện!
    TCS: Chết là một sự trở về thì quá tốt trong lễ đón đầy hoa đầy quả. Khi đứa con hoang đi lạc trở về, làng xóm người ta cũng vui mừng. Có lẽ cũng có cha mẹ, làng mạc ở quê hương xa xưa đón chào. Như trong Quê nhà và lưu đày của A.Camus, sống là một sự lưu đày và chết là trở về. Với mình thì có một quê nhà
    khác. Những lúc mình buồn không hiểu vì sao mình buồn, có lẽ là nhớ quê nhà và quê nhà gần gũi nhất của mình là bào thai mẹ. Nằm trong bào thai đến hơn 9 tháng mới ra đời thì đôi lúc buồn nhớ là nhớ đến chỗ nằm trong bào thai đấy!
    VCH: Thế nhưng A Camus lại có ý tưởng lạ lùng rằng ý nghĩ đầu tiên khi người ta sinh ra là tự tử!
    TCS: Đó là thời kỳ của những xung đột lớn nhất trong đời sống hàng ngày. Người ta nói về phản kháng, tự tử. Phản kháng trở thành một model, ai mà không phản kháng thì không phải con người của thế kỷ 20! Có một thứ ngôn ngữ biện bạch cho quan niệm sống của mấy ông triết gia hiện sinh như A.Camus, J.P
    Sattre.
    VCH: Trước ma lực ám ảnh của cái chết, anh có trở thành một người phản kháng theo điệu chơi của A.Camus trong đời sống hiện đại?
    TCS: Có lẽ trong sâu xa của tâm hồn thì có một sự phản kháng triền miên, phản kháng theo kiểu âm thầm chứ không phải phản kháng theo kiểu nổi loạn đập phá. Bởi vì không thể đập phá được vì rằng đập phá thì tất cả những gì mình sợ mất mát sẽ chóng mất mát hơn. Có thể ở đây có một sự phản kháng tiềm tàng trong suy nghĩ.
    VCH: Nghe nhạc anh, nhiều lúc thấy đó là một dòng hiện sinh âm ỉ, nồng nàn...
    TCS: Hiện sinh chân chính đâu phải xấu. Mình cho rằng bậc thượng thừa của hiện sinh chính là ông Phật. Tại vì Phật dạy ta phải thức tỉnh trong từng sát na của cuộc sống. Như khi anh và Hải uống ly bia này thì chúng ta hãy tận hưởng một cách trọn vẹn sự sung sướng của ly bia. Hoặc giả khi mình đói, mình ăn cơm mình phải tập trung và chén cơm vào miệng mới ngon. Thực tình, khi con người mà thức tỉnh trong từng sát na một thì chủ nghĩa hiện sinh không là gì cả. Người này sống sống bình tĩnh trong trong từng sátna chứ không phải sống theo đời
    thường theo kiểu hiện sinh sống vội sống vàng.
    VCH: Có ngày nào từ một cõi đi về , anh được phục sinh lúc ấy anh mơ ước anh là Sơn hay anh là ai, là ai...
    TCS: Định mệnh cho phép mình được làm một người liên hệ mật thiết với nghệ thuật. Nếu có kiếp sau kiếp nào đi nữa thì mình cũng là người nghệ sỹ.
    Nghệ sỹ sống khoẻ, thoải mái trong cuộc đời này. Muốn yêu cỏ thì yêu cỏ, muốn yêu hoa thì yêu hoa. Tự do tự tại là con người của mình!
    Văn Cầm Hải thực hiện
    Huế, 27/3/1998
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:37 ngày 12/07/2003
  8. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Nhớ Về Một Bài Hát​
    Cách đây nhiều năm, sự kiện thanh niên xung phong đến các nông trường xa thành phố Hồ Chí Minh để lao động là một tin thời sự nóng bỏng và còn mới lạ đối với nhiều người trong thành phố. Những cuộc xuất quân rầm rộ cấp thành, rồi cấp quận, cấp phường, cấp xã. Những thanh niên, thanh nữ ra đi với một tâm trạng còn bề bộn những vui buồn lẫn lộn, những băn khoăn, âu lo thắc mắc trăm điều. Đã qua đi cái thời kỳ ấy. Bây giờ người thanh niên xung phong ra đi, bất kỳ nơi đâu, với một sự tự nguyện và với một tâm trạng ổn định hoàn toàn. Không phải ngẫu nhiên mà có được thành quả đó. Tất cả hoa trái hôm nay có được là nhờ những bước chân dũng cảm đi trước, nhờ những ý chí tiên phong, nhờ những hy sinh mất mát qua những tấm gương tuổi trẻ của những đội ngũ xung kích làm
    thành những biểu tượng đẹp đẽ, đáng yêu kính trong những ngày đầu.
    Trong những ngày đầu ấy chúng tôi đã có dịp đến thăm và sinh hoạt cùng với anh em thanh niên xung phong ở một vài nông trường. Lần đến nông trường Nhị Xuân là lần để lại nhiều kỷ niệm nhất. Xe chở chúng tôi đến nông trường lúc trời còn sáng đang ngả dần về chiều. Đường vào nông trường bụi đỏ bay đầy. Bụi đỏ bay cao, tỏa về phía các rẫy mía, ở đó thanh niên xung phong nam nữ cũng đang chuẩn bị trở về các lán trại sau một ngày lao động.
    Chiều bắt đầu thẫm màu, đã nghe vang lên tiếng cười, tiếng hát, tiếng đàn ghita từ phía các lán dựng về phía bờ kinh. Đêm xuống mà lòng người như cứ muốn bay lên. Tự nhiên thấy muốn yêu người yêu đời hết sức. Cái không khí bao trùm xung quanh gợi lên khung cảnh thơ mộng lãng mạn của những kẻ phiêu lưu đi khai phá ở những vùng đất mới.
    Chúng tôi dùng cơm tối với nhau. Các cô thanh niên xung phong vừa phục vụ, vừa chào hỏi, đùa nghịch vui vẻ. Cô nào trông cũng rắn chắc, khoẻ mạnh, nước da nâu hồng, sự tươi trẻ lan truyền khắp cả phòng ăn. Tôi thử hỏi tên một vài cô, cô nào cũng bảo em tên là thanh niên xung phong.
    Sau giờ ăn chúng tôi bắt đầu ca hát. Mưa đổ xuống bất chợt. Nơi trình diễn là một nhà tranh dài, bốn bề không có vách. Mọi người đều ngồi bệt xuống đất. Mưa cứ tiếp tục đổ xuống, ướt cả người hát lẫn người nghe. Tạm ngừng? Không! Và cứ thế chúng tôi hát, người nghe vẫn yên tĩnh ngồi nghe rồi lại hát chung, hát riêng, không còn phân biệt ai là người trình diễn ai là người nghe nữa.
    Đến khuya, nước tràn qua các bờ kinh, leo lên gần chỗ ngủ các lán thì chúng tôi về. Xe sắp vào thành phố thì chúng tôi buộc phải dừng lại vì lực lượng dân phòng ngại không đảm bảo được an ninh. Lúc bấy giờ đã gần 2 giờ sáng. Chúng tôi
    buộc phải ngủ lại tại trụ sở của lực lượng thanh niên xung phong gần đó.
    Sự ra đời của một bài hát nào thường cũng gắn liền với một thực tế nào đó, hoặc một câu chuyện tình cảm hoặc một bối cảnh ngẫu nhiên. Một buổi sáng cách đây bốn năm tôi tình cờ gặp anh Mai ở căng tin Hội văn nghệ. Chúng tôi uống cà phê. Anh Mai người nhỏ, cao không quá một sải tay, nhưng là người nhiều năm tận tụy phụ trách phần ca hát, nhạc cho lực lượng
    thanh niên xung phong. Anh Mai hỏi tôi còn nhớ những cô có tên là "Thanh niên xung phong" ở Nhị Xuân không? Mới sáu bảy tháng làm sao quên được. Qua câu chuyện anh Mai kể tôi được biết là sau lần chúng tôi đến sinh hoạt văn nghệ có hai mươi cô trong số chúng tôi biết mặt đã tình nguyện tham gia chiến đấu ở biên giới Tây Nam. Trong một chuyến tải đạn các cô bị bọn Pôn Pốt phục kích và đã hy sinh rất thảm thương. Tôi không muốn kể lại chi tiết về những cái chết đó, nhưng nếu ai còn là người Việt Nam thì nghe xong câu chuyện không thể không căm
    thù. Tôi cảm thấy lòng mình tràn ngập một tình yêu thương và một nỗi buồn quá lớn. Những khuôn mặt yêu đời ấy tôi còn nhớ rõ. Những tiếng cười đùa nghịch ấy tôi cũng còn nghe rõ. Tôi tiếc là chưa được nắm lấy một lần những bàn tay trẻ trung đó đã chai đi vì những tháng ngày lao động ở nông trường. Những đôi vai thanh xuân đó đáng lẽ phải được gánh nhẹ nhàng những hạnh phúc của đời, thì đã phải quên mình để gánh hết những nhọc nhằn của những biên giới chưa yên.
    Người ta có thể làm được những kỳ công nhưng không ai dễ dàng sáng tạo ra những con người đẹp đẽ như thế. Tất cả những hình ảnh ấy sáng lên trong tôi như một huyền thoại. Một huyền thoại mang đầy đủ nét trữ tình và chất lãng mạn mới của thời đại chúng ta.
    Những bản anh hùng ca mới rồi sẽ ra đời. Ở tôi, đáng tiếc vì những hạn chế của khả năng, chỉ mới thành hình được một ca khúc nhỏ: "Em ở nông trường, em ra biên giới". Tôi đã viết bài hát này như một nỗi nhớ thương của riêng tôi đối với những người bạn trẻ. Bài hát nào cũng có một sự tích của nó. Đó cũng là kỷ niệm, những khói trầm hương tôi đốt lên để nhớ những người con gái mà tôi không bao giờ còn gặp lại.
    Nhị Xuân bây giờ đã khang trang, không còn những lán trại dã chiến như xưa nữa. Hội trường, nhà cửa, đường sá đã mọc lên thành nếp ngăn trật tự. Tôi hy vọng trên những con đường vào Nhị Xuân trong tương lai sẽ không thiếu tên những người con gái đó trên những tấm biển đường.
    Trịnh Công Sơn
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:44 ngày 12/07/2003
  9. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Nhớ Về Một Bài Hát​
    Cách đây nhiều năm, sự kiện thanh niên xung phong đến các nông trường xa thành phố Hồ Chí Minh để lao động là một tin thời sự nóng bỏng và còn mới lạ đối với nhiều người trong thành phố. Những cuộc xuất quân rầm rộ cấp thành, rồi cấp quận, cấp phường, cấp xã. Những thanh niên, thanh nữ ra đi với một tâm trạng còn bề bộn những vui buồn lẫn lộn, những băn khoăn, âu lo thắc mắc trăm điều. Đã qua đi cái thời kỳ ấy. Bây giờ người thanh niên xung phong ra đi, bất kỳ nơi đâu, với một sự tự nguyện và với một tâm trạng ổn định hoàn toàn. Không phải ngẫu nhiên mà có được thành quả đó. Tất cả hoa trái hôm nay có được là nhờ những bước chân dũng cảm đi trước, nhờ những ý chí tiên phong, nhờ những hy sinh mất mát qua những tấm gương tuổi trẻ của những đội ngũ xung kích làm
    thành những biểu tượng đẹp đẽ, đáng yêu kính trong những ngày đầu.
    Trong những ngày đầu ấy chúng tôi đã có dịp đến thăm và sinh hoạt cùng với anh em thanh niên xung phong ở một vài nông trường. Lần đến nông trường Nhị Xuân là lần để lại nhiều kỷ niệm nhất. Xe chở chúng tôi đến nông trường lúc trời còn sáng đang ngả dần về chiều. Đường vào nông trường bụi đỏ bay đầy. Bụi đỏ bay cao, tỏa về phía các rẫy mía, ở đó thanh niên xung phong nam nữ cũng đang chuẩn bị trở về các lán trại sau một ngày lao động.
    Chiều bắt đầu thẫm màu, đã nghe vang lên tiếng cười, tiếng hát, tiếng đàn ghita từ phía các lán dựng về phía bờ kinh. Đêm xuống mà lòng người như cứ muốn bay lên. Tự nhiên thấy muốn yêu người yêu đời hết sức. Cái không khí bao trùm xung quanh gợi lên khung cảnh thơ mộng lãng mạn của những kẻ phiêu lưu đi khai phá ở những vùng đất mới.
    Chúng tôi dùng cơm tối với nhau. Các cô thanh niên xung phong vừa phục vụ, vừa chào hỏi, đùa nghịch vui vẻ. Cô nào trông cũng rắn chắc, khoẻ mạnh, nước da nâu hồng, sự tươi trẻ lan truyền khắp cả phòng ăn. Tôi thử hỏi tên một vài cô, cô nào cũng bảo em tên là thanh niên xung phong.
    Sau giờ ăn chúng tôi bắt đầu ca hát. Mưa đổ xuống bất chợt. Nơi trình diễn là một nhà tranh dài, bốn bề không có vách. Mọi người đều ngồi bệt xuống đất. Mưa cứ tiếp tục đổ xuống, ướt cả người hát lẫn người nghe. Tạm ngừng? Không! Và cứ thế chúng tôi hát, người nghe vẫn yên tĩnh ngồi nghe rồi lại hát chung, hát riêng, không còn phân biệt ai là người trình diễn ai là người nghe nữa.
    Đến khuya, nước tràn qua các bờ kinh, leo lên gần chỗ ngủ các lán thì chúng tôi về. Xe sắp vào thành phố thì chúng tôi buộc phải dừng lại vì lực lượng dân phòng ngại không đảm bảo được an ninh. Lúc bấy giờ đã gần 2 giờ sáng. Chúng tôi
    buộc phải ngủ lại tại trụ sở của lực lượng thanh niên xung phong gần đó.
    Sự ra đời của một bài hát nào thường cũng gắn liền với một thực tế nào đó, hoặc một câu chuyện tình cảm hoặc một bối cảnh ngẫu nhiên. Một buổi sáng cách đây bốn năm tôi tình cờ gặp anh Mai ở căng tin Hội văn nghệ. Chúng tôi uống cà phê. Anh Mai người nhỏ, cao không quá một sải tay, nhưng là người nhiều năm tận tụy phụ trách phần ca hát, nhạc cho lực lượng
    thanh niên xung phong. Anh Mai hỏi tôi còn nhớ những cô có tên là "Thanh niên xung phong" ở Nhị Xuân không? Mới sáu bảy tháng làm sao quên được. Qua câu chuyện anh Mai kể tôi được biết là sau lần chúng tôi đến sinh hoạt văn nghệ có hai mươi cô trong số chúng tôi biết mặt đã tình nguyện tham gia chiến đấu ở biên giới Tây Nam. Trong một chuyến tải đạn các cô bị bọn Pôn Pốt phục kích và đã hy sinh rất thảm thương. Tôi không muốn kể lại chi tiết về những cái chết đó, nhưng nếu ai còn là người Việt Nam thì nghe xong câu chuyện không thể không căm
    thù. Tôi cảm thấy lòng mình tràn ngập một tình yêu thương và một nỗi buồn quá lớn. Những khuôn mặt yêu đời ấy tôi còn nhớ rõ. Những tiếng cười đùa nghịch ấy tôi cũng còn nghe rõ. Tôi tiếc là chưa được nắm lấy một lần những bàn tay trẻ trung đó đã chai đi vì những tháng ngày lao động ở nông trường. Những đôi vai thanh xuân đó đáng lẽ phải được gánh nhẹ nhàng những hạnh phúc của đời, thì đã phải quên mình để gánh hết những nhọc nhằn của những biên giới chưa yên.
    Người ta có thể làm được những kỳ công nhưng không ai dễ dàng sáng tạo ra những con người đẹp đẽ như thế. Tất cả những hình ảnh ấy sáng lên trong tôi như một huyền thoại. Một huyền thoại mang đầy đủ nét trữ tình và chất lãng mạn mới của thời đại chúng ta.
    Những bản anh hùng ca mới rồi sẽ ra đời. Ở tôi, đáng tiếc vì những hạn chế của khả năng, chỉ mới thành hình được một ca khúc nhỏ: "Em ở nông trường, em ra biên giới". Tôi đã viết bài hát này như một nỗi nhớ thương của riêng tôi đối với những người bạn trẻ. Bài hát nào cũng có một sự tích của nó. Đó cũng là kỷ niệm, những khói trầm hương tôi đốt lên để nhớ những người con gái mà tôi không bao giờ còn gặp lại.
    Nhị Xuân bây giờ đã khang trang, không còn những lán trại dã chiến như xưa nữa. Hội trường, nhà cửa, đường sá đã mọc lên thành nếp ngăn trật tự. Tôi hy vọng trên những con đường vào Nhị Xuân trong tương lai sẽ không thiếu tên những người con gái đó trên những tấm biển đường.
    Trịnh Công Sơn
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:44 ngày 12/07/2003
  10. hongngocnguyen

    hongngocnguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    VIẾT BÊN BỜ LOIRET
    TRỊNH CÔNG SƠN (Báo Đoàn Kết 5/1989)
    Tôi đã nhớ Paris dù chưa bao giờ gặp. Tôi nghĩ về Paris từ lâu lắm. Những dòng suy nghĩ đã trôi đi, không có ngày hẹn. Trôi đi.
    Đời sống đã trôi đi đã trôi qua như bây giờ trứoc mắt tôi là dòng suối Loiret, nhìn từ căn nhà của Đặng Tiến, cũng trôi đi lặng lẽ. Những con thiên nga cũng trôi đi trên dòng suối này. Lười biếng trôi đi mà vẫn giữ cho riêng mình một vẻ đẹp không thể nào trách móc được. Lacdes Cygnes. Ballet về cái chết của thiên nga. Tháng 5 trời đất đề huề một bầu không khí ấm áp rất thuận lợi cho một cơ thể ốm yếu như tôi. Paris ồn quá. Ồn ào một cách hơi hỗn đối với những tâm hồn tĩnh lặng Đông phương. Tôi thích phố xá nhưng không phải là một loại phố xá làm đau đớn đời sống riêng tư của mình. Về Orléans nghe chim chóc ca hát quanh đời. Những cây platane già những cây platane phủ xuống một nỗi nhớ nhung riêng.
    Tháng 5 những lớp da bệnh hoạn đựoc sưởi ấm. Những giọt máu dưới làn da kia đã trỗi dậy ca hát một mùa không tuyết phủ.
    Tôi không có ai để nhớ và cũng không có ai để quên. Tôi đã nhớ một đời và đã quên hết nửa đời. Những con thiên nga làm tôi nhớ những đôi chân đẹp. Đẹp một cách lạnh lùng tự nhiên vì màn đã khép, đôi chân đã về và tôi cũng về với chốn riêng tôi. Người ta chia sẻ vẻ đẹp và người ta cũng chia sẻ nỗi khổ đau. Nhưng sự bất khả tư nghì (l'empensable) không ai chia sẻ được.
    Paris là ước mơ của một thời tuổi trẻ nhưng bây giờ ước mơ ấy đã không còn ở lại với tôi. Hoá ra giấc mơ và sự thật không phải là một.
    Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười nhhư đoá hồn gđứa bé cầm trên tay đi qua đường phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái.
    Buổi chiều tháng 5 dòng suối Loiret chảy nhẹ nhàng. Đi bộ từ bờ này sang bờ kia còn dễ dàng gấp nghìn lần những mùa lũ lụt ở Huế. Buổi chiều ở Orléans bỗng nhiên tôi thương nhớ quê nhà quá. Có những buổi đầu không bình tĩnh lắm sẽ trách móc tôi vì sao ở một nơi sung sướng như vậy mà vẫn nhớ nhà nhớ quê. Than ôi, quê nhà chính là tôi rồi, tôi biết làm sao được.
    Paris ơi, đã một thời tôi yêu Paris lắm dù chưa gặp. nhưng bây giờ Paris sẽ là một trong muôn vàn kỷ niệm của tôi. Đừng buồn vì Paris vẫn là Paris và tôi có thể chỉ là một người quan sát nghèo nàn chưa hiểu được những gì trong lòng một Paris muốn giấu kín.
    Tôi không còn trẻ và Paris vẫn chưa già. Paris hãy mãi mãi giữ gìn một Paris như thế và tôi, tôi cũng sẽ mãi mãi giữ gìn một sự mất đi không cần thiết cho cuộc đời.
    Orléans 25-5-1989
    hn

Chia sẻ trang này