1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập những bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn, bài viết của Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi blue293, 19/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Thiền Bùn
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Thiền trên bùn thấy bùn. Thiền trên cát thấy cát. Thấy cát trôi ra biển. Thấy cát là hư vô. Bùn tấp vào bờ. Bùn tấp vào người trong cơn lũ lụt. Tai nạn bất ngờ, tai kiếp trầm luân. Cơn lũ đi qua, bùn lầy ở lại. Thiền trên bùn không còn thấy bùn là bùn nữa. Là khổ đau chém xuống cuộc đời.
    Ngồi đứng giữa miền Trung, giữa Huế những ngày mưa bão không còn thấy thiền là thiền nữa. Chỉ thấy lũ là lũ. Thấy trôi đi những sinh mạng, sinh vật, cỏ cây hoa lá. Bỗng nhiên thiền lại là thiền giữa những đổ nát mênh mông. Thấy trước thấy sau, thấy đời vô hạn. Thiền trên bãi bùn như trên đống lửa. Lửa cháy bùng để biến tất cả thành tro bụi và bãi bùn ứa máu để biến thành một thiền đau. Thiền đau trên nỗi khổ của con người để biến thành thiền định. Và thiền định để biến mọi nỗi khổ đau thành trang giấy trằng của hư không.
    Đi đến với mùa xuân này ta thử ngồi thiền định. Hãy để cho những cơn bão lụt vừa qua làm lay động chiếc ghế thiền định của ta. Không gió không mưa nữa mà chiếc ghế vẫn rung động và ướt đẫm. Thế thì thiền ở nơi đâu. Ở trong hay ở ngoài. Trên cao hay dưới thấp. Thiền trần trụi hay quần áo, áo quần. Cuối cùng có thể hiểu nhầm rằng thiền không ở nơi nào cả. Thật sự có thiền, có ngồi thiền, có trầm ngâm trong tịch lặng suy tưởng. Suy tưởng về tất cả, về thế giới bên trong bên ngoài, về ta về người, về thiên nhiên, về đồ vật? Thế thì, từ suy tưởng ta có thiền định. Và chỉ riêng mùa xuân này ta sẽ thiền định trên những con nước lũ đã tan đi và để lại cho ta một chỗ ngồi trên đám bụi bùn còn sót lại.
    Bước vào năm 2000 chúng ta sẽ chọn một chỗ ngồi khác để làm lại một cuộc hành trình vào cõi thiền đáng mơ ước hơn.

    --------------------------------------------------------------------------------
    nguồn: Hội Ngộ Quán
    Không mạo hiểm sao gọi là cuộc sống!
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 13:07 ngày 12/07/2003
  2. khucmuathu

    khucmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0

    HƯ VÔ
    Có một thứ tuổi đời mà cứ mỗi mùa Xuân đến, lòng cứ nhẹ đi những niềm vui mong manh mà lại nặng thêm những nỗi buồn vu vơ không nắm bắt được. Thời trẻ cũng thường có những lúc buồn buồn như vậy. Một thứ buồn vô cớ mélancolic. Có người cho rằng đó là nỗi nhớ nhung vô hình về một thứ thiên đường đã bị thất lạc. Một thứ quê quán không có chân dung rõ rệt, không có một địa lý rõ ràng, không biết được mùa màng thời tiết ra sao. Không biết mà vẫn nhớ nhung buồn buồn . Tôi thì lại có lúc thơ thẩn nghĩ rằng nỗi buồn vô thường vô cớ kia là bắt nguồn từ nỗi nhớ về cái quê hương đầu tiên từ cái bào thai trong bụng mẹ. Nhớ về cái cõi ở đó thành hình dần dần trong nỗi vui cùng những lo âu của người phụ nữ.
    Cái sự buồn buồn kia không giống chút nào với nỗi buồn bây giờ khi một năm vừa cạn, vừa tàn, vừa tắt. Một mùa xuân bắt đầu cho tuổi này nhưng lại mang đến âu lo phiền muộn cho tuổi khác. Cái thứ tuổi đời khác này cứ mãi giật mình nhìn lại một năm qua đi mà vốn liếng gom góp cho đời chẳng có gì cả, chẳng được bao nhiêu. Hoá ra nỗi buồn này chẳng vu vơ chút nào. Có thể nắm bắt được. Nắm bắt nhưng rồi lại buông ra vì muốn lãng quên, muốn tự tha thứ cho mình.
    Khi một người biết tự tha thứ cho mình thì đồng thời cũng phải biết tha thứ cho kẻ khác. Đừng bao giờ để lại những ân oán trong lòng. Ân oán là những tảng đá nặng nề ngăn chặn, giết chết lòng yêu thương. Sống mà không còn khả năng yêu thương được nữa thì cũng xem như đã chết rồi. Tôi yêu và tôi tồn tại. Yêu và tha thứ . Tha thứ và yêu. Sự phản bội đôi khi cũng cần thiết để cho tình yêu đẹp hơn, đậm đà hơn, buồn bã một thứ nhan sắc lạ lùng hơn. Từ đó câu thơ ra đời. Tiếng hát ra đời.
    Ba mươi năm ca hát mộng mị giữa đời, ngoái nhìn lại nhiều khi cứ tưởng chỉ là giấc mộng của người khác. Người khác hay mình thì cũng thế thôi. Lãng đãng một điều gì vừa thật vừa không thật. Ngày xưa ca hát với người ca sĩ này, hôm nay ca hát với cô ca sĩ khác. Mộng mị quá rồi. Lệ Mai ngày trước hát ở Đà Lạt trong một căn phòng bên đồi lạnh lẽo. Hôm nay Lan Nhung hát ở Q.bar. Đêm tiếng hát cất lên bên một bàn rượu có Lý Quý Chung và tự nhiên nhớ lại những thời xưa cũ. Đêm cuối năm một giọng hát khàn khàn, một giọng hát trẻ thơ nghe bùi ngùi nhớ đời quá. Thì yeu đời mà hát và khi cất lên tiếng hát thì càng thấy yêu đời hơn . Đời cứ mãi lạ, cứ mãi mới một cách hồn nhiên lộng lẫy. Lộng lẫy như nụ cười, như sự thông minh của em, như thân thể của em ấm áp một mùa nắng của miền nhiệt đới.
    Có những giấc mộng ngày cũ và có những giấc mộng bây giờ. Giấc mộng nào cũng có một nụ cười an ủi. Nằm sống bên nhau hoặc nằm chết bên nhau điều đó khác xa một lời nguyền rủa. Đừng nguyền rủa và cố quên đi những ai đã mang đến phiền muộn cho ta. Quên và biết quên cũng là một lẽ sống ở đời. Biết quên nên đời bỗng nhiên biết cất tiếng hát. Tiếng hát có thể mang di trong gió một nỗi ưu phiền nhưng có lúc cũng gửi gắm đâu đây, trong những góc hồn lặng lẽ, những niềm an ủi về một cõi đời, về một cuộc tình chưa trọn . Không trọn là dấu hiệi của một thứ nghệ thuật tròn vẹn của thiên tài.
    Hãy đau đớn đi . Biết đau nỗi đau của người khác và của chính mình là dấu hiệu của lòng nhân ái. Cái tín hiệu ấy phát đi và mọi người nhận được. Nhận được và bỗng cảm thấy cuộc đời đáng yêu hơn, bỗng đáng sống hơn và bỗng nhiên thấy rằng chiến tranh giết chóc là điều không có thật. Kẻ làm ra chiến tranh buộc lòng phải gọi là kẻ ngu dốt. Cuộc đời vốn không có thật mà còn rắp tâm huỷ hoại nó. Huỷ hoại một điều không có thật có nghĩa là huỷ hoại hư vô. Hư vô là một tiếng cười bất hoại ném trả lại cho hư không.
    Tình yêu cứu vãn hư không. Chỉ có tình yêu mới cứu được cái thứ tuổi đời nặng nề một nỗi buồn không cứu chuộc nổi. Mùa xuân sẽ được phục sinh cho tấm lòng trinh bạch lẫn những đớn đau. Thôi cũng đành, đừng ân hận nữa. Có điều ta làm được và có điều thuộc về hư không. Tôi đã làm mà không làm được gì cả. Cám ơn cuộc đời đã ưu ái quá nhiều về những điều tôi chưa làm được.
    TRỊNH CÔNG SƠN.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 03:22 ngày 03/08/2003
  3. khucmuathu

    khucmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0

    HƯ VÔ
    Có một thứ tuổi đời mà cứ mỗi mùa Xuân đến, lòng cứ nhẹ đi những niềm vui mong manh mà lại nặng thêm những nỗi buồn vu vơ không nắm bắt được. Thời trẻ cũng thường có những lúc buồn buồn như vậy. Một thứ buồn vô cớ mélancolic. Có người cho rằng đó là nỗi nhớ nhung vô hình về một thứ thiên đường đã bị thất lạc. Một thứ quê quán không có chân dung rõ rệt, không có một địa lý rõ ràng, không biết được mùa màng thời tiết ra sao. Không biết mà vẫn nhớ nhung buồn buồn . Tôi thì lại có lúc thơ thẩn nghĩ rằng nỗi buồn vô thường vô cớ kia là bắt nguồn từ nỗi nhớ về cái quê hương đầu tiên từ cái bào thai trong bụng mẹ. Nhớ về cái cõi ở đó thành hình dần dần trong nỗi vui cùng những lo âu của người phụ nữ.
    Cái sự buồn buồn kia không giống chút nào với nỗi buồn bây giờ khi một năm vừa cạn, vừa tàn, vừa tắt. Một mùa xuân bắt đầu cho tuổi này nhưng lại mang đến âu lo phiền muộn cho tuổi khác. Cái thứ tuổi đời khác này cứ mãi giật mình nhìn lại một năm qua đi mà vốn liếng gom góp cho đời chẳng có gì cả, chẳng được bao nhiêu. Hoá ra nỗi buồn này chẳng vu vơ chút nào. Có thể nắm bắt được. Nắm bắt nhưng rồi lại buông ra vì muốn lãng quên, muốn tự tha thứ cho mình.
    Khi một người biết tự tha thứ cho mình thì đồng thời cũng phải biết tha thứ cho kẻ khác. Đừng bao giờ để lại những ân oán trong lòng. Ân oán là những tảng đá nặng nề ngăn chặn, giết chết lòng yêu thương. Sống mà không còn khả năng yêu thương được nữa thì cũng xem như đã chết rồi. Tôi yêu và tôi tồn tại. Yêu và tha thứ . Tha thứ và yêu. Sự phản bội đôi khi cũng cần thiết để cho tình yêu đẹp hơn, đậm đà hơn, buồn bã một thứ nhan sắc lạ lùng hơn. Từ đó câu thơ ra đời. Tiếng hát ra đời.
    Ba mươi năm ca hát mộng mị giữa đời, ngoái nhìn lại nhiều khi cứ tưởng chỉ là giấc mộng của người khác. Người khác hay mình thì cũng thế thôi. Lãng đãng một điều gì vừa thật vừa không thật. Ngày xưa ca hát với người ca sĩ này, hôm nay ca hát với cô ca sĩ khác. Mộng mị quá rồi. Lệ Mai ngày trước hát ở Đà Lạt trong một căn phòng bên đồi lạnh lẽo. Hôm nay Lan Nhung hát ở Q.bar. Đêm tiếng hát cất lên bên một bàn rượu có Lý Quý Chung và tự nhiên nhớ lại những thời xưa cũ. Đêm cuối năm một giọng hát khàn khàn, một giọng hát trẻ thơ nghe bùi ngùi nhớ đời quá. Thì yeu đời mà hát và khi cất lên tiếng hát thì càng thấy yêu đời hơn . Đời cứ mãi lạ, cứ mãi mới một cách hồn nhiên lộng lẫy. Lộng lẫy như nụ cười, như sự thông minh của em, như thân thể của em ấm áp một mùa nắng của miền nhiệt đới.
    Có những giấc mộng ngày cũ và có những giấc mộng bây giờ. Giấc mộng nào cũng có một nụ cười an ủi. Nằm sống bên nhau hoặc nằm chết bên nhau điều đó khác xa một lời nguyền rủa. Đừng nguyền rủa và cố quên đi những ai đã mang đến phiền muộn cho ta. Quên và biết quên cũng là một lẽ sống ở đời. Biết quên nên đời bỗng nhiên biết cất tiếng hát. Tiếng hát có thể mang di trong gió một nỗi ưu phiền nhưng có lúc cũng gửi gắm đâu đây, trong những góc hồn lặng lẽ, những niềm an ủi về một cõi đời, về một cuộc tình chưa trọn . Không trọn là dấu hiệi của một thứ nghệ thuật tròn vẹn của thiên tài.
    Hãy đau đớn đi . Biết đau nỗi đau của người khác và của chính mình là dấu hiệu của lòng nhân ái. Cái tín hiệu ấy phát đi và mọi người nhận được. Nhận được và bỗng cảm thấy cuộc đời đáng yêu hơn, bỗng đáng sống hơn và bỗng nhiên thấy rằng chiến tranh giết chóc là điều không có thật. Kẻ làm ra chiến tranh buộc lòng phải gọi là kẻ ngu dốt. Cuộc đời vốn không có thật mà còn rắp tâm huỷ hoại nó. Huỷ hoại một điều không có thật có nghĩa là huỷ hoại hư vô. Hư vô là một tiếng cười bất hoại ném trả lại cho hư không.
    Tình yêu cứu vãn hư không. Chỉ có tình yêu mới cứu được cái thứ tuổi đời nặng nề một nỗi buồn không cứu chuộc nổi. Mùa xuân sẽ được phục sinh cho tấm lòng trinh bạch lẫn những đớn đau. Thôi cũng đành, đừng ân hận nữa. Có điều ta làm được và có điều thuộc về hư không. Tôi đã làm mà không làm được gì cả. Cám ơn cuộc đời đã ưu ái quá nhiều về những điều tôi chưa làm được.
    TRỊNH CÔNG SƠN.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 03:22 ngày 03/08/2003
  4. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Ngày ấy- tôi cũng như mọi người, vừa hồi hộp vừa mừng vui. Tất cả giống như một căn nhà chưa được sắp xếp ngăn nắp. Tôi nhớ kiến trúc sư Nguyễn Hữa Thái gọi tôi lên đài phát thanh Sài Gòn để nói đôi lời đối với giới văn nghệ sĩ, những người đang có tâm trạng hoang mang trước buoỏi giao thời. Và sau đó tôi hát bài " nối vòng tay lớn" . Lúc đó nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu thì lo tập hát cho các em thiếu nhi, vui lắm.
    Căn nhà tôi đang ở ( đường Phạm Ngọc Thạch ngày nay) trở thành nơi hội ngộ của các anh em văn nghệ sĩ. Anh Xuân Diệu, Trần Tiến , Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân... đến thăm tôi và ở lại luôn.
    Kỷ niệm mà tôi không thể nào quên là tình cảm của hàng chục bạn sinh viên đối với tôi. Trong thời khắc đó, họ đã tập trung tại nhà tôi cả tháng trời, tập hát các bài hành khúc của tôi để chào đón... ngày mới.
    Trước giải phóng, tôi đã từng viết " Tôi sẽ đi thăm" bày tỏ ý nguyện khi hoà bình, sẽ đi khắp đất nước nhưng rất tiếc, hai năm sau ngày đất nước thống nhất 1977, tôi mới đưọc phép ra ngoài Hà Nội.
    Giới trẻ hiện nay đa phần là hiếu hocvạ có ý thức về chính trị hơn thời của bọn tôi. Ngày nay các bạn trẻ đã ý thức được mình đang sống ở đâu, đang làm gì và có nhiều hoạt động chính trị, tham gia nhiều tổ chức đoàn thể hơn.
    Không mạo hiểm sao gọi là cuộc sống!
  5. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Ngày ấy- tôi cũng như mọi người, vừa hồi hộp vừa mừng vui. Tất cả giống như một căn nhà chưa được sắp xếp ngăn nắp. Tôi nhớ kiến trúc sư Nguyễn Hữa Thái gọi tôi lên đài phát thanh Sài Gòn để nói đôi lời đối với giới văn nghệ sĩ, những người đang có tâm trạng hoang mang trước buoỏi giao thời. Và sau đó tôi hát bài " nối vòng tay lớn" . Lúc đó nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu thì lo tập hát cho các em thiếu nhi, vui lắm.
    Căn nhà tôi đang ở ( đường Phạm Ngọc Thạch ngày nay) trở thành nơi hội ngộ của các anh em văn nghệ sĩ. Anh Xuân Diệu, Trần Tiến , Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân... đến thăm tôi và ở lại luôn.
    Kỷ niệm mà tôi không thể nào quên là tình cảm của hàng chục bạn sinh viên đối với tôi. Trong thời khắc đó, họ đã tập trung tại nhà tôi cả tháng trời, tập hát các bài hành khúc của tôi để chào đón... ngày mới.
    Trước giải phóng, tôi đã từng viết " Tôi sẽ đi thăm" bày tỏ ý nguyện khi hoà bình, sẽ đi khắp đất nước nhưng rất tiếc, hai năm sau ngày đất nước thống nhất 1977, tôi mới đưọc phép ra ngoài Hà Nội.
    Giới trẻ hiện nay đa phần là hiếu hocvạ có ý thức về chính trị hơn thời của bọn tôi. Ngày nay các bạn trẻ đã ý thức được mình đang sống ở đâu, đang làm gì và có nhiều hoạt động chính trị, tham gia nhiều tổ chức đoàn thể hơn.
    Không mạo hiểm sao gọi là cuộc sống!
  6. khucmuathu

    khucmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0

    SỐ PHẬN CỦA MỘT BÀI HÁT
    Cuối năm 1999 tôi phổ nhạc cho một bài thơ của một người bạn thân. Bài thơ được viết để tặng một người bạn gái ở Mỹ và nó cũng được chấp bút tại Mỹ. Người bạn tôi về sau này mỗi năm thường qua Mỹ để vẽ và cũng tìm nguồn cảm hứng mới. Trong những nguồn cảm hứng đó có nguồn cảm hứng yêu và được yêu. Bài hát khi được hát lên nó lại bất ngờ cảm hứng vào một cuộc tình khác ở tại quê nhà. Nhưng định mệnh của bài hát có lẽ chưa dừng lại ở đó bởi vì đã có một lời chia tay sau một thời gian quá ngắn ngủi để yêu nhau.
    Tôi nghĩ rằng mỗi bài hát đều có thể có một số phận, đôi lúc tưởng viết cho người này hoá ra lại ứng vào một kẻ khác. Và như thế bài thơ tôi vừa phổ nhạc xong có thể sau khi đi qua hai cuộc tình rất mơ màng và mỏng manh sẽ có một cuộc hành trình dong ruổi khác để tìm cho ra một tình yêu vững bền hơn để bài hát có thể gửi gắm mình vào đó. Không phải bài hát nào cũng có một số phận trớ trêu như nhau. Có những bài hát nhẹ nhàng đến với mọi người và có có cuộc sống bình yên. Những bài hát như thế thường để lại trong tâm hồn con người một sự thanh thản vô cùng. Bên cạnh đó lại có những bài hát có một số phận hẩm hiu. Nó không có được một cuộc sống bền lâu và vội vã trôi dạt vào quên lãng.
    Tôi muốn làm một hành giả đi qua cuộc đời này để qua những ca khúc nói lên những điều hư thực của cuộc sống, những buồn vui hạnh phúc và bất hạnh của đời người và tôi đã chứng thực được điều này: Số phận của những ca khúc tôi viết ra đôi khi trong một số hoàn cảnh nào đó đã có ít nhiều vận ngược lại vào số phận của tôi. Điều đó nghĩ cho cùng cũng không có gì lạ. Đôi lúc từ trong vô thức có những tiếng nói cứ vang lên, đôi khi lại có những tiếng hát thành một khúc ca hoàn chỉnh. Tất cả những điều đó thoát ra ngoài sự kiểm soát của mọi suy tính và như thế nó làm cái công việc của một kẻ khác trong chính bản thân mình. Số phận của một bài hát vì thế có thể trở thành số phận của một con người có được hoặc mất đi của một hạnh phúc.
    TRỊNH CÔNG SƠN
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 13:17 ngày 12/07/2003
  7. khucmuathu

    khucmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0

    SỐ PHẬN CỦA MỘT BÀI HÁT
    Cuối năm 1999 tôi phổ nhạc cho một bài thơ của một người bạn thân. Bài thơ được viết để tặng một người bạn gái ở Mỹ và nó cũng được chấp bút tại Mỹ. Người bạn tôi về sau này mỗi năm thường qua Mỹ để vẽ và cũng tìm nguồn cảm hứng mới. Trong những nguồn cảm hứng đó có nguồn cảm hứng yêu và được yêu. Bài hát khi được hát lên nó lại bất ngờ cảm hứng vào một cuộc tình khác ở tại quê nhà. Nhưng định mệnh của bài hát có lẽ chưa dừng lại ở đó bởi vì đã có một lời chia tay sau một thời gian quá ngắn ngủi để yêu nhau.
    Tôi nghĩ rằng mỗi bài hát đều có thể có một số phận, đôi lúc tưởng viết cho người này hoá ra lại ứng vào một kẻ khác. Và như thế bài thơ tôi vừa phổ nhạc xong có thể sau khi đi qua hai cuộc tình rất mơ màng và mỏng manh sẽ có một cuộc hành trình dong ruổi khác để tìm cho ra một tình yêu vững bền hơn để bài hát có thể gửi gắm mình vào đó. Không phải bài hát nào cũng có một số phận trớ trêu như nhau. Có những bài hát nhẹ nhàng đến với mọi người và có có cuộc sống bình yên. Những bài hát như thế thường để lại trong tâm hồn con người một sự thanh thản vô cùng. Bên cạnh đó lại có những bài hát có một số phận hẩm hiu. Nó không có được một cuộc sống bền lâu và vội vã trôi dạt vào quên lãng.
    Tôi muốn làm một hành giả đi qua cuộc đời này để qua những ca khúc nói lên những điều hư thực của cuộc sống, những buồn vui hạnh phúc và bất hạnh của đời người và tôi đã chứng thực được điều này: Số phận của những ca khúc tôi viết ra đôi khi trong một số hoàn cảnh nào đó đã có ít nhiều vận ngược lại vào số phận của tôi. Điều đó nghĩ cho cùng cũng không có gì lạ. Đôi lúc từ trong vô thức có những tiếng nói cứ vang lên, đôi khi lại có những tiếng hát thành một khúc ca hoàn chỉnh. Tất cả những điều đó thoát ra ngoài sự kiểm soát của mọi suy tính và như thế nó làm cái công việc của một kẻ khác trong chính bản thân mình. Số phận của một bài hát vì thế có thể trở thành số phận của một con người có được hoặc mất đi của một hạnh phúc.
    TRỊNH CÔNG SƠN
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 13:17 ngày 12/07/2003
  8. viahe

    viahe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Buô?i sáng ấy ơ? Nha Trang nhi?n biê?n, tự nhiên câu kệ trong kinh Phật bôfng vang lên trong đâ?u ?oGaté. Gaté. Paragaté. Para sam gaté. Bodhi svaha (tiếng Phạn). Có nghifa la?: Đaf đi qua. Đaf đi qua. Đaf đi qua bên kia rô?i. Tất ca? đaf qua được bên kia rô?i. Giác ngộ. Reo vui.
    Bơ? bến cu?a một cuộc ti?nh cufng không pha?i hẹp đâu. Có biết bao nhiêu ke? đaf bị di?m chết giưfa gio?ng đê? mafi mafi không đến được bơ? bên kia. Ke? đaf đến được bơ? bên kia rô?i, khi quay nhi?n lại sef thấy rất rof, sef nhận thức được mọi thất vọng, khô? đau đaf qua đê?u la? gia? tạo, phu? phiếm. Va? bôfng nhiên một nụ cươ?i thanh tha?n bôfng nơ? ra. Một khi đaf qua được bơ? bên kia rô?i tất ca? sef thấy lo?ng mi?nh tra?n ngập một nôfi hân hoan lạ thươ?ng va? tư? đó cái nguô?n cội cu?a khô? đau không co?n lư?a gạt ta được nưfa.
    Hafy đọc câu kệ trên đê? có đu? nội lực đâ?y lu?i lại mọi con sóng độc hại. Đâ?y lu?i lại chứ đư?ng giết chết nó. Bơ?i nó có thê? ta?n bạo với ta ma? lại rất hiê?n ho?a với ke? khác.
    TCS ?" 1995
  9. viahe

    viahe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Buô?i sáng ấy ơ? Nha Trang nhi?n biê?n, tự nhiên câu kệ trong kinh Phật bôfng vang lên trong đâ?u ?oGaté. Gaté. Paragaté. Para sam gaté. Bodhi svaha (tiếng Phạn). Có nghifa la?: Đaf đi qua. Đaf đi qua. Đaf đi qua bên kia rô?i. Tất ca? đaf qua được bên kia rô?i. Giác ngộ. Reo vui.
    Bơ? bến cu?a một cuộc ti?nh cufng không pha?i hẹp đâu. Có biết bao nhiêu ke? đaf bị di?m chết giưfa gio?ng đê? mafi mafi không đến được bơ? bên kia. Ke? đaf đến được bơ? bên kia rô?i, khi quay nhi?n lại sef thấy rất rof, sef nhận thức được mọi thất vọng, khô? đau đaf qua đê?u la? gia? tạo, phu? phiếm. Va? bôfng nhiên một nụ cươ?i thanh tha?n bôfng nơ? ra. Một khi đaf qua được bơ? bên kia rô?i tất ca? sef thấy lo?ng mi?nh tra?n ngập một nôfi hân hoan lạ thươ?ng va? tư? đó cái nguô?n cội cu?a khô? đau không co?n lư?a gạt ta được nưfa.
    Hafy đọc câu kệ trên đê? có đu? nội lực đâ?y lu?i lại mọi con sóng độc hại. Đâ?y lu?i lại chứ đư?ng giết chết nó. Bơ?i nó có thê? ta?n bạo với ta ma? lại rất hiê?n ho?a với ke? khác.
    TCS ?" 1995
  10. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Phỏng vấn
    Chưa kịp thực hiện một ước mơ nhỏ đã thấy hết năm hết tháng
    Anh có thích mọi thế hệ đều gọi anh bằng anh không?
    -Dĩ nhiên là thích hơn gọi bằng chú, bác. Vả lại cũng chẳng phải bà con gì mà lại có chuyện chú, bác ở đây. Gọi anh chứng tỏ mình lịch sự, dễ thương như một người không có trí nhớ về tuổi tác; ngoài ra, nó còn thu hẹp lại cái ranh giới đáng ghét của những con người sống trong cùng một thời đại.
    Khoan nói tới chuyện âm nhạc, anh Trịnh Công Sơn, trong mắt nhìn nghệ sĩ của anh, ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết Việt Nam là gì?
    Ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết Việt Nam có lẽ là ở chỗ mọi điều bình thường nhất trong năm bỗng chốc được xếp đặt lại trong một trật tự giá trị khác. Đang xuề xòa trở thành nghiêm túc, cái lôi thôi lếch thếch được giảm thiểu tối đa, cái ăn cái nói cái cười cũng được gọt dũa lại, cái giọt nước mắt đau cũng được nén gác lại cho năm sau, tất cả và nhiều nhiều, thậm chí có thằng định làm chuyện ác tạm gói dụng cụ gây tội chờ những ngày Tết qua đã. Ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết Việt Nam là chẳng có gì thiêng liêng cả. Xưa lỡ làm bộ thiêng liêng, lâu dần thành cái nếp, cái tập quán, đến nay cũng làm bộ tiếp nhưng ở giữa các đô thị lớn thì cái nếp ấy cũng đã mờ nhạt lắm rồi.
    Giờ anh còn nhớ cái Tết nào năm anh trẻ hơn 20 tuổi không? Lúc đó hẳn đang ở Huế?
    Trẻ hơn 10 tuổi thì còn ăn Tết ở Huế. Trẻ hơn 20 tuổi phần lớn ăn Tết ở Sài Gòn. Ở Sài Gòn, Tết gia đình người ta thường về quê. Ở trọ, đêm giao thừa đi lang thang ngoài phố, khuya về ngủ. Chỉ còn nhớ cái dư vang của những ngày Tết xa xưa ấy nó hoang vu lắm.
    Âm nhạc của anh như một bữa tiệc dọn theo kiểu Huế: Mời khách ăn nhiều món, mỗi món một ít nhưng món nào cũng rất ngon. Vậy có thể nói đến những ca khúc của Trịnh Công Sơn như một bữa tiệc kiểu Huế hay không?
    Đây là một câu hỏi hay, đồng thời cũng là cái nhìn của người đặt câu hỏi. Câu hỏi này nên để những người yêu nhạc của tôi cho ý kiến là đúng và tốt nhất. Dù sao tôi cũng đã ăn mòn răng trong những bữa tiệc kiểu Huế. Nay gần như rất hiếm.
    Đã nhiều năm, anh thường ?ophiêu diêu? với ly rượu. Chất men quan trọng như thế nào trong cảm hứng sang tạo của anh. Dạo gần đây anh đã bỏ rượu, điều này có ảnh hưởng đến công việc của anh không?
    Trước đây rượu là kẻ đồng hành với tôi trong cuộc sống. Không thể thiếu rượu được. Nó là chất xúc tác tốt để tôi làm việc. Uống để vui đời, chứ không uống để say. Uống thì ngòi bút trơn tru hơn, cọ vẽ bay bổng hơn và trí tưởng tượng được dịp trôi nổi về những bờ cõi ngẫu hứng lạ lẫm hơn. Giờ đây tôi đang tạm thời xa rượu vì sức khỏe, tạm khất lại một thói quen đã cùng mình như hình với bóng trên những đoạn đường dài của sáng tạo. Tôi hy vọng là mọi việc cũng sẽ ổn thỏa thôi.
    Người ta cũng có thể nhận xét được rằng hầu hết các ca khúc của anh đều viết với cung La thứ. Đó có phải là một sự cố ý không? Nếu đúng như vậy thì cung La thứ đã là bạn tri âm của tâm hồn anh như thế nào?
    Nhận xét này có phần đúng. Có một thời tôi đã cố tình khai thác hết khả năng của mình trên cung La thứ. Sau đó thấy tạm đủ và nhất là nhiều khi thấy nhiều người lạm dụng nó như một cung bậc dễ làm mủi lòng, thậm chí sướt mướt nên tôi chuyển qua nhiều cung khác nhất là những cung trưởng. Cái buồn trong cung trưởng nó mênh mông và trong sáng hơn.
    Nhiều thế hệ xa cách nhau đề thích nhạc của anh. Anh giải thích sao về điều đó?
    Mỗi thế hệ đều mang đến cho tôi một nguồn cảm hứng. Tôi đã cố gắng sống hoà hợp và biểu hiện những suy nghĩ của mình bằng mạch nguồn cảm hứng ấy. Người sáng tác không thể sống tách rời và lạc điệu với thời đại mình đang sống. Do đó nó không có tuổi tác và mỗi thế hệ đã qua hay sắp đều là những mùa màng cần thiết trong tâm hồn người sáng tác và cho phép nó chia sẻ được những vui buồn của từng thế hệ nó đã đi qua.
    Nếu anh ở xa đất nước, anh có nghĩ rằng anh sẽ viết khác không?
    Không những sẽ viết khác đi mà thậm chí là không thể viết được nữa. Tiếng Pháp có chữ ?oculture? vừa có ý nghĩa là văn hóa vừa có ý nghĩa là trồng trọt. Một nền văn hóa này lại trồng trên một mảnh đất khác thì e rằng không thể phát triển bình thường được.
    Đến nay có lẽ chưa có ca sĩ nàohát nhạc Trịnh Công Sơn giàu sức mạnh truyền thông như Khánh Ly. Có phải đó là tình yêu?
    Không hề có chuyện tình yêu ở đây. Đó là một thứ tình bạn khá đặc biệt kết tụ lại những đam mê chung về cuộc sống, tính lãng mạn, sự hồn nhiên. Trong cuộc hạnh ngộ này, người sáng tác và người hát làm thành một thể thống nhất bất khả phân ly. Từ đó sự hát và ký hiệu trên trang giấy mất đi nhường chỗ cho một lời tâm sự về đời, về người tưởng như của hai người nhưng thật ra chỉ là một mà thôi.
    Tết đến, giới trẻ lại mong được lắng nghe một chút tâm sự như Tết năm nào rất thích thú được chiêm nghiệm về ý nghĩa cuộc đời trong tùy bút ?oGiao thừa? của anh?
    Không hiểu sao càng lớn càng thất cái Tết nhỏ lại. Nó như là một thủ tục phải làm chứ không phải là nỗi chờ đợi háo hức như những ngày còn bé. Nó không còn mang ý nghĩa của một ngày hội như thời trẻ. Đó là một nỗi bất hạnh của một kẻ đã ăn quá nhiều cái Tết. Cái gì ăn nhiều quá cũng không tốt. Đồ bổ ăn nhiều cũng sinh bệnh nếu không thì cũng đâm chán. Do đó, càng lớn lên, càng đi qua nhiều cái Tết càng thấy hờ hững dần với nó. Ở một độ tuổi nào đó, con người có cảm giác thời gian càng lúc càng qua nhanh, chưa kịp thực hiện một ước mơ nhỏ đã thấy hết năm hết tháng. Vì vậy khi Tết đến, tự nhiên thấy mình như một kẻ phạm tội, một kẻ vô tích sự trước cuộc đời. Dù sao thì Tết vẫn là Tết. Giao thừa thiêng liêng vẫn là giao thừa thiêng liêng. Còn cái chuyện buồn vui trong lòng mỗi người thì lòng ai tự biết lấy. Tôi vẫn làm cái việc đốt những nén nhang trong đêm giao thừa, mở cửa bước ra cổng giữa đêm tự đạp đất nhà mình. Nếu có hứng thú thì cùng người bạn chạy xe quanh những phố phường trong một đêm như mọi đêm gọi là đêm giao thừa, để nhìn cái rộn rịp cuối cùng của một năm.
    Hoàng Dạ Thi thực hiện
    Nguồn: Một cõi Trịnh Công Sơn
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 05:00 ngày 03/08/2003

Chia sẻ trang này