1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập những bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn, bài viết của Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi blue293, 19/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Phỏng vấn
    Chưa kịp thực hiện một ước mơ nhỏ đã thấy hết năm hết tháng
    Anh có thích mọi thế hệ đều gọi anh bằng anh không?
    -Dĩ nhiên là thích hơn gọi bằng chú, bác. Vả lại cũng chẳng phải bà con gì mà lại có chuyện chú, bác ở đây. Gọi anh chứng tỏ mình lịch sự, dễ thương như một người không có trí nhớ về tuổi tác; ngoài ra, nó còn thu hẹp lại cái ranh giới đáng ghét của những con người sống trong cùng một thời đại.
    Khoan nói tới chuyện âm nhạc, anh Trịnh Công Sơn, trong mắt nhìn nghệ sĩ của anh, ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết Việt Nam là gì?
    Ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết Việt Nam có lẽ là ở chỗ mọi điều bình thường nhất trong năm bỗng chốc được xếp đặt lại trong một trật tự giá trị khác. Đang xuề xòa trở thành nghiêm túc, cái lôi thôi lếch thếch được giảm thiểu tối đa, cái ăn cái nói cái cười cũng được gọt dũa lại, cái giọt nước mắt đau cũng được nén gác lại cho năm sau, tất cả và nhiều nhiều, thậm chí có thằng định làm chuyện ác tạm gói dụng cụ gây tội chờ những ngày Tết qua đã. Ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết Việt Nam là chẳng có gì thiêng liêng cả. Xưa lỡ làm bộ thiêng liêng, lâu dần thành cái nếp, cái tập quán, đến nay cũng làm bộ tiếp nhưng ở giữa các đô thị lớn thì cái nếp ấy cũng đã mờ nhạt lắm rồi.
    Giờ anh còn nhớ cái Tết nào năm anh trẻ hơn 20 tuổi không? Lúc đó hẳn đang ở Huế?
    Trẻ hơn 10 tuổi thì còn ăn Tết ở Huế. Trẻ hơn 20 tuổi phần lớn ăn Tết ở Sài Gòn. Ở Sài Gòn, Tết gia đình người ta thường về quê. Ở trọ, đêm giao thừa đi lang thang ngoài phố, khuya về ngủ. Chỉ còn nhớ cái dư vang của những ngày Tết xa xưa ấy nó hoang vu lắm.
    Âm nhạc của anh như một bữa tiệc dọn theo kiểu Huế: Mời khách ăn nhiều món, mỗi món một ít nhưng món nào cũng rất ngon. Vậy có thể nói đến những ca khúc của Trịnh Công Sơn như một bữa tiệc kiểu Huế hay không?
    Đây là một câu hỏi hay, đồng thời cũng là cái nhìn của người đặt câu hỏi. Câu hỏi này nên để những người yêu nhạc của tôi cho ý kiến là đúng và tốt nhất. Dù sao tôi cũng đã ăn mòn răng trong những bữa tiệc kiểu Huế. Nay gần như rất hiếm.
    Đã nhiều năm, anh thường ?ophiêu diêu? với ly rượu. Chất men quan trọng như thế nào trong cảm hứng sang tạo của anh. Dạo gần đây anh đã bỏ rượu, điều này có ảnh hưởng đến công việc của anh không?
    Trước đây rượu là kẻ đồng hành với tôi trong cuộc sống. Không thể thiếu rượu được. Nó là chất xúc tác tốt để tôi làm việc. Uống để vui đời, chứ không uống để say. Uống thì ngòi bút trơn tru hơn, cọ vẽ bay bổng hơn và trí tưởng tượng được dịp trôi nổi về những bờ cõi ngẫu hứng lạ lẫm hơn. Giờ đây tôi đang tạm thời xa rượu vì sức khỏe, tạm khất lại một thói quen đã cùng mình như hình với bóng trên những đoạn đường dài của sáng tạo. Tôi hy vọng là mọi việc cũng sẽ ổn thỏa thôi.
    Người ta cũng có thể nhận xét được rằng hầu hết các ca khúc của anh đều viết với cung La thứ. Đó có phải là một sự cố ý không? Nếu đúng như vậy thì cung La thứ đã là bạn tri âm của tâm hồn anh như thế nào?
    Nhận xét này có phần đúng. Có một thời tôi đã cố tình khai thác hết khả năng của mình trên cung La thứ. Sau đó thấy tạm đủ và nhất là nhiều khi thấy nhiều người lạm dụng nó như một cung bậc dễ làm mủi lòng, thậm chí sướt mướt nên tôi chuyển qua nhiều cung khác nhất là những cung trưởng. Cái buồn trong cung trưởng nó mênh mông và trong sáng hơn.
    Nhiều thế hệ xa cách nhau đề thích nhạc của anh. Anh giải thích sao về điều đó?
    Mỗi thế hệ đều mang đến cho tôi một nguồn cảm hứng. Tôi đã cố gắng sống hoà hợp và biểu hiện những suy nghĩ của mình bằng mạch nguồn cảm hứng ấy. Người sáng tác không thể sống tách rời và lạc điệu với thời đại mình đang sống. Do đó nó không có tuổi tác và mỗi thế hệ đã qua hay sắp đều là những mùa màng cần thiết trong tâm hồn người sáng tác và cho phép nó chia sẻ được những vui buồn của từng thế hệ nó đã đi qua.
    Nếu anh ở xa đất nước, anh có nghĩ rằng anh sẽ viết khác không?
    Không những sẽ viết khác đi mà thậm chí là không thể viết được nữa. Tiếng Pháp có chữ ?oculture? vừa có ý nghĩa là văn hóa vừa có ý nghĩa là trồng trọt. Một nền văn hóa này lại trồng trên một mảnh đất khác thì e rằng không thể phát triển bình thường được.
    Đến nay có lẽ chưa có ca sĩ nàohát nhạc Trịnh Công Sơn giàu sức mạnh truyền thông như Khánh Ly. Có phải đó là tình yêu?
    Không hề có chuyện tình yêu ở đây. Đó là một thứ tình bạn khá đặc biệt kết tụ lại những đam mê chung về cuộc sống, tính lãng mạn, sự hồn nhiên. Trong cuộc hạnh ngộ này, người sáng tác và người hát làm thành một thể thống nhất bất khả phân ly. Từ đó sự hát và ký hiệu trên trang giấy mất đi nhường chỗ cho một lời tâm sự về đời, về người tưởng như của hai người nhưng thật ra chỉ là một mà thôi.
    Tết đến, giới trẻ lại mong được lắng nghe một chút tâm sự như Tết năm nào rất thích thú được chiêm nghiệm về ý nghĩa cuộc đời trong tùy bút ?oGiao thừa? của anh?
    Không hiểu sao càng lớn càng thất cái Tết nhỏ lại. Nó như là một thủ tục phải làm chứ không phải là nỗi chờ đợi háo hức như những ngày còn bé. Nó không còn mang ý nghĩa của một ngày hội như thời trẻ. Đó là một nỗi bất hạnh của một kẻ đã ăn quá nhiều cái Tết. Cái gì ăn nhiều quá cũng không tốt. Đồ bổ ăn nhiều cũng sinh bệnh nếu không thì cũng đâm chán. Do đó, càng lớn lên, càng đi qua nhiều cái Tết càng thấy hờ hững dần với nó. Ở một độ tuổi nào đó, con người có cảm giác thời gian càng lúc càng qua nhanh, chưa kịp thực hiện một ước mơ nhỏ đã thấy hết năm hết tháng. Vì vậy khi Tết đến, tự nhiên thấy mình như một kẻ phạm tội, một kẻ vô tích sự trước cuộc đời. Dù sao thì Tết vẫn là Tết. Giao thừa thiêng liêng vẫn là giao thừa thiêng liêng. Còn cái chuyện buồn vui trong lòng mỗi người thì lòng ai tự biết lấy. Tôi vẫn làm cái việc đốt những nén nhang trong đêm giao thừa, mở cửa bước ra cổng giữa đêm tự đạp đất nhà mình. Nếu có hứng thú thì cùng người bạn chạy xe quanh những phố phường trong một đêm như mọi đêm gọi là đêm giao thừa, để nhìn cái rộn rịp cuối cùng của một năm.
    Hoàng Dạ Thi thực hiện
    Nguồn: Một cõi Trịnh Công Sơn
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 05:00 ngày 03/08/2003
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0

    Tôi Đã Tận Hưởng
    Những Tình Cảm Nhân Loại

    * Gần đây, anh có giới thiệu với bạn đọc cô Michiko, người con gái Nhật Bản học đại học khoa tiếng Việt tại Paris đang soạn một luận án về nhạc Trịnh Công Sơn. Anh có thể cho biết kỹ hơn về người bạn trẻ đã nặng lòng với ngôn ngữ Việt Nam ấy?
    - Michiko là một người bạn gái có lối sống hay hay. Trước giải phóng tôi có quen một cô gái Nhật khác. Cô ấy là một thi sĩ tên là Mitsuko. Chỉ quen nhau qua thư từ và cô ấy yêu nhạc tôi. Sau giải phóng tôi cũng còn nhận được thư cho đến năm 1976. Cô gái viết trong một lá thư: Bây giờ là mùa đông ở Tokyo nhưng anh đừng ngại vì những bài hát của anh đã được em sưởi ấm trong đôi cánh tay, không ngại tuyết trắng làm giá băng đâu.
    Michiko nói tiếng Việt được. Điều ấy cũng đủ làm chúng ta thích thú. Lại hát được tiếng Việt và đã hát hai lần tại Câu lạc bộ Bến Nghé do nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu phụ trách. Michiko thích thành phố chúng ta hơn Paris. Điều đó cũng làm chúng ta suy nghĩ.
    Mỗi sáng chủ nhật lúc 9 giờ (3 giờ sáng tại Paris) tôi đều có điện thoại của Michiko gọi từ Paris về. Hỏi thăm sự ăn uống, ngủ hàng ngày và nói chuyện về những bài hát chuẩn bị cho luận án ra trường. Michiko tự đệm đàn và hát trên piano hoặc guitare. Nhưng môn sở trường của Michiko là chơi volley-ball. Vô địch và huấn luyện cho sinh viên Việt Nam ở
    các trường đại học tại Paris. Đó là chuyện chơi. Việc làm chính của Michiko là thông dịch. Michiko biết và nói được 6 thứ tiếng. Dĩ nhiên tiếng Nhật là giỏi nhất, sau đó là tiếng ý, Pháp và Việt. Nói thêm tiếng Anh và bút đàm bằng tiếng Trung Quốc. Michiko viết thư cho tôi bằng tiếng Việt, chỉ có những đoạn diễn đạt hơi khó, cần rõ ràng mới viết bằng tiếng Pháp. Qua điện thoại cũng vậy, chúng tôi nói chuyện với nhau vừa tiếng Việt vừa tiếng Pháp. Nói chung Michiko là một người con gái đáng yêu và điều đáng yêu nhất là xem Việt Nam như quê hương của mình vậy.
    * Kể từ cuộc triển lãm chung với các hoạ sĩ Đinh Cường, Tôn Thất Văn vào đầu năm nay, bạn đọc ít được nghe bản nhạc mới nào của anh, trong khi đó anh vẽ tranh rất nhiều và sắp triển lãm nữa. Vậy có phải anh dành hết thì giờ cho vẽ mà không viết nhạc, hay vì không viết được mà quay qua vẽ?
    - Tôi có những ham muốn và những thích thú bất chợt. Khi thích vẽ thì vẽ, viết nhạc thì viết và có những lúc chỉ muốn viết văn hoặc làm thơ. Viết văn và làm thơ đối với tôi như thở vậy. Dễ dàng và cũng nhẹ nhàng như khói bốc lên. Vẽ và viết ca khúc thì khác. Viết ca khúc có lúc chỉ vài giờ là xong, có khi cả tuần, cả tháng. Vẽ đối với tôi là một niềm say mê đặc biệt. Vấn đề là phải tạo được một không khí cho riêng mình. Đã đụng màu vào toile là không dứt ra được, mầu này kêu gọi màu khác. Nét vẽ này đòi hỏi một nét tiếp theo như Hamarque có viết câu: Le vin appellelevin. Thế là mất ngủ. Tôi đã vẽ từ rất lâu. Và cái niềm say mê vẽ thì nó cuốn hút mình như một con nước xoáy. Không thể ngừng, không thể dứt ra được. Đến 5 giờ sáng vẫn mở mắt nhìn vào toile để xem còn thêm bớt gì nữa không. Bố cục trong tranh cũng như bố cục trong âm nhạc vậy - nó chặt chẽ nhưng cũng có những khoảng tưởng như vụng về. Cái vụng về ấy là cố ý như cái răng khểnh hoặc nốt ruồi trên khuôn mặt đẹp.
    Tôi và các bạn hoạ sĩ Đinh Cường, Trịnh Cung, Đỗ Quang Em, Tôn Thất Văn đang chuẩn bị một phòng tranh về chân dung. Riêng tôi đã có khoảng 16 bức cỡ tương đối lớn.
    Có những chuyện đời nói bằng thơ văn, có lúc lại phải diễn đạt bằng ca khúc và cũng có lúc phải vẽ mới nói hết những điều mình mang đến cho anh em quanh cuộc sống của mình. Bài hát năm nay của tôi chỉ cần nghe Lặng lẽ nơi này và Tình khúc Ơ bai là đủ. Viết nhiều, vẽ nhiều đâu có phải là lý do tồn tại của một tác phẩm.
    * Sống ở đời lúc nào cũng cần có một tấm lòng, bài viết của Khánh Ly trong Tuần tin Thanh niên và được báo Tiền phong in lại vào số Tết 1989, đã gây ngạc nhiên và xúc động nhiều đối với bạn đọc. Riêng anh, đối tượng mà Khánh Ly nhắc đến trong bài viết, anh nghĩ như thế nào khi đọc bài đó?
    - Trước tiên đó là một bài viết hay. Những câu nói âu yếm trong bài là dành cho một người khác đã chết rồi. Tôi và Khánh Ly chỉ là hai người bạn. Thương nhau vô cùng, trên tình bạn. Những gì tôi đã làm được cho Khánh Ly thì cũng là phù phiếm thôi. Có thể trong lòng Khánh Ly ngày trước có nhiều điều chưa nói được. Không nói được thì đành thôi vậy. Đời sống không đơn giản. Nếu cần một phút nói rất thật thì tôi nói rằng: Khánh Ly và tôi là hai người bạn lãng đãng trong cuộc đời mà rất thương yêu nhau.
    Tôi có những người em gái cũng vậy. Yêu thương tôi hơn yêu chồng. Bởi lẽ tôi đã cố gắng mang đến trong cuộc sống ngắn ngủi của mình một tình cảm chân thật và nhân hậu. Mỗi người có đời sống riêng. Khánh Ly cũng vậy. Nhưng nhớ thương nhau vì sự đùm bọc lẫn nhau nâng nhau lên với một tình cảm phúc hậu, mà không mưu toan, thì hiếm. Chúng tôi đã có một thời chia xẻ cho nhau từng miếng ăn thức uống. Từ đó nảy sinh một thứ tình yêu không giống những tình yêu khác. Chúng tôi như hai đứa bạn trai. Nếu có điều gì chưa nói hết thì điều đó thuộc đời riêng của Khánh Ly. Có ai đủ can đảm phủ nhận một thời hạnh phúc mà trong đó Khánh Ly và tôi đã tận hưởng từ những tình cảm nhân loại nhất của mọi người.
    Lữ Quỳnh thực hiện
    Nguồn: Cửa sổ Văn hóa - Tháng 5/1989
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 05:02 ngày 03/08/2003
  3. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0

    Tôi Đã Tận Hưởng
    Những Tình Cảm Nhân Loại

    * Gần đây, anh có giới thiệu với bạn đọc cô Michiko, người con gái Nhật Bản học đại học khoa tiếng Việt tại Paris đang soạn một luận án về nhạc Trịnh Công Sơn. Anh có thể cho biết kỹ hơn về người bạn trẻ đã nặng lòng với ngôn ngữ Việt Nam ấy?
    - Michiko là một người bạn gái có lối sống hay hay. Trước giải phóng tôi có quen một cô gái Nhật khác. Cô ấy là một thi sĩ tên là Mitsuko. Chỉ quen nhau qua thư từ và cô ấy yêu nhạc tôi. Sau giải phóng tôi cũng còn nhận được thư cho đến năm 1976. Cô gái viết trong một lá thư: Bây giờ là mùa đông ở Tokyo nhưng anh đừng ngại vì những bài hát của anh đã được em sưởi ấm trong đôi cánh tay, không ngại tuyết trắng làm giá băng đâu.
    Michiko nói tiếng Việt được. Điều ấy cũng đủ làm chúng ta thích thú. Lại hát được tiếng Việt và đã hát hai lần tại Câu lạc bộ Bến Nghé do nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu phụ trách. Michiko thích thành phố chúng ta hơn Paris. Điều đó cũng làm chúng ta suy nghĩ.
    Mỗi sáng chủ nhật lúc 9 giờ (3 giờ sáng tại Paris) tôi đều có điện thoại của Michiko gọi từ Paris về. Hỏi thăm sự ăn uống, ngủ hàng ngày và nói chuyện về những bài hát chuẩn bị cho luận án ra trường. Michiko tự đệm đàn và hát trên piano hoặc guitare. Nhưng môn sở trường của Michiko là chơi volley-ball. Vô địch và huấn luyện cho sinh viên Việt Nam ở
    các trường đại học tại Paris. Đó là chuyện chơi. Việc làm chính của Michiko là thông dịch. Michiko biết và nói được 6 thứ tiếng. Dĩ nhiên tiếng Nhật là giỏi nhất, sau đó là tiếng ý, Pháp và Việt. Nói thêm tiếng Anh và bút đàm bằng tiếng Trung Quốc. Michiko viết thư cho tôi bằng tiếng Việt, chỉ có những đoạn diễn đạt hơi khó, cần rõ ràng mới viết bằng tiếng Pháp. Qua điện thoại cũng vậy, chúng tôi nói chuyện với nhau vừa tiếng Việt vừa tiếng Pháp. Nói chung Michiko là một người con gái đáng yêu và điều đáng yêu nhất là xem Việt Nam như quê hương của mình vậy.
    * Kể từ cuộc triển lãm chung với các hoạ sĩ Đinh Cường, Tôn Thất Văn vào đầu năm nay, bạn đọc ít được nghe bản nhạc mới nào của anh, trong khi đó anh vẽ tranh rất nhiều và sắp triển lãm nữa. Vậy có phải anh dành hết thì giờ cho vẽ mà không viết nhạc, hay vì không viết được mà quay qua vẽ?
    - Tôi có những ham muốn và những thích thú bất chợt. Khi thích vẽ thì vẽ, viết nhạc thì viết và có những lúc chỉ muốn viết văn hoặc làm thơ. Viết văn và làm thơ đối với tôi như thở vậy. Dễ dàng và cũng nhẹ nhàng như khói bốc lên. Vẽ và viết ca khúc thì khác. Viết ca khúc có lúc chỉ vài giờ là xong, có khi cả tuần, cả tháng. Vẽ đối với tôi là một niềm say mê đặc biệt. Vấn đề là phải tạo được một không khí cho riêng mình. Đã đụng màu vào toile là không dứt ra được, mầu này kêu gọi màu khác. Nét vẽ này đòi hỏi một nét tiếp theo như Hamarque có viết câu: Le vin appellelevin. Thế là mất ngủ. Tôi đã vẽ từ rất lâu. Và cái niềm say mê vẽ thì nó cuốn hút mình như một con nước xoáy. Không thể ngừng, không thể dứt ra được. Đến 5 giờ sáng vẫn mở mắt nhìn vào toile để xem còn thêm bớt gì nữa không. Bố cục trong tranh cũng như bố cục trong âm nhạc vậy - nó chặt chẽ nhưng cũng có những khoảng tưởng như vụng về. Cái vụng về ấy là cố ý như cái răng khểnh hoặc nốt ruồi trên khuôn mặt đẹp.
    Tôi và các bạn hoạ sĩ Đinh Cường, Trịnh Cung, Đỗ Quang Em, Tôn Thất Văn đang chuẩn bị một phòng tranh về chân dung. Riêng tôi đã có khoảng 16 bức cỡ tương đối lớn.
    Có những chuyện đời nói bằng thơ văn, có lúc lại phải diễn đạt bằng ca khúc và cũng có lúc phải vẽ mới nói hết những điều mình mang đến cho anh em quanh cuộc sống của mình. Bài hát năm nay của tôi chỉ cần nghe Lặng lẽ nơi này và Tình khúc Ơ bai là đủ. Viết nhiều, vẽ nhiều đâu có phải là lý do tồn tại của một tác phẩm.
    * Sống ở đời lúc nào cũng cần có một tấm lòng, bài viết của Khánh Ly trong Tuần tin Thanh niên và được báo Tiền phong in lại vào số Tết 1989, đã gây ngạc nhiên và xúc động nhiều đối với bạn đọc. Riêng anh, đối tượng mà Khánh Ly nhắc đến trong bài viết, anh nghĩ như thế nào khi đọc bài đó?
    - Trước tiên đó là một bài viết hay. Những câu nói âu yếm trong bài là dành cho một người khác đã chết rồi. Tôi và Khánh Ly chỉ là hai người bạn. Thương nhau vô cùng, trên tình bạn. Những gì tôi đã làm được cho Khánh Ly thì cũng là phù phiếm thôi. Có thể trong lòng Khánh Ly ngày trước có nhiều điều chưa nói được. Không nói được thì đành thôi vậy. Đời sống không đơn giản. Nếu cần một phút nói rất thật thì tôi nói rằng: Khánh Ly và tôi là hai người bạn lãng đãng trong cuộc đời mà rất thương yêu nhau.
    Tôi có những người em gái cũng vậy. Yêu thương tôi hơn yêu chồng. Bởi lẽ tôi đã cố gắng mang đến trong cuộc sống ngắn ngủi của mình một tình cảm chân thật và nhân hậu. Mỗi người có đời sống riêng. Khánh Ly cũng vậy. Nhưng nhớ thương nhau vì sự đùm bọc lẫn nhau nâng nhau lên với một tình cảm phúc hậu, mà không mưu toan, thì hiếm. Chúng tôi đã có một thời chia xẻ cho nhau từng miếng ăn thức uống. Từ đó nảy sinh một thứ tình yêu không giống những tình yêu khác. Chúng tôi như hai đứa bạn trai. Nếu có điều gì chưa nói hết thì điều đó thuộc đời riêng của Khánh Ly. Có ai đủ can đảm phủ nhận một thời hạnh phúc mà trong đó Khánh Ly và tôi đã tận hưởng từ những tình cảm nhân loại nhất của mọi người.
    Lữ Quỳnh thực hiện
    Nguồn: Cửa sổ Văn hóa - Tháng 5/1989
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 05:02 ngày 03/08/2003
  4. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0

    Ngày Văn Cao Trở Lại​
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Chỉ là chuyến đi bình thường nhưng đã thành một sự kiện. Nhạc sĩ Văn Cao vào thăm thành phố Hồ Chí Minh và cái thành phố luôn náo nhiệt làm ăn này dường như đang hằng mong đợi ông. Ba buổi biểu diễn nhạc Văn Cao đã được tổ chức cấp tốc ở nhà Văn hóa Thanh niên, đông hết sức chứa, bất kể những cơn mưa tháng bảy...
    Nhạc sĩ Văn Cao trở lại Sài Gòn lần này, với tôi, có điều gì đó không giống những năm trước. Sự có mặt của anh bên cạnh ly rượu làm tôi nhớ đến những người đã vắng mặt. Những anh Nguyễn Tuân, Nguyễn Xuân Khoát, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng. Những con người tài hoa của nghệ thuật cũng như anh Văn mà có thời tôi đã cùng chia những ly rượu sáng chiều ở Hà Nội cũng như ở Sài Gòn. Cái có, không ở đời là chuyện thường tình của cuộc sống, nhưng cứ mỗi lúc có một cái gì gợi nhớ là không thể không ngậm ngùi. Anh Văn Cao là sự gợi nhớ đó.
    Cho đến bây giờ tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cái không khí ảm đạm, cô đơn của những mùa thu đông ở Hà Nội, với hình ảnh một Văn Cao ngồi một mình với cốc rượu trước mặt ngày này qua ngày khác. Anh ngồi đó mà như một sự vắng mặt
    trước cuộc sống. Ngồi hơn hai mươi năm như một cái bóng. Ly rượu cũng biến thành cái bóng. Cái bóng của hai người. Người và ly - rượu - người. Thân thiết chia sẻ cùng nhau những nỗi đời riêng, hiu quạnh, không còn ai khác có thể san sẻ giùm.
    Những ngày này, ở đây, giữa Sài Gòn xưa và nay, tôi thấy ở anh thoáng hiện những nụ cười yêu đời hóm hỉnh. Dấu hiệu của một sự yêu đời đã trở lại. Vì đời yêu anh nên anh phải yêu đời. Yêu đời là lẽ sống của những người không bệnh hoạn.
    Anh Văn Cao đã nói với những người yêu nhạc ở thành phố này về tình yêu, về những kỷ niệm xa xưa đã làm nên những bài hát trữ tình của anh. Ai cũng thấy rõ anh đã có một thời yêu đương, một thời mơ mộng. Đừng tưởng tuổi già làm anh cụt hứng với cuộc đời. Anh vẫn yêu, vẫn còn những mộng tưởng êm đềm đối với cuộc sống chung quanh. Như thế, có nghĩa là anh vẫn còn tồn tại dài lâu với cuộc đời chưa hề muốn phụ bạc anh. Vì qua ba buổi trình diễn những ca khúc xưa của anh, mọi người vẫn thấy rõ cái cảm xúc còn dấy lên như một cơn lốc, từ những tiếng vỗ tay không muốn ngừng nơi đám đông người ở một thế hệ quá trẻ.
    Thành phố này đã yêu anh - quá khứ, và tiếp tục yêu anh - hiện tại. Đó là món quà lớn cho một đời người làm nghệ thuật. Sống mà không ai quên được mình thật là khó. Anh đã làm được chuyện ấy thật không dễ gì.
    Mọi điều xấu tốt rồi sẽ qua đi, không ai để lòng nhớ mãi những câu chuyện đời. Nhưng tôi biết rằng, và cũng tin rằng, ở nơi đây, trên mặt đất quê hương này, khi nhiều năm nữa, sẽ qua đi, thì những Thiên thai, Suối mơ, Sông Lô... cũng vẫn mãi mãi còn vang vọng trong những trái tim yếu mềm vì một thứ nghệ thuật chỉ dành riêng cho những con người đích thực.
    Hai mươi không phải là quá trẻ và bảy mươi chưa phải là đã già. Sự già trẻ trong nghệ thuật là ở trái tim còn biết rung động và nồng nàn với cuộc sống. Trí tuệ cũng muốn nói một điều tương tự.
    Anh Văn Cao đã từng cùng bằng hữu của anh đi qua cuộc đời này và chắc anh không nghĩ khác rằng trái tim và trí tuệ chỉ là một. Trái tim nuôi trí tuệ và trí tuệ nuôi lại trái tim.
    Có bao nhiêu người sẽ còn nhớ lại những đêm Văn Cao ở Sài Gòn? Nhớ bao lâu và sẽ nhớ đến bao giờ? Những đầu tóc phai màu và những đầu tóc còn xanh. Có lẽ phải nói thật một điều, dù phũ phàng đến bao nhiêu, sẽ không còn nhớ ai trong cuộc đời này cả. Người mất đi sẽ bị thiệt thòi. Cuộc sống vẫn cứ êm đềm hoặc sinh động trôi đi. Những nụ cười. Áo đẹp. Vóc dáng. Xe cộ ngược xuôi. Tình yêu. Hoa quả cây lá xanh tươi. Quá nhiều điều trong cuộc đời không nhớ hết.
    Dù sao vẫn còn sót lại trong lòng tôi một mơ ước là tất cả chúng ta, đã cùng có mặt trước, sau trong cuộc đời, đối với những ai đã mang đến những khúc hát, những bản tình ca, những lời rao truyền được hát lên như bi ai hoặc hạnh ca, thì
    cũng nên có phút nhẹ lòng được nhớ lại và nghĩ đến.
    Tôi nhớ anh Văn Cao như nhớ đến một người đồng hương mà quê quán không còn vết tích. Tôi vẫn mong chờ ở anh Văn Cao một bản tình ca sau cùng.
    Văn Cao - cuối cùng và còn lại ?" 1998
    Nguồn: www.suutap.com
    Được TCSKL sửa chữa / chuyển vào 08:39 ngày 22/06/2003
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 05:04 ngày 03/08/2003
  5. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0

    Ngày Văn Cao Trở Lại​
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Chỉ là chuyến đi bình thường nhưng đã thành một sự kiện. Nhạc sĩ Văn Cao vào thăm thành phố Hồ Chí Minh và cái thành phố luôn náo nhiệt làm ăn này dường như đang hằng mong đợi ông. Ba buổi biểu diễn nhạc Văn Cao đã được tổ chức cấp tốc ở nhà Văn hóa Thanh niên, đông hết sức chứa, bất kể những cơn mưa tháng bảy...
    Nhạc sĩ Văn Cao trở lại Sài Gòn lần này, với tôi, có điều gì đó không giống những năm trước. Sự có mặt của anh bên cạnh ly rượu làm tôi nhớ đến những người đã vắng mặt. Những anh Nguyễn Tuân, Nguyễn Xuân Khoát, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng. Những con người tài hoa của nghệ thuật cũng như anh Văn mà có thời tôi đã cùng chia những ly rượu sáng chiều ở Hà Nội cũng như ở Sài Gòn. Cái có, không ở đời là chuyện thường tình của cuộc sống, nhưng cứ mỗi lúc có một cái gì gợi nhớ là không thể không ngậm ngùi. Anh Văn Cao là sự gợi nhớ đó.
    Cho đến bây giờ tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cái không khí ảm đạm, cô đơn của những mùa thu đông ở Hà Nội, với hình ảnh một Văn Cao ngồi một mình với cốc rượu trước mặt ngày này qua ngày khác. Anh ngồi đó mà như một sự vắng mặt
    trước cuộc sống. Ngồi hơn hai mươi năm như một cái bóng. Ly rượu cũng biến thành cái bóng. Cái bóng của hai người. Người và ly - rượu - người. Thân thiết chia sẻ cùng nhau những nỗi đời riêng, hiu quạnh, không còn ai khác có thể san sẻ giùm.
    Những ngày này, ở đây, giữa Sài Gòn xưa và nay, tôi thấy ở anh thoáng hiện những nụ cười yêu đời hóm hỉnh. Dấu hiệu của một sự yêu đời đã trở lại. Vì đời yêu anh nên anh phải yêu đời. Yêu đời là lẽ sống của những người không bệnh hoạn.
    Anh Văn Cao đã nói với những người yêu nhạc ở thành phố này về tình yêu, về những kỷ niệm xa xưa đã làm nên những bài hát trữ tình của anh. Ai cũng thấy rõ anh đã có một thời yêu đương, một thời mơ mộng. Đừng tưởng tuổi già làm anh cụt hứng với cuộc đời. Anh vẫn yêu, vẫn còn những mộng tưởng êm đềm đối với cuộc sống chung quanh. Như thế, có nghĩa là anh vẫn còn tồn tại dài lâu với cuộc đời chưa hề muốn phụ bạc anh. Vì qua ba buổi trình diễn những ca khúc xưa của anh, mọi người vẫn thấy rõ cái cảm xúc còn dấy lên như một cơn lốc, từ những tiếng vỗ tay không muốn ngừng nơi đám đông người ở một thế hệ quá trẻ.
    Thành phố này đã yêu anh - quá khứ, và tiếp tục yêu anh - hiện tại. Đó là món quà lớn cho một đời người làm nghệ thuật. Sống mà không ai quên được mình thật là khó. Anh đã làm được chuyện ấy thật không dễ gì.
    Mọi điều xấu tốt rồi sẽ qua đi, không ai để lòng nhớ mãi những câu chuyện đời. Nhưng tôi biết rằng, và cũng tin rằng, ở nơi đây, trên mặt đất quê hương này, khi nhiều năm nữa, sẽ qua đi, thì những Thiên thai, Suối mơ, Sông Lô... cũng vẫn mãi mãi còn vang vọng trong những trái tim yếu mềm vì một thứ nghệ thuật chỉ dành riêng cho những con người đích thực.
    Hai mươi không phải là quá trẻ và bảy mươi chưa phải là đã già. Sự già trẻ trong nghệ thuật là ở trái tim còn biết rung động và nồng nàn với cuộc sống. Trí tuệ cũng muốn nói một điều tương tự.
    Anh Văn Cao đã từng cùng bằng hữu của anh đi qua cuộc đời này và chắc anh không nghĩ khác rằng trái tim và trí tuệ chỉ là một. Trái tim nuôi trí tuệ và trí tuệ nuôi lại trái tim.
    Có bao nhiêu người sẽ còn nhớ lại những đêm Văn Cao ở Sài Gòn? Nhớ bao lâu và sẽ nhớ đến bao giờ? Những đầu tóc phai màu và những đầu tóc còn xanh. Có lẽ phải nói thật một điều, dù phũ phàng đến bao nhiêu, sẽ không còn nhớ ai trong cuộc đời này cả. Người mất đi sẽ bị thiệt thòi. Cuộc sống vẫn cứ êm đềm hoặc sinh động trôi đi. Những nụ cười. Áo đẹp. Vóc dáng. Xe cộ ngược xuôi. Tình yêu. Hoa quả cây lá xanh tươi. Quá nhiều điều trong cuộc đời không nhớ hết.
    Dù sao vẫn còn sót lại trong lòng tôi một mơ ước là tất cả chúng ta, đã cùng có mặt trước, sau trong cuộc đời, đối với những ai đã mang đến những khúc hát, những bản tình ca, những lời rao truyền được hát lên như bi ai hoặc hạnh ca, thì
    cũng nên có phút nhẹ lòng được nhớ lại và nghĩ đến.
    Tôi nhớ anh Văn Cao như nhớ đến một người đồng hương mà quê quán không còn vết tích. Tôi vẫn mong chờ ở anh Văn Cao một bản tình ca sau cùng.
    Văn Cao - cuối cùng và còn lại ?" 1998
    Nguồn: www.suutap.com
    Được TCSKL sửa chữa / chuyển vào 08:39 ngày 22/06/2003
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 05:04 ngày 03/08/2003
  6. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Chú Kiên Ngô Chí:
    Nhà chú ở gần nhạc Tranh, chịu khó ra đó tốn một cốc cà phê chép mấy cái bài viết mới nhất của Trịnh trong cuốn sách của Bửu Ý mới xuất bản(Hình như là 3 bài) rồi về post lên mạng cho mọi người đọc.
    Okie chưa?
  7. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Chú Kiên Ngô Chí:
    Nhà chú ở gần nhạc Tranh, chịu khó ra đó tốn một cốc cà phê chép mấy cái bài viết mới nhất của Trịnh trong cuốn sách của Bửu Ý mới xuất bản(Hình như là 3 bài) rồi về post lên mạng cho mọi người đọc.
    Okie chưa?
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Huế Hôm Nay (1968)
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Một cửa sổ của căn phòng bẩn thỉu nơi tôi đang sống nhìn ra ngoài một góc thành phố đông đúc. Trong một buổi chiều, tôi nằm dài yên lặng trên ghế bố, nhìn ra ngoài cửa sổ và tôi nhớ Huế.
    Từ cửa sổ ngó ra, Huế, là hai cây bông bụt đỏ ối, những làn mưa nghiêng nghiêng trong một bầu trời ảm đạm.
    Mỗi năm vào tháng này, tôi đi Huế. Đi ở đây, có nghĩa là trở về với những cái gì tầm thường nhưng quý giá: một căn nhà chật hẹp, một tô bún bò gạo giã, bạn bè tại những quán cà-phê nhỏ Mệ Tồn và giữ Huế trong tay suốt mùa hạ. Bản chất của Huế nằm trong kích thước nhỏ bé của nó. Nó không ồn ào và bận rộn. Những lề đường của Huế thân mật. Trên con đường của thành phố, bạn có thể giơ tay vẫy bạn bè suốt ngày. Khách lạ mới tới Huế có cảm tưởng rằng tất cả mọi người ở Huế đều có họ hàng với nhau.
    Trước hết, tôi trở về để thưởng thức những vật tầm thường nhỏ bé đó. Tôi đã thưởng thức nó trong một thời gian ngắn trước khi biến cố Mậu Thân xảy ra.
    Một sự sợ hãi lớn lao đã đến với Huế. Thật là điều khó khăn đối với tôi để quên, mùi xác thịt thối rữa trên đường Lê Lợi khi tôi cùng gia đình tản cư ngang qua đó. Hai hàng cau trước kia che chở đại lộ bằng những bóng mát cũng bị trốc gốc và trở thành những chướng ngại vật cho chúng tôi.
    Nhìn vào Huế tháng Hai, tôi thấy một bộ mặt sụp đổ của thành phố cổ kính. Tôi nghe giọng buồn nhất ở khắp nơi trong địa ngục kéo dài suốt tháng này. Họ là những người còn sống sót trong những cuộc chém giết, dường như họ chỉ còn xác mà không còn hồn. Nỗi buồn trốn mất khi nỗi đau khổ quá lớn. Tất cả dân Huế cùng với nhau trong suốt khoảng thời gian nguy hiểm nhất, đều đã thở bầu không khí bẩn thỉu nhất của trại tị nạn. Tất cả đều đã được biết sự tận cùng của đau khổ. Tôi nhìn những căn nhà bên kia sông bị nổ tung vì đạn đại bác, tạc đạn rơi trên dòng sông Hương, làm mặt nước tung bọt trắng xoá. Trong những ngày đầu của trận chiến, gia đình và tôi ngồi yên lặng trong nhà. Buổi sáng đi qua trên những khuôn mặt khổ não. Các anh tôi và tôi ngồi nhấp nháp rượu trong khi đạn réo ngang đầu. Qua khung cửa, chúng tôi nhìn thấy những người lính Bắc Việt di chuyển, nấu ăn, đào hố trong vườn trước mặt nhà. Đó là những ngày đẹp trời của mùa xuân, với những giọt mưa nhẹ như sợi chỉ đan vào nhau và không khí lành lạnh. Tôi muốn tản bộ dọc theo những con đường đầy bóng mát trước cửa nhà. Tôi muốn có cốc cà-phê ở một tiệm bên kia sông, trong nội thành, đằng trước Trường Âm nhạc và Mỹ thuật.
    Nhưng tôi đã ngồi bất động hơn 15 ngày. Anh tôi và tôi ví những ngày của chúng tôi với những ngày của Anne Frank.
    Tôi không biết bây giờ những gì có thể tìm lại khi mình trở về Huế. Những cây cầu bắc ngang qua dòng sông nhỏ đã bị gẫy. Tất cả mọi cây cầu An Cựu, Khe Ron, Phú Cam , bến Ngự, Nam Giao, vân vân... Một trong những cây cầu này đã chứng kiến sự trưởng thành của người bạn gái thân nhất, những dấu chân của nàng đã in hằn trên đó khi đi đến trường.
    Khu nhà tôi ở bây giờ đã trở thành bãi dây kẽm gai. Căn nhà tôi, một phần lớn bị tàn phá, đã đầy rác rưởi. Ngày đầu tiên tôi trở về. Tôi ngồi ruỗi dài chân tay trên một cái giường bị gẫy và nhìn giọt mưa nhỏ rơi trên tôi, từ khoảng trống của mái nhà, tôi nghĩ rằng đang mơ. Thật sự, Huế chẳng còn gì cả. Bầu không khí thanh lịch, ấm áp của ngày xưa sẽ không bao giờ trở lại. Các kho tàng cổ tích và quý giá của Huế đã bị bom đạn đốt cháy.
    Chỉ trong vòng hai tháng, tất cả mọi người dân của thành phố Huế đều trở thành những công nhân. Tập quán cổ truyền có từ lâu của một lối sống vương giả ở những gia đình ngày xưa đã bị xoá mất. Tôi đã nhiều lần bước ngang qua cầu Tràng Tiền gẫy đổ nhiều nhịp. Tôi qua đòng sông Hương với con thuyền đầy người. Còn đâu sự êm đềm trong tâm hồn thành phố. Rất khó kiếm thấy một chỗ không bị lỗ chỗ bởi những hố bom.
    Những con đường tráng nhựa sạch sẽ thuở nào nay đã trở nên lộn xộn, bẩn thỉu. Từng đám bụi bay lên cao suốt ngày ở hai con đường chính. Một bảng quảng cáo của rạp hát Châu Tinh vẫn còn treo trước cửa chợ Đông Ba. Phim này dường như cũng là một điềm gở: Le Temps du Massacre [Thời Giết người].
    Máu đã chảy và thấm xuống đất thành phố. Tôi đã mất nhiều thời gian ngồi trong quán cà-phê trên đường Trần Hưng Đạo để quan sát những người qua lại buồn bã, những người đã thăm dò được chiều sâu của sự buồn phiền. Tôi nhớ rằng tôi đã không tắm, không thay quần áo và không cạo râu cắt tóc suốt hai tháng.
    Sau giờ giới nghiêm, thành phố còn trở nên bi thảm hơn. Cửa nội thành đóng, đường phố bị bao phủ bởi một bầu không khí lạnh lẽo của bãi tha ma. Những ngôi mộ mới mọc lên như nấm dọc theo những con đường và lề đường trong công viên, trong vườn cam Tây Lộc và trong những cánh đồng nơi đàn bò ăn cỏ. Những bức tường của thành nội cũng đầy những vết đạn. Có lẽ hương hồn của những vị vua chúa ngày xưa và quan lại cũng sợ hãi. Huế luôn luôn được nếm mùi bất hạnh. Từ lũ lụt, bão tố trong quá khứ cho đến sự tàn phá của hàng ngàn căn nhà, hàng ngàn gia đình trong cuộc chém giết tàn nhẫn, ngày hôm nay, người dân Huế đã phải học cách sống trong kiên nhẫn. Huế dường như bị cột chặt vào định mệnh khắc nghiệt. Sẽ không bao giờ có thành phố Huế cổ kính ngày xưa nữa. Tại đây, dân chúng không bao giờ có dịp để làm giàu một tháng hay một ngày. Cần phải bốn thế hệ: ông, cha, con và cháu, mới có thể xây dựng một ngôi nhà. Ngôi nhà được truyền từ đời nọ sang đời kia, và những người nào phải xa nhà, đều vẫn có thể nhớ từng cột nhà, từng xà nhà, từng bậc cửa.
    Vì thế phải cần một thời gian lâu, mọi người có thể nhìn Huế mà không nhìn thấy khuôn mặt bị tàn phá. Huế của ngày xưa đã biến mất đi khi mái cao của cửa Thượng Tứ và cửa Đông Hoà đã bị tàn phá và đầy lỗ thủng.
    Tôi bước dọc theo đường thành nội nơi mà hàng ngàn căn nhà đã bị đốt cháy rụi.
    Tôi lên An Hoà, đứng trên đồi Uông Voi và nhìn chung quanh, cạnh những hố bom sâu hơn 10 thước. Nơi đây là nhà của hàng ngàn những gia đình nghèo khó. Họ đã trở về để nhìn lại những cây chuối non, những cột gỗ, những lăng tẩm, từng bậc đá ghi lại những dấu vết của những cái gì đã một lần ở đó.
    Tất cả mọi thứ đều bị tàn phá. Huế đã phải lo cúng bái thêm nhiều linh hồn còn đi lang thang. Huế đã có một ngày giỗ chung cho tất cả mọi người chết, ngày mà người ta nhìn thấy nhiều đống xác người. Nhưng bây giờ lại có thêm nhiều thân người nữa. Sự tàn phá cũng càng ngày càng nhiều. Nước mắt của người dân Huế đủ để làm một dòng suối nhỏ. Những ngôi mộ ở chùa Ao Vàng, tại Bãi Dâu, tại Kim Long. Tại Long Thọ, là những dấu vết của một bạo lực hung ác không thể quên được trong tâm hồn những người còn sống.
    Nhớ những ngày ở Huế trong tháng Giêng và tháng Hai, tôi không bao giờ quên được người mẹ chạy theo chiếc xe chở xác đang mang theo đứa con trai của bà và trong khi chạy, bà đã vỗ tay cười suốt con đường lầy lội đất đỏ.
    Tôi cũng sẽ không bao giờ quên được những người lính Mỹ ngồi dài trên lề đường, nhìn bà ta cười ngạo nghễ. Tôi cũng nhớ một ông cụ, bước những bước nặng nề, trên vai ông là một cỗ quan tài nhỏ, trên quan tài cắm ba nén hương đang cháy.
    Huế đã sống qua những ngày tàn nhẫn. Hàng đoàn người đào hố để tìm lại xác cha, anh, mẹ hay chị. Những tiếng khóc của đám ma có thể làm rung chuyển cả núi rừng. Nhiều cái chết do sự ác độc của loài người gây nên. Ngày kia tôi lẩn tránh trong một thư viện của Viện Đại Học Huế, tâm hồn tôi là một tảng băng. Chung quanh tôi mọi vật đều bị tàn phai. Tôi không thể nói được gì cả, khi đời sống ở nơi ẩm ướt, lạnh lùng, trong bầu không khí ảm đạm của thư viện. Tôi không biết phải làm gì với cảnh tàn phá này. Căn bản luân lý của chiến tranh đã ra khỏi giới hạn của năng lực loài người để chịu đựng.
    Huế ơi! Tôi hi vọng có một ngày thanh bình nào đó, tôi có thể trở về để ăn bánh bèo ở cây Phượng, bún bò thịt nướng ở Kim Long, bún bò Mụ Rớt. Tôi muốn quay trở lại để ngủ đêm trên dòng sông Hương và gọi ông Bê mang cho tôi một tô bún rất cay, cay đến chảy nước mắt. Tôi sẽ gọi cô con gái trên thuyền mang cho tôi một con mực nướng khô, một cốc rượu nhỏ, thật nhỏ để làm cho đêm trở nên ấm hơn, những bài hát nửa đêm trở nên hay hơn và giấc ngủ hiền hoà hơn trong lúc sông lặng lờ trôi?
    (Dispatch News Service International Inc., 1968)
    Bản dịch từ Anh ngữ của T. K. Dung,
    đăng lại trong cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay của Tạ Tị, Sài gòn, 1972
    Nguồn: www.suutap.com

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 05:08 ngày 03/08/2003
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Huế Hôm Nay (1968)
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Một cửa sổ của căn phòng bẩn thỉu nơi tôi đang sống nhìn ra ngoài một góc thành phố đông đúc. Trong một buổi chiều, tôi nằm dài yên lặng trên ghế bố, nhìn ra ngoài cửa sổ và tôi nhớ Huế.
    Từ cửa sổ ngó ra, Huế, là hai cây bông bụt đỏ ối, những làn mưa nghiêng nghiêng trong một bầu trời ảm đạm.
    Mỗi năm vào tháng này, tôi đi Huế. Đi ở đây, có nghĩa là trở về với những cái gì tầm thường nhưng quý giá: một căn nhà chật hẹp, một tô bún bò gạo giã, bạn bè tại những quán cà-phê nhỏ Mệ Tồn và giữ Huế trong tay suốt mùa hạ. Bản chất của Huế nằm trong kích thước nhỏ bé của nó. Nó không ồn ào và bận rộn. Những lề đường của Huế thân mật. Trên con đường của thành phố, bạn có thể giơ tay vẫy bạn bè suốt ngày. Khách lạ mới tới Huế có cảm tưởng rằng tất cả mọi người ở Huế đều có họ hàng với nhau.
    Trước hết, tôi trở về để thưởng thức những vật tầm thường nhỏ bé đó. Tôi đã thưởng thức nó trong một thời gian ngắn trước khi biến cố Mậu Thân xảy ra.
    Một sự sợ hãi lớn lao đã đến với Huế. Thật là điều khó khăn đối với tôi để quên, mùi xác thịt thối rữa trên đường Lê Lợi khi tôi cùng gia đình tản cư ngang qua đó. Hai hàng cau trước kia che chở đại lộ bằng những bóng mát cũng bị trốc gốc và trở thành những chướng ngại vật cho chúng tôi.
    Nhìn vào Huế tháng Hai, tôi thấy một bộ mặt sụp đổ của thành phố cổ kính. Tôi nghe giọng buồn nhất ở khắp nơi trong địa ngục kéo dài suốt tháng này. Họ là những người còn sống sót trong những cuộc chém giết, dường như họ chỉ còn xác mà không còn hồn. Nỗi buồn trốn mất khi nỗi đau khổ quá lớn. Tất cả dân Huế cùng với nhau trong suốt khoảng thời gian nguy hiểm nhất, đều đã thở bầu không khí bẩn thỉu nhất của trại tị nạn. Tất cả đều đã được biết sự tận cùng của đau khổ. Tôi nhìn những căn nhà bên kia sông bị nổ tung vì đạn đại bác, tạc đạn rơi trên dòng sông Hương, làm mặt nước tung bọt trắng xoá. Trong những ngày đầu của trận chiến, gia đình và tôi ngồi yên lặng trong nhà. Buổi sáng đi qua trên những khuôn mặt khổ não. Các anh tôi và tôi ngồi nhấp nháp rượu trong khi đạn réo ngang đầu. Qua khung cửa, chúng tôi nhìn thấy những người lính Bắc Việt di chuyển, nấu ăn, đào hố trong vườn trước mặt nhà. Đó là những ngày đẹp trời của mùa xuân, với những giọt mưa nhẹ như sợi chỉ đan vào nhau và không khí lành lạnh. Tôi muốn tản bộ dọc theo những con đường đầy bóng mát trước cửa nhà. Tôi muốn có cốc cà-phê ở một tiệm bên kia sông, trong nội thành, đằng trước Trường Âm nhạc và Mỹ thuật.
    Nhưng tôi đã ngồi bất động hơn 15 ngày. Anh tôi và tôi ví những ngày của chúng tôi với những ngày của Anne Frank.
    Tôi không biết bây giờ những gì có thể tìm lại khi mình trở về Huế. Những cây cầu bắc ngang qua dòng sông nhỏ đã bị gẫy. Tất cả mọi cây cầu An Cựu, Khe Ron, Phú Cam , bến Ngự, Nam Giao, vân vân... Một trong những cây cầu này đã chứng kiến sự trưởng thành của người bạn gái thân nhất, những dấu chân của nàng đã in hằn trên đó khi đi đến trường.
    Khu nhà tôi ở bây giờ đã trở thành bãi dây kẽm gai. Căn nhà tôi, một phần lớn bị tàn phá, đã đầy rác rưởi. Ngày đầu tiên tôi trở về. Tôi ngồi ruỗi dài chân tay trên một cái giường bị gẫy và nhìn giọt mưa nhỏ rơi trên tôi, từ khoảng trống của mái nhà, tôi nghĩ rằng đang mơ. Thật sự, Huế chẳng còn gì cả. Bầu không khí thanh lịch, ấm áp của ngày xưa sẽ không bao giờ trở lại. Các kho tàng cổ tích và quý giá của Huế đã bị bom đạn đốt cháy.
    Chỉ trong vòng hai tháng, tất cả mọi người dân của thành phố Huế đều trở thành những công nhân. Tập quán cổ truyền có từ lâu của một lối sống vương giả ở những gia đình ngày xưa đã bị xoá mất. Tôi đã nhiều lần bước ngang qua cầu Tràng Tiền gẫy đổ nhiều nhịp. Tôi qua đòng sông Hương với con thuyền đầy người. Còn đâu sự êm đềm trong tâm hồn thành phố. Rất khó kiếm thấy một chỗ không bị lỗ chỗ bởi những hố bom.
    Những con đường tráng nhựa sạch sẽ thuở nào nay đã trở nên lộn xộn, bẩn thỉu. Từng đám bụi bay lên cao suốt ngày ở hai con đường chính. Một bảng quảng cáo của rạp hát Châu Tinh vẫn còn treo trước cửa chợ Đông Ba. Phim này dường như cũng là một điềm gở: Le Temps du Massacre [Thời Giết người].
    Máu đã chảy và thấm xuống đất thành phố. Tôi đã mất nhiều thời gian ngồi trong quán cà-phê trên đường Trần Hưng Đạo để quan sát những người qua lại buồn bã, những người đã thăm dò được chiều sâu của sự buồn phiền. Tôi nhớ rằng tôi đã không tắm, không thay quần áo và không cạo râu cắt tóc suốt hai tháng.
    Sau giờ giới nghiêm, thành phố còn trở nên bi thảm hơn. Cửa nội thành đóng, đường phố bị bao phủ bởi một bầu không khí lạnh lẽo của bãi tha ma. Những ngôi mộ mới mọc lên như nấm dọc theo những con đường và lề đường trong công viên, trong vườn cam Tây Lộc và trong những cánh đồng nơi đàn bò ăn cỏ. Những bức tường của thành nội cũng đầy những vết đạn. Có lẽ hương hồn của những vị vua chúa ngày xưa và quan lại cũng sợ hãi. Huế luôn luôn được nếm mùi bất hạnh. Từ lũ lụt, bão tố trong quá khứ cho đến sự tàn phá của hàng ngàn căn nhà, hàng ngàn gia đình trong cuộc chém giết tàn nhẫn, ngày hôm nay, người dân Huế đã phải học cách sống trong kiên nhẫn. Huế dường như bị cột chặt vào định mệnh khắc nghiệt. Sẽ không bao giờ có thành phố Huế cổ kính ngày xưa nữa. Tại đây, dân chúng không bao giờ có dịp để làm giàu một tháng hay một ngày. Cần phải bốn thế hệ: ông, cha, con và cháu, mới có thể xây dựng một ngôi nhà. Ngôi nhà được truyền từ đời nọ sang đời kia, và những người nào phải xa nhà, đều vẫn có thể nhớ từng cột nhà, từng xà nhà, từng bậc cửa.
    Vì thế phải cần một thời gian lâu, mọi người có thể nhìn Huế mà không nhìn thấy khuôn mặt bị tàn phá. Huế của ngày xưa đã biến mất đi khi mái cao của cửa Thượng Tứ và cửa Đông Hoà đã bị tàn phá và đầy lỗ thủng.
    Tôi bước dọc theo đường thành nội nơi mà hàng ngàn căn nhà đã bị đốt cháy rụi.
    Tôi lên An Hoà, đứng trên đồi Uông Voi và nhìn chung quanh, cạnh những hố bom sâu hơn 10 thước. Nơi đây là nhà của hàng ngàn những gia đình nghèo khó. Họ đã trở về để nhìn lại những cây chuối non, những cột gỗ, những lăng tẩm, từng bậc đá ghi lại những dấu vết của những cái gì đã một lần ở đó.
    Tất cả mọi thứ đều bị tàn phá. Huế đã phải lo cúng bái thêm nhiều linh hồn còn đi lang thang. Huế đã có một ngày giỗ chung cho tất cả mọi người chết, ngày mà người ta nhìn thấy nhiều đống xác người. Nhưng bây giờ lại có thêm nhiều thân người nữa. Sự tàn phá cũng càng ngày càng nhiều. Nước mắt của người dân Huế đủ để làm một dòng suối nhỏ. Những ngôi mộ ở chùa Ao Vàng, tại Bãi Dâu, tại Kim Long. Tại Long Thọ, là những dấu vết của một bạo lực hung ác không thể quên được trong tâm hồn những người còn sống.
    Nhớ những ngày ở Huế trong tháng Giêng và tháng Hai, tôi không bao giờ quên được người mẹ chạy theo chiếc xe chở xác đang mang theo đứa con trai của bà và trong khi chạy, bà đã vỗ tay cười suốt con đường lầy lội đất đỏ.
    Tôi cũng sẽ không bao giờ quên được những người lính Mỹ ngồi dài trên lề đường, nhìn bà ta cười ngạo nghễ. Tôi cũng nhớ một ông cụ, bước những bước nặng nề, trên vai ông là một cỗ quan tài nhỏ, trên quan tài cắm ba nén hương đang cháy.
    Huế đã sống qua những ngày tàn nhẫn. Hàng đoàn người đào hố để tìm lại xác cha, anh, mẹ hay chị. Những tiếng khóc của đám ma có thể làm rung chuyển cả núi rừng. Nhiều cái chết do sự ác độc của loài người gây nên. Ngày kia tôi lẩn tránh trong một thư viện của Viện Đại Học Huế, tâm hồn tôi là một tảng băng. Chung quanh tôi mọi vật đều bị tàn phai. Tôi không thể nói được gì cả, khi đời sống ở nơi ẩm ướt, lạnh lùng, trong bầu không khí ảm đạm của thư viện. Tôi không biết phải làm gì với cảnh tàn phá này. Căn bản luân lý của chiến tranh đã ra khỏi giới hạn của năng lực loài người để chịu đựng.
    Huế ơi! Tôi hi vọng có một ngày thanh bình nào đó, tôi có thể trở về để ăn bánh bèo ở cây Phượng, bún bò thịt nướng ở Kim Long, bún bò Mụ Rớt. Tôi muốn quay trở lại để ngủ đêm trên dòng sông Hương và gọi ông Bê mang cho tôi một tô bún rất cay, cay đến chảy nước mắt. Tôi sẽ gọi cô con gái trên thuyền mang cho tôi một con mực nướng khô, một cốc rượu nhỏ, thật nhỏ để làm cho đêm trở nên ấm hơn, những bài hát nửa đêm trở nên hay hơn và giấc ngủ hiền hoà hơn trong lúc sông lặng lờ trôi?
    (Dispatch News Service International Inc., 1968)
    Bản dịch từ Anh ngữ của T. K. Dung,
    đăng lại trong cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay của Tạ Tị, Sài gòn, 1972
    Nguồn: www.suutap.com

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 05:08 ngày 03/08/2003
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Trong Âm Nhạc, Văn Cao Sang Trọng Như Một Ông Hoàng
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Mùa thu. Gõ cửa. Vào. Anh Văn Cao ngồi trước chiếc bàn có tẩu thuốc lào và ly rượu, 8 giờ sáng.
    Không bao giờ ra Hà Nội mà tôi không ghé anh Văn. Anh Văn ngồi. Ngồi ở sạp gỗ cũ kỹ như đã ngồi hằng trăm năm. Ngồi tóc bạc phơ, râu cũng bạc phơ. Chỗ ngồi đã mòn. Lưng dựa đã mòn. Ngồi như thế ích gì anh Văn. Anh nói: "Lấy cái ly sạch cho Sơn đi bà". Buổi sáng mùa thu uống rượu với anh Văn và nghĩ ngợi.
    Có những con đường anh Văn đã đi.
    Có những con đường tôi cũng đã qua.
    Những con đường ấy có lúc gặp nhau, có lúc chia lìa.
    Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng.
    Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy
    thả chơi.
    Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa
    cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong thân phận
    riêng tư.
    Quanh anh Văn là tranh. Là thơ. Là nhạc.
    Vốn liếng cạnh tôi, nhỏ nhắn vô cùng, cũng là tranh, là thơ, là nhạc.
    Anh và tôi đi trên cùng một con đường. Nhưng anh là anh và tôi vẫn là tôi. Cái lớn vô cùng và cái nhỏ cũng vô cùng. Thế mà vẫn gặp. Sự gặp gỡ bình sinh không biết hết. Sự gặp gỡ muộn màng giờ đây tôi muốn hát cho anh nghe.
    Khúc hát trễ tràng, giấu kín những điều thầm lặng. Thật đấy.
    Tôi hát anh và tôi hát tôi.
    Anh đi qua cuộc đời và hát.
    Tôi cũng đi qua cuộc đời và hát.
    Hát cho người và hát cho mình. Thế thì anh muốn gì hỡi hoàng tử bé -petit-
    prince-râu tóc bạc phơ?
    Đời sống gọn gàng, bé nhỏ. Đôi khi (?) rộng lớn vô cùng.
    Anh bé nhỏ và anh rộng lớn.
    Văn Cao. Văn Cao.
    Thân anh gầy yếu không dựng nổi một mùa. Nhưng tôi nghe trong âm nhạc
    anh gió vẫn chuyển và cây thay lá.
    Anh sống và anh cười thầm lặng. Cái chua xót ẩn kín đằng sau những nếp nhăn. Anh biết và anh biết hết.
    Nhưng anh cũng khờ khạo như trẻ thơ.
    Anh ngủ yên nhưng anh tỉnh thức. Thi ca và triết học trên hai bàn tay anh như nâng đỡ cuộc đời.
    Sống chết là số phận con người. Anh đâu cần biết. Anh đã từng nhiều năm
    nặng nợ với âm nhạc, thi ca, hội hoạ. Điều ấy có thật nhưng nhiều khi tôi vẫn băn
    khoăn tự hỏi: Anh là ai mà lưu lạc giữa chốn Thiên thai này?
    Tháng 12-1987.
    Nguồn: suutap.com
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 05:09 ngày 03/08/2003

Chia sẻ trang này