1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập những bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn, bài viết của Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi blue293, 19/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Trong Âm Nhạc, Văn Cao Sang Trọng Như Một Ông Hoàng
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Mùa thu. Gõ cửa. Vào. Anh Văn Cao ngồi trước chiếc bàn có tẩu thuốc lào và ly rượu, 8 giờ sáng.
    Không bao giờ ra Hà Nội mà tôi không ghé anh Văn. Anh Văn ngồi. Ngồi ở sạp gỗ cũ kỹ như đã ngồi hằng trăm năm. Ngồi tóc bạc phơ, râu cũng bạc phơ. Chỗ ngồi đã mòn. Lưng dựa đã mòn. Ngồi như thế ích gì anh Văn. Anh nói: "Lấy cái ly sạch cho Sơn đi bà". Buổi sáng mùa thu uống rượu với anh Văn và nghĩ ngợi.
    Có những con đường anh Văn đã đi.
    Có những con đường tôi cũng đã qua.
    Những con đường ấy có lúc gặp nhau, có lúc chia lìa.
    Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng.
    Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy
    thả chơi.
    Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa
    cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong thân phận
    riêng tư.
    Quanh anh Văn là tranh. Là thơ. Là nhạc.
    Vốn liếng cạnh tôi, nhỏ nhắn vô cùng, cũng là tranh, là thơ, là nhạc.
    Anh và tôi đi trên cùng một con đường. Nhưng anh là anh và tôi vẫn là tôi. Cái lớn vô cùng và cái nhỏ cũng vô cùng. Thế mà vẫn gặp. Sự gặp gỡ bình sinh không biết hết. Sự gặp gỡ muộn màng giờ đây tôi muốn hát cho anh nghe.
    Khúc hát trễ tràng, giấu kín những điều thầm lặng. Thật đấy.
    Tôi hát anh và tôi hát tôi.
    Anh đi qua cuộc đời và hát.
    Tôi cũng đi qua cuộc đời và hát.
    Hát cho người và hát cho mình. Thế thì anh muốn gì hỡi hoàng tử bé -petit-
    prince-râu tóc bạc phơ?
    Đời sống gọn gàng, bé nhỏ. Đôi khi (?) rộng lớn vô cùng.
    Anh bé nhỏ và anh rộng lớn.
    Văn Cao. Văn Cao.
    Thân anh gầy yếu không dựng nổi một mùa. Nhưng tôi nghe trong âm nhạc
    anh gió vẫn chuyển và cây thay lá.
    Anh sống và anh cười thầm lặng. Cái chua xót ẩn kín đằng sau những nếp nhăn. Anh biết và anh biết hết.
    Nhưng anh cũng khờ khạo như trẻ thơ.
    Anh ngủ yên nhưng anh tỉnh thức. Thi ca và triết học trên hai bàn tay anh như nâng đỡ cuộc đời.
    Sống chết là số phận con người. Anh đâu cần biết. Anh đã từng nhiều năm
    nặng nợ với âm nhạc, thi ca, hội hoạ. Điều ấy có thật nhưng nhiều khi tôi vẫn băn
    khoăn tự hỏi: Anh là ai mà lưu lạc giữa chốn Thiên thai này?
    Tháng 12-1987.
    Nguồn: suutap.com
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 05:09 ngày 03/08/2003
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Nhật ký ghi ở Osaka
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Osaka, 23- 1- 1996
    Đến phi trường Osaka lúc 5 giờ sáng. Trời lờ mờ. Bên ngoài lạnh 5 độ C. Sân bay rộng mênh mông và cho một cảm giác lạnh lẽo vì vật liệu kiến trúc được sắp xếp thành một thứ trật tự kim loại. Thủ tục hải quan nhanh, gọn và lịch sự. Hành lý xuống sẵn chỉ đến mang bỏ lên xe đẩy là đi. Quá khác xa so với cảm giác khó chịu khi đến cảng sân bay Luân Đôn. Phòng khách sạn nhỏ, bình thường dù International Hotel Osaka là khách sạn khá lớn nằm ở trung tâm thành phố, cách phi trường khoảng 40km. Có phiếu ghi tên để ở bàn viết. Có một điều lạ mà các khách sạn khắp nơi trên thế giới hầu như không thấy là cái tủ lạnh. Trong tủ lạnh các loại nước, bia, rượu được để vào từng ô nhỏ vừa khít hình chai, chỉ lòi cái
    đầu chai ra ngoài. Tôi rút thử một chai lại đúng vào chai whisky nhỏ. Bỏ vào lại không được. Đọc lại cái tờ giấy hướng dẫn dán bên ngoài mới vỡ lẽ : chai nào đã rút ra là máy computer đã tự động tính tiền rồi. Nếu cố gắng đẩy vào lại thì máy lại tự động tính thêm lần hai, lần ba. Cũng là một kinh nghiệm. Không uống mà vẫn phải trả tiền thì đúng là phiền thật.
    24 tháng 1
    Đi Kyoto. Đi metro đến ga San Jou. Hệ thống metro hiện đại. Thăm chùa cổ Kiyo Mizu Dera. Chùa cổ thật. Lên cao trời lạnh. Có vườn tràng của nhà sư trụ tri quá cố nhưng gặp ngày đóng cửa không vào được. Gặp đúng ngày đội cứu hỏa tập dượt cứu chùa khi có hỏa hoạn. Gọn gàng, nhanh nhẹn. Một hệ thống nước tự động phun ra từ các điểm chính của mái chùa. Trong quần thể chùa cổ có một chùa trước đây bị cháy và được xây lại khoảng 300 năm nay. Trước khi rời chùa mọi người lấy gáo hứng nước trong từ suối cao chảy xuống. Cầu nguyện và uống.
    Lên xe đi thăm tiếp Kim Các tự. Hai mươi kilô vàng ròng thếp sáng rực hai tầng của Kim Các tự. Xung quanh là rừng. Ngày xưa đây là đất đai riêng của một người giàu có, sau đó bán lại cho chùa. Phía tây mặt trời lặn nhìn từ phòng trà đạo là một không gian núi rừng u tịch. Người Nhật gọi phía mặt trời lặn ấy là Tây phương cực lạc.
    Nhớ lại câu chuyện tình của một nhà sư đốt lửa tự thiêu cùng với Kim Các tự của Mishima. Chùa cháy nhưng cây tùng hàng trăm năm có hình chiếc tàu buồm vẫn còn xanh tươi và được làm giàn chống đỡ, bảo quản tốt. Câu chuyện tình Kim Các tự đẹp và buồn. Đứng nhìn bóng Kim Các tự dưới mặt hồ bỗng nghĩ đến người xưa mà ngậm ngùi.
    Mặt trời lên và nắng. Tuyết bỗng rơi hạt nhỏ. Lạnh đột ngột.
    Từ giã Kim các tự đi về phố chính. Ở đây không còn một chút gì của thành phố cổ kính nữa. Cũng nhà cao tầng, phố đông người, buôn bán tấp nập. Tuyết lại rơi, hạt lớn hơn. Cả phố mặc áo màu sậm và tuyết trắng đậu trên tóc, trên áo. Tuyết tan nhanh. Tan đi những ảo tưởng mơ hồ.
    Kyoto như là Huế của Việt Nam. Trong giây phút bỗng thấy Kyoto tan đi trong Huế qua khuôn mặt của Naka, người phiên dịch quá xinh đẹp. Hình như người thiếu nữ Nhật nào xinh đẹp cũng rất gần với vẻ đẹp Việt Nam.
    Naka là một bài thơ trữ tình làm nhớ lại một khuôn mặt cũ. Một khuôn mặt cũ làm nhớ lại một bài cú của Basho :
    Chiều hôm qua một đạo binh
    Không làm tôi sợ
    Chiều nay tôi sợ bóng mình.
    Trên chuyến metro về lại Osaka dạy cho Naka một số từ mới, hơi khó hiểu với một cô sinh viên học tiếng Việt. Hai mươi ba tuổi cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao.
    25 tháng 1
    Đi thăm Nara - thành phố cổ nhất của Nhật. Đi thăm Nara là đi thăm Phật Lớn. Tượng Phật lớn nhất thế giới bằng đồng đen cao 60m. Người nghệ nhân vô danh nào mà tài hoa quá sức. Đẹp từ mắt, mũi, miệng, đến nếp áo, ngón chân, ngón tay. Buddha Vairocana. Hoàng đế Shomu cho xây dựng từ 752 sau công nguyên. Đi thăm tiếp chùa Tháp ba tầng. Nhớ Linh Mụ Huế. Văn minh, tĩnh lặng mà đẹp quá. Trời cứ lạnh. Có lẽ chỉ còn 1 độ C.
    Hôm nay là một ngày vui. Hôm qua cũng vậy.
    Về lại Osaka đi gặp ông thống đốc tỉnh Osaka. Tên ông là Yokohama.
    Ông thống đốc Yokohama là một nghệ sĩ hài nổi tiếng được nhân dân bầu. Ở Tokyo ông thống đốc cũng là một nghệ sĩ. Năm nay thống đốc của hai thành phố lớn Osaka và Tokyo đều là nghệ sĩ. Thời đại của văn học nghệ thuật đang nảy mầm tươi tốt ở Nhật? Buổi tiếp tân vui nhộn, nồng nàn. Hồng Nhung mặc áo dài gấm Việt Nam. Hát không cần đàn. Trịnh Công Sơn hát. Rồi ông Yokohama cùng ban lãnh đạo đều bước lên bục hát. Đời như trẻ lại.
    Gặp những người lãnh đạo một cáí hội mới rất lạ : Hội ?oOsaka 21st Century Association?. Bắt đầu sống và làm việc cho thế kỷ tới ngay từ bây giờ.
    Ngày mai sẽ là buổi hội thảo về văn hóa Việt Nam. Symposium lần thứ IV về đời sống văn hóa châu Á. Văn hóa tóm lại chỉ là con người. Điều đầu tiên và điều cuối cùng: con người. Viết đến đây bỗng giật mình đọc ở bảng chỉ dẫn: En caso de terremoto (trường hợp động đất). Không có cái mũ an toàn nào để che đầu cả. Rõ ràng một đất nước sống trong tình trạng lo âu về động đất, không có tài nguyên gì cả mà vẫn có thể giàu có phi thường. Tái nguyên duy nhất: con người và trí tuệ.
    26 tháng 1
    Buổi sáng đến ?oDawn Center? của khu Chuo thành phố Osaka. Hồng Nhung và tôi xin thử lại âm thanh và ánh sáng cho buổi tập dượt để chuẩn bị buổi trình diễn đêm nay. Phòng hội thảo cũng là sân khấu trình diễn chứa khoảng 500 người. Hệ thống âm thanh và ánh sáng được điều khiển từ xa trên lầu cao. Liên lạc với chuyên viên kỹ thuật bằng máy.
    Đây là nhà của Hội Phụ nữ thành phố Osaka. Qui mô xây dựng của nó khoảng bằng mười lần khách sạn New World. Có đủ phòng triển lãm, nhiều phòng hội thảo, sân khấu...
    Buổi chiều hội thảo bắt đầu lúc 6 giờ. Trên dãy bàn của các thuyết trình viên có tên của từng người bằng tiếng Nhật theo thứ tự: Trịnh Công Sơn, Nguyễn Mạnh Hùng, chị Bùi Thị Loan, giáo sư Tomita Kenji, chị Oishi Toshino. Bên cạnh tôi, ở một bàn riêng, là phó giáo sư Momoki Shiro làm người hướng dẫn chương trình.
    Chương trình nói chuyện ngắn gọn, chỉ nói những điều chủ yếu. Qui định mỗi người chỉ nói trong vòng 15 đến 20 phút, sau đó trả lời những câu hỏi của khán giả. Có một điều đặt ra hơi gay gắt là người Nhật không thành thật bằng người Việt Nam. Họ luôn sống hai mặt với hai con người khác nhau. Điều rất lạ là cả chị Loan (lấy chồng Nhật và đang sống tại Nhật), cùng các anh Tomita, chị Oishi cũng cùng quan điểm như thế. Vì số thời gian qui định quá ít nên tôi chỉ nói về hành trình của tôi và Zen trong thế giới âm nhạc của tôi.
    Sau phần hội thảo, sân khấu đóng lại để chuẩn bị cho phần trình diễn. Hồng Nhung và tôi thu gọn chương trình trong vòng một giờ cùng với lời giới thiệu nội dung của từng bài hát đã được dịch ra tiếng Nhật trước.
    Khán giả hoan nghênh nhiệt liệt. Có yêu cầu hát thêm nhưng đã hết giờ.
    Quyến luyến bắt tay nhau, chụp hình cùng các em sinh viên Việt Nam học tại Nhật, tặng hoa và từ giã.
    27 tháng 1
    Gặp gỡ báo chí và truyền hình Nhật. Các báo lớn như Mainichi, Asahi đều có bài viết và truyền hình trực tiếp. Nhờ có truyền hình tôi được ông Tamura tìm đến gặp và hứa sẽ tiếp tục ký hợp đồng. Tôi và ông Tamura đã làm việc với nhau qua thư từ trước 1975. Sau 25 năm mới gặp mặt lần đầu. Vui mừng vô kể. Có cả nhạc sĩ và nhà thơ nổi tiếng Mozu tìm đến thăm và tặng quà. Tôi mang theo sách nhạc và cassette quá ít nên không đủ để chia đều cho mọi người.
    28 tháng 1
    Đi Tokyo. Đến nơi gặp các bạn Việt Nam đang sống và làm ăn tại Nhật. Gặp Hito - đại diện cho Horipro TSC là công ty mời đến Tokyo. Ở lại khách sạn lớn Akasaka Tokyu Hotel ngay trung tâm thành phố. Hồng Nhung đi xem Disneyland của Nhật cùng Hito. Tôi đi cùng các bạn Việt Nam quanh các khu phố lớn, khu phố nhỏ để thử tìm lại một vài dấu vết gì đó của Nhật Bản xưa nhưng vô ích. Tokyo là một thành phố hiện đại như mọi thành phố hiện đại khác trên thế giới. May gặp ngày chủ nhật nên mới có thể tìm chỗ đậu xe.
    Quanh quẩn một hồi lại tìm vào các quán ăn uống. Hầu hết các quán ăn, quán uống ở Nhật đều chỉ nghe một thứ nhạc buồn buồn, tỉ tê, rỉ rả của đàn koto. Mọi bữa ăn, mọi thức ăn Nhật ở mọi nơi đều giống nhau: uống sake hâm nóng. Người thiếu nữ đi theo bao giờ cũng là người rót rượu. Đã thành phong tục tập quán rồi. Trên sàn ăn, bao giờ họ cũng ngồi quì gối. Mình là khách ngồi sao cũng được. Đối với cánh đàn ông, vào quán rượu luôn luôn là điều lý thú nhất. Đàn bà con gái thì thích đi shopping hơn. Đồ đạc quá nhiều mà mắc quá. Mọi thứ đều đắt đỏ, từ ăn uống đến phương tiện di chuyển như taxi. Bước chân lên xe là đồng hồ đã chỉ 6 USD rồi.
    Tối nay đến sứ quán Việt Nam tại Tokyo. Một bữa tiệc nhỏ, thân mật được bày sẵn. Mọi người nâng ly chúc mừng nhau. Chụp ảnh kỷ niệm và chia tay nhau để chuẩn bị ngày mai về lại Osaka.
    29 tháng 1
    Trước khi lên máy bay lại phải dành hai giờ cho hai cuộc phỏng vấn của các báo Yomiuri và Mainichi tại trụ sở của tổ chức Horipro. Có lẽ trong chuyến đi này thời gian làm việc với truyền hình và các báo là nhiều nhất và khá căng, vì sau buổi ăn trưa là làm việc ngay không còn thì giờ nằm nghỉ một tí như ở Việt Nam nữa.
    Về đến Osaka vào buổi chiều gần tối. Những người bạn Nhật đưa tận đến Tokyo đã về trước và đón ở sân bay. Buổi tiệc cuối cùng kéo dài đến khuya trong một bầu không khí anh em nồng nàn tình cảm.
    Ngày mai 30-1 sẽ về lại Việt Nam.
    Có một thứ hành trang không mang theo được. Thứ hành trang mà kẻ hành giả homo ludus là tôi trên dặm dài của cuộc đời này vẫn khó lòng nguôi ngoai nỗi nhớ được. Đó là : Naka.
    Ngày mai 30-1 cũng là ngày sinh nhật của Naka. Tôi đã gửi quà về trước từ Tokyo, không hiểu Naka đã nhận được chưa.
    Buổi chia tay có Mozumi tìm đến. Mặt hơi buồn. Mozumi là cô phiên dịch thứ hai đang làm luận văn ra trường về Hồ Xuân Hương. Mozumi cao lớn và cũng xinh nhưng tôi lỡ nhìn thấy Naka trước rồi.
    Có bài thơ tặng Naka xin chép ra đây cho vui:
    Ichi Nichino Ko Fuku
    Isseiwa Mijika Honemade A****e !
    Zannen Dewanai
    Hokano Seikarsuwa
    Hajme mashô.


    nguồn: http://vuthanh.cjb.net
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 05:11 ngày 03/08/2003
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Nhật ký ghi ở Osaka
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Osaka, 23- 1- 1996
    Đến phi trường Osaka lúc 5 giờ sáng. Trời lờ mờ. Bên ngoài lạnh 5 độ C. Sân bay rộng mênh mông và cho một cảm giác lạnh lẽo vì vật liệu kiến trúc được sắp xếp thành một thứ trật tự kim loại. Thủ tục hải quan nhanh, gọn và lịch sự. Hành lý xuống sẵn chỉ đến mang bỏ lên xe đẩy là đi. Quá khác xa so với cảm giác khó chịu khi đến cảng sân bay Luân Đôn. Phòng khách sạn nhỏ, bình thường dù International Hotel Osaka là khách sạn khá lớn nằm ở trung tâm thành phố, cách phi trường khoảng 40km. Có phiếu ghi tên để ở bàn viết. Có một điều lạ mà các khách sạn khắp nơi trên thế giới hầu như không thấy là cái tủ lạnh. Trong tủ lạnh các loại nước, bia, rượu được để vào từng ô nhỏ vừa khít hình chai, chỉ lòi cái
    đầu chai ra ngoài. Tôi rút thử một chai lại đúng vào chai whisky nhỏ. Bỏ vào lại không được. Đọc lại cái tờ giấy hướng dẫn dán bên ngoài mới vỡ lẽ : chai nào đã rút ra là máy computer đã tự động tính tiền rồi. Nếu cố gắng đẩy vào lại thì máy lại tự động tính thêm lần hai, lần ba. Cũng là một kinh nghiệm. Không uống mà vẫn phải trả tiền thì đúng là phiền thật.
    24 tháng 1
    Đi Kyoto. Đi metro đến ga San Jou. Hệ thống metro hiện đại. Thăm chùa cổ Kiyo Mizu Dera. Chùa cổ thật. Lên cao trời lạnh. Có vườn tràng của nhà sư trụ tri quá cố nhưng gặp ngày đóng cửa không vào được. Gặp đúng ngày đội cứu hỏa tập dượt cứu chùa khi có hỏa hoạn. Gọn gàng, nhanh nhẹn. Một hệ thống nước tự động phun ra từ các điểm chính của mái chùa. Trong quần thể chùa cổ có một chùa trước đây bị cháy và được xây lại khoảng 300 năm nay. Trước khi rời chùa mọi người lấy gáo hứng nước trong từ suối cao chảy xuống. Cầu nguyện và uống.
    Lên xe đi thăm tiếp Kim Các tự. Hai mươi kilô vàng ròng thếp sáng rực hai tầng của Kim Các tự. Xung quanh là rừng. Ngày xưa đây là đất đai riêng của một người giàu có, sau đó bán lại cho chùa. Phía tây mặt trời lặn nhìn từ phòng trà đạo là một không gian núi rừng u tịch. Người Nhật gọi phía mặt trời lặn ấy là Tây phương cực lạc.
    Nhớ lại câu chuyện tình của một nhà sư đốt lửa tự thiêu cùng với Kim Các tự của Mishima. Chùa cháy nhưng cây tùng hàng trăm năm có hình chiếc tàu buồm vẫn còn xanh tươi và được làm giàn chống đỡ, bảo quản tốt. Câu chuyện tình Kim Các tự đẹp và buồn. Đứng nhìn bóng Kim Các tự dưới mặt hồ bỗng nghĩ đến người xưa mà ngậm ngùi.
    Mặt trời lên và nắng. Tuyết bỗng rơi hạt nhỏ. Lạnh đột ngột.
    Từ giã Kim các tự đi về phố chính. Ở đây không còn một chút gì của thành phố cổ kính nữa. Cũng nhà cao tầng, phố đông người, buôn bán tấp nập. Tuyết lại rơi, hạt lớn hơn. Cả phố mặc áo màu sậm và tuyết trắng đậu trên tóc, trên áo. Tuyết tan nhanh. Tan đi những ảo tưởng mơ hồ.
    Kyoto như là Huế của Việt Nam. Trong giây phút bỗng thấy Kyoto tan đi trong Huế qua khuôn mặt của Naka, người phiên dịch quá xinh đẹp. Hình như người thiếu nữ Nhật nào xinh đẹp cũng rất gần với vẻ đẹp Việt Nam.
    Naka là một bài thơ trữ tình làm nhớ lại một khuôn mặt cũ. Một khuôn mặt cũ làm nhớ lại một bài cú của Basho :
    Chiều hôm qua một đạo binh
    Không làm tôi sợ
    Chiều nay tôi sợ bóng mình.
    Trên chuyến metro về lại Osaka dạy cho Naka một số từ mới, hơi khó hiểu với một cô sinh viên học tiếng Việt. Hai mươi ba tuổi cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao.
    25 tháng 1
    Đi thăm Nara - thành phố cổ nhất của Nhật. Đi thăm Nara là đi thăm Phật Lớn. Tượng Phật lớn nhất thế giới bằng đồng đen cao 60m. Người nghệ nhân vô danh nào mà tài hoa quá sức. Đẹp từ mắt, mũi, miệng, đến nếp áo, ngón chân, ngón tay. Buddha Vairocana. Hoàng đế Shomu cho xây dựng từ 752 sau công nguyên. Đi thăm tiếp chùa Tháp ba tầng. Nhớ Linh Mụ Huế. Văn minh, tĩnh lặng mà đẹp quá. Trời cứ lạnh. Có lẽ chỉ còn 1 độ C.
    Hôm nay là một ngày vui. Hôm qua cũng vậy.
    Về lại Osaka đi gặp ông thống đốc tỉnh Osaka. Tên ông là Yokohama.
    Ông thống đốc Yokohama là một nghệ sĩ hài nổi tiếng được nhân dân bầu. Ở Tokyo ông thống đốc cũng là một nghệ sĩ. Năm nay thống đốc của hai thành phố lớn Osaka và Tokyo đều là nghệ sĩ. Thời đại của văn học nghệ thuật đang nảy mầm tươi tốt ở Nhật? Buổi tiếp tân vui nhộn, nồng nàn. Hồng Nhung mặc áo dài gấm Việt Nam. Hát không cần đàn. Trịnh Công Sơn hát. Rồi ông Yokohama cùng ban lãnh đạo đều bước lên bục hát. Đời như trẻ lại.
    Gặp những người lãnh đạo một cáí hội mới rất lạ : Hội ?oOsaka 21st Century Association?. Bắt đầu sống và làm việc cho thế kỷ tới ngay từ bây giờ.
    Ngày mai sẽ là buổi hội thảo về văn hóa Việt Nam. Symposium lần thứ IV về đời sống văn hóa châu Á. Văn hóa tóm lại chỉ là con người. Điều đầu tiên và điều cuối cùng: con người. Viết đến đây bỗng giật mình đọc ở bảng chỉ dẫn: En caso de terremoto (trường hợp động đất). Không có cái mũ an toàn nào để che đầu cả. Rõ ràng một đất nước sống trong tình trạng lo âu về động đất, không có tài nguyên gì cả mà vẫn có thể giàu có phi thường. Tái nguyên duy nhất: con người và trí tuệ.
    26 tháng 1
    Buổi sáng đến ?oDawn Center? của khu Chuo thành phố Osaka. Hồng Nhung và tôi xin thử lại âm thanh và ánh sáng cho buổi tập dượt để chuẩn bị buổi trình diễn đêm nay. Phòng hội thảo cũng là sân khấu trình diễn chứa khoảng 500 người. Hệ thống âm thanh và ánh sáng được điều khiển từ xa trên lầu cao. Liên lạc với chuyên viên kỹ thuật bằng máy.
    Đây là nhà của Hội Phụ nữ thành phố Osaka. Qui mô xây dựng của nó khoảng bằng mười lần khách sạn New World. Có đủ phòng triển lãm, nhiều phòng hội thảo, sân khấu...
    Buổi chiều hội thảo bắt đầu lúc 6 giờ. Trên dãy bàn của các thuyết trình viên có tên của từng người bằng tiếng Nhật theo thứ tự: Trịnh Công Sơn, Nguyễn Mạnh Hùng, chị Bùi Thị Loan, giáo sư Tomita Kenji, chị Oishi Toshino. Bên cạnh tôi, ở một bàn riêng, là phó giáo sư Momoki Shiro làm người hướng dẫn chương trình.
    Chương trình nói chuyện ngắn gọn, chỉ nói những điều chủ yếu. Qui định mỗi người chỉ nói trong vòng 15 đến 20 phút, sau đó trả lời những câu hỏi của khán giả. Có một điều đặt ra hơi gay gắt là người Nhật không thành thật bằng người Việt Nam. Họ luôn sống hai mặt với hai con người khác nhau. Điều rất lạ là cả chị Loan (lấy chồng Nhật và đang sống tại Nhật), cùng các anh Tomita, chị Oishi cũng cùng quan điểm như thế. Vì số thời gian qui định quá ít nên tôi chỉ nói về hành trình của tôi và Zen trong thế giới âm nhạc của tôi.
    Sau phần hội thảo, sân khấu đóng lại để chuẩn bị cho phần trình diễn. Hồng Nhung và tôi thu gọn chương trình trong vòng một giờ cùng với lời giới thiệu nội dung của từng bài hát đã được dịch ra tiếng Nhật trước.
    Khán giả hoan nghênh nhiệt liệt. Có yêu cầu hát thêm nhưng đã hết giờ.
    Quyến luyến bắt tay nhau, chụp hình cùng các em sinh viên Việt Nam học tại Nhật, tặng hoa và từ giã.
    27 tháng 1
    Gặp gỡ báo chí và truyền hình Nhật. Các báo lớn như Mainichi, Asahi đều có bài viết và truyền hình trực tiếp. Nhờ có truyền hình tôi được ông Tamura tìm đến gặp và hứa sẽ tiếp tục ký hợp đồng. Tôi và ông Tamura đã làm việc với nhau qua thư từ trước 1975. Sau 25 năm mới gặp mặt lần đầu. Vui mừng vô kể. Có cả nhạc sĩ và nhà thơ nổi tiếng Mozu tìm đến thăm và tặng quà. Tôi mang theo sách nhạc và cassette quá ít nên không đủ để chia đều cho mọi người.
    28 tháng 1
    Đi Tokyo. Đến nơi gặp các bạn Việt Nam đang sống và làm ăn tại Nhật. Gặp Hito - đại diện cho Horipro TSC là công ty mời đến Tokyo. Ở lại khách sạn lớn Akasaka Tokyu Hotel ngay trung tâm thành phố. Hồng Nhung đi xem Disneyland của Nhật cùng Hito. Tôi đi cùng các bạn Việt Nam quanh các khu phố lớn, khu phố nhỏ để thử tìm lại một vài dấu vết gì đó của Nhật Bản xưa nhưng vô ích. Tokyo là một thành phố hiện đại như mọi thành phố hiện đại khác trên thế giới. May gặp ngày chủ nhật nên mới có thể tìm chỗ đậu xe.
    Quanh quẩn một hồi lại tìm vào các quán ăn uống. Hầu hết các quán ăn, quán uống ở Nhật đều chỉ nghe một thứ nhạc buồn buồn, tỉ tê, rỉ rả của đàn koto. Mọi bữa ăn, mọi thức ăn Nhật ở mọi nơi đều giống nhau: uống sake hâm nóng. Người thiếu nữ đi theo bao giờ cũng là người rót rượu. Đã thành phong tục tập quán rồi. Trên sàn ăn, bao giờ họ cũng ngồi quì gối. Mình là khách ngồi sao cũng được. Đối với cánh đàn ông, vào quán rượu luôn luôn là điều lý thú nhất. Đàn bà con gái thì thích đi shopping hơn. Đồ đạc quá nhiều mà mắc quá. Mọi thứ đều đắt đỏ, từ ăn uống đến phương tiện di chuyển như taxi. Bước chân lên xe là đồng hồ đã chỉ 6 USD rồi.
    Tối nay đến sứ quán Việt Nam tại Tokyo. Một bữa tiệc nhỏ, thân mật được bày sẵn. Mọi người nâng ly chúc mừng nhau. Chụp ảnh kỷ niệm và chia tay nhau để chuẩn bị ngày mai về lại Osaka.
    29 tháng 1
    Trước khi lên máy bay lại phải dành hai giờ cho hai cuộc phỏng vấn của các báo Yomiuri và Mainichi tại trụ sở của tổ chức Horipro. Có lẽ trong chuyến đi này thời gian làm việc với truyền hình và các báo là nhiều nhất và khá căng, vì sau buổi ăn trưa là làm việc ngay không còn thì giờ nằm nghỉ một tí như ở Việt Nam nữa.
    Về đến Osaka vào buổi chiều gần tối. Những người bạn Nhật đưa tận đến Tokyo đã về trước và đón ở sân bay. Buổi tiệc cuối cùng kéo dài đến khuya trong một bầu không khí anh em nồng nàn tình cảm.
    Ngày mai 30-1 sẽ về lại Việt Nam.
    Có một thứ hành trang không mang theo được. Thứ hành trang mà kẻ hành giả homo ludus là tôi trên dặm dài của cuộc đời này vẫn khó lòng nguôi ngoai nỗi nhớ được. Đó là : Naka.
    Ngày mai 30-1 cũng là ngày sinh nhật của Naka. Tôi đã gửi quà về trước từ Tokyo, không hiểu Naka đã nhận được chưa.
    Buổi chia tay có Mozumi tìm đến. Mặt hơi buồn. Mozumi là cô phiên dịch thứ hai đang làm luận văn ra trường về Hồ Xuân Hương. Mozumi cao lớn và cũng xinh nhưng tôi lỡ nhìn thấy Naka trước rồi.
    Có bài thơ tặng Naka xin chép ra đây cho vui:
    Ichi Nichino Ko Fuku
    Isseiwa Mijika Honemade A****e !
    Zannen Dewanai
    Hokano Seikarsuwa
    Hajme mashô.


    nguồn: http://vuthanh.cjb.net
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 05:11 ngày 03/08/2003
  4. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0

    Nhật ký ghi chậm - Tháng Mười Hai Tháng Giêng​
    --- Trịnh Công Sơn ---
    * Tháng mười hai mở cửa một phòng tranh.
    Một hành lang dẫn vào khách sạn phút chốc bỗng đổi đời, hoá thân, hoá kiếp.
    Bắt đầu bằng những panneaux quét sơn trắng được dựng lên, che dần những khoảng trống trần truồng. Thu hẹp ở quãng này, thư giãn một chút ở phía kia.
    Thế rồi những bức tranh được treo lên, che khuất, lấp đầy những vết sẹo của gỗ, những đường sơn quét vụng về của những mảng panneaux trắng.
    Hành lang không còn là hành lang. Phút trước còn của một đời tục lụy vào ăn vào ngủ. Phút sau đã là chốn tạm trú của tinh thần.
    Bữa tiệc đời trông ra như nhẹ nhõm nhưng đã cuốn đi một phần không nhỏ sinh lực của người mở tiệc.
    Cái hành lang ấy có phần nào làm ta nghĩ đến khuôn mặt của kép hề, của một cô đào hát khi bước vào sàn diễn.
    * Đời sống của phòng tranh ấy không dài. Phòng tranh đi qua một mùa Giáng Sinh và khép lại ở đêm giao thừa của một năm mới.
    Đầu năm những bức tranh được gỡ xuống.
    Có những bức tranh theo chân ngườI lạ làm một cuộc viễn hành xa xứ.
    Có bức lại theo chân khách, sau một cuộc gá nghĩa, về làm bầu bạn ở một nơi nào đó trong thành phố này.
    Những bức còn lại trở về chốn cũ.
    Những panneaux trắng chỉ còn là panneaux, trơ ra một nỗI buồn vắng lặng.
    Rồi panneaux cũng được dỡ ra, xếp lạI, thu gọn phận mình trong một góc tối của phòng kho.
    Cái hành lang đã trở lại làm thân hành lang.
    Nơi đây đã từng có một cuộc chơi trang nhã và hành lang kia sẽ không còn giữ lại một điều gì trong trí nhớ của mình.
    Cũng như những panneaux sẽ xoá đi trong ký ức của mình những phúc giây ngắn ngủi của ngày hội.
    Tôi không trở lại phòng tranh cũ. Không chứng kiến buổi tiệc tàn. Nhưng tôi vừa biết được có một cô gái giữ hộ phòng tranh cũng ra đi.
    Một cuộc chơi đã mở ra và khép lại.
    Cũng như thế, một cuộc đời khi đã mở ra sẽ có lúc khép lại. Đừng buồn.
    * Tháng Giêng ra phố.
    Có những quãng đường đầy lá vàng. Những đoạn đường khác thì hoa phượng vàng như lót thảm.
    Tự nhiên nhớ câu hát của mình: ?oSaigòn mùa xuân còn thoáng lá vàng bay? Mặt đường bình yên nằm ngoan như con suối. Kết hoa vàng cho lộng lẫy đời??
    Ghé vào khách sạn Bông Sen thăm ngườI bạn ở xa về. Nhân viên phục vụ ở phòng ăn mừng rỡ hỏi thăm. Ba năm rồi còn gì.
    Cô Hương phục vụ bàn hỏi: ?oVừa rồi em của anh có triển lãm tranh phải không??Đời sống có những nhầm lẫn trẻ thơ, không nên giận dỗi.
    Nó như thế này: TRỊNH CUNG, ĐỖ QUANG EM, TRỊNH CÔNG SƠN
    Triển lãm tranh sơn dầu

    Có người đi qua đọc vội hàng chữ ở banderole và vô tình để quên dấu phẩy sau chữ QUANG nên mới ra nông nỗi ấy.
    Tôi hỏi thăm cô Hương về một người không thấy mặt trong phòng ăn. Mọi người đồng loạt trả lời: ?oAnh Tài chết cách đây hơn một năm rồi.?
    Một năm rồi, còn bao nhiêu ngườI quen đã chết mà tôi không biết được?
    Anh Tài là một người đã lớn tuổi nhưng rất thích hát sau vài ly rượu mời. Hình như nhà văn Nguyễn Quang sáng, Nguyễn Duy, Nguyễn Trung? cũng chưa biết tin này.
    Có lẽ phải biết cách sắp xếp để thường lui tới những nơi chốn cũ. Khi ân hận thì mọi chuyện đã qua. Trong mỗi giờ phút đầy rủi may của đời sống, con người sẵn sàng chực bỏ nhau đi nào ai ngờ trước được.
    Dẫu sau, một cuộc đời khi đã mở ra sẽ có lúc khép lại. Đừng buồn.
    * Tháng Giêng Tây có trong không khí chút se lạnh lúc chiều hôm. Loáng thoáng đâu đó cái dáng dấp mong manh của một mùa Tết sắp đến.
    Một cuối năm âm lịch sắp đóng lại để mở ra một tháng Giêng là tháng ăn chơi mới.
    Những phòng tranh của tháng Mười Hai đã đóng lại để mở ra những phòng tranh khác.
    Những sân khấu đã mở ra khép lại hàng đêm, chập chùng như cánh ****, không kịp để dấu vội một nỗi buồn.
    Những cuộc đời đã mở ra, khép lạI và còn mở ra mãi mãi?
    Có chút hờn giận gì không trên những khoảng khắc trần trụi của mỗi đời sống, của mỗi căn nhà.
    --------------------------------------------------------------------------------
    nguồn: Hội Ngộ Quán
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 05:15 ngày 03/08/2003
  5. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0

    Nhật ký ghi chậm - Tháng Mười Hai Tháng Giêng​
    --- Trịnh Công Sơn ---
    * Tháng mười hai mở cửa một phòng tranh.
    Một hành lang dẫn vào khách sạn phút chốc bỗng đổi đời, hoá thân, hoá kiếp.
    Bắt đầu bằng những panneaux quét sơn trắng được dựng lên, che dần những khoảng trống trần truồng. Thu hẹp ở quãng này, thư giãn một chút ở phía kia.
    Thế rồi những bức tranh được treo lên, che khuất, lấp đầy những vết sẹo của gỗ, những đường sơn quét vụng về của những mảng panneaux trắng.
    Hành lang không còn là hành lang. Phút trước còn của một đời tục lụy vào ăn vào ngủ. Phút sau đã là chốn tạm trú của tinh thần.
    Bữa tiệc đời trông ra như nhẹ nhõm nhưng đã cuốn đi một phần không nhỏ sinh lực của người mở tiệc.
    Cái hành lang ấy có phần nào làm ta nghĩ đến khuôn mặt của kép hề, của một cô đào hát khi bước vào sàn diễn.
    * Đời sống của phòng tranh ấy không dài. Phòng tranh đi qua một mùa Giáng Sinh và khép lại ở đêm giao thừa của một năm mới.
    Đầu năm những bức tranh được gỡ xuống.
    Có những bức tranh theo chân ngườI lạ làm một cuộc viễn hành xa xứ.
    Có bức lại theo chân khách, sau một cuộc gá nghĩa, về làm bầu bạn ở một nơi nào đó trong thành phố này.
    Những bức còn lại trở về chốn cũ.
    Những panneaux trắng chỉ còn là panneaux, trơ ra một nỗI buồn vắng lặng.
    Rồi panneaux cũng được dỡ ra, xếp lạI, thu gọn phận mình trong một góc tối của phòng kho.
    Cái hành lang đã trở lại làm thân hành lang.
    Nơi đây đã từng có một cuộc chơi trang nhã và hành lang kia sẽ không còn giữ lại một điều gì trong trí nhớ của mình.
    Cũng như những panneaux sẽ xoá đi trong ký ức của mình những phúc giây ngắn ngủi của ngày hội.
    Tôi không trở lại phòng tranh cũ. Không chứng kiến buổi tiệc tàn. Nhưng tôi vừa biết được có một cô gái giữ hộ phòng tranh cũng ra đi.
    Một cuộc chơi đã mở ra và khép lại.
    Cũng như thế, một cuộc đời khi đã mở ra sẽ có lúc khép lại. Đừng buồn.
    * Tháng Giêng ra phố.
    Có những quãng đường đầy lá vàng. Những đoạn đường khác thì hoa phượng vàng như lót thảm.
    Tự nhiên nhớ câu hát của mình: ?oSaigòn mùa xuân còn thoáng lá vàng bay? Mặt đường bình yên nằm ngoan như con suối. Kết hoa vàng cho lộng lẫy đời??
    Ghé vào khách sạn Bông Sen thăm ngườI bạn ở xa về. Nhân viên phục vụ ở phòng ăn mừng rỡ hỏi thăm. Ba năm rồi còn gì.
    Cô Hương phục vụ bàn hỏi: ?oVừa rồi em của anh có triển lãm tranh phải không??Đời sống có những nhầm lẫn trẻ thơ, không nên giận dỗi.
    Nó như thế này: TRỊNH CUNG, ĐỖ QUANG EM, TRỊNH CÔNG SƠN
    Triển lãm tranh sơn dầu

    Có người đi qua đọc vội hàng chữ ở banderole và vô tình để quên dấu phẩy sau chữ QUANG nên mới ra nông nỗi ấy.
    Tôi hỏi thăm cô Hương về một người không thấy mặt trong phòng ăn. Mọi người đồng loạt trả lời: ?oAnh Tài chết cách đây hơn một năm rồi.?
    Một năm rồi, còn bao nhiêu ngườI quen đã chết mà tôi không biết được?
    Anh Tài là một người đã lớn tuổi nhưng rất thích hát sau vài ly rượu mời. Hình như nhà văn Nguyễn Quang sáng, Nguyễn Duy, Nguyễn Trung? cũng chưa biết tin này.
    Có lẽ phải biết cách sắp xếp để thường lui tới những nơi chốn cũ. Khi ân hận thì mọi chuyện đã qua. Trong mỗi giờ phút đầy rủi may của đời sống, con người sẵn sàng chực bỏ nhau đi nào ai ngờ trước được.
    Dẫu sau, một cuộc đời khi đã mở ra sẽ có lúc khép lại. Đừng buồn.
    * Tháng Giêng Tây có trong không khí chút se lạnh lúc chiều hôm. Loáng thoáng đâu đó cái dáng dấp mong manh của một mùa Tết sắp đến.
    Một cuối năm âm lịch sắp đóng lại để mở ra một tháng Giêng là tháng ăn chơi mới.
    Những phòng tranh của tháng Mười Hai đã đóng lại để mở ra những phòng tranh khác.
    Những sân khấu đã mở ra khép lại hàng đêm, chập chùng như cánh ****, không kịp để dấu vội một nỗi buồn.
    Những cuộc đời đã mở ra, khép lạI và còn mở ra mãi mãi?
    Có chút hờn giận gì không trên những khoảng khắc trần trụi của mỗi đời sống, của mỗi căn nhà.
    --------------------------------------------------------------------------------
    nguồn: Hội Ngộ Quán
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 05:15 ngày 03/08/2003
  6. Gio_mua_dong_bac

    Gio_mua_dong_bac Làm quen Moderator

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    8.105
    Đã được thích:
    5
    Mở theo lời điệu
    Bao la là tiếng nói của độ lượng.Đời không thấy tha thứ cho nhau mà vẫn mơ ước bao la.Ai cũng thích những cánh đồng mênh mông,những chân trời rộng mở.Sao mà lắt léo thế?Con người luôn luôn sẵn sàng tham dự những chuyến đi bồng bềnh,sảng khoái với những chân trời không thấy.Thèm gió bể khơi.Thèm núi đồi trùng điệp.Hân hoan reo ca cùng chim chóc.Nâng niu những hoa đồng cỏ nội.Ai cũng thế.Không riêng ai.Đến với đất trời như những đứa con của vũ trụ,mà tấm lòng thì đóng kín tối tăm.Sao mà biển lận với trời đất quá vậy?
    Đời đã mở cho ta những cõi rộng.Mà tấm lòng nhân gian thì quá hẹp hòi.Có cái gì bất trắc mà nẩy sinh như thế.Đã vậy thì không nên sàm sỡ thốt tiếng bao la,mở lời rộng rãi.Đánh lừa thiên hạ còn khả thứ.Đừng bất kính với đất trời.Chưa bao giờ đoá sen,đoá hồng nở một cách gian giối.Lòng không nở được một điều gì tốt đẹp thì thôi.Đừng ép gượng.
    Con người ta cũng hay đấy chứ.Dễ quên có phải là cái vốn liếng ở đời?Sống với người thì hẹp.Hẹp quá ! Mai đây ra đứng trước cõi bao la thì nói chuyện phiêu bồng. Vả chăng,trời đất cũng dễ tính.Làm gì có chuyện trời đất ganh đua với người.Có chăng,chỉ là ganh đua với hồng nhan,với tài mệnh.
    Thế ra,ông Trời cũng khéo lắm.Cũng bày ra những cuộc chơi riêng.Chơi với kẻ tương xứng.Hiểu ra như thế thì những định mệnh nổi trôi mới khỏi buồn.
    Thời nào cũng có những hồng nhan đa truân.Bất cứ ở đâu.Kiều năm xưa hay Kiều năm nay thì cũng vậy.Gặp được người đồng điệu thì nói ngay tiếng nặng tình.Tinh lắm.Đã gặp thì không bao giờ gieo lời mắc mỏ.Làm vậy,không những xấu mặt,mà xấu lòng.
    Hình như có sự xếp đặt của ai đây.Bàn tay ghép gán quả là tài tình lắm.Tài tình và tài tử.Tài tử trong cái nghĩa ẩn báu lộng ngọc của cuộc đời.Bởi,khi ta chạm đến tấm lòng quý giá kia của Kiều thì lập tức ta gặp được cái bao la của trời đất.Hay lắm! Quỷ quyệt đến thế thì hết sức.

    (Còn tiếp)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Được gio_mua_dong_bac sửa chữa / chuyển vào 16:14 ngày 05/07/2003
  7. Gio_mua_dong_bac

    Gio_mua_dong_bac Làm quen Moderator

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    8.105
    Đã được thích:
    5
    Mở theo lời điệu
    Bao la là tiếng nói của độ lượng.Đời không thấy tha thứ cho nhau mà vẫn mơ ước bao la.Ai cũng thích những cánh đồng mênh mông,những chân trời rộng mở.Sao mà lắt léo thế?Con người luôn luôn sẵn sàng tham dự những chuyến đi bồng bềnh,sảng khoái với những chân trời không thấy.Thèm gió bể khơi.Thèm núi đồi trùng điệp.Hân hoan reo ca cùng chim chóc.Nâng niu những hoa đồng cỏ nội.Ai cũng thế.Không riêng ai.Đến với đất trời như những đứa con của vũ trụ,mà tấm lòng thì đóng kín tối tăm.Sao mà biển lận với trời đất quá vậy?
    Đời đã mở cho ta những cõi rộng.Mà tấm lòng nhân gian thì quá hẹp hòi.Có cái gì bất trắc mà nẩy sinh như thế.Đã vậy thì không nên sàm sỡ thốt tiếng bao la,mở lời rộng rãi.Đánh lừa thiên hạ còn khả thứ.Đừng bất kính với đất trời.Chưa bao giờ đoá sen,đoá hồng nở một cách gian giối.Lòng không nở được một điều gì tốt đẹp thì thôi.Đừng ép gượng.
    Con người ta cũng hay đấy chứ.Dễ quên có phải là cái vốn liếng ở đời?Sống với người thì hẹp.Hẹp quá ! Mai đây ra đứng trước cõi bao la thì nói chuyện phiêu bồng. Vả chăng,trời đất cũng dễ tính.Làm gì có chuyện trời đất ganh đua với người.Có chăng,chỉ là ganh đua với hồng nhan,với tài mệnh.
    Thế ra,ông Trời cũng khéo lắm.Cũng bày ra những cuộc chơi riêng.Chơi với kẻ tương xứng.Hiểu ra như thế thì những định mệnh nổi trôi mới khỏi buồn.
    Thời nào cũng có những hồng nhan đa truân.Bất cứ ở đâu.Kiều năm xưa hay Kiều năm nay thì cũng vậy.Gặp được người đồng điệu thì nói ngay tiếng nặng tình.Tinh lắm.Đã gặp thì không bao giờ gieo lời mắc mỏ.Làm vậy,không những xấu mặt,mà xấu lòng.
    Hình như có sự xếp đặt của ai đây.Bàn tay ghép gán quả là tài tình lắm.Tài tình và tài tử.Tài tử trong cái nghĩa ẩn báu lộng ngọc của cuộc đời.Bởi,khi ta chạm đến tấm lòng quý giá kia của Kiều thì lập tức ta gặp được cái bao la của trời đất.Hay lắm! Quỷ quyệt đến thế thì hết sức.

    (Còn tiếp)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Được gio_mua_dong_bac sửa chữa / chuyển vào 16:14 ngày 05/07/2003
  8. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Mẹ và tôi.
    Trịnh Công Sơn
    Khi một người mất mẹ ở tuổi năm mươi, điều ấy có nghĩa là không còn gì có thể dàn xếp được. Cái sa mạc để lại trong lòng bạn cứ thế mỗi ngày mỗi lan rộng ra và cõi lòng bạn thì tan nát như một cánh đồng xanh tươi vừa trải qua một cơn bão lớn.
    Bạn tự nhủ lòng rồi ngày mai sẽ khá hơn nhưng điều ấy không bao giờ có được.
    Khi một người mồ côi mẹ ở tuổi năm mươi, thì điều ấy có nghĩa là cái chỗ trống trên giường mẹ nằm sẽ mãi mãi là một khoảng không hiu quạnh những sáng, trưa, chiều, tối.
    Bạn sẽ đứng nhìn cái gối mẹ thường nằm mỗi ngày và bật khóc.
    Bạn ngồi lại bên mép giường của mẹ và hiểu rằng từ đây bạn sẽ không còn được mẹ trách móc một điều gì nữa.
    Khi một người đã năm mươi tuổi mà vẫn sống một mình và mẹ cũng một mình (vì ba mất sớm), thì mẹ và ngườI ấy là hai ngườI bạn.
    Hai ngườI bạn đã cùng nhau chia xẻ những buồn vui trong cuộc đờI nhưng mẹ bao giờ cũng là ngườI thiệt thòi nhất vì mẹ bao giờ cũng thấy con mình là một đứa trẻ và do đó mẹ đã chăm sóc con trên từng giấc ngủ, trong từng bữa ăn.
    Và cũng chính mẹ sẽ rời bỏ mọI cuộc vui để không rờI bạn khi đau ốm.
    Không có bài hát nào nói đủ về mẹ.
    Mất mẹ là mất đi một tài sản lớn nhất trong toàn bộ sự giàu có của một đờI người.

    Khi cúi xuống hôn vầng trán lạnh lẽo của mẹ, tôi biết rằng từ nay sự lạnh lẽo ấy sẽ dần dần tràn ngập trái tim tôi.
    Sự lạnh lẽo ấy là một nhắc nhở cần thiết như một giòng kinh sám hối đòi hỏi mỗi người phải gieo cấy lại những hạt mầm đức hạnh trong tâm hồn mình trước cuộc đời.
    Mỗi người tình có thể ác độc với bạn nhưng trong lòng người mẹ thì chỉ có từ tâm.
    Sự ác độc mang đến giá băng trong lòng bạn và chỉ có hủy diệt chứ không thể nào làm sinh nở một điều gì tốt lành.
    Chỉ có ở người mẹ, bạn mới có thể tìm được lòng chung thủy tuyệt đối.
    Khi mẹ mất rồi thì bạn hãy tin chắc rằng không thể ở nơi nào có một lòng chung thủy tương tự như vậy nữa, bởi vì đối với mẹ, bạn là mục đích đầu tiên và sau cùng.
    Khi một người tình cho bạn một tình yêu thì trong trái ngọt đã có thêm mùi vị của cay đắng.
    Tình yêu của mẹ là không vụ lợi.
    Ở trái tim người mẹ chỉ có sự tràn đầy, không có bớt đi hoặc thêm vào gì nữa.
    Nếu thân xác đi mà linh hồn vẫn còn lại thì bạn hãy tin rằng ,mẹ sẽ là người đau khổ nhất chứ không phải là bạn.
    Ở nơi linh hồn đó, mẹ biết rằng từ nay không còn ai đủ tình yêu để chăm sóc và an ủi bạn trong những phiền muộn chập chùng của cuộc đời.
    Một người năm mươi tuổi mất mẹ, thì đau khổ hơn trẻ lên năm, bởi vì người ấy không còn hy vọng gì ở tương lai nữa.
    Mất mẹ là mất một phần lớn của cuộc vui muốn được đền đáp, chia xẻ.
    Được TCSKL sửa chữa / chuyển vào 03:30 ngày 16/07/2003
  9. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Mẹ và tôi.
    Trịnh Công Sơn
    Khi một người mất mẹ ở tuổi năm mươi, điều ấy có nghĩa là không còn gì có thể dàn xếp được. Cái sa mạc để lại trong lòng bạn cứ thế mỗi ngày mỗi lan rộng ra và cõi lòng bạn thì tan nát như một cánh đồng xanh tươi vừa trải qua một cơn bão lớn.
    Bạn tự nhủ lòng rồi ngày mai sẽ khá hơn nhưng điều ấy không bao giờ có được.
    Khi một người mồ côi mẹ ở tuổi năm mươi, thì điều ấy có nghĩa là cái chỗ trống trên giường mẹ nằm sẽ mãi mãi là một khoảng không hiu quạnh những sáng, trưa, chiều, tối.
    Bạn sẽ đứng nhìn cái gối mẹ thường nằm mỗi ngày và bật khóc.
    Bạn ngồi lại bên mép giường của mẹ và hiểu rằng từ đây bạn sẽ không còn được mẹ trách móc một điều gì nữa.
    Khi một người đã năm mươi tuổi mà vẫn sống một mình và mẹ cũng một mình (vì ba mất sớm), thì mẹ và ngườI ấy là hai ngườI bạn.
    Hai ngườI bạn đã cùng nhau chia xẻ những buồn vui trong cuộc đờI nhưng mẹ bao giờ cũng là ngườI thiệt thòi nhất vì mẹ bao giờ cũng thấy con mình là một đứa trẻ và do đó mẹ đã chăm sóc con trên từng giấc ngủ, trong từng bữa ăn.
    Và cũng chính mẹ sẽ rời bỏ mọI cuộc vui để không rờI bạn khi đau ốm.
    Không có bài hát nào nói đủ về mẹ.
    Mất mẹ là mất đi một tài sản lớn nhất trong toàn bộ sự giàu có của một đờI người.

    Khi cúi xuống hôn vầng trán lạnh lẽo của mẹ, tôi biết rằng từ nay sự lạnh lẽo ấy sẽ dần dần tràn ngập trái tim tôi.
    Sự lạnh lẽo ấy là một nhắc nhở cần thiết như một giòng kinh sám hối đòi hỏi mỗi người phải gieo cấy lại những hạt mầm đức hạnh trong tâm hồn mình trước cuộc đời.
    Mỗi người tình có thể ác độc với bạn nhưng trong lòng người mẹ thì chỉ có từ tâm.
    Sự ác độc mang đến giá băng trong lòng bạn và chỉ có hủy diệt chứ không thể nào làm sinh nở một điều gì tốt lành.
    Chỉ có ở người mẹ, bạn mới có thể tìm được lòng chung thủy tuyệt đối.
    Khi mẹ mất rồi thì bạn hãy tin chắc rằng không thể ở nơi nào có một lòng chung thủy tương tự như vậy nữa, bởi vì đối với mẹ, bạn là mục đích đầu tiên và sau cùng.
    Khi một người tình cho bạn một tình yêu thì trong trái ngọt đã có thêm mùi vị của cay đắng.
    Tình yêu của mẹ là không vụ lợi.
    Ở trái tim người mẹ chỉ có sự tràn đầy, không có bớt đi hoặc thêm vào gì nữa.
    Nếu thân xác đi mà linh hồn vẫn còn lại thì bạn hãy tin rằng ,mẹ sẽ là người đau khổ nhất chứ không phải là bạn.
    Ở nơi linh hồn đó, mẹ biết rằng từ nay không còn ai đủ tình yêu để chăm sóc và an ủi bạn trong những phiền muộn chập chùng của cuộc đời.
    Một người năm mươi tuổi mất mẹ, thì đau khổ hơn trẻ lên năm, bởi vì người ấy không còn hy vọng gì ở tương lai nữa.
    Mất mẹ là mất một phần lớn của cuộc vui muốn được đền đáp, chia xẻ.
    Được TCSKL sửa chữa / chuyển vào 03:30 ngày 16/07/2003
  10. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    XIN NỐI MỘT VÒNG TAY
    Lưu Trọng Văn
    Sáng 30-04-1975,tronglúc tôi đang bổ củi trong một ngôi nhà hoang trên bãi biển Thanh Bình Đà Nẵng ,có cả một vòng tròn các cô gái đứng coi chàng ********* làm cái việc bếp núc như một sự lạ làm mặt tôi đỏ rần lên ,thì cũng lúc ấy Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh Sài Gòn kêu gọi văn nghệ sỹ hãy ở lại Tổ quốc .Và không đàn guitare, không nhạc đệm Sơn vỗ tay lên mặt bàn làm nhịp hát Nối vòng tay lớn:"Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay, ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà..."
    Hai mươi năm rồi ,giờ đây trong căn phòng nhỏ trên đường Duy Tân(quận 1,thành phố Hồ Chí Minh),Sơn ngồi trên chiếc ghế bành da đen sang trọng chẳng ăn nhập gì với một nhạc sỹ tên là Sơn,miệng liên tục rít thuốc,liên tục gạt tàn thuốc , dúi tàn thuốc vào vỏ đạn đại bác 105 ly.Từ thưở trẻ,Sơn có thói quen thích gạt tàn thuốc vào vỏ đạn đại bác.
    Đại bác đêm đêm dội về thành phố
    Người phu quét đường dừng chổi lắng nghe

    Cứ hai ngày vỏ đạn đại bác ấy lại đầy ,chàng nhạc sỹ lọ mọ đi đổ.
    Đại bác qua đây đánh thức mẹ dậy
    Đại bác qua đây con thơ buồn tủi
    nửa đêm sáng chói hỏa châu trên núi.

    Hai năm đã qua ,thừa thãi thời gian để chúng ta bình tâm đánh giá cho đúng những ca khúc phản chiến của ông.
    Trịnh Công Sơn: Có thời người ta cho nhạc phản chiến của tôi là tiêu cực.
    *Nhưng đó là một sự đóng góp không nhỏ...
    Trịnh Công Sơn: ...Cho hòa bình.Chiến tranh phi nghĩa hủy diệt cái đẹp mà người nghệ sỹ tôn thờ.
    *Giả sử lúc đó ông lại đang ở phía bên này.
    Trịnh Công Sơn: Khi người ta ý thức được về chiến tranh chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc thì không thể có tiếng nói chống lại.
    *Trớ trêu thay,lịch sử lại đẩy ông vào khoảng giữa.
    Trịnh Công Sơn: Trong dòng suy tưởng của một người mưu cầu cái đẹp cho đời ,tôi đã không thể làm gì nhiều hơn ngoài việc lên tiếng chống sự hủy diệt cái đẹp.
    *Ông đã lần nào thấy xác chết do chiến tranh?
    Trịnh Công Sơn: Nhiều lắm! Một lần vào khoảng năm 1965,tôi đã thấy xác một cô du kích chết trên đèo Hải Vân. Một lần khác tôi thấy một em bé chăn trâu đạp trúng mìn.
    *Và nó đã đi vào nhạc Trịnh Công Sơn (hát):
    Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé ra đồng
    Đạp trái mìn nổ chậm
    Xác không còn đôi chân
    *Phản chiến...nhưng đã có lúc ông bị hiểu lầm.

    Trịnh Công Sơn: (cười) Nhưng tôi luôn tự hào rằng rất nhiều lính của Thiệu đã bỏ ngũ vì nghe bản nhạc Người con gái VN da vàng của tôi .
    *Trong khi đó thì chẳng có người lính cách mạng nào bỏ ngũ vì nghe nhạc của ông hết.
    Trịnh Công Sơn: Nói cho cùng thì...Trương Lương thổi sáo đâu phải cho quân mình buông kiếm.Đâu phải tự dưng chính quyền Sài Gòn ra lịnh cấm,tịch thu các bài hát của tôi .Ông xem cái lệnh cấm số 33 ngày 08-02-1969 này...
    *Những đêm hát nhạc phản chiến ông có bị hành hung?Trịnh Công Sơn: Phong trào học sinh ,sinh viên lúc đó rất mạnh,hàng ngàn người cùng hát với tôi và sẵn sàng bảo vệ tôi.
    *Ông thường hát với Khánh Ly,nên đánh giá vai trò của Khánh Ly như thế nào?
    Trịnh Công Sơn: Khánh Ly có vai trò tích cực lúc đó,tiếng hát của Khánh Ly góp phần làm rệu rã tinh thần của binh lính Sài Gòn và thôi thúc thanh niên đào ngũ.Còn chuyện Khánh Ly ra đi lại là chuyện khác.
    *Không những sáng tác nhạc phản chiến,bản thân ông -như tổng thống Mỹ Clinton-đã trốn lính. Để trốn lính ông đã phải chích thuốc cho đến từ một võ sỹ,một vận động viên nhảy cao,ông toi tóp chỉ còn..27 kg,và những di chứng của nó còn hậu chiến đến bây giờ,ông xứng đáng được hạnh phúc chào đón ngày hòa bình.
    Trịnh Công Sơn: Ngày hòa bình tôi sung sướng được gặp văn nghệ sỹ khắp mọi miền đất nước như Xuân Diệu ,Huy Cận ,Nguyễn Tuân ,Lê Lựu,Phạm Tiến Duật .Thu Bồn...Ca sỹ Quốc Hương đã đến trước sân nhà tôi hát Tình Ca của Hoàng Việt cho tôi nghe.
    *Nhưng ông đã không ở lại Sài Gòn ,mà ra Huế.
    Trịnh Công Sơn: Nguyễn Khoa Điềm và Hoàng Phủ Ngọc Tường mời tôi ra Huế để lập Hội Văn nghệ Huế.
    *Nhưng tiếc rằng ở Huế,do tình hình khách quan bấy giờ,ông lỡ nhịp hành hương khắp tổ quốc thống nhất.
    Trịnh Công Sơn: Tôi hẹn với bạn bè rằng ,hòa bình tụi mình sẽ đi chuyến xe lửa đầu tiên ra Bắc,thăm Hà Nội...thôi chuyện cũ rồi...
    *Cảm xúc người nghệ sỹ chỉ có lúc,mất hứng dễ mất tất cả.
    Trịnh Công Sơn: Đang phơi phới ,nếu được đi khắp Tổ quốc thì sẽ sáng tác được nhiều ca khúc đã lắm, bởi vì, ngay trong lửa đạn tôi đã từng khát vọng.
    Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm
    ...tôi sẽ đi không ngừng
    Sài gòn ra Trung, Hà Nội vô Nam...

    Cho qua chuyện cũ đi,bởi vì cuối cùng thì đôi chân tôi cũng đã đến khắp miền Tổ quốc mình rồi.
    *Trong khi viết nhạc phản chiến ,ông nhìn nhận nhạc Cách mạng thế nào?
    Trịnh Công Sơn: Tôi rất thích dòng nhạc yêu nước Hát cho dân tôi nghe của Phong trào HSSV ,còn những ngày trốn lính,tôi thường lén nghe đài Giải Phóng và đài Hà Nội,tôi tưởng tượng ra những tiếng hát ở giữa rừng ,thương lắm!
    *Lúc đó ,ông thích bài hát nào nhất?
    Trịnh Công Sơn: "Quảng Bình quê ta ơi" của Hoàng Vân,giai điệu tươi và đẹp quá!
    (hát):Nếu ai hỏi vì sao
    Quê hương chúng ta nhiều ngói mới.

    Đến giờ hát lại tôi còn nổi da gà.Tôi còn thích bài Chào em cô gái Lam Hồng của Ánh Dương,nghe đã muốn chết được.Nghe nhạc Cách mạng rất sôi nổi,háo hứng mà lúc đó tôi lại buồn ghê mới lạ .Buồn vì thương không thể tưởng tượng nổi.Nó kích thích tôi viết nhiều ca khúc về ước mơ thống nhất.
    Hai mươi năm rồi Trịnh Công Sơn, không còn viết nhạc phản chiến nữa,đó là lẽ đương nhiên.Hai mươi năm,những vết thương chiến tranh đã tạm lành ,đương nhiên cũng chẳng còn ai lòng nào đâu mà hát những ca khúc một thưở nước mắt ấy .Trịnh Công Sơn không cần như Cliton phải nhờ sự thú tội của Mc Namara để an ủi mình ,mà với một tâm hồn đa cảm ,thánh thiện ,ông đã vượt qua nhiều trở ngại để hồn nhiên hòa nhập vào một xã hội và luôn luôn lấy sự thánh thiện làm mục đích .Ông đã sáng tác hàng trăm ca khúc yêu đời,hàng trăm ca khúc đẹp về tình yêu -cái tình yêu muôn thưở.Ông thật sự có một vòng tay lớn giữa quê hương mình.
    *Riêng một chút nhé,còn vòng tay nhỏ?
    Trịnh Công Sơn: (cười)Bây giờ phải giấu thôi,cứ khoe ra ,báo chí tùm lum lên là bể hết.Hiện giờ mình đang yêu một cô nhưng ở ngoài thành phố này...
    Vậy đấy,dù bất cứ hoàn cảnh nào Trịnh Công Sơn vẫn là một kẻ đa tình ,si tình :
    Không có em còn tôi với ai
    Không có em còn ai với ai...

    Và, nhìn lại một cuộc chiến tranh đã qua,Trịnh Công Sơn: thở dài:
    Biết bao người con gái da vàng xinh đẹp ,dễ thương có thể là người yêu của tôi đã vĩnh viễn không trỏ về sau chiến tranh...
    Nguồn: Sách Trịnh Công Sơn_Rơi Lệ Ru Người ,do NXB Phụ Nữ ấn hành
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi...
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 05:22 ngày 03/08/2003

Chia sẻ trang này