1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập những bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn, bài viết của Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi blue293, 19/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn: ?oTrước tiên là sự ám ảnh??
    --- Tuấn Khanh ghi ---
    Với một nhạc sỹ đã sáng tác hơn 600 ca khúc ?" mà phần lớn được yêu thích ngay từ khi ra mắt lần đầu - lắm lúc người ta phải tự hỏi sức mạnh nào đã đưa ông đi đến những bờ cõi tuyệt vời của sáng tạo không ngừng ấy?
    Trịnh Công Sơn: Trong triết học Mật tông có nói đến khái niệm về sự bùng nổ ý thức; tương tự, sáng tạo của con người cũng có những giây phút bùng nổ như vậy. Tất nhiên trước đó ta phải mang nặng trong tâm trí những ý tưởng, hình ảnh, triết lý? liên quan đến đề tài cần sáng tạo.
    Trong sáng tác ca khúc chẳng hạn, trước khi viết ra một bài hát, tôi cũng phải suy nghĩ về nó rất dài lâu. Khoảng thời gian đó là vô hạn định, có thể là một ngày, một năm hay lâu hơn nữa. Đến khi tác phẩm hoàn toàn rõ ràng trong đầu thì việc chép ra có thể chỉ trong phút giây. Đó chính là giây phút bùng nổ quan trọng nhất của sáng tạo, nó vỡ ra tất cả những gì chưa giải quyết được còn dồn lại trong đầu bấy lâu. Nếu chỉ nhìn vào thời gian tác phẩm được ghi lại ?" có thể là một giờ, một ngày - người ta có thể cho rằng việc sáng tạo thật ngắn ngủi và dễ dàng, nhưng có ai tưởng được rằng tất cả những điều đó đã được tích lũy qua năm tháng. Bất cứ tác phẩm nào cũng phải như thế cả. Sáng tác nào không được phát thảo trước trong ý thức như vậy, thì khi nó ra đời cũng chẳng có giá trị gì.
    Đôi khi ai đó thấy tôi lang thang trên phố, đứng ngắm một bức tranh hay che tay đứng nhìn một ngọn nắng; cứ tưởng là chơi, nhưng đó là những lúc trí óc tôi đang loay hoay với đề tài mà mình đang suy tưởng. Trên 600 ca khúc tôi viết ?" ví dụ như bài Hoa Xuân Ca hay Quỳnh Hương - đều ra đời như vậy, từ một hội ngộ kín đáo giữa tôi và cuộc đời trong một dịp ngẫu nhiên nào đó. Nhìn thấy một ánh nắng, một giọt mưa hay một người con gái trên đường, trong tôi có thể bỗng vỡ vạc những cảm giác cuối cùng ập đến, khơi mở, hoàn thiện cho một cái mới. Muốn được như vậy tôi phải làm một chứng nhân của nắng mưa, của sáng chiều, sớm tối. Những cái tưởng chừng lặng lẽ đó đầy sức sống và ban tặng cho mình vô vàn những điều sâu sắc. Tôi cũng làm chứng nhân về những người già, em bé, những người thiếu nữ, sự hạnh phúc, cái chết, sự sống. Mỗi khi ghi nhận những hình ảnh đó vào trí nhớ, tôi bao giờ cũng bị giam, bị vây nhiều giờ phút nghĩ về con người và soi rọi lại mình để hình thành một ca khúc.
    Cũng có những tác động tưởng chừng là bất ngờ ập đến, tạo ra một niềm cảm hứng. Nhưng hãy ngẫm nghĩ mà xem, nếu như không có sự tư duy, nuôi dưỡng từ trước thì cảm hứng chẳng thể nào trào dâng lên được. Ngược lại, sự ngỡ ngàng do cái mới bất ngờ ập đến chỉ có thể tạo nên sự trống rỗng, vô hồn, hoặc chỉ đơn thuần ghi chép lại chứ không là sáng tạo.
    ?oMột hôm thấy ta là lá cỏ, ngồi hát ca rất tự do??, tôi còn nhớ ca khúc này và sự chiêm nghiệm của mình như là một tổng kết những gì mà tôi cảm nhận được từ cuộc đời của tôi, của mọi người. Thực lòng mà nói, tôi chịu ảnh hưởng của Albert Camus trong bài hát này. Trong tác phẩm Ghi chép ở Angieri (Notes d?TAlgérie), ông ghi lại những tiếng chó sủa ban đêm, những bước chân đi mà ai cũng có thể một lần nghe thấy trong đời mình nhưng không mấy người nhìn ra được điều đó từ chúng. Ngẫm lại đời mình, tôi thấy tôi nhiều muộn phiền. Không hiểu vì sao tôi đã ray rứt về sự ra đi, ở lại của cuộc đời từ rất sớm. Tôi đã chọn hình tượng lá cỏ để ví với mình. Vì sao lại là lá cỏ? Có thể cuộc đời rộn ràng có quá nhiều điều để ta phải lưu ý, nhưng trong đó không thể không có sự góp mặt của những điều nhỏ nhoi. Ngọn cỏ, lá cây hay cây đa đều có bổn phận của nó với cuộc đời. Cỏ có bổn phận cỏ, lá có bổn phận lá. Tôi không mơ ước gì to lớn, mà nghĩ mình như một phận cỏ hèn. Vì hèn mọn nên nó không phải to lớn và có bổn phận nặng nề như cây đa, vì vậy nó tự do lắm. Và vì sao lá cỏ lại hát? Bài hát là phương tiện để bày tỏ lòng mình với cuộc đời, có gì đẹp hơn chiếc lá cỏ nhỏ nhoi nhưng tự do ca hát với đời mình? Rũ bỏ những muộn phiền và thảnh thơi đời mình , điều này đã ám ảnh tôi từ lâu, lâu lắm rồi, nhưng chỉ đến khi viết được những câu hát như vậy tôi mới thấy nhẹ lòng. Ý tưởng này quanh quẩn trong tôi nhiều năm và chỉ được giải tỏa khi sáng tạo vụt đến và bật được thành những giai điệu như vậy.
    Tôi cũng muốn nói với các bạn trẻ sáng tác sau này, ngoài sự tư duy về tác phẩm, về đề tài, còn phải tạo cho mình một nền tảng về triết học. Chính từ đây mà trong tác phẩm của mình mới có được sự sâu sắc. Nếu như ít đọc sách thì mình chẳng thể nhận thêm những chiêm nghiệm sâu sắc của người khác. Một mình mình suy nghĩ thôi thì không đủ vốn liếng với cuộc đời. Chính tôi cũng không thể đứng ngoài con đường ấy được?
    (Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật số ra ngày 10/11/1996)
  2. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Đoá hoa vàng mỏng manh cuối trời.....
    Đường xa vạn dặm em ngồi
    Nỗi đời xa vắng, nỗi trời đắn đo
    Em là nhật nguyệt từ đây
    Tuổi mười chín ấy cũng phai phai người
    Em ơi hồng sẽ phai hồng
    Đóa hoa hàm tiếu phiêu bồng nỗi đau
    Hoa vàng một đóa lạ lùng
    Gió chiều tĩnh mịch sẽ trùng trùng xa
    Em ơi tịch mịch bây giờ
    Ấy là nhan sắc đâu ngờ mất nhau.
    TCS
  3. gio_mua_dong_bac2001

    gio_mua_dong_bac2001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0
    Thư viện Trịnh Công Sơn ở Ý



    Chúng tôi thường gọi ngôi nhà ở trung tâm thành phố Torino, quê hương của đội bóng đá Juventus và xe hơi Fiat, là Nhà Văn hóa Việt Nam ở Italia.
    Toàn bộ công trình là do một người bạn của Việt Nam, chị tiến sĩ Sandra Scagliotti gầy dựng nên, làm một chỗ đi về của những bạn bè khắp thế giới và từ Việt Nam. Xin giới thiệu một buổi sinh hoạt gây quỹ lập thư viện Trịnh Công Sơn ở đó vào năm ngoái.
    ?oThật tuyệt vời, cám ơn các bạn về một sự kết hợp Đông - Tây thật bất ngờ mà tôi chưa hề nghĩ đến?. Ông giám đốc sở tài chính thành phố Torino đã thốt lên như vậy và bước lên bắt tay Fulvio Albano và tôi - sau khi nghe phần trình bày ca khúc Trịnh Công Sơn cùng ban nhạc Jazz Ý các bài Chiếc lá thu phai và Diễm xưa do tôi hát trên nền nhạc playback hòa âm bán cổ điển Sonate Ánh trăng của Beethoven, hòa quyện với giọng hát soprano trong vắt của ca sĩ Mỹ Jennifer Thomas.
    Hơn 40 khách mời danh dự, những VIP của thành phố Torino và vài người Pháp đã có mặt trong Hội quán nhạc Jazz - nằm ở tầng hầm của Trung tâm Văn hóa & Thư viện Việt - Ý để thưởng thức một đêm hòa nhạc cùng tiệc buffet để gây quỹ ủng hộ kinh phí thành lập Thư viện Trịnh Công Sơn tại Italia. Những tài liệu về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và văn hóa Việt Nam được trình bày và giới thiệu thật nghiêm túc dọc theo các kệ quanh tường. Các nghệ sĩ tham gia biểu diễn là: Fulvio Albano (tenor sax), Enrico Ciampini (contrabass), Roberto Pedroti (Piano), Alberto Parone (trống), giọng ca Thái Hòa, một thanh niên Việt kiều Canada và cô ca sĩ người Ý Carla Rota.
    Đây là ý tưởng và cách tổ chức đáng khâm phục của chị Sandra Scagliotti, giám đốc Nhà Văn hóa Việt - Ý, người bận rộn chuẩn bị suốt ngày từ món ăn, trang trí, đến việc tiếp khách, giới thiệu... để làm được buổi giới thiệu về các bước khởi đầu cho thư viện Trịnh Công Sơn trong một bầu không khí thật sang trọng và trang nhã. Bằng giọng nói lôi cuốn và đầy nhiệt huyết, chị Sandra đã kể lại những cảm xúc trong chuyến lưu diễn vừa qua cùng chồng tại Việt Nam vào cuối năm 2003. Chính từ những tình cảm và sự nồng nhiệt của công chúng tại Việt Nam đã thôi thúc chị và ?oông xã? Fulvio Albano rất nhiều trong việc mạnh dạn thành lập Thư viện Trịnh Công Sơn từ đề xuất của chúng tôi cùng nhiều bạn trẻ Việt Nam.
    Định hướng và mục tiêu của Thư viện Trịnh Công Sơn được trình bày: Trước hết là mong ước ?ogiải mã? một thiên tài âm nhạc Việt Nam để giới thiệu cho bạn bè quốc tế cái đẹp ?oChân-Thiện-Mỹ? của nghệ thuật từ một người nghệ sĩ là đại diện xứng đáng cho tâm hồn Việt Nam và Á Đông trong mọi hoàn cảnh. Mong rằng thư viện sẽ có một bộ máy làm việc trẻ trung, hiệu quả và phối hợp chặt chẽ cùng nhà nước Việt Nam, gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, các hội đoàn và tổ chức văn hóa yêu mến Trịnh Công Sơn để cùng nhau thực hiện việc lưu trữ, dịch thuật, phân loại, đánh giá về gia tài âm nhạc và con người của Trịnh Công Sơn thật nghiêm túc, từ đó rút ra nhiều bài học quý về các giá trị của văn hóa phương Đông và Việt Nam phục vụ cho công chúng và giới sinh viên, các nhà nghiên cứu. Thư viện không mong muốn gì hơn là giới thiệu cùng bạn bè quốc tế về một Trịnh Công Sơn, thiên tài âm nhạc của tình bạn, tình yêu và thân phận con người, muôn thuở đề cao nhân bản và hòa bình.
    Một buổi họp mặt và giới thiệu về thư viện Trịnh Công Sơn thật ngắn ngủi trong đời sống quá bận rộn ở phương Tây, nhưng khá đầy đủ và hiệu quả nhờ tính năng động và nhiệt tình của những người tổ chức, không thể không nhắc đến những anh chị trong nhóm Quỹ Tương trợ - cựu sinh viên Việt ở Italia - Group Vietnamiti đã đóng những vai trò thầm lặng từ bao năm nay, luôn hết lòng hỗ trợ các dự án văn hóa cùng chị Sandra Scagliotti.
    Theo Thanh Niên

  4. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Áo Xưa Dù Nhàu
    --- Trịnh Công Sơn ---
    ( Viết thêm của Trịnh Công Sơn )
    ?o Áo xưa dù nhàu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau ?o.
    Đó là lời trong bài hát Hạ Trắng của tôi. Bạc đầu có phải là chớm già không. Theo tôi, bạn Đỗ Hồng Ngọc ạ, đó chỉ là thay đổi một màu tóc. Trời đất có bốn mùa . Con người cũng có những mùa riêng của nó. Hết mùa đông, thiên nhiên trở lại mùa Xuân. Tôi cũng nghĩ như thế, con người có trái tim biết chìu chuộng và yêu thương cuộc đời cũng sẽ có lại những mùa xuân. Muà Xuân là bất tận đối với thiên nhiên và của cả nhân loại. Đừng bao giờ ngại ngùng nói với đời riêng chung là tôi còn rất trẻ. Sống trong cùng thời đại, có cùng ngôn ngữ, một phong tục tập quán, theo tôi, nói với một người trẻ, tôi già rồi em ạ là một điều vô lễ. Hãy nói rằng: Tôi với em là hai kẻ đồng hành trong cuộc đời này. Sống trong cùng thời đại, tôi nghĩ rằng, không có già không có trẻ. Nếu không thì làm sao cảm thông nhau được. Tất cả mọi người là bạn dù đó là con của bạn đi nữa. Nếu cuộc đời này ai cũng nghĩ rằng mọi người đều là bạn của nhau chắc là cuộc sống sẽ thêm da thêm thịt đẹp đẽ biết bao nhiêu. Đây có thể chỉ là giấc mơ riêng của tôi nhưng trong đời sống tôi đã nhiều lần thấy giấc mơ ấy có thực. Cái biên giới giữa tuổi chớm già và tuổi trẻ chỉ là một ước lệ mà nghìn năm trước đã bịa ra. Cái khuôn phép ấy đã làm cho thế hệ này và thế hệ kia có những ngăn cách không cần thiết và từ đó đã làm cho cuộc đời buồn tẻ hẳn đi. Tôi cho rằng cách xử thế như vậy là thiếu lòng nhân ái. Có những thứ tôn ti trật tự cần giữ gìn nhưng cũng có những thứ tôn ti cần xóa bỏ. Xóa bỏ để cuộc đời trở nên thân ái hơn. Yêu thương nhau ai mà không mơ ước. Tóc trắng tóc xanh đáo cùng cũng chỉ một màu hư vô mây nước trong trời đất mà thôi.
  5. NhatViet

    NhatViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  6. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Mưa Bình Minh​
    TrỊnh Công Sơn
    Các bạn đừng tưởng lầm tôi muốn nhắc lại câu chuyện tình thơ mộng của Pautôp-xky Mưa Trong Bình Minh (?oPluie a l?TAube?, trong tuyển tập truyện ngắn Contes Russes).
    Tôi buộc lòng phải mượn lại cái nhan đề ấy để nói về mưa, những buổi mưa sớm, rất sớm, ở thành phố của chúng ta.
    Saigon ai cũng rõ chỉ có hai mùa mưa nắng là đậm nét nhất. Những thoáng thu đông chỉ ai tinh ý mới nhìn ra. Nó như những nét bút tài tình của nhà danh họa chấm phá vào trong cõi xuân hạ trên một bức tranh phác thảo thủy mặc.
    Mù mưa ở thành phố sắp chấm dứt. Có nghĩa là mùa hạ cũng đã qua. Hết rồi mùa hoa phượng.
    Hết rồi những tháng ngày nhàn tản nghỉ ngơi vui đùa thỏa thích của tuổi học trò.
    Mưa. Cái mưa bao giờ cũng chuẩn bị cho nó một bầu trời ẩm đục, xám ngắt. Không phải đã từ xưa lắm, chỉ hai mươi năm trước đây, mưa đã không phải như bây giờ. Mưa xưa ồ ạt, vội vàng. Mưa như tính khí của con người Nam bộ. Thẳng thắn, rõ ràng, dứt khoát. Trái đất có thể đã già nua, đâm ra trở chứng. Mưa bây giờ hóa ra rỉ rả, day dứt, để lỡ bao nhiêu là buổi hẹn. Mưa dài trong đêm, mưa đầy trong ngày. Có thể thế mà hay. Đêm nghe mưa gõ đều như mõ trên tàu lá chuối, trên tàu lá dừa.
    Từ khi đất nước thống nhất, thời tiết hình như cũng bắt chước theo. Cái lẽ thuận hòa của trời đất và con người biết đâu không phải là cái lý đương nhiên phải vậy.
    Tôi ở trong thành phố này đã ba mươi bốn năm chẵn. Đó là chưa trừ đi cái khoảng thời gian ngao du sơn thủy và nhiều bậm tạm thời quay lộn trở lại Huế và cả miền Trung.
    Tôi đã biết gì về mưa trong thành phố này? Tôi biết những cơn mưa thịnh nộ không kịp trốn không kịp chạy. Những cơn mưa đàn ông mạnh khỏe. Nó thiếu cái chất trữ tình, da diết, rất đàn bà phụ nữ của miền Bắc, miền Trung. Để bù lại, nó có cái vẻ thơ mộng đáng buồn mà cũng rất đáng nhớ, đáng yêu là sau mỗi cơn mưa giận dữ đó, cả thành phố như trôi nổi trên những dòng sông.
    Vẫn còn lác đác những cơn mưa vội vã như thế trong thành phố chúng ta. Nhưng trên bầu trời hôm nay đã có thêm những cơn mưa dịu dàng, trầm tĩnh hơn. Không phải ai cũng sợ hãi, sốt ruột bởi những cơn mưa dài, vì có ai biết đâu, dưới những mái hiên thành phố đã là nơi tao ngộ của những tình cảm bất chợt, của những hạnh phúc bất ngờ. Nhờ mưa.
    Nói về mưa, chắc còn phải nhiều điều để nói hơn nữa. Những cơn mưa ngắn, những cơn mưa dài.
    Tôi đang muốn nói về mưa trong bình minh. Mưa vào lúc bốn năm giờ sáng. Mưa vào lúc các bạn có giấc ngủ đẫy nhất, mắt vẫn nhắm, tay kéo vội tấm chăn mỏng cuốn vào người.
    Ít ai nhớ rõ mùa mưa đã bắt đầu như thế nào. Có thể bắt đầu từ một buổi sáng, một buổi trưa hoặc một buổi chiều tối nào đó. Và cứ như thế, mưa trong suốt mùa mưa. Có lúc ngừng nghỉ như đứa bé được dỗ dành rồi lại mưa tiếp.
    Đầu mùa thường mưa nhiều. Giữa mùa chuyển dần về trưa, về sáng. Đến gần cuối mùa, thời tiết đâm ra đãng trí, mưa cả sáng, cả chiều, cả đêm. Rồi như một cơ thể kiệt sức, mưa vương vãi lúc này một ít, lúc kia một ít.
    Trong những cơn mưa khuya cuối mùa, mưa thường cố ý nấn ná lại đôi chút như người tình dứt đi không đành, để kéo dài thành những cơn mưa lúc bình minh.
    Mưa bình minh đánh thức cây cỏ trở mình tắm gội. Đứng nhìn mưa lúc bình minh trong thời khắc của một ngày mới bắt đầu, cơn ngái ngủ cũng vội vàng ra đi. Có một chút rét trong gío ban mai cùng những âm thanh tươi tỉnh của những bầy mưa sớm khiến da thịt ta như trẻ trong hẳn lại. Có kẻ lười, tiếc nuối những giờ còn lại cứ thế nằm co người, nhắm mắt mà mơ màng nghĩ đến một cơn mưa trẻ đi qua suốt tuổi thơ của mình. Có những bằng hữu đầy đủ tuổi đời phút ấy đội mưa tìm đến nhau mà cùng uống một chung rượu nhỏ, vừa nhìn những sợi mưa chẻ dọc bóng tối lấp lánh như từng sợi kim khí, cũng mua thêm được một cái thú ở đời.
    Âm thanh mưa của buổi bình minh bao giờ cũng cho ta cái cảm giác về một niềm hưng phấn. Mưa vốn không có tuổi nhưng ở cái buổi thơ ấu của một ngày, ta vẫn nghĩ rằng những hạt mưa kia còn trẻ lắm. Nhưng mưa bình minh lại là những cơn mưa cuối cùng của mùa mưa.
    Tôi đang ngồi viết những dòng này vào đúng gờ giấc đó. Tôi đang chờ một cơn mưa rào nhỏ xuồng tắm mắt những đóa hồng trước hiên nhà.
    Nguồn:(Tuổi Trẻ - tháng 10/1983)
    Được TCSKL sửa chữa / chuyển vào 07:55 ngày 21/12/2005
  7. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Đò đưa​
    Hằng trăm lá thư tiếp tục bay về nơi chốn tôi ở sau khi báo Hoa Học Trò đăng địa chỉ trên báo. Có một điều chung trong tất cả những lá thư ấy là lời hỏi thăm, lời chúc sức khỏe, sau đó là chờ đợi thư trả lời cùng với một tấm ảnh có ký tên. Một số lá thư khác thì xin chép tay cho bài nhạc này hoặc bài hát nọ. Hầu hết những lá thư đều mang tên những địa danh ở miền Bắc. thư nào cũng mang một nội dung chứa chan tình cảm và lòng tôi thấy được an ủi vô cùng. Tuy nhiên, để làm tròn trách nhiệm với hàng trăm lá thư trên thì thú thật, các bạn ạ, tôi không thể nào có đủ khả năng làm vừa lòng các bạn được. Vì vậy tôi đề nghị các bạn tìm đọc tờ Sóng Nhạc thuộc Hội Âm nhạc thành phố để theo dõi trên mục Đò Đưa hằng tháng đều có bài viết của tôi cũng như thư trả lời chung cho các bạn trên khắp đất nước. Về ảnh thì các bạn có thể đề nghị báo Sóng Nhạc làm phiếu tặng ảnh hoặc nhờ báo Hoa Học Trò làm thay công việc ấy cũng được.
    Tháng Hai năm nay đi qua cùng với ngày Tết rất thầm lặng rồi ngày Valentine?Ts Day (Ngày tình yêu) cũng trầm trầm không có gì khởi sắc. Hoa đẹp đủ loại cũng lắm người mua với giá rất đắt nhưng hình như thiếu một bàn tay phù thủy có khả năng để biến những ngày lễ ấy thành những ngày hội tưng bừng.
    Hết tháng hai, chúng ta đang chờ đón gì đây trong ngày 8 tháng 3? Lại những cơn mưa hoa đắt tiền trao đến các chị, các em... Làm thế nào để tránh cho những cơn mưa hoa ấy không mang màu thủ tục và hờ hững?
    Ngày 8 tháng 3 là ngày sinh nhật của nhóm ?oNhững người bạn? gồm có Trịnh Công Sơn, Tôn Thất L65p, Trần Long Ẩn, Thanh Tùng, Từ Huy, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Hiên... Điều này thì nhiều người đã biết và hình như đã biết. Vì sao lại chọn ngày lễ phụ nữ để làm ngày Khai Sinh của nhóm. Cũng chỉ là tình cờ và khi làm mâm cơm cúng tạ Trời Đất mới biết là nhóm đã rơi vào cái ?ocung oan nghiệt? này. Tuy vậy nhóm ?oNhững người bạn? từ khước theo chế độ mẫu hệ, ngược lại, những người trong nhóm rất muốn luôn luôn mình là kẻ mạnh.
    Nhân ngày Phụ nữ tôi muốn thay mặt nhóm và tạp chí Sóng Nhạc chúc tất cả các bạn gái và các em nơi này nơi kia một mùa Phụ nữ xanh tươi và rực rỡ. Tôi xem mùa Phụ nữ cũng như mùa Giáng sinh, mùa Tết. Tất cả các mùa rồi sẽ đi qua đời sống của chúng ta như những giấc mộng. Cũng có những mùa đầy đặn và cũng có những mùa hao mòn. Cố gắng giữ lại trong lòng ta một số mùa màng ấy như những kỷ niệm đẹp.
    Và cũng trong ngày 8 tháng 3 này, tội muốn gửi đến tất cả những tấm lòng phụ nữ khắp nơi lời cám ơn chân thành về những lời chúc bình an và sức khỏe cho tôi. Đó là điều quí giá nhất mà không phải ai ai cũng nhận được.
    Mong sẽ gặp lại tất cả các bạn trên tạp chí Sóng Nhạc trong mục Đò Đưa, ở đó tôi hy vọng sẽ có rất nhiều điều chúng ta nói với nhau về cuộc sống, về nghệ thuật.
    Nguồn: Tạp Chí Sóng Nhạc số 6, Tháng 3-1999
  8. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Du tinh cuoi tuan thu xep cong viec de ngoi danh may lai bai Do dua thang 3/1999 goi len mang cho du bo suu tap ve TCS...thi chi Ly da lam gium roi.
    merci chi nhieu
    Thai Hoa
  9. NhatViet

    NhatViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    Trích lời bạt ghi cuộc trò chuyện của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đoạn mở đầu bài hát ?oEm đi bỏ lại con đường?
    KL: Thưa anh Trịnh Công Sơn, mấy chục năm trước anh đã nhắc nhớ em : ?sống trong đời sống cần phải có một tấm lòng? dù không để làm gì cả , dù chỉ để gió cuốn đi . Hôm nay sau gần hai mươi năm anh em gặp lại ở một nơi không phải là quê hương của mình , em thực sự muốn biết : ?ođối với anh điều gì quan trọng nhất ? ?o
    TCS: Tấm lòng ! Tại vì tất cả tự ngàn xưa cho đến ngàn sau nhủ nhau sống có tấm lòng , sống tốt với nhau . Nhưng mà sau này , ở Việt Nam có một câu hay hơn nữa là sống-tử-tế-với-nhau, tử tế có nghĩa là anh ta phải có tấm lòng đối với người khác , nếu vì không có tấm lòng thì anh ta không thể nào tồn tại để mà sống được.
    [​IMG]
  10. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trích đoạn những lá thư của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết gởi những người cho bạn gái
    Viết cho Dao Ánh
    ?oAnh đang nghĩ đến Ánh và màu hoa mặt trời mà Ánh ngủ quên trên đó. Không có Ánh ở đây để anh làm kẻ đưa đường qua suốt những rừng hoa mặt trời cho Ánh thỏa thích.?
    ?oAnh còn nhớ, còn nhớ và vô vọng nhớ về Ánh tưởng như quá xa xôi. Ánh là ai ở đó, đêm nay có thức, có buồn vì một năm sắp mãn hạn, như một đời người cũng thế thôi; mà đời người thì dài hơn, thì ưu phiền hơn. Cái gì cũng có một mộ huyệt để trở về an nghỉ im ỉm ngàn năm...?
    ?oBuổi sáng này anh nghĩ về Ánh như đang nghĩ về một đám mây bồng bềnh trên đời sống anh. Đám mây của những ngày anh qua những đèo sâu cao nguyên và mơ ước. Đám mây che khuất những phiền muộn âu lo. Đám mây ở mãi trong những thung lũng hoang vu nghìn đời ở đó mà bao nhiêu lần đi qua, trở lại, anh vẫn còn nhìn thấy...?
    ?oSao anh không thể thấy Ánh đêm nay từ bên bờ sông đi dài theo những bóng cây vàng ánh đèn. Sao anh không thể nhìn Ánh rời xa bằng những bước chân khoan thai vô cùng...?
    ?oÁnh bảo anh viết thật dài cho Ánh, nhưng những giòng chữ không thể dàì bằng nỗi nhớ được. Nỗi nhớ đã đi qua hết quãng đường dài hơn hai mươi năm. Đi từ Huế lên Đà Lạt về Sài Gòn và âm ỉ như một giòng nước ngầm không quên lãng...?
    Viết cho Lệ Ánh
    "Tôi viết chữ A,
    Tôi vẽ chữ N,
    Tôi kẻ chữ H,
    Và đánh dấu sắc,
    Cho thành tên Ánh.
    Tôi mong mặt trời.
    Cho ngày có nắng.
    Tôi nhìn hàng cây.
    Tôi tô màu xanh.
    Cho nắng thật đẹp.
    Rồi tôi yêu nụ cười.
    Tiếng gọi thanh thanh.
    Và tôi nhớ đôi mắt xinh xinh.
    Tên là Lệ Ánh".
    Nguồn: suutap.com/trinhcongson
    Được TCSKL sửa chữa / chuyển vào 08:42 ngày 05/03/2006

Chia sẻ trang này