1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập những bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn, bài viết của Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi blue293, 19/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lantom

    lantom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2006
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn qua cảm nhận của những người bạn. Xin gui một vài dòng... tâm sự của...
    Ngàn năm nữa con người ta vẫn vậy
    HỒ TRUNG TÚ
    ________________________________________
    Đã nhiều người hát Trịnh Công Sơn, đã vịn vào câu hát Trịnh Công Sơn mà đứng dậy trong những lúc ngã lòng mệt mỏi. Vậy đó, sự nhận thức của con người ta quả không biết đâu mà lần. Nhiều người cứ lo sợ rằng nỗi buồn, thực cũng không hẳn là buồn mà đó chỉ là những băn khoăn thân phận, sẽ khiến con người ta cùn chí mềm lòng mà không chịu thấy rằng chính những lúc ngồi xuống bên thềm ấy rồi sẽ khiến con người ta đứng dậy với một tinh thần mạnh mẽ hơn, dũng cảm hơn và nếu cần thì sự hy sinh cũng quyết liệt hơn,
    Những lời ca của Trịnh Công Sơn là vậy, Hoàng Phủ Ngọc tường đã rất đúng khi nói rằng Trịnh Công Sơn luôn đẩy con người ta đến chỗ phải đối diện với hư vô ( gọi là vô cùng, vĩnh cửu, vĩnh hằng với những băn khoăn thân phận ... đều được). Mà không riêng gì Trịnh Công Sơn, cả thế hệ của anh ở các đô thị miền Nam lúc ấy, một thế hệ đứng trước các trào lưu tư tưởng lớn của nhân loại và mỗi người đều phải tự tìm lấy câu trả lời của riêng mình. Để dễ hình dung có thể ví nếu bây giờ mỗi người là một nhà kinh tế hoặc một nhà Tin Học thì lúc ấy mỗi người là một nhà triết học. Đó không chỉ là những triết lý đơn thuần mà nó còn quyết định những lối sống, những hành vi cụ thể, không phải chỉ đối với riêng bản thân của mỗi người mà còn là sự tồn tại của mỗi gia đình và của cả dân tộc. ?oTa là ai, ta từ đâu đến và ta đi về đâu ?? Cái câu hỏi muôn thuở ấy có lẽ đã được đặt ra từ thời tiền sử và trong suốt lịch sử phát triển của mình nhân loại đã không ngớt đi tìm câu trả lời. Và đến thế kỷ 20, sau khi Gauganh lấy nó làm tên một bức tranh của mình, thì ông đã thay mặt cả thế kỷ 20 để nói to lên cái câu hỏi ném vào hư không suốt nhiều ngàn năm qua ấy. Cái trào lưu suy tư từ đầu thế kỷ ấy kéo dài đến những năm 60 và Trịnh Công Sơn đã tiếp nối chúng với toàn bộ ca khúc của mình trong đó điển hình những ?o Cát bụi?, ?oỞ trọ?, ?oMột cõi đi về?..., với những ngôn ngữ rất tôn giáo như vô thường, hình hài, kiếp con người...và toàn bộ thi pháp của anh là cái nhìn bước một của Thiền tông, bước ra khỏi cơ thể mình rồi nhìn lại Con mắt còn lại nhìn tôi thở dài; Một lần năm mơ tôi thấy tôi qua đời... Cái bước một của Thiền Tông này thường khá ngậm ngùi, nó nhìn mọi sự vật vừa xa xôi vừa gần gũi, vừa quen thuộc vừa lạ lẫm; gây một cảm giác nhớ thương tiếc nuối với cả những vật đang nhìn thấy trước mắt, đang cầm trên tay. Bước hai, bước ba của Thiền Tông sẽ khiến con người lớn lên và bình tĩnh rất nhiều trước vũ trụ, nhưng với chỉ bước một thôi Trịnh Công Sơn đã giúp chúng ta rất nhiều trong việc chịu ngồi xuống bên thềm mà bước ra khỏi cái thân xác suốt ngày phải chiều lụy này để nhìn lại mọi vật chung quanh và nhìn chính hình hài mình. Chính vì thế mỗi chiếc lá, hòn sỏi , dòng sông, tiếng bước chân...bất cứ sự vật gì trong thi pháp của Trịnh Công Sơn cũng đều mang âm hưởng luyến tiếc nhớ thương đến tuyệt vọng. Sao mà không tuyệt vọng cho được khi mà rồi sẽ đến ngày ta nhìn mọi sự vật mà chẳng thấy được gì hết, chẳng sờ được gì hết !
    (Còn nữa)
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    [​IMG]
    Nguồn: http://www.tcs-home.org/
  3. STTM

    STTM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2004
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0

    Mỗi sáng nhìn vào mặt gương soi lại thấy thêm rất nhiều những sợi tóc bạc...

    Thuở ấy, tôi là một đứa bé thích ca hát. Mười tuổi biết solfège, chép lại những bài hát yêu thích đóng thành tập, chơi đàn mandolin và sáo trúc. Mười hai tuổi có cây đàn guitar đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng guitar như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát.
    Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong... Đó là những năm 1956 - 1957, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại. Cái thời tuổi trẻ xanh mướt như trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên cái ham muốn trở thành nhạc sĩ...
    Dạo ấy ba tôi đã mất, mẹ tôi ở xa, tôi một mình giữa Sài Gòn này phải tự quyết định mọi chuyện về đời mình. Cái gánh đời tuổi tác còn quá nhẹ. Có lúc tôi đã bỏ dở cái trò lãng mạn viết lách này với nỗi ám ảnh ngu ngốc "xướng ca vô loài". Tôi trằn trọc đêm này qua đêm khác, ray rứt ngày này qua tháng nọ. Nhưng càng cố lãng quên thì tiếng hát trong tôi càng vang lên rõ rệt, tràn ngập cả lúc đứng ngồi, cả trong giấc ngủ.
    Dần dà những năm về sau, mới bắt đầu hình thành trong tôi một quan niệm rõ rệt: Sống là sống với người khác và muốn có cảm thông chúng ta phải luôn luôn diễn đạt mình. Trong những cách diễn đạt bằng tiếng nói, bằng chữ viết và nhiều phương tiện khác, tôi thấy tâm hồn mình có khuynh hướng nghiêng về phía ca khúc. Trên mảnh đất nghệ thuật nhỏ nhắn này, tôi tìm thấy tự do và tôi nghĩ rằng ở đây tôi có thể bày tỏ được với người khác về những niềm vui, nỗi buồn của cuộc sống.
    Nhìn lại quãng đường mình đã đi, tôi cảm thấy không có gì phải ân hận. Tôi vẫn là đứa trẻ thơ trong nghệ thuật, lòng còn tràn đầy cảm hứng. Tôi vẫn còn ham mê học hỏi quanh mình và còn đủ hào hứng mưở ra những cuộc đối thoại, độc thoại với cây cỏ thiên nhiên, với con người qua ca khúc dưới ánh sáng hiền hòa nhân hậu của những ngày tôi đang sống.
    Phải chờ đến lúc soi gương nhìn thấy tóc không còn mang mầu xanh cũ nữa, mới nhận ra được hết nỗi khát khao được yêu thương mãi mãi con người và cuộc sống. Yêu thương con người cũng là yêu thương tiếng hát bởi vì tiếng hát mang trong nó tâm hồn của con người. Tiếng hát sẽ mọc lên xanh tươi trên những cánh đồng vô tận.
    Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên, là người bạn của những em bé. Qua ca khúc, tôi đã đến gần và đã đi xa những chuyện tình, đã tham dự những nỗi hân hoan của đời người và cũng đã gánh nhẹ giùm những phiền muộn.
    Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành...
  4. STTM

    STTM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2004
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Huyên náo và tĩnh lặng
    -------------------------------------------------------------------------------------------
    Trong những ngày nằm bệnh không có gì thích thú bằng sự tĩnh lặng. Không một ai quấy rầy đến sự nghỉ ngơi. Không có gì làm xao động cái không gian đã được đóng kín lại cho một cõi riêng tư.
    Năm yên và nghe mình thở. Nằm yên và theo dõi những suy tưởng của mình trước cuộc đời. Nằm và cảm nhận cùng một lúc sự gần gũi và cả sự xa vắng đối với tất cả những gì đang cùng tồn tại hay đang vây quanh đời sống của ta.
    Đau ốm chỉ là sự tạm dừng chân trong cuộc hành trình về phía trước.
    Vắng bạn đương nhiên là buồn. Nhưng bạn nào và sự có mặt của bạn như thế nào đó mới thật là một niềm vui. Có những sự có mặt của bạn bè tương đơng với một dấu lặng trong âm nhạc nên sự có mặt đó thường có khả năng mang đến cho ta motọ thoải mái thảnh thơi tựa hồ như niềm hoan lạc. Đó là những trường hợp ta không cần phải đối phó, không cần phải cố gắng lấp đânỳ khoảng trống bằng những câu chuyện gắng gượng, nhạt nhẽo.
    Nếu trong âm nhạc không có những dấu lặng, dấu nghỉ, thì đó là một tai họa. Đám đông và sự ồn ào không phải luôn luôn là đại diện của sự sống. Ta cần sự nghỉ ngơi và tĩnh lặng không phải chỉ trong lúc nằm bệnh mà ngay cả trong lúc đang sinh hoạt bình thường. Tiếng động ầm ĩ cũng giống như sự phát ngôn huyên thuyên không có cơ may chấm dứt trong những cuộc họp mặt hoặc trong những buổi trà dư tưửu tửu hậu. Đó chỉ là sự phá sản của những não trạng không bình thường. Nó làm mệt mọi người và cả cuộc sống.
    Có sự ồn ào của chợ và sự huyên náo của nghị trường. Nhưng giữa sự ồn ào của chợ và sự huyên náo dị thường của những cái loa vô tội vạ phát thanh về bất cứ vấn đề gì bất chấp người nghe muốn hay không thì tôi chọn sự ồn ào của chợ. Bởi vì đằng sau sự ồn ào còn có thực phẩm trần gian. Nó hứa hẹn những bữa ăn ngon trong không khí một gia đình sum họp.
    Đi qua cuộc sống hằng ngày tôi biết có rất nhiều người không biết hoặc không hề quan tâm đến sự tĩnh lặng. Họ thích nói và hình như cần phải nói với bất cứ giá nào. Họ nói về bất cứ vấn đề gì miễn là có một kẻ thứ hai để chịu đựng những điều họ muốn nói. Họ nói và cười sảng khoái cho riêng họ bất chấp kẻ khác có đồng tình hay không.
    Huyên náo và tĩnh lặng là hai trạng thái tinh thần khác nhau. Người ta có thể phát bệnh vì tiếng la hét quá độ chứ không bao giờ mệt mỏi vì sự yên tĩnh.
    (bài viết đăng trên tạp chí Sóng Nhạc)
  5. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Bùi Giáng, Ngô Văn Tao​
    Trịnh Công Sơn
    Làm thơ chỉ là chuyện bình thường giữa một triều đại mà mọi quần thần ai cũng co 1thể làm thi sĩ. Có người thi sĩ xa những lạch sông khe suối quê nhà lâu năm trở về và thảng thốt viết vội những bài thơ trên những tờ giấy trắng mỏng manh của cái nóng miền nhiệt đới. Có người thi sĩ điên thơ, tự mình phong tước quyền uy bệ hạ hoàng đế, cầm cây trượng hư vô ngồ vắt vẻo trên cài ngai vàng bằng khói phù du mệnh bạc và hát:
    ?oKể từ dâu biển thênh thênh
    Bất ngờ tao ngộ còn nên nói gì...?

    Họ đã từng gặp nhau ở một bờ cõi mộng mị hoang phế nào xa xôi và từ đó lại tiếp tục dắt dìu nhau tìm về quê quán bày biện lại một tiệc đời đìu hiu lau lách. Họ mở ra một đầu trường vô nhiễm và múa lên những đường kiếm hư không để đánh cuộc với thịnh suy của chữ nghĩa, của lời lời tiếng tiếng.
    Trên dặm đường hun hút của thi ca, họ mang cái đoạn trường riêng chung để mở ra một khúc luân vũ sóng đôi có khi náo nhiệt có khi ngậm ngùi.
    Mười chín bài thơ Pháp _ Việt chỉ là một trò chơi nhỏ của mưa nắng, của hội ngộ chia lìa, của đêm đã qua, của mai sắp tới. Nhưng giữa bầu trời tháng Ba này, có những con mưa nhỏ chuyển mùa đã làm cho người điên thơ tỉnh giấc trong thơ và người thức tỉnh lại chìm đắm trong cơn mộng mị hoang đường.
    Đánh cuộc với chính mình là đánh cuộc với hữu hạn. Hữu hạn của những cuộc bể dâu đã đi qua đời mình. Thi ca nằm trong một cuộc thách đố khác. Cái thách đố của bài thơ thứ hai mươi đang chờ đợi những điều không bao giờ có thể nói hết. Đó cũng chính là cái sinh mệnh vô hạn vô cùng của thơ.
    Saigon 26.3.94
    (lời ngỏ cho tập thơ ?oVào Chung Cục Thơ? của Bùi Giáng, Ngô Văn Tao)

  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trịnh Công Sơn viết về Võ Tá Hân
    [​IMG]
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trịnh Công Sơn viết về Võ Tá Hân
    [​IMG]
  8. NhatViet

    NhatViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    Trích cuộc trò chuyện giữa nhạc sỹ Trịnh Công Sơn với nhà báo Đoàn Đạt và Công Khanh đăng trên Tạp chí Đẹp , số 4 ?" tháng 05/1999.
    - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
    Trầm mặc , có vẻ như bí ẩn giữa nhũng giai thoại , Trịnh Công Sơn như đang thờ một tôn giáo riêng : lãng quên . Một nữ nghiên cứu sinh Nhật Bản đang viết luận án về ?~Người - Nhạc?T này , để em còn nhớ khi anh đã quên.
    Đoàn Đạt & Công Khanh: Giới hâm mộ có cảm giác hình như anh có một thế giới riêng ? Có đúng không , và nếu có Thế giới riêng của anh như thế nào ? Có phải nó được mô tả là ngoài phố kia loài người đã về , em hãy ngủ đi ? Người ta thường bắt gặp hình ảnh Trịnh Công Sơn với vẻ trầm mặc , cô đơn và khắc khổ . . .
    Trịnh Công Sơn : Thế giới của riêng tôi là một thế giới của mơ mộng và hão huyền , vừa thực mà không thực. Tuy nhiên bao giờ nó cũng ở cao hơn thực tại một chút .
    ĐĐ&CK : Để làm nên một Trịnh Công Sơn như bây giờ , liệu anh có ảnh hường nào tác động ? Không ít người yêu nhạc coi anh là thần tượng . Còn thần tượng , sách vở , âm nhạc , sở thích của anh . . . ?
    TCS : Nếu nói cho đúng thì tôi có một trí nhớ rất tồi . Có lẽ tôi bị ảnh hưởng về sách vở nhiếu hơn , nhất là về triết học , từ Đông sang Tây . Tôi nghe nhạc ít hơn là đọc sách . Có thể tôi bị nghiêng vế thế giới tư tưởng hơn là âm thanh .
    ĐĐ&CK : Anh có sợ rằng mình trở thành một thần tượng của nhiều người hay không ? Anh sẽ nói gì với những người tôn vinh anh là thần tượng ?
    TCS : Thần tượng của mọi người đôi khi là một tai nạn . Đừng bao giờ đồng hóa thần tượng với một nô lệ . Đừng nhốt nó vào cái ***g riêng của mình .
    ĐĐ&CK : Dường như thời đại bây giờ ở đâu người ta cũng trở nên mạnh mẽ hớn , tự tin hơn và ít mơ mộng hơn . Những bài hát về thân phận và tình yêu của anh rồi sẽ phai nhạt dần trong tâm trí nhiều người ?
    TCS : Điều gì cần phai nhạt thì cứ phai nhạt . cái gì còn lại thì sẽ còn lại . Cái yếu và cái mạnh là điều cần phải suy nghĩ nhiều lắm . Có câu nói của Pháp cũ : Con người rất yếu đuối . Đúng L?Thomme est un rousseau , mai un rouseau pensant. Tôi nghĩ thế kỷ tới là thế kỷ của cái đầu chứ không phải của thân xác . Quan trọng nhất là ý tưởng lạ .
    ĐĐ&CK : Có những người con gái bây giờ cũng không còn gấy guộc như cánh vạc bay . anh có thể nào yêu được một cô gái mỗi ngày đều đi tập thể dục thẩm mỹ và cả những vòng đo thật ngon lành ?
    TCS : Có một thời để gầy và một thời để có những vòng đo thật tuyệt vời như thời đại yêu cầu.
    1/2
  9. NhatViet

    NhatViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    ĐĐ&CK : Giá như anh sáng tác nhạc dở , chẳng ai hiểu anh , chẳng ai hát anh , chẳng ai nghe anh giảng đạo của anh bằng những ca khúc , và vẽ thì cũng dở , thỉ Trịnh Công Sơn lúc ấy sẽ là gì ? là ai ?

    TCS : Câu này hỏi vui đấy . Nhưng từ nhỏ tôi đã có tính hiếu thắng . cái gì tôi không làm tốt nhất thì tôi không bao giờ làm .
    ĐĐ&CK : Anh đã có lần ốm thập tử nhất sinh hồi năm ngoái . Trước đó anh đã viết nhiều về cái chết và có vẻ như nó rất nhẹ nhàng . Thế anh có cảm nhận về cái chết như thế nào khi đã chạm tay vào nó ?
    TCS : Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống . Khi sự sống bất lực thì cái chết đến . Và cái chết hình như cuối cùng cũng chỉ là một sự ngộ nhận bất đắc dĩ của sự sống mà thôi .
    ĐĐ&CK : Có khi nào anh bực bội về một hình ảnh Trịnh Công Sơn bị nhiễu hay không ? Bị dị dạng , xộc xệch . méo mó , và cả những ca khúc của anh ?
    TCS : Tôi không bao giớ bị khó chịu vì những chuyện nhiễu nhương quanh đời sống mình và quanh những tác phẩm của mình . Tôn giáo của tôi trong thời kỳ này là lãng quên . Tôi lãng quên cả thiên đàng lẫn địa ngục .
    ĐĐ&CK : Có men rượu trong sáng tác của anh không ?
    TCS : Uống rượu để làm việc tốt có gì bất tiện không ?
    ĐĐ&CK : Có người nói chính hỏa tiễn Khánh Ly đã phóng nhạc Trịnh Công Sơn vào vũ trụ . Người ta hay nói đến giai thoại Trịnh Công Sơn ?" Khánh Ly . Tình sử ấy chỉ là một phần hay rất nhiều trong cuộc đời Trịnh Công Sơn ?
    TCS : Tất cả những chuyện đó chỉ là chuyện thần thoại . Nhiều khi thần thoại cũng là một lẽ sống ở đời .
    - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Đoàn Đạt & Công Khanh
    2/2
  10. Soi_vn98

    Soi_vn98 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2005
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    PHỎNG VẤN MADAME HOÀNG ANH
    Dù cuộc tình đó không nói một tiếng yêu, nhưng kéo dài mười mấy năm, cho đến ngày người nhạc sĩ tài hoa ấy mất, họ vẫn xúc động khi cầm tay nhau và người cuối cùng ông cầm tay ấy là Hoàng Anh.
    - Tình yêu lớn trong cuộc đời với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang lại cho chị những cảm nhận gì?
    - Rất hạnh phúc! Vì tôi yêu được một người quá tài hoa, quá uyên bác. Tôi nói cái gì người ta cũng hiểu. Không cần phải cho tiền để tôi cảm thấy hạnh phúc, mà người ta chỉ cần một câu nói cũng đủ làm tôi sướng âm ỉ cả ngày rồi.
    Có quá nhiều bà vợ ở với chồng, nhưng ông ấy chẳng hiểu gì về mình, nói ra thì vùng vằng, để họ phải ấm ức: tại sao cứ ra đường thì chồng cởi mở vui tươi với tất cả bạn gái, còn về nhà lại hầm hầm với mình.
    Tôi may mắn vì bất cứ vấn đề gì nói ra anh Sơn đều hiểu. Có một người hiểu hết mình, làm sao không hạnh phúc cho được.
    - Trong tình yêu, hạnh phúc lớn nhất là yêu và được yêu. Nhưng nhiều người quen biết của nhạc sĩ, lại nói đó là cuộc tình đơn phương của chị. Chị thấy sao về nhận xét này?
    - Có yêu hay không nếu anh Sơn còn sống thì tôi mới hỏi được, còn giờ anh ấy mất rồi. Nhưng liệu có quan trọng không, nếu nói yêu nhau rồi cưới nhau ba tháng đã ly hôn, trong khi tôi không nói đến tình yêu, hôn nhân, nhưng mối quan hệ của tôi kéo dài đến mười mấy năm, cho đến trước ngày anh Sơn mất, chúng tôi vẫn xúc động khi cầm tay nhau, và người cuối cùng anh Sơn cầm tay là tôi?
    Gia đình Huy Khánh-Hoàng Anh.
    Gia đình Huy Khánh-Hoàng Anh.
    - Người phụ nữ bình thường nào khi yêu cũng chờ đợi một lời cầu hôn, vì sao chị không thể chờ đợi lời cầu hôn đó?
    - Không phải là muốn hay không, mà với tôi, những thủ tục ấy chẳng có giá trị gì cả. Cảm thấy hạnh phúc khi được ở bên người mình yêu, chỉ đơn giản thế thôi, chứ tôi không muốn sở hữu theo kiểu là cái xích, trói người yêu bên cạnh để hàng ngày đem tiền về cho mình.
    Cuộc sống của tôi là được yêu và được người yêu trân trọng. Anh Sơn yêu tôi hay không thì không biết, nhưng năm nào sinh nhật tôi anh ấy cũng ngồi vẽ tranh tôi. Mà một người tạo cho mình nguồn cảm hứng trong suốt mười mấy năm thì chuyện yêu hay không đâu cần thiết nữa.
    Tôi không hiểu yêu là gì, tôi chỉ biết mình cảm thấy hạnh phúc như thế nào. Ngay với Huy Khánh, tôi không biết là đến bây giờ vợ chồng tôi đã nói yêu nhau bao giờ chưa, nhưng chúng tôi sống rất tử tế với nhau và cảm thấy hạnh phúc khi có nhau, như thế không biết có phải là yêu không?
    Tại sao cứ phải nói yêu nhau? Một người đàn ông cầm nhẫn hột xoàn tặng bạn, rồi nói là yêu bạn, bạn có tin không? Còn tôi chỉ tin mối quan hệ mà người ta bỏ cả đời ra để gắn bó với mình, chứ không tin vào những lời nói yêu thương.
    - Nhưng cả đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đâu chỉ có chị. Ông còn có ?oDiễm?, có ?oBống? và biết bao giai nhân khác, trong âm nhạc và cả trong cuộc sống. Phải "chen chúc" giữa những người phụ nữ ấy, chị thấy thế nào?
    - Có vấn đề gì đâu. Khi nào anh Sơn cần có tôi, tôi đến, khi nào tôi cần có anh Sơn, anh Sơn đến, đấy là mối quan hệ tuyệt vời, còn mỗi người phải có cuộc sống riêng, chứ đâu nhất thiết phải sở hữu bằng một sợi dây xích vô hình để cuộc sống thêm ngột ngạt.
    - Người nhà của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chẳng nhắc đến tên chị, cứ như chị không có một vị thế gì. Vì sao vậy?
    - Tôi cũng chẳng cần vị thế.
    - Nếu nói câu trả lời này xuất phát từ sự tự ái, chị thấy sao?
    - Hãy hiểu là bây giờ tôi đâu cần phải bám vào những cái đó để sống. Tôi có cuộc sống của tôi, tôi dành 13 năm yêu một người, khi người ấy không còn nữa thì tôi bắt đầu một tình yêu khác.
    Vì tôi tự biết làm cho mình hạnh phúc, chứ không cần phải bám vào chuyện quen Trịnh Công Sơn để có tiền, hay để người này biết tới tôi, mua hàng của tôi, người kia biết tới tôi, nghe tôi hát.
    Tôi không biết hát, tôi cũng không bán loại hàng gì liên quan tới những người như vậy. Vấn đề là cuộc sống của tôi có 60 năm, nên tôi dành thời gian của mình cho những việc có ích chứ không cần phải được ai nhắc đến.
    Ngày xưa, khi yêu anh Sơn, tôi sống rất hạnh phúc, bây giờ yêu người mới, tôi cũng sống rất hạnh phúc. Thế thì chẳng có vấn đề gì phải nhắc đến tôi cả.
    - Tình yêu của chị với Trịnh Công Sơn được nhiều người hiểu như một cuốn tiểu thuyết vì chị nói sẽ không lấy chồng, sẽ mãi yêu Trịnh Công Sơn, kể cả khi ông đã ra đi. Nhưng thực tế lại ngược lại, vì sao vậy?
    - Mãi yêu anh Sơn thì có, nhưng điều đó không có nghĩa tôi không lấy chồng. Tôi từng nghĩ mình khó lấy chồng vì khó tìm được người nào sống hồn nhiên và độ lượng như anh Sơn để tôi cảm thấy hạnh phúc, chứ không phải là không lấy chồng.
    Bởi khi đã yêu được một người quá tài hoa sẽ rất khó tìm được người có thể chia sẻ với mình. Ví dụ, là một đại gia, bạn rất dễ chinh phục những cô gái bình thường, thích quần là áo lượt, tiện nghi vật chất. Nhưng không hẳn đại gia sẽ ?ocua? được tất cả phụ nữ.
    Ví như tôi, chẳng cần nước hoa đắt tiền, chẳng cần túi hàng hiệu, cũng không tốn tiền vào son phấn, thời trang. Nhưng tôi cần một đại gia có thể đọc cho tôi nghe một bài thơ của Pháp, hoặc một bài thơ tình nổi tiếng trong một trăm bài thơ tình của Trung Hoa!
    Tôi thích văn thơ vì tôi xuất thân từ gia đình trí thức. Tôi không thích mỹ phẩm vì mẹ tôi cũng không xài. Tôi không có cảm hứng với những chiếc xe hơi hay đồ đắt tiền vì tôi được hưởng một nền giáo dục là hạnh phúc của mình do trải nghiệm qua lao động mà ra.
    Nhu cầu của mỗi người khác nhau, ?ođầu ra? khác nhau là do ?ođầu vào? khác nhau, đơn giản vậy thôi.
    - Chị nói ?omãi yêu anh Sơn?, có nghĩa đó là tình yêu vĩnh cửu. Nhưng sao lại có một cuộc hôn nhân với người khác chen vào thứ tình yêu vĩnh cửu đó, mà ?ođối tác? của cuộc hôn nhân mới lại khác hoàn toàn với nguyên mẫu?
    - Chính vì muốn giữ hình ảnh đẹp của anh Sơn trong lòng, nên tôi mới không tìm người giống anh Sơn để lấy. Tôi không muốn chia sẻ cảm xúc ấy với một người khác.
    Người tôi lấy rất trân trọng quá khứ của tôi, anh ấy chưa bao giờ đả động, soi mói đến mối quan hệ của tôi. Hiện tôi vẫn để ảnh tưởng nhớ Trịnh Công Sơn trong phòng ngủ, nhưng chồng tôi không bao giờ thắc mắc, mà luôn tôn trọng thế giới riêng của tôi.
    - Mười mấy năm yêu Trịnh Công Sơn cũng đủ rồi, chị còn thờ di ảnh để làm gì?
    - Vì anh Sơn là một phần của cuộc đời tôi. Tôi không có cảm giác anh Sơn mất, mà có cảm giác anh ấy ở xung quanh đây.
    Thực sự, tôi rất may mắn, tôi có chồng tốt, con ngoan, nhà cao cửa rộng, làm cái gì cũng thành công. Bây giờ, chồng tôi là một phần thế giới của tôi, anh Sơn cũng là một phần thế giới của tôi.
    Trong cuộc đời, nếu may mắn thì mình được đi cùng một người đàn ông suốt cuộc đời, còn không may mắn thì có nhiều người đi cùng trong từng giai đoạn khác nhau, điều đó không quyết định bản chất của tình yêu.
    - Là phụ nữ, chị cảm thấy thế nào khi người ta nói vì Huy Khánh thất tình với Tăng Thanh Hà nên mới lấy chị?
    - Tôi là người như thế này, nếu ngày hôm nay tôi muốn ở đây với bạn, tôi có bạn ở bên, như vậy là hạnh phúc rồi. Còn chuyện trước và sau đó tôi không quan tâm. Vì con người khác cái máy, cũng không phải nữ tu hay là linh mục.
    Còn sống được thất tình là hay, có nhiều người chả có cuộc tình nào tử tế để mà thất tình đâu, hay nhiều người yêu nhau được ba tháng bỏ nhau, bỏ hôm trước hôm sau đã có người khác, nên cũng không kịp để mà thất tình. Nên nếu Khánh thật sự thất tình thì anh ấy là một người hạnh phúc.
    - Nhưng là người đón nhận sự thất tình ấy, chị cảm thấy thế nào?
    - Tôi cám ơn Tăng Thanh Hà vì đã bỏ Khánh, để tôi có một người chồng rất ngoan hiền và rất độ lượng!
    - Gần đây, có dư luận, hai đứa con đầu của chị là con của Trịnh Công Sơn nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo. Chị giải thích thế nào về điều đó?
    - Không phải con anh Sơn, anh Sơn làm gì có con. Mà để tang anh Sơn một năm, một năm sau tôi mới quyết định có con.
    - Là phụ nữ chưa chồng và có khả năng sinh con, sao chị lại chọn phương pháp thụ tinh ống nghiệm?
    - Đây là một lý do tâm lí rất đơn giản. Tôi đã ngoài 30 tuổi, để trễ hơn thì khả năng không sinh được con rất lớn, nhưng thời điểm đó tôi chưa có chồng, nên phải có con, chứ tôi không muốn vì có con mà lấy đại một người nào đó. Bởi kết hợp với một người đàn ông là chuyện hoàn toàn khác, tôi phải cảm thấy được hạnh phúc khi ở bên cạnh họ.
    - Nên gọi chị là người phụ nữ thế nào đây?
    - Thiên chức lớn nhất của người phụ nữ là làm mẹ để duy trì nòi giống. Ông bà mình cũng nói ?ocây độc không trái, gái độc không con?, chứ tôi chưa thấy ai nói ?ogái độc không chồng? cả.
    Nếu mình phát triển bình thường, mình thông minh, xinh đẹp thì phải sinh con để công dân thông minh, xinh đẹp chứ.
    Tôi tin tất cả phụ nữ đều muốn có con, đương nhiên họ muốn có chồng rồi có con. Nhưng đâu phải ai cũng may mắn có con với người mình yêu.
    Còn bạn đã dũng cảm thì có con như thế nào là quyền quyết định nơi bạn. Khi quyết định, bạn phải chịu trách nhiệm và hậu quả của nó.
    Nếu nghĩ có con với một người nào đấy và nhận làm cha của con mình, bạn sẽ chịu cả cái hậu quả sau đấy, có thể người đó sẽ lằng nhằng suốt đời với bạn, nên tôi chọn giải pháp ?omua đứt bán đoạn?! Vì tôi không giải quyết nổi vấn đề một người đàn ông tôi không yêu cứ suốt ngày lằng nhằng trước cửa nhà tôi!
    - Thụ tinh trong ống nghiệm thường dành cho trường hợp gặp trục trặc về vấn đề sinh con, chứ hiếm thấy ai dùng nó để giải quyết vấn đề tuổi tác. Sao chị lại sử dụng phương pháp đó?
    - Vì tôi có khả năng sinh con, vì tôi xinh đẹp, thông minh, thành ra tôi mới chắc chắn việc mình có con ở độ tuổi 30 là để con thông minh và có sức khỏe tốt nhất.
    Còn khi nào tôi thích lấy chồng, tôi vẫn lấy được, vì tôi biết khả năng của mình. Tôi tin, khi 60 tuổi, nếu tôi yêu ai, người ta vẫn lấy tôi làm vợ! Vì không phải tôi già và xấu, vấn đề là tôi biết mình làm cái gì và tôi sẽ chọn người tôi biết họ muốn cái gì.
    - Trong thời kỳ mang bầu, và sau này sinh con, chị đối phó với dư luận như thế nào?
    - Tôi không bất cần dư luận, nhưng mà dư luận ấy có tác dụng gì? Dư luận dấy lên làm xã hội tốt đẹp hơn, gia đình tôi và một số người nữa hạnh phúc hơn, khác với dư luận thấy tôi già, không sinh được con thì vui vẻ, hứng thú.
    Vậy nên dư luận ở đây để làm gì, khi bản thân nó không hề tích cực và nhân văn? Không lẽ vì yêu anh Sơn, dư luận bắt tôi ở giá cả đời không chồng con, bố mẹ nuôi tôi ra không có cháu, mới hả hê? Tại sao dư luận không cảm thấy vui vẻ vì tôi mất đi người yêu, nhưng tôi vẫn sống và đóng góp cho xã hội, tôi vẫn có chồng và có những đứa con?
    Tôi không thích dư luận kiểu ăn không ngồi rồi, suốt ngày xem có ai ngã để đạp thêm cho họ một cái nữa. Nên chẳng quan tâm đến dư luận, tôi vẫn mang bầu, sinh con như bình thường!
    - Chị nói khá nhiều đến hạnh phúc. Chị cũng tự nhận mình là người hạnh phúc. Vậy hạnh phúc của chị là gì và có tự tin để nói mình không đau khổ?
    - Đau khổ cũng là hạnh phúc. Tôi quan niệm, hạnh phúc lớn nhất trên đời của một người là được sống, với tất cả vui buồn, đau khổ, hỉ nộ ái ố. Nếu một người nói suốt đời thành công thì đó không phải người hạnh phúc, vì không được nếm trải những gia vị của cuộc sống.
    Ăn toàn bánh ngọt, chè thơm, sẽ không hiểu gỏi đu đủ cay và ngon như thế nào. Cái hạnh phúc của tôi là được sống và cuộc sống của tôi là một cuộc mưu sinh. Mỗi sáng ngủ dậy, mở mắt ra tôi vẫn thấy mình còn sống là một điều rất hạnh phúc rồi.
    Vậy tại sao tôi không hưởng thụ cái ngày đó bằng việc lao động tích cực, chơi tích cực, ăn uống tích cực? Tôi sẽ không thấy hạnh phúc nếu ngày hôm nay lặp lại y như ngày hôm qua, dù ngày hôm qua là một ngày tôi hạnh phúc!
    (Theo Đẹp)

Chia sẻ trang này