1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập những bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn, bài viết của Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi blue293, 19/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. daydreamer

    daydreamer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/06/2002
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Vài dòng từ "Bản Tình Ca Ở Lại Với Ai? "
    .....Có những trái tim chỉ biết nuôi dưỡng lòng thù hận của quỹ dữ.Những trái tim gây hận chỉ muốn bày ra những bữa tiệc đời bằng gai và đá nhọn.Những bữa ăn như thế đã làm khô héo dần thực phẩm trần gian....

    All the rivers run...
  2. daydreamer

    daydreamer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/06/2002
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Vài dòng từ "Bản Tình Ca Ở Lại Với Ai? "
    .....Có những trái tim chỉ biết nuôi dưỡng lòng thù hận của quỹ dữ.Những trái tim gây hận chỉ muốn bày ra những bữa tiệc đời bằng gai và đá nhọn.Những bữa ăn như thế đã làm khô héo dần thực phẩm trần gian....

    All the rivers run...
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7


    Tình yêu và tiếng hát
    Trịnh Công Sơn

    Tình yêu cho phép những ca khúc ra đời. Nỗi đau và niềm hân hoan làm thành bào thai sinh nở ra âm nhạc. Âm nhạc như thế là tình yêu, là trong bản thân nó hàm chứa 1 cõi nhân sinh bề bộn những khổ đau và hoan lạc. Không có bất hạnh và nụ cười có lẽ âm nhạc cũng không thể có duyên ra đời.
    Có người đi đến với cuộc đời và ngẫm nghĩ: nếu đời sống vắng bóng âm nhạc và tiếng hát thì ta sẽ như thế nào đây? Ở đâu có con người , ở đó có tiếng hát. Trên mặt đất , trần gian này tiếng hát nhắc nhở ta 1 điều giản dị: tôi hát là tôi hiện hữu. Tôi tồn tại có nghĩa là tôi sẽ mất đi. Tôi mất đi, mọi người cũng sẽ mất đi, nhưng tiếng hát còn ở lại. Ở lại như chiến tích vừa buồn bã vừa huy hoàng của 1 cõi đời.
    Tiếng hát thường làm nhớ nhung con người. Nhớ một con người là nhớ cả một trần gian. Cái thân thể mĩ miều của trần gian này nọ đã từng vạch ra những lối đi mờ ảo, hoang đường trong bể dâu của cuộc sống. Thân thể ấy bỗng tự thân đã biến thành thánh địa cho cuộc chiêm ngưỡng tình yêu. Âm nhạc và tiếng hát ra đời để ca tụng một gót chân, một bàn tay, những môi, mắt, má, và đôi khi một mái tóc trầm hương và sau đó là nụ cười, nước mắt của một đời người.
    Tiếng hát là con đẻ của thân xác. Từ thân xác bay lên những giai điệu và lời ca. ca hát là để nhớ nhau và đôi lúc, để an ủi mình. An ủi một cái gì còn ở lại và than thở một điều gì đã ra đi.
    Tất cả mọi điều sẽ qua đi, sẽ biến mất, nhưng tiếng hát, câu ca, một khi đã được khai sinh với ngày thôi nôi huy hoàng của nó thì sẽ ở lại với đời mãi mãi. Đó là một cuộc rong chơi ngậm ngùi của hữu hạn muốn chộp bắt cái vô hạn làm món quà thế chấp cho đời mình.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:35 ngày 12/07/2003
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7


    Tình yêu và tiếng hát
    Trịnh Công Sơn

    Tình yêu cho phép những ca khúc ra đời. Nỗi đau và niềm hân hoan làm thành bào thai sinh nở ra âm nhạc. Âm nhạc như thế là tình yêu, là trong bản thân nó hàm chứa 1 cõi nhân sinh bề bộn những khổ đau và hoan lạc. Không có bất hạnh và nụ cười có lẽ âm nhạc cũng không thể có duyên ra đời.
    Có người đi đến với cuộc đời và ngẫm nghĩ: nếu đời sống vắng bóng âm nhạc và tiếng hát thì ta sẽ như thế nào đây? Ở đâu có con người , ở đó có tiếng hát. Trên mặt đất , trần gian này tiếng hát nhắc nhở ta 1 điều giản dị: tôi hát là tôi hiện hữu. Tôi tồn tại có nghĩa là tôi sẽ mất đi. Tôi mất đi, mọi người cũng sẽ mất đi, nhưng tiếng hát còn ở lại. Ở lại như chiến tích vừa buồn bã vừa huy hoàng của 1 cõi đời.
    Tiếng hát thường làm nhớ nhung con người. Nhớ một con người là nhớ cả một trần gian. Cái thân thể mĩ miều của trần gian này nọ đã từng vạch ra những lối đi mờ ảo, hoang đường trong bể dâu của cuộc sống. Thân thể ấy bỗng tự thân đã biến thành thánh địa cho cuộc chiêm ngưỡng tình yêu. Âm nhạc và tiếng hát ra đời để ca tụng một gót chân, một bàn tay, những môi, mắt, má, và đôi khi một mái tóc trầm hương và sau đó là nụ cười, nước mắt của một đời người.
    Tiếng hát là con đẻ của thân xác. Từ thân xác bay lên những giai điệu và lời ca. ca hát là để nhớ nhau và đôi lúc, để an ủi mình. An ủi một cái gì còn ở lại và than thở một điều gì đã ra đi.
    Tất cả mọi điều sẽ qua đi, sẽ biến mất, nhưng tiếng hát, câu ca, một khi đã được khai sinh với ngày thôi nôi huy hoàng của nó thì sẽ ở lại với đời mãi mãi. Đó là một cuộc rong chơi ngậm ngùi của hữu hạn muốn chộp bắt cái vô hạn làm món quà thế chấp cho đời mình.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:35 ngày 12/07/2003
  5. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0

    Nhật kí tuổi 30
    (TTCN) Ðây là một đoạn nhật ký Trịnh Công Sơn viết năm 1969, khi vừa tròn 30 tuổi, lúc anh đã có nhiều sáng tác được công chúng biết đến và yêu mến...
    [​IMG]
    Trịnh Công Sơn (năm 1969)​
    Vào đầu mùa xuân này tôi có ba mươi tuổi chẵn. Câu nói đã xa lặp lại mãi âm thầm trong trí tôi: Tam thập nhi lập. Riêng tôi chả lập được gì cả.
    Tôi đang ở trong một thành phố có những vết tích cổ xa của đền đài thành quách. Bây giờ những thứ đó cũng không nói lên được điều gì. Thỉnh thoảng nhìn lại cũng có gợn lên trong lòng một chút buồn bâng quơ vậy thôi. Người ta chỉ còn chú ý đến những đổ nát quanh thành phố và ngay trên những đền đài đó. Có lần tôi cùng vài người bạn đưa một cô bạn từ xa đến, đi thăm những đền đài này, cô bạn thắc mắc hỏi sao người ta chưa lo sửa sang lại những nơi này. Người bạn tôi cười bảo: lo gì, cứ làm một cuộc cách mạng, lo cho mọi việc khác xong thì một trăm cái đền đài này xây cũng nổi. Ðó là câu chuyện nhỏ của năm vừa qua, vào khoảng đầu mùa hạ. Bây giờ là mùa xuân của một năm mới. Mùa xuân mà tôi vừa đến tuổi ba mươi.
    Tôi đã dự định sẽ tổ chức sinh nhật của mình thật lớn để mừng tuổi khởi đầu cho sự trưởng thành thật sự. Tôi có nói điều đó với mấy đứa em, cả với mẹ tôi nữa. Những đứa em gái có vẻ mừng, nhắc nhở luôn và chờ đợi. Chúng nó hỏi tôi tổ chức như thế nào, dọn ăn ra sao và mời những ai đến. Tôi cũng vẽ ra một không khí thật rực rỡ và bảo thôi chờ đến đó hẵng hay.
    Ngày sinh nhật cuối cùng đã đến cùng với mùa xuân. Hàng cây trước nhà đã thay lá xanh nõn. Và tôi, cũng như những đứa em đã quên hẳn ngày sinh nhật đã vẽ ra từ năm ngoái. Hai ngày sau ngày sinh nhật, tôi nhận được một điện tín. Ðó là điện tín của một người con gái dễ thương nhưng không yêu gửi một lời chúc mừng sinh nhật.
    Tôi đã bỏ một buổi chiều để nghĩ về ngày sinh của mình cách đây ba mười năm. làm sao còn nhớ được cái ngày khởi đầu cho một đời người xa heo hút như thế. Tôi thử kiểm điểm lại xem mình đã làm được gì. Tôi nhớ năm mười lăm tuổi có lần tôi đã mơ ước được đến tuổi hai mươi để làm người lớn, để được hút thuốc, được tự do đi chơi nơi này nơi nọ, được làm tất cả những gì mà với tuổi 15 tôi chưa có quyền làm.
    Như thế mà đã 15 năm nữa. Tuổi mơ ước làm người lớn cũng đã đi qua. Ði qua với một số kỷ niệm buồn vui có khi không còn nhớ rõ.
    Thời gian mơ ước được làm người lớn cũng là thời gian của mối tình đầu tiên. Cũng là thời gian đã được yêu và được nhìn người yêu mình đi lấy chồng. Cuộc tình duyên này không cân xứng về tuổi tác nhưng cân xứng về danh vọng và nhan sắc. Ðiều này đã trở thành cổ điển và không gây thêm được một chút ngạc nhiên nào trong xã hội nho nhỏ của thành phố. Tuy thế, riêng tôi là một thất vọng lớn không lường được. Sau đó là những mối tình khác nhưng tôi vẫn khó xoá được mặc cảm (tuy càng ngày càng mỏng dần trong tôi) đối với thành phố này.
    Bây giờ tôi đã 30 tuổi.
    Ba mươi cây nến không cây nào được đốt lên. Buổi chiều trong căn phòng chỉ còn lại mình tôi, những đứa em gái đã đi học. Một thằng em trai làm ăn ở xa. Một đứa khác đang hành quân trên đỉnh một núi cao mà có lần nó bảo là sương mù quanh năm lạnh lắm. Mẹ tôi thì sang phố từ sau bữa cơm trưa.
    Tôi nhớ đến tên những thằng bạn thân, bây giờ mỗi đứa đang ăn, ngủ, nhậu hay hiểm nguy trên những địa thế khác nhau của mặt đất này. Ví dụ lúc này có thằng Tường (*) ở đây thì nó sẽ uống thật cạn một ly rượu và mang cái ly ra dòng sông bên cạnh nhà để vứt xuống. Không hiểu nó đã vứt được bao nhiêu cái ly xuống biển, xuống sông, xuống đèo cho những sinh nhật bạn bè. Ðó cũng là một thói quen làm người khác dễ nhớ đến. Tất cả đều đã phiêu bạt. Như tôi cũng đã phiêu bạt.
    Những lần quay về lại với căn nhà này tôi luôn luôn mang cảm giác sự trở về của một đứa con đi hoang. Thời gian trở về bao giờ cũng là thời gian để nằm nghỉ và dưỡng sức. Như một con bệnh mệt mỏi, rã rời...
    Trịnh Công Sơn
    (*) Hoàng Phủ Ngọc Tường

    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
    Dù hôm nay em chưa đến Qui Nhơn
    Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin.

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:43 ngày 12/07/2003
  6. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0

    Nhật kí tuổi 30
    (TTCN) Ðây là một đoạn nhật ký Trịnh Công Sơn viết năm 1969, khi vừa tròn 30 tuổi, lúc anh đã có nhiều sáng tác được công chúng biết đến và yêu mến...
    [​IMG]
    Trịnh Công Sơn (năm 1969)​
    Vào đầu mùa xuân này tôi có ba mươi tuổi chẵn. Câu nói đã xa lặp lại mãi âm thầm trong trí tôi: Tam thập nhi lập. Riêng tôi chả lập được gì cả.
    Tôi đang ở trong một thành phố có những vết tích cổ xa của đền đài thành quách. Bây giờ những thứ đó cũng không nói lên được điều gì. Thỉnh thoảng nhìn lại cũng có gợn lên trong lòng một chút buồn bâng quơ vậy thôi. Người ta chỉ còn chú ý đến những đổ nát quanh thành phố và ngay trên những đền đài đó. Có lần tôi cùng vài người bạn đưa một cô bạn từ xa đến, đi thăm những đền đài này, cô bạn thắc mắc hỏi sao người ta chưa lo sửa sang lại những nơi này. Người bạn tôi cười bảo: lo gì, cứ làm một cuộc cách mạng, lo cho mọi việc khác xong thì một trăm cái đền đài này xây cũng nổi. Ðó là câu chuyện nhỏ của năm vừa qua, vào khoảng đầu mùa hạ. Bây giờ là mùa xuân của một năm mới. Mùa xuân mà tôi vừa đến tuổi ba mươi.
    Tôi đã dự định sẽ tổ chức sinh nhật của mình thật lớn để mừng tuổi khởi đầu cho sự trưởng thành thật sự. Tôi có nói điều đó với mấy đứa em, cả với mẹ tôi nữa. Những đứa em gái có vẻ mừng, nhắc nhở luôn và chờ đợi. Chúng nó hỏi tôi tổ chức như thế nào, dọn ăn ra sao và mời những ai đến. Tôi cũng vẽ ra một không khí thật rực rỡ và bảo thôi chờ đến đó hẵng hay.
    Ngày sinh nhật cuối cùng đã đến cùng với mùa xuân. Hàng cây trước nhà đã thay lá xanh nõn. Và tôi, cũng như những đứa em đã quên hẳn ngày sinh nhật đã vẽ ra từ năm ngoái. Hai ngày sau ngày sinh nhật, tôi nhận được một điện tín. Ðó là điện tín của một người con gái dễ thương nhưng không yêu gửi một lời chúc mừng sinh nhật.
    Tôi đã bỏ một buổi chiều để nghĩ về ngày sinh của mình cách đây ba mười năm. làm sao còn nhớ được cái ngày khởi đầu cho một đời người xa heo hút như thế. Tôi thử kiểm điểm lại xem mình đã làm được gì. Tôi nhớ năm mười lăm tuổi có lần tôi đã mơ ước được đến tuổi hai mươi để làm người lớn, để được hút thuốc, được tự do đi chơi nơi này nơi nọ, được làm tất cả những gì mà với tuổi 15 tôi chưa có quyền làm.
    Như thế mà đã 15 năm nữa. Tuổi mơ ước làm người lớn cũng đã đi qua. Ði qua với một số kỷ niệm buồn vui có khi không còn nhớ rõ.
    Thời gian mơ ước được làm người lớn cũng là thời gian của mối tình đầu tiên. Cũng là thời gian đã được yêu và được nhìn người yêu mình đi lấy chồng. Cuộc tình duyên này không cân xứng về tuổi tác nhưng cân xứng về danh vọng và nhan sắc. Ðiều này đã trở thành cổ điển và không gây thêm được một chút ngạc nhiên nào trong xã hội nho nhỏ của thành phố. Tuy thế, riêng tôi là một thất vọng lớn không lường được. Sau đó là những mối tình khác nhưng tôi vẫn khó xoá được mặc cảm (tuy càng ngày càng mỏng dần trong tôi) đối với thành phố này.
    Bây giờ tôi đã 30 tuổi.
    Ba mươi cây nến không cây nào được đốt lên. Buổi chiều trong căn phòng chỉ còn lại mình tôi, những đứa em gái đã đi học. Một thằng em trai làm ăn ở xa. Một đứa khác đang hành quân trên đỉnh một núi cao mà có lần nó bảo là sương mù quanh năm lạnh lắm. Mẹ tôi thì sang phố từ sau bữa cơm trưa.
    Tôi nhớ đến tên những thằng bạn thân, bây giờ mỗi đứa đang ăn, ngủ, nhậu hay hiểm nguy trên những địa thế khác nhau của mặt đất này. Ví dụ lúc này có thằng Tường (*) ở đây thì nó sẽ uống thật cạn một ly rượu và mang cái ly ra dòng sông bên cạnh nhà để vứt xuống. Không hiểu nó đã vứt được bao nhiêu cái ly xuống biển, xuống sông, xuống đèo cho những sinh nhật bạn bè. Ðó cũng là một thói quen làm người khác dễ nhớ đến. Tất cả đều đã phiêu bạt. Như tôi cũng đã phiêu bạt.
    Những lần quay về lại với căn nhà này tôi luôn luôn mang cảm giác sự trở về của một đứa con đi hoang. Thời gian trở về bao giờ cũng là thời gian để nằm nghỉ và dưỡng sức. Như một con bệnh mệt mỏi, rã rời...
    Trịnh Công Sơn
    (*) Hoàng Phủ Ngọc Tường

    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
    Dù hôm nay em chưa đến Qui Nhơn
    Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin.

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:43 ngày 12/07/2003
  7. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Paste lại bài của Temely
    Tiếng Hát Về ánh Sáng (trích)
    -------------------------------------------------------
    Trong bài viết Tiếng Hát Về ánh Sáng của Trịnh Công Sơn trên báo Đất Việt, xb tại Canada, số ra tháng 6.1986 (?), Trịnh Công Sơn chia cuộc đời anh ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn trước 1975, anh gọi là giai đoạn "Bóng Tối" và từ ngày 30.4.1975 về sau, anh gọi là giai đoạn "ánh Sáng."
    Bài viết này it ai biết đến. Temely đăng lại vài đọan trích dưới đây (Temely cũng không có nguyên bản bài viết). Phần bình luận xin tuỳ các bạn, nhưng rõ là trong khoảng những năm 75 đến 80, TC Sơn đã có những năm tháng không thoải mái, và có đôi lúc phải phủ nhận mình để có thể sống còn .

    --------------------------------------------------------
    "Nhìn lại quá-khứ, tôi (tức TCS) có gần 20 năm để làm quen với địa-hạt ca-khúc. Giai đoạn đầu tôi chỉ chuyên viết tình-khúc và những ca-khúc nói về thân-phận con người, được nhìn dưới góc cạnh triết-lý, học đường. Và trong một khoảng thời-gian nhất định, những bài hát của tôi đã được đón nhận như tiếng nói thay cái tâm-trạng chung của một lớp người chưa có nhận-thức đứng đắn về cuộc chiến-tranh xâm-lược của Mỹ. Nhưng vào những năm sau cùng của cuộc chiến, dần dà với mức leo thang của bọn xâm-lược Mỹ, những bài hát của tôi vắng lặng dần trong các phong-trào sinh-viên học-sinh. Lúc bấy giờ tôi chợt hiểu rằng tiếng hát của mình đã bị vượt qua. Đó là luật đào-thải tự-nhiên mặc dù cũng không gây nên những đau đớn sâu-xa trong lòng người sáng-tác. Tôi đã suy-nghĩ rất nhiều về điều này và cũng kịp thời biết rằng mình đã không có được một ý-thức chính-trị nhạy bén và sâu-sắc. Thời đại đang đòi-hỏi những tiếng nói tích-cực mà tôi đã không khả-năng để đóng-góp. Nhìn lại toàn bộ giai đoạn này, tôi muốn gọi đó là thời-kỳ tiếng hát về bóng tối. Lúc bấy giờ, nếu nói về núi thì tôi sẽ không nói về cái vóc dáng hùng-vĩ của nó mà tôi chỉ nhìn thấy cái vẻ im-lìm cam chịu của núị Nhìn dòng sông thì tôi chỉ thấy cái hình-ảnh của thời-gian mang đi hết tuổi thơ của mình. Tôi cũng không nói về cái nắng rực-rỡ của bình-minh mà chỉ bằng lòng nói về cái màu vàng-vọt của nắng quái buổi chiều. Nói đến con người, tôi không bao giờ nói đến nó đã sống oanh-liệt như thế nào, mà chỉ nhắc đến cái buổi chia-lìa của nó với mặt đất. Tóm lại, tôi đã đứng về phía bóng tối tiêu-cực như một thế-giới-quan bệnh-hoạn mà từ đó tôi đã khai-thác làm thành cách biểu-hiện của riêng mình đối với cuộc đời...
    Trong quá-khứ, tôi (tức TCS) đã hát về bóng tối. Tôi đã quen-thuộc với bóng tối đến độ tôi đi trong đó mà không phải thắp đèn. Tôi đã sống với bóng tối như một kẻ đã được sinh ra mà định-mệnh của nó là niềm tuyệt-vọng."
    "Rất may, là cái giai đoạn này đã khép lại kịp thời. Khép lại vĩnh-viễn với một đất nước đã được giải-phóng hoàn-toàn, giành lại độc-lập, thống-nhất và hoà-bình. Bóng tối trong tôi cũng từ đó khép lại và mất hút trước một ánh-sáng mới-mẻ của bình-minh."
    "Ba năm với khoảng 10 ca-khúc phục-vụ các phong-trào, vài ba cái bút-ký ghi-chép những thực-tế nóng-bỏng của các công-trường, nông-trường, chúng tôi tự thấy có bổn-phận phải gửi một cái nhìn nghiêm-khắc hơn về phía lương-tâm
    mình. Chúng tôi có phần giống một người nông dân tồi, bất-lực trước cánh đồng chưa hoàn-thành nổi một vụ mùa nào, dù nhỏ. Đời sống thì cứ mỗi ngày phơi mở ra dưới những dạng linh động phong-phú mà tiếng nói biểu-hiện cuộc đời dường như muốn lẩn-tránh chúng tôị"
    "........Tuy nhiên, chúng tôi không vội nản lòng vì anh em bằng-hữu chung quanh chúng tôi và qua những anh em đó, chính là sự có mặt của Đảng, vẫn luôn luôn đủ kiên-nhẫn để duy-trì một tình-cảm đôn-hậu và nồng-nhiệt, cứ sẵn-sàng chờ đợi ở tôi cũng như ở các bạn tôi một tiếng nói mới.
    Điều may mắn cho riêng tôi, là tôi vẫn chưa quá già để không thể trả nổi cái ân-tình nồng-hậu của các anh, các bạn, và nhất là cuộc sống hôm nay bằng một "Tiếng Hát Về ánh Sáng". Đó phải là tiếng hát của hạnh-phúc và của niềm
    hi-vọng."
    "Khi giải-phóng, tôi ở Huế, được thư và điện của bạn bè ở R (Trung-ương cục Miền Nam, đọc là Rờ ) và Miền Bắc như các anh Hoàng-Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Khoa Điềm. Cùng các anh em đó, tôi lập Hội Văn-Nghệ ở Huế... Năm 1979, tôi xin chuyển về Thành-phố Hồ Chí Minh, sinh-hoạt ở Hội Văn-Nghệ Thành-Phố."
    ".....Mười năm qua, tôi sáng-tác được khoảng 80 bàị Có lẽ còn sớm quá để đánh giá cái gì sẽ tồn-tại. Tuy-nhiên, qua thực-tế, thấy quần-chúng có ưa-thích một số bài tôi viết như: Em ở nông-trường em ra biên-giới, Chiều trên quê-hương, Vì tôi cần thấy em yêu đời, ở trọ, Em đi qua chuyến đò, Chuyện đóa Quỳnh hương, Bốn mùa thay lá, và gần đây nhất là Huyền-thoại mẹ."

    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
    Dù hôm nay em chưa đến Qui Nhơn
    Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin.

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:54 ngày 12/07/2003
  8. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Paste lại bài của Temely
    Tiếng Hát Về ánh Sáng (trích)
    -------------------------------------------------------
    Trong bài viết Tiếng Hát Về ánh Sáng của Trịnh Công Sơn trên báo Đất Việt, xb tại Canada, số ra tháng 6.1986 (?), Trịnh Công Sơn chia cuộc đời anh ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn trước 1975, anh gọi là giai đoạn "Bóng Tối" và từ ngày 30.4.1975 về sau, anh gọi là giai đoạn "ánh Sáng."
    Bài viết này it ai biết đến. Temely đăng lại vài đọan trích dưới đây (Temely cũng không có nguyên bản bài viết). Phần bình luận xin tuỳ các bạn, nhưng rõ là trong khoảng những năm 75 đến 80, TC Sơn đã có những năm tháng không thoải mái, và có đôi lúc phải phủ nhận mình để có thể sống còn .

    --------------------------------------------------------
    "Nhìn lại quá-khứ, tôi (tức TCS) có gần 20 năm để làm quen với địa-hạt ca-khúc. Giai đoạn đầu tôi chỉ chuyên viết tình-khúc và những ca-khúc nói về thân-phận con người, được nhìn dưới góc cạnh triết-lý, học đường. Và trong một khoảng thời-gian nhất định, những bài hát của tôi đã được đón nhận như tiếng nói thay cái tâm-trạng chung của một lớp người chưa có nhận-thức đứng đắn về cuộc chiến-tranh xâm-lược của Mỹ. Nhưng vào những năm sau cùng của cuộc chiến, dần dà với mức leo thang của bọn xâm-lược Mỹ, những bài hát của tôi vắng lặng dần trong các phong-trào sinh-viên học-sinh. Lúc bấy giờ tôi chợt hiểu rằng tiếng hát của mình đã bị vượt qua. Đó là luật đào-thải tự-nhiên mặc dù cũng không gây nên những đau đớn sâu-xa trong lòng người sáng-tác. Tôi đã suy-nghĩ rất nhiều về điều này và cũng kịp thời biết rằng mình đã không có được một ý-thức chính-trị nhạy bén và sâu-sắc. Thời đại đang đòi-hỏi những tiếng nói tích-cực mà tôi đã không khả-năng để đóng-góp. Nhìn lại toàn bộ giai đoạn này, tôi muốn gọi đó là thời-kỳ tiếng hát về bóng tối. Lúc bấy giờ, nếu nói về núi thì tôi sẽ không nói về cái vóc dáng hùng-vĩ của nó mà tôi chỉ nhìn thấy cái vẻ im-lìm cam chịu của núị Nhìn dòng sông thì tôi chỉ thấy cái hình-ảnh của thời-gian mang đi hết tuổi thơ của mình. Tôi cũng không nói về cái nắng rực-rỡ của bình-minh mà chỉ bằng lòng nói về cái màu vàng-vọt của nắng quái buổi chiều. Nói đến con người, tôi không bao giờ nói đến nó đã sống oanh-liệt như thế nào, mà chỉ nhắc đến cái buổi chia-lìa của nó với mặt đất. Tóm lại, tôi đã đứng về phía bóng tối tiêu-cực như một thế-giới-quan bệnh-hoạn mà từ đó tôi đã khai-thác làm thành cách biểu-hiện của riêng mình đối với cuộc đời...
    Trong quá-khứ, tôi (tức TCS) đã hát về bóng tối. Tôi đã quen-thuộc với bóng tối đến độ tôi đi trong đó mà không phải thắp đèn. Tôi đã sống với bóng tối như một kẻ đã được sinh ra mà định-mệnh của nó là niềm tuyệt-vọng."
    "Rất may, là cái giai đoạn này đã khép lại kịp thời. Khép lại vĩnh-viễn với một đất nước đã được giải-phóng hoàn-toàn, giành lại độc-lập, thống-nhất và hoà-bình. Bóng tối trong tôi cũng từ đó khép lại và mất hút trước một ánh-sáng mới-mẻ của bình-minh."
    "Ba năm với khoảng 10 ca-khúc phục-vụ các phong-trào, vài ba cái bút-ký ghi-chép những thực-tế nóng-bỏng của các công-trường, nông-trường, chúng tôi tự thấy có bổn-phận phải gửi một cái nhìn nghiêm-khắc hơn về phía lương-tâm
    mình. Chúng tôi có phần giống một người nông dân tồi, bất-lực trước cánh đồng chưa hoàn-thành nổi một vụ mùa nào, dù nhỏ. Đời sống thì cứ mỗi ngày phơi mở ra dưới những dạng linh động phong-phú mà tiếng nói biểu-hiện cuộc đời dường như muốn lẩn-tránh chúng tôị"
    "........Tuy nhiên, chúng tôi không vội nản lòng vì anh em bằng-hữu chung quanh chúng tôi và qua những anh em đó, chính là sự có mặt của Đảng, vẫn luôn luôn đủ kiên-nhẫn để duy-trì một tình-cảm đôn-hậu và nồng-nhiệt, cứ sẵn-sàng chờ đợi ở tôi cũng như ở các bạn tôi một tiếng nói mới.
    Điều may mắn cho riêng tôi, là tôi vẫn chưa quá già để không thể trả nổi cái ân-tình nồng-hậu của các anh, các bạn, và nhất là cuộc sống hôm nay bằng một "Tiếng Hát Về ánh Sáng". Đó phải là tiếng hát của hạnh-phúc và của niềm
    hi-vọng."
    "Khi giải-phóng, tôi ở Huế, được thư và điện của bạn bè ở R (Trung-ương cục Miền Nam, đọc là Rờ ) và Miền Bắc như các anh Hoàng-Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Khoa Điềm. Cùng các anh em đó, tôi lập Hội Văn-Nghệ ở Huế... Năm 1979, tôi xin chuyển về Thành-phố Hồ Chí Minh, sinh-hoạt ở Hội Văn-Nghệ Thành-Phố."
    ".....Mười năm qua, tôi sáng-tác được khoảng 80 bàị Có lẽ còn sớm quá để đánh giá cái gì sẽ tồn-tại. Tuy-nhiên, qua thực-tế, thấy quần-chúng có ưa-thích một số bài tôi viết như: Em ở nông-trường em ra biên-giới, Chiều trên quê-hương, Vì tôi cần thấy em yêu đời, ở trọ, Em đi qua chuyến đò, Chuyện đóa Quỳnh hương, Bốn mùa thay lá, và gần đây nhất là Huyền-thoại mẹ."

    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
    Dù hôm nay em chưa đến Qui Nhơn
    Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin.

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:54 ngày 12/07/2003
  9. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Lời tựa tập nhạc "Trong nỗi đau tình cờ"
    Nỗi lòng của tên tuyệt vọng
    Trịnh Công Sơn
    Saigon, tháng 11.1972

    Tiếng nói thầm kín của một người nhiều khi suốt cuộc đời không thể nào bày tỏ - Có khi bày tỏ được thì cũng chỉ là những tiếng nói dở dang. Có người dấu bặt. Tôi chưa hề quên cái hiệu lệnh muôn đời: ?oCái ta đáng ghét?. Tuy nhiên trong cuộc sống thường nhật nơi đây, ngoài những ngày hét la to đầy nộ khí, vẫn có những giây phút lui về muốn thở than. Phải chăng thở than cũng là niềm bí ẩn của con người.

    Mỗi đời sống ẩn giấu một định mệnh. Có những định mệnh đời đời là cây kiếm sắc. Một đôi lần trong giấc mơ tôi, bừng lên những ánh thép đó. Nhưng tôi biết rõ rằng tôi chỉ là một loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn lau. Không ai muốn mình là kẻ tuyệt vọng. Nhưng tôi tự nguyện làm tên tuyệt vọng. Bởi đã nhiều sớm mai tôi thức dậy không thấy được hoa quả khai sinh trong trái tim người.

    Tôi lại biết thêm rằng, dù là người chiến thắng hay kẻ chiến bại, suốt cuộc đời cũng không thể vui chơi. Hạnh phúc đã ngủ quên trong những ngăn kéo của quên lãng.
    Tôi không bao giờ nhầm lẫn về sự đau khổ và hạnh phúc. Nhưng tôi thường rơi vào cơn hôn mê trước giấc ngủ. Ở biên giới đó tôi hoảng hốt thấy mình lơ lửng giữa sự sống và cái chết. Những giây phút như thế vồ chụp lấy tôi mỗi đêm. Khi quanh tôi, mọi người đã yên ngủ. Và tôi đau đớn nhận ra rằng, có lẽ cuộc đời đã cho ta lắm ngày bất hạnh.
    Mỗi ngày sống tới, mỗi ngày tôi thấy đời sống nhỏ nhắn thêm. Ðời sống thật sự không tiềm ẩn điều gì mới lạ. Có lẽ vì thế, vì sự quen mặt mỗi lúc mỗi gần gũi, thắm thiết hơn, nên tôi càng thấy yêu mến cuộc đời. Như đứa con ngoan không tuyệt tình nổi với rẫy sắn nương khoai, nơi có bà mẹ suốt đời mắt không sáng nổi một ngày trẩy hội.
    Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá. Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như môt bông hoa. Tôi không muốn khuyến khích sự khổ hạnh, nhưng mỗi chúng ta hãy thử sống cùng một lúc vừa kẻ chiến thắng vừa kẻ chiến bại. Nỗi vinh nhục đã mang ta ra khỏi đời sống để đưa đến những đấu trường.
    Tôi đang bắt đầu những ngày học tập mới. Tôi là đứa bé. Tôi là người bạn. Ðôi khi tôi là người tình. Chúng tôi cùng học vẽ lại chân dung nhân loại. Vẽ lại con tim khối óc. Trên những trang giấy tinh khôi chúng tôi không bao giờ còn thấy bóng dáng của những đường kiếm mưu đồ, những vết dao khắc nghiệt. Chúng tôi vẽ lại những đất đai, trên đó đời sống không còn bạo lực.
    Như thế, với cuộc đời, tôi đã ôm một nỗi cuồng si bất tận. Mỗi đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Ðời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm.
    Chúng ta đã đấu tranh. Ðang đấu tranh. Và có thể còn đấu tranh lâu dài. Nhưng tranh đấu để giành lại quyền sống, để làm người, chứ không để trở thành anh hùng hay làm người vĩ đại. Cõi người từ khước tước hiệu đó.
    Chúng ta đã đấu tranh như một người trẻ tuổi và đã sống mệt mỏi như một kẻ già nua.Tôi đang muốn quên đi những trang triết lý, những luận điệu phỉnh phờ. Ở đó có hai con đường. Một con đường dẫn ta về ca tụng sự vinh quang của đời sống. Con đường còn lại dẫn về sự băng hoại.
    Nhân loại, mỗi ngày, đang cố bày biện những tiệm tạp hóa mới. Ðóng thêm nhiều kệ hàng. Người ta bán đủ loại: đói kém, chết chóc, thù hận, nô lệ, vong thân...
    Những đấng tối cao, có lẽ đã ngủ quên cùng với chân lý.
    Tôi đã mỏi dần với lòng tin. Chỉ còn lại niềm tin sau cùng. Tin vào niềm tuyệt vọng. Có nghĩa là tin vào chính mình. Tin vào cuộc đời vốn không thể khác.
    Và như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng.
    Trịnh Công Sơn
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:58 ngày 12/07/2003
  10. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Lời tựa tập nhạc "Trong nỗi đau tình cờ"
    Nỗi lòng của tên tuyệt vọng
    Trịnh Công Sơn
    Saigon, tháng 11.1972

    Tiếng nói thầm kín của một người nhiều khi suốt cuộc đời không thể nào bày tỏ - Có khi bày tỏ được thì cũng chỉ là những tiếng nói dở dang. Có người dấu bặt. Tôi chưa hề quên cái hiệu lệnh muôn đời: ?oCái ta đáng ghét?. Tuy nhiên trong cuộc sống thường nhật nơi đây, ngoài những ngày hét la to đầy nộ khí, vẫn có những giây phút lui về muốn thở than. Phải chăng thở than cũng là niềm bí ẩn của con người.

    Mỗi đời sống ẩn giấu một định mệnh. Có những định mệnh đời đời là cây kiếm sắc. Một đôi lần trong giấc mơ tôi, bừng lên những ánh thép đó. Nhưng tôi biết rõ rằng tôi chỉ là một loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn lau. Không ai muốn mình là kẻ tuyệt vọng. Nhưng tôi tự nguyện làm tên tuyệt vọng. Bởi đã nhiều sớm mai tôi thức dậy không thấy được hoa quả khai sinh trong trái tim người.

    Tôi lại biết thêm rằng, dù là người chiến thắng hay kẻ chiến bại, suốt cuộc đời cũng không thể vui chơi. Hạnh phúc đã ngủ quên trong những ngăn kéo của quên lãng.
    Tôi không bao giờ nhầm lẫn về sự đau khổ và hạnh phúc. Nhưng tôi thường rơi vào cơn hôn mê trước giấc ngủ. Ở biên giới đó tôi hoảng hốt thấy mình lơ lửng giữa sự sống và cái chết. Những giây phút như thế vồ chụp lấy tôi mỗi đêm. Khi quanh tôi, mọi người đã yên ngủ. Và tôi đau đớn nhận ra rằng, có lẽ cuộc đời đã cho ta lắm ngày bất hạnh.
    Mỗi ngày sống tới, mỗi ngày tôi thấy đời sống nhỏ nhắn thêm. Ðời sống thật sự không tiềm ẩn điều gì mới lạ. Có lẽ vì thế, vì sự quen mặt mỗi lúc mỗi gần gũi, thắm thiết hơn, nên tôi càng thấy yêu mến cuộc đời. Như đứa con ngoan không tuyệt tình nổi với rẫy sắn nương khoai, nơi có bà mẹ suốt đời mắt không sáng nổi một ngày trẩy hội.
    Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá. Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như môt bông hoa. Tôi không muốn khuyến khích sự khổ hạnh, nhưng mỗi chúng ta hãy thử sống cùng một lúc vừa kẻ chiến thắng vừa kẻ chiến bại. Nỗi vinh nhục đã mang ta ra khỏi đời sống để đưa đến những đấu trường.
    Tôi đang bắt đầu những ngày học tập mới. Tôi là đứa bé. Tôi là người bạn. Ðôi khi tôi là người tình. Chúng tôi cùng học vẽ lại chân dung nhân loại. Vẽ lại con tim khối óc. Trên những trang giấy tinh khôi chúng tôi không bao giờ còn thấy bóng dáng của những đường kiếm mưu đồ, những vết dao khắc nghiệt. Chúng tôi vẽ lại những đất đai, trên đó đời sống không còn bạo lực.
    Như thế, với cuộc đời, tôi đã ôm một nỗi cuồng si bất tận. Mỗi đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Ðời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm.
    Chúng ta đã đấu tranh. Ðang đấu tranh. Và có thể còn đấu tranh lâu dài. Nhưng tranh đấu để giành lại quyền sống, để làm người, chứ không để trở thành anh hùng hay làm người vĩ đại. Cõi người từ khước tước hiệu đó.
    Chúng ta đã đấu tranh như một người trẻ tuổi và đã sống mệt mỏi như một kẻ già nua.Tôi đang muốn quên đi những trang triết lý, những luận điệu phỉnh phờ. Ở đó có hai con đường. Một con đường dẫn ta về ca tụng sự vinh quang của đời sống. Con đường còn lại dẫn về sự băng hoại.
    Nhân loại, mỗi ngày, đang cố bày biện những tiệm tạp hóa mới. Ðóng thêm nhiều kệ hàng. Người ta bán đủ loại: đói kém, chết chóc, thù hận, nô lệ, vong thân...
    Những đấng tối cao, có lẽ đã ngủ quên cùng với chân lý.
    Tôi đã mỏi dần với lòng tin. Chỉ còn lại niềm tin sau cùng. Tin vào niềm tuyệt vọng. Có nghĩa là tin vào chính mình. Tin vào cuộc đời vốn không thể khác.
    Và như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng.
    Trịnh Công Sơn
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:58 ngày 12/07/2003

Chia sẻ trang này