1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập những bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn, bài viết của Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi blue293, 19/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Chú Lộ

    I. Năm 13 tuổi chú Lộ đã có mặt ở dưới hầm rượu của câu lạc bộ thể thao trong thành phố Huế. Dạo ấy, bọn Tây còn làm chủ nhân ông trong ?oThành phố thuộc địa? này và lẽ dĩ nhiên, chủ tịch của câu lạc bộ thời bấy giờ cũng là một thằng mắt xanh mũi lõ.
    Vào đời với cái tuổi 13, chỉ mới biết viết và biết đọc đôi chút, và đối với bất kỳ ai, là một sự phiêu lưu thất thế không lường được. Chú Lộ ra khỏi nhà và đi thẳng đến sân tennis không do dự, không lựa chọn. Chú rời khỏi nhà như một con chim lìa tổ quá sớm hoặc như một chiếc lá lìa cành và phó mặc cho ngọn gió định mệnh thổi đến đâu hay đến đó. Và không cần phải có thì giờ làm quen hoặc một lời giới thiệu nào, chỉ một tuần sau chú Lộ đã trở thành đứa bé lượm banh tình nguyện không công. Tên chú dần dần quen thuộc ở đầu môi những thằng Tây và những người Việt Nam đánh banh mỗi sáng, trưa, chiều. Tây thì gọi chú: ?oÊ, nhỏ Lộ?, người Việt Nam thì gọi ngắn hơn: ?oLộ? và đưa tay lên để đón trái banh được quăng theo hình cầu vồng từ bàn tay nhỏ và đen đũi. Mấy ngày đầu, có khi còn trở về nhà nhưng sau đó thì chú cùng với vài đứa nhỏ lượm banh khác lân la kiếm cơm ở nhà bếp và ngủ hẳn ở dưới hầm câu lạc bộ dùng làm kho chất rượu và chứa đồ phế thải. Ăn thịt và bánh mì thừa của khách đối với chú bé Lộ cũng là những bữa tiệc thịnh soạn mới mẻ. Trong cái đầu đơn giản và thiếu học của đứa bé 13 tuổi, thật sự chú cũng không hề có ý niệm gì về cái thân phận hèn mọn của mình.
    Chú Lộ đã sống và lớn lên như thế từ hầm rượu. Nhờ ở năng khiếu và chút ít thông minh bẩm sinh chú đã nương nhờ vào hoàn cảnh thuận tiện để học hỏi, quan sát và tự biến mình thành một thanh niên thành thạo đủ mọi môn thể thao mà câu lạc bộ sẵn có. Không bao lâu chú đã trở thành người hướng dẫn khéo léo và chịu khó cho những người mới tập đánh tennis, mới tập chèo périssoire, chơi bóng bàn, billard, bơi lội và cả môn trượt nước. Từ một đứa bé lượm banh, cuối tuần nhận những đồng tiền lẻ từ những ông chủ bự, bẩy tám năm sau chú đã ngang nhiên bước vào ô vuông của sân banh để đánh trả những đường banh thật bay **** hoặc rướn mình lên từ phía góc sân gửi đi những cú giao banh khá ngoạn mục. Đối với các hội viên của câu lạc bộ phần đông là những công chức trong tỉnh hoặc những bậc trí thức thượng lưu, chú Lộ là người dễ bảo (serviable), bất cứ họ cần điều gì là chú xoay xở có ngay. Con cái của lớp thượng lưu này dành cho chú một cảm tình đặc biệt bởi chúng tìm được ở chú tất cả sự nhẫn nại, sự chiều chuộng mà khó có một huấn luyện viên nào có được. Với thời gian chú cũng bỏm bẻm được dăm ba tiếng Tây đủ dùng cho công việc hàng ngày. Dĩ nhiên chú nói tiếng Tây theo kiểu của chú và chú cũng chẳng quan tâm gì lắm về những cách nói bóng bẩy mà chú thường nghe những ông Tây lẫn người Việt trao đổi với nhau ở bàn ăn. Vấn đề là chú cần bọn Tây hiểu được chúng muốn, cần gì ở chú. Ban đầu nghe chú nói, bọn Tây, Đầm và con cái chúng ôm bụng cười ngất như bị ai cù vào nách. Chú thản nhiên cười theo và cứ như thế mọi người quen dần đến độ người ta có cảm tưởng cách nói tiếng Tây của chú cũng là một loại mẫu mực trong kiểu ăn nói thường ngày. Tuy thế không phải chú không hãnh diện về vốn tiếng Tây hẩm hiu ấy bởi có lần có những người thợ nào nhờ chú hỏi giùm ý kiến của ông Tây chủ tịch về việc cần quét vôi lại câu lạc bộ hoặc sửa sang cây cảnh trong khu vực này thì chú sẵn sàng biểu diễn rất hùng hồn cái mới chữ nghĩa hỗn độn mà chú đã nhặt được một cách rất vô tổ chức ấy. Mấy đứa con nít Việt Nam thì phục chú quá mức rồi.
    Chú Lộ uống rượu mạnh rất sớm. Không phải thứ uống rượu để tiêu sầu hoặc kiểu bằng hữu tâm đắc mà bởi rượu thừa ở những bàn ăn bao giờ cũng đủ để chú độc ẩm dài dài ở dưới hầm rượu sau mỗi bữa cơm. Dưới hầm có hai cái phòng nhỏ dành cho bếp và người gác cổng. Bây giờ chú đã có đủ uy tín để dành riêng cho chú một phòng. Hầm quá rộng, mấy người kia có thể thu xếp ở một góc nào đó cũng được. Trên tường chú treo cái vợt cũ của ông Chánh án mới cho. Mỗi lần ra sân banh, trông chú cũng đủ bộ sậu như mọi người. Cũng pan-túp trắng, tất dầy có ba sọc mầu cờ tây ở cổ chân, bộ quần áo trắng và cả casket cũng trắng nữa. Trên sân tennis, cách ăn mặc cũng sẽ giống nhau như thế, người xem dễ tưởng rằng không có cái biên giới giai cấp giữa con người bên này và bên kia lưới mà chỉ có nghệ thuật giao banh thôi. Thật ra chú Lộ biết rõ không phải vậy. Những cú banh chú giao qua bao giờ cũng vừa tầm tay của ông Chánh án, ông thẩm phán hoặc ông trưởng ty nào đó. Những cú xì-mách trong tay chú bao giờ cũng chưa hết đà. Và những cú bỏ nhỏ cũng đừng nghịch quá khiến các ông lớn phía bên kia phải trật xương hông hoặc bị sai khớp chân thì bỏ mẹ. Chú hiểu thế nhưng chú cũng thấy mình bị thuyết phục bởi một lẽ đương nhiên nào đó gần như định mệnh. Sự hiếu thắng của tuổi trẻ trong chú đã bỏ đi chơi từ bao giờ không ai biết và chú cũng không băn khoăn gì về điều đó cả. Tóm lại, chú như một kẻ sống an phận từ những ngày máu huyết còn đương độ trong trái tim, trên cánh tay và cặp giò thanh xuân của chú.
    (Còn tiếp)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:01 ngày 12/07/2003
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Chú Lộ

    I. Năm 13 tuổi chú Lộ đã có mặt ở dưới hầm rượu của câu lạc bộ thể thao trong thành phố Huế. Dạo ấy, bọn Tây còn làm chủ nhân ông trong ?oThành phố thuộc địa? này và lẽ dĩ nhiên, chủ tịch của câu lạc bộ thời bấy giờ cũng là một thằng mắt xanh mũi lõ.
    Vào đời với cái tuổi 13, chỉ mới biết viết và biết đọc đôi chút, và đối với bất kỳ ai, là một sự phiêu lưu thất thế không lường được. Chú Lộ ra khỏi nhà và đi thẳng đến sân tennis không do dự, không lựa chọn. Chú rời khỏi nhà như một con chim lìa tổ quá sớm hoặc như một chiếc lá lìa cành và phó mặc cho ngọn gió định mệnh thổi đến đâu hay đến đó. Và không cần phải có thì giờ làm quen hoặc một lời giới thiệu nào, chỉ một tuần sau chú Lộ đã trở thành đứa bé lượm banh tình nguyện không công. Tên chú dần dần quen thuộc ở đầu môi những thằng Tây và những người Việt Nam đánh banh mỗi sáng, trưa, chiều. Tây thì gọi chú: ?oÊ, nhỏ Lộ?, người Việt Nam thì gọi ngắn hơn: ?oLộ? và đưa tay lên để đón trái banh được quăng theo hình cầu vồng từ bàn tay nhỏ và đen đũi. Mấy ngày đầu, có khi còn trở về nhà nhưng sau đó thì chú cùng với vài đứa nhỏ lượm banh khác lân la kiếm cơm ở nhà bếp và ngủ hẳn ở dưới hầm câu lạc bộ dùng làm kho chất rượu và chứa đồ phế thải. Ăn thịt và bánh mì thừa của khách đối với chú bé Lộ cũng là những bữa tiệc thịnh soạn mới mẻ. Trong cái đầu đơn giản và thiếu học của đứa bé 13 tuổi, thật sự chú cũng không hề có ý niệm gì về cái thân phận hèn mọn của mình.
    Chú Lộ đã sống và lớn lên như thế từ hầm rượu. Nhờ ở năng khiếu và chút ít thông minh bẩm sinh chú đã nương nhờ vào hoàn cảnh thuận tiện để học hỏi, quan sát và tự biến mình thành một thanh niên thành thạo đủ mọi môn thể thao mà câu lạc bộ sẵn có. Không bao lâu chú đã trở thành người hướng dẫn khéo léo và chịu khó cho những người mới tập đánh tennis, mới tập chèo périssoire, chơi bóng bàn, billard, bơi lội và cả môn trượt nước. Từ một đứa bé lượm banh, cuối tuần nhận những đồng tiền lẻ từ những ông chủ bự, bẩy tám năm sau chú đã ngang nhiên bước vào ô vuông của sân banh để đánh trả những đường banh thật bay **** hoặc rướn mình lên từ phía góc sân gửi đi những cú giao banh khá ngoạn mục. Đối với các hội viên của câu lạc bộ phần đông là những công chức trong tỉnh hoặc những bậc trí thức thượng lưu, chú Lộ là người dễ bảo (serviable), bất cứ họ cần điều gì là chú xoay xở có ngay. Con cái của lớp thượng lưu này dành cho chú một cảm tình đặc biệt bởi chúng tìm được ở chú tất cả sự nhẫn nại, sự chiều chuộng mà khó có một huấn luyện viên nào có được. Với thời gian chú cũng bỏm bẻm được dăm ba tiếng Tây đủ dùng cho công việc hàng ngày. Dĩ nhiên chú nói tiếng Tây theo kiểu của chú và chú cũng chẳng quan tâm gì lắm về những cách nói bóng bẩy mà chú thường nghe những ông Tây lẫn người Việt trao đổi với nhau ở bàn ăn. Vấn đề là chú cần bọn Tây hiểu được chúng muốn, cần gì ở chú. Ban đầu nghe chú nói, bọn Tây, Đầm và con cái chúng ôm bụng cười ngất như bị ai cù vào nách. Chú thản nhiên cười theo và cứ như thế mọi người quen dần đến độ người ta có cảm tưởng cách nói tiếng Tây của chú cũng là một loại mẫu mực trong kiểu ăn nói thường ngày. Tuy thế không phải chú không hãnh diện về vốn tiếng Tây hẩm hiu ấy bởi có lần có những người thợ nào nhờ chú hỏi giùm ý kiến của ông Tây chủ tịch về việc cần quét vôi lại câu lạc bộ hoặc sửa sang cây cảnh trong khu vực này thì chú sẵn sàng biểu diễn rất hùng hồn cái mới chữ nghĩa hỗn độn mà chú đã nhặt được một cách rất vô tổ chức ấy. Mấy đứa con nít Việt Nam thì phục chú quá mức rồi.
    Chú Lộ uống rượu mạnh rất sớm. Không phải thứ uống rượu để tiêu sầu hoặc kiểu bằng hữu tâm đắc mà bởi rượu thừa ở những bàn ăn bao giờ cũng đủ để chú độc ẩm dài dài ở dưới hầm rượu sau mỗi bữa cơm. Dưới hầm có hai cái phòng nhỏ dành cho bếp và người gác cổng. Bây giờ chú đã có đủ uy tín để dành riêng cho chú một phòng. Hầm quá rộng, mấy người kia có thể thu xếp ở một góc nào đó cũng được. Trên tường chú treo cái vợt cũ của ông Chánh án mới cho. Mỗi lần ra sân banh, trông chú cũng đủ bộ sậu như mọi người. Cũng pan-túp trắng, tất dầy có ba sọc mầu cờ tây ở cổ chân, bộ quần áo trắng và cả casket cũng trắng nữa. Trên sân tennis, cách ăn mặc cũng sẽ giống nhau như thế, người xem dễ tưởng rằng không có cái biên giới giai cấp giữa con người bên này và bên kia lưới mà chỉ có nghệ thuật giao banh thôi. Thật ra chú Lộ biết rõ không phải vậy. Những cú banh chú giao qua bao giờ cũng vừa tầm tay của ông Chánh án, ông thẩm phán hoặc ông trưởng ty nào đó. Những cú xì-mách trong tay chú bao giờ cũng chưa hết đà. Và những cú bỏ nhỏ cũng đừng nghịch quá khiến các ông lớn phía bên kia phải trật xương hông hoặc bị sai khớp chân thì bỏ mẹ. Chú hiểu thế nhưng chú cũng thấy mình bị thuyết phục bởi một lẽ đương nhiên nào đó gần như định mệnh. Sự hiếu thắng của tuổi trẻ trong chú đã bỏ đi chơi từ bao giờ không ai biết và chú cũng không băn khoăn gì về điều đó cả. Tóm lại, chú như một kẻ sống an phận từ những ngày máu huyết còn đương độ trong trái tim, trên cánh tay và cặp giò thanh xuân của chú.
    (Còn tiếp)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:01 ngày 12/07/2003
  3. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Chú Lộ (tiếp theo)
    Năm 23 tuổi chú Lộ có người yêu. Trước đó thì chú cũng cua kéo, chọc ghẹo mấy cô bán quán trong thành phố nhưng không đi đến đâu. Lần này thì yêu thật vì chú vốn quá dư thừa tính nhẫn nại, chú là người đàn ông lý tưởng cho cuộc tình. Người yêu chú là một cô gái 18 tuổi, con ông bếp của câu lạc bộ. Cũng là cây nhà lá vườn cả chứ đâu có xa. Cô ở dưới làng thỉnh thoảng mới lên thăm cha và mỗi lần lên đều mang theo một ít trái cây ở vườn như mít, thơm ổi. . .Từ khi hai người yêu nhau, cô gái lên đều hơn và trong rổ trái cây ở vườn nhà, bên cạnh phần dành cho cha, cô gái có phần dành cho chú. Trong đầu chú đang có hình thành một bếp lửa nhỏ cho hai người, chú dự định một, hai năm gì đó dành dụm được một số tiền nhỏ sẽ đề nghị thẳng với ông bếp về chuyện cưới hỏi.
    Một hôm, chú được ông chủ tịch câu lạc bộ giao cho nhiệm vụ đi Sài Gòn mua những dụng cụ thể thao và một số vật dụng thay thế cần thiết. Chú cảm động đến run cả chân tay. Đây là dịp dễ chú du lịch ra khỏi những bờ rào chật hẹp của thành phố này. Việc đầu tiên là chú báo ngay cho ông bếp biết và nhờ nhắn lại với con gái ông. Ngay buổi chiều hôm đó mọi người lân cận với chú đều biết tin này. Đi Sài Gòn dạo ấy cũng như đến một xứ khác mà chú nghe nói văn minh và vui sướng như một thiên đường vậy (mặc dù thiên đường là như thế nào thì không ai biết cả).
    Hôm sau chú lên đường và chỉ ba tiếng đồng hồ là chú có mặt tại phi trường Tân Sơn Nhất. Lần đầu được ngồi trên máy bay và được những cô gái đẹp và lịch sự dọn bữa ăn cho mình, chú Lộ gần như rơi vào trong trạng thái mơ mơ màng màng không thật. Chú không bao giờ mơ được một loại người như chú lại có một ngày được ngồi đàng hoàng để những con người sang trọng như thế mang cơm mang nước đến cho mình. Chú chỉ quen phục vụ người khác hoặc thỉnh thoảng được phục vụ trong những quán hàng ở Huế thì những người phục vụ ấy cũng giống như chú mà thôi. Ở đây có mấy cô nói tiếng Pháp, tiếng Anh như đầm, mặt mày đẹp đẽ như mấy tiểu thư con quan, hai bàn tay mang khay thức ăn đến cho chú thì trắng muốt và ngọc ngà làm sao chú không ngạc nhiên được và nỗi ngạc nhiên đó kéo dài suốt khoảng thời gian chú ở lại Sài Gòn.
    Theo địa chỉ dặn trước, chú đến tiệm bán dụng cụ thể thao ở đường Bonnard. Chú nhìn lên bảng hiệu Sports to tướng. Đọc không được nhưng số nhà thì đúng. Tiệm có tất cả những gì chú cần và có cả những gì chú chưa hề tưởng tượng đến. Phải mất cả ngày chú mới mua xong vật dụng kê khai trong tờ giấy. Những ngày sau thì chú dành tất cả thì giờ để thỏa mãn sự hiếu kỳ bằng cách dán mũi lên ngoài những tủ kính ở các đường phố lớn. Cuối cùng chú quyết định phải mua một món quà cho người yêu của chú trước khi về. Giữa rừng đồ đạc đủ mầu sắc đó chú bối rối không hiểu phải chọn cái gì. Thử nhớ lại xem nào. Đúng rồi chú nhớ người ta hay tặng nước hoa cho người yêu. Thế là khỏe trí.Thấy cái chai hình thù đẹp đẽ là chú chọn và vài phút sau trong tay chú đã có một gói quà xinh xắn buộc dây màu xanh quanh lớp giấy hoa rực rỡ. Gói quà như muốn bay khỏi bàn tay vụng về của chú. Lòng chú nhẹ như một tờ giấy mỏng.
    (Còn tiếp)
  4. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Chú Lộ (tiếp theo)
    Năm 23 tuổi chú Lộ có người yêu. Trước đó thì chú cũng cua kéo, chọc ghẹo mấy cô bán quán trong thành phố nhưng không đi đến đâu. Lần này thì yêu thật vì chú vốn quá dư thừa tính nhẫn nại, chú là người đàn ông lý tưởng cho cuộc tình. Người yêu chú là một cô gái 18 tuổi, con ông bếp của câu lạc bộ. Cũng là cây nhà lá vườn cả chứ đâu có xa. Cô ở dưới làng thỉnh thoảng mới lên thăm cha và mỗi lần lên đều mang theo một ít trái cây ở vườn như mít, thơm ổi. . .Từ khi hai người yêu nhau, cô gái lên đều hơn và trong rổ trái cây ở vườn nhà, bên cạnh phần dành cho cha, cô gái có phần dành cho chú. Trong đầu chú đang có hình thành một bếp lửa nhỏ cho hai người, chú dự định một, hai năm gì đó dành dụm được một số tiền nhỏ sẽ đề nghị thẳng với ông bếp về chuyện cưới hỏi.
    Một hôm, chú được ông chủ tịch câu lạc bộ giao cho nhiệm vụ đi Sài Gòn mua những dụng cụ thể thao và một số vật dụng thay thế cần thiết. Chú cảm động đến run cả chân tay. Đây là dịp dễ chú du lịch ra khỏi những bờ rào chật hẹp của thành phố này. Việc đầu tiên là chú báo ngay cho ông bếp biết và nhờ nhắn lại với con gái ông. Ngay buổi chiều hôm đó mọi người lân cận với chú đều biết tin này. Đi Sài Gòn dạo ấy cũng như đến một xứ khác mà chú nghe nói văn minh và vui sướng như một thiên đường vậy (mặc dù thiên đường là như thế nào thì không ai biết cả).
    Hôm sau chú lên đường và chỉ ba tiếng đồng hồ là chú có mặt tại phi trường Tân Sơn Nhất. Lần đầu được ngồi trên máy bay và được những cô gái đẹp và lịch sự dọn bữa ăn cho mình, chú Lộ gần như rơi vào trong trạng thái mơ mơ màng màng không thật. Chú không bao giờ mơ được một loại người như chú lại có một ngày được ngồi đàng hoàng để những con người sang trọng như thế mang cơm mang nước đến cho mình. Chú chỉ quen phục vụ người khác hoặc thỉnh thoảng được phục vụ trong những quán hàng ở Huế thì những người phục vụ ấy cũng giống như chú mà thôi. Ở đây có mấy cô nói tiếng Pháp, tiếng Anh như đầm, mặt mày đẹp đẽ như mấy tiểu thư con quan, hai bàn tay mang khay thức ăn đến cho chú thì trắng muốt và ngọc ngà làm sao chú không ngạc nhiên được và nỗi ngạc nhiên đó kéo dài suốt khoảng thời gian chú ở lại Sài Gòn.
    Theo địa chỉ dặn trước, chú đến tiệm bán dụng cụ thể thao ở đường Bonnard. Chú nhìn lên bảng hiệu Sports to tướng. Đọc không được nhưng số nhà thì đúng. Tiệm có tất cả những gì chú cần và có cả những gì chú chưa hề tưởng tượng đến. Phải mất cả ngày chú mới mua xong vật dụng kê khai trong tờ giấy. Những ngày sau thì chú dành tất cả thì giờ để thỏa mãn sự hiếu kỳ bằng cách dán mũi lên ngoài những tủ kính ở các đường phố lớn. Cuối cùng chú quyết định phải mua một món quà cho người yêu của chú trước khi về. Giữa rừng đồ đạc đủ mầu sắc đó chú bối rối không hiểu phải chọn cái gì. Thử nhớ lại xem nào. Đúng rồi chú nhớ người ta hay tặng nước hoa cho người yêu. Thế là khỏe trí.Thấy cái chai hình thù đẹp đẽ là chú chọn và vài phút sau trong tay chú đã có một gói quà xinh xắn buộc dây màu xanh quanh lớp giấy hoa rực rỡ. Gói quà như muốn bay khỏi bàn tay vụng về của chú. Lòng chú nhẹ như một tờ giấy mỏng.
    (Còn tiếp)
  5. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Chú Lộ (tiếp theo)
    Máy bay trả lại chú về thành phố cũ. Chú mới từ đầu đến chân. Bộ áo quần và đôi giầy kiểu cách này chú tin là dân chơi trong thành phố phải quay đầu lại nhìn cả. Lòng chú tự dưng sảng khoái một cách kỳ lạ. Chú nghĩ thầm: Mình cũng có quyền kiêu hãnh về mình lắm chứ. Chú mỉm cười và thuê xe về thẳng câu lạc bộ.
    Mọi người trong câu lạc bộ nghe chú về gần như ùa cả ra thềm. Cả ông sếp Tây của chú nữa. Nó vỗ vai và nói bằng tiếng Pháp:
    - Tốt lắm, tốt lắm.
    Trong đám nhân công đứng ở thềm, chú không thấy ông bếp đâu cả. Có lẽ ông bận nấu ăn cũng nên. Bắt tay mọi người xong chú đi thẳng vào nhà bếp. Không thấy cha vợ tương lai của mình đâu cả, chú đi xuống hầm rượu không kịp hỏi mọi người, ông đang nằm nhắm mắt trên ghế bố, một tay gác lên trán như ngủ. Chú lên tiếng và ông mở mắt chào chú, giọng không nồng nhiệt. Chú lộ cụt hứng và linh cảm có điều gì không hay đã xẩy ra. Đứng sững một lúc, nhìn cặp mắt ông bếp đã nhắm lại, chú bực bội quay về phòng để cất cái xách tay. Sau lưng chú bỗng có tiếng nói mệt mỏi:
    - Con Khế chết rồi.
    Người yêu chú chết rồi. Giỡn sao cha nội?
    Ngồi ở mép ghế chú Lộ nghe hết chuyện ông bếp kể. Trước mặt chú là những bậc thềm dẫn xuống bãi đậu périssoire. Qua những cột bêtông, như những cái rễ thẳng đứng của bao lơn câu lạc bộ cắm sâu dưới nước. Chú nhìn thấy nắng trên mặt sông Hương lao xao theo sóng nhô. Cái lao xao đó cũng có trong lòng chú nhưng không âm thanh. Cơn rầu rĩ cứ rập rềnh lên xuống, đập vào cái vỏ nguội lạnh bên trong của suốt cơ thể chú. Chú thấy dờn dợn muốn ói, nhưng không mửa được. Tròng mắt chú ướt đi. Chú nghĩ đến chai nước hoa mà chú chưa ngửi thấy mùi thơm của nó trên tóc của Khế. Khế chết tình cờ quá. Trong lúc lục soát ở làng, commandos chạm nhau với vài cán bộ hoạt động của *********. Khế bị lạc đạn. Ông bếp giấu bặt chuyện này nên mọi người trong câu lạc bộ không ai biết. Ông sợ Tây nó biết thì ông hết chỗ làm ăn. Chú Lộ đứng dậy về phòng nằm, miệng lầm bầm một câu chửi tục.
    Đó là lần đầu tiên trong đời, chú Lộ có vẻ ý thức về chiến tranh. Đêm hôm ấy, trong phòng riêng dưới hầm, chú say khướt với mớ rượu thừa góp nhặt được bấy lâu từ những chai uống dở của các ông lớn trong cái xã hội thượng lưu thu nhỏ ở phía bên kia, ngay trên đầu chú mà giờ đây chú mới chua chát thấy rằng nó xa lạ với những người như chú và ông bếp quá.
    2.
    Sau cái chết của Khế, thế giới sống của chú Lộ được nới rộng ra hơn một chút. Con mắt và lỗ tai chú mở ra xa hơn cái xã hội nhỏ hẹp thu gọn trong câu lạc bộ thể thao này. Tai chú bắt đầu nghe tiếng bom, đạn vọng từ xa về. Chú nghe tiếng xe jeep đi tuần tra ban đêm hoặc giữa khuya. Tiếng qui-lát kêu lắc cắc trong những cuộc bố ráp chú bắt đầu để ý đến những xác chết của bọn ác ôn, bọn tề, điệp bị thanh toán ở những góc đường vắng, thường xuyên nhất là dốc Nam Giao cách đồn Tây không xa lắm. Trên mỗi xác chết đều có một lá cờ đỏ sao vàng nhỏ bằng bàn tay và một bản cáo trạng tội ác. Chú đã bắt đầu lấm lét nhìn về phía nhà lao Thừa Phủ, không xa câu lạc bộ lắm mà suốt bao nhiêu năm trời đối với chú, dường như không hề có mặt. Thỉnh thoảng chú bắt gặp những nhóm người bị còng tay dẫn về phía nhà lao và thật tâm chú không hiểu hết ý nghĩa của hình ảnh đó. Có một điều chắc chắn là trong đám người nhìn đoàn tù lặng lẽ đi qua, chú thường bắt gặp những cái nhìn đầy yêu thương lẫn kính trọng và trong những lời thì thầm của họ chú loáng thoáng nghe thấy hai tiếng: Yêu nước! những người tù kia cũng trẻ như chú nhưng sao họ lại được đồng bào cảm phục họ đến như vậy? Trong đầu óc thô thiển của chú những chữ *********, yêu nước và lá cờ đỏ sao vàng nhỏ bằng bàn tay cứ quay cuồng như cơn lốc. Chú không tài nào cắt nghĩa được cho mình và không ai ở câu lạc bộ đó có thể giúp chú tìm hiểu ý nghĩa của nó. Và tự nhiên chú mơ hồ như mình vừa được truyền qua một điều gì gần như lòng kiêu hãnh. Từ đó, trong việc phục dịch hàng ngày ở câu lạc bộ, chú bắt đầu có một thái độ bớt quỵ lụy hơn, bớt phục tùng hơn đối với ông quan tòa, ông thẩm phán, ông trưởng ty và cả những thằng Tây chủ của chú. Trong đám Tây đến ăn và uống rượu ở câu lạc bộ, có cả thằng xếp của phòng nhì Pháp mà chú nghe nói dưới bàn tay đẫm máu của nó bao nhiêu con người trai trẻ như chú đã hi sinh. Chú tự dặn lòng từ nay không bao giờ nhận được một đồng xu ?obuộc boa? nào từ bàn tay nó nữa.
    Bản chất của chú Lộ là một người an phận, an phận từ tơ răng kẽ tóc đến đầu những ngón chân. Ý thức của chú về quê hương dân tộc bị hạn chế bởi sự ngu dốt và dừng lại ở thái độ thụ động như thế. Và nỗi băn khoăn chợt nhóm lên trong lòng chú như một ngọn lửa yếu ớt. sau cái chết của Khế, đã tắt dần cùng thời gian. Dù sao, chú đã tiến lên được một bước ngắn: cái lưng của thằng nô lệ đã thẳng hơn trước một chút.
    TRỊNH CÔNG SƠN.

  6. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Chú Lộ (tiếp theo)
    Máy bay trả lại chú về thành phố cũ. Chú mới từ đầu đến chân. Bộ áo quần và đôi giầy kiểu cách này chú tin là dân chơi trong thành phố phải quay đầu lại nhìn cả. Lòng chú tự dưng sảng khoái một cách kỳ lạ. Chú nghĩ thầm: Mình cũng có quyền kiêu hãnh về mình lắm chứ. Chú mỉm cười và thuê xe về thẳng câu lạc bộ.
    Mọi người trong câu lạc bộ nghe chú về gần như ùa cả ra thềm. Cả ông sếp Tây của chú nữa. Nó vỗ vai và nói bằng tiếng Pháp:
    - Tốt lắm, tốt lắm.
    Trong đám nhân công đứng ở thềm, chú không thấy ông bếp đâu cả. Có lẽ ông bận nấu ăn cũng nên. Bắt tay mọi người xong chú đi thẳng vào nhà bếp. Không thấy cha vợ tương lai của mình đâu cả, chú đi xuống hầm rượu không kịp hỏi mọi người, ông đang nằm nhắm mắt trên ghế bố, một tay gác lên trán như ngủ. Chú lên tiếng và ông mở mắt chào chú, giọng không nồng nhiệt. Chú lộ cụt hứng và linh cảm có điều gì không hay đã xẩy ra. Đứng sững một lúc, nhìn cặp mắt ông bếp đã nhắm lại, chú bực bội quay về phòng để cất cái xách tay. Sau lưng chú bỗng có tiếng nói mệt mỏi:
    - Con Khế chết rồi.
    Người yêu chú chết rồi. Giỡn sao cha nội?
    Ngồi ở mép ghế chú Lộ nghe hết chuyện ông bếp kể. Trước mặt chú là những bậc thềm dẫn xuống bãi đậu périssoire. Qua những cột bêtông, như những cái rễ thẳng đứng của bao lơn câu lạc bộ cắm sâu dưới nước. Chú nhìn thấy nắng trên mặt sông Hương lao xao theo sóng nhô. Cái lao xao đó cũng có trong lòng chú nhưng không âm thanh. Cơn rầu rĩ cứ rập rềnh lên xuống, đập vào cái vỏ nguội lạnh bên trong của suốt cơ thể chú. Chú thấy dờn dợn muốn ói, nhưng không mửa được. Tròng mắt chú ướt đi. Chú nghĩ đến chai nước hoa mà chú chưa ngửi thấy mùi thơm của nó trên tóc của Khế. Khế chết tình cờ quá. Trong lúc lục soát ở làng, commandos chạm nhau với vài cán bộ hoạt động của *********. Khế bị lạc đạn. Ông bếp giấu bặt chuyện này nên mọi người trong câu lạc bộ không ai biết. Ông sợ Tây nó biết thì ông hết chỗ làm ăn. Chú Lộ đứng dậy về phòng nằm, miệng lầm bầm một câu chửi tục.
    Đó là lần đầu tiên trong đời, chú Lộ có vẻ ý thức về chiến tranh. Đêm hôm ấy, trong phòng riêng dưới hầm, chú say khướt với mớ rượu thừa góp nhặt được bấy lâu từ những chai uống dở của các ông lớn trong cái xã hội thượng lưu thu nhỏ ở phía bên kia, ngay trên đầu chú mà giờ đây chú mới chua chát thấy rằng nó xa lạ với những người như chú và ông bếp quá.
    2.
    Sau cái chết của Khế, thế giới sống của chú Lộ được nới rộng ra hơn một chút. Con mắt và lỗ tai chú mở ra xa hơn cái xã hội nhỏ hẹp thu gọn trong câu lạc bộ thể thao này. Tai chú bắt đầu nghe tiếng bom, đạn vọng từ xa về. Chú nghe tiếng xe jeep đi tuần tra ban đêm hoặc giữa khuya. Tiếng qui-lát kêu lắc cắc trong những cuộc bố ráp chú bắt đầu để ý đến những xác chết của bọn ác ôn, bọn tề, điệp bị thanh toán ở những góc đường vắng, thường xuyên nhất là dốc Nam Giao cách đồn Tây không xa lắm. Trên mỗi xác chết đều có một lá cờ đỏ sao vàng nhỏ bằng bàn tay và một bản cáo trạng tội ác. Chú đã bắt đầu lấm lét nhìn về phía nhà lao Thừa Phủ, không xa câu lạc bộ lắm mà suốt bao nhiêu năm trời đối với chú, dường như không hề có mặt. Thỉnh thoảng chú bắt gặp những nhóm người bị còng tay dẫn về phía nhà lao và thật tâm chú không hiểu hết ý nghĩa của hình ảnh đó. Có một điều chắc chắn là trong đám người nhìn đoàn tù lặng lẽ đi qua, chú thường bắt gặp những cái nhìn đầy yêu thương lẫn kính trọng và trong những lời thì thầm của họ chú loáng thoáng nghe thấy hai tiếng: Yêu nước! những người tù kia cũng trẻ như chú nhưng sao họ lại được đồng bào cảm phục họ đến như vậy? Trong đầu óc thô thiển của chú những chữ *********, yêu nước và lá cờ đỏ sao vàng nhỏ bằng bàn tay cứ quay cuồng như cơn lốc. Chú không tài nào cắt nghĩa được cho mình và không ai ở câu lạc bộ đó có thể giúp chú tìm hiểu ý nghĩa của nó. Và tự nhiên chú mơ hồ như mình vừa được truyền qua một điều gì gần như lòng kiêu hãnh. Từ đó, trong việc phục dịch hàng ngày ở câu lạc bộ, chú bắt đầu có một thái độ bớt quỵ lụy hơn, bớt phục tùng hơn đối với ông quan tòa, ông thẩm phán, ông trưởng ty và cả những thằng Tây chủ của chú. Trong đám Tây đến ăn và uống rượu ở câu lạc bộ, có cả thằng xếp của phòng nhì Pháp mà chú nghe nói dưới bàn tay đẫm máu của nó bao nhiêu con người trai trẻ như chú đã hi sinh. Chú tự dặn lòng từ nay không bao giờ nhận được một đồng xu ??obuộc boa??? nào từ bàn tay nó nữa.
    Bản chất của chú Lộ là một người an phận, an phận từ tơ răng kẽ tóc đến đầu những ngón chân. Ý thức của chú về quê hương dân tộc bị hạn chế bởi sự ngu dốt và dừng lại ở thái độ thụ động như thế. Và nỗi băn khoăn chợt nhóm lên trong lòng chú như một ngọn lửa yếu ớt. sau cái chết của Khế, đã tắt dần cùng thời gian. Dù sao, chú đã tiến lên được một bước ngắn: cái lưng của thằng nô lệ đã thẳng hơn trước một chút.
    TRỊNH CÔNG SƠN.

  7. primrose

    primrose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Sự vật, con người
    Những ngày đầu năm mới lịch dương, sải chân tà tà về những ngày cuối lịch âm cũ, bầu trời thành phố sớm chiều có một màu sắc khí hậu êm ả dịu dàng.
    Trơì đất như thế, thường khiến người ta tìm một nơi yên tĩnh ngồi uống rượu, uống trà với bạn.
    Buổi chiều chúng tôi thường đến một quán quen vào giờ chưa có khách. Nói với nhau dăm ba câu chuyện về đời, về người, về nghệ thuật. Tiếng nói chỉ đủ rơi quanh chỗ chúng tôi ngồi. Quán vẫn cho chúng tôi nghe một thứ âm nhạc đã chọn kỹ, âm lượng mơ hồ như một thứ tiếtn nói khác của thiên nhiên.
    Anh bạn hoạ sĩ của tôi nói: Đôi khi âm nhạc cũng đuổi người ta đi. Ý muốn nhắc nhở thứ âm nhạc ồn ào không thuận lợi mấy cho một khung cảnh màu sắc sỗ sang.
    Quán có những hàng ghế, bàn mây sơn trắng. Sỏi trắng và bãi cỏ xanh.
    Đèn bật lên, quán bỗng chuyển sang một đời sống khác. Người bạn tôi nói: hình như loại cây nào không có hoa thì cũng không có trái. Cây tre chỉ có lá mà thôi. Tôi nghĩ thầm mụt măng cũng có thể xem như một loại trái hài nhi của than tre vậy. Tiếc rằng những thứ trái hài nhi ấy chưa kịp manh nha thành thân, thành lá lại thường oan mệnh trước cuộc hoá thân.
    Những âm thanh rời lẻ có khi hoá thân thành những dòng nhạc đẹp, nhưng lắm khi cũng yểu mệnh vô thường.
    Những quán hàng cũng có một kiếp sống vô thường. Nơi đây ngày xưa có quán. Hôm nay có thể không còn. Bóng dáng của quán ấy ở lại trong trí nhớ của con người. Con người mất đi, trí nhớ về quán ấy cũng mất đi. Sự vắng bong đó có khi vô nghĩa, trong cái bề bộn của cuộc sống, nhưng ngẫu nhiên, ai biết được bỗng rơi tỏm vào đời riêng của một người. Câu chuyện về một cái quán khả ái nào đó tình cờ được nhắc nhở. Và phút chốc cái quán cũng bàn ghế, cảnh trí, người ngợm của cái ngày nào xa xôi ấy bỗng thức dậy trong trí nhớ một người xa lạ. Cái quán kia phục sinh trong một đời sống khác.
    Cũng như thế, có những câu hát một thời đã sống, đã lãng quên và sống lại.
    Một tác phẩm không bị lãng quên thường được mở rộng đường để đi đến chốn không bờ bến của những giá trị dường như huyễn hoặc.
    Con người bị lãng quên là kẻ đã tự đánh mất mình để rồi xoá nốt mình trong trí nhớ kẻ khác.
    Cũng như thế, có những dòng nhạc của một đời người đã đứng ngoài và cao hơn số phận của người đó.
    Gấu ngủ đông
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:12 ngày 12/07/2003
  8. primrose

    primrose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Sự vật, con người
    Những ngày đầu năm mới lịch dương, sải chân tà tà về những ngày cuối lịch âm cũ, bầu trời thành phố sớm chiều có một màu sắc khí hậu êm ả dịu dàng.
    Trơì đất như thế, thường khiến người ta tìm một nơi yên tĩnh ngồi uống rượu, uống trà với bạn.
    Buổi chiều chúng tôi thường đến một quán quen vào giờ chưa có khách. Nói với nhau dăm ba câu chuyện về đời, về người, về nghệ thuật. Tiếng nói chỉ đủ rơi quanh chỗ chúng tôi ngồi. Quán vẫn cho chúng tôi nghe một thứ âm nhạc đã chọn kỹ, âm lượng mơ hồ như một thứ tiếtn nói khác của thiên nhiên.
    Anh bạn hoạ sĩ của tôi nói: Đôi khi âm nhạc cũng đuổi người ta đi. Ý muốn nhắc nhở thứ âm nhạc ồn ào không thuận lợi mấy cho một khung cảnh màu sắc sỗ sang.
    Quán có những hàng ghế, bàn mây sơn trắng. Sỏi trắng và bãi cỏ xanh.
    Đèn bật lên, quán bỗng chuyển sang một đời sống khác. Người bạn tôi nói: hình như loại cây nào không có hoa thì cũng không có trái. Cây tre chỉ có lá mà thôi. Tôi nghĩ thầm mụt măng cũng có thể xem như một loại trái hài nhi của than tre vậy. Tiếc rằng những thứ trái hài nhi ấy chưa kịp manh nha thành thân, thành lá lại thường oan mệnh trước cuộc hoá thân.
    Những âm thanh rời lẻ có khi hoá thân thành những dòng nhạc đẹp, nhưng lắm khi cũng yểu mệnh vô thường.
    Những quán hàng cũng có một kiếp sống vô thường. Nơi đây ngày xưa có quán. Hôm nay có thể không còn. Bóng dáng của quán ấy ở lại trong trí nhớ của con người. Con người mất đi, trí nhớ về quán ấy cũng mất đi. Sự vắng bong đó có khi vô nghĩa, trong cái bề bộn của cuộc sống, nhưng ngẫu nhiên, ai biết được bỗng rơi tỏm vào đời riêng của một người. Câu chuyện về một cái quán khả ái nào đó tình cờ được nhắc nhở. Và phút chốc cái quán cũng bàn ghế, cảnh trí, người ngợm của cái ngày nào xa xôi ấy bỗng thức dậy trong trí nhớ một người xa lạ. Cái quán kia phục sinh trong một đời sống khác.
    Cũng như thế, có những câu hát một thời đã sống, đã lãng quên và sống lại.
    Một tác phẩm không bị lãng quên thường được mở rộng đường để đi đến chốn không bờ bến của những giá trị dường như huyễn hoặc.
    Con người bị lãng quên là kẻ đã tự đánh mất mình để rồi xoá nốt mình trong trí nhớ kẻ khác.
    Cũng như thế, có những dòng nhạc của một đời người đã đứng ngoài và cao hơn số phận của người đó.
    Gấu ngủ đông
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:12 ngày 12/07/2003
  9. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Phác thảo chân dung tôi
    Trịnh Công Sơn

    Mỗi sáng nhìn vào mặt gương soi lại thấy thêm rất nhiều những sợi tóc bạc...
    Thuở ấy, tôi là một đứa bé thích ca hát. Mười tuổi biết solfège, chép lại những bài hát yêu thích đóng thành tập, chơi đàn mandolin và sáo trúc. Mười hai tuổi có cây đàn guitar đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng guitar như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát.
    Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong... Đó là những năm 56 - 57, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại. Cái thời tuổi trẻ xanh mướt như trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên cái ham muốn trở thành nhạc sĩ...
    Dạo ấy ba tôi đã mất, mẹ tôi ở xa, tôi một mình giữa Sài Gòn này phải tự quyết định mọi chuyện về đời mình. Cái gánh đời tuổi tác còn quá nhẹ. Có lúc tôi đã bỏ dở cái trò lãng mạn viết lách này với nỗi ám ảnh ngu ngốc "xướng ca vô loại". Tôi trằn trọc đêm này qua đêm khác, ray rứt ngày này qua tháng nọ. Nhưng càng cố lãng quên thì tiếng hát trong tôi càng vang lên rõ rệt, tràn ngập cả lúc đứng ngồi, cả trong giấc ngủ.
    Dần dà những năm về sau, mới bắt đầu hình thành trong tôi một quan niệm rõ rệt: Sống là sống với người khác và muốn có cảm thông chúng ta phải luôn luôn diễn đạt mình. Trong những cách diễn đạt bằng tiếng nói, bằng chữ viết và nhiều phương tiện khác, tôi thấy tâm hồn mình có khuynh hướng nghiêng về phía ca khúc. Trên mảnh đất nghệ thuật nhỏ nhắn này, tôi tìm thấy tự do và tôi nghĩ rằng ở đây tôi có thể bày tỏ được với người khác về những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống.
    Nhìn lại quãng đường mình đã đi, tôi cảm thấy không có gì phải ân hận. Tôi vẫn là đứa trẻ thơ trong nghệ thuật, lòng còn tràn đầy cảm hứng. Tôi vẫn còn ham mê học hỏi quanh mình và còn đủ hào hứng mở ra những cuộc đối thoại, độc thoại với cây cỏ thiên nhiên, với con người qua ca khúc dưới ánh sáng hiền hòa nhân hậu của những ngày tôi đang sống.
    Phải chờ đến lúc soi gương nhìn thấy tóc không còn mang mầu xanh cũ nữa, mới nhận ra được hết nỗi khát khao được yêu thương mãi mãi con người và cuộc sống. Yêu thương con người cũng là yêu thương tiếng hát bởi vì tiếng hát mang trong nó tâm hồn của con người. Tiếng hát sẽ mọc lên xanh tươi trên cuộc đời này như những cây tử đinh hương mọc tràn thơm tho trên những cánh đồng vô tận.
    Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên, là người bạn của những em bé. Qua ca khúc, tôi đã đến gần và đã đi xa những chuyện tình, đã tham dự những nỗi hân hoan của đời người và cũng đã gánh nhẹ giùm những phiền muộn.
    Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành...
    Trịnh Công Sơn
    (Trích từ Nhạc và đời - NXB Tổng hợp Hậu Giang)
    (chuyển bài viết của ATC)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:17 ngày 12/07/2003
  10. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Phác thảo chân dung tôi
    Trịnh Công Sơn

    Mỗi sáng nhìn vào mặt gương soi lại thấy thêm rất nhiều những sợi tóc bạc...
    Thuở ấy, tôi là một đứa bé thích ca hát. Mười tuổi biết solfège, chép lại những bài hát yêu thích đóng thành tập, chơi đàn mandolin và sáo trúc. Mười hai tuổi có cây đàn guitar đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng guitar như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát.
    Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong... Đó là những năm 56 - 57, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại. Cái thời tuổi trẻ xanh mướt như trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên cái ham muốn trở thành nhạc sĩ...
    Dạo ấy ba tôi đã mất, mẹ tôi ở xa, tôi một mình giữa Sài Gòn này phải tự quyết định mọi chuyện về đời mình. Cái gánh đời tuổi tác còn quá nhẹ. Có lúc tôi đã bỏ dở cái trò lãng mạn viết lách này với nỗi ám ảnh ngu ngốc "xướng ca vô loại". Tôi trằn trọc đêm này qua đêm khác, ray rứt ngày này qua tháng nọ. Nhưng càng cố lãng quên thì tiếng hát trong tôi càng vang lên rõ rệt, tràn ngập cả lúc đứng ngồi, cả trong giấc ngủ.
    Dần dà những năm về sau, mới bắt đầu hình thành trong tôi một quan niệm rõ rệt: Sống là sống với người khác và muốn có cảm thông chúng ta phải luôn luôn diễn đạt mình. Trong những cách diễn đạt bằng tiếng nói, bằng chữ viết và nhiều phương tiện khác, tôi thấy tâm hồn mình có khuynh hướng nghiêng về phía ca khúc. Trên mảnh đất nghệ thuật nhỏ nhắn này, tôi tìm thấy tự do và tôi nghĩ rằng ở đây tôi có thể bày tỏ được với người khác về những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống.
    Nhìn lại quãng đường mình đã đi, tôi cảm thấy không có gì phải ân hận. Tôi vẫn là đứa trẻ thơ trong nghệ thuật, lòng còn tràn đầy cảm hứng. Tôi vẫn còn ham mê học hỏi quanh mình và còn đủ hào hứng mở ra những cuộc đối thoại, độc thoại với cây cỏ thiên nhiên, với con người qua ca khúc dưới ánh sáng hiền hòa nhân hậu của những ngày tôi đang sống.
    Phải chờ đến lúc soi gương nhìn thấy tóc không còn mang mầu xanh cũ nữa, mới nhận ra được hết nỗi khát khao được yêu thương mãi mãi con người và cuộc sống. Yêu thương con người cũng là yêu thương tiếng hát bởi vì tiếng hát mang trong nó tâm hồn của con người. Tiếng hát sẽ mọc lên xanh tươi trên cuộc đời này như những cây tử đinh hương mọc tràn thơm tho trên những cánh đồng vô tận.
    Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên, là người bạn của những em bé. Qua ca khúc, tôi đã đến gần và đã đi xa những chuyện tình, đã tham dự những nỗi hân hoan của đời người và cũng đã gánh nhẹ giùm những phiền muộn.
    Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành...
    Trịnh Công Sơn
    (Trích từ Nhạc và đời - NXB Tổng hợp Hậu Giang)
    (chuyển bài viết của ATC)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:17 ngày 12/07/2003

Chia sẻ trang này