1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập những bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn, bài viết của Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi blue293, 19/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Những Bài Thơ Không Tựa
    [​IMG]
    Trịnh Công Sơn và Khánh Ly (1992)

    Đường xa mỏng mộng vô thường
    Trái tim chợt tỉnh tôi nhường nhịn tôi
    Montreal 1992
    Đưa em một nửa lên đường
    Nửa kia còn lại nỗi buồn quẩn quanh
    Mùa Xuân phố bội bạc tình
    Bước chân phiền não một mình ta hay
    Montreal 21 Avril,1992
    Em đi tuyết đổ
    Bàng hoàng tuyết rơi
    Mùa xuân tuyết khổ
    Lá cỏ ngậm ngùi
    Em đi nho nhỏ
    Giữa mùa tuyết bay
    Ta đi vô độ
    Giữa mùa tuyết say
    Tim ta vò võ
    Tuyết trở mặt rồi
    Mùa xuân năm ấy
    Mùa xuân năm này
    Hồn ta bỏ ngỏ
    Ai nào ai hay
    Montreal 11.4.1992
    Chỗ em ngồi ngày xưa còn ấm lắm
    Anh gối lên và ngủ một giấc dài
    Em có hiểu đời cho em là mộng
    Để anh về cứ tưởng một là hai
    Montreal 1992
    Ở đây nếu ở trăm năm
    Xa em tôi có hằng trăm nỗi buồn
    Ở đây nếu ở đây luôn
    Xa em tôi sẽ hồn nhiên ngậm ngùi
    Chiều 22 Avril 1992 ở Montreal với bạn
    Nắng trở, mưa trở, trời trở tuyết
    Ngày ấy xa rồi em đi đâu
    Đi đâu về đâu em hời hỡi
    Ơi hởi em là giọt tuyết đau
    Giọt tuyết đau ơi hỡi em là mộng
    Là mộng bây giờ cho mãi sau
    Giọt tuyết mai sau em là khói
    Là khói nhưng là là mãi mãi
    Em là khói ấy mà chưa phải
    Một đốm nhang đèn thức đêm sâu
    Montreal 11 Avril 1992
    Mặc đời ô trược vừa qua
    Tấm thân nhỏ nhặt người la mắng người
    Buồn phiền vỡ mộng đường dài
    Ta xin một góc ta ngồi với ta
    Montreal 1992
    Trịnh Công Sơn
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:31 ngày 12/07/2003
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Những Bài Thơ Không Tựa
    [​IMG]
    Trịnh Công Sơn và Khánh Ly (1992)

    Đường xa mỏng mộng vô thường
    Trái tim chợt tỉnh tôi nhường nhịn tôi
    Montreal 1992
    Đưa em một nửa lên đường
    Nửa kia còn lại nỗi buồn quẩn quanh
    Mùa Xuân phố bội bạc tình
    Bước chân phiền não một mình ta hay
    Montreal 21 Avril,1992
    Em đi tuyết đổ
    Bàng hoàng tuyết rơi
    Mùa xuân tuyết khổ
    Lá cỏ ngậm ngùi
    Em đi nho nhỏ
    Giữa mùa tuyết bay
    Ta đi vô độ
    Giữa mùa tuyết say
    Tim ta vò võ
    Tuyết trở mặt rồi
    Mùa xuân năm ấy
    Mùa xuân năm này
    Hồn ta bỏ ngỏ
    Ai nào ai hay
    Montreal 11.4.1992
    Chỗ em ngồi ngày xưa còn ấm lắm
    Anh gối lên và ngủ một giấc dài
    Em có hiểu đời cho em là mộng
    Để anh về cứ tưởng một là hai
    Montreal 1992
    Ở đây nếu ở trăm năm
    Xa em tôi có hằng trăm nỗi buồn
    Ở đây nếu ở đây luôn
    Xa em tôi sẽ hồn nhiên ngậm ngùi
    Chiều 22 Avril 1992 ở Montreal với bạn
    Nắng trở, mưa trở, trời trở tuyết
    Ngày ấy xa rồi em đi đâu
    Đi đâu về đâu em hời hỡi
    Ơi hởi em là giọt tuyết đau
    Giọt tuyết đau ơi hỡi em là mộng
    Là mộng bây giờ cho mãi sau
    Giọt tuyết mai sau em là khói
    Là khói nhưng là là mãi mãi
    Em là khói ấy mà chưa phải
    Một đốm nhang đèn thức đêm sâu
    Montreal 11 Avril 1992
    Mặc đời ô trược vừa qua
    Tấm thân nhỏ nhặt người la mắng người
    Buồn phiền vỡ mộng đường dài
    Ta xin một góc ta ngồi với ta
    Montreal 1992
    Trịnh Công Sơn
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:31 ngày 12/07/2003
  3. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Tuyển tập những bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn, bài viết của Trịnh Công Sơn



    Mục này để sưu tập :
    Những cuộc phỏng vấn, nói chuyện, giao lưu với NS Trịnh Công Sơn

    cũng như

    Những bài viết của NS Trịnh Công Sơn.


















    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 03:06 ngày 03/08/2003
  4. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    YeuAoTrang gửi lúc :21:57, 07/07/2002, xin chuyển vào đây cho phù hợp.
    Gốc : http://www.ttvnol.com/forum/t_101805
    ----------------------------------------------------------------------
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
    Giọng ca, kỹ xảo mới là một nửa thành công của ca sĩ
    Kể từ tác phẩm đầu tay ướt mi, đến nay Trịnh Công Sơn đã có hơn 40 năm rong chơi, lãng du và triết luận cùng âm nhạc và trở thành một trong những nhạc sĩ lớn của âm nhạc hiện đại Việt Nam. Nhân dịp này, chúng tôi đã cùng trò chuyện với anh về nghệ thuật ca hát và nhất là về những giọng ca tiêu biểu từng "đi qua" tác phẩm của Trịnh Công Sơn.
    * Cho dù sau này nhiều ca sĩ đã cố gắng thể hiện khá tốt những phong cách khác nhau về các nhạc phẩm của anh nhưng người nghe đều có chung một nhận xét, Khánh Ly mới đúng là một cặp "đối ngẫu" lý tưởng với âm điệu của anh. Là tác giả, anh nghĩ sao?
    - Đúng là chỉ có Khánh Ly mới thể hiện đúng tâm trạng bài hát của tôi nhất, nhưng không phải tất cả những bài nào của tôi Khánh Ly cũng đều hát hay nhất. Tôi muốn nhắc đến Lệ Thu, người hát hay nhất Hạ trắng và Xin mặt trời ngủ yên, Bạch Yến thì hát hay hơn hẳn Khánh Ly bài Lời buồn Thánh. Có một nghịch lý tôi mốn đưa ra đây để thấy sự cảm nhận rất vô chừng ở mỗi người. Chẳng hạn, có một cô sinh viên Hà Nội cho biết cô chỉ thích nghe nhạc tôi do Khánh Ly hát nhưng cũng có một phụ nữ lớn tuổi, hiện sống ở nước ngoài, từng mê Khánh Ly hát nhạc tôi, khi có dịp về nước và nghe các ca sĩ sau này hát nhạc tôi thì tỏ ra rất thích thú và cho rằng họ có một cách hát nhạc Trịnh Công Sơn mới, hiện đại và rất hay.
    * Ba bốn năm trước đây, anh đã có ý định "độc quyền" Hồng Nhung cho các bài hát của anh và nhiều người còn cho rằng anh muốn tạo ra một Trịnh Công Sơn - Hồng Nhung để làm quên đi một Trịnh Công Sơn - Khánh Ly.
    - Tôi đã viết riêng cho Hồng Nhung một số bài. Nhưng Hồng Nhung hát cho rất nhiều tác giả.
    * Trong số những ca sĩ sau này hát nhạc anh như Cẩm Vân, Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Ngọc... anh thấy ai hát hay nhất nhạc của anh?
    - Mỗi người hát hay một số bài. Có bài Linh hát hay. Có bài Lam hát đạt. Có bài thì Cẩm Vân xuất sắc. Có bài tôi chỉ thích nghe Nhung hát.
    * Còn hiện nay, trong các ca sĩ Việt Nam, anh đánh giá ai cao nhất?
    - Tôi thấy chỉ có Mỹ Linh là tạo được ấn tượng tốt nhất cho tôi trong việc sáng tạo ra những phong cách khác nhau cho mỗi bài. Ví dụ như bài Thì thầm mùa xuân. Với bài này, Mỹ Linh đã tạo ra một cách hát độc đáo mà sau này nhiều ca sĩ hát theo y như vậy. Nếu có ai cố hát khác đi thì thấy không hay, không thích nữa.

    * Hiện tại ông nghĩ gì trước hiện tượng có khá nhiều ca sĩ đến tập bài mới ngay tại phòng thu rồi một, hai tiếng sau... ghi âm luôn mà không quan tâm tới việc "nhập" và hiểu tình cảm, nội dung của bài hát.

    - Tôi đưa ra đây một tấm gương lao động nghệ thuật của Khánh Ly để thấy rằng trước khi muốn hát một bài thành công thì người ca sĩ phải trải qua một quá trình hóa thân vào tác phẩm đó như thế nào.
    Nhớ dạo tôi mới viết bài Một cõi đi về mấy tháng trước ngày 30-4-1975. Sau này, có dịp đi Mỹ, tôi gặp Khánh Ly và đưa cho cô bài hát này. Tôi nhớ Khánh Ly cầm và lẩm nhẩm bài hát này từ 7 giờ tối hôm trước đến... 7 giờ sáng hôm sau. Cô đã thức trọn đêm, "vât lộn" với bài hát nhờ sự giúp sức của thuốc lá, cà-phê đen. Vậy mà cô vẫn cho rằng vẫn chưa "thấm" bài mấy. Người ca sĩ phải làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm như vậy mới tạo ra những nét sáng tạo riêng trong từng bài hát đồng thời thể hiện chính xác tâm trạng bài hát của nhạc sĩ.
    * Đêm sinh nhật của anh ngày 28-2 vừa rồi anh đã hát tuyệt hay bài Tiến thoái lưỡng nan chỉ trên những hợp âm rải nhẹ của cây organ. Khó có ca sĩ nào thể hiện bài này hay hơn như anh đã hát.
    - Trong các cuộc thi sắc đẹp, sắc đẹp chỉ chiếm khoảng ba hoặc bốn mươi phần trăm, phần còn lại thuộc ứng xử tức là thuộc phạm trù trí tuệ và tâm hồn. Ca hát cũng vậy. Giọng ca, kỹ xảo chỉ mới là phân nửa, phân nửa là do sự cảm nhận, tri thức và rung cảm của người hát quyết định.

    * Câu hỏi cuối, hơi xa đề một chút: hiện nay anh có ấp ủ sáng tác một bài hát nào không và nhắm đến ca sĩ nào?

    - Theo lời đề nghị của một ca sĩ nổi tiếng người Nhật, Mozu, tôi đang chuẩn bị bắt tay viết chung với anh một bài hát và sẽ do nữ ca sĩ - cũng người Nhật - Mayami hát. Nó sẽ được trình diễn trong Hội diễn âm nhạc tại Osaka vào tháng 7-1999 sau đó sẽ đến lượt Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

    Xin cảm ơn anh.

    Trần Minh Phi thực hiện
    (Tạp chí Thế giới mới)
    ------------------------------------------------------
    www.suutap.com/AoTrang
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:43 ngày 12/07/2003
  5. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    YeuAoTrang gửi lúc :21:57, 07/07/2002, xin chuyển vào đây cho phù hợp.
    Gốc : http://www.ttvnol.com/forum/t_101805
    ----------------------------------------------------------------------
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
    Giọng ca, kỹ xảo mới là một nửa thành công của ca sĩ
    Kể từ tác phẩm đầu tay ướt mi, đến nay Trịnh Công Sơn đã có hơn 40 năm rong chơi, lãng du và triết luận cùng âm nhạc và trở thành một trong những nhạc sĩ lớn của âm nhạc hiện đại Việt Nam. Nhân dịp này, chúng tôi đã cùng trò chuyện với anh về nghệ thuật ca hát và nhất là về những giọng ca tiêu biểu từng "đi qua" tác phẩm của Trịnh Công Sơn.
    * Cho dù sau này nhiều ca sĩ đã cố gắng thể hiện khá tốt những phong cách khác nhau về các nhạc phẩm của anh nhưng người nghe đều có chung một nhận xét, Khánh Ly mới đúng là một cặp "đối ngẫu" lý tưởng với âm điệu của anh. Là tác giả, anh nghĩ sao?
    - Đúng là chỉ có Khánh Ly mới thể hiện đúng tâm trạng bài hát của tôi nhất, nhưng không phải tất cả những bài nào của tôi Khánh Ly cũng đều hát hay nhất. Tôi muốn nhắc đến Lệ Thu, người hát hay nhất Hạ trắng và Xin mặt trời ngủ yên, Bạch Yến thì hát hay hơn hẳn Khánh Ly bài Lời buồn Thánh. Có một nghịch lý tôi mốn đưa ra đây để thấy sự cảm nhận rất vô chừng ở mỗi người. Chẳng hạn, có một cô sinh viên Hà Nội cho biết cô chỉ thích nghe nhạc tôi do Khánh Ly hát nhưng cũng có một phụ nữ lớn tuổi, hiện sống ở nước ngoài, từng mê Khánh Ly hát nhạc tôi, khi có dịp về nước và nghe các ca sĩ sau này hát nhạc tôi thì tỏ ra rất thích thú và cho rằng họ có một cách hát nhạc Trịnh Công Sơn mới, hiện đại và rất hay.
    * Ba bốn năm trước đây, anh đã có ý định "độc quyền" Hồng Nhung cho các bài hát của anh và nhiều người còn cho rằng anh muốn tạo ra một Trịnh Công Sơn - Hồng Nhung để làm quên đi một Trịnh Công Sơn - Khánh Ly.
    - Tôi đã viết riêng cho Hồng Nhung một số bài. Nhưng Hồng Nhung hát cho rất nhiều tác giả.
    * Trong số những ca sĩ sau này hát nhạc anh như Cẩm Vân, Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Ngọc... anh thấy ai hát hay nhất nhạc của anh?
    - Mỗi người hát hay một số bài. Có bài Linh hát hay. Có bài Lam hát đạt. Có bài thì Cẩm Vân xuất sắc. Có bài tôi chỉ thích nghe Nhung hát.
    * Còn hiện nay, trong các ca sĩ Việt Nam, anh đánh giá ai cao nhất?
    - Tôi thấy chỉ có Mỹ Linh là tạo được ấn tượng tốt nhất cho tôi trong việc sáng tạo ra những phong cách khác nhau cho mỗi bài. Ví dụ như bài Thì thầm mùa xuân. Với bài này, Mỹ Linh đã tạo ra một cách hát độc đáo mà sau này nhiều ca sĩ hát theo y như vậy. Nếu có ai cố hát khác đi thì thấy không hay, không thích nữa.

    * Hiện tại ông nghĩ gì trước hiện tượng có khá nhiều ca sĩ đến tập bài mới ngay tại phòng thu rồi một, hai tiếng sau... ghi âm luôn mà không quan tâm tới việc "nhập" và hiểu tình cảm, nội dung của bài hát.

    - Tôi đưa ra đây một tấm gương lao động nghệ thuật của Khánh Ly để thấy rằng trước khi muốn hát một bài thành công thì người ca sĩ phải trải qua một quá trình hóa thân vào tác phẩm đó như thế nào.
    Nhớ dạo tôi mới viết bài Một cõi đi về mấy tháng trước ngày 30-4-1975. Sau này, có dịp đi Mỹ, tôi gặp Khánh Ly và đưa cho cô bài hát này. Tôi nhớ Khánh Ly cầm và lẩm nhẩm bài hát này từ 7 giờ tối hôm trước đến... 7 giờ sáng hôm sau. Cô đã thức trọn đêm, "vât lộn" với bài hát nhờ sự giúp sức của thuốc lá, cà-phê đen. Vậy mà cô vẫn cho rằng vẫn chưa "thấm" bài mấy. Người ca sĩ phải làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm như vậy mới tạo ra những nét sáng tạo riêng trong từng bài hát đồng thời thể hiện chính xác tâm trạng bài hát của nhạc sĩ.
    * Đêm sinh nhật của anh ngày 28-2 vừa rồi anh đã hát tuyệt hay bài Tiến thoái lưỡng nan chỉ trên những hợp âm rải nhẹ của cây organ. Khó có ca sĩ nào thể hiện bài này hay hơn như anh đã hát.
    - Trong các cuộc thi sắc đẹp, sắc đẹp chỉ chiếm khoảng ba hoặc bốn mươi phần trăm, phần còn lại thuộc ứng xử tức là thuộc phạm trù trí tuệ và tâm hồn. Ca hát cũng vậy. Giọng ca, kỹ xảo chỉ mới là phân nửa, phân nửa là do sự cảm nhận, tri thức và rung cảm của người hát quyết định.

    * Câu hỏi cuối, hơi xa đề một chút: hiện nay anh có ấp ủ sáng tác một bài hát nào không và nhắm đến ca sĩ nào?

    - Theo lời đề nghị của một ca sĩ nổi tiếng người Nhật, Mozu, tôi đang chuẩn bị bắt tay viết chung với anh một bài hát và sẽ do nữ ca sĩ - cũng người Nhật - Mayami hát. Nó sẽ được trình diễn trong Hội diễn âm nhạc tại Osaka vào tháng 7-1999 sau đó sẽ đến lượt Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

    Xin cảm ơn anh.

    Trần Minh Phi thực hiện
    (Tạp chí Thế giới mới)
    ------------------------------------------------------
    www.suutap.com/AoTrang
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:43 ngày 12/07/2003
  6. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Temely gửi lúc 05:31 ngày 15/10/2001
    Xin chuyển về đây cho phù hợp.
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Một bài phỏng vấn trích từ trang web của Khánh Ly ( http://www.khanhly.com/ ). Nhiều báo trong nước đã đăng lại, nhưng hình như không được đầy đủ (thí dụ : http://www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2001/thang4/tin41.htm )
    Và bản chép về cuộc giao lưu với nhạc sĩ TCS đưa ra nhiều chi tiết lý thú.
    Tiếc là không rõ cuộc phỏng vấn và giao lưu này được thực hiện vào thời điểm nào !
    (Temely)




    Trò chuyện với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn


    Hỏi: Có sự khác nhau nào giữa một Trịnh Công Sơn trước năm 1975 và sau năm 1975 trong sáng tác của nhạc sĩ ? NS có nghe bài "Nối vòng tay lớn" được phát trên đài phát thanh Sài gòn lúc lịch sử sang trang vào 1975 không ? Lúc ấy cảm nghĩ của NS ra sao ?

    TCS: Sự khác nhau là rất lớn, hai mươi năm trôi qua mà không có gì thay đổi đó mới là điều lạ, và khi ấy tâm hồn người sáng tác chẳng khác gì mặt nước ao tù. Ngày 30.4.75 bài "Nối vòng tay lớn" được phát trên đài phát thanh Sài gòn do chính tôi hát.

    Hỏi: Quê hương xứ Huế và đạo Phật có ảnh hưởng thế nào đối với sáng tác của nhạc sĩ? Ðiều gì trong cuộc sống có ảnh hưởng lớn nhất ? Theo nhạc sĩ, để cảm nhận được cái hay cái đẹp của âm nhạc nói chung và các sáng tác của nhạc sĩ nói riêng, thính giả cần có những điều kiện gì?.

    TCS: Huế và đạo Phật ảnh hưởng sâu đậm nên tình cảm thời thơ ấu của tôi. Tất cả những gì thuộc về cuộc sống đều có ảnh hưởng trên đời sống tinh thần và tình cảm của tôi. Ðể có thể cảm nhận được cái hay cái đẹp trong âm nhạc và riêng trong những ca khúc của tôi, cần có một linh cảm nhậy bén và vốn kiến thức nhất định.

    Hỏi: Các bài nhạc của nhạc sĩ càng về sau càng thể hiện tính triết lý. Phải chăng càng lớn tuổi người ta càng có nhiều nỗi cô đơn trong "Một cõi đi về" của mình?

    TCS: Ðúng là như vậy

    Hỏi: Người ta thường nói: "Những tác phẩm bất hủ trên mọi lĩnh vực nghệ thuật đều do tài năng cộng với sự đau khổ mà thành". Vậy các ca khúc của nhạc sĩ do những yếu tố nào tạo nên?

    TCS: Câu nói trên cũng đúng với những ca khúc của tôi.

    Hỏi: Theo nhạc sĩ, ca sỹ nào thể hiện thành công nhất tác phẩm của mình ? Nhạc sĩ có thể cho một nhận định thật công bằng giữa Khánh Ly và cô Bống Hồng Nhung trong trong mối quan hệ với nhạc sĩ về nghệ thuật không ? Trong dịp về thăm cố hương lần này Khánh Ly có thử giọng ca khúc nào của nhạc sĩ không ? Nhạc sĩ có ý định cùng Khánh Ly làm một tour biểu diễn xuyên Việt không?

    TCS: Cách diễn đạt của Khánh Ly và Hồng Nhung hoàn toàn khác nhau. Mỗi người đều có thính giả riêng của mình. Tuy nhiên cái giới nghe và yêu thích Khánh Ly vẫn đông đảo hơn nhiều. Trong nghệ thuật Khánh Ly là một người làm việc rất nghiêm túc và luôn luôn giữ một mốt liên hệ mật thiết với tác giả để tìm hiểu cặn kẽ những điều tác gỉa muốn nói trong tác phẩm. Ðầu năm nay Khánh Ly có dự định về nhưng đến phút cuối, Khánh Ly có điện về cho biết vì những lý do riêng tư nên chư­a về được.

    Hỏi: Hình như chương trình "Những dấu chân không năm tháng" không thành công như đợi của nhạc sĩ? Phải chăng các ca sỹ đương thời không thể hiện được cái thần của bài hát ?

    TCS: Có thể là như thế thật.

    Hỏi: Nhạc sĩ Văn Cao đã từng viết "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ trong túi ra". NS có thể bật mí với độc giả đôi điều về cái túi của mình không ? Túi có bị vơi đi khi đã quá nhiều chữ được chuyển vào ca khúc.

    TCS: Văn Cao chỉ nhắc lại câu nói này của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người mà tôi rất kính trọng. Tôi có cảm tưởng là cái túi này chưa vơi đi bao nhiêu.

    Hỏi: Nguồn lực nào đã giúp nhạc sĩ chuyển tải tới công chúng nhiều thế hệ những ca khúc như thách đố với thời gian ? Trong cuộc sống đời thường nhạc sĩ có được thành công và hạnh phúc như trong sáng tác không?

    TCS: Công bằng mà nói thì động lực chính là công chúng. Tôi muốn mang đến cho họ những gì hay nhất lạ nhất. Thành công và hạnh phúc không phải là cặp bài trùng luôn luôn giành riêng cho một người như một ân sủng bất khả vãn hồi. Vì vậy thất bại và bất hạnh là điều khó tránh khỏi.

    Hỏi: "Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, Ði đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt" Nhạc sĩ nói với mình hay nói cho ai? Nhạc sĩ đã đi như vậy bao giờ chưa? Và đã nếm được vị mệt ấy chưa.

    TCS: "Cõi đi về" ấy dành chung cho tất cả mọi người.

    Hỏi: Tại sao nhạc sĩ ở xứ Huế, mà trong các tác phẩm của mình không có một bài nào nói nên phong cảnh hay nét đẹp riêng của Huế ?

    TCS: Những ca khúc trước năm 75 hầu như đều mang phong vị Huế, mặc dù không có một chữ Huế nào trong bài.

    Hỏi: Từ trước đến nay ai yêu nhạc Trịnh Công Sơn đều hiểu rằng nhạc sĩ có cái nhìn độc đáo về tình yêu. Vậy nhạc sĩ nghĩ sao về ý nghĩa của tình yêu mà nhạc sĩ hằng sống.

    NSTCS: Trong giờ phút này tôi không nghĩ gì về tình yêu cả. Và thành thật mà nói, tôi cũng chẳng hiểu tình yêu đã cho tôi một ý nghĩa gì.

    Hỏi: Ðể viết được những ca khúc về tình yêu, thì sự rung động của trái tim nhạc sĩ ở mức độ chân thành trước tình yêu hay chỉ là ảo ảnh của tình yêu. Ðã có lần nhạc sĩ nói "khi bạn hát một bản tình ca nghĩa là bạn đang muốn hát về cuộc tình của bạn". Phải chăng khi một ca khúc mới ra đời là một mối tình mới của nhạc sĩ. Nhạc sĩ đã có bao nhiêu mối tình?

    TCS: Tất cả đều là ảo ảnh. Thậm chí khi tôi phát biểu một điều gì đó thì chẳng qua đó cũng chỉ là ảo ảnh của những ý tưởng của riêng tôi. Có khi phải có hàng trăm mối tình thoáng qua, đọng lại, ngắn ngủi dài lâu, mới viết được dăm bảy ca khúc hay bởi vì sáng tác không hề làm công việc của cái máy: cứ bỏ một đồng xu vào thì rơi ra một lon nước.

    Hỏi: Trong nhạc tình của nhạc sĩ, mọi người luôn tìm thấy mọi tâm trạng, tình cảm của mình về tình yêu. Nhạc sĩ nói hộ cho con người tất cả, nhưng chính mình nhạc sĩ đã trải qua tất cả chưa.

    TCS: Tôi viết về những gì tôi đã sống và cả dự đoán những gì có thể xảy ra.

    Hỏi: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng" đó có phải là quan niệm sống và sáng tác của nhạc sĩ không? Theo nhạc sĩ, quan niệm đó có còn đúng trong thời buổi có quá nhiều thay đổi như hiện nay ?

    TCS: Thời buổi nào cũng cần phải có một quan niệm sống như thế. Con người và động vật chỉ có khác nhau từng ấy thôi.

    Hỏi: Nếu có một đóa hồng quý giá, nhạc sĩ sẽ tặng cho ai? Ðức tính nào của con người khiến nhạc sĩ cúi đầu kính phục.

    TCS: Tôi sẽ tặng mẹ tôi. Rất tiếc mẹ tôi không còn nữa. Ðức tính của con người khiến tôi cúi đầu kính phục có lẽ là lòng vị tha.

    Hỏi: Nhạc sĩ nhớ gì về quá khứ , nghĩ gì về hiện tại và hy vọng gì ở tương lai ? Nhạc sĩ sẽ sống ra sao nếu một ngày nào đó NS chia tay với âm nhạc?


    TCS: Quá khứ hiện tại tương lai trong tôi chỉ là một. Nếu có gì khác biệt thì đó là trạng thái tinh thần của từng giai đoạn và sự thay đổi trong những diễn biến tình cảm. Tôi dự định sẽ chia tay với âm nhạc để viết những bài tạp bút ngẫu hứng và vẽ.

    Hỏi: Sự tài hoa của anh không chỉ thể hiện trong âm nhạc mà còn trong thi ca, hội họa, tư tưởng triết học, và ngôn ngữ Pháp. Vậy nếu chiêm ngiệm lại mình, anh nghĩ gì về hai câu thơ của Nguyễn Du: "Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh ắt là ghét nhau"

    TCS: Tôi muốn viết sai câu thơ của Nguyễn Du cho riêng mình:
    "Trăm năm trong cõi người ta
    Chữ tài chữ mệnh cùng là bể dâu"

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:47 ngày 12/07/2003
  7. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Temely gửi lúc 05:31 ngày 15/10/2001
    Xin chuyển về đây cho phù hợp.
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Một bài phỏng vấn trích từ trang web của Khánh Ly ( http://www.khanhly.com/ ). Nhiều báo trong nước đã đăng lại, nhưng hình như không được đầy đủ (thí dụ : http://www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2001/thang4/tin41.htm )
    Và bản chép về cuộc giao lưu với nhạc sĩ TCS đưa ra nhiều chi tiết lý thú.
    Tiếc là không rõ cuộc phỏng vấn và giao lưu này được thực hiện vào thời điểm nào !
    (Temely)




    Trò chuyện với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn


    Hỏi: Có sự khác nhau nào giữa một Trịnh Công Sơn trước năm 1975 và sau năm 1975 trong sáng tác của nhạc sĩ ? NS có nghe bài "Nối vòng tay lớn" được phát trên đài phát thanh Sài gòn lúc lịch sử sang trang vào 1975 không ? Lúc ấy cảm nghĩ của NS ra sao ?

    TCS: Sự khác nhau là rất lớn, hai mươi năm trôi qua mà không có gì thay đổi đó mới là điều lạ, và khi ấy tâm hồn người sáng tác chẳng khác gì mặt nước ao tù. Ngày 30.4.75 bài "Nối vòng tay lớn" được phát trên đài phát thanh Sài gòn do chính tôi hát.

    Hỏi: Quê hương xứ Huế và đạo Phật có ảnh hưởng thế nào đối với sáng tác của nhạc sĩ? Ðiều gì trong cuộc sống có ảnh hưởng lớn nhất ? Theo nhạc sĩ, để cảm nhận được cái hay cái đẹp của âm nhạc nói chung và các sáng tác của nhạc sĩ nói riêng, thính giả cần có những điều kiện gì?.

    TCS: Huế và đạo Phật ảnh hưởng sâu đậm nên tình cảm thời thơ ấu của tôi. Tất cả những gì thuộc về cuộc sống đều có ảnh hưởng trên đời sống tinh thần và tình cảm của tôi. Ðể có thể cảm nhận được cái hay cái đẹp trong âm nhạc và riêng trong những ca khúc của tôi, cần có một linh cảm nhậy bén và vốn kiến thức nhất định.

    Hỏi: Các bài nhạc của nhạc sĩ càng về sau càng thể hiện tính triết lý. Phải chăng càng lớn tuổi người ta càng có nhiều nỗi cô đơn trong "Một cõi đi về" của mình?

    TCS: Ðúng là như vậy

    Hỏi: Người ta thường nói: "Những tác phẩm bất hủ trên mọi lĩnh vực nghệ thuật đều do tài năng cộng với sự đau khổ mà thành". Vậy các ca khúc của nhạc sĩ do những yếu tố nào tạo nên?

    TCS: Câu nói trên cũng đúng với những ca khúc của tôi.

    Hỏi: Theo nhạc sĩ, ca sỹ nào thể hiện thành công nhất tác phẩm của mình ? Nhạc sĩ có thể cho một nhận định thật công bằng giữa Khánh Ly và cô Bống Hồng Nhung trong trong mối quan hệ với nhạc sĩ về nghệ thuật không ? Trong dịp về thăm cố hương lần này Khánh Ly có thử giọng ca khúc nào của nhạc sĩ không ? Nhạc sĩ có ý định cùng Khánh Ly làm một tour biểu diễn xuyên Việt không?

    TCS: Cách diễn đạt của Khánh Ly và Hồng Nhung hoàn toàn khác nhau. Mỗi người đều có thính giả riêng của mình. Tuy nhiên cái giới nghe và yêu thích Khánh Ly vẫn đông đảo hơn nhiều. Trong nghệ thuật Khánh Ly là một người làm việc rất nghiêm túc và luôn luôn giữ một mốt liên hệ mật thiết với tác giả để tìm hiểu cặn kẽ những điều tác gỉa muốn nói trong tác phẩm. Ðầu năm nay Khánh Ly có dự định về nhưng đến phút cuối, Khánh Ly có điện về cho biết vì những lý do riêng tư nên chư­a về được.

    Hỏi: Hình như chương trình "Những dấu chân không năm tháng" không thành công như đợi của nhạc sĩ? Phải chăng các ca sỹ đương thời không thể hiện được cái thần của bài hát ?

    TCS: Có thể là như thế thật.

    Hỏi: Nhạc sĩ Văn Cao đã từng viết "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ trong túi ra". NS có thể bật mí với độc giả đôi điều về cái túi của mình không ? Túi có bị vơi đi khi đã quá nhiều chữ được chuyển vào ca khúc.

    TCS: Văn Cao chỉ nhắc lại câu nói này của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người mà tôi rất kính trọng. Tôi có cảm tưởng là cái túi này chưa vơi đi bao nhiêu.

    Hỏi: Nguồn lực nào đã giúp nhạc sĩ chuyển tải tới công chúng nhiều thế hệ những ca khúc như thách đố với thời gian ? Trong cuộc sống đời thường nhạc sĩ có được thành công và hạnh phúc như trong sáng tác không?

    TCS: Công bằng mà nói thì động lực chính là công chúng. Tôi muốn mang đến cho họ những gì hay nhất lạ nhất. Thành công và hạnh phúc không phải là cặp bài trùng luôn luôn giành riêng cho một người như một ân sủng bất khả vãn hồi. Vì vậy thất bại và bất hạnh là điều khó tránh khỏi.

    Hỏi: "Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, Ði đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt" Nhạc sĩ nói với mình hay nói cho ai? Nhạc sĩ đã đi như vậy bao giờ chưa? Và đã nếm được vị mệt ấy chưa.

    TCS: "Cõi đi về" ấy dành chung cho tất cả mọi người.

    Hỏi: Tại sao nhạc sĩ ở xứ Huế, mà trong các tác phẩm của mình không có một bài nào nói nên phong cảnh hay nét đẹp riêng của Huế ?

    TCS: Những ca khúc trước năm 75 hầu như đều mang phong vị Huế, mặc dù không có một chữ Huế nào trong bài.

    Hỏi: Từ trước đến nay ai yêu nhạc Trịnh Công Sơn đều hiểu rằng nhạc sĩ có cái nhìn độc đáo về tình yêu. Vậy nhạc sĩ nghĩ sao về ý nghĩa của tình yêu mà nhạc sĩ hằng sống.

    NSTCS: Trong giờ phút này tôi không nghĩ gì về tình yêu cả. Và thành thật mà nói, tôi cũng chẳng hiểu tình yêu đã cho tôi một ý nghĩa gì.

    Hỏi: Ðể viết được những ca khúc về tình yêu, thì sự rung động của trái tim nhạc sĩ ở mức độ chân thành trước tình yêu hay chỉ là ảo ảnh của tình yêu. Ðã có lần nhạc sĩ nói "khi bạn hát một bản tình ca nghĩa là bạn đang muốn hát về cuộc tình của bạn". Phải chăng khi một ca khúc mới ra đời là một mối tình mới của nhạc sĩ. Nhạc sĩ đã có bao nhiêu mối tình?

    TCS: Tất cả đều là ảo ảnh. Thậm chí khi tôi phát biểu một điều gì đó thì chẳng qua đó cũng chỉ là ảo ảnh của những ý tưởng của riêng tôi. Có khi phải có hàng trăm mối tình thoáng qua, đọng lại, ngắn ngủi dài lâu, mới viết được dăm bảy ca khúc hay bởi vì sáng tác không hề làm công việc của cái máy: cứ bỏ một đồng xu vào thì rơi ra một lon nước.

    Hỏi: Trong nhạc tình của nhạc sĩ, mọi người luôn tìm thấy mọi tâm trạng, tình cảm của mình về tình yêu. Nhạc sĩ nói hộ cho con người tất cả, nhưng chính mình nhạc sĩ đã trải qua tất cả chưa.

    TCS: Tôi viết về những gì tôi đã sống và cả dự đoán những gì có thể xảy ra.

    Hỏi: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng" đó có phải là quan niệm sống và sáng tác của nhạc sĩ không? Theo nhạc sĩ, quan niệm đó có còn đúng trong thời buổi có quá nhiều thay đổi như hiện nay ?

    TCS: Thời buổi nào cũng cần phải có một quan niệm sống như thế. Con người và động vật chỉ có khác nhau từng ấy thôi.

    Hỏi: Nếu có một đóa hồng quý giá, nhạc sĩ sẽ tặng cho ai? Ðức tính nào của con người khiến nhạc sĩ cúi đầu kính phục.

    TCS: Tôi sẽ tặng mẹ tôi. Rất tiếc mẹ tôi không còn nữa. Ðức tính của con người khiến tôi cúi đầu kính phục có lẽ là lòng vị tha.

    Hỏi: Nhạc sĩ nhớ gì về quá khứ , nghĩ gì về hiện tại và hy vọng gì ở tương lai ? Nhạc sĩ sẽ sống ra sao nếu một ngày nào đó NS chia tay với âm nhạc?


    TCS: Quá khứ hiện tại tương lai trong tôi chỉ là một. Nếu có gì khác biệt thì đó là trạng thái tinh thần của từng giai đoạn và sự thay đổi trong những diễn biến tình cảm. Tôi dự định sẽ chia tay với âm nhạc để viết những bài tạp bút ngẫu hứng và vẽ.

    Hỏi: Sự tài hoa của anh không chỉ thể hiện trong âm nhạc mà còn trong thi ca, hội họa, tư tưởng triết học, và ngôn ngữ Pháp. Vậy nếu chiêm ngiệm lại mình, anh nghĩ gì về hai câu thơ của Nguyễn Du: "Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh ắt là ghét nhau"

    TCS: Tôi muốn viết sai câu thơ của Nguyễn Du cho riêng mình:
    "Trăm năm trong cõi người ta
    Chữ tài chữ mệnh cùng là bể dâu"

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:47 ngày 12/07/2003
  8. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Temely
    gửi lúc 05:31 ngày 15/10/2001. Xin chuyển về đây cho phù hợp

    ----------------------------------------------------------------------------------
    Giao Lưu Với Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn

    Em vẫn biết là người nhạc sỹ khi sáng tác cần phải có cảm hứng. Em chắc chắn rằng những bài rất hay của nhạc sỹ cũng bắt nguồn từ những cảm hứng như vậy(Diễm xưa, Tuổi Đá Buồn, Tôi ơi đừng tuyệt vọng,...)(Những cảm hứng ở đây có thể là tình yêu con người, thiên nhiên, đất nước...). Câu hỏi của em là:
    - Nhạc sỹ có thể kể một vài kỷ niệm về những cảm hứng đối với một số bài hát mà nhạc sỹ tâm đắc nhất?
    - Thời thế đã thay đổi, ngày nay liệu nhạc sỹ có còn gặp được những cảm hứng tương tự như vậy không để sáng tác tiếp những ca khúc mới?
    (ng_hungnoip@hotmail.com)


    TCS: - Có những bài hát gắn liền với một kỷ niệm nhưng cũng có những bài hát là những sáng tác thuần tuý. Kỷ niệm về những bài hát thì nhiều quá không kể hết ra được. Xin lỗi vậy.
    - Thời nào cũng vậy thôi. Khi trái tim còn biết rung động thì lúc ấy cảm hứng vẫn còn. Và cảm hứng còn thìvẫn tiế tục sáng tác.

    Khi nhắc đến nhạc Trịnh Công Sơn, người ta (hay tôi) đều nghĩ đến ca sỹ Khánh Ly hoặc ngược lại. Sự liên tưởng này luôn luôn bền chặt ít nhất là thời kỳ trước 30-4-1975. Chắc chắn nhạc sỹ biết rất rõ về điều này. Là người "trong cuộc" nhạc sỹ có thể giải thích tại sao? Theo nhạc sỹ hiện nay ca sỹ nào trong nước có thể diễn đạt hay nhất những ca khúc của nhạc sỹ và nhạc sỹ cảm thấy vừa ý.
    Phần hai của câu hỏi, nhạc sỹ có thể không trả lời trên "gặp gỡ". Toàn bộ câu hỏi trên, nếu có thể đề nghị nhạc sỹ chuyển giúp đến ca sỹ Khánh Ly và tôi cũng muốn biết ý kiến của chị ấy.
    (Nguyen Huu Loi - An Giang, huuloiag@hcm.vnn.vn)


    TCS: Có một thời Khánh Ly cùng tôi đi hát chung với nhau ở các đại học thuộc các đô thị miền Nam. Ngoài ra còn hát ở các sân khấu trình diễn hoặc ở các hòng trà Khánh Ly cũng chuyên hát nhạc của tôi. Có thể nói dạo ấy tôi chỉ viết cho Khánh Ly hát. Có một vài ca sỹ hát những ca khúc của tôi hiện nay nhưng hay nhất thì chưa có.

    Cháu rất thích những bài hát của chú như Hạ Trắng, Nắng Thủy Tinh, Biết đâu nguồn cội,..., nhưng thực sự là các bài hát của chú rất khó hát cho hay. Cháu chỉ thích nhất cô Khánh Ly hát những nhạc phẩm của chú thôi. Chú có cho rằng cô ấy là nguừơi hát những bài hát của chú hay và truyền cảm nhất không?
    Trong bài " Biết đâu nguồn cội " có câu "Cây thu bóng dai và tôi thu bóng tối" Cháu không được hiểu rõ lắm về ý nghĩa của câu ấy, chú có thể giải thích được không?
    Chú có thể cho cháu địa chỉ email của chú để tiện trao đổi được không?
    (DAU BICH THUY- Hà Nội, thuydb@yahoo.com)


    TCS: - Nhận xét về Khánh Ly như thế là đúng
    - Buổi sáng mặt trời rọi xuống làm bóng cây và bóng người dài ra. Đến trưa giờ ngọ, mặt trời ở đỉnh đầu thì bóng người và bóng cây thu lại không còn bóng nữa. Không hiểu cái bóng ấy có thật không hay chỉ bản thân người và cây mới là thực. Đấy là ?Biết đâu nguồn cội?
    - Email: trinhcongson @tlnet.com.vn

    Có người nói rằng nhạc họ Trịnh viết ra chỉ dành cho Khánh Ly? Sự ra đi của Khánh Ly là một cú sốc lớn của nhạc sỹ?
    - Nhac sỹ có nhận xét gì về ca sĩ Hồng Nhung. Người được đánh giá là người thay thế được ca sĩ KLy, người có khả năng mang dòng nhạc họ Trịnh đi vào công chúng một cách thành công nhất?
    - Thính giả Nhật rất thích nhạc họ Trịnh và đã có lần mời nhạc sỹ sang Nhật giao lưu. Nhac sỹ có nhận xét về lối sống của người Nhật cũng như cái gu thưởng thức âm nhâc của họ.
    (VUONG THE VINH- 302A--Ky tuc xa Bach Khoa 497 Hoa Hao F7 Q10 TP.HCM, vuongvinh@vol.vnn.vn)


    TCS: - Có một thời gian tôi viết cho giọng hát của Khánh Ly. Tuy vậy không có cú sốc nào cả từ sự ra đi ấy
    - Hồng Nhung có một giọng hát đặc biệt riêng. HồngNhung không hát chuyên về nhạc phẩm của tôi nên khác với Khánh Ly
    - Người Nhật có lối sống rất khác với chúng ta. Họ không quan tâm nhiều đến người khác. Vì đời sống rất đắt đỏ nên ít thấy khách du lịch nước ngoài trên các đường phố. Đặc biệt nếu là khách mời của họ thì họ có một sự chăm sóc chu đáo và với một sự lễ độ hơi quá đôi lúc làm mình e ngại
    - âm nhạc thì họ khích khuynh hướng buồn hơn là vui.

    Nếu nói rằng con người không có hoài bão, ước mơ thì không thể trở thành một người thành đạt nhạc sĩ không có tham vọng thi đấu là đích đến của nhạc sỹ?
    (LE HONG QUANG 318 Bach Mai Ha Nội, lehongquang@hn.vnn.vn)


    TCS: Đến một tuổi nào đó nếu vẫn còn hoài bão và ước mơ thì cũng không còn đủ thời gian để thực hiện nữa.

    Có bao giờ nhạc sỹ muốn mình là người bình thường không danh tiếng không? Có bao giờ nhạc sỹ hối tiếc vì quá nổi tiếng mà không thực hiện được những điều bình dị nhất của con người không?
    (TRAN THI BAO NGOC- 211 Nguyen Van Troi TP.HCM- kawaguchi-org@hcm.vnn.vn)


    TCS: Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều này. Tuy nhiên tôi luôn cảm thấy mình sống như một người bình thường và làm những điều bình dị như tất cả mọi người.

    Thưa nhạc sỹ, cháu rất yêu thích các bài hát do nhạc sỹ sáng tác. Nhạc và lời thường rất hay và sâu lắng, buồn, đặc biệt lời bài hát rất được nhạc sỹ chau chuốt. Cháu muốn hỏi nhạc sỹ về các nhân vật trữ tình trong các sáng tác của nhạc sỹ, họ đẹp và lãng mạn quá! Phải chăng đó là những giai nhân nhạc sỹ đã gặp ngoài đời? Năm trước được biết nhạc sỹ không được khoẻ. Chúc nhạc sỹ một năm mới mạnh khỏe và có nhiều sáng tác mới.
    (VU THI TRAM HUYEN- tramhuyen@hotmail.com)


    TCS: Phải biết lãng mạn hoá mọi thứ để cuộc đời đẹp hơn. Phải tìm cách tạo ra một thế giới giai nhân để mọi người cùng mơ ước. Đó là bổn phận của những ai muốn làm công việc sáng tạo.
    Cám ơn rất nhiều lời chúc của em.

    Có phải khi còn trẻ, nhạc sỹ sáng tác những bản tình ca rất hay từ những cảm xúc của bản thân qua những cuộc tình của mình, nhưng bây giờ ít thấy , nhạc sỹ sáng tác những bản tình ca tương tự như vậy bởi vì không còn những cảm xúc như thời còn thanh niên, hay do cuộc sống bây giờ không còn những bối cảnh để tạo cảm xúc sáng tác tình ca như thời xưa?
    ( LY ANH TU - MaiDong - Hanoi, ly_anh_tu@hotmail.com)


    TCS: - Nhận xét của bạn có một phần đúng
    - Đời sống thực dụng bây giờ cũng làm mất cảm hứng nhiều lắm. Nó giế chết sự thơ mộng, sự lãng mạn vốn rất cần thiết cho người sáng tác. Với thời gian bây giờ cũng cảm thấy yêu khó hơn ngày xưa, đôi khi lại gần như không có cảm hứng để yêu nữa.

    Tôi không hiểu lắm ca khúc "Bên đời quạnh hiu".Vì sao nhạc TCS thường khó hiểu như vậy ?Và dù khó hiểu nhưng nhiều người vẫn thích.Trong đó có tôi.
    Yêu cầu đặc biệt: ...Tôi rất muốn có bài "Biển nhớ" mp3
    (hongoc@hcm.fpt.vn- TP.HCM)


    TCS: ?Bên đời hiu quạnh? không khó hiểu lắm đâu. Đời riêng của mỗi người đều có vui buồn khác nhau. Có khi buồn phiền có khi vui nhiều. Trong bài này hình như chỉ thấy một nỗi buồn triền miên và ám ảnh về cái chết. Tuy nhiên không có nổi tuyệt vọng trong đó.

    Thưa , nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, khi nghe những bài hát của nhạc sỹ, em thấy như trong đó có nước mắt, tâm hồn và con tim của nhạc sỹ. Vậy thì có phải trải qua những cảnh ngộ như vậy hay là với sự thông cảm của mình mà nhạc sỹ viết được những bài đi vào lòng người đến như vậy?
    (NGUYEN HONG VAN- 110 Tran Nhat Duat, vanhn@hotmail.com)


    TCS: Trong mỗi bài hát đều có mình và cả người khác

    (tiếp)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:49 ngày 12/07/2003
  9. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Temely
    gửi lúc 05:31 ngày 15/10/2001. Xin chuyển về đây cho phù hợp

    ----------------------------------------------------------------------------------
    Giao Lưu Với Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn

    Em vẫn biết là người nhạc sỹ khi sáng tác cần phải có cảm hứng. Em chắc chắn rằng những bài rất hay của nhạc sỹ cũng bắt nguồn từ những cảm hứng như vậy(Diễm xưa, Tuổi Đá Buồn, Tôi ơi đừng tuyệt vọng,...)(Những cảm hứng ở đây có thể là tình yêu con người, thiên nhiên, đất nước...). Câu hỏi của em là:
    - Nhạc sỹ có thể kể một vài kỷ niệm về những cảm hứng đối với một số bài hát mà nhạc sỹ tâm đắc nhất?
    - Thời thế đã thay đổi, ngày nay liệu nhạc sỹ có còn gặp được những cảm hứng tương tự như vậy không để sáng tác tiếp những ca khúc mới?
    (ng_hungnoip@hotmail.com)


    TCS: - Có những bài hát gắn liền với một kỷ niệm nhưng cũng có những bài hát là những sáng tác thuần tuý. Kỷ niệm về những bài hát thì nhiều quá không kể hết ra được. Xin lỗi vậy.
    - Thời nào cũng vậy thôi. Khi trái tim còn biết rung động thì lúc ấy cảm hứng vẫn còn. Và cảm hứng còn thìvẫn tiế tục sáng tác.

    Khi nhắc đến nhạc Trịnh Công Sơn, người ta (hay tôi) đều nghĩ đến ca sỹ Khánh Ly hoặc ngược lại. Sự liên tưởng này luôn luôn bền chặt ít nhất là thời kỳ trước 30-4-1975. Chắc chắn nhạc sỹ biết rất rõ về điều này. Là người "trong cuộc" nhạc sỹ có thể giải thích tại sao? Theo nhạc sỹ hiện nay ca sỹ nào trong nước có thể diễn đạt hay nhất những ca khúc của nhạc sỹ và nhạc sỹ cảm thấy vừa ý.
    Phần hai của câu hỏi, nhạc sỹ có thể không trả lời trên "gặp gỡ". Toàn bộ câu hỏi trên, nếu có thể đề nghị nhạc sỹ chuyển giúp đến ca sỹ Khánh Ly và tôi cũng muốn biết ý kiến của chị ấy.
    (Nguyen Huu Loi - An Giang, huuloiag@hcm.vnn.vn)


    TCS: Có một thời Khánh Ly cùng tôi đi hát chung với nhau ở các đại học thuộc các đô thị miền Nam. Ngoài ra còn hát ở các sân khấu trình diễn hoặc ở các hòng trà Khánh Ly cũng chuyên hát nhạc của tôi. Có thể nói dạo ấy tôi chỉ viết cho Khánh Ly hát. Có một vài ca sỹ hát những ca khúc của tôi hiện nay nhưng hay nhất thì chưa có.

    Cháu rất thích những bài hát của chú như Hạ Trắng, Nắng Thủy Tinh, Biết đâu nguồn cội,..., nhưng thực sự là các bài hát của chú rất khó hát cho hay. Cháu chỉ thích nhất cô Khánh Ly hát những nhạc phẩm của chú thôi. Chú có cho rằng cô ấy là nguừơi hát những bài hát của chú hay và truyền cảm nhất không?
    Trong bài " Biết đâu nguồn cội " có câu "Cây thu bóng dai và tôi thu bóng tối" Cháu không được hiểu rõ lắm về ý nghĩa của câu ấy, chú có thể giải thích được không?
    Chú có thể cho cháu địa chỉ email của chú để tiện trao đổi được không?
    (DAU BICH THUY- Hà Nội, thuydb@yahoo.com)


    TCS: - Nhận xét về Khánh Ly như thế là đúng
    - Buổi sáng mặt trời rọi xuống làm bóng cây và bóng người dài ra. Đến trưa giờ ngọ, mặt trời ở đỉnh đầu thì bóng người và bóng cây thu lại không còn bóng nữa. Không hiểu cái bóng ấy có thật không hay chỉ bản thân người và cây mới là thực. Đấy là ?Biết đâu nguồn cội?
    - Email: trinhcongson @tlnet.com.vn

    Có người nói rằng nhạc họ Trịnh viết ra chỉ dành cho Khánh Ly? Sự ra đi của Khánh Ly là một cú sốc lớn của nhạc sỹ?
    - Nhac sỹ có nhận xét gì về ca sĩ Hồng Nhung. Người được đánh giá là người thay thế được ca sĩ KLy, người có khả năng mang dòng nhạc họ Trịnh đi vào công chúng một cách thành công nhất?
    - Thính giả Nhật rất thích nhạc họ Trịnh và đã có lần mời nhạc sỹ sang Nhật giao lưu. Nhac sỹ có nhận xét về lối sống của người Nhật cũng như cái gu thưởng thức âm nhâc của họ.
    (VUONG THE VINH- 302A--Ky tuc xa Bach Khoa 497 Hoa Hao F7 Q10 TP.HCM, vuongvinh@vol.vnn.vn)


    TCS: - Có một thời gian tôi viết cho giọng hát của Khánh Ly. Tuy vậy không có cú sốc nào cả từ sự ra đi ấy
    - Hồng Nhung có một giọng hát đặc biệt riêng. HồngNhung không hát chuyên về nhạc phẩm của tôi nên khác với Khánh Ly
    - Người Nhật có lối sống rất khác với chúng ta. Họ không quan tâm nhiều đến người khác. Vì đời sống rất đắt đỏ nên ít thấy khách du lịch nước ngoài trên các đường phố. Đặc biệt nếu là khách mời của họ thì họ có một sự chăm sóc chu đáo và với một sự lễ độ hơi quá đôi lúc làm mình e ngại
    - âm nhạc thì họ khích khuynh hướng buồn hơn là vui.

    Nếu nói rằng con người không có hoài bão, ước mơ thì không thể trở thành một người thành đạt nhạc sĩ không có tham vọng thi đấu là đích đến của nhạc sỹ?
    (LE HONG QUANG 318 Bach Mai Ha Nội, lehongquang@hn.vnn.vn)


    TCS: Đến một tuổi nào đó nếu vẫn còn hoài bão và ước mơ thì cũng không còn đủ thời gian để thực hiện nữa.

    Có bao giờ nhạc sỹ muốn mình là người bình thường không danh tiếng không? Có bao giờ nhạc sỹ hối tiếc vì quá nổi tiếng mà không thực hiện được những điều bình dị nhất của con người không?
    (TRAN THI BAO NGOC- 211 Nguyen Van Troi TP.HCM- kawaguchi-org@hcm.vnn.vn)


    TCS: Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều này. Tuy nhiên tôi luôn cảm thấy mình sống như một người bình thường và làm những điều bình dị như tất cả mọi người.

    Thưa nhạc sỹ, cháu rất yêu thích các bài hát do nhạc sỹ sáng tác. Nhạc và lời thường rất hay và sâu lắng, buồn, đặc biệt lời bài hát rất được nhạc sỹ chau chuốt. Cháu muốn hỏi nhạc sỹ về các nhân vật trữ tình trong các sáng tác của nhạc sỹ, họ đẹp và lãng mạn quá! Phải chăng đó là những giai nhân nhạc sỹ đã gặp ngoài đời? Năm trước được biết nhạc sỹ không được khoẻ. Chúc nhạc sỹ một năm mới mạnh khỏe và có nhiều sáng tác mới.
    (VU THI TRAM HUYEN- tramhuyen@hotmail.com)


    TCS: Phải biết lãng mạn hoá mọi thứ để cuộc đời đẹp hơn. Phải tìm cách tạo ra một thế giới giai nhân để mọi người cùng mơ ước. Đó là bổn phận của những ai muốn làm công việc sáng tạo.
    Cám ơn rất nhiều lời chúc của em.

    Có phải khi còn trẻ, nhạc sỹ sáng tác những bản tình ca rất hay từ những cảm xúc của bản thân qua những cuộc tình của mình, nhưng bây giờ ít thấy , nhạc sỹ sáng tác những bản tình ca tương tự như vậy bởi vì không còn những cảm xúc như thời còn thanh niên, hay do cuộc sống bây giờ không còn những bối cảnh để tạo cảm xúc sáng tác tình ca như thời xưa?
    ( LY ANH TU - MaiDong - Hanoi, ly_anh_tu@hotmail.com)


    TCS: - Nhận xét của bạn có một phần đúng
    - Đời sống thực dụng bây giờ cũng làm mất cảm hứng nhiều lắm. Nó giế chết sự thơ mộng, sự lãng mạn vốn rất cần thiết cho người sáng tác. Với thời gian bây giờ cũng cảm thấy yêu khó hơn ngày xưa, đôi khi lại gần như không có cảm hứng để yêu nữa.

    Tôi không hiểu lắm ca khúc "Bên đời quạnh hiu".Vì sao nhạc TCS thường khó hiểu như vậy ?Và dù khó hiểu nhưng nhiều người vẫn thích.Trong đó có tôi.
    Yêu cầu đặc biệt: ...Tôi rất muốn có bài "Biển nhớ" mp3
    (hongoc@hcm.fpt.vn- TP.HCM)


    TCS: ?Bên đời hiu quạnh? không khó hiểu lắm đâu. Đời riêng của mỗi người đều có vui buồn khác nhau. Có khi buồn phiền có khi vui nhiều. Trong bài này hình như chỉ thấy một nỗi buồn triền miên và ám ảnh về cái chết. Tuy nhiên không có nổi tuyệt vọng trong đó.

    Thưa , nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, khi nghe những bài hát của nhạc sỹ, em thấy như trong đó có nước mắt, tâm hồn và con tim của nhạc sỹ. Vậy thì có phải trải qua những cảnh ngộ như vậy hay là với sự thông cảm của mình mà nhạc sỹ viết được những bài đi vào lòng người đến như vậy?
    (NGUYEN HONG VAN- 110 Tran Nhat Duat, vanhn@hotmail.com)


    TCS: Trong mỗi bài hát đều có mình và cả người khác

    (tiếp)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:49 ngày 12/07/2003
  10. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0

    Giao lưu với NS TCS (tiếp)
    --------------------------------------------

    Xin hỏi Trịnh Công Sơn bắt đầu mối tình đầu từ bao giờ vậy.Và tại sao đến bây giờ vẫn độc thân.
    ( KUMA TORA- Kumamoto-Japan, ltnam@hotmail.com)


    TCS: - Mối tình đầu của tôi bắt đầu từ năm 19 tuổi. Nhưng đó giống như là một giấc mơ hư hư thực thực hơn là một mối tình hoàn toàn.
    Hình như tôi không có năng khiếu về chuyện phải có một tổ ấm riêng. Và cho đến bây giờ thì tôi có thể khẳng định là thói quen sống một mình không gây khó khăn gì cho tôi cả

    Nhân vật có tài thường không phải lúc nào cũng được người đương thời ưa thích, nên xử lý tình huống bị người ta thay trắng đổi đen như thế nào cho êm đẹp nhất? Cám ơn.
    (NGUYEN HOC SINH -Netherlands, ngomen@iss.nl)


    TCS: Im lặng và lãng quên những lời dị nghị. Xua7 nay tôi vẫn làm thế. Người ta không thể đánh mãi vào khoảng không được.

    Xin cho tôi được gọi nhạc sỹ là anh mặc dù tuổi tôi rất bé. Vì đối với tôi, Trịnh Công Sơn rất là thanh xuân. Anh luôn sống cho những sự đam mê của mình trong cuộc đời. Vậy em muốn hỏi anh liệu có giấc mơ nào anh còn chưa đi hết hay không?
    Những dự định sáng tác sắp tới của anh là gì?
    (VIET HUNG NGUYEN- France, viethung1@yahoo.fr)


    TCS: - Có lẽ đó là giấc mơ về sự bình an vĩnh vửu trong tâm hồn
    - Tôi sẽ cố gắng viết được những gì mà cho đến nay vẫn còn là dự định

    Thưa nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, như nhạc sỹ đã từng nói " Vì có tình yêu nên có âm nhạc. Vì có khổ đau nên có âm nhạc. Có hạnh phúc nên cũng có âm nhạc" Vậy có phải ba bài hát Bống mà nhạc sĩ viết tặng cho Hồng Nhung là thể hiện ba giai đoạn sắc thái tình cảm trên của nhạc sỹ đối với Hồng Nhung không?
    (DUONG LUONG- Australia, dluong@tig.com.au)


    TCS: Đây là quan niệm riêng của tôi về cuộc đời và về âm nhạc. Nó không liên hệ đến một hoàn cảnh riêng tư nào cả. Câu hỏi của bạn cũng hơi độc đáo đấy !

    Người yêu, người tình của nhạc sỹ phải là người như thế nào ? Nhạc sỹ quan niệm như thế nào là hạnh phúc ? Có bao giờ anh cảm thấy bế tắc trong cuộc sống ? Xin anh hãy kể cho biết một kỷ niệm buồn nhất trong đời mình?
    (Thái Dương- Hà Nội, phnhgiang@fpt.vn)


    TCS: - Người yêu, người tình của tôi phải là người làm cho tôi thấy được đó chính là người yêu, người tình mà tôi chờ đợi.
    _ hạnh phúc là điều mà mình đã lỡ đánh mất và biết rằng không bao giờ có lại được nữa
    - Không bao giờ tôi cảm thấy bế tắc trong cuộc sống hoặc gần như vậy
    - Đó là ngày mẹ tôi bỏ tôi qua thế giới khác

    Phụ nữ chỉ ở trong các tác phẩm của anh chứ ít ở bên cạnh. Có phải vì anh muốn giữ mãi vẻ đẹp của phụ nữ như bông hoa ven đường nghệ thuật, nó chỉ đẹp giữa cỏ cây quanh mình hay vì "đàn bà sâu sắc như cơi têm trầu"?
    (LE ANH PHONG- Czech Republic, pleanh@iol.cz)


    TCS: Câu hỏi này cũng lạ. Tôi luôn giành một số thời gian vừa đủ để hàn huyên với những phụ nữ tôi quen hoặc quen vừa.Ngồi lâu bên cạnh,t ôi không biết phải nói gì: Để ngắm nhìn như những bông hoa thì hay hơn. Đồng ý kiến với anh vậy !

    Em có cảm giác Trịnh Công Sơn là người suốt đời đi tìm tình yêu. Nghe nhạc của Anh người ta thấy như mình đang xưng tội, nhưng không phải với Đức Cha mà là với chính mình. Anh không phải chỉ " cho đời chút ơn", bởi lẽ những người mang ơn Anh nhiều lắm. Anh đã thay họ nói lên tiếng lòng của chính họ.
    Anh có biết rằng đối với nhạc của Anh thì không có người hâm mộ không ? Chỉ có những người cảm nhạc Anh, say đắm trong tiếng nhạc Anh mà thôi. Anh có biết rằng sẽ chẳng có ai trên đời này coi anh là thần tượng không?
    Em cam doan với Anh rằng không có ! Chỉ có những người, rất nhiều người YEU ANH.
    Chính vì thế mà em cho rằng Trịnh Công Sơn là một trong số rất ít người hạnh phúc nhất trên dải đất chữ S thân thương này. Còn bản thân Anh, Anh có cảm thấy thế không?
    Nếu có thể được : rất muốn biết địa chỉ e-mail của Anh
    (PHAM KY TUAN- Hanoi, daian@fpt.vn)


    TCS: Xin cám ơn những lời chúc thông minh của bạn.
    Địa chỉ email: Tringcongson @tlnet.com.vn

    Xin nhạc sỹ nói rõ về nhạc phẩm "Đoá hoa vô thường": ra đời trong hoàn cảnh nào, chủ đề ...
    (TRAN MINH TUAN-145 Mai Hắc Đế ?Hà Nội, tranminhtuan@hotmail.com)


    TCS: Sau khi xem loạt tranh thiền về trâu và người tìm trâu, tôi bỗng có cảm hứng viết về một cái gì tương tự như những tranh thiền đó. Và cuối cùng "Đóa hoa vô thường" ra đời. Trong tranh người đi tìm trâu... Trong "Đóa hoa vô thường" tôi đi tìm bóng dáng một con người.

    Xin chào nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Cháu rất yêu thích những nhạc phẩm của bác. Qua chương trình "Gặp gỡ nhân vật hàng tuần" này cháu được biết thêm nhiều thông tin về bác. Vậy cháu muốn hỏi bác là tại sao bác vẫn cứ một mình. bác muốn như vậy hay là do hoàn cảnh? Từ trẻ đến giờ bác đã trải qua bao nhiêu mối tình rồi? bác có còn nhớ đến mối tình đầu của bác không? Bác có ý định thay đổi cuộc sống cô đơn của mình trong năm 2000 này không? Cháu rất vui khi nhận được câu trả lời của bác.
    (LY KHANH PHAM- Australia, lpham@lovemail.com)


    TCS: Nói chung là không gặp may. Hết cái không may này đến cái không may khác và đã tạo ra hoàn cảnh như hiện nay. Bây giờ thì đã quen sống một mnình. Không còn muốn thay đổi nữa.

    Thưa nhạc sỹ,
    Nói chung trong sáng tác các tác phẩm nghệ thuật như âm nhạc, văn học, hội hoạ... người nghệ sỹ thường lấy cảm hứng từ nổi buồn, nổi đau khổ, niềm thất vọng... Các tác phẩm hay cũng bắt nguồn từ đó. Và trong các tác phẩm nhạc nhẹ của Việt Nam gần đây đang có sự lạm phát kiểu khai thác này.
    Là một người sáng tác, nhạc sỹ có cảm thấy khó khăn hơn trong việc lấy cảm hứng từ niềm vui, niềm hạnh phúc để có một tác phẩm nghệ thuật hay?
    Tôi mong muốn có một collection những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn
    ( HA THE GIANG- Vung Tau, hanoi71@hotmail.com)


    TCS: nếu chịu khó đọc kỹ thì bạn sẽ tìm thấy không ít những bài hát tôi viết vì yêu đời. Ví dụ câu cuối của bài "Mưa hồng": Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ. Đó chính là một lời khuyên hãy tìm đến nhau, hãy yêu nhau đi...
    - Bạn có thể tìm thấy những nhạc phẩm của tôi trong các nhà sách

    Chào bác Trịnh Công Sơn. Mạn phép cho cháu hỏi: Địa chỉ hiện tại của bác bây giờ?
    (NGO VAN VINH- Ha Dong, Ha Tay, vinhnv@fpt.vn)


    TCS: Trịnh Công Sơn 47C Phạm Ngọc Thạc- Q.3, TP.HCM

    Thưa Nhạc sĩ, trước hết cho phép tôi được bầy tỏ lòng kính trọng của mình đối với Nhạc sĩ, và xin chúc Nhạc sĩ luôn mạnh khoẻ . Xin Nhạc sĩ cho biết, để có thể tự mình sáng tác một ca khúc thì có khó lắm không ? Và theo nhạc sĩ, cần phải có những yếu tố gì ?
    (NGUYEN DUC NAM- Hà Nội, nguyen_duc_nam@yahoo.com)


    TCS: Phải học thôi. Tự học cũng được nhưng chọn một thầy chuyên dạy sáng tác để học thì tốt hơn.

    Xin nhạc sỹ cho biết về triết lý nhà Phật trong các tác phẩm anh sáng tác. Phật giáo tác động như thế nào trong việc sáng tác ?
    Có ai đã từng nghiên cứu về ảnh hưởng Phật giáo trong nhạc Trịnh Công Sơn, nếu có xin cho biết để tôi có thể đọc.
    Xin cảm ơn
    (CUONG LE- Australia, cuongle@ozemail.com.au)


    TCS: Trong một số tác phẩm của tôi chỉ là bàng bạc một không khí triết lý nhà Phật chứ không phải triết lý nhà Phật. Phật giáo tác động rất sâu xa trong đời sống tâm linh của tôi. Cái phần siêu hình trong ngôn ngữ của tôi là do ảnh hưởng của Phật giáo.
    Có một người bạn vừa mất đi là giáo sư Hoàng Thiện Khang. ông dự định viết một tập về tôi nhưng chưa kịp. Chỉ còn một số bài giảng ở viện Đại học Vạn Hạnh. Rất tiếc

Chia sẻ trang này