1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập những bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn, bài viết của Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi blue293, 19/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0

    Giao lưu với NS TCS (tiếp)
    --------------------------------------------

    Xin hỏi Trịnh Công Sơn bắt đầu mối tình đầu từ bao giờ vậy.Và tại sao đến bây giờ vẫn độc thân.
    ( KUMA TORA- Kumamoto-Japan, ltnam@hotmail.com)


    TCS: - Mối tình đầu của tôi bắt đầu từ năm 19 tuổi. Nhưng đó giống như là một giấc mơ hư hư thực thực hơn là một mối tình hoàn toàn.
    Hình như tôi không có năng khiếu về chuyện phải có một tổ ấm riêng. Và cho đến bây giờ thì tôi có thể khẳng định là thói quen sống một mình không gây khó khăn gì cho tôi cả

    Nhân vật có tài thường không phải lúc nào cũng được người đương thời ưa thích, nên xử lý tình huống bị người ta thay trắng đổi đen như thế nào cho êm đẹp nhất? Cám ơn.
    (NGUYEN HOC SINH -Netherlands, ngomen@iss.nl)


    TCS: Im lặng và lãng quên những lời dị nghị. Xua7 nay tôi vẫn làm thế. Người ta không thể đánh mãi vào khoảng không được.

    Xin cho tôi được gọi nhạc sỹ là anh mặc dù tuổi tôi rất bé. Vì đối với tôi, Trịnh Công Sơn rất là thanh xuân. Anh luôn sống cho những sự đam mê của mình trong cuộc đời. Vậy em muốn hỏi anh liệu có giấc mơ nào anh còn chưa đi hết hay không?
    Những dự định sáng tác sắp tới của anh là gì?
    (VIET HUNG NGUYEN- France, viethung1@yahoo.fr)


    TCS: - Có lẽ đó là giấc mơ về sự bình an vĩnh vửu trong tâm hồn
    - Tôi sẽ cố gắng viết được những gì mà cho đến nay vẫn còn là dự định

    Thưa nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, như nhạc sỹ đã từng nói " Vì có tình yêu nên có âm nhạc. Vì có khổ đau nên có âm nhạc. Có hạnh phúc nên cũng có âm nhạc" Vậy có phải ba bài hát Bống mà nhạc sĩ viết tặng cho Hồng Nhung là thể hiện ba giai đoạn sắc thái tình cảm trên của nhạc sỹ đối với Hồng Nhung không?
    (DUONG LUONG- Australia, dluong@tig.com.au)


    TCS: Đây là quan niệm riêng của tôi về cuộc đời và về âm nhạc. Nó không liên hệ đến một hoàn cảnh riêng tư nào cả. Câu hỏi của bạn cũng hơi độc đáo đấy !

    Người yêu, người tình của nhạc sỹ phải là người như thế nào ? Nhạc sỹ quan niệm như thế nào là hạnh phúc ? Có bao giờ anh cảm thấy bế tắc trong cuộc sống ? Xin anh hãy kể cho biết một kỷ niệm buồn nhất trong đời mình?
    (Thái Dương- Hà Nội, phnhgiang@fpt.vn)


    TCS: - Người yêu, người tình của tôi phải là người làm cho tôi thấy được đó chính là người yêu, người tình mà tôi chờ đợi.
    _ hạnh phúc là điều mà mình đã lỡ đánh mất và biết rằng không bao giờ có lại được nữa
    - Không bao giờ tôi cảm thấy bế tắc trong cuộc sống hoặc gần như vậy
    - Đó là ngày mẹ tôi bỏ tôi qua thế giới khác

    Phụ nữ chỉ ở trong các tác phẩm của anh chứ ít ở bên cạnh. Có phải vì anh muốn giữ mãi vẻ đẹp của phụ nữ như bông hoa ven đường nghệ thuật, nó chỉ đẹp giữa cỏ cây quanh mình hay vì "đàn bà sâu sắc như cơi têm trầu"?
    (LE ANH PHONG- Czech Republic, pleanh@iol.cz)


    TCS: Câu hỏi này cũng lạ. Tôi luôn giành một số thời gian vừa đủ để hàn huyên với những phụ nữ tôi quen hoặc quen vừa.Ngồi lâu bên cạnh,t ôi không biết phải nói gì: Để ngắm nhìn như những bông hoa thì hay hơn. Đồng ý kiến với anh vậy !

    Em có cảm giác Trịnh Công Sơn là người suốt đời đi tìm tình yêu. Nghe nhạc của Anh người ta thấy như mình đang xưng tội, nhưng không phải với Đức Cha mà là với chính mình. Anh không phải chỉ " cho đời chút ơn", bởi lẽ những người mang ơn Anh nhiều lắm. Anh đã thay họ nói lên tiếng lòng của chính họ.
    Anh có biết rằng đối với nhạc của Anh thì không có người hâm mộ không ? Chỉ có những người cảm nhạc Anh, say đắm trong tiếng nhạc Anh mà thôi. Anh có biết rằng sẽ chẳng có ai trên đời này coi anh là thần tượng không?
    Em cam doan với Anh rằng không có ! Chỉ có những người, rất nhiều người YEU ANH.
    Chính vì thế mà em cho rằng Trịnh Công Sơn là một trong số rất ít người hạnh phúc nhất trên dải đất chữ S thân thương này. Còn bản thân Anh, Anh có cảm thấy thế không?
    Nếu có thể được : rất muốn biết địa chỉ e-mail của Anh
    (PHAM KY TUAN- Hanoi, daian@fpt.vn)


    TCS: Xin cám ơn những lời chúc thông minh của bạn.
    Địa chỉ email: Tringcongson @tlnet.com.vn

    Xin nhạc sỹ nói rõ về nhạc phẩm "Đoá hoa vô thường": ra đời trong hoàn cảnh nào, chủ đề ...
    (TRAN MINH TUAN-145 Mai Hắc Đế ?Hà Nội, tranminhtuan@hotmail.com)


    TCS: Sau khi xem loạt tranh thiền về trâu và người tìm trâu, tôi bỗng có cảm hứng viết về một cái gì tương tự như những tranh thiền đó. Và cuối cùng "Đóa hoa vô thường" ra đời. Trong tranh người đi tìm trâu... Trong "Đóa hoa vô thường" tôi đi tìm bóng dáng một con người.

    Xin chào nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Cháu rất yêu thích những nhạc phẩm của bác. Qua chương trình "Gặp gỡ nhân vật hàng tuần" này cháu được biết thêm nhiều thông tin về bác. Vậy cháu muốn hỏi bác là tại sao bác vẫn cứ một mình. bác muốn như vậy hay là do hoàn cảnh? Từ trẻ đến giờ bác đã trải qua bao nhiêu mối tình rồi? bác có còn nhớ đến mối tình đầu của bác không? Bác có ý định thay đổi cuộc sống cô đơn của mình trong năm 2000 này không? Cháu rất vui khi nhận được câu trả lời của bác.
    (LY KHANH PHAM- Australia, lpham@lovemail.com)


    TCS: Nói chung là không gặp may. Hết cái không may này đến cái không may khác và đã tạo ra hoàn cảnh như hiện nay. Bây giờ thì đã quen sống một mnình. Không còn muốn thay đổi nữa.

    Thưa nhạc sỹ,
    Nói chung trong sáng tác các tác phẩm nghệ thuật như âm nhạc, văn học, hội hoạ... người nghệ sỹ thường lấy cảm hứng từ nổi buồn, nổi đau khổ, niềm thất vọng... Các tác phẩm hay cũng bắt nguồn từ đó. Và trong các tác phẩm nhạc nhẹ của Việt Nam gần đây đang có sự lạm phát kiểu khai thác này.
    Là một người sáng tác, nhạc sỹ có cảm thấy khó khăn hơn trong việc lấy cảm hứng từ niềm vui, niềm hạnh phúc để có một tác phẩm nghệ thuật hay?
    Tôi mong muốn có một collection những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn
    ( HA THE GIANG- Vung Tau, hanoi71@hotmail.com)


    TCS: nếu chịu khó đọc kỹ thì bạn sẽ tìm thấy không ít những bài hát tôi viết vì yêu đời. Ví dụ câu cuối của bài "Mưa hồng": Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ. Đó chính là một lời khuyên hãy tìm đến nhau, hãy yêu nhau đi...
    - Bạn có thể tìm thấy những nhạc phẩm của tôi trong các nhà sách

    Chào bác Trịnh Công Sơn. Mạn phép cho cháu hỏi: Địa chỉ hiện tại của bác bây giờ?
    (NGO VAN VINH- Ha Dong, Ha Tay, vinhnv@fpt.vn)


    TCS: Trịnh Công Sơn 47C Phạm Ngọc Thạc- Q.3, TP.HCM

    Thưa Nhạc sĩ, trước hết cho phép tôi được bầy tỏ lòng kính trọng của mình đối với Nhạc sĩ, và xin chúc Nhạc sĩ luôn mạnh khoẻ . Xin Nhạc sĩ cho biết, để có thể tự mình sáng tác một ca khúc thì có khó lắm không ? Và theo nhạc sĩ, cần phải có những yếu tố gì ?
    (NGUYEN DUC NAM- Hà Nội, nguyen_duc_nam@yahoo.com)


    TCS: Phải học thôi. Tự học cũng được nhưng chọn một thầy chuyên dạy sáng tác để học thì tốt hơn.

    Xin nhạc sỹ cho biết về triết lý nhà Phật trong các tác phẩm anh sáng tác. Phật giáo tác động như thế nào trong việc sáng tác ?
    Có ai đã từng nghiên cứu về ảnh hưởng Phật giáo trong nhạc Trịnh Công Sơn, nếu có xin cho biết để tôi có thể đọc.
    Xin cảm ơn
    (CUONG LE- Australia, cuongle@ozemail.com.au)


    TCS: Trong một số tác phẩm của tôi chỉ là bàng bạc một không khí triết lý nhà Phật chứ không phải triết lý nhà Phật. Phật giáo tác động rất sâu xa trong đời sống tâm linh của tôi. Cái phần siêu hình trong ngôn ngữ của tôi là do ảnh hưởng của Phật giáo.
    Có một người bạn vừa mất đi là giáo sư Hoàng Thiện Khang. ông dự định viết một tập về tôi nhưng chưa kịp. Chỉ còn một số bài giảng ở viện Đại học Vạn Hạnh. Rất tiếc
  2. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0

    Giao lưu với NS TCS (3, và hết)
    --------------------------------------------------

    Xin chào Bác Trịnh Công Sơn, cháu có thắc mắc là : Không biết âm nhạc có phân biệt giới tính hay không? Thế tại sao đa số các nhà soạn nhạc thiên tài đều là nam giới, hay là nữ giới không có tần số rung động và cảm nhận âm thanh như nam giới ? (Xin lỗi vì đã hỏi bác một câu ngoài lề)
    (NGUYEN THI TUYET HANH-Quan 5- TP.HCM, cabin@saigonnet.vn)


    TCS: Có lẽ vì giới nữ đã tập trung vào một công việc sáng tác khác lý thú hơn.Đó là sáng tác ra những tác phẩm biết cười biết nói, biết khóc và biết cả khổ đau lẫn hạnh phúc.

    Nhạc sỹ hay viết về tình yêu, vậy tình yêu của nhạc sỹ ngoài đời như thế nào?
    (NGONGOCVINH- ngongoc_vinh@hotmail.com)


    TCS: Tình yêu ngoài đời của tôi hình như rắc rối hơn hình ảnh tôi vẽ nên trong những ca khúc của tôi

    Câu hỏi cho TCS : ... có điều gì, gần như điều tuyệt vọng? Cho xin bài "Khói trời mênh mông" do Khánh Ly hát. Bài này tìm hoài mà không thấy đâu hết!
    (Le Chinh Duat - TP.HCM, duatle2000@yahoo.com)


    TCS: Nó gần như niềm tuyệt vọng chứ không phải là niềm tuyệt vọng
    - Bài "Khói trời mênh mông" có trong tập "Những bài ca không năm tháng" có bán tại các nhà sách Fahasa.

    Trịnh nhạc sỹ ơi, bao giờ tân nhạc Việt Nam mới thoát khỏi cảnh "dở Tây dở Tàu" như hiện nay. Theo ông lỗi đó là ở người nghe hay là giới sáng tác, hay là do "kinh tế thị trường"?
    ông bây giờ có còn sáng tác không? Thời gian rảnh rỗi ông làm gì?
    (TRAN LAM TRUNG, Bien Hoa Dong Nai- tl-trung@sanyoshv.com.vn)


    TCS: - Dở Tây dở Tàu là một tình trạng có thật. Một phần theo tôi là do thị hiếu quần chúng sau đó những nhạc sỹ dễ tính chạy theo thị hiếu đó và viết.
    Tôi vẫn viết nhưng không nhiều. Thời gian rảnh rỗi tôi ngồi suy nghĩ về đủ thứ chuyện: chuyện đời và chuyện người.


  3. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0

    Giao lưu với NS TCS (3, và hết)
    --------------------------------------------------

    Xin chào Bác Trịnh Công Sơn, cháu có thắc mắc là : Không biết âm nhạc có phân biệt giới tính hay không? Thế tại sao đa số các nhà soạn nhạc thiên tài đều là nam giới, hay là nữ giới không có tần số rung động và cảm nhận âm thanh như nam giới ? (Xin lỗi vì đã hỏi bác một câu ngoài lề)
    (NGUYEN THI TUYET HANH-Quan 5- TP.HCM, cabin@saigonnet.vn)


    TCS: Có lẽ vì giới nữ đã tập trung vào một công việc sáng tác khác lý thú hơn.Đó là sáng tác ra những tác phẩm biết cười biết nói, biết khóc và biết cả khổ đau lẫn hạnh phúc.

    Nhạc sỹ hay viết về tình yêu, vậy tình yêu của nhạc sỹ ngoài đời như thế nào?
    (NGONGOCVINH- ngongoc_vinh@hotmail.com)


    TCS: Tình yêu ngoài đời của tôi hình như rắc rối hơn hình ảnh tôi vẽ nên trong những ca khúc của tôi

    Câu hỏi cho TCS : ... có điều gì, gần như điều tuyệt vọng? Cho xin bài "Khói trời mênh mông" do Khánh Ly hát. Bài này tìm hoài mà không thấy đâu hết!
    (Le Chinh Duat - TP.HCM, duatle2000@yahoo.com)


    TCS: Nó gần như niềm tuyệt vọng chứ không phải là niềm tuyệt vọng
    - Bài "Khói trời mênh mông" có trong tập "Những bài ca không năm tháng" có bán tại các nhà sách Fahasa.

    Trịnh nhạc sỹ ơi, bao giờ tân nhạc Việt Nam mới thoát khỏi cảnh "dở Tây dở Tàu" như hiện nay. Theo ông lỗi đó là ở người nghe hay là giới sáng tác, hay là do "kinh tế thị trường"?
    ông bây giờ có còn sáng tác không? Thời gian rảnh rỗi ông làm gì?
    (TRAN LAM TRUNG, Bien Hoa Dong Nai- tl-trung@sanyoshv.com.vn)


    TCS: - Dở Tây dở Tàu là một tình trạng có thật. Một phần theo tôi là do thị hiếu quần chúng sau đó những nhạc sỹ dễ tính chạy theo thị hiếu đó và viết.
    Tôi vẫn viết nhưng không nhiều. Thời gian rảnh rỗi tôi ngồi suy nghĩ về đủ thứ chuyện: chuyện đời và chuyện người.


  4. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Temely gửi lúc 05:31 ngày 15/10/2001. Xin chuyển về đây cho phù hợp
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Phỏng vấn NS TRỊNH CÔNG SƠN
    " Tôi luôn sống với hiện tại"

    Chào anh. Sau tất cả những gì anh đã nói, anh sẽ nói sẽ nói điều gì ? Có điều gì anh chưa thể nói hết ?
    Tất cả những gì tôi đã nói là những suy nghĩ của tôi đồng thời cũng không phải là của tôi. Tôi mang trong mình một cái tôi luôn biến động. Tôi đã viết, đã phát biểu nhưng hình như tôi cũng không nói gì cả! Hôm nay tôi nói một vài điều về tình yêu, về đời sống có vẻ như là chân lý nhưng có thể chỉ vài phút sau, hoặc ngày hôm sau tôi cảm thấy những điều ấy không còn đúng nữa. Tôi đã viết, đã đề cập đến rất nhiều vấn đề trong những ca khúc của tôi nhưng điều ấy có gì qaun trọng không ? Thực ra, trong cuộc sống ai cũng phải làm một công việc gì đó và tôi đã làm được một công việc phù hợp với tôi.
    Có một điều rất đáng tò mò là hiện giờ, không biết anh định tiếp tục làm gì với âm nhạc ?
    Tôi mong âm nhạc giúp tôi mở ra thêm những cánh cửa mới để tôi có thể nhiều hơn nữa nỗi lòng của mình đối với đời, với người.
    Xin mượn một cách người ta ví von hay về Tagore, ông là một "Người tình của cuộc đời", "Người lính canh của cuộc sống". Vâng, có thể nói anh là "Người lính canh của tình yêu" "Người tình của mọi người tình"... không?
    (Cười) Nếu cần phải có một tên gôi cho vui, thì tôi nghĩ rằng mình có lẽ là "Người tình của cuộc sống"
    Vâng, có lẽ đúng như vậy. Hiện tại cuộc sống của anh thế nào, anh nghĩ nhiều về hiện tại, tương lai ?
    Tôi luônj sống với hiện tại. Cái giờ phút mình đang sống đây, tôi thấy mới thật là quan trọng
    Sự nổi tiếng, anh có phải đôi khi trốn chạy nó không?
    Có. Nổi tiếng là một sự trả giá mệt mỏi, buốn phiền. Được có những phút riêng tư, tĩnh lặng là hạnh phúc. Tuy nhiên, cũng không nên để mình rơi vào không gia vắng vẻ quá.
    Có lẻ. Tôi thấy rằng anh ngồi một mình nhưng tiếng chuông điện thoại luôn luôn reo. Một ai đó đã nói rằng, trong một lúc say sưa nào đó, anh chứ không phải ai khác, mời là người hát nhạc TCS hay nhất,...
    Điều đó thì tôi nghĩa rằng, trong mọi lúc tôi luôn luôn là người hát hay nhạc của tôi. Vấn đề đơn giản là tôi hiểu nội dung bài hát mà mình đã sáng tác.
    Điều gì quan trọng trong cảm hứng và sáng tạo của anh, nuôi dưỡng một tâm hồn âm nhạc anh suốt đời? Tình yêu, những phụ nữ hay là sự hấp dẫn của câu chữ ngôn từ?
    Câu hỏi này khá thú vị. Tôi đã nhiều năm suy nghĩ về chuyện này. Cuối cùng tôi đã tin rằng có một cái gì đó không xa xôi cũng không gần gũi, cái đó chính là định mệnh, cũng như định mệnh vẫn thường chi phối cả một đời người. Cũng như tôi đã sống và luôn nghĩ về cuộc đời, về con người.
    Sự tò mò cuối cùng. Bây giờ sáng tác thì anh sẽ sáng tác như thế nào?
    Tôi nghĩ về một lối sáng tác mới, phù hợp với đời và với tôi. Đó có thể là những bài hát thật ngắn, ngắn như một bài thời 4 câu, ngắn như ngôn từ đang ngắn đi trong cuộc sống hiện tại. Ý tưởng xúc tích hơn hoặc có thể vẫn như cũ, nhưng con đường đi đến nó sẽ gọn gẽ hơn,...
    Mà nói chung, sáng tác là sáng tác, tôi thấy "Không thế nào cả!".
    Vâng, xin cảm ơn anh.
    Mai Thi (TTVN.FPT) thực hiện.

    -------------------------------------------------
    Bài phỏng vấn này nhiều nơi đăng lại, bị thiếu mấy câu đầu
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:20 ngày 12/07/2003
  5. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Temely gửi lúc 05:31 ngày 15/10/2001. Xin chuyển về đây cho phù hợp
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Phỏng vấn NS TRỊNH CÔNG SƠN
    " Tôi luôn sống với hiện tại"

    Chào anh. Sau tất cả những gì anh đã nói, anh sẽ nói sẽ nói điều gì ? Có điều gì anh chưa thể nói hết ?
    Tất cả những gì tôi đã nói là những suy nghĩ của tôi đồng thời cũng không phải là của tôi. Tôi mang trong mình một cái tôi luôn biến động. Tôi đã viết, đã phát biểu nhưng hình như tôi cũng không nói gì cả! Hôm nay tôi nói một vài điều về tình yêu, về đời sống có vẻ như là chân lý nhưng có thể chỉ vài phút sau, hoặc ngày hôm sau tôi cảm thấy những điều ấy không còn đúng nữa. Tôi đã viết, đã đề cập đến rất nhiều vấn đề trong những ca khúc của tôi nhưng điều ấy có gì qaun trọng không ? Thực ra, trong cuộc sống ai cũng phải làm một công việc gì đó và tôi đã làm được một công việc phù hợp với tôi.
    Có một điều rất đáng tò mò là hiện giờ, không biết anh định tiếp tục làm gì với âm nhạc ?
    Tôi mong âm nhạc giúp tôi mở ra thêm những cánh cửa mới để tôi có thể nhiều hơn nữa nỗi lòng của mình đối với đời, với người.
    Xin mượn một cách người ta ví von hay về Tagore, ông là một "Người tình của cuộc đời", "Người lính canh của cuộc sống". Vâng, có thể nói anh là "Người lính canh của tình yêu" "Người tình của mọi người tình"... không?
    (Cười) Nếu cần phải có một tên gôi cho vui, thì tôi nghĩ rằng mình có lẽ là "Người tình của cuộc sống"
    Vâng, có lẽ đúng như vậy. Hiện tại cuộc sống của anh thế nào, anh nghĩ nhiều về hiện tại, tương lai ?
    Tôi luônj sống với hiện tại. Cái giờ phút mình đang sống đây, tôi thấy mới thật là quan trọng
    Sự nổi tiếng, anh có phải đôi khi trốn chạy nó không?
    Có. Nổi tiếng là một sự trả giá mệt mỏi, buốn phiền. Được có những phút riêng tư, tĩnh lặng là hạnh phúc. Tuy nhiên, cũng không nên để mình rơi vào không gia vắng vẻ quá.
    Có lẻ. Tôi thấy rằng anh ngồi một mình nhưng tiếng chuông điện thoại luôn luôn reo. Một ai đó đã nói rằng, trong một lúc say sưa nào đó, anh chứ không phải ai khác, mời là người hát nhạc TCS hay nhất,...
    Điều đó thì tôi nghĩa rằng, trong mọi lúc tôi luôn luôn là người hát hay nhạc của tôi. Vấn đề đơn giản là tôi hiểu nội dung bài hát mà mình đã sáng tác.
    Điều gì quan trọng trong cảm hứng và sáng tạo của anh, nuôi dưỡng một tâm hồn âm nhạc anh suốt đời? Tình yêu, những phụ nữ hay là sự hấp dẫn của câu chữ ngôn từ?
    Câu hỏi này khá thú vị. Tôi đã nhiều năm suy nghĩ về chuyện này. Cuối cùng tôi đã tin rằng có một cái gì đó không xa xôi cũng không gần gũi, cái đó chính là định mệnh, cũng như định mệnh vẫn thường chi phối cả một đời người. Cũng như tôi đã sống và luôn nghĩ về cuộc đời, về con người.
    Sự tò mò cuối cùng. Bây giờ sáng tác thì anh sẽ sáng tác như thế nào?
    Tôi nghĩ về một lối sáng tác mới, phù hợp với đời và với tôi. Đó có thể là những bài hát thật ngắn, ngắn như một bài thời 4 câu, ngắn như ngôn từ đang ngắn đi trong cuộc sống hiện tại. Ý tưởng xúc tích hơn hoặc có thể vẫn như cũ, nhưng con đường đi đến nó sẽ gọn gẽ hơn,...
    Mà nói chung, sáng tác là sáng tác, tôi thấy "Không thế nào cả!".
    Vâng, xin cảm ơn anh.
    Mai Thi (TTVN.FPT) thực hiện.

    -------------------------------------------------
    Bài phỏng vấn này nhiều nơi đăng lại, bị thiếu mấy câu đầu
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:20 ngày 12/07/2003
  6. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Paste lại của home_nguoikechuyen
    Phỏng vấn Trịnh Công Sơn
    Trầm mặc, có vẻ như bí ẩn giữa những giai thoại, Trịnh Công Sơn như đang thờ một tôn giáo riêng: lãng quên. Một khoảng khắc trong đời nhạc và cõi riêng ấy, Sơn dành cho bạn đọc.
    * Giới hâm mộ có cảm giác dường như anh có một thế giới riêng? Có phải nó được mô tả "ngoài phố kia loài người đã về, em hãy ngủ đi"? Người ta thường bắt gặp hình ảnh Trịnh Công Sơn với vẻ trầm mặc, cô đơn và khắc khổ...
    TCS- Thế giới của riêng tôi là một thế giới của mơ mộng hão huyền, vừa thực mà không thực. Tuy nhiên bao giờ nó cũng ở cao hơn thực tại một chút.
    * Ðể làm nên một Trịnh Công Sơn như bây giờ, liệu anh có ảnh hưởng nào tác động? Không ít người yêu nhạc coi anh là thần tượng. Còn thần tượng, sách vở, âm nhạc, sở thích của anh...?
    - Nếu nói cho đúng thì tôi có một trí nhớ rất tồi. Có lẽ tôi bị ảnh hưởng về sách vở nhiều hơn, nhất là về triết học, từ Ðông sang Tây. Tôi nghe nhạc ít hơn là đọc sách. Có thể tôi bịnghiêng về thế giới tư tưởng hơn là âm thanh.

    * Anh có sợ rằng mình trở thành một thần tượng của nhiều người hay không? Anh sẽ nói gì với những người tôn vinh anh là thần tượng?
    - Thần tượng của mọi người đôi khi là một tai nạn. Ðừng bao giờ đồng hóa thần tượng với một nô lệ. Ðừng nhốt nó vào cái ***g riêng của mình.
    * Dường như thời đại bây giờ ở đâu người ta cũng trở nên mạnh mẽ hơn, tự tin hơn và ít mơ mộng hơn. Những bài hát về thân phận và tình yêu của anh rồi sẽ phai nhạt dần trong tâm trí nhiều người?
    - Ðiều gì cần phai nhạt thì cứ phai nhạt. Cái gì còn lại thì sẽ còn lại. Cái yếu và cái mạnh là điều cần phải suy nghĩ nhiều lắm. Có câu nói của Pháp cũ: "Con người rất yếu đuối. Ðúng. "L''homme est un roseau, mais un roseau pensant". Tôi nghĩ thế kỷ tới là thế kỷ của cái đầu chứ không phải của thân xác. Quan trọng nhất là ý tưởng lạ.

    * Cả những người con gái bây giờ cũng không còn gầy guộc như "cánh vạc bay", anh có thể nào yêu được một cô gái mỗi ngày đều đi tập thể dục thẩm mỹ và có những vòng đo thật ngon lành?

    - Có một thời để gầy và một thời để có những vòng đo thật tuyệt vời như thời đại yêu cầu.
    * Giả như anh sáng tác nhạc dở, chẳng ai hiểu anh, chẳng ai hát anh, chẳng ai nghe anh giảng đạo của anh bằng những ca khúc, và vẽ thì cũng dở, thì Trịnh Công Sơn lúc ấy sẽ là gì? Là ai?
    - Câu hỏi này vui đấy. Nhưng từ nhỏ tôi đã có tính hiếu thắng. Cái gì tôi không làm tốt nhất thì tôi không bao giờ làm.
    * Anh đã có lần ốm thập tử nhất sinh. Trước đó anh đã viết nhiều về cái chết và có vẻ như nó rất nhẹ nhàng. Thế anh có cảm nhận về cái chết như thế nào khi đã chạm tay vào nó?
    - Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của sự sống. Khi sự sống bất lực thì cái chết đến. Và cái chết hình như cuối cùng cũng chỉ là một sự ngộ nhận bất đắc dĩ của sự sống mà thôi.
    * Có khi nào anh bực bội về một hình ảnh Trịnh Công Sơn bị nhiễu hay không? Bị dị dạng, xộc xệch, méo mó và cả những ca khúc của anh?
    - Tôi không bao giờ bị khó chịu vì những chuyện nhiễu nhương quanh đời sống mình và quanh những tác phẩm của mình. Tôn giáo của tôi trong thời gian này là lãng quên. Tôi lãng quên cả thiên đàng và địa ngục.

    * Có men rượu trong sáng tác của anh không?

    - Uống rượu để làm việc tốt có gì bất tiện không?
    * Có người nói chính hỏa tiễn Khánh Ly đã phóng nhạc Trịnh Công Sơn vào vũ trụ. Người ta hay nói đến giai thoại Khánh Ly - Trịnh Công Sơn. Tình sử ấy chỉ là một phần hay rất nhiều trong cuộc đời Trịnh Công Sơn?
    - Tất cả những chuyện đó chỉ là chuyện thần thoại. Nhiều khi thần thoại cũng là một lẽ sống ở đời.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:57 ngày 12/07/2003
  7. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Paste lại của home_nguoikechuyen
    Phỏng vấn Trịnh Công Sơn
    Trầm mặc, có vẻ như bí ẩn giữa những giai thoại, Trịnh Công Sơn như đang thờ một tôn giáo riêng: lãng quên. Một khoảng khắc trong đời nhạc và cõi riêng ấy, Sơn dành cho bạn đọc.
    * Giới hâm mộ có cảm giác dường như anh có một thế giới riêng? Có phải nó được mô tả "ngoài phố kia loài người đã về, em hãy ngủ đi"? Người ta thường bắt gặp hình ảnh Trịnh Công Sơn với vẻ trầm mặc, cô đơn và khắc khổ...
    TCS- Thế giới của riêng tôi là một thế giới của mơ mộng hão huyền, vừa thực mà không thực. Tuy nhiên bao giờ nó cũng ở cao hơn thực tại một chút.
    * Ðể làm nên một Trịnh Công Sơn như bây giờ, liệu anh có ảnh hưởng nào tác động? Không ít người yêu nhạc coi anh là thần tượng. Còn thần tượng, sách vở, âm nhạc, sở thích của anh...?
    - Nếu nói cho đúng thì tôi có một trí nhớ rất tồi. Có lẽ tôi bị ảnh hưởng về sách vở nhiều hơn, nhất là về triết học, từ Ðông sang Tây. Tôi nghe nhạc ít hơn là đọc sách. Có thể tôi bịnghiêng về thế giới tư tưởng hơn là âm thanh.

    * Anh có sợ rằng mình trở thành một thần tượng của nhiều người hay không? Anh sẽ nói gì với những người tôn vinh anh là thần tượng?
    - Thần tượng của mọi người đôi khi là một tai nạn. Ðừng bao giờ đồng hóa thần tượng với một nô lệ. Ðừng nhốt nó vào cái ***g riêng của mình.
    * Dường như thời đại bây giờ ở đâu người ta cũng trở nên mạnh mẽ hơn, tự tin hơn và ít mơ mộng hơn. Những bài hát về thân phận và tình yêu của anh rồi sẽ phai nhạt dần trong tâm trí nhiều người?
    - Ðiều gì cần phai nhạt thì cứ phai nhạt. Cái gì còn lại thì sẽ còn lại. Cái yếu và cái mạnh là điều cần phải suy nghĩ nhiều lắm. Có câu nói của Pháp cũ: "Con người rất yếu đuối. Ðúng. "L''homme est un roseau, mais un roseau pensant". Tôi nghĩ thế kỷ tới là thế kỷ của cái đầu chứ không phải của thân xác. Quan trọng nhất là ý tưởng lạ.

    * Cả những người con gái bây giờ cũng không còn gầy guộc như "cánh vạc bay", anh có thể nào yêu được một cô gái mỗi ngày đều đi tập thể dục thẩm mỹ và có những vòng đo thật ngon lành?

    - Có một thời để gầy và một thời để có những vòng đo thật tuyệt vời như thời đại yêu cầu.
    * Giả như anh sáng tác nhạc dở, chẳng ai hiểu anh, chẳng ai hát anh, chẳng ai nghe anh giảng đạo của anh bằng những ca khúc, và vẽ thì cũng dở, thì Trịnh Công Sơn lúc ấy sẽ là gì? Là ai?
    - Câu hỏi này vui đấy. Nhưng từ nhỏ tôi đã có tính hiếu thắng. Cái gì tôi không làm tốt nhất thì tôi không bao giờ làm.
    * Anh đã có lần ốm thập tử nhất sinh. Trước đó anh đã viết nhiều về cái chết và có vẻ như nó rất nhẹ nhàng. Thế anh có cảm nhận về cái chết như thế nào khi đã chạm tay vào nó?
    - Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của sự sống. Khi sự sống bất lực thì cái chết đến. Và cái chết hình như cuối cùng cũng chỉ là một sự ngộ nhận bất đắc dĩ của sự sống mà thôi.
    * Có khi nào anh bực bội về một hình ảnh Trịnh Công Sơn bị nhiễu hay không? Bị dị dạng, xộc xệch, méo mó và cả những ca khúc của anh?
    - Tôi không bao giờ bị khó chịu vì những chuyện nhiễu nhương quanh đời sống mình và quanh những tác phẩm của mình. Tôn giáo của tôi trong thời gian này là lãng quên. Tôi lãng quên cả thiên đàng và địa ngục.

    * Có men rượu trong sáng tác của anh không?

    - Uống rượu để làm việc tốt có gì bất tiện không?
    * Có người nói chính hỏa tiễn Khánh Ly đã phóng nhạc Trịnh Công Sơn vào vũ trụ. Người ta hay nói đến giai thoại Khánh Ly - Trịnh Công Sơn. Tình sử ấy chỉ là một phần hay rất nhiều trong cuộc đời Trịnh Công Sơn?
    - Tất cả những chuyện đó chỉ là chuyện thần thoại. Nhiều khi thần thoại cũng là một lẽ sống ở đời.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:57 ngày 12/07/2003
  8. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Rockman gửi lúc 20:53, 27/06/2002. Xin chuyển vào đây cho phù hộp.
    --------------------------------------------------------------------------------
    http://www.vnequation.de/forum/index.php?board=9;action=display;threadid=251
    Nói chuyện
    Đạo Phật Trong Âm Nhạc
    trao đổi với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ,
    hoà thượng Thích Tâm Thiện thực hiện.
    Có người phát biểu rằng, những bản nhạc của anh thường mang đậm triết lý nhà Phật? Xin anh vui lòng cho biết ý kiến của mình.
    TCS: Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật Giáo. Từ những ngày còn trẻ tôi đã đọc kinh và thuộc kinh Phật. Thuở bé tôi hay đến chùa vì thích sự yên tĩnh. Có những năm tháng nằm bệnh, đêm nào mẹ tôi cũng nhờ một thầy đến nhà tụng kinh cầu an và tôi thường đi vào giấc ngủ êm đềm giữa những câu kinh đó. Có thể vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua những cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt đuợc còn có lời kinh kệ vô tình nằm ở đấy.
    "Một cõi đi về" có thể nói là một bài hát thuyết phục được cả hai "thế giới" trẻ và người lớn tuổi, xin anh cho biết về bối cảnh để bài hát này ra đời?
    TCS: Như tôi đã nói ở trên, thuở nhỏ tôi thích đến chùa vì sự tịch lặng thanh khiết. Càng lớn tôi càng ít đi chùa và gần đây hầu như không có nhu cầu đó nữa. Lý do đơn giản là tôi đã may mắn tìm thấy sự yên tĩnh đó ở trong bản thân mình. Vì thế khi viết bài hát "Một cõi đi về" và nhiếu bài tương tự như thế, tôi không phải nhờ đến một bối cảnh ngoại giới nào cả. Đó chỉ là một bài thơ nhỏ tôi muốn hát về một cảnh giới mà trong mỗi người ai cũng có. Từ hư vố đến cuộc đời. Và từ cuộc đời trở về lại với hư vô. Đi - về là một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trãi qua. Đó là một trò chơi vừa vui thú vừa ngậm ngùi mà tạo hóa đã bày ra cho con người và cho cả vạn vật. Một người bạn thân là nhà văn khi nghe bài này đã nói với tôi: nghe bài này mình không còn cảm thấy sợ chết nữa. Đó chỉ là một ý kiến. Điều tôi thành thật rất vui là giới trẻ có vẻ cũng thích bài hát này. Tôi rất muốn nghe những ý kiến của họ.
    Anh có thể cho biết những kinh gnhiệm của mình về Phật Giáo? Một tôn giáo như htế nào? Đặc biệt là trong lãnh vực văn học nghệ thuật hay âm nhạc v.v...
    TCS: Không hiểu sao, những năm gần đây tôi thường nghỉ về Phật Giáo như một tôn giáo mang nhiều tính hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát-na, một đơn vị thời gian siêu nhỏ. Phải biết sống hết mình trong mỗi sát-na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nắm ngồi. Không làm công việc này mà nghỉ đến công việc khác. Với tôi đó cũng là Thiền, là một cách sống đích thực. Tôi vẫn tiếp tục thực tập cách sống như thế hằng ngày.
    Tôi đang cố gắng quên Phật Giáo như một tôn giáo. Tôi muốn đó là thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần phải học, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác. Mỗi người phải nỗ lực để xây dựng cho bằng đuợc một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong chính bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó sẽ giúp cho ta nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc sống khác đi. Với tôi Phật Giáo là một triết học làm cho ta yêu đời hơn chứ không phải làm cho ta lãng quên cuộc sống.
    Anh có hành Thiền mỗi ngày không? Và thường anh bằng cách nào để vươn đến đỉnh cao trong hứng cảm sáng tác? Đạo Phật có giúp gì việc đó không?
    TCS: Tôi có cách hành Thiền riêng. Không có giờ nhất định. Và thậm chí cũng không nghĩ là mình đang làm việc Thiền. Đó chỉ là một cách sống. Và sống Thiền trong mỗi sát-na. Ngồi trước một ly rượu hay trước một nhan sắc cũng vậy. Điều này hơi vi phạm giáo luật Phật Giáo, nhưng tôi là kẻ trần tục nên cứ tự cho phép mình như thế. Vả lại có nhiều con đường dẫn đến với Phật như gõ mõ tụng kinh, thắp hương cầu nguyện, tại sao tôi lại không dùng một phương tiện quen thuộc và gần gũi với mình nhất là ly rượu? Hơn nữa tôi không quan niệm tìm đến với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật.Tôi ngồi. Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật. Như một lũ con dũng mãnh đầy phù sa, mang theo trong nó những gì có thể nuôi dưỡng được cho một cõi "Ngộ" ra đời. "Thấy" và "Biết" và từ đó làm nảy sinh một nụ cười tủm tỉm, một thoáng cười "hàm tiếu" là La Joconde của Léonard de Vinci mới có thể trong muôn một so sánh được.
    Cuối năm 1995 tôi có viết được một bài hát mà tôi rất thích và bạn bè ai cũng thích. Đó là bài "Sóng về đâu". Bài này lấy cảm hứng từ câu kệ "Gaté Gaté. Paragaté. Parasamgaté. Bodhi Savaha".
    Tôi đang đi tìm một cách biểu hiện mới. Muốn vậy, khi sáng tác, tôi phải lãng quên hiện hữu này để đi vào một thực tại, một thực tại phiêu bồng, ở đó không có những xung đột trần tục của chữ nghĩa và những lý luận ngõ cụt không đâu.
    Tôi đang tập hành Thiền về sự lãng quên. Lãng quên những gì không cần thiết cho đời và cho chính bản thân mình.
    Câu hỏi cuối cùng: "Làm sao em biết bia đá không đau, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Anh có thể cho biết sự đồng cảm, cảm thức của mình khi hát lên điều đó?
    TCS: Mỗi sự vật, mỗi đồ vật, dù nhỏ dù lớn đều có hai giá trị, Valeur en soi và Valeur puor soi. Tôi nhìn viên sõi từ ngày này qua tháng nọ và bỗng dưng tôi có cảm giác là nó cũng có một thân phận và một nỗi buồn vui riêng của nó. Tôi là hạt bụi và nó là viên sõi có khác gì nhau đâu. Nếu tôi có thể buồn vì một đóa hoa tàn thì vì sao tôi không thể cảm cảnh vì một viên sõi lẻ loi này không có một viên sõi khác nằm cạnh bên.

    Xin cám ơn nhạc sĩ

    ----------------------------------------------------------------------------------
    Chú thích của MụcLụcBoxTCS : Gốc của bài viết này là : http://www.giaodiem.net/vanhoc/pv-tcs-thichtamthien.htm
    trích từ báo Giao Điểm số 29 (năm ?)
    Nguyệt-san Giác-Ngộ số 1, tháng 4-1996 có đăng lại.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:01 ngày 12/07/2003
  9. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Rockman gửi lúc 20:53, 27/06/2002. Xin chuyển vào đây cho phù hộp.
    --------------------------------------------------------------------------------
    http://www.vnequation.de/forum/index.php?board=9;action=display;threadid=251
    Nói chuyện
    Đạo Phật Trong Âm Nhạc
    trao đổi với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ,
    hoà thượng Thích Tâm Thiện thực hiện.
    Có người phát biểu rằng, những bản nhạc của anh thường mang đậm triết lý nhà Phật? Xin anh vui lòng cho biết ý kiến của mình.
    TCS: Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật Giáo. Từ những ngày còn trẻ tôi đã đọc kinh và thuộc kinh Phật. Thuở bé tôi hay đến chùa vì thích sự yên tĩnh. Có những năm tháng nằm bệnh, đêm nào mẹ tôi cũng nhờ một thầy đến nhà tụng kinh cầu an và tôi thường đi vào giấc ngủ êm đềm giữa những câu kinh đó. Có thể vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua những cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt đuợc còn có lời kinh kệ vô tình nằm ở đấy.
    "Một cõi đi về" có thể nói là một bài hát thuyết phục được cả hai "thế giới" trẻ và người lớn tuổi, xin anh cho biết về bối cảnh để bài hát này ra đời?
    TCS: Như tôi đã nói ở trên, thuở nhỏ tôi thích đến chùa vì sự tịch lặng thanh khiết. Càng lớn tôi càng ít đi chùa và gần đây hầu như không có nhu cầu đó nữa. Lý do đơn giản là tôi đã may mắn tìm thấy sự yên tĩnh đó ở trong bản thân mình. Vì thế khi viết bài hát "Một cõi đi về" và nhiếu bài tương tự như thế, tôi không phải nhờ đến một bối cảnh ngoại giới nào cả. Đó chỉ là một bài thơ nhỏ tôi muốn hát về một cảnh giới mà trong mỗi người ai cũng có. Từ hư vố đến cuộc đời. Và từ cuộc đời trở về lại với hư vô. Đi - về là một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trãi qua. Đó là một trò chơi vừa vui thú vừa ngậm ngùi mà tạo hóa đã bày ra cho con người và cho cả vạn vật. Một người bạn thân là nhà văn khi nghe bài này đã nói với tôi: nghe bài này mình không còn cảm thấy sợ chết nữa. Đó chỉ là một ý kiến. Điều tôi thành thật rất vui là giới trẻ có vẻ cũng thích bài hát này. Tôi rất muốn nghe những ý kiến của họ.
    Anh có thể cho biết những kinh gnhiệm của mình về Phật Giáo? Một tôn giáo như htế nào? Đặc biệt là trong lãnh vực văn học nghệ thuật hay âm nhạc v.v...
    TCS: Không hiểu sao, những năm gần đây tôi thường nghỉ về Phật Giáo như một tôn giáo mang nhiều tính hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát-na, một đơn vị thời gian siêu nhỏ. Phải biết sống hết mình trong mỗi sát-na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nắm ngồi. Không làm công việc này mà nghỉ đến công việc khác. Với tôi đó cũng là Thiền, là một cách sống đích thực. Tôi vẫn tiếp tục thực tập cách sống như thế hằng ngày.
    Tôi đang cố gắng quên Phật Giáo như một tôn giáo. Tôi muốn đó là thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần phải học, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác. Mỗi người phải nỗ lực để xây dựng cho bằng đuợc một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong chính bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó sẽ giúp cho ta nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc sống khác đi. Với tôi Phật Giáo là một triết học làm cho ta yêu đời hơn chứ không phải làm cho ta lãng quên cuộc sống.
    Anh có hành Thiền mỗi ngày không? Và thường anh bằng cách nào để vươn đến đỉnh cao trong hứng cảm sáng tác? Đạo Phật có giúp gì việc đó không?
    TCS: Tôi có cách hành Thiền riêng. Không có giờ nhất định. Và thậm chí cũng không nghĩ là mình đang làm việc Thiền. Đó chỉ là một cách sống. Và sống Thiền trong mỗi sát-na. Ngồi trước một ly rượu hay trước một nhan sắc cũng vậy. Điều này hơi vi phạm giáo luật Phật Giáo, nhưng tôi là kẻ trần tục nên cứ tự cho phép mình như thế. Vả lại có nhiều con đường dẫn đến với Phật như gõ mõ tụng kinh, thắp hương cầu nguyện, tại sao tôi lại không dùng một phương tiện quen thuộc và gần gũi với mình nhất là ly rượu? Hơn nữa tôi không quan niệm tìm đến với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật.Tôi ngồi. Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật. Như một lũ con dũng mãnh đầy phù sa, mang theo trong nó những gì có thể nuôi dưỡng được cho một cõi "Ngộ" ra đời. "Thấy" và "Biết" và từ đó làm nảy sinh một nụ cười tủm tỉm, một thoáng cười "hàm tiếu" là La Joconde của Léonard de Vinci mới có thể trong muôn một so sánh được.
    Cuối năm 1995 tôi có viết được một bài hát mà tôi rất thích và bạn bè ai cũng thích. Đó là bài "Sóng về đâu". Bài này lấy cảm hứng từ câu kệ "Gaté Gaté. Paragaté. Parasamgaté. Bodhi Savaha".
    Tôi đang đi tìm một cách biểu hiện mới. Muốn vậy, khi sáng tác, tôi phải lãng quên hiện hữu này để đi vào một thực tại, một thực tại phiêu bồng, ở đó không có những xung đột trần tục của chữ nghĩa và những lý luận ngõ cụt không đâu.
    Tôi đang tập hành Thiền về sự lãng quên. Lãng quên những gì không cần thiết cho đời và cho chính bản thân mình.
    Câu hỏi cuối cùng: "Làm sao em biết bia đá không đau, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Anh có thể cho biết sự đồng cảm, cảm thức của mình khi hát lên điều đó?
    TCS: Mỗi sự vật, mỗi đồ vật, dù nhỏ dù lớn đều có hai giá trị, Valeur en soi và Valeur puor soi. Tôi nhìn viên sõi từ ngày này qua tháng nọ và bỗng dưng tôi có cảm giác là nó cũng có một thân phận và một nỗi buồn vui riêng của nó. Tôi là hạt bụi và nó là viên sõi có khác gì nhau đâu. Nếu tôi có thể buồn vì một đóa hoa tàn thì vì sao tôi không thể cảm cảnh vì một viên sõi lẻ loi này không có một viên sõi khác nằm cạnh bên.

    Xin cám ơn nhạc sĩ

    ----------------------------------------------------------------------------------
    Chú thích của MụcLụcBoxTCS : Gốc của bài viết này là : http://www.giaodiem.net/vanhoc/pv-tcs-thichtamthien.htm
    trích từ báo Giao Điểm số 29 (năm ?)
    Nguyệt-san Giác-Ngộ số 1, tháng 4-1996 có đăng lại.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:01 ngày 12/07/2003
  10. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này