1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập những bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn, bài viết của Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi blue293, 19/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Kinh Việt Nam

    Kinh Việt Nam là những tiếng kêu thương thống thiết, khởi từ một thực trạng máu xương.
    Kinh Việt Nam cũng là lòng mơ ước về một rạng đông cho đêm tối dài lâu nầy.
    Những bài ca được viết từ những hân hoan lắng nghe được trong lòng người.
    Ðó là nỗi hân hoan của đám đông chờ mong ngày hồi sinh.
    Ðã có điều gì không thật suốt hai mươi năm nay. Một lầm lỡ đã lên đường và phải đi cho trót con đường máu xương. Như một mũi tên vô tri bỗng lỗi thời trong một nhiệm kỳ vô định.
    Chúng ta, dù muốn dù không, bị biến thành những mũi tên đinh hướng được bắn đi từ những đồ hình huy hoàng tưởng tượng và ngần hạn. Dân ta tàn phế hai mươi năm. Nước mắt và máu đã làm thành những con suối lớn chảy mòn tiềm lực sáng tạo.
    Ðến lúc chúng ta phải dừng tay và nhìn lại.
    Xác thân anh em thừa đủ biến thành con đập lớn ngăn chận những mưu toan phi nhân.
    Ðã mười năm nay, anh em ta săn đuổi nhau bằng hận thù giả tạo. Không thể có một thứ hạnh phúc nào chờ đợi ta sau cuộc săn đuổi dài hạn đó.
    Hố tham đã mở ra dưới chân dân tộc nầy. Lương tâm con người đang trên đà bị phát mãi. ở cuối chân trời Việt Nam, những tia nắng nghèo nàn và bệnh hoạn từ một mặt trời hết sinh khí sắp đi vào hôn mê.
    Xin hãy dừng tay và cùng chờ nhìn một mặt trời tươi trẻ sẽ được khai sinh ở phương Ðông .Xin hãy dừng tay để mọi căn nhà Việt Nam có thể mở rộng cửa chờ đón một sớm mai hòa bình.
    Còn rất nhiều con đường mở ra cho tương lai chúng ta. Những con đường đưa ta về dựng lại một tổ quốc đích thực.
    Xin hãy dừng tay đề được nghe ba mươi mốt triệu tiếng hò reo trong cùng một phút hân hoan. Ðể cho con sông, dòng suối, núi rừng và mặt đất cằn khô nầy được thở lại điều hòa.
    Tiếng hát đã có thê cất lên để nuôi lớn ước mơ.
    Ta đã có sẵn một hành trang quý giá của hơn bốn nghìn năm đê còn mãi bước đi trên những lộ trình mới về tương lai.
    Ta phải đi tới bằng con tim sứ giả mang niêm tin và lời hứa hẹn cửa những người đã nằm xuống.
    Ta phải tìm lại quê hương bằng sức sống mãnh liệt vì trong cơ thể ta đã luân lưu thêm dòng máu của anh em không còn.
    Quanh đây, những trường học, những bệnh viện, những đình làng, những phiên chợ, những cánh đồng sẽ được bắt đầu lại với những ngày nhân đạo, với một dân tộc nhân bản.
    Xin đừng bao giờ làm kẻ phản bội với một quá khứ hiên linh

    Trịnh Công Sơn

    1968
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:03 ngày 12/07/2003
  3. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Kinh Việt Nam

    Kinh Việt Nam là những tiếng kêu thương thống thiết, khởi từ một thực trạng máu xương.
    Kinh Việt Nam cũng là lòng mơ ước về một rạng đông cho đêm tối dài lâu nầy.
    Những bài ca được viết từ những hân hoan lắng nghe được trong lòng người.
    Ðó là nỗi hân hoan của đám đông chờ mong ngày hồi sinh.
    Ðã có điều gì không thật suốt hai mươi năm nay. Một lầm lỡ đã lên đường và phải đi cho trót con đường máu xương. Như một mũi tên vô tri bỗng lỗi thời trong một nhiệm kỳ vô định.
    Chúng ta, dù muốn dù không, bị biến thành những mũi tên đinh hướng được bắn đi từ những đồ hình huy hoàng tưởng tượng và ngần hạn. Dân ta tàn phế hai mươi năm. Nước mắt và máu đã làm thành những con suối lớn chảy mòn tiềm lực sáng tạo.
    Ðến lúc chúng ta phải dừng tay và nhìn lại.
    Xác thân anh em thừa đủ biến thành con đập lớn ngăn chận những mưu toan phi nhân.
    Ðã mười năm nay, anh em ta săn đuổi nhau bằng hận thù giả tạo. Không thể có một thứ hạnh phúc nào chờ đợi ta sau cuộc săn đuổi dài hạn đó.
    Hố tham đã mở ra dưới chân dân tộc nầy. Lương tâm con người đang trên đà bị phát mãi. ở cuối chân trời Việt Nam, những tia nắng nghèo nàn và bệnh hoạn từ một mặt trời hết sinh khí sắp đi vào hôn mê.
    Xin hãy dừng tay và cùng chờ nhìn một mặt trời tươi trẻ sẽ được khai sinh ở phương Ðông .Xin hãy dừng tay để mọi căn nhà Việt Nam có thể mở rộng cửa chờ đón một sớm mai hòa bình.
    Còn rất nhiều con đường mở ra cho tương lai chúng ta. Những con đường đưa ta về dựng lại một tổ quốc đích thực.
    Xin hãy dừng tay đề được nghe ba mươi mốt triệu tiếng hò reo trong cùng một phút hân hoan. Ðể cho con sông, dòng suối, núi rừng và mặt đất cằn khô nầy được thở lại điều hòa.
    Tiếng hát đã có thê cất lên để nuôi lớn ước mơ.
    Ta đã có sẵn một hành trang quý giá của hơn bốn nghìn năm đê còn mãi bước đi trên những lộ trình mới về tương lai.
    Ta phải đi tới bằng con tim sứ giả mang niêm tin và lời hứa hẹn cửa những người đã nằm xuống.
    Ta phải tìm lại quê hương bằng sức sống mãnh liệt vì trong cơ thể ta đã luân lưu thêm dòng máu của anh em không còn.
    Quanh đây, những trường học, những bệnh viện, những đình làng, những phiên chợ, những cánh đồng sẽ được bắt đầu lại với những ngày nhân đạo, với một dân tộc nhân bản.
    Xin đừng bao giờ làm kẻ phản bội với một quá khứ hiên linh

    Trịnh Công Sơn

    1968
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:03 ngày 12/07/2003
  4. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Da Vàng Ca Khúc

    Tất cả đã bể, đã vỡ toang.
    Tiếng thét đã chìm xuống biển trành tiếng nói trầm tư, thành lời kêu uất về than thế Việt Nam.
    Tiếng nói vang lên từ những hố bom đào lên cùng khắp.
    Ơi những bạn bè thân yêu đã chết từ đỉnh cao hay vực thẳm.
    Con người đã hóa thân làm vết thương.
    Cái chết hóa thân làm biểu tượng vô nghĩa.
    Ðã biến hình đổi dạng từ những cơn hiểm-họa cay nghiệt nhất của nhân loại .
    Lìa cha mẹ , anh em , bằng hữu yêu dấu vô cùng.
    Hãy kết hỏa châu làm đèn đãi ngộ quỷ dữ .
    Ðốt thuốc cho người điên ấm phổi mùa đông.
    Cả một hành trình hùng vĩ của giống nòi từ miền Triết Giang đổ về bây giờ như thế đó.
    Hỡi người yêu da vàng của tôi hãy duỗi tay thật dài về phía hố thẳm vốc lấy những hạt dất mềm mỏng đó mà hôn.
    Tôi sẽ làm người tiều phu đi nhặt từng cánh tay, bàn chân, từng đốt xương , sọ người vung vãi khắp nơi về làm củi đốt sáng cho đêm tìm lại dấu vết của một hành tinh Việt Nam da vàng bặt tăm.
    Ám khí dày đặc, làm sao thấy rõ mặt nhau. Hãy thử bắt đầu bằng tiếng hát như ca dao của tổ tiên ta ngày xưa đó.
    Trịnh Công Sơn
    7.1967
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:05 ngày 12/07/2003
  5. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Da Vàng Ca Khúc

    Tất cả đã bể, đã vỡ toang.
    Tiếng thét đã chìm xuống biển trành tiếng nói trầm tư, thành lời kêu uất về than thế Việt Nam.
    Tiếng nói vang lên từ những hố bom đào lên cùng khắp.
    Ơi những bạn bè thân yêu đã chết từ đỉnh cao hay vực thẳm.
    Con người đã hóa thân làm vết thương.
    Cái chết hóa thân làm biểu tượng vô nghĩa.
    Ðã biến hình đổi dạng từ những cơn hiểm-họa cay nghiệt nhất của nhân loại .
    Lìa cha mẹ , anh em , bằng hữu yêu dấu vô cùng.
    Hãy kết hỏa châu làm đèn đãi ngộ quỷ dữ .
    Ðốt thuốc cho người điên ấm phổi mùa đông.
    Cả một hành trình hùng vĩ của giống nòi từ miền Triết Giang đổ về bây giờ như thế đó.
    Hỡi người yêu da vàng của tôi hãy duỗi tay thật dài về phía hố thẳm vốc lấy những hạt dất mềm mỏng đó mà hôn.
    Tôi sẽ làm người tiều phu đi nhặt từng cánh tay, bàn chân, từng đốt xương , sọ người vung vãi khắp nơi về làm củi đốt sáng cho đêm tìm lại dấu vết của một hành tinh Việt Nam da vàng bặt tăm.
    Ám khí dày đặc, làm sao thấy rõ mặt nhau. Hãy thử bắt đầu bằng tiếng hát như ca dao của tổ tiên ta ngày xưa đó.
    Trịnh Công Sơn
    7.1967
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:05 ngày 12/07/2003
  6. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Phỏng vấn
    Tôi là tên hát rong hát về những Giấc Mơ Ðời hư ảo
    Diễm Chi thực hiện


    Nhạc sĩ Văn Cao đã viết: "Sơn viết tự nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ chính là ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới..."
    Nhà nghiên cứu phê bình nghệ thuật Bửu ý viết: "Trịnh Công Sơn là một ngư­ời khát sống. Anh muốn sống ở nhiều nơi một lúc, ngồi nơi này nhớ nơi kia, muốn sống gấp đôi, sợ không đủ thì giờ, lắm lúc không phân biệt ngày với đêm. Anh thích những chuyến tàu xuyên suốt, những chuyến xe đỗ lại rồi đi, anh thích rút ngắn không gian giữa rừng với biển, anh muốn rút ngắn thời gian giữa lạ với quen..."
    Riêng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, anh tự nhận: "Tôi chỉ là tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo".

    * PV: Người ta vẫn thường phân chia nhạc của anh thành ba dòng: Dòng nhạc về chiến tranh, dòng nhạc về tình yêu, dòng nhạc về thân phận con người. Cách phân chia ấy đúng hay sai? Có phải các ca khúc phản chiến của anh đã được viết xuất phát từ nỗi ám ảnh về chiến tranh?
    - Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Tình yêu và thân phận con người là đề tài muôn thuở của người sáng tác nghệ thuật. Ở những xứ sở phải gánh chịu chiến tranh, con người phải sống bằng hai thân phận: thân phận bình thường và thân phận chiến tranh. Những ca khúc về chiến tranh của tôi (đã từng bị chính quyền Sài Gòn cấm phổ biến, cấm hát) đã xuất hiện bên cạnh những ca khúc về tình yêu và những ca khúc về thân phận con người. Ðó là nỗi ám ảnh về chiến tranh. Ðó là mơ ước về hoà bình, thống nhất.
    * Tình ca của anh thường khắc khoải, day dứt, xót xa, ngậm ngùi tê buốt, trong nuối tiếc mịt mùng... Tại sao vậy?
    - Nói một cách "sến" thì "đời là bề khổ". Con người thường vui ít buồn nhiều, hạnh phúc ít đau khổ nhiều. Khi vui, khi hạnh phúc người ta đi ăn kem, đi dạo phố, đi picnic... Khi buồn bã đau khổ thì người ta ngồi một mình than thở. Tình ca của tôi là lời than thở về nỗi buồn, nỗi đau. Hình như tôi sinh ra để than thở.
    * Những bài hát về thân phận con người của anh thường đậm chất triết lý. Anh đã dùng âm nhạc làm phương tiện chuyên chở triết lý, hay dùng triết lý để làm phương tiện thăng hoa âm nhạc?
    TCS - Xin đừng xem triết lý là một cái gì cao siêu, xa vời. Triết lý nằm trong sinh mệnh của mỗi con người trong cõi đời này. Ai cũng có thể triết lý được. Mỗi câu ca dao, mỗi câu hát ru của dân tộc ta đều hàm chứa triết lý. Nếu âm nhạc của tôi có triết lý thì đó là thứ triết lý đời thường. Ðơn giản nó chỉ là những cảm nhận và chiêm nghiệm của tôi về cuộc sống. Âm nhạc như một con đò chuyên chở nắng mưa, hoa quả, buồn vui... từ bến bờ này sang bến bờ khác, từ người sáng tác đến với công chúng. Có lẽ tự thân điều này cũng đã là triết lý.
    * Nhạc sĩ Văn Cao đã viết: "Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người ca-thơ, bởi ở Sơn, nhạc và thơ ca quyện vào nhau đến độ khó có thể phân định cái nào chính, cái nào phụ". Thật vậy, anh đã thi-hóa-âm-nhạc và đã nhạc-hóa-thi-ca. Nhờ đâu anh có thể làm được như vậy? Bên cạnh sáng tác âm nhạc anh có làm thơ chăng? Ngoài bài thơ của nhạc sĩ Trịnh Cung, có bài thơ của tác giả nào khác anh đã phổ nhạc?
    TCS - Ngày xưa khi tôi in tập nhạc đầu tiên, một nhà thơ đã viết lời bạt: "Trịnh Công Sơn là một poètemanqué (thiếu một chút là thi sĩ). Ðối với tôi, âm nhạc cũng là thi ca - một loại thi ca cứ trôi đi, trôi mãi như một dòng sông... Ðôi lúc ngẫu hứng và vui với bạn bè tôi cũng làm thơ. Những bài thơ (tiếng Việt và tiếng Pháp) thường được làm trong quán rượu và thường bị tôi quên đi. Năm 1992, một người bạn tôi là anh Ngô Văn Tao (giáo sư toán học của ÐH Montréal - Canada) đã thu nhặt, gom góp những bài thơ bị bỏ quên của tôi để in chung một tập với những bài thơ của anh. Tập thơ mang tên một quán rượu: Những ngày Thứ năm tươi đẹp. Ðôi lúc tôi cũng dịch thơ của bạn bè từ chữ Hán sang chữ Việt. Phổ thơ thành nhạc thì rất ít, vì thơ các tác giả khác không phù hợp với tâm trạng của tôi. Năm 1959, tôi đã phổ nhạc bài thơ của anh Trịnh Cung: Cuối cùng cho một tình yêu. Mấy năm gần đây, tôi cũng ngẫu hứng phổ thơ của nhà thơ Thân thị Ngọc Quế, nhà thơ Phạm thị Ngọc Liên.
    * Ngoài sáng tác âm nhạc, anh còn vẽ - vẽ rất nhiều. Phải chăng hội họa là một cõi trú khác của anh, ngoài cõi trú âm nhạc?
    TCS - Ðúng! Hội họa là cõi trú thứ hai của tôi bên cạnh cõi trú âm nhạc. Khi ngôn ngữ và âm nhạc bất lực thì màu sắc lên tiếng để an ủi và ru dỗ tôi.
    (còn tiếp)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:19 ngày 12/07/2003
  7. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Phỏng vấn
    Tôi là tên hát rong hát về những Giấc Mơ Ðời hư ảo
    Diễm Chi thực hiện


    Nhạc sĩ Văn Cao đã viết: "Sơn viết tự nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ chính là ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới..."
    Nhà nghiên cứu phê bình nghệ thuật Bửu ý viết: "Trịnh Công Sơn là một ngư­ời khát sống. Anh muốn sống ở nhiều nơi một lúc, ngồi nơi này nhớ nơi kia, muốn sống gấp đôi, sợ không đủ thì giờ, lắm lúc không phân biệt ngày với đêm. Anh thích những chuyến tàu xuyên suốt, những chuyến xe đỗ lại rồi đi, anh thích rút ngắn không gian giữa rừng với biển, anh muốn rút ngắn thời gian giữa lạ với quen..."
    Riêng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, anh tự nhận: "Tôi chỉ là tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo".

    * PV: Người ta vẫn thường phân chia nhạc của anh thành ba dòng: Dòng nhạc về chiến tranh, dòng nhạc về tình yêu, dòng nhạc về thân phận con người. Cách phân chia ấy đúng hay sai? Có phải các ca khúc phản chiến của anh đã được viết xuất phát từ nỗi ám ảnh về chiến tranh?
    - Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Tình yêu và thân phận con người là đề tài muôn thuở của người sáng tác nghệ thuật. Ở những xứ sở phải gánh chịu chiến tranh, con người phải sống bằng hai thân phận: thân phận bình thường và thân phận chiến tranh. Những ca khúc về chiến tranh của tôi (đã từng bị chính quyền Sài Gòn cấm phổ biến, cấm hát) đã xuất hiện bên cạnh những ca khúc về tình yêu và những ca khúc về thân phận con người. Ðó là nỗi ám ảnh về chiến tranh. Ðó là mơ ước về hoà bình, thống nhất.
    * Tình ca của anh thường khắc khoải, day dứt, xót xa, ngậm ngùi tê buốt, trong nuối tiếc mịt mùng... Tại sao vậy?
    - Nói một cách "sến" thì "đời là bề khổ". Con người thường vui ít buồn nhiều, hạnh phúc ít đau khổ nhiều. Khi vui, khi hạnh phúc người ta đi ăn kem, đi dạo phố, đi picnic... Khi buồn bã đau khổ thì người ta ngồi một mình than thở. Tình ca của tôi là lời than thở về nỗi buồn, nỗi đau. Hình như tôi sinh ra để than thở.
    * Những bài hát về thân phận con người của anh thường đậm chất triết lý. Anh đã dùng âm nhạc làm phương tiện chuyên chở triết lý, hay dùng triết lý để làm phương tiện thăng hoa âm nhạc?
    TCS - Xin đừng xem triết lý là một cái gì cao siêu, xa vời. Triết lý nằm trong sinh mệnh của mỗi con người trong cõi đời này. Ai cũng có thể triết lý được. Mỗi câu ca dao, mỗi câu hát ru của dân tộc ta đều hàm chứa triết lý. Nếu âm nhạc của tôi có triết lý thì đó là thứ triết lý đời thường. Ðơn giản nó chỉ là những cảm nhận và chiêm nghiệm của tôi về cuộc sống. Âm nhạc như một con đò chuyên chở nắng mưa, hoa quả, buồn vui... từ bến bờ này sang bến bờ khác, từ người sáng tác đến với công chúng. Có lẽ tự thân điều này cũng đã là triết lý.
    * Nhạc sĩ Văn Cao đã viết: "Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người ca-thơ, bởi ở Sơn, nhạc và thơ ca quyện vào nhau đến độ khó có thể phân định cái nào chính, cái nào phụ". Thật vậy, anh đã thi-hóa-âm-nhạc và đã nhạc-hóa-thi-ca. Nhờ đâu anh có thể làm được như vậy? Bên cạnh sáng tác âm nhạc anh có làm thơ chăng? Ngoài bài thơ của nhạc sĩ Trịnh Cung, có bài thơ của tác giả nào khác anh đã phổ nhạc?
    TCS - Ngày xưa khi tôi in tập nhạc đầu tiên, một nhà thơ đã viết lời bạt: "Trịnh Công Sơn là một poètemanqué (thiếu một chút là thi sĩ). Ðối với tôi, âm nhạc cũng là thi ca - một loại thi ca cứ trôi đi, trôi mãi như một dòng sông... Ðôi lúc ngẫu hứng và vui với bạn bè tôi cũng làm thơ. Những bài thơ (tiếng Việt và tiếng Pháp) thường được làm trong quán rượu và thường bị tôi quên đi. Năm 1992, một người bạn tôi là anh Ngô Văn Tao (giáo sư toán học của ÐH Montréal - Canada) đã thu nhặt, gom góp những bài thơ bị bỏ quên của tôi để in chung một tập với những bài thơ của anh. Tập thơ mang tên một quán rượu: Những ngày Thứ năm tươi đẹp. Ðôi lúc tôi cũng dịch thơ của bạn bè từ chữ Hán sang chữ Việt. Phổ thơ thành nhạc thì rất ít, vì thơ các tác giả khác không phù hợp với tâm trạng của tôi. Năm 1959, tôi đã phổ nhạc bài thơ của anh Trịnh Cung: Cuối cùng cho một tình yêu. Mấy năm gần đây, tôi cũng ngẫu hứng phổ thơ của nhà thơ Thân thị Ngọc Quế, nhà thơ Phạm thị Ngọc Liên.
    * Ngoài sáng tác âm nhạc, anh còn vẽ - vẽ rất nhiều. Phải chăng hội họa là một cõi trú khác của anh, ngoài cõi trú âm nhạc?
    TCS - Ðúng! Hội họa là cõi trú thứ hai của tôi bên cạnh cõi trú âm nhạc. Khi ngôn ngữ và âm nhạc bất lực thì màu sắc lên tiếng để an ủi và ru dỗ tôi.
    (còn tiếp)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:19 ngày 12/07/2003
  8. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Tôi là tên hát rong hát về những Giấc Mơ Ðời hư ảo
    (tiếp theo)
    * Âm nhạc của anh đã lay động tận sâu thẳm tâm thức con người. Ðiều gì đã làm nên sự lay động đó?
    TCS - Tôi quá yêu cuộc sống và chân thật với cuộc sống. Những ai yêu cuộc sống và chân thật với cuộc sống sẽ dễ dàng đồng cảm với tôi.
    * Suốt 40 năm rong chơi trong cõi nhạc, anh được những gì và mất những gì?
    TCS - Nghệ thuật là một cuộc chơi, một cuộc-chơi-tự-dâng-hiến của người nghệ sĩ. Tự thân sự dâng hiến đã là hạnh phúc của người nghệ sĩ, bất chấp sự dâng hiến đó được chấp nhận hay bị từ khước. Và như vậy, suốt 40 năm rong ruổi trong cõi nhạc, tôi chỉ được chứ không mất gì cả.
    * Và anh đã "mỗi ngày tôi chọn một niềm vui". Có thật là niềm vui dễ chọn như vậy không? Anh có quá lạc quan không?
    TCS - Vấn đề ở đây không phải là lạc quan hay bi quan mà là thái độ sống của con người. Nếu người ta yêu cuộc sống thì người ta sẽ dễ dàng tìm thấy niềm vui. Nhìn ngắm một bông hoa đang hé nở, uống một tách trà ngon, nhấm nháp một ly rượu cùng bạn bè... Ðó há chẳng phải là những niềm vui ? Những niềm vui như vậy đâu phải khó tìm? Nói cho cùng thì lý do sự tồn tại của con người trong cuộc sống không thể thoát khỏi sự chi phối của thái độ sống.
    * "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
    Ðể làm gì em biết không?
    Ðể gió... cuốn... đi..."
    Tại sao anh lại viết như vậy?
    TCS - Người ta sống trên đời quan trọng nhất là tấm lòng. Không có tấm lòng thì không thể tồn tại được trên đời, cho dẫu đôi lúc tấm lòng cũng chỉ để gió cuốn đi.
    * Hình như anh chẳng bao giờ muốn đề cập đến tuổi tác của mình. Anh sợ tuổi già à?
    TCS - Tôi thường không nhớ năm sinh mà chỉ nhớ ngày sinh của mình. Tôi quan niệm tất cả mọi người cùng sống trong một thời đại đều có chung một tuổi - đó là tuổi của thời đại. Nếu không có chung cái tuổi thời đại ấy thì sẽ không thể có được sự thông cảm giữa các thế hệ khác nhau sống trong cùng một thời đại.
    * Anh đã có rất nhiều những bài hát ru: Tôi ru em ngủ, Ru em từng ngón xuân nồng, Ru em, Em hãy ngủ đi... Trong thực tế, có phải anh đã từng ru rất nhiều phụ nữ ngủ...?
    TCS - Ru như thế không phải là ru em mà thực chất là tôi tự ru tôi, tự ru để thanh lọc tâm hồn không vương một chút oán hờn nào, cho dù bị phụ rẫy.
    * Dường như đa số những người phụ nữ đến với anh đều chỉ nhân danh tình yêu chứ họ không thật sự yêu anh. Có phải đó là bi kịch của anh và cũng chính vì vậy mà cho đến bây giờ anh vẫn là một người độc thân? Anh bằng lòng hay muộn phiền về sự cô đơn của mình?
    TCS - Ai cũng biết cuộc sống đầy bi kịch. Ngay cả những người giàu có nhất cũng có những bi kịch riêng. Nhưng tôi không bao giờ nghĩ đến cái xấu, mà chỉ nghĩ đến những cái tốt của con người. Tôi không bao giờ "thắc mắc" về ý đồ của người đến với tôi hay người bỏ tôi mà đi cho dù họ đi hay đến. Ðến thì vui, đi thì buồn. Tôi chẳng hề một thoáng nghi ngờ về tình cảm của người đi kẻ đến. Tôi cũng không oán giận ai. Tôi thanh thản với sự cô đơn của mình. Hiện nay, mỗi ngày tôi ngồi trong phòng uống rượu và nhìn nắng từ sáng đến chiều tối. Nắng cũng giống như đời người: có bình minh, chiều tà, hoàng hôn. Ngày xưa tôi vẫn nghĩ: mưa buồn. Bây giờ tôi mới biết nắng còn buồn hơn mưa. Trong tương lai tôi sẽ viết về nắng nhiều hơn mưa.
    * Ðã có bao giờ, trong một nhất thời nào đó, anh phải tự xóa mình, để thích ứng với những câu thúc của cuộc sống?
    TCS - Không bao giờ và cũng không vì bất cứ một lý do gì tôi phải tự xóa mình. Những khi cảm thấy mình không thích ứng được với những câu thúc của cuộc sống, tôi sẽ đứng bên lề cuộc sống và quan sát cuộc sống cho đến khi tôi có thể nhập cuộc.
    * Cách đây sau bảy năm, khi trả lời phỏng vấn của tôi, anh đã tuyên bố anh là kẻ vô đạo trong tình yêu. Bây giờ anh có còn là kẻ vô đạo trong tình yêu như xưa?
    TCS - Tôi là kẻ vô đạo trong tình yêu những khi tôi giận hờn cuộc đời. Khi cuộc đời yêu tôi, tôi sẽ là tín đồ của tình yêu.
    Được TCSKL sửa chữa / chuyển vào 05:38 ngày 03/08/2002
  9. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Tôi là tên hát rong hát về những Giấc Mơ Ðời hư ảo
    (tiếp theo)
    * Âm nhạc của anh đã lay động tận sâu thẳm tâm thức con người. Ðiều gì đã làm nên sự lay động đó?
    TCS - Tôi quá yêu cuộc sống và chân thật với cuộc sống. Những ai yêu cuộc sống và chân thật với cuộc sống sẽ dễ dàng đồng cảm với tôi.
    * Suốt 40 năm rong chơi trong cõi nhạc, anh được những gì và mất những gì?
    TCS - Nghệ thuật là một cuộc chơi, một cuộc-chơi-tự-dâng-hiến của người nghệ sĩ. Tự thân sự dâng hiến đã là hạnh phúc của người nghệ sĩ, bất chấp sự dâng hiến đó được chấp nhận hay bị từ khước. Và như vậy, suốt 40 năm rong ruổi trong cõi nhạc, tôi chỉ được chứ không mất gì cả.
    * Và anh đã "mỗi ngày tôi chọn một niềm vui". Có thật là niềm vui dễ chọn như vậy không? Anh có quá lạc quan không?
    TCS - Vấn đề ở đây không phải là lạc quan hay bi quan mà là thái độ sống của con người. Nếu người ta yêu cuộc sống thì người ta sẽ dễ dàng tìm thấy niềm vui. Nhìn ngắm một bông hoa đang hé nở, uống một tách trà ngon, nhấm nháp một ly rượu cùng bạn bè... Ðó há chẳng phải là những niềm vui ? Những niềm vui như vậy đâu phải khó tìm? Nói cho cùng thì lý do sự tồn tại của con người trong cuộc sống không thể thoát khỏi sự chi phối của thái độ sống.
    * "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
    Ðể làm gì em biết không?
    Ðể gió... cuốn... đi..."
    Tại sao anh lại viết như vậy?
    TCS - Người ta sống trên đời quan trọng nhất là tấm lòng. Không có tấm lòng thì không thể tồn tại được trên đời, cho dẫu đôi lúc tấm lòng cũng chỉ để gió cuốn đi.
    * Hình như anh chẳng bao giờ muốn đề cập đến tuổi tác của mình. Anh sợ tuổi già à?
    TCS - Tôi thường không nhớ năm sinh mà chỉ nhớ ngày sinh của mình. Tôi quan niệm tất cả mọi người cùng sống trong một thời đại đều có chung một tuổi - đó là tuổi của thời đại. Nếu không có chung cái tuổi thời đại ấy thì sẽ không thể có được sự thông cảm giữa các thế hệ khác nhau sống trong cùng một thời đại.
    * Anh đã có rất nhiều những bài hát ru: Tôi ru em ngủ, Ru em từng ngón xuân nồng, Ru em, Em hãy ngủ đi... Trong thực tế, có phải anh đã từng ru rất nhiều phụ nữ ngủ...?
    TCS - Ru như thế không phải là ru em mà thực chất là tôi tự ru tôi, tự ru để thanh lọc tâm hồn không vương một chút oán hờn nào, cho dù bị phụ rẫy.
    * Dường như đa số những người phụ nữ đến với anh đều chỉ nhân danh tình yêu chứ họ không thật sự yêu anh. Có phải đó là bi kịch của anh và cũng chính vì vậy mà cho đến bây giờ anh vẫn là một người độc thân? Anh bằng lòng hay muộn phiền về sự cô đơn của mình?
    TCS - Ai cũng biết cuộc sống đầy bi kịch. Ngay cả những người giàu có nhất cũng có những bi kịch riêng. Nhưng tôi không bao giờ nghĩ đến cái xấu, mà chỉ nghĩ đến những cái tốt của con người. Tôi không bao giờ "thắc mắc" về ý đồ của người đến với tôi hay người bỏ tôi mà đi cho dù họ đi hay đến. Ðến thì vui, đi thì buồn. Tôi chẳng hề một thoáng nghi ngờ về tình cảm của người đi kẻ đến. Tôi cũng không oán giận ai. Tôi thanh thản với sự cô đơn của mình. Hiện nay, mỗi ngày tôi ngồi trong phòng uống rượu và nhìn nắng từ sáng đến chiều tối. Nắng cũng giống như đời người: có bình minh, chiều tà, hoàng hôn. Ngày xưa tôi vẫn nghĩ: mưa buồn. Bây giờ tôi mới biết nắng còn buồn hơn mưa. Trong tương lai tôi sẽ viết về nắng nhiều hơn mưa.
    * Ðã có bao giờ, trong một nhất thời nào đó, anh phải tự xóa mình, để thích ứng với những câu thúc của cuộc sống?
    TCS - Không bao giờ và cũng không vì bất cứ một lý do gì tôi phải tự xóa mình. Những khi cảm thấy mình không thích ứng được với những câu thúc của cuộc sống, tôi sẽ đứng bên lề cuộc sống và quan sát cuộc sống cho đến khi tôi có thể nhập cuộc.
    * Cách đây sau bảy năm, khi trả lời phỏng vấn của tôi, anh đã tuyên bố anh là kẻ vô đạo trong tình yêu. Bây giờ anh có còn là kẻ vô đạo trong tình yêu như xưa?
    TCS - Tôi là kẻ vô đạo trong tình yêu những khi tôi giận hờn cuộc đời. Khi cuộc đời yêu tôi, tôi sẽ là tín đồ của tình yêu.
    Được TCSKL sửa chữa / chuyển vào 05:38 ngày 03/08/2002
  10. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Bài hát đầu tiên bài hát cuối cùng
    Xuân Tân Mùi 1991
    Ngạn ngữ Pháp có nói rằng bất cứ cái gì bắt đầu tốt thì sẽ kết thúc tốt. Tôi không hiểu trong những địa hạt như kinh tế, xã hội, khoa học như thế nào nhưng trên lĩnh vực văn nghệ đôi khi hoặc nhiều khi nó không hoàn toàn như thế? Có không ít những trường hợp người nghệ sĩ đã khởi đầu rất hay và kết thúc rất tệ.
    Tôi bước chân vào đất đai của nghệ thuật tương đối sớm. Từ tuổi mười ba mười bốn tôi đã làm những lưỡi sóng liếm láp mạn thuyền văn nghệ. Trong huyết quản tôi có thể thời ấy đã luân lưu những lượng máu bất bình thường.
    Sau một vài biến cố lớn của gia đình, tôi bắt đầu một cuộc sống riêng tư không phẳng lặng.
    Và từ đó tôi rơi vào một cơn mộng mị triền miên.
    Có một vài câu hỏi, với tôi, đã trở thành nỗi ám ảnh: Bài hát đầu tiên của anh là bài gì?
    Câu hỏi bụôc tôi phải trở về những năm tháng xa xôi. Nhưng khi về đến nơi ấy, trong thời điểm ấy, thì vô tình tôi lạc mình về một quá khứ khác xa xăm hơn nữa. Và rồi tự hỏi: Cái đầu tiên ở nơi nào mà có và điều gì đã sinh ra cái đầu tiên kia?
    Bài hát ?oƯớt mi? được nhà xuất bản An Phú ấn hành tại Sài Gòn năm 1959, Thanh Thúy hát quanh những phòng trà và nổi tiếng. Thời ấy hình như Nguyễn Ánh 9 đã có lúc đệm đàn piano cho Thanh Thúy hát. Thanh Thúy trở thành giọng hát liêu trai. Anh Nguyễn Văn Trung, giáo sư triết thời ấy ở Văn khoa cũng đã từng có bài viết về một tiếng hát liêu trai Thanh Thúy.
    Thế thì, cố nhớ lại và tôi đã nhớ một lần nào đó, trong phòng trà, năm 1958, tôi thấy Thanh Thúy hát ?oGiọt mưa thu? và khóc. Bà mẹ Thanh Thúy dạo ấy lao phổi hằng đêm nằm hát ?oGiọt mưa thu? chờ Thúy về. Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng mảnh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ?
    Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình. Tôi e cũng đã từng nuốt những giọt nước mắt để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia.
    Rất nhiều bài hát đã được viết trước bài ?oƯớt mi? nhưng riêng bài ?oƯớt mi? thì tồn tại như số phận của nó và của tôi. Hình như người Nhật rất thích nó vì dàn nhạc giao hưởng Nhật đã thu bài hát này. Riêng tôi không thích lắm.
    Dù sao thì trong những năm 59-60 trong thành phố này nhiều người đã thích và hát.
    Người ta có nhiều lý do để thích một bài hát đầu tiên của một tác gỉa để rồi không quên thắc mắc: Thế thì bài hát cuối cùng của anh là bài gì? Sẽ như thế nào? v.v?
    Sự kết thúc của mọi câu chuyện đời đều không giống nhau. Tôi vẫn thường muốn trầm mình trong cái lẽ vô thủy vô chung nhưng người đời cứ thích níu kéo tôi về trong cái lề thói hữu hạn.
    Trên đường băng chạy có cái đích để mình đến. Trong nghệ thuật thì khác. Cái cuối cùng có thể là cái vô hạn và biết đâu, nó đã từng có trước thời hạn mà mình không ngờ.
    Sự bất tử không có trước có sau mà thường nó nằm ở điểm mà mọi cơ duyên cùng hội tụ.
    Tôi không hề có ý định viết bài hát cuối cùng bởi vì tôi nghĩ rằng thời điểm cuối cùng là điều mà mình không thể nào bắt gặp được. Nếu vì một lý do nào đó tôi buộc mình phải lên đường để viết những ý nghĩ cuối cùng của mình trong một ca khúc thì tôi tin rằng vào lúc đó tôi sẽ cố gắng cởi trói mình thoát khỏi mọi hệ lụy của đời để sống chứ không cần phải nói them một điều gì nữa.
    Bài hát cuối cùng có lẽ sẽ chỉ mãi mãi là một giấc mơ. Một giấc mơ buồn thảm mà chúng ta cần phải quên đi để mọi thứ biên giới trong cuộc đời trở thành vô nghĩa và nó sẽ không còn tồn tại như một lời thách thức kiêu hãnh nữa.
    Bài hát đầu tiên và bài hát cuối cùng, ngẫm ra cũng chỉ là những bọt bèo vô hình vô tướng. Chúng ta vui chơi với nó và chúng ta quên đi. Có kẻ gieo cầu cho người nhặt được. Kẻ nhặt được không chắc là vui mãi. Kẻ không được cũng chẳng nên lấy nó làm điều.
    Hơn ba mươi năm trước có một bài hát đầu tiên, như một trái cầu gieo, có chắc gì hạnh phúc? Không chắc gì hạnh phúc thì sao lại cần phải có bài hát cuối cùng?
    12-1990
    Trịnh Công Sơn
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:12 ngày 12/07/2003

Chia sẻ trang này