1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập những bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn, bài viết của Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi blue293, 19/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Bài hát đầu tiên bài hát cuối cùng
    Xuân Tân Mùi 1991
    Ngạn ngữ Pháp có nói rằng bất cứ cái gì bắt đầu tốt thì sẽ kết thúc tốt. Tôi không hiểu trong những địa hạt như kinh tế, xã hội, khoa học như thế nào nhưng trên lĩnh vực văn nghệ đôi khi hoặc nhiều khi nó không hoàn toàn như thế? Có không ít những trường hợp người nghệ sĩ đã khởi đầu rất hay và kết thúc rất tệ.
    Tôi bước chân vào đất đai của nghệ thuật tương đối sớm. Từ tuổi mười ba mười bốn tôi đã làm những lưỡi sóng liếm láp mạn thuyền văn nghệ. Trong huyết quản tôi có thể thời ấy đã luân lưu những lượng máu bất bình thường.
    Sau một vài biến cố lớn của gia đình, tôi bắt đầu một cuộc sống riêng tư không phẳng lặng.
    Và từ đó tôi rơi vào một cơn mộng mị triền miên.
    Có một vài câu hỏi, với tôi, đã trở thành nỗi ám ảnh: Bài hát đầu tiên của anh là bài gì?
    Câu hỏi bụôc tôi phải trở về những năm tháng xa xôi. Nhưng khi về đến nơi ấy, trong thời điểm ấy, thì vô tình tôi lạc mình về một quá khứ khác xa xăm hơn nữa. Và rồi tự hỏi: Cái đầu tiên ở nơi nào mà có và điều gì đã sinh ra cái đầu tiên kia?
    Bài hát ?oƯớt mi? được nhà xuất bản An Phú ấn hành tại Sài Gòn năm 1959, Thanh Thúy hát quanh những phòng trà và nổi tiếng. Thời ấy hình như Nguyễn Ánh 9 đã có lúc đệm đàn piano cho Thanh Thúy hát. Thanh Thúy trở thành giọng hát liêu trai. Anh Nguyễn Văn Trung, giáo sư triết thời ấy ở Văn khoa cũng đã từng có bài viết về một tiếng hát liêu trai Thanh Thúy.
    Thế thì, cố nhớ lại và tôi đã nhớ một lần nào đó, trong phòng trà, năm 1958, tôi thấy Thanh Thúy hát ?oGiọt mưa thu? và khóc. Bà mẹ Thanh Thúy dạo ấy lao phổi hằng đêm nằm hát ?oGiọt mưa thu? chờ Thúy về. Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng mảnh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ?
    Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình. Tôi e cũng đã từng nuốt những giọt nước mắt để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia.
    Rất nhiều bài hát đã được viết trước bài ?oƯớt mi? nhưng riêng bài ?oƯớt mi? thì tồn tại như số phận của nó và của tôi. Hình như người Nhật rất thích nó vì dàn nhạc giao hưởng Nhật đã thu bài hát này. Riêng tôi không thích lắm.
    Dù sao thì trong những năm 59-60 trong thành phố này nhiều người đã thích và hát.
    Người ta có nhiều lý do để thích một bài hát đầu tiên của một tác gỉa để rồi không quên thắc mắc: Thế thì bài hát cuối cùng của anh là bài gì? Sẽ như thế nào? v.v?
    Sự kết thúc của mọi câu chuyện đời đều không giống nhau. Tôi vẫn thường muốn trầm mình trong cái lẽ vô thủy vô chung nhưng người đời cứ thích níu kéo tôi về trong cái lề thói hữu hạn.
    Trên đường băng chạy có cái đích để mình đến. Trong nghệ thuật thì khác. Cái cuối cùng có thể là cái vô hạn và biết đâu, nó đã từng có trước thời hạn mà mình không ngờ.
    Sự bất tử không có trước có sau mà thường nó nằm ở điểm mà mọi cơ duyên cùng hội tụ.
    Tôi không hề có ý định viết bài hát cuối cùng bởi vì tôi nghĩ rằng thời điểm cuối cùng là điều mà mình không thể nào bắt gặp được. Nếu vì một lý do nào đó tôi buộc mình phải lên đường để viết những ý nghĩ cuối cùng của mình trong một ca khúc thì tôi tin rằng vào lúc đó tôi sẽ cố gắng cởi trói mình thoát khỏi mọi hệ lụy của đời để sống chứ không cần phải nói them một điều gì nữa.
    Bài hát cuối cùng có lẽ sẽ chỉ mãi mãi là một giấc mơ. Một giấc mơ buồn thảm mà chúng ta cần phải quên đi để mọi thứ biên giới trong cuộc đời trở thành vô nghĩa và nó sẽ không còn tồn tại như một lời thách thức kiêu hãnh nữa.
    Bài hát đầu tiên và bài hát cuối cùng, ngẫm ra cũng chỉ là những bọt bèo vô hình vô tướng. Chúng ta vui chơi với nó và chúng ta quên đi. Có kẻ gieo cầu cho người nhặt được. Kẻ nhặt được không chắc là vui mãi. Kẻ không được cũng chẳng nên lấy nó làm điều.
    Hơn ba mươi năm trước có một bài hát đầu tiên, như một trái cầu gieo, có chắc gì hạnh phúc? Không chắc gì hạnh phúc thì sao lại cần phải có bài hát cuối cùng?
    12-1990
    Trịnh Công Sơn
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:12 ngày 12/07/2003
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Ca khúc mang đến sự cảm thông giữa mọi người
    Đối với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, quá trình 40 năm sáng tác của ông là một cuộc hành trình dài vào bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ. Ông coi ca khúc là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh; là cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Công việc sáng tác ca khúc không chỉ cho phép ông giãi bày những niềm vui, nỗi buồn của mình, mà cao hơn, nó còn mang tình yêu, lòng nhân ái tới mỗi người.
    Soi gương
    Mỗi sáng nhìn vào mặt gương soi lại thấy thêm rất nhiều sợi tóc bạc.
    Tôi là một đứa bé thích ca hát. Mười tuổi biết solfège, chép lại những bài hát yêu thích đóng thành tập, chơi đàn mandolin và sáo trúc. Mười hai tuổi có cây đàn guitar đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng guitar như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát.
    Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong. Như những họa sĩ tập sự bắt đầu sự nghiệp mình bằng cách sao chép lại tác phẩm của những nhà danh họa, tôi cũng chọn một số mẫu mực âm nhạc mà tôi yêu thích và thay đổi giai điệu bên trong ở thời kỳ đầu. Đó là những năm 56 - 57, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại. Cái thời tuổi trẻ xanh mướt như trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên ham muốn trở thành nhạc sĩ. Đối với cái bề mặt xã hội lúc bấy giờ, tương lai có nhiều tiếng gọi khác hấp dẫn hơn, quyến rũ hơn cho một con người còn trẻ tuổi.
    Dạo ấy ba tôi đã mất, mẹ tôi ở xa, tôi một mình giữa Sài Gòn phải tự quyết định mọi chuyện về đời mình. Cái gánh đời tuổi tác còn quá nhẹ. Có lúc tôi đã bỏ dở cái trò lãng mạn viết lách này với nỗi ám ảnh ngu ngốc "xướng ca vô loại". Tôi trằn trọc đêm này qua đêm khác, ray rứt ngày này qua tháng nọ. Nhưng càng cố quên lãng thì tiếng hát trong tôi càng vang lên rõ rệt, tràn ngập cả lúc đứng ngồi, cả trong giấc ngủ.
    Dần dà những năm về sau, mới bắt đầu hình thành trong tôi một quan niệm rõ rệt: Sống là sống với người khác và muốn có cảm thông chúng ta phải luôn luôn tự diễn đạt mình. Trong những cách diễn đạt bằng tiếng nói, bằng chữ viết và nhiều phương tiện khác, tôi thấy tâm hồn mình có khuynh hướng nghiêng về phía ca khúc. Trên mảnh đất nghệ thuật nhỏ nhắn này, tôi tìm thấy tự do và tôi nghĩ rằng ở đây tôi có thể bày tỏ được với người khác về những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống.
    Mấy mươi năm nhìn lại quãng đường mình đã đi, tôi cảm thấy không có gì phải ân hận. Tôi vẫn là đứa trẻ thơ trong nghệ thuật, lòng còn tràn đầy cảm hứng. Tôi vẫn còn ham mê học hỏi quanh mình và còn đủ hào hứng mở ra những cuộc đối thoại với cây cỏ thiên nhiên, với con người qua ca khúc dưới ánh sáng hiền hòa nhân hậu của những ngày tôi đang sống.
    Phải chờ đến lúc soi gương nhìn thấy tóc không còn mang mầu xanh cũ nữa, mới nhận ra được hết nỗi khát khao được yêu thương mãi mãi con người và cuộc sống. Yêu thương con người cũng là yêu thương tiếng hát bởi vì tiếng hát mang trong nó tâm hồn của con người. Tiếng hát sẽ mọc lên xanh tươi trên cuộc đời này như những cây tử đinh hương mọc tràn thơm tho trên những cánh đồng vô tận.
    Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên, là người bạn của những em bé. Qua ca khúc, tôi đã đến gần và đã đi xa những chuyện tình; đã tham dự những nỗi hân hoan của đời người và cũng đã gánh nhẹ giùm những phiền muộn.
    Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành

    Trái đầu mùa

    Bài hát đầu tiên do Nhà xuất bản An Phú phát hành năm 1959 tại Sài Gòn. Đó là những cảm xúc được ghi lại từ những giọt nước mắt của một ca sĩ nữ sinh vừa rời ghế nhà trường. Cô hát để kiếm tiền nuôi mẹ đang hấp hối trên giường bệnh.
    Dạo ấy, trong đầu hoàn toàn chưa có một khái niệm nào về tiền tác quyền. ở tuổi hai mươi, trong tâm trí đang còn phơi phới những ý đồ hiệp sĩ. Số tiền năm ngàn hồi ấy quá lớn đã được dùng một phần tặng người ca sĩ và phần còn lại chia đều cho các bạn cùng ở trọ. Mỗi tháng, tiền ăn ở cho một học sinh, sinh viên chỉ có năm, sáu trăm đồng.
    Nguồn cảm hứng đầu tiên ấy đã làm cơ sở cho một loạt những cảm xúc khác thành hình. Như một khu rừng mùa thu yên tĩnh được một cơn gió thổi bùng lên đánh thức lớp lá vàng dậy, tâm hồn tôi đã bắt đầu biết xôn xao theo những tín hiệu, dù nhỏ nhất của cuộc sống. Tôi không còn nhìn ngắm cuộc sống một cách lơ đãng như trước nữa mà càng lúc càng thấy mình bị cuốn hút về phía những tình cảm phức tạp của con người.
    Những trái cây đầu mùa ấy còn vụng về, chưa có vóc dáng riêng, nhưng nó mang đến niềm thích thú để từ đó sẵn lòng làm một cuộc hành trình dài lâu đi vào cái bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ.
    (Còn Tiếp)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:18 ngày 12/07/2003
  3. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Ca khúc mang đến sự cảm thông giữa mọi người
    Đối với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, quá trình 40 năm sáng tác của ông là một cuộc hành trình dài vào bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ. Ông coi ca khúc là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh; là cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Công việc sáng tác ca khúc không chỉ cho phép ông giãi bày những niềm vui, nỗi buồn của mình, mà cao hơn, nó còn mang tình yêu, lòng nhân ái tới mỗi người.
    Soi gương
    Mỗi sáng nhìn vào mặt gương soi lại thấy thêm rất nhiều sợi tóc bạc.
    Tôi là một đứa bé thích ca hát. Mười tuổi biết solfège, chép lại những bài hát yêu thích đóng thành tập, chơi đàn mandolin và sáo trúc. Mười hai tuổi có cây đàn guitar đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng guitar như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát.
    Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong. Như những họa sĩ tập sự bắt đầu sự nghiệp mình bằng cách sao chép lại tác phẩm của những nhà danh họa, tôi cũng chọn một số mẫu mực âm nhạc mà tôi yêu thích và thay đổi giai điệu bên trong ở thời kỳ đầu. Đó là những năm 56 - 57, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại. Cái thời tuổi trẻ xanh mướt như trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên ham muốn trở thành nhạc sĩ. Đối với cái bề mặt xã hội lúc bấy giờ, tương lai có nhiều tiếng gọi khác hấp dẫn hơn, quyến rũ hơn cho một con người còn trẻ tuổi.
    Dạo ấy ba tôi đã mất, mẹ tôi ở xa, tôi một mình giữa Sài Gòn phải tự quyết định mọi chuyện về đời mình. Cái gánh đời tuổi tác còn quá nhẹ. Có lúc tôi đã bỏ dở cái trò lãng mạn viết lách này với nỗi ám ảnh ngu ngốc "xướng ca vô loại". Tôi trằn trọc đêm này qua đêm khác, ray rứt ngày này qua tháng nọ. Nhưng càng cố quên lãng thì tiếng hát trong tôi càng vang lên rõ rệt, tràn ngập cả lúc đứng ngồi, cả trong giấc ngủ.
    Dần dà những năm về sau, mới bắt đầu hình thành trong tôi một quan niệm rõ rệt: Sống là sống với người khác và muốn có cảm thông chúng ta phải luôn luôn tự diễn đạt mình. Trong những cách diễn đạt bằng tiếng nói, bằng chữ viết và nhiều phương tiện khác, tôi thấy tâm hồn mình có khuynh hướng nghiêng về phía ca khúc. Trên mảnh đất nghệ thuật nhỏ nhắn này, tôi tìm thấy tự do và tôi nghĩ rằng ở đây tôi có thể bày tỏ được với người khác về những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống.
    Mấy mươi năm nhìn lại quãng đường mình đã đi, tôi cảm thấy không có gì phải ân hận. Tôi vẫn là đứa trẻ thơ trong nghệ thuật, lòng còn tràn đầy cảm hứng. Tôi vẫn còn ham mê học hỏi quanh mình và còn đủ hào hứng mở ra những cuộc đối thoại với cây cỏ thiên nhiên, với con người qua ca khúc dưới ánh sáng hiền hòa nhân hậu của những ngày tôi đang sống.
    Phải chờ đến lúc soi gương nhìn thấy tóc không còn mang mầu xanh cũ nữa, mới nhận ra được hết nỗi khát khao được yêu thương mãi mãi con người và cuộc sống. Yêu thương con người cũng là yêu thương tiếng hát bởi vì tiếng hát mang trong nó tâm hồn của con người. Tiếng hát sẽ mọc lên xanh tươi trên cuộc đời này như những cây tử đinh hương mọc tràn thơm tho trên những cánh đồng vô tận.
    Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên, là người bạn của những em bé. Qua ca khúc, tôi đã đến gần và đã đi xa những chuyện tình; đã tham dự những nỗi hân hoan của đời người và cũng đã gánh nhẹ giùm những phiền muộn.
    Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành

    Trái đầu mùa

    Bài hát đầu tiên do Nhà xuất bản An Phú phát hành năm 1959 tại Sài Gòn. Đó là những cảm xúc được ghi lại từ những giọt nước mắt của một ca sĩ nữ sinh vừa rời ghế nhà trường. Cô hát để kiếm tiền nuôi mẹ đang hấp hối trên giường bệnh.
    Dạo ấy, trong đầu hoàn toàn chưa có một khái niệm nào về tiền tác quyền. ở tuổi hai mươi, trong tâm trí đang còn phơi phới những ý đồ hiệp sĩ. Số tiền năm ngàn hồi ấy quá lớn đã được dùng một phần tặng người ca sĩ và phần còn lại chia đều cho các bạn cùng ở trọ. Mỗi tháng, tiền ăn ở cho một học sinh, sinh viên chỉ có năm, sáu trăm đồng.
    Nguồn cảm hứng đầu tiên ấy đã làm cơ sở cho một loạt những cảm xúc khác thành hình. Như một khu rừng mùa thu yên tĩnh được một cơn gió thổi bùng lên đánh thức lớp lá vàng dậy, tâm hồn tôi đã bắt đầu biết xôn xao theo những tín hiệu, dù nhỏ nhất của cuộc sống. Tôi không còn nhìn ngắm cuộc sống một cách lơ đãng như trước nữa mà càng lúc càng thấy mình bị cuốn hút về phía những tình cảm phức tạp của con người.
    Những trái cây đầu mùa ấy còn vụng về, chưa có vóc dáng riêng, nhưng nó mang đến niềm thích thú để từ đó sẵn lòng làm một cuộc hành trình dài lâu đi vào cái bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ.
    (Còn Tiếp)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:18 ngày 12/07/2003
  4. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Ca khúc mang đến sự cảm thông giữa mọi người
    (Tiếp theo)
    Gặp gỡ
    Năm 64 - 65, tôi được các bạn tổ chức buổi ra mắt đầu tiên trước quần chúng tại khu đất trống sau lưng trường Văn Khoa Sài Gòn cũ (nay là Thư viện Quốc gia).
    Với tôi, đây cũng là buổi thể nghiệm xem mình có thể tồn tại trong lòng quần chúng được không. Trước mặt đám đông đến mấy nghìn người gồm đủ thành phần văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên tôi cảm thấy mình quá trơ trọi và đầy lo âu trên bục gỗ với cây đàn guitar dưới ánh sáng đèn. Với một hành trang nhẹ nhàng bằng hai mươi ca khúc nói về quê hương, ước mơ hòa bình và những bài sau này được gọi là "phản chiến", tôi đã cố gắng hết sức để một mình đảm nhận vai trò đưa nỗi lòng của mình đến với quần chúng. Buổi hát đã để lại một ấn tượng khá tốt đẹp cho cả người trình bày lẫn người nghe.
    Trong buổi diễn có một bài hát được yêu cầu hát đến lần thứ tám và cuối cùng mọi người tự động hát theo. Sau buổi diễn tôi đã được "bồi dưỡng" bằng một tiếng đồng hồ ngồi ký tên trên những trang giấy của tập bài hát quay roneo dành cho người nghe.
    Đó là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa người sáng tác và người nghe. Những buổi trình diễn nối tiếp ở các giảng đường đại học khác cũng được lặp lại trong một bầu không khí nồng nhiệt như thế. Trong tôi bắt đầu sáng lên một khái niệm: đó là ý thức về trách nhiệm của người sáng tác đối với công chúng.
    Thuở ấy Nhị Xuân. Em ở nông trường. Em ra biên giới.
    Đêm Nhị Xuân không còn thấy rõ mầu đất đỏ và những bãi mía, bãi dứa cùng lán trại cũng khoác một mầu áo khác. Mưa xuống. Hội trường dã chiến như một cái rá lọc nước thả xuống những giọt dài. Chúng tôi (Phạm Trọng Cầu, Trần Long ẩn và tôi...) cùng anh em thanh niên xung phong nam nữ hát với nhau dưới một bầu trời được trang trí lạ mắt như thế. Đêm cứ dài ra và những tiếng hát cứ dài ra. Nước ở con kênh dâng lên. Mặc kệ. Cứ đứng, cứ ngồi, cứ hát. Gần khuya có cô gái thanh niên xung phong nhanh nhẹn vui tươi mang cho chúng tôi những bát cháo gà trước khi chia tay. Những khuôn mặt ấy, tôi đã quen đã nhìn thấy nhiều lần. Một giờ khuya, lên xe giã từ Nhị Xuân, lòng còn âm vang tiếng cười, tiếng hát. Những bàn tay siết chặt, những cái vẫy tay trong đêm không nhìn thấy. Quá giờ giới nghiêm, xe nằm lại giữa đường, không được vào thành phố. Ngủ lại chờ sáng. Về lại thành phố, trở lại công việc thường ngày. Nhưng ở Nhị Xuân, có hai mươi người con gái thanh niên xung phong đi về phía khác. Mấy tháng sau, tôi được tin tất cả hai mươi khuôn mặt tôi đã nhìn, đã gặp trong đêm hôm nào ở Nhị Xuân cùng nhau ca hát, đã hy sinh ở biên giới Tây Nam. Những tiếng hát, giọng cười còn đó. Những cây mía, cây dứa các bạn trồng vẫn còn đó, vẫn lớn lên. Tôi bồi hồi nhìn ra quãng trời rộng và thấy lại trong trí nhớ những con người trẻ trung ấy. Trong những trái tim ấy có gì khác chúng ta không. Trong giấc ngủ ban đêm, trên những vầng trán khỏe mạnh ấy, đã có những cơn mơ nào. Chúng ta nói quá nhiều đến sự tròn đầy và chúng ta quên đi sự mất mát. Chúng ta vẽ ra lắm nụ cười mà quên đi những nỗi ngậm ngùi riêng tư. Những người bạn nhỏ ấy đã ra đi vĩnh viễn, nhưng nỗi nhớ thương về họ chưa được hát đủ như một nỗi đau. Còn thiếu sót biết bao nhiêu điều chưa nói hết lúc ở nông trường và càng chưa nói được một mảy may lúc ra biên giới. Làm một điều gì chưa đến nơi đến chốn với một người không còn nữa, có phải cũng là có lỗi với cuộc đời rồi hay không. Xin hãy tha thứ những dòng chữ óng mượt, những sắp xếp tinh khôn, những cân nhắc đong đo xuôi chèo thuận lái.
    Thông điệp
    Mỗi người đều có một cách riêng và một lý do riêng khi đến với nghệ thuật. Cánh cửa mở ra, chúng ta bước vào. Có những cánh cửa rộng hẹp không đều nhau. Có những cách nhìn và lòng đam mê không giống nhau. Và làm sao có thể giống nhau được khi bản chất của nghệ thuật là một đòi hỏi miên man cái muôn hình vạn trạng. Từ đó hình thành tính cách của mỗi con người muốn lân la kết tình bằng hữu với nghệ thuật.
    Có một điều chắc chắn là không có ai làm nghệ thuật một cách không nghiêm túc. Con người còn lắm chỗ, lắm nơi để bày ra những trò phù phiếm. Tuy nhiên, cũng có không ít những người quan niệm rằng làm nghệ thuật không vì một mục đích nào cả nghĩa là muốn hoàn thành một thứ nghệ thuật không có cứu cánh.
    Đã từ lâu tôi muốn qua ca khúc nói được thật nhiều điều. Tôi không chọn ca khúc như một chặng đường để rồi sau đó tu dưỡng hòng nhảy vào những thể loại to lớn hơn. Ca khúc đối với tôi là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nó là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc.
    ở nơi nào trên mặt đất này có con người, ở đó có tiếng hát. Con người có thể hát một mình ở bất kỳ nơi đâu. Ca khúc là nỗi lòng của một con người trong cuộc sống. Cuộc tình giữa âm nhạc và văn học này đã khiến ca khúc tự nó có thể chạm đến mọi bờ cõi tri thức của đời sống con người. Nó đủ khả năng hát về một cái chồi non vừa nhú cho đến cái chết của một con người. Nó chính là tiếng chim buổi sáng, tiếng gà gáy trưa bên đồi mang âm vang của một nỗi nhớ nhung. Nó là nắng, là mưa, là nụ cười, là tiếng khóc. Nó ở cùng với điều nhỏ nhất và đồng thời cũng sống chung với những cõi bờ bao la.
    Tôi chưa bao giờ cảm thấy ca khúc bối rối trước những điều tưởng không nói được. Nó đã đi qua bao nhiêu mùa mang giữa lòng cuộc sống con người và thường nó có mặt bên cạnh con người như một lời an ủi. Cũng vì thế, tôi đã có lần nuôi tham vọng gán ghép cho ca khúc một cái gì đó lớn hơn, tràn đầy ra ngoài cái hình thể nhỏ nhắn và khiêm tốn của nó. Đó chính là sứ mệnh truyền đạt những âu lo, những chờ đợi của con người khi đối diện với chính mình trước cuộc sống. Nó có bổn phận phải cưu mang trong từng dòng nhạc dòng chữ cái phần tinh khiết nhất của hạnh phúc và bất hạnh. Như vậy, ca khúc ngoài cái vai trò mua vui cũng được một vài trống canh, nó còn phải đảm nhiệm cái sứ mệnh đẹp đẽ mà các anh chị em họ hàng nghệ thuật của nó đã và đang làm.
    Tôi nghe một tiếng hát và tôi thấy lại cả một khoảng trời đầy kỷ niệm. Tiếng hát đi từ tôi đến anh bằng con đường ngắn nhất. Cái khả năng to lớn sau cùng của ca khúc là mang đến sự cảm thông giữa mọi người bằng tiếng hát. Tôi ước mơ một ngày nào đó trên hành tinh này tiếng hát sẽ được trả về với vẻ đẹp thuần khiết của nó. Đó là tiếng hát bay qua các lục địa, các đại dương, mang trong lòng nó tình yêu và tình nhân ái. Cái sứ mệnh huy hoàng nhất của nó là phải mang được cái thông điệp ấy đến với từng con tim. Không những chỉ với những tâm hồn vốn yêu chuộng hòa bình mà cả những con tim đang ngộ độc bởi những ngòi thuốc nổ.
    Trịnh Công Sơn
    (Báo Đại đoàn kết)

  5. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Ca khúc mang đến sự cảm thông giữa mọi người
    (Tiếp theo)
    Gặp gỡ
    Năm 64 - 65, tôi được các bạn tổ chức buổi ra mắt đầu tiên trước quần chúng tại khu đất trống sau lưng trường Văn Khoa Sài Gòn cũ (nay là Thư viện Quốc gia).
    Với tôi, đây cũng là buổi thể nghiệm xem mình có thể tồn tại trong lòng quần chúng được không. Trước mặt đám đông đến mấy nghìn người gồm đủ thành phần văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên tôi cảm thấy mình quá trơ trọi và đầy lo âu trên bục gỗ với cây đàn guitar dưới ánh sáng đèn. Với một hành trang nhẹ nhàng bằng hai mươi ca khúc nói về quê hương, ước mơ hòa bình và những bài sau này được gọi là "phản chiến", tôi đã cố gắng hết sức để một mình đảm nhận vai trò đưa nỗi lòng của mình đến với quần chúng. Buổi hát đã để lại một ấn tượng khá tốt đẹp cho cả người trình bày lẫn người nghe.
    Trong buổi diễn có một bài hát được yêu cầu hát đến lần thứ tám và cuối cùng mọi người tự động hát theo. Sau buổi diễn tôi đã được "bồi dưỡng" bằng một tiếng đồng hồ ngồi ký tên trên những trang giấy của tập bài hát quay roneo dành cho người nghe.
    Đó là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa người sáng tác và người nghe. Những buổi trình diễn nối tiếp ở các giảng đường đại học khác cũng được lặp lại trong một bầu không khí nồng nhiệt như thế. Trong tôi bắt đầu sáng lên một khái niệm: đó là ý thức về trách nhiệm của người sáng tác đối với công chúng.
    Thuở ấy Nhị Xuân. Em ở nông trường. Em ra biên giới.
    Đêm Nhị Xuân không còn thấy rõ mầu đất đỏ và những bãi mía, bãi dứa cùng lán trại cũng khoác một mầu áo khác. Mưa xuống. Hội trường dã chiến như một cái rá lọc nước thả xuống những giọt dài. Chúng tôi (Phạm Trọng Cầu, Trần Long ẩn và tôi...) cùng anh em thanh niên xung phong nam nữ hát với nhau dưới một bầu trời được trang trí lạ mắt như thế. Đêm cứ dài ra và những tiếng hát cứ dài ra. Nước ở con kênh dâng lên. Mặc kệ. Cứ đứng, cứ ngồi, cứ hát. Gần khuya có cô gái thanh niên xung phong nhanh nhẹn vui tươi mang cho chúng tôi những bát cháo gà trước khi chia tay. Những khuôn mặt ấy, tôi đã quen đã nhìn thấy nhiều lần. Một giờ khuya, lên xe giã từ Nhị Xuân, lòng còn âm vang tiếng cười, tiếng hát. Những bàn tay siết chặt, những cái vẫy tay trong đêm không nhìn thấy. Quá giờ giới nghiêm, xe nằm lại giữa đường, không được vào thành phố. Ngủ lại chờ sáng. Về lại thành phố, trở lại công việc thường ngày. Nhưng ở Nhị Xuân, có hai mươi người con gái thanh niên xung phong đi về phía khác. Mấy tháng sau, tôi được tin tất cả hai mươi khuôn mặt tôi đã nhìn, đã gặp trong đêm hôm nào ở Nhị Xuân cùng nhau ca hát, đã hy sinh ở biên giới Tây Nam. Những tiếng hát, giọng cười còn đó. Những cây mía, cây dứa các bạn trồng vẫn còn đó, vẫn lớn lên. Tôi bồi hồi nhìn ra quãng trời rộng và thấy lại trong trí nhớ những con người trẻ trung ấy. Trong những trái tim ấy có gì khác chúng ta không. Trong giấc ngủ ban đêm, trên những vầng trán khỏe mạnh ấy, đã có những cơn mơ nào. Chúng ta nói quá nhiều đến sự tròn đầy và chúng ta quên đi sự mất mát. Chúng ta vẽ ra lắm nụ cười mà quên đi những nỗi ngậm ngùi riêng tư. Những người bạn nhỏ ấy đã ra đi vĩnh viễn, nhưng nỗi nhớ thương về họ chưa được hát đủ như một nỗi đau. Còn thiếu sót biết bao nhiêu điều chưa nói hết lúc ở nông trường và càng chưa nói được một mảy may lúc ra biên giới. Làm một điều gì chưa đến nơi đến chốn với một người không còn nữa, có phải cũng là có lỗi với cuộc đời rồi hay không. Xin hãy tha thứ những dòng chữ óng mượt, những sắp xếp tinh khôn, những cân nhắc đong đo xuôi chèo thuận lái.
    Thông điệp
    Mỗi người đều có một cách riêng và một lý do riêng khi đến với nghệ thuật. Cánh cửa mở ra, chúng ta bước vào. Có những cánh cửa rộng hẹp không đều nhau. Có những cách nhìn và lòng đam mê không giống nhau. Và làm sao có thể giống nhau được khi bản chất của nghệ thuật là một đòi hỏi miên man cái muôn hình vạn trạng. Từ đó hình thành tính cách của mỗi con người muốn lân la kết tình bằng hữu với nghệ thuật.
    Có một điều chắc chắn là không có ai làm nghệ thuật một cách không nghiêm túc. Con người còn lắm chỗ, lắm nơi để bày ra những trò phù phiếm. Tuy nhiên, cũng có không ít những người quan niệm rằng làm nghệ thuật không vì một mục đích nào cả nghĩa là muốn hoàn thành một thứ nghệ thuật không có cứu cánh.
    Đã từ lâu tôi muốn qua ca khúc nói được thật nhiều điều. Tôi không chọn ca khúc như một chặng đường để rồi sau đó tu dưỡng hòng nhảy vào những thể loại to lớn hơn. Ca khúc đối với tôi là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nó là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc.
    ở nơi nào trên mặt đất này có con người, ở đó có tiếng hát. Con người có thể hát một mình ở bất kỳ nơi đâu. Ca khúc là nỗi lòng của một con người trong cuộc sống. Cuộc tình giữa âm nhạc và văn học này đã khiến ca khúc tự nó có thể chạm đến mọi bờ cõi tri thức của đời sống con người. Nó đủ khả năng hát về một cái chồi non vừa nhú cho đến cái chết của một con người. Nó chính là tiếng chim buổi sáng, tiếng gà gáy trưa bên đồi mang âm vang của một nỗi nhớ nhung. Nó là nắng, là mưa, là nụ cười, là tiếng khóc. Nó ở cùng với điều nhỏ nhất và đồng thời cũng sống chung với những cõi bờ bao la.
    Tôi chưa bao giờ cảm thấy ca khúc bối rối trước những điều tưởng không nói được. Nó đã đi qua bao nhiêu mùa mang giữa lòng cuộc sống con người và thường nó có mặt bên cạnh con người như một lời an ủi. Cũng vì thế, tôi đã có lần nuôi tham vọng gán ghép cho ca khúc một cái gì đó lớn hơn, tràn đầy ra ngoài cái hình thể nhỏ nhắn và khiêm tốn của nó. Đó chính là sứ mệnh truyền đạt những âu lo, những chờ đợi của con người khi đối diện với chính mình trước cuộc sống. Nó có bổn phận phải cưu mang trong từng dòng nhạc dòng chữ cái phần tinh khiết nhất của hạnh phúc và bất hạnh. Như vậy, ca khúc ngoài cái vai trò mua vui cũng được một vài trống canh, nó còn phải đảm nhiệm cái sứ mệnh đẹp đẽ mà các anh chị em họ hàng nghệ thuật của nó đã và đang làm.
    Tôi nghe một tiếng hát và tôi thấy lại cả một khoảng trời đầy kỷ niệm. Tiếng hát đi từ tôi đến anh bằng con đường ngắn nhất. Cái khả năng to lớn sau cùng của ca khúc là mang đến sự cảm thông giữa mọi người bằng tiếng hát. Tôi ước mơ một ngày nào đó trên hành tinh này tiếng hát sẽ được trả về với vẻ đẹp thuần khiết của nó. Đó là tiếng hát bay qua các lục địa, các đại dương, mang trong lòng nó tình yêu và tình nhân ái. Cái sứ mệnh huy hoàng nhất của nó là phải mang được cái thông điệp ấy đến với từng con tim. Không những chỉ với những tâm hồn vốn yêu chuộng hòa bình mà cả những con tim đang ngộ độc bởi những ngòi thuốc nổ.
    Trịnh Công Sơn
    (Báo Đại đoàn kết)

  6. primerose

    primerose Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/01/2002
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Phút nói thật Trịnh Công Sơn
    Về ăn mặc:
    Ai cũng thích ăn ngon, mặc đẹp. Điều này ai cũng giống nhau. Từ lâu tôi ăn rất ít nhưng trong mỗi bữa ăn tôi cần thấy nhiều món ăn khác nhau và cần có nhiều màu sắc. Về mặc và giày dép tôi cũng thích có nhiều để nhìn hơn là để sử dụng. Nói chung tôi là người thích sưu tầm và chọn tất cả những gì đẹp mang về để làm thoả mãn con mắt của mình.
    Thời gian rảnh
    Thời gian rảnh, nếu không có bạn, tôi thường ngồi yên lặng nhìn trời đất và suy tưởng về những điều mình chưa tự giải đáp được cho chính bản thân mình. Nếu có cảm hứng thì vẽ hoặc xem lại một câu nhạc đang viết dở. Có bạn thì lại khác, sẽ tiếp tục câu chuyện hằng ngày bên ly rượu. Những câu chuyện đời riêng và chung, về sự sống và cái chết. Về tất cả nói chung.
    Tình yêu
    Thời gian sau này tôi ít quan tâm đến những gì liên quan đến tình yêu. Nếu có viết một ca khúc nào đó nói về tình yêu thì cũng chỉ là một thứ ngôn ngữ rất trừu tượng, thậm chí rất siêu hình.
    Bạn bè
    Tôi dùng hầu hết thời gian cho bạn bè. Chuyện trò với bạn bè cảm thấy thoải mái hơn. Thậm chí có những khoảng thời gian im lặng hoàn toàn mà vẫn không cảm thấy khó chịu. Mỗi người có thể làm công việc riêng hoặc theo đuổi những ý nghĩ còn dang dở.
    Hội hoạ
    Tôi yêu hội hoạ cũng như âm nhạc. Có lúc lòng say mê hội hoạ trong tôi còn vượt hơn cả âm nhạc. Khi vẽ thì gần như quên hết, ngay cả giấc ngủ ban đêm. Tuy nhiên nói cho cùng thì hai bộ môn này bổ túc cho nhau trong công việc sáng tác của tôi.
    Dư luận
    Tôi không quan tâm đến dư luận lắm nhất là thứ dư luận không mang tính cách xây dựng. Vấn đề của người sáng tác là tập trung vào việc sáng tạo chứ không phải ngồi chờ nghe dư luận nói gì về mình. Người sáng tác phải tập trung làm công việc của mình và ý thức hoàn toàn về điều đó. Ngoài ra không có gì đáng kể.
    Thú vui lớn.
    Tôi không có thú vui nào đặc biệt cả. Nếu cần phải kể ra một thú vui nào đó cũng được thì có lẽ đó là thú vui được trở về nhà sau nhiều giờ phải ra ngoài vì một công việc nào đó hoặc sau những chuyến đi xa.
    Thời gian thích nhất.
    Khoảng thời gian thích nhất là thời gian được ngồi yên tĩnh một mình trước khi có một người bạn đầu tiên xuất hiện để phá tan sự yên tĩnh đó.
    Thói quen hàng ngày là chiều chiều uống vaì ly rượu với bạn bè.
    (Tạp chí Mốt-2000)
    Gấu ngủ đông
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:25 ngày 12/07/2003
  7. primerose

    primerose Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/01/2002
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Phút nói thật Trịnh Công Sơn
    Về ăn mặc:
    Ai cũng thích ăn ngon, mặc đẹp. Điều này ai cũng giống nhau. Từ lâu tôi ăn rất ít nhưng trong mỗi bữa ăn tôi cần thấy nhiều món ăn khác nhau và cần có nhiều màu sắc. Về mặc và giày dép tôi cũng thích có nhiều để nhìn hơn là để sử dụng. Nói chung tôi là người thích sưu tầm và chọn tất cả những gì đẹp mang về để làm thoả mãn con mắt của mình.
    Thời gian rảnh
    Thời gian rảnh, nếu không có bạn, tôi thường ngồi yên lặng nhìn trời đất và suy tưởng về những điều mình chưa tự giải đáp được cho chính bản thân mình. Nếu có cảm hứng thì vẽ hoặc xem lại một câu nhạc đang viết dở. Có bạn thì lại khác, sẽ tiếp tục câu chuyện hằng ngày bên ly rượu. Những câu chuyện đời riêng và chung, về sự sống và cái chết. Về tất cả nói chung.
    Tình yêu
    Thời gian sau này tôi ít quan tâm đến những gì liên quan đến tình yêu. Nếu có viết một ca khúc nào đó nói về tình yêu thì cũng chỉ là một thứ ngôn ngữ rất trừu tượng, thậm chí rất siêu hình.
    Bạn bè
    Tôi dùng hầu hết thời gian cho bạn bè. Chuyện trò với bạn bè cảm thấy thoải mái hơn. Thậm chí có những khoảng thời gian im lặng hoàn toàn mà vẫn không cảm thấy khó chịu. Mỗi người có thể làm công việc riêng hoặc theo đuổi những ý nghĩ còn dang dở.
    Hội hoạ
    Tôi yêu hội hoạ cũng như âm nhạc. Có lúc lòng say mê hội hoạ trong tôi còn vượt hơn cả âm nhạc. Khi vẽ thì gần như quên hết, ngay cả giấc ngủ ban đêm. Tuy nhiên nói cho cùng thì hai bộ môn này bổ túc cho nhau trong công việc sáng tác của tôi.
    Dư luận
    Tôi không quan tâm đến dư luận lắm nhất là thứ dư luận không mang tính cách xây dựng. Vấn đề của người sáng tác là tập trung vào việc sáng tạo chứ không phải ngồi chờ nghe dư luận nói gì về mình. Người sáng tác phải tập trung làm công việc của mình và ý thức hoàn toàn về điều đó. Ngoài ra không có gì đáng kể.
    Thú vui lớn.
    Tôi không có thú vui nào đặc biệt cả. Nếu cần phải kể ra một thú vui nào đó cũng được thì có lẽ đó là thú vui được trở về nhà sau nhiều giờ phải ra ngoài vì một công việc nào đó hoặc sau những chuyến đi xa.
    Thời gian thích nhất.
    Khoảng thời gian thích nhất là thời gian được ngồi yên tĩnh một mình trước khi có một người bạn đầu tiên xuất hiện để phá tan sự yên tĩnh đó.
    Thói quen hàng ngày là chiều chiều uống vaì ly rượu với bạn bè.
    (Tạp chí Mốt-2000)
    Gấu ngủ đông
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:25 ngày 12/07/2003
  8. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    Xin cuộc đời tha lỗi
    Trịnh Công Sơn vĩnh biệt Phạm Trọng Cầu
    Cái tâm hồn ấy bền bỉ vô cùng với tuổi thơ ngây. Vì vậy anh gần gũi dễ dàng với một thứ tuổi đời vô tội. Anh yêu thương cái lứa tuổi hồn nhiên và từ đó cái tên Bố Cầu đã ra đời để tôn vinh danh dự cho một thứ ngôi sao vô cầu trong cuộc sống. Ðời dễ thương vậy nên anh cuối cùng cũng là kẻ Trọng Cầu mà vô cầu. Vì anh đã không mưu cầu một điều gì cả ở cái thế giới thơ ngây nên đời đã trả lại cho anh một vết son rực rỡ trong tâm hồn vừa đủ để nuôi dưỡng một giòng sống vừa rạng rỡ vừa tĩnh lặng. Rất nhiều khi anh cố tình va chạm cuộc đời, va chạm cả những người xung quanh nhưng may thay những va chạm ấy không gây nên đổ vỡ vì hầu như mọi người đều hiểu rõ những va chạm ấy không phải cố tình để tạo nên những vết thương.

    Một người đã đi qua cuộc đời và ca hát. Ðã viết nhiều ca khúc gần với sự đớn đau nhưng không chìm sâu trong đớn đau. Tôi vẫn luôn luôn muốn nghĩ rằng anh là người muốn viết về những điều gần gũi với hạnh phúc nhưng thật ra hạnh phúc và bất hạnh đã từ xa xưa có một mối tình không xa lìa nhau được nữa.
    Ông Cầu ơi, tôi vẫn thường gọi ông như thế, chúng ta đã sống và đã ca hát cùng với mọi người, cùng với đời. Chẳng có gì để ân hận. Ra đi, sớm muộn gì cũng vậy thôi. Chỉ tiếc rằng cuộc sống vẫn còn nhiều điều mà ta chưa hiểu hết. Cuộc sống mầu nhiệm, đẹp đẽ biết bao. Xa lìa nó quá sớm cũng là mang tội. Xin cuộc đời tha lỗi cho Cầu, cho ông.
    *NS Phạm Trọng Cầu sinh năm 1933 tại PhnomPenh. Du học tại Pháp, Về nước năm 1970. Mất ngày 26 tháng 5 năm 1998 tại Sàigòn
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:40 ngày 12/07/2003
  9. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    Xin cuộc đời tha lỗi
    Trịnh Công Sơn vĩnh biệt Phạm Trọng Cầu
    Cái tâm hồn ấy bền bỉ vô cùng với tuổi thơ ngây. Vì vậy anh gần gũi dễ dàng với một thứ tuổi đời vô tội. Anh yêu thương cái lứa tuổi hồn nhiên và từ đó cái tên Bố Cầu đã ra đời để tôn vinh danh dự cho một thứ ngôi sao vô cầu trong cuộc sống. Ðời dễ thương vậy nên anh cuối cùng cũng là kẻ Trọng Cầu mà vô cầu. Vì anh đã không mưu cầu một điều gì cả ở cái thế giới thơ ngây nên đời đã trả lại cho anh một vết son rực rỡ trong tâm hồn vừa đủ để nuôi dưỡng một giòng sống vừa rạng rỡ vừa tĩnh lặng. Rất nhiều khi anh cố tình va chạm cuộc đời, va chạm cả những người xung quanh nhưng may thay những va chạm ấy không gây nên đổ vỡ vì hầu như mọi người đều hiểu rõ những va chạm ấy không phải cố tình để tạo nên những vết thương.

    Một người đã đi qua cuộc đời và ca hát. Ðã viết nhiều ca khúc gần với sự đớn đau nhưng không chìm sâu trong đớn đau. Tôi vẫn luôn luôn muốn nghĩ rằng anh là người muốn viết về những điều gần gũi với hạnh phúc nhưng thật ra hạnh phúc và bất hạnh đã từ xa xưa có một mối tình không xa lìa nhau được nữa.
    Ông Cầu ơi, tôi vẫn thường gọi ông như thế, chúng ta đã sống và đã ca hát cùng với mọi người, cùng với đời. Chẳng có gì để ân hận. Ra đi, sớm muộn gì cũng vậy thôi. Chỉ tiếc rằng cuộc sống vẫn còn nhiều điều mà ta chưa hiểu hết. Cuộc sống mầu nhiệm, đẹp đẽ biết bao. Xa lìa nó quá sớm cũng là mang tội. Xin cuộc đời tha lỗi cho Cầu, cho ông.
    *NS Phạm Trọng Cầu sinh năm 1933 tại PhnomPenh. Du học tại Pháp, Về nước năm 1970. Mất ngày 26 tháng 5 năm 1998 tại Sàigòn
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:40 ngày 12/07/2003
  10. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn: "Tôi đang viết và vẽ"

    Nhật Lam, Người Lao Ðộng, số 681
    * Phóng viên: Thưa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, anh đang làm gì?
    - Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Sau khi bị bệnh phải nằm viện một tháng, tôi đã dành hẳn một năm để nghỉ ngơi và bây giờ đã trở lại làm việc. Tôi đã vẽ khoảng gần 20 chân dung của những người bạn gái mà tôi quen. Tôi cũng vừa có hai bài hát mới: Tiến thoái lưỡng nan và Có duyên không nợ. Tôi viết hai ca khúc này với cách diễn đạt mới, lạ hơn những gì đặc trưng của tôi xưa nay. Lời lẽ mộc mạc và làn điệu mang âm hưởng dân ca.
    Tôi cũng đồng ý cho Báo Lao động Xã hội mượn một số ca khúc của tôi để tổ chức hai đêm nhạc từ thiện, xây dựng nhà tình nghĩa, mang tên Những dấu chân không năm tháng tại Nhà hát Hòa Bình tới đây. Tháng giêng năm 1999, Con tàu Hòa bình (Peace boat) sẽ cập bến Ðà Nẵng, trên đó có 500 thanh niên Nhật. Tàu sẽ tổ chức một chương trình "Nhạc và ca sĩ Kato" - một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của Nhật hiện nay, sẽ trình bày một số ca khúc của tôi bằng tiếng Nhật. Ngoài ra, tôi vừa được đề cử làm phó tổng biên tập tạp chí Sóng Nhạc của Hội Âm nhạc TPHCM, cùng ban biên tập lo nội dung số 1 (bộ mới) của tạp chí này và đã ra mắt bạn đọc, như chị thấy đó...
    * Anh có thể cho phép in bài hát mới nhất của anh trên trang báo này?
    - Không. Bởi vì, người ta sẽ in lại và đem bán. Tôi chỉ có thể gửi đến độc giả Báo Người Lao Ðộng lời đầu của bài hát Tiến thoái lưỡng nan:
    Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận
    Tình đôi ngập ngừng tiến thoái lưỡng nan
    Mây bay khắp xứ chân mờ cõi xa
    Vàng phai nhè nhẹ chiều hôm cửa nhà...
    * Và bây giờ, anh đang làm gì?
    - Tôi đang dự cuộc họp Ban Biên tập tạp chí Thế giới Âm nhạc của Hội Nhạc sĩ VN. Các nhạc sĩ Hồng Ðăng, Tôn Thất Lập và nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đang chờ tôi.
    *Vâng, xin cám ơn anh.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:43 ngày 12/07/2003

Chia sẻ trang này