1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập những bài văn bất hủ !!!

Chủ đề trong 'Những người thích đùa' bởi seabird82_hkid12, 28/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. seabird82_hkid12

    seabird82_hkid12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2003
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Tiếp nữa nè:
    ....Điên tiết chị Dậu thét lên:mày trói chồng bà đi cho mày xem.Và cuối cùng chị đã cho chúng xem thật...
    và đang lúc cao hứng,tác giả vịnh thêm bằng 2 câu thơ lục bát
    Thương chồng thì thật thương chồng
    Bán con thì bán chứ ko bán mình...


    Yêu một người, vẫn cưa một người ...
  2. seabird82_hkid12

    seabird82_hkid12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2003
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Đòan thuyền đánh cá của Huy Cận nhé...
    ...Huy cận là 1 nhà thơ đại tài,thơ ông thường dùng cái này để nói cái khác,ý tại ngôn ngoại.Ví dụ hai khổ thơ trong bài Đòan thuyền đánh cá,mượn cớ viết về biển nhưng thực chất ông đang nói về tình yêu nồng cháy của 1 đôi trai gái đang tuổi dậy thì.Câu thơ thuyền ta lái gió với buồm trăng,ko phải nói về thuyền mà là cách nói ám ảnh về người con trai và người con gái.Sự thăm dò của người con trai được tác giả ví như:Ra đâu khơi xa dò bụng biển.Bụng biển ở đây đích thực là tấm lòng khó hiểu của cô gái lần đầu yêu...
    Được seabird82_hkid12 sửa chữa / chuyển vào 13:19 ngày 14/03/2004
  3. skeletonnn

    skeletonnn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    3.262
    Đã được thích:
    28
    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bày mực tàu giấy đỏ
    Bên phố đông người qua
    Người đọc sẽ cảm thấy thực sự bức bối. Xin thưa, câu thơ đề cập tới những vấn đề nổi cộm trong xã hội. Đầu tiên là sự đối lập thể hiện giữa hoa đào với mực tàu, một giá trị truyền thống dân tộc đang bị hàng hoá nước ngoài lấn át. Ông đồ già người Việt, viết chữ Nho và bán mực Trung quốc, tôi không nghĩ ra một ví dụ nào hợp lý hơn về tình hình thị trường trong nước hiện nay. Có lẽ không phải chỉ bây giờ dư luận mới báo động về tình trạng hàng hoá giá rẻ từ Trung quốc tràn sang đang bóp nghẹt sản xuất trong nước. Hình ảnh ông đồ già ngồi bán hàng ngoại nhập ngay vỉa hè vị trí đẹp ?oBên phố đông người qua? khiến người đọc không khỏi chạnh lòng. Vỉa hè ư, vỉa hè là để cho người đi bộ, lấn chiếm lòng lề đường để bán hàng ngoại, ông đồ có lẽ không ý thức được thế nào là bảo hộ mậu dịch. Ông mắc thêm một khuyết điểm nữa là vi phạm nghị định 36/CP. Cho nên trong câu thơ, Vũ Đình Liên sử dụng chữ ?o lại ?o là rất chính xác, ?olại? mang một hàm ý ca thán , biểu lộ sự thất vọng và bất lực nhiều hơn.
    ... Tội lỗi  - đó không phải là lúc say rượu làm bậy, mà là khi say rượu lại không làm gì cả ....
  4. ____________

    ____________ Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    http://www.ttvnol.com/Nhungnguoithichdua/274740/trang-2.ttvnThấy hơi giống
  5. CafeDang2008

    CafeDang2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    4
    Bài của Aquariusit được chuyển
    · "Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu? - Ðó là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ 10 bài làm của học sinh :
    Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa? Tính tình cụ già rất là bực bội? Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
    Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, miệng cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
    Bà cụ ngoài 40 tuổi.
    Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
    Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cá hố.
    Hình dáng của ông ấy rất bình thường chiều rộng một mét, chiều cao hai mét.
    Mỗi khi ông cười hàm răng của ông không còn trắng và chắc như trước nữa mà đã gãy bốn cái răng. Khuôn mặt của ông không còn đẹp trai như trước nữa mà rất nhăn nhó, ông cười cũng như là ông giận.
    Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
    Ông của em dài thì bằng mư! 901;i mé t và không mập.
    Ông em cao khoảng 1m, khung mặt của ông như trái song.
    · Trẻ con với môn Tập làm văn (những chuyện có thật)
    Em hãy tả con lợn nhà em:
    "con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!"
    comment: thời buổi này, có nhà nào có lợn đâu mà tả.
    2 anh em sinh đôi nhà nọ học chung 1 lớp, nen bài vở có phần hơi giống nhau. 1 lần làm bài văn tả cơn mưa. anh viết "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối lộp độp". em ngó sang thấy phục anh quá, liền chép ngay vào vở mình "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối leng keng"!
    comment: từ tượng thanh có vấn đề.
    em hãy tả bạn em
    "bạn em ko cao ko thấp, trung bình. bạn em ko gầy, ko béo, trung bình. bạn em ko đen ko trắng, trung binh. bạn em ko giỏi ko kém, trung bình..."
    comment: điệp ngữ đây, điệp ngữ đây.
    em hãy tả đêm giao thừa
    "em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang laóng..."
    comment: bốc phét quá đà. theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa ko có trăng.
    em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của NTT
    "Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn"!!!!
    comment: trong văn học 30-45, nhẫm lẫn là chuyện thường tình.!
    em hãy tả con gà trống nhà em
    "chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái " !?
    comment: tội nghiệp trẻ con bây giờ, ít được gần với tự nhiên, cây cỏ, động vật
    · Chuyện này cũng có thật nè.
    Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn
    "Chị Dậu, như người ta vẫn nói ''''''''con giun xéo lắm cũng quằn'''''''', đã nói với bọn lính lệ như thế này ''''''''Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem''''''''. Và chị cho chúng nó xem thật. "
    Không hiểu là xem cái gì nhi?
    · "áng văn" độc đáo
    "Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".
    Comment: Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Ðấm! Ðá! Hự ! Bụp!..."
    · Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em
    "Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: ''''''''Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!''''''''"
    Comment: Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất
    · tả cô giáo
    "Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là..."
    Comment: Một học sinh giỏi toán của lớp,! bố ; mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi"
    · "Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian" .
    "Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã"
    Comment: Trời đất như nhau
    · tả tiết học trong lớp
    "... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp..."
    Comment: học sinh mê truyện trinh thám .
    · "Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em"
    "... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống! nạ ;nh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại"
    Comment: học sinh "tả thực" .
    · giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"
    "Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ..."
    · giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
    "Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".
    Comment: Ảnh hưởng của dịch cúm gà
    · Tiếp những câu văn "bất hủ":
    -Miêu tả hình dáng cô giáo em: "Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con nhà em khi em ra cho nó ăn cám".
    Hay "cô giáo em có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ hơn"
    -Miêu tả về bà: "Bà có mái tóc dài nhưng trắng phau, mỗi buổi tối khi bé Hưng nhà em không chịu ăn cơm bà liền rũ tóc ra méo xệch mồm doạ nó. Bé Hưng sợ phát khiếp vội vàng ăn ngay
    -Tả đôi mắt của ông: "Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã"! .
    · Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.
    Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau:
    "Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
    Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."
    Ðọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
    "Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
    Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
    +"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
    +"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
    "Ðà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
    "Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
    " Thọ" : nhiều lần (lâu)
    Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
    Trời nổi cơn bão lớn
    Lao xuống tà vẹt đường
    Vợ trời đánh một tiếng chuông
    Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần
    · Ðề bài: Em hãy phân tích nghệ thuậ! ;t tN 43; người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều
    Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-****. Thật tài quá xá! "
    Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá"! 1 điểm.
    · Ðời thừa
    Ðề bài: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ (Ðời Thừa)
    Bài làm: Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Ðặc biệt là người anh cả văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98...Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi t! iế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Ðời thừa" sao được ???
    Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân..
    " Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."
    Lời phê của thầy giáo: "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)
    · Chuyện này cũng thật 100% luôn. Của học sinh lớp 12.
    Ðề bài: em hãy phân tích hai câu thơ trong tập "Nhật kí trong tù" của tác giả Hồ Chí Minh.
    " Ngủ thì ai cũng như lương thiện
    Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền".
    Em nghĩ học sinh này chắc là học giỏi môn sinh vật, nên bạn phân tích như sau:
    Khi ngủ thì cơ thể chúng ta nằm im, bất động, mắt nhắm trông ai cũng giống ai. Nhưng khi tỉnh dậy, do nhu cầu sinh lý, cơ thể con người cần đào thải một số cặn bã trong cơ thể, nên câu thơ đã tả thực rất chính xác: " ngủ dậy phân ra.......kẻ ! dữ hiền."
    Bạn học sinh này đã tự ý ngắt cụm từ như thế đấy.[/i]
    Được cafedang2008 sửa chữa / chuyển vào 09:55 ngày 18/04/2004
  6. desperado_hanoi

    desperado_hanoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Lão Hạc ôm con Vàng tự nhủ:
    "Sao hôm nay không phải là cuối tháng nhỉ, đầu tháng ai ăn thịt chó bao giờ đâu, rớt giá rồi, cậu Vàng ơi!"
  7. seabird82_hkid12

    seabird82_hkid12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2003
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Đề bài:Hay tả lại hình dáng ông tiên trong giấc mơ của em...
    ...Em gặp 1 ông tiên râu tóc bạc phơ,chân đi dép cao su.Em hỏi ông"ông ơi,bây giờ người ta toàn đi dép bitis thời trang sao ông vẫn đi dép cao su?"Ông tiên đỏ mặt trả lời"À,ta đi dép cao su là học tập theo tinh thần tiết kiệm của Bác Hồ đó mà".Rồi ông vuốt vuốt bộ râu dài.Em hỏi ông"ông ơi,sao râu ông dài thế mà bố em chẳng có râu gì cả?"Ông trả lời em"ông để râu cho đẹp".Bây giờ thì em biết tại sao bố em ko đẹp rồi,nhất định em sẽ nói bố em để râu dài như ông tiên.
  8. mingy

    mingy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    0
    hic... đọc mà thấy buồn cười...
    còn câu văn này kinh nghiệm thực tế của em, trong bài tập làm văn hồi lớp 4... câu văn này đã được cô giáo đọc lên trước lớp, và đến bây giờ là năm thứ hai đại học vẫn bị mọi người ở nhà mang ra để trêu... khổ nỗi là tại vì ông bà đều là nhà văn, thế mà đứa cháu lại có câu như thế này: LÒNG YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA KHÔNG BAO GIỜ CHÌM!!!
  9. t

    t Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    1
    "Những?otác phẩm? phòng thi
    TT - Trong kỳ thi đại học vừa qua, dù không làm được bài nhưng không ít thí sinh đã kịp ?osáng tác? những tác phẩm ?ođộc? mà thường thì chỉ có cán bộ chấm thi mới được thưởng thức.
    Nhiều giáo viên đã giật mình trước sự vô tư và năng lực thi ca, hội họa của những thí sinh chắc chắn trượt (theo qui chế, thí sinh viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi sẽ bị đình chỉ thi - tức sẽ bị điểm 0 môn thi đó).
    Dưới đây là một số tâm tư của thí sinh đã được các giám khảo ?ocảm? mà chép lại; thể hiện phần nào tâm trạng, nỗi niềm của nhiều thí sinh vẫn hiện diện tại phòng thi chỉ để chờ... may mắn!
    Tại phòng chấm thi của các trường có khối C, D như ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG Hà Nội), ĐH Luật Hà Nội, thi thoảng các giáo viên chấm thi lại có phen cười ngất ngư, đến chảy nước mắt. Nhiều thầy bức bối: có bài thi của thí sinh đọc ức chế ghê gớm, nhầm một cách ngớ ngẩn. Đề hỏi Mỹ mà trong phần trả lời toàn nói nước Pháp thế này thế nọ. Tất cả các sự kiện, ngày tháng đều đúng nhưng không thể cho điểm vì cái tội từ ngàn xưa các cụ đã dặn đi dặn lại ?orâu ông nọ cắm cằm bà kia?.
    Lại có những thí sinh đóng mở ngoặc trần tình về hoàn cảnh gia đình, về khả năng tiềm ẩn của mình theo kiểu ?olời cuối? hoặc ?otái bút? rất lâm ly bi đát, đại loại như ?onhà em nghèo, cả họ chỉ hi vọng vào mình em học lên làm rạng danh gia tộc, nếu không đỗ em không biết có dám sống để về quê hay không?, hay ?onếu không đỗ em sẽ tự tử, nếu không em cũng bị bố mẹ đay nghiến đến chết mất?...
    Sai chính tả, không hề có kiến thức cơ bản, xuyên tạc một số câu văn nổi tiếng là chuyện năm nào giáo viên chấm thi cũng gặp. Đôi khi họ còn được thí sinh gợi ý cả cách chấm điểm bằng cách đóng mở ngoặc ở cuối dòng đề rõ (2đ) hoặc (1,5đ)... Tuy nhiên, nhiều và đáng nói nhất là những tác phẩm thơ phú, đồ họa đã ra đời trong phòng thi - nơi không nên nhất này.
    Một nàng buồn ngồi nghĩ đến tuổi tác và tình yêu không liên quan gì tới môn thi toán hóc búa khối D vào Học viện Tài chính bèn tự hỏi và tự trả lời luôn bằng thơ làm các giám khảo được phen ?ophớ lớ? sau cả ngày căng thẳng với đáp số và những phương trình (chúng tôi mạn phép tự đặt ?otựa?):
    Tuổi mười bảy
    Tuổi mười bảy em lớn chưa anh nhỉ?
    Có quyền yêu và mơ mộng không anh?
    Có quyền đau khi giấc mộng không thành
    Có quyền khóc khi mối tình dang dở?
    Tuổi mười bảy học đủ rồi em ạ
    Có quyền yêu và mơ mộng em ơi
    Nhưng yêu sao cho xứng với đời
    Không đại học em cũng thành bà lớn...

    Rất tâm trạng và đầy quyết tâm! Trong khi đó một tác phẩm không biết của nam hay nữ (đã rọc phách) nhưng với nét chữ, các giám khảo chấm thi đoán là nam. Anh chàng này thi vào ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng môn toán chỉ làm được hai câu, thời gian còn lại chắc buồn quá anh quay sang nhớ lại những kỷ niệm đẹp tuổi học trò nên bài thơ này đã ra đời, nó vừa có vẻ dang dở lại vừa không:
    Hè về nắng hạ đã rơi vương
    Sao nghe buồn quá buổi tan trường
    Tuổi học trò mang đầy xác phượng
    Cặp sách nào đựng hết yêu thương...

    Nhưng những tác phẩm trên chưa thể so sánh với bài thơ dưới đây do một phó giáo sư ở khoa lịch sử Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) chép lại. Nó đầy tâm trạng, có mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn! Xen lẫn đó là các trạng thái vui buồn. Đặc biệt, tác giả bài thơ có tinh thần lạc quan, lắm quyết tâm và... viết khá hay.
    Theo các giám khảo được ?othưởng lãm? tác phẩm, chắc chắn đây chẳng phải bản ?otrường ca? đầu tay của thí sinh này. Bài thơ được tác giả của nó đặt tựa hẳn hoi và viết ngay ngắn trên trang giấy thi với lời nhắn ?orất mong các thầy chấm thi đọc vì đây là bài ứng khẩu nên sẽ thất truyền? (!). Và đúng như mong muốn, các giám khảo đã đọc và cả phòng chấm thi ngột ngạt cũng được một phen thư giãn tích cực.
    Ngẫm đề thi...
    Đề thi lịch sử khó làm sao
    Cố viết mà chẳng được câu nào
    Khen ai ra đề, ôi chao khéo
    Quả là đầu óc có tầm cao
    Đề thi lịch sử khó làm sao
    Mấy bác giám thị thật gắt gao
    Bên ngoài, giám sát viên thao láo
    Biên bản đình chỉ sẵn giơ cao...
    Đề thi lịch sử khó làm sao
    Thế là bạn bè hết ăn khao
    Định mời chúng nó chầu sủi cảo
    Thi trượt, cũng tốt, càng đỡ khao
    Đề thi lịch sử khó làm sao
    Nhìn tờ giấy trắng lòng nôn nao
    Lại mất một năm tốn cơm gạo
    Tuổi xanh lãng phí buồn biết bao!
    Đề thi lịch sử khó làm sao
    Nhưng tự hỏi ta chăm đâu nào?
    Ôn văn, luyện võ ta chưa thạo
    Bạn nhạo, thầy chê, trốn nơi nao?
    Đề thi lịch sử khó làm sao
    Cầu mong chỉ giống giấc chiêm bao
    Than ôi! Nhưng đó là mơ hão
    Lười học đừng nuôi mộng anh hào
    Đề thi lịch sử khó làm sao
    Ra chợ vài chục một bộ phao
    Nhưng không! Anh đây quyết trong sạch
    Không đỗ mà đầu vẫn ngẩng cao
    (...)

    Chắc chắn ngoài những bài thơ trên còn nhiều ?otác phẩm? không kém phần độc đáo khác nhưng đã thất truyền vì có khá nhiều điểm 0 trong các kỳ thi đại học. Điều này chứng tỏ thí sinh của chúng ta cũng... khá, dù ở lĩnh vực thơ phú bất đắc dĩ.
    Ngoài thơ ra, tài hình họa của thí sinh cũng không kém phần đặc sắc với những chú dê, chú mèo đầy ngộ nghĩnh vượt cả 12 con giáp. Chỉ các nhà giáo tâm huyết mới ngậm ngùi: tiếc rằng những tác phẩm này toàn là của những thí sinh đậu... cành mềm, tất cả kiến thức thu nhận bây giờ lại là những tờ giấy vui xen lẫn cợt nhả.
    Theo GS L.V. L., người đã ?osưu tầm? được rất nhiều ?otác phẩm? trong phòng thi và đã tổng kết, nghiền ngẫm nhiều về nó, ?ođa số thí sinh trổ tài thi họa không đúng chỗ đều là thí sinh thi năm đầu tiên. Dù đó cũng là năng khiếu đáng trân trọng nhưng mong sao ngày càng ít phải đọc những bài thơ, tác phẩm hình họa này trong bài thi. Sẽ tốt hơn nếu gặp chúng ở hội thi văn nghệ sinh viên!?...
    (Bài sưu tầm trên báo Tuổi trẻ)
  10. t

    t Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    1
    Ông tác giả bài "Ngẫm đề thi" nếu có vào đây thì ới lên một tiếng nhé, tôi là tôi ngưỡng mộ ông lắm đấy.
    Và tiếp theo, những bài tập làm văn dựng tóc gáy:
    "Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".
    Đây chỉ là một trong những "áng văn" độc đáo mà tôi đã gặp trong quá trình dạy học. Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Đấm! Đá! Hự ! Bụp!..." và đã áp dụng khá nhuần nhuyễn khi làm bài văn "Tả con gà nhà em".
    Còn đây là bài văn "Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em": "Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: ''Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!''". (Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất).
    Một học sinh giỏi toán của lớp, bố mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi", thì tả cô giáo: "Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là...". (Xin lỗi, tôi không thể tiết lộ (...) được).
    Khi cô giáo ra đề bài: "Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian", có em đã viết: "Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã". Chao ôi! Sự tưởng tượng này rất có thể bắt nguồn từ thực tế em được chứng kiến các cuộc nhậu triền miên ở xung quanh.
    Một học sinh mê truyện trinh thám thì tả tiết học trong lớp như thế này: "... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp...".
    Với đề bài "Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em", một học sinh "tả thực" như sau: "... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại".
    Ca dao, tục ngữ vốn là những thứ rất thân thuộc với người Việt từ nhỏ. Thế mà học sinh, sinh viên của chúng ta cũng có những kiến giải rất lý thú. Một nữ sinh giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" như thế này: "Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ...". Hay như câu "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" có người giải thích một cách đầy "sáng tạo": "Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".
    Thế mới biết, có rất nhiều yếu tố tác động đến việc học văn của học sinh, để chúng ta đã và đang được thưởng thức những bài văn, câu văn... dựng tóc gáy."

Chia sẻ trang này