1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập những bài văn bất hủ !!!

Chủ đề trong 'Những người thích đùa' bởi seabird82_hkid12, 28/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BlackGirl83

    BlackGirl83 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2001
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    0
    Càng ngày em càng " bái fục" cái khả năng "tìm" và "tòi" , đầy sáng tạo của anh t@.
    Làm em đang có chuyện buồn mà đọc xong cái topic này cười chảy nước mắt.
    Tiếp tục fát huy nhé!!!!
  2. chuabaogiocuoi

    chuabaogiocuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    mấy em mà bác t đề cập hư thật đấy. Hồi trước em đi học viết văn nghiêm túc lém, lơ tơ mơ có mười mấy lần mà cô giáo không thông cảm, mời bố mẹ liên tục.
    Nhưng nhờ sự rèn giũa cật lực với tất cả tình thương bao la của các thầy cô giáo mà phẩy Văn của em thường luôn cao hơn 5 nhưng cũng thường xuyên thấp hơn 5,2...
  3. butchido

    butchido Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Bác t sưu tầm được cũng hay ha. Trẻ con làm tập làm văn buồn cười lắm. Tôi nhớ hồi học lớp 3 tả về con ỉn được 3 điểm về nhà mọi người đọc bài bò lăn ra cười- nên thoát nạn bị mắng. Còn tả cây chuối thì không biết tả sao liền vác bàn ghế ra cây chuối ngồi nhìn nó cả nửa ngày mà chẳng viết câu nào. Trẻ con thường tả văn trực diện biết thế nào nói thế đấy nên rất ngộ.
    Văn chương phú lục nghĩ không ra
    Thừa giấy làm chi chẳng vẽ voi....
  4. t

    t Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    1
    Kỳ thi Đại học môn Văn vừa qua:
    ?oTố Hữu được giải Nobel (1960)?; ?oChế Lan Viên là một nhà văn, nhà thơ rất nổi tiếng trong thời phong kiến"... Đó là những nhận định lạ lùng trong một số bài thi ĐH môn văn kỳ thi vừa qua, khiến nhiều giám khảo phải giật mình.
    Có thí sinh còn viết: "Những tác phẩm của người (Chế Lan Viên) luôn bộc lộ nỗi thống khổ và những tình cảm sâu nặng của những con người phải xa quê hương, đất nước để tìm sự thanh bình cho tổ quốc?; ?o Nguyễn Tuân tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920-1987)?; ?oChí Phèo là một thanh niên khỏe mạnh, giỏi giang, ai lấy được nó như có một con trâu trong nhà?. Còn Thị Nở ?olà một người con gái trông chẳng có gì để có thể nói là đẹp nhưng cô ấy lại là một người tốt bụng, làm công cho nhà tên thống lý?.
    Trong phần phân tích bài "Giải đi sớm" của Hồ Chí Minh, thí sinh viết: ?oTrên đường đi cơ cực nhưng người vẫn quan sát khung cảnh chung quanh; vẫn thưởng thức cảnh thiên nhiên như không có gì xảy ra đối với mình. "Lom khom dưới núi tiều vài chú" là "Bác đứng trên núi nhìn xuống dưới núi có một vài chú tiều đang lom khom mặc dù Bác chưa có thể khẳng định là các chú tiều ấy đang làm gì, nhưng Bác thấy những hoạt động lom khom của các chú tiều cũng có thể là đang đốn củi?. Nhan đề của bài "Chiếc lư đồng mắt cua" của Nguyễn Tuân, cứ 10 bài thì có đến 7 bài viết thành "Chiếc lư đồng mắc cua" hoặc "Chiếc lư đồng bắt cua", thậm chí là "Chiếc lư đồng mắc kẹt"....
    Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên cũng có xuất xứ ?ophong phú? chẳng kém: ?oRút ra từ tập thơ "Mặt đường khát vọng?, ?ođược in trong tập thơ "Những vùng trời khác nhau?, ?ođược trích từ tập thơ "Ánh sáng và phù du?...
    Giám khảo chấm vài chục bài, thấy phần lớn các ý đều na ná nhau thì tập trung, chú ý hơn đến câu chữ, lối hành văn để đánh giá, phân loại. Và ở đây giám khảo vẫn thấy sự lặp lại gần như y nguyên những lỗi cách đây hơn một tháng đã có người chỉ ra. Chỉ viết lại hai dòng thơ mà thí sinh mắc đến bốn lỗi chính tả: "Cô em sóm núi say ngô tối/ Say hết lò thang đã rực hồng".
    Dùng từ sai cũng là căn bệnh trầm trọng của nhiều thí sinh. Nhiều em đã viết: ?oDưới ngòi bút của Tố Hữu là con dao đâm chết kẻ thù?; ?oChí Phèo trở thành con quái vật để không bị người ta ăn hiếp?; ?o Đứa con của bác Xẩm thì ngủ lăn ra đất trở thành bò sát quả là một cuộc sống tàn tạ?.
    Không ít thí sinh còn lẫn lộn giữa văn viết và văn nói, nên khi đọc lên nghe ngọng nghịu, ngây ngô: ?oChí Phèo đã rời khỏi tù vừa về đến làng thì Chí Phèo đã ra quán nhậu, nhậu cho say sưa, nhậu từ sáng đến tối. Đôi khi nhậu xong Chí Phèo còn đòi bật diêm chỉa vào mái tranh để tống tiền. Thật khủng khiếp, Chí sống chỉ có nhậu và làm cái nghề rạch mặt ăn vạ để kiếm tiền nhậu?; ?oCó đời nào con gái con đứa (chỉ Thị Nở) lại nằm thẳng ra đất mà ngủ không, lại còn dơ bụng ra nữa chứ, mà nhìn thị có khác nào một khối vuông bất động, bề ngang và chiều dài thân hình có kém gì nhau??...
    Sáng tạo là điều cần được khuyến khích đối với thí sinh trong quá trình làm bài. Nhưng sáng tạo mà là phịa ra những điều không có thật, không có cơ sở từ tác phẩm thì giám khảo dẫu thương học trò đến mấy cũng phải chào thua.
    Có thí sinh đã biến Thị Nở thành cô tiên năm 2000: ?oĐối với tôi thì tôi thấy Thị Nở đẹp, tuy cô xấu đau xấu đớn nhưng mà hỏi thử có ai mà toàn mỹ không? Thị Nở cũng vậy, cô xuất hiện như một nàng tiên mang lại bao ước mơ cho những em nghèo không tình thương mái ấm gia đình?.
    Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở càng hiện đại và ly kỳ: ?oChí Phèo gặp Thị Nở vào buổi sáng, anh buông lời trêu ghẹo, chọc phá. Thật ra anh thấy Thị Nở quá xấu nên chọc cho vui và cười một cách khoái trá, còn Thị Nở thì ngoe nguẩy bỏ về... Tối đó Chí Phèo mò đến chỗ Thị Nở đang ngủ ở bờ sông. Chí Phèo lấy tay bịt miệng Thị Nở. Thị định la lên nhưng Chí bịt miệng chặt quá, vả lại ở đây cũng thanh vắng. Thị thôi, mặc kệ nó!?; ?oVà sau khi quay trở về nhà nấu cháo cho Chí Phèo, Thị Nở đã trở lại, trên tay cầm một tô cháo ngùn ngụt khói thơm ngào ngạt. Một tô cháo chỉ rắt thêm chút hành thế mà Chí Phèo ăn lại thấy ngon đến lạ lùng?.
    Còn ?ođứa em liên lạc? trong thơ Chế Lan Viên thì ?okhông chỉ dũng cảm mà còn say mê và có tinh thần trách nhiệm. ?oMười năm tròn? thời gian khá dài thế mà ?ochưa mất một phong thư?. Thời đại ngày nay với nhiều kỹ thuật hiện đại mà đôi khi còn mất thư, thế mà trong hoàn cảnh ấy chưa mất một phong thư nào. Điều này cho thấy được tinh thần trách nhiệm cao độ của người làm công tác liên lạc...?.
  5. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Hehe, còn đây là lượm lặt được từ kỳ thi năm ngoái nè !
    HỌC VĂN BÂY GIỜ
    Hàm Luông ghi lại.
    Nhiều giáo viên chấm thi đại học năm nay nhận xét, mỗi năm bài thi văn lại kém hơn một chút. Có những lỗi sai không thể chấp nhận được, có những câu văn mà giám khảo phải ôm bụng cười tới năm phút sau mới có thể chấm tiếp. Nếu nói đọc văn biết người thì chúng ta đang đọc được một lớp người như thế này đây...
    Một giảng viên văn, sau chấm thi môn văn kì tuyển sinh đại học, cao đẳng vừa qua, đã đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể.
    "Thân thể ông lái đò hết sức tráng lệ"(!)
    Ở đây chúng tôi không đề cập đến những trường hợp khó viết đúng chính tả như : truyện ngắn, câu chuyện ...(những lỗi này thì nhiều vô kể), nhưng những lỗi sau đây, theo chúng tôi, là không thể tha thứ được.
    - Xuống dòng, chữ đầu dòng không viết hoa.
    - Tên riêng của người không viết hoa. Ví du: huy cận, nguyễn tuân...
    - Cả bài viết không có dấu câu nào.
    - Những từ đơn giản thông thường không viết đúng chính tả: lo nắng, í tưởng, Việt lam, đoạn quối truyện...
    Chúng tôi cũng không cần bàn tới chuyện học sinh phải dùng từ cho đúng phong cách, dùng những từ thật "đắt" mà chỉ dùng từ cho đúng nghĩa. Học sinh rất hay nhầm lẫn những từ có âm gần giống nhau. Ví dụ:
    - Thân thể ông lái đò rất tráng lệ (phải chăng học sinh định viết là cường tráng?).
    - Cách dùng từ của Huy Cận rất thuần tuý (phải viết là tinh tuý).
    - Những cánh đồng được phù sa bồi đắp trở nên rất phù du, màu mỡ (phải viết là phì nhiêu).
    - Ở giai đoạn này ý chí của người dân đang ở mức tuột đỉnh (tột đỉnh).
    - Đoạn thơ thể hiện sự vui sướng, hí hửng của tác giả (hớn hở).
    - Qua tác phẩm người lái đò sông Đà em rất ngưỡng mộ những cuộc giao hữu của ông lái đò với sông Đà (giao chiến chăng?).
    - Nhan đề bài thơ tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên có ý nghĩa rất sâu cay (sâu sắc).
    Rất nhiều trường hợp học sinh dùng từ sai, song chúng tôi cũng không biết học sinh định diễn đạt cái gì và thay thế bằng từ gì:
    - Đó là một cụm từ gợi cho ta nỗi buồn, nó bê tha đến nhường nào.
    - Nguyễn Tuân là một nhà văn cổ kính.
    -" Nguyễn Tuân rất hung bạo"?!
    Có thể kể ra vô vàn những câu văn của học sinh mà người đọc không thể hiểu nổi học sinh đó muốn viết gì. Điều này chứng tỏ học sinh rất lơ mơ về kiến thức ngữ pháp tiếng Việt, đồng thời cũng chứng tỏ tư duy cũng hết sức rối rắm. Có những giáo viên khi chấm bài đã không thể chịu đựng được đã phê: "Thần kinh không bình thường". Xin kể vài trường hợp:
    - Từ lâu đến nay nói tới con sông Đà nhớ ngay tới Nguyễn Tuân vì Nguyễn Tuân có lúc rất hung bạo, một mình ông cũng ngồi trên một chuyến để lái đò và ông cứ xoáy sâu vào hình tượng sông Đà.
    - Trong nền văn học Việt Nam thì có rất nhiều nhà văn mà chúng ta được biết thì chúng ta không thể nói hết về nhà văn nhà thơ được mà Nguyễn Tuân là một nhà văn rất quen thuộc với bao cô cậu học trò cũng đang in rõ sâu trong lòng nhà thơ.
    - Chế Lan Viên là một nhà thơ xuyên suốt cuộc đời trong lãnh tụ của Đảng và nhân dân cũng như tất cả các cán bộ.
    Cần phải nhìn nhận một thực tế bây giờ là rất ít học sinh viết rung động đối với bài thơ hay, câu văn đẹp. Vì vậy khi viết văn các em toàn diễn xuôi hoặc "thô thiển hoá" văn chương. Một bài thơ hay, sau khi được các em phân tích, bình giảng bỗng trở nên một thứ ngớ ngẩn, không thể nào chấp nhận được, đọc mà nhiều lúc phát tức. Chúng ta hãy nghe thử một số lời bình sau đây:
    - Lời bình câu thơ: Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy:
    Cảnh đông tàn rét mướt khiến cho con người không muốn quét tước gì nữa, để rồi sau khi nắng lên, sau lưng thềm lá đã rụng đầy như một bãi rác.
    - Lời bình câu thơ: Mùa thu nay khác rồi:
    Đấy mới hôm nào đấy quay về thì phong cảnh ở đây đã khác rồi, không ai đoán trước được chữ ngờ.
    - Lời bình câu thơ: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu:
    Mở đầu bài thơ tác giả đưa ngay ra một cái cồn nhỏ. Cồn của người khác thì rậm rạp còn cồn của Huy Cận thì lơ thơ vài loại cây. Cây cối của Huy Cận chỉ đủ dùng cho một luồng gió.
    (ặc ặc, chắc phải tôn hắn làm... sư phụ quá ! hic...)
    -Lời bình câu thơ: Sông dài, trời rộng, bến cô liêu:
    "Bến cô liêu" thì có nghĩa cô liêu là tên của một bến đò. Và "Cô" ở đây chỉ cô gái đứng cô đơn một mình.
    Còn đây là một cách mở bài rất điệu đàng và hoa mỹ: Mỗi khi nghe tiếng sóng dữ dội đập vào bờ biển đầy rẫy những hòn đá là em lại chợt rùng mình trong lòng như tê tái có một điều gì đó làm em lo sợ. Đúng rồi, đó là tiếng sóng dữ dội mà ông lái đò từng trải qua mà em đã từng được học trên lớp.
    Nếu nói văn là người thì qua những câu văn vừa rồi, bạn sẽ hình dung một lớp người như thế nào? Thật là lạ, lớp người ấy vừa đỗ tú tài xong!
  6. nara

    nara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    thêm nữa nhá
    tron đợt thi dh năm kia có một thí sinh khối c đã viết trong bài văn của mình là: thâm tâm là một đại thi hào của trung quốc đời nhà đường (cán bộ chấm thi suýt ngất)
    còn nữa , trong kì thi dh cách đây khá lâu rùi, sau khi chấm thi xong , (đề ra vào bài thơ "mộ''" của hồ chí minh), một giáo sư đã đứng lên trước hội đồng thi đọ một bài thơ thay lời thí sinh :
    Thầy ơi kiến thức em cùn
    Thầy ra bài "Mộ", em run thấy mồ
    Chẳng qua là việc xay ngô
    Cô em ngắm cối , ***** ngắm chim

Chia sẻ trang này