1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập những bài viết hay của box Nga (mục lục ở trang 1)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi vusonviet, 25/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    NƯỚC NGA - NHỮNG ĐIỀU HẤP DẪN​
    Bài viết của @Gangster__
    trong chủ đề [topic]164187[/topic]
    Nước Nga với những thứ thật đẹp? hãy quên đi những con người củ chuối ở xung quanh làm ta bực mình? cứ coi như họ là những vật thể lạ, cá biệt đi? Chắc là nó cũng khinh mình thôi, vì đơn giản mình là ?ođầu đen, da vàng?nhưng chả sao cả. Mình cũng khinh lại nó cơ mà? cụ thể là mình chả thèm để ý rằng mình đang sống ở nước nó? mình vẫn cứ nghênh ngang mà sống thì chả sợ ma nào hết?
    Nước Nga với những rừng bạch dương tuỵệt đẹp, những buổi chiều hè nằm dài trên bãi cỏ của thảo nguyên với mấy non bia và shashlyk, những dịp đi chơi với mọi người, xe chạy chậm chậm và nghe những làn điệu nhẹ nhàng của Duy Quang, Khánh Ly... thật là tuyệt, lúc đó mới thấy cuộc sống thanh bình làm sao? Những khu chung cư cao ngất trong những khu rừng... cái vẻ đẹp này mình chưa tùng thấy ở đâu? mỗi khi ra vùng ngoại ô, sẽ thấy những khu nhà chung cư 20 tầng, được xây rất VIP trong những công viên, hay đúng hơn là những rừng bạch dương... nếu vào đây thì sẽ chẳng muốn về, vì nó quá đẹp? đẹp không biết dùng từ nào để tả. Mỗi khu chung cư đẹp như một khu khách sạn, mà lại nằm giữa một rừng cây...
    Nước Nga với những mùa thu vàng? những hàng cây bên đường, những hàng táo chín đỏ trên hè phố, những rừng cây toàn một màu vàng đẹp hơn trong tranh của Levital.
    Nước Nga mùa đông trắng xóa, đi một mình trên phố khuya như là một nhân vật của truyện chuởng? Cả thành phố một màu như nhau, ban đêm và ban ngày cũng chả khác nhau? lúc nào cũng trắng như thế. Những dòng sông đóng băng mới nhìn thì tưởng là một đại lộ mà sao không có xe cộ đi trên đó?
    Những đêm cùng một vài người bạn chạy dong trên các phố của Moscow sẽ thấy Moscow lung linh và huyền diệu hơn cả Kinh đô ánh sáng Paris, với những cửa hàng và supermarket phục vụ 24/24, những nightclub, café bình dân mà phong cách phục vụ VIP, an toàn không kém các nơi dành cho VIP thực sự. Moscow còn đẹp bởi những ngôi nhà đồ sộ với kiến trúc cực kỳ tinh tế, những supermarket đi mỏi chân vẫn không hết.
    Nước Nga còn đẹp bởi ngoài những đứa thanh niên ?ohô hố?o thì còn rất nhiều các chàng trai cô gái cực kỳ tốt bụng, tốt đến không ngờ? Có những lần hỏi đường mà người ta còn dẫn mình đi nửa cây số để chỉ cho mình cách dễ nhất để đến được. Và nó cũng thú vị không kém bởi những điều buồn cười. Thi thoảng là một lũ choai choai 15, 16 tuổi cực kỳ ăn chơi, nhưng mà lại xin bạn 5 rúp? Hỏi là để làm gì thì mới biết là để mua một điếu thuốc, hoặc để mua một chai bia, hay một cái vé metro? Đây không phải là xin đểu, mà là có lẽ lúc đó nó hết tiền mang theo người thật?
    Người Moscow có quyền tự hào vì họ sở hữu hệ thống metro đẹp, hiện đại, sạch sẽ và lớn nhất thế giới?mỗi một ga metro có thể gần so sánh với sân bay của Việt Nam mình về độ sạch sẽ và hoành tráng, hoặc đúng hơn là lung linh như một cung đình. Trong những ga metro nhiều khi bạn sẽ được nghe những điệu nhạc, những tiếng sáo hay đến lao lòng, đã có lần theo phản ứng tự nhiên khi nghe một tiếng sáo trên perekhod ở Ploshad Revolyutsiya mà tự nhiên nước mắt mình chảy ra đầm đìa... vì tiếng sáo sao như xoáy vào lòng mình, và mình thì không thể ngăn lại được. Mặc dù chả hiểu chút gì về âm nhạc, nhưng vẫn phải đứng lại nghe?Nghe mãi mà không muốn đi. Giờ đây, mỗi lần qua metro đó là mình lại thấy ái ngại? Ái ngại vì lại ?ophải?o nghe những điệu nhạc ở đó. Lần nào cũng như lần nào, điệu nhạc ở đó xoáy vào lòng mình và làm mình lại buồn và suy nghĩ về 1000 lẻ một thứ trên đời?
    Ngày nay người Nga đã có thể bắt đầu tự hào về nền kinh tế của họ sau những năm mở cửa. Mọi thành phần kinh tế tung ra làm ăn và người ta giàu lên nhanh chóng, Moscow đã là một thành phố của ánh sáng, đẹp và hiện đại. Thu nhập của người dân đã tăng rất nhanh và rất nhanh, Moscow là một trung tâm vừa Kinh tế, vừa Chính trị, cho nên nó phát triển và đổi mới không ngừng?
    Còn mình thì tự hào về trường mình, tự hào vì nó quá đẹp và hiện đại đối với mình. Trong tòa nhà cũ sẽ là những giảng đường vĩ đại như một nhà hát, phòng thí nghiệm thì đầy đủ và hiện đại như một công ty, mạng Internet tốc độ cao và free cho tất cả các sinh viên của trường (có lẽ đây là trường duy nhất trên thế giời làm được điều này). Ở tòa nhà mới thì toàn bộ là một Hotel thực thụ, Giảng đường đẹp như một phòng hội thảo, đội ngũ nhân công trong trường như là housekeeping trong hotel, sẵn sàng nhặt tử mảnh giấy rơi ra khi có ai vô tình đánh rơi để bỏ vào xọt rác. Canteen nhìn cũng không khác gì restaurant, có đầy đủ từ hệ thống rút tiền tự động, café, coca tự động? Chỉ còn thiếu mỗi dịch vụ ?o yêu tự động?o. Nhưng giao thông trong tòa nhà mới cũng không kém phần phức tạp, đã không dưới 3 lần mình phải đổ mồ hôi vì đi tìm giảng đường của mình vì nó quá loằng ngoằng để cho mình có đủ sức tìm? Và khi đó thì sẽ có một người bảo vệ làm hướng dẫn cho, sẽ dẫn tới tận nơi cần đến?Nhắc đến trường mình thì không thể không nhắc đến những giảng viên nhiệt tình, nghiêm túc và tốt bụng nữa? họ nhiệt tình đến bản thân mình còn thấy ngại mỗi khi có gì thắc mắc...
    Có lẽ vì nó quá hoàn hảo, cho nên nhiều khi mình buồn cười mỗi khi thấy có một ai đó ở VN tỏ ý khinh nước Nga nghèo khó?
    Nước Nga có đến 1001 cái điều hay ho và thú vị, kể ra đây không thể hết được... Hãy đến rồi biết!
  2. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    éYézé"éoézéĂésézé'ééôé. é'é.éĐé.éé - CHIỏằ?U MÁT-XCặ-VA​
    Bài viỏt cỏằĐa @xulanhnhoem
    trong chỏằĐ 'ỏằ [topic]202990[/topic]
    ĐÊ lÂu lỏm rỏằ"i, nhỏằng giai 'iỏằ?u Nga không còn thỏƠy vang lên trên làn sóng phĂt thanh - truyỏằn hơnh. Nhặng chúng vỏôn vang vỏằng 'Âu 'Ây trong tÂm hỏằ"n ngặỏằi Viỏằ?t, nhặ nhỏằng gơ 'Ê mỏằTt thỏằi kỏt nỏằ'i hai dÂn tỏằTc này. "Chiỏằu Ma-xcặĂ-va" là mỏằTt trong nhỏằng tÂm tơnh nhặ vỏưy.
    Bài hĂt tỏÊ khung cỏÊnh nhỏằng buỏằ.i chiỏằu ngoỏĂi ô Ma-xcặĂ-va, nhặng qua 'ó ta nhặ thỏƠy cỏÊ thiên nhiên 'ỏƠt nặỏằ>c Nga. BỏĐu trỏằi xanh lỏằ"ng lỏằTng, cĂnh 'ỏằ"ng cỏằ mênh mang, dòng sông êm 'ỏằm chỏÊy vỏằ xa ... MỏằTt cĂi gơ 'ó thanh bơnh, rỏƠt Nga, mà thỏưt dỏằ. dàng cỏÊm nhỏưn, câng nhặ nhỏằng gơ mà ta 'Ê cỏÊm nhỏưn tỏằô tranh Levitan, truyỏằ?n ngỏn Paustovsky và thặĂ Esenhin vỏưy.
    Chỏằ? có 4 cÂu nhỏĂc, nhặng cỏÊ bài hĂt là mỏằTt kỏt cỏƠu vỏằng chỏc, trong 'ó mỏằ-i cÂu nhỏĂc 'Ê có giĂ trỏằ bỏằYi sỏằ súc tưch cỏằĐa nó.
    Có lỏẵ câng không phỏÊi ngỏôu nhiên mà bài hĂt này lỏĂi 'ặỏằÊc chỏằn làm nhỏĂc hiỏằ?u cỏằĐa Đài phĂt thanh Moskva. Nó câng 'Ê 'ặỏằÊc biỏn tỏƠu cho nhiỏằu hơnh thỏằâc trơnh bày khĂc nhau: tỏằô nhỏằng bài tỏưp 'ặĂn giỏÊn trên guitar, piano cho 'ỏn nhỏằng buỏằ.i trơnh diỏằ.n cỏằĐa cỏÊ mỏằTt dàn nhỏĂc semi-classic nỏằ.i tiỏng.
    ĐỏƠt nặỏằ>c Nga vâ 'ỏĂi, thiên nhiên Nga bĂt ngĂt, con ngặỏằi Nga thuỏĐn hỏưu - bỏĂn hÊy cỏÊm nhỏưn nhỏằng 'iỏằu 'ó trong giai 'iỏằ?u "Chiỏằu Ma-xcặĂ-va".
    Sau 'Ây là lỏằi cỏằĐa bài hĂt do @hastalavista post trong chỏằĐ 'ỏằ [topic]202990[/topic]
    éYézé"éoézéĂésézé'ééôé. é'é.éĐé.éé
    éĂéằ.éo.éoéẹ,ẹfẹéắéẹééắééắ éoẹféã.é'.éĂéắéằéắéẹOéàéé-éĂéàééắééắ
    ééà ẹéằẹ<ẹ^éẵẹ< é ẹééẹf éééảéà ẹ^éắẹ?éắẹ.éá,
    é'ẹéà éãééàẹẹO éãééẳéàẹ?éằéắ ééắ ẹfẹ,ẹ?é.
    é.ẹéằéá é éãéẵééằéá éẹ< ééé éẳéẵéà ééắẹ?éắééá
    éYéắééẳéắẹééắééẵẹ<éà ééàẹ?éàẹ?é.
    ééàẹ?éé éééáéảéàẹ,ẹẹ éá éẵéà éééáéảéàẹ,ẹẹ,
    é'ẹẹ éáéã éằẹféẵéẵéắééắ ẹéàẹ?éàéẹ?é.
    éYéàẹéẵẹ ẹéằẹ<ẹ^éáẹ,ẹẹ éá éẵéà ẹéằẹ<ẹ^éáẹ,ẹẹ
    é' ẹẹ,éá ẹ,éáẹ.éáéà ééàẹ?éàẹ?é.
    éĐẹ,éắ éả ẹ,ẹ<, éẳéáéằéẹ, ẹéẳéắẹ,ẹ?éáẹ^ẹO éáẹééắẹé,
    ééáéãééắ ééắéằéắéẹf éẵéééằéắéẵẹ?
    éÂẹ?ẹfééẵéắ éẹ<ẹéééãéẹ,ẹO éá éẵéà éẹ<ẹéééãéẹ,ẹO
    é'ẹéà, ẹ?ẹ,éắ éẵé ẹéàẹ?éẹ?éà ẹf éẳéàéẵẹ.
    é ẹ?éẹẹééàẹ, ẹféảéà éẹéà éãééẳéàẹ,éẵéàéà...
    éÂéé, ééắéảééằẹféạẹẹ,é, éẹféẹO ééắéẹ?é,
    ééà éãééẹféẹO éá ẹ,ẹ< ẹẹ,éá éằéàẹ,éẵéáéà
    éYéắééẳéắẹééắééẵẹ<éà ééàẹ?éàẹ?é!
    CĂc bỏĂn có thỏằf download MP3 bài hĂt này ỏằY 'Ây.
    Được scouter sửa chữa / chuyển vào 03:51 ngày 26/05/2004
  3. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    NHÓM ALPHA VÀ VYMPEL
    (sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau)​
    Bài viết của @scouter
    trong chủ đề [topic]361217[/topic]
    được @conhuighe post lại trong chủ đề [topic]366760[/topic]
    Mùa hè năm 1996 TTh Nga ra sắc lệnh thành lập Trung tâm phòng chống tội phạm thuộc FSB, đó là một trong những bước tiến đầu tiên của Mikhail Barsukov từ khi được bổ nhiệm vào chức vụ Giám đốc FSB. Phó Giám đốc Victor Zorin được giao việc phụ trách Trung tâm. Cơ cấu của Trung tâm gồm có đơn vị Alpha, đơn vị Vympel (Vega), các chuyên gia phân tích, các bộ phận tác chiến, bộ phận huấn luyện và thông tin. Trong trường hợp xảy ra tình trạng khẩn cấp, lãnh đạo Trung tâm có quyền huy động cả các lực lượng của FSB, FPS, Bộ Nội vụ.
    Tháng 5/1997 Trung tâm CKB đổi tên thành Cục CKB thuộc FSB. Sau đó, khi cơ quan này được tổ chức lại, Cục CKB đổi thành Cục bảo vệ thể chế hiến pháp và đấu tranh chống khủng bố FSB.
    Lúc đầu Cục có 4 bộ phận, đó là - Nhóm tác chiến (khủng bố), Nhóm Alpha, Nhóm Vympel và Nhóm K (cơ quan K này là một dạng của Tổng cục 5 KGB nổi tiếng thời Xô-viết chuyên làm nhiệm vụ phản gián trên mặt trận tư tưởng). Sau đó cơ cấu của Cục được bổ sung thêm Sở an ninh hiến pháp (UKB), đứng đầu là ông Genadiy Zotov. Chính ông này đã có sáng kiến sáp nhập Cục CKB và UKB làm một đơn vị thống nhất. Nhóm Alpha và Nhóm Vympel thì được tách ra để nhập vào Trung tâm đặc nhiệm liên bang. Cơ cấu của Cục BVTCHP và CKB FSP lúc ấy gồm các bộ phận như sau:

    Trung tâm đặc nhiệm;

    Sở phụ trách các tỉnh, vùng;

    Sở phụ trách tổ chức;

    Sở điều tra;

    Sở phụ trách chống khủng bố và phần tử chính trị cực đoan;

    Sở điều phối và tác chiến phụ trách khu vực Bắc Kavkaz.
    Nhiệm vụ của Nhóm Alpha là vô hiệu quá các phần tử khủng bố cướp máy bay và tàu thuyền, phương tiện đường bộ và bắt cóc con tin.
    Nhiệm vụ của Nhóm Vympel thì thiên về các vấn đề nguyên tử, hạt nhân, đó là vô hiệu hoá các phần tử khủng bố trên các cơ sở hạt nhân. Trong thời gian chiến tranh thì nhiệm vụ của họ là tiêu diệt, phá bỏ các cơ sở hạt nhân, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân (kể cả thiết bị chuyên chở) và các cơ sở đặc biệt khác trên lãnh thổ của kẻ thù. Tuy nhiên, hiện giờ Nga không chiến tranh với ai cả nên Nhóm Vympel hoạt động ở Chechnya khi cần thiết.
    Được scouter sửa chữa / chuyển vào 15:18 ngày 26/05/2004
  4. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    NHÓM ALPHA
    (sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau)​
    Bài viết của @scouter
    trong chủ đề [topic]361217[/topic]
    được @conhuighe post lại trong chủ đề [topic]366760[/topic]
    Nhóm Alpha (hay còn gọi là Nhóm A) được thành lập vào ngày 29/7/1974 theo sáng kiến của Giám đốc KGB Liên xô thời đó là Yuri Andropov và lãnh đạo Tổng cục 7 KGB - Đại tướng Aleksey Beschastnyi. Lúc đó, Nhóm Alpha là biệt đội tuyệt mật, cho tới năm 1985 Nhóm chỉ chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng bí thư ĐCS và lãnh đạo KGB.
    [​IMG]
    Cho đến tháng 8/1991, tên gọi đầy đủ của biệt đội này là Nhóm A thuộc Tổng cục 7 KGB Liên bang Xô-viết. Lúc đầu quân số của Nhóm A rất hạn chế - không quá 40 người, chủ yếu là các nhân viên KGB được huấn luyện đặc biệt.
    Mục tiêu hành động của Nhóm A là đấu tranh chống khủng bố và các hoạt động cực đoan khác liên quan tới bắt cóc con tin, phương tiện giao thông, các cơ sở của nhà nước trên lãnh thổ Liên xô cũng như ở nước ngoài.
    Tính đến thời điểm Liên xô tan rã thì Nhóm Alpha có khoảng 500 sĩ quan, ngoài Mát-xcơ-va thì còn có các phân nhóm ở Ki-ép, Min-xcơ, Krasnodar, Ekaterinburg và Alma-Ata.
    Sau khi Liên xô tan rã, Nhóm A sáp nhập vào Tổng cục cảnh vệ LB Nga. Từ đó cho đến năm 1993, Nhóm A còn làm thêm một nhiệm vụ nữa - bảo vệ Tổng thống. Tháng 8/1995, sau khi ông M. Barsukov lên làm Giám đốc FSB, Nhóm Alpha được tách khỏi Tổng cục cảnh vệ và nhập vào FSB.
    Các thành viên của ALFA được tuyển chọn từ những đơn vị lính dù thiện chiến, cảnh sát đặc nhiệm?. Tất cả đều có khả năng sử dụng mọi loại vũ khí, kể cả của Phương Tây, lái xe, trực thăng, xe tăng hạng nhẹ, bơi lặn?Ngoài ra còn có các chuyên gia về chất nổ, thông tin, leo núi, đàm phán, tâm lý, y học?Đội tác chiến dưới nước thường tập luyện tại Hạm đội biển Bắc và Cuba.(trích bài của kien2476)
    CÁC CHIẾN DỊCH CỦA NHÓM ALPHA

    Tháng 12/1979 - Nhóm A tham gia tập kích dinh thự Tổng thống Afghanistan Hafiz ul-Aman. Họ chia làm 3 đội, đi trên xe BTR vượt đạn lửa xông vào khu dinh thự. Sau đó các chiến sỹ Nhóm A đột nhập vào bên trong dinh thự dưới làn đạn lửa dày đặc. Cuối cùng Tổng thống ul-Aman đã bị giết chết. Phía Nga có 4 chiến sỹ hy sinh, trong đó có 2 người của Nhóm A: Dmitriy Zudin và Genadiy Volkov.
    Phi vụ nổi tiếng nhất của ALFA là tấn công cung điện của quốc vương Afghanistan: Dar-ul-aman (Afghanistan, December 27, 1979). Đây là tổ hợp ba toà nhà trên đồi, có thể quan sát 360 độ, chỉ có 1 con đường độc đạo đi lên, xây dựng cực kỳ kiên cố, tường có thể chống được đạn 23mm.Thường có 2000 lính của lực lượng mujahideen canh giữ, trang bị vũ khí đầy đủ, cả vũ khí chống tăng. Tuy nhiên hôm đó chỉ còn 200 tên, với 7 xe tăng, trong đó có2 xe án ngữ trước cổng. Cách đó khoảng 500m là tổng hành dinh quân đội, có hệ thống phòng không và nhiều trại lính, cảnh sát xung quanh bảo vệ. Để hỗ trợ cho ALFA, lính dù có nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu này. 49 lính ALFA được chia thành hai nhóm Grom" (Thunder) 25 người và ZENITH 24 người, trang bị 2 xe ADV, 6 BTR, 6 BMP. Trận chiến diễn ra trong vòng 30 phút, toàn bộ các mục tiêu đều bị tiêu diệt, trong đó Tư lệnh không quân. Đội ALFA mất 1 xe BTR, 1 xe BMP,
    5 người thiệt mạng, 13 người bị thương (trích bài của kien2476)
    Trận này phía Nga có hơn 60 lính đặc nhiệm của KGB, dội 15 thuộc lực lượng đặc nhiệm của GRY và lính dù với tổng số lên đến 650 người. Tổn thất là chết 5 của KGB trong đó 2 thuộc ZENIT, 2 thuộc GROM và chỉ huy của họ đại tá BOIARINOV và 5 của GRY. Tất cả lính đặc nhiệm đều bị thương trong đó có 17 bị thương nặng. Số lính dù tổn thất bao nhiêu không biết. Bên Afgan trong số 2500 lính bảo vệ cung AMIN chết hơn 300, khaỏng 1700 ra hàng và số còn lại chạy được vào núi. (trích bài của vuanh71)

    18/12/1981 - vô hiệu hoá 2 tên tội phạm có vũ trang bắt cóc 25 học sinh trong 1 trường học làm con tin.

    02/3/1982 - vô hiệu hoá công dân Liên xô Ushakov trên lãnh thổ ĐSQ Mỹ tại Nga. Ushakov mang trong mình thiết bị nổ (bom mìn) tự tạo.

    18-19/11/1983 - giải cứu con tin bị bắt giữ trên máy bay Tu-134 ở Tbilisi.

    20/9/1988 - giải cứu hành khách trên máy bay Tu-134 bị lực lượng quân đội vũ trang bắt giữ.

    Năm 1988 - ở thành phố Mineralnye Vody, nhóm vũ trang nước ngoài Yakshjanza cướp 1 xe buýt chở học sinh và bắt cóc họ làm con tin. Nhóm A đã tiến hành chiến dịch "Grom", đến tận Tel-Aviv để giải cứu các con tin.

    13/8/1990 - chiến dịch giải cứu con tin bị bắt giữ trong 1 khu cách ly ở thành phố Sukhumi.

    Tháng 1/1991 - Nhóm A tham gia đánh chiếm đài truyền hình thành phố Vilnyus. Trong chiến dịch này một chiến sỹ nhóm A là Victor Shatskikh đã bị hy sinh.

    Tháng 8/1991 - trong thời gian diễn ra đảo chính, các chiến sỹ nhóm Alpha đã có một cuộc họp không chính thức và đã quyết định thông tham gia tập kích Quốc hội Cộng hoà liên bang Nga Xô-viết.

    04/10/1993 - khi xảy ra chính biến, nhóm Alpha được lệnh tấn công toà nhà Nghị viện LB Nga. Nhóm đã đến bên nhà Nghị viện, tiến hành thương lượng với lãnh đạo lực lượng vũ trang Liên bang và đội cảnh vệ Nghị viện. Cuối cùng Alpha đã xông vào trong toà nhà đưa người ra ngoài. Kết quả là một chiến sỹ Alpha đã thiệt mạng - Genadiy Sergeev, trong lúc đang đưa người bị thương ra khỏi toà nhà. Theo lời của các chiến sỹ Alpha khác chứng kiến sự việc thì Sergeev đã bị bắn một phát trúng vào khu vực không được bảo vệ ở giữa mũ và áo giáp, viên đạn được bắn từ toà nhà đối diện nhà Nghị viện.

    17/6/1995 - Nhóm Alpha tấn công vào bệnh viện thành phố Budenovsk. Lúc đó, một nhóm khủng bố dưới sự cầm đầu của S. Basaev đã bắt giữ hơn 1.000 con tin. Trong chiến dịch này, một số chiến sỹ đã hy sinh, đó là Dmitriy Burdyaev, Dmitriy Ryabinkin và Vladimir Solovov, 15 chiến sỹ khác bị thương.

    20/9/1995 - giải cứu con tin bị bắt giữ trên một chiếc xe buýt, bọn khủng bố đã đòi một chiếc trực thăng chở chúng đến Makhachkala.

    Tháng 10/1995 - giải cứu con tin là hành khách trên một chuyến xe buýt ở Mát-xcơ-va, tên khủng bố đã bị bắn chết.
  5. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    NHÓM VYMPEL
    (sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau)​
    Bài viết của @scouter
    trong chủ đề [topic]361217[/topic]
    được @conhuighe post lại trong chủ đề [topic]366760[/topic]
    Nhóm Vympel được thành lập vào ngày 09/8/1981, thuộc Sở C (tình báo ngầm) Tổng cục 1 KGB Liên xô. Thời đó, Vympel là nhóm biệt kích tình báo ở nước ngoài hàng đầu. Trước Vympel đã từng có các nhóm khác cùng nhiệm vụ, đó là các nhóm Zenit và Kaskad. Tên chính thức của Vympel là "Trung tâm đào tạo đặc biệt thuộc KGB Liên xô".
    [​IMG]
    Nhóm Vympel được lãnh đạo Sở C - thiếu tướng Yuri Ivanovich Drozdov thành lập theo lệnh của Giám đốc KGB Liên xô. Người chỉ huy đầu tiên của Nhóm Vympel là Anh hùng Xô-viết Evald Grigorievich Kozlov. Nhóm Vympel có khoảng 1000 người.
    Mỗi chiến sĩ Vympel biết ít nhất 1 ngoại ngữ, biết về đất nước, nơi mà anh ta sẽ làm nhiệm vụ. Các binh sĩ Vympel được huấn luyện lặn tại lữ đoàn 17 ở thành phố Ochakov, được các chuyên gia Nicaragua huấn luyện xạ kích rồi thực tập ở Cuba. Họ còn được huấn luyện leo núi, tập luyện trên các phương tiện bay hạng nhẹ. Theo lời của ông Drozdov, khi ấy chi phí huấn luyện một chiến sĩ Vympel vào khoảng 100.000 rúp mỗi năm. Quá trình tập huấn kéo dài 5 năm.
    Các binh sĩ Vympel đã tiến hành các chiến dịch đặc biệt ở ngoài Liên xô (chủ yếu là Afghanistan), tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm độc đáo về nghiệp vụ tình báo và biệt kích, chiến đấu với khủng bố và giải cứu con tin.
    Năm 1991 sau khi xảy ra đảo chính, Nhóm Vympel được chuyển sang cho Bộ an ninh LB Nga quản lý. Năm 1993 Nhóm nằm trong thành phần Cơ quan an ninh của Tổng thống.
    Khi diễn ra chính biến tháng 10/1993, cũng như Alpha, Vympel đã kháng lệnh tấn công Nghị viện, kết quả là Nhóm đã bị chuyển sang Bộ Nội vụ quản lý. Ở đó, Nhóm Vympel được đặt một cái tên mới - Vega. Trong số vài trăm chiến sĩ Vympel, chỉ có 50 người chịu mang quân hàm cảnh sát (số còn lại giải ngũ hoặc chuyển sang đơn vị khác). Được tin Vympel giải tán, một số quan chức cơ quan an ninh Mỹ đã đến Mát-xcơ-va mời họ (các cựu chiến binh Vympel) về làm việc cho Mỹ. Nhưng các chiến sĩ Vympel đã từ chối những lời mời kia. Một số đã chuyển sang cơ quan tình báo ngoài nước, một số khác chuyển sang Bộ các tình trạng khẩn cấp, 20 người về Trung tâm đặc nhiệm thuộc FSB.
  6. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Saint Petersburg​
    Bài viết của @thanhminh
    trong chủ đề [topic]364298[/topic]
    [​IMG]
    Du khách Châu Âu đều gọi thành phố Saint Petersburg của Nga là một Venice của vùng biển Baltic. Saint Petersburg rất xứng đáng là một trung tâm văn hoá-du lịch không chỉ của nước Nga mà còn của cả Châu Âu.Saint Petersburg được xếp ngang hàng với những trung tâm khác như Paris, Luân Đôn, Rome...
    St. Peterburg được thành lập từ tháng 5 năm 1703 bởi sắc lệnh của Peter Đại đế, vị vua của nước Nga lúc đó. Đến năm 1712, Nga hoàng coi St. Peterburg là thủ đô của Nga và là trung tâm của đất nước. Kể từ đó Peter đại đế cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc đẹp đẽ ở đây,biến St. Peterburg thành một trong những cảng biển Baltic và là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới.
    [​IMG]
    Bên bờ sông Neva​
    Một trong những công trìng đẹp đẽ còn lại cho đến ngày nay mà bất cứ du khách nào khi đến St. Peterburg đều phải ghé thăm là cung điện Smolny. Kế đến là Cung điện Mùa Đông, trước tháng 2-1917 vốn là nơi ở của Nga hoàng và gia đình, sau Cách mạng tháng 10 (tháng 10-1917) trở thành viện bảo tàng nổi tiếng Ermitage - mà theo đánh giá là một trong ba viện bảo tàng lừng danh của thế giới (hai viện bảo tàng còn lại là viện bảo tàng Louvre của Pháp và New York của Mỹ). Viện Bảo tàng Ermitage có 400 gian phòng được bố trí hài hoà trong một không gian rộng lớn gồm các tượng đài, đài phun nước và con sông Neva hiền hoà chảy dọc theo thành phố. Bộ sưu tập của Viện bảo tàng thật khổng lồ, gần ba triệu hiện vật đủ loại chỉ riêng về tượng điêu khắc cũng đã có gần 113 ngàn hiện vật. Có những hiện vật từ thời La mã cổ đại, cực kì quý. Du khách đến viện bảo tàng thường rất chú ý đến bộ sưu tập của nền nghê thuật Tây Âu bao gồm tượng điêu khắc,tranh vẽ của các tên tuổi vĩ đại như Leonardo de Vinci, Raphael, Michelangelo, Titan và nhiều tên tuổi khác của thời kì phục hưng.
    [​IMG]
    Nhà thờ thánh Isaac​
    Từ năm 1924 đến năm 1991, St. Petersburg được thế giới biết đến qua cái tên Leningrad. Mặc dù thủ đô đã dời về Matxcơva nhưng St. Peterburg vẫn được coi là trung tâm văn hoá của Nga, rồi Liên Xô (cũ) sau này. Với cái tên Leningrad cả thế giới đã ngưỡng mộ chiến tích oai hùng trong Chiến tranh thế giới lần 2 khi thành phố bị phát xít Đức bao vây trong suốt 900 ngày đêm từ tháng 7-1941 đến tháng 1-1944. Hàng trăm ngàn người dân thành phố đã chết vì đói khát, rét mướt và các đợt pháo kích của phát xít Đức.
    Ngày nay xung quanh thành phố là vô số các tượng đài kỉ niệm chiến công này. Chính quyền thành phố đã duy tu rất nhiều khu phố cổ, thống kê cho thấy có 16% nhà cửa ở đây được xây dựng trước năm 1918. St. Petersburg chỉ đứng sau thủ đô Mát-xcơ-va về số người đang giàu lên nhờ kinh tế thị trường,theo thống kê có 8% dân số sống giàu có. Cơ sở hạ tầng của St. Petersburg rất tốt bao gồm hệ thống đường xá, tàu điện ngầm, xe lửa, sân bay,bến cảng. Mỗi năm có hơn 1 triệu du khách đến tham quan thành phố, đem lại khoản ngoại tệ lớn. Chỉ trong hai tuần tổ chức đại hội thể thao thiện chí cuối tháng 7-1992 cũng đã có hơn 200 ngàn du khách. Con số du khách ngày càng gia tăng, nếu năm 1991 chỉ có 800 ngàn thì đến năm 1996 đã có 1 triệu rưỡi du khách, trong đó đa số đến từ Phần Lan, Đức, Hoa Kỳ. Du khách đến đây phần đồng đều thích chiêm ngưỡng các nhà thờ mang kiến trúc hết sức đa dạng của Pháp, Đức, Ý... St. Petersburg có nhiều khách sạn những có 6 khách sạn lớn và nổi tiếng được nhiều du khách ưa chuộng, trong đó có khách sạn Nevski được xây dựng từ năm 1861, là một khách sạn năm sao. Bên cạnh đó còn có khách sạn Grand Europe là khách sạn cổ nhất nước Nga. Thành phố có 11 viện bảo tàng lớn và 10 nhà hát, tất cả đều là những công trình kiến trúc từ thế kỉ 18-19 với các kiểu kiến trúc đa dạng.
    Với 5 triệu dân, St .Petersburg xứng đáng là trung tâm văn hoá du lịch lớn của Châu Âu.
  7. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tu Viện Đônxcôi​
    Bài viết của @bittersweet
    trong chủ đề [topic]364298[/topic]
    [​IMG]
    Nếu nhìn lên tấm bản đồ cố Matxcơva sẽ có thể dễ dàng nhận thấy rằng hầu như tất cả thành phố cổ đều được bao bọc bởi một vành đai các tu viện - pháo đài, nhiệm vụ của những công trình này chủ yếu là để bảo vệ quốc gia Nga khỏi sự tấn công của kẻ thù. Với việc xây dựng tu viện Đônxcôi vào cuối thế kỷ 16, vành phòng thủ bán nguyệt ở cửa ngõ phía nam của Matxcơva đã được hoàn thành.
    Tu viện Đônxcôi xuất hiện là nhờ có các sự kiện mùa hè năm 1591. Lợi dụng hoàn cảnh dạo đó của Nga đang phải tiến hành cuộc chiến tranh ác liệt với Thụy Điển và quân đội chủ yếu của Nga phải tập trung ở vùng tây bắc đất nước, các cánh quân của đám giặc Cơrưm dưới sự chỉ huy của Cada-ghiray đã tiến về phía Matxcơva, nhưng các chiến sĩ dũng cảm ở đấy đã đánh lui sự tiến công của quân thù. Chiến thắng này được dân chúng đương thời đánh giá cao, họ so sánh chiến công này với trận dánh ở Culicôvô năm 1380, khi Dmitri Đônxcôi phá tan đạo quân của Mamai. Chiến công mùa hè năm 1591 đã được ghi nhớ lại cho muôn đời sau bằng việc xây tu viện Đônxcôi.
    Việc xây dựng toàn thể khối tu viện Đônxcôi được kết thúc vào giữa thế kỷ 18. "Biên niên sử bằng đá" của nó đã phản ánh những tìm tòi của trường phái kiến trúc Nga trong vòng hai thế kỷ rưỡi. Khối kiến trúc tu viện Đônxcôi, cũng như nhiều di tích lịch sử kiến trúc khác ở Matxcơva thời cổ, mang tính hoàn chỉnh vì ở đó thể hiện tài năng, thiên hướng thẩm mỹ của những họa sĩ nổi tiếng như Barma và Pônxnhich và nhiều hơn cả là những nhà kiến trúc, thợ xây dựng, nhà điêu khắc vô danh.
    Dân chúng và khách của thủ đô đều yêu thích vẻ thanh tĩnh của tu viện Đônxcôi, vùng này hiện nay đã lọt sâu vào nội thành Matxcơva luôn được mở rộng, ở cách khu vực thể thao Thế vận hội Lugiơnhiki không xa. Mọi người đều yêu thích đường nét kiến trúc nghiêm ngặt, khoan thai của nó, chăm chú làm quen với phòng trưng bày được tổ chúc tại đây với nhan đề "kiến trúc Nga từ thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 20".
  8. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    NHẬT KÝ CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT NAM
    BÁN HÀNG Ở CHỢ VÒM MÁT-XCƠ-VA​
    Bài viết của @vusonviet
    trong chủ đề [topic]360042[/topic]
    Anh tên là Phi, bạn bè thường gọi là Phi Còi. Năm nay anh 38 tuổi, đã có vợ và con trai 2 tuổi rưỡi. Vợ chồng anh phải để con ở Việt Nam cho bố mẹ nuôi giúp bởi vì ở bên này lấy đâu ra thời gian mà trông con. Hai anh chị biết một chút tiếng Nga, đủ để có thể bán hàng chợ. Họ không làm ăn lớn mà chỉ buôn hàng rẻ lãi ít, chủ yếu là hàng Tàu, mùa hè thì là quần áo trẻ em, mùa đông là quần dạ áo len. Cũng giống như bao người Việt bán hàng ở chợ Cherkizov (Chợ Vòm), vợ chồng anh Phi nhận hàng của các chủ hàng người Kavkaz hoặc Trung Á.
    Buổi sáng, vợ chồng anh dậy lúc 5 giờ kém 10. Khi đó trời còn tối om, hai người nhanh chóng vệ sinh cá nhân, nấu ăn sáng. Bữa ăn buổi sáng thường là mì ăn liền hoặc bánh mì phết bơ và sữa nóng. Ra khỏi nhà vào khoảng 5 giờ 15 phút, anh chị lên xe đi ra chợ. Vì ngày nào cũng phải đi chợ vào lúc sớm như vậy nên họ thuê một ông lái xe đưa họ đi hàng sáng, mỗi sáng họ phải trả cho ông này 100 rúp (khoảng hơn 3 đô-la). Đi xe tuy tốn kém nhưng an toàn, bởi vì nếu dân chợ Việt Nam đi tàu điện ngầm buổi sáng sớm chắc chắn sẽ bị cảnh sát để ý, hoạnh hoẹ, bắt bớ.
    Anh kể với tôi là cảnh sát ở đây ác và tinh quái khủng khiếp, nhìn qua một tí là họ biết ngay ai là dân chợ, ai là dân thường. Thấy ai khả nghi là họ chặn lại, giơ tay ra bắt tay chào. Bắt tay xong là họ biết ngay người Việt Nam bị họ chặn lại có phải là dân buôn bán ngoài chợ hay không phải. Sở dĩ như vậy là vì những người làm việc ngoài chợ, ngày nào cũng phải bê, lăn, vác cả đống hàng hoá, bàn tay họ đều khô và chai cứng hết cả, còn bàn tay người bình thường thì không như thế. Sau khi xác định người đó là dân chợ, viên cảnh sát ấy sẽ đòi kiểm tra hộ chiếu, nếu ai không có hộ chiếu với đầy đủ visa, đăng ký nhân khẩu tạm trú thì coi như tiêu tùng luôn. Mà cho dù có đầy đủ giấy tờ tùy thân cũng rất dễ bị chúng bắt về đồn với lý do là ?onghi ngờ hộ chiếu giả?, khi đã về đến đồn cảnh sát thì không thể thoát khỏi các mánh khoé tống tiền của bọn chúng.
    Đi xe từ nhà ra đến chợ hết khoảng 1 giờ đồng hồ, lúc đó trời vẫn chưa sáng. Anh Phi mở công-ten-nơ ra để bắt đầu một ngày làm việc mới. Mùa đông tuyết lạnh làm cho 4 cái khoá trở nên khó mở, thậm chí có hôm băng còn đóng cứng trong lỗ khoá khiến chị Hương - vợ anh, phải đổ vào đó hết nửa bình nước trà nóng mà chị đem từ nhà đi để uống cho ấm bụng, thì mới mở được khoá. Anh Phi lôi từ trong công-ten-nơ ra mấy cái que sắt, khoảng 10 phút sau anh dựng được cái khung của sạp bán hàng, rồi vợ chồng anh bắt tay vào lấy hàng ra và treo lên cái giàn que sắt vừa mới dựng nên. Đến khoảng 7 giờ rưỡi thì bày được hết hàng ra. Lác đác có người ghé qua hỏi mua. Hầu hết họ là dân bản xứ buôn bán ở các tỉnh lẻ đến Mát-xcơ-va để mua hàng. Họ mua buôn với số lượng khá nhiều nên rất khắt khe về giá cả. Đôi khi cũng có người mua lẻ với giá cao hơn, nhưng bán cho họ không thấm tháp vào đâu cả. Vợ chồng anh Phi bán quần dù mùa đông. Loại quần này rất dày, lớp trong cùng làm bằng nỉ, ở giữa là bông và lớp ngoài là vải dù, mặc rất ấm, vậy mà giá của nó chỉ khoảng 50 rúp (khoảng 21.000 đồng). Bán cho dân mua lẻ thì lời được 7-8 rúp/chiếc, còn bán cho dân buôn thì chỉ lãi 4-5 rúp/chiếc.
    Buổi chiều khoảng 4 rưỡi 5 giờ là vãn chợ, anh chị lại thu xếp dọn dẹp hàng hoá, giàn giáo cất vào công-ten-nơ khoá lại rồi đi về nhà. Lúc về anh chị đi xe buýt và tàu điện ngầm, lúc này không sợ bị cảnh sát ở ga điện ngầm để ý đến nữa, nhưng lại nơm nớp lo sợ đám cảnh sát ở trong khu chợ hỏi thăm. ?oSợ nhất là thằng mặt sẹo? ?" anh Phi kể về một gã cảnh sát tuổi trung niên, đã đóng cọc ở chợ Vòm hơn chục năm nay, khét tiếng độc ác và oái oăm. ?oHình như hắn biết rõ mặt từng người đi chợ, thậm chí còn nhớ tên của một số người, nên gặp mình là hắn mời lên xe ngay? ?" anh kể tiếp. Tôi hỏi: ?oSao lại phải lên xe? Để làm gì??, anh trả lời: ?oĐể về đồn chứ còn làm gì nữa? Mà về đồn chắc chắn là no đòn và bị lột hết tiền?. Vợ chồng anh Phi về đến nhà vào khoảng gần 6 giờ chiều. Đồ ăn họ mua ngay tại chợ Vòm. ?oNgoài chợ cái gì cũng có, thậm chí cả thịt chó, tuy không ngon như ở Nhật Tân, lại đắt, nhưng thi thoảng ăn vẫn thấy ?ophê? ?" anh nói rồi cười. Họ ăn tối xong là 7 rưỡi, uống chè xem tivi đến khoảng 8 giờ tối là đi ngủ sớm để sáng hôm sau còn kịp đi chợ.
    Trên đây là một ngày bình thường của một người buôn bán chạy chợ bình thường giữa thành phố Mát-xcơ-va rộng lớn và đông đúc này. Tâm sự với tôi, anh Phi kể rằng bán hàng cơ cực lắm, làm từ sáng đến chiều mà không lãi được 150 đô-la thì kể như công toi bởi vì con số đó chính là chi phí của vợ chồng anh mỗi ngày.
  9. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    GÃ NÔNG DÂN VIỆT TRÊN MẢNH RUỘNG CHÂU ÂU
    (nguồn: vnexpress.net)​
    Bài viết của @raiva
    trong chủ đề [topic]360042[/topic]
    Độ chục năm về trước, nếu có ai từ Việt Nam sang Nga cầm theo được dăm mớ rau muống, mấy bó cải cần làm quà thì quý hóa lắm. Nhưng đến ngày hôm nay, người Việt ở Nga lại đùa với nhau rằng họ không còn bị đói rau, thèm rau mà thậm chí còn có thể xuất khẩu ngược rau quả sạch về nước.
    Từ trung tâm Matxcơva, qua đường vành đai MKAD phía bắc khoảng dăm chục cây số về hướng thành phố vệ tinh Mychisi, tôi tìm được một miệt vườn Việt Nam theo đúng nghĩa của nó. Nằm lọt thỏm giữa bốn bề là nhà cao tầng mới xây, giữa những ngôi nhà gỗ cổ kính núp dưới bóng thông già là một khu đất rộng chừng hai hécta xanh mướt một màu rau. Đây - lãnh địa của Vũ Tiến Thành - một gã nông dân ?ocày đường nhựa?, một trong những ?oông đầu rau? Việt Nam khá nổi tiếng ở xứ bạch dương.
    Hơn chục năm trước, anh Thành sang Nga lao động tại nhà máy dệt bao đay ngoại ô Matxcơva. Những tưởng sau khi hết hạn lao động trở về nước thì khó có thể quay lại đất này được nữa, anh vẫn bám chí trở lại đất Nga làm giàu. Thôi thì lăn lộn đủ nghề, lúc thành, lúc bại - ?ovới đàn ông như thế là chuyện thường?, ông chủ rau nói. Giờ Vũ Tiến Thành đã trụ lại được với cái nghề trồng rau Việt Nam. ?oTôi quê Hà Nam nhưng từ bé đến lớn chẳng biết cái cày cái bừa là gì. Vậy mà thế nào trời lại run rủi cho làm nghề nhà nông ở đất này mới lạ chứ?, anh bộc bạch.
    Khu đất trồng rau của anh vốn là một trung tâm thí nghiệm giống ở ngoại vi Matxcơva, đã bị bỏ hoang sau ngày cải tổ. Một lần tình cờ anh tìm được thông tin đó và quyết định dấn bước vào một cuộc chơi mới. Gần hai hécta nhà kính bị hoang hóa đã được cải tạo lại để trồng rau vụ hè. Giống rau ư, chuyện nhỏ - 10 đôla một cân, dịch vụ tổng hợp giao hàng tận tay. Dụng cụ ư, cũng chuyện nhỏ nốt. Việc trồng rau cũng chỉ cần có cái cuốc, cái xẻng, cái cào chứ không hơn. Chẳng cần phải máy móc, chẳng cần thuốc trừ sâu, phân bón gì nhiều. Chất đất đen của đồng ruộng nước Nga vốn được coi là màu mỡ bậc nhất thế giới mà.
    Kể ra thì người đầu tiên có ý tưởng trồng rau trên đất Nga này cũng không phải tay thường. Gần như rau nào cũng trồng được. Bốn mùa lúc nào chẳng có rau cải, rau cúc, rau mồng tơi, thậm chí cả rau muống nữa chứ. Hè thì thêm rau đay, rau dền, bí, mướp đắng. Đông đến thì vẫn còn cả bí xanh. Mùa nào thức ấy, mùa nào rau nấy nhưng lạ nhất vẫn là việc giữa đất Nga này người ta vẫn nếm được đủ vị rau thơm. Nào là húng hành, rau dăm, kinh giới hay tía tô. Nhậu bữa lòng lợn mà thiếu mấy nhánh rau thơm đấy thì thật vô vị. Những bữa cơm thết khách, bạn bè từ Việt Nam sang thăm Nga thưởng thức một bữa ăn như vậy có khác gì được sống giữa quê nhà chứ!
    Tôi cũng thấy thật lạ khi anh Thành cứ tuồn tuột nói cho tôi tất cả "bí quyết", chẳng hề giấu giếm, chẳng phải úp mở điều gì. Tính anh là vậy hay thực sự chuyện trồng rau tại Nga lại đơn giản đến thế. Nào là cây rau phải giữ ở nhiệt độ 25-27 độ C. Mùa hè thì trồng rau ngoài trời với giá thuê đất chỉ vài rúp một mét vuông, mùa đông thì phải thuê nhà kính che đậy, tiền thuê cũng phải tính cả ngàn ?oxanh? (USD) một tháng. Chỉ cần làm đất thật tơi, reo hạt, tưới tắm đều đặn là rau sẽ phát triển bình thường. Cây rau cải, rau cúc trồng ngoài trời thì phải 4 chục ngày mới thu hoạch, nếu trồng trong nhà kính thì chỉ độ ngoài ba tuần là đã xanh mơn mởn. "Cái quan trọng nhất chì là làm sao cho rau có đủ nắng. Rau cải mà được nắng thì mới có vị cay nồng, rau húng mới không bị trắng nhợt, mồng tơi mới có vị nhớt thơm lành", anh Thành kể.
    ?oChúng tôi là một gia đình? - anh nói khi giới thiệu về đội ngũ những người bên anh làm việc mỗi ngày. Tất cả có hơn mười anh em, mỗi người từ một miền quê, mỗi người một tính, chẳng ai quen ai từ trước. Số phận run rủi họ gặp nhau nơi xứ người, để làm bạn với rau, với đất. Lương lậu dù chẳng là bao, nhưng so với mức thu nhập ở quê nhà cũng là một khoản đáng kể. Ngoài ăn mặc đi lại tất cả các anh em đều được anh trả hơn một, hai trăm đôla một tháng.
    Cuộc sống của những người trồng rau có gì đó giống giống cuộc sống của đám dân du mục trong những câu chuyện kể ngày xưa. Một năm họ thay đổi chỗ ở hai lần khi chuyển mùa. Sáng sáu bảy giờ đã dậy để làm đất reo mầm, chiều năm sáu giờ thì ngơi nghỉ. Ngày nào cũng vậy, chẳng có gì phải lo toan, chẳng có gì phải sốt sắng vật lộn. Âu cũng là cái sướng của mấy ?otay nông dân? trên xứ người này. Chẳng bao giờ bị công an, chính quyền rầy rà. Người sở tại cũng nhìn họ với con mắt thiện cảm. Người ta vốn thích những người lao động chân tay, nhất là làm việc cấy trồng. Ngày đông tháng giá ngoài trời dưới hai ba chục độ âm thì họ được làm việc trong nhà kính, cởi trần mà mô hôi vẫn ròng ròng. Đâu đó người ta vẫn kiếm bạc ngàn bạc vạn, tham vọng của cuộc đời thì cao vời vợi nhưng dẫu sao tìm được chốn an bình như thế này đâu phải dễ dàng.
    Ngoài bộ quần áo bông nâu sậm được thắt gọn ghẽ với đôi ủng lấm lem bùn đất, trên gương mặt của anh Thành luôn thoảng nụ cười thanh thản. Tự tay mình làm đất, reo hạt, tưới tắm nhành rau cho tới khi cũng tự mình gặt hái thành quả vun trồng. Cứ sáng sáng anh tự chay xe rao hàng khắp nơi trong thành phố. Giao cho các chủ hàng trên ?oốp cộng? Xaliut, chợ Vòm, trả hàng cho những người đặt trước. Lo lắng gì chuyện cạnh tranh, dù ở "Mát" có tới sáu bảy người Việt trồng rau thì nhu cầu vẫn còn rất lớn. Giữa các nhà trồng rau chỉ hơn kém nhau đôi chút về chất lượng, chênh lệch vài giá chút đỉnh. Rau cải cùng lắm một cân chỉ từ 60 rúp (30 nghìn đồng) vào mùa hè, hơn trăm rúp mùa đông. Rau muống thì giữ giá hơn, từ hai đến trăm rưỡi. Vốn liếng đầu tư thì gần như chẳng nhiều nhặn gì. Rau không bán được thì có thể để muối dưa. Một năm Thành bán ra đến sáu bảy tấn dưa, tính ra là cả món tiền kha khá.
    ?oThỉnh thoảng về Việt Nam, ăn rau tôi cứ thấy ngỡ ngàng thế nào ấy. Tôi cũng làm được cây rau như thế đấy, mùi vị chẳng khác gì. Hơn nữa rau của tôi còn là rau sạch, chứ bây giờ ở nhà hết ô nhiễm môi trường lại thuốc sâu, phân bón. Ăn nhánh rau mà cú thấy rợn rợn là?, gã "nông dân cày đường" nói với tôi.
    Đã mấy năm rồi, cứ độ tháng sáu khi hè vừa sang cũng là lúc vườn rau của Đỗ Tiến Thành đạt tới màu xanh ngát nhất. Năm rồi, ?ogã nông dân cày đường nhựa? vừa tổ chức lễ thành hôn với một cô thợ may xinh đẹp. Hạnh phúc đạt được khó khăn mà cũng thật giản đơn như chính chuyện ?ocây rau ngọn cỏ? tưởng hết sức bình dị.
  10. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    BÁNH CUỐN LENINGRAD​
    Bài viết của @bohemian
    trong chủ đề [topic]366525[/topic]
    [​IMG]
    Những món ăn Nga từ trứng cá hồi với bánh mỳ nướng, súp củ cải đỏ ăn với bánh mỳ đen, cuống tỏi muối, chả gà Kiep, cá khô Atrakhan, súp củ cải đỏ, bánh cuốn Lê-nin-grát... mang phong vị Nga nhưng lại rất phù hợp với khẩu vị của người việt Nam.
    Bánh cuốn Lê-nin-grát là món ăn nhẹ rất hợp khẩu vị của người Việt Nam với thịt băm và nấm tươi được cuộn bên trong lớp vỏ đặc biệt. Còn món súp củ cải đỏ được ăn với bánh mỳ đen, theo quan niệm Nga đây là món ăn có tác dụng làm sáng mắt, bổ huyết giúp làn da hồng hào, mịn màng...
    Có thể chế biến bánh cuốn Lê-nin-grát vì món ăn này khá gần gũi với cách chế biến món bánh cuốn thịt ở Việt Nam.
    Để làm món bánh cuốn Lê-nin-grát cần chuẩn bị: 200g bột lúa mạch, 2 quả trứng gà, 50g bơ, 50g mỡ muối, 200g thịt lợn thăn, dầu ôliu, nấm rơm, nấm hương, lá thơm Nga, bột gia vị Nga. Các nguyên liệu có thể lựa chọn một cách linh hoạt như bột lúa mạch thay bằng bột mỳ, dầu ô liu thay bằng dầu hướng dương, bột gia vị Nga thay bằng Agi-ngon. Sau khi sơ chế sạch các nguyên liệu, đem băm nhỏ thịt lợn, nấm hương, vài lá rau thơm và xào chín, xúc ra bát để riêng. Đập trứng gà vào bát bột mì, thêm 2 thìa dầu ôliu và cho bột vào nhào để cho bột hơi lỏng, mịn, đem tráng bánh giống như bánh cuốn của ta. Bánh chín, cho nhân vào cuộn tròn lại, xếp ra đĩa và rưới đều một thìa bơ đun chảy lên trên. Làm tương tự cho đến khi hết bột. Bánh cuốn Lê-nin-grát ăn nóng uống với nước chè đen Nga.
    Những gia đình Nga thường làm món ăn này để đãi khách quý, bạn hãy thử làm để thết đãi những người bạn thân thiết của gia đình mình.

Chia sẻ trang này