1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TUYỂN TẬP Thơ Trung Quốc

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi alt, 12/03/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alt

    alt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/02/2002
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    0
    TUYỂN TẬP Thơ Trung Quốc

    ------------------
    ALT có sẵn một số bài thơ trong Giáo trình: TUYỂN TẬP Thơ Trung Quốc - tác giả T.S Nguyễn Thị Bích Hải, nay post lên đây để bà con đọc.
    ------------------
    Trước hết xin post phần phụ lục, nói về:

    Một số thuật ngữ thi học thường dùng

    Phần này chúng tôi giới thiệu một số thuật ngữ thi học Trung Quốc mà ở ta thường dùng hoặc trong khi giảng dạy giáo viên cần phải giải thích cho học sinh. Các thuật ngữ này được chọn từ sách "Cổ thi hải" (Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã 1992) và "Ðường thi đại từ điển" (Giang Tô cổ tịch xuất bản xã 1992), chúng tôi dịch ra tiếng Việt để bạn đọc tham khảo và sử dụng. Phần ở trong dấu móc vuông [...] là do người dịch thêm vào để giải thích cách gọi, cách dùng tương ứng ở Việt Nam.

    1. Ca hành

    Tên của thể thơ. Từ Hán, Ngụy đến Ðường, thơ nhạc phủ thường có tên "ca", "hành" hoặc "ca hành", thực ra ba tên gọi này không có gì khác biệt.
    Từ "ca hành" xuất hiện ở đời Ðường để chỉ một thể thơ. Ca hành là một thể thơ do cổ nhạc phủ phát triển mà thành. Ðặc điểm của nó là: không hợp nhạc, nói chung không theo đề mục của nhạc phủ cổ, thường là thất ngôn (7 chữ) hoặc thất ngôn là chủ yếu, bài thơ không hạn định số câu, gieo vần và chuyển vần tương đối tự do, thường là cứ 4 câu lại chuyển vần.
    Ca hành là thể thơ tương đối tự do linh hoạt (thuộc cổ thể thi). Các nhà thơ lớn đời Ðường đều có những "ca", "hành", "ca hành" xuất sắc. Có những bài ca hành rất nổi tiếng như "Xuân giang hoa nguyệt dạ" của Trương Nhược Hư; "Trường hận ca", "Tì bà hành" của Bạch Cư Dị...

    2. Cách luật

    Từ "cách luật" dùng để chỉ cách thức và vận luật mà sáng tác vận văn (văn vần) phải tuân thủ. Mỗi loại vận văn khác nhau có yêu cầu về cách luật khác nhau.
    Ðời Ðường về sau, thơ cận thể trở thành dạng chủ thức chủ yếu của thơ ca. Cách luật của thơ cận thể có một loạt yêu cầu rất nghiêm ngặt về thanh, vần, đối, kết cấu, số chữ, số câu... cho nên thơ cận thể cũng được gọi là thơ cách luật. Cách luật khiến cho hình thức của bài thơ bên trong thì có thanh vần, âm điệu hài hòa thông thuận, bên ngoài thì có sự tề chỉnh cân đối, làm nên vẻ đẹp về âm nhạc và hình thức.

    3. Cận thể thi (Thơ cận thể)

    Cũng gọi là "Kim thể thi" để phân biệt với cổ thể thi, dùng để chỉ thể thơ cách luật được hình thành đời Ðường [Ở Việt Nam thường gọi là thơ Ðường luật].
    Cận thể thi do Thẩm Ước và một số nhà thơ thời Vĩnh Minh (đời Tề, thời Nam Bắc Triều) căn cứ vào thanh luật, đối ngẫu của thơ thời đó (Vĩnh Minh) mà đề xướng và phát triển. Ðến đầu đời Ðường, với các nhà thơ Thẩm Thuyên Kỳ, Tống Chi Vấn, thơ cận thể mới được định hình. Ðây là thể thơ thường được sử dụng từ đời Ðường về sau. Thơ cận thể quy định rất chặt chẽ về số chữ, số câu, âm thanh bằng trắc, đối trượng, gieo vần. Thơ cận thể gồm có hai thể chính là luật thi và tuyệt cú (luật tuyệt), trong đó lại chia ra ngũ ngôn, lục ngôn và thất ngôn (lục ngôn tương đối ít). Thơ tuyệt cú mỗi bài 4 câu, luật thi mỗi bài 8 câu. Theo thể luật mà có từ 10 câu trở lên thì gọi là bài luật hoặc trường luật. Thỉnh thoảng cũng có bài 6 câu 3 vần, gọi là tam vận luận thi hoặc tiểu luật.

    4. Cổ thể thi (Thơ cổ thể)

    Tên thể thơ, dùng để phân biệt với "cận thể thi". Trước khi hình thành thơ cận thể, trừ Sở từ, các thể thơ đều được gọi chung là thơ cổ thể, cũng gọi là cổ thi hoặc cổ phong. Các luật của thơ cổ thể tương đối tự do, không yêu cầu chặt chẽ về niêm luật, đối trượng; gieo vần cũng rộng rãi, linh hoạt. Có thể dùng cả vần bằng và vần trắc, cũng có thể đổi vần; không hạn định số câu trong bài và số chữ trong câu. Có khi các câu trong bài tề chỉnh theo một số chữ nhất định (4, 5, 6, 7 chữ), cũng có thể xen lẫn câu dài ngắn không đều, theo ý mà biến hóa, gọi là thể tạp ngôn. Trong đó, thường gặp nhất là thể 5 chữ hoặc 7 chữ (gọi là "ngũ cổ" và "thất cổ").
    Ngoài ra, trước đời Ðường còn có thể "cổ tuyệt cú" (gọi tắt là "cổ tuyệt"), thi nhân đời Ðường cũng có sáng tác theo thể này. Nó khác với "luật tuyệt" ở chỗ không yêu cầu niêm luật chặt chẽ. "Cổ tuyệt" cũng thuộc thơ cổ thể. Một bộ phận cổ thi đời Ðường có khuynh hướng luật hóa.
    Thơ cổ thể đời Ðường cũng có nhiều tác phẩm ưu tú (như "59 bài cổ phong" của Lý Bạch, "Xuân giang hoa nguyệt dạ" của Trương Nhược Hư, "Tam lại", "Tam biệt" của Ðỗ Phủ, "Trường hận ca", "Tì bà hành" của Bạch Cư Dị...)

    5. Cổ luật

    Là thuật ngữ để chỉ những bài thơ vừa có tính chất của luật thi vừa có tính chất của cổ thi. Ở loại thơ này, số chữ, số câu, cách gieo vần và đối trượng giống như thơ luật nhưng phối thanh lại giống như cổ phong, không hoàn toàn hợp luật [Ta thường gọi là nửa cổ nửa luật ]
    Bài "Hoàng Hạc lâu" của Thôi Hiệu là một bài thơ "cổ luật" điển hình. Một số nhà thơ đời Ðường cũng sử dụng thể này.

    6. Cổ tuyệt cú

    Thuật ngữ thể thơ, dùng để chỉ thể thơ 4 câu có từ trước Ðường, không yêu cầu chặt chẽ về niêm luật như thơ tuyệt cú đời Ðường. Cổ tuyệt cú là từ dùng để phân biệt với "luật tuyệt cú" xuất hiện ở đời Ðường. Trước Ðường, "cổ tuyệt cú" thường là thơ 5 chữ, từ đời Ðường thì có cả 5 chữ và 7 chữ. Yêu cầu về bằng trắc, gieo vần của "cổ tuyệt" không chặt chẽ như luật tuyệt, có thể dùng ảo cú và có thể gieo vần trắc (như bài "Xuân hiểu" của Mạnh Hạo Nhiên, "Mẫn nông" của Lý Thân...)

    7. Cú nhãn

    Còn gọi là "thi nhãn", "tự nhãn", chỉ một chữ nào đó đặc biệt tinh diệu, đặc biệt hay trong một câu thơ. Kỷ Vân, người đời Thanh, cho rằng: Chữ "nhiên" (thiêu đốt) và chữ "đảo" (giã) trong 2 câu thơ:
    "Cô đăng nhiên khách mộng
    Hàn chử đảo hương sầu"
    (Ngọn đèn cô quạnh thiêu đốt giấc mộng lữ khách
    Tiếng chày lạnh lẽo giã vào nỗi buồn nhớ quê hương)
    của Sầm Tham (bài "Túc Quan Tây khách xá ký Sơn Ðông Nghiêm, Hứa nhị sơn nhân") đã mở đầu cho phái thơ trọng "thi nhãn" ("Doanh khuê luật tủy san ngộ" quyển 2).
    ["Tự nhãn", trong câu thơ ngũ ngôn thường là chữ thứ 3, trong câu thơ thất ngôn thường là chữ thứ 5, và thường là động từ].

    8. Ðối trượng

    (Còn gọi là "bài ngẫu", "đối ngẫu" hoặc "ngẫu đối"). Ðối trượng do hai câu có số chữ bằng nhau, từ loại đối nhau, kết cấu câu giống nhau cấu thành. Chúng là từng cặp câu như từng đôi nghi trượng bày ra ở công phủ nên gọi là "đối trượng". Là một phương thức tu từ thường gặp, đối trượng được vận dụng một cách rộng rãi trong từ, phú, biền văn và nhất là trong thơ. Thơ cổ thể và tuyệt cú không yêu cầu đối trượng nghiêm ngặt, còn luật thi thì bắt buộc hai liên giữa (các câu 3, 4, 5, 6) phải là hai đối liên (cũng có trường hợp cả 4 liên thơ của bài bát cú là 4 cặp đối nhau nhưng không phổ biến).
    Có rất nhiều kiểu đối trượng, khiến cho bài thơ thêm phong phú, hàm súc, hình thức thêm cân đối hài hòa, hoàn mỹ.

    9. Khẩu chiếm

    Một cách làm thơ thời xưa. Nhà thơ khi sáng tác không cần thảo, không viết, chỉ suy nghĩ chốc lát rồi buột miệng đọc ra. [Ta thường gọi là thơ ứng khẩu ]

    10. Khẩu hiệu

    Tên một loại thơ cổ. Loại thơ này tác giả không viết mà thuận miệng đọc ra chỉ cần biểu đạt được tình ý, chỉ cần lưu loát, không thuận, không cần trau chuốt, đẽo gọt.
    Chữ "khẩu hiệu" thường được đặt ngay trong đề bài. Trước đời Ðường đã có loại này. Ðời Ðường thơ "khẩu hiệu" càng nhiều như "Khẩu hiệu tặng Trưng Quân Hồng" của Lý Bạch, "Vãn hành khẩu hiệu" của Ðỗ Phủ... Ở đời Tống, nhân ngày lễ, tết hoàng đế thường tổ chức yến hội, nhạc công dâng một bài thơ để ca tụng công đức, bài thơ dâng hiến ấy cũng được gọi là "khẩu hiệu".

    11. Liên

    Liên là từ chỉ hai câu thơ đi liền nhau trong bài thơ cận thể. Một bài luật thi (8 câu) có 4 liên. Liên 1 gọi là "thủ liên", gồm hai câu 1 và 2. Liên 2 gọi là "hàm liên", gồm hai câu 3 và 4. Liên 3 gọi là "cảnh liên", gồm hai câu 5 và 6. Liên 4 gọi là "vĩ liên", gồm hai câu 7 và 8. Trong đó hàm liên và cảnh liên đòi hỏi phải đối trượng. Vĩ liên không yêu cầu đối nhưng nếu có đối cũng được chấp thuận, như hai câu cuối trong bài "Văn quan quân thu Hà Bắc Hà Nam" của Ðỗ Phủ:
    "Tức tòng Ba Giáp xuyên Vu Giáp
    Tiện há Tương Dương hướng Lạc Dương".

    12. Luật thi

    Là một loại của thơ cận thể, vì cách luật chặt chẽ nên gọi là "luật thi". Người đời Ðường cũng thường dùng từ "luật thi" theo nghĩa rộng để chỉ chung thơ cận thể. Luật thi do Thẩm Ước và một số nhà thơ thời Vĩnh Minh (nhà Tề, Nam Triều) đề xướng, đến Sơ Ðường thì được định hình bởi Thẩm Thuyên Kỳ, Tống Chi Vấn và phát triển đến độ thành thục ở thời Thịnh Ðường.
    Luật thi yêu cầu số câu chữ trong bài tề chỉnh, chia thành ngũ ngôn, lục ngôn và thất ngôn luật thi (gọi tắt là ngũ luật, lục luật và thất luật) trong đó lục ngôn luật thi tương đối ít. Số câu trong bài thơ được hạn định. Thông thường mỗi bài 8 câu, nếu chỉ có 6 câu thì gọi là "tiểu luật" hoặc "tam vận luật thi", có 10 câu trở lên thì gọi là "bài luật" hoặc "trường luật".
    Về thanh vận, cách luật, luật thi yêu cầu rất chặt chẽ, mỗi bài 4 hoặc 5 vần và gieo vần ở câu chẵn, câu đầu có thể gieo vần hoặc không, tất cả đều chỉ gieo một vần và là vần bằng, không được chuyển vần. Ðồng thời, quan hệ giữa các chữ trong mỗi câu, giữa câu với câu, liên với liên đều được quy định nghiêm ngặt. Tuy cũng có biến cách nhưng chính cách là chủ yếu. Hai liên giữa của bài luật thi phải đối trượng. Với bài thơ "trường luật", trừ thủ liên và vĩ liên, các liên ở giữa đều phải đối trượng. Ðối với tiểu luật (6 câu) thì tương đối tự do.

    13. Ngâm

    Một thể thơ của cổ nhạc phủ. Thể này thường bày tỏ những tình cảm ưu uất, thở than nỗi bi thương. Thời trước, có những bài như "Lũng đầu ngâm", "Bạch đầu ngâm"... Từ Ðường về sau cũng thường lấy "ngâm" đặt ở đề bài, hoặc trực tiếp dùng đề mục cũ như "Lương phủ ngâm" của Lý Bạch hoặc tự đặt đề mới và không nhất thiết bày tỏ nỗi niềm ưu uất, như "Giang thượng ngâm" của Lý Bạch chẳng hạn.

    14. Nhạc phủ

    Tên thể thơ, do tên của cơ quan "nhạc phủ" chuyên phụ trách về âm nhạc đời Hán mà có tên này. Người đời Hán gọi những bài thơ do cơ quan nhạc phủ đương thời sưu tập là "ca thi". Người thời Ngụy, Tấn Nam Bắc triều gọi loại thơ này là "nhạc phủ". Vì thế "thơ nhạc phủ" chủ yếu chỉ loại thơ ca do cơ quan nhạc phủ sưu tập, biên soạn từ Lưỡng Hán đến Nam Bắc triều. Về sau người ta cũng dùng từ này (nhạc phủ) để chỉ thơ ca ca từ Ngụy, Tấn đến Ðường được sáng tác phù hợp với nhạc phổ và thơ ca mô phỏng nhạc phủ cổ đề. Những tác phẩm mô phỏng này chẳng những không hợp nhạc mà có khi còn thay đổi cả đề mục và ý nghĩa như các bài "Nhạc phủ" của Ðỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn...
    Ngoài ra, những bài thơ tuyệt cú đời Ðường được phổ nhạc cũng gọi là "nhạc phủ". "Từ", "Khúc" thời Tống, Nguyên về sau vì có thể phối hợp với âm nhạc nên cũng có khi được gọi là "nhạc phủ".

    15. Nhạc phủ cổ đề

    Tên riêng của một loại thơ nhạc phủ, tức là loại mô phỏng nhạc phủ mà sáng tác.
    Thời Kiến An (niên hiệu của Hán Hiến Ðế), Tào Tháo và một số nhà thơ khác đã kế thừa truyền thống tốt đẹp của nhạc phủ, bắt đầu mượn những đề mục cũ để phản ánh thời sự. Các nhà thơ đời Ðường càng hay sử dụng đề mục cũ của nhạc phủ để sáng tác thơ về thời sự như "Cổ tòng quân hành" của Lý Kỳ, "Lũng tây hành" của Vương Duy, "Trường can hành" của Lý Bạch... Các nhà thơ đề xướng phong trào "Tân nhạc phủ" cũng không loại trừ "nhạc phủ cổ đề". Trong đó "nhạc phủ cổ đề" của Lý Bạch đạt thành tựu cao nhất. Suốt đời Ðường, thơ "nhạc phủ cổ đề" không ngừng phát triển, nhiều tác phẩm ưu tú có ảnh hưởng lớn.

    16. Nhạc phủ tân đề (cũng gọi là Tân nhạc phủ)

    Các nhà thơ thời Sơ Ðường như Trưởng Tôn Vô Kỵ, Lưu Hi Di... ngoài "nhạc phủ cổ đề", còn sáng lập tân đề. Ðến Thịnh Ðường những bài "Binh xa hành, "Lệ nhân hành", "Bần giao hành", "Bi Trần Ðào"... của Ðỗ Phủ là dùng thể nhạc với đề mới để viết về thời sự. Ðến Trung Ðường, Lý Thân viết 20 bài "Tân đề nhạc phủ" Nguyên Chẩn viết 20 bài họa lại, cái tên "Nhạc phủ tân đề" mới bắt đầu xuất hiện. Tiếp đó Bạch Cư Dị viết 50 bài "Tân nhạc phủ" cái tên "Nhạc phủ tân đề" mới được định danh là "Tân nhạc phủ". Hình thức của thể này thường là ca hành tạp ngôn, không hợp nhạc, nội dung thường là đả kích thời chính, có tính chất phúng dụ. So với "Cổ đề nhạc phủ" thì "Tân nhạc phủ" là một sự đổi mới về hình thức còn nội dung mang tính hiện thực thì vẫn được tôn trọng.

    17. Niêm đối

    Là thuật ngữ của người xưa về thanh luật của thơ ca.
    Niêm nghĩa là "niêm liên" (dính liền) chỉ sự giống nhau về thanh (bằng, trắc) giữa câu thứ hai của liên trước và câu thứ nhất của liên sau khiến cho hai liên thơ "dính liền" nhau - có như thế mới hợp cách.
    "Ðối" nghĩa là "tương đối" (đối xứng nhau), chỉ quan hệ tương phản, đối lập về thanh (bằng đối với trắc, trắc đối với bằng) giữa hai câu trong một liên.
    Ðiểm trọng yếu của niêm trong thơ ngũ ngôn là ở chữ thứ 2 và thứ 4, trong thơ thất ngôn là 2,4,6. Cụ thể là các chữ thứ 2,4,6, của các liên phải "dính" nhau, bằng dính với bằng, trắc dính với trắc [theo nguyên tắc: câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7, câu 8 niêm với câu 1].
    Còn đối, yêu cầu phải tương phản về thanh âm [nhưng phải tương đồng về từ loại và cú pháp].
    Niêm đối khiến cho bài thơ có âm điệu hài hòa và được đa dạng hóa, làm tăng vẻ đẹp về âm nhạc của toàn bài.

    18. Tuyệt cú

    Là tên của thể thơ, cũng gọi là tuyệt cú, tuyệt thi [Việt Nam ta thường gọi là tứ tuyệt]. Mỗi bài thơ chỉ có 4 câu, thông thường có hai loại là ngũ ngôn tuyệt cú và thất ngôn tuyệt cú, thỉnh thoảng cũng có lục ngôn tuyệt cú. Tuyệt cú vốn có từ ca dao thời Hán, Ngụy, Lục Triều, cái tên "tuyệt cú" xuất hiện khoảng thời Lục Triều (Nam Bắc Triều) để phân biệt với "Liên cú". Thơ tuyệt cú trước Ðường có thể cách tương đối tự do, thường được gọi là "cổ tuyệt". Từ đời Ðường về sau thịnh hành loại tuyệt cú cận thể, gọi là "luận tuyệt". Cách luận của bài thơ "luận tuyệt" tương đương với 4 câu đầu, 4 câu cuối hoặc 4 câu giữa của bài thơ "luật thi" (8 câu) cho nên người đời Ðường cũng xếp nó vào loại thơ luật. Ðời sau có người cho rằng bài thơ tuyệt cú là do "cắt" lấy nửa bài "luật thi" mà thành, đó là do thấy sự tương đương về cách luật mà ngộ nhận.
    Ðời Ðường cũng có nhà thơ sáng tác tuyệt cú theo kiểu tương đối tự do, vẫn gọi là "cổ tuyệt". Ngoài ra, có người viết liền từng chùm (nhiều bài) tuyệt cú, như "Hí vi lục tuyệt cú" (Sáu bài tuyệt cú "làm chơi") của Ðỗ Phủ.

    19. Tứ ngôn thi

    Tên thể thơ. Toàn bài, mỗi câu đều 4 chữ hoặc chủ yếu là 4 chữ.
    Ðây là thể thơ xuất hiện sớm nhất trong thơ ca Trung Quốc tiêu biểu là trong "Kinh thi". Từ Hán về sau, thơ ngũ ngôn và thất ngôn chiếm ưu thế, nhưng thơ tứ ngôn vẫn được sáng tác (như trong thơ của Tào Tháo, Tào Thực, Kê Khang, Ðào Uyên Minh, Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên).

    20. Ứng thí thi

    Là thể thơ được dùng trong thi cử, cũng gọi là "Thí thiếp thi". Ðời Ðường coi trọng kỳ thi tiến sĩ. Trong kỳ thi tiến sĩ có thêm môn "Thí thiếp kinh" và "tạp văn", từ năm Ðiều Lộ thứ 2 thời Ðường Cao Tông bắt đầu thực hiện quy định này: trong thời Vũ Hậu thường lấy đề mục thơ phú để đề ra đề thi; thơ ứng thí đều là ngũ ngôn bài luật 6 vần hoặc 8 vần: thơ có hạn chế về vần, dùng câu thơ hoặc thành ngữ cổ làm đề mục gọi chung là "phú đắc", do đó thể này còn được gọi là "phú đắc thể".
    Thơ bài luật ứng thí do sự hạn chế về đề tài và cách luật nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của loại tác phẩm này nhìn chung là không cao. Nhưng có tác dụng nhất định đối với việc rèn luyện kỹ thuật, kỹ xảo làm thơ; góp phần hoàn thiện hình thức thơ ở đời Ðường.?
  2. HanNgocTuyetBang

    HanNgocTuyetBang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    0
    HNTB xin ca'm ơn ALT nhiều lắm lắm . ALT có thể post thêm vài bài thơ ví dụ để HNTB hiểu rõ hơn nhé ALT .
    HNTB
  3. alt

    alt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/02/2002
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    0
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial, Tahoma; } Thơ Tiên Tần​
    Kích Nhưỡng Ca
    Nhật xuất nhi tác,
    Nhật nhập nhi tức.
    Tạc tỉnh nhi ẩm,
    Canh điền nhi thực.
    Ðế lực ư ngã hà hữu tai !
    ?,? Dịch nghĩa:
    Mặt trời mọc thì đi làm,
    Mặt trời lặn thì nghỉ ngơi.
    Ðào giếng lấy nước uống,
    Cày ruộng (lấy thóc) mà ăn.
    Công sức của vua đối với ta nào có gì !
    ?,? Dịch thơ:
    Nắng lên ta dậy ra đồng,
    Mặt trời khuất bóng ta cùng nghỉ ngơi.
    Có cơm ăn bởi cấy cày,
    Ðào giếng để lấy nước ngay ta dùng.
    Với ta vua chẳng có công !
    ?,? Chú thích:
    "Kích nhưỡng ca" được coi là bài thơ cổ nhất Trung Quốc - Tương truyền rằng: Thời Ðế Nghiêu, có cụ già tám chín mươi tuổi "kích nhưỡng nhi ca" bài này. Do vị trí mở đầu của nó mà chúng tôi đặt nó ở đầu tuyển tập này.
    Dịch thủy ca
    Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn
    Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn.
    ?,? Dịch nghĩa (và dịch thơ):
    Gió hiu hiu chừ sông Dịch lạnh tê
    Tráng sĩ ra đi chừ không trở về.
    ?,? Chú thích:
    *. Ðây là bài ca của tráng sĩ Kinh Kha khi từ biệt thái tử Ðan nước Yên để vào đất Tần hành thích Tần Thủy Hoàng, do đó còn có tên là "Kinh Kha ca".
    *. Vì bài này đơn giản, dịch nghĩa và dịch thơ trùng nhau nên chúng tôi gộp lại làm một.
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial, Tahoma; } KINH THI
    Quan thư
    Quan quan thư cưu
    Tại hà chi châu.
    Yểu điệu thục nữ,
    Quân tử hảo cầu.
    Sâm si hạnh thái,
    Tả hữu lưu chi.
    Yểu điệu thục nữ,
    Ngộ mị cầu chi.
    Cầu chi bất đắc,
    Ngộ mị tư bặc.
    Du tai du tai,
    Triển chuyển phản trắc.
    Sâm si hạnh thái,
    Tả hữu thái chi.
    Yểu điệu thục nữ,
    Cầm sắt hữu chi.
    Sâm si hạnh thái,
    Tả hữu mạo chi.
    Yểu điệu thục nữ,
    Cầm sắt nhạo chi.
    ?,? Dịch nghĩa:
    Ðôi chim thư cưu kêu quan quan
    Ở ngoài bãi sông.
    Có người con gái dịu dàng yểu điệu
    Thật xứng đôi với người quân tử.
    Rau hạnh loi thoi,
    Chảy xuôi theo dòng nước.
    Người con gái dịu dàng yểu điệu,
    (Ta) tha thiết muốn tìm gặp nàng.
    Tìm chẳng được nàng,
    Day dứt nhớ mong.
    Buồn thay, buồn thay,
    (Ta) trằn trọc trăn trở.
    Rau hạnh loi thoi,
    Hái bên phải lại hái bên trái.
    Người con gái dịu dàng yểu điệu,
    Gảy đàn cầm đàn sắt để làm thân với nàng.
    Rau hạnh loi thoi,
    (Nấu chín) thơm phưng phức.
    Người con gái dịu dàng yểu điệu,
    Hãy gióng chuông trống lên để làm cho nàng vui.
    ?,? Dịch thơ:
    Quan quan cái con thư cưu,
    Con sống con mái cùng nhau bãi ngoài.
    Dịu dàng thục nữ như ai,
    Sánh cùng quân tử tốt đôi vợ chồng.
    Muốn ăn rau hạnh theo dòng,
    Muốn cô thục nữ mơ mòng được đâu.
    Nhớ cô dằng dặc cơn sầu,
    Cho ta dằn dọc dễ hầu ngủ yên.
    Muốn ăn rau hạnh hái về,
    Muốn cô thục nữ nay về cùng ta.
    Tiếng chuông tiếng trống vui hòa,
    Tiếng cầm tiếng sắt mặn mà yêu đương.
    (Bản dịch của Tản Ðà)
    ?,? Chú thích:
    *. "Quan thư" (thuộc Chu nam trong thơ Quốc phong) là bài thơ mở đầu tập "Kinh thi". Ðây là một bài tình ca. Phương Ngọc Nhuận cho rằng đây là một bài ca mừng đám cưới.
    1. Quan thư: tên một loài chim. Chu Hy chú rằng loài chim thư cưu thường sống ở vùng sông Giang, sông Hoài. Loài chim này bao giờ cũng sống thành đôi, không lẫn lộn.
    Phiếu Hữu Mai​
    Phiếu hữu mai,*
    Kỳ thực thất hề.
    Cầu ngã thứ sĩ,
    Ðãi kỳ cát hề.
    Phiếu hữu mai,
    Kỳ thực tam hề.
    Cầu ngã thứ sĩ,
    Ðãi kỳ kim hề.
    Phiếu hữu mai,
    Khuynh khuông hý chi.
    Cầu ngã thứ sĩ,
    Ðãi kỳ vị chi.
    ?,? Dịch nghĩa: QUẢ MAI RỤNG
    Quả mai rụng,
    Mười phần còn bảy.
    Người muốn hỏi cưới em,
    Hãy chọn ngày tốt này.
    Quả mai rụng,
    Mười phần còn ba.
    Người muốn hỏi cưới em,
    Hãy đến ngày hôm nay.
    Quả mai đã rụng hết,
    (Em) nghiêng giỏ nhặt mai.
    Người muốn hỏi cưới em,
    Hãy nói với em một lời.
    ?,? Dịch thơ:
    Quả mai rụng
    Mười phần còn bảy
    Ai cầu em xin hãy chọn ngày.
    Quả mai rụng
    Mười phần còn ba
    Ai cầu em hãy đến kíp mà.
    Mai rụng hết
    Em nghiêng giỏ nhặt
    Ai cầu em hãy nói gấp ra.
    ?,? Chú thích:
    *. "Phiếu hữu mai" thuộc "Thiệu nam" trong "Thập ngũ quốc phong". Bài thơ phản ánh tâm trạng của một cô gái đã lớn tuổi, mong gặp người phối ngẫu. Trong văn học Việt Nam, ta thường gặp bài thơ này dưới hình thức điển cố.
    Tĩnh Nữ​
    Tĩnh nữ kỳ xu
    Sĩ ngã ư thành ngu.
    Ái nhi bất kiến,
    Tao thủ trì trù.
    Tĩnh nữ kỳ luyến,
    Di ngã đồng quản.
    Ðồng quản hữu vĩ,
    Duyệt dịch nữ mỹ.
    Tự mục quy đề,
    Tuân mỹ thả dị.
    Phi nhữ chi vi mỹ,
    Mỹ nhân chi di.
    ?,? Dịch nghĩa:
    Người con gái dịu dàng đẹp đẽ,
    Hẹn đợi ta ở góc thành.
    Yêu nàng mà không thấy nàng,
    (Ta) vò đầu bồi hồi đi đi lại lại.
    Người con gái dịu dàng xinh đẹp,
    Ðã tặng cho ta một cây bút cán đỏ.
    Cây bút có màu đỏ chói,
    Ta yêu vẻ đẹp của nàng.
    Từ ngoài đồng nội,
    Nàng tặng cho một nhánh cỏ non.
    Nhánh cỏ non thật đẹp và lạ
    Chẳng phải cỏ đẹp đâu,
    Nó đẹp vì là của người đẹp tặng.
    ?,? Dịch thơ:
    Cô nàng vừa nhã vừa xinh
    Hẹn anh ra mé góc thành gặp nhau.
    Yêu nhau chẳng thấy mình đâu,
    Ðể anh luống những vò đầu băn khoăn.
    Cô nàng vừa nhã vừa xinh,
    Nàng đã tặng mình ống trúc sơn son.
    Ống trúc sơn màu son đỏ chói,
    Ta yêu mình biết nói gì hơn.
    Giữa đồng nàng tặng cỏ non,
    Ôi sao mà đẹp mà thơm lạ kỳ.
    Cỏ này thì đẹp nỗi gì ?
    Nó đẹp bởi vì người đẹp tặng ta.
    (Bản dịch của Tản Ðà)
    ?,? Chú thích:
    *. Thơ "Tĩnh nữ" thuộc Bội phong, nói về cuộc hẹn hò của một đôi tình nhân.
  4. alt

    alt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/02/2002
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    0
    Khuất Nguyên​
    , Giới thiệu tác giả
    Khuất Nguyên (khoảng 340-278 TCN), tên là Bình, tự là Nguyên, người nước Sở thời Chiến quốc. Ông xuất thân quý tộc. Thời Sở Hoài vương, ông từng giữ các chức Tả đồ, Tam Lư đại phu, sau vì bị gièm pha mà bãi chức. Thời Khoảnh Tương vương, ông bị đi đày. Nhìn quốc gia lâm vào cảnh nội ưu ngoại hoạn mà vua ngày một hôn ám, sa đọa ông rất đau lòng. Lòng yêu nước và nỗi niềm phẫn uất trước thời cuộc đã được Khuất Nguyên thể hiện trong những tác phẩm bất hủ như "Ly tao", "Thiên vấn", "Thiệp giang", "Ai sinh", "Hoài ca", Trừu tư", "Quốc thương"... Năm 278 TCN, tướng Tần là Bạch Khởi chiếm Sính đô, nước Sở bị diệt, Khuất Nguyên nhảy xuống sông Mịch La tự trầm.
    Khuất Nguyên là nhà thơ vĩ đại và sớm nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc. Những tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: "Ly tao", "Cửu ca", "Thiên vấn", "Cửu chương"... Những tác phẩm này phản ánh lý tưởng cao đẹp và tinh thần bất khuất của ông. Trong sáng tác, Khuất Nguyên thường vận dụng nhiều thần thoại, truyền thuyết với trí tưởng tượng phong phú, ngôn ngữ trong sáng, bay bổng. Sáng tác của Khuất Nguyên là mẫu mực của thơ ca lãng mạn cổ đại Trung Quốc.
    ===========
    Ly Tao​
    ===========
    Ðế Cao Dương chi miêu duệ hề,
    Trẫm hoàng khảo viết Bá Dung.
    Nhiếp đề trinh vu mạnh trâu hề,
    Duy canh dần ngô dĩ giáng.
    Hoàng lẫm quỹ dư sơ độ hề,
    Triệu tích dư dĩ gia danh.
    Danh dư viết Chính Tắc hề,
    Tự dư viết Linh Quân.
    Phân ngô ký hữu thử nội mỹ hề,
    Hựu trùng chi dĩ tu năng.
    Hỗ giang ly dữ tịch chi hề,
    Nhẫn thu lan dĩ vi bội.
    Cốt dư nhược tương bất cập hề,
    Khủng niên tuế chi bất ngô dữ.
    Triệu khiên tì chi Mộc lan hề,
    Tịch lãm châu chi túc mụ.
    Nhật nguyệt hốt kỳ bất yêm hề,
    Xuân dữ thu kỳ đại tư.
    Duy thảo mộc chi linh lạc hề,
    Hà bất cải hồ thử độ.
    Thừa kỳ ký dĩ trì sính hề,
    Lai ngô đạo phù tiên lộ.
    Tích tam hậu chi thuần tuý hề,
    Cố chúng phương chi sở tại.
    Tạp thân tiêu dữ khuẩn quế hề,
    Khởi duy nhân phù huệ chi.
    Bỉ Nghiêu Thuấn chi cảnh giới hề,
    Ký tuân đạo nhi đắc lộ.
    Hà Kiệt Trụ chi xương phỉ hề,
    Phù duy tiệp kính dĩ quẫn bộ.
    Duy phù đảng nhân chi du lạc hề,
    Lộ u muội dĩ hiểm ải.
    Khởi dư thân chi đạn ương hề,
    Khủng hoàng dư chi bại tích.
    Hốt bôn tẩu dĩ tiên hậu hề,
    Cập tiền vương chi chủng vũ.
    Thuyên bất sát dư chi trung tình hề,
    Phản tín sàm nhi tễ nộ.
    Dư cố tri kiển kiển chi vi hoạn hề,
    Nhẫn chi bất năng xả dã.
    Chi cửu thiên dĩ vi chính hề,
    Phù duy linh tu chi cố dã.
    Viết hoàng hôn dĩ vi kỳ hề,
    Khương trung đạo nhi cải lộ.
    Sơ ký dữ dư thành ngôn hề,
    Hậu hối độn nhi hữu tha.
    Dư bất nan phù ly biệt hề,
    Thương linh tu chi sắc hóa.
    *
    * *
    Dư ký tư lan chi cửu uyển hề,
    Hựu thụ huệ chi bách mẫu.
    Huề lưu di dữ yết xa hề,
    Tạp đỗ hành dữ phương chi.
    Ký chi diệp chi tuấn mậu hề,
    Nguyện sĩ thì hồ ngô tương ngải.
    Tuy uỷ tuyệt kỳ diệc hà thương hề,
    Ai chúng phương chi vu uế.
    Chúng giai cạnh tiến dĩ tham lam hề,
    Bằng bất yếm hồ câu sách.
    Khương nội thứ ký dĩ lượng nhân hề,
    Các hưng tâm nhi tật đố.
    Hốt trì vụ dĩ truy trục hề,
    Phi dư tâm chi sở cấp.
    Lão nhiễm nhiễm kỳ tương chí hề,
    Khủng tu danh chi bất lập.
    Triêu ẩm mộc lan chi trụy lộ hề,
    Tịch xan thu cúc chi lạc anh.
    Cẩu dư tình kỳ tín khóa dĩ luyện yếu hề,
    Trường kham hạm diệc hà thương!
    Lãm mộc căn dĩ kết chỉ hề,
    Quán bệ lệ chi lạc nhị.
    Kiều khuẩn quế dĩ nhân huệ hề,
    Tác hồ thằng chi sỉ sỉ.
    Kiển ngô pháp phủ tiền tu hề,
    Phi thế tục chi sở phục!
    Tuy bất chu ư kim chi nhân hề,
    Nguyện y Bành Hàm chi di tắc.
    Trường thái tức dĩ yểm thế hề,
    Ai dân sinh chi đa gian.
    Du tuy hiếu tu khóa dĩ cơ ky hề,
    Kiển triêu đốt nhi tịch thế.
    Kỳ thế dư dĩ huệ tương hề,
    Hựu thân chi dĩ lãm chi.
    Diệc dư tâm chi sở thiện hề,
    Tuy cửu tử kỳ do vị hối.
    Oán linh tu chi hạo đãng hề,
    Chung bất sát phù dân tâm.
    Chúng nữ tật dư chi nga mi hề,
    Dao trác vị dư dĩ thiện dâm.
    Cố thì tục chi công xảo hề,
    Miến quy củ nhi cải thố.
    Bội thằng mặc dĩ trụy khúc hề,
    Cạnh chu dung dĩ vi độ.
    Ðồn uất ấp dư sá sế hề,
    Ngô độc cùng khốn thử thì dã.
    Chí điểu chi bất quân hề,
    Tự tiền thế nhi cố nhiên.
    Hà phương viên chi năng chu hề,
    Phù thục dị đạo nhi tương yên!
    Khuất tâm nhi ức chí hề,
    Nhẫn vưu nhi nhương cấu.
    Phục thanh bạch dĩ tử trực hề,
    Cố tiền thành chi sở hậu.
    *
    * *
    Hối tướng đạo chi bất sát hề,
    Diên trữ hồ ngô tương phản!
    Hồi trẫm xa dĩ phục lộ hề,
    Cập hành mê chi vị viễn,
    Bộ dư Mã u lan cao hề,
    Trì tiêu khâu thả yên chi tức.
    Tiến bất nhập dĩ ly vưu hề,
    Thoái tương phục tu ngô sơ phục.
    Chế kỳ hà dĩ vi y hề,
    Tập phù dung dĩ vi thường.
    Bất ngô tri kỳ diệc dĩ hề,
    Cẩu tư tinh kỳ tín phương.
    Cao dư quan chi ngập ngập hề,
    Trường dư bội chi lục ly.
    Phương dữ trạch kỳ tạp nữu hề,
    Duy chiêu chất kỳ do vị khuy.
    Hốt phản cố dĩ du mục hề,
    Tương vãng quan hồ tư hoang.
    Bội bân phân kỳ phồn sức hề,
    Phương phi phi kỳ di chương.
    Dân sinh các hữu sở nhạo hề,
    Dư độc hiếu tu dĩ vi thường.
    Tuy thế giải ngô do vị biến hề,
    Khởi dư tâm chi khả trừng.
    *
    * *
    Nữ tu chi thiền viên hề,
    Thân thân kỳ lệ dư.
    Viết: "Cổn hãnh trực dĩ vong thân hề,
    Chung nhiên yểu hồ Vũ chi dã.
    Nhữ hà bác kiển nhi hiếu tu hề,
    Phân độc hữu thử khóa tiết.
    Tư lục thi dĩ doanh thân hề,
    Phán độc ly nhi bất phục.
    Chúng bất khả hộ thuyết hề,
    Thục vân sát dư chi trung tình?
    Thế tịnh cử nhi hiếu bằng hề,
    Phù hà quynh độc nhi bất dư thính".
    Y tiền thánh dĩ tiết trung hề,
    Khoái bằng tâm nhi lịch tư.
    Tế Nguyên Tương dĩ nam chinh hề,
    Tựu Trùng Hoa nhi trần từ.
    Khải "cửu biện" dữ "cửu ca" hề,
    Hạ khang nhu dĩ tự túng.
    Bất cố nạn dĩ đồ hậu hề,
    Ngũ tử dụng thất hồ gia hạng.
    Nghệ dâm tu dĩ dật điền hề,
    Hựu hiếu xạ phù phong hồ.
    Cố loạn lưu kỳ tiển chung hề,
    Xác hựu tham phù quyết gia.
    Ngáo thân bị phục cường ngữ hề,
    Túng dục nhi bất nhẫn.
    Nhật khang ngu nhi tự vong hề,
    Quyết thủ dụng phù điên vẫn.
    Hạ Kiệt chi thường vi hề,
    Nãi toại yên nhi phùng ương.
    Hậu Tân chi trư hải hề,
    Ân tông dụng chi bất trường.
    Thang, Vũ nghiễm nhi chi kính hề,
    Chu luận đạo nhi mạc sai.
    Cử hiền tài nhi thụ năng hề,
    Tùng thằng mặc nhi bất pha.
    Hoàng thiên vô tư a hề,
    Lãm dân đức yên thố phụ.
    Phù duy thánh triết dĩ mậu hạnh hề,
    Cẩu đắc dụng thử hạ thổ.
    Chiêm tiền nhi cố hậu hề,
    Tướng quan dân chi kế cực.
    Phù thục phi nghĩa nhi khả dụng hề?
    Thục phi thiên nhi khả phục?
    Ðiếm dư thân nhi nguy tử hề,
    Lãm dư sơ kỳ do vị hối.
    Bất lượng tạc nhi chính nhuế hề,
    Cố tiền tu dĩ trư hải.
    Tăng hư hi dư uất ấp hề,
    Ai trẫm thì chi bất đáng.
    Lãm nhự huệ dĩ yểm thế hề,
    Chiêm dư khâm chi lãng lãng.
    Quy phu nhẫm dĩ trần từ hề,
    Cảnh ngô ký đắc thử trung chính.
    *
    * *
    Tứ ngọc cù dĩ thừa ế hề,
    Kháp ai phong dư thượng chinh.
    Triêu phát nhẫn ư Thương-Ngô hề,
    Tịch dư chi hồ Huyền Phố.
    Dục thiểu lưu thử linh tỏa hề,
    Nhật hốt hốt kỳ tương mộ.
    Ngô linh Hy Hòa nhĩ tiết hề,
    Vọng Yêm - tu nhi vật bách.
    Lộ man man kỳ tu viễn hề,
    Ngô tương thượng hạ nhi cầu sách.
    Ẩm dư mã ư Hàm - trì hề,
    Tổng dư bí hồ phù tang.
    Chước nhược mộc dĩ phất nhật hề,
    Liêu tiêu diêu dĩ tương dương.
    Tiền Vọng Thư sử tiên khu hề,
    Hậu Phi Liêm sứ bôn chúc.
    Loan hoàng vị dư tiên giới hề,
    Lôi sư cáo dư dĩ vi cụ.
    Ngô linh phượng điểu phi đằng hề,
    Kế chi dĩ nhật dạ.
    Phiêu phong đồn kỳ tương ly hề,
    Suất vân nghê nhi lại nhạ.
    Phân tổng tổng kỳ ly hợp hề,
    Ban dục ly kỳ thượng hạ.
    Ngô linh Ðế hôn khai quan hề,
    Ỷ xương hạp nhi vọng dư.
    Thì ái ái kỳ tương bãi hề,
    Kết u lan nhi diên trữ.
    Thế hỗn trọc nhi bất phân hề,
    Hiếu tế mỹ nhi tật đố.
    Triêu ngô tương tế ư Bạch thủy hề,
    Ðăng lãng phong nhi tiết mã.
    Hốt phản cố dĩ lưu thế hề,
    Ai cao khâu chi vô nữ.
    Kháp ngô du thủ xuân cung hề,
    Chiết quỳnh chi dĩ kế bội.
    Cập vinh hoa chi vị lạc hề,
    Tướng hạ nữ chi khả di.
    Ngô linh Phong long thừa vân hề,
    Cầu Phục phi chi sở tại.
    Giải bội tương dĩ kết ngôn hề,
    Ngô linh Kiến Tu dĩ vi lý.
    Phân tổng tổng kỳ ly hợp hề,
    Hốt vĩ hoạch kỳ nan thiên.
    Tịch quy thứ ư Cùng thạch hề,
    Triêu trạc phát hồ Vĩ bàn.
    Bảo quyết mỹ dĩ kiêu ngạo hề,
    Nhật khang ngu dĩ dâm du.
    Tuy tín mỹ nhi vô lễ hề,
    Lai vi khí nhi cải đầu.
    Lãm tướng quan ư tứ cực hề,
    Chu lưu hồ thiên dữ nãi hạ.
    Vọng Dao đài chi yển kiển hề,
    Kiến Hữu nhung chi dật nữ.
    Ngô linh Trấm vi môi hề,
    Trấm cáo dư dĩ bất hảo.
    Hùng cưu chi minh thệ hề,
    Dư do ố kỳ điêu xảo.
    Tâm do dự nhi hồ nghi hề,
    Dục tự thích nhi bất khả.
    Phượng hoàng ký thụ di hề,
    Khủng Cao Tân chi tiên ngã.
    Dục viễn tập nhi vô sở chỉ hề,
    Liêu phù du dĩ tiêu diêu.
    Cập Thiếu Khang chi vị gia hề,
    Lưu Hữu Ngu chi nhị diêu.
    Lý nhược nhi môi chuyết hề,
    Khủng đạo ngôn chi bất cố.
    Thế hỗn trọc nhi tật hiền hề,
    Hiếu tế mỹ nhi xưng ác.
    Khuê trung ký dĩ thuý viễn hề,
    Triết vương hựu bất ngộ.
    Hoài trấm tình nhi bất phát hề,
    Dư yên năng nhẫn dữ thử chung cổ.
    *
    * *
    Sách quỳnh mao dĩ đình chuyên hề,
    Mệnh Linh Phân vị dư chiêm chi.
    Viết: lưỡng mỹ kỳ tất hợp hề,
    Thục tín tu nhi mộ chi?
    Tư cửu châu chi bác đại hề,
    Khởi duy thị kỳ hữu nữ?
    Viết: miễn viễn thệ nhi vô hồ nghi hề,
    Thục cầu mỹ nhi thích nhữ?
    Hà sở độc vô phương thảo hề,
    Nhĩ hà hoài hồ cố vũ.
    Thế u muội, dĩ huyễn diệu hề,
    Thục vân sát dư chi thiện ác?
    Dân hiếu ố kỳ bất đồng hề,
    Duy thử đảng nhân kỳ độc dị.
    Hộ phục ngải dĩ doanh yêu hề,
    Vị u lan kỳ bất khả bội.
    Lâm sát thảo mộc kỳ do vị đắc hề,
    Khởi trình mỹ chi năng đương.
    Tổ phần nhưỡng dĩ sung vi hề,
    Vị thân tiêu kỳ bất phương.
    Dục tòng Linh phân chi cát chiêm hề,
    Tâm do dự nhi hồ nghi.
    Vu Hàm tương tịch giáng hề,
    Hoài tiêu sở nhi yêu chi.
    Bách thần ế kỳ bị giáng hề,
    Cửu nghi bân kỳ tịnh nghênh.
    Hoàng diễm diễm kỳ dương linh hề,
    Cáo dư dĩ cát cố.
    Viết: Miễn thăng giáng nhi thượng hạ hề,
    Cầu củ hoạch chi sở đồng.
    Thang Vũ nghiêm nhi cầu hợp hề,
    Chí Cao Dao nhi năng điều.
    Cẩu trung tình kỳ hiếu tu hề,
    Hựu hà tất dụng phù hành môi?
    Duyệt thao trúc ư Phó-nham hề,
    Vũ Ðinh dụng nhi bất nghi.
    Lã Vọng chi cổ đao hề,
    Tao Chu Văn nhi đắc cử.
    Ninh Thích chi âu ca hề,
    Tề Hoàn văn dĩ cai phụ.
    Cập niên tuế chi vị án hề,
    Thì diệc do kỳ vị ương.
    Khủng đề quyết chi tiên minh hề,
    Sử phù bách thảo vị chi bất phương.
    Hà quỳnh hội chi yển kiển hề,
    Chúng ái nhiên nhi tế chi.
    Duy thủ đảng nhân chi bất lượng hề,
    Khủng tật đố nhi chiết chi.
    Thì bân phân kỳ biến dịch hề,
    Hựu hà khả dĩ yêm lưu.
    Lan chỉ biến nhi bất phương hề,
    Thuyên huệ hóa nhi vi mao.
    Hà tích nhật chi phương thảo hề,
    Kim trực vi thử tiêu ngải dã.
    Khởi kỳ hữu tha cố hề,
    Mạc hiếu tu chi hại dã.
    Dự ký dĩ lan vi khả thị hề,
    Khương vô thực nhi dung trường.
    Uỷ quyết mỹ dĩ tòng tục hề,
    Cẩu đắc liệt hồ chúng phương.
    Tiêu chuyên nịnh dĩ mạn thao hề,
    Sát hựu dục sung phù bội vi.
    Ký can tiến nhi vụ nhập hề,
    Hựu hà phương chi năng chi.
    Cố thì tục chi lưu tòng hề,
    Hựu thục năng vô biến hóa?
    Lãm tiêu lan kỳ nhược tư hề,
    Hựu huống yết xa dữ giang ly.
    Duy tư bội chi khả quý hề,
    Uỷ quyết mỹ nhi lịch ti tư.
    Phương phi phi nhi nan khuy hề,
    Phân chí kim do vị muội.
    Hòa điệu độ dĩ tự ngu hề,
    Liêu phù du nhi cầu nữ.
    Cập dư sức chi phương tráng hề,
    Chu lưu quan hồ thượng hạ.
    *
    * *
    Linh phân kỳ cáo dư dĩ cát chiêm hề,
    Lịch cát nhật hồ ngô tương hàng.
    Chiết quỳnh chi dĩ vi tu hề,
    Tinh quỳnh my dĩ vi tương.
    Vị dư giá phi long hề,
    Tạp dao tượng dĩ vi xa.
    Hà ly tâm chi khả đồng hề,
    Ngô tương viễn thệ dĩ tự sơ.
    Triển ngô đạo phù Côn-luân hề,
    Lộ tu viễn dĩ chu lưu.
    Dương vân nghê chi yếm ái hề,
    Minh ngọc loan chi thu thu.
    Triêu phát nhẫn ư Thiên tân hề,
    Tịch dư chí hồ Tây cực.
    Phượng hoàng dực kỳ thừa kỳ hề,
    Cao cao tường chi dực dực.
    Hốt ngô hành thử Lưu sa hề,
    Tuân Xích thủy nhi dung dữ.
    Huy giao long sử lương tân hề,
    Chiếu Tây hoàng sứ thiệp dư.
    Lộ tu viễn dĩ đa gian hề,
    Ðằng chúng xa sử kim đãi.
    Lộ Bất chu dĩ tả chuyên hề,
    Chí Tây hải dĩ vi kỳ.
    Ðồn dư xa kỳ thiên thặng hề,
    Tề ngọc đại nhi tịnh trì.
    Giá bát long chi uyển uyển hề,
    Tái vân kỳ chi uỷ đà.
    Úc chí nhi nhĩ tiết hề,
    Thần cao trì nhi mạc mạc.
    Tấu Cửu ca nhi vũ thiều hề,
    Liêu hạ nhật dĩ du lạc.
    Trắc thăng hoàng chi hách hí hề,
    Hốt lâm nghễ phù cựu hương.
    Bộc phu bi dư mã hoài hề,
    Quyền cục cố nhi bất hàng.
    (Loạn viết) Dĩ hỹ tai !
    Quốc vô nhân mạc ngã tri hề,
    Hựu hà hoài hồ cố đô.
    Kỳ mạc túc dĩ vi mỹ chính hề,
    Ngô tương tòng Bành Hàm chi sở cư.
    ---------------------------------
    Dịch thơ: LY TAO
    ---------------------------------
    Bá Dung nhớ cha ta thuở nọ,
    Vốn dòng vua về họ Cao Dương.(1)
    Tháng giêng đầu tiết xuân sang,
    Cõi đời ta xuống giữa đương ngày Dần.(2)
    Buổi trứng nước ân cần chăm sóc,
    Biết bao nhiêu khó nhọc công cha.
    Chữ hay kén đặt cho ta:
    Tên là Chính Tắc, tự là Linh Quân.(3)
    Trong ta đã mười phần lộng lẫy,
    Chải chuốt càng thêm nẩy xinh tươi.
    Sói ngàn nhài bãi khoác ngoài,
    Tết lan thu lại làm đai đeo thường.
    Sợ chẳng kịp ta càng mê mải,
    Tuổi xanh nào có đợi gì ai.
    Mộc lan (4) sớm cắt trên đồi,
    Ðông thanh chiều hái bên ngoài bến sông.
    Ngày tháng vút đi không trở lại,
    Vừa xuân qua đã lại thu sang.
    Ðoái trông cỏ áy cây vàng,
    Sợ con người đẹp muộn màng lỡ duyên!
    Tuổi đang trẻ nết quen càn rỡ,
    Thế mà không đổi sửa cho đành.
    Ngựa hay cưỡi lấy, đi nhanh,
    Lại đây ta chỉ cho mình đường quang.
    Ðời ba vua thuở đang rực rỡ,
    Các giống thơm hớn hở đua tươi.
    Hoa tiêu, hoa quế lộn mùi,
    Cứ gì hoa huệ được người yêu đương.
    Theo đạo chính nhằm đường ngay thẳng,
    Nghiêu Thuấn xưa thiệt đấng minh quân.
    Cớ sao Kiệt Trụ ngu đần,
    Ðâm đầu lối tắt sa chân đường cùng.
    Hám vui bọn chúng không biết sợ,
    Ðường tối tăm hiểm trở xiết bao.
    Xe loan e lúc đổ nhào,
    Phải rằng ta sợ thiệt vào đến thân!
    Cố theo kịp gót chân vua trước,
    Quản chi công xuôi ngược long đong.
    Tình ta mình chẳng xét cùng,
    Nghe lời ton hót đem lòng giận ta!
    Nói thẳng vẫn biết là có hại,
    Biết vậy mà nín mãi không đành!
    Chín lần trời hãy chứng minh,
    Chỉ vì ta quá yêu mình đấy thôi!
    Trước cùng ta nặng lời hẹn ước,
    Sau vì đâu đổi khác đơn sai?
    Biệt ly ta chẳng quản nài,
    Xót mình lòng dạ đổi dời bao phen.
    Chín vườn lan lại nghìn sào huệ,
    Một mình ta chăm chỉ hôm mai.
    Tử tiêu bạch chỉ xen vai,
    Kẹ trong đỗ nhược, bao ngoài tân di.
    Mong cành lá có khi đua nẩy,
    Chờ đến mùa hái lấy hoa tươi.
    Bỏ rơi ta thiết chi đời,
    Thấy trăm hoa chịu lạc loài mà thương!
    Chúng chen chúc trên đường vụ lợi,
    Tấm lòng tham, tham mãi tham hoài!
    Ðem dạ mình đọ bụng người,
    Sinh lòng ghen ghét, đặt lời gièm pha.
    Mồi phú quý cố mà đeo đuổi,
    Phải lòng ta có vội thế đâu.
    Cái già sồng sộc theo nhau,
    E không để được về sau tiếng lành.
    Ăn hoa rụng bên nhành thu cúc,
    Uống sương sa dưới gốc mộc lan.
    Tình yêu khôn đẹp muôn vàn,
    Khát hoài! đói mãi! phàn nàn mà chi!
    Rút rễ cây ta xe sợi chỉ,
    Xâu cánh hoa thiên lý xinh xinh.
    Cánh lan cánh huệ trắng tinh,
    Giây ngần bền dẻo tết manh áo ngoài.
    Áo như thế thói đời chẳng mặc,
    Ta cứ theo phép tắc người xưa.
    Dẫu rằng đời có chẳng ưa,
    Thì xin theo lối cũng như Bành, Hàm.(5)
    Ðời người khổ kể làm sao xiết!
    Ðành than dài gạt vết lệ hoen.
    Làm xinh ta khéo vô duyên,
    Sớm vừa can gián chiều liền sa cơ.
    Sa cơ mặc nhởn nhơ vẫn thế,
    Vẫn đeo lan dắt huệ như xưa.
    Lòng ta đã thích đã ưa,
    Dẫu rằng chín chết có chừa được đâu.
    Trách mình chẳng suy sau xét trước,
    Mãi mãi không rõ được thói đời.
    Chúng ghen ta có mày ngài,
    Phao cho ta tiếng con người lẳng lơ.
    Người đời thật đã thừa khôn khéo,
    Ðua nhau theo mức vẹo thước cong.
    Khuôn vuông mẫu thẳng chẳng dùng,
    Cúi luồn cầu cạnh một dòng như nhau!
    Một mình chịu nuốt sầu ngậm tủi,
    Nói ai hay nông nỗi lúc này?
    Thà cho sống đọa thác đày,
    Lòng ta không nỡ để lây thói thường!
    Loài chim cắt ngang tàng bay bổng,
    Vốn xưa nay là giống không đàn.
    Vuông tròn vốn chẳng cùng làn,
    Khúc đường ai để yên hàn cho ai?
    Tránh điều lỗi, mặc đời xoi mói!
    Nén chí xưa, cam nỗi xót xa.
    Thánh hiền xưa cũng như ta,
    Thẳng ngay mà chết, ấy là chết trong!
    Tiếc nhận lối mà không biết lối,
    Liệu về thôi, ở lại chi lâu?
    Lạc đường cũng chửa xa đâu,
    Quay xe trở lại cho mau còn vừa.
    Giục vó ngựa lên bờ lan dã,
    Sang gò tiêu thong thả nghỉ ngơi.
    Tiến ra chẳng hợp với đời,
    Lui về sửa lại mặc ngoài cho xinh.
    Hái sen súng, cắt manh áo đẹp,
    Cắt phù dung may nếp xiêm dài.
    Ðời không biết đến mặc đời,
    Tình ta vẫn hẳn vẹn mười thơm tho.
    Mũ ta đội xốc cho cao ngất,
    Ðai ta đeo buông thật dịu dàng.
    Khắp mình thơm nức sáng choang,
    Ðẹp còn giữ được chất thường chưa phai.
    Chợt quay lại liếc chơi, ta muốn
    Ði xem cho khắp bốn cõi hoang.
    Rung rinh bao thú điểm trang
    Ngọt ngào càng thấy rõ ràng mùi thơm.
    Ðời ai cũng riêng ham từng món,
    Như ta đây chỉ muốn làm xinh.
    Phân thây xé xác cũng đành,
    Lòng này hồ dễ dỗ dành được sao?
    II
    Tiếng cô chị (6) bước vào léo xéo,
    Mắng ta rằng rõ khéo ngẩn ngơ,
    "Bướng như chàng Cổn (7) ngày xưa,
    Bỏ mình núi Vũ bây giờ ai thương?
    Sao em thích khoe khoang chải chuốt,
    Riêng một mình giữ một vẻ xinh?
    Ðầy nhà dây dợ, cỏ tranh,
    Người ta mặc cả sao mình lại không?
    Nói với chúng dễ hòng nói xiết!
    Ai là người xét biết lòng ta?
    Ðời đều bè đảng gian tà,
    Một mình ta nói, nói mà ai nghe?"
    Trong đạo thành liệu bề theo dõi,
    Ðến chi đây xiết nỗi tân toan.
    Sang Nam qua ngọn Tương Ngoan,
    Tới đền vua Thuấn (8), ta than vài lời:
    "Mê hát xướng kìa đời nhà Hạ,
    Vua Thái Khang (9) thỏa dạ vui chơi,
    Chẳng lo chẳng nghĩ lâu dài,
    Năm con mới phải lạc loài bốn phương.
    Vua Nghệ (9) chỉ ham đường săn bắn,
    Say chim muông quên hẳn việc thường.
    Tham vui vua Xác (9) hoang toàng,
    Cả hai đều phải thịt xương tan tành!
    Ðến vua Ngáo (9) cậy mình sức khỏe,
    Chẳng giữ gìn chỉ phí ăn chơi.
    Quên mình ngày tháng giông dài,
    Quá ra khi đã để rơi cả đầu.
    Hạ Kiệt (10) có biết đâu đạo cả,
    Lần lữa trông tai vạ đến nơi.
    Vua Tân (11) ướp món thịt người,
    Cũng vì thế mới hết đời nhà Thương!
    Lại xét đến Vũ, Thang, Văn, Võ (12)
    Kính mà nghiêm chẳng bỏ đạo hằng.
    Cất dùng toàn bọn tài năng,
    Theo khuôn giữ mực thẳng băng một chiều.
    Ông trời chẳng riêng yêu ai hết,
    Xem thấy ai đức nết thì nên.
    Xưa nay chỉ bậc thánh hiền,
    Thương dân mới được cầm quyền trị dân.
    Trông sau trước xét lần sự thế,
    Hãy để tâm suy nghĩ cho cùng.
    Làm đâu được việc bất công!
    Những phường bất nghĩa có dùng được đâu.
    Lòng này nghĩ trước sau như một,
    Dẫu chết ngay chẳng chút nôn nao.
    Người xưa oan thác biết bao,
    Theo vuông lựa có vào sao lỗ tròn.
    Nức nở khóc cho buồn đầy dạ,
    Tủi cho thân sinh đã lỗi thời!
    Gạt sầu bứt cánh huệ tươi,
    Áo khăn lã chã lệ rơi ướt đầm!
    Quỳ khép áo lầm rầm khấn vái:
    "Xin dốc theo lẽ phải đường ngay!"
    Quay ra đạp gió rẽ mây,
    Cưỡi rồng gióng phượng định ngày chơi xa.
    Sớm Thương-Ngô, chiều qua Huyền Phố, (13)
    Ðến thần linh xa ngó cõi ngoài.
    Chốn này muốn tạm nghỉ ngơi,
    Chiều hôm bảng lảng mặt trời xuống nhanh.
    "Hy Hòa (14) hỡi nể tình ta với!
    Lối non đoài chớ vội xông pha.
    Quản bao nước thẳm non xa,
    Ðể ta tìm kiếm cho ra bạn lòng!"
    Cho ngựa uống bên đồng Dục Nhật,
    Buông dây cương ở đất Phù Tang.
    Nhởn nhơ chốc lát dọc đường,
    Bẻ cành nhược mộc chăng ngang mặt trời.
    Chị trăng phải nhanh chân tiến trước,
    Dì gió cho lần bước theo sau.
    Chim loan mở lối đi đầu,
    Nhưng thầm sấm sét dốc hầu chưa xong!
    Ta giục phượng gia công bay mãi,
    Suốt ngày đêm rong ruổi cho mau.
    Cơn giông bão táp theo hầu,
    Cầu vồng mống cụt đem nhau đến chào.
    Khắp các ngã trước sau tới tấp,
    Ðủ mọi mầu trên dưới tơi bời...
    Ta truyền mở cửa nhà trời!
    Lính canh lại tựa cửa ngoài nhìn ta.
    Người mỏi mệt trời đà sẩm tối,
    Ðứng bơ phờ tay với bông lan.
    Cõi đời nhơ đục muôn vàn,
    Ghét tài, ghét đẹp, thói càn đã quen.
    Sớm dóng ngựa qua miền Bạch Thủy, (15)
    Lên Lãng Phong (16) ta sẽ dừng cương.
    Không ai là gái đảm đang,
    Trông về nước Sở gạt hàng lệ rơi.
    Chơi cung Xuân này nơi thanh nhã,
    Ðeo dắt thêm hai đóa hoa quỳnh.
    Hoa tươi còn chửa lìa cành,
    Xem ai là gái hữu tình ta đưa.
    Sai thần mây đi mưa về gió,
    Cung Phục Phi (17) tìm rõ tới nơi.
    Mối may ta lại cậy người,
    Cởi dây đeo để ngỏ lời giao đoan.
    Trải mấy độ qua ngàn vượt núi,
    Bỗng dọc ngang đường lối khó thông.
    Chiều hôm về nghỉ non Cùng,
    Sớm ra gội tóc trên sông Vị Bàn.
    Nàng cậy đẹp khinh nhờn quen thói,
    Quên tháng ngày, mê mải dong chơi.
    Ðẹp nhưng mất nết xin thôi,
    Bỏ tìm chốn khác lấy người đoan trang.
    Vùng trời rộng bốn phương man mác,
    Xem khắp rồi lại bước xuống đời.
    Hữu nhung trông với cõi ngoài,
    Long lanh đền ngọc thấy người gái xinh.
    Mượn chim trấm mối manh nói hộ,
    Trấm trả lời: "Việc đó không xuôi!"
    Kìa chim tu hú dại đời,
    Ta còn ghét nó là loài tinh ranh.
    Mình khuây khỏa lấy mình chẳng nối,
    Lòng hồ nghi trăm mối vấn vương.
    Chịu lời ta đã phượng hoàng,
    Chỉ e ta đến sau chàng Cao Tân.
    Xa tìm chốn yên thân chẳng có,
    Ðành lênh đênh đây đó biết sao!
    Thiếu Khang đang lúc ba đào,
    Họ Kiều hai gái sánh vào vừa xinh.
    Lý đã kém mối manh lại vụng,
    Chỗ hẹn lời e cũng không bền.
    Người đời bẩn tưởi nhỏ nhen,
    Chuộng bên gian ác, ghét bên hiền tài.
    Buồng the đã là nơi cách trở,
    Nhà vua còn đang cữ mê say.
    Ôm lòng biết ngỏ ai hay,
    Bước đời nhịn mãi nước này được sao.
    III
    Chẻ nắm quẻ Quỳnh-mao (18) làm thẻ
    Mượn Linh-phân gieo quẻ nhân duyên.
    Quẻ rằng: "Ao ước thì nên,
    Bên tài bên sắc đôi bên cùng lòng.
    Nghĩ chín cõi (19) mênh mông rộng rãi,
    Phải riêng đây có gái kén chồng?
    Ðường xa xin chớ ngại ngùng,
    Người xinh ai chẳng đem lòng khát khao?
    Cỏ thơm kể nơi nào chẳng có,
    Thương tiếc chi quê cũ nữa anh!
    Quáng lòa bao kẻ chung quanh,
    Dở hay ai xét cho mình nữa đâu!
    Lòng yêu ghét khác nhau biết mấy!
    Bọn chúng coi thật thấy lạ đời.
    Cỏ hôi đeo dắt đầy người,
    Hoa lan thơm ngát chê bai chẳng dùng.
    Loài cây cỏ còn không phân biệt,
    Giống ngọc lành xét biết đâu mà!
    Phân tro xếp đống đầy nhà,
    Cánh hồi cánh quế chê là không thơm"
    Quẻ dạy thế, ở làm chi nữa!
    Nhưng lòng còn lưỡng lự chưa đi.
    Chiều nay sắp đặt lễ nghi,
    Mời Vu Hàm lại ta thì hỏi han.
    Chín dãy núi chập chờn đón rước,
    Trăm vị thần chững chạc tới nơi.
    Hào quang rực rỡ đầy trời,
    Vì ta dạy hết mọi lời thủy chung.
    Rằng: "Lên xuống cố công tìm hỏi,
    Ai cùng mình khuôn lối như in.
    Vũ, Thang (20) kén lựa tôi hiền,
    Chí Cao Dao (21) được chúng tin yêu vì.
    Quả là đẹp cứ gì tốt mối!
    Giá ngọc lành há phải bán rong!
    Duyệt (22) xưa đắp đất ngoài đồng,
    Vũ Ðinh (23) tìm gặp tin dùng chẳng nghi.
    Lã Vọng (24) trước làm nghề bán thịt,
    Gặp Văn Vương mới biết tướng tài.
    Chăn trâu Ninh Thích (25) hát chơi,
    Tề Hoàn nghe đã cho vời làm quan.
    Tuổi chưa muộn lo toan còn kịp,
    Thời đang vừa thu xếp đi cho!
    Véo von đề quyết gọi thu,
    Trăng hoa e lúc thơm tho chẳng còn!
    Vòng hoa quỳnh đẹp giòn biết mấy,
    Che lấp đi ai biết vẻ xinh!
    Ghét ghen chúng chẳng thương tình,
    E khi giập gãy tan tành biết đâu."
    Trách thời tiết thật mau thay đổi,
    Nào lữa lần được mãi cho cam.
    Hoa lan giờ đã hết thơm,
    Hoa lài hoa huệ hóa làm cỏ tranh...
    Bao nhiêu giống hương thanh sắc đẹp,
    Ðều dốc đời đổi kiếp hôi tanh.
    Không năng chải chuốt làm xinh,
    Tại ai đâu, chỉ tại mình đấy thôi.
    Lan (26) ta tưởng đáng nơi tin cậy,
    Có ngờ đâu bóng bẩy mà hư.
    Theo đời bỏ vẻ đẹp xưa,
    Ðua đòi cẩu thả cũng như mọi loài.
    Tiêu (27) bợ đỡ nịnh đời ra mặt,
    Túi thuốc trừ nhét chặt thù du.
    Ðem thân cầu cạnh bôn xu,
    Còn đâu giữ được thơm tho tính trời.
    Thói thường vốn theo thời thay đổi,
    Ai giữ mình cho khỏi suy di!
    Tiêu Lan còn chả ra gì,
    Trách chi đến sói, kể chi đến nhài!
    Riêng hoa quỳnh thật loài đáng quý,
    Tới nay còn giữ vẻ năm xưa.
    Hương còn thoang thoảng xa đưa,
    Ðẹp còn nguyên vẹn vẫn như ngày nào.
    Tự an ủi, theo vào mực thước,
    Ngắm hoa đeo ngày trước còn xinh.
    Khắp vùng trời đất mông mênh,
    Tìm cho thấy bạn hữu tình mới thôi.
    Linh phân dạy: "Quẻ coi tốt lắm!"
    Chọn ngày lành ta sắm sửa đi.
    Hoa quỳnh bẻ lấy phòng khi,
    Cành thì làm bánh, cánh thì làm cơm.
    Lộn ngà ngọc đóng làm xe cưỡi,
    Kéo xe ta phất phới rồng bay.
    Ði cho vắng mặt khuất mày,
    Lòng lìa, thế bắt thân này phải xa!
    Ðường thăm thẳm trông ra quanh quất
    Hãy vòng xe qua đất Côn Luân.
    Vang vang nhạc ngọc thét dồn,
    Mây màu lấp lánh vây tròn trước sau.
    Sớm bên trời bắt đầu rong ruổi,
    Chiều hôm ta tới cõi cực tây.
    Trước xe đón ngựa cờ bay,
    Phượng hoàng vỗ cánh tung mây tuyệt vời.
    Chốc ta lại qua chơi bể Cát (28),
    Theo dòng sông bát ngát đỏ ngầu.
    Thuồng thuồng sửa bến cho mau!
    Bảo Tây hoàng phải bắc cầu ta sang.
    Xa thăm thẳm cõi đường hiểm trở,
    Dồn các xe giúp đỡ ta cùng.
    Bất Chu (29) lối tả đi vòng,
    Hẹn ngày tháng chỉ qua vùng biển tây.
    Ðều tay sắp giật dây cương ngọc,
    Nghìn xe cùng một lúc ra đi.
    Tám rồng bay lộn trước xe,
    Cờ bay phất phới bóng che rợp trời.
    Hãy ngừng bước, tạm nguôi dạ tủi,
    Buông thần hồn lên cõi cao xa.
    Múa Thiều (30) hát khúc Cửu ca, (31)
    Tháng ngày thong thả liệu mà làm khuây.
    Cất mình khoảng trời mây rộng rãi,
    Chợt ngoảnh đầu trông lại quê hương.
    Ngựa buồn, đầy tớ thảm thương,
    Co ro nhớn nhác, ngại đường chẳng đi.
    Vãn rằng:
    Thôi than tiếc làm chi cho cực!
    Biết ta đâu một nước không người.
    Chính lành làm sức với ai,
    Bành Hàm đâu đó ta thời đi theo.
    (Bản dịch thơ của Nhượng Tống)
    Chú thích:
    (*) "Ly Tao" là tác phẩm tiêu biểu của Khuất Nguyên, là bài thơ lãng mạn-trữ tình-tự thuật đầu tiên và lớn nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc. "Ly Tao" nổi tiếng đến mức người Trung Quốc về sau coi đó là đại biểu của thơ ca. Họ gọi nhà thơ, nhà văn là "tao nhân, mặc khách" (ở Việt Nam ta trước đây cũng quan niệm như vậy, nên Lê Thánh Tông gọi thi đàn do mình sáng lập là "Tao đàn", và Thế Lữ trong bài "Cây đàn muôn điệu" đã viết "Mượn cây bút nàng Ly Tao tôi vẽ..."). Về chữ "Ly Tao" có nhiều cách giải thích. Chu Bích Liên, trong sách "Cổ thi hải", kết hợp ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, lý giải rằng: "Ly Tao" nguyên là một điệu dân ca nước Sở, thích hợp với việc thể hiện những nỗi uất ức, bất bình; vì thế nhà thơ Khuất Nguyên khi bị vua Sở đầy ải đã dùng Ly Tao làm đề để trữ phát những nỗi đau buồn day dứt uất kết trong lòng, đồng thời nói lên lý tưởng mà mình hoài bão. Ở ta, thông thường vẫn hiểu chữ Ly Tao theo cách chú giải của Vương Dật (người cuối đời Ðông Hán): Ly Tao - nỗi sầu ly biệt. Chú như vậy cũng thông (có thể đây là nguyên nghĩa của "Ly Tao" trong "Sở điệu").
    1. Cao Dương: tức vua Chuyên Húc, một trong "ngũ đế" của Trung Quốc cổ đại.
    2. Hai câu này trong nguyên bản có nghĩa rằng Khuất Nguyên sinh vào ngày Dần, tháng Dần, năm Dần - ứng với thời đạo con người được sinh ra trong trời đất (Người Trung Quốc cổ quan niệm: trời mở ở Tý, đất thành ở Sửu, người sinh ở Dần).
    3. Chính Tắc: nêu rõ nghĩa chữ "Bình"; Linh Quân: nêu rõ nghĩa chữ "Nguyên" - tên và tự của nhà thơ.
    4. Mộc lan: tên một thứ cây có hương thơm. (Trong "Ly Tao", Khuất Nguyên thường dùng tên của nhiều loài cỏ cây theo lối tỉ dụ và ẩn dụ, tuỳ theo văn cảnh có thể hiểu dụng ý của nhà thơ, nên từ đây không chú kỹ nữa).
    5. Bành Hàm: hiền thần của nhà Ân, can vua Trụ nhưng Trụ không nghe, Bành Hàm nhảy xuống sông tự tử. Trong bài thơ này, Khuất Nguyên nhiều lần nhắc đến Bành Hàm, chứng tỏ ông rất đau khổ bế tắc và có ý cư xử theo lối của Bành Hàm.
    6. "Cô chị": trong nguyên văn là "Nữ tu". Về nhân vật này có nhiều cách giải thích. Quách Mạt Nhược cho rằng đây là người đàn bà đỡ đần công việc (Cụ Ðào Duy Anh dịch là "bạn gái"). Có lẽ đây là người phụ tế - vì Khuất Nguyên vốn có chức trách tế tự ở tông miếu.
    7. Cổn: thân phụ của vua Vũ nhà Hạ. Cổn trị thuỷ không thành công, bị vua Thuấn giết ở núi Vũ. Khi rạch bụng Cổn, một đứa trẻ nhảy ra; vì ra đời ở núi Vũ nên được đặt tên là Vũ. Thuấn sai Vũ trị thuỷ, Vũ thành công, Thuấn truyền ngôi cho Vũ.
    8. Thuấn: tức Ngu Thuấn, một trong "ngũ đế" của Trung Quốc cổ. Theo truyền thuyết, Thuấn là một vị thánh quân.
    9. Các tên: Khải, Thái Khang, Nghệ, Xác, Ngáo - đều là những nhân vật trong huyền sử Trung Quốc, có chính tích bất hảo.
    10. Hạ Kiệt: vua cuối cùng của nhà Hạ, rất tàn bạo, bị nhân dân căm ghét. Thành Thang đã khởi nghĩa, diệt Kiệt, sáng lập nhà Thương.
    11. "vua Tân": tức Trụ, vua cuối cùng của nhà Thương (Ân). Trụ rất tàn ác, dâm bạo. Vương tử Tỷ Can là chú ruột của Trụ can gián, Trụ chẳng những không nghe còn mổ bụng moi tim lấy thịt Tỷ Can làm mắm. Trụ bị Vũ Vương nhà Chu tiêu diệt.
    12. Vũ, Thang, Văn, Võ:
    Vũ: vua sáng lập nhà Hạ
    Thang: vua sáng lập nhà Thương
    Văn: Văn Vương (tên là Cơ Xương), vua của tộc Chu, thân phụ của Võ Vương
    Võ (Vũ): Võ Vương (tên là Cơ Phát), con của Văn Vương.
    Võ Vương hội chư hầu diệt Trụ, sáng lập nhà Chu.
    13. Thương Ngô, Huyền Phố:
    Núi Thương Ngô tức núi Cửu Nghi, thuộc tỉnh Hồ Nam, là nơi chôn vua Thuấn.
    Huyền Phố: ngọn núi thần trong dãy núi Côn Luân (theo truyền thuyết, núi Côn Luân là nơi cư trú đầu tiên của người Trung Quốc).
    14. Hy Hòa: theo thần thoại, Hy Hòa là người đánh xe của thần mặt trời.
    15. Bạch Thủy: trong thần thoại, là con sông phát nguyên từ núi Côn Luân, uống nước sông ấy thì bất tử.
    16. Lãng Phong: một ngọn núi trong dãy Côn Luân.
    17. Phục Phi: theo truyền thuyết, là con gái vua Phục Hy, chết đuối ở sông Lạc Thủy, thành nữ thần sông Lạc.
    18. Quỳnh mao (cụ Ðào Duy Anh dịch là cỏ thi): là thứ cỏ quý được dùng làm thẻ để bói.
    19. Chín cõi: tức chín châu, gọi chung cả thiên hạ; vì Trung Quốc xưa chia làm chín châu (Ký, Duyên, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Ung, Lương).
    20. Vũ, Thang: tức Hạ Vũ và Thành Thang.
    21. Cao Dao: hiền thần của Hạ Vũ.
    22. Duyệt: tức Phó Duyệt. Vua Cao Tông nhà Ân cầu hiền, tìm được Duyệt đang đào đắp đất ở Phó Nham, liền rước về phong làm tướng.
    23. Vũ Ðinh: tức vua Cao Tông nhà Ân.
    24. Lã Vọng: tức Khương Tử Nha (cũng gọi là Lã Thượng, Khương Thượng), khai quốc công thần của nhà Chu, được phong ở đất Lã nên cũng lấy Lã làm họ. Lã Vọng từng làm nghề mổ thịt ở Triều Ca - kinh đô nhà Ân, đến già làm nghề câu cá ở sông Vị Thủy; gặp Chu Văn Vương được trọng dụng, sau giúp Vũ (Võ) Vương diệt Trụ.
    25. Ninh Thích: người nước Vệ thời Xuân Thu, nhà nghèo phải đi đánh xe thuê cho người ở nước Tề. Một hôm, Tề Hoàn Công đi chơi đêm, ra cửa Ðông thấy Ninh Thích vừa cho trâu ăn vừa gõ sừng trâu mà hát. Hoàn Công nghe câu hát cho là "kỳ nhân", bảo Quản Trọng rước về cho làm thượng khanh.
    26. Lan: là thứ cây Khuất Nguyên yêu quý. Vương Dật cho rằng Lan ở đây ám chỉ Tử Lan, em ruột vua Sở Hoài Vương. Tử Lan làm Lệnh doãn (nước Sở gọi tướng quốc là Lệnh doãn), khuyên Hoài Vương đến hội kiến với Tần. Kết quả Hoài Vương bị Tần bắt làm con tin.
    27. Tiêu: cũng là một thứ cây quý. Vương Dật cho "Tiêu" đây là ám chỉ Tử Tiêu, làm Lệnh doãn nước Sở đời Khoảnh Tương Vương. (Quách Mạt Nhược cho rằng cả Tử Lan và Tử Tiêu đều là học trò của Khuất Nguyên, từng được ông yêu quý nhưng về sau đã phản lại đường lối chống Tần của thầy).
    28. Bể cát (nguyên văn lưu sa): sa mạc ở phía tây Trung Quốc.
    29. Bất Chu: tên núi trong thần thoại, nguyên là cột chống trời ở góc Tây Bắc. Cung Công giành ngôi đế của Chuyên Húc, bị Chuyên Húc đánh bại, Cung Công bèn đập đầu vào cột chống trời để tự tử, cột bị đổ, thành núi Bất Chu. (Vì cột chống trời đổ, trời bị rách nên Nữ Oa phải luyện đá vá trời).
    30. Nhạc Thiều: là điệu nhạc múa Cửu Thiều, tương truyền do vua Thuấn làm ra (Vì nhạc Thiều được coi là âm nhạc tiêu biểu của quốc gia, nên quốc ca cũng được gọi là quốc thiều).
    31. Cửu Ca: theo truyền thuyết, Cửu Biện và Cửu Ca đều là nhạc của trời, Hạ Khải trộm được đem xuống nhân gian.
  5. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn ALT nhiều lắm. Tôi rất thích thơ TQ, bạn chịu khó post tiếp lên, anh em cám ơn sự nhiệt tình của bạn.

    annonymous
  6. Ngu_Phu_new

    Ngu_Phu_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    ALT nè,
    Tuyển tập này có ích lắm đó
    Tiếp tục nữa đi chớ
    NguPhu chờ mấy ngày rồi đa...Hihihi
    NguPhu
  7. alt

    alt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/02/2002
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    0
    --------------
    > NGUPHU: xin lỗi về sự chậm trễ - nay tiếp tục post để bạn hữu đọc.
    --------------
    Thơ HÁN, NGỤY, LỤC TRIỀU
    Hạng Tịch
    ?,? Giới thiệu tác giả
    Hạng Tịch (232-202 TCN) tự là Vũ (ta vẫn quen gọi là Hạng Vũ), người ở Hạ Tương (nay thuộc tỉnh Giang Tô). Ông xuất thân quý tộc, dòng dõi danh tướng nước Sở. Cuối Tần, ông theo chú là Hạng Lương khởi nghĩa. Sau khi diệt Tần, Hạng Tịch tự xưng là "Tây Sở bá vương", cùng Lưu Bang tranh đoạt thiên hạ. Cuối cùng ông thua trận ở Cai Hạ, chạy đến bờ sông Ô Giang thì tự vẫn. Nay chỉ còn lại một bài "Cai Hạ ca".
    Cai Hạ Ca
    Lực bạt sơn hề khí cái thế,
    Thời bất lợi hề truy bất thệ.
    Truy bất thệ hề khả nại hà,
    Ngu hề! Ngu hề! Nại nhược hà.
    ?,? Dịch nghĩa:
    Sức nhổ núi hề, khí phách trùm đời,
    Thời bất lợi hề, ngựa ô truy1 không chạy nữa.
    Ngựa không chạy nữa, biết làm sao,
    Ngu Cơ2 ơi, Ngu Cơ ơi, biết làm sao?
    ?,? Dịch thơ:
    Sức nhổ núi, khí trùm đời,
    Ngựa ô chùn lại, bởi thời không may.
    Ngựa chùn biết tính sao đây,
    Ngu Cơ ơi, tính sao đây, hỡi nàng?
    ?,? Chú thích:
    *. Cai Hạ ca: bài thơ duy nhất của Hạng Vũ, làm khi bị đại quân của Hàn Tín vây chặt ở Cai Hạ.
    Truy: tên con ngựa chiến của Hạng Vũ.
    Ngu: tức Ngu Cơ, vợ của Hạng Vũ. Lúc bị vây khốn ở Cai Hạ, Ngu Cơ cũng theo Hạng Vũ. Khi Hạng Vũ hát bài "Cai Hạ ca", nàng múa, hát hòa theo rồi tự vẫn.
    Lưu Bang
    ?,? Giới thiệu tác giả
    Lưu Bang (256-195 TCN) tự là Quý, người ở ấp Phong, huyện Bái (nay thuộc huyện Phong, tỉnh Giang Tô); từng giữ chức Ðình trưởng ở Tứ Thủy. Cuối Tần, khi Trần Thắng (Thiệp) khởi nghĩa, ông khởi binh hưởng ứng. Ông cùng Hạng Vũ đánh quân Tần, vào Hàm Dương. Sau khi Tần mất, Lưu Bang cùng Hạng Vũ giao tranh 5 năm để giành thiên hạ. Lưu Bang thắng, lập nên nhà Hán, bắt đầu xây dựng nền thống trị phong kiến trung ương tập quyền. Ông mất, tên thụy là Cao Tổ. Thơ của ông hiện còn hai bài: "Ðại phong ca" và "Hồng hộc ca", đều là thơ ngôn chí vịnh hoài.
    Đại Phong Ca
    Ðại phong khởi hề vân phi dương,
    Uy gia hải nội1 hề quy cố hương.
    An đắc mãnh sĩ hề thủ tứ phương?
    ?,? Dịch nghĩa:
    Gió lớn nổi chừ mây bay ngổn ngang,
    Uy khắp thiên hạ chừ về thăm quê hương.
    Làm sao có được tráng sĩ dũng mãnh chừ
    giữ yên bốn phương?
    ?,? Dịch thơ:
    Gió lớn nổi chừ mây bay ngổn ngang,
    Uy khắp thiên hạ chừ về quê hương.
    Mong có tráng sĩ chừ yên bốn phương.
    ?,? Chú thích:
    *. Bài "Ðại phong ca" được sáng tác sau khi Hán Cao Tổ Lưu Bang thân chinh dẹp loạn Trần Hy trở về, về thăm quê hương Phong Bái.
    Hải nội: người Trung Quốc xưa cho rằng quốc thổ của mình là một lục địa ở giữa, bốn xung quanh là biển nên nói "tứ hải chi nội" (hải nội) để chỉ Trung Quốc hoặc "thiên hạ".
    Vô danh thị
    (Thơ dân gian - ở đây là Nhạc phủ đời Hán)
    Bắc phương hữu giai nhân
    Bắc phương hữu giai nhân
    Tuyệt thế nhi độc lập.
    Nhất cố khuynh nhân thành,
    Tái cố khuynh nhân quốc.
    Ninh bất tri khuynh thành dữ khuynh quốc -
    Giai nhân nan tái đắc.
    ?,? Dịch nghĩa:
    Ở phương Bắc có người con gái đẹp,
    (Nàng có) sắc đẹp tuyệt thế và còn ở một mình.
    (Nàng) liếc nhìn lần thứ nhất
    thì làm nghiêng thành của người ta,
    (Nàng) liếc mắt lần thứ hai
    thì làm nghiêng nước của người ta.
    Thà không biết đến nguy cơ nghiêng thành, nghiêng nước -
    (Bởi vì) giai nhân khó mà được gặp lại.
    ?,? Dịch thơ:
    Phương Bắc có giai nhân,
    Ðẹp vô song vẫn ở một mình.
    Lần thứ nhất liếc mắt đưa tình
    Kinh thành xiêu đổ,
    Nếu sóng mắt lại đưa tình lần nữa
    Nước non đành nghiêng ngửa...
    Thà chẳng biết đến thành nghiêng nước đổ -
    Bởi giai nhân thật khó trùng phùng.
    ?,? Chú thích:
    *. Bài này nguyên là một khúc ca. Một hôm, trước Hán Vũ đế, Lý Diên Niên, viên quan phụ trách cơ quan nhạc phủ của vua, gõ phách ca bài trên. Hán Vũ đế bàng hoàng hỏi: "Trên đời quả có người đẹp đến như thế sao?". Bấy giờ Bình Dương công chúa, chị của Vũ đế, mới tâu rằng: người đẹp ấy chính là em gái của Lý Diên Niên, đang ở trong đội vũ nhạc của công chúa. Hán Vũ đế triệu nàng vào, phong làm Lý phu nhân.
    Bi Ca
    Bi ca khả dĩ đương khấp,
    Viễn vọng khả dĩ đương quy.
    Tư niệm cố hương
    Uất uất lụy lụy.
    Dục quy gia vô nhân,
    Dục độ hà vô thuyền.
    Tâm tư bất năng ngôn,
    Trường trung xa luân chuyển.
    ?,? Dịch nghĩa: ÐIỆU CA BUỒN
    Hát lên điệu ca buồn đáng phải rơi nước mắt,
    Ngóng trông phương xa lẽ đáng phải trở về.
    Thương nhớ quê nhà cũ,
    Day dứt, não nề...
    Muốn về nhà (nhưng mà) không còn ai,
    Muốn qua sông nhưng không có thuyền.
    Tâm tư chẳng thể nói ra,
    Trong lòng bánh xe lăn.
    ?,? Dịch thơ:
    Hát điệu buồn muốn rơi nước mắt,
    Ngóng trông xa những muốn trở về.
    Thương nhớ làng quê,
    Da diết, não nề...
    Nhà còn ai nữa mà về,
    Muốn sang sông, chẳng thuyền bè mà sang.
    Ngậm ngùi chẳng thể nói năng,
    Xót xa như bánh xe lăn trong lòng.
    Sinh niên bất mãn bách *
    Sinh niên bất mãn bách,
    Thường hoài thiên tuế ưu.
    Trú đoản khổ dạ trường,
    Hà bất bỉnh chúc du?
    Vi lạc đương cập thời,
    Hà năng đãi lai tư?
    Ngu giả ái tích phí,
    Ðản vi hậu thế si.
    Tiên nhân Vương Tử Kiều,
    Nan khả dữ đẳng kỳ.
    ?,? Dịch nghĩa:
    ÐỜI NGƯỜI CHẲNG ÐƯỢC TRĂM NĂM
    Ðời người chẳng được trăm năm
    Mà thường ôm mối lo nghìn thuở.
    Ngày ngắn, buồn vì đêm lại dài,
    Sao không cầm đuốc mà rong chơi?
    Hành lạc nên kịp thời,
    Việc gì phải đợi đến sang năm?
    Kẻ ngu thường luyến tiếc,
    Chỉ để kẻ hậu thế chê cười.
    Người tiên Vương Tử Kiều1
    Khó lòng cùng hò hẹn.
    ?,? Dịch thơ:
    Ðời người chẳng được trăm năm
    Mắc chi ôm nỗi băn khoăn ngàn đời?
    Thở than ngày ngắn đêm dài
    Sao không cầm đuốc rong chơi kẻo hoài?
    Khuyên ai vui sướng kịp thời,
    Làm chi cứ phải đợi hoài năm sau.
    Của tiền tiếc có được đâu,
    Dại chi mà để đời sau chê cười.
    Tử Kiều giờ đã xa xôi,
    Khó lòng hò hẹn với người tiên xưa.
    ?,? Chú thích:
    *. Bài này có gốc từ "Tây môn hành" thuộc "Hán Nhạc phủ"... Cuối thời Ðông Hán, xã hội loạn lạc, cuộc đời bấp bênh nên kẻ sĩ nẩy sinh tư tưởng yếm thế. Tuy tư tưởng có phần tiêu cực, nhưng chúng tôi giới thiệu để tham khảo. (Tư tưởng tiêu cực này có ảnh hưởng khá đậm đối với đời sau).
    1. Vương Tử Kiều: Theo "Liệt tiên truyện", Vương Tử Kiều là thái tử của Chu Linh vương, tên Tấn; tính thích thổi sáo, sau được đạo sĩ Phù Linh công đưa lên núi Tung Sơn, thành tiên.
    Tào Tháo​
    ?,? Giới thiệu tác giả
    Tào Tháo (155-220) tự Mạnh Ðức, người Tiêu quận, nước Bái (nay thuộc huyện Hào, tỉnh An Huy). Cuối Hán, ông tham gia thảo phạt Ðổng Trác. Thời Kiến An, Tào Tháo bình định Viên Thiệu, làm đến chức Tể tướng, tước Ngụy vương. Tào Phi phế Hán, xưng đế, truy tôn ông là Ngụy Vũ đế.
    Thơ ông còn hơn 20 bài, toàn thuộc thể "Nhạc phủ ca từ". Phong cách thơ Tào Tháo hùng hồn, cương kiện, khảng khái; thể hiện được đặc sắc của thơ thời Kiến An.
    Hao Lý Hành
    Quan Ðông hữu nghĩa sĩ,
    Hưng binh thảo quần hùng.
    Sơ kỳ hội Mạnh Tân,
    Nãi tâm tại Hàm Dương.
    Quân hợp lực bất tề,
    Trù trừ nhi nhạn hàng.
    Thế lợi sử nhân tranh,
    Tự hoàn tự tương tường.
    Hoài Nam đệ xưng hiệu,
    Khắc tỷ ư Bắc phương.
    Khởi giáp sinh cơ sắt,
    Vạn tính dĩ tử vong.
    Bạch cốt lộ ư dã,
    Thiên lý vô kê minh.
    Sinh dân bách di nhất,
    Niệm chi đoạn nhân trường.
    ?,? Dịch nghĩa: HAO LÝ HÀNH
    Xứ Quan Ðông có người nghĩa sĩ,
    Khởi binh dẹp lũ hung bạo.
    Buổi đầu hội quân ở Mạnh Tân,1
    Mà lòng thì ở Hàm Dương.2
    Quân hội hợp nhưng không đồng sức đồng lòng,
    Do dự mà chia rẽ.
    Thế lợi khiến người ta tranh giành,
    Rồi quay ra sát hại lẫn nhau.
    Ở Hoài Nam em xưng đế hiệu,
    Ở phương Bắc (anh) khắc ngọc tỷ.3
    Áo giáp sinh chấy rận,
    Muôn dân phải chịu cảnh chết chóc.
    Xương trắng phơi đầy đồng nội,
    Ngàn dặm không có tiếng gà gáy.
    Trăm người dân chỉ còn một,
    Nghĩ đến điều ấy mà đứt ruột.
    ?,? Dịch thơ:
    Quan Ðông có nghĩa sĩ,
    Khởi binh dẹp bạo cường.
    Bến Mạnh Tân hội hợp,
    Lòng những nhớ Hàm Dương.
    Quân hợp, tâm chẳng đồng,
    Trù trừ mà chia rẽ.
    Tranh giành nhau lợi quyền,
    Rồi giết nhau như ngóe.
    Hoài Nam em xưng đế,
    Anh khắc ấn Bắc phương.
    Áo giáp sinh chấy rận,
    Muôn dân chịu tử vong.
    Ðồng nội đầy xương trắng,
    Nghìn dặm tiếng gà không.
    Trăm người còn sống một,
    Nghĩ đến đớn đau lòng.
    ?,? Chú thích:
    Mạnh Tân: nơi Vũ Vương hội hợp chư hầu diệt Trụ. Quan Ðông quân theo gương Vũ Vương, hội binh ở Mạnh Tân thệ sư quyết diệt Ðổng Trác.
    Hàm Dương: tên kinh đô của nước Tần thời Xuân Thu-Chiến quốc. Ðây dùng để chỉ kinh đô Trường An, nơi Ðổng Trác đang áp bức Hán Hiến đế.
    Viên Thiệu và Viên Thuật là anh em ruột. Viên Thuật bắt được ngọc tỷ (ấn ngọc của hoàng đế), bèn xưng đế ở Hoài Nam. ở Ký Châu (Bắc phương) Viên Thiệu ngầm khắc ngọc tỷ, mưu lập một người thuộc hoàng tộc là Lưu Ngu làm thiên tử. (Viên Thiệu vốn là minh chủ của đạo "Quan Ðông quân" có mục đích phù trì Hán thất mà ngầm mưu phản). Ðây là hai ví dụ tiêu biểu về thái độ trục lợi của quần hùng.
    *. "Hao lý hành": tên đề mục cũ trong "Nhạc phủ ca từ ". Thơ của tào Tháo chịu ảnh hưởng của dân ca rất đậm. Ông thường lấy đề mục từ thơ ca dân gian.
    (...)
  8. alt

    alt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/02/2002
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    0
    ============
    Lý Bạch
    ============
    ?,? Giới thiệu tác giả
    Lý Bạch (701-762) tự Thái Bạch, quê quán ở Thành Kỷ - Lũng Tây (nay ở Thiên Thủy, Cam Túc), tổ tiên cuối đời Tùy bị đày đi Tây Vực, nên Lý Bạch được sinh ở Trung Á, 5 tuổi mới theo cha về Miên Châu (nay là Giang Du, tỉnh Tứ Xuyên). Thời trẻ, Thái Bạch học ở Thục; 25 tuổi thì rời đất Thục "trượng kiếm khứ quốc, từ thân viễn du". Về sau ông lấy An Lục làm trung tâm, từ An Lục mà đi du lịch khắp nới. Ðầu thời Thiên Bảo, ông ứng chiếu về Trường An, được Ðường Minh Hoàng phong làm "Hàn lâm cung phụng sứ". Năm Thiên Bảo thứ 3, Lý Bạch từ quan, rời Trường An và lại đi du lịch khắp mọi miền đất nước. Trong loạn An-Sử, ông giúp Vĩnh vương Lý Lân; Lý Lân bị quân đội của Túc Tông đánh tan, ông bị bắt và đày đi Dạ Lang; trên đường đi gặp đại xá nên ông trở về bị bệnh mất ở Ðường Ðồ (nay thuộc tỉnh An Huy). Lý Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại nhất Trung Quốc. Ðề tài của thơ ông rất phong phú nhưng chủ đề chính là thể hiện mâu thuẫn giữa lý tưởng và hiện thực.
    Ông bất phục quyền quý, coi thường vương hầu, ngạo mạn phóng túng. Thơ ông tràn đầy tình cảm chủ quan, khoa trương táo bạo, tưởng tượng độc đáo, ngôn ngữ hào phóng, cấu thành một cá tính sáng tạo đặc biệt. Tác phẩm của ông có "Lý Thái Bạch toàn tập".
    ============
    Ký Viễn
    ============
    Mỹ nhân tại thời hoa mãn đường,
    Mỹ nhân khứ hậu dư không sàng.
    Sàng trung tú bị quyển bất tẩm,
    Chí kim tam tải văn dư hương.
    Hương diệc cánh bất diệt,
    Nhân diệc cánh bất lai.
    Tương tư hoàng diệp lạc
    Bạch lộ thấp thanh đài.
    ?,? Dịch nghĩa: Gửi... xa
    Khi người đẹp ở đây hoa đầy nhà,
    Người đẹp đi rồi trơ giường không.
    Trên giường chăn thêu cuộn không đắp,
    Ba năm rồi vẫn còn thoang thoảng hương thừa.
    Hương vẫn không hề mất,
    Người vẫn không trở về.
    Nhớ nhau, lá vàng rụng
    Sương trắng đẫm ướt rêu xanh.
    ?,? Dịch thơ:
    Khi em ở ngát hoa hương,
    Em đi xa cách, chiếu giường rộng thênh.
    Người đi đi mãi bao đành,
    Ba năm biền biệt hương tình chưa vơi.
    Tương tư cho lá vàng rơi,
    Cho sương trắng bủa biếc ngời rêu xanh.
    ============
    Tương tiến tửu
    ============
    Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai,
    Bôn lưu đáo hải bất phục hồi !
    Hựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát,
    Triêu như thanh ti mộ thành tuyết.
    Nhân sinh đắc ý tu tận hoan,
    Mạc sử kim tôn không đối nguyệt !
    Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng,
    Thiên kim tán tận hoàn phục lai.
    Phanh dương tể ngưu thả vi lạc,
    Hội tu nhất ẩm tam bách bôi.
    Sầm phu tử,
    Ðan Khâu sinh,
    Tương tiến tửu,
    Bôi mạc đình!
    Dữ quân ca nhất khúc,
    Thỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ thinh!
    Chung cổ soạn ngọc bất túc quý,
    Ðãn nguyện trường túy bất nguyện tinh!
    Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch,
    Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.
    Trần vương tích thời yến Bình Lạc,
    Ðẩu tửu thập thiên tứ hoan hước,
    Chủ nhân hà vị ngôn thiểu tiền,
    Kính tu cô thủ đối quân chước.
    Ngũ hoa mã,
    Thiên kim cừu,
    Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu,
    Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu.
    ?,? Dịch nghĩa: Mời rượu
    Bạn chẳng thấy nước sông Hoàng Hà từ trên trời xuống,
    Cuồn cuộn chảy ra biển không trở lại.
    Lại chẳng thấy: gương sáng lầu cao soi nỗi buồn tóc trắng,
    Sớm còn như tơ xanh, chiều đã như tuyết.
    Ðời người khi đắc ý nên tận hưởng niềm vui,
    Ðừng để chén vàng cạn trơ dưới nguyệt.
    Trời sinh thân ta tất có chỗ dùng,
    Nghìn vàng tiêu hết rồi lại có.
    Mổ dê giết trâu để tìm thú vui,
    Tất phải uống một lần đủ 300 chén.
    Hỡi bác Sầm,
    Hỡi anh Ðan Khâu,1
    Rượu sắp dâng rồi,
    Ðừng ngừng chén lại !
    Vì bạn ta hát lên một bài,
    Vì ta, mời bạn nghiêng tai lắng nghe:
    Tiệc ngon giữa tiếng trống chuông cũng không đáng quý,2
    Ta không muốn tỉnh, chỉ muốn say rền,
    Xưa nay thánh hiền đều tịch mịch,
    Duy kẻ uống rượu được lưu danh.
    Thời trước Trần vương3 yến ẩm cung Bình Lạc,
    Rượu vạn đồng một đấu, mặc sức vui uống nô đùa.
    Chủ nhân cớ sao lại bảo thiếu tiền,
    Mua rượu mau để bạn cùng ta chuốc chén.
    Ngựa năm sắc,
    Áo ngàn vàng,
    Con hỡi ! Hãy đem đổi lấy rượu ngon,
    Cùng nhau giải nỗi sầu muôn thuở.
    ?,? Dịch thơ:
    Há chẳng thấy nước sông Hoàng Hà từ trên trời rơi xuống,
    Chảy băng băng ra biển, chẳng quay về.
    Lại chẳng thấy nhà cao gương soi sầu tóc bạc,
    Sớm còn tơ xanh chiều tựa tuyết?
    Ðời người đắc ý hãy vui tràn,
    Chớ để bình vàng suông bóng nguyệt!
    Trời sinh thân ta hẳn có dùng,
    Nghìn vàng tiêu hết rồi lại đến.
    Mổ dê, giết trâu cứ vui đi,
    Uống liền một mạch ba trăm chén.
    Bác Sầm ơi !
    Bác Ðan ơi !
    Sắp mời rượu,
    Chớ có thôi !
    Vì nhau tôi xin hát,
    Hãy vì tôi hai bác cùng nghe:
    "Này cỗ ngọc, nhạc rung, chẳng chuộng,
    Muốn say hoài chẳng muốn tỉnh chi !
    Thánh hiền tên tuổi bặt đi,
    Chỉ phường "thánh rượu" tiếng ghi muôn đời !
    Xưa Trần vương yến nơi Bình Lạc,
    Rượu tiền muôn đùa cợt tha hồ"
    Chủ nhân kêu thiếu tiền ru ?
    Ðể bạn dốc chén ta mua đi nào !
    Áo ngàn lạng,
    Ngựa năm màu,
    Này con đổi rượu hết,
    Cùng nhau giải mối sầu nghìn thu !
    (Bản dịch của Hoàng Tạo và Tương Như)
    ?,? Chú thích:
    *. "Tương tiến tửu" là đề mục cũ của Nhạc phủ. Ðó là khúc ca mời rượu, có thể không cần dịch nghĩa. Bài thơ này được viết sau khi Lý Bạch đã từ chức, rời kinh đô.
    Sầm phu tử, Ðan Khâu sinh: tức Sầm Huân và Nguyên Ðan Khâu, bạn thân của tác giả.
    Tiệc lớn của nhà quyền quý, có âm nhạc, chuông trống
    Trần vương: Trần Lưu vương Tào Thực, con của Tào Tháo, một nhà thơ lớn thời Kiến An.
    ============
    Tĩnh dạ tư
    ============
    Sàng tiền minh nguyệt quang
    Nghi thị địa thượng sương.
    Cử đầu vọng minh nguyệt,
    Ðê đầu tư cố hương.
    ?,? Dịch nghĩa: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
    Ánh trăng sáng đầu giường,
    Ngỡ là sương mặt đất.
    Ngẩng đầu ngắm trăng sáng,
    Cúi đầu nhớ quê hương.
    ?,? Dịch thơ:
    Ðầu giường ánh trăng rọi,
    Ngỡ mặt đất phủ sương.
    Ngẩng đầu ngắm trăng sáng,
    Cúi đầu nhớ cố hương.
    ============
    Vọng Lư Sơn Bộc Bố
    ============
    Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
    Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
    Phi lưu trực há tam thiên xích
    Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
    ?,? Dịch nghĩa: Xa ngắm thác núi lư
    Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tiá,
    Xa nhìn thác núi treo ở dòng sông phía trước.
    Dòng nước bay thẳng xuống 3000 thước,
    Ngỡ là sông Ngân rơi xuống từ chín tầng trời.
    ?,? Dịch thơ:
    Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
    Xa trông dòng thác trước sông này;
    Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước,
    Ngỡ dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
    (Bản dịch của Tương Như)
    ============
    Hành lộ nan
    ============
    Kim tôn thanh tử đẩu thập thiên,
    Ngọc bàn trân tru trị vạn tiền.
    Ðình bôi đầu trợ bất năng thực,
    Bạt kiếm tứ cố tâm mang nhiên.
    Dục độ Hoàng Hà băng tắc xuyên,
    Tương đăng Thái Hàng tuyết ám thiên.
    Nhàn lai thùy điếu bích khê thượng,
    Hốt phục thừa chu mộng nhật biên.
    Hành lộ nan,
    Hành lộ nan,
    Ða kỳ lộ,
    Kim an tại?
    Trường phong phá lãng hội hữu thi,
    Trực quải vân phàm tế thương hải.
    ?,? Dịch nghĩa: Đường khó đi
    Chén vàng rượu quý mỗi đấu mười ngàn,
    Mâm ngọc, thức ăn ngon giá đáng tiền muôn.
    Ngừng chén, ném đũa không thể nuốt,
    Rút kiếm nhìn bốn phía lòng mênh mang!
    Muốn qua Hoàng Hà, băng lấp kín lòng sông,
    Muốn lên núi Thái Hàng, tuyết che tối bầu trời.
    Gặp lúc nhàn, ngồi bên khe, buông cần câu cá,
    Bỗng lại thấy cưỡi thuyền, mơ đến kinh đô.
    Ðường khó đi,
    Ðường khó đi,
    Nhiều ngã rẽ,
    Ta đang ở nơi nào?
    Sẽ có lúc cưỡi gió dài sóng lớn,
    Giong thẳng buồm mây vượt biển xanh!
    ?,? Dịch thơ:
    Bình vàng rượu trong cốc đáng vạn,
    Mâm ngọc nhắm quý đáng giá mươi ngàn!
    Dằn chén ném đũa nuốt không được,
    Vung gươm bốn mặt lòng mênh mang.
    Băng đầy sông khó nỗi vượt Hoàng Hà!
    Tuyết mù trời không đường lên Thái Hàng1.
    Rảnh rỗi buông câu bờ suối biếc,
    Chợt thấy cưỡi thuyền mơ bên thái dương.
    Ðường gian nan!
    Ðường gian nan!
    Nhiều ngã rẽ,
    Nay đâu rồi?
    Vượt sóng cưỡi gió, hẳn có lúc,
    Treo thẳng buồm mây vượt biển khơi!
    (Bản dịch của Hoàng Tạo)
    ?,? Chú thích:
    *. "Hành lộ nan": đề mục cũ trong nhạc phủ. Lý bạch sau khi rời Trường An đã viết ba bài "Hành lộ nan", đây là bài thứ nhất.
    1. Thái Hàng: tên một ngọn núi lớn, ở giữa ba tỉnh Hà Nam, Sơn Tây, Hà Bắc ngày nay.
    ============
    Tặng Uông Luân
    ============
    Lý Bạch thừa chu tương dục hành,
    Hốt văn ngạn thượng đạp ca thanh.
    Ðào Hoa đàm thủy thâm thiên xích
    Bất cập Uông Luân tống ngã tình.
    ?,? Dịch nghĩa:
    Lý Bạch cưỡi thuyền sắp sửa đi,
    Bỗng nghe trên bờ tiếng vừa dậm chân vừa hát.
    Nước đầm Ðào Hoa sâu hàng ngàn thước,
    Không bằng tình Uông Luân tiễn biệt ta.
    ?,? Dịch thơ:
    Sắp đi, Lý Bạch rời thuyền,
    Trên bờ chân dậm, nghe liền tiếng ca.
    Nước đầm ngàn thước Ðào Hoa,
    Uông Luân tình bác tiễn ta sâu nhiều.
    (Bản dịch của Tản Ðà)
    ============
    độc tọa kính đình sơn
    ============
    Chúng điểu cao phi tận,
    Cô vân độc khứ nhàn.
    Tương khan lưỡng bất yếm,
    Duy hữu Kính Ðình san (sơn).
    ?,? Dịch nghĩa: Một mình ngồi với núi kính đình
    Chim bầy cất cánh bay đi hết
    Trơ trọi đám mây lơ lửng trôi.
    Cùng nhìn nhau không biết chán,
    Duy có núi Kính Ðình (với ta).
    ?,? Dịch thơ:
    Chim bầy bay vút hết,
    Mây lẻ đi một mình.
    Nhìn nhau không biết chán,
    Chỉ có núi Kính Ðình.
    (Bản dịch của Phạm Lê Duyện)
  9. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Sao bác alt không post tiếp à?
    Tôi đợi lâu lắm rồi đó.
    Bỏ qua giai đoạn thơ Đường đi vì phần này chắc đã có nhiều người biết rồi thì phải.

    Trường phong phá lãng hôi hữu thì
    Trực quải vân phàm tế thương hải

Chia sẻ trang này