1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển Tập truyện Khái Hưng _ Nhất Linh

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi gio_mua_dong, 06/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Tuyển Tập truyện Khái Hưng _ Nhất Linh

    Anh Phải Sống ​
    Trên đê Yên Phụ một buổi chiều mùa hạ.
    Nước sông Nhị Hà mới bắt đầu lên to, cuồn cuộn chảy, tưong muốn lôi phăng cái cù lao ở giữa sông đi.
    Theo dòng nước đỏ lờ đờ, những thân cây, những cành khô từ rừng về nổi lềnh bềnh, như một dãy thuyền nhỏ liên tiếp chạy thật nhanh tới một nơi không bờ không bến.
    Ðứng trên đê, bác phó nề Thức đưa mắt trông theo những khúc gỗ ấy tỏ ý thèm muốn, rồi quay lại, đăm đăm nhìn vợ, hỏi thầm ý kiến. Người vợ, ngắm sông, ngắm trời, lắc đầu thở dài, nói:
    -- Gió to quá, mà đám mây đen kia ở chân trời đùn lên mau lắm. Mưa đến nơi mất, mình ạ !
    Người chồng cũng thở dài, đi lững thững. Rồi bỗng dừng lại, hỏi vợ:
    -- Mình thổi cơm chưa ?
    Vợ buồn rầu đáp:
    -- Ðã. Nhưng chỉ đủ cơm cho hai con ăn bữa chiều hôm nay.
    Hai vợ chồng lại im lặng nhìn nhau... Rồi hình như cùng bị một vật, một định kiến nó thôi miên, nó kiềm áp, hai người đều quay lại phía sông. Những thân cây vẫn phăng phăng trôi giữa dòng nước đỏ.
    Chồng mỉm cười, cái cười vơ vẩn, bảo vợ:
    -- Liều !
    Vợ lắc đầu không nói. Chồng hỏi:
    -- Mình đã đến nhà bà Ký chưa ?
    -- Ðã.
    -- Thế nào ?
    -- Không ăn thua. Bà ấy bảo có đem củi vớt đến, bà ấy mới giao tiền. Bà ấy không cho vay trước.
    -- Thế à ?
    Hai chữ "thế à" rắn rỏi như hai nhát bay cuối cùng gõ xuống viên gạch đặt trên tường đương xâỵ Thức quả quyết sắp thi hành một việc phi thường, quay lại bảo vợ:
    -- Này ! Mình về nhà, trông coi thằng Bò.
    -- Ðã có cái Nhớn, cái Bé chơi với nó rồi.
    -- Nhưng mình về thì vẫn hơn, cái Nhớn nó mới lên năm, nó trông nom sao nổi hai em nó.
    -- Vậy thì tôi về... Nhưng mình cũng về chứ đứng đây làm gì ?
    -- Ðược, cứ về trước đi, tôi về sau.
    Vợ Thức ngoan ngoãn, về làng Yên Phụ.
    <><><><><><><><><><><><><><><><><><><>
    Tới nhà, gian nhà lụp xụp, ẩm thấp, tối tăm, chị phó Thức đứng ở ngưỡng cửa, ngắm cái cảnh nghèo khó mà đau lòng.
    Lúc nhúc trên phản gỗ không chiếu, ba đứa con đang cùng khóc lóc gọi bu. Thằng Bò kêu gào đòi bú. Từ trưa đến giờ, nó chưa được tí gì vào bụng.
    Cái Nhớn vỗ em không nín cũng mếu máo, luôn mồm bảo cái Bé:
    -- Mày đi tìm bu về để cho em nó bú.
    Nhưng cái Bé không chịu đi, nằm lăn ra phản vừa chưởi vừa kêu.
    Chị phó Thức vội chạy lại ẵm con, nói nựng:
    -- Nao ôi ! Tôi đi mãi để con tôi đói, con tôi khóc.
    Rồi chị ngồi xuống phản cho con bú. Song thằng Bò, ý chừng bú mãi không thấy sữa, nên mồm nó lại nhả vú mẹ nó ra mà gào khóc to hơn trước.
    Chị Thức thở dài, hai giọt lệ long lanh trong cặp mắt đen quầng. Chị đứng dậy, vừa đi vừa hát ru con. Rồi lại nói nựng:
    -- Nao ôi ! Tôi chả có gì ăn, hết cả sữa cho con tôi bú !
    Một lúc thằng bé vì mệt quá, lặng thiếp đi. Hai đứa chị, người mẹ đã đuổi ra đường chơi để được yên tĩnh cho em chúng nó ngủ.
    Chị Thức lẳng lặng ngồi ôn lại cuộc đời đã qua. Bộ óc chất phát của chị nhà quê giản dị, không từng biết tưởng tượng, không từng biết xếp đặt trí nhớ cho có thứ tự. Những điều chị nhớ lại chen chúc nhau hỗn độn hiện ra như những hình người vật trên một tấm ảnh chụp. Một điều chắc chắn, chị ta nhớ ra một cách rành mạch, là chưa bao giờ được hưởng chút sung sướng thư nhàn như những người giàu có.
    Năm mười hai, mười ba, cái đĩ Lạc, tên tục chị phó Thức, xuất thân làm phu hồ. Cái đời chị, nào có chi lạ. Ngày lại ngày, tháng lại tháng, năm lại năm...
    Năm chị mười bảy, một lần cùng anh phó Thức cùng làm một nơi, chị làm phu hồ, anh phó ngõa. Câu nói đùa đi, câu nói đùa lại, rồi hai người yêu nhau, rồi hai người lấy nhau.
    Năm năm ròng trong gian nhà lụp sụp ẩm thấp, tối tăm ở chân đê Yên Phụ, không có một sự gì êm đềm đáng ghi chép và hai cái đời trống rỗng của hai con người khốn nạn, càng khốn nạn khi họ đã đẻ luôn ba năm ba đứa con.
    Lại thêm gặp buổi khó khăn, việc ít, công hạ, khiến hai vợ chồng loay hoay, chật vật suốt ngày này sang ngày khác vẫn không đủ nuôi thân, nuôi con.
    Bỗng mùa nước mặn năm ngoái, bác phó Thức nghĩ ra được một cách sinh nhai mới. Bác vay tiền mua một chiếc thuyền nan, rồi hai vợ chồng ngày ngày chở ra giữa dòng sông vớt củi. Hai tháng sau, bác trả xong nợ, lại kiếm được tiền ăn tiêu thừa thải.
    Vì thế năm nay túng đói, vợ chồng bác chỉ mong chóng tới ngày có nước to.
    Thì hôm qua, cái ăn, trời bắt đầu đưa đến cho gia đình bác.
    Nghĩ đến đó, Lạc mỉm cười, se sẽ đặt con nằm yên trên cái tã, rồi rón rén bước ra ngoài, lên đê, hình như quả quyết làm một việc gì.
    <><><><><><><><><><><><><><><><><><>
    Ra tới đê, Lạc không thấy chồng đâu.
    Gió vẫn to, vù vù gầm thét dữ dội và nước vẫn mạnh, réo ầm ầm chảy quanh như thác. Lạc ngước mắt nhìn trời; da trời một màu đen sẫm.
    Chị đứng ngẫm nghĩ, tà áo bay kêu phần phật như tiếng sóng vỗ mạnh vào bờ. Bỗng trong lòng nẩy ra một ý tưởng, khiến chị hoảng hốt chạy vụt xuống phía đê bên sông.
    Tới chỗ buộc thuyền, một chiếc thuyền nan, Lạc thấy chồng đương ra sức níu lại cái gút lạt. Chị yên lặng đăm đăm đứng ngắm đợi khi chồng làm xong công việc, mới bước vào thuyền hỏi:
    -- Mình định đi đâu ?
    Thức trừng mắt nhìn vợ, cất tiếng gắt:
    -- Sao không ở nhà với con ?
    Lạc sợ hãi ấp úng:
    -- Con... nó ngủ.
    -- Nhưng mình ra đây làm gì ?
    -- Nhưng mình định đem thuyền đi đâu ?
    -- Mình hỏi làm gì ? Ði về !
    Lạc bưng mặt khóc. Thức cảm động:
    -- Sao mình khóc ?
    -- Vì anh định đi vớt củi một mình, không cho tôi đi.
    Thức ngẫm nghĩ, nhìn trời, nhìn nước, rồi bảo vợ:
    -- Mình không đi được... nguy hiểm lắm.
    Lạc cười:
    -- Nguy hiểm thời nguy hiểm cả... Nhưng không sợ, em biết bơi.
    -- Ðược !
    Tiếng "được" lạnh lùng, Lạc nghe rùng mình. Gió thổi vẫn mạnh, nước chảy vẫn dữ, trời mỗi lúc một đen. Thức hỏi:
    -- Mình sợ ?
    -- Không.
    Hai vợ chồng bắt đầu đưa thuyền ra giữa dòng, chồng lái, vợ bơi. Cố chống lại sức nước, chồng cho mũi thuyền quay về phía thượng du, nhưng thuyền vẫn bị trôi phăng xuống phía dưới, khi nhô, khi chìm, khi ẩn, khi hiện trên làn nước phù sa, như chiếc lá tre khô nổi trong vũng máu, như con muỗi mắt chết đuối trong nghiên son.
    Nhưng nửa giờ sau, thuyền cũng tới được giữa dòng. Chồng giữ ghì lái, vợ vớt củi.
    Chẳng bao lâu thuyền đã gần đầy, và vợ chồng sắp sửa quay trở vào bờ thì trời đổ mưa... Rồi chớp nhoáng như xé mây đen, rồi sấm sét như trời long đất lở.
    Chiếc thuyền nan nhỏ, đầy nước, nặng trĩu.
    Hai người cố bơi nhưng vẫn bị sức nước kéo phăng đi...
    Bỗng hai tiếng kêu cùng một lúc:
    -- Trời ơi !
    Thuyền đã chìm. Những khúc củi vớt được đã nhập bọn cũ và lạnh lùng trôi đi, lôi theo cả chiếc thuyền nan lật sấp...
    Chồng hỏi vợ:
    -- Mình liệu bơi được đến bờ không ?
    Vợ quả quyết:
    -- Ðược !
    -- Theo dòng nước mà bơi... Gối lên sóng !
    -- Ðược ! Mặc em !
    Mưa vẫn to, sấp chớp vẫn dữ. Hai người tưởng mình sống trong vực sâu thẳm. Một lúc sau, Thức thấy vợ đã đuối sức, liền bơi lại gần hỏi :
    -- Thế nào ?
    -- Ðược ! Mặc em !
    Vợ vừa nói buông lời thì cái đầu chìm lỉm. Cố hết sức bình sinh, nàng mới ngoi lên được mặt nước. Chồng vội vàng đến cứu. Rồi một tay xốc vợ một tay bơi. Vợ mỉm cười, âu yếm nhìn chồng. Chồng cũng mỉm cười. Một lúc, Thức kêu:
    -- Mỏi lắm rồi, mình vịn vào tôi, để tôi bơi ! Tôi không xốc nổi được mình nữa.
    Mấy phút sau, chồng nghe chừng càng mỏi, hai cánh ta rã rời. Vợ khẽ hỏi:
    -- Có bơi được nữa không ?
    -- Không biết. Nhưng một mình thì chắc được.
    -- Em buông ra cho mình vào nhé ?
    Chồng cười:
    -- Không ! Cùng chết cả.
    Một lát -- một lát nhưng Lạc coi lâu bằng một ngày -- chồng lại hỏi:
    -- Lạc ơi ? Liệu có cố bơi được nữa không ?
    -- Không ?... Sao !
    -- Không. Thôi đành chết cả đôi.
    Bỗng Lạc rung khẽ nói:
    -- Thằng Bò ! Cái Nhớn ! Cái Bé ! ... Không ? ... Anh phải sống !
    Thức bỗng nhẹ hẳn đi. Cái vật nặng không thấy bám vào mình nữa. Thì ra Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để mình xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ.
    <><><><><><><><><><><><><><><><><><><>
    Ðèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc. Hai đứa con gái nhỏ đứng bên cạnh. Ðó là gia đình bác phó Thức ra bờ sông từ biệt lần cuối cùng linh hồn kẻ đã hy sinh vì lòng thương con.
    Trong cảnh bao la, nước sông vẫn lãnh đạm chảy xuôi dòng.


    Chúng ta yêu nhau chỉ mong thế..!


    Được gio_mua_dong sửa chữa / chuyển vào 21/11/2002 ngày 14:08
  2. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Người Vợ Mù ​
    Tôi được biết vợ chồng người ấy cũng là nhờ ở một sự ngẫu nhiên: họ dùng cửa nhà tôi làm nơi hội họp.
    Hồi đó, tôi ở Ninh Giang, một phủ lỵ khá lớn. Một bến tàu thủy khá sầm uất trên con sông Chanh, cách tiêu khiển của tôi là chiều tôi ra bờ sông xem tàu tới, tàu đi, giữa một cảnh náo nhiệt và những tiếng ồn ào gào thét của bọn bán bánh giò và bọn mời khách trọ, với những lời đe dọa hách dịch của mấy chú tuần canh, lính thương chính đến hỏi thẻ và khám soát hành lý.
    Nhưng từ ngày tôi để ý đến vợ chồng người mù, thì ở Ninh Giang, đối với tôi, không còn sự tiêu khiển nào thú hơn là được ngắm đôi uyên ương ấy chuyện trò với nhau: một cảnh tượng cảm động, thân mật và rất nên thơ.
    Tôi không rõ cửa nhà tôi được họ chọn làm nơi hò hẹn từ bao giờ, và vì sao họ lại chọn cửa nhà tôi. Nhưng một buổi sáng mùa đông dậy sớm, ra hiên gác tì tay lan can nhìn xuống, tôi thấy hai bóng đen đen đang đứng trên hè đường, dưới làn mưa phùn giá rét. Một lát sau, người đàn ông bảo người đàn bà:
    - Mười hai giờ bà chờ tôi ở đây nhé!
    Lời nói dõng dạc trang nghiêm như giọng hạng người sống trong những xã hội cao quý. Rồi mỗi người đi một ngả. Văng vẳng tôi nghe rao câu rất quen tai:
    - Ai muối mua!
    Và tôi nhớ ngay ra ông lão bán muối mà tôi vẫn thường gặp lang thang trong các phố.
    Mười hai giờ trưa khi chuyến ô-tô hàng chạy Hải Dương bắt đầu mở máy, quả nhiên một người đàn bà già và mù, áo xống gọn gàng và sạch sẽ, tay cầm cái rá, rờ lần các cửa xe, rời rạc xin tiền.
    Tôi nghĩ thầm: ?oKhông phải ăn mày lành nghề?.
    Xe đi khỏi thì người bán muối buổi sáng cũng vừa đến nơi. Và tôi hiểu vì sao họ chọn giờ ấy làm giờ họp mặt: giờ ô-tô.
    Luôn một tuần lư như thế, hôm nào cũng đủ sáu giờ sáng và mười hai giờ trưa là hai vợ chồng người mù tới cửa nhà tôi đứng nói chuyện. Họ không hề sai hẹn. Và tôi tò mò lưu ý đến họ, để tai lắng nghe những câu chuyện của họ, vì họ nói rất to, như chẳng cần gì ai, hơn nữa, như coi nơi hè đường là chốn phòng riêng của họ.
    Họ có nhà riêng hay không, và nếu có thì nhà riêng họ ở đâu, tôi không rõ. Nhưng nghe chuyện họ, tôi biết rằng gia đình họ chỉ có hai vợ chồng: chồng làm nghề bán muối, vợ theo nghề ăn xin.
    Gặp nhau, họ vui vẻ mỉm cười hỏi thăm tin tức nhau như hai người bạn thân xa vắng lâu ngày, và mong nhớ nhau từng phút từng giây. Lần nào người chồng cũng bắt đầu:
    - Bà đấy à? Thế nào, bà làm ăn có khá không?
    Người vợ trả lời chẳng qua mấy câu này: ?oCũng khá ông ạ? hay ?oHôm nay làm ăn chẳng ra gì?.
    Rồi bà lão ngồi thuật cho chồng nghe hệt những việc đã xảy ra trong mấy giờ đồng hồ đi ?olàm ăn?. Bà ta kể chuyện rất vui vẻ, thỉnh thoảng lại chêm một câu bình phẩm, một câu khôi hài, khiến người chồng khúc khích cười, chừng cốt để làm đẹp lòng vợ.
    - Ông ạ, con mẹ Phúc Hòa Ðường nó lại nhiếc tôi sao không kiếm việc mà làm, đi ăn mày thế này không biết nhục à?
    - Con mẹ Phúc Hòa Ðường ở phố Ninh Lãng có phải không bà?
    - Phải đấy ông ạ. Nó thử mù như tôi xem ông nhỉ?
    - Thế nó có cho bà đồng nào không?
    - Nó cho mà nó nhiếc thì đã cam.
    - Nó giàu nhất phố đấy, bà ạ.
    - Giàu thế thì giàu làm gì? Giàu mà không biết thương kẻ đói chó, mù lòa. Cũng chả bền được đâu, ông nhỉ?
    - Phải, bền thế nào được.
    - Giá giời cho vợ chồng mình giàu như họ thì mình ăn ở ra người giàu, có phải không ông?
    - Phải, mình để của làm gì? Ðể của cho con nó phá nhé? Bà có biết không, thằng con nhà ấy nó phá chẳng mấy nỗi mà hết cơ nghiệp. Thôi thì đủ, bà ạ, cờ bạc, bợm đĩ, hút sách.
    - Thế à ông?
    Câu chuyện cứ thế kéo dài, âu yếm như chuyện hai vợ chồng trẻ, đứng đắn như chuyện hai người có giáo dục, một điều ông ạ, hai điều bà nhỉ, và có tính cách thông tin tức như một tờ báo hàng ngày.
    - Ông ạ, tôi nghe người nhà bà thông Ðoan nói chuyện xe Ninh Thái bị bắt thuốc phiện, đâu những bốn, năm cân nữa. Chắc bị phạt khá tiền đấy nhỉ? Hay đi đêm, thế nào chả có ngày gặp ma ông nhỉ?
    Tiếp chuyện bắt thuốc phiện, bà lão kể đến chuyện gia đình nhà ông đội Nhất: Vợ chồng ông đội chẳng ngày nào là không cãi nhau. Bà lão nhắc lại từng câu mắng nhiếc chửi rủa tục tằn của hai người, rồi bình phẩm:
    - Cứ nghèo như vợ chồng mình lại êm thấm, nhỉ ông nhỉ?
    Ông lão bán muối cười rất có duyên, và có vẻ tự phụ nữa.
    Hôm nào người vợ phàn nàn không xin được một trinh nhỏ, thì người chồng tìm hết lời an ủi:
    - Thôi, bà ạ, cần gì. Hôm nay tôi làm ăn nhờ giời khá lắm. Chúng mình chỉ mong kiếm đủ ăn, chứ có cần để dành tiền như họ đâu. Vậy bà về nhà mà nghỉ nhá. Tôi đã đong một hào gạo, mua một xu rau muống, một xu tương rồi đấy. Bà về thổi cơm, tôi bán hết chỗ này cũng về ngay đây.
    Họ từ biệt nhau, cho tới sáu giờ sáng hôm sau lại vui mừng cùng nhau nói chuyện.
    Nửa năm ròng, tôi tò mò đi sâu mãi vào cái đời đường hoàng và thân mật của cặp vợ chống khốn khó.
    Có hôm tôi đã cố theo họ xem họ trú ngụ nơi đâu, nhưng họ như đôi chuồn chuồn sống nhởn nhơ không tổ trên mặt nước ao tù.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Một dạo tôi thấy vắng bóng đôi uyên ương già ở trước cửa nhà tôi. Tôi đoán chừng họ đã chọn một phố khác yên tĩnh hơn làm nơi góp chuyện hàng ngày.
    Nhưng một buổi chiều đi chơi mát, tôi rẽ vào xem đền Chanh thì gặp ông lão lòa đương lom khom quét lá khô ở sân. Tôi vui mừng hỏi:
    - Kìa ông bán muối. Hàng họ có khá không? Sao độ rầy tôi không gặp ông?
    Người kia đứng thẳng lên, hấp háy cố nhìn tôi bằng cặp mắt gần tàn ánh sáng như ngọn đèn cạn dầu bập bùng chực tắt. Tôi hỏi luôn:
    - Còn bà lão, vợ ông, lâu nay đi đâu?
    Hai hàng lệ chảy giàn giụa trên đôi gò má răn reo.
    Tôi hiểu ngay rằng ông lão già khốn nạn đương mang nặng trong lòng một nỗi thống khổ lớn lao.
    Và tôi nghĩ ngay đến sự tử biệt...
    - Ông buồn lắm phải không?
    -Vâng, tôi không thiết sống nữa, thầy ạ. Bà lão nhà tôi, bà ấy bỏ tôi bà ấy đi rồi...
    Tôi kinh ngạc:
    - Bà ấy bỏ ông?
    - Vâng, bà ấy chết rồi, còn đâu!
    Người ấy cúi xuống quét sân, nói tiếp:
    - Hơn bốn mươi năm giời ăn ở với nhau, chả có điều tiếng gì... bây giờ bà ấy bỏ bà ấy đi một mình.
    Lúc từ biệt, tôi đãi ông lão khổ sở một hào nhưng ông ta lắc đầu xua tay:
    - Tôi lấy tiền làm gì nữa. Ngày có vợ có chồng, tôi mới phải vất vả làm ăn. Chứ bây giờ còn một thân một mình, thì tôi chỉ nhờ cửa thánh ngày hai bữa cơm thừa canh cặn đủ no... để chờ ngày được gặp mặt bà lão tôi ở nơi suối vàng.
    Dù cảm động đến đâu tôi cũng không thể giấu nổi cái mỉm cười: tôi nhận thấy ngôn ngữ ông lão bán muối vẫn còn đứng đắn và kiểu cách như xưa, khi ngồi trò chuyện với người vợ mù ở trước cửa nhà tôi.
    Khái Hưng (1944)




    Chúng ta yêu nhau chỉ mong thế..!
    Được gio_mua_dong sửa chữa / chuyển vào 05:22 ngày 06/11/2002
  3. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Tình Ðiên​
    Ánh sáng vàng úa của vừng thái dương đỏ chót như còn do dự ở chân dẫy tre già cao vót, rì rào, kẽo kẹt.
    Luồng gió mát về chiều vừa đánh thức xóm Hồng Thủy miên man ngây ngất trong bầu không khí nồng nực của buổi trưa mùa hạ. Nào tiếng cười đùa của các cô gánh nước xúm sít nhau bên bờ giếng, nào tiếng ca hát của bọn mục đồng cưỡi trâu bò về chuồng, nào tiếng cãi cọ của trẻ con đuổi chạy quanh mấy gốc đa già trên tòa miếu cổ.
    Bỗng trẻ con rời bỏ gốc đa, kéo ùa ra đường và cất tiếng reo:
    - Cô điên! A! Cô điên!
    Trên con đường hẹp ngoằn ngoèo lượn theo cái lạch nhỏ, bờ trồng cây, lá xanh um, một người con gái chừng mười tám tuổi, tóc bỏ xõa, đương vừa đi vừa lẩm bẩm nói một mình.
    Thấy lũ trẻ chạy, reo cười, cô đưa bàn tay lên xua, ra hiệu bảo im đi, rồi lại lẳng lặng cúi đầu đi thong thả như đương cặm cụi theo sau một vật gì, một cái xe chẳng hạn. Bọn trẻ trỏ tay bảo nhau:
    - Cô ấy đưa đám ma đấỵ
    Một đứa nói:
    - Sắp đến huyệt rồị
    Quả thực, khi đi đến cái rãnh xẻ để tát nước vào ruộng, người con gái đứng dừng lại, đăm đăm nhìn, như ngắm người ta đương hạ cái áo quan xuống huyệt. Nước mắt cô từ từ nhỏ giọt. Một lát sau, cô quỳ xuống bới đất lấp kín rãnh, rồi nằm phủ phục, khóc nức nở, không ra tiếng. Ðứng xúm xít chung quanh đàn trẻ thi nhau cười như nắc nẻ.
    Bỗng cô ngước mặt lên nhìn lên, mỉm cười, rồi như nói với ai đứng bên cạnh:
    - Em cảm ơn anh... anh thương em quá... Ðương lúc em đau đớn mà anh lại đến an ủi em thế nàỵ.. Vâng, em xin tuân theo lời anh dạỵ
    Chỗ này cô đổi giọng ồm ồm bắt chước tiếng đàn ông:
    - Em nghe anh, không nên buồn nữa, không nên khóc nữạ
    Rồi cô lại mỉm cười nói giọng tự nhiên, làm như hai người chuyện trò với nhau vậy:
    - Không em có buồn nữa đâụ Ở trên đời còn có anh thì em không bồ côi bồ cút đâu mà sợ.
    Có lúc cô đứng lặng, hé cặp môi son chú hết tinh thần như đương nghe ai se sẽ thì thầm bên taị
    Ðã hơn một tháng nay, từ hôm cô về làng Hồng Thủy ở với bác để điều trị bịnh thần kinh, chiều nào cô cũng nhắc lại những cử chỉ, những ngôn ngữ như thế, đến nỗi bọn trẻ con trong làng cứ tới giờ ấy là xúm nhau đứng sẵn ở gốc đa bên miếu để chờ cô đi qua. Chúng biết trước rất rành mạch hết mọi sự sắp xẩy ra, từ việc làm cho chí lời nói của cô. Mà hôm nào cũng chỉ đi đến chỗ đương xẻ là cô lại quay về. Trước kia những người tát nước còn ngăn cản không cho cô lấp đất. Nhưng sau thấy cô khóc lóc lạy van khẩn khoản, họ đem lòng thương hại, để mặc cô muốn làm gì thì làm, chờ khi cô đi khuất, họ lại khơi rãnh rạ
    Lúc trở về nhà cô đi mau hơn, nết mặt vui tươi, cười cười, nói nói như được cùng người yêu chuyện trò thân mật.
    Bỗng khi đến gần nhà, cô lại bưng mặt khóc.
    Bọn trẻ thấy cô đang cười, mà khóc ngay được thì cùng nhau cười vang xóm. Như không nghe thấy gì, cô chỉ nức nở nói một mình:
    - Vậy ra anh lừa dối em... Anh bỏ em... chơ vơ một mình... một bóng... anh đi lấy vợ.
    *
    Một hôm đắp xong cái mồ tưởng tượng, cô ngước mắt nhìn lên vừa nói dứt câu: "Em cám ơn anh" thì bỗng cô ngừng bặt.
    Trước mặt cô, một trang thiếu niên vận Âu phục đứng nhìn cô có vẻ thương hại, đau đớn. Cô ngẫm nghĩ một lát rồi hỏi:
    - Có phải anh Linh của em Cúc đây không?
    Chàng mỉm cười gật sẽ.
    Cô cúi mặt xuống nũng nịu:
    - Anh bỏ em, anh đi mãị
    Chàng đuổi bọn trẻ đi theo trêu ghẹo, rồi đưa cô Cúc về nhà.
    Ông bác cô ra đón chào khách:
    - Cảm ơn ông, cháu nó ốm đã mấy tháng nay. Thuốc uống đã nhiều mà vẫn không chuyển. Tôi lo quá, cậu mợ cháu chết đi chỉ được có một mình cháụ
    Chủ nhà mời khách ngồi chơi uống nước. Trong khi ấy thì cô Cúc chú mục đứng nhìn hai người nói chuyện. Chủ hỏi:
    - Thưa ông, ông học trường thuốc, vậy ông có biết căn bệnh này không?
    Khách đáp:
    - Ðầu đuôi bệnh trạng ra sao, xin cụ kể lại cho tôi nghe xem.
    - Thưa ông, nào có gì đâu. Hồi tháng hai năm ngoáị..
    Thấy cô Cúc đứng lắng tai nghe chuyện, khách bảo sẽ chủ:
    - Giá Cụ bảo cô ấy vào trong nhà đã rồi hãy nói chuyện thì hơn.
    Khi Cúc đã ngoan ngoãn theo lời bác lẳng lặng vào buồng, cu. Tú Vụ liền kể cho khách nghe cậu chuyện sau này:
    "Cúc bồ côi cha từ năm lên mười. Mẹ cô nhà cũng khá, cho cô đi học, và hiện cô đang theo học năm thứ ba trường Sư phạm. Mẹ cô có mình cô nên rất mực chiều chuộng, mà cô thì cô yêu quý mẹ lắm.
    Bỗng tháng hai năm nay, mẹ cô ốm. Hơn một tháng cô hết sức trông nom, đến nỗi người cô sút hẳn đi. Nhưng bệnh ho của mẹ cô một ngày một trầm trọng, rồi đến đầu tháng tư thì mẹ cô chết.
    Cô thương xót khóc lóc không ai khuyên can nổi. May sao có một cậu, cậu Linh, sinh viên trường Ðại Học, khi còn mẹ cô, vẫn khi tới chơi nhà, vì chàng thấy cô có nhan sắc thì đem lòng thương trộm yêu thầm. Trong khi đau đớn, khổ sở, ngày ngày có chàng đến an ủi, Cúc cũng nguôi dần.
    Sang tháng sau, nghĩa là cách đây hai tháng, chàng vừa tốt nghiệp trường Cao đẳng ra, liền về thẳng nhà, bo? Cúc trơ trọi ơ? Hà Nội. Cái ngày mà Cúc được tin Linh cưới vợ là ngày bệnh điên của cô bắt đầu phát.
    Khách nghe câu chuyện, buồn rầu, ngồi ngẫm nghĩ. Cu. Tú thấy chàng không nói gì, lại hỏi:
    - Vậy ông cho nó là bệnh gì?
    - Thưa cụ, cô Cúc chắc bị một định kiến thôi miên.
    - Ông tính có thể chữa được không?
    - May ra thì được... Phải chữa mẹọ
    Rồi chàng ghé vào tai cu. Tú thì thầm:
    - Từ nay trước mặt cô Cúc, xin cụ gọi tôi là Linh, và cụ dặn người nhà cùng những người quen thuộc cũng vậỵ
    Cu. Tú mỉm cười, không hiểu:
    - Nhưng tôi sợ nó biết tên thực ông là Giao rồị
    - Cụ không sợ. Tôi mới gặp cô ấy lần này là một.
    - Thưa ông, ông có thể giảng nghĩa cho tôi hiểu không?
    - Thưa cụ, bây giờ tôi chưa có thể giảng nghĩa được, sợ tiết lộ bí mật. Ðể chờ khi cô Cúc khỏi đã hãy haỵ
    Cu. Tú lại mỉm cười:
    - Cách chữa bí mật thế kia à?... Nhưng ông còn ở chơi nhà lâu không?
    - Thưa cụ, còn những một tháng kia. Chắc đủ thì giờ.
    Từ đó, chiều chiều Cúc đưa cái đám ma tưởng tượng của mẹ tới chỗ đường xẻ lại gặp Giao mà cô vẫn tưởng lầm là Linh.
    Mấy hôm đầu, Giao còn để vậy cho Cúc đắp mộ, cùng khóc lóc rồi ngước cặp mắt âu yếm bảo chàng:
    "Vậy ra anh Linh của em không lừa dối em đấy chứ?"
    Chàng cầm tay cô, mỉm cười nhìn vào mắt sẽ đáp:
    - Khi nào anh Linh của em lại nỡ lừa dối em.
    - Thế anh chưa lấy vợ chứ?
    - Chưa em ạ!
    - Thế anh chờ em chứ?
    - Cái đó thì đã cố nhiên. Khi nào em khỏi hẳn thì anh sẽ cưới em làm vợ.
    - Nhưng em có ốm đâu mà anh bảo em khỏỉ
    Giao cười:
    - Em không ốm, nhưng mà em còn mê man tinh thần. Kìa em coi, cô con gái đẹp, ai lại đi nằm xuống đất để đến nỗi lấm láp thế kia? Mà ai lại đi chân không như thế kia bao giờ?
    Cúc bẽn lẽn nhìn xuống chân, lấy tay phủi bụi bám vào quần áọ
    Dần dần Cúc đã biết chăm đến sự điểm trang, chân đi dép da láng, quần áo chải chuốt, tóc vấn cẩn thận.
    Một hôm, cô vừa toan quì xuống đắp mả, thì Giao giữ lại bảo:
    - Nếu em muốn anh yêu em thì em đừng vầy đất nữa kiạ
    Cúc mỉm cười, cặp mắt sáng quắc nhìn Giao:
    - Nhưng em có vầy đất đâu? Em đắp mồ cho mẹ em đấy chứ.
    - Em quên à? Mẹ mất ơ? Hà Nội kia mà?
    Cúc ngơ ngác:
    - Thế đây là đâủ
    - Ðây là làng ta và chỗ này là cái rãnh xẻ để tát nước.
    Cúc ngần ngừ có ý nghi hoặc, nhưng hình như sợ hãi người yêu, nên không dám đắp đất nữạ
    Nhờ về những ống tiêm thuốc bổ, và nhất là nhờ về tình âu yếm dịu dàng của Giao, bệnh thần kinh của Cúc một ngày một thuyên giảm. Rồi nửa tháng sau, tuy Cúc vẫn còn mê sảng, nhưng sự đi theo đám ma hình như đổi hẳn ra một cuộc đi chơi mát của đôi bạn trẻ. Vì tình nhân loại, Giao một ngày một thêm đằm thắm, thân mật. Còn Cúc thì ngày một thêm chăm chỉ đến sự điểm trang.
    Một hôm, chàng đến hơi trễ. Cúc y phục chỉnh tề, quần trắng, áo trắng, mái tóc rẽ lệch, đương đi đi, lại lại, băn khoăn khó chịu ở trước cửa. Vừa thoáng thấy chàng ở đàng xa, cô chạy vội lại, trách:
    - Sao hôm nay anh đến muộn thế? Em giận lắm. Ðã đến giờ đưa đám rồị
    Giao nét mặt nghiêm nghị, đáp sẽ:
    - Nếu em không bỏ cái tính giận dữ đi thì anh không yêu nữa đâu. Nhất là em không được quên rằng mẹ em mất đã được bốn, năm tháng rồi. Nay anh chỉ đến rủ em đi chơi mát, không phải đi đưa đám. Em cố nghĩ lại xem.
    Không biết Cúc có nhớ ra không, nhưng vì sơ. Giao không yêu, nên khi thấy chàng hỏi lại rằng đã nhớ ra chưa, thì cô tươi cười đáp liền:
    - Em nhớ ra rồi. Mẹ em mất những bốn, năm tháng trước.
    Giao gật:
    - Em Cúc của anh ngoan lắm. Vậy mai hễ gặp anh thì em phải nhắc lại cho anh nghe cấu ấy, anh sẽ yêu thực nhiều, nhé!
    Hôm sau, Giao lại đến trễ hơn, nhưng không những Cúc không tức giận, cô lại còn vui vẻ đến chào chàng, rồi như đứa học trò nhỏ, ôn lại câu chàng dặn:
    - Mẹ em chết đã được bốn, năm tháng rồi. Nay anh chỉ đến rủ em đi chơi mát, chứ không phải đi đưa đám. Vậy anh có yêu em không?
    Giao cười, lấy tay đập se sẽ vào má Cúc:
    - Anh yêu em lắm.
    *

    Chúng ta yêu nhau chỉ mong thế..!
    Được gio_mua_dong sửa chữa / chuyển vào 05:38 ngày 06/11/2002
  4. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0

    *
    Câu trả lời khiến Giao ngẫm nghĩa, mỉm cườị
    Rồi câu ấy ngày nào chàng cũng nhắc đi nhắc lại, nhắc đi nhắc lại vì lòng nhân từ hào hiệp đối với một người khốn khổ.
    Một hôm ngồi một mình, chàng bỗng buộc miệng như nói với người trong mộng:
    - Anh yêu em lắm!
    Chàng ngơ ngác nhìn quanh phòng như sợ hãi một sự huyền bí. Vì chàng nhận rằng câu ngẫu nhiên ấy nó ở tự đáy trái tim, tận cùng linh hồn thốt ra và không còn ngụ một ý nghĩa nhân từ hào hiệp nữạ
    Hôm ấy chàng đi thong thả trên con đường đất ngòng ngoèo lượn theo cái lạch nước nhỏ. Lòng chàng bối rối, sự buồn rầu lộ ra nét mặt.
    Chàng có ngờ đâu từ thương tới yêu, con đường lại ngắn đến thế. Cái lòng thương nhân loại, thương những sự yếu hèn, đau đớn của loài người, chàng có ngờ đâu lại trở nên tình ái!
    Song chẳng lẽ yêu một người điên, tuy người điên ấy là một trang thiếu nữ tuyệt sắc! Phải chăng chàng chỉ yêu cái hào nhoáng bên ngoàỉ
    Không phải. Quyết là không phảị
    Chàng vừa đi vừa cố phân chất, cố giải phẫu những tính tình của chàng như chàng đã đem khoa học mà tìm căn nguyên bệnh thần kinh hệ của Cúc. Khi chàng đã đưa tư tưởng đi ngoắt ngoéo hết các con đường khúc khuỷu trong tâm trí, thì chàng mỉm cười, vì trong lúc mê muội, chàng chỉ nhận ra được có một điều là chàng yêụ
    Cái tình yêu ấy, cỗi rễ ở lòng thương mà ra cũng có, nhưng nhất là ở sự tìm thấy một linh hồn khác thường, linh hồn dịu dàng, chất phác ngớ ngẩn của một cô gái điên. Mà ba cái tính tình dịu dàng, chất phác, ngớ ngẩn ấy lại rất dễ cảm động lòng ngườị
    Nhớ lại những câu nói tự nhiên của Cúc chàng cảm thấy hay hay, nũng nịu vừa như tiếng trẻ thơ, vừa như giọng âu yếm của ái tình.
    Chàng thực yêu rồi, yêu một cách vô lý, nhưng yêu một cách nồng nàn và vơ vẩn. Mà chỉ còn một tuần lễ nữa là chàng đã phải từ biệt người chàng yêu. Biết đâu khi chàng đi rồi, bệnh điên kia đã thuyên giảm bội phần, đã hầu như khỏi hẳn, lại không nặng như xưa? Xa sự dịu dàng, xa sự âu yếm của chàng thì Cúc khó lòng khỏi được. Rồi cái thân mềm mại kia đáng lẽ phải chứa một linh hồn lanh lợi sẽ không còn đựng một mẫu trí thức cỏn con.
    Chàng nghĩ thế thì chàng càng thấy buồn, càng thấy khổ, càng thấy thương, càng thấy yêu. Cái nhân loại bé nhỏ, hèn yếu mà xưa kia chàng vẫn muốn đem hết tâm trí, đem hết tinh thần ra thương yêu, nay đối với chàng hình như chung đúc cả vào cái thân thể mảnh dẻ của cô gái điên.
    Bước thong thả, hai tay chắp sau lưng, chàng băn khoăn tư lự. Bỗng vừa rẽ một chỗ đường ngoặt, chàng thấy sừng sững trước mặt chàng cô Cúc, vận quần áo đại tang. Cô ngả đầu, lễ phép chào chàng, rồi buồn rầu cất tiếng run run nói sẽ:
    - Thưa ông, tôi.
    Cô chỉ nói được có thế. Nước mắt cô ứa ra, khiến cô nghẹn lời. Giao vội hỏi:
    - Có sự gì thế em? Em Cúc của anh... của anh Linh?
    Cúc đưa khăn tay lên lau nước mắt, lạnh lùng bảo:
    - Ông nói dối! Ông không phải là ông Linh. Ông không thể là ông Linh được!
    Hai giọt nước mắt ngập ngừng dưới cặp mi, Giao lo lắng, khổ sở, đăm đăm nhìn Cúc. Cúc bỗng cười ngất, cái cười khoái lạc mà Giao cho là cái cười vô nghĩa lý, vô ý thức của người điên. Chàng sung sướng cũng mỉm cười, vì chàng cho là tri thức của Cúc tuy còn đương ở vào giữa chỗ tự tri và vô tri, nhưng đã hơi chịu xét đoán. Hy vọng lắm rồi!
    Nhưng nếu ông thầy thuốc hy vọng, thì người yêu liệu có hy vọng được không? Giao mỉm cười, cái mỉm cười của ông thầy thuốc, của nhà khoa học. Phải, nếu Cúc biết suy xét, biết nhận rõ sự thực hư thì liệu Cúc có còn giữ mối cảm tình đối với người mà Cúc nhận lầm là Linh nữa không? Ông thầy thuốc lại mỉm cười, cái mỉm cười tự cao, tự đại. Giao nghĩ thầm: "Ta hãy bỏ lòng ích kỷ mà mong cho Cúc khỏi hẳn bệnh đã."
    Ngắm Giao có vẻ tư lự, Cúc hình như cố nhịn cười mà nhắc lại lời chàng dặn bữa nọ:
    - Mẹ em mất đã được bốn, năm tháng rồi. Nay anh chỉ đến để rủ em đi chơi mát, chứ không phải đi đưa đám. Vậy anh có yêu em không?
    Cô nói dứt câu, bẽn lẽn cúi xuống nhìn dòng nước chảy. Giao cười ra dáng đắc chí, trả lời:
    - Anh yêu em lắm chứ!
    Hai người yên lặng đi bên cạnh nhau. Bỗng như vì sự sung sướng xúc động tâm hồn, Cúc lim dim cặp mắt như mộng, cất tiếng nói:
    - Này anh ạ! Em chỉ muốn suốt đời được cùng người yêu ở trong cái cảnh dịu dàng, êm ái này. Anh hãy trông: con đường quanh co dưới bóng lá cây um tùm, bên dòng nước trong như lọc, thực Tạo hóa đã riêng gây nên để tặng hạng người biết yêu thưởng thức.
    Giao mỉm cười:
    - Em làm thơ đấy à? Anh xét ra có hai hạng người thích ngâm vịnh và có tài ngâm vịnh, là hạng người thi bá và hạng điên rồ.
    Cúc nghiêng cái đầu hơi rung động, mái tóc se sẽ lung lay trước cơn gió chiều. Và nàng hỏi lại:
    - Vậy anh cho em là người điên hay là thi sĩ?
    - Em vừa là điên vừa là thi sĩ?
    Cúc cười ngất:
    - Thế thì anh lầm.
    Cô ngẫm nghĩ mấy giây, rồi nói tiếp:
    - Nhưng không, anh nói đúng đấy: vì xét kỹ thì em điên thực, mà khổ cho em, em lại tự biết em điên.
    Giao sửng sốt nhìn Cúc lấy làm lạ rằng lời nói của người điên sao lại có luận lý đến thế. Chàng ngờ vực, lẩm bẩm: "Không có lẽ". Nhớ lại những câu hỏi thứ nhất của Cúc, khi Cúc mới gặp chàng ban nãy, Giao càng nghi lắm. Nhưng bây giờ thì sự nghi hoặc của chàng làm cho chàng sung sướng. Chàng mỉm cười, nghĩ thầm: "Có lẽ thế chăng?"
    *
    Ðêm hôm ấy ở ấp Hồng Giang và ở làng Hồng Thủy có hai người thức suốt sáng.
    Hôm sau, mặt trời vừa rạng đông, trên con đường từ ấp tới làng, quanh co bên cái lạch nước nhỏ, đã thấy Giao thung thăng bách bộ. Chàng tới Hồng Thủy làm gì sớm thế? Ðến chàng, chàng cũng chẳng biết tại saọ
    Tới cổng nhà cu. Tú Vụ, chàng đã toan đi qua không vào, nhưng có cái mãnh lực gì nó giữ chân chàng lại. Chàng mỉm cười, chép miệng rồi gọi cổng.
    Gặp chàng, cu. Tú vui mừng, nhưng không thể không lấy làm lạ về sự đến chơi sớm quá như thế. Chừng chàng cũng đoán được ý nghĩa của cụ, nên nói chống chế ngay:
    - Thưa cụ, hôm nay tôi lại sớm là vì thứ thuốc bổ này cần phải tiêm vào buổi sáng.
    Cu. Tú chắp tay cung kính trả lời:
    - Xin cảm ơn ông. Mời ông ngồi chơi để tôi gọi cháu nó rạ
    Cúc nằm ở buồng bên cạnh nghe rõ tiếng Giao, trong lòng mừng rỡ, nhưng vờ ngủ mê mệt hai, ba tin gọi cũng không dậy. Là vì đêm hôm trước, không chợp mắt, cô sợ sự mệt nhọc làm mất vẻ kiều mị của cô, nên cô muốn tránh mặt người yêu. Còn Giao nghe có tiếng gọi mà Cúc vẫn ngủ mê thì gạt đi mà nói rằng:
    - Thôi để lát nữa tôi trở lại cũng được.
    Cu. Tú lấy làm ngượng, đáp:
    - Thế thì làm phiền ông quá. Ông để tôi vào đánh thức cháu dậỵ
    - Không nên, cụ ạ. Phải để cho cô ấy nghỉ chứ. Người mắc bệnh thần kinh hệ cần nhất là phải ngủ nhiềụ
    - Cảm ơn ông, tôi không biết lấy gì trả ơn ông cho xứng đáng. Thực ông đã cải tử hoàn sinh cho cháu. Bệnh cháu mười phần đã khỏi đến quá chín rồị
    Giao mỉm cười:
    - Thưa cụ, có gì mà cụ phải nói đến ơn với huệ? Bổn phận của loài người là phải cứu giúp lẫn nhau, khi mình có thể cứu giúp được. Nếu cô Cúc qua khỏi cái tai nạn này thì tôi sẽ sung sướng suốt đời. Há chẳng phải cụ là ân nhân của tôi saỏ
    Chàng biết mình nói hớ, - mà câu nói hớ ấy chàng có ngờ đâu đã khiến ở buồng bên Cúc cười thầm - nên nói chữa ngay:
    - Vì cụ đã giúp tôi được có cái hân hạnh, cái hạnh phục làm nổi một công cuộc gọi là có ích cho đờị
    *
    Trong năm hôm sau chót, Giao và Cúc luôn luôn cùng nhau dạo chơi bên dòng nước. Hình như hai người đều tưởng đến ngày ly biệt sắp tới, nên tình bè bạn càng thêm thân mật. Có hôm buổi sáng sớm, không hẹn hò mà hai người cùng lang thang dưới rặng cây, rồi gặp nhau ở giữa đường. Tuy hai người không hề ngỏ ý với nhau, nhưng cùng hiểu rằng thời giờ gặp gỡ chỉ còn có trong ít bữa, những buổi chiều ngắn ngủi sao đủ giải tỏ nổi lòng yêủ
    Mà câu chuyện thì có gì đâu! Quanh quẩn chỉ nước cùng trời, chỉ cây cùng cỏ, vì cái mục đích nói chuyện để giúp bệnh nhân biết tự suy xét theo lối khoa học nay không còn ở trong ý nghĩ của Giao nữa. Nay chàng nói chuyện là vì một lẽ khác hay đúng hơn, chẳng vì một lẽ gì nữạ
    Ðối với chàng thì câu chuyện ấy là câu chuyện thường, câu chuyện tự nhiên, câu chuyện để có chuyện. Song trái lại, về phần Cúc thì có khi cô lại phải cố ý nói ngớ ngẩn một vài câu để chàng tưởng rằng cô thỉnh thoảng vẫn còn điên. Cô muốn thế để đứng trước mặt Giao cô đỡ bẽn lẽn, cái bẽn lẽn tự nhiên của một cô gái tơ đứng trước mặt một chàng tuổi trẻ.
    Chiều hôm nay là một buổi chiều từ biệt của hai người. Ngày mai, Giao phải rời Cúc để vào trường thuốc.
    Cúc vừa gặp Giao, cảm động quá, buộc miệng gọi:
    - Anh Giao!
    Hai cặp mắt nhìn nhau. Hai linh hồn, hai trái tim: một ý tưởng.
    Sự yên lặng kể lể biết bao nỗi thương yêu!
    Dịu dàng, âu yếm, Cúc đặt đầu vào vai Giao, ngước mắt nhìn lên mỉm cườị
    Giờ lậụ. Giao ghé tận tai Cúc thì thầm:
    - Chúng ta điên.
    Cúc cười khẽ gật.

    Chúng ta yêu nhau chỉ mong thế..!
    Được gio_mua_dong sửa chữa / chuyển vào 05:40 ngày 06/11/2002
  5. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Bên dòng sông Hương ​

    Vĩ Dạ là một khu rất yên tịnh ở vùng sông Hương núi Ngự.
    Chiều đến thả thuyền từ bến Ðông Hà theo dòng sông đi xuôi xuống phía dưới, vượt qua cù lao Bộc Thanh, lữ khách sẽ nghe tiếng ồn ào ở trong chợ, ở trên cầu, tiếng còi ô tô, tiếng nhạc xe kéo dần dần một lúc xa, rồi bỗng có cái cảm giác vừa rời chốn thị thành huyên náo mà đi tới một nơi thôn quê tịch mịch. Ðối diện với đầu mỏm cù lao ấy là xóm Vĩ Dạ.
    Mấy tháng trước hai vợ chồng một người Bắc đưa nhau đến xóm ấy thuê nhà ở. Gia nhân duy có một tên đầy tớ. Ðồ đạc chỉ trơ trọi một cái giường, một cái bàn và bôn cái ghế. Ðến như sự giao dư thì vợ chồng nhà ấy ít lắm: chẳng mấy khi có người quen thuộc đến chơi. Những người láng giềng thường thì thào bảo nhau: vợ chồng nhà ấy đến ở đây làm gì? Có người tò mò hỏi anh đầy tới thì cũng chỉ biết rằng ông khách lạ ấy đậu cử nhân luật, trước làm nghề viết báo và soạn sách ở Hà Nội.
    Cái nhà hai vợ chồng người ấy thuê tuy nhỏ và không gác nhưng có vườn rộng bao bọc chung quanh. Chiều chiều mặt trời tà phản chiếu ánh vàng vào lá cây mít sáng loáng và gió thổi rì rào trong đám lá thông xanh tươi xen lẫn với những cành xoan đầy hoa tím nhạt, càng làm tăng vẻ bí mật và khiến ai qua lại trông vào tưởng đó là một cái vườn bỏ hoang, vì cổng trước, cổng sau thường thấy đóng.
    oOo
    Thực vậy, thuê cái nhà ấy, Vinh sơn chỉ muốn lánh cuộc đời phiền phức để cùng người yêu được hoàn toàn hưởng hạnh phúc ái tình. Vì thế chàng mới đưa bạn vào tận Huế tìm đến ở một xóm hẻo lánh quạnh hiu.
    Từ ngày ở Pháp về, và ngắm xã hội Việt Nam, từ những tục lệ bó buộc cho chí cách sinh hoạt khuôn sáo, chàng lấy làm khó chịu, tiếc cái thời kỳ ở Paris. ở đấy, chàng đã tiêm nhiễm những cử chỉ khoáng đạt, những tư tưởng khoáng đạt, khiến chàng lúc nào cũng được khoan khoái dễ chịu, và chẳng cần phiền lụy đến ai, chẳng bị ai làm phiền lụy đến mình.
    Một hôm, tình cờ chàng gặp Diễm Lan, cựu nữ sinh viên trường Sư phạm, một trang tâ n tiến, cực kỳ mỹ lệ, đã nổi tiếng lãng mạn khắp Hà Thành.
    Rồi hai người cùng nhau lăn lóc trong cõi tình. Rồi không những Vinh Sơn không được nhà cho phép cùng người yêu kết hôn, mà lại còn bị anh em bạn bè và những người quen thuộc chế giễu, khinh bỉ.
    Nghe những lời bình phẩm, chàng chỉ cườị Vì thực ra chàng chẳng cần gì trinh tiết, chẳng cần gì tứ đức tam tòng. Chàng cho những cái đó không có liên quan đến ái tình, không có dính dáng đến hạnh phúc. Yêu là yêu chứ không là gì khác nữa. Nhưng cứ bị dư luận eo hẹp rầy rà mãi, chàng cũng khó chịu.
    Một ngày kia, bỗng vắng bặt bóng Vinh Sơn và Diễm Lan ở các phố Hà Nội. Hai người đã đưa nhau đi ẩn, hay nói cho đúng đi tìm một cảnh thích hợp với ái tình. Cảnh ấy là sông Hương.
    oOo
    Trong tháng đầu, cái nhà ở bến Vị Dạ chỉ là một tổ uyên ương. Hai người không lúc nào rời nhau, khi cùng nhau đọc sách dưới ánh đèn, khi cùng ngồi ở bực gạch ngắm cảnh hoàng hôn trên sông Hương, hay đi chơi thuyền trên làn nước trong xanh, yên lặng, êm đềm, uốn éo, dịu dàng như cô gái Thần Kinh.
    Hết​


    Chúng ta yêu nhau chỉ mong thế..!
  6. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Sóng Gió Ðồ Sơn
    Năm giờ sáng. Sau hàng lan can chạy thẳng ngăn bãi cát lượn vòng theo hình bán nguyệt, rặng nhà phố Ðồ Sơn cửa chớp đóng kín như có chiều hờn giận vừng thái dương vội mọc. Những khóm thông rung rinh đương thì thầm cùng nhau câu chuyện bí mật được nghe tối hôm qua ở trên bãi biển. Cho chí làn sóng buổi chiều xô đẩy vào bờ nô đùa, gầm hét dữ dội như thế, giờ cũng như chán nản, lặng lẽ, từ từ kéo nhau xa lánh. Phố Ðồ Sơn sau một buổi nhộn nhịp, vui cười, bây giờ như đương miên man trong giấc mộng.
    Trên bãi cát vàng bỗng có tiếng cười khanh khách: Ba cô thung thăng đi đi lại lại trò chuyện huyên thuyên. Cô Bạch Tuyết bảo cô Vân Lan và cô Thu Cúc:
    - Hai cậu ạ, nhất định em không sợ, em cứ để hắn hy vọng hão
    Thu Cúc mỉm cười:
    - Liệng hồn! Không đùa lại hóa thật!
    - Tức cười chết đi, hai cậu ạ. Nếu em đưa hai cậu xem bức thu hắn gửi cho em chiều hôm qua, thì hai cậu phải vỡ bụng.
    Vân Lan vội hỏi:
    - Ðâu? Thư đâủ
    - Rõ khéo, thư riêng của chị ấy lại đòi xem.
    - Ðốt cậu đi! Riêng với tây gì? Ðây, thư đây. Cậu Thu Cúc có muốn giữ làm mẫu thì em cũng xin biếụ
    Vừa nói, Bạch Tuyết vừa mở túi lấy ra một tập giấy màu tím nực những mùi nước hoa và đọc:
    "Thưa Bạch Tuyết tiểu thư, Từ khi được giáp mặt hoa đào, ngày đêm tôi âu sầu tưởng nhớ. Ðã nhiều phen mượn giọt mực đen, tờ giấy tím để giải tỏ tấm gan vàng với người mắt xanh..."
    Ðọc đến đây, Bạch Tuyết cười sằng sặc, đánh rơi bức thư xuống đất.
    - Trời ơi, hai cậu coi, lối văn bốn màu: mực đen, giấy tím, gan vàng, mắt xanh, chỉ thiếu một màu trắng là đủ màu ngũ sắc. Ước gì khối tình của cậu Văn Hải tôi cũng được nhiều màu như thế.
    Vân Lan nửa nghiêm khắc, nửa giễu cợt:
    - Chị thì cứ cả đời! Có đọc nốt cho người ta nghe với không?
    - Có tài thánh, thư dài bảy, tám trang thế này, ai đọc hết được?... Nhưng có một đoạn cảm động lắm, câu này thi sĩ Thu Cúc vảnh tai lắng tinh thần mà nghe:
    "Thưa tiểu thư, tôi yêu tiểu thư ngay từ cái phút đầu mới gặp. Tôi theo tiểu thư như cái bóng. Một buổi chiều mùa đông tôi đứng nấp ở trước cửa nhà tiểu thư tôi chờ, tôi mong, tôi ao ước được liếc trộm dung nhan. Ðợi trong hai tiếng đồng hồ, gió bấc mưa phùn rét buốt tận xương, thì tấm lòng thành thực của tôi như động đến tâm hồn tiểu thư, khiến tiểu thư ra nơi cửa sổ nhìn xuống. Trời ơi! Tôi suýt ngất đị.. Trái tim tôi nó hồi hộp, nó đập thình thình như muốn phá ngực ra mà bay lên trước dung nhan. Tiểu thư ôn lại trong trí xem có còn nhớ cái buổi chiều đáng kỷ niệm ấy không (Bạch Tuyết làm bộ ngẫm nghĩ rồi cười, nói: không, không nhớ). Nửa người tiểu thư đứng trong cái khung cửa hình như bán thân một tiên nga vẽ trong bức tranh tuyệt bút. Tóc tiểu thư bỏ xõa như đám mây buổi hoàng hôn, hai con mắt tiểu thư lấp la lấp lánh như hai ngôi sao sáng nhất trên trờị..?
    Bạch Tuyết lại cười:
    - Anh chàng ngày dáng chừng là một nhà thi sĩ.
    Thu Cúc lúc nghe đọc thư hai mắt chớp luôn hình như có vẻ cảm động lắm. Cô dịu dàng bảo bạn:
    - Sao chị vô tình đến thế? Nỡ đem tình thành thật của người ta ra mà chế giễụ
    - Cậu bênh kia à? Cậu muốn yêu thì tôi nhường cho đấy. Trong thư Văn Hải nói chiều nay hắn ra, ?moa? giới thiệu cho nhé?
    Bỗng ở lan can có tiếng gọi:
    - Tuyết! Mời hai chị về ăn sáng, con.
    Nghe tiếng mẹ gọi, Bạch Tuyết cùng hai bạn vội chạy về nhà.
    ***
    Chiều hôm ấy trong khi hàng trăm con người vừa đàn ông đàn bà, già trẻ, vùng vẫy nô đùa với làn sóng nhấp nhô, thì trên bãi cát trước cửa biệt thự "Dương Liễu" một chàng vận Âu phục đầu chải lật bóng loáng, đương thung thăng bách bộ, mắt chăm chăm nhìn lên cửa sổ trên gác.
    Một tràng cười giòn ở sau lưng khiến chàng quay cổ lại. Ba cô thiếu nữa, đầu rẽ lệch, vận quần trắng áo màu, đứng cách chàng chỉ độ ba bước. Một cô nói như có ý trêu ghẹo:
    - Thưa ông, ông muốn hỏi ai ở cái nhà ấy, mà cứ thấy ông ngửng mãi đầu lên nhìn cửa sổ?
    Ấp úng, lúng túng, hai má ửng tận tai, chàng kia lắp bắp:
    - Thưa cô... tôi là... Văn Hảị
    Bạch Tuyết, hồi chuông điện của nhịp cười lại bấm:
    - Thưa ông, còn tôi, thì tôi là Bạch Tuyết.
    Thu Cúc hai ba lần kéo áo, cùng bấm chị, nhưng Bạch Tuyết như không lưu ý, cứ nghiễm nhiên vừa cười vừa nói:
    - Thưa ông, chỉ có thế? Hay ông còn muốn hỏi điều gì nữả
    Chả biết nói gì, Văn Hải ngả đầu chào rồi định quay đi, thì Bạch Tuyết vẫn chưa tha, lại gọi giật lại:
    - Này ông Văn Hải. Ông đánh rơi bức thư, tôi lượm được thấy có tên ông ký ở dưới, vậy xin nộp lại ông.
    Văn Hải, vì có Thu Cúc và Vân Lan, nên xấu hổ quá, mặt đỏ như viên gạch nung. May sao Bạch Tuyết lại nói tiếp luôn:
    - Hay ông bằng lòng cho tôi để tôi tập lối viết văn rất hay của ông thì tôi cũng xin cảm ơn mà nhận.
    Văn Hải như người chết đuối vớ được mảnh ván, liền gượng cười đáp lại:
    - Vâng, xin biếu cô.
    - Không có điều gì quan hệ trong thứ đấy chứ?
    Văn Hải đã bạo hơn trước:
    - Thưa cô, cái đó tùy ở cô.
    - Nghĩa là thế nàỏ
    - Nghĩa là nếu cô cho là quan hệ thì quan hệ.
    - Tôi vẫn không hiểụ.. À quên, tôi xin giới thiệu ông, hai chị tôi đây là Vân Lan và Thu Cúc cùng học năm thứ ba tại trường nữ sư phạm với tôi. Chi. Thu Cúc tôi cũng là một thi sĩ như ông.
    Văn Hải ngả đầu chào. Còn Thu Cúc thì bẽn lẽn, cúi đầu, mũi giày bấm xuống cát.
    - Chị rõ lôi thôi lắm! Ai là thi sĩ!
    Nào Bạch Tuyết đã tha cho đâu:
    - Thưa ông, bây giờ thật hết chuyện. Vậy chị em chúng tôi xin mạn phép từ giã ông, để đi dạo chơị
    Dứt lời, cô dắt tay hai bạn đi đến một đống đá chồng chất ngổn ngang, nước thủy triều tràn, giũa lâu ngày đã nhẵn bóng. Ba người vừa trèo lên ngồi vắt vẻo, khúc khích cười với nhau, thì đã thấy Văn Hải lượn lại gần, đánh bạo hỏi to:
    - Thưa ba cô, ba cô không tắm?
    Bạch Tuyết khom hai bàn tay đặt vào miệng làm như cái loa, rồi vừa cười vừa đáp lại:
    - Thưa ông không, chúng tôi sợ cá lợn lắm!
    Cụt hứng, Văn Hải lảng xạ
    Thu Cúc thấy bạn quá tàn nhẫn, trách:
    - Chị trêu người ta làm gì mãi thế!
    - Thì việc gì đến chị?... Ðạo đức mãi! Ra ngoài này nếu không có chuyện ngộ nghĩnh như thế thì buồn chết, thà về Hà Nội còn hơn.
    Thu Cúc thở dài, nói một mình:
    - Vô tình đến thế là cùng!
    ***
    Hai hôm sau, Vân Lan về Hà Nội. Suốt nửa tháng, chiều nào Bạch Tuyết và Thu Cúc đi chơi hay đi tắm cũng gặp Văn Hải lượn quanh. Mà lần nào, Bạch Tuyết nhận được thư của chàng cũng đem đọc cho bạn nghe. Thu Cúc thấy vậy sinh cáu, mấy lần định cự tuyệt.
    Một hôm hai chị em gặp Văn Hải tay cầm cuốn sách, Bạch Tuyết hỏi đùa:
    - Quyển gì đấy ông?
    - Thưa cô quyển l'Amie et la Maítresse (1).
    - Bạn và bà chủ, hay bạn và cô giáo, thưa ông?
    Văn Hải mỉm cườị
    - Thưa ông, có hay không.
    - Thưa cô, hay lắm!
    - Chúng tôi đọc được chứ? Ông cho mượn nhé?
    - Xin vâng.
    Về tới phòng, Bạch Tuyết quẳng cuốn sách vào ngăn kéo. Thu Cúc cười, hỏi:
    - Mượn về không xem thì mượn làm gì?
    - Trêu nó chơi, chứ xem xiếc gì! Ðấy cậu có đọc thì đọc.... Ðọc xong kể lại chuyện cho tôi nghe với nhé. Mấy hôm nữa lỡ hắn hỏi nếu chả biết đằng nào mà trả lời thì hắn sẽ khinh chết.
    Thu Cúc thong thả đáp:
    - Ðược, chị để tôi đọc chọ
    Tối hôm ấy Bạch Tuyết đi ngủ đã từ lâu. Một mình Thu Cúc vẫn loay hoay với pho tiểu thuyết. Mà nào cô có đọc! Cô chỉ gấp sách chống tay vào cằm ngồi mơ mộng, cảm động về những câu tư tưởng và những bài thơ của Văn Hải viết ở rìa sách. Thu Cúc nghĩ thầm:
    - Ðáng thương! Con người đa tình mà đi yêu một tảng đá!
    Hai giọt nước mắt long lanh ở cặp mi như hạt sương buổi sáng rung rinh trên lá... Bỗng Thu Cúc phì cười:
    "Rõ mình khéo cảm động hão!
    "Nhưng cũng nên bảo cho anh đồ biết mà thôi đi, đừng đeo đuổi nó mãi vô ích. Phải đấy, ta làm phúc bảo giùm! Hay ta học một bài thơ chơi"
    Thu Cúc liền mở từ đầu quyển sách lại một lượt để tìm bài thơ nào tình tứ nhất thì họạ
    Song những câu tư tưởng và các bài thơ viết toàn bằng chữ Pháp. Có một bài đề tặng người bạn gái, đại ý như sau:
    "Ái tình là gì? Là một lời vĩnh biệt làm tan nát lòng người chăng?
    Hay là nụ cười chua chát ở cặp môi thắm,
    Rơi vào luồng gió nó cuốn đi trên đôi cánh hồng?
    Nếu ái tình là thế, thì than ôi! Sầu thảm biết bao!
    Vì tưới bằng nước mắt nhân loạị
    Những bông lúa tốt tươi, những bông hoa hồng rực rỡ.
    Chỉ sẽ là những vật rã rời khô héo dưới trời xanh."
    Bài thơ này cũng như mọi bài khác tuy chỉ toàn bằng những ý tưởng sáo, theo trong các tập thơ Lamartine và Musset, song Thu Cúc cho là tuyệt bút, đặc sắc chẳng kém gì những bài thơ hay của các thi hào bên Pháp.
    Ðọc xong, Thu Cúc mỉm cười:
    "Họa lại cũng khó lòng. Thì ta cứ trả lời bằng một bài thơ quốc âm đã sao. Cốt anh chàng hiểu thôi mà, tiện nhất cho ta là phê vào đây một câu?
    ***



    Chúng ta yêu nhau chỉ mong thế..!
  7. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    ***
    Sáng tinh sương, Văn Hải đương thơ thẩn ngồi trên bên chòm đá, bỗng vơ vẩn mắt chàng đặt tới một tảng đá có bốn chữ lớn viết bằng gạch non Văn Hải - Thu Cúc. Chàng nghĩ thầm, lẩm bẩm:
    - Chả có lẽ lại thế.
    Chàng còn đương phân vân thì con hầu nhà Bạch Tuyết lại gần đưa trả quyển sách:
    - Thưa cậu, cô con bảo đem nộp cậu quyển sách cậu cho mượn hôm nọ.
    - Cô nàỏ
    - Cô Thu Cúc con.
    - Thôi được.
    Văn Hải vội vàng mở sách ra xem lại những chỗ mình có đề thơ, thì dưới bài "Ái Tình" thấy có phê một câu:
    "Ái tình nào chỉ có thế? NÓ còn ngoắt ngoéo hơn nhiều kia! - Nụ cười chua chát cũng chưa tệ chưa ác. Có khi nụ cười dịu dàng thời như đóa hoa hàm tiếu mà trái tim kẻ kia vẫn lạnh như đồng, trơ như đá."
    Văn Hải xem xong, mỉm cười nói:
    - Ðược, ta nghĩa ra mưu kế rồị
    Chiều hôm ấy Bạch Tuyết và Thu Cúc đương đi chơi trên bãi cát, thì Văn Hải tay cắp vài quyển sách tiến đến trước mặt cất mũ, ngả đầu chào:
    - Thưa cô, vì thấy cô thích đọc tiểu thuyết nên tôi lại đưa cô mượn mấy quyển nữạ Ở đây ngoài sự tắm bể với sự xem sách dễ chả có chi là thú.
    Bạch Tuyết không biết rằng Thu Cúc đã trả sách, vội vàng từ tạ:
    - Thưa ông, quyển sách ông cho mượn bữa nọ chúng tôi xem chưa xong, ông hãy để thong thả.
    Văn Hải cười nhạt, gằn từng tiếng:
    - Thưa cô, tôi nói cô Thu Cúc kia ạ. Tôi vẫn biết cô không ưa đọc sách. Có phải không thưa cô Thu Cúc?
    Thu Cúc phần thì sung sướng, phần xấu hổ, bẽn lẽn cúi đầu, không trả lời. Còn Bạch Tuyết thì tuy tức uất người nhưng cố giữ không để nộ khí biểu lộ ra nét mặt, vừa cười vừa nói một cách tự nhiên:
    - Ðấy! Tôi đã bảo mà. Có sai đâu! Hai hồn thơ rồi thế nào cũng gặp nhau, cũng hiểu nhau, cũng... yêu nhaụ
    Thu Cúc cau mày gắt:
    - Bậy! Ðùa gì mà cứ đùa quá!
    Hai người nói chuyện bằng sách với nhau như thế được một tuần lễ. Mục đích Văn Hải là chỉ cốt để trêu tức Bạch Tuyết, nhưng Bạch Tuyết hình như không hề để tâm đến, gặp Thu Cúc xem sách, cô chẳng nói chi hết, đến nỗi Thu Cúc thấy bạn quá lãnh đạm, phải lấy làm ngượng và khó chịụ
    Một đêm Thu Cúc thức giấc không thấy bạn nằm bên. Nhìn ra hiên thì đèn điện vẫn sáng. Tò mò, rón rén dậy, nấp xem bạn làm gì, thì thấy Bạch Tuyết ngồi ghế hai tay ôm đầu, cặm cụi đọc sách.
    Bấy giờ vào khoảng một, hai giờ sáng; nước thủy triều đương lên to, ầm ầm đánh vào đống đá chân tường hoa. Gió thổi vù vù, lá thông reo, rít... Nếu vạn vật dữ dội kia im tiếng độ một phút thì sẽ nghe thấy tim của Bạch Tuyết đập rất mạnh.
    Thu Cúc lại vào giường nằm. Nhưng đường kia nỗi nọ, trăm mối vấn vương, không sao ngủ được. Phần cảm động về những bài thơ của ai, phần căm tức bạn ban ngày làm ra mặt lãnh đạm đối với Văn Hải, mà đêm khuya chờ mọi người yên giấc, trở dậy lấy trộm sách ra xem.
    Thu Cúc liền lại trở dậy, rón bước ra hiên, thì thấy Bạch Tuyết gục đầu xuống quyển tiểu thuyết đương khóc nức nở. Thu Cúc vốn đa cảm thấy thế động tâm thương hại, lền đến gần dịu dàng đặt tay lên tay bạn. Bạch Tuyết giật mình đứng phắt dậy hỏi:
    - Aỉ... Chị đấy à?
    - Khuya rồi, đi ngủ thôi chứ!
    - Ðược, chị cứ đi ngủ trước đi. Tôi chưa buồn ngủ.
    - Lại còn trước với sau. Gần sáng rồi. Mê đọc truyện thế mà làm bộ không thích tiểu thuyết.
    - Rõ khéo! Việc gì đến chị?
    - Chị giận đấy à?
    - Ai hơi đâu!
    Dứt lời Bạch Tuyết vùng vằng quay vào phòng. Thu Cúc theo sau hỏi:
    - Chị giận em thực đấy à?... Có chuyện gì cho em biết với, xem em có thể an ủi được chị chăng? Can chi chỗ chị em với nhau, chị cứ giấu em thế?
    Bạch Tuyết ngồi phịch xuống giường:
    - Chị dấu em thì có... Sao chị với Văn Hải cùng nhau họa thơ mà...
    - Vậy chị yêu Văn Hảỉ
    Bạch Tuyết không trả lời, hai dòng lệ ràn rụa trên má.
    Thu Cúc nói:
    - Em xin thề với chị rằng em không có tình gì với Văn Hải hết. Chẳng qua buồn thì họa thơ chơi đó thôị
    Lòng trắc ẩn đã khiến Thu Cúc thề một câu không thực.
    ***
    Thì ra ái tình thật lạ!
    Hơn một năm trời, Văn Hải thầm yêu Bạch Tuyết đến nỗi mất ăn, mất ngủ, bỏ cả những việc học. Trước Bạch Tuyết còn không lưu ý đến, sau thấy anh cứ luôn luôn bên mình, thì lấy làm khó chịu, tìm hết sức trêu ghẹo cho bõ ghét.
    Song từ hôm ra Ðồ Sơn, Bạch Tuyết thấy tính tình đổi khác hẳn. Khi mặt trời mọc, khi mặt trời lặn, khi ánh trăng chơi vơi trên làn sóng, khi tiếng gió vù vù thổi rạp lá thông, Bạch Tuyết đều cảm thấy trong lòng nẩy ra một mối tình vô hạn. Có buổi chiều, ngồi một mình trên mỏm đá, ngắm chiếc thuyền nhấp nhô mặt biển, Bạch Tuyết thấy trái tim đập mạnh như hồi hộp vì aị
    - Hay ta yêu? Nhưng yêu aỉ
    Trong khi ấy thì Văn Hải luôn luôn quanh lượn bên mình.
    Ðối với chàng trước cô còn ghét, sau lãnh đạm, dần dần nói đùa trêu ghẹo. Thành thử cái lòng yêu, buổi mới nó chỉ miên man cùng vừng trăng, cùng làn sóng, nay thấy liên can tới người mình gặp giữa cảnh trăng soi, sóng vỗ.
    Lại thêm mấy hôm trước ngồi buồn, mở một quyển tiểu thuyết của Văn Hải ra đọc, cô thấy nhan nhản những thơ tình đề ở rìa sách. Những bài thơ ấy giá hai ba tháng trước lọt vào mắt Bạch Tuyết thì Bạch Tuyết cho là gàn, là dở. Nay thì cô thấy hay, đọc lên thấy cảm động. Chỉ vì những bài thơ tình ấy nay đặt vào trong một cái khung thích hợp với ái tình.
    Hai hôm sau, Bạch Tuyết thấy mình ghét Thu Cúc... Ghét rồi ghen. Người đời vẫn thế, cái gì dẫu mình không thích, khi thấy vào tay người khác mình cũng lấy làm khó chịu. Huống cái thích của người, - tuy người ấy là bạn thân, nay lại trở nên cái thích của mình.
    ***
    Một buổi sáng, Văn Hải nhận được bức thư có vài dòng vắn tắt:
    "Ông nên viết thư an ủi Bạch Tuyết là người đương phiền não âu sầu vì ông. Và tôi ước mong rằng chẳng bao lâu bạn thân của tôi sẽ là Bà Văn Hảị..
    Thu Cúc thấy Bạch Tuyết yêu Văn Hải và thấy đối với mình, Văn Hải một ngày một thêm quyến luyến, nên quả quyết hi sinh ái tình vì bạn.
    (1) Bạn và tình nhân.
    HẾT ​
    Chúng ta yêu nhau chỉ mong thế..!
  8. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Dọc Đường Gió Bụi Gánh hát tất cả mười người. Tất cả mười người đã mấy tháng nay, bắt đầu từ khi mới sang xuân, đi lang thang trên con đường cát trắng, hành lý chứa chặt trong bốn chiếc hòm vuông quang dầu, cũ kỹ.
    Họ đi, đi mãi, đi đã hàng trăm dặm chỉ thỉnh thoảng dừng chân một đêm hoặc hai, ba ngày trong một xóm, một làng, một huyện lỵ.
    Rồi họ lại đi.
    Một buổi chiều cuối xuân, một buổi chiều ngây ngất oi ả khiến ai đã luôn luôn sống gần cảnh thiên nhiên phải tiếc thời xuân qua khi ngắm lại cỏ, cây mây nước.
    Bao ngày tốt đẹp hầu tàn.
    Mặt trời đã sắp lặn mà phường bạn còn lang thang giữa quãng đường Thái Nguyên, Đa Phúc, phân vân chưa biết đi đâu. Một cô đào hát chậm chạp, uể oải lê bước theo sau, bỗng cất tiếng gọi:
    - Bác Hai ơi! Nghỉ chân ăn lót dạ đã, kẻo đói lắm.
    Bác Hai, một người quắc thước, giọng dịu dàng, âu yếm gắt yêu:
    - Mơ đói rồi à? Chả được việc gì. Chỉ ăn cả ngày thôi!
    Xuống giọng, tiếng cười khanh khách của cô đào hát làm rung động làn không khí yên lặng một thung lũng hoang vu. Rồi theo Mơ, cả bọn cùng cười, cười một cách vô ý nghĩa, vì họ biết rằng cười Mơ như thế không bao giờ họ bị bác Hai giận hay mắng.
    Mơ, năm nay vừa mười tám tuổi, mười năm trước, nàng theo cha mẹ hát xẩm ở bến phà Tân Đệ. Một hôm đó, bác Hai ngắm nghía thấy con bé hát hay, lại có giọng trong trẻo, nhẹ nhàng, liền bỏ tiền ra mua đem về nuôi, dạy nghề xướng ca.
    Năm năm học tập, Mơ thành tài múa hát có nhịp nhàng điệu bộ. Hai đặc điểm của Mơ là cái giọng véo von bổng trầm đúng bậc và tấm nhan sắc diễm lệ. Không phải là cái nhan sắc chín chắn, thùy mị, kín đáo của phần nhiều các cô gái quê, nhưng cái nhan sắc long lanh với đôi mắt hơi sếch, với cặp môi tươi thắm luôn nhếch một nụ cười lẳng lơ, nồng nàn.
    Vì thế Mơ là người cốt yếu trong gánh hát bác Hai Truyện, là linh hồn một ban chèo dù khi Mơ đóng các vai rất hoạt động như Thị Mầu, Vân Dại, Châu Long, hay khi Mơ chỉ sắm một vai hoạt tượng như Phật Bà trong bản Quan Âm Thị Kính suốt nửa giờ ngồi im không nhúc nhích. Lúc đó mặt xinh xắn, và cặp mắt, cặp môi của Mơ thu hết tinh thần khán giả.
    Thực vậy, người ta đến coi chèo chỉ vì Mơ. Chẳng thế mà phường của bác Hai Truyện đã nổi danh khắp các vùng là "phường Mơ".
    - Mơ! Đừng cười thế đó!
    Mơ càng cười to rồi nũng nịu:
    - Khốn nhưng cháu đói lắm. Cháu vừa mỏi, vừa đói.
    Bác Hai Truyện cũng gật cười theo:
    - Đói mà cười no được ư?
    - Không bác ạ, cười không no được, nhưng ăn thì no ngay. Còn mười nắm cơm buổi sáng mang đi, để làm gì nữa cho nặng khăn gói, thưa bác?
    Trong phường có tài tử Tư Thiệp vào trạc tuổi Mơ. Bao giờ chàng cũng làm theo ý Mơ, bao giờ chàng cũng ân cần săn sóc đến Mơ. Chàng liền vì Mơ năn nỉ:
    - Thưa bác chúng ta nên nghe lời chị Mơ, hãy dừng chân trên ngọn đồi để ăn lót dạ nắm cơm và tiện nhìn xem vùng quanh đây có làng nào trù phú, ta đến xin hát.
    Cất giọng tự phụ, bác Hai quay lại bảo anh em phường bạn:
    - Các chú mới theo nghề được năm ba năm nay, chứ tôi, tôi đã già một đời khắp trên các con đường trong nước. Tôi cần gì trèo lên ngọn đồi mới biết đâu có làng trù phú. Anh em cứ đi, chỉ nửa thôi nữa là đến ấp Đông Hà, thế nào cũng có cơm ăn chiếu ngủ.
    Mơ vẫn thích trêu ghẹo cha nuôi, ỡm ờ hỏi:
    - Bác thông thuộc thế thì sao từ sáng đến giờ tới bao nhiêu nơi xin hát đều không đắt?
    Câu hỏi của Mơ làm cho bác Hai phải buồn rầu nghĩ ngợi. Nay đã gần hết tháng ba hội hè ở các làng đã gần tàn đám, hèn chi mà phường bác đi từ sáng đến giờ không gặp một nơi giữ hát.
    Kể thì cái nhan sắc của Mơ cũng đã khiến họ mời mọc ân cần. Song bọn kỳ mục hủ lậu, biển lận kia còn bao giờ biết ngắm nghía cái đẹp, biết thưởng thức cái tài.
    Bác Hai lẩm bẩm:
    - Phải rồi! Chính phải rồi! Chỉ vì thế.
    Rồi bác quay lại bảo anh em bạn hát. Lời dõng dạc quả quyết như hô binh của một ông tướng có oai quyền:
    - Chúng ta lên đồi!
    Mơ thích chí cười như nắc nẻ. Bỗng thoáng nhìn thấy cặp mắt nghiêm khắc của bác Hai, Mơ im bặt, lặng lẽ đi theo.
    Tới ngọn đồi, mọi người nghỉ chân, ai nấy mở lấy cơm nắm, muối vừng ra ăn.
    Bác Hai thầm bảo Mơ:
    - Ăn ít chứ, con ạ.
    Mơ cười:
    - Nhưng cháu đói, mà ở đây có gió mát, cháu ăn càng ngon miệng.
    - Tùy ý, nhưng để bụng chốc nữa ăn cơm nóng, canh ngọt vẫn hơn. Bây giờ Mơ nên nghe lời bác, mở hòm lấy phấn sáp, lược gương ra điểm trang cho thực đẹp.
    Mơ ngơ ngác ngây thơ nhìn chủ:
    - Đã hát đâu mà bác bảo sắm vai trò.
    Bác Hai vẫn giữ vẻ mặt nghiêm nghị:
    - Không, bác không bảo cháu đóng trò. Bác chỉ bảo cháu trang sức mà thôi. Cả chị Liên cũng vậy.
    Ngoan ngoãn, Mơ vâng lời, lấy gương lược phấn sáp ra chải chuốt tô điểm. Trông vào gương thấy dung nhan mình tiều tụy, Mơ giật mình vì cùng một cảm tưởng như cha nuôi. Dầm mưa, dãi nắng, cái nước da trắng mát tự nhiên của nàng đã xám đen với gió bụi dọc đường. Mơ ngẫm nghĩ: "Thảo nào! Mà ta có ngờ đâu!".
    Mười phút sau, mọi người xúm xít chung quanh cô đào hát, khen ngợi không dứt lời. Vì trang điểm xong, Mơ vẫn còn giữ được cái nhan sắc mọi khi, với tấm thân uốn lượn nhịp nhàng trong chiếc quần lĩnh và chiếc áo the mùa vỏ xó. Cảm động hơn hết là chàng Tư Thiệp. Chàng ngây người, đứng ngắm không chớp mắt.
    *
    * *
    Gánh hát của bác Hai Truyện nấn ná ở lại ấp Đông Hà đã gần một tuần lễ.
    Chủ ấp là một trang thiếu niên lỗi lạc, ưa chơi các thứ thi, họa, cầm ca. Mà cái thú coi diễn chèo hình như chàng lại thích hơn. Chầu chàng đánh rất xinh, các điệu hát chàng rất thành thạo.
    Vì thế đôi bên có chiều lưu luyến lẫn nhau. Chủ ấp muốn được nghe đủ các điệu hay, trùm phường được người sành nghề thưởng thức, cũng không vội ngỏ lời từ biệt xin đi.
    Song dẫu sao cái cớ hiển nhiên rõ rệt mà không ai muốn thú nhận... là đào Mơ.
    Ngay hôm theo ban hát tới ấp Đông Hà, nàng đã được khách đa tình chú ý. Tối hôm ấy phường hát bắt đầu diễn tích Kim Nham, và Mơ sắm vai Vân Dại.
    Dưới ánh đèn măng xông, đôi mắt long lang hoạt động, cặp môi đỏ thẫm nhoẻn nụ cười ngây thơ, bàn tay mềm mại xòe mạnh cái quạt tầu xương trắng, tay vờ rung rung tháo đường chỉ viền tà áo, hai chân thoăn thoắt khi tiến khi lui, khi bắt chước con gái bơi nước té bèo, bao điệu bộ, bao ám hiệu khuôn sáo để tả một cô gái điên đã khiến Mơ trở nên muôn phần diễm lệ.
    Thế là lửa ái tình nhóm liền, bùng bùng ngùn ngụt. Hai người như đã hẹn hò nhau từ kiếp trước, để kiếp này gặp nhau.
    Một người trai trẻ chơi bời, một người đang tuổi đào thơ đã từng yêu vờ thương hão những phường tục tử vô tri cùng mình thủ những vai tình chính. Nay thì không phải ái tình giả dối chốn sân khấu nữa, nhưng là ái tình nồng nàn, thành thực trong gian phòng ấm cúng thơm tho.
    *
    * *
    Hôm nay bác trùm Hai Truyện lên chào ông chủ ấp để xin rời phường đi nơi khác.
    Tới giờ lên đường tìm đâu cũng không thấy Mơ. Đồng ý với chủ ấp nàng đã trốn núp ở nhà một điền hộ quanh vùng. Mọi người trong gánh hát còn đương lo sợ, ngơ ngác nhìn nhau thì một tên điền tốt đến đưa cho bác Hai một phong thư. Mở vội ra xem, bác chỉ thấy có năm chục bạc và mấy lời vắn tắt "Chúc anh em lên đường may mắn. Còn Mơ thì nay đã là vợ tôi rồi". Buồn rầu gánh hát ra đi.
    Gánh hát mất Mơ khác nào người mất linh hồn.
    Gánh hát mất Mơ? Không bao giờ bác Hai Truyện tưởng đến một sự vô lý như thế. Người ta chiếm mất Mơ của bác? Người ta cướp Mơ của bác? Cố nén sự đau đớn, bác bỏ số tiền vào túi. Bỗng như điên cuồng, bác cười nói huyên thuyên rồi nghêu ngao cất tiếng hát vang trời trên con đường cát trắng.
    Bạn bè thấy bác vui vẻ thì tưởng rằng có lẽ bác mừng cho con nuôi đã lấy được chồng giàu có. Nhưng cặp mắt ướt mờ kia chứa bao nhiêu nỗi bi ai.
    Hôm ấy, đêm đã khuya. ở một làng bên hãy còn tiếng trống chèo phường bác Hai Truyện. Trong khi bác cùng gánh hát uể oải, chậm chạp lang thang trên con đường chưa biết đi đâu thì, làng ấy đã khẩn khoản ra đón mời.
    Thức giấc Mơ lắng tai nghe. Cái thời kỳ đằng đẵng Mơ lăn lóc với nghề đã cùng hồi trống đến làm rối loạn lòng nàng. Trước mắt Mơ lộn xộn hiện lên các vai chèo nhẩy múa trên con đường trắng mịt mù xa tắp.
    Tiếng trống chèo đổ hồi càng thúc giục.
    Tiếng trống chầu điểm thì thùng như mắng trách, gắt gỏng, đe nạt.
    Lẳng lặng, se sẽ Mơ ngồi dậy. Tình nhân của Mơ ngủ vẫn mê man. Khoác vội tấm áo vào mình, quấn vội cái khăn lên mái tóc, Mơ nhẹ nhàng lướt như cái bóng, lẻn bước ra đi.
    Cảnh sáng trăng suông, các vật lờ mờ, Mơ tưởng tới tấm thân cô độc.
    Khi đến gần gánh hát Mơ thở dài, dừng bước đứng lại. Giữa lúc ấy, Tư Thiệp thổi khúc địch sầu thảm trong bản chèo Hạng Vũ bị vây nơi Cai Hạ.
    Tiếng địch véo von, rền rĩ làm rung động lòng Mơ, làm tiêu tan cả ái tình mới mẻ. Ngồi xệp xuống đất Mơ bưng mặt khóc hối hận.
    Tiếng địch vẫn sang sảng, khi lên bổng lúc xuống trầm như mỉa mai, như chế giễu kẻ lìa phường phản bạn. Mơ đứng phắt dậy lau nước mắt hốt hoảng chạy một mạch vào trong rạp.
    *
    * *
    Bản chèo vừa tan, gánh hát bác Hai đã vội vã lên đường, tuy bấy giờ mới gà gáy sáng.
    Rồi mặt trời mọc trên đỉnh đồi lại chiếu ánh nắng xuống mười người lang thang trên con đường cát trắng, hành lý chứa chất trong bốn chiếc hòm vuông quang dầu, cũ kỹ.
    Họ đi. Rồi họ lại đi.
    Và Mơ, Mơ sẽ già đời là một tấm linh hồn phiêu lưu nay đây mai đó, như bị cái nghề lãng mạn tự do ác nghiệt, mọi rợ nó cám dỗ, nó chiếm đoạt, nó cưỡng bách, cái nghề mà hạnh phúc của ái tình, mãnh lực của kim tiền đều không thắng nổi.
    Tận tụy với nghề, họ đi mãi trên con đường.
    Hết

    Chúng ta yêu nhau chỉ mong thế..!
    Được gio_mua_dong sửa chữa / chuyển vào 15:56 ngày 15/11/2002
  9. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Tế Thành Hoàng
    Người ta đồn ông thành hoàng làng Tiền thiêng lắm. Mỗi lần rước ngài là một lần vất vả khổ sở cho dân ngài: nào ngài bay, nào ngài lùi, nào ngài quay, có khi ngài lại đứng ỳ ra nữa. Các quan viên tha hồ xuýt xoa van lạy, khấn khứa ngài đủ các câu, ngài vẫn làm ngơ như không nghe thấy gì hết. Những lúc ấy nếu không đốt một tràng pháo thật dài để mừng ngài, thì khó lòng ngài chịu đi cho.
    Thế mà năm nào ra giêng vào đám, vẫn hai lượt dân làng Tiền phải rước ngài, một lượt từ miếu ra đình để ngài chứng kiến việc hội họp ăn uống, và một lượt từ đình trở về miếu để ngài an nghỉ. Khó khăn nhất, mệt nhọc nhất cho bọn khiêng kiệu là quãng đường qua đình Tràng. Ngài nô giỡn, ngài chạy cuồng, ngài nhảy cẫng như vui thích khoái trá về một điều gì. Người ta nói vì đức thánh đình Tràng là một vị nữ thần mà ngài nghịch ngợm thích trêu ghẹo chơi.
    Dân làng Tiền cũng không ai phàn nàn về cái thiêng của ngài. Trái lại, người ta còn lấy làm hãnh diện được thờ một vị thần mà khắp vùng đều kinh sợ. Không phải sợ bóng sợ vía, nhưng sợ những sự tác oai hiển hiện trước mắt. Một lần, một đứa trẻ chăn trâu trèo lên cây muỗm trước miếu, đã bị ngài quật ngã chết tươi. Lại một lần một con bé bế em đi xem rước giơ tay chỉ trỏ kiệu ngài, bị ngài hành cho một trận ốm thập tử nhất sinh.
    Người ta đua nhau thuật những phép thiêng của ngài. Câu chuyện mà người ta hay kể nhất, kể với một giọng rụt rè, kinh hãi, là câu chuyện ông tiên chỉ đương đứng đại bái tế ngài, bị ngài phạt ngã gục xuống bất tỉnh. Người thì bảo vì ông tiên chỉ vô ý hôm trước đã ăn mấy miếng thịt "cầy". Người thì bảo đồ lễ sắm không được tinh khiết. Có người lại quả quyết rằng vì ông tiên chỉ đã đem rượu ty lên dâng ngài, nên ngài hành phạt cho tỉnh ngộ để từ rầy phải dùng rượu ngang vào việc cúng tế.
    Nhưng đó toàn là những lời phỏng đoán. Và đều không đúng sự thực. Vì sự thực tôi đã được chính ông tiên chỉ đại bái thuật cho nghe, trong một tiệc rượu. Cố nhiên ông ta say khướt. Không say dễ ai đã dám bất kính đối với một ông thần, một ông thần linh nữa. Vì đây chính là một câu chuyện bất kính. Với lại cũng tại mấy chị đầu quê: các chị ấy có duyên quá! Và bông đùa và nhí nhảnh nói tục luôn miệng khiến ông tiên chỉ cũng vui câu chuyện, không kịp nghĩ ngợi suy tính kỹ càng. Trong một bàn tiệc có gái, thì điều gì mà người ta không kể, quý hồ gợi được tiếng cười của cử tọa, nhất là của gái.
    Hôm ấy đã khuya, có lẽ quá nửa đêm. Chúng tôi đánh tổ tôm ở nhà ông chánh Bá làng Cầm. Trong số năm chân có ông tiên chỉ làng Tiền.
    Bỗng chủ nhân cao hứng cho gọi "nhà trò".
    Gặp mùa các đình vào đám, làng Cầm có tới ngót chục cô đầu quê. Và lúc ấy hát hầu thánh đã xong, các cô rỗi, tìm hẳn thế nào cũng đến ngay.
    Quả nhiên chỉ mười lăm phút sau, đã dẫn đến hai cô, y phục nửa tỉnh nửa quê, cái áo lụa trắng kiểu mới che gần kín cái quần lĩnh thâm. Một cô lại có cả mái tóc vấn trần làm nổi hẳn cái mặt tuy hơi khô nhưng rất cân đối dễ thương. Đứng bên hai cô, anh kép, mắt ngái ngủ, hai tay ôm đàn, mồm há hoác ngáp lấy ngáp để.
    Chủ nhân nhờ người cầm bài để xuống nhà giục đồ nhắm và cháo gà. Nhưng một ông khách có nhã ý xin tan cuộc tổ tôm, tiền góp còn bao nhiêu sẽ chi tất cả cho cô đầu. Tôi nhìn đống hào trong khay và đếm nhẩm: có lẽ tới được ngoài ba đồng. Đối với cô đầu quê, chi như thế cũng đã hậu.
    Tiếng trống, tiếng đàn chen tiếng phách. Hết bắc phản sang thét nhạc, hát nói. Rồi mâm rượu bưng lên.
    Đến tỳ bà thì ai nấy đã chuếnh choáng men, tiếng nói che lấp tiếng ca. Một người chừng cấp hát cô đầu tỉnh, ép chị Tửu hãm nhà báo một câu.
    Chuyện bắt đầu nồng nàn, và sỗ sàng, và tục tĩu. Quan viên nói tục, cô đầu nói tục. Họ quanh quẩn, vui thú trong những ý tưởng dâm đãng. Hết chuyện người, họ nói đến chuyện thần, chuyện dâm thần.
    Tôi chợt nhớ tới ông thần thiêng làng Tiền. Và tôi hỏi ông tiên chỉ:
    - Nghe nói đức thánh xã nhà thiêng lắm, phải không?
    Gặp lúc tỉnh, chào ông chỉ - tiếng gọi tắt chức tiên chỉ - đã trồ trề ca tụng "đức thánh". Nhưng hiện ông ta say, say túy lúy càn khôn, nên chẳng kịp giữ gìn nữa, buột miệng đáp liền:
    - Vâng, ngài thiêng lắm. Nhưng bảo ngài thiêng mà quật tôi ngã giữa lúc tôi đứng đại bái thì ...
    Ông chỉ chưa nói dứt câu đã cười thét lên, vừa cười vừa đập tay đôm đốp xuống đùi chị Tửu ngồi kề bên. Tửu nhích lùi ra nói:
    - Dễ thường thánh ốp vào ông hay sao mà ông hành em thế?
    Ông chỉ cười càng to:
    - ừ, thần nhập vào ta rồi đấy.
    Tôi tò mò nhìn ông ta và thấy ông ta đổi khác hẳn. Mọi khi ông ta hiền lành, lù đù nữa, thế mà lúc này mắt ông ta long lanh sáng, miệng ông ta cười rất có duyên. Ông ta bứt cái khăn xếp vứt ra giường ?" vì chúng tôi phải uống rượu ở sàn gác, - để lộ cái trán cao và bóng, cái trán có vẻ thông minh lắm.
    Và tôi đoán chừng có nhiều điều hay hay trong câu chuyện tế thần. Cố giữ nghiêm trang, tôi hỏi:
    - Vậy ra không phải thánh ngài phạt ông?
    Ông chỉ vẫn cười:
    - Khô ... ông!
    Tửu láu lỉnh tiếp luôn:
    - Lại còn không. Hôm ấy em cũng có đấy, em trông thấy cả, em còn lạ gì. Đây này...
    Ông chỉ cãi:
    - Không phải... thực ra...
    Nhưng một người gạt phắt:
    - Thì hãy để chị Tửu nói đã nào. Chị trông thấy những gì, chị Tửu?
    Tửu kể:
    - Lúc ấy dẫn rượu. Em với chị Miện bắt bài. Em thấy ông chỉ đứng đại bái bỗng khom khom cong người lại, rồi đến lúc xướng "tựa vị" thì ông chỉ ngã vật ra bất tỉnh nhân sự. Thế mà còn bảo không phải ngài phạt.
    Mọi người cười om. Ông chỉ ung dung đáp:
    - Thế mà không phải ngài phạt, mới chết chứ. Vì tại sao ngài lại phạt tôi? ừ, tôi hãy hỏi chị, tại sao ngài lại phạt tôi? Hay trước khi vào tế tôi có nghịch ngợm chị nên... uế tạp...
    Tửu cũng chẳng vừa, nhí nhảnh:
    - Chính thế!
    Tiếng cười càng vui. Tôi nóng nẩy muốn biết ngay câu chuyện, liền chêm:
    - Nếu không phải đức thánh phạt, thì xin ông cho biết sự thực.
    - Vâng, và tôi xin kể có đầu có đuôi cho câu chuyện thêm.. hứng thú...
    Nói chuyện có đầu có đuôi vẫn là một đức tính của các ông kỳ lý. Tôi biết có ông kể đến đoạn hay còn ngừng lại, thong thả châm đóm hút thuốc để người nghe phải đợi một lúc lâu. Và tôi hấp tấp hỏi đón trước để chóng được biết kết cục:
    - Chừng ông ngộ cảm ngất đi chứ gì?
    - Không, nếu ngộ cảm ngất đi đã chẳng có chuyện. Đằng này không ngộ cảm ngộ kiếc gì cả cơ chứ!
    Rồi ông chỉ kể luôn:
    - Năm ấy tôi đại bái. Tôi còn nhớ ông hương Bích với ông khán Nhuệ đứng bồi tế.
    Tôi sốt ruột nghĩ thầm: "Không biết những ông bồi tế ấy có liên can gì đến câu chuyện "thánh phạt", mà phải dềnh dàng liệt tên. Không khéo ông ta sẽ lôi ra một tràng quan viên cho mà xem". Quả nhiên, ông chỉ kê khai đủ cả, nào ông đọc chúc, các ông thông xướng, các ông chước tửu. Rồi tiếp:
    - Tới tuần rượu thứ hai, tôi thấy... thế nào ấy ở ngang thắt lưng, như tự nhiên bụng thóp lại, dẹp lại, làm cho cạp quần rộng ra không sát liền với da bụng nữa. Tôi kinh hoảng đứng im, không nhúc nhích, vì tôi mang máng sợ...
    Ông chỉ dừng lại để cười. Tửu tò mò hỏi:
    - Ông mang máng sợ cái gì?
    - Sợ tụt nút buộc cạp quần.
    Tiếng cười lại ầm ĩ, và ai nấy nhao nhao lên hỏi:
    - Thế có tụt thật không?
    - Lại chả thật!
    Rồi chờ cho im lặng trở lại, ông ta kể tiếp:
    - Tôi vẫn hy vọng rằng tôi tưởng nhầm. Nhưng mắt tôi cũng rời cái hốt để nhìn qua xuống hia. Thì ... chết chửa! Hai ống quần đã lùng thùng cộn lại ở phía dưới. Tôi lo lắng, sợ hãi, run lên, và giời tuy rét mà mồ hôi tôi toát ra ướt cả áo lót. Tôi nghĩ ngợi tìm mưu kế. Chẳng nhẽ cho hai tay vào trong áo xốc quần lên để buộc lại cạp! Làm như thế còn gì là thể thống? Mà nếu bị làng bắt lỗi thì còn gì là thể diện ông tiên chỉ đại bái. Tôi càng luống cuống khi thấy ông Nghệ, ông Khôi dẫn rượu vào hậu cung đã trở ra, và ông Thuận sắp xướng: "tựa vị" để mình đi vòng mép chiếu về đứng chỗ cũ. Làm thế nào bây giờ? Mình chỉ biết hai đùi, hai gối khép chặt lại nhau cho cái quần khỏi tụt hẳn. Nhưng lúc đi thì còn khép làm sao? Chẳng nhẽ nhẩy hai chân mà đi...
    Cử tọa lắng tai chú ý nghe, đến đây như không giữ được nữa, ai nấy vỗ tay, vỗ đùi cười ngất. Nhưng ông chỉ vẫn thản nhiên kể tiếp:
    - Đầu tôi nóng bừng. Mồ hôi trán chảy từng giọt xuống chiếu. Vài giây nữa, chỉ vài giây nữa nếu không quả quyết, nếu không nghĩ ra mưu gì thì thực... mất hết danh giá. Hai tay tôi mấy lần định thò vào trong bọc, rồi lại ngập ngừng thôi, như có người giữ ghì lại không cho làm cái việc bất kính...
    Tiếng cười lại nối. Một người nói:
    - Ngài giữ tay ông đấy.
    - Thế về sau ông làm thế nào? Đành buộc lại cạp quần chứ?
    - Khô... ông. Nếu buộc lại thì đã không có chuyện... Lúc bấy giờ óc tôi rối loạn. Như có trăm nghìn tiếng xui giục bên tai... Bỗng tôi mê man tưởng thoáng nghe thấy câu thì thầm: "giả tảng ngất đi!" Thế là tôi ngồi ngay xuống rồi ngã vật ra, mồm ú ớ kêu... tôi cũng chả nhớ là đã kêu những gì...
    Cái gác hẹp của ông chánh Bá vang lên những tiếng cười thét và những tiếng giậm chân vỗ tay.

    Xuân 1939
    Rút từ tập truyện ngắn Cái Ve.
    Nxb Đời nay, 1944. HẾT

    Chúng ta yêu nhau chỉ mong thế..!
    Được gio_mua_dong sửa chữa / chuyển vào 14:28 ngày 21/11/2002
  10. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Tiếng dương cầmÐôi vợ chồng trẻ làm chủ một đồn điền vùng sơn cước. Họ có cuộc sống đủ đầy, sung túc, người vợ lại xinh đẹp, đảm đang, có tâm hồn nhạy cảm. Song hạnh phúc của họ lại không bao giờ trọn vẹn...
    Năm giờ hơn, xe lửa dừng lại ở một ga xép, trên đường Hà Nội - Lạng Sơn.
    Minh thò đầu ra cửa sổ rồi hấp tấp đứng dậy xách valy lẩm bẩm:
    - Chết chửa! Suýt nữa thì nhỡ to.
    Ra khỏi ga. Minh đưa mắt nhìn khắp mọi nơi đều không thấy bạn đâu. Chàng vừa cau mày tỏ ý thất vọng, thì một người tài xế rời chiếc ô-tô đỗ bên đường đi lại gần chàng cất mũ chào và lễ phép hỏi:
    - Thưa ngài, cháu hỏi không phải, ngài có phải là ông giáo Minh không?
    Minh vui mừng đáp:
    - Phải chính tôi. Ông Ðoàn có nhà đấy chứ?
    - Bẩm có, nhưng ông chủ con bận đi bắn để có gà gô ăn bữa chiều nay, nên không thân đón ông được.
    Minh xua tay tỏ vẻ khoái lạc, nghĩ đến tài thiện xạ của bạn và đĩa gà gô quay khói thơm nghi ngút.
    Khi tới bộ phận đồn điền, Minh nghe có tiếng súng nổ, liền bảo tài xế đỗ xe lại trên một ngọn đồi gần đấy. Cái bóng đen của Ðoàn đội mũ rộng vành rõ ràng in cắt trên nền trời xanh nhạt.
    Minh khom hai bàn tay đặt vào mồm gọi bạn:
    - Anh Ðoàn!
    Tức thì một dịp cười xa xa đáp lại và khoảng khắc Ðoàn đã theo sau con chó săn chạy thực mau xuống chân đồi, vừa thở vừa giơ cho bạn coi hai con gà gô béo lốm đốm chấm nâu. Minh khen:
    - Giỏi nhỉ! Tôi đã biết ngay rằng thế nào chiều nay cũng được chén gà gô.
    Ðoàn đáp lại bằng một nhịp cười tự phụ rồi cùng bạn bước lên xe trở về ấp.
    Ba năm xa cách, nay anh em mới lại gần nhau. Minh ngắm qua diện mạo bạn cũng đoán rằng bạn sung sướng: da thịt hồng hào, sức vóc vạm vỡ, nhất là lời nói to và dõng dạc, tiếng cười ròn mà thẳng thắn, tỏ ra rằng bạn đương sống một cuộc đời đầy đủ, vô tư lự.
    Mải trả lời những câu hỏi ân cần, xoắn xuýt, Minh chưa kịp hỏi lại một điều, thì ô-tô đã vượt qua cổng lớn và tiến vào trong sân, một cái sân cỏ xén bằng chằn chặn kế tiếp với cái nền lót gạch, ý chừng để phơi thóc.
    Rửa mặt xong, chủ khách đi xem các phòng và các nhà phụ thuộc như nhà kéo mật, nhà làm đường nhà chứa thóc... Minh luôn luôn khen:
    - Ðẹp quá nhỉ! Mà chuyến trước tôi lên chơi nhà cửa còn ít hơn nhiều.
    - Vâng chính thế.
    - Ngày nay, ấp anh mở rộng thêm, lại ngăn nắp hơn, gọn gàng sạch sẽ hơn nhiều lắm.
    Ðoàn mỉm cười sung sướng. Minh nói tiếp.
    - Anh vốn là một người bề bộn. Ngày xưa còn đi học và trọ chung một nhà với nhau, tôi đã nhiều lần phải khó chịu về tính bề bộn của anh. Thực tôi lấy làm lạ rằng anh đổi tính nết được chóng thế.
    Ðoàn đáp:
    - Ở đời không có gì lạ hết.
    Khi đã xem xong các phòng dưới - nào phòng tiếp khách với cách trang hoàng nhã nhặn, nào phòng ăn với bàn ghế và tủ đánh xi bóng nhoáng, nào phòng sách sáng sủa có cửa sổ tròn trông ra một cái vườn, cảnh sửa sang rất có mỹ thuật - khách theo chủ bước lên thang gác, đến phòng ngủ riêng của mình để thay quần áo.
    Ði qua hiên gác, Minh vô tình thoáng nhìn vào một gian buồng. Một người thiếu phụ xinh đẹp dịu dàng ngồi bên một cái giường trẻ con. Thấy Minh nàng đứng dậy chắp tay ngả đầu chào. Ðoàn giới thiệu:
    - Nhà tôi.
    Rồi quay vào phía trong bảo vợ:
    - Anh Minh, bạn thân của tôi.
    Hai người lại ngả đầu chào nhau một lần nữa, rồi Ðoàn đưa Minh vào phòng. Ngắm nhìn mọi vật xếp đặt đâu vào đấy, Minh cảm động vì tấm lòng chu đáo của bạn.
    Thực vậy, từ cái màn ren mới mắc, tấm dạ giải nệm mới giặt cho đến chậu thau mới đánh, bánh xà phòng, cái khăn mặt, cái bàn chải răng chưa dùng nhất nhất đến sạch sẽ, mới mẻ, bóng lộn và tỏ rằng có bàn tay âu yếm của một người nội trợ đảm đang chăm chỉ chạm qua.
    Ðúng bảy giờ, một đứa ở gái lên gác mời Minh xuống ăn cơm. Tuy cơm Việt Nam nhưng các món đựng trong đĩa lớn cùng một hạng và bày trên bàn vuông phủ khăn trắng xanh, dưới ánh sáng rực rỡ một cây đèn măng sông, đặt trên giá cao. Khách ăn qua món gì cũng khen ngon và chàng nói luôn:
    - Anh có người bếp khá lắm.
    Ðoàn đưa mắt liếc vợ, mỉm cười âu yếm:
    - Các món này tự tay nhà tôi làm cả.
    Minh quay lại phía vợ bạn:
    - Thưa bà, tôi xin có lời trân trọng thành thực tặng khen bà.
    Bà chủ, như cho rằng lời khen hơi quá đáng, cúi mặt xuống nhìn bát cơm, hai má hây hây đỏ. Cái tính rụt rè bẽn lẽn ấy của một người thiếu phụ có chồng khiến cho Minh lấy làm lạ. Thực một người thiếu nữ mười lăm, mười sáu cũng không nhút nhát, e lệ quá như thế. Lại một điều nữa, là suốt bữa cơm, vợ bạn không bàn, không nói nửa câu. Từ bát cơm ăn hết cho đến chén nước mắm cạn, bà chủ cũng chỉ khẽ đưa mắt ra hiệu cho người nhà lấy thêm mà thôi. Minh tịnh không nghe một tiếng thì thầm nho nhỏ ở cái miệng xinh xắn kia thốt ra, cả đến nụ cười rất tươi tắn của nàng cũng chỉ giống như cái cười rất yên lặng chiếu trên màn ảnh không lời. Thỉnh thoảng nàng lại đứng dậy, rón rén đi xuống bếp, chừng để bảo đem món ăn lên hay trông qua cháo gà gô xem đã chín tới chưa. Nàng đi nhẹ nhàng như con rắn lướt trên đám cỏ đến nỗi Minh nhìn về phía nàng ngồi không thấy mới biết rằng nàng vừa xuống nhà.
    Ðến món tráng miệng, Ðoàn trỏ đĩa đựng cam và chuối tiêu hảo hạng.
    - Mời anh xơi, đây là quả vườn nhà, cả hoa cắm lọ kia cũng vậy. Sáng mai, tôi sẽ đưa anh ra xem vườn.
    Một lát Ðoàn lại hỏi Minh:
    - Anh có lạnh không?
    - Không anh ạ.
    - Vậy ra sân uống cà-phê nhé.
    - Xin vâng.
    Hai anh em đứng dậy. Tức thì bà chủ đưa mắt bảo người nhà chuyển cái bàn con và hai cái ghế ra sân, đặt dưới dàn hoa tiên thoang thoảng hương đưa.
    Ðoàn quay lại bảo:
    - Thôi mình ở trong nhà chẳng lạnh.
    Ngoan ngoãn, nàng cất đĩa hoa quả vào tủ ăn, lật khăn bàn và những chiếc khăn ăn đưa cho một người nhà, rồi thong thả sang phòng bên.
    Vạn vật cũng hớn hở ví như đón chào khách. Vừng trăng nửa vành đã treo lửng trên một trái đồi trước mặt. Hai người như cùng cảm động vì một sự dịu dàng âu yếm, chưa ai cất tiếng hỏi ai chỉ yên lặng ngồi hút thuốc lá và nghe tiếng tí tách của nước cà-phê chảy từng giọt từ cái lọc xuống cốc.
    Bỗng Minh giật mình nhớn nhác trông quanh. Tiếng đàn dương cầm vừa ở đâu bay lại lanh lảnh, trong trong, khi mau, khi chậm, khi ríu rít như tiếng chim họa mi hót đổ hồi, khi lanh lảnh như hạt mưa vàng gieo trên làn nước bạc. Chàng tưởng tượng ngay ra một dòng suối trong chảy bên sườn non đâu đó. Hết một bài, đàn ngừng tiếng. Minh thở khoan khoái, hỏi bạn:
    - Ai đánh đàn thế, anh?
    - Nhà tôi.
    Nhưng bài khác đã kế tiếp theo. Tiếng đàn càng réo rắt, như vui mừng, như cười nói, như mơn trớn ôm lấy trái tim ta.
    Minh cười thầm ngẫm nghĩ: ?oCó lẽ vợ bạn ta không nói bằng tiếng người, mà chỉ nói bằng tiếng đàn chăng??.
    Ðoàn thì cặp mắt vơ vẩn nhìn trăng, tâm hồn như phiêu phiêu đang cùng điệu âm nhạc du dương bay bổng trên từng mây bạc.
    Tiếng đàn im bặt, Ðoàn se sẽ bảo bạn:
    - Nhà tôi lên gác, vì đến giờ cho con bú, mời anh xơi cà-phê kẻo nguội.
    Minh cười:
    - Giá chị cho nghe vài bài đàn nữa thì cà-phê đến lạnh!
    Rồi chàng hỏi luôn:
    Anh cưới vợ tự bao giờ?
    - Ðược mười sáu tháng rưỡi anh ạ.
    Câu trả lời tính từng tháng từng ngày, đủ tỏ cho Minh biết rõ tính tình đằm thắm, nồng nàn của bạn. Thốt nhiên chàng buột miệng như nói một mình:
    - Sung sướng thật! Hạnh phúc gia đình!
    Ánh trăng chênh chếch chiếu rãi mặt hai người. Minh thoáng thấy giọt lệ lóng lánh trong cặp mắt Ðoàn. Anh ngờ vực nói:
    - Anh có sung sướng không?
    Ðoàn đăm đăm nhìn Minh như lấy làm lạ:
    - Sung sướng? Hạnh phúc? Hạnh phúc thì ai cũng có, cũng được hưởng, nhưng phải mất công tìm.
    Câu trả lời nhiễm đầy ý nghĩa huyền bí.
    Minh ngồi im ngẫm nghĩ. Bạn lại nói tiếp:
    - Như nhà tôi là một người đàn bà hoàn toàn, hoàn toàn theo ý tôi, thế mà vì một sự cỏn con suýt làm tôi mang khổ suốt đời. Tôi có ngờ đâu chỉ người ấy là hạnh phúc của tôi, là hào quang rực rỡ chiếu rõi tâm hồn tôi...
    Những ý tưởng lãng mạn của bạn khiến Minh không thể nhếch một nụ cười thương hại. Ðoàn nói luôn:
    Hai năm trước, một buổi tối đến chơi một người bạn cũ. Thoáng thấy bóng em gái bạn, nhà tôi ngày nay, tôi đem lòng yêu ngay. Rồi tôi thân đến xin cưới làm vợ. Tôi tuy mồ côi cha mẹ, nhưng song thân bạn tôi thấy tôi có học thức chút đỉnh và có nghề nghiệp chắc chắn nên cũng thuận gả. Nhưng bạn tôi gạt đi, và bảo cho biết rằng em gái có bệnh nặng. Tôi thì tự cảm thấy tôi yêu đến cực điểm rồi, khó lòng mà lui được nữa, liền trả lời quả quyết: ?oBệnh nặng tôi cũng xin lấy?.
    Tưởng tôi biết em gái mắc bệnh gì rồi, bạn tôi cảm động ứa nước mắt nắm chặt lấy tay tôi thì thầm:
    ?o- Anh đã nhất định thương em tôi, tôi xin đa tạ tấm lòng quý hóa của anh?.
    Cưới về được ba hôm tôi mới rõ ?onhà tôi? câm.
    - Câm?
    - Nàng câm. Nhưng ngày nay, tôi thường tự hỏi giá nhà tôi không câm thì liệu tôi có thể được hưởng hạnh phúc đầy đủ như thế này không?
    Ðoàn đứng dậy nói tiếp:
    - Anh tha lỗi cho tôi: Tôi lên gác bảo nhà tôi ngủ trước, rồi tôi lại xin xuống ngay hầu chuyện anh.
    Minh ngước mắt nhìn trời. Trăng thượng tuần buông xuống cảnh yên lặng một nụ cười yên lặng. Chàng lẩm bẩm nói một mình:
    - Hạnh phúc chỉ ở trong sự yên lặng. Hết




    Chúng ta yêu nhau chỉ mong thế..!
    Được gio_mua_dong sửa chữa / chuyển vào 18:33 ngày 21/11/2002

Chia sẻ trang này