1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn của Quế Hương

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 16/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. soft_love

    soft_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    8. Nhìn từ vĩnh cửu (phần III)
    - Thế chị gọi thằng Chuột bằng anh lúc nào? - Một đêm tôi buột miệng hỏi.
    - Khi lấy nhau.
    - Thế chị... thích... hắn lúc nào?
    - Hồi ấy...
    - Ừ. Hồi đó chị chỉ nhớ tới hắn khi có việc gì sai hắn... Khi chị quên mất hắn từng có mặt trên đời thì hắn bỗng hiện ra. Chị nhận một lá thư chữ rất đẹp. Hắn báo em hắn học năm cuối ngành sư phạm. Còn hắn đã tốt nghiệp bổ túc văn hóa phổ thông trung học, đang đợi kết quả thi vào đại học. Hắn xin phép ghé thăm...
    - Em không tưởng tượng nổi chị ngạc nhiên thế nào đâu khi đứng trước hắn. Một người đàn ông thực sự - từng trải, phong trần và đẹp! Chị bối rối không dám gọi hắn là... thằng Chuột nữa. Từ đó theo với những chuyến tàu hắn hay xuất hiện bất ngờ với những món quà thời thơ ấu. Gói kẹo gừng chị thích, chùm keo ngày xưa chị bắt hắn lội qua ao bẻ, con sóc bằng xơ mướp mà chị em mình từng giành nhau, bó hoa dại toàn thứ tụi mình chơi đồ hàng... Hắn làm chị ngỡ thời gian không có thực và chị vẫn ở cái thuở be bé ấy! Hắn ít nói, hay làm. Đến chỗ chị có gì hư cũng xắn tay sửa. Có khi hắn còn xách nước... Hắn đang là sinh viên năm thứ nhất ngành cơ khí... Xí nghiệp nơi hắn làm công nhân cho hắn đi học... Tần tảo, vất vả hơn mụ đàn bà... - Giọng chị Ái rã ra từng mảnh.
    - Rứa hắn tỏ tình với chị ra răng? - Tôi tò mò.
    - Không nói chi cả. Cứ lẳng lặng tận tâm tận tụy. Cũng như ngày nhỏ, có hắn chị cảm thấy vui và yên tâm. Có một lần hắn giáp mặt anh chàng đang theo đuổi chị. Anh ta ngồi lâu ơi là lâu. Hắn thay cái đèn neon trên bàn chị cũng lâu như thế. Sau đó lấy chổi quét nhà xoèn xoẹt...
    - Thì hồi nớ chị từng biểu hắn làm rứa để đuổi khách - Tôi cười.
    - Nhưng hồi nớ chị chỉ là con ranh 16, 17. Khi anh ta về, hắn bảo:
    - Cô có nhớ cái đòn gánh dùng làm thiết bảng bảo vệ cô ngày xưa không? Tui... còn giữ đấy! Lần sau... tui đem theo nhé!
    - Bảo vệ kiểu ấy chắc sư phụ ế! - Chị trợn mắt.
    - Người ta chê tui lấy! - Hắn lầm bầm trong miệng.
    Anh ấy mỗi ngày chết đi một tí. Như chiều cứ tà dần và không ai ngăn được mặt trời lặn. Tôi trở lại với chị vì con Bẹp ngày xưa anh vắt kiệt cả thanh xuân vun bón thành cô giáo dạy toán vào với anh có một tuần rồi bay ra dạy cours. Anh trở thành bệnh nhân lâu nhất khoa, một bệnh nhân đã tàn hy vọng mà bệnh viện đã nhiều lần ngỏ ý đuổi về. Những lúc ấy chị Ái trở thành kẻ quyết chiến. Nước mắt, sức mạnh dữ dội của tình yêu, cả tiền bạc nữa hỗ trợ chị... Anh đã nằm hết tháng thứ ba. Nhìn chị Ái tôi thấy sợ. Những gì liên quan đến con bệnh, chị khắc cốt ghi tâm còn mọi thứ đều lơ đãng. Chị mất dần khả năng ăn ngủ. Thế nhưng chị không có vẻ bất hạnh. Hoàn toàn hiến dâng mình cho kẻ khác xem ra cũng là một thứ hạnh phúc.
    - Chị còn nhớ cái lần tụi mình tắm sông không?
    - Nhớ.
    Chị òa khóc. Tôi để mặc. Nước mắt sẽ kéo chị trở lại với cõi người đau khổ.
    Chị Ái rủ tôi tắm sông. Chị muốn thử nghiệm hiệu quả cho chuồn chuồn cắn rốn. Xuống nước chúng tôi vẫn đeo cứng phép. Cuối cùng chị Ái bảo : "Đồ rệp. Ngó tau bơi nì!". Chị thả tay, hí hửng quẫy đạp vài cái rồi không thấy đâu cả. Tôi thất thanh kêu cứu. Một bóng người lao vút đến, lặn xuống và túm lấy mái tóc dài của chị Ái lôi lên. Tôi nhận ra thằng Chuột. Thằng Chuột đem chị lên bờ vác ngược chị chạy. Sau đó hắn đặt chị xuống và để hai tay trên ngực chị ấn lên ấn xuống. Lập tức tụi đứng coi ré lên: " Thằng Chuột bóp vú con Ái?". Chị Ái tỉnh lại nghe thế, hất tay hắn rồi co cẳng đạp giữa tiếng reo hò khoái chí của tụi nhỏ. Hắn lắp bắp: "Tui thấy họ cứu người chết đuối làm vậy mà!". Nhưng tụi kia vẫn ré: "Thằng Chuột dê! Thằng Chuột dê!". Hắn xấu hổ bỏ đi. Chị Ái lườm theo. Chẳng đứa nào coi việc hắn cứu chị Ái đáng phải cám ơn.
    - Sau này anh ấy bảo anh ấy lo nên đi theo, luẩn quẩn gần đó. Còn chị bị mạ quất cho mấy roi vì tội đạp người cứu mình. Mạ bảo: "Đồ vô ơn. Không có hắn mi thành ma rà rồi!". Chị trả thù mấy roi bằng nghỉ chơi với hắn. Hắn năn nỉ: "Tui sợ cô thành ma rà mới làm thế! Tui không dê! - Tau mà thành ma rà mi tắm tau dận nước". - "Cũng được!" - "Rứa mi không sợ làm ma ư?" - "Cô làm ma, tui cũng thích làm ma"... Hồi ấy sao chị quá quắt ngoa ngoắt thế không biết? - Chị Ái cười rơi nước mắt rồi nhìn anh thì thầm - Anh ấy nghe đấy! Anh ấy thích nhắc chuyện ngày xưa lắm? Giờ chị có thương anh ấy mấy cũng không bù nổi tình thương và lòng quý trọng anh ấy dành cho chị. Anh ấy bảo hình bóng chị đã động viên anh ấy ngoi lên từ đáy cuộc đời. Trong giấc ngủ cũng đau đáu ước mơ vượt lên số phận. Thỉnh thoảng chị nhận một món quà tự làm ngồ ngộ, dễ thương đến nỗi chị cứ đem khoe. Bao giờ cũng kèm một câu: "Tôi đang chạy cho kịp. Hãy đợi tôi!". Chị cứ tưởng của một thằng man man nào đó... Anh ấy ra trường, hai đứa chị lấy nhau. Nếm mùi vị nghèo gần trọn đời nên sợ lắm. Gì cũng làm, làm quần quật để tạo dựng cơ nghiệp, để chị sung sướng. Chị sống với ảnh được năm năm hai tháng bốn ngày. Kể 4 năm yêu nhau là chín năm. Kể cả lúc anh ấy là "thằng Chuột" và cả sau này, lúc anh ấy đã ra đi. Vậy là cả đời. Hai đứa chị sinh ra là để hợp nhất với nhau...
    Chị nói với tôi nhưng vẫn nhìn anh và tôi có cảm tưởng anh ấy đang nghe chị. Ngay cả lúc này vẫn không thấy chị bất hạnh. Yêu là thế sao? Là cuộc đời này tỏa sáng vào cuộc đời khác và người đó trở nên tốt hơn, mạnh hơn? Nếu thế thì quả tôi chưa yêu và được yêu bao giờ!
    - Nhọc nhằn lắm mới có ngày hôm nay. Thế mà cứ chuốc vạ vào thân, lận khổ trong người. Giếng của người ta mắc chi mà! - Tôi đau lòng buột miệng.
    - Đi đêm lắm có ngày gặp ma. Em coi nì - Chị giở tấm ra đắp chân anh. Một bàn chân bị mất ba ngón.
    - Sao thế?
    - Cái giá của một lần cứu một thằng bé chạy lúp xúp theo trái banh rớt trên đường ray khi tàu đang vào ga. Kho khối sắt khổng lồ sầm sập lướt qua, tim chị như bị nghiến... Chị cầm tay anh ấy trước, vào lúc đó!
    - Thế chị yêu vì anh ấy tốt hả?
    - Vì tất cả.
    - Chị có hối tiếc vì yêu muộn không?
    - Không, có lẽ chị yêu anh từ sớm lắm, từ hồi còn là con bé ngoa ngoắt mà chị không ý thức đó thôi. Anh ấy là mối tình của cả đời chị. Là đầu. Là cuối. Là duy nhất.
    - Chị có biết anh ấy... sắp chết? - Tôi thì thầm.
    - Anh ấy chỉ đi trước thôi và anh ấy sẽ đợi chị. Bao giờ anh ấy cũng đợi chị.
    Khoa hội chẩn và quyết định thứ hai tới cho anh về. Họ trưng bày những chứng cứ y học để cho chị Ái thấy đã vô vọng và không nên mất công sức, tiền bạc nữa. Hãy để thân thể bất lực của anh an nghỉ. Chị Ái bỗng trở nên ngoan ngoãn.
    Thứ hai có ý nghĩa là còn một ngày một đêm nữa. Chị Ái xin chuyển anh vào một phòng nhỏ, được ở một mình với anh và tự chị sẽ rút ống thở ra khỏi anh. Khoa đồng ý. Hai mươi bốn giờ ấy, phòng bệnh trở thành phòng của đôi tình nhân tạm biệt nhau. Tôi bứt lén một ít lan dại mầu tím trong bồn cỏ bệnh viện cắm vào ly nước. Rằm cho ánh trăng - hào phóng, lênh láng phủ lên muộn phiền, tiều tụy, chết chóc... Cửa khép. Chị ở trong ấy cùng anh. Tôi ngồi ngoài cùng lão. Lão đã đến. Không chuông mà văng vẳng tiếng chuông gọi hồn. Không áo quần mà có tiếng sột soạt. Không hơi thở mà vẫn thấy khí lạnh... Tôi lắng nghe tiếng tí tách của từng giọt thời gian và tôi khóc. Còn lão điềm nhiên đợi xong chuyện.
    Họ nằm bên nhau. Chị Ái ôm cổ anh thủ thỉ. Mơ hồ như tiếng vọng. Nhẹ như gió thoảng. Trăng sáng đến rợn ngợp, càng khuya càng sáng. Đêm không đen, đêm nhờ trắng. Trên cái nền trắng của hư vô ấy, tôi thấy tình yêu, khổ đau, sự sống, cái chết nắm tay nhau khiêu vũ dưới trăng. Tôi dí mắt vào cửa kính. Lão cũng thế. Đêm múc trăng dội xuống họ. Gương mặt tái nhợt của anh gối trên cánh tay ngà của chị tôi ngời ngợi ánh trăng. Tôi có cảm giác hàng mi anh run rẩy khi chị hôn mắt, tay anh khẽ khàng động đậy khi chị ôm anh và tôi nghe... lão thở dài!
    Đêm cạn đáy, tiếng thì thầm bặt. Có lẽ họ đã thiếp trong tay nhau. Tôi thấy lão len lén đi xuyên qua tường.
    Lão trở ra với cái bị phồng to. Tôi thấy rõ ràng lão quệt nước mắt. Lão lướt qua tôi như làn gió lạnh, nhanh đến nỗi tôi không kịp cảm ơn. Phải, tôi muốn cảm ơn: "kẻ thù" của chị tôi, người đã đánh bại chị sau ba tháng đối mặt. Cảm ơn lão đã bền lòng đợi chị thiếp ngủ để làm nhiệm vụ. Chị tôi hẳn không đủ sức rút những giọt sống cuối cùng ra khỏi nửa sinh mệnh của chị.
    Khi tôi và người bác sĩ trực bước vào, hai người vẫn ở trên giường. Gương mặt anh thanh thản trong giấc vĩnh cửu. Gương mặt mệt mỏi và nỗi đau dồn nén trăm ngày của chị dãn ra trong giấc ngủ đầu tiên trên giường sau bao đêm trắng, ở bên anh. Trăng đã ra khỏi phòng lâu lắm rồi nhưng một mảnh tai tái ngủ quên trên tóc chị, trắng như khăn tang cho đến hết đời chị tôi!
    Những gì diễn ra sau đó dường như không liên quan đến chị nữa. Người ta bảo lạy, chị lạy. Dìu đến lò thiêu, chị đi... Nhưng chị chẳng ăn nhập gì đến khung cảnh tang tóc chung quanh. Có lẽ chị không cảm thấy mất anh vì anh vẫn tồn tại trong chị. Đêm đầu tiên về lại nhà mình, nằm trên chiếc giường đã trở thành mênh mông, chị nằm một phía, phía kia có anh. Khuya chị bật dậy. Tôi nghe chị gọi: "Anh, anh ở đâu? Em không thấy tay anh". "Anh ở bên em, em yêu!" - Tôi nghe tiếng đáp.
    Tôi rón rén trở lại giường mình. Ngày mai tôi yên tâm trở về. Không sợ chị đơn độc. Không sợ chị yếu đuối. Có lẽ tôi lại mất việc. Nhưng tôi sẵn sàng bắt đầu lại. Tôi đã học nhiều điều trong hơn tháng kề cận họ. Đời rộng mênh mông bởi tôi đã nhìn ngắm nó dưới góc độ vĩnh cửu.
    (Hết)
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    6. Ga Xép
    Mười phút nữa chuyến tàu vét chuyển bánh ngoài kế hoạch mới khởi hành mà sân ga đã vắng lặng. Chẳng mấy ai còn thì giờ đưa tiễn nhau vào lúc năm cạn đáy. Đi lẻ tẻ, hành khách lặng lẽ tìm chỗ. Người đồng hành ngồi sát bên anh sùm sụp trong chiếc khăn quàng màu trắng. Chị đi một mình, không hành lý.
    Đối diện là một anh chàng nhỏ con dáng vẻ bồn chồn. Khoang tàu chỉ có vẻ nhộn lên khi hai cặp rất trẻ, rất mô-đen cùng bước lên. Ba lô con cóc, đồ hiệu, giày đinh, tóc nhuộm. Bốn đứa đề nghị ông già đang ôm khư khư trong lòng cái bị lác ló một bó hương to tướng và mấy đòn bánh tét qua ngồi với anh chàng nhỏ con rồi hai cặp chiếm hai ghế.
    Con tàu đã băng băng hơn hai tiếng và cũng ngần ấy thời gian người đồng hành ngồi sát bên anh không thay đổi tư thế lẫn hướng nhìn ?" dán người vào cửa, thò đầu ra ngoài, chiếc khăn quàng mỏng phập phồng trên vai như cánh ****.
    - Thò đầu ra ngoài nguy hiểm lắm ! ?" Anh nhắc.
    - Dạ.
    Lại tiếng ?odạ? nhẹ như hơi thở ấy! Ngỡ là nhu thuận mà vẫn cứ khăng khăng. Dường như chị xây một bức tường ngăn cách anh bằng những tiếng ?odạ?. Không còn trẻ, cũng không hấp dẫn, người đàn bà có một vẻ khép kín không thể thấm qua. Thế nhưng anh không phủ nhận chính nét mặt buồn bã xanh xao, dáng vẻ cô đơn lạc loài cũ kỹ kia đã khiến anh chú ý. Nó gợi liên tưởng đến một bản nhạc cổ điển không lời nhưng rót đầy mênh mông.
    Lạnh. Luồn vào tận trong khoang không chỉ vì cái rét cuối tháng chạp. Dường như nó toát ra từ những con người nằm ngồi lặng lẽ, mệt mỏi, chẳng thèm bắt chuyện với nhau cho quên đường dài. Ngay cả hai cặp bụi ở tuổi ăn, tuổi nói mà cũng uể oải câm lặng. Anh chàng ngồi bên phải nhuộm bạch lọn tóc mái. Món tóc ?obạc? lòa xòa xuống vầng trán căng bóng trông thật buồn cười. Thỉnh thoảng ông trẻ lại đưa tay vuốt ngược lên để nhúm tóc trắng rạp mình trên mớ tóc đen dày kịt. Cô nàng nằm gối đầu trên đùi thì chơi màu nắng vàng hoe. Chiếc quần jeans CK đắt tiền khoét không thương tiếc một trái tim to tướng nơi đùi để lộ một mảng da tai tái vì lạnh. Cặp đối diện cũng mô-đen hết biết nhưng dáng vẻ như bánh tráng nhúng nước.
    Anh rời mắt khỏi hai đôi non choẹt mà đã nhuốm bụi đời mỏi mệt kia, nén tiếng thở dài rồi khép mắt lại. Gió đêm đang ra sức giằng giật mớ tóc dài của người đàn bà bên cạnh, làm rối tung nó lên rồi quất túi bụi vào mặt anh. Thoạt đầu anh khó chịu rồi dần nhận ra cái cảm giác khó tả từ những sợi tóc nổi loạn kia. Chúng đâm anh nhoi nhói bởi một mùi hương xa ngái... Anh nhớ đến cọng cỏ Thùy vẫn thích ngậm trên môi rồi nhâm nhi trong miệng.
    - Em là loài ăn cỏ!
    - Ừ, kiếp trước em là bò. Bò có đôi mắt đẹp và chỉ ăn cỏ. Không nhậu, không làm khổ đàn bà.
    Trời bỗng trở gió. Vi vu rồi vù vù. Cỏ cây xõa tóc man dại như những linh hồn vật vã đòi mạng. Hành khách đang ngủ gà ngủ gật choàng dậy. Tiếng người ném ra:
    - Kéo cửa lại!
    - Đóng lại chị nhé! Gió quá!
    - Dạ.
    Thấy tiếng dạ lần này có vẻ hợp tác, anh nói bâng quơ:
    - Nghĩ cho cùng, bóng tối chỉ là sự vắng mặt của ánh sáng.
    - Sao không nói ngược lại?
    - Nhờ thế chị mới mở miệng - Anh cười.
    Người đàn bà cũng cười nhưng dưới ánh đèn vàng vọt của khoang tàu nom chị không chút khí sắc.
    - Chị xức chút dầu. E trúng gió mất!
    - Bù lại tôi được xem đêm. Những tháp Chàm trong đêm uy nghi, cô độc lạ!
    - Chị chưa đi tàu đêm bao giờ à ?
    - Rồi. Nhưng lúc ấy...
    - Gió chướng đây. Lạ thật tôi chưa bao giờ thấy gió kiểu này vào cuối năm ?" Ông già góp chuyện ?" nổi tựa cuồng phong rồi thoáng là lặn. Như một đoàn âm hồn rủ nhau về ăn Tết. Chẳng biết lên có gặp không?
    - Thế bác đi thăm ai? - Anh hỏi.
    - Cháu nó anh ạ! Năm nào tôi cũng lên nó từ 27 Tết. Năm nay mua vé tàu không đặng. May mà có chuyến tàu vét cuối năm. Sợ nó đợi nóng ruột, về nhà rồi.
    - Tết, ai cũng muốn về nhà. Không tiền, cháu định ở lại ký túc xá nhận giữ đồ đạc cho các bạn về quê. Thế mà cuối cùng chân cứ đưa đến ga, bắt cháu nhảy đại lên tàu ?" Anh chàng gầy choắt ngồi bên lên tiếng.
    Người đàn bà lại kéo cửa. Ông già không ngủ cũng nhìn ra ngoài:
    - Ngó mây kìa! Lô xô, nhếch nhác đủ mọi dáng hình. Như một đoàn người lướt qua.
    Anh thấy Thùy trong đám mây. Nàng bay qua với dáng vẻ của một con chim bị thương nhưng không nhìn thấy anh. Nàng đã thuộc về một thế giới khác. Đột nhiên anh cảm thấy buồn buồn trên mặt. Thì ra gió đã giật phăng chiếc khăn quàng của người đàn bà bên cạnh, tung hê nó trong không trung rồi tung tỏa ngàn sợi tóc ủ hương kín đáo vào mặt anh và thành tàu. Người đồng hành đứng dậy chồm người nhìn theo mảnh voan trắng bay lả lướt lần cuối trong gió. Anh hoảng hốt kéo áo chị.
    - Này... đừng dại...
    - Tôi muốn xem nó bay - Chị quay lại rồi bỗng lảo đảo ngồi xuống gập người, ôm ngực.
    - Chị làm sao thế ?
    - Kéo cửa lại. Đánh dầu vào thái dương. Ủ ấm cho chị ấy. Trúng gió đó - Ông già ngỡ họ là đôi vợ chồng, nhắc.
    - Để tôi giúp - Anh nói nhỏ rồi vén tóc, xát dầu lên thái dương chị.
    Tay anh lướt trên gương mặt thanh tú nhưng thật xanh xao tiều tụy. Anh xoa lên mấy gợn sóng lăn tăn nơi cặp lông mày cong cong giao nhau, thoa lên huyệt nhân trung phía trên đôi môi cắn chỉ tái nhợt. Anh rùng mình khi một nốt ruồi vụt hiện lên bên mép trái... Nó nhếch lên tinh nghịch theo nụ cười, phô mấy chiếc răng cửa ngậm hững hờ cọng cỏ...
    Bàn tay trên mặt người đàn bà khựng lại trong tích tắc. Chị mở mắt và có cảm giác anh đang nhìn một người nào đó qua chị, ánh mắt đau đớn. Cũng trong tích tắc, bàn tay, ánh mắt ấy đã trở lại bình thường - ân cần mà xa lạ. Anh nắm rõ các huyệt đạo, lặng lẽ xoa không hỏi một lời. Đôi bàn tay vướng vất mùi thuốc lá, ram ráp mà dịu dàng, thành thạo. Dường như chúng đã từng quen với công việc ấy. Dù không uống viên thuốc giảm đau, chị vẫn thấy cơn đau quái ác thường trực tấn công chị từ tháng nay sau khi mổ đang bị bàn tay mạnh mẽ của người đàn ông lạ đánh dạt qua bên. Những sợi thần kinh của chị căng lên như dây đàn. Cảm giác dịu êm thấm vào tận mạch máu. Chị thấy nó bàng hoàng lùi lại...
    Anh đang xát lòng bàn tay chị, tuôn sang chị hơi ấm của sinh lực anh. Người chị nóng dần đến nỗi anh kêu lên: ?oHình như sốt?. Anh đặt tay lên trán chị và bất ngờ chạm phải dòng nước mắt nóng hổi. Bàn tay anh tần ngần một thoáng rồi lặng lẽ uống những giọt nước mắt ấy. Anh đã từng khóc và anh biết niềm bất hạnh phải lớn dường nào khi khóc trước một người lạ trên chuyến tàu cuối năm. Những giọt lệ nóng cứ đầm đìa rơi như được khơi tuôn. Chị khóc không phải vì đau mà chính vì niềm dịu ngọt đến bất ngờ từ một người không quen biết. Dạo này, chị thường nghe vang lên một giọng nói điềm tĩnh: ?oMọi người sinh ra là để biết nỗi kinh hoàng khốc liệt này. Hãy chịu khó một chút rồi sẽ xong thôi mà!?. Nhưng đêm nay, trên chuyến tàu vét thưa thớt hành lý mà ngổn ngang nỗi niềm này, giọng nói ấy câm bặt. Năm đã cạn, ngoài kia đêm đang tất bật trong đón chào, từ biệt. Chị ngửi thấy mùi nồng nàn của sự sống hối hả quẫy cựa khi xuân về. Tiếng chồi gọi cành khô, cát bụi gọi nhau. Chị ngửi thấy cả mùi tóc anh, cái mùi của dãi dầu mưa nắng cô đơn... Anh đã ngưng xoa dầu nhưng vẫn ủ ấm tay chị, mắt thẫn thờ xa vắng. Bàn tay thuôn mảnh, đầy gân xanh xấu hổ cựa quậy. Bàn tay to bè, ram ráp sực tỉnh buông ra. Thì mới mươi phút trước, họ là những người xa lạ!
    - Đỡ rồi. Cám ơn - Chị mấp máy môi.
    - Chị đang đau, sao đi một mình? ?" Anh hỏi nhỏ.
    - Anh cũng thế.
    - Vâng.
    Gương mặt cứng cỏi của người đàn ông trông nghiêng thoáng mềm đi bởi một nét buồn phảng phất. Chị chưa biết hết đường nét của nó nhưng nó tạo cho chị cảm giác gần gũi và tin cậy.
    Hành khách lơ mơ ngủ. Ông già thức nhưng dường như không ở đó. Một mảng vai người đàn ông ướt đầm những giọt nước mắt của người đàn bà xa lạ. Đêm cháy dần như ngọn nến. Màu đen đặc quánh cứ loãng dần.
    - Trời sắp sáng.
    - Dạ.
    Tiếng dạ ấy bây giờ đối với anh sao thân thiết lạ!
    - Tôi còn được gặp chị nữa không?
    - Không anh ạ!
    - Thế chị hết đau chưa?
    - Qua rồi.
    Anh dằn lòng để khỏi hỏi tiếp. Họ chỉ là hai kẻ đồng hành trên một chuyến tàu cuối năm!
    Chị lại thò đầu ra ngoài, hít lấy hít để luồng không khí lành lạnh tươi mát phảng phất hơi hướm mùa xuân. Mớ tóc dài cuồng loạn bay trong gió.
    - Trúng gió đấy!- Anh nhắc.
    - Bớt gió rồi. Anh không nghe biển cười à?
    - Còn chị cười chưa?
    Chị bật cười thành tiếng, ngỡ ngàng lắng nghe như tiếng cười của ai.
    Mẩu nến cuối đã lụn tàn. Con tàu khoan khoái chui ra khỏi đêm, rít lên một hồi còi lanh lảnh. Ngày hiện ra rỡ ràng. Trời biển nắm tay nhau tình tứ lộng lẫy. Anh kín đáo quan sát chị. Khuôn mặt nhìn nghiêng của chị thanh thản và xa vắng. Anh không hề thấy dấu vết của những vệt nước mắt, của cơn đau quằn quại... Gò má xanh xao phơn phớt một chút ánh sáng lặng lẽ xa vời. Dường như đó không phải là người đàn bà đã khóc ướt cả vai anh, đưa bàn tay lạnh cho anh ủ ấm.
    - Này chị...
    - Dạ.
    Lại tiếng dạ như đóng sầm cửa lại khiến anh ngơ ngác. Không quay đầu lại, chị rút bàn tay mảnh dẻ như những cánh hoa quỳnh sắp úa khỏi tay anh.
    - Dân chơi xứ ?ooải? mà đi tàu quê thiệt! Đến đâu rồi? - Con bé có trái tim ở đùi đứng dậy vươn vai, rồi tì người vào cửa nhìn ra ngoài, khoe vô tư một khoảng lưng bụng.
    - Không biết.
    - Nước Ngọt rồi ?" Ai đó trả lời.
    - Nước Ngọt rồi! Lòng chị lặp lại.
    Con tàu như lướt đi trong những cây số cuối cùng ấy rồi thở hắt ra bằng một hồi còi dài, lảo đảo rùng mình, đứng phắt lại trước một ga xép, nơi nó dừng lại ít phút để tránh tàu. Ga ven đường đìu hiu hẳn bởi ngày cuối năm không còn tấp nập cảnh chen mời mua bánh lọc, mía ở những ô cửa tàu. Chị đứng dậy, lặng lẽ đi qua anh.
    - Chị đi đâu đấy? Mau lên kẻo tàu chạy ?" Anh dặn với.
    - Dạ.
    Chị đi qua những hàng ghế, hao gầy, xanh xao, xiêu vẹo đến nao lòng khiến anh bật dậy đi theo:
    - Xuống đó làm gì?
    - Đến rồi.
    - Sao chị bảo ga cuối?
    - Dạ.
    Lại tiếng dạ như khóa chặt ấy khiến anh dừng lại không hỏi tiếp nữa. Anh đỡ chị xuống, ấp úng:
    - Chúc... ăn Tết vui vẻ - Anh chìa tay.
    - Tôi ăn Tết rồi. Cám ơn anh nhiều lắm!
    Chị nhìn sững bàn tay anh, nơi đã cho tâm hồn giông bão của chị trú ngụ trong một thoáng hạnh ngộ bất ngờ. Thong thả chị nắm lấy bàn tay ấy, áp nó lên chỗ trái tim đang đớn đau đập của mình rồi nhẹ nhàng buông xuống, quay lưng.
    Chị đi, không hành lý, không cả chiếc khăn che gió và nỗi buồn, xanh xao, mảnh khảnh như một áng mây sắp bay. Anh cảm thấy thắt lòng như vừa để vuột mất một cái gì đó thân thiết. Bóng chị bị che bởi một con tàu dằng dặc vừa chạy qua rồi lại hiện ra trong quầng nắng nhạt hiếm hoi như được chắt từ màu vàng của những nụ hoàng mai nở sớm rồi khuất hẳn. Một thằng bé gầy đen khẳng khiu chạm tay vào anh mời anh mua cái gì đó nhưng anh lắc đầu. Anh bước dọc con tàu, thẫn thờ nhìn nó như chưa hề cùng nó trong cuộc hành trình dài cho đến khi ông già thò đầu ra ngoài giục anh lên tàu. Một hồi còi đẫm ướt nỗi buồn vang lên. Con tàu rùng mình chuyển bánh, chầm chậm giã biệt ga xép. Anh vẫn chưa kịp đọc tên nó.
    - Chị ấy đâu? - Ông già hỏi.
    - Xuống rồi. Trông yếu đuối, lẻ loi quá!
    - Lẻ loi nhưng không yếu đuối. Chị ấy... có dáng vẻ một kẻ sắp ra đi!
    - Sao bác biết?
    - Sống riết rồi biết. Nhìn là biết.
    Con tàu đi nốt cuộc hành trình. Hai cặp bụi bàn nhau đón giao thừa ở một sàn nhảy có tên Nghinh Xuân nào đó. Anh chàng có nhúm tóc bạch có vẻ suy nghĩ, lọn tóc trắng rủ xuống trán. Con bé có trái tim ở đùi bất chợt quay lại thả chùng chình trong khoang tàu câu hát ?oĐời như vô tận một mình tôi về...?. Môi cong cớn, dáng ngổ ngáo mà giọng là đà khắc khoải. Ông già ôm chặt cái bị lác vào lòng như lạnh. Còn anh xích lại chỗ chị vừa ngồi. Ở đó còn chút hơi ấm của chị, còn sợi tóc vương trên thành tàu, một sợi vướng vào tay áo anh. Anh có cảm tưỏng chị đi như là ở lại...?T
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    6. Ga Xép
    Mười phút nữa chuyến tàu vét chuyển bánh ngoài kế hoạch mới khởi hành mà sân ga đã vắng lặng. Chẳng mấy ai còn thì giờ đưa tiễn nhau vào lúc năm cạn đáy. Đi lẻ tẻ, hành khách lặng lẽ tìm chỗ. Người đồng hành ngồi sát bên anh sùm sụp trong chiếc khăn quàng màu trắng. Chị đi một mình, không hành lý.
    Đối diện là một anh chàng nhỏ con dáng vẻ bồn chồn. Khoang tàu chỉ có vẻ nhộn lên khi hai cặp rất trẻ, rất mô-đen cùng bước lên. Ba lô con cóc, đồ hiệu, giày đinh, tóc nhuộm. Bốn đứa đề nghị ông già đang ôm khư khư trong lòng cái bị lác ló một bó hương to tướng và mấy đòn bánh tét qua ngồi với anh chàng nhỏ con rồi hai cặp chiếm hai ghế.
    Con tàu đã băng băng hơn hai tiếng và cũng ngần ấy thời gian người đồng hành ngồi sát bên anh không thay đổi tư thế lẫn hướng nhìn ?" dán người vào cửa, thò đầu ra ngoài, chiếc khăn quàng mỏng phập phồng trên vai như cánh ****.
    - Thò đầu ra ngoài nguy hiểm lắm ! ?" Anh nhắc.
    - Dạ.
    Lại tiếng ?odạ? nhẹ như hơi thở ấy! Ngỡ là nhu thuận mà vẫn cứ khăng khăng. Dường như chị xây một bức tường ngăn cách anh bằng những tiếng ?odạ?. Không còn trẻ, cũng không hấp dẫn, người đàn bà có một vẻ khép kín không thể thấm qua. Thế nhưng anh không phủ nhận chính nét mặt buồn bã xanh xao, dáng vẻ cô đơn lạc loài cũ kỹ kia đã khiến anh chú ý. Nó gợi liên tưởng đến một bản nhạc cổ điển không lời nhưng rót đầy mênh mông.
    Lạnh. Luồn vào tận trong khoang không chỉ vì cái rét cuối tháng chạp. Dường như nó toát ra từ những con người nằm ngồi lặng lẽ, mệt mỏi, chẳng thèm bắt chuyện với nhau cho quên đường dài. Ngay cả hai cặp bụi ở tuổi ăn, tuổi nói mà cũng uể oải câm lặng. Anh chàng ngồi bên phải nhuộm bạch lọn tóc mái. Món tóc ?obạc? lòa xòa xuống vầng trán căng bóng trông thật buồn cười. Thỉnh thoảng ông trẻ lại đưa tay vuốt ngược lên để nhúm tóc trắng rạp mình trên mớ tóc đen dày kịt. Cô nàng nằm gối đầu trên đùi thì chơi màu nắng vàng hoe. Chiếc quần jeans CK đắt tiền khoét không thương tiếc một trái tim to tướng nơi đùi để lộ một mảng da tai tái vì lạnh. Cặp đối diện cũng mô-đen hết biết nhưng dáng vẻ như bánh tráng nhúng nước.
    Anh rời mắt khỏi hai đôi non choẹt mà đã nhuốm bụi đời mỏi mệt kia, nén tiếng thở dài rồi khép mắt lại. Gió đêm đang ra sức giằng giật mớ tóc dài của người đàn bà bên cạnh, làm rối tung nó lên rồi quất túi bụi vào mặt anh. Thoạt đầu anh khó chịu rồi dần nhận ra cái cảm giác khó tả từ những sợi tóc nổi loạn kia. Chúng đâm anh nhoi nhói bởi một mùi hương xa ngái... Anh nhớ đến cọng cỏ Thùy vẫn thích ngậm trên môi rồi nhâm nhi trong miệng.
    - Em là loài ăn cỏ!
    - Ừ, kiếp trước em là bò. Bò có đôi mắt đẹp và chỉ ăn cỏ. Không nhậu, không làm khổ đàn bà.
    Trời bỗng trở gió. Vi vu rồi vù vù. Cỏ cây xõa tóc man dại như những linh hồn vật vã đòi mạng. Hành khách đang ngủ gà ngủ gật choàng dậy. Tiếng người ném ra:
    - Kéo cửa lại!
    - Đóng lại chị nhé! Gió quá!
    - Dạ.
    Thấy tiếng dạ lần này có vẻ hợp tác, anh nói bâng quơ:
    - Nghĩ cho cùng, bóng tối chỉ là sự vắng mặt của ánh sáng.
    - Sao không nói ngược lại?
    - Nhờ thế chị mới mở miệng - Anh cười.
    Người đàn bà cũng cười nhưng dưới ánh đèn vàng vọt của khoang tàu nom chị không chút khí sắc.
    - Chị xức chút dầu. E trúng gió mất!
    - Bù lại tôi được xem đêm. Những tháp Chàm trong đêm uy nghi, cô độc lạ!
    - Chị chưa đi tàu đêm bao giờ à ?
    - Rồi. Nhưng lúc ấy...
    - Gió chướng đây. Lạ thật tôi chưa bao giờ thấy gió kiểu này vào cuối năm ?" Ông già góp chuyện ?" nổi tựa cuồng phong rồi thoáng là lặn. Như một đoàn âm hồn rủ nhau về ăn Tết. Chẳng biết lên có gặp không?
    - Thế bác đi thăm ai? - Anh hỏi.
    - Cháu nó anh ạ! Năm nào tôi cũng lên nó từ 27 Tết. Năm nay mua vé tàu không đặng. May mà có chuyến tàu vét cuối năm. Sợ nó đợi nóng ruột, về nhà rồi.
    - Tết, ai cũng muốn về nhà. Không tiền, cháu định ở lại ký túc xá nhận giữ đồ đạc cho các bạn về quê. Thế mà cuối cùng chân cứ đưa đến ga, bắt cháu nhảy đại lên tàu ?" Anh chàng gầy choắt ngồi bên lên tiếng.
    Người đàn bà lại kéo cửa. Ông già không ngủ cũng nhìn ra ngoài:
    - Ngó mây kìa! Lô xô, nhếch nhác đủ mọi dáng hình. Như một đoàn người lướt qua.
    Anh thấy Thùy trong đám mây. Nàng bay qua với dáng vẻ của một con chim bị thương nhưng không nhìn thấy anh. Nàng đã thuộc về một thế giới khác. Đột nhiên anh cảm thấy buồn buồn trên mặt. Thì ra gió đã giật phăng chiếc khăn quàng của người đàn bà bên cạnh, tung hê nó trong không trung rồi tung tỏa ngàn sợi tóc ủ hương kín đáo vào mặt anh và thành tàu. Người đồng hành đứng dậy chồm người nhìn theo mảnh voan trắng bay lả lướt lần cuối trong gió. Anh hoảng hốt kéo áo chị.
    - Này... đừng dại...
    - Tôi muốn xem nó bay - Chị quay lại rồi bỗng lảo đảo ngồi xuống gập người, ôm ngực.
    - Chị làm sao thế ?
    - Kéo cửa lại. Đánh dầu vào thái dương. Ủ ấm cho chị ấy. Trúng gió đó - Ông già ngỡ họ là đôi vợ chồng, nhắc.
    - Để tôi giúp - Anh nói nhỏ rồi vén tóc, xát dầu lên thái dương chị.
    Tay anh lướt trên gương mặt thanh tú nhưng thật xanh xao tiều tụy. Anh xoa lên mấy gợn sóng lăn tăn nơi cặp lông mày cong cong giao nhau, thoa lên huyệt nhân trung phía trên đôi môi cắn chỉ tái nhợt. Anh rùng mình khi một nốt ruồi vụt hiện lên bên mép trái... Nó nhếch lên tinh nghịch theo nụ cười, phô mấy chiếc răng cửa ngậm hững hờ cọng cỏ...
    Bàn tay trên mặt người đàn bà khựng lại trong tích tắc. Chị mở mắt và có cảm giác anh đang nhìn một người nào đó qua chị, ánh mắt đau đớn. Cũng trong tích tắc, bàn tay, ánh mắt ấy đã trở lại bình thường - ân cần mà xa lạ. Anh nắm rõ các huyệt đạo, lặng lẽ xoa không hỏi một lời. Đôi bàn tay vướng vất mùi thuốc lá, ram ráp mà dịu dàng, thành thạo. Dường như chúng đã từng quen với công việc ấy. Dù không uống viên thuốc giảm đau, chị vẫn thấy cơn đau quái ác thường trực tấn công chị từ tháng nay sau khi mổ đang bị bàn tay mạnh mẽ của người đàn ông lạ đánh dạt qua bên. Những sợi thần kinh của chị căng lên như dây đàn. Cảm giác dịu êm thấm vào tận mạch máu. Chị thấy nó bàng hoàng lùi lại...
    Anh đang xát lòng bàn tay chị, tuôn sang chị hơi ấm của sinh lực anh. Người chị nóng dần đến nỗi anh kêu lên: ?oHình như sốt?. Anh đặt tay lên trán chị và bất ngờ chạm phải dòng nước mắt nóng hổi. Bàn tay anh tần ngần một thoáng rồi lặng lẽ uống những giọt nước mắt ấy. Anh đã từng khóc và anh biết niềm bất hạnh phải lớn dường nào khi khóc trước một người lạ trên chuyến tàu cuối năm. Những giọt lệ nóng cứ đầm đìa rơi như được khơi tuôn. Chị khóc không phải vì đau mà chính vì niềm dịu ngọt đến bất ngờ từ một người không quen biết. Dạo này, chị thường nghe vang lên một giọng nói điềm tĩnh: ?oMọi người sinh ra là để biết nỗi kinh hoàng khốc liệt này. Hãy chịu khó một chút rồi sẽ xong thôi mà!?. Nhưng đêm nay, trên chuyến tàu vét thưa thớt hành lý mà ngổn ngang nỗi niềm này, giọng nói ấy câm bặt. Năm đã cạn, ngoài kia đêm đang tất bật trong đón chào, từ biệt. Chị ngửi thấy mùi nồng nàn của sự sống hối hả quẫy cựa khi xuân về. Tiếng chồi gọi cành khô, cát bụi gọi nhau. Chị ngửi thấy cả mùi tóc anh, cái mùi của dãi dầu mưa nắng cô đơn... Anh đã ngưng xoa dầu nhưng vẫn ủ ấm tay chị, mắt thẫn thờ xa vắng. Bàn tay thuôn mảnh, đầy gân xanh xấu hổ cựa quậy. Bàn tay to bè, ram ráp sực tỉnh buông ra. Thì mới mươi phút trước, họ là những người xa lạ!
    - Đỡ rồi. Cám ơn - Chị mấp máy môi.
    - Chị đang đau, sao đi một mình? ?" Anh hỏi nhỏ.
    - Anh cũng thế.
    - Vâng.
    Gương mặt cứng cỏi của người đàn ông trông nghiêng thoáng mềm đi bởi một nét buồn phảng phất. Chị chưa biết hết đường nét của nó nhưng nó tạo cho chị cảm giác gần gũi và tin cậy.
    Hành khách lơ mơ ngủ. Ông già thức nhưng dường như không ở đó. Một mảng vai người đàn ông ướt đầm những giọt nước mắt của người đàn bà xa lạ. Đêm cháy dần như ngọn nến. Màu đen đặc quánh cứ loãng dần.
    - Trời sắp sáng.
    - Dạ.
    Tiếng dạ ấy bây giờ đối với anh sao thân thiết lạ!
    - Tôi còn được gặp chị nữa không?
    - Không anh ạ!
    - Thế chị hết đau chưa?
    - Qua rồi.
    Anh dằn lòng để khỏi hỏi tiếp. Họ chỉ là hai kẻ đồng hành trên một chuyến tàu cuối năm!
    Chị lại thò đầu ra ngoài, hít lấy hít để luồng không khí lành lạnh tươi mát phảng phất hơi hướm mùa xuân. Mớ tóc dài cuồng loạn bay trong gió.
    - Trúng gió đấy!- Anh nhắc.
    - Bớt gió rồi. Anh không nghe biển cười à?
    - Còn chị cười chưa?
    Chị bật cười thành tiếng, ngỡ ngàng lắng nghe như tiếng cười của ai.
    Mẩu nến cuối đã lụn tàn. Con tàu khoan khoái chui ra khỏi đêm, rít lên một hồi còi lanh lảnh. Ngày hiện ra rỡ ràng. Trời biển nắm tay nhau tình tứ lộng lẫy. Anh kín đáo quan sát chị. Khuôn mặt nhìn nghiêng của chị thanh thản và xa vắng. Anh không hề thấy dấu vết của những vệt nước mắt, của cơn đau quằn quại... Gò má xanh xao phơn phớt một chút ánh sáng lặng lẽ xa vời. Dường như đó không phải là người đàn bà đã khóc ướt cả vai anh, đưa bàn tay lạnh cho anh ủ ấm.
    - Này chị...
    - Dạ.
    Lại tiếng dạ như đóng sầm cửa lại khiến anh ngơ ngác. Không quay đầu lại, chị rút bàn tay mảnh dẻ như những cánh hoa quỳnh sắp úa khỏi tay anh.
    - Dân chơi xứ ?ooải? mà đi tàu quê thiệt! Đến đâu rồi? - Con bé có trái tim ở đùi đứng dậy vươn vai, rồi tì người vào cửa nhìn ra ngoài, khoe vô tư một khoảng lưng bụng.
    - Không biết.
    - Nước Ngọt rồi ?" Ai đó trả lời.
    - Nước Ngọt rồi! Lòng chị lặp lại.
    Con tàu như lướt đi trong những cây số cuối cùng ấy rồi thở hắt ra bằng một hồi còi dài, lảo đảo rùng mình, đứng phắt lại trước một ga xép, nơi nó dừng lại ít phút để tránh tàu. Ga ven đường đìu hiu hẳn bởi ngày cuối năm không còn tấp nập cảnh chen mời mua bánh lọc, mía ở những ô cửa tàu. Chị đứng dậy, lặng lẽ đi qua anh.
    - Chị đi đâu đấy? Mau lên kẻo tàu chạy ?" Anh dặn với.
    - Dạ.
    Chị đi qua những hàng ghế, hao gầy, xanh xao, xiêu vẹo đến nao lòng khiến anh bật dậy đi theo:
    - Xuống đó làm gì?
    - Đến rồi.
    - Sao chị bảo ga cuối?
    - Dạ.
    Lại tiếng dạ như khóa chặt ấy khiến anh dừng lại không hỏi tiếp nữa. Anh đỡ chị xuống, ấp úng:
    - Chúc... ăn Tết vui vẻ - Anh chìa tay.
    - Tôi ăn Tết rồi. Cám ơn anh nhiều lắm!
    Chị nhìn sững bàn tay anh, nơi đã cho tâm hồn giông bão của chị trú ngụ trong một thoáng hạnh ngộ bất ngờ. Thong thả chị nắm lấy bàn tay ấy, áp nó lên chỗ trái tim đang đớn đau đập của mình rồi nhẹ nhàng buông xuống, quay lưng.
    Chị đi, không hành lý, không cả chiếc khăn che gió và nỗi buồn, xanh xao, mảnh khảnh như một áng mây sắp bay. Anh cảm thấy thắt lòng như vừa để vuột mất một cái gì đó thân thiết. Bóng chị bị che bởi một con tàu dằng dặc vừa chạy qua rồi lại hiện ra trong quầng nắng nhạt hiếm hoi như được chắt từ màu vàng của những nụ hoàng mai nở sớm rồi khuất hẳn. Một thằng bé gầy đen khẳng khiu chạm tay vào anh mời anh mua cái gì đó nhưng anh lắc đầu. Anh bước dọc con tàu, thẫn thờ nhìn nó như chưa hề cùng nó trong cuộc hành trình dài cho đến khi ông già thò đầu ra ngoài giục anh lên tàu. Một hồi còi đẫm ướt nỗi buồn vang lên. Con tàu rùng mình chuyển bánh, chầm chậm giã biệt ga xép. Anh vẫn chưa kịp đọc tên nó.
    - Chị ấy đâu? - Ông già hỏi.
    - Xuống rồi. Trông yếu đuối, lẻ loi quá!
    - Lẻ loi nhưng không yếu đuối. Chị ấy... có dáng vẻ một kẻ sắp ra đi!
    - Sao bác biết?
    - Sống riết rồi biết. Nhìn là biết.
    Con tàu đi nốt cuộc hành trình. Hai cặp bụi bàn nhau đón giao thừa ở một sàn nhảy có tên Nghinh Xuân nào đó. Anh chàng có nhúm tóc bạch có vẻ suy nghĩ, lọn tóc trắng rủ xuống trán. Con bé có trái tim ở đùi bất chợt quay lại thả chùng chình trong khoang tàu câu hát ?oĐời như vô tận một mình tôi về...?. Môi cong cớn, dáng ngổ ngáo mà giọng là đà khắc khoải. Ông già ôm chặt cái bị lác vào lòng như lạnh. Còn anh xích lại chỗ chị vừa ngồi. Ở đó còn chút hơi ấm của chị, còn sợi tóc vương trên thành tàu, một sợi vướng vào tay áo anh. Anh có cảm tưỏng chị đi như là ở lại...?T
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    9. Bà Mụ Của Búp Bê
    Tiếng khóa cổng lách cách, tiếng xe nổ. Tiếng càu nhàu của con dâu ông. Ðó là những âm thanh cuối cùng mà ông lão đợi - ông biết chúng đã đi làm, hai con bé đã đi học mà bây giờ ông và con Lỡ sẽ tự do trong ngôi nhà vắng lặng.
    Ông chui ra khỏi cái hộp của ông, một cái buồng nham nhở, hai mặt tựa vào hông tường và bếp, một mặt che tấm ván ép, một mặt trống hoác làm cửa ra vào. Ông đã quen đổi chỗ từ hai mươi năm nay, khi con ông trở thành chủ nhân trong ngôi nhà của cha mình. Từ lầu đến trệt, từ phòng trước đến phòng sau, từ phòng rộng đến phòng hẹp và bây giờ kề bên bếp. Lần này thì chính ông đề nghị: "Bây để tau xuống nhà sau ngủ. Tau hay đi tiểu đêm mà cửa thì bây khóa...".
    "Không khóa để ông đi ra, kẻ trộm đi vào à?". '' Con ông càu nhàu. Còn vợ nó thủng thỉnh: "Mùa hè, nằm đó khác chi hứng gió biển". Nằm đó là nằm ở khúc nhà ngang nối liền nhà trên với bếp. ở đó có mái nhưng tường không che chắn kín đáo như nhà trên. Thồng lộng. Con ông che tạm cho ông cái buồng này và bảo: "Rồi thư thư... con xây thành phòng". Tối đến khi cánh cửa thông đã khép, cắt ông với thế giới "trên nhà", ông thấy dễ chịu khi được một mình với yên tĩnh và bóng tối. Ông có thể ngắm cả mảng trời sao nhấp nhánh. Cả vầng trăng viên mãn tròn đầy. Cả lúc trăng mỏi. Cả những bóng cây vật vã vào nhau trong đêm mưa gió. Cũng còn dễ chịu hơn rón rén đái vào bô, từng tí, từng tí để tiếng nước tiểu không làm con dâu thức giấc, còn hơn níu tiếng đằng hắng cứ chực vọt ra khỏi họng. ở đây, ông có thể tự do đi lại, uống nước khi không ngủ được. Người già uống nhiều hơn ăn, ông có thể uống trà trừ bữa. Nhắc trà ông lại nhớ chén - cái chén sứ men lam bắt tuấn mã ông thường dùng nay đã cất trong tủ buýp-phê trên nhà. Ông có thói quen vừa uống trà vừa ngắm cái vẻ dữ dằn tuấn vĩ của tám con ngựa ở tám tư thế khác nhau. Nét vẽ sống động bằng màu xanh đậm mà vẫn trong như ngọc bích. Men trắng xanh lơ quý phái. Trà sóng sánh vàng bốc khói, tám con ngựa oai phong lẫm liệt. Uống trà trong chén ấy mới tuyệt làm sao! Nhưng chúng nói phải. Chén quá quý mà tay mình thì run - vỡ uổng lắm. Ðể còn mà ngắm - ông lão lại chép chép miệng móm mém rồi đi tìm con Lỡ. Nó đang kéo lê đôi chân cong vòng, nhỏ như cây sậy đi tìm ông. Nó ngủ trên kia nhưng khi cả nhà đi hết, nó lại được thả xuống cho ông. Con và dâu ông mắc một chứng bệnh kỳ dị - bệnh sạch. Ði làm về là chúng dọn dẹp lau chùi cho đến khi bóng như lau như li. Ðồ không dám dùng. Ngồi không dám dựa. Con cái không được chơi làm bẩn đồ đạc bóng lộn. Chúng làm lụng cực nhọc nhưng chúng không thuê người giúp việc vì sợ thêm người thêm bẩn. Vả lại đời nay biết đâu mà tin.
    Con Lỡ toét miệng cười với ông. Ông đến bế nó. Ngó nó lết mà thương. Nhưng ông không bế nổi con bé. Hai ông cháu lảo đảo. Ông ngồi chỗm hỗm cho nó bá cổ. Con Lỡ nằm bẹp trên lưng ông và hai ông cháu đi đến chỗ để thức ăn. Con Lỡ vừa ăn vừa "khóc" như mọi khi. Cũng như mọi khi, nó vừa ăn vừa đút cho con búp bê trụi tóc, gãy tay của nó. Cha mẹ nó chẳng chờ đợi nó ở ngôi nhà này. Họ đợi một đứa con trai. Mẹ nó đã quay lưng khóc khi cô đỡ chìa ra một cô bé gái nhăn nheo, đau khổ như một bà cụ. Ðứa con gái thứ ba! Lại xấu xí! Lại gầy gò vì thiếu cân, thiếu tháng! Lại bị què sau trận sốt tê liệt khi lên hai!. Ðôi lúc người mẹ cùng ăn năn. Giá chăm chút nó như hai đứa trước, uống, tiêm phòng đầy đủ. Thôi thì lỡ rồi. Lỡ sinh. Lỡ quên. Ngưòi ta gọi nó luôn là con Lỡ. Nó lại bị cái gì đó ở tuyến lệ nữa. Nước mắt cứ ri rỉ ngay cả khi nó cười: Trong ngôi nhà sạch bóng, tươm tất này, nó và ông thật lạc điệu - xấu xí, vô dụng - ông đọc điều đó trong cái nhìn. ăn xong, hai ông cháu ngồi chơi trên chiếc ghế mây dưới bóng cây. Một già một trẻ có thể ngồi đó suốt buổi cho đến khi có tiếng khóa lách cách trở lại. Con Lỡ lắng nghe ông nói, không hiểu, không khen chê nhưng vẫn nghe. Nó thường bắt lấy chữ cuối của ông làm chữ đầu của nó. Tuổi tác có ý nghĩa gì khi mọi sự đều trở về. Tóc trở màu, con người lại bắt đầu như một đứa trẻ, yếu đuối, bất lực, sợ hãi, ngây thơ. Thường ông kể chuyện cho nó nghe, chuyện đời, chuyện xưa nay, bày cho nó đếm, nó đọc. Còn nó bày cho ông bán hàng bằng lá, chơi búp bê. Sáng nay mặt con Lỡ đầy vẻ nghiêm trọng. Nó cứ nhìn chăm chăm con búp bê cũ kỹ hai đời chị quẳng lại cho nó và bảo ông:
    - Sáng nay con búp bê sẽ đẻ con.
    - Sao cháu biết?
    - Nó nói.
    - Nó nói sao?
    - Nó nói nó đau bụng. Con nó ở chật bụng nó.
    Ông lắc đầu. Bao giờ con bé cũng ao ước con búp bê đẻ. Mẹ nó biết đẻ. Con mèo biết đẻ thì tại sao con búp bê không đẻ? Nó sẽ đẻ một con búp bê tóc vàng, má hồng và lành lặn. Ðôi khi cả một bầy búp bê cũng có!
    Giá mình có thể "đẻ" cho nó một con thế nhỉ! Ông lão lẩn thẩn nghĩ. Tia mắt già nua đậu trên con bé Lỡ. Ðậu trên những chiếc lá vàng nâu nằm uể oải trên mặt đất.
    - Ông thấy không? Con Lỡ lắc tay ông - Bụng con búp bê sáng nay bự chác. Nó đựng đầy con. Nhưng con nó làm sao ra được?
    - Thì... thì... cũng như bà cho ra ba cháu. Mẹ cháu cho ra cháu. Có một bà tiên người ta gọi là bà mụ. - Thế bà mụ của búp bê đâu?
    - Cháu đấy!
    - Cháu không biết làm bà mụ. Bà mụ phải làm gì?
    - Gối lên chân ông ngủ và đợi.
    - Không, cháu không ngủ. Con bé lắc đầu quầy quậy.
    Ông nhớ lại lúc con mèo mun đẻ. Con bé đã ngồi bên nó suốt buổi để đợi xem em-bé-mèo.
    - Cháu không ngủ. Có bé lập lại, nhìn ông bướng bỉnh. Chính lúc ấy ông mới thấy mắt con bé đẹp vô cùng - trong như nước hồ thu, ươn ướt. "Giống hệt mắt bà ấy" - Ông lão thì thầm.
    - Bà ấy nào?
    - Bà cháu.
    Rồi ông lão nhìn đăm đăm vào khoảng trống trước mặt, dường như bà hiện ra ở đó, mãi mãi ở tuổi thanh xuân với những dải nước màu đen sóng sánh, đôi mắt trong ngần, đôi má vàng óng nắng, phơn phớn lông tơ.
    - Này ông! Sao con búp bê lâu đẻ thế?
    Bóng bà tan biến. Con Lỡ nhìn ông chăm chú:
    - Ơ! Mắt ông cũng có nước. Mặt ông lại nhăn thêm nữa. Một, hai, ba, mười, mười lăm... Nhiều quá. Chẳng ai nhiều như ông, đếm bắt mệt!
    - Tại năm tháng đó cháu. Năm tháng đi qua để lại dấu vết. Ông đã sống nhiều năm tháng quá rồi!
    Và bà lại hiện ra, một bà lão khô héo, cái lưng nằm mãi vì bệnh đến lở lói. Khuôn miệng cay đắng thốt những lời cay nghiệt. Ðôi mắt mờ đục chất ngất mệt mỏi.
    - Thế ông cất năm tháng của ông đó à? Khi hết chỗ ông sẽ cất ở đâu?
    - Khi đó ông chết.
    - Ðừng... cháu sẽ chơi với ai? Miệng con bé méo xệch - ông đừng chết. Cháu sẽ cất giùm ông nếu ông hết chỗ. Ông đừng chết!
    - Chưa chết đâu! Con búp bê gọi cháu kìa!
    Con bé lại quên ông. Nó quay qua con búp bê mất tay:
    - Này đau bụng hả? Mày đẻ con thôi. Mày đẻ một con búp bê tóc vàng đẹp như công chúa, không trụi tóc, không gãy tay. Con mày sẽ đẹp dùm mày.
    Con-mày-sẽ-đẹp-dùm-mày. Chao ôi! Con Lỡ nói một câu hay quá. Ông nhìn cháu ngạc nhiên. Ông nhìn hai cẳng chân cong vòng, nhìn thân hình èo uột, mái tóc lơ thơ và chợt nhận ra nó không ngô nghê như hai chị nó, rằng ông quá hoài phí năm tháng để hiểu điều này. Trong bản chất mỗi con người, mỗi sự vật, có cái người ta không thể học được. Ôi con Lỡ của ông! Từ khi bà mất, lòng ông nguội lạnh. Chính con bé què quặt ốm yếu này đã hâm nóng nó lại. "Ai mạc ư tâm tử". Mọi sự đau xót không gì bằng nguội lạnh con tim. Thật đúng!
    - Ðúng là con búp bê sắp đẻ phải không ông?
    - ừ.
    - Nhưng lâu quá! Con bé rên lên nhìn ông nôn nóng.
    Con - nó-làm-đẹp-cho-nó. Con người được cứu vãn nhờ sự tái sinh. Ông không thể dập tắt niềm tin ấy của con Lỡ. Ông lão trầm ngâm suy nghĩ rồi đứng phắt dậy:
    - Nó sẽ đẻ! Ông lão dõng dạc tuyên bố. Có điều cháu phải kiên nhẫn chờ. Ông đi mời bà mụ đây. Cháu sẽ giúp ông bằng cách ngồi yên trên ghế, không được rời con búp bê.
    - Mau lên ông! Cháu sẽ ngồi yên mà! Con bé rối rít giục. Ông lão tất tả ra cổng rồi đột nhiên ông khựng lại, quay lui. Cả hai ông cháu tuyệt vọng nhìn cái ổ khoá cổng to tướng. Con Lỡ bắt đầu thút thít.
    - Ðừng khóc! Ông có cách rồi.
    Ông đi tìm cái ghế cao con ông vẫn dùng để tỉa hoa giấy. Nó được dựng gần tường. Ông kéo nó sát hàng rào, vụng về, khó nhọc. Ông dặn con Lỡ lần cuối trước khi leo lên:
    - Nhớ ngồi yên. Ðừng tụt xuống té nghe!
    - Dạ! Ði nhanh ông nghe!
    Ông già bắt đầu trèo lên chiếc ghế cao. Chân ông run run, lóng nga lóng ngóng nhưng lòng ông rạo rực. Thằng bé nghịch ngợm trong ông hồi sinh - cái thằng cu Ðen thề không đặt chân xuống đất khi ở nhà một mình. Nó chỉ nhảy từ bàn qua ghế, từ ghế qua giường... Ông ngồi trên bờ tường nhìn xuống đường. Bây giờ ông phải xuống đó không có ghế. Ông bấu tay vào gờ tường và tụt xuống. Cứ nghĩ mình đi - ngược-lại. Ông vừa tụt xuống vừa lẩm bẩm và niềm vui lẫn sợ của thằng cu Ðen trèo tường đi chơi cứ làm tim ông đập thình thịch. Thời gian không thực có. Nhảy đi, cu Ðen! Nửa thước chứ mấy. Ông lão nhảy. Thằng cu Ðen táo tợn vỗ tay. Còn ông lão đau quá, khuỵu xuống. Ông nhăn mặt nhưng sực nhớ con Lỡ, ông đứng dậy, ông vịn tường bước khập khiễng. Ðể đỡ đau, ông tụt dép cầm tay. Có năm năm rồi ông không ra đường. Phố xá bây giờ lạ quá. ông lại là đứa con nít sợ lạc trước dòng người và xe cộ nườm nượp.
    "Này nằm yên đó. Ông sẽ về bây giờ với bà mụ và mày sẽ hết đau bụng, sẽ đẻ cho tau một con búp bê tóc vàng, lành lặn - con Lỡ thầm thì. Nó cảm thấy buồn đái, nhưng nó nhớ lời ông dặn không được rời con búp bê, không được tụt xuống té. Mày cũng khó chịu thế chứ gì. Như tau buồn đái thế thôi". Con bé ôm bụng nhăn nhó. Con búp bê mở to đôi mắt biếc có hàng mi cong vút nhìn trời. "Chịu khó đi rồi con mày sẽ làm đẹp cho mày. Con mày sẽ không rụng tóc và gãy tay như mày. Con tau... không biết rồi con tau có làm đẹp cho tau không? Chân tau không như mọi người. Tau không làm đẹp cho mẹ và mẹ không thương tau!" Con bé thở dài. Hoa nắng bắt đầu nhảy nhót trên áo nó. Con búp bê nhắm mắt ngủ. Con bé cũng thiu thiu.
    Khi con Lỡ mở mắt, điều kỳ diệu đã xảy ra. Ông nó ngồi cạnh nó. Con búp bê tóc vàng, má hồng nằm cạnh con búp bê trụi tóc, cụt tay. Còn nó, nó nằm trên vũng nước tiểu.
    - Ôi! Nó đẻ rồi! Thế bà mụ đâu! Cháu muốn cảm ơn bà.
    - Bà mụ đi rồi. Bà còn phải vội đi đỡ đẻ cho con búp bê khác.
    - Sao ông không thức cháu?
    - Rồi nó nhìn cái quần ướt sũng, bẽn lẽn: - Cháu không định tè trong quần, nhưng...
    Ông vừa nhăn nhó vừa cười. Nom ông là lạ. Nửa như nó, nửa như ông.
    Ông lão ngồi thở, ông còn mệt và còn đau chân lắm; khó lòng tưởng tượng những gì ông đã làm sáng nay. Nó cũng kỳ diệu và khó nhọc như con-búp-bê-đẻ-con vậy.
    Con Lỡ nhìn sững con búp bê tóc vàng. Nó đẹp dễ sợ. Nó không như con mèo mới đẻ, lông bết dính và mắt nhắm tít. "Mày thích lắm nhỉ - Bây giờ mình có ba người - Ban ngày thêm ông là bốn. Tau sẽ giấu mày trong chăn - Chị tau mà thấy họ không để yên cho mày đâu".
    Ðêm đó ông lão không ngủ được, ông gác hai cẳng chân đau nhức, mỏi nhừ lên thành giường. Ông đã đi bộ đến mấy con đường với cái chân đau. Chính thằng cu Ðen táo tợn, bướng bỉnh ấy kéo ông đi tới cửa hàng búp bê. Ông thò tay vào ngực - Bà vẫn nằm yên trong đó, gối đầu lên ngực ông. Chỉ có khác là bức chân dung hồi trẻ của bà ***g trong trái tim bằng ngọc bây giờ không được treo sợi dây chuyền vàng nữa - nó được thay bằng một sợi dây rút từ bao xi măng. Trong bóng tối đôi mắt đẹp như mắt con Lỡ nhìn ông cười có đuôi. Con Lỡ chắc ngủ ngon sau khi trò chuyện với lũ búp bê. Ông mơ màng thấy thằng cu Ðen kéo một toa tàu, một ông lão cà nhắc, một con bé cà thọt và một bà lão muôn thuở tuổi đôi mươi.
    Trên nhà, con Lỡ ôm hai con búp bê ngủ. Nó mơ nó đẻ con. Ðẻ ra một con Lỡ con lành lặn, đôi chân tròn trĩnh xinh đẹp lộ trong chiếc áo đầm voan trắng. Con Lỡ con đẹp giùm mình. Mặc áo đầm giùm mình. Con bé ngủ thiếp với ý tưởng đó. Còn con búp bê trơ trụi tóc, gãy tay thì không ngủ. Nó thao thức nghĩ đến bà mụ của mình.
    4-1994
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    9. Bà Mụ Của Búp Bê
    Tiếng khóa cổng lách cách, tiếng xe nổ. Tiếng càu nhàu của con dâu ông. Ðó là những âm thanh cuối cùng mà ông lão đợi - ông biết chúng đã đi làm, hai con bé đã đi học mà bây giờ ông và con Lỡ sẽ tự do trong ngôi nhà vắng lặng.
    Ông chui ra khỏi cái hộp của ông, một cái buồng nham nhở, hai mặt tựa vào hông tường và bếp, một mặt che tấm ván ép, một mặt trống hoác làm cửa ra vào. Ông đã quen đổi chỗ từ hai mươi năm nay, khi con ông trở thành chủ nhân trong ngôi nhà của cha mình. Từ lầu đến trệt, từ phòng trước đến phòng sau, từ phòng rộng đến phòng hẹp và bây giờ kề bên bếp. Lần này thì chính ông đề nghị: "Bây để tau xuống nhà sau ngủ. Tau hay đi tiểu đêm mà cửa thì bây khóa...".
    "Không khóa để ông đi ra, kẻ trộm đi vào à?". '' Con ông càu nhàu. Còn vợ nó thủng thỉnh: "Mùa hè, nằm đó khác chi hứng gió biển". Nằm đó là nằm ở khúc nhà ngang nối liền nhà trên với bếp. ở đó có mái nhưng tường không che chắn kín đáo như nhà trên. Thồng lộng. Con ông che tạm cho ông cái buồng này và bảo: "Rồi thư thư... con xây thành phòng". Tối đến khi cánh cửa thông đã khép, cắt ông với thế giới "trên nhà", ông thấy dễ chịu khi được một mình với yên tĩnh và bóng tối. Ông có thể ngắm cả mảng trời sao nhấp nhánh. Cả vầng trăng viên mãn tròn đầy. Cả lúc trăng mỏi. Cả những bóng cây vật vã vào nhau trong đêm mưa gió. Cũng còn dễ chịu hơn rón rén đái vào bô, từng tí, từng tí để tiếng nước tiểu không làm con dâu thức giấc, còn hơn níu tiếng đằng hắng cứ chực vọt ra khỏi họng. ở đây, ông có thể tự do đi lại, uống nước khi không ngủ được. Người già uống nhiều hơn ăn, ông có thể uống trà trừ bữa. Nhắc trà ông lại nhớ chén - cái chén sứ men lam bắt tuấn mã ông thường dùng nay đã cất trong tủ buýp-phê trên nhà. Ông có thói quen vừa uống trà vừa ngắm cái vẻ dữ dằn tuấn vĩ của tám con ngựa ở tám tư thế khác nhau. Nét vẽ sống động bằng màu xanh đậm mà vẫn trong như ngọc bích. Men trắng xanh lơ quý phái. Trà sóng sánh vàng bốc khói, tám con ngựa oai phong lẫm liệt. Uống trà trong chén ấy mới tuyệt làm sao! Nhưng chúng nói phải. Chén quá quý mà tay mình thì run - vỡ uổng lắm. Ðể còn mà ngắm - ông lão lại chép chép miệng móm mém rồi đi tìm con Lỡ. Nó đang kéo lê đôi chân cong vòng, nhỏ như cây sậy đi tìm ông. Nó ngủ trên kia nhưng khi cả nhà đi hết, nó lại được thả xuống cho ông. Con và dâu ông mắc một chứng bệnh kỳ dị - bệnh sạch. Ði làm về là chúng dọn dẹp lau chùi cho đến khi bóng như lau như li. Ðồ không dám dùng. Ngồi không dám dựa. Con cái không được chơi làm bẩn đồ đạc bóng lộn. Chúng làm lụng cực nhọc nhưng chúng không thuê người giúp việc vì sợ thêm người thêm bẩn. Vả lại đời nay biết đâu mà tin.
    Con Lỡ toét miệng cười với ông. Ông đến bế nó. Ngó nó lết mà thương. Nhưng ông không bế nổi con bé. Hai ông cháu lảo đảo. Ông ngồi chỗm hỗm cho nó bá cổ. Con Lỡ nằm bẹp trên lưng ông và hai ông cháu đi đến chỗ để thức ăn. Con Lỡ vừa ăn vừa "khóc" như mọi khi. Cũng như mọi khi, nó vừa ăn vừa đút cho con búp bê trụi tóc, gãy tay của nó. Cha mẹ nó chẳng chờ đợi nó ở ngôi nhà này. Họ đợi một đứa con trai. Mẹ nó đã quay lưng khóc khi cô đỡ chìa ra một cô bé gái nhăn nheo, đau khổ như một bà cụ. Ðứa con gái thứ ba! Lại xấu xí! Lại gầy gò vì thiếu cân, thiếu tháng! Lại bị què sau trận sốt tê liệt khi lên hai!. Ðôi lúc người mẹ cùng ăn năn. Giá chăm chút nó như hai đứa trước, uống, tiêm phòng đầy đủ. Thôi thì lỡ rồi. Lỡ sinh. Lỡ quên. Ngưòi ta gọi nó luôn là con Lỡ. Nó lại bị cái gì đó ở tuyến lệ nữa. Nước mắt cứ ri rỉ ngay cả khi nó cười: Trong ngôi nhà sạch bóng, tươm tất này, nó và ông thật lạc điệu - xấu xí, vô dụng - ông đọc điều đó trong cái nhìn. ăn xong, hai ông cháu ngồi chơi trên chiếc ghế mây dưới bóng cây. Một già một trẻ có thể ngồi đó suốt buổi cho đến khi có tiếng khóa lách cách trở lại. Con Lỡ lắng nghe ông nói, không hiểu, không khen chê nhưng vẫn nghe. Nó thường bắt lấy chữ cuối của ông làm chữ đầu của nó. Tuổi tác có ý nghĩa gì khi mọi sự đều trở về. Tóc trở màu, con người lại bắt đầu như một đứa trẻ, yếu đuối, bất lực, sợ hãi, ngây thơ. Thường ông kể chuyện cho nó nghe, chuyện đời, chuyện xưa nay, bày cho nó đếm, nó đọc. Còn nó bày cho ông bán hàng bằng lá, chơi búp bê. Sáng nay mặt con Lỡ đầy vẻ nghiêm trọng. Nó cứ nhìn chăm chăm con búp bê cũ kỹ hai đời chị quẳng lại cho nó và bảo ông:
    - Sáng nay con búp bê sẽ đẻ con.
    - Sao cháu biết?
    - Nó nói.
    - Nó nói sao?
    - Nó nói nó đau bụng. Con nó ở chật bụng nó.
    Ông lắc đầu. Bao giờ con bé cũng ao ước con búp bê đẻ. Mẹ nó biết đẻ. Con mèo biết đẻ thì tại sao con búp bê không đẻ? Nó sẽ đẻ một con búp bê tóc vàng, má hồng và lành lặn. Ðôi khi cả một bầy búp bê cũng có!
    Giá mình có thể "đẻ" cho nó một con thế nhỉ! Ông lão lẩn thẩn nghĩ. Tia mắt già nua đậu trên con bé Lỡ. Ðậu trên những chiếc lá vàng nâu nằm uể oải trên mặt đất.
    - Ông thấy không? Con Lỡ lắc tay ông - Bụng con búp bê sáng nay bự chác. Nó đựng đầy con. Nhưng con nó làm sao ra được?
    - Thì... thì... cũng như bà cho ra ba cháu. Mẹ cháu cho ra cháu. Có một bà tiên người ta gọi là bà mụ. - Thế bà mụ của búp bê đâu?
    - Cháu đấy!
    - Cháu không biết làm bà mụ. Bà mụ phải làm gì?
    - Gối lên chân ông ngủ và đợi.
    - Không, cháu không ngủ. Con bé lắc đầu quầy quậy.
    Ông nhớ lại lúc con mèo mun đẻ. Con bé đã ngồi bên nó suốt buổi để đợi xem em-bé-mèo.
    - Cháu không ngủ. Có bé lập lại, nhìn ông bướng bỉnh. Chính lúc ấy ông mới thấy mắt con bé đẹp vô cùng - trong như nước hồ thu, ươn ướt. "Giống hệt mắt bà ấy" - Ông lão thì thầm.
    - Bà ấy nào?
    - Bà cháu.
    Rồi ông lão nhìn đăm đăm vào khoảng trống trước mặt, dường như bà hiện ra ở đó, mãi mãi ở tuổi thanh xuân với những dải nước màu đen sóng sánh, đôi mắt trong ngần, đôi má vàng óng nắng, phơn phớn lông tơ.
    - Này ông! Sao con búp bê lâu đẻ thế?
    Bóng bà tan biến. Con Lỡ nhìn ông chăm chú:
    - Ơ! Mắt ông cũng có nước. Mặt ông lại nhăn thêm nữa. Một, hai, ba, mười, mười lăm... Nhiều quá. Chẳng ai nhiều như ông, đếm bắt mệt!
    - Tại năm tháng đó cháu. Năm tháng đi qua để lại dấu vết. Ông đã sống nhiều năm tháng quá rồi!
    Và bà lại hiện ra, một bà lão khô héo, cái lưng nằm mãi vì bệnh đến lở lói. Khuôn miệng cay đắng thốt những lời cay nghiệt. Ðôi mắt mờ đục chất ngất mệt mỏi.
    - Thế ông cất năm tháng của ông đó à? Khi hết chỗ ông sẽ cất ở đâu?
    - Khi đó ông chết.
    - Ðừng... cháu sẽ chơi với ai? Miệng con bé méo xệch - ông đừng chết. Cháu sẽ cất giùm ông nếu ông hết chỗ. Ông đừng chết!
    - Chưa chết đâu! Con búp bê gọi cháu kìa!
    Con bé lại quên ông. Nó quay qua con búp bê mất tay:
    - Này đau bụng hả? Mày đẻ con thôi. Mày đẻ một con búp bê tóc vàng đẹp như công chúa, không trụi tóc, không gãy tay. Con mày sẽ đẹp dùm mày.
    Con-mày-sẽ-đẹp-dùm-mày. Chao ôi! Con Lỡ nói một câu hay quá. Ông nhìn cháu ngạc nhiên. Ông nhìn hai cẳng chân cong vòng, nhìn thân hình èo uột, mái tóc lơ thơ và chợt nhận ra nó không ngô nghê như hai chị nó, rằng ông quá hoài phí năm tháng để hiểu điều này. Trong bản chất mỗi con người, mỗi sự vật, có cái người ta không thể học được. Ôi con Lỡ của ông! Từ khi bà mất, lòng ông nguội lạnh. Chính con bé què quặt ốm yếu này đã hâm nóng nó lại. "Ai mạc ư tâm tử". Mọi sự đau xót không gì bằng nguội lạnh con tim. Thật đúng!
    - Ðúng là con búp bê sắp đẻ phải không ông?
    - ừ.
    - Nhưng lâu quá! Con bé rên lên nhìn ông nôn nóng.
    Con - nó-làm-đẹp-cho-nó. Con người được cứu vãn nhờ sự tái sinh. Ông không thể dập tắt niềm tin ấy của con Lỡ. Ông lão trầm ngâm suy nghĩ rồi đứng phắt dậy:
    - Nó sẽ đẻ! Ông lão dõng dạc tuyên bố. Có điều cháu phải kiên nhẫn chờ. Ông đi mời bà mụ đây. Cháu sẽ giúp ông bằng cách ngồi yên trên ghế, không được rời con búp bê.
    - Mau lên ông! Cháu sẽ ngồi yên mà! Con bé rối rít giục. Ông lão tất tả ra cổng rồi đột nhiên ông khựng lại, quay lui. Cả hai ông cháu tuyệt vọng nhìn cái ổ khoá cổng to tướng. Con Lỡ bắt đầu thút thít.
    - Ðừng khóc! Ông có cách rồi.
    Ông đi tìm cái ghế cao con ông vẫn dùng để tỉa hoa giấy. Nó được dựng gần tường. Ông kéo nó sát hàng rào, vụng về, khó nhọc. Ông dặn con Lỡ lần cuối trước khi leo lên:
    - Nhớ ngồi yên. Ðừng tụt xuống té nghe!
    - Dạ! Ði nhanh ông nghe!
    Ông già bắt đầu trèo lên chiếc ghế cao. Chân ông run run, lóng nga lóng ngóng nhưng lòng ông rạo rực. Thằng bé nghịch ngợm trong ông hồi sinh - cái thằng cu Ðen thề không đặt chân xuống đất khi ở nhà một mình. Nó chỉ nhảy từ bàn qua ghế, từ ghế qua giường... Ông ngồi trên bờ tường nhìn xuống đường. Bây giờ ông phải xuống đó không có ghế. Ông bấu tay vào gờ tường và tụt xuống. Cứ nghĩ mình đi - ngược-lại. Ông vừa tụt xuống vừa lẩm bẩm và niềm vui lẫn sợ của thằng cu Ðen trèo tường đi chơi cứ làm tim ông đập thình thịch. Thời gian không thực có. Nhảy đi, cu Ðen! Nửa thước chứ mấy. Ông lão nhảy. Thằng cu Ðen táo tợn vỗ tay. Còn ông lão đau quá, khuỵu xuống. Ông nhăn mặt nhưng sực nhớ con Lỡ, ông đứng dậy, ông vịn tường bước khập khiễng. Ðể đỡ đau, ông tụt dép cầm tay. Có năm năm rồi ông không ra đường. Phố xá bây giờ lạ quá. ông lại là đứa con nít sợ lạc trước dòng người và xe cộ nườm nượp.
    "Này nằm yên đó. Ông sẽ về bây giờ với bà mụ và mày sẽ hết đau bụng, sẽ đẻ cho tau một con búp bê tóc vàng, lành lặn - con Lỡ thầm thì. Nó cảm thấy buồn đái, nhưng nó nhớ lời ông dặn không được rời con búp bê, không được tụt xuống té. Mày cũng khó chịu thế chứ gì. Như tau buồn đái thế thôi". Con bé ôm bụng nhăn nhó. Con búp bê mở to đôi mắt biếc có hàng mi cong vút nhìn trời. "Chịu khó đi rồi con mày sẽ làm đẹp cho mày. Con mày sẽ không rụng tóc và gãy tay như mày. Con tau... không biết rồi con tau có làm đẹp cho tau không? Chân tau không như mọi người. Tau không làm đẹp cho mẹ và mẹ không thương tau!" Con bé thở dài. Hoa nắng bắt đầu nhảy nhót trên áo nó. Con búp bê nhắm mắt ngủ. Con bé cũng thiu thiu.
    Khi con Lỡ mở mắt, điều kỳ diệu đã xảy ra. Ông nó ngồi cạnh nó. Con búp bê tóc vàng, má hồng nằm cạnh con búp bê trụi tóc, cụt tay. Còn nó, nó nằm trên vũng nước tiểu.
    - Ôi! Nó đẻ rồi! Thế bà mụ đâu! Cháu muốn cảm ơn bà.
    - Bà mụ đi rồi. Bà còn phải vội đi đỡ đẻ cho con búp bê khác.
    - Sao ông không thức cháu?
    - Rồi nó nhìn cái quần ướt sũng, bẽn lẽn: - Cháu không định tè trong quần, nhưng...
    Ông vừa nhăn nhó vừa cười. Nom ông là lạ. Nửa như nó, nửa như ông.
    Ông lão ngồi thở, ông còn mệt và còn đau chân lắm; khó lòng tưởng tượng những gì ông đã làm sáng nay. Nó cũng kỳ diệu và khó nhọc như con-búp-bê-đẻ-con vậy.
    Con Lỡ nhìn sững con búp bê tóc vàng. Nó đẹp dễ sợ. Nó không như con mèo mới đẻ, lông bết dính và mắt nhắm tít. "Mày thích lắm nhỉ - Bây giờ mình có ba người - Ban ngày thêm ông là bốn. Tau sẽ giấu mày trong chăn - Chị tau mà thấy họ không để yên cho mày đâu".
    Ðêm đó ông lão không ngủ được, ông gác hai cẳng chân đau nhức, mỏi nhừ lên thành giường. Ông đã đi bộ đến mấy con đường với cái chân đau. Chính thằng cu Ðen táo tợn, bướng bỉnh ấy kéo ông đi tới cửa hàng búp bê. Ông thò tay vào ngực - Bà vẫn nằm yên trong đó, gối đầu lên ngực ông. Chỉ có khác là bức chân dung hồi trẻ của bà ***g trong trái tim bằng ngọc bây giờ không được treo sợi dây chuyền vàng nữa - nó được thay bằng một sợi dây rút từ bao xi măng. Trong bóng tối đôi mắt đẹp như mắt con Lỡ nhìn ông cười có đuôi. Con Lỡ chắc ngủ ngon sau khi trò chuyện với lũ búp bê. Ông mơ màng thấy thằng cu Ðen kéo một toa tàu, một ông lão cà nhắc, một con bé cà thọt và một bà lão muôn thuở tuổi đôi mươi.
    Trên nhà, con Lỡ ôm hai con búp bê ngủ. Nó mơ nó đẻ con. Ðẻ ra một con Lỡ con lành lặn, đôi chân tròn trĩnh xinh đẹp lộ trong chiếc áo đầm voan trắng. Con Lỡ con đẹp giùm mình. Mặc áo đầm giùm mình. Con bé ngủ thiếp với ý tưởng đó. Còn con búp bê trơ trụi tóc, gãy tay thì không ngủ. Nó thao thức nghĩ đến bà mụ của mình.
    4-1994
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    10. Vua Lũ Đồ Chơi
    Nó chưa hề xuống vườn. Đơn giản vì nó đi lại khó khăn, chỉ lết là giỏi. Cầu thang lại có cửa, cài then phía ngoài. Thế giới đối với nó thu hẹp trong căn phòng khoảng 20 mét vuông, nơi mẹ cha nó buồn bã thu giấu một sản phẩm bị hỏng, một hình hài con người mà chẳng ra người.
    Những ngày nắng ráo, cửa sổ được mở, màn được vén, nó ngồi ngó xuống vườn và một nỗi khát khao mơ hồ trào dâng trong nó, vỡ tung thành chuỗi âm thanh nhọn hoắt xé toang mầu nắng. Ai nghe cũng phải bịt tai lại.
    Mỗi ngày mẹ nó ghé nó đúng năm phút vào buổi sáng và để lại mùi nước hoa váng vất chóng mặt. Cha nó ghé buổi tối, nồng nặc mùi bia. Còn vú Năm ghé ban ngày, vú tỏa mùi xà phòng. Tất cả mọi người đều có mùi gì đó.
    Nó có nhiều đồ chơi. Dường như cha mẹ nó tin rằng đồ chơi cứu vãn sự bất hạnh của nó. Toàn đồ chơi đắt tiền - một rừng thú thủy tinh, sứ và nhồi bông. Một ngăn xe điện, tàu hỏa, máy bay chạy pin hoặc điều khiển từ xa... Chủ nhật vú Năm tắm cho thú thủy tinh và sứ. Chúng vùng vẫy trong nước cho đến khi thịt da bóng ánh ngời ngợi rồi bước ra tắm nắng cho khỏi còi xương. Sau đó vú chải lông cho thú nhồi bông. Gấu, cọp, sư tử... đều lim dim mắt khi vú lướt cái lược bé xíu trên bộ lông đủ mầu của chúng. Rồi tất cả vào tủ. Cả thế giới tràn đầy âm thanh, mầu sắc, sức sống trên trang sách trở nên im lìm, bất động trong tủ kính. ở đó hổ giống mèo, gấu giống chó, chim giống gà... tất cả đều buồn thiu và bất lực.
    Một ngày mẹ về quê và đem lên một thằng bé đen trùi trũi, tóc khét nắng, người quắt queo. Nó không ngừng cựa quậy trong bộ đồ mới. Nó có mùi lá cây. Mẹ giới thiệu:
    - Đây là thằng Đẹt. Từ nay nó chơi với con cho có bạn.
    Thằng Đẹt kinh hoàng nhìn nó:
    - Nhưng tui sợ ảnh lắm! Giống như ông kẹ.
    Thằng Đẹt nhớ nhà khóc mãi. Nó không chịu mặc áo, cũng không biết uống sữa. Nó ở trần, trèo tuốt lên cái cây cao nhất ngó hướng về quê nhà. Cây dừa ấy lại ở ngay trước cửa sổ phòng nó, chỉ cách sải tay. Con khỉ trên cây giương mắt ngó nó:
    - Đầu anh đựng chi trong nớ mà bự chác rứa?
    - ...
    - Răng còn bé mà lưng còng như ông tui rứa?
    - ...
    - Răng không xuống đây chơi? ở trong hộp hoài chán chết!
    Nó lại im lặng. Chưa ai hỏi nó như thế. Trong tấm cửa kính mờ đục hiện ra một cái đầu quá cỡ ngoẹo trên cái cổ khẳng khiu. Tấm thân oằn xuống như không mang nổi sức nặng của bất hạnh. Sáng đó, dẫu trời mát mẻ, người ta cũng nghe tiếng hét. Tiếng hét lảnh lót xuyên thẳng vào nỗi nhớ nhà của thằng Đẹt khiến nó rùng mình. Nó bám chặt vào thân cây dừa như sợ tiếng hét hất nó xuống đất. Hét xong, thằng đầu to há miệng thở. Nom nó quá buồn thảm và thằng Đẹt biết nó vừa khóc. Khóc bằng tiếng hét.
    Thằng Đẹt nao nao thương "ông kẹ". Nó vụt xuống đến bên cây chuối, xé lá vấn cái kèn to rồi trèo lên cây dừa thổi toe toe. Chiếc kèn lá bật lên chuỗi âm thanh vui tai. Nó quẳng kèn vào cửa sổ:
    - Thổi đi! Đừng hét! Tui sợ lắm!
    Thằng kia bỏ kèn vào miệng nhưng chỉ bật tiếng u u buồn bã. Nó vất kèn trả.
    - Không thích hả? Để tui làm thứ khác.
    Xế trưa thằng Đẹt quăng vào cửa sổ một con gà và một thằng bé bện bằng lá dừa rất ngộ nghĩnh.
    Hôm sau vú Năm báo tin thằng Đẹt đã bỏ trốn về làng. Thằng đầu to ngẩn ngơ ngắm hai món quà bằng lá dừa và trịnh trọng đặt vào tủ đồ chơi của nó.
    Đêm ấy, trong giấc ngủ chập chờn, nó bỗng nghe tiếng huyên náo. Tụi đồ chơi đắt tiền không chịu thằng Lá Dừa đứng cạnh. Lão Sư Tử sứ gầm lên:
    - Thằng nhà quê này ở đâu ra? Người ngợm bằng lá không đáng một xu. Cả con gà lá nữa. Đuổi đi thôi. ở với chúng thật đáng xấu hổ!
    Tụi kia nhao nhao đồng ý. Bầy chó nhồi bông gồm Đốm, Mực, Vàng, Vá, Berger ngúc ngắc đầu phụ họa. ả Mèo Tam Thể bằng thủy tinh hãnh diện ngắm làn da óng ánh trong suốt của mình õng ẹo:
    - Meo... meo... người đâu mà xấu xí!
    Thằng Lá Dừa nhìn lũ đồ chơi hào nhoáng trong tủ với vẻ khinh thị:
    - Tao đoán tụi bây chỉ tốt mã còn dốt đặc không biết trời trăng gì ráo! Có giỏi trả lời tao ba câu hỏi. Trả lời đúng tao đi. Trả lời sai, tao làm vua tụi mày.
    - Vua ư? Còn khuya - Cọp nhồi bông thách thức.
    - Vậy nghe đây! - Lá Dừa chống nạnh hỏi - Trời mầu gì?
    - Dễ ẹt! Mầu nâu - Thỏ xám nhanh nhẹn trả lời rồi nhìn lên nóc tủ.
    - Đó là tủ, không phải trời. Đúng là ếch ngồi đáy giếng ngỡ trời mầu nâu!
    - Thế mầu gì? - Nai thủy tinh ngơ ngác.
    - Mầu xanh. Tao đội trời luôn tao biết. Còn đất mầu gì?
    Lũ thú dè dặt ngó nhau. Chúng sợ trả lời sai nữa. Thằng đầu to cũng hồi hộp. Nó chưa hề đặt chân lên đất. Chó Berger nổi tiếng thông minh ngúc ngắc đầu suy nghĩ rồi nhìn xuống chân, đáp:
    - Đất trong vắt.
    - Sai nữa. Đó là mặt gương chứ không phải mặt đất.
    - Chứ đất mầu gì? - Chuột Túi nôn nóng. Con nó cũng ló đầu ra khỏi túi, dỏng tai nghe.
    - Đủ mầu. Tùy cái phủ lên nó. Có nơi xanh ngắt, có nơi đỏ quạch, có nơi trắng như tuyết...
    - Ngộ nhỉ! Chắc đẹp lắm! - Lũ thú xôn xao.
    - Còn đây là câu cuối cùng - Rừng là gì?
    Bọn thú đồ chơi bối rối. Thằng Lá Dừa gạ ý:
    - Chỗ tụi bây ở đó mà!
    - Thế thì dễ ẹt! Rừng là tủ - Gấu đen hớn hở đáp.
    Lá Dừa gập người cười. Con Gà trống cũng đập cánh cười phành phạch "ọ... ó... o... ngu ơi là ngu!". Lá Dừa nghếch mặt:
    - Đồ mất gốc! Quê quán cũng không biết. Rừng bao la, bí hiểm chứ đâu như xó tủ này. Phải cho tụi bây đi thực tế thôi!
    Từ đó, thằng Lá Dừa trở thành vua lũ đồ chơi. Nó xáo trộn khoảng không gian chật hẹp, khuấy động sự im lìm bất động. Ban đêm là ban ngày của chúng. Đúng 12 giờ khuya, Gà trống lá đập cánh gáy vang: "ọ... ó... o... sáng rồi, dậy đi học thôi!". Lũ đồ chơi lục tục dậy. Chúng leo lên chiếc tàu hỏa có sáu toa và một ống khói chạy bằng pin. Thằng Lá Dừa vừa lái tàu vừa dậm chân hát:
    Đất trời mênh mông,
    Đi đâu chẳng được,
    Nhưng cũng phải ghé,
    Về nhà bú tí,
    Xình xịch... xình xịch...
    ọ... ó... o... meo meo... gâu gâu...
    Lũ đồ chơi hào hứng phụ họa. Xe lửa chở chúng vào rừng. Trở về bao giờ chúng cũng mệt nhoài và lấm lem. Chúng gác chân lên nhau ngủ mê mệt.
    Chủ nhật vú Năm tắm cho chúng. Vú càu nhàu: "Đứng trong tủ sao bẩn thế này! Còn thằng bé và con gà lá này ở đâu ra? Xấu quá! Vú quẳng đi nhé!"
    Thằng bé lắc đầu quầy quậy. Nó biết đó là vua lũ đồ chơi. Vua điều khiển chúng không bằng pin, dây cót... mà bằng ý tưởng. ý tưởng thổi sinh khí vào lũ đồ chơi lạnh lẽo, bất động, bóng ngời. Chúng trở nên tò mò, siêng năng học hỏi để trở thành chúng. Chim Cánh Cụt loạng choạng tập đi, cánh vẫy liên hồi, mơ tới vùng tuyết trắng. Bầy Chó nhồi bông học phát hiện kẻ gian, học yêu thương, trung thành. Chim Sơn Ca học hót để tiếng chạm trời xanh. Chuồn chuồn học bay thấp bay cao để dự báo thời tiết...
    Thằng Lá Dừa là một giáo viên dạy giỏi. Nó biến kiến thức thành thơ con cóc tuốt nên rất dễ thuộc.
    Mèo thủy tinh ê a:
    Mì bơ, cá rán đều ngon tuyệt
    Nhưng đứng đằng sau thịt chuột!
    Gấu nhồi bông vừa liếm chân vừa gật gù:
    Mùa hè tha hồ chén mật
    Rừng thơm lựng tựa lẵng hoa
    Nhưng nhớ ngủ đông đấy nhé
    Băng giá chẳng có gì xơi!
    Thỏ trắng vừa nhảy nhót vừa học bài. Nó thông minh nên luôn "chế biến" bài học để tăng giá trị của mình:
    Trong rừng ai khôn hơn thỏ
    Thấy động cụp đuôi chạy ngay
    Trong bụi vểnh râu nghĩ kế
    Cọp, beo, sư tử thua ngay!
    Sư Tử tự ái gầm lên:
    á cha! Ta đây chúa tể
    Thịt thỏ chế biến thơm ngon
    Bỏ ngay cái thói hợm hĩnh
    Kẻo mà chỉ còn nhúm lông!
    Căn phòng hai chục mét vuông trở thành trường học vui nhộn. Thằng bé đầu to lang thang cùng lũ đồ chơi và thuộc cả bài của chúng. Một hôm, thằng Lá Dừa xướng bài học mới:
    Đất trời mênh mông
    Cuộc đời ngắn ngủi
    Trèo lên xe lửa
    Ta cùng đi thôi!
    Vừa học vừa chơi
    Để cho khỏi dốt
    Chớ có ngồi buồn
    Đất trời bé lại.
    Lũ thú đồ chơi nhao nhao hỏi bài đó dành cho ai. Lá Dừa đáp: "Cho vua của chúng ta. Vua đầu to lắm, chứa đầy thông minh. Sau thành thiên tài".
    Không biết vua đầu to của chúng có trở thành thiên tài không nhưng một thời gian sau người ta không nghe những tiếng hét giữa trưa nữa. Từ căn phòng ấy vọng ra tiếng đàn non nớt, ngượng nghịu rồi vững vàng dần và cuối cùng bay bổng.
    Thằng Lá Dừa yếu dần, người nó mỏng tang, khô giòn, chạm tới là rã. Cơ thể nó bằng lá nên cuộc đời ngắn ngủi hơn thú thủy tinh và nhồi bông. Một ngày nó nói với lũ đồ chơi: "Tao đã hoàn thành nhiệm vụ. Giờ tao phải về nhà". Vua đầu to và lũ đồ chơi làm một bữa tiệc đưa tiễn. ở đó không có nước mắt mà chỉ ngập thơ con cóc và tiếng đàn. Tiệc tàn, vua đầu to đặt thằng Lá Dừa trên chiếc máy bay giấy phóng qua cây dừa. Chiếc máy bay chở theo tiếng hát yếu ớt:
    Đất trời mênh mông
    Đi đâu cũng được
    Nhưng cũng phải ghé
    Về nhà bú tí.
    Gió thổi. Lá Dừa khô quắt, nhẹ tênh, thanh thản là là rơi xuống đất. Một thằng bé đi qua dẫm lên... Lá Dừa tan thành bụi. Khó ai ngờ nhúm bụi mục nát ấy từng làm nên điều kỳ diệu - Biến tiếng hét đớn đau cuồng nộ thành tiếng đàn thánh thót dịu dàng, khiến chim sơn ca bằng thủy tinh cất tiếng hót lảnh lót chạm thấu trời xanh, chạm tới giấc mơ của những chú bé!
    6-1996
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    10. Vua Lũ Đồ Chơi
    Nó chưa hề xuống vườn. Đơn giản vì nó đi lại khó khăn, chỉ lết là giỏi. Cầu thang lại có cửa, cài then phía ngoài. Thế giới đối với nó thu hẹp trong căn phòng khoảng 20 mét vuông, nơi mẹ cha nó buồn bã thu giấu một sản phẩm bị hỏng, một hình hài con người mà chẳng ra người.
    Những ngày nắng ráo, cửa sổ được mở, màn được vén, nó ngồi ngó xuống vườn và một nỗi khát khao mơ hồ trào dâng trong nó, vỡ tung thành chuỗi âm thanh nhọn hoắt xé toang mầu nắng. Ai nghe cũng phải bịt tai lại.
    Mỗi ngày mẹ nó ghé nó đúng năm phút vào buổi sáng và để lại mùi nước hoa váng vất chóng mặt. Cha nó ghé buổi tối, nồng nặc mùi bia. Còn vú Năm ghé ban ngày, vú tỏa mùi xà phòng. Tất cả mọi người đều có mùi gì đó.
    Nó có nhiều đồ chơi. Dường như cha mẹ nó tin rằng đồ chơi cứu vãn sự bất hạnh của nó. Toàn đồ chơi đắt tiền - một rừng thú thủy tinh, sứ và nhồi bông. Một ngăn xe điện, tàu hỏa, máy bay chạy pin hoặc điều khiển từ xa... Chủ nhật vú Năm tắm cho thú thủy tinh và sứ. Chúng vùng vẫy trong nước cho đến khi thịt da bóng ánh ngời ngợi rồi bước ra tắm nắng cho khỏi còi xương. Sau đó vú chải lông cho thú nhồi bông. Gấu, cọp, sư tử... đều lim dim mắt khi vú lướt cái lược bé xíu trên bộ lông đủ mầu của chúng. Rồi tất cả vào tủ. Cả thế giới tràn đầy âm thanh, mầu sắc, sức sống trên trang sách trở nên im lìm, bất động trong tủ kính. ở đó hổ giống mèo, gấu giống chó, chim giống gà... tất cả đều buồn thiu và bất lực.
    Một ngày mẹ về quê và đem lên một thằng bé đen trùi trũi, tóc khét nắng, người quắt queo. Nó không ngừng cựa quậy trong bộ đồ mới. Nó có mùi lá cây. Mẹ giới thiệu:
    - Đây là thằng Đẹt. Từ nay nó chơi với con cho có bạn.
    Thằng Đẹt kinh hoàng nhìn nó:
    - Nhưng tui sợ ảnh lắm! Giống như ông kẹ.
    Thằng Đẹt nhớ nhà khóc mãi. Nó không chịu mặc áo, cũng không biết uống sữa. Nó ở trần, trèo tuốt lên cái cây cao nhất ngó hướng về quê nhà. Cây dừa ấy lại ở ngay trước cửa sổ phòng nó, chỉ cách sải tay. Con khỉ trên cây giương mắt ngó nó:
    - Đầu anh đựng chi trong nớ mà bự chác rứa?
    - ...
    - Răng còn bé mà lưng còng như ông tui rứa?
    - ...
    - Răng không xuống đây chơi? ở trong hộp hoài chán chết!
    Nó lại im lặng. Chưa ai hỏi nó như thế. Trong tấm cửa kính mờ đục hiện ra một cái đầu quá cỡ ngoẹo trên cái cổ khẳng khiu. Tấm thân oằn xuống như không mang nổi sức nặng của bất hạnh. Sáng đó, dẫu trời mát mẻ, người ta cũng nghe tiếng hét. Tiếng hét lảnh lót xuyên thẳng vào nỗi nhớ nhà của thằng Đẹt khiến nó rùng mình. Nó bám chặt vào thân cây dừa như sợ tiếng hét hất nó xuống đất. Hét xong, thằng đầu to há miệng thở. Nom nó quá buồn thảm và thằng Đẹt biết nó vừa khóc. Khóc bằng tiếng hét.
    Thằng Đẹt nao nao thương "ông kẹ". Nó vụt xuống đến bên cây chuối, xé lá vấn cái kèn to rồi trèo lên cây dừa thổi toe toe. Chiếc kèn lá bật lên chuỗi âm thanh vui tai. Nó quẳng kèn vào cửa sổ:
    - Thổi đi! Đừng hét! Tui sợ lắm!
    Thằng kia bỏ kèn vào miệng nhưng chỉ bật tiếng u u buồn bã. Nó vất kèn trả.
    - Không thích hả? Để tui làm thứ khác.
    Xế trưa thằng Đẹt quăng vào cửa sổ một con gà và một thằng bé bện bằng lá dừa rất ngộ nghĩnh.
    Hôm sau vú Năm báo tin thằng Đẹt đã bỏ trốn về làng. Thằng đầu to ngẩn ngơ ngắm hai món quà bằng lá dừa và trịnh trọng đặt vào tủ đồ chơi của nó.
    Đêm ấy, trong giấc ngủ chập chờn, nó bỗng nghe tiếng huyên náo. Tụi đồ chơi đắt tiền không chịu thằng Lá Dừa đứng cạnh. Lão Sư Tử sứ gầm lên:
    - Thằng nhà quê này ở đâu ra? Người ngợm bằng lá không đáng một xu. Cả con gà lá nữa. Đuổi đi thôi. ở với chúng thật đáng xấu hổ!
    Tụi kia nhao nhao đồng ý. Bầy chó nhồi bông gồm Đốm, Mực, Vàng, Vá, Berger ngúc ngắc đầu phụ họa. ả Mèo Tam Thể bằng thủy tinh hãnh diện ngắm làn da óng ánh trong suốt của mình õng ẹo:
    - Meo... meo... người đâu mà xấu xí!
    Thằng Lá Dừa nhìn lũ đồ chơi hào nhoáng trong tủ với vẻ khinh thị:
    - Tao đoán tụi bây chỉ tốt mã còn dốt đặc không biết trời trăng gì ráo! Có giỏi trả lời tao ba câu hỏi. Trả lời đúng tao đi. Trả lời sai, tao làm vua tụi mày.
    - Vua ư? Còn khuya - Cọp nhồi bông thách thức.
    - Vậy nghe đây! - Lá Dừa chống nạnh hỏi - Trời mầu gì?
    - Dễ ẹt! Mầu nâu - Thỏ xám nhanh nhẹn trả lời rồi nhìn lên nóc tủ.
    - Đó là tủ, không phải trời. Đúng là ếch ngồi đáy giếng ngỡ trời mầu nâu!
    - Thế mầu gì? - Nai thủy tinh ngơ ngác.
    - Mầu xanh. Tao đội trời luôn tao biết. Còn đất mầu gì?
    Lũ thú dè dặt ngó nhau. Chúng sợ trả lời sai nữa. Thằng đầu to cũng hồi hộp. Nó chưa hề đặt chân lên đất. Chó Berger nổi tiếng thông minh ngúc ngắc đầu suy nghĩ rồi nhìn xuống chân, đáp:
    - Đất trong vắt.
    - Sai nữa. Đó là mặt gương chứ không phải mặt đất.
    - Chứ đất mầu gì? - Chuột Túi nôn nóng. Con nó cũng ló đầu ra khỏi túi, dỏng tai nghe.
    - Đủ mầu. Tùy cái phủ lên nó. Có nơi xanh ngắt, có nơi đỏ quạch, có nơi trắng như tuyết...
    - Ngộ nhỉ! Chắc đẹp lắm! - Lũ thú xôn xao.
    - Còn đây là câu cuối cùng - Rừng là gì?
    Bọn thú đồ chơi bối rối. Thằng Lá Dừa gạ ý:
    - Chỗ tụi bây ở đó mà!
    - Thế thì dễ ẹt! Rừng là tủ - Gấu đen hớn hở đáp.
    Lá Dừa gập người cười. Con Gà trống cũng đập cánh cười phành phạch "ọ... ó... o... ngu ơi là ngu!". Lá Dừa nghếch mặt:
    - Đồ mất gốc! Quê quán cũng không biết. Rừng bao la, bí hiểm chứ đâu như xó tủ này. Phải cho tụi bây đi thực tế thôi!
    Từ đó, thằng Lá Dừa trở thành vua lũ đồ chơi. Nó xáo trộn khoảng không gian chật hẹp, khuấy động sự im lìm bất động. Ban đêm là ban ngày của chúng. Đúng 12 giờ khuya, Gà trống lá đập cánh gáy vang: "ọ... ó... o... sáng rồi, dậy đi học thôi!". Lũ đồ chơi lục tục dậy. Chúng leo lên chiếc tàu hỏa có sáu toa và một ống khói chạy bằng pin. Thằng Lá Dừa vừa lái tàu vừa dậm chân hát:
    Đất trời mênh mông,
    Đi đâu chẳng được,
    Nhưng cũng phải ghé,
    Về nhà bú tí,
    Xình xịch... xình xịch...
    ọ... ó... o... meo meo... gâu gâu...
    Lũ đồ chơi hào hứng phụ họa. Xe lửa chở chúng vào rừng. Trở về bao giờ chúng cũng mệt nhoài và lấm lem. Chúng gác chân lên nhau ngủ mê mệt.
    Chủ nhật vú Năm tắm cho chúng. Vú càu nhàu: "Đứng trong tủ sao bẩn thế này! Còn thằng bé và con gà lá này ở đâu ra? Xấu quá! Vú quẳng đi nhé!"
    Thằng bé lắc đầu quầy quậy. Nó biết đó là vua lũ đồ chơi. Vua điều khiển chúng không bằng pin, dây cót... mà bằng ý tưởng. ý tưởng thổi sinh khí vào lũ đồ chơi lạnh lẽo, bất động, bóng ngời. Chúng trở nên tò mò, siêng năng học hỏi để trở thành chúng. Chim Cánh Cụt loạng choạng tập đi, cánh vẫy liên hồi, mơ tới vùng tuyết trắng. Bầy Chó nhồi bông học phát hiện kẻ gian, học yêu thương, trung thành. Chim Sơn Ca học hót để tiếng chạm trời xanh. Chuồn chuồn học bay thấp bay cao để dự báo thời tiết...
    Thằng Lá Dừa là một giáo viên dạy giỏi. Nó biến kiến thức thành thơ con cóc tuốt nên rất dễ thuộc.
    Mèo thủy tinh ê a:
    Mì bơ, cá rán đều ngon tuyệt
    Nhưng đứng đằng sau thịt chuột!
    Gấu nhồi bông vừa liếm chân vừa gật gù:
    Mùa hè tha hồ chén mật
    Rừng thơm lựng tựa lẵng hoa
    Nhưng nhớ ngủ đông đấy nhé
    Băng giá chẳng có gì xơi!
    Thỏ trắng vừa nhảy nhót vừa học bài. Nó thông minh nên luôn "chế biến" bài học để tăng giá trị của mình:
    Trong rừng ai khôn hơn thỏ
    Thấy động cụp đuôi chạy ngay
    Trong bụi vểnh râu nghĩ kế
    Cọp, beo, sư tử thua ngay!
    Sư Tử tự ái gầm lên:
    á cha! Ta đây chúa tể
    Thịt thỏ chế biến thơm ngon
    Bỏ ngay cái thói hợm hĩnh
    Kẻo mà chỉ còn nhúm lông!
    Căn phòng hai chục mét vuông trở thành trường học vui nhộn. Thằng bé đầu to lang thang cùng lũ đồ chơi và thuộc cả bài của chúng. Một hôm, thằng Lá Dừa xướng bài học mới:
    Đất trời mênh mông
    Cuộc đời ngắn ngủi
    Trèo lên xe lửa
    Ta cùng đi thôi!
    Vừa học vừa chơi
    Để cho khỏi dốt
    Chớ có ngồi buồn
    Đất trời bé lại.
    Lũ thú đồ chơi nhao nhao hỏi bài đó dành cho ai. Lá Dừa đáp: "Cho vua của chúng ta. Vua đầu to lắm, chứa đầy thông minh. Sau thành thiên tài".
    Không biết vua đầu to của chúng có trở thành thiên tài không nhưng một thời gian sau người ta không nghe những tiếng hét giữa trưa nữa. Từ căn phòng ấy vọng ra tiếng đàn non nớt, ngượng nghịu rồi vững vàng dần và cuối cùng bay bổng.
    Thằng Lá Dừa yếu dần, người nó mỏng tang, khô giòn, chạm tới là rã. Cơ thể nó bằng lá nên cuộc đời ngắn ngủi hơn thú thủy tinh và nhồi bông. Một ngày nó nói với lũ đồ chơi: "Tao đã hoàn thành nhiệm vụ. Giờ tao phải về nhà". Vua đầu to và lũ đồ chơi làm một bữa tiệc đưa tiễn. ở đó không có nước mắt mà chỉ ngập thơ con cóc và tiếng đàn. Tiệc tàn, vua đầu to đặt thằng Lá Dừa trên chiếc máy bay giấy phóng qua cây dừa. Chiếc máy bay chở theo tiếng hát yếu ớt:
    Đất trời mênh mông
    Đi đâu cũng được
    Nhưng cũng phải ghé
    Về nhà bú tí.
    Gió thổi. Lá Dừa khô quắt, nhẹ tênh, thanh thản là là rơi xuống đất. Một thằng bé đi qua dẫm lên... Lá Dừa tan thành bụi. Khó ai ngờ nhúm bụi mục nát ấy từng làm nên điều kỳ diệu - Biến tiếng hét đớn đau cuồng nộ thành tiếng đàn thánh thót dịu dàng, khiến chim sơn ca bằng thủy tinh cất tiếng hót lảnh lót chạm thấu trời xanh, chạm tới giấc mơ của những chú bé!
    6-1996
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    11. Tịnh Tâm Viên
    Giữa hội hoa muôn hồng nghìn tía hội tụ vẻ đẹp trăm hoa đổ về, tôi không rời mắt được một cây tiểu mai. Nó chỉ cao bằng gang tay nhưng tuổi e cả đời người, rễ chìm ẩn rong rêu, xoắn xít ngày tháng trong cành nhánh rối rắm như mớ tơ lòng, hé gọn gàng khuôn phép một chùm nắng xuân rực rỡ. Chiếc đĩa sứ mỏng mảnh lấy đâu dồn nén ngần ấy thời gian và sức sống? Đưa mắt tìm chủ nhân, không thấy! Tìm giá, không ghi! Ghé mắt nhìn gần thì một con chó ngồi chầu hẫu bên cạnh đã sủa ông ổng. Lão bán hồng ngồi cạnh la:
    - Xuân! Không được hỗn.
    Quay qua tôi, lão bảo:
    - Nhìn xa xa. Chạm cây nó đớp đấy. Chủ nào tớ nấy, khó gần! Nói mãi mới cho ông hội trưởng mượn cây dự hội nhưng lại kèm vệ sĩ. Nó biết cây nào của chủ nó đấy!
    - Vệ sĩ canh hoa à?
    - ừ. Xuân canh mai. Hạ canh trúc.
    - Đặt tên chó ngộ nhỉ! Thế cây mai này có bán không?
    - Biết mấy người hỏi. Có ông bắn giá hai cây cũng chịu để chưng phòng khách nhưng "thằng chả" không bán.
    - Giàu quá không cần tiền chứ gì?
    - Xơ xác!
    Tôi lân la mua một chậu hồng nhung để hóng chuyện. Đời dày đặc bản sao, lòng bỗng tò mò trước một nhân cách lạc lõng.
    - Ông ở gần à!
    - Một xóm. Tôi trồng hồng. Lão trồng đồ ba láp và kiểng. Hậu duệ của nghệ nhân trồng kiểng số một ở kinh thành Huế đó nghe! Nghề này chừ hái ra tiền, thế mà lão! Bởi vậy cả vùng gọi là lão cây ếm. Nghe mô hồi trẻ chủ vườn bắt chặt cây ngọc lan già cả trăm tuổi. Con ma cây nhập vào, suốt đời hớp hồn lão khiến lão mất dần khả năng hòa nhập với đời.
    - Lão có vợ con chi không?
    - Sống một mình. Mà đôi tay lão lạ lắm nghe! Mỗi bàn có sáu ngón. Đụng vào giống thực vật nào là giống đó lại sinh sôi viên mãn, rực rỡ ngọt ngào khác thường!
    o0o
    Đời thật bất ngờ. Mua mảnh vườn vui hưởng tuổi già, tôi trở thành người láng giềng của lão - cây - ếm! Tôi hội kiến với lão khi định cắt phứt lũ tơ hồng lì lợm, hăm hở giăng mắc rối rắm trên bờ rào. Cây kéo vừa chạm tới, lập tức một tràng sủa ổng đã vang lên và hai con cẩu to đùng chồm lên nhắm tay tôi đớp tới. May mà hụt! Bên bờ rào, một giọng nói cất lên:
    - Ai biểu!
    - La chó ông đi chớ. Hàng rào tui, tui cắt.
    - Hàng rào tui, tui để. Cắt chó cắn ráng chịu.
    - Thì thôi vậy. Khoan đi đã, hút với tôi điếu thuốc nào! - Tôi nén giận xuống nước. "Nhất cận lân" mà, huống chi đó là lão - cây - ếm!
    - Cảm ơn. Đây không hút thuốc.
    Con người kiêu hãnh và hoang dã đó quay lưng. Tuần sau chính lão "hạ cố" qua tôi. Tay lão cầm lá thư.
    - Ông có kính cho tôi mượn đọc tại chỗ. Lâu quá không đọc, ai ngờ...
    - Mấy mươi rồi?
    - Không nhớ.
    - Trời, có người không nhớ cả tuổi mình! - Tôi bật cười.
    - Nhớ chi cho mệt. Cũng rứa! Thấy nguyệt tròn là đến tháng. Nhìn hoa nở biết xuân sang.
    Tôi đưa mắt quan sát con người khinh thị thời gian ấy. Tóc muối tiêu, gân tay lổm ngổm như giun bò, ánh mắt thờ ơ, lành lạnh. Lão đọc chầm chậm lá thư, đọc đi rồi đọc lại, đọc lại rồi đọc đi... Kỳ diệu thay những dòng chữ ấy! Nó làm tan ngay lập tức vẻ băng giá lằng lặng trên sắc diện lão, tráng lên đó một lớp ánh sáng khiến tôi ngỡ ngàng.
    - Tin vui phải không?
    - Phải. Người ta sắp đưa cô ấy về.
    - Cô nào thế?
    - Con của chủ nhân khuôn viên Tịnh Tâm tôi đang chăm sóc đó. Xưa rộng lắm. Vườn ông và quanh đây xẻ ra từ đó. Còn một mảnh giao tui trông coi.
    Tôi "kết bạn" với lão trong dịp ấy. Niềm vui khiến lão cởi mở, dễ chịu hẳn, còn mời tôi qua chơi.
    Tôi bước vào khuôn viên Tịnh Tâm như bước vào khu vườn trong giấc mơ ngày nhỏ, ở đó có thể nằm lăn ra cỏ, hái hoa dại chơi đồ hàng và níu trái ăn căng bụng.
    Khuôn viên Tịnh Tâm hoàn toàn trái với sự tưởng tượng của tôi. Vắng kỳ hoa. Không hàng hàng lớp lớp kiểng. Tâm hồn kẻ lập vườn phải là tâm hồn của một đứa trẻ hoang dã hơn là một nghệ nhân trầm ngâm bên ấm trà thưởng thức danh hoa. Những con đường nhỏ rải sỏi trắng viền rặt cỏ tường lan xanh um có mầu hoa hồng trẻ dại dẫn tôi đến một hồ rộng. ở đó những bông hoa súng kiều diễm đang phô trọn sắc tím choáng ngợp trên mặt hồ chan hòa ánh sáng. Trong nước, bóng những chùm hoa sầu đông nhỏ xíu rung rinh bỡn cợt. Những bồn cỏ cũng mê mẩn. Lau đầu bạc ngả ngớn bên lũ cỏ non tơ và hoa dại đủ mầu. Chúng níu lấy chân tôi như bảo: "Chúng em đẹp đấy chứ?" - "Quá đẹp!" - Tôi thì thào không ra hơi dưới giàn phong lan đang độ xuân thì. Bây giờ đừng nói "nhịn" mà "quỳ gối" trước lão cũng đáng. Cây ếm lão hay lão ếm cây? Chỉ biết chưa bao giờ tôi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp khó gặp ở con người lại ngờm ngợp như thế trong cỏ hoa vườn lão.
    - Cây kiểng đâu cả? Người ta nói ông là bậc thầy của loại này mà!
    - Trồng ít chơi thôi. Bắt chúng ném mình trong chật hẹp cũng là cái tội. Tui để chúng bên tui. Qua chơi.
    Vườn riêng của lão bé xíu, mái nhà tranh đơn sơ chiếm hết gần nửa. Một hàng kiểng độc đáo với những nét uốn lượn nhịp nhàng sinh động tựa những nét phóng bút trong thư pháp nằm đối mặt với mái hiên nghèo như một nghịch lý. Lão có thể đổi lấy một ngôi nhà tươm tất nếu lão muốn. Tôi tần ngần mãi bên bụi trúc kiểng. Đá gầy. Trúc lưa thưa thanh thoát. Nếu rắc chút mưa bụi sẽ hiện về hai câu thơ cổ:
    Cảm thương khóm trúc bên khe núi
    Vẫn đứng trong mưa đợi chủ về.
    Tôi ngâm nga còn lão chụp tay tôi ấp vào đôi tay tài hoa của lão: "Ông cảm thấu rồi. Có điều tôi không biết diễn tả như ông đó thôi. Cảm tạ".
    Lão không có chén trà thứ hai để mời khách. Trong nếp nhà quạnh vắng, đơn sơ này mọi thứ đều đơn chiếc. Chúng tôi uống chung chén, có cảm giác như cạn chén cô đơn đằng đẵng của cả hai.
    o0o
    Khuôn viên Tịnh Tâm xáo trộn hẳn bởi một người về. Người ấy tựa một cơn lốc cuốn xoáy mọi thứ yên ả mà lão Cây đã dày công xây đắp trong suốt hai mươi năm.
    Đời tôi, tôi cũng chưa thấy người đàn bà nào như người đang hái tơ hồng bỏ vào vạt áo bên kia rào. Dấu thời gian lẫn phi thời gian đều hiển hiện rất đỗi tự nhiên trên gương mặt thanh thoát mà thời xuân sắc ắt hẳn đẹp lắm. Mái tóc trắng xõa xuống bờ vai dát bạc cả mầu nắng. ở bà ta mọi đường nét đều biểu hiện say đắm khổ đau của sự vô thường. Bà ta gợi tôi nhớ đến cây tiểu mai của lão Cây!
    Khuôn viên Tịnh Tâm trở thành sân khấu diễn ra những tấn hài khốc liệt khiến khán giả bên bờ rào là tôi cũng phải xây xẩm mặt mày. Tội nghiệp lão Cây! Trong thân xác còm rõm của lão có đến mấy kẻ ngụ cư. Tựa lũ tầm gửi, họ nhanh chóng hút hết bình yên và sức sống lão. Khi bà điên ngủ, lão lại cắm cúi bên cây với gương mặt đồng ám đủ vết xước, vết cào, dấu son môi lẫn mùi hương ngọc lan. Hạnh phúc nhất là khi lão được nhận vai "thằng Dư" nào đó bên người đàn bà điên lúc này dễ thương, hiền lành tựa một cô bé. Bả leo tót lên cây ngọc lan, mặc cho "thằng Dư" đứng dưới van vỉ:
    - Xuống đi! Xuống kẻo té! Cô ngồi mần chi trên nớ?
    - Xuỵt! Tau đang rình chiều, coi hắn đi ra răng mà mới sáng đó đã tối thui rồi.
    - Xuống dưới này dễ thấy hơn. Trên cây có ma đó. Ma ném đá chừ!
    - Đá hả? Đau lắm, để tau xuống.
    Bà điên ôm cây tụt xuống, còn một đoạn thì ngừng:
    - Xuống mi có cõng tau vô nhà không?
    - Mệ thấy mệ đánh. Mệ biểu cô lớn rồi, không được cõng cô nữa.
    - Lớn mô? Cõng không?
    - Cõng.
    Lão chìa lưng đón bà điên, nhẹ nhàng, nâng niu như cõng trên lưng một tảng hạnh phúc. Gương mặt lão rạng rỡ khiến tôi mủi lòng trước sức nặng của vẻ đẹp trần gian. Vẻ đẹp ấy thật dễ tàn lụi. Mới cười khanh khách với "lá nhảy dù", "bìm bìm vượt rào trốn đi chơi", "hoa mào gà sắp gáy"..., mắt bả bỗng long lên sòng sọc, ngó lão Cây chằm chằm như muốn ăn tươi nuốt sống. Thế là biết lão sắp bị nhập vai "gã Xom Xụp" ác độc nào đó. Lão sẽ bị nện, bị cào, bị đấm, bị rủa sa sả. Lão bưng mặt đứng yên cho người điên đấm như đấm vào một bức tường. Đấm cho đến khi không còn sức, gục xuống khóc bằng cái giọng khào khào tuyệt vọng "Thả tau ra! Thả tau ra!" rồi khô khốc rít lên:
    - Whisky! Mang Whisky cho tau!
    Whisky - nước - lọc được mang ra trong ly nhựa. Bà điên ngồi vắt chéo đôi chân dài nốc "rượu" sau đó phun phì phì:
    - Đồ keo kiệt! Tiền bán tau đâu mà cho tau uống nước lã?
    Đôi khi bà điên co rúm trước một trận đòn vô hình nào đó với những tiếng thét kinh người còn lão Cây giàn giụa nước mắt lập bập:
    - Cây cỏ cô bước qua tôi cũng không nỡ nhổ. Có lần tôi lỡ chặt cây ngọc lan làm cô khóc. Tôi trồng đền rồi tề, nó ra hoa dữ chưa?
    - Đừng chặt hắn tội. Đang xanh ngăn ngắt, đẹp nuồn nuột, thơm phưng phức thế mà chặt phăng. Đồ ác! Mi chặt cây nớ như giết người! A ha! Mi là kẻ giết người. Mi ném người cho cá rỉa...
    Người đàn bà lật giở một cách vô thức từng trang ký ức thương tích. Chẳng trang nào nguyên vẹn. Mọt đục, gián cắn lỗ chỗ nhưng cũng đủ để lão Cây hình dung và đau đớn tựa có ai thò tay bóp nát trái tim mình. Lạ một điều là trong những cơn cuồng nộ nhất, hoa lá chưa bao giờ là nạn nhân của người đàn bà điên. Đôi khi lão Cây nhờ nó cứu nguy như một liều thuốc an thần. Lão đánh lạc hướng hồi tưởng của người điên về ngày xưa nào đó hoặc bày trò xâu chuỗi cắm hoa khi người điên dìu dịu. Lão thường làm tôi kinh ngạc bởi những lọ hoa giải nguy thần tốc. Trong tích tắc, cái đẹp hiện ra đơn sơ, chơn mộc mà hoàn hảo như thể được lão móc tận đáy tâm hồn. Cụm sống đời như đóa hoa xanh đỡ những ngón tay ngọc lan tháp bút. Lũ hoa **** rộn ràng, mỏng mảnh tựa một niềm vui. Cụm tường lan hớn hở trẻ dại. Mấy cành lau trắng ngả ngớn trong cuộc tử sinh... Người đàn bà nằm dài nhìn lão cắm hoa với vẻ chăm chú kỳ lạ. Gương mặt vừa quằn quại đau khổ bỗng dãn ra thành một nụ cười. Khi ngôn từ không đủ diễn tả, lão cũng cắm hoa. Lúc ấy lão cắm chậm rãi, thành kính như thực hiện một nghi lễ. Những bình hoa bừng sáng vẻ đẹp tâm hồn lão, tâm hồn thô mộc chưa tách rời mẹ đất để bay lên không với đôi cánh giả phù du.
    Một buổi sáng ra hồ, người đàn bà thảng thốt:
    - Hoa súng đi mô hết rồi?
    - Chúng tan biến trong nước - Lão Cây đáp.
    - Biến trong nước... Biến trong nước... Biến trong nước ư?
    Ba từ ấy không rời môi người đàn bà trong suốt cả giờ. Mặt tái nhợt, mày cau lại, người điên cố moi trong ký ức một cái gì đó. Điệp khúc ấy được ném ra càng lúc càng dồn dập. Lão Cây tựa mặt hồ cau lại bởi một trận mưa sỏi.
    Khuya hôm đó, lão đập cửa phòng tôi:
    - Mau! Giúp cho một tay. Bà ấy lên cơn dữ quá!
    Chúng tôi chạy vào phòng. Đứa tớ gái đã bỏ việc tuần trước vì bị cắn ở tay. Người đàn bà điên ***g lộn với những kẻ vô hình bằng sự cuồng nộ kinh khủng. Lão Cây nhào tới lập tức bị xoắn tóc. Còn tôi bị một cú đạp bật ngửa. Cả hai chúng tôi phối hợp mới chế ngự được người đàn bà mảnh mai. Tôi đi lấy thuốc còn bà điên quằn quại trong tay lão Cây, thét lanh lảnh:
    - Đừng quẳng con tau cũng đừng quẳng anh ấy! Đừng quẳng! Tau đầu hàng rồi! Tau chịu... Đừng quẳng... Để tau cởi...
    Bà ta cầm hai vạt áo bứt mạnh. Dãy khuy đứt phừng phực tựa như tiếng xé thịt. Một mảnh hình hài trắng phau, đẹp phai tàn lộ ra trước mắt. Lão Cây quơ vội tấm chăn trùm lên người đàn bà và bế bả lên giường. Người điên quàng tay qua cổ lão khóc thút thít: "Đừng bỏ em, anh Văn! Đừng bỏ em! Đừng biến trong nước!". Những nụ hôn ngập nước mắt phủ tới tấp lên gương mặt bàng hoàng của lão Cây... Tôi len lén ra khỏi phòng bước ra vườn. Lan Dã hạc vươn những cánh tay mầu tím thẫm níu tôi lại, mở to mắt thăm thẳm nhìn tôi dưới ánh trăng mờ. Tôi nghĩ đến đôi mắt đen kinh khủng, ngùn ngụt lửa dưới đôi mày cong như nét vẽ của người đàn bà điên. Đôi mắt ấy sẽ thiêu rụi lão Cây!
    Mùi hương ngan ngát của Tịnh Tâm viên đuổi theo tôi về tận phòng. Tôi lơ mơ ngủ trong một biển hương dập dềnh, sâu thẳm, váng vất.
    Rồi không phải những viên thuốc an thần làm dịu người đàn bà mà chính là mưa Huế. Những cơn mưa rả rích, trầm buồn, dai dẳng, nhức nhối xâu xé tâm can lữ khách khiến họ ngồi chưa ấm chỗ đã bỏ đi thì với người điên lại là một tấu khúc kỳ diệu của đất trời. Vườn trắng xóa nước. Bầu trời như sáng lên vì trút được gánh nặng. Hiên mưa thánh thót giọt vắn giọt dài. Từng giọt, từng giọt... gõ xuống cõi hỗn mang của người đàn bà, thức dậy một thời xa vắng, rửa sạch bụi bặm, thương đau. Bà ta trở nên hiền như cục đất, ngồi lì trước hiên hứng mưa như một kẻ ăn xin hoặc tì tay lên má như lắng nghe mưa nói gì. Thỉnh thoảng xuyên qua tiếng mưa, tiếng hát lảnh lót của người đàn bà lại vọng đến xa xăm như từ dĩ vãng: "Tôi nếm mưa, tôi ngửi mưa. Tìm trong mưa lạ một mùi mưa quen. Chiều nay nhớ quá mưa sầu. Giọt buồn rỏ xuống hiên nhà ai. Hoa hồng như má đào đọng lệ. Lòng lâm thâm mưa bụi bay. Chiều nay nhớ quá mưa dai! "Vũ vô kiềm tỏa"... người sao không về? Lớp lớp sầu dâng trời tuôn lệ. Giăng giăng thành cố ngọc kết hàng. Bàn tay hứng ngọc tan thành nước. Nước xuống vườn xanh, lá đọng châu...".
    Lão Cây được tưới những giọt mưa ấy, tươi hơn hớn. Người đàn bà quên hết những cái tên khác, suốt ngày chơi với "thằng Dư". Họ thả thuyền giấy đầy vườn. Thuyền bồng bềnh khắp chốn, chui qua rào đến bên thềm nhà tôi, xuống tận mặt hồ mênh mông cứ dềnh rộng theo mưa như cái biển nhỏ không sóng.
    Một đêm, tôi không ngủ được. Tiếng ễnh ương não ruột gần đến nỗi tôi ngỡ hồ đã rộng thấu thềm. Bỗng tôi nghe lũ chó lão Cây sủa inh ỏi. Chúng khôn lắm. Sủa là có chuyện. Có kẻ tò mò vào vườn trộm cây rồi. Chó sủa khá lâu mà đèn ở khuôn viên Tịnh Tâm vẫn chưa bật. Tôi lấy đèn pin chạy qua, vừa lúc gặp lão Cây hoảng hốt mở cửa phòng người đàn bà. Phòng trống trơn, rơi vãi trên sàn những mảnh kính vỡ. Bà điên thoát ra từ đó. Chúng tôi ào ra mưa. Đèn pin quét khắp vườn. Mưa quất vào mặt như tát. Lão Cây chạy về phía hồ. Từ họng lão phát ra những tiếng kêu đau đớn của một con thú tuyệt vọng. Hồ mênh mông. Đêm mù mịt. Thế mà lão nhảy ùm xuống làn nước lạnh đục ngầu. Tôi kêu cứu. Con Xuân, con Hạ cũng kêu cứu. Khi hàng xóm chạy đến, lão từ dưới hồ nhô lên như một thủy thần, hai tay nâng cao "báu vật" của lão - người đàn bà trắng từ đầu đến chân, nước chảy ròng ròng... Mọi người ào ra. Lão đưa tận tay tôi người đàn bà ướt sũng, mềm lả. Dưới ánh đuốc, tôi thấy lão cười - nụ cười kỳ lạ đông cứng trên gương mặt xám ngoét. Chúng tôi vội đưa nạn nhân vào nhà cấp cứu. Xốc nước, xoa bóp tim, ủ ấm, hô hấp nhân tạo rất lâu nhưng vô vọng. Đến lúc đó, tôi sực nhớ lão Cây. Lão không có mặt ở đây. Tôi chạy bổ ra hồ. Mặt hồ lặng. Lặng cả tiếng ễnh ương. Nhưng trên bờ, con Xuân, con Hạ tru từng tràng như khóc.
    Mưa tạnh ngay vào sáng hôm sau. Vô số thuyền giấy xẹo xọ, nhàu nhò nằm kẹt trên bờ rào, gối lên hoa cỏ. Chỉ mấy chiếc trên hồ vẫn bồng bềnh đưa tiếng ễnh ương đi xa... Vườn le lói nắng, thứ nắng ồm mỏng mảnh hắt hiu trên hàng cây xơ xác buộc những dải khăn tang trắng, lệ mưa vẫn còn chưa ráo.
    Đến hẹn, hoa súng lại lên, đẩy bùn xô nước, ngã sóng soài trên mặt hồ, hồn nhiên hiến dâng trọn vẹn cho đất trời sắc tím lìm lịm mê hồn. Tôi xếp một thuyền giấy thả xuống nước. Nó lãng đãng rồi dạt vào một bông súng đang nở. Tôi thấy lão Cây bế người đàn bà tóc trắng từ trên thuyền bước xuống, đặt ngồi trên phiến đá tròn dính sát mặt nước. Ngày mai khuôn viên Tịnh Tâm sẽ thuộc về người khác, linh hồn họ trôi dạt về đâu? Nhưng tôi tin, dù lên thiên đàng hay xuống địa ngục, lão Cây vẫn đi theo người đàn bà tóc trắng, vẫn đủ ma lực gọi cỏ hoa về. Họ cứ đi, người nọ theo người kia nhưng vẫn cứ đi dẫu có đi khỏi cõi - người - ta!
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    11. Tịnh Tâm Viên
    Giữa hội hoa muôn hồng nghìn tía hội tụ vẻ đẹp trăm hoa đổ về, tôi không rời mắt được một cây tiểu mai. Nó chỉ cao bằng gang tay nhưng tuổi e cả đời người, rễ chìm ẩn rong rêu, xoắn xít ngày tháng trong cành nhánh rối rắm như mớ tơ lòng, hé gọn gàng khuôn phép một chùm nắng xuân rực rỡ. Chiếc đĩa sứ mỏng mảnh lấy đâu dồn nén ngần ấy thời gian và sức sống? Đưa mắt tìm chủ nhân, không thấy! Tìm giá, không ghi! Ghé mắt nhìn gần thì một con chó ngồi chầu hẫu bên cạnh đã sủa ông ổng. Lão bán hồng ngồi cạnh la:
    - Xuân! Không được hỗn.
    Quay qua tôi, lão bảo:
    - Nhìn xa xa. Chạm cây nó đớp đấy. Chủ nào tớ nấy, khó gần! Nói mãi mới cho ông hội trưởng mượn cây dự hội nhưng lại kèm vệ sĩ. Nó biết cây nào của chủ nó đấy!
    - Vệ sĩ canh hoa à?
    - ừ. Xuân canh mai. Hạ canh trúc.
    - Đặt tên chó ngộ nhỉ! Thế cây mai này có bán không?
    - Biết mấy người hỏi. Có ông bắn giá hai cây cũng chịu để chưng phòng khách nhưng "thằng chả" không bán.
    - Giàu quá không cần tiền chứ gì?
    - Xơ xác!
    Tôi lân la mua một chậu hồng nhung để hóng chuyện. Đời dày đặc bản sao, lòng bỗng tò mò trước một nhân cách lạc lõng.
    - Ông ở gần à!
    - Một xóm. Tôi trồng hồng. Lão trồng đồ ba láp và kiểng. Hậu duệ của nghệ nhân trồng kiểng số một ở kinh thành Huế đó nghe! Nghề này chừ hái ra tiền, thế mà lão! Bởi vậy cả vùng gọi là lão cây ếm. Nghe mô hồi trẻ chủ vườn bắt chặt cây ngọc lan già cả trăm tuổi. Con ma cây nhập vào, suốt đời hớp hồn lão khiến lão mất dần khả năng hòa nhập với đời.
    - Lão có vợ con chi không?
    - Sống một mình. Mà đôi tay lão lạ lắm nghe! Mỗi bàn có sáu ngón. Đụng vào giống thực vật nào là giống đó lại sinh sôi viên mãn, rực rỡ ngọt ngào khác thường!
    o0o
    Đời thật bất ngờ. Mua mảnh vườn vui hưởng tuổi già, tôi trở thành người láng giềng của lão - cây - ếm! Tôi hội kiến với lão khi định cắt phứt lũ tơ hồng lì lợm, hăm hở giăng mắc rối rắm trên bờ rào. Cây kéo vừa chạm tới, lập tức một tràng sủa ổng đã vang lên và hai con cẩu to đùng chồm lên nhắm tay tôi đớp tới. May mà hụt! Bên bờ rào, một giọng nói cất lên:
    - Ai biểu!
    - La chó ông đi chớ. Hàng rào tui, tui cắt.
    - Hàng rào tui, tui để. Cắt chó cắn ráng chịu.
    - Thì thôi vậy. Khoan đi đã, hút với tôi điếu thuốc nào! - Tôi nén giận xuống nước. "Nhất cận lân" mà, huống chi đó là lão - cây - ếm!
    - Cảm ơn. Đây không hút thuốc.
    Con người kiêu hãnh và hoang dã đó quay lưng. Tuần sau chính lão "hạ cố" qua tôi. Tay lão cầm lá thư.
    - Ông có kính cho tôi mượn đọc tại chỗ. Lâu quá không đọc, ai ngờ...
    - Mấy mươi rồi?
    - Không nhớ.
    - Trời, có người không nhớ cả tuổi mình! - Tôi bật cười.
    - Nhớ chi cho mệt. Cũng rứa! Thấy nguyệt tròn là đến tháng. Nhìn hoa nở biết xuân sang.
    Tôi đưa mắt quan sát con người khinh thị thời gian ấy. Tóc muối tiêu, gân tay lổm ngổm như giun bò, ánh mắt thờ ơ, lành lạnh. Lão đọc chầm chậm lá thư, đọc đi rồi đọc lại, đọc lại rồi đọc đi... Kỳ diệu thay những dòng chữ ấy! Nó làm tan ngay lập tức vẻ băng giá lằng lặng trên sắc diện lão, tráng lên đó một lớp ánh sáng khiến tôi ngỡ ngàng.
    - Tin vui phải không?
    - Phải. Người ta sắp đưa cô ấy về.
    - Cô nào thế?
    - Con của chủ nhân khuôn viên Tịnh Tâm tôi đang chăm sóc đó. Xưa rộng lắm. Vườn ông và quanh đây xẻ ra từ đó. Còn một mảnh giao tui trông coi.
    Tôi "kết bạn" với lão trong dịp ấy. Niềm vui khiến lão cởi mở, dễ chịu hẳn, còn mời tôi qua chơi.
    Tôi bước vào khuôn viên Tịnh Tâm như bước vào khu vườn trong giấc mơ ngày nhỏ, ở đó có thể nằm lăn ra cỏ, hái hoa dại chơi đồ hàng và níu trái ăn căng bụng.
    Khuôn viên Tịnh Tâm hoàn toàn trái với sự tưởng tượng của tôi. Vắng kỳ hoa. Không hàng hàng lớp lớp kiểng. Tâm hồn kẻ lập vườn phải là tâm hồn của một đứa trẻ hoang dã hơn là một nghệ nhân trầm ngâm bên ấm trà thưởng thức danh hoa. Những con đường nhỏ rải sỏi trắng viền rặt cỏ tường lan xanh um có mầu hoa hồng trẻ dại dẫn tôi đến một hồ rộng. ở đó những bông hoa súng kiều diễm đang phô trọn sắc tím choáng ngợp trên mặt hồ chan hòa ánh sáng. Trong nước, bóng những chùm hoa sầu đông nhỏ xíu rung rinh bỡn cợt. Những bồn cỏ cũng mê mẩn. Lau đầu bạc ngả ngớn bên lũ cỏ non tơ và hoa dại đủ mầu. Chúng níu lấy chân tôi như bảo: "Chúng em đẹp đấy chứ?" - "Quá đẹp!" - Tôi thì thào không ra hơi dưới giàn phong lan đang độ xuân thì. Bây giờ đừng nói "nhịn" mà "quỳ gối" trước lão cũng đáng. Cây ếm lão hay lão ếm cây? Chỉ biết chưa bao giờ tôi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp khó gặp ở con người lại ngờm ngợp như thế trong cỏ hoa vườn lão.
    - Cây kiểng đâu cả? Người ta nói ông là bậc thầy của loại này mà!
    - Trồng ít chơi thôi. Bắt chúng ném mình trong chật hẹp cũng là cái tội. Tui để chúng bên tui. Qua chơi.
    Vườn riêng của lão bé xíu, mái nhà tranh đơn sơ chiếm hết gần nửa. Một hàng kiểng độc đáo với những nét uốn lượn nhịp nhàng sinh động tựa những nét phóng bút trong thư pháp nằm đối mặt với mái hiên nghèo như một nghịch lý. Lão có thể đổi lấy một ngôi nhà tươm tất nếu lão muốn. Tôi tần ngần mãi bên bụi trúc kiểng. Đá gầy. Trúc lưa thưa thanh thoát. Nếu rắc chút mưa bụi sẽ hiện về hai câu thơ cổ:
    Cảm thương khóm trúc bên khe núi
    Vẫn đứng trong mưa đợi chủ về.
    Tôi ngâm nga còn lão chụp tay tôi ấp vào đôi tay tài hoa của lão: "Ông cảm thấu rồi. Có điều tôi không biết diễn tả như ông đó thôi. Cảm tạ".
    Lão không có chén trà thứ hai để mời khách. Trong nếp nhà quạnh vắng, đơn sơ này mọi thứ đều đơn chiếc. Chúng tôi uống chung chén, có cảm giác như cạn chén cô đơn đằng đẵng của cả hai.
    o0o
    Khuôn viên Tịnh Tâm xáo trộn hẳn bởi một người về. Người ấy tựa một cơn lốc cuốn xoáy mọi thứ yên ả mà lão Cây đã dày công xây đắp trong suốt hai mươi năm.
    Đời tôi, tôi cũng chưa thấy người đàn bà nào như người đang hái tơ hồng bỏ vào vạt áo bên kia rào. Dấu thời gian lẫn phi thời gian đều hiển hiện rất đỗi tự nhiên trên gương mặt thanh thoát mà thời xuân sắc ắt hẳn đẹp lắm. Mái tóc trắng xõa xuống bờ vai dát bạc cả mầu nắng. ở bà ta mọi đường nét đều biểu hiện say đắm khổ đau của sự vô thường. Bà ta gợi tôi nhớ đến cây tiểu mai của lão Cây!
    Khuôn viên Tịnh Tâm trở thành sân khấu diễn ra những tấn hài khốc liệt khiến khán giả bên bờ rào là tôi cũng phải xây xẩm mặt mày. Tội nghiệp lão Cây! Trong thân xác còm rõm của lão có đến mấy kẻ ngụ cư. Tựa lũ tầm gửi, họ nhanh chóng hút hết bình yên và sức sống lão. Khi bà điên ngủ, lão lại cắm cúi bên cây với gương mặt đồng ám đủ vết xước, vết cào, dấu son môi lẫn mùi hương ngọc lan. Hạnh phúc nhất là khi lão được nhận vai "thằng Dư" nào đó bên người đàn bà điên lúc này dễ thương, hiền lành tựa một cô bé. Bả leo tót lên cây ngọc lan, mặc cho "thằng Dư" đứng dưới van vỉ:
    - Xuống đi! Xuống kẻo té! Cô ngồi mần chi trên nớ?
    - Xuỵt! Tau đang rình chiều, coi hắn đi ra răng mà mới sáng đó đã tối thui rồi.
    - Xuống dưới này dễ thấy hơn. Trên cây có ma đó. Ma ném đá chừ!
    - Đá hả? Đau lắm, để tau xuống.
    Bà điên ôm cây tụt xuống, còn một đoạn thì ngừng:
    - Xuống mi có cõng tau vô nhà không?
    - Mệ thấy mệ đánh. Mệ biểu cô lớn rồi, không được cõng cô nữa.
    - Lớn mô? Cõng không?
    - Cõng.
    Lão chìa lưng đón bà điên, nhẹ nhàng, nâng niu như cõng trên lưng một tảng hạnh phúc. Gương mặt lão rạng rỡ khiến tôi mủi lòng trước sức nặng của vẻ đẹp trần gian. Vẻ đẹp ấy thật dễ tàn lụi. Mới cười khanh khách với "lá nhảy dù", "bìm bìm vượt rào trốn đi chơi", "hoa mào gà sắp gáy"..., mắt bả bỗng long lên sòng sọc, ngó lão Cây chằm chằm như muốn ăn tươi nuốt sống. Thế là biết lão sắp bị nhập vai "gã Xom Xụp" ác độc nào đó. Lão sẽ bị nện, bị cào, bị đấm, bị rủa sa sả. Lão bưng mặt đứng yên cho người điên đấm như đấm vào một bức tường. Đấm cho đến khi không còn sức, gục xuống khóc bằng cái giọng khào khào tuyệt vọng "Thả tau ra! Thả tau ra!" rồi khô khốc rít lên:
    - Whisky! Mang Whisky cho tau!
    Whisky - nước - lọc được mang ra trong ly nhựa. Bà điên ngồi vắt chéo đôi chân dài nốc "rượu" sau đó phun phì phì:
    - Đồ keo kiệt! Tiền bán tau đâu mà cho tau uống nước lã?
    Đôi khi bà điên co rúm trước một trận đòn vô hình nào đó với những tiếng thét kinh người còn lão Cây giàn giụa nước mắt lập bập:
    - Cây cỏ cô bước qua tôi cũng không nỡ nhổ. Có lần tôi lỡ chặt cây ngọc lan làm cô khóc. Tôi trồng đền rồi tề, nó ra hoa dữ chưa?
    - Đừng chặt hắn tội. Đang xanh ngăn ngắt, đẹp nuồn nuột, thơm phưng phức thế mà chặt phăng. Đồ ác! Mi chặt cây nớ như giết người! A ha! Mi là kẻ giết người. Mi ném người cho cá rỉa...
    Người đàn bà lật giở một cách vô thức từng trang ký ức thương tích. Chẳng trang nào nguyên vẹn. Mọt đục, gián cắn lỗ chỗ nhưng cũng đủ để lão Cây hình dung và đau đớn tựa có ai thò tay bóp nát trái tim mình. Lạ một điều là trong những cơn cuồng nộ nhất, hoa lá chưa bao giờ là nạn nhân của người đàn bà điên. Đôi khi lão Cây nhờ nó cứu nguy như một liều thuốc an thần. Lão đánh lạc hướng hồi tưởng của người điên về ngày xưa nào đó hoặc bày trò xâu chuỗi cắm hoa khi người điên dìu dịu. Lão thường làm tôi kinh ngạc bởi những lọ hoa giải nguy thần tốc. Trong tích tắc, cái đẹp hiện ra đơn sơ, chơn mộc mà hoàn hảo như thể được lão móc tận đáy tâm hồn. Cụm sống đời như đóa hoa xanh đỡ những ngón tay ngọc lan tháp bút. Lũ hoa **** rộn ràng, mỏng mảnh tựa một niềm vui. Cụm tường lan hớn hở trẻ dại. Mấy cành lau trắng ngả ngớn trong cuộc tử sinh... Người đàn bà nằm dài nhìn lão cắm hoa với vẻ chăm chú kỳ lạ. Gương mặt vừa quằn quại đau khổ bỗng dãn ra thành một nụ cười. Khi ngôn từ không đủ diễn tả, lão cũng cắm hoa. Lúc ấy lão cắm chậm rãi, thành kính như thực hiện một nghi lễ. Những bình hoa bừng sáng vẻ đẹp tâm hồn lão, tâm hồn thô mộc chưa tách rời mẹ đất để bay lên không với đôi cánh giả phù du.
    Một buổi sáng ra hồ, người đàn bà thảng thốt:
    - Hoa súng đi mô hết rồi?
    - Chúng tan biến trong nước - Lão Cây đáp.
    - Biến trong nước... Biến trong nước... Biến trong nước ư?
    Ba từ ấy không rời môi người đàn bà trong suốt cả giờ. Mặt tái nhợt, mày cau lại, người điên cố moi trong ký ức một cái gì đó. Điệp khúc ấy được ném ra càng lúc càng dồn dập. Lão Cây tựa mặt hồ cau lại bởi một trận mưa sỏi.
    Khuya hôm đó, lão đập cửa phòng tôi:
    - Mau! Giúp cho một tay. Bà ấy lên cơn dữ quá!
    Chúng tôi chạy vào phòng. Đứa tớ gái đã bỏ việc tuần trước vì bị cắn ở tay. Người đàn bà điên ***g lộn với những kẻ vô hình bằng sự cuồng nộ kinh khủng. Lão Cây nhào tới lập tức bị xoắn tóc. Còn tôi bị một cú đạp bật ngửa. Cả hai chúng tôi phối hợp mới chế ngự được người đàn bà mảnh mai. Tôi đi lấy thuốc còn bà điên quằn quại trong tay lão Cây, thét lanh lảnh:
    - Đừng quẳng con tau cũng đừng quẳng anh ấy! Đừng quẳng! Tau đầu hàng rồi! Tau chịu... Đừng quẳng... Để tau cởi...
    Bà ta cầm hai vạt áo bứt mạnh. Dãy khuy đứt phừng phực tựa như tiếng xé thịt. Một mảnh hình hài trắng phau, đẹp phai tàn lộ ra trước mắt. Lão Cây quơ vội tấm chăn trùm lên người đàn bà và bế bả lên giường. Người điên quàng tay qua cổ lão khóc thút thít: "Đừng bỏ em, anh Văn! Đừng bỏ em! Đừng biến trong nước!". Những nụ hôn ngập nước mắt phủ tới tấp lên gương mặt bàng hoàng của lão Cây... Tôi len lén ra khỏi phòng bước ra vườn. Lan Dã hạc vươn những cánh tay mầu tím thẫm níu tôi lại, mở to mắt thăm thẳm nhìn tôi dưới ánh trăng mờ. Tôi nghĩ đến đôi mắt đen kinh khủng, ngùn ngụt lửa dưới đôi mày cong như nét vẽ của người đàn bà điên. Đôi mắt ấy sẽ thiêu rụi lão Cây!
    Mùi hương ngan ngát của Tịnh Tâm viên đuổi theo tôi về tận phòng. Tôi lơ mơ ngủ trong một biển hương dập dềnh, sâu thẳm, váng vất.
    Rồi không phải những viên thuốc an thần làm dịu người đàn bà mà chính là mưa Huế. Những cơn mưa rả rích, trầm buồn, dai dẳng, nhức nhối xâu xé tâm can lữ khách khiến họ ngồi chưa ấm chỗ đã bỏ đi thì với người điên lại là một tấu khúc kỳ diệu của đất trời. Vườn trắng xóa nước. Bầu trời như sáng lên vì trút được gánh nặng. Hiên mưa thánh thót giọt vắn giọt dài. Từng giọt, từng giọt... gõ xuống cõi hỗn mang của người đàn bà, thức dậy một thời xa vắng, rửa sạch bụi bặm, thương đau. Bà ta trở nên hiền như cục đất, ngồi lì trước hiên hứng mưa như một kẻ ăn xin hoặc tì tay lên má như lắng nghe mưa nói gì. Thỉnh thoảng xuyên qua tiếng mưa, tiếng hát lảnh lót của người đàn bà lại vọng đến xa xăm như từ dĩ vãng: "Tôi nếm mưa, tôi ngửi mưa. Tìm trong mưa lạ một mùi mưa quen. Chiều nay nhớ quá mưa sầu. Giọt buồn rỏ xuống hiên nhà ai. Hoa hồng như má đào đọng lệ. Lòng lâm thâm mưa bụi bay. Chiều nay nhớ quá mưa dai! "Vũ vô kiềm tỏa"... người sao không về? Lớp lớp sầu dâng trời tuôn lệ. Giăng giăng thành cố ngọc kết hàng. Bàn tay hứng ngọc tan thành nước. Nước xuống vườn xanh, lá đọng châu...".
    Lão Cây được tưới những giọt mưa ấy, tươi hơn hớn. Người đàn bà quên hết những cái tên khác, suốt ngày chơi với "thằng Dư". Họ thả thuyền giấy đầy vườn. Thuyền bồng bềnh khắp chốn, chui qua rào đến bên thềm nhà tôi, xuống tận mặt hồ mênh mông cứ dềnh rộng theo mưa như cái biển nhỏ không sóng.
    Một đêm, tôi không ngủ được. Tiếng ễnh ương não ruột gần đến nỗi tôi ngỡ hồ đã rộng thấu thềm. Bỗng tôi nghe lũ chó lão Cây sủa inh ỏi. Chúng khôn lắm. Sủa là có chuyện. Có kẻ tò mò vào vườn trộm cây rồi. Chó sủa khá lâu mà đèn ở khuôn viên Tịnh Tâm vẫn chưa bật. Tôi lấy đèn pin chạy qua, vừa lúc gặp lão Cây hoảng hốt mở cửa phòng người đàn bà. Phòng trống trơn, rơi vãi trên sàn những mảnh kính vỡ. Bà điên thoát ra từ đó. Chúng tôi ào ra mưa. Đèn pin quét khắp vườn. Mưa quất vào mặt như tát. Lão Cây chạy về phía hồ. Từ họng lão phát ra những tiếng kêu đau đớn của một con thú tuyệt vọng. Hồ mênh mông. Đêm mù mịt. Thế mà lão nhảy ùm xuống làn nước lạnh đục ngầu. Tôi kêu cứu. Con Xuân, con Hạ cũng kêu cứu. Khi hàng xóm chạy đến, lão từ dưới hồ nhô lên như một thủy thần, hai tay nâng cao "báu vật" của lão - người đàn bà trắng từ đầu đến chân, nước chảy ròng ròng... Mọi người ào ra. Lão đưa tận tay tôi người đàn bà ướt sũng, mềm lả. Dưới ánh đuốc, tôi thấy lão cười - nụ cười kỳ lạ đông cứng trên gương mặt xám ngoét. Chúng tôi vội đưa nạn nhân vào nhà cấp cứu. Xốc nước, xoa bóp tim, ủ ấm, hô hấp nhân tạo rất lâu nhưng vô vọng. Đến lúc đó, tôi sực nhớ lão Cây. Lão không có mặt ở đây. Tôi chạy bổ ra hồ. Mặt hồ lặng. Lặng cả tiếng ễnh ương. Nhưng trên bờ, con Xuân, con Hạ tru từng tràng như khóc.
    Mưa tạnh ngay vào sáng hôm sau. Vô số thuyền giấy xẹo xọ, nhàu nhò nằm kẹt trên bờ rào, gối lên hoa cỏ. Chỉ mấy chiếc trên hồ vẫn bồng bềnh đưa tiếng ễnh ương đi xa... Vườn le lói nắng, thứ nắng ồm mỏng mảnh hắt hiu trên hàng cây xơ xác buộc những dải khăn tang trắng, lệ mưa vẫn còn chưa ráo.
    Đến hẹn, hoa súng lại lên, đẩy bùn xô nước, ngã sóng soài trên mặt hồ, hồn nhiên hiến dâng trọn vẹn cho đất trời sắc tím lìm lịm mê hồn. Tôi xếp một thuyền giấy thả xuống nước. Nó lãng đãng rồi dạt vào một bông súng đang nở. Tôi thấy lão Cây bế người đàn bà tóc trắng từ trên thuyền bước xuống, đặt ngồi trên phiến đá tròn dính sát mặt nước. Ngày mai khuôn viên Tịnh Tâm sẽ thuộc về người khác, linh hồn họ trôi dạt về đâu? Nhưng tôi tin, dù lên thiên đàng hay xuống địa ngục, lão Cây vẫn đi theo người đàn bà tóc trắng, vẫn đủ ma lực gọi cỏ hoa về. Họ cứ đi, người nọ theo người kia nhưng vẫn cứ đi dẫu có đi khỏi cõi - người - ta!
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    12. Phố Hoài
    Đại học Đà Nẵng, nơi mời ông về thỉnh giảng, khi biết ông muốn thăm phố cổ Hội An, đã cho xe đến đón nhưng ông từ chối. Ông muốn đi xe đò, hay nói đúng hơn thằng Dậu đòi đi xe đò...
    Vẫn loại xe buýt cổ lỗ sĩ từ thuở thằng bé đi nhưng người thì ép nhau như mắm. Kẹp ông vào giữa là hai cha con. Ông bố tỉnh bơ hút thuốc phả khói vào không khí sặc mùi xăng. Còn con bé khoảng mười một mười hai trông rất tinh ranh. Nó quan sát ông rồi bảo:
    - Việt kiều mà đi xe đò!
    - Thế cháu hay đi xe đò không?
    - Chủ nhật, lễ hội là gâu (1)
    - Ngày xưa Phố êm đềm lắm không hội hè chi cả.
    - Chừ tua-rua (2). Nhờ rứa kiếm chác được.
    - Kiếm gì?
    - Mơ-ni (3). Con bé phát ngôn như trộn món hổ lốn.
    Thằng Dậu quay đầu nhìn ra ngoài. Hắn từng háo hức ra khỏi phố cổ đến một thành phố hiện đại và náo nhiệt. Bốn mươi năm sau, vẫn cái vẻ hăm hở không nguội lạnh ấy, ông lại mải mê nhìn những đụn rơm ngất nghểu, những nón sắn khoai phơi vô tư trên mặt đường, những con trâu đủng đỉnh bước không hề mang vẻ tất bật sợ hãi của con người... Băng qua con đường gập ghềnh còn nét thôn dã ấy, ông đi tìm lại thời gian đã mất.
    o0o
    Bỏ đôi thùng đã múc đầy nước cho mẹ gánh, thằng Dậu chạy một mạch đến trường Trần Quý Cáp. Chiều nay công bố kết quả thi tuyển vào lớp đệ nhất (4). Bài làm gần như trọn vẹn, hắn vẫn lo. Hỏng là ở nhà đi bán bánh ít lá gai.
    Thủ khoa... Nguyễn Văn Dậu, sinh ngày 10-2-1945... Tai hắn lùng bùng. Tiếng xì xào vang lên. Thằng Dậu con bà gánh nước thuê đó! Đúng mình mà! Thằng bé chui ra khỏi đám đông, chạy một mạch về giếng Bá Lễ. Mẹ đang đặt gánh lên vai. Nước òa ra đất. Mẹ òa khóc.
    Phần thưởng mẹ dành cho thủ khoa là một tờ mười đồng mới toanh, tờ bạc đầu tiên thằng bé sở hữu. Mẹ bảo ăn gì tùy thích. Hắn nắm chặt tờ bạc và ra phố. Hắn đi qua gánh lục tào xá, qua tiệm mì Quảng, cao lầu, qua mẹt xôi ngọt, rổ bánh ít lá gai của con bé gần chùa Cầu. Nước bọt tứa qua kẽ răng nhưng thằng bé cứ đi thẳng. Hắn đi ra bến xe.
    - Cháu có mười đồng... cháu muốn ra ngó Đà Nẵng cho biết. Chú cho cháu đi với!
    - Rứa mi có quay vô không?
    - Có.
    - Đi khứ hồi mà mười đồng thì bèo quá nhưng tau đang ế khách. Cho mi đi nhưng xuống bến cũng ngồi trên xe nghe chưa! Tau quay vô là mi hết về. Đưa tiền đây, quý ông!
    Thằng bé nhìn thấy Đà Nẵng từ trên xe - một trời náo động! Hắn tự nhủ nhất định sẽ ra đấy học. Hắn sẽ bay đến những thành phố náo nhiệt và to hơn nữa, bay qua cơ cực đói nghèo bằng đôi cánh học vấn.
    Vâng, ông đã bay rất xa! Để bất chợt chiều qua, khi khách sạn dọn tráng miệng bằng món bánh ít lá gai của Phố, con chim hải âu lại thèm làm con chim sẻ, chí chát đánh chuyền bằng âm thanh trên một mái cổ thấp lè tè, rêu phong cũ kỹ. Ông đã ăn lại món thèm thời thơ ấu trong nỗi cồn cào khó tả và bỗng nhớ những đốm sáng lập lòe trong nhà xe nơi mẹ ông cô đơn khát khao rít từng hơi thuốc Cẩm Lệ.
    Phố không là quê nhưng là một mảng đời ông, một cuộc đời cứ như bị chặt khúc theo từng bước mưu sinh nhọc nhằn của mẹ. Cha bỏ mẹ. Mẹ bỏ làng với cái thai trong bụng. Quê hương chính là những nơi bao dung với kẻ phiêu bạt bất hạnh trong đó dịu dàng nhất vẫn là Phố! Đêm ấy ông ngồi vẽ nguệch ngoạc trên giấy khung trời tuổi nhỏ của mình. Hai dãy phố hẹp thân tình chập chùng mái ngói âm dương uốn lượn. Những ngôi nhà sâu hun hút, cũng như nếp nhà cổ cất giữ kỷ niệm ở phố Hoài. Ông vẽ con hẻm có cái giếng Chăm tuổi ngót nghìn năm cho nước ngọt ngào trong vắt. Hồi ấy gần như nhà nào cũng uống nước giếng Bá Lễ. Người ở Phố tin thiếu thứ nước ấy, bát cao lầu trở nên nhạt, chén trà sớm vô duyên. Giếng được rào che chắn bốn bề. Người vào gánh nước đi qua một lối nhỏ. Lấy nước sẽ sàng, không vương vãi, không được tắm. Mẹ thuê một góc nhà vừa kê cái chõng và nuôi ông ăn học bằng nghề gánh nước thuê cho Phố. Mười năm trời, giếng là nguồn sống của mẹ con ông. Ông vẽ cái chõng của hai mẹ con bằng một hình chữ nhật bé tí và chất lên đó những chấm tròn - cái thúng đựng đồ linh tinh của mẹ, cái rương nhỏ bằng gỗ đựng sách vở của ông trong đó có quý nhất là xếp giấy khen và bức tranh phác họa chùa Cầu bằng bút chì, phần thưởng của thầy giáo lớp nhất (5)... Hồi ấy ông nổi tiếng nghèo nhưng thông minh học giỏi. Thị xã nhỏ biết cái thằng bé không cha, con chị gánh nước thuê không chồng, quanh năm suốt tháng đi học với cái bị lát, sách toàn mượn chép. Chép xong coi như học xong.
    o0o
    Quý khách vui lòng xuống đây. Mọi phương tiện giao thông đều không được đem vào phố cổ trong ngày lễ hội. - Bác tài thông báo. Con bé ngồi cạnh tỉnh bơ lôi từ trong bị bộ quần áo cũ rách choàng lên bộ cánh đẹp. Tích tắc, hai vị khách ngồi bên ông biến thành hai nhân vật cái bang.
    - Bye! - Con bé nheo mắt tinh quái rồi hai cha con biến mất trong dòng người. ánh mắt và nụ cười nó khiến ông phải đưa tay sờ túi! Cái ví ông để một ít tiền tiêu vặt đã không cánh mà bay!
    Chưa bao giờ Phố đông như thế! Con đường nhỏ bề ngang vừa một chiếc xe bốn bánh ngập tràn khách nội, ngoại và phóng viên. Những ngôi nhà rêu phong cũ kỹ, thấp lè tè, sâu hun hút bị khuấy động tỉnh giấc thập thò nhìn những vị khách đẫm sắc mầu hiện đại.
    "Ông có thấy con chó mầu đen có hai chấm vàng ở mắt không... hu... hu... đông quá, nó lạc rồi!" - "Chó khôn lắm, biết đường về nhà mà!" - "Cháu về rồi, không có" - "Cháu ở mô?" - "Đường Nguyễn Huệ" - "Hay quá! Hồi nhỏ ông cũng ở gần đó. Cháu có biết cô Rêu con thầy Toản không?" - "Cháu không biết, hu... hu... Milou ơi!". Ông chợt nhận ra ông đang hỏi thằng bé khoảng mười tuổi, trái tim bé bỏng đang tan nát. Thầy Toản mất lâu rồi. Con Rêu cũng chẳng phải là tên chị. "Chị thích rêu, mầu của Phố! Gọi chị là Tường Rêu!" - "Răng không gọi là ngói rêu?" - Chị tủm tỉm cười khoe đôi lúm đồng tiền xinh lắm. - "Đừng khóc. Ông cháu mình đi tìm". Ông và thằng bé như bị cuốn đi bởi thác người. Thỉnh thoảng ông nghe tiếng nó nức nở khóc gọi con chó nhưng không thấy nó. Gần như cả Đà Nẵng đổ về. Từ thời hiện đại, đi có ba chục cây số để trở lại thời quá khứ nên quá đi chứ! Ông đã chứng kiến trên đường về Hội An những chiếc xe máy của đám thanh niên choai choai sốt ruột lội bừa xuống ruộng để vượt lên cái đám đặc kín mặt đường. Càng về đêm càng nhốn nháo. Người khuấy động Phố. Phố bị che khuất bởi người. Đáng lẽ ông đừng trở lại vào ngày hội. Hồn Phố sẽ tan biến trong náo động, mầu mè. Ông ghé vào quán cao lầu ông ăn lần đầu cách đây bốn mươi hai năm. Anh chàng phục vụ đóng bộ áo tàu đen cài khuy với cái quần jean và giày đinh bưng tới cho ông một bát.
    "Mang tiếng ở Phố mà chừ ăn cao lầu lần đầu hả? Tội chưa? Chị kêu cho tô nữa hỉ? Ăn từ từ mới thấm cái ngon. Ngó ri chớ không nơi mô bắt chước được. Thiếu nước giếng Bá Lễ, tro củi cù lao Chàm, rau sống Trà Quế, cao lầu dở ẹt!".
    Ông húp nuốt vội vã như thằng bé được ăn bát cao lầu đầu tiên. Cổ nghẹn lại vì hồi ức. Sau này cũng vẫn những món ăn đó, không có chị ngồi trước mặt, hương vị Phố nhạt hẳn.
    Hân, Phi, Cẩm, Phô... Dậu... Chị Rêu ngân nga xướng ngược thứ tự năm cái tên đứng đầu lớp trong tháng - 5 tên được miễn phí theo thông lệ của thầy Toản. Thầy vốn là một công chức rất giỏi tiếng Pháp không hiểu vì lý do gì lại nghỉ việc ở nhà mở lớp dạy Pháp văn. Giàu nghèo không kể, con ai không biết, hễ xếp từ thứ nhất đến thứ năm thầy không lấy tiền. Hồi hộp nhất vẫn là đứa đứng nhất. Đứa ấy được con gái kiêm phụ tá của thầy thưởng riêng một món đặc sản Phố. Chị Rêu biết thế nên công bố vị thứ như kiểu người ta công bố kết quả hoa hậu, đứa giỏi nhất sau cùng. Có lần thằng Dậu đã khóc nức nở khi bị tước niềm vui lớn đó. Chị Rêu mắng: "Con trai mà mu khóc (6), tham ăn. Mi ăn hoài để cho đứa khác ăn với chứ! Con khỉ!".
    "Con khỉ" năm ấy mười ba, còn chị Rêu mười tám có đôi má lúm đồng tiền và tiếng - cười - bánh - đập. Cười đã xinh mà nghe cười còn mê hơn nữa. Xốn xang rộn ràng. Chị thích những món có bánh tráng còn thằng Dậu thích nhìn chị ngồi ăn bánh tráng nướng ở góc đường. Chị ăn như đứa bé. Tần ngần khi bẻ mảnh đầu chiếc bánh tròn vành vạnh điểm những "vì sao" hột mè sau đó mê mải, giòn tan, say sưa cho đến mẩu cuối cùng. Người Quảng thích bánh tráng. Nhưng hắn chưa thấy ai ăn bánh tráng với ánh mắt long lanh, với niềm vui thơ trẻ giòn tan say đắm như chị.
    Chị yêu cũng giòn tan say đắm. Chị yêu thầy Tường dạy văn nổi tiếng thị xã. Chị mê thầy như hầu hết những đứa con gái học thầy nghe thầy dạy Truyện Kiều. Thầy giảng Kiều như kẻ bị Kiều ám. Thầy thuộc Kiều như kẻ ngoan đạo thuộc kinh. Thầy vẽ cả sơ đồ mười lăm năm lưu lạc của nàng Kiều. Cứ nghe thầy thao thao bất tuyệt về tình yêu của Kiều và chàng thư sinh Kim Trọng tụi học trò há hốc miệng. Rồi hết học hết mê. Chị Rêu không thế. Hết học thầy, chị tiếp tục có mặt trong giờ văn của thầy bằng cách nghe kể lại.

Chia sẻ trang này