1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn của Quế Hương

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 16/02/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    12. Phố Hoài
    Đại học Đà Nẵng, nơi mời ông về thỉnh giảng, khi biết ông muốn thăm phố cổ Hội An, đã cho xe đến đón nhưng ông từ chối. Ông muốn đi xe đò, hay nói đúng hơn thằng Dậu đòi đi xe đò...
    Vẫn loại xe buýt cổ lỗ sĩ từ thuở thằng bé đi nhưng người thì ép nhau như mắm. Kẹp ông vào giữa là hai cha con. Ông bố tỉnh bơ hút thuốc phả khói vào không khí sặc mùi xăng. Còn con bé khoảng mười một mười hai trông rất tinh ranh. Nó quan sát ông rồi bảo:
    - Việt kiều mà đi xe đò!
    - Thế cháu hay đi xe đò không?
    - Chủ nhật, lễ hội là gâu (1)
    - Ngày xưa Phố êm đềm lắm không hội hè chi cả.
    - Chừ tua-rua (2). Nhờ rứa kiếm chác được.
    - Kiếm gì?
    - Mơ-ni (3). Con bé phát ngôn như trộn món hổ lốn.
    Thằng Dậu quay đầu nhìn ra ngoài. Hắn từng háo hức ra khỏi phố cổ đến một thành phố hiện đại và náo nhiệt. Bốn mươi năm sau, vẫn cái vẻ hăm hở không nguội lạnh ấy, ông lại mải mê nhìn những đụn rơm ngất nghểu, những nón sắn khoai phơi vô tư trên mặt đường, những con trâu đủng đỉnh bước không hề mang vẻ tất bật sợ hãi của con người... Băng qua con đường gập ghềnh còn nét thôn dã ấy, ông đi tìm lại thời gian đã mất.
    o0o
    Bỏ đôi thùng đã múc đầy nước cho mẹ gánh, thằng Dậu chạy một mạch đến trường Trần Quý Cáp. Chiều nay công bố kết quả thi tuyển vào lớp đệ nhất (4). Bài làm gần như trọn vẹn, hắn vẫn lo. Hỏng là ở nhà đi bán bánh ít lá gai.
    Thủ khoa... Nguyễn Văn Dậu, sinh ngày 10-2-1945... Tai hắn lùng bùng. Tiếng xì xào vang lên. Thằng Dậu con bà gánh nước thuê đó! Đúng mình mà! Thằng bé chui ra khỏi đám đông, chạy một mạch về giếng Bá Lễ. Mẹ đang đặt gánh lên vai. Nước òa ra đất. Mẹ òa khóc.
    Phần thưởng mẹ dành cho thủ khoa là một tờ mười đồng mới toanh, tờ bạc đầu tiên thằng bé sở hữu. Mẹ bảo ăn gì tùy thích. Hắn nắm chặt tờ bạc và ra phố. Hắn đi qua gánh lục tào xá, qua tiệm mì Quảng, cao lầu, qua mẹt xôi ngọt, rổ bánh ít lá gai của con bé gần chùa Cầu. Nước bọt tứa qua kẽ răng nhưng thằng bé cứ đi thẳng. Hắn đi ra bến xe.
    - Cháu có mười đồng... cháu muốn ra ngó Đà Nẵng cho biết. Chú cho cháu đi với!
    - Rứa mi có quay vô không?
    - Có.
    - Đi khứ hồi mà mười đồng thì bèo quá nhưng tau đang ế khách. Cho mi đi nhưng xuống bến cũng ngồi trên xe nghe chưa! Tau quay vô là mi hết về. Đưa tiền đây, quý ông!
    Thằng bé nhìn thấy Đà Nẵng từ trên xe - một trời náo động! Hắn tự nhủ nhất định sẽ ra đấy học. Hắn sẽ bay đến những thành phố náo nhiệt và to hơn nữa, bay qua cơ cực đói nghèo bằng đôi cánh học vấn.
    Vâng, ông đã bay rất xa! Để bất chợt chiều qua, khi khách sạn dọn tráng miệng bằng món bánh ít lá gai của Phố, con chim hải âu lại thèm làm con chim sẻ, chí chát đánh chuyền bằng âm thanh trên một mái cổ thấp lè tè, rêu phong cũ kỹ. Ông đã ăn lại món thèm thời thơ ấu trong nỗi cồn cào khó tả và bỗng nhớ những đốm sáng lập lòe trong nhà xe nơi mẹ ông cô đơn khát khao rít từng hơi thuốc Cẩm Lệ.
    Phố không là quê nhưng là một mảng đời ông, một cuộc đời cứ như bị chặt khúc theo từng bước mưu sinh nhọc nhằn của mẹ. Cha bỏ mẹ. Mẹ bỏ làng với cái thai trong bụng. Quê hương chính là những nơi bao dung với kẻ phiêu bạt bất hạnh trong đó dịu dàng nhất vẫn là Phố! Đêm ấy ông ngồi vẽ nguệch ngoạc trên giấy khung trời tuổi nhỏ của mình. Hai dãy phố hẹp thân tình chập chùng mái ngói âm dương uốn lượn. Những ngôi nhà sâu hun hút, cũng như nếp nhà cổ cất giữ kỷ niệm ở phố Hoài. Ông vẽ con hẻm có cái giếng Chăm tuổi ngót nghìn năm cho nước ngọt ngào trong vắt. Hồi ấy gần như nhà nào cũng uống nước giếng Bá Lễ. Người ở Phố tin thiếu thứ nước ấy, bát cao lầu trở nên nhạt, chén trà sớm vô duyên. Giếng được rào che chắn bốn bề. Người vào gánh nước đi qua một lối nhỏ. Lấy nước sẽ sàng, không vương vãi, không được tắm. Mẹ thuê một góc nhà vừa kê cái chõng và nuôi ông ăn học bằng nghề gánh nước thuê cho Phố. Mười năm trời, giếng là nguồn sống của mẹ con ông. Ông vẽ cái chõng của hai mẹ con bằng một hình chữ nhật bé tí và chất lên đó những chấm tròn - cái thúng đựng đồ linh tinh của mẹ, cái rương nhỏ bằng gỗ đựng sách vở của ông trong đó có quý nhất là xếp giấy khen và bức tranh phác họa chùa Cầu bằng bút chì, phần thưởng của thầy giáo lớp nhất (5)... Hồi ấy ông nổi tiếng nghèo nhưng thông minh học giỏi. Thị xã nhỏ biết cái thằng bé không cha, con chị gánh nước thuê không chồng, quanh năm suốt tháng đi học với cái bị lát, sách toàn mượn chép. Chép xong coi như học xong.
    o0o
    Quý khách vui lòng xuống đây. Mọi phương tiện giao thông đều không được đem vào phố cổ trong ngày lễ hội. - Bác tài thông báo. Con bé ngồi cạnh tỉnh bơ lôi từ trong bị bộ quần áo cũ rách choàng lên bộ cánh đẹp. Tích tắc, hai vị khách ngồi bên ông biến thành hai nhân vật cái bang.
    - Bye! - Con bé nheo mắt tinh quái rồi hai cha con biến mất trong dòng người. ánh mắt và nụ cười nó khiến ông phải đưa tay sờ túi! Cái ví ông để một ít tiền tiêu vặt đã không cánh mà bay!
    Chưa bao giờ Phố đông như thế! Con đường nhỏ bề ngang vừa một chiếc xe bốn bánh ngập tràn khách nội, ngoại và phóng viên. Những ngôi nhà rêu phong cũ kỹ, thấp lè tè, sâu hun hút bị khuấy động tỉnh giấc thập thò nhìn những vị khách đẫm sắc mầu hiện đại.
    "Ông có thấy con chó mầu đen có hai chấm vàng ở mắt không... hu... hu... đông quá, nó lạc rồi!" - "Chó khôn lắm, biết đường về nhà mà!" - "Cháu về rồi, không có" - "Cháu ở mô?" - "Đường Nguyễn Huệ" - "Hay quá! Hồi nhỏ ông cũng ở gần đó. Cháu có biết cô Rêu con thầy Toản không?" - "Cháu không biết, hu... hu... Milou ơi!". Ông chợt nhận ra ông đang hỏi thằng bé khoảng mười tuổi, trái tim bé bỏng đang tan nát. Thầy Toản mất lâu rồi. Con Rêu cũng chẳng phải là tên chị. "Chị thích rêu, mầu của Phố! Gọi chị là Tường Rêu!" - "Răng không gọi là ngói rêu?" - Chị tủm tỉm cười khoe đôi lúm đồng tiền xinh lắm. - "Đừng khóc. Ông cháu mình đi tìm". Ông và thằng bé như bị cuốn đi bởi thác người. Thỉnh thoảng ông nghe tiếng nó nức nở khóc gọi con chó nhưng không thấy nó. Gần như cả Đà Nẵng đổ về. Từ thời hiện đại, đi có ba chục cây số để trở lại thời quá khứ nên quá đi chứ! Ông đã chứng kiến trên đường về Hội An những chiếc xe máy của đám thanh niên choai choai sốt ruột lội bừa xuống ruộng để vượt lên cái đám đặc kín mặt đường. Càng về đêm càng nhốn nháo. Người khuấy động Phố. Phố bị che khuất bởi người. Đáng lẽ ông đừng trở lại vào ngày hội. Hồn Phố sẽ tan biến trong náo động, mầu mè. Ông ghé vào quán cao lầu ông ăn lần đầu cách đây bốn mươi hai năm. Anh chàng phục vụ đóng bộ áo tàu đen cài khuy với cái quần jean và giày đinh bưng tới cho ông một bát.
    "Mang tiếng ở Phố mà chừ ăn cao lầu lần đầu hả? Tội chưa? Chị kêu cho tô nữa hỉ? Ăn từ từ mới thấm cái ngon. Ngó ri chớ không nơi mô bắt chước được. Thiếu nước giếng Bá Lễ, tro củi cù lao Chàm, rau sống Trà Quế, cao lầu dở ẹt!".
    Ông húp nuốt vội vã như thằng bé được ăn bát cao lầu đầu tiên. Cổ nghẹn lại vì hồi ức. Sau này cũng vẫn những món ăn đó, không có chị ngồi trước mặt, hương vị Phố nhạt hẳn.
    Hân, Phi, Cẩm, Phô... Dậu... Chị Rêu ngân nga xướng ngược thứ tự năm cái tên đứng đầu lớp trong tháng - 5 tên được miễn phí theo thông lệ của thầy Toản. Thầy vốn là một công chức rất giỏi tiếng Pháp không hiểu vì lý do gì lại nghỉ việc ở nhà mở lớp dạy Pháp văn. Giàu nghèo không kể, con ai không biết, hễ xếp từ thứ nhất đến thứ năm thầy không lấy tiền. Hồi hộp nhất vẫn là đứa đứng nhất. Đứa ấy được con gái kiêm phụ tá của thầy thưởng riêng một món đặc sản Phố. Chị Rêu biết thế nên công bố vị thứ như kiểu người ta công bố kết quả hoa hậu, đứa giỏi nhất sau cùng. Có lần thằng Dậu đã khóc nức nở khi bị tước niềm vui lớn đó. Chị Rêu mắng: "Con trai mà mu khóc (6), tham ăn. Mi ăn hoài để cho đứa khác ăn với chứ! Con khỉ!".
    "Con khỉ" năm ấy mười ba, còn chị Rêu mười tám có đôi má lúm đồng tiền và tiếng - cười - bánh - đập. Cười đã xinh mà nghe cười còn mê hơn nữa. Xốn xang rộn ràng. Chị thích những món có bánh tráng còn thằng Dậu thích nhìn chị ngồi ăn bánh tráng nướng ở góc đường. Chị ăn như đứa bé. Tần ngần khi bẻ mảnh đầu chiếc bánh tròn vành vạnh điểm những "vì sao" hột mè sau đó mê mải, giòn tan, say sưa cho đến mẩu cuối cùng. Người Quảng thích bánh tráng. Nhưng hắn chưa thấy ai ăn bánh tráng với ánh mắt long lanh, với niềm vui thơ trẻ giòn tan say đắm như chị.
    Chị yêu cũng giòn tan say đắm. Chị yêu thầy Tường dạy văn nổi tiếng thị xã. Chị mê thầy như hầu hết những đứa con gái học thầy nghe thầy dạy Truyện Kiều. Thầy giảng Kiều như kẻ bị Kiều ám. Thầy thuộc Kiều như kẻ ngoan đạo thuộc kinh. Thầy vẽ cả sơ đồ mười lăm năm lưu lạc của nàng Kiều. Cứ nghe thầy thao thao bất tuyệt về tình yêu của Kiều và chàng thư sinh Kim Trọng tụi học trò há hốc miệng. Rồi hết học hết mê. Chị Rêu không thế. Hết học thầy, chị tiếp tục có mặt trong giờ văn của thầy bằng cách nghe kể lại.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    12. Phố Hoài (2)
    Chị thương thằng Dậu vì hắn nghèo mà học giỏi và vì... hắn đang là học trò cưng của thầy Tường! Buổi nào có giờ văn, chị túm hắn bắt tường thuật. Từ cái áo thầy mặc, đến bài thầy giảng, lời mắng mỏ khen chê học trò... Chị trả công tường thuật bằng sách. Chị cho hắn mượn sách của chị và đôi khi còn cả gan lén cho hắn mượn một đôi quyển trong tủ sách gia đình. Thầy Toản quý sách hơn cả của cải. Sách được xếp ngay ngắn trong tủ, đánh số, xếp thứ tự theo từng loại nên nhìn vào biết ngay thiếu đủ. Ngôi nhà cổ thâm nghiêm trở nên thân tình và đầy mê hoặc. Hắn thích sờ vào những đồ vật gợi dĩ vãng hào phú sang trọng, ngắm những kèo cột chạm trổ tinh vi, kinh ngạc về vẻ đẹp thách thức thời gian của chúng. Thầy Toản ngoài giờ dạy học thường ra hậu viên chăm sóc cây kiểng và hòn non bộ. Vũ trụ được thu nhỏ trong vuông sân, khoảng trời bé bằng manh chiếu. Căn nhà ấy hẳn già cỗi và lặng lẽ lắm nếu không có tiếng cười của chị Rêu. Dường như để át tiếng thì thầm của quá khứ trong mọi góc xó, chị cười to lắm. Tiếng cười không tan ngay mà vang vọng như trò cút bắt trong rường cột, tường vách rồi ẩn trong tâm hồn thằng Dậu. Hắn thích nghe chị cười nên giành mẹ đổ nước cho nhà thầy. Trông hắn cõng nước, chị Rêu không thể nín cười được. Hắn còn cố ý ve vẩy như mụ đàn bà để chọc chị cười. Đổ nước xong chị Rêu thường mở vung nồi cơm cho hắn một khoanh khoai Trà Đỏa mật vàng ươm, nóng hôi hổi. Hắn ngồi ăn, còn chị ngồi hỏi chuyện thầy Tường. Chị kể hồi ấy, chị ngồi gần cửa sổ. Suốt giờ học chị chống tay lên má say sưa quan sát sự chuyển động của cục yết hầu thầy, nơi phát ra những ngân rung sâu thẳm. Khi giảng bài, ánh mắt thầy thường tìm chỗ đậu như để neo lại nếu thầy đi xa quá. Vô tình đúng chỗ chị Rêu ngồi, bên cửa sổ lớp. Thầy nhìn chị mà! - chị Rêu khăng khăng. Thằng Dậu cũng khăng khăng: Chừ em ngồi chỗ nớ. Thầy cũng ngó em.
    o0o
    "Tưởng thấy xe ngựa, xe kéo, hình bóng người xưa té ra toàn dân hiện đại. Thị xã như sân khấu" - Người khác bước bên cạnh ông nói. - "Nhưng đêm diễn hoành tráng đấy chứ! Trên cạn, dưới nước, đủ mọi loại hình văn hóa".
    - "Theo tui mọi ngày ở đây đều là ngày phố cổ. Làm ri tuy yêu Phố nhưng lại khuấy động không khí cổ tự nhiên của Phố. Du lịch phát triển, tui sợ Phố không còn là Phố ngày xưa..." - Rứa xa Phố Hoài bao lâu rồi?" - "Hai mươi sáu năm" - "Còn tui... bốn mươi năm!".
    Bốn mươi năm, đủ để đời người vụt qua, để nước dưới cầu cạn. Dưới mắt các nhà khoa học, sau bốn thế kỷ tồn tại, chùa Cầu đang bị lún nghiêng, già rạc nhưng dưới mắt ông, trong ánh sáng huyền ảo dịu dàng của những ngọn đèn ***g, cầu vẫn diễm lệ như mỹ nhân cổ. Chị Rêu đứng bên tê cầu, gần tượng hai chú khuyển. Tóc chị buộc túm bằng khăn mùi xoa trắng. Má chị hồng và mắt chị long lanh. Thằng Dậu đứng bên ni cầu, cạnh tượng hai chú hầu. "Mi ngó tề! Hai con khỉ ngó hai con chó mấy trăm năm rồi không chán nhau!".
    Khuya. Hội tàn. Người hăm hở về rồi lũ lượt đi. Còn những ngọn đèn ***g thức trước hiên vỗ về mấy dãy phố cổ chưa kịp hoàn hồn bởi đông đúc náo động bằng thứ ánh sáng mờ ảo xao xuyến. Phố lấy lại vẻ rộn ràng trong yên tĩnh. Nhà thồi thụt, mái lô nhô, những nét lượn mềm mại, nao lòng. Loanh quanh luẩn quẩn cho lòng bớt sóng sánh, ông về lại nhà thầy Toản. Ông nhận ra ngôi nhà bởi vẻ tàn tạ cũ kỹ và bướng bỉnh kiêu hãnh của nó. Vẫn hai cái bát quái lót vải điều tròn xoe như mắt cửa ngoái nhìn quá khứ và canh chừng hiện tại. Vẫn bậc thềm, ngưỡng cửa, vách gỗ tự tại trong cũ càng. Tựa lưng vào quá khứ, ngôi nhà vẫn tạo cho ông cảm giác bí hiểm và cuốn hút như ngày nhỏ. Hồi còn sống, thầy Toản không bao giờ để bàn tay nào chạm vào tu sửa. Thầy theo Tây học nhưng ngọn gió thời đại dường như không lọt qua nổi hai ô cửa nhỏ trên cái gác thấp lè tè, nơi những bức tranh cổ họa về hoa, điểu, tứ thời, bát tiên... của ông cha án ngữ. Mùi xạ thơm dường như vẫn phả ra từ căn gác tối sâu hun hút ấy. Thỉnh thoảng khi thầy vắng nhà, thằng Dậu được chị Rêu cho lên gác thăm lão đầu hói, mặt tròn, cười trong râu mà chị giới thiệu là lão Lạt Ma. Hắn thích lão lắm. Trông lão thật sống động từ cái liếc mắt đến nụ cười, dáng vẻ đến nếp áo. Cái vẻ hồn nhiên tự tại của lão rất dễ thân thiết.
    Ông ngồi tựa vào vách. Còn thằng Dậu nhào qua lần cửa đóng đi tìm chị Rêu, đi thăm lão đầu hói, thăm tủ sách nơi nó đã từng ước mình là con mọt để chui vào... Ông vuốt ve những khe gỗ nứt nẻ bởi thời gian và có cảm tưởng nghe chúng đáp trả bằng tiếng thì thầm bí mật của xa xăm.
    - Trò Dậu, trò lấy ở mô những bài thơ vịnh các nhân vật Truyện Kiều rứa? - Thầy Tường cầm quyển vở thuyết trình hỏi:
    - Dạ... trong sách.
    - Cho thầy mượn sách một hôm được không?
    Nghe hắn về kể, chị Rêu hối hả bảo hắn đưa sách cho thầy, còn nảy ý tặng luôn cho thầy bản Kiều cổ mà ba chị rất quý. Thằng Dậu được giao nhiệm vụ trao sách với lời dặn: đừng nói tên thật của chị vì hồi học với thầy chị dốt văn lắm! Hắn mở trang đầu đọc dòng chữ nắn nót: Thương quý tặng thầy, người dạy Kiều hay nhất. Học trò cũ. Tường Rêu.
    - Học trò của thầy không có đứa mô tên ri cả. Tên ngộ quá hè! - Thầy Tường ngỡ ngàng.
    - Thầy khen rứa hả? - Chị đỏ mặt như nhận một lời tỏ tình.
    Niềm vui âm thầm nhảy múa suốt mùa đông bởi cứ sau mỗi cơn mưa, chị lại rủ thằng Dậu đi ngắm phố rêu. "Mầu thời gian không xanh. Mầu thời gian tím ngát..." (7). Còn với chị, mầu thời gian xanh mướt. Từ mái đến tường, từ hẻm đến phố chợ... tất cả được khoác tấm áo nhung rêu óng mượt. Những sắc độ xanh chồng chồng lớp lớp, gối lên nhau như những mảng thời gian được lưu trữ. Chị bảo chị không thể xa Phố được vì chị lỡ say rêu. Chị có thể ngồi lặng cả giờ để ngắm một bức tường rêu phủ. Rêu chảy từ trên mái xuống tường, non nỏn đến dại lòng, thăm thẳm đến tê tái. Đôi cây hoa dại cheo leo trên mái học đánh đu nghịch ngợm trên tường, hồn nhiên toét miệng cười. Mái ngói âm dương như những khuôn mặt thời gian đủ mầu đủ vẻ, sau mưa chợt ngời sáng bởi vô số nụ hoa rêu li ti rộn ràng. ấy là lúc phố đẹp đến mềm lòng.
    Tình yêu non dại của chị âm ỉ như lò than nướng bánh tráng. Mỗi buổi học, thằng Dậu lại về kể chuyện thầy Tường, cả chuyện học trò cáp đôi thầy với cô Hoa dạy Sử ở đường Bạch Đằng, chuyện gặp thầy đi ăn chè với cô Hoa, chuyện hai người ra Đà Nẵng xem phim... Chị vẫn cười khi nghe kể, có điều tiếng cười như tiếng thủy tinh vỡ.
    Đám cưới thầy Tường với cô Hoa diễn ra chóng vánh và độc đáo. Chú rể rước dâu đi bộ qua phố cổ, qua khỏi chùa Cầu mới lên xe về Đà Nẵng. Học trò rồng rắn đi coi cười nói tưng bừng. Chị Rêu đứng ở cửa nhìn ra. Chị cười nhiều hơn cả. Khi đám cưới khuất cuối phố, nụ cười vẫn đông cứng trên môi chị. Đôi lúm đồng tiền lún sâu kéo theo hai khóe miệng căng ra tưởng chừng không thể khép lại được. Cứ thế chị cười đến chảy nước mắt. - "Răng chị cười dữ rứa?" - "Tau cười con ranh ngốc nghếch". Sau đó chị quạt lò nướng bánh tráng, ăn một lần ba cái đến sình bụng, bỏ cơm. Năm ấy, chị rớt tú tài vì chỉ học một mình môn văn. Vỡ luôn tiếng - cười - bánh - đập. Tết, thầy Toản tìm bản sách cũ bói Kiều phát hiện mất sách quý, cái tủ sách chỉ mình thầy và cô con gái được đụng vào. Thầy hỏi. Chị im lặng. Im lặng ngay cả khi chịu đòn. Vẻ trơ lì đó càng khiến thầy giận đánh dữ. Thằng Dậu núp bên ngoài chịu không nổi chạy vào nằm sụp xuống tự nhận mình trộm sách. Thầy buông roi. Nhưng ánh mắt bỏng rát hơn roi quất. Đứa học trò cưng bị cấm cửa từ đó.
    Ông đã bước ra khỏi ngôi nhà cổ này năm mười sáu tuổi. Nỗi buồn còn hôi hổi tựa hôm qua. Chị Rêu bắt kịp ở mái hiên ôm chầm thằng Dậu òa khóc. Nước mắt chị mặn hơn nước biển cửa Đợi. Da chị mịn mướt hơn rêu Phố. Hắn vùi mặt trong tóc chị hít hương thơm dìu dịu, ngai ngái mùi hoa cỏ và cảm thấy dễ chịu đến bàng hoàng. "Thằng ranh, mi làm chi rứa?" - Chị ngạc nhiên xô hắn ra.
    Thỉnh thoảng, mái hiên đầy bóng tối và nước mắt ấy lại hiện về trong giấc mơ thằng Dậu. Cả cảm giác đớn đau ngất ngây bàng hoàng chưa hề gặp trong đời ấy. "Thằng ranh, mi làm chi rứa?". Tuổi mười sáu của hắn chưa kịp xanh đã chớm vàng trong nỗi quay quắt được thành người lớn. Lớn mau, lớn mau, hỡi thằng ranh con!
    Hết năm, thằng Dậu chuyển ra Đà Nẵng học. Bốn năm sau, một mình quay lại Phố. Bấy giờ hắn cao hơn một mét bảy, đã đỗ tú tài toàn hạng ưu, vừa được một suất học bổng ở nước ngoài. Hắn đứng trước ngôi nhà đóng kín cửa, cao hơn cửa, choán hết cửa. Hàng xóm bảo chị Rêu lấy một người Hoa gốc Hội An vào lập nghiệp ở Chợ Lớn. Người lớn đứng khóc, nước mắt rỏ ướt thềm.
    o0o
    Ông sờ lên những vệt nước mắt. Ông tin Phố lưu lại tất cả bởi thời gian nơi đây không trôi, chỉ quẩn quanh rồi dừng lại. Trăng gầy như nét vẽ. Mái cúi thấp để trời thêm cao. Ai đó ném một tiếng ho khan vào tĩnh lặng.
    Thằng Dậu đã ra, theo sau là chị, vừa đi vừa cười. Tiếng - cười - bánh - đập roi rói tươi nguyên như mới lấy ra từ hoài niệm. Họ đi qua ông. Ông đứng dậy theo họ. Ông nghe tiếng chị:
    - Lần ni mi ưa ăn chi?
    - Bánh tráng đập.
    - Mi ưa gặm bắp nướng rưới nước mắm ở bờ sông mà!
    - Em ăn ngó. Ngó chị ăn bánh đập đủ ứa nước miếng. Ăn như mở toang cảm giác tận hưởng hương vị.
    - Đợi cả tháng để ăn ngó à, thằng ngu! Không chi khổ bằng ăn ngó mi biết không? Nì, thầy Tường có thích ăn bánh tráng đập không hỉ?
    - Chị làm con ruồi chui vô nhà thầy thì biết.
    Tiếng cười đuổi nhau loăng quăng trong phố hẹp rồi mất hút ở một khúc quẹo mềm mại.
    Ông lang thang trong phố theo họ. Thỉnh thoảng dừng bước trước một căn nhà say ngủ. Nhà thằng Phan hồi ấy ông đến học ké sách bằng cách giải cho hắn chép giờ là ngôi nhà tân thời, mầu vôi trắng bệch, mái ngói đỏ tươi. Nhà con Hòa béo, học trò đầu đời của ông còn nguyên cái bảng hiệu bằng gỗ. Con bé dữ tợn ấy ra sao rồi nhỉ? Hồi ấy, đỗ đầu trong kỳ thi tuyển vào đệ nhất trường Trần Quý Cáp, thằng bé nhà nghèo học giỏi được ngay một chủ tiệm vải thuê kèm đứa con gái học sau hai lớp. Được trả tiền, được cho vải may quần áo chỉ khổ nỗi con học trò mười tuổi coi thằng thầy mười hai tuổi không ra chi. Có gì không vừa ý, bà chằn lập tức thò tay, nghiến răng ngắt véo thằng thầy đến bầm tím da. Thầy bỏ dạy vì trò dọa: "Ba tau nói mi học giỏi, sau gả tau cho mi. Khi nớ ngày mô tau cũng ngắt mi chảy máu".
    Ông về lại xóm giềng, đi qua trường Nam tiểu học, trường Trần Quý Cáp... ánh sáng huyền hoặc của trăng non và đèn ***g soi đường cho ông tìm về dĩ vãng.
    Phố hẹp, loanh quanh. Đường ngắn, luẩn quẩn. Khi trời sáng, ông nhận ra mình đang ở trong một con hẻm nhỏ, trước cánh cửa hông nhà chị. Ngày xưa, chị hay tựa cửa chơi trò đố rêu nói gì trên bức tường trước mặt. Mùa rêu, bức tường tựa như tấm thảm kỳ diệu biến đổi từng ngày dưới đôi tay người thợ dệt tài hoa. Chị đọc bao nhiêu điều, tưởng tượng bao nhiêu cái từ nét mục rêu ngẫu hứng trên bức tường loang lổ mầu thời gian ấy. Thằng Dậu vắt trí tưởng tượng giải mã ngôn ngữ rêu bí ẩn ấy như chơi cút bắt với tâm hồn chị.
    Bức tường ấy đang hiện ra trước mắt ông còn chị hiện ra trên rêu, ngửa cổ cười.
    o0o
    Phố thức dậy với tiếng chân, tiếng rao quà. Những cánh cửa lần lượt mở. Những cây dù, tấm bạt lại được căng ra. Cư dân hiện đại trong lòng Phố bắt đầu một ngày mới thong thả, khẽ khàng. Một người đàn ông lam lũ chở bắp luộc bằng chiếc xe đạp dừng bên mời ông mua mở hàng. Ông mua hai quả bắp nóng hổi và trả bằng tờ giấy bạc 50.000 vì ví tiền lẻ đã bị mất trên xe buýt. "Cháu đã bán chi mô. Bác đợi cháu đi đổi hí!". Ông gật đầu. Thằng Dậu hối hả lột, gặm nhai bằng những chiếc răng đã mòn của ông. Quả thứ hai hắn gỡ từng hàng, ăn từng hạt như sợ hết. Hắn ăn mê mải không để ý người bán bắp đã quay trở lại với mớ tiền thối. Anh ta mỉm cười nhìn vị khách sang trọng ngồi mút nước ngọt từ cái cùi bắp - "48 ngàn tiền thối đây bác?" - "Hồi nhỏ bác còn nhai cả cùi nữa kia! Ngọt lắm! Còn chỗ tiền thối, cháu bán cho bác trái nữa để hắn ném từng hạt vào miệng" - "Hết rổ bắp của cháu cũng chưa hết chỗ tiền nầy bác ạ!" - "Ăn thương ăn nhớ giá khác, cháu cứ cầm đi!".
    ấm bụng, ấm lòng, ông ngồi ngắm những nụ hoa rêu nhỏ nhắn lấm tấm bên trên mái cổ. Trên gương mặt chập chùng lô xô những con sóng thời gian kia là mầu biển lặng, lặng đến độ soi mình thấy lòng thanh thản. Lâu lắm, ông mới được hưởng một buổi sáng thư thái như thế này. Một niềm bình an kỳ lạ xâm nhập tâm hồn ông khiến ông có cảm giác mình đang đứng dưới bóng râm thời gian đợi chị mở cửa với lời chào quen thuộc: "Mi tới đổ nước hả?".
    --------------------------------------
    (1) Tiếng Anh: go (đi)
    (2) Tiếng Pháp: toujours (luôn luôn)
    (3) Tiếng Anh: Money (tiền)
    (4) Lớp đầu tiên của cấp phổ thông cơ sở.
    (5) Lớp cuối cùng của cấp tiểu học.
    (6) mau khóc
    (7) Thơ Đoàn Phú Tứ
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    12. Phố Hoài (2)
    Chị thương thằng Dậu vì hắn nghèo mà học giỏi và vì... hắn đang là học trò cưng của thầy Tường! Buổi nào có giờ văn, chị túm hắn bắt tường thuật. Từ cái áo thầy mặc, đến bài thầy giảng, lời mắng mỏ khen chê học trò... Chị trả công tường thuật bằng sách. Chị cho hắn mượn sách của chị và đôi khi còn cả gan lén cho hắn mượn một đôi quyển trong tủ sách gia đình. Thầy Toản quý sách hơn cả của cải. Sách được xếp ngay ngắn trong tủ, đánh số, xếp thứ tự theo từng loại nên nhìn vào biết ngay thiếu đủ. Ngôi nhà cổ thâm nghiêm trở nên thân tình và đầy mê hoặc. Hắn thích sờ vào những đồ vật gợi dĩ vãng hào phú sang trọng, ngắm những kèo cột chạm trổ tinh vi, kinh ngạc về vẻ đẹp thách thức thời gian của chúng. Thầy Toản ngoài giờ dạy học thường ra hậu viên chăm sóc cây kiểng và hòn non bộ. Vũ trụ được thu nhỏ trong vuông sân, khoảng trời bé bằng manh chiếu. Căn nhà ấy hẳn già cỗi và lặng lẽ lắm nếu không có tiếng cười của chị Rêu. Dường như để át tiếng thì thầm của quá khứ trong mọi góc xó, chị cười to lắm. Tiếng cười không tan ngay mà vang vọng như trò cút bắt trong rường cột, tường vách rồi ẩn trong tâm hồn thằng Dậu. Hắn thích nghe chị cười nên giành mẹ đổ nước cho nhà thầy. Trông hắn cõng nước, chị Rêu không thể nín cười được. Hắn còn cố ý ve vẩy như mụ đàn bà để chọc chị cười. Đổ nước xong chị Rêu thường mở vung nồi cơm cho hắn một khoanh khoai Trà Đỏa mật vàng ươm, nóng hôi hổi. Hắn ngồi ăn, còn chị ngồi hỏi chuyện thầy Tường. Chị kể hồi ấy, chị ngồi gần cửa sổ. Suốt giờ học chị chống tay lên má say sưa quan sát sự chuyển động của cục yết hầu thầy, nơi phát ra những ngân rung sâu thẳm. Khi giảng bài, ánh mắt thầy thường tìm chỗ đậu như để neo lại nếu thầy đi xa quá. Vô tình đúng chỗ chị Rêu ngồi, bên cửa sổ lớp. Thầy nhìn chị mà! - chị Rêu khăng khăng. Thằng Dậu cũng khăng khăng: Chừ em ngồi chỗ nớ. Thầy cũng ngó em.
    o0o
    "Tưởng thấy xe ngựa, xe kéo, hình bóng người xưa té ra toàn dân hiện đại. Thị xã như sân khấu" - Người khác bước bên cạnh ông nói. - "Nhưng đêm diễn hoành tráng đấy chứ! Trên cạn, dưới nước, đủ mọi loại hình văn hóa".
    - "Theo tui mọi ngày ở đây đều là ngày phố cổ. Làm ri tuy yêu Phố nhưng lại khuấy động không khí cổ tự nhiên của Phố. Du lịch phát triển, tui sợ Phố không còn là Phố ngày xưa..." - Rứa xa Phố Hoài bao lâu rồi?" - "Hai mươi sáu năm" - "Còn tui... bốn mươi năm!".
    Bốn mươi năm, đủ để đời người vụt qua, để nước dưới cầu cạn. Dưới mắt các nhà khoa học, sau bốn thế kỷ tồn tại, chùa Cầu đang bị lún nghiêng, già rạc nhưng dưới mắt ông, trong ánh sáng huyền ảo dịu dàng của những ngọn đèn ***g, cầu vẫn diễm lệ như mỹ nhân cổ. Chị Rêu đứng bên tê cầu, gần tượng hai chú khuyển. Tóc chị buộc túm bằng khăn mùi xoa trắng. Má chị hồng và mắt chị long lanh. Thằng Dậu đứng bên ni cầu, cạnh tượng hai chú hầu. "Mi ngó tề! Hai con khỉ ngó hai con chó mấy trăm năm rồi không chán nhau!".
    Khuya. Hội tàn. Người hăm hở về rồi lũ lượt đi. Còn những ngọn đèn ***g thức trước hiên vỗ về mấy dãy phố cổ chưa kịp hoàn hồn bởi đông đúc náo động bằng thứ ánh sáng mờ ảo xao xuyến. Phố lấy lại vẻ rộn ràng trong yên tĩnh. Nhà thồi thụt, mái lô nhô, những nét lượn mềm mại, nao lòng. Loanh quanh luẩn quẩn cho lòng bớt sóng sánh, ông về lại nhà thầy Toản. Ông nhận ra ngôi nhà bởi vẻ tàn tạ cũ kỹ và bướng bỉnh kiêu hãnh của nó. Vẫn hai cái bát quái lót vải điều tròn xoe như mắt cửa ngoái nhìn quá khứ và canh chừng hiện tại. Vẫn bậc thềm, ngưỡng cửa, vách gỗ tự tại trong cũ càng. Tựa lưng vào quá khứ, ngôi nhà vẫn tạo cho ông cảm giác bí hiểm và cuốn hút như ngày nhỏ. Hồi còn sống, thầy Toản không bao giờ để bàn tay nào chạm vào tu sửa. Thầy theo Tây học nhưng ngọn gió thời đại dường như không lọt qua nổi hai ô cửa nhỏ trên cái gác thấp lè tè, nơi những bức tranh cổ họa về hoa, điểu, tứ thời, bát tiên... của ông cha án ngữ. Mùi xạ thơm dường như vẫn phả ra từ căn gác tối sâu hun hút ấy. Thỉnh thoảng khi thầy vắng nhà, thằng Dậu được chị Rêu cho lên gác thăm lão đầu hói, mặt tròn, cười trong râu mà chị giới thiệu là lão Lạt Ma. Hắn thích lão lắm. Trông lão thật sống động từ cái liếc mắt đến nụ cười, dáng vẻ đến nếp áo. Cái vẻ hồn nhiên tự tại của lão rất dễ thân thiết.
    Ông ngồi tựa vào vách. Còn thằng Dậu nhào qua lần cửa đóng đi tìm chị Rêu, đi thăm lão đầu hói, thăm tủ sách nơi nó đã từng ước mình là con mọt để chui vào... Ông vuốt ve những khe gỗ nứt nẻ bởi thời gian và có cảm tưởng nghe chúng đáp trả bằng tiếng thì thầm bí mật của xa xăm.
    - Trò Dậu, trò lấy ở mô những bài thơ vịnh các nhân vật Truyện Kiều rứa? - Thầy Tường cầm quyển vở thuyết trình hỏi:
    - Dạ... trong sách.
    - Cho thầy mượn sách một hôm được không?
    Nghe hắn về kể, chị Rêu hối hả bảo hắn đưa sách cho thầy, còn nảy ý tặng luôn cho thầy bản Kiều cổ mà ba chị rất quý. Thằng Dậu được giao nhiệm vụ trao sách với lời dặn: đừng nói tên thật của chị vì hồi học với thầy chị dốt văn lắm! Hắn mở trang đầu đọc dòng chữ nắn nót: Thương quý tặng thầy, người dạy Kiều hay nhất. Học trò cũ. Tường Rêu.
    - Học trò của thầy không có đứa mô tên ri cả. Tên ngộ quá hè! - Thầy Tường ngỡ ngàng.
    - Thầy khen rứa hả? - Chị đỏ mặt như nhận một lời tỏ tình.
    Niềm vui âm thầm nhảy múa suốt mùa đông bởi cứ sau mỗi cơn mưa, chị lại rủ thằng Dậu đi ngắm phố rêu. "Mầu thời gian không xanh. Mầu thời gian tím ngát..." (7). Còn với chị, mầu thời gian xanh mướt. Từ mái đến tường, từ hẻm đến phố chợ... tất cả được khoác tấm áo nhung rêu óng mượt. Những sắc độ xanh chồng chồng lớp lớp, gối lên nhau như những mảng thời gian được lưu trữ. Chị bảo chị không thể xa Phố được vì chị lỡ say rêu. Chị có thể ngồi lặng cả giờ để ngắm một bức tường rêu phủ. Rêu chảy từ trên mái xuống tường, non nỏn đến dại lòng, thăm thẳm đến tê tái. Đôi cây hoa dại cheo leo trên mái học đánh đu nghịch ngợm trên tường, hồn nhiên toét miệng cười. Mái ngói âm dương như những khuôn mặt thời gian đủ mầu đủ vẻ, sau mưa chợt ngời sáng bởi vô số nụ hoa rêu li ti rộn ràng. ấy là lúc phố đẹp đến mềm lòng.
    Tình yêu non dại của chị âm ỉ như lò than nướng bánh tráng. Mỗi buổi học, thằng Dậu lại về kể chuyện thầy Tường, cả chuyện học trò cáp đôi thầy với cô Hoa dạy Sử ở đường Bạch Đằng, chuyện gặp thầy đi ăn chè với cô Hoa, chuyện hai người ra Đà Nẵng xem phim... Chị vẫn cười khi nghe kể, có điều tiếng cười như tiếng thủy tinh vỡ.
    Đám cưới thầy Tường với cô Hoa diễn ra chóng vánh và độc đáo. Chú rể rước dâu đi bộ qua phố cổ, qua khỏi chùa Cầu mới lên xe về Đà Nẵng. Học trò rồng rắn đi coi cười nói tưng bừng. Chị Rêu đứng ở cửa nhìn ra. Chị cười nhiều hơn cả. Khi đám cưới khuất cuối phố, nụ cười vẫn đông cứng trên môi chị. Đôi lúm đồng tiền lún sâu kéo theo hai khóe miệng căng ra tưởng chừng không thể khép lại được. Cứ thế chị cười đến chảy nước mắt. - "Răng chị cười dữ rứa?" - "Tau cười con ranh ngốc nghếch". Sau đó chị quạt lò nướng bánh tráng, ăn một lần ba cái đến sình bụng, bỏ cơm. Năm ấy, chị rớt tú tài vì chỉ học một mình môn văn. Vỡ luôn tiếng - cười - bánh - đập. Tết, thầy Toản tìm bản sách cũ bói Kiều phát hiện mất sách quý, cái tủ sách chỉ mình thầy và cô con gái được đụng vào. Thầy hỏi. Chị im lặng. Im lặng ngay cả khi chịu đòn. Vẻ trơ lì đó càng khiến thầy giận đánh dữ. Thằng Dậu núp bên ngoài chịu không nổi chạy vào nằm sụp xuống tự nhận mình trộm sách. Thầy buông roi. Nhưng ánh mắt bỏng rát hơn roi quất. Đứa học trò cưng bị cấm cửa từ đó.
    Ông đã bước ra khỏi ngôi nhà cổ này năm mười sáu tuổi. Nỗi buồn còn hôi hổi tựa hôm qua. Chị Rêu bắt kịp ở mái hiên ôm chầm thằng Dậu òa khóc. Nước mắt chị mặn hơn nước biển cửa Đợi. Da chị mịn mướt hơn rêu Phố. Hắn vùi mặt trong tóc chị hít hương thơm dìu dịu, ngai ngái mùi hoa cỏ và cảm thấy dễ chịu đến bàng hoàng. "Thằng ranh, mi làm chi rứa?" - Chị ngạc nhiên xô hắn ra.
    Thỉnh thoảng, mái hiên đầy bóng tối và nước mắt ấy lại hiện về trong giấc mơ thằng Dậu. Cả cảm giác đớn đau ngất ngây bàng hoàng chưa hề gặp trong đời ấy. "Thằng ranh, mi làm chi rứa?". Tuổi mười sáu của hắn chưa kịp xanh đã chớm vàng trong nỗi quay quắt được thành người lớn. Lớn mau, lớn mau, hỡi thằng ranh con!
    Hết năm, thằng Dậu chuyển ra Đà Nẵng học. Bốn năm sau, một mình quay lại Phố. Bấy giờ hắn cao hơn một mét bảy, đã đỗ tú tài toàn hạng ưu, vừa được một suất học bổng ở nước ngoài. Hắn đứng trước ngôi nhà đóng kín cửa, cao hơn cửa, choán hết cửa. Hàng xóm bảo chị Rêu lấy một người Hoa gốc Hội An vào lập nghiệp ở Chợ Lớn. Người lớn đứng khóc, nước mắt rỏ ướt thềm.
    o0o
    Ông sờ lên những vệt nước mắt. Ông tin Phố lưu lại tất cả bởi thời gian nơi đây không trôi, chỉ quẩn quanh rồi dừng lại. Trăng gầy như nét vẽ. Mái cúi thấp để trời thêm cao. Ai đó ném một tiếng ho khan vào tĩnh lặng.
    Thằng Dậu đã ra, theo sau là chị, vừa đi vừa cười. Tiếng - cười - bánh - đập roi rói tươi nguyên như mới lấy ra từ hoài niệm. Họ đi qua ông. Ông đứng dậy theo họ. Ông nghe tiếng chị:
    - Lần ni mi ưa ăn chi?
    - Bánh tráng đập.
    - Mi ưa gặm bắp nướng rưới nước mắm ở bờ sông mà!
    - Em ăn ngó. Ngó chị ăn bánh đập đủ ứa nước miếng. Ăn như mở toang cảm giác tận hưởng hương vị.
    - Đợi cả tháng để ăn ngó à, thằng ngu! Không chi khổ bằng ăn ngó mi biết không? Nì, thầy Tường có thích ăn bánh tráng đập không hỉ?
    - Chị làm con ruồi chui vô nhà thầy thì biết.
    Tiếng cười đuổi nhau loăng quăng trong phố hẹp rồi mất hút ở một khúc quẹo mềm mại.
    Ông lang thang trong phố theo họ. Thỉnh thoảng dừng bước trước một căn nhà say ngủ. Nhà thằng Phan hồi ấy ông đến học ké sách bằng cách giải cho hắn chép giờ là ngôi nhà tân thời, mầu vôi trắng bệch, mái ngói đỏ tươi. Nhà con Hòa béo, học trò đầu đời của ông còn nguyên cái bảng hiệu bằng gỗ. Con bé dữ tợn ấy ra sao rồi nhỉ? Hồi ấy, đỗ đầu trong kỳ thi tuyển vào đệ nhất trường Trần Quý Cáp, thằng bé nhà nghèo học giỏi được ngay một chủ tiệm vải thuê kèm đứa con gái học sau hai lớp. Được trả tiền, được cho vải may quần áo chỉ khổ nỗi con học trò mười tuổi coi thằng thầy mười hai tuổi không ra chi. Có gì không vừa ý, bà chằn lập tức thò tay, nghiến răng ngắt véo thằng thầy đến bầm tím da. Thầy bỏ dạy vì trò dọa: "Ba tau nói mi học giỏi, sau gả tau cho mi. Khi nớ ngày mô tau cũng ngắt mi chảy máu".
    Ông về lại xóm giềng, đi qua trường Nam tiểu học, trường Trần Quý Cáp... ánh sáng huyền hoặc của trăng non và đèn ***g soi đường cho ông tìm về dĩ vãng.
    Phố hẹp, loanh quanh. Đường ngắn, luẩn quẩn. Khi trời sáng, ông nhận ra mình đang ở trong một con hẻm nhỏ, trước cánh cửa hông nhà chị. Ngày xưa, chị hay tựa cửa chơi trò đố rêu nói gì trên bức tường trước mặt. Mùa rêu, bức tường tựa như tấm thảm kỳ diệu biến đổi từng ngày dưới đôi tay người thợ dệt tài hoa. Chị đọc bao nhiêu điều, tưởng tượng bao nhiêu cái từ nét mục rêu ngẫu hứng trên bức tường loang lổ mầu thời gian ấy. Thằng Dậu vắt trí tưởng tượng giải mã ngôn ngữ rêu bí ẩn ấy như chơi cút bắt với tâm hồn chị.
    Bức tường ấy đang hiện ra trước mắt ông còn chị hiện ra trên rêu, ngửa cổ cười.
    o0o
    Phố thức dậy với tiếng chân, tiếng rao quà. Những cánh cửa lần lượt mở. Những cây dù, tấm bạt lại được căng ra. Cư dân hiện đại trong lòng Phố bắt đầu một ngày mới thong thả, khẽ khàng. Một người đàn ông lam lũ chở bắp luộc bằng chiếc xe đạp dừng bên mời ông mua mở hàng. Ông mua hai quả bắp nóng hổi và trả bằng tờ giấy bạc 50.000 vì ví tiền lẻ đã bị mất trên xe buýt. "Cháu đã bán chi mô. Bác đợi cháu đi đổi hí!". Ông gật đầu. Thằng Dậu hối hả lột, gặm nhai bằng những chiếc răng đã mòn của ông. Quả thứ hai hắn gỡ từng hàng, ăn từng hạt như sợ hết. Hắn ăn mê mải không để ý người bán bắp đã quay trở lại với mớ tiền thối. Anh ta mỉm cười nhìn vị khách sang trọng ngồi mút nước ngọt từ cái cùi bắp - "48 ngàn tiền thối đây bác?" - "Hồi nhỏ bác còn nhai cả cùi nữa kia! Ngọt lắm! Còn chỗ tiền thối, cháu bán cho bác trái nữa để hắn ném từng hạt vào miệng" - "Hết rổ bắp của cháu cũng chưa hết chỗ tiền nầy bác ạ!" - "Ăn thương ăn nhớ giá khác, cháu cứ cầm đi!".
    ấm bụng, ấm lòng, ông ngồi ngắm những nụ hoa rêu nhỏ nhắn lấm tấm bên trên mái cổ. Trên gương mặt chập chùng lô xô những con sóng thời gian kia là mầu biển lặng, lặng đến độ soi mình thấy lòng thanh thản. Lâu lắm, ông mới được hưởng một buổi sáng thư thái như thế này. Một niềm bình an kỳ lạ xâm nhập tâm hồn ông khiến ông có cảm giác mình đang đứng dưới bóng râm thời gian đợi chị mở cửa với lời chào quen thuộc: "Mi tới đổ nước hả?".
    --------------------------------------
    (1) Tiếng Anh: go (đi)
    (2) Tiếng Pháp: toujours (luôn luôn)
    (3) Tiếng Anh: Money (tiền)
    (4) Lớp đầu tiên của cấp phổ thông cơ sở.
    (5) Lớp cuối cùng của cấp tiểu học.
    (6) mau khóc
    (7) Thơ Đoàn Phú Tứ
  4. soft_love

    soft_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    13. Đám cưới cỏ
    Như cú ném của một vận động viên! Chút nữa nó đã rơi xuống dòng sông thay vì nằm chênh vênh giữa hai phần bờ một phần bến như thế này. Nhưng người ném nó chỉ là một cô bé mười ba tuổi. Tiếng cười trong vắt của cô khi rướn tấm thân mảnh dẻ vươn tay ném vật cô ghét bỏ còn làm nó đau hơn cả sự va chạm. Toàn thân nó ê ẩm nhưng không sứt mẻ bởi nó là một con búp bê bằng nhựa đúc đơn giản. Mọi bộ phận, áo váy, tóc mũ gắn liền một khối.
    - Một con búp bê quê mùa, xấu xí thế này mà mẹ không cho con quẳng!
    - Nó là món quà ông đem từ trong Nam cho mẹ ngày mới giải phóng đấy!
    - Nhưng đến ông cũng bảo quẳng kia mà! Ông còn mua cho con búp bê thời trang barbie?
    Khi chiều xuống, nước lên, nó không những ướt chân mà còn ướt cả váy. Nó sẽ bị cuốn ra sông và lênh đênh như giẻ lục bình kia. Ngày lịm dần. Dòng sông ngả tím rồi đen thẫm. Bơ vơ, buồn nhớ, sợ hãi khiến nó òa khóc. Nó nhớ cái thùng tối om, nơi chen chúc một lũ đồ chơi hết thời, cãi cọ hoặc than thân trách phận suốt ngày. Nhưng chẳng ai nghe tiếng khóc của một con búp bê ngoại trừ một gã chuột đến bên tò mò ngửi ngửi rồi ngoạm vào váy. Hãi quá nó ngất đi. Khi tỉnh dậy, nó thấy mình đã nằm hẳn trên bờ không biết do gã chuột lôi lên hay do nước dâng tấp vào.
    Đúng là nó nằm trên một vạt cỏ. Mùi thơm hăng hắc và cảm giác mát lạnh khi tiếp xúc với lớp cỏ mềm mại đẫm ướt sương đêm làm nó khoan khoái lạ thường. Già đời búp bê, nó ở trong tủ kính rồi trong thùng giấy trên gác xép nên cứ tưởng trời thấp đất hẹp, nào ngờ! Nó ngạc nhiên trước hàng vạn ngọn đèn bé tí chơi vơi trong cao rộng mênh mông mà nó được chiêm ngưỡng lần đầu. Là đà trên cỏ, trong những vòm cây cũng cơ man đèn chớp đỏ biết bay.
    - Chúng là Đom Đóm - Một cọng cỏ gợi chuyện rồi tò mò ngắm nó, lắc đầu:
    - Không giống ai cả.
    - Ừ nhỉ, chẳng giống ai tất! - Quanh đó lao xao.
    - Thế có mời dự đám cưới Hổ Ngươi không nhỉ?
    - Ai đang ở trên cỏ đều là khách mời của cỏ - Lau đầu bạc đĩnh đạc trả lời.
    Đó là một đêm trắng tuyệt vời. Dường như quanh đó chẳng ai ngủ cả. Trăng sao thức. Dòng sông chảy. Những ngọn đèn nhỏ lập lòe. Nó nghe tiếng cựa mình khẽ khàng của hàng vạn mầm bé tí líu ríu chào đời. Tiếng lá rung động khi có con gì đậu xuống. Tiếng hoa cười, lá rụng. Tiếng gọi tình tha thiết cơ ri i? ri ri ri ri? của những chàng Dế cô đơn trong hang gọi mời những nàng dế lang thang không nhà. Tiếng Chuồn Chuồn hong khô đôi cánh chờ bay vào thế giới mới lạ trên cạn? Rồi sao ríu mắt, trăng mỏi cuối trời cuốn màn đêm ngủ. Ông Mặt Trời thức dậy uống nước trà. Ấy là lúc bác Bọ Ngựa già, áo xanh màu lá cây, đầu quay mọi hướng, chắp tay cầu nguyện một ngày tốt lành. Cỏ còn lóng lánh sương, tươi hơn hớn, ngả ngớn trong khúc tụng kinh ban mai: ?oLửa đồng thiêu chẳng chết. Gió xuân về lại xanh?"
    - Ôi sớm mai dễ chịu thật! Đám cưới mau lên, tớ không thích nắng - Hoa Bìm Bìm sáng nở trưa tàn, hớn hở trong màu áo tím lam nôn nóng.
    - Đằng ấy giống tớ. Nắng giết tớ mất! - Một trự Dế Trũi đầu bẹt như cái xẻng, nép vào ?otảng đá? màu hồng xinh đẹp chẳng biết từ đâu tới lấm la lấm lét nhìn về phía mặt trời.
    - Đau tớ! Đừng dụi cái xẻng có răng cưa ấy vào người tớ!
    - Thế đằng ấy không phải là tảng đá à? Biết nói nữa cơ ấy! - Gã rụt đầu lại, định lủi xuống đất nhưng tiêng tiếc lại ló ra nép bên con búp bệ Gã đề nghị:
    - Đằng ấy che nắng cho tớ. Đáp lại, tớ sẽ giới thiệu đằng trai, đằng gái. Tớ biết tất!
    Khi ông Mặt Trời đặt chén trà xuống đứng dậy, bãi cỏ ven sông bừng lên một cảnh sắc kỳ diệu khiến con búp bê ngỡ ngàng. Chị ***g Đèn cùng chị Tóc Tiên chạy loăng quăng giăng cơ man bong bóng xanh căng phồng và đèn ***g đo đỏ. Thảm cỏ rực lên muôn hoa nghìn tía. Những nụ cười roi rói biếu không. Anh Châu Chấu, một càng làm trụ, một càng lướt đi, búng tanh tách thông báo: ?oKhách đến đấy! Khách đến đấy!?
    - Đó là cậu Ốc Sên, di chuyển bằng thân, nhìn bằng râu, chậm như rùa nhưng thích chạy thi lắm. Kia là thi sĩ Cóc, nom thư sinh mà "gan cóc tía", từng lên náo động thiên đình, người đời gọi là "cậu ông Trời"? - Anh chàng Dế Trũi tía lia giới thiệu.
    - Còn những đóa hoa biết bay kiả - Con búp bê hỏi.
    - Nhà **** đấy! Lộng lẫy và đa tình. Khác với tớ, họ thích nắng lắm! Điệu đàng nhất là hoa đồng cỏ nội. Đủ vẻ yêu kiều duyên dáng. Có mấy cô áo quần yếm dải màu mè phất phơ như liền chị quan họ khiến con búp bê ngóng cổ nhìn theo mãi.
    - Hoa Ngũ Sắc đấy! Diện hết biết!
    - Thế còn các chị áo trắng dễ thương nhỏ nhắn kia?
    - Những nường Cúc dại! Nhu mì, kiều diễm. Ở trong ban tiếp tân, đang mời khách nhấp sương trong các lá cỏ.
    Đột nhiên con búp bê thấy động đậy dưới lưng mình.
    - Ai đấy? Hay là động đất? Tôi có cảm tưởng như có ai đào bới dưới ấy.
    - Dũng - sĩ - cải - tạo - đất đây! Tránh đường cho chúng tôi lên dự đám cưới - Một giọng nói cất lên.
    - Các bác Giun Đất đem nhiều quà tặng nhỉ! - Dế Trũi chào những vị khách vừa đội đất chui lên. Vị nào cũng lễ mễ đẩy theo nhiều viên tròn tròn nho nhỏ như thuốc tể. Họ đùn thành một đống bảo để tặng cô dâu ăn cho khỏe đẹp.
    - Đằng trai đến! - Gã Châu Chấu đảo qua thông báo. Bác Lau đầu bạc vội sửa sang xống áo dẫn đằng gái ra đón. Trông bác đẹp lão đáo để. Mớ tóc trắng dát nắng óng mềm vừa khinh phiêu vừa lãng mạn. Chả trách các cô ở thị thành bây giờ cũng đâm ra mê bác, hết cắm tươi lại đến cắm khộ Theo sau bác thôi thì đủ loại cỏ - cỏ Cú, cỏ Mật, cỏ Ấu, cỏ Tranh, cỏ Ống, cỏ Gà? và muôn hồng nghìn tía sắc hoa. Đại diện đằng trai là bác Châu Chấu Voi lụng thụng áo xanh. Đứng bên cạnh bác là lão Dế già lụ khụ chốc chốc lại trịnh trọng đưa hai chân lên vuốt râu. Anh Dế Trũi sợ ánh sáng nhưng miệng mồm lại như tép nhảy, liến thoắng chỉ trỏ giới thiệu. Nào cái gã màu nâu gụ, hai râu chĩa về phía trước có tài nhào lộn kia là anh Bổ Củi, diễn viên xiếc. Nào cái cô áo đỏ có những chấm tròn kia là Bọ Rùa chuyên trị bọn Rệp cây. Nào cái anh chàng màu nâu bóng mỡ, áo dài kín đuôi, cái đầu gật gật kia đích thị là hiệp sĩ Dế Mèn trong "Dế Mèn phiêu lưu ký", bạn thiết của Trũi ta! Con búp bê cũng nhận ra anh ta ngay vì cô chủ nhỏ rất mê truyện ấy đọc mãi khiến nó cũng thuộc lõm bõm. Anh ta uống thuốc trường sinh hay sao mà sống lâu thật, cái đầu vẫn trọc lông lốc kể từ cái dạo bác Xiến Tóc cắt phếng đôi râu dạy cho một bài học nhớ đời. Rồi một đám ?otử y cô nương? (#1) yêu kiều xuất hiện trong trận mưa công-phét-ti bằng hoa Cỏ Maỵ Cô Sim đẹp hoang dại như sơn nữ. Cô Bìm Bìm hớn hở như trẻ con. Cô Bâng Khuâng sầu mộng đến tê tái. Cô dâu Hổ Ngươi đi giữa lộng lẫy hơn cả nhưng xấu hổ cứ cúi gằm mặt xuống.
    - Ai là chú rể?
    - Kìa! Cậu ta còm rõm, bé bằng cây kim nên còn có tên là Kỉm Kìm Kim.
    Chú rể Chuồn Kim xuất hiện với sự hộ tống của đám Chuồn Chuồn đủ loại lượn lờ che rợp cả ông Mặt Trời đang vén mây xem đám cưới. Theo đúng nghi lễ, chú rể cầm tay cô dâu ***g vào đó chiếc nhẫn cỏ. Thế nhưng Chuồn Kim ta run quá, đôi cánh bé tí mỏng manh cứ phập phồng rung động. Tức cảnh sinh tình, thi sĩ Cóc gật gù: "Tím cô dâu bối rối Chuồn Chuồn". Hổ Ngươi thẹn quá nhắm rịt mắt lại, hàng mi dài chấp chới như cánh ****.
    Qùa tặng đầy một vạt cỏ xanh. Những sắc màu không ai hòa nổi. Những thoáng hương khiến ngày bối rối. Khách không nhắp rượu mà lòng cứ lâng lâng, thơm thảo quên tất mọi hiềm khích, ganh ghét. Anh Chuồn Chuồn Voi lượn lờ cùng cô **** Vàng mỏng mảnh. Bọ Ngựa lênh khênh dìu cọng cỏ non? Gã Dế Trũi liều mình bước ra mời tiểu thư Cào Cào yểu điệu, vừa nhảy vừa nheo mắt tránh nắng. Ong **** đa tình nhảy điệu loanh quanh bởi hoa nào cũng đẹp? Họ dìu nhau trong tiếng đàn ngọt của nhạc công Dế và giọng hót ríu rít trong ngần của ca sĩ đồng quê Chim Sẻ. Cô dâu đã hết hổ ngươi, mở mắt tình tứ nhìn chú rể. Họ là cặp nhảy đẹp nhất. Tà áo tím mỏng của cô ửng trong nắng sớm, quấn quýt vạt áo đuôi tôm của chú rể. Họ lướt trong hạnh phúc.
    Chẳng ai mời con búp bê nhảy vì nó quá khác với cư dân cỏ. Thế nhưng từng cặp lượn quanh nó rải lên làn da hồng hào xa lạ kia hoa cỏ may bé bỏng. Vẻ đẹp và hạnh phúc ngời ngời của họ làm con búp bê bị ruồng bỏ cũng hạnh phúc lây. Nó thầm cảm ơn cô chủ đã quẳng mình ra đây thay vì bán cho bà đồng nát. Nhờ cú ném của cô mà nó được sống những khoảnh khắc nhớ đời, biết được bí mật kỳ diệu ấp ủ trong hoa lá đất đai. Nếu có là mơ thì cũng là một giấc mơ tuyệt vời. Từ đây con búp bê xấu xí cũ kỹ từng sống trong tù túng, chật hẹp có thể "lang thang" trong thế giới rộng lớn sinh động muôn màu để thấy cuộc đời vẫn còn đẹp làm sao!

    Chú thích:
    (1-) Những cô nương áo tím
  5. soft_love

    soft_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    13. Đám cưới cỏ
    Như cú ném của một vận động viên! Chút nữa nó đã rơi xuống dòng sông thay vì nằm chênh vênh giữa hai phần bờ một phần bến như thế này. Nhưng người ném nó chỉ là một cô bé mười ba tuổi. Tiếng cười trong vắt của cô khi rướn tấm thân mảnh dẻ vươn tay ném vật cô ghét bỏ còn làm nó đau hơn cả sự va chạm. Toàn thân nó ê ẩm nhưng không sứt mẻ bởi nó là một con búp bê bằng nhựa đúc đơn giản. Mọi bộ phận, áo váy, tóc mũ gắn liền một khối.
    - Một con búp bê quê mùa, xấu xí thế này mà mẹ không cho con quẳng!
    - Nó là món quà ông đem từ trong Nam cho mẹ ngày mới giải phóng đấy!
    - Nhưng đến ông cũng bảo quẳng kia mà! Ông còn mua cho con búp bê thời trang barbie?
    Khi chiều xuống, nước lên, nó không những ướt chân mà còn ướt cả váy. Nó sẽ bị cuốn ra sông và lênh đênh như giẻ lục bình kia. Ngày lịm dần. Dòng sông ngả tím rồi đen thẫm. Bơ vơ, buồn nhớ, sợ hãi khiến nó òa khóc. Nó nhớ cái thùng tối om, nơi chen chúc một lũ đồ chơi hết thời, cãi cọ hoặc than thân trách phận suốt ngày. Nhưng chẳng ai nghe tiếng khóc của một con búp bê ngoại trừ một gã chuột đến bên tò mò ngửi ngửi rồi ngoạm vào váy. Hãi quá nó ngất đi. Khi tỉnh dậy, nó thấy mình đã nằm hẳn trên bờ không biết do gã chuột lôi lên hay do nước dâng tấp vào.
    Đúng là nó nằm trên một vạt cỏ. Mùi thơm hăng hắc và cảm giác mát lạnh khi tiếp xúc với lớp cỏ mềm mại đẫm ướt sương đêm làm nó khoan khoái lạ thường. Già đời búp bê, nó ở trong tủ kính rồi trong thùng giấy trên gác xép nên cứ tưởng trời thấp đất hẹp, nào ngờ! Nó ngạc nhiên trước hàng vạn ngọn đèn bé tí chơi vơi trong cao rộng mênh mông mà nó được chiêm ngưỡng lần đầu. Là đà trên cỏ, trong những vòm cây cũng cơ man đèn chớp đỏ biết bay.
    - Chúng là Đom Đóm - Một cọng cỏ gợi chuyện rồi tò mò ngắm nó, lắc đầu:
    - Không giống ai cả.
    - Ừ nhỉ, chẳng giống ai tất! - Quanh đó lao xao.
    - Thế có mời dự đám cưới Hổ Ngươi không nhỉ?
    - Ai đang ở trên cỏ đều là khách mời của cỏ - Lau đầu bạc đĩnh đạc trả lời.
    Đó là một đêm trắng tuyệt vời. Dường như quanh đó chẳng ai ngủ cả. Trăng sao thức. Dòng sông chảy. Những ngọn đèn nhỏ lập lòe. Nó nghe tiếng cựa mình khẽ khàng của hàng vạn mầm bé tí líu ríu chào đời. Tiếng lá rung động khi có con gì đậu xuống. Tiếng hoa cười, lá rụng. Tiếng gọi tình tha thiết cơ ri i? ri ri ri ri? của những chàng Dế cô đơn trong hang gọi mời những nàng dế lang thang không nhà. Tiếng Chuồn Chuồn hong khô đôi cánh chờ bay vào thế giới mới lạ trên cạn? Rồi sao ríu mắt, trăng mỏi cuối trời cuốn màn đêm ngủ. Ông Mặt Trời thức dậy uống nước trà. Ấy là lúc bác Bọ Ngựa già, áo xanh màu lá cây, đầu quay mọi hướng, chắp tay cầu nguyện một ngày tốt lành. Cỏ còn lóng lánh sương, tươi hơn hớn, ngả ngớn trong khúc tụng kinh ban mai: ?oLửa đồng thiêu chẳng chết. Gió xuân về lại xanh?"
    - Ôi sớm mai dễ chịu thật! Đám cưới mau lên, tớ không thích nắng - Hoa Bìm Bìm sáng nở trưa tàn, hớn hở trong màu áo tím lam nôn nóng.
    - Đằng ấy giống tớ. Nắng giết tớ mất! - Một trự Dế Trũi đầu bẹt như cái xẻng, nép vào ?otảng đá? màu hồng xinh đẹp chẳng biết từ đâu tới lấm la lấm lét nhìn về phía mặt trời.
    - Đau tớ! Đừng dụi cái xẻng có răng cưa ấy vào người tớ!
    - Thế đằng ấy không phải là tảng đá à? Biết nói nữa cơ ấy! - Gã rụt đầu lại, định lủi xuống đất nhưng tiêng tiếc lại ló ra nép bên con búp bệ Gã đề nghị:
    - Đằng ấy che nắng cho tớ. Đáp lại, tớ sẽ giới thiệu đằng trai, đằng gái. Tớ biết tất!
    Khi ông Mặt Trời đặt chén trà xuống đứng dậy, bãi cỏ ven sông bừng lên một cảnh sắc kỳ diệu khiến con búp bê ngỡ ngàng. Chị ***g Đèn cùng chị Tóc Tiên chạy loăng quăng giăng cơ man bong bóng xanh căng phồng và đèn ***g đo đỏ. Thảm cỏ rực lên muôn hoa nghìn tía. Những nụ cười roi rói biếu không. Anh Châu Chấu, một càng làm trụ, một càng lướt đi, búng tanh tách thông báo: ?oKhách đến đấy! Khách đến đấy!?
    - Đó là cậu Ốc Sên, di chuyển bằng thân, nhìn bằng râu, chậm như rùa nhưng thích chạy thi lắm. Kia là thi sĩ Cóc, nom thư sinh mà "gan cóc tía", từng lên náo động thiên đình, người đời gọi là "cậu ông Trời"? - Anh chàng Dế Trũi tía lia giới thiệu.
    - Còn những đóa hoa biết bay kiả - Con búp bê hỏi.
    - Nhà **** đấy! Lộng lẫy và đa tình. Khác với tớ, họ thích nắng lắm! Điệu đàng nhất là hoa đồng cỏ nội. Đủ vẻ yêu kiều duyên dáng. Có mấy cô áo quần yếm dải màu mè phất phơ như liền chị quan họ khiến con búp bê ngóng cổ nhìn theo mãi.
    - Hoa Ngũ Sắc đấy! Diện hết biết!
    - Thế còn các chị áo trắng dễ thương nhỏ nhắn kia?
    - Những nường Cúc dại! Nhu mì, kiều diễm. Ở trong ban tiếp tân, đang mời khách nhấp sương trong các lá cỏ.
    Đột nhiên con búp bê thấy động đậy dưới lưng mình.
    - Ai đấy? Hay là động đất? Tôi có cảm tưởng như có ai đào bới dưới ấy.
    - Dũng - sĩ - cải - tạo - đất đây! Tránh đường cho chúng tôi lên dự đám cưới - Một giọng nói cất lên.
    - Các bác Giun Đất đem nhiều quà tặng nhỉ! - Dế Trũi chào những vị khách vừa đội đất chui lên. Vị nào cũng lễ mễ đẩy theo nhiều viên tròn tròn nho nhỏ như thuốc tể. Họ đùn thành một đống bảo để tặng cô dâu ăn cho khỏe đẹp.
    - Đằng trai đến! - Gã Châu Chấu đảo qua thông báo. Bác Lau đầu bạc vội sửa sang xống áo dẫn đằng gái ra đón. Trông bác đẹp lão đáo để. Mớ tóc trắng dát nắng óng mềm vừa khinh phiêu vừa lãng mạn. Chả trách các cô ở thị thành bây giờ cũng đâm ra mê bác, hết cắm tươi lại đến cắm khộ Theo sau bác thôi thì đủ loại cỏ - cỏ Cú, cỏ Mật, cỏ Ấu, cỏ Tranh, cỏ Ống, cỏ Gà? và muôn hồng nghìn tía sắc hoa. Đại diện đằng trai là bác Châu Chấu Voi lụng thụng áo xanh. Đứng bên cạnh bác là lão Dế già lụ khụ chốc chốc lại trịnh trọng đưa hai chân lên vuốt râu. Anh Dế Trũi sợ ánh sáng nhưng miệng mồm lại như tép nhảy, liến thoắng chỉ trỏ giới thiệu. Nào cái gã màu nâu gụ, hai râu chĩa về phía trước có tài nhào lộn kia là anh Bổ Củi, diễn viên xiếc. Nào cái cô áo đỏ có những chấm tròn kia là Bọ Rùa chuyên trị bọn Rệp cây. Nào cái anh chàng màu nâu bóng mỡ, áo dài kín đuôi, cái đầu gật gật kia đích thị là hiệp sĩ Dế Mèn trong "Dế Mèn phiêu lưu ký", bạn thiết của Trũi ta! Con búp bê cũng nhận ra anh ta ngay vì cô chủ nhỏ rất mê truyện ấy đọc mãi khiến nó cũng thuộc lõm bõm. Anh ta uống thuốc trường sinh hay sao mà sống lâu thật, cái đầu vẫn trọc lông lốc kể từ cái dạo bác Xiến Tóc cắt phếng đôi râu dạy cho một bài học nhớ đời. Rồi một đám ?otử y cô nương? (#1) yêu kiều xuất hiện trong trận mưa công-phét-ti bằng hoa Cỏ Maỵ Cô Sim đẹp hoang dại như sơn nữ. Cô Bìm Bìm hớn hở như trẻ con. Cô Bâng Khuâng sầu mộng đến tê tái. Cô dâu Hổ Ngươi đi giữa lộng lẫy hơn cả nhưng xấu hổ cứ cúi gằm mặt xuống.
    - Ai là chú rể?
    - Kìa! Cậu ta còm rõm, bé bằng cây kim nên còn có tên là Kỉm Kìm Kim.
    Chú rể Chuồn Kim xuất hiện với sự hộ tống của đám Chuồn Chuồn đủ loại lượn lờ che rợp cả ông Mặt Trời đang vén mây xem đám cưới. Theo đúng nghi lễ, chú rể cầm tay cô dâu ***g vào đó chiếc nhẫn cỏ. Thế nhưng Chuồn Kim ta run quá, đôi cánh bé tí mỏng manh cứ phập phồng rung động. Tức cảnh sinh tình, thi sĩ Cóc gật gù: "Tím cô dâu bối rối Chuồn Chuồn". Hổ Ngươi thẹn quá nhắm rịt mắt lại, hàng mi dài chấp chới như cánh ****.
    Qùa tặng đầy một vạt cỏ xanh. Những sắc màu không ai hòa nổi. Những thoáng hương khiến ngày bối rối. Khách không nhắp rượu mà lòng cứ lâng lâng, thơm thảo quên tất mọi hiềm khích, ganh ghét. Anh Chuồn Chuồn Voi lượn lờ cùng cô **** Vàng mỏng mảnh. Bọ Ngựa lênh khênh dìu cọng cỏ non? Gã Dế Trũi liều mình bước ra mời tiểu thư Cào Cào yểu điệu, vừa nhảy vừa nheo mắt tránh nắng. Ong **** đa tình nhảy điệu loanh quanh bởi hoa nào cũng đẹp? Họ dìu nhau trong tiếng đàn ngọt của nhạc công Dế và giọng hót ríu rít trong ngần của ca sĩ đồng quê Chim Sẻ. Cô dâu đã hết hổ ngươi, mở mắt tình tứ nhìn chú rể. Họ là cặp nhảy đẹp nhất. Tà áo tím mỏng của cô ửng trong nắng sớm, quấn quýt vạt áo đuôi tôm của chú rể. Họ lướt trong hạnh phúc.
    Chẳng ai mời con búp bê nhảy vì nó quá khác với cư dân cỏ. Thế nhưng từng cặp lượn quanh nó rải lên làn da hồng hào xa lạ kia hoa cỏ may bé bỏng. Vẻ đẹp và hạnh phúc ngời ngời của họ làm con búp bê bị ruồng bỏ cũng hạnh phúc lây. Nó thầm cảm ơn cô chủ đã quẳng mình ra đây thay vì bán cho bà đồng nát. Nhờ cú ném của cô mà nó được sống những khoảnh khắc nhớ đời, biết được bí mật kỳ diệu ấp ủ trong hoa lá đất đai. Nếu có là mơ thì cũng là một giấc mơ tuyệt vời. Từ đây con búp bê xấu xí cũ kỹ từng sống trong tù túng, chật hẹp có thể "lang thang" trong thế giới rộng lớn sinh động muôn màu để thấy cuộc đời vẫn còn đẹp làm sao!

    Chú thích:
    (1-) Những cô nương áo tím
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Con Nhồng Bù Đốp
    V ừa thấy bóng lão Lạng, con nhồng Bù Đốp đã nhảy loạn xạ trong chuồng, xổ một tràng như súng liên thanh : "Hoàng thượng giá lâm... tạ Ơn bệ ha... chát... bùm... "
    Lão Lạng lắc đầu rồi rẽ qua sân trước. Ơở đó, khi cho con họa mi có tên Michael Jackson ăn, lão vẫn còn nghe "kẻ thất sủng" ở sân sau ra rả: "Rua-me-xừ (1) chà đồ nhôm (2)... chát... bùm... "
    Đúng là một mớ hầm bà lằng! Thế mà cũng gọi là nói! Không hiểu sao lão ghét cực kỳ giống chim nhại tiếng người. Chim là chim. Người là người. Chim không thể nói. Người không thể hót. "Dở chim dở người như mày bị cắt rụp là phải" - lão lẩm bẩm. Vào làm đây, chăm sóc các thú tao nhã cho ông chủ, lão mắc chứng nói một mình. Chớ nói ai nghe! Ông bà chủ đi suốt, về là quát. Cậu chủ về là ngáp. Cô chủ về là mở nhạc chát xình chát bùm. Chỉ còn lão và bà bếp. Bà bếp quanh quẩn trong nhà. Lão luẩn quẩn ngoài sân. Đôi khi, lão có cảm tưởng mình là quản ngục cÁi Đẹp. Cây kiểng nén mình trong chật hẹp. Cá trong bể kiếng. Chim trong ***g. Ông chủ bỏ tiền chỉ để được tiếng phong lưu, để khoe với khách. Trong số các vật khoe ấy, con nhồng Bù Đốp từng là niềm tự hào số một. Nó học lời ăn tiếng nói của chủ nhân đã đành còn được thuê gia sư dạy chào hỏi bằng tiếng nước ngoài. Thế mà... !
    Xong việc, lão Lạng trở lại sân sau. Gà đã chuẩn bị. Dao đã mài. Chỉ còn việc cho "kẻ tử tội" ăn bữa cuối cùng. Thật ra, ông chủ cấm cho ăn nhưng lão không đành lòng. Lão lén cho nó một bữa khoÁi khẩu. Vừa ngồi băm ớt để trộn với cơm và cào cào, lão vừa tưởng tượng cảnh con nhồng Bù Đốp lăn ra chết tươi. Cha sinh mẹ đẻ đến giờ lão chưa chứng kiến điều đó. Sáng này, trước khi đi, ông chủ dặn: "Cắt tiết một con gà mÁi tơ ngay trước chuồng nó. Giống này kiểu súc vật. Thấy là lăn đùng chết ngaỵ Đáng kiếp đồ hại chủ!" Nó hại chủ thế nào lão không rõ nhưng lão có chứng kiến giây phút nó đổi đời. Chiều ấy, ông chủ không về một mình. Lão định mở cửa xe nhưng ổng khoát tay rồi đích thân mở, gập người cung kính mời khách ra. Cũng đích thân ổng xách cặp, dõi theo thiết tha từng bước đi đĩnh đạc của khách. Khi lão pha trà sâm, ổng giành bưng cho khách. Khách vừa mở miệng thì con nhồng Bù Đốp ở bên cửa sổ đã lanh lẹ hé mỏ: "Gớt-mo-ning... Rua-me-xừ... Đồ chết tiệt. Cút... Mẹt... mẹt... (3)"
    Khách sững sờ bởi tràng tiếng Việt xọ tiếng Tây, lời chào xọ lời chửi kia. Sắc hồng tươi nhuận trên mặt khách từ từ ngả qua màu tím. Còn ông chủ ngả qua xanh lè. Biết sắp có "giông", lão cắm chặt hai chân xuống đất... Sau khoảnh khắc im lặng ấy là một chuỗi âm thanh chói tai. Tiếng con nhồng Bù Đốp lanh lảnh đòi ớt. Tiếng gót giày nện cồm cộp. Tiếng ông chủ rít lên: "Tống cổ nó ra sân sau!" rồi chạy theo khách. Còn lão ngơ ngác xách cÁi chuồng chạm trổ giá bạc triệu ra sân sau.
    Con nhồng Bù Đốp "xuống đời" từ đó!
    Lão Lạng chầm chậm trộn đều chén thức ăn rồi bưng đến cho con Bù Đốp. Nghe mùi ớt tươi, con nhồng cuống quýt nhảy loạn xạ đến nỗi đầu va vào chuồng. Đã hai hôm rồi nó bị bỏ đói. Nó ăn hả hê, vội vàng như sợ bị giật lại. Ngày mai lão hết rửa chuồng, thay giấy, băm ớt cay xé mắt, hết nghe nó nhại ông chủ mắng lão: "Chậm như rùa". Thế mà không hiểu sao sáng giờ lão cứ bần thần.
    "Đã trưa rồi, phải làm phận sự thôi!" - lão tự nhủ nhưng tay vẫn chuồi vào cho con chim bất hạnh quả chuối chín. Con vật vô tư mổ lấy mổ để hương vị ngọt ngào của cuộc sống. Khoanh da vàng rực ở cổ trước như món đồ trang sức cho bộ lông đen nhánh giờ trông như dải lụa thít chặt họng. Chiếc mỏ màu ớt chín nom tựa màu máu tươi. "Kiếp sau còn làm chim thì chỉ hót thôi nghe con!" - lão lầm bầm dặn. Nhưng đáp lời lão là một tràng cười khùng khục, y chang ông chủ!
    Khi lão xách cÁi ***g gà đến, con nhồng Bù Đốp đang rỉa lông cánh. Lão thò tay bắt gà rồi im lặng ngồi nhổ nhúm lông cổ, nơi sẽ cắt tiết. Con gà tục ta tục tác liên hồi trong tay lão. Nhúm lông cổ vừa vặt trụi thì một quả trứng be bé, hồng hồng cũng rơi xuống nền xi măng xám lạnh vỡ toang. Trong chuồng, con chết tiệt vẫn mải miết "làm đẹp", tỉ mỉ tăn măn như một mụ đàn bà trang điểm. Đột nhiên lão Lạng nổi cáu. Sắp một nhát xong hai mạng mà chúng cứ tỉnh bợ Đứa thì rặn đẻ, đứa thì "mông má" như đi dự dạ hội không bằng. Đúng là đồ... đồ chim! Lão buông câu rủa, nhổ một bãi nước bọt xuống đất rồi xách con gà đứng dậy. Đẻ xong, dường như thoải mÁi, nó nằm im re trong tay lão còn con kia cứ tiếp tục rỉa lông. Tức khí, lão hé cửa chuồng, dí con gà vào con nhồng Bù Đốp. Nó hoảng hốt nhảy qua nhảy lại rồi vụt ra như một làn chớp đen. Lão đưa tay chụp. Con mÁi mơ được buông tay lập tức chạy te tÁi, bay qua rào, quẳng cho lão một tràng tục ta tục tác.
    Lão Lạng đứng như trời trồng, trong tay còn con dao cắt tiết sắc lẻm. Trên cao, tiếng con nhồng Bù Đốp vọng xuống: "Tạ Ơn bệ ha... chát bùm... ". Sau đó là chuỗi âm thanh ríu ran như tiếng hót. Phải chăng khi chạm trời xanh, nó sực nhớ mình là chim!
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Con Nhồng Bù Đốp
    V ừa thấy bóng lão Lạng, con nhồng Bù Đốp đã nhảy loạn xạ trong chuồng, xổ một tràng như súng liên thanh : "Hoàng thượng giá lâm... tạ Ơn bệ ha... chát... bùm... "
    Lão Lạng lắc đầu rồi rẽ qua sân trước. Ơở đó, khi cho con họa mi có tên Michael Jackson ăn, lão vẫn còn nghe "kẻ thất sủng" ở sân sau ra rả: "Rua-me-xừ (1) chà đồ nhôm (2)... chát... bùm... "
    Đúng là một mớ hầm bà lằng! Thế mà cũng gọi là nói! Không hiểu sao lão ghét cực kỳ giống chim nhại tiếng người. Chim là chim. Người là người. Chim không thể nói. Người không thể hót. "Dở chim dở người như mày bị cắt rụp là phải" - lão lẩm bẩm. Vào làm đây, chăm sóc các thú tao nhã cho ông chủ, lão mắc chứng nói một mình. Chớ nói ai nghe! Ông bà chủ đi suốt, về là quát. Cậu chủ về là ngáp. Cô chủ về là mở nhạc chát xình chát bùm. Chỉ còn lão và bà bếp. Bà bếp quanh quẩn trong nhà. Lão luẩn quẩn ngoài sân. Đôi khi, lão có cảm tưởng mình là quản ngục cÁi Đẹp. Cây kiểng nén mình trong chật hẹp. Cá trong bể kiếng. Chim trong ***g. Ông chủ bỏ tiền chỉ để được tiếng phong lưu, để khoe với khách. Trong số các vật khoe ấy, con nhồng Bù Đốp từng là niềm tự hào số một. Nó học lời ăn tiếng nói của chủ nhân đã đành còn được thuê gia sư dạy chào hỏi bằng tiếng nước ngoài. Thế mà... !
    Xong việc, lão Lạng trở lại sân sau. Gà đã chuẩn bị. Dao đã mài. Chỉ còn việc cho "kẻ tử tội" ăn bữa cuối cùng. Thật ra, ông chủ cấm cho ăn nhưng lão không đành lòng. Lão lén cho nó một bữa khoÁi khẩu. Vừa ngồi băm ớt để trộn với cơm và cào cào, lão vừa tưởng tượng cảnh con nhồng Bù Đốp lăn ra chết tươi. Cha sinh mẹ đẻ đến giờ lão chưa chứng kiến điều đó. Sáng này, trước khi đi, ông chủ dặn: "Cắt tiết một con gà mÁi tơ ngay trước chuồng nó. Giống này kiểu súc vật. Thấy là lăn đùng chết ngaỵ Đáng kiếp đồ hại chủ!" Nó hại chủ thế nào lão không rõ nhưng lão có chứng kiến giây phút nó đổi đời. Chiều ấy, ông chủ không về một mình. Lão định mở cửa xe nhưng ổng khoát tay rồi đích thân mở, gập người cung kính mời khách ra. Cũng đích thân ổng xách cặp, dõi theo thiết tha từng bước đi đĩnh đạc của khách. Khi lão pha trà sâm, ổng giành bưng cho khách. Khách vừa mở miệng thì con nhồng Bù Đốp ở bên cửa sổ đã lanh lẹ hé mỏ: "Gớt-mo-ning... Rua-me-xừ... Đồ chết tiệt. Cút... Mẹt... mẹt... (3)"
    Khách sững sờ bởi tràng tiếng Việt xọ tiếng Tây, lời chào xọ lời chửi kia. Sắc hồng tươi nhuận trên mặt khách từ từ ngả qua màu tím. Còn ông chủ ngả qua xanh lè. Biết sắp có "giông", lão cắm chặt hai chân xuống đất... Sau khoảnh khắc im lặng ấy là một chuỗi âm thanh chói tai. Tiếng con nhồng Bù Đốp lanh lảnh đòi ớt. Tiếng gót giày nện cồm cộp. Tiếng ông chủ rít lên: "Tống cổ nó ra sân sau!" rồi chạy theo khách. Còn lão ngơ ngác xách cÁi chuồng chạm trổ giá bạc triệu ra sân sau.
    Con nhồng Bù Đốp "xuống đời" từ đó!
    Lão Lạng chầm chậm trộn đều chén thức ăn rồi bưng đến cho con Bù Đốp. Nghe mùi ớt tươi, con nhồng cuống quýt nhảy loạn xạ đến nỗi đầu va vào chuồng. Đã hai hôm rồi nó bị bỏ đói. Nó ăn hả hê, vội vàng như sợ bị giật lại. Ngày mai lão hết rửa chuồng, thay giấy, băm ớt cay xé mắt, hết nghe nó nhại ông chủ mắng lão: "Chậm như rùa". Thế mà không hiểu sao sáng giờ lão cứ bần thần.
    "Đã trưa rồi, phải làm phận sự thôi!" - lão tự nhủ nhưng tay vẫn chuồi vào cho con chim bất hạnh quả chuối chín. Con vật vô tư mổ lấy mổ để hương vị ngọt ngào của cuộc sống. Khoanh da vàng rực ở cổ trước như món đồ trang sức cho bộ lông đen nhánh giờ trông như dải lụa thít chặt họng. Chiếc mỏ màu ớt chín nom tựa màu máu tươi. "Kiếp sau còn làm chim thì chỉ hót thôi nghe con!" - lão lầm bầm dặn. Nhưng đáp lời lão là một tràng cười khùng khục, y chang ông chủ!
    Khi lão xách cÁi ***g gà đến, con nhồng Bù Đốp đang rỉa lông cánh. Lão thò tay bắt gà rồi im lặng ngồi nhổ nhúm lông cổ, nơi sẽ cắt tiết. Con gà tục ta tục tác liên hồi trong tay lão. Nhúm lông cổ vừa vặt trụi thì một quả trứng be bé, hồng hồng cũng rơi xuống nền xi măng xám lạnh vỡ toang. Trong chuồng, con chết tiệt vẫn mải miết "làm đẹp", tỉ mỉ tăn măn như một mụ đàn bà trang điểm. Đột nhiên lão Lạng nổi cáu. Sắp một nhát xong hai mạng mà chúng cứ tỉnh bợ Đứa thì rặn đẻ, đứa thì "mông má" như đi dự dạ hội không bằng. Đúng là đồ... đồ chim! Lão buông câu rủa, nhổ một bãi nước bọt xuống đất rồi xách con gà đứng dậy. Đẻ xong, dường như thoải mÁi, nó nằm im re trong tay lão còn con kia cứ tiếp tục rỉa lông. Tức khí, lão hé cửa chuồng, dí con gà vào con nhồng Bù Đốp. Nó hoảng hốt nhảy qua nhảy lại rồi vụt ra như một làn chớp đen. Lão đưa tay chụp. Con mÁi mơ được buông tay lập tức chạy te tÁi, bay qua rào, quẳng cho lão một tràng tục ta tục tác.
    Lão Lạng đứng như trời trồng, trong tay còn con dao cắt tiết sắc lẻm. Trên cao, tiếng con nhồng Bù Đốp vọng xuống: "Tạ Ơn bệ ha... chát bùm... ". Sau đó là chuỗi âm thanh ríu ran như tiếng hót. Phải chăng khi chạm trời xanh, nó sực nhớ mình là chim!
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    15. Bức tranh thiếu nữ áo lục
    C uộc đời, sự nghiệp của người họa sĩ tài hoa thăng trầm như những gam mầu ẩn hiện trên bức tranh. Đã có thời ông đạt đến đỉnh cao danh vọng và giàu có nhờ những bức tranh đẹp được ưa chuộng khắp nơi nhưng vô hồn và xa lạvới ông. Chính xu hướng thương mại hóa đã cướp đi niềm say mê sáng tạo và hạnh phúc của người họa sĩ. Những ngày cuối đời, mặc dù sức lực đã cạn kiệt, nhưng thiên nhiên thoáng đãng, tươi tắn với con người trong sáng vô tư, đã trả lại cho ông khả năng và lòng ham muốn tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật và ông đã vẽ nên một kiệt tác - Bức tranh thiếu nữ áo lục.
    Đó là một du khách đặc biệt, ông ta thường có mặt ở lăng rất sớm, không qua cửa chính, bởi người bán vé vào thăm lăng gần tám giờ mới làm việc, còn ông, bằng cách nào đó đã đi dạo trên những con đường rợp bóng thông, tùng, sứ, nhãn từ sớm tinh mơ, khi cÁi hoàng cung u trầm, diễm lệ của vị vua đã khuất còn chìm trong màn sương. Có khi ông còn làm việc trong ánh sáng lờ mờ, yếu ớt của đêm chưa hẳn qua, ngày chưa hẳn tới. Mắt mở căng, ông cố nắm bắt một chút lạnh lẽo, ẩm ướt, run rẩy, tÁi xám của thứ ánh sáng ma quÁi bằng những nhát cọ khắc khoải, bướng bỉnh cho đến lúc tóm bắt được nó trên lụa trước khi nó vuột vào rạng đông.
    Khi hoàng cung của cõi chết bắt đầu hiện ra rỡ ràng, diễm lệ dưới ánh dương quang, họa sĩ ngừng taỵ Ông ngồi dựa vào thân cây, trang nghiêm, tĩnh mặc như một kẻ thiền tọa, lắng nghe như uống từng giọt âm thanh mê hồn tắm đẫm hương sứ của lũ chim sớm. "Ta trồng nơi đây nhiều cây để gọi chim về... ", vị vua chủ nhân lăng từng ước muốn như vậy ở văn bia. Đối với họa sĩ, khoảnh khắc ấy thật kỳ diệu. Nỗi đời tan biến và ông đắm chìm trong bản hợp xướng tuyệt vời của các chú chim bé bỏng. Chính giữa lúc ấy ông bỗng nghe một tiếng thở dài, ông giật mình nhìn quanh. Chẳng có ai ngoài ông và lũ chim.
    Càng ngày họa sĩ càng cảm thấy ông không chỉ một mình trong sớm tinh mợ Có ai đó luẩn quẩn quanh ông. Một tiếng chân, một tà áo mơ hồ như ảo giác đã làm ông mất thanh thản. Đôi khi ông tưởng như nhìn thấy một đôi mắt trong lùm cây trước mặt, một đôi mắt đen hơm mầu đêm, nhìn ông chăm chắm. Bấy giờ ông không làm việc được nữa. Cây cọ vẫn mơn man trên nền lụa nhưng trÁi tim ông thì đang rình rập. Ông chơi trò cút bắt với một cÁi bóng. Nó thoắt ẩn, thoắt hiện, đằng trước, đằng sau... và bao giờ cũng đè nặng lên ông cÁi nhìn trĩu nặng và nóng bỏng. Thế mà chủ nhân cÁi nhìn là cô bé mười lăm mười sáu tuổi, một cô bé như bước ra từ một bức tranh cổ với vẻ đẹp lạc loài và y trang lạc thời, tay đầy hoa sứ, người sực nức mùi thơm ngọt đậm. Ông đang túm vạt áo mầu lục của cô, còn cô thì run rẩy như một cọng cỏ. Họa sĩ bật cười ha hả. Kẻ rình ông và ông rình lại chỉ là một cô bé đứng thấu ngực ông! Buông áo cô ra, ông ngắm cô từ đâu đến chân, lập tức cô bỏ chạy. Vệt cỏ sáng lung linh rồi khuất trong mầu cây. Ông mơ hồ nghe vọng tiếng lục lạc.
    Họa sĩ ra đi thật sớm từ ngày gặp cộ Ông ước ao thực hiện một bức chân dung về cô bé lạ lùng kia, cô bé như một mảnh cổ kính vỡ ra từ đâu đó quanh đây. Thức dậy cùng tiếng chuông chùa, ông có mặt ở lăng khi nó chưa tỉnh ngủ. Ông biết ông không chỉ một mình nhưng nếu ông quay lại lập tức ông chỉ thấy một ảo ảnh, một mảng lục non mơ hồ thấp thoáng trong sương. Càng ngày ông càng thiết tha được vẽ ảo ảnh đó. Có lần ông thử vẽ phác cô căn cứ vào khoảnh khắc đối diện lần đầu nhưng ông không thể nhớ nổi. Gương mặt cô nhạt nhòa và ông chỉ phác họa một cÁi bóng cũng nhạt nhòa như thế dưới câyđại nở đầy hoa, giữa chòm lâu đài, miếu tạ nên thợ Khi ra về, ông để phác họa lại. Sáng hôm sau, nó vẫn ở đấy nhưng được buộc bằng một dải lụa. Mở ra, ông thấy cô bé đã nhốt mình lại bằng một dãy tường thành lởm chởm gươm nhọn. Thỉnh thoảng, từ những viên gạch rêu phong ló ra một đầu người, khuôn mặt dữ dằn khắc nghiệt. Còn những công trình kiến trúc xinh xắn quanh cô thì bị bôi đen ngòm trông như những nấm mồ, ông sững sờ, cô bé chỉ đứng thấu ngực ông có phải là một cô bé không nhỉ? Tiếng thở dài, rồi bức tranh này nữa! Những gì ông thể hiện hoàn toàn đối nghịch với ông. Chốn lăng tẩm nên thơ dưới mắt ông trở thành một mộ địa thực sự dưới mắt cô - lạnh lẽo, âm u, tàn nhẫn. Ông lại nhìn bức tranh gần hoàn thành trên giá. Lềnh bềnh trong sương, nom nó như được vớt lên từ cõi chết, nhợt nhạt trong ánh sáng yếu ớt rồi dần ửng hồng, rõ nét, rõ ràng khoe với ngày yên bình. Ông đã ra đi bao ngày trong sương sớm giá buốt, trong tờ mờ tranh tối tranh sáng để cố bắt kịp khoảnh khắc giao thoa giữa ngày - đêm, sống - chết, vui - buồn... Nhưng bây giờ nom nó chỉ là một tác phẩm cùng - kiểu - với - mọi người, tÁi hiện một vẻ đẹp được thừa nhận. Còn cô, tại sao cô lại phủ nhận.
    Mấy tuần nay, cô đã dám thơ thẩn nhặt hoa sứ gần ông. Thường khi ông vẽ thì cô ngồi chơi với đống hoa rụng. Cô sắp chúng thành một con chim xoạc cánh, một dãy núi, một cây thông...
    ông nói với cô:
    - Em sẽ vẽ được đấy.
    - Nhưng em không vẽ như ông. Chán chết!
    - Em muốn vẽ gì?
    - Cỏ.
    Họa sĩ lấy quyển sổ phác họa, vẽ cho cô một con đường mờ mịt, khuất lấp sau ngọn cỏ. Cô lắc đầu:
    - Cỏ đám cưới kia.
    Rồi cô chạy đi và trở về bên ông với đôi tay đầy hoa dại. Cô tung chúng lên cỏ.
    Thế là ông vẽ cỏ - đám - cưới. Hoa tóc tiên rực rỡ mầu nhưng thắm, hoa ngũ sắc đỏm đáng. Hoa bâng khuâng mơ màng. Hoa ***g đèn ngộ nghĩnh... Chúng cưới nhau trên cỏ, khiêu vũ, đùa chơi, gối đầu trên cỏ. Hai mươi năm cầm cọ, họa sĩ chưa bao giờ vẽ một cÁi gì tươi tắn giản dị, rạo rực sức sống dường kia. Mầu sắc cứ tuồn tuột khỏi tay ông, chạy ào vào bức tranh, chúng tự tìm chỗ, hối hả reo vui trên nền cỏ rạo rực. Họa sĩ như lành bệnh hẳn sau đợt tranh vẽ cỏ. Ông theo cô vào thế giới cỏ bất tận, đầy bí ẩn giàu tưởng tượng của cộ Sau này khi ông mất, người ta tìm thấy rất nhiều tranh cỡ nhỏ vẽ cỏ. Chúng chẳng bao giờ giống nhau và cũng chẳng chỉ mầu xanh. Họ đặt chúng sang một bên, chép miệng: "vớ vẩn".
    Đã đầu đông, trời có những ngày se lạnh, ông vẫn lên lăng, ông lên chơi với cô bé. Giữa họ không tuổi tác, khoảng cách, thời gian. Sáng nay, đứng cách nhau nửa sải tay, ông bàng hoàng nhận ra cô bé lớn nhanh quá. Cô thiếu nữ mười lăm mười bảy hai mươi và bây giờ, trước mặt ông, nom cô như một thiếu phụ héo hon, bất hạnh. Phải vẽ nhanh kẻo không kịp nữa, ông nhủ thầm.
    - Này em, tôi muốn vẽ em trên cỏ và sau đó em đặt một cÁi tên gì đó tùy em. Nhưng phải mau lên, kẻo tôi vẽ bà già mất!
    - Thì em "già rồi"! - Cô cười, hé những chiếc răng tựa ngọc.
    Thiếu phụ biến mất. Trước mặt ông lại là cô bé, nom như cọng cỏ, một cô bé thơ ngây và xa lạ, cô đơn và lạc lõng, như đi ra từ một câu chuyện xa xưa. Ông bối rối ngơ ngác.
    - Khi vui em trẻ, khi buồn em già. Ông đừng để ý.
    - Bé như em có chi mà buồn?
    - Em chẳng làm được chi theo ý em. Cô xịu mặt.
    - Thế em muốn chi?
    Cô nói lảng:
    - Sáng nay cỏ rét đấy!
    - Sao em biết?
    - Chúng xanh ra.
    - Em có rét không? Em mặc phong phanh quá!
    Ông cởi áo khoác choàng lên vai cô. Cô rùng mình. Bàn tay cô như muốn hất ra, nửa như bấu chặt. Cô lắp bắp:
    - ấm quá... ấm quá... Em chưa khi mô ấm như thế ni.
    - Cho em luôn đó.
    - Em không được nhận. Em phải đi đây. Mai ông đến không?
    - Nếu em chịu ngồi cho tôi vẽ?
    - Nhưng phải sớm nữa kia.
    - Sớm quá làm sao thấy em. Ngày mai em có muốn tôi đem gì cho em không? Kẹo, búp bể Cho em đừng mau lớn quá.
    - Không! Em chỉ muốn ra ngoài kia. Cô chỉ tay về phía núi xanh xanh - và... đi với ông. - Em chưa hề đi với người đàn ông nào cả.
    - Mai ta đi.
    - Em không được phép.
    - Trốn!
    - Không trốn được.
    - Tường thấp lắm. Tôi sẽ đỡ em trèo.
    Nhưng cô sợ hãi thật sự. Mặt cô tÁi mét. Mắt nhìn ngược xuôi. Ông chợt nhớ những đầu người dữ dằn ló ra từ những viên gạch cô vẽ và sự khiếp sợ của cô như luồng gió tạt qua làm ông rùng mình. Đó là buổi cuối cùng ông gặp cô trên lăng.
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    15. Bức tranh thiếu nữ áo lục
    C uộc đời, sự nghiệp của người họa sĩ tài hoa thăng trầm như những gam mầu ẩn hiện trên bức tranh. Đã có thời ông đạt đến đỉnh cao danh vọng và giàu có nhờ những bức tranh đẹp được ưa chuộng khắp nơi nhưng vô hồn và xa lạvới ông. Chính xu hướng thương mại hóa đã cướp đi niềm say mê sáng tạo và hạnh phúc của người họa sĩ. Những ngày cuối đời, mặc dù sức lực đã cạn kiệt, nhưng thiên nhiên thoáng đãng, tươi tắn với con người trong sáng vô tư, đã trả lại cho ông khả năng và lòng ham muốn tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật và ông đã vẽ nên một kiệt tác - Bức tranh thiếu nữ áo lục.
    Đó là một du khách đặc biệt, ông ta thường có mặt ở lăng rất sớm, không qua cửa chính, bởi người bán vé vào thăm lăng gần tám giờ mới làm việc, còn ông, bằng cách nào đó đã đi dạo trên những con đường rợp bóng thông, tùng, sứ, nhãn từ sớm tinh mơ, khi cÁi hoàng cung u trầm, diễm lệ của vị vua đã khuất còn chìm trong màn sương. Có khi ông còn làm việc trong ánh sáng lờ mờ, yếu ớt của đêm chưa hẳn qua, ngày chưa hẳn tới. Mắt mở căng, ông cố nắm bắt một chút lạnh lẽo, ẩm ướt, run rẩy, tÁi xám của thứ ánh sáng ma quÁi bằng những nhát cọ khắc khoải, bướng bỉnh cho đến lúc tóm bắt được nó trên lụa trước khi nó vuột vào rạng đông.
    Khi hoàng cung của cõi chết bắt đầu hiện ra rỡ ràng, diễm lệ dưới ánh dương quang, họa sĩ ngừng taỵ Ông ngồi dựa vào thân cây, trang nghiêm, tĩnh mặc như một kẻ thiền tọa, lắng nghe như uống từng giọt âm thanh mê hồn tắm đẫm hương sứ của lũ chim sớm. "Ta trồng nơi đây nhiều cây để gọi chim về... ", vị vua chủ nhân lăng từng ước muốn như vậy ở văn bia. Đối với họa sĩ, khoảnh khắc ấy thật kỳ diệu. Nỗi đời tan biến và ông đắm chìm trong bản hợp xướng tuyệt vời của các chú chim bé bỏng. Chính giữa lúc ấy ông bỗng nghe một tiếng thở dài, ông giật mình nhìn quanh. Chẳng có ai ngoài ông và lũ chim.
    Càng ngày họa sĩ càng cảm thấy ông không chỉ một mình trong sớm tinh mợ Có ai đó luẩn quẩn quanh ông. Một tiếng chân, một tà áo mơ hồ như ảo giác đã làm ông mất thanh thản. Đôi khi ông tưởng như nhìn thấy một đôi mắt trong lùm cây trước mặt, một đôi mắt đen hơm mầu đêm, nhìn ông chăm chắm. Bấy giờ ông không làm việc được nữa. Cây cọ vẫn mơn man trên nền lụa nhưng trÁi tim ông thì đang rình rập. Ông chơi trò cút bắt với một cÁi bóng. Nó thoắt ẩn, thoắt hiện, đằng trước, đằng sau... và bao giờ cũng đè nặng lên ông cÁi nhìn trĩu nặng và nóng bỏng. Thế mà chủ nhân cÁi nhìn là cô bé mười lăm mười sáu tuổi, một cô bé như bước ra từ một bức tranh cổ với vẻ đẹp lạc loài và y trang lạc thời, tay đầy hoa sứ, người sực nức mùi thơm ngọt đậm. Ông đang túm vạt áo mầu lục của cô, còn cô thì run rẩy như một cọng cỏ. Họa sĩ bật cười ha hả. Kẻ rình ông và ông rình lại chỉ là một cô bé đứng thấu ngực ông! Buông áo cô ra, ông ngắm cô từ đâu đến chân, lập tức cô bỏ chạy. Vệt cỏ sáng lung linh rồi khuất trong mầu cây. Ông mơ hồ nghe vọng tiếng lục lạc.
    Họa sĩ ra đi thật sớm từ ngày gặp cộ Ông ước ao thực hiện một bức chân dung về cô bé lạ lùng kia, cô bé như một mảnh cổ kính vỡ ra từ đâu đó quanh đây. Thức dậy cùng tiếng chuông chùa, ông có mặt ở lăng khi nó chưa tỉnh ngủ. Ông biết ông không chỉ một mình nhưng nếu ông quay lại lập tức ông chỉ thấy một ảo ảnh, một mảng lục non mơ hồ thấp thoáng trong sương. Càng ngày ông càng thiết tha được vẽ ảo ảnh đó. Có lần ông thử vẽ phác cô căn cứ vào khoảnh khắc đối diện lần đầu nhưng ông không thể nhớ nổi. Gương mặt cô nhạt nhòa và ông chỉ phác họa một cÁi bóng cũng nhạt nhòa như thế dưới câyđại nở đầy hoa, giữa chòm lâu đài, miếu tạ nên thợ Khi ra về, ông để phác họa lại. Sáng hôm sau, nó vẫn ở đấy nhưng được buộc bằng một dải lụa. Mở ra, ông thấy cô bé đã nhốt mình lại bằng một dãy tường thành lởm chởm gươm nhọn. Thỉnh thoảng, từ những viên gạch rêu phong ló ra một đầu người, khuôn mặt dữ dằn khắc nghiệt. Còn những công trình kiến trúc xinh xắn quanh cô thì bị bôi đen ngòm trông như những nấm mồ, ông sững sờ, cô bé chỉ đứng thấu ngực ông có phải là một cô bé không nhỉ? Tiếng thở dài, rồi bức tranh này nữa! Những gì ông thể hiện hoàn toàn đối nghịch với ông. Chốn lăng tẩm nên thơ dưới mắt ông trở thành một mộ địa thực sự dưới mắt cô - lạnh lẽo, âm u, tàn nhẫn. Ông lại nhìn bức tranh gần hoàn thành trên giá. Lềnh bềnh trong sương, nom nó như được vớt lên từ cõi chết, nhợt nhạt trong ánh sáng yếu ớt rồi dần ửng hồng, rõ nét, rõ ràng khoe với ngày yên bình. Ông đã ra đi bao ngày trong sương sớm giá buốt, trong tờ mờ tranh tối tranh sáng để cố bắt kịp khoảnh khắc giao thoa giữa ngày - đêm, sống - chết, vui - buồn... Nhưng bây giờ nom nó chỉ là một tác phẩm cùng - kiểu - với - mọi người, tÁi hiện một vẻ đẹp được thừa nhận. Còn cô, tại sao cô lại phủ nhận.
    Mấy tuần nay, cô đã dám thơ thẩn nhặt hoa sứ gần ông. Thường khi ông vẽ thì cô ngồi chơi với đống hoa rụng. Cô sắp chúng thành một con chim xoạc cánh, một dãy núi, một cây thông...
    ông nói với cô:
    - Em sẽ vẽ được đấy.
    - Nhưng em không vẽ như ông. Chán chết!
    - Em muốn vẽ gì?
    - Cỏ.
    Họa sĩ lấy quyển sổ phác họa, vẽ cho cô một con đường mờ mịt, khuất lấp sau ngọn cỏ. Cô lắc đầu:
    - Cỏ đám cưới kia.
    Rồi cô chạy đi và trở về bên ông với đôi tay đầy hoa dại. Cô tung chúng lên cỏ.
    Thế là ông vẽ cỏ - đám - cưới. Hoa tóc tiên rực rỡ mầu nhưng thắm, hoa ngũ sắc đỏm đáng. Hoa bâng khuâng mơ màng. Hoa ***g đèn ngộ nghĩnh... Chúng cưới nhau trên cỏ, khiêu vũ, đùa chơi, gối đầu trên cỏ. Hai mươi năm cầm cọ, họa sĩ chưa bao giờ vẽ một cÁi gì tươi tắn giản dị, rạo rực sức sống dường kia. Mầu sắc cứ tuồn tuột khỏi tay ông, chạy ào vào bức tranh, chúng tự tìm chỗ, hối hả reo vui trên nền cỏ rạo rực. Họa sĩ như lành bệnh hẳn sau đợt tranh vẽ cỏ. Ông theo cô vào thế giới cỏ bất tận, đầy bí ẩn giàu tưởng tượng của cộ Sau này khi ông mất, người ta tìm thấy rất nhiều tranh cỡ nhỏ vẽ cỏ. Chúng chẳng bao giờ giống nhau và cũng chẳng chỉ mầu xanh. Họ đặt chúng sang một bên, chép miệng: "vớ vẩn".
    Đã đầu đông, trời có những ngày se lạnh, ông vẫn lên lăng, ông lên chơi với cô bé. Giữa họ không tuổi tác, khoảng cách, thời gian. Sáng nay, đứng cách nhau nửa sải tay, ông bàng hoàng nhận ra cô bé lớn nhanh quá. Cô thiếu nữ mười lăm mười bảy hai mươi và bây giờ, trước mặt ông, nom cô như một thiếu phụ héo hon, bất hạnh. Phải vẽ nhanh kẻo không kịp nữa, ông nhủ thầm.
    - Này em, tôi muốn vẽ em trên cỏ và sau đó em đặt một cÁi tên gì đó tùy em. Nhưng phải mau lên, kẻo tôi vẽ bà già mất!
    - Thì em "già rồi"! - Cô cười, hé những chiếc răng tựa ngọc.
    Thiếu phụ biến mất. Trước mặt ông lại là cô bé, nom như cọng cỏ, một cô bé thơ ngây và xa lạ, cô đơn và lạc lõng, như đi ra từ một câu chuyện xa xưa. Ông bối rối ngơ ngác.
    - Khi vui em trẻ, khi buồn em già. Ông đừng để ý.
    - Bé như em có chi mà buồn?
    - Em chẳng làm được chi theo ý em. Cô xịu mặt.
    - Thế em muốn chi?
    Cô nói lảng:
    - Sáng nay cỏ rét đấy!
    - Sao em biết?
    - Chúng xanh ra.
    - Em có rét không? Em mặc phong phanh quá!
    Ông cởi áo khoác choàng lên vai cô. Cô rùng mình. Bàn tay cô như muốn hất ra, nửa như bấu chặt. Cô lắp bắp:
    - ấm quá... ấm quá... Em chưa khi mô ấm như thế ni.
    - Cho em luôn đó.
    - Em không được nhận. Em phải đi đây. Mai ông đến không?
    - Nếu em chịu ngồi cho tôi vẽ?
    - Nhưng phải sớm nữa kia.
    - Sớm quá làm sao thấy em. Ngày mai em có muốn tôi đem gì cho em không? Kẹo, búp bể Cho em đừng mau lớn quá.
    - Không! Em chỉ muốn ra ngoài kia. Cô chỉ tay về phía núi xanh xanh - và... đi với ông. - Em chưa hề đi với người đàn ông nào cả.
    - Mai ta đi.
    - Em không được phép.
    - Trốn!
    - Không trốn được.
    - Tường thấp lắm. Tôi sẽ đỡ em trèo.
    Nhưng cô sợ hãi thật sự. Mặt cô tÁi mét. Mắt nhìn ngược xuôi. Ông chợt nhớ những đầu người dữ dằn ló ra từ những viên gạch cô vẽ và sự khiếp sợ của cô như luồng gió tạt qua làm ông rùng mình. Đó là buổi cuối cùng ông gặp cô trên lăng.
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    15. Bức tranh thiếu nữ áo lục (2)
    Khi cô đi rồi, ông trở về nhà, từ lăng đến chỗ ông ngụ Ở làng Dương Xuân Thượng không xa lắm. Người bác già càu nhàu: "Mi là thằng điên. Đi chơi sớm rứa có đi chơi với mạ Đi về sớm rứa có vẽ người chết. Trời đất thì độc địa. Mấy chỗ đó thì đầy âm khí. Vua mô mất cũng hàng chục tá đàn bà con gÁi theo hầu, suốt đời hương khói... ". Người bác bỏ lửng câu nói, vấn điếu thuốc Cẩm Lệ rồi bặt luôn, đứng dậy đi ra vườn.
    ông vào phòng mở tung mọi cánh cửa. Sớm mai phảng phất mùi mít chín cây. Chiếc bàn nhỏ bừa bãi thuốc lá, sơn cọ. Góc phòng có một bức tranh đậy sùm sụp mảnh vải. Ông đến giật tấm vải phủ. Người đàn bà trong tranh trần truồng tắm nắng mai, mắt nhắm nghiền, gương mặt nhăn nhúm. Thoạt đầu ông chỉ muốn tÁi hiện gương mặt người vợ khi bắt gặp nàng trong tay "vị - cứu - tinh". Mắt trừng trừng, những nhát cọ sắc như dao, ông rạch trên mặt vải những đường nét biến dạng của một gương mặt no nê khoÁi cảm để nó không còn trú ẩn trong tâm thức ông nữa. Mỗi ngày, ông đứng bảy đến tám giờ bên giá vẽ. Nhưng càng vẽ, nỗi căm thù, khinh bỉ càng biến mất. Chỉ còn ông và hội họa của ông. Người đàn bà trong tranh không còn là hình ảnh của vợ Ông nữa, đó chỉ là một người nữ đang sống những phút mê đắm trần thế phù du, gương mặt nhăn lại như đau đớn. Một đợt sóng buồn âm u thương cảm trào dâng làm dịu dần những nhát cọ của ông, làm khinh phiêu những sợi tóc rối của người đàn bà, khiến nàng bơi trong làn ánh sáng dữ dội và mê hoặc.
    Ngày cuối, khi đường cọ sau cùng, kiệt sức và trống rỗng, ông bàng hoàng nhận ra đó là một tác phẩm đẹp nhất của ông, ông đã trút cạn ở đó nỗi đắng cay và nguồn sinh lực, sự thống khổ và niềm đam mệ Từ lâu ông không làm việc như thế. Từ lâu ông đã vẽ - như ngủ. Đôi tay tài hoa của ông điều khiển lấy mọi việc. Chúng làm đủ trò ảo thuật trên vải. Kỹ thuật càng tinh tế, tranh ông càng toát ra cÁi vị vô hồn. Chúng không có những ngóc ngách bí ẩn. Không có nguồn sinh lực tiếp máu cho hình khối, mầu sắc, đường nét. Những điều đó, dường như chỉ mỗi mình ông nhận thấy bởi chúng vẫn thường được ca ngợi, ham chuộng và biến thành những chồng tiền rất dày. Chúng nhìn ông với vẻ ngạo nghễ, xa lạ. Tranh ông ngày càng có mặt ở nhiều gallery trong nước và nước ngoài. Cha đẻ của chúng thì không hề thấy. Chỉ người vợ gương mặt trang điểm kỹ lưỡng như đeo mặt nạ, nụ cười đông cứng chuẩn mực trên môi và một người đàn ông lịch sự, nói tiếng Anh như gió, luôn tràn trề vẻ xót thương và lòng tận tụy trong việc bồi đắp tiền bạc, danh vọng cho ông. Vợ Ông gọi hắn là "vị cứu tinh". Càng giàu có, người ta càng thấy họa sĩ lang thang trên đường phố, như một kẻ vô gia cư, áo quần lôi thôi, tóc tai bù xù. Có khi ông biến đi đâu cả hai ba ngày, đám bạn bè thừa thãi lời khen và bia bọt không thể nào thấy được. Chỉ có lũ chim sẻ biết. Ông cho chúng ăn, thì thầm trò chuyện với chúng. Sau hai, ba ngày, ông ló đầu ra, tóc tai đầy mạng nhện, quẳng xuống từ căn gác xép sát mÁi mấy bức tranh vẽ những mảng trời không yên tĩnh bé bằng manh chiếu, những bức tranh vợ Ông cằn nhằn vì bán không chạy. Có lần bà bắt gặp ông ở họa phòng vào hai giờ sáng, ngọn nến trước mặt, lầm thầm trước một khung tranh trắng toát, còn những hình nhân trong bức tranh quanh ông thì như lũ âm binh, vàng vọt, dài thượt, leo lét nhảy múa dưới ánh nến. Họa sĩ cầm nến dí vào chúng với vẻ ghê tởm. Vợ Ông hét lên. Từ đó ông trở thành bệnh nhân của bệnh viện tâm thần. Giới hội họa xôn xao bàn tán. Họ gọi đó là số phận thiên tài. Còn "vị cứu tinh" thì được dịp chứng tỏ lòng tận tụy.
    Quả từ khi có hắn, tiền bạc vào nhà ông như nước và ngược lại, nước cuốn theo sự đói nghèo, yên bình, đam mê sáng tạo và cả hạnh phúc.
    Vâng! Nếu không có "vị cứu tinh" xuất hiện vào một chiều mưa tám năm về trước, ở gallery tẻ lạnh của ông thì bây giờ ông không ở đây mà bên cạnh vợ con hoặc trong cÁi chòi nhỏ sau vườn, nơi ông đắm chìm trong đơn độc sáng tạo. Anh ta đến chỉ tình cờ núp mưa và chợt rùng mình trước những bức tranh ế ẩm của người họa sĩ vô danh có vẻ mặt đăm chiêu, khắc khổ. Vốn sống bằng nghề môi giới tranh, anh ta đánh hơi mình sẽ được gì từ cÁi gallery thưa thớt mấy người này. Anh ta trở lại với một trùm buôn tranh tầm cỡ quốc tế, đặc biệt sính tranh á Đông. Ngày hôm đó, họa sĩ đem họ về nhà. Ông lôi ra từ dưới gầm giường, trên mÁi, trên vách những bức tranh chưa hề được triển lãm. Chúng nóng hôi hổi như những viên hồng ngọc thô mới lôi lên từ lòng đất. Hai vị khách ngồi chồm hổm, có khi gần như bò để xem tranh. Chúng nằm la liệt trên sàn nhà, chẳng khung, chẳng tên nhưng cõi người nặng trĩu, ngọn gió hư vô xào xạc trong vô thanh cứ làm họ bàng hoàng. Tất cả ngồn ngộn một sức sống mãnh liệt ứ trào khỏi mầu sắc và hữu hạn.
    Từ đó cuộc sống ông không còn là của ông nữa. Tiền bạc, danh vọng ùa vào trong nhà ông như một lũ xâm lăng. Chúng làm mất quân bình mọi cÁi, khuân đi mọi cÁi, thay đổi mọi cÁi. Ngay cả ông cũng không còn nhận ra vợ con, bạn bè mình. Họ đẹp ra, sang ra, thân tình hết mực nhưng... hoàn toàn xa lạ!
    Bây giờ ông ở đây sau khi li dị. Ra tòa vợ Ông là kẻ thắng thế vì nghiễm nhiên ông là kẻ suy nhược thần kinh nặng trước mọi người và cả y học.
    Thoạt đầu ông định nghỉ ngơi ở Huế vài tuần nhưng ông đã ở nửa năm và không muốn đi nữa. Ông không ngừng ngạc nhiên trước những tặng vật nho nhỏ của thành phố này. Một bông hoa dại hồn nhiên nở trong búi cỏ trên vỉa hè lát đá của một đại lộ. Ngôi nhà hoang phế liêu xiêu, cánh cửa rục rã, mÁi trĩu thời gian vẫn tự tại có mặt bên cạnh những ngôi nhà kiến trúc kiểu mới như một đại diện của quá khứ. Ông lãng đãng mơ màng trong không khí trầm lắng, êm ả, trong nhịp điệu từ tốn, chậm rãi của thành phố đứng bên lề sự chuyển động chóng mặt của thời đại. Ông lang thang khắp chốn Huế từ tốn, lặng lẽ hồi sinh cho ông.
    ông bắt tay vào việc thực hiện chân dung thiếu nữ áo lục lúc Huế thật sự bước vào mùa đông. Không gian trắng xóa mưa buồn, lê thê giọt vắn, giọt dài sướt mướt. Trời lạnh như cắt. Người bác già co ro xuýt xoa bên cÁi ***g ấp nhỏ bằng tre ủ những cục than hồng. Còn ông, ông đóng cửa và bắt đầu vẽ.
    Chưa bao giờ ông làm việc khó khăn đến thế. Mấy lần thay lụa, cô vẫn như cÁi bóng không nắm bắt được. KhÁi niệm về thời gian và tuổi tác không tồn tại nơi cộ Ông hình dung cô lúc mới gặp, cô thiếu nữ trẻ măng, bối rối thì cô lại hiện trên vải như một thiếu phụ, khóe miệng cay đắng, đuôi mắt li ti vết chân chim. Có lúc người thiếu phụ ấy lại như cọng cỏ mùa xuân xao xuyến, áo mầu lục non, ánh mắt cháy bỏng... Cô hiện ra lung linh và bất định, lúc già, lúc trẻ, lúc buồn, lúc vui, lúc rõ như sờ nắn được, lúc nhạt nhòa mơ hồ như một ảo ảnh đến nỗi ông có cảm tưởng ông bệnh và cô chỉ là một ảo giác của người bệnh. Bức chân dung về cô mấy tuần rồi vẫn dừng lại ở cÁi nền và y trang. Buông cọ vì bất lực, ông mặc áo ấm và đi lên lăng. Từ sau buổi sáng ấy, ông không còn được gặp cô nữa. Lúc đó đã bốn giờ chiều. Trời thật rét. Chẳng có du khách, cũng chẳng có cô, chỉ có những tượng đá trầm mặc và ngàn thông rũ tóc khóc than. Sự quạnh vắng của cõi chết thật khủng khiếp. Ngồi một lúc ông đứng dậy ra về, và đúng lúc đó, ông trông thấy cộ Cô đứng trầm ngâm bên hồ bán nguyệt, lặng lẽ nhìn về phía núi. Trời lạnh mà cô vẫn phong phanh tấm áo mỏng. Mừng rỡ ông kêu lên. Ông vừa chạy vừa gọi. Tiếng chân ông dội vào hoang vắng. Tiếng gọi của ông loãng trong tiếng thông xào xạc. Ông chạy và cảm thấy khoảng cách giữa ông và cô không ngắn lại. Lật đật ông vấp té. Khi đứng dậy, cô không còn ở đó nữa. Tuyệt vọng, ông tựa vào bờ thành thở hổn hển. Hơi thở phả ra lập tức biến thành khói trắng tan trong lạnh giá.
    Tối hôm đó ông bị Ốm. Người bác già vừa nấu cháo hành giải cảm vừa lầm bầm gọi ông là thằng điên. Vùi trong chăn, ông mơ hồ nghe tiếng gõ vào cửa kính. Mưa đấy. Ông thầm nhủ. Nhưng không phải mưa. Một que diêm, hai que diêm lóe lên và ông thấy một gương mặt nhòe nhoẹt nước áp vào cửa kính. Ông nhận ra đó là gương mặt ông đã hoài công tÁi hiện trong tranh. Run rẩy, ông ngồi dậy. Không kịp bật đèn, đi chân trần, ông đến mở cửa. Một tấm thân mảnh mai, sũng nước đổ ập vào ông. Ông dìu cô đến giường và bật ngọn đèn ngủ. Cô tơi tả như một cành hoa trong mưa gió. áo quần ướt đẫm, tóc bết dính, cÁi ***g ấp nhỏ trong tay cô cũng tắt ngúm và đầy nước; chỉ có đôi mắt cô là như hai hòn than rực cháy sự liều lĩnh, thách thức. Ông lấy áo quần mình tự thay cho cộ Tay ông chạm vào làn da mịn bóng như sa tanh phảng phất hương trầm. Cô nhắm nghiền mắt, lả đi trên gối, phập phồng thổn thức dưới tay ông. Thay áo cho cô xong, ông kéo chăn lên tận cằm, bước xuống tìm nến. Ông tắt đèn thắp hết nến lên và quỳ xuống bên cô, nâng gương mặt cô trong taỵ Bây giờ ông có thể chạm nó như một thực thể, thấy rõ từng nét mày, khóe môi, cả nốt ruồi son bên cánh mũi. Dưới ánh nến, được rửa bằng nước mưa và nước mắt, gương mặt đó sáng rỡ vì hạnh phúc, nồng nàn, trẻ măng. Ông kéo giá vẽ lại gần. Trong bức tranh gần hoàn thành ông vẽ gương mặt thiếu nữ áo lục. Ông làm việc mê man. Khi ông rời nó, cô đã ngủ. Trong giấc mơ, cô lắp bắp những lời vô nghĩa đối với ông:
    - Tử Cấm thành... xin lửa... đêm đông chí...
    Tắt những ngọn nến, ông nằm xuống bên cô.
    Sáng hôm sau, họa sĩ dậy trễ. Người bác bưng ly sữa đến tận phòng. Ông càu nhàu khi thấy cửa không cài. CÁi thằng đãng trí đã để gió lùa suốt đêm. Ông đến lay đứa cháu còn nằm trong chăn ấm. Lập tức ly sữa lai láng trên nền. Ông già mếu máo kêu lên. Nhưng căn phòng rộng trong khu vườn mít chỉ có hai người. Một nằm đó, bình yên như ngủ, thân thể lạnh giá. Một đứng đó, mếu máo cô độc. Bên cạnh họ là bức tranh chưa ráo sơn trên giá. Người thiếu nữ trong y trang mầu lục, cổ đeo kiềng vàng, tươi tắn như chiếc lá mùa xuân. Quanh cô, dờn dợn một biển cỏ. Trước mặt, một rặng núi xanh. Gió lạnh tạt vào phòng, gờn gợn bức tranh lụa. Người đàn ông già kinh hoàng dụi mắt. Ông thấy một cÁi bóng nữa bên cô, nhạt nhòa, cao lớn. Cả hai sóng đôi chạy về phía núi.
    Nhận được tin ông mất, người vợ cũ và "vị cứu tinh" ra Huế ngay lập tức. Họ không để ý người chết. Họ để mắt tới những bức tranh nhất là bức tranh thiếu nữ áo lục. Họ gói ghém chúng cẩn thận. Chúng sẽ theo họ về bằng máy bay.
    Khi hai người thận trọng tháo gỡ giấy bọc để trình bày với giới mua tranh kiệt tác cuối cùng của họa sĩ tài ba, họ kinh hoàng nhận thấy thiếu nữ áo lục đã mất mặt. Gương mặt diễm lệ, tươi tắn dường kia chỉ còn là một khoảng trống không đường nét, không mầu sắc, một khoảng trống thật tệ hại trong bức tranh đáng lẽ thật toàn bích.
    11-1992

Chia sẻ trang này