1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hải ngoại

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Julian, 02/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tuyển tập truyện ngắn hải ngoại

    TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HẢI NGOẠI là nơi đăng tải những truyện ngắn do các nhà văn hải ngoại sáng tác. Cùng với các nhà văn trong nước họ đã góp phần làm nên bộ nặt văn học nước nhà. Tuy nhiên để đảm bảo tính nghệ thuật và sự trung lập , khách quan TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HẢI NGOẠI sẽ chỉ đăng những tác phẩm có nội dung phi chính trị. Mong các thích "9 chị, 9 em" thông cảm.






    MỤC LỤC







    Trang 1: http://ttvnol.com/tacphamvanhoc/133954/trang-1.ttvn
    Nhạc Tây - Đinh Linh
    11 tháng 9 - Nam Dao
    726256-B526 - Nguyễn Thị Thảo An

    Trang 2: http://ttvnol.com/tacphamvanhoc/133954/trang-2.ttvn
    Yêu trong bóng đêm - Cao Xuân Lý
    Tình ca con dúi - Nguyễn Thị Thảo An

    Trang 3: http://ttvnol.com/tacphamvanhoc/133954/trang-3.ttvn
    Ai thương - Miêng
    Huế với mộng ban đầu - Ái Khanh

    Trang 4: http://ttvnol.com/tacphamvanhoc/133954/trang-4.ttvn
    Con sáo của em tôi - Duyên Anh
    Vớt nắng - Nguyễn Thị Hoàng Bắc
    Hậu Hắc học - Linh Bảo

    Trang 5: http://ttvnol.com/tacphamvanhoc/133954/trang-5.ttvn
    Họa? Phúc? - Phạm Hải Anh
    Sợi chỉ hồng - AnKa
    Đi hết đường mưa - Phạm Hải Anh
    Huyết đắng - Phạm Hải Anh
    Gió trở - Lê Minh Hà

    Trang 6: http://ttvnol.com/tacphamvanhoc/133954/trang-6.ttvn
    Cuộc hẹn cuối - Nguyễn Thị Thanh Bình
    Một chuyến đi - Phạm Hải Anh
    Cái đồng hồ - Phạm Hải Anh
    Tiếng khóc con điên - Phong Hưng Lưu Nhơn Nghĩa
    Đời thơm như ngọn đồi ẩm - Hà Thúc Sinh
    Seamen''''''''s club - Nguyễn Lê Hồng Hưng
    Thư tình cho kẻ lạ - Bảo Trâm

    Trang 7: http://ttvnol.com/tacphamvanhoc/133954/trang-7.ttvn
    Dưa cà mắm muối - Hà Thúc Sinh
    Cua - Phùng Nguyễn
    Bảo tàng của sự sợ hãi - Dương Thuỵ
    Chiếc lá - Quan Dương
    Một buổi chiều tháng sáu - Cao Huy Thuần

    Trang 8: http://ttvnol.com/tacphamvanhoc/133954/trang-8.ttvn
    Vách mận trắng - Mai Ninh
    Thời tiết trái mùa - Hoàng Nga
    Láng giềng - Võ Đình
    Máng cỏ của cu Tý - Duyên Anh
    ... Bao giờ đi qua / Bạn cho tôi biết / Bao giờ đi thật / Bạn cho tôi hay - Tĩnh Nguyệt Quang
    Bản tin buổi sáng: Tình yêu của chiếc mũi hỉnh, sợi tóc quăn và thạch thảo tím - Trịnh Thanh Thuỷ
    Thai nghén - Hồ Trường An


    Trang 9: http://ttvnol.com/tacphamvanhoc/133954/trang-9.ttvn

    Bữa ăn trên cỏ - Hồ Đình Nghiêm
    Nasera - Nguyễn Hiền
    Biển đời muôn thưở - Vĩnh Hảo
    Mười giờ - Võ Đình

    Trang 10: http://ttvnol.com/tacphamvanhoc/133954/trang-10.ttvn

    Rêu phong mấy lớp - Võ Kỳ Điền
    Bộ xương người trị giá một tỷ đôla - Phan Huy Đường







    Được julian sửa chữa / chuyển vào 22:50 ngày 21/09/2004
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Mở đầu , Julian xin giới thiệu truyện ngắn Nhạc Tây của nhà văn quốc tịch Mỹ ĐINH LINH do Phan Nhiên Hạo dịch từ nguyên tác tiếng Anh. Các bạn có thể tham khảo thêm về nhà văn này ở TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT ( diễn đàn Văn học )
    Nhạc Tây ( I )
    ĐINH LINH
    Bên ngoài cánh cửa kính của bar Fish and Chick, tiếng động trắng của giòng xe gắn máy nổ phành phạch. Bên trong, Skinny and Dercum ngồi cạnh quầy bar, mồ hôi ráo dần bởi hơi lạnh từ máy điều hòa. Từ giàn âm thanh nổi Curt Corbain đang gào. Đấy là vào đầu mùa hè, ngay trước khi bắt đầu những cơn mưa. Skinny đã bắt đầu ngà ngà bởi những ly Jagermeister. Hắn la lên: "Tao phát bịnh chỗ này rồi!"
    "Tao cũng vậy!" Dercum nói.
    "Tao phải đi khỏi đây."
    "Tụi mình có thể lại Bar Nixon kiếm một ly bia nếu mày muốn."
    "Không! Không! Không! Ý tao nói là tao phát bịnh cả cái Hà Nội này rồi!"
    "Mày muốn trở lại New York?"
    "Tao không muốn về nhà. Chỉ cần đi khỏi Hà Nội này là đủ."
    "Tụi mình có thể đi Sapa."
    "Không, tao không thích Sapa." Skinny kéo một hơi thuốc Sông Hương. Hắn ngoái cổ qua vai về hướng mấy gã Do Thái, Hà Lan, Đức, Áo và Pháp đang ngồi ở những bàn phía sau. " Tao chán trông thấy cái bọn Âu Châu rác rưởi đó lắm rồi!"
    "Tao sẽ nói chuyện với ông Mai ngày mai xem sao"
    Với giá 5 dollars một ngày, ông Mai đợi Dercum bên ngoài khách sạn Thắng Lợi để chở hắn đi bất cứ nơi đâu hắn muốn. Ông là tài xế xích lô riêng của Dercum. Mảnh khảnh, với nước da nâu đồng, ông Mai ở vào giữa tuổi năm mươi, và đã lên chức ông. Ông có vẻ hơi quá chải chuốt so với nghề nghiệp. Ông diện một cái áo sơ -mi may tiệm, quần tây polyester, một cái áo khoác cánh giả da. Không giống như hầu hết những người đàn ông cỡ tuổi ông, ông Mai không phải là một cựu chiến binh. Ông đã không được phép phục vụ trong quân đội bởi vì bố mẹ ông bị coi là ********* bởi *********, những người đã hành quyết bố ông trong cuộc cải cách ruộng đất năm 1955. Mẹ ông tự tử chẳng bao lâu sau đó.
    Dercum bước ra khỏi phòng đợi khách sạn và như thường lệ, tìm thấy ông Mai đang ngả người trên xích lô dưới bóng mát tàn cây: "Chào ông!"
    Ông Mai nhỏm dậy: "Ông khỏe không, ông Dirt? Mình đi đâu đây?"
    "Tôi chưa biết nữa. Chắc chẳng đi đâu."
    "Không đi đâu càng tốt. Tôi chỉ việc ngồi đây uống bia." Ông Mai lại ngả người xuống ghế xe, nâng chiếc ly nhựa đựng bia lên môi. Mắt ông vằn những tia máu đỏ.
    Dercum châm một điếu Malboro: "Thằng bạn tôi đang chán Hà Nội."
    "Skin Knee chán Hà Nội?"
    "Vâng, Skinny đang phát bịnh với Hà Nội này."
    "Bảo ông ta về nước"
    "Nhưng hắn chưa muốn về nước"
    "Bảo ông ấy đi đến khách sạn Hanoi Hilton"
    "Thôi nào, đừng nói vậy. Skinny chỉ chán trông thấy bọn Âu Châu rác rưởi."
    "Rác một tuổi?"
    "Âu Châu rác rưởi. Cũng giống như Mỹ rác rưởi," Dercum mỉm cười hiền lành, "kiểu như tôi vậy, nhưng là bọn Âu Châu."
    Ông Mai uống cạn ly bia, ợ, rồi bắt chéo chân.
    "Bọn tôi muốn đi đến một vùng quê nào đó, nơi không có Tây hay Mỹ gì xung quanh."
    Ông Mai bóp chiếc ly nhựa: "Bao lâu, xếp?"
    "Một tuần."
    "Để làm gì thế?"
    "Chẳng làm gì cả. Bọn tôi chỉ muốn nghỉ ngơi ở một vùng quê nào đó."
    Ông Mai lại bóp chiếc ly, nghĩ ngợi một lúc rồi nói: "Chúng ta có thể về làng quê vợ tôi."
    "Ở đâu vậy?"
    "Cách Hà Nội ba trăm cây số."
    "Mất khoảng 9 tiếng lái xe hả??T
    "Mười."
    "Về hướng nào?"
    "Hướng Tây."
    "Vùng núi?"
    "Vâng."
    "Gần Sơn La?"
    "Giữa Sơn La và Yên Châu."
    "Có khách sạn nào ở đó không??T
    "Khách sạn?"
    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Mở đầu , Julian xin giới thiệu truyện ngắn Nhạc Tây của nhà văn quốc tịch Mỹ ĐINH LINH do Phan Nhiên Hạo dịch từ nguyên tác tiếng Anh. Các bạn có thể tham khảo thêm về nhà văn này ở TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT ( diễn đàn Văn học )
    Nhạc Tây ( I )
    ĐINH LINH
    Dercum gọi Skinny ở khách sạn Metropole: "Thu xếp xong rồi. Tụi mình sẽ vù đi một tuần."
    "Ngon rồi."
    "Mày nên mang theo mấy hộp thịt SPAM dự phòng."
    "Đừng lo. Tao đã từng ăn cu bò và thịt chó."
    "Mày đã từng?"
    "Cả chim sẻ."
    "Mày đã từng ăn cái quái gì nữa?"
    "Thôi mày không muốn biết đâu."
    "Tụi mình nên mang theo bảy két bia. Mỗi ngày một két."
    "Tao thật sự mong chuyến đi."
    "Tao sẽ mang giấy vệ sinh."
    Dercum Sander và Skinny, mà tên thật là Dave Levy, gặp nhau ở đại học Columbia. Dercum chẳng bao giờ học xong đại học, hắn bỏ học sau năm thứ hai. Đầu tiên hắn làm người đưa công văn bằng xe đạp, rồi phụ bếp cho nhà hàng Coute Que Coute ở Midtown, rồi thì là người giao hàng cho hãng hàng không United, công việc mà nhờ đó hắn có cơ hội đi lòng vòng Á Châu miễn phí, rồi bà nội hắn mất... Trước khi rời New York, Decurm nói hắn sẽ đi Vietnam để dạy tiếng Anh, nhưng sau tuần lễ đầu tiên ở Hà Nội , hắn tự nhủ, tại sao ta cứ phải cảm thấy có lỗi khi không làm việc? Tại sao không cứ chơi tà tà? Sau sáu tháng ở Vietnam, hắn gởi fax cho Skinny: "Mày phải qua ngay. Đây là một chốn điên cuồng. TUYỆT ĐỐI TỰ DO. Không có gì cấm đoán hết. Tao cảm thấy như hồi sinh. Tao giờ đây là một con người mới. Tao thật mong thấy mặt mày. Tao nghĩ về mày cả ngày lẫn đêm. Tao nói thật. Chẳng có gì khả dĩ ở New York. Giờ đây tao đang nhìn thấy quá khứ trong một thứ ánh sáng mới. Mày phải qua đây ngay."
    Phải mất ba ngày ông Mai mới thu xếp xong cuộc hành trình. Dercum và Skinny chia đôi phí tổn tiền mướn một chiếc xe jeep, giá 600 dollars một tuần, bao luôn xăng nhớt và tài xế. Cả bọn sẽ gồm Dercum, Skinny, người tài xế và ông Mai.
    Để tránh giòng xe cộ, cả bọn quết định khởi hành vào sáng sớm. Khoảng 5 giờ sáng chiếc xe đến trước khách sạn Thắng Lợi. Đó là một chiếc Jeep Cherokee. Cả bọn bắt đầu chất đồ lên. Dercum nói với ông Mai: "Toàn bộ chỗ bia này là để cho ông đấy."
    Ông Mai nhìn mấy két bia chất đầy trong thùng xe rồi lắc đầu nhăn nhó: "Không đủ."
    "Không đủ." Dercum la lên ngạc nhiên và kích động. Mọi người phá lên cười, ngoại trừ người tài xế, một người đậm chắc có râu quai nón, mặc quần jeans và áo thun, trước ngực in hàng chữ "MOUTAIN EVEREST IS THE HIGHEST MOUNTAIN IN THE WORLD," ở phía sau lưng là hangø chữ "SOLO ****ER."
    "Có muốn làm một lon bia không?" Dercum hỏi ông Mai.
    "Chắc chắn." Dercum đưa cho ông Mai lon bia. "Một lon cho anh tài xế luôn."
    Dercum đưa lon bia cho người tài xế.
    "Cảm ơn ông bạn!" người tài xế nói.
    "Ông Mai, làm ơn nói với anh tài xế là chúng tôi không phải dân Úc Đại Lợi."
    "Mấy người này không phải dân Úc."
    "Tôi là Dercum." Dercum bắt tay người tài xế.
    Ông Mai xía vô: "Tên hắn là Dirt."
    "Thật ra là Dirk."
    "Dirt" người tài xế nói.
    "Còn đây là Skinny."
    "Skin Knee."
    "Anh tên gì?"ø
    "Long." Nhìn gần, Long vào khoảng 30 nhưng bộ râu quai nón và vẻ mặt nhăn nhó khiến anh ta trông già hơn nhiều.
    "Long?"
    "Long."
    Skinny nhìn Dercum với ánh mắt tinh quái. "Dài bao nhiêu?" hắn buộc miệng. Dercum phá lên cười. Long nhìn ông Mai, mặt lạnh lùng.
    "Đừng để ý," Dercum nói.
    "Tao không biết là mày có thể uống bia vào lúc năm giờ sáng," Decurm nói trong khi đưa lon Heineken cho Skinny.
    "Skin Knee đang trở nên người Vietnam," ông Mai tuyên bố.
    Dercum và Skinny ngồi ở ghế sau. Ông Mai phía trước. Ngoại trừ Long, mọi người đều vui sướng khi xe chuyển bánh. Vào giờ này, đường phố đã đầy người đủ mọi lứa tuổi: đi, chạy bộ, tập khí công, đá bóng, đá cầu, đánh cầu lông. Họ vượt qua một đội quân nhỏ những người cụt chân đang lăn xe một cách bất cần đời xuống đường Lê Hồng Phong. "Cựu binh đấy," ông Mai nói. Long nhấn còi ngắt quảng như đánh morse trên tay lái. Từ trong máy hát phát ra giọng Louis Armstrong: "What did I do...to be so black and blue?"
    "Ông có thích Louis Amstrong không ông Mai?" Dercum hỏi.
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Mở đầu , Julian xin giới thiệu truyện ngắn Nhạc Tây của nhà văn quốc tịch Mỹ ĐINH LINH do Phan Nhiên Hạo dịch từ nguyên tác tiếng Anh. Các bạn có thể tham khảo thêm về nhà văn này ở TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT ( diễn đàn Văn học )
    Nhạc Tây ( III )
    ĐINH LINH
    Ông Mai không trả lời. Ông có vẻ thình lình trở nên xa vắng, thu mình lại, như đang thưởng thức khung cảnh thành phố quê hương. Cảnh vật như trở nên mới lạ nhìn tù một chiếc xe đang lao nhanh.
    "Tôi thích nhạc jazz và blues," Long nói.
    Hầu hết xe cộ trên đường đi từ hướng ngược lại: mọi người đang đổ vào thành phố từ những làng quê phụ cận. Trong khoảng hai mươi phút, nhà cửa hai bên đường thưa dần. Long nhấn còi liên tục, vượt qua những chiếc xe gắn máy, xe tải, xe buýt, xe du lịch, lạng lách tránh heo gà, trâu bò, chó, và người. Sau khoảng ba tiếng, đường xá trở nên gồ ghề. Ông Mai quay cửa kính xuống bốn lần nôn thốc hết cảba lon bia ra ngoài.
    Long nói: "Từ từ bố già."
    Ông Mai rên rẩm: "Tôi không quen đi xe."
    Dercum nói: "Mình tìm chỗ nào ăn trưa, Long."
    Long quay đầu về phía sau: "Hai mươi phút nữa, chỗ ăn ngon." Chiếc xe cán một con chó. Long có thể thấy rất nhanh hình ảnh một khối đen đang oằn oại trong kính chiếu hậu.
    "Được."
    "Hai mươi phút."
    "Trời, tôi nghĩ bọn mình vừa cán một con chó!" Skinny la lên.
    "Bọn mình vừa cán một con chó phải không Long?" Dercum hỏi.
    "Không."
    "Cho tôi lon bia nữa được không?" ông Mai nói.
    Long tấp xe vào bên đường. Quán ăn nhỏ với chiếc bàn lơnù ở phía trước, tấm vải nhựa bạt được chống đỡ bằng những cây cột tre. Cả bọn đi ngang một tủ kính đựng rượi và thuốc lá ngoại, bước qua một con chó vàng ngái ngủ, tiến vào một căn phòng sáng sủa và thoáng mát. Trên bức tường màu vàng chanh, những tấm quảng cáo chụp hình mấy phụ nữ da trắng đang ôm những chai bia khổng lồ. Trong một góc cao là chiếc bàn thờ: phía trước bức ảnh chụp lại một sinh viên sĩ quan đẹp trai, mặt mịn màng, mắt nai, là chiếc ly cát đầy những chân nhang, một đĩa quít và một đĩa gà luộc. Nơi cuối góc phòng, một bà cụ rất già, ngồi thu mình bất động trên một chiếc chõng tre, trước một màn ảnh tivi rất to, đang xem hài kịch. Cả bọn ngồi lên những chiếc ghế đẩu nhỏ bằng nhựa cạnh chiếc bàn thấp. Họ là những thực khách duy nhất trong quán. Cô gái phục vụ bước ra từ nhà bếp nói: "Hôm nay bọn em có cá rô chiên và thịt lợn rừng."
    Ông Mai gọi: "Mang mấy món đó lên, em gái, cho thêm đậu hủ chiên, rau muống luộc, hai tô canh."
    "Mấy người này là người nước nào vậy bác?"
    "Mỹ."
    "Trông cứ như người Nga."
    "Dân lại cái đấy."
    "Lại cái!"
    "Nhanh lên đi em gái, chúng tôi đang đói rã người ra đây!"
    Cô gái đi trở vào bếp.
    "Ông nói gì với cô gái vậy?" Skinny hỏi ông Mai.
    "Cô ấy bảo trong các ông giống người Nga. Tôi bảo các ông là người Mỹ."
    Dercum hỏi: "Mình đang ở đâu vậy?"
    "Thảo Nguyên."
    Long nói với ông Mai: "Hai người này là dân lại cái thật à?"
    "Dĩ nhiên!"
    Một đám trẻ con đứng ngoài cửa quán nhìn chòng chọc Skinny và Dercum. Skinny cười với chúng và nói: "Boo!" Một đứa can đảm nhất trong bọn tách lên, rồi với sự thúc giục của những đứa phía sau, gào lên câu tiếng Anh "I love you" trước khi quay lưng bỏ chạy. Cả đám chạy tản ra, cùng gào lên: "I love you! I love you!"
    Mọi người ngoại trừ Skinny đều xỉa răng bằng tăm sau bữa ăn. Cô gái phục vụ lau bàn bằng một miếng giẻ với vẻ tò mò, đẩy những mẩu xương cá nhỏ xuống nền nhà. Cô ta mặc một chiếc áo sơ -mi màu hồng gợi cảm có những bông hoa đỏ và những chấm nhỏ màu đen. Một chiếc nơ lớn màu vàng tươi trên tóc. Long bảo cô gái: "Em gái, có muốn đi lên núi với bọn anh không?"
    "Chẳng có gì ngoài ma quỷ và bọn man rợ trên núi ấy!" Cô gái mỉm cười rồi đi trở vào bếp.
    Lúc ở đại học, Skinny và Dercum chưa phải là tình nhân. Cả hai đều trốn chạy cái sự thật không thể chịu đựng nổi, rằng cả hai dều cảm thấy thu hút lẫn nhau, bằng cách cố gắng làm những người đàn ông bình thường. Mỗi tên đều cặp bồ với phụ nữ, đôi khi hai ba cô một lúc. Nhưng cả hai vẫn giữ quan hệ bạn thân với nhau, tìm kiếm niềm an ủi lẫn nhau sau mỗi lần thất bại trong quan hệ với phụ nữ. Lúc Dercum rời Vietnam cũng là lúc Skinny bắt đầu công khai về tình trạng đồng tính luyến ái của hắn. Dercum thì hãy còn chưa quyết định. Mối tình của hai tên lên đến đỉnh điểm trong căn phòng của Skinny ở khách sạn Metropole vào ngay sau cái ngày Skinny đến Vietnam.
    Chiếc xe leo dốc một cách vững vàng. Đoạn đường hầu như chỗ nào cũng tệ, lổn nhổn đá dăm, nhựa đường và bụi. Cả bọn vượt qua những trại chè, một cánh rừng trái vải, những cánh đồng ngô và thuốc lá. Họ lái qua những khu phố của người Kinh với những ngôi nhà làm bằng gỗ và đá rửa; những bản của người Thái đen với trâu bò dưới chân nhà sàn; một ngôi làng của người Khả Mú với những túp lều tranh vách nứa. Trong mỗi khu phố của người Kinh đều có ít nhất một quán cà- phê trương bảng karaoke. Họ gặp một toán những người Mường Hoa. Một trong những người đàn ông vác một khẩu súng kíp. Những người đàn bà bện lông ngựa vào tóc tạo thành những búi khổng lồ. Suốt cả một khoảng đường, cả Skinny và Dercum chẳng nói lời nào. Long nhìn vào kính chiếu hậu: cả hai người đàn ông đều ngái ngủ người tựa vào nhau.
    Ông Mai hỏi: "Anh làm tài xế được bao lâu?"
    "Chỉ mới một năm."
    "Có vẻ tốt việc đấy nhỉ."
    "Được đi đây đi đó."
    "Và gặp gỡ người nước ngoài."
    Long chắc lưỡi: "Có những người nước ngoài cao cấp, nhưng cũng có lắm bọn không chịu nổi."
    "Như bọn nào?"
    "Tuần trước tôi lái cho ba tên Hàn Quốc. Bọn chúng rất khó chịu."
    "Người Mỹ thì thế nào?"
    "Không tệ. Phần lớn đều cho tiền boa."
    "Có kiếm được em nào không?"
    "Hả?"
    "Anh có gặp em nào không?"
    Long chặc lưỡi: "Vài em."
    Ông Mai đợi cho Long tiếp tục. Long nối lời: "Phần lớn đi du lịch vói chồng hoặc bồ. Có cả mấy cặp lớn tuổi mộ đạo, nhưng thỉnh thoảng cũng gặp một vài em dộc thân."
    Ông Mai đợi cho Long tiếp tục. Long nói: "Ví dụ cách đây vài tháng, tôi có lái cho ba người New Zealand: một cặp tình nhân và một cô độc thân, cả ba đều là sinh viên. Tôi lái cả bọn lên Sapa, nơi họ lấy hai phòng ở khách sạn Auberge. Tên của cô em là Hillary. Cô nàng ******** nhân của tôi suốt một tuần."
    Với vẻ mặt đau đớn, ông Mai không kìm được một cái nuốt ực trong cổ họng.
    "Tôi thậm chí cũng làm bàn được vài quả, bác biết đấy."
    "À," ông Mai thở dài, "tôi thì già quá rồi, đã lên chức ông rồi còn gì."
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Mở đầu , Julian xin giới thiệu truyện ngắn Nhạc Tây của nhà văn quốc tịch Mỹ ĐINH LINH do Phan Nhiên Hạo dịch từ nguyên tác tiếng Anh. Các bạn có thể tham khảo thêm về nhà văn này ở TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT ( diễn đàn Văn học )
    Nhạc Tây ( IV )
    ĐINH LINH
    "Có một cô ả, người Mỹ, tên Becky. Sau chuyến lái xe chở cô ả đến vịnh Hạ Long, suốt một tháng trời, tuần nào tôi cũng đến khách sạn cô nàng ở Hà Nội ba bốn lần. Tôi không phải là người tình của anh, cô ả nói. Tôi chỉ muốn ******** thôi. Tốt thôi, tôi nói. Tôi biết cô ả ngủ ít nhất cũng với hai ba tên nữa. Ả này thì bao nhiêu cũng không đủ. Thật là một ả điên. Ả hỏi tôi, ?~Tôi có xinh không,?T ?~Nhất định rồi" tôi bảo. Mà ả xinh thật đấy. Có lẽ không thật xinh, nhưng cũng khá lắm. Một tối ả bảo tôi, ?~Tôi là một cô gái rất xấu xí, rất xấu xí.?T Rồi ả thậm chí òa khóc, ả điên như vậy đấy.
    "Có lẽ ở Mỹ người ta không nghĩ là cô ta đẹp."
    Long nhíu mày khó chịu. Anh ta không biết là có nên tức giận hay không.
    "Anh biết đấy, cũng tương tự như với mấy cô Vietnam mà anh thấy cặp tay với mấy thằng Tây đấy. Chúng mình thì thấy mấy cô này xấu nhưng bọn Tây thì lại cho là đẹp. Nhiều cô còn được chúng cho là những người đẹp nhất địa cầu đấy." Ông Mai đưa mắt về phía sau: "Ít nhất hai gã này," lão thấp giọng, " là chưa có đầu độc chị em đứng đắn Vietnam với những ô nhiễm vật chất đế quốc suy đồi của bọn chúng!"
    "Ha! ha!"
    "Thật sự thì hai tên Mỹ này có vẻ không thích những bọn da trắng khác. Chúng bảo tôi đưa chúng đến chỗ nào không có người Mỹ."
    Long mừng vì câu chuyện đã không còn xoay quanh đề tài ******** của anh ta. Thật là một lão khọm bẩn thỉu, Long nghĩ. "Nhưng bọn Mỹ bây giờ lan tràn khắp nước."
    "Đúng vậy."
    "Nếu không phải là bọn sống thì cũng bọn chết."
    "Đúng vậy."
    "Làm sao bác biết là không có tên Mỹ nào ở làng Muồn?"
    "Tôi đã lên đấy ba lần. Quê vợ tôi đấy mà."
    "Thế sao bác gái cuối cùng lại ở Hà Nội?"
    "Tôi bắt cóc bà ta đấy."
    "Ha! Ha!"
    "Thật ra thì bà vợ tôi phục vụ trong quân đội. Đấy là lý do tại sao bà ấy cuối cùng lại ở Hà Nội."
    "Tôi hiểu rồi."
    "Trong gia đình tôi, người cựu chiến binh được tặng thưởng huy chương là một phụ nữ!"
    "Ha! Ha!"
    "Này, mọi chuyện xảy ra tốt đẹp cho tôi: nếu bà vợ tôi mà ở gần gia đình bà ấy thì họ không để cho tôi cưới bà ấy đâu."
    "Thế bây giờ họ đối xử với bác ra sao?"
    "Như *** ấy!"
    "Ha! Ha!"
    "Dừng lại một giây."
    Long dừng xe cho ông Mai bước ra. Dercum mở choàng mắt, nhìn thấy chiếc gáy của Long, quên mất hắn đang ở đâu, hoảng hốt, trấn tĩnh, rồi nhắm mắt lại. Long nghĩ: quả là một khái niệm: Mỹ lại cái!!! Nhưng bọn họ trông rất gồ ghề! Rất đàn ông! Những cái khối thịt đầy lông lá, mồ hôi và to con ấy. Để xem nào, có lẽ tên Skinny thì không như thế... Những kẻ lại cái có được phép phục vụ trong quân đội Mỹ không? Có thể nào có cái gọi là những tên đế quốc lại cái? Ông Mai trèo vào xe: "Tôi cảm thấy khỏe hơn nhiều."
    Lúc xe lại chuyển bánh, ông Mai bảo: " Anh biết không, có một con ma Mỹ ở làng Muồn đấy."
    "Thật à?"
    "Bà vợ tôi kể, vào năm 69, một chiếc máy bay bị bắn rơi ở làng Muồn và người ta tìm thấy một cái chân của tên phi công ở trong rừng."
    " Chỉ cái chân thôi à?"ø
    "Vâng, nhưng là một cái chân rất lớn. Bà vợ tôi bảo nó cũng cao đến ngang ngực người đấy. Tên này là một gã khổng lồ."
    "Tất cả bọn họ đều khổng lồ."
    "Nhưng tên này thì thật sự là một gã khổng lồ."
    "Người vùng núi thì lại thường thấp bé hơn."
    "Thiếu chất dinh dưỡng."
    "Thiếu chất muối."
    "Đúng thế. Dân làng chôn cái chân đúng vào chỗ họ phát hiện ra nó, nhưng con ma này bắt đầu xuất hiện vào ban đêm, gõ cửa dân làng xin nước uống."
    Long nhấp một ngụm Heineken: "Sao ma quỷ lại hay đòi nước uống nhỉ?"
    "Không phải tất cả ma đều vậy. Chỉ những con ma mất nhiều máu khi chết thôi."
    "Người ta thấy cả cái xác của hắn hay chỉ cái chân?"
    "Anh bảo sao?"
    "Thì khi gõ cửa vào ban đêm, người ta thấy nó như thế nào: một cái chân, hay là cả người?"
    "Anh không biết thật à?"
    "Không"
    Ông Mai cao giọng: "Khi anh chết, ngay cả khi anh không còn lại gì ngoại trừ lỗ đít, anh cũng luôn trở lại như một người đầy đủ."
    "Tôi thật không biết thế"
    "Đấy là vì anh lớn lên ở thành phố."
    "Bác nói đúng. Chẳng có ma quỷ nào ở thành phố."
    "Cũng có, chỉ một vài. Không có nhiều ma trong thành phố là bởi vì ánh sáng đèn điện."
    "Bác kể tiếp chuyện con ma Mỹ đi."
    "Gã tiếp tục quấy nhiễu dân làng, luôn xuất hiện vào ban đêm xin nước uống, thế là họ quay trở lại chỗ chôn cái chân dựng lên một miếu thờ nhỏ. Sau đó thì hắn thôi."
    "Hắn thế là được nhiều hơn cái gì hắn xứng đáng được hưởng cho cái việc dội bom lên dân làng," Long chặc lưỡi.
    "Nhưng anh không thể tính toán với người chết được. Tôi đã trông thấy cái miếu thờ này: có một chai rượu và một máy hát."
    "Một máy hát?"
    "Vâng, một máy cassette mở nhạc Liên Xô."
    "Sao lại là nhạc Liên Xô."
    "Đấy là bởi vì họ không tìm đâu ra một băng nhạc Mỹ. Ấy là vào năm 1989, ở cái nơi ?~khỉ ho cò gáy,?T ?~chó ăn đá gà ăn muối?T như thế."
    "Thế ai nghĩ ra cái trò mở nhạc cho hắn nghe như thế?"
    "Chẳng biết. Nhưng nghĩ lại thì cũng có lý. Có lẽ họ cho rằng vì hắn xa quê lâu ngày nên có lẽ hắn sẽ lấy làm cảm kích để được nghe một chút nhạc Tây."
    Dercum gây một tiếng động nhỏ. Không mở mắt ra, hắn hỏi: "Gần đền nơi chưa ông Mai?"
    "Gần rồi."
    "Những người Mỹ duy nhất tôi muốn thấy tuần này là hai người Mỹ ngồi ở đằng sau kia," Long nói, "tôi không muốn thấy bất cứ con ma nào."
    "Đừng lo."
    Nhưng ông Mai đã không giải thích cho Long nghe tại sao con ma Mỹ không chịu trở về nhà. Có lẽ chính ông cũng chẳng biết, sau cùng thì ông cũng là dân thành phố.
    Khi tên phi công Mỹ bị bắn rơi, thi thể hắn văng nát xuống những ao hồ. Và một con ma, như những người nông dân hay nói, không thể vượt qua bất cứ ao hồ nào, kể cả những vũng lạch bé xíu, trừ khi thi thể hắn nguyên vẹn. Thế là tên Mỹ này chẳng thể đi chỗ nào khác được. Từ đấy trở đi, làng Muồn trở nên làng của chính hắn. Việc hắn hỏi xin nước chỉ là một cái cớ để được phép vào nhà ai đó. Ấy là cho đến khi họ dựng cho riêng hắn một ngôi nhà: một cái miễu. Cái mà những người nông dân nhìn thấy khi mở cửa cho tên Mỹ thật ra đơn giản là ước muốn của hắn được trở lại toàn vẹn thân thể. Họ để ý, chẳng hạn như, quân phục của hắn vẫn nguyên vẹn và không vấy máu.
    Cả bọn vượt qua một chiếc cầu ghép bắt qua một khe sâu đầy lá, rồi quẹo vào một con đường đầy bụi dẫn xuống một thung lũng hẹp. Hai bên đường dầy đặc cỏ voi, những mảng hoa cúc, ổi, tre, và hàng trăm loại dây leo mà ngay cả những người địa phương cũng không biết tên. Một dòng sông màu đồng thoáng ẩn hiện sau những nhánh lá. Những vệt sáng nhạt xuyên qua những đám mây xám ảm đạm trên bầu trời. Một chiếc diều của ai đó đang lượn vòng. Bây giờ thì cả bọn nhìn thấy người dân làng đầu tiên: một đứa con gái nhỏ đang đi từ hướng ngược lại bên cạnh một con trâu bạch tạng. Lúc cả bọn vượt qua, đứa con gái nhìn chăm chú nhưng không vẫy tay. Rồi thì đến lược bản làng: ba mươi ngôi nhà tụm lại, bao bọc bởi những nương lúa. Những ngọn núi xung quanh phủ một lớp hơi sương mờ mờ.
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    11 Tháng 9 (I)
    NAM DAO
    Dậy đi, này !
    Không ?để em ngủ!
    Không nghe thấy gì à ?
    Bỏ tay ra?Để yên?Em ngủ muộn tối qua mà...
    Nàng lầu bầu nói như mơ, lại quay mặt vào tường.
    Hắn lao ra cửa sổ làm bằng loại kính dầy 5 inch chống tiếng động, tay loay hoay kéo chốt mở, miệng chửi thề.
    Dậy đi, khói, có khói ?Hắn la toáng, quay nhìn nàng đang kéo chiếc gối phủ lên mặt, đầu gối co lên ngực như để bảo vệ giấc ngủ dở.
    Dậy đi, Monia ! Trời hỡi, khói, khói bay...
    Đâu ? Trong nhà ? Nàng hoảng hốt nhẩy khỏi giường, kéo theo chiếc chăn quấn lấy người, miệng hét Lửa ở đâu ? Hả !
    Không biết?chắc cái building kế bên! Em có nghe tiếng còi xe cứu hỏa không ? Khiếp?cứ hú lên đến nhức óc?
    Có.. Hoàn hồn, nàng đi về phía bếp. Ngước nhìn đồng hồ trên tường, nàng nói tiếp, giọng dửng dưng?Còn sớm mà !
    Lúc đó đúng 9 giờ kém 3 phút, giờ New York. Hắn mở radio, thứ tiếng động quen đến chẳng buồn nghe. Như lệ thường, nàng cắm điệân bình nấu nước sôi và để bốn miếng bánh vào toaster. Thình lình, hắn nhẩy nhổm, miệng la:
    Cái gì ? Một cái máy bay đâm vào nhà chọc trời ? Thấy không , đã nói mà?Thế nào cũng có ngày nó rơi vào đầu mình?
    Thôi, đừng nói gở nữa. Anh có quệt bơ không ?
    Lại thêm một tiếng, nghe như tiếng sấm rền rền trên không. Mặt đất làm như chao nghiêng. Monia đặt vội tách cà phê lên bàn, mắt mở toạc, vẻ hoảng hốt.
    ****?Nghe này !
    Hắn vặn nút, tiếng radio nghe như hét bên tai.
    Gì? Cái thứ hai? Máy bay đâm vào cao ốc phía Nam của World Trade Center ?
    Quàng vội áo lên vai, hắn lao ra cửa, ba bước một leo thang lên sân thượng căn số 27 đường 40, một cái xưởng xưa may quần áo nay đã tân trang thành một tòa chung cư gồm tám căn hộ. Khi đến cái vườn ở giữa sân, hắn nghe tiếng gọi tên, quay lại thấy Monia đang chạy theo. Mặt trời lúc đó quẹt một vệt sáng chói trên toà building lát kiếng trước mặt. Đằng xa, hai cột khói bốc lên. Thỉnh thoảng ánh lửa đỏ lè ào ra nhẩy nhót trong gió sớm một buổi sáng không giống bất cứ buổi sáng nào đã từng có trước. Tay hàng xóm hắn quen mặt hốt hải chạy ra. Tiếng kêu choáng vào tai đến từ ngay bên « ****in?T ****. Đồ ***?bọn khủng bố ! ».
    Lẳng lặng ôm Monia vào, hắn xiết lấy vai nàng, sợ nàng sẽ biến mất như trong chuyện phù thủy hắn nghe kể ngày tấm bé.
    2
    Monia ngồi thừ người. Nàng bất động, mặt mũi vô hồn tựa tượng thần Tự Do làm bằng nhựa plát tích người ta bày bán cho du khách trên Đại lộ số 5. Hắn gặp nàng cách đây năm năm, tại Trinity College ở đại học Cambridge. Bị cái nét huyền ảo một vị công chúa trong những truyện Môt Ngìn Lẻ Một Đêm quyến rũ, hắn đến tán và nghe nàng líu lo « Này, hãy vào đạo Hồøi rồi hẵng hay, nhé anh bạn Công giáo !». Ngạc nhiên, hắn phản đối « Tôi có đạo nào đâu!». Nàng phá lên cười « Đùa dai tí thôi, hỡi kẻ vô thần ! ». Tuần sau, nghe nàng đọc những câu thơ xứ Ba Tư của nhà thơ Omar Khayyam, hắn ôm nàng rồi hôn, như một sự tự nhiên tất yếu.
    Tiếng xe cứu thương, xe cứu hỏa, cành sát rú rít như những con vật bị thương gào thét. Như mê muội, những cột khói bay cao uốn éo trong bầu trời vẫn xanh biêng biếc dưới nắng tơ. Nghe Monia đòi, hắn mở TV xem đài CNN.
    Lúc đó, đúng 9 giờ 21 phút.
    Chẳng biết là chuyện gì. Nhìn này?Nó bay nghiêng?và rầm một cái! Kamikaze? Không , không phải là tai nạn ! Nhưng ai mà làm vậy hả ?
    Bọn điên à ? Cả cầu lẫn đường hầm sang New Jersey đều bị chặn ! Một cuộc tấn công ? Người à ? Bao nhiêu ?
    Khoảng 50 nghìn người đi làm ở World Trade Center mỗi sáng !
    *** ! Ai tấn công ? Bọn Ả Rập ? Lẽ tất nhiên?
    Sao lại tất nhiên?
    Anh muốn nói, tình hình vẫn rất căng thẳng ở Trung Đông, thế thôi?
    Nhìn kìa anh ! Họ ngạt thở, họ nhẩy?Phải làm gì chứ - Monia bật khóc ?" Trời ơi, lạy Trời, cứu khổ cứu nạn?
    OK?Bình tĩnh ! Anh tắt TV?Thật khủng khiếp, cái cảnh này !
    Hắn nhìn ra ngoài cửa sổ, mặt căng thẳng, tay nắm chặt. Tiếng còi xe tiếp tục rú. Phải ra. Hắn bước về phía cửa. Không ngoái lại, hắn dặn:
    Anh đi xem sao. Sẽ quay về ngay?
    Anh đi đâu ?
    Về phía World Trade Center !
    Làm gì ?
    ?Anh chưa biết !
    Đợi ! Mình cùng đi. Đợi em với !
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    11 Tháng 9 (II)
    NAM DAO
    Monia xỏ vội chiếc quần zin. Hắn đợi, bồn chồn. Nhanh lên ! Monia liếc mắt nhìn vào gương, miệng đáp OK. Khi cả hai ra đến ngoài, tay hàng xóm gặp trên sân thượng lúc nẫy ngó ngiêng, ánh mắt chập chờ nghi ngại. Monia chào, hello, nhưng tay hàng xóm nhìn trừng trừng không đáp. Nàng hiểu ngay rằng nàng mang dáng dấp một người đàn bà Ả Rập. Tay hàng xóm biến sau khung cửa thang máy, bỏ đàng sau dấu vết vô hình của một cái gì đó gợi nhắc sự căm giận vô căn.
    Cả hai bước đi, im lặng, trong một đám người lũ lượt kéo chạy như đàn kiến vỡ tổ vì cái đạp chân vô tình của định mệnh. NewYork thiếp đi trong nỗi sợ vô ảnh rình rập đó đây. Tụ nhau ở phía bờ bên này Bay Hudson, dân NewYork, bất lực, sững sờ quan sát khung cảnh bên kia bờ. Một người đàn ông trung niên, tai gắn ống nghe radio nhỏ xíu, miệng la « Trời hỡi, chuyến bay 77 của American Airline vừa đâm vào Tòa Năm Góc ! Máy bay bị không tặc chiếm ?có lẽ có hai trăm người bị vùi sống?». Đám đông đang chết cứng bỗng nhốn nháo. Một tiếng nổ động trời cất lên. Trước mắt, cao ốc phía Nam của World Trade Center rùng mình, chúi xuống, gập lại như đàn ác-cọc- đê- ông. Lại còi hụ?Ai đó thét « ?Chiến tranh. Chúng tuyên chiến với người Mỹ?».
    Bấy giờ, đúng 10 giờ 28 phút, giờ New York.
    Nơi hai cao ốc chụm lên trời cao nay chỉ còn là một cái lỗ toác khổng lồø. Cao ốc thứ hai xụp xuống, thân bằng thép nguội rách bung, xương sườn cong veo lòi trơ như bụng bệnh nhân banh toang trong một cuộc giải phẫu. Vết thương bốc lửa ngày một loang to, khói đen bốc lên, bầu trời trông tựa tờ giấy thấm vết mực loang lổ. Gạch ngói và da thịt người ?tung toé trong không trung. « Khiếp đởm, Trời ơi ! », người đàn bà đứng bên kêu, tay hoa lên. Bà ta mũi nhọn như mũi diều hâu chúc xuống nhòm mồm thoa son chót đỏ. Monia nhìn quanh tìm chồng không biết lạc đâu trong đám người chen chúc nhau. Nàng cố len ra, loáng thoáng tiếng người đàn ông tai nghe radio « **** them?Có lẽ là bọn khủng bố Al?"Quaida ! ». Đúng lúc đó Monia chạm mặt người đàn bà mũi diều hâu. Bà ta thét lên « Con đĩ?Thế ra là mày ! » rồi quơ tay đánh vào mặt nàng bằng cái ví sách tay. Thêm một cái đánh, rồi một cái đá, cứ thế?Monia kêu lên, tay ôm mặt, ngã ngồi, đầu chúi xuống đất. « Một con Ả Rập?». Đám đông tiếp tục vừa đánh đá vừa đuổi « Về ******* xứ mày đi, con đĩ?». Khi hắn đến kịp thì Monia đã ngất xỉu. Ôm vợ trong lòng, đưa mình ra che chở nàng những cái đánh tiếp tục đổ xuống thân thể, hắn rú lên, giọng tuyệt vọng « Đừng, đừng thế?Các người hóa điên hay sao ? ».
    3
    Da em không trắng, làm sao được. Bố người xứ Ecosse, mẹ lại Pakistan. Anh hiểu không ? Có phải tại em đâu!
    Hiểu?Nghỉ đi em ! En là người anh yêu quí nhất trên đời?
    Anh cứ nói ?Cả tình yêu lẫn cõi đời bây giờ hết là có thật rồi?
    Có, có chứ?Như chúng ta đây này, có thật chứ !
    Không được đâu?Không đủ?Còn những kẻ khác nữa. Tất cả sẽ biến đi, như hai cái cao ốc và sáu nghìn người thiệt mạng?
    Mặt mũi thâm tím, Monia quay mặt vào vách, cổ nuốt ừng ực để kìm tiếng nức nở. Hắn để tay lên vai nàng, vuốt ve dịu dàng, lặng yên.
    Thế Tổng Thống, ông ta nói gì ?
    Cái gì đó từa tựa như?sự bàng hoàng, nỗi đau xót, và niềm tức giận không lay chuyển được ?
    Gì nữa ?
    Ông ta bảo đảm với dân Mỹ rằng ông sẽ tìm thủ phạm và hành tội ! Ông bảo, một cuộc Thánh Chiến?
    Gì ? Cái gì mà Thánh Chiến?
    Monia bật cười, giọng cười như khóc. Hắn đứng lên, thầm thì:
    Nghỉ cho đỡ mệt đi em! Chỉ trong ba ngày nữa, em sẽ hoàn toàn bình phục như xưa. Ông bác sĩ nói chắc như thế !
    Như xưa? Không bao giờ em lại có thể như xưa được !
    Hắn nhỏ nhẹ:
    Được , được chứ. Em sẽ lại như xưa. Hẳn phải vậy !
    Monia hỏi lại, giễu cợt :
    Như xưa, với sự ngu xuẩn, lòng căm thù, Thế chiến thứ nhất, rồi thứ hai. Và sau là Chiến tranh lạnh, thi đua võ trang ?
    Hắn cố trầm tĩnh, lắng giọng :
    Không bao giờ là chữ không có trong từ điển, em yêu. Rồi em xem?Em còn đau bụng không ?
    Không ! Nhưng nỗi đau nằm nơi khác. Nó không phải là cái đau thể xác. Và thôi, xin đừng gọi em yêu. Yêu nào còn nghĩa gì ? Yêu bây giờ là sao hở ?
    Nghỉ đi em?Em yêu! Bác sĩ bảo cái thai không sao, em cứ yên trí !
    Hắn kìm xúc động, chẳng còn biết nói chi thêm, tay xoa nhè nhẹ lên bụng nàng. Monia quay ra với quyển kinh Coran để đầu gường. Nàng dựa lưng vào tường, chăm chú đọc. Hắn đi, lát sau quay lại, tay cầm ly nước. Monia ngửng lên nhìn, đôi mắt mở mênh mang buồn, hỏi:
    Tại sao? Bọn khủng bố chẳng thèm nói đến lý do chúng đã giết người không phân biệt không nương tay?Giọng cay đắng, nàng thều thào- Chúng giết người để vinh danh Thượng Đế, có lẽ?
    Nuốt nước bọt, Monia giơ quyển kinh lên, gằn giọng:
    Và khiến Thượng Đế làm đồng lõa cho Thần Chết !
    Hắn ậm ừ, lập lại:
    Nghỉ đi em?
    Chúng ta sẽ có tất cả thời gian để mà nghỉ?Thậm chí cả vĩnh cửu, tha hồ nghỉ! Mở cho em cái TV?
    Giọng phát thanh viên của đài CNN vang lên. Rồi tiếng còi xe cứu hỏa. Tiếng người. Âm thanh nháo nhào trộn lộn thành một bản hòa tấu hiện đại, với tiếng phanh nghiến vào chất thép những tiếng ken két như tiếng nghiến răng của loài ngã quỉ.
    Chúng ta đang ở đâu ? Trong thế kỷ nào ? Khốn khổ thay, cái thế giới này, anh ơi ?
    Thình lình Monia nhìn hắn như một kẻ xa lạ. Trong mắt nàng, bỗng dưng hắn như đến từ thời Trung Đại, ngực trần lông lá, vai u thịt bắp , tiến về phía nàng, miệng huếch lên cười nhe hàm răng trắng nhởn. Nàng hoảng sợ cúi gập mình, miệng van :
    Thương cho tôi! Tôi chẳng có làm chi. Nếu có tội, tôi chỉ có một tội, đó là sinh ra ở cái thời này mà thôi ?Hỡi Thượng Đế?
    Nắm quyển kinh Coran dằn xuống, Monia vùng mình đứng dậy, giọng lạnh như băng:
    ?nếu là điều Người muốn thế, thì Người hãy chết cho mất xác. Và nếu có phép lạ phục sinh, thì Người cũng sẽ chỉ là tro than trong sự huỷ diệt của nhân loại này !
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    11 Tháng 9 (III)
    NAM DAO
    4
    Monia lôi từ tủ áo chiếc jellaba mầu xanh lơ hắn mua cho nàng khi hắn đến Casablanca năm ngoái để tham dự một cuộc họp quốc tế về vấn đề xóa đói giảm nghèo cho những quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Nàng mặc vào người rồi quay nhìn TV. Ông Thị Trưởng New York đang cám ơn tất cả những người đã đến giúp tìm kiếm và cứu trợ nạn nhân còn mắc kẹt dưới World Trade Center, thông báo còn phải tìm cho bằng hết số đến nay vẫn còn mất tích. Cao giọng, Monia nói như ra lệnh:
    Anh ! Ta phải đi cứu những nạn nhân còn kẹt trong đổ nát?
    Giữ cánh cửa Monia đang đẩy ra, hắn bảo:
    OK, nhưng đừng mặc quần áo này. Có lẽ nên?
    Tại sao ? Mẹ tôi là người Pakistan, và tôi chẳng phải hổ thẹn gì vì thế cả !
    Không phải chuyện đó mà là vì?Quần áo này bây giờ có thể xem như khiêu khích ?
    Anh muốn tôi cởi truồng ra đường ?
    Hắn giơ tay cản, giọng van nài:
    Anh xin em, Monia !
    Monia lách mình vùng chạy xuống cầu thang. Hắn chạy theo cản lại. Tiếng chân rồn dập nổ như trống đập. Hai tầng phía dưới, người hàng xóm đã gặp trên sân thượng lại ở đâu lù lù hiện ra. Hắn ta nắm lấy vạt jellaba của Monia rồi đẩy nàng ngã sấp xuống. Monia rú lên, người xoay mòng mòng lăn tròn. Hắn hốt hoảng nhẩy ba bước lao xuống. Khi hắn vực nàng dậy, Monia dấu mặt trong hai bàn tay, run rẩy :
    Bỏ mặc tôi ! Tôi muốn đi cứu những người vô tội?Tôi van các người !
    Hắn nâng nàng lên. Một vệt máu kéo lê trên sàn đá hoa theo bước chân đi. Hắn nhìn quanh, và sẽ không bao giờ hắn quên nổi những cặp mắt xung quanh chẳng che giấu gì nét hằn học khinh miệt.
    Phải mất đến ba tiếng đồng hồ hắn mới đưa nàng đến được nhà thương Brơklyn, nơi dăm ngày trước người ta đã chăm sóc nàng sau cái vụ nàng bị con mụ mũi diều hâu hành hung. Ở New York khi đó, mọi sự gần như tê liệt, kể cả di chuyển trong thành phố. Người bác sĩ đã lo cho nàng nhìn chăm chăm, chép miệng bảo, thế cũng là bình thường, sau cái choc nàng chẳng may gặp phải. Khi chỉ còn có một mình hắn, bác sĩ nói, giọng đúng chuẩn mực cho một sự vụ tương tự, rằng «?đối với một người đàn bà, chuyện có tính bi kịch hơn. Bởi đàn bà mang trong bụng, với tình yêu và hy vọng ! ». Hắn gật gù, im lặng, nhưng cảm thấy mất mát hững hụt. Bác sĩ cho nàng thuốc an thần sau khi đã cầm máu. Hắn đợi cho nàng tỉnh lại, nắm tay, âu yếm:
    Em yêu ! Ngủ đi em. Hãy nghỉ, anh sẽ ở bên cạnh?
    Hắn chợt nhớ nàng không còn muốn hắn gọi là em yêu. Nhưng Monia mỉm cười. Nàng nắm bàn tay thô nhám của hắn, xiết lại, rồi thủ thỉ :
    Em biết?Em sẽ ngủ bởi em còn muốn thức dậy ngày mai. Trong nhà thương, em cứ nghĩ đến nó. Nó sẽ có những đứa em nó. Phải, một trai và một gái?Cả hai sẽ ở trong một thế giới khác với cái thế giới ngày nay?
    Hắn vuốt ve mái tóc nàng xoăn xoăn, tay tắt đèn. Ngoài kia, đêm NewYork vẫn sáng choang dẫu thiếu đi hai cái cao ốc Wolrd Trade Center. Hai ngày sau, Monia vẫn còn ở tình trạng phải săn sóc thuốc thang trong bệnh viện. Cái thai xẩy vì hành hung trong biến cố 11 tháng 9 một phần là, theo chẩn đoán của bác sĩ, vì tình trạng tâm thần của bệnh nhân. Trong hồ sơ của bệnh viện, nàng không được xếp vào loại nạn nhân khủng bố Al-Qaida Và cả cái bào thai mười bốn tuần. Nó chưa được coi là con người !
    Hôm đó là ngày 19 tháng 9 năm 2001. NewYork kiểm kê số nạn nhân và những thiệt hại tài sản. Vùi dưới đống sắt thép gạch ngói có 250 triệu đô la dưới dạng những thỏi vàng đúc. Điều này khiến nhiều kẻ xung phong đi làm cấp cứu hóa ra mơ mộng và lại tự nguyện xông pha thể theo lời kêu gọi của ngài Thị Trưởng thành phố từ ba ngày qua.
    Trong sự nhốn nháo của mọi nơi trên Bắc Mỹ, chẳng ai để ý một con **** cánh màu cam tía, có trổ dăm vết than đen mềm như nhung, bay vẩn vơ bên khung cửa phòng bệnh viện nơi Monia an dưỡng. Nàng dịu dàng gọi nhỏ « Này, con yêu dấu ! » và con **** bay đến đậu gần nàng, trên tấm màn cửa phất phơ trong gió mai một ngày đầu thu đến sớm.
    (Chuyển ngữ từ Onze Septembre của ND)
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    726256-B526 ( I )
    Nguyễn Thị Thảo An
    Năm mười một tuổi, trong một đêm theo người lớn bắt ếch ngoài đồng, lớ ngớ sao tôi theo nhầm một đám người ra sông vượt biển. Khi lên ghe, có người hỏi, muốn vượt biên họ cho theo, còn không cầm đuốc mà về. Tôi ngoảnh lại, sau lưng, ruộng đất tối thui. Đường về phải băng ngang một gò mả lớn. Mới nghĩ tới, bắt rùng mình. Tôi cầm đuốc liệng xuống sông, rồi nhảy phóc xuống ghe, kiếm một chỗ ngồi im chong ngóc.
    Mùa biển lặng, ghe xuôi gió tới Mã Lai. Hai tháng sau, văn phòng Cao Ủy Tỵ nạn sắp xếp tôi sang Mỹ theo diện trẻ mồ côi. Một gia đình ở Georgia nhận tôi làm con. Và tôi, đương nhiên coi Judy, con gái họ như em ruột. Lúc đó, tôi không ngờ, con nhỏ này chính là người thay đổi cuộc đời tôi, chứ không phải là thằng cha cho tôi cây đuốc.
    Gia đình mới của tôi ở một thị trấn nhỏ, miền Nam Georgia. Cha nuôi, một người đàn ông cao lớn, suốt ngày quần quật trong nông trại. Mẹ nuôi, người ngoan đạo. Cuộc sống êm đềm, nhưng quen dần cũng đâm chán. Chiều tan trường, tôi thích băng ngõ tắt qua cánh đồng khô sau nhà. ở đó, tôi ngồi đợi nắng thoi thóp rồi tắt dần. Mặt trời lặn bên này để mọc bên kia. Tôi hình dung ra chốn quê xưa. Ruộng đất trơ mình, đìu hiu gốc rạ. Những mái lá đơn sơ. Con đường quê quanh quất. Tôi nhớ mẹ, nhớ em, tơi bời đứt ruột. Mãi khi sập tối mới trở về. Cả nhà Judy nhìn tôi như người bước ra từ cơn mộng dữ. Cha mẹ nuôi không nói, nhưng đôi mắt Judy nhìn tôi như hỏi không ngừng.
    Có lần, tôi đang khóc bị Judy bắt gặp. Nó ngó mây trời rồi hỏi, tôi thấy gì trong đó. Đang lúng túng chưa biết trả lời sao thì tôi phát giác. Ráng chiều hất lên mặt nó một màu rực rỡ. Tóc nâu óng, môi ngả màu mận chín. Trời ơi, còn đôi mắt. Một chùm mây nhỏ lửng lơ đang trôi vào trong đó. Thấy tôi ngó sững, Judy hỏi. Tôi nói, mắt mày sâu không thấy đáy. Nó cười chúm chím, cứ nhìn đi rồi sẽ thấy.
    Chúng tôi thân thiết như hai anh em ruột. Tôi dốt tiếng Anh, vào lớp sợ bạn cười nên càng nói lặp. Về nhà, Judy dạy tôi từng chữ. Nó nắm tay tôi, bắt nói từng câu, hai chữ rồi tăng dần ba, bốn chữ,... Nó dẫn tôi ra đồng, ngồi cách nhau một sào rạ để nói chuyện. Cốt ý tập tôi nói lớn, nói cho quen, để hết cà lặp. Vốn liếng tiếng Anh của tôi hầu hết là Judy dạy. Chỉ có ba chữ "I love you" là tôi dạy nó. Đó là năm tôi mười bảy, cũng ngay trên cánh đồng này.
    Mấy năm sau, cha nuôi bớt việc, ở nhà thường. Mẹ nuôi ngày càng ngoan đạo. Cuối tuần, cả nhà đi lễ. Bọn con trai trong họ đạo thích Judy. Tôi chê, mấy thằng vai u thịt bắp nhưng đầu óc trống trơn. Judy nói, còn anh ốm tong, trông yếu xìu. Không phải đùa, nhiều lúc tôi thấy Judy nể họ ra mặt.
    Năm mười tám, tốt nghiệp trung học xong. Đám bạn như nghé tan bầy. Tôi lên thành phố kiếm trường định vừa làm vừa học. Hôm về, thấy một đám bạn tới nhà từ giã. Họ vào quân đội, sẽ học ở trung tâm huấn luyện Fort Benning gần đây. Tôi nhăn mặt, đi lính cực lắm. Tụi nó nói, chịu đựng mười bốn tuần, hết thời tập huấn là khỏe. Sau hai năm, vào đại học nhà nước đài thọ, nếu đi làm cũng được ưu tiên. Thấy mặt tôi vẫn nhăn nhó, thằng John châm, tướng mày đi lính, vác súng sẽ lùn đi. Cả đám cười ầm. Tôi nổi sùng bỏ đi một nước.
    Buổi tối, Judy nói, vừa học vừa làm cực khác chi lính. Chịu khó một thời gian coi như đi làm, sau này giải ngũ, học không tốn tiền, lúc đó nó cũng lên thành học chung. Judy nói nhiều, nhưng tôi chỉ hiểu một. Nó không muốn xa tôi. Chính điều này làm tôi cảm động. Sáng hôm sau, tôi đến phòng tuyển mộ, điền đơn.
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    726256-B526 ( II )
    Nguyễn Thị Thảo An
    Trước ngày nhập ngũ, tôi nhận tin nhà. Trong thư mẹ khóc, thằng con dại, người ta tốn tiền lo trốn lính, sao mày lại đâm đầu vô chỗ chết. Còn cha mới ra tù lại ủng hộ. Nước Mỹ mạnh, đi lính không gì sợ. Chính phủ họ thương quân đội, lính chết mấy chục năm vẫn còn tìm.
    Sáng hôm sau, mưa sụt sùi. Không gian dường nhuốm màu tang. Cả nhà thức sớm để tiễn chân. Mặt Judy buồn hiu làm như tôi sẽ không về.
    Trung tâm Fort Benning cách thị trấn không xa. Trước cổng có chiếc xe tăng chĩa súng lên trời. Cái trại này tôi qua lại nhiều lần, duy có lần này tôi vào trại.
    Chia tay mọi người trong phòng đợi, tôi mang hành lý theo người điểm danh lên xe bus đến phòng tân binh. Xe qua trạm gác, mọi người nhìn ra. Trại rộng hơn tôi tưởng, đường nhựa thẳng tắp, hai bên có bóng cây, sân cỏ. Nhà cửa sơn trắng, cất kiểu chung cư, giống nhau như một. Người lạ vào, rất dễ lạc.
    Phòng tân binh là một hội trường, trước cửa có hàng chữ "Welcome to the US Army". Giữa khán đài có quốc huy hình con ó lớn, một chân quặp bó tên, chân kia quắp nhành Olive. Hai bên treo cờ và la liệt đầy bằng khen, huy hiệu.
    Khi mọi người ngồi yên, một người sĩ quan đội nón bánh ú, cổ đeo tu-huýt nhanh nhẹn bước lên khán đài. Ông tự giới thiệu là huấn luyện viên, tên Bill Hawk, đại diện trại chào mừng các tân binh, đề cao những người tình nguyện, xung phong phục vụ đất nước. Ca ngợi xong, ông trở giọng đe, quân trường không phải là chiếc giường để những kẻ lười biếng, thất nghiệp đặt lưng. Mười bốn tuần, thời gian biến người dân thành người lính. Ai còn do dự cứ tự tiện về. Ông nhấn mạnh, "Quân trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu."
    Vừa dứt lời, một người quân nhân cầm xấp giấy phát ra. Ông giải thích, đó là thời biểu khóa học. Mười bốn tuần chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn một, hoàn tất thủ tục nhập ngũ, học tập nội quy, kỷ luật, nhiệm vụ trong quân đội và thao diễn cơ bản. Giai đoạn hai, tập bắn, sử dụng vũ khí. Giai đoạn ba, thực tập tác chiến và thi mãn khóa. Không đủ điểm sẽ bị loại.
    Tôi nhìn quanh, ai nấy chúi đầu vào thời khóa biểu. Lịch trình dầy đặc, mỗi ngày mười hai tiếng, một tuần sáu ngày. Chủ nhật nghỉ. Người có đạo, được lễ tại trường. Trong thời tập huấn, không phép ra ngoài. Mọi hình thức thăm viếng bị cấm ngặt.
    Tôi lấy bút dò từng hàng, cố tìm giờ rảnh sẽ gọi điện thoại cho Judy. Thấy tôi mò mẫm, thằng ngồi kế vò tờ giấy tròn vo, rồi vươn vai ngáp dài, "Lúc nào là lúc để thở, hả trời?"
    Bên trên, ông huấn luyện viên giơ cao thời khóa biểu, đọc rào rào, "Bốn giờ ba mươi:tập họp, thể dục tại chỗ, nhận lệnh trong ngày. Năm giờ: điểm tâm. Năm giờ mười lăm:tập họp, diễn hành. Sáu giờ: chạy. Bảy giờ: vượt chướng ngại, tám giờ,... đến hai mươi mốt giờ: đèn tắt. Ngủ." Thời khắc nghiêm nhặt. Rồi ông dặn, trong quân đội khi nghe lệnh, lập tức thi hành. Chính xác. Mau lẹ. Lệnh không lập lại. Nói xong, ông la lớn, "Tất cả rõ chưa?" Chúng tôi nói, "Rõ." Ông lắc đầu, chưa nghe. Mọi người đồng thanh, "Rõ." Thật lớn, ông vẫn chưa chịu. Đợi chúng tôi gào bỏng cổ, ông mới thôi.
    Khóa tập huấn chia bốn nhóm. Mỗi nhóm là một trung đội. Mỗi đội bốn mươi người, trực thuộc một huấn luyện viên chịu trách nhiệm chính. Sĩ quan của trung đội tôi chính là Bill Hawk. Hawk là diều hâu. Cái nhìn ông soi mói, giống cú hơn giống diều.
    Hình như Bill Hawk không biết đi, chỉ biết chạy. Ông dẫn đầu, cả đội lúp xúp theo sau. Chúng tôi di chuyển tới lui nhiều chỗ, làm hồ sơ, khám sức khỏe, nhận đồng phục, sắp xếp chỗ ăn ở đúng quy cũ. Doanh trại rộng, sợ lạc, sợ trễ, làm gì chúng tôi cũng bảo nhau, nhanh chóng, lẹ làng. Chỉ hai ngày tôi đã hiểu, mình chìm lỉm. Quân đội triệt tiêu đời sống cá nhân. Tập hợp, nhận lệnh, di chuyển, tới lui, ăn ngủ, tan hàng,... đều răm rắp. Phải, kể cả tan hàng. Trong quân đội, tan hàng thật ra chỉ là một hình thức sẵn sàng đợi lệnh. Nó là thứ tập hợp lỏng. Mỗi người như một cơ phận, một con ốc, một chiếc đinh vít trong guồng máy khổng lồ. Điều quan trọng, khi máy quay, người ta phải chạy vận tốc mới điều hòa.
    Bài đầu tiên trong quân trường tôi học là lúc chích ngừa. Con mẹ y tá cầm súng chích bắn vào cánh tay mỗi thằng một phát. Thấy ai giật nẩy thì con mẻ lại cười duyên, "Chỉ như kiến cắn, phải hôn nà?" Nhìn mấy thằng trước chích xong đi lẩy bẩy, tôi chùn bước. Mẻ nhìn tôi nghiêm giọng, cứ trân mình chịu mới bớt đau. Tôi ngạc nhiên đến nỗi bị chích hồi nào cũng không biết.
    Đêm đầu tiên, tôi mất ngủ. Nhắm mắt lại, nhưng tâm trí cứ lòng vòng ngoài sân trại. Chỗ này phát quần áo, chỗ kia là cantin. Khiếp nhất là phòng hớt tóc. Cả đội xếp hàng chờ. Tới phiên, tôi dặn, hớt ngắn hai bên tai và ót, nhưng phía trước làm ơn để dài một chút. Thằng cha thợ gật lia lịa, ừ, ừ. Khi ngồi xuống, hắn gọt một đường tông đơ từ sau ra trước. Đầu tôi có sọc như cái vỏ dừa. Nhớ lại, tôi vẫn ngờ, thằng cha thợ... điếc. Sau này, tôi nhủ, sẽ hớt tóc ở ngoài.
    Gần sáng, tôi kéo mền lên đầu, đánh một giấc. Chỉ chút sau mền bung, tôi phát giác, mình khó ngủ vì lạnh cái đầu. Tôi trùm mền kín mít, định dỗ giấc thì nghe tiếng hoét hoét ngay đầu giường. Theo lịch trình, chương trình huấn tập bắt đầu vào tuần thứ hai. Nhưng mới tờ mờ, Bill Hawk đã đem còi tới thổi. Trời còn tối đen, chúng tôi nhào ra sân. Gió đêm đẫm mùi sương mơn lên da thịt. Cả trung đội, kẻ trước người sau co giò, nhảy. Một hai, một hai, một hai,... có người nhắm mắt, đếm. Bill Hawk không để ý chuyện này. Thể dục tại chỗ xong, ông đọc huấn lệnh. Đến năm giờ, giải tán. Chúng tôi vào phòng điểm tâm. Bill Hawk không ăn. Ông cầm dùi cui đi lòng vòng kiếm những kẻ ngừng nhai, la mắng, "Ắn, ăn, ăn." Ắn cho no, mới đủ sức tập. Sau này, tôi mới biết, đối với ông, khi ăn phải nhai, khi bắn phải trúng, đó là cái đích để tới. Chuyện mắt nhắm hay mở, không cần thiết. Nói một cách khác, nó ví như những vòng tròn đứng ngoài tâm điểm.
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này