1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hải ngoại

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Julian, 02/12/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Cách thứ hai là HÀN NỒI. Có một người mời bác thợ hàn nồi đến nhà để hàn một cái nồi bị nứt. Bác thợ hàn vừa cạo nồi vừa bảo:
    - Xin ông chủ cho tôi ít lửa để tôi nhen bếp hàn.
    Trong khi chủ nhà quay lưng đi lấy lửa, bác thợ hàn khẽ đập nhẹ vào đáy nồi cho nứt nhiều thêm. Đợi chủ nhà đến nơi, bác nói:
    - Ông chủ xem đây. Nồi của ông nứt dài thế này, nhưng vì bị bồ hóng bám đầy nên không trông thấy. Bây giờ tôi cạo sạch, mới lộ ra rõ ràng.
    Chủ nhà kinh ngạc nói:
    - Thật may quá, hôm nay may gặp được bác hàn giúp cho. Nếu để
    ít lâu nữa, chắc là sẽ phải bỏ cái nồi, không còn dùng được nữa.
    Nồi hàn xong, cả bác thợ hàn lẫn chủ nhà đều vui vẻ mãn nguyện chia tay.
    Cổ kim, đông tây, hiện đại cũng như trong lịch sử, nhan nhản đầy những chuyện Cắt tên và Vá nồi như thế. Hành động của cá nhân cũng như biến chuyển của quốc gia, suy luận một lúc là thấy rõ ngay thuộc về loại nào. Cũng có khi bác thợ hàn lỡ tay, đập vỡ nồi của người ta, rồi vá không xong!
    Trịnh Trang Công dung túng cho Công Thúc Đoạn làm thực nhiều điều bất nghĩa, rồi mới cứ binh chinh phạt. Đó là phép vá nồi. Trong lịch sử, nếu ta lưu tâm nhận xét một chút thì nhận thấy rõ ngay.
    Hai phép mầu nhiệm trên đây là một công lệ để làm việc. Vô luận cổ kim, đông tây, xưa nay vẫn rất thành công.
    Quản Trọng là một đại chính trị gia Trung Quốc. Ông làm việc, không bao giờ ra khỏi hai luật này. Rợ Địch đánh nước Vệ, Tề quốc án binh bất động. Đợi đến lúc Địch diệt được Vệ rồi, ông mới làm nghĩa cử, hưng binh vấn tội Địch để cứu Vệ. Đó là phép vá nồi. Quản Trọng không trách Sở tiếm Vương hiệu, chỉ trách Sở không triều cống. Đó là phép cắt tên. Bởi vì lúc bấy giờ thực lực của Sở hơn Tề gấp bội, Quản Trọng xui Tề Vương đem binh đánh Sở, có thể nói là đập vỡ nồi để hàn. Đến khi thấy thái độ phản kháng cứng rắn của Sở, bèn cắt tên, bỏ qua chuyện cho xong. Quản Trọng có thể đập thủng nồi, xong rồi vá lại, vì thế nên được gọi là kẻ anh tài trong thiên hạ.
    Đời Minh, Lý Vũ Thần vây khổn Lưu Khấu, sau lại thả ra. Đó là định dùng phép đập nồi. Chẳng ngờ, Lưu Khấu mạnh quá, trị không nổi, nên bị nước mất, vua chết.
    - Bẩm cụ, thế có ai dám làm trái công lệ này không?
    - Có chứ. Nhưng làm trái thì phải thất bại. Vì trong khi ai cũng chỉ theo phép cắt tên, và mình chỉ là thầy ngoại khoa, lại muốn nhổ cả đầu mũi tên ra, thì thất bại là lẽ cố nhiên. Chẳng hạn, Nhạc Phi muốn khôi phục Trung nguyên, rước Nhị Đế về. Nhưng khi ông vua đương kim có ý định chỉ nhổ đầu tên, thì Nhạc Phi bị hại ngay.
    Đời Tấn, Vương Đạo làm thừa tướng, có giặc nổi loạn nhưng
    ông không cho binh lính tiêu diệt loạn quân, mặc dầu trong khi ấy ông ta vẫn tỏ ra tận trung phò tá ngai vàng. Aáy là ông ta nuôi giặc để cho nhà Vua cảm thấy ngai vàng lung lay, cần phải có ông phò tá. Đó là giữ nguyên cả mũi tên không cắt, để chờ thầy nội khoa. Cổ kim, đông tây, ví dụ rất nhiều, ta không thể nào nói hết được. Nếu con chịu khó suy luận thì thấy ngay.
    Thấy tôi cứ ngồi ngẩn ra không trả lời, cụ dịu dàng hỏi:
    - Con còn điều gì thắc mắc nữa không?
    Tôi ngập ngừng:
    - Dạ có. Con nghĩ rằng, nếu theo như lời cụ dạy, thì chả hóa ra đời đen tối lắm sao? Và những kẻ nào thành công trên đời, vô tình hay hữu ý, cũng đều là môn đồ của cụ cả?
    - Con nói thế, tỏ ra con chỉ biết một mà không biết hai, và ?o Hậu Hắc Học? của ta, con cũng chưa đọc kỹ. Thôi, tiện đây ta cũng nói nốt cho con nghe
    Thế giới lúc nào cũng tiến hóa. Hậu Hắc Học cũng phân ra
    làm ba thời kỳ. Thời kỳ thượng cổ còn lộn xộn, không phân biệt ?o đen? hay ?o dày? gì cả, tất cả mọi người đều giản dị thật thà. Trong thời ấy, học thuyết của Khổng Mạnh đề xướng ra, rất thích hợp. Đó là thời kỳ thứ nhất.
    Về sau, trí thức dân chúng càng ngày càng mở mang, trong đầu óc người ta, trăm mưu nghìn kế, biến hóa vô cùng. ?o Hắc? như Tào Tháo, ?o Hậu? như Luu Bị, bấy giờ mới xuất hiện ra. Lúc ấy, dù Khổng Tử có sống lại, cũng vô ích mà thôi. Đó là thời kỳ thứ hai.
    Hiện tại đã đến thời kỳ thứ ba. Bọn người ?o Hắc? như Tào Tháo, ?o Hậu? như Lưu Bị, sinh ra càng ngày càng nhiều. Không những thế, nghệ thuật tinh vi của bọn họ, nếu Tào, Lưu trông thấy, cũng phải kinh hoảng. Cũng may là người thành công ít, kẻ thất bại nhiều. Và dù có thành công một thời, kết quả cũng vẫn đi đến thất bại.
    Như thế là tại làm sao? Ta đã nói rồi. Vì đây là thời kỳ thứ ba, thời kỳ ?o Hậu Hắc? toàn thịnh của Tào, Lưu nay đã trở thành quá khứ. Người muốn THỰC thành công bây giờ, ngoài mưu trí thông minh xuất chúng, còn phải kiêm cái đạo đức giống như ở thời kỳ thứ nhất vậy. Kỳ thực, cũng không phải là trở lại thời kỳ thứ nhất hẳn, nhưng là một cái vòng tròn tiến hóa. Nghĩa là phải có cái tâm của Khổng Mạnh để thực hành cái thuật của Tào, Lưu, mới thích hợp với thời đại.
    Vật gì hiếm có là vật quí. Thời thượng cổ, dân trí còn chất phác, không ai ?o Hậu? mà cũng chẳng có ai ?o Hắc? . Bỗng nhiên sinh ra một người đủ cả ?o Hậu? lẫn ?o Hắc?, tất nhiên người ấy khống chế thiên hạ, giành phần thắng lợi về mình. Mọi người trông thấy thế, bèn bắt chước theo. Ai cũng thi nhau ?o Hậu Hắc? không ai trị nổi ai.
    Thế rồi bỗng dưng lại nổi lên một người, không rõ là ?oHậu? hay ?o Hắc?. Người này cố nhiên sẽ nổi bật hẳn lên về đức độ và tài năng, như thế cố nhiên sẽ phải được thiên hạ tín nhiệm, cảm phục, phần thắng lợi nắm chắc trong tay, không còn ai tranh được.
    Ví dụ, cũng như trong thương trường, lúc ban đầu tất cả các gian hàng đều bán một thứ hàng tốt, giá rẻ cả, bỗng nhiên có một người bán lẫn hàng giả và xấu vào, người này bán đầu tiên, nên lừa thiên hạ được một số tiền rất lớn. Mọi người thấy thế đua nhau bắt chước, đến nỗi cả thị trường dần dần đều bán toàn hàng giả, xấu, làm cho khách hàng nghi ngờ, chán nản vô cùng. Thế rồi, bỗng có một nơi bán hàng tốt thật và giá rẻ thật. Khi thiên hạ phát giác sự thật thà của cửa tiệm này, tất cả mọi người đều đổ xô đến mua. Công ty này nhất định sẽ phát đạt và giàu to, vì đã được sự tín nhiệm của khách hàng.
    Như thế là trong thương trường, cũng chia làm ba thời kỳ: thời kỳ thứ nhất là hàng tốt và đẹp mắt, thời kỳ thứ hai hàng chỉ đẹp mà không tốt, thời kỳ thứ ba, trở lại bên ngoài trông đẹp mà bên trong chất hàng cũng tốt nữa
    .
    Hậu Hắc Học của ta cũng biến hóa như thế. Môn đồ ta ai không có trí suy xét, không biết biến hóa theo thời kỳ, chỉ còn biết oán trách sinh không đúng thời chứ đừng oán trách ta giảng dạy không chu đáo. Con đã hiểu chưa?
    Tôi thưa:
    - Bẩm cụ, nhưng con là phận đàn bà con gái, có lĩnh hội được Chính truyền của cụ cũng chẳng ích lợi gì. Con không thích và cũng không thể làm ?o anh hùng hào kiệt? như cụ dạy. Con chỉ ao ước quê hương được thanh bình, tâm hồn mọi người đều yên tỉnh và . . . .
    Cụ có vẻ giận, cắt lời tôi:
    - Thật ta tiếc công giảng dạy con. Nam nữ gì cũng giống nhau. Học thuyết của ta thiên biến vạn hóa, ai lĩnh hội được thì thành công tuyệt vời. Ta muốn giảng phép thành ?oAnh hùng Hào kiệt?, mà con chỉ nghĩ đến hai chữ bình an, rõ thật người đầu não thấp kém có khác! Thôi con về đi. Khi nào ?o tĩnh ngộ? rồi, lên sao Bắc Đẫu tìm ta, ta sẽ giảng Hậu Hắc Kinh cho mà nghe.
    -
    Cụ bảo tôi nhắm mắt lại. Cụ thổi một hơi nhè nhẹ bên mang tai làm tôi thấy lạnh toát cả người. Giật mình tỉnh dậy, thì ra một giấc mơ dài.
    Đêm đã sang canh .

    Linh Bảo _ Saigon 1958
    (Trích trong tuyển tập Mây Tần)


    Người gửi: myngoc
    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phạm Hải Anh
    Hoạ ? Phúc ?

    Cõi đời giả tạm, truyện thật hư.
    Riêng chị xin giữ nét đẹp của nhân vật.
    Thương tặng.
    Nữ. Cao một mét sáu nhăm, tóc dài, thon thả... Tôi không biết phải bắt đầu như thế nào. Những mẩu tin tìm bạn hoặc ngắn ngủi, khô khan, hoặc phồng lên như quảng cáo thuốc nhuộm tóc, kem đánh răng, bột giặt. Nữ tìm nam, nam tìm nữ, tít mù vòng quanh, những quảng cáo không ít đi mà ngày một nhiều thêm. Tôi cũng đăng một mẩu tin như thế trong cái đêm mưa lê thê tạt nước vào cửa kính. Gió rít từng cơn trên mái, hú lên qua ống khói lò sưởi. Cây dẻ ngoài cửa sổ vật vã trút đi những chiếc lá cuối cùng. Lá cây sang năm sẽ xum xuê trở lại, nhưng tóc rụng thì không.
    Mạ đẻ rơi tôi dưới ruộng, một ngày tháng ba rét nàng Bân tái đọt mạ. Mạ dùng răng cắn đứt cu?ng rốn, bọc tôi vào tấm áo người đang mặc. Khi lết được ra khỏi ruộng, hai mạ con đều tím tái. Không Lan, Hồng, Ngà, Ngọc... đẹp xinh gì cả, mạ đặt tên tôi là Phúc, Nguyễn Thị Phúc. Tôi sống được làm người cũng là may phúc lắm rồi. Lạy vía đức Phật Bà Quan Âm độ mạng.
    Nu-en Ti ****. Anh đỏ mặt khi đánh vần tên tôi. Nhất định đó không phải là hợp âm ngọt ngào để anh lẩm nhẩm gọi những đêm thương nhớ. Anh chỉ dõng dạc gào to tên tôi khi nổi giận. ****, Phúc, ****. Mạ không biết lời chúc lành mạ gửi gắm trong cái tên con gái lại thành trớ trêu ở xứ người. Đời lắm sự chẳng ngờ. Như khi hân hoan rước tôi về nhà, anh không ngờ cô gái tóc dài, nón bài thơ e ấp thuỳ mị lại thích gặm xương. Xứ này xương xẩu, lòng ruột, chân giò chỉ dành cho chó. Thế mà người anh yêu lại ninh xương xình xịch đêm ngày, dọn cơm lên, con cá để nguyên đầu, hai mắt mở trân trân, nàng điềm nhiên chọc đũa, móc mắt ăn ngon lành. Khiếp quá ! Sống với anh ít lâu, tôi dần dần phát hiện ra mình vừa ngu, vừa vụng, lại vừa mọi rợ. Đấy cũng là một điều chẳng ngờ. Trước tôi cứ tưởng mình hay ho. Cũng bằng cấp nọ kia. Cũng bày vẽ tỉa hoa hồng cà chua, hoa sen hành tây, thuỷ tiên đu đủ. Mâm cỗ bưng lên, phượng hoàng ấp trứng, long phượng chầu nhật nguyệt, hoa lá rực rỡ. Tôi thêu thùa, vá may, chằm nón, đan áo. Tôi làm bánh trái, nấu chè. Nhưng tôi không biết nghiền khoai tây cho đúng kiểu, không biết nướng pizza, mù tịt về các loại kem xốt, pasta. Dùng dao dĩa thì lập cà lập cập nhà quê. Ăn miếng phô-ma lâu năm cực đắt, cực ngon, cực quý thì mặt nhăn như khỉ nhai gừng sống. Nghe nhạc jazz ù tai, nghe nhạc cổ điển lại buồn ngủ. Giữa đám đông ai hỏi gì cũng ngớ ngẩn cười vì tiếng tăm có hiểu gì đâu. Đứa trẻ lên năm ở đây đã bấm máy điện tử toanh toách. Mà tôi thì ú ớ, lú lẫn không phân biệt nổi mấy cái nút bấm trên lò vi sóng. Ra đường là lạc, xe không biết lái, bản đồ không biết coi, đi đâu chồng cũng phải dắt đến tận tay... Kể ra thì nhiều, nhưng tóm lại, tôi thấy mình quả là một ca tuyệt vọng. Anh đối với tôi độ lượng như nhà truyền giáo. Tên tôi là Phúc, tôi gặp may. Chứ thân gái như hạt mưa sa, nhiều chị vừa đẹp, vừa khéo, vừa hiền mà vẫn bị chồng đánh tím mày, giập mặt. Chồng tôi văn minh, không bao giờ động tay đánh vợ, khi không vừa ý chỉ nhún vai bảo tôi ngu, mọi. Tôi, thân lừa ưa nặng, ôm gối khóc ước mình bị đòn.
    Bốn ngàn năm văn hiến xứ tôi, anh học cấp tốc trong vài tháng. Vài tháng anh lóng ngóng học cách dùng đũa, chu môi uốn lưỡi dưa, dừa, dứa, mắt, mặt, mất, mật. Vài tháng cung kính nghe mạ tôi dạy cái cậu quần thủng đít nhâng nháo kia là chú, đây là bà trẻ lấy ông trẻ họ nhà nội, kia là em gái vợ của anh con bà o, con dì con già với mạ. Vài tháng anh theo chân tôi lang thang khắp các lăng tẩm, gật gù nghe chuyện rồng tiên giữa đám ăn mày xúm xít bu quanh. Anh về nước, than thở xứ anh sao mà nhạt nhẽo. Đồ ăn không cay, trời không nắng, người nói không to, nhạc mở không lớn, hoa không hương thơm. Anh nhớ vị cay xé lưỡi của nước mắm ớt, nhớ cái nóng phồng rộp da, nhớ cậu ba, chú sáu bia tu cả chai, cười to nói lớn, nhớ những mái chùa rêu phong trầm mặc. Nhớ nhất là suối tóc đen dài, nụ cười sau quai nón tím. Nhớ sóng Thuận An ào ào xô đẩy, nước mát, nắng chói chang, nụ hôn ngất ngây biển mặn. Nhớ không chịu nổi, anh vượt đại dương, nhập khẩu tôi về với anh. Tôi từ giã mạ ra đi, mang theo pho sử triều Nguyễn, băng ca trù hồng hồng tuyết tuyết thuyền quyên ứ hự anh hùng, tay xách nách mang bó đũa tre, ớt hiểm, mắm ruốc, tôm khô... Mang theo cả lời dặn tam tòng tứ đức của mạ, cả ngón nghề nấu bún bò, làm bánh khoái, bánh bột lọc, bánh canh, bánh xèo của o. Có một thứ không cần mang, nó có sẵn trong tôi từ thuở nào. Là những giọt máu hồng đêm tân hôn trao hết cho anh tôi khóc. Tên tôi là Phúc. Tôi ước ao mang hạnh phúc đến cho anh. Tôi đến từ miền nhiệt đới để làm xứ anh thêm mùi, đậm vị.
    Nhưng anh không ham cái mùi mắm ruốc. Xin đủ với một lô lốc họ hàng ông, bà, o, mệ, anh em họ nhùng nhằng rối rắm đằng sau tôi. Sống với nhau vài tháng, tôi len lén vứt lọ mắm ớt vào thùng rác, bịt ni lông, cột chặt dây cho khỏi bay mùi. Đũa tre với lại ca trù im re xếp xó. Người cần thay đổi là tôi, không phải anh.
    Đến phiên tôi uốn lưỡi khọt khẹt học tiếng. Học dùng dao dĩa. Học đi nhẹ nói khẽ nơi công cộng, xả rác đúng nơi quy định, vặn tivi nhỏ tiếng. Học rằng nam nữ bình đẳng, không có chuyện của chồng công vợ. Anh một tài khoản, tôi một tài khoản, của anh anh mang, của nàng nàng xách. Học rằng ông bố bà mẹ có đòi lên thăm thì cũng đừng nhắng lên nhận lời. Phải từ tốn xem agenda, chọn ngày rảnh rỗi, không ưa gặp thì từ chối thẳng thừng. Học rằng phải yêu mình trước rồi hãy nghĩ đến chuyện thương người... Khoá học đang tiến triển thì anh chán, từ chức nhà truyền giáo. Bỏ lại tôi dở dang văn minh, ngu mọi. Buổi sáng hối hả bánh mì kẹp phô-ma, tối về đóng cửa âm thầm ăn mắm ruốc. Bàn ăn rất rộng. Một cái chén, một đôi đũa, một nồi cơm, tôi ngồi bên nào cũng lệch.
    Tôi tên là Phúc. Tôi sống được làm người là điều may mắn. Tôi không phải đội mưa nhịn đói ngồi trên mái nhà chạy lụt. Thư chị gái kể ở nhà lụt to lắm, nhà cửa lũ cuốn, cả nghìn người đói rét. Cậu bé hàng xóm bơi đi xin mì gói, bị cánh cửa trôi xẻ đứt đầu. Máu dềnh lên, cái xác cụt đầu trôi về dưới chân bà mẹ. Lúc ấy có thể tôi đang đệm êm chăn ấm, nghe nhạc. Tôi chỉ chết trong giấc mơ hàng đêm, những đêm như đêm nay chẳng hạn. Tôi bị chôn sống trong quan tài, nằm nghe đất rơi chầm chậm trên nắp ván thiên. Những con sâu lúc nhúc đục ruỗng thân mình, tóc lở từng mảng, tôi không biết gọi ai.
    Gọi ai bây giờ, năm người đàn ông tôi yêu ai cũng tử tế. Không nên duyên phận với nhau thì kết nghĩa anh em. Mạ chẳng mất công mang nặng đẻ đau mà bỗng dưng họ hàng đông đúc, suốt một dải hình chữ S, họ lan sang tận xứ Tây. Tưởng tượng tôi chết đi, bốn cố nhân, bây giờ là bốn ông anh kết nghĩa, buồn bã khênh bốn góc quan tài. Anh đi đầu ôm bát cơm quả trứng. ảnh tôi phóng to, mắt độ lượng nhìn bể khổ qua khói hương mờ ảo. Một đám ma như thế cũng bõ công chết. Nhưng khi người ta đã ngậm ngùi nhận lời làm anh em đến lần thứ năm thì hi vọng chết ngọt ngào như thế còn ít lắm.

    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phạm Hải Anh
    Hoạ ? Phúc ? ( II )
    Lần trước anh đến, bắt gặp tôi đang ngồi kiết già trước ban thờ Phật, áo lam, chuông mõ lốc cốc. Lần sau tới dọn nốt đồ, anh lại thấy tôi áo hồng, quần xẻ gấu đính kim sa lóng lánh. Anh hỏi thế tôi sắp thành người gì ? Tôi nhún vai. Quên mất là phụ nữ Việt Nam không biết nhún vai kiểu ấy. Đáo để thì chửi, vỗ tay bành bạch. Thâm trầm thì ra đòn ném đá giấu tay kiểu Hoạn Thư. Hiền lành cỡ tôi đêm về âm thầm chan nước mắt vào gối. Nhún vai văn minh thế này đích thị từ trường đào tạo của anh. Còn kinh kệ thì hình như của mạ. Từ ngày ba mất, mạ hoá đá sau ban thờ, lời kinh ngắt quãng đêm dài. Tôi sợ mình giống mạ, cũng không thích giống anh. Phải yêu thân mình trước nhất, bài học nhập môn, càng ở đây lâu càng thấy ngấm. Tôi sắm quần áo tươi màu, giày dép ví đầm hợp thời trang, tóc dài đung đưa phố xá. Tôi đi tìm tôi để yêu, tìm mãi mà chưa thấy... Sinh nhật lần thứ bốn mươi, bạn bè về hết. Còn lại tôi với ngọn đèn cầy leo lét, sáp nến ròng ròng trong như nước mắt. Trót sinh ra làm kiếp nến, chỉ muốn cháy cho người. Nến đã thắp làm sao tự tắt, cứ đốt mình và nhỏ lệ sáp khóc mình thôi.
    Tôi ăn chay một tháng bốn ngày, rằm mùng một đều đặn hương hoa cúng Phật. Tôi học ngoại ngữ, học vi tính. Tôi đi bơi, đi sauna tuần một lần. Trần truồng trên băng gỗ phòng sauna, tôi ngắm tôi mồ hôi loáng ướt thân mình. Hai núm vú như trái anh đào chín ửng. Eo thon. Mông chắc. Đùi dài. Ngày tôi xuất giá, mạ dặn tam tòng. Ba tôi mất rồi. Anh đã ra đi. Con cái thì chưa có. Phần hồn này, phần xác này tôi không quản lý nổi, biết tòng ai bây giờ ? Hay là rửa nghiệp, tôi lên chùa rắp tâm tòng Phật. Sư ông ưu ái hỏi han. Sư ông nói năng điềm đạm, dung mạo hiền hoà. Tôi về nhà, nhắm mắt lại, không thấy Phật, chỉ thấy sư ông. Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn.
    Tôi hơi dài dòng. Thực ra, phần chính câu chuyện mà tôi muốn kể bắt đầu từ chiều hôm ấy. Tôi theo bà chị tham dự hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tổ chức ở tỉnh L., miền bắc Pháp. Đoàn hai mươi bảy người, chỉ có tôi từ Hà Lan tới. Hội chợ kéo dài một tuần. Sáu ngày đầu tối mắt tối mũi vào bán hàng. Nhưng đến ngày thứ bảy, phải, chuyện đó xảy ra vào chiều ngày cuối cùng, khi chỉ còn vài tiếng nữa là tôi xong việc, kết thúc êm thấm chuyến đi bận rộn mà tẻ nhạt. Tất cả xảy ra chớp nhoáng trong tám tiếng đồng hồ. Tám tiếng mau như lốc xoáy, tám tiếng dài như một kiếp người.
    Anh ta đến tầm ba giờ chiều. Lúc ấy hơi hơi vãn khách, tôi ngồi bần thần nhớ lại giấc mơ hồi đêm. Toàn rắn rết. Con rắn chúa vẩy vàng quấn chặt bắp chân tôi, trườn lên. Tiếng kêu tắc nghẽn, tôi há miệng nhìn đoá hồng nhung đang nở phồng lên kỳ dị trên ban thờ. Những cánh hoa tự bứt tung khỏi đài, phơi phới bay lên. Ba, năm, bảy, rồi trăm ngàn ức vạn cánh hoa màu máu quay cuồng trong xoáy lốc. Ngọn gió thổi từ miền xa thẳm, lạnh buốt và sực nức mùi hoa hồng... Anh ta tới, bóng đổ xuống che một khoảng tối trên chiếc nón trắng tôi chằm dở. Tôi ngẩng lên, bắt gặp kính trắng gọng vàng, cái nhìn nửa bối rối, nửa thân thiện. Anh ta cao, gầy, áo vàng nhạt, quần gin.
    Anh ta không mua hàng, chỉ nhẩn nha hỏi chuyện. Hỏi cách thức chằm nón. Hỏi cục đá to với cần gỗ chọc ngang kia là cái gì. Hỏi cái đàn này sao có một dây... Tôi thuỳ mị trả lời, nón chằm công phu, lá xếp mỏng khít, mũi đột trứng rận, bài thơ xứ Huế, chùa Thiên Mụ kín đáo in bóng sau lớp lá, tất cả mất trọn ngày công, người Việt Nam chịu khó mà nhân công rẻ mạt. Cái cục đá kia là cối xay lúa. Đàn một dây là đàn bầu, tiếng nó buồn thương nức nở, làm thân đàn bà con gái chớ nghe... Những câu hỏi của anh ta sao giống câu anh hỏi ngày mới quen nhau. Cả ánh nhìn hình như cũng thế. Cho nên khi anh ta ngỏ ý mời chiều nay, sau giờ làm việc, cùng đi ăn tối, ngắm cảnh L. thì tôi nhận lời ngay. Lúc đó là năm giờ bảy phút, hai tiếng kể từ khi tôi thấy anh ta lần đầu tiên.
    Cả đoàn ồn lên khi biết tôi nhận lời đi chơi. ở một đất nước xa lạ, thành phố lần đầu đặt chân. Một mình. Buổi tối. Với người đàn ông mới quen có hai tiếng, thậm chí chưa kịp hỏi tên. Tôi có điên không ?... Tôi đứng ở khu triển lãm phóng mắt về thành phố tôi chưa từng đến. Nhịp cầu bắc trên dòng sông tôi chưa được qua. Mái nhà thờ vút cao. Những ngôi nhà gạch nâu cổ kính. Nắng như mật ong rải trên cánh rừng xanh thẫm xa xa. Một chút nữa thôi, anh ta y hẹn sẽ đón đưa tôi vào nơi đó. Nắng xuân ấm áp. Hoa cải vàng bung trên lối cỏ ven sông. Một buổi tối thôi, có ánh mắt người đàn ông trìu mến, bù lại hơn bảy trăm đêm một mình thao thức, tóc trắng đâm dài trong bóng tối, trong mưa. Một buổi tối thôi, có thể là bắt đầu của những buổi tối khác...
    Hai chiếc xe cùng xịch tới. Cái xe bus tôi đã quen thuộc. Chín giờ sáng, nó đến đón đoàn chúng tôi từ nhà nghỉ tới hội chợ. Chín giờ tối nó lại hốt tất cả từ hội chợ về nhà nghỉ. Sáng mai, nó sẽ thực hiện chuyến cuối cùng đưa cả đoàn ra sân bay. Tôi bước về phía cái xe bus đang nổ máy chờ đợi. Xe anh ta đậu phía đối diện, hướng về thành phố. Tôi xin ông trưởng đoàn tờ địa chỉ nhà nghỉ, cất vào ví.
    Khi chiếc xe bus đã lăn bánh, tôi chợt nhận ra tôi đang rất một mình. Con đường từ đây về nhà nghỉ hơn một giờ xe chạy, mấy hôm đi về đều trên xe bus, tôi nào có nhớ đường đi lối lại, chỉ biết rằng nó khó đi, đồi dốc ngoằn ngoèo, rừng rậm heo hút. Đã chín giờ rưỡi tối. Mặt trời xuống thấp dần. Trong túi tôi là tấm hộ chiếu, thẻ nhà băng, tiền mặt. Tôi đang đứng với một người đàn ông xa lạ, ở một thành phố hoàn toàn xa lạ.
    Anh ta cho xe chạy chầm chậm dọc dòng sông. Kể cho tôi về lịch sử thành phố. Nhưng tôi không nghe, cũng chẳng thấy gì. Chỉ nhận biết nắng trên sông mỗi phút một nhạt đi. Hơi lạnh dâng lên, tôi rùng mình. Mới tuần trước, tôi mất ngủ vì đọc mẩu tin trên tờ báo lá cải. Một người đàn ông trí thức, ngày đi làm cần mẫn, tối về ra bar uống, làm quen với một cô gái đơn độc, rủ về nhà. Anh ta có khoái cảm ******** với xác chết. Khám nhà anh ta, mùi tử khí rùng rợn, bảy cái đầu phụ nữ giấu trong bao rác còn chưa kịp phi tang. Lại tin một cô gái bị hãm hiếp trong rừng. Tin khách du lịch bị trấn lột. Tin con bệnh tâm thần bất ngờ lên cơn, đè vợ ra xiết cổ tới chết... Giấc mơ hồi đêm có con rắn vàng. Tôi lén liếc sang chiếc áo vàng, nước da trắng thiếu nắng, cánh tay đàn ông vạm vỡ, cái sống mũi hơi gồ lên của người đàn ông ngồi cạnh, càng nhìn càng thấy lòng bất an.
    Anh ta đưa tôi vào quán ăn, nhẩn nha gọi món. Bữa ăn đắt tiền cho một người bạn mới quen, anh ta muốn gì ở tôi ? Dải rừng phía xa xa đã chuyển màu tím sẫm. Mười giờ kém mười lăm. Tôi đặt thìa xuống bàn, cố để giọng đừng run :
    Tôi phải về.
    Anh ta nhìn tôi chăm chú :
    Cô sợ ?
    Tôi muốn về nhà trước mười giờ rưỡi tối.
    Cô không tin tôi ?
    Gương mặt anh ta tử tế. Kính trắng gọng vàng trí thức. Anh ta nói năng nhã nhặn, hiểu biết, ân cần. Chúng tôi ngồi đối diện, khăn trải bàn trắng muốt, nến cháy bập bùng. Một bông hồng hàm tiếu trong lọ sứ. Nhạc Mozart dìu dặt. Giống như trong mơ. Giấc mơ mà tôi không dám tin là có thật. Tôi thú nhận :
    Ai cũng khuyên tôi đừng đi. Nhưng tôi muốn. Tôi tin anh là người tốt, tôi đi. Nhưng bây giờ thì tôi sợ. Bao nhiêu chuyện không hay tôi đọc trên báo... Xin anh, làm ơn, làm ơn đưa tôi về. Tôi phải về nhà trước mười rưỡi tối kẻo mọi người lo lắng.
    Cô ăn đi. Cả ngày làm mệt. Ăn xong tôi sẽ đưa cô về. Đừng lo.
    Anh ta vẫn điềm tĩnh nhưng có vẻ không vui. Bữa ăn trôi lặng lẽ.
    Lúc chiếc xe chạy vào vạt rừng tối thẫm thì đã gần mười rưỡi. Con đường hun hút. Anh ta chợt quay sang tôi, hỏi :
    Cô đã bao giờ đi chơi với người ngoại quốc chưa ?
    ...
    Cô đã bao giờ ******** chưa ?
    Sao anh hỏi tôi như thế ?
    Nghe nói đàn bà Á Châu ******** rất thú vị. Ngọt ngào, đằm thắm...
    Chiếc xe chạy chậm dần. Rừng bịt bùng vây bủa. Nghe như có tiếng quạ kêu thê lương từ xa vọng tới. Tôi cảm thấy nó đang đến, từng phút một, tôi cảm thấy nó, trong mỗi cử chỉ của anh ta, ánh mắt liếc sang tôi nhiều hơn. Xe ngừng hẳn lại trong bóng tối. Anh ta tắt máy. Những cành cây nghều ngoào chắn tầm mắt. Bóng tối quánh đặc. Tôi co rúm, khóc :
    Xin anh...
    Cô đừng sợ...
    Lạy anh. Tôi biết tôi đang ở trong tay anh. Tôi van anh đừng...
    Tôi đã làm gì đâu.
    Anh muốn làm gì tôi cũng phải chịu. Nhưng mà tôi xin anh. Trời ơi, tôi đã tin anh. Đừng. Đừng...
    Anh ta xoay người, đặt tay lên vai tôi. Ngón tay lạnh. Con rắn hồi đêm đang trườn lên, trườn lên. Tôi rũ xuống.
    Những đêm mất ngủ, tôi thường tự hỏi điều gì đã xảy ra. Tại sao anh ta dừng xe trong rừng đêm ? Tại sao anh ta trả tôi về lại nhà nghỉ ? Nguyên vẹn, không trầy xước. Có phải những giọt nước mắt cầu xin của tôi làm anh ta không nỡ ? Hay tôi đã ngờ oan một tấm lòng ? Có phải ơn trên phù hộ tôi thoát hiểm trong ngàn cân treo sợi tóc ? Hay tôi đa nghi đã làm hỏng một buổi tối lẽ ra rất ngọt ngào ? Hàng ngàn câu hỏi không lời đáp. Tôi ngắm nhìn bức họa thần Prométhée treo trên tường. Vị thần ăn cắp lửa cho loài người bị phạt xiềng vào vách đá. Môi bong nẻ. Nước ngọt dềnh lên ngang ngực, cả một biển nước tràn trề ngay trước mắt mà không thể uống. Vĩnh viễn bị đốt cháy bởi cơn khát của chính mình. Anh ta đã gần tôi như nước gần cặp môi khô khát. Tôi dám đi mà chẳng tới cùng đường.
    Nhưng tôi còn giữ địa chỉ của anh ta. Có thể một đêm nhiều gió như đêm nay, tôi sẽ viết. Một lá thư dài như tôi đang kể với bạn đây. Viết về cực hình của kẻ dám ăn cắp lửa trên thiên đường. Viết về những người đàn ông đi qua đời tôi như nước. Viết về cơn khát không nguôi. Viết để làm một cái hẹn. Xem thiên đường hay địa ngục chờ tôi ?
    ... ... ...
    Thư đã gửi.Nhưng không có hồi âm...
    Amsterdam 6/6/2002


    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    AnKa
    Sợi Chỉ Hồng

    Chớ vội mà đi tội lắm em
    Có người nhặt lá thu, vàng tương tư !
    Chương biết Tí Một từ hồi con nhỏ mới mười bốn, và Chương thì đã một vợ hai con !
    Lúc đó Chương và vợ cứ lục đục hoài nên tuần nào Chương cũng ghé nhà Tí Một. Nếu không đánh cờ tướng với ba con nhỏ thì chở má con nhỏ đi chợ; hoặc nếu gặp tuần mới lãnh lương thì sẽ dẫn cả ba Tí "Tí Một, Tí Hai, Tí Ba " đi Chuck E Cheese''''s. Đến nhà Tí Một, niềm vui tuy đơn giản nhưng đã làm Chương tạm nguôi được điều bất như ý trong cuộc sống hôn nhân của mình.
    Chuyện gì đến phải đến, vợ Chương chê Chương cù lần nên đã ly dị và được quyền giữ hai con.
    Tự dưng trở thành độc thân bất đắc dĩ, Chương hoang mang và mất định hướng hẳn. Nhìn mặt Chương ai cũng biết là bị vợ bỏ. Má con nhỏ thương tình, kêu Chương dọn đến ở căn phòng còn trống để có người lo cơm nước. Thế là từ đó đời Chương rẻ qua một lối khác không ngờ.
    Ít lâu sau, chuyện buồn riêng cũng từ từ nguôi ngoai nhờ Chương được đùm bọc trong vòng tay thương yêu chân thật của gia đình con nhỏ. Chiều nào sau hi tan sở Chương cũng hối hả lái xe về nhà, nhà con nhỏ thì đúng hơn. Không phải vì Chương đói bụng, cũng không vì buồn ngủ, hay sợ có ai đó đang chờ mình, mà để được xem con nhỏ ngồi xem cartoon ở phòng khách ! Biết là chuyện rồi cũng chẳng đi đến đâu bởi con nhỏ thì quá nhỏ, còn Chương thì đã một lần gãy đổ, lại lớn hơn con nhỏ đến mười lăm tuổi, Chương vẫn không ngăn được nụ tình đơn sơ chớm nở của mình.
    Còn con nhỏ thì, trời ơi, đã mười lăm nhưng ngây thơ không thể tưởng tượng được, cứ vòi vĩnh đòi được đi Chuck E Cheese''''s. Mỗi lần nhìn cặp mắt trong xanh nài nỉ và cặp môi phụng phịu của con nhỏ thì Chương không thể từ chối điều gì.
    Có một hôm, khi Chương vừa chạy xe vô sân nhà thì con nhỏ đã ùa ra mở cửa, mặt mày tái mét. Hỏi ra mới biết cả nhà đi vắng hết, con nhỏ đi học về, sợ ma nên ngồi lì ở phòng khách, không dám vào bếp lục cơm nguội như mọi khi (con nhỏ mắc cỡ, không dám vào cafeteria của trường ăn trưa, thường nhịn đói về nhà rồi mới ăn), và lại càng không dám vào phòng riêng một mình.
    Chương ngồi lại phòng khách nói chuyện cho con nhỏ đỡ sợ. Bỗng nhiên con nhỏ hỏi :
    - Anh hiền như vậy sao chị Phượng lại bỏ anh ?
    Chương hơi ngẩn người không biết phải giải thích làm sao cho con nhỏ hiểu,
    - Chuyện dài lắm, để anh kể từ đầu cho Tí Một nghe nha.
    Con nhỏ hí hửng, cặp mắt sáng rỡ đầy thích thú, nằm dài xuống sofa, trùm mền kín mít, chỉ chừa khuôn mặt xinh xắn dễ thương ra để nhìn Chương chờ đợi, trong tư thế sẵn sàng nghe chuyện cổ tích ! Chương hắng giọng, rồi kể :
    - Ngày xưa, xưa lắm, khi anh vừa chào đời thì Nguyệt Lão ở trên Trời dùng một cọng chỉ đỏ buộc vào cổ chân bên phải của anh ...
    - Mà Nguyệt Lão là ai ? Tại sao lại buộc chỉ vào chân của anh ?
    - Nguyệt Lão là một ông thần ở trên Trời, già, già lắm rồi nên người ta gọi là Lão. Vị thần Nguyệt Lão này chỉ chuyên lo việc cưới gả cho thế gian. Người nào sinh ra cũng được Nguyệt Lão buộc cho một sợi chỉ hồng vào cổ chân. Con trai thì buộc vào cổ chân bên phải, con gái thì buộc vào cổ chân bên trái. Sau đó Nguyệt Lão sẽ buộc hai cọng chỉ của con trai và con gái vào nhau, thế nào lớn lên hai người đó cũng lấy nhau và là vợ chồng.
    - Sao em không có cọng chỉ nào ở cổ chân vậy ?
    Chương phì cười, rồi sợ làm con nhỏ giận nên phải làm mặt nghiêm trang trả lời :
    - Cọng chỉ hồng ấy chỉ có Nguyệt Lão thấy, sợi chỉ vô hình đó mà. Hơn nữa phá phách như Tí Một mà thấy cọng chỉ ở cổ chân chắc đã giựt đứt ra lâu rồi, làm sao cưới chồng ?
    - A ... em hổng lấy chồng đâu, ở với má sướng hơn. Tự nhiên đi ở với người lạ làm sao ở được ?
    Chương nhủ thầm, "chắc anh là người quen thì Tí Một chịu lấy anh chứ gì ?" nhưng Chương kìm lại được.
    - Thôi để anh kể tiếp chuyện cọng chỉ của anh nha !
    - Dạ.
    - Như hồi nãy anh có nói, Nguyệt Lão đã quá già nên nhiều khi lẩm cẩm, có lắm lúc lại ngủ gật nên ... buộc chỉ lộn.
    - Ổng đâu có buộc lộn cho anh đâu ? Ổng buộc anh với chị Phượng mà ?
    - Cái cô Tí Một này, chắc vừa sinh ra đã có một dấu hỏi to tướng trên trán nên cứ hỏi hoài, hổng để anh kể gì hết.
    - Tại em không hiểu chứ bộ. Má đâu có kể cho em nghe bao giờ đâu ?
    Chương cười làm hòa khi thấy mặt con nhỏ xịu xuống.
    - Ừ, đúng là Nguyệt Lão có buộc anh với chị Phượng, nhưng sợi chỉ của chị Phượng bị buộc lộn. Thay vì cọng chỉ đó ở cổ chân bên trái thì bị buộc vào cổ chân bên phải như anh. Nếu cọng chỉ của anh bên chân phải, của chị Phượng bên chân trái thì khi đi cạnh nhau sẽ dễ dàng lắm. Đàng này cọng chỉ của chị Phượng cũng ở bên phải nên khi Nguyệt Lão buộc hai sợi chỉ vào nhau thì anh và chị Phượng bị vướng. Vướng càng lúc càng nhiều, đến lúc sợi chỉ thắt chặt vào cổ chân làm đứt da chảy máu, đau đớn lắm không thể đi được nữa. Chị Phượng và anh phải tìm cách cắt đứt sợi chỉ đó làm hai. Khi sợi chỉ đứt rồi thì hai người không ở chung nữa. Và như vậy là chị Phượng bỏ anh !
    - Anh xạo. Hồi nãy anh nói sợi chỉ đó vô hình, làm sao chị Phượng cắt được ?
    - Ừ, đúng là vô hình. Nhưng khi bị vướng rối nùi thì tự dưng cả hai đều nhìn thấy nó.
    Con nhỏ mắt chớp chớp, nhìn Chương với vẻ nghi ngờ :
    - Anh với chị Phượng ra tòa ly dị chớ bộ ?
    Chương không nhịn được cười, nhưng phải ráng cho xong vai trò người kể chuyện cổ tích,
    - Đúng là vậy. Nhưng phải cắt đứt sợi chỉ hồng trước rồi làm thủ tục ở tòa án sau.
    -... umm há ...
    Đột nhiên con nhỏ ngồi nhỏm dậy như phát hiện thấy một điều bất ngờ, và hỏi Chương tiếp,
    - Rồi hai người bị buộc chỉ vào nhau mà đều là con trai hay đều là con gái thì làm sao anh Chương ?
    Chương thừ người ra. Đúng là Tí Một. Cuối cùng, Chương cũng tìm được cách nói quanh,
    - Cho nên họ không thể lấy được nhau. Bằng chứng là có những người không bao giờ lấy vợ hoặc không bao giờ lấy chồng, họ cứ sống độc thân cho tới già lọm khọm rồi chết luôn ...
    Sợ con nhỏ sẽ hỏi những câu lắt léo hơn, Chương đánh trống lảng,
    - Tí Một chắc đói bụng lắm hả ? Anh với Tí Một vô bếp lục nồi nha. Cưng muốn ăn đồ má nấu hay muốn anh trổ tài ?
    - Em còn muốn hỏi nữa ...

    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    AnKa
    Sợi Chỉ Hồng ( II )
    - Ừ, Tí Một muốn hỏi bao nhiêu câu cũng được, nhưng phải kiếm cái gì ăn chứ ? Có người sợ ma nên đi học về đâu có dám vô bếp !
    Biết là Chương đang chọc, con nhỏ làm mặt xấu, nhăn mũi và le lưỡi chọc lại Chương. Trời ơi, Chương thèm được ôm con nhỏ vào lòng làm sao !
    - Bây giờ anh hỏi lại nè, muốn ăn đồ má nấu hay muốn anh trổ tài ?
    - Hứ, anh có tài đâu mà trổ ? Má đâu có dạy anh nấu.
    Con nhỏ thật là láu lỉnh. Chương thấy vui vui vì được hưởng giây phút riêng tư cùng con nhỏ, và vì được con nhỏ chọc Chương thấy mình như trẻ lại.
    - Nghe anh kể nè, anh sẽ cắt thịt cua ra từng lát mỏng, rồi trộn với tiêu, ớt sa tế và sau đó vắt nước một trái chanh vào. Cuối cùng nêm tí muối, đường là mình có đồ nhâm nhi chút đỉnh rồi !
    - Em đói bụng lắm, đâu có nhâm nhi chút đỉnh được. Nhiều đỉnh được hông ?
    Chương phì cười,
    - Đã gọi là nhâm nhi thì phải chút chút chứ ?
    - Vậy mình anh Chương nhâm nhi đi, còn em thì ăn thiệt há.
    - OK. Tí Một muốn là Trời muốn. Bây giờ để anh làm bếp.
    Chương vừa nói vừa đem đồ ăn trong tủ lạnh bày lên bàn. Đang loay hoay xắt thịt cua, Chương nghe con nhỏ hỏi :
    - Mà nè anh Chương ơi, sợi chỉ của anh bị cắt đứt làm sao cưới vợ được nữa ?
    Trời ạ, con nhỏ không thể ngồi yên lâu được. Chương bí lối, tìm cách hoãn binh,
    - Tí Một xắt trái chanh này ra giùm anh đi.
    - Rồi sao nữa ?
    - Rồi Tí Một vắt nước vào dĩa thịt cua giùm anh.
    - Em đâu có hỏi chuyện trái chanh, em hỏi chuyện của anh đó mà.
    Chương bị con nhỏ thọc bể mánh hoãn binh nên cười hì hì cầu tài,
    - Để tí nữa vừa ăn anh vừa nói Tí Một nghe nha, bây giờ phụ anh làm cho lẹ, anh cũng đói bụng quá.
    Lúi húi một hồi, Chương cũng hoàn thành nghề pha trộn muối đường của mình. Rồi làm điệu bộ như nhà chuyên nghiệp, Chương nghiêng mình,
    - Mời cô nương dời gót ngọc, thọc gót vàng đến đây để nhắm thử
    Con nhỏ cười thích thú với điệu vọng cổ của Chương và chợt nghe dâng lên một tình cảm rất khó tả đối với Chương. Con nhỏ biết Chương cưng chiều mình nhất nhưng phải nấu ăn cho con nhỏ thì con nhỏ cũng không ngờ.
    Con nhỏ chưa kịp nói lời cám ơn, chị Từ An đã dẫn Tí Hai và Tí Ba về. Vừa vào đến nhà họ đã đem sự ồn ào theo, nhất là chị Từ An, than đói bụng rầm trời. Con nhỏ hí hửng khoe dĩa đồ ăn anh Chương làm cho mình, rồi tỏ ra rộng rãi rủ chị Từ An và hai Tí kia ăn chung. Chỉ chớp mắt, dĩa thịt cua đã biến mất, không để lại dấu vết. Chị Từ An nói,
    - Ngon mà ít quá hà. Em còn đói quá.
    Chương cười vui vẻ,
    - Mình đi McDonald''''s ăn bù nha !
    Thế là cả bọn ùa ra xe của Chương. NIềm hạnh phúc nhẹ nhàng hiếm hoi được ở bên cạnh con nhỏ một mình của Chương cũng không còn.
    Con nhỏ trằn trọc hoài vẫn không ngủ được. Tối hôm nay bạn Chương rủ Chương đi quán bar. Con nhỏ không biết tại sao mình lại thấy tức và giận Chương mỗi khi Chương theo bạn bè chơi khuya. Cứ mồi lần như vậy, con nhỏ giận không thèm nói chuyện với Chương cả tuần và thấy ghét luôn mấy người bạn của Chương. Con nhỏ không thích Chương đi quán bar, con nhỏ muốn Chương chiều chuộng một mình mình thôi. Nhưng làm sao nói được đây bởi khi con nhỏ giận thì Chương lại tìm cách làm hòa, dù chẳng hiểu nguyên nhân gì làm con nhỏ hờn giận. Mỗi khi con nhỏ giận, Chương rủ con nhỏ đi Chuck E Cheese''''s, con nhỏ lại quên nỗi giận dỗi của mình. Nhưng con nhỏ nhất định lần này sẽ nói cho Chương biết là mình không thích Chương đi chơi khuya và sẽ giận Chương luôn.
    Chương vừa bước vào nhà đã thấy con nhỏ đứng chờ sẵn. Ngạc nhiên, Chương hỏi :
    Sao giờ này mà Tí Một chưa ngủ ?
    Còn anh, sao giờ này mà anh chưa ngủ ?
    Bất ngờ, Chương chống chế yếu xìu :
    Anh lớn rồi, thức khuya không sao.
    Bộ làm người lớn rồi muốn làm gì cũng được sao ? Em ghét anh đi quán bar, em giận anh luôn ...
    Chương chưa kịp phản ứng, con nhỏ đã bước vội về phòng, bỏ lại Chương đứng ngẩn ngơ ở phòng khách.
    Mà con nhỏ giận thiệt. Mặc tình cho Chương làm hòa đủ cách, con nhỏ vẫn lảng tránh. Chương khổ sở như kẻ thất tình, tâm trí không thể nào không nghĩ đến con nhỏ. Có khi sau khi tan sở Chương cứ lái xe như người không hồn, không định hướng. Đến khi sực tỉnh mới biết mình đang ở cách xa nhà cả chục dặm trường.
    Về phần con nhỏ thì nào có tốt đẹp gì hơn. Suốt ngày cứ trốn trong phòng, không xem cartoon và lại càng không giỡn cợt với hai Tí kia như mọi khi.
    Tình hình đó kéo dài được hơn một tháng thì cả nhà đều nhận thấy là con nhỏ đang giận Chương. Với linh cảm của người mẹ, má con nhỏ nghĩ con nhỏ và Chương đã nảy nở điều bà không ngờ và không muốn chút nào. Cho nên bà nói khéo với Chương, mời Chương dọn đi, không quên mời Chương có rảnh thì đến thăm gia đình bà.
    Lòng Chương đau như cắt, nhưng biết má con nhỏ có lý của bà. Vì vậy Chương hứa sẽ dọn trong một tuần.
    Con nhỏ không hề biết gì về quyết định của Chương, nên cứ tiếp tục ... giận, và tiếp tục ở lì trong phòng mỗi khi đi học về.
    Có một hôm, khi con nhỏ đi học về, vừa nằm xuống, thấy có vật gì cộm dưới gối. Con nhỏ giở gối lên mới phát hiện một gói quà nhỏ xinh xắn cùng một lá thư. Run run, con nhỏ mở phong thư ra :
    " Tí Một đáng yêu của anh,
    Hôm nay là thứ ba 24-10, Tí Một vừa tròn mười tám tuổi. Người lớn rồi đó, chắc anh phải trả cho Tí Một tên Từ Linh rồi.
    Tí Một còn nhớ không, có lần anh đã nói rằng ba đã đặt tên cho con nhỏ thật hay và con nhỏ thật hay và con nhỏ có hỏi anh ý nghĩa của hai chữ Từ Linh. Anh chỉ mỉm cười và nói rằng sẽ giải thích sau. Và cũng vì lời hẹn đó mà có người đã giận anh cả tuần.
    Bây giờ Tí Một đã là "người lớn" anh giải thích đây :
    Từ là lời nói, Linh có nghĩa là trong trẻo, còn có nghĩa là chiếc chuông nhỏ. Chính vì vậy, anh muốn tặng cho Tí Một cái lục lặc xíu xiu để Tí Một đeo vào cổ chân bên trái, thay cho sợi chỉ hồng mà cả đời anh không buộc cùng Tí Một được. Để mỗi bước uyển chuyển, tiếng nhạc nhẹ nhàng sẽ nhắc cho em nhớ rằng có một người luôn thương yêu và nhớ nghĩ đến em bằng tất cả tâm hồn.
    Chỉ tiếc là anh không thể còn ở cạnh Tí Một như mong muốn được nữa.
    Rồi mười, hai ba mươi năm nữa, cho dù Tí Một đã con cháu đầy nhà, trong lòng anh, em mãi mãi là một Tí Một hay giận, hay vòi vĩnh, nũng nịu.
    Em không còn đòi anh chở đi Chuck E Cheese''''s, và cho dù anh có rủ em cũng không thèm đi. Nhưng đối với anh, những lúc được cùng em đến Chuck E Cheese''''s là những giây phút anh sẵn sàng đánh đổi cả đời mình để có lại được.
    Tí Một ơi, đừng làm người lớn em nhé. hãy mãi mãi là Tí Một của anh.
    Anh Chương. "
    Con nhỏ đọc xong thì hốt hoảng chạy vội qua phòng anh Chương. Mở cửa rồi con nhỏ muốn khụy xuống. Căn phòng trống trơn như một lời khẳng định.
    Con nhỏ thẫn thờ và hai giòng lệ từ từ lăn xuống, đánh dấu bước ngoặc thành người lớn, không ngờ !
    Thương Tặng Tí Một,
    Los Angeles, Hè 1998
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phạm Hải Anh
    Đi Hết Đường Mưa ( I )
    Anh đâu buồn mà chỉ tiếc
    Em không đi hết những ngày đắm sa..
    -lời bài hát -
    San về. Bà dì ruột mừng cười như mếu, chốc chốc lại trách : "Sao về không báo trước!". San nhìn dì nhỏ thó, búi tóc bạc lắt lẻo sau gáy, tất tả dọn dẹp chỗ cho mình. Trong một lúc chợt không nghĩ tới Vũ. Trong một lúc rưng rưng sao mình quên nơi này quá lâu.
    San ra bể múc nước mưa rửa mặt. Bể cạn. Tay San không quen, cái gầu cao su đập bòm xuống mặt nước, vọng vào thành bể âm âm. San vục nước định uống, suýt chạm môi vào mấy con nòng nọc. Buông tay, nước văng tung tóe. Con nòng nọc giãy giụa trên nền gạch. San ngắt cái lá chanh, vớt nó lên, thận trọng mang ra ao thả. San nhớ Ngần, Lượng. Ba đứa làm hàng ăn sát sinh nhiều, ngày rằm tháng bảy mua ốc sống phóng sinh. Thắp hương cúng xá tội, tàn cong vút, lòng thành giời đã chứng giám. Ngần bàn hay bớt lại nửa chỗ ốc, sẵn bếp luộc ăn chơi. Nước mắm gừng, lá chanh thơm, ốc nóng, ớt cay. Ngần nhóm bếp ba lần, cuối cùng chỉ còn vỏ ốc đổ vào thùng rác. Những con ốc kém may mắn.
    Ngần từ quê lên, mới đầu chỉ đứng phụ bếp, sau chuyển lên chạy bàn. Ngần có cặp chân thon dài, thẳng khít tuyệt đẹp, nhưng phải cái nhiều sẹo. Ngần đi tất đen che kín, mặc váy ngắn, trông hấp dẫn. Ngần mê Lượng. Lượng đàn ngọt, tóc dài rủ rủ rất nghệ sĩ. Lượng cũng chạy bàn, khi rảnh rỗi chơi đàn phục vụ khách. Làm ở đó chỉ có San hay mặc áo dài, tóc buông mượt ngang lưng. Nhiều khi đứng ghi thực đơn, thấy gáy mình nhột nhạt, San quay lại gặp cái nhìn Lượng nóng bỏng. Lượng hay hát bài Thời hoa đỏ. Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao, Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng. Chỉ có tiếng ve sôi ồn ào, chẳng chịu cho lòng mình yên chút nào ... Mỗi mùa hoa đỏ về, hoa như mưa rơi rơi, cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi ... Mỗi lần nghe Lượng hát, San lại hình dung ra con đường đến trường phủ kín những dàn hoa tigôn màu máu. San hái cả nón hoa thả xuống hồ Tây, ngắm vạt hoa như lửa cháy bềnh bồng loang trên mặt nước. Những chuyện đó San không bao giờ kể cho Lượng. Lượng cũng không bao giờ hỏi. Chỉ hát và ngắm San từ sau lưng. Suốt ba năm như thế. Rồi San lấy chồng, làm đám cưới ngay tại quán ấy. Lượng không đến dự. Ngần cũng đã thôi làm. Ngần chửa hoang, phải về quê đẻ. Hình như đứa con ấy của Lượng.
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phạm Hải Anh
    Đi Hết Đường Mưa ( II )
    San tựa lưng vào gốc ổi già. Cành ổi ngả xoài trên mặt ao phủ kín bèo. Giống ổi đào, ruột chín đỏ như son, hạt chi chít khó ăn nhưng thơm sực nức. Đến mùa, hương thơm sóng sánh ba gian nhà, những giấc trưa cũng đượm mùi ổi chín. Vũ ..., mà thôi, không nên nhớ đến Vũ. Vũ chưa từng tham dự vào cuộc sống này của San. Đã thèm biết bao được chỉ cho Vũ thấy, căn nhà cổ này, rặng ổi bị quên lãng này, cả tiếng cá đớp nước khe khẽ dưới mặt ao bèo. Vũ hứa anh sẽ đến. Và không đến.
    Ngăn thế nào cũng không được. Bà dì nhất định bắt con gà duy nhất làm cơm đãi San. Con gà bị ghì chặt cả chân lẫn cánh, nằm ngoẹo cổ. Bàn tay già héo kề con dao sát cái cổ gà đã vặt trụi lông, đường gân máu phập phồng khiếp đảm. Dì lẩm bẩm khấn :"Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát. Tao hóa kiếp cho mày kiếp này. Kiếp sau mày lên làm người, đừng oán." Con dao khía mạnh. Máu phun phè phè vào chiếc bát sành kê phía dưới, đỏ bầm. San thảng thốt kéo tay dì. Con gà vùng ra, chạy điên cuồng. Cái cổ bị cứa dở ngúc ngắc, máu tuôn nhuộm ướt bộ lông nó, rải thành vệt sẫm nhày nhụa trên sân. Những con gà bán sẵn trong quầy hàng. Không còn giọt máu nào trong những thớ thịt đông lạnh của chúng. Không có chút thèm sống nào lộ ra trên những cuống họng đứt lìa đó. Và San cũng không một thoáng sám hối hay khát thèm nào khi mua chúng, nấu, ăn rồi quẳng vào thùng rác những mẩu thừa. Vũ ..., Vũ sẽ nói gì khi nhìn thấy cảnh này ? Mà thôi, đã bảo là đừng nhớ tới Vũ.
    Bữa cơm không có thịt. Con gà chắc đã chết vùi đâu đó. Một cái chết đau đớn, chậm chạp. Bà dì nhắc đi nhắc lại thế nào cũng tìm thấy, nó chẳng chạy đi đâu xa được. Để chiều nay gọi cái Ri về thăm San rồi sai nó đi tìm. San cười ngượng nghịu, thấy mình vô duyên. Biết thế đừng kéo tay dì, cứ để mọi chuyện như tự nó vốn thế. Chồng San nói em làm gì cũng nửa vời. Nửa đời để đắn đo, nửa kia để ân hận. Rút cục còn lại được bao nhiêu cho mình. Lúc đó hai người đang đứng dưới chân thác nước. Dòng thác chảy vắt từ đỉnh núi cao ngất phía trên. Nắng soi qua những hạt nước trong vắt ánh lên bảy sắc cầu vồng. Những chùm hoa dại ướt đẫm run rẩy bám trên vách đá. Phía dưới, biển và trời trộn vào nhau xanh thẳm, hun hút. Nếu dang rộng cánh tay, San sẽ bay bổng vào khoảng xanh vô tận đó. Không bao giờ trở lại, không bao giờ còn phải bận tâm vì những toan tính nửa vời ... Nhưng San đứng bất động. Gió thổi tóc bay cuồng loạn. Thác nước phồng lên, màn nước trắng mềm mại vờn múa như tà váy cưới của người trinh nữ đẹp nhất thế gian. Khi yêu nhau anh bảo San là Giáng Tiên bẻ cành mẫu đơn để lụy cho Từ Thức. Anh không tưởng tượng ra Giáng Tiên ngày ngày tất bật chợ búa gạo tiền, đêm về cùng anh trên chiếu chăn nhầu nhĩ mồ hôi. Giáng Tiên không sống được ở cõi trần. Nàng trinh nữ chết trong đêm hợp cẩn đầu tiên. Chỉ còn người đàn bà trần thế muốn cùng anh chia sẻ muối mặn gừng cay, những lo toan tiền nhà, tiền điện. Nhưng anh chỉ yêu Giáng Tiên. Chàng Từ Thức không biết mình tìm gì, mất gì khi Đào Nguyên đóng cửa và quê cũ cũng chẳng còn. Trước mặt San, dòng thác vẫn ào ào tuôn chảy. Triệu triệu hạt ngọc trai lớn nhỏ lao mình xuống vỡ tan thành bụi nước li ti. Đã chảy và tan vỡ như thế cả nghìn năm rồi.
    Buổi chiều, cái Ri qua. San vẫn giữ tấm ảnh Ri hồi bé. Tóc cắt ngắn, mặt tròn vạnh, miệng cười hớn hở phô hàm răng nhỏ đều như bắp non. Người phụ nữ trước mặt San không còn vẻ gì như thế. San nhìn đôi dép lê nhựa dưới chân Ri, nhìn mớ tóc kẹp dí cẩu thả, nhìn gương mặt sạm nắng, vạc từng nét nhọc nhằn ... Trong một giây ấy, San hiều tất cả đã khác đi nhiều lắm. Không còn San và Ri những ngày đi mót đòng đòng. Cánh đồng lúa ngậm sữa ngát hương, muồm muỗm bay rào rào. Ri bắt nhanh lắm, xiên thành xâu, nướng lửa rơm thơm chảy nước miếng, bao giờ cũng nhường San con to nhất, béo múp. Ri nắm chặt tay San chạy thục mạng trên con đường làng gồ ghề ngang cầu Tủng lắm ma. Ri cười khanh khách thấy San ngẩn ngơ ngắm đám rau cần mọc lô nhô dưới đáy nước. San còn nhớ nước trong lắm, con kênh chở cả mây trời, rau cần xanh mươn mướt ngọn vờn trong mây ... Ri ngày ấy không phải là Ri như bây giờ và San cũng thế. Ngón tay San nuột nà, quần áo, giày dép San, cả hương thơm thoang thoảng từ mái tóc ... chúng thuộc về một cuộc đời khác, nằm ngoài tưởng tượng của Ri. Không có cách nào vượt qua và chia xẻ. Ri lúng búng mấy câu hỏi thăm, đi quanh sân tìm ra con gà chết rất nhanh rồi theo dì vào bếp đun đun nấu nấu. Dì vẫn đun bếp rơm. Căn bếp tối, ngọn lửa ấm sáng bập bùng. San tỉ tê hỏi chuyện Ri. Ri bảo Ri làm ruộng, khi nông nhàn thì buôn hàng xáo. Chở mấy chục cân gạo, đạp xe từ quê ra thành phố giao lẻ từng nhà, đi như thế, một ngày bảy mươi cây số, kiếm được mười mấy nghìn, cũng tạm đủ ăn. "Nhà quê chúng em đầu tắt mặt tối khổ lắm chẳng được như chị đâu!", Ri nói rồi thở dài. San cũng thở dài. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phạm Hải Anh
    Đi Hết Đường Mưa ( III )
    Bữa ăn tối có đĩa thịt gà rắc lá chanh. Cổ cánh nấu măng. Hai mẹ con dì thay nhau tiếp thịt đầy bát San. San ăn dè dặt, hình ảnh con gà bị cắt tiết vẫn lởn vởn. Dì áy náy bảo cơm nhà quê chẳng có gì ngon. San có thèm gì nói cho dì biết để mai ra chợ điếm sớm. Nếu Vũ ở đây chắc sẽ cười những lo âu lẩm cẩm của dì. Vũ coi thường miếng ăn uống, chuyện xác thịt. Với Vũ, chẳng có gì tồn tại ngoài những tâm hồn lớn cùng tần số gặp nhau, hút nhau làm nổ tung cả vũ trụ. Trong những cú Big Bang đó, mối lo về miếng thịt của bà dì thật tủn mủn. San nhớ đến Phú. Phú đeo vàng nặng trĩu, đến nhà hàng San làm thường xuyên, trả từng tập tiền lớn bắt San đếm. Mắt Phú đắm đuối ngắm San, ngắm tiền. Còn Quang nữa, những đêm hè Hà Nội ve kêu nôn nao, ghì San dưới vòm cây nhãn, cái hôn chiếm đoạt ướt đẫm, tuyệt vọng, làm San ngạt thở ... Những người đàn ông đi qua đời San. Rốt cuộc không một ai để ý đến góc khuất này. Không ai cùng San trở về. Không ai chi chút dành cho San cái phần ngon quý nhất mà mình có . Như dì. Mà San chỉ là đứa cháu chợt tạt về để mai lại ra đi. Cuộc rượt đuổi không có tận cùng.
    Mưa. Mưa nhà quê khi trời chiều nhập nhoạng. Vườn chuối lá già rách tơi tả, lá non run rẩy rung lên đón mưa. Mưa đâm xiên xuống mặt ao. Những vòng sóng chằng chịt giao nhau, có nỗi niềm nào loang rộng mãi chẳng thể nào thu lại. San đã ngắm mưa như thế này bao nhiêu lần. Mùa hè năm ấy bão to, San cũng ngồi bên cửa sổ này, sướng điên lên nhìn những trái bưởi bị gió giật rụng đầy quanh gốc cây. Lúc ấy San không hiểu sao được nhiều bưởi thế mà dì lại thở dài. Rồi lần San và Ri tắm mưa bắt cá rô rạch cạn. Vẳng bên tai San như còn cả tiếng cười lanh lảnh của cái ngày rất xa xưa ấy. Và những lần ngắm mưa khi tuổi lớn, bâng khuâng đợi một cái gì không rõ. Mưa phùn căm căm trên đường về một mình ảm đạm. Vòm cây không đủ che tóc ướt. Chiếc lá còn xanh rơi ngang đường, khẽ như tiếng thở dài. Cũng mưa ấy rắc xuân lên nụ đào Nhật Tân ngày gặp Vũ. Mùi khói pháo thơm lan trong mưa lộc đêm giao thừa. Mưa trên sóng hồ Tây cái buổi chiều San nói lời tạ từ. Những cụm bèo vật vã, trôi nổi trong mưa. Bèo mây tan hợp ... Mưa. Giây phút này San thèm biết bao nhiêu một vòng tay ấm. San, nửa đời đắn đo, nửa đời nuối tiếc. Cũng có lần muốn trao hết. Nhưng chẳng có ai nên đành gửi vào hư không.
    Phạm Hải Anh
    Amsterdam, tháng năm mưa 2001
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phạm Hải Anh
    Huyết Đắng
    Miếng đất ấy được rao bán đã lâu nhưng chẳng ai dám mua. Người đàn bà sống ở đấy hồi trước còn trẻ lắm, không biết vì sao lại thắt cổ chết. Ông chồng không đưa vợ ra nghĩa địa mà lại chôn ngay ở vườn nhà. Được ít lâu ông ta cũng bỏ đi biệt tích. Ngôi nhà vắng chủ dột nát, tiêu điều, chỉ có hàng rào duối bao quanh nhà và đám rau lang ăn lan trên mộ người đàn bà chết trẻ là cứ tốt om lên, xanh rợn cả con mắt. Dân làng bảo vào những đêm trăng vẫn thấy bóng người đàn bà xõa tóc thấp thoáng sau bụi duối, có khi nghe cả tiếng khóc nỉ non. Người ta tránh đi qua khu đất ấy, còn ai dám tính đến chuyện về ở. Bỗng dưng, có người đàn ông từ đâu đến, nghe xong câu chuyện cứ nhất định đòi mua cái nhà. Ông ta tên là Thản. Đến ủy ban xin giấy phép cư trú, ông ta nhận mình gốc người vùng này, phiêu bạt mãi nay muốn về ở hẳn tại quê nhà. Đường làng ngõ xóm ông ta biết vanh vách, nhưng hỏi kỹ lại chẳng có họ hàng với ai trong làng cả.
    Ông Thản phá bỏ cái nhà cũ, dựng một căn nhà gỗ kiểu cổ ở miếng đất mua được. Ông giữ nguyên hàng rào duối bao quanh nhà, giờ đã cao quá mang tai. Thành thử ông Thản làm gì trong nhà, người qua lại không thấy được. Mấy người hàng xóm kháo nhau rằng ông đã cuốc hết các dây khoai lang trong vườn, hí húi gieo trồng rau cỏ gì đấy. Ông Thản ở với cô con gái tên là Mận, cỡ mười tám, mười chín tuổi. Cô ta ít nói, suốt ngày quanh quẩn trong nhà. Ông Thản về ở ít lâu thì có những người lạ mặt từ tận đâu đến hỏi thăm bốc thuốc. Té ra ông là ông lang mà hẳn cũng có tiếng tăm nên người thiên hạ còn biết. Người làng bắt đầu gọi ông là ông lang Thản, trong cách gọi cũng có đôi phần kính nể. Người ta qua lại trước ngõ nhà ông tự nhiên, ai ốm đau gì lại đến xin thuốc. Uy tín của ông bố làm cô con gái cũng được mọi người để ý hơn. Nhưng cô Mận có vẻ gì làm bọn trai làng cứ ngãng ra. Về đây đã hơn một năm song cô vẫn chẳng đánh bạn với ai. Đi đâu cũng sùm sụp cái nón che già nửa mặt. Cô ăn vận theo lối tỉnh thành nhưng không diện , mà theo bọn trong xóm bình luận thì cũng chẳng đẹp. Có dạo thằng Hùng đen, nổi tiếng táo tợn, lăm le tìm hiểu cô Mận. Hùng đến nhà ông Thản, lấy cớ xin thuốc giải cảm. Cô Mận lảng ra vườn không tiếp. Hùng cũng trơ, theo ra tận nơi. Vườn nhà ông Thản trồng toàn cây thuốc. Đêm hạ tuần tháng bảy, ánh trăng mỏng xuyên qua lớp lá cây chỗ sáng chỗ tối. Cô Mận đứng dưới một khóm dây leo, tóc xõa dài đến tận khoeo chân. Hùng sấn đến, chộp lấy tay cô Mận kéo sát vào mình. Cái trò này, nó làm mấy lần với bọn con gái ở bãi chiếu bóng làng, thạo lắm, mà lần nào cũng thành công. Nhưng cô Mận vùng ra, bíu vào dàn dây leo. Hùng đâm lúng túng. Xưa nay nó thường tán gái bằng tay, bằng hích, véo, chộp ... chứ tán miệng thì quả chưa quen. Cô Mận vẫn nín thinh. Hùng hỏi khỏa lấp: "Mận níu vào dây leo gì lạ thế ?". Cô Mận vụt quay đầu lại, nhìn thẳng vào gã con trai, nói gọn lỏn: "Dây máu người!". Ánh trăng chảy tràn trên mặt cô trăng trắng. Trong một thoáng, Hùng cảm thấy mắt cô Mận lóe lên một ánh kỳ dị. Nó chợt lạnh toát người. Gương mặt cô Mận hình như nó nhìn thấy ở đâu đó, phải rồi, chính là người đàn bà trẻ đã thắt cổ chết ở đây, tóc tai xõa xượi. Chỗ khóm dây leo này , ông chồng đã chôn xác chị ta. Hùng cắm cổ bỏ chạy thục mạng. Từ ngày ấy, bọn trai làng không đứa nào dám bén mảng đến gần cô Mận nữa.
    Người ta đồn ông Thản có một thứ thuốc gia truyền quý lắm. Con bệnh thập tử nhất sinh được ông nhận lời chữa là kể như cầm được mạng sống. Sân nhà ông Thản căng thêm mái che cho người ngồi đợi mỗi ngày một đông. Quần vải đen gấu xoăn tít kề bên váy, quần âu. Những bàn tay xám đen nứt nẻ bên những đôi tay được chăm chút sạch sẽ, móng tay cắt hoặc sơn màu. Bụng lép kẹp, bụng phệ, bụng thắt eo ... đủ loại. Chỉ có bệnh tật là bình đẳng đến khắc nghiệt. Dường như có một làn sóng âm u từ địa ngục vờn qua tất cả những bộ mặt sang hèn, nhấn chìm chúng trong nỗi lo âu khắc khoải không phân biệt. Ngày của cô Mận trôi giữa những bộ mặt u sầu ấy, bận rộn cuống quít. Ông Thản không có thời gian trò chuyện với con gái, nếu có cũng chỉ toàn về thuốc và bệnh.
    Trong đám khách nhà ông Thản hôm ấy có một gương mặt là lạ. Cô Mận liếc nhìn đôi lông mày kẻ hai vạch đen đậm trên vầng trán sáng sủa người khách, tự hỏi sao anh ta phải tới đây. Người khách bắt gặp cái nhìn của Mận, mỉm cười. Nụ cười của anh ta thật lạc lõng ở chỗ nàỵ ễ nhà ông Thản, người ta thương xót hỏi han nhau, có khi mừng rỡ hi vọng, nhưng không ai cười cởi mở và nhẹ tênh như thế. Cô Mận cắm cúi đi vào nhà. Ông Thản tiếp khách rất nhanh. Anh ta đi ra tay không, chẳng mang theo thuốc thang gì ... Tối hôm ấy, cô Mận ra đóng cổng, giật nẩy mình thấy một bóng đen đứng im lìm cạnh hàng rào duối. Người khách ban sáng! Anh ta nhận ra Mận, lại mỉm cười. Trong bóng tối, cô Mận chỉ nhìn thấy hàm răng anh ta sáng bóng, đôi mắt lấp lánh hướng về mình.
    -Anh đứng đây làm gì ?
    -Tôi chưa lấy được thuốc.
    -Sao ... ?
    -Ông lang từ chối không chữa ...
    -Cho anh à ?
    -Vâng, cho tôi.
    Mận nhớ lại gương mặt người khách lúc sáng. Xanh xao nhưng đầy vẻ tự tin. Chẳng lẽ lại thế ? Ông Thản rất ít khi từ chối bệnh nhân, trừ khi có lý do đặc biệt. "Anh chờ một chút nhé!" , cô Mận dặn người khách rồi vội vã quay vào. Lâu lắm mới thấy cô quay lại, tay cầm một gói thuốc:
    -Anh sắc lên uống. Bốn bát nước cạn lấy hai. Ngày uống hai lần.
    -Tôi uống hết chỗ này rồi sao ?
    Cô Mận ngập ngừng một lát, bảo:
    -Nếu cần nữa, anh lại đến đây. Nhưng đừng vào. Cho người vào nhắn, em sẽ đem thuốc ra.
    Người khách im lặng, chỉ có đôi mắt vẫn lấp lánh dõi vào Mận. Cô gái bối rối cúi đầu.
    Đã thành lệ, cứ tuần hai lần, cô Mận đem thuốc ra bờ sông cho người khách. Những buổi gặp mỗi lần lại dài hơn. Anh ta hay chờ Mận ở chỗ con sông uốn lẹm vào bờ một vạt cong cong. Hai người ngồi xuống bãi cỏ mềm mại. Mận dứt dứt những bông chua me nở tím, đưa lên mũi ngửi dù biết nó chẳng có hương gì. Anh ta kể cho Mận nghe về thành phố thơm mùi hoa sữa đầu đông, về biển xanh lộng lẫy ngập nắng, về những triền núi bát ngát hoa đào ... Gói thuốc để giữa hai người. Cặp lông mày của anh ta ngày càng sẫm đậm hơn trên vầng trán xanh xao, nhưng những câu chuyện anh kể mỗi lúc một kỳ lạ và quyến rũ hơn. Đêm, Mận thường mơ thấy anh ta. Họ dìu nhau bơi ngược dòng nước xiết. Vạt đất lở bến sông xa tít, mờ mờ bé như mảnh lưỡi liềm. Cặp lông mày anh ta rướn lên, rướn lên, bứt khỏi vầng trán xanh xao, biến thành đôi cánh chim đen bay vút đi. Mận choàng tỉnh, ngộp thở như bị sặc nước ... Một buổi chiều ông Thản đi vắng, Mận dẫn người con trai vào thăm vườn. Đang tháng ba, cây cam thảo đơm hoa nặng trĩu đầu cành. Những cánh hoa hình cánh **** nhỏ xíu, quần tụ xúm xít với nhau, hồng tươi. Xuyên bối mẫu cũng đang nở hoa. Từ kẽ lá, những bông hoa chuông vàng lục nhạt lung liêng đùa với gió. Chiều sẫm dần lại lúc nào không biết. Nắng rớt trên khóm ngải phù dung lá trắng ánh lên như tráng bạc. Mận quen tay dứt mấy cái lá hoắc hương vò vò. Không gian thoảng mùi hương dễ chịu, hơi hăng hắc của hoa và lá thuốc. Mận trỏ cho người con trai khóm dây leo:
    -Cây này bố em quý nhất. Em vẫn hái nó làm thuốc cho anh. Mỗi lần cắt dây để làm thuốc, từ vết cắt nhựa nó ứa ra đỏ như máu nên gọi là dây máu người, tên chữ là huyết đằng.
    Khóm huyết đằng đã bị đốn vợi đi nhiều lắm, chỉ còn ba bốn dây. Một chùm hoa huyết đằng màu vàng rụt rè buông xuống chạm vào mái tóc cô Mận. Người con trai thở dài:
    -Thôi, em đừng chặt dây làm thuốc nữa. Anh uống thế đủ rồi. Có lẽ tuần sau, anh không tới nữa đâu.
    Mận nín thinh. Khóm huyết đằng ông Thản khó khăn lắm mới gây được. Nghe bảo chỉ có máu người mới làm cho nó trở nên tươi tốt, linh thiêng. Vì thế mà ông Thản đã cầy cục mua bằng được mảnh đất này, cốt để trồng huyết đằng đúng trên mộ người đàn bà xấu số. Chắc chắn ông sẽ không cho Mận chặt hết cả khóm huyết đằng đi để cứu người mà ông đã từ chối không chữa bệnh. Ngay buổi tối đầu tiên, ông Thản đã bảo con gái: "Bệnh anh ta nặng lắm. Cố cứu cũng vô ích thôị" Nhưng Mận không tin. Càng ngày cô càng lao theo một mong mỏi mãnh liệt là đem lại cuộc sống cho người con trai ấy. Cô thắp hương ở gốc huyết đằng, cầu xin người đàn bà dưới lớp đất kia ban phép màu nhiệm vào dây thuốc, truyền cho anh sự sống mà chị ta đã từ bỏ. Cô giấu cha, đêm dùng dao chặt từng dây huyết đằng, nước mắt hòa vào dòng nhựa cây ròng ròng máu đỏ. Cô sợ anh sẽ ra đi, mang theo thành phố của cô, biển xanh của cô, rừng đào của cô ..., mang theo vĩnh viễn cái thế giới lung linh màu sắc và tình yêu mà anh vừa hé mở cho cô thấy. Không có anh, cô sẽ ra sao ở đây, sau hàng rào duối, giữa những bộ mặt lo âu khoắc khoải vì bệnh tật, bên bụi huyết đằng hàng năm trổ hoa trên xác người đàn bà trẻ ?
    Mấy tuần sau, một buổi sớm ông Thản ra vườn, thấy trống quang một góc. Khóm huyết đằng đã bị chặt sát tận gốc. Nhựa cây thẫm lại quanh vết chặt, tím đỏ, đặc quánh. Cô Mận bỏ nhà đi từ hồi đêm, đem theo toàn bộ thân huyết đằng, để lại mảnh giấy tạ tội với bố.
    ... Người con trai nắm tay Mận, nhìn bọc thuốc cô gái đem theo vào bệnh viện, mỉm cười. Nụ cười độ lượng làm Mận đau nhói, chợt hiểu rằng thế là hết. Cô gái quay gương mặt đẫm nước mắt về phía khác, không dám nhìn anh ta. Ngoài cửa sổ bệnh viện, một nhành xanh non nhô lên, xanh đến trớ trêu ở chốn này, lá vẫy vẫy như đùa. Trò chơi số mệnh! Sao có thể đặt cược bao nhiêu hi vọng vào một dây leo mỏng manh đến thế ? Huyết đằng -thuốc bổ máu. Còn anh ta bị ung thư phổi. Cô đã biết thế ngay từ đầu. Và vẫn dùng dây huyết đằng ràng buộc anh phải đến với cô. Sao không thể cứng rắn từ chối anh từ đầu như cha cô ? Sao biết là vô vọng mà vẫn chặt trụi khóm huyết đằng để tặng anh cùng với những gì quý giá nhất mà mình có ?
    Người con trai yên lặng nghe những lời thú nhận lộn xộn của Mận. Bọc huyết đằng xổ tung, vung vãi trên giường. Đã có lúc anh ta tin mạng sống mình nằm ở đấy. Anh ta đã dầm chân đợi Mận hàng tiếng, dồn tất cả niềm khát sống lên mỗi ánh mắt nụ cười, đoạt cho được tình yêu của cô gái và cùng với nó là thuốc cải tử hoàn sinh. Bây giờ trước mắt anh ta chỉ là những xác cây đứt đoạn, xám xịt. Hình như trước đây, anh ta đã xem nó là toàn bộ mục đích của mình. Những mẩu huyết đằng khô héo thầm thì với anh ta rằng không phải thế. Người con trai nhắm mắt lại. Hiện lên trong anh ta khu vườn nhỏ đầy hoa thuốc, đôi môi người thiếu nữ khát khao dâng hiến, bóng chiều sẫm lại và những dây huyết đằng lá xanh thẫm rủ xuống quanh hai người ... Lạ lùng là anh ta chưa từng có những giây phút như thế với người yêu mình. Cô ấy đẹp hơn Mận rất nhiều, hợp với anh ta hơn về mọi mặt. Vậy mà trong lúc tìm mọi cách để lấy thuốc, anh ta lại cảm nhận từ Mận một niềm rung động mãnh liệt. Chưa bao giờ cuộc sống hiện lên dưới mắt anh ta đầy quyến rũ và khao khát như vào những buổi chiều ngồi kể chuyện Mận nghe. Lúc đó, cả hai không dám tin rằng huyết đằng đối với họ thực ra chẳng quan trọng gì. Lúc đó, chính anh ta không biết rằng mình đang gửi gắm ơ ? Mận cái phần đẹp đẽ nhất để cô gái mang theo, đi tiếp trong cuộc đời này ... Lặng lẽ, gần như thanh thản, anh ta tìm bàn tay Mận, đặt lên bọc thuốc;
    -Em mang huyết đằng về đi. Đừng khóc nữa. Nó không phải là vô ích đâu ...
    ...Mùa đông năm ấy buốt giá chưa từng có. Người ta thấy cô Mận giúp bố đốt rất nhiều rơm, lấy tro ủ quanh các gốc cây thuốc. Dáng cô nặng nề, chắc sắp đến ngày ở cữ. Mấy bà trong xóm chép miệng bảo ông Thản dại, nhà làm thuốc mà không biết phá cái thai hoang ấy đi để giữ tiếng cho con gái. Có người bênh ông, cãi rằng thế mới là có đức, mạng sống quý lắm, ai nỡ vứt bỏ đi được. Ông Thản và cô Mận hình như chẳng bận tâm đến những lời bàn tán. Việc nhà vốn đã bận, lại còn phải mua sắm đủ thứ chờ đứa trẻ ra đời. Tháng một, đầu giờ tí, cô Mận sinh con trai. Tiếng khóc chào đời oe oe vang cả căn nhà xưa nay vốn yên tĩnh. Ông Thản đốt đèn ra vườn chôn cuống nhau cho thằng bé. Chợt giật mình thấy gốc huyết đằng tưởng đã chết từ lâu lắm bật nhú lên một cái mầm xanh non ... ...
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Lê Minh Hà
    Gió Trở
    Gió trở từ trưa. Trời không nắng. Một sắc sáng xám bình an ngự trị trên bầu trời. Ngõ, phố từ hôm ông Táo về giời lầy lụa vì mưa phùn khô se chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ. Sau bữa cơm chiều, mẹ ngồi dựa lưng thành giường, chân co chân duỗi, tay xoa đầu gối liên tục, vừa nhăn nhó vừa hoan hỉ:
    - Ðã bảo suốt mấy hôm là đổi giời mà. Cái đầu gối này báo cấm có sai. Lại còn sớm hơn cả chương trình thời tiết ở ti-vi nữa. Chân cẳng mẹ thế này, mấy chị em mày liều liệu chợ búa cho xong đi. Mai đã hai chín tết rồi. Sang tới ba mươi là cập rập lại cái quên cái nhớ... ấy cái thằng này! Xoa nhè nhẹ cho bà thôi! Ðấm thế thì vỡ đầu gối bà ra còn gì! Tao tính thế này: Mai mẹ con thằng Thành mang qùa bố mẹ biếu ông bà ngoại, nhân tiện tạt vào chợ Hoa chọn cho mẹ chục huệ đèm đẹp vào. Ðào quất thì năm nay mồng hai ****** đã về quê giỗ họ, thôi, mua phiên phiến lấy bó chân chim thược dược đồng tiền, cho có, chứ chúng mày tót đi cả còn ai mà ngắm. Con Trang lo mua nốt đồ nấu cho ba ngày tết với đi lấy bánh chưng mẹ đặt trên Mai Hắc Ðế. Ðấy, mấy năm nay mẹ đổi mới tư duy không luộc bánh cả nhà đỡ vất vả. Bố thằng Thành chiều mai mới ra hử? Thằng Tùng làm cho tây không láng cháng tám giờ vàng ngọc được, miễn, chỉ cần đèo mẹ đi chúc tết chiều mồng một rồi tao giải phóng...
    Thằng Tùng chắc chắn là không nghe được cái đoạn mẹ phân công cho nó. Nó đã đóng bộ từ bao giờ và chắc chắn là đã vi vu ngoài phố gió. Chị Hạnh úp bát vào chạn xong quay ra ngồi đối diện với mẹ ởđầu giường đằng kia:
    - Ðể cô Trang đi mua hoa. Cũng tiện đường từ trường cô ấy về. Con mà tha thằng Thành vào đó thì không biết khi nào mới mò ra được. Con lo đồ nấu. Cô Trang đoảng lắm. Nhỡ quên thứ rau cỏ gì thì sáng mồng một không biết lấy gì ra làm cơm cúng cụ...
    - ừ Chị em tính sao thì tính. Trang đâu rồi con? Chị vừa bảo có nghe thấy không con?
    Trang ngồi bên bàn làm việc kiểm tra bài vở của thằng cháu, lặng lẽ trả lời: "Vâng ạ". "Bao lâu rồi, sao mọi đối thoại của mình chỉ toàn là vâng ạ với không ạ thế này?"
    Gió trở thành khó ngủ. Trang nằm thu lu trong chăn, không làm cách nào cho hai bàn chân ấm lên. Nghĩ lung tung. Mai lên lớp chắc chỉ toàn dặn dò với chúc tụng. Rồi đi nhận hàng tết của công đoàn. Ngày xưa thì vui. Giờ chỉ thích quy hết vào lương. Mấy năm rồi không đi chợ Hoa. Những đứa nào như mình?
    Nhớ hồi nào... Chiều hai chín tết, lớp trưởng Hà Linh hớt hải phóng xe tới nhà: "Mai đi chợ Hoa. Toàn lớp cũ mình. Tập hợp ở nhà tớ rồi đi bộ ra chợ. Người yêu được mang theo. Số lượng không hạn chế." Cười xòe một nụ. Cả đêm lòng tưng bừng. "Chứ sao! Mỗi đứa giờ một trường. Sắp ra trường cả lũ rồi. Rồi phải đi làm, rồi đứa một đời bồ đứa hai đời bồ, tự tập không phải dễ."
    Sáng ba mươi, mưa phùn rất nhẹ, và ấm. Gần đủ mặt cả lớp. Lớp trưởng Hà Linh mới bị người yêu đá mà trông không thiểu não tí nào, hăm hở xếp xe bạn bè thành một hàng dài trước cửa nhà, giao hẹn với hai thằng em: "Nguyên lành anh về mừng tuổi trước. Ðủ mua pháo đốt tới hôm đi học." Và chộp lấy Trang: "Một mình à? Hay! Látđi cùng tớ với Bá. Cậu đứng kia kìa! Hai thằng con trai cắp tay nhau trong chợ Hoa thì thành "chị ẻn" mất."
    Bá? Trông quen quen. Trang ngờ ngợ một hồi. Ðúng rồi! Giải nhất toán quốc tế. Cả lũ đứng dậy vỗ tay tưởng vỡ hội trường Ba Ðình lúc Bá lên nhận phần thưởng của thủ tướng. Hai đầu gối hai miếng vá. Bé tí teo. "Hồi đó chắc chắn là thấp bé nhẹ cân hơn mình" Trang mỉm cười, lơ đãng. "Khỉ thật! chẳng thấy thi quốc tế môn văn cho mình cố giật xuôi giật ngược một cái giải gìđó. Cho cậu chàng cũng phải biết mình".
    Bá bây giờ cao lớn, cao lớn đến nỗi cái xe "cuốc" Liên xô Bá dắt nguềnh ngoàng là thế mà vẫn có vẻ quá thấp. Nhìn rõ ra màu bơ sữa. Lớp trưởng Hà Linh đã làm xong việc xếp xe phát số cho cả lớp nhảy bổ ra cười đầy ngụ ý: "Biết nhau chứ gì? Hả các "tấm gương sáng cũ"? Trang!
    Ba năm cấp ba với mình. Giải nhất văn toàn quốc. Bá! Cùng lớp tớ từ cấp một sang cấp hai. Dân Lô-mô-nô-xôp về nghỉ tết." Trang tỉnh bơ: "Tớ tự giới thiệu được. Bá cũng thế phải không?"
    Vào đến chợ là cả lũ tự động lạc. Người như nước. Hoa trôi trên sóng người. Trang nhìn quanh.Lớp trưởng Hà Linh cũng biến mất tăm. Còn mỗi Bá lơ ngơ đứng bên cạnh. "Cao thế này đội hoa trên đầu thì chắc chắn không bị dập nát. Hay là công kênh trẻ con cũng tuyệt." Và ra vẻ tự nhiên, Trang túm ngay lấy khuỷu tay Bá: ""Ði! Khéo lạc nhau nốt thì tớ chịu không biết ra cửa chợ phía nào chođúng chỗ để xe:"
    Và hai người đi. Một lúc nào đó Trang thấy mình không nắm khuỷu tay Bá nữa. Bàn tay Trang nằm gọn trong tay Bá, ấm sực. Mắt kính hai đứa loang loáng nước mưa. Một lúc khác, Trang ngỡ ngàng thấy mình đang đi trong vòng tay Bá mà chẳng có ý định vùng ra. "Hoa mưa nở từng bông trên mái tóc... Trang biết câu đó không? Mình học toán mà thích thơ lắm. Chắc gien lặn từ ông ngoại mình." "...Em tươi tắn như mùa xuân thứ nhất - Nhưng thủy chung như một sắc mai già - Ðôi mắt mở to dịu dàng thấm mát (*)... người ta còn thuộc cả bài ấy chứ!" Trang nghĩ, cười, lắc đầu dứt khoát: " Không! Trang học văn mà tính khô lắm." Bá cúi nhìn, mỉm cười. "Học bằng mình, hồi trước có vẻ còn thấp bé nhẹ cân hơn mình mà giờ ra dáng đàn ông chững gớm!"
    Một lúc, hai đứa thấy mình đứng giữa một chỗ quang đãng hẳn. Hàng Mã. Phố dành cho ông bà già. Bày toàn cây thế. Lại bán cả hoa giấy. Trang bối rối bước dấn lên thoát ra khỏi cái quàng vai trìu mến mà không dám chặt của Bá, lại bối rối ngoái nhìn.
    - Trang nhìn này! Ðẹp không?
    Cây mai trắng, ít hoa nhiều lộc. Những lá non bé bỏng đã trở màu xanh sáng. Cánh hoa mỏng manh, trắng xanh, tinh khiết. Lá hoa lấm tấm mưa xuân. Tết, miền Nam chơi mai vàng, dân Hà Nội chuộng đào quất. Cây mai trắng đặt bên hè phố, cô độc, và không gợi một chút gì phong túc. Ðẹp lạ lùng. Cái đẹp của thiếu hụt, của đạm bạc. Kiêu sa. Cũng lạ lùng là vẻ say mê của Bá. Bá quàng lấy vai Trang, lơ đãng kéo sát lại. Trang đi chợ Hoa bao lần. Chợ Hoa ban ngày. Chợ Hoa ban đêm. Bao nhiêu lần túm tay bọn con trai, bao nhiêu lần để bọn con trai túm tay rồng rắn lên mây trong chợ. Trang chưa yêu bao giờ. Tim gõ nhịp như những dấu chấm than: Yêu là thế này! Yêu sẽ thế này! Ông cụ bán hoa cau có nhìn. Hai đứa cười, dắt nhau đi, trong mưa, trong mơ. Thấy hoa gì cũng đẹp. Cả hoa giấy xanh xanh đỏ đỏ một cách ngoa ngoắt, vốn chỉ phù hợp với ánh đèn dầu loè nhoè và những bức vách trát rơm với bùn ở nhà quê, không thể thương được dưới ánh đèn điện thô bạo.
    Bá đi rồi. Ði hẳn. Lá thư gần nhất Trang nhận được từ Bá cũng cách nayđến năm năm, báo tin Bá bảo vệ đặc cách tiến sĩ, không ở lại Nga giảng dạy theo lời mời mà sang Pháp làm cộng tác viên khoa học. Những lá thư trướcđấy của Bá hay nhắc tới những cơn mưa phùn. Không biết trong đó có cơn mưa xuân năm nào? Mưa rất nhẹ, mưa như sương phảng phất, ta qúa hiền không cảm hết hơi mưa, phải không Bá? Hơi mưa ấy vẫn còn bỏng rẫy trong lòng Trang...
    Chuông đồng hồ điểm ba tiếng. Yên tĩnh đến độ nghe rõ tiếng nước chảy róc rách từ vòi nước công cộng ở títđầu kia của dãy nhà Trang ở, quanh năm mất khóa, chỉ thỉnh thoảng mới được một ông đàn ông mạnh chân khỏe tay thút nút bằng một cái lõi ngô. Trang xoay mình, hai tay thu lại kẹp trong đùi, cảm thấy bàn chân càng ngày càng giá, tưởng đem nhúng vào chậu nước lạnh thì chậu nước lập tức đóng đá. Lại nhớ lá thư cô văn thư trường trước giờ lên lớp vừa ơi ới gọi vừa lạch bạch chạy theo đưa của lớp trưởng Hà Linh. "Bá viết thư cho tớ, than chưa biết bao giờ về được để đi chợ Hoa. Lại còn làm thơ cơ nhé. Tớ chép ra đây dể Trang chấm luôn: "Từng hiểu nhau một ngày - Rồi một đời xa nhau - Người có còn nhớ không? - Người có còn như xưa?" Nghe cứ như thơ tình ấy nhỉ?"
    "Lớp mấy năm rồi không tụ tập được. Giá mà Hà Linh không vào nhận công tác ở Sài Gòn thì còn có đứa đứng ra hò hét. Cái Hằng đã hai con. Ðứa đầu năm nay mẫu giáo lớn rồi đây. Trong lúc nào cũng như mẹ bổi. Tường Anh hôm rồi gặp ngay chỗ rẽ vào trường, bước một bước bụng lại văng qua văng lại, mặt phị ra nhìn đần đần phát khiếp, cười trông càng chán. "Từng hiểu nhau một ngày - Rồi một đời xa nhau." Chẳng lẽ Bá cũng đã từng có một lần như thế? Như mình? "Người có còn nhớ không? - Người có còn như xưa?" Bên ấy Bá nhớ chợ Hoa. Bên ấy nhiều hoa lắm. Như xưa! Nhưng như xưa thì được cái gì? Trang nghĩ lan man. Nghĩ sang việc mẹ giao. "Có điên mà một thân một mình xông pha trong chợ Hoa. Mua được chục huệ tha ra thì chẳng cứ hoa đến người cũng nát. Năm nay phiên phiến thôi. Mẹ bảo năm nay phiên phiến thôi." Và quyết định: "Sang năm lấy chồng."
    11. 1997
    Lê Minh Hà
    Chú thích:
    * Trích từ Tình yêu và báođộng - Bằng Việt.
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này