1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hải ngoại

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Julian, 02/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thị Thanh Bình
    Cuộc Hẹn Cuối
    Trời chưa mở mắt, Quỳnh đã thức dậy . Hình như Quỳnh chỉ mới chợp mắt được một khoảnh khắc. Đêm vẫn chưa tàn và Quỳnh biết mình còn phải nằm chờ sáng khá lâu nữa . Quỳnh cố dỗ giấc ngủ, nhưng hình ảnh Băng cứ qua lại chọc phá quanh giường. Có cả tiếng cười của chàng làm rộn ràng canh thâu nữa . Đêm vì thế nhìn nơi đâu cũng thấy Băng. Băng tan trong khắp cùng thân thể của đêm.
    Băng là bóng đêm, là ánh trăng đọng lại trong mắt Quỳnh. Quỳnh mỉm cười nghĩ, có lẽ bóng đêm và ánh trăng đã làm mắt Quỳnh mơ mộng hơn. Càng lúc Quỳnh càng náo nức với cuộc hẹn ngày mai . Đầu óc Quỳnh nhảy múa đủ điều về Băng, về cuộc hẹn mà Quỳnh đã chờ cả năm nay .
    Cho đến khi gần sáng, Quỳnh bỗng giật mình choàng mắt vì tiếng chim nhỏ nhẻ, thân quen mỗi ngày bên ô cửa . Hình như tiếng chim ấy đã gọi bình minh chỗi dậy hót ca với nắng ấm. Chỉ có Quỳnh vẫn còn đờ đẫn, lười lĩnh với giấc ngủ vá víu đêm qua . Một hồi lâu cái đồng hồ báo thức mới thực sự làm Quỳnh tỉnh hẳn. Quỳnh nhận ra những sợi nắng đầu ngày cũng đang nhoẻn miệng chào mừng Quỳnh.
    Nắng vừa ngọt ngào lời gì thế. Hình như không phải chỉ riêng nắng riêng mây mà còn có tiếng nói trong trẻo của chim nhỏ, của lá thì thầm, của con sâu, con ****, của chùm hoa, bụi cỏ... Hình như tất cả cảnh vật muôn loài sáng nay đều góp lời chúc tụng Quỳnh đón nhận một ngày mới . Vâng một ngày mới, Quỳnh cũng vừa nghe tiếng mình nhủ thầm như thế.
    Quỳnh rời khỏi giường, làm một vài động tác thể dục. Tự nhiên Quỳnh thấy vui, thấy gân cốt mình vẫn còn kêu lên những nhịp điệu ham sống.
    Quỳnh bước vào phòng tắm, miệng huýt sáo một bài hát vui . Nước vuốt ve đổ tràn trên người Quỳnh cảm giác dịu vợi . Quỳnh xoa nhẹ xà bông lên bờ ngực nóng nhấp nhô . Quỳnh bật cười mường tượng đến Băng khi vô tình bắt gặp niềm cảm xúc trên từng đầu vú. Hóa ra đã một năm Quỳnh sống không có đàn ông. Cảm giác của loài thú rừng tưởng đã ngủ quên trong Quỳnh không ngờ hôm nay, bỗng sôi sục lại . Quỳnh thấy thèm khát.
    Từ khi cả hai thỏa thuận tạm thời xa nhau, Quỳnh có vẻ thản nhiên với những lời mời mọc, tỏ tình chung quanh. Nhìn ai Quỳnh cũng đâm ra nghi ngờ lòng dạ ho.. Quỳnh không thể hiểu tại sao Băng lại bày đặt chuyện này để trắc nghiệm lòng nhau . Quỳnh đoán có lẽ Băng đã chán Quỳnh. Tình yêu nào nghĩ cho cùng một khi đã được khám phá đến tận cùng thì chẳng còn thú vị nữa cả. Nó tròn đầy như trăng rằm để rồi khuyết. Nó rồi cũng tuân theo những luật lệ của trời đất và không gì đáng ngạc nhiên nếu tình yêu phải mất dần những hiệu lực xanh tươi của thuở mới chớm nu.. Bảo rằng tình yêu bất biến chỉ là một lối nói làm dáng, trịch thươ.ng. Quỳnh thấy rõ ràng Băng và chính mình đều mất dần những khoan khoái, những rung động tuyệt vời của ngày cũ. Dù vậy Quỳnh cũng không muốn hạ giá nó như một trò chơi . Nhưng mà hình như Băng bắt đầu muốn tìm một trò chơi mới . Quỳnh có cảm tưởng Băng muốn xóa bỏ một thứ trò chơi cũ mèm, nhàm chán, đơn điệu .
    Chắc Băng chỉ tội nghiệp Quỳnh. Băng tội nghiệp những ân tình, những quen thuộc Quỳnh đã mang đến. Tại sao Băng chưa muốn dừng lại thực sự với Quỳnh? Băng đã trả lời, đã đưa ra một giải pháp khá lãng mạn: "Trong một năm xa nhau, mình cứ tự do thử lửa đi em. Chúng ta sẽ gặp lại ở quán hẹn đầu tiên, nơi cũng vào một buổi chiều em ngồi lặng lờ nhìn ra đường phố xa lạ và anh đã cao hứng bày tỏ lòng mình. Em nhớ chứ, chúng ta sẽ chọn điểm hẹn đó, cũng một giờ giấc đó. Sau một năm, nếu anh và em còn yêu nhau thì mình sẽ tìm đến. Lúc đó, chúng ta sẽ lấy nhau cũng chưa muộn em a.."
    Dĩ nhiên Quỳnh không mấy thích đề nghị của Băng, nhưng Quỳnh là người vốn sống bám vào ảo ảnh. Quỳnh cả tin rằng khoảng cách sẽ thắp lại ngọn lửa tình rừng rực trong Băng. Băng bảo Quỳnh cứ tự do thử lửa đi, nhưng Quỳnh không thể để tim mình rát bỏng lần nữa . Gai nhọn của loài hoa hồng như Quỳnh không dùng để đâm tim đối thủ, trái lại chỉ khiến ngực Quỳnh bị rỉ máu . Cái bi kịch của Quỳnh là ở chỗ đó, ở chỗ đã lỡ cúi đầu hàng phục dĩ vãng.
    Quỳnh nhắm mắt. Những giọt nước âm ấm hôn tới tấp, tràn ngập từ đầu tới chân Quỳnh. Nước lóng lánh trên dòng tóc biếc, nước len lỏi dưới vùng tóc đen... Quỳnh cười vui trong ý nghĩ sẽ nói với Băng chiều nay, (nếu Băng đến): "Ồ, anh hỏi em đã lao đầu vào những cuộc thử lửa như thế nào à? Anh ngạc nhiên lắm không nếu em bảo ngày nào em cũng "ngoại tình" cả. Em để nước quấn lấy em, đổ tuôn lên người em mỗi ngày đó anh. Ơ, em chỉ dùng chữ ngoại tình cho vui thôi mà. Em biết chứ, mình chưa lấy nhau, chưa có gì ràng buộc. À, mà hay nhỉ. Bộ lúc đó anh mới đi ghen với nước sao ? Anh đâu thể lúc nào cũng khư khư giữ em được. Phải để em nghịch với nước, đùa với nước mỗi ngày chứ. Không phải sao ?"
    Quỳnh nhìn những giọt cà phê chậm chạp nhỏ xuống, thú vị hình dung ly cà phê ở quán hẹn chiều nay . Quỳnh có thói quen bỏ đường khá nhiều làm Băng vẫn đùa đùa: "Em uống chè cà phê . Còn anh phải bỏ đường thật ít mới thấy hương vị của cà phê cơ ."
    Sáng nay Quỳnh bỗng muốn bắt chước Băng, (nhưng Băng đâu biết được) Quỳnh pha một ly cà phê thật đậm, bỏ nửa muỗng đường. Quỳnh đưa lên môi nhấp nhẹ, bỏ xuống hít hà. Thoạt đầu Quỳnh nhăn mặt vì đắng. Uống ngụm thứ hai, Quỳnh bắt đầu tưởng tượng đến môi Băng ở đầu ly . Chiếc ly Băng đã từng uống làm cà phê ít đường của Quỳnh trở nên ngọt lịm. Trên chiếc bàn nhỏ, cái muỗng, lọ đường thi nhau khua động những âm thanh gợi nhớ, nôn nao .
    Quỳnh cũng nôn nao không kém. Quỳnh mở tủ lạnh lấy đầy một ly đá. Quên đợi cho ly cà phê nguội bớt, Quỳnh đổ hết đá vào . Đang nóng gặp lạnh, ly cà phê vỡ đôi, phân ra thành hai mảnh. Đang vui, Quỳnh chợt xịu mặt. Tánh Quỳnh vốn nhạy cảm và hay tin dị đoan.
    Quỳnh giật mình nghĩ đến cuộc hẹn chiều nay . Cái ly phân hai, có phải đó là điềm gỡ báo hiệu nỗi phân ly ?
    Chỗ hẹn là nhà hàng Việt Nam, nằm sát trạm xe buýt. Ở đó Quỳnh có thể đến sớm để nhâm nhi chút nhạc, chút cà phê ...
    Buổi chiều Quỳnh trang điểm khá kỹ. Nỗi náo nức được gặp lại Băng tưới đầy ánh sáng trên mắt, trên môi, trên người Quỳnh, đã biến cải Quỳnh thành người đàn bà trẻ con hấp dẫn. Quỳnh có cảm tưởng khi Quỳnh đẩy cửa bước vào, mọi con mắt trong tiệm đều muốn lột trần Quỳnh ra .
    Quỳnh tính ngồi lại chỗ cũ, nhưng một cặp vợ chồng Mỹ già nào đó đã chiếm mất. Quỳnh kiếm một chỗ ngồi có thể nhìn xáo qua trạm xe buýt bên kia đường. Tự nhiên Quỳnh thích nhìn những người Mỹ âu yếm hôn nhau tạm biệt, hoặc những cái vẫy tay thật lâu, thật tha thiết... Cũng có khi là những tay bắt mặt mừng, những ánh mắt xôn xao và nụ cười hớn hở khi nhận ra hành khách vừa bước xuống gần cuối là thân nhân của mình.
    Kẻ đón người đưa làm tim Quỳnh cũng hồi hộp theo . Nghe đâu Băng mới bỏ thành phố dọn về ở với tên bạn cũ cách đây năm tiếng lái xe . Nếu Băng đến, lẽ nào Băng đi bằng xe buýt. Sẽ không có một chuyến xe buýt nào về bến, về trạm mang theo Băng của Quỳnh cả. Quỳnh tin thế vì Quỳnh đoán Băng sẽ lái chiếc xe tàng tàng rồi đậu sau tiệm. Ồ, mà diều quan trọng là Băng sẽ đến hoặc không. Những phương tiện, những lý do (ngoại trừ lý do Băng bị đụng xe ở dọc đường đến) đều không có gì đáng nói .
    Băng không đến, đó cũng lá một cách nói . Có thể nào vì khát khao một vẻ đẹp không có thực, một vẻ đẹp xa vời như sao trời long lanh trên cao, một vẻ đẹp nếu bước tới sờ mó, đụng chạm lần nữa sẽ tan tành chẳng còn chi . Vâng, cái đẹp nào thì cũng mong manh, cũng chỉ nên đứng xa nhìn tới hoặc đứng dưới ngước lên. Nếu Băng không trở lại chỉ để tôn thờ những sắc bóng, những ảnh hình của kỷ niệm, hoặc để còn thú vị ngửi thấy hương hơi tóc áo Quỳnh ngày cũ thì... điều này chỉ có trời mới biết. Còn Quỳnh, Quỳnh không thể hiểu điều gì khác hơn là tình yêu trong Băng đã chết, đã đóng... băng. Băng, Băng, Quỳnh gọi nhỏ tên người yêu . Bộ anh biến thành một tảng băng thật rồi sao ? Anh chỉ đóng băng trước tình yêu của em, còn với ai khác thì anh vẫn... tan ra phải không? Mùa tình để băng tan đã qua rồi giữa chúng ta sao anh? Quỳnh thì thầm những lời câm với cái bàn, cái ghế, bức tranh... và không dưng mắt Quỳnh đỏ hoe .
    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thị Thanh Bình
    Cuộc Hẹn Cuối ( II )
    Đứa con trai ngồi đối diện Quỳnh bất thần đứng dậy . Nét mặt không dấu được vẻ tức tối vừa quăng nhanh một vài đồng trên bàn, vừa bước lại chỗ Quỳnh:
    - Tặng cô cái hoa hồng này nè. Cô bồ tui lại cho leo cây nữa rồi . Chán chưa chứ.
    Không cần chờ phản ứng của Quỳnh, đứa con trai nhún vai bước vội ra cửa . Nhìn đóa hoa đỏ sẫm, Quỳnh buồn cười liên tưởng đến trái tim vừa bi gai đâm của hắn. Đóa hoa bỗng nằm chơ vơ thấy tội . Khi người tặng ban phát không đúng chỗ, người nhận sẽ nhìn thấy món quà vô nghĩa biết bao . Đóa hoa có vẻ giống mình đó chứ, Quỳnh vụt nghĩ.
    Quỳnh xót xa nhớ tớ Băng. Băng đã không đến nghĩa là Băng không còn muốn nhận đóa hoa ấy nữa . Đóa hoa vô chủ rồi sẽ héo, sẽ tàn phai chóng vánh, có phải ? Lần đầu tiên Quỳnh chợt thấy giận Băng ít hơn là giận mình. Đáng lẽ Quỳnh phải linh cảm, phải nhận ra buổi chiều hôm nay rồi sẽ xuống như thế này . Buồn bã. Cô đơn. Băng đã khác đi rồi . Mọi điều trong một năm trời không gặp mặt đều đã khác. Tình yêu một khi đã chết cũng có nghĩa là khép kín, bưng bít hình bóng cũ trong mộ tối ký ức. Cho dù Quỳnh có muốn trở lại tìm Băng, Quỳnh cũng không còn một cửa ngõ nào để len vào . Băng đã gài then những cửa về của Quỳnh mất rồi .
    Vị chủ quán kiêm bồi bàn vừa đến hỏi Quỳnh cần gì nữa không. Quỳnh đã uống một ly cà phê đá và đã gọi thêm một ly sinh tố. Tự nhiên Quỳnh nghe đói nhưng lắc đầu, không buồn ăn. Quỳnh đưa tay lên nhìn đồng hồ, hơi ngạc nhiên là mình đã kiên nhẫn ngồi lại đây quá lâu .
    Băng vẫn chưa đến hay không bao giờ đến? Quỳnh tự hỏi và không muốn ngồi yên nữa . Khi Quỳnh vừa định đứng dậy trả tiền thì người đàn ông trạc tuổi Băng cũng vừa bước vào . Dáng dấp ông ta có vẻ giống Băng làm Quỳnh hơi khựng lại, mắt mở lớn nhìn Quỳnh không chớp. Ông ta đi nhanh về phía Quỳnh, khi Quỳnh sửa soạn đeo ví lên vai:
    - Cô ... cô ...
    - Gì thưa ông? Quỳnh hơi ngỡ ngàng.
    - Sao vừa thấy tôi là cô vụt bỏ đi vậy ?
    - Ông này ... vô duyên. Tôi cũng vừa định đi thì ông vừa vào cơ mà.
    - Không phải tôi nhìn... ghê và nhát ma cô sao ?
    - Bậy . Quỳnh phì cười .
    - A há. Cô đang buồn mà tôi chọc cười được là hay lắm đấy . Cô thưởng kẻ hèn này ly cà phê đi chứ.
    - Buồn hay vui là chuyện người ta, sao ông biết? Ông chỉ giỏi đoán mò.
    - Thì cô ngồi xuống đi, mình nói chuyện cho vui . Cô uống gì thêm, tôi xin mời cô nhé.
    - Ông làm tôi thắc mắc ghê . Ông nói đi, sao ông biết con nhỏ này buồn? Bộ mặt mày tôi tang thương lắm hả ?
    Người đàn ông cười khì:
    - Không, không tang thương lắm đâu . Chỉ hơi não nùng tí thôi . Những người đàn bà đẹp, quyến rũ đàn ông chúng tôi thường phải có một vài nét não nùng chứ.
    - Ông thích... não nùng thì kệ ông. Tôi không thích não nùng đâu nhé, dù có thể tôi đang mang nó trên mặt mình. Thêm nữa lúc này tôi chẳng thích ai tán tỉnh.
    - Cô giận một người và ghét lây tất cả mọi người thì oan ước lắm cơ . Người đàn ông trầm giọng và chìa gói thuốc trước mặt Quỳnh:
    - Cô hút đỡ loại này của tôi nếu cô thích. Xin phép cô tôi thèm một điếu bây giờ.
    - Thuốc của ông ai thèm hút. Tôi có "Capri" ở trong bóp rồi . Ơ ... mà sao ông lại rủ rê một người đàn bà hút thuốc nhi??
    - Tôi biết cô hút thuốc "nhuyễn" lắm, một ngày có khi gần hai gói . Yêu cô vì thế có người bảo phải biết hôn cả cái gạt tàn thuốc của cô nữa .
    Quỳnh trố mắt nhìn người đàn ông đang bình thản thả nhẹ những vòng khói lãng đãng. Mắt ông ta mơ màng, ngước hẳn lên trần nhà. Quỳnh thoáng để ý cổ áo ông ta bẻ thẳng lên thật giống tài tử gián điệp, có điều Quỳnh hơi lạ là ông ta coi bộ hành nghề thầy bói cũng giỏi .
    - Xem chừng ông biết nhiều về tôi đấy chứ. Ông còn biết thêm điều gì về nó nữa thì nói thêm cho nó ngạc nhiên chơi . Ô, buổi chiều ở đây coi bộ cũng vui quá. Vậy mà suýt nữa tôi bỏ đi mất tiêu rồi .
    Giọng người đàn ông đột nhiên trở nên xúc động lạ thường:
    - Xin lỗi cô, bao giờ tôi cũng là người đến hơi trễ cả.
    - Ông bước vào đúng lúc tôi vừa muốn bước ra, như vậy là thời điểm cũng khít khao lắm đó chớ.
    - Vậy tốt. Coi như tôi đến vừa đúng lúc để còn kịp thấy cô . Bây giờ tôi bắt đầu tin vào định mệnh rồi đấy . Người đàn ông lại cười, lần này môi cười ông ta tỏa đầy ánh sáng, làm mát dịu khuôn mặt có nhiều nét khắc khổ.
    - Chỉ có người có tính buông thả, không thích cố gắng làm một điều gì cả mới chụp vội hai chữ định mê.nh. Tôi không công nhận hai chữ định mệnh trong nghĩa này . Tôi muốn mình phải tự lo liệu lấy mọi chuyện. Tôi muốn đặt niềm tin vào chính mình hơn là ở định mê.nh. Tôi đâu thể cứ làm trễ nãi và hỏng mọi chuyện rồi đổ lỗi cho định mê.nh.
    - Cô tự tin nhiều đó chứ. Tôi thì không. Tôi mệt mỏi hơn cô nhiều .
    Đời sống vẫn hoài như thế này, vẫn quanh năm hạn hán đến khô cả người, nản chết luôn. Ờ mà tôi cũng cố gắng đó chứ, nhưng hình như không thể làm điều gì khác hơn cô ơi . Tôi đâm lười, tôi ngồi chờ một cơn mưa định mệnh chớ biết sao .
    - Sao ông than thở nhiều thế? Nếu ông cứ đâm lười chắc là ông sẽ còn bị hạn hán dài dài và hết cuộc đời biết đâu cơn mưa vẫn không đến ?
    - Tôi mong mưa lắm, nhưng chắc là số mệnh đã định sẵn như thế nên tôi vẫn phải chết khát hoài thôi .
    - Tôi lại khác cô nữa rồi . Tôi thà chết khát chứ không thể uống thứ mình không thích.
    - Nghèo mà ham. Không phải ông đang ở sa mạc sao ?
    - Tôi không tin cô dễ dãi như vâ.yy.Dù chỉ để giải khát tôi biết cô cũng không nghĩ thứ nào cũng được cả đâu . Người đàn ông cười hiền lành, hóm hỉnh.
    - A, sao lúc nào ông cũng nói như đi guốc trong bụng người ta vậy ?
    Có thể ông chỉ giỏi bắt ma.ch. Tôi không tin ông biết được tôi .
    - Cô nói đúng rồi đó. Mình đã gặp nhau lần nào đâu mà tôi biết cô chứ.
    - Nếu chưa gặp mà chỉ nghe một người nào đó nói thôi thì khó đúng lắm ông a.. Điều ông biết về tôi rốt cuộc coi như là ông chẳng biết gì cả.
    - Cô lại nói đúng nữa rồi . Tôi có bao giờ dám thú nhận là đã biết điều gì về cô đâu . Thật ra tôi cũng có nghe một người nhắc hoài đến cô . Cô có muốn biết người đó là ai không?
    - Ông muốn nói cứ nói . Bất cứ ai bây giờ cũng chẳng quan tro.ng.
    - Cô lại nói khác những nghĩ tưởng trong đầu cô rồi . Tôi nghĩ ít ra là vẫn có một người quan trọng với cô chứ.
    - Nếu có một người, thì người đó phải là tôi, một tôi bên trong này nè. Ông biết không?
    Người đàn ông nhăn mặt:
    - Nói chuyện với cô mệt tim ghê . Thôi được, coi như cô không còn muốn nhắc đến Băng nữa . Cô tức vì hắn dám cho cô leo cây chiều nay à?
    Ngực trái của Quỳnh hơi nhói, nhưng Quỳnh khỏa lấp bằng nét cười lạnh lùng:
    - Tôi biết ngay mà. Linh cảm của đàn bà khó lòng sai trật đi lắm. Còn nữa . Không phải Băng cho tôi leo cây như ông nghĩ. Trực giác tôi cũng biết Băng đâu hẹn hò gì với tôi chiều nay .
    - Xin lỗi cô, chắc tôi dùng chữ leo cây không đúng lắm. Có điều nếu cô biết, sao cô vẫn đến? Không phải vì lời hẹn sẽ đến nếu lòng còn muốn gặp sau một năm?
    - Bộ Băng tâm sự nhiều lắm về chuyện hai đứa tôi cho ông nghe sao ? Kể ra ông cũng la.. Sao không nói ngay ông là bạn của Băng cho tôi đỡ mất công?
    - Cô hối hận vì đã mất thời giờ với tôi hay với câu chuyện giữa Băng và cô ?
    - Tôi muốn nói ông làm tôi đoán lung tung trong đầu . Ông hỏi tại sao tôi đến làm tôi cũng tự hỏi lại mình. Hình như tôi cũng không rõ làm sao mình đã đến. Có lẽ tôi hơi lãng mạn, chỉ muốn thăm lại kỷ niệm một lần cuối . Từ đây với tôi chắc chắn sẽ không còn màn hẹn hò kiểu này nữa . Đây là cuộc hẹn... cuối .
    - Cuộc hẹn cuối ? Hay lắm. Vâng, hay lắm, đúng lắm. Gặp được cô rồi chắc tôi chẳng còn muốn hẹn hò với ai nữa . Cảm ơn cô nhé. Cô vừa gieo cho tôi ý tưởng ngộ nghĩnh này . Tôi cũng nghĩ đây là cuộc hẹn cuối của đời mình. Một cuộc hẹn tuyệt vời chính tôi cũng không bao giờ ngờ trước.
    - Ông... ông nói gì kỳ cục vậy ? Ý tôi chỉ muốn nói tôi không bao giờ có một cuộc hẹn tương tự với bất cứ ai . Trong một năm không ai chịu tưới nước hay nhọc công vun xới, thử hỏi có vườn kỷ niệm nào không héo úa, hoang tàn hả ông?
    - Cô có vẻ đặt tên kỷ niệm hơi sớm đó nhé. Tôi tưởng vườn kỷ niệm nào cũng toàn cây trường sinh và hoa bất tử không chứ.
    - Người ta nói sạo đấy ông. Bây giờ tôi phải gọi là vườn quên lãng mới đúng.
    - Cô văn hoa ghê nơi . Vậy chắc lúc nãy cô thừa hiểu ý của tôi . Cô không muốn hiểu cũng không sao . Ơ, tôi bảo cuộc hẹn cuối sao được nhỉ, khi chính ra chiều nay chúng ta mới khởi sự cuộc hẹn đầu .
    - Ông... thôi chắc là tôi phải về bây giờ. Giọng Quỳnh bỗng run run.
    - Cô sợ tôi rồi ha?? Nếu tôi ăn nói lạc đề làm cô sợ thì tôi sẽ nói vô đề vậy . Thằng Băng, bạn của tôi và người yêu cũ của cô bây giờ lại sắp làm em rể tôi rồi đấy . Dạo sau này dĩ nhiên không bao giờ hắn còn nhắc đến cô nữa, nhưng những điều hắn kể cho tôi nghe trước đó về cô thì cứ như in trong đầu tôi . - Tôi tưởng Băng là người kín đáo, ít thích tâm sự với bất cứ ai chứ.
    - Lâu, lâu lắm hắn chỉ nói một lần về cuộc hẹn mà tôi lại không quên, nhất là cái hình hắn đem ra khoe về cô . Tôi chắc chắn hắn không bao giờ ngờ tôi có thể tìm đến gặp cô chiều nay . Tôi cũng đâu hy vọng gặp cô, nhưng không thể hiểu sao tôi không thể nào không đến. Và tôi cứ nóng ruột chờ như thể cuộc hẹn này là của tôi, cho chính tôi chứ không phải hắn. Kể cũng la..
    - Đáng ra tôi không nên ngồi đây quá lâu . Dĩ nhiên lúc đó ông sẽ chẳng gặp tôi đâu .
    - Thế mới nói . Tôi không quen thành phố này nên tôi cứ chạy lòng vòng, cô a.. Địa điểm hắn nói hôm nào cũng mơ mơ hồ hồ, tôi không đi lạc sao được chứ. Cũng may cô vẫn chờ hắn, không thì kiếp sau tôi mới được gặp cô .
    Người đàn ông nhấp một ngụm cà phê, nhìn Quỳnh đăm đăm:
    - Tôi thấy cô hay hơn con Oanh, em của tôi nhiều . Tôi nói thật.
    - Thôi, ông đừng kể chuyện của Băng nữa có được không. Ông cũng đừng thèm so sánh tôi với một ai khác. Tôi không hay như ông nghĩ đâu . Nếu hay có lẽ tôi đã không mất Băng.
    - Mỗi người nhìn thấy một người một cách khác nhau . Tôi nghĩ Băng đui mù nên không thể thấy ra viên ngọc trai dưới đáy thẳm của biển đời . Tôi biết con Oanh thiếu bề sâu hơn cô nhiều nên em tôi chỉ là thứ đá cuội dành riêng cho loại đàn ông như Băng.
    - Ông...
    - Tôi không cố ý tán tỉnh hoặc làm cô hết yêu Băng đâu nhé. Cô cần thời gian để quên... Tôi biết...
    - Ông đừng nói nữa, nhất là đừng tưởng tượng những điều thật đẹp về tôi . Tôi tầm thường và không ai yêu tôi nổi . Nói thật là tôi vui lắm khi biết Băng đang hạnh phúc với em của ông. Tôi không cao thượng, nhưng tôi muốn gửi lời chúc mừng, ông nhắn hộ được không?
    - Được chứ. Đề nghị tôi sẽ làm phụ rể cho Băng, còn cô làm phụ dâu . Nhé.
    - Ông sao hay nói đùa quá hà. Thôi ông uống cà phê kẻo nguội . Tôi phải đi . Ngồi đây lâu quá rồi . Nhạc cũng vừa hết kìa . Tự nhiên nghe im ắng hẳn.
    - Không, người ta đang thay băng mới đó. Người đàn ông nhìn Quỳnh say đắm, môi cười khó hiểu .
    Quỳnh bước nhanh như chạy trốn ra khỏi quán hẹn. Một bản nhạc mới vui nhộn vừa đuổi theo sau lưng. Ngoài trời, gió cũng đang lao xao, đuổi bắt nhau giữa thinh không. Bất giác Quỳnh ngước lên cao, bắt gặp hai vì sao lóng lánh, nhấp nháy thật đẹp...

    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phạm Hải Anh
    Một Chuyến Đi
    Hai đứa tìm được đến nhà trọ là vừa sẩm tốị Căn nhà ngói có lẽ mới xây, rộng, thoáng, sân lát gạch, bậc thềm rất caọ Gia đình nhà chủ đang ăn cơm ở ngoài hiên. Mâm cơm bằng gỗ cũ kỹ, bày một bát nước mắm, một đĩa lạc, đĩa rau muống luộc. Bên cạnh là nồi đựng nước rau và nồi cơm rất tọ Anh chị chủ nhà xởi lởi mời hai đứa ăn cơm. Người chồng tên là Hiến, tay trái bị tật hơi khoèọ Chị vợ cao lớn như đàn ông, trong bóng chiều nhập nhoạng không rõ mặt, chỉ thấy bộ răng hô trăng trắng rất tươi, lúc nào cũng như cườị Chị ta dẫn hai đứa đến cái giường kê ở góc trái nhà, bảo: ?oHai em ngủ ở đâỵ Tắm giặt thì ra aọ Đừng ngại gì cả.? Vân bẽn lẽn hỏi: ?oBuồng tắm ở đâu hả chị??. Chị chủ nhà chỉ ra sân: ?oCác em chờ tí nữa trời tối hẳn, xách nước ra giữa sân mà dộị Mát lắm!?. Vân ngửa mặt nhìn lên. Trời vẫn còn sang sáng. Bao la trên đầu một nền lam thẫm tinh khiết, lác đác saọ ễ thành phố, bầu trời nhợt nhạt, không giống thế này, mất điện là tất cả tối om. Thùy xách nước để ở góc sân, cởi áo hỏi Vân: ?oCó thấy gì không??. Vân ngắm bộ ngực trắng căng lồ lộ của bạn, lắc đầu: ?oRõ lắm. Đừng! Ra ao lau người vậỵ?
    Sáng sớm, chị Hiến dẫn hai đứa ra đồng. Đường làng uốn quanh giữa hai bên ao và những khóm tre ken đặc xít. Mặt nước ngái ngủ phủ một màn sương mỏng. Khoai nước mọc lô xô ở bờ ao, lá xanh mướt, long lanh vệt nước bạc. Vân hít căng ***g ngực hương thơm thoáng đãng của đất cỏ, phấn chấn bảo: ?oEm ở đây cả tháng cũng không chán!? Chị Hiến đưa cho mỗi đứa một cái nón, chỉ tay ra cánh đồng. Lúa đang lên xanh non mỡ màng. Lố nhố dưới ruộng những bóng người ngồi xổm, không ra hàng lối gì, đội nón sùm sụp. Chị Hiến dặn: ?oCác em cứ tự nhiên. Ngồi xuống lấy nón che mặt là của ai cũng giống aị Xong việc, nhớ lấp đất đi là được. Thứ nhất quận công, thứ nhì ỉa đồng đấy!?. Vân rùng mình, nhìn Thùỵ Hai đứa đồng thanh bảo: ?oThôi, chúng em chưa vội lắm!?. Chị Hiến cười có ý thông cảm, lại dẫn hai đứa đi vòng vèo một hồị Vân thấy cái nhà gạch con con, xây lưng ra đường làng, khấp khởi mừng. Chị Hiến lại dặn: ?oCả xóm chỉ có cái nhà tiêu này, nhưng không có cửạ Em ngồi trong, nhớ thò tay ra ngoài vung vẩỵ Người ta nhìn tay, biết là có người, sẽ không vào nữạ? Vân bảo Thùy đứng gác rồi chạy tọt vàọ Cầu tiêu vừa cao, vừa hẹp. Ngồi chồm hổm, trông thẳng vào nhà người ta, may có bụi duối che đi phần nàọ Nhưng bí quá cũng chẳng kể gì nữa, chỉ thấy sung sướng nhẹ ngườị Cái sướng ở đây hóa ra cũng đơn giản, dễ dàng hơn ngoài thành phố. Hai đứa từ đấy có mật ngữ ?ođi ỉa? là ?ođi vẫy tay?.
    Chín giờ tập trung toàn đội sinh viên. Đợt thực tập lao động này, mỗi tổ phải đào xong một đường thoát nước dài trăm mét, sâu bốn mươi phân. Trời nắng chang chang, cuốc xẻng nặng trịch. Nhìn quanh chỉ thấy những bộ mặt cau có, nhễ nhại mồ hôị Vân đứng nắng không quen, bị cảm, được phân vào nhóm nấu cơm. ễ nhóm này thì nhàn. Sáng ra chợ mua hai chục mớ rau, dùng dao cắt xoẹt phần gốc rồi đem ra giếng rửạ Cái giếng đất ở sân đình hình mặt nguyệt, phủ đầy rong rêu nhưng nước trong và ngọt. Cả làng ra đây lấy nước về ăn. Cả cô Nhàn mù nhà có giếng rồi cũng rạ Cô gánh đôi thùng to tướng, lần xuống từng bậc giếng, khỏa nước thật đầy rồi phăm phăm gánh về nhà. Cô Nhàn mù sống độc thân. Nhà cửa gọn ghẽ đến phát sợ. Cô chỉ nghe tiếng chân mà phân biệt được từng người trong làng. Vân hay đến nhà cô Nhàn chơi, nằm gác chân trên giường của cô, nhìn qua cửa sổ ra vườn. Cô Nhàn mù nhưng vẫn trồng mấy khóm hoạ Những bông mào gà hữu sắc vô hương, đỏ chói mắt. Vân hỏi: ?oCô còn nhớ màu sắc không??. Cô Nhàn bảo: ?oNhớ mang máng!?. Vân tả cảnh vườn cho cô Nhàn: đụn rơm vàng, nắng xôn xao trên ngọn xoan đào, hoa mào gà đỏ chói chang... Vừa kể vừa nghĩ sao giống truyện ?oChuyến xe đêm? của Pautốpxki, vẽ ra trong bóng đêm những cảnh lung linh rực rỡ. Cô Nhàn nghe, thở dài bảo: ?oễ nhà quê chả ai khen cảnh đẹp bao giờ.? Cô Nhàn kể chuyện cô bắt trộm. Thằng trộm lẻn vào nhà, lấy cái quần mới của cô mặc luôn vào ngườị Cô Nhàn vào nhà, nó đứng im phắc, tưởng cô mù không biết. Cô thấy hơi người lạ, lần ra, ôm chặt lấy nó. Sờ phải cái quần đúng là của mình, cô lột lạị Vân trêu: ?oCô Nhàn liều nhỉ! Ôm đàn ông mà không sợ à??. Cô Nhàn bảo: ?oLúc lấy lại được cái quần chỉ thấy mừng. Sau nghĩ lại vừa tủi thân, vừa nhục!?. Cô Nhàn mặt khá xinh nhưng đôi mắt lép, đục lờ lờ làm hỏng hết. Nghe đâu trước đây có ông góa vợ hỏi cô nhưng cô từ chốị Ông này mặt rỗ, một nách bốn đứa con lít nhít. Cô Nhàn bảo: ?oMặt rỗ cũng được, bao nhiêu con cô cũng chăm được hết. Nhưng ông ấy nát rượu quá, đến gần mùi rượu gay gắt sặc sụa, cô không chịu được.? Cô mù nhưng rất sạch sẽ. Giếng nhà cô xây ở góc vườn, ba phía tường nhà bao bọc. Thành giếng cao đến ngang ngực, chắn một khoảng tạm gọi là kín đáọ Buổi chiều, Vân rủ Thùy đến đấy tắm. Vừa dội nước lên người thì nghe tiếng hô: ?oSang xem con gái tắm truồng giữa ban ngày đi chúng mày ơi!?. Bên kia bờ tường, tiếng chân chạy rầm rập, reo cười huyên náo như rủ nhau đi xem xinệ Nhà cô Nhàn không có cổng, chúng nó sắp vào đến nơị Vân cuống quá không mặc nổi quần áo, bật khóc. Thùy vớ vội cái quần lót che ngực, thò đầu qua bờ tường van vỉ. Một bọn trẻ con từ 12 đến 15 tuổi nhìn bộ mặt méo xệch của Thùy cười ồ lên rồi bỏ đị Hóa ra chúng nó chỉ dọạ
    ... Phiên chợ, Vân rủ Thùy đi lang thang, ăn đủ thứ quà vặt. Ăn thật no để quên đi cái vị canh rau lõng bõng ở bếp ăn tập thể. Nhưng quà nhà quê cũng chẳng có gì ngon. Vân mua một quả dứa về cho con anh Hiến. Chị Hiến đặt quả dứa lên bàn thờ, không ăn. Suốt tuần, gian nhà thoảng mùi thơm ngòn ngọt của dứa chín. Cái Nam con anh Hiến hỏi Vân: ?oDứa rắn hay nát hả cổ Cháu thích ngửi mùi dứa lắm. Bao giờ thấy nhạt mùi cháu lại leo lên ban thờ để ngửị Đêm qua cháu mơ thấy mẹ cháu bổ dứa cô ạ. Cháu chưa ăn bao giờ, chắc ngon lắm cô nhỉ??. Vân gật đầu, thấy thương nó quá, bảo khi nào cô sẽ mua riêng cho cháu hẳn một quả. Cái Nam mười hai, bằng tuổi em út Vân.
    Buổi tối, oi bức quá không ngủ được. Cả nhà anh Hiến trải chiếu ra hè ngủ. Hè hẹp, chỉ vừa một người nằm. Anh Hiến nằm đầu trên, rồi đến vợ, hai đứa bé, cuối cùng là Vân và Thùỵ Chị Hiến quạt, hơi gió thoảng qua cả dãy người la liệt, chẳng thấm tháp gì. Anh Hiến kể chuyện mình đi Sà Goòng. Anh là người đầu tiên dám tự ý bỏ làng đi chơi xạ Hồi năm 78, hỏi vợ mãi không được vì tay trái bị tật, anh tức mình nhảy tàu đi tuốt vào Nam. Đi ngót một tháng, về làng có đủ chuyện lạ để kể suốt năm. Chị Hiến phục anh hơn đứt bọn con trai trong xóm, đồng ý lấỵ Hai vợ chồng bảo nhau đẻ đứa đầu dù trai hay gái gì cũng dứt khoát đặt tên là Nam. Anh Hiến kể đất Sà Goòng tiền kiếm dễ mà tiêu như rác, cái gì cũng khác ở tạ Người Sà Goòng không nói ?ouống? mà nói ?onhậu?, không nói ?otiêu? mà nói ?oxài?. Có lần anh được dự một bữa nhậu, đứng lên, chủ xị rút đứt cái nhẫn vàng một chỉ ra trả. Chị Hiến rú lên: ?oGiời ơi, đúng là nhai tiền rồi còn gì!?. Anh mắng vợ: ?o****** nhà quê, mới nghe đã rúm ruột vàọ Người ta ăn chơi, tốn kém kể gì!?. Hình như cái máu hào phóng của đất Sà Goòng vẫn chưa nhạt phai trong anh. Anh bảo Vân, Thùy, giọng rất anh hai Nam bộ: ?oSáng mai các em cứ lấy khoai lang nhà ra mà xài, còn chè tươi thì nhậu thoải mái!?
    ... Trời khuya dịu đi đôi chút nhưng vẫn không có gió. Anh Hiến đã ngáy pho phọ Cái Nam và cu Bộ ngủ tít. Chị Hiến cũng ngáy khe khẽ, chắc đang mơ về đất Sà Goòng. Chỉ mơ thế chứ sẽ không bao giờ đi thật, vì mơ không tốn kém và chẳng sợ gì bất trắc. Vân trở mình, lưng áo đọng mồ hôi mát lành lạnh. Hé mắt nhìn lên thấy vầng trăng mười sáu như gương bạc, sáng chói mắt, cô độc giữa vòm trời thăm thẳm không gợn chút mâỵ Ánh trăng như lụa trắng, phập phồng trong thinh không, chảy tràn trên lá cây, lên khóm khoai nước, lên sân gạch, lên hè. Tự nhiên cái gì trông cũng đẹp mà lại buồn khôn tả. Vân chợt tính mình ở đây đã mười ngày, sao mà dài thế! Hồi chiều, Thùy ôm Vân rền rĩ: ?oBây giờ giá có thằng con trai nào lặn lội lên đây thăm mình, xấu xí mấy tao cũng yêu liền.? Vân ẩy Thùy ra, mắng: ?oĐồ điên!?, nhưng lại bắt gặp mình đang da diết mong Quốc. ễ Hà Nội, Vân có bao giờ để ý đến anh ta đâu ?!
    Hôm sau, Vân rủ Thùy đến tận lều vịt lão Hộ mua trứng để cả đoàn ăn tươị Lão Hộ chăn vịt thuê cho hợp tác. Suốt ngày lão lang thang ở bờ sông, tối đến lại về lều vịt của mình. Lúc nào cũng thấy lão kè kè chai rượu, chẳng giao thiệp với aị Chỉ có bọn trẻ con thỉnh thoảng rủ nhau ra lều vịt chơị Có khi hứng lên, lão đãi chúng một chầu thịt vịt chết. Những lúc ấy, lão thường rất saỵ Lão hát lè nhè rồi kể toàn chuyện ma quỉ kì dị. Lão bảo cứ đúng mười hai giờ đêm mùng một hàng tháng, các quan ôn lại đi tuần qua khúc sông này vào làng. Các quan đi hia, đội mũ cánh chuồn, áo xanh áo đỏ giống tượng gỗ trên chùạ Khi các quan đi qua, cả một vệt sông sáng rực lên ánh lân tinh, đàn sáo réo rắt hay lắm. Một đêm, mấy đứa trẻ bạo gan ra lều vịt thức chờ với lão Hộ. Cả bọn giương mắt nhìn những đốm sáng chập chờn xa tít mé bên kia sông. Một dải sông tối đen, rền rền tiếng sấm. Trời như sắp mưạ Lan dần trong thinh không một âm thanh mơ hồ kì dị, nhưng nghe kỹ hình như chỉ là tiếng sóng vỗ bờ mạnh hơn mọi khị Đúng lúc ấy, một thằng bé vô ý đạp phải chai rượu của lão Hộ làm nó lăn kềnh rạ Đốm sáng vụt biến mất. Lão Hộ bảo chúng mày đánh động, các quan không hiện nữa, muốn xem phải chờ một lúc lâu, thật yên tĩnh lạị Nhưng chẳng đứa nào thức chờ tiếp được, thành ra chuyện các quan ôn cứ nửa thực nửa hự Chưa biết thế nào thì vài hôm sau xảy ra một việc làm lũ trẻ kinh hãi không dám bén mảng đến lều vịt nữạ Lão Hộ phát hiện ra một xác người dạt vào gần lềụ Cái xác đàn bà trẻ, quần áo bắt đầu căng nứt, trông vừa rợn, vừa thương tâm. Dân làng kéo nhau ra xem nhưng chưa ai dám mó tay vàọ Lão Hộ uống hết một chai rượu, tự tay khâm liệm cho người xấu số. Nhưng vừa nhấc quan tài lên để đưa vào bãi tha ma làng thì dây đòn đứt phựt. Xem ý hồn chẳng muốn đi đâu nữạ Lão Hộ cuốc đám rau lang dưới chân lều mình, đào thành cái huyệt, cho chôn quan tài ngay xuống đấỵ Dân làng ai cũng lè lưỡị Từ độ ấy, người ta kiêng đi qua lều vịt của lão Hộ. Hình nhu lão đã làm bạn với mạ Đêm đêm, ngọn đen dầu của lão tỏa một quầng sáng hiu hắt, đỏ đọc giữa cả bãi sông tối đen. Gió rít qua lều vịt u u, có khi nghe vẳng trong gió tiếng cười, tiếng hát lè nhè, chẳng rõ giọng người hay giọng mạ..
    Vân và Thùy đứng nép ở chân lều vịt một lúc lâu, đùn đẩy nhau không dám gọị Lão Hộ chợt nhìn thấy hai đứa, ngó cổ hỏi có việc gì. Thùy rụt rè thưa chúng cháu là sinh viên về làng lao động, muốn mua ít trứng đẻ ăn tươị Vân tò mò nhìn lão Hộ. Mặt lão hiền khô, nom chẳng khác gì những người trong làng. Cái lều vịt thoáng mát, lỏng chỏng vài ba vật dụng sơ sài, cũng không có vẻ gì là huyền bí, đáng sợ cả. Lão Hộ hỏi lại: ?oSinh viên à?? rồi lùi lũi quay đị Hai đứa ngơ ngác nhìn nhaụ Lát sau, lão Hộ xách xuống một túi trứng, lại một rổ khoai lang đầy có ngọn, đưa cả cho Thùỵ Thùy lắp bắp hỏi giá. Lão Hộ phẩy tay: ?oĐi về đị Chúng mày sinh viên làm gì có tiền.?. Hai đứa ngơ ngẩn xách túi trứng, bê rổ khoai nhìn theo bóng lão xa dần. Lão đi như chủ soái giữa đàn vịt lít nhít, trông vừa tự do, vừa bé nhỏ đơn độc trên triền sông dài hút tầm mắt...
    Tuần sau, đoàn thực tập được lệnh rút về. Mấy đoạn rãnh thoát nước đã đào xong, độ dài đủ nhưng nông choèn choèn. Mưa to một trận, đất lại tràn xuống, lấp đi gần hết. Đường làng bùn nước toe toét đâm ra bẩn hơn. Nhưng thời gian đi thực tập đã hết, chẳng ai nghĩ đến chuyện phải sửa sang lạị Ô tô đi vào buổi sáng. Vân lên xe sau cùng, nghĩ không biết bao giờ mình sẽ trở lại nơi nàỵ Vân hứa với cái Nam bao giờ nó ra Hà Nội, Vân sẽ đưa nó đi ăn kem, xem Vườn Bách Thú. Con bé háo hức như chị Hiến háo hức về Sà Goòng... Xe về đến Hà Nội đã gần trưạ Vân thấy Quốc trong đám người lố nhố đứng đón. Trông anh ta vẫn tẻ nhạt như mọi khị Vân ngạc nhiên tự hỏi sao mình lại mong anh ta đến thế suốt mấy tuần quạ ễ nhà quê, hình như cái gì cũng khác...
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phạm Hải Anh
    Cái Đồng Hồ
    Nàng mặc áo màu cam chín. Hắn không nhìn rõ mặt nàng. Chỉ có cái áo như hắt một vệt sáng lạ lùng lên mùa đông xám xịt. Một thoáng thôi, rồi nàng biến mất. Hắn từ từ mở mắt , mụ mị. Không biết bây giờ là mấy giờ. Tiếng kim đồng hồ vẫn tích tắc khó nhọc. Cứ tích tắc như thế suốt tháng, suốt năm, đến phát điên lên được, mãi mãi quanh quẩn trong cái vòng tròn với mười hai chữ số, không nhanh hơn mà cũng không chậm hơn. Đây là cái đồng hồ cuối cùng trong số mười bảy cái đồng hồ quà cưới. Đêm tân hôn, nàng nghịch ngợm bày mười bảy cái đồng hồ quanh phòng, vặn cho chúng chạy. Hắn hôn nàng trong tiếng năm mốt cái kim đồng hồ quay vòng tích tắc. Nàng cười, nghe tiếng đồng hồ gõ nhịp vang cả căn phòng nhỏ, bảo rằng đó là giai điệu thời gian, nó cũng như nhịp tim mình vậy. Cũng đêm ấy, khi hắn thỏa mãn, lơ mơ thiếp đi, mười bảy cái đồng hồ bất thình lình đổ chuông. Cả nhà choàng dậy, hốt hoảng như báo động. Chỉ có nàng tỉnh như sáo, mắt mở to nhìn hắn, mỉm cười. Hắn không nhìn cái lúm đồng tiền rung rinh trên má nàng. Hắn vùng dậy, lặng lẽ tháo pin của mười sáu chiếc đồng hồ, gom lại thành đống để đầu giường. Môi nàng mấp máy định nói một điều gì rồi thôi. Hắn nghĩ nàng nên xin lỗi vì sự vô ý của mình.
    Hôm sau, hắn vác mười sáu cái đồng hồ thừa ra hàng kí gửi. Người ta nhận bán hộ mười lăm chiếc, còn một chiếc gắn ba bông hoa nhựa đỏ rực phô sắc trên nền nhựa tim tím bị tế nhị trả về. Hắn cho luôn bà cụ hàng xóm. Bà cụ cứ cảm ơn mãi, bảo cháu phúc đức quá, khi nào bà chết bà sẽ phù hộ cho cháu. Hắn không mấy hi vọng vào điều đó. Bà cụ ngày nào cũng cởi trần, ngồi tắm cạnh bể nước tập thể, cái quần đen kéo cạp cao đến tận ngực, che đôi bầu vú chắc đã teo quắt chả còn gì đáng xem. Mỗi lần thấy hắn bà cụ đều gọi lại, khẩn khoản nhờ kì lưng. Hắn không nhớ mình đã kì lưng hộ cụ bao nhiêu lần. Hòn đá kì xam xám trơn tuột trên tấm lưng trần da mồi lốm đốm, cầm ướt át ghê tay. Hắn kì qua quít rồi đưa trả hòn đá. Lần nào bà cụ cũng cẩn thận hỏi lưng bà có bẩn không, rồi hài lòng cám ơn, lại hứa khi nào chết bà sẽ phù hộ cháu. Bà đã hứa thế với tất cả bọn trẻ kì lưng hoặc xâu kim hộ bà. Cuộc sống của bà sau khi chết chắc sẽ bận rộn hơn bây giờ nhiều lắm vì phải đi phù hộ biết bao nhiêu người. Bây giờ bà chỉ ngồi đó, khâu đi khâu lại những miếng quần đen dầy cồm cộp, cây kim to tướng, sợi chỉ thô, đường kim dài ngoẵng xiên xẹo. Lúc nào cũng thấy bà khâu hoặc tắm, vị trí cố định là cạnh bể nước hoặc sau song sắt cửa sổ. Bà níu gọi tất cả những người lướt qua địa phận của mình để hỏi giờ và hỏi thời tiết. Bọn trẻ trong khu cứ nhìn thấy bà là lập nghiêm, trịnh trọng thông báo tình hình thời tiết đang chuyển biến rất xấu, rồi chạy tóe đi, bụm miệng cười nhìn bà lẩm bẩm lo lắng. Bà ghét bọn ấy, mắng là lũ trời đánh thánh vật. Chỉ có hắn được bà quý nhất. Thỉnh thoảng, bà gọi hắn, hỏi thật to về thời tiết trong lúc lén lút giúi vào tay hắn một bọc ni lông con con, khi là mấy cái kẹo đã chảy nước, khi là quả hồng xiêm đã nhũn hoặc nửa bắp ngô luộc nguội ngăn ngắt. Bà không nghĩ hắn đã thành thanh niên, đã có người yêu và đang tấp tểnh lấy vợ. Hắn mường tượng những gương mặt lướt qua cặp mắt đùng đục của bà lão như những cái bóng mờ ảo của một thế giới người xa lắc, không đem lại cái gì cho bà cụ nữa ngoài những thông tin về thời gian và thời tiết. Thế giới của bà cụ chỉ co cụm lại trong phạm vi một từ: Sống. Bằng tất cả cơ thể kiệt quệ và bản năng mù lòa, bà lão bám riết lấy cái sống, đơn độc làm cuộc chạy đua tuyệt vọng với thời gian mà đích cuối cùng là cái chết.
    Một chiều về nhà, hắn ngạc nhên không thấy bà cụ ngồi tắm bên cạnh bể nước nữa. Bà hàng xóm giải thích ở nhà quê cho người lên đón cụ về rồi. Cụ khóc lắm, nhất định không chịu đi. Cuối cùng phải dọa là ở đây chết sẽ bị hỏa thiêu, nóng lắm. Những đe dọa về cái chết với các cụ già bao giờ cũng có tác dụng. Bà cụ lui cui soạn đồ mất cả buổi, nghe đâu mang theo cả cái đồng hồ của hắn. Ở nhà quê, chắc những người qua lại không sẵn đồng hồ cho cụ hỏi giờ. Bà cụ đã già đến mức không nhớ nổi tuổi mình. Bỏ quên ngót trăm năm ở sau lưng, dồn hết sức lực để tích cóp thêm từng giờ sống nữa, cung cách của bà cụ có cái gì làm hắn vừa buồn cười, vừa kinh sợ và khâm phục nữa.
    Nàng cũng hay hỏi giờ và vẫn thường đến quá sớm hoặc quá muộn. Hắn quen nàng trong lớp ngoại ngữ buổi tối. Nàng luôn mặc những cái áo màu thật khủng khiếp, nhìn nhức cả mắt. Tóc nàng cắt tỉa lởm chởm chẳng giống ai. Bao giờ nàng cũng ngồi cô độc ở góc lớp và biến mất ngay khi chuông hết giờ vừa reo. Đôi lúc hắn bắt gặp nàng trên chiếc xe đạp mini đỏ chói, hối hả đạp, vòng bánh xe lăn cuống cuồng như chạy trốn ai hay như đang trong một cuộc đua nuớc rút. "Em vội gì thế?", sau này thân hơn, hắn hỏi nàng. Nàng nhoẻn cười rất dễ thương, thú nhận: "Em cũng chả biết nữa, tự nhiên nó cứ như thế." Quỹ thời gian của nàng dư thừa và nàng cứ vội vàng. Gò má nàng lấm chấm tàn nhang, cái nốt ruồi tí xíu đính lắt lẻo ở môi trên. Khi nàng nói, chẳng có cái gì chịu ở yên một chỗ. Cái nốt ruồi nhảy nhót, hai lúm đồng tiền lúc ẩn lúc hiện, cả chiếc răng khểnh của nàng cũng vậy. Chúng làm hắn phải sốt ruột, phải quan tâm và không thể nào không nhớ tới nàng.
    Một lần xa Hà Nội, hắn tẩn mẩn viết thư cho nàng. Hắn mở đầu: "Em, anh đang ở cách xa em hơn ngàn cây số. Nhưng dù thân xác anh ở đâu, trái tim và tâm hồn anh lúc nào cũng quanh quẩn bên em...". Thư rất dài, hơi văn hoa, nhưng mê tiểu thuyết như nàng chắc là sẽ thích. Nàng trả lời ngay. Nàng bảo có gửi kèm trong thư cả tâm hồn và trái tim hắn vì xưa nay nàng không quen viết thư cho cái xác không. Hắn vừa bực, vừa buồn cười. Lại nghĩ nếu chỉ có cái xác mình đen đủi, to kềnh càng nằm ườn ra đây thì cũng kinh thật. Có một lần, hắn ướm hỏi nàng rằng tâm hồn con người nặng gấp trăm lần thể xác, một người gánh vác không nổi nên phải tìm người khác để xẻ chia. Nàng nhìn hắn. Đáy mắt nàng trong vắt, lấp lánh. Tim hắn hẫng hịp, chờ đợi. Nhưng nàng bảo linh hồn nặng thế có lẽ phải cần tới trăm người khiêng, một trăm người ấy cõng thêm trăm linh hồn nữa, cộng lại nặng gấp mười nghìn lần thể xác, thế là tất cả chết bẹp. Nàng cười, chiếc răng khểnh trắng như giọt sữa đông, hai lúm đồng tiền xoáy thật sâu. Hắn không biết mình nên bỏ về ngay lập tức hay nên ghì mái đầu bướng bỉnh của nàng vào ngực mình, ghì thật chặt cho nàng không thể vùng vẫy và nhất là không thể lý sự nữa. Nhưng hắn vẫn ngồi im. Hắn biết nàng chỉ xù lên như một con nhím sợ hãi, người đàn bà trong nàng cũng yếu đuối, không chút tự vệ, run rẩy chờ được thuần phục gã đàn ông đầu tiên nào vượt qua lớp vỏ chông gai kia. Và hắn đã đúng.
    Nhưng chưa bao giờ hắn cảm thấy mình là kẻ chiến thắng may mắn. Giá ngày ấy hắn cứ bỏ đi có lẽ nàng và hắn đã hạnh phúc hơn chăng? Hắn không biết. Ngay cả bây giờ hắn cũng không dám chắc một điều gì cả. Đôi lúc hắn thấy kì lạ rằng một người đàn bà bé nhỏ ngây thơ như nàng lại có thể xáo trộn cuộc sống của hắn điên khùng đến vậy. Nàng cắm những bình hoa tuyệt đẹp và làm vung vãi nước lên khắp bàn làm việc của hắn. Nàng bí mật sơn cửa sổ một màu lá cây xanh ngắt để làm hắn ngạc nhiên. Nàng đánh thức hắn dậy lúc năm giờ sáng để nếm món phở tự tay nàng nấu mừng sinh nhật hắn. Nàng mua tặng hắn những cái áo sặc sỡ mới trông đã sởn gai ốc và khóc tấm tức khi hắn không chịu mặc. Cả gánh nặng gia đình dồn lên vai hắn. Nàng ngạc nhiên thấy hắn râu ria bơ phờ, suốt ngày than vãn về chuyện tiền nong. Nàng cấm hắn đi làm, lập ra cho mình những kế hoạch kinh doanh điên rồ nhất. Mỗi lần như thế, hắn hầu như phải dùng vũ lực để ngăn nàng lại. Nàng khóc sưng cả mắt, căn nhà của hắn giống như một địa ngục câm lặng.
    Hắn cố tự an ủi rằng nàng còn trẻ quá, cuộc đời sẽ cho nàng kinh nghiệm, dày dạn hơn. Một đêm mùa hạ trời chi chít sao, hắn say sưa giảng giải cho nàng về kinh tế thị trường. Nàng ngoan ngoãn ngồi nghe. Rất lâu, đột nhiên nàng hỏi: "Không biết sao Con Vịt nằm ở chỗ nào nhỉ?". Hắn chưng hửng, chán nản, lờ mờ nhận thấy nàng xa cách hắn vời vợi. Cõi riêng bí ẩn của nàng bàn chân hắn không thể nào đặt tới được. Hắn đã hoảng hốt uốn nắn nàng. Hắn sợ tất cả những gì ở nàng mà trước kia hắn từng thích thú. Hắn bắt nàng mặc những cái áo một màu đen hoặc trắng, cắt may đúng mốt. Hắn mua cho nàng chiếc đồng hồ để nàng đừng đi muộn và nhất là đừng hỏi giờ suốt ngày nữa. Hắn xin việc cho nàng ở một cơ quan nhà nước, yên chí rằng đó là môi trường lí tưởng để nàng học cách ăn miếng trả miếng, tự vệ với đời. Hắn không để ý đến những vết tàn nhang ngày càng tái nhợt trên gò má nàng và đôi lúm đồng tiền lâu lắm không hiện ra nữa.
    Mùa hè cuối cùng, hắn đưa nàng ra biển, cái bãi biển ngày xưa hắn đã đi dạo một mình, nhớ đến quay quắt chiếc răng khểnh cùng cung cách bứt rứt đáng yêu của nàng. Bây giờ nàng đi bên hắn, nhưng hắn thấy nàng chẳng giống ngày xưa, hoặc là chính hắn đã khác đi. Nàng không để ý tới điều đó. Nàng hân hoan trút cái váy đen, mặc vào bộ đồ bơi sặc sỡ. Nàng lang thang khắp nơi nhặt vỏ ốc biển, biến mất suốt cả buổi chiều. Sáng hôm sau, nàng rủ hắn đi xem tranh, nàng mới quen một tay họa sĩ rất hay. Hắn ngạc nhiên, xưa nay nàng chưa từng quen với đàn ông dễ dàng như thế. Hắn theo nàng đi. Tay họa sĩ hình dung kì quái, những bức tranh cũng kì quái, màu sắc chói chang, chồng chất lên nhau, chẳng hiều định diễn tả điều gì. Hắn vẫn cười nhạo khiếu thẩm mỹ của nàng, nhưng lần này, có cái gì đấy trong những bức tranh màu nhòe nhoẹt kia làm hắn thấy không được tự tin cho lắm. Hắn im lặng, kéo nàng về nhà. Cả ngày hôm sau nàng lại biến mất. Hắn không buồn đi kiếm nàng. Hắn đang phát khùng vì cú phôn từ Hà Nội báo việc kinh doanh hoàn toàn đổ bể. Đúng lúc ấy, nàng ở đâu về. Mắt nàng long lanh phấn khích, tóc tai lộn xộn. Chiếc răng khểnh sáng bóng lấp lánh, cái nốt ruồi nhỏ nhảy nhót. Lâu lắm rồi hắn không thấy nàng như vậy. Nàng hổn hển khoe đã đứng làm mẫu cả buổi cho tay họa sĩ. Nàng muốn hắn phải đi, ngay lập tức, xem chân dung nàng. "Cút đi! Cút ngay với thằng họa sĩ của cô!". Một cơn điên giận bất thần chụp lấy hắn, có cái gì đó vỡ bung ra, nóng bỏng. Hắn giật lấy lọ hoa trên bàn, ném về phía nàng. Cái lọ hoa bay sượt qua nàng, đập xuống nền đá vỡ tan. Nàng há miệng nhìn hắn. Gương mặt nàng trắng nhợt. Hắn không dám nhìn vào mắt nàng. Hắn quay đi, xéo lên những bông cúc trắng vương vãi từ lọ hoa vỡ của nàng. Khi hắn ngoảnh lại thì nàng đã biến mất. Vĩnh viễn. Đêm ấy, hắn bổ đi tìm nàng khắp nơi. Bãi biển vắng ngắt. Không thấy cả tay họa sĩ với những bức tranh của gã. Hắn ở lại bãi biển suốt tuần chờ đợi tin nàng. Đêm, hắn nghiến môi mình đến bật máu, mường tượng những nụ hôn mặn nước mắt của nàng. Hắn biết chắc không một người đàn bà nào yêu hắn hết mình như nàng đã từng yêu. Nhưng nàng vẫn không quay trở lại. Hắn chỉ tìm được trên bãi cát chiếc đồng hồ của nàng. Cát bám đầy trên mặt và nước mặn làm nó ngừng chạy. Kim đồng hồ dừng lại gần số chín. Chín giờ kém mười, có phải giờ nàng đã bỏ đi? Hắn rùng mình nhớ lạicâu chuyện với nàng về bà cụ hàng xóm. Lúc ấy nàng bảo em sẽ không bao giờ sống mòn mỏi như thế. Thầy bói đoán nàng sẽ có một số phận kì lạ và chết trẻ. Hắn ngắt lời nàng bằng một nụ hôn dài. Nhưng khi gỡ môi ra, nàng cười, nhắc lại: "Anh sợ gì? Chết rồi em cũng ở bên anh. Em sẽ phù hộ cho anh." Mắt nàng lúc ấy long lanh kì lạ, hai lúm tiền rung rinh, hai vệt xoáy đựng đầy nắng. Nàng mặc áo màu cam chín.
    Hắn cố tin rằng nàng đã bỏ đi cùng tay họa sĩ. Hắn đăng tin tìm nàng khắp nơi, trên đài, báo, tivi... Hắn nhận những cú điện hỏi thăm, an ủi. Sau cùng hắn nghĩ mình phải quên nàng đi để mà sống... Rất lâu sau, một đêm Giáng sinh một mình lang thang trên phố, hắn chợt nghe tiếng chuông nhà thờ. Tiếng chuông gióng giả, rung động cả không gian mùa đông lạnh lẽo. Hắn chợt nhớ tới hồi chuông đồng hồ trong đêm tân hôn của mình. Đám cưới của hắn chỉ là một bữa cỗ tạp nham với rất nhiều thịt, bia rượu. Tấm phông đỏ treo chữ ***g với đôi chim bồ câu cắt từ tấm xốp xòe cánh cứng đơ. Không có khói hương thành kính, cũng chẳng có những lời nguyện cầu ban phúc thiêng liêng. Giá hắn đừng hốt hoảng tháo pin của mười sáu chiếc đồng hồ, có lẽ đêm tân hôn của hắn với nàng cuối cùng cũng có một cái gì na ná như hồi chuông thánh lễ dành riêng cho hai đứa. Giá lúc ấy hắn đã hôn lên đôi lúm đồng tiền trên má nàng, hỏi nàng định nói gì. Bây giờ thì vĩnh viễn hắn không thể nào biết được điều bí mật gì nàng định chia xẻ cùng hắn trong cái đêm đầu tiên ấy.
    ... Cái đồng hồ thứ mười bảy vẫn kiên nhẫn chạy. Từng nhịp tích tắc vật vã đập vào đêm. Hắn vùi đầu vào gối. Có lẽ ngày mai, hắn sẽ tháo cái đồng hồ xuống, cất đi như đã cất đi những váy áo sặc sỡ và mọi thứ gợi nhắc tới nàng. Hắn sẽ học bà cụ hàng xóm. Hắn cần phải tồn tại, nhích dần lên, đoạt của số mệnh từng giờ một và hạnh phúc rằng mình đang sống...
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phong Hưng Lưu Nhơn Nghĩa
    Tiếng Khóc Con Điên
    Mùa mưa lạnh lẽo vùng đất Bảy Núi lầy lội, ít ai muốn bước chân ra khỏi nhà, nhưng nắng hành hạ dân không kém, đi suốt cả gần nửa ngày mới gánh được đôi nước Chơn Num, nước màu trắng đục, uống chua chua, dân xứ khác tới thường bị chanh nước, bụng lớn, da vàng mét. Thế mà cũng có nhiều người tới đây lập nghiệp, cái nghiệp nghèo.
    Dân quanh chợ hầu hết gốc Triều Châu, buôn bán ở trong năm dãy phố cất từ xưa, mái ngói đỏ. Nghe nói thời đó vùng này còn là rừng dừa, khỉ đu từng đàn, dám chọc phá người đi một mình, nên đặt tên là xứ ?zXà Tón?o (Swaton = khỉ đu). Dân Tàu lập nghiệp gần khoảng 60 năm chen chân cạnh tranh không xuể ở các tỉnh lớn, lui dần về đây, vì dân Miên ?zchưa biết đi guốc?o dễ làm ăn, thất bại, một số người cùng đường lại bỏ đi nữa, lên Nam Vang, cái xứ ?zTrai vô bạn biển, gái về Tà Ke?o.
    Dọc theo chân núi đồi là những sóc Miên, nhà sàn, phần dưới nuôi gia súc, phần trên người ở, họ sống bằng nghề làm rẫy, dệt vải, nặn nồi om, mang ra chợ bán. Họ di chuyển bằng xe ngựa, voi, hay đi bộ. Ẩn hiện trong những hàng dừa, tre, thốt nốt, có những ngôi chùa Miên, mái cong như những ngôi tháp chứa hài cốt thiêu, làm tăng vẻ huyền bí xa xôi.
    Mỗi buổi sáng, các sư sãi chậm rãi đi khất thực, len lỏi qua các khóm tre, bọn ?zCol Sóc?o (chú tiểu) lẽo đẽo theo sau kêu lớn ?zLốt chăm bai?o (Sư độ cơm). Các bà Miên quấn xa rông sặc sỡ, đi chân đất, kính cẩn bưng cơm để nhẹ vào bình bát ông Lục, thức ăn giao cho Col Sóc trong gà mên. Đời sống trong Sóc nghèo thong dong và thanh thản, thời gian như ngừng đọng lại.
    Con kinh đào như lưởi dao bạc, đêm về lấp lánh đâm thẳng ngang hông chợ có hai vòi rồng trên nóc. Xứ kinh cùn chợ ngang vì vậy thế đất hư không phát thiên tài nhân kiệt. Dọc theo kinh, dân Việt sống bằng nghề giăng câu, hái rau cỏ đồng, bắt rắn dưới bưng, bán đổi gạo. Ruộng bao la nhưng đất phèn dày đặc, lúa tranh không nổi với cỏ ống, không nghe nói năm nào trúng mùa cả.
    Xứ nghèo, ba nếp sống văn hóa chủng tộc dị biệt hòa hợp tương đắc, chưa va chạm nhau bao giờ. Rằm tháng Bảy, thí vàng, cúng kiến chùa ông Bổn, ngày tống gió đình Việt Nam, Đôn Tà, He cà thưng rước Phật, đua bò, đều được tất cả tham gia. Dân giàu lòng vị tha mà sao không thấy ai phát quan, phát tài gì cả. Năm 1945 nghe đồn phong trào Cáp duồng, chỉ nghe đồn chứ không xảy ra. Tiếp theo năm 1945, ********* chụp đồn, súng nổ đủ loại, cháy một dãy phố xưa. Sáng hôm sau, người ta dập dìu bó xác người thân đi chôn vội vã, ở Chơn Num, thiếu tiếng trống phèn la đưa tiển như thường lệ.
    Xứ nghèo, Trời không thương, người ta khô nước mắt vì đậu mùa giáng xuống năm kế tiếp. Chưa hết đâu, xứ kinh cùn chợ ngang mà ! Ông Đạo núi Tô xuống rao sấm truyền. Lính Commodo Maroc đi bố ráp quanh quẩn, thêm một số người bỏ ra chợ kiếm ăn, làm thuê, gánh mướn.
    Nhân vật bỏ sóc núi lang thang ngoài chợ trông quen mặt nhất là con Điên. Điên tuổi khoảng gần 20, da đen bóng. sạm nắng, mũi cao và thẳng, mấy chiếc răng vàng lấp lánh trong miệng, tóc rối bời, áo quần rách bươm, nhớp nhúa, lúc cười ngây dại, lúc khóc trông gớm ghiếc, ít ai biết Điên từ Sóc nào tới, vì bịnh điên, nên người con gái Miên này mang tên Điên. Điên thường ngày đứng dựa cây cột đá cạnh nồi hủ tiếu góc chợ kiếm ăn, lảm nhảm một mình. Có người kể, Điên xưa thuộc con nhà có ăn ở sóc Ô Thôm, biết tiếng Tây từ 1 đến 10, một thanh niên cùng xóm mê theo đuổi thất bại nên bỏ ngải độc hóa điên, mất luôn cha mẹ lưu lạc theo người ra chợ xin ăn qua ngày. Điên hay đứng trước các tiệm quanh chợ, lấm lét nhìn người ta quây quần trên chõng tre, ăn cơm chiều. Thời bình tịnh, cơm lúc bây giờ chưa phải là món xa xí phẩm như ngày nay, người ta cho Điên gói cơm dư đựng trong lá sen, thảo hơn, chan thêm một ít cá kho. Điên vừa đi vừa bóc ăn. Buổi sáng chợ đông, dân sóc đội trái cây ra chợ bán không hết, còn một ít trái héo dành cho Điên, cháo khét đáy nồi cô Xiệu tan buổi chợ đông Điên cũng có phần. Không ai dư dả cho tiền Điên, và Điên không biết xài tiền, cũng không ăn mày thật sự.
    Sự có mặt Điên trong chợ Xà Tón góp phần ý nghĩa cho sinh hoạt hàng ngày. Buổi sáng, Điên thưòng trốn ông quét chợ, vì Điên hay bươi những đống rác ông gom sẳn chờ xe đến hốt. Sợ nhất là ông già ăn xin cầm gậy dọa, ngại Điên chia phần. Buổi trưa chợ búa thưa thớt, còn những chị bán quà trưa ngồi trở những gắp chuối nướng trên lò than hồng, trò chuyện với chị bán chè khoai bên cạnh. Điên véo von múa hát điệu ?zLam thol?o, tạo tiếng cười thoải mái cho giới buôn thúng bán bưng. Họ cười nghiêng ngửa, không khác tiếng cười Điên bao nhiêu.
    Điên không phá phách ai bao giờ, vậy mà chính Điên là đối tượng cho đám trẻ con trêu chọc thường lấy cùi bắp ném Điên, người lớn không khuyến khích mà cũng không ngăn cấm. Ông Đạo áo vàng núi Tô, bới tóc cao, râu dài, dáng tiên phong đạo cốt, mỗi lần xuống chợ đưa cây gậy chạm đầu rồng ngậm châu, niệm thần chú làm phép cho Điên, ông dặn ?zTu nghe, ăn tương nghe?o, nhiều lần làm phép, nhưng Điên vẫn chưa tỉnh.
    Những đêm mưa lạnh, gió từ cánh đồng thổi qua con kinh mang theo giá buốt, mưa miền đất núi ***g qua chợ trống. Điên nép mình co ro dưới cột đá khóc sướt mướt. Tiếng khóc gào run rẫy, được gió núi nâng cao hòa với tiếng mưa bão bùng. Điên khóc vì cô đơn hay lạnh lẽo ? Điên không kể lể gì trong tiếng khóc. Dân phố quanh chợ hàng đêm, suốt mùa mưa quen thuộc với tiếng nhạc Điên, giúp họ cảm thấy ấm áp với gia đình hơn.
    ?zMe ơI, Me?o (Má ơi, Má). Trong óc Điên, lởn vởn hiện về những buổi trưa gay gắt nắng, nô đùa với bạn cùng tuổi, tắm nước giếng bên căn Tha la đúc, chia nhau những trái khế chua, uống một ống nước thốt nốt, những buổi cơm gạo đỏ với mắm, với cá xấy khô trộn bông xà đâu, cùng gia đình trong căn nhà sàn, thơm phân voi. Điên nhớ lờ mờ hàng thốt nốt cứng cáp, cao ngất trong sóc xưa. Đám He Cà thưng, đám rước Phật, ngày lễ rước nước lên khi nào kìa ? Nhà Điên xa quá, tăm tăm mù mù, không thấy đường về. Con sóc đuôi dài đu qua cành cây bưởi bên nhà Điên dưới chân núi Ta Pạ, không phải, con cua đồng bò ngang ruộng mạ xanh loang loáng nước dưới chân núi Năm Vi mà ! Ủa ! mà rắn thần Naga biến thành ghe ngo - nhiều người bơi theo tiếng la trên kinh Cây Me đâu rồi ?
    Chiều nay, khuya rồi, chờ hoài sao không thấy đàn chim học trò bay về núi ? Điên bật cười sằng sặc, ôm ngực tức tưởi. Chợ trống, áo rách lưng, cột đá lạnh không đủ che mưa gió bốn bề, lạnh quá, ?zMe ơI ! Me !?o
    Tiếng gió mưa tầm tã, đệm cho cô ca sĩ Điên đơn độc lạc lõng gào thét van xin được nằm trong tay ấm áp chở che của mẹ như ngày xưa, Điên làm cho các bà mẹ mũi lòng, lo âu, sợ mình mất sớm, con cái sẽ vất vưởng bơ vơ
    đầu đường xó chợ như Điên.
    Một đêm, thằng em tôi đang lúi húi xé giấy đậy cái ***g cho mấy con chim áo già nó nuôi khỏi bị lạnh, nghe tiếng Điên kêu khóc ngoài chợ, nó ngơ ngác hỏi : ?zỦa ! sao nó điên mà nó biết kêu má nó vậy ? ! !?o
    Chú thích :
    (1) Câu ca dao thường nghe vùng biên giới Việt Miên
    ?zNam Vang lên dễ khó về,
    Trai vô bạn biển, gái về Tà Ke?o
    Ngụ ý chỉ những người túng cùng, thắt ngặt đến độ không sống được phải bỏ đi xứ người tìm đường sống. Ở chính quê hương mình không đủ khả năng để sinh sống, tương lai hầu hết của những người tay trắng này bắt đầu nghề làm công (bạn = những người làn công) ở Biển Hồ. Vì thất chí xa nhà, lại khó vươn lên được, họ tìm giải trí bằng rượu và cờ bạc nên thua lỗ, nợ nần, làm công suốt đời.. Phụ nữ càng khốn đốn hơn, dễ bị gạt sống bằng nghề buôn hương bán phấn. ?zTÀ KE?o : tiếng Miên mượn gốc tiếng Triều Châu ?zThào Kê?o (đầu gia = chủ nhà hoặc người chủ nhân) biến nghĩa đi, chỉ các lầu xanh. Mụ Tào Ke dùng như mụ Tú Bà. Tình trạng tuyệt vọng của các nghề này trai gái khó dư dả và hứng khởi trở về quê mình.
    (2) Đôn Tà : một cuộc lễ lớn của Miên, vào khoản tháng Tư như Tết Việt Nam
    (3) He cà thưng : đám rước tượng Phật. Thường tượng Phật đặt trên giá có người khiêng, theo sau là đám rước có giàn nhạc ngũ âm phụ họa.
    (4) Cáp Duồng : Chặt người Việt. Phong trào này xãy ra trước năm 1945, trùng hợp với chính sách chia để trị miền Đông Dương (Việt - Miên - Lào) của Thực dân Pháp.
    (5) Chơn num : chân núi.
    (6) Lam Thol : một điệu vũ Miên, có khi hát đối đáp.
    (7) Xà đâu : một loại cây mọc ở Miên và vùng biên giới, bông và lá ăn đắng nhưng vị ngọt, trộn với cá xấy, dưa leo, rau thơm, thịt luộc, thái mỏng, bóp cho mềm, chấm nước mắm me chín.
    (8) Chim học trò : loại chim chiều chiều bay về núi, con nào bị bỏ sau gọi là chim thi rớt.
    (9) Chim áo già : bằng chim se sẻ, mỏ xám cứng, đầu lông đen, mình lông màu già, thường có nhiều vào mùa lúa. Ngày nay đã tuyệt chủng.
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Hà? Thùc Sinh

    Đời Thơm Như Ngọn Đ"i Ẩm ( I )
    Nhưng bao giờ chĂng 'i? MĂ trời ơi lĂm sao chĂng 'i 'ược lĂc nĂy, giữa khi trong họ ngoĂi lĂng 'ang chạy 'ua v>i thời gian 'f ki!" "Ă 'Ău 'ược anh (xu'ng giọng), em hứa v>i thằng cha chủ nhi?m r"i, chắc như bắp, trời ơi khĂng cĂ lĂ anh hại 'ời em!" MTt Ăng bạn ỷ mĂnh Y nư>c khĂc, hĂt qua 'i?n thoại, "BĂi nằm hết r"i, bT ấp dzợ t'i ngĂy sao mĂ khĂng gửi tiếp qua, cha nTi?" "M?t quĂ Ăng ơi, cho tĂi 'm Ăt kỳ 'i!" "Ă thi?t chơi 'Ă cha? Đừng thoọc lĂc anh em nghe, h.ng cười 'Ău nghe!" "B' ơi!" "GĂ?" "Long distance kỳ nĂy nĂ cảnh cĂo 'Ă b'?" "Sao?" "NĂ bảo cĂn hai trfm nợ khĂng trả 22 nĂ cắt, b' nh> kĂ trả." "Ừ, sẽ trả." Lại mTt 'ứa khĂc. "B' ơi!" "Hả?" "BĂc KiĂn gọi bảo cĂi gĂ thĂ cu'i tuần nĂy b' cũng rĂn sắp xếp 'i họp, chuy?n lập quỹ cứu trợ quan trọng lắm." "Bận chết cha chết mẹ 'Ăy, họp gĂ!" VĂ vợ chĂng, "Anh Ă, thĂng nĂy gửi quĂ về bĂn nhĂ, deficit nặng, giờ lĂm sao cĂ tiền mua sắm biếu xĂn GiĂng Sinh 'Ăy." "Trời ơi thĂ em lo lấy, sao cĂi gĂ cũng anh vậy." "Ă trời, bT em vẽ ra tiền 'ược hả?" "Thế chứ bT anh 'Ănh cư>p nhĂ bfng 'ược hả?"
    Cu'i nfm chĂng 'iĂn người. Nh> ban chiều ng"i ngoĂi quĂn cĂ phĂ, chĂng 'Ă nĂi ư>c sao 'ầu thập niĂn nĂy mĂnh sẽ thoải mĂi hơn, hifu theo cĂi nghĩa tương ''i, so v>i thập niĂn trư>c. Bạn chĂng 'Ă la lĂn, "Ơ hay sao lại tương ''i, chứ bT cu'i thập niĂn trư>c Ăng khĂng 'ang ng"i gỡ l cĂch 'Ăy hai 'Ăm, nhĂn fn cư>i con gĂi mTt người bạn, chĂng ngẫu hứng nĂi mấy cĂu v>i bạn, "Đừng quĂn mười lfm nfm nữa Ăng sẽ bảy mươi, sẽ vĂo hạng c. lai hy." CĂu nĂi dĂ 'Ău lĂm cả bĂn rượu lặng 'i trong giĂy lĂu, gi'ng cĂi chĂy 'Ănh quĂ bạo vĂo chiếc chuĂng l>n gĂy mTt Ăm thanh khĂng tao nhĂ, khiến lắm người bấy lĂu tưYng lĂ 'Ă an cư lạc nghi?p, b-ng thấy mĂnh chưa về t>i nhĂ, cĂn lang thang trĂn 'ường mĂ trời lại sắp t'i. ChĂng về nh> lại cĂu mĂnh nĂi cả 'Ăm mất ngủ. Xưa nay cĂ bao giờ chĂng lưu tĂm 'ến chuy?n tu.i tĂc, 'Ău mĂ phụ nữ 'ến thế, nhưng sao cĂi tiếng chuĂng vĂ tĂnh 'Ănh lĂn mTt lần trong bữa ti?c cứ vang vọng mĂi. ChĂng kĂm bạn dfm tu.i, vĂ như thế, trời ơi, chĂng tưYng tượng ch? thĂm mTt thời gian ngĂt nghĂt khoảng từ bảy mươi lfm 'ến nay, mTt thời gian bĂng cĂu qua cửa, chĂng sẽ lĂ mTt kỵ mĂ ngĂ ngựa, sẽ khĂng cĂn sức gượng 'ứng lĂn, sẽ phải than lại cĂi cĂu của ThĂnh CĂt Tư HĂn "Ta giĂ r"i sao!" Ấy nhưng dường như vấn 'ề chĂnh khĂng nằm ch- 'Ă, mĂ nằm Y mTt ch- nĂo 'ến hĂm nay chĂng vẫn chưa tĂm ra. ChĂng mang mĂng mTt cảm giĂc bất .n, xĂt xa vĂ 'Ăi lĂc cĂ mĂu tuy?t vọng. Nhưng nghề bĂo vĂo khoảng thời gian nĂy khĂng cho cĂi tĂm h"n 'a cảm của chĂng s'ng lĂu, s'ng mạnh. Cơn bu"n như cơn bĂo, ghĂ 'Ănh te tua mTt trận r"i bỏ 'i, k?, mĂy mu'n ra sao mặc mĂy. NĂ mặc chĂng, vĂ chĂng l"m c"m bĂ dậy, chạy mải miết v>i mĂy typesetting, v>i bĂn lay-out, v>i những cĂ 'i?n thoại, v>i thời sự, vĂ v>i m'i lo ngay ngĂy về mọi vấn 'ề.
    Nhưng thế nĂo nfm nay chĂng cũng phải 'i xa mTt chuyến, 'i bất cứ 'Ău. ChĂng phải 'i, 'i như mTt cuTc du xuĂn, mTt lTt bỏ. Ăt nhất mĂa xuĂn nĂy chĂng phải xa nhĂ, xa những cĂi hoĂ 'ơn, xa mĂy 'Ănh chữ, xa tiếng 'i?n thoại, xa hTi họp, xa cTng '"ng, xa cĂi tiếng chuĂng vĂ tĂnh mĂ thĂ bạo vĂ xa cả tiếng thY dĂi của Ăng ThĂnh CĂt Tư HĂn. Thế nĂo cũng mTt phen chĂng bỏ tất cả lại, qufng hết sang bĂn, thoải mĂi như cậu bĂ bỏ bĂo nĂm cả mTt thế gi>i nĂng bỏng vĂo mTt gĂc hĂ, r"i 'ạp xe 'i, r"i th.i sĂo mi?ng. Người vĂ sĩ giỏi khĂng 'Ănh mTt trận 'f chết, anh cĂn phải 'Ănh nhiều trận; vĂ như thế, thấy nguy 'ến nơi anh cĂ quyền qufng khfn. CuTc 'ời thuTc về kẻ cĂn s'ng. ChĂng mu'n s'ng vĂ chĂng phải 'i xa, khĂng thf nấn nĂ thĂm nơi thĂnh ph' cĂ cĂi sinh hoạt 'Ăng ngại nĂy. Thế lĂ trong kh'i Ăc 'a 'oan của chĂng cĂng tiến dần cu'i nfm cĂng như mu'n thu hẹp lại nhiều vấn 'ề. Mu'n ngh? ngơi 'Ăng hơn. ChĂng mu'n 'ược 'i xa mTt chuyến, nhưng khĂng hẳn gi'ng mấy nfm 'ầu m>i qua Mỹ, cĂn fn trợ cấp xĂ hTi, cĂn 'ược những phương xa n"ng nhi?t 'Ăn 'ến, nĂi, hĂt, hĂn huyĂn những chuy?n thương tĂm Y quĂ nhĂ; chĂng mu'n 'ược 'ến mTt nơi nĂo 'Ă mĂ khĂng phải Y nhĂ ai nhưng Y lữ 'iếm, ngĂy ngĂy lTi bT 'i xem những lfng tẩm, những cỏ cĂy, những sĂng nư>c vĂ nĂi non. ChĂng sẽ tĂ toĂy lĂm mTt bĂi thơ tĂnh 'ầu tiĂn trong 'ời gửi về cho vợ.
    Hay lĂ mĂnh trY lại Ăsc? KhĂng, khĂng 'ược. z 'ấy gĂi mĂnh 'a tĂnh quĂ, mĂ chĂng thĂ tự biết mĂnh 'Ă 'ến lĂc phải lĂm gương t't cho 'Ăm con sắp t>i tu.i ra 'ời. M?t r"i, chĂng khĂng mu'n gi'ng vĂi anh bạn vfn kia, nhiều chuy?n quĂ ch? cấy thĂm tĂc bạc trĂn 'ầu.
    Hay mĂnh sang Nhật, sang Nam HĂn hoặc ThĂi Lan? KhĂng, sang mấy nư>c nĂy d. bc mTt bĂ bạn 'ến chơi 'Ă 'ưa cho vợ chĂng xem mTt bĂi bĂo nĂi về ThĂi Lan, cĂ chạy ảnh mTt lĂ cĂc chc Ă chĂu dữ 'a. Coi cĂi tin nĂy. Đờn bĂ Y bfn bifu tĂnh ch'ng t? 'oan xĂ hTi dữ lắm, nĂi lĂ chĂnh quyền 'ưa gĂi ra dụ du khĂch. Nfm nay .ng cĂ tĂnh 'i chơi 'Ău hĂn?"
    Hay lĂ mĂnh sang Trung cTng? Đọc bĂo mTt anh bạn bĂn TĂy, thấy anh ta tường thuật chi li chuyến 'i Trung cTng mĂ bắt mĂ, dĂ mTt anh bạn khĂc xem tấm ảnh chụp anh chủ bĂo nằm ngả nghến trĂn bức trường thĂnh, khĂ ch 'ến thời hoĂng kim của họ Tần, r"i lắng nghe dư>i chĂn tường tiếng reo hĂ vang dậy của rợ Hung NĂ, tiếng vĂ ngựa, tiếng gươm giĂo, tiếng của "tuĂ ngoạ sa trường quĂn mạc tiếu, c. lai chinh chiến kỷ nhĂn" h"i thĂ 'Ă lĂ thĂ vi lưng ta! ' nhưng mĂ khĂng 'ược, chĂng chợt nh>. Anh bạn kia dường như sang 'Ă vĂo mĂa hĂ, bĂy giờ cho dẫu tiết xuĂn nhưng hẳn thời khĂ miền 'Ă chẳng t't tĂ nĂo cho cfn b?nh yếu ph.i của chĂng. ĐĂ thế, lĂo luật sư B. 'Ă khĂng mTt lần kf chĂng nghe sự trục trặc của con trai lĂo 'ấy sao. LĂo nĂi, "B-ng dưng mTt sĂng nĂ kĂu thằng nhỏ nhĂ mĂnh lĂn vfn phĂng giĂm ''c, bảo ngĂy mai mĂy phải rời khỏi khu nĂy, xu'ng khu dư>i. Thằng con moa sĂu nfm kỹ sư, rất chạy vi?c, tự dưng vĂ c> bc cTng sản. Chi vậy? BT thế gi>i hết cảnh 'ẹp r"i sao? BT mĂu người nơi ThiĂn An MĂn chưa 'ủ tanh sao? ChĂng khĂng mu'n trong 'ời cĂ mTt cuTc 'i chơi thi?t thĂi từ cảm giĂc thi?t thĂi 'i như thế.
    Hay lĂ chĂng lĂm mTt chuyến Ă,u du? Tiết XuĂn bĂn 'Ă cũng lạnh, nhưng nền vfn minh 'ẫy 'Ă của Ă,u chĂu khĂng thiếu mĂy sưYi. ChĂng sẽ xu'ng vĂng Orlean 'i thfm mọi ngĂ ngĂch của cĂi thĂnh ph' cĂ tiếng lĂ thĂnh ph' của lĂu 'Ăi nĂy. Rất cĂ thf chĂng lại trY ngược lĂn Paris, chẳng phải 'f chui gầm cầu lĂm mTt anh clochard rYm như giấc mơ dY dang của vĂi anh thi sĩ MĂt lai TĂy, cũng chẳng 'f lang thang trĂn 'ại lT Champ-Ă?lisĂe nhiều phĂn chĂ, mĂ sẽ ghĂ 'ến phần mT của người Victor Hugo 'f thầm thĂ v>i cụ rằng, "Cụ mĂ cĂn s'ng, cụ sang chơi nư>c tĂi mTt chuyến thĂ phải biết, cứ mĂ viết 'ược pho sĂch bằng nfm bằng mười Les MisĂrables."
    ChĂng sẽ khĂng nấn nĂ Y PhĂp lĂu. Biến c' 'Ăng Ă,u hĂ khĂng 'ủ lĂ mTt hấp lực ghĂ g>m ''i v>i chĂng sao? ChĂng sẽ 'ến BĂ Linh, cĂ thf bằng mĂy bay mĂ cũng cĂ thf bằng xe lửa, vĂ nhất 'm xuĂn. ChĂng sẽ 'Ăn mTt cĂ gĂi 'ầu tiĂn từ phĂa 'Ăng Đức thoải mĂi, tươi vui bư>c sang phần 'ất tĂy Đức -- thĂnh quả của mo&aauml;t Ă chĂ 'ấu tranh lĂu dĂi chẳng của riĂng ai, mĂ lĂ của cả cTng '"ng Ă,u chĂu mu'n phĂ 'i bức tường như phĂ sự sai lầm của mTt Yalta li như mTt bĂn tay vừa ngoi lĂn 'ược vĂng Ănh sĂng -- ChĂng sẽ Ăm la&aaacute;y cĂ gĂi vĂ hĂn hoan nĂi, "Claudia, mừng cho em!"
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Hà? Thùc Sinh
    Đời Thơm Như Ngọn Đ"i Ẩm ( II )
    Nư>c Đức cĂ thần chiến tranh, cĂ Ăm nhạc, cĂ triết học vĂ cĂ nền vfn minh cơ khĂ nhưng thực phẩm xuất sắc dường như ch? cĂ bia vĂ xĂc xĂch. LĂm sao chĂng cĂ thf Y lĂu mTt nơi ch? cĂ bia vĂ xĂc xĂch, vả bĂn Mỹ thiếu gi'ng gĂ bia vĂ xĂc xĂch Đức nhập cảng. ChĂng mu'n 'ến Ă. ChĂng mu'n thfm cĂi nền kiến trĂc của gạch vĂ ngĂi 'ỏ, mu'n nhĂn lần 'ầu vĂ lần cu'i ngọn thĂp Pisa ngoĂi 700 tu.i trư>c khi nĂ '. xu'ng, hoĂn toĂn trY về v>i cĂt bụi cĂ thf trư>c khi chấm dứt thế kỷ nĂy. Chắc lĂ chĂng cũng chẳng ghĂ cĂi colosseum nơi thĂnh Rome lĂm gĂ. CĂn 'Ău thứ hĂng khĂ thiĂng liĂng của những chĂng giĂc 'ấu, khi mĂ 'ến cỡ LĂ Tifu Long cũng từng nhảy vĂo 'Ă mĂa vĂ TĂu 'Ăng phim 'T nhật. Nhưng chắc chắn lĂ chĂng sẽ ghĂ thfm thĂnh 'ường Sistine của 'i?n Vatican. z 'Ă người ta m>i mất chĂn nfm 'f trĂng tu những danh tĂc của Michelangelo. ChĂng tin mĂnh cĂ thf nghe ra 'ược tiếng cười 'ắc thắng của nhĂ danh hoạ kiĂm 'iĂu khắc gia cĂ cĂ tĂnh sung tĂc như tĂc trĂn 'ầu nĂy. Sẽ cĂ tiếng nĂi của Ăng ta vang vọng trĂn những vĂm trần cao, "Cu'i cĂng, vẻ 'ẹp trần thế của ta vẫn hifn lT!"
    MĂ chĂng thĂ v'n yĂu mọi vẻ 'ẹp trần thế, nhất lĂ vĂo cĂi khoảng thời gian sắp Tết ta Y San Diego. LĂc ấy trời 'Ă giảm lạnh 'ến mĂt như miếng thạch -- mTt cĂi mĂt co&osllash;n 'ủ lĂ do cho cĂc cĂ gĂi Mỹ phĂng tĂng nhất vẫn giữ 'ược vẻ kĂn 'Ăo cần thiết so v>i ba thĂng sau 'Ă. Hoa vĂo thời gian nĂy m>i lĂ 'ằm thắm. NĂ lĂm 'ẹp lĂng những kẻ như chĂng: YĂu cĂi 'ẹp! Thật 'ấy, vĂo thời gian nĂy hoa người hay hoa lĂ 'ều cĂn tươi trong những vỏ bọc muĂn mĂu, chứ 'Ă vĂo hĂ thĂ chĂng nY toĂt như nhau, vĂ vĂ thế, 'Ăi khi chĂng cĂ lĂm hư hao 'i sự tưYng tượng Ă nhc từ 'ược cĂi 'ẹp của hoa? ChĂng thĂ cứ tin rằng kẻ nĂo khĂng ưa nhĂn ngắm hoa, hoa nĂo cũng thế, 'ều lĂ kẻ 'Ă chạm vĂo lĂng tự Ăi ghĂ g>m của Thượng Đế. ChĂng tự biết khĂng bao giờ mĂnh lĂ kẻ dĂm nhĂn danh bất cứ 'iều rfn nĂo 'f phạm vĂo l-i lầm nĂy, vĂ như thế, chĂng yĂu tất cả cĂi 'ẹp, cho dĂ 'Ă lĂ mTt bầu trời xanh ngắt khĂng mĂy, mTt tấm tranh ế ẩm bĂn 'ường, mTt 'oĂ hu? '"ng hay mTt cĂ gĂi cĂ khuyết tật trĂn thĂn thf mĂ chĂnh tự thĂn cĂ su't 'ời mặc cảm.
    Nhưng nếu khĂng nĂn fn mĂi mTt mĂn ngon 'f mĂn ấy cĂn ngon, thĂ lĂm sao chĂng cĂ thf chiĂm ngắm mĂi những cảnh 'ẹp nơi 'Ăy mĂ cảnh ấy vẫn tiếp tục cĂn 'ẹp? ĐĂ ngĂt nghĂt mười xuĂn chĂng s'ng ch'n nĂy. Nfm nay chĂng dự trĂ mTt chuyến 'i xa 'f cứu chĂng 'ang cĂ tri?u chứng lĂn sĂu vĂo cĂi cảnh, cĂi người, cĂi vật 'Ă nhu'm mĂu ủ Ă. ChĂng mu'n Y mTt nơi xa nĂo 'Ă, nghe thấy lời chĂc Tết 'ẹp 'ẽ của vợ con qua 'ng 'i?n thoại.
    Khi phĂt hĂnh xong mấy ngĂn s' bĂo xuĂn chĂng te tua như Duran bi rĂ khĂng phải mTt vĂ sĩ cầm bằng mĂnh thua mĂ 'Ă cĂ thf thoải mĂi qufng khfn. ChĂng về nhĂ u'ng mTt lon bia, ng"i coi mTt 'oạn phim "Tom and Jerry." Mấy 'ứa l>n cận Tết mẹ cho ngh? học. Đứa lau chĂn nến, 'ứa chĂi phĂm dương cầm, 'ứa quĂt bụi vĂ mạng nh?n.
    Th't nhiĂn chĂng nh> 'ến Janice, 'ến dĂng mĂt mẻ vĂ d. thương của cĂ ta. CĂ lĂ mTt nhĂ giĂo, lại cĂ chĂn trong hTi thơ "California Poets in the Schools." Mấy hĂm trư>c Janice ghĂ chơi tặng chĂng mTt tuyfn tập thơ do cĂ thực hi?n. Tuyfn tập mang cĂi tĂn hay hay: "World Winds" -- "GiĂ B'n Phương." CĂc tĂc giả 'Ăng gĂp thơ lĂ những học sinh 'ang theo học tại cĂc trường trung học '? nhất vĂ '? nhi của cậu bĂ M. di dĂn, 'i từ mTt vĂng 'ất cĂ tự do cĂ cơm Ăo 'ến mTt vĂng 'ất khĂc nhiều tự do vĂ cơm Ăo hơn, lĂ bĂi thơ của mTt thiếu niĂn ti trư>c mắt em cũng u Ăm y như thế gi>i của chĂng. Cũng ch? cĂ mTt cfn nhĂ trong dĩ vĂng, những bức tranh nh?n bĂm, cĂ cfn bếp n"ng mĂi cĂ khĂ vĂ b" hĂng, cĂ cĂi rương của b' mẹ chứa những 'iều ẩn mật. Thơ như lĂ chứng từ bu"n thảm của kẻ nhận lĂnh mTt gia tĂi khĂng như Ă. Thơ ch? 'ầy những chĂn chường, những dấu hỏi what does my future hold? Thơ khĂng cĂ sự s'ng ngon ơ, khĂng cĂ cĂi nhĂn t>i tương lai 'ằm thắm như it looks like open land; and smells like wet hills.
    Bất giĂc chĂng thấy trần gian sẽ khĂng cĂn nơi chạy tr'n. ChĂng nghĩ 'Ă t>i lĂc phải lĂm cho mĂa xuĂn 'ẹp lĂn trong trong tĂm h"n lũ con chĂng, tĂm h"n những Trần Đạo.
    MTt 'ứa l>n bật hỏi:
    "B' khĂng sửa soạn 'i xa nfm nay sao b'?"
    "KhĂng."
    "Sao thế b'?"
    "Sẽ 'i chơi cả nhĂ. San Diego thiếu gĂ cảnh 'ẹp."
    "Thật hả b'?"
    "Chứ sao. B' sẽ 'em cả nhĂ 'i xem những cảnh 'ẹp nhất nơi vĂng 'ất mĂnh 'Ă s'ng những nfm qua. B' sẽ giải 'Ăp những thắc mắc của cĂc con bằng sự hifu biết chĂn thĂnh của b'. B' sẽ nĂi về quĂ hương, về lĂng nư>c, về những miếng ngon, nĂi tất cả trong mĂa xuĂn nĂy. Dư tiền, b' sẽ mua cho cĂc con mTt giĂn mĂy 'i?n toĂn."
    Những 'ứa l>n lặng lẽ lắng nghe vĂ lĂm tiếp cĂng vi?c của chĂng, nhưng thằng Ăt thĂ nhảy cĂ tưng sung sư>ng. ChĂng Ăm con vĂo lĂng mĂ nư>c mắt b-ng dĂng lĂn. ChĂng hĂn vĂo c. nĂ, nĂi thầm v>i nĂ như nĂi v>i chĂnh mĂnh, "BĂ ơi b' m>i bạc nửa 'ầu, nhưng chẳng biết b' cĂ cĂn dc luĂn cần những tương lai 'ẹp của cĂc con, mĂ tương lai khĂng 'ến v>i những tĂm h"n 'ầy b" hĂng ngĂy qua, ch? 'ến v>i những tĂm h"n biết nhĂn hi?n tại thơm như những ngọn '"i ẩm."
    GiĂ xuĂn th.i mĂt sau hĂ. Khi khĂng mĂ chĂng ngĂy ngĂy. R"i chĂng thiu thiu ngủ khi lũ nhỏ 'Ă kĂo nhau ra chơi ngoĂi vườn cỏ. Sau giấc ngủ ngắn chĂng thấy như sức lực h"i phục trong từng gĂn mĂu. Bất giĂc chĂng vui vui. ChĂng nh> trong cơn thiếp ngủ hĂnh như cĂ lĂc chĂng 'Ă mơ thấy mĂnh viết 'ược mTt tĂc phẩm 'ẹp.
    San Diego 12-90
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Lê Hồng Hưng
    Seamen?Ts Club ( I )
    Hồi chiều Edy và Rischar rủ tôi đi nhậu, hai đứa muốn giới thiệu tôi với vị linh mục bên In-đô mới qua thực tập trên hội quán. Khi xe bus của hội quán xuống cảng đón, trên xe thủy thủ đoàn bên chiếc Blue Sea đã ngồi chật ém. Chúng tôi lên sau phải chen mông mới ngồi lọt. Mùa hè hơn bảy giờ chiều trời vẫn còn nắng chói chang, nóng nực mồ hôi tươm như mỡ. Thấy không thoải mái, tôi nhảy xuống và kêu hai đứa đi trước, tôi thả tà tà lên sau. Đi bộ là thói quen của tôi, hơn nữa đi chơi phải thảnh thơi, chớ có đâu giống như cái thời tỵ nạn chen chúc nhau trên ghe vượt biển ...
    Lúc nhỏ ở quê nhà tôi thường đi chùa, dạo đó tôi đọc được kinh Phật và vài ba cuốn sách thiền nhưng lãnh hội chẳng được bao nhiêu. Hồi mới nhập cảnh Hòa Lan, khai lý lịch lại, trong phần tôn giáo tôi điền đạo Phật. Từ đó trở đi ai hỏi tôi theo đạo nào, tôi không ngần ngại trả lời tôi theo đạo Phật. Sau nầy tôi làm thủy thủ đi đó đi đây, thường xa đất liền, không có dịp đi chùa nên không đọc được kinh Phật. Bù lại ghé nhiều hải cảng, tôi gặp những người truyền giáo, các vị nầy có mặt khắp nơi, vừa giảng kinh vừa hướng dẫn và giúp đỡ thủy thủ những lúc gặp khó khăn. Nhờ họ mà tôi có kinh thánh, sách, báo tiếng Việt, mặc dầu sách rao giảng về nước thiên đàng, nhưng đã giúp tôi đỡ buồn trong những tháng ngày lênh đênh trên biển. Đọc riết rồi thắm, đoạn nào hay tôi phải đọc đi đọc lại nhiều lần để theo đó mà xét mình. Có lẽ vì thấy tôi ưa nghiền ngẫm kinh thánh nên hôm nay Edy và Rischar muốn rủ tôi lên hội quán?Tđàm đạo?T với vị linh mục của tụi nó chăng.
    Tại tụi nó không để ý đó thôi, vì những người tôi thường gặp là những nhà truyền giáo do tổ chức của đạo Tinh Lành hoặc Thiên Chúa đưa ra. Những phòng truyền giáo (Seamen?Ts Mission) sinh hoạt rất lành mạnh; có thư viện chứa sách, báo và thánh kinh được dịch ra nhiều thứ tiếng. Ngoài ra còn có phòng điện thoại, phòng thể thao. Trong ba có bán bia nhưng nhiều nơi không bán bia nặng độ nữa. Những hải cảng lớn, có phòng ngủ dành cho thủy thủ lở chuyến tàu, hoặc trên đường về mà chưa tới chuyến bay.
    Còn cái Seamen?Ts Club (hội quán) ở Hamburg, phải chi trên bảng hiệu đừng đề thêm chữ Mission và trước sân đừng treo cờ truyền đạo thì trông đỡ chướng mắt hơn. Ở những phòng truyền giáo người ta trang hoàng căn phòng nhỏ vừa đủ để cầu nguyện, trên tường treo thánh giá, hoặc tượng chúa Jêsus vừa sạch sẽ vừa tôn nghiêm. Còn ở đây họ dành ra hết một từng lầu. Trong căn phòng rộng được chia ra nhiều ngăn, mỗi ngăn dành cho một tôn giáo; bàn thờ Phật có lư hương, chuông và treo ảnh phật Thích Ca cạnh bên tượng phật bà Quan Âm. Ngăn dành cho đạo Hồi có bục quì và chiếc bàn vừa đủ để cuốn kinh Koran dầy cộm. Bên góc trong treo tượng chúa Jêsus với quyển thánh kinh lật ngữa nằm trên kệ. Ngoài ba mối đạo lớn ra, còn có hình ảnh thần thánh khắp nơi được sưu tầm treo ngăn nắp trên một bức tường. Vì ít người lai vãng nên không khí trong phòng lạnh lẽo, ẩm uớt và phảng phất mùi mốc meo. Cách trang trí giống phòng triển lãm hơn là nơi thờ phượng.
    Đi đây đi đó tiếp xúc với nhiều hạng người, chứng kiến những trò đời bịp bộm. Vì vậy đối với tôi ba cái chuyện mượn đạo tạo đời, buôn thần bán thánh không khác nào chuyện các cô gái *******. Mấy năm nay đi đi lại lại cảng nầy, cũng thường ghé hội quán, nhưng tôi chẳng thấy vị linh mục hay ông cha nhà thờ nào léo hánh tới truyền đạo. Toàn một nhóm người bày biện bán buôn. Treo cờ truyền giáo, bán rượu, bia, bán tạp hoá...và có cả phụ nữ *******. Tôi không hiểu mục sư từ In-đô bay qua đây học hỏi cái?Tđạo?T gì trên đó ?
    Tuy nhiên phải công nhận hội quán ở cảng Hamburg sinh hoạt rộn ràng, vui vẻ hơn những Seamen?Ts Mission nhiều. Khi tôi bước vào, thủy thủ đông nghẹt, mùi thuốc lá, bia rượu pha lẩn mùi dầu thơm con gái ngây ngấy. Lúc nào mấy anh Phi-luật-tân cũng rậm đám; tiệc tùng, ăn uống, nói năng ồn ào. Trên bàn của thủy thủ đoàn bên chiếc Blue Sea đầy bia, rượu và thức ăn, cạnh mỗi anh một em gái Phi-luật-tân trẻ trung môi son, má phấn ngồi ăn uống rất tận tình, có em phì phèo thuốc lá. Các em nầy đến từ hộp đêm bên kia bờ sông Elbe, sinh hoạt thường ngày của các em trong những căn phòng đèn màu hồng của khu St. Pauli. Khi nào mấy anh thủy thủ không đủ thời gian qua chơi với các em, chỉ cần một cú điện thoại, thì các em sẵn sàng tới vui với các anh vài giờ. Nhìn các anh bày tiệc tại đây, tôi cũng đoán được chiếc Blue Sea sẽ khởi hành nội trong đêm nay.
    Trong lúc tôi đứng ngó dáo dác tìm chổ nhập bọn, Edy tới đập lên vai tôi, tôi day lại, nó liền chỉ tay vô phía trong góc phòng:
    ?~Anh vô trong kia kìa.?T
    Tôi đi theo Edy tới chiếc bàn thấp trong góc, ghế ngồi là bộ sa-long bọc nhung, bia rượu đã sẵn và có mấy cô gái ngồi tiếp chuyện. Người đàn ông có gương mặt hiền hậu ngồi vắt chéo chưn, day người ra ngoài làm như không dính dáng gì trong bàn tiệc. Thấy tôi tới anh ta bỏ chưn xuống, đứng dậy bắt tay. Edy giới thiệu anh là mục sư và gả thanh niên bận đồ đen tay trái đeo đồng hồ dây mạ vàng, tay phải đeo chiếc lắc vàng và trên cổ dây chuyền cũng vàng tên Frank, trong tương lai Frank sẽ thành linh mục. Sau màn giới thiệu mục sư kéo ghế mời tôi ngồi cạnh ông. Edy ngồi ngồi xuống băng nệm cạnh Bilia, Lani ngồi kế Rischar, Frank ngồi bên Erika và Erika ngồi kế tôi. Bilia và Lani người Phi Luật Tân hai người nhỏ thó, ốm tong ốm teo, Erika người Đức mập thù lù, mấy cô đóng đô trong hội quán nên tôi đã lờn mặt.
    Erika day ngang nói với tôi:
    ?~Từ ngày biết xếp tới nay, chưa bao giờ xếp mời tôi một ly bia.?T
    Nếu tôi đoán không lầm, tuổi Erika khoảng trên bốn mươi, vì cô tô lên mặt lớp phấn dầy cộm nhưng không dấu được những nét nhăn hai bên khoé mắt, môi thoa son nhưng không còn bóng mộng, răng vàng khói thuốc và nụ cười luôn héo hắt. Khi nào cần những món cần thiết tôi nhờ cô mua dùm, hoặc nhờ láy xe đưa ra phố, được cái lúc nào cô cũng sẵn lòng. Kể ra tôi cũng không công bằng với Erika lắm. Trước kia cô có rủ tôi về nhà ngủ miễn phí, nhưng nghĩ tới cảnh tối nằm ôm cái đống thịt bủng xì bủng xịt, nặng gần cả tạ của cô ta, tức thì cái thằng đàn ông của tôi nó thụt mất tiêu như rùa rút cổ. Thật ra không phải tôi keo kiệt đến đổi không dám mời cô một ly rượu, ăn vài cây xúc xít. Ngặt một điều, cách mời của thủy thủ khác hơn những người thường. Mỗi khi nhập bọn mạnh thằng nào nấy mua bia, rượu để đống lên bàn, mỗi người cứ tự giác lấy khui rồi giơ chai lên hô một tiếng, đồng lượt ngước cổ chổng chai tu. Cách mời như vậy đã thành thông lệ trong giới thủy thủ không biết từ đời thuở nào.
    Tôi bưng chai lên:
    ?~Vậy thì bây giờ tôi mời cô.?T
    Thấy tôi cầm chai lên cụng với Erika, mấy người ngồi chung bàn cũng đưa chai lên ngang mài rồi hô lên một tiếng, ngữa cổ, chổng chai nốc bia ừng ực. Khi để ly xuống, Frank day qua hỏi tôi:
    ?~Anh có đạo không??T
    Ngồi chỗ nầy khơi chuyện đạo tôi cảm thấy kỳ khôi, không tự nhiên lắm, tôi nghĩ ra cách trả lời cho Frank đừng phăng vô chuyện đạo nữa:
    ?~Có, tôi đạo Phật nhưng sống theo kinh thánh.?T
    Nghe tôi trả lời theo lối ba phải, Frank sượng không nói được thêm gì. Tôi day qua ông linh mục, hỏi:
    ?~Qua đây ông thấy thế nào??T
    Ông đưa ngón tay cái ra gặt gặt:
    ?~Tốt thôi.?T
    ?~Như vầy ông thấy tốt sao??T
    ?~Sao lại không??T
    Tôi nghĩ ông chưa hiểu hết ý tôi, nên tôi khoa tay một vòng, lập lại câu hỏi:
    ?~Truyền đạo như vầy ông thấy tốt sao??T
    Mục sư chưa kịp trả lời, thì Rischar chen vô:
    ?~Nếu đi tới đâu cũng Chúa không thôi, chắc thủy thủ bọn mình mỗi lần nứng c. phải sụt.?T
    Nhìn cái điệu bộ của nó, ngã người vựa ra sau băng nệm, nắm nắm tay để ngang dạ bụng cong người lại làm dấu sụt vô sụt ra... Mấy cô ngồi cạnh bên cười ha hả. Tôi đương hớp bia cũng không nín được cười, làm bia tràn lên mũi sặc văng tùm lum. Sau cái sặc của tôi mọi người im lại. Bây giờ Frank mới nói:
    ?~Nếu mầy thủ dâm thượng đế sẽ giết mầy.?T
    Cái ông con chưa thành mục sư, hễ mở miệng ra là muốn truyền đạo. Tự dưng Erika day qua tôi, cô đưa tay ra dấu cứa ngang cần cổ, nói:
    ?~Vậy thì thượng đế sẽ giết xếp trước.?T
    ?~Tại sao??T, tôi hỏi:
    ?~Hồi biết xếp tới giờ tôi chưa thấy xếp ******** với ai hết. Nếu xếp không thủ dâm thì xếp sẽ làm gì mỗi khi thèm đàn bà??T
    Không đợi tôi trả lời, cô ta chộp tay vô giữa háng tôi bóp mạnh một cái, may nhờ cái quần Jean dầy và chật ngăn cản bàn tay thô bạo cô ta, bằng không tôi bị dập dái như chơi. Ông mục sư ngồi ngó cái bầy chiên con của chúa cử chỉ lố lăng, thô bạo, nói năng tục tằng. Nhìn qua tôi, ông lắc đầu mĩm cười... hết ý!
    Lovetolive
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 20:46 ngày 17/08/2003
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Lê Hồng Hưng

    Seamen?Ts Club ( II )
    Năm nay Âu châu tranh giải bóng đá. Bên phòng thể thao ghế xắp hàng ngang giống như rạp hát. Đặt biệt có gắn máy thu hình, màn ảnh được phóng đại chiếu lên chiếm gần hết bức tường. Những người ham mộ đá banh không thể bỏ qua, tới giờ họ ùa sang phòng bên theo giỏi trận đấu. Những người không khoái đá banh thì rút vô phòng coi phim con heo. Trong ba bây giờ lèo tèo vài mống ngồi trên hàng ghế cao cẳng trước quày rượu, vừa uống vừa trò chuyện với cô gái ốm nhôm ốm nhách đứng trong quày.
    Bàn chúng tôi cũng kéo nhau coi đá banh, còn tôi với ông linh mục ngồi lại. Chúng tôi vừa uống rượu vừa trò chuyện. Mục sư cho tôi biết, ông sẽ qua hội quán bên Anh thực tập vào tuần tới, sau đó ông về In đô mở một hội quán ở Jakarta và một ở Batam đúng theo tiêu chuẩn Âu châu.
    Nghe những dự tính của ông, tôi không thắc mắc nữa, mục sư cũng phải làm kinh tế mới có tiền nuôi vợ, nuôi con chớ. Tôi hỏi sang câu chuyện:
    ?~Ông mở hội quán như vầy không bị chánh quyền In-Đô cấm sao??T
    ?~Không, không ai cấm hết, mình làm, mình đóng thuế đàng hoàng thôi.?T
    Câu chuyện được chuyển sang tình hình xã hội ở In Đô. Chuyện Hồi giáo chơi xỏ đạo Tinh Lành; chuyện chánh quyền độc tài, chuyện dân chúng In-Đô sống trong cảnh nghèo đói và chuyện tham nhũng, hối lộ khắp nơi...Nghe chuyện của nước ông tôi thấy gần giống như chuyện của nước Việt Nam tôi. Nhưng dù sao đi nữa dân nước ông còn có tự do hơn nước tôi nhiều. Người In đô sang nước ngoài làm việc, không bị giới chánh quyền bày trò ăn chận, họ hưởng lương trực tiếp của chủ, đi ra đi về được tự do chẳng có công an, hải quang nào hạch hỏi làm khó dể moi tiền. Đạo Thiên chúa, Tin Lành ở nước ông có bị chơi xỏ, thỉnh thoảng bị chọi vài cục đá vô nhà thờ, nhưng chánh quyền Hồi giáo không công khai ngăn cấm, không vu khốn, gày bẫy bắt thầy chùa, linh mục bỏ tù như ở nước tôi.
    Không khí trở nên náo động khi hai đội banh đá hết hiệp đầu. Bà con ùa ra, người mua bia, người đi toilet... Trong khi chờ trận đấu tiếp tục, họ xôn xao bàn tán chuyện đá banh. Có nhóm đánh cuộc, phe nào thua phải trả tiền bia, rượu. Còn thủy thủ đoàn bên chiếc Blue Sea sắp sửa khởi hành, các anh tụ ra bãi đậu xe. Sau khi anh tài xế hối thúc liên hồi mỗi anh ôm mỗi em hôn vội hôn vàng hôn tới tấp rồi mới chịu buôn ra. Người ở lại không giọt nước mắt tiển đưa, vậy mà kẽ ra đi vẫn còn bịn rịn, khi xe lăng bánh tiếng hô rân tạ từ và cả chục cánh tay đưa ra vẫy vẫy.
    Trận banh kết thúc đã gần mười một giờ, đúng ra mười một giờ hội quán đóng cửa. Nhưng những hôm có đá banh họ mở cửa trể hơn thường ngày. Những đám đông lúc nào cũng vậy, khi sắp kết cuộc người ta bắt đầu rời rạc, kẽ lo mua sắm, người lo điện thoại...
    Tôi trong toilet đi ra định tới từ giả bạn bè về tàu. Chợt thấy Frank đứng trước máy bán condom tự động treo trên tường cạnh chậu rửa tay, anh rút một hơi ba bao. Thấy tôi ra anh lắc lắc cái đầu cười gượng, nói:
    ?~Mấy đứa trong nầy dơ lắm, phải cẩn thận mới yên tâm.?T
    ?~Dĩ nhiên rồi.?T
    Frank đem condom phát cho Edy và Rischar mỗi thằng một gói, còn một gói anh nhét túi quần. Nhìn Frank tôi nghĩ tới một này: trong tương lai, thủy thủ tàu buôn ghé cảng Jakarta và Batam, lên hội quán sẽ thấy những mục sư được đào tạo bên Âu châu về nước vừa giảng đạo vừa bán bia, bán rượu và bán... condom.
    Đêm vui chơi trên hội quán coi như sắp tàn. Bilia và Lani đên nay chộp được Edy và Rischar, nên hai cô lẹ làn đứng dậy điện thoại gọi tắc xi. Erika biết phận ế ẩm của mình, cô đứng dậy dọn dẹp ly tách trên bàn. Tôi bắt tay từ giả ông mục sư và Frank rồi quay gót. Khi tôi bước ra cửa, xuyên qua ánh đèn trước sân, nước trên trời trúc xuống rào rào làm ướt đẩm cỏ cây hoa lá. Bổng nhiên trời mưa dầm dề như vầy thì làm sao tôi thả bộ xuống tàu được. Đành quay trở vô nhờ xe bus của hội quán, nhưng phải chờ vì chưa có chuyến xe.
    Trong khi chờ đợi tôi kêu một ly bia và leo lên ngồi trên chiếc ghế cao cẳng trước quày rượu. Nhân viên hội quán tắc hết đèn các phòng bên ngoài, chỉ trong ba còn đèn sáng. Ông mục sư theo những người hết phận sự ra xe về trước. Mấy cô gái Phi-luật-tân của các anh bên chiếc Blue Sea để lại vẫn còn ngồi tụm nhau bên chiếc bàn tròn, các cô nói cười dòn tan. Ngót hơn hai chục năm qua tôi thường tiếp xúc với dân Phi-luật-tân. Nhưng tôi không hiểu bằng cách nào mà dân tộc nầy có mặt khắp nơi trên thế giới. Đi tới đâu tôi cũng thấy hộp đêm của Phi-luật-tân. Lúc ra ngoài làm ăn các cô đi từng nhóm. Trai thủy thủ, gái giang hồ quấn quít với nhau mỗi khi găp mặt, cùng chia sẻ vui buồn và thụ hưởng những gì hiện có.
    Nhìn người mà nghĩ đến ta. Trên bước lãng du, đôi khi tôi cũng có gặp vài cô gái Việt Nam làm trong những hộp đêm của người ngoại quốc. Nhưng khi tiếp chuyện, biết tôi là người đồng hương, các cô liền lánh đi đâu mất. Tôi không nghĩ các cô khi dể tôi không đủ tiền bao. Có lẽ vì tự ái dân tộc, nên gặp đồng hương các cô mặc cảm không dám hết mình với nghề nghiệp. Giữa thời buổi các thầy tu còn phải tìm đủ mọi cách moi tiền bá tánh. Trong khi đó các cô bán thân mình cho thiên hạ mua vui, thì lại sợ mang tai mang tiếng, làm ô danh nòi giống. Chụp giựt như mấy cô gái Phi luật tân kia có khi còn phải đói meo. Huống hồ các cô, mần ăn cái kiểu đó thì làm sao mà khá nổi.
    ?~Chào ông!?T
    Tôi day qua thấy người con gái Phi-luật-tân, tôi chào lại. Sẵn trớn cô ta bắt chuyện hỏi tôi là người nước nào. Tôi nói tôi người Viêt Nam. Cô chìa tay ra bắt và chỉ tay lên bắp tay nói Việt Nam và Phi-luật-tân giống nhau, ý cô ta nói màu da của tôi và cô giống nhau. Bây giờ tôi mới nhìn thẳng cô gái, mặt tròn trịa, hai má bầu bĩnh, đánh phớt lớp phấn mỏng màu hồng, môi son màu tim tím. Cô bận chiếc áo thung màu trắng cổ rộng, áo choàng cũng màu trắng và chiếc váy màu đen. Khi cô cười khoe hàm răng đều như hột bắp, trông duyên dáng quá chừng. Tôi chưa kịp mở lời tán tỉnh, cô ta đã cất tiếng hỏi tôi:
    ?~Đêm nay ông đi với em. OK??T
    Cô vừa hỏi vừa giơ hai tay câu cổ tôi ghì mạnh, ưỡng lên cho phần trên cặp ngực phồng ra cổ áo, mùi dầu thơm ngào ngạt làm lòng tôi rạo rực. Tôi giơ tay bợ thử chiếc vú; vú tròn, mềm mại và nắm vừa bàn tay. Hai tay cô gái vẫn bấu cổ, hai mắt tự tin nhìn thẳng mặt tôi, chờ câu trả lời.
    Chậc! Mới hồi chiều trời trong vắt, chín mười giờ nắng vẫn còn vàng và đường đi khô ráo, không có dấu hiệu chuyển mưa. Đợi tôi sắp sửa ra về thì mưa như trúc nước, làm tôi phải trở vô hội quán. Rồi chợt nhiên xuất hiện một cô gái đẹp như thiên thần tới câu tôi cứng ngắc như vầy. Quả thật, nếu mọi chuyện trên cõi đời nầy đều do bàn tay của thượng đế sắp đặt, thì tôi cũng sẵn sàng chịu theo sự sắp xếp Ngài.
    Nguyễn Lê Hồng Hưng
    Vịnh Phần Lan ngày 2 tháng 10 năm 2000
    Lovetolive
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 21:03 ngày 17/08/2003
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Bảo Trâm
    Thư Tình cho Kẻ Lạ
    Bây giờ là 5 giờ sáng. Giờ Thiên Thanh, nói theo Eric Rohmer. Xe lửa ngoài kia đã bắt đầu lăn bánh và từ trong chiếc radio nhỏ vọng ra, tiếng nấc của Jo Lemaire vừa kết thúc xong bài Serenade thời đại:
    Tim tôi đập thổn thức
    Mưa đập thành của sổ
    Và bài Dạ Khúc này
    Cho mình tôi ai hay
    Vào đầu thu hôm nay, tôi đi tìm anh giữa trời Paris. Một Paris lúc nào cũng mang một mùi hương Shalimar. Shalimar, tiếng Phạn có nghĩa là Ngôi Đền Tình Yêu, mùi nước hoa tôi yêu thích. Và cũng vào ngày thu chớm hôm nay, mùi nước hoa ấy bỗng nhiên không còn là một mùi hương nữa, nó đã thoát thân trở thành một sinh vật, có hơi thở, có sự sống và mình có thể với tay sờ nắm được.
    Có gì lạ nơi anh ? Nơi đây, trời vẫn đẹp cho dù mới hôm qua mưa rơi tầm tã. Tôi muốn nói : mưa rơi từng sợi mùa đông. Con đường Paris ẩm ướt, trơ trọi, buồn thiu. Nhưng hôm nay trời đã khác. Không một dấu hiệu, không một chút hương mùa thu ve vuốt những chóp lá phong nghiêng nghiêng ngoài cửa. Hương bình minh thì nặng trĩu thi ca và trìu mến. Và giấc mơ của người dân ở đây vội vàng lắm, vội vàng gấp trăm lần những chuyến viễn du.
    Bây giờ là 5 giờ sáng. Tôi vẫn tìm anh... đâu đó giữa 4 bức tường của căn phòng nhỏ? ngoài tôi và trong tôi. Không một chút ánh sáng. Cái màu của bóng tối vẫn còn đậm nét lắm, dẫu có bóng dáng tôi vừa chợt thức đi chăng. Hình như người hàng xóm tầng trên cũng vừa thức giấc. Tôi nghe tiếng động của bước chân ông ta ... rồi cũng uể oải ngồi dậy theo, vào bếp đun nước khuấy cà phê sáng. Người hàng xóm tầng dưới chắc chắn sẽ nghe bước chân của tôi đang nặng trĩu trên sàn gỗ và sẽ khó chịu, như bao ngày khác. Như một thói quen. Rồi như thế, cuộc đời tiếp tục. Thêm một ngày nữa. Một ngày như bao ngày khác. Và cứ như thế. Và như thế cuộc đời chúng ta.
    Bây giờ đã 5 giờ sáng. Tôi tìm anh trong bức họa vừa kết thúc đêm qua.ï Tôi đặt tên nó: nhìn sâu hơn vào vùng quên lãng. Lậy trời anh thích nó. Nếu không, tôi sẽ lại sơn trắng lên bức vải một lần nữa và vẽ lại từ đầu. Anh có quyền khen, có quyền chê, nhưng tuyệt đối, đừng nói với tôi đó là Nghệ Thuật ! Danh từ Nghệ Thuật đối với tôi nó chẳng có nghĩa lý gì cao xa cả như người ta vẫn thường gán cho nó. Nó hiện diện ở mọi nơi, ngay trong từng cử chỉ, trong từng lời nói, trong những nụ cười hay những giọt nước mắt. Và, nhất thiết, trong Tình Yêu. Nó chính là cuộc sống của mình mà đôi khi chính mình không thấỵ Một cách đơn thuần, một cách cơ bản, thế thôi anh.
    Bây giờ là 5 giờ sáng. Vào cái ngày đầu thu hôm nay, tôi bắt đầu đi tìm anh. Giữa nơi vô định.
    Và về cái nơi vô định ấy, theo gió trời thu chớm, một nụ hôn du mục nhé anh.
    Paris, tháng 9, 98
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này