1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

    TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT tuyển chọn những truyện ngắn đặc sắc nhất của các nhà văn trong nước và hải ngoại, VIỆT NAM và THẾ GIỚI. Tiêu chí duy nhất là chất lượng nghệ thuật, chỉ có nghệ thuật mới đánh giá đúng giá trị của một tác phẩm nói chung và của truyện ngắn nói riêng.





    MỤC LỤC​





    Trang 1 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/1
    1. NGƯỜI NGU - Nguyễn Khải
    2. LIÊU TRAI HUẾ - Nhã Ca
    3. ÁM THỊ - Phạm Thị Hoài


    Trang 2 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/2
    4. ANH PHẢI SỐNG - Khái Hưng
    5. MỘT NGƯỜI RƠI XUỐNG HỐ - Vũ Bằng
    6. ĐÈN ĐỎ - Alfred Hitch****


    Trang 3 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/3
    7. ĐỊNH NGHĨA TÌNH YÊU - Anton Tchekhov
    8. HOA MUỘN - Phan Thị Vàng Anh
    9. CHA TÔI - Phan Thị Vàng Anh
    10. NHỮNG CON ĐƯỜNG KHÔNG ĐẾN SEATTLE - Phan Triều Hải
    11. MỘT TỐI NGỒI Ở QUÁN BAR - Phan Triều Hải


    Trang 4 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/4
    12. BÔNG HỒNG CHO EMILY - William Faulkner
    13. CÒN LẠI NƯỚC CHÈ - Trần Thị Trường
    14. CHUYỆN KINH DỊ - Lý Lan
    15. LẮP GHÉP HẠNH PHÚC - Lý Lan
    16. ĐIỆN THOẠI - Lý Lan


    Trang 5 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/5
    17. CHÂN DUNG NGƯỜI HÀNG XÓM - Dương Thu Hương


    Trang 6 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/6
    18. GẶP GỠ THÁNG TÁM - Gabriel Garcia Marquez


    Trang 7 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/7
    19. SAIGON PULL - Đinh Linh
    20. CHIM KHÁCH KÊU - NGUYỄN KIÊN
    21. CÁI BỚT - Mikhail S. Solokhov


    Trang 8 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/8
    22. NHÀ TRỌ - Nguyễn Thị Châu Giang
    23. BÀI HỌC TIẾNG VIỆT - Nguyễn Huy Thiệp


    Trang 9 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/9
    24. THIÊN HƯƠNG - Hồ Thị Hải Âu
    25. TRẦM LUÂN ĐÁ ĐỎ - Hồ Tĩnh Tâm


    Trang 10 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/10
    26. ĐI KHỎI THUNNG LŨNG MỚI ĐẾN NHÀ - Hồ Anh Thái
    27. CHUỘT RÚT - Cao Hành Kiện


    Trang 11: http://ttvnol.com/forum/t_131970/11
    28. NHỮNG GIÒNG SÔNG KHÔNG CHẢY - Nguyễn Thị Thảo An
    29. ANH NĂM THỢ HỒ VÀ ANH SÁU THỢ MỘC - Phong Hưng Lưu Nhơn Nghĩa


    Trang 12: http://ttvnol.com/forum/t_131970/12
    30. HOẠ SĨ BREKKE - Ragnar W. Otgart
    31. SỢI TÓC NHÀ TIÊN TRI - Salman Rushdie
    32. TÌM TRĂNG ĐÁY NƯỚC - Phạm Hải Anh


    Trang 13: http://ttvnol.com/forum/t_131970/13
    33. BỮA ĂN TRƯA - Somerset Maugham
    34.VŨ ĐIỆU CỦA CÁI BÔ - Nguyễn Quang Thân
    35. OPA, CON CHÓ VÀ TÔI - Lê Minh Hà


    Trang 14: http://ttvnol.com/forum/t_131970/14
    36. BỮA ĂN TRÊN CỎ - Nguyễn Văn Ninh


    Trang 15: http://ttvnol.com/forum/t_131970/15
    37. NHÀ HIỀN TRIẾT - Trần Kim Trắc
    38. CHUYỆN HOÁ THÂN CỦA BÍCH THẢO - Hermann Hesse
    39. CÁNH ĐÀN ÔNG CHÚNG MÌNH - Nguyễn Nhật Ánh


    Trang 16: http://ttvnol.com/forum/t_131970/16
    40. QUAY VỀ - Nguyễn Trọng Nghĩa


    Trang 17: http://ttvnol.com/forum/t_131970/17
    41. CHUYỆN CỦA NGƯỜI SỐNG - Nguyễn Thu Phương
    42. ĐÊM BA MƯƠI CÓ MỖI CHUYỆN NÀY - Nguyễn Quang Lập


    TRANG 18: http://ttvnol.com/forum/t_131970/18
    43. XUÂN MỚI NGƯỜI XƯA - Tống VĂn Bình
    44. NHÀ CÓ HOA ANH ĐÀO - Tưởng Năng Tiến
    45. TÌNH GIÀ - Nguyễn Trọng Nghĩa
    46. TRUYỆN BA CON CÁO - Bình Nguyên Lộc


    Trang 19: http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/19
    47. Thuế biển - Phạm Thị Hoài
    48. Tầng trệt thiên đường - Bùi Hoằng Vị
    49. Người chăn kiến - Bùi Ngọc Tấn
    50. Ô-liu hoàng thổ - Mai Ninh


    Trang 20: http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/20
    51. Tình yêu cuộc sống - Jack London
    52. Người đã khuất -Guyđơ Mopatxăng
    53. Chiếc bình đựng ký ức - Dương Nữ Khánh Thương


    Trang 21: http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/21
    54. Trại cá sấu - Hồ Anh Thái
    55. Người đàn ông không cười - Jasunari Kawabata
    56. Ðại dương trong lòng con ốc nhỏ - Duyên Anh


    Trang 22: http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/22
    57. Thương nhớ hoàng lan - Trần Thuỳ Mai
    58. Mèo hay thỏ? - Iuri Triphonov
    59. Anh chàng có bộ mặt hề - Đoàn Thạch Biền
    60. Người quân tử - Linh Bảo


    Trang 23: http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/23
    61. Bà mụ của búp bê - Quế Hương
    62. Ngọai tình theo ý chúa - Nguyễn Văn Sa
    63. Mùi thuốc lá - Dương Kỳ Bân
    64. Giao Thưà - Nguyễn Ngọc Tư
    65. Mùa trăng ướt - Phan Thái Yên


    Trang 24: http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/24
    66. Hẻm sâu - Nguyễn Hộ
    67. Mỗi người, một buổi sáng - Nguyễn Thị Hoàng Bắc
    68. Mùa hoa cải bên sông - Nguyễn Quang Thiều


    Trang 25: http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/25
    69. Ðêm đông mà lòng thật ấm - Linh Vang
    70. Không chỉ là ký ức - Bình Nguyên Trang


    Trang 26: http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/26
    71. Mưa vào ngày cưới - Nguyễn Việt Hà
    72. Bờ mưa - Phạm Sông Hồng
    73. Có một mối tình - Nguyên Hương
    74. Thằng Bần -Trọng Hứa


    Trang 27: http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/27
    75. Phù dung - Nguyên Hương
    76. Mẹ con Đậu Đũa - Nguyên Hương
    77. Ðoạn cuối tình yêu - Ấu Tím
    78. Sinh ra chỉ để yêu - Nguyễn Quang Huy
    79. Những quả thông rơi vỡ bên hồ - Trần Thị Hà Anh


    Trang 28: http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/28
    80. Nhân tình - Y Ban
    81. Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu - Đỗ Trung Lai
    82. Nhà phía sau thung lũng - Thanh Sơn
    83. Ven hồ - Lê Thị Thu Thuỷ
    84. Coi bói, coi phim - Phan Nhiên Hạo
    85. Nhảy xuống với bùn - Nguyễn Thị Minh Ngọc
    86. Cau non - Nguyễn Thị Phước
    87. Chó sói gửi chân - Nguyễn Dậu


    Trang 29: http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/29
    88. Mặt hồ u Ấm - Nguyễn Ngọc Thuần
    89. Chuyến xe thời gian - Bùi Hiển
    90. Người đàn ông làng Yên Hạ - Sương Nguyệt Minh


    Trang 30: http://www.ttvnol.com/forum/topic.aspx?TOPIC_ID=131970&whichpage=30
    91. Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng - Bảo Ninh
    92. Mười hai cửa bể - Lý Biên Cương
    93. Miền cỏ hoang - Thanh Hà
    94. Người đàn ông ngồi cuối xe - Lưu Sơn Minh


    Trang 31: http://www.ttvnol.com/forum/topic.aspx?TOPIC_ID=131970&whichpage=31
    95. Cánh Ðồng Hoa Dại - Bùi Thúy Hà
    96. Con Chim Câu Nhồi Thịt - Nhật Tuấn
    97. Hạnh Phúc - Song Thao
    98. Khách Ơ? Quê Ra - Nguyễn Minh Châu

    Trang 32: http://www.ttvnol.com/forum/topic.aspx?TOPIC_ID=131970&whichpage=32
    99. Nước mắt thời gian - Trầm Hương
    100. Nhà nghèo - Tô Hoài
    101. Chợ tình Âu Lâm - Cao Duy Sơn


    Trang 33: http://www.ttvnol.com/forum/topic.aspx?TOPIC_ID=131970&whichpage=33
    102. Bắt cóc - Lệ Hằng
    103. Nhìn từ vĩnh cửu - Quế Hương
    104. Hamlet thiu thiu ngủ - Châu Diên
    105. Người vãi linh hồn - Vũ Bão
    106. Những câu chuyện cũ rích - Nguyễn Thị Thanh Phượng


    Trang 34: http://www.ttvnol.com/forum/topic.aspx?TOPIC_ID=131970&whichpage=34
    107. Luân hồi trong một đêm tuyết - Võ Đình
    108. Đạo Oshin - Bàn Tải Cân
    109. Bầu kẻ cắp - Li Rui
    110. Dấu hỏi gửi đời - Đoàn Lê
    111. Đoá cúc muộn - Hayashi Fumiko


    Trang 35: http://www.ttvnol.com/forum/topic.aspx?TOPIC_ID=131970&whichpage=35
    112.Bút máu - Vũ Hạnh
    113.Ba người trên sân ga - Hữu Phương
    114. Chân dung mẹ - Trương Thị Thanh Hiền
    115. Sứ quán Mỹ - Chimamanda Ngozi Adichie


    Trang 36: http://www.ttvnol.com/forum/topic.aspx?TOPIC_ID=131970&whichpage=36
    116. Cô gái bán tượng thờ - Rajendar Xingh Bedo
    117. Seibei và quả bầu - Shiga Naoya
    118. Mây trắng ngàn thung - Huỳnh Thạch Thảo


    Trang 37: http://www.ttvnol.com/forum/topic.aspx?TOPIC_ID=131970&whichpage=37
    119. Cái bóng - Akuta Ryunosuke
    120. Bà lão Idecghin - Maxim Gorki
    121. Người bán hàng rong - Rabindranath Tagore


    Trang 38: http://www.ttvnol.com/forum/topic.aspx?TOPIC_ID=131970&whichpage=38
    122. Chạy tự do - Nguyễn Thuý Hằng
    123. Bát canh nước trong rau biếc - Phan Hướng Lê
    124. Chị dâu - Hoàng Tuấn
    125. Sẽ không ai cười - Milan Kundera


    Trang 39: http://www.ttvnol.com/forum/topic.aspx?TOPIC_ID=131970&whichpage=39
    126. Bản hợp xướng mùa đông - Phan Văn Minh
    127. Phim tục - Graham Greene
    128. Tuyên truyền viên - Mikhail Zochshenko
    129. Vòng vèo thật giả - Ái Duy
    130. Chủ nhật tươi hồng - Chu Thu Hằng
    131. Ngựa nản chân bon - Nguyễn Mộng Giác


    Trang 40: http://www.ttvnol.com/vanhoc/131970/trang-40.ttvn
    132. Thiếu nữ chờ trăng lên - Lê Thị Huệ
    133. Phục sinh - Trần Tiễn Cao Đăng
    134. Đen là màu ưa thích của tôi - Bernard Malamud
    135. Phải chi - Đỗ Quỳnh Dao


    Trang 41: http://www.ttvnol.com/vanhoc/131970/trang-41.ttvn
    136. Tiếng gào trong đêm - Tiếng gào trong đêm
    137. Một đêm với trăng - Nguyễn Thu Phương
    138. Bóng Ngược Đời - Vũ Hồi Nguyên
    139. Hộ khẩu ở ngoại thành - Thảo Trường



    Trang 42: http://www.ttvnol.com/vanhoc/131970/trang-42.ttvn

    Người tình - Janusz l.Wisniewski
    Kẻ bị bắt - NGUYỄN HỮU HỒNG MINH
    Những cô gái áo trắng - Thái Bá Tân
    Con thú màu xanh lục - Haruki Murakami


    Trang 43: http://www.ttvnol.com/vanhoc/131970/trang-43.ttvn

    Biển lạ - Nguyễn Việt Hà






    Được julian sửa chữa / chuyển vào 22:59 ngày 14/01/2005
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Xin giới thiệu với các bạn truyện ngắn NGƯỜI NGU của nhà văn quân đội NGUYỄN KHẢI.
    NGƯỜI NGU
    Truyện ngắn của NGUYỄN KHẢI
    Cho đến tận bây giờ tôi vẫn còn ấm ức khi nghĩ lại cách xử sự của mình trong cái chuyện vớ vẩn đã xảy ra là đúng hay không đúng, là người rất biết điều hay là một kẻ hết sức ngu. Chắc là ngu thì đúng hơn vì tôi vốn là người nhút nhát, rất sợ người khác to tiếng vì họ phải chịu thua thiệt, chịu uất ức. Nhưng cũng chưa hẳn đã ngu đã dại vì cái mặt của ông ấy là mặt người lương thiện, cách nói năng cũng của người lương thiện. Ông ta lại còn nói : "Vì bác là người có tuổi nên tôi..." Quân lừa đảo, quân lưu manh làm sao có giọng nói nhỏ nhẹ ấy, hắn sẽ làm ầm lên đế đám đông bu đến rồi lấy họ làm áp lực để phân xử phải trái. Nhưng các con tôi không đồng ý với nhận xét của tôi. Chúng nói như đanh đóng cột rằng tôi đã bị lừa, kẻ kia giăng bẫy một cách trắng trợn, một cách hiển nhiên mà con mồi vẫn lao đầu vào không một chút ngờ vực, không một chút phản ứng thì thật lạ. Phải là người ngớ ngẩn lắm, không có một tí thông minh nào mới làm cái việc như tôi đã làm. Người ấm ớ như bố mà còn viết văn viết báo được nhỉ ? Bọn trẻ còn nói thêm thế.
    Buổi sáng hôm đó, vào khoảng 9 giờ, tôi nhận được điện thoại của một tờ báo lớn của thành phố mời tôi lại tòa soạn nhận tiền đọc bài và tiền nhuận bút. Tôi đạp xe đi ngay vì tôi cũng đang cần tiền. Tiền ăn và chi tiêu trong gia đình thì luôn luôn đủ vì mọi sự chi tiêu đã có lệ, có khoản, không bao giờ để thiếu nhưng cũng chả bao giờ có dư. Tôi cũng có một khoản tiền tiêu vặt nhưng cách tiêu thì vô chừng nên luôn luôn cảm thấy thiếu. Đã thiếu thì khó chịu lắm. Nhiều thứ lúc có tiền thì dửng dưng, chưa thấy cần mua nhưng hễ thiếu là lập tức khao khát được có, mong đợi được có. Người phát tiền nhuận bút đưa tôi một triệu, hai tệp tiền năm chục ngàn còn mới toanh. Nhận được tiền là về ngay. Có tiền trong túi, với người khác chả là bao, với tôi cũng là nhiều, nhìn thành phố quả nhiên có vui hơn mọi khi thật, vừa đạp xe tôi vừa tính toán những thứ cần mua và sẽ mua trong ngày mai để khỏi thất hứa với con cái. Chỉ tiêu có một triệu mà có thêm một niềm vui mới trong sinh hoạt gia đình, không chỉ một tuần, một tháng mà cái vui này có thể kéo dài thêm nhiều tháng. Cái vui của nhà nghèo cũng rẻ nhỉ ? Xem chừng những anh chàng tỷ phú khó có được cái vui thơ ngây, hồn nhiên của một người chỉ có một triệu, sẽ được chi tiêu trong vòng một triệu. Những người giàu quá và những người no quá làm sao biết vui khi cầm tiền, biết vui khi được ăn một miếng ngon. Họ còn bận lo cái cách tiêu hóa và luôn luôn sợ rằng không thể tiêu hóa nổi. Giàu quá cũng như nghèo quá đều có nỗi khổ riêng của nó. Chỉ có anh thỉnh thoảng có được một chút tiền cầm tay như tôi là sướng, biết ngẫm nghĩ, biết thưởng thức cái sung sướng của mình. Vậy tôi là người đang sung sướng và sẽ còn sung sướng. Lúc đi lãnh tiền tôi đạp hơi nhanh vì có nhiều sự phấp phỏng lắm. Chẳng hạn lúc mình đến nơi thì gần hết giờ làm việc và người phát tiền đã về nhà. Hoặc cô ta lại vừa đi đâu đó không chừng đến giờ làm chiều mới quay lại. Hoặc người báo thì bảo đã có tiền rồi nhưng người phát tiền lại chưa nhận được cái lệnh ấy, hoặc giả số tiền hơi ít không như mình mong đợi, tiêu món lớn thì không đủ, đem tiêu vặt thì hơi phí. Đã trên bốn chục năm tới các nhà xuất bản, tới các tòa soạn báo để nhận đủ thứ tiền mà vẫn cứ phấp phỏng, lo sợ như cái thuở mới vào nghề, mới nhận được những món tiền nhuận bút đầu tiên. Nhưng mọi sự đã diễn ra rất suôn sẻ và số tiền nhận được cũng không ít, những một triệu. Nên lúc đạp xe về tôi đạp rất thong thả, có gì mà phải vội nhỉ ? Một đời người lâu lâu lại có một hai giờ nhàn rỗi, thong thả, không làm gì hết, không nghĩ gì hết, đầu óc trống rỗng một cách khoan khoái cũng có thể xem là một đời đáng sống. Tôi đạp xe đã gần về đến nhà, khoảng non một cây nữa là về đến nhà, vẫn đạp rất thong thả, vẫn trong tâm trạng rất nhẹ nhõm, rất khoan khoái thì có ai đó đạp lướt qua. Rồi nghe tiếng rơi của một vật, tiếng rơi rất nhẹ. Cũng chả để ý nữa, vẫn đạp tiếp, vẫn nghĩ ngợi vẩn vơ tiếp. Rồi chợt có tiếng người nói sát bên cạnh : "Ông đụng vào tôi mà ông vẫn bỏ đi à ?" Cái gì thế nhỉ ? Tôi quay mặt lại. Một ông già khoảng ngoài năm mươi hay hơn một chút, mặt hốc hác, đầu để trần, đạp cái xe Trung Quốc, nhìn tôi và nói nhẹ nhàng như thế. Tôi dừng xe lại, ông ta cũng dừng xe lại. Tôi hỏi ngơ ngác : "Ông vừa nói cái gì ?" Ông ta bảo : "Ta đứng vào trong hè nói chuyện". Tôi dắt xe vào hè ngay, vẫn thắc mắc : "Mình đụng xe vào ông ta à ? Đụng lúc nào ? Mình có thấy gì đâu".
    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    NGƯỜI NGU (phần II)
    Truyện ngắn của NGUYỄN KHẢI
    Người kia gạt chân chống xe, nhìn tôi rồi nói, giọng vẫn nhẹ nhõm : "Tôi nể ông là người có tuổi nên tôi..." Tôi hỏi lại, giọng hơi gắt : "Thì tôi đã làm gì ông ? Tôi đụng vào xe ông à ?" - "Ông đụng vào xe tôi, đã làm bể hai chai rượu của tôi chứ còn sao nữa !" Tôi càng hoang mang : "Tôi làm đổ xe của ông bao giờ, làm bể rượu của ông bao giờ ?" Ông ta lặng lẽ mở hé cái bị cói rất nhem nhuốc vẫn quàng một bên tay xe để tôi nhìn vào trong. Hai chai rượu hình vuông, hơi lùn với cái nhãn màu vàng nhạt. Hai chai ******** ! Ông kia nói tiếp : "Bây giờ tôi yêu cầu ông đi cùng tôi vào Chợ Lớn mua đền tôi hai chai rượu ông vừa làm bể. Đây là rượu tôi mua để mừng cưới thằng cháu". Hình như tôi đã chịu thua ngay thì phải, chịu là người có lỗi ngay thì phải, bởi vậy tôi mới hỏi giá tiền của hai chai rượu. Người kia nói : "Bảy trăm tám chục ngàn, hai chai". Chết cha tôi ! Tôi lấy tiền đâu để đền một cú đụng xe, mà chưa hẳn tôi đã đụng, những gần tám trăm ngàn đồng, ngót nghét một triệu đồng ? Vô lý nhỉ ! Hết sức vô lý ! Tôi vẫn nói rất yếu ớt : "Nhưng tôi lấy tiền đâu để mua đền ông hai chai rượu ?" Người kia nói như vững tin hơn, như dứt khoát hơn : "Tôi không biết, nhưng ông phải đền tôi, ông muốn làm sao thì làm !" Tôi cũng không biết phải làm sao, đầu óc cứ rối mù vì sự việc vừa xảy ra, hết sức bất ngờ, hết sức vô lý. Tôi không thể chấp nhận cái sự vô lý ấy, nhưng cái thái độ không chấp nhận của tôi lại có những biểu hiện của người có lỗi, của người đầu hàng và đang tính toán sẽ phải đền bù như thế nào đây. Là chấp nhận, là bằng lòng nhận đền chứ không phản đối. Mà nào tôi đã làm gì nên lỗi, tôi không có lỗi, tôi không có một chút cảm giác nào tôi đã đụng phải xe người khác, đã làm rơi bể cái gì đó của người khác. Đã tin là thế tại sao tôi không phản đối, không to tiếng, không quát thét ầm ĩ lên để có nhiều người xúm đến rồi nhờ họ phân xử giùm. ít nhất cũng có người biết hai chai ******** để trong cái bị cà khổ kia là rượu tây thật hay rượu giả. Nếu là rượu thật thì vỏ hộp nó đâu ? Rượu mua đàng hoàng tại các cửa hàng phải có vỏ hộp chứ ! Nhưng tôi đã không nói gì cả chỉ vì cái mặt của người kia là mặt người lương thiện. Hình như ông ta cũng đang bàng hoàng vì đã làm bể vỡ hai chai rượu đắt tiền mua tặng thằng cháu nhân đám cưới. Cái mặt nhẫn nhục, chịu đựng và hoang mang. áo sơ mi dài tay bỏ ngoài quần, đi dép nhựa và cái xe đạp Trung Quốc là những dấu hiệu hiển nhiên của một ông cán bộ đã nghỉ hưu, lại nói giọng Bắc, chắc là mới vào Nam sống với con cái. Tiền mua rượu là tiền của con cái chứ ông ấy làm gì có tiền. Nên sắc mặt có ý sợ, xem ra đã cầm chắc cái sự mất tiền rồi. Nói thì cứ nói chứ cái ông già kia lấy tiền đâu ra đền. Chả lẽ đưa ông ta ra công an, nhờ anh em công an phân xử ? Ông ta cũng đi xe đạp, chắc cũng là người ăn lương hưu, ăn nhờ con, tiền tiêu còn thiếu lấy đâu ra tiền đền? Lại phải đền những non một triệu! Chắc là đã tính toán tuyệt vọng như vậy nên ông ta mới nói : "Vậy hiện giờ ông có bao nhiêu tiền ?" Tôi có thể nói tôi không có tiền, không có một đồng nào cả, muốn làm gì tôi thì làm chứ tôi không có tiền đền, nếu tôi nói thế chắc ông ta cũng phải chịu, có thể chửi ầm lên vài câu rồi cũng phải chịu. Nếu ông ấy làm to chuyện, có nhiều người ùa đến cùng tham gia xét xử rồi cũng đến xử hòa vì cả bên nguyên lẫn bên bị đều là những người già, lại cùng đi xe đạp, nếu có va chạm nhau là do sơ ý, do vô tình, bảo ai là người có lỗi cũng không phải. Cái lý là như thế. Lý đã là thế thì người bị bể hai chai rượu bị thua thiệt nhiều quá. Nếu ông ta còn làm được ra tiền thì con cái biết chuyện cũng chỉ trách nhẹ, tiếc tiền mà trách. Còn nếu ông ta ăn bám vào con cái thì vụ mất mát này là một tai họa thật sự, khó mà ăn ngon ngủ yên với chúng nó, chúng sẽ dằn vặt, đay nghiến ông không chừng đến hết đời. Nghĩ một thoáng như thế, ngẫm thân mình mà nghĩ liền như thế. Vì nghĩ như thế nên tôi trả lời ngay: "Tôi vừa mới lãnh lương hưu của cả vợ lẫn chồng được triệu bạc. Tôi đền ông một nửa số tiền bảy trăm tám chục ngàn, có được không ?" Hỏi có được không, tức là đã sẵn sàng trả đủ nếu ông kia không chấp nhận. Bởi vậy người kia mới trả lời, giọng hơi lạ một chút, hơi gắt một chút : "Ông cứ sang Chợ Lớn với tôi, mua trả lại tôi hai chai rượu này là xong". Tức là ông già này không chịu bớt cho tôi một đồng nào cả, bắt bí nhau như thế cũng là không biết điều. Ví thử tôi không chịu trả ông một đồng nào thì ông đã làm gì được tôi chửa ? Ví như tôi nói tôi chỉ có vài chục ngàn thì ông cũng phải chịu nhận số tiền tôi đang có chứ còn biết làm gì hơn. Đằng này tôi đã chịu đền đến một nửa, tức là bỗng dưng tôi chịu mất gần bốn trăm ngàn, mất rất vô duyên, rất ngớ ngẩn mà còn chưa lấy làm vừa lòng là nghĩa làm sao ? Chẳng lẽ ông ấy cố tình bắt chẹt tôi, chẳng lẽ ông không phải là người như tôi đã nghĩ một cách thông cảm? Vâng, tôi đã trả đúng bảy trăm ngàn, tức là còn thiếu tám chục ngàn, rất gọn ghẽ, rất nhanh chóng, nhanh chóng đến chính tôi cũng lấy làm ngạc nhiên, cứ như tôi là người rất giàu có. Người giàu có, người có bạc tỷ cũng chưa hẳn họ đã chịu chi một cách hào phóng như thế, một cách vô lý như thế. Ông ta cầm tiền rất cẩn thận, vẻ mặt dửng dưng, không có một chút ái ngại nào với một anh cán bộ già phải chi gần hết đồng lương hưu của hai vợ chồng, như tôi đã nói, cho một cuộc va chạm hết sức mơ hồ. Khi tôi nói, rồi vợ chồng tôi biết lấy gì mà tiêu trong tháng đây, thì ông ta cũng chỉ đưa mắt nhìn tôi một cách lạnh lẽo rồi lại cúi xuống đếm tiền ngoăn ngoắt. Đếm xong ông ta nhét tiền vào túi, dắt xe xuống đường, đạp lộn lại, tức là khi nãy ông ta còn mắc lỗi đi trái đường. Tôi cứ đứng ngẩn tại chỗ mất một lúc, bàng hoàng vì bỗng dưng mất một món tiền to quá. Như bị mất cắp. Mất cắp là một nhẽ. Còn tình nguyện móc tiền cho người khác lấy một cách ngớ ngẩn lại là một nhẽ. Mất tiền đã đau, về kể lại chuyện mất tiền rồi bị vợ con chê là quá ngu mới thật là đau, đau đến gan đến ruột. Đau vì ấm ức, vì không thể trả lời tại sao lại có thể ngu đến thế. Mà nào có phải là người đã quá ngu. Tôi thường vẫn có những việc làm rất ngu, nhưng là người ngu thì chưa hẳn.
    Nói cho ngay cái cách xử sự ngu ngốc của tôi trong chuyện vừa rồi không phải là lần thứ nhất. Tôi đã từng ngu nhiều lần, bị lừa nhiều lần, chẳng qua là do mình cả tin quá, cứ ngỡ những điều người ta nói là thật, không hề có ẩn ý nào, âm mưu nào. Tới lúc nhận biết đã bị mắc vào cạm bẫy cũng không biết phản ứng một cách gay gắt, một cách quyết liệt, mình đã bị tổn thương thì kẻ kia cũng khó có thể giữ được nguyên vẹn. Muốn tránh bị coi là người ngu, người dễ bị lừa cũng dễ thôi. Chỉ có một cách, phải chơi rắn và không được phép tin một ai cả, phải giữ vững một nguyên tắc sống, thà để kẻ khác chịu thiệt chứ nhất quyết không chịu để mình thiệt, là danh cũng thế, là lợi cũng thế, phải tự bảo vệ tới cùng, có trường hợp mình phải, có trường hợp mình trái, trái thì trái nhưng cứ to tiếng, cứ lấn tới thì trái sẽ thành phải. Thiếu gì người đã từng làm thế để tồn tại, để ngoi lên, để phủ bóng lên người khác mà rồi vẫn được xã hội trọng vọng. Có điều đã dám sống như thế thì phải bỏ nghề viết. Bởi nghề văn đòi hỏi các tín đồ của nó sống theo một nguyên tắc khác. Thà bị thua thiệt đến chín lần để khỏi có một lần xúc phạm tới nhân cách một người lương thiện. Đã là thế thì không chừng ngày mai, tháng tới, năm sau tôi vẫn có một cách xử sự hết sức ngu. Nghề ấy thì sinh ra nghiệp ấy, tránh sao được !
    Tháng 12 năm 1997
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Một truyện ngắn mang sắc thái kỳ dị ma quái pha hơi thở lãng mạn do nhà văn NHÃ CA hẳn sẽ làm bạn thích thú.

    LIÊU TRAI HUẾ ( I )
    Truyện ngắn cuả NHÃ CA Thiên, con nhà nghèo ở xứ Quảng được cái là con một nên cha mẹ có tâm nguyện cho cậu quý tử học hành thành tài. Thiên học xong bậc tiểu học ở trường làng, muốn thi lên Trung học phải ra Huế. Ông bà già bán mẫu ruộng, bán con trâu, tài sản đời trước truyền lại để cho cậu quý tử tới trường thi.
    Thiên tuy sinh chốn quê mùa, nhưng thông minh, hiếu học. Bốn năm dùi mài đèn sách, cậu Thiên đỗ Trung Học, chuẩn bị lên Tú Tài được thành học trò ngôi trường mang tên vua chúa: Trường Khải Định. Năm đó cậu Thiên đúng 20 tuổi. Gạo trắng nước trong, không phải làm lụng khổ cực như bao thanh thiếu niên khác ở quê nhà. Thiên trắng trẻo, cao ráo. Con trai mà có cái miệng chúm chím, môi đỏ hồng như môi con gái thoa son. Chỗ Thiên ở xa trường học. Mãi tận Kim Long. Tuy xa nhưng được cái yên tĩnh để học hành. Chỗ trọ chỉ có một căn nhà nhỏ cất sau vườn, kế là một dọc các hàng cau, cũng lẫn thêm vài thứ cây ăn trái như cây ổi, cây mãng cầu, phía góc vườn có một cây vú sữa lâu năm, đến mùa trái chi chít, cây lão, trái nhỏ nhưng ăn ngọt như đường. Chỉ có điều, cành cây cao quá nên rất khó hái.
    Thiện rất tằn tiện, không đua đòi, tự mua lấy gạo nấu lấy ăn. Thức ăn thì trong vườn rau sam, rau dền mọc chi chít. Trên hàng rào thì lá cây bát ngát đeo tòn ten, đọt xanh non mập vươn tứ tán. Còn có cả bụi chuối sau vườn, buổi nào rổi rãnh, xuống mé sông cầm cái vợt. Tép lội từng đàn trong rong xanh hoặc cỏ lúp xúp bên bờ sông. Vớt mấy vợt là có bữa ăn ngon lành. Tép nấu với củ chuối non, ăn thay cơm cũng được, nhờ vậy mà sắm được chiếc xe đạp cũ để sáng sáng chiều chiều, căm cúi đạp đi đạp về.
    Chủ nhà là một đôi vợ chồng già, sống bằng lợi tức từ cây trái trong vườn. Ông cụ tuy tuổi đã cao mà còn rất khoẻ, ông có một chiếc ghe nhỏ, sáng sớm ra sông bủa một mẻ cá cho bà cụ kèm cùng rau quả đem ra chợ bán. Con cái lớn lập gia đình ở riêng hết rồi, lâu lâu bồng bế con cái về thăm, lại mang về nải chuối, buồng cau, mớ rau tập tàng của bà mẹ già lo sẵn. Về thăm rồi đi nên nhà có một bữa ồn ào sau đó càng thêm vắng lặng.
    Người đời trước có câu:
    "Học trò trong Quảng ra thi
    Thấy cô gái Huế chân đi không đành"
    Thì đúng quá đi chớ. Cách nhà Thiên trọ học khoảng năm căn, có một gia đình có tới năm cô gái. Hèn chi nhà giàu quá chừng luôn. Nhà có ngũ long công chúa mà. Chỉ có điều năm chị em mà năm tính nết khác nhau. Cô chị nhu mì, hiền hậu, còn mấy cô em thì nghịch ngợm phá tán. Có bữa cậu Thiên đạp xe đạp ngang qua, liếc vô mé vườn, thấy mấy cô trèo cây đu đưa, còn la hét như khỉ cái.
    Lạ, nhà thì đông vui như vậy mà sát bên có cái vườn bỏ hoang. Căn nhà xưa lắm đã sập xuống cũng đâu từ lâu rồi, hầu như chỉ còn đống vôi vữa trên cái nền nham nhở cỏ mọc. Xung quanh thôi thì cỏ lùng mọc luông tuồng, cây cối phía sau vườn không có ai sửa sang, rậm rạp hoang dã. Mỗi lần ngang qua, liếc vô nhà mấy cô con gái, cậu Thiên cũng không thể không ngó căn nhà hoang dã này. Về nhà có hỏi thăm ông bà cụ, thì ông bà cụ cho biết: Cái nhà nớ... Ui cha, xưa giàu dễ sợ. Quan gia cha truyền con nối chớ không phải dân dã chi mô. Rồi, khi tàn thì cũng tàn rụi rứa đó. Như ri thì mới biết không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời!".
    "Vậy tại sao người ta không mua đất xây cái nhà khác. Miếng đất rộng mà vuông vức."
    "Cậu muốn mua không?"
    Thiên cười:
    "Cháu không dám mơ ước đâu, hai bác. Nhà cháu nghèo lắm. Ba mạ cháu từ ngày bán miếng đất, con trâu để lo cho cháu ăn học, đã phải đi làm thuê làm mướn để sống."
    "Tội..."
    Bà cụ thở ra. Ông cụ nói tiếp:
    "Miếng vườn đó không ai dám mua."
    "Răng rứa bác?"
    "Nghe noí..."
    Chỉ là chuyện nghe nói. Phía sau khu vườn có một khu mộ xưa lắm. Mỗi cụ nhớ một cách, chuyện kể không chuyện nào giống chuyện nào. Ngôi mộ đằng sau vườn là vợ bé của ông quan, bị chết trong lúc sanh đẻ. Lại có người nói ngôi mộ xưa rồi, trước đây nhà quan này có một nàng hầu, vì tội tư tình buộc phải thắt cổ chết. Người khác kể, đó là ngôi mộ một cô gái nghèo, cha mẹ bán cô vô nhà quan. Sau bị nghi ăn cắp đồ vật, cô thắt cổ để minh oan cho sự trong sạch của mình. Còn ông già thì cương quyết:
    "Toàn là chuyện ba láp, tào lao cả. Ngôi mộ đó, lâu rồi con gái của vị quan đương trào, bị chết không biết lý do nào. Nên ngôi mộ trước xây bằng vôi, có bia, tấm bia lâu ngày xiêu đổ, rồi mất. Đời sau nhà nghèo quá nên chỉ lấp thêm đất thôi. Mưa nắng xối xả thấy lồi đá vôi phía đưới đó tề."
    Còn bà già thì cứ một chuyện kể mãi:
    "Lâu vậy mà người nằm dưới mồ chưa đầu thai. Vườn đó ma dữ lắm. Nghe nói cô bán hột vịt lộn bán tối đi ngang qua, gặp một cô gái kêu một lúc tới chục hột vịt lộn, nói đi theo cô lấy tiền. Đến ngõ khu vườn nớ cô gái biến mất. Mấy ngày sau, mấy đứa con nít lòn rào vô vườn hái trái cây, còn thấy đủ chục hột vịt lộn nằm trên ngôi mộ. Chuyện rứa mà cũng chưa ớn xương sống lắm mô. Có chú xích lô còn trẻ, đẹp trai, đạp xe qua cầu Bạch Hổ buổi tối, thấy có một cô gái tóc dài vẫy, biểu đưa về Kim Long. Chú ấy đạp xe theo lời chỉ dẫn của cô gái. Tới ngõ khu vườn, cô bảo dừng xe. Chú xích lô chờ lấy tiền thì cô day mặt lại. Một khuôn mặt màu xanh, hai con mắt đỏ và cô cười, có hai cái răng nanh. Chú xích lô hét lên một tiếng, muốn xỉu luôn, rồi đạp xe thí mạng tới mấy nhà lân cận, xin tá túc một lát cho lại hồn. Hỏi chuyện, mới biết là đã gặp con ma trong xóm thường đồn đãi."
    "Hai bác có chộ lần mô không?"
    "Chộ" tiếng Huế, có nghĩa là "nhìn thấy". Cả ông bà già đều lắc đầu. Ông già: "Tui nghe kể thì nhiều lắm, nhưng chộ thì chưa chộ lần mô hết. Mấy người trong xóm nói, chọc phá chơi vậy thôi chứ con ma này hiền, họ hay cầu xin lắm. Nhứt là cái nhà có năm cô gái, tháng cúng hai lần, rằm trăng tròn và mùng một trăng trốn. Nghe nói lúc đầu con ma cũng phá dữ lắm, nhưng sau cúng kiến, chắc hạp nên yên."
    Anh chàng học trò cười thầm trong bụng. Thì ra, ma hay hơn người, chớ con gái với nhau, có khi nào ưa nhau chớ. Cũng có thể là con ma này đẹp lắm, ăn bứt năm cô gái kia, nên mới không ganh tị.
    Mùa hè năm đó, Thiên lân la làm quen được với cô chị đầu của gia đình kia. Cũng tình cờ thôi, bữa đó, khi chiều trời nổi giông gió, rồi mưa, hơi đất xông lên dầy khịt, bốc một cái mùi làm nhức đầu lắm. Cô Trâm, đi học về gần tới nhà thì một ống quần bị quấn vô dây sên. Nếu cô không nhanh nhẹn phanh xe lại kịp nhảy xuống thì cả người lẫn xe đã té lăn quay rồi. Cô vừa lò cò vừa đẩy xe vô lề thì đúng lúc Thiên trờ tới. Dựng xe vào sát lề, Thiên mau mắn:
    "Tôi có thể giúp cô được không?"
    Thiệt tình trong bụng cô Trâm đã để ý tới anh học trò trong Quảng ra thi này lâu rồi. Anh ta coi có vẻ đứng đắn, hiếu học. Đã đến đây lâu rồi mà nghiêm chỉnh, không mắt liếc mày đưa, lanh chanh, lấc cấc như mấy anh chàng gà trống trong tuốt xóm. Người chi mà có đôi môi đỏ hồng, cười chúm chím làm con gái mê hồn. Người chi mà cứ cặm cụi chúi đầu vô quyển sách, người chi mà, coi nụ cười tề... Quần áo đơn giản thôi, đầu tóc bồng bềnh nghệ sĩ chứ không như mấy anh chàng kia, lúc nào cũng bôi bờ-ri-dăng-tin láng bóng. Mấy đứa em gái của Trâm thường rúc rích cười, trêu chọc ngày nào cũng có mấy con ruồi chết, vì té từ trên lớp dầu kia xuống bể đầu, toé máu. Trâm làm dáng, gật đầu mà hất mái tóc cho che bớt mái tóc nhìn trộm của mình.
    "Dạ..."
    Con gái Huế vậy đó. Không bằng lòng cũng dạ. Tiếng "dạ" hiểu nghĩa nào thì ra nghĩa đó.
    Thiên tháo dây sên để gỡ lai quần người đẹp ra, bất đắt dĩ đã có lúc cầm bàn chân giữ cho người đẹp thăng bằng lúc gỡ gấu quần bị vướng dây sên. Thiên sững sờ, đang giữa trời mưa ướt át mà trong lòng ấm nóng hẳn lên,, khi nhìn thấy một vệt dầu đen dính trên mu bàn chân trắng nõn với gót sen hồng thắm.
    "Xin lỗi..."
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    LIÊU TRAI HUẾ ( II )
    Truyện ngắn cuả NHÃ CA
    Trâm đã gượng thẳng người, xỏ chân vào chiếc guốc hồi nãy đã văng xuống đất. Đôi má của Trâm còn đỏ hơn gót son hồng dầm dưới mưa ở chân nữa.
    Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Chỉ dăm tháng sau, cô cậu đã phải lòng nhau. Thôi thì hẹn hò đủ cách, hôm Lăng Tự Đức, bữa đổi Vọng Cảnh, quán bánh bèo chân núi Ngự Bình. Trâm bắt đầu dối cha dối mẹ. Kín đáo lắm, nhưng cũng không thoát khỏi cặp mắt của bốn cô em gái. Rồi tới cha mẹ Trâm cũng đem lòng nghi ngờ. Ráo riết quá, cảm hai phải dùng kế hoãn binh, nghĩ là bấm bụng không gặp gỡ nhau một thời gian cho qua tình huống đã.
    Phía gia đình Trâm, đã cho người đi dò xét cậu học trò trong Quảng ra thi này. Người cha lắc đầu:
    "Con hư tại mẹ. Bà có biết không, thằng đó nhà nghèo rớt mồng tơi. Bà chìu nó quá nên chừ dạy hết nổi. Kêu nó ra đây."
    Cô Trâm khúm rúm đứng trước mặt cha mẹ.
    "Dạ thưa, con lỡ..."
    "Lỡ răng. Lỡ răng noái nghe coi."
    "Dạ con lỡ thương người ta..."
    "Mất dạy. Dám cả gan trả lời ba mạ mi rứa há. Áo mặc không qua khỏi đầu được. Mi mới thương người ta thôi, có chi mà lỡ... Lỡ chi rồi, nói ra hết đi... Con gái như mi, gọt đầu bôi vôi, đem câu cá sấu biết chưa."
    Cô Trâm khóc oan khóc uổng:
    "Dạ thưa ba mạ, con chỉ lỡ thương, chớ đạo giáo lễ nghĩa con không dám vượt..."
    "Mi thề đi. Đứng trước bàn thờ ông bà thắp hương mà thề. Mạ nó thắp nhang cho nó."
    Trâm còn biết sao hơn. Mà quả thiệt, thể xác, tâm hồn Trâm vẫn còn trong sáng. Có dối cha dối mẹ hẹn hò, lén lút. Nhưng thật chưa tới mức cởi áo cho nhau, về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay. Mối tình đầu chỉ là mộng mơ, Trâm vẫn gìn giữ và Thiên cũng chưa một lần sàm sỡ dám xúc phạm tới người yêu. Trâm cầm nén nhang mẹ đưa, lòng xót xa như muối xát, lạy trước bàn thờ tổ tiên.
    "Nói bỏ là bỏ. Lậm vô rồi chình ình cái bụng ra chừ. Thề đi. Chưa có lỡ, thề bỏ. Thề trước ông bà, thề trước ba mạ mi đây nì. Hay chưa bưa, muốn đi trai gái nữa."
    Trâm khóc. Lập lại lời cha. Trâm biết cảm giác bị đâm một nhát dao vô tim đau đớn ra sao, mà không chết được.
    "Mi biết nhà nó nghèo xơ nghèo xác không hè. Ba mạ nó đi làm thuê làm mướn chớ con nhà gia giáo chi mô."
    "Dạ con biết. Nhưng anh học giỏi lắm."
    "Học giỏi làm chi. Thân cô thế cô, có cái bằng cạp mà ăn há. Thôi đừng noái nữa. Từ bữa ni trở đi, không được gặp. Nói thôi là thôi."
    Cô Trâm thút thít khóc. Người cha dịu giọng xuống một chút:
    "Vô trong đi, còn đứng đó coh tao nổi ma lên. Tao nói rồi, tao bắt gặp một lần nữa tao đánh chết không thương. Tao trói gô đầu lại, không học hành chi hết, tao gả cho bất cứ thằng mô, cụ trâu cũng gả."
    Trâm biết tính ông già. Đã nói một lời là như cái đinh đóng vô cái cột. Hết tháo ra, tháo ra là sụp đổ hết. Trâm cũng không cầu cứu mẹ. Mẹ như cái bóng lẽo đẽo sau lưng cha, như lời nói lập lại lời cha.
    Tội nghiệp Trâm, nhà có năm chị em, chỉ có hai phòng dồn chung. Trâm không có phòng riêng để khóc. Cô phải ra vườn, úp mặt vào cây nhãn, cây bưởi, khóc một trận như mưa lụt mà vẫn không vơi sầu khổ.
    Đáng lẽ mùa Hè, Thiên phải trở về quê. Nhưng hè này, vì lậm với mối tình, nên nhứt quyết ở lại. Cha mẹ không có khoản tiền chu cấp ba tháng hè. Vậy là Thiên rơi vào cơn túng quẫn, túng thiếu. Nhờ hai ông bà già cảm thương thư sinh nghèo, hiếu học, giới thiệu Thiên cho một chủ cồn bắp, sáng sớm phải ra cồn bẻ bắp, chiều tối mịt mới về. Nhờ vậy, bữa đói, bữa no, Thiên sống qua ngày được.
    Khó khăn lắm Trâm mới báo tin được cho Thiên biết, cuộc tình đã bị bại lộ, cha mẹ không bằng lòng. Lúc này Trâm bị canh giữ gắt lắm nên huỷ hết các buổi hẹn hò. Không ngày nào Thiên không tìm cách đi qua nhà Trâm, không thấy bóng dáng Trâm đâu hết, mà chỉ thấy bốn cô em leo trèo nghịch ngợm như khỉ leo cây. Có cô nhìn ra thấy Thiên, còn đưa hai bàn tay lên mũi, làm dấu chòng ghẹo. Thiên muốn gặp một cô nhờ vả cũng khó, vì họ như tránh hắn, không muốn xớ rớ tới gần.
    Một buổi chiều đi bẻ bắp về, bà già đưa ra một miếng giấy xếp nhỏ:
    "Có cô chi đó noái đưa cho cậu để đòi mấy quyển sách chi đó..."
    "Cô Trâm phải không bác?"
    "Ừa, như rứa. Nhà có tới năm cô, đủ thứ tên, tui hổng nhớ."
    "À, tui có mượn mấy quyển sách, quên mất. Bậy..."
    Thiên không muốn bà già nghi ngờ, nói trống lấp. Rồi đi ra nhà sau, mở tờ giấy ra đọc.
    Đúng là thư của Trâm. Hẹn mười giờ đêm, chờ ở dưới bến sông trước nhà cô, cô có chuyện muốn nói. Thiên mừng rơn. Chiều đó quên luôn cả ăn cơm, không thấy đói bụng. Cứ hết ngồi lại đứng, chờ cho tới giờ hẹn để ra đi. Thiên cẩn thận ra khỏi vườn bằng cái lổ rào thưa để không ai hay biết.
    Đêm cuối tháng, trời tối đen như đêm ba mươi. Nhưng đã quen đường lối, Thiên đi tới bờ sông trước nhà Trâm sớm hơn giờ hẹn. Thiên cẩn thận xuống tận bờ, nhà nào thì cũng có một bến sông, có kê bốn hòn đá lớn để có thể trải quần áo lên mà sát bà bông, xung quanh có nhiều bờ bụi kín đáo. Là nơi lý tưởng của các cặp tình nhân hò hẹn.
    Chờ chừng mười lăm phút thì Trâm đến. Nhận ra nhau theo hình dáng quen thuộc trong bóng tối thôi. Cái bóng của Trâm thon thả làm sao, mớ tóc đen màu mun trôi lẫn trong đêm, vẫn thấy được nét tha thiết.
    "Em."
    "Hức...hức..."
    Thiên nghe tiếng Trâm nức nở. Hắn cầm lấy tay nàng. Bàn tay lạnh ngắt. Tại sao vậy, từ nhà ra đây đâu có bao xa. Chưa hết ngạc nhiên thì Trâm đã rút tay lại:
    "Đừng đụng em. Đừng đụng em..."
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    LIÊU TRAI HUẾ ( III )
    Truyện ngắn cuả NHÃ CA
    Tưởng Trâm hờn giỗi chi đây, Thiên càng sấn tới. Thình lình Trâm đưa tay đẩy mạnh, chút xíu thì Thiên đã trượt chân, rơi tòm xuống sông. Cố gượng đứng dậy, nhảy sâu vô một bụi cỏ, Thiên hỏi:
    "Em giận anh? Anh mần chi mà em giận anh rứa. Nói cho anh biết để anh sửa..."
    Trâm vẫn lặng thinh. Hai người đứng yên trong bóng tối. Linh tính báo cho Thiên biết là cuộc tình của hai người có trục trặc chi rồi, chớ răng khi không Trâm đổi tính nết như vậy. Hồi lâu, Trâm bật khóc ra tiếng.
    "Từ nay anh đừng gặp em nữa. Em..."
    "Răng không gặp nhau. Chúng mình thương nhau không có tội... Trâm nì, có chuyện chi thì em nói cho anh nghe..."
    "Không. Không có chi hết. Nhưng em, bữa nay nói rõ cho anh biết. Em không hề yêu anh, chưa hề yêu anh. Em yêu anh là giả đò đó."
    Thiên cười khan, cay đắng:
    "Em nói chi lạ rứa. Yêu mà cũng có yêu giả đò..."
    "Chớ răng. Người ta yêu giả đò chán chi. Từ bữa nay trở đi đừng gặp tui."
    "Em đoạn tuyệt anh? Răng tự nhiên em thay lòng đổi dạ..."
    "Ừ, tui rứa đó. Tui giả đò, chừ không muốn giả đò nữa. Nói cho anh biết tôi còn tốt bụng, không để anh lầm tui..."
    Trâm nói mau, như sợ để lâu rồi không nói được:
    "Chừ anh biết rồi hí. Tui là đứa con gái xấu rứa đó. Giả đò yêu anh cho vui... Nhưng bữa ni, tui muốn dứt khoát luôn cho nên mới hẹn anh ra đây noái cho anh biết. Tui... tui sắp đi lấy chồng."
    ....
    "Đi rồi. Đi rồi. Hay. Hay."
    "Ê, một hai ba. Dô ta. Dô..."
    Từ mấy bụi rậm tối thui phun ra mấy vòi nước xối vô mặt Thiên, vô quần áo, vô tóc tai làm Thiên một lần nữa tối tăm mặt mũi.
    "Dê dê... xấu chưa tề. Nghèo rớt mồng tơi mà cũng trèo cao..."
    "Té cái chổng đít, bể đầu, phọt máu"
    "Dê dê, xấu hổ..."
    Tiếng cười khúc khích của bọn giặc con gái như vây chung quanh Thiên. Thiên nhận ra từ áo quần bốc lên một mùi hôi thối nồng nặc, mùi nước mắm, nước cống rảnh xú uế từ mấy cái vòi vừa xịt đầy mặt mũi, tóc tai quần áo chàng.
    Thiên hiểu ra rồi. Mấy giọng cười khúc khích kia là của đứa em gái của Trâm. Không hiểu sao buổi hẹn hò chia tay tàn nhẫn này lại để cho bầy quỷ cái kia biết được mà phá.
    Thiên ôm đầu chạy một mạch chui qua lổ rào, vô vườn. Cũng may, tuy ở căn nhà sau nhưng cái lu sát gốc cau lúc nào cũng lưng nước với cái gáo dừa để sẵn. Tắm gội khổ sở xong, Thiên ngồi suốt đêm với ngọn đèn dầu.
    Chiều hôm sau, đi qua nhà nàng, ngó vô, thấy mấy cô em gái leo trèo mấy cây ở sát đường cái. Thấy Thiên, họ cười rộ lên, ngưng đu đưa như khỉ và hát:
    "Học trò trong Quảng ra thi
    Thấy cô gái Huế dê chi cho khổ đời...!"
    Thiên cúi đầu, đạp xe một mạch về nhà. Thêm một ngày bỏ cơm nữa.
    Còn Trâm, tối hôm đó nói những lời như sát muối vào vết thương với người yêu, nàng trở về phòng nằm như chết rồi. Một lúc lâu, thấy bốn đứa em gái túm tụm trong phòng cạnh, xì xào to nhỏ và cười rúc rích. Lúc cô em kế trở về phòng, thấy chị nằm êm rơ cũng nhẹ nhàng nằm xuống bên cạnh.
    "Chị Trâm nì..."
    "Chi rứa?"
    "Hồi nãy tụi em nghe nói hết rồi. Hay lắm, chị cự tuyệt thằng nớ thiệt tài. Tụi em phục sát đất."
    Trâm làm thinh. Cô em vặn tắt ngọn đèn dầu. Căn phòng chìm trong một vũng tối. Cô em tiếp:
    "Thằng nớ chắc tởn tới già. Hi hi..."
    "Hi, hi, tụi em xịt nước cống vào người hắn, xịt nhiều lắm. Hắn ôm đầu bỏ chạy rồi. Từ nay chị không cần sợ chi hết nghe. Chọc tụi em là chọc đúng ổ ong vè vẻ... Hi hi..."
    Trâm quay mặt, nước mắt chảy âm thầm. Nàng đã dứt khoát với chàng, đã nói lời tàn nhẫn trái lòng. Nói rồi lòng nàng cũng đã chết.
    Tin cô Trâm sang Xuân sẽ về nhà chồng làm vết thương trong lòng của Thiên như không ngừng chảy máu. Suốt mùa Đông tàn tạ, rét mướt, Thiên ném bỏ sách vở, loay hoay với một khúc gỗ quý. Thêm một đêm giao thừa thức trắngg, một đầu khúc gỗ biến thành cái trâm cài tóc. Một đầu gỗ khác, khắc lộng hai trái tim ***g vào nhau và một cái lược thưa, dang dở. Đó là món quà cưới Thiên muốn tự tay hoàn tất để tặng nàng.
    Liên tiếp mấy ngày đầu năm, Thiên rình mò chờ cơ hội nhưng không còn dịp may nào được gặp gỡ Trâm. Có nhiều hôm đón đường, chờ chực, Trâm đều bị đi kèm với mấy cô em gái dữ như chằng, cả hai không dám nhìn nhau nữa. Thấy mấy cô em gái của Trâm, Thiên nhớ lại hôm bị xịt nước mắm đầy mình, sượng trân, chỉ còn biết cúi gầm mặt xuống mà đạp xe đi. Lá thư tình bao đêm nắn nót và xếp gọn nằm trong túi.
    Mùa Xuân đối với Trâm năm ấy cũng quá kinh khủng. Nhìn cây mai vàng trước sân nở vàng rực bên bể cạn với xác pháo giao thừa còn rơi vãi đầy trên mặt đất, Trâm cảm thấy trái tim mình cũng vỡ vụn, chảy máu như pháo hồng. Chẳng còn bao lâu nữa, Trâm phải về nhà chồng. Lễ giáo mà. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Cha mẹ, vì muốn tống khứ nàng đi, đã gả vội gả vàng cho một người đàn ông mới goá vợ có đứa con nhỏ một tuổi. Cha nàng nói:
    "Rứa như răng mi mới ưng. Người ta nhà gia thế, có tới ba bốn căn nhà ở Nguyệt Biều, mi tưởng..."
    Nguyệt Biều Trâm hình dung ra được, ngôi nhà cổ rộng mênh mông, âm u, nàng sẽ sống suốt đời với một người đàn ông mình không thể thương yêu, với bàn thờ, linh vị của một người vợ trước lúc nào cũng nghi ngút hương.
    Cả ngày đầu năm, người cha nhìn đứa con gái lớn nghiêm khắc:
    "Nì, đầu năm mi đừng có thụng cái mặt xuống như rứa chớ. Xui cả năm nghe chừ."
    Cái mặt Trâm ra làm sao. Trâm không soi gương, không biết. Nhưng vui mừng hớn hở thì Trâm làm không được rồi. Thôi thì cứ tránh mặt cha cho xong. Cũng may, ngày mùng một, mấy đứa em về chơi bên bà ngoại làng Hương Thuý, hơi xa xôi nên phải ở lại đêm. Cha mẹ rủ hàng xóm qua chơi, để xâm hương. Trâm lo nước nôi mức bánh xong, kêu mệt xin phép cha đi ngủ sớm.
    Nằm thao thức hoài. Cô nhớ lại buổi sáng lúc đưa mấy đứa em đi khuất rồi, Trâm còn ngơ ngẩn đứng ở ngoài ngõ một lát. Cô ngó xuống bến sông và nhớ lại bao nhiêu chuyện. Cô nhác thấy bóng Thiên dưới bến sông. Anh ta ngồi trên hòn đá dùng để giặt quần áo, quay lưng lại. Anh ta ngồi bao lâu như vậy rồi? Đã thành tượng đá chưa?
    Tính đốt ngón tay, không còn bao lăm ngày nữa, sân nhà cũng đầy xác pháo như vậy, và Trâm từ giã nơi đây để về nhà chồng. Không được đâu, mình đã có thề với trời đất, lấy chàng mà. Chỉ lấy anh. Lấy anh thôi. Răng chừ lại lấy người ta? Trâm khóc vùi. Tự nhiên muốn làm một chuyện gì thật liều lĩnh, như tìm cái chết chẳng hạn.
    Trâm khoác cái áo choàng trắng, có giải thắt lưng rất dài. Không biết sao lại chọn cái áo đó. Nàng trèo cửa sổ ra sau vườn. Đêm lặng lẽ quá, đêm mênh mông giúp nàng trãi nỗi buồn rộng lớn thêm. Đây rồi, cành cây này đã lớn, vững chắc quá. Không được, tội mẹ, tội mấy đứa em. Làm sao mẹ còn có thể ở trong căn nhà này, đi ra ngoài khu vườn này. Sẽ là một ám ảnh suốt đời đối với mẹ
    "Qua khu vườn hoang kia tề."
    Như có ai nói thầm bên tai Trâm. Trâm thẫn thờ bước tới bên hàng rào. Ở phía rào này có nhiều lổ hổng để chui qua bên kia. Trâm chui qua được một cách thong thả. Tuy vườn mọc đầy cỏ lùng, cây cối rậm rạp nhưng vẫn có những lối mòn do lũ trẻ con hàng ngày trốn vào chơi, hái trái cây, hái rau tập tàng, nhờ vậy mà Trâm đi loanh quanh được một lúc. Không biết có ai đưa đường không mà Trâm đã tới cạnh ngôi mộ hoang, người trong xóm đồn đãi ở dưới mồ có một người con gái chết oan rất thiêng.
    Bình thường Trâm sợ ma lắm, nhưng bữa nay tâm trạng bần thần, lại quá đau khổ về tình duyên, còn có ý định tìm cái chết nữa nên Trâm không biết sợ hãi nữa. Mà có lẽ, chỉ có người nằm yên dưới mồ mới hiểu Trâm, mới chịu nghe Trâm tâm sự.
    Gió như động hơn trên trời, lay động cành lá ào ào. Tiếng cành khô kêu răng rắc như lời nói của đêm muốn cùng san sẻ với tâm sự của Trâm.
    "Chị à, dù sao chị cũng tới trần gian trước tui. Chị lớn tuổi hơn tui, tui kêu chị bằng chị. Xin lỗi tôi không đem nhang để thắp cho chị. Nhưng bữa nay tôi sẽ về dưới bầu bạn với chị. Tôi không muốn sống nữa."
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    LIÊU TRAI HUẾ ( IV )
    Truyện ngắn cuả NHÃ CA
    Tiếng cành cây khô lại kêu rắc rắc. Và có một vài tiếng động đâu đây. Trâm nghe như có tiếng chân. Nhìn quanh quất, không thấy bóng ai hết.
    "Chị về phải không? Chị đừng đi trước chờ tui với. Tui yêu người ta mà không lấy được, thà tui chết để trọn vẹn với tình... Chị nghe tui nói không?"
    Trâm cảm thấy sau ót mình lành lạnh như có bàn tay ai vừa đụng khẽ lên đó. Cô cố lấy hết can đảm, nhìn lên. Trong đêm Xuân một cành cây lớn vươn ra. Thật là lãng mạn. Như một thiên tình sử trong tiểu thuyết, còn hơn nữa là đằng khác. Trâm vừa lẩm bẩm những lời tha thiết đoạn tuyệt với người tình và chuẩn bị cho cái thòng lọng vào cổ rồi thả người xuống. Chỉ tích tắc thôi, không còn thấy đau khổ nữa...
    "Bước tới. Leo lên. Leo lên đi..."
    Trong đầu Trâm, như có tiếng reo hò thúc giục. Bước lên một bước nữa thôi. Bước nữa, bước nữa...
    Rõ ràng Trâm bước tới, nhưng có ai đã kéo Trâm thụt lùi. Thật ra không có ai hết, chính sự sợ hãi đó thôi. Cũng có thể, ai đó, vô hình đang trì kéo bước chân Trâm ngược lại. Không. Không được đâu. Không có can đảm đâu.
    "Thiếu tui ba cây nhang đó."
    Lùi tới góc vườn, Trâm nghe tiếng nói lùng bùng trong tai. Chắc đó là tiếng hồn ma từ đáy mộ vừa bị Trâm đánh thức. May quá, tới góc vườn nhà rồi. Nhanh như con sóc, Trâm chui qua lổ hổng sang vườn nhà, rồi đu lên cửa sổ. Vào tới phòng rồi, chăn trùm đầu kín mít rồi, Trâm tiếp tục run nữa.
    Bên vườn hoang, có tiếng mèo gào lên, như giận dữ cùng với gió thổi cành run lá cuồng loạn.
    Gió rung cuồng loạn tới cả căn nhà chòi nhỏ sau vườn của chàng thư sinh trọ học. Trong nhà Thiên có sẵn một chai rượu chàng đã mua về từ mấy hôm trước để nhâm nhi ba ngày tết. Nhưng làm gì có Tết, có Xuân nữa. Thôi thì mượn nó quên sầu đời đêm nay.
    Một mình độc ẩm. Bụng đói cồn cào, rượu vô lãng đãng. Chàng học trò trong Quảng ra thi trong cơn say, loạng choạng hát một bài tiếng Quảng, múa may cùng hình ma bóng quỷ. Gió bên ngoài đã hú thành tiếng, rên rĩ, bứt lá, bẻ cành. Giữa cơn gió hú, như có tiếng đập cửa, tiếng gọi. Chẳng biết bằng cách nào, cửa mở... giữa cơn mơ hồ, Thiên mở mắt, thấy một cô gái mặt ngọc, tóc dài đã ở bên mình.
    "Trâm. Em..."
    Đúng là khuôn mặt của Trâm, sao có đôi mắt lạ lùng đang nhìn chàng. Nửa mê, nửa tỉnh, Thiên quỳ xuống ôm ngang qua thân mình nàng. Sao nàng mỏng quá, nhẹ quá, ôm nàng trong tay mà y như có lúc chỉ ôm không khí, ôm hư vô...
    "Trâm. Em đã đến, anh mong gặp em biết bao nhiêu."
    Cô gái quỳ xuống, mặt đối mặt. Giọng nàng như tiếng thở:
    "Anh. Em yêu anh. Em đã đến rồi nì. Đến rồi nì..."
    "Anh nhớ em. Anh đau khổ tưởng chết. Có phải thật là em đến không?"
    "Chi mô mà khổ. Em tới rồi nì."
    Cô gái vò mái tóc của chàng trai trong tay, nâng mặt chàng lên:
    "Có phải thật là em đó không?"
    "Không thật mô. Em không phải người ta. Anh sợ không?"
    "Không sợ. Không sợ."
    Chàng học trò bỗng thấy mình như một đại lực sĩ. Chỉ cần một cánh tay, chàng nhẹ nhàng nhấc bổng cô gái lên, mang nàng tới chiếc giường tre. Y trang trút bỏ, cả một khối bạch ngọc lồ lộ chập chờn cùng ánh đèn dầu. Khối ngọc trong vòng tay học trò, khi thì Trâm thẹn thùng, sợ hãi, khi thì là một con bé nghịch ngợm, hung hăng, liều lĩnh. Đêm xuân nồng cháy, chiếc giường tre không ngừng kêu rêm át cả tiếng gió ngoài vườn.
    Gần sáng, nàng xô chàng ra:
    "Em phải về. Về liền kẻo không kịp."
    "Em còn đến nữa không. Em đừng bỏ anh... anh chết mất."
    Nàng lùa năm ngón tay mềm mại vào tóc chàng:
    "Hồi tối em thấy anh múa hát. Đêm mai, anh còn rượu, uống một ly, cất tiếng hát là em tới."
    Nàng mặc quần áo, vội vã đến cả không kịp hôn chàng, biến nhanh ra ngoài như luồng gió. Thiên bàng hoàng không biết là mộng hay thực, rồi mệt mỏi thiếp đi. Chàng nằm rẹp hai ngày không dậy nổi. Bà chủ trọ bưng cho bát cháo, Thiên húp vài muỗng rồi bỏ. Vậy mà đêm đó, vừa nghe tiếng gió hú ngoài vườn, anh chàng đã bật dậy.
    Chẳng biết sức lực từ đâu tới, sau khi nốc được mấy ly rượu,, chàng học trò xứ Quảng lại một mình múa hát tưng bừng. Quả nhiên chỉ lát sau, cô gái đã trở lại. Trâm đã biến thành gái liêu trai từ bao giờ, tóc thả buông lơi không cài không kẹp, hai chân như lướt trên mặt đất. Nàng đẹp hơn nhan sắc mà trước đây chàng đã gặp gỡ, hẹn hò. Mắt nàng như lúc nào cũng pha chất lân tinh, óng ánh gợn sóng tình. Vừa đến, không cần tâm sự nữa, chàng ôm chầm lấy nàng như sợ nàng biến mất.
    Vuốt ve, ôm ấp đắm say. Có lúc dưới ánh đèn dầu, nàng nằm nhắm mắt như nàng công chúa ngủ trong rừng, chàng vẫn không thể rời tấm thân nõn nà mà nóng bỏng.
    Suốt cả tháng trời, cứ hôm nào chàng uống đủ đô rượu thì nàng đến và hai người quấn quýt lấy nhau tiếp tục truy hoan. Chiếc giường tre cơ hồ chịu không nổi đã xiêu vẹo, van xin, nài nỉ hàng đêm và muốn sụm.
    Một hôm, sau cơn hoan lạc, nàng mới nhìn thấy ở góc bàn cái trâm cài tóc và cái lược làm còn dang dở. Nàng cầm lên coi, chàng nói:
    "Đã sắp tới ngày em về nhà chồng chưa?"
    "Em..."
    Cắn môi tới rớm máu. Chàng ôm nàng vào lòng xót xa:
    "Đây là vật anh làm để tặng em ngày đi lấy chồng. Và đây là lá thư tình mãi hoài anh không dám gửi."
    Nàng cầm lấy, khóc:
    "Cũng đã tới ngày em phải xa anh rồi."
    Chàng thẫn thờ:
    "Em đi lấy chồng anh sống không nổi. Thật đó, anh sống không nổi mô."
    Nàng càng khóc lớn hơn:
    "Em không còn cách nào khác. Hôm nay là ngày chót em gặp anh. Ngày mai em không tới được nữa..."
    "Không em không thể xa anh, không thể bỏ anh. Hay mình trốn đi?"
    Nàng gật đầu:
    "Anh thề đi. Anh trốn đi với em. Anh thề độc, thề độc địa đi. Anh không bỏ em..."
    Thiên sung sướng đưa tay thề liền. Thề độc thề địa nữa. Phải, chàng sẽ sắp xếp một chuyến đi. Cả hai đều trốn khỏi xứ Huế. Vì tình, Thiên có thể phụ lòng mẹ cha, bỏ khoa thi, bỏ tương lai tú tài sắp đoạt trong tay.
    "Tối mai em tới, anh sẽ đưa em đi. Mình sống với nhau, em không sợ ai nữa. Em..."
    Nàng cười. Nụ cười sao mà xa xôi, bí hiểm quá.
    "Tối mai... Không đâu. Tôi mai em hẹn anh ở bến sông. Rồi mình đi."
    Thiên mừng rỡ ôm chặt lấy nàng. Cả hai tiếp tục truy hoan cho tới gần sáng.
    Tiếng gà gáy canh tư đã thúc giục lắm rồi, nàng mới vội vã bỏ đi. Lúc đó, khu vườn bên ngoài đã lờ mờ hiện trong màn sương.
    Sáng hôm sau, Thiên nằm thiêm thiếp, đầu nóng như lửa. Chàng lên cơn sốt nặng. Trùm mền, đắp chăn. Ông bà chủ nhà lo lắm, có giúp Thiên một nồi thuốc xông buổi tối. Xông xong, Thiên có khoẻ hơn, nhưng đầu óc còn choáng váng, mắt hoa. Dù vậy, nhớ lời hẹn với người yêu, Thiên thu xếp mấy bộ quần áo, chút tiền bạc dành dụm rồi chờ cho tới hai ba giờ sáng, một mình ra bến sông trước nhà Trâm. Sông nước lấp lánh, nôn nao.
    Thiên chưa kịp cảm thấy hơi sương đêm lạnh, nàng đã tới. Vẫn nhẹ như gió, lướt trên mặt đất.
    "Anh sợ em không tới. Đi, mình đi."
    "Khỏi đi đâu hết ôm em đã. Em lạnh."
    Nàng áp cả tấm thân vào người chàng, tự tay cởi áo chàng, áo nàng. Áo quần nào ấm bằng hơi nóng thể xác. Nàng vỗ vập, ôm ấp, đòi hỏi. Và đôi lứa quấn chặt, rơi mình xuống bờ cát bên sông.
    Ai bảo sông Hương khúc Kim Long không từng, biết sôi sục?
    Vẫn còn mùa xuân để cô gái đi lấy chồng. Đám cưới nhà giàu sẽ làm lớn lắm. Bây giờ không còn ai canh giữ Trâm nữa. Một bữa, cả xóm xôn xao bàn tán có xác chết dưới sông vớt lên chính là xác anh học trò trọ học
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    LIÊU TRAI HUẾ ( V )
    Truyện ngắn cuả NHÃ CA
    Vậy là câu chuyện liêu trai giữa chàng học trò và ma nữ tiểu thư con quan nằm dưới nấm mồ trong ngôi nhà hoang lập tức được truyền tụng. Tình tiết câu chuyện bàn tán càng lúc cang ly kỳ. Đêm đêm, ma nữ từ dưới mồ lên vào phòng chàng học trò, lôi chàng ta ra bờ sông ân ái. Sau đây là đoạn đối đáp lâm ly giữa ma và người. Giọng ma nữ hẳn nhiên phải nhẹ nhàng như gió thoảng:
    "Anh nói là chết vì em, không hối hận?"
    "Không hối hận."
    "Nếu em là ma, anh có yêu em không?"
    "Anh cũng thành ma để yêu em."
    "Vậy mình đi nghe."
    "Anh yêu em?"
    "Anh nhìn em coi, em là ai?"
    Chàng học trò mở bừng mắt. Khuôn mặt cúi xuống trên người chàng là một cô gái, mái tóc xoã che khuôn mặt. Lúc đó trời sắp sáng hay có một ánh sáng nào mờ nhạt soi gương mặt người con gái màu xanh. Nàng mỉm cười, đẹp như hằng nga trên cung. Mà sao nụ cười bỗng dại đi, rồi khuôn mặt cũng biến đổi, méo mó, rồi giữa nụ cười nhô ra hai răng nanh...
    "Eo ôi." Anh chàng kinh hoảng quá, hét lên và vùng vẫy. Nhưng hai cánh tay ma nữ đã như hai gọng kìm, ôm chặt lấy anh học trò, và cả hai lăn xuống dòng tối đen. Câu chuyện Liêu Trai Huế thường được kết luận vậy.
    Hình như phải mấy ngày đêm xác anh học trò mới nổi lên. Người cha của năm cô gái không khỏi bùi ngùi xúc động, ngầm trách mình cứng rắn nhưng cũng thở ra một hơi dài nhẹ nhỏm.
    Đúng là anh chàng Thiên chứ ai. Tội chàng quá, Trâm khóc không biết bao nhiêu đêm, nhưng rồi đành chịu cam phậm về nhà chồng. Mong chồng, mong cuộc đời mới sẽ giúp nàng nguôi ngoai mối tình tan vỡ, chia ly kẻ âm người dương.
    Trước ngày lên xe hoa, Trâm nhớ lại mình còn thiếu nợ hồn ma dưới mồ trong khu vườn hoang kia một nắm nhang. Muốn trả cho xong trước khi về nhà chồng. Trâm mua một bó nhang, chờ cơm chiều xong, trời chạng vạng, một mình lẻn vô sau căn nhà hoang.
    Bữa đó trời không một cơn gió. Khu vườn càng lặng lẽ hoang vắng. Ngôi mộ đất lở xơ xác nằm trơ vơ. Trâm bỗng nhìn thấy trên mộ, ai để một phong bì thư cũ mèm và một cây trâm bằng gỗ, phía cán khắc lộng hai trái tim ***g nhau, cắm chặt lá thư xuống đất.
    Trâm mở ra xem, mới hay thư của Thiên gửi cho mình lâu rồi. Còn chiếc trâm cài chắc là một quà tặng cho nàng. Trâm đọc xong lá thư, đốt cho mất tang mất tích. Còn cây trâm giữ lại để cài tóc coi như một kỷ niệm.
    Đêm đó, Trâm nằm mơ, thấy Thiên cầm tay một người con gái rất đẹp, mớ tóc còn dày và dài hơn tóc thề của Trâm nữa. Thiên không nói gì, nét mặt vui vẻ. Cô gái nói với Trâm:
    "Cám ơn em đã cho chị một nắm nhang."
    Nói xong cả hai đều biến mất.
    Cô gái nào chả có những giấc mơ đêm trước ngày tân hôn. Ngày mai pháo sẽ nổ trước sân. Trâm sẽ có một cuộc đời khác.
    Chuyện bốn chục năm sau. Tối đầu năm trong một gia đình Việt Nam. Ở một thành phố khác, cũng có thể ở một đất nước khác. Một ông tóc hoa râm, chén chú chén anh với các bạn già cùng lưu lạc gặp lại. Chủ nhà đã ngà ngà say, nhắc lại chuyện xưa, ông cười.
    "Thì rứa, học trò trong Quảng ra thi mà. Hồi trẻ anh nào chẳng có lúc tầm bậy tầm bạ. Thì cũng tính đánh hoa cả cụm, không được thì đánh lẻ. Mà mình cũng mần chi mô. Bảo hát là hát, bảo ôm là ôm, bảo đi là đi. Bà tui bây chừ đó tề... Nì, mạ nó mô hè, lấy chai Remi trong tủ ra nhậu luôn, bữa ni vui..."
    "Uống vừa vừa thôi ông ơi: Từ ngày tui lấy ông tới bữa ni, chỉ thấy ông mê rượu."
    "Bà đừng noái nữa mà tui kể ra bà hổ ngươi. Chớ không phải nhờ rượu, nhờ hát hay mà hồi đó có con ma nữ liều mạng..."
    "Còn nói nữa, không biết dị. Mấy anh biết không, có một chuyện mà kể hoài, làm như oai lắm."
    "Để chú ấy kể chuyện Liêu Trai Huế đi, cô Ba". Một ông nói.
    Bà chủ nhà ngoe nguẩy, đặt chai rượu xuống trước mặt ông chồng rồi cười cười bỏ vào nhà trong.
    Thì ra đầu năm, các ông hoa râm lai rai kể chuyện xưa tích cũ. Chủ nhân có mái tóc hoa râm từng là chàng học trò xứ Quảng ra Huế học thi. Bà chủ được gọi là cô Ba, nghe đâu chính là cô em thứ ba trong đám "ngũ long công chúa" nghịch như quỷ sứ ở Kim Long thuở nào
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    PHẠM THỊ HOÀI là nhà văn nữ từng gây tranh cãi nhiều trong văn giới.Truyện ngắn Ám thị là một truyện ngắn đặc sắc mang đậm phong cách của bà.
    Ám thị (I)
    Truyện ngắn của PHẠM THỊ HOÀI
    Buổi đầu tôi mặc hai lượt quần, ba lớp áo. Chồng tôi bảo, thày tẩm quất nào phải ông thày võ chọc ngón tay thủng tường mà mình che chắn khiếp đảm như thế. Thày lại đeo kính xẩm, không nói trước có khi lẫn lộn đàn ông với đàn bà. Nhưng tôi nghĩ, áo xống đâu chỉ để che thân mình và che mắt ai, trong quan tài người ta cũng mặc thật chu đáo. Lần đầu để tay người lạ chạm vào, có giữ ý có lành. Ðàn ông không phải ai cũng tân tiến như chồng tôi, mà những người mù tôi biết đều có vẻ không theo thời, như thể họ sống riêng ra một cõi xa xôi nào đó. Cõi ấy mặt trời không mọc và lặn. Tôi e không cẩn thận dễ thất thố với người tàn tật. Sờ thấy cái nịt ngực với đủ quần áo trong ngoài dày dặn, chắc thày sẽ hiểu rằng tôi coi thày như người lành. Ðôi bên sẽ tin cậy nhau hơn, dẫu sao không riêng tôi lần đầu mà thày cũng chưa từng tẩm quất đàn bà. Chiếu tẩm quất là chỗ đàn bà không vào. Chồng tôi vất vả lắm mới mời được thày, than rằng thời thế gì mà nhờ ai đánh vợ còn dễ hơn thuê người đấm lưng vợ. Ðến chỗ nào người ta cũng tưởng anh sinh chuyện, nên đuổi khéo, bảo chưa mở hàng, sợ xui. Thày quất này nghe anh ngỏ lời xong, cho một hồi: "Ông mua cho bà nhà vài cái máy chẳng hơn ư? Máy rung, máy xoắn, máy giác, máy đập, máy ủ chân, máy chườm bụng, máy cù nách, máy chiếu tia hồng ngoại, máy giời thời này cũng có. Mấy cái que gãi lưng với cái cái cục vừa đấm vừa xoa bằng nhựa Trung Quốc, ông cứ ới hàng bán rong một tiếng là có cả tá, dùng cả đời không mòn. Chúng tôi đây chỉ có hai bàn tay suông, đáng gì mà vẽ chuyện."
    Chồng tôi lấy làm thú vị cái giọng chao chát ấy, khẩn khoản nài, thày chua thêm một đoạn nữa: "Ông chê đồ giả thì dẫn bà nhà đi khách sạn. Trong ấy toàn người thật việc thật, vui lắm. Vào mát xoa mát da, ra tắm hơi ấm thịt, lại lịch sự nhẹ nhàng. Chúng tôi đây có mỗi món vặn cổ bẻ lưng, khí man rợ, không hợp với đàn bà."
    Chồng tôi nghe vậy càng thích. Anh vốn có duyên với những kẻ khác đời, nghe tiếng ai ngông là lặn lội đến mời về thù tạc bằng được. Một dạo nhà tôi tấp nập khách nghệ sĩ, sau chồng tôi kết luận là họ chỉ ra vẻ lập dị, chứ muốn được đời tán thưởng thì sao đành khác đời. Vả lại nhiều vị làm nghệ sĩ suông thì xù xì, đặt vào đâu cũng không vừa, nhưng tác phẩm cứ trình ra là tròn khuôn, thần thái gồ ghề biến đi đâu hết cả, anh thật không biết nên tiếp tục xử sự với các vị ấy như thế nào. Năm ngoái anh tiếc mãi một vị không nghệ sĩ, nghe nói ông viên chức cũ thời Pháp ấy theo cái chủ nghĩa tự đặt là chủ nghĩa cảm ơn xin lỗi, tuyên ngôn rằng mình là người cuối cùng biết nói hai từ sắp tuyệt chủng ấy, nên lưỡi còn ngọ nguậy thì không nói gì hơn hai từ này. Chồng tôi tới quá muộn, lưỡi ông ấy đã cứng, may là còn tìm được xác ở bãi rác ngoại ô, đành đem về nghĩa trang Văn Ðiển chôn như mọi người. Cả năm nay anh than buồn cho thiên hạ, buồn cho mình. Ðám trẻ có liều mà không ngông. Ðám già thì xa đời chứ chẳng khác đời. Thày quất này tuổi còn non mà nói giọng thâm thuý chững chạc, rõ ra kẻ không xu thời. Chồng tôi trổ hết duyên, rủ được thày đi uống mấy chén rượu tăm nơi một chủ rượu cũng có tiếng khinh bạc, không bao giờ thèm tiếp khách vãng lai. Cuối cùng thày bảo nể lắm nên nhận lời, nhưng xưa nay chưa từng tẩm quất đàn bà, phục vụ có gì sai sót xin ông Giáo rộng lượng.
    Ban đầu chồng tôi cho vợ nằm trên sập, ý là để thày đứng cạnh cho tiện tầm tay. Nhưng thày bảo: "Chúng tôi chỉ quen ngồi chiếu. Nghe nói ở viện y học dân tộc có khoa xoa bóp, thày thuốc mặc bờ lu trắng thì đứng, bệnh nhân nằm. Chúng tôi đây là tẩm quất dân dã, xin cứ xuề xoà cho đúng kiểu." Chồng tôi vội trải chiếu, đáp rằng thày nói hợp ý anh lắm, đây là chỗ thân mật, không phải nơi công cộng, là cái thú thoải mái chứ đâu phải cái bắt buộc chỉnh chu gì, xin thày cứ tự nhiên cho. Thày ngồi vào chiếu. Tôi xuống nằm. Chồng tôi bảo: "Phía đầu ở bên trái, phía chân bên phải thày đấy ạ." Anh cũng đã dọn nhà thật kỹ. Nhà tôi thường ngổn ngang, bàn ghế kê rất trắc trở, quà tặng lặt vặt của khách văn nghệ một thuở và đồ lạ mắt do chồng tôi sưu tầm bày đầy, cây cảnh và sách vở không chừa chỗ nào. Ông thày này không khua gậy, không có chó dắt, không có trẻ đưa, như bắt xung quanh tránh mình chứ mình không tránh.
    Tôi nằm nghiêm. Sấp, ngửa, nghiêng, nằm thế nào cũng thấy gò bó, như cả đời chưa nằm bao giờ. Nằm sấp thì mông thừa, đùi càng khép mông càng nổi gò. Mà mở đùi e hớ. Nằm nghiêng càng lộ. Nằm ngửa thì tênh hênh. Thày ấn tay vào là tôi gồng lên. Cả người tôi là một khối cảnh giác sưng sỉa. Thày bảo: "Bà nhà không được thoải mái lắm." Chồng tôi dồn hỏi: "Sao lại không thoải mái? Thoải mái là thế nào?" Thày đáp: "Hồi nhỏ bị người lớn nọc ra đánh, chúng tôi cũng nằm như thế này." Chồng tôi cười lớn. Anh bình luận hồi lâu về cái lẽ thấm thía của tình thương trong roi vọt, rồi bảo: "Vì thế tôi mê món tẩm quất dân tộc. Nó là món đấm món véo, món thượng cẳng chân hạ cẳng tay, vào đến đâu nhớ đến đấy, không phải cái thứ mát-xa mát-xôi thời bây giờ. Tôi chúa ghét những thứ thoang thoảng cảnh vẻ, quý tộc rởm, lãng mạn rởm, văn minh rởm! Xin thày cứ tẩn mạnh cho."
    Chồng mê gì tôi thích nấy, ghét gì tôi chê cùng, từ ngày đầu làm vợ đã thế thì cứ tiếp tục thế đến ngày chót. Tôi cho làm vợ là thân phải trao, phận phải gửi cả, đâu giữ chỗ nào cho riêng ý mình. Chồng tôi lại cho thế là thụ động, đem cái kết quả của nghĩa vụ làm điểm xuất phát. Vậy sửa rằng, sở dĩ trao thân gửi phận vì chung một lòng. Tôi không thấy đi từ tình lòng hay từ nghĩa phận cuối cùng có gì khác. Nhưng sửa cũng thế mà chồng được vừa ý. Thì sửa là hơn.
    Thày đáp: "Chúng tôi cũng thích tẩn mạnh. Khách được đấm cho ra tấm ra món đỡ tiếc tiền. Nhưng hôm nay xin làm biếu không hai bàn tay, hai bàn chân, là thứ râu ria không đáng kể gì. Ông Giáo thấy vô hại thì lần sau chúng tôi xin ra đòn hẳn." Chồng tôi đồng ý, nhưng giao hẹn: "Thày giữ kẽ buổi đầu thôi nhé! Từ lần sau ta phải bỏ hết các thủ tục khách sáo. Tẩm quất mà rào trước đón sau thì còn ra cái gì!"
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Ám thị (II)
    Truyện ngắn của PHẠM THỊ HOÀI
    Mỗi bàn tay tôi không đầy hai chục phân vuông thày làm hết mười lăm phút. Tôi để ý nhất động tác vê các ngón, tỉ mỉ từng li. Sau trọn nửa tiếng đồng hồ chồng tôi đùa: "Thày quen tay nhà tôi hơn tôi rồi đấy". Thày đáp: "Ông Giáo nói đúng. Người ta thuộc mặt nhau là thường, thuộc giọng nhau cũng còn là thường, thuộc đến mùi nhau đã hiếm hơn, thuộc tiếng chân nhau là hiếm lắm. Nhưng hiếm nhất là thuộc tay nhau. Xưa không có lệ bắt tay cầm tay, không ai biết tay ai đã đành. Nay đưa tay xoành xoạch cũng chẳng hơn gì. Ngay những người suốt ngày xoa tay xin xỏ, những người suốt đời chụm tay cầu cúng, tay này cũng còn không biết tay kia thế nào..." Chồng tôi ngắt lời: "Thày nói thế chắc phải biết tay thiên hạ lắm!" Thày đáp: "Không dám! Chúng tôi chỉ biết lưng thiên hạ thôi. Ðàn ông đi tẩm quất quan trọng mỗi cái lưng, ai hơi đâu vẽ chuyện nắn tay. Mỗi tay khách bẻ cho kêu mười cái, có thành tích răng rắc là các vị hài lòng rồi. Kêu mười cái hết mười giây đồng hồ. Lắm vị tay chỉ kêu cùng lắm được chín cái, là chín giây, cũng bằng một cái bắt tay khách sáo thôi, ông Giáo ạ."
    Chồng tôi bảo, anh cũng thích nghe cái thành tích răng rắc ấy, xem nó thế nào. Thày bèn đặt ngửa một bàn tay tôi trong lòng tay thày, khum lại. Ngón cái tay thày dạo một đường như bấm phím nhạc trên mỗi mấu giữa hai đốt đầu bốn ngón tay tôi. Bốn tiếng gọn gàng vang lên. Ngón cái tay thày dịch nhanh lên lưng đốt cuối bốn ngón tay tôi. Bốn tiếng nữa, trầm hơn tiếng trước. Bây giờ ngón cái và ngón trỏ tay thày gập gọn ngón cái tay tôi, thêm một tiếng trầm. Tiếng thứ mười vang lên ở đâu đó sâu dưới rễ ngón cái. Tay bên kia cũng kêu đủ mười nốt. Chồng tôi khen. Thày bảo: "Chẳng qua là cái mẹo vặt, ai khéo là làm được, ông Giáo nên tập cho biết cái ấy không cao siêu gì."
    Ðến lượt chân, chồng tôi có vẻ xúc động. Lúc thày miết dài trên mu, lách qua từng kẽ ngón, lăn chiếc mắt cá, rồi đặt trọn bàn chân tôi cũng không đầy hai mươi phân vuông lên tay này, tay kia trùm xuống, như ủ một con chim thật nhỏ xinh yếu ớt, anh bỗng nhìn vợ. Tôi nhoẻn cười. Mỗi khi không chắc chồng nghĩ gì tôi đều nhoẻn cười. Tay thày vòng ấm cổ chân tôi. Tay thày băm, gõ, đập miên man lòng bàn chân tôi. Tay thày cù phơn phớt. Tôi nhột, tôi động từ gót động lên. Chồng tôi thốt ra: "Thày bảo tẩm quất là món man rợ phải không?"
    "Vâng." Thày rút mạnh, cổ chân tôi kêu khục một tiếng. "Hay ông Giáo gọi nó là món bình dân cho tiện." Lại rút mạnh. Cổ chân bên kia lại kêu khục. Hai bàn chân tôi không lìa khỏi cẳng. Chúng chỉ nhẹ như hai chiếc lá rủ mềm khoan khoái và lười biếng, chúng chỉ muốn mãi mãi nằm đó, để được ủ nữa, cù nữa, chiều chuộng nữa. Chúng hư mất rồi.
    "Vâng, chúng tôi không cốt nói cho ra vẻ đâu. Chẳng qua là những món lịch sự hiện đại tràn lan quá, dễ tìm, dễ dùng quá, thay đổi nhanh quá, khiến người sâu xa như ông Giáo phải bất mãn, quay sang đề cao những thứ mộc mạc cổ truyền. Chúng tôi phải nói trước để ông Giáo khỏi thất vọng. Món tẩm quất này nếu không cổ lỗ rị mọ thì người tối tăm như chúng tôi sao làm được. Có cơ sở gì đâu. Cứ lỗ mỗ học mót trong thiên hạ, cái hay cái dở như nhau cả. Chúng tôi chả biết cái gì đáng vứt, cái gì có giá trị thật, cứ à uôm dùng tuốt cho được việc. Người ngoài thấy u u minh minh lại xếp luôn vào hạng huyền diệu. Thật là vẽ chân cho rắn. Châm cứu bấm huyệt may ra có chút văn minh tinh tế, chứ xoa xoa đập đập thì bọn đười ươi cũng không thua gì. Chẳng qua là cái nghề kiếm sống. Chúng tôi vốn mê nghề khác, nhưng trời đã bắt như thế này thì đành chịu trời..."
    Chồng tôi không biết nên đáp thế nào. Khách ngông đến nhà tôi có khi ăn nói dở khôn dở dại, nhưng ông thày này lắt léo, cả buổi nói toàn giọng ngấm ngầm giễu cợt. Chẳng hiểu muốn thân hay muốn sơ? Chẳng hiểu trọng hay khinh người? Thật thà hay vòng vo thử thách? Riêng ngón nghề thì rõ ràng, nên chồng tôi nhất định đòi thuê xích lô đưa thày về, để hôm sau lại rước bằng được. Anh không nói ra hẳn, nhưng tôi biết ông thày khó hiểu này sẽ còn làm khách quý trong nhà tôi lâu dài.
    Buổi thứ hai chồng tôi hồi hộp còn hơn vợ. Thày chưa đến, anh đã giục tôi ra nằm. Tôi nằm sấp, nhắm mắt, nghĩ linh tinh. Thày tẩm quất không bao giờ biết mặt tôi. Thày tẩm quất có đôi tay lúc ấm lúc mát rượi. Thày tẩm quất có giọng mỉa đời. Không khéo hôm trước mỉa ngầm chồng tôi. Khinh tôi cũng nên. Nhưng sao mà vuốt chân tôi thành thật thế. Mấy cô thợ sửa móng chiều chân khách lắm cũng không bằng. Từ hôm qua tôi biết mình có hai bàn chân, để xúc động, để vòi, để hư, để nghĩ. Ừ, hai bàn chân làm lụng vất vả nhất cơ thể, mỗi ngày tôi chải tóc mấy bận mà chẳng buồn chải chân. Mỗi đêm chồng tôi tìm ngực vợ bao lần mà chân để suông. Ðêm qua anh bỗng hôn chân tôi ướt lịm, điên khùng hơn hôn môi, khiến vợ chồng lại lạ nhau như mới cưới. Tôi cảm động phát khóc. Trên đời chắc không nhiều người vợ được chồng mút chân. Hôm nay anh bảo tôi mặc một bộ đồ lụa. Thế là đủ kín đáo, đàn ông đi tẩm quất chỉ đánh cái quần đùi. Anh đâu thuê thày về tận nhà xoa bóp mấy lớp mo nang em khư khư khoác vào người. Là da thịt em, anh yêu, anh chiều. Là em, anh thương, anh không dắt em vào những cái sướng ở đời thì tự em chả bao giờ dám sướng. Vả lại, giữ gìn quá hoá ra gán cho người ta có ý trộm. Vợ anh đâu như mấy cô thiếu nữ, đi thì dính hai đầu gối vào nhau, ngồi thì đùi quấn như thắt nút. Khép quá khác nào thách người ta xông vào.
    Bộ đồ lụa khiến tôi mềm mại, hay lúc tay thày đặt xuống tôi bỗng thấy thân thuộc? Tôi cũng quen tay thày rồi sao? Ðầu tiên là những vòng xoa nhè nhẹ, dịch dần từ hai bả vai, theo lưng, trườn sang hai bên lườn, xuống hai bờ mông. Tôi lại nhoẻn cười với chồng. Thày bảo: "Lưng tạm được, vai với mông mất nhiều công đấy ạ." Chồng tôi không hiểu. Thày giải thích: "Hai buổi là chúng tôi làm cái lưng này nhuyễn, không có vấn đề gì. Vai với cả vùng cổ sượng lắm, phải cả tuần mới ổn. Nhưng hông có vẻ hơi lệch. Chúng tôi chưa dám chắc. Nếu lệch thật thì chúng tôi xin chịu. Ông Giáo phải tìm thày thuốc, chứ thày quất không ăn thua." Chồng tôi khẩn khoản xin thày xem kỹ lại hông vợ. Thày một mực bảo khả năng mình hạn chế. Trong khi hai bên nói qua nói lại, chồng tôi đặt tay lên mông tôi bên này mà nắn, thày nắn bên kia, cái giữ kẽ của hôm trước quả là đã bỏ đi như giao hẹn. Cuối cùng chồng tôi đành chấp nhận ý thày, anh còn khen thày thật khiêm tốn, không như mấy ông lang trọc, có mỗi lá cao đen đen bẩn bẩn mà hô rằng chữa bách bệnh. Anh cũng tự khen mình nhìn người không lầm.
    Cả buổi thày vừa làm vừa thong thả giới thiệu cho chồng tôi từng ngón nghề. Cái này là đấm, nông thôi, lỏng thôi, như vừa thả xuống đã nhấc lên, lực từ cổ tay rơi ra, không từ cánh tay dồn lại. Ðấm phải vui tai mới là đấm hay. Ðã bảo tẩm quất là món dân dã ồn ào. Dân mình thích đông, thích ồn. Phạt nhau đày ra chỗ tĩnh mịch vắng vẻ khiếp hơn ra pháp trường. Pháp trường còn có súng nổ, người la hét. Cái này là vỗ, tay khum như mui rùa, như đùm không khí mà đập xuống. Cũng phải nghe bồm bộp mới sướng. Cái này là chặt, xát, miết, véo, day, phát, bóp, ấn, lăn, vê, cọ, kẹp..., nghe rặt tra tấn, đã bảo tẩm quất không phải nghệ thuật vuốt ve. Cái này là bắt chuột. Dọc sống lưng, chỗ này, chỗ này, mỗi bên có một con chuột lẩn kỹ lắm, lùa cho nó nổi lên mà chạy mới là giỏi. Cái này là kiến bò. Thoang thoảng đầu ngón tay, nhưng khách phải sởn gai ốc mới là đạt. Nhưng lắm vị khách lưng to như cái phản, kiến bò không ăn thua, phải vục ngập móng mà cào như dế đào may ra họ mới có cảm giác. Hạng người ấy càng bị giẫm đạp nhừ tử càng biết ơn. Bây giờ đến cò lội, ngón tay làm chân cò chớ lội rầm rập. Gọi là cò mổ cũng được, mổ nhát một, sao cho thong thả, nhẩn nha. Rào rào như đánh máy thuê là khách tưởng đang vào cao điểm. Thế là hỏng. Cao điểm phải là đoạn đau đớn nhất, đau xong lịm đi vài giây là đến cực sướng, sướng dã man. Bây giờ đến đoạn rắn vắt ngang. Ðã bảo tẩm quất là món rị mọ. Toàn côn trùng, rắn rết, chuột bọ, tuy mộc mạc thật thà hơn long ly quy phượng, nhưng mới nghe chắc cũng chối tai. Rắn vắt chẳng qua là cuốn da. Người ta có năm chỗ để cuốn, hai khuỷu tay, hai đầu gối, với lưng. Cuốn đẹp thì da chỗ này đuổi da chỗ kia như sóng. Ðây, bây giờ mới đến cao điểm, gọi đơn giản là nhổ. Nhổ từ chỗ này xuống, kết thúc ở mút xương cùng.
    Thày chuyển tư thế nhanh đến mức tôi không kịp hoảng hốt. Bây giờ thày lom khom trên tôi, tay lần theo sống lưng từ ngang eo xuống, rút mạnh. Sống lưng tôi lần lượt kêu đánh khục, mỗi tiếng kêu lại dịch một đốt xuống dưới. Tôi run thầm. Một tiếng nữa, một tiếng nữa, một tiếng nữa, là đến cái nốt ruồi ấy. Ăn ở với nhau mấy tháng trời chồng tôi mới biết đến nó, cái nốt ruồi thật khuất, chỗ xương cùng, cái nốt ruồi của riêng hai vợ chồng, thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mỗi lần âu yếm cái chút xíu thiêng liêng ấy chồng tôi lại bảo, người xưa nguyện ước với nhau vin vào núi, sông, có khi lấy cả trời đất ra mà làm chứng, đều là những thứ của chung thiên hạ. Của chung dùng mãi cũng mòn, mình bây giờ thề bồi chỉ trông vào cái nốt ruồi bí mật này thôi. Xưa là núi Thái Sơn hùng vĩ, nay là một hạt đậu nhỏ nhoi ẩn giữa hai bờ mông vợ.
    Nhưng bây giờ chồng tôi như bị thôi miên, bây giờ thày có cưỡi lên vợ chắc anh cũng bằng lòng, cái này chắc gọi là cưỡi trâu nhổ mạ. Thày cưỡi lên tôi thật. Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy thợ tẩm quất ngồi ngay trên mông khách ở vỉa hè mà hành nghề như vậy. Thì ra theo bài bản chứ không tự tiện. Chồng tôi hay giễu thói đài các rởm của thiên hạ, nhưng anh đâu phải người bỗ bã, chắc anh không để tôi phải qua đủ bài bản, gác đùi lên vai thày như khách ở vỉa hè.
    Nhưng hai người đàn ông chỉ chăm chú vào công việc, người này vẫn giảng giải chu đáo, người kia vẫn nghe như nuốt từng lời. Cả năm rồi chồng tôi không có ai để chịu nghe như vậy. Tôi lịm đi khi cái hạt đậu làm tin ấy lọt giữa bốn ngón tay thày và tiếng khục cuối cùng vang lên. Lúc giữa đêm choàng tỉnh thấy chồng trên lưng, dịu dàng, đắm đuối, điên khùng, chú kiến khổng lồ, chàng cò, gã rắn. Như thế là tôi lo không đâu cho một chút nốt ruồi.
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này