1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thị Thảo An là nhà văn hải ngoại có phong cách viết rất đậm chất Mỹ thời Hemingway ( chứ không phải phong cách Mỹ trẻ ngày nay, nhanh, gọn và sắc ). Đọc truyện những như Những Giòng Sông Không Chảy, Đỉnh Trời Tròn ,...... của Nguyễn Thị Thảo An thật khó nhận ra đó là một cây bút người Việt , có chăng chỉ là lờ mờ những người , những ảnh , những dáng Việt thấp thoáng . Truyện của Nguyễn Thị Thảo An thường không có những chi tiết ly kỳ, hồi hộp , không quẩn quanh với những mối tình sướt mướt . Ở đó , độc giả chỉ có thể tìm thấy những đời sống , những con người rất lạ , rất khác đối với chúng ta ( người Việt ) .
    Những Giòng Sông Không Chảy
    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thị Thảo An là nhà văn hải ngoại có phong cách viết rất đậm chất Mỹ thời Hemingway ( chứ không phải phong cách Mỹ trẻ ngày nay, nhanh, gọn và sắc ). Đọc truyện những như Những Giòng Sông Không Chảy, Đỉnh Trời Tròn ,...... của Nguyễn Thị Thảo An thật khó nhận ra đó là một cây bút người Việt , có chăng chỉ là lờ mờ những người , những ảnh , những dáng Việt thấp thoáng . Truyện của Nguyễn Thị Thảo An thường không có những chi tiết ly kỳ, hồi hộp , không quẩn quanh với những mối tình sướt mướt . Ở đó , độc giả chỉ có thể tìm thấy những đời sống , những con người rất lạ , rất khác đối với chúng ta ( người Việt ) . Bà con có thể tham khảo thêm về tác phẩm của Nguyễn Thị Thảo An nói riêng và các nhà văn hải ngoại nói chung ở trang TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HẢI NGOẠI bên Tác phẩm văn học .
    Những Giòng Sông Không Chảy ( I )
    Nguyễn Thị Thảo An
    Sequois là người da đỏ. Lần đầu, tôi gặp hắn trong nhóm bán dạo ở khu thương xá Portland, Oregon. Hắn mặc quần jeans bạc mầu, lủng nhiều lỗ. Tóc dài, cột bằng sợi thun có kim tuyến. Họ trình diễn nhạc cổ truyền da đỏ trong một góc phố. Hắn thổi sáọ ống sáo làm bằng nhánh cây hollow, đục sáu lỗ, có quấn dây dạ Những người khác đánh trống. Loại trống tay, tròn dẹt có quai xách, hai mặt bịt bằng da trâu rừng. Bên cạnh, một túi xách đựng toàn băng và dĩạ Tôi chăm chú nghe hồi lâụ Nhạc không haỵ Âm thanh trầm và rền như bị dồn trong lòng núị Vài người thấy lạ đứng lại xem, rồi bỏ đị Không ai mua dù giá rẻ. Họ vẫn kiên nhẫn trình diễn. Động lòng, còn năm chục tôi đưa hết cho họ và lấy một băng nhạc. Đi được mươi bước Sequois chạy theo, dúi cho mớ nữạ Tôi cười, lấy thêm một băng, rồi đi thẳng.
    Đầu hè, sinh viên túa ra kiếm việc chờ khóa mớị Một thằng bạn Tầu tên Lee rủ tôi về Boise, phụ việc nhà hàng của cha nó. Nó hứa, lương cao việc nhàn, bao ăn ở, hai đứa có thời gian học thêm. Nghe bùi tai, tôi theo nó về Boisẹ Mới hai hôm, nó lặn mất. Thường nhật, nhà hàng bán hai bữa chính: trưa và tốị Nhưng công việc dưới bếp quần quật suốt mười hai tiếng mỗi ngàỵ Hết làm cá, nhồi bột lại bầm hành, cay xé mắt. Chốc chốc, cha nó cứ chạy xuống ngó chừng như canh kẻ trộm. Tôi hỏi, Lee đâụ Ông xua tay cự, làm việc đi, nó mắc học, không rảnh chơi với màỵ Tôi cáu tiết, vung con dao to bản chặt phập vào thớt. Củ hành tây bị bửa đôi, lăn lông lốc. Quăng tạp dề, tôi đi một mạch ra cửạ Đằng sau, lão chủ xỉa xói theo bằng tiếng Tàụ
    Trên đường về phòng trọ, tôi tạt ngang thư viện. Trước sân, giữa lạch suối giả là pho tượng bán thân của đại văn hào Ernest Hemingwaỵ Đầu tượng phủ đầy rêu, mặt xanh lè. Lạch suối giả ngập lá khô, váng bợn. Tôi dừng lại ngắm ông. Đang ngẫm nghĩ, không hiểu một người thành công và nổi tiếng vậy, sao lại tự tử? Bỗng phía sau, có người cất giọng chê bai, ?oHm, ông ta viết Old Man and the Sea ca ngợi sự tranh đấu của con người trước thiên nhiên để sống còn hay lắm, nhưng chính mình thì lại tự tử.? Tôi quay lại, thì ra Sequois. Hắn cũng nhận ra tôị Chúng tôi chào lấy lệ rồi ra bãi đậu xẹ Đó là lần thứ hai, tôi gặp hắn.
    Hai tuần sau, ra bưu điện nhận thư Ngạ Cô bạn gái báo tin lấy chồng. Thư có kèm thiệp cướị Chú rể là thằng bạn ra trường trước đây một năm. Trên đường về, xe bị xẹp bánh. Tôi điên tiết nhảy xuống chửi ỏm tỏị Và, đá chiếc xe tơi bờị Cái mâm bánh văng ra, lăn vùn vụt xuống dốc. Từ lề đường, một người chạy ra chụp lạị Đó là Sequois. Tôi không buồn chào, nhưng hắn tỏ vẻ hăm hở giúp. Chúng tôi đẩy xe lên lề, rồi thay bánh. Vừa làm vừa trò chuyện, nó rủ tôi lên nông trại làm việc. Buồn tình, tôi ừ đạị Hắn gửi chiếc xe cà tàng của tôi cho tiệm quen gần đó, rồi chạy đị Lát sau, trở lại đón tôi trên chiếc xe Jeep đời mới, cáu cạnh. Thật không ngờ, hắn khá vậỵ Tôi chợt tiếc đã cho hắn năm chục đồng hôm trước.
    Boise là thủ phủ Idahọ Tiểu bang xứ lạnh, ít dân nên thành phố không lớn. Sequois ra xa lộ 95 lên hướng bắc. Ra khỏi thành phố, hai bên là nông trạị Vào hè, cây cỏ xanh um. Một vài căn nhà kho bằng gỗ đỏ, mái dốc như kiểu nhà nguyện nằm trơ trọi giữa đồng. Xe chạy nhanh. Gió tạt hai má rát buốt. Những luống rau xanh vụt chạy giật lùị Được một đỗi, nông trại thưa dần. Xe lọt vào hẻm núị Hai bên vách đá dựng đứng. Mặt trời chỉ rọi sáng lưng chừng đỉnh. Bên dưới, trời tối sầm. Phát hoảng, tôi hỏi còn bao xạ Hắn bảo, độ bốn tiếng nữạ Bấy giờ, tôi đâm lọ Hắn tự xưng là người da đỏ, nhưng trông mầu nâu sậm. Thân hình vạm vỡ, rắn như một thỏi đồng. Mũi cao, cằm bạnh, mắt nhìn mạnh và sáng. Tóc dài, vẫn cột bằng sợi thun như lần trước. Kiểu tóc hệt như mấy tay anh chị trong phim làm tôi chột dạ. Muốn đổi ý quay về. nhưng sợ hắn chê, tôi gạ chuyện.
    ?oHey, làm nông trại không khá đâụ Hay mình trở lại Boise kiếm việc khác??
    Hắn lắc đầu, ?oMày đừng lọ Đây là nông trại nhà.?
    Tôi ngạc nhiên, ?oMày khá vậy, sao còn đi bán dạỏ?
    ?oBán dạỏ? Hắn trố mắt ngó tôị Rồi gằn giọng giải thích, ?oĐó là trình diễn.? Hắn hất hàm, kiêu hãnh, ?oTụi tao đi chứng minh cho thiên hạ thấy, văn hóa da đỏ vẫn còn.? Không đợi tôi trả lời, hắn nói một lèo, ?oĐất này là của tụi taọ Tổ tiên người da đỏ đã sống ở dây mười hai ngàn năm trước Tây lịch. Và, tụi tao sẽ có mặt cho tới ngày tận thế.? Bất ngờ, hắn hỏi, ?oMày thấy có thằng da trắng nào dám đứng nghe không?? Tôi chưa kịp nói gì, hắn đắc chí tiếp, ?oTao đi nhiều nơi, chưa thấy thằng nào dám đứng coi, chứ đừng nói muạ Mầy là thằng ngoại quốc đầu tiên mua nhạc da đỏ, nên tao thích mầỵ?
    Hú hồn, tôi không dám giải thích, hôm đó tôi mua vì thương hại họ bán ế. Sợ hắn nổi sùng, tôi cười nịnh.
    ?oTao xem Poncahontas cả chục lần, vẫn thấy thích. Phim haỵ Truyện tình ngang trái vì màu da, cảm động lắm.? Trong trí tôi hình dung cảnh họ vẽ cô gái da đỏ chân trần xõa tóc, phóng như sóc lên mỏm đá cheo leo, cất tiếng hát lay động núi rừng.
    Không ngờ, hắn sầm mặt. ?oTổ tiên chúng tôi là những người thật thà lắm. Chất phác đến mức khờ dạị? Bỗng hắn hạ giọng, ?oNgười da đỏ không ai muốn xem Poncahontas. Đó là một dấu ấn buồn.?
    Tôi thắc mắc, ?oHọ không thích cô ta saỏ Tao thấy, cô dễ thương lắm.?
    Hắn lắc đầu, ?oNgười trong phim là cô gái Phị Poncahontas thật đẹp hơn nhiềụ Nhưng truyện tình đơn giản.? Hắn kể, ?oNăm 1606, chiếc thuyền John Smith gặp bão nên đổ bộ vào Virginiạ Họ bị người da đỏ bắt. Lúc đó, Poncahontas mới mười hai tuổi, là con gái tù trưởng Powhatan, đã xin ân xá cho John Smith. Tám năm sau, cô lập gia đình với thuyền trưởng khác là John Rolfẹ Họ sang Anh, và có một con. ở London, người ta gọi cô là Lady Rebeccạ Poncahontas chết lúc mới hai mươi mốt tuổi, vì bệnh dịch.?
    Xúc động, tôi chậc lưỡi, ?oThật tội nghiệp.?
    Sequois ?ohừ? bằng giọng mũi, ?oChưa tội nghiệp bằng Powhatan. Mày có biết, sau khi kết thân với John Rolfe, họ đã giúp nhiều chiếc thuyền Châu Âu thực phẩm, thuốc lá. Về sau, đám di dân cậy có súng, bắt người da đỏ có nhiệm vụ cống nạp thực phẩm. Sự phẩn uất bùng nổ vào năm 1622. Những người da trắng bị giết cùng một kiểu: mồm nhét đầy thực phẩm trộn đất. Ý nói, người da trắng tham lam muốn nuốt chửng đất đai của họ. Chiến tranh bắt đầu từ đó. Bộ lạc của họ chết gần hết.?
    Tôi hỏi, ?oBây giờ, người của Powhatan còn không??
    ?oCòn, nhưng ít lắm.? Hắn đáp. ?oHọ sống ở đặc khu Rancocas ở New Jerseỵ?
    Tôi bùi ngùi, an ủị ?oChính quyền giờ khác xưạ Họ cũng dành cho người da đỏ nhiều đặc quyền hơn những giống dân khác.?
    Hắn chép miệng, thở dàị ?oMày chỉ là khán giả, nên không thấy như kẻ đứng sau hậu trường.?
    Tôi làm thinh. Mải chuyện, xe vượt qua đường núi lúc nào không rõ. Bây giờ, trời quang hẳn. Xa lộ nằm dọc trên cao nguyên chạy về hướng bắc. Bên phải, thỉnh thoảng có nhiều hồ hoang đầy lau sậỵ Xa xa đồi núi chập chùng. Một rặng rừng thông xanh rì che mờ chân núị Bên trái, trên xa lộ nhìn xuống, một con sông hẹp, mầu nước sáng như bạc. Bên kia bờ, nhiều dãy đồi trọc, trên váng lớp cỏ thưạ Càng lên bắc, đồi thoãi dần rồi trở thành thung lũng.
    Xế chiều, chúng tôi dừng lại đổ xăng. Tôi chạy qua quán kế mua hai phần ăn. Sequois chỉ uống nước, rồi ra ngoàị Ăn xong, tôi đi kiếm hắn.
    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Truyện của Nguyễn Thị Thảo An thường không có những chi tiết ly kỳ, hồi hộp , không quẩn quanh với những mối tình sướt mướt . Ở đó , độc giả chỉ có thể tìm thấy những đời sống , những con người rất lạ , rất khác đối với chúng ta ( người Việt ) . Bà con có thể tham khảo thêm về tác phẩm của Nguyễn Thị Thảo An nói riêng và các nhà văn hải ngoại nói chung ở trang TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HẢI NGOẠI bên Tác phẩm văn học .
    Những Giòng Sông Không Chảy ( II )
    Nguyễn Thị Thảo An
    Tôi thấy Sequois ngồi nghiêm trên phiến đá sau quán. Mặt tư lự ngắm mặt trời dần ngã về tâỵ Vạn vật chìm ngập trong mầu nắng vàng hực tỏa khắp núi đồị Hồi lâu, tôi ngạc nhiên nhận ra, dường như nắng ở đây vàng hơn nơi khác. Hỏi Sequois, hắn trỏ tay xuống thung lũng: bên dưới một biển lúa rập rờn như sóng. ?oMầu vàng từ lúa hắt lên, không phải trên trời dọi xuống.? Tôi nhìn xuống. Đất trũng như lòng chảọ Chắc phải qua cả triệu năm, mưa bão mới cuốn trôi đất từ những rặng núi đá bên kia để hình thành thung lũng nàỵ
    Tôi hỏi, ?oNông trại mày đất tốt như vầy không??.
    Mắt nhìn xuống cánh đồng lúa, hắn đáp bâng quợ ?oKhông, cằn lắm.?
    Tôi tài lanh, chỉ vẽ: ?oHey, sao mày không bán đất xấu, xuống kia mua tốt hơn??
    Hắn lừ mắt nhìn tôi một hồị Rồi phủi đít đứng dậy, bảọ ?oHơn trăm năm trước, lãnh địa này là của tụi taọ Thung lũng Wallowa là căn nhà của người da đỏ. Bộ lạc mười mấy ngàn người, trải sống khắp thung lũng và vùng giữa lưu vực hai sông Salmon và Snakẹ Đánh cá và chăn nuôi là nghề chính. Đến năm 1877, người da trắng lùa chúng tôi lên ở Lapwaị Giờ là khu tự trị Nez Percé.? Hắn đăm chiêu nhìn xuống bên dướị ?oMười mấy ngàn năm, bao nhiêu hài cốt tổ tiên, di sản thiêng liêng chôn dưới cánh đồng nàỵ? Rồi thở dài, ?oBây giờ là nơi người ta đào xớị?
    Tôi chợt nhớ trong sử viết, người Pháp đầu tiên gặp bộ lạc Numipu, thấy nhiều người xỏ mũi bằng răng cá hay đeo khoen vỏ sò nên gọi họ là Nez Percé. Tôi lom lom nhìn mũi hắn. Chắc đoán được, hắn đập vai tôi đau điếng. ?oBây giờ đố mày kiếm ra người Nez nào xỏ mũị?
    Chúng tôi về tới đặc khu Nez Percé lúc trời chập tốị Khu nằm trên cao nguyên, lọt giữa vùng rừng già và núi cổ. Phía đông, giòng Clearwater trên ngàn chảy ngang. Qua chiếc cầu gỗ, xe chui dưới nhiều lớp cổng chào khắc những hình thù quái dị. Nhà cửa cất dọc ven sông. Kiểu đơn giản. Đa số ghép bằng cây lodgepines, loại thông thân thẳng và nhẵn. Có căn vách tô đất, mái lợp bằng cỏ đuôi chồn. Đó đây vài chiếc lều vải bạc dựng trước nhà.
    Sequois lái chậm lại khi rẽ vào trong. Nhiều người chạy ra, vẫy chàọ Hình như hắn quen với tất cả mọi ngườị Xe ngừng lại trước một căn nhà gỗ hai gian, sau hè có cầu thang lên tầng trên. Trước nhà treo nhiều bộ sừng thú. Lớn nhất là đầu con nai già, sừng cao cả thước, có nhiều nhánh chẻ. Cạnh bên, bộ sừng moose, thấp và bè. Kế là đầu trâu rừng có sừng cong vút, sừng sơn dương úp ngược như lọn tóc con gáị Tôi ngạc nhiên sao họ trưng đồ quý ở ngoài, không sợ mất. Sau này mới hiểu, đó là cách người da đỏ khoe chiến công. Không ai thấy vinh dự khi lấy cắp thành tích người khác.
    Bên trong, nhà sạch và đơn giản. Một chiếc bàn viết kê sát vách, kế kệ sách. Chính giữa trải một tấm da gấu đen mượt. Chung quanh, những chiếc gối mầu mè dựng ngay ngắn. ống điếu, tẩu thuốc xếp gọn trong góc nhà. Trên vách treo một tấm tranh, cảnh một gia đình da đỏ quây quần bên bếp lửạ Tôi để ý không thấy điện thoại, ti vi hay máy điện toán. Nghe đồn, người da đỏ từ chối những tiện nghi văn minh. Họ sống biệt lập, quay lưng với thế giới bên ngoàị
    Nhà vắng. Sequois bảo tôi ngồi chờ, hắn đi kiếm ông Chief xin phép. Tôi lo lắng, lỡ ông không đồng ý thì saọ Hắn nhếch môi cười, ông Chief tức Tù Trưởng, là bác ruột, cha nuôi, và cũng là chủ nhà nàỵ Hắn quẳng túi đồ của tôi xuống đất, chỉ tay lên trần nhà, nóị ?oPhòng mày trên lầụ Lên coi đị? Tôi chưa kịp hỏi thêm, hắn đã phóng ra xe, dông mất.
    Căn phòng hắn chỉ bề bộn như một cái khọ Sàn nhà chất đầy những đồ vật đan thêu bằng những hạt chuỗi sặc sỡ như rổ, rá, túi xách và chăn. Trên vách treo nhiều mặt nạ gớm ghiếc. Tôi tò mò ngắm kỹ từng cái hồi lâụ Thật kỳ lạ, tôi phát giác. Trông mặt nạ mỗi chiếc mỗi khác, nhưng nét mặt đều chung một vẻ. Miệng méo lệch, mắt đứng tròng như trông thấy điều gì kinh hãị Rõ ràng nó đang sợ người, không phải làm người sợ nó.
    Ngắm chán, tôi mở cửa phòng bên xem thử. Mùi nhựa gỗ hăng hắc. Bên trong có nhiều kệ, kê sát tường. Trên, trưng la liệt những vật dụng cổ xưạ Từ hài, ủng bằng da thỏ, túi đựng cung nỏ, gậy, nón của tù trưởng, nhiều hình nộm nhỏ và nhạc khí cổ. Lưng vách treo nhiều khung hình đen trắng. Đa số chụp từ thế kỷ mười tám. Hình một gia đình trong chiếc lều cỏ, đôi vợ chồng lem luốc đang ôm mấy đứa nhỏ trần truồng. Kế, ảnh chụp những người đàn bà da đỏ quấn khăn, chùm váy đứng chùm nhum ngó thợ chụp hình ngơ ngác. Hình khác, những người đàn ông thô kệch vận âu phục, trông ai nấy như Tarzan ra thành phố. Không có tấm nào thấy họ cườị Tôi dừng lại trước khung ảnh lớn, trang trọng đặt cuối phòng. Một người đàn ông tóc mái phất phơ như bờm ngựa, hai bên thả hai bím tóc maị Gương mặt rắn rỏi, quả cảm. Mũi thẳng. Đôi mắt là hai vì sao không phát sáng. Một nỗi buồn như dội ngược trong lòng. Tôi đứng lặng, cuốn hút bởi cái nhìn của ông.
    Có tiếng đằng hắng sau lưng, tôi giật mình quay lạị Một người đàn ông da sậm, cao lớn, tóc râm, đeo kính vỗ vai tôi, thân mật. ?oNè, Bạn Nhỏ. Anh biết Tù trưởng Joseph không? Đó là vị anh hùng của người da đỏ. Người da trắng gọi ông là Indians Napoleon.? Tôi gật, ra vẻ hiểu biết, ?oTôi học sử Mỹ, có nghe danh.? Ông nhìn tôi, nghi ngờ, ?oCó phải họ dạy, người da đỏ quan niệm đất đai như không khí, là của chung mọi ngườỉ? Hay cho rằng, ?oChúng tôi là những người man di may mắn sống trong thế giới văn minh của họ?? Tôi im lặng. Ông bật cười khan. ?oĐó là thứ sử một chiềụ? Rồi đằng giọng, chua caỵ ?oKẻ chiến thắng quơ trong không khí cũng ra chính nghĩạ? Tôi chưa biết nói sao thì Sequois lên gọi ăn tốị
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Bà con có thể tham khảo thêm về tác phẩm của Nguyễn Thị Thảo An nói riêng và các nhà văn hải ngoại nói chung ở trang TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HẢI NGOẠI bên Tác phẩm văn học .
    Những Giòng Sông Không Chảy ( III )
    Nguyễn Thị Thảo An
    Ngày hôm sau vào nông trạị Thật ra gọi lâm trại đúng hơn. Một khoảng rừng cây lodgepines bị đốn nhẵn, gốc trơ giống những miếng gạch tròn. Công việc của đám thợ trẻ là nghiền gốc, xong trồng lớp cây mớị Sequois là trưởng nhóm tốp hai mươi ngườị Theo họ, tôi biết thêm nhiều điềụ Tục da đỏ kiêng gọi tên. Họ dùng những biệt hiệu theo đặc điểm hay thành tích của từng ngườị Thí dụ Sequois là Sói xám, vì hắn từng bẫy được sói rừng. Bighorn, tức Đại Tù Và là cha nuôi của Sequois, vì ông thổi tù và trong các buổi lễ. Họ gọi tôi là Bạn Nhỏ, theo cách ông Chief gọị Những người khác đều có những tên dữ dội hoặc buồn cười như Ngựa Điên, Cục Đá Vàng, Que Lửa vừa nghe nhớ mãị
    Sequois là người trưởng nhóm tốt. Hắn theo tôi chỉ vẽ tận tình. Đám thợ siêng năng làm việc cật lực. Đến trưa, một vùng rộng đã cào xong. Tôi mệt đứ, mồ hôi nhễ nhại đẫm lưng. Đám thợ của Sequois tỉnh bơ, cởi áo cột áo ngang mình. Tôi ngắm từng tấm lưng trần lực lưỡng. Dưới những tia nắng lóa, mầu da sậm của họ bỗng nhiên đỏ ửng.
    Chúng tôi kéo vào ăn trưa dưới một mái lá. Bên ngoài, chỉ còn ông Chief căng dây làm mốc để trồng gốc mớị Tôi ngạc nhiên hỏi, Sequois đáp, ông Chief của họ phải làm việc như mọi ngườị Ngày xưa, Tù Trưởng thường là những người dũng mãnh, mưu trí nhất bộ lạc. Họ là người dẫn đầu trong những cuộc săn, trong chiến tranh. Chỉ khi già mới ở nhà. Chiến lợi phẩm thu được cũng phải chia cho kẻ nghèo, không giữ làm của riêng. Ngày nay cũng vậỵ Chỉ khác, họ có nhiều Chief, họp thành một ban Quản trị.
    Một tuần sau, rừng cây non thẳng tắp. Chúng tôi bắt đầu chuyển trạị Dọc theo con đường mòn dẫn ra rừng Whitebird có nhiều xưởng cưạ Cây từ các lâm trại chuyển tới chờ xẻ gỗ. Tôi ngạc nhiên trước sự giàu có tương phản với nếp sống đạm bạc trong làng của họ.
    Sau trại là vực. Bên kia, núi đứng chen chúc, che ánh mặt trờị Sương len từ khe đá vừa tỏa lên đã ngưng đọng. Rừng thông Alpines đứng nghiêm, trông như những cổ tháp Đông phương. Giữa vực, một con đường mòn hun hút, không biết dẫn đi đâụ Có lần rủ Sequois xuống đó săn. Hắn trừng mắt nhìn tôi, gằn giọng. ?o Đừng bao giờ có ý nghĩ săn bắn ở đâỵ? Bình thường hắn ôn hòa, không hiểu sao bỗng dưng lại dữ vậỵ Sau này nghe ông Chief nói, đó là mộ địa của người da đỏ, họ đã từng bị truy sát tại đâỵ?
    Những buổi tối về làng, Sequois nhóm bạn đua ngựa hay tập bắn cung. Tôi ở nhà, quanh quẩn theo ông Chief. Ông dạy tôi nhặt và xắt lá thuốc trồng trong trạị Dần dà, tôi cũng biết kéo tẩụ Thuốc lá của họ đậm và nồng, khói nhạt, dễ vẽ thành những vòng tròn lơ đễnh. Khi say thuốc, tâm trí mơ màng, ông thường kể truyện. Lần nào mở đầu, ông cũng than, ?oChúng tôi đúng là những kẻ lỡ tầụ Này Bạn Nhỏ, anh xem. Trong lúc nhân loại bắt đầu phát minh ra điện, thì chúng tôi vẫn yên trí sống trong thời kỳ đồ đá.? Giơ cây tên bằng xương thú vẫn chưng trong nhà, ông cười khất khưởng. ?oVà, lo bắn nhau bằng những mũi tên cùn.? Hồi sau, ông lắc đầu, thở dàị ?oMảnh đất này cô lập chúng tôi với thế giới quá lâụ Thật không thể tưởng tượng, mãi năm 1700 chúng tôi mới thấy được giống ngựa và đồ kim khí, như nồi niêu gương lược. Giống như con gấu ngủ suốt đông, khi tỉnh dậy trời đất đã đổi mùạ? Ông chuyển giọng, trầm ngâm. ?oNgười da đỏ vốn hiếu khách. Hơn nữa, muốn chìa tay bắt kịp đà văn minh con ngườị Chúng tôi luôn luôn muốn học hỏi ở người da trắng về trồng trọt, chăn nuôià cho đến cả tôn giáọ Nhưng đến năm 1836, khi mục sư Spalding đến cất nhà thờ trên đất người da đỏ, lại đuổi chúng tôi ra khỏi thánh đường, chỉ vì có người mặc khố đi lễ thì sự hiềm khích bắt đầụ Mấy năm sau, người da trắng đến càng đông. Giống da đỏ tự dưng thành thiểu số. Họ cất nhà, lập nông trại trên cánh đồng của chúng tôị Năm 1850, khi mọi người đổ xô tìm vàng thì thảm kịch bắt đầụ Đa số vàng được tìm thấy trên vùng da đỏ. Chính quyền vẽ ranh giới, tước đoạt đất đai, mồ mả chúng tôị Họ xua chúng tôi vào vùng đất này, chà đạp lên luật lệ.? Ông ngừng lại, hỏị ?oAnh bảo có học sử Mỹ, vậy có biết General Oliver Howard không?? Tôi gật. ?oCó, Oliver Otis Howard được ca ngợi là một anh hùng trong cuộc nội chiến.? Ông cười khẩy, ?oAnh đứng trước mặt nên chỉ thấy hào quang. Sau lưng, bóng họ và bóng ma không khác mấỵ? Tôi làm thinh. Bấy giờ, ông như tự nói với mình. ?oTháng 5 năm 1877, chính Howard viết thư phản đối việc tước đoạt đất của bộ lạc Nez Perce lên Liên Bang. Nhưng chỉ tháng sau, ông trở mặt, ra lệnh buộc chúng tôi phải bỏ xứ ra đi trong thời hạn ba mươi ngàỵ Lúc đó là đầu xuân, tuyết trên núi đang tan. Nước tràn xuống như cơn lũ dữ. Tất cả dắt díu nhau lội qua sông Snakẹ Nhiều người và thú đã bị cuốn mất tăm trên giòng sông nàỵ Khi lên bờ nghỉ, tình cờ có một thanh niên, phát giác trong số lính áp tải có kẻ giết cha mình. Một nhóm ba người da đỏ trẻ, rình rập và ám sát toán lính trong rừng. Khi sự việc xảy ra, Chief Joseph tránh cuộc chiến sẽ tiêu diệt hết bộ lạc nên gửi sáu người mang cờ trắng đi đến đồn. Nhưng chưa kịp nói, họ đã bị lính canh gác bắn chết. Tù trưởng Joseph vội vã dẫn cả bộ lạc mở đường máu, chạy theo con đường mòn sau núi Whitebird. Nhiều đội lính rượt theọ Cuộc săn người diễn ra trong rừng. Vừa bảo vệ đàn bà và trẻ nít, vừa chống lại với lính có súng, bộ lạc mất dần những tay cung thủ gan dạ nhất. Trong gần bốn tháng, họ chạy lẩn trong rừng, vượt qua những hẻm núi, trèo lên rặng Bitterroot. Đoạn đường dài 2,720 cây số. Tới tháng Mười, trời đổ tuyết. Băng giá bắt đầu lấp dần những hẻm núị Họ bị hai đội quân bao vây, đạn bắn xuống như mưạ Nhiều người chết vì lạnh và đói trong hang. Tù trưởng Joseph vì sự sống còn của bộ lạc, đã tuyên bố đầu hàng, tại núi Bear Paw, chỉ cách Canada 30 dặm.?
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thị Thảo An là nhà văn hải ngoại có phong cách viết rất đậm chất Mỹ thời Hemingway ( chứ không phải phong cách Mỹ trẻ ngày nay, nhanh, gọn và sắc ). Đọc truyện những như Những Giòng Sông Không Chảy, Đỉnh Trời Tròn ,...... của Nguyễn Thị Thảo An thật khó nhận ra đó là một cây bút người Việt , có chăng chỉ là lờ mờ những người , những ảnh , những dáng Việt thấp thoáng . Truyện của Nguyễn Thị Thảo An thường không có những chi tiết ly kỳ, hồi hộp , không quẩn quanh với những mối tình sướt mướt . Ở đó , độc giả chỉ có thể tìm thấy những đời sống , những con người rất lạ , rất khác đối với chúng ta ( người Việt ) .
    Những Giòng Sông Không Chảy ( IV )
    Nguyễn Thị Thảo An
    Tôi tặc lưỡi, tiếc rẻ. ?oSau này, Tù trưởng Joseph ra saỏ?
    Ông đáp, ?oChief Joseph và đa số đàn ông trong bộ lạc bị phân tán ở khắp các trại miền nam. ở trại Kansas, đa số không chịu được khí hậu nóng ẩm nên chết rất nhiềụ Hai mươi ba năm sau, ông mới được trở về bộ lạc ở Lapwaị Năm 1900, ông quay lại thung lũng Wallowa để mua một mảnh đất nhỏ, nhưng không ai chịu bán. Bốn năm sau, Joseph chết.?
    Nói xong, ông rít một hơi dàị Những cọng thuốc cong queo, lóe ngời màu lửạ Tôi bùi ngùi nhìn. Mắt ông ướt, những ngón tay lọng cọng chực làm rơi chiếc tẩụ
    Tôi an ủi, ?oGiờ, cuộc chiến đã qua, chắc họ cũng nhận thấy bất công nên đặc biệt dành nhiều ngân quỹ trợ cấp cho người da đỏ, nhự..?. Tôi chưa kịp dứt lời, ông ngắt. ?oNhư quỹ bảo vệ thú rừng, quý vì hiếm đó hả??
    Xong, ông vỗ vai tôị ?oCuộc chiến của chúng tôi vẫn còn. Lớp trẻ vẫn phải tranh đấu với chính mình để không mất gốc. Điều đó không đơn giản đâụ? Hồi lâu, ông bảọ ?oDân Tàu đông, một mình anh thay đổi cũng không saọ Nhưng chúng tôi khác, phải quý từng người, nhất là phụ nữ.?
    Tôi lắc đầu, phản đốị ?oTôi là người Việt, không phải Tàụ? Ông ngạc nhiên, ?oNước Việt ở đâủ? Tôi giải thích, ?oViệt Nam là nước nhỏ, ở miền nam giáp Tàụ Chúng tôi cũng từng bị Tàu đô hộ và đồng hóa cả ngàn năm, nhưng chúng tôi vẫn tồn tạị? Ông bật dậy, chú ý hỏị Tôi cố nhớ đoạn sử thời Bắc thuộc tôi học hồi nhỏ để kể. Đại khái, người Việt tránh sự đồng hóa của người Tàu bằng tục ăn trầu, nhuộm răng và vấn tóc để nhận nhaụ Họ còn dùng cách ăn mặc, ngôn ngữ, truyện cổ... để giữ gìn nguồn gốc. Tiếc, lúc nhỏ mê đá dế nên tôi lười học, chỉ nhớ được nhiêu đó. Nhưng ông Chief nghe xong thích thú lắm.
    Khuya, mưa rơi lộp độp trên mái nhà. Tôi ngủ mơ thấy ông Chief Joseph từ phòng bên bước ra, rủ đi theọ Ông phi ngựa đến bờ sông Snake, chỉ giòng nước. ?oNày Bạn Nhỏ xem kìa, nước dưới kia không chảỵ Nó chỉ rút ra xa, rồi vỗ mạnh vào gềnh. Sẽ có một ngày, sức nước làm tim đá vỡ.? Nói xong, người ngựa đều lao xuống vực. Tôi hết hồn tỉnh giấc. Ngoài kia, gió vẫn rít từng hồị
    Sáng cuối tuần, tôi dậy sớm. Dưới nhà có nhiều người trẻ. Họ đun nước, nướng bắp và bàn về ngày lễ Truyền Thống cuối hè. Ông Chief vào phòng lấy cho tôi chiếc áo khoác to như cái mền và mười đồng. Tôi nhìn có ý hỏị Ông cười, rồi bỏ đị Thấy tôi ngơ ngác, Sequois nắm tay chúc mừng. Đó là tục người da đỏ nhận bạn.
    Sequois giới thiệu nhóm trẻ. Tôi chú ý cô gái nhỏ, cứ đứng trong góc nhà vuốt hai bím tóc. Hắn bảo, đó là em họ, tên Ngải Cứụ Tôi bật cười, tên chi lạ. Sau này, tôi biết cô là Yumạ Không hiểu sao, họ quý phụ nữ nhưng hình như không thích Yumạ Cô chỉ lắng nghe, không góp lời, còn họ cũng không hỏi tớị
    Nhóm con trai chuẩn bị cây, lều và dọn bãị Xong, sẽ ra chuồng ngựạ Đám con gái đi nhặt camas. Lần trước té ngựa, nên Sequois cho tôi theo phía nữ giúp họ khuân nông phẩm về trạị
    Tôi đẩy cáng xe theo nhóm con gái mang gùi về phía đông. Vượt quá rừng thưa, một thảm hoa dại trải rộng tận chân đồị Bọn họ tản ra, mỗi người mỗi hướng. Tôi cầm càng xe lớ ngớ chưa biết đi đâu thì Yuma ngoắc. Tôi vừa đi vừa ngắt mấy nhánh hoa, đưa lên mũi ngửị ?oHoa gì đẹp quá?? Yuma cười, ?oNgải Cứu, giống tên em.? Cô chỉ ra xạ ?oBên kia có mầu tím đẹp hơn.? Xong, cô vẹt cỏ, lựa bứng những bụi cây, trông giống giò thủy tiên, nhưng hoa mầu xanh nhạt, củ to như củ hành. Cô bảo, đó là camas, tựa khoai tây của người da trắng. Khi mài thành bột, dùng làm bánh kẹp thịt nướng, rất ngon. Tôi chùi một củ, cắn thử. Nhẳn và ngọt như sắn ở quê mình. Cánh đồng còn có nhiều cây dại, như turnip, củ ngọt và dòn; các loại cherriers đỏ, tím dùng làm nhân bánh; Saskatoon, Pemmican mầu vàng nâu để ướp thịt rừng. Cô nhổ một giò camas trắng, dặn. ?oChớ hái mầu trắng, đây là hoa độc.? Tôi hoảng hốt, ?oHoa độc mọc xen hoa xanh, ăn không sợ saỏ? Cô cười, ?oGiống như người hiền, người dữ sống chung mảnh đất vậy mà.?
    Yuma học Mỹ thuật ở Boisẹ Mùa hè, về sống với mẹ trong làng. Với tôi, cô hoạt bát và vui hẳn, không giống như khi đứng trước những người khác. Sau này nghe họ kể, cô từng có bạn trai người da trắng. Không hiểu sao, chuyện không thành.
    Khi trở thành bạn thân, tôi theo cô dạo khắp cánh đồng. Yuma dạy tôi nói chuyện bằng thủ ngữ, đó là ngôn ngữ chung của tất cả các bộ lạc. Tôi cứ ra dấu lộn, nói ghét thành yêu, nói không thành có làm cô cười ngặt ngoẽọ Nụ cười khoe hàm răng trong bóng như những hạt gạo đã sàng sẩy kỹ. Buổi tối, ra sau trạị Hai bên núi đá đen chồng chất. Chính giữa giòng Snake đang chảy, trông xa như con rắn trườn khoe những lớp vẩy lấp lánh. Tôi kể về giấc mơ thấy ông Joseph. Cô nghe, rồi chắp tay nhìn trời khấn. Tôi hỏi, ?oEm tin đấng Great Spirit thật à?? Cô gật. ?oNhưng, Thượng Đế của người da đỏ khờ lắm.? Cô cười buồn, ?oNgài làm ngơ bỏ mặc con dân khổ.? Tôi ngửa cổ, nheo mắt nhìn. ?oAnh không tin trên trời có Thượng Đế.? Yuma nằn nì, ?oCứ tin đi, cho nó vuị? Cô chép miệng, thở dàị ?oNếu trên trời toàn là mây, chỉ e con chim cũng không buồn bay nữạ?
    Cuối hè, lễ Truyền Thống hàng năm bắt đầụ Giống như hội Powwows hay Sun Dance miền Nam. Người từ các bộ lạc khác dự rất đông. Những con đường trong làng tấp nập. Gần trăm chiếc lều dựng lên, trên vẽ những hình người và thú đuổi nhaụ Khán đài có mái che ở giữa bãi trống, chung quanh bày nhiều hàng ghế. Kế bên, là gian hàng bán đồ kỷ niệm hay trò chơị
    Từ sớm, mọi người kéo ra bãi, chào nhau và ăn sáng. Họ đi thành từng hàng, mặc lễ phục đủ mầụ Đàn ông thắt bím tóc mai, vẽ mặt rằn rị Áo họ dài quá gối, trên có choàng yếm viền tua, ren sặc sỡ. Đầu quấn băng xanh đỏ, và gắn lông chim dài nhuộm mầụ Lưng và mông mang bộ cánh và đuôi giả giống con gà tây lớn. Đàn bà mặc áo choàng dài chấm gót. Trên có khăn khoác thêu sặc sỡ. Tóc chải ngược, bỏ bím hai bên, giắt những lông ngỗng trắng phất phợ Ngực đeo đầy chuỗi hạt đủ mầụ Họ xếp hàng đi quanh khán đài nhiều vòng để thi sắc phục. Tới ngang lễ đài, đám đàn ông dừng lại phập phồng vỗ cánh, hếch đuôị Một ban trống lễ, gồm toàn người già cầm dùi đen, gõ trống liên hồị
    Tới trưa, cuộc thi nhảy bắt đầụ Nhạc giữ nhịp là một giàn trống nước. Trống giống thùng rượu thấp, làm bằng thân cây hollow có niền đáy, mặt trên bịt dạ Khoảng giữa có ống chuyền nước vào đã được bịt chặt. Trống nước phát được những nốt caọ Xen kẽ là chiếc trống đôi, có hai mặt, trên có căng dây treo mấy que gỗ nhỏ. Khi đánh nghe rất vui taị Ngoài ra còn có kèn, và nhiều loại sáọ Họ biểu diễn đơn, hoặc từng cặp, cuối cùng xếp thành hàng. Tôi xem hồi lâu cảm thấy ù tai, chóng mặt. Trông lòe loẹt như một đám hát bộị
    Buổi chiều, đám đàn ông đua ngựạ Những con ngựa lớn, khỏe, mầu đỏ nâu phi nước đạị Họ lướt qua cánh đồng, lội qua suối, rồi chạy dọc theo sông Clearwater. Tôi mường tượng cảnh những người da đỏ mình trần, đóng khố, giương cung sải ngựa trong phim la hét vang trờị Bây giờ, họ mặc quần jeans, áo jacket, có người đeo kính lãọ Chỉ đám trẻ như Sequois mới chơi trò phóng đổi lưng ngựa nhiều lần. Không may, khi băng qua cổng trại, hắn bị trặc chân, nên về nghỉ.
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thị Thảo An là nhà văn hải ngoại có phong cách viết rất đậm chất Mỹ thời Hemingway ( chứ không phải phong cách Mỹ trẻ ngày nay, nhanh, gọn và sắc ). Đọc truyện những như Những Giòng Sông Không Chảy, Đỉnh Trời Tròn ,...... của Nguyễn Thị Thảo An thật khó nhận ra đó là một cây bút người Việt , có chăng chỉ là lờ mờ những người , những ảnh , những dáng Việt thấp thoáng . Truyện của Nguyễn Thị Thảo An thường không có những chi tiết ly kỳ, hồi hộp , không quẩn quanh với những mối tình sướt mướt . Ở đó , độc giả chỉ có thể tìm thấy những đời sống , những con người rất lạ , rất khác đối với chúng ta ( người Việt ) . Bà con có thể tham khảo thêm về tác phẩm của Nguyễn Thị Thảo An nói riêng và các nhà văn hải ngoại nói chung ở trang TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HẢI NGOẠI bên Tác phẩm văn học .
    Những Giòng Sông Không Chảy ( V )
    Nguyễn Thị Thảo An
    Tối đó, họ đốt lửa trại quanh lềụ Những người đàn bà treo nồi luộc bánh. Trẻ con xớ rớ lén nướng khoaị Đám con trai tản ra trêu con gáị Những người già ngồi kể chuyện xưạ Khi trăng lên cao, ông Chief lấy tù và ra thổị Âm thanh mạnh và rền, lan nhanh như luồn vào khe núị Đến quá khuya, tiếng tù rúc nghe như tiếng sói trúng thương.
    Thấy bóng Yuma vụt qua sau lưng, tôi đuổi theo, bắt kịp Yuma ở ngay cánh đồng có nhiều hoa dạị Tôi hỏi, ?oChạy ra đây chỉ? Cô đáp, ?oở lại, hồi nữa sẽ nghe họ khóc đó.? Tôi ngẩn người, ?oHọ khóc thật à?? Cô gật. ?oừ, nhưng anh không thấy đâụ Lệ họ bốc thành hơi lâu rồị?
    Chúng tôi đi bên nhaụ Cuối hè, hoa đã tàn. Có những cọng cỏ nhuốm vàng rất sớm. Tự dưng, Yuma kể. Lúc nhỏ, cô thường ra cánh đồng này và ở lại tới khuyạ Tôi ngạc nhiên hỏị Cô cười, ?oĐể nghe tiếng côn trùng rỉ rả.? Và, nói xa xôị ?oThật ra, mỗi loài đều có những lời thở than riêng. Đừng chỉ nghe mỗi tiếng của mình.?
    Hồi lâu, trên đường về, tôi vô ý sụp chân xuống hố. Không biết ai đào, miệng hố trơn lùi, không leo lên được. Yuma bối rối đi tìm cây sàọ Nhưng sức yếu, thay vì kéo tôi lên, cô lại ngã chúi xuống. Tôi loay hoay phát giác có một lỗ hang dưới đáỵ Cô lo sợ bảo, có thể là hang gấu hay sói rừng. Tôi nói, chắc không phải, nhưng trong lòng thầm lọ
    Khuya, sương xuống nhiềụ Lạnh và sợ, chúng tôi choàng chung cái áo to của ông Chief cho lúc trước. Một hồi, Yuma cười gượng trấn an, kể tôi nghe truyền thuyết về loại sói rừng. Cô nói, vào thời hỗn mang, có con khủng long to nằm chắn giữa những dãy núi nàỵ Khi đói, nó ăn hết mọi sinh vật chung quanh. Cuối cùng chỉ còn lại con sói rừng. Sói tinh khôn biết trước sau gì cũng bị ăn thịt. Nó lấy dây rừng đánh thành sợi dài quấn ngang bụng. Khi bị nuốt, nó cột dây vào răng khủng long, và tuột vào trong. Đến nơi, nó rút dao cắt tim mãnh thú. Sợ khủng long sống lại, sói cắt thịt và xương thú làm nhiều mảnh, rồi quăng khắp nơị Người da đỏ tin, đó là điềm con cháu sau này tứ tán.
    Nghe xong, tôi thở dàị ?oChúng tôi không có câu truyện cổ nào như vậy, nhưng con cháu Việt sao cũng bị lưu lạc khắp nơị? Hình như Yuma xúc động, cô siết chặt tay tôị Một cơn gió lạnh tràn về, Yuma rùng mình, tôi ghì vai cô và nhẹ hôn trên tóc.
    Trăng sáng vằng vặc. Bầu trời xanh trong không một vì saọ Tôi tấm tắc, ?oTrăng đẹp quá. ở thành phố chưa bao giờ tôi thấy trăng sáng như vầy?. Yuma bảo, ?oNếu anh thích, sau này về đây tha hồ ngắm.? Nghĩ sao, tôi lắc đầu, ?oKhông, sẽ không có đêm nào trăng tròn hơn đêm naỵ?
    Mùa thu đến, rừng đổi mầụ Lá aspen ngã vàng rồi chuyển sang nâu đỏ. Khi về Boise học lại, Yuma đã trở thành bạn gái của tôị Điều này Sequois không biết. Ban Quản trị đang dự tính mua thêm lâm trại nên hắn bận. Yuma tiết lộ, những tài sản trên rừng mang tên cá nhân, nhưng thật ra của chung dân chúng. Mỗi một người họ đều tự nguyện góp vốn, mua lại phần đất đai đã mất. Những giọt mồ hôi đổ xuống ví như những giọt máu của người lính đi giành lại quê hương.
    Chừng nửa niên học, Yuma báo tin có thaị Tôi bàng hoàng cả tuần. Vào lớp, chẳng nhét nổi một chữ vào đầụ Tối nằm, tôi mơ thấy một thằng bé vẽ mặt rằn ri, đầu giắt đầy lông chim, nhảy loi choi như con gà tây bị rượt. Sáng dậy, đầu óc lùng bùng. Yuma về trại tuần trước. Tôi dọ hỏi những căn chung cư ngoài để dọn ra riêng. Xong, sẽ về xin phép làm một lễ cưới nhỏ và dẫn Yuma đi cùng.
    Mấy hôm sau tôi về trạị Đường trong làng vắng ngắt. Ghé nhà Yuma không có aị Tôi trở về căn gác cũ. Bọn Ngựa Điên, Cục Đá Vàng, Que Lửa thấy tôi mặt lấm lét, chuồn nhanh.
    Buổi chiều, ông Chief về, bảo tôi theọ Ra tới lều lớn của khu, mọi người đang chờ tôi ở đó. Yuma ngồi sau lưng mẹ, mắt đỏ hoẹ Tôi lúng túng nói không ra lời, nhưng sau cùng cũng trình bày câu chuyện một cách trơn trụ Khi vừa dứt lời, trong lều ồn hẳn, mỗi người một câụ Hình như ai nấy đều bất mãn. Ông Chief giơ hai tay ra hiệu im lặng, rồi nói, họ muốn bắt rể. Gia đình tôi sẽ ở lại trong làng, và trở thành thành viên trong tộc. Giấc mơ thấy thằng con da đỏ chạy lăng xăng trong làng tự dưng hiển hiện. Một đứa con chưa sinh ra, nhưng nỗi buồn vong quốc ngâm tẩm trong rừng núi đã định hình. Tôi cố trình bày cho họ hiểu, tục Việt Nam con gái phải theo chồng. Nhưng nói sao, họ cũng không nghẹ Ông Chief nói, xưa bộ lạc họ đông hơn hai mươi ngàn người, hơn trăm năm sau chỉ còn mấy ngàn, đi người nào tiếc người đó.
    Nghe vậy, tôi kiếm cớ đi ra ngoàị Vòng ra sau, không thấy aị Tôi chạy ù về chỗ đậu xẹ Mới mở máy, đã thấy Sequois kéo lũ bạn phóng tớị Tôi hoảng hốt, nhấn mạnh gạ Chiếc xe ***g lên như con ngựa chứng. Đám Sequois tức giận, vác cây đập chiếc xe tơi bờị Tôi tháo chạy ra cổng làng. Một hàng người dầy đặc, đứng im chặn ngang cánh cổng. Tôi thắng, định quay lạị Nhưng phía sau, bọn Sequois đang la lối xông tớị Tôi bẻ lái, quẹo ngang. Không ngờ quên trả số, xe giật lùị Đàng sau, có tiếng thét, một vật gì vừa ngã chúị Nhìn lại, Yuma đang nằm sóng xoài trên đất. Tôi chạy tới, vực Yuma dậỵ Một giòng máu đỏ ướt nhem dính tóc.
    Chiếc xe cấp cứu đưa Yuma ra khỏi trạị Hai người cảnh sát dẫn tôi ra xẹ Khi vừa qua cổng, tôi ngoái lại nhìn. Rừng núi bỗng dưng nhỏ lạị
    Xe chạy qua dãy núi đen. Tôi như thấy Yuma vẫn còn đứng đó, chắp tay và cầu nguyện. Tự nhiên tôi tin chắc, Thượng Đế đang nấp sau mâỵ Có điều, lần này Ngài khờ hơn lần trước.
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phong Hưng Lưu Nhơn Nghĩa sáng tác truyện ngắn Anh Năm Thợ Hồ Và Anh Sáu Thợ Mộc vào 6/1989 tại Gailes, Australia.
    Phong Hưng Lưu Nhơn Nghĩa
    Anh Năm Thợ Hồ Và Anh Sáu Thợ Mộc ( I )
    Mấy tên du kích và đám trẻ ranh trên núi kéo cờ đỏ chạy xuống chợ la thất thanh "đất nước giải phóng, hoan hô, đả đảo...!" Lá cờ đỏ phất tới đâu có mãnh lực làm thiên hạ đóng cửa tớiđó, họ bở ngỡ lạ lùng với mớ từ ngữ chưa nghe thấy bao giờ.
    Không khí im lìm ngột ngạt thấm nhập ngay cả vào hàng me xanh mướt lá run rẩy dưới cơn nắng thiêu đốt. Tin tức qua mấy cái máy thu thanh nhỏ bé về sự thay đổi chính quyền, khúc quanh lịch sử trọng đại sắp xếp ở bên Tây bên Mỹ chưa hoàn toàn thấm nhập vào chợ quê này. Dân chúng chỉ thấy có gì lạ lạ, khác thường. Biến cố chưa đủ khả năng đe dọa tinh thần họ như tiếng sấm nổ long trời và cơn mưa lởđá núi Tô năm nào.
    Buổi chợ trưa bao giờ cũng vắng vẻ, trừ các tiệm nước ngã tư đường lác đác những người đi sóc về, ngồi lê la nhăm nhi ly cà phê đen thường lệ, vừa nghỉ xả hơi bàn giá cả thóc lúa, thổ sản. Lần đầu tiên trong đời, họ cảm được sự khác biệt, không giống mấy lần đảo chánh trước kia. Ngay đến chủ các tiệm buôn quanh chợ còn vô tình, thiếu ý thức chính trị, dù tất cả mọi người đều quen với giới nghiêm, súng đạn pháo kích, chiến tranh hằng đêm - "Mà có chết ai đâu? Tới đâu thì tới, đèn nhà ai nấy sáng, trời kêu ai nấy dạ, cái sự vong như cái sự tồn!" - Họ lý luận rất giản dị, như chính cuộc đời họ. Thời gian qua mau, tiếng loa hô hào bắt đầu ồn ào, xáo trộn đời sống dân chợ và dân xóm nhà lá. Những căn nhà lá lụp xụp, túm rụm vào nhau hai bên bờ kinh không có tên đường và số nhà, tầm thường vô danh như những người cư ngụ, bà con chằng chịt, quen biết nhau đã mấy đời nên địa chỉ đối với họ hơi dư thừa. Mấy dãy nhà ngói rêu xanh cũ kỷ, cất từ đầu thế kỷ hay những căn nhà lầu đúc mới xây, an toàn bằng bê tông cốt sắt, chống pháo kích hữu hiệu, chủ nhân được gọi tên theo bảng hiệu mình, vẫn thờ ơ với thời cuộc. Nhà lá hay nhà ngói đều chưa chuẩn bị chào đón tư tưởng "Mác xít, Lê Nin" nhập cảng ở bên Nga, bên Tàu, họ nghi ngờ phẩm chất đồ nhập cảng này chưa chắc tốt hơn cây búa, cây cưa ở tiệm sắt, vô ích hơn tấm lưới câu, lạt lẽo hơn ly cà phêđá thơm mát buổi trưa
    Xóm nhà lá ban đầu tổ chức ăn mừng cách mạng, "con ta khỏi đi lính" nên họ nhậu thả cửa, đi lại suốt đêm, làm ăn để đó, hồi nào giờ, xứ này có ai chết đói đâu? "Tiếng súng xử tử ở sân banh không đủ thức tỉnh họ", ôi! Nhà ai nấy ở, cơm ai nấy ăn, ai làm dữ nấy lo, ai đánh to thua lớn. Rồi dân gốc Miên bị đuổi khỏi sóc, chợ búa thiếu rau cải, cây trái ... Ôi! Trời trả quả, hồi năm 45, tụi chết đốt này nổi lên "cáp duồng", bây giờ đángđời, mỗi người tốn ba thước củi là cùng!
    Những căn nhà lá dọc theo bờ kinh còn đó, phân nửa nhà nằm trên mặt lộ đá, phần sau nhà dựng bằng tre mở trên mé kinh. Gia đình đông con lại nghèo nên họ sống dễ dãi, nước sông gạo chợ, nấu ăn, tắm giặt gì cũng ở đó. Ai bước vào căn nhà ẩn dưới rặng trăm bầu buổi xế trưa đều gặp chú Năm Có. Chú Năm ngồi ngất ngưỡng, độc ẩm trên cái chỏng tre lung lay như răng sắp rụng, nghiến kẽo kẹt kêu ca, mỗi lần chú nhún thân mình mập như bao lúa. Trước mặt chú, một chai rượu trắng, mấy con khô cá lìm kìm, vài miếng xoài chua, và dĩa muối ớt. Năm Có trệu trạo nhai miếng khô, chắp miệng thấy thèm, mặt nghinh, mắt nhướng nhìn lên, chắc lưỡi rũ mấy con thằn lằn xuống nhậu, thỉnh thoảng đổ ọt ly rượu vào miệng nhưđổ nước vô lu.
    Cách mạng hay quốc gia, sau bửa cơm trưa đạm bạc, thiếu thốn thì đúng hơn, chú Năm Có bắt đầu nhăm nhi cho qua cơn nắng oi nồng, cổ nhăn nhúm đỏ gấc như da cổ con gà cồ, nóng hơn mặt trờiđứng bóng.
    Thím Năm nhẫn nhục, quá quen thuộc bản tính chồng nên ít khi cằn nhằn trước mặt, tuy sau lưng chồng, thím thường hay nói hành nói tỏi, gia đình nhờ vậy nên sóng lặng gió yên. Mà chú Năm có ăn hại gì đâu, mấy con khô cá lìm kìm, trái xoài chua, chai rượu đế giá bao nhiêu mà kiếm chuyện, "tao có đòi rượu Tây, khô long chả phụng đâu mà kiếm chuyện, cằn nhằn là tao đốt nhà à', chú Năm mượn rượu làm oai với vợ, lâu lâu chú ỷ thế cùi không sợ lở, heo chết còn sợ gì nước sôi, chưởi đổng, "xin lổi,********* tao còn không sợ nữa à!' bà vợ nghe lạnh tay lạnh chưn, sợ tai vách mạch rừng, ríu rít xin lỗi cho yên,được thể chú Năm càng làm già, nhứt là có mặt chú Sáu Hường, bạn thâm niên, làm nghề thợ mộc.
    Hứng chí hay thất chí, sau xị rượu đế, chú ngã quay ra nằm luôn trên chỏng tre ngủ mê man tới chiều, tiếng ngáy ồm ộp rung rinh cột tre dưới nhà, mặc đàn muỗi tha hồ chích cái lưng dầy như tấm thớt. Trong giấc ngủ khê, chú thường quơ quào mớ ú ớ trong miệng "cái nhà, tao xây hồi đó!"
    Năm Có chấp tay sau lưng đi quan sát tiệm tạp hóa cột gỗ mọt ăn, trên vách ổ mối dài ngoằn ngoèo như ghẻ chùm bao. Chú nghiêm trọng gật đầu nhè nhẹ sửa lại gọng cặp soi mát "mới mua năm chăm bạc" chủ nhà mời vào uống nước trà bàn chuyện giao cho chú xây cất. Mời Năm Có xây nhà, chủ nhân phải kiên nhẫn đợi khá lâu, với đầy đủ điều kiện. Cầm ly trà nóng tới nguội, Năm Có phân trần "thợ hồ xứ này họ xây theo ý chủ, họ quên xây phải đúng phương hướng thủy thổ, thì nhà làm ăn mới phát, gia đình mới hòa thuận, muốn xây mau như họ, tôi làm cũng được, mà sau này đừng trách tôi không chịu nói cho nghe! Thời buổi, tôi xây tường, ca nông, mọt chê bắn không lũng, đừng nói đạn súng cối, ma-ti-dết, mút-cà-tông!"
    Bàn về giá cả, Năm Có nghiêm mặt, "nè, tôi học nghề mấy chục năm mới lên thợ cái nghe! Cầm cục gạch xây tường phải thẳng như thước gạch vậy, thấy Chín Be xây cái nhà Tửng É không? Aiđời, thợ hồ xây cột có chửa!"
    Năm Có đắc chí, xoa hai bàn tay, như hai nải chuối cau mẳn chín thâm kim. Chủ nhà lả vả "sao cũng được mà anh Năm".
    Ngày khởi công, quấn điếu thuốc bập bập phà khói, chỉ huy đám thợ phụ, Năm Có căng dây, nheo mắt, hạ giọng, "qua chút, qua trái chút nữa, nói hoài cũng vậy, tụi bây lỗ tai cây mà!" - góc bên kia thợ phụ đã đào xong lỗ xây cột, Năm Có treo sợi dây dọi, ngắm nghía, cẩn thận theo lương tâm nghề nghiệp. Phải thôi sao, liếc mắt xem chừng bọn đào lỗ xây tường, Năm Có nạt "hể vắng tao là bây đứng chơi, hồi đi học nghề, cha thợ cái lấy cái bàn chà đập lưng tao muốn ***g phổi, còn bây giờ tao dễ quá, bây lừng há!" - còn đám phu trộn hồ, Năm Có canh chừng từng chút, cát, xi măng, vôi nước phải đúng theo ý mình; ít cát nhiều xi măng thì lỗ, nhiều cát hồ non không chắc tường, thiếu nước hồ trộn không ăn, nhiều nước hồ nhão xây không vững. Nhờ cẩn thận nên sau mỗi lần xây cất, Năm Có dư dã năm ba bao xi măng bán đem ngồi sòng bông dụ. Chủ nhà than phiền, tại họ không ở trong nghề, lệ tổ nghiệp, bỏ là trái lệ, thợ hồ ăn hồ, còn thợ may ăn vải, thợ mộc ăn dăm, còn thợ hàn ăn thiếc, sao không nghe ai chê cười,đám em út, theo học nghề hay thợ phụ, phải nghe lời răn rắt.
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Phong Hưng Lưu Nhơn Nghĩa sáng tác truyện ngắn Anh Năm Thợ Hồ Và Anh Sáu Thợ Mộc vào 6/1989 tại Gailes, Australia.
    Phong Hưng Lưu Nhơn Nghĩa
    Anh Năm Thợ Hồ Và Anh Sáu Thợ Mộc ( II )
    Năm Có ngồi chồm hổm bắt đầu xây cột cái, gạch được gánh đến chất gọn gàng bên trái, thùng hồ bên phải, vừa tầm tay, không cần đứng dậy tới lui. Tay trái cầm cục gạch thẻ, ném lộn gạch để nhìn hai mặt, đập chính xác xuống, tay phải cầm bai xúc hồ vừa đủ, trải hồ trên mặt gạch, vỗ gạch cho ngay, tém hồ không cho rớt xuống đất, động tác khéo léo không dư không thiếu. Cái bai gạt đất cát trên mặt gạch, chặtđẽo viên gạch vuông vắn khít khao khi cần. Cột Năm Có xây thẳng, gạch không lồi ra lõm vào, cột không có chửa như mấy tay thợ khác xây.
    Làm ăn công ngày nên Năm Có rất thận trọng, xây chừng vài gang cột, lại vấn điếu thuốc trầm ngâm ngắm nghía, chiêm ngưỡng công trình hoàn hão của mình, chủ nhà chưa chắc vừa ý lối làm việc hết giờ không hết việc. Gặp hôm trái ý, Năm Có dặn thợ hồ trộn thật nhiều hồ xúc đầy thùng, hôm sau hồ dư, đặc cứng đổ bỏ, "để cho chủ ăn hồ cho biết", chủ nhà rất sợ trường hợp này, nên cơm nước vừa miệng, thịt gà trộn bắp chuối hột thêm xị rượu công xi, vừa nhâm nhi vừa gật gù, vợ con chủ hầu hạ chờ đợi dọn dẹp mặc kệ. "Xây gạch còn dễ, xây tường đá khó hơn nhiều, đá lớn nhỏ không đều nhau, đặt cục đá xuống là phải ăn khớp, chỉ có tui xây được thôi, không tin ngó thử cái hàng rào nhà ông quận Sóc coi, trên tường cắm miểng chai sợăn trộm leo, vững chắc như Vạn Lý Trường Thành".
    Mãy người lo cơm nước nghe Năm Có nói, chán ngấy, mặt chầm dầm, "ăn no rồi đi về cho người ta dọn dẹp, còn ngồi nói chuyện năm trên". Năm Có lãng tai nên khề khà tiếp tục "Còn chuyện xây mả mồ nghe, thợ hồ xây ẩu, đất sụp, động mồ động mả con cháu tán gia bại sản, mả ông Cả, Sáu Be xây sụp tường đó, thằng cháu nội trai ông Cả đi ghe nồi bị Ma Rốc bắn chết đó thấy hông? Bởi hồi xưa người ta trọng thợ hồ lắm, nhứt là mấy cô gái ưa đòi mẹ gã cho thợ hồ, nên có câu: Má ơi, con quyết lấy anh thợ hồ, mai sau má có chết, cái mả cái mồ nó xây".
    Mà thật, Năm Có xây nhà khó ai dám chê, dù đồng nghiệp địch thủ như Sáu Be cùng học một thầy.
    Chiều chiều, trước khi chủ dọn cơm, Năm Có đứng chỉ huy tổng quát, lớn tiếng dặn dò đám thợ phụ cốt ý cho chủ nhà nghe, "Mỗi buổi chiều tụi bây tưới nước sương sương lên vách, để cách đêm tường chắc, tô vách tường thì xi măng phải già hơn một chút, tô bằng bàn chà cho bằng phẳng, mới lấy bai vuốt cho láng. Pha nước vôi phải nhớ mấy phần nước mấy phần vôi, nếu quên, thùng vôi pha sau đặc hay lỏng hơn thùng trước, quét lên tường chỗ đậm chỗ lợt sọc rằn coi không được, còn đổ nền nhà, ngày nào đổ phải làm cho rồi, nếu chưa rồi mà đợi bửa sau làm tiếp, nền cũ hồ khô cứng, đổ thêm lớp mới thành bánh da lợn nghe. Lót gạch, phải trải cát cho thật bằng, sau khi lót, đổ nước lên thấy nước không đọng mới được."
    Trước khi rửa tay nghỉ, Năm Có thu dụng cụ rửa thật sạch, ngâm nước để hôm sau, cây bàn chà, cái bai, xẻng, cuốc không bị hồ đóng cứng. Năm Có dặn dò khuyên răn thợ phụ "ăn cây nào rào cây nấy, cất căn nhà này rồi, còn cất căn khác nữa". Nói vậy nhưng khi tiền nong trái ý có chuyện bực mình với chủ nhà, Năm Có bỏ mặc, "kệ nó, nhà ông nhà cha mình sao mà làm kỷ lưỡng".
    Tuy gắt gao với thợ phụ, Năm Có đối với em út rất có lòng, nhứt là với các cô gánh hồ như cô Hai Thảo, được chú chở che, ngon ngọt. Cô Hai Thảo gánh hồ da mặt hồng như trái hồng quân. Cây đòn gánh tre quằn quại hai đầu là hai thùng hồ nặng trĩu, nhún nhẩy, thoăn thoắt nhịp nhàng trên vai thêm chút duyên của người khỏe mạnh cần cù, chiếc áo vá vai vải ú màu đen nhuộm hồ, cát, vôi hàng ngày ngả sang màu xám.
    Năm Có vừa ý lắm, liếc nhìn cô Hai Thảo.
    "Áo vá vai, vợ ai không biết!
    Áo vá quàng, cả quyết vợ anh"
    Nắng đổ trên nền nhà đang xây dỡ, gạch ngói, cây vụn ngổn ngang, Hai Thảo hayđứng sau lưng che nắng cho Năm Có, bóng hai người nhập thành một in trên vách, cô Hai Thảo cầm cái nón lá dầy, vành nón rách tua tủa, vuốt mồ hôi tươm trên trán quạt phe phẩy cho Năm Có, cả hai mát mặt, mát lòng, mát ruột, "nắng lửa hồng mát như mưa", Năm Có bắt chước giọng cải lương, hể hả.
    Năm Có tâm sự nghề nghiệp, "hồi mấy năm trước anh đứng trên cây thang tre vừa kéo thùng hồ nặng lên, cây thang gẫy, anh nhảy kịp, nếu không giờ này đâu có ngồi nói chuyện với em". Hai Thảo quạt phành phạch vừa mắc cở, sợ tai tiếng,đám thợ phụ thị thiềng, nói cô nịnh bợ thợ cái.
    Ngày dài làm việc cực nhọc, nóng bức lấy gì làm hứng thú, nếu thiếu cơ hội nghỉ ngơi bên Năm Có, rãnh tay nghe kể chuyện.
    Ðêm về cơ thể rã rời sau suốt ngày gạch rồi hồ, hồ rồi gạch, hai bên vai đau nhức ê ẩm, Hai Thảo lăn ra ngủ mê mệt, trong giấc chiêm bao cô thấy Năm Có tướng quân lẫm lẫm oai nghi cầm cây bai sắc như gươm Lục Yểm chém yêu đứng chỉ huy đám dân đinh xây ngôi nhà ngói năm căn như nhà thầy ký Xạ, nhà nền cao, bực thangđá xanh, nền lót gạch Tàu mát lạnh, sau nhà có giếng nước mát lành, có bàu sen cây che mát, Hai trở thành bà chủ ngồi trong nhà, da dẻ mát rượi dù bên ngoài trưa nắng cháy da.
    Năm Có liệng cây thước hồ cắm xuống đất, cầm bai múa đường quờn, cả vùng Chợ mọc lên dãy nhà mười căn, hàng ba rộng rãi, chiều chiều ngồi trên chỏng mời bà con tới uống nước. Trong giấc mơ, Hai thấy khát nước, thèm vắt nước đá bào xi rô vàng ngọt mát, thấy rêu mọc xanh trên mái ngói cũ. Hai lăn lộn, trằn trọc, mồ hôi rít mình, ngứa ngáy vì mấy vết muỗi cắn, cái mùng rách lỗ chổ, chỏng tre và chiếu ẩm mồ hôi. Hai thèm thoát khỏi căn nhà ọp ẹp vách lá, lợp đưn, cột tre chật hẹp, sợ mọt chê rớt sập, sợ đạn súng mút xuyên qua, sợ súng trái châu rớt cháy nhà. Ước mơ có căn nhà gạch, ngoài Năm Có, ai có đủ khả năng mang cho cô? Hai Thảo chép miệng, "Má ơi, má nghèo làm con cực khổ quá trời!"
    "Dù cho máđánh ba treo,
    Ðứt giây rớt xuống, con cũng theo anh thợ hồ."
    Chợ này trước mặt là con kinh cùng, hai bên đồng ruộng bao la trải tới bờ sông Hậu Giang cách đó gần bốn chục cây số. Sau lưng xa xa là những dãy núi cao, núi đất, núi đá.
    Buổi chiều, công việc đã xong, người ta thong dong đi ruộng. Ai nhà ở xóm chợ, đi ruộng Chưn Num, bờ ruộng tiếp giáp với dãy núi hùng vĩ chở che. Dân xóm nhà thờ đi xích ra ruộng bưng, cỏ xanh mơn mỡn, nhờ nước xâm xấp. Ai ở xóm chùa dưới tạt qua đám ruộng khô Ô Bà Lày, gần mấy chòm cây thốt nốt. Xóm kinh càng tiện, đổ ra phía cầu Giáo Sự. Ðồng ruộng bao la, bờ ruộng cao, mát mẻ, bụi cây, đám cỏ xanh che khuất kín đáo, dù mưa hay nắng cũng đủ chỗ cho dân tình làm công tác vệ sinh thoải mái. Ban ngày, túng bách quá thì chạy qua đầu bờ kinh, sau mấy cụm me nước lá dầy đặc mát mẻ cũng xong, miễn khuất mắtđám phú lít mắc ôn mắc gió của cha Cò Tây.
    Một buổi chiều khi đi đồng về, ai chú ý sẽ thấy đám thợ hồ đang bàn tán xôn xao giữa sân bên hông chợ. Cuộc thảo luận khá sôi nổi. Ðây không phải buổi họp chính trị về chuyện Nhựt thua trận, Tây thua Ðức, ********* cướp chính quyền, Bảo Ðại thoái vị. Cuộc họp mặt công khai, các tham dự viên là các tay thợ hồ, trong đó Năm Có là một. Thợ phụ và các cô gánh hồ vắng mặt, chưa xứng đáng tham dự đề tài. Họ dùng tất cả tứ chi, miệng mồm thuyết phục, giảng giải, phản đối ...
    Ðề tài thảo luận mới mẻ "cái cầu tiêu máy'. Từ thuở giờ xứ này có ai nghe thứ lạ lùng nàyđâu, viết máy, xe máy, bàn máy may, nhà máy xay lúa thì có, ai chịu khó nghe cũng im lặng tỏ vẻ hồ nghi.
    Thuyết trình viên Sáu Be, từng đi làm Sàigòn, truyền bá thao thao, "nè, chung quanh họ đào sâu xuống chừng hai thước tây, chung quanh xây gạch tráng xi măng. Nè, nè, phần trên đúc sẵn, nè, nè, nó cong cong giống con thỏ, nên người ta kêu bằng con thỏ. Ði xong, dội nước xuống, cái xác ở dưới, còn nước chảy ra đường mương, chừng 15 năm có xe lại hút đi. Nè, nè! Xác nó mục thành đất. Sáu Be càng nói càng lắp bắp, tay chân lúng túng trình bày."
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phong Hưng Lưu Nhơn Nghĩa sáng tác truyện ngắn Anh Năm Thợ Hồ Và Anh Sáu Thợ Mộc vào 6/1989 tại Gailes, Australia.
    Phong Hưng Lưu Nhơn Nghĩa
    Anh Năm Thợ Hồ Và Anh Sáu Thợ Mộc ( III )
    Năm Có ngắt lời, "thôi mà, nói nghe gớm thấy bà nội", vừa khạc nhổ một bệt nước miếng.
    Ở đây, sang như nhà ông Quận, chỉ có thùng, gọn và sạch. Sáu Beđi xa về vẽ rắn thêm chưn, "đâu phải hể thợ ở Sàigòn về là giỏi hết!"
    Ðêm đó, Năm Có thấy đau quặn ngang bụng và bả vai sau buổi nhậu ở nhà Sáu Be về vụ "cái cầu tiêu máy". Sáu Be được mấy thầy ký kêu đo đạc xây cầu. Năm Có tuy là thợ kỳ cựu, bị chạm tự ái nên sa sút tinh thần sau những năm làm việc, cảm thấy bị đào thải theo thời gian. Chú bị đẩy xuống thợ hạng nhì, chỉ được mướn sửa nhà lặt vặt, xây miệng giếng, sửa bức tường cũ bị nước xoáy mục. Ðàn em, tay chưn bộ hạ bỏ nghềđi lính hết.
    Thời cuộc đổi nhanh, lúc còn xây nhà cho tiệm tạp hóa ông Húa, chú Năm nằm đêm có thể nghe và đếm bao nhiêu tiếng súng mút, bây giờ tiếng súng dồn dập như máy nổ, nhà gạch thẻ hai mươi do chính tay chú xây cho ông Năm thợ bạc bị bắn cháy sập, chú hết tưởng tượng nổi súng đạn bây giờ, chiến tranh bộc phát có mấy năm, dân chợ làm ăn phát đạt tranh đua xây cất nhà lầu đúc, nóc bằng tránh pháo kích. Nhà đúc đào móng sâu, bê tông cốt sắt, sàn nhà lót gạch bông mát mẻ, lan can bằng đá mài, hồ đẩy bằng xe ba bánh, nhiều mà mau. Mấy cây cột, bức tường này Năm Có thuở xưa cẩn thận cầm từng viên gạch xây. Qua bao nhiêu mùa mưa nắng, tường không mục, vách không lở, vôi không phai. Năm Có đứng nhìn họ đập bằng búa tạ, xô ngã từng mảng tường, gạch, nằm lăn lóc trên mặt đất không chút nương tay thương tiếc. Họ đành lòng phá tan nát công trình xây dựng của Năm Có, nỡ quên công lao cô Hai Thảo còng lưng, sưng bả vai gánh hồ dưới cơn nắng chang chang, "mồ hôi nước mắt em Hai nhiều hơn nước trộn hồ". "Hai ơi! Vì thương anh, nghe lời anh theo nghề hồ, vôi ăn lở lói tay em, thùng hồ ngã trúng đầu, rồi em chết tức tưởi vì đạn pháo kích. Cái đòn gánh và đôi gióng em, anh còn giữ. Anh hứa liều cất căn nhà ngói tường gạch có giếng nước sau nhà cho em đỡ cực, mà giờ này anh còn ở trên căn nhà lá lôi thôi cheo leo bên bờ kinh, mùa nước lên sợ sụp đổ, long chong như kiếp thằng thợ hồ, xây chưađược cái mả cái mồ cho em. Anh tệ lắm em Hai à".
    Năm Có lơ mơ thấy mình lấy xi măng trắng đắp tượng Hai Thảo trắng toát như màu nước vôi. Hai biến thành nàng tiên thanh khiết thướt tha bay lãngđãng trên bầu trời xanh.
    Năm Có mắt lờ đờ nửa say nửa tỉnh, dụi mắt cay sè sau giấc mộng Nam Kha. Thím Năm cầm cây chổi lông gà đuổi ruồi muỗi cho chồng.
    "Ngủ gì ngủ dữ vậy, xế trưa rồi coi chừng bị mộc đè à! Anh Sáu Hường kêu ông ra tiệm cà phê coi nhà ông Húa bị kiểm kê, tịch biên làm cửa hàng bách hóa kìa". Chú Năm chống tay ngồi dậy khó khăn. Ờ, bà đưa tôi vài chục tôi ra uống cà phê với anh Sáu Hường luôn thể!
    Năm Có và Sáu Hường là đôi bạn thân lâu đời. Nhà cách nhau con kinh, bề ngang chừng sáu thước, hai bên có chuyện rầy rà trong gia đình đều nghe rõ, muốn thăm viếng nhau phải đi vòng qua ngã chợ mất hai mươi phút đi bộ, nên thường hẹn nhau ở quán cà phê cho tiện đôi bên. Quán cà phê là chỗ hai người bạn già xả hơi những bực dọc về nhân tình thế thái, đồng bịnh tương lân, câu chuyện không bị mấy mụ vợ "thọc gậy bánh xe, mở miệngưa chỏi bản họng, nghe phát ghét".
    Chú Sáu Hường quấn cái khăn rằn cố hữu lửng thửng tới tiệm cà phê,đối diện với tiệm Vĩnh Huê Chành, cẩn thận phủi bụi ghế rồi ngồi quay vô tiệm kêu "cà phe ... e!"
    Tiệm cà phê này có lợi thế nhờ tọa lạc ở ngã tư đường, hai bên là dãy phố xưa nhứt. Phố rộng dài, tường cũ kỷ, dân Tàu đã ở hai đời. Tiệm Vĩnh Huê Chành trước là công xi rượu, sau vựa nước đá, đề bô nước ngọt la ve, nhờ phát đạt nên cất lại cơi thêm hai từng, nóc bằng, lầu đúc. Cửa sổ hình bán nguyệt, song sắt, có giếng nước sau nhà. Nhà bị kiểm kê vì mấy mươi năm thiếu thuế cách mạng, mấy đứa con lại vượt biên. Huyện uỷ thương tình chủ tiệm biết điều, dễ thương như mấy chai rượu Martel nên cho phép dọn đồđạc ra, chỉ mượn tạm nhà làm cửa hàng bách hóa.
    Chú Sáu vấn điếu thuốc lá le lưỡi liếm rồi cuốn điếu thuốc, châm lửa phì phà, cố ý ngong ngóng chờ đợi, lý do thầm kín chỉ có chú biết. Chú nhấp ly cà phê đen thơm mùi bắp rang, vừa nhìn người nhà tiệm Vĩnh Huê Chành, lăng xăng dọn dẹp. Mắt chú Sáu chợt rực sáng, bất giác đứng dậy nhìn trân trối cái tủ chén cũ kỷ để trước lề đường chờ xe ba gác chở đi, chú lẩm bẩm "a, cái tủ búp phê, cái gạc măng rê", mồ hôi đổ như tắm, đầu lắc lư như tợ nhập bà bóng, miệng láp giáp "cái bàn, cái ghế, cái tủ!" - mắt lờđờ mất thần.
    Anh thợ mộc dựng cây cột thao lao dựa vô cửa ngữa mặt nhìn lên ngắm nghía, hạ cây cột, lấy cây thước ê ke đo, làm dấu rồi cưa hì hục. Lúc dựng lên thấy thiếu cả tấc tây. Chú cầm cây cột hậm hực chưởi thề, "mẹ bà nó, ngó thấy đúng trân, lúc cưa thì hụt cả tấc", vừa mắc cỡ vừa bực tức.
    Buổi sáng, sau khi cà phê cà pháo xong, Sáu Hường mở thùng đồ nghề trịnh trọng làm việc, Sáu Hường tối kỵ việc cho mượn dụng cụ dù viên đá mài dao. Chú làm việc kiên nhẫn với cây cưa, búa, bào, đục, hiệu Bờ Rô Sư Tử của Tây. Cây búa bén gọt cam ngọt xớt, dụng cụ được chú tự tay mài tỉ mỉ hàng giờ, bên tai giắt cây viết chì, bên giắt điếu thuốc vấn hút dỡ dang, bàn tay vàng màu vẹc ni. Ai đặt khung cửa sổ, chú làm xong mang đến ráp vào khít khao, cánh cửa không bị xệ. Chú thường nói, làm cửa sổ, cửa cái, quan trọng là bản lề tùy theo cửa và cây nặng nhẹ. Ðinh cũng vậy, đinh lớn đóng cây mỏng phải khoan trước. Ván tùy loại ván, thao lao, dầu, mềm hơn căm xe, cà chất. Ðóng cây ván dài ngắn, dầy mỏng trong xưởng lớn nhỏ đủ loại, được bàn tay khéo léo đóng thành đồ gia dụng. Sáu Hường có thể nhắm mắt cầm khúc cây biết đầu nào ngọn, đầu nào gốc, loại gỗ gì. Ai muốn đặt tủ búp phê, gạc măng rê, kích thước tùy thích, chú giao bảo đảm vừa ý. Gỗ sần sùi, khúc mắc, vào tay chú thành trơn láng.
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phong Hưng Lưu Nhơn Nghĩa sáng tác truyện ngắn Anh Năm Thợ Hồ Và Anh Sáu Thợ Mộc vào 6/1989 tại Gailes, Australia.
    Phong Hưng Lưu Nhơn Nghĩa
    Anh Năm Thợ Hồ Và Anh Sáu Thợ Mộc ( IV )
    Trong nhà, Sáu Hường thờ tổ Lỗ Bang, để chứng tỏ, chú hay kể chuyện khi rãnh rang ngồi mài cưa mài đục, rằng, lâu rồi chú có đóng cái tủ thờ bằng ván cây sao cho nhà kia, đêm đêm tủ vặn mình ken két như ó diều kêu oang oác dành ăn, mặt cửa tủ toát mồ hôi nhơn nhớt mùi tanh hôi của xác chết nhỏ xuống, đọng trên sàn như máu khô, trẻ con trong nhà bị ói mữa, đứa ở quét nhà mỗi ngày lượm được một nùi tóc rối dưới đáy tủ, chủ nhà sợ thợ mộc ếm mới trầu rượu mời Sáu Hường gỡ bùa. Chú đến xem xét mới biết, xưa có người tiều phu đi đốn củi, bị heo rừng chém chết. Bầy kên kên mỗ rỉa tử thi, tha thịt đứng trên cây sao dành ăn, miếng thịt rớt trên kẻ lá cành cây biến thành con ma mộc. Cây sao bị đốn xẻ ván đóng tủ, âm hồn con ma mộc vì chết oan uổng còn lẩn quẩn trong cái tủ thờ đó. Chú Sáu khuyên chủ nhà nấu mâm cơm cúng, lấy mấy nùi tóc bỏ vô nồi đất, đốt chung với giấy vàng bạc, cầm bó nhangđọc bùa, gõ trên tủ thờ hô:
    "Ma mộc, sống khôn thác thiêng, về bãi về gành, về cội về nguồn, về rừng xanh nước biếc, ở a ...!"
    Ma mộc sợ uy xuất đi, mỗi năm còn đòi chủ cúng một lần.
    Nhà xây tường xong, lúc gác đòn dông mới thấy sự quan trọng của thợ mộc. Sáu Hường và chủ nhà thắp nhang - quát đuổi đàn bà tránh xa, sợ đàn bà có tháng vô ý đạp trên bóng, tổ vật chết - uy nghi nâng cây đòn hai đầu bịt vải đỏ trừ ma, gác đòn dông đúng giờ khắc, chủ gia làmăn mới khá. Gia chủ ít dám làm phật lòng thợ mộc, sợ ếm bùa Lỗ Bang, ma quỉ khua chén khua dao, nhà khó ở yên.
    Sáu Hường có khả năng trị mộc, cây ván làm sao vào tay đều dùng được tất cả, chú sống với gỗ, với cưa, bào, đục,đẽo, tuy ít học chữ nhưng cũng là nghệ sĩ có óc sáng tạo phong phú cộng thêm sự khéo tay.
    "Tôi đưa cây đinh, miếng ván đó, đóng cho ngay tôi phục, làm tủ ba chưn đặt đâu đứngđó, không lung lay mới tài. Ðục mấy cái khe lót miếng kiếng soi mặt, hai bên chạm hai con rồng con phượng như long phụng bay múa trên mặt tủ".
    Ngài Lỗ Bang thương xót con cháu vì vướng nghiệp tổ, nghề là nghiệp, sinh nghề tử nghiệp, đôi lúc trưa đứng bóng, tổ về nhập vào Sáu Hường, chú cầm bào, cưa, đục, uốn éo oằn oại thân mình, mắt trừng trừng,đầu lắc lư, giọng khàn khàn:
    "Cái này là bào rà,
    Cái này là bào tách,
    Cái này là bào xoi?T
    Bào ràư ứ ự, bào tách ứ ựư, bào xoi a!
    Xoi, tách, rà, ý a... tam bào ý a, phạt mộc".
    Mỗi lần tổ về mắt Sáu Hườngđỏ gấc như tôm luộc, hơi rượu bay hừng hực, chú quơ cao cây thước Lổ Bang (thước nách), một thứ dụng cụ thiêng liêng.
    Sáu Hường vỗ đầu, chép miệng than "mình già hết thời rồi!"
    Người ta nói sĩ nông công thương, mình đứng hàng thứ ba, bây giờ đứng hàng thứ mấy trong xã hội, ít ai đặt chú làm bàn ghế như trước. Họ mua giường sắt, bàn ghế bằng nhôm, plastic, xếp lại được, nhà cửa họ đúc nóc bằng, quên tục lệ gác đòn dông,địa vị quan trọng Sáu Thợ Mộc mất luôn, bùa Lỗ Bang hết linh nghiệm.
    Chú Sáu Hường chợt xót xa luyến tiếc không khí bình tịnh chợ năm xưa, lúc mặt trời mọc đầu kinh, những cánh cửa cây mở rầm rập, tiếng kéo thông hồng ken két nôn nã chuẩn bị buổi chợ mai, bắt đầu sinh hoạt nhộn nhịp huyên náo. Trời chạng vạng tối, âm thanh của cây, thanh bình chậm rãi, thay tiếng trống thu không, nhắc nhỡ nhà nhà lên đèn cho gia đình ấm cúng, chừa một cánh cửa mở cho ánh đèn dầu lọt ra ngoài sân đủ sáng cho trẻ con chơi đùa, cho các bà ngồi chuyện trò trên chỏng, các ông dập dìu ra quán cà phê, thanh niên tụ tậpđàn ca xướng hát.
    Cửa cây xếp gài bằng những cây thông hồng âm thanh mở cũng như đóng, thanh thản, không có gì vội vã, nghe như vỗ về, an lòng và dễ thương làm sao, người ta cũngđâu nỡ mạnh tay xô cửa vào giờ nghỉ ngơi.
    Ngày nay, những dàn cửa sắt sơn xanh sơn đỏ, nhìn thấy nhức mắt, kéo nhanh nghe ê răng, điếc tai buổi sáng, nó báo hiệu cơn lo sợ tạm qua, sau tai nạn. Chiều về tiếng cửa sắt tranh nhau cảnh cáo người vào nhà, nghiến rít đe dọa, báo hiệu sự mất an ninh chuẩn bị đêm lo âu triền miên, bỏ lại bên ngoài không khí vắng vẻ bơ vơ cho lũ chó hoang sủa trăng, đêm hôm tối trời súng nổ, chúng nó trốn nơi nào. Bà vợ lâu lâu bực bội chửi chồng xa xả, "làm thợ mộc mà cái giường ở nhà lung lay như răng ông già, cột nhà mọtăn muốn sập, nhà dột cột xiêu".
    "Ôi, cuộc đời vô ơn bạc ngãi", chú than, "ngoàiđường cũng như trong nhà".
    Chú Sáu nhìn lại hai bàn tay, đếm còn chín ngón, một ngón tay cái bị cái búa bén phạt bứt một lóng lúc đẽo cột, đầu gối vướng cây cưa, cái thẹo dài để đời. Chú Sáu buồn bã lắc đầu, lẩm bẩm an phận, "tổ còn trác, trách chi cái miệng đàn bà".
    Năm Có kéo ghế ngồi bênđánh thức Sáu Hường qua cơn mê ban ngày. Chú Sáu mừng rỡ như Bá Nha gặp Tử Kỳ.
    "Uống cà phe, sao? Anh Năm thấy sao, coi kìa", chú chỉ về phía tiệm Vĩnh Huê Chành, "cái tủ còn y nguyên đóng năm 48, bây giờ nó kéo bỏ một góc kia, cái tủ tôi đóng mấy ngày mới rồi, phần dưới để tô chén, phần trên làm bàn ăn cơm, nhứt cử lưỡng tiện. Cái nhà này chủ ỷ giàu, không tin phong thủy, bỏ cây đòn dông, cất nóc bằng, cất không có cửa sau, tiền vô dội ra như bị bịnh táo bón,ăn rồi ói, bị tịch biên phải rồi, nhà hướng tán gia bại sản".
    Năm Có gật đầu đồng ý, cả hai uể oải sánh vai ra khỏi tiệm, khập khiễng ngã vào nhau. Hai người thấy cần nương tựa nưng đỡ tinh thần nhau để sống, bớt lẻ loi sau thời niên thiếu long đong làm việc nhọc nhằn như con ong thợ, xây tổ mà không được hút mật.
    Hết cả dãy phố bị nhà nước mượn dần, hai người thợ già dẫn nhau đi xem, cơ hội cà phê tâm sự, từng tuổi này còn tranh đua gì. Chủ nhà bị đuổi , tiếc của đãđành, Năm Có và Sáu Hường tiếc công mình mấy mươi năm xây dựng, kẻ tiếc của, người tiếc công.
    Nhà cao cửa rộng bị tịch biên xong, đến những căn nhà lá xóm kinh bị dời đi theo chương trình thủy lợi gì gì đó. Chú Năm Có và Sáu Hường may mắn dựng lại hai căn chòi tranh chung vách, lợp tạm lá dừa, mưa dột nước tràn lênh láng. Tuy xa chợ, đường đất lầy lội khó đi, nhưng hai người rất toại nguyện được sống gần nhau trong cơn hoạn nạn, bà con xa không bằng láng giềng gần, chiều chiều ngồi chồm hổm, kể chuyện cái bai, cái cưa, cái bào, cây cột xây kiểu này, cái tủđóng kiểu kia.
    Mỗi lần nghe nhà ai bị tịch biên, tim hai người bị nhói ít nhiều, chắc lưỡi tới lui, tiếc hùi hụi như người mất của, "ừ, nhà tôi xây đó, tường xây gạch thẻ chắc chắn". Hai bà vợ hiền thục tới đâu nghe hoài cũng chán. Thím Năm đang thổi lửa nấu cơm, củi để ngoài trời bị mưa ướt nên khói bay mịt mù, cay chảy nước mắt, bực quá lên tiếng, "nữa, cũng cái giọng đó nữa, cái nhà nào cũng do ông xây cất hết, vợ con thì cất nhà chòi cho ở, bây giờ giỏi xây hai cái kim tỉnh để dành đó".
    Chú Năm Có cười vả lã, "gạch hồ cóđâu mà xây?"
    Thím Sáu Hường nhà bênđược dịp, nói xéo chồng, vừa cho hàng xóm nghe:
    "Nè, ông thợ mộc, rãnh đóng giùm hai cái thọ đi
    Chú Sáu Hường ngáp dài,"cây ván đâu mà đóng"
    Tiếng chú Năm Có bên nhà vọng qua, "thôi anh Sáu, mình ra bờ kinh kéo vó coi có mớ cá sặc nào không, cá sặc rằn làm khô nhậu bắt dữ a!"
    Hai ông bạn già lụm cụm xuống bờ kinh ngồi bệt xuống cầu ván. Chú Sáu lè nhè,
    "Ví dầu cầu vánđóngđinh
    Cầu tre lắc lẽo, gập ghềnh khó đi".
    Hai mái đầu bạc phơ gật gù mơ tưởng mình là Khương Tử Nha ngồi câu cá chờ thời, mỗi lần kéo vó lên, đáy vó chỉ có vài cọng rong xanh, vài cánh bèo, một ý nghĩ thoáng qua óc, chú Năm thẩn thờ, "anh Sáu à, vợ tôi nói phải anh à, mình già rồi, trước sau gì cũng đi theo ông bà ông vãi, phải như hồi còn trẻ, biết vậy, mua đá xanh xây sẵn kim tỉnh cho mình. Kim tỉnh xây bằng đá xanh chắc không sợ nước, không mục, đờiđời không sập".
    Chú Sáu hưởng ứng, "ừ, anh nói tôi mới nhớ, phải biết hồi đó cây ván còn rẽ, tôi đóng cái thọ bằng cây gõ, cây dên dên xanh, dòng thứ dên dên xanh nằm dưới đất cả mấy trăm năm không mục, xương cốt còn nguyên. Bây giờ làm sao kiếm thứ cây đó".
    Cả hai dựa vai nhau, mặt buồn thiu, ủ rũ. Trên bờ đê, đám lau sậy cúiđầu yên lặng, xì xào tâm sự - chia xớt nỗi xót xa.
    "Ông ơi, lên xúc cám cho heo ăn dùm", tiếng thím Năm gọi chồng. Bên kia nhà, tiếng thím Sáu ơi ới, "ông ơi, lên bửa giùm đống củi mai có nắng phơi".
    Hai ông già nhìn nhau, chia xẻ chung một ý nghĩ, "thợ hồ mà bắt đi xúc cám cho heo ăn, thợ mộc khéo như anh mà bả kêuđi bửa củi". Chú Năm lép nhép "giết ruồi mà mượn tới gươm vàng".
    Chiều về trời bảng lảng những đám mây vàng ánh như màu lúa chín, đàn chim học trò lũ lượt bay về núi, xa xa vài con chim thi rớt mỏi mệt vỗ cánh bay theo. Trên bờ dọc theo con kinh hai ông già lọm khọm dắt nhau, chân dò dẫm,đi ngữa nghiêng như hai người say rượu.
    Chú Sáu an ủi nói theo tiếng thở ra thật dài, "đổi đời rồi anh Năm à, tới hai con gà mái nhà mình còn biết gáy, đổi đời thiệt rồi anh!"
    Gailes, Australia, 6/1989
    CHÚ THÍCH:
    Cái sự vong như cái sự tồn: mất cũng như còn.
    Ghẻ chùm bao: loại ghẻ làm da sần sùi, màu xám giống mụt cóc.
    Chuối cau mẳn: loại chuối cau nhỏ, bằng ngón tay cái là lớn nhứt.
    Bông dụ: một trò chơi cờ bạc, cái bông dụ có sáu mặt, từ một đến sáu, giống trò chơi đổ xí ngầu lác.
    Trái hồng quân: nhỏ bằng đầu ngón tay cái,ăn ngọt, màu huyết sậm.
    Vải ú: loại vải thô.
    Thị thiềng (động từ): phao tin đồn.
    Gươm lục yểm: loại gươm trừ tà trong truyện cổ Tàu.
    Ðưn: loại lá dùng lợp nhà, mát nhưng mau dột, dễ cháy.
    Mộc đè: ngủ buổi xế khó dậy.
    Ðề bô (depot):đại lý, hoặc kho.
    Thao lao, dầu, căm xe, cà chất: tên các loại gỗ.
    Phạt mộc: chặt gỗ.
    Kim tỉnh: giếng vàng, cái huyệt chôn.
    Cái thọ: quan tài.
    Cây thông hồng: nhỏ hơn ngón tay út, dài chừng hơn một thước, bằng kim loại, xỏ vào cái khoen, dùngđể gài cửa.
    Mỗi người tốn ba thước củi: dân Miên khi chết, họ thiêu, tốn khoảng ba mét củi.
    Gà mái biết gáy:đàn bà cầm quyền.

    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này