1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lamlo

    lamlo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Em thích nhất truyện Liêu trai Huế và Chân dung một người hàng xóm.
    Một số truyện bác Julian giới thiệu em thấy chưa thể gọi là hay được . Mong bác tuyển chọn kỹ hơn.
    Lầm lỡ
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Ragnar W. Otgart sanh năm 1932 ở Kraakeroy, Na Uy. Ông là giáo sư đặc biệt về Xã Hội Học.
    Tiểu thuyết đầu tay của ông là cuốn " Uteliggcren" , xuất bản năm 1973. Sau đó ông viết nhiều loại có khuynh hướng xã hội, và các sách giải trí hấp dẫn. Trong đấy có một bộ gồm sáu cuốn " Knut Gribb" và một bộ về Na Uy trong thời kỳ chiến tranh (" Under hakekorset" ). Ông còn sáng tác một số truyện trinh thám, sách của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.
    Hoạ Sĩ Brekke ( I )
    Ragnar W. Otgart
    Ingvald Brekke là một người vẽ tranh, tranh của anh ta cũng đẹp như bao bức họa khác. Nhưng anh chưa nổi tiếng để được gọi là họa sĩ Brekke. Thiệt là tội nghiệp.
    Vào một đêm, chúng tôi ngồi ngoài ban công:
    -Anh cũng nên quảng cáo đi, phải gây chú ý chứ.
    Brekke mỉm cười, tay mồi điếu thuốc là, mắt hướng nhìn vùng đất rộng. Anh ở căn nhà nhỏ, chỉ lớn hơn nhà nghỉ mát một chút, nhưng phong cảnh chung quanh rất tuyệt vời. Cao ráo, sáng sủa, cảnh đẹp trải daì tới chân trời. Tôi hỏi:
    -Tại sao anh không bắt đầu đội mũ nồi đi ?
    Brekke mỉm cười, ưu tư:
    -Lúc đó có người mua tranh của tôi sao ?
    -Anh cũng biết đấy, người nghệ sĩ nhìn phải kỳ kỳ một chút. Ai cũng nghĩ thế. Anh thì quê mùa và bình thường quá. Anh phải đội mũ nồi đi đã, rồi từ từ tăng lên.
    Lúc ấy Gerd, vợ Grekke bưng bình và tách ra ngoài ban công. Chị ta nhỏ tuổi hơn chồng. Dáng người mảnh khảnh, má lúm đồng tiền. Tóc vàng như ruộng lúa chín. Chị lên tiếng bằng giọng trang nghiêm:
    -Tôi nghe anh nói gì rồi. Anh nghĩ điều ấy, thiệt là xấu hổ quá.
    Chúng tôi uống hết ly rượu nhẹ, rồi uống càfê và ăn bánh nhà làm. Không ai có thể làm bánh ngon như chị Gerd. Tôi nói:
    -Chồng chị nay đã 35 tuổi, kiếm tiền không bằng cách đây 5 năm. Từ đó chúng ta có thể kết luận rằng 5 năm nữa, anh cũng không khá hơn đâu, anh thấy không. Anh chỉ xẹt qua, xẹt lại đấu láo, vui vẻ với mọi người, không là con người kỳ di. để thiên hạ phải chú ý. Anh phải tạo ra ý tếu lạ, để râu, tóc mọc dài. Còn bây giờ nhìn anh bảnh trai, từ tốn như một nhân viên trong nhà băng vậy thôi.
    Vợ anh và anh cười, Gerd hỏi:
    -Còn anh thì sao ? Anh quảng cáo mấy quyển sách của anh như thế nào ? Anh cũng đội mũ nồi luôn hả ?
    Tôi trả lời:
    -Tôi thì không bằng anh chị đâu, tôi còn độc thân mà.
    Rồi chúng tôi nói qua chuyện khác, vui vẻ, ấm cúng. Mặt trời tư từ lặn sau chân trời, đỏ như lửa. Chung quanh nhà, tiếng côn trùng kêu ra rả. Mùa hè tới, thiên nhiên ở Na-uy đẹp không đâu bằng.
    Căn nhà nhỏ bé của tôi ở phía bên kia, dưới thấp nên không thấy phong cảnh nhiều. Chúng tôi quen nhau đã được vài năm rồi.
    Đúng là Ingvald Brekke không được may cho lắm. Số anh đi thụt lùi. Lần triển lãm mùa thu, anh bị thất bại. Thế là công việc của anh bị đình trệ.
    Hôm tôi đến để an ủi anh, anh tỏ vẻ cay đắng. Trong căn phòng triển lãm nhỏ có rất nhiều tranh. Tôi mua vài bức tranh đẹp và còn thích nhiều bức khác nữa. Tôi không dám biểu lộ sự thích thú ấy, vì sợ anh nghĩ tôi vì tội nghiệp ảnh.
    Anh vui vẻ, nói giọng khôi hài:
    ĐDội chiếc mũ nồi đâu có tốt gì hơn ? Ddội mũ làm tranh đẹp hơn được à ?
    -Chưa, nhưng rồi anh sẽ được chú ý.
    Chưa tin hẳn, nhưng từ đó anh không cạo râu. Một hôm anh đến thăm tôi, thấy râu anh mọc rậm rì. Anh nói nặng giọng:
    -Anh nghĩ sao ? Gerd đã cười tôi đến đau cả bụng.
    -Tốt lắm, tôi trả lời,
    -nhưng mặc thêm cái áo ấm, và cổ cao vô nữa, nhớ nhé, giờ là muà thu rồi.
    Những ngày sau đó, tôi thấy anh thường đạp xe với cái áo ấm đen, đầu đội mũ nồi, râu mọc dài hơn, nom như nhà tiên tri. Khó nhận ra anh. Anh bảo mình chẳng khác gì một thằng hề, và tỏ vẻ bực mình. Nói chuyện với mọi người không còn được dễ thương nữa. Người ta thấy lạ nên tới hỏi tôi:
    -Anh chàng Brekke có chuyện gì không ? Anh quen anh ta mà. Sao anh ấy khác quá.
    Tôi giải thích:
    -Brekke đang ở trong thời kỳ sáng tác, không có thời gian làm việc gì khác ngoài chuyện vẽ. Cạo râu thì cũng mất thì giờ, mặc chiếc áo ấm để cởi ra cho mau hơn là những chiếc sơ mi có nhiều nút.
    Quả thật vậy, một hôm có người hàng xóm đến mua tranh, Ingvald Brekke, trút bao nhiêu nỗi giận dữ từ lâu, ra một giá đắt hơn 5 lần bình thường. Người đàn ông ấy trả cái rụp, rồi hấp tấp ra đi.
    10 phút sau, Ingvald ra ngoài kể lại cuộc bán tranh lạ lùng ấy.
    Lovetolive[/size=18]
  3. can_bo

    can_bo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0

    Nhà văn Ragnar W. Otgart sanh năm 1932 ở Kraakeroy, Na Uy. Ông là giáo sư đặc biệt về Xã Hội Học.
    Tiểu thuyết đầu tay của ông là cuốn " Uteliggcren" , xuất bản năm 1973. Sau đó ông viết nhiều loại có khuynh hướng xã hội, và các sách giải trí hấp dẫn. Trong đấy có một bộ gồm sáu cuốn " Knut Gribb" và một bộ về Na Uy trong thời kỳ chiến tranh (" Under hakekorset" ). Ông còn sáng tác một số truyện trinh thám, sách của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.
    Hoạ Sĩ Brekke ( II )
    Ragnar W. Otgart
    Tôi chẳng hiểu gì cả, anh thở hổn hển.
    -Chắc là nhờ cái áo ấm và cái mũ nồi ?
    Anh vừa nói vừa run tay mồi điếu thuốc.
    -Anh đã có sự thay đổi rồi đấy, tôi tiếp:
    -Nhờ bộ áo, cộng với sự phẫn nộ và bất cần trong lúc bán tranh. Rồi đây sẽ còn nhiều người đến. Cứ việc tiếp tục vậy đi. Từ bây giờ phải nói năng với giọng úp mở, nhìn thẳng vào mặt khách hàng. Đến mùa đông thì anh khoác một chiếc áo choàng. Những người nghệ sĩ là thế đấy.
    Brekke nhìn tôi chằm chặp:
    -Thế anh có mặc áo choàng không ?
    Tôi nhún vai:
    -Tôi không có nhu cầu ấy.
    Anh ta bình tĩnh lại, vui mừng với số tiền mới bán được tranh. Khi anh đi, anh vui vẻ lắm. Tôi ngồi xuống, tiếp tục đánh máy.
    ***
    Mùa đông tới, một hôm tôi nhìn ra cửa sổ từ phòng viết, thấy anh mặc áo choàng dài đen, tóc dài đến vai, phất phơ dưới cái mũ nồi. Anh cúi đầu, thẳng lưng trên xe đạp, không nghiêng qua trái hoặc qua phải. Coi anh có vẻ không khỏe.
    Khi về, anh ghé ngang nhà tôi, mặt đỏ, mắt sáng, hấp tấp hỏi:
    -Anh thấy sao ? Coi tôi giống đàn bà không ?
    -Nom anh đúng là nghệ sĩ thứ thiệt, tôi bình tĩnh trả lời để trấn an anh.
    -Ngồi xuống đi.
    Anh cởi vài nút áo, một loại áo khoác của đàn bà, ngôì xuống, ánh mắt như kẻ sát nhân. Tôi nghĩ rồi anh còn phải mang giầy có nút gài, nhưng cứ từ từ anh mới quen.
    Tôi pha một ly nước, đưa cho anh. Anh cần uống để được trấn tĩnh.
    -Sao ? tôi nói
    -Uống rồi kể cho tôi nghe công chuyện làm ăn đi.
    -Tôi đã bán được 2 bức tranh, anh chậm rãi trả lời,
    -cũng được gía
    -Chắc là nhờ bộ tóc dài đó, tôi bày chuyện,
    -Cứ mặc chiếc áo này thì anh sẽ bán được thêm 2 bức nữa đấy. Làm sao anh có được cái áo này vậy ?
    Anh nhìn xuống chiếc áo đàn bà, cởi thêm vài cái nút.
    -Ở chợ trời. Tôi mua 2 kroner. Thiệt là mắc cở. Người ta cứ nhìn tôi.
    -Bây giờ thì thiên hạ sẽ đồn ầm lên đó, ông bạn thân mến à. Sau này người ta sẽ xếp hàng mua tranh của anh đấy. Bây giờ chỉ cần anh cứ nói chuyện tầm phào là được rồi.
    -Ngày nào Gerd cũng cười tôi. Bực quá.
    -Tất cả vì nghệ thuật, Ingvald ạ. Nếu cứ bình thường thì không làm ăn được đâu. Cứ tin thế đi.
    Hôm sau chẳng ai đến mua, nhưng có một nhà báo địa phương, vì đã nghe đồn nhiều về anh nghệ sĩ ở Breidakollen này. Nhà báo đến, tỏ ý muốn phỏng vấn Brekke.
    Cuộc phỏng vấn thiệt đáng gía. Gerd mắc cười quá nên phải lánh ra ngoài.
    Ngày hôm sau tôi đọc cuộc phỏng vấn ấy trên báo, và cũng thấy buồn cười. Hình chụp đẹp. Ingvald Brekke coi có vẻ kỳ lạ, rất nghệ sĩ. Việc bán tranh chạy hơn. Xuân tới, anh không còn bức tranh nào, mặc dù anh vẽ thêm rất nhiều. Anh dự tính tới hè sửa sang lại nhà cửa. Chúng tôi lại ngồi với nhau ngoài ban công, nhìn phong cảnh tuyệt vời.
    -Thiệt không ngờ, anh nói như một triết gia,
    -Và cám ơn anh nhiều lắm. Ddấy cũng là nhờ chiếc mũ và áo choàng, chứ không phải chính vì tôi. Nghệ thuật nằm ở trong bộ áo này.
    -Tranh của anh lúc nào cũng đẹp, tôi tiếp,
    -nhưng phải để người ta biết đến anh. Phần đông người ta mua vì tiếng tăm của tác gỉa và khung đẹp.
    Tới thu, anh sửa nhà, phòng triển lãm lớn gấp đôi, phòng khách cũng rộng rãi hơn.
    Rồi lại quảng cáo. Hàng xóm chú ý và suy nghĩ. Họ bắt đầu đầu tư vào anh, đua nhau mua tranh đẹp trước khi gía tăng. Ingvald Brekke bán tranh và ngạc nhiên, rồi tự gọi mình là họa sĩ. Anh suy nghĩ đến việc mua xe, nhưng tôi can:
    -Không được. Cái phòng triển lãm lớn là được rồi, đấy là một bước tiến của anh trong ngành nghệ thuật, còn xe hơi là xa xỉ phẩm, nên đình lại cho tới khi anh nổi tiếng hẳn hoi. Còn bây giờ, anh cứ tiếp tục đội mũ, áo khoác, râu ria. Nếu anh làm anh ốm được một tý, thì nên làm đị một nghệ sĩ là nên xanh xao, gầy ốm, mắt trệ, nếu được thì dáng nhìn xương xẩu một chút. Nhưng trước hết, đừng có chơi xe !
    Cho đến nay, tôi không phải là một cố vấn dở, nên anh ta nghe theo tôi, bỏ ý định mua xe. Bây giờ có người từ Oslo gửi thư đặt tranh, anh không còn là con số không nữa. Thiệt vậy, nếu Ingvald Brekke không tự tin mình.
    ***
    Nhờ vào sự buôn bán ở Oslo, càng có thêm nhiều người đặt hàng. Những người đặt hàng là các chủ hãng tàu, họ giao tế rộng rãi. Khi " khám phá" được họa sĩ mới, họ tán tụng hết lời. Bạn bè của chủ tàu, đánh hơi được mối đầu tư, họ không bỏ qua. Họ đặt mua tranh trước như họ đặt mua tàu vậy. Brekke được người ta mua tranh nhiều hơn sức anh vẽ. Anh trả lời, hàng chỉ có thể giao sớm nhất vào một ngày nào đấy trong năm sau. Anh trầm ngâm vuốt ve chiếc mũ nồi, rồi ra tiếp một nhà báo, tờ Aftenposten, anh chỉ trả lời úp mở.
    Sau đó anh nhập cuộc Triển Lãm Muà Thu, được nhiều sự bình phẩm tuyệt đỉnh. Anh đi vòng vòng với bộ áo choàng, giầy nút, khuôn mặt trệ, cố làm dáng khắc khổ, chỉ ăn bánh mì với muối. Nom anh có vẻ nghệ sĩ lắm.
    Sau đấy, đài truyền hình tới, 2 chiếc xe khổng lồ ầm ầm lái vào, tạo sự náo loạn với những dây cáp, đèn quay phim với những kỹ thuật viên. Chỉ có họa sĩ là giữ được bình tĩnh. Brekke mang đôi giầy nhựa, mình khoác áo choàng, eo thắt khăn quàng đỏ, bước ra cầu thang. Anh chỉ trả lời mập mờ một số câu hỏi về nghệ thuật, rồi màn hài kịch cứ tiếp diễn. Sau cuộc nghi lễ. Hoạ sĩ Brekke cười dài.
    14 ngày sau, chương trình được phát hình, 3 chúng tôi ngồi coi trước màn ảnh TV, ăn bánh và uống café.
    Họa sĩ Brekke giật mình khi anh nhìn thấy mình trên TV: đứng trên cầu thang, chân mang đôi giầy nhựa, cổ quàng khăn.
    -Chúa ôi ! sao trông tôi lại thế này, anh than van
    -Nếu tôi không tỉnh táo, tôi sẽ chối đấy không phải là mình.
    Lúc đang phỏng vấn, nhìn anh cũng chẳng khá hơn.
    Nhưng chương trình ấy được các báo khắp cả nước đề cập tới tốt đẹp. Tờ báo Oslo viết: họa sĩ Brekke không những là nghệ sĩ, mà còn là một triết gia thượng thặng ! Họa sĩ là người đáng hoan nghênh, chúng ta nên gặp thường xuyên hơn.
    Người bạn Ingvald của tôi đã trải qua thời gian thử thách nảy lửa.
    Anh nổi tiếng toàn quốc, đi tới đâu anh cũng được mọi người kính nể. Họ bàn luận về anh ở những viện đại học, anh được trợ cấp học bổng, mặc dù anh không xin gì cả. Công việc làm ăn của anh thuận buồm xuôi gío.
    Vào một buổi chiều anh nói:
    -Thời gian làm hề đã qua, bây giờ râu và áo choàng cho nó qua luôn.
    Anh dùng kéo và dao cạo râu. Tóc và râu, anh đem ra sân đốt. Rồi cả mũ nồi và áo choàng. Ngọn lửa sáng reo vui, anh cho cả đôi giầy nhựa vào. Chúng tôi đứng vòng quanh ngọn lửa, bao điều kiện của nghệ thuật cũng cuốn theo ngọn lửa.
    Lúc đó tôi suy nghĩ, chắc mình cũng phải đi mua một chiếc áo chòang quá.
    Mấy ngày sau anh lên phố mua xe.

    Yêu là chết ở trong lòng một ít
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Salman Rushdie (1947-), tiểu thuyết gia người Anh gốc ấn, sinh tại Bombay, ấn Độ, tốt nghiệp đại học Cambridge. Các tác phẩm đầu tay gồm các tiểu thuyết Grimus (1974), Midnight?Ts Children (1981), và Shame (1983) viết theo thủ pháp siêu thực về các tưởng tượng và ước mơ. Midnight?Ts Children đoạt giải Booker vào năm 1981. Rushdie cũng viết một bản tường trình về các chuyến du hành của mình ở Nicaragua, The Jaguar Smile (1987). Năm 1990, truyện thiếu nhi Haroun and the Sea of Stories được xuất bản. Đến năm 1995, tuyển tập truyện ngắn The Prophet?Ts Hair (Sợi tóc nhà Tiên tri) dưới đây.
    The Satanic Verses (Những vần thơ của quỷ), quyển tiểu thuyết kết hợp trí tưởng tượng, các tư tưởng triết lý và khía cạnh hài hước của Rushdie được đón nhận nồng nhiệt nhưng cũng làm nhiều tín đồ Hồi giáo nổi giận vì cho rằng nó tấn công giáo chủ Muhammad, Nam Phi, Ai Cập, và Saudi Arabia cấm chỉ tác phẩm này. Năm 1989, lãnh tụ Hồi giáo Ayatollah Ruhollah Khomeini của Iran tuyên án tử hình Rushdie và tất cả những người liên quan đến việc phát hành quyển sách. Các đệ tử của Khomeini treo giải thưởng, lên đến 5 triệu Mỹ kim vào năm 1992, cho ai giết được Rushdie. Dù Rushdie đã chính thức xin lỗi và gởi một văn bản xác nhận lòng tôn kính đạo Hồi giáo của mình, án tử hình vẫn không được rút lại. Ông phải sống trong trốn tránh cho đến cuối năm 1991 thì mới bắt đầu xuất hiện một đôi lần nhưng được bảo vệ hết sức cẩn mật.
    Salman Rushdie

    Sợi tóc nhà Tiên tri ( I )
    Vào một ngày đầu năm 19..., khi Srinagar đang chìm ngập trong cái lạnh khủng khiếp tưởng như làm vỡ cả xương người như thể chúng làm bằng thuỷ tinh, người ta trông thấy một thanh niên mặt mũi khôi ngô, da dẻ hồng hào nom rõ con nhà giàu sang đi vào một khu nhà tồi tàn và nhiều tai tiếng nhất thành phố, nơi các căn nhà xiêu vẹo lúc nào cũng như chực đổ sụp xuống. ở đó, anh ta hỏi thăm bằng một giọng thì thầm, cẩn trọng rằng ai có thể giúp anh ta thuê được một tên trộm chuyên nghiệp. Bọn lừa đảo bèn sốt sắng chỉ đường cho Atta, tên chàng thanh niên, đi vào các ngõ ngách tối mù và khuất sâu hơn dẫn đến một vuông sân đẫm đầy máu của một con gà mới bị cắt cổ. Vừa lọt vào đó, Atta bị hai tên côn đồ đột ngột tấn công, giựt phăng túi tiền mà anh ta dại dột mang theo chuyến độc hành của mình và nên cho Atta một trận chí chết.
    Đêm xuống. Có ai đó lôi Atta đang nằm ngất lim đến cạnh hồ. Nơi đó, anh được đưa sang hồ bằng thuyền shikara (1), ném lên bờ kênh dẫn đến các khu vườn của Shalimar, mình mẩy bê bết máu, áo quần tơi tả. Rạng sáng hôm sau, một gã bán hoa khi đang chống bè chở hoa sang hồ phát hiện Atta nằm co quắp, đang cựa mình, rên rỉ trong giá rét căm căm.
    Gã bán hoa vội neo bè, đến bên Atta cúi sát xuống nghe đôi môi gần như bất động thều thào địa chỉ nhà của nạn nhân. Hy vọng về một món tiền thưởng hậu hĩnh, gã bán hoa vội xốc Atta lên bè, chèo vội đến một ngôi nhà lớn nằm trên bờ hồ. Nơi đó, một thiếu nữ xinh đẹp nhưng mặt mũi bị bầm tím, cùng bà mẹ cũng xinh đẹp không kém, cả hai với bộ dạng hoảng loạn, mặt mũi bơ phờ và đôi mắt thâm quầng rõ ràng là vì mất ngủ và lo lắng,vội vã chạy ra, thét lên kinh hoàng khi nhìn thấy Atta - anh của cô gái xinh đẹp - nằm bất động giữa một bè hoa mùa đông nom như thể hoa tang của gã bán hoa.
    Quả thật gã bán hoa được thưởng rất trọng hậu, không chỉ để mua sự im lặng của gã và để chắc rằng gã không còn can dự gì đến câu chuyện tiếp nối sau đây. Atta qua một đêm nằm phơi mình dưới sương giá với sọ não bị chấn thương, rơi vào một cơn hôn mê trầm trọng đến nối các bác sĩ giỏi nhất thành phố cũng lắc đầu bó tay.
    Chính vì vậy, có một chuyện càng ly kỳ hơn xảy ra ngay tối hôm sau ở khu tồi tànvà tệ hại nhất thành phố mà hôm qua Atta đã lần tới: một vị khách bất ngờ thứ hai đến viếng. Đó là Huma, em gái của chàng thanh niên bất hạnh. Cô gái cũng có cùng một câu hỏi, với cùng một giọng nói thì thầm, cẩn trọng như anh cô: Tôi có thể thuê một tên trộm ở đâu?
    Câu chuyện của tay nhà giàu khờ khạo đến tìm một tên trộm đã lan rộng khắp các hang cùng ngõ hẻm hôi hám bẩn thỉu của khu đó. Nhưng lần này, cô gái nói thêm :?oTôi phải nói rằng tôi không mang theo tiền hay đeo bất kỳ loại nữ trang nào. Cha tôi đã từ tôi và sẽ không trả tiền chuộc nếu tôi bị bắt cóc. Tôi cũng đã gửi cho cậu tôi, Phó giám đốc Sở cảnh sát, một bức thư. Nếu sáng hôm sau tôi không trở về nhà an toàn, bức thư sẽ được mở ra. Trong đó, cậu tôi sẽ tìm thấy tất cả chi tiết của chuyến đi đến đây của tôi và sẽ làm mọi điều để trừng trị những kẻ làm hại tôi?T.
    Vẻ đẹp khác thường của cô gái, vẫn lồ lộ dù đã bị giảm thiểu bởi các lằn roi và vết bầm to tướng, cộng với yêu cầu kỳ dị củ cô, đã thu hút đám đông hiếu kỳ. Và do bài diễn văn nhỏ của cô dường như đã có thể bảo vệ cô một cách hoàn hảo, không ai dám đụng đến cô mảy may, dù có một vài giọng khàn đục cất lên thắc mắc là sao lại có chuyện lạ rằng một người đang cố gắng đi thuê một tên trộm lại dám cầu đến sự bảo vệ của ông cậu là một quan chức cảnh sát cao cấp.
    Cô gái được chỉ lối đi vào các ngõ tối tăm và khuất lấp. Sau cùng cô đến một hẻm tối như hũ nút. Tại đó, một bà già mù ra dấu cho Huma đi theobà, qua một khung cửa, nơi bóng tối bao trùm ngùn ngụt, hệt như khói toả. Nắm chặt tay và cố giữ bình tĩnh, Huma bước theo bà già tiến vào một căn nhà ảm đạm, tối tăm.
    Đang bước theo ánh sáng chập chờn của một ngọn nến leo lét trong bóng tối dày đặc (vì cô không còn trông thấy bà già đâu nữa), thình lình hai ổng quyển của Huma bị một cú đánh mạnh. Cô kêu lên đau đớn, nhưng ngay sau đó lập tức cắn môi, tự giận mình đã bộc lộ sự khiếp đảm của mình cho một ai hay một cái gì đó ở trước mặt, bị bao phủ bởi bóng tối, biết.
    Thì ra, cô đụng phải một cái bàn thấp trên đó thắp một ngọn nến. Sau cái bàn thù lù một bóng người to lớn ngồi xếp bằng dưới đất. ?Ngồi xuống, ngồi xuống đi?o, giọng trầm và sâu của một người đàn ông cất lên. Không khách sáo, cô khuỵu xuống tại chỗ, nắm chặt hai tay lại, gắng gượng trấn tĩnh đáp lời :?oThưa ông, ông chính là tên trộm tôi đang tìm phải không??o.
    Khẽ nghiêng người, cái khối đồ sộ đó cho Huma biết là tất cả các hoạt động tội phạm ở vùng này đều được tổ chức chu đáo và tập trung điều hành từ một nơi - đó chính là căn phòng này.
    Ông ta yêu cầu được biết cặn kẽ mọi chi tiết của công việc được yêu cầu, kể cả một danh mục cụ thể các thứ sẽ cần đến, một văn bản thoả thuận rõ rệt về thù lao bao gồm luôn cả tiền thưởng và một bản tóm tắt các hoạt động cơ bản của việc thỉnh cầu này, chỉ để lưu hồ sơ.

    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Salman Rushdie (1947-), tiểu thuyết gia người Anh gốc ấn, sinh tại Bombay, ấn Độ, tốt nghiệp đại học Cambridge. Các tác phẩm đầu tay gồm các tiểu thuyết Grimus (1974), Midnight?Ts Children (1981), và Shame (1983) viết theo thủ pháp siêu thực về các tưởng tượng và ước mơ. Midnight?Ts Children đoạt giải Booker vào năm 1981. Rushdie cũng viết một bản tường trình về các chuyến du hành của mình ở Nicaragua, The Jaguar Smile (1987). Năm 1990, truyện thiếu nhi Haroun and the Sea of Stories được xuất bản. Đến năm 1995, tuyển tập truyện ngắn The Prophet?Ts Hair (Sợi tóc nhà Tiên tri) dưới đây.
    The Satanic Verses (Những vần thơ của quỷ), quyển tiểu thuyết kết hợp trí tưởng tượng, các tư tưởng triết lý và khía cạnh hài hước của Rushdie được đón nhận nồng nhiệt nhưng cũng làm nhiều tín đồ Hồi giáo nổi giận vì cho rằng nó tấn công giáo chủ Muhammad, Nam Phi, Ai Cập, và Saudi Arabia cấm chỉ tác phẩm này. Năm 1989, lãnh tụ Hồi giáo Ayatollah Ruhollah Khomeini của Iran tuyên án tử hình Rushdie và tất cả những người liên quan đến việc phát hành quyển sách. Các đệ tử của Khomeini treo giải thưởng, lên đến 5 triệu Mỹ kim vào năm 1992, cho ai giết được Rushdie. Dù Rushdie đã chính thức xin lỗi và gởi một văn bản xác nhận lòng tôn kính đạo Hồi giáo của mình, án tử hình vẫn không được rút lại. Ông phải sống trong trốn tránh cho đến cuối năm 1991 thì mới bắt đầu xuất hiện một đôi lần nhưng được bảo vệ hết sức cẩn mật.
    Salman Rushdie

    Sợi tóc nhà Tiên tri ( II )
    Nghe đến đây, dường như chợt nhớ đến một điều gì đó, Huma la lên rằng động cơ của việc nhờ vả này là việc riêng của cô, chỉ có riêng tên trộm được biết mà thôi, rằng món thù lao sẽ rất hậu hĩ.
    ?Thưa ông, tôi cũng muốn tiết lộ với ông điều này, là đổi lại món thù lao hậu hĩ đó, tên trộm mà tôi thuê phải là một tên sừng sỏ nhất mà ông có được, một kẻ trộm không sợ bất cứ thứ gì trên đời này, kể cả Thượng đế. Một kẻ tệ hại nhất trong mọi kẻ tệ hại. Nếu không thì tôi không thuê?o.
    Khi ngọn đèn bão được thắp sáng, Huma nhìn thấy trước mặt cô là một gã khổng lồ đầu bạc có một vết sẹo ghê rợ chạy dài trên má trái, một vết sẹo hình chữ sín trong hệ chữ Nastaliq (2). Cô bàng hoàng nhớ đến ?~ông Kệ?o thuở nhỏ mà bà vú nuôi hay doạ Atta và cô khi cả hai không vâng lời :?oCoi chừng, đứa nào không nghe lời, vú sẽ cho ?~ông Kẹ?o đến bắt hai đứa đi - lão Sín - Vua của các kẻ trộm!?o.
    Chính là tên trộm đầu bạc mặt sẹo lừng danh đang ngồi trước mặt cô. Và cô không nghe lầm là hắn vừa tuyên bố chính hắn sẽ là người thực hiện yêu cầu của cô.
    Cố trấn tĩnh, Huma cảnh giác gã đầu bạc rằng chỉ vì một việc khẩn cấp và cực kỳ nguy hiểm mới có thể khiến cô đơn dấn thân vào khu phố dữ dằn này.
    ?Bởi vì chúng tôi không chấp nhận việc rút lui vào giờ chót?o, cô nói tiếp, ?dù thế nào đi nữa,tôi quyết định sẽ cho ông biết tất cả sự thật. Nếu sau khi nghe tôi nói hết mà ông vẫn còn muốn tiếp tục nhận việc, chúng tôi sẽ làm mọi thức có thể được trong phạm vi khả năng của chúng tôi để giúp ông trở thành một người giàu có?o.
    Tên trộm nhún vai, gật dầu. Huma bắt đầu kể.
    Cách đây sáu ngày, mọi việc trong nhà cha cô, Hashim, người cho vay tiền giàu có, vẫn ở nhịp điệu bình thường như mọi khi. Trong buổi điểm tâm, mẹ cô âu yếm múc khichri đổ vào đĩa của cha cô; các chuyện vãn tại bàn ăn đượm đầy vẻ ân cần và lễ độ mà cả gia đình đều rất đỗi tự hào.
    Hashim hãnh diện rằng dù không phải là một người thánh thiện, song lão luôn quan tâm đến việc sống sao cho đàng hoàng, tử tế. Trong ngôi nhà rộnglớn ven hồ, tất cả người ngoài đều được đối xử giống nhau, lễ phép và tôn kính, ngay cả những kẻ bất hạnh đến thương lượng vay những món tiền nhỏ trong cái gia sản khổng lồ của Hashim. Những người mà Hashim thường tính lãi suất trên 70 %. Lão giải thích cho vợ :?oMột phần để dạy cho những người này biết giá trị của tiền bạc. Hãy kể họ học bài này, và họ sẽ được chữa khỏi cơn sốt vay nợ liên tục. Rồi bà xem, nếu các kế hoạch của tôi thành công, tôi sẽ phải thất nghiệp cho mà coi!?o.
    Với con cái mình, Atta và Huma, lão chủ nợ và vợ đã thành công trong việc dạy chúng đức tính cần kiệm, giản dị và tinh thần độc lập. Hashim cũng rất tự hào về điều này.
    Bữa điểm tâm kết thúc, các thành viên trong gia đình chúc nhau một ngày tốt đẹp. Tuy nhiên, trong vòng vài giờ, sự bình yên bằng - thuỷ - tinh của ngôi nhà đó, của cuộc sống mỏng manh như sứ và các cảm xúc bằng -thạch - cao - tuyết -hoa, đã vỡ tan tành.
    Lão chủ nợ cho gọi chiếc shikara dành riêng cho mình đến. Khi lão sắp sửa đặt chân lên thuyền, thì một vệt sáng bạc lấp lánh dưới nước khiến lão chú ý nhìn theo. Thì ra đó là một chiếc lọ nhỏ nhấp nhô giữa chiếc thuyền và cầu tàu riêng của lão. Bất giác lão cúi xuống vớt nó lên từ dòng nước sền sệt.
    Đó là một lọ thuỷ tinh màu, hình trụ, được đặt trong một vỏ bằng bạc chạm trổ tinh xảo. Trong lộ là một mảnh bạc có gắn một sợi tóc người.
    Cầm vật vừa nhặt được trong tay, Hashim lẩm bẩm nói với người chèo thuyền là lão ta đã đổi kế hoạch, rồi vội vã trở về phòng riêng của mình. Đóng kín cửa, Hashim tha hồ quan sát món của cải bất ngờ.
    Không còn nghi ngờ gì nữa, Hashim biết ngay rằng mình vừa có trong tay thánh tích nổi tiếng của Tiên tri, sợi tóc linh thiêng mà việc mất cắp nó tại đền thờ của thánh đường Hazratbal sáng hôm qua đã gây nên cảnh náo động ầm ĩ ở thung lũng.
    Bọn trộm - chắc hẳn khiếp hãi bởi cảnh huyên náo, bởi các cuộc tuần hành của những đoàn người bất tận gào thét, rên rỉ, bởi các cuộc bạo loạn, các đảng phái chính trị và bởi các cuộc lục soát rộng khắp của cảnh sát - rõ đã ném chiếc lọ xuống hồ nước quánh đặc.
    Tìm được sợi tóc do một sự tình cờ may mắn, Hashim hiểu rõ bổn phận công dân của mình: đem sợ tóc trả về đền thờ để sự thanh thản, bình yên trở về với đất nước.
    Nhưng lão chủ nợ lại có ý khác.
    Thư phòng của lão có một kho tàng của nhà sưu tầm. Có những hộp thuỷ tinh to lớn chứa đầy **** Sulmarg bị xiên; ba tá mẫu đĩa cân bằng các kim loại khác nhau của khẩu đại bác huyền thoại Zamzara; vô số gươm, một ngọn giáo Naga; chín mươi bốn con lạc đà bằng đất nung, loại này bán trên các sân ga xe lửa, nhiều ấm trà Nga; và cả một bộ sưu tập động vật gồm các con thú bé xíu bằng gỗ đàn hương, mới đầu được đẽo làm đồ chơi trong phòng tắm của trẻ con.
    ?Và trên hết?o, Hashim tự nhủ, ?~Nhà tiên tri có lẽ đãcực lực phản đối việc thợ phượng thánh tích này. Ôngta ghét cái tư tưởng được sùng bái! Vì vậy, bằng cách giấu sợi tóc này khuất mắt các tín đồ điên cuồng của nó, ta - phải khôngnào - đã làm được một việc tốt hơn là trả nó lại! Tất nhiên là ta không muốn có nó vì giá trị tôn giáo của nó.... Ta là người phàm tục, người của thế gian này. Ta nhìn thấy nó chỉ đơn thuần là một vật thế tục cực hiếm và có vẻ đẹp chói loà. tóm lại, ta thích cái lọ bằng bạc hơn là sợi tóc!
    Người ta nói rằng các nhà triệu phú Mỹ mua các kiệt tác nghệ thuật bị đánh cắp và giấu chúng đi - họ sẽ biết được cảm xúc của ta. Ta phải, phải có nó!?o.
    Mọi nhà sưu tầm đều chia sẻ kho báu của mình với một người khác, và Hashim gọi Atta - cậu con trai độc nhất của mình đến và kể cho cậu nghe. Atta vô cùng lo sợ nhưng do đã thề giữ bí mật, cậu chỉ tiết lộ sự việc khi các tai ương trở nên quá khủng khiếp.
    Chàng thanh niên cáo lui, để lại cha mìnhngồi một mình giữa cái tịnh mịch chen chúc của các vật sưu tập của lão. Hashim đang ngồi ngay ngắn trên một chiếc ghế tựa lưng thẳng, nhìn đăm đăm vào chiếc lọ xinh đẹp.
    Ai cũng biết lão chủ cho vay tiền không bao giờ ăn trưa, vì vậy mãi đến tối một gia nhân mới vào phòng riêng của lão để mời ông chủ xuống ăn tối. Ông ta nhìn thấy Hashim ở tư thế mà Atta đã nhìn thấy khi anh rời phòng của cha. Cũng thế ngồi giống như vậy- nhưng khác là ở chỗ giờ đây lão chủ nợ sưng phù và căng phồng lên. Mắt lão bình thường đã lồi giờ lồi hẳn ra, vành mắt đỏ quạnh, và các khớp tay trắng bệnh.
    Dường như Hashim đang sắp sửa nổ tung! Cơ hồ, dưới ảnh hưởng của thánh tích bị chiếm đoạt trái phép. Toàn thân ông ta bị tràn đầy một loại dịch lỏng ma quái có thể phụt ra bất cứ lúc nào từ các lỗ trên người ông.
    Gia nhân phải đỡ ông ngồi vào bàn ăn, và khi ấy ông ta mới thực sự nổ tung.
    Dường như bất kể ảnh hưởng của lời nói mình trên cấu trúc mỏng manh được xây dựng cẩn thận của cuộc sống gia đình, Hashim bắt đầu phun ra hàng tràng, văng cả bọt mép, những sự thật phũ phàng. Trong sự câm lặng kinh hoàng, các con lão nghe cha mình hài tộimẹ, rằng đã nhiều năm cuộc hôn nhân của họ là nỗi buồn phiền tệ hại nhất của lão ta. ?Dẹp hết cái trò lễ trò độ!, lão ta gầm lên, ?Dẹp hết cái thói đạo đức giả ấy đi!?o.
    Kế đến, lão ta cho biết lão có một nhân tình: rằng lão ta hay lui tới các xóm bình khang. Lão ta bảo vợ rằng bà không phải là người thừa kế chính thức gia sản của lão trong chúc thư. Bà chỉ được nhận không hơn phần thứ tám thuộc về bà chiếu theo luật Hồi giáo. Rồi lão quay sang các con mình, hét vào mặt Atta về việc cậu ta thiếu khả năng học vấn - ?Đồ đần độn! Tao đã trời phạt có con là một thằng đần!?o - và buộc tội con gái là đồ dâm đãng vì cô để mặt trần khi ra phố, điều mà không một cô gái đàng hoàng nào dám làm. Lão ra lệnh là cô phải ngay lập tức áp dụng tục che mạng.
    Hashim rời bàn ăn với cái bụng trống và chìm vào giấc ngủ sâu của một người không còn gì để nói, để các con lão ngồi sững sờ, nước mắt đầm đìa. Bữa cơm tối lạnh tanh trên bàn chứng kiến những chuyện báo trước một tương lai đen tối.
    Vào 5 giờ sáng hôm sau, Hashim buộc cả nhà thức dậy, tắm rửa và cầu nguyện. Từ đó trở đi, lão ta bắt đầucầu nguyện năm lần mỗi ngày lần đầu tiên trong đời. Vợ con lão cũng bị buộc làm giống như thế.
    Trước bữa điểm tâm, Huma trông thấy các gia nhân theo lệnh của cha cô, gom một đống sách lớn ở trong vườn và nổi lửa đốt hết. Quyển sách suy nhất được chừa lại là Kinh Koran, được Hashim bọc trong một vuông lụa và đặt trên một cái bàn trong tiền sảnh. Lão ta hạ lệnh cho mỗi người trong gia đình phải để ít nhất hai giờ mỗi ngày đọc các trích đoạn trong quyển sách đó. Không ai được đến rạp hát. Và nếu Atta mời bạn trai đến nhà chơi, Huma phải lánh vào phòng mình.
    Giờ đây, cả gia đình đã ở vào tình trạng khiếp đảm; nhưng hãy còn những chuyện hại hơn chưa đến.
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Salman Rushdie (1947-), tiểu thuyết gia người Anh gốc ấn, sinh tại Bombay, ấn Độ, tốt nghiệp đại học Cambridge. Các tác phẩm đầu tay gồm các tiểu thuyết Grimus (1974), Midnight?Ts Children (1981), và Shame (1983) viết theo thủ pháp siêu thực về các tưởng tượng và ước mơ. Midnight?Ts Children đoạt giải Booker vào năm 1981. Rushdie cũng viết một bản tường trình về các chuyến du hành của mình ở Nicaragua, The Jaguar Smile (1987). Năm 1990, truyện thiếu nhi Haroun and the Sea of Stories được xuất bản. Đến năm 1995, tuyển tập truyện ngắn The Prophet?Ts Hair (Sợi tóc nhà Tiên tri) dưới đây.
    The Satanic Verses (Những vần thơ của quỷ), quyển tiểu thuyết kết hợp trí tưởng tượng, các tư tưởng triết lý và khía cạnh hài hước của Rushdie được đón nhận nồng nhiệt nhưng cũng làm nhiều tín đồ Hồi giáo nổi giận vì cho rằng nó tấn công giáo chủ Muhammad, Nam Phi, Ai Cập, và Saudi Arabia cấm chỉ tác phẩm này. Năm 1989, lãnh tụ Hồi giáo Ayatollah Ruhollah Khomeini của Iran tuyên án tử hình Rushdie và tất cả những người liên quan đến việc phát hành quyển sách. Các đệ tử của Khomeini treo giải thưởng, lên đến 5 triệu Mỹ kim vào năm 1992, cho ai giết được Rushdie. Dù Rushdie đã chính thức xin lỗi và gởi một văn bản xác nhận lòng tôn kính đạo Hồi giáo của mình, án tử hình vẫn không được rút lại. Ông phải sống trong trốn tránh cho đến cuối năm 1991 thì mới bắt đầu xuất hiện một đôi lần nhưng được bảo vệ hết sức cẩn mật.
    Salman Rushdie

    Sợi tóc nhà Tiên tri ( III )
    Chiều hôm đó, một con nợ run rẩy đến nhà Hashim thú nhận là ông ta không có khả năng trả món lãi góp mới nhất, và đã sai lầm khi nhắc nhở Hashim bằng một giọng khác hung hăng sự phê phán nghiêm khắc của kinh Koran về tệ cho vay cắt cổ. Lão chủ nợ cho vay nổi cơn tambành đánh con nợ bằng ngọn roi gân bò lớn nhất trong bộ sưu tập của lão ta.
    Sau đó, trongngày thật rủi ro, một con nợ thứ hai lại đến xin khất nợ và người ta thấy ông ta tháo chạy từ thư phòng của Hashim với một vết chém trên cánh tay. Do cha Huma đã gọi ông ta là tên trộm tiền của những người khác và đã cố chặt tay của nạn nhân bằng một trong 38 con dao kukri (3) treo trên các bức vách của thư phòng mình.
    Sự vi phạm những luật bất thànhvăn của gia đình về phép xã giao này làm Atta và Huma kinh hãi. Tối hôm đó, khi mẹ củahọ cố gắng xoa dịu Hashim, lão ta đã tát vào mặt bà, Atta nhảy đến che chở cho mẹ cũng bị đánh liểng xiểng.
    ?Từ giờ trở đi?T, Hashim gầm lên, ?~phải áp dụng kỷ luật ở đây!?o.
    Bà vợ của lão chủ cho vay bắt đầu rơi vào một tình trạng thần kinh cuồng loạn kéo dài suốt đêm ấy và cả ngày hôm sau. Điều đó làm chồng bà bực tức đến nỗi lão ta doạ sẽ ly dị bà. Nghe vậy, bà chạy vội về phòng, khoá kín cửa và cơn cuồng loạn của bà giảm bớt, chỉ còn nghe tiếng sụt sịt. Huma không còn có thể bình tĩnh được nữa, công khai đối đầu với cha. Cô tuyên bố với khí thế độc lập mà cha cô từng khuyến khích trước kia - rằng cô sẽ không dùng mạng che mặt vì tấm mạng có hại cho đôi mắt.
    Nghe thế,cha cô lập tức tuyên bố từ cô và cho cô một tuần để thu xếp hành lý rời khỏi nhà.
    Vào ngày thứ tư, sự khiếp hãi trong ngôi nhà đã trở nên dày đặc đến nỗi việc đi lại trong nhà cũng khó khăn. Atta bảo cô em gái đang tê dại vì kinh hoảng :?oChúng ta đang rơi xuống mức cống rãnh - nhưng anh biết mình phải làm gì?o.
    Chiều hôm đó, Hashim rời nhà với hai tên vô lại để đi đòi nợ đến hạn từ hai con nợ khó đồi củ ông ta. Lập tức Atta đến ngay thư phòng của cha anh. Là con trai và là người thừa kế, anh có chìa khoá két sắt của lão chủ nợ. Anh dùng nó để lấy chiếc lọ nhỏ từ chỗ cha anh giấu nó, bỏ nhanh vào túi quần và khoá két sắt lại.
    Giờ thì anh nói choHuma biết bí mật của vật mà cha anh đã vớt lên từ hồ Dal, và kêu to lên rằng ?có lẽ anh điện - có lẽ những việc khủng khiếp đã xảy ra làm anh quẫn trí - nhưng anh tin rằng nhà ta sẽ không thể bình yên khi nào sợi tóc này còn trong nhà?T.
    Em gái anh đồng ý ngay rằng phải trả lại sợi tóc. Thế là Atta thuê một chiếc thuyền shikara đi đến thánh đường Hồi giáo Hazratbal. Chỉ khi chiếc thuyền bỏ Atta ở lại giữa đám đông các tín đồ điên cuồng đang vây quanh ngôi đền bị xúc phạm, anh mới phát hiện là chiếc lọ đựng thánh tích không còn nằm trong túi quần của anh nữa. Có mộtcái lỗ ở túi quần mà mẹ anh, người rất đảm đang, có lẽ do các biến cố dồn dập mấy ngày gần đây đã không vá lại cho anh.
    Cảm giác thất vọng dâng trào nơi Atta ngay sau đó liền nhường chỗ cho một sự nhẹ nhõm vô cùng.
    ?Giả sử?o, anh tưởng tượng, ?~là ta đã thông báo cho các giáo sĩ Hồi giáo rằng ta đang giữ sợi tóc - Họ sẽ không đời nào tin ta - và biết đâu đám đông cuồng nộ này có thể hành hình ta! Dù sao đi nữa, sợi tóc đã mất rồi, và ta đã thoát nợ?o. Cảm thấy thoái mái, chàng thanh niên quay gót về nhà.
    Về đến nhà, anh thấy emgái mình mặt mũi bầm tím, khóc nức nở trong tiền sảnh; còn trên lầu, mẹ anh than vãn, rên siết cứ như vừa mới goá chồng. Huma cho hay rằng khi cha anh về đến nhà sau chuyến đi đòi nợ dữ dội, một lần nữa lại thấy một ánh bạc lấp loáng giữa chiếc thuyền và cầu tầu, một lần nữa lại vớt chiếc lọ bác lang thang lên. Và sau đó, nổi cơn thịnh nộ, lão đã Huma phải khai ra sự thật do đâu chiếc lọ lại ở dưới sống. Atta ôm mặt khóc ròng, cho rằng chiếc lọ đã khủng bố họ, và đã quay trở lại để hoàn tất công việc của nó.
    Đến lượt Huma nghĩ cách để thoát khỏi tai ương.
    Trong khi hai cánh tay cô còn bầm tím và trán cô còn đầy những lằn roi, cô ôm lấy anh mình thì thầm vào tai anh là cô đã quyết định tống khứ sợi tóc ra khỏi nhà họ bằng mọi giá - cô lặp đi lặp lại câu nói cuối cùng.
    ?Sợi tóc?o, cô tuyên bố, ?~đã bị đánh cắp từ thánh đường Hồi giáo, vậy nó cũng có thể bị đánh cắp bởi một tên trộm thực thụ, chứ không phải do một ai trong chúng ta, những người đang ở dưới sự sai khiến của nó. Tên trộm phải ở trong một tình trạng tuyệt vọng đến độ ngay cả bị bắt hay bị nguyền rủa cũng không làm hắn nao núng?o.
    Không may, cô nói thêm, giờ đây vụ trộm sẽ khó khăn gấp mười lần vì cha họ sẽ canh chừng cẩn mật.
    ?Ông có thể làm được không??T
    Huma, ngồi trong căn phòng leo lét nến và ngọn đèn bão, kết thúc cầu chuyện của mình bằng một câu hỏi:?TÔng có gì để đảm bảo rằng ông không khiếp sợ công việc này không?
    Tên tội phạm, miệng phun nước bọt phèo phèo, tuyên bố rằng hắn không cóthói quen cung cấp giấy chứng nhận như một đều bếp hay một người làm vườn,nhưng hắn không dễ dàng bị khiếp hãi, nhất là bởi bất kỳ loại ?~ông Kẹ?o nào. Huma đành phải bằng lòng với lời xác nhận này, và chỉ biết chi tiết cách tiến hành vụ trộm.
    ?Do sự thất bại của anh tôi trong việc trả lại sơi tóc lại cho thánh dường, cha tôi ngủ với chiếc lọ quý giá ấy đặt dưới gối của ông. Tuy nhiên, ông ngủ một mình và ngủ rất say. Chắc hẳn cha tôi sẽ trở mình trong khi ngủ, đủ để cho vụ trộm được tiến hành dễ dàng. Khi ông đã lấy được chiếc lọ, hãy đến phòng tôi?T, và cô trao cho lão Sín một tấm bản đồ nhà cô, ?Tôi sẽ trao cho ông toàn bộ số nữ trang của tôi và mẹ tôi. Ông sẽ thấy đó là món thù lao xứng đáng với công sức của ông,.... nghĩa là, ông sẽ có thể làm giàu nhờ nó....?T.
    Rõ ràng cô đang mất dần sự tự chủ và cô gần như sắp sửa quỵ xuống.
    ?Đêm nay?o, cuối cùng cô bật ra, ?Ông phải đến ngay đêm nay!?o.
    Ngay sau khi cô gái vừa rời khỏi phòng, toàn thân tên tội phạm già rung lên bần bật bởi một cơn ho sù sụ: hắn nhổ một bụm máu vào cái hộp dầu ăn cũ. ?Ông vua trộm?o đã trở thành một kẻ bệnh hoạn, thấy được cái ngày mà một tên trộm trẻ tuổi nào đó, kẻ đang ngấp nghé thay thế hắn, đến đâm một dao vào bụng hắn, đang đến gần. Cả đời đam mê cờ bạc đã biến hắn thành một kẻ nghèo khó như lúc còn trẻ mới bước vào nghề đạo tắc, khi hắn hãy còn là một tay móc túi tập sự. Vì thế, hắn nhìn thấy nơi nhiệmvụ đặc biệt vừa nhận từ con gái của lão chủ cho vay một cơ hội tom góp của cải nhanh chóng để rời khỏi thung lũng này mãi mãi, và được chết trong sự giàu sang, tôn kính và không bị ai đâm thình lình vào bụng.
    Còn về sợi tóc nhà Tiên tri, chà, cả hắn lẫn bà vợ mù của hắn chẳng có gì để bàn nhiều về các nhà tiên tri - đó là điểm chung giữa hắn và cái gia đình khốn khổ của lão chủ nợ.
    Tuy nhiên, chẳng ích lợi gì để hắn tiết lộ cho bốn đứa con trai của hắn biết về phi vụ cuối cùng này. Cả bốn lớn lên, trong sự khiếp sợ của hẳn, trở thành các tín đồ sùng đạo tuyệt đối. Thậm chí họ còn nói đến việc làm một cuộc hành hương đến Mecca một ngày nào đó. ?Ngớ ngẩn!?o, cha chúng sẽ cười nhạo chúng. ?Hãy nói cho tao biết chúng mày sẽ đi bằng cách nào??o. Bởi vì, bằng tình yêu độc đoán của người cha, hắn đã muốn chắc chắn chúng sẽ sống suốt đời với một nguồn thu nhập cao bằng cách ngay từ lúc chúng mới sinh ra, hắn đã làm cho chúng bị què quặt để sau này lớn lên chúng sẽ lê la khắp phố xin ăn và kiếm được những món tiền lớn nhờ nghề ăn mày.
    Vì thế, bọn trẻ không thể tự chăm sóc mình được.
    Hắn và vợ hắn chẳng bao lâu sẽ ra đi với các hộp nữ trang của vợ và con gái của lão chủ cho vay.
    Đêm đó, ngôi nhà đồ sộ trên bờ hồ nằm lặng thinh chờ đợi. Sự câm nín như đè nặng trên những bức tường của căn nhà. Thật là một đêm thích hợp cho một tên trộm: mây mù và sương giăng trên mặt hồ. Hashim, lão chủ cho vay đang ngủ, người duy nhất trong ngôi nhà có thể ngủ được trong đêm đó. Trong một phòng khác, cậu con trai Atta của lão đang chìm sâu vào trong cơn hôn mê với một khối máu tụ trong não. Người mẹ ngồi cạnh giường canh cậu, mái tóc bạc của bà thả dài phơi bày nỗi phiền muộn. Bà lóng ngóng đặt những dải băng trên đầu của cậu, dù biết rằng cũng chẳng cứu vãn được gì, Huma chờ đợi, nai nịt gọn gàng, ngồi giữa các hòm nặng trĩu nữ trang trong nỗi tuyệt vọng, liều lĩnh.
    Cuối cùng, một giọng hót của chim hoạ mi Ba Tư vọng lênngay dưới cửa sổ phòng cô. Cô rón rén xuống thang lầu, mở cửa đón con chim hoạ mi , con chim có một vết sẹo chữ sín kiểu Nastaliq.
    Không một tiếng động, con chim bay theo cô lên cầu thang. Tại đầu cầu thang, họ im lặng tách ra đi theo hai hướng ngược chiều dọc hành lang,theo đúng kế hoạch đã sắp xếp.
    Lẻn vào phòng của lão chủ cho vay bằng một động tác điêu luyện, tên Sín thấy rằng các dự đoán của Huma hoàn toàn chính xác. Hashim nằm vắt chéo ngay giường, đầu không nằm trên gối, thật là dễ dàng. Rón rén từng bướ, Sín tiến đến mục tiêu.
    Ngay lúc đó, trong phòng bên, Atta ngồi bật dậy trên giường, làm bà mẹ hoảng kinh, và bất thình lình - không biết có phải tại áp lực của khối máu tụ trên não hay không - thét lớn :?oTrộm! Trộm! Trộm!?o.
    Hình như tâm trí đáng thương của cậu ta trong những giây phút cuối cùng lại hướng về cha mình. Nhưng khó mà chắc chắn điều đó, vì sau khi la to ba tiếng tên chàng thanh niên ngã vật xuống gối và tắt thở.
    Lập tức bà mẹ cất tiếng thét xé tai, gào rú thảm thiết, ***g lộn đến nỗi nó hoàn tất công việc mà tiếng kêu của Atta đã bắt đầu: tiếng kêu thê thiết của bà đã xuyên thủng các bức tường phòng ngủ của chồng bà làm Hashim hoàn toàn tỉnh giấc.
    Lão Sín đang không biết phải chui ngay xuống gầm giường hay đập vào đầu lão chủ cho vay thì Hashim đã chụp lấy cây gậy đựng gươm vẽ vằn da cóp dựng ngay cạnh giường chạy vụt ra khỏi phòng, không thấy tên trộm đang đứng trong bóng tối phía bên kia giường lão. Sín cúi người thật nhanh chụp chiếc lọ bạc đựng sợi tóc.
    Trong khi đó, Hashim đã phóng ra ngoài hành lang và rút gươm ra khỏi cây gậy, vung vẩy loạn xạ trên tay phải của mình. Tay trái lão ta lăm lăm cây gậy. Một bóng người băng qua bóng tối của hàng lang, chảy xô vào lão. Trong cơn giận dữ ngái ngủ, lão đâm mạnh lưỡi gươm vào kẻ đó. Đốt đèn lên, lão phát hiện là lão đã giết chết con gái mình, đổ sập người lên thanh gươm, kết liễu mạng sống của mình. Vợ lão, người sống sót duy nhất của gia đình, hoá điên trước cảnh thảm sát rùng rợn, được người anh đưa vào nhà thương điên sau đó.
    Lão Sín nhanh chóng hiểu ra rằng kế hoạch đã thất bại.
    Để lại sau lưng giấc mơ về các hòm nữ trang mà chỉ cần vài bước là hắn đã biến nó thành hiện thực, hắn trèo qua cửa sổ phòng Hashim tháo chạy. Về đến nhà trước rạng đông, hắn đánh thức vợ dậy và thú nhận thất bại của mình. Hắn thì thào rằng hắn cần biến mất một thời gian.
    Sự huyên náo ở nhà Hashim đã đánh thức đám gia nhân. Họ báo với cảnh sát, báo ngay cho viên Phó Giám đốc Sở cảnh sát. Nghe tin Huma chết, ông ta buồn rầu mở bức the được niêm kín mà cháu ông gửi, sau đó lập tực dẫn một đội cảnh sát đến các ngõ hẻm của cái khu vực tối tăm, tệ hại nhất thành phố.
    Miệng lưỡi độc địa của một tên trộm hiểm ác cho ông ta biết căn nhà của lão Sín, mà hắn đang trốn. Và dù Sín đã cố gắng thoát thân qua một ô cửa nơi gác xép để từ đó trổ mái nhà nhảy ra ngoài chạy trốn, song một viên đạn từ nòng súng của viên Phó giám đốc Sở cảnh sát đã xuyên thủng bụng hắn, lôi hắn rớt phịch thành một đốn bầy nhầy ngay chân ông cậu đang trong cơn cuồng nộ của Huma.
    Từ túi quần của tên trộm lăn ra chiếc lọ thuỷ tinh màu nằm trong một hộp bạc chạm trổ tinh vi. Việc tìm lại được sợi tóc nhà tiên tri lập tức được thông báo trên đài phát thanh. Một tháng sau , những con người thành kính nhất của thung lũng tụ họp ở thánh đường Hazratbal và chính thức xác nhận thánh tích. Sợi tóc vẫn còn ngự trị đến tận ngày nay trong một hầm két được canh giữ cẩn mật cạnh bờ của các hồ nước xinh đẹp nhất giữa thung lũng, nơi đã từng gần cửa Thiên đàng nhất so với các nơi khác trên trái đất này.
    ***
    Nhưng trước khi câu chuyện của chúng ta thực sự kết thúc, cũng cần kể thêm là khi bốn cậu con trai của lão Sín thức giấc vào buổi sáng cha chúng chết, sau khi đã vô tình sống vài phút dưới cùng một mái nhà với sợi tóc linh thiêng, một phép lạ đã xảy ra cho chúng: cả bốn đều trở thành lành lặn và khoẻ mạnh như chưa hề có chuyện lúc sơ sinh cha chúng đã bẻ gãy chân chúng làm cho chúng tàn tật vĩnh viễn. Bốn đứa cùng đùng đùng nổi giận vì phép lạ đã làm thu nhập của chúng giảm 75 phần trăm, theo ước tính. Vì vậy chúng trở thành những người nghèo khổ.
    Chỉ có bà vợ của lão Sín là có lý do để biết ơn, vì dù chồng bà mất đi, bà được sáng mắt trở lại, Nhờ vậy, bà có thể sống những ngày cuối đời để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thung lũng.
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Chú thích:
    (1) Shikara: một loại thuyền xứ Kashmir giống như gondola, loại thuyền đài đáy phẳng, ở mỗi đầu có mỏm cao nhô lên, dùng ở các sông đào thành phố Venise.
    (2) Sín: mẫu tự thứ 21 của bảng chữ cái Hebew, hình giống như W.
    Nastaliq: một lối chữ thảo ả Rập ở thế kỷ thứ 15, nét sổ xuống từ phải sang trái, chủ yếu dùng trong các tác phẩm thơ ca Ba Ta và các bản viết tay Urdu và Malay.
    (3) Kurki: Một loại đoản kiếm lưỡi cong, bản rộng, chủ yếu được trang bị cho binh lính của trung đoàn Nepal trong quân đội Anh hay ấn Độ
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phạm Hải Anh
    Tìm Trăng Đáy Nước ( I )
    Căn nhà trông ra mảnh sân chung, lúc nào cũng thấy cái lưng còng của cụ Nhổn nhấp nhô ở đó. Bà cụ chín chục tuổi mà minh mẫn, lọm cọm làm việc không ngơi tay. Bí quyết trăm tuổi của cụ rất đơn giản. Sáng dậy, đái một bãi ra tay, xoa khắp mặt, lại uống một ít, thế là bách bệnh tiêu tán. Cụ khỏe thật, nhưng cái sân chung của xóm, nơi cụ vẫn thực hành "trị bệnh" thì khai buốt óc. Cụ Nhổn tên cúng cơm là Lê Kim Anh. Cụ Vòng tầng dưới là Kiều Nga. Tuổi già, đến cái tên đẹp cũng không giữ được. Ai cũng thành cụ tất, chứ làm sao mà hình dung ra Kim Anh rửa mặt bằng nước đái, Kiều Nga vê *** mũi ăn ngon lành, bảo là cốm Vòng! Những cái tên thời con gái như phấn hương, phai cả.
    Bấy giờ nó còn là con cái Choắt. Gọi Choắt nhưng đã khá phổng phao. Mỗi lần ra sân phơi quần áo, bất kể giờ nào Choắt cũng bắt gặp thằng hàng xóm. Nó đứng giữa cửa, dạng chân, quần mở banh, con cu như hỏa tiễn chực rời bệ phóng đâm vút vào Choắt. Ông giáo sư cùng phố cũng hay đến cho mượn sách lúc cả nhà đi vắng. Ông giáo vuốt má cô cháu gái hờ, hơi thở mỗi lúc một hổn hển làm héo cả lớp lông tơ trên má dậy thì. Cánh tay ông như gọng kìm, xiết dần, xuống dưới. Quyển sách rơi bộp xuống đất. Choắt không dám kêu. Ông giáo già hơn tuổi bố, suốt đời độc thân, nghiêm khắc có tiếng. Mẹ bảo: "Đàn bà con gái, cần nhất là đạo đức." Mẹ bảo vệ đạo đức cho con gái bằng quần áo cắt may luộm thuộm. Choắt mười bảy tuổi, mặc áo cũ của mẹ, quần cũ của mẹ, đi dép cao su, đầu đội nón lá già vàng khè.
    Hôm ấy mưa xuân phây phẩy, ướt đẫm khóm trúc Phật bà của mẹ. Nhà có khách. Người đàn ông tóc muối tiêu, người lòng khòng, vừa chửi rất tục, vừa xin lỗi luôn miệng. Ông khách đến chơi bất ngờ, đi tay không thảnh thơi, cái áo khoác ngoài màu rêu, trùm mông, chứa đầy bí mật. Móc túi phải, này cháu gái, rang hộ bác mớ lạc. Móc túi trái: hành khô, tỏi, một túm thì là xanh tươi. Mở nắp túi trên: cút rượu đầy sóng sánh. Lục lọi túi trong:mấy quả ớt. Vỗ vỗ bên ngực phải: chai mắm tôm Thanh thơm nức mũi. Cái túi bên hông phồng phồng chứa cả cân bún tươi, trắng nõn. Túi bên kia là một bọc đầu cá lăng sống, béo vàng. Chưa hết, từ các túi áo trên, túi quần dưới tiếp tục tuôn ra: nghệ, cà chua, chanh quả, dấm bỗng, bánh phồng tôm, tiêu hạt, hành tây, hành ta, rau sống... Hôm ấy không cần cặm cụi nhặt sạn trong rá gạo hôi mùng mục, không bị thâm móng tay vì rau muống mậu dịch già ngoanh ngoách, cả nhà xúm xít xào nấu, hành tỏi phi điếc mũi hàng xóm. Ông khách chặn tay Choắt đang tỉ mẩn lột vỏ mấy tép tỏi: "Không cần. Để cả vỏ đấy, bác có cách." Choắt vâng, tò mò chờ xem phép lạ của ông khách ảo thuật tách vỏ tỏi không cần bóc. Đến lúc ăn, vỏ tỏi vẫn bám nguyên, phải lấy răng nhằn. Ông khách vỗ đùi, cười lớn: "Thấy chưa, cách này khỏi cần bóc mà vỏ vẫn đi đằng vỏ." Choắt bật cười theo, hơi nóng thức ăn làm mồ hôi li ti rịn hai bên thái dương, má hồng rực. Ông khách nhìn, chợt buông đũa than: "Cháu ơi, mày ăn mì, ăn bo bo mà sao đẹp thế ?". Choắt cúi mặt xuống bát cơm. Lần đầu tiên Choắt nghe nói mình đẹp, nhưng sao ông khách lại thở dài, và cả nhà im lặng thế?
    Ông khách là bạn học cũ của bố, muời mấy năm lưu lạc mới gặp lại. Chàng công tử Hà thành ăn chơi lệch đất, cổ lủng lẳng bình axít, anh chị đầu gấu mấy đụng phải cũng ngán ngẩm lảng xa. Ông sĩ quan uống đến đái ra rượu, bắt lính cõng về đồn, nửa đường tụt xuống, ra lệnh: "Mày trèo lên lưng để tao cõng trả, cho công bằng." Người tù cải tạo chưa từng biết chuyện bếp núc, xung phong đi làm lòng lợn để hít tí không khí tự do, cầm cả bộ lòng giặt như giặt áo, khi đem về trại lòng còn nguyên ***, bị phạt cùm vì tội lừa cán bộ... Người như ông, chẳng biết sợ là gì, cũng chưa từng nói dối. Choắt trốn vào góc nhà, săm soi mình trong chiếc gương nhỏ bằng lòng bàn tay. Gò má lấm chấm tàn nhang. Lông mày xếch. Miệng rộng. Mẹ vẫn than con gái sao giống bố, chẳng được nét gì. Nhưng hôm ấy ông khách đã nói: "... sao đẹp thế! ". Đêm, Choắt thấy thằng hàng xóm nhìn mình đăm đắm, cái nhìn buồn bã, ngây dại. Lại thấy hơi thở nóng bỏng của ông giáo sư phà bên tai. Và cậu bạn trai cùng lớp kín đáo cầm tay, vuốt ve ngón út. Tỉnh dậy, ngón tay út còn cong lên, mơn man cảm giác. Cái Choắt đã đổi tên thành Phương Thảo từ lúc ấy. Cọng cỏ ngát hương mướt xanh muời bảy tuổi. Phương Thảo tóc rất dài, chân dài, đuôi mắt cũng dài, lá cỏ sắc cắt hồn.
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phạm Hải Anh
    Tìm Trăng Đáy Nước ( II )
    Đạo đức cần mà tiền cũng rất cần. Mẹ đành để Phương Thảo đi bán quán. Nhưng lại dặn làm gì đến mười giờ tối cũng phải về nhà, giữ tiếng cho bố mẹ. Bố mẹ đã sống một đời giữ tiếng cho ông bà. Ông bà giữ tiếng cho cụ kỵ. Tiếng là gì mà đời nào cũng phải đa mang? Mẹ bảo đừng hỗn. Chủ nhà này trước kia là bác sĩ, kĩ sư cả đấy, ăn ở thế nào mà cứ đi vắng là hàng xóm vứt *** vào nhà. Từ ngày bố mẹ về đây, cả xóm già trẻ ai cũng niềm nở. Cô hàng xóm ném *** giấu tay vẫn bị bà hàng xóm bên kia lột quần lót trên dây phơi ném vào vũng nước đái cụ Nhổn. Bà hàng xóm ấy thì chốc chốc lại réo mả ****** tiên nhân con đĩ nào đang yên đang lành động cỡn úp ngược cái bếp dầu của bà để chảy hết cả dầu sao nó không về úp cái đầu lâu bố nó...Quần lót mẹ phơi trên dây không ai động đến, bếp dầu nằm ngay ngắn, nhà không bị vứt ***. Ăn nhau cũng nhờ cái tiếng. Bố mẹ sống như hai bậc hiền giả giữa chốn bụi trần. Bụi trần cả theo nghĩa đen vì căn nhà cấp bốn trống trải bốn bề lúc nào cũng ngập bụi từ bốn phương tám hướng đổ về. Bụi nhà máy điện, bụi mùn cưa, bụi cuốn theo vệt bánh xe ngoài phố... Mẹ dũng cảm chống trả bằng phất trần, chổi, giẻ lau... nhưng vô ích. Bụi dầy lên bám mờ ảnh thờ, mẹ đành mua tấm lụa đỏ che mặt các cụ, chỉ ngày giỗ tết mới mở ra. Bàn thờ nhấp nhô những vuông lụa đỏ, quá khứ trở nên vô hình vô ảnh nhưng bù lại được bọc gói sạch sẽ. Tổ tiên trông xuống con cháu qua lớp lụa ấy sẽ thấy đời giống y lời bài hát: "hồng như màu của bình minh, đỏ như màu máu của mình tim ơi ". Mẹ gom gạch, xây trước cửa nhà bồn cây. Sau vài tuần chăm chỉ tưới tắm, hoa lá lên chẳng ra hình thù gì, nhưng những cái tên thảo mộc nghe thật sướng tai: khóm trúc Phật bà, cây phun châu nhả ngọc, bụi hồng tỉ muội, cây trinh nữ hoàng cung, lan cẩm cù, hoa trạng nguyên, lá hoàn ngọc... Thằng Bi nhà bên mỗi sáng mắt nhắm mắt mở lại ra bắc cái vòi xinh xinh đái vào khóm trúc Phật bà của mẹ. Lá trúc úa vàng, hoa phun châu nhả ngọc thâm thâm màu đất, hồng tỉ muội còi cọc không hoa, chỉ có khóm trạng nguyên mỗi độ Noel là đơm bông đỏ chói chang. Năm nào mẹ cũng phấn khởi bảo đấy là điềm lành.
    Điềm lành hay không chả biết nhưng từ độ Phương Thảo đi bán quán thì cuộc sống ở nhà cũng dễ chịu lên. Thay vì rượu sắn uống nhức đầu, bố chuyển sang mua rượu gạo. Rượu gạo thực ra vẫn hại, bố uống bia hơi, bia Tàu, rồi bia lon, mỗi lần uống lại khề khà bảo bây giờ sướng thật, những thứ này ngày xưa có tiền cũng phải quen mới được mua phân phối, các cô mậu dịch mặt vác lên tận trời xanh. Mẹ lại có niềm vui khác. Thỉnh thoảng, Phương Thảo mang từ chỗ làm về đầu tôm hùm, chân gà, chân cua ghẹ, đầu cá. Mẹ hỉ hả gỡ gạch ở đầu tôm, tuốt thịt cua, chặt chân gà..., vừa làm vừa mắng tụi Tây phí phạm, không biết ăn miếng ngon. Nó ngu thế mới tới phần mình. Mình khôn nên chẳng tốn xu nào mà chế biến ra bao nhiêu món đặc sản. Đầu cá nấu canh riêu, gạch tôm thịt cua làm nem, chân gà hầm tam thất con gái ăn đỏ da thắm thịt. Nhà ăn không hết, mẹ cho hàng xóm lấy thảo. Uy tín của bố mẹ trong xóm càng cao, bụi cây trước nhà mặc sức lên tươi tốt không ai bẻ. Ăn đặc sản, uống bia lon, ngắm hoa trạng nguyên miễn phí. Cuộc đời vẫn đẹp sao!
    Có hai điều làm mẹ chưa được mãn nguyện. Thứ nhất là mùi. Bụi cây cảnh tên rất đẹp của mẹ không lọc được các mùi hỗn tạp ùa vào từ mảnh sân chung. Mùi nước tiểu của bà già, trẻ con, chó. Mùi khói bếp than. Mùi dầu hỏa. Mùi vỏ cam, vỏ chuối, cuống rau thối mục từ tầng trên quẳng xuống mái nhà tầng dưới. Mùi thùng nước gạo lên men. Nhưng rùng rợn nhất là những ngày đổi thùng. Công nhân vệ sinh đeo khẩu trang, đi ủng, xách xô, xẻng vào nhà vệ sinh nậy nắp hố xí. Phân tươi tràn ra lênh láng. Các chị công nhân lấy xô múc, gánh từng thùng ra vào kĩu kịt, phân rải như hoa sao dọc đường vào ngõ. Nhà nào nhà nấy buông rèm, đóng cửa kín mít, thắp hương, có người nhạy cảm hơn thì lấy khăn mặt dấp nước quấn quanh mũi như kinh nghiệm phòng chống hơi ngạt thời chống Mỹ. Chẳng ăn thua gì. Cái mùi nhọn sắc như lưỡi khoan bén, xuyên qua mũi, xoáy sâu vào tận cùng não bộ, một ngày không quên, một đời không quên. Chỉ có cụ Nhổn là thản nhiên. Cụ bảo thế ăn thua gì. Cũng là của con người cả, làm gì mà rầm rĩ nhặng xị lên. Như ở Cổ Nhuế người ta còn thờ cả ***. Buổi sáng, chợ phân họp đông đúc. Người bán kẻ mua xắn tay áo lên tận nách, khuấy vào thùng phân, nặn bóp ngửi xem chất lượng, chê phân này chua, phân kia nhão. Phân cũng giả đấy. Có đứa trộn đất sét, có đứa nghiền khoai lang vứt vào, mua bán không cẩn thận là lỗ vốn. Lại chia phân hạng một, hạng hai. Hạng nhất là phân khu Giao tế, Tôn Đản, bốn quận nội thành nói chung chất lượng tốt. Ngoại thành nhà quê ăn rau dưa nhiều, phân loãng xanh chẳng quý. Quý nhất là phân ngoại. Chẳng phải hàng imported gì nhưng là nguồn tuồn từ sứ quán Tây ra. Phân ấy đắt gấp đôi thường, nghe bảo bón cây nào cũng lên to vật vã như đổi giống... Xóm mình đây còn đỡ, chứ nhìn sang khu tập thể đối diện mà xem. Hơn hai trăm con người, tám nhà vệ sinh. Buổi sáng hàng người xếp hàng trước nhà xí như con rồng tám đầu, đầu vào nhăn nhó, đầu ra thảnh thơi. Từ ông giáo sư đến chị quét rác vào đây nhất loạt là bình đẳng. Cánh cửa nhà vệ sinh chẳng hiểu sao lại chỉ cao đến ngang ngực. Người ngoài cứ việc nhìn vào mặt người trong là biết nông nỗi đoạn trường. Sau có đứa sáng kiến đem mẹt đến đấy bán, vừa để che mặt, vừa phẩy phẩy chống hơi nóng, mùi hôi, nhất cử tam tứ tiện. Cái thằng bán mẹt ấy kiếm bạc nghìn ngon ơ. Từ đấy, mỗi người đi vệ sinh lại trang bị thêm cái mẹt tre, như tấm mộc của hiệp sĩ thời trung cổ. Tưởng tượng hai trăm cái mẹt cùng vẫy lên một lúc là con rồng trước cửa nhà vệ sinh xòe vây, giương vẩy bay vút lên chín tầng trời. Sau này đi đây đi đó nhiều, Phương Thảo đôi lúc thấy bọn Tây đơn điệu quá đâm nhàm. Hố xí nhất loạt giật nước, giấy vệ sinh biến báo thế nào cũng na ná như nhau. Chúng nó còn lâu mới sáng tạo được như mình. Con bé hàng xóm tâm sự đi vệ sinh em thích nhất là giấy báo. Vừa đọc giải trí quên thối, khi dùng vò ra lại mềm, lại dai, lại thấm nước. Nhưng mà báo thì chả phải lúc nào cũng có. Nhìn vào mớ giấy thải trong nhà vệ sinh mới thấy hết độ phong phú. Giấy kẻ ô li xé từ vở học trò. Giấy báo Nhân Dân, An Ninh, Văn Nghệ, Pháp Luật, Lao Động. Giấy sách khoa học, văn chương, từ điển... Miếng được vuốt sắc cạnh rồi mới xé. Miếng xé vội lam nham. Có những miếng giống nhau đều tăm tắp. Lại có miếng to miếng nhỏ luộm thuộm. Bao nhiêu mẩu giấy là bấy nhiêu học vấn, thói quen, tính cách. Tháng một lần, mẹ bịt khẩu trang, lấy chổi cán dài gom mớ giấy lưu cữu thành đống rồi hỏa thiêu, khói bay ngút trời
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phạm Hải Anh
    Tìm Trăng Đáy Nước ( III )
    Ở đây không gian thơm ngát. Nhà vệ sinh nức hương biển Thái Bình Dương, xà phòng trầm hương, nước tắm hoa cam, nước gội đầu tổng hợp mùi hoa mùa xuân. Phòng khách thoảng hương rừng nhiệt đới, nước cọ sàn mùi táo, nước rửa bát hương chanh Địa Trung Hải, nước rửa tay mùi hoa hồng... Đôi khi cuộn mình trong chăn nệm thơm tho, Phương Thảo nhớ cái mùi xóm nhỏ. Chẳng biết nên vui hay buồn. Cửa sổ buồng ngủ bây giờ trông ra cây dẻ lớn. Tháng năm, hoa bừng lên như lửa trắng trên cây. Mỗi lần gió nổi, cả núi hoa lung lay, xao động. Hoa dẻ hữu sắc vô hương, không giống như hoa sữa ở nhà. Cây sữa mọc ở đầu mảnh sân chung, khi heo may về nhú lên những chùm hoa xanh nhạt, bông nhỏ như đinh hương. Duy nhất chỉ vào dịp ấy, hương hoa sữa lấn át tất cả các mùi hỗn tạp trong xóm. Căn phòng của bố mẹ bồng bềnh trôi trong biển hương sữa. Những lớp sóng hương ngạt ngào mê man xô đẩy Phương Thảo hai mươi tuổi vào miền cổ tích. Ở đó chàng hoàng tử giương cánh buồm đỏ thắm chờ nàng Lọ Lem từ lâu lắm. Mẹ không biết con gái đã nhận lời đính ước với hoàng tử, có hương hoa sữa làm chứng. Mẹ bắt đầu lo vì Phương Thảo không bao giờ về muộn, lúc nào cũng đúng mười giờ tối. Đi một mình, về một mình, như bài học đạo đức của mẹ. Đi qua cầu thang nơi ông hàng xóm đặt cái tivi để nuôi gà. Tivi panasonic hỏng, moi hết ruột vứt đi, vỏ ngoài chắn lưới mắt cáo, thành cái chuồng gà hiện đại. Trên nóc tivi là chuồng vẹt Hồng Kông. Vẹt ỉa xuống đầu gà. Cám gà vãi tung ra đất. Con chó tha thẩn ngửi hít rồi bỏ ra thùng nước gạo sục mõm tìm xương. Phương Thảo đi qua mảnh sân chung nước đái cụ Nhổn trộn nước đái thằng Bi. Qua dây phơi trĩu trịt quần lót áo lót. Qua góc bếp sực mùi than tổ ong, mùi dầu hỏa. Qua khóm trúc Phật bà, hồng tỉ muội, trinh nữ hoàng cung của mẹ... Đi qua tất cả mà chẳng chạm vào vì Phương Thảo đang bận tâm sự với hoàng tử. Chàng nàng liên hệ với nhau hai ba tiếng rưỡi trên hai bốn, trừ nửa tiếng Phương Thảo xếp hàng đi vệ sinh. Lúc đó hoàng tử chẳng nên đến gần. Lúc đó mới thật là toàn tâm toàn ý như Thiền. Thời gian còn lại, Phương Thảo nói, hoàng tử lắng nghe và chàng hiểu hết. Bao nhiêu năm, hoàng tử ở bên Phương Thảo như cuộn giấy thấm tuyệt hảo, hút mãi những nỗi niềm không cạn. Bây giờ khi nhớ lại, Phương Thảo nghĩ có thể đó là hội chứng hoa sữa, giống người say nấm độc tự huyễn hoặc mình bởi những ảo ảnh. Một sáng bừng tỉnh sau cơn mê hoa sữa, Phương Thảo chợt thấy mình đang là vợ goá của hoàng tử. Tài sản thừa kế là một núi tâm sự không biết trút vào đâu, còn lại thì trống rỗng. Ngoài vườn, hoa dẻ đã tàn gần hết. Những cánh dẻ như ngàn vạn con **** trắng phiêu tán theo gió. Bay mãi rồi cũng rơi về đất.
    Thế thì sao không thử bắt đầu từ đất? Nhờ anh hàng xóm lực lưỡng cuốc giúp mảnh vườn, trồng mấy cây hoa dê dễ sống. Anh hàng xóm lần nào Phương Thảo mở cửa ra cũng gặp, nhiệt tình hơn cả ông giáo sư cùng phố ngày xưa cho mượn sách. Hay ừ quách cậu đồng nghiệp đầu vuốt gôm như lông nhím, chân tay không vạm vỡ bằng nhưng có thể cùng đi dạo biển, buổi tối đàn ghita phừng phừng mắt đắm đuối môi ướt? Hay thả mình bình yên như cọng cỏ mềm nép vào ***g ngực chắn gió của người bạn thân rất thân? Hay gặp lại cố nhân chín năm trước đã theo Phương Thảo về tận gốc cây sữa đầu nhà, người chẳng ngại bay chín nghìn cây số tìm lại cọng cỏ ngày xưa?...Hay là gửi cả tá bình xịt khử mùi, nước hoa, nước tắm thơm về cho mẹ. Dùng hàng ngoại đánh át mùi nước đái cụ Nhổn, thằng Bi, xua đuổi hương hoa sữa. Khi đó Phương Thảo có thể về hát karaoke vô tư với thằng Cà Chô. Cà Chô không phát âm được chữ cà chua nhưng lại thích hát. Chiều chiều, bố mẹ nó hãnh diện bật giàn karaoke cực xịn để thằng con ba tuổi gào vào máy: "Chái tim tù lù, anh êu em đến tàn lu". Cà Chô không đọc được lời bài hát ở dưới: "Trái tim ngục tù, anh yêu em đến ngàn thu". Chẳng sao, tim tù lù chắc dễ chịu hơn. Có điều Phương Thảo lại biết đọc, và hiểu rằng chịu ngục tù như thế là sến lắm lắm, nhưng thoát ra bằng cách nào đây? Thư mẹ viết thiết tha, con ơi về đây sướng khổ có nhau. Bây giờ ở nhà khác lắm. Mẹ đã lắp xí bệt giật nước kiểu Tây, trước cửa trồng thêm giàn thiên lý. Hương nó thơm ngọt ngào chứ không gắt như hoa sữa. Về đi mẹ nấu canh thiên lý giò sống cho mà ăn.
    Thì về. Cái xóm nhỏ xem ra cũng nhiều thay đổi. Cụ Vòng đã quy tiên, bia mộ đề tên Nguyễn Thị Kiều Nga. Cụ Nhổn nhờ nước tiểu trị liệu nên còn minh mẫn, chỉ tội yếu. Phương Thảo biếu cụ tiền ăn trầu, cụ bảo thôi thôi nhưng bàn tay khô khỏng móng như vuốt chim giữ chặt tiền không rời. Thằng hàng xóm ngày xưa giờ một vợ hai con, mặc com lê, lái taxi, chỉ học phất phơ có một tuần đã lấy bằng tay lái lụa, đi taxi của nó lúc nào cũng có thể là đi suốt lên thiên đường. Phương Thảo đi giầy đinh, mặc áo hở rốn, tay xách camera tìm về những con đường ngày xưa. Con đường xao xác hoa kim phượng, cánh vàng rải lăn tăn trên gạch đỏ màu son. Con đường rợp bóng sấu già, sau cơn mưa, lá sấu giập thơm mát như úp mặt vào trái dưa hấu mới bổ. Con đường ngày xưa phượng nở cháy trời, bây giờ không phải mùa hoa, chỉ có những trái già nâu sẫm đung đưa trong gió... Các chị bán hàng lưu niệm cho Tây "hênô" Phương Thảo, tụi trẻ tổ bán báo Xa Mẹ mấy lần mời mua postcard cảnh hồ Gươm lung linh cầu Thê Húc. Phương Thảo nghĩ mình phải đi may gấp áo bà ba lụa tơ tằm cho thiên hạ đỡ mất công xổ tiếng Tây. Cô thợ may vừa đo vòng ngực, vừa hỏi: "Chắc chị không phải người ở đây, hay là đi xa lâu lắm mới về?"
    Lỗi tại hoa sữa. Mà cũng tại ông khách đã buột miệng "...sao đẹp thế!". Nếu chẳng bao giờ nghe ông nói, có lẽ Phương Thảo cứ là cái Choắt. Sẽ vô nhiễm với hoa sữa. Sẽ đóng đô trong xóm nhỏ, yên tâm phấn khởi cùng đám các bà nội trợ chuyển từ bếp than sang bếp dầu, bếp điện và thỏa mãn khi mua được bếp ga. Sẽ tự tin giống con bé bán trứng vịt lộn nhà đối diện. Nó hân hoan khoe với Phương Thảo chiếc váy Siđa mới mua, ngắn đến ngang đùi. Mặc váy này vào, ngồi sau xe honda của chồng, con bé bán trứng sẽ cởi lốt thành mệnh phụ, à quên, thành đầm, đầm bây giờ mới môđen chứ mệnh phụ lỗi thời rồi. Chồng nó đạp xích lô lọng vàng, đậu ở cửa khách sạn ba sao kia kìa, nó sợ chồng nhìn đầm quen mắt về chê vợ nhà quê nên sắm váy mini bảo vệ hạnh phúc gia đình. Mới tâm sự hôm trước, hôm sau, Phương Thảo đi ăn sáng, ngạc nhiên thấy hàng trứng vịt lộn đóng im ỉm. Con bé bán trứng đội nón sùm sụp đi ngang cửa, vẫy tay chào: "Thằng khốn lạn ló bảo em mặc váy ngắn như con phò. Ló đánh em tím cả mặt. Em dọn về nhà mẹ đây. Bái bai chị." Tiếc cho thằng chồng không thức thời!
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này