1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    LÊ MINH HÀ là nhà văn miền Bắc khá nổi tiếng. Giữa những năm 90 , LMH sang sống ( tỵ nạn ) tại châu Âu (Pháp?). Chủ yếu LMH sáng tác truyện ngắn và đã để lại một dấu ấn nhất định trong lòng bạn đọc. Truyện của bà đựơc khá nhiều Việt kiều quan tâm tìm đọc . Xin giới thiệu với bà con truyện ngắnOpa , Con Chó Và Tôi của bà.
    Lê Minh Hà
    Opa , Con Chó Và Tôi ( II )
    Ông lão hay kể cho tôi nghe về thành phố nơi ông đã lớn lên,đ ã tìm về sau chiến tranh vàđã sống cho tới ngày cuộc sống đơn độc trong căn nhà rộng thênh thang trở thành nguy hiểm cho tuổi già của ông. Tôi đã từng qua thành phố đó đôi lần. Những con đường rộng xe cộ chạy vèo vèo. Những khối nhà bê tông trồi trụt xám màu mưa gió. Thiếu bản sắc và không thân thiện. Một thành phố điển hình cho những thành phố bị hủy diệt bởi đạn bom và được xây lại vội vàng sau chiến tranh thế giới lần hai ở nước Ðức này. Nhưng với ông lão,đó là nơi đẹp nhất. Nghe chuyện Opa kể, tôi có cảm giác không phải ông nói về thành phố đang hiện hữu, đang sống hối hả theo nhịp tháng ngày chảy vùn vụt. Thành phố sống trong ông là thành phố đã chết. Với những hồ, những rừng. Với những góc phố hẹp và những bà láng giềng hồ hởi biết vanh vách chuyện nhà nhau. Với những mái nhà đỏ và đen đọng tuyết và khói lững lờ tỏa vào không trung nặng nước. Với ngôi nhà của chính ông - Ðống gạch vữa mà ông phải hì hục dọn sau ngày từ mặt trận trở về. Thành phố ấy tôi không biết. Ông lão hay khóc. Tôi không rõ Opa khóc vì những hồi ức xa xôi hay đơn giản chỉ vì sự dễ chạnh lòng của tuổi già. Nhiều buổi sáng, khi tay chổi tay giẻ bước vào phòng, tôi thấy Opa ngồi trên xe lăn, cái chăn len phủ trên đôi chân già nua đã teo hết cơ, bàn tay khô khỏng đầy những vết nâu nâu do xuất huyết dưới da buông hững hờ. Như Opa đang trong giấc ngủ thiu thiu. Nghe tiếng chân tôi, bờm tóc dày bạc phơ hất lên lộ ánh mắt đục lờ. Từ đó, một giọt, hai giọt nước chiết ra, chậm chạp lăn xuống, đọng lại trên gương mặt nhăn nheo. Có cảm giác những giọt nước mắt của Opa đặc quánh. "Bạn tôi chết rồi cháu ạ. Cả khẩu đội tôi bị bom vùi. Chỉ có tôi và nó còn sống. Nó mất cả hai chân. Cắt tới đây này." Ông lão run run lật tấm chăn, chặn bàn tay lên ngang đôi đùi tong teo. "Nó sống ở nhà an dưỡng từ đó. Nó hai hai tuổi. Năm mươi năm rồi. Tôi đọc trên báo hôm nay..." Và ông lão lại cúi đầu. Giọt nước đặc quánh rớt xuống, thấm vào lớp chăn len dày. Năm mươi năm. Hơn khoảng thời gian cách biệt giữa tuổi tôi và tuổi ông lão. Con cháu Opa vừa hãnh diện tổ chức mừng sinh nhật lần thứ chín mươi của Opa. Năm mươi năm. Ðấy cũng là khoảng thời gian cuộc chiến tranh khủng khiếp Opa phải tham gia chấm dứt. Năm mươi năm. Năm mươi lần nhà tôi làm giỗ ông nội tôị Ông nằm xuống trong một góc rừng Việt Bắc, giữa một mùa chiến dịch, mất mộ. Mấy mươi năm chiến tranh sau này, bà tôi vẫn mong mỏi có một ngàyđi tìm mộ ông tôị Nước Việt của tôi đã thay đổi. Nước Ðức của Opa đã thay đổị Thành phố quê hương Opa đã thay đổi. Nhưng tôi có cảm giác ông lão cũng như bà nội tôi không bao giờ ra khỏi cuộc chiến tranh đã quạ Thời gian với ông dường như đã ngừng lại từ lâu lắm rồi.
    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    LÊ MINH HÀ là nhà văn miền Bắc khá nổi tiếng. Giữa những năm 90 , LMH sang sống ( tỵ nạn ) tại châu Âu (Pháp?). Chủ yếu LMH sáng tác truyện ngắn và đã để lại một dấu ấn nhất định trong lòng bạn đọc. Truyện của bà đựơc khá nhiều Việt kiều quan tâm tìm đọc . Xin giới thiệu với bà con truyện ngắn Opa , Con Chó Và Tôi của bà.
    Lê Minh Hà
    Opa , Con Chó Và Tôi ( III )
    Nhưng với Pelle thì không phải vậy. Từ khi ông lão chịu rời bỏ ngôi nhà tự tay ông xây lại trên đống hoang tàn sau chiến tranh đến ở với con trai, Pelle đột nhiên đổi khác. Nó già đi từng ngày, như sợ lỗi nhịp với thời gian. Lông nó bạc thêm rất nhanh, rụng khắp nơi. Pelle thôi sủa khoe giọng như độ trước. Nó hay lừ đừ đi ngang chỗ tôi quét tước, chậm chạp dừng trước cửa phòng Opa rồi sẽ sàng đẩy cánh cửa, sẽ sàng đến bên chiếc xe lăn, nằm mọp dưới chân ông lão, tư lự. Tôi không sao cắt nghĩa được sự thiết tha Pelle bày tỏ với Opa, thiết tha hơn với tất cả mọi người trong nhà, dù rằng ông lão mới chỉ về đây ít ngày. Mùa hè năm trước ông bà chủ Pelle cho Pelle cùng đi nghỉ ở Hà Lan. Khi về, ông chủ Pelle nói đùa rằng Pelle đã gặp lại bạn gái ở quê hương. Lúc đó tôi cùng cười với ông bà về mối tình giả tưởng của con chó. Nhưng bây giờ, khi chứng kiến Pelle già đi từng ngày, từng ngày luẩn quẩn bên Opa, từng ngày đắm chìm trong một niềm tư lự khó hiểu, bỗng nhiên tôi ngỡ ngàng. "Biết đâu! Biết đâu đấy! Sau ánh mắt rầu rĩ của con chó chẳng có một nỗi u hoài vì lưu lạc, vì bất lực trước tuổi già, vì viễn ảnh bỏ xương xứ người..." Rất nhiều khi nhìn cảnh ông lão run run đặt tay lên đầu con chó già, tôi chợt thấy tim mình đập hẫng nhịp. Nếu tôi may mắn ở lại được xứ này, những ngày tháng này của Pelle sẽ là những ngày tháng của tôi. Nhưng tôi biết tôi sẽ cô đơn hơn rất nhiều.
    Tôi đã lần mò đi tìm việc khắp nơi. Cả ở mấy Seniorenheim(**) quanh vùng. Cái cảnh mấy ông bà già khụ đẩy xe lăn ra phòng tiếp đón, ngồi đó hoặc ngủ gật hoặc đờ đẫn nhìn người qua lại, hàm trễ xuống và từ đó những tiếng thở phều phào hắt ra làm tôi sợ chết khiếp. Opa không phải sống qua những ngày tháng cuối đời trong cảnh đó. Lối sống của gia đình Opa có nhiều điểm gần gụi với lối sống của người mình. Cũng những ân cần, cũng những buồn vui vì nhau. Nhưng dù sao nhịp sống xứ này cũng không cho phép người ta từng phút một quanh quẩn chăm chút cho nhau. Opa có nhiều giờ phút cô đơn. Thế nên ông lão rất mừng có người hóng chuyện. Tôi là một người nghe lý tưởng. Vì tiếng Ðức dằn bụng chẳng có bao nhiêu nên tôi chỉ im lặng nghe, còn ông lão cứ lầm thầm nói... Có cái gì chung giữa một người đàn bà trẻ như tôi và một ông lão sống gần trọn thế kỷ này? Tôi không biết. Nhưng đúng là những lời kể lầm thầm của ông lão đã làm tôi xúcđộng. Có nỗi sợ nghẹt cứng ngực trước màu tuyết trắng mênh mông ở xứ Bạch Nga ngày ông lão bị điều sang mặt trận phía đông. Có niềm biết ơn âm thầm một người đàn bà Nga cao lớn, gầy guộc, nóng nảy và sầu muộn - người đã bẻ cho ông lão mẩu bánh mì đen, rót cho ông cốc nước chè đen vào cái ngày ông lão bị bắt làm tù binh. Có niềm vui điên dại khi lần mò về tới thành phố quê hương dù trước mắt chỉ là mảnh đất mà trên đó từng có một ngôi nhà... "Cháu biết không, khi chiến tranh chấm dứt, tôi từ Nga lần về tới Nürnberg thìđã là cuối xuân. Lạnh lắm. Cũng có thể là vì tôi đói. Tôi cứ đi. Trên người chỉ có độc một bộ quần áo nông dân, gốc gác lính tráng chỉ còn là một đôi giày. Rồi đôi giày cũng mất dù rằng ban đêm ngủ tôi đã cẩn thận cởi ra quàng quanh cổ. Chắc có người còn lạnh hơn tôi. Ơn Chúa! Vợ con tôi vẫn còn sống..." Trong những lúc ông lão lầm thầm như thế và tôi loay hoay cùng xô chổi giẻ, Pelle thường nằm dưới chân ông. Nó không gừ gừ như trước, chỉ thỉnh thoảng thở dài, túm lông trán trước vẫn thường ve vẩy một cách hãnh diện theo mỗi bước đi hùng dũng nay rũ xuống như mảnh vải người ta hay che trước mắt một con ngựa già. Căn phòng lúc nào cũng nồng mùi nước giải người già và cả mùi lông già nua của Pelle với tôi càng ngày càng thêm gần gũi. Mà tôi thì có gì chung với ông lãỏ Tôi đã háo hức trước màu tuyết trắng lần đầu tiên thấy khi trôi dạt tới đất nước này. Cái tôi sợ nhiều năm, và bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn thấy trong những giấc mơ dữ là màu trời xanh nhức nhối, xanh đến hoang mang những ngày nắng to. Những ngạyđẹp trời như thế trong tuổi nhỏ của tôi thường cũng là những ngày máy bay Mỹ gia tăng oanh tạc. Tôi hay tha thủi ngoài bờ sông hồi đi sơ tán, ngóng lên cầu, nơi những chiếc xe đạp chất nặng đồ lề từ hướng thành phố hay bon qua mỗi chiều. Nhiều đứa trẻ nhà quê đã ghẹo tôi là con Hà Nội lẩn thẩn. Chúng nó không biết, không ai biết nỗi lo thắt lòng tôi khi đó, khi tôi nhớ bố mẹ, nhớ thành phố, nhớ hàng quà vặt của bà còng trước cửa trường. Chè lam của bà mới thơm làm sao! Nỗi lo ấy lớn hơn tuổi lên mười của tôi. Rất nhiều năm sau này tôi sẽ hiểu ra rằng đó là nỗi buồn, nỗi sợ, trước những điều ở tuổi nào con người cũng không thể hiểu nổi. Ông lão cũng giữ trong lòng nhiều nỗi buồn nỗi sợ. Có lần ông khoe với tôi ông mang mệnh sư tử. "Mệnh đó thọ lắm. Bao nhiêu lần xung quanh tôi mọi người chết hết, mỗi mình tôi sống. Tôi ra khỏi cuộc chiến tranh đó mà trên mình không một vết thương. Cháu có tin không? Không một mảnh đạn nào chạm tôi suốt trong chiến tranh. Khi bị bắt làm tù binh, tôi sợ lắm. Nhưng không một cánh tay nào vung lên. Tôi nhớ... Những con mắt đói... Ðàn bà... Con trẻ... Không hằn thù. Chỉ rất buồn. Không có họ chắc tôi chết trên đường về..." Nụ cười móm mém trên môi ông lão thoáng chốc chuyển thành cái mếu tội như cái mếu của con trẻ: "...Nhưng có lẽ chính họ đã chết rồi... Như em tôi. Em gái tôi di cư sang Mỹ trước chiến tranh. Mãi sau này chúng tôi mới tìm lại được nhau. Mỗi tuần..." - ông lão hãnh diện - "mỗi tuần anh em tôi viết cho nhau một lá thư. Suốt năm mươi năm. Nhưng em tôi chết rồi, chết lưu lạc..." Và Opa khóc. Dường như có một cảm biến nào đó từ ông lão, Pelle dịch sát chiếc xe lăn hơn, nặng nề nhấc cái đầu bù xù dụi vào chân ông lão, thở dài
    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    LÊ MINH HÀ là nhà văn miền Bắc khá nổi tiếng. Giữa những năm 90 , LMH sang sống ( tỵ nạn ) tại châu Âu (Pháp?). Chủ yếu LMH sáng tác truyện ngắn và đã để lại một dấu ấn nhất định trong lòng bạn đọc. Truyện của bà đựơc khá nhiều Việt kiều quan tâm tìm đọc . Xin giới thiệu với bà con truyện ngắn Opa , Con Chó Và Tôi của bà.truyện ngắn
    Lê Minh Hà
    Opa , Con Chó Và Tôi ( IV )
    Khi Opa vào viện, Pelle càng thêm âm thầm. Và yếu đi rất nhanh. Mắt nó lòa hẳn. Nó chỉ còn định hướng được bằng mũi. Những buổi sáng đến làm ở nhà ông bà chủ Pelle, tôi thường thấy con chó nằm dưới chân cầu thang. Nhận ra tôi, Pelle run run đứng dậy, choãi bốn cẳng chân lấy thế đi theo tôi đến trước cửa phòng ông lão và lại nằm ẹp đó. Cái cảnh một con chó già ngóng một cụ già, cái mối giao cảm tuổi tác kỳ lạ đó làm tôi ái ngạị Opa vẫn chưa về. Opa không về.Ông lão "đi" ngay đêm trước ngày ra viện. Cuộc đời dài gần một thế kỷ đó chấm dứt lặng lẽ. Cái chết với Opa từ lâu giống như một người bạn có thể đến vào bất kỳ lúc nào. Và cả nhà ông lão biết vậy. Một năm trước khi Opa tròn chín mươi tuổi, con cháu Opa đã đưa ông đi một chuyến dài, về lại thành phố nơi ông ra đời, thăm lại ngôi nhà thờ nhỏ năm tháng xa xôi nào ông lão được cha mẹ dắt đi lễ mỗi chủ nhật hàng tuần. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, thành phố Ðức chôn nhau cắt rốn của Opa đã trở thành một thành phố Pháp và ông lão dường như vẫn còn hoang mang khi kể tôi nghe về sự kiện này. Không có gì có thể gọi là đột ngột khi người quá cố ở vào tuổi ấy. Nhưng khi Opa "đi" tôi vẫn bàng hoàng. Tôi nghĩ tới hai cuộc chiến tranh thế giới kinh hoàng đã đi qua đời ông lão. Tôi nghĩ tới nơi chôn nhau cắt rốn không bao giờ có lại của ông, nghĩ tới những miền đất con người xâu xé và yêu thương. Tôi nhớ nơi tôi đã từ đó ra đi. Thành phố của những mùa hoa hạ đỏ, của mùi hoa sấu chua, và bao chiều bạt gió. Thành phố của bồn chồn hương hoa sữa cuối thu và của âm thầm heo may đầu đông. Tôi nhớ tôi, năm tháng nào, giữa thành phố ấy, sau một cuộc chiến tranh dài, dài hết một thiếu thời... Bữa cơm vài sợi rau gầy, giọt mỡ đánh lừa mắt đói... Mà sao vẫn nhiều khao khát thế. Những khao khát lạ lùng, bởi quá chừng giản dị, mấy thế hệ cùng cưu mang. Tôi đã từ nơi ấy đến đây, như một trốn chạy tất cả, trốn chạy chính mình. Mà sao nhiều đêm vẫn thầm mong những giấc mơ tìm về. Những hồi ức, những khao khát này tôi sẽ phải giữ đến bao giờ? Ngày về của một nắm tro?
    Chẳng rõ Pelle có biết Opa đã "đi" rồi? Nhưng hình như nó biết nó không còn đủ sức chờ ông lão trở về. Nó dịch sát chân tôi, mệt mỏi nhấc đầu khỏi hai cẳng chân, thở dài. Tôi ngồi xuống bên Pelle, đặt tay lên bộ lông xác xơ của con chó già. Lần đầu tiên tôi có một cử chỉ như thế với một con chó. Pelle dường như cảm kích, nhưng nó không nhúc nhích, chỉ lặng lẽ dụi mõm vào tay tôi... Khi tôi khép lại cánh cửa sau lưng, mặt trời hiện ra từ lúc nào, tỏa những tia sáng huy hoàng. Tuyết đọng ven hè phố đang xốp dần lên, vội vàng tan. Trên thềm, loáng thoáng mấy giọt phân chim trắng nhờ. Những con chim đầu tiên đã trở về trong gió lạnh đầu xuân. Ðấy có phải những con chim cuối cùng ra đi trong mùa đông năm trước?
    8. 1998
    Chú thích:
    * Opa: Ông
    ** Seniorenheim: Nhà dưỡng lão

    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Viết chân thực, ăm ắp cảm xúc, tác giả như kể chuyện mình, giản dị thôi - nhưng nó khiến người ta muốn đọc chậm rãi để còn được ngửi thấy những vạt đất ải, mùi triền đê cỏ ướt và trải lòng tìm về ký ức một vùng quê vẫn còn được ấp ủ trong mình.
    BỮA ĂN TRÊN CỎ ( I )
    NGUYỄN VĂN NINH
    Tôi tên Hoài, mười chín tuổi cao một mét bốn mươi. Với chiều cao ấy, tôi không thể trở thành người mẫu, diễn viên, một chàng bảnh trai! Thất vọng chiều cao, tự hào chiều rộng. Tôi nhận thấy bản thân chỉ thích hợp đi cày, người lùn đi cày không phải cúi. Kỳ thực, tôi tự nghĩ, ai cũng làm thầy giáo, công nhân thì lấy ai cày cuốc, trồng cây lúa lấy gạo ăn. Thế đấy! Chỉ đơn giản là làm được việc. Nghề mình lấy đuôi con trâu làm thước ngắm! Xong. Lăn tăn làm gì cho mệt. Đời người? Hai tay vơ vào miệng cả thôi.
    Diện cùng làng với tôi. Hai đứa tôi hôm nào cũng có mặt ngoài đồng. Tôi đi cày. Hết đi cày lại chăn trâu. Diện quanh năm cắt cỏ bán cho người ta nuôi ngựa, nuôi cá.
    Giữa cánh đồng quê có cây gạo xanh, mọc từ đời nào không biết, thân cây xù xì, lá dày rậm. Nhìn không xúc cảm nhưng mát. Quê cũng chỉ cần mát thôi. Những trưa mùa hạ cày bừa xong, tôi không về nhà, ở lại nghỉ ngơi dưới bóng mát ấy, trông trâu ăn cỏ, trông cày trông bừa. Mẹ mang cơm ra đồng. Cơm nắm muối vừng với dăm quả cà muối. Hôm nào cải thiện thì có tép đồng kho tương. Làng tôi hay ví: "Đẹp như cái tép kho tương, kho đi kho lại nó trương phềnh phềnh". Thế là ác. Nhiều hôm tôi để lại vài con tép. Sau bữa ăn tôi cầm trên tay mân mê.
    Mẹ thương tôi, cứ ngồi nhìn tôi ăn hết bữa, nói bâng quơ vài câu chuyện trong làng. Chuyện nào tôi cũng nghe rồi, biết rồi, nhưng khi kể mẹ cứ pha một chút lo sợ, sầu não, khiến cho nỗi buồn lan cả sang tôi. Xong bữa, bà cuộn những tàu lá chuối, cơm thừa cho vào bị cói mang về ném cho gà nhặt. Dáng mẹ xa dần nhỏ dần khuất dần. Tôi nhìn mẹ, nhìn mãi, khi dáng bà đã khuất lấp sau lũy tre. Làng kề cánh đồng. Đồng kề dòng sông. Trên đầu tôi là vòm lá gạo xanh. Thân cây gai ken dầy như rận bám dái trâu.
    Nhiều hôm Diện không về ở lại ăn chung nắm cơm mẹ tôi mang ra. Bữa ăn trên đồng cỏ, dưới vòm gạo gai, giữa mùi hoai của đất. Những lúc ấy mẹ tôi thường dắt trâu cho ăn những thảm cỏ dưới triền sông xa xa.
    Mẹ không phàn nàn về cuộc sống, về làng xóm, về tôi. Mẹ chỉ thèm một đứa cháu. Còn tôi một năm nữa xã mới cho giấy kết hôn. Diện phải hai năm nữa. Hai năm, một tờ giấy.
    Những lúc ăn cơm cùng Diện, tôi ăn không ngon. Tính tôi vậy. Thợ cày. Ăn tùng tục mới ngon. Nhưng mẹ tôi bảo trước mặt con gái, không nên. Chán thật! Khi được dạy dỗ, người ta sống khổ hơn thì phải. Mẹ bảo: "Con ăn như đứa ba ngày mới thấy miếng. Ăn từ từ thôi. Người ta không chỉ ăn lấy no mà còn phải ăn cho đẹp".
    - Đẹp? - tôi gằn giọng. Mặt bị xị, nặng nề như chiếu ướt.
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    BỮA ĂN TRÊN CỎ ( II )
    "Nhất chặt tre, nhì ve gái" - Bố tôi dạy. Tôi nhìn cánh tay mình, cơ bắp nổi lên, cuồn cuộn như gốc tre rắn chắc. Tôi tự hào, nằm sấp trên cỏ trườn trải. Cỏ nhàu nát. Có hôm tôi bảo Diện thử gang bàn tay vào cánh tay anh xem. Diện gang một gang không hết. Chắc không? Chắc! Rắn! Tôi hỏi: "Đóng cọc được không?". Đóng cọc được đấy! Ai đóng cọc mà chẳng dùng tay. Diện cười, kể rằng: "Có người bảo, anh cày giỏi, em cắt cỏ nhanh, hai đứa lấy nhau được".
    ***
    Mùa thu đến. Lúa thu phơi màu chờ mùa gặt, cỏ mọc ngập bờ. Tôi dắt trâu lượn hai vòng bờ ruộng là no căng. Cho trâu xuống sông tắm cùng. Tôi thích nằm sấp trên lưng trâu, nhiệt từ thân mình nó toả ra. Tôi nhớ đám cỏ nhàu nát. Tôi nhớ một hình ảnh xa xôi không hình dung được. Vậy thôi.
    Diện lên thành phố được hai tháng, đi trông một người già ốm yếu. Diện bảo tết mới về. Nằm trên lưng trâu, tôi tính còn bốn tháng nữa.
    Bốn tháng qua đi, một mùa ngô sau hai mùa lúa. Tất cả đã thu hoạch. Những đường cày thẳng tắp. Đất lật lên phơi trong nắng hanh vàng. Đất này chỉ phơi được mấy ngày thì nước từ các kênh đào thuỷ lợi đổ về đồng ruộng. Nước về, đất xèo xèo như tôi vôi. Tất cả chuyển sang bừa nhuyễn bùn rồi cấy. Mùa cấy, cả làng đổ xô ra cánh đồng cho kịp thời vụ. Những bữa ăn lại được bày ra trên cỏ ngay bờ ruộng.
    Diện về, cả làng xôn xao. Diện ra đồng, cả làng ngước nhìn. Diện đến chỗ tôi, cả làng kinh ngạc. Mặc giời lạnh gió đông, Diện vận chiếc váy ngắn, đi đôi guốc cao nhún nhẩy. Đi được một quãng đồng, Diện cởi guốc xách tay, da trắng, môi hồng, tóc màu hạt dẻ. Cả làng xuýt xoa: Ôi chao cô Diện diện thật! E hèm. Có tiền cú cũng thành tiên. Da chân da tay đẹp như đánh phấn! Làm thuê mà cũng lắm tiền.
    Rồi họ nói ngậm ngùi hơn: Suốt ngày chạt bùn vơ cỏ vạc bờ, gánh phân, nhổ mạ, tay chân răn reo như khúc dồi. Diện ơi Diện. Lại đây! Lại đây cho chị ngắm một tí em ơi. Đời em thế mà thơm. Có đánh đổi gì không em? May mắn. Em là hạt mưa sa vườn đào rồi.
    Chưa vào cấy, buổi trưa cả làng về nghỉ.
    Diện không về.
    Tôi và Diện ngồi dưới gốc cây gạo. Tôi cảm tưởng xa Diện từ lâu lắm rồi, năm nào ấy tôi không nhớ nữa. Tôi hay mơ hồ và xuẩn ngốc, chẳng lâu đâu, mấy tháng cách đây thôi. Vậy mà... Ngày đó hai đứa vùi trong đồng ruộng, mùi cỏ lúa, mùi hôi trâu, mùi bùn. Bây giờ Diện thơm, mùi thơm là lạ, xa hoa. Mùi thị thành. Diện bảo đó là nước hoa En-chen-tơ, dầu gội Hết-en-sâu-đờ, sữa tắm Đô. "Anh biết không, em được chăm sóc từ chân đến đầu từ đầu đến chân chẳng thiếu chỗ nào cả. Thích lắm! Thành phố người ta không coi thường con gái như ở đây đâu". Diện nói xong môi dẩu lên như chó cái. Toàn con người Diện lần đầu tiên khiến tôi ngây ngất. Tay Diện lần lần đùi mình, co chân, gập đầu gối, móng tay để dài vót nhọn tô màu cánh sen. Vê nhè nhẹ trên bắp đùi qua đầu gối qua cẳng chân, cổ chân và những ngón chân. Mười móng chân óng ánh như đồ thờ sơn son thếp vàng. Như rắn mồng năm, Diện bóc một lớp da mong mỏng. "Gì đấy?" - Tôi ngạc nhiên. Diện nhúi vào trán tôi một cái, mắt nhấp nháy, cười: "Quê! Tất chân".
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Viết chân thực, ăm ắp cảm xúc, tác giả như kể chuyện mình, giản dị thôi - nhưng nó khiến người ta muốn đọc chậm rãi để còn được ngửi thấy những vạt đất ải, mùi triền đê cỏ ướt và trải lòng tìm về ký ức một vùng quê vẫn còn được ấp ủ trong mình.
    BỮA ĂN TRÊN CỎ ( III )
    NGUYỄN VĂN NINH
    Diện xoè bàn tay trắng hồng thon thả búp măng. Đâu rồi bàn tay em, bàn tay cắt cỏ? Em úp lưng tay vào nhau múa một vòng chạy ngược qua rốn qua bụng vòng lên qua vú. Vũ nữ. Mắt lim dim. "Anh nhắm mắt lại đi! - Diện khẽ đặt hai bàn tay lên mắt tôi - nhắm mắt lại! Nhắm mắt lại, em cho...". Diện đặt vào tay tôi một vật mềm mềm, tròn tròn, ấm nóng. Tôi hoảng. Tôi tưởng rằng... "Không! - Diện nói: - Bánh đấy. Bánh em mua từ thành phố về. Nguội rồi nhưng em cho vào nồi cơm hấp lại". Diện nói tên bánh rồi bảo tôi nhắc lại. "Anh phải tập đọc cho quen". Tôi đọc trệu trạo đau cả mồm vẫn không thành tiếng. Diện bảo: "Anh nhìn vào miệng em nhé. Lưỡi đặt vào giữa hai hàm răng này, phát âm này: Săng... săng guích. Săng guích! Bánh bao! Tôi đọc theo: "Săng uích, p...ánh p...ao".
    Diện cười chê: "Anh đọc như người Lào".
    - Anh ăn đi, đừng nhìn em!
    Diện như cô văn công kẻ vẽ môi mắt, lông mày tự nhiên. Diện lấy trong sắc ra một chiếc gương con, một chiếc bút chì. Vừa ngắm vừa kẻ, vừa đai giọng chê bai: "Mới từ nhà ra đồng mà dung nhan em giảm hẳn". Tôi tỏ ra không hiểu. Diện bảo: "Eo ơi! Ơ quê thế này thì em chết mất. Không về quê thì nhớ mà về rồi lại muốn đi luôn". Nhìn Diện nói, bờ môi kẹp vào lưỡi như trẻ con học hát, trông vừa ngây thơ vừa xa lạ. Chân Diện gác lên đùi tôi. Da chân mịn màng, gót đỏ, móng chân đỏ. Quê không ai có bàn chân đẹp như Diện. Bàn chân em đung đưa trên đùi tôi, thỉnh thoảng bàn chân lại đập khẽ vào bụng... Giữa đồng không mông quạnh, lúc này tôi không hiểu được chính tôi. Tôi đớn hèn! Chỉ thạo chặt tre thôi. Tự nhiên tôi buồn, một nỗi buồn mênh mang, trước mắt tôi đồng ruộng trơ gốc rạ, lúa đang thì con gái, mùa hoa cải bên sông.
    Diện kể tiếp: "Ơ trên thành phố em đã biết đi xe máy. Ông tập cho em đi. Hôm đầu em ngồi đằng sau, ông chở em đi chợ này, đi siêu thị này, đi bờ hồ này. Ăn kem này. Kem thành phố tròn, ngoài một màu trong một màu, sữa trong kem rơi rớt lên áo, lên bờ môi dấp dính. Rồi ông chở em ra ngoại thành đi câu. Không như ở quê đi câu là kiếm miếng, ở thành phố đi câu là thư dãn. Trời ơi thích lắm. Nơi đó cần có rồi, mồi có rồi, chỉ việc đến ngồi vào lều thôi. Cái lều giống như cái sàn nhà ấy, đi ra lều bằng chiếc cầu gỗ xinh xinh. Hai người một lều. Vui lắm! Gió dưới gió lên, gió trên gió xuống, gió ngang người làm tóc em bay bay, cây cối xung quanh cũng như vui như cười. Đời như thế mới thật là cuộc đời... Đương câu, ông hỏi em có cảm xúc không. Em không biết cảm xúc? Không nói. Ông cười hí hí. Ông bảo chân em hồi mới ở quê lên nứt nẻ, da vàng mốc thếch nhìn ngài ngại. Ông đặt bàn tay vào chân em, xoa nhẹ gan bàn chân. Em không thích ông chê như vậy. Nhưng cử chỉ âu yếm của ông, em không chống cự. Ông cười, xoa vào bàn chân em. Ông ngắm như chủ hiệu ngắm chiếc bánh mì mới ra lò. Ông bảo chân em không thể chê. Bây giờ? Hết chê! Bàn chân này phải được chăm sóc. Ông đặt bàn chân lên ngực, tay nắm lấy cổ chân, xoa bàn chân lên ngực mấy vòng xuôi. Xoa ngược lại mấy vòng. Tiếp tục ông xoa xuống bụng. Xuống... bụng! Em có cảm giác như đang trượt chân trên lụa trơn như tơ nhung. Ông hỏi có cảm xúc không? Thích không? Em đưa nốt bàn chân kia cho ông xoa. Kệ ông! Hôm đó trên đường về ông nói, thỉnh thoảng chúng mình đi câu nhé. Ông ở một mình. Ông cô đơn. Ông thương em! Một mình ông một nhà ba tầng. Chẳng ai lo cho em được như ông cả, trên đời này. Cả nhà cũng như ông, bảo em chỉ cần nấu cho ông ăn ngon miệng là được. Ông không chê các món nấu, ngược lại còn khen ngon. Ông hay khen nhỉ. Thế là em thành công rồi".
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Viết chân thực, ăm ắp cảm xúc, tác giả như kể chuyện mình, giản dị thôi - nhưng nó khiến người ta muốn đọc chậm rãi để còn được ngửi thấy những vạt đất ải, mùi triền đê cỏ ướt và trải lòng tìm về ký ức một vùng quê vẫn còn được ấp ủ trong mình.
    BỮA ĂN TRÊN CỎ ( III )
    NGUYỄN VĂN NINH
    "Nhất chặt tre nhì ve gái". Cha tôi thường nói như vậy
    Diện ngừng kể. Tôi hỏi hôm nào em lên thành phố? "Mùng hai tết. Em phải lên chứ không thì lấy ai nấu cho ông ăn. Vắng em ông ăn nhạt miệng. Em thấy mình có ích cho một người, mình muốn sống hơn. Quê thật bạc. Mọi người chẳng xem em ra gì, gọi em là con Diện cỏ. Ơ thành phố thì con ông bảo em là giẻ rách. Còn ông, ông gọi em là nàng tiên. Em không biết! Tiên với chả Phật? Nhảm! Trong lòng em, ở đâu được tôn trọng là em thích, là em nhớ... Thế thôi!".
    Diện nhìn tôi: "Anh cũng chẳng tôn trọng em đâu. Lúc nào anh cũng một điều bố, hai điều bố. Bố anh! Bố anh dạy: Nhất chặt tre nhì ve gái. Đấy! Chẳng có gì là của anh cả. Anh ăn đi, bánh bao đấy, săng uýnh. Em về thôi".
    - Thế còn?
    Nhún nhẩy. Kiêu hãnh. Diện đi, để lại đôi tất chân, giấy lau miệng, pánh pao săng uých. Đánh mông. Chân trần em lướt đi trên đất trên cỏ, trên đồng quê. Đôi chân dài thon cứ uyển chuyển bắt chéo vào nhau mờ dần, khuất dần sau luỹ tre nhàn nhạt.
    Tôi vân vê đôi tất chân mỏng dính. Và đám thức ăn để lại. Trên cỏ mùa đông
    Lovetolive[/size=18]
  8. Bluedanube

    Bluedanube Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Julian ơi, cám ơn nhiều nhé. Mỗi lần học thi căng thẳng, tớ lại vào đây và load về những câu truyện bạn gửi :)
    Nhân tiện, cho phép tớ đề cử nhé, sao chẳng thấy truyện của Jack London? Những câu truyện về tuyết và băng ở Alaxca, về sóng và biển ở miền Nam? Những câu truyện về đấu tranh giữa cái sống và cái chết?
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Julian rất cám ơn những lời động viên của Đa-nuýp xanh. Quả thực , mình rất xúc động khi biết công sức mình post bài lên đây không uổng phí vì lâu nay chủ đề này có mình mình post bài lên hoài mà chả nhận được góp ý của bà con là mấy nên chẳng biết bà con minh hưởng ứng đến đâu.
    Còn về Jack London , chắc chắn sẽ phải có mặt trong trang này nhưng Julian muốn ưu tiên những tác phẩm hay ( theo cảm nhận riêng của J ) và thêm một tiêu chí nữa là ít được giới thiệu rộng rãi, hoặc đối với người ở trong nước hoặc đối với người ở nước ngoài. Chắc chắn nhiều bạn sẽ thấy có rất nhiều truyện hay và "no" vấn đề nhưng chỉ do một số lý do ( không chính đáng) hiếm khi được giới thiệu rộng rãi. Tuy nhiên , dù nói gì đi nữa dĩ nhiên tiêu chí nghệ thuật vẫn phải đặt lên hàng đầu.
    Nhân đây, mình cũng xin nhắn với bà con , ai có truyện nào thấy hay và đặc sắc thì post lên cho quý đồng bào TTVNOL coi với. Đây hoàn toàn không phải là trang " độc quyền". Mình sẽ rất vui nếu có nhiều đồng chí , đồng bào giúp mình thực hiện bộ TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT này.
    Lovetolive[/size=18]
  10. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Chào người bạn cần mẫn . Cảm thấy rất chăm chỉ đó!
    CHo hỏi Nguyễn văn Ninh vài nét nhé , vì thấy tác giả nào cũng có một vài nét mà tác giả này lại không thấy , truyện khá hay.Cảm ơn!
    phantincodet

Chia sẻ trang này