1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Gửi codet: Cám ơn codet vì lời an ủi của bạn . Về tác giả NVN mình cũng không được rõ lắm . Đây là tác giả trẻ và còn khá mới. Truyện BỮA ĂN TRÊN CỎ Julian đọc được trên tờ Lao động cuối tuần và thấy rất thích vì cách viết nhẹ nhàng hóm hỉnh và trẻ trung của tác giả nên mình post vào đây. Mình cũng nói rồi đấy TUYỂN TẬP này hoàn toàn mang tính chủ quan mình hoàn toàn không phụ thuộc vào cách đánh giá truyền thống và bài bản phân loại theo tác giả hay những tiêu chí khác mà nhiều khi đã làm bỏ qua rất nhiều tác phẩm hay.
    Trần Kim Trắc là nhà văn có tên tuổi của văn học miền Nam . Julian xin giới thiệu truyện ngắn CON CỦA CHỒNG của ông cùng bài giới thiệu tác giả của Trần Nhật Thu.
    Ông sinh năm 1929, tại xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Năm 17 tuổi, ông tham gia Cách mạng trong đội trừ gian. Bị giặc bắt. Ra tù, vào bộ đội làm lính tiểu đoàn 307 nổi tiếng. Chín năm kháng chiến chống Pháp, ông có truyện ngắn Cái lu sau này được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1954.
    Tập kết ra Bắc, ông về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội. Rồi một cú sốc bất ngờ, buộc ông trở lại đời thường dân. Ông vui vẻ chấp nhận bằng một câu rất hóm hỉnh: "Vậy là Cái lu, tuy không bị vỡ, những cũng bị sứt mẻ".
    Đúng là bị "sứt mẻ", vì thế ông làm lại từ đầu. Ông kinh qua nhiều nghề: thợ sơn tràng, bốc vác, công nghiệp thực phẩm và cuối cùng là nghề nuôi ong định mệnh.
    Ông đã lao lụng suốt một đời, không ngưng nghỉ, không một lời oán trách. Ông ngừng viết văn, tất cả tâm trí, sức lực dồn hết cho cuộc mưu sinh vất vả.
    Đoạn trường lưu lạc ông trải qua, không bút nào tả xiết. Chỉ biết rằng những ngày tháng cam go, ấm lạnh ấy ông đã giãi bày hết trên những trang giấy, trang văn - đủ để người đọc nhận biết một con người, một đời văn Trần Kim Trắc.
    Có lẽ đối với người khác thì đó là những ngày tháng dài lê thê, những năm cay đắng ảm đạm... còn với ông - chuyện buồn phiền không có đất sống trong tâm hồn ông. Ông đã sống một cách bộc trực, thẳng thắn, phóng khoáng của một người Nam bộ chính gốc. Vì thế những gì ông đã trải qua, đã chiêm nghiệm đều để lại dấu ấn trong những trang văn ông viết, thấm đẫm triết lý sống của ông. Ông đi nhiều, cả vùng đồng bằng Bắc bộ trù phú, những cánh rừng bạt ngàn Việt Bắc, Tây Bắc đều có dấu chân ông trên những dặm dài không ngưng nghỉ. Ông theo những người thợ sơn tràng đốn cây, xẻ gỗ, đóng bè xuôi sông Lô, sông Hồng, vượt qua những nghềnh đá, những mùa mưa lũ... Ông lặn lội đi theo những đàn ong trong mùa làm mật. Ông đã vắt kiệt đời mình để sống.
    Rồi tình cờ, bước chân phiêu lãng đưa ông đến Tuyên Quang. Giữa rừng sâu hun hút, ông gặp một người lính không quen mà sau này ông kể lại một cách tha thiết đằm thắm trong truyện ngắn Nhà chim. Chuyện kể: Người lính đó vì nôn nóng trở về chiến đấu trên quê hương, chưa được chấp nhận mà tự ý xách súng ra đi. Và anh ta đã phải trả giá cho hành động nông nổi của mình. Lang thang và cô độc giữa rừng... một chiếc quan tài đóng sẵn cho mình phòng khi bất trắc. Nhưng một đàn ong đã đến đấy làm tổ và cho mật. Người lính - nay là thường dân - chỉ chiếc quan tài, cả hai người cùng lĩnh hội được những gì mà cuộc sống và thiên nhiên đã gửi vào đó. Người bạn cho ông bầy ong và ông nhập nó với bầy ong của mình.
    Như một chàng lãng tử, ông sống cùng núi rừng với những mùa hoa dại của núi ngàn. Từ hương và hoa ấy - ong làm mật và sinh nở bầy đàn, còn ông suy tư và chiêm nghiệm để gửi vào các trang viết sau này.
    Nhưng công bằng mà nói, những năm tháng này - ông được nhiều hơn mất. Hạnh phúc lớn lao nhất mà ông có được, là ở đây, ông gặp một người đàn bà dịu dàng hiền thục - người bạn đời của ông sau này. Người đó yêu ông trong cảnh ngộ "áo đứt khuy" và đã cho ông mái ấm gia đình, cho ông đứa con gái mà ông thương mến cảm động khi viết lại trong truyện: Bố dượng một cách nhân ái, da diết.
    Những gì cuộc đời đã trao cho ông, ông đã trung thực kể lại trong những trang văn hoài cảm. Tình vợ chồng, tình cha con, tình người đã giúp ông vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số phận để dâng hiến ngòi bút nhỏ nhoi của mình cho mọi người. Sau 41 năm phiêu bạt, sống đời thường dân vất vả, ông đã có: Ông Thiềm thừ (Giải thưởng Hội Nhà văn 1995), Hoàng đế ướt lông bào (1996), Học trò già (1997), Trăng đẹp mình trăng (1997), Con trai ông tướng (1998) Chuyện nàng Mimô (1999) mà như ông đã có lần bộc bạch:
    "Là nợ phải trả thôi. Nợ xương máu đồng đội tôi ở tiểu đoàn 307, nợ một người cầm bút đối với cuộc đời, nợ với bản thân tôi. Payer les dettes sociales (trả nợ xã hội). Nợ cuộc đời là nợ cơm áo, nợ văn chương là nợ ký ức.
    Ký ức sống dậy trong tâm tưởng và canh cánh bên lòng ông là một món nợ.
    Không ai đòi ông cả, nhưng phải trả. Món nợ thánh thiện, chỉ có một trái tim nồng cháy, đôn hậu của một con người từng trải, một tấm lòng sáng trong mới hòng mong trả được một phần món nợ đó... Ông viết một cách đam mê, quyết liệt... những tháng ngày ông đã trải qua, những con người ông đã gặp, những mảng đời hẩm hiu vò xé trái tim ông. Và máu - máu những người lính - đồng đội của ông giục giã ông viết.
    *
    * *
    Có lần, tôi được nghe ông kể một câu chuyện: Có cặp vợ chồng già, cả ngày phiêu bạt kiếm sống ở một nơi nào đó, chiều tối lại về trú ngụ trước mái hiên bên cạnh nhà ông. Vợ quây ni-long cho chồng tắm gội bằng những chai nước lấy tự ở đâu về. Nhiều lần như vậy, ông tò mò hỏi và được trả lời: Tắm gội cho sạch bụi trần rồi vào chùa thắp nhang cho Phật (cạnh đó cũng có một ngôi chùa nhỏ). à, thì ra là vậy!
    Và, khi đối diện với trang giấy, Trần Kim Trắc cũng đã "gột sạch bụi trần" để viết. Những gì cay đắng, buồn phiền, những tủi cực hờn oan, những bất trắc, hệ lụy - ông gột sạch hết để viết những Trang văn ấm nồng lẽ đời, lẽ người !
    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Do trục trặc Julian xin giới thiệu truyện ngắn NHÀ HIỀN TRIẾT của TRẦN KIM TRẮC thay cho truyện ngắn CON CỦA CHỒNG. Mong bà con thông củm.
    NHÀ HIỀN TRIẾT ( I )
    TRẦN KIM TRẮC
    Cháu bé nũng nịu. Để không làm phiền, ông đang có khách, mẹ vội vàng dắt tay ra đường. Lúc trở vào bé ôm chặt một chai Pepsi, vừa lẫm đẩm bước vừa hút ngon lành.
    Ông khách nhà văn lắc đầu: "Trẻ bây giờ đứa nào cũng thích Pepsi - CoCa, thảo nào một nhà báo Mỹ hỏi ông cựu binh ta: "Ông nghĩ gì khi giới trẻ Việt Nam bây giờ uống nước giải khát Mỹ, mặc quần áo mang mác Mỹ?".
    Ông nội cháu cười:
    - Anh muốn nói là con cháu ta sẽ thành Mỹ hết phải không? Nhà văn anh khéo lo quá! Anh đừng lo! Đến hai lăm, ba mươi tuổi anh có cho nó cũng không thèm. Đến lúc ấy chúng sẽ chỉ thích cái này, hề... hề... ông vừa nói vừa đưa chai đế Gò Đen lên - Của ngọt để dụ con nít - con muốn lấy lòng một dân tộc như mình cần những thứ này: canh chua và cá kho tộ... Nào, vô đi! Năm mươi phần trăm!
    Khách uống cạn dằn ly xuống bàn tỏ ý hòa đồng.
    - Tôi phục thằng cha này! Luôn luôn có ý kiến lắc léo, rất độc đáo thảo nào hồi chín năm anh em bộ đội gán cho anh biệt danh là "NHà HIềN TRIếT".
    Nhà hiền triết dân gốc Trà Ôn, tên cúng cơm là Nguyễn Văn Khoẻ vào bộ đội 307 lấy bí danh là Cần - Đến thời nằm vùng lúc Mỹ Ngụy tiếp quản Tỉnh ủy bí mật Bạc Liêu bảo đổi danh tánh sợ chọn tên đẹp dễ trùng tên với đồng bào nhỡ có lộ hành tung giặc truy tìm nhằm tên người khác khổ cho bà con, bèn chọn cái tên thật xấu là Cù, Tư Cù. Trước Cần giờ là Cù "Cần Cù" không k?ới bất cứ tên ai.
    Trong tiểu đội có hai anh trùng tên Lộc - Đơn vị bảo gọi Lộc A và Lộc B cho phân biệt. Nhà hiền triết thấy thiếu hình tượng bèn gọi theo ý mình: anh có nước da đen là Lộc Chà, anh thứ hai là Lộc Na vì mặt rỗ trông giống như hột na (mãng cầu). Vậy là con chữ "A" "B" biến mất - Thư ký văn phòng cũng ghi luôn là Lộc Chà và Lộc Na vào sổ bộ.
    Trung đội vận động mỗi tháng ra một tờ bích báo, mỗi chiến sĩ phải có một bài - mọi người viết văn, thơ, hò vè, xã luận chính trị - Nhà hiền triết chuyên vẽ tranh châm biếm.
    Anh vẽ một chiếc xuồng ba lá trên dòng nước ngược, đằng mũi một anh gầy nhom ngồi bơi nhưng khẳm đến líp be, đằng lái chỏng ngược lên trời dầm bơi không tới nước mặc dầu chở một anh chàng mập ú miệng toe toét cười - Tiêu đề ghi dưới bức tranh bốn chữ "SAU KHI Tự PHÊ BìNH". Ngược đời nhưng thuận tâm, nghịch lý nhưng thuận ý muốn nói rằng sau khi tự phê bình tâm hồn ta nhẹ tênh thoải mái như anh chàng ngồi sau lái vậy.
    Bức tranh khác vẽ mẹ vịt xiêm (ngan) dẫn một đàn con đông đúc tìm mồi, diều hâu trên cao xòe móng lao xuống, vịt mẹ quyết hy sinh vì đàn con bất kể móng vuốt cắm sâu vào thịt da, cắn cổ diều hâu dìm xuống bùn cho đến nghẹt thở. Cảnh tượng này ai sống ở miệt vườn đều có dịp trông thấy, không lạ, nhưng rất có ý nghĩa khi họa sĩ ghi vào bãi bùn ba chữ "Đầm lầy Việt Nam". Ai xem cũng hiểu diều hâu là thực dân sa lầy.
    Còn nữa, bức sau này chia làm ba ô liền ý vẽ một chiếc nóp dựng đứng che không thấy người, phía dưới thò ra hai bàn chân lò dò đi về phía bên trong kê một chiếc giường có cô con gái chủ nhà nằm ngủ xõa tóc. Bên ngoài cửa nhìn vào có anh lính gác cầm súng chĩa vào, miệng hô khẩu lệnh từng ô:
    - Cái nóp đi đâu ?
    - Cái nóp đứng lại !
    - Cái nóp nằm xuống ! Cái nóp ngủ đi !
    Ô thứ ba vẽ cái nóp lật mũi tàu nằm xuống từ trong tia ra mấy chữ Khò! Khò! Ngoan lắm, giả vờ ngủ.
    Từ cụ La Fontaine ngày xưa chuyên viết ngụ ngôn đến WalDisney ngày nay chuyên vẽ cổ tích, đã từng có cái bình tích biết nói, con sói giở lý lẽ để ăn thịt cừu hoặc đe dọa thỏ "Hãy đợi đấy!", chưa ai nhân hình hóa cái nóp biết đi. Có lẽ chỉ vì duy nhất có dân Đồng Tháp Mười biết nằm nóp và chỉ độc quyền đời lính mới có chuyện cái nóp biết đi và biết ngáy. Văn học hay khi nào độc giả thấy mình giống nhân vật trong truyện, "Cái nóp biết đi" hay đến cỡ nào thật khó đánh giá chỉ thấy lính ta anh nào xem cũng cười.
    Cái nhà hiền triết xưa nay ngoài những đức tính triết gia còn cần có đức tính lạc quan là vậy đó! Thánh hiền chẳng phải đã mơ ước cho chúng sanh được yên vui là gì? Lạc quan là lẽ sống.
    Sau một trận đụng độ với ruồng bố nhỏ, tiểu đội có một anh bị thương nằm dưới xuồng. Nhà hiền triết được phân công chèo xuồng đưa thương binh về quân y viện. Xuồng rẽ nước qua ngang một ruộng cấy; chị em thợ cấy trông thấy chạy ra hỏi thăm, lời lẽ mộc mạc:
    - Anh ơi! Aónh bị thương xương cốt có sao không anh?
    Nhà hiền triết vừa chèo vừa đáp:
    - Không sao đâu ! Gãy xương nhưng còn cốt.
    Chị em ngớ ra một lúc, chừng hiểu được, mới xô nhau chạy toé nước, đấm nhau cười rúc rích. Anh chàng bị thương đang méo mặt rên hừ hừ cũng phải phì cười.
    Trước trận đánh đồn Bảy Ngàn nhà hiền triết được đề bạt lên làm Trung đội phó, nắm một mũi đột phá. Sau khi dẫn quân trầm mình xuống nước tiếp cận vị trí xung kích, súng, bộc phá đã nổ, nhà hiền triết bị rào kẽm gai ngáng đường. Khẩu súng máy Lewis của giặc từ trên "tua me" quét đạn xuống, người được phân công lên trước cắt rào không thấy ra. Giờ phút quyết định này, khẩu lệnh động viên của người chỉ huy rất quan trọng. Người viết bài này được dịp nghe nhiều vị chỉ huy chiến trường ra khẩu lệnh. Nào là vì truyền thống, vì Tổ quốc, vì nhân dân hoặc vì trả thù cho đồng bào... Tiến lên! Chưa hề được nghe kiểu động viên của nhà hiền triết - Tiểu đội trưởng dưới quyền con trai ruột của ông Năm Châu nghệ sĩ bậc thầy cả nước biết tiếng, tên là anh Trúc Sơn. Nhà hiền triết vỗ vai Trúc Sơn động viên theo kiểu riêng:
    - Ê ! Con trai Năm Châu ! Lên đi !
    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Do trục trặc Julian xin giới thiệu truyện ngắn NHÀ HIỀN TRIẾT của TRẦN KIM TRẮC thay cho truyện ngắn CON CỦA CHỒNG. Mong bà con thông củm.
    NHÀ HIỀN TRIẾT ( II )
    TRẦN KIM TRẮC
    Nghe nhắc đến tên Cha, Trúc Sơn rút mã tấu chồm dậy, dùng sức cả hai tay, đứng thẳng, chém suốt dọc theo thân trụ sắt, toé lửa. Giây thép gai đứt phăng theo từng nhát chém, tạo ra một cửa mở cho đội xung kích xông vào bắt được xếp đồn tây vốn là chủ đồn điền tên Gressier và buộc hắn kêu gọi người em là Remy từ trên "tua me" ném khẩu Lewis xuống đầu hàng.
    Trên đường áp tải tù binh rút về bờ kênh Nàng Mao dưới cơn mưa tầm tã. Khi chặt lá chuối cho anh em che đầu, Trúc Sơn nói với nhà hiền triết:
    - Hồi nãy, anh động viên ác quá !
    Nhà hiền triết cười khá:
    - Thì lâu lâu cũng phải cho ông già cậu (tức nghệ sĩ Năm Châu) tham gia trận mạc với chứ !
    *
    * *
    Tập kết ngược nghĩa là ra đến gần tàu lớn của Liên Hiệp đình chiến để chuyển quân ra miền Bắc, một chiếc ghe bí mật quay lái, người nằm xuống lấy chiếu phủ lên giả dạng ghe thương hồ, chèo ngược với đội hình trở lại rừng U Minh. Từ đấy đơn vị cũ không còn biết tung tích.
    Mười hai người chọn toàn chiến sĩ thi đua còn gọi là gạo cội ở lại bí mật, nghe phổ biến là ở lại để bảo vệ Trung ương Cục.
    Nhưng chèo về Thới Bình, vào địa chỉ liên lạc trong rạch Bà Hội mới hay chủ trương đã thay đổi - Có chỉ thị chôn dấu vũ khí, đạn dược. Lợi dụng chủ trương quy hồi của Ngô Đình Diệm, cài người của ta vào hàng ngũ đối phương để làm công tác binh vận, mặc áo lính Cộng hòa, bí mật hoạt động cách mạng, ngủ một đêm tới sáng đã ngồi trong đồn giặc, cầm súng cho giặc.
    Tất nhiên trước khi ra "quy hồi" phải học để đả thông tư tưởng. Lúc lên lớp, nhà hiền triết ngứa miệng hỏi: "Gà bịt cựa làm sao đá?".
    Edốp ngày xưa nói : Ngon cũng lưỡi - dở cũng lưỡi là nói nói người khác, còn nhà hiền triết của chúng ta lại tự thè lưỡi mình ra giữa thời buổi nghiêm trọng, tư tưởng của từng người được theo dõi rất kỹ.
    "Gà bịt cựa" lỡ lời chỉ bấy nhiêu mà bị tách ra, cho ở lại, không được cử đi làm lính Cộng hòa - Rủi hay là may? Trong khi mười hai anh em cùng thuyền vài hôm sau đó được "ăn cơm quốc gia làm ma cộng sản" giữ tương đương chức vị hồi kháng chiến trong đồn bót của Ngô tổng thống.
    Riêng nhà hiền triết phải lội bộ trở vô rừng tràm trình diện lại với Tỉnh ủy bí mật tỉnh Bạc Liêu - gặp ông Năm Chờ đại diện thường vụ. Đoán biết được tâm lý mặc cảm của anh bị ám ảnh vì sự không tin tưởng của lãnh đạo, ông Năm Chờ mỉm cười, vỗ vai thân mật bảo: "Có sao đâu! Gà bịt cựa không chịu đá thì mình ôm gà mình về".
    "Ôm gà về" tức là phân công việc khác: rút vào bí mật bám dân, bám đất nằm vùng ở địa phương. Bấy giờ không còn ai gọi là hiền triết nữa mà là Tư Cù - hoạt động bí mật vùng Khánh Lâm đến Kinh Xáng Bà Kẹo.
    Chiến tranh ở miền Nam sau hiệp định Giơ-neo-vơ là chiến tranh từ một phía. Một bên là chính quyền mới do Mỹ ngụy tiếp quản vũ trang đến tận răng tha hồ bắn giết chặt đầu máy chém, giết nhầm hơn tha nhầm - Một bên tay không chống lại bằng ý chí - Không thể có định nghĩa nào hợp lý để mô tả hình thái đối đầu kiểu ấy trong định luật đấu tranh.
    Giặc âm mưu tát nước bắt cá tách đảng viên ra khỏi nhân dân để dễ bề tiêu diệt, thành lập ngũ gia liên bảo, bắt dân tố cáo lẫn nhau, một nhà dấu cán bộ, năm nhà phải tội - Bắt dân chuẩn bị đèn dây, gậy trống, thấy ai tình nghi lập tức nổi trống mõ rượt bắt, ai không làm bị buộc tội ủng hộ cộng sản.
    Tư Cù cay đắng trong nỗi đau chung khi chính các trai trẻ ngày nào đó là con em của vùng kháng chiến nay buộc phải hò hét rượt đuổi, lùng bắt chính mình. Con hổ ở rừng xanh gặp thợ săn còn có bản năng ra nanh vuốt vồ lại. Còn chạy mãi, cái chết cầm chắc, mặt khác còn phải nghiêm chỉnh thi hành hiệp định, trong khi đối phương bất cần tha hồ tàn sát.
    Làm sao đây ? Để phá rã âm mưu giặc giành lại được dân ?
    Một cán bộ bị rượt nà, chạy gần đứt hơi, có khẩu súng lục, bèn rút ra quơ lên trời để răn đe, bọn trưởng ấp ác ôn thấy súng biết là không dám bắn càng thúc dân rượt đuổi - Buộc lòng, người bị săn phải nhảy xuống sông, nhờ bơi lặn giỏi mới thoát chết.
    Rút kinh nghiệm vụ ấy, Tỉnh ủy Bạc Liêu chỉ thị tuyệt đối cấm thị uy bằng súng.
    Tư Cù được phân công về bắt liên lạc với các nội ứng trong đồn bót, vừa dưới ghe bước lên rủi chạm mặt với tên tề xã. Hắn tìm cách lẻn về nhà lấy súng nổi trống mõ.
    Tư Cù đánh bài chuồn - chạy đến đâu cũng nghe trống mõ. Người trong các nóc gia tràn ra hò hét bám đuổi, băng ra đồng sẽ sa xuống ruộng, nhảy xuống sông, nước thủy triều xuống trơ bãi bùn, buộc lòng phải chạy đường độc đạo. Phía sau đuổi theo mỗi lúc một gần.
    Vượt qua cây cầu khỉ, chạy thêm một đỗi, hùng khí thuở chín năm nổi dậy, Bác Hồ chẳng đã dạy "Dĩ bất biến ứng vạn biến" (lấy sự không biến ứng phó với vạn sự biến)? - Phải ăn thua đủ cho dù không cân sức.
    Tư Cù đột ngột đứng lại, lượm cành củi khô bẻ lấy một đoạn, quay phắt lại vạch lên mặt đường một vạch ngang - dõng dạc thét lên:
    - Thằng nào ngon bước qua khỏi vạch này !
    Cả bọn khựng lại lấm lét nhìn nhau.
    Không để mất một giây - Tiếng chửi thề đúng lúc có uy vũ riêng của nó:
    - Đ. ! Sao chưa chạy đi ! Còn đứng đó !...
    Khi nghe mệnh lệnh, mọi người quay lưng cắm đầu chạy, cúi mọp mà chạy, ớn xương rờn rợn sợ bàn tay giấu trong áo ấy rút súng từ sau bắn tới, xô đẩy kêu la đến nỗi tên tề ấp ác ôn cầm súng ở phía sau không rõ tai họa gì xảy đến cũng tháo chạy.
    Trở về sâu trong rừng tràm, Tư Cù gặp lại Tỉnh ủy báo cáo, ông Năm Chờ vỗ vai bảo:
    - Gà bịt cựa mà đá được lắm ! Đúng là dân ba lẻ bảy (307)!
    Ông hóm hỉnh quan sát người đồng chí đến chân: "Nghe đâu hồi còn ở bộ đội anh em gọi cậu là "Nhà hiền triết"? Anh nghĩ thế nào mà dám đứng lại ?"
    - Vì họ rượt theo tôi mà vẫn giữ khoảng cách - sức tôi làm sao chạy mau hơn bọn trẻ. Tôi chậm họ chậm, tôi nhanh họ nhanh - tôi linh cảm rằng họ miễn cưỡng hò hét theo sự bắt buộc.
    Lúc cậu thét bảo họ chạy có lẽ giống Trương Phi án ngư cầu Trường Bản, thét một tiếng là cụ dậy ?
    - Tôi làm gì mà có râu và xà mâu ? Nhưng tôn tin cái uy của kháng chiến vẫn còn - Không biết Tỉnh uỷ có đồng ý không ? Theo tôi cứ triệt mấy thằng tề ác ôn có súng ở phía sau là chúng rã đám. Anh xin ý kiến Tỉnh ủy đi! Tôi làm thử coi !
    *
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Khổ quá lại bị kiểm duyệt vô lý. Mong các bác quản trị mở nhanh cho em bài này nhá. Đa tạ các bác!
    NHÀ HIỀN TRIẾT ( III )
    TRẦN KIM TRẮC
    * *
    Trống mõ lại nổi lên. Người gióng tiếng mõ đầu tiên là vợ Tư Cù. Các nhà khác nghe thấy đang ăn cơm phải bỏ đũa cầm dùi nện lên bất cứ vật gì khua được. Cả làng dậy lên không khí báo động. Không còn ai dám ở lại trong nhà. Già trẻ đổ ra đường gậy gộc cầm tay. Trưởng ấp lăm lăm súng chạy đến họ hét:
    - Đâu đâu ? Nó chạy hướng nào.
    - Dạ ! Hướng này !
    - Sao còn đứng đó ? Rượt theo !
    Chờ cho mọi người lướt qua gần hết hắn chạy đuổi theo sau chĩa súng vào lưng họ quát tháo. Từ trong ngôi nhà ven đường, một người mặc áo trắng, quấn khăn rằn che cằm lao ra phụ họa hò hét, tay cầm một đoạn củi tràm - Trên trời mây đen vần vũ, cành lá chao nghiêng theo gió, sấm chớp rung chuyển, đất trời ảm đạm một màu tang tóc.
    Người áo trắng nối sát gót trưởng ấp hối hắn mau lên!
    Đến đoạn đường vắng, thưa thớt nhà cửa, bất ngờ, trưởng ấp bị thộp cổ kéo ngược, khẩu súng chổng lên trời - Thanh củi tràm bổ mạnh vào cánh tay, hắn chưa kịp kêu, khẩu súng đã nằm gọn trong tay người áo trắng: "Oan gia gặp oan gia rồi con ạ!".
    Đoàn người rượt đuổi khựng lại trông thấy chủ ấp nằm ngửa dưới đất lầy - Họng súng chĩa vào giữa ngực.
    - Tao thay mặt cách mạng cảnh cáo mày! Tao coi như mày đã chết ! Tao không cần giết mày để mày còn sống nói với mấy thằng ác ôn nếu còn ép dân, cách mạng sẽ không tha đâu !
    Nói với chúng nó, cách mạng nói là làm... biết chưa! Nằm úp mặt xuống !
    Khi hắn dám mở mắt ngóc lên nhìn theo, hắn thấy gậy gộc, dao búa vẹt ra hai bên nhường đường cho Tư Cù cầm súng trở về căn cứ.
    Chiều đến tàu sắt vào vào còng trưởng ấp giải về Cà Mau vì tội giao súng cho *********. Tung tích hắn không còn thấy nữa.
    ít lâu sau đó, tiếng trống mõ săn người kiểu thời Trung cổ này im dần. Bọn tề ấp không dại gì ra mặt vì bên kia có chủ trương cứ nhắm vào kẻ chủ mưu cầm súng hò hét ở phía sau mà nện.
    *
    * *
    Bữa cơm bạn bè xong, vợ Tư Cù, tức nhà hiền triết phu nhân pha trà mời khách. Tôi tò mò hỏi:
    - Hồi anh Tư hét "Sao không chạy đi!" chị có chạy không chị Tư?
    - Tôi làm gì phải chạy ! ổng chỉ có cái cù thoi dấu trong áo làm bộ ra oai, súng ống lựu đạn có cái đếch gì mà phải chạy! Có chạy luôn theo ổng thì có. Cái lần tước súng thằng Trưởng ấp đó, tôi đánh mõ báo động giả nên sợ bị lộ, tôi ôm con vô rừng theo ổng luôn.
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    H. Hesse sinh ngày 2.7.1887 tại Calw/Wuerttemberg. Sau khi theo học nhiều năm ở trường Cổ ngữ ở Goeppingen ông tham gia khóa giảng về thần học tin lành vào năm 1891 ở tu viện MAULBRONN và muốn trở thành nhà thần học. Nhưng đến năm 1892 ông rời bỏ tu viện và làm nhiều nghề khác nhau. Trong lúc hành nghề bán sách và sưu tầm Cổ thư ông đã tìm kiếm rất nhiều tài liệu căn bản cho công cuộc sáng tác văn chương của ông. Từ năm 1912, ông dừng lại Thụy Sĩ. năm 1919, cư ngụ thực thụ ở MONTAGOLA cạnh hồ LUGAN và mất năm 1962.
    Tác phẩm của ông: Peter Camenzind (1904), Steppenwolf (1927), NarziB und Goldmund (1930, nhà xuất bản Fisher 450), Shiddharta (1922), Das Glasperlenspiel (1943, nhà xuất bản Fischer 842). Năm 1946, Hesse được giải thưởng Nobel về văn học và giải thưởng Goethe của Thành phố Frankfurt. Năm 1955, Ông được hội các nhà sách tại Đức trao tặng giải thưởng hòa bình.
    Julian xin giới thiệu truyện ngắn Chuyện Hóa Thân Của Bích Thảo của Hermann Hesse theo bản dịch của Thái Kim Lan.
    Chuyện Hóa Thân Của Bích Thảo( I )
    Hermann Hesse
    Thuở ấy khi vừa bước vào Thiên Đường, Bích Thảo đến đứng trước một cây kỳ lạ, cây vừa là đàn ông vừa là đàn bà. Bích Thảo cúi chào cây một cách kính cẩn và hỏi : "Chào cây, cây có phải là cây của sự sống không?" Nhưng khi có con rắn muốn thay cây trả lời cho chàng thì Bích Thảo quay lưng bỏ đi.
    Chàng tập trung thị giác để nhìn, mọi thứ ở trên Thiên Đường đều làm cho chàng thích thú. Chàng cảm thấy rõ mình đang ở chốn quê hương, đang ở nơi cội nguồn cuộc sống.
    Chàng tiếp tục đi và lại gặp một cây kỳ dị khác, cây này vừa là mặt trời vừa là mặt trăng. Bích Thảo hỏi : "Này cây ơi, cây có phải là cây của sự sống không ?"
    Bên phía cây mặt trời gật gật cái đầu và cười toét miệng còn bên phía mặt trăng thì gật nhẹ đầu và nhoẻn miệng cười mủm mỉm.
    Những bông hoa tuyệt diệu nhất chớp mắt nhìn chàng với nhiều màu sắc và ánh sáng khác nhau, với nhiều đôi mắt long lanh và nhiều vẻ mặt khác nhau. Có những khóm cây gật đầu và cười toe toét. Vài cây khác chỉ gật đầu và cười chúm chím. Có những cây khác thì chẳng gật đầu mà cũng chẳng mỉm cười. Chúng đứng yên mê mẩn, chúng đắm mình suy ngẫm như say như đuối đẩn trong suối hương nồng, hoa hương quyện lẫn.
    Một đóa hoa cất tiếng ca bài Tím nhạt, đóa khác hát bài ru con Xanh thẫm. Một đóa hoa trong đám hoa có đôi mắt to màu xanh da trời, còn một đóa hoa khác có khuôn mặt làm cho Bích Thảo nhớ đến mối tình đầu tiên của chàng. Có đóa hoa thơm mùi hương của khu vườn thời thơ ấu, hương thơm ngọt ngào của hoa thoảng nhẹ như giọng nói của mẹ chàng. Còn đóa hoa khác tươi cười chào chàng và thè cái lưỡi đỏ uốn cong đến gần chàng. Chàng đưa lưỡi chạm vào hoa, cảm nghe hương vị nồng nàn man dại như nhựa cây, như mật ong và như nụ hôn của một người đàn bà. Bích Thảo đứng giữa ngàn hoa, lòng tràn ngập những ước ao và những niềm vui mong manh. Ngân nga như tiếng chuông reo, tim chàng đập liên thanh trái tim nóng bỏng, trái tim cuồng vọng những ham muốn vô tri và linh cảm huyền hoặc.
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Chuyện Hóa Thân Của Bích Thảo( II )
    Hermann Hesse
    Bích Thảo tiếp tục nhìn ngắm Thiên Đường chàng bỗng thấy một con chim đang đậu trong vùng cỏ dại, con chim lấp lánh muôn màu muôn sắc, hầu như tất cả các màu sắc ở trên thế gian chim đều chiếm hết. Chàng hỏi con chim mỹ miều muôn sắc : "Này chim, vậy hạnh phúc ở đâu vậy hỡi chim ?"
    "Hạnh phúc hả ?", con chim mỹ miều nói và cười bằng cái mỏ vàng của nó, "này bạn ơi, hạnh phúc ở khắp mọi nơi, ở núi rừng, ở đồng bằng thung lũng, ở hoa ****, ở trong pha-lê".
    Vừa mới buông lời con chim hớn hở rũ lông, rụt cổ nhịp đuôi, há mỏ cười một lần nữa rồi lại đứng bất động lặng yên trong đám cỏ. Và này hãy xem ! Thoáng chốc con chim đã hóa ra một đóa hoa sặc sỡ, lông chim là những ngọn lá, móng chim là rễ cây. Trong vẻ lóng lánh muôn màu, giữa lúc nhảy nhót múa may con chim lại biến mình thành một cái cây. Bích Thảo trố mắt kinh ngạc trong lúc chứng kiến trò ảo thuật kỳ diệu này.
    Ngay sau đó "đóa hoa chim" rung động những ngọn lá và những giây bụi phấn của hoa thế là lại thấy chim biến thành đóa hoa, không còn rễ cây, đóa hoa chuyển mình nhẹ nhàng từ từ cất bổng mình lên cao, rồi bỗng hóa ra một con bươm **** sáng ngời, lượn mình trên khôn nhẹ bổng nhẹ bông như không có trọng lượng, hoa bấy giờ toàn thân là ánh sáng, vẻ hoa là hào quang. Bích Thảo ngây người càng mở lớn đôi mắt kinh ngạc.
    Con bươm **** mới, con ****-hoa-chim sặc sỡ, hớn hở, quang diệu như gương, nhởn nhơ lượn quanh chàng Bích Thảo sững sờ, lấp la lấp lánh trong ánh mặt trời, **** bay bay lượn lượn rồi từ từ hạ mình xuống đất nhẹ nhàng như một nắm tơ, đậu sát vào chân Bích Thảo, **** thở nhẹ nhàng, rung nhẹ thân mình với đôi cánh lóng lánh - và khoảnh khắc - **** lại hóa thành một viên pha-lê muôn màu, ở một góc pha-lê lóe ra một tia sáng đỏ hồng.
    Viên pha-lê đỏ chiếu lấp lánh tuyệt vời trong đám cỏ và bụi cây, sáng rõ dòn dã như tiếng chuông ngân ngày hội. Nhưng rồi hình như có tiếng gọi về của quê hương viên ngọc-đó là lòng trái đất-cho nên viên ngọc từ từ thu bé lại và sắp sửa lịm dần vào lòng đất...
    Trong lúc chứng kiến cảnh này trong lòng Bích Thảo bỗng nổi lên một ham muốn dữ dội, chàng vội vàng nhặt nhanh viên ngọc lên trước khi ngọc sắp tan biến vào lòng đất.
    Bích Thảo ngây người ngắm nhìn ánh sáng huyền hoặc của viên ngọc trong tay.
    Ánh hào quang như tỏa ra cho Bích Thảo một linh cảm về niềm hạnh phúc toàn diện trong tâm khảm.
    Trong lúc ấy bỗng nhiên con rắn trườn đến quấn mình vào một nhánh cây khô, rắn ghé đầu rít vào tai chàng : "Viên ngọc này có thể biến mày thành điều gì mà mày muốn Bích Thảo ạ. Hãy nói nhanh cho viên ngọc biết điều ước của mày trước khi ngọc thu lại, kẻo chậm mất !"
    Bích Thảo giật mình, chàng sợ đánh lỡ mất hạnh phúc vội vàng nói nhanh ước muốn của mình, lập tức chàng liền biến thành một cái cây. Bởi vì đã từ lâu chàng mơ ước mình được làm một cái cây, bởi lẽ cây đối với chàng là sự bình an, là nhựa sống, là niềm vinh dự.
    Như vậy Bích Thảo hóa thân thành một cây xanh.
    Chàng đâm rễ vào lòng đất, lớn nhanh và vươn mình lên cao. Lá và cành mọc ra từ tứ chi của chàng. Chàng rất tự mãn về sức lớn của mình, với những rễ cây khát nhựa chàng đâm mình hút sâu vào lòng đất, chàng phất cao thân trong tầng xanh với cành lá của mình. Những con bọ rầy bắt đầu tìm đến cư ngụ nơi thân cây. Thỏ và nhím đến tá túc ở gốc cây, còn chim thì đến làm tổ ở cành cây.
    Cây "Bích Thảo" rất đỗi hạnh phúc và không màng đến năm tháng trôi qua. Đã có nhiều năm qua đi trước khi chàng nhận ra rằng thật sự hạnh phúc của chàng không được hoàn toàn. Phải tốn một khoảng thời gian chàng mới học được cách nhìn với "con mắt cây". Cho đến khi chàng đạt được cách nhìn này thì chàng đâm ra buồn rầu.
    Chàng nhìn thấy được rằng ở trên Thiên Đường quanh chàng mọi vật thường đổi kiếp thay thân, rằng mọi vật đều nằm trong giòng luân lưu ảo thuật của sự hóa thân vĩnh cửu. Chàng thấy những bông hoa biến thành châu ngọc hay hóa thành những con chim líu lo đầy ánh sáng bay vụt đi. Chàng thấy bên cạnh mình có nhiều cây bỗng biến mất, có cây tan ra thành nguồn suối, có cây thành cá sấu, có cây lại bơi lội như loại cá nhởn nhơ mát mẻ, đầy khoái lạc và cảm quan vui thú, với những hình dạng mới mẻ, chúng bắt đầu những trò chơi khác lạ. Những chú voi đổi áo của mình với các tảng đá núi, những chàng hươu cao cổ đổi hình dạng của mình với các bông hoa. Chỉ riêng chàng -cây Bích Thảo- thì vẫn giữ nguyên là cái cây, chàng không thể biến đổi ra cái gì khác nữa.
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Chuyện Hóa Thân Của Bích Thảo( III )
    Hermann Hesse
    Từ khi nhận biết được điều này, hạnh phúc của Bích Thảo biến mất đi ; chàng bắt đầu trở nên già cỗi, chàng bắt đầu có dáng điệu mệt mỏi nghiêm nghị và lo âu. Điều này người ta thường thấy được hằng ngày ở các loài ngựa, loài chim, loài người. Những sinh vật thường trở nên già nua nếu chúng không có được năng khiếu hóa thân thì với thời gian chúng sẽ rơi vào sự buồn nản và lo âu xao xuyến và cứ thế mà mọi vẻ đẹp dần dần biến mất.
    Cái cây Bích Thảo cứ đứng yên như thế ở Thiên Đường...
    Cho đến một ngày nọ có một người con gái trẻ đi đâu lạc vào chốn Thiên Đường, cô gái có một mái tóc vàng óng ả, cô mặc một chiếc áo xanh màu thiên thanh. Cô bước đi thảnh thơi trong chốn bồng lai, nhởn nhơ dưới các cây xanh, cô vừa hát vừa nhảy múa và trong đầu cô chưa bao giờ nghĩ đến việc ước mong có biệt tài hóa thân.
    Nhiều chú khỉ khôn ngoan mỉm cười nhìn theo cô, các khóm cây vuốt ve cô bằng cành cây, các cây khác ném tặng cô một búp hoa, một hạt dẻ, một trái táo nhưng cô không để ý đến, cứ thảnh thơi đi, hát và nhảy múa.
    Khi cây Bích Thảo thấy được cô gái, chàng liền cảm nghe trong tim một nỗi nhớ nhung mông mênh chảy dội về, một thứ nhớ như một lời kêu gọi hạnh phúc chưa bao giờ có được. Đồng thời một ý nghĩ thầm kín choáng ngập tâm hồn chàng, chàng cảm nghe như chính giòng máu của mình lên tiếng gọi : Bích Thảo, hãy suy nghĩ kỹ đi. Trong giờ phút này hãy nhớ lại cả cuộc đời mình, nếu không sẽ muộn mất thôi, và không bao giờ, không bao giờ nữa mày sẽ gặp được hạnh phúc.
    Bích Thảo tuân theo tiếng gọi của con tim, chàng đứng nhớ về tất cả nguồn cội của mình, nhớ những năm làm người, nhớ lúc nhập vào Thiên Đường và nhất là nhớ đến giây phút xa kia, trước khi chàng biến thành cái cây, giây phút chàng cầm trong tay viên ngọc nhiệm màu ấy. Nhớ đến thuở ấy, khi mà mọi sự hóa thân đối với chàng còn mở ngỏ, cái thuở mà cuộc sống như chưa bao giờ nóng bỏng đến như thế. Chàng nhớ lại con chim ngày ấy đã cười vang, nhớ cái cây kỳ lạ vừa là mặt trời vừa là mặt trăng. Trong thoáng chốc linh tính cho chàng biết rằng thuở ấy chàng đã bỏ ( mất ) một điều gì đó, rằng lời khuyên của con rắn đã không là lời khuyên tốt lành.
    Giữa lúc đang đi, cô gái tóc vàng chợt nghe trong đám lá của cây Bích Thảo có tiếng rì rào như một lời kêu nho nhỏ cô ta ngẩng đầu nhìn lên, tim cô bỗng nhói lên một niềm cảm xúc, từ đáy lòng cô nghe rạo rực những tưởng tượng mới mẻ, một ước muốn khác thường, những mộng mơ chưa bao giờ có ở trong tâm. Như bị cuốn hút bởi một sức mạnh lạ lùng cô đi đến ngồi dưới cây, cô nhìn cây Bích Thảo và thấy cây có vẻ cô đơn, lẻ loi và buồn bã, nhưng lại có một vẻ gì đẹp đẽ dễ rung cảm và cao quý trong nỗi buồn câm lặng của cây. Tiếng ca thỏ thẻ dịu dàng của cây vẳng lên làm cho cô ngây ngất tâm hồn. Cô gái tựa mình vào thân cây xù xì cảm nghe cây rùng mình thâm sâu và nghe trái tim mình như đang cảm nhận nỗi giao động của cây. Tim cô nhói đau một nỗi lạ lùng, trên bầu trời linh hồn cô những đám mây như vụt bay cao và không khóc mà nước mắt trĩu nặng bờ mi. Có chuyện gì thế này ? Có thể đau đớn đến thế này sao ? Tại sao con tim chỉ chờ phá tan ***g ngực để chảy tràn ra, tan biến đến Người, vào tận trong người, con Người cô đơn đẹp đẽ kia ?
    Cây người Bích Thảo run lên như cảm thông được nỗi lòng người con gái, thân cây rung động đến tận gốc rễ rồi dồn hết tất cả sức sống của mình cây hướng về phía người con gái trẻ với tất cả ước muốn nóng bỏng được tan hòa với nàng. Cây nghĩ : Chà, ta đã bị con rắn độc đánh lừa để tự đưa mình vĩnh viễn thành một cây cô đơn. Ôi ta đã mù quáng biết bao ! Ôi ta đã điên rồ biết bao ! Ta đã không có một tri thức nào cả sao ? Tại sao sự bí mật của cuộc sống đối với ta lại xa lạ đến thế kia ư ? Không, không, thuở ấy ta đã linh cảm đến điều ấy rồi -Chà- bây giờ chàng nhớ đến cái cây vừa là đàn bà vừa là đàn ông (mà con rắn không cho cây trả lời) với nỗi buồn rầu và nỗi giác ngộ sâu xa.
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Chuyện Hóa Thân Của Bích Thảo( IV )
    Hermann Hesse
    Giữa lúc ấy có một con chim bay đến, con chim xanh lục đỏ điều, con chim mỹ miều, con chim anh điểu, con chim vàng anh bay lượn thanh thanh. Cô gái nhìn chim bay quanh, nhìn thấy từ mỏ chim nhả ra một vật gì rơi xuống cỏ, vật ấy long lanh màu đỏ như máu đỏ, như lửa hồng, nó rơi xuống đám cỏ dại màu xanh chiếu sáng để cho cỏ ngời ánh hào quang, rất quen thuộc như thuở ấy ánh xuân xanh. Màu đỏ của nó chiếu sáng rộn rã tưng bừng đến nỗi cô gái phải cúi mình xuống nhặt cái màu đỏ ấy lên. Thì thấy đó là một viên ngọc pha-lê, một viên ngọc muôn màu muôn vẻ, ở đâu có ngọc ở đấy không bao giờ có bóng tối.
    Lúc cô gái cầm viên ngọc kỳ diệu trong bàn tay trắng nõn nà của cô thì lập tức điều ước của Bích Thảo liền thành sự thực, điều ước mà tim chàng bấy lâu nay đang ấp ủ. Liền ngay cô gái đẹp bỗng nhiên thấy người lảo đảo, cô ngã xuống hóa thân dính liền với cây Bích Thảo làm một, từ thân cây một cành cây non chồi lên non trẻ, vươn lên cao vút và đầy sức lực.
    Đến giờ phút này, mọi sự việc đều trở thành toàn thiện. Bấy giờ thế giới mới được an bài và chỉ trong khoảnh khắc này, Thiên Đường mới thực sự được tìm thấy, bây giờ Thiên Đường mới thực sự là Thiên Đường. Bích Thảo không còn là cái cây ưu tư già cỗi nữa, bây giờ chàng cất cao tiếng hát : "Bích Thảo vui ! Thành Thảo vui !"
    Chàng đã hóa kiếp. Lần này chàng đã đạt được sự hóa thân đúng đắn và trường cửu, bởi vì chàng đã từ cái một nửa chuyển sang cái toàn thể cho nên chàng có biệt tài (biến) đổi (thân) xác từng giờ từng phút thành bất cứ cái gì chàng muốn. Giòng luân lưu (hồi) huyền diệu của sự trở thành (vô thường) tuôn chảy không ngừng trong huyết mạch của chàng vĩnh viễn chàng có thể tham dự vào sự sáng tạo chớm nở trong từng phút từng giây.
    Chàng thở thành nai, trở thành cá, trở thành người và trở thành rắn, thành mây bay, thành chim. Nhưng trong mỗi hình hài chàng vẫn là toàn thể, vẫn là "một đôi", vẫn mang trong mình Mặt trời và Mặt trăng, Đàn ông và Đàn bà.
    Như một con sông "sinh đôi" chàng chảy mê mải qua các núi rừng đồng ruộng.
    Và lấp lánh trên nền trời chàng sáng ánh sáng của "ngôi sao đôi".
    Lovetolive[/size=18]
  9. tims

    tims Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Thế còn truyện ngắn "Bức thư của người đàn bà không quen" của Stefan Zweig thì sao?
    Tims
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    NGUYỄN NHẬT ÁNH là nhà văn nổi tiếng về các tác phẩm viết cho tuổi mới lớn và được chắc là bà con cũng đã biết khá nhiều về 'nhân ' này nên julian xin giới thiệu luôn truyện ngắn Cánh Đàn Ông Chúng Mình của ông.
    Cánh Đàn Ông Chúng Mình ( I )
    NGUYỄN NHẬT ÁNH
    Vợ tôi ấy mà, cô ấy là chúa hay ghen!
    Một lần, tôi đi làm vừa về tới nhà, cô ta hỏi ngay:
    - Hồi sáng anh chở ai đi phố vậy?
    - Hồi nào? - Tôi giật mình hỏi lại.
    - Hồi sáng chớ hồi nào!
    Tôi gõ tay lên trán:
    - à, à, để anh nhớ coi. Hồi sáng hình như anh có chở thằng bạn đi mua sách.
    - Không có hình như gì cả. Hồi sáng anh chở một cô gái. Ai vậy?
    Tôi gật gù như một nhà hiền triết:
    - Cô gái hả? ừ, ừ, có. Cô bạn cùng cơ quan với anh ấy mà. Anh chở cô ta lên ủy ban để chứng giấy tờ cho cơ quan. ối giào, em để ý làm gì ba cái chuyện lặt vặt đó...
    Tôi thở dài một cái, phẩy tay và đi vào phòng thay đồ ra cái điều chuyện không có gì đáng nói.
    ít bữa sau, vợ tôi lại nói:
    - Cô gái hôm trước không phải ở cơ quan anh.
    Tôi giật bắn người. Chà, thế là đã có một màn điều tra ra trò rồi! Lập tức tôi nhíu mày:
    - Anh có nói cô ta làm chung với anh hồi nào đâu?
    - Thôi, anh đừng có chối.
    Tôi ngơ ngác:
    - Thật mà! Chắc là em nghe nhầm sao ấy! Cơ quan cô ấy đóng ở gần chỗ anh. Sẵn anh đi công tác, cổ quá giang lên ủy ban. Trời, ba cái chuyện linh tinh...
    Tôi lại thở dài, phẩy tay chán ngán.
    Một tuần sau, tôi lại bị vợ khảo:
    - Hôm nay anh lại đi với cô nào đấy?
    Tôi nhún vai:
    - Thì cô bữa trước chứ cô nào. Hôm nay cô lại quá giang lên quỹ tiết kiệm. Sao em cứ thắc mắc làm gì mấy chuyện đó cho mệt óc.
    Vợ tôi hình như rất thích mệt óc, cô ta mím môi lại:
    - Anh đừng qua mặt tôi. Cô này không phải là cô hôm trước. Cô này để tóc ngắn.
    Tôi gật đầu một cách mau mắn:
    - Đúng rồi! Hôm trước cô ấy để tóc dài nhưng gần đây lại cắt tóc ngắn.
    - Nhưng không phải chỉ mái tóc. Mặt cô này gầy hơn cô kia.
    Một lần nữa, tôi xác nhận:
    - Đúng, cô ấy mới ốm dậy mà!
    - Nhưng cô này cao hơn. - Vợ tôi khăng khăng.
    - Vì hôm nay cô ta đi guốc cao gót.
    - Anh đừng nói láo! - Vợ tôi hét lên - Em thấy cô ta mang dép rõ ràng, đôi dép thấp lè tè.
    Tôi khoát tay:
    - Có thể là anh nhầm. Để ngày mai anh hỏi lại xem cô ấy mang guốc hay mang dép, anh sẽ trả lời em sau.
    - Không có sau trước gì cả. Anh trả lời ngay bây giờ đi! Cô ấy là cô nào?
    Nếu các bạn ở địa vị tôi thì các bạn sẽ không thể nào bình tĩnh nổi. Tôi cũng vậy, tôi nổi sùng gắt:
    - Nè, cô đừng có ăn nói với tôi bằng cái giọng đó! Ai cho phép cô tra khảo, hoạnh họe tôi? Cô có biết tôn trọng tự do của người khác nghĩa là gì không?
    Mặt vợ tôi méo xệch, giọng lạc hẳn đi:
    - Nhưng tôi là vợ anh tôi có quyền...
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này