1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhhungxalo

    anhhungxalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    1.083
    Đã được thích:
    0
    Đúng đấy, mình cũng thích chất truyện của Nguyễn Thu Phương, tuy đôi khi, thấy bà này viết hơi "kịch" quá, để diễn thì hay hơn, mình có tập này đó, để mình tìm nhé!
  2. Wandering

    Wandering Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2003
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Thank julian,
    Các chuyện của bạn post lên phần lớn là rất hay. Cám ơn bạn rất nhiều. TTVNOL sẽ ngày càng trở nên hấp dẫn với các thành viên như bạn.
    Hãy tiếp tục nhé,
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Quái lạ , hôm trước đã post bài của NGUYỄN THU PHƯƠNG rồi mà hôm nay lại thấy biến mất tiêu rồi mới khổ chứ, hic hic .Mong bác codet thông cảm nhé, chờ tui post lại ngay bi giờ. À mà mình cũng chưa đọc chuyện QUÁN GIÓ bao giờ nên chỉ post được truyện thôi. Quả thật đúng như Đanube xanh đã nói truyện của NTP đôi lúc hơi bị "kịch" quá. Hình như đây cũng chính là tác giả đã đoạt giải trong cuộc thi SÁNG TÁC KỊCH VÀ TIỂU PHẨM HÀI TP HCM thì phải (?!? ).
    Nguyễn Thu Phương
    Chuyện Của Người Sống ( I )
    Thạch làm nghề khắc đá. Khắc chữ, khắc hình. Bảng hiệu, bảng số nhà, câu đối, bia kỷ niệm, rồng phụng, hoa lá, chữ Tàu, chữ Anh, chữ Nhật, thơ phú, hoa văn.... đủ cả. Nhưng nhiều nhất vẫn là khắc chữ bia mộ. Hồi trước, bia được khắc trên đá cẩm thạch, đá muối, những loại đá mềm, mau trầy xước, mau mờ rạn, dễ bể nứt, dễ phôi phai nắng gió; vẽ rập bằng tay, phải có hoa tay mới tạo được mẫu đẹp, đục cũng bằng tay, đòi hỏi vừa khéo lại phải vừa dụng sức, cành cạnh hai ba ngày, tấm lớn thì cả tuần, của một đồng công một nén. Có lúc buồn ngủ đập búa vào tay, có khi bị mảnh đá văng vào mắt đau suốt cả mấy tháng, sau ngồi đục phải mang kính như thợ hàn. Khách cũng ít, bởi hoàn cảnh xã hội lúc ấy, người sống phải là dạng có tiền lắm mới dám vung tay cho người chết. Sau này, cụ thể là gần đây cho đến bây giờ, đá sử dụng đa số là loại hoa cương cứng, đẹp, khổ rộng, bóng láng và đắt tiền, mẫu in trên decal từ máy vi tính, đủ kiểu, đủ loại hình, đủ loại hoa văn, loại font chữ. Máy thổi cát thổi rất đều, sâu, chữ sắc nét, đẹp và chuẩn. Nhũ vàng bóng bẩy, có khi dát kim tuyến, có khi dát hẳn vàng lá (loại mỏng như giấy, cũng tính bằng chỉ) nhập ngoại. Đời sống khá lên, người sống đã thực sự có điều kiện để lo cho người chết, người hôm nay thanh thản, có thời gian, tâm nguyện để ôn lại những chuyện hôm qua. Có những ngôi mộ xây, tốn cho khoản bia mộ hoa văn trang trí cũng hàng chục triệu đồng, nhiều nhà từ đường làm bia gia phả, đề thơ, chép liễn, treo câu đối la liệt nhiều chùa chiền dùng tiền công quả dựng bia đề tích ngổn ngang, nhiều nghĩa trang liệt sĩ làm bia tưởng niệm thật hoành tráng... Nói chung, Thạch có được nhiều cơ hội để kiếm tiền hơn. Thật ra, tuy là cái nghiệp "ăn cơm dương gian làm việc âm phủ", nhưng đã trót đeo mang rồi thì dù không thịnh chăng nữa cũng cứ phải làm không thể bỏ, Thạch vẫn cứ tâm niệm trong lòng như thế. Mà, thời thế dẫu có đổi thay nhưng không phải ai ai làm bia mộ cũng phất. Khối người đã phải sập tiệm hẳn sau những ngày tháng bon chen rã gánh, cầm cự lắt lay mãi chẳng tới đâu...
    Từ cái chòi rách lề đường trên mảnh đất thuê, hai vợ chồng Thạch nay đã mua hẳn, xây dựng trên đó căn nhà cấp bốn ngó cũng tươm tất, có gian ngoài tiếp khách, có phòng nhỏ che chắn kín để máy thổi, có chỗ ăn ở cho vợ chồng con cái phía sau, bắt được cái điện thoại reng reng, tiếng máy chạy ro ro suốt ngày ra vẻ ăn nên làm ra lắm. Thạch có cà phê thuốc lá. Con Thạch bớt lê la bẩn thỉu. Vợ Thạch cũng bớt xập xệ và cáu kỉnh. Sáng sáng, thị mở cửa dọn hàng xong, ngồi húp phở, hủ tíu hoặc bún bò xoành xoạch, rồi vắt chân tréo ngoảy vừa xỉa răng tanh tách vừa ngỏng cổ đợi khách, hàng bánh hàng quà nào qua cũng ngoắt. Tối tối, thị ngồi đếm tiền, cười hí hởn thấy cuộc đời có đường hướng khấm khá. Chuyện nhà cửa, phụ hợ này kia và bọn nhỏ thì đã có bà giúp việc. Công việc khắc đá thì đã có Thạch. Thị se sua, ra dáng bà chủ hẳn.
    Một sáng nọ, vợ Thạch tiếp một ông khách trung niên có vẻ ngoài sang trọng, đi xe hơi, khuôn mặt vuông to với đường nét khá ấn tượng. Ông đặt khắc một tấm bia mộ lớn, ngang 1,2m cao 1,8m. Vừa chạm rồng, vừa có câu đối hai bên dạng đồng tiền xuôi xuống, vừa có thơ (thơ lục bát do ông đặt sẵn từ nhà mang theo vừa có cả chữ Phước Lộc Thọ kiểu thư pháp, có khắc hoa sen to phía dưới bia, hoa huệ đỡ lấy tấm ảnh chân dung cẩn men của người chết được dặn phải chạm cho sắc sảo, hồ văn viền quanh là kiểu chữ thọ cách tân cầu kỳ, chữ màu vàng đồng dát kim tuyến, câu đối màu bạc, hồ văn màu đỏ, hoa sen màu vàng, hoa huệ màu trắng. Rất chi li, cầu kỳ, rắc rối. Ông đọc nội dung bia cho vợ Thạch viết bằng một chất giọng chậm rãi đầy uy quyền, kiểu giọng kẻ cả của người thường quen ra lệnh. Xong xuôi, ông đặt cọc, hờ hững cầm tờ biên nhận, dặn đi dặn lại phải giao đúng hẹn, rồi đi. Vợ Thạch ra tiễn, toe toét cười lấy lòng, và đứng ở cửa nhìn theo xe ông mãi, tay thì cứ mân mê, vuốt ve hoài tấm ngân phiếu mới tinh, thơm phức mùi mực.
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    blue]Nguyễn Thu Phương[/blue]
    Chuyện Của Người Sống ( II )
    Chiều lại, Thạch cầm tờ giấy có đầy chữ như cua bò, và nhiều ghi chú nguệch ngoạc, nhiều hình vẽ lằng nhằng của vợ, cùng một xấp những cua bò, những nguệch ngoạc lằng nhằng khác, đem lại cho cậu nhỏ cắt decal vi tính. Hai hôm sau, khi đem decal về, Thạch bắt đầu dán lên đá để chuẩn bị thổi. Nội dung cái bia lớn ấy làm Thạch buồn cười. Cụ ông đã tạ thế thì không thấy có chú dẫn hay giải thích gì nhiều, nhưng ở phần người lập mộ thì là cả một bảng liệt kê thật dài các chức tước, danh vị, thành tích vẻ vang của vị con trai đầu cho đến giờ phút ấy, y như một bài quảng cáo rổn rảng choang choang được đặt không đúng chỗ. Thông thường người ta chỉ đề "Trưởng nam lập bia", không ai dài dòng cho người còn sống làm gì. Người đề bia có lẽ cũng biết thế, nên, như để đỡ ngượng, ông ta có kể thêm luôn bà mẹ và hai em trai vào, nhưng, ba người này chắc không có công danh hiển hách gì, nên chỉ thấy ghi: "hiền thê" một dòng - và hai cái tên trơn thêm hai dòng nữa.
    Bốn câu lục bát cuối bia có vẻ rất thê lương và thảm thiết, nhưng đã khiến Thạch phải phì cười. Anh đâm hoài nghi những chữ nghĩa câu cú vần điệu này - có phải đúng mục đích là để bày tỏ một tấm lòng thành của đứa con mất cha đớn đau tiếc nuối vô hạn, hay chỉ là sự phô phang cái dốt nát, quê quỷnh vừa đãi bôi, giả dối lại vừa vênh váo, hợm hĩnh? Thạch biết mình quá vô lý, anh làm gì có quyền phán xét kia chứ. Anh làm thuê lấy tiền. Bổn phận của anh là làm sao cho chữ nghĩa ấy thật bắt mắt, mềm mại, thật bay ****, bóng bẩy và uyển chuyển, nổi bật lên trên đá. Kỹ thuật của người thợ khắc khi sử dụng máy móc đã không còn những đòi hỏi khắc khe như hồi chạm đục bằng tay, sự khéo léo đã có phần công thức hơn, rập khuôn hơn, những vẫn có những "độ chênh" nơi những tấm bia làm ra. Tay nghề càng cao thì chữ nghĩa và hình chạm càng sắc sảo đẹp đẽ, càng có hồn, cái thần thái tài hoa của người thợ sẽ càng như tiềm ẩn trong từng đường nét. Người thợ luôn luôn cố gắng hết mình khi làm việc, không cần biết người lìa cõi thế là ai, lẫn người trả tiền là ai.... Trăm năm, bia đá ấy chưa chắc đã mòn, chữ nghĩa ấy coi như sẽ để đời. Hóa ra, chẳng phải thứ gì để đời cũng đáng.
    Tấm bia giao xong, tiền bạc êm đẹp. Ông khách không đến mà cho người cầm biên nhận và tiền lại lấy. Họ chất bia lên xe tải nhẹ chở đi. Vợ Thạch mừng rơn, cất xấp tiền, soạn nải chuối thắp nhang vái lia ông địa và ông thần tài. Tuy thị chỉ lẩm nhẩm trong họng nhưng Thạch biết chắc thị đang hết lời tạ ơn hai ông, và xin hai ông phù hộ cho có thêm lấy vài mươi vị khách trúng mánh béo bở như thế ấy nữa.
    Có lẽ hai ông chê lộc hậu tạ là quá ít hay sao, nên đã cho vợ Thạch cấp kỳ ăn sao quả tạ. Sáng sớm hôm sau, vừa mở cửa đã thấy họ chở bia lại khiếu nại. Khốn nạn cho cái thứ chữ cua bò của thị, tên của ông trưởng nam là Trần Văn Cởi thì thị lại ghi ra thành Trần Văn Cỡi, cậu vi tính cứ y thế mà phang, Thạch cũng rập nguyên theo decal mà thổi, mà sơn mà quét. Ông Cởi đứng đó, giận dữ, lạnh lùng, khinh khỉnh. Em trai kế ông, ông Mở, hôm nay đi chung với ông anh đến giải quyết vụ việc, nói văng cả bọt mép, đại ý không đồng ý cho đục sửa. Khổ nỗi, cái tên ông Cởi vốn để nhấn mạnh nên đã được phóng to lên và đánh nét thật đậm, cái dấu ngã vì thế cũng to đùng, thấy trước rằng sắp đục ra sửa lại thành dấu hỏi chắc chắn sẽ toét toe, sẽ sẹo sọ và xấu xí vô cùng. Thạch dĩ nhiên chẳng dám cam đoan rằng đủ khả năng lấp liếm nổi. Cái gì làm mới thì dễ, chứ sửa, không hề đơn giản. Nhưng làm mới lại thì kể như lỗ, lỗ đau lỗ đớn. Bỏ ra tấm đá mới và phí tổn khắc chạm mới, còn cái tấm bia này, rồi thì đem làm gì?
    Vợ Thạch cùng đường, lại là tiền bạc xương máu nên thị đâm ra hung hăng, ngang ngược cứ cãi tràn cãi phứa rằng Cởi với chả Cỡi - thì có gì khác nhau mấy đâu, chỉ như cái phết phẩy nhỏ mọn mà thôi ! Ông Cởi đứng kia mặt đỏ bừng lên rồi tái, sau trắng bệch, ông Mở đứng dậy tiếp tục văng nước bọt, "Cởi" là cởi tuột ra, còn "Cỡi" đương nhiên là đè đầu cỡi cổ người ta, chị bảo giống là giống làm sao, vợ Thạch càng hung hăng vô lối, thì cởi trước rồi cỡi sau, cũng thế. Bỗng nghe "Rầm !" một cái. Thì ra, ông Cởi đã dùng hết sức lật cho tấm bia đang dựa vào vách đổ ầm xuống. Tấm đá hoa cương vỡ tan nát. Ông đạp giày lên và quăng tiền ra một xấp, quát đanh: "Tiền đó. Lo mà làm liền tấm khác !", rồi ông bừng bừng giận bỏ ra xe, chui vào sập cửa. Xe vọt ngay đi một nước.
    Thạch và vợ chưa kịp hoàn hồn thì ông Mở đã nhanh nhẹn lượm xấp tiền lên, giằng co tiếp rằng không thể bắt anh em nhà ông phải chịu hết cả như thế, rằng lỗi là của ai, rằng nhân nhượng lắm thì bên ông chỉ có thể chịu cho một nửa chi phí tấm mới. Vợ Thạch xót của lấy lại bình tỉnh rất nhanh, định tiếp tục quang quác, nhưng Thạch đã ấn thị vào buồng, và gật. Ông Mở đòi sáng sớm mai cho lấy, Thạch lắc đầu nói không thể, và nhẫn nhục giải thích tuần tự các công đoạn của nghề. Ông Mở bực bội gạt ngang, nói không cần biết, giờ giấc đã xem rồi, phải gắn bia đúng giờ đó, khắc đó thì mới tốt. Thạch cáu lên, văng tục rằng chẳng phải làm khó làm dễ gì nhau, nhưng dù có ba đầu sáu tay thì cũng chẳng kịp, thôi thà trả lại tiền chịu lỗ còn hơn.
    Ông Mở thấy vậy đổi giọng làm hòa, xuống tông kể lể. Ông nói anh Hai của ông, tức ông Cởi, là dân làm ăn, mà lại làm ăn lớn, nên mọi người được lệnh phải tuân thủ tuyệt đối theo tất cả những lời phán của ông thầy Phong Thủy chuyên coi đất đai hướng nhà cho ông ta từ xưa giờ, nay kiêm luôn việc mồ mả. Tuân thủ từ việc bỏ tiền ra mua rẻo đất giờ xơ xác hẻo lánh cách xa đường lộ miệt Lái Thiêu để lập mộ (thay vì đem về quê ở Long An xây trên đất nhà - cạnh mộ bà mẹ, theo đúng sở nguyện trong di chúc của ông bố), cho tới chuyện sau này hễ tới ngày giỗ thì phải ủy lạo cho người dưng nào đó đứng ra cúng giùm, còn các con trong nhà không ai được thờ cúng... Có vậy thì chuyện làm ăn quan hệ móc nối, tiền bạc danh vị bổng lộc của ông Hai mới càng suôn sẻ, tấn tới, càng rạng rỡ, phát đạt. Bằng mà không làm đúng thì sẽ mạt vận.
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thu Phương
    Chuyện Của Người Sống

    Lúc đó, ngoài cửa có thêm một ông nữa tới, ông gầy gò, giản dị, đi chiếc xe gắn máy cà tàng. Bộ điệu ông bối rối, luống cuống, vừa cóm róm vụng về, vừa có vẻ gì đó tủi thân. Nhìn kỹ khuôn mặt, thấy vuông to đường nét thì có thể đoán được, ông chính là anh em với hai ông Cởi, Mở, vậy đương nhiên ông chính là Trần Văn Uựt. Thạch thầm đoán có lẽ trong cái sự tang ma và xây mộ dựng bia này, ông út không có khả năng đóng góp lẫn tiếng nói.
    Thì ra, ông út cất công tìm tới là để xin được xóa tên ông ra khỏi tấm bia, cho dù ông chỉ vỏn vẹn có một dòng thôi. Ông Mở không dám quyết, mượn máy điện thoại của Thạch, gọi vào di động cho ông Cởi để hỏi xin ý kiến, có lẽ ông trưởng nam ấy đã đùng đùng quát tháo thế nào đó nên mặt ông Mở càng lúc càng xanh mét. Cuối cùng ông buông máy sau một tràng dạ ran rối rít, thở phì ra và quay lại Thạch, nói: thôi được rồi, gạch đi.
    Đã rất lâu rồi kể từ ngày xảy ra câu chuyện đó. Thạch rốt cuộc phải tới năn nỉ cậu làm decal, rồi về thức trắng trọn đêm để làm cho xong kịp tấm bia ấy, giao vào sáng hôm sau. Vợ Thạch vì tiếc xót, cứ lải nhải hoài cái sự lỗ lã lại còn cực khổ, nhưng tảng lờ nguyên nhân ban đầu do từ ở thị. Trong câu chuyện, thị thường kèm thêm những lời bình phẩm đầy ác ý về mấy người đàn ông đó - kể cả chuyện ông út, sau khi đạt được ý nguyện gạt bỏ tên mình ra khỏi thành phần lập mộ rồi, đã quay qua rụt rè hỏi Thạch về chi phí cho một tấm bia cỡ đó, và cách tính toán ra sao. Nghe giá, ông hình như choáng váng lắm, đứng bần thần mãi, rồi nem nép ra về...
    Từ từ, với nhiều khách đặt hàng mới, những cơ hội kiếm tiền, những đồng lợi nhuận mới, vợ Thạch dần như cũng lợt lạt đi nỗi tức, lâu hơn, thị quên hẳn. Tới khi chính Thạch cũng quên thì ông út tới, vào một buổi sáng. Vẫn gầy gò, giản dị, vẫn cái xe cà tàng và bộ mặt vuông to thừa hưởng của dòng họ Trần Văn, vẫn cóm róm và bối rối, ông rụt rè nói muốn đặt làm hai cái bia mộ, nhưng chỉ cỡ nhỏ thôi, nhỏ nhất, ba mươi nhân bốn mươi, bởi, ông dành dụm vay mượn mãi, được có bằng ấy tiền. Thạch gạt vợ ra (thị đang đứng nhìn ông ta bằng ánh mắt coi thường), bước tới ân cần hỏi han ông. Thạch biết tính vợ cứ hay trông mặt bắt hình dong, nhìn vẻ bề ngoài hèn sang của người ta mà ước lượng túi tiền rồi từ đó đánh giá thiên hạ và qui ra lối đối xử.
    Vợ Thạch hất mặt, ngoảy đi vào trong. Thạch mặt kệ, cặm cui ghi hết những lời ông út dặn. Cái bia thứ nhất làm cho ông cụ mất hôm trước, nội dung chỉ gọn gàng tên họ, ngày sinh ngày mất, nơi sinh nơi mất, hưởng thọ bao nhiêu năm. Bia thứ hai là của bà kế mẫu ông ta, nội dung còn đơn sơ hơn. Ông kể rằng bà ấy về làm vợ sau của bố ông cũng đã khá lâu, khoảng mười mấy năm, theo cách tự dọn đến ở, không thủ tục giấy má, không lễ nghĩa rình rang. Bà một thân một mình chẳng ai thân thích, lại không có con cháu gì, tính tình hiền lành khép kín, luôn chịu đựng nhẫn nhục, ít giãi bày tâm sự với ai, lúc nào cũng âm thầm, lặng lẽ. Bà chết cũng lặng lẽ, âm thầm như thế, không ai hay biết, đến khi có người phát hiện ra thì thi thể đã lạnh cứng. Bà chết mới té ngửa ra, trong nhà chẳng ai biết chút gì về bà, ngoài một cái tên mà ông bố hồi còn sống vẫn thường gọi, những gì còn lại chỉ là áng chừng, đoán đại vậy...
    Thạch rất băn khoăn khi xem lại nội dung tấm bia ông cụ. Ngày tháng tạ thế được ghi trong đó tính ra chỉ cách nay hơn hai tuần, trong khi sự việc xảy ra đã được khoảng ba bốn tháng. Nơi tạ thế trên tấm bia lớn là Quận B, thành phố Hồ Chí Minh, còn tấm nhỏ này lại là Long An. Đem thắc mắc ấy hỏi đi hỏi lại, để khẳng định là anh đã không ghi sai, ông út chỉ gật đầu.
    Hôm ông út tới lấy bia mộ, vợ Thạch đi vắng. Sau khi đưa ra cho ông dò lại nội dung xong, Thạch cẩn thận gói lại bằng bìa dày và buộc dây chắc chắn để ông đem đi xa được an toàn. Anh tuyên bố tặng ông phần công, chỉ lấy tiền vật tư. Xong xuôi, Thạch còn giữ ông lại mời trà. Chuyện trò với nhau một hồi, dù Thạch ý tứ không gợi lại, ông ta bỗng quyết định nói thật cho anh nghe lý do khác nhau về nội dung của hai tấm bia.
    Nguyên do chỉ vì ông thầy Phong Thủy đã phán rằng: đúng ngay năm nay, vào tháng đó, ngày đó, giờ đó là cực kỳ tốt để ông Cởi... chịu tang cha. Nếu sự được y như thiền định, đường công danh, tài lộc cho tới phu thê của ông Cởi sẽ càng thêm thịnh đạt, viên mãn hơn. Vậy mà ông bố già thì dù bệnh tật ngắc ngoải, vẫn không chịu chết quách cho đúng thời điểm chói lọi đã được trời ban. Kẹt quá, ông con bèn nghĩ ra cách tống khứ ông cha và bà mẹ kế về quê. Rồi, ngài trưởng nam tung tin, đăng cáo phó bố chết một loạt trên khắp các mặt báo. Xong xuôi, là tới tổ chức tang ma giả ồn ào suốt mấy ngày đêm, cũng kèn đờn tiễn đưa rình rang, ầm ĩ, đông ken, cũng khóc lóc sụt sùi, ỉ eo, thê thảm, cũng lập mộ to đùng cầu kỳ tốn kém, dẫu rằng quan tài không, huyệt rỗng. Kiểu cách ấy khiến tất cả mọi người, kể từ hàng xóm, bạn bè, người quen thân quen sơ cho đến đồng nghiệp, quan khách tới viếng đều tin ông hiếu để này chết cha thật. Không ai, ngoài những người thân trong nhà, biết ông chỉ cần làm thế để "lấy ngày, lấy giờ" !
    ở quê, vài tháng sau, lúc lọt đến tai chuyện anh con trai trưởng "chôn sống" mình, ông bố hom hem đã hộc máu ra chết thật. Đám tang nhà quê sơ sài, ít người hay biết, ông con trai danh giá ấy không về - nghe bảo thầy dặn đã là dân làm ăn thì phải cữ kiêng kỹ lưỡng, không được đem tang về nhà hai lần. Ông bố chết được tròn tuần thì bà vợ sau của ông cũng chết...
    Lovetolive[/size=18]
  6. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Đã có Chú Lùn Thứ Bảy của Lưu Sơn Minh chưa nhỉ? Rất hay đó!!!
    phantincodet
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Quang Lập
    Đêm 30 Có Mỗi Truyện Này ( I )
    Chiều ba mươi tết, Quỳ đạp xích lô ra ga, tính đón khách chuyến tàu vét rồi gửi xích lô, bắt xe đò về quê. Vừa vào sân ga, tàu chưa về đã có khách gọi, may thế. Khách là một trung niên mặt rỗ, quần bò áo thun, kính đeo gọng vàng.
    - Bưởi! Gã vươn vai dựa hẳn vào thành xe, rút thuốc lá hút. Ông cho con ba chục. Quỳ chưa đi vội. Loại này hoặc công chức, hoặc ma cô, phải ngã giá trước. Gã quay lại, lột kính lừ lừ nhìn Quỳ. Quỳ cảm thấy hai tia sáng mắt gã đang soi từng lỗ chân lông da mặt mình.
    - Mày định ăn thịt người ta hay sao mà thét dữ thế.
    - Dạ tết nhất đến nơi. Ông gọi hàng nào cũng thế. Âëy là con lấy rẻ năm ngàn.
    Thì ra gã chỉ mắng thế thôi chứ không thêm bớt một hai gì. Đường phố ngày tết người ta đi như ăn cướp, như chạy giặc. Quỳ cũng lạng lách như ai, chủ yếu để người ta không coi mình là thằng nhà quê, ngờ nghệch quá. Từ từ thôi! - gã nhắc.
    - Văng. Đi tử tế vào, rồi tao trả nốt năm ngàn.
    -Văng. Quỳ thả lỏng, thong thả đạp. Xem ra gã cũng tử tế. Từ ngày ra phố làm ăn, cứ ba ông khách thì một ông tử tế. Quỳ thường khoe với vợ như vậy. Vợ Quỳ tròn xoe mắt: ?oTử tế mà lắm thế à??. Đàn bà suốt đời rúc xó bếp biết gì! Vợ Quỳ mặt đã to lại phèn phẹt, nhưng từ cổ trở xuống thứ nào thứ nấy không đáng yêu cũng đáng nể. Ăn uống kham khổ lắm, thế mà cái đít lúc nào cũng vổng lên. Rõ đáng tự hào.
    - Ây! Gã khách kêu lên. Quỳ không kịp phanh xe, gã đã nhảy xuống lật đật chạy về phía sau nhặt lên một cái vòng. Quỳ cũng chạy tới. Vàng! Cái vòng vàng. Gã khách mân mê cái vòng vàng, cười toét một cái: ?oMột cây là cái chắc!?. Gã nhét ngay vào túi và nhảy phốc lên xe.
    - Đi nhanh, mày. Tao tăng gấp đôi tiền cho. Quỳ thấy xót quá, nếu mình không nghĩ vẩn vơ thì mình đã thấy trước gã.
    - Ông tính một mình lấy luôn cái vòng à? Quỳ hỏi giọng run run.
    - Chứ sao, tao thấy trước mày.
    - Con thấy trước ông nhưng con không kêu lên. Quỳ cố gắng không để lộ cái giọng run run của mình. Gã khách cười cái ?orắc?, nghe như ai vừa bẻ một cành khô.
    - Ai bảo mày không chịu phát biểu ý kiến! Quỳ thấy mình đuối lý. Đối đáp với người phố bao giờ Quỳ cũng là thằng đầu đất. Hôm qua có ông khách mắng Quỳ: ?oTụi mày đói là vì không biết ngậm miệng ăn tiền?. Quỳ cũng thấy đúng quá. Quỳ cố nặn óc nghĩ được câu gì hòng thuyết phục gã chia cho một ít.
    - Tết nhất được lộc trời, ông cho con xin một ít. Dứt lời, mặt Quỳ nóng bừng, khi không lại mở mồm xin xỏ. Gã khách lại quay lại nhìn Quỳ.
    - Mày trông thế mà cũng có văn hóa đấy. Được, mày xin thì tao cho. Tao bảy mày ba, được không? Quỳ cười nịnh, cái mặt cười mới thảm hại làm sao:
    - Ông cho con bao nhiêu,ơn ông bấy nhiêu. Gã khách lại cười cái ?orắc?. Thằng cha cười đến hay, như chó khạc xương.
    - Ơn nghĩa! Tụi mày đói mà xài sang quá. Cái vòng này cỡ một cây. Tao trả mày tiền ba chỉ, tao lấy cái vòng - Gã xỉa ra tập tiền sáu trăm ngàn, hất tay phía sau - Cầm lấy! Nhìn sáu tờ một trăm ngàn. Quỳ thấy chân tay mình cóng lại.
    - Ông ơi, vàng bây giờ một chỉ gần năm trăm ngàn. Ông cho con ba chỉ mà được có... Gã lập tức đút tiền vào túi.
    - Không lấy thì thôi. Vàng rụng vàng rơi, một chỉ hai trăm là quá lắm.
    Quỳ định nói: ?oThôi, ông cho con xin? nhưng không hiểu sao lại kêu lên:
    - Một chỉ hai trăm thì thiệt con quá!
    Gã khách nhảy phắt xuống, chậm rãi tiến sát chỗ Quỳ:
    - Mày được voi đòi tiên. Đã bảo vàng rụng vàng rơi giá chỉ có thế thôi. Mày thích thì tao đưa tiền cho, không thích thì đưa tiền cho tao. Cũng giá đó.
    Chưa bao giờ Quỳ tính nhẩm nhanh như lúc này. Một chỉ lãi ba trăm ngàn. Bảy chỉ lãi hai triệu mốt. Đạp xích lô cả năm trời cũng thế thôi. Gã khách moi cái vòng vàng ra, đưa cho Quỳ.
    - Đây, mày xem có đúng một cây không. Hay bảo tao nói phét? Quỳ cầm cái vòng xoay xoay. Một chỉ lãi ba trăm ngàn. Bảy chỉ lãi hai triệu mốt. Cộng với ba chỉ phần mình nữa, bán vứt đi cũng được 4 triệu bạc. Chợt gã khách đập nhẹ vào tay Quỳ. Quỳ giật mình ngước lên. Một cô gái đang hớt hải chạy tới. Quỳ vừa kịp đút cái vòng vào túi quần.
    - Các bác được cái vòng của cháu phải không ạ? Cô gái mặt non choẹt nhưng son phấn kỹ lưỡng lắm. Áo hở rốn, quần bò bó căng, cố tình làm nổi bật cái phần cần giấu đi. Xem ?ophong độ? biết ngay loại ăn chơi ngoại hạng.
    - Cái vòng của mẹ cháu. Các bác được thì cho cháu xin. Không mẹ giết cháu.
    - Vòng vèo nào ở đây. Gã khách trợn mắt quát. Không dưng lại túm áo người ta mà hỏi. Biến đi!
    - Không mà... Người ta chỉ cho cháu...
    - Biến! Gã khách đẩy cô gái ngã ngồi. Cô gái lồm cồm bò dậy vừa đi vừa nấc lên. Tự dưng Quỳ muốn gọi cô gái lại quá... Cách nào thì mày giải quyết đi. Nó đi gọi công an đấy.
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Quang Lập
    Đêm 30 Có Mỗi Truyện Này ( II )
    Quỳ sực tỉnh, vội vàng lôi trong lưng quần ra cái bọc. Gã khách giật lấy. Bao nhiêu đây?
    - Một triệu ba năm chục. Tao thiệt đơn thiệt kép. Gã khách thở ra. Thôi mày đi mau lên!
    Quỳ cắm cổ đạp xe chạy vù vù. Thỉnh thoảng phanh kít lại, đập tay vào túi quần: Vẫn còn! Cái vòng vẫn còn! Lại đạp xe chạy vù vù. Còi ô tô kêu cái ?oroét!?, mồ hôi Quỳ túa ra, lạnh toát. Gớm, không biết cách nào Quỳ đã vọt ra tận Hồ Tây. Sờ túi, cái vòng vẫn còn, Quỳ cười nhăn một mình. Bây giờ phải quay trở lại, về Hàng Đào bán mới có giá. Ở đấy Quỳ có quen một chị hàng vàng, năm ngoái Quỳ đưa đón con chị đi học. Chị này giàu nứt đố đổ vách lại tử tế, chắc chẳng thèm ăn bớt của Quỳ. Một cây gần năm triệu, có cân non đi đằng giời cũng cầm chắc bốn triệu. Bốn triệu! Quỳ chưa bao giờ cầm số tiền lớn như thế. Vợ Quỳ cũng thế. Thị sẽ thế nào khi mình giơ bọc tiền ra nhỉ? Thị sẽ không dám cầm, ngờ vực hỏi: ?oAi cho mà nhiều thế??. Ai cho? - Quỳ bế xốc thị lên giường - ?oTưởng tớ không kiếm được ngần ấy tiền à??. ?oÂy, ây... Con đang chơi ngoài sân?. ?oGọi nó vào, đem cái đĩa bảo đi mua nước mắm?. Thị đẩy Quỳ ra, lườm: ?oThì tắm rửa đi đã. Được mấy hơi mà hoắng lên thế?. Ừ thì tắm. Tắm xong tớ sẽ nghiền nát cái đít tự hào của mình ra, xem có còn khinh tớ nữa không. Xong rồi, thể nào thị cũng hỏi đi hỏi lại: ?oAi cho đấy, nói thực xem nào? Hay là có con đĩ nào nó cho??. Chà thích quá rồi, còn ra vẻ! Quỳ kể Quỳ gặp vận may như thế nào, cái ông khách tử tế ra sao. Thị lại tròn mắt kêu lên: ?oTử tế mà lắm thế à??. Tử tế mà lắm thế à. Rõ lũ đàn bà đần độn ngu si. Quỳ vừa nghĩ ra câu thơ. Quỳ nhẩm đi nhẩm lại cho thuộc, mai về sẽ đọc cho thị nghe. Thị sẽ ré lên bóp cho Quỳ một cái. Thị bóp thì đau lắm nhưng mà thích.
    Chị hàng vàng tung nhẹ cái vòng mấy lần rồi ngước lên nhìn Quỳ. Có khi cái này không phải vàng. Nhẹ lắm.
    Quỳ cười to, vui vẻ nói:
    - Thì chị cứ thử đi. Trông điệu bộ đi tìm đèn khò không được nhiệt tình cho lắm của chị, Quỳ đã thấy lo lo. Tuy vậy, Quỳ vẫn nói cười như không.
    - Vàng đang lên phải không chị?
    - Ừ. Bốn chín hai.
    - Em bán bây giờ là được giá, chị nhỉ?
    - Ừ. Đèn khò bật lửa. Ở cái nơi tia lửa liếm vào, một thứ nước rỉ xanh tứa ra. Mắt Quỳ tối sầm.
    - Đồng em ạ. Mạ vàng thôi.
    Một khối nước đá từ trên đỉnh đầu đang tràn xuống chân. Quỳ đứng trơ, nước đái từ hai ống quần túa ra, đọng thành vũng trên nền đá hoa.
    Quỳ rơi phịch xuống ghế. Và kể. Chị không hỏi, Quỳ cũng kể. Không phải, Quỳ đang lảm nhảm như một thằng điên.
    - Vàng giả sao nó dám đưa tiền cho em? Em ơi, có khi đó cũng là tiền giả. Quỳ nuốt nước bọt, ngước lên ngẩn ngơ nói:
    - Tại em tham quá. Trong tích tắc, nước mắt Quỳ dàn dụa. Chị đưa cho Quỳ cốc nước lọc, khẽ thở dài.
    - Em cũng đừng dằn vặt nữa. Tham là bệnh tật của giống người. Người ta trước sau rồi cũng mắc phải, chẳng ai nói phách nói tướng được. Thôi, coi như mình vừa bị mất cắp, bị trấn lột, còn mấy tiếng nữa là hết năm, ráng kiếm vài chục, về quê còn có chút gì đưa vợ. Quỳ đạp xe ra ga, về bến xe phía Nam, vòng vèo ra tận Phà Đen, lên chợ Bưởi, cũng chẳng có ma nào gọi. Phố phường vẫn đầy người ra đấy nhưng hôm nay là ngày vui của người ta, ngày chết tiệt của Quỳ. Đêm xuống rất nhanh, gió hun hút thổi. Quỳ không rét nhưng mà đói. Đói lắm. Phố xá tịnh không ai còn mua bán gì. Khổ nỗi đường phố giờ này lại ngậy mùi xôi thịt, rúc vào đâu cũng ngậy mùi, càng hít chân tay càng rời rã. Quỳ dừng xe một góc phố, tính làm một giấc lấy sức rồi gửi xe cuốc bộ về quê. Gần 40 cây số nhưng đi mãi rồi cũng đến, cũng không hết tết đâu mà lo.
    Không ngủ được, nhạc nhéo đinh tai nhức óc. Nhà sát đường chưng đèn kết hoa như đám cưới, nhưng nhìn vào thời trống hoác, chỉ một đôi trai gái đang ôm nhau nhảy. Chúng nhảy như động rồ, ngoắc của nợ vào nhau chứ đâu phải là nhảy. Bỗng Quỳ đứng phắt dậy. Gã khách! Thằng quần bò áo thun! Thằng mặt rỗ! Con kia đích thị là đứa đến xin vòng. Tiên sư cha quân mất dạy! Quỳ chực xông vào nhưng hú hồn đã khựng lại được trước cổng. Đêm ba mươi vào làm ầm ĩ nhà người ta thì cầm chắc tiền mất tật mang. Cứ đứng đây đợi. Thằng kia nếu là chủ thế nào cũng tiễn con kia, nếu là khách thì quá lắm đến giao thừa cũng phải cút. Còn hai tiếng nữa đến giao thừa chứ mấy. Quỳ ngồi xổm, tựa lưng thành cổng, nghiến răng chờ đợi. Con chó bẹc-giê thấy có người lạ liền đủng đỉnh đi ra, đưa mắt lừ đừ nhìn Quỳ, gừ một tiếng, ra cái điều: ?oNhìn cái gì mà nhìn?. Chó nào chủ nấy. Chó nhà quê nghe tiếng người cuối xóm, đầu xóm đã sủa nhặng lên, ra vẻ hung hăng lắm, nhưng người ta dậm chân một cái đã cụp đuôi mất dạng ngay tắp lự. Con bẹc-giê đến sát cổng, nằm bẹp xuống, trễ nải lim dim mắt nhìn Quỳ. Rõ nó coi Quỳ bằng nửa con mắt. Quỳ cười khẩy, nghĩ bụng: ?oMầy là cái *** gì. Đồ liếm *** nhà giàu?. Nó lại gừ một tiếng rồi ưỡn ngực vươn vai, đủng đỉnh đi vào, ra cái điều: ?oChẳng dư hơi đôi co với lũ chúng mày?. Thế mới tức. Tự nhiên Quỳ uất lên.
    ?oBa-ái!?. ?oXí ố ghẻ-ên!?. Rồi! Thằng kia ra rồi. Quỳ vụt dậy. Gã vừa ra khỏi cổng, Quỳ đã túm chặt lấy tay gã.
    - Ông! Đây là cái vòng giả! Ông cho con xin lại tiền.
    Gã từ tốn nhìn Quỳ, không lộ một chút gì tức giận hay sợ hãi. Tuồng như gã đã biết trước thế nào cũng gặp Quỳ, thế nào cũng nghe Quỳ nói thế. Thì buông ra đã nào. Tao có chạy đi đâu mà sợ.
    - Con đã thử rồi. Đây là cái vòng đồng mạ vàng.
    Quỳ đưa cái vòng cho gã. Gã cầm cái vòng ngắm nghía. Giả à?
    - V-ăng. Ừ, nếu giả thì tao đưa lại tiền cho. Coi như tao không được cái gì.
    Gã nhảy lên xích lô, vui vẻ nói:
    - Đi! Đi thử một lần nữa cho chắc. Rồi mày chở tao về Bưởi, tao lấy tiền đưa mày. Mau lên, giao thừa sắp đến rồi.
    Quỳ định nói: ?oThôi, không thử nữa, ông cho con xin lại tiền?, nhưng lại nghĩ bụng: ?oThử thì thử, sợ gì! Lần này có ông nội mày cũng không lừa được ông nữa đâu, con ạ?.
    Gã bảo Quỳ dừng lại trước cửa hàng vàng cách hàng vàng quen của Quỳ có mấy trăm mét. Chủ nhà đã đóng cửa nhưng thấy gã thì vui vẻ lắm, nhanh nhẩu tìm đèn khò ra xịt. Ủa, nước vàng chảy ra tươi rói! Thế là thế nào nhỉ?
    - Mày thử kiểu gì lạ thế? Làm mất thời gian tao! - Gã vừa đi ra cửa vừa càu nhàu và nhét cái vòng vào túi.
    Quỳ lẽo đẽo theo sau, nói giọng thiếu tự tin hẳn:
    - Con thử nhà người quen hẳn hoi.
    Lập tức gã quay ngoắt lại.
    - Đâu? Nhà người quen mày ở đâu?
    - Đó kìa! Có một đoạn.
    Gã rút cái vòng ra đưa cho Quỳ:
    - Cho mày thử lại. Không bảo tao hợp đồng nhà người quen lừa mày. Đi mau lên, Quỳ co cẳng chạy. Không kịp bấm chuông, cứ thế lao thẳng vào nhà.
    Chị hàng vàng cầm cái vòng lật đi lật lại. Đâu? Vết thử của người ta đâu? Mỗi vết thử của chị đây này.
    - Vừa thử xong mà. - Quỳ thở hắt ra.
    Chị hàng vàng bỗng tái mặt kêu lên:
    - Thôi rồi! Nó thử cái vòng thật của nó. - Chị đẩy Quỳ, hối hả giục. - Ra đi! Khéo không cái xích lô của em...
    Quỳ lao như tên bắn. Ối cha mẹ ơi, họa vô đơn chí! Cái xích lô lấy lại của người ta, còn chưa trả hết tiền. Quỳ ngã sấp xuống mặt đường, mãi sau gượng ngước lên đã thấy chị hàng vàng ngồi trước mặt. Chị đỡ Quỳ dậy, nói như rên:
    - Về quê mà làm ăn em ạ. Ỉa vào phố với phéo. Quỳ biết mình khóc nhưng không đừng được.
    - Chị ơi, bao giờ em mới hết ngu?
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Quang Lập
    Đêm 30 Có Mỗi Truyện Này ( III )
    Chị nhét năm mươi ngàn vào túi Quỳ, giọng nghèn nghẹn:
    - Em đừng mơ tưởng viển vông nữa. Mình hết ngu thì người ta mưu mẹo lên gấp năm gấp mười. Cũng coi như mình ngu như cũ. Thôi, về đi em.
    Không! Không về! Phải đến nhà con kia! Nó cùng duộc với thằng mặt rỗ. Không lấy được tiền thu được của thì cũng xé tan xác chúng nó ra.
    Cô gái vẫn thức, đang ngồi ngắm nghía, nắn nắn ngực mình
    - Cô gì ơi! Ra tôi bảo! - Quỳ nói như quát. Cô gái thủng thẳng đi ra, vênh mặt lên, hất hàm hỏi:
    - Gì thế? Tự nhiên Quỳ tịt ngỏm, không biết nên tiếp tục thế nào.
    - Cô mất cái vòng phải không? - Phải. Đây là cái vòng giả! Cô lừa tôi!
    Cô gái cầm lấy cái vòng, bất ngờ ném thẳng vào trán Quỳ.
    - Đồ ăn cướp! Đây mà cái vòng của tao à?
    Cô gái nhào tới túm chặt lấy cổ áo Quỳ, kêu to:
    - Mẹ ơi! Đây rồi! Thằng ăn cắp đây rồi! Quỳ há hốc mồm, không biết nên làm gì, nói năng thế nào.
    Trong nhà đi ra một người đàn bà chừng năm mươi tuổi, mặt mày xem ra phúc hậu lắm.
    - Thằng này giật cái vòng của con. Bắt được, nó lại trả lại cái vòng giả.
    - Không phải! Cô lừa tôi! - Quỳ vặc lại và giật tay cô gái.
    - Thôi, thôi. Đừng ồn. Nhà chị đang có khách. Có gì vô nhà nói. Chuyện đâu có đó em ạ.
    Bà cất tiếng dịu dàng, nghe êm như tiếng Phật bà từ trời xanh rót vào tai Quỳ. Bà tự tay mở cổng, nhẹ nhàng kéo Quỳ vào.
    Vào thì vào! Cây ngay không sợ chết đứng. Chừng nào còn chưa lấy được tiền và cái xích lô thời ông còn nằm ỳ ra đấy, chúng mày không cho ông ăn thời ông ỉa ra cho mà dọn.
    Bà nhẹ ấn vai Quỳ xuống ghế bành. Cái ghế to đến nỗi Quỳ thấy mình như đang tụt xuống một cái hố. Bà xăng xái đi lấy nước, rất lâu sau cầm cốc nước đi ra ấn tận tay Quỳ, ân cần nói:
    - Con bé nhà chị nó cũng hư lắm. Em uống nước đi, rồi kể chị nghe đầu đuôi thế nào. Quỳ tu một hơi, quẹt mồm, nói:
    - Chiều nay con đi chở khách... Thì uống nước đi đã nào. Chuyện đâu có đó mà em. Bà tươi cười cắt ngang lời Quỳ. Vô lẽ bà này lại đẻ ra con khốn nạn kia? Quỳ uống thêm ngụm nước, đang nghĩ xem mình nên bắt đầu thế nào cho vừa gọn vừa rõ ràng thì một chiếc xe Jeep đỗ xịch trước cổng. Ba người đàn ông bước vào. Hai người trẻ, một người đã đứng tuổi có cái mũi cà chua. Hai người trẻ chẳng nói chẳng rằng ập đến bẻ quặt tay Quỳ.
    - Ô, sao lại thế này? - Quỳ kêu lên.
    - Câm mồm! - Người mũi cà chua quát khẽ. - Lôi cổ nó ra ngoài! Quỳ ra sức trì lại nhưng không được. Tuyệt vọng, Quỳ quay mặt về phía bà chủ kêu to:
    - Bà! Bà ném cho Quỳ một nụ cười khinh bỉ rồi quay lại người mũi cà chua, thở ra:
    - Tết nhất... phiền các chú quá.
    Người mũi cà chua cụp mắt xuống, cố gắng lễ phép với bộ ngực xốp lúc nào cũng muốn nhào ra khỏi cổ áo của bà.
    - Dạ có chi... Anh đâu chị?
    Bà nhỏ giọng: Anh có khách.
    Người mũi cà chua liền co vai, rụt cổ, nói khẽ:
    - Thôi, em chào chị, em về đây. Chị cứ yên tâm đi, thế nào em cũng lấy lại cái vòng cho cháu.
    - Thôi, khỏi phiền các chú đến thế.
    Bà nói và tiễn người mũi cà chua ra cổng.
    Xe jeep biến khỏi cổng. Bà quay lại lườm cô gái nãy giờ vẫn ườn ra trên đi-văng.
    - Cái vòng đâu rồi, con chó?
    Cô gái cười rúc rích. Mẹ cũng quá lắm. Mắng nhà quê xơi xới. Cứ làm như mẹ không phải ở quê ra. Bà ngồi xuống, hực ra một tiếng cười khô khốc.
    - Là tao nói thế, chứ không có chúng, bố con mày bốc *** mà ăn. Nói rồi bà vươn vai ngáp dài.
    - Khách với khứa. Giờ này còn ngồi thầm thầm thì thì.
    Bà uể oải lên cầu thang. Lát sau đã nghe tiếng bà ngọt như tiếng tơ đồng:
    - Âëy không. Về là thế nào. Anh đến giờ này là lộc trời ban cho nhà em đó.
    Cô gái ngửa cổ cười dài, thò tay nhổ một nhúm lông ném lên phía cầu thang.
    Xe Jeep chở Quỳ đến ngã tư thì dừng lại. Người mũi cà chua tự tay cởi trói cho Quỳ.
    - Thôi, cho về ăn tết với vợ con.
    Quỳ chẳng thấy vui sướng gì, cứ ngồi lì không chịu xuống xe. Ngồi tù còn đỡ nhục hơn về nhà kể cho vợ chuyện này.
    - Con không về.
    - Sao?
    - Chúng nó là bọn lừa đảo.
    Người mũi cà chua cười phì:
    - Mày bây giờ mới biết à?
    Rồi anh vỗ vai Quỳ, dịu giọng:
    - Về đi em, giao thừa rồi đó.
    - Nhưng, chúng nó là bọn lừa đảo! - gần như Quỳ rú lên.
    - Bé mồm thôi! Mày còn nói nữa, tao lại bắt mày bây giờ!
    Xe Jeep biến mất, Quỳ đứng trơ giữa ngã tư đường. Bốn ngã đường vắng hoe. Không một bóng người, cả bọn mất dạy lẫn người tử tế.
    Bắc Linh Đàm 11-2001
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Nguyễn Quang Lập tự trào
    Tôi chọn thi vào Đại học Bách Khoa Hà Nội vì nghĩ rằng phải đi vào công nông trường, xí nghiệp, nhà máy mới hiểu biết cuộc sống một cách sâu sắc để phục vụ công việc viết văn. Hơn nữa, thời đó người ta còn náo nức với thơ ca lắm.
    Năm thứ hai Bách khoa, tôi viết truyện ngắn Tình hoàng hôn. Viết xong sướng mê mẩn. Đưa cho bạn bè đọc, ai cũng khen, lại càng ngây ngất. Tôi tung tăng đưa cho anh Thái Bá Lợi (hồi đó ở trại viết văn Vân Hồ). Một tuần sau thập thò ngoài cửa phòng, chỉ mong anh nhìn thấy và khen ngợi. Ai dè, tôi ngồi chờ khá lâu mà anh vẫn không đoái hoài gì. Đến lúc sắp về, tôi rụt rè hỏi, anh mới thở dài: ?oThú thật, nó là cái gì chứ không phải truyện ngắn". Nhìn mặt tôi tím tái vì buồn và xấu hổ, anh động viên: ?oLập còn trẻ, lo gì, cứ cố đi, thế nào cũng thành?.
    Tôi lại đưa truyện đó cho anh Xuân Đức. Để tránh phải đọc tác phẩm dở hơi của tôi, anh làm bộ quan trọng: ?oThái Bá Lợi đã nói thì chắc đúng. Tay ấy viết truyện bợm lắm?. Tôi không chịu thua: ?oThế anh bảo truyện ngắn là cái gì?? Xuân Đức lắc đầu: ?oMày hỏi thế bố tao trả lời cũng chẳng được?. Tôi ngao ngán hết chỗ nói. Đến như nhà văn Xuân Đức, viết tiểu thuyết Cửa Gió, bản thảo dày đến một gang, nhà cháy không thèm cứu thứ gì, chỉ xả thân lao vào lửa ôm cho được bản thảo, lại không biết cắt nghĩa truyện ngắn, nữa là tôi.
    Lúc đó, tôi đinh ninh rằng Xuân Đức muốn giấu nghề, nhưng đoán được ý nghĩ của tôi, anh phủ nhận ngay, rồi thì thầm với giọng điệu rất bí mật: ?oTruyện ngắn như là một con gì đó. Thật đấy. Một con gì đó rất kỳ khôi ở trong rừng văn học, mày cứ liều mạng chịu vào rừng, tìm kiếm thế nào có ngày cũng thấy. Chỉ mày thôi nhé, không thằng nào thấy đâu. Hoặc giả chúng có thấy cũng thấy khác mày?.
    Mười năm sau, khi có vài chục truyện ngắn trong tay, tôi mới hiểu cái kiểu cắt nghĩa tức cười của anh Xuân Đức. Nhưng lúc đó tôi hoang mang ghê gớm. Mãi đến năm 1984, giải ngũ về công tác tại sở VH-TT Bình Trị Thiên tôi cũng chưa dám thò bút viết truyện nào, ngày hai buổi nấu cơm hầu hạ thằng em ruột Nguyễn Quang Vinh viết tiểu thuyết. Không thuộc diện lười biếng, nhưng có ba việc tôi cực kỳ căm thù, ấy là nấu cơm, giặt quần áo, rửa bát. Vậy mà phải cắn răng làm đủ ba việc đó cho thằng em chỉ vì nó viết tiểu thuyết! Tôi rất cú. Nhìn nó vừa viết vừa rung đùi, thỉnh thoảng châm điếu thuốc, ngửa mặt lên trời nhả khí, ra chiều tư lự lắm! Nó là cái gì? - tôi nghĩ - học hành chẳng đến đầu đến đũa, đọc chẳng bao lăm mà cứ rung đùi ?ochơi? hết gang bản thảo này đến gang bản thảo khác. Khốn thay, viết ra là được in ngay. Đài Tiếng nói Việt Nam trích đọc hết đêm này sang đêm khác. Cú quá, tôi hỏi: ?oTại sao mày không viết truyện ngắn?? - ?oEm không biết viết!? - ?oThế mày biết tiểu thuyết là gì?? - ?oChẳng cần biết là gì, cứ viết?.
    Tôi vỡ ra, quyết tâm phải viết. Cứ viết ra cái gì cũng được, còn hơn là nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo! Vậy là viết. Tôi vẽ một cái đầu đề mất sáu trang giấy, viết đi viết lại cái mở đầu mất vài chục trang, hí hoáy cả tuần, cuối cùng truyện ngắn Người lính hay nói trạng cũng hoàn thành. Tôi đưa cho Quang Vinh xem. Nó đọc xong uể oải nói: ?oCũng được đấy. Anh thử sang Sông Hương xem họ có đăng không. Đối với tôi, lúc đó ?ocũng được? là tuyệt vời lắm rồi. Tôi gửi đi, ba ngày sau, bỗng nhiên có điện thoại anh Nguyễn Khoa Điềm mời sang toà soạn. Tôi vù sang ngay. Anh Điềm thấy tôi nhếch mép cười lạnh lùng. Tim tôi quặn thắt, không biết tin lành hay dữ. Anh bảo: ?oÔng viết truyện ngắn được đấy, khá là đằng khác. Tôi nghĩ ông viết văn xuôi khá hơn làm thơ rất nhiều". Nẻo vào văn học của tôi là vậy. Có thể nói thế này: Tôi quyết tâm viết văn chỉ vì căm thù nấu cơm, rửa bát, giặt áo quần. Đến nay, tôi cũng không biết truyện ngắn là gì, nhưng vẫn tiếp tục viết. Có lẽ truyện ngắn cũng giống như tình yêu. Chẳng ai biết tình yêu là gì, nhưng cứ yêu rồi khắc biết. Yêu người này thì biết nó thế này, yêu người nọ thì biết nó thế nọ v.v...
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này