1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Xuân Mới Người Xưa ( I )
    Tống Văn Bình
    Người đàn ông có dáng dấp trông rất quen thuộc. Trong trí tưởng nàng vẫn mang máng đâu như đã gặp khuôn mặt ấy - chả rõ từ bao giờ - nhưng chẳng tài nào nhớ nổi. Rồi nàng chợt mỉm cười với cái ý tưởng ngộ nghĩnh, rất "cải lương" vừa thoáng qua trong đầu : "không lẽ mình gặp người ở trong mộng !". "Người trong mộng ở đây trạc độ gần bốn mươi, dáng dấp cao ráo, khoẻ mạnh. Trông cách phục sức và cử chỉ của người đàn ông, nàng đoán có thể là dân Việt kiều . Thời buổi này, một số người từ ngoại quốc trở về thăm quê nhà thường hay mang cái phong cách của một chủng tộc văn-minh, giầu sang, đòi hỏi sự suýt xoa, nể trọng đối với dân bản xứ nghèo nàn, nhược tiểu . Nàng cảm thấy người đàn ông này không chút gì gọi là phô trương, cao ngao ỉ. Hắn trái lại dường như muốn kín đáo hoà nhập vào cái xã hội mà hắn đã cách rời sau bao năm . Vỏn vẹn với chiếc quần jean hơi bạc mầu với chiếc áo thun đen cao cổ, người đàn ông ấy xuất hiện một cách đột ngột, bất ngờ như một buổi sáng mùa xuân chợt đến . Sáng sớm hôm đó, như thường lệ, nàng thường đi dọc xuống dốc Ngọc-Lan để phụ mẹ mở cửa hàng café bên cạnh bế xe . Trong lúc bầy hàng, nàng thấy người đàn ông đứng lặng lẽ bên cạnh bờ hồ, dường như đang trầm ngâm, suy tưởng về một quá khứ, dĩ vãng nào đó . Mãi cho đến khi nắng lên, sương mờ đã tan, hắn mới lững thững đi bộ băng qua đường . Ghé vào quán café nhà nàng, gọi một ly café và ngồi uống nhâm nhi nhìn từng chiếc xe đò to, nhỏ lần lượt chất người và hàng hoá theo nhau rời bến . Không chừng người đàn ông thích thú ngắm cái cảnh tượng ồn ào, tạp nhạp của một bến xe đò tỉnh nhỏ mà bên nước ngoài chẳng bao giờ co ù. Buổi chiều nàng lại thấy hắn đứng trên con dốc, khoanh tay theo dõi những chuyến xe đầy bụi đường, mỏi mệt lăn bánh trở về bến, yên nghỉ . Con nhỏ Quyên, em gái út của nàng, ngày thứ nhì đã khám phá ra sự hiện diện của người đàn ông lạ mặt ấy, tưởng nàng không biết, khoe :
    - Mấy hôm vừa rồi có một ông khách hay đến quán mình chị biết không ?
    - Ai vậy nhỉ ? nàng trả lời, giả vờ như vô tình.
    - Có lẽ dân du lịch ở đâu đến. Trông lạ lắm. Chị gặp là ưng liền ...
    Quyên nói xong và cười tủm tỉm . Từ ngày sinh nhật của nàng hai mươi bẩy tuổi, con nhỏ thường hay lo lắng, sợ bà chị ruột yêu quí "ống chề", thỉnh thoảng vẫn phụ hoạ với bố mẹ, khuyên nàng đừng nên kén chọn quá đáng . Quyên lấy chồng đã được hơn hai năm. Nàng thấy vợ chồng son như nó mà vẫn chưa đủ khả năng để ra ở riêng . Quyên vừa phụ trông tiệm, vừa phải nhận thêm hàng về đan mới đủ tiêu sài với cái đồng lương công nhân viên của chồng. Nàng không muốn đem thêm gánh nặng cho gia đình, và nhất là khi chưa gặp được người gọi là hợp nhãn, hợp tính . Năm ngoái, có người muốn làm mai nàng cho một anh chàng từ Mỹ về thăm nhà . Ðại khái không biết anh ta có thành công như thế nào ở xứ người . Anh chàng ăn mặc rất sang trọng và tiêu tiền như nước . Nàng phân vân tự hỏi, không biết người ta đã có vợ hay thuộc loại cả đẫn đến nỗi bên đó họ chê không thèm lấy ! Chừng ghé đến nhà nói chuyện uống nước độ dăm ba bận, nàng nhận xét anh chàng có cái tánh Tây-phương một cách nửa mùa, thỉnh thoảng nhún vai chêm vài câu tiếng Anh, cố ý ra vẻ rất phong lưu, lịch lãm . Sự thật thì nàng buồn cười, tội nghiệp cho hắn nhiều hơn là chê bai . Vuột mất đám đó, mẹ nàng cũng hơi buồn, cầu nhàu :
    - Hồi tao lấy ****** nào có yêu thương, kén chọn gì . Rồi cũng đâu vào đó cả!
    Nàng phải an ủi mẹ và đùa :
    - Mẹ quá lo đi thôi . Ðến như chị Quí hàng xóm nhà mình, mãi đến ba mươi hai mới lấy chồng thì cũng đâu gọi là trễ . Cùng lắm con sẽ đăng báo "tìm người hôn phối", mẹ cứ yên chí ...
    Tuy bề ngoài nói thế , thâm tâm cũng có lúc nàng cảm thấy trống vắng, e ngại cho cái hoàn cảnh muộn màng của mình . Về mặt sắc diện thì nàng không phải thuộc vào hạng chim sa, cá lặn . Nhưng nhiều người hay khen nàng có nét nhu mì, hiền lành . Thuở còn đi học, nàng được một số người theo tán tỉnh, ve vãn. Vốn sẵn tính e thẹn, nhút nhát của con gái và ít nhiều mang cái mặc cảm nghèo, nàng thường hay làm lơ, tảng lờ như không biết đến . Thời gian gần đây, nhất là sau cái đám cưới của Quyên, vấn đề hôn nhân của nàng càng được mọi người trong nhà đề cập đến giữa bữa cơm . Ai cũng muốn dành làm ông mai, bà mối . Từ giai cấp công nhân viên, cán bộ đảng cho đến dân thương-mại, buôn bán và Việt kiều . Nàng chưa chấm được ai có một điểm gì để nàng yên tâm, giao trọn cuộc đời mình . Hầu hết dường như đều mang một cái gì giả tạo, hời hợt mà nàng không thể nào giải thích nổi . Ngoại trừ người đàn ông lạ mặt nàng gặp mấy hôm nay . Nhìn lối hắn ngồi và khuôn mặt thật hiền hoà, bao dung . Nàng tưởng như có lúc nàng đọc được nội tâm của hắn qua ánh mắt và nụ cười . Chưa bao giờ nàng thấy một người đàn ông nào vừa có vẻ nghiêm trang, tinh nghịch lẫn hiền lành như hắn . Ðặc biệt nhất là đôi mắt, thỉnh thoảng hắn vẫn khiến nàng mường tượng đến một kỷ niệm nào ấu thơ nào đùó trong quá khứ .
    Người thanh niên chăm chăm, sững sờ nhìn đứa bé gái trạc độ chín, mười tuổi đội chiếc nón lá của người lớn, to quá khổ so với khuôn mặt tròn nhỏ, bầu bĩnh dễ thương của nó. Con bé bưng chiếc rổ còn lại vài cái bánh, đứng co ro, nép dựa vào vách tườngcủa góc chợ Hoà Bình để trú mưa . Nó làm người thanh-niên chợt nghĩ đến mấy đứa em của hắn, có đứa cùng lưá tuổi với con nhỏ, giờ này chắc đang yên bình đọc sách, đùa giỡn dưới mái ấm hạnh phúc gia đình . Tội cho con bé . Hắn lắc đầu, nhớ lại lời khuyên của vị linh-mục ở đại chủng-viện : "Nếu mổi ngày con chỉ cần thực hiện được bất cứ một việc gì làm sáng danh ngài thì con đã hơn ta rồi đấy."
    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Xuân Mới Người Xưa ( II )
    Tống Văn Bình
    Khi trời vừa xế trưa, quán cũng bắt đầu thưa khách . Nàng bảo Quyên trông hàng hộ nàng , đoạn rảo bước lên dốc chợ, định bụng đi dạo mấy hàng bán đồ tết trước khi ghé mua vài cân đường và café về cho nhà bán . Nhìn hàng cây Anh Ðào trên con dốc chợ mới ngày nào trông tiêu điều , cằn cõi giờ đã rộ nở những cánh hoa trắng hồng tươi thắm dưới ánh nắng . Nàng bỗng đổi ý, muốn thả bộ đi thong dong một mình dưới hàng thông, dưới con đường vắng dẫn lên ngọn đồi bên hồ . Ngày xưa, thỉnh thoảng nàng vẫn thường có cái thú đi dạo bâng quơ như thế . Mấy năm sau này, nàng quên bẵng đi cái thói quen nhẹ nhàng, êm đềm ấy chẳng qua chỉ vì lo buôn bán . Hơn nữa, nàng cảm thấy mình như đã quá cái tuổi lãng mạn để làm những chuyện rảnh rỗi đó . Nhưng hôm nay, giữa một ngày xuân ấm áp , lòng nàng đâm rạo rực, bồi hồi muốn sốùng lại cái giây phút hồn nhiên, vô tư thưở trước . Thanh thản đếm từng bước chân, nàng nhớ những kỷ niệm của tuổi dậy thì, áo dài đi học. Tưởng tượng và nhớ đến những người theo tán tỉnh, lẽo đẽo theo hỏi vài câu, tay chân nàng như đông lạnh, miệng câm như hến, rồi nàng quýnh quáng vội lảng tránh . Nàng cười thầm tự hỏi sao ngày ấy nàng nhát quá cỡ . Vài đứa bạn thân hiểu tánh đặt nàng với danh hiệu "tai thỏ" . Những người khác lại cho nàng là "bơ đời" , lạnh lùng . Thật lòng, từ trước đến giờ, nàng chưa hề bị cái gọi là cú sét ái tình . Chỉ một đôi lần rung động trước sự tán tỉnh, si mê của dăm người con trai học cùng trường . Sự rung động ấy, nghĩ lại, nàng thấy chẳng qua chỉ là sự bồng bột, lãng mạn của tuổi mới lớn . Nàng chả hiểu phải là người như thế nào mới khắc phục , chiếm trọn được con tim của nàng . Cho đến giờ, chưa một hình bóng nào đã làm nàng mong ngóng, khắc khoải . Ngoại trừ người đàn ông lạ mặt mới xuất hiện mấy hôm nay làm nàng thỉnh thoảng có thắc mắc, chờ đợi một cách lạ thường .
    - Em bán món gì đấy ?
    - Dạ, đây là món bánh bao chỉ mẹ em làm ngon lắm, anh mua dùm hộ em .
    - Mấy đồng một cái vậy nhỉ ? Em còn đi học hay chỉ ở nhà phụ bán hàng?
    Người thanh-niên vừa gợi chuyện, vừa nhẩm đếm mấy cái bánh còn lại trong rổ . Con bé thấy khách có vẻ muốn mua, mừng rở, đôi mắt mở to tròn xoe đen láy :
    - Dạ em đi học ban ngày, chiều về mới đi bán . Bánh chỉ có hai trăm đồng một cái anh mua hộ hai cái nghen ?
    Giọng nói trẻ thơ của con bé nghe dễ thương chi lạ.
    Người thanh-niên động lòng, tội nghiệp rút tờ mười ngàn đưa cho nó, bảo:
    - Anh lấy hết bốn cái còn lại này. Em khỏi phải đưa tiền thối và nhớ về nhà sớm kẻo bố mẹ em trông .
    - Dạ.
    Con bé giao bánh xong, cám ơn người thanh-niên và vui mừng sách chiếc rổ, bước những bước chân sáo ra về . Những tuần lễ sau đó, thỉnh thoảng người thanh-niên gặp lại đứa bé gái và thường hay dúi cho nónhiều tiền hơn là cố ý mua bánh . Mãi cho đến một ngày xuân kia, trước khi trở về với gia đình để ăn tết, người thanh niên ấy lì xì cho con bé một ngàn và tặng nó cái kẹp tóc hình con **** làm bằng bạc, chạm trổ rất đẹp mà hắn mua định làm quà cho đứa em gái . Con bé có vẻ rất sung sướng, trông mong là sau tết người khách trẻ giầu lòng hảo tâm này sẽ trở lại . Không ngờ, người thanh-niên đó đã biệt tăm tích luôn từ dạo đó. Sau này, mỗi lần hàng ế, con nhỏ lại nhớ đến ân-nhân của nó mà tưởng chừng như nó đã đọc, mơ tưởng một thứ truyện thần thoại, cổ tích nào đó của trẻ thơ .
    Lúc nàng trở về thì Quyên đang trò chuyện với người đàn ông lạ mặt . Vẫn lối ăn mặc nhã nhặn, giản dị . Hắn đứng dậy hơi cúi đầu chào khi nàng bước vào trong lúc Quyên nhanh nhẩu đưa tay giới thiệu :
    - Ðây là chị Loan, chị cả của em. Còn đây ông Phong, Việt kiều từ Mỹ về thăm nhà đã hơn một tuần . Chị phải nghe ông Phong kể vài điều thật lý thú mà chị không thể tưởng tượng nổi chuyện ở xứ ngoài ..
    - Tôi cũng được cô Quyên đây kể lại dăm mẫu chuyện bên nhà cũng khá ngộ nghĩnh . Hy vọng rằng tôi đã không đến nỗi quấy nhiễu hàng quán của gia đình cô ?
    Người đàn ông nói với giọng thật từ tốn, thân thiện và hoà nhã khiến nàng có cảm tưởng làm như hắn đã từng quen biết chị em nàng từ lâu .Tự nhiên nàng đâm ra lúng túng, vụng về đến suýt nữa làm rơi gói đường . Thời may Phong, tên của người đàn ông, đứng gần nên đã chụp lại được và đặt nó ngay ngắn trên quầy hàng hộ nàng . Lần này thì hai má nàng thật sự đỏ bừng, mắc cở quá đỗi . Nàng chỉ biết ấp úng, ngập ngừng nói đôi lời cám ơn người đàn ông đoạn kiếm cớ vô phía trong, đợi giây lát cho nhịp tim bớt đập loạn xạ, chải sơ lại mái tóc nàng lấy lại sự điềm tĩnh, bước trở ra và nói với người đàn ông như để giải thích về cái hành động vụng về khi nẫy của mình :
    - Xin lỗi ông nghe . Có lẽ tại tôi mới vừa dang nắng và bước ngay vào bóng mát . Ông cứ việc ngồi uống café nói chuyện bao lâu cũng được. Giờ này quán thường hay vắng ...
    - Vâng tôi cũng đoán chắc cô vừa về và bị trúng nắng . Lâu quá tôi cũng quên bẵng đi mất là mùa xuân ở bên này nắng đã bắt đầu ấm . Giờ này ở bên đó hai cô phải biết, có chỗ còn phủ tuyết trắng xoá .
    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Xuân Mới Người Xưa ( III )
    Tống Văn Bình
    Nghe nói, nàng tò mò muốn tìm hiểu thêm về cái đời sống của xứ Mỹ mà cả đời nàng chỉ được biết đại khái, mù mờ qua phim ảnh, báo chí . Vừa lấy chiếc kẹp để cài lại mái tóc dài xoã bờ vai, nàng vừa đáp lời người đàn ông để tạo một bầu không khí tự nhiên, trò chuyện :
    - Ông đi xa không biết chứ, dạo này cao-nguyên khí hậu có vẻ nóng hơn ngày xưa bởi vì thiên hạ đốn củi, chặt cây nhiều quá . Nếu ông còn nhớ, cứ nhìn ngọn đồi ở trước mặt ông sẽ thấy ngay sự trơ trụi, khác biệt...
    - Ừ nhỉ, quả là một điều đáng tiếc...
    Người đàn ông tên Phong quay đầu nhìn theo hướng tay nàng chỉ và đồng ý với sự nhận xét của nàng lẫn với đôi chút tiếc nuối . Hình như hắn định nói thêm điều gì đó nhưng chợt ngưng, lặng yên đăm đăm nhìn nàng khi thấy nàng đang chải đầu, kẹp lại xong mái tóc. Cái nhìn của người đàn ông không có vẻ xỗ xàng, bất khiếm nhã nhưng nó cũng làm nàng hơi ngượng. Vài giây sau, dường như người đàn ông nhậy cảm được thái độ của nàng nên vội vàng lên tiếng xin lỗi :
    - Chết thật, tôi quả là vô duyên. Tại đang thắc mắc không biết cô mua cái kẹp tóc hình con **** ở đâu trông đẹp và khéo quá . Ngày xưa tôi cũng đã mua một cái giống như thế cho đứa em gái .
    Nàng cười đáp lời :
    - Ôâng quá khen, tôi thấy nó cũng thường. Tôi thích dùng bởi vì cái kỷ niệm hồi còn nhỏ, đi bán hàng có một ông khách quen trước khi về ăn tết với gia đình tặng cho ...
    - Có phải người đó đồng thời lì xì cho cô một ngàn bạc ?
    Người đàn ông chợt như reo mừng, không đợi cho nàng dứt câu, hỏi vội vàng làm nàng sững sờ, bỡ ngỡ . Ðầu óc nàng vừa vui sướng, loay hoay với câu trả lời, vừa tìm kiếm trong cái trí nhớ một hình ảnh tưởng đã biệt tăm, xa vời nay đang vội quay trở lại . Nàng thấy mình như bị say sóng, một cơn say ngây ngất, lặng đi với nỗi hạnh phúc khó tả mà quên bẵng đi giọng của người đàn ông vẫn vang vọng bên tai, hỏi nàng một cách thân mật, dịu dàng :
    - Bây giờ chắc cô đã biết tự làm bánh bao chỉ rồi chứ nhỉ ? Chao ơi, ngày đó cô còn bé tí, đội chiếc nón lá ...
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Nhà Có Hoa Anh Đào
    Tưởng Năng Tiến
    Khi mở cửa bước ra sân sau, cả hai bố con tôi đều đứng sững, mở lớn mắt nhìn.
    - Có cây hoa đào con ơi! Bố tôi kêu khẽ ngạc nhiên.
    - Dạ, hoa đàọ
    Tôi đáp nhỏ rồi đứng lặng ngắm bầy ong bé tí đang lượn quanh những bông hoa vừa hé nở. Dạo ấy vào khoảng tháng Hai, đúng lúc mận đào ở Mỹ đang độ khai hoạ Những cánh hoa hồng thắm mong manh rung nhẹ trong nắng sớm gây trong tôi một niềm xúc cảm thật êm đềm nhẹ nhàng nhưng sâu đậm. Lâu lắm tôi mới lại nhìn thấy hoa đàọ
    Trí tưởng của tôi bỗng quay nhanh về một thành phố cũ, nơi mà tôi đã lớn lên và đã ướp đẫm tuổi thơ của mình bằng hàng trăm loại hương hoa: hoa hồng, hoa ngũ sắc, hoa rẽ quạt, hoa bìm bìm, hoa dạ lý, hoa mận...; và tất nhiên là phải có hoa đàọ Nói một cách hơi quá ướt át, người ta vẫn gọi đó là "xứ hoa đào" mà.
    Tôi thấy rõ ràng là mình đang lơn tơn hớn hở trên đường đến trường vào một buổi sáng tinh mợ Con đường Thủ Khoa Huân nhỏ hẹp, thoai thoải dốc, cần cận những viên đá bạc đầu dưới mỗi bước chân đị Hai bên đường, chen lẫn giữa những bụi hoa quỳ man dại, là những cành mai mềm mại ẻo lả vươn cao lấm tấm điểm những cánh hoa còn ướt đẫm sương đêm.
    Cùng lúc, bố tôi - không chừng - cũng đang đi lại trên một con đường nào đó của riêng ông. Có thể đó là một con đường rừng rực rỡ mai vàng, giữa vùng biên giới Hoa - Việt, khi mà ông chưa gặp mẹ tôi, và vào lúc mà chuyện đánh đuổi thực dân còn là điều làm say lòng cả một thế hệ ngườị
    Mẹ tôi, không hiểu đã lặng lẽ đến đứng sau lưng chúng tôi tự lúc nào, bà cũng kêu lên thích thú:
    - Có cả cây hoa đào và cây chanh nữa hả con!
    - Vâng...
    Tôi nói "vâng" lí nhí mà lòng thì sung sướng hãnh diện như thể chính mình là kẻ đã gieo trồng vun sới hai cây đào và cây chanh đó vậỵ Sự thực, trước đó một tuần, khi đi xem nhà vào ban đêm tôi không hề biết rằng vườn sau có cây trái gì cả. Tìm được một căn nhà ở khu yên tĩnh, giá thuê vừa phải, và người ta không để ý đến sự dị biệt màu da hay màu tóc đã đủ làm tôi mừng quýnh đi rồị
    Bữa cơm đầu tiên nơi căn nhà mới chúng tôi ăn với thịt gà luộc chấm muối tiêu và lá chanh thái chỉ. Mẹ tôi xuýt xoa khen ngon và quên bẵng đi cái tội "mềm nhũn" của những con gà Mỹ. Như thường lệ, bố tôi vẫn giữ im lặng nhưng chỉ cần nhìn ánh mắt của ông là tôi đã nhận thấy có sự hài lòng. Cả ngày hôm ấy, và nhiều ngày tháng kế tiếp nữa, chúng tôi đều rất bận và vui - sự vui thích mà đã có lúc tôi ngỡ rằng sẽ không bao giờ còn tìm lại được trên nét mặt của bố mẹ già nữạ
    Trước đó một năm, cũng đã có lúc gia đình tôi sống rất an vuị Đó là thời gian tôi vừa đón bố mẹ từ quê nhà sang, theo chương trình đoàn tụ gia đình. Nhưng rồi sau đó không lâu là những ngày tháng buồn bã tẻ nhạt khiến tôi vô cùng bối rối và khổ sở.
    Vì không lường trước, và cũng vì sự giới hạn của tiền bạc, tôi đã "nhốt" bố mẹ gìa gần cả năm dài, sau bốn bức tường, trong một chung cư ở thành phố San Jose, Californiạ Khi niềm vui đoàn tụ đã qua đi, và khi mà cả hai người đều bắt đầu có triệu chứng chết héo giữa đất lạ xứ người thì tôi đâm hoảng.
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Tưởng Năng Tiến
    Sinh năm 1952 tại Sàigòn. Hồi nhỏ đi chơi, đi học, lớn lên đi lính, đi tù, ra tù lang thang, vượt biển đến Mỹ, làm báo Nhân Văn.
    Tác phẩm đã xuất bản:
    Măng Ðầu Mùa (chung với Võ Hoàng)
    Cuộc Chiến Chưa Tàn (truyện, Nhân Văn)
    Nhà Có Hoa Anh Đào ( II )
    Tưởng Năng Tiến
    Việc đầu tiên là tôi vội vàng đưa bố mẹ đi chùạ Trời Phật ơi, chùa ở Mỹ sao mà nhỏ xíu và vắng ngắt vậy nè. Vào ngày lễ lớn chùa có đông người thì bên ngoài không còn chỗ đậu xe, và bên trong thì không đủ chỗ ngồị
    - Sao chùa chiền ở đây giống y như nhà ở thế hả con ?
    Sự thực thì đó đúng là cái nhà chứ còn "giống như" gì nữạ Tôi không hiểu, và cũng không dám hỏi xem, căn nhà đó thuê hay mua trả góp. Và dù mua hay thuê, bằng cách nào mà vị sư trụ trì trả nổi một số tiền cho căn nhà bốn phòng - đối với riêng tôi - đúng là một điều "mầu nhiệm".
    Sau đó, tôi đưa bố mẹ đi phố Tàu, với lời giải thích ba hoa rằng "vào đây bố mẹ sẽ thấy thoải mái y như thể là mình đang đi trong Chợ Lớn ở Sài Gòn vậy". Kể cả vào mùa Hè, thời tiết của thành phố San Francisco dường như vẫn cứ hơi quá lạnh đối với sức khỏe mong manh của bố mẹ tôi. Nhìn hai ông bà già co ro, ngơ ngác giữa những hè phố luôn luôn chen chúc người đi mà không dưng ruột tôi muốn... đứt. Rõ ràng là bố mẹ tôi không thấy "thoải mái" một tí nào cả. Không bao lâu cả hai người đều than là nhức đầu và chóng mặt. Chính tôi, tôi cũng cảm thấy ... y như vậy!
    Vì thiếu đất nên Chinatown chỉ có thể phát triển theo chiều cao. Cùng với cái lối kiến trúc theo chiều dọc này là cái tính hay bày biện lộn xộn và hay chưng hoa kết đèn của người Trung Hoa khiến cho đôi mắt của du khách lạc vào khu phố của họ phải điều tiết quá nhiều; do đó, ai mà không chóng mặt. Và nếu bố mẹ tôi biết được rằng trong một phạm vi chỉ có hai mươi bốn lốc đường mà chứa lúc nhúc đến bốn chục ngàn người (một mật độ cao nhất thế giới) - lúc nào cũng nói năng xí xa xí xồ - thì hẳn là ông bà còn nhức đầu hơn nhiều lắm.
    Chúng tôi vội vã chạy ra khỏi khu rừng người vô duyên đó. Loanh quanh một lát, tôi đưa bố mẹ đi khoe cầu treo Golden Gate, mà vẫn theo lời tôi là "to và dài nhất hoàn cầu." Bố tôi nhìn cái cầu với đôi mắt lãnh đạm như thể là người ta nhìn thấy cây viết hay cục tẩy trên bàn vậy. Mẹ tôi thì quan sát trầm ngâm một lúc rồi lẩm bẩm:
    - Theo mẹ thì mình cứ xây độ một trăm cái cột chống cho nó an toàn, con ạ. Chả tội gì phải để nó chông chênh như thế.
    - Vâng, mẹ dạy như thế là phải!
    Tôi đáp cho qua chuyện rồi lặng lẽ đưa hai người ra về. Trên đường về tôi câm như hến vì buồn quá. Bố mẹ tôi thì mệt quá nên cũng chả ai nói năng gì. Trong xe tôi đã mua sẵn mấy băng nhạc cải lương. Điều đáng tiếc là tuy hai ông bà cũng thích nghe cổ nhạc miền Nam nhưng không thích lắm. Hai người có vẻ ưa nghe cô Hồ Điệp ngâm thơ hơn. Tôi lại chỉ tìm được mỗi một cuốn băng của Hồ Điệp thôi nên đã có lúc "đành" phải vào phòng, đóng kín cửa lại, vừa dạo đàn, vừa ngâm một số những bài thơ - mà phần lớn do chính tôi sáng tác - để "cống hiến" cho bố mẹ già, vào lúc mà không khí gia đình buồn tẻ hay nhạt nhẽo.
    Khi còn trẻ, mỗi lần uống rượu say, ở bất cứ nơi đâu tôi cũng đều bắt mọi người "phải" im lặng nghe tôi ngâm thơ. Dù chưa bao giờ bị ai đánh vì chuyện này, không hiểu sao, từ khi qua tuổi ba mươi tôi "bỗng" trở nên biết điều hơn. Tôi vẫn say rượu, thỉnh thoảng, nhưng cái vụ ngâm thơ hay ca hát thì bỏ hẳn.
    Tuy thế, tôi vẫn không từ bỏ niềm tin vào "làn hơi thiên phú" của mình. Nếu nó không giúp tôi hái ra tiền thì ít nhất nó cũng đủ làm cho bố mẹ tôi vui. Tôi đã tưởng thế vì cũng như bao nhiêu bà mẹ "điên khùng" khác trên cuộc đời này, mẹ tôi rất thích bất cứ cái gì do con mình làm ra. Bà cụ cứ nghe đi nghe lại mãi cuộn băng do chính tôi ngâm thơ.
    Điều không may là bố tôi thì khác. Ông tỉnh táo và khách quan hơn. Đợi vào lúc mẹ tôi không có mặt, ông nhỏ nhẹ nói:
    - Con ngâm thơ bố thấy cũng hay, nhưng giá con đừng làm như vậy nữa thì không chừng lại hay hơn nhiều.
    Vậy là những cuộn băng "đặc biệt" ấy phải chìm vào quên lãng.
    Sau vụ đó, tôi chuyển sang băng nhựa videọ Không phải là tôi làm hề rồi tự thu băng để chiếu lại cho bố mẹ già giải trí như Lão Lai bên Tàu đã làm hồi xưa đâu. Thiệt tình là tôi dở hơi không tới cỡ đó. Chỉ vì thấy chuyện chưởng Kim Dung được quay thành phim video và chuyển âm sang tiếng Việt nên tôi vội vàng đi mua máy, mướn phim về để cả đống ở nhà.
    Những tác giả ngoại quốc tôi ít khi để ý, trừ Kim Dung. Nếu không tình cờ gặp ông vào năm mười tuổi có lẽ tôi cũng đã thi đậu vào đệ thất của một trường công lập ngay keo đầu rồi.
    Tôi hy vọng không khí trong gia đình sẽ đỡ tẻ nhạt hơn nếu bố mẹ tôi chịu ngồi xem phim chưởng suốt ngày. Tối đến, tôi sẽ ba hoa liếng thoắng bàn thêm cảnh Tạ Tốn cướp đao trên Bàn Sơn Đảo. Nếu bố mẹ tôi chưa hiểu rõ về công phu Sư Tử Hống hay về sự khác biệt giữa phe Kiếm Tông và Khí Tông trong phái Hoa Sơn thì đúng là những cơ hội bằng vàng để tôi có dịp khoe khoang về kiến thức trời biển của mình.
    Tiếc thay, bố mẹ tôi chả hề để mắt đến những cuộn phim thổ tả đó. Theo lời ông cụ thì "chúng nó nói một thứ tiếng Việt không phải của người Việt". Còn mẹ tôi thì chỉ sau một show ác đấu ngắn ngủi của Kiều Phong ở Tụ Hiền Trang là bà cụ đã vội vã chạy ngay vào phòng đọc ... kinh cầu siêu.
    Dù vẫn bị mang tiếng là hơi chậm hiểu, cuối cùng, tôi cũng nhận ra được sự thiếu thốn mất mát lớn lao trong đời sống của bố mẹ tôi nơi xứ lạ quê ngườị Họ cần một miếng đất. Họ phải sống trên đất, gần đất và với đất. Trải thảm, tráng xi măng, lót nhựa đường để che hết đất là giết chết con người, Giời ạ.
    Tôi nhớ đến hôm đi San Francisco về, mẹ tôi đã nhìn những đồi cỏ xanh bát ngát và chép miệng:
    - Đất bỏ hoang nhiều quá, hoài của thật con nhỉ ?
    Tôi vội vàng cải chính:
    - Đâu có, mẹ. Nông trại cả đấy chứ. Mẹ không thấy người ta nuôi bò và ngựa trên đó sao ?
    - Ừ nhỉ! Thế mà mẹ cứ tưởng... Sao người ta lắm đất thế ...
    Thế là tôi xin việc làm thêm, cố gắng dành dụm một số tiền đủ để đặt cọc thuê được một căn nhà duplex. Nhà mới tuy bé nhỏ nhưng vẫn có đủ sân trước, vuờn sau, nằm ở khu an ninh và toàn người láng giềng da trắng đàng hoàng sạch sẽ. Đã thế, chúng tôi còn có sẵn cả cây chanh và cây hoa anh đào nữa.
    Thời gian sau đó, gia đình tôi sống rất yên vui và ổn thỏạ Vào mùa Hè, khi tôi từ sở làm về trời vẫn còn nắng chói chang. Mở cửa vào nhà xong là tôi bước ngay ra sau vườn. Bao giờ bố tôi cũng đang ngồi uống trà dưới gốc cây đào; và mẹ tôi thì lui hui bận rộn với những luống rau bé bỏng của bà. Gần như từ sáng sớm cho mãi đến khi chiều tối, lúc nào bố mẹ tôi cũng sống ở ngoài vườn.
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Nhà Có Hoa Anh Đào ( III )
    Tưởng Năng Tiến
    Chúng tôi phân định mảnh đất tí teo vừa thuê được ra làm nhiều phần rất là rõ rệt. Bố tôi chăm sóc cây đào, cây chanh và giàn hoa giấy màu xác pháo ở cổng vào. Rẻo đất phía trước cũng là nơi để ông giồng hoa cúc.
    Phần tôi, tôi chỉ xin một góc cỏn con, vô cùng khiêm tốn để gieo một ít poppy và trồng mấy cụm pensee thôị Chả hiểu bố tôi có kỷ niệm gì với loài hoa cúc đại đóa hay không; riêng tôi, hai loài hoa vừa kể là hai hoài niệm về hai mối tình te tua của đời mình. Cho mãi đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu sao, đường tình duyên của mình lại ít may mắn thế.
    Nguyên cả mảnh vườn sau là giang sơn riêng của mẹ tôi, một giang sơn nhỏ hẹp nhưng vô cùng phong phú. Tôi cuốc một luống đất dài để mẹ giồng đủ loại rau thơm: rau húng quế, húng nhũi, tía tô, rau răm, kinh giới, mồ ôm...; và tất nhiên phải có hành ngò và cả sả nữa.
    Người ta không mấy khi có dịp làm được một thức ăn với sả ở Hoa Kỳ. Nhưng có hề chị Đâu ai cố gây và giữ cho được môt bụi sả chỉ vì nó cần cho nồi cà ry hay cho món thịt bò kho. Điều cần là thỉnh thoảng, khi buồn buồn mình có thể ngắt một lá sả vò nhẹ trong tay, rồi đưa lên mũi để hít thở được hương vị của cả quê hương thoang thoảng nhẹ nhàng trong đó.
    Mẹ tôi còn thích có một hàng cải bẹ xanh, xanh thật là xanh, để vào những lúc nắng nhạt bà có dịp nhìn thấy vài đôi **** trắng chờn vờn trên những luống hoa vàng. Luống đất còn lại chúng tôi gieo hột rau dền, rau tần ô, và rau muống - những thứ rau mà tôi biết rằng nếu thiếu đi thì cuộc đời mẹ tôi kể như là vô nghĩa. Phần đất sát với bờ rào của nhà bên cạnh thì tôi làm giàn cây để cho khổ qua, bầu, và mướp có chỗ leo.
    Tôi không ưa hoa bầu và hoa mướp đâu. Coi vô duyên thấy mẹ. Nhưng với giàn khổ qua thâm thấp, lá xanh sắc, nhỏ nhắn, xinh xinh, điểm những hoa vàng nhỏ li ti thì trông thương lắm.
    Tôi "dọa" mẹ rằng:
    - Bầu ở Mỹ tốt lắm mẹ nhá. Quả nào cũng dài lê thê đến chấm đất luôn.
    - Hay quá, hả con.
    - Dạ.
    Tôi "dạ" ngọt như đường cát, mát như đường phèn. Thế là bữa cơm tối nào gia đình tôi cũng có chuyện để nóị Và toàn những chuyện vuị Mẹ tôi có lúc xuýt xoa:
    - Bắp của Mỹ lạ lắm con nhá. Mẹ mới gieo có hai hôm mà đã lên cao cả gang tay.
    - Dạ.
    Tôi lại "dạ" dịu dàng rồi vội vã thêm:
    - Ở đây nó thế mẹ ạ.
    - Hay nhỉ.
    Tôi thấy hãnh diện cho giàn bầu và mấy cây bắp con con quá. Sau hơn một năm ở Mỹ, mọi thứ đều bị mẹ tôi coi thường, kể cả "cái cầu treo dài nhất thế giới"; chỉ riêng có hai giống thực vật vừa kể là nhận được hai câu khen tặng "hay quá" và "hay nhỉ" ngắn ngủi hiếm hoi thôi.
    Có hôm đang bữa cơm bỗng mẹ tôi buông đũa, thản thốt kêu:
    - Thôi chết rồi, con ơi!
    - Sao hả mẹ ?
    - Mẹ quên nói với con là mấy cây rau mồ ôm và rau răm vừa mới nhú lên thì đã bị ốc sên cắn mất mấy cái lá rồi.
    Trời, chuyện nhân quyền bị vi phạm ở Tầu, ở Cuba, ở Việt Nam hay ở đâu đó thì tôi đành bỏ qua, chứ còn cái thứ ốc sên mà cũng bầy đặt hoành hành ngay sau sân sau nhà tôi thì đâu có được. Tôi bỏ dở bữa cơm, hùng hổ lái xe ngay đến Kmart vác mấy hộp thuốc trừ sên về rải khắp vườn. Thỉnh thoảng còn có dịp chứng tỏ cho mẹ thấy là mình chưa hoàn toàn vô dụng khiến tôi thấy nhẹ người hết sức.
    Bố tôi vẫn thường giữ im lặng như bản tính xưa nay của ông; tuy thế, khi nhìn thấy rau thơm giồng ở ngoài vườn đã được ông cụ chiếu cố làm cho tôi thực sự thấy rất yên lòng.
    Tôi nhớ mãi ngày đầu tiên đưa bố mẹ đi ăn phở ở hiệu Đắc Phúc. Ông cứ cầm cọng rau húng quế mãi trên tay, ngắm nghía thật lâu, vò nát một góc lá, đưa lên mũi ngửi rồi vứt xuống bàn. Tôi đã thấy nhiều người tỏ sự thất vọng và khó chịu vì mùi vị nhạt nhẽo của những cây rau thơm giồng ở Mỹ, nhưng chưa thấy ai biểu lộ một thái độ chán chường đến thế.
    Chao ơi, ngay cái giây phút đó sao tôi khổ quá. Tôi chỉ muốn chết cho rồi. Tôi thương bố tôi đến chảy nước mắt và thấy ái ngại cho những cây rau thơm mọc ở xứ người. Lá của chúng cứ mỗi ngày một lớn và hương thơm thì cứ theo thời gian mà nhạt dần đi.
    Rau thơm mẹ tôi giồng ở sau vườn cũng chả thơm gì mấy, nhưng khi nhìn thấy bố tôi nhẫn nại ngắt từng lá bỏ vào chén khiến tôi thấy được an ủi vô cùng.
    Tôi đã nghĩ là phải tìm cách mua cho được căn nhà đó, phải mua bằng được một nơi trú thân an ổn cho bố mẹ già. Chỉ cần cố gắng thêm một thời gian nữa, thời gian đủ cho chúng tôi để dành được một số tiền thế chân chừng mười phần trăm là có thể nói chuyện mua bán được rồi.
    Tôi cũng đã mường tượng trước là sẽ giồng thêm cho mẹ một cây bơ, và một hàng anh đào che kín vườn sau cho bố. Rồi ra, căn nhà của chúng tôi sẽ rực rỡ hoa đào mỗi độ xuân về.
    Cái mùa xuân rực rỡ đó, tiếc thay, đã không bao giờ đến. Biến cố đến trước mùa hoa đào nở. Có hôm, người quản lý khu phố điện thoại vào tận chỗ tôi làm việc, với giọng gắt gỏng:
    - Ê, dađy của mày sao kỳ quá hà ?
    - Kỳ làm sao ?
    - Ổng cứ mặc đồ ngủ đi vòng vòng hoài hà. Hàng xóm họ nghi ông điên. Mà ổng có "bị sao" không vậy ?
    Tôi ngọng. Sự thực là bố tôi rất hay mặc một bộ quần áo pyjama trắng, đội cái nón nỉ, khoác thêm chiếc áo bành, và cầm một cây gậy đi dạo mỗi sáng "cho nó khỏe người". Hình ảnh này đối với tôi bình thường và quen mắt quá. Tôi quen với nó ngay từ ngày bố tôi chưa phải cầm gậy, và thay vào đó là ông cầm bàn tay bé bỏng của tôi kìa. Tôi thấy như vậy "có sao" đâu ?
    Sau đó đến chuyện của mẹ tôi. Bà cụ có hàm răng đen. Và cũng cứ theo lời thằng cha quản lý khu phố thì lúc bà cười "khiến nhiều người sợ hãị" Hắn làm tôi nghĩ ngay đến một bà cụ quê mùa, nhỏ bé loắt choắt, lúc nào cũng đội xùm xụp chiếc khăn mỏ quạ, thỉnh thoảng đi lại ngoài đuờng... Hình ảnh này đối với một số người Hoa Kỳ quả là "khó coi", đó là chưa kể đến hàm răng đen.
    Tôi không hề nghĩ đến điều đó vì đối với riêng tôi - trong những năm dài xa cách - mỗi khi nhớ đến mẹ là tôi chỉ thấy hình ảnh của bà khi tôi còn bé tí, đi đâu cũng nắm chặt chéo áo của mẹ thôi; thuở ấy, răng của mẹ tôi đen huyền, môi hồng cắn chỉ. Dù có thêm bao nhiêu ngàn năm nữa qua đi thì mẹ tôi vẫn cứ mãi mãi đẹp tươi như thế và vĩnh viễn chả bao giờ có gì "khó coi" cả.
    Cuối cùng là chuyện mấy con gà. Đàn gà mà mẹ tôi vô cùng hãnh diện vì lúc khởi đầu nuôi chỉ có mấy con thôi mà chả bao lâu nhà tôi đã biến thành "trại gia cầm."
    Hàng xóm than phiền là họ không ngủ được vì tiếng gà gáy sáng. Thế mà trong bao lâu cả hai mẹ con tôi vẫn cứ ngỡ là mình đã mang lại cho cả khu phố cái không khí thôn dã êm đềm nhờ vào tiếng gà gáy trong trẻo vào mỗi sáng.
    Tôi có thể thuyết phục bố tôi thôi đừng đi dạo với bộ quần áo ngủ, năn nỉ mẹ tôi đừng tiếp tục nuôi gà nhưng tôi không biết làm thế nào ngăn được ác cảm và thành kiến của người dân bản xứ. Và rồi chuyện phải đến, đã đến.
    Người quản lý báo cho tôi biết họ cần lấy lại nhà để sửa. Tôi hiểu đó chỉ là một cái cớ nên năn nỉ xin ở lại và đề nghị trả tiền thêm. Tôi cũng cố giải thích cho hắn hiểu là bố mẹ tôi sẽ... chết nếu sống không có đất. Cuối cùng hắn đành nói thực:
    - Từ khi tụi mày tới đây khu phố ngó bộ muốn xuống giá. Chủ nhà chủ đất nó đâu muốn như vậy. Tao chỉ là thằng làm mướn cho tụi nó thôi. Nó biểu sao là tao làm vậy hà.
    Thế là thôi. Thôi giã từ căn nhà có hoa anh đào, có hương hoa chanh thoang thoảng mỗi sáng, có bầy ong nhỏ loanh quanh bên giàn khổ qua xanh lá mỗi trưa, có đôi **** trắng chờn vờn trên những luống cải lấm tấm điểm bông vàng vào những buổi chiều nhạt nắng. Người ta không thể mượn một mảnh đất để làm quê hương dù chỉ là mượn tạm để cho bố mẹ già nương náu cho hết những ngày tàn ngắn ngủi còn lại.
    Lovetolive[/size=18]
  7. anhhungxalo

    anhhungxalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    1.083
    Đã được thích:
    0
    Tình già
    Nguyễn Trọng Nghĩa
    Bà già hỏi anh thanh niên ngồi bên cạnh mình có biết Tư Luận không. Tư Luận nào, anh thanh niên ngạc nhiên hỏi lại, bà già nói Tư Luận ở Vịnh Dừa, Đất Cháy. Anh thanh niên suy nghĩ một chút rồi bảo tên ấp tên xã đó từ thời Pháp, bây giờ đã đổi rồi.
    Họ đang ngồi trên chiếc đò máy và đò đang chạy dọc theo con rạch nhỏ, ngoằn ngoèo, hai bên bờ um tùm lá dừa nước. Bà già nói được tin Tư Luận mất nên bà đi đám tang nhưng không nhớ đường vì lâu lắm rồi bà không đến đây. Anh thanh niên dường như không để ý và không nghe. Ngoài bà già và anh thanh niên, trong đò còn vài người nữa, nhưng hầu hết họ đều nhắm mắt ngủ một cách tranh thủ, như chưa bao giờ có rảnh để ngủ, không ai thèm nói chuyện với ai. Giờ đây anh thanh niên cũng nhắm mắt nhưng không biết đã ngủ chưa. Bà già nhận thấy anh thanh niên này giống Tư Luận ở cái vẻ khinh khỉnh bất cần đời, đặc biệt anh ta cũng có chiếc răng vàng quá vàng trong cái miệng kiêu ngạo, giống hệt chiếc răng vàng và cái miệng của Tư Luận. Hồi đó, khi Tư Luận đến thăm bà lần cuố cùng, bà đã nói với ông rằng cái chất kim loại quý ấy làm bà rởn óc khi hun hít. Lúc bấy giờ họ đang nằm bên nhau, và Tư Luận cuời ré lên, chiếc răng vàng óng ánh trong bóng tối. Sáng hôm sau Tư Luận đi, mang theo luôn cái ý định kiếm chồng của bà, chỉ để lại chiếc gối nhớp nhúa chất dầu bi-răng-tin cộng với bụi đường, bầm bầm như máu, chiếc gối bà may thêu cho một người nằm một lần duy nhất.
    Trong khi bà già đang nhớ lại cái chất dầu bi-răng-tin cộng với bụi đường đất đỏ mà Tư Luận đã để lại trên chiếc gối, thì bà phát hiện anh thanh niên mở hi hí con mắt nhìn trộm bà.
    ***
    Chạng vạng, chiếc đò ghé vào một doi đất nằm nhô ra con rạch. Bà già không dám chắc ghé có đúng bến hay không, nhưng bà cứ làm theo trí nhớ dù bà thừa biết nó chẳng còn mấy minh mẫn nữa. Bà bước lên bờ, đi trong lờ mờ tối, hình như bà đang đi trên con đường mòn và có thứ cỏ gì nham nhám vướng chân. Đi được một đoạn bà quay nhìn lại, thấy có một người đằng sau, người ấy lại giống Tư Luận. Bà già không nhớ hồi còn con gái bà có sợ bóng đêm và các thế lực siêu nhiên hay không, nhưng về già bà không sợ, bằng chứng là cả đời bà sống một mình. Vậy mà bây giờ bà hơi sợ. Bà già bước nhanh hơn, tiếng chân sau lưng cũng gấp hơn. Anh thanh niên đã theo kịp bà và hỏi bà là ai, tìm Tư Luận có chuyện gì. Hoá ra anh thanh niên lên bờ cùng một lúc với bà mà bà không hay. Bà già xưng tên họ rồi nhắc lại mục đích của chuyến đi mà bà đã nói lúc họ còn ngồi dưới đò, rằng bà đi đám tang Tư Luận nhưng lúc ấy anh thanh niên có ý không muốn nghe. Khi bà già dứt lời, anh thanh niên nói quả quyết: Ba tôi chết lâu rồi và tôi yêu cầu bà đừng đến nhà tôi. Bà già không tin bởi sự thật bà mới nhận được điện ngày hôm kia. Bà còn lấy ra mảnh giấy, chắc là điện tín, nhưng anh thanh niên không thèm dòm; bà tưởng có thể kịp nhìn mặt Tư Luận lần cuối, chí ít cũng kịp đưa tang. Nghe vậy anh thanh niên cười khinh khi: Bức điện đó do chính tay tôi đánh cho bà đã hơn nửa năm nay rồi. Tôi làm vì vị tình cha tôi lần cuối và tất nhiên là giấu má tôi. Má tôi mà biết được chuyện này thì sẽ lôi thôi. Bà già không hiểu, hỏi tại sao phải giấu. Anh thanh niên trả lời gọn lỏn: Má tôi hận bà lắm. Bà già nói: Dì có làm chuyện gì bậy bạ đâu con. Tôi không biết. Nhưng vì bà mà ba má tôi hục hặc với nhau suốt đời.
    Nói xong anh thanh niên giận dữ bỏ đi. Qua thái độ không mấy hoà nhã của anh thanh niên, bà già hiểu rằng chưa thể đến nhà Tư Luận. Việc đó không quan trọng lắm, nhưng nói chung bà vẫn tò mò muốn biết họ sống như thế nào. Những điều vừa rồi anh thanh niên vô tình thú nhận đã làm bà ngạc nhiên lẫn thích thú, ngạc nhiên vì người đáng hận là họ chứ không phải là bà, thích thú vì bà đã hiện diện trong Tư Luận cho đến ngày ông ta nhắm mắt. Ít ra thì những lời đường mật của Tư Luận ngày xưa không đến nỗi nhạt nhẽo như bà nghĩ trong bao nhiêu năm qua. Nhưng đó là chuyện đời xưa, từ cái ngày anh thanh niên này chưa ló mặt ra trần gian. Vậy mà giờ đây anh ta cũng tỏ ra tức giận. Thật là rắc rối.
    Độ mươi phút sau bà già nhận thấy anh thanh niên quay lại, hình như anh ta núp đâu đó chứ chưa hề đi xa. Anh hỏi: Bây giờ dì tính sao? Thực ra bà già chưa biết tính sao cả. Trong khoảng thời gian anh thanh niên vắng mặt bà còn chưa kịp quyết định gì, mà xét cho cùng, bà còn có thể quyết định được gì nữa ngoài chuyện quay trở về. Bà nói: Dì sẽ về. Nhưng anh thanh niên hỏi về bằng cách nào, bởi ở đây mỗi ngày chỉ có một chuyến đò chạy ra trung tâm tỉnh và cũng một chuyến từ trung tâm tỉnh vô đây, thay phiên nhau chiếc vô chiếc ra; nghĩa là bà già chỉ có thể về vào sáng sớm mai trên chính chiếc đò hôm nay bà đã ngồi, ngoài ra không còn cách nào khác. Trời đã tối nên bà già không nhìn rõ mặt anh thanh niên, chỉ nghe giọng nói, mà giọng nói càng lúc càng giống giọng Tư Luận. Nếu bây giờ bà đột nhiên trẻ lại như hồi con gái thì đây đúng là một cuộc hẹn hò với Tư Luận như biết bao nhiêu cuộc hẹn hò khác. Hồi ấy dù nhiều cách trở nhưng họ cũng tìm được mọi cách để gặp nhau, và nếu gặp nhau trong cảnh tranh tối tranh sáng như vầy thì ít khi Tư Luận tha cho bà-ông ta liều lĩnh sờ mó lung tung. Lần hồi bà thích cái kiểu liều lĩnh đó, cho nên hồi Tư Luận mới bỏ bà, thời gian đầu bà nhớ ông ta lắm, cứ nghĩ tới cái cảm giác khi bàn tay ram ráp của ông ta lần mò, bà rùng mình. Bà hỏi anh thanh niên chứ nhà anh còn cách chỗ họ đang đứng là bao xa, và chẳng lẽ bà không thể tới đó để đốt một cây nhang, chỉ đốt một cây nhang thôi chứ chẳng làm điều gì nếu thật Tư Luận đã chết hơn nửa năm rồi. Anh thanh niên không trả lời ngay, chắc anh đang cân nhắc lời đề nghị của bà già, cuối cùng anh đáp quả quyết là không nên, bởi theo anh, sức khoẻ má anh khá suy sụp, vì vậy cần tránh cho bà những biến động tình cảm đột ngột. Như vậy bà già chỉ còn cách duy nhất là trở lại doi đất nhô ra con rạch ngồi chờ chuyến đò sáng mai. Bà nói thành lời cái quyết định của mình rồi nhờ anh thanh niên dắt bà đi. Anh thanh niên không nhận lời cũng không từ chối. Bà già tưởng anh đã bỏ đi nên mới sờ soạng tìm và rồi tóm được bàn tay anh.
    Bà già lại cảm thấy như chân bà lại vướng loại cỏ nham nhám. Đã hơn hai ngày bà toàn đi, hết tàu đến xe, mà bà đâu còn trẻ. Bà mong mau đến doi đất để được ngồi nghỉ ngơi vì đã quá mệt rồi. Anh thanh niên hỏi bà có thấy gì không, bà trả lời không. Anh nói chính anh cũng không thấy gì, chỉ đi theo trí nhớ. Bà già hỏi anh thanh niên là con thứ mấy của Tư Luận và đã có vợ chưa. Anh nói anh là con đầu lòng. Vợ thì chưa có vì anh thấy cảnh má ba anh, anh ngán. Bà già nói: Hồi dì quen với ba con, ổng cũng cỡ tuổi con bây giờ. Anh thanh niên im lặng. Đi được một lúc thì bà già như cảm thấy có mấy vì sao trên trời. Chắc nãy giờ họ đi trong bóng cây, bây giờ mới ra được quãng đường trống, có thể là quãng đồng. Gió lạnh hơn, thổi dọc sống lưng bà già. Anh thanh niên hỏi: Dì nói thiệt cho con nghe, dì gặp ba con lần cuối vào năm nào? Con hãy nói con bao nhiêu tuổi rồi dì trả lời cho con hay. Sau khi anh thanh niên xưng tuổi, bà già tiếp: Từ hồi con chưa được đẻ ra. Nhưng lúc đó ba con đã cưới má con rồi, phải không? Phải. Bà già nhớ đó chính là cái lần Tư Luận đã để lại chất dầu bi-răng-tin cộng với bụi đường trên mặt chiếc gối bà may cho một người nằm một lần duy nhất. Anh thanh niên hỏi tiếp, làm sao bà biết được địa chỉ mà tìm đến, bà già nói chính Tư Luận đã để lại địa chỉ trong lần gặp gỡ cuối cùng. Vả lại hồi còn con gái, bà đã vài lần đến đây.
    Sau những câu hỏi có tính điều tra trên, bà già đề nghị dừng lại nghỉ ngơi. Anh thanh niên bảo bà cố gắng đi một đoạn ngắn nữa rồi nghỉ luôn thể. Họ tiếp tục bước nhưng đường đi bây giờ có vẻ như phức tạp hơn. Bà già không còn cảm thấy các chòm sao và người luôn vướng phải một thứ dây gì đó, rất khó gỡ. Bà thắc mắc về loại dây này, định hỏi anh thanh niên nhưng rồi thôi, bởi bà không hiểu anh có nhận xét gì qua cuộc điều tra vừa rồi. Bà im lặng, cố dùng hết sức già để chống chọi với những trắc trở trên quãng đường còn lại. Nhưng càng lúc họ như càng sa vào thứ lưới giăng sẵn, bà già phải lom khom gần như bò. Anh thanh niên thì ngậm tăm không thèm mở miệng giải thích.
    Cũng may, cảnh mê hồn trận ấy kéo dài không lâu, và họ lại bước ra quãng đồng, bà già lại cảm thấy trên bầu trời có những chòm sao. Chính lúc ấy, anh thanh niên ấn bà già ngồi xuống một mô đất, nói: Đây là mộ ba con. Con nghĩ là nên dẫn dì đi thăm mộ ổng. Bà già đưa tay rờ mô đất. Nếu anh thanh niên không thông báo, bà sẽ nghĩ rằng đây là cái doi đất nhô ra con rạch, nơi bà sẽ ngồi chờ đò. Bà già lựa chỗ tiện lợi ngồi xuống, nghe đất bốc hơi âm ấm bà nghĩ rất có thể hơi ấy bốc lên từ bộ xương của Tư Luận. Bà bỗng sợ. Anh thanh niên bảo: Dì ngồi đây với ba con, con đi một chút. Còn lại một mình, bà già hoang mang. Ngồi với ba mày cái kiểu này tao ớn quá, bà già nghĩ. Bà bắt đầu đề phòng những tiếng động chung quanh, nhưng nói chung không có tiếng động nào đáng ngờ ngoài tiếng trái tim bà đang vận hành một cách yếu ớt.
    Khi anh thanh niên quay lại, bà già cũng vừa tỉnh dậy sau một lúc mê man. Bà đang ngồi nhắm mắt, nghe như có tiếng chó sủa vu vơ không rõ hướng nào. Anh thanh niên sờ soạng rồi đụng bàn tay bà già. Anh nói: Con đem đồ ăn ra cho dì đây. Chắc dì đói bụng lắm. Rồi anh ta trao cho bà một cái lon lạnh ngắt. Anh thanh niên giải thích thêm rằng anh định mang nhang ra cho bà già đốt nhưng sợ ánh lửa có thể làm hại bà nên thôi.
    Bà già lại dựa trên mô đất, thiu thiu ngủ. Rồi bà mơ thấy mình đang ngồi dưới đò chạy ngược trở ra chợ. Ngoài bà, trong khoang còn có vài người nữa nhưng họ đều nhắm mắt ngủ một cách tranh thủ, như chưa bao giờ có rảnh để ngủ...
    ***
    Trời rạng sáng, anh thanh niên bước đến lay gọi bà già dậy để đưa bà ra doi đất đón đò, nhưng bà không thể dậy được nữa vì bà đã chết rồi. Nguyên nhân cũng dễ hiểu, có thể vì tuổi già sức yếu, lại ngủ ngoài trời nhiễm sương, trúng gió; cũng có thể bà cố ý chết tại mộ nhân tình cũ cho trọn tình. Anh thanh niên đỡ bà già nằm xuống, thấy mẩu giấy trong túi áo bà già ló ra, anh cầm lên xem. Một bức điện do anh đánh và một mẩu giấy ghi địa chỉ nhà nah do cha anh viết, cả hai đều cũ mèm. Anh nghĩ, cha mình ngày xưa dữ dằn thiệt, hơn xa mình bây giờ. Rồi không biết phải làm gì, anh ngồi nhìn bà già, anh đoán bà già này hồi đương thời chắc đẹp gái và thuộc loại lẳng lơ. Hèn gì mà chẳng hợp rơ nhau. Nhưng dù sao như thế này cũng không hay. Anh thanh niên như bực bội đứng dậy thọc hai tay vào hai túi quần đi loanh quanh. Theo anh, bà già này chọn không đúng nơi và đúng lúc để chết.
    Cà Mau, 1996
    Nguyễn Trọng Nghĩa

  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    NHÀ VĂN BÌNH NGUYÊN LỘC
    Truyện Ba Con Cáo ( I )
    Bình Nguyên Lộc
    Mặc dầu là tay "bán trời không mời thiên lôi", Sáu Sửu vẫn nghe rờn rợn khi nhìn ra ngoài.
    Thánh giá trắng đứng mơ hồ trong ánh sáng lờ mờ của nghĩa địa, sắp thành hàng ngũ đông đúc, nhánh ngang của thánh giá trông mường tượng như những cánh tay người giăng ra để đón bắt ai.
    Xa xa, một trụ vôi có dáng một người đàn bà đội khăn tang trắng, đứng nhìn đám mồ trước mặt bà ta.
    Gió đêm, cùng với dế, trùn, họp nhau mà than vãn bên hàng nghìn mồ hoang mả lạnh, và thỉnh thoảng, anh Sáu vẳng nghe như có tiếng người rên rỉ đâu đây.
    Từ một ngôi mả cũ đằng xa, một ánh lửa lóe lên, nhỏ bằng ngón tay, từ từ bay lên cao rồi đi bơ vơ qua các hàng thánh giá. Lửa ma trơi hay là đèn của một người đi soi ếch nào đó ?
    Mưa dầm tháng tám rơi trên nước ao tù khiến anh Sáu có cảm giác rằng mình đang ngủ trên một chiếc thuyền, giữa dòng nước.
    Lạnh quá, lạnh ngoài da, mà lạnh cả đến trong lòng.
    Người sống, một khi xâm nhập vào địa hạt của người chết, mới nhận được rằng cuộc đời bên ngoài dầu đau khổ bao nhiêu cũng còn ấm chán.
    Tại phố Phát Diệm, khúc phía trên này, ho. Cầu Kho có một đất thánh mà từ vài năm nay nhà thờ không cho chôn trong đó nữa.
    Dân số nghĩa địa cứ mỗi ngày một tăng lên, mà không có một ai chết lần thứ nhì cả để cho số sanh và số tử bù trừ nhau hầu đất đai trống bớt chỗ.
    Ngoài thành phố, người ta đẻ con, nhưng người ta lại chôn ông, nhà cửa thành thử không chật thêm được. Ở đây mồ mả sanh ra rồi già cỗi dưới rêu xanh của sương gió, nhưng vẫn nằm lì đó đến muôn thu.
    Vì vậy nghĩa địa phải chịu nạn nhơn mãn. Nhà thờ không cho chôn xác thêm vào đó, rồi cũng chểnh mảng việc trông nom đất thánh nên người sống đang thiếu đất, bèn ùa đến mà lấn người chết.
    Nghĩa địa không có vách thành. Ban đầu vài người mạo hiểm cất nhà ngay trên ranh đất thánh. Thấy không ai nói gì, một số người khác lách qua khỏi mấy cái nhà vừa cất lên, để vô trong mà xây cất.
    Họ cất vây tứ phía ngôi đất thánh và vòng vây cứ càng ngày càng siết chặt lại, người chết không còn lối nào để thoát ra được nữa cả.
    Khi vòng vây siết đến lằn mức chót, nghĩa là những ngôi mộ ở bìa, thì cuộc xô lấn bắt đầu diễn ra một cách đau thương.
    Người sống cũng biết đau lòng khi phải dẫm lên những gò mả còn mới rành rành (nhiều mộ bia, thánh giá, đề năm chôn là 1951) nhưng họ, ác thay, lại cũng biết lạnh. Cho nên họ cứ cất nhà trên những nấm đất ấy, xin người chết thứ lỗi, miễn là có chỗ núp mưa thì thôi.
    Không bao giờ kẻ sống và người chết lại sát cánh nhau đến thế. Ông đã chết rồi, ông choán đất làm chi cho nhiều, trong khi tôi không có lấy một vuông nhỏ để mà cắm cây cột gỗ; vậy ông thứ lỗi nhé! Rồi ngày sau tôi cũng hoàn lại đất như ông vậy mà; trần gian nầy chỉ là cõi tạm thôi, tranh nhau làm gì!
    Cuộc xâm lăng lặng lẽ để tranh sống với người chết, gây ra một tai hại lạ kỳ.
    Vùng đất ấy ngày xưa tuy cũng thấp mà vẫn khô ráo, nhờ con rạch Bần tháo nước ra sông Ông Lãnh. Nhưng từ khi đô thành cho đắp đại lô. Trần Hưng Đạo, cách đây mấy mươi năm, thì ngọn rạch Bần bị lấp, và nước mưa trên nầy bị bỏ tù lại đến chung thân khổ sai, vì khu ấy đất trũng mà!
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Bình Nguyên Lộc
    tên thật Tô văn Tuấn, bút hiệu khác: Phong Ngạn; sinh ngày 7.3.1914 tại Tân Uyên Biên Hòa; mất ngày 7.3.1987 tại Hoa Kỳ.
    Truyện Ba Con Cáo ( II )
    Bình Nguyên Lộc
    Đất thánh không phải ở giữa rún đất nên không đọng nước. Nhưng vòng vây tai hại kia lại biến thành con đê ngăn nước đất thánh đổ xuống chỗ trũng hơn.
    Thành thử phần nhiều ngôi mộ đã biến thành cù lao, có cù lao rời rạc, có mớ họp thành quần đảo, không còn làm sao ra đó được nữa. Nước tù mang một màu khó tả và một mùi cũng khôn tả. Đáy ao biến thành bùn non, đi thì lún đến ống quyển.
    Lau, sậy, đế tha hồ mà mọc như ở bưng miền xa.
    Giữa đất thánh còn sót lại một ngôi mộ cổ kiến trúc theo bên lương mà có lẽ nhà thờ không nỡ phá đi lúc lập ra đất thánh cho giáo dân nầy.
    Ngôi mộ ấy đồ sộ nhứt nghĩa địa, xây bằng vôi và ô đước, xanh đặc những rêu phủ. Lối kiến trúc rất rắc rối như một lâu đài, đầy rẫy ngăn nắp với nào là đường vào lối ra quanh co và hóc hiểm.
    Hôm ấy những người của vòng vây đều ngạc nhiên mà thấy một mái nhà lá dựng ngay trên ngôi mộ cổ ấy.
    Nhà dựng đâu từ sớm mai đến trưa là xong cả. Họ cứ tự hỏi, và hỏi nhau làm thế nào mà chủ nếp nhà ấy lội sình để ra ngoài đó được. Đi tay không đã không được rồi, mà làm sao hắn ta lại mang cả gỗ, tre và lá ra đó để cất nhà ?
    Hỏi nhau không ai đáp được, mà cũng chẳng mong phỏng vấn thằng cha dị hợm kia, họ đành thôi. Thét rồi mắt họ quen đi, nếp nhà ăn vào chân trời quen thuộc của họ, họ nhận cho nó ở đó mà không bàn tới bàn lui gì nữa cả.
    Sáu Sửu ngày trước có ở xóm Phát Diệm. Năm ấy có người treo cổ trong nhà mồ ở bìa đất thánh. Anh đã vào đó với nhiều kẻ hiếu kỳ khác để xem kẻ chết treo, nên được dịp biết rõ nghĩa địa.
    Hôm tháng rồi anh bị truy nã ráo riết nên cố tìm một chỗ ẩn nấp thật kín. Nhớ lại xóm cũ với cái nghĩa địa kia, anh về qua đó và rất hài lòng mà gặp hòn đảo nầy.
    Không một viên cảnh sát nào đủ can đảm lội sình nhứt là dầm chơn trong một thứ nước nhơn nhớt để ra ngoài đảo Lỗ Bình Sơn của anh.
    Nếu có cuộc bố ráp đại qui mô như hồi còn Tây thì bất quá họ cũng đứng ngoài mà nhìn vào, hú bậy vài tiếng như hú đò bên kia sông, rồi đò không qua thì thôi. Họ nghĩ sót một con cá cũng chưa chết ai, mà biết đâu cá đó lại không phải cá hiền, một tên ăn mày nào đó chớ gì.
    Từ vòng vây ở ngoài, leo lét vài ngọn đèn dầu của những kẻ lấn đất người chết. Xa thật xa ngoài kia, ánh sáng đô thành làm nổi bật lên, đen thui, những ngôi nhà lầu, những ngọn cây cao. Các thứ nầy giống hệt những hình bằng giấy đen, người ta cắt rồi dán lên nền trời.
    Bỗng anh Sáu nghe rục rịch dưới sàn ván. Hôm cất nhà xong, anh lót ván lên mộ, vừa để làm nền nhà, vừa để làm giường ngủ. Dưới ván rầm ấy, lau sậy bị đè đầu xuống, và sẽ chết lần mòn vì thiếu ánh sáng.
    Anh Sáu quên, một thứ khác, cũng giống như lau sậy, mà biết cục cựa nữa kia. Vì thế đêm nay trời có trăng, anh ngồi ngó một ra đám rừng thánh giá trắng thì anh phải một phen hết hồn trước sự hiện ra của một chú chồn to bằng con chó ta.
    Chồn khua lau sậy sột soạt, rồi chui ra khỏi mộ, ngoái cổ lại dòm cái nhà mà đêm hôm qua đây chưa có. Suốt ngày hôm ấy nó nằm trong hang, không dám ló ra nên không biết ngoài này loài người làm gì mà lục đục mãi.
    Đôi mắt nó lóng lánh dưới ánh trăng, ngạc nhiên giây lát rồi bỏ đi. Nó đã quen với con người rồi nên không có vẻ gì sợ sệt cả.
    Nhưng anh Sáu lại sợ. Anh có đọc truyện Phong Thần nói chuyện ma ? Huỳnh Đế có một bầy hồ ly mà một con đã nổi danh trong lịch sử, là cái con đã biến thành nàng Tô Đắc Kỷ; đến nay thấy chồn trong mộ chui ra, anh liên tưởng ngay đến tích cũ rồi rợn người lên.
    Nhưng anh trấn tĩnh lại được. Trong dân chúng người ta tin chắc như đinh đóng cột rằng tóc người chết hóa thành con lươn, rồi con lươn hóa thành con chồn. Con chồn mà anh thấy, có lẽ chỉ là thối thân của tóc người nằm dưới nhà mồ, chớ không phải yêu quái gì đâu.
    Độ nửa tiếng đồng hồ sau, anh Sáu thấy chồn về, mõm ngậm một con vịt.
    - A ha, đồng đạo đây mà! Anh Sáu cười mà nói thầm như vậy rồi cảm tình ngày với con thú nầy.
    Cái đạo mà anh nói đó là đạo ... chích; trước kia, trước khi lường gạt và cướp giựt, anh cũng đã đi ăn cắp gà như chú chồn nầy vậy.
    Ngày nay anh thôi ăn cắp, nhưng lại biến thành con cáo già chuyên môn gạt gẫm thiên hạ.
    - Mầy cáo thì tao đây cũng cáo, vậy thì là bồ rồi.
    Từ đó, hai con cáo chung đụng với nhau mà không xích mích bao giờ cả.
    Nghe động dưới sàn, anh Sáu mỉm cười lẩm bẩm:
    - Đồng nghiệp xuất quân đó đa!
    Anh Sáu nhờ cậy con chồn nầy lắm. Có nó ở dưới ấy thì không còn lo rắn rít nữa. Anh mong có dịp trả ơn nó, nhưng nó có đói bao giờ đâu để anh ra tay hào phóng mua cho nó một con gà. Xóm lao động vây quanh nghĩa địa, người ta nuôi gà vịt cả bầy, nó ăn đến già cũng chưa hết.
    Bỗng anh Sáu nghe có tiếng chó sủa vang dậy lên. Tiếng sủa to lắm và oai vệ lắm, có lẽ đó là tiếng chó bẹc-giê.
    Rồi lại nghe nước khua lũm chũm, với tiếng chó càng lúc càng đến gần anh. Anh Sáu bước ra dòm thì thấy bạn của anh đang chạy bán sống bán chết trước một con chó to thấy mà bắt ớn.
    Anh Sáu thò tay vào trong rút cây chĩa ba ra, cây chĩa anh sắm để chĩa ếch dưới nước, rồi lẹ như chớp, anh chìa mũi chĩa đón đầu chó cho chồn đủ ngày giờ chui vào mả.
    Chó bẹc-giê chạy quá đà, bị mũi chĩa đâm vào mõm đau điếng, rống lên vài tiếng rồi trở bước, vừa đi vừa day lại, sủa om như chửi thề.
    Anh Sáu cười ha hả rồi cúi xuống sàn mà nói:
    - Đêm nay tổ trác rồi đó phải không em! Anh đây cũng bị rượt thường lắm, nhưng đều thoát khỏi cả. Bây giờ thì đố ai mà dám theo anh vào chốn nầy. Chỗ ở tụi mình kín số dách.
    Sáng hôm ấy, anh Sáu đi uống cà-phê, về tới nhà thì ngạc nhiên hết sức. Trên một ngôi mộ cận mộ anh, một chòi lá đã dựng lên rồi.
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    CÁC TÁC PHẨM CHÍNH CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC:
    Ðò Dọc
    Gieo Gío Gặt Bão
    Ký Thác
    Nhện Chờ Mối Ai.
    Ái Ân Thâu Ngắn Cho Dài Tiếc Thương
    Bóng Ai Qua Ngoài Cửa
    Hoa Hậu Bồ Ðào
    Nửa Ðêm Trăng Sụp
    Tâm Trạng Hồng
    Ðừng Hỏi Tại Sao ?
    Mưa Thu Nhớ Tằm
    Tình Ðất
    Những Bước Lang Thang Trên Phố Của Gã BNL
    Một Nàng Hai Chàng
    Quán Tai Heo
    Thầm Lặng
    Trăm Nhớ Ngàn Thương
    Uống Lộn Thuốc Tiên
    Cần Giờ
    Diễm Phương
    Sau Ðêm Bố Ráp
    Cuống Rún Chưa Lìa
    Khi Từ Thức Về Trần
    Nguồn Gốc Mã Lai cùa Dân Tộc Việt Nam
    Lột Trần Việt ngữ


    Truyện Ba Con Cáo ( III )
    Bình Nguyên Lộc
    Ngộ quá, nhà cửa sao mà mọc mau lẹ như nấm mối. Uống xong tách cà-phê, đọc xong trang nhứt một tờ nhựt báo là một túp lều cũng vừa dựng xong. Phải mà, chỉ có bốn cây cột thôi thì chậm sao được!
    Anh Sáu ngạc nhiên mà thấy có một người thứ nhì lại biết con đường bí mật đưa vào đó! Anh lại tức vì túp lều ấy chặn ngay đầu đường bí mật của anh.
    Số là anh Sáu biết lợi dụng mấy ngôi mộ chung quanh nên mới vào đây được. Anh phải đi quanh co nhiều nơi, nhảy từ ngôi mộ nầy qua ngôi mộ khác, ra cửa nhà thì đi hướng đông, nhưng ra khỏi nghĩa địa lại ra hướng tây, nghĩa là anh phải đánh một cái vòng rất lớn và rất cong quẹo.
    Túp lều tranh ấy cất ngay trên ngôi mộ anh dùng làm đầu cầu cuối cùng để nhảy vào nhà anh, thì anh còn làm sao mà về nhà được, nếu hắn không cho anh nhảy ngang qua nhà hắn ?
    Anh tức giận lắm toan vào lều mần thằng cha nầy một mách cho nó phải giải tỏa hiểm đạo của anh, anh mới nghe cho.
    Anh Sáu vỗ đùi nhảy một cái như bay đi và rơi xuống phiến mộ bia đặt nằm theo lối Châu Âu, trên có khắc mấy giòng chữ như sau:
    Ci-git:
    Alphonse Thomas Nguyễn-Văn-Nơ ?
    décédé en sa 78è année
    Priez pour lui (1)
    Phiến đá lớn bằng bộ ván hai, và thằng cha chủ nhà nầy dùng phiến đá ấy để làm bộ ván luôn, nên không thấy nó lót gì trên ấy cả mà lại để lên đó nào là va-ly, dép ... à ... mà sao lại dép đàn bà ?
    Túp lều che có phân nửa tấm bia thôi; cửa lều là một bức màn bằng vải bông cũ. Anh Sáu bước tới vén màn lên thì ô nầy lạ, chủ nhơn bà (chớ không phải chủ nhơn ông) là một thiếu phụ tóc quăn.
    Chủ nhơn bà bình tĩnh chào anh Sáu bằng một mỉm cười yên lặng.
    Có lẽ chồng chị ta đi làm rồi chăng ? Nhưng vẫn lạ là chị không có vẻ lao động chút xíu nào hết. Móng tay chị đỏ choét và nhọn hoắt, nước da mặt của chị bị phấn ăn, chỗ thì mét chằng, chỗ thì thâm đen sì, mắt chị mệt đừ và sâu hóm như mắt cô đào hát bội.
    Y phục của chị cũng không phải y phục của những kẻ đầu tắt mặt tối: lai quần gắn ren, áo cổ bà lai thêu rằn rịt xanh đỏ, tóc thì kẹp thành đuôi ngựa, cột bằng ruy-băng màu.
    Chị ngồi trên chiếc rương thiếc nhỏ, món đồ từ khí độc nhứt trong chòi, mỉm cười rồi giây lát hất hàm hỏi anh:
    - Có tiền mãi lộ không ? Nếu không, mỗ không cho đi ngang qua đây. Mỗ đóng đồn ở đây rồi, ai bước qua phải đóng thuế.
    Anh Sáu thọc tay vào túi quần tây cũ của anh đứng thẳng lên coi oai vệ như một tướng cướp trong xi-nê-ma, cười gằn rồi ngạo nghễ đáp:
    - Hỡi cô nữ tướng mã thượng giang hồ, nữ tướng không có lâu la thì đòi tiền mã lộ ai được. Nữ tướng có giỏi thì bước ra ngoài đánh với ta vài mươi hiệp cho rõ tài cao thấp.
    Nữ tướng cười xòa vì nghe giọng điệu thì biết đã gặp tay đồng điệu. Tuy bắt nạt hắn không được nhưng bắt bồ với hắn có thể có lợi.
    Anh Sáu xem qua thì biết nữ tướng thuộc vào hạng người nào trong xã hội rồi. Đây cũng là một kẻ trốn chui như anh, như con cáo dưới giường anh. Cả ba đều là chồn, nhưng con chồn cái này đã tu luyện nhiều năm nên mang được hình người. Đây là một thứ hồ ly không hớp hồn nho sĩ mà chỉ hốt bạc cắc của mấy anh lao động thôi.
    Đầu anh Sáu đụng nóc chòi, anh khó chịu quá nên ngồi xuống:
    - Ở đây không sợ mang tội à ? Anh hỏi đùa.
    - Chớ còn anh ?
    - Tôi thì khác. Ngôi mả của tôi cũ lắm rồi.
    Đó là một cái nhà của một người chết đã đi đầu thai kiếp khác rồi.
    Con chồn cái bỗng bỏ cái cười, buồn nét mặt lại rồi chỉ ra ngôi giáo đường trước nghĩa địa.
    Tiểu giáo đường tuy chỉ để làm lễ mỗi khi đám xác nào tới đây thôi, nhưng cũng đồ sộ bằng một nhà thờ ở thôn quê. Tuy ngói đã bị tốc nhiều nơi, gạch, đá trên tường nhiều viên đã rã và rớt xuống, cửa sổ gỗ đã bung hết, cửa kính màu đã bể nát, nhưng toàn thể công trình kiến trúc gô-tích ấy vẫn còn mang cái phong độ vĩ đại của thời Trung Cô ? Châu Âu.
    - Anh thấy không ? Chị ta nói. Nếu mình dám vào trong đó mà ở thì đâu có phạm tội như vầy.
    Anh Sáu thở dài rồi không thèm chào hỏi gì cả vỗ đùi nhảy bay qua nhà anh.
    Từ đó bộ ba chịu đựng nhau để sống chung nhau.
    Họ khác nhau ý tứ, phong tục, thói quen, lối sống, nhưng cả ba con cáo đều có một nỗi băn khoăn chung là cả ba đều sợ: Con cáo chánh hiệu con ... cáo thì sợ chó bẹc-giê, con cáo già sơ. Công An, còn con hồ ly cáo cái thì sợ lính kiểm tục.
    Trong cảnh khổ giống nhau, tuy họ không tương đắc với nhau được và vẫn phải tương thân để bảo vệ nhau, khi cần. Mà nhứt là để an ủi lẫn nhau.
    Anh Sáu không thích đờn bà lắm. Hay nói cho đúng ra, anh đã chán chê đờn bà, nhứt là chán những hạng đờn bà như con hồ ly không bao giờ chịu xưng tên nầy.
    Nhưng mà những đêm mưa dầm buồn quá, nằm giữa cánh đồng ma mà được có người để trò chuyện với nó thì ấm biết bao!
    Những đêm mưa như vậy, con hồ ly không đi kiếm ăn được, mà cũng không đủ sức mạnh để nhảy qua nhà anh Sáu vì hòn đảo của anh ở xa mãi ngoài giữa dòng nước, nên hồ ly ta thắp lên một ngọn nến rồi ngồi bó gối mà ca trật lất bản nhạc "Đêm đông".
    "Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng".
    Gió đâm sầm vào tiểu giáo đường đằng trước kia, tung hoàng giữa gian phòng trống mênh mông rồi vừa hú vừa chui ra khỏi các cửa sổ nghe bắt lạnh mình.
    Mấy cây thùy liễu hiếm hoi đã kháng cự được với lau sậy để sống sót, đứng cúi đầu khóc sướt mướt dưới trận mưa dầm, trong ánh trăng mờ.
    Mộ hàng hàng như bầy cừu nằm nghỉ, gặm cỏ héo hon và vô vị, hút đắng cay trên miếng đất mồ côi (2).
    Đây là chốn mà mộng đời bị cắt đứt nửa chừng, kẻ chết yên nghỉ thiên thu, mà người sống cũng khó mong trở về với xã hội loài người.
    Anh Sáu nhảy bay qua nhà hồ ly, như một tay kiếm khách phi dạ hành, rồi hai kẻ ở ngoài vòng pháp luật ấy mới cùng nhau tâm sự.
    Không phải kể chuyện cho khách nghe, hồ ly khỏi phải thi vị hóa buổi thiếu thời của mình, không cần lòe ai, con cáo già cũng khỏi anh hùng hóa bước giang hồ của hắn. Họ đánh bài, mà hạ bài cho nhau thấy. Bao nhiêu thúi tha nhơ nhớp trong đời họ, họ phơi cả ra như sau đêm mưa, họ phơi gối trên mồ cho nó bớt âm ẩm khó chịu.
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này