1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Ám thị (III)
    Truyện ngắn của PHẠM THỊ HOÀI
    Hôm tôi bỏ áo ngoài, chỉ giữ một cái yếm, chồng tôi nảy ra ý dùng nến thay đèn điện. Ðể vợ thấy kín đáo, chứ với ông thày tội nghiệp thì đèn giời cũng bằng thừa. Quả như vậy. Thày điềm nhiên cầm lưng tôi để trần, chăm sóc cũng tỉ mỉ như mọi lần, bóp vai nắn gáy tận tình. Phần tôi khoan khoái thấm thía hơn và phần chồng tôi ngắm không chán ánh nến loang lãng mạn trên những đường cong mịn màng của vợ. Nhiều hôm sau chồng tôi lại bảo bỏ yếm, vì cái dây vòng trên cổ và cái nút thắt ngang lưng hơi vướng, tay thày đang thoải mái bỗng vấp những chỗ ấy, mất hay. Vả lại lưng tôi bây giờ đã nhuyễn, vùng vai cũng sắp mượt, riêng bụng và ngực chưa hề qua tay thày. Chồng tôi sợ nếu không nhắc chắc thày bỏ qua, nên nhất định đòi thày giới thiệu những ngón tẩm quất nửa người phía trước. Thày nhất định thoái thác. Chồng tôi nói dỗi: "Hoá ra thày cũng kiêng kị lắm thứ như mọi người. Hay thày coi thường tôi?" Thày đáp: "Không dám ạ! Ông Giáo là người đi riêng một lối trong thiên hạ, có sợ ai coi thường! Còn chúng tôi, đã thế này thì phiền toái vào đâu mà ngại, chẳng qua là không có kinh nghiệm tẩm quất đàn bà, chỉ sợ mang tiếng làm vụng." Chồng tôi khích: "Ơ hay! Ðàn bà với đàn ông không là người cả sao? Thày mà còn phân biệt đối xử thì ai bình đẳng cho? Tôi tưởng anh em mình không nói cũng nhất trí từ lâu rồi mới phải!" Anh thúc quá, thày đành giao hẹn: "Chúng tôi có nhỡ tay là ông Giáo chịu trách nhiệm đấy nhé!"
    Tay thày nhỡ sao được. Tay ấy vê ngón tay tôi, vuốt mu bàn chân tôi, không quên một ly; tay ấy chẳng bao giờ chạm cái nốt ruồi, lần nào cũng quây gọn nó rồi lại thả nó, như vừa đánh vây vừa nhử; tay ấy nhổ tóc tôi tí tách, mỗi bụi tóc đủ hai mươi chín chiếc vừa bằng tuổi tôi; tay ấy kéo tai tôi ròn tan, bảy mươi tám chỗ kêu trên người tôi chẳng lầm chỗ nào; tay ấy mỗi lần trườn ngang nách tôi đều dừng tuyệt khéo sát chân triền ngực. Mắt người mù là ở tay. Tay ấy mười con mắt. Bây giờ tay ấy ôm ngang eo tôi, lùa trên bụng tôi, toả xuống ngang hông, chập chờn, thăm dò. Rồi quả quyết chườm quanh rốn. Rồi xoa, mỗi vòng một rộng, tay này đuổi tay kia, một quành xuống bụng dưới và một lội qua vùng ngực. Rồi ngọt ngào miết dọc những dẻ xương sườn. Rồi miết đi miết lại từ cổ xuống ức, lách giữa hai bầu ngực. Chồng tôi thấy chúng khít e vướng, nên khẽ nhón hai chỏm, rẽ ra cho rộng chỗ. Rồi tôi chẳng biết tay ai là tay ai nữa.
    Một hôm nào đó chồng tôi lại bảo bỏ quần ngoài, để thày chỉ cho rõ những dấu hiệu lệch xương hông. Bệnh này không chữa thì nhẹ là đau lưng, nặng có thể gây rối loạn kinh nguyệt, thậm chí bế kinh, anh tìm sách đọc, biết như vậy. Bây giờ bệnh tôi đã chắc chắn, lệch xương hông trái phối hợp với căng khớp hông phải. Chồng tôi khẳng định vợ có đủ các triệu chứng, đặc biệt là khảnh ăn, táo bón, dễ cảm cúm và khó ngủ. Thày không dám chữa thì anh tự chữa cho vợ. Nhưng thày phải cố vấn. Phải thao tác mẫu cho anh luyện theo. Thày do dự: "Ông Giáo là người đọc sách, làm gì cũng có sách đỡ, thành hay bại đều dẫn lý thuyết ra viện được cả. Chúng tôi làm theo kinh nghiệm suông, thành hay bại là chuyện ăn may, thật không dám lấn sân khoa học đâu ạ. Chúng tôi xin kiếu." Chồng tôi đã quen co kéo với thày. Ông thày này tuy lấp lửng phức tạp, nhưng cuối cùng bao giờ anh cũng thuyết phục được. Anh thầm giễu cái lối vòng vo tam quốc, ra vẻ nhún để làm cao ấy là rách việc, là nệ rởm tinh thần ứng xử Á đông, nhưng cũng thú thấy mình bắt vở được thày và cầm chắc phần thắng. Lần này anh thẳng thừng đáp: "Thày mà an phận làm thợ tẩm quất đầu đường chắc tôi không vời đến. Cái khổ của anh em mình là lắm tham vọng mà cứ giấu giếm, khinh thiên hạ tầm thường mà lại sợ thiên hạ chê cười. Có mỗi việc chỉnh cái xương hông mà đã nhụt chí, đến lúc phải nắn trời thì làm thế nào!" Thày phản đối: "Ấy chết! Nắn trời thì ông Giáo phải tìm người khác." Chồng tôi túm ngay lấy câu ấy: "Nhưng chỉnh xương hông thì thày giúp tôi!" Thày gật. Hai người đàn ông thực ra đã thuộc nhau lắm. Họ đối đáp vì họ thích nghe nhau, càng đoán trước được nhau càng khoái trá.
    Thày làm mẫu, chồng tôi theo. Anh vụng hơn nhiều. Thày ấn hai đầu gối mềm gọn xuống lưng tôi. Ðến lượt anh thì hai đầu gối như hai đầu chày giã giò. Thày xát đùi tôi bên này xong từ lâu, đùi bên kia gác trên vai chồng tôi đã tê mà anh còn dùng dằng chưa dứt. Dứt làm sao được. Anh đã nhất định bảo tôi mặc chiếc quần lót thêu ***g tên vợ chồng. Ðường thêu nổi, thày lần theo chắc đánh vần được. Thày bày toàn những động tác khó. Bóp dây chằng bẹn và cơ xương chậu. Xoay khớp xương hông. Chồng tôi nắm rất nhanh những gì có vẻ phức tạp. Anh còn tự đưa ra những đề nghị nghe rặt khoa học về mấu chuyển lớn, toạ cột, ngấn mông, khớp háng, bắp thịt xương cùng. Nhưng giản dị như bẻ lưng, anh không tập nổi. Anh ghì eo, cắn gáy và cào cấu ngực vợ mãi mà lưng vợ không kêu, đành mời thày ra hướng dẫn lại. Thày ngồi chắc chắn phía sau, đỡ tôi bằng hai đầu gối, cằm tì nhẹ trên gáy tôi, tay vòng qua nách ra trước, ôm quanh hai vai, khoá lại. Thày thúc nhẹ. Lưng tôi kêu rất đẹp. Tôi uốn người ra sau như cánh cung, chân chơi vơi không chạm chiếu, đầu ngả xuống ngực thày. Thày nghiêng xuống, má ấp má tôi một thoáng, miệng kề miệng tôi trong tích tắc. Tay nhẹ nhàng buông vai, hứng lấy hai bầu ngực. Ngực tôi từ cương dễ sợ, hai núm vểnh lên thật đáng xấu hổ. Nhưng thày bảo: "Cái trò tẩm quất này bỗ bã lắm, có gì sơ suất xin ông Giáo rộng lượng." Rồi bình tĩnh day thật đều, thật tròn, thật chậm. Tôi từ từ ngã hẳn vào lòng thày, nghe tim thày đập bình thản. Thày tẩm quất có hình dung ra tôi không? Hay chỉ sờ thấy đàn bà là cái bị thịt lồi lõm nhiều hơn đàn ông? Có mến tôi chút nào không mà tim vô tình thế? Chiều chồng tôi hay chiều tôi?
    Hơn một tháng chồng tôi chăm chỉ dọn nhà, trải chiếu, đốt trầm, thắp nến. Mỗi cuộc tẩm quất đã thành một nghi lễ say đắm. Tôi tắm, xức nước hoa, xong là thày đến, đúng tám giờ. Tám giờ, trời tháng mười đã tối lắm. Ba người quấn vào nhau trong ánh nến. Chồng tôi như con nghiện, bao nhiêu cũng không vừa. Bây giờ chiếc quần lót thêu ***g tên hai vợ chồng anh cũng thấy vướng. Em mọi chỗ đều tự do sung sướng, sao chỗ này thiệt thòi? Một nhúm vải trên người nào đủ để hơn hay thiệt, tôi thật không rõ. Nhưng cởi mà chồng vừa ý, thì cởi là hơn. Tôi lại nhắm mắt nằm trong lòng thày như mọi lần, bỗng tay thày đang day sững lại. Hình như thày thoáng giật mình. Thoáng buông. Hay nửa buông nửa còn muốn giữ? Tôi nín thở. Hay thày ngại ngực tôi đa tình quá? Chẳng lẽ hôm nay nó hư đốn hơn mọi ngày? Hay thày chợt quên đang ngồi chiếu tẩm quất? Chiếu tẩm quất là chỗ tra tấn. Giần cho xác thịt tôi ngắc ngoải rồi bỏ. Tàn nhẫn. Man rợ. Hay là tinh vi? Nhưng thày sững lại lâu quá. Tôi mở mắt, thấy chồng lù lù giữa hai đùi vợ.
    Thày đẩy tôi ra hay tôi vùng dậy? Hay chồng tôi giằng lấy vợ? Nhanh quá và điên rồ quá, tôi nào rõ, biết nói sao cho chồng an lòng? Anh chột dạ rằng, thày biết gì, nghe gì, đánh hơi thấy gì? Hay nhìn thấy gì mà bỗng đổi thái độ? Sao đang tẩm quất vợ anh bỗng dừng? Sao thoáng ngoảnh mặt lúc anh yêu vợ? Anh yêu vợ ý tứ lắm, lúc cực thả cũng khẽ khàng như không, lẽ nào chẳng thấy chẳng nghe chẳng sờ mà thày chạnh lòng. Bỏ đi như tự ái. Bỏ đi khi nến chưa tàn, không một lời nhắn lại.
    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Ám thị (IV)
    Truyện ngắn của PHẠM THỊ HOÀI
    Hôm sau chồng tôi không thắp nến. Trời đã tối hẳn. Anh bảo, nếu thật ở cõi nhật thực thì tối mịt chính là đèn giời. Xem thày quất này chỉ tinh đời hay tinh cả mắt.
    Tôi nằm trong bóng đêm yên ổn mà vừa thương chồng vừa ái ngại cho thày. Nếu đêm đen thật là cõi của thày, mãi mãi đen ngòm, mãi mãi vô vọng, thì chồng tôi khỏi khổ sở. Khỏi rà lại từng động tác của thày, động tác nào cũng làm anh nhức nhối. Hình như thày tránh hơi khéo quá cái nốt ruồi? Hình như thày ấn xương mu kỹ lưỡng lắm. Hình như thày thuộc vợ anh từ trên xuống dưới hơn anh. Khỏi soát từng lời anh đã háo hức nghe và rung động. Hình như một hôm nào đó thày ví von, "da chỗ này đuổi da chỗ kia như sóng". Sóng là thứ không nhìn chẳng tả được như vậy. Lại bảo "tay khum như mui rùa", thày đã bao giờ thấy rùa? Thấy kiến? Thấy cò? Thấy rắn? Thấy long ly quy phượng? Nhưng lại bảo "trời đã bắt thế này thì đành chịu trời". Là trời bắt thế nào? Rồi bảo "tối tăm như chúng tôi". "Tối tăm" chứ không "mù loà", thằng cha tinh quái này chọn từ xảo quyệt lắm. Úp úp mở mở. Nửa thật nửa hợm. Chẳng bẻ hắn vào đâu được. Hắn không dâm đãng mà "bỗ bã". Hắn không bóp vú vợ anh mà "nhỡ tay". Mỗi ngày hắn "sơ suất" đè lên mông vợ anh, giạng đùi vợ anh ra vài lượt. Lại còn cái xương hông lệch! Hắn nhìn thủng vợ anh từng milimét rồi còn giả đò "chưa dám chắc". Bây giờ tố hắn đánh hoả mù có khác nào giơ cái mặt mình ngu ra giữa thiên hạ. Hỏi là người ta cười sằng sặc, bảo mười thằng đeo kính xẩm làm nghề quất, nghề bói, nghề hát rong, nghề ăn xin, thì chín thằng mù rởm. Mù thật thường làm nghề lương thiện, vót tăm, đan rổ, bóc lạc, tỉa hành. Chẳng ai biết thằng cha như anh tả là thằng cha nào. Tên tuổi không có. Tính nết khó chịu như thế may ra có gã vẽ truyền thần hết thời đi lang thang nói giọng trên đời. Thằng cha láu cá có lần nói bóng gió rằng hắn vốn mê nghề gì khác thì phải. Nghề vẽ truyền thần chắc? Nghề săm soi tận mắt từng milimét! Bây giờ anh há miệng mắc quai. Chơi dân dã thì dân dã liếm mặt như thế đấy. Chuộng đòn dân tộc cổ truyền một chút là dân tộc cổ truyền rờ hồn. Hắn mù đểu thì anh mù quáng thật. Lòng mình có bao nhiêu và xác thịt vợ có bao nhiêu phơi ra cả. Bây giờ lấy bóng tối mà bọc lại. Tắt đèn kẻ sáng ắt mù hơn kẻ mù.
    Tám giờ thày không tới. Chín giờ cũng không tới. Bóng tối căng thẳng. Chồng tôi im lìm. Nhà tôi hôm nay không dọn, bàn ghế lại kê rất trắc trở, vấp là ngã vào đám chai lọ bày sẵn trên sàn. Tôi nằm bồn chồn như thuở nhỏ rình ma trong đêm. Lần này tôi sẽ không ngủ quên. Tháng mười một trời còn lâu mới sáng. Chín mù rởm kệ chín, cốt ở người thứ mười mù chân chính. Sao chồng tôi ưa tin ở thiểu số sáng suốt bỗng nản lòng sớm thế vì số đông? Ðêm còn dài lắm và tôi còn đủ kiên nhẫn tin vào một cặp mắt xứng đáng tàn tật. Cầu cho thày mù. Mù trong sáng, tinh tường, kiêu hãnh. Mù mà dễ cho thày và đỡ phiền ai thì hãy mù hết lòng. Mù toét. Mù đặc. Mù hẳn. Mù vô vọng. Mù như khoét mắt bỏ đi. Mù cho chồng tôi ghi ơn tri kỉ. Mù làm khách quý trong nhà tôi mãi mãi. Mù từ hôm nay cũng chưa muộn. Tôi sẽ dẫn tay thày đến những chỗ cần tới. Tôi thuộc lắm đường đi lối lại. Tôi chờ chiều chuộng đã chín nẫu. Sao thày không ung dung bước qua bóng tối đến đây như bao ngày cho tôi rơi vào lòng?
    Ròng rã bao nhiêu chờ đợi, tôi không đếm nổi. Không đếm những cú đấm cú véo và chà đạp, những vết bầm tím, máu me, sưng húp, rách nát, mỗi lần chồng tôi nọc vợ ra tẩm quất. Khi không chỗ nào trên cái bị thịt méo mó là tôi còn lành lặn, anh chẳng đụng tới nữa. Rồi cũng bỏ đi, không nhắn lại lời nào, như thày tẩm quất.
    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Không chỉ để đọc chơi . Mong các bạn cùng góp ý . Bạn nào có yêu cầu riêng có thể gửi cho Julian qua hộp thư haohoa@heartmail.com
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn ANH PHẢI SỐNG của nhà văn KHÁI HƯNG mang đậm tính nhân đạo . Truyện viết có phần giản đơn nhưng đã thể hiện đươc tình cảm của tác giả đối với người dân nghèo.
    ANH PHẢI SỐNG (I)
    Truyện ngắn của KHÁI HƯNG
    Trên đê Yên Phụ một buổi chiều mùa hạ.
    Nước sông Nhị Hà mới bắt đầu lên to, cuồn cuộn chảy, tưong muốn lôi phăng cái cù lao ở giữa sông đi.
    Theo dòng nước đỏ lờ đờ, những thân cây, những cành khô từ rừng về nổi lềnh bềnh, như một dãy thuyền nhỏ liên tiếp chạy thật nhanh tới một nơi không bờ không bến.
    Ðứng trên đê, bác phó nề Thức đưa mắt trông theo những khúc gỗ ấy tỏ ý thèm muốn, rồi quay lại, đăm đăm nhìn vợ, hỏi thầm ý kiến. Người vợ, ngắm sông, ngắm trời, lắc đầu thở dài, nói:
    -- Gió to quá, mà đám mây đen kia ở chân trời đùn lên mau lắm. Mưa đến nơi mất, mình ạ !
    Người chồng cũng thở dài, đi lững thững. Rồi bỗng dừng lại, hỏi vợ:
    -- Mình thổi cơm chưa ?
    Vợ buồn rầu đáp:
    -- Ðã. Nhưng chỉ đủ cơm cho hai con ăn bữa chiều hôm nay.
    Hai vợ chồng lại im lặng nhìn nhau... Rồi hình như cùng bị một vật, một định kiến nó thôi miên, nó kiềm áp, hai người đều quay lại phía sông. Những thân cây vẫn phăng phăng trôi giữa dòng nước đỏ.
    Chồng mỉm cười, cái cười vơ vẩn, bảo vợ:
    -- Liều !
    Vợ lắc đầu không nói. Chồng hỏi:
    -- Mình đã đến nhà bà Ký chưa ?
    -- Ðã.
    -- Thế nào ?
    -- Không ăn thua. Bà ấy bảo có đem củi vớt đến, bà ấy mới giao tiền. Bà ấy không cho vay trước.
    -- Thế à ?
    Hai chữ "thế à" rắn rỏi như hai nhát bay cuối cùng gõ xuống viên gạch đặt trên tường đương xâỵ Thức quả quyết sắp thi hành một việc phi thường, quay lại bảo vợ:
    -- Này ! Mình về nhà, trông coi thằng Bò.
    -- Ðã có cái Nhớn, cái Bé chơi với nó rồi.
    -- Nhưng mình về thì vẫn hơn, cái Nhớn nó mới lên năm, nó trông nom sao nổi hai em nó.
    -- Vậy thì tôi về... Nhưng mình cũng về chứ đứng đây làm gì ?
    -- Ðược, cứ về trước đi, tôi về sau.
    Vợ Thức ngoan ngoãn, về làng Yên Phụ.
    <><><><><><><><><><><><><><><><><><><>
    Tới nhà, gian nhà lụp xụp, ẩm thấp, tối tăm, chị phó Thức đứng ở ngưỡng cửa, ngắm cái cảnh nghèo khó mà đau lòng.
    Lúc nhúc trên phản gỗ không chiếu, ba đứa con đang cùng khóc lóc gọi bu. Thằng Bò kêu gào đòi bú. Từ trưa đến giờ, nó chưa được tí gì vào bụng.
    Cái Nhớn vỗ em không nín cũng mếu máo, luôn mồm bảo cái Bé:
    -- Mày đi tìm bu về để cho em nó bú.
    Nhưng cái Bé không chịu đi, nằm lăn ra phản vừa chưởi vừa kêu.
    Chị phó Thức vội chạy lại ẵm con, nói nựng:
    -- Nao ôi ! Tôi đi mãi để con tôi đói, con tôi khóc.
    Rồi chị ngồi xuống phản cho con bú. Song thằng Bò, ý chừng bú mãi không thấy sữa, nên mồm nó lại nhả vú mẹ nó ra mà gào khóc to hơn trước.
    Chị Thức thở dài, hai giọt lệ long lanh trong cặp mắt đen quầng. Chị đứng dậy, vừa đi vừa hát ru con. Rồi lại nói nựng:
    -- Nao ôi ! Tôi chả có gì ăn, hết cả sữa cho con tôi bú !
    Một lúc thằng bé vì mệt quá, lặng thiếp đi. Hai đứa chị, người mẹ đã đuổi ra đường chơi để được yên tĩnh cho em chúng nó ngủ.
    Chị Thức lẳng lặng ngồi ôn lại cuộc đời đã qua. Bộ óc chất phát của chị nhà quê giản dị, không từng biết tưởng tượng, không từng biết xếp đặt trí nhớ cho có thứ tự. Những điều chị nhớ lại chen chúc nhau hỗn độn hiện ra như những hình người vật trên một tấm ảnh chụp. Một điều chắc chắn, chị ta nhớ ra một cách rành mạch, là chưa bao giờ được hưởng chút sung sướng thư nhàn như những người giàu có.
    Năm mười hai, mười ba, cái đĩ Lạc, tên tục chị phó Thức, xuất thân làm phu hồ. Cái đời chị, nào có chi lạ. Ngày lại ngày, tháng lại tháng, năm lại năm...
    Năm chị mười bảy, một lần cùng anh phó Thức cùng làm một nơi, chị làm phu hồ, anh phó ngõa. Câu nói đùa đi, câu nói đùa lại, rồi hai người yêu nhau, rồi hai người lấy nhau.
    Năm năm ròng trong gian nhà lụp sụp ẩm thấp, tối tăm ở chân đê Yên Phụ, không có một sự gì êm đềm đáng ghi chép và hai cái đời trống rỗng của hai con người khốn nạn, càng khốn nạn khi họ đã đẻ luôn ba năm ba đứa con.
    Lại thêm gặp buổi khó khăn, việc ít, công hạ, khiến hai vợ chồng loay hoay, chật vật suốt ngày này sang ngày khác vẫn không đủ nuôi thân, nuôi con.
    Bỗng mùa nước mặn năm ngoái, bác phó Thức nghĩ ra được một cách sinh nhai mới. Bác vay tiền mua một chiếc thuyền nan, rồi hai vợ chồng ngày ngày chở ra giữa dòng sông vớt củi. Hai tháng sau, bác trả xong nợ, lại kiếm được tiền ăn tiêu thừa thải.
    Vì thế năm nay túng đói, vợ chồng bác chỉ mong chóng tới ngày có nước to.
    Thì hôm qua, cái ăn, trời bắt đầu đưa đến cho gia đình bác.
    Nghĩ đến đó, Lạc mỉm cười, se sẽ đặt con nằm yên trên cái tã, rồi rón rén bước ra ngoài, lên đê, hình như quả quyết làm một việc gì.
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    ANH PHẢI SỐNG (II)
    Truyện ngắn của KHÁI HƯNG
    Ra tới đê, Lạc không thấy chồng đâu.
    Gió vẫn to, vù vù gầm thét dữ dội và nước vẫn mạnh, réo ầm ầm chảy quanh như thác. Lạc ngước mắt nhìn trời; da trời một màu đen sẫm.
    Chị đứng ngẫm nghĩ, tà áo bay kêu phần phật như tiếng sóng vỗ mạnh vào bờ. Bỗng trong lòng nẩy ra một ý tưởng, khiến chị hoảng hốt chạy vụt xuống phía đê bên sông.
    Tới chỗ buộc thuyền, một chiếc thuyền nan, Lạc thấy chồng đương ra sức níu lại cái gút lạt. Chị yên lặng đăm đăm đứng ngắm đợi khi chồng làm xong công việc, mới bước vào thuyền hỏi:
    -- Mình định đi đâu ?
    Thức trừng mắt nhìn vợ, cất tiếng gắt:
    -- Sao không ở nhà với con ?
    Lạc sợ hãi ấp úng:
    -- Con... nó ngủ.
    -- Nhưng mình ra đây làm gì ?
    -- Nhưng mình định đem thuyền đi đâu ?
    -- Mình hỏi làm gì ? Ði về !
    Lạc bưng mặt khóc. Thức cảm động:
    -- Sao mình khóc ?
    -- Vì anh định đi vớt củi một mình, không cho tôi đi.
    Thức ngẫm nghĩ, nhìn trời, nhìn nước, rồi bảo vợ:
    -- Mình không đi được... nguy hiểm lắm.
    Lạc cười:
    -- Nguy hiểm thời nguy hiểm cả... Nhưng không sợ, em biết bơi.
    -- Ðược !
    Tiếng "được" lạnh lùng, Lạc nghe rùng mình. Gió thổi vẫn mạnh, nước chảy vẫn dữ, trời mỗi lúc một đen. Thức hỏi:
    -- Mình sợ ?
    -- Không.
    Hai vợ chồng bắt đầu đưa thuyền ra giữa dòng, chồng lái, vợ bơi. Cố chống lại sức nước, chồng cho mũi thuyền quay về phía thượng du, nhưng thuyền vẫn bị trôi phăng xuống phía dưới, khi nhô, khi chìm, khi ẩn, khi hiện trên làn nước phù sa, như chiếc lá tre khô nổi trong vũng máu, như con muỗi mắt chết đuối trong nghiên son.
    Nhưng nửa giờ sau, thuyền cũng tới được giữa dòng. Chồng giữ ghì lái, vợ vớt củi.
    Chẳng bao lâu thuyền đã gần đầy, và vợ chồng sắp sửa quay trở vào bờ thì trời đổ mưa... Rồi chớp nhoáng như xé mây đen, rồi sấm sét như trời long đất lở.
    Chiếc thuyền nan nhỏ, đầy nước, nặng trĩu.
    Hai người cố bơi nhưng vẫn bị sức nước kéo phăng đi...
    Bỗng hai tiếng kêu cùng một lúc:
    -- Trời ơi !
    Thuyền đã chìm. Những khúc củi vớt được đã nhập bọn cũ và lạnh lùng trôi đi, lôi theo cả chiếc thuyền nan lật sấp...
    Chồng hỏi vợ:
    -- Mình liệu bơi được đến bờ không ?
    Vợ quả quyết:
    -- Ðược !
    -- Theo dòng nước mà bơi... Gối lên sóng !
    -- Ðược ! Mặc em !
    Mưa vẫn to, sấp chớp vẫn dữ. Hai người tưởng mình sống trong vực sâu thẳm. Một lúc sau, Thức thấy vợ đã đuối sức, liền bơi lại gần hỏi :
    -- Thế nào ?
    -- Ðược ! Mặc em !
    Vợ vừa nói buông lời thì cái đầu chìm lỉm. Cố hết sức bình sinh, nàng mới ngoi lên được mặt nước. Chồng vội vàng đến cứu. Rồi một tay xốc vợ một tay bơi. Vợ mỉm cười, âu yếm nhìn chồng. Chồng cũng mỉm cười. Một lúc, Thức kêu:
    -- Mỏi lắm rồi, mình vịn vào tôi, để tôi bơi ! Tôi không xốc nổi được mình nữa.
    Mấy phút sau, chồng nghe chừng càng mỏi, hai cánh ta rã rời. Vợ khẽ hỏi:
    -- Có bơi được nữa không ?
    -- Không biết. Nhưng một mình thì chắc được.
    -- Em buông ra cho mình vào nhé ?
    Chồng cười:
    -- Không ! Cùng chết cả.
    Một lát -- một lát nhưng Lạc coi lâu bằng một ngày -- chồng lại hỏi:
    -- Lạc ơi ? Liệu có cố bơi được nữa không ?
    -- Không ?... Sao !
    -- Không. Thôi đành chết cả đôi.
    Bỗng Lạc rung khẽ nói:
    -- Thằng Bò ! Cái Nhớn ! Cái Bé ! ... Không ? ... Anh phải sống !
    Thức bỗng nhẹ hẳn đi. Cái vật nặng không thấy bám vào mình nữa. Thì ra Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để mình xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ.
    <><><><><><><><><><><><><><><><><><><>
    Ðèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc. Hai đứa con gái nhỏ đứng bên cạnh. Ðó là gia đình bác phó Thức ra bờ sông từ biệt lần cuối cùng linh hồn kẻ đã hy sinh vì lòng thương con.
    Trong cảnh bao la, nước sông vẫn lãnh đạm chảy xuôi dòng.
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    VŨ BẰNG là nhà văn nổi tiếng ở thể tuỳ bút, đặc biệt là THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI, MIẾNG NGON HÀ NỘI,...Tuy nhiên, truyện ngắn của ông cũng rất đặc sắc. Julian xin giới thiệu với các bạn MỘT NGƯỜI RƠI XUỐNG HỐ.
    MỘT NGƯỜI RƠI XUỐNG HỐ
    Truyện ngắn của VŨ BẰNG
    Rượu mãi về sau mới ngấm. Y ngà ngà. Đến lúc ăn đồ nước, y loáng choáng. Nhà cửa quay đi nhè nhẹ. Đến bắt tay mấy "chị em" để ra về, y say thực thà.
    Khuya lắm. Ngoài phố không có cái xe nào cả.
    Y húc đầu vào quãng không, đi về.
    Chuông nhà thờ thủng thẳng điểm ba tiếng.
    Y loạng choạng đi giữa đường. Bụng no nhưng người nhẹ, y tưởng mình sắp có cánh bay. Thú quá. Y chạy nhanh rồi đứng lại, hát khẽ một câu. Nhưng lúc này cần phải hoạt động mới thực sướng. Y lại đi. Nhưng sự nhẹ nhàng rồi làm cho y khó chịu. Người y mất thăng bằng. Y đi bên nọ, dọ bên kia như người rồ.
    Thế là y vấp phải một hòn đá. Trán y đập vào cái biển xanh kẻ chữ "Rue barrée", tay y định víu lấy cái hàng rào không được, y rơi xuống một cái hố người ta vừa đào lúc trưa.
    Lúc y mở mắt, thấy mình nằm thẳng cẳng ở dưới hố, y hơi ngạc nhiên một chút. Người ê ẩm, y chẳng buồn đứng dậy, cứ nằm im mơ màng.
    Đêm khuya ngấm vào người y, chậm chạp và dễ chịu. Y thấy mình tỉnh lắm và có những cảm giác rất hay về cuộc đời.
    Thoạt tiên, y thấy ngay ở trên đầu, hàng vạn ngôi sao. Thuở bé, y đã trông thấy những ngôi sao, ở nhà quê. Nhưng từ khi lớn lên, ra tỉnh, đi làm, lấy vợ, có con, y không trông thấy nữa; bây giờ, lại có dịp được thấy, y có ngay cái cảm giác là mình bé nhỏ quá, cô độc quá ở trong vũ trụ xanh xanh này.
    Sau, y thấy ở xung quanh có tiếng xì xào. Y hếch một tai lên để nghe cho kỹ: đó là tiếng cây reo như sóng bể; gió thổi sà sà mặt đất như một tiếng thở dài; một cái ô tô chạy ở đằng xa làm rung động mặt đất. Tiếng sột soạt, tiếng dế kêu, tiếng nước sông khẽ đập vào bờ. Y tưởng tượng đến một cuộc đời vô hình. Bỗng có tiếng người nói ở phía xa, ở phía sau.
    Người trai trẻ nghe thực kỹ. Y lấy làm lạ sao ở chung quanh mình "lại có lắm người thế, mà vừa lúc nãy đây, sao quái quỉ! lại không có người nào cả" để cho y phải còm cọm đi một mình - đi một mình với cái say!
    Y bực lắm. Những việc đã qua lại tỉnh giấc trong người y, rung động ở tim, đi qua ngực, đứng ở cuống họng và khẽ kêu bằng tiếng thở mạnh. Giờ nọ nối giờ kia tiến lại. Y thấy bao nhiêu việc não nùng khi trước bao bọc lấy y ở trong hố. Y thấy nhà y, quét vôi trắng, lù lù ở giữa tỉnh thành. Y thấy người vợ xinh xẻo của y đứng tựa cửa như một cái cây có bóng mát. Y thấy hai đứa con gái của y nhíu những đôi mắt đẹp, để trông xa vời.
    ý nghĩ lan man quá. Nhưng đêm khuya đi nhẹ nhàng như mây khói. Róc... rách, róc rách... tiếng hát của con sông Hồng Hà, y đương nghe thì sình sịch có tiếng người đi lại.
    Người trẻ tuổi kêu lên: "Tôi rơi xuống hố rồi!".
    Người khách đi đường thứ nhất là một con chó cắm đầu đi theo một ông to lớn và một cái bót xì gà đồ sộ. Người to lớn nói: "Ê! Nếu anh không say rượu thì việc gì đến nỗi này...". Một ngọn khói xanh bay ra cuồn cuộn và theo gió tan đi dần.
    Người khách đi đường thứ nhì là một nhà báo đứng về mặt quốc gia. Nghe thấy người ngã xuống hố nói chuyện với kẻ đi trước mình như thế, người ấy quát: "Anh trông mong hắn cứu thế nào được? Nam quốc Nam nhân mới thương nhau thôi. Hắn khác máu tanh lòng, thấy mình ngã xuống hố, có khi lại thích, nghĩ mà đau đớn. Bao giờ ta mới thoát khỏi vòng nô lệ để mở mày, mở mặt với đời? Nước ta, than ôi, nào có phải hèn kém gì đâu! Bốn nghìn năm văn hiến! Mà dân ta, một thủa, có lẽ đã tiến hóa bằng mười nước Nhật và nước Xiêm bây giờ.
    Cũng tai mắt, cũng thịt da,
    Cũng dòng máu đỏ, con nhà Lạc Long...
    (à, ông nhà báo lại là một nhà thi sĩ!). Nhưng người tuổi trẻ kêu lên:
    - Tôi xin ông hãy cứu tôi ra khỏi hố!
    - Ra khỏi hố làm gì? Anh phải biết: chúng mình nô lệ thì ở đâu cũng thế. Trừ khi nào có một cuộc đổi thay...
    Và khách rảo cẳng đi. Có lẽ để tìm sự đổi thay đó ở trong... điếu thuốc phiện hay căn phòng cho thuê.
    - Tại làm sao anh lại thở than như vậy?
    Người khách thứ ba hỏi thế.
    Đó là một vị tu hành. Đầu nhẵn như chùi, môi đỏ, con mắt đa tình như ngôi sao. "Người ta ở đời có số cả. Không có gì thoát tay.Trời. Cái nhân có tốt thì cái quả mới tốt. Cái nhân đã xấu thì cái quả phải xấu. Không có cái quả tốt nào ở cái nhân xấu mà ra. Không có cái nhân tốt nào ở cái quả xấu mà ra. Kiếp luân hồi, mình không nên oán tức điều gì cả. Ta phải diệt dục. Ta phải chịu đựng đau khổ và cho đó là quả báo hay một cuộc thí nghiệm của Hóa công. Nếu là sự quả báo, Người nên biết rằng sau này Người sẽ thanh cao hơn và được tha thứ. Nếu là cuộc thí nghiệm, Người sẽ mạnh gấp bội lên. ở đời, không có một thánh nhân nào, không có tác phẩm vĩ đại nào không có bàn tay của Qủy Sứ mó vào. Hiểu chưa?
    Người khách thứ ba nói thế, người khách thứ tư nghe thấy, tiếp rằng:
    - Chính vậy. Đem khoa học mà cố sức giảng giải cuộc đời là vô lý. Ta phải sống cái cuộc đời mà hóa công đã định sẵn. Không có gì là quan hệ cả. Chỉ có tâm hồn là quan hệ mà thôi. Điều cần nhất là ta phải sống thực mạnh mẽ. Anh lấy làm khổ vì bị rơi xuống hố. Tại sao? Thế anh không thấy thế là sống à? Anh đau khổ: chính đau khổ là sống một cách mạnh mẽ đó. Chỉ có hai điều mà người đời nên tránh thôi: lười biếng và buồn bã.
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    MỘT NGƯỜI RƠI XUỐNG HỐ
    Truyện ngắn của VŨ BẰNG
    Người ấy (à! ra là một nhà thông thái!) ngừng lại một lát để đọc câu văn của André Gide:
    Nước tù hãm có chất độc
    và khoanh tay vào mạng mỡ, nói tiếp: "Anh tưởng rằng anh lên bờ thì sung sướng hơn ở trong hố à? Chỉ cần biết một điều: anh biết rằng anh đau khổ. Và thế là đẹp đẽ lắm rồi. Anh làm động đến thần cảm của chúng tôi một cách mãnh liệt. Anh hơn chúng tôi chỗ đó.
    Anh ơi, nên biết rằng có nhiều người hiện đương lo nghĩ băn khoăn vì anh. Đẹp thay mà nên thơ thay! Anh thử nghĩ đến con anh đương khóc. Anh thử nghĩ đến vợ anh ở nhà đương mong - và có lẽ tưởng anh chết rồi, đã định "bước đi bước nữa". Ôi! Anh có thấy tim anh đập mạnh không? Và nghĩ rằng không bao giờ ra được khỏi hố, anh có thấy những cái động lòng mãnh liệt không?
    - Thưa ông, tôi chỉ muốn ra khỏi hố.
    "Tôi chỉ muốn ra khỏi hố", mấy tiếng này lọt đến tai người khách đi đường thứ năm.
    Cứ trông cái đầu, đôi mắt kèm nhèm, bộ quần áo xanh và cái dáng đi chắc chắn của ông khách này, cứ trông cái vẻ quả quyết, cái nhìn xót xa và hai bàn tay xương xẩu giơ ra như chực ôm lấy mình, cứ trông thế cũng đủ biết khách là một kẻ lao khổ biết thương người như anh em một nhà.
    Khách nghe thấy tiếng người tuổi trẻ kêu, hộc tốc chạy ngay lại, giơ nắm tay lên chào.
    Khách hỏi: "Anh làm sao thế, anh bạn?".
    - Tôi rơi xuống hố từ ban đêm.
    - Rõ khổ! Từ ban đêm? Mà, đến bây giờ, vẫn nằm im như thế trong khi bọn phú hào ở trên phố ăn uống nô đùa với nhau? Cái xã hội này mục nát quá lắm: một bên thì vui vẻ với cuộc đời trưởng giả, một bên thì là một kẻ vô sản rơi xuống hố từ ban đêm. Chao ôi! Giai cấp... phải có chiến tranh giai cấp! Thôi, anh đừng sợ nữa. Có tôi đây. Sự đau khổ của anh là của tôi. Anh có thấy thế không? Anh có thể thấy thế không?
    Sự đau khổ của anh em bị bóc lột, anh em bị bóc lột, anh xem, tôi hít vào cùng với khí trời và nó chảy ở các mạch máu của tôi. Nó thấm nhuần vào da thịt tôi. Thành thử cái giọng tôi thành thực nhất, chua chát nhất, và mọi người đều phải cảm động khi tôi lên tiếng.
    Bây giờ tôi định thế này: lập tức, tôi đi tìm bọn phú hào mà kêu rõ to vào lỗ tai họ. Tôi kêu: "Các anh sung sướng, các anh bóc lột quần chúng để có nhà lầu, ô tô, thế mà... thế mà ở đường Bờ Sông có người rơi xuống hố...". Anh bạn phải biết tôi sẽ nói hùng hồn như thế nào. Giọng tôi sẽ át cả giọng họ. Tôi sẽ hết sức tranh đấu nữa và những tư tưởng của tôi sẽ lọt đến những nhà lầu êm đềm. Ôi anh bạn ơi! Để rồi anh xem họ sẽ run sợ như thế nào! Để rồi anh bạn xem cái hình ảnh thảm đạm của anh bạn sẽ khuấy rối cuộc đời yên tĩnh của họ như thế nào!
    Khách giơ nắm tay lên lượt nữa:
    - Chào anh bạn ở lại nhé. Tôi, tôi phải đi ngay để tranh đấu cho tới cùng.
    Và khách đi tranh đấu cho tới cùng. Bóng khách mờ dần ở trong cảnh tranh tối tranh sáng. Khách để lại đằng sau một tấm lòng nhân đạo hùng hồn và có mồ hôi.
    Người trẻ tuổi thấy một sự thất vọng mông mênh cất tiếng khóc ở trong tim óc. Y định thần lại: gió thổi hiu hiu, nước sông lạnh vẫn đập vào bờ róc rách. Chung quanh, chỉ còn trơ lại con đường trắng và mấy khóm cây rung rinh vài hạt sương.
    Y bèn ngửng đầu dậy, chống một tay, quả quyết đứng lên. Cái hố không lấy gì làm sâu cho lắm. Y ghếch một chân lên bờ, hai tay để hai bên, đánh đu một cái mạnh, cho nốt chân kia lên mặt đất, đứng thẳng dậy, phủi quần áo... rồi đi về nhà.
    Tiểu thuyết thứ bảy.
    số 224, ngày 10.9.1938
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Alfred Hitch**** là nhà văn trinh thám Mỹ nổi tiếng.Truyện của ông vô cùng ly kỳ và hấp dẫn. Các bạn thử đọc ĐÈN ĐỎ để cùng chia sẻ với Julian nhận xét này.
    ĐÈN ĐỎ
    Truyện ngắn của ALFRED HITCH****
    Còn ba mươi mét nữa đến ngã tư, đèn báo hiệu bật vàng. Martin cho xe chạy chậm lại. Khi đèn bật đỏ, anh ngừng đúng đường giao lộ sơn trắng. Anh không có quyền liều lĩnh lúc này. Hơn bao giờ hết phải thận trọng. Anh không sợ xác của Béatrice trong thùng xe sẽ bị khám phá. Cho dù xe của anh có bị móp một bên, hoặc cây cản có bị vặn vẹo, thì không vì thế mà người ta sẽ khám thùng xe.
    Nếu có lập biên bản vi cảnh, thì bất quá cảnh sát cũng chỉ muốn xác định nguyên nhân tai nạn và quy trách nhiệm mà thôi. Xa hơn nữa, cảnh sát cũng chỉ tìm xem tài xế nào say rượu. Và Martin đã không có uống một giọt rượu nào, ít ra là trong ngày hôm nay.
    Anh kiên nhẫn chờ đèn xanh và từ từ lăn bánh. Không, đối với anh, một việc cọ quẹt bình thường trong giao thông sẽ không mấy gây phiền phức, nhưng anh chỉ ngại bị ghi số xe. ở thời điểm này thì nhất định không nên.
    Anh tuân thủ kỹ lưỡng tốc độ hạn định, rẽ trái sang quốc lộ 32, rất ít xe cộ vào lúc 19 giờ 30 tối thứ hai, tức là ngày hôm nay. Mỗi lần có xe đến từ tuyến bên kia, Martin cẩn thận hạ đèn pha. Mười lăm phút nữa anh sẽ tới bìa rừng. ở đó mọi thứ đã sẵn sàng. Cái hố anh đào tối hôm qua đang chờ thây của Béatrice, chỉ cần giở các cành lá ngụy trang ra, bịch! Và người ta sẽ không bao giờ nhắc đến Béatrice Martin nữa.
    Đương nhiên, công an sẽ điều tra về vụ mất tích này, nhưng đó là nghề của họ, họ phải nghi ngờ và phá án. Sau rốt rồi họ cũng sẽ phải kết luận rằng Béatrice đã bỏ nhà đi theo duyên mới.
    Martin tưởng tượng lúc đối chất với công an hình sự. Lúc ấy sẽ là 10 giờ sáng mai, khoảng một tiếng đồng hồ sau khi cảnh sát thả anh ra. Anh sẽ rất nhức đầu và sẽ uống một ly cà phê đậm đặc.
    - Khi tôi về đến nhà thì phát giác ra rằng giường ngủ của Béatrice còn nguyên chăn gối gọn ghẽ.
    Nhân viên điều tra sẽ gợi ý:
    - Có thể bà đã dậy, sắp xếp chỗ ngồi rồi đi chợ ... hoặc đi đâu đó?
    Martin ra vẻ ngập ngừng:
    - Vâng, nhưng cô ấy có thói quen dậy rất muộn, quá ngọ, đôi khi 1 giờ trưa mới dậy.
    Như thế công an sẽ bắt đầu có ấn tượng về Béatrice, nhưng anh ta sẽ ngạc nhiên tại sao Martin lại báo với nhà chức trách nhanh như thế: ?oAnh điện ngay cho chúng tôi đấy à??.
    - Khoảng năm phút sau khi tôi biết là cô ấy không có ở nhà. Tôi cho rằng cô sang ngủ đêm ở nhà bà chị, như đôi lần cô đã làm, tôi điện sang bà chị nhưng bên đó cho biết là hai ngày nay không gặp cô ta.
    - Anh có điện cho ai khác không?
    - Không, Béatrice ít có bạn. Nói thật thì tôi cũng không biết cô ấy có bạn hay không... Tôi định gọi đến bệnh viện nhưng trong niên giám điện thoại có quá nhiều địa chỉ, tôi không biết gọi bệnh viện nào. Tốt hơn là tôi nên báo công an, trong trường hợp tai nạn, công an sẽ là người nắm đầu mối, phải không?
    Nhân viên điều tra sẽ nhìn vào sổ tay và hỏi tiếp:
    - Sáng nay anh về nhà lúc 9 giờ rưởi. Anh làm đêm à?
    - Không, tôi làm việc từ 16 giờ đến nửa đêm. - Sau đó anh sẽ ngập ngừng và ngượng ngùng khai báo - Tôi bị tạm giữ từ nửa đêm đến 8 giờ sáng nay.
    Khi công an nhướng mày ngạc nhiên, anh sẽ giải thích:
    - Vừa ra khỏi cơ quan, tôi có ghé vào quán rượu...
    - Rồi sao nữa?
    - Hình như là tôi có quá chén, và khi lui xe, tôi lỡ trớn ủi vào một chiếc khác đang đậu gần đó. - Anh sẽ ra vẻ gần như là bất bình - Nói thật, từ hồi mới lái xe tới nay, chưa bao giờ tôi gây ra tai nạn, chưa một lần bị phạt vi cảnh. Thế mà khi cảnh sát giao thông đến, họ nỡ xúc tôi vào bót. Sáng nay đóng tiền bảo chứng xong mới được ra.
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    ĐÈN ĐỎ (II)
    Truyện ngắn của ALFRED HITCH****
    Rất có thể là công an sẽ đáp cộc lốc: ?oờ, ở đây hễ uống rượu mà lái xe thì bị nhốt, đỡ nguy hiểm cho người khác?.
    Martin biết rõ điều đó, và ghép nó vào kịch bản. Công an sẽ khám nhà, sẽ chú ý cặp giường đôi, sẽ nhìn vào tủ và thấy trống đi hết một nửa. Martin sẽ điềm nhiên cho biết ?omột phần lớn quần áo của cô ấy không còn ở đây? và cả hai sẽ phát giác hai chiếc va li đã biến mất: hai chiếc tốt nhất.
    Nhân viên điều tra sẽ hỏi nữa:
    - Lần cuối cùng khi gặp bà, ông thấy bà ăn mặc như thế nào?
    - Tôi nghĩ điều này không mấy giúp ích cho chúng ta, vì chiều hôm qua lúc tôi đi làm, khoảng 3 giờ 15, cô ấy hãy còn mặc áo ngủ.
    - Giữa ông bà có chuyện ... trục trặc?
    Martin sẽ ra vẻ mãn nguyện, vì nói được sự thật về vấn đề này, nó sẽ biện minh cho lý do ra đi của Béatrice. Nhưng anh phải giả vờ miễn cưỡng lắm mới nói:
    - Vài chuyện lặt vặt thôi, gia đình nào chẳng có, cho đến khi ... - Anh vờ ngừng lại như còn nghi ngại điều gì.
    - Cho đến khi?
    - Thôi, nói phức rồi! Chẳng là cách đây khoảng 6 tháng, ban giám đốc nhà máy đã lập ra một chức vụ mới, là Chánh kiểm tra. Vì tôi có thâm niên, có thành tích tốt... tôi đã tưởng ... và cả Béatrice cũng đã tưởng... Nói chung là chúng tôi đã tưởng tượng quá sớm. Tưởng mình sống khá hơn nhờ thu nhập cao...
    - Rồi bà thất vọng?
    - Tất nhiên!
    - Thế bà trách ông hay trách nhà máy?
    Martin sẽ không trả lời, để công an tự kết luận.
    Anh nhớ rất rõ khi một người khác được chỉ định vào chức vụ nói trên, anh thất vọng biết bao. Trưởng phòng tổ chức đã ý tứ mời anh lên để giãi bày, chức vụ này cần một người có nghị lực, biết ra lệnh, biết quyết định. Martin thì hơi thiếu tính cách, ít bạo dạn, lại mờ nhạt... Bạn hiểu ý tôi không?
    Anh nhả bớt ga, cho xe vào con lộ nhỏ. Chạy thêm 80 m, anh đậu xe dưới rặng thông. Hơi chật vật để lôi xác Béatrice ra khỏi thùng xe và mang đến hố, cách đó 30 m, trong bụi rậm. Trở lại cầm hai chiếc va li và cái xẻng.
    Béatrice chết trong những điều kiện rất tốt. Martin đã lén lấy thuốc ngủ trong tủ của vợ, mỗi ngày một viên cho đến khi có đủ lượng cần thiết. Quả thật điều này kéo dài thời gian, nhưng anh muốn đâu đó phải chu đáo.
    Sáng nay anh đã hòa tan tất cả liều thuốc ngủ vào chai rượu brandy. Buổi chiều, vào lúc 3 giờ 15, như thường lệ Béatrice đã uống cử rượu đầu tiên trong ngày, pha thêm chút nước khoáng. Ngày nào cũng vậy, đến giờ này là cô bắt đầu uống. Trong nhà bếp, Martin đang chuẩn bị mấy cái bánh sandwich, lúc ấy anh cảm thấy hãnh diện và mãn nguyện.
    Khi anh sửa soạn đến cơ quan thì cô làm thêm một ly nữa.
    Dưới ánh trăng, Martin lấp đất cẩn thận, đặt các cành lá ngụy trang, xem xét lại tỉ mỉ công việc của mình. Không có gì là sai sót. Béatrice và hai chiếc va li biến mất vĩnh viễn.
    Lau chùi kỹ lưỡng. Xe lăn bánh.
    Cuộc sống này đã kéo dài 10 năm, 10 năm dằn vặt, 10 năm độc tài. Nhưng trước đây anh có một quan niệm thiêng liêng về hôn nhân, và hơn nữa, vẫn hi vọng rồi đây cuộc diện sẽ ngày một khá hơn. Do đó mãi cho đến kỳ tiến thân hụt, anh mới bàn về vấn đề ly dị. Từ đó, Béatrice còn khó ưa hơn, những cơn thịnh nộ bộc lộ sự đeo bám ngoan cố. Có lẽ cô ta e rằng sẽ không tìm được một người chồng khác có thể chịu đựng mình, nghĩa là tính tình mình và tật nhậu của mình.
    Xe đến ngã tư, anh đạp thắng, cẩn thận rẽ trở lại quốc lộ 32.
    Chắc chắc là nhân viên điều tra sẽ rất sáng suốt, sẽ hỏi đến những câu tế nhị.
    - Vợ anh có bảo hiểm sinh mạng không?
    Martin sẽ trả lời không, ngược lại riêng anh thì đến hai hợp đồng cho bản thân. Công an sẽ thích ghi lại điều này.
    - Và anh bảo là làm việc từ 16 giờ đến nửa đêm?
    - Vâng, tôi ra khỏi nhà lúc 3 giờ 15, đến sở làm phải mất nửa tiếng, tôi sợ đi trễ hơn, bãi đậu xe sẽ đóng cửa.
    - Bãi đậu xe sẽ đóng cửa?
    - Vâng, bãi đậu của công ty. Đây là bãi tư nhân, có rào dây thép hẳn hoi, vì dạo này có nạn mất xe. 15 phút sau khi đổi ca thì cổng khóa, ai đi trễ phải để xe bên ngoài.
    Có thể là công an sẽ hỏi là có mấy cổng.
    - Hai, một phía bắc, một phía nam. Mỗi bên có một tuyến ra và một tuyến vào.
    - Và khoảng trước lúc 0 giờ, xe anh vẫn đậu ở đấy chứ?
    - Đương nhiên, tôi đang làm việc.
    - Người gác cổng có thể làm chứng rằng lúc ấy xe anh còn nằm trong bãi?
    Martin làm bộ suy nghĩ:
    - Để xem, tôi luôn vào cổng phía nam. Người gác cổng là Joe Byrnes. Vâng, tôi nghĩ rằng anh ấy sẽ nhớ ra tôi.
    Chắc chắn là Joe Byrnes sẽ nhớ. Xe vào cổng mà còn dừng lại để trả Joe 5 đô-la vay hôm trước, Joe đâu có quên được.
    - Và nếu anh ngã bệnh hoặc cần ra về trước giờ, thì làm sao?
    - Đến cổng gặp thường trực để cho biết tên và số xe, thế thôi.
    - Lúc nào cũng có người trực ở cổng?
    - Vâng...! Thật ra không phải thế. Lẽ ra Joe Byrnes phải gác, nhưng Martin biết rằng mỗi khi đã khóa xong cổng, Joe băng qua tít bên kia để tán dóc với Ed Parker, người gác cổng bắc. Joe nghĩ rằng ai muốn ra ngoài thì phải ra qua cổng bắc, vì tiện lợi hơn, gần phân xưởng hơn. Nhưng Joe sẽ không bao giờ nói điều này ra, và Ed Parker cũng thế. Một trong hai thằng, nhất là Joe, sẽ bị thôi việc.
    Hồi trưa khi đến cơ quan, Martin đã đậu xe gần cổng nam. Mười bảy giờ, lẻn ra khỏi phân xưởng, thấy Joe và Parker ở cổng bắc, anh đến nhẹ nhàng mở cổng nam, đem xe ra, đóng cổng lại.
    Công an có thể gặng thêm:
    - Ngoài các người gác cổng, còn ai có chìa khóa nữa?
    - Tôi hoàn toàn không biết.
    - ổ khóa nào mà không có chìa thứ hai?
    Martin sẽ nhún vai:
    - Có thể. Có thể niêm phong đâu đó.
    Joe sẽ không mấy quan tâm đến xâu chìa khóa thứ hai này đâu, Martin đã có dịp kiểm chứng điều đó. Anh xây dựng phương án thủ tiêu vợ khi biết rằng rất dễ dàng lấy cắp xâu chìa khóa này, anh đã đánh cắp chúng nó cách đây 3 tháng mà Joe cũng không để ý đến. Tuy nhiên xong việc rồi phải nhớ để lại chỗ cũ, biết đâu sau này có ai đó đi tìm...
    Đến công trường điện Capitol, Martin chờ đèn bật xanh, đi tiếp một quãng, rẽ phải. Sau xe anh, một chiếc khác màu đen cũng đi cùng đường.
    Chắc chắn là công an sẽ hỏi thêm:
    - Anh đã không mang xe ra khỏi bãi vì bất cứ lý do nào?
    - Không, tôi đã bảo là tôi làm việc.
    - Khâu nào?
    - Khâu tiếp liệu.
    Công an không hiểu rõ công việc của anh.
    - Tôi phải bảo đảm cho dây chuyền sản xuất không thiếu một món gì. Chẳng hạn, nếu ở chặng nào bắt đầu thiếu một loại ốc vít nào đó, tôi phải đến kho để yêu cầu tiếp liệu.
    - Như thế trong khi làm việc anh phải đi lại liên tục? Nghĩa là rất nhiều người có thể làm chứng rằng hôm qua anh có mặt tại cơ quan từ 16 giờ đến 0 giờ?
    - Đương nhiên, hàng chục người!
    Đây là điểm yếu của kế hoạch Martin, nhưng anh không thể làm khác hơn được, không thể nào cùng lúc ta hiện diện ở hai nơi. Martin đã làm hết sức mình sao cho từ 16 giờ đến 19 giờ một số đông công nhân thấy anh hiện diện. Sau đó, khi trở vào cơ quan khoảng 21 giờ, anh cũng lăng xăng như thế, hi vọng sự tấp nập và công việc bề bộn của phân xưởng sẽ là lá chắn cho anh. Chắc chắn là một số đông công nhân sẽ ?onhớ ra rằng? anh có mặt vào thời điểm ấy. Tệ lắm là họ cũng sẽ trả lời là không nhớ có gặp anh hay không.
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    ĐÈN ĐỎ (III)
    Truyện ngắn của ALFRED HITCH****
    - Chỉ một mình anh phụ trách khâu tiếp liệu?
    - Không, khoảng chục người, do Hanson quản lý.
    - Trong tiến trình công việc, nếu anh vắng mặt trong vòng hai tiếng hẳn người ta sẽ nhận thấy?
    Martin sẽ cười:
    - Tôi cũng mong được như thế!
    Nhưng thật ra không hẳn thế, và anh biết rõ điều đó. Với một chục nhân viên tiếp liệu, Hanson sẽ không để ý đến sự vắng mặt của anh. Vả chăng trên thực tế, chỉ phải tính một tiếng rưởi thôi vì đã khấu hao nửa tiếng để ăn tối.
    Trước khi rẽ sang lộ 20, Martin liếc nhìn kiếng chiếu hậu. Chiếc xe đen vẫn bám theo, anh khẽ nhíu mày.
    Công an sẽ hỏi nữa:
    - Sau khi ra khỏi cơ quan, anh ở trong quán rượu bao lâu?
    - Gần một tiếng.
    - Tên quán?
    - Pierrot, gần cơ quan tôi.
    Chủ quán sẽ chứng thực lời khai này. Từ khi lên kế hoạch, tối nào Martin cũng đến quán, ai cũng biết anh.
    - Theo anh, ai là người sau cùng gặp vợ anh?
    - Người giao hàng tiệm giặt ủi, khoảng 15 giờ.
    Đều đều mỗi tuần vào ngày thứ hai hắn đến giao quần áo, và hồi trưa Martin đã hơi sốt ruột khi đợi hắn.
    Như thế nhân viên điều tra đã có thể lặp lại quá trình vụ việc. Người giao quần áo giặt ủi gặp Béatrice lúc 15 giờ, sau đó 15 phút Martin đến cơ quan cho kịp giờ đóng cổng. Xe nằm trong bãi đến nửa đêm. Hết ca, hắn vào quán rượu Pierrot khoảng một tiếng, ra xe ủi vào xe khác, cảnh sát nhốt vào bót cho đến 9 giờ sáng. Đi thẳng về nhà, điện ngay cho công an. Không. Ngay cả nếu hắn có ám sát vợ thì cũng không đủ thì giờ để thủ tiêu cái xác. Trừ khi xác còn tại nhà. Nhưng ai ngon thì cứ tìm!
    Martin rẽ sang phải. Chiếc xe đen vẫn theo bén gót. Lo ngại. Cái gì đây? Xe này không giống xe công an. Hay là một trinh sát? Tại sao lại theo mình? Tốc độ xe mình không vượt hạn định. Hay là đã vô tình vượt đèn đỏ? Nếu thế thì đã bị chận lại rồi! Đèn ở ngã tư bật đỏ, Martin ngừng xe và liếc nhanh phía sau. Không, gã kia không phải là công an mặc thường phục. Gã rất nhỏ con, trong khi ngành công an đòi hỏi một chiều cao tối thiểu nào đó, mặc dù chỉ là nhân viên theo dõi thôi. Đèn xanh, Martin cho xe chạy chầm chậm và rẽ phải. Xe đen vẫn theo.
    Đột nhiên Martin toát mồ hôi lạnh. Hay là một tên cướp nào đây, chờ lúc thuận tiện để thịt mình? Anh vòng qua chung cư để trở về trung tâm thành phố và thở phào nhẹ nhõm: chiếc xe đen đã biến mất. Như thế chỉ là một sự trùng hợp mà thôi, chứ gã đâu có theo dõi mình!
    Martin đến cơ quan an toàn, mở cổng nam, cho xe vào. Khi sắp vào phân xưởng, anh thoáng thấy Joe và Ed Parker đang mải mê đánh bài. Trong xưởng cũng không ai để ý đến anh. Một lát sau, trưởng nhóm đến giao anh tờ lệnh tiếp liệu và anh bắt tay vào việc.
    Một gã nhỏ con bước xuống chiếc xe đen vừa ngừng bánh trước tòa nhà sáu tầng. Gã vào nhà, lên thang máy, băng qua một phòng làm việc vô cùng náo nhiệt và bước đến một máy đánh chữ còn trống. Gã gõ những con số trích từ sổ tay để báo cáo lên thượng cấp. Khi mở cửa văn phòng, thượng cấp hỏi: ?oSao, xong chưa??.
    - Rồi, nhưng cực quá. Phải theo dõi bao nhiêu xe cả đêm khuya khoắt như thế này thì căng thật.
    - Thượng cấp - tổng biên tập của một tờ báo - nhìn danh sách các con số và hỏi:
    - Vậy trong đây ai là người thắng cuộc? Ai được thưởng giải đặc biệt?
    Gã nhỏ con chỉ trên tờ giấy:
    - Xe này. Tôi bám sát suốt 4 km, chủ xe hoàn toàn không vi phạm một tí ti nào về luật lệ giao thông.
    - Vì chúng ta đang trong mùa chọn ?ongười lái xe lý tưởng?, chúng ta sẽ cho đăng tất cả những số xe này để biểu dương. Anh nhớ, số xe thắng giải đặc biệt phải được in chữ to, đậm vào, đóng khung hẳn hoi. Và ráng tìm cho tôi chủ nhân chiếc xe này, số C.25388. Phỏng vấn bỏ túi, ảnh sống động vào. Bài và ảnh phải lên trang một để làm gương. Làm cho ngon lành vào, nhớ nhé?
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này