1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Mùa Trăng Ướt ( I )
    Phan Thái Yên
    quán rượu liền đêm chuốc đắng cay
    buồn mưa trăng lạnh nắng hoa gầy
    nắng mưa đã trải tình nhân thế
    lưu lạc sầu chung một hướng say
    V H C
    Thằng bé ngẫng nhìn chiếc đèn ***g con cá treo lờ lững giữa nhà rồi e dè trã lời câu hỏi làm quen vụng về của ông cậu Việt Kiều râu ria lạ mặt.
    - Mưa quá trờị Trăng ướt nhẹp, con hổng đi rước đèn Trung Thu được. Mà trăng có sáng Má cũng bắt ở nhà để coi chừng Ông Ngoại say rượu ngủ khỏi bị té xuống đất.
    Cô em họ nhìn mẹ tôi cười buồn.
    - Chút nữa Ông Ngoại thằng Huy về nhờ Dì nói giùm. Tiền Dì g*i xuống sửa nhà Ba lấy uống rượu riết hết luôn. Má con thì nửa tỉnh nửa điên suốt ngày ngồi mờ màng lảm nhảm chuyện vàng son hồi nào đâụ Tối nào cậu Út nó không có ở nhà con cũng phải sai thằng Huy chạy qua canh chừng Ông Ngoạị
    Mẹ tôi nhìn ra con đường làng quanh co vắng bóng người chép miệng.
    - Uống chi mà nhiều rứa không biết. Ngon lành chi mà uống cho cố vô rồi hành con cháụ
    Nắng chiều yếu ớt rọi qua hàng tre trước nhạ Bóng nắng muộn màng lười biếng nằm trườn trên nền đất trước mái hiên. Trong nhà mờ mờ tranh tối tranh sáng. Mọi người ngồi với vẽ mặt đăm chiêu chờ đợi ngoại trừ Khoa, cậu em họ, đang chăm chú theo dõi trận túc cầu Thế Vận Úc Đại Lợi từ chiếc máy truyền hình nhỏ ở góc phòng. Ánh sáng xanh ảo từ màn ảnh truyền hình hắt lên khuôn mặt khắc khổ của Khoa trông như một bức tượng. Dưới chái bếp sau nhà, mợ tôi ngồi đun lửa nấu cờm. Đôi mắt mợ ngu ngờ nhìn ngôi đình làng đổ nát ẩn hiện sau lũy tre cuối thửa ruộng xa loáng nước. Hờn mười năm nay, từ ngày bị sa thải vì có ý kiến chống lại ban giám hiệu, mợ tôi vì buồn ức đã trở nên người đãng trị Nhiều đêm thức dậy, trong thế giới riêng xa của mình, mợ đã ngồi cặm cụi soạn giáo án cho buổi dạy trong tưởng tượng.
    Đã gần ba mười năm từ ngày nghe tin cậu Ngoạn cưới vợ đây là lần đầu tiên tôi gặp mơ Khuôn mặt mợ tuy hốc hác vẫn còn phảng phất nét đẹp duyên dáng thời con gáị Nhìn đôi mắt sâu dại của người đàn bà đang ngồi bất động trước bếp lửa chiều tôi bàng hoàng nghĩ tới những cờ cầu mà một đời người phải gánh chịụ
    Những ngày trước tết năm bảy haị Chiến hạm đi tuần vùng biển từ ngoài khời Cửa Việt về nghĩ bến Đà Nẵng. Tôi nhận được thiệp cưới cậu Ngoạn gởị Trên thiệp vội vàng mấy hàng chữ của ông cậu hào phóng. Cậu mày lấy vợ rồị Cô giáo! Người đẹp Trữ La! Chiến hờn chị Hoà của mày nhiều! Tôi mừng và rất ngạc nhiên. Thư đi từ Quãng Trị vào tới Sài Gòn rồi theo dấu quân bưu chậm chạp bò ngược ra Đà Nẳng mất hờn một tháng tôi mới nhận được. Chiến hờn chị Hòa của màỵ Tôi thầm nghĩ, lòng rộn vui như bọt nước nhảy múa đàng sau chiếc ca nô đang đùa với sóng sông Hàn trên đường về phộ Cũng thành phố này, mười mấy năm trước, tôi đã gặp cậu Ngoạn lần đầu tiên trong đờị Những câu chuyện me tôi kể về cậu với giọng bất bình lại là những điều lý thú tôi lắng nghe không sót một chi tiết rồi thêm mắm thêm muối kể lại cho bạn bè về ông Cậu chịu chời của mình. Chuyện cậu khi còn học ở Quốc Học, cầm đầu băng đãng Bến Ngự đánh lộn với băng Gia Hội, một mình đánh lại bốn năm người cuối cùng bị chém gảy vai vẫn là chuyện tôi xuýt xoa khâm phục mãị Theo ông bà Ngoại và các anh lớn vào Sài Gòn, cậu Ngọan ham chời biếng học thi mãi không đậu được bằng Tú tài Bán. Ông Ngoại tôi xin cho Cậu vào học trường Cán Sự Vệ Sinh. Có việc cho hắn làm để bớt ăn chời lêu lỗng. Ra trường đậu gần chót, Cậu bị chuyễn ra tận quận Quế Sờn, Quãng Nam. Bà Ngoại an ủi, thôi ra ngoài nớ cho gần chị Thu mi cũng được. Chính phủ ông Diệm cấp cho ông Cán Sự mới ra trường chiếc xe gắn máy để đi làm. Trước mắt thằng cháu đang học đệ lục hình ảnh cậu, dân Sài Gòn cao lớn đẹp trai chạy xe Gobel, là một thần tượng đáng được tôn sùng. Có lẽ chị Hòa và những cô gái ở khu xóm trước đồn Cảnh Sát Hoàng Diệu đã im lặng đồng ý với tôi điều nàỵ Mỗi chiều cuối tuần tôi háo hức chờ tiếng máy xe Gobel nổ vang từ đầu hẻm. Chị Hòa gánh nước về hay dừng lại nghỉ chân trước nhạ Đôi khi chị đánh bạo vào nhà bâng quờ nói chuyện học hành với tôị Chị Hoà là cháu của bác Yến Y tá trong xóm, ở Huế vào học. Chị Hoà đẹp lắm. Có hình rọi lớn chưng ở tiệm ảnh Lê Hậu và cả tiệm Huỳnh Sau ở Huế.Chị đẹp đến nỗi chuyện chị học dốt cũng thành dễ thường. Anh Nhứt, ở cạnh nhà, có lần bị tôi tình cờ bắt gặp đang đứng sau bụi bông trang say sưa lén nghe chị Hoà học bàị Anh phân buạ Chị Hòa của mày học bài nghe như hát. Chị học bài ra rã suốt mỗi tối nhưng hầu như mỗi lần bị thầy cô gọi lên bãng trã bài chữ nghĩa đều theo nhau bay mất. Chị đứng đó bẽn lẽn cười trừ, đôi mắt nâu to sâu lắng thu hồn. Thầy Phụng Sử Địa lắc đầu tha cho chị khỏi bị ăn hột vịt. Năm trước chị thi rớt Trung Học nhưng vẫn được lên học đệ Tam để thi lại năm saụ Chị thường đạp xe chở tôi đi học. Tôi cầm chéo áo dài trắng của chị Hoà trong lúc chị luống cuống len lõi đạp xe vượt qua bầy học trò con trai đang đứng chờ chị ở cổng trường huýt sáo trêu chọc.
    Một buổi chiều ham đá banh về nhà trễ tôi hấp tấp chạy xuống bếp lục cờm nguộị Cậu Ngoạn đang ôm chị Hoà trong góc bếp. Mặt chị đỏ rần, áo không cài nút để h* cặp vú trắng phaụ Chị Hoà mắc c* không dám nhìn tôi mấy ngàỵ Năm đó chị lại thi rớt Trung Học. Ngày khăn gói về lại Bao Vinh, chị Hòa khóc nhiều đến mọng húp đôi mắt đẹp. Cậu Ngoạn thì ngồi tư lự dưới bóng cây trứng cá, phả từng hời thuốc Ruby bay lãng đãng trong loang lỗ nắng trưạ
    Cậu Ngoạn vào lại Sài Gòn bỏ mặc mấy cô gái Quãng Nam vẫn ngờ ngác tìm tới tận nhà hỏi thăm. Cậu không buồn trã chiếc xe Gobel lại cho quận Quế Sờn. Nhìn chiếc xe gắn máy, ba tôi khóa chặc vào cây cột * đầu hiên nhà, tôi nhớ tiếc ngẫn ngờ những lần Cậu ch* tôi chạy dọc theo bờ sông Hàn lộng gió đường về Trẹm.
    Cậu cháu không còn dịp để gặp nhau từ đọ Cậu Ngoạn đi lính, Trung Sĩ Thủy Quân Lục Chiến, đóng quân đâu đó tận trong Nam miệt Cà Mau, U Minh. Những năm tôi vào học * Sài Gòn, Cậu lại phải theo đờn vị ra Quãng Trị vùng Cam Lộ Đông Hạ Thời gian tôi vào Hải Quân, đi học xa Sài Gòn, sau đó lại nỗi trôi theo chiến hạm tuần dường thì Cậu về học khóa Sĩ Quan Đặc Biệt ở Thủ Đức. Ra trường Cậu Ngọan xin trở ra chi khu Hải Lăng. Ngôi nhà ở hẻm Trần Quang Diệu chỉ còn lại Bà Ngọai một mình một bóng với bàn thờ Ông Ngọai lúc nào cũng nghi ngút hường trầm. Ngoại ngồi thũng thỉnh nhai trầụ
    - Cậu mi chắc là ưa cô mô ngoài nớ rồị Rứa cũng được. Gốc gác nhà mình * Triệu Phong. Ưa chổ mô đó thì nói để Ngoại cưới hỏi chọ Cậu mi rứa là băm bốn băm lăm rồi chớ còn trẻ mỏ chị
    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Mùa Trăng Ướt ( II )
    Phan Thái Yên
    Cuối hè năm bảy hai, Cậu Ngoạn mất cả hai chân trong một đêm Việt Cọng pháo kích vào chi khụ Tr* thành thường phế binh cậu tôi * lại nường náu với gia đình bên vợ * Quãng Tri Tấn về Nội, thối về Ngoạị Hờn mười năm thoái hoài trên vùng quê nghèo đất cày lên sõi đá đã đưa gia đình Cậu Mợ tôi đến chổ cùng mạt. Ông Cậu lớn đi tập kết về, .bị thất sủng vì thuộc thành phần trí thức tiểu tư sản, đã lặn lội ra tận Hải Lăng đưa gia đình em vào sống ở Gò Đen Long An cho gần bà con. Mợ dạy học. Cậu thì hàng ngày lăn xe ra chợ Gò Đen bán vé số để nuôi bầy con năm đứa sống qua ngàỵ Thư cho tôi cậu nửa đùa nửa thật. Mỗi lần gởi thư, Cậu mày phải nghỉ cả chục cử mới có đủ tiền mua tem. Rượu đế Gò Đen mà phải nghỉ uống lâu ngày trong bụng bứt rứt lắm. Cậu tôi vẫn vậỵ Vẫn lêu lỗng và an nhiên trong cảnh nghèo nàn. Cậu đùa bỡn khi thư cho tôi kể chuyện suýt bị giựt chiếc xe lăn vì say rượụ Cậu mày từ cảnh nhà cho tới người cái gì cũng cùi cũng cụt. Chỉ có cái xe lăn của thằng cháu Việt Kiều gởi về là láng cóng. Nhiều khi bán vé số ế vì đi cái xe lăn quá tốt. Cực nhất là lúc say mà phải ráng tỉnh để khỏi bị giựt xẹ
    Trời đã nhá nhem mà Cậu Ngoạn vẫn chưa về nhạ Khoa tắt truyền hình, khoác áo lên vai, bước ra cửạ
    - Điệu này là Ba con ổng đo đất ngoài chợ rồị Dì ngồi chời con ra cõng ổng vệ
    Tôi dắt tay bé Huy theo Khoa đi về phía bờ mẫu dẫn ra con đường mòn ngoằn ngoèo về phía chơ
    Ngôi nhà vách phên khuất sau lũy tre trông nhỏ nhoi tội nghiệp. Tấm vãi dầu sọc xanh tạm bợ đậy mái tranh cũ dột nát như một ấp ủ vụng vệ
    Bé Huy chạy lon ton trước mặt chúng tôi như chú chó con. Có lẽ những bước chân trần mát lạnh trên bờ mẫu nhẹp nước và cờn gió chiều đồng nội đã đưa bé Huy tr* về với sự liếng thoắng cố hữu của một đứa bé sáu tuổị Nó huyên thuyên kể cho tôi nghe về đêm Trung Thu mưa lụt và chiếc đèn ***g đầu tiên trong đời với vẽ tiếc rẹ Bé Huy níu tay tôi chỉ về phiá ngôi lăng mộ cũ nằm sát bờ ruộng, miệng bi bộ
    - Cậu Hai có thấy cái mả có mái đó không? Đêm Trung Thu ông Ngoại xỉn quá trời mà cũng nhớ mua đèn ***g con cá cho con nữa đọ Trời mưa ông Ngoại phải bỏ xe lăn vô núp trong mả rồi cởi áo đậy cái đèn ***g lại cho khỏi ướt. Ông Ngoại xỉn gì mà khôn qúa trời!
    Khoa rầy cháụ
    - Cái thằng nhóc này! Không được ăn nói hổn hàọ
    Trời mấy hôm đó mưa lụt dữ lắm. Miệt dưới Vĩnh Long, Trà Ôn, Mộc Hóa thì khỏi phải nóị - Bình Chánh phía trong sâu có chổ nước lên tới ngang ngực em. Gò Đen cao ráo nên đỡ hờn. Con đường này nước chỉ ngập lên tới bắp chân.
    Ngôi mộ cổ xây bằng đá đen có rồng chầu chạm trổ cầu kỵ Khoa chỉ về phía tấm bia lớn có mái che cong vút.
    - Tối Trung Thu, ở quán rượu về, ông Ngoại để cái đèn ***g trước bụng lăn xe về nhạ Trời đổ mưa lớn, nước trên bờ mẫu ngập gần nửa bánh xe lăn. - trong nhà, chờ hoài nóng ruột quá em đội mưa đi tìm Bạ Lội nước ra tới đây chỉ thấy cái xe không làm em hết hồn. Nhìn vô trong lăng thì thấy ổng nằm ở trần co quắp trước tấm bia tay ôm cái đèn ***g bao trong áo thấm nước mưạ Cõng ba về nhà xong rồi phải hờ cái đèn trên bếp lữa một hồi lâu giấy kiếng mới căng ra lạị
    Khoa xoa đầu cháụ
    - Đêm Trung Thu thằng nhóc này chạy ra chạy vô như gà mắc đẻ chờ mưa tạnh để ra ngoài đốt đèn với mấy đứa bạn. May có được cái bánh dẽo bà Ngoại cho cũng an ủi phần nàọ
    Ngồi trên nóc ngôi mộ cổ tôi th* dài nhìn bóng chiều đang lặng lờ phủ chụp xuống cánh đồng lúa hè-thu vừa trãi qua cờn lũ lụt của trờị Cánh lúa cong oằn nặng giọt tai ường vẫn cố gắng vườn lên trong sự chịu đựng bền bỉ không chút phiền hạ Như những bóng đời người vẫn lặng lẽ qua đây lúc tỉnh khi saỵ Nghĩ suy về thân phận con người cũng là nhớ về bao nỗi đời xưa cụ Những giòng quan hệ rất tường đối, nhỏ nhoi mà tha thiết ân cần. Tôi buột miệng trong âm thầm địa danh nời tôi đang ngồi đứng trong vài giờ ngắn ngũi với cao vọng tìm nối lại mối tường giao thường thuộc đời mình. Những địa danh thân thiết của kỷ niệm cũng là cột mốc đánh dấu từng mảnh đời cờ cực, bàng hoàng bao nỗi sinh lỵ Vẽ làm sao cho hết những tam giác định mệnh không đều cạnh của mỗi phận ngườị Việt Nam Đại Dường Đất Khách. Hà Nội Huế Sài Gòn. Duy Xuyên Cam Lộ Gò Đen. Đà Nẵng Bao Vinh bến nước đục trong nào đọ Chị Hòa Bao Vinh của màỵ Ông Cậu Sài Gòn của mị Hời thuốc lá Ruby ba đồng bốn điếu quyện bay dưới tàng cây trứng cạ Giọng nói mang nặng âm hư*ng miền Nam của đứa cháu nhọ Tiếng Việt bập bẹ của con. Giọng Huế đài các của Me Giọng nói đàng ngoài của ông cậu tập kết bị thất sũng ngồi nhà kể chuyện chiến thắng Điện Biên. Tiếng nói ngoại ngữ của mình trong gần nữa đời vắt bán trí não để kiếm sống. Có gì khác nhau giữa tôi trên cao lộ tuyết giăng buổi chiều vội vã lái xe về nhà sau một ngày làm việc mệt nhoài và cô em gái nhích từng vòng bánh xe gắn máy trên đường Lê văn Duyệt cũ để về nhà * Ngã Tư Bảy Hiền sau buổi dạỷ Nời chốn. Bên này, bên kiạ Khoãng cách nửa vòng trái đất. Những múi giờ vô tình làm phiền hà đôi mắt. Những điều sót lại thì qúa tùy thuộc và tường đốị Hạnh phúc. Khổ đaụ Hoài bãọ Hy vọng. Thất vọng. Có lẽ may mắn hay bất hạnh cuối cùng của con người là sự bình đẳng về những cảm nhận đó, chìm sâu và triền miên.
    Bóng dáng cậu hào hoa cao vời trong trí nhớ đã làm hình ảnh cậu già nua say khướt tật nguyền lăn xe đi trong mưa giăng bên bờ ruộng ngập nước thêm tã tời xiêu lạc. Tôi bất giác đưa tay vỗ về đứa em họ đang ngồi im sửng mà tưởng đang vỗ về chính mình.
    - Những tối ngồi sau quán rượu học bài chờ cõng Ba về nhà, đôi khi em thầm mong sao Ba chết đi để không còn phải mặc cảm về người cha cùi cụt rượu chẹ Nhiều khi em muốn bõ đi xa, nời không ai biết mình để bắt đầu lại cuộc đờị
    - Đêm Trung Thu nhìn Ba nằm co quắp trước tấm bia mộ cố gắng che chở cái đèn ***g cho cháu, em chợt biết thật rõ rằng em không muốn bị mồ côi và thường Ba vô cùng.
    Lovetolive[/size=18]
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 07:26 ngày 10/05/2003
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Mùa Trăng Ướt ( III )

    Phan Thái Yên
    Ánh đèn từ phía đầu chợ Gò Đen hắt từng vệt sáng vàng vọt lên dãy hiên chợ đã đóng cửạ Bóng hàng hiên với những cây cột cong queo nằm sóng soài trên mặt đất loang lổ sình rác. Sinh hoạt ban đêm hầu như chỉ tập trung ở dãy phố chợ dọc theo quốc lô Người ngồi đứng tấp nập trong mấy quán bia có nhạc có đàn bạ
    Bé Huy hấp tấp chạy ngược về phía chúng tôi, chỉ tay về cái quán nhỏ ở góc phố:
    - Con thấy Ngoại đường nhậu với ông Năm Beọ
    - Hèn gì giờ này Ba chưa về là phải rồị Hai ông già này mà xáp lại thì chỉ khi nào Gò Đen hết rượu thì mới mãn đám được. Đó là chưa tính màn Ba ngâm thờ sau bửa rượụ
    - Chú Năm là bạn bán vé số với Bạ 'ng đen thui như Miên nên có biệt danh là Năm Beọ Chú Năm hồi trước đi bộ đội, cũng là phế binh bị cụt hai chân.
    Quán vắng, sờ sài mấy bộ bàn vuông ghế đẩu nằm bạc nhuợc dưới ánh sáng của ngọn đèn ống.
    Dưới hiên quán, đong đưa cái đèn ***g Trung Thu hình con ****, hai ông già đang ngồi gật gù xiêu đổ trên xe lăn mời mọc nhau ly xây chừng đầy rượu đệ Trên bàn lỏng chỏng vỏ chai và dĩa đồ mồi võn vẹn mấy lát ổi xanh. Tôi đứng lặng nhìn ông già tiều tụy trước mắt không thể ngờ đó là cậu mình. Dằn cờn xúc động tôi cố gắng trấn tỉnh đứng yên lúc Khoa chỉ tôi hỏi chạ
    - Ba có biết ai đây không?
    Cậu Ngoạn đặt ly rượu xuống bàn nhìn tôi hồi lâu bằng đôi mắt mệt mõi lạc thần, cố gắng lục lọi trí nhớ cằn cỗi, cùn mòn vì men rượụ Cậu lắc đầu nhìn Khoa dò hỏị
    - Con trai dì Thu đó Ba!
    Có lê ấn tượng con-trai-dì-Thu đã giúp cậu liên hệ được hình ảnh thằng cháu ốm nhom mười hai tuổi và gả trung niên râu ria đang đứng trước mặt mình. Đôi mắt cậu sáng lên nỗi mừng hiếm hoị
    - Thằng cháu Việt Kiều của tao đây mạ Ngồi xuống uống với Cậu một ly rồi kể chuyện vợ con cho Cậu mày nghe đị
    Với giọng chậm rãi cố hửu, Cậu giới thiệu tôi với người bạn rượụ Ông Năm rót đầy rượu vào ly xây chừng.
    - Chú mày phải uống cạn ly rượu phạt này mới được. Từ hồi chú mày g*i cái xe lăn mới về, lần nào đua xe với anh Sáu tao cũng bị uống rượu phạt hết. Uống đi chú màỵ Quốc nhậu với Cọng quen rồị Có Việt Kiều về uống cho vuị
    Câu chuyện nhà dài ba mười tám năm của hai cậu cháu bị ngắt quãng b*i những tua rượu Gò Đen cay nồng giữa hai người phế binh già và chuyện đời chua chát của chú Năm. Lớn lên giữa vùng xôi đậu ven đô, người anh duy nhất của chú Năm đi quân dịch đóng đồn tận ngoài Trung quá xa xôi nên chú theo du kích cho gần me Chú Năm sống sót cuộc chiến tranh dài chỉ để rồi bị cụt cả hai chân trong trận chiến với lính Pôn Pốt ở Miên năm bảy bảỵ
    Chú Năm gục đầu xuống bàn, ly rượu sóng sánh trên tay run rẩỵ
    - Đời chó lắm. Uống đi anh Sáụ Tui hy sinh suốt đời để tụi nó chiến thắng, giành giựt nhau làm giàu, không ngó ngàng gì tới lớp lính phế tật như tuị
    Người chủ quán từ trong bước ra nói với Khoạ
    - Út, mày đẩy Ba về nhà đị Để chú Năm đó tao lo chọ
    Tôi đ* ly rượu từ tay chú Năm muốn nói lời an ủi nhưng ngôn từ đã là điều không tư*ng. Thôi thì hảy để chú Năm * yên với nổi buồn của mình. Cậu tôi ngồi gục đầu trong chiếc xe lăn, câu thờ Vũ hoàng Chưong gảy đổ trên đôi môi lạc giọng rã rời saỵ Ôi ta đã làm chi đời tạ Ai đã làm chi lòng tạ
    Bé Huy bước nhỏ nhoi bên cạnh cậu Út của nọ Bóng họ lao đao đổ dài trên con đường tr* về nhạ Tôi hớp miếng rượu đế Gò Đen. Tôi muốn được nếm chút đắng cay mà Cậu tôi và chú Năm phải uống trọn mỗi ngàỵ
    Phan thái Yên
    Saigon 9/2000
    Lovetolive[/size=18]
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 07:27 ngày 10/05/2003
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 07:27 ngày 10/05/2003
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Hẻm Sâu ( I )
    Nguyễn Hộ
    Bố già đợi tôi ở đầu hẻm. Đúng là nó rồi, con số 324 viết bằng sơn đen trên tấm ván cũ gắn trên cây gòn đầy vết sẹo không biết sao
    vẫn còn sống được ngay con hẻm chật chội và đầy bụi bặm này. Xin nói ngay, bố già là người mà tôi vừa biết cách đây không lâu.
    Thoạt tiên, bố chỉ là một ông cụ sáu mươi tuổi, hiền lành, ít nói, hay đến chơi và nhậu tại nhà người bạn láng giềng của tôi. Chỉ sáng nay thôi, tôi mới biết thêm, bố còn là người trong giới giang hồ nữa. Khi tôi kịp đến, bố già lên ngồi sau lưng tôi, nói:
    - Nếu người ta hỏi chú là ai, thì chú nói là cháu tôi, quê Mõ Cày. Xóm này dân Bến Tre cố cựu từ thời Tây tới giờ.
    Tôi gật đầu và ngoan ngoản cho xe chạy chầm chậm vào hẻm, theo sự chỉ dẫn của bố già. Thật ra, dù có muốn chạy xe nhanh cũng chẳng được. Con hẻm hẹp chỉ vừa đủ cho một người đi bộ. Chiếc xe Honda cánh én trở nên to kềnh không thích hợp ở đây và tôi rất ngại khi nhận thấy những tia nhìn khó chịu thậm chí trong lòng đang ấp ủ chút oán ghét hướng về tôi, một khách không mời và cũng không có cái gì giống nơi đây cả. Bố già ngồi sau như đoán biết tâm trạng tôi, giục:
    - Không sau đâu, cứ chạy, có tôi tụi nó không dám làm gì anh đâu
    Theo chỉ dẫn của bố, tôi lái xe vững dạ hơn, dấn thân vào con đường ngoằn ngoèn chưa hề có trong trí tưởng tượng của tôi, một nhà báo tuổi năm mươi ít nhiều từng trải. Hai bên hẻm là những xóm chòi, lều ghép bằng đủ thứ giấy bìa cạc tông, tôn cũ rỉ sét và thùng gỗ tạp. Thế mà nó chen chúc nhau tầng tầng lớp lớp trông xa như một bãi rác vỏ đồ hộp khổng lồ.
    Hết con hẻm xi măng ngoằn ngoèo là tới con hẻm đất vòng vo và bẩn thỉu. Mùa nắng, mùi hôi từ những đường cống lộ thiên, từ những kinh rạch trở thành bãi sình lưu niên bốc lên nồng nực. Những túp lều san sát, chen lấn nhau hình thù méo mó, xô lệch trên những chiếc cọc tràm và những chiếc sàn gỗ ọp ẹp. Con hẻm đất đã biến thành hẻm gỗ mục, phải dắt xe đi phập phồng như đi trên cỏ trấp Đồng Tháp Mười.
    - Tới rồi đó chú
    Bố già chỉ cho tôi một mái lều giấy dầu đã cũ nát, lụp xụp phía bên trái hẻm.
    Tôi dắt xe theo bố già rẽ vào một túp lều không số, mà nhác trông xung quanh đã phải rờn rợn. Cái xó xỉnh đều chật những thân thể
    đàn ông trần trụi, để lộ trên da những hình thù xâm mình, những dòng chữ nguệch ngoạc đủ kiểu. Họ đang nằm ngủ, thức, hút chích,
    đánh bài la liệt trên khắp các khoảng trống tối tăm và nhỏ hẹp quanh nhà. Vài tia mắt dò xét, không mấy thiện cảm phóng về phía tôi.
    Dường như cảm nhận điều đó, bố già lên tiếng gọi vào túp lều
    - Anh chị Tư đâu, có thằng em tới thăm chơi nè
    Một bà lão bước ra từ căn chòi tối om, bị chói nắng nên phải khum bàn tay che mắt nhận dạng khách.
    - Tưởng ai, chớ đâu dè thằng Năm, Mày đi biệt ngoài Huế mấy tháng nay không về thăm tao. Anh Tư mày nằm liệt giường rồi đây nè
    Tôi nhủ thầm, vậy bố già là em ruột của người này. Nhưng ông ta đâu có ở Huế bao giờ, ông ta chỉ ở Hà Nội song tôi kịp nhớ ra cách
    hiểu của ông bà già thôn quê Nam Bộ: Xứ nào xa xăm đều là xứ Huế cả. Tôi mới quen bố già gần đây, trong một dịp tình cờ, biết bố là đồng hương, tập kết, xong không về Nam mà "tụt tạt" ở Hà Nội, có tới vài ba bà vợ trong giới nghèo, bà bán chè xanh, thuốc lào, bà cho thuê phòng trọ, nói chung thuộc giới bán giang hồ sống nương tựa vào ga Hàng Cỏ
    Đất nước thống nhất, bố già sống bằng nghề đi buôn chuyến có gì buôn nấy từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc, nhờ mấy anh bưu điện áp tải bưu kiện giúp đỡ, bác đi ké hàng một cách an toàn và sống được.
    Chui vào lều, chỉ chỗ cho tôi ngồi bệt xuống chiếc thùng gỗ dùng làm ghế, bố già nhìn chị dâu thở dài. Ông đến bên chiếc giường có
    đắp chiếu sùm sụp. Ông giở chiếu ra cho thấy một ông lão có thân hình đồ sộ như một con gấu bị thương đang nằm im, mắt nhắm
    ghiền.
    - Sao vậy anh Tư?
    Ông lão trở mình một cách nặng nhọc nhưng không mở mắt, giọng ngái ngủ
    - Có sao đâu mậy. Hết oanh thì phải liệt thôi. Mày sao không ở ngoài Huế luôn đi, về đây làm gì?
    - Huế huyết gì đâu. Tôi bị rau muống quấn ở ngoài Hà Nội
    - Vậy chớ mầy tính ở ngoải luôn sao. Còn có hai anh em, mà tao không biết đi lúc nào
    - Thôi chuyện đó còn dài dài. Bây giờ có chuyện cần nhờ anh. Chú em này nó mất túi xách, giấy tờ nhiều, tiền bạc có nhưng nó
    không tính, chú nhờ anh chị kiếm giúp, chú đền ơn.
    - Chú là gì của mày
    - Thằng đệ tử của tui gởi nhờ sư phụ giúp
    Bà Tư vọt miệng:
    - Thấy bộ vó chú mày tao tính cho chú là công an chìm
    - Bậy. Bố già phản đối. Ông thân chủ đây là nhà báo
    Bà tư cười ngất:
    - Xí, dân giang hồ tụi tao coi nhà báo còn tệ hơn chỉ điểm nữa. Thằng chỉ điểm nó chỉ biết chỉ điểm nào trúng điểm đó. Thằng nhà báo nó chỉ lung tung có khi chết cả lũ.
    Bố già nhanh nhẩu đính chánh:
    - Nói cho đúng, ông này là nhà văn, cái túi của ổng đựng mấy quyển sách chưa in. Cái này mới quý hơn cả giấy tớ nhưng không bán được. Ông sợ người ta bỏ thùng rác
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Hẻm Sâu ( II )
    Nguyễn Hộ
    Bà Tư nhìn tôi từ đầu tới chân, chưa nói gì thì anh con trai về. Nhờ bố già mách trước, tôi nhìn kỹ hai bàn tay hộ pháp chai sần của anh ta, đúng là nó mất một ngón trỏ ở bàn tay phải và hai ngón áp út của bàn tay trái, nên có biệt danh là Hai Bảy ngón. Hai Bảy ngón vốn là thanh niên hiền lành tự chặt ngón tay trỏ để chjống bắt lính thời chế độ Thiệu và nhờ giỏi võ nghệ, anh vừa tốt nghiệp khuân vác của ông già vừa làm bảo kê bến bãi. Hai ngón còn lại, anh bị mất do mã tấu của một băng nhóm xã hội đen "kỷ niệm" trước khi anh nghỉ chơi với bọn chúng. Giờ đây, Hai Bảy ngón đang là trùm của một trong những "cánh quân" xách giỏ chuyên nghiệp. Trông anh không dữ tợn, không ác, lại còn hiền nữa. Nghe ông bố già trình bày vắn tắt sự việc, Hai Bảy ngón nói liền:
    - Chú Năm chậm quá. Thằng Ba gà mổ làm vụ này trúng lớn nhưng di tản liền sáng nay rồi, vì công an rượt nà quá. Nó xáp chung băng
    với con Mẹt Nha Trang không thuộc băng của con. Má sao không mời khách uống nước gì hết vậy?
    Bà mẹ lắc đầu:
    - Còn một chai, tía mày ực rồi
    Bố già liếc nhìn tôi. Tôi hơi run vì đang bị "viêm màng túi" nặng, bao nhiêu tiền bạc đều trong túi xách bị chôm cả. Sáng hôm qua, tôi đi đóng trước bạ nhà, có 5 triệu đồng gom góp cho cả vào túi xách cùng với hộ khẩu, chứng minh nhân dân, cà vẹt xe, và một số đồ nghề nhà báo luôn có bên mình... Bọn cướp là hai vợ chồng đi trên xe đạp, chồng chở vợ, vợ lại còn bồng con nữa. Tôi dừng xe định mua một quyển sách, để con ngồi trông chừng xe, nhưng thằng bé ham truyện tranh, sà vào một sạp bán báo vỉa hè. Khi quay lưng đi, tôi còn thấy "hai vợ chồng" ấy, còn thương xót họ. Thật tội nghiệp người đàn ông phải chở vợ con đi trên một chiếc xe đạp, chắc là họ đi khám bịnh cho con. Cháu bé xanh xao quá. Còn người vợ thì gầy còm, phờ phạc. Thế nhưng, tôi vừa quay lưng, thì ngay lập tức, cái túi xách máng trên xe honda biến mất. Đến lúc đó tôi mới hiểu vì sao, khi tôi rời xe, mọi người trên hè phố nhìn tôi bằng con mắt ái ngại. Chính họ la lên "cướp cướp" thay tôi. Nhưng họ chỉ dám la sau lưng "hai vợ chồng" đó. Tôi còn nhìn thấy cái lưng người đàn bà bồng con, động tác nhét túi xách của tôi vào giỏ đệm của nó và còn nhận ra cái dáng lom khom gò lưng đạp xe khuất vào con đường ngược chiều. Mọi cố gắng lúc này là la "cướp" và rượt theo. Nhưng tôi không thể làm cả hai việc đó vì sợ phạm luật giao thông, không thể đi ngược chiều và nhất là không thể bỏ con để chạy theo cướp. Thế là đành phải chấp nhận bị cháy túi. Hoảng quá, tôi rao trên TV và báo công an quận 4 và cử ngay trinh sát xuống hẻm 324 chiều hôm sau. Số là, khi tôi bị giật túi xách, thấy tôi bận bịu với thằng con trai năm tuổi, không thể bỏ nó giữa đường mà truy bọn cướp được, nên một anh bưu tá lặng lẽ bám sát theo nó từ trung tâm quận 1 qua cầu Calmette, đến tận đầu hẻm thì bị xóa mất dấu và chỉ còn cách ghi nhớ số hẻm để về báo công an. Anh về đến CA phường Bến Nghé thì gặp tôi vừa xong biên bản với những người công an trực. Họ khá lạnh lùng vì quá quen thuộc với chuyện cướp giật vặt. Họ nói với anh bưu tá và tôi: "Nếu không động ổ thì chúng sẽ trả giấy tờ để kiếm tiền thưởng". Nhưng tôi không thể ngồi yên, tôi đã đến nhà thằng bạn làm công an quận và sau đó là đến với giới giang hồ để nhờ họ giúp đỡ....
    Bố già kề tai tôi nói nhỏ:
    - Chú chi vài thùng bia uống chơi rồi nói chuyện sau
    Tôi sờ vào cái bóp lép xẹp trong túi, nhớ mang máng rằng tôi có sáu chục ngàn phòng thân do vợ tôi nhét vào túi trước tôi đi. Một két bia cũng phải mất đến trăm ngàn. Tôi nghĩ ngay tới chiếc đồng hồ đang đeo tay, tính bỏ cũng được vài trăm, liền gật đầu. Bố già phấn khởi cao giọng:
    - Nè thằng Hai, mày ra xóm lấy vài két bia về lai rai nói chuyện chơi mậy
    - Mấy két hả chú Năm?
    - Vậy thì cho năm chục.
    Tôi thở phào, móc bóp đưa Hai Bảy ngón sáu chục ngàn mà không hiểu được có loại giá bèo như vậy. Bia lậu chăng
    Không. Tôi đã lầm Khi Hai Bảy ngón vác về, thì đó là thứ bia bình dân nhất, bia Chương Dương. Giới bình dân thích thứ bia này vì nó
    có pha cồn, uống mau phê, mau đã. Hóa ra, chỉ có sáu chục ngàn mua được hai két lại còn có cả miếng khô cá đuối và mấy trái cóc
    xanh để làm mồi.
    Bà Tư nhanh nhẹn thổi lửa nướng khô, dầm nước mắm me. Bà nướng khô rất thiện nghệ, lấy búa dần ầm ầm, con khô tơi ra mềm nhũn, dậy lên cái mùi thơm khét mũi, cái mùi đặc trưng của tiệc nhậu bình dân.
    Bia và mồi dọn lên thật nhanh. Trước khi chạm cốc, bố già không quên mang bia đến cho ông anh đang nằm liệt. Bố đỡ ông dậy, ông
    nốc một hơi cạn vại bia sành dung tích chừng nửa lít. Khà một cái thật sảng khoái rồi ngả lưng, đầu kê lên thành giường, miệng nhai
    khô cá đuối một cách ngon lành
    - Chà bia như vầy mới là bia. Tao hồi nhỏ uống một lúc liền hai két. Thằng Tây nó cá, tao uống thêm một két nữa, ăn luôn ba chục
    trứng vịt lộn rồi còn vác hai chục bao chỉ xanh gạo từ xà lan lên chành ở Bến Đông. Bữa đó tao nhận tiền thưởng bự, một tấm giấy
    "oanh" (giấy 20 đồng, vingt)
    Bà Tư cũng cạn một vạt bia nhỏ, vui miệng góp chuyện:
    - Hồi đó, tui từ Bến Tre trốn thuế thân, tản cư lên bán xôi ở bến Bình Đông, gặp ổng, tôi chịu liền. ỏng mần việc bằng hai con trâu
    nhưng ăn bằng bốn con. Ăn rồi mần, mần rồi ngủ, không cần mùng, chỉ cần chiếc chiếu trải đâu cũng được. Ông thương tôi vì bao
    nhiêu xôi ế tôi bán rẻ hết cho ông. Thôi bây giờ mình nói chuyện tử tế cái vụ giỏ xách của chú công an... ủa, của chú nhà báo này đi.
    Bà Tư tỏ ra là một lão bà năng nổ và vui tính. Bà nói tiếp luôn:
    - Nè, ông ơi, (bà lão hay kéo ông lão của mình vào chuyện), hai đứa đi ăn hàng ngang qua đây hồi sáng hôm qua, thằng đóng vai
    chồng là con trai của ệ tử ruột của ông đó. Cha nó bị bịnh đậu mùa, mặt đầy theo như thùng đinh. Thằng con lớn lên cũng bị luôn nên kêu là Ba Gà mổ. Nó ở ngoài Nha Trang theo cha vô đây từ hồi nhỏ. Cha nó cũng phu khuân vác nhưng nó thì yếu như con bún thiêu, chuyên chôm chỉa. Sáng nay nó đóng vai chồng, con câm đóng vai chợ, còn thằng con mướn một buổi sáng năm ngàn đồng.
    Bà quay sang tôi, phân trần:
    - Như vậy đó chú, chiếc xe đạp cũng mướn luôn, đi về tay không thì hai ngàn, có chôm được hàng thì năm mười ngàn, gọi là tiền
    thưởng. Nói chung, là cặp vợ chồng xách giỏ chú là cặp vợ chồng dỏm chỉ là đóng kịch. Nó còn hóa trang nữa, cho thêm xấu xí, nghèo nàn, làm động lòng mọi người. Nó làm cho chú thương tâm, không đề phòng, kể cả khi giỏ chú bị xách đi rồi, chú cũng không nghĩ là nó lấy. Nhờ vậy nó mới chạy kịp. Nó về tới đây rất sớm, trả con, trả xe xong là hai đứa lội tắt qua hẻm nhỏ dông luôn.
    Hai Bảy ngón tiếp lời bà lão:
    - Nó thấy có ông bưu tá theo, tưởng là công an chìm nên mới chạy. Chớ không thì dễ gì, ở đây nó làm ăn được. Người trong Sài Gòn,
    có bị xách giỏ họ coi là chuyện thường, như lỡ bỏ quên không tiếc tiền, coi như là chuyện xui xẻo, cúng cô hồn, hay "của đi thay
    người". Họ chỉ lo mất giấy tờ thôi, làm lại giấy chứng minh, cà vẹt xe, hộ khẩu tốn nhiều thời gian lắm, nên ai cũng khoái chuộc, tốn
    thêm ít tiền mà đỡ mất công chuyện làm ăn. Nhờ vậy mà còn kiếm thêm một khoản nữa. Dân Sài Gòn mình tốt bụng lắm, đem giấy tờ
    lại nhà họ, họ cho tiền nhiều hơn giá thỏa thuận, lại còn cho uống cà phê, còn ngon hơn là họ không hề báo công an. Tôi có lần đi
    nhận tiền chuộc dùm bọn xách giỏ, tôi khoái người mình lắm
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Hẻm Sâu ( III )
    Nguyễn Hộ
    Bố già, nãy giờ làm thinh, giờ cũng buột miệng
    - Chú mày nói đúng, bà xã tao dân ga Hàng Cỏ, đố thằng nào xách được của bả cái giỏ rách. Bả đào tận gốc, bốc tận rễ, đòi lại không thiếu một xu.
    Ông Tư cựa mình định nói cái gì đó nhưng tự ông chấm dứt nó bằng một tiếng rên khẽ. Còn bà Tư thì đang say chuyện. Bà tiếp lời bố già.
    - Ai chẳng giữ của, chẳng xót của đồ mồ hôi sôi nước mắt của mình làm ra. Tôi cũng vậy. Đố thằng xì ke nào dám chôm đồ trong cái
    nhà này. Nhưng nói đi rồi cũng phải nói lại, người ta nói bần cùng sinh đạo tặc tôi nghĩ cũng đúng, tới bần cùng rồi mà không sinh đạo tăc thì lấy...gì ăn. Như tôi đây, bỏ nghề đạo tặc đã lâu nhưng hễ có cơ hội thì chôm liền. Chẳng hạn như ngồi với chú nãy giờ nói
    chuyện đời với chú, thấy chú sơ hở là tôi tranh thủ ngay. Chú biết chú đã mất cái gì chưa?
    Tôi giật mình sờ vào túi áo quần, bóp và các thứ giấy tờ còn nguyên. Tôi lắc đầu, tỏ ý không tin.
    Bà cười hăng hắc, nói ngay:
    - Không phải trong mình chú đâu, trong cái túi xách mới của chú để dưới gầm bàn kìa. cái máy ghi âm của chú bị tôi chôm rồi, từ cái
    lúc chú mới vào nhà, để cái xách xuống gầm gàn. Cái này giá năm bảy trăm, bán được vài chục.
    Tôi kiểm tra cái túi xách, đúng là cái máy ghi âm không cánh mà bay
    Bà Tư cười khà khà:
    - Tôi nói vui vậy thôi chớ bữa nay, chú là nạn nhân, bọn tôi là cứu tinh, lẽ nào tôi làm việc sái quấy đó. Nhưng sở dĩ tôi phải làm là vì
    tôi nghi chú là công an phản gián muốn điều tra hốt ổ tụi tôi. Tôi sợ bị chú ghi âm câu chuyện nên mới tạm thu giữ phương tiện. Nhờ
    vậy mới biết chú là người tử tế, không mở máy sẵn, nên bây giờ trả lại chú đây.
    Bà móc trong lưng ra cái máy ghi âm nhỏ xíu trả lại cho tôi. Tôi vẫn còn sững sờ như trong mộng. Quả thật, tôi chưa bao giờ biết được
    có những con người lạ lùng này đã và đang tồn tại trong cuộc sống của chúng ta. Những con người...
    Im lặng bao trùm lên túp lều. Ngoài kia, trên con hẻm ngoằn ngoèo thỉnh thoảng còn nghe tiếng ngáp vắn ngáp dài uể oải của một con nghiện nào sửa soạn lên cơn. Tự nhiên, tôi chờ đợi một tiếng rao bình dị của một người bán hàng rong nào đó để giải tỏa phần nào cái im lặng nặng nề. Nhưng tuyệt nhiên không. ở đây không có tiếng rao
    - ủa, uống bia đi chú - Bà Tư đánh tan bầu không khí trầm lắng- Sao chú không uống hết vậy. Rồi bà im lặng, thở dài nhè nhẹ. Trông nét mặt bà vô cùng thanh thản. Bà nhìn lướt qua mọi người rồi dừng lại nơi tôi. Bà nói:
    - Cũng lạ. Không biết có cái duyên gì mà bữa nay tôi nói chuyện nhiều mà hay nữa. Chú có thấy như vậy không?
    Tôi gật đầu. Lần đầu tiên tôi nghe một bà lão tám mươi nói về cái phận nghèo "Bần cùng sinh đạo tặc, không đạo tặc lấy... gì ăn". Tôi
    sẽ nhớ mãi câu nói dân gian bụi bặm này cùng với chuyện tôi bị bà Tư biểu diễn nghề móc túi ngay tại nhà.
    - Cám ơn chị Tư với thằng Bảy. Tôi giới thiệu chú Hai đây vì chú là người tử tế, hễ giúp được thì giúp dùm, còn nước còn tát. Vợ chồng
    chú cũng không giàu có gì, còn chú thì hay viết báo binh vực người nghèo.
    Day qua nhìn ông anh ruột, bố già lắc đầu. Ông nói với bà Tư:
    - Chị tư à, tôi đi lần này chắc lâu. Anh Tư có bề gì thì chị cứ ra ga xe lửa mà nhắn ra ga Hàng Cỏ, nhất định tôi sẽ về.
    Bố già nói tới đây thì nghẹn ngào, quay mặt đi chỗ khác
    Tôi bước đến chỗ ông Tư nằm để từ giã ông, nhưng mắt ông nhắm nghiền, nét mặt hảo hớn xanh xao bất động như đắp bằng sáp. Bà
    Tư và Hai Bảy ngón ra cửa tiễn tôi. Bà nói:
    - Tôi muốn giúp chú lắm nhưng nói chú đừng buồn, động ổ kiểu này thì chắc chắn chín mươi phần là giấy tờ của chú bị thủ tiêu rồi.
    Bây giờ chỉ còn nhờ vào sự may mắn thôi. Nếu như bọn này không kịp hủy mà vụt bậy bạ đâu đó thế nào cũng có đứa lượm được đem
    tới nhà kiếm tiền chuộc. Bây giờ trẻ con bụi đời thiếu gì, chúng nó cũng biết cách kiếm ăn lắm...
    Bà Tư nói và cầm tay tôi biểu lộ sự tin cậy. Còn Hai Bảy ngón thì bắt tay tôi bằng cả hai bàn tya thiếu ngón lỏng lẻo không thể nào siết chặt được.
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Mỗi Người, Một Buổi Sáng
    Nguyễn Thị Hoàng Bắc
    Sáng hôm ấy, bài hát hùng dũng thình lình trở lại, bừng bừng. Sương cành, sắc mai, hoa thắm, nắng tươi, ích sáng đời? Quận vui, thiếu điều muốn hét vang hò một hai đều bước.
    Này, bài hát hai ba chục năm xưa chưa có lần hát lại, nó vẫn nằm nguyên đấy? Bất chợt, phục hồi danh dư, ôi chao, nguyên cả nhạc lẫn lời. Hay thật. Quận thấy đã. Nào, đã biết hát lúc nào vậy, ai tập, bắt chước hay học lóm ai, từ những buổi sớm tập đu dây hít thở và bước diễn hành trên lề đường biển? Là từ mấy tiếng đàn cà rịch cà tang banjo mandoline cậu Sung, cậu Thuần hợp tấu? Mấy cậu đã về đâu, đi đâu? Từ cái radio đen bằng nhựa bé xíu mà hai bóng điện sáng quắc hôi hổi mỗi khi mở nghe lâu?
    Ký ức vôi hồ trộn lộn, lạo xạo, bài hát được lôi ra, mảnh đá vụn ngắm ròng bằng hoài niệm, thường lấp lánh sáng ngời, bội phần, hơn cục đá trần trụi đang lăn lóc dưới chân. Quận nheo mắt ngước ngắm nắng, mướt mồ hôi, mặt trời trắng lóe nắng hình chữ thập, hăng hái, lơn tơn, bước bước.
    Này gót giày nện, vang lên, khu công sở kín mít lặng cửa cài then cuối tuần, vẫn rải rác dăm ba chiếc xe đậu, những người đi làm cuối tuần.
    Thình lình một mẩu thuốc nóng còn vương khói mơ hồ (mới vừa được dập tắt?) nằm chắn ngang lối. Quận bước qua, vòng lại, cúi nhìn. Mẩu thuốc, cái vẻ ấm sang trọng giữa trời mai mát lạnh. Ngẫm nghĩ, tò mò, nhìn hút theo lối cửa chính vào sở, chẳng ai. Thuốc đầu lọc, suông, trắng trẻo, sinh động, mới được hút hơn nửa, hãy còn thơm thoảng. Câu hỏi cựa quậy trên mặt đất ướt sũng: chàng trai trẻ đẹp trai, một trang trung niên môi thâm mắt bạc, người đàn bà không thoa son môi đi làm ngày thứ bảy? Người hút, hắn?
    1) Hắn tham lam, đi làm thứ bảy? Kiếm thêm tiền cho một món tiêu riêng vì ngại phiền hà vợ con, cá nhân tự trọng?
    2) Hắn tị nạn, Việt Mên Lèo Mexico Sì Nam Mỹ, làm thêm chút ít, cần tiền giúp gia đình kẹt ở quê nhà?
    3) Hắn nhà giàu, không cần tiền, làm bán thời gian cuối tuần chơi chơi?
    4) Hắn lười biếng trây trét ngủ gục suốt tuần, nay vô chạy nước rút?
    5) Là chủ, là giám đốc, hắn vào sở để rà việc cuối tuần, chỉ đạo sắp xếp?
    6) Hắn ?
    7) Hắn?
    Trò chơi Hắn vô bổ kéo dài được một lát. Quận bỗng nghe bài hát rộn rã vang lên lúc nãy đang chuyển sang hiu hiu buồn bã. Có thể đôi điều tưởng đã mất, bỗng nhiên tìm lại được, là vui hay buồn? Là huề vốn túi xui như ông già mất ngựa? Là thiên cơ bất khả lậu biết đâu mò? Hay tâm viên ý mã?
    Người bạc, không phải, nhạt, vô tâm. Dầu gì, cũng quen biết, cũng thân tình. Buổi tối đi dạo trong rừng nói không hết chuyện, khi trăng lên, rừng lao xao sóng sánh, người ấy cầm tay chỉ theo ánh trăng, tuy không là tay Phật, Quận cũng trân trọng lắng nhìn. Những buổi đi chơi chung cả nhóm, không nói nhiều giữa đám đông vì không tiện nói, nhưng ánh mắt giữ gìn vẫn đuổi theo săn sóc kín đáo?Rồi họ đi, không trở lại, vì không muốn trở lại? Lần đầu hẹn gặp ở sở, Quận lạng xe ba vòng mới vào được parking đã thấy người đứng đó, yên lặng chờ. Không thể đoán nổi, hoặc họ chẳng có gì với mình, hoặc không đủ lâu, hoặc không như mình tưởng tượng.
    Người đi, lộ trình đi bộ mỗi sáng của Quận có thay đổi chút xíu, có thể tránh cho mình bớt đau lòng. Quận thường quẹo sang ngõ một khu công sở khác. Sợ bãi đậu xe, như bao lần trong đời đã sợ, sợ sân bay, sợ bến xe, bờ sông, khách sạn. Quá lắm điều sợ. Em đừng chấp, đi với ở, với hoặc không, lời đạo vị mà đau nhói lòng trần. Điều người ấy tìm, nếu không phải là một người, sao lại là tôi?
    Đàn ngỗng kêu om sòm dưới ao, rủ nhau bỏ nước lên bờ. Nước trong lặng sau mưa đêm, bờ cây láng nhuốt, nhựa đường loáng. Ngỗng đực cầm đầu hiên ngang dấn bước, cả đoàn lững thững băng theo. Vươn cổ cao vu vơ ngó ngoáy, chả biết đất đỏ trời xanh là gì, quạc quạc, bầy vịt trả lời. Một con duy nhất, dáng nhỏ thó so với cả đoàn, thui thủi đứng lặng bờ nước, nhìn nước trôi. Chuyện gì đây? Ngộ, cô ngỗng (vì có dáng đàn bà?) có đôi chân thon đỏ chót, khác với cả đoàn toàn chân đen, đen sì, to mốc. Người đẹp bị kỳ thị vì quá đẹp? Nàng bị cô lập, kỷ luật? Người xa xứ lạc loài tới đây? Nàng độc đáo nhưng buồn bã? Nàng không hòa nhi vì lỡ bất đồng? Cái giá phải trả cho bất cứ liên hệ cá nhân/cộng đồng, tập thể/xã hội nào?
    Quận thở ra, bỏ đi.
    Buổi sáng, bài hát, điếu thuốc, cô ngỗng.
    Soạt, một chú thỏ đuôi cụt bỗng nhảy soạt ra từ dưới một gốc thông trĩu cành những trái xanh ứa nhựa thơm ngát. Chú nhỏ lông màu nâu nhạt, vẻ đề phòng lém lỉnh, ba ở đâu, má ở đâu, hay đã lớn rồi, bồ bịch đâu, anh em bạn bè đâu, mà chú đi một chắc*, một mình?
    Trời trở lạnh dữ dội, sau mấy hôm công tác xa trở về, một ngày nghỉ giữa tuần dưỡng sức, Quận đi thăm đàn ngỗng trời. Cái tên Quận phịa để gọi, ý là vì ngỗng của trời của đất, ngỗng không của riêng mình riêng ta. Khu rừng lau trước mặt động đậy rồi bỗng vang rền tiếng quang quác. Các chàng nàng đã kéo rốc di cư đến đây rồi, Quận khựng lại ngắm. Đám cổ cao đang lô nhô lớ ngớ, lau sậy xám xôn xao dật dơ,ø những chấm hoa vàng nghệ đây đó điểm không biết tên hoa gì, và trời gió, những miếng ren mỏng Queen Ann Lace lung linh. Rồi gió quật mạnh, lật dở cả đám lông đuôi, lông mình ngỗng, có lẽ lạnh, cả đàn lại trao đổi quang quác, tan tác?
    Quận dừng lại bên cạnh hồ. Vắng lặng. Nước trong vắt, đám phân ngỗng nổi trôi lềnh bềnh hai bên bờ có thểõ đã được nước cuốn sạch, trôi xa. Và gần bờ, một thứ cỏ thân tim tím hoa nâu mọc tràn xuống nước, lăn tăn.
    Cuối tuần, Quận quyết định sẽ trở lại giữ lộ trình cũ. Nếu phải bắt buộc thay đổi chỗ ở vì lợi lạc cho mình, như tụi ngỗng trời đã dời tổ xa hồ để đủ ấm trong mùa đông, như Quận đã trèo non vượt biển từ cố quận đến đây để tìm không khí thở, thì cũng đáng nên làm. Nhưng đổi lộ trình để trốn hình bóng một người không chút lưu tình với mình, Quận khinh mình đã thiếu dũng cảm.
    1/8/2000
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Quang Thiều
    Mùa Hoa Cải Bên Sông ( I )
    Đêm xuống. Con thuyền neo lại giữa sông. Ngọn lửa bếp trên mui thuyền hắt một vầng sáng dịu dàng xuống mặt nước. Người trong xóm trại trên bến Chùa không biết con thuyền này từ đâu đến neo lại trên khúc sông này đã hơn một tháng nay. Hàng ngày những người trong gia đình trên chiếc thuyền ấy làm một công việc là lấy cát rồi bán cho các gia đình trên thị trấn nhỏ bên kia sông đang thi nhau xây nhà. Hơn một tháng không ai thấy những người trên chiếc thuyền lên bờ. Họ đội cát bằng những cái thúng to, đi nhún nhảy trên tấm ván. Khi đến đầu tấm ván nối lên bờ, họ đổ cát xuống bãi cỏ cho người mua, bàn chân không hề chạm mặt đất. Hàng xóm của họ là những chiếc thuyền đánh cá, thuyền chở hàng thuê...
    Chủ chiếc thuyền cát là một ông già ngoài sáu mươi, mái tóc dài được búi gọn trên đầu, chàm râu bạc xòa che gần kín bồng ngực vồ lên như tảng đá. Đôi vai ông u lên, đỏ sậm và rạn như vai trâu cày. Cơ thể ông đanh lại như đá tạc, nhưng đôi mắt thì khác, đôi mắt lúc nào cũng u buồn, ngơ ngác như vừa đánh mất một điều gì.
    Ông Lư (ông già chủ thuyền) ngồi im lặng trên sàn gỗ của mui thuyền. Bên cạnh ông là một quả bầu khô lớn đựng rượu, một thứ rượu do ôngcất lấy ngâm với củ cỏ gấu, loại củ già đen bóng như sừng. Trước ông là một đĩa cá sông nướng và một chiếc rổ con đựng những con trùng trục đã hấp chín với gừng khô. Chiều nào ông cũng ngồi uống rượu như thế cho tới khuya và không hề động đến một hạt cơm. Chỉ những đêm mưa bão ông mới chịu ở trong chiếc nhà thuyền.
    _ Anh cả đâu ? Ông khẽ gọi. Tiếng ông trầm và nặng đổ xuống mặt sông đêm.
    _ Dạ bố bảo gì con ? Một người đàn ông gần bốn mươi tuổi trong nhà thuyền chui ra.
    _ Mai nghỉ việc, lặn mặt trời thì đi Bãi Yên. Nói chị cả chuẩn bị mọi thứ cho đủ.
    Ông nói, người không nhúc nhích, đôi mắt mở to nhìn hút về xa.
    Ngày mai cả nhà ông sẽ đi Bãi Yên. Đó là đoạn sông rộng và êm chạy ven chân một dãy núi đá vôi. ở dưới đáy khúc sông đó là mộ người vợ bất hạnh của ông. Thế là đã hơn mười năm rồi. Con sông đổ biết bao nhiêu nước ra biển cũng như ông có biết bao thay đổi trên đời.Vào mùa hè cách đây mười hai năm. Đó là mùa hè đầy bệnh tật và đói kém. Dọc hai bên bờ sông ông qua, ngày nào cũng vọng tiếng kèn đám ma thảm thiết và thấp thoáng sau những lùm tre gầy nhằng, úa vàng là những chiếc cờ tang vật vờ bay. Rồi vợ ông cũng trở thành nạn nhân của mùa hè ghê rợn ấy. Bà để lại cho ông ba đứa con. Đứa con gái hồi đó mới hơn bốn tuổi. Trong suốt ba ngày ròng rã, ông ngồi trên mui thuyền trước xác vợ. Hai đứa con trai ông vừa chèo thuyền vừa dỗ đứa em gái của mình ốm yếu khóc ngặt nghẽo suốt ngày. Ông cập thuyền vào những đám dân cư hai bên sông để xin được chôn cất vợ. Nhưng không một nơi nào chấp thuận. Họ xua đuổi gia đình ông như xua đuổi một thứ ma quỷ chuyên đi gieo rắc cái chết. Họ sợ bị lây bệnh dịch. Ông không còn biết về đâu. Ông sinh ra trên chiếc thuyền này. Ông chỉ biết con thuyền và dòng sông. Đến tối ngày thứ ba, ông ôm xác vợ khóc. Giữa dòng sông mênh mang, con thuyền vật vờ trôi với một ngọn đèn dầu héo hắt trên mui thuyền. Cuối cùng chỉ còn lại dòng sông mở rộng lòng đón nhận mọi số phận. Ông chôn vợ xuống đáy dòng sông ở chỗ khúc sông rộng và êm nhất. Ông cùng hai đứa con dùng gàu sắt thường dùng để lấy cát đào một cái hố dưới đáy sông và để người đàn bà yên nghỉ ở đó. Họ chở một thuyền đá xanh xếp lên thành chiếc mộ để tránh nước cuốn đi. Đêm đó ông xõa tóc, đốt hương lễ thần sông. Ông đổ hết một bầu rượu lớn xuống sông và nguyền rằng: tất cả những người trong gia đình ông sẽ không bao giờ đặt chân lên mặt đất. Họ sẽ sống một cuộc đời trên sông. Ông luôn luôn nói với con cái rằng: Nếu chúng nó để gót chân chạm vào mặt đất đôi bờ thì trái tim chúng sẽ biến thành trái tim quỷ, chúng sẽ trở thành những con thú độc ác. Hằng năm cứ đến ngày giỗ vợ, dù công việc bận thế nào gia đình ông cũng nghỉ. Ông sắm sửa lễ vật và khi mặt trời khuất núi thì cả gia đình chèo thuyền đến Bãi Yên. Ông xõa tóc và mặc áo, đây là ngày duy nhất trong năm ông mặc áo trừ những ngày đông rét mướt. Sau khi làm lễ ông cùng hai người con trai lặn xuống đáy sông sửa sang lại ngôi mộ. ít năm sau người con trai cả lấy vợ. Cô dâu là con gái một bạn thuyền của ông. Ngày cưới con, ông cho đứa con trai thứ hai bơi chiếc mủng nhỏ đi suốt mấy ngày dọc một bãi sông mời bạn thuyền. Đám cưới được tổ chức ở Bãi Yên với hàng chục chiếc thuyền các loại kết lại thành một chiếc bè lớn.
    Đêm hôm sau, khi vầng trăng cuối tháng hiện lên phía ven trời thì chiếc thuyền từ Bãi Yên trở lại bến Chùa.
    _ Bố ! Ông nghe tiếng cô con gái út run run gọi ông ở phía sau. Cô ngồi xuống bên cạnh và ôm lấy cánh tay ông- Bố đưa mẹ lên bờ đi. Bố đừng để mẹ ở mãi dưới sông nữa.
    Đã bao nhiêu lần cô nói như van lạy ông. Nhưng lần nào ông cũng nhìn cô bằng đôi mắt ngầu đỏ, u uất.
    _ Không đứa nào trong nhà này được nói đến điều đó- Ông rít lên- Không đứa nào được giẫm lên lời nguyền của ta.
    Nhưng ngay sau đó chính lòng ông đầy đau khổ, giày vò. Ông nhìn con xót xa. Chinh, đứa con gái duy nhất của ông, đã sinh ra trong chiếc thuyền trong dòng sông này. Ngày Chinh ra đời, ông cắt rốn con thả xuống dòng sông và cầu nguyện cho con. Chinh lớn lên khỏe mạnh, dịu dàng và âm vang như dòng sông. Là đứa con gái duy nhất, nhưng cô xông xáo táo bạo hơn các anh cô. Những đêm trăng mùa hạ, cô thích thả mình xuống dòng sông. Cô bơi mềm mại như một nàng tiên cá trong chuyện cổ. Đâu đây có những đàn cá lạ lấp lánh ánh trăng xuyên qua mặt nước bơi theo cô. Thỉnh thoảng cô co người lại, hai tay ôm bó gối để cho cơ thể tuổi dậy thì lóng lánh như một giọt thủy ngân lắng dần xuống đáy sông. Rồi bất chợt, cô ngoi lên khỏi mặt nước gọi bố và cười vang. Ông Lư ngồi trên mũi thuuyền nhìn về phía cô gọi, đôi mắt chợt non tơ đến ngỡ ngàng. Ông không lo lắng gì khi thả cô xuống dòng sông ngay cả mùa nước lớn, nhưng ông lại lo sợ nếu như con gái ông để gót chân chạm vào đất đôi bờ.
    Nhưng cô thèm khát đôi bờ. Thuở mẹ cô còn sống, cô vẫn được mẹ cô đưa lên bờ đi chợ hoặc kiếm củi khô trên những bãi vải, bãi ổi ven sông. Sau ngày mẹ cô mất, các anh cô và cô không ai dám bước chân lên bờ. Và thế là hơn mười năm rồi, cuộc đời cô chỉ có con thuyền và dòng sông. Cô thèm khát được đặt chân lên dải đất mịn màng phù sa. Cô muốn được nằm trên thảm cỏ xanh ven đê làng. Có nhiều đêm cô bơi sát vào bờ và khi nghe thấy tiếng lá ngô khua xào xạc, khi ngửi thấy mùi râu ngô non dịu ngọt và mùi cỏ non hăng hăng, người cô lại cảm thấy nao nao, nhịp tim cô dồn dập. Nhưng sau đó cô phải trườn mình quay lại con thuyền ngay khi nghe tiếng mõ gọi của bố. Có một lần cô nhìn thấy xác một người chết trôi qua thuyền. Mặt nạn nhân bị chém nhiều nhát, vết thương đã rữa tỏa mùi tanh nồng nặc. Cô ôm lấy bố run lên: "Trời ơi, ai làm sao vậy bố ? Bố vớt người ta lên bờ đi". "Người trên mặt đất họ giết nhau đấy". Ông Lư trả lời lạnh băng và đẩy cô vào nhà thuyền. Suốt ngày hôm đó cha cô không cho ai chạm vào dòng sông. Ông nói: "Hãy để nước sông đêm cuốn đi mọi bẩn thỉu của mặt đất. Đừng chạm tay vào nước sông cho đến sáng mai".
    Một lần khác cô hỏi Sỏi- người anh trai cả của cô: "Anh không thích lên bờ à ?"- "Trên bờ có cái quái gì mà lên"- Sỏi nói- "Cứ ở đây, chẳng phải động chạm đến đứa nào. Làm gì thì làm. Ngày xưa ở trên bờ tao thấy chúng nó suốt ngày cãi chửi nhau."- "Lúc nào anh cũng ngày xưa, thế còn anh Cát ?", cô quay sang người anh trai thứ hai. Cát đang nằm ngủ trên sàn thuyền: "Tao chán cảnh này lắm rồi, cứ như ở tù"- "Mày tưởng tên bờ là thiên đường chắc ? Nhà tù đấy em ạ, gà vịt cũng còn bị tù nữa đấy !". Sỏi nhìn Cát càu nhàu. "Nhưng chắc chắn đó cũng là cái nhà tù rộng rãi hơn cái nhà tù thuyền này !"-"Ai, ai tù mày ? Bố tù mày hay tao, hay con Chinh tù mày ?"- Sỏi thốt lên giọng the thé, Cát thủng thẳng: "Chẳng có ai tù ai hết cả. Ngu dốt nó tù tất cả". Nói xong anh ngửa mặt lên cười. Rồi anh chống tay đứng dậy đi lảo đảo và cười. Rồi tiếng cười vụt tắt. "Trời ơi, - anh kêu lên nức nở- Một ông già độc đoán tự cho mình quyền ngự trị tất cả. Ông bỏ tù chính ông, bỏ tù một cặp đực cái, bỏ tù một thằng hèn hạ như tôi, bỏ tù cả con bé đẹp nhưng mù chữ. Tất cả ỉa đái xuống dòng sông rồi lại nói nước sông trong sạch, lấy nước sông ăn, lấy nước sông uống !"- "Câm đi đồ mất dạy. Bố mà ở nhà bố sẽ giết mày". "Mất dạy hả ? Có đứa nào được dạy dỗ gì đâu mà mất" !
    Buổi tối ông Lư trở về. Cô con dâu thì thọt kể lại chuyện cãi nhau giữa hai anh em Sỏi cho ông nghe. Ông nhìn Cát rồi nói: "Mày muốn lên bờ hả ? Được. Tao sẽ chặt đứt đôi chân mày và vứt mày lên bờ để xem mày có phải bò về với dòng sông không ?"- Nói rồi ông cầm lấy lưỡi rìu ấn mạnh vào bắp tay, máu trào ra. Ông lấy lưỡi rìu lau máu và chém phập vào mạn thuyền: "Hày nhìn lưỡi rìu đi. Máu tao đã chảy ở đó. Sáng mai mày hãy trả lời xem mày có thích lên bờ không?"
    Rồi Cát cũng không lên bờ. Con thuyền lại tiếp tục các công việc của nó. Thế rồi một mùa xuân lại đến. Chinh đã lên tuổi mười bảy. Một buổi sáng thức dậy ra mạn thuyền vo gạo, cô bỗng thấy trên bãi sông Bến Chùa, một thảm màu vàng tươi, một màu vàng xôn xao, ấm áp ùa vào mắt cô. Hoa cải gặp gió ấm đêm qua đã bung nở. Mỗi khi có ngọn gió chạy qua, cả bãi hoa vàng rợn lên như sóng. "Đẹp quá"- Chinh khe khẽ thốt lên. Cái rá gạo từ từ tuột khỏi tay cô trôi theo dòng nước. Suốt cả ngày hôm đó cô không thể nào rời tâm trí khỏi thảm hoa vàng kia. Một cái gì náo nức vẫy gọi cô. Cô đã bước sang tuổi mười bảy. Thỉnh thoảng có đêm thức giấc, cô cảm thấy một cái gì chập chờn, quấn quít ở đâu đây. Không phải tiếng nước sông chảy trong đêm, không phải tiếng reo của ngọn lửa, không phải hương ổi chín từ bãi sông đưa lại, cũng không phải tiếng gọi nhau của bầy chim ri từ những lùm dứa dại ven đê. Một cái gì đấy làm cô đang chải tóc chợt dừng tay. Cái đó chợt đến, chợt đi, chợt rời ra, quấn quýt.
    Một hôm, sau bữa cơm chiều, cô nói với bố là cô đi thả lưỡi câu. Ông Lư chìu con và dặn: "Đi về sớm, trời lạnh đấy". Cô vội vã cởi dây thừng neo chiếc thuyền mủng. Cô không thả lưới mà bơi mủng vào bờ. Cô cắm mủng ở đó và đi về phía bãi cát. Đêm lạnh nhưng trời có trăng. Cô ngồi xuống bên cạnh luống hoa. Đôi tay nâng khẽ những chùm hoa cải ướt sương. Một ngọn gió lướt qua những bông hoa đong đưa chạm vào má cô. Người cô run lên. Những bông hoa nhảy múa và trò chuyện với cô. Cô khẽ áp đôi môi mình vào hết chùm hoa này đến chùm hoa khác. Bỗng cô nghe tiếng mõ tre từ chiếc thuyền cái. Tiếng mõ được quy định thay tiếng gọi nhau của những người sống trên sông. Một lúc sau tiếng mõ lại vang lên. Chinh cuống quít, cô quơ tay đứt những chùm hoa cải. Lần thứ ba, tiếng mõ nghe gấp và chói. Cô biết bố cô đã nổi giận. Cô ôm bó hoa gãy nhàu chạy xuống bờ sông. Vừa ngồi vào mủng, cô vội gõ trả lời và hối hả bơi về thuyền. "Mày đi đâu mà không trả lời". "Con tưởng bố gọi anh cả". Ông im lặng, nghi ngờ nhìn cô.
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Quang Thiều
    Mùa Hoa Cải Bên Sông ( II )
    Rồi đêm sau cô lại tìm cách lên bờ. Và trước khi trở lại thuyền, cô lại ngắt những chùm hoa cải đem về. Nhưng đến đêm thứ ba thì có người phát hiện ra việc làm của cô. Đó là một chàng trai chừng ba mươi tuổi mặc một bộ quân phục đã cũ. Những ngày trước đó bà mẹ chàng trai thường xuống bến sớm và phát hiện những luống hoa cải bà để giống cho vụ sau bị ai đó ngắt nham nhở từng quầng. Bà ca thán với con và chàng trai quyết rình bắt cho được kẻ phá hoại. Khi Chinh đang quỳ trước đám hoa cải vừa vuốt ve chúng vừa thì thầm trò chuyện thì nghe tiếng quát khẽ nhưng rất gắt của chàng trai. Cô giật mình hoảng hốt quay lại, và vẫn trong tư thế quỳ, cô ngước mắt lên nhìn chàng trai, người run lên vì sợ hãi. Cô không khái niệm đuợc sự sai trái do việc làm của mình, mà sợ hãi vì trước cô trong đêm trăng lạnh là một người lạ.
    _ Cô là ai? Cô làm gì ở đây ?
    Chàng trai hỏi và bước lại gần cô. Cô lúng túng đứng dậy. Chợt những làn mây mỏng tan đi. ánh trăng trong veo đổ tràn gương mặt cô. Bây giờ thì đến lượt chàng trai giật mình. "Đẹp quá !". Anh thầm kêu lên. Sao trong đêm tĩnh lặng trên bãi sông ở một làng quê hẻo lánh này lại xuất hiện một người con gái đẹp như thế ? Chiếc áo tối màu và ánh trăng làm ngời lên đôi bàn tay, cái cổ thon và gương mặt đẹp. Đôi môi cô khẽ mím lại còn đôi mắt thì mở to. Chàng trai hồi hộp, liếc nhanh cơ thể cô và nhận ra dưới lớp trăng mỏng, dưới lớp áo tối màu, là tuổi dậy thì nóng hổi, dịu dàng và phập phồng thở.
    _ Em ở đâu đến ?- Chàng trai nói bằng hơi thở. Giọng nói và gương mặt đàn ông đầy độ lượng của anh đã làm cô hết sợ. Cô mỉm cười nhìn xuống dòng sông, ở đó tỏa một quầng sáng đèn dầu. "à", anh chợt hiểu. Hàng tuần về thăm mẹ, anh vẫn thấy chiếc thuyền cát ấy neo ở bến sông làng anh. Biết vậy nhưng anh vẫn hỏi lại:
    _ Em ở dưới thuyền à ?
    Cô gật đầu.
    _ Em thèm ăn rau cải à ?
    Chinh bật cười. Nụ cười ngộp lên người anh. Anh thấy mình mê đi trong khoảnh khắc.
    _ Thế em muốm gì ? Anh lúng túng hỏi.
    Chinh không trả lời mà giơ một nắm ngọn cải nhiều hoa ra trước anh.
    _ Hoa cải ? Em thích hoa cải?- Anh ngạc nhiên hỏi. Cô gái lại gật đầu.
    _ Em về đây. Bố em gọi !
    Anh bỗng hoảng hốt sợ cô biến mất. Anh đứng lặng nhìn cô và rồi vội vã ngắt những chùm hoa cải. Chinh nhận bó hoa cải từ tay anh rồi quay người đi xuống bến.
    _ Này em !- Chàng trai chạy theo- Tên em là gì?
    _ Chinh.
    _ Anh là Thao. Nhà anh ở kia kìa. Mai em lên nhé. Hoa cải nhà anh đấy.
    Chinh mỉm cười gật đầu và đi xuống bến. Anh nhìn theo. Đến lúc này anh mới nhận ra mái tóc như thiên thần của cô. Anh ngửa mặt lên trời. Có lẽ mái tóc ấy đã từ vầng trăng chảy xuống.
    Sáng sau, Thao dậy sớm. Suốt đêm qua hầu như anh không ngủ. Anh nghe tiếng bà mẹ ca thán dưới bếp: "Không biết đứa nào lại phá luống hoa cải đêm qua". Thao mỉm cười sung sướng. Anh chạy theo con đường nhỏ xuống bờ sông. ở giữa sông, chiếc thuyền của gia đình Chinh nằm bình yên trên mặt nước. Một ngọn khói xanh tỏa ra từ con thuyền lặng lẽ tan xuống mặt sông như sương. Thao đứng trên bờ hồi hộp đợi, nhưng không thấy bóng một người con gái nào. Chỉ có hai người đàn ông đang loay hoay làm gì đó trên mui thuyền. Hay là đêm qua anh nằm mơ. Có phải thật sự đêm qua anh đã gặp một người con gái như thế không? Thao chờ mãi và cuối cùng anh buồn bã trở lại bãi hoa cải. Bên luống hoa vẫn còn in những dấu chân. Và cạnh đó là những cánh hoa cải rụng lấm tấm vàng.
    Rồi một đêm sau đó ít ngày, Chinh lại chèo chiếc mủng nhỏ lên bờ. Họ đứng nhìn nhau trong ánh sáng mờ mờ của trăng bị mây mỏng che khất. Họ chưa biết gì về nhau nhưng cả hai đều nhận thấy có một cái gì đó mỏng, trong suốt đang quấn vào họ như tơ nhện.
    _ Bố em đi rồi- Chinh thì thào.
    _ Đi đâu?
    _ Bố đi có vệc mấy ngày tận cuối sông.
    _ Đêm nay em ở lại trên bờ vớio anh nhé. Em đừng về.
    _ Bữa trước ở dưới thuyền em nhìn thấy anh, nhưng em không dám ra. u anh nhìn thấy em anh gọi thì bố em giết chết em.
    _ Sao lại giết? Thao hỏi và bật cười.
    _ Thật đấy. Cô nói và nhìn anh bằng đôi mắt buồn, rồi cầm tay anh đi về phía bãi hoa. Họ ngồi xuống giữa những luống hoa cải. Hơi thở họ phả nóng mặt nhau. Xung quanh họ hoa cải vàng lấp lánh dưới trăng.
    _ Anh yêu em ! Anh nói như cố gắng hết sức mình. Cô nhìn anh lặng lẽ như không hiểu điều anh nói. Anh nâng gương mặt cô lên.
    _ Anh yêu em.
    Chinh vẫn im lặng. Gương mặt cô như đang ngủ trong lòng đôi bàn tay anh. Anh cúi xuống hôn cô và thấy cô rùng mình. Đôi môi cô khẽ mím. Cô không biết đó là tình yêu. Cô chỉ thấy rằng ngực cô như bị nén chặt. Người cô bừng nóng. Cô cảm thấy hơi nóng của mẹ cô từ những năm tháng xưa đang tỏa vào cô. Cô vội đứng dậy. Thao ngơ ngác đứng theo. Bỗng cô ôm lấy anh khóc nức nở. Một lúc sau, cô ngước lên nhìn anh và hỏi:
    _ Anh là người mặt đất à?
    _ Trước đây, anh là một người lính- Anh nói.
    Trời mỗi ngày một ấm lên. Những cánh hoa cải rụng xuống mỗi ngày một nhiều. Rồi đến một hôm anh giật mình nhận thấy hoa cải đang rụng gần hết, chỉ còn lại những bông nở muộn. Anh cứ cảm thấy rằng khi cánh hoa cuối cùng rụng xuống thì Chinh sẽ biến mất.
    _ Em phải ở lại đây với anh. Em sẽ ở nhà anh với mẹ. Em không đuợc đi đâu cả.
    Cô nhìn anh lắc đầu. Anh rút trong túi ra một tờ giấy đưa cho cô.
    _ Anh chép thơ tặng em đấy. Thơ Tago em biết không?
    _ Em không biết chữ.
    _ Sao, có thật thế không ?
    Anh ngạc nhiên hỏi và lòng anh bỗng xót xa, anh đỡ cô ngồi xuống và ôm cô vào lòng.
    _ Anh sẽ dạy em học. Anh cũng đang đi học đấy. Bây giờ anh giúp gì được em nào, em nói đi !
    Chinh xoay người ngồi tựa vào lòng anh. Cô kể cho anh nghe cuộc đời của gia đình cô. Cuối cùng cô quay lại nhìn anh và nói:
    _ Em muốn nhờ anh một việc. Em muốn đưa mẹ em lên bờ.
    _ Lên bờ ! Đúng rồi. Chúng mình sẽ đưa mẹ lên bờ. Chúng mình sẽ để mẹ yên nghỉ ở bãi sông này. Anh sẽ trồng nhiều hoa cải bên mộ mẹ.
    Cô gật đầu cười hạnh phúc.
    Thế là gần một năm gia đình ông Lư ở lại bến sông làng Chùa. Đôi khi họ cũng vắng bóng dăm ba ngày. Một mùa hè lại đến. Đêm đêm Chinh thích thả mình xuống dòng sông. Bơi bên cô là Thao. Anh có một cơ thể khoẻ mạnh cân đối. Năm năm rèn luyện trong lực lượng đặc công nước đã cho anh vốn sức khoẻ và sự phát triển cơ thể ấy. Sau ngày giải ngũ, anh thi vào đại học ngoại ngữ khoa tiếng Anh. Những đêm trên dòng sông dịu dàng chảy, họ quấn quýt với nhau như một đôi cá thần. Dòng sông bí mật truyền vào cuộc đời họ sức mạnh hạnh phúc và sự khổ đau. Một lần khi đang bơi bên anh,Chinh thấy chóng mặt, cô ôm lấy vai anh thở dốc. Dòng sông chợt dừng chảy, im phắt lắng nghe cô, rồi bỗng trào lên những ngọn sóng reo vui, nhảy nối nhau loan báo cho các loài thủy tộc biết điều hạnh phúc thiêng liêng. Quanh họ, có những con cá bay lên khỏi mặt nước như một mảnh trăng con lấp lóa.
    Như thường lệ, vào ngày giỗ bà mẹ, cả gia đình ông Lư nghỉ việc nhổ neo về Bãi Yên. Cũng chính ngày này Thao thay Chinh đốt những nén hương cắm trên mộ của bà mẹ. Thao đã bí mật đưa phần mộ của bà lên bờ mấy tháng nay và chôn ngay trong vườn nhà anh. ở Bãi Yên sau khi làm lễ xong, ông Lư sai Sỏi lặng xuống đáy sông để kiểm tra lại ngôi mộ. Gần một phút sau, tăm nổi lên sùng sục và Sỏi nhao lên khỏi mặt nước kêu thảng thốt: "Mộ bị phá ! Mộ bị phá rồi". Một ngọn lửa bỏng rát táp vào mặt ông Lư. Ông lao xuống sông hít một hơi dài và lặn xuống. Những hòn đá xanh đã bị vứt ngổn ngang. Ông Lư biết không phải nước mà có một ngời nào đó đã phá ngôi mộ. Nhưng ai đã làm việc đó ? Câu hỏi ấy làm máu ông sôi lên. Không ai biết ngôi mộ này ngoài những ngời trong gia đình ông. Ông ngoi lên và ra lệnh: "Thả gầu xúc cát xuống". Họ bắt đầu đào. Sau gần nửa tiếng đồng hồ ông mệt mỏi trèo lên thuyền. Ông lẩy bẩy bước đến cửa nhà thuyền đỡ lấy quả bầu khô đựng rượu, ngữa cổ lên uống.
    _ Đứa nào ?- Ông gầm lên- Đứa... ưa... ưa... na...ào... ào?
    Tiếng ông kéo dài như tiếng rú khản đặc dội vào đôi bờ, vọng lại rền rền trên mặt sông. Tất cả những người trên thuyền cúi đầu im lặng. Trong góc nhà thuyền, Chinh ôm chiếc gối vào lòng kinh hoàng.
    Đến gần nửa đêm chiếc thuyền mới quay trở lại bến Chùa. Ông Lư ngồi gục đầu trên mui thuyền, trông ông già đi hàng chục tuổi. Hai anh con trai im lặng chèo thuyền.
    Buổi sáng hôm sau mọi người dậy rất sớm. ở ngoài mui thuyền ông Lư vẫn ngồi đấy. Ông đã ngồi như thế suốt đêm qua. Bỗng cô con dâu chạy từ trong nhà thuyền ra.
    _ Bố !- cô gấp gáp gọi ông và giúi vào tay ông một xếp giấy cũ nhàu.
    _ Cái gì thế này ? ông hỏi và giơ những tờ giấy ra... Ông không biết chữ nhưng linh cảm thấy một điều không bình thường trong những tờ giấy.
    _ Cả đâu !- Ông gọi. Sỏi đang hút thuốc lào vội chạy ra- Mày đọc xem cái gì đây.
    Sỏi cầm lấy những tờ giấy và đọc. Trước khi mẹ Sỏi mất, ông Lư vẫn gửi Sỏi đến học một trường làng cùng con một ông bạn thuyền làm nghề chở đò ngang.
    _ thưa bố. Đây là thư của một đứa nào đấy gửi cho con Chinh. Chúng nó nói chuyện yêu đương. nhưng con Chinh có biết chữ đâu nhỉ.
    _ Con Chinh đâu ? Ra đây.
    Ông lư gầm lên, từ trong nhà thuyền, Chinh vừa khóc vừa chui ra. Cô đã nghe thấy câu chuyện vừa rồi.
    _ Đứa nào ? Của đứa nào?- Ông gầm lên và giúi nắm giấy vào mặt cô. Cô khóc nấc lên.
    _ Của... của anh ấy. Con xin bố. Con lạy bố !
    Ông Lư giáng một cái tát vào mặt cô. Chinh ngã vật xuống sàn thuyền. Cô chống tay ngồi dậy khóc nức nở. Cô chắp tay lạy ông.
    _ Con xin bố. Con lạy bố. Con và anh ấy yêu nhau.
    _ Trời ơi ! Ông Lư kêu lên- Thế là nó đã lên bờ rồi. Nó đã đạp lên lời nguyền của ta. Nó giết chết cả gia đình này rồi !
    Ông túm lấy mái tóc dài của cô, giúi đầu cô xuống sàn thuyền và vung rìu chặt đứt mái tóc. Ông nắm phần tóc bị đứt ném xuống sông. Một cơn gió ở đâu ào đến. Gió cuốn mái tóc lên không. Mái tóc bay rối bời, quằn quại.
    _ Đánh tuốt xương nó ra- Ông nói và rút chiếc cần câu trên mái liếp của nhà thuyền quất vào cô vun vút. Chinh vòng tay ôm lấy bụng. Người cô giật lên từng cơn. Một lúc sau ông dừng lại, túm lấy áo cô giật mạnh. Chiếc áo rách chỉ còn lại hai đoạn vạt áo.
    _ Tao sẽ lột hết quần áo và vứt mày lên bờ...
    Ông nói đến đó bỗng dừng lại, mắt mở tròn. Những người trong gia đình cô cũng chững người lại nhìn cô. Trước mắt họ cô đang ngồi khóc không thành tiếng, mái tóc dứt nham nhở dính bết vào lưng cô đầy máu. Đôi vú cô hơi sệ xuống, núm vú thâm lại, chiếc bụng chửa đã năm tháng của cô bây giờ bỗng to hẳn lên, hổn hển thở.
    _ Nó có chửa. Nó có chửa, bố ơi !
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Quang Thiều
    Mùa Hoa Cải Bên Sông ( III )
    Sỏi thảng thốt kêu lên. Đôi mắt ông Lư đờ đẫn. Chân tay ông run lên như bị bệnh thần kinh.
    _ Thảo nào...- Cô con dâu chặt lưỡi- Đúng là con của ma của quỷ nên nhìn đẹp đến lạnh cả người.
    Đúng lúc đó Thao bám mạn thuyền nhảy lên. Anh chạy lại ôm lấy Chinh.
    _ Anh ơi !- Cô nấc lên.
    _ Các người không được làm thế. Các người thật dã man. Thao rít lên, lòng anh đầy đau đớn và uất hận. ở sân nhà, anh đã nghe thấy tiếng kêu gào, khóc lóc của Chinh.Anh chạy xuống bến và nhận thấy ông Lư đang đánh Chinh trên thuyền. Anh không kịp cởi quần áo dài, cứ thế bơi đến nơi con thuyền đậu.
    _ Mày, chính là mày- Ông Lư bước lại trước Thao- Mày đã hại đời nó. Tao sẽ giết mày. Tao phải giết mày.
    _ Chính ông đã giết chết cuộc đời cô ta. Ông đã chôn vùi bà mẹ dưới đáy sông lạnh lẽo tối tăm, ông đã chôn vùi cuộc đời con cái ông trên chiếc thuyền này.
    _ Trời ! Ngôi mộ... ngôi mộ. ở đâu ? Mày, mày... ngôi mộ.
    _ Đúng. Chính tôi đã đưa ngôi mộ bà mẹ lên bờ. Con gái của ông đã nhờ tôi. Cô ta đã làm đúng lương tâm và lòng hiếu thảo của một người con. Chính ông và gia đình này phải cảm ơn cô ấy. Bây giờ ông chỉ biết quyền lực của ông. Chỉ vài năm nữa ông chết đi. Nhưng ông đã và đang đày ải những người khác sống một cuộc đời tối tăm vô nghĩa. Bây giờ ông phải cho cô ấy lên bờ.
    Anh cúi xuống nhìn xót xa tấm lưng cô, lưng Chinh bầm tím và ứa máu. Rồi anh ngẩng nhìn mọi người nói:
    _ áo đâu ? Đưa áo cho cô ấy mặc.
    Cát lặng lẽ đi vào nhà thuyền và mang ra một chiếc áo đưa cho anh. Anh mặc áo cho cô và đỡ cô vào nhà thuyền. Một lúc sau anh bước ra nhìn ông Lư và nói:
    _ Ông phải cho cô ấy lên bờ và chính cả ông nữa. Tôi yêu cô ấy và tôi sẽ cưới cô ấy làm vợ.
    _ Mày là một con quỷ. Mày đã phá hại gia đình tao. Mày phải mang trả lại cho tao ngôi mộ.
    _ Nếu ông chấp nhận cho cô ấy lên bờ thì tôi sẽ chỉ cho ông biết ngôi mộ ấy ở đâu. Nhưng ông cũng không được đưa ngôi mộ ấy trở lại dòng sông. Bây giờ tôi về lấy thuốc cho cô ấy.
    Khi Thao đi mua được thuốc cho Chinh trở về thì chiếc thuyền không còn trên bến Chùa nữa. Ông Lư đã cho chiếc thuyền nhổ neo ngay sau khi anh rời chiếc thuyền. Anh không biết con thuyền đi về hướng nào. Anh quyết định chạy theo hướng dòng sông chảy. Ông Lư biết trước chuyện đó. Ông căng buồm cho thuyền chạy ngược dòng. Ông ngồi giữ bánh lái. Còn Sỏi và Cát phải lên bờ để kéo phụ cho chiếc thuyền đi nhanh hơn. Mây đen bỗng cuồn cuộn đổ về. Mưa mùa hạ ập xuống như trút nước. Dòng sông rộng nên gió càng thổi mạnh. Thao vừa đi vừa thở trong mưa. Đất trời mù mịt. Trên dòng sông lác đác có những con thuyền cập vào hai bờ tránh bão. Cứ thấy bóng một con thuyền Thao lại cất tiếng gọi. Nhưng chỉ thấy gió bão trả lời anh. Anh rét run lên rồi trong ngực như có một ngọn lửa. Ngọn lửa đốt nóng rát ***g ngực. Ngọn lửa chui qua cổ anh lên mũi, lên mồm. Thao phải quay về nhà. Anh không đủ sức đi tiếp. Vừa về đến nhà thì cơn sốt lên đến lúc cao nhất. Anh cố gắng thay quần áo và nằm vật ra giường. Bà mẹ hốt hoảng đắp chăn cho anh và đi rang cám đánh giá cho anh. Mọi người vội vã đưa anh đi bệnh viện. Mỗi khi tỉnh lại anh lại hỏi:
    _ Thuyền về chưa ?
    Không ai hiểu câu anh hỏi. Mọi người nhìn anh lo lắng. Còn anh cứ mỗi khi nhắm mắt thiếp đi lại thấy chiếc thuyền, thấy dòng sông và Chinh bơi đến bên anh. Bỗng Chinh dừng bơi, ôm chặt lấy anh kêu lên khe khẽ. Gương mặt cô vừa đau đớn vừa hạnh phúc. Cô mỉm cười và trán đẫm mồ hôi. Rồi anh nghe tiếng trẻ kóc. Tiếng khóc âm vang náo nức cả dòng sông. Anh bế đứa bé nâng lên hkỏi mặt nước. Nhưng rồi đôi tay anh nhẹ bẫng. Anh giật mình, đôi mắt dài dại mở ra nhìn mọi người, môi anh thì thào:
    _ Thuyền đã về chưa ?
    Khi cơn sốt chưa kịp khỏi hẳn, anh quyết định đi tìm Chinh. Anh nói với bà mẹ rằng có lẽ hai tuần tới anh không về nhà. Anh phải đọc một số sách cho năm học mới. Anh lấy xe đạp và bắt đầu cuộc hành trình dọc sông Đáy nhưng suốt một tuần đầu anh không được một tin gì về Chinh. Anh la cà ở những nơi thuyền tụ tập đông đúc. Anh kể cho những người làm nghề sông nước về gia đình cô. Có người nói họ nhìn thấy chiếc thuyền đó qua nơi họ đã ở mấy hôm trước. ở trên mui thuyền có một cô gái hai tay bị trói vào cọc. Có người lại kể rằng họ thấy một thuyền câu nhỏ cứ quay tròn trôi theo làn nước, trong thuyền có một đứa bé mới đẻ. Một đôi vợ chồng già không có con đã đón đứa bé ấy về nuôi. Rồi lại có người nói rằng họ nghe đồn có một người đàn bà chết trôi, trên bụng có một đứa bé mắt tròn như mắt cá. Đứa bé ấy nhìn vào bờ cứ cười ba tiếng lại khóc ba tiếng... Thao cứ đi mãi theo những lời đồn đại như chuyện cổ tích của những người dân chài cho đến khi ra đến biển. Biền tít tắp không bờ không bến và rền rĩ tiếng sóng.
    Cho đến một buổi sáng Thao dậy sớm. Suốt cả bãi sông làng anh rực vàng hoa cải. Những bông hoa cải nhỏ nhắn, mềm mại, ấp áp đung đưa trong gió. Thao bỗng thấy trái tim rung lên đập hối hả. Anh chạy ùa xuống bến. Bỗng anh quỳ xuống bên luống cải. Trước mắt anh, trên mặt phù sa rụng lấm tấm những cánh hoa mỏng và từ đó kéo dài xuống bến sông là những dấu chân mỏng và nhỏ nhắn.

    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này