1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Để tiện cho bà con theo dõi , Julian làm bản list TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT từ trang 1 đến trang 24
    TRANG 1 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/1
    NGƯỜI NGU của NGUYỄN KHẢI
    LIÊU TRAI HUẾ của NHÃ CA
    ÁM THỊ của PHẠM THỊ HOÀI
    TRANG 2 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/2
    ÁM THỊ ( tiếp )
    ANH PHẢI SỐNG của KHÁI HƯNG
    MỘT NGƯỜI RƠI XUỐNG HỐ của VŨ BẰNG
    ĐÈN ĐỎ của ALFRED HITCH****
    TRANG 3 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/3
    ĐỊNH NGHĨA TÌNH YÊU của ANTON.P.TCHEKHOV
    HOA MUỘN của PHAN THỊ VÀNG ANH
    CHA TÔI của PHAN THỊ VÀNG ANH
    NHỮNG CON ĐƯỜNG KHÔNG ĐẾN SEATTLE của PHAN TRIỀU HẢI
    MỘT TỐI NGỒI Ở QUÁN BAR của PHAN TRIỀU HẢI
    TRANG 4 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/4
    BÔNG HỒNG CHO EMILY của WILLIAM FAULKNER
    CÒN LẠI NƯỚC CHÈ của TRẦN THỊ TRƯỜNG
    CHUYỆN KINH DỊ của LÝ LAN
    LẮP GHÉP HẠNH PHÚC của LÝ LAN
    ĐIỆN THOẠI của LÝ LAN
    TRANG 5 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/5
    CHÂN DUNG NGƯỜI HÀNG XÓM của DƯƠNG THU HƯƠNG
    TRANG 6 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/6
    GẶP GỠ THÁNG TÁM của GABRIEL GARCIA MARQUEZ
    TRANG 7 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/7
    SAIGON PULL của ĐINH LINH
    CHIM KHÁCH KÊU của NGUYỄN KIÊN
    CÁI BỚT của MIKHAIL ALEXSANDROVICH SHOLOKHOV
    TRANG 8 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/8
    CÁI BỚT ( tiếp )
    NHÀ TRỌ của NGUYỄN THỊ CHÂU GIANG
    BÀI HỌC TIẾNG VIỆT của NGUYỄN HUY THIỆP
    TRANG 9 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/9
    BÀI HỌC TIẾNG VIỆT ( tiếp )
    THIÊN HƯƠNG của HỒ THỊ HẢI ÂU
    TRẦM LUÂN ĐÁ ĐỎ của HỒ TĨNH TÂM
    TRANG 10 : http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/10
    ĐI KHỎI THUNNG LŨNG MỚI ĐẾN NHÀ của HỒ ANH THÁI
    CHUỘT RÚT của CAO HÀNH KIỆN
    TRANG 11: http://ttvnol.com/forum/t_131970/11
    NHỮNG GIÒNG SÔNG KHÔNG CHẢY của NGUYỄN THỊ THẢO AN
    ANH NĂM THỢ HỒ VÀ ANH SÁU THỢ MỘC của Phong Hưng Lưu Nhơn Nghĩa
    TRANG 12: http://ttvnol.com/forum/t_131970/12
    HOẠ SĨ BREKKE của Ragnar W. Otgart
    SỢI TÓC NHÀ TIÊN TRI của Salman Rushdie
    TÌM TRĂNG ĐÁY NƯỚC của Phạm Hải Anh
    TRANG 13: http://ttvnol.com/forum/t_131970/13
    BỮA ĂN TRƯA của Somerset Maugham
    VŨ ĐIỆU CỦA CÁI BÔ của NGUYỄN QUANG THÂN
    Opa , Con Chó Và Tôi của LÊ MINH HÀ
    TRANG 14: http://ttvnol.com/forum/t_131970/14
    BỮA ĂN TRÊN CỎ của NGUYỄN VĂN NINH
    TRANG 15: http://ttvnol.com/forum/t_131970/15
    NHÀ HIỀN TRIẾT của TRẦN KIM TRẮC
    Chuyện Hóa Thân Của Bích Thảo của Hermann Hesse
    Cánh Đàn Ông Chúng Mình của NGUYỄN NHẬT ÁNH
    TRANG 16: http://ttvnol.com/forum/t_131970/16
    QUAY VỀ của NGUYỄN TRỌNG MGHĨA
    TRANG 17: http://ttvnol.com/forum/t_131970/17
    CHUYỆN CỦA NGƯỜI SỐNG của NGUYỄN THU PHƯƠNG
    ĐÊM BA MƯƠI CÓ MỖI CHUYỆN NÀY của NGUYỄN QUANG LẬP
    TRANG 18: http://ttvnol.com/forum/t_131970/18
    XUÂN MỚI NGƯỜI XƯA của TỐNG VĂN BÌNH
    NHÀ CÓ HOA ANH ĐÀO của TƯỞNG NĂNG TIẾN
    TÌNH GIÀ của NGUYỄN TRỌNG NGHĨA
    TRUYỆN BA CON CÁO của BÌNH NGUYÊN LỘC
    TRANG 18: http://ttvnol.com/forum/t_131970/18
    THUẾ BIỂN của PHẠN THỊ HOÀI
    TẦNG TRỆT THIÊN ĐƯỜNG của BÙI HOẰNG VIỆT
    NGƯỜI CHĂN KIẾN củA BÙI NGỌC TẤN
    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Trang 19: http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/19
    Thuế biển của Phạm Thị Hoài
    Tầng trệt thiên đường của Bùi Hoằng Vị
    Người chăn kiến của Bùi Ngọc Tấn
    Ô-liu hoàng thổ của Mai Ninh
    Trang 20: http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/20
    Tình yêu cuộc sống của Jack London
    Người đã khuất của Guyđơ Mopatxăng
    Chiếc Bình Đựng Ký Ức của Dương Nữ Khánh Thương
    Trang 21: http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/21
    Trại cá sấu của Hồ Anh Thái
    Người Đàn Ông Không Cười của Jasunari Kawabata
    Ðại Dương Trong Lòng Con Ốc Nhỏ của Duyên Anh
    Trang 22: http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/22
    Thương nhớ hoàng lan của Trần Thuỳ Mai
    Mèo hay thỏ? của Iuri Triphonov
    Anh Chàng Có Bộ Mặt Hề của Đoàn Thạch Biền
    Người Quân Tử của Linh Bảo
    Trang 23: http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/23
    Bà mụ của búp bê của Quế Hương
    Ngọai Tình Theo Ý Chúa của Nguyễn Văn Sa
    Mùi thuốc lá của Dương Kỳ Bân
    Giao Thưà của Nguyễn Ngọc Tư
    Mùa Trăng Ướt của Phan Thái Yên
    Trang 24: http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/24
    Hẻm sâu của Nguyễn Hộ
    Mỗi Người, Một Buổi Sáng của Nguyễn Thị Hoàng Bắc
    Mùa Hoa Cải Bên Sông của Nguyễn Quang Thiều
    Trang 24: http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/24
    Lovetolive[/size=18]
  3. tchekhov

    tchekhov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Thân gửi Julian,
    Tôi xin được vào đề luôn đây.
    Là một người ngưỡng mộ nhà văn Tchekhov, tôi thấy không thể chấp nhận được cái việc ông anh thay đổi một số chi tiết trong truyện. Theo tôi được biết, cái truyện này tên là "Một câu chuyện tình yêu " chứ không phải "Định nghĩa tình yêu". Vả lại, đọc cái truyện này, chúng ta cũng thấy tiêu đề này không thích hợp.
    Thêm một chi tiết nhỏ nữa, tôi không thể hiểu tại sao ông anh mạnh dạn đến độ như thế, thay đổi luôn cả tên thật của các nhân vật. Truyện ngắn của một nhà văn Nga thì các nhân vật chính cũng phải mang tên Nga thuần tuý chứ.
    Tôi rất thích truyện ngắn này, và tôi ngưỡng mộ nhà văn Tchekhov. Chính vì tôi không thể chấp nhận những thay đổi quái đản như thế.
    Góp ý thế thôi, có điều gì không phải, xin được lượng thứ
    ( Bực mình ! )
    Everything I do, I do it for myself
  4. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Nói thật, tôi cũng ngạc nhiên, và cũng nhiều lần muốn hỏi, nhưng quên béng mất , vả lại cũng ko quan tâm, nhưng vì tôi ko nhớ lắm nội dung của nó, chỉ nhớ hình như đoạn cuối là một câu noí thoảng qua trong gió : anh yêu em...có phải không?
    Và tôi nghĩ , chắc julian chưa đọc kĩ, chỉ lấy nguồn ở đâu đó thôi
    Thích thì nói thẳng ...
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Về truyện ngắn của Tchekhov, J cũng rất xin lỗi bà con. Bản mà J giới thiệu là một bản dịch cũng hơi bị ...cổ chuyển từ bên Đặc trưng sang. Do cũng khá tín nhiệm website này nên J chủ quan không check lại còn quyển Truyện ngắn Tchekhov bác away bác ấy mượn lâu quá nên J cũng không có tài liệu để post trực tiếp lên.
    Không chỉ riêng truyện ngắn này mà một số truyện khác cũng chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn "hay nhất" ( nhất là mấy truyện ngắn đầu tiên J post lên ), J cũng rất mong các bác thông cảm vì trình độ của em cũng có hạn.
    J từ nay cũng xin phép chỉ giới thiệu các tác phẩm nguyên bản tiếng Việt.
    Cám ơn bác Tchekhov đã góp ý.Mời bác !!
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Linh Vang
    Ðêm Ðông Mà Lòng Thật Ấm
    Đón giao thừa năm nay, gặp dịp Seattle có ban nhạc T.H. từ Cali lên chơi cùng lúc tôi về ở luôn vì đã được việc ở đây. Bạn bè tôi bày một chương trình gồm có ăn uống, xong đi nghe nhạc nhảy đầm đón năm mới, rồi về nhà nếu còn đủ sức thì chơi bài sát phạt suốt sáng...
    Ở chỗ nhảy, tôi gặp một số người quen cũ thân sơ, mỗi người tay bắt mặt mừng, chỉ hỏi thăm vài câu, nhảy vài bản nhạc cũng đủ làm tôi hoa mắt thấy mệt, và cuối cùng rồi tôi cũng được ngồi yên. Không ngờ người ngồi bên cạnh lại là Tường Vi, em của Phan. Ở bữa ăn vì đông người, chúng tôi chỉ chào sơ mà chưa có dịp nói chuyện nhiều, lại thêm đã lâu không gặp nhau nên đây thật là một sự xếp đặt ngẫu nhiên thích thú.
    Tôi kêu lên mừng rỡ:
    -Ủa! Vi hả?
    Hình như Vi đã nhận ra tôi trước, nàng từ tốn hơn, mỉm cười nói:
    -Dạo này anh mập ra phải không?
    Tôi cười hỏi lại:
    -Khen hay chê rồi mới trả lời?
    Tường Vi ngập ngừng, khuôn mặt luống cuống tìm che trong mái tóc xõa, ngày xưa tóc nàng ngắn hơn, như bị bắt quả tang là có để ý đến tôi và phải nhận tội:
    -Khen.
    -Lên khoảng mười pao.
    Vi thoáng vẻ ngạc nhiên, không ngờ ngày trước tôi đã quá gầy.
    Tôi lại cười nhắc:
    -Nhớ không, ngày đó tôi đã phải vịn vào một cô nào có da có thịt mỗi khi qua cầu.
    Vi cười khúc khích. Nhớ lại chuyện xưa, mới đó đã ba năm, tôi theo việc làm qua tận New York vì không tìm được việc ở đây. Ngày từ giã, buồn vô hạn, dù làm thân trai mà tôi cũng gần như muốn khóc vì vừa xa gia đình vừa xa cô bạn gái nhỏ mới quen hơn nửa năm. Từ Washington này muốn qua New York phải băng ngang cả nước Mỹ. Lại không có ai quen bên ấy, nên khi được việc, tôi lại buồn nhiều hơn vui. Nhưng không còn cách nào khác hơn, vì lúc đó tôi ra trường cả 2 năm với 2, 3 " giốp" chẳng dính líu gì đến việc học. Gia đình lo lắng, bạn bè ái ngại dùm làm tôi mất tự tin, sốt ruột. Đôi khi chỉ vài câu nói thông thường cũng đủ làm tôi bủn rủn tay chân, như có tật thì hay giật mình, muốn lì coi tỉnh bơ cũng không được. Người đời có lúc ác độc vô tả, và họ luôn luôn nhắc khéo tôi rằng, một cái bằng kỹ sư mà không dùng vào việc gì sau một năm ra trường thì sẽ không còn giá trị.
    Ra đi đầu tháng hai, cuối năm dịp Giáng Sinh - Tân Niên về thăm nhà thì cô bạn gái nhỏ đã có người yêu khác. Tôi chẳng trách gì Nga: khi quen cô thì cô bé mới vừa tròn 17 tuổi mà tôi đã gần ba mươi. Tiểu thuyết viết khi yêu thì không phân biệt tuổi tác, nhưng có lẽ chúng tôi không có duyên nợ với nhau nên từ lúc đầu đã có một hố sâu ngăn cản giữa hai đứa. Có thể bảo là đứa thổi kèn ngược, đứa đánh trống xuôi như chỉ theo nhịp điệu của riêng mình... chẳng giống ai! Cô bé hay giận mà tôi không biết dỗ, và một bà mẹ... trẻ, khoảng 35, luôn luôn nói bóng gió thúc tôi phải nghĩ đến chuyện tương lai. Tương lai thì tôi có nghĩ, 28 tuổi rồi còn gì, đám bạn bè xưa đã đi lấy vợ gần hết, có đứa còn dám có con, con lớn thì bắt đầu dạy con bập bẹ kêu tôi bằng bác. Hồi đó hai cô em đã lấy chồng năm xửa năm xưa, em trai kế cũng vừa làm lễ đính hôn. Nhưng còn tôi, giốp giếc thì lông bông, mỗi lần đưa đào, và những cô em họ của đào đi nhảy, lại phải xin thêm tiền của mẹ. Mẹ tôi lại sợ chiếc xe cũ không lết được về nhà nên dúi tiền xăng và tiền dành bỏ túi nhỡ xe nằm vạ dọc đường. Ai dám hay có gan, nghĩ đến chuyện có vợ?
    Nhà Nga cách xa 70 dặm, đi về vị chi là 140 dặm. Một đêm đi nhảy trung bình tôi " chạy" điên khùng 280 dặm, đón cô bé, chạy ngược về thành phố tôi ở mới có chỗ nhảy đầm, đưa cô bé về, rồi về nhà mình, làm mẹ tôi hồi hộp ở nhà. Đổ xăng như là có hùn với hãng xăng! Cũng may chưa lần nào ngủ quên trên xa lộ. Đã thất nghiệp mà còn dám cua đào ở xa, lúc đó không nghĩ là sẽ lông bông nhiều năm. Chắc cũng có người nói nhỏ sau lưng, thằng đó hay thật! Đi lên đi xuống, ăn uống, chiếu bóng, xã giao như một người...bình thường, vì không có việc làm lại càng phải tỏ vẻ bình thường.
    Trong thời gian này, tôi làm khổ Phan không ít, nhiều lần 2, 3 giờ sáng gõ cửa phòng Phan xin ngủ nhờ - căn nhà của nó nằm khoảng giữa nhà Nga và nhà tôi - vì quá buồn ngủ. Nếu hắn có càu nhàu vì bị kêu dậy bắt ra mở cửa đang giấc ngủ ngon thì tôi lại nhắc:
    -Tại mày giới thiệu chứ ai, sao hồi đó không chỉ cô nhỏ nào gần hơn?
    Phan chỉ có nước ôm đầu, làm ơn gọi bà già - mẹ tôi lại lo cho thằng trưởng nam , gọi xem tôi có ở lại với Phan không. Tôi tiếp tục cười, tuyên bố là có quyền làm phiền Phan vì hắn là thằng bạn duy nhất của tôi từ ...Việt Nam!
    Thỉnh thoảng hắn cũng nhắc nhở:
    -Nga mới học lớp 11 đó, nhớ không- lúc quen thì cô bé đang ở lớp 10- ở xứ này, có quen ai ít nhất cũng tìm người học Đại học, chứ High school thì làm được gì!
    Ý của Phan là vì phải đợi cô bé học lên thì tôi đã già! Quả là Thiên Nga đã quá trẻ!
    Nhưng nhóm của Nga gồm Nga và những cô em họ của cô bé đã làm đám già của bọn tôi đỡ ... thấy già! Và chúng tôi tạo thành một nhóm với đầy đủ đào kép cho những buổi khiêu vũ mà các nhóm khác toàn đực rựa thường hay nhìn thèm thuồng ghen tức.
    Nhớ lại lần đầu tiên gặp Nga, khi chia tay, hỏi số phôn, tôi có nhờ Vi nhớ giùm cho ba số đầu, còn tôi thì cố nhớ 4 số cuối, vì không ai có sẵn viết. Về ráp những số đầu và những số đuôi ... đúng phóc ngay, và bên kia đầu dây, giọng Bắc nhỏ nhẹ của Nga trả lời...
    Dòng quá khứ của tôi bị cắt đứt đột ngột khi Vi lên tiếng:
    -Thiên Nga bây giờ gầy lắm, anh biết không? Cô ấy đang học điện, chắc cực!
    Âm thanh thật nhẹ, lời nói tưởng như mất hút trong tiếng nhạc ồn ào.
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Linh Vang
    Ðêm Ðông Mà Lòng Thật Ấm ( II )
    Tôi gật đầu và hỏi:
    -Chắc bắt đầu năm thứ ba? Cũng mau! Còn Vi, có gì thay đổi không, trong mấy năm nay Vi làm gì?
    Hỏi xong, tôi lại ngạc nhiên cho chính mình. Tôi đã dùng câu hỏi đó với Vi sao? Trong những năm lui tới nhà Phan, từ những ngày Vi còn để tóc búp bê, đi học lớp một, rồi quen Nga, rồi thời gian ở New York, Vi ở đâu, làm gì, tôi có bao giờ bận tâm để ý, chỉ nhớ mang máng là Vi vẫn ở gần, vẫn hiện diện trong những lần đi chơi cả nhóm, vẫn thấp thoáng trong đời sống của tôi.
    Bây giờ Vi ngồi đây, tóc nàng đã dài hơn. Nàng cũng ngạc nhiên sửng sốt, câu hỏi quá bất ngờ làm nàng lúng túng, đôi mắt chớp nhanh, và dù trong ánh đèn mờ nhạt, tôi đoán là hai gò má nàng cũng đã ửng hồng.
    -Vẫn chẳng có gì thay đổi. Còn anh, ở New York vui không?
    Tôi nói như than thở:
    -Không có việc ở đây mới đi, chứ sao bằng gần nhà!
    Vi tiếp lời:
    -Bây giờ về Boeing vui rồi.
    Ban nhạc chơi khá ồn ào, nhạc bây giờ đều như vậy, tôi nói gần như hét trong suốt buổi nhảy, than về đám bạn cũ giờ chẳng còn mấy đứa, theo công việc làm ăn tản mác khắp nơi, về nỗi bận rộn của những người còn ở lại, về đám trẻ mới lớn sau này, ồn ào hơn, ngổ ngáo hơn, về nỗi ngỡ ngàng ngay chính trong căn nhà của gia đình mình, tôi vẫn như người con xa lâu lâu về chơi. Để dễ nói chuyện, tôi đã ngồi gần nàng hơn, và rồi có thể thấy đôi mắt đen to mở lớn và nghe mùi nước hoa nhẹ thoang thoáng, làm mình ngất ngây.
    Bao năm nay tôi biết Vi dễ thương, ngoan, và lại thông minh. Bây giờ Tường Vi đã lớn, cô em nhỏ của bạn là một thiếu nữ xinh đẹp, thùy mị.
    Tôi nói nhiều, còn nàng thì ngồi yên lắng nghe, đôi lúc gật đầu thông cảm. Tôi như có người nghe được dịp than thở, chừng nhận thấy điều đó, tôi cười xin lỗi:
    -Anh than thở quá có làm phiền Vi không?
    Vi lắc đầu nói nhẹ:
    -Không đâu, anh cứ nói, em muốn nghe. Những năm anh đi xa, tụi em cũng buồn. Như anh nói, ai cũng bận rộn, nhiều thứ bận rộn nghe chỉ muốn giận thêm...như cái bận của anh Phan là - Vi cười - phải về cắt cỏ, không cỏ lên cao khó cắt! Em nhớ những ngày có anh ...
    Tôi nghe Vi nói mà nghĩ như đó là một trách cứ nhẹ nhàng.
    Cả hai im lặng một hồi. Sau đó tôi mới nói:
    -Chắc phải cần một thời gian rồi mọi việc mới thăng bằng trở lại được.
    Vi đặt nhẹ bàn tay ấm áp của nàng lên lưng bàn tay của tôi nói:
    -Việc đâu sẽ còn có đó. Anh đừng lo.
    Tôi cười hỏi về nàng:
    -Vi sống gần gia đình chắc ít than thở?
    Từ từ rút bàn tay về, tôi tiếc cho giây phút thân mật, hạnh phúc này quá ngắn, Vi nói:
    -Tại không ai nghe thôi, có muốn than cũng không được. Anh biết thời tiết ở đây mà, mưa mút mùa. Định hỏi anh New York có khá hơn không?
    -Nhưng đi xa lại nhớ cái mưa dầm dề của miền Tây Bắc.
    Có thật là tôi đã nhớ mưa hay chỉ nói qua loa?
    Vi nhăn mặt:
    -Em chắc không nhớ nổi. Đang chờ cơ hội để đi. Như...-Nàng ngập ngừng - lấy chồng chẳng hạn... ít nhất lúc đó lấy danh nghĩa theo chồng và nếu không tìm được việc làm thì nhờ chồng nuôi, ở nhà coi soap opera...
    Nàng cười to sau câu nói. Tôi cũng cười theo, không hiểu nàng đùa hay nói thật.
    -Vi có thể kiếm việc ở bất cứ thành phố nào mà, làm gì phải chờ lấy chồng mới đi?
    -Nhưng đang có giốp an toàn, bỏ đến xứ lạ cũng sợ, rồi cũng phải kiếm việc vậy?
    -Có người để nghĩ tới chưa?
    Tôi buột miệng hỏi nhanh đến nỗi chính tôi cũng không ngờ.
    -Có chứ!
    Vi cũng trả lời nhanh rồi quay đi hướng khác. Tôi nghe mình bỗng hụt hẫng, chợt bàng hoàng mất vui, nhưng sao tôi lại nghĩ Vi chưa có ai. Ngày đó đám bạn của Phan và tôi khá đông, còn bơ vơ cả, Vi lại dễ thương, thông minh. Những lúc sau này thỉnh thoảng gặp lại, tôi nhận thấy Vi trầm lặng hẳn đi, nhưng ai mà chẳng thế khi bắt đầu lớn với học hành thi cử, giốp giếc phải lo nghĩ. Nên tôi chỉ xem đó như là một sự thay đổi thường tình. Vi đã lớn, một ngày nào đó nàng cũng lấy chồng chứ, sao tôi lại cứ tưởng Vi chưa thương ai?
    Vờ tỉnh tôi gượng cười hỏi tiếp:
    -Ai vậy? Anh biết không?
    Vi lại bối rối thấy rõ, không trả lời ngay, hai tay vân vê mái tóc. Chỉ vài phút trước đó Vi còn nói cười tự nhiên, và tôi đâu phải là người xa lạ. Tôi nghĩ thầm nếu nàng không thích nói thì tôi cũng chẳng nên tò mò chi thêm.
    -Anh quen thân mà.
    Đám bạn bè khá đông, nói khơi khơi như thế thì làm sao tôi biết là ai được.
    Sau câu trả lời bâng quơ, Vi cuối xuống cầm cái muỗng khuấy khuấy ly coke. Tôi ngồi yên nhìn theo động tác vô tình của Vi và lúc đó mới nhận thấy Vi có bàn tay khá xinh với những ngón thon dài, móng tay được cắt thật sát, giống như tay nàng công chúa Diana, Anh quốc.
    -Mà anh biết để làm gì?
    -Không ra đường lại không biết nhau, làm anh nhớ một chuyện của dòng họ nhà anh. Hai anh em họ lớn lên ở Sài Gòn, ít về quê. Một năm có ngày kỵ cả hai cùng về, có chuyện xích mích trên xe đò, lúc xuống xe đánh nhau ngay trên đường cái quan trước nhà. Đánh cho đã đến khi có người ra nhìn mới hay là anh em họ rất gần. Từ đó có lệ mỗi năm ngày giỗ Từ - đường bắt buộc con cháu phải về tụ tập để biết anh em, ra đời bênh nhau đã không làm được, huống chi còn đập lộn lẫn nhau. Em cười không tin chuyện anh kể à?
    Vi cười cười, xong nàng lại cúi đầu nói nhỏ:
    -Anh không phải lo xa...
    Nàng còn đang ngập ngừng thì Phan đến:
    -Ê Nghi! mi để em gái tao ngồi không thì tao nhảy với nó vậy.
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Linh Vang
    Ðêm Ðông Mà Lòng Thật Ấm ( III )
    Đêm hẳn đã khuya. Chúng tôi mải nói chuyện, chẳng nhảy với nhau bản nào. Giờ thì tôi ngồi say mê ngắm bước chân Tường Vi dịu dàng, khoan thai trong nhịp điệu, và tiếc rằng đã không mời nàng nhảy. Ban nhạc đang chơi bản Tiếng sáo Thiên Thai, điệu Tango. Chiếc đèn tròn nhiều màu lấp lánh trên cao xoay tròn, những làn khói nhân tạo tỏa mờ như sương mù trong đêm lạnh làm Eagle Ball huyền huyền ảo ảo. Vi trang sức đơn sơ, áo đầm trắng để hở cổ cao, làm Vi nổi bật trong đêm. Dáng nàng cao, đôi chân dài, thon. Tôi như ngất ngây say dù chẳng uống rượu, Vi có phải là Hằng Nga giáng thế?
    -Sao ngồi một mình vậy?
    Giật mình tôi quay lại. Thì ra là Phượng.
    Mải nhìn anh em Phan nhảy và đầu óc đang đắm chìm trong suy nghĩ, tôi không hay vợ Phan đã đến ngồi bên cạnh tự lúc nào. Phượng nói như nhìn thấy rõ ý nghĩ trong đầu tôi:
    -Anh có thấy là cô Tường Vi xinh nhất đêm nay không?
    Rồi chị nói tiếp, bất ngờ:
    -Đáng lẽ hai người phải nhảy cho vui, giao thừa mà, chị cười nói úp mở,... trông anh với cô Vi thật xứng đôi!
    Tôi vội lên tiếng đính chánh:
    -Vi có người rồi.
    -Ồ! tôi tưởng... anh đã biết!
    -Có nghe Vi nói...
    -Ấy! xin lỗi anh.
    Rồi Phượng cười dòn. Cử chỉ của Phượng làm tôi thắc mắc ; tôi định hỏi vì sao chị xin lỗi, nhưng chưa kịp thì Phan và Tường Vi đã trở lại bàn. Phan bô bô:
    -Con Vi kêu bản nhạc dài quá mà có thấy dài chi đâu!
    Vi ngồi xuống bên cạnh:
    -Đã lâu em không đến những chỗ như thế này nữa, thích yên tĩnh hơn.
    Phan phụ họa:
    -Ừ Nghi, mầy không biết đâu, con Vi đã thay đổi tính tình, ít đi nhảy lắm, năm lần mười lượt mọi người năn nỉ dữ nó mới chịu đi, mà có đến cũng chỉ ngồi một đống thôi. Cứ như bà cụ non!
    Sao tôi thấy vui khi nghe điều này? Tôi ích kỷ, thật không muốn Tường Vi nhảy với ai dù biết rằng bây giờ nhảy đầm không còn là một vấn đề quan trọng nữa.
    Phan nói tiếp:
    -Hôm nay có mày, mới kéo được nó đi đó.
    Tường Vi lúng túng cắt nghĩa:
    -Tại Tết nhất mà.
    Tôi vẫn thích lời giải thích của Phan hơn, nó có vẻ riêng tư ấm cúng, như là trên đời còn có người để ý đến mình, và vì mình. Lúc này tôi mới nhận ra một điều, tôi đã thương Vi từ lúc nào, tôi? Đi thương cô em của bạn mình. Nhưng đã bao nhiêu năm biết Vi từ ngày Vi còn là cô bé lớp một cắp sách lẽo đẽo theo anh và tôi đi học, sao tôi lại quá ngu ngơ để cho mất nàng? Tôi nghĩ ngay đến Phượng, Phượng cởi mở hơn Phan vì dù là bạn thân nhưng với những chuyện như thế này tôi khó mở miệng tâm sự với Phan được.
    Tôi nhìn quanh tìm kiếm Phượng và rồi thấy ngay: Phượng đang nói chuyện với một người bạn gái ở bàn cuối, gần cửa ra vào. Tôi đến xin lỗi và nói có một việc cần sự giúp đỡ của chị. Phượng đứng lên. Nhạc chơi ồn ào, nên tôi nói:
    -Chuyện hơi dài dòng tôi có thể nói chuyện với chị bên ngoài được không?
    Phượng cười tủm tỉm dễ dãi, theo tôi ra cửa.
    Rồi tôi vòng vo hỏi về đời sống của Vi sau khi tôi đi New York, và cuối cùng tôi nói thẳng:
    -Chắc chị đã hiểu, chị phải giúp tôi?
    Không biết chị có hiểu ý tôi không, chị trách tôi ngay:
    -Tôi tưởng là anh đã biết. Nhưng hồi nãy lúc nói chuyện với anh xong, tôi mới biết: thì ra anh chỉ vô tình!... Người Vi thương nhớ chờ đợi trong mấy năm nay chẳng ai khác hơn... là anh. Chưa thấy ai vô tình như anh! Ừ, đàn ông các anh là vậy, ngay cả ông Phan tôi cũng không biết ý của em gái mình!
    Tim tôi đập thình thịch. Hình như Phượng còn nói nhiều mà tôi chẳng nghe gì thêm. Nếu lúc này Phượng có tới tấp xỉ vả và bảo tôi là thằng ngốc, hơn 30 tuổi vẫn còn ngốc, tôi vẫn cảm ơn chị rối rít. Phải có người banh mắt, vạch tai, tôi mới biết sao chuyện tôi với Thiên Nga không thành, sao Tường Vi vẫn chưa lấy chồng, và sao xứ này mưa hoài mà tôi vẫn nhớ.
    Tôi nhớ lời mẹ tôi bảo năm tới là năm tốt cho con lấy vợ...chỉ tưởng tượng có Vi bên cạnh để chia sẻ đời sống cũng đủ làm cõi lòng tôi ấm áp, hạnh phúc dù đêm cuối đông rất là lạnh buốt.
    Tôi bước vội về hướng Tường Vi và biết rằng mình sẽ làm gì..., thì Phượng gọi giật :
    -Anh Nghi!
    Tôi quay đầu lại, thấy Phượng mỉm cười nói theo:
    -Anh đừng để cô ấy đợi quá lâu!
    Tôi biết, tôi biết. Tường Vi đã đợi tôi mấy năm nay rồi.
    Khi tôi trở lại bàn thì ban nhạc đang bắt đầu chơi một bản slow. Dân đi nhảy, ai cũng hiểu là điệu này dành cho những cặp tình nhân, vợ chồng. Tường Vi đang ngồi một mình. Tôi đưa tay dìu Vi ra sàn. Vi bối rối nhưng không từ chối.
    Không ai nói với ai lời nào, hồi lâu tôi cười, đùa nhẹ:
    -Anh biết người... của em là ai rồi?
    Tôi dọ dẫm, siết chặt Tường Vi vào lòng mình,Vi không phản đối, không nói gì..., bây giờ tôi biết chắc Phượng đã nói đúng. Trong một phút bất ngờ, tôi nâng cằm Vi lên và hôn nhẹ vào đôi môi của nàng, rồi thì thầm:
    -Anh sẽ không để em đợi nữa đâu!
    Tường Vi mềm nhũn, ngoan hiền trong tay tôi, như vẫn chưa ra khỏi trạng thái thắc mắc, hỏi:
    -Sao anh biết...?
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Bình Nguyên Trang
    Không Chỉ Là Ký Ức ( I )
    Hàng xóm đều biết rõ sự trở về của dì và người ta thông cảm với hoàn cảnh éo le nhà tôi
    Dì là em tựa nhà tôi, thua mẹ tôi hai tuổi. Ngày trẻ dì đẹp nhất nhà bà ngoại. Tính cách của dì mạnh mẽ hơm mẹ tôi.Điều đáng nói là dì yêu cha tôi. Mối tình hai người chớm nở khi cha tôi là sinh viên khoa toán năm cuối còn dì là sinh viên năm đầu khoa văn trường Đại học Tổng hợp. Chiến tranh ác liệt, cha tôi vào chiến trường Quảng Trị còn dì đi thanh niên xung phong. Mẹ tôi làm công tác dân vận ở địa phương.
    Cha và dì bật tin nhau từ đó. Sau mùa xuân năm bảy lăm cha về còn dì thì không. Chờ đợi mỏi mắt lại nghe tin phong phanh dì đã hy sinh cha tôi qụy xuống bởi nỗi đau quá sức đè vai.
    Rồi cha về ở chung với mẹ tôi. Lúc đầu không hẳn vì tình yêu mà giống như sự ân tình nghĩa cử thường có sau chiến tranh. Vả lại, với cha tôitrong mẹ tôi có hình bóng của dì.
    Nhưng tơi chào đời bốn năm sau lại là kết quả của tình yêu thực sự. Năm tháng nhen nhóm những ngọn lửa nồng nàn hơn. Mẹ tôi thành thật và diụ dàng như dì. Mẹ tôi yêu cha tôi và bà còn gắng sống bằng hai cuộc đời (cho cả dì) để ch atôi yên ổn và thanh thản hơn. Xoá một vết thương lòng thì không dễ nhưng người ta có thể xoa dịu nó.
    Tôi đã lớn lên trong sự đủ đầy của mẹ cha. Cha tôi bảo tôi nhìn chung giống mẹ nhưng đôi mắt lại ươn ướt lại là phiên bản của dì. Mẹ tôi rất hiểu và tôn trọng những khoảng khắc riêng của cha. Thỉnh thoảng mẹ lại ngồi lặng lẽ hàng giờ trước tấm ảnh phóng to của dì. Dường như tâm linh bà đang nói một điều gì đó sâu sa lắm. Mẹ hài lòng với cuộc sống và bà hco rằng bà có bổn phận sống tốt với chồng.
    ..........Năm tháng ngỡ vậy mà đi về phía trước. Tôi là chiếc cầu nối giữa cha và mẹ. Tôi yêu và kính trọng hai người hơn cả một đứa con ngoan.Cha mẹ nhìn sự lớn lên của tôi mà yêu nhau hơn.Cha thường bảo chiến tranh là quá khư, cây đã xanh trên khắp mọi hố bom và cỏ lau nở trắng các đầm lầy. Dù sao thì phải sống vì ngày mai con ạ. Phải dũng cảm mà vá víu vết thương cho mình.
    Tôi không đi qua chiến tranh và cũng không hiểu nhiều về chiến tranh nhưng tôi nhạy cảm để hiểu ra những mất mát dai dẳng của nó.
    Mười năm đã qua đi tưởng như mọi điều đã an bài như số phận thì dì trở về. Mười năm ấy dì ở lại bên mộ cánh rừng với một người bạn gái để chờ đợi người đàn ông của mình đi qua. Hai người đàn bà tội nghiệp đã trở thành một người gác rừng vô danh và chứng kiến sự hồi sinh của cỏ cây trên mặt đất. Họ không muốn quay lại cuộc sống đời thường tất bật, mệt mỏi của sự mưu sinh đến không còn một phút mà nghĩ về quá khứ.
    Dì đã sống như từng sống trong chiến tranh, bộ quân phục bạc phếch, củ rừng thay cơm với những chiếc huy chương và cuốn nhật ký đầy ấp những kyyyyỷ niệm bằng máu và nước mắt
    Chỉ có cánh rừng cây săng lẻ và chim gõ kiến biết về sự cô độc của dì. Sẽ không có sự trở về nào cả nếu không có một nhà báo lần ra tung tích của dì và in ảnh dì trên báo. Cha mẹ tôi đón dì trở về khi đó dì đã có dấu hiệu của bệnh tâm thần.Trong ba lô của dì vẫn còn tấm ảnh đã ố vàng của cha cùng những tranh thư viết không gửi từ hàng chục năm về trước. Dì già hơn cả mẹ tôi và năm tháng đã hằn vết lên gương mặt dì cũng rõ ràng hơn
    Cha tôi hoàn toàn bất ổn trước điều bất ngờ này. Dì không tỏ thái độ buồn vui thế nào, chỉ một mực đòi ra ở riêng. Người ta sẽ xây cho dì một căn nhà tình nghĩa. Nhưng mẹ tôi kiên quyết không đồng ý. Bà điềm tĩnh nói với cả nhà rằng:
    -Chúng ta không có lỗi. Điều quan trọng là chúng ta đã sống. Giờ đây chúng ta cần biết sống cho những điều cao cả hơn cả tình yêu
    Rồi ôm lấy dì mẹ tôi khóc như mưa. Mặt dì trắng bệch đi. Cha tôi gục xuống bàn, trong gương mặt ông trở nên già nua một cách lạ lùng. Mẹ tôi nhắc cha tôi và tôi hãy ôm hôn dì, hãy nói với dì điều gì đó đi.
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Bình Nguyên Trang
    Không Chỉ Là Ký Ức ( II )
    Nhưng rõ ràng ngôi nhà nhỏ của chúng tôi đã có sự xáo trộn một cách lặng thầm. Mọi điều có vẻ không thay đổi nhưng chắc chắn nó không còn như cũ nữa. Dì đã trở thành một người hoàn toàn như mất trí hẳn đi. Mẹ tôi xếp dì ở phòng riêng. Thời gian đầu cả ngày dì im lặng chỉ ngồi đờ đẫn bên cửa sổ căn phòng của mình, mở to đôi mắt ứơt đã mệt mỏi nhìn căn phòng của mình. Bênh của dì mỗi ngày một phức tạp hơn. Dì không ngồi yên lặng nữa mà bắt đầu hò hét. Có những khi bắt chợt dì hát ầm ĩ lên những giai điệu xộc xệch mà không ai hiểu nổi. Lại có những khi dì cười rũ một mình. Tiếng cười nghe mang dại và lan xa như tiếng vang vọng lại từ một cánh rừng âm u nào đó.
    Mẹ tôi đi chùa từ dạo ấy. Bà cũng chăm chút cho cha con chúng tôi và cho dì nhiều hơn. Bà vui vẻ và không làm mếch lòng ai bao giờ.
    Cha tôi vào ra hàng ngày như chiếc bóng. Ông thức khuya và hút thuốc lá nhiều hơn. Tôi biết sự bất ổn đanh hành hạ cha tôi. Có hôm mẹ tôi ngủ lại chùa. Nhưng vừa chợp mắt cha con tôi đã nghe tiếng la hét từ trong phòng dì. Cha bật dậy đi ra hành lang trong cơn ho sụ và rồi ông thức luôn đến sáng. Tôi thấu hiểu những điều giông bão trong cha.
    Mẹ tôi mời bác sĩ riêng chăm sóc bệnh cho dì. Nhất là từ cái hôm chứng kiến dì ôm cái ba lô rỗng tuếch trrước ngực đung đưa hát ru như cho một đứa trẻ đang ngủ . Thấy tôi vào phòngdì, dì dì nổi giận và ném thẳng chiếc ba lô vào mặt tôi
    Mẹ tôi mời bác sĩ chăm sóc riêng cho dì. Bác sĩ bảo đưa dì vào nhà thương tâm thần. Mẹ không đồng ý. Cha tôi hầu như phó mặc mọi điều cho mẹ. Ông không biết phải làm gì. Chỉ có nỗi đau khổ làm kiệt quệ ông.
    Không khí gia đình tôi lúc trùng xuống lúc lại căng như sợi dây đàn. Những bữa ăn cũng trở nên buồn tẻ. Chẳng bao giờ dì ăn chung với chúng tôi bởi vì dì luôn có những cử chỉ không bình thường. Có ngày mẹ tôi phải khoá cửa phòng dì vì nếu không dì sẽ đi lang thanh ra đuờng và nhặt nhạnh đủ mọi thứ vớ vẩn mang về nhà.
    Thời gian trôi đi vùn vụt. Dì không thể nào trở về trạng thái bình thường được mẹ tôi nảy ra ý định sẽ đưa cả nhà đi chơi xa. Cha bảo hãy đi về quê ngoại, nơi mà ngày xưa dì đi học và lớn lên ở đó. Có hôm dì mở cửa đi ra khỏi nhà, khiến chúng tôi vất vả lắm mới đưa dì trở về được.
    Sức khỏe của cha tôi suy sụp rõ rệt. Tóc người bạc đi hàng đêm.
    Tôi khuyên cha tôi nên cùng tôi vào phòng của dì. ở đó cha hãy gợi lại tình yêu của hai người ngày xưa, có thể dì sẽ nhớ được. Cần phải làm cách nào để dì khỏi bệnh. Cha tôi còn yêu dì thì tại sao cần phải giấu? Tôi cầm tay dì đặt vào tay cha, rồi khuyên cha hãy nói điều gì đó từ chính cõi lòng cha. Nhưng cha không nói được , người nhìn thật sâu vào gương mặt dì mà khóc như trẻ thơ. Cô bé mười sáu tuổi trong tôi úp tay vào mặt lặng lẽ ra khỏi phòng.
    Cha mẹ tôi quyết định chuyển dì vào bệnh viện. ở đó người ta để dì ở chung với rất nhiều người điên. Tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Cứ lơ là một tí là dì bỏ đi, lại phải tìm dì ở khắp nơi.
    Trước ngày tôi vào đại học, trong bữa cơm tiễn cha tôi bảo: Con là con gái của cha. Cha mẹ đã yêu nhau và hoài thai ra con, đó là sự thật. Dì con đã trở về, điều đó muộn màng và bất ngờ. Có những điều song song tồn tại trong cha, mà cha thì không đủ kiên nhẫn để hành dđộng điều gì. Trong cuộc đời này dì mất nhiều hơn chúng ta. Mẹ con là người cha hàm ơn và kính trọng. Mà bản thân tình yêu thì không có lổi. Buồn là tại sao cuộc sống lại trái ngang thế này.
    Mẹ tôi gạt nước mắt và đi vào phòng.
    Bây giờ thì dì đã đi xa quá rồi. Gia đình tôi từ nỗi đau này sang cơn kinh hoàng khác. Những cơn co giật đã đưa dì đi. Có ai yên ổn trong chuyến đi đột ngột này của dì. Mẹ tôi gọi tôi dậy đau đớn nói rằng dì chính là một phần thân thể của mẹ. Giá mà đã xảy ra điều gì đó kỳ diệu hơn
    Giá mà dì khỏi bệnh. Bởi mẹ luôn ở trong tư thế sẵn sàng ra đi vì mẹ hiểu cha con và dì là em gái của mẹ.
    Tôi đã trở về đưa tiễn dì. Đám tang của dì không ồn ào. Nó cũng giống như cuộc đời dì vậy. Chỉ có những người bạn cùng chiến trường xưa là khóc đưa dì.Cha mẹ tôi hóa đ1. Nỗi đau làm họ kiệt sức.
    Gần bốn mươi tuổi hoa trên mộ dì vẫn trắng
    Cha tôi ngồi tựa bàn hàng đêm lê thê và thuốc lá làm đôi tay ông ám khói.
    Chúng tôi không thể nói điều gì mà chúng tôi hằng nghĩ. Nhưng cha mẹ tôi đã trồng trên mộ dì một loài hoa thanh bạch và sang trọng nhất
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này