1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Linh Vang
    Tên thật Bùi Mimi Lệ.
    Qua Hoa Kỳ năm 1975.
    Tốt nghiệp Kế toán Thương mãi tại University of Puget Sound ở Tacoma, Washington, năm 1986.
    Ðang là chuyên viên tài chánh cho tiểu bang Washington.
    Tác giả của khoảng 100 truyện ngắn, và một số tùy bút/tạp văn.
    Ðã cộng tác với Ðất Mới, Tiểu Thuyết Nguyệt San, Cỏ Thơm, Văn Phong - tất cả ở Hoa Kỳ. Ðang cộng tác với Nhật Báo Việt Nam ở San Jose, nguyệt san Kỷ Nguyên Mới ở Virginia.
    Hội viên của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại/Trung Tâm Tây Bắc Hoa Kỳ;
    Hội viên của Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật vùng Hoa Thịnh Ðốn;
    Thành viên trong nhóm chủ trương nguyệt san Kỷ Nguyên Mới.
    Hiện sống ở thành phố University Place, thuộc tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.
    E-mail: linhvang@hotmail.com
    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Việt Hà
    Mưa vào ngày cưới

    Ngày cưới tôi, mưa không nhiều, nhỏ và mịn. Đấy là điều may, sách số nói thế và Giáo sư Trần, bạn bố tôi cũng nói thế. Tôi lấy chồng không ngỡ ngàng, không yêu cũng không ghét. Chồng tôi hiền lành nói được chút ít tiếng Việt. Mọi người thường cười những câu bập bẹ của chồng tôi, nhưng là cười yêu. Hôm chồng tôi nói với Giáo sư Trần muốn được là "tử sĩ" để luyện thêm tiếng Việt, Giáo sư cười rung mớ tóc bạc: "Anh Isekura này, người Việt khi gọi những kẻ có học luyện thi là sĩ tử. Còn như anh nói, anh sẽ thành Ise thây ma". Suốt một năm trước ngày cưới, chồng tôi là sếp nhất của tôi. Chờ một ngày văn phòng nhiều người nghỉ phép, vị đại diện trưởng quỳ xuống vừa tỏ tình vừa cầu hôn khi tôi đang ngồi soạn thảo văn bản trước màn hình computer: "Anh đã muốn yêu em. Sẽ cưới anh nhiều nhé". Tôi không phải là tiểu thư Natasa nên không thấy hồi hộp trước phiên bản có lối tư thế của công tước Andre. Để cho giống tiểu thuyết, tôi ngước nhìn trần hai phút, nhè nhẹ gật đầu. Khi biết tin, bố mẹ tôi tăng huyết áp. Hạnh phúc là doping.
    Tôi bước ra khỏi khách sạn trên tấm thảm nhung xanh chạy suốt bậc tam cấp đến cánh cửa chiếc Toyota trắng sữa viền hoa hồng đỏ. Mưa dịu đẫm một bên voan. Những người thân của tôi ngây ngất mùi Henesy và Champagne đứng một hàng dài trong mái hiên rộng. Lúc này ông cậu tôi Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương, đến gần hỏi nhỏ về tiền lương của chồng tôi. Hạnh phúc đơn giản là giàu sang. Chồng tôi gập người chào quan khách, vòng bụng làm tư thế đôi phần khiếm nhã. Tôi bâng quơ nhìn qua đường và chợt rùng mình, không phải vì lạnh, tôi đã thấy anh rồi. Có ai đấy mở hộ cửa xe hoa, tôi vội vã chui vào, kệ cậu thợ ảnh đang gào lên đòi chụp một kiểu ảnh đã dặn trước "ngập ngừng lần cuối". Chồng tôi âu yếm ngồi cạnh tôi, vẻ mặt vẫn chưa hết thích thú trước tập tục của một truyền thống văn hóa lạ. Tôi đăm đăm nhìn qua cửa kính mờ đục anh vẫn đứng rũ rượi bên gốc sấu già với mái tóc lõa xõa bết nước mưa. Tôi và anh yêu nhau đã dài, có thể nói dài nhất trong các cuộc tình của tôi. "Về đi anh". Lần cuối tôi cũng nói vậy.
    - Em không yêu anh nữa sao?
    - Không hẳn thế.
    Anh bỏ cái bút vẽ, run run châm điếu thuốc. Anh cũng run run, khi nói chuyện với bố mẹ tôi. Nghề nghiệp của anh, bố mẹ tôi nặng đầy ác cảm.
    - Con yêu cái thằng ấy thật à?
    - Mẹ tôi vừa kẻ mắt vừa hỏi. Tôi không trả lời, hơi thấy khó chịu. Ở tuổi ngoài bốn mươi, người ta không nên đánh son phấn quá dày. Mẹ tôi đang theo học một "cua" nhảy đầm, bố tôi bật đèn xanh. Vị trí công tác của bố tôi hay phải dự những bữa tiệc chiêu đãi, các quý phu nhân đành tuân thủ nguyên tắc "phi khiêu vũ bất thành lady". Bố tôi sùng đồ ngoại nhưng lại dạy tôi thâm thuý bằng câu ca dao nội: "Lấy chồng cho đáng tấm chồng. Bõ công trang điểm má hồng răng đen". Lấy chồng là một đề tài triền miên quấy rầy phụ nữ. Nó cũng giống như đàn ông bị ám ảnh bởi công danh sự nghiệp. Thế nhưng, muốn đạt được danh lợi, người ta có thể đê tiện, không hiểu lấy chồng có làm thế được không.
    Xe hoa bắt đầu chạy chầm chậm. Giây phút rưng rưng của một đời con gái. Tôi vô cảm. Chồng tôi hôn lên tóc tôi âu yếm, đưa tay xoa nhẹ bụng tôi. Sau lần đi Đà Lạt nửa công tác nửa đi chơi. Tôi có bầu. Tôi thông báo ngắn gọn bằng tiếng Anh cho người cùng đi, vẻ mặt vị trưởng đại diện văn phòng thương mại đẫm đầy hạnh phúc. Tôi không thở dài vì tôi đã biết nhiều. Chồng tôi bốn mươi tư tuổi lẻ ba tháng, sáu năm luôn khao khát baby. Đã hai lần ly dị, một lần được lời chín mươi tám nghìn "đô" và một lần bị lầm thiệt cỡ ngần ấy. Đầu tư rất nghiêm túc vào hôn nhân mà vẫn không sao tạo dựng được thế hệ sau. Chồng tôi đam mê trẻ con một cách bệnh tật. Cả khoảng dài của thiếu thời chồng tôi ở cô nhi viện: Nói theo phân tâm học, đấy có thể là một ẩn ức ngầm. Giáo sư Trần lý giải, những người Á Đông đa phần chịu ảnh hưởng của Nho giáo từ sâu thẳm vô thức. Mạnh Tử dạy "tam đại bất hiếu vô hậu vi đại nghĩa" là không con tội to lắm. Tôi khó chịu nhiều cái cách ăn nói của nhà nho, hóa ra phụ nữ chỉ là máy đẻ. Giáo sư Trần cười, giải thích sự dị biệt của các quan điểm nhận thức xã hội xuyên dọc thời gian. Đàn bà từ Đông sang Tây chưa cần kể đến trinh nữ tiết phụ mà ngay cả dâm phụ lăng loàn đều coi chuyện chồng con là quan trọng. Giáo sư Trần thôi không nghịch tóc tôi, nói nghiêm túc: "Em sẽ là một bà mẹ tốt". Tôi không biết, tôi không thấy mình thay đổi gì nhiều từ lúc có bầu. Có lẽ tôi chưa kịp yêu con tôi vì tôi chưa kịp chuẩn bị làm mẹ.

    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Việt Hà
    Mưa vào ngày cưới ( II )

    Tôi giật mình ra khỏi vẩn vơ. Ngã tư chiều mưa đèn đỏ không người. Tôi nói với bố mẹ không cho ai đi theo đưa dâu, mọi thủ tục làm trọn vẹn ở khách sạn. Qua gương chiếu hậu tôi thấy cái xe "cuốc", với dáng lêu nghêu quen thuộc. Anh vẫn chưa chịu về, chẳng nhẽ anh mệt mỏi đến vậy sao. Anh nói yêu tôi chắc vì tôi đẹp. Còn tôi, tôi có yêu anh không. Có một hồi anh thích vẽ tranh khỏa thân, cô bé người mẫu nhiều nét tròn mê anh lắm. Tôi không ghen. Tôi hồn nhiên cuối cùng vào chừng giữa năm lớp mười trung học. Tôi và mẹ bắt gặp bố tôi ở chung phòng với một người đàn bà lạ. Mẹ tôi chưa kịp lu loa, bố tôi đã vứt ra một xấp ảnh có mẹ tôi đang ôm một người đàn ông khác. Cho đến giờ tôi chẳng còn tin vào bất cứ cái gì. Tình yêu, tình mẫu tử, tình bằng hữu. Những khái niệm sang trọng và chỉ thuần tuý sang trọng. Mọi chuyện cũng chẳng thiêng liêng, cũng chẳng nhảm nhí. Tôi có yêu anh không. Vẻ hoang dã nghệ sĩ của anh an ủi tôi vào đúng thời điểm buồn chán nhất. Anh vẽ nhiều nhưng thiếu một điều căn bản, tài năng. Anh trót học mỹ thuật và phải hành nghề nghệ thuật. Xã hội ngây thơ thường thích gọi sinh viên tốt nghiệp trường Yết Kiêu là họa sĩ. Tranh của anh vặn vẹo, một thứ uốn éo làm dáng. Đấy không phải là nhận xét của tôi mà của nhiều đồng nghiệp trường anh. Nhưng anh không nản, vẫn hăm hở vẽ. Anh tin chắc một điều, xung quanh sự cô đơn của thiên tài bao giờ cũng đầy rẫy sự ghen tị bất tài. Con người kể cũng buồn cười. Đàn bà cố nghĩ mình là đẹp. Trí thức cố chứng tỏ uyên bác. Nghệ sĩ sợ bị coi là bất tài. Tôi bảo anh, anh phải kiếm tiền, có tiền người ta sẽ nghĩ về anh khác. Anh khinh bạc "tiền là cái gì". Tôi hỏi lại Giáo sư Trần, Giáo sư nói đơn giản nhưng tôi nghĩ là đúng. Tiền là phương tiện tốt nhất để đưa đến hạnh phúc.
    Một thời gian dài, đối với tôi, giáo sư Trần là thần tượng. Mái tóc muối tiêu vừa đủ bồng bềnh quanh vầng trán rộng. Kiến thức tuyệt vời và năng khiếu ngoại ngữ tuyệt vời. Giáo sư làm đau lòng các cô gái mới lớn và làm hài lòng các nàng quả phụ có tiền. Giáo sư là bạn của bố tôi và sau đó là người tình của mẹ tôi. Tôi hết "sốc" rồi. "Hỡi ơi, tôi không bao giờ được trẻ. Khi tôi trẻ, tôi đã già một nghìn tuổi hơn tất cả những người già". Không hiểu Nietzche hay Kafka đã nói như vậy. Tôi không còn thiếu nữ năm tôi học dở lớp 12 và lúc tôi tốt nghiệp đại học, tốt nghiệp về nhiều mặt. Các bạn gái cùng lớp của tôi nhiều người phải giấu, phải che. Biết sao được. Không ít những ông bố, bà mẹ về già mới chịu đứng đắn nổi cơn dị ứng khi thấy phong hóa suy đồi. Báo Tiền Phong trong hàng chục số liên tiếp mở diễn đàn cho thanh niên nam nữ tranh cãi về chữ trinh. Tham gia hăng hái nhất là những phụ nữ ế chồng. Tôi yêu đàn ông hơn đàn bà, tất nhiên là những đàn ông thông minh. Tôi vò mái tóc bạc của giáo sư, nũng nịu hỏi:
    - Anh có thấy vấn đề gì về đạo đức không?
    - Em đáng sợ lắm.
    - Anh ngại mọi người biết à?
    - Nếu mọi người biết, anh sẽ nổi tiếng như ông già Goethe.
    Tôi là thư ký của giáo sư. Quan hệ giữa chúng tôi thỏa thuận là bí mật. Những người có học hay ở chỗ luôn có đủ chữ nghĩa để biện minh cho các hành vi của mình. Hồi yêu tôi - cứ cho là như vậy. Giáo sư viết một loạt bài khảo cứu rất sâu sắc về tâm thức người Việt. Tình yêu không những là động lực của thi ca mà còn là động lực của khoa học. Trong ngành dọc của mình, giáo sư Trần nổi tiếng là người có nhiều ý kiến. Đương nhiên có vài trùng lặp, kể cả ý người khác. Tôi thích trí thức hơn nghệ sĩ, đặc biệt là những nhà nghiên cứu khoa học xã hội, họ vay mượn nhưng sáng tạo. Giáo sư Trần nói: "Sự trung thực cực đoan không có chỗ đứng trong khoa học. Em đọc nhiều nhưng đừng nên tin sách".
    - Thế có nghĩa tất cả chỉ là giả dối?
    - Anh không biết.
    Tôi tò mò nhìn giáo sư. Câu trả lời phảng phất của một công án Thiền. Ngộ tính của tôi thấp, tôi chưa đạt đến cảnh giới của sự biết. Hồi ấy, có lẽ tôi yêu sự uyên bác bàng bạc khó hiểu ở giáo sư. Tuy nhiên, tôi tin giáo sư thật thà vì đa phần khi bàn về học thuật cả hai chúng tôi đều nằm trên giường không mặc quần áo gì cả.
    Chồng tôi bắt đầu hút thuốc, loại Dunhill đỏ. Mùi khói nặng làm tôi tỉnh táo. Mưa có vẻ dày hạt hơn. Chúng tôi sẽ về cái vila nhỏ chồng tôi mới thuê ở sát mép hồ Trúc Bạch. Tôi hồi hộp quay lại đằng sau. Một sự mơ hồ rất lạ nào đó kích động. Vẫn thấy anh. Cái xe "cuốc" lảo đảo đi sau với một khoảng cách nhất định. Anh ấy yêu mình, anh ấy thực sự yêu mình. Tại sao tôi lại không tin vào điều ấy. Ở sâu trong tôi rung rinh xanh non như cái thuở đi học be bé vẫn thường tin trong mỗi quả thị đều có cô Tấm. Trước hôm đi Đà Lạt, tôi qua nhà anh. Căn phòng nhỏ trên gác hai bừa bộn những tranh dang dở. "Em sẽ lấy chồng vào cuối thu". Anh lặng người cầm tay tôi. Bản "Hạ trắng" tha thiết với kèn saxophone từ cái cassette đặt chênh vênh trên nóc tủ. Anh nấc khe khẽ rồi òa khóc. Tôi rút gói Dunhill châm bâng quơ một điếu cố không nhả khói. Anh yếu đuối quá.
    - Người ấy chắc là nhiều tiền - Giọng anh khàn khàn.
    - Chồng em là người nước ngoài.
    Anh đột ngột hôn tôi, vòng tay hầm hầm níu kéo. Cũng như nhiều người đàn ông người yêu tôi vẫn có kiểu ham muốn ấy. Tôi gỡ nhẹ tay anh, sự vớt vát làm tôi ghê. Khi yêu, người ta đều mong muốn trinh bạch. Tôi không còn và cái số tôi mãi mãi không được gặp. Nhưng hôm nay, tôi hy vọng là ngày hạnh phúc.
    Đến đầu đường Thanh Niên, xe hoa đi nhanh hơn. Tôi hạ cửa kính xe, mưa bay ngược đầm đậm tạt. Tôi ngoái hẳn người, không còn thấy anh nữa. Tôi rưng rưng buồn. Xe hoa dừng trước ngôi nhà hai tầng xinh xắn quét vôi màu be nhạt. Tôi cởi voan, chồng tôi mở cửa xe. Tôi đã có gia đình, hôn nhân không hẳn là hạnh phúc. Chợt nhiên tôi bảo: "Em phải quay về nhà". Chồng tôi ngạc nhiên. Tôi giải thích, tập tục nghìn đời của người Việt, con gái sau khi đón dâu bắt buộc phải về một mình, chào bố mẹ. Chồng tôi chiều và tin tôi. Tôi đưa chồng tôi bó hoa cưới và nói sẽ đi chừng ba chục phút. Chồng tôi vội vã chạy ra bảo cậu lái xe, cái Toyota trắng sữa chạy chầm chậm quay lại con đường chúng tôi vừa đi. Mặt Hồ Tây sóng sánh màu sáng dù trời vẫn nặng mây. Tôi thấy nhớ anh, tha thiết nhớ. Hạnh phúc là tình yêu. Xe đi dọc Thụy Khê đỗ trước cửa nhà anh. Tôi rút tờ năm mươi "đô" đưa cậu lái xe dặn ngồi chờ. Cái cầu thang lên căn phòng gác hai quen thuộc ẩm ướt rêu. Tôi không gõ cửa, luồn tay qua lỗ nhỏ hất then như bao lần tôi đã từng mở. Người yêu của tôi không ở một mình. Tôi cắn môi. Trong quả thị vẫn chỉ là hột thị. Chàng họa sĩ của tôi đang gục đầu vào lòng cô người mẫu có nhiều nét tròn. Anh ngẩng khuôn mặt bết nước mưa hay nước mắt ngơ ngác nhìn tôi. Tôi bước xuống cầu thang từng bước một. Trời vẫn sũng đầy hạt nước. Hình như ngày cưới của ai cũng có mưa.
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Bờ Mưa
    Phạm Sông Hồng


    Năm ấy, lũ chim không về làm tổ ở khu vườn. Bà ngoại tôi ngồi ở bậc thềm, nhìn vào khoảng không hun hút trước mắt. Trời không mưa không nắng, xám xịt một màu chì. Tôi không biết bà tôi nghĩ gì, nhưng chắc chắn là đang nghĩ. Dáng ngồi như thế, tấm lưng còn tựa vào cửa cũ, nửa như lơ đễnh, nửa như coi cánh cửa ấy là một điểm tựa.Ðúng rồi, cái cánh cửa là điểm tựa của bà. Bà ngồi như thế lâu rồi, từ ngày tháng năm này qua ngày tháng năm khác. Bà tựa vào tiếng răng của lũ mọt, hình như là hoài nhớ về những ngày đã qua nhiều hơn là nghĩ đến ngày mai. Tôi ôm con mèo cái già có bộ lông màu xám tro vào lòng, vuốt ve nó. Nó chừng như cũng đã mệt mỏi vì quãng đời có tuổi của mình mà không chờn vờn đôi bàn tay thô kệch của tôi, bộ ria mép chỉ hơi khẽ động đậy.Nó lim dim đôi mắt. Tôi thấy thái độ của nó giống bà tôi quá. So với lũ mèo, nó cũng có tuổi, nó cũng đã là một con mèo già. Mà già rồi thì hay mệt mỏi. Chắc lúc này ở trong tay tôi, nó cũng đang suy nghĩ, suy nghĩ theo kiểu loài mèo. Nó nghĩ gì thì chỉ có trời mới biết được (có khi loài mèo biết?). Nhưng tôi thầm nghĩ, biết đâu nó cũng như bà tôi, tức là đang hoài nhớ về cái thời đã qua thì sao? Tuổi thơ tôi là một chuỗi những ngày tháng không tên. Cứ lặng lờ lặng lờ, chẳng có gì sôi nổi. Tôi ở với bà từ ngày còn nhỏ. Ngày xưa dì Mân cũng ở với bà, nhưng dì Mân vì lý do nào đó tác động đến mà sinh mất trí, bỏ nhà đi lâu rồi. Ði, rồi từ đấy không về. Và cũng chẳng có tin tức gì, không biết còn sống hay đã chết. Thỉnh thoảng, tôi ngây ngô nhắc đến gì như một lẽ bình thường, bà tôi lại chảy nước mắt. Ông Hân, hàng xóm nhà tôi bảo: "Bà cháu đã mất hai anh con cả trong cuộc chiến. Mất cả mẹ cháu, bây giờ lại mất cô con gái ngay giữa thời bình....". Ông Hân nói thế rồi đi về nhà. Nhưng ông đã thức dậy trong tôi hình ảnh một người đàn bà bỏ con lại cho mẹ già, đi biền biệt. Người ấy là mẹ tôi, tôi chưa biết mặt mẹ bao giờ! Suốt những năm tháng hiện diện ở bên bà, tôi ít khi thấy bà tôi cười, hay đúng hơn là chưa bao giờ thấy bà tôi cười dù chỉ khe khẽ. Và tôi như nhánh mạ non mọc trên cánh đồng bà ngoại, cánh đồng ấy là vô cùng. Tôi cũng ít cười, ít khóc. Tôi là cái gì thì lẳng lặng làm theo ý mình. Làm xong rồi mới nhớ đến việc phải hỏi bà: "Bà thấy cháu làm cái này, (hay cái kia) thế nào? Có được không?". Những lúc ấy bà im lặng gật đầu và nhìn đi đâu. Hay cũng có khi bà mải vào bếp, dáng đi lệch đầy vẻ cam chịu, mà quên cả câu trả lời dành cho tôi. Mấy hôm nay con mèo cái gì có bộ lông màu xám tro bỏ đi đâu, không thấy về nhà. Bà tôi vẫn ngồi ở bậc thềm, nhìn vào khoảng không hun hút trước mặt. Trời không nắng, nhưng hưng hửng hơn một chút. Tôi không có con mèo để ôm nó vào lòng vuốt ve như mọi bữa, quay ra bẻ cọng rơm chổi nghịch đĩa cơm bà để phần nhỡ nó có về thì ăn. Nghịch chán, tôi ngồi tì tay lên má nhìn đàn kiến đen hành quân. Lũ kiến thì nhỏ nhoi nhưng hạt cơm thì kềnh càng, thế mà chúng cũng tha cho được. Tôi nghĩ vớ vẩn, bây giờ cho tôi cái giò mà to hơn người tôi một chút, không biết tôi có tha nổi không? Nhưng rồi tôi lại nghĩ đến những người thợ thuyền. Nghĩ đến bà. Nỗi buồn bà mang làm gì có ranh giới. Rồi tôi lại lắc đầu. Chịu, không sao lý giải nổi. Ðêm. Trời nổi gió, nhưng mà không mưa. Tôi nằm bên bà, mắt thao láo nhìn lên những kèo, cột, giằng nhà. Bà hờ hững phe phẩy cái quạt nan, chẳng vào đâu, tôi không được mát, bà cũng không được mát! Chợt có tiếng động trên mái, tôi tập trung nhìn lên đó nhưng không thấy gì. Rồi có tiếng của con mèo già nhà tôi với tiếng của những con mèo lạ. Chúng chạy rầm rập trên mái, gào lên gọi nhau bằng những âm thanh nghe ghê rợn. Tôi dựng tóc gáy nép sát vào bên bà. Tôi nhớ ngày xưa đã có lần bà giải thích cho tôi rằng, mùa này là mùa lũ mèo tìm nhau. Loài mèo thuỷ chung lắm! Nhưng nghe tiếng kêu của chúng, tôi vẫn sợ. Tôi im lặng, nem nép, mắt mở trừng trừng. Chợt tôi nghe tiếng bà thở dài. Giữa lúc tiếng con mèo đực nào đó với tiếng con mèo cái già nhà tôi đáp lại nhau. Sau đó thì lặng im, chúng bỏ đi đâu mất... Qua thời gian đấy, con mèo cái già trở về nhà. Nó nằm trên bậc thêm sưởi nắng. Tôi thấy người nó to hơn, và có vẻ nặng nề, bữa ăn không hết đĩa cơm. Nó trở nên lười biếng, chỉ suốt ngày cuộn mình nằm ngủ. Bà tôi ngồi tựa cửa, nhìn sang nó, thở dài. Tôi không biết bà đang nghĩ gì, chắc vẫn chỉ có thế thôi! Có tin của cô tôi ở tỉnh nào đấy xa xa. Một buổi chiều, ông bưu điện tìm đến đưa cho bà tôi cái phong bì màu xanh xanh hồng hồng, thơm thơm mùi nước hoa. Tôi cầm nó xăm xoi. Từ bé tôi mới nhìn thấy cái phong bì đẹp như thế, cứ y như... Tây. Tối, ông Hân sang chơi, bà tôi đưa cái thư cho ông đọc. Ðọc xong ông Hân với bà tôi ngồi nói chuyện, tôi nằm ê a hát mấy bài hát trẻ con cũ rích, và ngủ quên từ lúc nào. Hôm sau ông Hân đi đâu đấy, không ở nhà. Ba hôm sau nữa.... Cho đến lúc trời xâm xẩm tối, ông Hân đeo lỉnh kỉnh những cái túi ở đâu đó về thẳng nhà tôi. Uống ngụm nước bà tôi đưa, còn dở dang, ông Hân đứng lên dốc ngược mấy cái túi, các thứ lăn ra giường. Tôi ngạc nhiên giương mắt nhìn. Ông Hân cầm con búp bê tóc vàng: "Con búp bê này, dì Mân gửi cho cháu. Cầm lấy mà chơi!". Tôi ôm em bé búp bê, ngỡ như là trong tưởng tượng. Lần đầu tiên, tôi thấy bà tôi cười. Ông Hân phá bụi mây ngăn giữa hai nhà, tôi chạy loăng quăng như con loi choi mà ngồi chơi với em bé búp bê của mình: "Cháu sẽ gọi là ông ngoại". Ông Hân nghỉ tay vào thềm ngồi hút thuốc, bà tôi ngồi bên cạnh rót nước chè cho ông. Tôi nghĩ, ông Hân như cái cột lắp cánh cửa sắp rơi ra của nhà tôi, là chỗ cho bà tôi tựa. Năm ấy tôi mười tuổi. Năm ấy con mèo cái già có bộ lông màu xám tro đẻ được ba con. Hai con khoang và một con tam thể. Năm ấy bầy chim lại tìm về làm tổ, hót vang ở khu vườn
    Lovetolive[/size=18]
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 17:45 ngày 11/07/2003
  5. remix

    remix Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    0
    Có Một Mối Tình
    Nguyên Hương
    S áng hủ tíu, trưa cơm đĩa, chiều cháo lòng . Ngày ba bữa nó đi tới gánh hàng ăn đó . Vì nhu cầu ăn uống thì ít ( chợ này thiếu gì hàng ăn ). Mà vì con nhỏ thì đúng hơn
    Chẳng biết từ bao giờ , hễ bà chủ ngồi bán, con nhỏ dọn dẹp thì không n''oi gì . Mỗi lần bà chủ bận việc giao hàng cho con nhỏ bán thì tô hủ tíu hoặc đĩa cơm của nó thế nào cũng được thêm một miếng thịt, một miếng đậu hoặc một con tôm . Ðiều này là một bí mật giữa hai đứa - là bí mật và một niềm vui !
    Riêng bữa ăn chiều thì bất tiện . Nó làm nghề khuân vác ở bến xe . Chiều mà ăn cháo thì không đủ sức để vác hàng khi có xe về khuay . Nhưng không ăn cháo thì lấy cớ gì để đi tới đó ? Vậy là nó ăn cơm ở một nơi khác và tới đó ăn thêm tô cháo . Tốn tiền hơn nhưng cuộc đời vui hơn !
    Buổi tối, dưới mái hiên của hàng lang khu vực văn phòng bến xe liên tỉnh, chỗ ngủ bao năm nay của nó, nó gác tay ra sau gáy nằm tưởng tượng ra giờ này chắc con nhỏ đang rửa tô chén nồi niêu và làm hàng sớm mai bán . Rồi nó tự hỏi : "Không biết con nhỏ có nhớ tới mình không ?". Nó đỏ mặt trong bóng đêm và thấy lòng lâng lâng một cảm giác lạ lùng . Con nhỏ mời khách và ánh mắt vụt sáng rỡ lên khi nhìn thấy nó tới, tia cười lấp lánh trong mắt con nhỏ đủ cho nó không cần ăn mà vẫn thấy no .
    - Mày không ăn chỗ khác đổi món, ăn hoài ở quán bà Thơm không ớn hả Năm Tạ ?
    Năm Tạ là biệt danh mà dân khuân vác bến xe đặt cho nó sau lần xe ba gác tới chậm, sợ trễ giờ xe hàng chạy, nó vác năm bao hàng mỗi bao gần một ta đi phăng phăng từ nhà chủ đến bến xe . Còn tên của nó thì người ta đã quên từ lâu rồi . Cả nó, nó cũng không muốn nhớ tên củ của mình dù nó biết nó đã từng có một cái tên, tên do bà mẹ nuôi đặt cho nó . Bà thường kể cho mọi người rằng bà lượm nó trên đường chạy sặc tiếng đạn bay của chiến tranh, lúc đó nó đang khóc ngắn ngặt bên xác má nó . Bà hay nó rằng bà nuôi nó làm phước . Năm có mười ba tuổi . Thằng con trai của bà trạc tuổi nó bị dịch tả chết, bà vật vã khóc và rên đi rên lại : "Trời ơi là trời ! Sao không chết thằng này mà chết thằng kia ". Nó lẳng lặng bỏ nhà ra đi . Bị hiếp đáp có, nó ăn hiếp đứa khác cũng có, và móc túi người khác cũng có ... Người ta gọi nó là "thằng kia", "thằng to đầu", có người gọi "ê, nhờ chút coi". Lần bị cảnh sát bắt giữ vì tội đánh bài, hỏi tên nó lầm lì "không biết". một cái tát và nhốt ba ngày . Lần sau lại bị bắt vì tội đánh nhau, lại hỏi tên, nó vẫn lầm lì "không biết", trả lời xong nó hất mặt lên chờ một cái tát khác . Nhưng may cho nó, lần này là một anh cảnh sát khác . Anh hỏi nó có muốn làm việc đàng hoàng không ?
    Nó trở thành công nhân của "Tổ hợp làm chổi đót". Ðược sáu tháng, tổ hợp tan tành vì vỡ nợ . Nó lại thất nghiệp . Ngày tháng lang bạt lại tiếp nối và bây giờ nó làm phu khuân vác ở bến xe ...
    - Chưa ngủ sao mà trăn trở hoài vậy Năm Tạ ? Ngủ chút đi lấy sức, khuay xe hàng về mà làm .
    - Mày ngủ trước đi ! - Nó trả lời cụt lủn .
    Vài phút sau, Sáu Móm, cũng dân bến xe như nó, đã quấn mền ngủ khì . Nó không ngủ được . Nó nằm nhìn bầu trời qua trần mùng rách lỗ chỗ . Mái hiên rộng nên bầu trời bị che khuất một nửa , phần nó nhìn thấy là vầng trăng lưỡi liềm với quầng sáng mỏng mảnh và nó mỉn cười , khi nhận thấy quầng sáng mỏng giống màu áo củ con nhỏ .
    - o O o -
    Thường thì bà chủ chỉ gánh hàng cho con nhỏ vào những lúc vắng khách . hôm nay bà chủ đi đâu giao cho con nhỏ bán suốt cả ngày .
    Ðiã cơm trưa của nó đầy ụ và nhiều thiệt trứng đến nỗi nó ngồi ngẩn ra thật lâu trước khi ăn . Ðiều gì đó tưng bừng hân hoan trong lòng nó . Rồi đến khi móc túi trả tiền, con nhỏ đảo mắt nhìn quanh rùi nói nhanh :
    - Thôi, cất tiền đi !
    Nó sững sờ . Nhưng phản xạ của một kẻ từng trải trong nghề làm thuê mướn khiến nó nhét lại rất nhanh tờ giấy bạc hai ngàn đồng vào túi trước khi có ai kịp thấy để méc lại bà chủ .
    - Sao không lấy ? Nó lúng búng trong miệng, xúc động đến run tay .
    - Ðã nó là thôi mà ! - Con nhỏ cười cười trả lời, mặt ửng đỏ . Suốt buổi chiều đó, nó không làm được gì . Cũng may là chiều nay xe hàng không về nên việc nó ngồi yên không làm ai chú ý . Chỉ có Sáu Móm hỏi nó :
    - Bịnh hả ? Làm ly cà phê đá là khoẻ ngay .
    Cái bịnh này không chữa bằng cà phê đá được - Nó nghĩ thầm và thoát khỏi sự quan tâm của Sáu Móm - mà nó cho là đang quấy rầy nó - bằng cách đứng lên đi chổ khác .
    Với tờ hai ngàn đồng trong túi, nó đi lang thang trên đường phố . Nó thấy con đường bỗng sạch sẽ hơn, phố đẹp hơn, và nó không giống nó ngày hôm qua ! Nó chợt nhớ ra nó đã hai mươi tuổi !. Ði một lúc nó giật mình nhận ra mình đang đi về hướng quán bà Thơm, nó sượng sùng quay về ngõ khác . Lòng dạ xao xuyến khinh khủng !
    Làm cái gì bây giờ ? Phải làm một cái gì đó thật đặc biệt . Ờ, một cái gì đó thật đặc biệt . Ờ, lấy hai ngàn đồng này mua cho con nhỏ một cái nơ kẹp tóc ! Ý nghĩ tuyệt vời xẹt qua tâm trí và nó vội vàng đi về phiá chợ bán tạp hoá .
    - Kẹp xịn mười hai ngàn, kẹp thường tám ngàn, kẹp dỏm bốn ngàn . Kẹp con ****, kẹp xòe, kẹp đá ... cậu ưng kẹp nào ? - Người bán hàng vừa giới thiệu các loại kẹp, vưà dòm chừng nó bằng ánh mắt nghi hoặc .
    Nó bối rối thộn người những cái nơ xanh đỏ sặc sỡ . Rồi nó chỉ tay vào một cái kẹp bằng lụa màu đỏ .
    - Cái này hả ? Loại xịn nhất đó, mười lăm ngàng .
    Nó móc túi lấy tiền trả như bị thôi miên . Rồi nó thận trọng cầm lấy cái kẹp như sợ những ngón tay chai lì của mình làm đau lớp lụa mỏng . Thật là đẹp ! Nó nghĩ thầm . Rồi nó chợt nhận ra cái mình đang mặc quá cũ kỹ . A, từ nay trở đi nó sẽ không làm được bao nhiêu tiền thì xài hết bấy nhiêu nữa . Nó sẽ để dành tiền, việc trước tiên là may một cái áo mới ... rồi ... rồi - nó ngắm nghía cái kẹp và bắt đầu mơ mộng .
    Buổi chiều, nó đi về phiá con nhỏ . Nó ngồi ăn tô cháo thật chậm đợi khách vắng .
    - Thích kẹp tóc không ? - Nó hỏi .
    - Kẹp gì ? - Con nhỏ hỏi lại .
    - Kẹp này nè ! - Nó xià cái kẹp ra và quày quà bỏ đi . Ðột nhiên nó hoảng hồn nhận ra mình đã làm một việc động trời .
    - o O o -
    Ba ngày sau nó mới dám quay lại ăn cơm trưa . Trên đường nó tưởng tượng ra dáng con nhỏ ngồi với cái đuôi tóc kẹp cái nơ đỏ . Nó cười một mình, nghĩ tới tia cười lấp lánh trong mắt con nhỏ .
    Rồi nó khựng lại trước khoảng thềm vắng vẻ . Chỗ để gánh hàng ăn ngày nào giờ chỉ còn lại một cái ghế chổng ngược chân lên cái bàn gỗ .
    Một cái gì đó rất sắc cứa ngang trái tim chết lặng của nó . Nó chôn chân tại chỗ, hụt hẫng .
    - Bà Thơm trốn nợ đi rồi . Con nhỏ người ở hôm qua hôm kia còn thấy quanh quẩn ở đây mà hôm nay cũng đi đâu mất rồi . Cái con đó cũng ghê lắm . Cái ngày bà Thơm trốn đi mà chưa ai biết đó, nó ngồi bán hàng tưởng bở ăn cắp tiền sắm cái nơ kẹp tóc xịn nghe đâu hai mươi mấy ngàn đồng một cái . Thứ đó ai mà dám thuê nữa . Ði đâu xa xa không ai biết thì may ra ...
    Nó muốn giáng vô mặt người đàn bà đang nói một cú đấm nhưng nó ghìm lại được . Nó lầm lũi quay đi . Nó đi, đi, đi giữa ánh nắng mặt trời buổi trưa nóng cháy da cho đến khi đập lên vai nó :
    - Về bến lẹ lên - Giọng Sáu Món oang oang - Xe hàng sắp về rồi . Có tới ba xe chở gạo lận . Ủa ! Sao mày khóc ?

  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Thằng Bần ( I )
    Trọng Hứa


    I
    Trên con đường từ chợ về làng Nội, thằng Bần nhập vào đám người gồng gánh, dẫn dệu đi từ từ như không có việc gì vội cả. Người hắn cao lênh khênh vượt hẳn những người đàn bà đội nón quả bứạ Người ta trông rõ cái đầu mới cạo trọc hãy còn bóng dưới ánh nắng. Bần như không biết có nắng nữạ Gã vừa đi vừa nhìn xuống đất ra đều chăm chú nghĩ ngợi, nhưng đôi mắt diều hâu, có nhiều lòng trắng dưới vầng trán răn và bám ghét vàng xạm đôi chốc lại đưa đẩy liếc người về chợ một cách gian giảo vô cùng.
    Có lẽ gã thầm tính xem trong cái thúng của người đi trước, đựng những gì để có thể đỡ nhẹ của bà tạ Một mớ rau, một cái bánh tráng, vài bắp ngô hay một cái gầu mới mua, vật gì cũng được. Gã sẽ lấy thật nhẹ nhàng, rồi rón rén bước quay ngược lại đường người bị mất cắp. Ít khi gã phải chạy lắm vì như một người lão luyện đã từng ra chiến trường nhiều trận, thằng Bần rất bình tĩnh. Vả lại người trong chợ quê cũng hiền lành. Như thế mỗi phiên chợ Bần có thể kiếm được nhiều thứ rất khác nhaụ Gã sẽ đem đến một hàng nào ở chợ đó, một hàng quen và cũng biết thừa nghề nghiệp của gã, bán được vài đồng rồi uống một bữa rượu như mọi kẻ phàm phu khác. Một kẻ cắp ở chợ quê thật không có gì khác thường lắm.
    Nhưng tại sao hôm nay vào khoảng mới để cầy mà thằng Bần đã về chợ? Quả thật hôm nay gã không có ý muốn làm việc nữa khi đi lừ đừ như thế kiạ Không, gã không có ý muốn lấy của cái nhà bà đi trước mặt, có đôi thừng lại để một cách lơ đễnh trên miệng thúng như thế. Hay là Bần vội về làm cá, vì tay gã xách đôi cá chép khá lớn còn tươị.. Những người quen thuộc trong xã có thể biết rằng nó đã lấy của một người hàng cá nào đó trong phiên chợ. Chính họ biết rõ rằng thằng Bần, cái thằng cao lênh khênh, thỉnh thoảng ăn mặc rách rưới không đủ che thân đó, chỉ chuyên môn ăn cắp vặt trong ngày phiên chợ. Họ biết như thế nhưng nhiều khi vẫn bị với nó như thường. Vì đồ vật mất mát chẳng đáng bao nhiêu, họ chỉ đành chửi thằng Bần vài câụ Đổ đồng mỗi phiên chợ có đến hơn một chục người, khi về nhà rồi, phải lên tiếng rủa thằng Bần. Khi nào họ bị mất những thứ lặt vặt đựng trong thúng, hay những thứ quà mua cho trẻ thì chính là thằng Bần chứ không saị
    - Phiên sau bà gặp thì cứ bỏ xác. Bà bảo cho màỵ
    Nhưng phiên sau, cũng chẳng ai buồn "bảo" gì nó, vì thằng Bần có tài về chỗ này lắm. Gã không điếc, nhưng có thể nghiễm nhiên mỉm cười như không nghe thấy một tiếng gì cả khi nghe người ta chửi rủa gã bằng đủ các thứ tiếng. Có nhiều bà nóng tính, chợt khi bắt được tay gã thò vào thúng của mình, đã nắm lấy tay đó và vả vào mặt gã một cách hăng hái, cái mặt khá to, gân guốc mà sáng sủa, có một hàng râu mép đen ngòm. Bần để cho họ tát vài cái rồi gã mỉm cười, nắm lấy tay bà kia mà nói như với một người quen thuộc lâu năm: "Con xin bà! Thôi con xin bà."
    Dưới con mắt của cả vùng Nội, thằng Bần là một thứ người không có luân lý, một thứ người chẳng còn biết phải trái, lễ nghĩa, nói chi đến giáo dục học hành. Người ta biết tông tích gã là con một người nghèo rớt mồng tơi suốt đời đi ở; thằng Bần cũng đi ở, nhưng khi lớn lên bố gã đã chết, thằng Bần không chịu được tính khắt khe của bà Nhiêu, cãi lại một trận thực đáo để, rồi về nếp nhà là phía cuối làng ở với một đứa em gáị Gã có một đứa em gái, dáng người cũng hơi cao như gã, khuôn mặt trắng và gãy gọn. Năm nay cô Mỹ đã gần hai mươị Kể trong làng, cô Mỹ đứng vào hạng xinh đẹp rồi, nhưng ai ai cũng đều biết cô là em một tên ăn cắp chợ có danh như thằng Bần. Cô Mỹ làm hàng sáo; một mình cô có thể nuôi nổi thằng Bần nếu gã cứ ngồi không cũng được. Nhưng nghiện rượu và nghiện thuốc phiện, gã còn cần phải làm việc để cho đủ ăn và thỏa cái tính thích ăn cắp của mình. Gã yên trí ngay rằng, trong làng, mình đứng vào một hạng cuối cùng nhất, vậy thì việc quái gì mình phải câu nệ giữ gìn, nhất là khi gã cần hút như thế. Và lại còn những bữa rượu nữạ Chao ôi! Thật là thú vị biết bao nhiêu khi người ta đã nhịn bao nhiêu hôm mới được một khói thuốc hay một ngụm rượu thật chát của lão Ba Còm dưới Cò. Bao nhiêu năm sống theo thú tính, gã đàn ông cao lênh khênh và lực lưỡng ấy đã rèn luyện tâm hồn chỉ còn biết quay cuồng vào mấy việc hút và uống.
    Con em gã không dám nói gì, vì thật ra cô rất thương ông anh. Bao lần đi chợ về cô đã mua những miếng đậu ngon lành, một ít tôm khô hay có khi một miếng thịt cho anh uống rượụ Cô coi anh như một con bệnh mắc một chứng nan y rồị Vậy cứ mặc cho "ông ấy muốn ra thế nào thì ra". Người trong làng cũng đã khinh hai anh em cô nhiều lắm, dù thằng Bần có không ăn cắp, không hút thuốc, không uống rượu nữa, người ta vẫn khinh như thường, vì anh em cô đã mắc một tội lớn là không giàu có và không phải là dòng dõi một nhà gia thế. Con em thằng Bần, bao nhiêu tháng ngày chỉ là một bậc nhan sắc làm cho nhiều chàng trai làng thèm thuồng, làm cho những người ở chợ xa tấm tắc để ý mà thôị Chưa ai dám đè lên dư luận mà ngỏ ý cưới xin. Nhưng có lẽ cũng giống tính thằng Bần, con Mỹ không cần gì cả. Nó hợp bọn với lũ hàng sáo nghèo trong ba thôn, ngày ngày nhởn nhơ đi chợ đong thóc, tươi cười hớn hở, và thỉnh thoảng lại trang điểm thêm vào những bộ cánh đã cũ mà nó vẫn cố vá víu cho thật lành lặn. Thằng Bần cũng có một bộ cánh còn tươm tươm, của em gã may cho từ lâụ Nhưng ít khi gã dùng tới vì không hiểu sao gã lại thích những bộ quần áo rách như giẻ lau, những khi ra gió cứ bay phấp phới như cờ cúng cháọ Có lẽ bộ y phục như vậy hợp với Bần hơn trong khi gã làm việc. Sự thường khi nào ăn cắp không trôi gã vội giở giọng ra xin ngaỵ Và một đôi phen, túng quẫn quá, gã vẫn chờ những ông khách sang trọng của người trong vùng, trên xe tay xuống dốc đê chợ, rồi chìa tay ra mà nói:
    - "Ông Cả? Ông giúp cho cháu vài đồng? Dạo này túng quá".
    Gã lại giở cái giọng như vẫn nói với một người quen lâu năm. Những người khách lạ này thế nào cũng tưởng gã là một người làng cơ nhỡ. Nhưng những sự như thế đã hiếm lắm trong mấy năm gần đâỵ Có nhiều dạo, thằng Bần không có vẻ túng chút nàọ Gã đã vớ được món gì kha khá đó và con em buôn bán lại trôi chẩỵ
    Như hôm nay chẳng hạn, thằng Bần đang đăm đăm nghĩ gì vậỷ Chợ chưa vãn sao gã không ở lại làm việc?
    Chặng rày gạo cao vô cùng. Một giọt rượu đắt gấp năm trước, thuốc phiện thì thật đắt như vàng lỏng. Đã mấy hôm nay Bần không được một khói thuốc nào cả. Đi qua nhà cụ Ba Nghèn, lão phú hộ ở làng ngoài, gã vẫn ghếch mũi vào phía cổng, cố đánh hơi lấy cái mùi thuốc thân yêu, ngon ngọt một cách lạ lùng đó. Nếu lúc này gã được nằm trên cái xập gụ, cạnh cái tủ chè nhà lão Ba mà hút một điếu, một điếu thôi, thì không biết ra sao nhỉ? Trời ơi, chỉ được như thế, gã có thể ngất đi vì sung sướng. Hút xong một điếu thuốc. Hà! Thứ thuốc đằng hạng nhất, ở cái bàn đèn có nhiều đồ dùng sang trọng, có đèn đốt bằng thứ dầu lạc trong như thủy tinh. Gã sẽ nằm như lão Ba, gối đầu lên cái gối sơn quang dầu, tay đè lên trán, chân bắt chữ ngũ, và sau khi tợp một chén nước trà nóng, sẽ từ từ thở làn khói đã loãng như sương ra trong gian nhà ấm áp. Lão Ba kia là hạng người nào mà sướng như vậy nhỉ? Thằng Bần quay cuồng vì những ước vọng thèm khát, thấy khô cả cổ khi nghĩ đến hình lão Ba Nghèn béo trắng có cặp má hây hây như một đứa con gáị Cái bộ mặt đó thật đáng ghét. Bần cũng không hiểu là ghét lão Ba vì lão giàu quá, kín cổng cao tường quá, hay vì lão mộr lần đã sai thằng người nhà tống cửa mình một cách thẳng cánh, khi Bần lải nhải đến xin một ít sáị
    Đi qua cổng làng Nội, thằng Bần lại đưa mắt nhìn mấy người cùng đường một cách đặc gian giảo như một thằng ăn cắp thực thụ, rồi lủi nhanh vào trong một ngõ nhỏ có cái cổng gạch ở trong cùng. Gã có đủ thông minh để đoán được rằng mọi người có thể tò mò muốn biết gã vào cái ngõ này làm gì; cái thứ thằng Bần còn đánh bạn với ai trong kiạ Có họa là nó định vào vườn cụ Chánh cựu để "lẩm" vài quả mướp hay bí gì đó. Muôn đời tên gian vẫn có vẻ gian. Gả mỉm cười theo lối riêng của mình, nhếch đôi môi thâm lệch về một bên cho thành một nét nhăn sâu lõm một bên mép khi không thấy có ai đi trong ngõ. Vào giờ này phần nhiều họ bán mua tơ ở chợ nếu không thì đã dệt cửi trong nhà. Bần xách đôi cá, quả quyết mà thủng thẳng đi vào cổng gạch nhà cụ Chánh. Gã đi thong thả ra đều như một người làng quen thuộc cụ Chánh lắm. Đi qua sau, gian nhà ngang, Bần bước thẳng vào sân. Một con chó vàng xồ ra cắn rất dữ, có lẽ vì chưa bao giờ thấy một ông khách đúng sở thích của nó như vậỵ Thằng Bần thản nhiên bước lên hiên một nếp nhà tây có quạt kéo mắc trên trần quét vôi trắng. Góc tường có kẻ hoa xanh đỏ lòe loẹt và những con dơi lớn. Cái kiểu này chỉ có những nhà giàu nơi thôn ổ mới tạo nên được.
    Thằng Bần đã ra vào đây nhiều lần. Gã biết nhà cụ Chánh, có ít người lắm. Một người con trai và hai đứa cháu; thằng thợ cầy thì thất thường. Người con trai đi làm xạ Hai đứa cháu đi chăn bò hay chơi ở chợ. Vào giờ này có thể biết đích rằng cụ Chánh đang hút. Cụ Chánh cũng là một dân nghiện, nhưng, theo ý thằng Bần thì không đến nỗi đáng ghét như lão Ba Nghèn. Nói làm sao được cho rõ tâm lý thằng Bần, thằng ăn cắp vặt đối với cụ Chánh bây giờ. Chẳng đã mấy lần, cụ vẫn gọi gã như con cái trong nhà, gọi gã bằng mày một cách thân mật, hay đôi khi một tiếng "con" nữa đấy ử Hồi thuốc rẻ có khi cụ Chánh đã cho thằng Bần một ít xáị Đối với cụ Chánh, Bần tự coi như tôi tớ chân taỵ Gã chào tất cả người nhà cụ khi gặp ở ngoài đường hay nơi nào cũng vậỵ Một lần vô phúc làm sao gã đã lấy nhầm phải cái nón của con bé mới ở nhà cụ Chánh. Khi biết ra, gã lập tức đem đến tận nhà trao trả và được nghe cụ Chánh cho một bài học luân lý. Cụ vốn hay diễn thuyết về đạo đức, tuy chính cụ là hiện thân của sự ích kỷ. Đã bao nhiêu năm, trâu bò ruộng nương, đều giắt nhau chui vào ống để cho một mình cụ hưởng. Trong khi lũ cháu lêu lổng đi chăn bò, không được học hành như một con nhà trung bình trong làng. Cụ viện lẽ rằng già rồi cần có sức khỏe trông nom công việc.

    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Thằng Bần ( II )
    Trọng Hứa
    Thằng Bần bước vào trong nhà. Một cụ già gầy và cao gần bằng gã, đang đọc một cuốn sách chữ nhọ Bần lên tiếng chào một cách khúm núm. Cụ Chánh lẩm nhẩm đọc khẽ: "Quan Tướng quân Nhất diện xuất quân... nhất diện phi báọ.." rồi ngắt lời hỏi Bần: "Gì đấy con?" Cụ nghiêng đầu nhìn qua trên mắt kính. Gã đến gần giường cụ xách đôi cá và nói khẽ:
    - Thưa cụ con có đôi cá đem đến... hầu cụ...
    Cụ Chánh đặt cuốn sách xuống, tháo kính ra, ngồi dậy khoanh tay vào hai gối, nhìn đôi cá mà mỉm cười!
    - Đánh được đấy chứ?
    Cụ cũng biết thừa cá lấy ở chợ nhưng vẫn hỏi như vậỵ Bần trả lời:
    - Vâng ạ, con đánh ngoài chuôm.
    Cụ già gật gù, nghĩ tới bữa cơm chiều nay chưa có ai đi chợ, vì nhà hết cả tiền. Món tiền cuối cùng tối hôm qua đã dùng mua mấy đồng cân thuốc. Hôm nay người con dâu lang thang ngoài chợ, bây giờ chưa về tất cũng chưa mua được gì. Cụ hất hàm mỉm cười lần thứ hai:
    - Thế định lấy bao nhiêủ Trả tiền nhá?
    Thằng ăn cắp cười hị hị khe khẽ. Gã thấy cụ Chánh mỉm cười thì đã thấy yên lòng lại thấy cụ bắt nọn rằng "giả tiền nhá", thì đoán mười mươi rằng cụ có thuốc đứt đi rồị Gã thở đánh phào một cái, lại cười khẽ một chút nữa rồi nói:
    - Hị, cụ cho con thuốc, đã mấy ngày nay nó vật khổ lắm. Suốt đêm con có ngủ đâụ
    Hai người nghiện nói chuyện với nhau thì dễ hiểu lắm. Gã không cần phải tả cảnh thiếu thuốc. Cụ Chánh è è cất giọng gọi:
    - Gái ơi, có đứa nào đấy không?
    Con bé chạy lên, cụ chỉ đôi cá:
    - Mang xuống, cất vào trạn, rồi chạy ra mé sau gọi anh Lãng về làm cá. Mau lên không có nó ươn rạ
    Cụ đứng lên về phía án thư, lấy ra một chai nhỏ đen kịt, rốc ra một chén đầy đưa cho thằng Bần. Đã mấy tháng nay, người con cụ gửi một thứ rượu về để cho cụ cai thuốc, nhưng cụ không có ý cai, nên để lẫn cả thuốc phiện vào đó. Thứ rượu cai mà người con ở xa gửi về thành ra một thứ thuốc phiện nước giúp cho cụ Chánh đỡ nghiện trong những ngày thiếu thuốc. Hôm nào có tiền mua thuốc cụ lại không dùng tới nữạ Cụ quát với thằng Bần:
    - Rượu bổ đấy, tao mấy hôm nay cũng hết cả thuốc. Phải pha lẫn nó vào mà hãm đấỵ
    Nói xong cụ lại cúi xuống gầm sạp, lôi khay đèn để lên giường, từ từ cẩn thận xếp từng thứ đồ dùng rạ Cụ đưa cho thằng Bần cái khay gỗ khảm bám thuốc bẩn và một mảnh giẻ nhỏ cũng cáu thuốc. Một tay gã bưng chén rượu, một tay gã cầm cái khay, thằng Bần rón rén đi ra hiên. Gã đặt tất cả xuống thềm gạch, rồi lại quay vào bưng tích nước rạ Gã run run nâng chén rượu uống từ từ, mắt lờ đờ đầy một vẻ hoan lạc, hồ như không muốn nhìn cảnh ngoại vật nữa, để hưởng hết hương vị chén rượu thuốc ngon ngọt. Uống hết gã rót một chén nước, tráng một lượt rồi đổ xuống khay, rồi lại một chén nữạ Gã lẩn thẩn mà chăm chú làm công việc đó như một đứa trẻ thơ đang ham chơị Nước sánh tràn ra khắp mặt khaỵ Bần nhúng cho ướt cả chiếc giẻ rồi vắt vào chén và trút nước trong khay rạ Bây giờ thì gã uống ừng ực mấy hơi dài, có lẽ vì chất thuốc của chén rượu thứ nhất đã ngấm vào tạng phủ kích thích tất cả các giác quan. Lần cuối cùng gã vét chiếc giẻ lên khay, rồi đưa luôn cả giẻ vào miệng như ngậm một viên kẹọ Một lát thoáng qua, gã đứng lên chào cụ già một tiếng, đi phứt qua sân ra ngõ. Cụ Chánh xếp lại bàn đèn nét mặt thản nhiên như không hề nhìn thấy cảnh vừa quạ
    Thằng Bần lảo đảo đi về phía cuối làng. Bần thần, choáng váng, lơ mơ sau một giây phút hoan lạc, gã thất thểu đi vội về phía nhà mình. Gió rét làm cho gã hơi run và tái mặt đị Mắt gã không trông thấy gì nữạ Chao ôi! Lão Ba Nghèn thật là sung sướng. Hút xong cẩn thận rồi, lão có phải đi như Bần này đâụ Càng nghĩ thằng Bần lại thấy càng thèm khát cảnh lão Ba Nghèn. Về tới nhà Bần lừ đừ đi vào, ngả phịch người xuống tấm phản gỗ. Miệng còn nhấm nháp vị nước đắng đắng mà lại ngon ngọt, và hơi tiếc rằng cái giẻ đã nhè ra ở giữa đường lúc nào không biết. Thằng Bần đã sắp chợt ngủ, thì con Mỹ đi chợ về. Đứa con gái tháo khăn vuông ra và lại chúm cái miệng xinh đẹp để cười với anh. Bần nhìn lên mái nhà lờ mờ hỏi khẽ:
    - Có buôn được gì không?
    Lovetolive[/size=18]
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 17:03 ngày 12/07/2003
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Thằng Bần ( III )
    Trọng Hứa
    - Chẳng có gì cả. Hôm nay gạo hơi cao, em bán được thêm mấy đồng, đong thóc xong còn thừa định buôn ít trứng gà nhưng đắt quá. Em mua được mấy con chim ngóị Để mai xách lên phố bán.
    Thằng Bần lè nhè:
    - Chim ngói đấy à? Thịt đi một con cho tao ăn cháọ Hôm nay tao không ăn cơm đâụ
    Con Mỹ cười thành từng tiếng lên mà bảo:
    - Gớm ông anh chỉ được cái thế thôi! Tưởng không ăn cơm thì nhịn chứ.
    Tuy nói vậy, nó vẫn vui vẻ đi vo gạọ Đứa con gái sống một cách tự do như cậy đã nghĩ rằng không cần phải tằn tiện lắm. Nó có thể kiếm đủ tiền để tiêu phung phí.
    II
    Mỗi người có một sở trường riêng. Thằng Bần cũng vậỵ Gã đã hân hoan như cá gặp nước, khi nghe tin nhà cụ Then có đám cưới con traị Thằng Bần không quen ai trong nhà cụ Then, nhưng điều ấy không quan hệ. Ở thôn quê khi trong làng có một nhà khởi sự ăn uống, những người quen sơ hay không quen chăng nữa có thể tự nhiên đến làm giúp, và tất nhiên, cũng được tự do ăn uống. Nếu có những người vì lòng tự ái không muốn đến một nơi không có ai mời mình, thì trái lại cũng có người coi là một sự tự nhiên khi họ đến một nơi mà biết chắc rằng những người ở đấy đều không muốn họ dẫn xác tớị Thằng Bần ở trong đám sau nàỵ Có khi gã biết rằng cụ Then chẳng muốn gã đến nhà mình làm gì. - Chao ôi! Ai còn muốn làm quen một gã ăn cắp vặt ngoài chợ? - Nhưng gã cứ đến.
    Như thế là một thói quen của Bần. Trong vùng này, hễ nhà nào có đám Bần tự nhiên bắt gặp một lòng hứng thú như sắp xà vào đám bạc. Không phải gã đói khát, nhưng chỉ vì một tính tự nhiên thấy cần ra vào một nơi mà đồ vật để bề bộn không ai coi sóc xuể, có người lạ đông đúc, và có khi nhiều người lại còn gờm gờm nhìn gã như một con vật đáng ghệ Gã cần phải ra vào nơi đó, cần được bà chủ nhà nể nang và giao cho gã công việc đàn áp lũ hành khất đã ngồi lũ lượt ngoài cổng.
    Thằng Bần đến nhà cụ Then giữa lúc họ đang ngã con lợn thứ haị Lập tức gã xông vào đám đông bên bờ ao và thét lũ trẻ đang chờ lấy cái bong bóng:
    - Xê ra! Xê ra! Lũ nhãi nàỵ
    Lũ trẻ sợ hãi giãn rạ Bần cầm lấy con dao nhọn cũng nhanh nhẹn cạo lông như mấy người kiạ Gã làm cho họ bận thêm mà thôi, nhưng gã vẫn cứ múa con dao lên, vì gã vừa thoáng thấy bà Then đứng gần đấỵ Phải tỏ cho bà biết rằng gã cũng là người vất vả trong những người nàỵ Tại sao lại cần phải lấy lòng bà lão ấy nhỉ? Gã không cần hiểu tại saọ Những thú tính có khi rất hèn hạ có khi rất lạ lùng, đều lẫn lộn trong người gã. Khi bà Then trở vào, họ bắt đầu mổ con lợn. Họ đem những bộ phận trong lòng con vật xuống ao rửạ Thằng Bần đứng bên cạnh cái chõng nhớp nháp máu, thần người ra mà nhìn con vật đang bị chia thành từng phần. Đã nhắm thấy bữa rượu ở từng thớ thịt kiạ
    Nhưng chợt gã đưa mắt tới tên Cả Nhụ Lão đó đang rửa bộ lòng dưới ao, nhưng sao lại dúi vật gì xuống cầu ao thế kiả Lão ngồi thụp xuống và tay lần mò che dưới cái rổ. Con mắt quen nhìn một cách gian giảo của tên ăn cắp, không để lọt được cử chỉ đó. Khi cả bọn đã mang con lợn vào nhà bếp, lão Cả Nhu cũng đường hoàng theo họ đi vào, riêng thằng Bần nhếch mép cười theo lối riêng của gã mà lẩm nhẩm:
    - Chúng nó cũng ăn cắp như mình cả. Thế mà lại còn lên mặt cơ chứ lỵ.
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Thằng Bần ( IV )
    Trọng Hứa
    Gã liếc trước sau rồi nhanh thoắt, lăn tới bờ ao, thọc tay vào đống bùn kéo lên một buồng phổi và gan, khoắng xuống nước, thu vào dưới áo, đi thẳng ra ngõ. Về tới nhà Bần thấy dễ chịu là con Mỹ không có nhà. Con bé ấy tính nết khó chịu lạ. Nó không muốn cho anh nó lấy cắp của người làng bao giờ. Nếu mà mang về như thế này, ắt nó lại kỳ kèo rất điếc taị Bần suy nghĩ:
    - Nói cho hết, mình có lấy của đứa đếch nào! Bắt được ở bờ ao đấy chứ!
    Gã mỉm cười nghĩ tới lão Cả Nhu hom hem, chốc nữa hắn phát bẳn lên khi thấy mất của ăn cắp dấu dưới cầu aọ Cất đã cẩn thận, gã lại điềm nhiên đi đến nhà cụ Then.
    Có tiếng trống nhà trò rồi lại tiếng the thé của một con đào non. Bần đi thẳng lên nhà rạp lợp cót ở giữa sân. Ở đây thật là vui vẻ, ồn ào và phong phú về phương diện rượu chè. Trên dãy giường trải chiếu hoa, các quan viên khăn áo chỉnh tề, ngồi đóng cỗ một cách trịnh trọng. Các cụ ngồi riêng một phía bên phải, nói khẽ hơn nhưng cũng uống nhiều hơn. Về phương này, thằng Bần nhận ra có hai khay đèn mà làn khói tỏa lên đặc sịt. Nhưng bàn đèn đã như thỏi sắt nam châm hút dần gã đến gần. Trong những người đang hút có cụ Chánh Cựu và cả lão Ba Nghèn nữạ Lão đó sao cười hềnh hệch lên thế kiả Thằng Bần thấy ghét lạ. Gã lẩm nhẩm:
    - Hút cho khỏe vào mà cười!
    Nhưng dần dần gã sán đến gần bàn đèn, hai lỗ mũi nở ra để hít lấy làn khói nhỏ mà thơm ở những điếu thuốc đang nướng tỏa rạ Thật là khoan khoáị Thật là dễ chịụ Bần thấy rằng mình đã làm một việc rất hợp lý là đánh bộ áo dài thâm và chiếc quần vải ta, làm cho gã lập lòe có thể sán vào nhà rạp mà không có ai quát lác. Gã men về phía cụ Chánh ghé ngồi một tý mép giường hồi hộp đợi xem có ai nói gì không. Mọi người đều mải nhìn vào điếu thuốc đang cháy và thi nhau khoe khoang, không ai để ý rằng có một ông khách mới đến, Bần men dần rồi dám ngồi hẳn vào giường. Gã tự do hít khói thuốc. Chỉ còn là làm thế nào xin được chút sái kia nữa là thỏa thuệ
    Các cụ hút xong một lúc thì dọn bàn đèn để ăn cỗ. Thằng Bần cũng đứng ngay lên, đưa hai tay bưng lấy khay đèn, run người lên vì sung sướng, đôi mắt chăm chăm nhìn cả vào chén nhỏ đựng những xái đã vê tròn. Khay đèn vừa đặt xuống chiếc bàn nhỏ, gã chỉ vơ một cái đã túm được hết cả những viên xáị Rồi không chậm trễ một giây, gã lủi ngay xuống bếp vì nếu ở lại các cụ giở bàn đèn ra thấy mất thuốc thì Bần ta nguy mất.
    Xuống đấy thì gã mới gặp một loại người thèm hạ lời nói với mình... Lão xã Tít dương cặp mắt nhèm ra hỏi Bần:
    - Ấỷ Sao chậm thế chú? Dạo này phát tài chứ?
    Bần chưa trả lời, vì gã còn chưa hết hồi hộp sung sướng nghĩ đến mấy viên thuốc vừa ăn cắp được. Thú vị thaỷ Bây giờ một bữa ăn nữa là đủ. Gã cười với tất cả mọi ngườị Mấy thằng cũng nghèo như gã đã dọn một mâm cả trong nhà bếp, Bần cũng ngồi xuống đấy tuy không ai mờị Gã mỉm cười làm thân mà bảo một người:
    - Cho xin đôi đũa cái, bác?
    Đều là những người quen. Họ uống vài tợp rượu thì quên ngay sự sỗ sàng của Bần tạ Gã Tư Lực bỗng dốc chai nói với mọi người:
    - Các chú có biết chú Bần ta nay mai sắp có việc đại phát tài không?
    - Gì vậỷ Lại có món nào chăng chú mình?
    Chính thằng Bần cũng không hiểu là món gì. Gã mỉm cười:
    - Có món gì thì nói cho tớ biết với nàọ
    - Các cậu không biết à? Lão Lung nhà Ba Nghèn sắp là em rể chú Bần tớ đấỵ Con cái Mỹ tất phải cắn câu lắm. Thằng cha ấy là con nhà chiều, là con một lại có vẻ tay chơi lắm nhá. Quần áo tây "bốp", lại lúc nào cũng nước hoa sực nức.
    Thằng Bần giương mắt lên. Chưa bao giờ gã gặp một sự ngạc nhiên đến như thế. Gã ngẫm nghĩ về con Mỹ trong những ngày gần đâỵ Không, con bé chưa có gì thay đổi, nó vẫn thản nhiên và cũng chưa nói gì với gã. Bần lại nghĩ đến cậu Lung con lão Ba Nghèn. Trời ơỉ Thằng con trai xanh xao bé loắt choắt ấy mà đòi mê con Mỹ ử Thằng Bần nghĩ đến đôi má của lão Ba, đôi má bóng như thoa mỡ. Dễ thằng Tư Lực này tưởng em gã có thể về làm lẽ cho thằng con trai kia để rồi đôi khi thằng Bần có thể xin ông thông gia của nó ít xái chắc? Người ta không còn lạ tính cách cha con cụ Ba Nghèn. Chúng có thể hạ mình xuống hỏi em thằng Bần được đấy nếu thằng con một kia cứ nhất định đòi cho bằng được. Tư Lực nói tiếp:
    - Tớ thấy có người nói thằng cha ấy định hỏi con Mỹ làm lẽ. Cũng tốt số đấy, cu cậu có bằng lòng không?
    Mọi người lại đều cười mà coi câu hỏi như là thừạ Họ cho rằng thằng Bần bằng lòng đứt đi rồị Chỗ ấy còn đâu hơn nữạ Vừa có tiếng vừa giàu, nhất là giàụ Sự nghèo đói, luôn luôn thiếu ăn đã làm cho bọn này chỉ còn nhìn thấy tiền là con đường độc đạo cần phải đi quạ Tiền? Tiền? Tiền cần lắm, kẻ nào được đến gần nó, được ngửi hơi, được cầm trong tay là sướng nhất đấỵ Lão Mai nói với Bần:
    - Bao giờ có khá cho tớ vay một ít nhé.
    Bần không trả lời, gã cắm đầu ăn. Bữa rượu tàn trong những lời nói ba hoa không liên lạc với nhaụ Thằng Bần đứng dậy ra về ngay, khi xong bữạ Gã nóng ruột lắm. Cần phải xem xét, con Mỹ đã có ý gì chửạ Nếu chúng nó mê nhaủ Thằng Bần cau màỵ Không thể như thế được. Trong người thằng ăn cắp vặt này vẫn có một dòng máu kiêu ngạo ghê gớm, gã cho rằng em thằng Bần không thể nào lại đốn như thế được. Nó không bằng lòng cho con Mỹ sẽ về cái nhà có tường cao kín mịt như thế.
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Thằng Bần ( V )
    Trọng Hứa
    Con Mỹ về; đứa con gái xinh đẹp này lúc nào cũng muốn cười với đôi mắt sáng như mặt gương. Thằng Bần ngồi nhổm dậy:
    - Mỹ! - gã gọi giật giọng, - Mỹ ơị
    - Cái gì thế? Gan anh mua đấy à?
    - Ờ, mua đấy, nhưng này tôi hỏị
    Thằng Bần ngừng lạị Đứa con gái nhắc.
    - Hỏi gì cơ chứ?
    - Cô có gặp thằng Lung con nhà Ba Nghèn bao giờ không?
    - Thằng Lung ấy à? Để em nhớ xem nàọ Úi già gặp luôn. Có phải cái thằng mặc quần áo tây gầy gầy chứ gì?
    - Phải rồi, thế cô có... nhận cái của hắn bao giờ không?
    (Chỗ này thằng Bần hơi lúng túng vì câu hỏi khó quá.)
    - Nhận cái gì? Em chẳng nhận cái gì cả. Nó có lần tự nhiên bảo em vào nhà bán thóc rẻ cho, nhưng em không vàọ
    - Dại thế, sao không vàỏ
    - Nó nói láo chứ con vợ nó giữ thìa khóa buôn bán, có mua được rẻ cũng là còn lâụ
    Thằng Bần vững chí rồị Gã nhìn con Mỹ một cách vừa lòng mà lạnh lẽo, nói khẽ:
    - Cái thằng ấy nó định hỏi cô làm lẽ đấy, cô nghĩ thế nàỏ
    - Em chẳng nghĩ thế nào cả; có em thèm vào lấy nó. Nó giàu thì mặc chứ.
    Đứa con gái đã nói như thế vì nó biết từ lâu tin đứa con cụ Ba định hỏi mình, do một người thợ cầy ở thôn ngoài mách nó. Chính là gã tình nhân con Mỹ đã mách vậỵ Mỹ cũng hỏi lại:
    - Thế anh nghĩ saỏ
    - Tao cũng bảo thèm vàọ
    Nói xong gã ngả lưng xuống phản, mệr nhọc thiếp đi vì bữa rượu quá chén.
    Ngày hôm sau cái tin cậu Lung định hỏi con Mỹ đã bắn ra khắp làng cùng với câu trả lời của hai anh em tên ăn cắp vặt. Thằng anh nói:
    - Ta cứ thèm vào gả cho nó.
    Đứa con gái thì thêm rằng: còn là lâu cậu Lung mới mời cô ta về làm vợ cả được. Nhà cụ Ba có lẽ cũng phải khó chịu lắm, vì trong làng kẻ thù cũng nhiềụ Chúng đã nhân cơ hội để trả thù những lúc bị lột quần áo gán nợ mà đưa đẩy mỉm cười với nhau khi gặp cậu Lung hay mợ Lung đi quạ Với mợ Lung, có khi chúng đã cả gan dám hỏi một cách lễ phép:
    - Thưa mợ, sao bảo mợ sắp hỏi con cái Mỹ cho cậu con.
    Người đàn bà hay ghen này tức giận lắm, và sau cùng đã tìm ra được một cách ổn thỏa để giải thích câu chuyện. Một buổi sáng bà ta cũng một con đầy tớ đến nhà thằng Bần, rồi hai người bắt đầu cất tiếng như hát đúm lên để cùng chửi tên ăn cắp. Theo lời chửi thì cái "ngữ" ấy, đến bao nhiêu đời cũng chưa chắc được bén mảng đến nhà bà ta, chứ đừng nói là em một tên bất lương như thằng Bần.
    Hôm đó thằng Bần đã ngủ trưa; lúc trỗi dậy gã rất ngạc nhiên nghe có tiếng léo xéo ngoài ngõ. Ai mà chua ngoa như thế? Thằng Bần đoán hẳn lại nhà hàng xóm có sự gì đôi cọ Nhưng rồi gã giật mình nghe đích rằng người ta định nói với mình vì có gọi cả tên bố gã rạ Bần lập tức ra cổng. Khi nhìn thấy mợ Lung gã hiểu ngaỵ Tiếc rằng con Mỹ đã đi chợ từ sớm. Nếu không gã cho hai bên chửi nhau thì yên ổn hơn cả. Thế này thì hơi rầy rà. Bần ngẫm nghĩ, rồi vào xách một chai rượu ra cổng. Gã ngả một chiếc mâm gỗ với mấy quả ghém và bắc một chiếc ghế thấp ngồi xuống bên cạnh mâm. Không nhác nhìn hai con mụ đàn bà đang chửi, gã nhếch mép cười, dốc chai rượu mà nói:
    - Đợi đấy lát nữa ta xong trên này rồi sẽ thi xem ai hơn aị
    Hai người đàn bà đã hơi chột dạ khi thấy gã bầy mâm ra như vậỵ Lời chửi có vẻ nhụt đi một chút. Thằng Bần lại nghĩ thêm một điềụ Khi rượu đã bốc lên làm mặt gã đỏ gay, Bần đứng dậy vào trong nhà xách một con dao rựa để cạnh mâm rồi lại ngồi xuống điềm nhiên nốc rượụ Mẹ Lung ra điều hiểu ý. Hà! Thằng ăn cắp định giở trò đâm khùng ra với mợ. Nhưng thôi, chửi như vậy cũng đủ cho làng nước hiểu rằng không đời nào mợ là con dâu cả cụ Ba Nghèn mà lại để cho "con cái Mỹ" về làm lẽ cho cậu Lung. Mợ bảo con ở thôi không chửi nữa mà nói bâng quơ rằng:
    - Bà chửi như vậy, cho tổ tiên nhà mày hiểu rằng cái thứ người như hạng cùng đường xó chợ ấy thì chỉ có voi nó giầỵ
    Thằng Bần nhếch mép rất láo mà rằng:
    Lovetolive[/size=18]
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 17:12 ngày 12/07/2003

Chia sẻ trang này