1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Thằng Bần ( VI )
    Trọng Hứa
    - Tưởng thế nàọ Thế là lại đình chiến.
    Cái mưu của gã có cao thâm gì đâu mà hỏi con mụ vội sợ. Thằng Bần đang nghĩ nếu họ cứ ở lại không biết gã sẽ giở trò gì với con dao rựa đó. Nhưng hai người đàn bà đã rút lui thì thôi, kệ họ.
    Bần đang thu xếp mâm bát ra chợ.

    III
    Sau ngày đảo chính, dưới quyền Nhật Bản, tình cảnh trong thôn quê thật là rối ren. Các làng xóm đua nhau lập đoàn thanh niên. Làng Nội cũng lập đoàn và tất nhiên có cả cậu Lung đứng đầụ Trong khi các kỳ mục gian tham bắt đầu khó chịu, các nhà phú hộ lại càng lo sợ, vì không tối nào họ không thấy tiếng trống ngũ liên, tiếng tù và kêu cứu ở làng bên. Đấy là thời kỳ mà các nhà phú hộ chịu nhún mình cúi xuống chiều chuộng những bác trương tuần hay những tên đàn ông nào có vẻ bướng nhất trong làng. Cụ Ba Nghèn không thèm chấp thằng Bần nữa, vì bây giờ gã cũng phải cắt vào chân thanh niên vô sản được làng nuôi để canh phòng ban đêm.
    Thằng Bần bây giờ cũng khác.
    Người ta phải bàn tán nhiều lần vì một hôm gã đã ngồi rượu với ông Lý Bình và Hai Sẹọ Cả vùng này còn ai không biết Lý Bình là một tướng cướp, anh hùng gan dạ mà lại hào phóng. Nhưng không ai bắt được ông ta vì chính ông điều khiển những đám cướp một cách có phương pháp. Lý Bình đi qua vùng nào, các nhà giàu vùng ấy bắt đầu nơm nớp lo sợ. Vậy mà thằng Bần đã uống rượu với Lý Bình ở hàng bà Kiệụ Người ta bảo với nhau: "- Cái thằng ấy thì nó từ gì nữạ Ăn cắp đến ăn cướp có một bước đường".
    Những nhà hơi có trong làng, khó chịu vì thằng ăn cắp vặt ấy, kháo với nhau rằng:
    - Còn để nó trong làng thì rồi nó tụ họp, nó dẫn đường, nó đưa đất cho "chúng nó" vàọ Chúng ta còn là khổ với thằng ôn vật ấỵ
    Quả thì thằng Bần cũng nhận thấy mọi người bắt đầu gờm nó tuy thật ra bữa rượu hôm xưa chỉ là một sự tình cờ trong một hàng quán. Mà ông Lý Bình lại là người hào phóng. Trả tiền cho thằng Bần một bữa có hề gì.
    Nhưng nghe mãi con Mỹ kể lại những lời người ta phê bình, thằng Bần tự nhiên cũng nghĩ mãi đến những cuộc mở bát của bạn giang hồ. Trong đêm khuya khi các nhà giàu lo lắng nghe tiếng trống ngũ liên, riêng gã vơ vẩn thản nhiên chửi bâng quơ một câu như than thân phận. Càng nghe nhiều đám cướp, Bần càng thấy nóng ruột một cách khác thường.
    Rồi một hôm, bỗng nhiên người ta không thấy gã trong làng Nội nữạ Thằng Bần đã bỏ làng đị Hỏi con Mỹ, nó trả lời:
    - Tôi không biết. Anh tôi đi đằng nào thì biết thế nào được.
    Nhưng cùng một lúc, một người đàn bà đã trình với ông chủ tịch là bị mất trộm một gánh hàng tấm. Bà ta khóc thảm thiết, và đề rằng chỉ có thằng Bần thôi, xin xuất tiền cho ông chủ tịch nói trương tuần đi tìm khắp vùng. Một cơ hội độc nhất cho ông chủ tịch giàu có được dịp tróc nã tên gian phị Bốn người tuần được mang gạo đi nằm chờ các làng ngõ nghe ngóng tin tức thằng Bần. Họ chăng một cái lưới kể ra cũng chưa dày lắm, nhưng ở nhà quê như vậy là đủ rồị Con Mỹ nghe tin này vẫn thản nhiên. Nó là một đứa con gái kiêu ngạo và gan dạ. Nó cho rằng anh nó đã ăn trộm thì phải liệu đường mà tính đừng để cho họ xách cổ về thì thật là phiền.
    Từ độ trả lời cậu Lung một cách đáo để như vậy, con Mỹ bắt đầu tự do trò chuyện với thằng Thốn ở thôn ngoàị Hẳn cậu Lung cũng rõ điều này, nên mỗi lần gặp đứa con gái tồi tệ ấy, cậu đã giở hết tính cách lịch sự học được trên tỉnh ra mà nhổ xuống đất trước mặt con bé. Nó không cần mà lại còn mỉm miệng xinh đẹp mà cười nữạ Chưa bao giờ người ta thấy một con bé bướng mà nghiễm nhiên như vậỵ Cậu Lung lại càng giận nó lắm.
    Một buổi sáng con Mỹ đang ngồi dần gạo bỗng thấy trống đình nổi lên một hồi dữ dộị Nó lắng taị Trong ngõ có tiếng người đi lại rộn rịp. Họ kháo nhau:
    - Bắt được nó rồị Ở làng Thống đấỵ
    Đứa con gái lập tức cất gạo đi, rồi đóng cửa chạy ra đình. Không còn hồ nghi nữạ Một đám trẻ đã xúm trước bãi cỏ xanh trước cửa đình, mắt lô lố ngó vào trong tam quan. Con Mỹ tái người đi khi nhìn thấy thằng Bần bị trói giật cánh khuỷu ở một cái cột, bên cạnh gánh hàng tấm lấm bùn. Nó càng sợ hơn khi thấy nhiều người quần áo chỉnh tề, đi lại một cách trang nghiêm. Bọn trương tuần đương hút thuốc một cách khoan khoái lắm. Một vài người hỏi chuyện bốn người tuần đã đi lùng tên trộm. Họ cười hâng hấc lên khi nghe đến chỗ thằng Bần đang ngủ trong một cái "nghè" thì bị họ sấn vào trói nghiến lạị Công trạng vẻ vang đó được nhắc trên miệng từng người và đến tai con Mỹ. Nó buồn rầu mà lẩm nhẩm, anh nó tệ nhất chỉ có giấc ngủ. Động mệt, nằm xuống là ngủ ngaỵ Chao ôi! Thật là không may biết nhường nàọ Đứa con gái gan dạ mà đến lúc này cũng muốn khóc lên khi thấy anh nó rũ như một tàu lá héo bên cột đình. Nó càng tức hơn nữa, thấy lão Ba Nghèn và cậu Lung cũng ngồi ngang hàng với các ông chánh phó chủ tịch.
    Cậu Lung là Chánh đoàn thanh niên có thể dự vào vụ án can hệ nàỵ Họ không định giải tên phạm nhân lên huyện hay tỉnh bộ, viện cớ rằng về dạo này ở đây cũng bận nhiều công việc, có thì giờ đâu mà tra xét một tên trộm như thằng Bần. Ông chủ tịch và cụ Ba Nghèn đều đồng ý rằng phải lập một phiên tòa trừng trị, một phiên tòa có tất cả liên đoàn nhà giàu trong làng hưởng ứng. Họ đều mặc áo dài đội khăn, ngồi trên sân đình sung sướng nhìn tên gian phi đã từng làm cho họ nhiều phen lo ngạị Ông chủ tịch nói:
    - Thưa với các ngài, hôm qua giải nó về làng Cò, chút nữa thì nó lại tẩu thoát được. Tôi đã bảo mấy bác tuần này rằng nó mà trốn đi thì các bác cứ đi tù thay nó, vì phi có tư tình hay đồng đảng thì mới không chịu bắt hay đánh sổng nó, có phải chăng ạ?
    Mọi người bắt đầu bàn về vụ án. Tang vật đã rõ ràng, người mất của cũng có mặt ở đấỵ Ông chánh phó chủ tịch đều đồng ý rằng, vì lý lẽ đạo đức và thực tế, cần rằng phải đề phòng cho sự bình yên của mọi gia đình trong làng trong thời kỳ có nhiều vụ cướp như thế này, tên gian phạm đáng nên trừng trị bằng cách "cắt gân" ở gót chân. Mấy người ngần ngại phản đối đề xướng đó. Nhưng cậu Lung và cụ Ba Nghèn lên tiếng rằng như thế là rất phải, cần rằng tên ăn trộm kia không được hành động nữa, vì biết đâu một ngày kia ăn trộm xong gã sẽ đi ăn cướp. Lời hùng biện của cậu Lung làm cho tất cả kỳ mục phải xuôi tai mà kết luận rằng:
    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Thằng Bần ( VII )
    Trọng Hứa
    - Thôi thì cụ Chánh và cụ Phó đã nói như vậy, lại có cậu Lung là người đi học trên tỉnh về, thì ắt việc phải như vậỵ
    Riêng một mình cụ Chánh cựu muốn gỡ hộ thằng Bần nhưng vốn tính dát nên không nói được câu gì. Một người đọc cho dân làng nghe tờ biên bản tuyên án có ông chánh phó chủ tịch và cậu Lung ký.
    Con Mỹ đứng lặng ngắt nghe cái giọng lè nhè của ông chủ tịch, nó biết mình thua rồi, không thể nào chống lại với đám đông kia được. Họ có đủ quyền thế và lý lẽ để hành tội thằng Bần. Gã có kêu xin giải lên huyện cho nhưng họ bác đị
    Người làng Nội không bao giờ quên được tiếng kêu của thằng ăn cắp đó, trong khi tám người tuần đã lần lượt cầm tám con dao cạo mới nguyên mua ở làng Vát, cắt sấn vào gót chân thằng Bần. Vì đã bị trói chặt vào một chiếc cột ở tam quan, thằng Bần chỉ rú lên, kêu thét lên mà không cựa quậy được. Hai người tuần suýt phải bỏ tù vì đánh sổng tên ăn trộm này được dịp trả cái thù đó. Họ được phép cắt trước, lưỡi dao đầu tiên đã bén tới gót rồị Những lưỡi dao sau chỉ còn cạo sồn sột vào xương thằng Bần mà làm cho vết thương lan rộng thêm. Máu chảy tràn khắp một gian tam quan. Thằng Bần ngất đi lúc họ cởi trói cho nằm đổ xuống đất. Mọi người tản dần ra về. Con Mỹ mang khuôn mặt ngập nước mắt đốt vội nắm rơm để lấy gio rịt vào vết thương, rồi xé vạr áo buộc hai gót chân lạị Một vài người vào hạng bạch đinh đứng lại an ủi đứa con gái:
    - Cũng là cái số anh ấy thế đấy, chẳng làm thế nào được cả.
    Họ bèn vực người bị thương về nhà, mỗi người xúm vào ôm thằng Bần, đỡ lấy chân đỡ lấy tay, như khênh một người chết, rảo bước đi về ngõ nhà nó. Ngoài đình chỉ còn lại lũ trẻ, vài con chó mực và vũng máu đặc.
    Bắt đầu từ hôm đó, con Mỹ không hay cười nói nữạ Nó thấy rằng xưa nay vẫn bị khinh bỉ thì bây giờ bị khinh thêm. Nhưng nó cũng không buồn. Trong đầu đứa con gái rất sáng ý ấy đang bận rộn vì một chuyện quan trọng. Thằng Bần bớt đau không kêu nữa, và đã ăn được ít cháo, tuy hai mắt sâu hõm hẳn xuống vì mất nhiều máu quá. Con Mỹ ra công làm hàng sáo để kiếm thật nhiều tiền. Bấy giờ cô ta cần đi lại nhiều nơị Theo lời một người thợ cày thôn ngoài (hẳn là một người quen thân lắm), cô Mỹ đã lên tận huyện để trình một lá đơn. Người ta đã hỏi rất cặn kẽ và hứa rằng sẽ phái người về điều trạ Nó nhẫn nhục chờ đợi trong khi những viên kỳ mục, cậu Lung hay cụ Ba Nghèn đã nhâng nháo vô cùng, như những kẻ thắng trận, khi gặp đứa em một tên ăn cắp. Như một người khán hộ xứng đáng, đứa con gái một mặt trông nom cho anh , một mặt kiếm ra tiền để sinh sống và tìm cách trả thù.
    Một buổi sáng có một người mặc âu phục và một người lính về làng.
    Họ đến nhà ông chủ tịch, rồi thầy viên thư ký và cậu Lung cũng tới, dẫn nhau đến nhà thằng Bần. Người đàn ông vào chỗ thằng Bần nằm và xem xét. Ông ta nhận ra rằng vết thương đã mi''m và hỏi có đi được không. Người lính nhấc gã buông chân xuống đất và bảo thử đứng lên. Bần đứng lên, vết thương bỗng lại rách, máu chảy tràn rạ Mọi người vội lấy tro dịt vàọ
    Con Mỹ thấy người đàn ông biên vào tờ giấy nhiều hàng chữ chi chít. Đến chỗ này ông Chánh phó chủ tịch như không bằng lòng. Cậu Lung cũng lên tiếng. Cậu bảo người cán bộ một cách mỉa mai là không biết làm việc. Người đàn ông chỉ nhếch mép cười một cách nhún nhường, rồi xin triện ông chủ tịch và ra về.
    Sau buổi đó người làng Nội bắt đầu bàn tán rất nhiềụ Họ thì thầm khen cô Mỹ; họ phục cô Mỹ. Nếu như lời người lính trong một lúc hút thuốc đã nói đúng thì nhiều người còn phải liên can đến vụ nàỵ Những người trung lập bắt đầu tỏ ý thương hại thằng Bần. Con Mỹ vẫn yên lặng chờ đợi kết quả cuối cùng. Còn nhớ lại những giờ anh nó bị trói và kêu lạc hẳn giọng, trong lúc đó không một ai dám xin hộ, đứa con gái thấy như nghẹn thở vì tức giận. Nó lại nhớ lời mợ Lung đỏng đảnh nói thẳng vào mặt mình rằng:
    - Cho thế mới hết giống ăn cắp.
    Một buổi sáng, một toán lính về làng giải lên huyện, ông Chánh phó chủ tịch, người thư ký và cậu Lung, những người đã ký vào tờ biên bản. Lúc chập tối mọi người còn họp nhau ở cổng ngõ bàn tán thì vừa gặp cô Mỹ cũng lên huyện về. Cô ta hớn hở mỉm cười bằng cái miệng rất xinh đẹp ấy mà chào mọi ngườị Họ hỏi:
    - Thế nào, cô Mỹ? Sao lại về? Thế chứ các ông ấy đâủ
    - Khai xong thì về chứ saọ Còn các ông ấy thì vào đề lao chứ đâu nữạ
    Rồi cô ta vừa đi vừa cuời như một người điên.
    Việc cuối cùng, người ta biết rõ là một buổi sáng con Mỹ chợt gặp mợ Lung đi qua cửạ Nó đã nhô thẳng vào người mợ mà thét lên rằng:
    - Em thằng ăn cắp với vợ một tên tù thì hơn gì nhaủ
    Mợ Lung không buồn đáp lại nữạ Từ khi tất cả ủy ban và cậu Lung bị kết án hai năm phạt giam, cụ Ba Nghèn đã thấy bớt thói hống hách.
    Chưa quá nửa năm, thằng Bần đã khỏi chân nhưng nó đi vòng kiềng và cũng có thể gánh lúa được. Nó khỏi đứt nghiện thuốc phiện. Khi người ta nhắc rằng ông chủ tịch vẫn chưa được về, gã chỉ mỉm cười vơ vẩn. Nhưng từ sau dạo bị cắt gân, Bần không ăn cắp nữạ Gã bắt đầu trồng rau, trông nom nhà cửa cho con em đi chợ một cách chăm chỉ.
    (Chuyện xảy ra mùa thu Ất Dậu)
    Tháng ba 1946

    Lovetolive[/size=18]
  3. remix

    remix Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    0
    Phù dung
    Nguyên Hương


    Có một dạo... Nỗi cô đơn đặc quánh trong tôi dường như loãng dần cùng với những lá thư bay về. Ông đưa thư không bao giờ biết được rằng ông trở nên thân thiết với tôi đến chừng nào. Ngày mai mặt trời lên và giọng nói trầm vang dưới vành mũ bạc màu: "Hôm nay, chà, không có thư". Vâng, khi vòng bánh xe của ông không chậm dần lúc ngang nhà, tôi hiểu rằng hôm nay không có thư. Và tôi mỉm cười -Ngày mai sẽ có! Cùng với nỗi cô đơn tan dần, tôi đợi ngày mai lên.
    Những dòng chữ như những luống hoa xinh trong khu vườn dù thân quen nhưng không bao giờ là đơn điệu cả. Nhắm mặt lại, tôi vẫn thấy đây này khóm Tường Vi, đây này chùm Ngọc Nữ và kia... dây Tóc Tiên bối rối... Những lá thư luôn là vườn hoa đượm hương mỗi sớm mai mở cửa đón ngày sang.
    Thật là lạ lùng khi với những lá thư, người ta có thể sống thêm một đời sống nữa. Một đời sống thầm thì chia sẻ. Những lo âu trong thư dường như đã được chia đôi nên gánh nặng vơi đi rất nhiều. Còn niềm vui thì khúc khích cười nhân đôi trang giấy.
    Tôi bước lên đường với một chút lãng đãng của gió mây. Có phải là ảo tưởng? Ngày qua ngày cùng với sáng, trưa, chiều, tối... Ngày không còn quá dài, đêm không còn quá dài, công việc không còn quá buồn tẻ, chiều không là sắp hết ngày mà là bắt đầu đêm ngon giấc cho một sáng mai.
    Những lời mở đầu muôn thuở và lời chúc tụng khách sáo trở nên không còn cần thiết nữa. Không mở đầu và không kết thúc, lá thư sau tiếp lá thư trước như chương này nối chương kia của một cuốn truyện dài, như luống hoa này cạnh luống hoa kia trong khu vườn ấm nắng.
    Truyện dài nào rồi cũng có kết thúc và hoa thì tàn phai.
    Tôi đứng trong khu vườn nhỏ bé của mình nhìn về cuối chân mây, nơi trời và đất giao nhau. Có điều bí ẩn nào giấu sau đường cong lặng lẽ ấy?
    Ðêm chật chội với những con phố hẹp, những ngõ hẻm lô xô bóng người. Tôi tự hỏi mình đang làm gì đây? Tôi tự hỏi cái tôi của mình thực sự muốn gì đây? Một ước vọng mơ hồ hay chỉ là một sự đối mặt rồ dại?
    Ồ! CHẲNG CÓ GÌ CẢ NGÒAI NỖI TRỐNG RỖNG đớn đau. Nỗi cô đơn sừng sững trở về, nguyên vẹn hình dáng và đầy quyền lực. Người ta không thể đối đầu với cô đơn khi chẳng có gì để ước mong và để chờ đợi. Tôi đã ước mong gì nhỉ?
    Tôi đã tẩn mẩn may một chiếc áo tơ trời để khóac lên một mối tình dương thế. Tơ trời mong manh làm sao! Tôi đã tỉ mỉ may đôi hài cỏ tìm đường về chốn vĩnh cửu. Chốn vĩnh cửu qúa xa xôi!. Thật là ảo tưởng khi muốn đến thiên đường trong thân xác con người. Hay thiên đường cũng chỉ là cát bụi thôi?
    Tôi đốt đôi hài cỏ, đốt chiếc áo tơ trời thả tàn tro bay.
    Những lá thư giờ đây như những dây chùm gửi đong đưa giữa khoảng không. Buồn vui chia đôi nhân đôi chỉ còn là tiếng vọng của buổi hòang hôn vội vàng. Khu vườn huyền hoặc một thời chỉ còn là vườn hồng để bán, người mua về cho một cuộc vui hợp tan.
    Một mối tình vứt qua thì người ta biết làm gì đây? Hãy trồng luống hoa mới trong khu vườn mới? Ôi, Không! Mỗi cuộc đời chỉ có duy nhất một khu vườn thôi và tôi đã vụng về cày xới thành đồng hoang mất rồi. Không trồng hoa được nữa, tôi trồng khoai mì vậy.
    Ngày ngày tôi dẫm trên cánh đồng của mình, cỏ mọc đầy gai. Tôi che nón tìm kiếm thành quả dưới sâu hoắm lòng đất. Những cơn gió ngang qua không hương hoa níu lại và tôi sẽ quên dần một thuở.
    Hương hoa không còn nữa. Tàn tro không còn nữa. Tình yêu không còn nữa. Nhưng có một điều còn lại đây.
    Ông đưa thư!- Nhân chứng vô cùng ngẫu nhiên và rất đỗi lặng thầm. Ngày ngày ông vẫn ngang nhà và mĩm cười dưới vành mũ bạc màu. "Hôm nay, chà, không có thư", ông nói với giọng như chính ông là người có lỗi. Thật lạ lùng khi ông muốn tôi vui. "Vâng, hôm nay không có thư" tôi lập lại lời ông và lắng nghe vòng bánh xe quay xa dần. "Có lẽ ngày mai sẽ có", ông ngóai nhìn tôi với nụ cười trêu chọc hồn hậu. Ông có biết nụ cười của ông hơn một lần làm tôi khóc?

  4. remix

    remix Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    0
    Mẹ con Đậu Đũa
    Nguyên Hương


    Cuộc thi bé khỏe bé ngoan bắt đầu bằng việc xòe tay. Một cậu bé nhất định giấu tay ra sau lưng.
    - Cháu sao vậy? - Tôi hỏi.
    - Thưa cô, sáng nay má cháu đang cắt móng tay cho cháu thì có người hỏi mua lúa, nên...
    - Vậy còn mấy ngón chưa cắt? - Tôi hỏi thật nghiêm trang.
    Du hích vai tôi:
    - Vừa phải thôi, bộ mặt hình sự của mày làm các cháu chết ngất bây giờ.
    - Đã gọi là thi thì phải tuyệt đối - Tôi trả lời Du bằng mắt và ra hiệu cho cậu bé xoè tay. à, chẳng những móng tay dài mà còn dính gì đó nâu nâu.
    - Thưa cô không phải đất! - Mũi cậu bé đỏ lên
    à, sôcôla... Vậy thì... Tôi ra lệnh:
    - Cháu há miệng ra.
    Một hàm răng sâu.
    Tôi nguyệch một điểm hai.
    Du lắc đầu:
    - Trời ơi, mày làm như khám tuyển tiếp viên hàng không vậy. Giám khảo nào cũng như mày thì cuộc thi bể mất.
    - Phải có một tuyệt đối trên đời này, đó là sự công bằng trong thi cử - Tôi trả lời.
    - Lý sự cùn! - Du cáu kỉnh
    - Sự trong trẻo trong tâm hồn các cháu có còn giữ được hay không là do chính cách cư xử của chúng ta.
    - Cái con khỉ! - Du lườm lườm.
    Tôi bật cười. Du cũng cười theo dù hơi nhăn nhó. Đến phần khám tai, các cô bé nghiêng nghiêng đầu chìa ra những đôi bông tòng teng.
    Một bà nói như rên:
    - Trời ơi, sáng nay tôi quên ngoáy tai cho nó.
    Một người khác:
    - Mua cái áo đầm ren với đôi giày cho con hết mười ký đậu và tiền xe đi chợ phố mà không đoạt giải gì thì uổng quá.
    - Cô ơi, cô có con chưa?
    Phớt tỉnh trước câu hỏi ấm ức, tôi ra lệnh cho các thí sinh cởi giày để khám vệ sinh chân.
    - Thúy ơi! - Du la lên bên tai tôi - Sau các cháu còn đến phần các bà mẹ thi nữa. Mày làm họ sợ quá không ai dám thi bây giờ.
    - Nếu không chuẩn bị tốt thì không thi cũng đúng thôi - Tôi cau mày, bắt đầu thật sự khó chịu. Nếu không vì nể Du, cô bạn phụ trách công tác phụ nữ, thì giờ này tôi đang ở nhà. Một ngày chủ nhật nghỉ ngơi thư giãn, vừa nhấm nháp bánh qui vừa xem tivi hoặc nghe nhạc. Chạy xe suốt tám mươi cây số đường nắng lại đến cái xã heo hút này không phải để làm một giám khảo hờ cho vui.
    Ơ... gì đây? Tôi ngẩn ngơ trước một cô bé đẹp như tranh nếu không kể bộ áo quần loè loẹt và vô số đồ trang sức bằng nhựa lủng lẳng khắp người.
    Trên sân khấu bằng gỗ dựng vội vàng trong khoảng đất trống bên cạnh ủy ban, giữa những tấm phông màu sắc lì lì buồn, giữa tiếng nhạc rè rè phát ra từ cái cassette cũ kỹ... cô bé mở to đôi mắt nâu trong trẻo nhìn tôi, sống mũi thanh tú và đôi môi hồng mịn như cánh sen. Tim tôi đập nhanh không duyên cớ.
    - Cháu kính chào cô! - Giọng cô bé thanh thanh ngòn ngọt.
    Tôi cắn môi, thấy lòng chùng lại mà không hiểu vì sao.
    - Cháu tên gì?
    - Thưa cô, cháu tên Đậu Đũa.
    Tôi phì cười.
    Du lầm bầm:
    - Hy vọng tên của cô bé này khiến mày rộng rãi được một chút.
    - Ai đặt tên cho cháu? - Tôi buột miệng hỏi một câu không dính dáng gì đến cuộc thi.
    - Dạ thưa cô... dạ, tôi... - Người đàn ông cao lêu khêu, bộ áo quần lao động lốm đốm dấu đất. Ông đi lên sân khấu, từng bước ngượng nghịu về phía cô bé, tay khum khum gỡ cái mũ lát rộng vành ra khỏi đầu. Rõ ràng ông rất lóng ngóng, e dè, rõ ràng ông không muốn đứng cao hơn mọi người như thế này và nhất là đối mặt với một giám khảo lạ hoắc và khó tính như tôi, rõ ràng ông muốn ngay lập tức chạy biến đi về cầm cuốc còn dễ chịu hơn... Nhưng ông đã bước lên, tiến đến gần con gái, đứng sát cạnh và sẵn sàng che chở như một con gà mái xù cánh bảo vệ gà con.
    - Ba lên đây làm gì? - Đậu Đũa phụng phịu, vòng hoa tai màu đỏ to bản lúc lắc lúc lắc.
    - Ba... ừ... ba... - Người cha vội vàng lùi lại một bước. Rồi ông nhìn tôi nhoẻn một nụ cười mộc mạc phân trần - Nó không biết trả lời câu hỏi của cô đâu. Dạ nó thích đi thi quá nên tôi chiều... Hồi đó, hồi mẹ nó mang bầu nó, nhà không có gạo ăn, toàn ăn đậu đũa luộc chấm muối mà đẻ ra được nó đó cô.
    Ông nhìn con gái một cách tự hào.
    - Ba xuống đi! - Đậu Đũa xua lia lịa, những cái vòng đủ màu trên tay khua lanh canh.
    - ờ... để ba xuống. Cô còn hỏi gì cháu nữa không cô?
    Tôi im lặng. Du thì thầm:
    - Làm ơn hỏi một câu thật dễ.
    Một cách vô thức, tôi cầm một chữ cái cắt bằng giấy cứng giơ lên.
    - Thưa cô chữ O!
    Du thở phào. Tôi hạ bút viết điểm sáu, điểm cao nhất trong các cô bé.
    *
    * *
    Phần thi của các bà mẹ thật sôi động. Các cháu nhấp nhổm lo lắng và cũng bàn tán lào xào. Có cháu la to:
    - Cái áo mới của mẹ tao đẹp nhất.
    - Con đừng nói "áo mới" mà phải nói là "trang phục" mới đúng - Người cha nhắc nhở.
    Người phụ nữ ửng hồng đôi má quay lại nhìn chồng con. Tôi nhìn quanh. Hầu như ai cũng mặc áo quần mới. Cuộc thi này đã khiến các bà mẹ bỏ công việc ruộng rẫy bao nhiêu ngày để đi chợ phố chọn vải may áo mới? Và như bao phụ nữ bình dị khác, đã sắm cho mình thì chồng con ắt cũng phải có. Và thôi, đã đi phố thì mua về cho chồng con thức ngon cho bõ những ngày khoai sắn quen thuộc. Vỏ thuốc lá ngoại, vỏ giấy gói bánh kẹo Thái Lan, Trung Quốc vứt đầy sân bãi... Bao nhiêu đậu mè chắt chiu dành dụm đã bán đi cho một cuộc thi như một lễ hội điểm xuyết cuộc sống bình lặng làng quê? Những ông chồng nửa tự hào nửa lúng túng đứng quanh đây chờ vợ con đi thi về, ai sẽ là người hạnh phúc nhất sau cuộc thi này?
    Tôi nhìn bảng điểm của Du, có khá nhiều điểm cao. Tôi chợt hiểu Du hơn.
    Mẹ bước lên sân khấu hồi hộp hơn con, có người run đến nỗi mồ hôi ướt đẫm tóc nhỏ giọt xuống trán. Có mẹ đỏm dáng hơn con, cái áo đỏ rực thêu hình rồng phượng lộng lẫy... Tôi lắng nghe, lòng tự nhủ sẽ cho điểm nới tay hơn cho dù câu trả lời có ra sao.
    - Chị nghĩ thế nào là một gia đình hạnh phúc?
    - Gia đình hạnh phúc là ông chồng không uống rượu!
    Nếu căn cứ vào đáp án để chấm điểm thì người phụ nữ này không được điểm nào cả. Tôi chờ đợi... Cây bút trên tay Du ngần ngừ, tôi cũng ngần ngừ... Không giống đáp án, phải, nhưng hạnh phúc có khi chỉ giản dị thế thôi.
    áo xanh hoa trắng, áo tím hoa vàng, áo hồng, áo màu hoa cúc... Những phụ nữ xúng xính áo mới lần lượt bước lên sân khấu, biến những câu trả lời luân lý trong đáp án thành trang giấy trắng.
    - Khi chồng chị nổi nóng, chị cư xử thế nào?
    - Nhờ trời thương, chồng tôi hiền lắm. Lấy nhau mười năm nay chưa hề nói nặng với vợ một câu.
    - Khi con chị với con nhà hàng xóm gây gổ, chị cư xử thế nào?
    - Dạ... thì để hàng xóm khỏi xích mích, dắt con mình về đánh một trận trước, phải trái tính sau.
    - Nếu gia đình bên chồng gặp khó khăn cần giúp đỡ, chị cư xử thế nào? Tại sao?
    - Dạ... thì mình phải giúp chứ sao không? Tại vì mình cũng có con trai...
    Mỗi câu trả lời đều nhận được những tràng vỗ tay và tiếng cười rung cả sân khấu. Toàn ban giám khảo cũng bật cười rộ. Tôi hỏi Du, lòng thật sự bối rối:
    - Chấm điểm sao đây?
    - Cứ chấm đại đi - Du nguệch lia lịa những con số hào phóng.
    Ai là mẹ bé Đậu Đũa? Tôi kín đáo quan sát. Cô bé không hề giống ba, nhưng cũng không bà mẹ nào có khuôn mặt hao hao cô bé cả. Ai? Bà mẹ nào đã chọn cho con gái một bộ váy áo kỳ khôi như vậy? Cái áo diêm dúa thùng thình lua tua ren, váy màu đỏ, giày màu da cam. Màu sắc trên người cô bé là một sự phô trương chói mắt đến buồn cười.
    Ai? Tôi nhìn đến dãy ghế xa nhất. Chỉ còn hai bà mẹ đang hồi hộp đợi đến phiên mình. Một trong hai, ai là người sinh ra một đứa con xinh đẹp đến vậy? Tôi nhận ra mình đang sốt ruột một cách khó hiểu. Bỗng nhiên tôi muốn cả hai mẹ con Đậu Đũa đều đoạt giải, ít nhất là giải khuyến khích. Nhìn những tờ giấy gấp tư trên khay nhôm, tôi chợt hồi hộp.
    - Kính mời mẹ của bé Đậu Đũa.
    Không ai trong hai người phụ nữ nhúc nhích cả. Tôi ngạc nhiên chờ đợi.
    Và...
    Người đàn ông bước từng bước, vẫn từng bước ngượng nghịu lóng ngóng, vừa sẵn sàng bỏ chạy vừa sẵn sàng đương đầu. Tiếng vỗ tay rào rào nổi lên. Tôi chưng hửng. Du nói khe khẽ:
    - Xin mày hãy rộng lượng với người này
    - Ông ta là... đàn bà à?
    - Không! - Du chợt sừng sộ với tôi - Nói năng gì lạ vậy?
    - ...
    - Vợ chết vì kiệt sức sau khi sinh con, một mình ông ta, chỉ một mình nuôi con từ lúc còn oe oe.
    Vừa nhìn bàn tay thô kệch của người cha run run bốc thăm câu hỏi, Du vừa tiếp tục kể:
    - Vợ ông ta đẹp lắm, cô ấy đã từ chối lời cầu hôn của Chủ tịch huyện để làm vợ người này.
    Phân vân thật lâu, cuối cùng người cha bốc một tờ giấy và mở ra; giọng ông lạc đi đến nghèn nghẹn: "Trước khi cho con bú, người mẹ phải làm gì?"
    Nắng xiên qua tấm phông đổ lên sân khấu một vạt nắng lún phún bụi. Tôi nghe hơi thở Du nóng hổi bên tai. Người cha vò vò cái mũ, những sợi lác nhàu gãy rơi xuống sân khấu như những khe hở trên một bức tường cũ.
    - Thưa quý cô... cháu nó ham đi thi quá nên tôi...
    Du bấu vai tôi:
    - Cho ông ta bốc thăm lại nghe Thúy?
    Tôi ngồi như pho tượng. Người cha ngượng ngùng xọc tay vào túi quần, lom khom tấm thân lêu khêu như muốn trốn. Tiếng rì rào phía dưới lắng dần rồi tất cả lặng im, tưởng như có thể nghe được tiếng bụi bay.
    Một đám bùng nhùng sặc sỡ chạy vụt lên sân khấu, dải nơ to bản ngang lưng bay phớt phơ như hai lá bùa, cái kẹp bươm **** màu lục rung rinh trên chùm tóc ngắn cũn như đuôi gà con.
    - Ba ơi, ba đừng sợ!...
    "Có con đây". Tôi đợi nghe Đậu Đũa nói nốt phần còn lại, nhưng đụng phải ánh mắt tôi, cô bé im bặt lè lưỡi bước lùi.
    - ờ... ba đâu có sợ! Thưa... hồi đó... mỗi khi cho cháu bú, tôi rửa bình sạch lắm. Dạ... thì cũng nhìn người ta rồi bắt chước. Tôi ngâm núm vú bằng nước sôi... rồi thì.. pha đúng như bà bán sữa bày cho... Trong tháng là muỗng rưỡi sữa với chừng này nước - Ông đưa ngón tay ra dấu - Rồi ra ngoài tháng tăng dần dần. Đêm dậy buồn ngủ mấy tôi cũng vẫn nhớ súc bình... Tôi pha bao nhiêu cháu bú hết bấy nhiêu, không để cháu bú sữa nguội bao giờ. Dạ... hồi đó cháu đái dầm ghê lắm.. thay tã hoài...
    Du giằng bảng điểm trước mặt tôi viết thật nhanh điểm 10.
    Những gói phần thưởng bao giấy màu đặt trịnh trọng trên bàn, phần thưởng cao nhất là một xấp vải áo dài màu biển.
    Tôi nhìn Đậu Đũa đang nôn nao đợi ba, hình dung đến một ngày cô thiếu nữ thướt tha trong tà áo xanh.

  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Ấu Tím
    Ðoạn cuối tình yêu ( I )

    Chèn ơi! cuối cùng rồi ông cũng đòi cưới tui. Tui không biết tui mê hay tỉnh, tui đợi chờ ngày này gần như khô héo đời tui. Mười mấy năm rồi ông biết không. Tui tưởng ông phải hỏi cưới tui hồi tui mười tám tuổi.
    Cành hồng đỏ tía hồi nãy ông đưa tui, còn tươi rói trong ly nước lạnh tui để ngay đầu nằm, cái nhẫn hột xoàn năm hột bự đùng đang chiếu lấp lánh trên ngón tay đeo nhẫn của tui, sự thiệt đây mà, ông đòi cưới tui, tui đâu có mơ.
    Ông ơi! sao ngoài trời long lanh như mở hội, chắc tụi nó mừng cho tui sắp đạt thành ước nguyện, Phật trời thương tui kiên trì cầu khẩn, ăn chay mỗi tuần trăng mà khiến ông mở miệng cầu hôn tui.
    Không lẽ giờ này tui mở đèn sáng trưng rồi ca lên : Yêu cho biết sao đêm dài......Má tui bả lại tưởng tui mắc đằng bố bả lo. Nên thôi tui dạo chơi hạnh phúc trong căn phòng tối thui thùi lùi này với cái bông hồng và cái nhẫn của ông.
    Ông biết ông làm khổ tui tới mức nào không? Mấy bà chị nhọn mồm nói tui mát dây yêu ông, để đời tui tàn lụi héo khô, mai mốt già chết xuống âm phủ làm ma không chồng lạnh lẽo. Mấy con em tui rỉa rói, yêu gì mà kỳ, không thấy lấy nhau, chỉ yêu nhau lạt nhách. Trời thần đất quỉ ơi, tụi nó mà biết ông chưa hề nói yêu tui tụi nó còn rủa xả đến đâu nữa trời.
    Mà nghen, nhiều khi tui cũng thấy tui ngu thiệt, tự dưng cái mang dạ yêu ông, cái thằng cha mặt mày lầm lì thấy ghét, cặp kiếng cận đè lên sống mũi, ngó khó đăm đăm như ông giáo già rình cho tụi học trò con ốc tọt, thêm tật rày đây mai đó, hễ về tới Sàigòn là dọt xe như ma đuổi, tại dzậy mà ông húc té xe tui, cho tui nằm dài thoòng đo coi con đường Hồng-Thập-Tự dài mấy mét, cho cái áo dài trắng tơ, nổi vân hoa cúc má tui mới may, tui mặc lần đầu bị tét nguyên một tà thê thảm. Cái cằm tròn trịa của tui, má tui hay khen có hậu bị thâm đen sưng tấy ,cho bạn tui gọi tui là bà râu cả tháng trời ròng rã. Đó ông coi ông gieo tai họa cho tui mà. Phải chi ông cà chớn dọt luôn cho đời tui không rắc rối, đàng này ông dừng lại bỏ tui lên xích lô cùng chiếc xe đạp cong niềng, rồi hộ tống tui tới nhà, đàng hoàng ra mắt ba má tui xin lỗi .
    Cái giọng Bắc kỳ cục của ông làm tui bắt ghét, tụi bạn tui dạy tui: đàn ông con trai Bắc kỳ là chúa đểu phải tránh xa, đừng dính líu, dzậy mờ ông thênh thang bước vô tim tui thông qua tai nạn xe cộ cái rụp hà.
    Ông tới nhà tui hằng bữa coi tui có đau đớn gì không, ông xăn tay áo sửa xe cho tui để chị tui, em tui đì ông sói trán, bà thì đòi dzô dzầu mỡ, bà thì đòi thay cái bọt-ba-ga, hai con em tui cũng ỏng ẹo nói ông sơn xe màu hoa cà cho tụi nó. Tức thiệt, có mình tui là nạn nhân của ông là nín thinh không đòi gì hết ráo .
    Mà ngộ, ông bà già tui khó tính thấu trời, có năm đứa con gái ổng bả canh còn hơn canh tù, ra khỏi nhà là phải tường trình đi đâu ? với ai ? mấy giờ dzìa, chị Hai tui có mấy thằng bạn học tới mượn bài , mượn sách, ông già tui dzòm tụi nó từ đầu tới chưng cỡ hai ba lần, tụi nó hết vía biến sạch, chị Ba tui xí xọn có hai ba thằng cùng xóm ngấm nghé, đứng chờ bả ra khỏi nhà đi theo tới trường, bị ông già chưởi một tăng, tụi nó xanh mặt lặn mất. Dzậy mà ông tới nhà , ông già tui tiếp đàng hoàng, nói chiện thôi là nói, toàn ba cái chiện tui không hiểu, chừng ông dzià, ổng khen ông thôi là khen:
    - Thằng này Bắc kỳ mà thiệt tình, tướng khá à bay, mặt mày đàn ông như dzậy trung tín, cái sơn đình rộng quan tước chứ hỗng chơi, sóng mũi cao sự nghiệp vững vàng, nhân trung sâu chung thủy, con nào làm vợ thẳng sướng đa .
    Chắc ba tui nói dzậy mà chị Hai tui có hồi tưởng ông mê bả, nên bả bẹo mình bẹo mẩy thấy ghê ( nói ông biết rồi bỏ nghen, tui lén coi nhựt ký của bả), ai dè xí hụt quê xệ , bả lên xe bông với thằng cha luật sư học cùng trường với bả.
    Còn chị Ba tui, bả biểu tui đừng thèm ông, má chồng Bắc kỳ dữ như chằng tinh, hành con dâu tới xảy thai, rồi còn kiếm vợ hai, vợ ba cho con trai mấy bả, trời thần, tui sợ thôi là sợ. Tui hỏi ông, ông cười ha hả như đang coi kịch Phi Thoòng-Khả Năng, làm chị Ba tui biết, bả nói tui thày lay, lẻo mép, ngu như trâu, có gì cũng tâu cho ông nghe. Chắc tại vậy mà ông đưa tui tới nhà coi mắt má ông. Bữa đó ông biểu chở tui đi ăn chè, tui mặc cái áo đầm vàng có bông đỏ tổ chảng điểm thêm vài cái lá xanh lè, màu sắc nghe như muốn quýnh lộn với nhau, nhưng tui thích vậy đó cái gì cũng phải đối chọi mới vui, con nhỏ Hường nói tui phải chọn màu tông-suỵc-tông mới sang, tui giữ cái gì tui thích hà, ừa! cái ông chở tui tới nhà ông mà tui không hay. Nhà ông nho nhỏ ở khu Hai-Bà-Trưng, quẹo vô hai ba con hẻm mới tới, phía trước hàng ba có dàn bông giấy, hai bụi Ngâu thiệt bự, một khoảng vườn xanh ngắt chung quanh, làm tui trầm trồ, thấy sao giống như tới nơi nào đó không phải ở thành phố, nhà tui gần chợ nên ồn ào thấy sợ, ông nói tui vô chơi, một chút đi liền. Thiệt tình, ông toàn gieo cho tui những oan trái làm tui không biết phải đối phó làm sao, tai tui lùng bùng khi ông nói:
    -Mẹ anh đó, chào đi .
    Tui đứng như trời trồng, không chết tươi như Từ Hải, nhưng người tui tê cứng tới độ ông phải đẩy tui vô nhà, giọng má ông ngọt ngào vang lên làm tui tỉnh hồn:
    -Vào chơi đi con, Mỹ Duyên phải không?
    Sao má ông biết tên cúng cơm của tui ? tui ú ớ
    - Dạ! dạ!
    Má ông sao đẹp quá trời luôn, nội cái chuỗi ngọc trên cổ đủ làm tui lóa mắt, tới cái vòng ở cổ tay, trời ơi thiệt đúng như má tui nói :
    -Mấy bà Bắc, bà nào bà nấy sao mà đẹp ghê nghen bây, đi chợ cũng sửa soạn, không như tao, đi đâu là sỏ áo đi hà.
    Má tui mà thấy má ông như tui đang thấy, chắc bả phải đổi là:
    -tới ở nhà cũng sửa soạn......
    có gì nhiều đâu, chút xíu má hồng, chút xíu son môi, mà má ông đẹp hơn mấy cô đào cải lương Thanh Nga Bạch Tuyết. Má tui cũng không thua nhưng cách khÿc, ông nói Má tui đẹp giống hình cô Ba, in trên bao cục xà bông thơm .
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Ấu Tím
    Ðoạn cuối tình yêu ( II )
    Chị Ba thua nữa rồi, bà ác phụ chị Ba bỏ lởn vởn trong đầu tui mấy bữa rày, biến thành bà tiên hiền dịu, bà tiên này không cho tui áo đẹp như cho cô Tấm, mà cho tui ăn phủ phê mỗi khi tui theo ông dìa nhà, nào là bún thang, bún mộc, bún riêu, bún ốc, bún bung, những món này tui tả thiệt kỹ mà má tui không làm sao nấu được, rồi tới chả giò cua, bánh tôm Cổ Ngư má ông cho, í! không phải! má ông biếu má tui, cả nhà tui khen ngon nức nở.
    Trả lễ, má tui biểu ông đem về, mắm chưng, mắm kho, mắm lóc kho tộ, có bữa tui phải phụ ông xách nguyên nồi mắm và rau về nhà ông, từ chuyện đụng xe tiến đến chuyện Nam Bắc đề huề vui ghê, ông há. Khi tui học thêm những tiếng mới từ má ông, về áp dụng với má tui, bả la tui quá trời, còn gọi tui là con Bắc kỳ lai. Như lần tui gọi cái muỗng là cái THÌA, má tui hỏi mày nói gì đó Tư? lần tui phụ má tui nấu bếp tui kêu cái giá (vá), thành cái MÔI má tui cười muốn sặc, đến hồi phụ ba tui đổ dầu hôi vô mấy cái đèn trên bàn thờ, tui kiếm cái PHỄU thay vì cái quặn là cả nhà tui biết tui thiệt sự lậm cái máu Bắc Kỳ của ông vô tim gan phèo phổi . Mà rồi cũng không thấy ông biểu Má ông đem trầu cau tới nhà tui, phải chi khó khăn, tui thấy ngoài chợ người ta bầy bán từng thúng từng quầy, mặc sức cho má ông mua, đem qua nhà tui đánh tiếng.
    Hay là tại tui học trường Sương Nguyệt Anh nên bị ám, giống như thầy sử địa của tui có lần nói:
    - Mấy trò học trường bà Sương coi chừng giống bả thành sương phụ.
    Thiệt ra sương phụ hay góa phụ là gì đám học trò gái đâu biết rõ, tới giờ tui còn lẫn lộn góa với sương . Mà má ông cưng tui nhiều khi còn hơn má tui cưng tui, ông là con út, anh chị ông có gia đình ở xa, ba ông chết hồi ông hai ba tuổi, nên khi ông đi lấy tin cho báo ngoài tiền tuyến xa xôi, tui thế ông nhận hết tình thương của bả. Cũng không phải tại tui người Nam không khéo ăn khéo nói, lúc đầu nghe tui gọi ba má tui là ỗng bả, má ông cũng thấy kỳ kỳ, nhưng khi biết nguyên giòng họ nhà tui, má ông cũng thấy thích thú những từ ngữ thân tình mộc mạc như vậy Ông coi bên nội, bên ngoại tui toàn ở Mỹ-Tho, Cần-Thơ, ruộng vườn cò bay thẳng cánh, ba tui lên thành đi học, cũng là ông lục sự như ai, gặp má tui nữ sinh áo tím, thành gia thất sinh ra tụi tui, mỗi lần giỗ chạp ở nhà tui ông biết rồi đó, chú thím dì dượng đầy nhà, ai cũng gọi ông bà ngoại, ông bà nội tui cái đại danh từ Ổng Bả, mà đâu phải là thất kính. Nghe bác Hai tui gọi ba tui:
    -Thằng Mười lóng rầy bụng bự bộn à, mày đừng uống bia con cọp nữa nghen mậy
    Hay Dì Bảy nói má tui
    -Ê Tám, mày nhớ con Tư Thêu con bà Năm trong vườn chuối hôn, vậy chớ con trai sắp thành bác sĩ rồi đó nghen.
    Gia đình tui đông như nấm mọc mùa mưa, hỗng vậy sao hồi đám cưới bà chị Ba tui cái nhà hàng Soái Kình Lâm không đủ chỗ.
    Tại ông chần chờ cho tui khổ thêm mà, sau 30-tháng 4,1975 , Má tui khóc sưng mắt khi gia đình chị Hai tui theo tàu Hải Quân ở kho Năm đi mất không biết ra sao, nhứt là bả lo cho hai con cháu ngoại mỹ miều của bả. Còn tui ruột đứt đoạn không biết ông ở đâu, ba má tui đã buồn, lo lẫn lộn, thêm cái mặt chết rồi của tui, ba má tui càng quýnh quáng. Tội ba tui, ổng chở tui tới nhà má ông thăm thú tình hình, thấy mắt má ông sưng húp, tóc bả thả dài không vấn tròn trịa trên đầu như mọi lần, ổng cũng cảm thương rươm rướm nước mắt an ủi:
    -Chị đừng lo quá hại người, tui coi tướng thằng Thành thọ lắm, có gì tụi tui phụ chị, chỗ bà con với nhau, để con Tư tới lui thăm chị đỡ buồn.
    Má ông òa khóc nức nở, tui cũng thút thít khóc theo. Nhà tui có mình gia đình chị Hai bỏ đi má tui đã biết mà còn rầu thúi ruột. Nhà ông, má ông một mình, anh ông ở Ban-Mê-Thuộc, Chị ông theo chồng ở miết Nha-Trang, ông thì mất biệt không thấy trở về. Tui thương má ông thôi là thương, quên luôn chuyện oán hờn ông không hỏi cưới tui .
    Chừng chị Ba tui theo bên chồng đóng tiền đi bán chính thức dưới Vũng Tàu, cũng là lúc má ông biết ông bị bắt cầm tù tuốt ngoài Trung. Má ông than thở:
    -Anh Thành con lì lợm như bác trai, lẽ ra anh con có phải lính tráng gì đâu, học văn khoa đang yên lành, thi vào Chiến tranh chính trị , rồi cứ người ta đánh nhau chỗ nào y như là anh con mang máy, mang bút tới đấy, để bác thui thủi ở nhà một mình với cây với cối .
    Má ông chuẩn bị đi thăm nuôi, má tui làm mắm kho quẹt, muối xả, tui đan khăn, áo. viết thơ. Má ông giao tui chăm sóc đám cây trong vườn nhà, từ cây Thiên lý, hoa sói, hoa Ngâu, đến Tiên đồng ?" Ngọc nữ, má ông đặc biệt chỉ tôi cách chăm sóc cây Quỳnh hương và cây Giao, má ông nói:
    - cây này anh Thành con cưng lắm, lần nào có bông anh con thức cả đêm để ngắm.
    Thời gian trôi, má tui, má ông thêm thân thiết, hai bà đi chùa chung, chơi hụi chung, buôn bán chung, tui như có hai nhà, cần yên tĩnh qua nhà ông, muốn cãi cọ với hai con em dữ dằn thì về nhà. Tui đi học Sư phạm trong khi lũ bạn tui phần lớn bỏ học vì tội có nợ máu với nhân dân, chuyện chồng con không còn làm tui bận óc, mà chỉ còn lo lắng nhớ nhung ông. Có hồi tui trách ba tui, coi tướng không hay, nói ông quan cao chức lớn đâu không thấy, thấy ông trong tù, ba tui giảng giải:
    -Sông có khúc, người có lúc, năm sung tháng hạn thì chịu, có phước mọi chuyện qua hết. Bây là gái, học chữ chung như vậy là tốt, đừng thấy người ta hoạn nạn mà lơ, thất đức nghen con.
    Ba tui thì hiểu cho tui, còn họ hàng nội ngoại người ta đâu biết, mối mai cho tui đủ mọi thành phần, có luôn cả công an phường, bộ đội chính quy, tui lạnh như giá băng, lắc đầu quầy quậy
    Rồi con Năm cũng được ông thầy giáo trung cấp tự nguyện đưa lương , nhu yếu phẩm mỗi tháng cho nó quản lý, đưa luôn chìa khóa nhà cho nó trông coi . Đám cưới không rộn ràng như ngày xưa, nhưng cũng ra đám cưới, họ hàng từ dưới quê mang lên đủ hết, từ gạo tám thơm, tới nếp ngỗng, gà, vịt thịt thà để nấu cỗ bàn cho nó. Gia đình tui có phước nên thời buổi đảo điên vẫn còn tạm đầy đủ.
    Tới chừng con Sáu được bà Tư Thôi mang trầu cau lễ vật tới xin nó về cho thằng bác sĩ, con quí tử của bả, là ngày trời sầu đất thảm cùng tui. Ông mà thấy ánh mắt của mấy bà thím dòm tui là ông biết tui ốt dột đến cỡ nào, có bà nói thẳng vô mặt tui:
    -Con Tư này coi đặng quá chứ, sao hổng lấy chồng, bây tính làm gái già sao bây ?
    Tui lên lầu, leo qua cửa sổ, chui ra nóc nhà ngồi khóc, thiệt nghen, tui thề trong dạ tui hễ ông không hỏi cưới tui, tui ở vậy luôn, hầu tía má tới hồi ỗng bả trăm tuổi, rồi hễ chị em tui cần coi cháu, coi chắt tui coi tiếp, hễ hỗng cần, tui vô chùa tui tu, (thiệt ra tui đâu muốn đi tu, với trái tim không còn nguyên vẹn, nhưng chuyện Lan đi tu khi không thành vợ Điệp làm tui muốn đi tu cho chết như Lan)
    Sau đám cưới, khách khứa về hết, bác Hai, cậu Tám cùng ba tui bàn chuyện vượt biên, bác Hai nói :
    -dưới Cần Thơ đi dễ ợt, ngay bến Ninh kiều xuất phát, ra ghe lớn thẳng tắp tới cửa Đại, hễ trục trặc thì tắp vô cồn Chuối ở đỡ trong am Cậu, khi nào êm đi tiếp. (Ông cậu em của bà ngoại tui lập cái am tu luyện mình ên ở trỏng). Cậu Tám thêm:
    -dân ở tỉnh thành xuống khó chớ, gia đình ông bà chú bác mình ba bốn đời ở dưới ai hỗng biết, hễ có gì trở ngại là dân che cho hết.
    Tui hồi hộp, nếu ba tui tính như vậy có cơ tui bỏ nước ra đi không một lời cho ông biết. Hên sao ba tui bấm tử vi nói năm đó không hạp tuổi ổng nên thôi, ỗng để vợ chồng con Năm đi trước, đâu chừng hơn tháng có điện tín dìa nói tụi nó ở Thái-Lan. Má tui bả kể tại bả cúng chùa, thả chim, ăn chay, niệm Phật. Ba tui thì dành tại ổng bấm số hay, tui cũng vui cho con em tui tới bến bình an, miệng tui thì thầm khấn Quan Thế Âm Bồ Tát.
    Chiều bữa sau, trời chạng vạng sau cơn mưa, ba má tui ngồi trước hiên hóng mát, tui đang rửa chén sau nhà, nghe chộn rộn, linh tính gì làm tui bật đứng dậy chạy u ra nhà ngoài, để thấy ông bằng xương bằng thịt. Tui nhận ra ông liền, ông ốm nhom, ốm nhách, tướng hiên ngang ngày xưa đâu mất, chỉ còn dáng hình dẹp lép, y chang con gián, miệng tui há ra mừng tủi, có ba má tui ngay đó chớ không thôi tui phóng tới ôm ông lúc đó rồi. Ông chào hỏi mượn tiền đặng trả cho ông tài xế xe ôm mà mắt ông không rời khỏi mắt tui. Ôi cặp mắt cận không kiếng của ông dòm tui sao mà tha thiết, cần gì phải nói nhớ thương tui mới hiểu, phải không ông? Ba điều bốn chuyện một hồi, ba tui biểu tui đi rước má ông. Trên đường tui đạp như ma đuổi, trời ơi! buồn vui gì cũng làm tui muốn chết hết á.
    Thấy khuôn mặt tiều tụy, khô cằn của người tui thương nhớ ngày đêm, làm sao không vui, tui niệm tiếp đức Quan Thế Âm Bồ Tát cho tới khi gặp má ông tui thở như cá mắc cạn. Má ông kêu xích lô đi liền. Trên đường về nhà, tui không hiểu tại sao ba tui không để ông dìa mà giữ lại nhà tui ?
    Bữa cơm sum họp đêm đó có ai ăn uống được gì đâu. Tui chống cầm ngắm ông thỏa thương thỏa nhớ, má ông chắc giống y tụi Ba tui lo hỏi ông chuyện tù đày, chuyện trong trại học tập ra sao ? RỒi ba tui bàn, ông nên ở nhà tui, ba tui là tổ trưởng khỏi cần trình báo, công an khu vực là thằng quen trong xóm, ba tui lo được, chứ về bên má ông không có lợi, ông sẽ bị công an khu vực kiểm soát ngặt nghèo khó tính chuyện tương lai . Má ông nhìn ông khóc ròng, nói cùng ba má tui:
    -Thân tôi đàn bà, nghĩ không tới, anh chị Mười tính cho như vậy tôi biết lấy gì trả ơn. Thật thà tôi có để dành ít vàng vòng tế nhuyễn, làm của xin dâu cho cháu Thành, mà nay sự thể thế này, trăm sự nhờ anh chị lo giúp cho cháu, bao nhiêu tôi xin lo hết, chỉ cần cháu nó thoát.
    Vừa gặp ông, hai đứa chưa mừng, chữ chia ly đã ngay trước mắt . Má ông nhìn tui, ánh mắt bả như chừng muốn nói:
    -Bác đứt ruột đẻ nó, xa nó bác đau đớn lắm chứ con, chút tình bé bỏng gái trai không lẽ làm hư đời nó.
    Tụi mình có một thời gian ngắn bên nhau, ông được ba tui giữ kín trong nhà chờ giấy tờ hợp lệ, ông sẽ dùng tên của thằng Năm em rể tui, để di chuyển xuống Cần Thơ, sau đó bác Hai tui lo cho ông tiếp.
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Ấu Tím
    Ðoạn cuối tình yêu ( III )
    Má tui nấu toàn món ngon cho ông tẩm bổ. Má ông mang bao nhiêu thứ ông thương quý lên cho ông nhìn ngắm, cây súng lục hồi nhỏ ông chơi, hình ba ông, mắt kiếng cho ông đeo tạm, bằng cấp của ông, má ông vững lòng cho ông đi vượt biên vì anh chị của ông đã ở Mỹ, và chắc chắn bảo lãnh ông ngay, khi ông thoát được sang Thái hay Mã lai. Phải công nhận má ông là người đàn bà vững chãi, ba tui khen như vậy, như má tui chắc còn lâu bả mới để thằng con vừa trở về từ cõi chết tiếp tục bước vô cõi tử khác, bằng chứng là bả giữ riệt tui.
    Có lần hai đứa leo lên nóc nhà ngắm trời, ông dạy tui nhìn từng chòm sao, Đại Hùng tinh, Tiểu Hùng Tinh, Tướng Quân, Lưỡi cày, Bắc Đẩu, tui có chú ý gì đâu chỉ ngắm ông tha thiết, biết án chia ly lơ lửng trên đầu, tui quý từng phút giây tui có ông. Lạ lùng, trong cải lương đào kép người ta nói anh yêu em, em yêu anh ngọt sớt, tui với ông bao nhiêu dịp riêng tư không ai nói ra được ba chữ then chốt chủ yếu đó. Ông không nói, lẽ nào tui trơ tráo nói, đêm đó ông cũng chỉ cầm tay tui, vuốt tóc tui, choàng tay qua vai tui, cho tui tựa đầu lên vai ông rồi hết, ông đâu biết tui khấn Phật Bà cho ông hun tui, tui sẽ ăn chay một tháng, Phật Bà không chứng cho tui đêm đó, nên bờ môi tui còn nguyên vẹn băng trinh.
    Cuối cùng giấy tờ đầy đủ cho ông, nhìn hình ông trong thẻ chứng minh nhân dân, y chang con khỉ, tui cười bắt sặc, ba tui ra phán quyết:
    -Ngày mơi phải đi cho sớm, cỡ 3 giờ chú Ba xích lô chở ra bến xe Lục tỉnh, đừng lình chình trễ bắc mắc công lắm.
    Nụ cười tắt ngủm trên môi tui, tui xin đi theo. Ỗng biểu:
    Đàn bà con gái đi theo tụi nó dễ nghi, để thẳng đi một mình, bịn rịn không nên Tư à!
    Chừng thấy mắt tui đong đầy nước mắt, ỗng cho tui đưa ông ra tới bến xe .
    Chắc tại tui tuổi Thân nên khóc thầm là nghiệp, cái can Bính bù thêm đời tù túng cô đơn. Tui không dám khóc sợ ông nhục chí, má tui biểu bày đặc khóc lóc xui lắm, bả còn dặn ông hễ bước ra khỏi nhà là không được dòm lại, chắc theo tích Kinh Kha . Tui choàng lên cổ ông, lá Bùa thầy trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm cho, đặng trừ tà. Cảm giác bên ông trên chuyến xích lô ra bến xe lúc nào cũng ôm ấp lấy tui cho tới giờ tui vẫn nhớ in như cũ, không dùng chữ nghĩa nào diễn tả đủ ông ơi! Ngoài bến xe, tui nắm tay ông cứng ngắt, sợ buông ra không biết đâu đặng tìm, mà rồi cũng đến lúc phải buông, cho ông lên xe. Ông lì lợm không quay dòm lại, tui đứng hoài trông theo tới chừng tan hết khói, mất tiêu bóng xe mới lững thững ra dìa. Tới nhà tui khóc như chưa từng được khóc, câu thơ :
    Người đi một nửa hồn tui mất
    Một nửa hồn kia bỗng dại khờ
    Tui không nhớ của ai nhưng đối với tui không đúng, tui thấy tui mất hết trơn, hết trọi, không như chị Hai chị Ba tui dạy, hễ yêu ai bây yêu chừng nửa trái tim thôi có chuyện gì không thành, còn tim để yêu nữa . Tui yêu hết tim tui, từ máu đen tới máu đỏ, tủy, xương có nhiêu tui yêu ông hết, nên ông đi rồi tui tan, tui nát ông ơi, ba tui thấy tui khóc, lắc đầu đi chỗ khác, má tui nghe tui thổn thức bả bỏ lên thắp nhang khấn Phật.
    Mỗi ngày tui đi chùa khấn khứa, còn ai cho tui khẩn cầu tui tới hết, nghe người ta đồn đền Đức Mẹ dòng Chúa Cứu thế linh thiêng tui cũng đi luôn. Má ông thấy tui buồn bả rủ tui đi hành hương tui đi theo tuốt, con Sáu thấy tui thê thảm mang thằng con nó về, cho tui hú hí đỡ buồn, nhìn thằng cháu mũm mĩm tui thèm có con quá mà tin ông thì biệt chim, tăm cá.
    Bác hai tui lên nói, ông ra ghe lớn êm ru, cả tuần sau , không tàu nào bị công an kéo là êm rồi, bác biểu chỉ cần điện tín là chắc nùi nụi ông tới bến bình an. Nghe thì nghe vậy mà lòng tui sao như lửa thiêu, muối xát. Chị em tui cũng vượt biên mà tui đâu có lo buồn giữ dậy. Hết chuyện này tới chuyện khác, Má ông nhận giấy tờ bảo lãnh từ anh của ông, bả mừng phát khóc. Chừng tuần sau tới phiên nhà tui cũng có theo, ai cũng vui mà tui không sao tỉnh nổi . Ba tui lo nộp đơn từ xong hết, vẫn chưa được tin ông, ba tháng trôi qua mà tui thấy dài như ba năm, Má tui nấu sâm bắt tui uống, má ông không cho tui trường chay, bắt tui ngả mặn, ba tui mang sách tử vi chỉ cho tui coi, để tự tui luận đoán. Tới hồi con Sáu nói tui ốm nhom như cây sậy, mơi mốt ông gặp, ông nhìn không ra, lấy con mẹ khác đừng nói sao xui, tui hết hồn đi cắt thuốc tể ở nhà thuốc Vãn Sanh Đường, mong lấy lại hình hài son xẻ. Tui ráng ăn cho ông, tui ráng sống để chờ ông. Rồi không biết tại Đức Mẹ La-Vang hay Phật bà Thủ Đức, mà có điện tín chị Hai tui báo, ông ở Mã Lai, tui lên được một ký, má tui nói lâu ghê mới thấy lại tui cười, chừng đâu tháng sau nữa có thơ ông, tui cho ông phát thơ 3.000 đồng bạc, tiền một tô phở chừng 500, tui muốn ông biết đó là món tiền hậu hĩ cỡ nào.
    Ông còn sống, trên chuyến tàu đó người ta chết hơn một nửa. Ba ngày đầu êm đềm. Ngày thứ tư gặp cướp, tụi cước bắt 4 cô gái nhỏ cỡ 10 đến 16 tuổi, vét lột hết nữ trang vàng bạc, có hai người đàn ông chống cự bị chém vứt xuống biển, sau đó phá máy tàu, và bỏ đi.
    Ngày thứ sáu, gặp tàu khác cứu, cho thức ăn, nước uống, kéo vô đảo hoang, mọi người mừng rỡ, không ngờ khuya tới, chúng trở lại lùa đàn bà con gái lên tàu đem đi, tảng sáng trả về, cho cá, gạo, mọi người tính kế. Tuần sau chúng trở lại, đàn bà con gái biến mất hết, nói dối chết hết, chúng bỏ đi, không cho thức ăn, không trở lại. Đói, lấy thịt người chết nuôi con nít, người kiệt sức, tìm quần áo màu trắng treo trên ngọn cây cao cầu cứu, đốt khói, cầu nguyện. Máy bay Liên Hiệp Quốc cứu người vượt biển nhìn thấy, thả thức ăn, hai tuần sau có tàu kéo vào Mã Lai .
    Ông gần chết, vào bệnh viện, tỉnh dậy người ta mời làm chứng nhân cho nạn cướp kinh khủng biển Đông.
    Đọc hết thơ tui mất đi hai ký. Nhắm mắt lại thấy toàn chuyện kinh hoàng. Tại sao người lại giết người .
    Gia đình tui và má ông nhờ có hy vọng ra đi, mà ai cũng như sống lại được chút nào, ba tui thôi không nghĩ đến chuyện vượt biển, ai có bàn, ổng chỉ nói ra, kinh khủng quá, nếu không có bùa tui đeo cho ông, chắc gì ông còn để mà nghĩ chuyện lấy tui.
    Tui sống bằng thư ông gởi, học anh ngữ chuẩn bị sang xứ tự do. Sáu năm trôi như mây, như gió, tuổi Xuân tui bay đi mất hút, vết nhăn trên khóe mắt tui sâu hơn, tui gặp lại ông. Sân bay San Francisco, ông ôm chầm lấy tui, tui dụi đầu vào ngực ông ấm áp. Không sợ gì ba má tui thấy nữa .
    Ông ơi! Khuya qua ông nói:
    -Hồi đó anh muốn em giữ tuổi thần tiên càng lâu càng tốt, em ngây thơ quá, anh không muốn em lo nghĩ chuyện tình cảm, lơ là học hành, đi tù về tương lai u tối anh câm luôn, vì anh muốn đời em phải được hạnh phúc, nếu anh tỏ tình anh trong tình cảnh ấy, biết đâu cản trở đời em. Bây giờ anh vững vàng rồi bé ạ. Mẹ đang chờ em về với anh, để mẹ có cháu bồng. Em biết không anh mua nhà có cây cổ thụ phía trước, có bốn phòng ngủ, một cho tụi mình, hai cho con mình, phòng còn lại khi nào ba má thích sẽ tới ở luôn. Em sẽ không còn buồn, không còn lo lắng gì nữa hết, anh không cho em khóc nữa, ngay cả khóc thầm nghe chưa. Sau nhà mình có khu vườn nhỏ bé ạ, mẹ đã trồng rất nhiều thứ hoa em thích, có đủ thứ rau nữa, của bé hết, em đẻ cho anh 5 cô công chúa, để tụi nó chọc ghẹo nhau, còn hoàng tử tùy em muốn bao nhiêu, cứ sanh cho anh, ba má với mẹ anh tha hồ mà trông cháu.
    Ông nói thôi là nói. Nước mắt tui lăn dài, ông hết hồn:
    -Sao vậy, em chịu làm vợ anh không?
    Tui vội vàng gật lia lịa, sợ ông hiểu lầm đổi ý. Ông nâng cầm tui lên, nhìn vào mắt tui, vừa lau nước mắt cho tui, vừa cho tui nụ hôn đầu đời con gái. Tụi mình lại quên nói yêu nhau rồi ngày mơi lúc gặp ông, câu đầu tiên tui sẽ nói:
    - Em yêu anh vô cùng, vô tận, em sẽ là người vợ tốt, là người mẹ hiền, không bao giờ em cãi anh, không bao giờ em xa anh một phút một giây anh ơi em yêu anh.
    Ông ơi, tui hạnh phúc quá ông ơi, tui sẽ kêu báo hết cho mọi người, tui đi lấy chồng, chồng của tui là ông ..
    Í sao ngực tui đau nhói, sao tui xây xẩm. Anh, EM YÊU ANH.
    Buổi sáng tiếng chim hót báo ngày mới, ánh nắng rọi vào phòng cô gái, cô gục đầu trên gối, đóa hồng thẫm cô cầm trên tay, chiếc nhẫn long lanh trên ngón tay áp út, khuôn mặt cô an nhiên, nụ cười hạnh phúc phớt trên môi. Giòng chữ Em Yêu Anh đỏ thẫm viết trên nền vải trắng trải giường. Tinh ý sẽ thấy, gai hồng đâm vào ngón tay cô, vết máu còn đọng.
    Đôi khi, hạnh phúc làm tim người ta ngưng đập.
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Quang Huy
    Sinh Ra Chỉ Để Yêu ( I )
    Hồi anh mới quen nàng, nàng đang làm thủ tục ly dị chồng. Hai người, một căn hộ hai bảy mét vuông, nhà lắp ghép, gian ngoài mười bảy mét, gian trong mười mét. Nàng hai mươi sáu, có đứa con trai ba tuổi.
    Nàng kể, khi mời anh đến chơi nhà buổi tối đầu tiên:
    - Anh đừng ngại! Không sao đâu! Chúng em đã thoả thuận với nhau: Nếu ai nuôi con thì ở gian rộng hơn. Còn từ nay, không ai có trách nhiệm với nhau nữa, không được xâm phạm tự do của nhau! Mà, anh ấy cũng biết tính em rồi?
    Hoàng nghe nàng nói những điều ấy, cặp lông mày của nàng nhướn lên. Lúc bấy giờ, anh chỉ thấy những gì đẹp đẽ trong cử chỉ. Còn bây giờ, mỗi khi nhớ lại, anh không khỏi rợn người?
    Khoảng mười giờ đêm, có tiếng gõ cửa của chồng nàng. Nàng bảo:
    - Anh cần gì không? Em có nước sôi, có chè đấy!
    Giọng nàng nhẹ nhàng, ngọt ngào khiến Hoàng phát ghen.
    - Tôi không cần gì. Chỉ hỏi cô rằng bây giờ là mấy giờ rồi.
    Nàng quay lại Hoàng:
    - Mấy giờ rồi, anh?
    - Mười giờ rưỡi?
    Hoàng ấp úng. Còn nàng:
    - Mười giờ rưỡi, anh ạ! Sao? Có lệnh giới nghiêm à?
    - Không! Nhưng cô mang khách lạ vào nhà, không có hộ khẩu?
    Nàng nhếch mép:
    - Thế thì anh khỏi lo. Anh ấy không có ý định ngủ lại đây đâu. Anh có nhớ điều chúng ta thoả thuận với nhau không?? Anh cứ việc đi báo công an hộ khẩu?
    - Nhưng anh chị cũng nói chuyện khe khẽ chứ, cho người khác còn ngủ?
    - Đồng ý! Cám ơn anh?
    Và nàng đóng cửa, nhoẻn miệng cười, xiết chặt Hoàng trong vòng tay và những cái hôn. Nàng thì thầm:
    - Nói nhỏ thôi nhá? Mà tốt nhất là không nói gì? Cần gì phải nói?
    Hoàng như mê mụ người đi vì những cử chỉ ấy, những lời nói ấy. Họ nhịn nói, nhịn cười, nhưng càng nồng nhiệt hơn những sự âu yếm.
    Đêm ấy, Hoàng ngủ lại, giấc ngủ chập chờn. Anh sợ. Và sung sướng. Còn nàng, trông nàng ngủ mới ngon lành và dễ thương làm sao. Anh thầm nghĩ: đúng là nàng sinh ra để yêu, mặc dù nàng đã làm vợ và làm mẹ. Hoàng nằm cạnh hai mẹ con nàng, thầm nghĩ rằng mình đã làm điều gì không phải với người chồng của nàng, bây giờ chỉ là một anh hàng xóm. Anh còn nghĩ miên man đến chuyện sẽ là chồng nàng, sẽ chăm bẫm đứa con riêng của nàng. Phức tạp đấy, nhưng anh yêu nàng, và quý cả đứa con trai ba tuổi của nàng. Điều ấy đối với anh thật là hiển nhiên?
    Nàng như một người lần đầu được yêu, và chẳng cần giấu giếm tình yêu ấy. Ai xì xào, mặc người ta!
    Nàng hỏi anh:
    - Họ cho rằng, anh mê em, có đúng không?
    - Đúng đấy?
    - Họ nói rằng: em lừa anh, có đúng không?
    - Không! Anh yêu em!
    - Em đã có chồng, và đã có con??
    - Nhưng anh yêu em!
    Chỉ thế. Và họ lại riết lấy nhau trong vòng ôm và trong những cái hôn bất tận. Nàng bày ra đủ mọi thứ trò để trêu chọc anh như một cô gái tinh nghịch. Còn anh, chỉ cảm thấy sung sướng trước tình yêu trẻ trung của nàng.
    Hoàng có lần nhận xét:
    - Em có một tình yêu của Hoả Diệm Sơn?
    - Từ khi quen em đến giờ, anh mới có một nhận xét đúng và thông minh? Anh có sợ cháy không đấy?
    - Cháy cũng được!
    Hoàng đáp liều. Anh bắt đầu sợ ngọn lửa ấy. Có một cái gì đó không yên tâm khi anh nhìn thấy ngọn lửa của nàng bùng lên. Anh biết mình không đủ sức kiềm chế nó, và không ai đủ sức kiềm chế nó, nếu như nó không tự lụi tàn? Trong ánh lửa ấy, có cái gì đó vừa hấp dẫn đến ma quái, vừa tàn nhẫn đến khủng khiếp, và không bao giờ thoả mãn với những gì nó đã thiêu đốt, huỷ hoại. Có thể, ngay cả bản thân nàng nữa, nàng cũng không bao giờ biết tiếc nuối, thương xót chính mình, và nàng cũng không đủ sức chế ngự được ngọn lửa ấy?

    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Quang Huy
    Sinh Ra Chỉ Để Yêu ( II )
    Chính Hoàng, đã chứng kiến nhiều chuyện, mà cho đến giờ, anh cũng không thể lý giải một cách chính xác, rằng vì sao mà nàng lại làm như vậy.
    Nàng có quen một chàng thi sĩ. Theo Hoàng nhận xét, thì cả người chàng ta sũng nước. Có mấy bài thơ đăng báo, nhưng toàn bộ một giọng rền rĩ, nỉ non, như ve sầu mới lột tập kêu. Nàng đọc thơ chàng ta và khóc:
    - Anh xem này! Anh ấy viết cho em đấy! Đề tặng hẳn hoi?
    - Anh thì không biết làm thơ?
    - Thế thì một nửa cuộc sống của anh không có ý nghĩa gì cả?
    Ngay tối sau, nàng mời chàng thi sĩ ấy đến. Nàng mua hoa, mua rượu, thức nhắm. Và, suốt tối ấy, Hoàng không biết nói gì, chỉ giương mắt lên nghe và nhấp rượu. Chỉ có hai người nói. Và hai người đưa nhau về. Tối ấy, Hoàng đứng chờ ở chân cột đèn trước nhà nàng, đến tận sáng, vẫn không thấy nàng về. Đứa con trai, nàng giao cho ông chồng hờ ngay từ tối, để về với bà nội.
    Hoàng đạp xe lên cơ quan nàng, đã thấy nàng đáp:
    À? hôm qua, đi với anh ấy một đoạn, em buồn ngủ quá, rẽ vào nhà con Tâm, ngủ lại sáng nay đến cơ quan luôn. Thế anh chờ em suốt đêm à? Đúng là anh chàng dở hơi! Tội nghiệp?
    Tâm, bạn nàng, chứng nhận những lời nàng nói. Anh chẳng hiểu ra làm sao cả.
    Buổi tối, anh hỏi nàng, giận dỗi:
    - Em không yêu anh nữa hay sao.
    Nàng dướn lông mày:
    - Khi nào em không yêu anh nữa, em sẽ nói thẳng với anh, còn bây giờ, em vẫn yêu anh, như từ đầu?
    Anh hiểu tính nàng, và tin nàng nói thật. Anh đoán chuyện tối qua, cũng chỉ là một trò phù phiếm của nàng, và anh lại tiếc rằng mình lại không biết làm thơ.
    Quả tình, nàng quên anh chàng thi sĩ nọ rất nhanh, dẫu sau đó, anh chàng còn nhiều bài thơ nữa được đăng báo và bài nào cũng đề tặng nàng. Đọc những tờ báo biếu, nàng chỉ cười nhếch mép:
    - Thế này cũng mang tiếng là đàn ông! Phải như anh cơ?
    - Như anh làm sao?
    - Mạnh mẽ, độ lượng, có kiến thức nhưng ông anh hơi khô, hơi ít lời đấy, ông anh ạ! Mà, em thích thế?
    Hoàng quen với tính nết nàng, càng yêu nàng hơn, cũng quen dần với những cơn ?ođiên điên? của nàng. Ngoài cơn ?ođiên điên? ấy, nàng là một người không thể chê vào đâu được. Nàng ước muốn nhiều thứ, như mọi người đàn bà khác, là tình yêu, sự thương cảm, sự đầy đủ, sự tự hào về chồng, con. Hai người đã không biết bao nhiêu lần vẽ ra những viễn cảnh của cuộc sống chung đụng. Bỗng có một lúc, nàng chợt thở dài:
    - Sống với em, rồi anh cũng khổ. Và em cũng chẳng sung sướng gì? Giá chúng mình cứ yêu nhau mãi như thế này nhỉ, đừng cưới xin, đừng có con, đừng ràng buộc? Em sợ những thứ ấy lắm!
    - Nhưng cả anh và em, không thể cứ sống mãi như thế này được!
    - Đấy, nó khổ như thế! Em yêu anh, nhưng không muốn lấy anh?
    - Vì sao? Vì sao, em nói đi!
    - Em không thể nói được! Vì em không hiểu em nghĩ gì. Chỉ biết rằng nó như thế. Nó chỉ là linh cảm. Anh đừng bắt em phải giải thích, vì em phải nghĩ ngợi, mệt lắm!
    Một hôm khác, nàng nói:
    - Cuộc sống gia đình, giết chết tình yêu, bởi ràng buộc đạo lý này, đạo lý nọ. Mà toàn những thứ người khác đặt ra bắt mình phải tuân theo! Rồi phải hai bữa cơm, rồi phải nước nôi, giặt giũ? rồi trăm thứ chi tiêu?
    - Thế em với con, sống không cần những thứ đó sao?
    - Nhưng nó đơn giản hơn! Với lại, anh đã nghèo, mẹ con em thì khổ, còn đèo bòng mà làm gì?
    Hoàng biết, đấy là những suy nghĩ thực của nàng, khi lần duy nhất, anh gợi ra ý chung sống với nàng. Anh buồn rầu:
    - Vậy là chúng ta sẽ xa nhau sao? Em cứ ở vậy sao?
    - Em đã nói rồi! Khi nào không yêu anh nữa, em sẽ nói thẳng với anh. Còn nếu em có lấy chồng nữa, thì chắc chắn sẽ không lấy anh đâu.
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Quang Huy
    Sinh Ra Chỉ Để Yêu ( III )
    Rồi nàng lấy chồng. Đấy là người đàn ông hơn nàng bảy tuổi, có nhà cửa đàng hoàng, kinh tế khá, hiền lành, có một đứa con riêng.
    Lúc đầu, Hoàng không tin nàng chọn người đàn ông ấy. Và như lời hứa, nàng nói với anh:
    - Em sẽ lấy anh ấy! Có nghĩa rằng em không thể sống với anh được?
    - Nhưng em vẫn nói rằng em không thích cuộc sống gia đình kia mà? ?" Không thích, nhưng phải vậy! Anh có đảm bảo cho cuộc sống của hai mẹ con em không?
    - Thế nào là ?ođảm bảo?? Em không yêu người ta, sao em lại lấy?
    - Em đang cố gắng để yêu người ta, vì em sẽ lấy người ta. Và, em đang cố gắng để không yêu anh?! Ôi, anh ơi, đời buồn lắm!? Nếu rồi đây, em có làm sao, thì anh có nhận em không?
    - Làm sao, là làm sao?
    - Là em và anh ấy không sống nổi với nhau, mà em vẫn còn yêu anh! Hoàng im lặng, không trả lời. Anh chỉ cảm thấy một nỗi buồn tê dại. Hơn lúc nào hết, anh càng xót xa cho nàng?
    Rồi nàng lấy chồng, vẫn cái anh chàng mà nàng bảo rằng ?ođang cố yêu? ấy. Nàng có mời Hoàng, nhưng anh chỉ đến cơ quan gọi điện cho nàng:
    - Xin chúc em hạnh phúc!
    - Em cảm ơn anh!
    Tất cả đều là những lời xã giao buồn thảm.
    Từ đấy, anh không gặp nàng nữa, hay đúng hơn, là anh cố tránh không gặp nàng, mặc dù, không bao giờ anh quên nàng được.
    Ba tháng, sau ngày nàng cưới chồng?
    Một đêm, nàng tìm đến chỗ anh. Nàng kể lại tất cả những gì đã xảy ra trong ba tháng đó.
    - Ngay hôm sau, hắn bảo em thế này: ?oTôi không cần cô phải yêu quý con tôi, và cô đừng bắt tôi phải yêu quý con cô. Cô chẳng còn gì để mặc cả với tôi cả!?. Thằng khốn nạn!
    Rồi nàng khóc. Hoàng phải dỗ nàng. Bây giờ, với nàng, anh chỉ coi như một đứa em gái dại dột và bướng bỉnh. Anh thương nàng, nhưng không biết làm thế nào cả. Tuyệt nhiên anh không hề trách nàng, dẫu rằng, đấy là con đường nàng đã chọn, rằng nàng đã phản bội anh. Không gì chính xác hơn hai chữ ?ophản bội?. Ngay đến bây giờ lòng anh vẫn còn đau đớn. Và nàng đến, khơi dậy nỗi đau âm ỉ ấy.
    Nàng vẫn vừa rấm rứt khóc, vừa kể không ra đầu ra đũa. Anh giục nàng về. Nàng hỏi:
    - Trước kia, em có hỏi anh, là nếu em có làm sao, thì anh có nhận em không, anh đã không trả lời?
    - Bây giờ vẫn vậy!
    Hoàng không do dự trả lời nàng. Một tay anh vẫn vuốt tóc, và tay kia cầm khăn lau nước mắt cho nàng:
    - Nín đi em? Nước mắt lúc này không có ích gì cả. Anh biết em vốn là người quyết liệt lắm kia mà?
    - Nhưng em bây giờ đuối sức lắm rồi?
    - Cũng phải chịu thôi! Cái gì cũng có giá của nó! Em chẳng thường nói thế là gì? Anh làm sao trả thay em được!
    Nàng thôi khóc, ôm riết lấy Hoàng và hôn anh túi bụi.
    ? Hoàng sực tỉnh, gỡ nàng ra. Nàng vẫn ôm riết anh, giọng thì thầm, quyến rũ:
    - Em cho anh? Em chỉ yêu mình anh thôi?
    Hoàng thấy lạnh. Những mảnh vụn còn lại của một tình yêu ảo mộng bị đập vỡ, anh đã cố gìn giữ lâu nay, bỗng trở nên thật rẻ rúng. Nàng đã nhẫn tâm hạ giá nó. Anh nhẹ nhàng gỡ nàng ra, và giọng anh trầm hẳn, nghe ghê rợn:
    - Em đã xử sự như một con?
    Anh không nói hết câu và bỏ ra ngoài.
    Khi trở lại, anh không biết nàng đã về từ lúc nào, mang theo cái khăn tay của nàng, mà anh đã dùng nó để lau những giọt nước mắt hoen ố muộn mằn của nàng trong buổi tối ấy?
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này