1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập truyện ngắn hay nhất (Mới: Trò chơi mới-Asimov, Isaac)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 25/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG QUẢ THÔNG RƠI VỠ BÊN HỒ
    Trần Thị Hạ Anh


    Những tia nắng đã ửng màu chiều nhuộm vàng trên từng đọt thông mởn. Nàng tần ngần đi đi lại lại chờ bé Bảo Ngọc. Con bé như một chú sóc con vừa sổ ***g chạy nhảy tung tăng, khi thì chỗ này, lúc khác đã chỗ nọ. Chắc giờ con bé đang ở dưới chân đồi, gần nơi bờ hồ, để nhặt mấy viên sỏi
    nhiều màu cho vào túi. Cảnh vật thật tỉnh mịch. Có đôi ba người đang thả câu bên hồ. Hình như đó chỉ là động tác để chân tay khỏi thừa thải, kéo theo sự chú ý, quên đi phần nào sự yên lặng gay lạnh đang vây quanh họ. Trong thoáng chốc, nàng chợt nhớ về hình ảnh Đà Lạt ngày nàọ Đà Lạt với
    thông ngàn gió núi, với những thương yêu rộn ràng của một thuở ngọt ngào đắm say. Đà Lạt chỉ dành riêng cho nàng và chàng trong hương vị nồng nàn tình yêu. Tình yêu mà nàng ngỡ rằng bất tận cùng năm tháng lại chấm dứt một cách chóng
    vánh chỉ sau gần vài tháng xa nhau.
    Bảo Ngọc bước lần theo khe nước. Những quả thông nơi đây còn thơm mùi nhựa, tươi roi rói, con bé nhặt đầy cả túi mà vẫn còn mê. Chợt thấy dưới nước, cần câu gần nhất đang động đậy, con bé buột miệng kêu lên:
    -Có cá, có cá, giật mạnh lên đi chú!
    Người đàn ông dường như đang suy tư, hoảng hốt giật mạnh, đầu lưỡi câu vẫn trống không. Bảo Ngọc cười bẽn lẽn:
    - Cháu la to quá, chú bị mật con cá rồi.
    Người đàn ông xí xóa:
    -Từ sáng tới giờ chú cũng có câu được con cá nào đâu.
    Cháu đừng lo.
    - Chú thích câu cá lắm hả? Cháu thì chỉ thích nhặt thông thôi.
    Chú không tội nghiệp con cá khi câu được nó sao?
    Người đàn ông phì cười ngó đứa con nít:
    - Tên cháu là gì? Chú tên Thanh.
    - Cháu là cục ngọc của ông và mẹ nên tên cháu là Bảo Ngọc. Năm nay cháu 7 tuổi. Ông bảo cháu lớn rồi không được nhõng nhẽo nữa. Người đàn ông tên Thanh nhận thấy con bé có nét gì ngộ nghĩnh dễ thương.
    - Con của chú có ai bằng tuổi cháu không? Anh, chị ấy tên gì vậy chú?
    Bất ngờ trước những câu hỏi dồn dập liên tiếp đặt ra của cô bé gái, Thanh lúng túng trả lời:
    - Chưa, mà cháu hỏi gì nhiều thế!
    - Vậy là chú không có niềm vui lớn rồi. Mẹ cháu nói con cái là niềm vui lớn nhất của cha mẹ. Mà chỉ cần cháu ngoan ngoản là mẹ vui liền.
    - Thế còn ba cháu nói saỏ Thanh đâm tò mò
    Con bé thấp giọng:
    - Chú đừng cười cháu. Cháu không còn ba đâu! Mẹ kể, ba cháu bị tai nạn chết khi cháu còn trong bụng mẹ. Vì thế mà mẹ thương cháu gấp hai lần.
    Tự nhiên con bé ngưng bặt, mấy giây sau nó nói với người đàn ông:
    - Thôi cháu đi nhặt thông đây ...Rồi liếng thoắng chân chim định bỏ đi. Thanh chợt bùi ngùi cho hoàn cảnh con bé. Giọng chàng chùng xuống:
    - Chú cũng thích quả thông lắm. Chú nhặt được nhiều lắm kia kìa, chú cho cháu đấy.
    Con bé tiến gần một cách thích thú. Lúc này Thanh mới có dịp nhìn kỷ Bảo Ngọc. Mái tóc bom-bê ôm gọn khuôn mặt tròn. Khi cười có hai đồng điếu gần mép môi. Trông con bé kháu khỉnh làm sao. Ngắm Bảo ngọc cười. Thanh nhớ về một hình bóng cũ đã quá xa xôi. Cũng đôi mắt đen lay láy, cũng đồng xu hiện rõ nét khi cười. Tất cả là những ray rứt âm thầm qua nhiều năm tháng. Những lúc chán nản Thanh lại nhớ đến Ngà nhiều nhất. Đôi khi Thanh nghĩ, nếu tình cờ gặp Ngà đi bên cạnh chồng con với niềm hân hoan hạnh phúc. có lẽ chành sẽ bớt đi
    mặc cảm tôi lỗi của mình... Mãi nghĩ ngợi, chàng chỉ thoáng nghe lời chào xin phép đi của con bé.
    Nắng chiều dần tắt, Thanh thu xếp vật dụng lững thững xuống đồị Có tiếng cười khúc khích từ xa vẳng lạị Thanh tò mò khi nghe giọng reo vui của đứa bé. Chàng dõi mắt tìm. Đúng là giọng thanh thanh của Bảo ngọc. Tự nhiên Thanh cảm thấy vui vui nếu nhìn thấy con bé lần nựạ Dưới gốc thông xa, Thanh thấy con bé đang làm nũng với mẹ. Bỗng Thanh chợt có ý nghĩ làm quen với mẹ Bảo Ngọc. Hẳn là mẹ con bé rất thích nếu mình có vài
    lời khen ngợi nó. Thanh tiến đến, nghe tiếng chân người, cả hai mẹ con đếu quay lại nhìn. Bàng hoàng như chạm phải điện, đôi chân Thanh như bị muôn ngàn rễ thông níu xuống, chàng chết đứng tại chỗ, bên tai còn nghe tiếng liếng thoắng của Bảo Ngọc:" Chú ấy đó mẹ! Chú mà cho con quả thông đấy..." Một thoáng yên lặng, con bé cũng vô cùng ngạc nhiên khi không nghe mẹ thốt tiếng nào. Một lúc sau Bảo Ngọc mới nghe mẹ nói: " Con qua kia nhặt thêm một ít quả thông nữa rồi mình về. Để mẹ nói chuyện với chú một chút. Nhớ quay về sớm nhé"
    Con bé vâng lời, thoáng chốc đã biến mất sau sườn đồi. Giờ chỉ còn lại mỗi hai người đang im lặng nhìn nhau. Họ không biết phải làm gì, phải nói với nhau những gì trong giây phút bất ngờ lạ lùng nàỵ Chí có tiếng Thanh tự lẩm bẩm: " Ngà, chính thật Ngà đấy ư?!" ... Ngập ngừng một lúc, nàng mở
    lời:
    - Cuộc sống anh giờ ra sao? hạnh phúc không?
    Trả lời sao với nàng bây giờ. Nếu đánh giá hạnh phúc qua tiền bạc, danh vọng thì chàng đang thừa dư. Nhưng nếu đo lường về mặt tâm hồn thì cái hạnh phúc, nửa phần đời chàng đã đánh mất, đang đứng đó thách đố dò hỏi chàng. Gánh nặng tội lỗi đã trút xuống người vợ dịu hiền của chàng. Những cơn đau tim hành hạ chàng trong nỗi đau quá khứ, vợ chàng phải chăm sóc mà không hiểu nguyên do. Sự buồn đau sau mỗi lần tưởng gia đình nhỏ bé của chàng sẽ có thêm tiếng khóc trẻ thơ. Tất cả đều là sự xử phạt công minh của Thượng Đế, lý ra chỉ mình chàng thọ lãnh, nhưng vợ chàng phải chung vai gánh chịu... Thốt nhiên , Thanh tỉnh táo:
    - Bảo Ngọc, nó... con... anh ??!...
    Nàng cười buồn thú nhận:
    - Bé Ngọc à,... nó không dành sự tưởng tượng đến một người cha còn sống đâu! Còn anh, người cha thực sự hãy còn sống nhưng không hề biết đến sự hiện hữu của con mình.
    Ngày tiễn chàng sang xứ sở xa lạ, nàng không hề lo lắng điều gì, vì chỉ mấy tháng nữa, nàng cũng sẽ theo cha rời bỏ quê hương . Ngày đầu tiên vừa đặt chân lên đất Mỹ, phó mặc cho hành lý ngổn ngang để mặc cho cha xếp dọn, nàng năn nỉ người
    bảo trợ đưa nàng đến địa chỉ của chàng, nghe nói cũng cùng chung thành phố. Nàng dối là tìm người thân để tiện việc nhờ cậy sau này. Với kinh nghiệm của một người sống lâu năm trên đất Mỹ, không đầy mõt tiếng đồng hồ, người bảo trợ đã đưa nàng đến trước ngôi nhà sang trọng, đúng ngay địa
    chỉ cần tìm. Sau khi nhấn chuông. Nàng hồi hộp đứng chờ muốn dành cho chàng sự ngạc nhiên bất ngờ không báo trước ngày nàng đến đây. Nhưng người mở cửa không phải là gương mặt thân thuộc ngày nào, mà là một cô gái trẻ đẹp, duyên dáng. Qua câu chuyện, nàng được biết chàng đang được gia đình cô gái ấy cưu mang, giúp đở cho chàng tiếp tục việc học dở dang. Khi nghe nàng xưng là người em bà con vừa mới sang, cần tìm người thân, cô gái vui mừng bảo nàng để để lại địa chỉ, cô ta sẽ trao lại cho anh khi đi học về. Sau một tuần bồn chồn chờ đợi, nàng hân hoan đón nhận lá
    thư cuả chàng. Là thư không dài như nàng tưởng tượng. Đó là lời xin lỗi , kèm thêm là những giải thích loang quanh những chuyện về tương lai mà nàng không còn đủ bình tỉnh để hiểu biết. Vì nàng đang nuốt nước mắt vào tim trong cơn đau chợt
    ùa đến, quật nàng ngã quị... những ngày tiếp theo , nàng sống như không hồn. May sao, tình phụ tử đùm bọc, cha nàng đã che chở, đã vực nàng dậy sau chuyện đó. Tôi nghiệp ông, những dày ải tù đày trong cải tạo không làm ông chùng bước. Nhưng trước những khổ đau của con gái, ông cảm thấy lao đao. Ông săn sóc nàng bằng tất cả tình thương yêu của một người cha dẫu đôi lúc vụng về , chia sẻ tâm sự bằng ánh mắt cảm thông, không lời trách cứ. Ông im lặng làm thay công việc của một người mẹ lo lắng cho đức con gái sắp đến ngày sinh nở. Nàng nghĩ nếu mẹ còn sống, hẳn mẹ sẽ trách cứ nhiều hơn, sẽ dằn dặt mình trong nước mắt của mẹ. Nhưng thà như vậy mà nàng đở khổ tâm. Nàng còn có thể thốt ra lời xin lỗi muộn màng. Đối với cha, nàng chôn những lời ấy vào tận đáy tim, cứ nghẹn nghẹn trăm điều khó nói. Một tháng sau, hai cha con nàng được một người bạn thân của cha đưa sang tiểu bang hiện tại. Nàng lủi thủi nương theo bóng dáng gầy guộc của cha, như một nhánh chùm gởi bám vào một thân cây khô cằn gượng sống. Từ khi Bảo Ngọc chào đời, cha nàng vui nhiều hơn trước, ông chăm sóc cháu còn hơn cả nàng. Ông thủ thỉ với con bé mọi điều, ông bù đắp cho nó tình thương của một người cha không hiện diện. Ông cười vui vì cháu, hưởng ứng theo mọi trò chơi của con bé. Nàng sẽ sống ra sao nếu không có cha và Bảo Ngọc ?... Ông ban cho nàng tuổi đời và nghị lực, còn Bảo Ngọc tạo cho
    nàng niềm vui sống, tin yêu. Bây giờ. trước mặt chàng, sau mọi cay đắng gian truân, nàng lại thấy bình tâm vững vàng hơn bao giờ hết. Bao nghiệt ngã oán hận nàng để lại sau lưng. Không thể để lọt vào tai con những lỗi lầm cay đắng của hai người. Con bé như một thiên thần nhỏ cần yêu thương, trìu mến. Nó cần sự bình yên của một gia đình, dù nhỏ bé nhưng ấm cúng và tràn đầy tình
    thương như hiện tại, không gì có thể thay thế được.
    Giọng nói chàng đầy nghẹn ngào ray rứt:
    - Tại sao em không báo cho anh biết? Sau khi nhận ra sự lựa chọn ngu dại của mình, anh đã đến nơi ấy tìm em. Nhưng người chủ nhà bảo với anh là em đã dọn đi tiểu bang khác, không để lại địa chỉ.
    - Nói ra thì được gì nào? Trong tình yêu không có sự chọn lựa. Chọn lựa là gian dối với tình cảm thật của mình. Vì thế em không muốn đặt mình vào trường hợp đó. Trường hợp được chọn lại...
    - Làm sao bây giờ, làm sao bây giờ?? Chàng tự dằn dặt mình .
    Nàng thở dài:
    - Đối với Bảo Ngọc hiện giờ, anh là một người cha đầy tình cảm đã sớm mất đi. Ba em dạy rằng : "Một người cha vô hình nhưng hiện diện còn hơn một người cha hiện hữu mà thực tế, đã lâu rồi, không có mặt." Vì thế, anh trở thành một người cha đã chết, hay ít ra, bị coi là như vậy.!.
    - Làm như vậy, quá nhẩn tâm với anh!
    - Xin lỗi anh, không còn cách nào khác hơn. không lẽ phải đem tất cả những lỗi lầm của mình kể cho con nghe sao ? Gieo vào đầu óc trẻ thơ của nó những hận thù về anh, về em hay sao? Thế rồi làm sao em dạy cho nó về những yêu thương trong cuộc
    sống, về những tình cảm nhân hậu mà con người cần đối xử với nhau.
    Nàng ngừng lại như để lấy hơi, rồi tiếp tục:
    - Anh còn có một ngày giỗ thật sự . Đó là ngày em nhận được lá thư của anh. Bé Ngọc ngoan lắm, khi nghe em kể anh rất thích những quả thông còn thơm mùi nhựa. Nó thường đi nhặt thật nhiều để cúng giỗ cho anh. Anh nhớ không... ngày đó gần
    kề rồi đó!
    Con bé đang tung tăng quay về, miệng ríu rít:
    - Cám ơn những quả thông của chú. Khi cúng giỗ ba, cháu sẽ nói cho ba biết, chú có tặng cho con những quả thông giống như ngày xưa ba thích.
    Ngà nắm tay con bé:
    - Mẹ con em phải về. Mọi việc không làm cách nào khác hơn thế được. Chúc anh bình an trong cuộc sống.
    Nhìn bóng con bé thỉnh thoảng quay lại giơ tay vẫy vẫy, ra dấu chào. Thanh đau nhói tận tim. Chàng sẽ làm gì cho những ngày tháng tới? Sự tương ngộ lạ lùng hôm nay báo cho nàng biết, chàng thực sự là một người đã chết đối với mẹ con nàng. Một người khuất bóng với ngày giỗ hẳn hoi. Cơn đau tim đột nhiên trào lên nhồi quật chàng. Trước lúc ngất đi, hình như chàng nghe có tiếng Bảo Ngọc gọi: "Ba, ba"... rồi con bé tung cho chàng vô số quả thông, những quả thông lả chả rơi quanh
    chàng. Khi rớt xuống đất, nó chợt òa vỡ, nhuộm đỏ màu máu tim chàng đang nứt rạn...

    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Y Ban
    Nhân Tình
    Nàng chỉ đủ tiền thuê một căn nhà 12 mét vuông trong một khu xóm nghèo. Đến tối là nàng biết ngay mình đã lọt vào sống giữa ổ các cô gái bán hoa. Như để bù lại cuộc nổi loạn ra đi của nàng, anh đã ở lại với nàng đến 11 giờ đêm. Con bé nàng gửi sang nhà bà ngoại. Nàng cuộn tròn người rúc vào nách anh khóc tấm tức. Anh ôm chặt nàng dịu dàng:
    - Khóc đi em. Cứ khóc to lên. Bây giờ anh sẽ luôn ở bên cạnh em.
    Sau đó anh hôn nàng. Chính vì những cái hôn này mà nàng nổi loạn.
    Nàng cảm thấy thật yên lòng. Thời gian như ngưng đọng trong vòng tay ôm. Nhưng thực ra nó trôi rất nhanh. Anh nói, đã đến lúc anh phải về vì chẳng có cuộc họp nào kéo dài đến 12 giờ đêm. Nàng trở dậy tiễn anh. Quá mệt mỏi nàng ngủ thiếp đi.
    Trưa hôm sau anh gọi điện đón nàng đi ăn. Anh bảo về nhà nàng nghỉ một chút. Bây giờ sẵn có nhà nàng, anh và nàng không còn phải đi lang thang nữa. Anh lại ôm nàng vào lòng vỗ về an ủi và hôn nàng.
    Nàng yên lòng với cuộc ra đi cùng với một triết lý để trấn an mình: Cái gì cũng có giá của nó. Tôi không muốn sống trong cuộc sống gia đình tù túng thì tôi sống một mình với con. Nhưng tôi sợ sự cô đơn thì tôi phải có ********. Tôi yêu một người đàn ông đã có vợ. Tôi chấp nhận sự sẻ chia đó.
    Quả là cuộc sống mới thật dễ chịu. Bây giờ nàng có thể thoải mái đi sớm về muộn mà không sợ ai cằn nhằn. Có hai mẹ con, lúc hứng thì nàng nấu ăn, lúc buồn bực thì ăn cơm bụi, lúc nào buồn nữa thì gửi con về bà ngoại đi lang thang. Nàng với anh đã có một giao ước: Dẫu có rất cần nàng cũng không gọi điện thoại về nhà anh. Vả lại, nàng đã có anh từ thứ hai đến thứ sáu, còn hai ngày cuối tuần phải trả lại anh cho gia đình anh chứ. Bây giờ nàng có nhà riêng nên anh thường đến với nàng buổi trưa. Giờ nghỉ trưa từ 12 giờ đến 1 giờ 30 phút chiều. Anh và nàng ăn cắp thêm 30 phút. Thế là từ 11 giờ 30 đến 1 giờ 30, thời gian vừa đủ cho một cuộc âu yếm nhau, không quá khứ, không tương lai, không cả hiện tại.
    Thời tiết chuyển mùa, cái nắng gắt gao chuyển sang trong veo. Cái thứ thời tiết gợi nhớ, làm cho lòng người dễ sầu, dễ cảm. Từ chiều thứ sáu nàng gửi con về bà ngoại. Nàng đi chơi lang thang cả tối thứ sáu, ngày thứ bảy nàng điện thoại cho mấy cô bạn gái, đứa nào cũng kêu bận. Nàng xem ti vi chán lại đọc sách. Một ngày sao mà dài thế. Buổi tối nàng phải dùng đến thuốc an thần. Thuốc làm nàng trôi vào giấc ngủ mê mệt. Nàng tỉnh giấc trong sự thổn thức của trái tim. Phải mất một phút nàng mới trấn tĩnh được. Thì ra là tiếng khóc ai oán sầu thảm từ phía sau nhà vọng lại. Nàng nhìn đồng hồ đã 2 giờ sáng. Phải rồi, giờ này là giờ các cô lục tục trở về nhà. Mọi bận các cô về cũng có ồn ào nhưng không khóc lóc như hôm nay. Chắc có cô ả nào bị đánh hoặc bị cướp mất tiền đây. Nàng nằm im để xem phán đoán của mình có đúng không?
    Tiếng một cô hét lên giận dữ: Con Hồng vả vào miệng nó kia. Con Thơm lấy cái giẻ nút miệng nó lại.
    Tiếng khóc ai oán nức lên kèm theo những tiếng hờ: Thành ơi, em phụ anh rồi. Em đã nói dối anh là ra đây có việc làm tử tế. Ai ngờ em chỉ là một con điếm rẻ tiền. Em chỉ là một con điếm rẻ tiền anh ơi. Bố mẹ ơi tha tội cho con. Ai ngờ con bố mẹ lại thành điếm thế này.
    Lại một tiếng thét: Tao đã bảo chúng mày bịt miệng nó lại kia mà. Con Thoa mày vả vào miệng nó.
    Ôi thì ra cô nàng say rượu.
    Nàng xoay ý nghĩ về anh, nhớ lại những lời nói cử chỉ âu yếm của anh với nàng để ru mình vào giấc ngủ.
    Ngày chủ nhật nàng thức giấc từ 7 giờ sáng định bụng sẽ đi đón con bé cho đi chơi công viên nhưng trong lòng không ổn và đầu nhức như búa bổ. Đến trưa thì nàng ốm thật sự. Cặp nhiệt độ thân nhiệt nàng lên đến 39 độ 5. Nàng rất ít ốm nên nàng thực sự hoảng hốt. Nàng muốn có một người bên cạnh nàng lúc này. Người đầu tiên nàng nghĩ đến là anh. Hiện tại nàng đang rất cần anh nên nàng không còn nhớ đến sự giao ước bất thành văn bản kia.
    Nàng nhấc máy bấm số nhà anh. Thật may đầu dây bên kia lại đúng là anh. Nàng nói vắn tắt tình trạng của nàng. Giọng anh lạnh tanh:
    - Chuyện công việc thì mai cô gọi đến cơ quan nhé, ta bàn sau.
    Rồi anh bỏ máy.
    Tim nàng như ngừng đập. Chân tay nàng bủn rủn. Nàng nằm vật ra giường thở hổn hển. Nước mắt tứa ra chan chứa. Nàng khóc nức lên. Một chập. Cảm thấy đã vơi nhẹ nàng mới chợt nghĩ ra: Có lẽ, lúc ấy vợ anh đang đứng gần đấy.
    Nàng lẩy bẩy đứng dậy tìm thuốc hạ sốt.
    Trưa thứ hai anh mang đến cho nàng một bó hoa rất đẹp kèm thêm một túi hoa quả khổng lồ. Anh ghì chặt lấy nàng nhấm nháp hết những giọt nước mắt vương trên má nàng. Tiếng anh rót vào tai nàng:
    - Đừng khóc em, có anh bên cạnh em đây rồi mà.
    Vũ trụ của nàng lại yên ổn trong vòng tay anh. Đúng 1 giờ 30 phút khi thân nhiệt nàng vẫn còn 39 độ C anh cũng rời bỏ nàng để đi làm. Thứ hai quả là nhiều việc.
    Ba ngày sau thì nàng khỏi ốm. Cũng vì những ngày ốm đó mà đêm đêm nàng đã chứng kiến cảnh khóc cười của những cô gái bán hoa. Nàng lại có biệt tài phân biệt rất rõ giọng khóc cười của từng cô, ở đằng sau nhà nàng là nhà trọ của năm cô. Cái cô có giọng giận dữ thét cô Hồng, cô Thoa, cô Thơm vả vào miệng cô Xoan khóc hờ anh Thành hôm nào có tên là Lan, có lẽ là đàn chị nhất trong bọn. Một tối cô trở về hét to từ ngõ: Chúng mày có tắt hết đèn đóm đi không. Giọng cô Hồng vọng ra: Sao thế hả chị?
    - Tao đang trần như nhộng đây.
    Rồi tiếng cô kể lể:
    - Tiên sư nó chứ. Nó bảo nó thuê nhà rồi. Nào ngờ nó dẫn mình ra bãi sông. Nó sợ bệnh nó đi những 3 cái o ke. Nó đã chơi quỵt nó lại còn vơ hết cả áo quần của mình nữa chứ.
    - Chị ơi máu kìa.
    - Tức chết đi đây, tiếc gì chút máu.
    - Chị ơi... Tiếng cô Hồng khóc thút thít.
    - Khóc cái gì. Bụng làm thì dạ chịu.
    - Chị khóc đi một tí cho nó hả. Khóc đi chị, không thì điên mất đấy.
    Giờ thì nàng biết họ khóc, họ cười để cho nó hả.
    Nàng có mang, đấy là hệ quả tất yếu của một sự sơ sểnh. Khi nàng báo tin cho anh, mặt anh đầy vẻ đau đớn:
    - Khổ thân em tôi.
    Nàng tin anh đã rất thành thật.
    Cô y tá dìu nàng ra chiếc giường trống: Chị nằm nghỉ một lát cho nó ổn định rồi hãy về. Nàng nằm và nhìn quanh quất. Không có chỗ nào cho nàng nhìn quanh quất cả. Đập vào mắt nàng là những hình ảnh họ chăm sóc nhau. Những đôi trai gái trẻ đã đành, đến những người có tuổi họ cũng chăm sóc nhau thật âu yếm. Phải thôi, đó là cuộc sống bình thường mà.
    Ngày còn ở với chồng, nàng cũng từng bị nhỡ nhàng kiểu này. Chồng nàng đã rất lo sợ. Chồng nàng tìm nhờ một người quen một bác sĩ tay nghề cao để nhờ vả. Chồng nàng đưa nàng đi. Khi nàng vào trong phòng thủ thuật nàng còn kịp nhìn thấy đôi mắt thất thần của chồng. Có thể có nhiều thứ nàng vin vào để chê chồng nhưng việc anh chăm sóc nàng lúc ốm, lúc đau, lúc sinh nở, lúc trái gió trở trời, lúc đêm hôm khuya khoắt thì nàng không thể chê chồng.
    Cơn buồn ngủ ập đến làm nàng hơi lâng lâng. Nàng suy tính. Có nằm lại 1 giờ, 2 giờ cũng thế. Âu là đi về nhà ngủ cho yên. Nàng ngồi dậy thay váy rồi rời nhà hộ sinh. Bước xuống cầu thang nàng cảm thấy đầu gối hơi bủn rủn. Nàng nhắc mình phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận. Đến bậc cầu thang cuối từ bụng nàng tụt ẫng ra một khối chất lỏng. Nàng sợ hãi khép chặt hai đùi rồi từ từ ngồi xuống bậc cầu thang. Một lúc nàng tự nhủ mình phải đi tiếp. Nàng vịn tay cầu thang đứng lên. Từ chỗ nàng ngồi loang vết máu. Nàng đi ra cổng, mỗi bước chân của nàng đi, từ trong bụng nàng lại tụt ẫng ra chất lỏng. Nàng tựa lưng vào thành cổng chờ, một chiếc xe ôm đi tới, nàng gọi.
    Cuối cùng nàng cũng về được đến nhà, vào toa lét thay chiếc quần ướt sũng máu.
    Khi nằm yên vị trên giường nàng mới thấm thía cái sự vội vã của mình. Cũng may nàng có sức khỏe. Sự mệt mỏi nhấn chìm nàng vào giấc ngủ. Tỉnh giấc chiều đã chạng vạng. Không gian vắng lặng như tờ. Nàng quay ý nghĩ về với anh. Nàng thèm muốn có anh bên cạnh nàng lúc này. Nàng sẽ rúc đầu vào ngực anh để khóc rấm rứt. Khóc cho vơi đi sự tủi thân. Khóc cho vơi đi sự dỗi hờn. Anh sẽ ôm chặt nàng xoa vào lưng nàng. Hoặc như lúc thảnh thơi không âu yếm nhau anh nằm phía sau lưng nàng hít hà cái mùi của nàng.
    Sự khao khát làm nàng rơi vào ảo giác. Kìa, anh đang đẩy cửa bước vào. Bóng anh làm ánh sáng chiều chạng vạng tối hẳn. Anh chầm chậm đến bên nàng. Anh ngồi xuống bên nàng, cúi xuống ôm lấy nàng. Nàng giơ tay về phía anh... Tay nàng rơi thõng xuống giường.ảo giác làm vai nàng đau buốt và ngang thắt lưng thì như bị nẹp chặt. Nàng cố trở mình. Xung quanh nàng bóng tối đậm đặc hơn. Không có ai cả, chỉ mình nàng với bóng tối.
    Nàng cảm thấy đói và khát nhưng nàng cũng cảm thấy sự bấy bớt của cơ thể. Nàng sợ hãi với công tắc bật đèn lên. Nàng cuống quýt giở sổ điện thoại gọi cho cô bạn thân. Thật rủi cô bạn đi vắng. Nàng gọi cho cô bạn đồng nghiệp, cô cũng không có nhà. Nàng hơi ngập ngừng một chút trước số của anh. Đến nước này thì phải gọi anh rồi. Nàng cố tạo một giọng khác hẳn để hỏi thăm anh có nhà không. Đầu dây nói bên kia trả lời, anh đưa thằng cún đi bơi chưa về. Nàng rã rời. Nàng đã nói với anh rằng hôm nay nàng sẽ đến bệnh viện kia mà.
    Cái bóng đèn đỏ nhìn chòng chọc vào mắt nàng diễu cợt: Khóc đi, cười đi, rồi gào to lên cho sinh lực nó về. Qua ngày chủ nhật, đến thứ hai anh lại đến. Anh sẽ lại âu yếm, yêu thương. Khóc đi, cười đi... Nàng muốn đập tan chiếc bóng đèn nhưng nàng không đủ sức. Nàng chỉ đủ sức với tay tắt nó đi.
    Trong bóng tối ý nghĩ của nàng trở nên rõ rệt hơn. Một lần nàng tình cờ gặp một người đàn bà, người ấy nhìn nàng và nói: Trông cô em có vẻ nội tâm nhiều ẩn ức. Chị sẽ bày cho cô em một giải thoát tinh thần rất hữu hiệu. Nếu cô em đang khốn khổ về chuyện chồng con, mỗi buổi sáng ngủ dậy cô em leo lên sân thượng ngửa mặt lên trời hô to 3 lần: ***** bố chúng mày, ***** bố chúng mày, ***** bố chúng mày, thời buổi cơm bình dân, cơm đầu ghế lắm thế để *** đái nó tràn cả vào nhà tao. Nếu cô em đang khốn khổ vì sếp thì mỗi sáng ra thức dậy cô em cũng leo lên sân thượng hô to tên sếp 3 lần kèm với hai từ nữa là: chết đi, chết đi, chết đi... Như vậy cô em đã giải tỏa được sự uất ức trong lòng. Cái sự uất ức này để lâu trong người sinh bệnh ung thư đấy.
    Thì ra cái sự đêm đêm các cô gái bán hoa khóc cười chính là một sự giải tỏa những nỗi nhục nhã ê chề để hôm sau lại lao thân vào.
    Vậy còn nàng? Khóc đi, cười đi và hô to lên 3 tiếng: nhân tình, nhân tình, nhân tình để tiếp thêm nghị lực. Đêm nay là đêm thứ bảy, ngày mai là chủ nhật. Đau đớn đi, khao khát đi, cười đi, khóc đi, hô to lên đi, rồi là sẽ đến ngày thứ hai. Anh sẽ đến, sẽ lại âu yếm, xót xa, siết chặt... ngọt ngào đến thế cơ mà.

    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Đỗ Trung Lai
    Người Chơi Đàn Nguyệt Ở Hàng Châu
    Trong chuyến công cán Trung Hoa mùa thu năm ngoái, tôi có dịp ở lại Hàng Châu ít ngày.
    Hàng Châu bây giờ là thủ phủ tỉnh Triết Giang.
    Nghe nói, hơn hai nghìn hai trăm năm trước, Triết Giang thuộc Giang Nam, đất của Ngô Vương Tôn Quyền - người anh vợ bất đắc dĩ của Lưu Huyền Đức, vua Thục Hán thời Tam Quốc.
    Trước đó khoảng ba bốn trăm năm, vào thời Xuân Thu, Triết Giang thuộc đất Việt của Việt Vương Câu Tiễn mà Hàng Châu là Kinh đô. Hàng Châu xưa còn được gọi là Tiền Đường thành, vì có sông Tiền Đường chảy quạ Hàng Châu cũng gần Cối Kê thành - Kinh đô thứ hai của Câu Tiễn - do Phạm Lãi xây dựng sau khi hai người được Ngô Vương Phù Sai thả về. Cũng vì việc thả Câu Tiễn và Phạm Lãi này, mà nước Ngô không còn tên trên bản đồ Trung Hoa thời Chiến Quốc nữa. Nó đã bị mất vào tay nước Việt.
    Hàng Châu cũng là nơi sinh sống của La Bản, tức La Quán Trung biệt hiệu Hồ Hải tản nhân, tác giả bộ Tam quốc diễn nghĩa vĩ đại và cũng là đồng tác giả Thủy Hử truyện cùng với Thi Nại Am thời cuối Nguyên đầu Minh, tức cách đây độ dăm sáu trăm năm.
    Hàng Châu cùng với Tô Châu, tức Cô Tô thành - nơi Ngũ Tử Tư xin được treo mắt lên cổng thành để đợi ngày nhìn quân Việt phá Ngô, mà từ ấy cũng thuộc về nước - là khởi điểm của "con đường tơ lụa" nổi tiếng xuyên qua Trung á để tới châu Âu...
    Xem thế, đủ biết Hàng Châu đáng ở như thế nàọ Nhưng chuyện tôi gặp ở Hàng Châu thì mới thật là kỳ lạ!
    Tôi ở nhà khách Tây Tử, thực ra là một biệt thự nơi mép nước trong cụm biệt thự du lịch bên bờ Tây Hồ, con hồ thơ mộng bậc nhất Trung Hoa.
    Tây Tử là tên các văn nhân dùng để gọi Tây Thi tuyệt sắc - người con gái Việt giặt lụa bên khe Nhược Gia, núi La Sơn, huyện Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang mà Câu Tiễn đem dâng cho Phù Sai cách đây hơn hai nghìn năm trăm năm rồi.
    Cái bến thuyền bên nhà khách - nơi đưa đón khách vãn cảnh Tây Hồ - cũng được gọi là bến Tây Tử.
    Vừa lạ nhà vừa vẩn vơ nghĩ chuyện Tây Thi - Phạm Lãi, Câu Tiễn - Phù Sai ngay trên quê hương của họ, tôi không sao ngủ được. Quãng 11 giờ khuya, khoác thêm chiếc áo ấm, tôi lững thững tản bộ dọc bến Tây Tử.
    Bến vắng. Những ngọn đèn ẩn nơi mép nước rọi ánh sáng mạnh lên ngàn cây liễu thướt tha cao vút quanh hồ, tạo ra cả một chân trời mầu ngọc bích. Bên cái chân trời ngọc bích ấy là trời đêm mênh mông, loáng thoáng mấy vì sao. Trăng thu lên cao, tròn vành vạnh. Gió thu, sương thu, trăng thu và ánh sáng từ những cây liễu hắt xuống, làm cho mặt hồ càng thêm huyền ảo. Những con thuyền đã tắt hết đèn neo trên bến. Những "trạo nhi" - người chèo thuyền - chắc đã yên giấc ở nhà họ từ lâụ Chầm chậm tôi đi.
    Đến chỗ ngoặt, vừa vòng qua một hòn giả sơn có trồng trúc và phù dung, chợt thấy một người con gái thướt tha như liễu bên mé nước, tay cầm chiếc đèn ***g nhỏ, lễ phép cúi chào và nói:
    - Theo lời ước ban chiều, nay xin tới đón!
    - Ước ư? - kinh ngạc, tôi hỏi lạị
    Nàng đưa tôi một tờ giấy và bảo:
    - Cái này chưa phải một lời ước sao?
    Tôi cầm tờ giấy, soi vào đèn ***g của nàng. Trên tờ giấy là bài thơ ngắn "Gửi Tây Thi". Bài thơ như sau:
    Lầu Tây Tử ta tìm người trong sách
    Giai nhân xưa cười nói ở đâu nào?
    Bến Tây Tử bao lần đưa đón khách
    Ta là ai trong chán vạn phong lưu?
    ¦ớc gì gặp kẻ khuynh thành ấy
    Xem người xưa giờ khác bao nhiêu?
    Thì đây chính là nét chữ của tôi, tờ giấy của tôi, bài thơ của tôi! Ban chiều, tôi cũng vơ vẩn bên hồ, rồi đem thả chính tờ giấy này, xuống đúng chỗ này. Sung sướng và sợ hãi, tôi bật hỏi:
    - Tây Tử! Nàng đấy ư? Lại thế được ư?
    Nàng chưa trả lời mà cười và đọc một bài từ:
    Trường Giang (hề) cuồn cuộn chảy về đông
    Sóng vùi dập (hề) hết anh hùng
    Được, thua, phải, trái (hề) thoắt thành không
    Non xanh (hề) nguyên vẻ cũ
    Mấy độ (hề) bóng tà hồng!
    Khách thơ (hề) xin mời lên thuyền liễu
    Một bầu rượu (hề) vui vẻ tương phùng
    Xưa nay (hề) bao nhiêu việc
    Phó mặc (hề) nói cười không.
    Đọc rồi, nàng quay ra mặt hồ, cầm chiếc đèn ***g huơ lên ba vòng. Tự nhiên thấy một con thuyền liễu, mui bằng cỏ lau, rẽ nước cập bến, không một tiếng động. Đứng ở cuối thuyền là một người đàn ông cao lớn đội nón dứa, mặc quần áo vải thô, đi dép cỏ. Nàng nhìn tôi và bảo:
    - Con thuyền này chờ khách đã lâu rồi!
    Tôi trỏ người đàn ông trên thuyền:
    - Kia là...
    - Bạn thiếp. Như người đời vẫn nói. Đó là Phạm tướng quân.
    - Là Phạm Lãi ư?
    Người đàn ông bỏ nón, cung kính vái chào theo kiểu ngày xưa, thay cho việc trả lời.
    Tôi theo nàng lên thuyền. Nàng treo chiếc đèn ***g lên nóc mui và mời tôi ngồi. Những chỗ ngồi cũng được ghép bằng lau lách. Bấy giờ, tôi mới nhìn kỹ được. Đó là một nàng tuổi ngoài đôi chín, da trắng như ngà, tóc tựa mun đen, môi như son tô, cổ tròn ba ngấn. Đặc biệt nhất là đôi mắt. Đôi mắt nàng to, thăm thẳm, mênh mông, vừa ưu sầu, vừa thông minh và thơ trẻ. Đôi lông mày xanh và dài như hai lá liễu Tây Hồ, vừa oai nghi, vừa hiền thục, đều đặn uốn cong trên mắt nàng, làm cho vầng trán trắng xanh của nàng có một vẻ cao quý, thoát tục lạ thường. Nàng mang y phục mầu hồng của loài hoa phù dung lúc về chiều, may bằng lụa Hàng Châu, bên ngoài khoác chiếc áo cừu may bằng lông điêu trắng, dận đôi giày gấm xanh thêu kim tuyến - rõ là trang phục cung đình. Tóc nàng không cài trâm và đeo kim thoa. Mái tóc đen nhánh rất dài của nàng buông suốt theo tấm thân thon thả vô song, và chỉ được trang điểm bằng một vòng đậu đỏ. Lúc này, Phạm tướng quân cũng đã vào khoang cùng nàng tiếp khách. Nhìn cách ăn mặc quá khác nhau của hai người, tôi cứ băn khoăn mà không dám hỏi.
    Như đoán được lòng tôi. Tây Thi cười bảo:
    - Bộ áo bằng lụa và đôi giày gấm này là do Phạm tướng quân tặng cho thiếp lúc sang Ngô. áo cừu do Phù Sai tặng thiếp lúc ở Cô Tô đài. Thiếp luôn mang chúng trên mình để nhớ cái thời tao loạn ấỵ Vòng đậu đỏ là do mẹ thiếp cho, khi thiếp còn là cô gái giặt lụa ở khe Nhược Gia. Chỉ phương Nam mình mới có giống cỏ đậu nàỵ Hạt của nó rất xinh. Các thôn nữ thường dùng làm đồ trang sức. Xưa nó tượng trưng cho tình yêu, nên cũng được gọi là "hạt tương tư". Còn Phạm tướng quân đây, sau khi bỏ Việt Vương thì chèo thuyền vào hồ, lên núi tu tiên. Tướng quân đắc đạo và không còn gợn mùi trần thế nữa.
    - Sao bảo tướng quân đưa cả nàng vào hồ rồi thành ra ông Đào Uyên Minh? - tôi hỏi lại.
    - Đấy là do người đời nhớ mến Phạm tướng quân và thiếp mà nghĩ ra thế. Sự thực là ở Ngô về, Câu Tiễn phu nhân hẹp lượng, có lòng nghi kỵ, sợ cái dớp khuynh thành, nên lén sai người bắt thiếp cho vào bao đá, thả chết chìm ở sông Tiền Đường, ngay tại bến Triết Giang! Lúc ấy, Phạm tướng quân đang mải mê phục quốc báo thù, ngày đêm xây dựng Cối Kê thành, chỉ biết cái nạn của thiếp sau khi việc đã xong rồi! Mà nếu biết sớm, phỏng cũng có giúp được gì? Ngày xưa, phận đào hoa nào có ra đâu! Việc xưng hùng xưng bá mới là trọng. Vả lại, thần thiếp lúc ấy cũng là thân nhơ nhuốc rồi. Sau này, Phạm tướng quân thành tiên, thiếp là người của bóng tối, âm dương cách biệt, gặp đấy mà không thể cùng chung xe loan phượng, hàng nghìn năm nay chỉ coi nhau như bạn... Nhưng thôi, thời thế lúc ấy là như vậỵ Chuyện cũng quá lâu rồi, không nhắc lại nữa.
    Tôi đưa mắt nhìn Phạm Lãi, thấy tướng quân cúi đầu, vẻ mặt ân hận lắm. Tôi nói:
    - Phạm tướng quân là bề tôi kiên trung, giàu chí lớn, lại là người dũng lược mà chí tình. Anh hùng trong thiên hạ được mấy người như thế? Tướng quân thành tiên là phải.
    Phạm Lãi chỉ lắc đầu, xua tay không nói.
    Tây Thi ra hiệu - Phạm tướng quân trỏ ra giữa hồ, con thuyền nhẹ nhàng tách bến, quay mũi, không ai chèo, không một tiếng động, êm ái lướt đi. Bến Tây Tử xa dần.
    Giữa thuyền, trước mặt chúng tôi, là một chiếc bàn vuông thấp, đóng bằng gỗ liễu. Trên bàn có một hồ lô rượu và mấy chiếc chung bằng đồng đúc. Tây Thi trỏ hồ rượu bảo:
    - Đêm nay gặp khách thơ, xin cùng uống cạn hồ rượu này!
    Nàng rót ba chung rượu và sẽ sàng:
    - Rượu này là rượu Thiệu Hưng quê thiếp. Đây cũng là danh tửu Trung Hoa. Uống nguội thì không được, nhờ Phạm tướng quân hâm nóng giúp cho.
    Phạm Lãi xòe hai bàn tay trên mấy chung rượu. Tôi như thấy có ánh lửa xanh từ tay chàng bay xuống, lấp loáng trên mặt rượu. Giây lát, chàng thu tay về, Tây Thi mời chúng tôi nâng rượu thưởng trăng. Rượu quả rất ấm. Uống xong, mặt nóng bừng mà tâm trí rất là phấn chấn.
    Tây Thi bảo tôi:
    - Thiếp và Phạm tướng quân là chủ, còn chàng là khách. Thời giờ còn nhiều, đường còn xa, trước hết thiếp xin đàn một khúc.
    Nàng lấy trong ngăn ra một cây đàn nguyệt và lại bảo:
    - Đàn này vốn không có ở Trung Hoa. Những người chết chìm oan khiên như thiếp, đều có "Tiềm thủy du pháp", đi lại dưới nước như thần. Mấy năm trước, thiếp theo dòng Trường Giang ra Đông Hải, xuống được tới phương Nam của chàng, học được phép chơi đàn này. Nay xin mạo muội lấy đàn Nam đãi khách Nam. Cây đàn quê chàng, khả năng diễn tấu hẹp, nhưng cần đàn dài, các phím khá xa nhau, dễ nhấn nhá và rất đắc dụng khi biểu lộ những tình cảm sâu xa từ đáy lòng.
    Nói rồi, nàng vừa đàn vừa hát:
    Đàn chim (hề) cao bay
    Vẫy vùng (hề) đường mây!
    Thân thiếp (hề) vô tội
    Trách trời (hề) độc thay!
    Hây hây (hề) gió may,
    Trở về (hề) bao ngày!
    Lòng đau (hề) như cắt
    Nước mắt (hề) vơi đầy...
    Thuyền đị Nàng đàn và hát. Phạm Lãi và tôi uống rượu, nghe đàn. Thuyền đi mãi, ra khỏi hồ rồi theo sông đi nữa. Càng hát, mặt hoa càng đầm đìa nước mắt. Phạm Lãi vò đầu bứt taị Lòng tôi tan nát.
    Nhưng vì sao nàng lại hát bài này? Đây là bài hát mà chính Câu Tiễn phu nhân, khi sang Ngô ở bến Triết Giang ngày ấy, đã hát kia mà?
    Chợt nàng buông đàn, ngửa mặt lên trời mà than rằng:
    - Phu nhân cũng là đàn bà như thiếp. Lòng phu nhân cũng biết vui buồn như thiếp. Sao phu nhân nỡ bắt thiếp chết tức tưởi như thế? Hỡi phu nhân!
    Lòng tôi đau đớn quá! Dù chuyện xảy ra đã rất lâu, nhưng thật khó mà những người đàn bà tha thứ cho nhau! Khốn nỗi, nàng càng khóc càng sầu thì càng đẹp. Mà thế thì biết nên khuyên giải thế nào!
    Lại không để tôi phải khuyên giải, nàng lau nước mắt trỏ ra bờ sông nghẹn ngào:
    - Kia chính là bến Triết Giang!
    Tôi nhìn ra, dưới ánh trăng, chỉ thấy hai bờ um tùm cây lá, đâu có thấy bến bãi nào! Tôi nhìn nàng. Tây Thi sụt sùi kể:
    - Sau khi thiếp chết, mọi người thương cảm, không dùng bến cũ nữa. Bến mới bây giờ lùi lên tới Cối Kê thành.
    Một lát, rồi nàng cũng nguôi ngoai. Nàng bảo với Phạm Lãi:
    - Phạm tướng quân nên đưa khách thăm Cối Kê!
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phạm Lãi trỏ tay ngược lại, con thuyền ngoan ngoãn quay mũi. Một lúc, bên bờ đã thấy một quả núi hình con rùa rất lớn. Phạm Lãi trỏ quả núi kể rằng:
    - Rời Ngô sau ba năm, ba tháng khốn cùng, Việt Vương muốn ghi sâu trong lòng cái nhục Cối Kê, bèn lệnh thiên đô ra đây và giao cho tôi lo liệu. Tôi xem thiên văn, xét địa lý, lập ra một cái thành mới, bao bọc núi Cối Kê ở trong. Phía Tây Bắc lập Phi Dục lâu ở núi Ngọa Tang để làm thiên môn. Phía Đông Nam lập Thạch Đậu lâu để làm địa bộ. Còn mặt Tây Bắc thì để không và nói phao lên rằng, không dám lấp đường cống tiến nước Ngô vì đã thần phục nước Ngô rồi, nhưng kỳ thực là để tiện đường đánh Ngô sau đó. Khi thành đắp xong, bỗng thấy trong thành mọc lên quả núi nàu. Núi hình con rùa, chu vi mấy dặm, cây cỏ rậm rạp. Có người trông quả núi, nhận ra đó chính là núi Đông Vũ ở xứ Lang Gia, không biết cớ sao lại bay đến đây được. Tôi tâu với Việt Vương rằng, đó là điềm nước Việt nên được nghiệp bá. Việt Vương mừng lắm, đặt tên núi là Quái Sơn cũng gọi là Phi Lai Sơn - núi bay đến từ nơi khác - hay còn gọi là Quy Sơn - núi con Rùa. Việt Vương, từ khi nếm phân đoán bệnh cho Phù Sai, thành ra có bệnh hôi miệng. Tôi biết có một nơi có thứ rau trấp, ăn được nhưng có mùi hôi, mới sai người đi hái rau trấp về cả triều cùng ăn, để vua không phải hôi miệng một mình nữa...
    Kể mãi, rồi Phạm Lãi thở dài:
    - Tôi biết Việt Vương chỉ có thể cùng sống lúc hoạn nạn, chứ không thể chung sống khi sung sướng, nên sau khi phá Ngô, tôi bỏ vào hồ. Tôi có rủ Văn Chủng, ông ấy không nghe, thành ra phải "bất đắc kỳ tử". Thật đau lòng quá! Còn Tây Thi, nàng đã kể chuyện mình. Đâu còn có thể có chuyện gì giữa một người cõi tiên và một người cõi âm được.
    Nói rồi, Phạm Lãi lại thở dài, nhìn trân trân lên Phi Lai Sơn.
    Dù Tây Thi có bảo, Phạm tướng quân tu tiên đắc đạo, không còn bén mùi trần, nhưng xem ra thì chưa hẳn. Trong lòng chàng vẫn âm ỉ câu chuyện hai ngàn năm trăm năm trước. Dù sao, chuyện Phạm Lãi và Tây Thi bỏ vào hồ sống với nhau, rõ ràng là chuyện thêu dệt của đời sau.
    Tôi hỏi Phạm Lãi:
    - Phạm tướng quân nói gì về các mối bang giao?
    Phạm Lãi rót rượu uống, thong thả nói:
    - Lâu quá rồi tôi không xem chính sự. Dù sao thì lòng yêu nước, chí quật cường là có thật. Tôi vẫn luôn kính trọng những người vì nước quên thân, nhưng việc can qua là việc nên tránh. Nếu không sẽ còn bao nhiêu Tây Tử nữa đây!
    Phạm Lãi quay sang nói với Tây Thi:
    - Đã quá canh tư rồi, nên dừng để canh năm Tây Tử còn hồi viên.
    Tây Thi gật đầụ Phạm Lãi trỏ xuôi. Con thuyền quay mũi rồi từ sông lại đi vào hồ, lát sau đã thấy Tây Tử lâu trước mặt.
    Về tới bến, Tây Thi bảo Phạm Lãi dừng thuyền. Nàng nâng chén mời tôi và nói:
    - Chỉ một canh nữa là thiếp phải xa chàng. Thiếp biết lòng chàng ngưỡng mộ và thương xót thiếp lắm. Thật chẳng có ai như chàng, xa xôi đến thế mà để lòng thăm viếng thiếp, thiếp vô cùng cảm tạ. Nếu những điều thiếp nói đêm qua có gì chưa phải, chàng bỏ quá cho! Dù sao thiếp cũng chỉ là đàn bà. Một canh còn lại này, ta uống hết hồ rượu này và xin chàng cho thiếp một bài thơ nữa. Từ nay đâu còn có thể gặp nhau.
    Tôi bảo, thơ Trung Hoa viết về nàng đã nhiều và hay lắm rồi, tôi không dám cầm bút nữa. Nàng và Phạm Lãi đều cố năn nỉ, rằng bài thơ thả xuống hồ làm hai người rất cảm phục; rằng chỉ những kẻ cao ngạo mới nói, đã có thơ Trung Hoa rồi thì không cần làm thơ nữa; rằng thơ cốt ở lòng chứ không ở thuật...
    Cuối cùng, "cung kính không bằng vâng lệnh", mà đây là lệnh của Tây Thi chứ của ai, tôi bằng lòng. Thế là nàng lấy bút, bảo tôi đọc thơ cho Phạm Lãi chép lên giấy tốt. Bài thơ tôi tặng nàng gọi là bài "Nghe đàn nguyệt ở Tây Hồ". Thơ như sau:
    Tơ trắng muốt căng qua trăng viên mãn.
    Chiếc cần đàn mảnh như phận người con gái
    Nàng đang buông bắt trên cần đàn
    Những thanh âm bật ra từ bầu trăng tròn ấỵ
    Ta vào hồ trăng.
    Lúc đầu, tiếng nàng là của nàng.
    Nghe một dạo, ta thấy đó là gió, cây, mây và sương thu lên tiếng.
    Nghe một dạo nữa, ta lại thấy tiếng đàn bật ra từ ngực tạ
    Lúc nàng dạo nhẹ, nhịp điệu rất thong thả, ta nghe được cả tiếng thở dài.
    Lúc nàng gảy mau, như thác đổ xuống thác, ta vẫn
    thấy tiếng thở dài ấm áp của nguyệt cầm.
    Đến khi nàng dừng tay, thì chính im lặng lại làm
    nên những thanh âm ta chưa bao giờ được biết.
    Từ ấy, cứ khi nào im lặng kéo đến, ta lại nghe văng vẳng nguyệt cầm.
    Từ ấy, khi xa nàng, ta chỉ còn yêu sự im lặng.
    Nghe xong, nàng khóc và bảo:
    - Hóa ra dưới gầm trời này, vẫn có người thương thiếp đến thế! Hóa công há chẳng rộng lòng với thiếp lắm ru! Từ nay, thiếp xin giải hết mối sầu hận ở trong lòng.
    Đưa tôi lên bờ, mặc Phạm Lãi giục mãi, nàng cứ dùng dằng chẳng đi. Tôi cũng chỉ mong trời đừng sáng nữa. Chợt xa xa vẳng lại tiếng gà. Nàng giật mình, tái mặt, rồi nói:
    - Chết nỗi! Gà báo canh năm rồi, thiếp không thể lưu luyến được nữa. Xin chàng hãy bảo trọng!
    Nói rồi nàng gạt lệ, cùng Phạm Lãi xuống thuyền.
    Bỗng chốc đã không thấy gì nữa...
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Thanh Sơn
    Nhà Phía Sau Thung Lũng
    Khi tôi đến nơi thì Hiên đang ngồi sạng chân trước cửa vò quần áo. Hiên là em gái út của Hoan, người một thời gian đã cùng đi chung với tôi một đoạn đường rất ngắn, rồi tan vỡ. Hiên mừng quá, chỉ kịp hỏi tôi một câu : anh mới lên, rồi quay vào gọi rối rít : trời ơi, anh Hiệp về nàỵ Tôi trông lên ngọn cây mai trước ngõ. Những chùm hoa nở bung đang bắt đầu sắp tàn. Thế là mùa xuân lại qua rồi.
    Nghe tiếng Hiên, mọi người chạy ra. Loáng thoáng là mấy cậu em, mấy đứa bé. Tôi đã hơi khựng lại vì không thấy Hoan đâu. Chừng biết tôi buồn, Hiên lại gọi lớn : chị Hoan ơi, anh Hiệp về đây này.
    Đến lúc đó mới thấy Hoan ra. Một khuôn mặt không hẳn vui, không hẳn buồn, thờ ơ, lãnh đạm. Chỉ có đôi mắt Hoan là loé sáng. Cả hai đứa tôi bỗng dưng cùng ngượng nghịu. Cho dù thực ra là chẳng ai còn lạ lùng gì ai chút nào, kể cả tâm hồn lẫn thể xác. Tôi nhấc chiếc túi xách vào nhà, không ngồi xuống ngay, dù hai chân đang rất mỏi. Hoan cũng lặng im một lúc, nhìn sững tôi xong mới khẽ mời : anh ngồi xuống đi, để em đi pha nước.
    Tôi nhìn quanh căn nhà, vẫn như cũ. Cơ hồ nếu không muốn nói là trông cũ kỹ hơn lên. Chiếc bàn con thấp lè tè vẫn để trong một góc. Cái bàn nơi mỗi tối hai đứa đã ngồi với nhau thật khuya ngày xưa nói đủ mọi thứ chuyện trên đời. Bộ ấm tách tí hon như bộ trà của người Nhật mà mỗi lần hai đứa uống thứ trà xanh nấu đặc, tuy ít ỏi mà đắng chát nơi cổ vẫn đặt nơi bàn. Tấm màn cửa có hình con chim phụng thêu nổi vẫn lất phất bay che cái giường con phiá sau đó.
    Nhìn đến chiếc giường, tôi thấy hiện lên bao nhiêu hình ảnh của dĩ vãng. Hoan đem nước ra, trao cho tôi một tách và nàng một tách. Những sợi khói bốc lên thoang thoảng. Tôi ôm khum khum cái tách trong hai lòng bàn tay, chu miệng thổi phù phù.
    Hoan đứng im nhìn sững tôi. Đến lượt tôi phải giục Hoan : ngồi đi chứ, em. Hoan dạ lên một tiếng rất nhỏ rồi ghé người ngồi vào chiếc ghế đối diện. Hai đứa nhìn nhau lặng im. Ngày trước hai đứa gặp nhau mừng tíu tít, nói chuyện không hề dứt bao nhiêu thì bây giờ cả hai lại thấy bẽn lẽn, rụt rè bấy nhiêu. Thâm tâm tôi muốn nói với Hoan nhiều điều lắm, lúc chưa gặp tôi đã định vậy, mà rồi bây giờ nó trôi tuột đi đâu mất. Chẳng lẽ cứ ngồi im, tôi phải hỏi một câu xã giao : em dạo này vẫn mạnh. Hoan gật gật đầu thưa khẽ : vâng, cám ơn anh, em vẫn thường.
    Hơn mấy năm rồi chúng tôi xa nhau. Xa nhau bởi một lý do hết sức quê kệch. Thình lình nói lẫy với nhau, rồi chia tay mỗi người một đàng. Thật cứ như trẻ nít. Vậy mà cơn giận níu kéo nhau, giữ khoảng cách trùng trùng đến mấy năm trời biền biệt. Lắm khi nghĩ đến Hoan tôi đã muốn trở về. Trở về lại cái nơi đã cho tôi những phút giờ yên tĩnh. Thế nhưng cục tự ái cứ giữ bước chân tôi.
    Bây giờ về lại chốn thung lũng ngày xưa, tất cả đều lạ hẳn. Hai chúng tôi như những người mới quen biết. Bao nhiêu giây phút êm đềm đều như đã bỏ lại sau lưng. Khung trời con ló ra giữa những mái tôn nhỏ như chiếc lá không đủ ghi dấu ấn đậm đà thời hai đứa bên nhau. Tôi chưa qua một đêm tại căn nhà bỏ quên này, song tôi nghĩ nếu đêm nay ở lại cũng sẽ thấy tâm hồn khác đi hẳn. Cơn náo nức đam mê chắc là không còn bùng lên dữ dội như những ngày xưa. Cho dù nửa đêm vẫn nghe tiếng chân ngựa miết dài trên ván cho thấy cái thâm sâu ***g lộng vào hồn, song tôi vẫn biết rằng tiếng ngựa gõ ấy giờ cũng già nua, chậm chạp đi rồi.
    Tôi nhớ những đêm Hoan xây nhiều mộng đẹp, mơ một ngày hai đứa dẫn nhau đi khỏi chốn quê hương khốn khổ triền miên. Dạo ấy Hoan chắt chiu từng đồng tiền kiếm được, lần mò xuống mãi tận Hà Tiên, Phước Tỉnh để mưu đồ một chuyến hải hành. Nhưng rồi cái số của mỗi người một khác, Hoan xây hạnh phúc biết bao nhiêu lần mà thành quả vẫn cứ trôi xa. Để rồi sự mất mát công lao làm cho Hoan ngày càng bực bội, nói năng thiếu xét đoán. Chính trong một lần như thế, Hoan đã đâm sâu vào nỗi đau của tôi.
    Từ đó tôi bỏ đi. Thung lũng mất đi những hẹn hò thích thú. Lắm khi ngồi nghĩ lại, tôi cũng muốn quay về. Song lại cứ đợi một lời Hoan nói trước để rồi chẳng thấy tăm hơi đâu. Cho đến bây giờ chẳng hiểu sao tôi lại trở về thung lũng cũ.
    Nào Hoan đã nhắn gọi chi đâu. Tôi thật sự không hiểu chính tôi nữa.
    Lúc bắt đầu đi vào lối thung lũng này, tôi chỉ định lướt qua vùng ở cụ Nhưng rồi Hiên đã thấy tôi, đã gọi lên để mọi việc không hẹn mà hoàn toàn trở lại Tôi nói với Hoan : lâu không có tin nhau, anh nghĩ không biết bây giờ Hoan ra sao nên định ghé lại thăm một lát. Rồi sẽ lại ra đi. Hoan vẫn không nói gì. Song cậu em cứ khoả lấp : anh Hiệp sao lạ. Anh em gặp lại nhau chưa chi đã tính chuyện đi. Đi đâu thì cứ hãy nhập cuộc cái đã. Phải mừng ngày tái ngộ cho ra trò, rồi chuyện gì xảy ra sẽ xảy ra, hơi sức đâu mà tính toán.
    Bấy giờ Hoan mới nói : vâng anh nên ở lại vui với chúng em. Dù gì xuân cũng hết rồi, Tết vừa qua vắng anh bọn này cũng quên luôn cả năm mới. Tiện có anh, xin chúc anh năm nay đạt nhiều thắng lợi. Tôi xoay xoay cái đầu như muốn rũ sạch những lời chúc ấy đi. Bởi vì bao nhiêu năm nay tôi có dự định làm chuyện gì đâu mà mong thắng lợi. Cuộc đời tôi lên thác xuống ghềnh, năm chìm bảy nổi, biết đâu là bờ, đâu là bến mà mong. Tôi không nói với Hoan ý nghĩ ấy vì xét ra có nói Hoan cũng chẳng hiểu được nào. Tôi dẹp hết và ngồi xuống. Tôi liên tục khui bia uống tì tì, cụng ly hết người này đến người khác.
    Hoan cũng thi gan uống với tôi, chừng như cố đẩy trôi nỗi nghẹn ngào chất chứa. Mặt Hoan càng lúc càng đỏ dừ, hai mắt long lanh như ánh sao sa, cái đầu gật gưỡng như cô đồng. Rồi bỗng nhiên Hoan cất tiếng hát bài Tình lỡ " thôi rồi còn chi đâu anh ơi." Tôi nghe như những giọt nước rót lanh canh xuống lưng mình. Tôi cầm chiếc đũa gõ vào thành ly lấy nhịp. Tiếng thủy tinh nghe thật trong, cao vút lênh đênh. Mắt tôi mỏi đờ như muốn sụp xuống. Tôi như bay bổng vào một miền trăng sao ***g lộng. Cậu em Hoan lí nhí nói một điều gì đó. Hiên cũng lắp bắp nói lời chi đó. Mọi người đều thi nhau nói như chẳng ai chịu lắng nghe.
    Đêm dâng xa mải miết. Thung lũng như xoay vòng, xoay vòng. Gió hú u u trên đỉnh cây cao. Tiếng vó ngựa miết dài trên sàn gỗ. Âm thanh nghe khô khốc vỡ dòn. Giữa những ngụm đời đắng chát đó, tôi lịm đi lúc nào không rõ. Thoáng lơ mơ tỉnh dậy tôi thấy Hoan đang lo lắng xoa dầu cho tôi. Đó là lần tôi ngủ lại nơi căn nhà phiá sau thung lũng. Và không bảo ai, sáng hôm sau tôi lại lầm lũi ra đi.
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Lê Thị Thu Thủy
    Ven Hồ
    Bây giờ mọi cái không còn đủ sức làm tôi phải đau đáu và thao thức nữa. Tất cả đã khác đi rất nhiều, ngay cả khi có vẻ như chúng vừa được vừa được một bàn tay tế nhị nào đó đẩy ng*ưọc về phía điểm xuất phát.
    Như người đàn ông này của tôi, anh ấy đang ngồi bên kia bàn, anh ấy có một đôi mắt buồn, anh ấy có một nụ cười biết hát, anh ấy... Vậy mà rốt cuộc, giờ đây trong tôi còn sót lại gì nào? Chỉ là một dấu than mờ không hơn không kém. Chợt len lén trong mình một câu hỏi phủ phàng: Sao lại có thể như thế nhỉ, ngày xưa ấy, sao lại là người đàn ông ủ rủ đến xa lạ này, vậy cái gì là gạch nối giữa Phong và Quí?
    Tôi quan tâm:
    - Phong với Hà giờ sao rồi?
    - Thôi lâu rồi, Phong không quên Thủy được... - Đôi mắt bên kia bàn cụp xuống.
    - Thế à? - Rõ ràng, không phải là cái cảm giác như tim mình đang nhảy cẫng lên bởi sắp có lại một điều đã mất. Giá bảy năm trước, lúc mà tôi đang gần như phát cuồng lên vì không làm sao cứu vãn được tình thế mà Phong nói với tôi cái câu tử tế ấy, thì làm gì lúc này tôi có thể đủ sức hờ hững được như thế.
    Phong có vẻ như không được ru vỗ bởi cái sự rất bình thản ấy ở tôi. Làm sao được nhỉ? Chẳng lẽ lại nói tuột ra cái điều đáng buồn ấy, rằng đã từ lâu, không hiểu sao hầu như không còn một chút gì nữa về anh còn có thể làm tôi xao lòng; đã từ lâu, tôi vô cảm, xa lạ với kỷ niệm và rất ngại phải bới tìm quá khứ.
    Tối qua trước khi đi ngủ, Quí như linh cảm trước cuộc gặp tình cờ này, đã tự dưng hôn tôi rất sâu rồi tự hào:
    - Em có đốt đuốc tìm khắp Hà Nội này cũng không kiếm được thằng nào yêu em như anh.
    Quả thật là lúc đó tôi có nhớ đến Phong thật, để rồi cười thầm: đàn ông, yêu vào, anh nào chả thích nói quá lên một chút. Yêu đến như Phong mà còn thay đổi nữa là. Kể cả Quí cũng vậy thôi, ai mà biết trước cho được.
    Quí mạnh mẽ và thành đạt. Quí cười rất sang, miệng rộng và sáng, ria mép có ánh xanh. Lần gặp đầu tiên, con bạn đi cùng ngơ ngẩn kéo vai: "Mày nhìn cái lão đối diện bàn xem. Đẹp nhưng mà trông đểu lắm!". Tôi nhìn sang, thấy đẹp và đểu thật, nên gật: "Ừ, loại này phải lừa đến trăm em là ít". Câu nói đó đã được con bạn tôi nhắc lại trong tiệc cưới của tôi và Quí hồi năm ngóai. Quả thật, lúc đẩy nó ra khỏi lưỡi, tôi thật không thể ngờ đưo8.c mô"i quan hện giữa tôi và người đàn ông xa lạ kia lại có thể đạt đến mức gần gủi như bây giờ. Lúc ấy, tôi vô cảm trước mọi người đàn ông. Đang là những ngày vừa mất Phong. Mất người yêu như một kẻ mất hướng, đêm nằm, chẳng biết nghĩ đến ai để đừng buồn; chịu, không thể tượng tượng ra một sự thay thê"n ào khả dĩ làm mình cân bằng trở lại. Lúc đó, tuyệt nhiên trong tôi chưa hề văng vẳng cái điệu cười rất to và sang, cái miệng rộng và hàng ria xanh đầy nam tính kia của Quí. Mất Phong, tôi lập tức mắc phải cái tật của một kẻ trắng tay: đi thần thánh những cái gì mình từng có, thậm chí từng lơi lỏng.
    Tôi có yêu Phong hay không? Câu hỏi đó vào những năm còn khá là trẻ con tôi chịu, không trả lời được. Mặc một cái áo mới cũng nghĩ đến Phong đầu tiên. Vắng Phong một bữa đã thấy mười lăm phút trước gương hôm đó là công toi. Một đứa xinh nhất lên bảng cũng thấy lòng mình rúm lại, dớn dác. Nhưng bề ngoài thì vẫn làm như còn xa lạ trước bất cứ cái gì mang màu sắc người lớn.
    Rồi ba năm trung học tuột khỏi tay chóng vánh như một giấc mơ. Bàng hoàng. Rạn vỡ. Con bạn thân nhất, thi khối C, trong đầu lúc đó đầy rẫy sử liệu, lạnh lùng so sánh: "Mẹ tao bảo tình yêu học trò chỉ như một cơn mưa bóng mây. Suy rộng ra, tao nghĩ chắc nó cũng chỉ mhư một cuộc thử sức, một lần tập dượt! Đằng nào mà chả thế, việc gì phải tiếc? Thiên hạ cũng đều vậy cả, thế mà họ có làm sao đâu!".
    Rồi chúng tôi ra Hà Nội, vào đại học Thành Phố này rộng đến mức rất ít khi có những cuộc gặp tình cờ trên đường. Tất nhiên, một đôi lần Phong cũng đến chổ tôi, nói dăm ba câu chuyện, đại khái bên trường ấy học bổng có cao không, dạy có hay không, ngoại ngữ bên ấy mấy trình, có phải thi lại không, con Thu dạo này thế nào, vẫn yêu thằng Tùng à, bao giờ thì nghĩ tết... Chẳng thấy Phong nhắc gì đến chuyện cũ, dù vẫn còn rất nhuyên vẹn ánh mắt ấy. Chỉ có những kẻ đeo đuổi và si mê ta mới nhìn ta bằng ánh mắt rạn vỡ, mênh mông, chập chùng và mei^n man như vậy.
    Tôi có yêu Phong hay không? Ngay cả lúc đó, tôi cũng không chịu cắt nghĩa điều này nghiêm túc. chỉ biết ngồi giương mắt mà chờ đợi, dù không bao giờ để lộ ra luôn là thói thường của con gái trong những truyện đại loại như thế.
    Vào đại học, tôi có thêm nhiều bạn bè mới. Trong số đó có Vĩnh. Vĩnh tròn và xám như một cái cống giến, giọng ồ ồ, Chẳng ra dáng trai Hà Nội tí nào. Nhưng chúng tôi lại hợp và thân nhau đến nỗi không it'' đứa hài hước ngờ rằng biết đâu, tôi lại "đổ" Vĩnh vì cái tài bốc phét của nó. Chuyện yêu đương, biết thế nào là có lý.
    Phong biết Vĩnh có lẽ là qua lời bạn bè cùng lớp hồi phổ thông, chứ chưa gặp bao giờ. Nếu gặp, chắc Phong không dám nghĩ là một đứa sùng bái hình thức như tôi lại đi đồng nhất tiêu chuẩn một anh người yêu với tiêu chuẩn một thằng bạn thân.
    Rụt rè và dễ dao động, Phong yêu tôi bằng một tình yêu phát bực lên được. Lần gặp cuối cùng trước khi Phong thay đổi, mặt tôi lạnh như tiền và tiếp Phong như một người khách lạ. Mấy đứa cùng phòng xúm lại: "Mày điên à? Sao tệ thế?". Tao không biết nữa! Tự dưng thấy chán. Chán lắm! Tức lắm!".
    ... Giữa Phong và Hà đã được bắt đầu như thế nào, đã diễn ra những gì, tôi không hề biết. Cho đến khi gặp hai người trong buổi tiệc sinh nhật một người bạn cũ thì tôi mới vỡ ra, mới chịu tin cái điều mà lâu nay bạn bè vẫn xa gần.
    Đêm ấy, tôi làm cho cả phòng được một bữa khổ sở vì tôi chong đèn viết nhật ký suốt đêm và khóc rấm rứt như một cô nàng thất tình trong tiểu thuyết ba xu. Giá Phong và tất cả những người đàn ông mang trong mình một tình yêu có hình hài thỏ đế, biết chọn đúng cái thời điểm ấy mà quay trở lại thì mọi sự đối với Phong, với họ, với tôi, và tất cả những cô gái chờ đợi khác đã có thể khác đi rất nhiều và nhiều lắm.
    Nhưng Phong đã đi qua cuộc đời tôi, chỉ như một kỷ niệm buồn...
    o0o
    Thành phố của những cái hồ. xanh như con mắt xanh. Đang mở to nhìn người qua đường. Câu duy nhất Phong nói bóng gío với tôi hồi mới vào đại học là: "Thủy không nhận thấy ai hay nhìn mình ư? (...) Những cái hồ đấy! Có điều... tại Thủy không để ý nên không biết đó thôi".
    Và bây giờ, sau bảy năm, chúng tôi ngồi lại với nhau, ở một quán kem ven hồ. Này con mắt xanh tròn quá thể, sao lại nhìn tôi và Phong như thế? Phán xét ư? Trách cứ ư? Nuối tiếc giùm? Thở dài giùm? Hay chỉ là vô cảm và trống rỗng?
    - Thủy hạnh phúc không? - Đôi mắt bên kia bàn cập dồn hi vọng.
    - Có. Thủy nghĩ là có - Những ngón tay run run của tôi trả lời.
    - Quí có quan tâm nhiều đến Thủy không, có yêu Thủy lắm không?
    - Nhiều và có. Hôm qua anh ấy vừa tuyên bố: không có người đàn ông nào yêu em được bằng anh.
    Ngước lên n một cái nhìn phản biện. Lặng lẽ, Phong rít thêm một hơi thuốc nữa, rồi bất chợt thẳng thốt kêu lên:
    - Mình quên không ăn kem để nó tan thành nước rồi này!

    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phan Nhiên Hạo
    Coi Bói, Coi Phim
    Tôi 5 feet 5, Dimirtri 5 feet 7 và Scott 7 feet. 7 feet, nếu đổi ra đơn vi đo lường mà người Việt quen dùng sẽ là 2 mét 1. Scott thậm chí quá khổ đối với dân da trắng, Dimitri là môt người gốc Nga tầm thước, và tôi là một người Việt nhỏ con. Scott sinh trưởng ở Kentucky, nói giọng hơi quê mùa của dân miền trung tây. Dimitri nhập cư vào Mỹ lúc 7 tuổi, trước học cử nhân ở đại học Cornell, nay chuyển sang UCLA học cao học điện ảnh. Dimitri nói tiếng Mỹ hoàn hảo với những từ ngữ tuyệt đẹp, và nói rất nhiều. Tôi có thể nghe Dimitri nói hàng giờ mà không cần biết hắn nói gì, chỉ vì ngưỡng mộ ngôn ngữ của hắn. Tôi cầm lái. Chiếc Honda Civic bốn cửa dường như quá chật hẹp đối với Scott. Hắn ngồi ghế trước bên cạnh tôi, kéo hết ghế về phía sau, đầu hơi khom xuống cho khỏi chạm trần xe, hai đầu gối tuy vậy vẫn đụng vào dashboard phía trước. Hắn giống như một người lớn trong chiếc xe đồ chơi trẻ con. Dimitri ngồi ngay phía sau tôi vì lưng ghế phía bên Scott đã được bật ra gần chạm vào băng ghế sau.
    8 giờ 30 tối ở Santa Monica, trời mưa và trước rạp chiếu phim vắng người. Đây là loại rạp nhỏ chỉ chuyên chiếu phim ngoại quốc. Loại rạp này thường chỉ gồm một phòng chiếu nhỏ vài trăm ghế, cũ kỹ. Những tay bán vé sinh viên ngồi đọc sách trong phòng bán vé nhỏ và tối, với cái vẻ khó chịu và kiêu hảnh của các nghệ sĩ thất bại. Khán giả đa số trông có vẻ trí thức thành thị, nhưng lẫn trong đó cũng có nhiều dân new-age thời thượng, ăn mặc đỏm đáng. Dù sao những rạp kiểu này cũng có không khí thân mật và nghệ thuật hơn những rạp chiếu phim khổng lồ mới toanh ở ngoại ô, nơi luôn đầy đám trẻ vị thành niên ồn ào và các gia đình kéo nhau đi coi phim như đi vào sở thú.
    Dimitri nói liên tục như thể đang tận hưởng sự đẹp đẽ trong chính ngôn từ của hắn. Scott nói ít, nhưng câu nào hắn cũng bông phèng và chọc tức Dimitri. Tôi vẫn thích nói chuyện với Dimirtri hơn, ở hắn có sự trịnh trọng di truyền của một trí thức Âu châu mà một người đến từ một đất nước èo uột như tôi rất ngưỡng mộ. Một người Mỹ chính gốc như Scott không thích những đề tài rắc rối. Hơn nữa, nói chuyện với một người cao trên hai mét như Scott rất mỏi cổ. Scott đứng giữa, không đeo kính. Tôi bên trái, đeo kính. Và Dimitri bên phải, cũng đeo kính. Scott nói đùa hắn là một ông bố đang dẫn hai cậu con nhỏ đi xem một cuốn phim cấm của người lớn.
    Chúng tôi đi qua bên kia đường vào tiệm tạp hóa Seven Eleven mua ba ly café rồi trở lại đứng trước cửa rạp nhìn người qua lại. Những chiếc xe đóng kín cửa chạy sát trước mặt chúng tôi, thỉnh thoảng bắn nước lên lề. Tôi không thể thấy mặt người sau lớp cửa kính xe tối đen nên không biết họ có mỉm cười khi thấy chúng tôi cao thấp chênh lệch đứng cạnh nhau không. Trời vẫn mưa và còn gần hơn nữa tiếng mới đến giờ chiếu. Tôi đề nghị cả ba vào xem bói ở một tiệm coi bói ngay sát bên rạp.
    Ngoại trừ những lần đưa tay cho vài người bạn nói tào lao dăm ba điều, tôi chưa bao giờ được coi bói bởi một người chuyên nghiệp. Có rất nhiều tiệm coi bói ở khu phía tây Los Angeles và chúng luôn kích thích óc tò mò tôi. Tôi tự hỏi không biết ở trong một thành phố đầy những nhà phân tâm học khoa bảng như Los Angeles, tại sao người ta còn cần quá nhiều người coi bói.
    Người coi bói bên cạnh rạp chiếu phim mà chúng tôi vào xem là một phụ nữ gốc Nam Mỹ trong khoảng tuổi sáu mươi, tầm thước, mặt tròn, nước da trắng nhưng không có sắc hồng. Bà ta phục sức bình thường, không đeo trang sức bạc hay mặc quần áo đen, nhuộm tóc đen và tô môi đen như những người coi bói trẻ hơn mà thỉnh thoảng tôi vẫn thấy ở khu Westwood gần trường tôi học. Khi tôi gõ cửa, bà ta chỉ muốn cho mình tôi vào. Tôi nói với bà có thể để cho hai người bạn của tôi vào luôn được không. Bà ta nói căn phòng chật không đủ chỗ cho bạn tôi, nhưng rồi lại hỏi là liệu bạn tôi có thể cũng sẽ hứng thú để đặt tiền coi bói không. Tôi nói vâng, rất có thể, với lại trời còn mưa ở bên ngoài, làm ơn để cho bạn tôi vào. Thật sự tôi muốn Scott và Dimitri cùng vào chứng kiến cuộc coi bói của tôi, để sau đó chúng tôi có chuyện bàn tán.
    Giống như nữ chủ nhân, căn phòng chẳng trang trí bùa chú hay hình tượng gì đặc biệt. Trong một góc, chiếc Tivi cũ đang tường thuật trận bóng chày, volume mở nhỏ. Trên chiếc bàn thấp kê sát cửa sổ đặt một chiếc điện thoại màu đỏ mới, khá lạc điệu so với vẻ xám cũ của căn phòng. Căn phòng giống như phòng đợi ở một tiệm sửa xe hơn là một phòng coi bói. Có đúng bốn chiếc ghế cũ, khác màu và khác kiểu nhau. Trên chiếc ghế bọc da nâu có vẻ vững chải nhất, người coi bói ngồi đối diện với tôi. Tôi ngồi trên một chiếc ghế gỗ cứng , lưng áp vào tường. Scott chiếm chiếc ghế góc trái gần Tivi rồi lập tức nhìn chăm chú vào màn hình, nhưng tôi biết hắn đang dỏng tai về phía chúng tôi. Dimitri ngồi ở góc bên phải, nhìn qua kính cửa sổ ra đường như thể đang bận trí với cơn mưa bên ngoài, nhưng dĩ nhiên cũng như Scott, hắn sẽ ghi không sót một điều gì vào bộ óc sắc nhạy của hắn.
    Tôi có cảm giác người coi bói hơi mất tự nhiên vì sự hiện diện của hai người bạn tôi trong phòng. Bà ta nhìn về phía Scott, nhưng rồi mắt chuyển nhanh xuống bốn cái chân ghế mà Scott đang ngồi, như thể chỉ để chắc rằng chiếc ghế cũ kỹ có thể chịu đựng được thân hình khổng lồ của Scott. Một phút im lặng, bà ta nhìn thẳng vào mắt tôi, ánh mắt dò xét và hơi cao ngạo như để trấn áp sự nghi ngờ của tôi. Bà hỏi tôi muốn biết về điều gì. Tôi ngập ngừng, nhìn qua Scott rồi Dimitri hỏi ý nhưng cả hai làm ra vẻ không hay biết. Tôi nói tôi muốn coi đường tình cảm. Bà ta hỏi tôi muốn coi chỉ tay, coi bài, hay chỉ muốn bà nhìn mặt tôi mà nói suông. Tôi nói tôi chỉ có thể coi loại nào rẻ tiền nhất. Bà ta nói thôi được, tôi sẽ chỉ nhìn mặt anh mà nói vậy thôi, giá 20 dollars. Tôi biết là bà ta thất vọng vì tôi không thể trả nhiều hơn. Tôi cũng có cảm giác rằng vụ coi bói này rồi sẽ chẳng có gì hay ho.
    Đúng vậy, bà ta chỉ nói những câu nước đôi vô thưởng vô phạt. Đại loại như tôi là người có nhiều người yêu nhưng vẫn cứ đi tìm một người yêu toàn hảo; rằng tôi đang cô đơn trong lúc này, nhưng rồi tôi sẽ tìm thấy người mà tôi mong muốn; rằng kiên nhẫn là bí quyết quan trọng nhất trong tình yêu; rằng tôi nhìn bề ngoài tự tin nhưng có nhiều xung đột nội tâm; rằng trong năm nay dù có vài chuyện không vui nhưng vẫn là một năm may mắn. Tôi cố hỏi bà ta thêm một vài câu cụ thể hơn nhưng bà ta cứ tiếp tục những câu trả lời chung chung nhu vậy. Tôi bắt đầu cảm thấy tiếc tiền. Scott và Dimitri cũng bắt đầu cựa quậy trên ghế, nhìn về phía chúng tôi vẻ mất kiên nhẫn. Người coi bói dường như nhận ra vẻ thất vọng của chúng tôi. Bà ta dừng nói, ngả người vào lưng ghế, hai tay buông thỏng xuống như ngầm báo rằng số tiền mà tôi trả chỉ cho phép thanh quản bà ta rung đến đây là hết.
    Tôi móc bóp, dợm đứng lên với cảm giác là mình đã bị lừa, thì ngay lúc ấy, bà thầy bói nói xin lỗi rồi đứng dậy trước tôi. Bà ta di chuyển tấm thân hơi đẫy đà về phía chiếc điện thoại đặt trên bàn nhỏ cạnh cửa sổ. Đến sát chiếc bàn thấp, bà ta dừng lại, nhìn chăm chăm như thôi miên vào chiếc điện thoại màu đỏ rồi từ từ đưa cánh tay phải lên, bàn tay cách ống nghe vài phân. Bà ta đứng như vậy khoảng một phút, trong tư thế của một người đang rình chụp bắt một con chuồn chuồn sẽ bay ra từ chiếc điện thoại màu đỏ. Cả ba chúng tôi đưa mắt nhìn nhau. Người đàn bà vẫn đứng bất động, chờ đợi và tảng lờ chúng tôi. Rồi chuông điện thoại vang lên, người đàn bà chụp ngay lấy ống nghe. Không cần cả tiếng "Hello"đầu tiên, bà ta nói liền một mạch như đã biết quá rõ ai đang ở đầu dây bên kia. Bà ta nói tiếng Tây Ban Nha, rất nhanh và có vẻ kích động. Tôi chỉ nhận ra loáng thoáng một vài từ như "pelo"có nghĩa là "tóc", "arco" có nghĩa là "cầu vồng", "espina" có nghĩa là "xương cá", và "despertarse" có nghĩa là "tỉnh dậy". Đặc biệt từ sau cùng này được lặp đi lặp lại nhiều lần với một âm điệu van nài như thể bà ta đang cố kéo người đối thoại ở đầu giây bên kia ra khỏi một cơn mê chập chờn. Cuộc nói chuyện diễn ra không quá năm phút. Suốt thời gian đó người coi bói nói liên tục. Sau cùng bà ta đặt mạnh điện thoại xuống, một cách bất ngờ như khi ba ta nhắc điện thoại lên vậy, không nói cả lời chào tạm biệt. Bà ta trở lại chỗ ngồi, dựa lưng vào thành ghế, vẻ mệt mỏi gần như kiệt sức. Không nhìn tôi, bà ta xòe bàn tay ra trước mặt. Tôi nhìn thấy một vết hằn đỏ tươi chạy dài suốt chiều ngang bàn tay, như thể chiếc điện thoại màu đỏ vừa lan màu qua tay bà vậy. Tôi đặt vào tay bà tờ bạc 20 dollars rồi đứng lên, tiến ra phía cửa. Vẫn ngồi yên trên ghế, mắt nhìn xuống đất, bà ta hỏi với theo liệu Scott hay Dimitri có muốn xem bói luôn không. Cả Scott và Dimitri đều nói, gần như cùng một lượt, không, thưa bà, cảm ơn.
    Khi chúng tôi trở lại trước rạp, khán giả từ xuất chiếu trước đang lục tục kéo ra. Cả ba kiên nhẫn đứng chờ. Scott ở giữa, tôi bên trái và Dimitri bên phải. Scott cúi xuống hỏi tôi nghĩ sao về những lời bà thầy bói nói. Tôi nói đây chỉ là một trò không đâu vào đâu. Điều quan trọng nhất là tôi đã mất 20 dollars. Dimitri nói mất 20 dollars không phải là vô ích để biết tài của thầy bói Los Angeles. Rồi hắn nói thêm, không hiểu tại sao bà thầy bói lại biết trước cú điện thoại sẽ đến để đứng chờ đúng lúc như vậy. Scott đưa ra giả thuyết, với giọng bông đùa, rằng cú điện thoại đã được hẹn trước, bà ta biết đến giờ thì đứng lên chờ điện thoại để gây ấn tượng với chúng tôi, cho đáng đồng tiền, vậy thôi. Dimitri phản đối rằng hắn đã không thấy một chiếc đồng hồ nào trên tay bà thầy bói hay trong phòng, làm sao bà ta biết giờ một cách chính xác như vậy. Tôi nói tôi nghĩ người gọi cho bà thầy bói là một người đã chết, một loại hồn ma hay liên lạc với những người bói toán. Scott nói phải đó, con ma này đã gọi điện thoại đường dài từ âm phủ và vì vậy mà chúng ta phải trả hai chục dollars tiền điện thoại cho bà thầy bói.
    Lúc chúng tôi đi vào rạp, Scott nói nếu có ai trong đám khán giả mặt mày trông khó ưa thì chỉ cho hắn, hắn sẽ ngồi thẳng lưng vào chiếc ghế ngay trước mặt tên đó, đội thêm chiếc mũ nữa là sẽ làm cho tên đó khốn khổ cả một buổi coi phim. Tuy vậy, lúc chọn ghế, Scott ngồi sát vào trong góc sau khi đã cẩn thận quay lại để chắc rằng không cản tầm nhìn của ai. Bây giờ thì Dimitri ngồi giữa, Scott bên trái và tôi bên phải. Chúng tôi không nói gì với nhau cho đến khi đèn trong rạp tắt đi và cái màn ảnh cũ kỹ bắt đầu chuyển động với những dòng chữ trắng.
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thị Minh Ngọc
    Nhảy Xuống Với Bùn
    Cống lại vỡ ở xóm Cây Vú Sữạ . Nước dơ từ những nhà riêng lại trào ra đường.. Để đỡ mất công chuyển dịch, các loại nước thải lâu nay "hùng cứ" ở cái sàn nước nhà sau được chuyển dần ra mặt tiền khi sử dụng như nước giặt đồ, nước vo gạo, nước rửa cá, rửa rau ... Thậm chí nguời ta tắm, hứng nước trong thau to rồi khiêng ra trước trút ...
    Trung bình một năm cống vỡ một lần.. Thường là vào những lúc mưa tầm tã nhất và chấm dứt khi mùa khô vừa tớị. Nếu ở một xóm nào khác, có lẽ tình trạng này sẽ được giải quyết nhanh hơn.. Còn Cây Vú Sữa là một xóm khá "phức tạp".. Người có tiền ở lẫn lộn với người không tiền.. Người lành ở chung với người dữ.. Nên sanh ra bì tî nhau, đa số cho rằng ông Bảy Bớp phải "bao" toàn bộ chi phí sửa cống vì họ thấy cái xe ba gác máy chở hai phuy dầu tổ chảng của ông là thủ phạm gây ra nạn cống vỡ hàng năm.. Nhưng cái miệng của ông Bảy còn hơn miệng phụ nữ, ông la bài hãi mỗi lần họp tổ.. Lúc chối quanh co, khi hùng hổ hăm dọa, thấy không ổn lại than thở gánh nặng gia đình không kham nổi, nên rốt rồi cả tổ đành phải đồng ý cho ông đóng một phần tiền đúng như tổng chi phí sửa cống chia đều cho số hộ liên quan tới khu cống vỡ.
    Hơn năm mươi phần trăm gia đình trong xóm Cây Vú Sữa kiếm ăn kiếm việc hằng ngày hết sức khó khăn, nói chi tới chuyện nộp tiền làm cống.. Nhóm dư ăn thì đừng hòng lọi ra thêm một cắc nào ngoài phần tiền họ phải đóng.. Cứ vậy, hai bên thi gan nhau ... Chờ mãi đến khi mùa mưa dứt, tiền công xá sửa cống hạ bớt vì đã đỡ nhọc bằng mùa "cao điểm", những gia đình không tiền lúc đó mới chịu đóng góp bằng cách góp người phụ vào việc hốt mớ bùn xình vương vãi khắp nơi sau khi thông cống ...
    Chiếc gác của Duyên có một bao lơn nhô ra che mát khoảng đất ngay tấm cống vỡ.. Cô thường ngồi viết trên mấy miếng ván mục nát ngoài bao lơn vào ban đêm dưới ánh sáng ngọn đèn chung của tổ để tiết kiệm điện.. Ngoài cô, không ai dám bước ra ngoài ấy vì sợ rớt.. Nếu rơi xuống, Duyên sẽ đụng phải gánh hủ tíu thất nghiệp của chi. Liễu gầy ... Sự kiện cống vỡ không làm cho nơi ấy bớt khách đi, khách vẫn đến đó, ngồi chồm hổm trên ghế nhỏ với nước dơ lấp xấp dưới chân ... Cả xóm thường tụ về đâỵ. Ăn là phụ! Còn chuyện chính là họ có nhu cầu trao đổi tin tức sinh hoạt khắp nơi, chuyện ai giựt chồng ai, chuyện giá chợ đen ở rạp Đại Đồng hôm nay bao nhiêu, chuyện cô đào Bê Bê lên tiếng bảo vệ súc vật, chuyện tầng ô-zôn sắp thủng, chuyện ô nhiễm môi sinh, chuyện ngoài Trung lụt đói, chuyện lật xe miệt Bình Chánh, chuyện mở đường xắn nhà ơ ? Hố Nai, Tân Bình. v.v ...
    Đề tài hiện đang được nơi đây bàn cãi sôi nổi là họ chờ coi anh Công An khu vực mới về sẽ xử lý thế nào với chuyện cống vỡ.. Họ đã đánh hơi thấy được anh Lân này có cái vẻ gì đó khác hẳn với anh Giáp trước đâỵ. Anh Giáp hồi mới về cũng hăng hái lắm.. Anh hốt trọn sòng bạc cò con tổ chức "pẹt-ma-năng" dưới gốc cây Vú Sữạ. Anh bắt má Hiền ngồi viết bảng cam kết không được biến nhà thành động chứa nữa .... Nhưng từ khi Giáp để ý cô Xinh thì mọi người đâm lờn anh.. Cô Xinh cứ ra vô sòng Cây Vú Sữa chơi, anh đi ngang ngó còn chúm chím cườị. Cô Xinh lại cho đám con gái nuôi của má Hiền vay tiền nên anh cũng nới tay với má.. Thậm chí ba cái chuyện đánh nhau ầm ĩ cả xóm, Thiết Đầu Đà đứng ra giảng hòa, họ còn nghe hơn nghe anh.. Giáp nói như năn nỉ cô Xinh, ít ra mọi người phải nể anh một chút, thấy anh xuống xóm phải tạm ngưng chơi bài trong chốc lát.. Cô Xinh truyền đạt lời ấy, bạn bài của cô đồng ý giả bộ tan sòng khi thấy bóng anh.. Nhưng cấp trên của anh thì không thể giả bộ lơ cho anh được.. Giáp bị đổi đi ...
    Ở dưới gánh hủ tíu của Liễu gầy, mọi người đang bàn tới tướng mặt của Lân. . Họ nói anh này tên Lân mà tướng rồng, mạng hỏạ. Tuần trước năn nỉ đám có tiền quyên góp ủng hộ thêm không được, lại bị nhóm không tiền ghẹo, khuyên anh nên giữ "truyền thống" của xóm là chờ mưa ngớt rồi hãy ra taỵ. Lân giận run, mặt tái ngắt, tuyên bố một câu xanh dờn là nếu không sửa được đường cống sụp này trong vòng mười ngày, anh sẽ xin thôi, không làm ở cái xóm này nữạ. Rồi nắm tiền thâu được trong tay, anh giải tán buổi học.
    Hôm đó, Duyên cũng có đi họp, cô không thuộc nhóm giàu hay nhóm nghèọ. Cô đang là một phóng viên, phụ trách phần tin và bài về sân khấu cho một tờ báo, tạm đủ sống.. Cô lại đang có một nỗi buồn riêng tới độ cô chỉ muốn chuyển nghề.
    Gần đây, một số bài viết của cô đụng chạm tới anh em trong giới sân khấu, khiến họ gần như tẩy chay cộ . Phản ứng gần đây nhứt của họ là khi cô cùng một cô bạn đồng nghiệp đi xem một vở tuồng mới để viết bài, nhóm lãnh đạo đoàn đã để hai người đứng coi suốt vở. . Thậm chí, họ còn kêu nhân viên rạp ngăn cản lúc cô đưa máy chụp một cảnh đang diễn là một chuyện trước đây họ năn nỉ cô làm.. Một trưởng đoàn ca nhạc đâm đơn đi kiện cô vì cô đã có bài chạm tới chuyện bà cho thuê bảng hiệu cùng với một số đoàn ca kịch khác ...
    Đã vậy, một, hai đàn anh trong nghề gặp cô lại mắng:
    - "Phận con gái chưa chồng ở sao cho người ta thương. Hồi mới vô nghề tụi anh cũng có nhu cầu "giữa đường thấy sự bất bằng mà tha".. Nhưng ai hiểu cho mình, đa số cứ nghĩ em muốn nổi "chơi bạo lấy tiếng ngu!."
    Phần Duyên, ngược lại, cô không chịu nổi những bài viết mang tính cách "dĩ hòa vi quý" với những vấn đề cần có thái độ của những bậc đàn anh.. Cô biết có anh còn liều đến độ không thèm đi thực tế, cứ ở nhà viết như thánh lại còn tự hào như vậy mới là nhà báo chuyên nghiệp, còn dạng lăn lóc đi săn tin viết bài như Tố Duyên là phóng viên nghiệp dư ...
    Riết rồi cô thấy chẳng ai thương mình ngoài số độc gia thỉnh thoảng viết thư về động viên.. Nhưng những người không quen biết đó chưa bù lại nỗi đau tinh thần của cô khi một hôm, một diễn viên to con nổi tiếng giỏi võ, nghe lời kích động của một ông bầu suýt nhào tới đánh cộ. Chính ông bầu ấy thì lại đóng vai giả nhân giả nghĩa chậm nước mắt sụt sùi:
    - "Sân khấu đói lắm Duyên ơi! Viết như em người ta bỏ sân khấu hết."
    Nghĩ tới đây Duyên nghe nghẹn ngang cổ.. Theo cô, sân khấu suy sụp phần lớn do một số người trong nghề tự phá.. Họ làm ẩu, buông xuôi, cốt lợi phần mình, ít nghĩ tới những người ở dưới đáy của sự cùng cực như anh em hậu đài, diễn viên quần chúng.. May mà những anh em đó gặp cô ở đâu cũng bày tỏ tình cảm, dù là một cách lén lút vì sợ những "chóp by" trong đoàn ngó thấỵ. Ngay hôm vừa rồi, cô biết anh Qườn ánh sáng sẽ bị la khi nhường ghế cho cô nên cô cương quyết không ngồi.
    Ngó tới, ngó lui, Duyên đành phải chuyển nghề.. Chỉ hơi tiếc một điều, cô đã đầu tư khá sâu vào nghiệp này, cô chưa thấy mê một nghề khác, nhưng mà phải chuyển thôi! Ở lại, sống, viết, đôi khi thấy lạnh nhưng ... những người thương cô thì không tiền, không quyền hoặc ở quá xa nên chẳng thể đỡ cho cô khi có một anh chàng to con nào đó cung tay muốn đánh ...
    Đám nói chuyện bỗng im một chút.. Cô ngó xuống.. Hóa ra nhân vật chính của câu chuyện nãy giờ đang đi tới: Lân, cùng với một người con trai khác, cũng to khỏe như anh.. Hôm nay anh mượn ai không biết, một cái quần đen cụt tới đầu gối, một cái áo trắng màu cháo lòng với một bao bố lùng nhùng cuốc xẻng ... Không có đồng phục, không súng, nhưng ngó mặt Lân lúc đó "ngầu" không kém Thiết Đầu Đà.. Sòng bạc cò con ơ ? Cây Vú Sữa cũng tạm tan hàng.. Những chiếc miệng đang bàn thiên hạ sự ở gánh hủ tíu chi. Liễu giờ mới chuyển sang ăn.. Trong im lặng, chỉ nghe tiếng bước tới lủm bủm trong nước của Lân cùng bạn, và tiếng húp nước lèo xì xụp của khách hàng chi. Liễu ...
    Lân nó nhỏ nhẹ với chủ gánh hủ tíu:
    - "Chi. Liễu tạm ngưng bán một vài giờ giùm tôi!"
    Liễu đùa, giọng nhão như bao giờ:
    - "Anh Lân biểu em nghỉ cả ngày em cũng nghỉ, miễn anh đền em sở hụi nguyên gánh hủ tíu này ..."
    Mọi người cười rộ.. Lân đỏ mặt, di chuyển những cái ghế chồng lên nhau rồi cất tạm vào nhà Bảy Bốp.. Khách ăn lần lượt đứng lên.. Nói vậy chớ Liễu gầy cũng chuyển dần gánh hàng vào nhà Sáu Xăng Dầu ... Chỉ có Xinh là còn đủng đỉnh ăn.. Lân đứng trợn mắt sốt ruột đợi cộ. Có ai đó buông lời bình:
    - "Ngó anh Lân giống Quan Công phò nhị tẩu"
    Lại cười cái rầm! Vậy đó! Hồi còn Giáp thì họ gọi tên anh và cô Xinh là Thầy Đề và Thi. Hến ... Tô hủ tíu của Xinh rồi cũng phải hết.. Cô liếc thấy mắt Lân mà sợ.. Chẳng đẩy đưa được với anh này như với anh Giáp rồi ...
    Có mặt bằng trống trải xong, trước một đám quần chúng bu vòng tròn coi như người ta coi sơn đông mãi võ, Lân im lặng lấy đồ nghề trong bao bố ra rồi cùng với anh kia nạy nắp cống lên ... Một tiếng ồ khá to khi Lân nhảy xuống mớ bùn đen xì xoạp lầy nhầỵ. Mặc kệ những lời thán phục, xuýt xoa và cả mỉa mai cho rằng anh liều mạng vì một mục đích lợi danh nào đó ... Lân lằng nhằng vét bùn chuyển lên ...
    Được một lát, Lân nhảy lên miệng cống đọc một danh sách mà ai cũng biết đó là những người không đóng tiền được:
    - "Phong, Ba Nhỏ, Sáu Xần, Thằng Ông Diệm, Chú Q, Huấn, Tám Chớt ... đi theo tôi chở cống về ..."
    Xinh vụt miệng:
    - "Muốn đặt cống phải có nghề!"
    Người đi theo Lân nói dùm anh:
    - "Tôi ở trong đội làm cống.. Một tuần nay anh Lân đi học nghề đặt cống với tụi tôi"
    Khi những đống bùn cuối cùng đã được hốt đi, gánh hủ tíu của chi. Liễu gầy, nơi bà con vẫn gọi đùa là đài phát thanh nhân dân lại hoạt động như xưa.
    Riêng Duyên, sau hôm ấy, cô quyết định không bỏ nghề nữạ . Ai cũng thấy Lân yêu cái nghề của anh hơn Giáp và đó là lý do sự tồn tại của anh.. Tương lai anh sẽ dễ dàng dẹp được sòng bạc ở gốc Cây Vú Sữa và thuyết phục được má Hiền chuyển nghề.
    Như Lân chấp nhận nhảy xuống chiếc cống vỡ, cô cũng phải nhảy vào những tị hiềm điều tiếng dư luận búa rìu rác bùn bôi trét ... Nếu ngày nào cô còn yêu cái ngành sân khấu này và cái nghiệp viết lách như một đạo, phải theo ...
    1993
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thị Phước
    Cau Non ( I )
    Chị em gái như trái cau non
    (Tục ngữ)
    Lâu lắm tôi mới về quê. Ðàn bà con gái khổ thế, vài trăm cây số, xe cộ cà rịch cà tàng đến đón khách trả hàng thì cũng đi chiều đến, vậy mà không bạc cũng thành bạc. Ðiện thoại, mẹ tôi nói: "Bận quá thì thôi", nh­ng tôi biết mẹ mong tôi về. Giỗ cha tôi năm nào cũng đ­ợc đứa Nam thiếu đứa Bắc. Lần này, Bắc - Nam về đủ, chẳng lẽ lại thiếu đứa ở miền Trung là tôi? Vả lại, thị thành ngột ngạt nóng rét, tôi cần thoát khỏi nó vài ngày. Phải lấy lại cái bình th­ờng cho một sợi nào đó trong hệ thần kinh vì tôi cảm thấy nó không ổn lắm. Bứt khỏi cái guồng quay cuộc sống th­ờng nhật thật không dễ.
    Hai ngày để chuẩn bị cho chuyến đi. Gạo, dầu, mắm, muối, tắm gội cho con, giặt là cho chồng, trăm thứ bà rằn. Biết là chẳng có tác dụng gì vẫn dặn dò đủ thứ. "Anh thấm rồi, em cứ yên tâm về". "Tuyệt đối đừng cho con lại gần giếng". "Em đã có câu đó năm sáu lần rồi!". "Anh phải đổi món cho con đấy!". "Ðã bảo nhớ rồi"... Trằn trọc, thấp thỏm, không biết có còn quên dặn gì? Vừa thiu thiu ngủ, cái đồng hồ báo thức nhà bên đã khua roong roong: Lâu nay chẳng biết trách ai, tôi đâm ra hận cái ông nào đã phát minh cái chuông báo thức ấy. Tiếng gì cứ nh­ tiếng g­ơm giáo chặt nhau trong đầu. Thà chọc béng một nhát vào ngực còn hơn. Không bật đèn cũng biết 4 giờ. Thế là toi một đêm. Tôi nằm nghe bố con, cậu cháu nhà họ chửi nhau nh­ róc nứa, chán, lại đến tiếng dao thớt, soong nồi, bát đĩa. ở khu tập thể lại còn quay đít ra mặt đ­ờng, chẳng sinh hàng sinh quán cũng uổng.
    Mình phải kiếm lấy một xó mà bốc ra. Làm cái nghề khốn khổ, cả vợ lẫn chồng, thức đêm thức hôm, lại còn bị tra tấn thế này nữa, năm này tháng khác, chịu không thấu. Cày cho hết báo này tới đài kia, mà mấy năm rồi ch­a đ­ợc cái công trình phụ. Tôi đâm quạu cả ông chồng làm thơ làm văn: Nhà thơ cũng có, chỉ nhà ở là không. Bạn bè cứ thúc. Nội, ngoại cứ mong. Hai quầng mắt tôi cứ sâu thêm, đậm thêm sau mỗi đêm. Kem phấn thế nào cũng không che nổi.
    Làng tôi giống hệt một con thuyền nằm giữa biển lúa. Cha tôi bảo cụ tổ của chúng tôi lánh nạn về đây lập làng này. Ông ngờ mình là cháu con họ Mạc, bởi khi ráp gia phả họ Chu chúng tôi với họ Chu làng Th­ợng mà chúng tôi vẫn còn là nhánh trên, lại không khớp. Không ai để ý lời ông. Chỉ mình ông mang mãi trong lòng ý định tìm kiếm, nh­ng không đầu mối. Phút lâm chung, ông gọi riêng tôi, dặn: "Nhắc - thằng - Trung - chuyện - họ - Mạc, khéo... không - mồ - cha - không khóc... lại - khóc - đống mối...". Và ông máy môi nh­ còn định nói điều gì đó, nh­ng không kịp. Anh Trung dăm năm mới về một lần, nhà đ­ợc mỗi ông con trai, thì sống tận Sài Gòn, lại bị vợ giữ rịt chẳng tha cho về một mình, bởi sợ cái lằng nhằng tình cũ nghĩa x­a... Hai bà chị làm cái việc chỉ liên quan đến tiền.
    Cô em út là giáo viên thì quá môđéc. Tôi th­ơng nó nhất nhà. Ai cũng bảo mặt mũi hai đứa chúng tôi giống nhau nh­ đúc. Hai chị em tôi lăn lóc d­ới hầm mà cứ lớn phổng nh­ khoai lang trồng đất cát pha mầu mỡ. Chúng tôi dẫn nhau đi theo đoàn ng­ời già trẻ con, sơ tán hết làng này sang xã khác. Từ khi tắm ở giếng làng còn cởi truồng, chúng tôi đã phải quen với tiếng gào rú của máy bay Mỹ, tiếng kêu khóc của những gia đình có ng­ời thân bị bom;
    Và chị Tâm khóc không ra tiếng trong buồng vì mới cùng cả chi đoàn đi bới đất, bới nhà, nhặt từng mẩu thịt, nắm tóc... Làng tôi ở gần trạm giao liên. Ngày ngày từng đoàn xe tải dỡ hàng, bốc hàng. Máy bay cứ nghiêng qua, ngó lại, có khi đạp bừa dăm ba trái. Vậy mà chẳng có mảnh đất nào bỏ hoang. Cấy sáng trăng, gặt sáng trăng, trẻ con đội đất mà lớn. Nhà tôi cũng một lần hứng đủ ba trái. "Phúc nhà to bằng cái bình vôi - mẹ tôi th­ờng nói - nó tránh đúng cái hầm". Tôi còn nhớ nh­ in cái cảm giác sắp chết ngạt của hai lăm năm tr­ớc. Từng tổ kiến càng rụng xuống ng­ời, xâu vào cắn xé. Con út bảo: "Em chẳng nhớ gì". Nó mới ba tuổi mà. Vừa bằng cái phích, bây giờ đã là cô giáo, đã có chồng...
    Tôi về đến cổng thì đã nghe mấy trái cau non đang chuyện nhao nhát trong nhà. Lại cả anh Trung về nữa. Mà về một mình.
    - Nhà giáo và nhà báo đ­ợc miễn. Còn lại - mỗi vị một triệu. Nhất trí nh­ ủy ban ch­a? Lâu không gặp, tôi nghe giọng chị Tâm tôi là lạ, Hà Nội hơn, có gang có thép hơn.
    "Hoan hô tr­ởng nữ. út nữ này xin đa tạ thịnh tình của tỉ tỉ". út Thảo chắp tay tr­ớc ngực, nháy tôi. Quỷ sứ chứ cô giáo gì mà nói năng nh­ bọn choai choai nghiện phim Hồng Kông. Thì em nghiện thật chứ sao. Chị không thấy họ giỏi à? Ra chợ xem, hàng Trung Quốc hơn nửa chợ!
    Ðêm, anh Trung nằm nhà ngoài đốt thuốc là liên tục. Thỉnh thoảng có tiếng dép lạt xạt. Chắc anh đi thắp h­ơng. Có cái gì đó khác lạ trong anh, tôi không dám hỏi. Mấy chị em tôi chuyện rầm rì đến khuya. Chuyện làng chuyện xóm mà nghe cứ nh­ tiểu thuyết. Tr­ớc kia, chuyện cả làng đi đào đá đỏ bỏ ruộng hoang rất ly kỳ. Bây giờ chuyện hậu đá đỏ hay không kém. Chồng tôi mà về chắc viết đ­ợc cả pho. Nhiều chuyện c­ời xong, thấy muốn khóc. Cả chuyện con út lấy chồng cũng vậy. Nó và cậu Bảo yêu nhau, đã mấy năm - hai nhà đi lại. Ðùng cái, thôi nhau. Cả hai nhà ngẩn tò te. Vậy mà hai đứa tỉnh queo. Rồi em đi lấy chồng, anh lấy vợ. Có thứ tình yêu nào vậy chớ? Thịt cắt còn đau nữa là... Nó bảo: "Bà cụ non ơi, phải yêu để kịp chán nhau tr­ớc khi ra tr­ờng, chứ cứ nh­ bà, hai năm cầm tay, bốn năm mới sờ tóc, mất ăn, mất ngủ dầu - hao - trăng - khuyết, để ra thân tàn ma dại à? Lỡ không lấy đ­ợc lại tự tử tự tiếc, rách việc!". "Khiếp, cô giáo gì nh­ mày..." Tôi nói ch­a xong đã nghe nó ngáy. Nó ngủ trông mới xinh làm sao. Nó là đứa tự buộc chân mình bên gốc chuối cho chúng tôi yên bụng đi xa.
    Mùi h­ơng trầm đầy nhà, khiến tôi nhớ cha tôi. Ng­ời thích đến nghiện ngập mùi này. Có khi không kịp quấn để thắp, ông xoa bột lên tay để hít hà.
    Rễ h­ơng tự ông rửa, phơi, giã riêng bằng cái cối đá nhỏ. Chu h­ơng ông cũng tự tay chẻ, phơi trên cao. Thắp h­ơng, đợi tàn ông mới đứng dậy. Có việc ra khỏi nhà là ông đóng cửa, giữ mùi thơm lại, thành thử chăn, màn, quần áo, nhà chỗ nào cũng mùi trầm. Ðôi khi bây giờ tôi cũng làm vậy. Ði làm về, mở cửa ra, thơm nức mũi, rất thích. Thế là ngày mai cha ở nhà xi măng. Chắc là lạnh lẽo, cô đơn, nh­ng sẽ yên ổn hơn. Kín cổng cao t­ờng, khỏi lo đạo tặc quấy phá, ng­ời trần làm ô uế, thất lạc. A, nh­ng còn khói h­ơng? Chắc sẽ khó vào đ­ợc nơi ng­ời! Có lẽ vì thích mùi trầm quá mà cụ đặt tên chúng tôi là Thơm, Thảo...
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thị Phước
    Cau Non ( II )
    Tôi vẫn không ngủ đ­ợc. Lại sắp hết một đêm nữa. Ngoài kia anh Trung cũng không ngủ. Tôi chỉ biết mang máng rằng vợ chồng anh trục trặc, lại vào cái lúc đã xế chiều. Con Hiền tốt nghiệp xong không chịu nhận công tác, tha về một anh chàng vô công rồi nghề, hai đứa suốt ngày nằm đ­ờn đ­ỡn, xem ti-vi, nghe nhạc. Thằng Dũng rớt đại học, đua đòi hút sách. út Thảo mắng trộm với tôi: "Ði ra, hò hét lính tráng đ­ợc, thế mà về nhà có mụ vợ với hai đứa ranh con lại không dạy nổi. Cứ ném về đây cho em, trị trắng x­ơng, ngoan liền". "Có phải đơn giản nh­ em nghĩ!". "Cứ cố làm nó rối rắm làm gì. Làm khổ nhau cho lắm vào rồi cũng ra đất ra n­ớc cả". "ừ, em cũng có lý. Mà sao chị vẫn thấy lo lo cho em". "Em chẳng khổ đâu. Tiền bạc có chồng kiếm, dạy về - quăng mình xuống đệm, bật quạt, gọi ăn thì dậy ăn. Sau này có con - nuôi vú em". Cái con, cứ bộp bạp thế mà lại mau n­ớc mắt. Anh Trung ốm sơ sơ, nó khóc nh­ cha tôi mất...
    *
    * *
    - Chị Thơm ơi, về thôi. ở đây, chị nghe cánh thợ nói tục không quen đâu - Thảo gọi tôi - Chị em xem cái nghĩa địa làng mình giờ sang không? Y nh­ cái thành phố, nhỉ? Cũng nhà tầng, t­ờng bao, tím vàng xanh đỏ. Toàn dân đi làm ăn xa gửi tiền về xây đấy. Ai ch­a xây đ­ợc là nh­ ngồi trên chảo rang. Ng­ời chết cũng tranh mặt đ­ờng. Ch­a chết đã tranh đất xây mộ...
    - Kể cũng hay. Bây giờ lại có cái thành phố của ng­ời chết! Giá có thật một cái chợ mà ng­ời sống ng­ời chết gặp nhau đ­ợc nh­ trong truyện thì hay nhỉ?
    D­ờng nh­ không thèm chấp cái lối nghĩ ngợi vẩn vơ của tôi, Thảo im lặng b­ớc. Cái bím tóc mập mà đen lánh vắt qua vắt lại trên cặp mông tròn đầy. Cả nhà, mỗi mình nó có mái tóc đẹp thế, càng cắt lại càng nhanh dài. Chả bù cho tôi, nuôi thế nào cũng chỉ đ­ợc nh­ cái đuôi bò, thành thử cứ phải đến thợ uốn tóc.
    *
    Thế là xong xuôi mọi việc. Coi nh­ ổn đ­ợc một bề.
    Rồi cũng phải chăm cho bọn trẻ về quê, để còn biết cái gốc gác của mình. Với lại để bà cháu, dì cháu ríu rít với nhau, kẻo nữa lại nhìn nhau nh­ khách. Mẹ tôi dạo này trông lạ hẳn đi. Cái vẻ tinh t­ớng không hiện rõ trên mặt nữa. Tóc bà nh­ nhiều sợi bạc hơn, từng lời nói cũng không ném choang choang. Tôi tính soạn sửa để sáng mai đi sớm thì mẹ tôi gọi. Ðợi đông đủ một lát, bà nói, giọng nghèn nghẹt:
    - Tôi có chuyện ni phải nói cho út và cả nhà biết:
    O đào Vân ốm nặng lắm, chắc không qua...
    Thì có can hệ gì tới chúng tôi mà bà có vẻ quan trọng thế?
    Bao năm nay nhà này có thấy nhắc đến bà già tội nghiệp ấy đâu? Cái nghề hát bà đã bỏ hơn bốn chục năm rồi mà cái nghiệp vẫn ch­a hết. Nhà văn hóa huyện đ­a ng­ời xuống dựng bà dậy nằn nì để học hát. ốm lên ốm xuống mà cũng bò dậy, dạy các o múa hát, mà nh­ sống lại, đôi mắt già bỗng lóng lánh. Có kẻ ác miệng dèm: "Sắp xuống lỗ còn lắm chuyện". Bác chẳng sợ, cứ hát, cứ múa, còn lên sân khấu, đi hội diễn... ấy là tôi nghe cô bạn phóng viên kể thế!
    Chẳng lấy đ­ợc ng­ời tử tế, bà chịu gãy gánh nửa đ­ờng, không kịp có nổi mụn con mà ru, đành ru nhờ con thiên hạ, vậy mà không chịu đi b­ớc nữa.
    Nổi tiếng khắp vùng một thời về thanh, sắc; lại biết lắm điệu nhiều lời, cuộc hát nào có đào Vân là không khí khác hẳn. Cha tôi là thầy dạy hát của bà, là ông bầu của gánh hát, cũng phải nể trọng. Cha tôi mê hát, lại đ­ợc ông nội tôi truyền nghề cẩn thận nên những ngón đàn điệu hát của ông cả vùng không dễ mấy ai sánh kịp. Ðến quan phủ quan huyện cũng không dám cậy quyền cậy thế. Vậy mà vật đổi sao dời, ông bỗng thành ng­ời khác hẳn. Chúng tôi cũng chẳng biết đến cái quá khứ say ng­ời của ông. Thỉnh thoảng tôi nghe ông ca ­ ử nh­ sợ ai nghe: "Ngồi thử ngẫm trăm huê (hoa) ai nuốm (nhuộm)... ­... h­... một huê là riêng một ứ... sắc ứ... h­ơng (*)". Bây giờ thì tôi biết ông đã đau rứt rứt ruột khi phải mang theo hàng chục làn điệu ca trù xuống đất. Ông không dạy chúng tôi. Mà có dạy chắc gì chúng tôi chỉ hát hò láo nháo là giỏi, có biết ca trù nó hay nó đẹp thế nào đâu. Cứ thấy u hừ a hà thế thì chán chết!
    - út ơi! Bà Vân là mẹ đẻ con đó... - mẹ tôi khó nhọc trút từng tiếng.
    Ch­a để chúng tôi kịp hoàn hồn vì quả bom ấy, bà đã lấy hơi nói liền một mạch nh­ sợ sẽ không còn nói đ­ợc:
    - Gần ba chục năm rồi... mẹ có tội với con, với bà Vân.
    Mẹ hồi đó là cán bộ. Mẹ buộc bà Vân phải bỏ làng mà đi cho đến ngày sinh con, giao nó cho mẹ mới đ­ợc về ở làng, với lời thề sẽ mang điều bí mật ấy xuống mồ. út Thảo ngồi nh­ bị đóng đinh xuống phản. D­ới ánh điện, g­ơng mặt nó nh­ nặn bằng sáp. Bất ngờ nó đứng vụt dậy, hét lên một tiếng: "Mẹ!" rồi đâm bổ ra ngõ. Tôi lao theo nó. Tôi rớt sau nó xa lắm mà vẫn nghe tiếng khóc tức t­ởi của nó.
    Tôi chạy mãi về cuối làng. Mệt quá, tôi dừng lại. Chợt nghĩ ra mình không nên có mặt ở đó lúc này. Tôi quay về, ng­ời hững hụt, chân thấp, mấy lần suýt ngã vào bụi, mặc dù đ­ờng làng vẫn sáng điện hắt ra từ mỗi nhà. Ðến ngõ, tôi nghe anh Trung đang trách mẹ: "... Chuyện ghen tuông đàn bà còn không dám trách, nh­ng bấy nhiêu năm bà Vân sống vò võ, hơn bảy m­ơi còn phải làm lụng nuôi mình, thế mà mẹ chịu đ­ợc!". Mẹ tôi phân bua: "Mẹ sợ mất con Thảo. Mẹ th­ơng nó nh­ con đẻ, chăm mớm cho nó từng thìa n­ớc cháo từ khi nó còn đỏ hỏn". Với lại để bà Vân nuôi con, mẹ sợ bố anh đi lại nữa. Bà Vân đẹp, lại hát hay, một thời đàn ông ai cũng mê, nh­ng bà ấy lại chỉ mê mỗi ông nhà ta. Mà cứ nh­ có ma, hễ bà Vân ốm đau là y nh­ ông ấy nằm liệt gi­ờng, cháo đút không chịu nuốt, dù không ai báo cho ông biết. Mọi tin tức về bà Vân mình giữ kín nh­ b­ng mà cũng vẫn rứa.
    Tôi chợt nhớ cái trừng mắt lạnh ng­ời của mẹ tôi khi trong bận ăn tôi đã nhắc tới bà Vân. Tôi cũng nhớ lại cái phút lâm chung cha tôi nhìn tôi nh­ cầu cứu. ánh mắt ông lạ lắm, nh­ hờn tủi xót xa, lại nh­ bi phẫn, cam chịu đến tuyệt vọng. Bao năm trời ông sống nh­ cái bóng, vợ đảm con ngoan ríu rít đầy nhà vẫn cô đơn. Tôi lần đầu tiên dám nhìn thẳng vào g­ơng mặt loang loáng của mẹ. Cứ ngỡ bà khóc, hóa ra không phải. Ðấy là ánh sáng phản chiếu từ những khung kính treo đầy trên t­ờng. Ðúng là mẹ tôi đã mất cha tôi từ khi phải mang cái bầu giả. Hay ch­a bao giờ bà có đ­ợc ông?
    Tự nhiên, cái ­ớc mơ về một ngôi nhà có công trình phụ hoàn hảo trong tôi không còn ráo riết để bám nh­ tr­ớc nữa, nếu không nói là biến mất. Cả cái điều tôi định hỏi mẹ - rằng bây giờ chúng tôi phải dậy dỗ con thế nào cho chúng nó sợ, cũng vậy. Chẳng hiểu sao tôi bỗng thấy thèm đ­ợc nh­ út Thảo. Tôi cảm thấy yêu quý nó hơn bao giờ. Và chuyến về nhà ấy - tôi đã quên nhắc lời trăn trối của cha tôi cho anh Trung.
    Tháng 7-79
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này